giÁo trÌnh mÔ Đun - nongnghiep.vn mo dun 04 - phong...tài liệu này thuộc loại sách...

61
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRSÂU BNH HI CHÈ MÃ S: MĐ04 NGH: TRNG CHÈ Trình độ: Sơ cp ngh

Upload: others

Post on 12-Oct-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHÈ MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ: TRỒNG CHÈ

Trình độ: Sơ cấp nghề

Page 2: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04

Page 3: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

3

LỜI GIỚI THIỆU

Phát triển nghề trồng chè rất có ý nghĩa cho việc phát triển kinh tế xã hội. Ngành chè góp phần thúc đầy sản xuất nông nghiệp, phân bố sắp xếp lưc lượng lao động ở khu vực nông thôn và tăng thu nhập cho người trồng chè.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè bị rất nhiều sâu bệnh hại gây ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất chè. Sự thiệt hại do sâu bệnh hại chè gây nên thấy ở tất cả các vùng sản xuất chè, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Sâu bệnh làm giảm năng suất búp tươi và ảnh hưởng đến phẩm cấp chè. Phòng chống sâu bệnh hiệu quả là buớc quan trọng để đạt năng suất cao và chất luợng chè tốt, tăng thu nhập, kích thích sản xuất chè phát triển. Giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè được biên soạn theo chương trình khung của nghề chè trình độ sơ cấp, giáo trình này được chia làm 3 bài: Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chè. Phòng trừ sâu hại chè và phòng trừ bệnh hại chè. Giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè kết hợp giữa kiến thức lý thuyết cơ bản và chuyên môn về côn trùng, bệnh cây, thuốc BVTV. Trọng tâm của giáo trình mô đun này là cơ sở của biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, phòng trừ sâu, bệnh hại chè chủ yếu. Nguyên tắc và quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc. Hướng sử dụng thuốc BVTV cho cây chè nhằm bảo vệ cây chè mang lại hiệu quả kinh tế, sử dụng an toàn hợp lý thuốc BVTV, bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người. Giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè nằm trong chương trình khung nghề trồng chè đã được thông qua. Giáo trình này do tập thể giáo viên khoa trồng trọt trường cao đẳng Nông Lâm Việt Yên chỉnh sửa. Giáo trình này tập trung vào những công việc phòng trừ sâu bệnh hại chè. Tuy vậy, với khuôn khổ nội dung cho phép của chương trình đào tạo. Do đó giáo trình mô đun: Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chè chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung, sửa đổi cho giáo trình ngày càng hoàn thiện, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề nói riêng và sự phát triển của nghề truyền thống Trồng chè nói chung.

Các tác giả bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề và các đồng nghiệp ở các trường bạn đã giúp đỡ để hoàn thành giáo trình này.

Nhóm biên soạn: 1. Phan Thị Tiệp (Chủ biên)

2. Võ Hà Giang 3. Tạ Thị Thu Hằng 4. Nguyễn Văn Hưởng Nhóm tham gia chỉnh sửa:

1. Phạm Thị Hậu (chủ biên) 2. Hoàng Thị Chấp 3.Trần Thế Hanh 4. Nghiêm Xuân Hội

Page 4: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

4

MỤC LỤC Giới thiệu mô đun: ................................................................................................ 1 Mục tiêu: ................................................................................................................ 1 A. Nội dung ........................................................................................................... 1 1.1.2. Triệu chứng gây hại do sâu.. ....................................................................... 2 1.1.3. Phân biệt các nhóm sâu hại ......................................................................... 2 1.2. Nhận biết bệnh hại. ......................................................................................... 2 1.2.1. Bệnh hại chè là gì?. ..................................................................................... 2 1.2.2. Nhận biết triệu chứng gây hại do bệnh gây ra. ........................................... 2 1.2.3. Phân biệt các nhóm bệnh hại ....................................................................... 2 1.3. Khái niệm về phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây chè. ............................. 3 1.3.1. Khái niệm: ................................................................................................... 3 1.3.2. Hệ thống các biện pháp trong phòng trừ dịch hại chè ................................ 3 2. Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV. .................................................................... 3 2.1. Nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng ruộng. .................................................. 3 2.1.1. Đúng thuốc: ................................................................................................. 3 2.1.2. Đúng liều lượng, nồng độ. .......................................................................... 3 2.1.3. Đúng lúc ...................................................................................................... 4 2.1.4. Đúng cách: ................................................................................................... 4 2.3. Quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV. ..................................... 4 2.3.1. Đảm bảo thời gian cách ly từng loại thuốc. ................................................ 4 3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV và hướng sử dụng thuốc BVTV cho chè . .... 5 3.1. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên chè. ...................................................... 5 3.2. Tình hình sử dụng thuốc bệnh cho chè. ......................................................... 6 3.3. Hướng sử dụng thuốc BVTV cho chè. ........................................................... 6 4. Quy trình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chè trong sản xuất chè búp tươi an toàn. .................................................................................................................. 7 4.1. Nhận biết được sâu bệnh hại chính và thiên địch phổ biến trên chè. ............ 7 4.2. Quy trình phòng trừ tổng hợp dịch hại hại chè. ............................................ 7 4.2.1. Các biện pháp kỹ thuật canh tác .................................................................. 7 4.2.2. Biện pháp sinh học: ..................................................................................... 7 4.2.3. Biện pháp cơ lý ............................................................................................ 8 4.2.4. Biện pháp hoá học . ..................................................................................... 8 4.2.5. Thăm đồng thường xuyên ........................................................................... 8 5. Nhận biết thuốc BVTV và sử dụng thuốc BVTV ............................................. 9 5.1. Bài thực hành 1: Nhận biết thuốc BVTV và pha chế thuốc. .......................... 9 Mục tiêu: ................................................................................................................ 9 Kiến thức cần thiết để thực hành công việc: ......................................................... 9 Thực hành .............................................................................................................. 9 Điều kiện thực hiện: .............................................................................................. 9 Trình tự các bước thực hiện công việc: ................................................................. 9 Hướng dẫn chi tiết thực hiện công việc: ............................................................. 10 Các sai hỏng và cách phòng ngừa ....................................................................... 11 Kiểm tra đánh giá ................................................................................................ 11

Page 5: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

5

5.2. Bài thực hành 2: Sử dụng thuốc BVTV trên nương chè. ............................. 11 Mục tiêu ............................................................................................................... 11 Kiến thức cần thiết để thực hành công việc: ....................................................... 11 Thực hành ............................................................................................................ 11 Điều kiện thực hiện: ............................................................................................ 11 6. Điều tra, nhận dạng sâu, bệnh hại chè. ............................................................ 13 6.1. Bài thực hành 1: Phân biệt triệu chứng bị hại do sâu bệnh hại ................... 13 Mục tiêu: .............................................................................................................. 13 Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: ........................................................ 13 Thực hành: . ......................................................................................................... 13 Điều kiện thực hiện: ............................................................................................ 13 Trình tự các bước thực hiện công việc: ............................................................... 14 Tổ chức thực hiện: ............................................................................................... 14 6.2. Bài thực hành 2: Điều tra sâu bệnh hại chè. ................................................. 14 Mục tiêu: .............................................................................................................. 14 Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: ........................................................ 14 Thực hành: ........................................................................................................... 15 Điều kiện thực hiện: ............................................................................................ 15 Trình tự các bước thực hiện công việc (bảng 1): ................................................ 15 Hướng dẫn chi tiết thực hiện công việc (bảng 2). ............................................... 16 Kết quả phân biệt triệu chứng do sâu bệnh hại chè. ........................................... 17 Kết quả điều tra thành phần sâu, bệnh hại chè .................................................... 17 Đánh giá kết quả: ................................................................................................. 17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 18 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 18 Giới thiệu: ............................................................................................................ 19 Mục tiêu: .............................................................................................................. 19 A. Nội dung: ........................................................................................................ 19 1. Khái quát về tình hình sâu hại chè .................................................................. 19 2. Một số sâu hại chè chủ yếu ............................................................................. 19 2.1. Rầy xanh ....................................................................................................... 19 2.1.1. Triệu chứng , tác hại: ................................................................................. 19 2.1.2.Đặc điểm hình thái, sinh sống gây hại : ..................................................... 20 2.1.3. Phương pháp điều tra rầy xanh: ................................................................ 21 2.1.4. Biện pháp phòng trừ rầy xanh. .................................................................. 21 2.2. Bọ xít muối ................................................................................................... 22 2.2.1. Triệu chứng, tác hại: .................................................................................. 22 2.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh sống gây hại: ..................................................... 23 2.2.3. Phương pháp điều tra: ............................................................................... 24 2.2.4. Biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi: ............................................................. 25 2.3. Bọ cánh tơ .................................................................................................... 25 2.3.1.Triệu chứng, tác hại: ................................................................................... 25 2.3.2. Đặc điểm hình thái, sinh sống gây hại. ..................................................... 25 2.4. Nhện hại chè: ................................................................................................ 28

Page 6: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

6

2.4.1. Triệu chứng, tác hại ................................................................................... 28 2.4.2. Đặc điểm hình thái, sinh sống, gây hại: .................................................... 28 2.4.3. Phương pháp điều tra: ............................................................................... 29 2.4.4. Biện pháp phòng trừ nhện: ........................................................................ 30 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ......................................................................... 30 Mục tiêu ............................................................................................................... 30 Điều kiện thực hiện: ............................................................................................ 30 Trình tự các bước thực hiện công việc: ............................................................... 30 Hình thức tổ chức: ............................................................................................... 32 Kiểm tra đánh giá: ............................................................................................... 32 Đánh giá kết quả: ................................................................................................. 34 2. Xác định sâu hại chè: ...................................................................................... 34 Đánh giá kết quả .................................................................................................. 37 Câu hỏi: ............................................................................................................... 37 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 37 Giới thiệu: ............................................................................................................ 38 Mục tiêu bài dạy: ................................................................................................. 38 A. Nội dung ......................................................................................................... 38 1. Khái quát về tình hình bệnh hại chè. ............................................................... 38 2. Một số bệnh hại chè chủ yếu: .......................................................................... 39 2.1. Bệnh phồng lá chè ........................................................................................ 39 2.1.1. Triệu chứng, tác hại: .................................................................................. 39 2.1.2. Nguyên nhân, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh: ........................... 40 2.1.3. Phương pháp điều tra. ............................................................................... 41 2.1.4. Biện pháp phòng trừ. ................................................................................. 41 2.2. Bệnh đốm nâu (còn gọi là khô lá chè hình bánh xe) .................................... 41 2.2.1.Triệu chứng, tác hại: ................................................................................... 41 2.2.2. Nguyên nhân ,quy luật phát sinh, phát triển của bệnh. ............................. 41 2.2.3. Phương pháp điều tra. ............................................................................... 41 2.2.4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp. .................................................................. 42 2.3. Bệnh chấm xám (đốm xám) ......................................................................... 42 2.3.1. Triệu chứng, tác hại. .................................................................................. 42 2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh: ............ 42 2.3.3. Phương pháp điều tra. ............................................................................... 42 2.3.4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp. .................................................................. 42 2.4. Bệnh thối búp chè ......................................................................................... 43 2.4.1. Triệu chứng gây hại: .................................................................................. 43 2.4.2. Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển: ........................... 43 2.4.3. Phương pháp điều tra: ............................................................................... 43 2.4.4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp. .................................................................. 43 2.5. Bệnh khô cành chè ....................................................................................... 44 2.5.1. Triệu chứng, tác hại. .................................................................................. 44 2.5.2. Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh. ........... 44 2.5.3. Phương pháp điều tra: ............................................................................... 44

Page 7: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

7

2.5.4. Biện pháp phòng trừ .................................................................................. 44 B. Bài tập thực hành: Thực hiện quy trình phòng trừ bệnh hại chè. ................... 44 Mục tiêu: .............................................................................................................. 44 Điều kiện thực hiện: ............................................................................................ 44 Trình tự các bước thực hiện công việc: ............................................................... 45 Hình thức tổ chức: ............................................................................................... 47 Kiểm tra đánh giá: ............................................................................................... 47 Đánh giá kết quả .................................................................................................. 48 I. Vị trí, tính chất của mô đun: ............................................................................ 49 II. Mục tiêu: ......................................................................................................... 49 III. Nội dung chính của mô đun: ......................................................................... 50 IV. Hướng dẫn thực hiện bài thực hành .............................................................. 50 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .............................................................. 50 IV.Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 52

Page 8: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

1

MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHÈ Mã mô đun: MĐ04

Giới thiệu mô đun: Mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè (MĐ 04) là mô đun quan trọng trong

nghề trồng chè trình độ sơ cấp nghề. Mô đun 04 giới thiệu những công việc có liên quan đến công tác phòng trừ sâu bệnh hại chè. Sâu bệnh hại chè là yếu tố làm giảm năng suất và chất lượng của sản phẩm chè. Mô đun 04 cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng trừ tổng hợp, phòng trừ một số sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây chè. Những công việc của học viên thực hiện trong mô đun này có liên quan đến công việc nhận biết, phân biệt được sâu bệnh, điều tra phát hiện sâu bệnh chủ yếu và thực hiện các biện pháp phòng trừ. Việc tổ chức dạy – học các bài trong mô đun hiệu quả nhất khi thực hiện ngay trên thực địa.

Bài 1: Phòng trừ tổng hợp

Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng:

- Nhận biết được về sâu, bệnh gây hại trên cây chè và khái niệm về Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng.

- Trình bày được nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV cho chè. - Trình bày được tình hình sử dụng thuốc BVTV cho chè và hướng sử

dụng thuốc BVTV cho chè. - Trình bày được các biện pháp trong quy trình phòng trừ tổng hợp sâu

bệnh hại trên cây chè. - Nhận biết thuốc BVTV và phương pháp sử dụng thuốc.

- Thực hiện được các bước công việc trong phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp. - Đảm bảo sản phẩm chè an toàn, an toàn cho con người và môi trường sinh thái A. Nội dung 1. Nhận biết sâu bệnh hại và khái niệm về phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng 1.1. Nhận biết sâu hại

Sâu hại chè: là đối tượng gây hại chủ yếu cho cây chè, sâu hại thuộc lớp côn trùng và nhện. 1.1.1. Đặc điểm cơ bản để nhận biết sâu hại (côn trùng và nhện)

Côn trùng là động vật thuộc ngành động vật không xương sống, cơ thể phân đốt. Côn trùng trưởng thành có những đặc điểm sau:

- Cơ thể chia thành 3 phần đầu ngực và bụng - Đầu gồm có râu đầu, mắt kép, có từ 2-3 mắt đơn và bộ phận miệng - Ngực gồm 3 đốt mỗi đốt mang một đôi chân chia đốt, và đa số côn trùng

trưởng thành có 2 đôi cánh - Bụng gồm nhiều đốt xếp lồng vào nhau

Page 9: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

2

- Côn trùng hô hấp bằng hệ thống khí quản. - Cơ thể được bao bọc bởi 1 lớp da cứng mà thành phần chủ yếu là kitin

đảm bảo là chỗ dựa cho các cơ quan bên trong của côn trùng . - Trong quá trình sống có biến thái bên ngoài và bên trong. - Cơ thể nhỏ bé nhưng số lượng loài lớn có thể chiếm 3/4 số loài động vật

và là động vật chiếm ưu thế sinh thái trên hành tinh chúng ta. Nhện hại chè: là động vật thuộc ngành động vật không xương sống, thuộc

lớp nhện, bộ ve bét cơ thể phân đốt gồm 2 phần là thân trước và thân sau. Đầu giả, chúng chỉ có phụ miệng, não nằm phía sau đầu giả thức là trong phần thân, mắt ở trên mặt lưng hoặc mặt bên của lưng. Phía trên miệng là đôi kìm có 3 đốt, những đốt này có răng để ôm ghì vật hoặc con mồi, bên trong miệng là thực quản có tác dụng như một bơm hút thức ăn. Phần thân có chức năng của ngực bụng và một phần chức năng của dầu côn trùng. Da được bao bọc bởi lớp ki tin. Trưởng thành có 8 chân, nhện non có 4 chân hoặc 6 chân. 1.1.2. Triệu chứng gây hại do sâu..

Triệu chứng gây hại do sâu là những chứng trạng biểu hiện ra ngoài khi cây chè bị sâu gây hại mà chúng ta có thể quan sát, nhận biết được.

Triệu chứng gây hại do sâu gây ra bao gồm: vết cắn khuyết, vết châm, chích, vết đục....

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng khác nhau là do côn trùng, nhện có kiểu miệng khác nhau 1.1.3. Phân biệt các nhóm sâu hại (côn trùng, nhện).

Thông qua tranh ảnh, mẫu vật (côn trùng và nhện hại chè), học viên phân biệt các nhóm sâu hại này qua quan sát hình thái mẫu vật, tranh ảnh và thảo luận nhóm. (Trình bày trong bài thực hành ...) 1.2. Nhận biết bệnh hại. 1.2.1. Bệnh hại chè là gì?.

