giỚi thiỆu sgk giÁo dỤc cÔng dÂn 6

24
1 GII THIU SGK GIÁO DC CÔNG DÂN 6 Sách giáo khoa Giáo dc công dân 6 (bsách Cánh Diu) do Nhà xut bản Đại học Sư phạm Thành phHChí Minh và Nhà xut bản Đại học Sư phạm (Hà Ni) phi hp với Công ty Đầu tư Xuất bn Thiết bgiáo dc Vit Nam (VEPIC) tchc biên son, xut bn. I- TÁC GISách được biên son bi tp thtác gilà nhng nhà khoa hc, nhà giáo giàu kinh nghim và tâm huyết trong giáo dc phthông. 1. Trần Văn Thắng: Tng Chbiên kiêm Chbiên - Tiến sĩ Luật hc; Nguyên Trưởng Ban biên tp Nhà xut bn Giáo dc Vit Nam; - Uviên Hội đồng Bmôn Giáo dc công dân và Hoạt động giáo dc ngoài gilên lp, nhim kì 2005 2010 và 2010 - 2015; - Tác giChương trình môn Giáo dục công dân và Hoạt động giáo dc ngoài gilên lớp (Chương trình 2006); Chbiên SGK Giáo dc công dân lp 12 (Chương trình 2006) - Chbiên, tác ginhiu cun sách vgiáo dc công dân, giáo dục đạo đức li sng, giáo dc an toàn giao thông, giáo dc pháp luật,… dành cho HS, GV từ lp 1 đến lp 12. 2. Nguyn ThThu Hoài - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế (Đại hc Quc gia Hà Ni); - Giảng viên, Phó Trưởng Phòng Nghiên cu khoa hc và Hp tác phát trin, Trường Đại hc Kinh tế, Đại hc Quc gia Hà Ni; - Uviên Hội đồng Bmôn Giáo dc công dân và Hot động giáo dc ngoài gilên lp - BGiáo dục và Đào tạo, các nhim kì 2005- 2010 và 2010 - 2015; - Chuyên gia tư vấn cao cp Dán VNEN, BGiáo dục và Đào tạo; - Thành viên Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phthông 2018, môn Giáo dc công dân; tác gisách giáo viên Giáo dc công dân lớp 12 (Chương trình 2006);

Upload: others

Post on 18-Jan-2022

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

1

GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 (bộ sách Cánh Diều) do Nhà xuất bản Đại

học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (Hà Nội)

phối hợp với Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) tổ

chức biên soạn, xuất bản.

I- TÁC GIẢ

Sách được biên soạn bởi tập thể tác giả là những nhà khoa học, nhà giáo giàu

kinh nghiệm và tâm huyết trong giáo dục phổ thông.

1. Trần Văn Thắng: Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên

- Tiến sĩ Luật học; Nguyên Trưởng Ban biên tập Nhà xuất bản Giáo dục

Việt Nam;

- Uỷ viên Hội đồng Bộ môn Giáo dục công dân và Hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp, nhiệm kì 2005 – 2010 và 2010 - 2015;

- Tác giả Chương trình môn Giáo dục công dân và Hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp (Chương trình 2006); Chủ biên SGK Giáo dục công dân lớp 12 (Chương

trình 2006)

- Chủ biên, tác giả nhiều cuốn sách về giáo dục công dân, giáo dục đạo đức –

lối sống, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục pháp luật,… dành cho HS, GV từ

lớp 1 đến lớp 12.

2. Nguyễn Thị Thu Hoài

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội);

- Giảng viên, Phó Trưởng Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác phát triển,

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Uỷ viên Hội đồng Bộ môn Giáo dục công dân và Hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp - Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhiệm kì 2005- 2010 và 2010 - 2015;

- Chuyên gia tư vấn cao cấp Dự án VNEN, Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thành viên Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn Giáo

dục công dân; tác giả sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 12 (Chương trình 2006);

Page 2: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

2

- Chủ biên, tác giả nhiều sách dạy và học dành cho giáo viên và học sinh môn

Giáo dục công dân.

3. Nguyễn Thuý Quỳnh

- Thạc sĩ Tâm lí giáo dục (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội);

- Giảng viên Khoa Tâm lí – Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;

- Chuyên gia tập huấn phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung

học cơ sở;

- Báo cáo viên bồi dưỡng Chương trình Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho

giáo viên THCS, THPT;

- Tác giả một số sách về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông và sinh

viên các trường đại học sư phạm.

