giáo dục

32
Chương VII. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Upload: duong-bong

Post on 21-Jul-2015

325 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: giáo dục

Chương VII. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG,

PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Page 2: giáo dục

Nội dung bài:

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY

DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA.1. Thời kỳ trước đổi mới.

2. Trong thời kỳ đổi mới.

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT

CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI.1. Thời kì đổi mới:

2. Trong thời kỳ đổi mới

Page 3: giáo dục

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA.

Khái niệm văn hóa:

- Nghĩa rộng: “Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị

vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam

sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước”.

- Nghĩa hẹp: Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội: văn

hóa là hệ các giá trị truyền thống và lối sống; văn hóa là

năng lực sáng tạo của một dântộc; văn hóa là bản sắc của

dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Page 4: giáo dục

1. Thời kỳ trước đổi mới.

a. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hóa mới: Trong những năm 1943-1954:

- Năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và thông qua Bản Đề cương

Văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Trinh- Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp

dự thảo. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày thành lập, vấn đề văn hóa được Đảng ta đề

cập một cách có hệ thống.

Nội dung chủ yếu của Đề cương:

+ Xác định văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) của cách

mạng Việt Nam.

+ Đề ra 3 nguyên tắc của nền văn hóa mới: Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học

hóa

+ Nền văn hóa mới có tính chất dân tộc về hình thức và dân chủ về nội dung.

Page 5: giáo dục

- Sau cách mạng tháng 8-1945, xây dựng và phát triển văn hóa là mộtnội dung lớn trong chương trình hành động của Chính phủ mới do Chủtịnh Hồ Chí Minh đứng đầu. Hai trong 6 nhiệm vụ cấp bách cần phảitập trung giải quyết lúc này thuộc về lĩnh vực văn hóa đó là:

+ Diệt giặc dốt: chính sách ngu dântriệt để của thực dân Pháp đã làm95% dân số Việt Nam mù chữ. Vì vậyphải tiến hành diệt giặc dốt, nâng caodân trí.

+ Giáo dục lại tinh thần nhân dân bởivì chế độ thực dân đã hủ hóa dân tộcta, gieo rắc thói hư tật xấu. Do đóphải giáo dục lại nhân dân để xứngđáng với nước Việt Nam dân tộc.

Page 6: giáo dục

Như vậy nhiệm vụ đầu tiên về xây dựng văn hóa của nước Việt Nam độc

lập- tự do là: chống nạn mù chữ và giáo dục những điều tốt đẹp cho nhân

dân. Hai vấn đề này vẫn còn giá trị thực tiễn to lớn đối với dân tộc Việt Nam

và thế giới hiện nay.

Đầu năm 1946, Ban Trung ương vận động đời sống mới được thành lập. Phong

trào đời sống mới góp phần bài trừ các hủ tục và giáo dục lại nhân dân một cách

hiệu quả.

Đường lối Văn hóa kháng chiến của Đảng được thể hiện qua các văn kiện chủ

yếu sau:

+ Chỉ thị “Kháng chiến, cứu quốc” của Đảng (11-1945).

+ Thư “Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng

nước hiện nay” của đồng chí Trường Chinh gửi Chủ tịnh Hồ Chí Minh ngày

16/11/1946.

+ Báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” của đồng chí Trường Chinh

tại Hội nghị văn háo toàn quốc lần thứ 2 (7-1948).

Page 7: giáo dục

Đường lối đó gồm những nội dung chính sau :

+ Xác định mối quan hệ giữa văn hóa và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ

động văn hóa cứu quốc.

+ Xây dựng nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa

học, đại chúng trong đó nhấn mạnh tính chất dân tộc, dân chủ (yêu nước và

tiến bộ).

+ Bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách nội dung dạy học

theo tinh thần mới.

+ Phát triển cái hay trong văn hóa dân tộc đồng thời bài trừ cái xấu xa,

phản động, ngăn ngừa sự thâm nhập của văn hóa thực dân đồng thời học cái

hay, cái tốt của văn hóa nhân loại.

+ Hình thành đội ngũ tri thức mới.

Page 8: giáo dục

Trong những năm 1955-1986:- Đại hội III của Đảng (9-1960) đã chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng

và văn hóa đồng thời với xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, con người mới.