Bệnh hại chè: Hiện tượng cây sinh trưởng, phát triển không bình thường do yếu tố ngoại cảnh (thời tiết, đất đai) không thuận lợi gây ra (bệnh sinh lý) hoặc do vi sinh vật (bệnh truyền nhiễm) gây ra, kết quả dẫn đến sự phá huỷ các chức năng sinh lý, cấu tạo ngoại hình của cây, có thể làm cây chết và dẫn đến làm giảm năng suất, phẩm chất của chè. Ví dụ: Bệnh thối búp, phồng lá chè, bệnh chấm xám chè ... Bệnh hại chè có tác hại chủ yếu là làm giảm năng suất, phẩm chất chè 1.2.2. Nhận biết triệu chứng gây hại do bệnh gây ra.

Triệu chứng chè bị hại do bệnh gây ra có khác so với sâu hại chè ở chỗ bộ phận bị hại vẫn còn, không bị khuyết, vết bệnh có sự biến đổi màu sắc. Hình dạng vết bệnh có sự khác nhau tuỳ từng loại bệnh.

Thông qua 1 số mẫu bệnh, học viên quan sát, mô tả triệu chứng của một số mẫu bệnh

Hình2: Triệu chứngbệnh hại chè 1.2.3. Phân biệt các nhóm bệnh hại (bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm) Bệnh truyền nhiễm là bệnh do sinh vật (nấm, vi khuẩn, vi rút .., như bệnh chấm xám chè, bệnh phồng lá chè, bệnh thối búp chè) gây nên, bệnh có khả

Page 10: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

3

năng xâm nhiễm, truyền lan từ vùng này sang vùng khác từ cây này sang cây khác Bệnh không truyền nhễm là bệnh do các yếu tố không phải sinh vật mà do yếu tố khí hậu thời tiết, dinh dưỡng, đất đai không thuận lợi gây ra, bệnh không có khả năng xâm nhiễm lây lan, ví dụ bệnh vàng lá do thiếu đạm, thiếu nước... 1.3. Khái niệm về phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây chè. 1.3.1. Khái niệm:

Phòng trừ sâu bệnh hại chè là sử dụng phối hợp các biện pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ dịch hại thích hợp, trên cơ sở sinh thái hợp lý để giữ cho mật độ sâu, bệnh hại phát triển dưới ngưỡng gây hại.kinh tế, đảm bảo an toàn cho sản phẩm chè và sức khoẻ cho con người và giữ gìn môi trường sinh thái.

Tác hại của sâu bệnh hại chè. Sâu bệnh hại chè gây ra tác hại rất lớn cho chè được thể hiện:

- Làm giảm năng suất chè: - Làm giảm phẩm cấp chè, giá trị hàng hoá và giá trị sử dụng. - Làm ảnh hưởng xấu đến đất trồng. Nguồn sâu bệnh được tích luỹ trong

đất, hoá chất xử lý sâu bệnh có thể tích luỹ trong đất và ảnh hưởng xấu đến đất đai trồng trọt.

- Gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái. 1.3.2. Hệ thống các biện pháp trong phòng trừ dịch hại chè

+ Biện pháp kỹ thuật canh tác. + Biện pháp sử dụng giống + Biện pháp cơ lý. + Biện pháp sinh học. + Biện pháp hoá học. + Biện pháp kiểm dịch chè (Tài liệu phát tay về khái niệm, ưu nhược điểm và nội dung của các biện

pháp trên). 2. Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV. 2.1. Nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng ruộng.

Sử dụng thuốc BVTVphải tuân theo nguyên tắc 4 đúng. 2.1.1. Đúng thuốc: Mỗi loại thuốc BVTV có thể tiêu diệt được một hay một số loài dịch hại.

Trước khi chọn mua thuốc, cần biết loại sâu, nhện, bệnh, cỏ dại gây hại mà mình cần trừ. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác. Nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc nhất. ưu tiên chọn mua loại thuốc có thời gian cách ly ngắn nhất. Nên ưu tiên mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ sâu cao, ít gây độc hại với sinh vật có ích) 2.1.2. Đúng liều lượng, nồng độ.

Mỗi loài thuốc có hiệu quả với một loài dịch hại ở một liều lượng, nồng độ nhất định.

Page 11: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

4

Dùng thuốc với liều cao hơn khuyến cáo càng làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc người đi phun thuốc, người sống ở gần vùng phun thuốc và người sử dụng nông sản có phun thuốc. Ngoài ra còn có nguy cơ cây trồng bị hại do thuốc liều lượng cao gây ra. Dùng thuốc thấp hơn quy định làm cho dịch hại không chết, dịch hại có biểu hiện quen thuốc, chống thuốc..

Vậy sử dụng thuốc không đúng liều lượng, nồng độ còn làm cho dịch hại chống thuốc, quen thuốc và gây khó khăn cho việc phòng trừ. 2.1.3. Đúng lúc

Đối với dịch hại đúng lúc là phun thuốc vào thời điểm mà dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Sâu hại thường mẫn cảm nhất đối với thuốc BVTV khi chúng ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ. Bệnh hại nên phun thuốc lúc bệnh chớm phát. Đối với thuốc trừ cỏ thì phải tuỳ theo đặc điểm của từng loại thuốc và sử dụng vào lúc thuốc có tác động mạnh nhất đến cỏ dại và ít có nguy cơ gây hại cho cây.

Phun đúng lúc cũng là tránh phun thuốc khi trời sắp mưa to có thể làm rửa trôi thuốc trên mặt lá, thân cây. Phun thuốc vào lúc trời mát, không có gió to để thuốc bay vào mặt hoặc bay vào nhà ở gần nơi phun thuốc. 2.1.4. Đúng cách:

Dùng thuốc đúng cách thể hiện trước hết ở khâu pha thuốc. Pha thuốc đúng cách làm thế nào để cho chế phẩm sử dụng được hoà thật đồng đều vào nước như vậy khi phun thuốc sẽ được trang trải thật đều trên vật phun (lá cây, mặt đất…).

Khâu tiếp theo của việc dùng thuốc đúng cách là phun rải thuốc trên đồng ruộng cho đúng cách. Phun rải thuốc đúng cách là làm sao cho thuốc BVTV tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất. Có những loại sâu hại chỉ tập trung phá ở gốc, có những loài chuyên sống trên lá, trên ngọn, lạị có những loài chỉ sống ở mặt dưới lá. Do vậy khi phun thuốc phải hướng sao cho tia thuốc tập trung vào nơi định phun

Dùng thuốc đúng cách còn có nghĩa là không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc cũng có trường hợp do phản ứng với nhau mà hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực trừ dịch hại, hoặc dễ gây cháy lá cây, hoặc dễ gây độc cho người sử dụng. Vì vậy chỉ thực hiện việc hỗn hợp nếu có hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc trong các tài liệu khoa học kỹ thuật hướng dẫn dùng thuốc BVTV. 2.3. Quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV. 2.3.1. Đảm bảo thời gian cách ly từng loại thuốc.

+ Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản Sau khi một loại thuốc BVTV được phun rải lên cây hoặc bón vào đất thì

thuốc sẽ để lại trên mặt lá, thân cây... và thông thường là cả ở bên trong các mô thực vật một lượng thuốc (hoạt chất) nhất định. Sau phun (rải) một thời gian (vài ngày, một vài tuần) lượng hoạt chất bám trên cây và tồn tại bên trong cây sẽ giảm dần do tác động của nhiều yếu tố: do thời tiết (nắng mưa), do hoạt động phân huỷ thuốc của các men thực vật, do sự tăng trưởng của cây được gọi là dư

Page 12: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

5

lượng thuốc trên thân lá, trái, củ của cây trồng. Càng xa ngày phun (rải) thuốc thì dư lượng của thuốc bên ngoài và bên trong cây càng giảm thấp.

+ Mức dư lượng tối đa cho phép (MRL ) Một loại thuốc BVTV chỉ gây độc cho cơ thể người và động vật máu

nóng nếu loại thuốc xâm nhập vào cơ thể với một lượng thấp hơn lượng giới hạn nói trên thì chưa gây hại cho cơ thể. Loại thuốc nào có độc tính càng cao thì giới hạn đó càng thấp. Ngược lại loại thuốc nào có độc tính càng thì giới hạn đó càng cao. Những nông sản chứa dư lượng một loại thuốc BVTV vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép thì không được sử dụng, những nông sản chứa dư lượng một loại thuốc BVTV ít hơn mức dư lượng tối đa cho phép thì được xem như vô hại đối với sức khoẻ của người tiêu dùng.

+ Thời gian cách ly. Thời gian của một loại thuốc BVTV đối với mỗi loại cây trồng có sự khác

nhau, khi sử dụng thuốc phải đọc kỹ nhãn thuốc để biết được thời gian cách ly đảm bảo an toàn cho sản phẩm, người tiêu dùng bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. 3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho chè và hướng sử dụng thuốc BVTV cho chè . 3.1. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên chè.

Đối với cây chè, sâu hại chủ yếu cần phải phòng trừ hiện nay gồm bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ. Việc sử dụng các loại thuốc hóa học để bảo vệ cây chè với qui mô ngày càng lớn và tốc độ ngày càng nhanh. Mức sản xuất thuốc trừ dịch hại phát triển không ngừng, đặc biệt ở các nước phát triển (không những sử dụng trong nước mà còn bán sang các nước đang phát triển). Chỉ riêng nhóm thuốc lân hữu cơ hiện nay đã có hàng trăm loại. Trên chè, trong những năm qua đã dùng chủ yếu là nhóm thuốc lân hữu cơ và Carbamat như Wofatox, Bassa, Bi 58, Monitor, Nuvacron, Dimicron, Kelthane... Từ năm 1990 trở lại đây phần lớn chuyển sang dùng nhóm thuốc Pyrethroit, kết hợp dùng Padan, Trebon...

Trong quá trình mở rộng diện tích trồng chè (có vùng đã lên tới 500- 700ha), cùng với việc thâm canh tăng năng suất, cân bằng sinh học một phần bị phá vỡ, sâu bệnh trên chè ngày càng tăng, mức độ phá hại ngày càng lớn, dẫn đến xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc hóa học.

Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên chè hiện nay: Trong điều kiện hiện nay, công tác bảo vệ thực vật đối với cây chè cần

giải quyết theo hướng sau: Không sử dụng các loại thuốc hóa học bền vững như Monitor, Wofatox,

Kelthane, 666, DDT, Thiodan, Nuvacron, Dimicron, Kindane. Thay vào đó sử dụng các loại thuốc ít bền vững hơn, đảm bảo sau khi sử dụng, chúng bị phân hủy thành sản phẩm đơn giản trong thời kỳ sinh dưỡng của cây và không tồn dư trong sản phẩm chè.

Thay thế thuốc có độ độc tố cao bằng thuốc ít độc với người và động vật máu nóng. Ngoài độ độc cấp tính, cần chú ý đến tác động lâu dài ở nồng độ thấp đối với người và động vật. Đặc biệt cần chú ý mức dư lượng thuốc cho phép tối đa cho phép theo qui định của FAO trong sản phẩm chè sau khi chế biến.

Page 13: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

6

Cần sử dụng một bộ thuốc mới trên chè bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước, đặc biệt là xuất khẩu. Hiện nay nên sử dụng các loại thuốc nhóm Pyrethroit như polytrin, Karate, Sherpa. Nhóm thuốc này có hiệu lực tiêu diệt sâu hại nhanh, ít độc, thời gian phân hủy nhanh (sau phun 7 ngày, chè có thể hái được). Song cần chú ý là nhóm thuốc này nhanh gây kháng thuốc đối với rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi và sâu ăn lá khác, vì vậy không nên dùng quá 2 lần phun liền nhau. Mặt khác nhóm thuốc này thường hay gây bùng nổ số lượng sâu hại sau khi dùng nhiều lần, đặc biệt là nhện đỏ và nhện trắng trên chè. Do đó, trong 1 năm chỉ dùng vài lần khi sâu hại thành dịch nặng, sau đó chuyển sang dùng thuốc khác như Padan, Trebon, comite (nên dùng luân phiên các loại thuốc này).

Trên chè, thuốc padan được sử dụng để trừ rầy xanh, bọ cánh tơ và nhóm sâu ăn lá như sâu róm, bọ nẹt, sâu cuốn búp, sâu chùm, sâu kèn. Khi sử dụng Padan trên chè, hàm lượng nước trong búp chè giảm nên búp chè có màu xanh vàng, phù hợp với tiêu chuẩn búp chè tươi. Các nước trồng chè ở đông Nam á và châu Phi đều dùng Padan để trừ sâu trên chè như một loại thuốc chính. Padan là loại thuốc trừ sâu sinh học, ít độc đối với người và động vật máu nóng, hiệu lực trừ sâu cao ngay cả đối với những loại sâu đã kháng thuốc khác.

Nhiều năm qua các xí nghiệp chè đã áp dụng hình thức khoán đến người lao động. Việc làm đó gây ra tình trạng không quản lý được việc sử dụng các loại thuốc cấm sử dụng trên chè, làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng chè. Chủ trương của Tổng công ty chè Việt Nam trong việc thành lập các tổ phun thuốc trừ sâu tại các xí nghiệp để khắc phục tình trạng này là hoàn toàn đúng đắn.

Những qui định về thời gian cách ly khi hái chè cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm chè. 3.2. Tình hình sử dụng thuốc bệnh cho chè.

Nhiều công trình nghiên cứu thuốc trừ bệnh cho chè cho thấy: Thuốc Antracol 70WP có tác dụng phòng trừ tốt các bệnh nấm hại chè

như bệnh bệnh phồng lá, chấm xám, chấm nâu, đốm mắt cua, thối búp chè, bệnh tóc đen. Ngoài tác dụng phòng trừ nấm bệnh, thuốc này còn bổ sung vi lượng kẽm (Zn++) tinh khiết giúp cho cây chè sinh trưởng tốt hơn, lá chè xanh kéo dài dẫn đến cây chè cho năng suất cao hơn. Cơ sở của vấn đề này là do cây chè nhờ được bổ sung vi lượng kẽm đã tăng cường khả năng hút đạm và lân trong đất vùng rễ chè để sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Thuốc xử lý đất đối với bệnh chết loang dùng Mouceren + Fudazon với tỷ lệ 1:1 hoặc riêng rẽ ở liều lượng 5g/cây tưới vào đất.

Đối với bệnh sùi cành chè dùng thuốc Benlat C, Dithane phun vào cây đã dùng tại nông trường Sông Cầu có kết quả tốt.

Thuốc Bullstar cộng với thuốc Antracol ngoài tác dụng phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên cây chè còn có tác dụng kích thích cây chè sinh trưởng và phát triển mạnh. Đặc biệt thuốc bảo vệ cành cấp 1 là cành có chức năng quan trọng nhất, quyết định số nhánh số búp và năng suất của cây chè. 3.3. Hướng sử dụng thuốc BVTV cho chè. Những hướng cần thiết nhằm tăng hiệu quả sử dụng thuốc trừ BVTV trên chè:

Page 14: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

7

- Phải hết sức tiết kiệm thuốc, chỉ sử dụng khi cần thiết. Kịp thời dập tắt dịch sâu bệnh khi chúng mới phát sinh, tránh tình trạng để phát thành dịch mới dùng thuốc, khi đó sẽ tốn nhiều thuốc và hiệu quả thấp.

- Áp dụng hệ thống phòng trừ tổng hợp trên chè (trong đó có cả biện pháp hóa học). Chú ý bảo vệ các thiên địch của rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ... trên chè. Luân phiên sử dụng các loại thuốc, không nên chỉ dùng một loại thuốc cho một loài sâu từ đầu đến cuối năm. Tuyệt đối không sử dụng các thuốc đã cấm trên chè.

- Phải có những qui định cụ thể về thời gian cách ly của từng loại thuốc khi sử dụng trên chè và cần chú ý tới mức dư lượng tối đa cho phép sử dụng thuốc mà FAO đã qui định.

- Xây dựng các lực lượng chuyên trách, các đội phòng trừ sâu bệnh để hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các loại thuốc đã cấm sử dụng. 4. Quy trình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chè trong sản xuất chè búp tươi an toàn.

Quy trình phòng chống dịch hại tổng hợp (IPM) là một chiến lược phòng chống sâu bệnh sâu bệnh hại chè mang tính nguyên tắc dựa trên cơ sở sinh thái học, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể mà chọn lựa giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ sinh thái cây chè, an toàn với môi trường và có lợi về kinh tế.

Khi thực hiện quy trình này phải giảm bớt được việc sử dụng thuốc hoá học BVTVtrong sản xuất chè nhằm góp phần sản xuất các loại chè không có hoặc có dư lượng thuốc hoá họcbảo về thực vật dưới ngưỡng cho phép đáp ứng yêu cầu sản xuất chè an toàn. 4.1. Nhận biết được sâu bệnh hại chính và thiên địch phổ biến trên chè.

+ Sâu hại chính trên chè bao gồm: rầy xanh hại chè, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ nâu, rệp muội đen, sâu cuốn búp, sâu róm, sâu gặm vỏ, sâu xếp lá.

+ Bệnh hại chính trên chè: bệnh thối búp, bệnh đốm nâu, bệnh phồng lá, bệnh sùi cành chè, bệnh chấm xám. 4.2. Quy trình phòng trừ tổng hợp dịch hại hại chè. 4.2.1. Các biện pháp kỹ thuật canh tác

- Làm đất trồng mới. - Chọn giống kháng sâu bệnh. - Chăm sóc (bón phân, tưới nước, tủ gốc, cây che bóng, đốn) - Thu hái.

