giáo trình seo - pubweb.vn - Đơn vị marketing online chuyên nghiệp

26
I. Định nghĩa những yếu tố trong SEO 1. Backlink Nói đến SEO, marketing online ai cũng nói về backlink, vậy backlink là gì? Backlink là các links đến từ các site khác trỏ đến website của bạn. Nếu backlink ít sẽ thể hiện độ yếu của website của bạn, độ uy tín website của bạn chưa cao. Nhưng không phải backlinks nhiều sẽ thể hiện độ uy tín cao cho website của bạn, tỷ lệ backlink cần phải tương đồng với tỷ lệ referring domains. Bạn cần lượng backlinks lớn nhưng cũng cần phải đến từ lượng lớn domains khác nhau. Một backlink thế nào là chất lượng? Hiện nay đa số các SEOer đang hiểu sai về backlinks kéo theo sai lầm trong công cuộc marketing online. Các bạn Spam các bài có nội dung giống nhau với các backlink giống hệt nhau trên nhiều diễn đàn, các blog cá nhân, các website rao vặt bán hàng. Khi Search Engine quét qua hàng loạt các website đó, sẽ dễ dàng nhận ra những bài viết đang bị copy một cách máy móc, và như vậy bạn rất dễ nhận được cái tuýt còi của google. Hãy chăm chút cho các backlinks của mình, mỗi một chỗ bạn đặt backlinks là một nội dung khác nhau, một thông tin khác nhau có thể sẽ hữu ích cho người sử dụng của google. Điều đó sẽ giúp mỗi một backlink của bạn đều là những backlink chất lượng. Ngoài ra còn tăng giúp chỉ số page authority của bài viết đó, khi chỉ số này tăng lên thì page được bài viết trỏ backlink đến cũng chất lượng hơn. 2. Referring domain Domain referring được định nghĩa là các domain có link trỏ về website của bạn. Tỷ lệ backlink cần phải được cân đối với tỷ lệ domain referring, bạn không nên có số lượng backlink quá nhiều so với số lượng referring domain. Và nếu số lượng backlink của bạn lớn hơn nhiều quá số lượng referring domain, google sẽ đánh giá chất lượng backlink của bạn yếu, không đáng tin cậy. Vì có thể số lượng backlink đó đến từ việc bạn mua chỗ để treo backlink lên hệ thống các site, các blog cá nhân, và như vậy uy tín của bạn không được đánh giá cao. Vậy thì tỷ lệ bao nhiêu là tỷ lệ vàng giữa backlink và referring domains Với google thì tỷ lệ càng thấp sẽ càng được đánh giá cao, điều đó có nghĩa rằng bạn được rất nhiều người nói đến, chứ không phải một người được bạn thuê

Upload: pubweb-vn

Post on 20-Feb-2017

27 views

Category:

Internet


1 download

TRANSCRIPT

I. Định nghĩa những yếu tố trong SEO

1. Backlink

Nói đến SEO, marketing online ai cũng nói về backlink, vậy backlink là gì?

Backlink là các links đến từ các site khác trỏ đến website của bạn. Nếu

backlink ít sẽ thể hiện độ yếu của website của bạn, độ uy tín website của bạn

chưa cao. Nhưng không phải backlinks nhiều sẽ thể hiện độ uy tín cao cho

website của bạn, tỷ lệ backlink cần phải tương đồng với tỷ lệ referring

domains. Bạn cần lượng backlinks lớn nhưng cũng cần phải đến từ lượng lớn

domains khác nhau.

Một backlink thế nào là chất lượng?

Hiện nay đa số các SEOer đang hiểu sai về backlinks kéo theo sai lầm trong

công cuộc marketing online. Các bạn Spam các bài có nội dung giống nhau với

các backlink giống hệt nhau trên nhiều diễn đàn, các blog cá nhân, các website

rao vặt bán hàng. Khi Search Engine quét qua hàng loạt các website đó, sẽ dễ

dàng nhận ra những bài viết đang bị copy một cách máy móc, và như vậy bạn

rất dễ nhận được cái tuýt còi của google.

Hãy chăm chút cho các backlinks của mình, mỗi một chỗ bạn đặt backlinks là

một nội dung khác nhau, một thông tin khác nhau có thể sẽ hữu ích cho người

sử dụng của google. Điều đó sẽ giúp mỗi một backlink của bạn đều là những

backlink chất lượng. Ngoài ra còn tăng giúp chỉ số page authority của bài viết

đó, khi chỉ số này tăng lên thì page được bài viết trỏ backlink đến cũng chất

lượng hơn.

2. Referring domain

Domain referring được định nghĩa là các domain có link trỏ về website của

bạn. Tỷ lệ backlink cần phải được cân đối với tỷ lệ domain referring, bạn

không nên có số lượng backlink quá nhiều so với số lượng referring domain.

Và nếu số lượng backlink của bạn lớn hơn nhiều quá số lượng referring

domain, google sẽ đánh giá chất lượng backlink của bạn yếu, không đáng tin

cậy. Vì có thể số lượng backlink đó đến từ việc bạn mua chỗ để treo backlink

lên hệ thống các site, các blog cá nhân, và như vậy uy tín của bạn không được

đánh giá cao.

Vậy thì tỷ lệ bao nhiêu là tỷ lệ vàng giữa backlink và referring domains

Với google thì tỷ lệ càng thấp sẽ càng được đánh giá cao, điều đó có nghĩa rằng

bạn được rất nhiều người nói đến, chứ không phải một người được bạn thuê

nói về bạn và họ nói rất nhiều về bạn. Chính vì vậy hãy cố gắng đưa tỷ lệ đó

càng tiệm cận với tỷ lệ 1:1 thì càng tốt.

3. Anchor text

Anchor text là các text mà bạn đặt backlink.

Trong ảnh chúng ta có một thẻ <a> được gắn vào một bài viết trỏ link về

https://pubweb.vn/tintuc/thiet-ke...html được đặt tên là thiết kế website. Ở

đây ta có một backlink được trỏ về pubweb và text của backlink này là thiết kế

website.

Vậy một website có tỷ lệ anchor text như thế nào là mạnh?

Hãy đặt mình vào google để suy nghĩ, nếu nơi nào bạn cũng đặt anchor text là

thiết kế website. Tỷ lệ anchor text của bạn sẽ rất cao đối với từ khóa “thiết kế

website” nhưng điều đó có nghĩa rằng bạn chỉ giá trị đối với từ khóa đó thôi.

Bạn không mang lại được điều gì hữu ích hơn cho khách hàng của google. Cái

google cần là thông tin hữu ích mang lại cho người dùng, để giữ người dùng ở

lại với công cụ tìm kiếm google. Chính vì vậy hãy đa dạng hóa tỷ lệ anchor text

của mình.

VD : SEO cho pubpos.vn, một trang web cho bán sản phẩm là phần mềm bán

hàng tích hợp trên website. Hệ thống anchor text của nó cần được chia đều

theo các từ khóa mà nó muốn chạy như :

- Phần mềm bán hàng

- Phan mem ban hang

- Phan mem ban hang tich hop website

- Phần mềm bán hàng tích hợp website

- Phần mềm bán hàng thời trang phụ kiện

- Phần mềm bán hàng điện tử điện máy

Tuy nhiên từ khóa chính cần phải được đi nhiều hơn thể hiện sự nổi bật của

website. Cho nên từ khóa “Phần mềm bán hàng” và “Phan mem ban hang ” cần

có tỉ lệ % cao hơn các từ khóa khác.

