giảm rối loạn tiền mãn kinh • cân bằng nội tiết tố nữ...

22
Femakul Menopause Relief R Health Canada •Giảm rối loạn ền mãn kinh •Cân bằng nội ết tố nữ •Điều hòa kinh nguyệt

Upload: lytuong

Post on 29-Aug-2019

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

FemakulMenopause Relief R

Health Canada

•Giảmrốiloạntiềnmãnkinh•Cânbằngnộitiếttốnữ•Điềuhòakinhnguyệt

Femakul được sản xuất bởi Nutralab Canada Ltd tại Canada với số đăng ký NPN80077728do Bộ Y Tế Canada cấp phép. Nutralab Canada Ltd thuộc Tập đoàn Honson Pharmatech với công nghệ bào chế hàng đầu thế giới và hơn 20 năm hoạt động. Các nhà máy sản xuất của Nutralab Canada Ltd đều đạt chuẩn FDA (Mỹ) và GMP.

Phụ nữ có các triệu chứng giai đoạn Tiền mãn kinh và Mãn kinh, bao gồm: bốc hoả, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, đau xương khớpRối loạn kinh nguyệtĐau bụng kinh

Nhà sản xuất: Nutralab Canada Ltd 980 Tapscott Rd. Toronto, ON M1X 1C3, Canada

Độcquyềnphânphối:Công ty cổ phần Sức khoẻ GMP Việt NamĐịa chỉ: A915, Hồ Gươm Plaza, 110 Trần Phú, Hà Đông, Hà NộiĐiện thoại: 024.6656.7548 - 0966.704.548www.healthgmp.com

Tài liệu lưu hành nội bộ

Femakul

RTHAY THẾ

LIỆU PHÁP HORMON

Femakul giúp làm giảm các rối loạn khó chịu tiền mãn kinh như: bốc hỏa, đau đầu mất ngủ, thay đổi tâm sinh lý. Femakul cải thiện sức khỏe, cân bằng nội tiết tố nữ, điều hoà kinh nguyệt.

THÀNH PHẦN: Mỗi viên nang chứa Black cohosh extract (25% Triterpene Glycosides) 40 mgIsoflavon Soy bean extract 40% 40 mgMexican Wild Yam extract(10% Diosgenin) 20 mg

CÁCH DÙNG: Uống 1 viên/lần, 1-2 lần/ngày sau bữa ăn

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

Health Canada

FemakulMenopause Relief

Không gây tác dụng phụ khi sử dụng kéo dài như liệu pháp hormon

Điều hoà thụ thể Estrogen chọn lọc

Ức chế tái hấp thu ngược Serotonin

Chống Stress oxy hoá

FemakulTRIỆUCHỨNGTIỀNMÃNKINHMÃNKINH

Da khô nhăn

Nám, tàn nhang

Khô âm đạoGiảm ham muốn

Rối loạn kinh nguyệt

Đau nhức xương khớp

Bốc hỏa, mổ hôi đêm

Căng thẳng mệt mỏi

Tích mỡ bụng

Suy giảm trí nhớ

Tóc rụng

Ngực chảy xệ

R

FEMAKUL được sản xuất bởi Nutralab Canada Ltd tại Canada với công nghệ bào chế hàng đầu thế giới. FEMAKUL được cấp phép lưu hành tại Canada.

FEMAKUL là sự phối hợp tối ưu các thành phần đã được nghiên cứu và chứng minh dựa trên các nghiên cứu cập nhật và uy tín trên thế giới.

HGMP có tâm huyết đưa FEMAKUL là sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu thế giới tới các khách hàng trong nước với mong ước người dân Việt được sử dụng các sản phẩm chất lượng đẳng cấp quốc tế với mức giá phải chăng mà không phải tốn công sức đặt mua tại nước ngoài.

Đặc trưng chung sản phẩm Canada:

Cách tra cứu mã số cấp phép NPN:

Bước 1: Vào cơ sở dữ liệu tại Bộ Y tế Canada như sau: Vào mục tìm kiếm google gõ: “NPN Health Canada”. Kết quả tìm kiếm sẽ tới trang https://health-products.canada.ca/lnhpd-bdpsnh/index-eng.jsp

Bước 2: Vào trang theo địa chỉ trên, tại mục Search field chọn mục : NPN/DIN-HN*

Bước 3: Nhập mã số NPN của sản phẩm (có trên vỏ hộp) vào trường Criteria ngay trên dòng Search Field vừa chọn và bấm nút Search ở cuối trang tìm kiếm

Bước 4: Xem các nội dung cấp phép về sản phẩm bằng cách nhấn vào mã số NPN hiển thị trên trang kết quả

1. Tiêu chuẩn chất lượng khắt khe hàng đầu thế giới

2. Các sản phẩm được cấp mã số NPN là các sản phẩm đã được Bộ y tế Canada đánh giá là an toàn, hiệu quả và chất lượng tốt đối với sức khỏe của người dùng. Bằng cách tra cứu mã NPN (trên vỏ hộp sản phẩm) tại cơ sở dữ liệu của Bộ y tế Canada, người dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách rõ ràng và tin cậy.

