giÁo trÌnh mÔ Đun sỬ dỤng ra Đa hÀng...

97
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SDNG RA ĐA HÀNG HI Mã s: MĐ 04 NGHSDNG THIT BĐIN TPHBIN TRÊN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cp ngh/ dy nghdưới 3 tháng Hà Ni, năm 2011

Upload: tranthuy

Post on 06-Feb-2018

218 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG

RA ĐA HÀNG HẢI Mã số: MĐ 04

NGHỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN TRÊN TÀU CÁ

Trình độ: Sơ cấp nghề/ dạy nghề dưới 3 tháng

Hà Nội, năm 2011

Page 2: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dung cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Mã tài liệu:

Page 3: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

2

LỜI GIỚI THIỆU

Ở Việt Nam hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, vấn đề xác định vị trí của mục tiêu và các chướng ngại vật dẫn tàu đi trên biển trong các điều kiện thời tiết xấu là rất quan trọng. Vì vậy hầu hết các tàu hoạt động trên biển đều trang bị Ra đa hàng hải.

Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc.

Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển:

1) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Định vị vệ tinh 2) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng 3) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Dò cá ngang 4) Giáo trình mô đun Sử dụng Ra đa hàng hải 5) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Thông tin liên lạc 6) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương Giáo trình Sử dụng Ra đa hàng hải giới thiệu khái quát về cấu tạo, nguyên

lý hoạt động và cách sử dụng Ra đa hàng hải phổ biến trên tàu cá hiện nay. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 100 giờ và bao gồm 4 bài: Bài 1: Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải Bài 2: Sử dụng Ra đa hàng hải KODEN MD- 3404 Bài 3: Sử dụng Ra đa hàng hải JMA – 2253/2254 Bài 4: Sử dụng Ra đa hàng hải FURUNO- 1832

Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng

dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v.. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Page 4: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

3

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn: 1- Đỗ Ngọc Thắng (Chủ biên) 2- Đỗ Văn Nhuận 3- Hồ Đình Hải 4- Phạm Văn Khoát 5- Nguyễn Quý Thạc 6- Lê Trung Kiên

Page 5: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

4

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. 2 MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢI ...................................................... 6 Bài 1: CÁC BỘ PHẬN VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG .............................. 7 CỦA RA ĐA HÀNG HẢI ............................... Error! Bookmark not defined. 1.Nguyên lý hoạt động của ra đa hàng hải: ....................................................... 7 2. Các bộ phận của ra đa hàng hải: .................................................................... 9 2.1. Hệ thống anten: ........................................................................................... 9 2.2. Máy phát của ra đa: ..................................................................................... 9 2.3. Máy thu của ra đa : ..................................................................................... 9 2.4. Máy hiện sóng của ra đa : ........................................................................... 9 2.5. Máy biến dòng : .......................................................................................... 9 Bài 2: SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢI KODEN MD 3404 ........................... 10 1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 10 1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển ........... 11 2. Sử dụng Ra đa hàng hải Koden MD3404 .................................................... 14 2.1. Chuẩn bị Ra đa .......................................................................................... 14 2.2. Mở máy ..................................................................................................... 15 2.3 Chọn thang đo ............................................................................................ 17 2.4. Điều chỉnh độ sáng ................................................................................... 18 2.5. Điều chỉnh độ khuếch đại ......................................................................... 18 2.6. Cách đọc tín hiệu trên ra đa hàng hải Koden MD3404 ............................ 19 2.7. Các chế độ của ra đa Hàng hải Koden MD3404 ...................................... 20 2.8. Xử lý sự cố ra đa hàng hải Koden MD3404 ............................................. 36 2.9. Tắt máy ..................................................................................................... 36 2.10. Bảo quản ra đa hàng hải Koden MD3404 .............................................. 36 Bài 3: SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢI JMA - 2254 ...................................... 38 1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 38 1.1. Các thông số kỹ thuật của ra đa hàng hải JMA - 2254 ............................. 38 1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển ........... 39 2. Sử dung Ra đa hàng hải JMA - 2254 ........................................................... 41 2.1. Chuẩn bị Ra đa .......................................................................................... 41 2.2. Mở máy ..................................................................................................... 42 2.3. Chọn thang đo ........................................................................................... 44 2.4. Điều chỉnh độ sáng ................................................................................... 44 2.5. Điều chỉnh độ khuếch đại ......................................................................... 44 2.6. Cách đọc tín hiệu trên ra đa hàng hải JMA - 2254 ................................... 45 2.7. Các chế độ của ra đa Hàng hải JMA-2254 ............................................... 46 2.8. Xử lý sự cố ra đa hàng hải JMA - 2254 .................................................... 63 2.9. Tăt máy ..................................................................................................... 63 2.10. Bảo quản ra đa hàng hải JMA - 2254 ..................................................... 63 Bài 4: SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG FURUNO - 1832 ..................................... 65 1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 65

Page 6: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

5

1.1.Các thông số kỹ thuật của ra đa hàng hải FURUNO - 1832 ..................... 65 1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển ........... 66 2. Sử dụng Ra đa hàng hải FURUNO – 1832 ................................................. 69 2.1. Chuẩn bị Ra đa .......................................................................................... 69 2.2. Mở máy ..................................................................................................... 70 2.3. Chọn thang đo ........................................................................................... 72 2.4. Điều chỉnh độ sáng: .................................................................................. 72 2.5. Điều chỉnh độ khuếch đại ......................................................................... 72 2.6.Cách đọc tín hiệu trên ra đa hàng hải FURUNO - 1832 ........................... 73 2.7. Các chế độ của ra đa Hàng hải FURUNO- 1832 ...................................... 74 2.8. Xử lý sự cố ra đa hàng hải FURUNO - 1832 .......................................... 90 2.9. Tắt máy ..................................................................................................... 91 2.10. Bảo quản ra đa hàng hải FURUNO - 1832 ............................................. 91

Page 7: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

6

MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢI Mã số mô đun: MĐ 04

Giới thiệu mô đun : Học xong mô đun này người học có khả năng: - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải; - Trình bày được các chức năng cơ bản của Ra đa hàng hải. - Kết nối được Ra đa hàng hải với nguồn và phụ kiện ; - Sử dụng được Ra đa hàng hải trong quá trình hành trình và khai thác, đánh bắt hải sản; - Xử lý được các sự cố thông thường của Ra đa hàng hải. - Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. - Đánh giá kết quả học tập là việc đánh giá lý thuyết và thực hành. Trọng tâm là thực hành, thông qua hệ thống các bài thực hành kỹ năng trong từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. - Học viên phải hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập và bài kiểm tra kết thúc mô đun.

Page 8: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

7

Bài 1: Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải Mã bài: MĐ 04-1

Mục tiêu: - Trình bày được nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải; - Mô tả được các bộ phận của Ra đa hàng hải; - Thực hiện đúng thời gian của bài, nghiêm túc học tập.

A. Nội dung: 1.Nguyên lý hoạt động của ra đa hàng hải: RADAR là chữ viết tắt của RADIO DETECTION AND RANGING nghĩa là phát hiện và đo khoảng cách bằng sóng vô tuyến

Ra đa Hàng hải là một thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện cho phép phát hiện và xác định vị trí của các vật ở xung quanh tàu nhờ sóng vô tuyến điện cực ngắn.

Nguyên lý hoạt động của ra đa hàng hải là dựa vào hiện tượng phản xạ của sóng vô tuyến điện, ra đa sẽ thu được các sóng đó và đưa đến máy hiện sóng ( màn hình).

Tàu trên thực tế Tàu ở trên màn hình Ra đa

Khoảng cách và phương vị

Hướng mũi tàu Mục tiêu

Page 9: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

8

Ra đa Hàng hải là một thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện cho phép phát hiện và xác định vị trí của các vật ở xung quanh tàu nhờ sóng vô tuyến điện cực ngắn.

Nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải là dựa vào hiện tượng phản xạ của sóng vô tuyến điện, ra đa sẽ thu được các sóng đó và đưa đến máy hiện sóng ( màn hình).

Mục tiêu

D

Màn hình của ra đa Hàng hải Anten của ra đa theo chu kỳ phát ra các xung vô tuyến điện mạnh với vận tốc C = 3. 108 m/s, khi Gặp chướng ngại vật các xung này được phản xạ trở lại anten. Nếu biết khoảng thời gian từ thời điểm phát đến thời điểm thu tín hiệu xung thì ta sẽ biết được khoảng cách từ tàu đến mục tiêu theo công thức sau:

D = C.t/2

Trong đó:

Mục tiêu

D

00

2700

1800

900 G

Page 10: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

9 - D: là khoảng cách từ anten đến vật phản xạ( hải lý) - C :là tốc độ truyền sóng (m/s) - t : là thời gian từ lúc phát dến lúc nhận sóng ( s) Anten ra đa có phương hướng tính và góc phát sóng rất hẹp từ 10 đến 20 , cho nên anten phát sóng về phía nào thì nhận được sóng phản xạ về phía đó. Nhờ đó ta có thể xác định được góc mạn từ tàu đến mục tiêu. 2. Các bộ phận của ra đa hàng hải: Rađa hàng hải có các bộ phận sau: 2.1. Hệ thống anten: Hệ thống anten của ra đa còn được gọi là bộ quét. Hệ thống anten của ra đa có chức năng nhận sóng vô tuyến với tần số rất cao gọi là siêu cao tần, được tạo ra từ máy phát và phát sóng đó vào không gian theo một phương hướng nhất định, sau đó anten lại thu sóng phản xạ từ mục tiêu trở về và chuyển vào máy thu. Anten ra đa hàng hải được quay tròn một góc 3600 trên mặt phẳng chân trời. 2.2. Máy phát của ra đa: Máy phát của ra đa có chức năng tạo ra những xung siêu cao tần với công suất rất lớn, những xung này được chuyển tới anten và được phát vào không gian .Công suất của ra đa càng lớn thì tầm hoạt động của ra đa càng lớn. 2.3. Máy thu của ra đa : Sóng phản xạ trở về từ mục tiêu đến anten rất yếu nên được đưa đến máy thu khuyếch đại, biến đổi thành hình ảnh sau đó chuyển đến máy hiện sóng. Máy thu của ra đa có độ nhạy rất cao và độ khuyếch đại rất lớn. 2.4. Máy hiện sóng của ra đa : Có chức năng nhận các tín hiệu đã gia công biến đổi từ máy thu chuyển sang và hiện chúng trên màn hình. 2.5. Máy biến dòng : Các bộ phận của ra đa khi hoạt động tiêu thụ một lượng điện năng rất lớn. Do vậy phải có một nguồn riêng biệt. Máy biến dòng có chức năng tạo ra một nguồn điện riêng cho ra đa.