Ngoài ra, việc đặt anchor text cũng nên làm cho tự nhiên, điều đó để thể hiện

với google rằng, tất cả những backlink có anchor text trỏ về website của bạn

đều đến một cách tự nhiên, không hề có sự sắp đặt nào ở đây. Ví dụ như ngoài

các từ khóa về lĩnh vực kinh doanh, bạn cũng nên đặt một số anchor text một

cách tự nhiên như là một khách hàng, người dùng feedback về dịch vụ của bạn

vậy. Tuy nhiên những anchor text này không nên nhiều quá lấn át các từ khóa

mà các bạn muốn SEO như vậy sẽ ảnh hưởng đến từ khóa chính.

VD : Các anchor text như “xem thêm tại đây”, “pubpos.vn”, “more”, “thông tin

sản phẩm tại đây”…

4. External Link

External link là gì?

Liên kết đến từ trang ngoài domain của bạn thì được gọi là backlink, còn liên

kết từ trang của bạn đến các domain khác thì gọi là external link. Việc tạo

external link này thể hiện nội dung mà bạn đưa ra có kiểm chứng từ các nguồn

khác nhau, được dẫn chứng bởi các trang uy tín. Google sẽ đánh giá cao các nội

dung bạn đưa ra có dẫn chứng và mở rộng với những nguồn uy tín khác. Các

bạn cần lưu ý sau đây nếu đặt các external link trong website của mình :

- Luôn kiểm tra xem các external link có còn hoạt động hay không, nếu nó

chết hãy trỏ link về trang 404 của bạn

- Hãy kiểm tra các external link của mình có trỏ đến các trang spam, trang

đang bị phạt bởi google. Nếu có thì hãy gỡ external link đi nó không ít thì

nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến site của bạn.

5. Internal Link

Internal Link cũng là một dạng hyperlink nhưng không link đến web khác

hay là từ các web khác trỏ về, Internal link là liên kết đến trong nội bộ website

của bạn.

Tầm quan trọng của Internal Link

Internal Link rất quan trọng trong cấu trúc website của bạn, việc bạn có điều

hướng các trang trong site của mình sẽ giúp google bot tìm kiếm được dễ dàng

các thông tin trong site của bạn. Việc này sẽ giúp mọi người biết đến thông tin

của bạn nhiều hơn.

- Internal link được dùng làm menu điều hướng cho site của bạn

- Internal link được làm để tạo sơ đồ website của bạn, khiến site của bạn

có bố cục cụ thể hơn

- Internal link giúp bạn trải dài các link trong site của bạn để tạo link juice

(một trong yếu tố quyết định độ mạnh của link).

Trong một ví dụ cụ thể sau đây, site của bạn có các link như sau link A, link B,

link C, link D, và link E. Bạn có link trỏ đến link A, từ link A bạn có internal link

đến link E và B nhưng không có link để trỏ đến link C và link D, có nghĩa rằng

bot google khi quét đến link A , B, link E của bạn nó sẽ dừng không quét tiếp

nữa vì nó ngầm hiểu link C và link D không có thông tin quan trọng mà bạn cần

cung cấp cho người dùng. Như vậy những thông tin quan trọng của link C và D

sẽ không đến được với khách hàng của bạn.

Internal link example

Cấu trúc link tối ưu cho một website

Cấu trúc tối ưu cho một website như một hình kim tự tháp, các link ở cấp trên

sẽ nối với các link ở cấp dưới mở rộng như một chân rết. Trong việc xây dựng

link liên kết trong site các bạn nên tránh việc xây dựng một liên kết vòng như :

link 1 -> link2 ->link3-> link1. Điều này là điều tối kỵ với search engine còn gọi

là link chain, nếu bạn làm như vậy hãy cẩn thận với việc có thể bị phạt bởi

search engine.

Cấu trúc link tối ưu cho một website

Điều nên làm là tạo link pramid (link1 -> link2 -> link3->…. ->link n) vào trong

chuỗi điều hướng đó chỉ sử dụng 1 link để trỏ về trang chính của bạn như vậy

là bạn đã xây dựng link wheel.

Cách xây dựng internal link

Có nhiều cách xây dựng liên kết nội bộ, ở một site bán hàng thường xây dựng

liên kết nội bộ tại footer hoặc trang chủ. Ở trang chủ thường sẽ được xây dựng

thông qua menu category sản phẩm, menu này sẽ điều hướng người dùng vào

trang chủ liên kết đến trang category sản phẩm khác nằm trong site. Liên kết

nội bộ nằm ở footer, thường đặt các từ khóa liên quan đến sản phẩm mà bạn

kinh doanh, hoặc các liên kết đến các trang chính sách bán hàng, chính sách

đổi trả, FAQs…

Liên kết nội bộ đặt ở trang chủ

Liên kết nội bộ đặt ở footer

Tôi thường đặt liên kết nội bộ ở trang chi tiết một tin tức, sau đó dồn các liên

kết nội bộ về một trang quan trọng nào đó hoặc một trang có chỉ số PA(page

authority) cao, ví dụ như trang về chúng tôi. Nghĩa là khi kéo được khách hàng

về với website của mình, sau khi tìm hiểu các thông tin mình đưa cho khách

hàng bạn cần đưa khách hàng tìm hiểu về công ty bạn. Với việc tìm hiểu công

ty bạn khách hàng sẽ đặt niềm tin và quyết định mua hàng của bạn hơn.

Những điều nên tránh khi đặt liên kết nội bộ

- Liên kết thông qua các form : Ví dụ như form liên hệ để feedback, mặc

dù khi bạn click vào button gửi liên hệ cũng là một thẻ <a> gắn liên kết nội bộ,

nhưng bot google sẽ rất khó khăn để quét qua thẻ <a> đó. Nếu bạn sử dụng thẻ

<a> ở đây nên để thuộc tính là nofollow.

- Liên kết thông qua tìm kiếm

- Liên kết được đặt trong javascripts, jquerry

- Liên kết trong flash hoặc plugins

- Liên kết trỏ đến trang bị chặn bởi thẻ meta hoặc robot.txt

- Liên kết đến trang có quá nhiều link liên kết khác: Search engine chỉ cho

phép có 150 liên kết trong một trang. Trong một số trang quan trọng có thể có

từ 200 đến 250 liên kết, tuy nhiên các bạn nên đặt dưới 100 liên kết cho một

trang.

- Liên kết trong các frame và i-frame.