4.2.2. Biện pháp sinh học: + Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên nương chè

bằng cách: - Để cho các loài thiên địch tồn tại ở mật độ thấp dưới ngưỡng gây hại

kinh tế, không gây ảnh hưởng đến năng suất chè. - Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cây

chè sinh trưởng, phát triển, làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chè, tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch đến cư trú, góp phần giảm nhu cầu phải dùng thuốc hoá học.

Page 15: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

8

- Đảm bảo tính đa dạng sinh quần trong hệ sinh thái cây chè, cây che bóng, cây trồng xen tạo điều kiện cho thành phần loài thiên địch phong phú. Duy trì các loài cây hoa có mật (đặc biệt cây hoa cứt lợn) xung quanh nương chè để hấp dẫn thiên địch đến cư trú và phát triển.

- Không sử dụng thuốc hoá học bừa bãi, chỉ sử dụng thuốc hoá học khi cần thiết, dùng thuốc đặc hiệu hoặc có phổ tác động hẹp, ít độc với thiên địch mà có hiệu quả cao với sâu hại, chỉ phun vào nơi có mật độ sâu, mức độ bệnh cao hơn ngưỡng gây hại kinh tế.

+ Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc Sử dụng chế phẩ Bt để trừ sâu miệng nhai (sâu cuốn lá, sâu chùm, bọ nẹt),

chế phẩm từ nấm Beauverin để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, Bi tadin để trừ nhện đỏ nâu, rầy xanh.

Sử dụng chế phẩm từ thảo mộc và có nguồn gốc sinh học như: Sukopi, SH01, Xanh green, Sông lam 333, Rotox, Deriss...để trừ sâu hại chính trên cây chè.

Sử dụng chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng Trichoderma ssp trừ vi sinh vật trong dất gây bệnh cho cây chè.

Thu những cá thể sâu hại chè bị chết nghiền nát hoà với nước lã và phun lên những nơi có các loài sâu hại đó nhằm tăng thêm nguồn gây bệnh của sâu hại.

Nghiên cứu và nuôi một số loài bắt mồi, ăn thịt (bọ rùa, nhện nhỏ....) và thả vào hệ sinh tái cây chè để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi. 4.2.3. Biện pháp cơ lý

Thu bắt sâu chùm, sâu non tuổi 1-2 của sâu róm, bọ xít non của bọ xít hoa khi chúng còn sống tập trung, nhổ cỏ bằng tay ở gốc chè 1 năm tuổi.

Hái bỏ những lá chè, búp chè bị sâu cuốn lá, cuốn tổ, sâu xếp lá, sâu kèn Cắt tỉa cành chè bị sâu đục thân mình đỏ, rệp sáp, bệnh loét, sùi cành. Đào

bỏ cây chè bị bệnh chết loang. Phát cỏ dại trên nương chè. Đặt bẫy dự báo sự xuất hiện của sâu hại và để thu diệt chúng. Dùng bẫy

đèn thu bắt các loài rầy, trưởng thành một số loài cánh vảy hại che, bẫy hố để bắt các loài côn trùng hoạt động ban đêm khi bò lên mặt đất, bẫy dính màu vàng để bẫy trưởng thành rệp muội, bọ phấn, bọ cánh tơ. 4.2.4. Biện pháp hoá học .

Sử dụng thuốc hoá học phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng và quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc (đã được trình bày ở phần trên). 4.2.5. Thăm đồng thường xuyên

Hàng tuần phải thăm nương chè, quan sát kỹ, ghi nhận các thông tin về hiện trạng và xu thế phát triển của sâu bệnh, cỏ dại hại chè, của thiên địch, tình hình sinh trưởng, phát triển của cây chè, những biểu hiện cần bón phân hay tưới nước ...và tình hình thời tiết. Dựa vào các thông tin này tiến hành phân tích sinh thái để có quyết định đúng đắn chọn biện pháp tác động hợp lý để khống chế dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế

Page 16: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

9

5. Nhận biết thuốc BVTV và sử dụng thuốc BVTV 5.1. Bài thực hành 1: Nhận biết thuốc BVTV và pha chế thuốc.

Mục tiêu: - Nhận biết chính xác các dạng thuốc, loại thuốc BVTV và pha chế được thuốc để đạt hiệu quả cao khi sử dụng

- Rèn luyện tính cấn thận, chính xác và an toàn khi tiếp xúc với thuốc BVTV.

Kiến thức cần thiết để thực hành công việc: - Dạng thuốc sữa: ký hiệu ED hay ND. Thuốc ở dạng dung dịch, trong suốt

có màu hay không màu, khi pha vào nước có màu như sũa (các phần tử của thuốc được phân tán trong nước dạng hạt nhỏ có màu đục như sữa)

- Dạng dung dịch đậm hoà tan trong nước: ký hiệu LC, DD, SCW; Thuốc ở dạng dung dịch, trong suốt có màu hay không màu, khi pha vào nước thì thuốc tan trong nước thành dạng dung dịch thật.

- Dạng nhũ dầu: ký hiệu SC.Thuốc ở dạng lỏng, đặc sền sệt, có màu trắng như sữa, khi phân tán trong nước tạo thành hỗn hợp màu sữa.

- Dạng bột: ký hiệu D Hay BR. Thuốc ở dạng bột tơi màu trắng, hay trắng ngà, không tan trong nước.

- Dạng bột thấm nước: ký hiệu WP, BTN, Thuốc ở dạng bột tơi màu trắng, trắng ngà hay các màu khác. Khi pha thuốc trong nước, thuốc phân tán tạo thành dạng huyền phù.

- Dạng bột tan trong nước: Ký hiệu SP hay BHN. Thuốc ở dạng bột tơi màu trắng, trắng ngà hay các màu khác. Khi pha thuốc trong nước thuốc hoà tan trong nước tạo thành dung dịch thật.

- Dạng hạt: ký hiệu GR hay H. Thuốc ở dạng hạt có kích thước bằng đầu tăm , màu trắng hay trắng ngà, không vụn trong nước rã dần.

Thực hành Điều kiện thực hiện:

Địa điểm thực hành: Phòng học Thiết bị, dụng cụ, vật liệu: - Kính lúp, kính hiển vi, lam kính, cân kỹ thuật khay nhựa, bình bơm

thuốc bảo vệ thực vật, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, hộp petri, xô nhựa, ống đong các loại .

- Găng tay, khẩu trang, kính, áo bảo hộ lao động - Các loại thuốc BVTV: Mỗi dạng thuốc lấy 2 loại , mỗi loại thuốc lấy

100 - 200ml (gam) Thời gian thực hành: 4 giờ .

Trình tự các bước thực hiện công việc: TT Tên công việc Thiết bị, dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật1 Kiểm tra thiết bị, dụng cụ vật tư Các loại đã nêu

trên

2 Quan sát các dạng thuốc BVTV Gang tay, khẩu trang, kính, áo bảo hộ lao động

Quan sát kỹ các dạng thuốc thông qua các ký hiệu

Page 17: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

10

Các loại thuốc BVTV, kính hiển vi. Lam kính, cốc thuỷ tinh, đũa, thìa thuỷ tinh

của và đặc điểm từng dạng thuốc

Phân biệt sự khác nhau giữa các dạng thuốc

Quan sát được khả năng phân tán và độ rã dần của thuốc hạt

3 Pha chế thuốc BVTV Gang tay, khẩu trang, kính, áo bảo hộ lao động Các loại thuốc BVTV, kính hiển vi. Lam kính, cốc thuỷ tinh, đũa, thìa thuỷ tinh, chai hay bình tam giác có nút, ống đong các loại, các loại thuốc BVTV, xô nhựa

Pha đúng nồng độ dung dịch thuốc đã khuyến cáo trên nhãn

Hướng dẫn chi tiết thực hiện công việc: Tên công việc Hướng dẫn chi tiết

1. Quan sát và phân biệt các dạng thuốc BVTV

Lấy 7 chai (bình tam giác, hay cốc ) đổ vào mỗi cốc 500ml nước Đánh số thứ tự và ghi nhãn . Dùng que thuỷ tinh khuấy thật đều Lấy 2 giọt thuốc đã pha ở cốc lên lam kính Đưa lên kính hiển vi quan sát độ phân tán giọt thuốc ở từng chai, ghi nhận xét.

2. Phương pháp pha chế các dạng thuốc BVTV

2.1. Thuốc dạng sữa Đong thuốc cần pha, đổ lượng nước dã đong vào bình bơm hay xô, đổ khoảng 1/3 lượng nước cần pha vào khuấy cho tan hết, rồi đổ vào bình bơm, đổ thêm nước vào cho đủ, sau lắc đều

2.2. Thuốc dạng lỏng tan trong nước

Đong thuốc cần pha, đổ lượng nước dã đong vào bình bơm hay xô, đổ khoảng 1/3 lượng nước cần pha vào khuấy cho tan hết, rồi đổ vào bình bơm, đổ thêm nước vào cho đủ, sau lắc đều rồi đem phun

2.3. Thuốc dạng bột tan

Cân lượng thuốc cần pha, đổ lượng thuốc đã cân vào bình hay xô, đổ khoảng 1/3 lượng nước cần pha vào khuấy cho

Page 18: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

11

tan hết, rồi đổ vào bình bơm, đổ thêm nước vào cho đủ, sau lắc đều rồi đem phun.

2.4. Thuốc dạng bột và hạt

Thuốc ở dạng này không pha chế

2.5. Thuốc dạng bột thấm nước

Cân lượng thuốc bột thấm nước cần thiết, cho một lượng nước nhỏ, khuấy từ từ cho thuốc ngấm dần đều thành dạng sền sệt, thêm nước dàn cho đủ , vừa đỏ vừa khuấy đều sau đó mới đổ nước vào bình bơm.

Các sai hỏng và cách phòng ngừa

STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Không phân biệt được khả

năng phân tán của thuốc Lượng thuốc lấy mỗi loại không đèu nhau

Đong lượng mỗi dạng thuốc bằng nhau

2 Lượng thuốc trong bình không đủ số lượng khi pha

Cân dong không chính xác, không tráng sạch ống đong, giấy lót khi cân

Cân đong chính xác, tráng sạch ống đong, thay giấy trước và sau khi thực hiện nội dung khác

Kiểm tra đánh giá Giáo viên gọi học viên trình bày nội dung của bài thực hành. Các học viên

khác nhận xét các thao tác bạn đã thực hiện Giáo viên nhận xét, cho điểm. 5.2. Bài thực hành 2: Sử dụng thuốc BVTV trên nương chè.

Mục tiêu - Biết cách sử dụng một số thiết bị, dụng cụ phun thuốc hiện có: bình bơm

thủ công và bình bơm động cơ đeo vai. - Thực hiện được việc phun thuốc trên nương chè. - Rèn luyện thái độ thận trọng, tỷ mỷ, an toàn khi tiếp xúc với thuốc

BVTV, thiết bị phun thuốc. Kiến thức cần thiết để thực hành công việc:

- Hiểu được cấu tạo hoạt động của các bình phun thuốc BVTV (học trong phần cơ khí nông nghiệp).

- Khi phun thuốc BVTV trừ dịch hại chè cần phun kỹ, tập trung vào nơi dịch hại.

- Người đi phun thuốc cần có tốc độ phù hợp với từng loại máy, phải biết được công suất nước qua đầu vòi phun q (lít/phút), bề mặt vạt phun b (mét), diện tích phun S (m2), lượng thuốc phun cho đơn vị diện tích Q (lít).

- Công thức tính vận tốc người đi phun thuốc như sau: V(m/phút)= (q x S)/(Q x b).

Thực hành Điều kiện thực hiện:

Địa điểm thực hành: Nương, đồi chè Thiết bị dụng cụ:

Page 19: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

12

- Bình bơm tay, bình đeo vai động cơ D.M.9, MS1... - Xô nhựa, ống đong, que khuấy, cân kỹ thuật - Dụng cụ phòng hộ lao động: Quần áo, áo mưa, khẩu trang, găng tay,

kính... Thời gian: 4 giờ Bảng 1: Trình tự các bước thực hiện công việc:

STT Tên công việc Thiết bị Yêu cầu kỹ thuật1 Pha thuốc Thuốc BVTV dạng sữa (bột thấm

nước, dung dịch tan trong nước, bột tan), xô nhựa ống đong que khuấy, cân kỹ thuật, dụng cụ phong hộ lao động

Pha đúng kỳ thuật như bài trên.

2 Thực hiện phun thuốc

Bình bơm tay, bình động cơ đeo vai, dung dịch thuốc BVTV đã pha chế, dụng cụ phòng hộ lao động

Phun thuốc đúng kỹ thuật và sử dụng an toàn các trang thiết bị

Bảng 2: Hướng dẫn chi tiết thực hiện các công việc: Tên bước công việc

Hướng dẫn chi tiết thực hiện

1. Pha chế thuốc

Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng. Pha chế đúng nồng độ, liều lượng quy định với từng loại thuốc. Pha chế đúng cách: Đổ nước vào khoảng 1/3 bình theo quy định về lượng nước, cho thuốc vào khuấy đều, cho tiếp lượng nước còn lại và lắc bình nước thuốc cho đều.

2. Phun thuốc BVTV

2.1. Bằng bình bơm tay

- Cách nâng hạ bình để thuốc không rơi vãi ra ngoài: đặt bình lên trên bàn (bờ tường, bờ ruộng, người đỡ) ở độ cao ngang lưng, nếu không có các địa thế này phải ngồi xuống sát mặt đất, khoác dây đeo vào 2 bên vai - Cách tạo áp suất trong bình: khoá van phun thuốc, điều chỉnh cần phun bằng cách nâng, hạ lên xuống nhiều lần tạo áp lực. - Đi xuôi chiều gió để tránh thuốc bay vào người sau đó mở vòi phun cho thuốc xả vào cây nơi cần phòng trừ có dịch hại - Tuỳ theo đói tượng dịch hại mà phun lên tán lá, toàn cây, gốc cây. - Đi đúng tốc độ định sẵn - Phun hết lượng thuốc nước đã pha trên diện tích đã quy định, phun đều, phun xong rửa sạch bình.

2.2. Bằng bình động cơ

- Khởi động máy - Đeo bình - Mở khoá vòi phun

Page 20: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

13

- Đi đúng tốc dộ đã tính toán - Chọn hướng đi xuôi chiều gió - Phun thuốc vào đối tượng phòng trừ - Khi phun hết thuốc rửa sạch bình.

Bảng 3: Các dạng sai hỏng và cách ngăn ngừa:

STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách phòng ngừa 1 Thuốc bắn

vào người Xác định sai hướng gió, đưa vòi phun lên quá cao so với chiều cao của người

Cần thử hướng gió bằng cách tung vậ nhẹ lên cao để quan sát tư thế rơi của vật, đưa vòi phun ngang tầm chiều cao của người phun

2 Trong khi phun nước thuốc không ra.

Tắc bình Lọc kỹ thuốc trước khi phun, mở đầu vời phun, kiểm tra các rác bẩn bám vào đầu vòi phun.

3 Động cơ bình không hoạt động

Hết xăng hoặc bộ phận khác trong động cơ bị hỏng

Kiểm tra sửa chữa.

6. Điều tra, nhận dạng sâu, bệnh hại chè. 6.1. Bài thực hành 1: Phân biệt triệu chứng bị hại do sâu bệnh hại

Mục tiêu: - Nhận biết, phân biệt được một số triệu chứng do sâu, bệnh gây ra.

- Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, cẩn thận khi chẩn đoán, xác định triệu chứng bị hại .

Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Triệu chứng bị hại là tình trạng cây (bộ phận lá, cành) bị hại sinh trưởng,

phát triển không bình thường do côn trùng, nhện, bệnh hại gây ra. Triệu chứng bị hại do côn trùng (miệng nhai, chích hút có khác nhau) và có biểu hiện ra ngoài là vết khuyết (sâu chùm, lá cuốn sâu cuốn lá, lá xếp, đục cành), các vết châm chích trên búp, lá chè làm lá thay đổi hình dạng, màu sắc (bọ trĩ, rầy xanh, bọ cánh tơ)

Triệu chứng bị hại do nhện đỏ là các vết châm chi chít dọc theo gân chính và mép lá bánh tẻ, lá già mới đầu vết châm có màu trắng sau chuyển thành màu nâu đồng, lá mất màu xanh bóng, mép lá quăn, biến dạng.

