hà n˙i, tháng 11 năm 2018 email - isgmard.org.vn hanh dong cua vn tv (5…phẩm; (ii) không...

54
Hà Nội, tháng 11 năm 2018

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Hà Nội, tháng 11 năm 2018

ISG - CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ QUỐC TẾTầng 1, nhà B4, số 2 Ngọc Hà, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: (84 - 4) 37711736 Email: [email protected]: (84-4) 37713071 Website: www.isgmard.org.vn

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” đến năm 2025Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Bộ Nông nghiệp và PTNTNhà B6 - Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiĐiện thoại: 024.38438794 / Fax: 024.38438791Email:[email protected]

4

Phát triển nông nghiệp -Dinh dưỡng bền vững: Hành động của Việt Nam để không còn nạn đói đến 2025

Quyết định 712/QĐ-TTg ngày 12/6/2018 ban hành Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025

Quyết định 804/QĐ-TTg ngày 12/5/2016 về thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình Hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam, giai đoạn 2016-2025

Quyết định 397/QĐ-BCĐQGKCNĐ ngày 21/9/2018 ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia hành Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025

5

9

44

44

1.

2.

3.

4.

MỤC LỤC

5

Sáng kiến “Không còn nạn đói” được Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đưa ra tại Hội nghị Phát triển bền vững Rio+20 ở Brazil vào tháng 6 năm 2012 kêu gọi tất cả các nước cùng chung tay chấm dứt nạn đói và phát triển bền vững nhằm: “(i) đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có đủ lương thực, thực phẩm; (ii) không còn trẻ em dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng, (iii) toàn bộ các hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững, (iv) 100% nông hộ nhỏ tăng năng xuất và thu nhập, đặc biệt là phụ nữ và (v)không còn tổn thất, lãng phí lương thực, thực phẩm”.

Sáng kiến này liên quan đến việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững Thiên niên kỷ số 1 và 2 (MDG1 và 2) về ‘Đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo’. Thông điệp này đã được nhấn mạnh một lần nữa tại Hội nghị Tham vấn cấp cao về vấn đề đói nghèo, không đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha tháng 4 năm 2013 và Hội nghị Cấp cao về Biến đổi khí hậu tại New York vào tháng 9 năm 2014. Các Hội nghị trên đã kêu gọi cộng đồng thế giới phải cam kết một tầm nhìn chung rằng: đói, thiếu an ninh lương thực và suy dinh dưỡng sẽ được loại bỏ hoàn toàn vào năm 2025.

Ở cấp vùng, vào tháng 12 năm 2013, Nhóm Công tác về Đói nghèo của LHQ, do Tổ chức Nông lương Liên hiệp Quốc (FAO) làm chủ tọa và đồng chủ tọa bởi Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) và Ủy ban kinh tế xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), đã soạn thảo Khung hướng dẫn Khu vực để đạt được Không còn nạn đói ở Châu Á và Thái Bình Dương thông qua các cuộc tham vấn rộng rãi của các bên liên quan. Khung này được Uỷ ban Châu Á Thái Bình Dương triệu tập vào tháng 12 năm 2013 do Hội nghị Bộ trưởng về Hợp tác Kinh tế Khu vực và Châu Á Thái Bình Dương thông qua, nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên LHQ trong khu vực xây dựng và thực hiện các sáng kiến ‘Thách thức Không còn nạn đói’ quốc gia.

Nhận thức được tầm quan trọng của chương trình, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định tham gia chương trình với Liên hiệp Quốc. Ngày 14/01/2015, tại Lễ Phát động khởi động Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - DINH DƯỠNG BỀN VỮNGHÀNH ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

ĐỂ KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI ĐẾN 2025

các Bộ, ngành, các địa phương và Tổ chức Liên hiệp Quốc tổ chức. Thủ tướng Chính phủ đã có bài phát biểu quan trọng, cam kết với các tổ chức Quốc tế tham gia và nghiêm túc triển khai có hiệu quả chương trình này tại Việt Nam.

