giÁo trÌnh bẢo dƯỠng vÀ sỬa chỮa hỆ thỐng nhiÊn …

79
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHĐẮK LK KHOA CÔNG NGHÔ TÔ ---------------oOo--------------- GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ, TRUNG CẤP NGHỀ Người biên soạn: Nguyễn Thành Chung Lưu hành nội bộ: 2014

Upload: others

Post on 21-Nov-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

Nội dung đề cương:

1. Tên giáo trình: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐẮK LẮK

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ

---------------oOo---------------

GIÁO TRÌNH

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ

THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ

DIESEL

NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ

TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ, TRUNG CẤP NGHỀ

Người biên soạn: Nguyễn Thành Chung

Lưu hành nội bộ: 2014

Page 2: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và cung cấp giáo trình, tài liệu giảng dạy và học

tập của nghề Công nghệ ô tô để đáp ứng chương trình đào tạo của trường Cao đẳng nghề

Đaklak. Khoa công nghệ ô tô đã thực hiện việc biên soạn giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa hệ

thống nhiên liệu động cơ diesel dùng cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

Giáo trình được biên soạn theo chương trình khung do tổng cục dạy nghề ban hành.

Mặc dù trong quá trình biên soạn, người biên soạn đã sưu tầm rất nhiều nguồn tài liệu khác

nhau và chỉnh sửa nhiều lần song không tránh khỏi thiếu sót. Người biên soạn rất mong nhận

được sự đóng góp của các đồng nghiệp và người đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

Chân thành cám ơn!

Page 3: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

MỤC LỤC ............................................................. Error! Bookmark not defined.

Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel ......... 1

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hệ thống nhiên liệu diesel động cơ ô tô .... 1

1.1. Nhiệm vụ: .................................................................................................... 1

1.2. Yêu cầu: ....................................................................................................... 1

1.3. Phân loại. ..................................................................................................... 1

2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel .... 2

2.1. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng

bơm tập trung PE. ............................................................................................... 2

2.2 Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng

bơm phân phối VE. ............................................................................................. 3

2.3. Cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp và vòi phun kết hợp ........................ 5

2.4. Hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử Common Rail ................................ 8

3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel ....... 8

3.1. Tháo, nhận dạng kiểm tra và lắp các bộ phận của hệ thống nhiên liệu

dung bơm cao áp tập trung PE ........................................................................... 8

3.2. Tháo, nhận dạng kiểm tra và lắp các bộ phận của hệ thống nhiên liệu dung

bơm cao áp phân phối VE ................................................................................ 10

Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu diesel ........................................................... 11

1. Mục đích, yêu cầu ............................................................................................. 11

2 Nội dung bảo dưỡng: ......................................................................................... 11

- Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm

cao áp phân phối .............................................................................................. 11

3. Quy trình bảo dưỡng ......................................................................................... 11

3.1. Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm

cao áp tập trung PE ........................................................................................... 11

3.2. Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm

cao áp phân phối ............................................................................................... 20

4. Qui trình kiểm tra : ........................................................................................... 26

5. Lắp Ráp : .......................................................................................................... 27

Bài 3: Sửa chữa thùng chứa nhiên liệu, các đường ống và bầu lọc ........................... 35

1. Nhiệm vụ, yêu cầu ............................................................................................ 35

1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của thùng chứa nhiên liệu. .......................................... 35

1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại bầu lọc nhiên liệu. ...................................... 35

1.2.1Nhiệm vụ, yêu cầu : .................................................................................. 35

1.2.2. Phân loại : ............................................................................................... 35

2.1. Cấu tạo thùng chứa nhiên liệu : ................................................................. 35

2.2. Cấu tạo lọc nhiên liệu: ................................................................................. 36

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa .......... 38

3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. ......................................................... 38

3.2 Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa: ............................................ 39

* Bảo dưỡng thùng chứa nhiên liệu và bầu lọc .................................................... 39

1. Bảo dưỡng bầu lọc thô ...................................................................................... 39

Page 4: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

2. Bảo dưỡng bầu lọc tinh ..................................................................................... 39

* Sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc ................................................................ 40

A. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng của thùng nhiên liệu và bầu lọc ................ 40

1. Thùng nhiên liệu ............................................................................................... 40

2. Bầu lọc xăng ..................................................................................................... 40

B. Tháo, lắp thùng nhiên liệu và bầu lọc .............................................................. 42

1. Tháo thùng nhiên liệu và bầu lọc từ trên xe ..................................................... 42

2. Tháo rời bầu lọc ................................................................................................ 42

3. Quy trình lắp ..................................................................................................... 42

C. Sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc .............................................................. 43

1. Sửa chữa thùng nhiên liệu ................................................................................ 43

2. Sửa chữa bầu lọc ............................................................................................... 43

Bài 4: Sửa chữa bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu) ............................................ 44

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bơm chuyển nhiên liệu ................................................ 44

1.1. Nhiệm vụ. .................................................................................................. 44

1.3. Phân loại : .................................................................................................. 44

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm

chuyển nhiên liệu .................................................................................................. 47

3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. ...................................................... 47

3.2 . Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ................................................................ 47

3.2.2 Lắp các bộ phận lên bơm thấp áp: ........................................................... 49

Bài 5: Sửa chữa bơm cao áp .................................................................................. 51

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp .................................................... 51

1.1. Nhiệm vụ. .................................................................................................. 51

1.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 51

1.3. Phân loại .................................................................................................... 51

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp ............................................... 51

2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp tập trung PE ......................... 51

2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp tập trung PE ......................... 54

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao

áp .......................................................................................................................... 57

3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. ....................................................... 57

3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp ............................................ 58

* Tháo lắp bơm VE ............................................................................................... 58

1. Tháo bơm cao áp từ động cơ ............................................................................ 58

2. Tháo rời bơm cao áp ......................................................................................... 58

3. Quy trình lắp ..................................................................................................... 58

* Kiểm tra bơm VE............................................................................................... 58

Bài 6: Sửa chữa vòi phun cao áp ............................................................................ 60

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của vòi phun cao áp ....................................................... 60

1.1 Nhiệm vụ. ................................................................................................... 60

1.2. Yêu cầu . .................................................................................................... 60

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun cao áp ......................................... 63

2.1. Sơ đồ cấu tạo của vòi phun : ...................................................................... 63

2.2 Nguyên lý làm việc: ................................................................................... 63

Page 5: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi

phun cao áp ........................................................................................................... 64

3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. ........................................................ 64

3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi phun cao áp ..................................... 64

4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp vòi phun cao áp .................................. 64

Page 6: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

1

Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

1. Nhiệm vu, yêu câu và phân loại của hệ thống nhiên liệu diesel động cơ ô tô

1.1. Nhiệm vụ:

- Cung cấp nhiên liệu diesel có áp suất cao dưới dạng sương mù vào buồng cháy

của xi lanh đúng thời điểm, phù hợp với từng chế độ tải trọng và tốc độ của động cơ.

1.2. Yêu cầu:

- Dầu diesel cung cấp cho động cơ phải sạch.

- Thời diểm bắt đầu phun phải chính xác, thời diểm kết thúc phải dứt khoát không

bị nhỏ giọt.

- Lượng cung cấp nhiên liệu phải đồng đều giữa các xi lanh của động cơ.

- Áp suất phun phải bảo đảm để nhiên liệu phun ra dưới dạng sương mù.

- Lượng cung cấp phải phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ.

1.3. Phân loại.

1.3.1. Theo phương pháp phun nhiên liệu

a. Hệ thống phun nhiên liệu bằng không khí nén

Ở thời kỳ đầu phát triển động cơ diesel, người ta đã dùng không khí nén dưới áp

suất 50-60 bar để phun nhiên liệu vào xylanh động cơ. Phương pháp này không yêu cầu

phải có các chi tiết siêu chính xác mà vẫn đảm bảo chất lượng hoà trộn nhiên liệu với

không khí khá tốt. Tuy nhiên, động cơ phải máy nén khí nhiều cấp, vừa cồng kềnh vừa

tiêu thụ một phần đáng kể công suất của động cơ (công suất do máy nén khí tiêu thụ bằng

khoảng 6 - 8 % công suất của động cơ, trong khi hệ thống phun nhiên liệu bằng thuỷ lực

tiêu thụ khoảng 1,5 - 3,5 % ); ngoài ra, việc điều chỉnh lượng nhiên liệu chu trình cũng

phức tạp và khó chính xác, nên kiểu hệ thống phun nhiên liệu bằng khí nén ở động cơ

diesel đã được thay thế hoàn toàn bởi hệ thống phun nhiên liệu bằng thuỷ lực.

b, Hệ thống phun nhiên liệu bằng thủy lực.

Ở hệ thốn phun nhiên liệu bằng thuỷ lực, nhiên liệu được phun vào buồng đốt do sự

chênh lệch áp suất rất lớn giữa áp suất của nhiên liệu trong vòi phun và áp suất của khí

trong xylanh. Dưới tác dụng của lực kích động ban đầu trong tia nhiên liệu và lực cản khí

động của khí trong buồng đốt, các tia nhiên liệu sẽ bị xé thành những hạt có đường kính

rất nhỏ để hoá hơi nhanh và hoà trộn với không khí.

1.3.2. Theo phương pháp tạo và duy trì áp suất phun.

a. Hệ thống phun trực tiếp.

HTPNL trực tiếp là một loại HTPNL bằng thuỷ lực, ở đó nhiên liệu sau khi ra

khỏi BCA được dẫn trực tiếp đến vòi phun bằng ống dẫn cao áp có dung tích nhỏ. Ưu

điểm của HTPNL kiểu này là: kết cấu tương đối đơn giản, có khả năng nhanh chóng thay

đổi các thông số công tác phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. Nhược điểm cơ bản

của HTPNL trực tiếp là: áp suất phun giảm khi giảm của tốc độ quay của động cơ, điều

đó hạn chế khả năng làm việc ổn định của động cơ ở tốc độ quay thấp. Mặc dù chưa đáp

ứng hoàn toàn các yêu cầu đặt ra, nhưng HTPNL trực tiếp vẫn được sử dụng phổ biến

nhất hiện nay cho tất cả các kiểu động cơ diesel

b. Hệ thống phun gián tiếp.

Ở hệ thống phun gián tiếp (còn gọi là hệ thống tích phun), nhiên liệu từ BCA

không được đưa trực tiếp đến vòi phun mà được bơm đến ống cao áp chung. Thông

thường, ống cao áp chung có dung tích lớn hơn nhiều lần so với thể tích nhiên liệu được

phun vào buồng đốt trong một chu trình, nên áp suất phun hầu như không thay đổi trong

Page 7: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

2

suốt quá trình phun. Điều đó đảm bảo chất lượng phun tốt trong một phạm vi rộng của

tốc độ quay và tải. Để đảm bảo yêu cầu định lượng và định thời, hệ thống tích phun có

kết cấu khá phức tạp. Vì vậy nó thường chỉ được sử dụng cho những động cơ diesel có

yêu cầu cao về chất lượng phun nhiên liệu ở những chế độ tải nhỏ.

1.3.3. Theo loại vòi phun.

- Hệ thống phun với vòi phun hở.

- Hệ thống phun với vòi phun kín.

1.3.4. Dựa theo đặc điểm của hai chi tiết chính trong hệ thống đó là bơm cao áp và

vòi phun hhệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ điesel được chia ra làm hai loại sau:

- Hệ Thống cấp nhiên liệu kiểu phân bơm: Ở loại này bơm cao áp và vòi phun là

hai chi tiết riêng biệt và được nối với nhau bằng đường ống dẫn nhiên liệu cao áp

- Hệ thống nhiên liệu kiểu bơm phân cao áp: Ở loại này chức năng của bơm cao áp

và vòi phun được thay thế bằng một thiết bị nhiều tác dụng được gọi là bơm phun cao áp

nó được thực hiện tất cả các nhiệm vụ cấp điều chỉnh và phun nhiên liệu cao áp vào

buồng đốt.

2. Sơ đô câu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

2.1. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm

tập trung PE.

* Sơ đồ cấu tạo.

Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel

1- Thùng nhiên liệu; 2- Bơm thấp áp(bơm chuyển nhiên liệu); 3- Lọc nhiên liệu

tinh (lọc sơ cấp); 4- Bơm cao áp; 5- ống cao áp; 6- Vòi phun; 7- Bộ điều tốc; 8- Bộ điều

chỉnh góc phun sớm; 9- ống thấp áp; 10- ống dầu hồi.

- Thùng nhiên liệu chứa nhiên liệu

- Bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu) được lắp ráp bên hông bơm cao áp, được

dẫn động do trục cam bơm, hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc thô (lọc sơ cấp) đưa

lên bầu lọc tinh (lọc thứ cấp) trước khi nạp vào bơm cao áp.

- Bầu lọc thô (lọc sơ cấp) gắn trong bơm chuyển nhiên liệu, có công dụng lắng

nước và lọc các cặn lớn.

Page 8: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

3

- Bầu lọc tinh (lọc thứ cấp), lọc sạch các chất cặn bẩn rất bé trước khi nạp nhiên

liệu vào bơm cao áp. Nơi rắc co dầu về bầu lọc tinh có bố trí van dầu tràn, công dụng của

van này là đảm bảo một áp suất tiếp vận cần thiết đủ sức đẩy nhiên liệu chui qua lõi lọc

thứ cấp trước khi tràn trở về thùng chứa. Nếu lò xo van này yếu hay gãy, bơm PE sẽ thiếu

nhiên liệu, động cơ không hoạt động được ở tốc độ cao.

- Bơm cao áp và các kim phun nhiên liệu.

- Các ống dẫn nhiên liệu thấp áp đưa dầu đi và về, các ống dẫn nhiên liệu cao áp

đưa nhiên liệu từ bơm cao áp lên kim phun nhiên liệu.

* Nguyên lý làm việc.

Khi động cơ hoạt động, bơm chuyển nhiên liệu (2) hút nhiên liệu từ thùng chứa

(1) vào bơm, rồi nhiên liệu được bơm (2) đẩy qua bầu lọc tinh (3), sau khi được lọc sạch

thì tới ngăn chứa của bơm cao áp (4), ở đây nhiên liệu được nén đến áp xuất cao, sau đó

theo ống dẫn cao áp (5) tới vòi phun, rồi phun vào buồng đốt của động cơ theo trình tự

làm việc. Khi phun vào buồng đốt hòa trộn với không khí đã được lọc sạch, ở cuối quá

trình nén, do nhiệt độ và áp suất cao nhiên liệu tự bốc cháy, giãn nở và sinh công.

Một phần nhiên liệu rò rỉ trong vòi phun (khoảng 0,02% số nhiên liệu phun vào xi

lanh) và nhiên liệu thừa trong bơm cao áp theo ống dẫn đi theo đường dầu hồi (10) về

thùng chứa.

Hình 1.2 - Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel có van an toàn ở bơm cao áp

1- Thùng nhiên liệu; 2- lưới lọc; 3- lưới lọc; 4- bơm thấp áp; 5- bơm tay; 6- bơm

cao áp; 7- lọc nhiên liệu; 8- ống cao áp; 9- kim phun; 10,12- ống dầu hồi; 11- bộ điều

tốc

2.2 Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm

phân phối VE.

* Sơ đồ cấu tạo.