Triệu chứng bệnh hại có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: làm lá thay đổi hình dạng (bệnh phồng lá), búp bị thối, từng vết bệnh trên lá mất màu xanh có màu nâu (bệnh đốm nâu)

Thực hành: . Điều kiện thực hiện:

- Địa điểm thực hành: trên nương đồi chè. - Dụng cụ vật tư:

Page 21: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

14

Mẫu tươi, ngâm, khô, tranh ảnh bị hại do sâu, bệnh hại. Kính lúp cầm tay, khay đựng mẫu

- Thời gian thực hiện: 4 giờ Trình tự các bước thực hiện công việc:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ. - Mẫu t ươi, ngâm, khô, tranh ảnh bị hại do sâu, bệnh hại. - Kính lúp cầm tay, khay đựng mẫu

Bước 2: Tiến hành quan sát, mô tả. Dùng kính lúp cầm tay, khay nhựa đựng mẫu, tiến hành quan sát, mô tả đặc điểm gây hại trên các bộ phận của các mẫu trong khay Bước 3: Nhận dạng triệu chứng bị hại do sâu (côn trùng, nhện) và bệnh hại Tìm, quan sát vết hại, chỗ bị hại của sâu ăn khuyết lá. Tìm quan sát vết hại chích hút của sâu chích hút trên lá non, lá bánh tẻ, lá già và búp chè. Bước 4: Phân biệt triệu chứng bị hại Mô tả vào vở triệu chứng gây hại trên cây chè do các loại sâu, bệnh gây ra

Phân biệt triệu chứng gây hại của các loài cùng nhóm. Tổ chức thực hiện:

Chia nhóm nhỏ 3-5 học viên, học viên nhận dạng và phân biệt triệu chứng bệnh hại chè, Đánh giá kết quả:

STT Tiêu chí đánh giá Điểm 1 Chuẩn bị dụng cụ điều tra 1 2 Chọn nương, đồi chè, giống chè điều tra 0.5 3 Chọn điểm điều tra 1 4 Thực hiện điều tra trên điểm đã chọn 15 Ghi chép số liệu, thu thập mẫu sâu 1.5 6 Tính toán số liệu thu thập được 1.5 7 Xác định loại sâu hại chủ yếu. 2 8 Ý thức thực hiện công việc 1.5 Tổng 10

6.2. Bài thực hành 2: Điều tra sâu bệnh hại chè.

Mục tiêu: - Biết được phương pháp điều tra, phát hiện một số sâu, bệnh hại chè. - Quan sát, mô tả, ghi chép và tính toán các chỉ tiêu điều tra cần thiết. - Rèn luyện tác phong khoa học, chính xác, trung thực, cẩn thận, trách

nhiệm. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:

Có rất nhiều loài sâu, bệnh gây hại trên cây chè, có thể nhận biết sâu bệnh hại thông qua quan sát hình thái, triệu chứng gây hại, đặc điểm sinh học của chúng. Các loài gây hại chè khác nhau về mức độ phổ biến, ngưỡng kinh tế, phạm vi ký chủ, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng chống. Do đó để phát hiện được kịp thời có biện pháp phòng trừ phải nắm vững đặc điểm hình

Page 22: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

15

thái để nhận biết và điều tra theo dõi chúng trên nương chè để quyết định lựa chọn thời điểm, các biện pháp phòng chống cần thiết, mang lại hiệu quả kinh tế. Các loài sâu hại chè rất đa dạng, bao gồm nhiều loài sâu thuộc nhóm hại lá, nhóm chích hút, đục thân chúng khác nhau về hình thái, các pha phát dục, tập tính sinh sống do vậy cần xác định đúng, điều tra phát hiện chính xác, sớm và lựa chọn biện pháp phòng chống phù hợp.

Thực hành: Điều kiện thực hiện:

- Địa điểm: Trong phòng, trên nương chè. - Thiết bị: Kính kúp cầm tay, máy chiếu hình. - Dụng cụ, Vật tư: Hộp petri đựng mẫu, panh, kẹp kính lúp, - Các mẫu tiêu bản về sâu hại chè (ở các pha), các loại bệnh hại chè

(phồng lá, thối búp , chấm nâu, chấm xám…) - Thời gian: 4 tiết

Trình tự các bước thực hiện công việc (bảng 1): TT Tên công việc Thiết bị vật tư Yêu cầu kỹ thuật 1 Chuẩn bị thiết bị

vật tư

2 Nhận biết sâu hại Kính lúp, máy chiếu hình. Hộp petri đựng mẫu, panh, kẹp kính lúp, Các mẫu, tiêu bản sâu hại côn trùng hại chè và nhện (ở các pha: trưởng thành, sâu non, nhộng, trứng)

Nhận biết, phân biết được hình thái của côn trùng và nhện, triệu chứng gây hại

3 Nhận biết bệnh hại

Kính Khay đựng mẫu, panh, kẹp kính lúp. Mẫu bệnh hại chè các loại.

Nhận biết dược triệu chứng điển hình ở các bộ phận bị hại trên cây chè

4 Điều tra sâu, bệnh hại chè

Vợt bắt sâu, ống nghiệm, túi nilon đựng mẫu, lọ đựng sâu kéo, dao, kính lúp cầm tay, sổ ghi chép hoặc phiếu điều tra theo mẫu.

Xác định đúng phương pháp điều tra và chọn điểm. Điều tra. phát hiện và xác định đúng các loài sâu hại. Thực hiện điều tra chính xác, tỷ mỷ, khách quan, có đầy đủ số liệu và thu thập mẫu.

5 Tính toán chỉ tiêu theo dõi

Với sâu: Mật độ sâu, mức độ hại Với bệnh: Tỷ lệ bệnh

Tính toán đúng các chỉ tiêu, lập bảng ghi đầy đủ trong phiếu điều tra.

Page 23: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

16

Hướng dẫn chi tiết thực hiện công việc (bảng 2).

STT Tên bước công việc Hướng dẫn 1 Chuẩn bị thiết bị vật tư Kiểm tra đủ dụng cụ, vật tư thực hành 2 Nhận biết, phân biệt sâu hại

chè

2.1 Quan sát hình thái sâu hại Quan sát bằng mắt và kính lúp hình thái các pha phát dục (trưởng thành, sâu non, nhộng, trứng), triệu chứng gây hại của côn trùng và nhện.

2.2 Mô tả, vè hình Mô tả, vẽ trưởng thành, sâu non, trứng của côn trùng và nhện.

Phân biệt sự khác nhau giữa côn trùng, nhện (pha trưởng thành).

Quan sát, mô tả để thấy sự khác nhau giữa côn trùng và nhện.

4 Điều tra sâu, bệnh hại chè Xác định và lựa chọn điểm điều tra có tính đại diện bao quát chung. Bố trí các điểm các ô theo đường chéo góc, băng hay hàng cho phù hợp với địa thế, diện tích điều tra.

4.1 Điều tra sâu bệnh thành phần.

Chọn nương, đồi chè, giuống chè điều tra Chọn điểm điều tra đặc trưng cho giống, điạ hình., điều tra 5 điểm theo đường chéo góc Chọn cây, bộ phận (búp, lá) điều tra. Quan sát từ xa cách điểm điều tra 1-2 m, đếm, ghi chép các lọai sâu, số lượng sâu, tuổi sâu phổ biến, đếm số lá bệnh và tổng số lá điều tra của 5 cành/ cây ghi cấp bệnh phổ biến. Những cành, thân nghi có sâu thì chẻ ra tìm sâu. Tránh bỏ xót các loại sâu nhỏ, có mật độ thấp. Dùng vợt để điều tra, mỗi ruộng vợt 10 vợt Những mẫu sâu, bệnh chưa xác dịnh được cần giữ nguyên, thu thập về tiếp tục theo dõi.

4.2 Tính toán số liệu:

Với sâu: Mật độ sâu , tỷ lệ tuổi sâu. Với bệnh: Tỷ lệ bệnh , cấp bệnh phổ biến.

Page 24: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

17

Kết quả phân biệt triệu chứng do sâu bệnh hại chè.

Tên sâu, bệnh

Bộ phận bị bệnh

Đặc điểm vết bệnh

Hình dạng Độ lớn (to, nhỏ) Màu sắc

Viền quầng vàng

1, Rầy xanh 1. Bọ xít muỗi 3. Bọ cánh tơ 4.Nhện 5. Sâu chùm 6. Sâu xếp lá 7. Bệnh phồng lá 8. Bệnh chấm nâu 9. Bệnh thối búp .............

Kết quả điều tra thành phần sâu, bệnh hại chè

STT Tên sâu bệnh hại

Bộ phận, cách hại

Giai đoạn phát dục Mức độ hại

Đánh giá kết quả:

TT Tiêu chí đánh giá Điểm 1 Chuẩn bị dụng cụ 1 2 Xác định bệnh hại chè chủ yếu 2 3 Chọn thuốc trừ bệnh đúng 1.5 4 Pha thuốc trừ hại chè. 1,5 5 Kỹ thuật phun thuốc bệnh hại chè. 2 6 Vệ sinh dụng cụ sau phun. 17 Ý thức thực hiện công việc 1 Tổng 10

Page 25: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

18

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi trắc nghiệm, tự luận: 1.1. Khoang tròn phương án đúng nhất các đối tượng gây hại chè là sâu hại

a. rầy xanh b. bọ xít muỗi c. sâu chùm d. nhện e. tất cả các đối tượng trên. 1.2. Khoang tròn phương án đúng về nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng ruộng:

a. đúng thuốc b. đúng nồng độ, liều lượng c. đúng lúc d. đúng cách e. Tất cả

1.3. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng là gì. Kể tên các biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại chè 1 4. Trình bày được quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chè.

C. Ghi nhớ: Sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian

cách ly. Phòng trừ sâu bệnh hại chè theo quy trình phòng trừ tổng hợp đảm bảo sản

phẩm chè an toàn.

Page 26: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

19

Bài 2: Phòng trừ sâu hại chè Giới thiệu:

Bài học này sẽ giới thiệu về tình hình sâu hại chè, tình hình sử dụng thuốc BVTV cho chè, nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV cho chè, biện pháp phòng trừ sâu hại chè.

Đây là nội dung có tính then chốt trong nghề trồng chè. Mục tiêu:

Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và triệu chứng, tác

hại của một số loại sâu hại chủ yếu trên cây chè. - Trình bày được phương pháp điều tra sâu hại chè chủ yếu. - Phòng, trừ được sâu hại chè kịp thời, đúng kỹ thuật. - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng

ruộng, đảm bảo chè sạch an toàn, vệ sinh, tiết kiệm, chè đạt được tiêu chuẩn VietGap đã quy định.

- Rèn luyện tính cẩn thận tỷ mỉ trong công việc. A. Nội dung:

1. Khái quát về tình hình sâu hại chè Chè là cây trồng lâu năm, nên nguồn sâu hại luôn tồn tại, tích lũy trên

nương chè rất lớn, đồng thời thành phần sâu hại rất phong phú, đa dạng. Một số loài sâu hại phổ biến trên chè có khả năng hình thành dịch như là rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ nâu và một số loại nhện khác, bọ xít muỗi và một số loại nhện khác, bọ xít muỗi. Ngoài ra sâu cuốn lá, sâu chùm, sâu cuốn búp, rệp muội, sâu róm, bọ nẹt, ruồi đục lá, bọ xít, sâu kèn, mối hại v.v... cũng là những loại dịch hại cần chú ý. 2. Một số sâu hại chè chủ yếu 2.1. Rầy xanh 2.1.1. Triệu chứng , tác hại: - Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi, hút nhựa búp non theo đường gân của lá non gây nên những nốt chấm đỏ như kim châm làm cho những mầm lá non cong keo lại và khô đi. Lá bị vàng, khô nóng sẽ bị khô gây “cháy rầy”, cằn cỗi, lá bị hại nhẹ có màu hồng tím, ở vụ Xuân khi búp chè có màu vàng tím hồng, là lúc này rầy non đang phát triển nhiều. Khi bị hại nặng đọt non bị cong, gặp thời tiết khô nóng các lá non bị hại khô dần từ đầu, mép lá trở vào và có thể khô tới 1/2 diện tích lá. - Trên những nương chè mới trồng 4 – 5 tháng rầy làm khô lá, cằn cỗĩ và

H 1 – 04: Triệu chứng gây hại

Page 27: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

20

chậm lớn, thậm chí còn bị chết. 2.1.2.Đặc điểm hình thái, sinh sống gây hại: + Đặc điểm hình thái:

Trưởng thành: thân dài từ 2,5 - 4 mm, màu xanh lá mạ, đầu hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, hai cánh trước màu xanh trong suốt xếp úp hình mái nhà.

H 1a - 04: Trưởng thành

Trứng: có hình dạng hơi cong hình quả chuối dài khoảng 0,8 mm, mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt.

H 1b - 04: Trứng

Rầy non: chưa có cánh mà mới chỉ có mầm cánh, chuyển sang màu xanh nhạt và trong quá trình lớn lên mầm cánh của rấy lớn dần theo tuổi.

H 1c - 04: Rầy non

+ Đặc điểm sinh sống gây hại:

- Rầy thích ánh sáng đèn mờ, ánh sáng tán xạ . Trời nắng to rầy nằm ở mặt dưới lá, phá hại cả ngày và đêm. Rầy non có đặc tính bò ngang.

- Rầy thường đẻ trứng rải rác từng quả một ở các mô mềm của búp chè nhưng tập trung ở các đốt nối.

Rầy trưởng thành cái đẻ trung bình 30 trứng, tối da 150 trứng.

Page 28: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

21

Thời gian trứng từ đẻ đến nở ra rầy non: 5 - 10 ngày, rầy non có 5 tuổi, 4 lần lột xác, rầy non sống: 7-16 ngày (tùy thời tiết lạnh hay ấm), trưởng thành sống 14-21 ngày.

- Vòng đời: 16 -17 ngày trong mùa xuân. 14,5 - 15,5 ngày trong mùa hè. 34 ngày trong mùa đông.

- Trong một năm ở Miền bắc trên nương chè có thể có đến 10 thế hệ rầy xanh sống nối tiếp nhau gây hại cây chè và cây kí chủ khác, trong đó có 2 cao điểm mật độ cao gây hại nhiều trên cây chè trong năm là tháng 3-5, tháng 9-11. Ở Bảo lộc Lâm đồng rầy xanh gây hại trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8.

- Nhiệt độ thích hợp từ 23- 270C - Trong các giống đang trồng hiện nay, giống PH1 bị hại nặng nhất, tiếp

đến là giống Trung du và TRI 777. - Các giống chè Shan, Trung du, TRI 777 nhiễm rầy xanh nặng hơn các

giống PH1 và đại bạch trà. 2.1.3. Phương pháp điều tra rầy xanh:

- Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. - Dùng khay có dầu: 20x 20x 5cm, đặt khay nghiêng một góc 450 dưới tán

chè và gõ mạnh vào cây chè 3 lần hay vỗ nhẹ vào tán cây chè đếm số rầy các loại trên khay.

- Chỉ tiêu điều tra, theo dõi con/khay. 2.1.4. Biện pháp phòng trừ rầy xanh.

Thực hiện phòng trừ rầy xanh hại chè bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp như sau:

- Trồng và chăm sóc cây chè khoẻ để chịu được rầy. Trong quá trình canh tác cần áp dụng các biện pháp đúng kỹ thuật chăm

sóc cây chè để cây chè khoẻ mạnh như tủ gốc giữ ẩm, bón phân hữu cơ và bón cân đối các loại phân khoáng; diệt cỏ dại và loại bỏ các cây ký chủ phụ của rầy trong và xung quanh nương chè; thu hái kịp thời, tạo hình đốn đúng kỹ thuật..

- Hái thường xuyên (hái san trật) khi búp chè đạt tiêu chuẩn sẽ làm giảm đi các vị trí phù hợp cho rầy đẻ trứng và các búp chè hái sẽ mang nhiều trứng rầy chưa kịp nở từ nương chè. Bằng cách làm thường xuyên như vậy sẽ loại bỏ trứng rầy và mật độ rầy xanh gây hại trên nương sẽ giảm đi đáng kể.

- Trồng các cây che bóng cho nương chè sẽ làm tăng độ ẩm cho gốc chè, cung cấp nơi cư trú cho các loại thiên địch...sẽ góp phần làm giảm tác hại của rầy xanh trên nương chè.

- Bảo vệ các loài thiên địch trên nương chè bằng cách sử dụng ít thuốc bảo vệ thực vật và chọn lọc các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại với ký sinh thiên địch.

- Người trồng chè phải thường xuyên kiểm tra nương chè để phát hiện, đánh giá để có các quyết định kịp thời. Hàng năm có hai giai đoạn thời tiết và cây trồng phù hợp cho rầy xanh phát triển là tháng 3 - 5 và tháng 9 -12 cần chú ý

- Biện pháp hạn chế mật độ rầy xanh hại chè trên nương chè.

Page 29: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

22

Căn cứ vào việc kiểm tra mật độ rầy xanh trên nương chè và biến động mật độ rầy trong vài tuần qua.

Căn cứ vào tuổi và giai đoạn sinh trưởng của cây chè. Căn cứ vào số lượng thiên địch chúng ta tìm thấy. Dựa vào dự báo thời tiết.. Trên các căn cứ đó đưa ra quyết định và giải pháp quản lý rầy xanh sao

cho có lợi nhất, tránh dùng thuốc trừ sâu khi chưa thật cần thiết. Khi thật cần thiết phải sử dụng thuốc trừ sâu để phun trừ rầy xanh, nên

chọn các loại thuốc phổ tác động hẹp, thời gian cách ly ngắn, ít gây độc hại cho các loại thiên địch hoặc dùng thuốc trừ sâu thảo mộc.