3. Các sản phẩm được cấp NPN và được lưu hành tại Canada (Free sale in Canada) là các sản phẩm được tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thống quy định và luật pháp Canada.

4. Không giống như các sản phẩm Mỹ, FDA không xác nhận và kiểm định cho Thực phẩm chức năng. Điều này đồng nghĩa với việc FDA không chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và rất dễ dãi cấp phép. Sản phẩm được cấp phép tại Mỹ có thể không đủ điều kiện được cấp phép và lưu hành tại Canada.

NỘI DUNG TRANG I. Tổng quan về FEMAKUL Menopause Relief 1. Nhà sản xuất: Nutralab Canada Ltd. 2. Nhà phân phối: Công ty cổ phần Sức khoẻ GMP Việt Nam (HGMP) 3. Thành phần 4. Công dụng 5. Đối tượng sử dụng 6. Giấy phép lưu hành sản phẩm II. ĐỊNH NGHĨA GIAI ĐOẠN MÃN KINH VÀ TIỀN MÃN KINH 1. Định nghĩa Mãn kinh là gì ? Tiền Mãn kinh là gì ? 2. Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp III. ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN TIỀN MÃN KINH - MÃN KINH1. Liệu pháp hormone thay thế và nguy cơ tiềm ẩn 2. Phytoestrogens - dược liệu có chứa các estrogen từ tự nhiên 3. Phytoestrogens - Soy Isoflavone Tổng quan Soy Isoflavone từ đậu nành Các minh chứng khoa học về tác dụng của Soy Isoflavone từ đậu nành Tính an toàn của Soy Isoflavone Cảnh báo 4. Phytoestrogens - Black Cohosh (Cây Thiên Ma) Tổng quan về Black Cohosh Những minh chứng về tác dụng của Black Cohosh Tính an toàn của Black Cohosh Kết luận TÀI LIỆU THAM KHẢO

FEMAKULXUA TAN RỐI LOẠN TIỀN MÃN KINH

MINH CHỨNG KHOA HỌC44444445555599

101112121213141414161617

Ở Việt Nam phụ nữ trên 50 tuổi chiếm khoảng 9% dân số - khoảng 7 triệu người. Ở lứa tuổi này, phụ nữ đang là lực lượng lao động chính trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên họ phải đương đầu với nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo thống kê của Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP.HCM, hiện Việt Nam có khoảng 25% phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh. Thời kỳ này xuất hiện rất nhiều biến đổi về tâm sinh lý, khiến hầu hết chị em đều phải trải qua những sự khó chịu cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của mỗi người. Đồng thời, mãn kinh cũng là thời kỳ làm phát sinh nhiều loại bệnh tật. Vậy, làm thế nào để kéo dài thời kỳ phụ nữ, làm chậm quá trình lão hóa, đẩy xa thời kỳ mãn kinh cũng như bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng sống cho chị em trong thời kỳ này ? Công ty cổ phần sức khỏe GMP Việt nam xin giới thiệu sản phẩm nhập khẩu từ Canada điều trị hỗ trợ giai đoạn Tiền mãn kinh - Mãn kinh: FEMAKUL Menopause Relief

Trang 3

FEMAKULĐiều trị hỗ trợ giai đoạn Tiền mãn kinh - Mãn kinh

I. Tổng quan về FEMAKUL- Menopause Relief

1. Nhà sản xuất: Nutralab Canada Ltd. 980 Tapscott Rd. Toronto, ON M1X1C3, Canada Là công ty con thuộc tập đoàn Honson Pharmatech Group, Nutralab là công ty được Bộ y tế Canada đánh giá đạt chuẩn GMP trong sản xuất thuốc và thực phẩm bổ dưỡng sức khỏe. Các sản phẩm của công ty được sản xuất tại nhà máy hiện đại nhất đặt tại Toronto, và đều có chứng minh chất lượng được Bộ y tế Canada cấp phép chất lượng NPN.

2. Nhà phân phối: Công ty cổ phần Sức khoẻ GMP Việt Nam (HGMP)A915, Hồ Gươm Plaza, 110 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà NộiĐiện thoại: 024. 665 675 48 – 096.670 45 48 Website: www.healthgmp.vn

3. Thành phần : Mỗi viên nang thực vật chứa: Black cohosh extract :........... 40 mg (25% Triterpene Glycosides) Isoflavon Soy bean extract 40% :........... 40 mg Mexican Wild Yam extract (10% Diosgenin) :........... 20 mg

4. Công dụng: FEMAKUL giúp: - Giảm các rối loạn khó chịu tiền mãn kinh như: bốc hỏa, đau đầu, mất ngủ, thay đổi tâm sinh lý ...... - Cải thiện sức khỏe, cân bằng nội tiết tố nữ - Điều hòa kinh nguyệt; giảm đau bụng kinh 5. Đối tượng sử dụng: - Phụ nữ có các triệu chứng giai đoạn Tiền mãn kinh và Mãn kinh, bao gồm: bốc hoả, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, đau xương khớp - Phụ nữ bị đau bụng kinh - Phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt

6. Giấy phép lưu hành sản phẩm: - Số đăng ký NPN tại Canada: 80077728 do Bộ Y tế Canada cấp - Số giấy phép lưu hành tại Việt Nam: 28793/2017/ATTP-XNCB

Công ty cổ phần Sức khoẻ GMP Việt NamTrang 4

II.ĐỊNH NGHĨA GIAI ĐOẠN MÃN KINH VÀ TIỀN MÃN KINH

1. Định nghĩa Mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là gì ?

2. Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp Nguyên nhân xuất hiện giai đoạn Tiền mãn kinh và mãn kinh là do giảm chức năng của buồng trứng, dẫn đến giảm nồng độ estrogen và kéo theo đó là giảm các hormon sinh dục khác như androgen và progestogen.

Các triệu chứng thường gặp nhất trong tiền mãn kinh và mãn kinh:

Nhóm các triệu chứng liên quan đến vận mạch Nhóm các triệu chứng tâm-thần kinh không liên quan đến vận mạch Các triệu chứng niệu dục

Trang 5

Mãn kinh được hiểu đơn giản là tình trạng chấm dứt các chu kỳ kinh nguyệt, hay chấm dứt hiện tượng ra máu kinh hàng tháng ở người phụ nữ, được xác định là khi người phụ nữ chấm dứt hành kinh kéo dài liên tục trong 12 tháng kế tiếp. Đây là một diễn tiến tự nhiên của chu kỳ lão hóa xảy ra ở nữ giới.

Tiền mãn kinh là giai đoạn xuất hiện các triệu chứng mãn kinh điển hình, gây ra những khó chịu, nhưng chưa mất kinh hoàn toàn, thời kỳ này được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh.

Tuổi trung bình xuất hiện mãn kinh là 52 tuổi

Thời kỳ này có thể kéo dài đến 10 năm kèm theo các triệu chứng về thần kinh và vận mạch (Shifren, Gass et al. 2014, Moore, Franks et al. 2017)

độ tuổi giao động từ 40 đến

58 tuổi

Trung bình khoảng 50-70% số phụ nữ đến tuổi 40-45 tuổi phải trải qua các triệu chứng có liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.

Giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh: Các triệu chứng thường gặp

Ra mồ hôi đêm: mồ hôi ra đầm đìa khi ngủ và thường làm bệnh nhân tỉnh giấc khi bị lạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ra mồ hôi đêm rất dễ bị nhiễm cảm lạnh hoặc viêm phổi.

Trang 6

Nhóm các triệu chứng liên quan đến vận mạch:

Nếu không điều trị, thời gian từ khi xuất hiện đến khi các cơn bốc hỏa này chấm dứt hoàn toàn là khoảng 7 năm. Cá biệt có những trường hợp, khoảng thời gian này kéo dài tới 10-12 năm.

Tỉ lệ xuất hiện cơn bốc hỏa gặp ở khoảng 70-80% số lượng chị em ở giai đoạn tiền mãn kinh

Các triệu chứng vận mạch được giải thích do mức estrogen giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh kéo theo những rối loạn của trung khu điều hòa thân nhiệt vùng dưới đồi. Về cơ chế, trung khu này chịu trách nhiệm điều hòa thân nhiệt thông qua việc điều tiết quá trình thải nhiệt qua hệ thống mạch máu ngoại vi, do vậy nhóm triệu chứng này được xếp chung là các triệu chứng liên quan đến vận mạch.

Cơn bốc hỏa: - là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất ở thời kỳ này.

- có thể chỉ là những cơn nóng bức khó chịu kéo dài khoảng 10-15 phút, kèm theo dãn mạch ngoại vi, về cuối cơn thường kèm theo đổ mồ hôi rất nhiều và có thể có lạnh run.

- Số cơn trung bình một ngày khoảng 5-7 cơn, có khoảng 40% chị em ở tuổi mãn kinh có tới 10-15 cơn/ngày. Whiteley, Wagner et al. 2013).

Giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh: Các triệu chứng thường gặp

Trang 7

Nhóm các triệu chứng tâm-thần kinh không liên quan đến vận mạch

Sự suy giảm nồng độ estrogen trong máu ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sẽ kéo theo những rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng khác như norepinephrine, endomorphine, serotonin. Kết quả của tất cả những rối loạn này không chỉ gây ra bất thường ở trung khu điều hòa thân nhiệt, mà còn trực tiếp gây ra những rối loạn dẫn truyền thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng không liên quan đến vận mạch ở những phụ nữ tiền mãn kinh hay mãn kinh.