Để triển khai chương trình này, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12/6/2016 thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam, giai đoạn 2016-2025 ở cấp Chính phủ.

Đối với Việt Nam, công cuộc xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực và thiếu đói kéo dài 3 thập kỷ đã thu được những tiến bộ đáng kể và trở thành một câu chuyện thành công của Việt Nam.

Theo báo cáo quốc gia: Kết quả 15 năm thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam (tháng 9/2015), trong 8 Mục tiêu Thiên niên kỷ, Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng nhất ở Mục tiêu Thiên niên kỷ 1 về ‘Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói’. Việt Nam là một trong các quốc gia thành công về giảm nghèo và đã đạt Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm nghèo trước thời hạn. Quá trình giảm nghèo ấn tượng trên là kết quả của tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tự do hóa thương mại và các chính sách giảm nghèo nhắm trực tiếp vào các nhóm yếu thế. Trong thời gian từ 1993-2008, tỷ lệ nghèo tính theo chi tiêu giảm từ 58,1% xuống còn 14,5%, đưa hàng triệu người ra khỏi tình trạng đói nghèo. Trong giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia 2011-2015 đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 9,8% năm 2013. Mức sống chung của người dân được nâng cao, các hộ gia đình đã sở hữu nhiều tài sản lâu bền hơn. Tỷ lệ thiếu đói đã giảm mạnh trong vòng 15 năm qua và tình trạng thiếu đói kinh niên đã được xóa bỏ ở hầu hết các tỉnh thành, tuy nhiên thiếu đói giáp hạt hoặc do thiên tai vẫn tồn tại ở một số nơi thuộc vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Đến năm 2008, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu “giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi”.

Theo báo cáo “Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam”, được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 05/4/2018 nêu rõ: Đói nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm, đặc biệt là trong các dân tộc thiểu số với tỷ lệ giảm mạnh tới 13%, mức giảm lớn nhất trong thập niên vừa qua. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam, cho biết: “Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Tỷ lệ nghèo trong các dân tộc thiểu số tiếp tục giảm là kết quả rất đáng khích lệ, và những nỗ lực tập trung vào việc

6

tăng cường thu nhập cho các dân tộc thiểu số có thể gia tăng cơ hội cho những nhóm người này và giảm sự bất bình đẳng kéo dài. Không thể bỏ qua khát vọng của những người có ít cơ hội.”

Ngày 12 tháng 6 năm 2018, Chính phủ ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg về “Chương trình hành động quốc gia: Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025” và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định 397/QĐ-BCĐQGKCNĐ ngày 21/9/2018.

Mục tiêu tổng quát Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 là ‘Thực hiện mục tiêu đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam; đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) do Chính phủ Việt Nam cam kết với Tổ chức Liên hiệp quốc’. Chương trình hành động Quốc gia là thể hiện cam kết cao của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc từng bước thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Hội nghị toàn thể Chương trình Hỗ trợ Quốc tế (ISG) năm 2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quyết định lấy chủ để “Phát triển Nông nghiệp - Dinh dưỡng Bền vững: Hành động của Việt Nam để không còn nạn đói đến 2025” nhằm chia sẻ thông tin và kế hoạch triển khai thực hiện chương trình với các đối tác quốc tế, các cơ quan, ban ngành có liên quan. Đồng thời kêu gọi các bên tham gia cùng hợp tác, hỗ trợ triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

Nhân Hội nghị này, Văn phòng Chương trình Hỗ trợ Quốc tế, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT nông thôn đăng tải toàn văn “Chương trình hành động quốc gia: Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025” và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia để chia sẻ thông tin đến các địa phương, ban/ngành liên quan và tổ chức quốc tế.