Chỉ phun thuốc hoá học trừ rầy xanh hại chè khi điều tra thấy mật độ rầy xanh vượt quá ngưỡng: 5con/ khay. 2.2. Bọ xít muối

H2 – 04: Triệu chứng bọ xít muỗi gây hại

2.2.1. Triệu chứng, tác hại: Bọ xít muỗi cả giai đoạn sâu non và trưởng thành đều gây hại cây chè, bọ

xít dùng vòi chọc thủng các phần non mền của lá, búp cây chè để hút nhựa. Vết châm của bọ xít muỗi có hình tròn hoặc gần tròn lúc đầu có màu chì

xung quanh có màu nhạt, sau đó vết châm biến thành màu nâu đậm. Kích thước và số lượng vết châm của bọ xít thay đổi theo tuổi của bọ xít,

thời tiết và thức ăn. Số lượng vết châm của bọ xít non nhiều nhưng nhỏ, số lượng vết châm

của bọ xít trưởng thành ít nhưng lớn hơn. Vết châm sâu non nhỏ (0,3mm) hơn sâu trưởng thành (1,75mm). Số vết

châm trên búp non nhiều hơn búp già, mùa hè nhiều hơn màu đông, sâu tuổi 4 – 5 nhiều hơn sâu trưởng thành.

Sâu non chưa có cánh phát triển đầy đủ ít di chuyển, gây tác hại nặng trên từng bụi chè và vùng nhỏ.

Búp chè bị châm nhiều lá, bị quăn queo đen thui không hái được và còn ảnh hưởng đến lứa hái sau. Chè con chưa đốn bị hại nặng không lớn được. Vùng chè bị bọ xít muỗi hại nặng, lá màu đen thường có bệnh sùi cành.

Mùa hè thu số lượng vết châm nhiều hơn mùa đông, vết châm ở lá, búp non có kích thước lớn hơn vết châm ở lá, búp già cứng hơn.

Page 30: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

23

Bọ xít muỗi thường tập trung gây hại từng bụi, từng đám chè, búp chè bị hại cong queo, cháy thui đen không thu hoạch được và làm ảnh hưởng đến năng suất các lứa búp tiếp theo, bọ xít muỗi chích hút phần non làm cho chè bị đắng làm chất lượng chè kém. 2.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh sống gây hại:

+ Đặc điểm hình thái: Trưởng thành: có hình dạng giống con muỗi, kiểu miệng chính hút, vòi dài đến ngực thân dài khoảng 4,3 - 5,2 mm. + Đầu có mắt kép đen, đầu màu nâu và có các vệt, dải màu vàng, mắt kép màu nâu đen, 2 râu đầu dài màu nâu. + Ngực mang 3 đôi chân, lưng có 1 cái chuỳ hơi cong về phía sau. + Bụng có 9 đốt. Con cái bụng to màu xanh lam, con đực bụng nhỏ xanh da trời, toàn thân dài từ 5 – 7mm. Trên lưng có một chuỳ nhỏ nhô lên giống như kim.

H 2 a – 04: Trưởng thành

Trứng: Hình ô van, màu trắng trong suốt, phía đầu nhỏ của trứng có 2 lông mảnh dài không bằng nhau nhô ra ngoài mô cây, trứng nằm trong phần cọng búp hoặc trên gân chính lá non

H 2 b – 04: Trứng

Bọ xít non: Khi mới nở có màu vàng có nhiều lông, đến khi đẫy sức chuyển sang màu xanh ánh vàng, chuỳ và mầm cánh có màu vàng nâu, mầm cánh phủ hết đốt bụng thứ 4.

H 2 c – 04: Bọ non

Sâu non có 5 tuổi: - Sâu non 1 tuổi: Màu nâu, ánh trong, có nhiều lông, râu nâu, mắt kép

hung đỏ, đít cong hoạt động nhanh nhẹn.

Page 31: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

24

- Sâu non tuổi 2: Màu vàng nhạt, lẫn xanh non, trên lưng có chuỳ, chưa có cánh, mắt kép hung đỏ, lưng bụng có khối tròn màu vàng.

- Sâu non tuổi 3: Màu xanh lá mạ, đầu hơi vàng có mầm cánh phủ kín hết ngực, mắt kép hung đỏ, râu vàng nâu, chân màu vàng trong, có nhiêu vết đen nhạt.

- Sâu non tuổi 4: Màu xanh lá non búp chè, ít lông, mầm cánh dài, râu màu vàng, mắt kép hung đỏ.

- Sâu non tuổi 5: Màu cánh nâu kéo dài ở dụng, thân phát triển mạnh theo chiều dài, đôi chân sau phát triển rõ, gợn nhiều vết đen. + Đặc điểm sinh sống:

Bọ xít muỗi ưa sống ở những nơi ẩm thấp, chè sinh trưởng xanh tốt. Trên nương chè bọ xít muỗi tập trung hại nhiều ở những chỗ râm mát, rậm rạp.

Mùa hè bọ xít muỗi hoạt động gây hại vào buổi sáng sớm, chiều tối hoặc sau cơn mưa trời hửng nắng.

Mùa đông bọ xít muỗi thường hoạt động gây hại mạnh vào buổi trưa và buổi chiều.

Bọ xít non thường sống theo nhóm 2 - 3 con trên một búp hoặc trên lá non gần búp. Thời gian cho giai đoạn bọ xít non khoảng 9-19 ngày, bọ xít trưởng thành sống 8 -13 ngày, sau khi hoá trưởng 2 - 6 ngày bọ xít muỗi bắt đầu giao phối, sau giao phối 1 - 3 ngày đẻ trứng.

Trứng được đẻ từng quả hoặc đẻ thành cụm 2 - 3 quả vào phần non trên cọng búp hay gân chính của lá non. Một bọ xít muỗi cái có thể đẻ từ 12 - 74 trứng, Thời gian trứng từ đẻ đến nở khoảng 5 - 10 ngày. Bọ xít non qua 4 lần lột xác thành bọ xít muỗi trưởng.

Vòng đời của bọ xít muỗi khoảng từ 27 đến 45 ngày tuỳ thuộc nhiệt độ môi trường. + Quy luật phát sinh, phát triển gây hại:

Trong năm bọ xít muỗi hại chè thường tăng nhanh mật độ khi nhiệt độ không khí vào khoảng 20 – 270 C và ẩm độ không khí cao từ 90% trở lên. Vì thế bọ xít muỗi gây hại chè nhiều vào mùa có nhiều mưa, ẩm ướt. Căn cứ vào đặc tính này có thể thấy mật độ bọ xít muỗi biến động trong năm.

Ở Miền bắc Một năm có 8 lứa sâu chia 3 thời kỳ chính: Từ tháng 4 đến tháng 6 bắt đầu xuất hiện số lượng nhỏ gây hại ít. Từ tháng 7 đến tháng 9 mật độ cao nhất và gây hại nghiêm trọng. Từ tháng 10 đến tháng 12 mật độ tương đối cao và gây hại tương đối

nhiều. Ở Bảo lộc Lâm đồng, bọ xít muỗi gây hại nhiều nhất, chúng gây hại

quanh năm, gây hại nặng khi khí hậu mát mẻ đặc biệt vào mùa mưa. Các giống chè khác nhau, mức độ gây hại của bọ xít muỗi khác nhau, đặc

biệt bọ xít muỗi hại nặng trên 2 giống TRI 777 và 1A. Bọ xít muỗi thường trú ngụ và gây hại trên các cây ký chủ như cây sở, cây

ổi, sim, mua... 2.2.3. Phương pháp điều tra:

Theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

Page 32: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

25

Mỗi điểm ngắt 10-20 búp chè Đếm trực tiếp bọ xít trên búp hoặc theo dõi tỷ lệ búp bị hại, tính tỷ lệ búp

bị hại. Chỉ tiêu theo dõi: mật độ (con/búp), tỷ lệ hại (%).

2.2.4. Biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi: Thực hiện phòng trừ rầy xanh hại chè bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp

như sau: Trồng và chăm sóc cây chè khỏe mạnh. Thu hái chè và chăm sóc chè đúng kỹ thuật để giúp cây chè hồi phục tốt:

Hái chè thường xuyên (hái san trật) sẽ loại bỏ được nhiều trứng bọ xít muỗi, khi hái chè chú ý hái hết toàn bộ các búp bị hại, đồng thời có các biện pháp chăm sóc phù hợp như bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại, tạo độ thông thoáng cho nương chè để cây chè nhanh chóng ra các chồi mới.

Loại bỏ các cây ký chủ phụ của bọ xít muỗi như đã nêu ở trên trong và xung quanh nương chè.

Không nên trồng cây che bóng quá nhiều trên nương chè. Bảo vệ các loại thiên địch trên nương chè bằng cách giảm phun thuốc bảo

vệ thực vật và chọn lọc các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại với ký thiên địch.

Người trồng chè phải thường xuyên kiểm tra nương chè để phát hiện, đánh giá để có các quyết định kịp thời, đặc biệt vào thời điểm bọ xít muỗi phát sinh gây hại nặng.

Theo dõi bọ xít muỗi, có thể đếm trực tiếp bọ xít trên búp hoặc theo dõi liên tục tỷ lệ búp bị hại.

Trên cơ sở theo dõi mật độ, tỷ lệ búp bị hại, kết hợp với số lượng thiên địch có trên nương chè, tình hình thời tiết khí hậu, biện pháp thu hái...để có các quyết định có nên can thiệp bằng thuốc trừ sâu hay không.

Trừ sâu bằng thuốc hoá học: Trebon 10EC, Actara 25WG, Bulldock 25EC… với 0,6 – 0,7 lít/ha/lần phun.

Chỉ sử dụng thuốc khi điều tra mật độ đạt ngưỡng phòng trừ. Đảm bảo thời gian cách ly đúng quy định với từng loại thuốc BVTV.

2.3. Bọ cánh tơ 2.3.1.Triệu chứng, tác hại:

Cả bọ non nở ra đến trưởng thành, chúng bám ở mặt dưới lá non, tôm chè và trên cọng búp để gây hại, làm cho mặt dưới lá và trên cọng búp nổi lên đường sần sùi song song màu nâu xám.

Búp chè bị hại có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm, có thể lá bị nhăn hoặc biến dạng. Chỉ cần một vài con bọ cánh tơ vẫn có thể làm giảm chất lượng búp chè, búp chè bị hại sẽ bị khô, giòn dễ vỡ vụn, chè chế biến sẽ có vị đắng hơn, pha chè nước bị vàng kém xanh.

Khi chè bị bọ cánh tơ hại nặng, lá và tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm và ảnh hưởng đến năng suất búp chè lứa tiếp theo. 2.3.2. Đặc điểm hình thái, sinh sống gây hại. + Đặc điểm hình thái

Page 33: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

26

Trưởng thành: dài khoảng 0,5 - 1,2 mm. Trưởng thành có 4 cánh hẹp, trên cánh có nhiều lông tơ dài, thân có màu từ đỏ nâu nhạt hoặc màu vàng xanh nhạt.

H 3a – 04: Trưởng thành bọ cánh tơ

Trứng: có hình dạng như quả đậu, dài khoảng 0,3 - 0,4 mm, Trứng được đẻ ở trong mô lá non và mầm non.

H 3 b – 04: Trứng

Bọ non: Không có cánh. Thân dài khoảng 0,4 - 0,6 mm. Đẻ trứng ở trong mô lá non và mầm non.

H3 c – 04: Sâu non Nhộng: Khi đẫy sức bọ cánh tơ non chuyển thành dạng nhộng non. Nhộng non có các râu mọc ra phía trước và có hai miếng cánh nhỏ. Sau khoảng 2-4 ngày nhộng non lột da chuyển thành nhộng bọc. Nhộng bọc thường tìm thấy ở trên các lá rụng hoặc trên mặt đất

H 4 d – 04: Nhộng

+ Đặc điểm sinh sống gây hại. Bọ cánh tơ thường tập trung gây hại trên các nương chè khô hạn, còi cọc,

chè già. Bọ cánh tơ thường ít di động, sống chủ yếu ở mặt sau lá rất non và ở khe

hở của tôm chè. Trứng đẻ từng quả vào mô lá gần gân lá, trứng từ khi đẻ đến nở khoảng 8 -16 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Sâu non hoạt động gây hại trên các tôm chè, mặt sau lá non và trên cọng

búp và sống khoảng 8 -16 ngày. Khi đẫy sức sâu non vào nhộng.

Page 34: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

27

Thời gian nhộng non khoảng 2-4 ngày và nhộng bọc khoảng 4-7 ngày. Trưởng thành từ khi vũ hoá đến khi chết khoảng 5-19 ngày. Vòng đời của bọ cánh tơ khoảng 21- 42 ngày (có thể hoàn thành từ khi

trứng đến con trưởng thành có thể đẻ trứng). + Đặc điểm phát sinh, phát triển: Bọ cánh tơ thường phát triển mạnh trong thời tiết khô, nóng, mỗi năm bọ

cánh tơ có 2 đợt bột phát: Đợt 1: từ tháng 4 đến tháng 8, đợt này chè đang ra lá mới, bọ cánh tơ gây hại nặng.

Đơt 2: từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11, đợt này gây hại ít và thường trên diện hẹp.

Trong các giống chè thì giống Shan bị hại nặng nhất, giống Trung du và PH1 bị hại như nhau, các giống TRI 777 và đại bạch trà bị cánh tơ hại ít hơn. 2.3.3. Phương pháp điều tra phát hiện:

Cần thường xuyên kiểm tra theo dõi bọ cánh tơ trên nương chè. Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 20 búp. Sử dụng kính lúp cầm tay để đếm bọ cánh tơ có trên búp chè và số vết

gây hại. Chỉ tiêu theo dõi: con/búp. tỷ lệ búp bị hại (%).

2.3.4. Biện pháp phòng trừ: - Trồng và chăm sóc cây chè khoẻ mạnh để có thể chống chịu được bọ

cánh tơ. Bọ cánh tơ thường tập trung gây hại trên các nương chè khô hạn, còi cọc,

chè già và thường chỉ tấn công gây hại trong vài tuần, vì vậy việc trồng và chăm sóc cho cây chè khỏe mạnh bằng các biện pháp kỹ thuật phù hợp như hàng năm cày đất để diệt nguồn bọ cánh tơ cư trú trong đất, trồng cây che phủ đất, tưới nước giữ ẩm cho nương chè, phủ đất kín rễ không để rễ chè lộ lên trên mặt đất, bón phân cân đối.

- Hái chè thường xuyên, triệt để để loại bỏ trứng, bọ cánh tơ non và trưởng thành....Tất cả các biện pháp trên nhằm tác động làm giảm mật độ bọ cánh tơ, cây chè sẽ sinh trưởng tốt vượt qua khỏi các tổn thương nhanh hơn.

- Kiểm tra nương chè thường xuyên: trong thời gian bọ cánh tơ phát triển gây hại nhiều, người sản xuất chè cần thường xuyên kiểm tra theo dõi bọ cánh tơ trên nương chè của mình. Sử dụng kính lúp cầm tay để đếm bọ cánh tơ có trên búp chè kết hợp với vết gây hại. Phân tích, đánh giá diễn biến của chúng trên nương chè, số lượng thiên địch, diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây chè...Trên cơ sở đó ra quyết định xem nên tác động các biện pháp kỹ thuật nào vào nương chè cho có lợi nhất.

- Bảo vệ và hỗ trợ thiên địch trên nương chè rất quan trọng trong việc hạn chế mật độ bọ cánh tơ. Muốn bảo vệ và hỗ trợ thiên địch người trồng chè cần giảm phun thuốc trừ sâu và khi phải phun thuốc thì nên chọn các thuốc trừ sâu có phổ tác động hẹp, ít độc hại với thiên địch.

Page 35: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

28

- Chỉ phun thuốc trừ bọ cánh tơ khi điều tra thấy đạt ngưỡng mật độ phòng trừ: 1-2 con/búp.

* Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly đúng với từng loại thuốc, đảm bảo nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV. Chọn thuốc trừ sâu. Đặc biệt thuốc chọn lọc, có nguồn gốc sinh học, thuốc ít độc hại. 2.4. Nhện hại chè: 2.4.1. Triệu chứng, tác hại

- Nhện dùng miệng giống vòi xuyên qua biểu bì hút nhựa. Lá chè bị hại biến màu đỏ tím, đặc biệt là thời kỳ có điều kiện thời tiết khô nóng.

- Khi bị hại nặng chè bị rụng lá, sản lượng giảm rõ rệt, nhện chủ yếu hại lá già, cả ở 2 mặt lá, nhện hại nặng trên nương chè cằn cỗi.

H 4 – 04: Triệu chứng nhện đỏ

2.4.2. Đặc điểm hình thái, sinh sống, gây hại: Ở Việt nam Có 4 loại nhện gây hại chè: Nhện đỏ nâu, nhện da cam, nhện vàng và nhện tím. Loại nhện phổ biến hại nặng nhất là nhện đỏ nâu: Trưởng thành: Hình bầu dục, màu đỏ nâu, có 8 chân, có nhiều lông nhỏ. Kích thước 0.2 - 0.5 mm. Con đực nhỏ hơn con cái và có màu sáng hơn, cuối bụng thon dài, hơi chìa ra ngoài, trên lưng có 26 lông dài

H 4a – 04: Trưởng thành Trứng: Hình tròn, hơi dẹt, đỉnh giữa trứng có một chiếc lông. Khi mới đẻ trứng có màu trong suốt sau thành màu đỏ tươi. Khi sắp đẻ có màu nâu tối .