Bồn chồn, lo lắng, dễ nổi cáu

Đau đầu, mất ngủ

Trầm cảm, lo âu, giảm mức độ tập trung

Trang 8

Giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh: Các triệu chứng thường gặpCác triệu chứng niệu dục

Sự suy giảm nồng độ estrogen trong máu ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sẽ kéo theo những rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng khác như norepinephrine, endomorphine, serotonin. Kết quả của tất cả những rối loạn này không chỉ gây ra bất thường ở trung khu điều hòa thân nhiệt, mà còn trực tiếp gây ra những rối loạn dẫn truyền thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng không liên quan đến vận mạch ở những phụ nữ tiền mãn kinh hay mãn kinh.

- Giảm ham muốn- Khô âm đạo- Đau sau khi quan hệ hoặc đau rát âm đạo- Tuyến vú giảm phát triển- Thiểu sản biểu mô tử cung, âm đạo- Dễ nhiễm khuẩn đường tiết niệu

III.ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN MÃN KINH VÀ TIỀN MÃN KINH

1. Liệu pháp hormone thay thế và nguy cơ tiềm ẩn Liệu pháp Hormon thay thế là gì?

Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng liệu pháp hormone thay thế kéo dài liên tục

Trang 9

Liệu pháp hormon sử dụng estrogen đơn độc hoặc dùng phối hợp với progestin từng được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất với tình trạng tiền mãn kinh hoặc mãn kinh (Marjoribanks, Farquhar et al. 2012, De Villiers, Gass et al. 2013, Drewe, Bucher et al. 2015, Grant, Marbella et al. 2015).

Chính vì cơ chế giảm chức năng của buồng trứng mà cụ thể là giảm lượng estrogen, cho nên trước đây người ta thường nghĩ đến việc bổ sung lượng hormon thiếu này

Một số biến chứng nguy hiểm khi sử dụng estrogen và progestin kéo dài.

nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, huyết tắc tĩnh mạch sâu, đột quỵ một số nguy cơ gây ung thư

như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cungnguy cơ mắc các bệnh lý hay gặp

như viêm đường mật, sỏi túi mật và loãng xương.

(theo một loạt nghiên cứu kéo dài và nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta analysis))

Hiện nay, xu thế của các bác sỹ điều trị là rất thận trọng khi sử dụng liệu pháp hormon kéo dài ở những bệnh nhân nữ trên 60 tuổi và quay sang tìm kiếm các bài thuốc từ dân gian, tìm kiếm các sản phẩm từ thiên nhiên có tác dụng cân bằng nội tiết nữ, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh (Lethaby, Marjoribanks et al. 2013, Posadzki, Lee et al. 2013, Peng, Adams et al. 2014, Poluzzi, Piccinni et al. 2014).

III.ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN MÃN KINH VÀ TIỀN MÃN KINH

2. Phytoestrogens - dược liệu có chứa các estrogen từ tự nhiên

Trang 10

Theo một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta analysis research) năm 2017 có đưa ra tuyên bố mang tính Đồng thuận toàn cầu về điều trị hormon giai đoạn mãn kinh của 2 hiệp hội uy tín là Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ và Hiệp hội mãn kinh và mãn dục nam Châu Âu vẫn khẳng định: “Liệu pháp hormon thay thế trong điều trị tiền mãn kinh hoặc mãn kinh là biện pháp hiệu quả nhất trong điều trị các triệu chứng vận mạch có liên quan đến giai đoạn này. Nhưng cũng cảnh báo các nguy cơ biến chứng là vấn đề rất đáng lo ngại khi sử dụng kéo dài” (De Villiers, Gass et al. 2013, Moore, Franks et al. 2017).

Tuy nhiên, Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ cũng khuyến cáo nên tăng cường sử dụng các dược liệu có chứa các estrogen từ tự nhiên (phytoestrogens) để làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh một cách an toàn nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bị tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Trong số các loại dược liệu có tác dụng điều trị, Hiệp hội cũng khuyến cáo có 3 loại, qua nghiên cứu thực nghiệm và thử nghiệm trên người, cho hiệu quả rõ rệt nhất là: Black Cohosh, Soy Isofla-von và Nữ lang.

Nhưng các bằng chứng về hiệu quả điều trị của Black Cohosh và Soy Isoflavone là rõ nhất, dựa trên các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy (Smith, Lynch et al. 2015)

Black CohoshSoy Isoflavone

III.ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN MÃN KINH VÀ TIỀN MÃN KINH

3. Phytoestrogens - Soy Isoflavone Tổng quan Soy Isoflavone từ đậu nành

Các minh chứng khoa học về tác dụng của Soy Isoflavone

Các estrogen có nguồn gốc từ tự nhiên (phytoestrogens) là các hợp chất có hoạt tính giống như hormon estrogen nhưng được tìm thấy trong các loại thảo mộc hoặc trái cây có từ thiên nhiên, phổ biến nhất trong số này là isoflavone lấy từ đậu nành, còn được biết đến với tên gọi soy isoflavone (Glazier and Bowman 2001, Pitkin 2012, Bedell, Nachtigall et al. 2014)

Các estrogen tự nhiên này khi đi vào cơ thể dường như có ái lực tốt hơn với thụ cảm thể beta estrogen (ERβ- Estrogen Recep-tor beta) hơn là với thụ cảm thể alpha estrogen (Erα- Estrogen Receptor alpha).