6. Domain Authority

a. Domain Age

Tuổi của domain càng lâu càng chứng tỏ bạn là người làm ăn chân chính không

làm ăn chộp giật. Về thuộc tính này không thể thay đổi khi làm SEO nên chúng

ta không bàn đến trong bài viết này.

b. Domain Trust

Domain trust là độ uy tín của domain, một domain được coi có độ tin cậy càng

cao khi được nhiều domain uy tín khác trên mạng nói về nó, điều đó liên quan

đến độ phủ của backlink trên các referring domain khác. Một phiếu bầu từ

domain chất lượng hơn rất nhiều so với nhiều phiếu bầu từ những domain

kém chất lượng, nếu bạn không có chiến lược cụ thể các bạn còn bị phạt bởi

google do spam backlink.

c. Domain Vote

Google cho rằng mỗi một website, một tên miền sẽ có một phiếu bầu nhất định

cho những domain website khác. Website nào càng uy tín thì phiếu bầu đó

càng giá trị. Và ngược lại những phiếu bầu đến từ những trang web xấu, web

kém chất lượng có thể làm hại uy tín của site bạn. Khi có những phiếu bầu xấu

đó bạn nên tự tìm cách gỡ backlink đó trước khi sử dụng thủ thuật khác như :

khai báo với google về những backlink không phải của mình. Trường hợp này

thường xảy ra khi bạn bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu.

Hình dưới là mô tả của việc các website Vote cho nhau, mà trong dó pubweb

được 3 phiếu vote của 3 website khác. Tuy nhiên 3 phiếu này có sức nặng nhẹ

khác nhau. Nếu Pubpos có điểm domain authority lớn hơn 2 domain kia thì

phiếu bầu của pubpos sẽ chất lượng hơn 2 website kia. Theo như vậy thì muốn

nâng điểm domain authority của website cần SEO thì nên đi nhiều backlink ở

những domain có domain authority cao để đẩy độ uy tín của website cần SEO

lên.

7. Page Authority

Page authority là độ uy tín của từng trang trong hệ thống các trang trong

domain của bạn. Trang nào có độ uy tín càng cao thì càng được đánh giá cao

trong chủ đề mà nó đưa tin.

VD : Cùng là nói về chủ đề marketing online, có 3 website nói về chủ đề này là

pubweb, pubpos, pubnews. Đầu tiên search engine sẽ xét đến tiêu chí domain

authority để quyết định ai đứng đầu, sau đó xét đến page authority của bài viết

về chủ để marketing online để xem xét tiếp. Vậy nên nếu bạn muốn bài viết

của bạn ở TOP đầu, hãy chăm sóc cho chỉ số page authority của bài viết đó lên

cao.

Cách tăng chỉ số page authority

Tương tự Domain authority, Page authority được quyết định bởi các phiếu

bầu từ website khác, có nghĩa là các backlink trỏ đến chính xác trang đó. Theo

vậy thì cách tăng chỉ số page authority là bạn hãy viết nhiều chủ đề trên các

trang website khác nhau và trỏ về chủ đề chính ở website của bạn để thứ 1

tăng lượng traffic về website mình, thứ 2 tăng độ uy tín của trang đó lên cao.

Cũng như domain authority các phiếu bầu từ page có page authority càng cao

thì càng chất lượng hơn các phiếu bầu từ page có độ uy tín thấp. Chính vì vậy

ngay cả ở những bài viết để đi link về bạn cũng nên viết những bài viết thật

chất lượng.

II. SEO on-page

SEO on-page là việc tối ưu hóa nội dung trên site của bạn để thân thiện

hơn với search engine, giúp google index bài viết của mình nhanh hơn.

Vậy trong công việc SEO – onpage bạn cần làm những công việc gì?

1. Tối ưu hóa thẻ title

Title của bài viết sẽ hiển thị ở đâu trong kết quả tìm kiếm? và tại sao nó lại

quan trọng trong việc SEO onpage?

Trong hình minh họa phía trên, title được đánh dấu là ô số 1, title sẽ của trang

sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của google. Title sẽ được hiển thị ở

trong khoảng 55-70 ký tự.

Chính vì chỉ hiển thị được 55-70 ký tự nên chúng ta chỉ nên đặt title ngắn gọn

đi thẳng vào từ khóa mà khách hàng có thể tìm kiếm bài viết về nó, ví dụ ở ảnh

trên tôi đặt title là SEO-Marketing online nhắm trực tiếp vào từ khóa

marketing online. Vậy nên khi search “Đơn vị marketing online chuyên

nghiệp” sẽ ra bài viết của tôi.

Ngoài ra title còn quan trọng để thể hiện uy tín, nhận diện thương hiệu của

đơn vị trên mạng tìm kiếm nên chúng ta nên có brand name ở đằng sau mỗi

title. Khi đó khi khách hàng tìm kiếm sẽ thấy rằng chúng ta là một đơn vị

chuyên nghiệp có uy tín.

Hãy viết title làm sao để tạo tò mò cho khách hàng, thôi thúc khách hàng click

vào đường link mà chúng ta đã viết. Một title tối ưu cần mang các lợi ích sau

trong nó:

- Mang từ khóa cần tìm kiếm, cần tối ưu từ khóa ở mức tổng quát nhất có

thể.

- Có các cụm từ tạo tò mò khách hàng

- Có các từ call to action khiến khách hàng không thể bỏ qua

2. Tối ưu hóa Description

Thẻ description là phần hiển thị mô tả của link mà khách hàng tìm thấy

Trong ảnh trên description hiển thị ở khung số 2 của ảnh, là phần hiển thị trên

kết quả tìm kiếm của google. Phần từ khóa tìm kiếm cũng sẽ được tìm trong

phần mô tả. Thế nên việc tối ưu hóa thẻ mô tả rất quan trọng trong SEO, mô tả

của bạn cần phải chứa được nhiều kịch bản từ khóa nhất có thể.

Tại sao lại là kịch bản từ khóa? Nó có nghĩa rằng là ở kịch bản tìm kiếm nào

mình cũng sẽ có từ khóa trong mô tả có thể đáp ứng được nhu cầu liên quan.

Ngoài việc tối ưu với search engine thì mô tả cũng cần phải có ý nghĩa với

người dùng, vì nếu bạn được tìm thấy không có nghĩa bạn sẽ có đơn hàng từ

việc được hiển thị. Nội dung rất quan trọng, trong thực tế việc bạn mời chào

khách hàng rất quan trọng thì trong SEO và marketing online mô tả chính là

câu mời chào khách hàng của bạn.

Giới hạn về số lượng từ

Đã gọi là mô tả nên nó rất súc tích và ngắn gọn. Nửa đầu năm 2016 google

thông báo rằng đã nâng số lượng từ được hiển thị ở phần mô tả tìm kiếm lên

con số 200 từ cho website và 172 từ cho mobile. Như vậy là kể từ giữa năm

2016 trở đi, số lượng từ cho phần mô tả được nâng lên con số 200 cho máy

tính và 172 cho mobile, tuy nhiên để an toàn tôi khuyên các bạn nên để ở 165

ký tự. Các bạn có thể truy cập trang web sau để tính toán số lượng từ đã có

http://www.lettercount.com/.

Theo đó thì bài toán được đưa ra là với 165 ký tự các bạn hãy viết một đoạn

văn, mời chào khách hàng click vào trang website của bạn và mua hàng.

3. Tối ưu hóa URL

URL trong thế giới SEO là gì? Và tại sao nó quan trọng.

