giao an dt c7 Đường lối cmĐ Đhnt- bookbooming

70
CHƯƠNG 7 ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Upload: bookbooming

Post on 10-Nov-2014

4.113 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

http://bookbooming.com/ nhà sách trực tuyến, bán sách online

TRANSCRIPT

Page 1: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

CHƯƠNG 7

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG,

PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

VÀ GIẢI QUYẾT CÁC

VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Page 2: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

Chương 7: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Page 3: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

Định nghĩa văn hóa của UNESSCO:

Văn hóa là một phức thể tổng thể các đặc trưng diện mạo tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm, được khắc họa lên bản sắc của một cộng đồng, một vùng miền quốc gia hay của xã hội. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà bao gồm cả lối sống, quyền cơ bản của con người, những truyền thống tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo… Văn hóa được tích lũy trong các di sản, đó là di sản văn hóa hữu thể và vô thể.

Page 4: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

Quan niệm của Hồ Chí Minh:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, cũng như các công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và cáccác phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.

[Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, t.3, tr.431].

Page 5: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

1. Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa thời kỳ trước đổi mới

a. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hóa mới

- Đầu năm 1943, Ban thường vụ TW Đảng thông qua Đề cương về văn hóa Việt Nam do đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh trực tiếp dự thảo. Đến đây, đường lối văn hóa của Đảng đã thật sự hiện diện trên đời sống văn hóa của đất nước.

Page 6: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

- Từ năm 1943, quá trình hình thành và phát triển đường lối văn hóa dân tộc trải qua các giai đoạn:

Giai đoạn 1: 1943- 1954, gắn với cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và kháng chiến chống Pháp xâm lược.

+ Nền văn hóa ấy có ba đặc trưng: Dân tộc- Khoa học- Đại chúng

+ Đó là một nền văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung.

Page 7: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

Giai đoạn 2: 1955- 1986, gắn liền cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xây dựng CNXH ở miền Bắc và trên phạm vi cả nước.

+ Đó là một nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc.

+ Sau khi cả nước thống nhất, Đại hội IV và Đại hội V khẳng định: nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa, có tính dân tộc, tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc.

Page 8: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

Giai đoạn 3: từ 1986 đến nay

Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa gắn liền với thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.

Page 9: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

b. Đánh giá sự thực hiện đường lối

* Thành tựu?

* Hạn chế và nguyên nhân?

Page 10: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

2. Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới

a. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa

- Đại hội VI (1986) của Đảng nhấn mạnh vị trí của văn hóa nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người, là một nhu cầu thiết yếu trong toàn bộ đời sống của con người.

Page 11: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

- Đại hội VII (1991) xác định:

+ Một trong sáu đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam là: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Đại hội khái quát, nâng cao và đưa văn hóa - tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành một trong những yếu tố cốt lõi của nền văn hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Page 12: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

- Đại hội VIII (1996) của Đảng đã chính thức khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là

mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

- Cả Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng đều khẳng định: Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt, là

quốc sách hàng đầu trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và theo kịp trình độ trên thế giới.

Page 13: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

- Nghị quyết Hội nghị TW 5 khóa VIII (7/1998) đã nêu lên mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa.

- Các Hội nghị TW 9, 10 khóa IX (2004) cũng xác định thêm: “phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế”, đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi của văn hóa dưới tác động của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Page 14: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

b. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa

* Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:

+ Vì văn hóa có một chức năng quan trọng là điều chỉnh xã hội thông qua cách ứng xử và thái độ của con người đối với những gì diễn ra xung quanh, góp phần tạo nên sự ổn định và đồng thuận của cả xã hội.

Page 15: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

+ Nền văn hóa dân tộc có chứa đựng hệ các giá trị, giá trị truyền thống và lối sống, lối nghĩ của cả một dân tộc. Các giá trị ấy chính là nền tảng tinh thần cho dân tộc, cùng với tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên sức mạnh cho cả dân tộc trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình

Vì vậy, Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa để cho các giá trị văn hóa ấy trở thành nền tảng tinh thần của dân tộc, biến thành sức mạnh nội tại của dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.

Page 16: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

Cổng làngViệt Nam

Page 17: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
Page 18: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

Đình làng

Page 19: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
Page 20: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

- Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:

+ Tổ chức UNESCO đã đưa ra quan niệm: phải tìm trong văn hóa trọng tâm, động cơ và mục đích của sự phát triển. Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc nằm sâu trong văn hóa, trong cội nguồn của mỗi quốc gia dân tộc.

+ Những năm gần đây, vấn đề khai thác các giá trị truyền thống nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển luôn được các quốc gia đặt ra trong chiến lược phát triển của mình.