- Sau khi đất nước thống nhất (1975), Đại hội Trung ương IV, V về cơ bản tiếp tục

chủ trương phát triển đường lối văn hóa được nêu lên ở Đại hội III, có bổ sung và

phát triển thêm ở những vấn đề sau:

Nền văn hóa mới có nội dung XHCN và tính chất dân tộc, có tính đảng, tính nhân

dân sâu sắc.

Nêu rõ tiêu chuẩn của con người mới XHCN.

Tiến hành cải cách giáo dục. Phát triển mạnh khoa học, coi khoa học kĩ thuật là

then chốt, song song với phát triển văn hóa nghệ thuật.

Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, chống tư tưởng tư sản, phong kiến, tư tưởng tư

sản, xóa bỏ ảnh hưởng của văn hóa thực ân ở miền Nam.

Page 9: giáo dục

b. Đánh giá sự thực hiện đường lối.

Thành tựu:

• Đã xóa bỏ dần những mặt lạc hậu, lỗi thời trong di sản văn hóa phong kiến, văn hóa nôdịch của chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

• Bước đầu xây dựng nền văn hóa dân chủ mới đem lại cho nhân dân một đời sống vănhóa tinh thần vui tươi, lành mạnh.

• Nhiều triệu đồng bào biết đọc, biết viết, hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng vàkhông ngừng phát triển.

• Công tác văn hóa tư tưởng đã có tác động to lớn cổ động to vũ dân tộc ta vững tin vàothắng lợi của sự nghiệp chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

• Lối sống mới, con người mới bước đầu được hình thành, quan hệ giữa người với ngườidiễn ra tốt đẹp.

Page 10: giáo dục

Hạn chế và nguyên nhân:

• Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống còn hời hợt vànặng về bảo thủ, thiếu nhạy bén.

• Thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm với sự nghiệp cáchmạng dân tộc.

• Vấn đề bảo tồn, thẩm định các giá trị của truyền thống văn hóa dân tộc cònnhiều yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu.

Nguyên nhân chủ yếu:

• Chịu ảnh hưởng của tư tưởng “tả khuynh” khi nhìn nhận, đánh giá, xâydựng và thực thi đường lối văn hóa.

• Do bị chiến tranh liên miên và cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, quanliêu.

Page 11: giáo dục

2. Trong thời kỳ đổi mới.a. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa.

- Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), Đảng dần đi tới những nhận thứcmới, quan điểm mới về văn hoá. Việc coi trọng các chính sách đối với văn hoá, đối với con người thực chất là trở về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơsở cho những nhận thức mới, quan điểm mới về văn hoá của Đảng.

- Về vai trò của văn hoá, Đại hội VI đánh giá "không hình thái tư tưởng nào cóthể thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người".

- Đại hội VI cũng đề cao vai trò của văn hoá trong đổi

mới tư duy, thống nhất về tư tưởng, dứt bỏ cơ chế cũ đã

không còn phù hợp, thiết lập cơ chế mới; khẳng định

đồng thời với xây dựng kinh tế, phải coi trọng các vấn đề

văn hoá, tạo ra môi trường văn hoá thích hợp cho sự phát

triển.

Page 12: giáo dục

Cương lĩnh năm 1991 lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hoá ViệtNam có đặc trưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Cương lĩnh chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, tạo ra đời sống tinh thần caođẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, khẳng định vàbiểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theoquan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời thấp kém.

+ Cương lĩnh khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnhvực tư tưởng và văn hoá, làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huynhững truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thunhững tinh hoa văn hoá nhân loại. Chống tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, trái vớitruyền thống tốt đẹp của dân tộc, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Cương lĩnh xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sáchhàng đầu.

Page 13: giáo dục

• Đại hội VII (6/1991) và Đại hội VIII (6/1996) của Đảng khẳng định: khoa học và giáo dụcđóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến củathế giới. Do đó phải coi sự nghiệp giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ làquốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển xãhội.

• Nghị quyết Trung Ương 5 khoá VIII (7/1998) nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo, 10 nhiệmvụ cụ thể và 4 giải pháp lớn để xây dựng và phát triển nền văn hoá trong thời kỳ mới.

• Đến hội nghị Trung Ương 9 khoá IX (1/2004) xác định thêm "phát triển văn hoá đồng bộ vớiphát triển kinh tế".