Page 36: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

29

H 4 b – 04: Trứng

Nhện non: Nhện non có 3 tuổi. Tuổi 1 có 3 đôi chân màu trắng nhạt. Tuổi 2 có 4 đôi chân màu thẫm hơn tuổi 1 Tuổi 3 có 4 đôi chân gần bằng trưởng thành, màu nâu đỏ.

H 4 c – 04: Nhện non

+ Tập tính sinh sống và quy luật phát sinh, phát triển. Nhện xuất hiện nhiều vào mùa khô hạn, trên nương chè cằn cỗi, Nhện thường bám và phá hoại trên 2 mặt lá già, ít xuất hiện trên nương

chè được chăm sóc tốt, sản lượng cao. Nhện sống thành quần thể trên lá chè, nhả tơ dệt lưới trên mặt lá và sống

ở dưới mặt lưới. Nhện hút nhựa cây tạo ra trên lá các vết có màu nâu lốm đốm, nếu bị nặng

có màu tím đồng. Lá có nhiều bụi bần, lá non bị hại thì lá cong lên cây chè ủ rũ, lá rụng dần.

Nhện đẻ trứng trên gân chính và mép lá. Vòng đời của nhện: 15 - 25 ngày.

Ở Việt nam hại nặng nhất là tháng 5 – 6 và tháng 11 – 12. Mưa lớn nhện bị chết nhiều. Nương chè cằn cỗi, dại nắng, chè khô hạn dễ bị hại nặng hơn chè tốt có

bóng dâm. Giống bị nhện đỏ hại nặng là những giống có lá dày: giống PH1, Trung du.

2.4.3. Phương pháp điều tra: Theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Thời gian điều tra 5-7 ngày 1 lần. Mỗi điểm ngắt 10-20 lá bánh tẻ. Dùng kính lúp đếm số nhện trên lá. Chỉ tiêu theo dõi: con/lá. Hoặc điều tra nhện bằng cách in trên giấy và đếm nhện: lấy mẫu lá có

nhện đặt nên trên giấy trắng, dùng trục lăn lên trên và lăn nhẹ, dấu vết in trên tờ

Page 37: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

30

giấy là các đốm do cơ thể nhện vỡ ra, tuy nhiên khi mật độ nhện cao thì cách này đếm không chính xác. 2.4.4. Biện pháp phòng trừ nhện:

Thực hiện phòng trừ tổng hợp: - Trồng, chăm sóc nương chè tốt - Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên vào các đợt nóng nắng trong năm

nhện phát sinh mạnh. Cần áp dụng biện pháp trừ nhện đỏ: Phải phun thuốc khi mật độ nhện điều tra vượt quá ngưỡng phòng trừ: 5 con/lá.

- Trừ nhện: Dùng thuốc Rufast 3EC, Comite 73EC, Dandy 15EC với 0,5 – 0,6 lít/ha/lần phun.hoặc các loại thuốc trừ nhện khác phun theo hướng dẫn trên bao bì. B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

Thực hiện quy trình phòng trừ sâu hại chè. Mục tiêu: Thực hiện được các bước công việc trong quy trình phòng trừ

sâu hại: Điều kiện thực hiện: - Địa điểm: Ngoài đồi chè - Thiết bị dụng cụ, vật tư:

Thước m, khay, vợt, cuốc, xẻng, dao phát, giấy, bút, thước kẻ, ống đong, kính lúp. Túi ni lon hoặc bình đựng mẫu.

Dụng cụ pha chế thuốc: xô nước, ống đong, cân , que khuấy. Máy phun thuốc sâu động cơ và bình phun tay trong tình trạng sử dụng tốt.

Bảo hộ lao động: quần áo, khẩu trang, ủng, găng tay.. Thuốc BVTV

- Thời gian: 32 gìơ Trình tự các bước thực hiện công việc:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, trang bị vật tư. + Dụng cụ, trang bị: - Thước m, khay, vợt, cuốc, xẻng, dao phát, giấy, bút, thước kẻ, ống đong,

kính lúp. Túi ni lon hoặc bình đựng mẫu. - Dụng cụ pha chế thuốc: xô nước, ống đong, cân , que khuấy. - Máy phun thuốc sâu động cơ và bình phun tay trong tình trạng sử

dụng tốt. - Bảo hộ lao động: quần áo, khẩu trang, ủng, găng tay * Chú ý: dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ, số lượng dụng cụ tùy thuộc vào

số người làm, các dụng cụ được tiến hành kiểm tra đảm bảo an toàn trước khi sử dụng. + Thuốc trừ sâu: Một số loại thuốc trừ sâu sử dụng cho cây chè . +Vườn chè, nương chè: - Vườn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản và nương chè thời kỳ sản xuất kinh

doanh. Bước 2: Điều tra, xác định thành phần loài sâu hại chè - Xác định phương pháp điều tra sâu hại chè đúng

Page 38: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

31

- Căn cứ vào đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và triệu chứng gây hại của các loại sâu hại chè để nhận biết đúng.

- Thực hiện điều tra xác định sâu thành phần (Xem lại thực hành bài Phòng trừ tổng hợp ) Bước 3: Điều tra, xác định loài sâu hại chè chủ yếu.

Sâu hại chính là những sâu hại đang phát triển mạnh, đang gây hại hoặc có khả năng thành dịch. Mỗi loại sâu hại chính có những phương pháp điều tra riêng.

+ Xác định sâu hại chính cần có những căn cứ sau: - Căn cứ vào đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và triệu chứng gây hại

của các loại sâu hại chè để nhận biết đúng loài sâu hại chè chủ yếu. - Căn cứ vào mức độ gây hại (mật độ sâu, tỷ lệ hại) điều tra, tính toán được. - Căn cứ vào số liệu dự báo thời tiết khí hậu của vùng. - Căn cứ vào số liệu theo dõi diễn biến sâu hại của vùng (địa phương). + Một số công thức tính toán trong điều tra sâu hại:

Mật độ sâu (con/búp, lá) = Tổng số sâu điều tra Số búp (lá) điều tra

Mật độ sâu (con/vợt) = Tổng số sâu điều tra Số lần vợt

+ Tỷ lệ từng pha phát dục (%)

Tỷ lệ từng pha phát dục (%) = Số sâu điều tra của từng pha × 100 Tổng số sâu điều tra được

+ Thực hiện điều tra diễn biến sâu hại chủ yếu theo các bước chính và yêu cầu kỹ thuật như sau:

Tên công viêc

Thiết bị dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật các bước

Điều tra diễn biến sâu hại chè

Nương, đồi, vườn chè, vợt, dao, hộp petri, kính lúp cầm tay, ống nghiệm, túi ni lon, tiêu bản các pha phát dục của sâu hại chính (rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ), bút chì (bi) , máy tính, sổ ghi chép.

- Điều tra định kỳ 5- 7 ngày/ lần - Chọn nương, đồi chè đại diện cho giống, tuổi cây (thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh), địa thế... - Điều tra đầy đủ các loại sâu hại chính, pha hiện có trên nương chè - Tính toán chính xác các chỉ tiêu theo dõi.

+ Hướng dẫn chi tiết thực hiện các bước công việc điều tra diễn biến sâu hại

Page 39: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

32

Các bước công việc Hướng dẫn thực hiện

1. Chọn nương chè điều tra

Chọn nương chè đại diện cho giống, tuổi cây (thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh), địa thế...

2. Chọn điểm điều tra Chọn 5 điểm theo đường chéo.

3. Chọn cây (búp, lá điều tra) Chọn mỗi điểm 20 búp, 20 lá

4. Cách điều tra

4.1.Điều tra trứng

+ Điều tra trứng rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ: Bóc gân lá non, cọng búp chè có vết chích quan sát kỹ, đếm số trứng trong tất cả búp, lá điều tra, tính mật độ ở trứng/búp.

4.2. Điều tra sâu non

- Với rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi: Quan sát kỹ, đếm số sâu non ở 5 điểm điều tra (100 búp), tính bình quân con / búp (hay lá) mỗi loại - Với nhện đỏ hại chè: đếm trực tiếp hay gián tiếp số nhện của 5 điểm (100lá)

4.3. Điều tra trưởng thành.

Quan sát từ xa đến gần các điểm, khua động cho trưởng thành bay lên. Điều tra bằng vợt theo đường chéo góc mỗi điểm vợt 2 -5 vợt tuỳ mức độ trưởng thành. Đếm số lượng trưởng thành.

4.5.Tính toán các chỉ tiêu. Áp dụng công thức tính toán mật độ sâu, tỷ lệ từng pha

Hình thức tổ chức: Chia nhóm nhỏ 2 - 3 người thực hiện các công việc điều tra Xác định sâu

hại, diễn biến sâu hại chủ yếu. Kiểm tra đánh giá:

Giáo viên quan sát các thao tác các bước thực hiện công việc của từng nhóm học viên báo cáo kết quả thực hành nhóm ghi vào bảng sau, giáo viên nhận xét cho điểm.

Kết quả điều tra diễn biến sâu hại chủ yếu trên nương (đồi) chè Ngày...Tháng....Năm Địa điểm điều tra Tình hình thời tiết 5 ngày qua

Page 40: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

33

Tên sâu

Giống, địa thế,

tuổi cây

Tình hình sinh

trưởng

Mật độ sâu

(con/búp) hoặc

(con/m2)

Tỷ lệ lá,

búp bị

(%)

Tỷ lệ diện tích

bị hại (%)

Tỷ lệ tuổi sâu (%)

1 2 3 4 5

Bước4: Thực hiện phòng trừ sâu hại chè

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp: + Làm cỏ, trồng cây phù trợ, bón phân cân đối hợp lý đảm bảo đúng thời

gian cách ly. + Đốn đúng thời vụ, đúng quy cách, + Hái chè đúng quy cách, đảm bảo thời gian cách ly với thuốc BVTV và

phân bón. + Phun thuốc hoá học trừ sâu hại chủ yếu. Căn cứ vào loài sâu hại, mức độ bị hại của sâu (mật độ sâu, tỷ lệ hại), chỉ

phun thuốc trừ sâu khi sâu hại chủ yếu đạt tới ngưỡng phòng trừ. Công việc phun thuốc gồm các bước: Chuẩn bị dụng cụ, trang bị thuốc BVTV. Đọc kỹ nhãn các loại thuốc. Chọn loại thuốc và pha chế đúng: Chọn thuốc có tính chọn lọc, ít độc hại Pha thuốc đúng nồng độ, liều lượng trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của

giáo viên. Dùng bình bơm tay hoặc máy phun động cơ để phun. Thực hiện phun thuốc hóa học (theo nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV

đúng cách trên đồng ruộng và đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV). Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau phun và đưa về nơi bảo quản theo đúng quy

định. (Thực hiện các bước tương tự thực hành ở bài phòng trừ tổng hợp dịch )

Bước 5: Kiểm tra sau khi phun Căn cứ vào kết quả điều tra mật độ sâu trước và sau khi phun thuốc BVTV để đánh giá được hiệu quả của thuốc BVTV với loài sâu chủ yếu. Quan sát thời tiết khí hậu sau khi phun, nếu gặp trời mưa phải phun lại

Page 41: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

34

Đánh giá kết quả:

STT Tiêu chí đánh giá Điểm 1 Chuẩn bị dụng cụ điều tra 1 2 Chọn nương, đồi chè, giống chè điều tra 0.5 3 Chọn điểm điều tra 1 4 Thực hiện điều tra trên điểm đã chọn 1 5 Ghi chép số liệu, thu thập mẫu sâu 1.5 6 Tính toán số liệu thu thập được 1.5 7 Xác định loại sâu hại chủ yếu. 28 Ý thức thực hiện công việc 1.5 Tổng 10

2. Xác định sâu hại chè:

Phiếu giao bài tập thực hành.

Tên công việc: Điều tra xác định sâu hại chè

Tổ (nhóm) số:.................. Ngày luyện tập: ................ Thời gian luyện tập: giờ Yêu cầu luyện tập: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, điều tra phát hiện sâu hại chè. - Thực hiện điều tra và nhận dạng sâu hại chè.

Trình tự luyện tập về điều tra phát hiện sâu hại chè.

Bước luyện tập

Thời gian (giờ) Nhiệm vụ công việc Nhận xét

1 - Chuẩn bị dụng cụ điều tra. - Thực hiện điều tra, xác định sâu hại chè.

- Giáo viên quan sát, nhận xét.

2 - Thực hiện điều tra, xác định sâu hại chè chủ yếu.

Giáo viên quan sát, uốn nắn và so sánh với lần 1

3

- Thực hiện điều tra, xác định sâu hại chè chủ yếu.

Giáo viên quan sát uốn nắn, so sánh với lần trước, đánh giá và cho điểm.

- Kết quả luyện tập: + Về kiến thức:………………………………………………………… + Về tay nghề:……………………………………..................................

Page 42: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

35

Giáo viên hướng dẫn

2. Rèn kỹ năng nhận biết, tính toán cho học viên trong phòng:

2.1. Tính toán, đánh giá các chỉ tiêu theo dõi sâu bệnh, nhện: mật độ sâu, tỷ lệ

từng pha phát dục, tỷ lệ tuổi sâu, tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh:

Phiếu số 1: Tính toán một số chỉ tiêu theo dõi sâu hại chè:

Tên công việc: Tính toán một số chỉ tiêu theo dõi sâu (bệnh)

Tổ (nhóm) số:.................. Ngày luyện tập: ................ Thời gian luyện tập: giờ Yêu cầu luyện tập: Hãy tính mật độ sâu và tỷ lệ tuổi sâu khi điều tra bọ xít muỗi hại chè

theo 5 điểm, mỗi điểm 20 búp được kết quả như sau:

Điểm điều tra

Số lượng sâu (con)

Tổng số

sâu/

điểm

Tuổi1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

1 10 5 3 2 0

2 5 4 1 0 0

3 6 3 2 1 0

4 2 2 0 0 0

5 8 5 3 0 0

Tỷ lệ tuổi

sâu(%)

Mật độ sâu

(con/búp)

Hãy đánh giá mức độ sâu trên đã cần tiến hành phòng trừ bằng thuốc

BVTV hay chưa ?

2.2. Nhận biết thuốc sâu hại chè.

Phiếu số 2: Nhận biết thuốc sâu :

Tên công việc: Nhận biết 10 loại thuốc sâu

Tổ (nhóm) số:..................

Ngày luyện tập: ................ Thời gian luyện tập: giờ

Page 43: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

36

Yêu cầu luyện tập:

Nhận biết thuốc BVTV có trong mẫu thuốc

Ví dụ: Nhận biết 10 loại thuốc BVTV có trong mẫu thuốc trên bàn trong phòng

thí nghiệm hay tham quan cửa hàng bán thuốc BVTV, kết quả được ghi trong

bảng sau:

Tên thuốc

sâu

Dạng

thuốc

Hàm

lượng hoạt

chất

Nồng độ

sử dụng

Phương

pháp sử

dụng

Đối tượng

diệt trừ

2.3. Tính toán nồng độ, liều lượng, mức tiêu tốn thuốc trừ sâu:

Phiếu số 3: Tính toán nồng độ, liều lượng, mức tiêu tốn của thuốc trừ sâu:

Bài tập cá nhân: Sử dụng thuốc Padan 95SP để trừ rầy xanh hại chè, biết

rằng dùng bình bơm tay có dung tích 10 lit, lượng dung dịch thuốc cần pha cho

1 ha là 600 lít, mỗi gói thuốc có khối lượng 20 g, theo hướng dẫn sử dụng pha

1 gói cho 2 bình. Hãy tính liều lượng, mức tiêu tốn thuốc Padan trên phun cho 1

sào Bắc bộ, và nồng độ có trong dung dịch nước thuốc nói trên.

Họ và tên :..................

Ngày luyện tập: ................ Thời gian luyện tập: giờ

Yêu cầu luyện tập:

Tính toán nồng độ, liều lượng, mức tiêu tốn của thuốc BVTV:

2.4. Tính toán hiệu quả kỹ thuật của thuốc trừ sâu:

Bài tập cá nhân: Hãy tính toán, đánh giá hiệu quả kỹ thuật của thuốc

Padan, Pastac trừ bọ xít muỗi hại chè , số liệu điều tra được ghi ở bảng sau:

Page 44: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

37

Công thức

Trước phun 1 ngày Sau phun 1 ngày Sau 3 phun

MĐS

(con/búp)

HQ

KT

MĐS

(con/búp)

HQ

KT

MĐS

(con/búp) HQ KT

1. Đối chứng

(phun nước lã) 5 5.5 8.6

2. Padan

95Sp 5.2 2.0 0.4

3. Pastac

5Wp 4.8 2.5 0.8

Đánh giá kết quả TT Tiêu chí đánh giá Điểm 1 Chuẩn bị dụng cụ. 12 Xác định sâu hại chè chủ yếu 2 3 Chọn thuốc sâu đúng 1.5 4 Pha thuốc sâu hại chè 1,5 5 Kỹ thuật Phun thuốc sâu hại chè. 2 6 Vệ sinh dụng cụ sau phun 1 7 Ý thức thực hiện công việc 1 Tổng 10 Câu hỏi:

1. Trình bày triệu chứng tác hại, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ rầy xanh hại chè. 2. Trình bày triệu chứng tác hại, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi hại chè. 3. Trình bày triệu chứng tác hại, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bọ cánh tơ hại chè. 4. Trình bày triệu chứng tác hại, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ nhện đỏ hại chè.