Page 11: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

10 B. Bài tập: Bài tập 1: Trình bày về nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải.

- Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết

- Kết quả cần đạt được: trình bày được nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải. Bài tập 2: Hãy nêu các bộ phận của Ra đa hàng hải.

- Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: Nêu được các bộ phận của Ra đa hàng hải.

C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải. - Các bộ phận của Ra đa hàng hải.

Bài 2: Sử dụng Ra đa hàng hải Koden MD3404 Mã bài : MĐ 04-2

Mục tiêu: - Trình bày được tên và chức năng của các phím, núm trên bảng điều khiển của Ra đa hàng hải Koden MD3404 ; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng Ra đa hàng hải Koden MD3404 ; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng của bài. A. Nội dung: 1. Giới thiệu chung

Page 12: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

11 Các thông số kỹ thuật của ra đa hàng hải Koden MD3404

Ra đa hàng hải Koden MD3404 - Màn hình màu LCD 7 inch - Tần số phát : 60 MHz - Công suất phát: 4KW - Tầm hoạt động xa nhất là 24 hải lý - Nguồn cung cấp từ 11 đến 40 VDC; công suất nguồn là 50 W( chế độ chờ là 35 W) 1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển 1.2.1. Sơ đồ mặt máy

Page 13: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

12

1.2.2. Tên và chức năng các phím

- Núm dùng để khử nhiễu biển, dò các mục tiêu ẩn

- Núm dùng để điều chỉnh độ khuếch đại thu - Phím dùng để chọn thang cự ly

▼ RANGE ▲

Page 14: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

13 - Phím dùng dể tắt dấu mũi tàu - Phím dùng để mở hoặc tắt vòng cự ly cố định - Phím dùng để khử nhiễu mưa, tuyết, sương - Phím có 2 chức năng

+ IR: dùng để xoá nhiễu do một ra đa khác gây ra + EXP: dùng để phóng to mục tiêu gấp đôi

- Phím dùng dể điều chỉnh độ sáng của màn hình - Phím dùng để kích hoạt chức năng đường đi của mục tiêu. Thời gian 15s, 30s, 1m hay liên tục -Phím

dịch vị trí tàu xuống dưới để mở rộng cự ly lên 1,5 lần so với cự ly sử dụng - Phím dùng để lựa chọn vùng báo động trong phạm vi 900, 1800 hoặc 3600. - Phím Dùng để di chuyển đường phương vị điện tử hoặc chọn phương vị vùng báo động - Phím Dùng để di chuyển vòng cự ly di động hoặc chọn cự ly vùng báo động. - Phím dùng để mở và tắt nguồn - Phím có 2 chức năng:

HM

RINGS

FTC

IR/EXP

BRILL

TRAIL

OFF CTR

ALARM

EBL

VRM

POWER

TX/SAVE

Page 15: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

14 + TX: dùng để khởi động máy phát của ra đa + SAVE: để máy ở chế độ dự chữ, lúc này màn hình không bật sáng để chống tiêu hao điện( đèn báo màu đỏ: mở; màu xanh:ở chế độ dự chữ) 2. Sử dụng Ra đa hàng hải Koden MD3404 2.1. Chuẩn bị Ra đa Ra đa hàng hải Koden MD 3404

Anten

Dây nguồn

Page 16: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

15

Bộ đổi điện/ ác quy

Chú ý: - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và Ra đa hàng hải. 2.2. Mở máy - Bước 1: Ấn phím [POWER] để mở nguồn, đồng thời máy phát ra những âm thanh, trên màn hình xuát hiện chữ: WAIT 180 second, chờ 3 phút để nung nóng sợi đốt của đèn MANHETRON.

Page 17: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

16

Màn hình khởi động của Ra đa hàng hải Koden MD 3404 Khi sợi đốt của đèn MANHETRON đã được nung nóng trên màn hình xuất hiện chữ STANDBY

Page 18: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

17

Màn hình chờ của Ra đa hàng hải Koden MD 3404 - Bước 2: Ấn phím [TX/SAVE] để khởi động máy phát của Ra đa 2.3 Chọn thang đo Ấn phím RANGE về phía ▲ hoặc▼ để chọn khoảng cách phát hiện mà ta muốn tuỳ thuộc vào các mục tiêu xung quanh tàu

12 NM 3 Thang HU khoảng cách LP đã chọn

Page 19: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

18 2.4. Điều chỉnh độ sáng Ấn phím BRILL để điều chỉnh dộ sáng của màn hình cho phù hợp 2.5. Điều chỉnh độ khuếch đại Xoay núm GAIN thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ để điều chỉnh độ khuếch đại sao cho những đốm nhỏ xuát hiện trên màn hình

Màn hình điều chỉnh độ khuếch đại

Page 20: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

19 2.6. Cách đọc tín hiệu trên ra đa hàng hải Koden MD3404

Màn hình chính của Ra đa hàng hải Koden MD 3404 Giải thích: - 12.5 NM: thang cự ly ( hải lý) - SP: chiều dài xung - HU: chế dộ hướng thật - HDG: dấu mũi tàu

Dấu +

Vùng báo động

VRM

EBL

Page 21: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

20 - 345.50: phương vị của mục tiêu - 0.100 NM: khoảng cách đến mục tiêu 2.7. Các chế độ của ra đa Hàng hải Koden MD3404 2.7.1. Sử dụng hệ thống MENU Hệ thống MENU có 3 tham số sau: - Dữ kiện hàng hải ( DATA) - Các chế độ( MODE) - Dò tìm mục tiêu(TUNE) - Tắt( OFF) Mỗi một lần ấn phím MENU thì luân phiên thay đổi hệ thống MENU như sau: a. DATA: dữ kiện hàng hải - LL: hệ thống vĩ độ và kinh độ - LOP: hệ thống LORAN C - SPD: tốc độ tàu

DATA MODE

OFF

MENU

TUNE

Page 22: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

21 Ở chế độ DATA, mỗi một lần ấn phím SET thì được luân phiên 4 chế độ nhỏ sau: b. MODE: có 3 chế độ nhỏ - HEAD UP: chế độ mũi tàu - NORTH UP: chế độ Bắc thật - COURSE UP: chế độ hướng thật Ở chế độ MODE, mỗi một lần ấn phím SET lại luân phiên chọn 3 chế độ nhỏ như sau:

LL LOP

SPD

SET

SPD

DATA MODE

OFF

MENU

TUNE

Page 23: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

22

Ở chế độ Bắc thật

Chú ý: Các chế độ trên hoạt động chỉ khi ra đa được nối với la bàn con quay.

Page 24: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

23 c. TUNE: hệ thống dò tìm mục tiêu - AUTOMATIC TUNING: dò tìm tự động: máy sẽ tự động dò mục tiêu ( thường hay sử dụng chế độ này) - MANUAL TUNING: dò tìm bằng tay Khi ở chế độ dò bằng tay: - Bước 1: Ấn phím [VRM] về phía ▲ hoặc ▼ để dò tìm mục tiêu - Bước 2: Ấn phím [EBL] về phía ▲ hoặc ▼ để làm mục tiêu hiện rõ ( giống như phím FINE TUNING) 2.7.2. Đo phương vị đến mục tiêu Dùng đường phương vị điện tử ( EBL) để đo phương vị đến mục tiêu. Cách làm như sau: - Bước 1: Ấn phím [SET] để chữ EBL xuất hiện trên màn hình - Bước 2: Ấn phím [EBL] về hoặc để di chuyển đường phương vị điện tử đến mục tiêu, giá trị phương vị của mục tiêu được hiển thị phía dưới góc trái của màn hình

AUTOSET MANUAL

Page 25: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

24 Màn hình đo phương vị đến mục tiêu Chú ý: - Đối với những mục tiêu nhỏ thì đường phương vị điện tử được điều chỉnh vào trung tâm của mục tiêu - Đối với những mục tiêu lớn như đảo hoặc mũi đất thì điều chỉnh đường phương vị điện tử vào mép ngoài của mục tiêu( gần phia mũi tàu ta)

Mục tiêu

Dấu +

Đường phương Vị điện tử

Giá trị của

Đường phương Vị điện tử

Mục tiêu

Giá trị của

Page 26: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

25 2.7.3. Đo khoảng cách đến mục tiêu a. Đo bằng vòng khoảng cách di động VRM. Cách làm như sau: - Bước 1: Ấn phím [SET] và chữ VRM sẽ xuất hiện trên màn hình

- Bước 2: Ấn phím [VRM] về phía ▲ hoặc ▼ để dịch chuyển vòng cự ly di động đến mục tiêu - Khoảng cách từ tàu đến mục tiêu sẽ được chỉ thị ở góc phải phía dưới của màn hình.