Bên cạnh đó, do đặc điểm chuyển hóa và cấu trúc của các phytoestro-gen làm cho chúng có hiệu lực yếu hơn so với các phác đồ điều trị sử dụng hormon thay thế trên hệ thống thần kinh trung ương, hệ tim mạch, da, xương, tử cung, tuyến vú.

Vì vậy, sử dụng các phytoestrogen kéo dài sẽ an toàn hơn khi không gây ra nguy cơ bệnh lý tim mạch, huyết áp cao và u hay ung thư của tuyến vú và tử cung (Glazier and Bowman 2001, Lethaby, Marjoribanks et al. 2013). Do vậy, việc sử dụng các phytoestrogen kéo dài giúp phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh cải thiện tốt các triệu chứng vận mạch, như bốc hỏa, ra mồ hôi đêm mà không gây ra những ảnh hưởng hệ thống trên hệ estrogenic.

Trên thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm có thể giúp bổ sung lượng estrogen, nhưng phổ biến, trong tự nhiên lượng estrogen này có từ 3 nguồn chính: các isoflavone, lignan và coumestan (Bedell, Nachtigall et al. 2014). Trong đó, isoflavone thường được tập trung nghiên cứu nhiều nhất, và cũng là nguồn bổ sung estrogen từ thiên nhiên cho thấy rõ hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng trên đối tượng phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Chúng có nhiều trong các cây thuộc họ đậu và đặc biệt là đậu nành. Con người có thể sử dụng các sản phẩm trực tiếp hoặc đã chế biến từ đậu nành trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhưng lượng bổ sung này thường không chứa đủ hàm lượng estrogen cần thiết.

Trang 11

Năm 2015, Chen và CS đã tổng hợp đánh giá của 543 nghiên cứu có liên quan để đưa vào phân tích ảnh hưởng của isoflavone đối với các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Về hiệu quả lâm sàng được đánh giá dựa trên thang điểm của Kupperman dành cho nhóm đối tượng này

III.ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN MÃN KINH VÀ TIỀN MÃN KINH

3. Phytoestrogens - Soy Isoflavone

Tính an toàn của Soy Isoflavone từ đậu nành

Trang 12

Các nghiên cứu cũng tập trung xem xét ảnh hưởng bất lợi của isoflavone khi dùng kéo dài. Kết quả nghiên cứu của Chen cho thấy: Sử dụng isoflavone làm giảm các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, đặc biệt làm giảm rõ tần suất cũng như mức độ các cơn bốc hỏa và chứng ra mồ hôi đêm, đồng thời không gây ra các tác dụng phụ có hại (Kupperman, Wetchler et al. 1959, Chen, Lin et al. 2015).

Bedell và CS đã tiến hành một nghiên cứu về tính hiệu quả và độ an toàn của các estrogen từ tự nhiên. Nghiên cứu này không chỉ đánh giá những tác dụng có lợi của chúng lên các triệu chứng tiền mãn kinh nổi bật (các triệu chứng vận mạch), rối loạn giấc ngủ mà còn đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của chúng đối với tình trạng khô âm đạo, chiều dày biểu mô âm đạo và cả tình trạng loãng xương.

Kết quả cho thấy hiệu quả làm giảm các triệu chứng xuất hiện nhanh và đạt đến trạng thái ổn định sau khi dùng kéo dài với thời gian theo dõi trong nghiên cứu là 6 tháng.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhận thấy hiệu quả hỗ trợ điều trị các hội chứng niệu dục, như nhiễm khuẩn âm đạo hay tiểu són, tiểu nhiều lần của isoflavone không rõ rệt (Bedell, Nachtigall et al. 2014, Grant, Marbella et al. 2015).

Bên cạnh các minh chứng cho hiệu quả của soy isoflavone với các triệu chứng điển hình giai đoạn mãn kinh, chúng còn cho thấy có tác dụng trong dự phòng loãng xương, đặc biệt là loãng xương của nữ giới ở giai đoạn này. Cơ chế để giải thích tác dụng chống loãng xương của isoflavone được cho là do ảnh hưởng lên hệ estrogenic của cơ thể (Wei, Liu et al. 2012, Zheng, Lee et al. 2016).

Trang 13

III.ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN MÃN KINH VÀ TIỀN MÃN KINH

3. Phytoestrogens - Soy Isoflavone Cảnh báo - nhận thức sai lầm đang phổ biến về phytoestrogen

Các nghiên cứu cũng đề cập đến tính an toàn của isoflavone. Hiện nay đang phổ biến một nhận thức sai lầm cho rằng bản thân các estrogen từ tự nhiên cũng ảnh hưởng lên hệ estrogenic, do đó sẽ dẫn đến nguy cơ gây ung thư vú, u xơ tuyến vú, u xơ tử cung hay tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Cho đến nay, một loạt các nghiên cứu tổng hợp có quy mô lớn đều không nhận thấy xuất hiện các nguy cơ như ung thư tuyến vú hay tử cung, buồng trứng.