Vẫn trong hình minh họa phía trên, URL là mục 3 của phần tìm kiếm. Trong

hình bạn cũng nhìn thấy phần bị bôi đậm lên là phần có kết quả trùng với từ

khóa mà bạn vừa đánh vào trong ô tìm kiếm. Như vậy thì URL cũng sẽ phải

được tối ưu theo từ khóa mà bài viết đang xây dựng.

Theo công bố của google thì URL của một trang website cần phải tường minh,

thể hiện rõ nội dung đường link cho khách hàng, ngắn gọn và đi vào nội dung

chính. Nếu URL của bạn không rõ ràng và tường minh, có nghĩa rằng bài viết

đó của bạn chưa tối ưu cho công cụ tìm kiếm và việc bạn được tìm thấy trong

kết quả tìm kiếm là khó khăn hơn.

4. Tối ưu tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang

Không một người dùng nào của bạn đủ kiên nhẫn để đợi website của bạn load

được thông tin cho họ đọc trong vòng 10s, nhất là trong thời đại thông tin ở

đâu cũng đầy dãy như bây giờ. Vậy đó, Người dùng của bạn còn như vậy thì

đừng mong những người lạ mới biết đến website của bạn lại chờ đợi bạn cung

cấp thông tin.

Kiểm tra tốc độ tải trang có đạt chuẩn hay không?

Trên trình duyệt firefox bạn hãy tải SEOdoctor plugin của firefox. Sau khi cài

đặt xong bạn sẽ thấy biểu tượng hình là cờ ở trên thanh địa chỉ. Bấm vào lá cờ

đó và click vào trang cần test.

Xem ảnh dưới để thấy tốc độ tải trang của pubweb.vn. Nếu bạn thấy tốc độ tải

trang của bạn quá thấp hãy yêu cầu bên thiết kế, xây dựng website của mình

cải thiện nó cho thân thiện với người dùng. Thường thì tốc độ tải trang nhanh

hay chậm đến từ việc tải ảnh của trang, nếu trang của bạn quá nhiều hình ảnh

chất lượng cao, nặng sẽ rất ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Tuy nhiên thì việc

giảm chất lượng ảnh sẽ ảnh hưởng đến performance của website. Vậy thì

chúng ta cần cân nhắc để đạt được tỷ lệ như mong muốn, website vừa đẹp tốc

độ load lại đủ để người dùng không phải chờ quá lâu.

5. Tối ưu hóa thẻ H1, H2

Heading tags, thẻ H1, H2 là gì?

Trong một đoạn văn các thẻ đầu đoạn văn bao giờ cũng là thẻ diễn tả nội dung

ngắn gọn của đoạn văn đó. Khi bạn muốn viết một bài chuẩn SEO bạn cần sử

dụng các heading tags để nhấn mạnh đoạn văn tiếp theo bạn sẽ nói về nội

dung gì.

Heading tags, H1, H2 tại sao lại quan trọng?

Search engine cũng như người dùng của bạn vậy, để có thể giới thiệu cho

người dùng của nó những nội dung hay, quan trọng và chứa đựng thông tin

người dùng cần thì nó sẽ cần phải đọc qua nội dung của bạn để tìm hiểu xem

nội dung đó có mang lại thông tin cho khách hàng của nó hay không? Và điều

đầu tiên Search engine quét đến là các thẻ heading của bạn. Thẻ H1 rất quan

trọng nó chứa đựng nội dung của cả bài viết. Trong một bài viết chỉ nên có 1

thẻ H1 mà thôi. Nếu nhiều thẻ H1 quá được coi là không tối ưu cho công cụ tìm

kiếm vì nó sẽ không hiểu bài viết của bạn tập trung nói về vấn đề gì? Còn thẻ

H2 bạn có thể có nhiều thẻ H2 nằm đằng sau thẻ H1, chứa đựng các nội dung

mở rộng của bài viết.

Chính vì search engine sẽ quét qua các thẻ H1, H2 của bạn trước nên các thẻ

này của bạn cần chứa từ khóa mà bài viết đang nói về. Các từ khóa này cần

phải liên quan đến nhau thì sẽ được search engine đánh giá cao hơn.

Ví dụ minh họa

VD : Bài viết “Thiết kế website chuẩn SEO tại Hà nội 2016” được viết với thẻ

H1 chính là title của bài viết “Thiết kế website chuẩn SEO tại Hà nội 2016”.

Trong bài viết tôi sẽ chia thành nhiều đoạn văn mỗi đoạn văn sẽ có một tiêu đề

là thẻ H2. Các thẻ H2 của đoạn văn này có thể được liệt kê ra như : “Thế nào là

website chuẩn SEO”, “Xu hướng thiết kế website 2016”, “Cách chọn đơn vị

thiết kế website chuẩn SEO tại Hà nội”.

Như các bạn thấy hệ thống các thẻ H1 và H2 của tôi sẽ liên quan đến nhau,

trong đó các thẻ H2 làm nhiệm vụ bổ trợ cho thẻ H1 và diễn tả nội dung sơ

lược đoạn văn mà nó đứng trên. Thẻ H2 của tôi chứa các từ khóa mà người

dùng có thể search xung quanh các từ khóa chính mà thẻ H1.

6. Tối ưu hóa thẻ image

Tại sao cần phải tối ưu hóa thẻ image

Thẻ image mang lại cho người dùng những hình ảnh minh họa giúp phong phú

hơn nội dung bài viết của bạn. Tuy nhiên với search engine thì sẽ quan tâm

đến thuộc tính alt của thẻ image để có thể hiểu nội dung hình ảnh mà bạn đang

sử dụng là thế nào. Chính vì lý do đó mà thuộc tính ALT rất quan trọng trong

việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Tối ưu hóa thẻ Image như thế nào?

Như đã trình bày ở trên thì thẻ ALT hình ảnh sẽ phải diễn giải cho search

engine hiểu hình ảnh đó mang ý nghĩa gì? Vậy thì hãy đặt thuộc tính alt cho

bức ảnh của bạn giống với tên mà nó mang lại. Ngoài ra công cụ tìm kiếm cũng

sẽ tìm kiếm các từ xung quanh bức ảnh (trước và sau bức ảnh) để nhận định

bức ảnh trên có giải nghĩa cho nội dung mà nó mang lại hay không? Nên để tối

ưu cho bức ảnh đó bạn hãy đặt bức ảnh đúng vào chỗ mà nó cần giải thích.

7. Nội dung trong bài viết

Nội dung cần phong phú

Đối với công cụ tìm kiếm, nội dung mang lại cho người dùng là điều đầu tiên

nó quan tâm để phục vụ cho người dùng của nó. Vậy thì dù bạn làm bất cứ

điều gì để chuẩn hóa SEO cho thân thiện với search engine mà nội dung của

bạn không cung cấp được những thông tin quan trọng cho người dùng thì đều

không được đánh giá cao.

Nội dung thế nào là phong phú

Nội dung phong phú là nội dung mang tính tường minh, dễ đọc dễ hiểu, đi

ngay vào vấn đề mà người dùng quan tâm. Trong bài viết của bạn mà có ảnh

minh họa, có video hướng dẫn, có biểu đồ hiển thị sẽ được google đánh giá cao

hơn các bài viết mà chỉ có text không. Ngoài ra thì nội dung mới là thứ quyết

định xem khách hàng có tin tưởng mua hàng, sử dụng dịch vụ của bạn hay

không? Mà đấy mới là thứ quan trọng nhất khi chúng ta kinh doanh online.