Màn hình đo khoảng cách đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động - Muốn tắt vòng khoảng cách di động ấn phím SET một lần nữa.

Mục tiêu Khoảng cách

Mục tiêu

Dấu +

Page 27: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

26 b. Đo bằng vòng khoảng cách cố định. Cách làm như sau: - Ấn phím RINGS các vòng khoảng cách cố định sẽ xuất hiện trên màn hình

Màn hình đo khoảng cách đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách cố định Thang đo của vòng khoảng cách cố định:

Thang đo

1/8

1/4

1/2

3/4

1.5

3

6

12

24

K/c giữa các vòng

1/16

1/16

1/8

1/4

1/2

1

1.5

3

6

12 NM 3

EBL 45.00

4.5000 NM

Vòng khoảng cách cố định

Mục tiêu

Page 28: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

27 2.7.4. Thao tác tránh va trên Ra đa hàng hải Khi phát hiện thấy tàu lạ trên màn hình ra đa của tàu ta người sử dụng ra đa cần quan sát có hệ thốngđể phán đoán trạng thái hoạt động của tàu lạ.Cần tiến hành quan sát Ra đa hàng hải thường xuyên và liên tục, tốt nhất từ 1 đến 2 phút quan sát một lần . Khi quan sát cần thay đổi tầm xa hoạt động của Ra đa từ 5 đến 15 hải lý. Nếu phát hiện có nguy cơ va chạm giữa tàu lạ và tàu ta thì phải áp dụng các biện pháp tránh va sớm và dứt khoát, rõ ràng , không nên để gần dưới 2 hải lý . Sau đây là 5 trường hợp thường gặp trong quá trình tránh va: a. Tàu ta và tàu lạ đối hướng: Trong trường hợp này nên tránh va bằng cách ch tàu ta đổi hướng sang phải, khi chuyển hướng phải thật rõ ràng từ 40 đến 500. Nếu điều kiện khách quan không cho phép đổi hướng phải lập tức dừng máy , giữ nguyên hướng và phát tín hiệu cho tàu lạ biết. b. Tàu lạ cắt hướng từ mạn phải: Có 2 cách thao tác tránh va cách thứ nhất là bẻ lái phải cho đến khi mũi của tàu ta chỉ về phía sau lái của tàu lạ.Cách thứ 2 là giảm tốc độ nếu cần thiết có thể bẻ lái cho mũi tàu chỉ về phía sóng dội của tàu lạ, giữ hướng ổn định , quan sát tình huống phát triển. c. Tàu lạ cắt hướng từ mạn trái: cách thao tác tránh va là: - Giảm tốc độ hoặc ngừng máy - Khi cần thiết có thể bẻ lái phải sao cho tàu lạ nằm ở vị trí chính ngang mạn trái của tàu ta. d. Tàu ta vượt tàu lạ: Nếu hoàn cảnh cho phép tàu ta nên vượt tàu lạ ở khoảng cách 3 hải lý nếu không được thì giảm tốc độ và chờ cơ hội thuận tiện. e. Tàu ta bị tàu lạ vượt: Tàu ta giữu nguyên hướng và tốc độ. Nếu thấy khoảng cách giữa tàu ta và tạu vượt quá gần thì phải áp dụng các biện pháp tránh va phối hợp.

Page 29: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

28 2.7.5. Đặt báo động điểm đến trên ra đa hàng hải MD - 3404 Báo động điểm đến dùng để theo dõi hoạt động của các tàu khác đang tiến đến gần tàu ta, hoặc tàu ta đang đi vào khu vực nguy hiểm, để tránh va chạm có hiệu quả, hoặc sử dụng khi tàu thả neo. Cách đặt báo động như sau: - Bước 1: Ấn phím [ALARM ]trên màn hình xuất hiện chữ ALARM và các dấu chỉ kiểu báo động Mỗi lần ấn phím ALARM sẽ chọn được luân phiên kiểu báo động 1/4 vòng tròn, 1/2 vòng trong và cả vòng tròn - Bước 2: Ấn phím [EBL] để xoay vùng báo động đến khu vực mà ta muốn - Bước 3: Ấn phím [VRM] về phía ▲ hoặc ▼ để dịch chuyển vùng báo động ra ngoài hoặc vào trong ở khoảng cách báo động mà ta yêu cầu - Bước 4: Ấn phím [SET] để cho chế dộ báo động điểm đến hoạt động Khi các mục tiêu nằm ở trong vùng báo động thì ra đa sẽ phát ra các âm thanh báo động và chữ ALARM ở góc phải phía trên màn hình sáng. Muốn tắt âm thanh báo độnghoặch tắt chế dộ báo động điểm đến, ấn phím ALARM cho đến khi chữ ALARM không sáng nữa.

ALARM

Page 30: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

29 Màn hình báo động 2.7.6. Khử nhiễu và phóng to mục tiêu Khi có nhiễu do một ra đa khác hoặc khi muốn phóng to một mục tiêu nhỏ, ấn phím IR/EXP, mỗi lần ấn phím sẽ được luân chuyển cấc chế độ sau:

ALARM

EBL 345.00

VRM 4.500 NM

12 NM 3

Vùng báo động

IR

EXP

EXP IR

OFF IR/EXP

Page 31: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

30 Chú thích: - IR: khử nhiễu - EXP/IR: vừa khử nhiễu vừa phóng to mục tiêu - EXP: phóng to mục tiêu - OFF: tắt chế độ khử nhiễu và phóng to mục tiêu a. Ở chế độ khử nhiễu: Ấn phím IR/EXP cho đến khi chữ IR hiển thị ở góc phải phiá trên màn hình khi đó nhiễu do tàu khác gây ra sẽ được khử

Mục tiêu

Trước khi khử

Mục tiêu

Sau khi khử

Ở chế độ phóng to mục tiêu EXP Ấn phím IR/EXP cho đến khi chữ EXP xuất hiện ở góc phải phía trên màn hình khi đó mục tiêu được phóng to gấp đôi.

Page 32: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

31

Mục tiêu khi chưa phóng to

12 NM 3

EBL 45.00

4.5000 NM

Mục tiêu

EXP

Page 33: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

32 2.7.7. Hiển thị vết của tàu khác Sự di chuyển của tàu khác được thể hiện bằng những vết trên màn hình. Cách tiến hành như sau: - Ấn phím TRAIL cho đến khi chữ TRAIL xuất hiện ở góc phải phía trên màn hình

- Mỗi lần ấn phím TRAIL sẽ được luân phiên các chế độ nhỏ sau:

12 NM 3

TRAIL 1 M

45.00

4.5NM

Vết của tàu khác

CNT

1 M

30 S

15 S OFF

3 M

TRAIL

Page 34: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

33 Chú thích: - CNT: liên tục hiển thị vết - 15 S: hiển thị sau 15 giây - 30 S: hiển thị sau 30 giây - 1M: hiển thị sau 1 phút - 3 M: hiển thị sau 3 phút - OFF: tắt 2.7.8. Dịch chuyển trung tâm màn hình Được sử dụng trong trường hợp muốn tăng cự ly hoạt động của ra đa. Tiến hành như sau: Ấn phím OFF CTR, lúc này vị trí tàu trên màn hình được dịch chuyển xuống phía dưới để mở rộng cự ly lên 1,5 lần so với cự ly sử dụng. Mỗi một lần ấn phím OFF CTR sẽ được luân chuyên 2 chế độ nhỏ sau: Giải thích: - OFF-CTR: dịch chuyển vị trí tàu xuống phía dưới của màn hình - OFF: Vị trí tàu trở về tâm của màn hìnhTrước khi ấn phím OFF- CTR

OFF-CTROFF CTR OFF

Page 35: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

34

Sau khi ấn phím OFF- CTR

Vị trí tàu đã dịch chuyển xuống dưới

Page 36: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

35 2.7.9. Tắt dấu mũi tàu Ấn phím HM, lúc này dấu mũi tàu trên màn hình sẽ tắt. Muốn hiện trở lại ta ấn phím HM

Page 37: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

36 2.7.10. Chế độ chờ của ra đa Ấn phím TX/SAVE để đặt ra đa ở điều kiện dự trữ hoặc chuẩn bị để chống tiêu hao điện. Lúc này màn hình tắt và đèn báo ở dưới phím TX/SAVE sáng khi ấn phím này một lần nữa máy phát của ra đa hoạt động ngay lập tức, không cần phải chờ 180 giây để nung nóng sợi đốt. 2.8. Xử lý sự cố ra đa hàng hải Koden MD3404 a. Máy không mở được nguồn: - Nguyên nhân: + Đứt dây cáp nguồn + Nguồn không đủ điện áp + Đứt cầu chì - Khắc phục: kiểm tra, nếu cầu chì đứt thì thay cầu chì mới ( Chú ý phải thay cầu chì đúng trị số ampe như cầu chì cũ), nếu dây cáp nguồn bị đứt thì thay dây nguồn, nếu nguồn không đủ điện áp thì thay nguồn cho phù hợp. b. Tín hiệu không hiển thị trên màn hình: - Nguyên nhân: Do chưa đặt thang đo xa phù hợp - Khắc phục: ấn phím RANGE về phía ▲ hoặc▼ đến khi các đốm sáng hiển thị trên màn hình. c. Tín hiệu phản hồi hiển thị chưa rõ trên màn hình: - Nguyên nhân: Tín hiệu phản hồi yếu - Khắc phục: điều chỉnh độ khuếch đại bằng cách xoay núm GAIN thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi tín hiệu rõ nét trên màn hình. 2.9. Tắt máy Ấn phím [POWER] và giữ trong khoảng 5 giây 2.10. Bảo quản ra đa hàng hải Koden MD3404 - Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra nguồn cung cấp và hệ thống dây nối. - Khi tàu lên đà phải kiểm tra và bảo dưỡng anten . - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ Ra đa và che đậy cẩn thận.