Một nghiên cứu khác, được thiết kế hồi cứu 500 trường hợp bệnh nhân tiền mãn kinh và mãn kinh có chẩn đoán xác định là ung thư nội mạc tử cung ở độ tuổi từ 35 tuổi đến 79 tuổi, để tìm hiểu mối tương quan giữa phytoestrogen (cụ thể là isoflavone và lignan) với nguy cơ xuất hiện ung thư nôi mạc tử cung. Kết quả cũng rất bất ngờ khi lượng tiêu thụ isoflavone lại có mối tương quan nghịch với tỉ lệ mắc ung thư tử cung.

Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ghi nhận nguy cơ ung thư tử cung tăng cao ở những phụ nữ mãn kinh có kèm theo béo phì, giảm vận động và tiêu thụ lượng phytoestrogen thấp hơn (Horn-Ross, John et al. 2003).

Thậm chí, có những nghiên cứu còn cho thấy tần suất mắc bệnh ung thư tử cung và ung thư tuyến vú giảm rõ ở nhóm sử dụng chế độ ăn có chứa isoflavone trong khẩu phần ăn hàng ngày (Xu, Dai et al. 2007, Andres, Abraham et al. 2011, Bedell, Nachtigall et al. 2014).

Hay có thể giải thích dễ hiểu là: lượng tiêu thụ isoflavone tăng lên sẽ làm giảm nguy cơ gây ung thư tử cung.

III.ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN MÃN KINH VÀ TIỀN MÃN KINH

4. Phytoestrogens - Black Cohosh Tổng quan về Black Cohosh (Cimicifuga racemosa)

Những minh chứng về tác dụng của Black Cohosh

Trang 14

Đã từ rất lâu, Black cohosh (Cimicifuga racemosa), là thảo dược được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong điều trị các triệu chứng có liên quan đến giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh. Black Cohosh xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc của thổ dân da đỏ Bắc Mỹ.

Trước đây, người ta thường nghĩ rằng Black Cohosh cũng là một loại thảo dược có chứa estrogen tự nhiên, cụ thể là isoflavone. Và do vậy Black Cohosh cũng có tác dụng lên hệ estrogenic của cơ thể.

Black Cohosh được cho là có tác dụng làm giảm tần suất xuất hiện những đỉnh LH, có liên quan đến tần suất của các cơn bốc hoả ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Nhưng ng-hiên cứu thực nghiệm gần đây, đã chứng minh Black Cohosh không hoàn toàn là phytoestro-gen và không có tác dụng lên hệ estrogenic (Franco, Chowdhury et al. 2016).

Các nghiên cứu này cũng cho thấy tác dụng của Black Cohosh tập trung ảnh hưởng lên hệ Serotonergic, Norepinephrinergic, Dopaminergic và GABAergic.

Điều đó cho phép giải thích hiệu quả đạt được rõ nét của chế phẩm có chứa Black Cohosh trong việc cải thiện các triệu chứng liên quan đến các hệ trung gian dẫn truyền thần kinh, mà cụ thể ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh là việc cải thiện tình trạng bốc hoả, ra mồ hôi đêm, lo âu, cáu kỉnh và rối loạn giấc ngủ (Wuttke, Jarry et al. 2014, Jiang, Jin et al. 2015, Dietz, Hajirahimkhan et al. 2016).

III.ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN MÃN KINH VÀ TIỀN MÃN KINH

Những minh chứng về tác dụng của Black Cohosh

Trang 15

Đồng thời, Black Cohosh còn giúp cân bằng lại hệ nội tiết nữ và tình trạng khô âm đạo.

Ngoài ra, các nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa Black Cohosh và tình trạng bệnh lý u xơ tuyến vú hay u xơ tử cung, cũng như đánh giá trên thực nghiệm về ung thư của tuyến vú và tử cung cũng chỉ ra: Black Cohosh không gây ra hay làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý này khi dùng kéo dài, với khoảng thời gian lên tới 2 năm.

Đây chính là ưu điểm của Cimicifuga racemosa khi được lựa chọn để thay thế liệu pháp hormone trong điều trị các triệu chứng của tiền mãn kinh và mãn kinh (Ruhlen, Sun et al. 2008, Zhang, Bai et al. 2017).

Một số nghiên cứu còn cho thấy hiệu quả của Cimicifuga racemosa không chỉ trong điều trị chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm mà còn có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều trị đau khớp có liên quan đến mãn kinh, cân bằng nội tiết nữ và điều hòa kinh nguyệt.