Page 21: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

+ Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng nằm trong các giá trị văn hóa đang được phát huy, xuất phát từ sự đổi mới tư duy, giải phóng về tư tưởng sự phát triển về năng lực, trình độ và sự phát triển toàn diện của con người.

+ Trong lịch sử dân tộc, việc khai thác và phát huy các giá trị truyền thống phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước đã được tiến hành rất có hiệu quả.

Page 22: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

+ Trong công cuộc đổi mới, vấn đề đặt ra là việc nhận thức đâu là những giá trị cần được kế thừa và tiếp thu để trở thành động lực của sự phát triển.

+ Trong thời đại phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ như hiện nay, yếu tố quyết định nhất cho sự tăng trưởng kinh tế là tri thức, trí tuệ, thông tin, là ý tưởng sáng tạo và sự đổi mới không ngừng. Những yếu tố đó thuộc về tiềm năng sáng tạo của con người, là những yếu tố cấu thành văn hóa.

Page 23: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

+ Văn hóa tác động đến thị trường thông qua thói quen, năng lực, cách đánh giá, phân tích và phông tri thức của nguồn nhân lực.

Do vậy, cần xóa bỏ quan điểm cho rằng văn hóa xa rời kinh tế.

→ Văn hóa không phải cái đi sau, đi cùng mà là cái đi trước sự phát triển của kinh tế.

Page 24: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển:

+ Mục tiêu của cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực văn hóa là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đó chính là mục tiêu văn hóa của sự phát triển.

+ Sự phát triển kinh tế không thể đem lại sự tiến bộ xã hội, hạnh phúc và sự phát triển con người một cách toàn diện. Đó chính là những nhu cầu và giá trị về mặt tinh thần, văn hóa xã hội của con người. Hay chính là mục tiêu văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

Page 25: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

+ Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000 của Đảng ta đã xác định: Mục tiêu và động lực chính cho sự phát triển là vì con người và do con người; Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường.

Thực chất đó chính là quá trình văn hóa hóa đời sống xã hội và văn hóa hóa ngày càng cao bản thân con người.

Page 26: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

+ Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang đem đến những nguy cơ khôn lường: sự suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và làm suy đồi, băng hoại những giá trị về mặt tinh thần, văn hóa, đạo đức của con người.

→ Bởi vậy, sự phát triển kinh tế không thể chỉ quan tâm đến tôc độ, mà điều quan trọng là lấy đạo lý nhận văn làm nền tảng, làm phương hướng và mục tiêu cho sự phát triển.

Page 27: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

Giải pháp để văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển:

Khi xác định mục tiêu giải pháp phát triển văn hóa phải căn cứ và hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại làm cho văn hóa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, hướng tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Những giải pháp cụ thể ?

Page 28: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

- Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.

+ Mác quan niệm việc đảm bảo cho con người được phát triển toàn diện là điều kiện để phát huy tính tích cực sáng tạo của con người, trong đó hoạt động thực tiễn và giáo dục là những yếu tố có vai trò rất quan trọng. Đó chính là chức năng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.

Page 29: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

+ Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng con người mới XHCN và cần quan tâm đến đời sống mọi mặt của nhân dân, cả về vật chất và tinh thần. Đó chính là những nhiệm vụ của cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng trong chế độ xã hội XHCN.

+ Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa quan niệm của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vào việc xây dựng con người mới hiện nay ở nước ta.

Page 30: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

* Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tính chất tiên tiến của nền văn hóa chính là phẩm chất yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Tính tiên tiến còn thể hiện ở tính nhân văn, dân chủ và tính chất hiện đại trong cả nội dung và hình thức thể hiện.

Page 31: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

+ Bản sắc dân tộc là tổng thể những tính chất và tính cách, đường nét, mầu sắc, biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, nhất quán trong quá trình phát triển.

Page 32: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

+ Bản sắc dân tộc thay đổi theo sự thay đổi của thể chế kinh tế, thể chế xã hội, thể chế chính trị quốc gia, theo tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế, tiếp thu khoa học kỹ thuật và giao lưu văn hóa của dân tộc.

+ Chủ trương của Đảng ta là vừa bảo vệ bản sắc dân tộc vừa mở rộng giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc; chống lại những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ của dân tộc.

Page 33: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

Tranh dân gian Đông Hồ

Page 34: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

Tranh dân gian Hàng Trống

Page 35: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

* Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng về ngôn ngữ, tiếng nói, văn học, nghê thuật, phong tục tập quán… mà chúng ta cần tôn trọng.