7

8

9

QUYẾT ĐỊNHBAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA “KHÔNG CÒN NẠN

ĐÓI” Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;Căn cứ Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng

Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động Quốc gia

“Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025.Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc

Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:- Ban Bí thư Trung ương Đảng;- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Các bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;- Văn phòng Tổng Bí thư;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Quốc hội;- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;- Kiểm toán nhà nước;- Các thành viên Ban Chỉ đạo;- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;- Lưu: VT, NN (2b). PC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2018Số: 712/QĐ-TTg

KT. THỦ TƯỚNGPHÓ THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Trịnh Đình Dũng

10

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA“KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI” Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương trình “Không còn nạn đói” là sáng kiến của Tổng Thư ký Liên hợp quốc đưa ra nhằm “(i) 100% dân cư có đủ lương thực quanh năm; (ii) không còn trẻ em dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng, (iii) toàn bộ các hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững, (iv) 100% nông hộ nhỏ tăng năng suất và thu nhập đặc biệt là phụ nữ và (v) không còn tổn thất, lãng phí lương thực, thực phẩm”.

Đây là Chương trình phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững (SDG2) xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và phát triển nông nghiệp bền vững đã được Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đang thực hiện tại Việt Nam.

Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (32,16 triệu người) giai đoạn 1990 - 1992 xuống còn 9% (8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010 - 2012 và đã đạt được mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2), hướng tới mục tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015 và cơ bản giải quyết được tình trạng đói vào năm 2020 (theo đánh giá của tổ chức FAO).

Tuy nhiên, suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở mức cao so với phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng, miền. Đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi - ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam, tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao (24,6% năm 2015) và phân bố không đều giữa các vùng, miền trong cả nước. Hiện nay còn 12 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở mức cao (trên 30%), các tỉnh này tập trung chủ yếu ở 3 vùng: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu sắt, thiếu Iốt, thiếu Vitamin A) vẫn cần quan tâm đầu tư, đặc biệt ưu tiên các vùng khó khăn và vùng sâu vùng xa, vùng có tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng cao. Theo điều tra năm 2014 - 2015 của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 27,8%, tỷ lệ này cao hơn ở miền núi 31,2%, nông thôn (28,4%) và thấp hơn ở thành thị (22,2%). Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8% và tỷ lệ này ở phụ nữ không có thai là 25,5%. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%. Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi rất cao tới 69,4%, đặc biệt rất cao ở miền núi (80,8%), nông thôn (71,6%) và ở thành thị có thấp hơn nhưng vẫn khá cao (49,7%). Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai trên toàn quốc đặc biệt cao ở mức 80,3%, và ở miền núi là 87%, ở nông thôn là 80,1%, ở thành phố là 70,8%. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ tuổi sinh đẻ cũng rất cao chiếm 63,6%, tỷ lệ này ở miền núi là 73,4%, nông thôn là 60,3% và thành thị là 54,5%. Vấn đề phòng chống thiếu kẽm, thiếu Vitamin D cần được xem xét, có các chương trình hỗ trợ và có kế hoạch giám sát định kỳ, theo dõi tình trạng thiếu những vi chất này.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

11

Nhận thức được tầm quan trọng của chương trình, ngày 14 tháng 01 năm 2015, tại lễ phát động khởi động Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết với Liên hợp quốc tham gia và triển khai có hiệu quả chương trình này tại Việt Nam, xây dựng và thực hiện Chương trình “Không còn nạn đói” ở Việt Nam với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025 thực hiện mục tiêu đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam; đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) do Chính phủ Việt Nam cam kết với Tổ chức Liên hợp quốc.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025- Cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng quanh năm+ Giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới

1.800 Kcal dưới 5%;+ Tăng mức tiêu thụ rau, củ, quả trung bình đầu người lên 400 g/ngày.- Giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới hai tuổi, với các chỉ tiêu như sau:+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 2 tuổi toàn quốc xuống dưới

20% (riêng vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên xuống dưới 25%);+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm ở trẻ em dưới 2 tuổi xuống dưới 5%;+ Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (<2.500 gam) xuống dưới 8%.- Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm bền vững: 100% hộ tham gia chương

trình được tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã và liên kết sản xuất;- Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập: Các hộ tham

gia chương trình có tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng thu nhập 10%;- Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm.