Trong dữ liệu Cochrane năm 2012, khi đánh giá về hiệu quả của Cimicifuga racemosa trong điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh như một biện pháp thay thế cho liệu pháp hormon, tác giả cũng đưa ra khuyến cáo nên sử dụng Black Cohosh kể cả trong trường hợp nhóm bệnh nhân nguy cơ cao. Nghiên cứu này cũng kết luận: mặc dù có những minh chứng cho hiệu quả điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh nhưng vẫn cần có thêm các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mẫu lớn, thử nghiệm mù đôi hoặc các phân tích tổng hợp để khẳng định lại (Leach and Moore 2012).

Tính an toàn của Black CohoshCó những thông tin cho rằng khi sử dụng Black Cohosh kéo dài có thể gây viêm gan. Nhưng đến nay, chỉ duy nhất có một nghiên cứu tiến hành đánh giá mức độ viêm gan khi sử dụng Black Cohosh kéo dài bằng các xét nghiệm định lượng men gan. Nghiên cứu được thực hiện tại Đức, theo dõi 180 trường hợp mãn kinh sử dụng Black Cohosh kéo dài trong 12 tuần, chỉ có 2 trường hợp xuất hiện tăng men gan nhưng cả 2 đều có tiền sử viêm gan mãn do nghiện rượu (Schellenberg, Saller et al. 2012). Các nghiên cứu khác, có nhắc đến tác dụng gây viêm gan, nhưng không có nghiên cứu nào đưa ra bằng chứng định lượng nồng độ men gan, và thời gian theo dõi cũng không kéo dài..

KẾT LUẬNBlack Cohosh và Soy Isoflavone đã được Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ khuyến cáo về hiệu quả thay thế liệu pháp hormon trong điều trị các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, ra mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, lo âu, cáu kỉnh, đau khớp, giảm ham muốn, khô-teo âm đạo và các rối loạn niệu dục khác. Tuy nhiên cũng cần thêm các minh chứng nghiên cứu quy mô, mẫu lớn và thực hiện đa trung tâm để khẳng định thêm tính an toàn khi sử dụng các sản phẩm này trong chế độ chăm sóc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh (Drewe, Bucher et al. 2015).

Sản phẩm FEMAKUL chứa Black Cohosh và Soy Isoflavone, được sản xuất bởi nhà sản xuất

uy tín, NUTRALAB – CANADA. Sản phẩm được Bộ y tế Canada cấp giấy phép NPN cho

phép lưu hành sản phẩm trên lãnh thổ Canada.