2

Page 9: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

4

1. Thùng nhiên liệu; 2. Bơm sơ cấp; 3. Bầu lọc; 4. Van an toàn; 5. Bơm cấp nhiên

liệu; 6. Cần điều chỉnh; 7. Lò xo; 8. Đường dầu hồi; 9. Pis ton bơm; 10. Đường ống cao

áp ; 11. Van phân phhối; 12. Khâu phân lượng; 13. Đĩa cam; 4. Cơ cấu phun dầu sớm tự

động

+ Một bơm cấp nhiên liệu kiểu cánh gạt, hút nhiên liệu từ thùng qua cốc lọc nước

và lọc nhiên liệu và đẩy vào buồng bên trong bơm cao áp

+ Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp

+ Nhiên liệu thừa quay trở lại thùng qua ống tràn và vít tràn, việc này giúp làm

mát cho các chi tiết chuyển động của bơm cao áp

+ Đĩa cam được dẫn động bởi trục dẫn động bơm piston được gắn vào đĩa cam,

nhiên liệu được cấp cho vòi phun nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của

piston

+ Lượng phun được điều chỉnh bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí

+ Van cắt nhiên liệu đóng đường dầu đến piston bơm khi khoá điện cắt

+ Van phân phối có 2 chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến

vòi phun quay trở về piston và bơm, hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi vòi phun

+ Thời điểm phun được điều khiển bởi piston điều khiển phun sớm, hoạt động nhờ

áp suất nhiên liệu

* Bơm cấp nhiên liệu kiểu cánh gạt có 4 cánh và được dẫn động nhờ trục dẫn động

bơm.

* Van điều áp: Van này điều chỉnh áp suất nhiên liệu tỷ lệ với tốc độ động cơ để

dẫn động bộ điều khiển phun sớm.

H×nh 1.3

Page 10: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

5

* Nguyên tắc hoạt động.

Nhiên liệu được chứa trong thùng nhiên liệu 1. Khi động cơ làm việc, nhiên liệu

được bơm cung cấp nhiên liệu hút qua bầu lọc đưa tới bơm cao áp. Khi đi qua bộ phận

lọc, các chất cặn bẩn bị giữ lại. Từ bơm cao áp, nhiên liệu bị nén với áp suất cao lên

đường ống cao áp tới vòi phun. Bơm cao áp phân phối dầu với áp suất cao tới từng xy

lanh đúng thứ tự làm việc, đúng thời điểm.

Nếu áp suất trong đường ống thấp áp lớn hơn giá trị quy định, van 1 chiều mở cho

dầu thoát, làm áp suất giảm xuống. Dầu rò rỉ trong vòi phun được dẫn qua đường ống dầu

hồi về thùng chứa.

2.3. Cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp và vòi phun kết hợp

* Sơ đồ hệ thống kim bơm liên hợp GM

Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu kim bơm liên hợp

1 – Bình chứa nhiên liệu; 2 – Lọc sơ cấp; 3 – Bơm tiếp vận; 4 – Lọc thứ cấp; 5 – ống dẫn

dầu đến; 6 – ống dầu hồi; 7 – Kim bơm liên hợp; 8 – ống dẫn dầu về thùng chứa

Bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc sơ cấp, đẩy nhiên liệu dưới

áp suất khoảng 1,40kg/cm2 đến bầu lọc thứ cấp sau đó cung cấp cho bộ kim bơm liên

hợp. Ống dẫn dầu về đưa nhiên liệu từ các bộ phận kim bơm liên hợp trở lại thùng chứa.

Van kiểm tra A bố trí tại lỗ hút của bầu lọc sơ cấp có công dụng chặn không cho

nhiên liệu tháo lui thùng chứa khi động cơ ngừng. Vị trí cuối cùng ống dầu về có trang bị

van lưu áp B để duy trì áp suất nhiên liệu cần thiết cho các bộ kim bơm liên hợp

c. Cấu tạo của bộ kim bơm liên hợp GM

Page 11: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

6

Hình 1.5: Bơm cao áp - vòi phun liên hợp GM

1- Thân kim; 2- Đệm đẩy; 3- Lò xo; 4- Lọc dầu; 5- Lò xo; 6- Nắp đậy; 7- Xylanh;

8- Piston; 9- Thanh răng; 10- Vành răng; 11- Vòng cản dầu; 12- Kim phun; 13- Xupap

thoát; 14- Lò xo xupap; 15- Bệ tựa lò xo; 16- Van an toàn; 17- Ống chứa lò xo.

* Rắc co ống nhiên liệu vào và ra nơi thân KBLH giống nhau, có bố trí bì lọc sợi

kim loại.

* Kim phum GM có 3 loại

Loại cũ: Van phun dầu cao áp nằm trong đót kim. Van kiểm soát dẹt hình sao bố

trí trên van cao áp, van này bảo vệ ty và xi lanh bơm không cho khí nén, tham muội chui

vào. áp suất mở của loại van này từ 350 - 700 PSI (24,5 - 49 kg/cm2).

Loại cải tiến: Van kiểm soát dẹt hình sao bố trí dưới đót kim. Bên trên là van

phun dầu cao áp đựng chứa trong ống nối riêng. Tất cả ty bơm, xi lanh bơm và bơm

cao áp đều được bảo vệ. áp suất mở kim từ 450 – 850 PSI.

Loại cao áp: Cấu tạo y như loại kim phun nhiên liệu thông thường gồm có van

kim đóng kín bệ của nó trong đót kim theo kiểu đót kim lỗ tia hở. Van kiểm soát dẹt

hình sao bố trí phía trên kim ngăn chặn khí nén lọt vào xi lanh bơm, áp suất mở từ

1000 – 1400 PSI, áp suất phun dầu 3 loại này không hiệu chỉnh được, nếu cần thiết

phải thay luôn cả cụm của nó.

Page 12: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

7

Hình 1.6: Kết cấu các loại kim phun nhiên liệu

* Nguyên lý hoạt động của bộ KBLH GM.

Hình 1.7: Ba giai đoạn nguyên lý làm việc

bơm chuyển, theo đường dầu trong thân bơm đến xylanh bơm nơi còn vòng cản dầu.

Nhiên liệu nạp vào xylanh bằng cả hai lỗ vào các khe hờ rồi theo đường dầu về thùng

chứa. Dầu lưu chuyển trong bơm còn có tác dụng làm mát, bôi trơn, sấy nóng và loại bỏ

các Khi cam chưa đội piston ở vị trí cao nhất, nhiên liệu đến kim bơm nhờ áp lực bọt

khí giúp việc định lượng dầu tốt hơn.

Khi đến giai đoạn bắt đầu phun thì cam đội cò mổ, đẩy piston đi xuống, lỗ dầu ra

phía dưới xylanh đóng trước, dầu tiếp tục bị đẩy ra ở lổ dầu vào phía trên, khi cạnh vát

của piston vừa đóng lỗ dầu vào, nhiên liệu bắt đầu bị ép trong xy lanh (gọi thời điểm bắt

đầu phun)

Piston tiếp tục đi xuống, ép nhiên liệu tạo áp lực cao, mở xu páp nhiên liệu vào

trong xylanh. Khi cạnh vát của piston bơm vừa hé mở lỗ dầu về (gọi l là thời điểm kết

thúc phun)

Piston tiếp tục đi xuống cho hết hành trình, lỗ dầu về mở hoàn toàn do đó nhiên

liệu ra khoang chứa nhiên liệu xung quanh xylanh nơi vòng cản dầu

Page 13: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

8

Khi cam không còn đội, lò xo đệm đẩy kéo piston đi lên để chuẩn bị cho chu trình

kế tiếp

Muốn tăng hay giảm lưu lượng nhiên liệu tùy theo yêu cầu hoạt động của động cơ,

ta chỉ cần điều chỉnh thanh răng cho piston xoay qua lại tùy theo vị trí rãnh vát piston tới

lỗ dầu ra và vào mà lưu lượng thay đổi

2.4. Hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử Common Rail

* Sơ đồ nguyên lý tổng quát:

Hình 1.8: Hệ thống Common Rail

HT phun nhiên liệu Common Rail là hệ thống phun nhiên liệu kiểu tích áp với sự

điều khiển phun bằng điện tử.

Trong hệ thống này, nhiên liệu thấp áp được chuyển đến BCA, tại đây nhiên liệu

được nén sang bộ điều chỉnh áp suất và duy trì ở một áp suất rất cao (có thể trên 1600

bar), sau đó đi sang các nhánh chung, hay còn gọi là ống tích áp (Rail element, cylinder

bank I & II). Trên các nhánh này có các đường ống cao áp để đưa nhiên liệu xuống chờ

sẵn ở các vòi phun. Để đảm bảo ổn định lưu lượng dòng nhiên liệu thấp áp, trên hệ thống

còn có các van điều chỉnh, các bộ làm mát và sấy nóng nhiên liệu, các bơm chuyển nhiên

liệu sơ cấp

3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

3.1. Tháo, nhận dạng kiểm tra và lắp các bộ phận của hệ thống nhiên liệu dung bơm cao

áp tập trung PE

TT Nội dung công việc Dụng cụ Chỉ dẫn kỹ thuật

1

Tháo thùng chứa nhiên

liệu Clê 1217,

tuốc nơ vít,

búa tay

Tháo các ống dẫn tới bình, tháo dây tới

cảm biến mức nhiên liệu, tháo đai ốc

bắt đai nẹp thùng và đưa thùng ra

ngoài

Page 14: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

9

2 Tháo khoá nhiên liệu Clê 22, tuốc

nơ vít

Dùng clê đặt vào cạnh bên để tháo

3 Tháo các ống dẫn

nhiên liệu

Clê 14, 17,

19

Dùng 1 clê để giữa dùng clê còn lại để

tháo.

4

Tháo cốc lọc Clê 12, 14,

17, tuốc nơ

vít

Tháo các lông đai ốc bắt cốc lọc với

động cơ.

5

Tháo bơm cao áp ra

khỏi động cơ

Clê 12, 14,

17, 19 tuốc

nơ vít

Tháo các đầu ống nối đường ống cao

áp, thấp áp, các đai ốc bắt bơm với

động cơ

6

Tháo vòi phun ra khỏi

động cơ

Clê14, 17,19 Tháo các ống dẫn nối với vòi phun, sau

đó tháo 2 đai ốc bắt vòi phun với động

cơ. trường hợp quá chặt phải dùng cẩu

để cẩu vòi phun ra ngoài.

7

Tháo rời vòi phun Clê19, 22,

lục lăng,

tuốc nơ vít

Kẹp thân vòi phun vào ê tô, dùng clê

để tháo nắp chụp, tháo vít điều chỉnh,

lò xo ty đẩy. Tháo đai ốc đưa cặp kim

và đế kim phun ra ngoài. Ngâm trong

dầu sạch cặp kim và đế kim phun trong

khay đựng riêng

8 Tháo rời cốc lọc Clê 14, 17,

tuốc nơ vít

Dùng clê tháo các đai ốc, đưa nắp chụp

ra, đưa lõi lọc ra ngoài

9

Vệ sinh chi tiết Khay đựng,

chổi rửa

Cho dầu vào khay đựng, rửa sạch các

chi tiết. Cạo sạch các muội than bám ở

đầu đế kim phun

10 Lắp cốc lọc Clê 14, 17,

tuốc nơ vít

Lắp đúng vị trí của các tấm lọc.Lắp

cốc vào vỏ cần xoay đi xoay lại vài lần

11

Lắp vòi phun Clê19, 22,

lục lăng,

tuốc nơ vít

Lắp đế kim phun vào thân kim phun

đúng chốt định vị. Xiết chặt các đai ốc.

12 Lắp vòi phun vào động

Clê14, 17,19 Kiểm tra vệ sinh sạch sẽ bề mặt lắp

ghép. Xiết đều đối diện các đai ốc

13

Lắp bơm cao áp vào

động cơ

Clê 12, 14,

17, 19 tuốc

nơ vít

Lắp các đầu ống nối đường ống cao áp,

thấp áp

14

Lắp cốc lọc Clê 12, 14,

17, tuốc nơ

vít

Xiết chặt bu lông

15

Lắp thùng chứa nhiên

liệu Clê 1217,

tuốc nơ vít,

búa tay

Gá đều các đai ốc rồi mới xiết chặt

16 Lắp khoá nhiên liệu Clê 22, tuốc

nơ vít

17 Lắp các ống dẫn nhiên

liệu

Clê 14, 17,

19

Kiểm tra làm sạch bề mặt tiếp xúc.

Xiết đều cả 2 đầu ống nối

18

Kiểm tra Kiểm tra việc lắp ráp của các mối ghép

xem đã chặt chưa. bơm nhiên liệu xem

có bị rò rỉ không

Page 15: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

10

3.2. Tháo, nhận dạng kiểm tra và lắp các bộ phận của hệ thống nhiên liệu dung bơm cao

áp phân phối VE

Số TT Nội dung công việc Dung cu Yêu câu kỹ thuật

1 Xả dầu thùng chứa Vòng 17 Xả dầu vào thùng chứa

2

Tháo các đường ống dẫn cao

áp, thấp áp và đường dầu hồi Clê dẹt 17,

19

Khi tháo các đường ống phẩi

cẩn thận không được làm hỏng

ren và giác của đai ốc

3

Tháo thùng chứa nhiên liệu Vòng 17

Tháo các đai ốc bu lông bắt

thùng nhiên liệu với xắc xi

4 Tháo bình lọc nhiên liệu Vòng 14, 17

5 Tháo bơm thấp áp

6 Tháo vòi phun ra khỏi động

cơ Choòng 14

7

Tháo bơm cao áp ra khỏi

động cơ:

- Tháo dẫn động ga

- Tháo giắc cắm van điện tử

tắt máy

- Tháo bu – lông đai ốc, bắt

bơm cao áp với giá đỡ mặt

bích chuyển động

Clê dẹt 19

Kìm

Khẩu 12, 19

Khi tháo giắc cắm van điện tử

tắt máy phải cẩn thận

8

Vệ sinh chi tiết Khay đựng,

chổi rửa

Cho dầu vào khay đựng, rửa

sạch các chi tiết. Cạo sạch các

muội than bám ở đầu đế kim

phun

9

Lắp vòi phun Clê19, 22,

lục lăng,

tuốc nơ vít

Lắp đế kim phun vào thân kim

phun đúng chốt định vị. Xiết

chặt các đai ốc.

10 Lắp vòi phun vào động cơ Clê14 Kiểm tra vệ sinh sạch sẽ bề mặt

lắp ghép. Xiết đều đai ốc

11

Lắp bơm cao áp vào động cơ Cờ – lê dẹt

19

Kìm

Khẩu 12, 19

Lắp các đầu ống nối đường ống

cao áp, thấp áp

12

Lắp cốc lọc bình lọc nhiên

liệu

Clê 12, 14,

17, tuốc nơ

vít

Xiết chặt bu lông

13

Lắp thùng chứa nhiên liệu Clê 1217,

tuốc nơ vít,

búa tay

Gá đều các đai ốc rồi mới xiết

chặt

14 Lắp khoá nhiên liệu Clê 22, tuốc

nơ vít

15 Lắp các ống dẫn nhiên liệu Clê 14, 17,

19

Kiểm tra làm sạch bề mặt tiếp

xúc. Xiết đều cả 2 đầu ống nối

16

Kiểm tra Kiểm tra việc lắp ráp của các

mối ghép xem đã chặt chưa.

bơm nhiên liệu xem có bị rò rỉ

không

Page 16: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

11

Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu diesel

1. Mục đích, yêu cầu

Có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụmg và vận hành động cơ. Nhằm phát

hiện những hư hỏng bất thường và duy tri sự làm việc bình thường của động cơ, Đảm bảo

động cơ hoạt động trong tình trạng tốt nhất : ít tiêu hao nhiên liệu, tiếng nổ êm, ít ô nhiễm

môi trường.

2 Nội dung bảo dưỡng:

2.1.Nội dung bảo dưỡng thường xuyên:

Được thực hiện sau khi ôtô hoạt động trở về và trước khi xuất phát. Để kiểm tra

chung nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và duy trì vẻ ngoài cần thiết của phương

tiện như: kiểm tra mức nhiên liệu trong bình chứa, kiểm tra rò rỉ nhiên liệu

2.2.Nội dung bảo dưỡng định kỳ:

- Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp tập

trung PE

- Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp

phân phối

3. Quy trình bảo dưỡng

3.1. Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp tập

trung PE

3.1.1. Bảo dưỡng bơm cao áp

* Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ.