Chính vì vậy khi viết bài hãy tạm quên tất cả kiến thức SEO đi, viết nội dung

thật hay, hấp dẫn, mang lại lợi ích cho khách hàng. Sau khi có bài viết rồi mới

đọc lại đi tìm ảnh minh họa, video hướng dẫn, hay là làm biểu đồ để tối ưu hóa

cho công cụ tìm kiếm sau.

III. SEO off-page

1. Phân tích keyword – planner

Keyword – Planner là một công cụ vô cùng hữu ích mà lại miễn phí từ

google. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại sao nó hữu ích và hướng

đẫn cách sử dụng nó nhé.

Công dụng của keyword – planner

Nếu các bạn làm SEO, viết bài viết mà không biết sẽ viết về cái gì thì đây là một

công cụ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm những bài viết phù hợp. Chúng ta

viết bài là để khách hàng tìm kiếm những thứ họ cần trong bài viết của mình

thì việc nghiên cứu những thứ khách hàng cần là vô cùng quan trọng. Hãy làm

việc một cách thông minh và khoa học, làm việc theo cảm tính sẽ khiến bạn

mất rất nhiều thời gian.

ảnh hệ thống từ khóa phần mềm bán hàng

Hướng dẫn lập bảng keyword-planner bằng Video

Các bạn xem trong video đính kèm để biết thêm cách lập keyword planner

bằng video nhé.

https://www.youtube.com/watch?v=9S270N24OW8

2. Sử dụng ahref phân tích đối thủ - kế hoạch anchor text

Phần mềm ahref là gì?

Phần mềm ahref là một công cụ mất phí được phát triển để tìm hiểu một

website, domain có thứ hạng ra sau trên công cụ tìm kiếm.

Trong phần mềm ahref các bạn sẽ thấy được số lượng backlinks, referring

domain, tỷ lệ phân bổ anchor text của một trang website. Bạn có thể nhập vào

website của mình để xem sức mạnh của chúng ta thế nào hoặc có thể nhập vào

website của các đối thủ cạnh tranh để phân tích đối thủ của chúng ta ra sao?

Như đã nói ở trên các bạn cũng biết tầm quan trọng của backlinks, referring

domain ra sao, các anchor text có giá trị thế nào trong SEO. Trong phần này tôi

sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng phần mềm ahref một cách đơn giản nhất và hữu

ích nhất. Còn các chức năng phức tạp hơn sẽ trình bày trong một bài viết khác.

Mục đích của việc đánh giá đối thủ

Đã từ ngày xưa các cụ có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, điều

này đến bây giờ vẫn đúng và có ý nghĩa trong mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực

marketing online, việc bạn phân tích được đối thủ xem họ có bao nhiêu

backlinks, bao nhiêu referring domain, tỷ lệ phân bổ anchor text của họ ra sao

rất quan trọng.

Khi bạn biết được referring domain của đối thủ bạn có thể lên được bản báo

cáo đầy đủ các forum, diễn đàn, các trang website mà đối thủ của bạn đã đi

links. Việc đơn giản nhất là phân tích các website đó, cái nào ta có thể đi link

được thì đi luôn, cái nào không thể đi link được thì note lại để phân tích sau.

Hãy lấy 1 đến 3 đối thủ đang nằm trên TOP đầu công cụ tìm kiếm để tìm hiểu,

việc này sẽ giúp bạn có một bản báo cáo đầy đủ hơn về các diễn đàn có thể đi

links.

Video hướng dẫn sử dụng ahref

https://www.youtube.com/watch?v=PX7zZwYz_JI

3. Lên danh sách tiêu đề bài viết

Lên tiêu đề bài viết theo danh sách từ khóa

Sau khi có kế hoạch từ khóa, bạn bắt đầu có cái nhìn tổng quan về hệ thống từ

khóa liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của mình. Chúng ta hiểu chúng ta phải

viết bài về từ khóa đó. Lấy ví dụ theo bảng phân tích từ khóa “phần mềm bán

hàng” ở trên. Chúng ta có danh sách các từ khóa và trữ lượng tìm kiếm cùng

mức độ cạnh tranh. Về các từ khóa có mức độ cạnh tranh cao, giá thầu lớn

chúng ta nên để lại vì trang chúng ta mới thành lập, chưa có nhiều bài viết chất

lượng để trực tiếp cạnh tranh với những bài đã có từ lâu đời.

Trong ví dụ trên các từ khóa như:

POS, Phần mềm bán hàng, web bán hàng có độ canh tranh cao, nhiều bài đã

viết về những từ khóa chính này. Giờ hãy lên những từ khóa phụ cho từ khóa

chính này. Ghép các lĩnh vực mà chúng ta kinh doanh vào các từ khóa chính

này, kết hợp với địa danh, thời gian chúng ta sẽ có bộ từ khóa phụ hợp lý để

dùng.

Từ khóa Tiêu đề Phần mềm bán hàng Phần mềm bán hàng là gì? - Phần mềm bán hàng quần

áo - Tại sao nên dùng phần mềm bán hàng

quần áo - Phần mềm bán hàng tạp

hóa - Những công dụng hữu ích khi sử dụng

phần mềm bán hàng tạp hóa - Phần mềm bán hàng thời

trang - Quản lý cửa hàng thời trang dễ dàng hơn

với phần mềm bán hàng thời trang Web bán hàng Những mẫu web bán hàng đẹp - Web bán hàng thời trang - Xu hướng web bán hàng thời trang 2016 - Web bán hàng tạp hóa - Những chức năng cần có trong web bán

hàng tạp hóa … …

Các bạn cứ tiếp tục ghép với các cụm từ ở đầu câu như: Tại sao nên dùng, công

dụng hữu ích, xu hướng, chức năng cần thiết, khám phá, sự thật trần trụi… ở

đầu câu. Còn cuối câu có thể thêm các địa danh như tại Hà nội, tại Việt nam…

hoặc là thêm thời điểm như năm 2016, năm 2017, 5 năm trở lại đây…

Vậy là bạn đã có một danh sách các tiêu đề cần phải viết target vào đúng từ

khóa mà mình muốn SEO rồi.

Tiến hành Viết Bài

Những vấn đề lưu ý khi viết bài

- Chọn tiêu đều chứa từ khóa phụ để viết trước

- Sau khi viết xong lựa chọn các anchor text trong nội dung bài viết từ khóa

phụ để trỏ về bài viết chứa từ khóa chính

- Tham khảo các cách viết bài chuẩn SEO để viết bài

- Quên tất cả về SEO khi viết bài, hãy viết bằng cảm nhận của bạn.