- Đó là sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng, không có sự đồng hóa hay thôn tính , kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc. Ngược lại, các giá trị ấy luôn bổ sung cho nhau, làm phong phú hơn tính đa dạng của nền văn hóa dân tộc.

Page 36: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

Hội Lồng tồngở một số

tỉnh miền núi phía Bắc

Page 37: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

Dân tộc KhmerTập trung đón tết

Chol Chnam Thmaytại chùa

Lễ cầu mùaTại hôi

Lồng tồng

Page 38: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

Dân tộc Giẻ

Dân tộc H`Mông

Page 39: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

Đồng bàoTây nguyên

Với văn hóa

Cồng chiêng

Page 40: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

* Bốn là: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.- Nền tảng của sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước và phát triển văn hóa dân tộc là khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên khối liên minh công nhân- nông dân- trí thức. Trong đó,đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền văn hóa dân tộc.

Page 41: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

- Để xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng xác định: giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Bởi giáo dục là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển con người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung.

Page 42: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

* Năm là, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Page 43: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

c. Đánh giá thực hiện đường lối

- Thành tựu ?

- Hạn chế và nguyên nhân ?

Page 44: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Đối tượng của chính sách xã hội là các tầng lớp nhân dân trong xã hội như: công nhân, nông dân, trí thức, sinh viên, các dân tộc, tôn giáo, lão thành cách mạng, gia đình có công với cách mạng…

Các vấn đề xã hội được nói đến ở đây là: việc làm, thu nhập, bình đẳng xã hội, khuyến khích làm giàu, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe, cung ứng dịch vụ công, an sinh xã hội, cứu trợ xã hội, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình…

Page 45: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Thời kỳ trước đổi mới

a. Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội

* Giai đoạn 1945-1954: Chương trình hoạt động của Việt Minh đã đưa ra 10 chính sách xã hội đối với; công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, phụ nữ, thương nhân, viên chức, người tàn tật, nhi đồng, Hoa kiều… thể hiện rõ những giá trị tự do, dân chủ, nhân văn, nhân đạo.

Page 46: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, những vấn đề xã hội đã được nêu trong Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, chính sách xã hội của Đảng ta được chỉ đạo bởi tư tưởng: phải đảm bảo cho nhân dân quyền độc lập, tự do, được ăn no, mặc ấm, được học hành.

Các chính sách cụ thể ?

- Các chính sách xã hội được giải quyết trong mô hình dân chủ nhân dân.

Page 47: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

* Giai đoạn 1955- 1975: - Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình CNXH

kiểu cũ, trong hoàn cảnh chiến tranh. - Đại hội III (1960) đã trình bầy cụ thể nhiều chính sách xã

hội với từng giai cấp, các giới, các dân tộc thiểu số, tôn giáo… nhằm mục tiêu cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân, tạo công ăn việc làm, tăng thêm sức khỏe cho nhân dân…

Các chính sách cụ thể ?

Page 48: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

* Giai đoạn 1975- 1985;

Các vấn đề xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cấm vận và cô lập.

Page 49: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

b. Đánh giá việc thực hiện đường lối

Thành tựu ?

Hạn chế ?

Nguyên nhân?

Page 50: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

2. Trong thời kỳ đổi mới

a. Quá trình nhận thức về các vấn đề xã hội

* Tình hình nước ta khi bước vào thời kỳ đổi mới:

- Sự xuất hiện những nhu cầu phong phú và đa dạng của nhân dân phù hợp với nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập của đất nước.

Page 51: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đặt ra hàng loạt các vấn đề trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bảo vệ bản sắc văn hóa, những giá trị xã hội của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Sự chuyển biến cơ cấu dân cư, giai cấp, đặt ra những vấn đề mới cho quản lý xã hội và thực hiện chính sách xã hội như sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch mức sống…

Page 52: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

* Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng:

- Đại hội VI, lần đầu tiên Đảng ta nâng các vấn đề xã hội lên thành chính sách xã hội.

+ Đặt rõ tầm quan trọng của các chính sách xã hội với chính sách kinh tế và chính sách trong các lĩnh vực khác.

+ Bởi vậy, mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế ở chỗ đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người.

Page 53: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Đại hội VII xác định: kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội; coi phát triển kinh tế là tiền đề thực hiện các chính sách xã hội và thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Page 54: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Đại hội VIII chủ trương: hệ thống chính sách xã hội phải được hoạch định theo các quan điểm sau:

+ Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội thể hiện ở các khâu phân phối tư liệu sản xuất, tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.

+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối.

Page 55: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

+ Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tích cực xóa đói, giảm nghèo. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền.

+ Phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giải quyết các chính sách xã hội theo tinh thần xã hội hóa, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.

→ Đại hội xác định các chính sách xã hội đều được đổi mới, lấy việc phát huy nhân tố con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Page 56: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Đại hội IX bổ sung quan điểm của Đại hội VIII và chủ trương:

+ Các chính sách xã hội hướng vào việc phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực phát triển sản xuất.

+ Chính sách xã hội thời kỳ này gắn với việc phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Page 57: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Để phù hợp với thể chế KTTT định hướng XHCN, cần phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

Nhà nước vừa là người điều tiết vừa là người đầu tư cho phát triển xã hội.

Coi trọng công bằng trong hưởng thụ các dịch vụ xã hội, nhất là dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Giải quyết các vấn đề xã hội theo chiều sâu, xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội với việc huy động vai trò của toàn xã hội.

Page 58: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Đại hội X chủ trương:

+ Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước ở từng lĩnh vực và trong phạm vi cả nước;

+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.

+ Hội nghị TW 4 khóa X đã nhấn mạnh việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO (1/2007).

Page 59: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tích cực thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Bảo đảm công bằng cho mọi người dân về giáo dục, y tế, tạo việc làm, văn hóa- thông tin, thể dục thể thao…

Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đổi mới cơ chế quản lý và cung ứng dịch vụ công.

Page 60: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

b. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội

- Một là: Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.

- Hai là: xây dựng hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.

Page 61: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Ba là: Chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ. Đó là một yêu cầu của công bằng và tiến bộ xã hội trong giai đoạn hiện nay.

- Bốn là: Coi trọng chỉ tiêu GDP/ người gắn với chỉ tiêu phát triển con người – HDI và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội. Quan điểm đó thể hiện sự phát triển vì con người và do con người, sự phát triển bền vững, không chạy theo số lượng.

Page 62: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

c. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

- Khuyến khích mọi người làm giàu theo pháp luật và thực thi hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội cho mọi người được phát triển toàn diện, bình đẳng.

- Bảo đảm cung ứng các dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người, tạo việc làm, thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

Page 63: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

+ Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng.

+ Đổi mới cơ chế quản lý các phương thức cung ứng dịch vụ công cộng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm và các chính sách bảo hiểm cho mọi tầng lớp nhân dân.

+ Thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội, đa dạng hóa các hình thức cứu trợ xã hội.

+ Đảm bảo phân phối thu nhập xã hội công bằng và hợp lý.

Page 64: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, nhất là cho các đối tượng chính sách: việc phân bố hệ thống y tế cơ sở, phát triển các cơ sở y tế công nghệ cao…

- Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi: giáo dục cho nhân dân về sức khỏe sinh sản, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng…

- Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

- Chú trọng các chính sách ưu đãi và trợ cấp xã hội.

Page 65: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

d. Đánh giá sự thực hiện đường lối

* Thành tựu:

- Thời kỳ trước đổi mới, các chính sách xã hội của Đảng đã thể hiện được tính ưu việt của chế độ, góp phần quan trọng vào giác ngộ và nâng cao sức mạnh của quần chúng, góp phần tạo nên sức mạnh cho công cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Page 66: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, các chính sách xã hội đã có được những kết quả có ý nghĩa lớn lao:

+ Một xã hội mở đang dần được hình thành với những con người năng động, sáng tạo.

+ Cách thức quản lý xã hội cởi mở và đề cao dân chủ, đề cao pháp luật hơn.

+ Thành tựu xóa đói, giảm nghèo, xã hội hóa giáo dục được nhân dân đồng tình và quốc tế thừa nhận.

Page 67: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

* Hạn chế và nguyên nhân- Áp lực tăng dân số vẫn còn lơn, chất lượng dân số chưa đáp

ứng được mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế hiện nay.

- Vấn đề việc làm, thu nhập, tiền công, tiền lương còn nhiều bức xúc.

- Sự phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng.

Page 68: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Tệ nạn xã hội ngày càng tăng và diễn biến phức tạp, gây ra những thiệt hại về kinh tế- văn hóa- xã hội cho đất nước.

- Môi trường sinh thái bị ô nhiễm, tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá.

- Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp và còn nhiều bất cập.

Page 69: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

* Nguyên nhân của những hạn chế trên là:

- Sự tăng trưởng kinh tế vẫn còn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội.

- Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, kém hiệu quả và không theo kịp sự phát triển của kinh tế- xã hội.

Page 70: Giao an dt c7 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯỜNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Nguyên nhân quan trọng từ nhận thức của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, ở ý thức của người dân khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.