2. Nội dung thực hiệna) Nhiệm vụ 1: Cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng

hợp lý quanh năm, với các nội dung sau:

- Xác định nhu cầu về dinh dưỡng hợp lý cho các độ tuổi của người dân trong hộ gia đình

12

+ Nghiên cứu về khẩu phần, tính sẵn có của thực phẩm, thói quen tiêu thụ và lựa chọn thực phẩm của các nhóm đối tượng theo khu vực, vùng, miền;

+ Cập nhật cơ sở dữ liệu thành phần thực phẩm Việt Nam làm cơ sở cho xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý;

+ Cập nhật và phổ biến các hướng dẫn về lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, tháp dinh dưỡng hợp lý và các công cụ đánh giá và giáo dục truyền thông về đảm bảo chế độ ăn lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ, theo đặc điểm của địa phương, vùng, miền;

+ Xây dựng bộ chỉ số và sổ tay hướng dẫn cân đối dinh dưỡng cho các đối tượng khác nhau trong hộ gia đình;

+ Tuyên truyền hướng dẫn, thực hành dinh dưỡng hợp lý cho người dân về tính toán lượng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng;

+ Đào tạo cho hệ thống các cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể về tính toán lượng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng;

+ Xây dựng hướng dẫn bảo đảm an ninh thực phẩm, an ninh dinh dưỡng tại các khu vực khó khăn và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu;

+ Xây dựng các tài liệu hướng dẫn cách tạo nguồn thực phẩm sẵn có và đa dạng tại hộ gia đình cho các đối tượng người dân đặc biệt những hộ nghèo, hộ có con dưới 02 tuổi nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và an ninh dinh dưỡng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.

- Thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng theo kế hoạch phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng đảm bảo dinh dưỡng cho người dân

+ Lập kế hoạch ở các cấp xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để đảm bảo dinh dưỡng cho người dân;

+ Thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng ở cấp xã;

+ Đào tạo cho cán bộ địa phương về kiến thức sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng;

+ Tập huấn cho hộ gia đình kiến thức sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng (lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh).

- Đảm bảo ổn định lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân

+ Hệ thống theo dõi an ninh lương thực và thông tin cung cầu nông sản được xây dựng và vận hành;

+ Hệ thống dự trữ lương thực thực phẩm được đảm bảo để kịp thời xử lý khi có biến động về an ninh lương thực;

13

+ Thể chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm theo cơ chế thị trường được cải thiện và thực thi.

b) Nhiệm vụ 2: Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới hai tuổi không còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng hoặc ở mức thấp, với các nội dung sau:

- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em kể từ khi còn là bào thai đến khi tròn 2 tuổi (chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời)

+ Xây dựng và phổ biến tài liệu hướng dẫn dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời;

+ Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi thông qua truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng và các chiến dịch;

+ Cung cấp đủ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi ở trường mầm non;

+ Đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường cho người dân, đặc biệt ở vùng khó khăn;

+ Tăng cường kiến thức và kỹ năng tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của cán bộ y tế cơ sở, nhân viên y tế khoa sản, khoa nhi ở bệnh viện.

- Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em;

+ Duy trì chương trình Vitamin A và tẩy giun trên toàn quốc bao gồm hoạt động cung ứng vật tư và giám sát triển khai;

+ Mở rộng can thiệp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, acid folic, kẽm cho phụ nữ tuổi sinh đẻ, có thai và trẻ nhỏ; ưu tiên những vùng đặc biệt khó khăn;

+ Tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh thông qua cải thiện hệ thống cung ứng.

- Đảm bảo dinh dưỡng cho các đối tượng ưu tiên

+ Đánh giá thực trạng và yếu tố nguy cơ về tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số, đưa ra giải pháp cụ thể thích hợp;

+ Xây dựng và ứng dụng mô hình cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số;

+ Ưu tiêu hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi tại những vùng đặc biệt khó khăn và trong tình huống khẩn cấp;

+ Quản lý và cung cấp gói điều trị trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính;

+ Rà soát, xây dựng, duy trì và nhân rộng mô hình giảm suy dinh dưỡng cộng đồng thích hợp với đặc điểm địa phương; đặc biệt ở vùng khó khăn;

+ Xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại các khu

14

vực tập trung nhiều lao động nữ (khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa...).