Page 38: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

37 B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Thực hành đọc màn hình của Ra đa hàng hải Koden MD3404

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 Ra đa hàng hải Koden MD3404

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của

mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đọc được các loại màn hình của Ra đa hàng hải Koden MD3404 + An toàn đối với con người, Ra đa hàng hải Koden MD3404 và các phụ

kiện. Bài tập 2: Thực hành thao tác đo phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải Koden MD3404

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 Ra đa hàng hải Koden MD3404

- Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của

mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đo được phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải Koden MD3404. + An toàn đối với con người, Ra đa hàng hải Koden MD3404và các phụ

kiện

Bài tập 3: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải Koden MD3404

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 Ra đa hàng hải Koden MD3404

- Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của

mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác được cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động Ra đa

hàng hải Koden MD3404 + An toàn đối với con người, Ra đa hàng hải Koden MD3404và các phụ

kiện

Page 39: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

38 C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Đọc màn hình của Ra đa hàng hải Koden MD3404 - Thao tác đo phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải Koden MD3404 - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải Koden MD3404

Bài 3: Sử dụng Ra đa hàng hải JMA - 2254 Mã bài: MĐ 04-3

Mục tiêu: - Trình bày được tên và chức năng của các phím, núm trên bảng điều khiển của Ra đa hàng hải JMA - 2254 ; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng Ra đa hàng hải JMA - 2254 ; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng của bài. A. Nội dung: 1. Giới thiệu chung 1.1. Các thông số kỹ thuật của ra đa hàng hải JMA - 2254

Ra đa hàng hải JMA - 2254

Page 40: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

39 - Màn hình màu LCD 11 inch - Tần số phát : 60 MHz - Công suất phát: 4KW - Tầm hoạt động xa nhất là 48 hải lý - Nguồn cung cấp từ 10,2 đến 42 VDC - Công suất nguồn là 62 W( chế độ chờ là 35 W) 1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển 1.2.1. Sơ đồ mặt máy

1.2.2. Tên và chức năng các phím - Phím dùng để khử nhiễu - Phím dùng để phóng to mục tiêu

ỈR

EXP

Page 41: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

40 - Phím dùng để chọn vùng báo động - Phím dùng dể tắt dấu mũi tàu - Phím dùng để dịch chuyển vị trí tàu xuống dưới màn hình - Phím dùng để điều chỉnh độ sáng của màn hình - Phím dùng để mở, tắt máy phát của ra đa - Phím dùng để mở ra đa, tắt chế độ chờ của ra đa

- Phím dùng để giảm thang tầm xa - Phím dùng để tăng thang tầm xa.

- Núm TUNE dùng để dò tín hiệu

- Núm RAIN CL dùng để khử nhiễu mưa

- Núm GAIN dùng để điều chỉnh độ khuếch đại

- Núm SEA CL dùng để khử nhiễu biển -Phím dùng để di chuyển vòng cự ly di động hoặc chọn cự ly

SHM

OFF CTR

VRM

GUARD

X-MIT /OFF

STBY /OFF

▼ RANGE

▲ RANGE

BRILL

Page 42: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

41 vùng báo động. - Phím dùng để di chuyển đường phương vị điện tử hoặc chọn phương vị vùng báo động - Phím dùng để chọn đường phương vị điện tử tự do - Phím dùng để mở và tắt dấu + - Phím dùng để mở tắt thực đơn - Phím chấp nhận số liệu

- Phím dùng để dịch chuyển dấu cộng, con trỏ và điều chỉnh đường phương vị diện tử ( EBL), vòng khoảng cách di động( VRM). 2. Sử dung Ra đa hàng hải JMA - 2254 2.1. Chuẩn bị Ra đa Ra đa hàng hải JMA - 2254

Anten

CURSOR

EBL

F.EBL

MENU

ENTER

Page 43: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

42 Dây nguồn

Bộ đổi điện/ ác quy

Chú ý: - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và Ra đa hàng hải. 2.2. Mở máy - Ấn phím để mở nguồn, đồng thời máy phát ra những âm thanh, trên màn hình xuát hiện chữ: WAIT 60 second, chờ 1 phút để nung nóng sợi đốt của đèn MANHETRON.

STBY /OFF

Page 44: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

43

- Khi sợi đốt của đèn MANHETRON đã được nung nóng trên màn hình xuất hiện chữ ST- BY

Ấn phím để khởi động máy phát của ra đa

X-MIT /OFF

Page 45: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

44 2.3. Chọn thang đo Ấn phím hoặc để chọn khoảng cách phát hiện mà ta muốn tuỳ thuộc vào các mục tiêu xung quanh tàu

12 NM 2 Thang HU khoảng cách LP đã chọn 2.4. Điều chỉnh độ sáng Ấn phím để điều chỉnh độ sáng của màn hình cho phù hợp 2.5. Điều chỉnh độ khuếch đại

Xoay núm GAIN thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ để điều chỉnh độ khuếch đại sao cho những đốm nhỏ xuát hiện trên màn hình

▼ RANGE

▲RANGE

BRILL

Page 46: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

45

2.6. Cách đọc tín hiệu trên ra đa hàng hải JMA - 2254

Hướng đi của tàu

EBL2

EBL1

Vùng báo động

Dấu +

VRM1 VRM2

Vòng khoảng cách cố định

Page 47: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

46 Giải thích: - 12.5 NM: thang cự ly ( hải lý) - SP: chiều dài xung - HU: chế dộ hướng thật - HDG: dấu mũi tàu - 345.60: phương vị của mục tiêu 1 - 23.00: phương vị mục tiêu 2 - 0.048 NM: khoảng cách đến mục tiêu 1 - 0.100 NM: khoảng cách đến mục tiêu 2 - 1350: phương vị của dấu + - 0.142 NM: khoảng cách dến dấu + 2.7. Các chế độ của ra đa Hàng hải JMA-2254 2.7.1. Sử dụng hệ thống MENU Hệ thống MENU có 3 tham số sau: - FUNCTION: các chức năng của ra đa - DISPLAY: chế độ màn hình của ra đa - RADAR SET- UP: chế độ cài đặt của ra đa

Màn hình MENU

Page 48: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

47 a. Nếu chọn dòng FUNCTION, ấn phím lúc này trên màn hình xuất hiện:

Giải thích: - # 2VRM: vòng khoảng cấch di động thứ 2, muốn hiện vòng này trên màn hình phỉa dùng phím điều hướng đưa ô sáng về chữ SET và ấn phím ENTER, muốn tắt ta đưa ô sáng về chữ OFF và ấn ENTER. - # 2 EBL: đường phương vị điện tử thứ 2, muốn hiện đường này trên màn hình, dùng phím đièu hướng đưa ô sáng về chữ SET và ấn phím ENTER, muốn tắt ta đưa ô sáng về chữ OFF và ấn ENTER. - ZOOM: phóng đại mục tiêu, muốn phóng đại mục tiêu ta đưa ô sáng về chữ SET rồi ấn phím ENTER, nếu không muốn phóng đại ta đưa ô sáng về chữ OFF rồi ấn phím ENTER.

ENTER

Page 49: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

48 - HDG MODE: chọn các chế độ của mũi tàu, có 3 chế độ nhỏ: + H - UP: chế độ mũi tàu + N - UP: chế độ Bắc thật + C - UP: chế độ hướng thật

Chú ý: Các chế độ trên hoạt động chỉ khi ra đa được nối với la bàn con quay. Muốn chọn chế độ nào ta đưa ô sáng về chế độ đó và ấn phím ENTER - TUNE: dò tìm mục tiêu, có 2 cách: + MANUAL: dò tìm bằng tay + AUTO: dò tìm tự động Muốn chọn chế độ nào ta đưa ô sáng về chế độ đó và ấn phím ENTER

NU

CU HU

Page 50: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

49 - WAKES: điều chỉnh sóng phản hồi, có 3 chế độ nhỏ + OFF: tắt + SHORT: ngắn + LONG: dài Muốn trở lại màn hình ban đầu, ấn phím MENU

b. Nếu chọn dòng DISPLAY và ấn phím ENTER trên màn hình xuất hiện:

Giải thích: - POSITION: hiển thị vị trí tàu, dùng phím điều hướng đưa ô sáng vè chữ L/L( kinh vĩ độ) và ấn phím ENTER, nếu không muốn hiển thị vị trí tàu đưa ô sáng về chữ OFF và ấn phím ENTER. - WAYPOINT: hiển thị vị trí , muốn hiển thị dùng phím điều hướng đưa ô sáng về chữ ON và ấn phím ENTER, nếu không muốn hiển thị đưa ô sáng về chữ OFF và ấn phím ENTER. - RANGE: chọn đơn vị khoảng cách, có 3 loại sau: + NM: hải lý + KY: ki lô thước Anh + KM: ki lô mét

Muốn hiển thị loại nào thì dùng phím điều hướng đưa ô sáng về chữ của loại đó và ấn phím ENTER. - BEARING: hiển thị phương vị, có 2 chế độ nhỏ: + MAGNETIC: phương vị địa từ

Page 51: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

50 + TRUE: phương vị thật

Muốn hiển thị loại nào thì dùng phím điều hướng đưa ô sáng về chữ của loại đó và ấn phím ENTER. - EBL READOUT: hiển thị đường phương vị điện tử , có 3 chế độ sau: + REL: phương vị la bàn + TRUE: phương thật + MAG: phương vị địa từ - STBY PERIOD: khoảng thời gian khởi động, có từ 3, 5, 10, 15 phút