• Hội nghị Trung Ương 10 khoá IX (7/2004) đặt vấn đề đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụphát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ khôngngừng nâng cao văn hoá - nền tảng - tinh thần xã hội. Đồng thời cũng nhận định: cơ chế thịtrường đã làm thay đổi mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, thúc đẩy dân chủ đời sốngxã hội, đa dạng hoá thị hiếu và phương thức sinh hoạt văn hoá. Do đó phạm vi, vai trò củadân chủ hoá - xã hội hoá văn hoá và của cá nhân ngày càng tăng lên và mở rộng là nhữngthách thức mới đối với sự lãnh đạo và quản lý công tác văn hoá của Đảng và Nhà nước ta.

- Đại hội VII đến đại hội XI và nhiều Nghị quyết Trung ương tiếp theo đã xác

định văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trong đó:

Page 14: giáo dục

b. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng , phát triển nền văn hóa .

Một là , văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội , vừa là mục tiêu , vừa là

động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội :

- Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển.

- Văn hoá là một mục tiêu của phát triển.

- Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân

tố con người và xây dựng xã hội mới.

Page 15: giáo dục

Hai là, nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và

chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu

tất cả vì con người.

- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng

các dân tộc Việt Nam được xây dựng, vun đắp qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ

nước.

Đó là lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường tinh thần đoàn kết, đó là lòng nhân ái khoan

dung, trọng đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất...

Bản sắc dân tộc thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy, cách sống,

cách sáng tạo trong văn hoá, khoa học, nghệ thuật...nhưng được thể hiện sâu sắc nhất

trong hệ giá trị của dân tộc - những gì nhân dân quan tâm, là niềm tin mà nhân dân cho

là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Khi được chuyển thành các chuẩn mực xã hội, nó

định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của cá nhân và cộng đồng.

Page 16: giáo dục

Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà

đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nét đặc trưng nổi bật của văn hoá Việt Nam là sự thống nhất mà đa

dạng, là sự hoà quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hoá các

dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi thành phần dân

tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc Việt

Nam có nền văn hoá chung nhất. Sự thống nhất bao hàm cả tính đa

dạng, đa dạng trong sự thống nhất không có sự đồng hoá hoặc thôn tính,

kỳ thị bản sắc văn hoá của các dân tộc.

54 dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những giá trị và bản sắc văn

hoá riêng. Các giá trị và bản sắc văn hoá đó bổ sung cho nhau, làm

phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc.

Page 17: giáo dục

Bốn là, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp chung của toàn dân

do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

- Để xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng ta khẳng định: giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công

nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.

- Như vậy, văn hoá hiểu theo nghĩa rộng thì bao hàm cả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

Phát triển nhận thức này đã được nêu ra từ Đại hội VI của Đảng, đến Hội nghị Trung ương 2, khoá

VIII (12/1996) khẳng định:

+ Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát

triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ

nghĩa xã hội.

+ Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp,

là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng - an ninh.

- Thực hiện quốc sách này chúng ta chủ trương:

+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

+ Đổi mới cơ chế quản lý.

Page 18: giáo dục

Năm là, văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn

hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí

cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo

nên những giá trị văn hóa mới, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc

sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ,

văn minh. Trong công cuộc đó, "xây" đi đôi với "chống", lấy xây" làm

chính. Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa quý báu

của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế giới, sáng tạo, vun đắp

nên những giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ

tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mưu toan lợi

dụng văn hoá để thực hiện "diễn biến hoà bình".

Page 19: giáo dục

c. Đánh giá việc thực hiện đường lốiThành tựu :

• Bước đầu tạo dựng được cơ sở vật chất và đào tạo được nguồn nhân lực cótrình độ tốt, các mối quan hệ hợp tác cũng phát triển.

• Chất lượng và quy mô giáo dục được cải thiện ở tất cả các cấp.

• Khoa học và công nghệ có bước phát triển, phục vụ thiết thực hơn nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội.

• Văn hoá phát triển, việc xây dựng đời sống văn hoá và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

• Những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng văn hoá chứng tỏ đường lối vàcác chính sách văn hoá của Đảng và Nhà nước ta đã và đang phát huy tácdụng tích cực, định hướng đúng đắn cho sự phát triển đời sống văn hoá.

Page 20: giáo dục

Hạn chế :

• Đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp.

• Sự phát triển của văn hoá chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinhtế. Môi trường văn hoá bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của cácsản phẩm và dịch vụ văn hoá mê tín, lai căng...

Nguyên nhân :

• Các quan điểm chỉ đạo về phát triển văn hoá chưa được quán triệt đầy đủcũng chưa được thực hiện nghiêm túc.