- Tháo các bộ phận liên quan.

- Tháo đường ống cao áp và các đường dầu và bơm tháp áp

- Tháo bu lông khớp truyền động ( hoặc các bu lông bắt giữ bơm với thân máy).

- Tháo bơm ra ngoài.

* Tháo rời bơm cao áp.

- Tháo bộ phun sớm.

- Tháo nắp sau.

- Tháo bộ điều tốc

- Tháo ốc chụp van triệt hồi.

- Tháo van triệt hồi.

- Tháo cửa sổ ( nếu có).

- Tháo đế tựa lò xo.

- Tháo vít hãm xy lanh.

- Tháo xy lanh và pít tông bơm.

- Tháo lò xo, ống bạc và cung răng xoay pít tông.

- Tháo vít hãm con đội và con đội.

- Tháo trục cam bơm

* Phương pháp kiểm tra sửa chữa:

Sau một quá trình hoạt động và đúng định kỳ làm công tác đại tu máy, bơm nhiên liệu

cũng được tháo ra để kiểm tra tình trạng, sửa chữa, thay mới các chi-tiết bên trong nếu

cần thiết.

Page 17: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

12

Trước hết phải rửa sạch bên ngoài của bơm cao áp. Dùng dầu tẩy thích hợp sau khi

rửa sạch và thổi gió, ta tháo rời các chi tiết bên trong để kiểm tra.

- Thân bơm: Kiểm tra nếu bị nứt, thì có thể hàn và gia công nguội, nếu hư quá phải

thay mới (khi không khắc phục được)

- Pít tông xy lanh: dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt tiền của bít tông và xy lanh

bơm, vết trầy những điểm khuyết mòn, chứng tỏ có chất bẩn trong nhiên liệu, thường thì

vết sước nằm nơi vòng trên của bít tông và xy lanh, gây đến sự mất chính xác của chế độ

đồng lượng và định lượng nhiên liệu trong bơm cao áp. Sau quá trình kiểm tra trên băng

thử, hư hỏng được phát hiện quá dịnh mức cần thay thế toàn bộ.

Chú ý đến mặt ép của xy lanh và đến van cao áp, nếu biểu hiện sự mòn khuyết, rỗ thì

phải xoáy phẳng và láng lại 2 hai mặt này. Nếu các mặt láng của bít tông và xy lanh hiện

ra màu tím và dấu rỉ sét chứng tỏ nhiên liệu có lẫn axit hoặc nước. Cần phải kiểm tra lại

nhiên 1iệu.

- Van và đế van cao áp : Dùng kính phóng đại để kiểm tra, nếu mòn khuyết, rỗ mặt

nơi phần côn hay phần trụ cần xoáy cát phần côn, phần phụ không được xoáy cát mà chỉ

lau lại bằng mỡ. Sau khi phục hồi chi tiết này cần kiểm nghiệm lại. Dùng dụng cụ thử

kim đặc biệt để thử, nâng áp suất lên 2500 Psi và nhìn phía đáy của đế van nhiên liệu

không rỉ là tốt.

- Cốt bơm : Bướu cam hoạt động lâu ngày có thể mòn, rỗ mặt, cần hàn đắp chổ

khuyết, là sửa láng cốt cam bị cong, sửa thẳng và được kiểm tra trên máy tiện.

- Bạc đạn, ổ bi: niền ngoài và niền trong bị mòn quá mức thì phải thay mới. Vòng

kiềm ổ bi biến đạng làm rơi bi ngoài cần phải sửa lại nếu không thì thay mới.

- Nắp đậy thân bơm: nếu bị nứt bể không quan trọng thì hàn và gia cộng nguội, nếu

không được cần phải thay mới. Nắp bị vênh thì sửa lại phẳng.

- Đệm đẩy: Mòn khuyết nơi đầu ốc hiệu chỉnh, khoảng hở quá nhiều giữa chốt và con

lăn cần tiện mới hay thay thế.

- Lò xo cao áp: Nứt hay bị cong, phải thay mới hoặc nắn lại thẳng

- Thanh răng: lỗ chốt đầu thanh răng nẻ, hàn dập và gia cộng nguội, thanh răng bị

cong thì sửa thẳng.

- Ống xoay và vòng răng: vít của vòng răng bị hư, rãnh chữ U của ống xoay bị mòn,

khuyết cần thay mới hoặc hàn đắp rồi gia công nguội nếu không quan trọng lắm.

- Lò xo bít tông: Nứt hay rổ mặt, cong vênh cần thay mới.

- Vít kềm xy lanh : Răng bị mòn sước, chuôi bị cong cần thay mới.

- Các rắc co : Nhờn răng hoặc bó răng cần thay mới.

- Kiểm tra thời điểm phun

Sử dụng đèn hoạt nghiệm 11 để kiểm tra thời điểm phun nhiên liệu. Đèn được mắc

song song với các cảm biến 5, số cảm biến bằng số nhánh bơm. Khi vòi phun phun nhiên

liệu tiếp điểm 5 đóng thông qua bộ khuyếch đại làm cho đèn 11 sáng. Lần lượt như vậy

đèn 11 sẽ sáng với số lần sáng trong một vòng quay của trục bơm bằng số nhánh bơm cần

thử. Quan sát sẽ thấy tia sáng chiếu qua khe của đĩa động. Khi các góc phun đều nhau sẽ

thấy tia sáng gần như cố định, nếu như góc phun lệch nhau sẽ thấy số tia sáng lớn hơn 1,

đối chiếu với vạch dấu trên đĩa cố định 12 sẽ biết được góc phun sớm là bao nhiêu. Muốn

Page 18: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

13

kiểm tra xem nhánh bơm nào bị lệch thì tắt công tắc của nhánh bơm đó, khi đó tia sáng

lệch sẽ mất.

Để xác định thời điểm phun cũng có thể dùng ống thuỷ tinh lắp trên đầu ra đường cao

áp, quan sát khi nhiên liệu bắt đầu dâng lên ứng với góc quay của trục cam bao nhiêu độ.

c. Lắp lại bơm cao áp.

- Lắp trục cam bơm

- Lắp vít hãm con đội và con đội.

- Lắp lò xo, ống bạc và cung răng xoay pít tông.

- Lắp xy lanh và pít tông bơm.

- Lắp vít hãm xy lanh.

- Lắp đế tựa lò xo.

- Lắp cửa sổ ( nếu có).

- Lắp van triệt hồi.

- Lắp ốc chụp van triệt hồi.

- Lắp bộ điều tốc

- Lắp nắp sau.

- Lắp bộ phun sớm.

* Lắp bơm cao áp vào động cơ.

- Xác định kỳ nổ xy lanh số 1.

- Xác định thời điểm cung cấp nhiên liệu phần tử bơm số 1.

- Lắp bơm vào động cơ

- Lắp bu lông khớp truyền động ( hoặc các bu lông bắt giữ bơm với thân máy).

- Kiểm tra lại thời điểm cung cấp.

- Lắp đường ống cao áp và các đường dầu và bơm thấp áp

- Lắp các bộ phận liên quan.

- Xả gió khởi động động cơ.

3.1.2 Bảo dưỡng và sửa chữa bơm chuyển nhiên liệu

STT Các bước thực hiện và hình minh

hoạ

Dung cu Yêu câu kỹ thuật

1 Tháo từ bơm cao áp

- Tháo các đường dầu đến và đi.

- Tháo bơm tiếp vận ra khỏi bơm

cao áp

Nới đều các đai

ốc, sau khi tháo

đặt các chi tiết

vào khay sạch.

Cẩn thận tránh

gãy vở

2 Tháo rời bơm chuyển vận

2.1 Tháo bơm tay:

Kẹp chặt bơm lên

bàn tháo.

Tháo nguyên cụm

piston và xi lanh

bơm tay ra đặt

vào khay sạch

Page 19: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

14

2.5 Tháo van hút và van thoát

- Nới lỏng các vít

trên từng nắp.

-Cẩn thận không

làm vở các nắp

trong quá trình

tháo.

- Đẻ nắp và vít

vào khay chi tiết

Tháo ốc giữ piston bơm và lò xo

cần đẩy

Thao tác cẩn thận

lấy piston ra ngoài

2.6 Tháo lò xo và cơ cần đệm đẩy

Dùng tay thao tác nhẹ

nhàng

Cẩn thận không

va chậm vào các

chi tiết

2.7 Tháo con đội con lăn và lò xo, đĩa lò

xo ra khỏi bơm

Dùng kèm mỏ nhọn

và kèm táo phe

Thao tác cẩn thận

tránh trầy xước.

Page 20: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

15

2.8 Tháo răc co ống hút và ống thoát

Khi lấy ra đặt lên

tờ giấy sạch

*Làm sạch, kiểm tra và sửa chữa.

STT Nội dung Dung cu Yêu câu kỹ thuật

1 Làm sạch các chi tết trong dầu

diesel và thổi khô bằng máy

nén khí

Không dùng vải để

lau chi tiết, tránh

trầy xước.

2 Kiểm tra sửa chữa chi tiết

2.1 Kiểm tra tổng quát:

- Dùng mắt quan sát các chi tiết: Rạn nứt, ren ốc bi biên dãng.

2.2 Kiểm tra chi tiết van hút và van thoát:

– Bề mặt làm việc của van và đế van: Phải nhẵn bóng, không trầy xước, mòn

khớp. Nếu có ta ra lại mặt phẳng.

– Lò xo van: Không bị nức gãy, biến dạng.

2.3 Kiểm tra piston và xy-lanh bơm:

– Kiểm tra bề mặt tiếp xúc giữa piston và xy-lanh: Bị nứt vỡ, trầy xước nhiều

thay mới, thường xy-lanh và piston bị trầy xước ở các vị trí như hình .

– Kiểm tra khe hở giữa piston và xy-lanh theo kinh nghiệm hoặc dùng thước

cặp, khe hở cho phép không quá 0,05mm. Nếu khe hở lớn thay mới.

2.4 Kiểm tra lò xo piston:

Bị gãy nứt, biến dạng ta thay mới.

2.5 Kiểm tra chi tiết con đội:

– Trục con lăn và con lăn mòn khuyết thay mới.

– Khe hở giữa trục con lăn và con lăn lớn ta đóng bạc.

2.6 Kiểm tra các chi tiết khác của bơm tay:

-Kiểm tra vòng cao su chữ o bị nứt gãy, nhão, chay cứng ta thay mới.

- Sau khi lắp chi tiết bơm có thể kiểm tra độ kín van hút, van thoát và năng suất

bơm truyền piston trên bàn khảo nghiệm.

3.1.3. Bảo dưỡng kim phun

Sau khi xác định kim hư ( hoặc cần kiểm tra) ra bắt kim lên bàn thử và thực hiện bước

sau:

1. Xả gió:

- Khóa van dẫn dầu lên đồng hồ áp lực.

- An mạnh cần bơm tay vài lần để xã gió đến khi nào thấy nhiên liệu phun ra ở đót kim.

2. Kiểm tra kim phun

Kiểm tra sữa chữa kim phun:

Dùng kính lúp quan

sát vết trầy xướt, tróc

rỗ trên phần thân kim

phun, nếu nhiều thay

mới.

Page 21: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

16

Kiềm tra khe hở giữa thân và

đót kim phun:

- Thao tác như hình vẽ

Nhúng kim và đót

kim phun trong dầu diesel

sạch, cho kim phun vào

đót và đặt nghiêng một

góc khoảng 45o. Nếu kim

phun chạy vào từ từ là

tốt.

Còn các trường hợp

sau:

- Kim chạy vào

nhanh do kim phun

mòn, phải thay mới.

- Nếu kim không

chạy vào được có thể

bị dính bụi hoặc trầy

xướt. Nếu trầy xướt

nhẹ ta dùng nhớt hay

mỡ trù để xoáy lại.

Kiêm tra, sửa chữa bề mặt phẳng giữa đót kim và thân vòi phun:

Bề mặt tiếp xúc bị trầy xước, rỗ dùng cao rà, rà lại bề mặt phẳng của đót và thân kim

trên bàn máp. Khi rà phải rà theo hình số 8

Kiểm tra sửa chữa phân thân vòi phun:

– Kiểm lò xo: Bị nứt gãy, biến dạng. Nếu có thay mới.

– Kiểm tra ty đẩy: Bị nứt, gảy, cong. Nếu bị cong ta nắn nguội.

– KIểm tra sự chờn ren của các phần có ren.

Kiểm tra điều chỉnh trên bàn thử:

Việc kiểm tra vòi phun trên bàn chuyên dùng có thể thực hiện trước và sau khi

tháo lắp để kiểm tra sửa chữa.

Thiết bị kiểm tra vòi phun:

Page 22: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

17

Hình 7.7: Thiết bị kiểm tra vòi phun

Gồm có bình chứa nhiên liệu, Bơm cao áp đơn, vít hạn chế hành trình bơm, cần bơm

tay, vít xả không khí, đường ống nối vòi phun, đồng hồ áp suất cao.

Các bươc kiểm tra:

Gá lắp vòi phun:

– Gá vòi phun trên bàn thử, đầu phun quay xuống.

– Khóa van đến đổng hồ, ấn mạnh cần bơm tay xả gió trong vòi phun.

Kiểm tra điều chỉnh áp suất phun:

– Mở van đến đồng hồ áp suất.

– Ấn cần bơm tay từ từ cho áp suất nhiên liệu nơi đồng hồ tăng dần lên đến khi

nhiên liệu phun ra.

– Ghi nhận áp suất phun trên đồng hồ, so với áp suất phun trên qui định của nhà

chế tạo.

– Nếu chưa đúng thì điều chỉnh lại:

Áp suất phun thấp hơn qui định vặn vít điều chỉnh vào hoặc thêm đệm.

Áp suất phun cao hơn qui định vặn vít điều chỉnh ra hoặc bớt đệm.

Chú ý: Nếu không có trị số áp suất phun của nhà chế tạo ta có thể điều chỉnh áp

suất phun như sau:

Loại đót kín lỗ tia kín: P = 120-150kG/cm2

Page 23: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

18

Loại đót kín lỗ tia hở: P = 150-180kG/cm2

Kiểm tra nhỏ giọt trước khi phun và độ kín (áp suât ngã):

– Mở van đến đồng hồ.

– Lau khô vòi phun, đầu phun và các đầu nối ống.

– Ấn cần bơm từ từ cho áp trên đồng hồ lên đến nhỏ hơn áp suất phun khoảng

(710)kG/cm2, giữ cần bơm.

– Quan sát kim đồng hồ áp suất và đồng giờ, yêu cầu kim đồng hồ giảm giảm

xuống không quá 14 kG/cm2 trong thời gian 35 giây. Nếu nhỏ hơn 35 giây cần

xác định hư hỏng:

Đầu phun bị nhỏ giọt là bề mặt côn dưới không kín thể xoáy lại bằng cát ra mịn

như sau:

Kẹp đuôi kim vào bầu khoan.

Dùng que thấm một ít cao rà mịn vào bề mặt côn kim phun.

Đặt đót kim vào kim phun.

Cho máy khoan quay đồng thời di động đót kim ra vào.

Tháo kim ra khỏi đót vệ sinh sạch sẽ, lắp vào kiểm tra lại.

Chú ý: Có thể dùng giấy sạch thấm vào đầu vòi phun nếu bị ướt là đấu kim

phun nhỏ giọt.

Khâu nối ống chảy dầu do siết không chặt ta siết lại hoặc đầu ống không kín

ta sựa chữa đầu ống

Đai ốc giữ dầu phun bị chảy dầu do siết không chặt, siết lại hoặc mặt phẳng

đót và thân kim phun không kín ta rà lại.