Muốn hiển thị loại nào thì dùng phím điều hướng đưa ô sáng về chữ của loại đó và ấn phím ENTER. Muốn trở vè màn hình ban đầu ta ấn phím MENU c. Chọn dòng RADAR SET – UP ấn phím ENTER màn hình xuất hiện:

Giải thích ALMLEVEL: mức độ xung phát, có 7 mức từ 1 đến 7, muốn chọn mức nào ta dùng phím điều hướng đưa ô sáng về mức đó và ấn phím ENTER. - TX PULSE: chọn chiều dài xung

Ở cự ly 1.5 hải lý có các mức: 0.08; 0.35 µs Ở cự ly 3 hải lý có các mức: 0.35; 0.7 µs Ở cự ly 6 hải lý có các mức: 0.35; 0.7 µs

Page 52: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

51 - RINGS: vòng khoảng cách cố định, muốn mở vòng khoảng cách cố định dùng phím điều hướng dịch ô sáng về chữ ON và ấn phím ENTER. Muốn tắt thì dịch ô sáng về chữ OFF rồi ấn phím ENTER. - KEYBOARD DIMMER: điều chỉnh độ sáng của bàn phím, có 8 mức từ 0 đến 7, muốn chọn mức nào ta dùng phím điều hướng đưa ô sáng về mức đó và ấn phím ENTER. - LANGUAGE: chọn ngôn ngữ, có ENGLISH( tiếng Anh); ESPANOL( tiếng Tây Ban Nha) , muốn chọn ngôn ngữ nào ta dùng phím điều hướng đưa ô sáng về chữ đó và ấn phím ENTER. 2.7.2. Đo phương vị đến mục tiêu Dùng đường phương vị điện tử ( EBL) để đo phương vị đến mục tiêu. Cách làm như sau: - Bước 1: Ấn phím [EBL] cho đến khi chữ EBL1 xuất hiện ở góc trái màn hình - Bước 2: Dùng phím điều hướng điều chỉnh đường phương vị điện tử đến vị trí ta chọn. Nếu muốn dùng đưòng phương vị điện tử thứ 2 ta làm như sau: + Bước 3: Ấn phím [MENU] để xuất hiện MENU chính + Bước 4: Dùng phím điều hướng để dịch ô sáng về dòng có chữ FUNCTION và ấn phím [ENTER] để xuất hiện màn hình FUNCTION + Bước 5: Dùng phím điều hướng dịch ô sáng về chữ SET của dòng có chữ #2EBL và ấn phím [ENTER] Muốn dịch chuyển đường phương vị điện tử EBL2, ta ấn phím EBL cho đến khi chữ EBL2 xuất hiện trên màn hình sau đó dùng phím điều hướng dịch chuyển đường phương vị điện tử EBL2 đến vị trí ta chọn.

Mục tiêu

Dấu +

Page 53: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

52 Chú ý: - Đối với những mục tiêu nhỏ thì đường phương vị điện tử được điều chỉnh vào trung tâm của mục tiêu - Đối với những mục tiêu lớn như đảo hoặc mũi đất thì điều chỉnh đường phương vị điện tử vào mép ngoài của mục tiêu( gần phia mũi tàu ta) 2.7.3. Đo khoảng cách đến mục tiêu c. Đo bằng vòng khoảng cách di động VRM. Cách làm như sau:

- Bước 1: Ấn phím [VRM ] đến khi chữ VRM xuất hiện trên màn hình - Bước 2: Dùng phím điều hướng điều chỉnh vòng khoảng cách di động đến vị trí ta chọn. Nếu muốn dùng vòng khoảng cách di động thứ 2 ta làm như sau: + Bước 3: Ấn phím [MENU] để xuất hiện MENU chính + Bước 4: Dùng phím điều hướng để dịch ô sáng về dòng có chữ FUNCTION và ấn phím [ENTER] để xuất hiện màn hình FUNCTION + Bước 5: Dùng phím điều hướng dịch ô sáng về chữ SET của dòng có chữ #2VRM và ấn phím [ENTER] + Bước 6: Muốn dịch chuyển đường phương vị điện tử EBL2, ta ấn phím VRM cho đến khi chữ VRM 2 xuất hiện sau đó dùng phím điều hướng dịch chuyển n vị trí ta chọn. - Khoảng cách từ tàu đến mục tiêu sẽ được chỉ thị ở góc phải của màn hình.

Mục tiêu

Dấu +

Giá trị của VRM

Page 54: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

53 b. Đo bằng vòng khoảng cách cố định. Cách làm như sau: - Bước 1: Ấn phím [MENU] để vào MENU chính - Bước 2: Chọn dòng có chữ RADAR SET- UP và ấn ENTER - Bước 3: Dùng phím điều hướng dịch ô sáng xuống dòng RINGS chọn ON và ấn [ENTER], lúc này trên màn hình xuất hiện các vòng cự ly cố định

Thang đo của vòng khoảng cách cố định ( đơn vị NM):

Thang đo

0.125

0.25

0.5

0.75

1.5

3

6

12

24

48

K/c giữa các vòng

0.0625

0.125

0.25

0.25

0.25

0.5

1

2

4

8

Page 55: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

54 2.7.4.Thao tác tránh va trên Ra đa hàng hải Khi phát hiện thấy tàu lạ trên màn hình ra đa của tàu ta người sử dụng ra đa cần quan sát có hệ thốngđể phán đoán trạng thái hoạt động của tàu lạ.Cần tiến hành quan sát Ra đa hàng hải thường xuyên và liên tục, tốt nhất từ 1 đến 2 phút quan sát một lần . Khi quan sát cần thay đổi tầm xa hoạt động của Ra đa từ 5 đến 15 hải lý. Nếu phát hiện có nguy cơ va chạm giữa tàu lạ và tàu ta thì phải áp dụng các biện pháp tránh va sớm và dứt khoát, rõ ràng , không nên để gần dưới 2 hải lý . Sau đây là 5 trường hợp thường gặp trong quá trình tránh va: a. Tàu ta và tàu lạ đối hướng: Trong trường hợp này nên tránh va bằng cách ch tàu ta đổi hướng sang phải, khi chuyển hướng phải thật rõ ràng từ 40 đến 500.

Nếu điều kiện khách quan không cho phép đổi hướng phải lập tức dừng máy , giữ nguyên hướng và phát tín hiệu cho tàu lạ biết. b. Tàu lạ cắt hướng từ mạn phải: Có 2 cách thao tác tránh va cách thứ nhất là bẻ lái phải cho đến khi mũi của tàu ta chỉ về phía sau lái của tàu lạ.Cách thứ 2 là giảm tốc độ nếu cần thiết có thể bẻ lái cho mũi tàu chỉ về phía sóng dội của tàu lạ, giữ hướng ổn định , quan sát tình huống phát triển. c. Tàu lạ cắt hướng từ mạn trái: cách thao tác tránh va là: - Giảm tốc độ hoặc ngừng máy - Khi cần thiết có thể bẻ lái phải sao cho tàu lạ nằm ở vị trí chính ngang mạn trái của tàu ta. d. Tàu ta vượt tàu lạ: Nếu hoàn cảnh cho phép tàu ta nên vượt tàu lạ ở khoảng cách 3 hải lý nếu không được thì giảm tốc độ và chờ cơ hội thuận tiện. e. Tàu ta bị tàu lạ vượt: Tàu ta giữ nguyên hướng và tốc độ. Nếu thấy khoảng cách giữa tàu ta và tàu vượt quá gần thì phải áp dụng các biện pháp tránh va phối hợp.

2.7.5. Sử dụng dấu cộng( +) - Bước 1: Ấn phím [CURSOR] trên màn hình xuất hiện dấu +

Page 56: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

55

- Bước 2: Dùng phím điều hướng để dịch chuyển dấu + đến vị trí ta muốn, lúc đó phương vị, khoảng cách của dấu + so với tàu ta được thể hiện trên màn hình 2.7.6. Sử dụng phím F. EBL - Bước 1: Ấn phím [F.EBL] trên màn hình xuất hiện đường phương vị điện tử tự do

- Bước 2: Ấn phím [EBL] và dùng phím điều hướng để dịch chuyển đường phương vị theo hướng ta chọn.- Bước 3: Ấn phím [VRM]và dùng phím điều

hướng để thay đổi khoảng cách giữa tàu ta và đường phương vị tự do.

Page 57: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

56 2.7.7. Đặt báo động điểm đến trên ra đa hàng hải JMA- 2254 Báo động điểm đến dùng để theo dõi hoạt động của các tàu khác đang tiến đến gần tàu ta, hoặc tàu ta đang đi vào khu vực nguy hiểm, để tránh va chạm có hiệu quả, hoặc sử dụng khi tàu thả neo. Cách đặt báo động như sau:

- Bước 1: Ấn phím [GUARD] trên màn hình xuất hiện dấu + -

- Bước 2: Ấn phím [ENTER] ttrên màn hình xuất hiện vòng tròn ngay trên dấu +

Page 58: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

57 - Bước 3: Dùng phím điều hướng để tạo ra một vùng báo động tuỳ theo yêu cầu.