4. Mai Thu Trang

- Tiến sĩ Giáo dục học (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội);

- Giảng viên, Phó Trưởng Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm

TP Hồ Chí Minh;

- Nghiên cứu và giảng dạy về Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân;

II- MỤC ĐÍCH CỦA SÁCH

SGK GDCD 6 được biên soạn nhằm đáp ứng mục tiêu góp phần hình thành,

phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,

trách nhiệm; các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác,

giải quyết vấn đề và sáng tạo; các NL đặc thù của môn GDCD như: NL điều chỉnh

hành vi, NL phát triển bản thân, NL tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã

hội; nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của đất nước trong bối

cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

III- CẤU TRÚC NỘI DUNG SÁCH

CHỦ ĐỀ BÀI HỌC

Tự hào về truyền thống gia

đình, dòng họ

1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Page 3: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

3

Yêu thương con người 2. Yêu thương con người

Siêng năng, kiên trì 3. Siêng năng, kiên trì

Tôn trọng sự thật 4. Tôn trọng sự thật

Tự lập 5. Tự lập

Tự nhận thức bản thân 6. Tự nhận thức bản thân

Ứng phó với các tình huống

nguy hiểm

7. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ

con người

8. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ

thiên nhiên

Tiết kiệm 9. Tiết kiệm

Công dân nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam

10. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam

11. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Quyền trẻ em 12. Quyền trẻ em

Sách gồm 12 bài học, thể hiện 4 mạch nội dung của môn Giáo dục công dân ở

cấp trung học cơ sở: Giáo dục đạo đức; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục pháp luật;

Giáo dục kinh tế; được thực hiện 35 tiết trong năm học. Nội dung 12 bài học trong

sách được lựa chọn đã thể hiện đúng và đầy đủ nội dung chương trình môn học theo

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

IV- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC CÔNG

DÂN 6

1. Các bài học trong sách giáo khoa GDCD 6 được biên soạn theo định hướng

phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

Các bài học trong sách giáo khoa được thiết kế theo các hoạt động học tập,

trong đó mỗi bài học đều gồm 4 phần: khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng.

Page 4: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

4

KHỞI ĐỘNG

Được bắt đầu nhằm thu hút học sinh, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài

học mới.

Phần này thường được thực hiện thông qua các hoạt động: nghe bài hát; quan

sát hình ảnh; lựa chọn cách ứng xử; tổ chức trò chơi; thi trả lời nhanh; chia sẻ với

bạn,…

Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Bài 2: Yêu thương con người

Page 5: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

5

Bài 5: Tự lập

Page 6: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

6

Bài 12: Quyền trẻ em

KHÁM PHÁ

1/ Nội dung bài học được thể hiện bằng các hoạt động học tập của học sinh

như đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận, chia sẻ, xử lí tình huống,

nhận xét hành vi, bày tỏ thái độ,… với các hình ảnh phản ánh nội dung bài học.

Bài 1 “Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ”:

Bài 2 “Yêu thương con người”:

Page 7: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

7

2/ Với cách thiết kế như trên, các bài học trong sách Giáo dục công dân 6

không cung cấp sẵn kiến thức cho HS, mà thiết kế thành các hoạt động học tập, thông

qua đó, với sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV, HS được trải nghiệm, với các câu hỏi khai

thác nội dung thông tin, tình huống,… để tự khám phá, phát hiện, tự hình thành lên

kiến thức bài học cho mình.

Bài “Yêu thương con người”, ở mục 2 “Biểu hiện của yêu thương con người”

có hoạt động học tập “Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi”; Bài “Siêng năng, kiên

trì”, ở mục 1 “Thế nào là siêng năng, kiên trì?”, có hoạt động học tập “Đọc câu

chuyện và trả lời câu hỏi”; ở mục 2 Bài Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam (tr. 53) có hoạt động học tập “Quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời

câu hỏi”;…

Bài2: Yêu thương con người

Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Page 8: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

8

Bài 10: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Page 9: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

9

Cuối mỗi hoạt động là phần chốt kiến thức:

Bài 2: Yêu thương con người

Page 10: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

10

Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Bài 1: Tự hào truyền thống gia đình, dòng họ

3/ Cũng thông qua các hoạt động học tập, HS hình thành các kĩ năng, năng

lực cần thiết: năng lực giao tiếp và hợp tác trong nhóm, trong lớp (Ví dụ: HS cùng

nhau thảo luận, trao đổi, chia sẻ), năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Phần Luyện tập

Gồm các bài tập tự luận, tình huống,… nhằm củng cố, rèn luyện học sinh

theo các nội dung đã được thực hiện trong phần Khám phá, tạo điều kiện cho học

Page 11: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

11

sinh tăng cường rèn luyện, để hình thành, phát triển các năng lực cần thiết theo yêu

cầu của mỗi bài học; đồng thời, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: nhận xét đánh

giá, so sánh,…

Bài 4: Tôn trọng sự thật

Page 12: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

12

Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Page 13: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

13

Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

Phần Vận dụng

Nhằm tạo điều kiện cho HS thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng bài học

vào đời sống thực tiễn ở trong giờ học cũng như ngoài giờ học, thông qua các bài

tập yêu cầu vận dụng.

Ví dụ:

- Ở bài 5 “Tự lập” có bài tập vận dụng yêu cầu HS lập kế hoạch rèn luyện tính

tự lập của bản thân ở nhà, ở trường, khi đi du lịch, dã ngoại.

Page 14: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

14

Bài 5: Siêng năng, kiên trì

Ở bài 9 có bài tập vận dụng yêu cầu HS lập kế hoạch rèn luyện trở thành người

có lối sống tiết kiệm.