Nếu dầu hồi nhiều do thân kim phun bị mòn, phài thay mới.

Kiểm tra nhỏ giọt sau khi phun và tình trạng phun:

– Khóa van đến đồng hồ.

– Ấn nhanh cần bơm tay cho nhiên liệu phun ra vài lần.

– Sau khi phun quan sát chùm tia phun và đầu vòi phun:

Nếu đầu phun bị nhỏ giọt là do lỗ phun mòn rộng, bị méo hoặc mẻ, ta phải thay

mới đầu vòi phun đúng loại.

Tình trạng chùm tia phun:

Page 24: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

19

Hình 7.8: Các dạng chùm tia phun một lỗ

Độ phun sương: Quan sát chùm tia phun ra, phải sương đều, nếu phun sương

có kèm theo tiếng kêu Kít, kít chứng tỏ lổ tia phun và mặt côn còn tốt.

Kiểm tra lỗ tia phun: Nhìn từ trên xuống xem tia phun:

+ Nếu không đủ tia do lỗ phun bị nghẹt, ta dây cước có kích thước phù hợp để

thông lỗ phun.

Chú ý: tránh làm gãy dây cước trong lỗ phun.

+ Tia phun bị lệch, phân bố không đều: Do lỗ phun bị biến dạng phải thay mới.

+ Kiểm tra góc độ chùm tia phun: Đối với đầu phun một lỗ, có chuôi xem có

đúng góc độ không.

Hình 7.9: Các dạng chùm tia phun nhiều lỗ

An toàn khi thử vòi phun trên thiết bị kiểm tra vòi phun:

– Không để tay hoặc da thịt ngay chùm tia phun lúc thử vòi phun.

– Tránh hít phải nhiên liệu phun sương.

– Không ấn cần bơm tay quá nhanh khi chưa khóa van đồng hồ vì sẽ làm hư

Page 25: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

20

hỏng đồng hồ.

3.2. Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao áp

phân phối

a. Bảo dưỡng bơm cao áp

* Tháo từ động cơ ra : lưu ý các dấu trên vỏ bơm và thân máy, dấu ở bánh răng

đầu cốt bơm và dấu cố định, vị trí các ống dầu.

*. Qui trình tháo rời:

Hình 2.1 .Các chi tiết tháo rời của bơm cao áp VE

Page 26: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

21

- Gắn bơm lên dụng cụ SST ( giá đỡ )

- Tháo van điện cắt nhiên liệu

1. Tháo giắc ra khỏi giá đở.

2. Tháo vỏ che bụi ra khỏi van điện cắt nhiên

liệu.

3. Tháo đai ốc, dây điện và vỏ che bụi.

4. Tháo cuộn dây, joăng chử O, lò xo, van,

lưới lọc

và đệm vênh hình sóng

- Tháo vỏ bộ điều chỉnh :

1. Dùng đầu lục giác 5mm, tháo 4

bulông.

- Bộ điều chỉnh mọi tốc độ : Tháo lò xo

điều khiển tốc độ ra khỏi đế lò xo, tháo

đế lò xo, lò xo giảm chấn, lò xo điều

khiển tốc độ, và bộ điều chỉnh, cụm trục

điều chỉnh.

Page 27: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

22

- Bộ điều chỉnh tốc độ lớn nhất - nhỏ

nhất

Tháo kẹp chữ E, đế lò xo, lò xo giảm

chấn, vỏ bộ điều chỉnh và gioăng

- Tháo trục bộ điều chỉnh và giá đở quả

văng :

1. Tháo đai ốc hãm trục bộ điều

chỉnh bằng cách xoay nó theo chiều kim

đồng hồ

2. Dùng đầu lục giác 5mm, xoay trục

bộ điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ và

tháo những chi tiết sau

(1) Cụm giá đỡ quả văng

(2). Đệm quả văng số 1

(3) đệm điều chỉnh bánh răng bộ điều

chỉnh.

Chú ý : Không được đánh rơi 2 đệm

vào trong buồng bơm.

- Tháo các chi tiết sau ra khỏi giá đỡ quả

văng:

(1) Bạc bộ điều chỉnh.

(2) Đệm quả văng số 2.

(3) Bốn quả văng.

Page 28: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

23

- Tháo nút nắp phân phối :

Dùng SST tháo nút nắp phân phối

- Tháo giá đỡ van phân phối

1. Dùng SST tháo 4 giá đỡ, các lò xo và đế lò xo

2. Tháo 4 van phân phối và đệm

Chú ý : không chạm tay vào bề mặt trượt của van

3. Sắp xếp van, các lò xo, đế lò xo và giá đỡ theo thứ tự

Page 29: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

24

- Tháo nắp phân phối

1. Dùng đầu lục giác tháo 4 bulông.

2. Tháo nắp phân phối và các chi tiết sau đây:

(1) Hai lò xo đỡ cần.

(2) Hai lò xo dẫn hướng piston.

(3) Hai đệm lò xo piston.

(4) Hai đế lò xo trên.

(5) Hai lò xo piston.

- Tháo piston bơm:

Dùng SST tháo piston bơm và đệm điều chỉnh

piston cùng với các chi tiết sau

(1) Vòng tràn. ( 3 ) Đĩa piston trên

(2) Đế lò xo dưới. ( 4 ) Đĩa piston dưới

Chú ý : Không chạm tay vào các mặt trượt

của piston bơm.

- Tháo thanh nối bộ điều chỉnh

- Tháo đĩa cam, lò xo và khớp

Page 30: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

25

- Tháo vòng các con lăn và trục dẫn động :

1. Tháo kẹp bộ điều khiển phun sớm và

chốt chặn.

2. Đẩy chốt trượt hướng vào trong.

3. Ấn trục chủ động và tháo vòng các con

lăn, bốn con lăn và bộ đệm

Chú ý: * Không được đánh rơi các con lăn.

* Không được thay đổi vị trí các con lăn.

4. Tháo trục chủ động, bánh răng dẫn động, bộ

điều chỉnh, hai bộ cao su nối, then bán

nguyệt và đệm trục chủ động.

5. Tháo bánh răng dẫn động và hai cao su nối ra

khỏi trục dẫn động.

- Tháo bộ điều khiển phun sớm:

- Tháo 4 bu lông và các chi tiết sau

(1) Vỏ bên trái bộ điều khiển phun sớm, vít

điều chỉnh và cụm đai ốc.

(2) Lò xo.

(3) Joăng-O.

(4) Vỏ bên phải bộ điều khiển).

(5) Joăng-O.

(6) Piston.

Page 31: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

26

(7) Piston phụ.

- Tháo bơm cấp nhiên liệu:

1. Tháo 2 vít.

2. Dùng 1 dây thép, tháo nắp bơm cấp liệu.

3. Tháo rôto bơm, 4 cánh gạt và vòng trong.

Chú ý:* Không làm lẫn lộn vị trí các cánh gạt.

* Không làm hư hại thân bơm.

- Tháo van điều áp

Dùng SST tháo van và 2 gioăng chữ O

4. Qui trình kiểm tra :

4.1. Kiểm tra piston bơm, vòng tràn, nắp phân phối:

- Nghiêng nhẹ nắp phân phối và kéo piston ra.

- Khi thả tay, piston phải đi xuống êm

- Xoay piston và lặp lại phép thử ở nhiều vị trí Hình 143

thử khác nhau. Nếu piston bị kẹt ở bất cứ vị

trí nào thay cả cụm chi tiết

- Lắp chốt cầu nối bộ điều chỉnh vào vòng

tràn và kiểm tra rằng nó di chuyển êm không

có độ rơ.

Page 32: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

27

4.2. Kiểm tra vòng lăn và các con lăn :

- Dùng đồng hồ so, đo chiều cao con lăn

- Sai số chiều cao con lăn: 0,02mm.

- Nếu sự chênh lệch này lớn hơn tiêu chuẩn,

thay bộ vòng lăn và các con lăn.

4.3 Đo chiều dài lò xo:

- Dùng thước cặp đo chiều dài tự do của các lò xo.

- Chiều dài tự do:

- Lò xo van phân phối 24,4mm

- Lò xo piston 30,0mm

- Lò xo khớp 16,6mm

- Lò xo ống xếp có khí 30,0mm

- Nếu chiều dài không như tiêu chuẩn, thay lò xo.

4.4. Kiểm tra van điện cắt nhiên liệuh.

- Nối thân van vào các cực ắc quy.

- Khi van được nối và ngắt khỏi ắc quy

phải nghe thấy tiếng kêu.

- Nếu van không hoạt động , thay mới.

5. Lắp Ráp :

5.1. Lắp van điều áp :

1. Lắp 2 van joăng O lên van điều áp.

2. Dùng SST lắp van đúng lực xiết

Page 33: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

28

5.2. Lắp bơm cấp liệu :

1. Lắp vòng trong, rôto và 4 cánh gạt.

2. Kiểm tra răng vòng trong và 4 cánh gạt quay

theo hướng đúng

3. Kiểm tra rằng các cánh gạt chuyển động êm.

4. Gióng thẳng lỗ ra nhiên liệu của vỏ và của

vòng trong. Hình 2-34

5. Lắp vỏ bơm với hai vít.

6. Kiểm tra rằng rôto quay trơn.

5.3. Lắp trục dẫn động :

1. Lắp bánh răng dẫn động lên trục dẫn động

2. Lắp hai cao su nối mới vào bánh răng dẫn động.

3. Đặt rãnh then của rôto bơm hướng lên phía trên.

4. Lắp then và đệm trục dẫn động rồi đưa cụm trục

dẫn động vào buồng bơm.

5. Kiểm tra rằng trục dẫn động quay trơn.

5.4. Lắp piston bộ điều khiển phun sớm

1. Bơm mở No.50 DENSO vào piston bộ điều

khiển phun sớm.

2.Lắp piston phun vào piston bộ điều khiển phun sớm.

3. Lắp piston điều khiển phun sớm vào buồng bơm. .

5.5. Lắp vòng lăn:

1. Lắp các chốt trượt, con lăn và đệm lên vòng lăn.

Page 34: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

29

2.Kiểm tra rằng các con lăn hướng vào mặt phẳng đệm.

3. Lắp vòng lăn vào buồng bơm.

4. Lắp chốt trượt một cách cẩn thận vào piston phụ

rồi lắp chốt chặt và kẹp.

5.6. Lắp lò xo bộ điều khiển phun sớm:

Lắp các chi tiết sau cùng với 4 bulông.

(1). Gioăng O mới.

(2). Vỏ bên phải bộ điều khiển phun sớm(3). Lò xo điều khiển phun sớm.

(4). Gioăng O mới.

(5). Vỏ bên trái bộ điều khiển phun sớm, vít điều chỉnh bộ điều khiển phun sớm và

bộ đai ốc.

5.7. Đặt tạm vít điều chỉnh bộ điều khiển phun sớm

1. Dùng thước đo phần nhô lên của vít điều chỉnh so với vỏ bộ điều khiển phần nhô

7,5-8mm

2. Dùng đầu lục giác 5mm điều chỉnh phần nhô

của vít điều chỉnh so với vỏ

Page 35: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

30

5.8 Điều hỉnh lò xo piston bằng đệm

1. Lắp các chi tiết sau vào nắp phân phối

(1) hai dẫn hướng lò xo piston

(2) hai đế lò xo trên (5) đĩa piston trên

(3) hai lò xo piston (6) đĩa piston dưới

(4) đế lò xo dưới (7) piston bơm

Chú ý ; lúc này không lắp đệm lò xo piston hình 37

2. Dung thước kẹp đo khe hở (A) (hình 2-43)

3. xác định kích thước đệm lò xo piston chiều

Dày đệm mới = 5,8 – A

5.9. Điều chỉnh piston bằng đệm điều chỉnh

1. Lắp khớp và đĩa cam(không lắp lò xo khớp)

2. Rữa sạch đệm điều chỉnh piston và bề mặt tiếp xúc

3. Khớp rãnh chốt piston bơm với chốt của đĩa cam

4. Lắp đệm điều chỉnh và piston bơm

5. Lắp nắp phân phối bằng bốn buloong

6. Dùng thước kẹp đo khe hở B

Khe hở B = 3,2 – 3,4 mm

1. Xác định kích thước đệm điều chỉnh piston :

Chiều dày đệm điều chỉnh mới = T + ( B – 3,3 )

trong đó : T : chiều dày đệm củ

Page 36: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

31

8. Tháo nắp phân phối

9. Dùng SST tháo các chi tiết sau (1) Piston bơm (2) Đệm điều chỉnh piston (3) Đĩa

cam

5.10. Lắp đĩa cam :

1. Lắp trục chủ động sao cho rãnh then hướng

lên trên.

2. Lắp lò xo khớp và đĩa cam với chốt của

đĩa cam với bề mặt chốt của đĩa cam hướng

về phía vỏ bộ điều chỉnh.

- Lắp cần nối bộ điều chỉnh :

1.Dùng SST nối cần bộ điều chỉnh với 2 gioăng

mới và hai bulông đỡ.

2. Kiểm tra rằng cần nối di chuyển nhẹ nhàng.

- Lắp piston bơm :

Chú ý: Không được bôi mở lên đệm.

Page 37: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

32

- Lắp các chi tiết sau lên piston bơm

(1 ) Đĩa piston dưới.

(2) Đĩa piston trên.

(3 )Đế lò xo dưới.

(4) Vòng tràn.

Chú ý : Lắp vòng tràn sao cho lỗ hướng về phía đế lò xo dưới.

3. Gióng rãnh chốt của piston thẳng với chốt

của đĩa cam.

4. Gióng chốt cầu của cần nối bộ điều chỉnh với

lỗ chốt của vòng tràn

5. Lắp piston bơm và hai lò xo piston.

- Lắp nắp phân phối:

1. Bôi mở No.50 DENSO lên các chi tiết sau và

lắp chúng lên nắp phân phối

(1)Hai lò xo dẫn hướng piston.

(2)Hai đệm lò xo piston mới đã được chọn.

(3)Hai đế lò xo trên.

(4)Hai lò xo đỡ cần.

(5) Gioăng O mới.

2. Lắp nắp phân phối.

.Dùng đầu lục giác 5mm lắp 4 bulông.

Page 38: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

33

- Lắp giá đỡ van phân phối

Dùng SST lắp 4 giá đỡ van phân phối

- Lắp nút phân phối

1. Lắp gioăng o mới lên nút nắp phân phối

2. Dùng SST lắp nút phân phối

- Lắp trục bộ điều chỉnh và giá đỡ quả văng

1. Lắp các chi tiết sau vào giá đở

(1) Bốn quả văng.

(2) Đệm quả văng số 2. (3) bạc

2. Lắp gioăng O mới lên trục bộ điều chỉnh.

3. Đặt cụm giá đỡ quả văng (1) vào vị trí, lắp đệm

quả văng số 1 (2) và đệm điều chỉnh bánh

răng bộ điều chỉnh (3) giữa giá đỡ quả văng

và vỏ bơm.

4. Lắp trục bộ điều chỉnh qua đệm điều chỉnh

bánh răng bộ điều chỉnh, đệm quả văng số 1

và cụm giá đỡ quả văng.

- Kiểm tra khe hở dọc giá đỡ quả văng.

Dùng thước lá đo khe hở dọc giữa chốt vỏ và

giá đỡ quả văng.

Khe hở dọc: 0.150.35 mm. nếu không đúng

thì điều chỉnh bằng đệm

- Điều chỉnh phần lồi của trục bộ điều chỉnh

1. Dùng thước kẹp đo phần lồi của trục bộ điều

chỉnh. Phần lồi: 0.52.0 mm. Nếu phần lồi

không như tiêu chuẩn, điều chỉnh bằng cách

xoay trục bộ điều chỉnh.