Up bài lên website, website vệ tinh, forum, các kênh phát tán khác

Những lưu ý khi up bài:

- Up bài chứa từ khóa chính trước ở site của mình sau đó mới đến các bài ở

website vệ tinh, các forum và kênh phát tán khác

- Trước khi submit bài viết kiểm tra lại các thẻ đã được tối ưu với bài viết ở

khu vực muốn up hay chưa, lý do là vì mỗi một website sẽ được người quản

trị tối ưu một kiểu, nếu chưa có thẻ H1 thì bạn cần đặt 1 thẻ H1 làm tiêu đề

của bài viết của bạn, nếu đã có thẻ H1 thì bạn chỉ được đặt các thẻ H2 trong

nội dung bài viết của bạn mà thôi

- Mỗi ngày chỉ được đi 20 backlinks khoảng 10 referring domain cho website

của bạn để đảm bảo bạn không bị phạt bởi các công cụ tìm kiếm. Hãy lên kế

hoạch cho từng ngày của bạn, xem ngày nào đi những forum nào, những

website nào lập 1 bản excel cho kế hoạch đó để đảm bảo bạn không bỏ xót

một forum nào.

4. Link building

Link building là gì?

Link building là mô hình đi backlink của bạn. Hãy lấy giấy bút ra, vẽ lên đó mô

hình mà bạn định xây dựng cho hệ thống marketing online của mình. Việc này

giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống của mình. Như đã nói ở phần

định nghĩa Domain authority > Domain Vote: Google đánh giá bạn qua những

phiếu bầu từ các website khác. Những phiếu bầu đó đến từ các site uy tín chất

lượng thì site của bạn sẽ được đánh giá chất lượng hơn. Chính vì lý do đó nên

các bạn cần tạo dựng một hệ thống site vệ tinh dưới bạn, và muốn những

phiếu bầu của site vệ tinh đó chất lượng thì bản thân site đó phải mạnh. Cứ

như vậy thì site vệ tinh muốn mạnh lại cần những phiếu bầu của những site

khác có sức mạnh tương đương. Theo dó thì chúng ta sẽ có một mô hình kim

tự tháp.

Mô hình kim tự tháp là gì

Mô hình kim tự tháp là một mô hình mà trong đó đứng ở đỉnh tháp là website

chính của bạn, cấp thứ 2 là một loạt website vệ tinh cấp 1, sau đó sẽ là các

website vệ tinh cấp 2, cấp 3... Mỗi một website vệ tinh bạn lại cần đi link ở

những domain có authority cao như: google blog spot, wordpress.com hoặc

bất kỳ một domain nào cho phép tạo blog có thể đi link thì mình cần phải khởi

tạo. Khi đó bạn sẽ có mô hình như sau:

Và cứ thế theo mô hình mà phát triển xuống cấp 1, cấp 2 cho đến cấp n. Tùy

theo sức khỏe của chúng ta ra sao, vì mỗi một cấp website vệ tinh lại tốn kém

với bạn một số tiền không hề nhỏ, thêm vào đó là công sức để viết bài cũng

phải gấp đôi, việc đi link cũng phải gấp đôi, cần rất nhiều nhân lực cho mỗi

một cấp website.

Trong mỗi một bài viết, bạn nên có 1 link đi về website chính, một link đi về

website vệ tinh cùng cấp, 1 link đi về website vệ tinh dưới cấp. Các website vệ

tinh cũng có những bài với các link đi chéo nhau để cùng nhau đi lên và mục

đích cuối cùng là đưa website chính của chúng ta lên.

IV. Cách viết bài chuẩn SEO

Nguyên tắc khi viết bài chuẩn SEO

- Đầu tiên bài viết cần được viết một cách tự nhiên

- Nội dung bài viết cần là duy nhất không được copy parste ở bất cứ nguồn

nào đã tồn tại trên internet, nếu bạn lấy bài chỗ khác về bạn cần đọc hiểu và

viết lại dựa trên cảm nhận của bạn về bài đó. Hãy sử dụng

http://smallseotools.com/plagiarism-checker/ một tools miễn phí để

check xem bài viết của mình đã duy nhất hay chưa, còn phần nào là đạo văn

hay không?

- Từ khóa chính không được lặp đi lặp lại quá nhiều lần, theo đó thì từ khóa

chính xuất hiện ở đầu bài 1 lần, 2 lần phần thân bài và một lần phần cuối

bài

- Từ khóa chính cần phải có ở title và thẻ H1 của bài viết

- Cần có từ khóa phụ, từ khóa mở rộng cho từ khóa chính. VD : “thiết kế

website” là từ khóa chính, các từ khóa phụ có thể là “thiết kế website chuẩn

seo”, từ khóa mở rộng như “cách viết bài viết chuẩn SEO”, “hướng dẫn thiết

kế website từ A-Z”. Các từ khóa phụ và từ khóa mở rộng nằm trong thẻ H2

của bài viết và đại diện cho nội dung của đoạn văn tiếp theo.

- Phần mô tả của bài viết cần chứa từ khóa chính và một vài từ khóa phụ. Mô

tả bài viết cần có ý nghĩa và có khả năng gây tò mò, lôi kéo người đọc click

vào link bài viết.

- Các hyperlink (internal link và external link) cần link đến các bài viết phù

hợp và có thuộc tính title cho các hyperlink phù hợp.

5 Bước viết bài chuẩn SEO

Bước 1: Nghiên cứu tiêu đề bài viết (Phần này mình đã hướng dẫn ở mục tìm

keyword planner)

Bước 2: Lên sườn bài cho bài viết chuẩn SEO. Chúng ta không nên viết liền

mạnh và không có khoảng nghỉ trong bài viết. Chúng ta đã xác định được các

từ khóa chính, từ khóa phụ và từ khóa mở rộng cho chủ đề mà mình định viết

thì hãy follow theo sườn bài đó. Ngoài ra thì bài viết cũng phải có mở bài thân

bài và kết luận, ghép mở bài với sườn bài đã chọn rồi tiến đến kết luận là bạn

đã có một sườn bài tốt và chặt chẽ để theo. Trong bước này các bạn cũng nên

chọn hình ảnh minh họa phù hợp cho từng phần mà bạn viết về. Hình ảnh vừa

làm phong phú thêm cách diễn giải, vừa làm khoảng nghỉ cho mắt giúp người

đọc ở lại với trang của mình được lâu hơn.

Bước 3: Bắt tay vào viết nội dung cho bài viết. Thật sự thì chẳng có quy chuẩn

nào cho việc viết nội dung, hay có cách nào có thể giúp bạn viết hay hơn. Tất cả

phụ thuộc vào khả năng viết văn và thu hút người đọc của bạn, tuy nhiên việc

này bạn có thể luyện tập để nâng cao khả năng viết của mình. Bạn có thể luyện

tập bằng cách viết hằng ngày, đọc thật nhiều sách và các blog của người khác

để nâng cao khả năng viết văn của mình. Tốt hơn hết là đọc các bài viết liên

quan đến lĩnh vực mình định viết, VD viết bài cho marketing online thì nên đọc

các bài về marketing, từ đó có lượng từ chuyên nghành marketing tương ứng

thì lúc viết chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn hơn.