- Hoàn thiện chính sách xã hội cần thiết nhằm hỗ trợ cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ được tiếp cận các dịch vụ dinh dưỡng

+ Thực hiện hiệu quả các quy định về tăng cường vi chất vào thực phẩm;

+ Xây dựng và thực hiện quy định ghi nhãn dinh dưỡng cho thực phẩm;

+ Tăng cường tuyên truyền và giám sát về chính sách khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ;

+ Xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội chi trả các dịch vụ và sản phẩm dinh dưỡng đặc thù;

+ Hoàn thiện hướng dẫn bữa ăn học đường cho trẻ mầm non và áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong các trường mầm non;

+ Xây dựng hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn ca cho người lao động, đặc biệt các ngành nghề có tập trung nhiều lao động nữ.

- Giám sát dinh dưỡng

+ Thực hiện việc theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ tại cộng đồng thông qua cung ứng và triển khai hoạt động;

+ Bổ sung nội dung giám sát về tiêu thụ thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng của khẩu phần, đặc biệt phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 02 tuổi vào hệ thống giám sát dinh dưỡng toàn quốc;

+ Xây dựng hệ thống và công cụ giám sát dinh dưỡng phù hợp thông qua công nghệ điện tử;

+ Tăng cường năng lực giám sát trong tình huống khẩn cấp.

c) Nhiệm vụ 3: Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững, với các nội dung sau:

- Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm

- Phát triển hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Phát triển hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm ở các vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ;

+ Ưu tiên cho các vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội và trợ cấp lương thực, thực phẩm kịp thời khi cần thiết;

+ Phát triển các mô hình tái chế các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, tái sử dụng nước, sử dụng năng lượng tái tạo được khuyến khích bằng chính sách và áp dụng rộng rãi;

15

- Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai

+ Nghiên cứu xác định tác động của thiên tai và các biện pháp phòng chống đối với sản xuất lương thực, thực phẩm;

+ Xây dựng các chương trình đầu tư hạ tầng (đê, kè, đập, hồ chứa...) cho các địa bàn xung yếu chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai.

- Phát triển hệ thống cung ứng và tiêu dùng lương thực, thực phẩm bền vững

+ Phát triển hệ thống cung ứng lương thực, thực phẩm bao gồm hệ thống bán lẻ, đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng của người dân;

+ Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ lương thực, thực phẩm;

+ Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm trang bị các kiến thức cho người dân sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, tiết kiệm.

- Phát triển kinh tế tập thể và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

+ Phát triển kinh tế tập thể trong đó nòng cốt là các hợp tác xã thông qua việc hoàn thiện cơ chế chính sách: Đào tạo, tín dụng, đất đai, hạ tầng, bảo hiểm nông nghiệp;

+ Đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp;

+ Tạo cơ chế thu hút đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ lương thực, thực phẩm ở các vùng khó khăn.

d) Nhiệm vụ 4: Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập, với nội dung sau:

- Tăng thu nhập cho người sản xuất nhỏ để tăng phúc lợi nông thôn và giảm nghèo bền vững

+ Tăng năng suất các loại cây trồng vật nuôi thông qua các hoạt động khuyến nông (áp dụng giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chế biến);

+ Tăng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc áp dụng: Giảm chi phí sản xuất, tăng cường cơ giới hóa sản xuất, liên kết chuỗi để nâng cao giá trị;

+ Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ sản xuất cho những vùng chuyên canh nông nghiệp trọng điểm có sự tham gia của cộng đồng;

+ Hỗ trợ lao động nông thôn chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp ở địa phương có mức thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp;

+ Xây dựng hệ thống tiêu chí theo dõi, giám sát về tăng năng suất và thu nhập của hộ nông dân.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và khuyến nông

16

+ Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi ở vùng khó khăn;

+ Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai.