Page 39: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

34

2. Lắp và xiết các đai ốc trong khi giữ

trục bằng một đầu lục giác 5mm.

- Lắp vỏ bộ điều chỉnh

- Lắp van điên cắt nhiên liệu

- Với ACSD lắp sáp nhiệt

- Kiểm tra kín khít.

1. Lắp một bulông vào cửa dầu hồi

2. Nối một ống khí vào ống vào của nhiên

liệu và đặt bơm cao áp vào thùng chứa dầu diesel)

3. Tạo áp suất 0.5 kgf/cm2 và kiểm tra rằng không có khí rò.

4. Sau đó kiểm tra rằng không có khí rò khi áp suất tăng đến 5.0 kgf/cm2

Page 40: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

35

Bài 3: Sửa chữa thùng chứa nhiên liệu, các đường ống và bâu lọc

1. Nhiệm vụ, yêu cầu

1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của thùng chứa nhiên liệu.

Thùng chứa nhiên liệu dùng để chứa một lượng nhiên liệu cần thiết cho sư làm việc

của động cơ, kích thươc của thung lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào công suất và tính năng hoạt

động cuả động cơ.Nói chung thùng chứa nhiên liệu phải có dung tích sao cho có thể chứa

nhiên liệu cho động cơ làm việc tối thiểu 8giờ đến 16giờ đối với máy thi công cơ giới

.Đối với ôtô thì dung tích chứa của thùng phải đảm bảo chứa đủ nhiên liệu cho xe chạy

được tối thiểu 200 300 km.

1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại bầu lọc nhiên liệu.

1.2.1Nhiệm vụ, yêu cầu :

Các bầu lọc trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel có nhiệm vụ lọc sạch tất

cả các cặn bẩn các tạp chất và nước có trong nhiên liệu.

Trong dầu disel có lẫn tạp chất và nước cứng chúng có thể phá hỏng các chi tiết

của bơm cao áp và vòi phun. Do đó các bầu lọc phải đảm bảo tách toàn bộ nước và giữ

lại 9999,5% số tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn 23mm có trong nhiên liệu trước

khi chúng được cung cấp đến bơm cao áp.

Vì các chi tiết chính của hệ thống cung cấp nhiên liệu như bộ đôi xilanh piston

bơm cao áp, van triệt hồi, kim phun nhiên liệu được chế tạo rất chính xác, do đó những

hạt cặn bẩn trong nhiên liệu chưa lọc sạch sẽ làm cào xước các chi tiết đó rất nhanh.

Nước bẩn trong nhiên liệu sẽ làm cho nhiên liệu không cháy được khi phun vào

buồng đốt và làm cho piston bơm bị kẹt trong xilanh bơm cao áp gây nên hư

hỏng.

1.2.2. Phân loại :

Để đảm bảo được điều đó , trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel

thường bố trí nối tiếp 23 bầu lọc với mức độ khác nhau. Tuỳ theo mức độ lọc tạp chất

học người ta chia bầu lọc ra thành hai loại :

-Bầu lọc thô.

-Bầu lọc tinh.

Ngoài ra bầu lọc còn được phân loại theo vật liệu và kết cấu của phần tử lọc trong

bầu lọc, gồm có:

-Bầu lọc tháo rời được.

-Bầu lọc không tháo được.

Bầu lọc thô được đặt trên đường ống dẫn từ thùng chứa đến bơm chuyển nhiên

liệu. Bầu lọc tinh được đặt trên đường ống dẫn từ bơm chuyển nhiên liệu đến bơm cao

áp.

2. Cấu tạo

2.1. Cấu tạo thùng chứa nhiên liệu :

Miệng thùng dùng để rót nhiên liệu vào thùng, bên trong có lưới để lọc bụi bẩn. Miệng

thùng được đậy kín bằng nắp, phía trên có van không khí để điều hoà áp suất trong thùng

với áp suất khí trời (do nhiên liệu trong thùng cạn dần hoặc khi nhiệt độ trong thùng tăng

Page 41: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

36

lên làm áp suất trong thùng tăng).Vì vậy đáy thùng được làm lõm để lắng cặn bẩn, nước

và nút để xả cặn.

Nhiên liệu từ thùng tới bơm sau đó đi theo các ống dẫn bằng đồng tới các vòi

phun. Phần cuối của ống làm dài hơn và bắt chặt với đầu nối bằng đai ốc. Ống nhiên liệu

phải đặt cao hơn đáy thùng từ 610cm để tránh hút cặn bẩn lên hệ thống cung cấp nhiên

liệu. Nếu thùng chứa đặt cao hơn động cơ phải bố trí van thoát để đóng mở. Nếu thùng

chứa đặt thấp hơn động cơ phải có van chặn bố trí nơi bầu lọc sơ cấp ngăn không cho dầu

về khi máy ngừng làm việc.

Hình 3.1 Cấu tạo thùng chứa nhiên liệu và bầu lọc

2.2. Cấu tạo lọc nhiên liệu:

Sơ đồ cấu tạo các loại bầu lọc thô :

Page 42: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

37

Hình 3.2 Bầu lọc thô của hệ thống cung cấp nhiên Diesel

(a) và (b)Bầu lọc thắm; (c) và (d)- Bầu lọc lắng.

1. Phần tử lọc; 3. Vỏ lọc; 4. Van xả cặn; 5. Ruột lọc; 6. Giá bầu lọc; 7. Phễu lắng

A. Đường nhiên liệu vào; B. Đường nhiên liệu ra

Các loại bầu lọc tinh của hệ thống cung cấp nhiên Diesel

Hình 3.3 Bầu lọc tinh của hệ thống cung cấp nhiên Diesel

(a). Lọc bằng chỉ bố; (b). Lọc bằng giấy xốp; (c). Lọc hai cấp

2- Ruột lọc; 3,8- Phần tử lọc; Đệm; 5,10- Vỏ lọc; 6- Lò xo; 7- Van xả gió;

9- Vỏ phần tử lọc; 11- Van xả cặn

Page 43: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

38

A- Ống dẫn nhiên liệu vào; B- Ống nhiên liệu ra..

Bầu lọc tinh hai cấp.

*Cấu tạo :

1.Đường nhiên liệu vào

2.Lõi lọc thô

3.Vỏ bầu lọc

4.Lõi lọc tinh

5.Đường nhiên liệu ra

6.Vít xả e

7. Nắp bầu lọc

8. Bulông hãm

Hình 3.4: Bầu lọc tinh hai cấp

Bầu lọc tinh hai cấp với hai phần tử lọc băng sợi bông và băng nỉ ép được lắp chặt vào

nắp bầu lọc 7 bằng các bulông . Lò xo của bầu lọc sẽ đẩy phần tử lọc ép sát vào các gờ

tương ứng trên bầu lọc để đảm bảo không gian bên trong và bên ngoài phần tử lọc hoàn

toàn bị ngăn cách. Nắp bầu lọc 7 là nơi bố trí các đầu nối và các đường dẫn nhiên liệu.

Ở bầu lọc tinh nhiên liệu, lõi lọc là những lớp nỉ dầy ép chồng bên ngoài một ống

nhiều lỗ .Van an toan được bố trí bên trong các rắc co dầu trở về, van thường cấu tạo

gồm viên bi và lò xo , nó có công dụng đảm bảo cho áp suất cung cấp tối thiểu để nhiên

liệu đi qua lớp vỏ boc cung cấp cho bơm cao áp.

* Nguyên lý làm việc :

Khi động cơ làm việc nhiên liệu sẽ được bơm chuyển chuyển vào bầu lọc cấp một.

Nhiên liệu chảy từ trên xuống dưới , các cặn bẩn có kích thước lớn và một phần nước sẽ

bị giữ lại ở mặt ngoài của lõi lọc .

Nhiên liệu đã được lọc chảy thẳng vào lưới lọc đi lên trên tiếp tục qua nắp bầu lọc

tới bầu lọc tinh qua đường nhiên liệu vào , lúc này nhiên liệu sẽ được thấm qua lõi lọ

băng nỉ ép. Nhiên liệu đã lọc sạch đi vào giữa lõi lọc và đến bơm cao áp theo đường

nhiên liệu ra. Nếu van an toàn bị hỏng , nhiên liệu sẽ không cung cấp đầy đủ cho bơm

cao áp. Khi áp suất tăng quá 0,5kg/cm 2 thì van an toàn mở cho nhiên liệu tràn trở về

thùng.

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

3.1.1 .Tắc nhiên liệu hoặc không cung cấp nhiên liệu:

-Tắc lỗ thông hơi thùng chứa nhiên liệu, tắc đường ống,bầu lọc.

-Các đường ống bị rò rỉ, không khí lọt vào các đường ống làm giảm áp suất phun, làm

gián đoạn cung cấp nhiên liệu.

3.1.2 Thiếu hoặc thừa nhiên liệu

Bình chứa – Bầu lọc – Các đường ống dẫn

Trong thời gian sử dụng thì bình chứa, các lõi lọc các đường ống dẫn bị bẩn do lắng động

tạp chất lẫn trong dầu làm giảm năng suất và chất lượng lọc, giảm lượng nhiên liệu cung

cấp, giãm công suất động cơ.

Page 44: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

39

Thùng chứa bị thủng, bị biến dạng móp méo do va đập, do sử dụng lâu ngày theo khí

hậu…vv hoặc do tai nạn giao thông gây nên

3.2 Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa:

* Bảo dưỡng thùng chứa nhiên liệu và bầu lọc

1. Tháo và làm sạch các chi tiết của thùng nhiên liệu và bầu lọc.

2. Kiểm tra các chi tiết lõi lọc, đệm kín, vít xả không khí bị chờn hỏng ren

3. Quan sát xác định chính xác hư hỏng các chi tiết của lõi lọc.

. Đệm kín không bị mòn hỏng, nếu hỏng thay đệm mới.

. Kiểm tra các đầu nối ống dẫn dầu không bị chờn hỏng ren.

. Lõi lọc không bị rách, thủng.

. Xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết cần thay mới hay có thể khắc phục.

. Chọn các chi tiết thay mới phải đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

4. Lắp các chi tiết của bầu lọc theo thứ tự ngược lại với khi tháo.

5. Sau khi lắp hoàn chỉnh bầu lọc, ráp các ống dẫn nhiên liệu, nới lỏng vít xả gió, mở

van thùng nhiên liệu, bơm nhiên liệu để tiến hành xả sạch gió.

1. Bảo dưỡng bầu lọc thô

Bầu lọc sơ cấp phải được súc rửa sau 5.000 km xe chạy. Nếu không súc rửa đúng định

kỳ cặn bẩn sẽ bám dày làm tắc lõi lọc, áp suất nhiên liệu giảm dẫn đến tình trạng thiếu

nhiên liệu cho động cơ hoạt động.

2. Bảo dưỡng bầu lọc tinh

Khi tiến hành bảo dưỡng bầu lọc tinh, nên tháo nút xả bên dưới bầu lọc để xả nước và

cặn bẩn sau 8.000 km xe chạy. Nên nới vít xả gió bên trên bầu lọc cho cặn bẳn chảy ra

hết. Loại bầu lọc có lõi lọc bằng giấy xốp cần thay mới lõi lọc sau 35.000 km xe chạy.

Tiến hành thay lõi lọc mới theo quy trình sau:

- Tháo đai ốc lục giác

- Tháo vỏ bầu lọc xuống phía dưới (hình 10-3)

- Tháo loại bỏ lõi lọc cũ

- Dùng dầu diesel rửa sạch bên trong bầu lọc

- Kiểm tra các chi tiết của bầu lọc đúng yêu cầu: Đệm cao su còn tốt, ốc xả cặn không

bị chờn hỏng ren.

- Thay lõi lọc mới, lắp lại bầu lọc lại đúng yêu cầu, không bị hở lõi lọc để cặn bẩn lọt

vào bên trong lõi lọc.

Đối với loại bầu lọc tinh có lõi lọc bằng vải bên ngoài có lưới lọc. Loại bầu lọc này

thường được bố trí gần bơm cao áp để giảm bớt nguy cơ rỉ rét, cặn bẩn đóng trong đoạn

ống nối từ bầu lọc đến bơm cao áp. Muốn xả sạch cặn bẩn và nước tháo ốc xả cặn nơi

đáy bầu lọc.

Cách súc rửa loại bầu lọc này như sau:

- Trước hết tắt máy khoá van thùng nhiên liệu.

- Tháo ốc lục giác và lấy vỏ bầu lọc ra.

- Tháo nắp bầu lọc, lưới kim loại, lõi lọc, vỏ bầu lọc ra.

- Dùng bàn chải mềm chải sạch cặn bẩn ở các chi tiết lưới lọc, lõi lọc và rửa trong

xăng

- Rửa sạch bên trong vỏ bầu lọc, để các chi tiết khô ráo và lắp lại bầu lọc đạt yêu cầu.

Page 45: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

40

- Lắp các ống dẫn nhiên liệu, nới lỏng vít xả không khí, mở van thùng nhiên liệu,

bơm tay nhiên liệu lên bầu lọc và tiến hành xả sạch không khí trong bầu lọc.

* Sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc

A. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng của thùng nhiên liệu và bầu lọc

1. Thùng nhiên liệu

a) Hư hỏng

- Thùng nhiên liệu bị rò rỉ, nứt, thủng, móp, méo.

b) Nguyên nhân

- Do va chạm mạnh, sử dụng lâu ngày ít kiểm tra, bảo dưỡng

2. Bầu lọc xăng

a) Hư hỏng

- Vỏ bầu lọc bị nứt vỡ, thủng, móp méo

Page 46: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

41

- Chờn hỏng ren các đầu nối ống dẫn.

Hình3.5: Tháo rời, thay lõi lọc của bầu lọc tinh

Nắp

Trục Lỗ dầu vào

Lõi lọc

Vỏ

Nút xả

Lõi lọc

Võ bình lọc

Page 47: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

42

- Lõi lọc quá bẩn, mục rách, thủng nhiên liệu không được lọc sạch

b) Nguyên nhân

- Do chịu lực va chạm mạnh

- Tháo lắp nhiều lần

- Sử dụng lâu ngày ít bảo dưỡng

B. Tháo, lắp thùng nhiên liệu và bầu lọc

1. Tháo thùng nhiên liệu và bầu lọc từ trên xe

- Làm sạch bên ngoài thùng nhiên liệu và bầu lọc.

. Dùng nước có áp suất cao để xịt rửa và dùng máy nén khí thổi khô

- Xả hết nhiên liệu trong thùng ra

- Tháo các đường ống dẫn dầu

. Chọn đúng cỡ cờ lê dẹt để tháo các đường ống dẫn.

- Tháo các đai kẹp bắt giữ thùng nhiên liệu.

. Chọn đúng dụng cụ tháo.

- Tháo thùng nhiên liệu ra khỏi xe

. Chú ý giữ chắc chắn không để rơi gây tai nạn.

- Tháo các bu lông bắt giữ bầu lọc thô và bầu lọc tinh

- Tháo bầu loc thô và bầu lọc tinh xuống.

. Chú ý giữ chắc chắn không để rơi bầu lọc.

2. Tháo rời bầu lọc

- Rửa sạch bên ngoài bầu lọc

- Tháo rời các chi tiết của bầu lọc (theo đúng quy trình).

. Dùng dụng cụ tháo lắp, khay đựng chi tiết và xăng hoặc dầu diesel sạch để rửa các

chi tiết.

- Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa các chi tiết của bầu lọc

3. Quy trình lắp

- Lắp các chi tiết của của bầu lọc theo thứ tự (ngược với quy trình tháo).

- Lắp thùng nhiên liệu và bầu lọc lên động cơ theo thứ tự (ngược với quy trình tháo)

. Khi lắp các ống dẫn nhiên liệu vào thùng chứa và bầu lọc phải chọn đúng dụng cụ,

dùng hai cờ lê một hãm, một vặn.