Có thể chọn vùng báo động là 1/4 vòng tròn, 1/2 hoặc cả vòng tròn như 2 hình dưới đây:

Vùng báo động

Page 59: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

58 - Bước 4: Ấn và giữ phím [GUARD] trong khoảng 1 giây đến khi trên màn hình xuất hiện chữ ALM . - Bước 5: Muốn xoá báo động ta lại ấn và giữ phím GUARD trong vòng 1 giây thì vòng báo động sẽ tắt. Ở ra đa hàng hải JMA – 2254 có thể chọn 1 trong 7 mức báo động như sau: + Bước 1: Ấn phím [MENU] để vào MENU chính + Bước 2: Dịch ô sáng xuống dòng có chữ RADAR SET – UP, ấn [ENTER] + Bước 3: Dịch ô sáng xuống dòng có chữ ALM LEVEL, sau đó dịch ô sáng đến các số ta muốn chọn rồi ấn phím [ENTER]( ở mức “1” độ nhạy cao nhất; “2”- “4” độ nhạy trung bình; còn “7” độ nhạy thấp nhất) 2.7.8. Khử nhiễu a. Khử nhiễu do ra đa khác gây ra Ấn phím để khử nhiễu do một ra đa khác gây ra

Mục tiêu

Trước khi khử

Mục tiêu

Sau khi khử

b. Khử nhiễu biển

IR

Page 60: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

59 Xoay núm SEA CL để khử nhiễu biển nếu thấy cần thiết

Trước khi khử Sau khi khử c. Khử nhiễu mưa Xoay núm RAIN CL để khử nhiễu mưa, tuyết, sương mù nếu thấy cần thiết

Trước khi khử Sau khi khử 2.7.9. Phóng to mục tiêu Ấn phím cho đến khi chữ EXP xuất hiện trên màn hình, khi đó mục tiêu được phóng to gấp đôi.

EXP

Page 61: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

60

2.7.10. Dịch chuyển trung tâm màn hình Được sử dụng trong trường hợp muốn tăng cự ly hoạt động của ra đa. Tiến hành như sau:

12 NM 3

EBL 45.00

4.5000 NM

Mục tiêu

EXP

EXP12 NM 3

Mục tiêu đã phóng to

4.5000 NM

45.00

Page 62: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

61 Ấn phím OFF CENT, lúc này vị trí tàu trên màn hình được dịch chuyển sang trái để mở rộng cự ly lên 1,5 lần so với cự ly sử dụng.

Màn hình bình thường

Màn hình được dịch chuyển sang trái 2.7.11. Tắt dấu mũi tàu Ấn phím SHM, lúc này dấu mũi tàu trên màn hình sẽ tắt. Muốn hiện trở lại ta ấn phím SHM

Page 63: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

62

2.7.12.Chế độ chờ của ra đa: Ấn phím để đặt ra đa ở điều kiện dự trữ hoặc chuẩn bị để

X-MIT /OFF

Page 64: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

63 chống tiêu hao điện. Lúc này màn hình trở về chế độ chờ khi ấn phím này một lần nữa máy phát của ra đa hoạt động ngay lập tức, không cần phải chờ 60 giây để nung nóng sợi đốt. 2.8. Xử lý sự cố ra đa hàng hải JMA - 2254 a. Máy không mở được nguồn: - Nguyên nhân: + Đứt dây cáp nguồn + Nguồn không đủ điện áp + Đứt cầu chì - Khắc phục: kiểm tra, nếu cầu chì đứt thì thay cầu chì mới ( Chú ý phải thay cầu chì đúng trị số ampe như cầu chì cũ), nếu dây cáp nguồn bị đứt thì thay dây nguồn, nếu nguồn không đủ điện áp thì thay nguồn cho phù hợp. b. Tín hiệu không hiển thị trên màn hình: - Nguyên nhân: Do chưa đặt thang đo xa phù hợp - Khắc phục: ấn phím hoặc đến khi các đốm sáng hiển thị trên màn hình. c. Tín hiệu phản hồi hiển thị chưa rõ trên màn hình: - Nguyên nhân: Tín hiệu phản hồi yếu - Khắc phục: điều chỉnh độ khuếch đại bằng cách xoay núm GAIN thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi tín hiệu rõ nét trên màn hình. 2.9. Tăt máy Ấn đồng thời 2 phím và nguồn sẽ tắt 2.10. Bảo quản ra đa hàng hải JMA - 2254 - Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra nguồn cung cấp và hệ thống dây nối. - Khi tàu lên đà phải kiểm tra và bảo dưỡng anten .

▼RANGE

▲RANGE

X-MIT /OFF

STBY /OFF

Page 65: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

64 - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và che đậy cẩn thận. B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Thực hành đọc màn hình của Ra đa hàng hải JMA - 2254

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 Ra đa hàng hải JMA - 2254

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của

mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đọc được các loại màn hình của Ra đa hàng hải JMA - 2254 + An toàn đối với con người, Ra đa hàng hải JMA - 2254 và các phụ kiện.

Bài tập 2: Thực hành thao tác đo phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải JMA - 2254

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 Ra đa hàng hải JMA - 2254

- Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của

mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đo được phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải JMA - 2254. + An toàn đối với con người, Ra đa hàng hải JMA – 2254 và các phụ kiện

Bài tập 3: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải JMA - 2254

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 Ra đa hàng hải JMA - 2254

- Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của

mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được:

Page 66: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

65

+ Thao tác được cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động Ra đa hàng hải JMA - 2254

+ An toàn đối với con người, Ra đa hàng hải JMA – 2254 và các phụ kiện C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: -- Đọc màn hình của Ra đa hàng hải JMA – 2254 - Thao tác đo phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải JMA – 2254 - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải JMA – 2254

Bài 4: Sử dụng Ra đa hàng hải FURUNO - 1832 Mã bài: 04-4

Mục tiêu: - Trình bày được tên và chức năng của các phím, núm trên bảng điều khiển của Ra đa hàng hải FURUNO - 1832 ; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng Ra đa hàng hải FURUNO - 1832 ; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng của bài. A. Nội dung: 1. Giới thiệu chung 1.1.Các thông số kỹ thuật của ra đa hàng hải FURUNO - 1832

Page 67: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

66

Ra đa hàng hải FURUNO - 1832 - Màn hình màu LCD 10 inch - Tần số phát : 60 MHz - Công suất phát: 6 KW - Tầm hoạt động xa nhất là 36 hải lý - Nguồn cung cấp từ 10,2 đến 41,6 VDC - Công suất nguồn là 50 W( chế độ chờ là 35 W) 1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển 1.2.1. Sơ đồ mặt máy

Page 68: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

67

1.2.2. Tên và chức năng các phím

- Quả cầu dùng để dịch chuyển con trỏ , vòng khoảng cách di động, đường phương vị điện tử và các chức năng trong MENU

- Phím có 2 chức năng: + Ấn nhanh để tắt, mở các dữ kiện của mục tiêu được chọn bởi dấu +

Page 69: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

68 + Ấn dài dùng để nối các vết của mục tiêu được chọn bởi dấu +

- Phím có 2 chức năng: + ACQ: dùng để sắp xếp mục tiêu đã được lựa chọn + ENTER: dùng để cháp nhận số liệu

- Phím dùng dể tắt, mở MENU

- Phím dùng để lựa chọn vùng báo động

- Phím dùng để tăng giảm thang đo

- Phím dùng để lựa chọn đường phương vị điện tử ( EBL1, EBL2) và vòng khoảng cách di động ( VRM1, VRM2)

- Phím dùng để hiện và xoá đường phương vị điện tử ( EBL1, EBL2) và vòng khoảng cách di động ( VRM1, VRM2)

- Phím có 2 chế độ nhỏ: + GAIN: dùng để đièu chỉnh độ khuếch đại + HM – OFF: dùng để tắt dấu mũi tàu

- Phím dùng để chọn dữ liệu ra của mục tiêu

- Núm có 2 chức năng: + A/ C SEA: khử nhiễu biển + Chọn chức năng F1

Page 70: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

69

- Núm có 2 chức năng: + A/ C RAIN: dùng để khử nhiễu mưa + Chọn chức năng F2

- Phím dùng để chọn chế độ tự động khử nhiễu biển và nhiễu mưa

- Phím dùng để điều chỉnh độ sáng màn hình

-Phím có 2 chức năng: + ST BY: tắt, mở chế độ chờ + TX: mở chế độ phát

- Phím dùng để tắt, mở nguồn ( đèn sáng khi ra đa ở chế độ tiết kiệm điện ) 2. Sử dụng Ra đa hàng hải FURUNO – 1832 2.1. Chuẩn bị Ra đa Ra đa hàng hải FURUNO – 1832

Anten

Page 71: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

70 Dây nguồn

Bộ đổi điện/ ác quy

Chú ý: - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và Ra đa hàng hải. 2.2. Mở máy

- Ấn phím khi đó đèn màn hình sáng và trên màn hình hiển thị đồng hồ đếm ngược từ 1.30 trở về 00, khi đếm hết thời gian màn hình sẽ chuyển qua chế độ chờ.