đ) Nhiệm vụ 5: Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm, với các nội dung sau:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp cho công tác quản lý, áp dụng khoa học công nghệ nhằm giảm tổn thất và lãng phí lương thực, thực phẩm;

- Khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ, phương thức quản lý nhằm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến;

- Đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân sử dụng hợp lý, tiết kiệm chống lãng phí lương thực, thực phẩm;

- Tăng cường năng lực chế biến, kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong sản xuất lương thực, thực phẩm.

e) Các hoạt động cụ thể (Phụ lục kèm theo)

3. Về nguồn lực: Kinh phí thực hiện chương trình được lấy từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo; các chương trình mục tiêu, dự án; nguồn vốn sự nghiệp hàng năm và nguồn hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, cụ thể như sau:

Khái toán kinh phí thực hiện chương trình: Tổng kinh phí là 545.110 triệu đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2018 - 2020: 33.950 triệu đồng, bao gồm:

+ Nguồn vốn lồng ghép: 14.800 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo;

+ Nguồn vốn huy động: 7.200 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế;

+ Nguồn ngân sách nhà nước (vốn sự nghiệp): 11.950 triệu đồng,

- Giai đoạn 2021 - 2025: 511.160 triệu đồng, bao gồm:

+ Nguồn vốn lồng ghép: 299.200 triệu đồng từ nguồn của các chương trình, dự án trong giai đoạn 2021 - 2025;

+ Nguồn vốn huy động: 54.500 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế.

+ Nguồn ngân sách nhà nước (vốn sự nghiệp): 157.460 triệu đồng.

17

4. Giải pháp thực hiệna) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho người dân, các cấp chính quyền và toàn

xã hội hiểu được ý nghĩa đây là chương trình giảm nghèo bền vững;

b) Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nắm được phương pháp, cách làm, đặc biệt với các hộ gia đình là chủ thể thực hiện chương trình này, nhằm tổ chức triển khai hiệu quả chương trình.

c) Nguồn vốn thực hiện

- Ngân sách nhà nước được bố trí hàng năm để thực hiện Chương trình theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

- Nguồn vốn lồng ghép trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, các chương trình mục tiêu, chương trình, dự án khác;

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình;

- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Các bộ, cơ quan trung ương

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ quy định như: Quyết định của Thủ tướng và các văn bản hướng dẫn;

- Hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Tổng hợp kinh phí thực hiện Chương trình (bao gồm kinh phí hoạt động Ban chỉ đạo Quốc gia và Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia) trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;

- Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan huy động nguồn vốn và bố trí nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện chương trình;

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, tổng hợp tình hình, sơ kết chương trình thí điểm, đề xuất kế hoạch mở rộng với Ban Chỉ đạo Quốc gia;

- Tổng hợp các báo cáo định kỳ, đột xuất của các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm

18

2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025;

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện chương trình. Chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương trình theo chức năng nhiệm vụ của bộ.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan huy động và bố trí các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện chương trình. Chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương trình theo chức năng nhiệm vụ của bộ.

c) Bộ Tài chính:

Hàng năm, tổng hợp kinh phí thực hiện Chương trình (trong đó bao gồm kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

d) Bộ Y tế:

- Lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Y tế gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung để gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện chương trình; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các nội dung hoạt động nhiệm vụ số 1 và nhiệm vụ số 2 của Chương trình;

- Lập kế hoạch theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án, các mô hình và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình;

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương trình theo chức năng nhiệm vụ của bộ;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương lồng ghép nội

19

dung hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo với Chương trình “Không còn nạn đói”;

- Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan huy động nguồn vốn và bố trí nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện Chương trình;

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

e) Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về các nội dung của Chương trình;

- Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan truyền thông triển khai tuyên truyền về các nội dung hoạt động của Chương trình;

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

g) Bộ Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương phát triển hệ thống cung ứng lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho người dân theo Chương trình;

- Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan huy động nguồn vốn và bố trí nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện Chương trình;

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

h) Các bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức mình, phối hợp chặt chẽ với các cấp để tổ chức triển khai chương trình đạt hiệu quả.