. Xiết từ từ đủ lực đảm bảo kín không bị rò rỉ nhiên liệu.

Page 48: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

43

C. Sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc

1. Sửa chữa thùng nhiên liệu

a) Hư hỏng và kiểm tra

- Hư hỏng các vết nứt thủng .

- Kiểm tra quan sát bằng mắt hoặc dùng kính lúp quan sát vết nứt.

b) Sửa chữa

- Các vết nứt thủng nhẹ, tiến hành súc rửa thùng nhiên liệu bằng nước nóng (hết mùi

dầu) sau đó hàn hơi kín và sửa nguội.

- Thùng bị nứt vỡ móp méo nhiều thì thay thùng mới.

2. Sửa chữa bầu lọc

a) Hư hỏng và kiểm tra

- Hư hỏng bầu lọc bị nứt, vỡ, móp méo.

- Kiểm tra quan sát bằng mắt thường các vết nứt, móp méo của bầu lọc

- Lõi lọc bẩn, tắc, rách, thủng. Đệm kín cao su bị đứt hỏng

- Kiểm tra bằng mắt thường.

b) Sửa chữa

- Vỏ bầu lọc nứt, thủng tiến hành hàn, sửa nguội, nếu bị móp méo gò nắn lại.

- Lõi lọc bị tắc bẩn dùng bàn chải mềm và xăng rửa sạch, lõi lọc rách thủng thay lõi

lọc mới đúng loại.

- Đệm cao su hỏng thay đệm mới.

Page 49: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

44

Bài 4: Sửa chữa bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu)

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bơm chuyển nhiên liệu

1.1. Nhiệm vụ.

Bơm truyền nhiên liệu dùng để hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bình lọc thô, đưa

đến bình lọc tinh rồi đến bơm cao áp. Ngoài ra còn dùng để mồi dầu, xã gió trong hệ

thống khi động cơ chưa hoạt động.

1.2. Yêu cầu .

Áp suất nhiên liệu do bơm cung cấp phải đạt giá trị lớn và giao động trong khoảng

giá trị tương đối rộng từ 1,56kg/cm 2 . Áp suất lớn như vậy không những đủ để thắng

sức cản trong đường ống nhiên liệu thấp áp và trong các bầu lọc mà còn ngăn cản sự hình

thành bọt khí và hơi nhiên liệu. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp các bầu

lọc quá bẩn hoặc động cơ làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao .

1.3. Phân loại :

Bơm chuyển nhiên liệu đang được sử dụng trong động cơ diesel được chia ra

thành các loại sau :

-Bơm phiến gạt hoặc con lăn thường được sử dụng trong hệ thống cung cấp nhiên

liệu động cơ diesel sủ dụng bơm cao áp chia .

-Bơm piston được sử dụng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel sử

dụng bơm cao áp dãy .

Ngoài ra, theo công dụng của bơm chuyển nhiên liệu thì nó còn có thể chia làm

hai loại là :

-Bơm tác dụng đơn

-Bơm tác dụng kép

Nhìn chung bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston tác dụng đơn là loại bơm được sử

dụng nhiều nhất trong các động cơ diesel. Nó thường được lắp bên sườn của bơm cao áp

và được dẫn động trực tiếp bằng cam lệch tâm.

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu

2.1 Sơ đồ cấu tạo bơm thấp áp kiểu piston tác dụng đơn

Page 50: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

45

Hình 6.1 : Cấu tạo bơm chuyển nhiên liệu

Hình 4.1: Bơm thấp áp kiểu piston tác dụng đơn

1. Con lăn ; 2.thân bơm ; 3.bơm tay ; 4. cửa nạp ;

5. van nạp ;6.lưới lọc; 7.piston ;8.lo xo hồi vị piston;

9.thanh đẩy ;10.van xả ; 11. cửa xả ;12.cam lệch tâm.

Thân bơm là chi tiết chính của bơm, trong thân bơm có bốn khoang chính dùng để

bố trí piston, lò xo hồi vị piston, con đội con lăn, van nạp van xả. Ngoài ra còn có bơm

tay kiểu piston được lắp vào thân bơm ở phía trên van nạp. Bơm tay cấu tạo gồm đầu nối

, xilanh, piston, núm piston.

Thân bơm được chế tạo bằng gang , các van nạp, van xả được chế tạo từ chất dẻo,

đế van là ống thép được ép chặt vào thân bơm với độ dời, các chi tiết còn lại làm bằng

thép.

2.2 Nguyên tắc hoạt động

a.Hành trình hút b :Hành trình đẩy

Hình 4.2 : Sơ đồ làm việc của bơm chuyển kiểu piston

Page 51: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

46

1. Trục cam ; 2. Vấu cam ; 3. Con đội con lăn; 4. Thanh đẩy ; 5. Khoang chuyển

tiếp ; 6. Piston ; 7. Khoang hút ; 8. Lưới lọc ; 9. Vanhút ; 10. Lò xo; 11. Van xả;

12. Đường dầu vào ; 13. Đường dầu ra.

Bơm chuyển nhiên liệu thực hiện quá trình hút và bơm nhiên liệu trong hai hành

trình : hành trình chuyển tiếp và hành trình làm việc.

- Hành trình hút:

Khi cam lệch tâm 2 tác dụng vào con đội con lăn3, qua thanh đẩy 4 sẽ làm cho

piston 6 chuyển động ép lò xo 10 lại. Lúc này thể tích trong khoang hút bị giảm, áp suất

tại đây tăng làm van hút 9 đóng lại, van xả 11 mở ra. Đồng thời khi pistông chuyển động

làm cho thể tích khoang chuyển tiếp tăng lên, áp suất ở đây giảm xuống vì thế hầu như

toàn bộ lượng nhiên liệu bị đẩy ra từ khoang hút sẽ bị hút vào khoang chuyển tiếp qua lỗ

chéo trong thân bơm. Như vậy lượng nhiên liệu qua đường ra đến bơm cao áp gần như

bằng 0. Hành trình này của pistông chỉ thực hiện ở giai đoạn chuyển tiếp nên năng suất

của bơm bằng 0.

- Hành trình đẩy :

Khi cam lệch tâm thôi tác dụng lên con đội con lăn, lò xo hồi vị pistôn 10 sẽ đẩy

pistông 6 về vị trí ban đầu làm thể tích ở khoang hút tăng lên, áp suất tại đây giảm sẽ

đóng van xả 11 và van hút mở 9 ra. Nhiên liệu từ thùng chứa được hút vào khoang hút

qua van hút 9. Đồng thời khi pistông 6 dịch chuyển sẽ đẩy nhiên liệu từ khoang chuyển

tiếp qua rãnh khoan chéo ra ngoài đường xả để đi đến bơm cao áp. Như vậy trong hành

trình làm việc của pistông, bơm thực hiện đồng thời hai quá trình hút và đẩy nhiên liệu.

Chúng ta thấy bơm chuyển nhiên liệu cung cấp cho bơm cao áp một lượng nhiên

liệu cần thiết không phụ thuộc vào chế độ tốc độ của động cơ. Nếu hành trình của pistông

luôn không thay đổi thì sẽ có lúc nào đó áp suất trong đường xả nhiên liệu và ở khoang

chuyển tiếp đủ lớn thắng sức căng của lò xo hồi vị pistôn 10, lò xo sẽ không thể đẩy

piston về vị trí ban đầu làm cho hành trình pistôn ngắn lại, năng suất bơm sẽ giảm. Trong

trường hợp bầu lọc nhiên liệu quá bẩn hoặc tắc, hiện tượng đó càng dễ xảy ra hơn.

- Hành trình treo bơm :

Khi áp suất ở đường xả và trong khoang chuyển tiếp đạt đến một giá trị lớn nào

đó, pistông sẽ không thể dịch chuyển được và bị treo ở vị trí cao nhất. Lúc này, trục cam

vẫn quay , con đội và thanh đẩy vẫn lên xuống nhưng hoàn toàn không tác dụng đến

piston 6, đây là trạng thái quá tải của bơm và lúc này hành trình của pistông bằng 0 dẫn

đến năng suất của bơm bằng 0.

Như vậy lưu lượng nhiên liệu cung cấp cho bơm cao áp sẽ được chính bơm

chuyển nhiên liệu tự điều chỉnh lấy. áp suất nhiên liệu ở đường xả phụ thuộc chủ yếu vào

lực nén của lò xo, lực nén càng lớn, áp suất càng cao.

Trên thân bơm còn lắp thêm bơm tay chuyển pistông. Khi khởi động cần phải sử

dụng bơm tay để cung cấp nhiên liệu đủ nạp đầy khoang thấp áp của bơm cao áp và xả

không khí ra khỏi hệ thống cung cấp nhiên liệu. Lúc này pistông của bơm chuyển nhiên

liệu đứng yên nên quá trình của bơm tay được thực hiện như một bơm pistông thông

thường với hai van hút và xả. Sau khi đã bơm đủ nhiên liệu cần vặn chặt núm piston để

tránh lọt không khí vào trong thân bơm và không làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc

của bơm chuyển nhiên liệu.

Page 52: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

47

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm chuyển

nhiên liệu

3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

Mòn xi lanh, piston: Áp suất đẩy và lưu lượng bơm không đủ, động cơ làm việc

không ổn định.

Mòn cam và con lăn: Gây giảm hành trình của bơm, động cơ làm việc không ổn

định.

Goăng không kín: do hỏng, vênh rò rỉ, lọt khí, tốc độ động cơ không ổn định,

không tăng số vòng quay được.

Lò xo đẩy piston yếu: giảm hành trình làm lưu lượng giảm.

Lò xo van hút, đẩy yếu, van không kín: Khó khởi động, tốc độ động cơ không ổn

định, lưu lượng và cột áp giảm.

Lọt khí đường hút của bơm làm cho giảm lưu lượng bơm và có thể gây ra bọt khí

ở đường đẩy.

3.2 . Phương pháp kiểm tra, sửa chữa

3.2.1. Quy trình tháo bơm thấp áp :

STT Các bước thực hiện và hình minh

hoạ

Dung cu Yêu câu kỹ thuật

1 Tháo từ bơm cao áp

- Tháo các đường dầu đến và đi.

- Tháo bơm tiếp vận ra khỏi bơm

cao áp

Nới đều các đai

ốc, sau khi tháo

đặt các chi tiết

vào khay sạch.

Cẩn thận tránh

gãy vở

2 Tháo rời bơm chuyển vận

Page 53: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

48

2.1 Tháo bơm tay:

Kẹp chặt bơm lên

bàn tháo.

Tháo nguyên cụm

piston và xi lanh

bơm tay ra đặt

vào khay sạch

2.5 Tháo van hút và van thoát

- Nới lỏng các vít

trên từng nắp.

-Cẩn thận không

làm vở các nắp

trong quá trình

tháo.

- Đẻ nắp và vít

vào khay chi tiết

Tháo ốc giữ piston bơm và lò xo

cần đẩy

Thao tác cẩn thận

lấy piston ra ngoài

2.6 Tháo lò xo và cơ cần đệm đẩy

Dùng tay thao tác nhẹ

nhàng

Cẩn thận không

va chậm vào các

chi tiết

2.7 Tháo con đội con lăn và lò xo, đĩa lò

xo ra khỏi bơm

Dùng kèm mỏ nhọn

và kèm táo phe

Thao tác cẩn thận

tránh trầy xước.

Page 54: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

49

2.8 Tháo răc co ống hút và ống thoát

Khi lấy ra đặt lên

tờ giấy sạch

- Làm sạch, kiểm tra và sửa chữa.

STT Nội dung Dung cu Yêu câu kỹ thuật

1 Làm sạch các chi tết trong dầu

diesel và thổi khô bằng máy

nén khí

Không dùng vải để

lau chi tiết, tránh

trầy xước.

2 Kiểm tra sửa chữa chi tiết

2.1 Kiểm tra tổng quát:

- Dùng mắt quan sát các chi tiết: Rạn nứt, ren ốc bi biên dãng.

2.2 Kiểm tra chi tiết van hút và van thoát:

– Bề mặt làm việc của van và đế van: Phải nhẵn bóng, không trầy xước, mòn

khớp. Nếu có ta ra lại mặt phẳng.

– Lò xo van: Không bị nức gãy, biến dạng.

2.3 Kiểm tra piston và xy-lanh bơm:

– Kiểm tra bề mặt tiếp xúc giữa piston và xy-lanh: Bị nứt vỡ, trầy xước nhiều

thay mới, thường xy-lanh và piston bị trầy xước ở các vị trí như hình .

– Kiểm tra khe hở giữa piston và xy-lanh theo kinh nghiệm hoặc dùng thước

cặp, khe hở cho phép không quá 0,05mm. Nếu khe hở lớn thay mới.

2.4 Kiểm tra lò xo piston:

Bị gãy nứt, biến dạng ta thay mới.

2.5 Kiểm tra chi tiết con đội:

– Trục con lăn và con lăn mòn khuyết thay mới.

– Khe hở giữa trục con lăn và con lăn lớn ta đóng bạc.

2.6 Kiểm tra các chi tiết khác của bơm tay:

-Kiểm tra vòng cao su chữ o bị nứt gãy, nhão, chay cứng ta thay mới.

- Sau khi lắp chi tiết bơm có thể kiểm tra độ kín van hút, van thoát và năng suất

bơm truyền piston trên bàn khảo nghiệm.

3.2.2 Lắp các bộ phận lên bơm thấp áp:

Việc lắp ráp bơm chuyển nhiên liệu được thực hiện ngược lại khi tháo. Nhưng cần chú ý:

– Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước khi lắp.

– Lắp piston phải đúng chiều.

Page 55: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

50

– Van hút và van thoát lắp đúng vị trí.

– Đệm đồng nắp đậy piston phải còn tốt và siết đúng lực.

– Khi lắp vào động cơ phải quay cho cam lệch tâm ở vị trí không đội và đệm làm kín

phải tốt.

Page 56: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

51

Bài 5: Sửa chữa bơm cao áp

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp

1.1. Nhiệm vụ.

- Bơm cao áp có nhiêm vụ cung cấp nhiên liệu có áp suất cao cho vòi phun để

phun vào xilanh của động cơ hoà trộn với không khí thực hiện quá trình cháy, dãn nở và

sinh công.

1.2. Yêu cầu

- Chất lượng phun của nhiên liệu có ảnh hưởng lớn đến công suất và mức tiêu hao

nhiên liệu của động cơ vì vậy hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel dùng bơm cao

áp tập trung PE phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Đảm bảo nhiệm vụ cung cấp cho vòi phun có áp suất cần thiết. Trong động cơ

hiện nay áp suất thường là 80 đến 600 kG/ cm 2 . Đặc biệt một số động cơ có áp suất phun

tới 1500 đến 2500 kG/ cm 2 .

+Bảo đảm số lượng và thời gian cung cấp nhiên liệu cho các xilanh được đồng

đều.

-Thời gian cung cấp nhiên liệu đúng quy định, bắt đầu và kết thúc phun nhanh

chóng để nhiên liệu phun được tốt.

-Khống chế được lượng nhiên liệu cung cấp cho phù hợp với phụ tải của động cơ.