Bài 9: Tiết kiệm

Page 15: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

15

- Ở bài 11 “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” có bài tập vận dụng yêu

cầu HS “tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình và

trao đổi với các bạn trong nhóm”.

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

2. Nội dung các bài học trong SGK GDCD 6 tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới

phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; khuyến khích học sinh tích cực,

chủ động, sáng tạo trong học tập.

- Các bài học trong SGK GDCD 6 được thiết kế thành các hoạt động học tập

phong phú, đa dạng như: Đọc thông tin; quan sát hình ảnh; thảo luận; xử lí tình

huống; nhận xét hành vi, bày tỏ thái độ;… tạo điều kiện cho GV vận dụng phong

phú các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, xóa bỏ cách dạy thuyết lí, áp đặt

học sinh.

- Thông qua các hoạt động học tập, HS được trực tiếp tham gia, là chủ thể của

các hoạt động; HS sẽ hứng thú, tích cực, chủ động trong học tập, làm cho giờ học

GDCD trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, sôi động, hấp dẫn.

3. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 quán triệt xuyên suốt tư tưởng của bộ sách

giáo khoa Cánh Diều “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”.

Toàn bộ nội dung bài học đều được xây dựng từ thực tiễn cuộc sống; phù hợp với

tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 6, phù hợp với xã hội Việt Nam hiện nay, với đặc

điểm và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, với điều kiện của nhà trường.

Page 16: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

16

Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Đồng thời nội dung các bài học lại được thực hành, vận dụng trong cuộc sống,

thông qua các các hoạt động Luyện tập, Vận dụng.

Page 17: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

17

Bài 5: Siêng năng, kiên trì

Bài 9: Tiết kiệm

Page 18: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

18

4. Các bài học trong sách thể hiện tính đa dạng vùng miền, không mang định

kiến giới, định kiến dân tộc.

Thảo luận tình huống sau:

Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

Page 19: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

19

5. Các bài học trong sách thể hiện được yêu cầu về đổi mới đánh giá.

- Nội dung các câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học trong sách Giáo dục công

dân 6 được thiết kế theo hướng mở, phù hợp với định hướng đổi mới kiểm tra đánh

giá kết quả học tập của học sinh; giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ cần

đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh, cũng như đánh giá được kết quả giáo dục

của HS ở các mức độ khác nhau.

- Với hệ thống câu hỏi mở trong sách GDCD 6, mục tiêu kiểm tra, đánh giá

không nhằm đánh giá kiến thức học sinh, mà nhằm đánh giá khả năng tư duy, năng

lực của HS theo các yêu cầu về NL chung và NL đặc thù của môn học và khả năng

vận dụng kiến thức của HS vào đời sống thực tiễn; đánh giá thái độ của học sinh

trước các hiện tượng, vấn đề đạo đức, pháp luật trong đời sống xã hội xung quanh.

Page 20: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

20

Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

Bài 5: Tự lập

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Đồng thời, thông qua mỗi bài học sách Giáo dục công dân 6 còn thể hiện được

yêu cầu phân hóa theo trình độ của học sinh và phân hóa theo vùng miền.

Page 21: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

21

Bài 12: Quyền trẻ em

Bài 5: Tự lập

Page 22: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

22

6. Cách trình bày và hình thức sách giáo khoa

- Sách GDCD 6 sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gần gũi với HS THCS;

cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, thân thiện với học sinh.

- Sách sử dụng kênh chữ kết hợp với kênh hình. Kênh hình được thiết kế hợp

lí, không chỉ là minh hoạ, mà chủ yếu là phản ánh nội dung, từ các biểu hiện hành

vi, thái độ, thông qua đó HS khai thác nội dung để trao đổi, thảo luận, chia sẻ, rút ra

kết luận, hình thành kiến thức bài học.

Page 23: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

23

Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 Cánh Diều đã thể hiện đúng và đủ mục

tiêu giáo dục theo Chương trình GDPT và Chương trình môn GDCD mới 2018. Sách

đã tiếp cận theo xu thế của SGK các nước có nền giáo dục tiên tiến.

Sách Giáo dục công dân 6 thúc đẩy cách dạy – học tích cực, hỗ trợ tốt giáo viên

trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tạo ra được những giờ học

sôi nổi, thực tế, dễ vận dụng các bài học vào trong cuộc sống. GV sử dụng SGK

GDCD 6 Cánh Diều sẽ thuận tiện trong việc tổ chức các hoạt động dạy học theo yêu

cầu đổi mới phương pháp. HS học các bài học Giáo dục công dân 6 - bộ sách Cánh

Diều, sẽ hứng thú với các bài học mới. Học các bài học trong sách, học sinh sẽ biết

ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với bản thân, với những người xung quanh,

với cộng đồng, xã hội và đất nước; biết tự hào và giữ gìn truyền thống của gia đình;

Page 24: GIỚI THIỆU SGK GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

24

yêu thương chia sẻ với mọi người trong cộng đồng; siêng năng, kiên trì, tự lập trong

học tập, lao động và trong cuộc sống; biết rèn luyện lối sống tiết kiệm; biết thực hiện

quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi; biết ứng phó với các tình huống

nguy hiểm trong cuộc sống.