Page 72: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

71

Khi đếm hết thời gian màn hình sẽ chuyển qua chế độ chờ trên màn hình xuất hiện chữ ST- BY

- Ấn phím để khởi động máy phát của ra đa

Page 73: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

72 2.3. Chọn thang đo

Ấn phím về phía dấu + hoặc dấu - để chọn khoảng cách phát hiện mà ta muốn tuỳ thuộc vào các mục tiêu xung quanh tàu

12 NM 2 Thang HU khoảng cách LP đã chọn 2.4. Điều chỉnh độ sáng:

Ấn phím để điều chỉnh độ sáng của màn hình cho phù hợp 2.5. Điều chỉnh độ khuếch đại

Xoay núm thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ để điều chỉnh độ khuếch đại sao cho những đốm nhỏ xuất hiện trên màn hình

Page 74: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

73

2.6.Cách đọc tín hiệu trên ra đa hàng hải FURUNO - 1832

Hướng đi của tàu

EBL2

EBL1

Vùng báo động

Dấu +

VRM1 VRM2

Vòng khoảng cách cố định

Page 75: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

74 Giải thích: - 12.5 NM: thang cự ly ( hải lý) - SP: chiều dài xung - HU: chế dộ hướng thật - HDG: dấu mũi tàu - 345.60: phương vị của mục tiêu 1 - 23.00: phương vị mục tiêu 2 - 0.048 NM: khoảng cách đến mục tiêu 1 - 0.100 NM: khoảng cách đến mục tiêu 2 - 1350: phương vị của dấu + - 0.142 NM: khoảng cách dến dấu + 2.7. Các chế độ của ra đa Hàng hải FURUNO- 1832 2.7.1. Sử dụng hệ thống MENU

Ấn phím trên màn hình xuất hiện MENU chính

Page 76: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

75 + RINGS: vòng khoảng cách cố định + EBL OFFSET: tắt và đặt đường phương vị điện tử + SHIFT: chọn các chế độ nhỏ + ZOOM: phóng đại mục tiêu + MODE: chọn các chế độ + DISP DATA hiển thị các số liệu + ECHO TRAIL: hiển thị vết + ECHO STRTCH: + ARP-10 MENU: + OTHER MENU: các MENU khác Muốn chọn một trong các mục trên ta dùng quả cầu điều hướng dịch ô sáng về mục đó rồi ấn phím ENTER. a.Lựa chọn các chế độ hiẻn thị của ra đa FURUNO-1832

Ra đa FURUNO-1832 có 4 chế độ hiển thị như sau: - HU: chế độ mũi tàu - CU: chế độ hướng tàu - NU: chế độ Bắc thật - TM: chuyển động thật

+ Ấn phím dùng quả cầu điều hướng chọn MODE

+ Ấn phím để chấp nhận số liệu

CU HU

Page 77: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

76

b. Phóng đại mục tiêu Để phóng đại mục tiêu ta làm như sau: - Bước 1: Chọn vùng muốn phóng đại bằng dấu +

- Bước 2: Ấn và giữ phím trong khoảng 2 giây hoặc chọn phím ZOOM trong menu chính.

Trước khi phóng đại Sau khi phóng đại

NU

Page 78: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

77 2.7.2. Đo phương vị đến mục tiêu Dùng đường phương vị điện tử ( EBL) để đo phương vị đến mục tiêu. Cách làm như sau:

- Bước 1: Ấn phím cho đến khi chữ EBL1 xuất hiện ở trên màn hình

- Bước 3: Ấn phím để chọn EBL1 - Bước 4: Dùng quả cầu điều hướng điều chỉnh đường phương vị điện tử EBL1đến vị trí ta chọn ( mục tiêu 1).

- Bước 5: Ấn phím cho đến khi chữ EBL2 xuất hiện ở trên màn hình

- Bước 6: Ấn phím để chọn EBL2 - Bước 7: Dùng quả cầu điều hướng điều chỉnh đường phương vị điện tử EBL2 đến vị trí ta chọn ( mục tiêu 2). Khi đó phương vị đến mục tiêu 1 và mục tiêu 2 được thể hiện phía dưới góc trái màn hình.

Màn hình đo phương vị đến mục tiêu

Mục tiêu

Dấu +

Page 79: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

78 Chú ý: - Đối với những mục tiêu nhỏ thì đường phương vị điện tử được điều chỉnh vào trung tâm của mục tiêu - Đối với những mục tiêu lớn như đảo hoặc mũi đất thì điều chỉnh đường phương vị điện tử vào mép ngoài của mục tiêu( gần phia mũi tàu ta) 2.7.3. Đo khoảng cách đến mục tiêu

a. Đo bằng vòng khoảng cách di động VRM. Cách làm như sau:

- Bước1: Ấn phím cho đến khi chữ VRM1 xuất hiện ở trên màn hình

- Bước 2: Ấn phím để chọn VRM1 - Bước 3: Dùng quả cầu điều hướng điều chỉnh vòng khoảng cách di động VRM1 đến vị trí ta chọn ( mục tiêu 1).

- Bước 4: Ấn phím cho đến khi chữ VRM 2 xuất hiện ở trên màn hình

- Bước 5: Ấn phím để chọn VRM2 - Bước 6: Dùng quả cầu điều hướng điều chỉnh vòng khoảng cách di động VRM2 đến vị trí ta chọn ( mục tiêu 2). Khi đó khoảng cách từ tàu đến mục tiêu sẽ được chỉ thị ở góc phải phía dưới của màn hình.

Page 80: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

79

b. Đo bằng vòng khoảng cách cố định. Cách làm như sau:

- Bước 1: Ấn phím để vào menu chính - Bước 2: Dùng quả cầu điều hướng dịch ô sáng xuống dòng RINGS ấn phím

, lúc này trên màn hình xuất hiện các vòng cự ly cố định

Mục tiêu

Dấu +

Giá trị của VRM

Page 81: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

80 Thang đo của vòng khoảng cách cố định ( đơn vị NM):

Thang đo

0.125

0.25

0.5

0.75

1.5

3

6

12

24

36

K/c giữa các vòng

0.0625

0.125

0.25

0.25

0.25

0.5

1

2

4

6

2.7.4. Sử dụng dấu cộng( +)

- Bước 1: Ấn và giữ phím cho đến khi trên màn hình xuất hiện dấu +

Màn hình dấu + - Bước 2: Dùng quả cầu điều hướng để dịch chuyển dấu + đến vị trí ta muốn, lúc đó phương vị, khoảng cách của dấu + so với tàu ta được thể hiện trên màn hình

Page 82: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

81 2.7.5. Đo phương vị và khoảng cách giữa hai mục tiêu a. Đo phương vị - Bước 1: Đưa con trỏ đến mục tiêu 1

- Bước 2: Ấn phím cho đến khi chữ EBL1 xuất hiện ở trên màn hình

- Bước 3: Ấn phím để chọn EBL1

- Bước4: Ấn phím để mở menu chính

- Bước 5: Dùng quả cầu điều hướng chọn EBL OFFSET và ấn phím để chấp nhận ( lúc này tâm vị trí vạch EBL1 sẽ nằm ở mục tiêu 1)

- Bước 6: Ấn phím để thoát

- Bước 7: Ấn phím sau đó dùng quả cầu điều hướng để xoay đường phương vị điện tử EBL1 đến tâm vị trí của mục tiêu 2, lúc này ta sẽ đọc được phương vị giưa 2 mục tiêu trên màn hình. b. Đo khoảng cách

- Bước 1: Ấn phím để chọn vòng khoảng cách di độngVRM 1

- Bước 2: Ấn phím sau đó dùng quả cầu điều hướng để dịch chuyển vòng khoảng cách VRM1 đến tâm vị trí của mục tiêu 2, lúc này ta sẽ đọc được khoảng cách giữa 2 mục tiêu trên màn hình. - Bước 3: Để tắt chức năng này ta vào MENU chọn EBL OFFSET và ấn phím

. 2.7.6 Thao tác tránh va trên Ra đa hàng hải Khi phát hiện thấy tàu lạ trên màn hình ra đa của tàu ta người sử dụng ra đa cần quan sát có hệ thốngđể phán đoán trạng thái hoạt động của tàu lạ.Cần tiến hành quan sát Ra đa hàng hải thường xuyên và liên tục, tốt nhất từ 1 đến 2 phút quan sát một lần . Khi quan sát cần thay đổi tầm xa hoạt động của Ra đa từ 5 đến 15 hải lý. Nếu phát hiện có nguy cơ va chạm giữa tàu lạ và tàu ta thì phải áp dụng các biện pháp tránh va sớm và dứt khoát, rõ ràng , không nên để gần dưới 2 hải lý .

Page 83: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

82 Sau đây là 5 trường hợp thường gặp trong quá trình tránh va:

a. Tàu ta và tàu lạ đối hướng: Trong trường hợp này nên tránh va bằng cách ch tàu ta đổi hướng sang phải, khi chuyển hướng phải thật rõ ràng từ 40 đến 500.

Nếu điều kiện khách quan không cho phép đổi hướng phải lập tức dừng máy , giữ nguyên hướng và phát tín hiệu cho tàu lạ biết. b. Tàu lạ cắt hướng từ mạn phải: Có 2 cách thao tác tránh va cách thứ nhất là bẻ lái phải cho đến khi mũi của tàu ta chỉ về phía sau lái của tàu lạ.Cách thứ 2 là giảm tốc độ nếu cần thiết có thể bẻ lái cho mũi tàu chỉ về phía sóng dội của tàu lạ, giữ hướng ổn định , quan sát tình huống phát triển. c. Tàu lạ cắt hướng từ mạn trái: cách thao tác tránh va là: - Giảm tốc độ hoặc ngừng máy - Khi cần thiết có thể bẻ lái phải sao cho tàu lạ nằm ở vị trí chính ngang mạn trái của tàu ta. d. Tàu ta vượt tàu lạ: Nếu hoàn cảnh cho phép tàu ta nên vượt tàu lạ ở khoảng cách 3 hải lý nếu không được thì giảm tốc độ và chờ cơ hội thuận tiện. d. Tàu ta bị tàu lạ vượt: Tàu ta giữ nguyên hướng và tốc độ. Nếu thấy khoảng cách giữa tàu ta và tàu vượt quá gần thì phải áp dụng các biện pháp tránh va phối hợp.