1.3. Phân loại

- Hệ thống nhiên liệu bơm tập trung (tổ hợp thẳng hàng) PE

- Hệ thống nhiên liệu bơm phân phối VE

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp

2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp tập trung PE

a. Sơ đồ cấu tạo:

Hình 5.1. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống

1. Bộ điều tốc;2. Bơm chuyển;3. Bộ phun sơm; 4. Phân bơm;5. Đầu ống nối cao áp

b. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của một phân bơm

Page 57: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

52

Hình 5.2: Cấu tạo phần tử bơm

1.đầu ống ống cao áp

2.khoang nén

3.xilanh

4.rãnh nhiên liệu

5.piston

6.cung răng

7.thanh răng

8.bạc xoay

9, vai piston

10.lò xo

11.đĩa chặn

12.đai ốc điều chỉnh

13.con đội con lăn

14.trục cam

Phần chính của bơm là cặp bộ đôi siêu chính xác :piston 6 và xilanh 3 của bơm

cao áp lắp khít với nhau. Piston 6 được cam đẩy lên qua con đội 13 và đai ốc điều chỉnh

12. Hành trình đi xuống của piston là nhờ lò xo 10 và đĩa chặn 11 .Ngạnh chữ thập ở

phần đuôi piston 6 được ngàm trong rãnh dọc của bạc xoay 8.

Phần đầu piston xẻ một rẵnh nghiêng, không gian bên dưới rãnh nghiêng ăn thông

vói không gian phía trên đỉnh piston là nhờ rãnh dọc.

Cấu tạo xi lanh và piston bơm cao áp:

Page 58: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

53

HÌNH 5.3 : Sơ đồ công tác bơm cao áp

Phần đầu piston bơm có xẻ rãnh hình chéo (lằn vạt chéo). Piston chuyển động tịnh tiến

trong xilanh và hai bên xilanh có lỗ thoát nhiên liệu.

Khi piston bơm ở vị trí thấp nhất thì nhiên liệu từ lỗ bên trái tràn vào chứa đầy thể

tích công tác (bao gồm: phía trên piston và rãnh lõm ở đầu piston) vị trí I.

Khi piston đi lên, nhiên liệu được ép lại và bị đẩy một phần qua lỗ : vị trí II.

Piston tiếp tục đi lên và che lấp gờ trên của lỗ: vị trí III, từ đó trở đi nhiên liệu đi

vào đường ống cao áp đến kim phun: vị trí IV.

Piston tiếp tục đi lên và khi gờ dưới của rãnh lõm bắt đầu mở lỗ: vị trí V, kể từ đó

trở đi nhiên liệu theo rãnh lõm qua lỗ ra ngoài : vị trí VI.

Đầu piston bơm cao áp

a b c

HÌNH 5.4: Cấu tạo đầu Piston bơm PE.

Page 59: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

54

Lằn vạt xéo trên dưới: Điểm khởi phun và kết thúc phun thay đổi. b) Lằn vạt xéo trên:

Điểm khởi phun thay đổi, điểm dứt phun cố định. c) Lằn vạt xéo dưới: Điểm khởi phun

cố định, định dứt phun thay đổi

2. Nguyên tắc hoạt động.

- Khi động cơ hoạt động, trục cam quay, vấu cam đẩy con đội chuyển động lên xuống,

qua con đội và bu lông con đội đẩy piston chuyển động lên xuống trong xi lanh.

Khi piston đi xuống, van triệt hồi đóng lại nhờ sức căng của lò xo, trong khoang trên của

piston tạo nên độ chân không, khi cạnh trên đỉnh piston mở lỗ hút thì nhiên liệu được hút

vào xi lanh.

Khi cam quay tới vị trí tác dụng qua con đội và bu lông con đội đẩy piston đi lên che kín

của hút và cửa xả là thời điểm bắt đầu nén. áp suất dầu diesel trong xi lanh tăng dần đến

khi thắng được sức căng lò xo của van cao áp, đẩy mở van thì nhiên liệu với áp suất cao

theo đường ống dẫn đến vòi phun và phun vào xi lanh động cơ. Piston tiếp tục đi lên đến

khi rãnh nghiêng của piston tương ứng với lỗ thoát của xi lanh thì nhiên liệu ở khoang

trên của piston về ngăn chứa của bơm cao áp, làm áp suất trong xi lanh giảm đột ngột,

van cao áp đóng lại, quá trình cung cấp nhiên liệu cho vòi phun được chấm dứt.

Trong quá trình bơm cao áp làm việc piston thực hiện hai chuyển động, chuyển động

tịnh tiến lên xuống trong xi lanh và chuyển quay. Chuyển động quay thực hiện khi thay

đổi lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt của động cơ.

- Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston để thay đổi thời

gian phun. Thời phun càng lâu lượng dầu càng nhiều động cơ chạy nhanh, thời gian phun

ngắn dầu càng ít động cơ chạy chậm. Khi ta xoay piston để rãnh đứng ngay lỗ dầu về thì

sẽ không có vị trí án mặc dù piston vẫn lên xuống, nhiên liệu không được ép, không

phun động cơ ngưng hoạt động (vị trí này gọi là cúp dầu). như hình vẽ

.

Cấp dầu tối đa Cấp dầu trung bình Tắt máy

HÌNH 5.5: Định lượng nhiên liệu của bơm cao áp PE.

2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp tập trung PE

2.2.1Sơ đồ cấu tạo.

Page 60: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

55

Hình 5.6. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bơm VE

1 – Thùng chứa dầu

2 – Bơm tiếp vận3 – Lọc tinh4 – Van an toàn5 – Bơm tiếp vận6 – Cần điều khiển7 – Lò

xo điều khiển8 – Đường dầu về9 – Pittong bơm 10 – Đường dầu đến kim phun11 – Van

phân phối12 – Van định lượng (Vành tràn)13 – Đĩa cam , 14. bộ điều khiển phun sớm

Bơm sơ cấp hút nhiên liệu từ thùng đưa qua lọc sau đó nhiên liệu được bơm cánh

quạt hút rồi đẩy vào buồng bên trong bơm

Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp.

Đĩa cam được dẫn động bỡi trục dẫn động, pittông bơm được gắn với đĩa cam, nhiên liệu

được cấp cho kim phun nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của pittong này

Lượng phun được điều khiển bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí.

Thời điểm phun được điều khiển bởi pittông điều khiển phun sớm, pittông điềukhiển

phun sớm hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu.

Van phân phối có hai chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến kim phun

quay về pittông và bơm; hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi kim phun.

2.2.2 Nguyên tắc hoạt động.

- Bơm sơ cấp hút nhiên liệu từ thùng đưa qua lọc sau đó nhiên liệu được bơm cánh quạt

hút rồi đẩy vào buồng bên trong bơm.

- Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp.

- Đĩa cam được dẫn động bỡi trục dẫn động, pittông bơm được gắn với đĩa cam, nhiên

liệu được cấp cho kim phun nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của pittong

này.Lượng phun được điều khiển bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí.

- Thời điểm phun được điều khiển bởi pittông điều khiển phun sớm, pittông điềukhiển

phun sớm hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu.

- Van phân phối có hai chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến kim

phun quay về pittông và bơm; hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi kim phun.

Page 61: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

56

Hình 5.7: Khoảng chạy của pittông bơm và các giai đoạn cung cấp nhiên liệu

1 – Pittông bơm 2 – Lỗ nạp nhiên liệu3 – Rãnh hút4 – Buồng cao áp 5 – Rãnh phân phối6

– Đường phân phối7 – Lỗ thoát nhiên liệu 8 – Van định lượng

Khi cam quay, piston bơm đi đến điểm chết trên sau đó về điểm chết dưới.

Quá trình điều khiển lượng dầu cung cấp cho một chu trình được thực hiện gồm các bước

sau:

Bước 1: Nạp nhiên liệu:

Khi pittông bơm chuyển động sang trái, một trong 4 rãnh hút trên pittông sẽ thẳng hàng

với cửa hút và nhiên liệu sẽ được hút vào đường bên trong pittông.

Bước 2: Phân phối nhiên liệu:

Khi đĩa cam và pittông quay, cữa hút đóng và cữa phân phối của pittông sẽ thẳng hàng

với một trong bốn trên nắp phân phối. Khi đĩa cam lăn trên các con lăn, pittông vừa quay

vừa dịch chuyển sang phải, làm nhiên liệu bị nén. Khi nhiên liệu bị nén đến một áp suất

nhất định nó được phun ra khỏi vòi phun.

Bước 3: Kết thúc việc cung cấp nhiên liệu:

Khi pittông dịch chuyển thêm về phía bên phải, hai cửa tràn của pittông sẽ lộ ra khỏi van

định lượng và nhiên liệu dưới áp suất cao sẽ bị đẩy về buồng bơm qua các cửa tràn này.

Vì vậy áp suất nhiên liệu sẽ giảm đột ngột và quá trình phun kết thúc.

Bước 4: Cân bằng áp suất :

Khi piston quay 1800 sau khi phân phối nhiên liệu, rãnh cân bằng áp suất trên pittông

thẳng hàng với đường phân phối để cân bằng áp suất nhiên liệu trong đường phân phối và

trong buồng bơm.

V – BỘ ĐIỀU KHIỂN PHUN SỚM TỰ ĐỘNG: (điều khiển thời điểm phun)

Giống như thời điểm đánh lửa của động cơ xăng, nhiên liệu trong động cơ Diesel phải

được phun sớm hơn theo tốc độ động cơ để đảm bảo tính năng tốt nhất. Vì vậy bơm cao

áp kiểu VE có trang bị bộ điều khiển phun sớm tự động, nó hoạt động nhờ áp suất nhiên

liệu, để thay đổi thời điểm phun tỷ lệ với sự tăng giảm tốc độ động cơ.

Page 62: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

57

- Cấu tạo và hoạt động:

Pittông bộ điều khiển phun sớm được gắn bên trong vỏ bộ điều khiển, vuông góc với trục

bơm và trượt theo sự cân bằng giữa áp suất nhiên liệu và sức căn của lò xo bộ điều khiển.

Phun trễ Phun sớm

HÌNH 5.8: Bộ điều khiển phun sớm tự động.

1 – Vòng lăn2 – Con lăn 3 – Lò xo bộ điều khiển4 – Chốt trượt5 – Pittông bộ điều khiển

phun sớm

Chốt trượt biến chuyển động ngang của pittông thành chuyển động quay của vòng đỡ con

lăn.

Lò xo có xu hướng đẩy pittông về phía phun trễ (sang phải). Tuy nhiên, khi tốc độ động

cơ tăng, áp suất nhiên liệu cũng tăng lên nên pittông thắng được sức căng lò xo và dịch

sang trái. Cùng với chuyển động của pittông, vòng lăn quay ngược hướng với pittông

bơm, do đó làm sớm thời điểm phun tương ứng với vị trí đĩa cam.

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp

3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

- Mòn xi lanh, piston bơm: Làm giảm lưu lượng Qct, máy yếu, không tăng tốc được, không

phát huy được công suất, tiêu hao nhiên liệu tăng.

- Van cao áp không kín: Lò xo yếu, mòn, kẹt gây khói đen do phun rớt, máy nóng, đóng

muội trong buồng cháy.

Ổ bi trục cam mòn làm sai lệch góc phun sớm, sai hành trình.

Cơ cấu vành răng bị lỏng: Do vít kẹp bị lỏng, động cơ làm việc rung, đôi khi không nổ được

do không thay đổi được lượng nhiên liệu cung cấp chu trình.

Page 63: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

58

Hình 5.9 Mòn xi lanh và piston bơm cao áp

A-mòn xi lanh và piston ở phía cửa nạp. B-mòn xi lanh và piston ở phía cửa xả

Thanh răng bị kẹt: xảy ra với bơm cao áp vòi phun làm cho không thay đổi lượng

nhiên liệu cung cấp, khi giảm tải gây vượt tốc.

Lò xo hồi vị piston yếu, gãy, kẹt có thể làm thay đổi hành trình cấp hoặc không

cấp nhiên liệu được.

Đối với bộ điều tốc: lò xo gãy, yếu, khớp truyền động bị gãy, lỏng, kẹt có thể do

thiếu dầu làm bộ điều tốc mất tác dụng.

Đối với bộ điều chỉnh góc phun sớm tự động: lò xo gãy, yếu, chốt quay bị mòn

làm sai lệch thời điểm điều chỉnh góc phun sớm. Lắp bơm sai dấu có thể làm cho động cơ

không nổ được.

Van ổn áp đường dầu về nếu chỉnh không đúng có thể làm cho động cơ làm việc

không ổn định.

3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp

* Tháo lắp bơm VE

1. Tháo bơm cao áp từ động cơ

- Làm sạch bên ngoài bơm.

- Tháo bơm cao áp từ động cơ xuống (đúng quy trình đã học)

2. Tháo rời bơm cao áp

- Rửa sạch bên ngoài bơm tháo rời các chi tiết của bơm (theo đúng quy trình).

- Dùng dầu rửa sạch các chi tiết của bơm, để đúng nơi quy định.

. Bàn tháo lắp, khay đựng chi tiết và dầu diesel sạch để rửa các chi tiết của bơm.

- Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa các chi tiết của bơm VE.

3. Quy trình lắp

1. Lắp các chi tiết của bơm theo thứ tự (ngược với quy trình tháo). Cân chỉnh áp suất,

lưu lượng, điểm bắt đầu bơm và bộ phun sớm.

2. Lắp bơm lên động cơ (đúng quy trình)

* Kiểm tra bơm VE

1. Xác định lượng nhiên liệu bơm của các nhánh cao áp sau một số lần bơm nhất định.

Page 64: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

59

2. Kiểm tra áp suất nén nhiên liệu của bơm

. Dùng đồng hồ áp suất lắp trên từng nhánh bơm để kiểm tra.

3. Kiểm tra, điều chỉnh hành trình "MS"

- Hành trình "MS" là khoảng hở đầu trục bộ điều tốc (khi chưa làm việc) Với bề mặt

cơ cấu đẩy van trượt. Khoảng "MS" = 1 - 1, 2 mm, tương ứng với khe hở L/ = 0,15 - 0,35

mm (là khe hở bề mặt bích bánh răng bộ điều tốc và chốt trong thân bơm cao áp).

- Khi kiểm tra tiến hành đo khe hở L/ và "MS" sau đó so với tiêu chuẩn. Nếu khe hở L/

và " MS " không đúng tiêu chuẩn thì tiến hành điều chỉnh như sau:

. Văn vừa chặt trục bộ điều tốc sau đó đo khoảng cách L (khoảng cách từ bề mặt trục

bộ điều tốc đến bề mặt thân bơm cao áp). L = 1, 5 - 2, 0 mm.

. Nếu L không đúng tiêu chuẩn cần tiến hành điều chỉnh thêm, bớt đệm.

. Sau khi điều chỉnh xong, xiết chặt đai ốc hãm lại.

Page 65: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

60

Bài 6: Sửa chữa vòi phun cao áp

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của vòi phun cao áp

1.1 Nhiệm vụ.

So với nhiều chi tiết trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ disel, vòi phun tuy giá

thành chế tạo không cao nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc và độ tin

cậy của hệ thống nói riêng và động cơ diesel nói chung. Đặc tính phun nhiên liệu, chất

lượng hình thành hỗn hợp trong xilanh của động cơ và diễn biến quá trình cháy phụ thuộc

nhiền vào kết cấu và các thông số của vòi phun. Vì vậy vòi phun phải thực hiện tốt các

nhiệm vụ sau:

-Phun nhiên liệu do bơm cao áp cung cấp vào xilanh của động cơ với một áp suất

nhất định.

-Đảm bảo độ phun tơi, độ phun xa, số lượng và cấu trúc tia phun phù hợp với hình

dạng và kích thước của buồng cháy, phương pháp hình thành hỗn hợp nhiên liệu.

-Cùng với bơm cao áp vòi phun đảm bảo quá trình phun nhiên liệu được bắt đầu

nhanh và dứt khoát.

1.2. Yêu cầu .

Vòi phun là một trong các chi tiết làm việc trong điều kiện rất nặng nề vì đầu vòi

phun tiếp xúc trực tiếp với khí cháy trong xilanh. Vì vậy đối với vòi phun phải đảm bảo

các yêu cầu: độ bền cao, dễ thay thế và sửa chữa, gía thành thấp.