Bước 4: Đọc lại toàn bộ bài viết của mình xem đã phù hợp với tiêu đề, từ khóa

chính và các từ khóa mở rộng hay chưa. Nội dung đã mạch lạc chưa, có lôi

cuốn người đọc trong cả đoạn văn không và quan trọng nhất khi khách hàng

đọc bài viết của mình xong có quyết định mua hàng không? Kiểm tra lại toàn

bộ các hyperlink (internal link lẫn external link) xem có chuyển hướng đến

chính xác trang mà chúng ta hướng đến không, các external link có trỏ đến các

trang bị gãy liên kết không. Các thẻ H2 và H3 đã đặt đúng cách hay chưa, một

lưu ý rằng thẻ H2 cần phải có và đứng trước thẻ H3 nhé các bạn.

Bước 5: Sau khi đăng bài viết, chia sẻ lên facebook, G+ cùng các kênh phát tán

thông tin khác để có thể lấy traffic về luôn. Lưu ý rằng mỗi bài viết chỉ nên up

trên một website nhé, để đảm bảo giá trị của bài viết là duy nhất. Google cũng

như các search engine khắc rất khắt khe trong việc spam bài viết, những bài

viết có nội dung tương tự thì sẽ căn cứ vào thời gian post bài lên để đánh giá

xem nội dung nào là copy. Những bản copy thường không có giá trị.

V. Cách viết tiêu đề bài viết giúp tăng lượng traffic website

Viết title hay giật tít là một trong những kỹ năng quan trọng trong marketing

online. Title vừa phải chứa từ khóa của bài viết, vừa phải gây tò mò, lôi cuốn

người đọc click ngay vào bài viết trong khi số lượng từ thì hạn hẹp chỉ 60 ký tự

11 từ là một thử thách với bất kỳ một content marketing nào.

Dùng con số để nhấn mạnh

Hãy dùng các con số ở phía trước title của bạn để nhấn mạnh về nội dung bạn

mang lại cho độc giả. Con số còn giúp độc giả hình dung họ đang được cầm tay

chỉ việc, những hướng dẫn từ A-Z.

- 5 bước viết bài chuẩn SEO

- 6 bí mật giúp bài viết lên hạng google

- 8 cách giúp bạn tán gái dễ hơn

Sử dụng câu phủ định, nghi vấn để tạo tò mò

Những câu phủ định và nghi vấn luôn khiến người đọc tò mò với nội dung mà

họ quan tâm. Điều này đã được khẳng định với các chuyên gia tâm lý học.

- Thế nào là bài viết chuẩn SEO?

- Bạn có chắc bạn đã SEO đúng cách?

- Liệu website của bạn đã chuẩn SEO?

Sử dụng các từ ở đầu câu tạo sự tò mò

Một số từ ngữ tạo sự tò mò cho độc giả như khám phá ngay…, Sự thật trần trụi

về…, những điều cần lưu ý…,Toàn bộ…, Tổng hợp…, Bí mật về…, Cách lựa

chọn…

- Khám phá ngay cách thức viết bài chuẩn SEO

- Sự thật trần trụi về website chuẩn SEO của Pubweb

- Những điều cần lưu ý khi viết bài trên mạng internet

- Toàn bộ kiến thức marketing online không thể bỏ qua

Sử dụng thành ngữ, tục ngữ dân gian

Thành ngữ, tục ngữ dân gian là những câu nói thường ngày mà cha ông hay sử

dụng trong cuộc sống bình thường. Sử dụng từ ngữ tục ngữ tạo sự quen thuộc

với người đọc.

- Kiến thức SEO “bình mới rượu cũ”

- Thiết kế website giá rẻ - Tiền nào của nấy

- Thị trường web rối loạn – Cha chung không ai khóc

Dùng những phát ngôn gây shock

Thường thì những phát ngôn gây shock sẽ gây hiệu ứng tức tối, khó tin. Nhưng

những nghiên cứu tâm lý học thì những phát ngôn như vậy lại khiến người ta

tò mò, muốn xem thực hư câu chuyện nó thế nào.

- Ngồi một chỗ, kiếm tỷ đô – chỉ có thể là dân SEO

- Kiếm tiền tỷ nhờ thiết kế website

Còn rất nhiều cách để đặt title cho bài viết, các bạn có thể tham khảo trên

internet, tuy nhiên xu hướng gần đây thì những tiêu đề gần gũi, mộc mạc lại

đang chiếm được cảm tình của bạn đọc nhiều hơn.

Lưu ý khi đặt tiêu đề bài viết

Tiêu đề bài viết cần chứa từ khóa mà bạn muốn SEO, vì dù bạn có đặt tiêu đề

hay đến mấy nhưng không target đúng đối tượng và câu lệnh truy vấn của

khách hàng thì cũng không có tác dụng.

Không nên giật tít một kiểu nội dung một kiểu, những việc làm như vậy sẽ

khiến uy tín trang của bạn với độc giả giảm sút, và một ngày nào đó họ sẽ bỏ

bạn mà đi.

Tiêu đề bài viết chỉ nên viết trong 60 ký tự - 11 từ, vì dù có viết dài thì cũng bị

google lược bỏ đi phần sau. Những câu mà bị cắt gọt không có chủ đích thường

không gây được ấn tượng. Hơn nữa bài viết đó cũng bị coi là không chuẩn hóa

cho công cụ tìm kiếm.

VI. Tìm hiểu hành vi người dùng

1. Hành vi của người dùng

Hiện nay người dùng trên mạng rất thông minh, họ thường tìm hiểu các thông

tin đa chiều trước khi quyết định mua một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Việc tìm

hiểu hành vi của người dùng rất quan trọng trong việc bán sản phẩm hay tiếp

thị sản phẩm mà tiếp thị online thì chính là công việc của các SEOer, marketing

online cần làm.

Quy trình từ lúc tìm kiếm sản phẩm đến mua hàng

Theo những nghiên cứu gần đây thì quy trình mua hàng online của người dùng

thường qua những bước sau đấy

Bước 1: Tìm kiếm về sản phẩm

Bước 2: Đánh giá sản phẩm, dịch vụ

Bước 3: Thu hẹp đối tượng bán hàng

Bước 4: Mua hàng

Vậy đó, như vậy là đến tận bước thứ 4 công việc tiếp thị của chúng ta mới

được coi là hoàn thành.

2. Các truy vấn tìm kiếm

Bước 1: Tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ

Trong bước này chúng ta tập trung nghiên cứu và chia hành vi tìm kiếm của

người dùng là 3 loại truy vấn:

Truy vấn định hướng

Thiết lập branding để branding đó nằm trong trí nhớ của khách hàng, khi nghĩ

đến sản phẩm là khách hàng sẽ nghĩ đến các branding đó. Về việc thiết lập theo

navigation querry thì việc marketing cần phối hợp với các báo, các mạng xã

hội để tăng cường nhận diện branding trên các phương tiện truyền thông.

Trong lĩnh vực marketing online chính là vấn đề cần thiết lập các kênh mạng

xã hội và tổ chức hoạt động các event để tăng cường nhận diện thương hiệu

của sản phẩm.

Ngoài ra bạn cũng cần tăng cường các bài viết tốt về sản phẩm dịch vụ của bạn,

để cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng, đảm bảo rằng khi khách

hàng nghĩ đến sản phẩm đó là nghĩ đến website của bạn.

Khi làm tốt công việc định hướng thì khách hàng sẽ thường search thẳng theo

branding của sản phẩm dịch vụ mà chúng ta kinh doanh.