• Bệnh chủ quan, duy ý chí trong quản lý kinh tế - xã hội cùng với cuộckhủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài 20 năm đã tác động tiêu cực đến việctriển khai đường lối phát triển văn hóa.

• Chưa xây dựng được cơ chế chính sách và giải pháp phù hợp để phát triểnvăn hoá trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế.

• Một bộ phận những người hoạt động trên lĩnh vực văn hoá có biểu hiện xarời đời sống, chạy theo chủ nghĩa thực dụng, thị hiếu thấp kém.

Page 21: giáo dục

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI.1. Thời kì đổi mới:a. Thực trạng và chủ trương của đảng:

Giai đoạn 1945-1954:

- Các vấn đề xã hội ở giai đoạn này như:

+ Các tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị đoan, rượuchè, cờ bạc, nghiện hút ngày đêm hoành hành.

+ Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưađược khắc phục. Nạn lụt lớn, làm vỡ đê ở 9 tỉnhBắc Bộ, tiếp theo đó là hạn hán kéo dài làm chohơn một nửa diện tích ruộng đất không thể càycấy được.

Page 22: giáo dục

- Trước tình hình đó nhiệm vụ cấp bách lúc này đó là làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, dânđược học hành.- Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình Dân chủ nhân dân: chính phủ có chủ trươngvà hướng dẫn để các tầng lớp nhân dân chủ động và tự tổ chức giải quyết các vấn đề của chínhmình

Một số chủ trương mà Đảng đã đề ra ở giải đoạn này:

• Chủ trương tăng gia sản xuất, bãi bỏ thuế thânvà các thuế vô lí khác, tổ chức hũ gạo cứu đói, tổ chức “ ngày đồng tâm”

• Chủ trương tiết kiệm, đồng cam cộng khổ từ cơquan chính phủ đến bộ đội, nhân dân

• Khuyến khích mọi thành phần xã hội phát triểntheo cơ chế thị trường. Thực hiện chủ trươngđiều hòa lợi ích giữa chủ và thợ.

• Bài trừ các tệ nạn xã hội kết hợp với xây dựngnếp sống văn hóa mới.

Page 23: giáo dục

- Các vấn đề xã hội được giải quyết theo mô hình CNXH kiểu cũ.

- Đại Hội III (1960) đã trình bày cụ thể nhiều chủ trương xã hội với từng giaicấp, các giới, dân tộc thiểu số,tôn giáo... nhằm nâng cao đời sống nhân dânnhư:

+ Các chủ trương đối với nông dân phải chiếu cố thích đáng lợi ích trước mắtkết hợp với lợi ích lâu dài.

+ Tǎng cường giáo dục cho công nhân không ngừng nâng cao ý thức về vai tròtiên phong, trách nhiệm lãnh đạo của giai cấp công nhân và nghĩa vụ liên minh đối với nông dân lao động, nâng cao trình độ vǎn hóa và kỹ thuật, làm cho giaicấp công nhân phát huy đầy đủ vai trò của mình trong công cuộc cải tạo xã hộichủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Thủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, đoàn kết tất cả những người yêu nướcvà tiến bộ trong các tôn giáo, đoàn kết các dân tộc để kháng chiến và kiến quốc.

Giai đoạn 1955-1975:

Page 24: giáo dục

- Các vấn đề xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quanliêu, bao cấp trong hoàn cảnh đất nước bị lâm vào khủng khoảng KT-XH nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cấm vận, cô lập

- Một số chủ trương ở giai đoạn này:

+ Nắm vững chuyên chính vô sản, xóa bỏ chế độ bóc lột người, xoá bỏ nghèonàn và lạc hậu

+ Không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìnan ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoàbình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấutranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩaxã hội.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cảthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hộichủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn 1975-1985

Page 25: giáo dục

Thành tựu• Nạn đói được đẩy lùi, nhân dân có cơm ăn áo mặc

• Việc bài trừ các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan được quần chúng nhân dân hưởng ứng sôinổi

• Chỉ sau 1 năm thành lập Nha bình dân học vụ, cơ quan chuyên trách việc chống “giặc dốt” trên toàn quốc đã tổ chức gần 76.000 lớp học và có trên 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ.

• Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh;

• Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được phát triển;

• Bảo đảm được sự ổn định của xã hội

Hạn chế: Có tâm lý thụ động, ỷ lại vào nhà nước và tập thể trong cách giải quyết các vấn đề xã hội, chếđộ phân phối trên thực tế là bình quân, cào bằng không khuyến khích những đơn vị, cá nhântốt... hình thành xã hội đóng, ổn định nhưng kém năng động, chậm phát triển về mọi mặt

Nguyên nhân: Áp dụng và duy trì quá lâu cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp

b. Đánh giá việc thực hiện đường lối

Page 26: giáo dục

2. Trong thời kỳ đổi mới

a. Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề của xã hội.

Đại hội VI (12 – 1986) đã có nhận thức mới về vấn đề xã hội:

• Coi vấn đề xã hội là hết sức quan trọng do đó đã nâng vấn đề lên tầm

chính sách của xã hội.

• Thấy rõ mối quan hệ và tác động to lớn của chính sách xã hội đối với

kinh tế, chính trị và ngược lại.

• Xác định rõ mục tiêu của chính sách xã hội và chính sách kinh tế là

thống nhất: Tất cả vì con người, phát huy nhân tố con người trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Page 27: giáo dục

Đại hội VIII, Đảng ta đã nêu lên định hướng chỉ đạo việc hoạch định

chính sách xã hội:

• Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong

từng bước và cả quá trình phát triển.

• Thực hiện nhiều hình thức phân phối.

• Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.

• Các vấn đề xã hội được giải quyết theo tinh thần xã hội hóa.

Đại hội XI chủ trương:

• Chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hóa xã hội.

• Thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản

xuất và tăng năng xuất lao động.

• Thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm

giàu hợp pháp.

Page 28: giáo dục

Đại hội X chủ trương: Phải kết hợp với các mục tiêu kinh tế với các mục

tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, trong từng địa phương, trong từng

lĩnh vực.

Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới Hội nghị

Trung ương 4 khóa X (tháng 1 – 2007) nhấn mạnh :

Phải giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh khi thực hiện các cam

kết với WTO.

Xây dựng cơ chế đánh giá và cảnh báo tác động về mặt xã hội khi

gia nhập WTO để xử lý, giải quyết các vấn đề xã hội.

Page 29: giáo dục

b. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội:

Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tếvới tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sáchphát triển.

Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinhtế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến vàhưởng thụ.

Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêuphát triển con người HDI và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.

Page 30: giáo dục

c. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội.Một là, Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, thực hiện xóa

đói giảm nghèo.

Hai là, Bảo đảm cung ứng các dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng chomọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộngđồng:

Ba là, Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả.

Bốn là, Xây dựng và thực hiện có kết quả chiến lược quốc gia vềnâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi.

Năm là, Thực hiện tốt chính sách dân số,kế hoạch hóa gia đình.

Sáu là, Chú trọng chính sách xã hội.

Bảy là, Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng xã hội.

Page 31: giáo dục

d. Đánh giá sự thực hiện đường lối:

Thành tựu:

• Tính năng động, tích cực, chủ động, trong việc giải quyết những vấn đề xã hộicủa bản thân, gia đình của các tầng lớp dân cư được nâng cao rõ rệt.

• Thực hiện có kết quả phân phối theo kết quả lao động, coi đây là phương thứcphân phối chủ yếu, tạo ra sự tích cực cho các cá nhân.

• Nhà nước và các tầng lớp của nhân dân đã nhận thức rõ hơn mối quan hệ và sựtác động qua lại giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội.

• Đã ý thức rõ sự phân hóa giàu nghèo và có nhiều biện pháp để tạo điều kiệnkhuyến khích mọi người vươn lên làm giàu hợp pháp đồng thời tích cực xóa đóigiảm nghèo, cứu trợ xã hội.

• Đã hình thành một cơ cấu xã hội mới với nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp dân cưcùng chung mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Page 32: giáo dục

Hạn chế:

• Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết kịp thời.

• Tiêu cực trong xã hội còn nhiều nhất là tình trạng quan liêu, thamnhũng trong bô máy công quyền.

• Môi trường sinh thái, môi trường xã hội bị ô nhiễm, chưa có biệnpháp khắc phục có hiệu quả.

• Phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng.

Nguyên nhân:

• Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu xã hội. Nguồn lực dành choviệc giải quyết các vấn đề xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu.

• Quản lý xã hội còn nhiều yếu kém, không theo kịp sự phát triển kinhtế - xã hội.