2.7.7. Đặt báo động điểm đến trên ra đa hàng hải FURUNO - 1832 Báo động điểm đến dùng để theo dõi hoạt động của các tàu khác đang tiến đến gần tàu ta, hoặc tàu ta đang đi vào khu vực nguy hiểm, để tránh va chạm có hiệu quả, hoặc sử dụng khi tàu thả neo. Có hai loại báo động như sau: - Báo động trong: khi mục tiêu đi vào vùng đã đặt báo động thì máy sẽ phát ra âm thanh báo động và chữ G( IN) xuất hiện phía trên bên phải màn hình

Page 84: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

83

- Báo động ngoài: khi mục tiêu đi ra khỏi vùng đã đặt báo động thì máy sẽ phát ra âm thanh báo động và chữ G( OUT) xuất hiện phía trên bên phải màn hình

a. Cách đặt báo động như sau:

- Bước1: Ấn phím và chọn chữ OTHER MENU trong menu

chính, rồi ấn phím - Bước 2: Chọn chế độ báo động theo dòng có chữ Guard mode, dùng quả cầu điều hướng dịch chuyển ô sáng về chữ IN hoặc OUT

- Bước 3: Ấn phím để chấp nhận

- Bước 4: Ấn phím để thoát

Vùng báo động

Vùng báo động

Page 85: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

84 b. Cách đặt vùng báo động:

- Bước 1: Ấn và giữ phím cho đến khi trên màn hình xuất hiện dấu +

- Bước 2: Dùng quả cầu điều hướng dịch dấu + đi qua 4 điểm AB C D tạo ra vùng báo động như hình vẽ dưới đây:

Sau khi báo động đã đặt màn hình ra đa có dạng sau:

Vùng báo động

Page 86: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

85

Màn hình báo động của ra đa hàng hải FURUNO - 1832

- Bước 3: Muốn tắt báo động ta chỉ cần ấn và giữ phím cho đến khi vùng báo động biến mất khỏi màn hình. 2.7.8. Khử nhiễu a. Khử nhiễu biển

Xoay núm để khử nhiễu biển nếu thấy cần thiết

Vùng báo động

Page 87: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

86

Trước khi khử sau khi khử b. Khử nhiễu mưa

Xoay núm để khử nhiễu mưa, tuyết, sương mù để làm rõ mục tiêu

Trước khi khử sau khi khử c. Khử nhiễu tự động Khi không muốn khử nhiễu biển và nhiễu mưa bằng tay ta có thể chọn chế độ

khử nhiễu tự động bằng cách ấn phím máy sẽ tự động khử nhiễu biển và nhiễu mưa. d. Khử nhiễu do ra đa khác gây ra

Page 88: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

87 Ấn phím để khử nhiễu do một ra đa khác gây ra Mục tiêu

Trước khi khử Mục tiêu

Sau khi khử 2.7.9. Đưa tâm màn hình về vị trí con trỏ - Bước 1: Muốn di chuyển tâm màn hình về vị trí con trỏ, ta ấn phím [F1 ( A/ C SEA)] lúc này vị trí tàu dịch chuyển về vị trí con trỏ

IR

Page 89: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

88

Màn hình bình thường

Màn hình đã dịch chuyển

- Bước 2: Muốn tắt chức năng này ta ấn phím [F1( A/ C SEA)] 2.7.10. Tắt dấu mũi tàu Ấn phím [ HM OFF] lúc này dấu mũi tàu trên màn hình sẽ tắt. Muốn hiện trở lại ta ấn phím [ HM OFF]

Page 90: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

89

2.7.11. Chế độ chờ của ra đa:

Page 91: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

90

Khi ra đa đang ở chế phát muốn trở về chế độ chờ thì ta ấn phím để đặt ra đa ở điều kiện dự trữ hoặc chuẩn bị để chống tiêu hao điện. Lúc này màn hình trở về chế độ chờ khi ấn phím này một lần nữa máy phát của ra đa hoạt động ngay lập tức, không cần phải chờ 90 giây để nung nóng sợi đốt.

Màn hình chờ của ra đa hàng hải FURUNO - 1832 2.8. Xử lý sự cố ra đa hàng hải FURUNO - 1832 a. Máy không mở được nguồn: - Nguyên nhân: + Đứt dây cáp nguồn + Nguồn không đủ điện áp + Đứt cầu chì

Chế độ chờ

Nhiệt độ

Tốc độ

Độ sâu

Điểm đến

Hướng đi

Phương vị Khoảng cách

Độ lêch hướng

Vị trí tàu

Thời gian đi đến Điểm đến

Page 92: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

91 - Khắc phục: kiểm tra, nếu cầu chì đứt thì thay cầu chì mới ( Chú ý phải thay cầu chì đúng trị số ampe như cầu chì cũ), nếu dây cáp nguồn bị đứt thì thay dây nguồn, nếu nguồn không đủ điện áp thì thay nguồn cho phù hợp. b. Tín hiệu không hiển thị trên màn hình: - Nguyên nhân: Do chưa đặt thang đo xa phù hợp

- Khắc phục: ấn phím về phía dấu + đến khi các đốm sáng hiển thị trên màn hình. c. Tín hiệu phản hồi hiển thị chưa rõ trên màn hình: - Nguyên nhân: Tín hiệu phản hồi yếu - Khắc phục: điều chỉnh độ khuếch đại bằng cách xoay núm GAIN thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi tín hiệu rõ nét trên màn hình. 2.9. Tắt máy

Ấn và giữ phím nguồn sẽ tắt 2.10. Bảo quản ra đa hàng hải FURUNO - 1832 - Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra nguồn cung cấp và hệ thống dây nối. - Khi tàu lên đà phải kiểm tra và bảo dưỡng anten . - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và che đậy cẩn thận. B. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Thực hành đọc màn hình của Ra đa hàng hải FURUNO - 1832

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 Ra đa hàng hải FURUNO - 1832

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của

mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.

Page 93: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

92

- Kết quả cần đạt được: + Đọc được các loại màn hình của Ra đa hàng hải FURUNO - 1832 + An toàn đối với con người, Ra đa hàng hải FURUNO - 1832 và các phụ

kiện.

Bài tập 2: Thực hành thao tác đo phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải FURUNO - 1832

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 Ra đa hàng hải FURUNO - 1832

- Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của

mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đo được phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải FURUNO -

1832. + An toàn đối với con người, Ra đa hàng hải FURUNO - 1832 và các phụ

kiện

Bài tập 3: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải FURUNO - 1832

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 Ra đa hàng hải FURUNO - 1832

- Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của

mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thao tác được cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động Ra đa

hàng hải FURUNO - 1832 + An toàn đối với con người, Ra đa hàng hải FURUNO - 1832 và các phụ

kiện C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Đọc màn hình của Ra đa hàng hải FURUNO - 1832 - Thao tác đo phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải FURUNO - 1832 - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải FURUNO - 1832

Page 94: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

93

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun này được thực hiện sau MĐ03 trong chương trình dạy nghề : Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá. - Tính chất: Đây là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Mô đun này chủ yếu là thực hành. II. Mục tiêu : - Kiến thức:

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải; + Trình bày được các chức năng cơ bản của Ra đa hàng hải. - Kỹ năng : + Kết nối dược Ra đa hàng hải với nguồn và phụ kiện ; + Sử dụng được Ra đa hàng hải trong quá trình hành trình và khai thác, đánh bắt hải sản ; + Sử lý được những sự cố thông thường của Ra đa hàng hải.

- Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định.

III. Nội dung chính của mô đun :

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian Tổng

số Lý

thuyết Thực hành

Kiểm tra

MĐ04-1 Bài 1: Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải

Tích hợpXưởng thực hành

3 2 0 1

MĐ04-2 Bài 2: Sử dụng Ra đa hàng hải KODEN MD- 3404

Tích hợpXưởng thực hành

30 4 23 3

MĐ04-3 Bài 3: Sử dụng Ra đa hàng hải JMA – 2253/2254

Tích hợpXưởng thực hành

35 4 28 3

MĐ04-4 Bài 4: Sử dụng Ra đa hàng hải FURUNO- 1832

Tích hợpXưởng thực hành

32 5 24 3

Page 95: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

94 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành - Phải có xưởng thực hành và có đầy đủ các máy móc thiết bị phục vụ cho bài tập. - Cách tổ chức thực hiện: chia học viên thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một Ra đa hàng hải - Thời gian thực hành: 3giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Tiêu chuẩn thực hiện: làm được các yêu cầu của bài tập V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá -Nêu được các bộ phận và nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải

Lắng nghe và đối chiếu với nội dung đã giảng

5.2. Bài 2:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc được các loại màn hình của Ra đa hàng hải Koden - Đo được phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải

Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên trên Ra đa hàng hải Koden MD-3404 để đánh giá mức độ đạt được của học viên.

5.3. Bài 3:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc được các loại màn hình của Ra đa hàng hải Koden - Đo được phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải

Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên trên Ra đa hàng hải JMA – 2254 để đánh giá mức độ đạt được của học viên.

Page 96: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

95 5.4. Bài 4:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc được các loại màn hình của Ra đa hàng hải Koden - Đo được phương vị và khoảng cách trên Ra đa hàng hải - Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên Ra đa hàng hải

Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên trên Ra đa hàng hải Furuno – 1832 để đánh giá mức độ đạt được của học viên.

VI. Tài liệu tham khảo - Giáo trình điện và vô tuyến điện hàng hải. Trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc, 2001. - Các tài liệu khác có liên quan.

Page 97: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG RA ĐA HÀNG HẢIdulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian

96 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN

SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 2774 /BNN-TCCB- , ngày15 tháng10 năm 2010 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Ông: Phạm Văn Khoát Chủ nhiệm 2. Ông: Hoàng Ngọc Thịnh Phó chủ nhiệm 3. Ông: Trần Thế Phiệt Thư ký 4. Ông: Hồ Đình Hải Uỷ viên 5. Ông: Đỗ Ngọc Thắng Uỷ viên 6. Ông: Nguyễn Quý Thạc Uỷ viên 7. Ông: Lê Trung Kiên Uỷ viên

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB- , ngày 29 tháng12 năm2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Ông: Huỳnh Hữu Lịnh Chủ tịch 2. Ông: Nguyễn Ngọc Thuỵ Thư ký 3. Ông: Trần Ngọc Sơn Uỷ viên 4. Ông: Hàn Nam Bộ Uỷ viên 5. Ông: Nguyễn Văn Lung Uỷ viên