VD: search cụm từ “pubweb.vn”.

Truy vấn thông tin

Là các truy vấn đến search engine để tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch

vụ đang quan tâm.

VD: Trong lĩnh vực bán xe máy, các truy vấn thông tin thường là các cụm từ

khóa như : vespa review, vespa trải nhiệm…

Khi người dùng truy vấn theo phương thức này có nghĩa là họ đang băn khoăn

chưa biết nên mua sản phẩm mà họ đang để ý này không.

Để tối ưu hóa theo các truy vấn thông tin, chúng ta cần phải nắm được các

chuỗi từ khóa mà khách hàng sẽ tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ của chúng ta

để viết bài về nó, giúp khách hàng đặt niềm tin vào sản phẩm dịch vụ của

mình.

Transaction querry

Là truy vấn có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất trong các loại truy vấn, người dùng

khi sử dụng truy vấn này thường sẽ search thẳng đến các sản phẩm mà người

dùng quan tâm.

VD: người dùng quan tâm đến xe máy, và đã có quyết định sẽ mua xe liberty

abs 2016. Và khi họ dùng câu lệnh để tìm kiếm sẽ dùng ngay thẳng vào cụm từ

liberty abs 2016 giá…

Chính vì đã có lựa chọn của mình sau một thời gian dài tìm hiểu tính năng sản

phẩm, người dùng đa phần khi sử dụng câu lệnh trên sẽ tiến tới mua sản

phẩm.

Để tối ưu hóa cho truy vấn này, chúng ta cần đưa nhiều thông tin trực tiếp về

sản phẩm, giúp khách hàng nhanh chóng có quyết định mua hàng.

VD: model sản phẩm, giá thành sản phẩm, hình thức hậu mãi khuyến mại nếu

có.

3. Cách thức tìm hiểu đánh giá

Bước 2: Đánh giá sản phẩm và dịch vụ

“tìm hiểu nhau, cưa cẩm nhau”

Khách hàng đang băn khoăn về sản phẩm và dịch vụ của bạn, bạn cần phải tiến

hành các bước để thể hiện tính năng vượt trội sản phẩm hoặc dịch vụ của

mình như tạo các viral video, những bài viết đánh giá sản phẩm, thể hiện được

các tính năng và lợi ích mà sản phẩm mang lại.

Trong bước này khác hàng sẽ chủ yếu dùng các truy vấn thông tin để tìm hiểu

sản phẩm dịch vụ họ quan tâm. Đặc biệt sẽ hay sử dụng các cụm từ khóa như

“review”, “tính năng”,”trải nhiệm”…

Thuyết phục khách hàng

Chúng ta thường nghĩ việc đó là việc của nhân viên kinh doanh chứ không phải

việc của phòng marketing, nhưng thời buổi hiện đại ngày nay, nhân viên các

phòng cần phải đa năng, phải biết cách làm tất cả các công việc để làm sao tăng

doanh thu cho công ty, tăng thu nhập cho chính bản thân mình. Với sự phát

triển của internet, khách hàng ít khi phải di chuyển ra tận showroom hay khu

trưng bày giới thiệu sản phẩm để “mục sở thị” mà họ chỉ việc ngồi ở nhà, tìm

hiểu về tính năng sản phẩm qua các công nghệ marketing hiện đại như Video,

ảnh động , bài viết review… Các bạn nhân viên kinh doanh không thể tư vấn,

giới thiệu trực tiếp cho khách hàng những lợi ích, tính năng ưu việt của sản

phẩm, vậy thì bạn phải làm thay được công việc của các bạn đó, thậm chí bạn

còn phải hiểu về kỹ thuật để có thể viết những bài review đánh giá sản phẩm

của mình cho thật tốt.

Bước 3: Thu hẹp đối tượng bán hàng

Nếu ai đọc bài phân tích sau đây chắc hẳn sẽ không nghĩ nghề làm marketing

online là hấp dẫn là dễ thở. Chúng ta đã thực hiện từng đó công việc rồi nhưng

để chốt được đơn hàng thì lại phải tiếp tục thuyết phục khách hàng rằng với

sản phẩm đấy công ty tôi bán là nhất. Đây chính là bước thể hiện sự khác biệt

giữa chúng ta với đối thủ cạnh tranh. Mỗi một sản phẩm dịch vụ lĩnh vực kinh

doanh chúng ta phải áp dụng một kiểu để thuyết phục khách hàng. Như trong

lĩnh vực thiết kế website, chúng tôi luôn đưa tiêu chí “Chất lượng tạo dựng

thành công”, bảo hành website 12 tháng miễn phí, hỗ trợ giải đáp thắc mắc

trọn đời sản phẩm. Khi giá thành sản phẩm được san bằng, chất lượng sản

phẩm là như nhau thì chế độ hậu mãi, chăm sóc sau bán hàng rất là quan

trọng.

Công việc của marketing online trong bước này là gì?

Công việc của bạn đã thực hiện hết ở các khâu phía trên rồi, nếu như bạn thực

hiện đúng quy trình SEO, thực hiện đúng mô hình đi backlink. Trên mạng sẽ

tràn ngập các hình ảnh và thông tin của bạn. Tuy nhiên việc thành bại trong

khâu này còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: uy tín của thương hiệu mà bạn

đang bán, website bán hàng của bạn trông có chuyên nghiệp không? Hãy chăm

chút từng cái nhỏ nhất, sự chuyên nghiệp không đến từ những thứ lớn lao.

Mua hàng

Khi khách hàng đã quyết định mua hàng của bạn, thì việc đầu tiên họ sẽ làm là

gọi điện nhờ bạn tư vấn thêm về sản phẩm dịch vụ của bạn với khách hàng. Và

điều họ làm là lên website tìm kiếm thông tin liên hệ của bạn. Website hay

công cụ bán hàng nào của bạn sử dụng cũng cần phải có chức năng “call to

action” khiến khách hàng có thể đơn giản nhất có thể liên hệ với bạn. Nếu bán

hàng bằng facebook hay fanpage, lời khuyên là trong mỗi một bài viết cuối bài

nên để địa chỉ, số điện thoại, website bán hàng. Đừng để khách hàng mất quá

nhiều thời gian để liên hệ với bạn.

Long- tail keyword (Từ khóa dài)

Theo nghiên cứu gần đây, Người dùng thường sử dụng các cụm từ khóa dài để

tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ họ quan tâm. Và theo báo cáo của Moz hay

google thì từ khóa dài thường mang tới 70% sự chuyển đổi từ việc tìm kiếm và

click vào link được cung cấp.

VD : Website của bạn bán xe máy và từ khóa xe máy đương nhiên là từ khóa

chính của bạn nhưng từ khóa này thực sự không mại lại hiệu quả cáo bằng các

cụm từ khóa dài khác như xe may piaggio liberty, xe máy piaggio chính hãng…

Sở dĩ như vậy vì từ xe máy khá là chung chung không target được đúng đối

tượng người dùng mà website bạn hướng tới. Tuy rằng nó bao trùm lượng lớn

các truy vấn tìm kiếm nhưng tỷ lệ chuyển đổi thì không thể bằng các cụm từ

khóa khác.