C. Ghi nhớ: * Điều cần chú ý:

- Sử dụng thuốc trừ dịch hại cho chè phải là thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, không sử dụng thuốc trong danh mục cấm sử dụng.

- Phun thuốc trừ dịch hại phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng sử dụng thuốc sâu trên đồng ruộng.

- Chỉ phun thuốc khi dịch hại đạt tới ngưỡng phòng trừ.

Page 45: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

38

- Đảm bảo sản phẩm chè thu hái an toàn phải tuân theo quy tắc sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt chú ý thời gian cách ly với từng loại thuốc

Bài 3: Phòng trừ bệnh hại chè Giới thiệu:

Bài Phòng trừ bệnh hại chè sẽ giới thiệu về tình hình bệnh hại chè, bệnh hại chè chủ yếu, phương pháp điều tra phát hiện và biện pháp phòng trừ sâu hại chè.

Đây là nội dung có tính then chốt trong nghề trồng chè. Nắm vững kiến thức và thực hiện được kỹ năng thực hành sẽ giúp học viên vận dụng trong phòng trừ góp phần làm tăng năng suất, phẩm chất chè, đảm bảo được chè an toàn, tránh ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái

Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học viên có khả năng:

- Trình bày được triệu chứng, tác hại, quy luật phát sinh gây hại của một số loại bệnh hại chủ yếu trên cây chè

- Trình bày được phương pháp điều tra bệnh hại chè chủ yếu - Phòng, trừ được bệnh hại chè kịp thời, đúng kỹ thuật - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng

ruộng, đảm bảo chè sạch an toàn, vệ sinh, tiết kiệm, chè đạt được tiêu chuẩn VietGap đã quy định.

- Rèn luyện tính cẩn thận tỷ mỉ trong công việc. A. Nội dung

1. Khái quát về tình hình bệnh hại chè. Diện tích chè ở nước ta đã lên đến 75.000ha. Cây chè có chu kỳ kinh tế

dài, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ở nước ta, cùng với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè thì tập đoàn bệnh hại ngày càng phát triển và đa dạng ảnh hưởng không nhỏ đến đến năng suất và phẩm chất .

Nguyên nhân gây bệnh cho chè được chia thành 2 nhóm: + Bệnh sinh lý: do điều kiện sống của cây không đảm bảo (ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, các chất dinh dưỡng) trong đó bệnh được quan tâm nhất là bệnh vàng rụng lá chè, bệnh làm cho quá trình quang hợp của cây bị giảm sút dẫn đến việc cung cấp các chất hữu cơ cho mầm búp không đầy đủ, búp sinh trưởng và phát triển kém, từ đó giảm năng suất và chất lượng.

+ Bệnh truyền nhiễm: do sinh vật gây nên, đây là các bệnh nguy hại hơn được gây ra bởi các nguyên nhân do vi khuẩn, tuyến trùng, nấm... khi gặp các điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng...Trong các tác nhân gây nói trên thì các bệnh do nấm là mối lo ngại hàng đầu. Một số năm gần đây tại các vùng trồng chè lớn như Vĩnh Phú, Bắc Thái, Tuyên Quang...các bệnh nấm đang phát sinh và phát triển mạnh. Mức độ tác hại thời gian phát sinh, phương thức tác hại còn tùy thuộc vào điều kiện từng vùng, từng giống

Bệnh sùi cành chè tại Nông trường chè Sông Cầu (Bắc thái) đã phát sinh và gây trên diện tích 10 ha (tháng 11-12 năm 1995). Ở nông trường tháng 10,

Page 46: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

39

Sông Lô, Tân Trào, Tuyên Quang chết loang đã gây thiệt hại trên diện tích 17,24 ha... Ở Phú Hộ đang xuất hiện tại đội 3 từ tháng 12/1995 đến nay làm cho 0.1 ha chè bị chết. Các bệnh hại rễ thân làm cho cây bị chết dần đến mất khoảng nương đồi làm giảm sản lượng thu hoạch như bệnh sùi cành do vi khuẩn, bệnh hại rễ do nấm .Các bệnh hại lá, búp: Phồng lá, chấm xám, thối búp, đốm nâu..có tác hại làm thu hẹp diện tích lá quang hợp, làm cho thành phần sinh hóa của mầm búp bị thay đổi theo chiều có hại cho phẩm cấp búp chè.

Bệnh khô cành chè do nấm gây hại. Bệnh hại phổ biến nhất trên giống chè TD (Trung du) ở vùng chè Trung du phía Bắc. Năm 1994 bệnh hại trên diện tích 10 ha ở Nông trường chè Vạn Thắng (Sông Thao - Vĩnh Phú); năm 1993 trên diện tích hàng chục hecta ở các đội phía Nam của xí nghiệp chè Tuyên Quang và năm 1955 ở gần 20 ha chè của Nông trường Sông Cầu (Bắc Thái). Hiện nay bệnh này đang phát sinh ở nhiều xí nghiệp chè ở các tỉnh phía Bắc. Bệnh khô cành chè do nấm gây hại. Bệnh hại phổ biến nhất trên giống chè TD (Trung du) ở vùng chè Trung du phía Bắc: Năm 1994 bệnh hại trên diện tích 10 ha ở Nông trường chè Vạn Thắng (Sông Thao - Vĩnh Phú); năm 1993 trên diện tích hàng chục hecta ở các đội phía Nam của xí nghiệp chè Tuyên Quang và năm 1955 ở gần 20 ha chè của Nông trường Sông Cầu (Bắc Thái). Hiện nay bệnh này đang phát sinh ở nhiều xí nghiệp chè ở các tỉnh phía Bắc.

Một số bệnh hại nguy hiểm trên cây chè phổ biến là bệnh phồng lá bệnh chấm xám, bệnh chấm nâu. Ngoài ra các bệnh đốm trắng lá, thối búp, đốm mắt cua, bệnh sùi cành, bệnh loét cành, bệnh tóc đen chè, bệnh tảo và các bệnh do tuyến trùng cũng gây ra những thiệt hại đáng kể tuỳ thuộc vào giống chè, diễn biến thời tiết và mức độ thâm canh. 2. Một số bệnh hại chè chủ yếu: 2.1. Bệnh phồng lá chè 2.1.1. Triệu chứng, tác hại:

Bệnh phát sinh gây hại ở lá non, búp non và vết bệnh phân bố phần lớn ở mép lá. Vết bệnh đầu tiên là chấm nhỏ hình giọt dầu, màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn lên màu nhạt dần.

Sau khi nấm xâm nhập vào lá khoảng 10-15 ngày sau, lá phồng lên và mặt trên lá lõm xuống, phía trên mặt có hạt phấn màu trắng. Sau một thời gian khoảng 5-7 ngày vết phồng vỡ ra giải phóng một lớp phấn trắng hoặc hồng hạt, chính là các bào tử của nấm. Sau khi các vết phồng vỡ vết bệnh chuyển thành màu nâu, lá chè bị co rúm.

Bệnh làm giảm năng suất, chất lượng và làm chậm quá trình tái sinh trưởng các lứa chè sau.

Page 47: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

40

H5 – 04: Bệnh phồng lá chè

2.1.2. Nguyên nhân, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh:

+ Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh phồng lá chè do loài nấm Exobasidium spp Masse gây ra.

+ Đặc điểm phát sinh, phát triển: Bệnh phồng lá chè phát sinh trong thời kỳ nhiệt độ ôn hoà 15-20o C, ẩm

độ cao 90% trở lên và nhất là có sương mù hoặc mưa phùn kéo dài từ 15 ngày trở lên.

Vào mùa xuân bệnh thường phát triển từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5, mùa thu vào cuối tháng 9 đên cuối tháng 10.

Khi nhiệt độ không khí từ 25o C trở lên, nắng nhiều, khô, nấm gây bệnh này không phát triển được.

Nương chè trồng ở vùng cao 600-700 mét so với mặt biển bệnh phát sinh gây hại nhiều hơn.

Những nương chè quản lý không tốt, cỏ dại nhiều, khuất gió và nhiều cây che bóng bệnh phát sinh và gây hại nhiều hơn.

Page 48: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

41

Bệnh phát sinh gây hại nhiều hơn ở những nương chè bón nhiều phân đạm và nương chè trồng bằng các giống chè có bản lá to. 2.1.3. Phương pháp điều tra.

Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc Mỗi điểm ngắt 10-20 lá (búp) tính tỷ lệ búp bị bệnh, tỷ lệ lá bệnh (%). 2.1.4. Biện pháp phòng trừ.

Không nên bón quá nhiều phân đạm và bón phân đạm đơn độc, vệ sinh nương chè như diệt cỏ dại tạo độ thông thoáng trong nương chè.

Khi phát hiện thấy có bệnh xuất hiện cần thực hiện hái chè triệt để, hái hết các vết lá bệnh mang đi tiêu hủy.

Trong thời gian bệnh phồng lá phát triển gây hại người làm chè cần tăng cường kiểm tra nương chè của mình, theo dõi dự báo thời tiết, nếu thấy bệnh đã phát triển nhiều và thời tiết còn thuận lợi cho bệnh phát triển cần chú ý hái hết các búp, lá có vết bệnh và sau khi hái dùng thuốc trừ bệnh Manage 5 WP hoặc một số thuốc trừ nấm khác được khuyến cáo cho chè để phòng trừ.

Đảm bảo thời gian cách ly quy định khi sử dụng thuốc trừ bệnh và bón phân cho chè. 2.2. Bệnh đốm nâu (còn gọi là khô lá chè hình bánh xe) 2.2.1.Triệu chứng, tác hại:

Bệnh đốm nâu chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá vết bệnh bắt đầu từ mép lá, màu nâu, không có hình dáng nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm, ở giữa vết bệnh lá bị khô, màu xám tro đen lan dần theo hình gợn sóng bánh xe. Trên cành cũng có triệu chứng như vậy, bộ phận bị bệnh có thể bị rách (vỡ) ra.

Tác hại của bệnh đốm nâu: bệnh hại lá thường thấy ở các nương chè.. Bệnh nặng có thể làm lá khô và rụng sớm. 2.2.2. Nguyên nhân ,quy luật phát sinh, phát triển của bệnh.

+ Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do nấm gây ra, trên vết bệnh có hạt nhỏ màu đen là khối bào tử

phân sinh của nấm bệnh. + Quy luật phát sinh, phát triển:

Bào tử nấm tồn tại trên vết bệnh và lá bệnh, thậm chí cả khi lá rơi xuống đất. Năm sau, khi nhiệt độ tăng lên, bào tử phát tán nhờ gió mưa truyền đến các lá chè và sau lây nhiễm 5 - 18 ngày thì xuất hiện vết bệnh.

Bệnh phát sinh vào tháng 5 - 6 mưa nhiều, bệnh phát sinh mạnh nhất vào tháng 8 - 9. Bệnh ưa nóng ẩm nên thường phát sinh vào tháng 7, 8. Sau mưa liên tục 10 - 15 ngày bệnh phát triển rất nặng. Ở vùng đất thấp có mực nước ngầm cao, thoát nước không tốt, phân bón không đủ đều tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.

Trong quá trình chăm sóc chè bị xây xát nhiều, ánh sáng quá mạnh hoặc khi gặp mưa, bệnh phát sinh càng nặng.

Giống chè lá to bệnh dễ phát sinh mạnh. 2.2.3. Phương pháp điều tra.

Page 49: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

42

Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc Mỗi điểm ngắt 10-20 lá bánh tẻ hoặc búp, tính tỷ lệ búp hay lá bị bệnh,

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ lá bệnh (%). 2.2.4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Dọn sạch tàn dư cây bệnh để làm giảm nguồn bệnh năm sau. Bón đủ phân, làm sạch cỏ, chống hạn tốt làm cho cây phát triển khoẻ. Khi đốn chè thì vùi lá (ép xanh) để tiêu diệt nguồn bệnh. Khi bệnh phát sinh nên phun các loại thuốc gốc đồng sau 5 - 7 ngày mới hái

chè. 2.3. Bệnh chấm xám (đốm xám) 2.3.1. Triệu chứng, tác hại.

Bệnh thường xuất phát từ mép lá hoặc từ giữa lá. Đầu tiên là các chấm nhỏ màu xám nâu Về sau vết bệnh lớn dần có hình tròn, gần tròn, hình ô van, hình bán

nguyệt hay không có hình dạng nhất định và mép vết bệnh có hình gợn sóng. Trên vết bệnh có các đường gân đen, các chấm đen. Bề mặt vết bệnh có màu xám tro. Khi vết bệnh lan đến khoảng 1/2 diện tích lá trở lên lá chè bị rụng.

2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh: + Nguyên nhân gây bệnh Bệnh đốm xám hại lá chè gây ra do nấm Pestalozzia theae Sawada + Đặc điểm phát sinh, phát triển. Nấm bệnh đốm xám xuất hiện gần như quanh năm trên nương chè, nhưng

bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm và phạm vi nhiệt độ không khí 25-28o C thường từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Bệnh chấm xám trên chè gây hại mạnh vào tháng 8-9 và đặc biệt nặng trên 2 giống TRI777 và 1A. 2.3.3. Phương pháp điều tra.

Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc Mỗi điểm ngắt 10-20 lá bánh tẻ, tính tỷ lệ lá bị bệnh.

Chỉ tiêu điều tra: Tỷ lệ lá bệnh (%). 2.3.4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp.

- Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nương chè giúp cho cây chè sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh sẽ giảm được sự xâm nhiễm gây hại của bệnh đốm xám hại lá cây chè.

Vệ sinh vườn chè như diệt cỏ dại, lá chè rụng và nhất là sau khi đốn chè hàng năm cần cày vùi lá, cành chè vào trong đất (ép xanh)

- Nếu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nương chè nêu trên đã thực hiện tốt mà bệnh vẫn phát sinh gây hại rất nặng cần phải sử dụng thuốc trừ nấm để phun thì hãy sử dụng thuốc.

- Chọn các thuốc trừ nấm có trong danh mục thuốc sử dụng trên chè tại Việt Nam như là Daconil 75 WP, Tilt Super 300 ND/EC…

- Chú ý đảm bảo thời gian cách ly quy định với các loại thuốc khi sử dụng.

Page 50: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

43

2.4. Bệnh thối búp chè 2.4.1. Triệu chứng gây hại:

Vết bệnh đầu tiên là một chấm nhỏ màu nâu đen trên phần non mềm của lá và búp chè. Các vết bệnh phát triển lớn dần lên gây thối đen lá non và búp. Bệnh chỉ phát triển gây hại đến hết phần xanh trên cành búp và ngừng lại ở phần cành búp đã nâu hoá.

H 6 - 04: Triệu chứng bệnh thối búp chè.

2.4.2. Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển: + Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh thối búp gây ra do nấm. + Đặc điểm phát sinh, phát triển: Bệnh phát sinh và phát triển trong điều kiện nóng, ẩm độ cao từ tháng 5

đến tháng11, nhưng nặng nhất vào khoảng tháng 7,8,9 ở các tỉnh phía Bắc. Bệnh thường gây hại từng khu vực hoặc từng nương chè, làm giảm năng suất và chất lượng búp chè.

Bệnh thường phát sinh phát triển gây hại nhiều trên các nương chè bón nhiều đạm, bón phân khoáng không cân đối.

Giống chè PH1 dễ bị nhiễm bệnh và bệnh gây hại nặng hơn các giống chè khác. 2.4.3. Phương pháp điều tra:

Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm ngắt 10-20 lá, hay búp quan sát bệnh, tính tỷ lệ búp bị bệnh, tỷ lệ lá bệnh (%).. 2.4.4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp.

+ Trong quá trình thâm canh chăm sóc chè tránh bón quá nhiều phân đạm, thực hiện bón phân cân đối và nhất là bón phân hữu cơ và phân ủ..

Vào các tháng nóng ẩm nhất là các tháng 7,8,9 phải thường xuyên kiểm tra nương chè khi phát hiện có bệnh xuất hiện trên nương chè, thực hiện ngắt đốt các chồi bị nhiễm bệnh.

Nếu bệnh phát triển nhiều mà cần thiết phải phun thuốc phòng từ thì nên dùng các loại thuốc có gốc đồng hoặc các thuốc Daconil 75 WP, Tilt Super 300 ND/EC.

+ Đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và phân bón cho chè.

Page 51: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

44

2.5. Bệnh khô cành chè 2.5.1. Triệu chứng, tác hại.

Nương chè bị bệnh này, thời kỳ đầu lá chè mất đi độ bóng, lá hơi cụp xuống, dần dần chuyển sang màu xanh nhạt, mất nước nghiêm trọng và cuối cùng bộ lá chuyển sang màu nâu và khô nhưng vẫn lưu lại trên cây chè.

Trên cành xuất hiện những vết bệnh lõm xuống (nhiều nơi gọi là loét cành chè). Nhiều vết sẹo liền lại với nhau tạo nên một vết màu nâu đen, rất cứng làm tắc mạch dẫn, gặp hạn cành chè sẽ bị chết khô từ phía trên vết sẹo này.