Trang 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO Andres, S., K. Abraham, K. E. Appel and A. Lampen (2011). “Risks and benefits of dietary isoflavones for cancer.” Critical reviews in toxicology 41(6): 463-506. Bedell, S., M. Nachtigall and F. Naftolin (2014). “The pros and cons of plant estrogens for menopause.” The Journal of steroid biochemistry and molecular biology 139: 225-236. Chen, M., C. Lin and C. Liu (2015). “Efficacy of phytoestrogens for menopausal symptoms: a meta-analysis and systematic review.” Climacteric 18(2): 260-269. De Villiers, T., M. Gass, C. Haines, J. Hall, R. Lobo, D. Pierroz and M. Rees (2013). “Global consensus statement on menopausal hormone thera-py.” Climacteric 16(2): 203-204. Dietz, B. M., A. Hajirahimkhan, T. L. Dunlap and J. L. Bolton (2016). “Botanicals and their bioactive phytochemicals for women’s health.” Pharmaco-logical reviews 68(4): 1026-1073. Drewe, J., K. A. Bucher and C. Zahner (2015). “A systematic review of non-hormonal treatments of vasomotor symptoms in climacteric and cancer patients.” Springerplus 4(1): 65. Franco, O. H., R. Chowdhury, J. Troup, T. Voortman, S. Kunutsor, M. Kavousi, C. Oliver-Williams and T. Muka (2016). “Use of plant-based thera-pies and menopausal symptoms: a systematic review and meta-analysis.” Jama 315(23): 2554-2563. Glazier, M. G. and M. A. Bowman (2001). “A review of the evidence for the use of phytoestrogens as a replacement for traditional estrogen replace-ment therapy.” Archives of internal medicine 161(9): 1161-1172. Grant, M. D., A. Marbella, A. T. Wang, E. Pines, J. Hoag, C. Bonnell, K. M. Ziegler and N. Aronson (2015). “Menopausal symptoms: comparative effectiveness of therapies.” Horn-Ross, P. L., E. M. John, A. J. Canchola, S. L. Stewart and M. M. Lee (2003). “Phytoestrogen intake and endometrial cancer risk.” Journal of the National Cancer Institute 95(15): 1158-1164. Jiang, K., Y. Jin, L. Huang, S. Feng, X. Hou, B. Du, J. Zheng and L. Li (2015). “Black cohosh improves objective sleep in postmenopausal women with sleep disturbance.” Climacteric 18(4): 559-567. Kupperman, H. S., B. B. Wetchler and M. H. Blatt (1959). “Contem-porary therapy of the menopausal syndrome.” Journal of the American Medical Association 171(12): 1627-1637. Leach, M. J. and V. Moore (2012). “Black cohosh (Cimicifuga spp.) for menopausal symptoms.” Cochrane Database Syst Rev(9): Cd007244. Lethaby, A., J. Marjoribanks, F. Kronenberg, H. Roberts, J. Eden and J. Brown (2013). “Phytoestrogens for menopausal vasomotor symptoms.” The Cochrane Library. Marjoribanks, J., C. Farquhar, H. Roberts and A. Lethaby (2012). “Long term hormone therapy for perimenopausal and postmenopausal wom-en.” Cochrane Database Syst Rev 7(7). Moore, T. R., R. B. Franks and C. Fox (2017). “Review of Efficacy of Complementary and Alternative Medicine Treatments for Menopausal Symp-toms.” Journal of Midwifery & Women’s Health.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Peng, W., J. Adams, D. W. Sibbritt and J. E. Frawley (2014). “Critical review of complementary and alternative medicine use in menopause: focus on prevalence, motivation, decision-making, and communication.” Menopause 21(5): 536-548. Pitkin, J. (2012). “Alternative and complementary therapies for the menopause.” Menopause International 18(1): 20-27. Poluzzi, E., C. Piccinni, E. Raschi, A. Rampa, M. Recanatini and F. De Ponti (2014). “Phytoestrogens in postmenopause: the state of the art from a chemical, pharmacological and regulatory perspective.” Current medicinal chemistry 21(4): 417-436. Posadzki, P., M. Lee, T. Moon, T. Choi, T. Park and E. Ernst (2013). “Prevalence of complementary and alternative medicine (CAM) use by meno-pausal women: a systematic review of surveys.” Maturitas 75(1): 34-43. Ruhlen, R. L., G. Y. Sun and E. R. Sauter (2008). “Black cohosh: in-sights into its mechanism (s) of action.” Integrative medicine insights 3: 21. Schellenberg, R., R. Saller, L. Hess, J. Melzer, C. Zimmermann, J. Drewe and C. Zahner (2012). “Dose-dependent effects of the Cimicifuga race-mosa extract Ze 450 in the treatment of climacteric complaints: a randomized, placebo-controlled study.” Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine 2012. Shifren, J. L., M. L. Gass and N. R. f. C. C. o. M. W. W. Group (2014). “The North American Menopause Society recommendations for clinical care of midlife women.” Menopause 21(10): 1038-1062. Smith, T., M. Lynch, J. Johnson, K. Kawa, H. Bauman and M. Blu-menthal (2015). “Herbal dietary supplement sales in US increase 6.8% in 2014.” HerbalGram 107: 52-59.Wei, P., M. Liu, Y. Chen and D.-C. Chen (2012). “Systematic review of soy isoflavone supplements on osteoporosis in women.” Asian Pacific journal of tropical medicine 5(3): 243-248. Whiteley, J., J.-S. Wagner, A. Bushmakin, L. Kopenhafer, M. Di-Bonaventura and J. Racketa (2013). “Impact of the severity of vasomotor symptoms on health status, resource use, and productivity.” Menopause 20(5): 518-524. Wuttke, W., H. Jarry, J. Haunschild, G. Stecher, M. Schuh and D. Seidlova-Wuttke (2014). “The non-estrogenic alternative for the treatment of climacteric complaints: Black cohosh (Cimicifuga or Actaea racemosa).” The Journal of steroid biochemistry and molecular biology 139: 302-310. Xu, W. H., Q. Dai, Y. B. Xiang, J. R. Long, Z. X. Ruan, J. R. Cheng, W. Zheng and X. O. Shu (2007). “Interaction of soy food and tea consumption with CYP19A1 genetic polymorphisms in the development of endometrial cancer.” American journal of epidemiology 166(12): 1420-1430. Zhang, J., W. Bai, W. Wang, H. Jiang, B. Jin, Y. Liu, S. Liu, K. Wang, J. Jia and L. Qin (2017). “Mechanisms underlying alterations in norepineph-rine levels in the locus coeruleus of ovariectomized rats: Modulation by estra-diol valerate and black cohosh.” Neuroscience 354: 110-121. Zheng, X., S.-K. Lee and O. K. Chun (2016). “Soy isoflavones and osteoporotic bone loss: a review with an emphasis on modulation of bone remodeling.” Journal of medicinal food 19(1): 1-14.

HEMKY HETIK Femakul

Các sản phẩm nhập khẩu với công nghệ bào chế hàng đầu thế giới theo tiêu chuẩn GMP và US FDA

Độcquyềnphânphối:Công ty cổ phần Sức khỏe GMP Việt Nam

Địa chỉ: A915, Hồ Gươm Plaza, 110 Trần Phú, Hà Đông, Hà NộiĐiện thoại: 024.6656.7548 - 0966.704.548

www.healthgmp.com

Tài liệu lưu hành nội bộ

Chốngviêmgiảmđaukhớp Bảovệgan Tiềnmãnkinh

Mãnkinh