1.3 Phân loại :

1.3.1– Căn cứ vào số lò xo trong kim:

- Kim phun thân kim có một lò xo. H 7.1

- Kim phun thân kim có hai lò xo. H7.2

Hình 6.1 Hình 6.2

1.3.2 Căn cứ vào sự khác nhau của đót kim người ta chia ra hai loại sau:

Kim phun hở: Loại này không có kim đóng kín ở đót kim, dầu cao áp phun trực tiếp

vào xy lanh.

Page 66: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

61

Kim phun kín: Loại này có kim đóng kín lỗ phun ở đót kim, tùy theo loại đót kim

và lỗ phun mà người ta chia ra làm hai loại sau:

Đót phun kín lỗ tia hở:

Hình 6.3: Đót phun kín lỗ tia hở

Loại này ở đầu kim dạng côn đóng kín bề mặt côn trên đót kim, như vậy có lỗ

phun không được đóng kín. Với loại nầy có loại 1 lỗ và nhiều lỗ (Từ 2 đến 10 lỗ),

với loại nầy áp suất phun cao từ (180250) kg/cm2.

Đót phun kín lỗ tia kín:

Page 67: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

62

Hình 6.4: Đót kín lỗ tia kín

Loại này ở đầu kim phun có một chuôi hình trụ (hoặc hình côn) ló ra ngoài lỗ phun

đóng kín lỗ phun, nhờ có chuôi nên lỗ phun không bị nghẹt do đóng muội than. Với loại

nầy áp suất phun thấp từ: (120150) kg/cm2, thường sử dụng cho động cơ có buồng

cháy phụ.

Tùy theo chuôi kim phun ta có các loại:

– Chuôi hình trụ hình (a)

– Chuôi hình côn hình (d) và (e), loại nầy thay đổi góc chùn tia phun tùy theo dộ

mở của kim phun.

– Loại có lỗ tia phụ như hình (c).

Page 68: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

63

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun cao áp

2.1. Sơ đồ cấu tạo của vòi phun :

Hình 6.5: Cấu tạo vòi phun

2.2 Nguyên lý làm việc:

Trước khi phun:

Nhiên liệu từ bơm cao áp theo đường dầu đến vào vòi phun nằm ở khoang chứa

dầu, lúc nầy áp suất dầu nhỏ hơn lực căng lò xo nên ép kim phun đóng kín bề mặt

côn bên dưới giữ dầu không chảy qua lỗ phun.

Phun nhiên liệu:

Piston bơm cao áp nén nhiên liệu, đến vòi phun làm áp suất dầu ở khoang chứa

tăng lớn hơn lực căng lo xo sẽ tác dụng lên mặt côn phía trên làm nâng kim phun

Page 69: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

64

lên, tách khỏi bề mặt côn dưới làm nhiên liệu qua lỗ phun, phun vào buồng đốt. Do

nhiên liệu có áp suất cao và qua lỗ phun có kích thước nhỏ nên nhiên liệu bị xé tơi.

Khi dứt phun:

Khi bơm cao áp ngừng cung cấp, áp suất nhiên liệu giảm xuống nhỏ hơn lực

căng lò xo, lò xo đẩy cây đẩy kim đi xuống đóng kín bề mặt côn chấm dứt phun.

Một phần nhiên liệu chui qua khe hở giữa thân và đót kim phun theo đường dầu hồi

trở về thùng chứa.

Hình 6.6: Nguyên lý làm việc vòi phun

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi phun cao áp

3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

Lượng phun giảm, động cơ làm việc yếu. Mòn ở đầu côn gây phun rớt, động cơ có

khói đen, có thể gây tắc lỗ phun, công suất động cơ giảm, dầu diesel lọt xuống các te.

Tắc lỗ phun: do đóng muội, làm cho qui luật phân bố tia nhiên liệu không đúng,

gây tiêu hao nhiên liệu tăng, máy nóng, công suất giảm, động cơ làm việc không ổn định.

Lò xo kim phun yếu, gãy do mỏi: gây khói đen, máy yếu, máy nóng, đóng muội.

Kim bị kẹt: do lâu không sử dụng, lọc kém, động cơ không nổ được.

Hở giữa vòi phun và nắp máy: do đệm đồng không đủ đàn hồi, động cơ yếu.

3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi phun cao áp

4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp vòi phun cao áp

Quy trình tháo, lắp vòi phun cao áp

Quy trình tháo:

Page 70: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

65

Quy trình tháo vòi phun cao áp :

STT Các bước thực hiện và hình

minh hoạ

Dung cu Yêu câu kỹ

thuật

1 Tháo từ động cơ

1.1 Tháo các đường ống dầu

– Nới lỏng

rắc co ống

dẩu cao áp ở

bơm cao áp.

– Tháo các rắc

co cao áp

đến vòi

phun.

– Tháo đường

ống dầu hồi.

– Làm dấu vị

trí lắp các

vòi phun.

1.2 Tháo vòi phun ra khỏi động cơ

– Tháo các

bu-lông giữ

vòi phun lấy

vòi phun ra

ngoài. Chú

ý: Nếu khó

lấy phải

dùng búa

cao su gỏ

cho vòi phun

xoay tròn sẽ

dễ lấy, chú ý

đệm làm

kín.

– Dùng vải

sạch bịt

kín lỗ lắp

vòi phun.

2 Tháo rời chi tiết

2.1 – Vệ sinh bên ngoài, dùng bàn chải

cước làm sạch

sạch muội than

xung quanh đầu

Page 71: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

66

phun, tránh va

chạm vào đầu

kim phun.

2.5 – Kẹp vòi phun lên êtô hàm

mềm cho đầu vòi phun quay

xuống

Thao tác nhẹ

nhàng tránh trầy

xước, móp méo

các chi tiết.

- Kẹp vừa tánh

biến dạng chi

tiết

- Tháo nắp chụp bên ngoài.

- Nới đai ốc khoá, vặn vít điều

chỉnh ra vài vòng để giảm lực

căng lò xo.

Thao tác cẩn

thận lấy

-Tháo nắp

chụp lò xo lấy

lò xo, đế lò xo

để vào khay

sạch có lót

giấy

Page 72: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

67

2.6 Mở vòi phun ra khỏi êtô

nghiêng lấy ty đẩy.

Gá vòi phun trở lại và đầu vòi

phun quay lên

Cẩn thận không

va chậm vào

các vấu cam,

bạc đạn vào

thành bơm gây

trầy, mẻ các bề

mặt láng.

2.7 – Tháo đai ốc giữ đầu phun và

lấy đầu phun ra khỏi thân vòi

phun. Tránh làm rơi chi tiết

đầu phun. Tháo kim phum ra

khỏi đót, nếu khó mở ta dùng

búa quán tính.

Thao tác cẩn

thận tránh trầy

xước.

- Ngâm đầu

phun trong dầu

sạch. Chú ý: gá

đồng bộ kim

phun vào đót

tránh làm lẫn

lộn.

2.8 Tháo răc co ống hút và ống thoát

Khi lấy ra đặt

lên tờ giấy sạch

* Làm sạch, kiểm tra và sửa chữa.

ST

T

Nội dung Dung cu Yêu câu kỹ thuật

Page 73: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

68

1 Làm sạch các chi tết trong dầu

diesel

Dụng cụ làm sạch vòi

phun

Không dùng vải để

lau chi tiết, tránh

trầy xước và sụ

bám dính cử xơ vải

1.1 Làm sạch đầu phun

- Dùng bàn chải

cước để đáng sạch

bên ngoài đầu vòi

phun như hình vẽ.

1.2 Làm sạch đường dầu

Dùng mũi khoan

thao nhúng vào dầu

diesel rồi tác nhẹ

nhàng như hình vẽ

1.3 Làm sạch khoang dưới

Dùng thanh cạo

thao tác như hình

vẽ.

Thao tác nhẹ

nhàng tránh trầy

xước

1.4 Làm sạch khoang áp suất

Dùng thanh cạo

thao tác như hình

vẽ.

Thao tác nhẹ

nhàng tránh trầy

xước

Page 74: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

69

1.5 Làm sạch mặt côn

Dùng thanh cạo

thao tác như hình

vẽ.

Thao tác nhẹ

nhàng tránh trầy

xước

2 Kiểm tra các chi tiết

2.1 Kiểm tra sữa chữa kim phun:

Dùng kính lúp

quan sát vết trầy

xướt, tróc rỗ trên

phần thân kim

phun, nếu nhiều

thay mới.

2.2 Kiềm tra khe hở giữa thân và

đót kim phun:

- Thao tác như hình vẽ

Nhúng kim và đót kim

phun trong dầu diesel

sạch, cho kim phun vào

đót và đặt nghiêng một

góc khoảng 45o. Nếu kim

phun chạy vào từ từ là tốt.

Còn các trường

hợp sau:

- Kim chạy vào

nhanh do kim phun

mòn, phải thay

mới.

- Nếu kim không

chạy vào được có

thể bị dính bụi

hoặc trầy xướt.

Nếu trầy xướt nhẹ

ta dùng nhớt hay

mỡ trù để xoáy lại.

2.3 Kiêm tra, sửa chữa bề mặt phẳng giữa đót kim và thân vòi phun:

Bề mặt tiếp xúc bị trầy xước, rỗ dùng cao rà, rà lại bề mặt phẳng của đót và thân

kim trên bàn máp. Khi rà phải rà theo hình số 8

2.4 Kiểm tra sửa chữa phân thân vòi phun:

– Kiểm lò xo: Bị nứt gãy, biến dạng. Nếu có thay mới.

– Kiểm tra ty đẩy: Bị nứt, gảy, cong. Nếu bị cong ta nắn nguội.

– KIểm tra sự chờn ren của các phần có ren.

3 Kiểm tra điều chỉnh trên bàn thử:

Việc kiểm tra vòi phun trên bàn chuyên dùng có thể thực hiện trước và sau khi

tháo lắp để kiểm tra sửa chữa.

Page 75: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

70

3.1 Thiết bị kiểm tra vòi phun:

Hình 6.7: Thiết bị kiểm tra vòi phun

Gồm có bình chứa nhiên liệu, Bơm cao áp đơn, vít hạn chế hành trình bơm, cần

bơm tay, vít xả không khí, đường ống nối vòi phun, đồng hồ áp suất cao.

3.2 Các bươc kiểm tra:

a Gá lắp vòi phun:

– Gá vòi phun trên bàn thử, đầu phun quay xuống.

– Khóa van đến đổng hồ, ấn mạnh cần bơm tay xả gió trong vòi phun.

b Kiểm tra điều chỉnh áp suất phun:

– Mở van đến đồng hồ áp suất.

– Ấn cần bơm tay từ từ cho áp suất nhiên liệu nơi đồng hồ tăng dần lên đến khi

nhiên liệu phun ra.

– Ghi nhận áp suất phun trên đồng hồ, so với áp suất phun trên qui định của nhà

chế tạo.

– Nếu chưa đúng thì điều chỉnh lại:

Áp suất phun thấp hơn qui định vặn vít điều chỉnh vào hoặc thêm đệm.

Áp suất phun cao hơn qui định vặn vít điều chỉnh ra hoặc bớt đệm.

Chú ý: Nếu không có trị số áp suất phun của nhà chế tạo ta có thể điều chỉnh

áp suất phun như sau:

Loại đót kín lỗ tia kín: P = 120-150kG/cm2

Page 76: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

71

Loại đót kín lỗ tia hở: P = 150-180kG/cm2

c Kiểm tra nhỏ giọt trước khi phun và độ kín (áp suât ngã):

– Mở van đến đồng hồ.

– Lau khô vòi phun, đầu phun và các đầu nối ống.

– Ấn cần bơm từ từ cho áp trên đồng hồ lên đến nhỏ hơn áp suất phun khoảng

(710)kG/cm2, giữ cần bơm.

– Quan sát kim đồng hồ áp suất và đồng giờ, yêu cầu kim đồng hồ giảm giảm

xuống không quá 14 kG/cm2 trong thời gian 35 giây. Nếu nhỏ hơn 35 giây

cần xác định hư hỏng:

Đầu phun bị nhỏ giọt là bề mặt côn dưới không kín thể xoáy lại bằng cát ra

mịn như sau:

Kẹp đuôi kim vào bầu khoan.

Dùng que thấm một ít cao rà mịn vào bề mặt côn kim phun.

Đặt đót kim vào kim phun.

Cho máy khoan quay đồng thời di động đót kim ra vào.

Tháo kim ra khỏi đót vệ sinh sạch sẽ, lắp vào kiểm tra lại.

Chú ý: Có thể dùng giấy sạch thấm vào đầu vòi phun nếu bị ướt là đấu kim

phun nhỏ giọt.

Khâu nối ống chảy dầu do siết không chặt ta siết lại hoặc đầu ống không

kín ta sựa chữa đầu ống

Đai ốc giữ dầu phun bị chảy dầu do siết không chặt, siết lại hoặc mặt phẳng

đót và thân kim phun không kín ta rà lại.

Nếu dầu hồi nhiều do thân kim phun bị mòn, phài thay mới.

d Kiểm tra nhỏ giọt sau khi phun và tình trạng phun:

– Khóa van đến đồng hồ.

– Ấn nhanh cần bơm tay cho nhiên liệu phun ra vài lần.

– Sau khi phun quan sát chùm tia phun và đầu vòi phun:

Nếu đầu phun bị nhỏ giọt là do lỗ phun mòn rộng, bị méo hoặc mẻ, ta phải

thay mới đầu vòi phun đúng loại.

Tình trạng chùm tia phun:

Page 77: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

72

Hình 6.8: Các dạng chùm tia phun một lỗ

Độ phun sương: Quan sát chùm tia phun ra, phải sương đều, nếu phun sương

có kèm theo tiếng kêu Kít, kít chứng tỏ lổ tia phun và mặt côn còn tốt.

Kiểm tra lỗ tia phun: Nhìn từ trên xuống xem tia phun:

+ Nếu không đủ tia do lỗ phun bị nghẹt, ta dây cước có kích thước phù hợp

để thông lỗ phun.

Chú ý: tránh làm gãy dây cước trong lỗ phun.

+ Tia phun bị lệch, phân bố không đều: Do lỗ phun bị biến dạng phải thay

mới.

+ Kiểm tra góc độ chùm tia phun: Đối với đầu phun một lỗ, có chuôi xem có

đúng góc độ không.

Hình 6.9: Các dạng chùm tia phun nhiều lỗ

4 An toàn khi thử vòi phun trên thiết bị kiểm tra vòi phun:

– Không để tay hoặc da thịt ngay chùm tia phun lúc thử vòi phun.

– Tránh hít phải nhiên liệu phun sương.

Page 78: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

73

– Không ấn cần bơm tay quá nhanh khi chưa khóa van đồng hồ vì sẽ làm hư

hỏng đồng hồ.

* Lắp các bộ phận của vòi phun:

Lắp vòi phun được thực hiện sau khi bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế và công

việc được tiến hành ngược với khi tháo nhưng cần chú ý:

– Các chi tiết khi lắp phải sạch.

– Lắp các chi tiết đầu phun phải lắp trước.

– Sau khi lắp chi tiết phải kiểm tra điều chỉnh vòi phun trên bàn thử.

– Khi lắp vòi phun vào động cơ phải có đệm làm kín và siết đúng lực.

Page 79: GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN …

74

Danh muc tài liệu cân tham khảo

- Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel do Tổng cục dạy nghề

ban hành

- Nguyễn Quốc Việt - Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp - Tập1,2,3 - NXB HN-2005

- Trịnh Văn Đạt, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện-Cấu tạo và sửa chữa động cơ ô tô - xe

máy-NXB Lao động - Xã hội-2007

- Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại-NXB GTVT-2008

- Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính-Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ-NXB Giáo

dục-2009