Khi cành chè bị khô dùng dao con cắt thấy phần gỗ biến nâu - tức là bị bệnh khô cành. Những cành không bị hại vẫn sinh trưởng bình thường. Nếu toàn bộ số cành bị bệnh, cây chè sẽ chết. 2.5.2. Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh.

+ Nguyên nhân gây bệnh Bệnh khô cành chè do nấm + Đặc điểm phát sinh, phát triển: Bệnh phát sinh chủ yếu ở vùng chè thấp dưới 500 m. Bệnh thường phát sinh vào mùa hạ, nhiệt độ cao, không khí khô, mùa

đông bệnh giảm. Cả cành non và cành già đều bị nhiễm bệnh. Khi bị nhiễm bệnh, cành non

phát bệnh nhanh (sau 3 ngày có thể phát bệnh), còn cành già phát bệnh chậm (từ 14 đến 30 ngày). 2.5.3. Phương pháp điều tra:

Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm ngắt 10-20 búp quan sát bệnh, tính tỷ lệ búp bị bệnh (%). 2.5.4. Biện pháp phòng trừ

Khi thấy bệnh khô cành xuất hiện trên nương chè, dùng dao hoặc kéo cắt hết những cành bị bệnh từ phía dưới các vết loét.

Nếu nương chè bị nặng, tiến hành đốn toàn bộ diện tích (vết đốn phía dưới các vết loét), thu dọn toàn bộ cành cắt hoặc đốn đem đốt không cho nguồn bệnh phát triển.

Mùa hè khi gặp khô hạn, ở nơi có điều kiện cần tưới nước cho nương chè Bón giảm lượng đạm, tăng lân vi sinh và kali cho chè. Sau khi cắt hoặc đốn, dùng thuốc Benlat (của Mỹ hoặc Nhật) pha 0,2% và phun 500 lít cho một hecta.

B. Bài tập thực hành: Thực hiện quy trình phòng trừ bệnh hại chè. Mục tiêu: Thực hiện được các bước công việc trong quy trình phòng trừ

bệnh hại: Điều kiện thực hiện: - Địa điểm: Ngoài đồi chè - Thiết bị dụng cụ, vật tư:

Thước m, khay, vợt, cuốc, xẻng, dao phát, giấy, bút, thước kẻ, ống đong, kính lúp. Túi ni lon hoặc bình đựng mẫu.

Dụng cụ pha chế thuốc: xô nước, ống đong, cân , que khuấy.

Page 52: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

45

Máy phun thuốc sâu động cơ và bình phun tay trong tình trạng sử dụng tốt.

Bảo hộ lao động: quần áo, khẩu trang, ủng, găng tay.. Thuốc BVTV: Thuốc trừ bệnh hại chè

- Thời gian: 32 gìơ Trình tự các bước thực hiện công việc:

Bước 1:Chuẩn bị dụng cụ, trang bị vật tư. + Dụng cụ, trang bị: - Thước m, khay, vợt, cuốc, xẻng, dao phát, giấy, bút, thước kẻ, ống đong,

kính lúp. Túi ni lon hoặc bình đựng mẫu. - Dụng cụ pha chế thuốc: xô nước, ống đong, cân , que khuấy. - Máy phun thuốc sâu động cơ và bình phun tay trong tình trạng sử dụng tốt. - Bảo hộ lao động: quần áo, khẩu trang, ủng, găng tay.

* Chú ý: dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ, số lượng dụng cụ tùy thuộc vào số người làm, các dụng cụ được tiến hành kiểm tra đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.

+ Thuốc trừ bệnh: Một số loại thuốc trừ bệnh sử dụng cho cây chè. +Vườn chè, nương chè: - Vườn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản và nương chè thời kỳ sản xuất kinh

doanh.Vườn giống chè Bước 2: Điều tra, xác định thành phần bệnh hại chè - Xác định phương pháp điều tra bệnh hại chè đúng

- Căn cứ vào đặc điểm triệu chứng vết bệnh của các loại bệnh hại chè để xác định.

- Thực hiện điều tra xác định bệnh thành phần (Xem lại thực hành bài Phòng trừ tổng hợp).

- Ghi chép kết quả thực hành vào bảng sau đây: Bảng 1: Thành phần bệnh hại chè

Tên bệnh

Bộ phận bị bệnh

Đặc điểm vết bệnh Hình dạng

Độ lớn (to, nhỏ)

Màu sắc Viền quầng vàng

Phồng lá Đốm nâu

Chấm xám

Thối búp

Tóc đen Sùi cành

Bước 3: Điều tra, xác định loại bệnh hại chè chủ yếu.

Page 53: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

46

Bệnh hại chính là những bệnh hại đang phát triển mạnh, đang gây hại hoặc có khả năng thành dịch. Mỗi loại bệnh hại chính có những phương pháp điều tra riêng.

+ Xác định bệnh hại chính cần có những căn cứ sau: - Căn cứ vào triệu chứng gây hại của các loại bệnh hại chè để nhận biết

đúng loại bệnh hại chè chủ yếu. - Căn cứ vào mức độ gây hại tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh điều tra, tính toán

được. - Căn cứ vào số liệu dự báo thời tiết khí hậu của vùng. - Căn cứ vào số liệu theo dõi diễn biến bệnh hại của vùng (địa phương)

trong những năm trước đó + Một số công thức tính toán trong điều tra bệnh hại: Tỷ lệ bênh (%)

Tỷ lệ bênh (%) =

Số bộ phận bị nệnh điều tra (búp lá hay cành) X 100

Tông số bộ phận diều tra điều tra được

Chỉ số bênh (%) =

Số bộ phận bị bệnh ở từng cấp x cấp bệnh tương ứng

X 100

Tông số bộ phận điều trẫa x cấp bệnh cao nhất trong thang phân cấp

+ Thực hiện điều tra diễn biến sâu hại chủ yếu theo các bước chính và yêu cầu kỹ thuật như sau:

Tên công viêc

Thiết bị dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật các bước

Điều tra diễn biến sâu hại chè

Nương, đồi, vườn chè, vợt, dao, hộp petri, kính lúp cầm tay, ống nghiệm, túi ni lon, tiêu bản các pha phát dục của sâu hại chính (rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ), bút chì (bi), máy tính, sổ ghi chép

- Điều tra định kỳ 5- 7 ngày/ lần - Chọn nương, đồi chè đại diện cho giống, tuổi cây (thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh), địa thế... - Điều tra đầy đủ các loại sâu hại chính, pha hiện có trên nương chè. - Tính toán chính xác các chỉ tiêu theo dõi.

+ Hướng dẫn chi tiết thực hiện các bước công việc điều tra thành phần, diễn biến bệnh

Page 54: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

47

Các bước công việc Hướng dẫn thực hiện. 1.Điều tra bệnh thành phần

1.1. Chọn nương chè điều tra

Chọn nương chè đại diện cho giống, tuổi cây (thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh), địa thế...

1.2. Chọn điểm điều tra

Chọn 5 điểm theo đường chéo để điều tra.

1.3.Chọn cây (búp, lá điều tra)

Đơn vị diều tra mỗi điểm: với bệnh hại toàn thân: 10 cây, bệnh hại lá là 5 cây.

1.4. Cách điều tra

Quan sát chung toàn bộ cây, kiểm tra tất cả lá, búp, thân.Ghi chép các thông tin vào phiếu điều tra và thu thập các lá, thân bị bệnh.

1.5.Tính toán các chỉ tiêu

Áp dụng công thức tính toán tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh.

2.Điều tra bệnh hại chủ yếu

2.1. Chọn nương chè điều tra

Chọn nương chè đại diện cho giống, tuổi cây (thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh), địa thế...

2.2. Chọn điểm điều tra

Chọn 5 điểm theo đường chéo hay ngẫu nhiên, khách quan. chọn 10 cây/ điểm với bệnh hại toàn thân và 5 cây/ diểm với bệnh hại lá: Bệnh phồng lá, đốm nâu, chấm xám, thối búp.

2.3.Ghi chép số liệu và tính toán chỉ tiêu theo dõi

Ghi chép số lá bệnh, thân cây bệnh, cấp bệnh. Tính tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh.

Hình thức tổ chức: Chia nhóm nhỏ 2 -3 người thực hiện các công việc điều tra diễn biến sâu

hại chủ yếu. Kiểm tra đánh giá:

Giáo viên quan sát các thao tác, thái độ các bước thực hiện công việc của từng nhóm học viên báo cáo kết quả thực hành nhóm ghi vào bảng sau, giáo viên nhận xét cho điểm.

Bảng2: Diễn biến bệnh hại chủ yếu trên nương (đồi) chè. Ngày...Tháng....Năm Địa điểm điều tra Tình hình thời tiết 5 ngày qua.

Tên Giống, Tình Tỷ lệ Chỉ số Số búp, lá, cành bị bệnh ở các

Page 55: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

48

bệnh hại

địa thế, tuổi cây

hình sinh trưởng

bệnh (%)

bệnh (%)

cấp

1 2 3 4 5

Bước4: Thực hiện phòng trừ bệnh hại chè Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh hại chè: + Làm cỏ, trồng cây phù trợ, bón phân cân đối hợp lý đảm bảo đúng thời

gian cách ly. + Đốn đúng thời vụ, đúng quy cách, + Hái chè đúng quy cách, đảm bảo thời gian cách ly với thuốc BVTV và

phân bón. + Phun thuốc hoá học trừ bênh hại chè chủ yếu. Căn cứ vào loại bệnh hại, mức độ hại của bệnh (, tỷ lệ bênh, chỉ số bệnh),

chỉ phun thuốc trừ bệnh khi bệnh hại chủ yếu đạt tới ngưỡng phòng trừ. Công việc phun thuốc gồm các bước: Chuẩn bị dụng cụ, trang bị thuốc BVTV. Đọc kỹ nhãn các loại thuốc BVTV. Chọn loại thuốc và pha chế đúng: Chọn thuốc có tính chọn lọc, ít độc hại Pha thuốc đúng nồng độ, liều lượng trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của

giáo viên. Dùng bình bơm tay hoặc máy phun động cơ để phun. Thực hiện phun thuốc hóa học trừ bệnh (theo nguyên tắc sử dụng thuốc

BVTV đúng cách trên đồng ruộng và đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV).

Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau phun và đưa về nơi bảo quản theo đúng quy định.

(Thực hiện các bước tương tự thực hành ở bài phòng trừ tổng hợp dịch ) Bước 5: Kiểm tra sau khi phun Căn cứ vào kết quả điều tra Tỷ lệ bênh trước và sau khi phun thuốc BVTV để đánh giá được hiệu quả của thuốc BVTV với loại bệnh chủ yếu. Quan sát thời tiết khí hậu sau khi phun, nếu gặp trời mưa phải phun lại

Đánh giá kết quả

STT Tiêu chí đánh giá Điểm 1 - Chuẩn bị dụng cụ điều tra 1 2 - Chọn nương, đồi chè, giống chè điều tra đại diện 0.5 3 - Xác định phương pháp, chọn điểm điều tra 14 - Thực hiện điều tra trên điểm đã chọn 1 5 - Ghi chép số liệu, thu thập mẫu bệnh (sâu) 1.5 6 - Tính toán số liệu thu thập được đúng 1.5 7 - Xác định loại sâu hại chủ yếu thông qua chỉ tiêu tính 2

Page 56: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

49

toán được. 8 - Ý thức thực hiện công việc 1.5 Tổng 10 Câu hỏi:

1. Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bệnh phồng lá chè. 2. Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu chè. 3. Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bệnh chấm xám chè. 4. Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bệnh thối búp chè.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chè; được giảng dạy sau mô đun chăm sóc chè và trước mô đun thu hái, bảo quản chè, Mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Mô đun phòng trừ sâu bệnh hại chè là một mô đun quan trọng trong chương trình của nghề trồng chè; Mô đun này giới thiệu những công việc có liên quan đến công tác phòng trừ sâu bệnh hại chè: Nhận biết sâu bệnh hại chè, nhận dạng thuốc ở trong phòng học tại cơ sở đào tạo, điều tra sâu bệnh hại chè, pha chế thuốc BVTV và thực hành phòng trừ sâu bệnh hại chè ở thực địa (nương đồi chè); Thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy khi trên nương đồi chè có sự xuất hiện của sâu bệnh và sâu bệnh hại chính trên nương chè đạt tới ngưỡng phòng trừ. II. Mục tiêu:

+ Về kiến thức: - Trình bày khái niệm về sâu bệnh hại và phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại

cây trồng . - Trình bày nguyên tắc trong phòng trừ sâu bệnh hại, nguyên tắc sử dụng

thuốc BVTV trên đồng ruộng và quy tắc dảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV.

- Liệt kê được các biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại chè - Trình bày được quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chè. - Trình bày nội dung các bước thực hiện các công việc: điều tra phát hiện

sâu bệnh, xác định được loài sâu, bệnh hại chủ yếu và tiến hành phòng trừ sâu bệnh hại chè đúng yêu cầu kỹ thuật để sản phẩm chè an toàn, không gây độc cho người và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

Page 57: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

50

+ Về kỹ năng: - Nhận dạng được sâu, bệnh hại và triệu chứng gây hại do sâu, bệnh hại gây

ra trên cây chè. - Nhận biết được sâu bệnh hại thành phần và sâu bệnh hại chủ yếu trên cây chè. - Nhận biết được đặc điểm sinh sống của sâu, bệnh hại chè chủ yếu. - Thực hiện được phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh hại chè. - Nhận dạng, pha chế được một số thuốc trừ sâu, bệnh phổ biến; - Thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại chè: - Nhận dạng được một số giống chè có khả năng chống chịu với sâu bệnh

hại chính. - Thực hiện được một số biện pháp trong quy trình phòng trừ tổng hợp dịch

hại chè để đảm bảo chè an toàn. + Về thái độ:

- Học viên có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ môi trường, an toàn cho người và sản phẩm để đảm bảo sản phẩm chè được an toàn

- Phát triển trồng chè theo hướng bền vững nhằm duy trì và nâng cao khả năng sản xuất chè. III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian Tổng

số Lý

thuyết Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 04 - 01 Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chè

Tích hợp

Phòng hoc, nương chè

32 8 22 2

MĐ 04 - 02 Phòng trừ sâu hại Tích hợp

Phòng hoc, nương chè

34 8 25 1

MĐ 04 - 03 Phòng trừ bệnh hại Tích hợp

Phòng hoc, nương chè

32 8 23 1

Kiểm tra hết mô đun 6 6 Cộng 104 24 70 10 IV. Hướng dẫn thực hiện bài thực hành

(Đã trình bày cụ thể trong từng bài thực hành) V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Page 58: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

51

Bài 1: Phòng trừ tổng hợp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Khoang tròn phương án đúng nhất các đối tượng gây hại chè là sâu hại a. rầy xanh b. bọ xít muỗi c. sâu chùm d. nhện e. tất cả các đối tượng trên.

Kiểm tra trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Khoang tròn phương án đúng về nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng ruộng.

a. đúng thuốc b. đúng nồng độ, liều lượng c. đúng lúc d. đúng cách e. Tất cả

Kiểm tra trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng là gì. Kể tên các biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại chè.

Bài tự luận. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Trình bày quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chè.

Bài tự luận. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Kỹ năng thực hành Tiêu chí đánh giá của bước thực hiện công việc. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Bài 2: Phòng trừ sâu hại

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Trình bày triệu chứng tác hại, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ rầy xanh hại chè.

Bài tự luận. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Trình bày triệu chứng tác hại, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi hại chè.

Bài tự luận. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Trình bày triệu chứng tác hại, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bọ cánh tơ hại chè.

Bài tự luận. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Page 59: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

52

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Trình bày triệu chứng tác hại, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ nhện đỏ hại chè.

Bài tự luận. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Kỹ năng thực hành Tiêu chí đánh giá của bước thực hiện công việc. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Bài 3: Phòng trừ bệnh hại

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bệnh phồng lá chè.

Bài tự luận. Chấm điểm theo thang điểm 10.

. Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu chè.

Bài tự luận. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bệnh chấm xám chè.

Bài tự luận. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Trình bày triệu chứng tác hại, nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ bệnh thối búp chè.

Bài tự luận. Chấm điểm theo thang điểm 10.

Kỹ năng thực hành Tiêu chí đánh giá của bước thực hiện công việc. Chấm điểm theo thang điểm 10.

IV.Tài liệu tham khảo [1]. Giáo trình khuyến nông kỹ thuật nông nghiệp chè, năm 2005 NXB NN . [2]. Ts. Lê Tất Khương, Giáo trình cây chè , NXB Nông nghiệp [3]. Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VIETGAP) cho chè búp tươi, 2009, Bộ NN và PTNT, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia.

Page 60: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

53

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010

Page 61: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN - nongnghiep.vn mo dun 04 - Phong...Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

54

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 3. Thư ký: Bà Hoàng Thị Chấp - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 4. Các ủy viên: - Ông Trần Thế Hanh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Bà Phạm Thị Hậu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Lê Văn Ngân, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuiyến ngư Bắc Giang./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các ủy viên: - Ông Lê Trung Hưng - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Bà Đặng Thị Hồng - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Hùng - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.