2. Các địa phương- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chương trình hành động của Thủ tướng

Chính phủ chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức chính trị có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai chương trình này;

- Bố trí nguồn ngân sách địa phương và lồng ghép kinh phí từ các chương trình, dự án để thực hiện các nhiệm vụ triển khai Chương trình thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức đánh giá sơ kết mô hình điểm và nhân rộng.

20

III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN- Xây dựng khung pháp lý cho hoạt động của Chương trình trong năm 2018;

- Xây dựng mô hình điểm và sơ kết đánh giá tài liệu hóa mô hình tại 3 vùng: Tây Bắc, duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2018;

- Mở rộng mô hình thí điểm tại các địa phương tham gia thực hiện chương trình từ năm 2019;

- Đánh giá, tổng kết việc thí điểm Chương trình để nhân rộng ra các địa phương tham gia chương trình từ năm 2020;

- Tổng kết Chương trình trong năm 2025./.

KT. THỦ TƯỚNGPHÓ THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Trịnh Đình Dũng

21

TTNội

dung 1

Nội dung hoạt độngCơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng quanh năm

Cơ quan

chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Sản phẩm

Lồng ghép/Làm mới

Nhiệm vụ 1.1

Xác định nhu cầu về dinh dưỡng cho các độ tuổi của người dân trong hộ gia đình

1.1.1 Nghiên cứu về khẩu phần, tính sẵn có của thực phẩm, thói quen tiêu thụ và lựa chọn thực phẩm của các nhóm đối tượng theo khu vực, vùng miền.

Bộ Y tế

Các bộ, ngành liên quan

2018 - 2020

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

1.1.2 Cập nhật cơ sở dữ liệu thành phần thực phẩm Việt Nam làm cơ sở cho xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương

2018 - 2025

Cơ sở dữ liệu thành phần thực phẩm cập nhật

Lồng ghép CT đang thực hiện

1.1.3 Cập nhật và phổ biến các hướng dẫn cho giai đoạn đến 2025 về lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, tháp dinh dưỡng hợp lý và các công cụ đánh giá và giáo dục truyền thông về đảm bảo chế độ ăn lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ, theo đặc điểm địa phương, vùng, miền.

Bộ Y tế

Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh, Liên đoàn lao động, các đoàn thể xã hội

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

PHỤ LỤCKẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI

Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025(Kèm theo Chương trình hành động tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2018

của Thủ tướng Chính phủ)

22

1.1.4 Tuyên truyền hướng dẫn, thực hành dinh dưỡng cho hộ và người dân về tính toán lượng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng

Bộ Y tế

Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh

2018 - 2020

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2020

Làm mới

1.1.5 Đào tạo cho hệ thống các cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể về phương pháp tính toán lượng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng

Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh

2018 - 2020

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2020

Làm mới

1.1.6 Xây dựng hướng dẫn bảo đảm an ninh thực phẩm, an ninh dinh dưỡng tại các khu vực khó khăn và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh

2018 - 2020

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

1.1.7 Xây dựng các tài liệu hướng dẫn cách tạo nguồn thực phẩm sẵn có và đa dạng tại hộ gia đình cho các đối tượng người dân đặc biệt những hộ nghèo, hộ có con dưới 2 tuổi nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và an ninh dinh dưỡng, cải thiện TTDD cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng có tỷ lệ SDD cao

Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh

2018 - 2020

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

Nhiệm vụ 1.2

Thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng theo kế hoạch phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để đảm bảo dinh dưỡng cho người dân

23

1.2.1 Lập kế hoạch cấp xã và tổng hợp ởcác cấp về xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để đảm bảo dinh dưỡng cho người dân

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh

2018 - 2019

Kế hoạch

Làm mới

1.2.2 Xây dựng mô hình điểm, mô hình nhân rộng về tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo kế hoạch cho hộ gia đình

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh

2018 - 2025

Mô hình Làm mới

1.2.3 Đào tạo cho cán bộ địa phương về kiến thức sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch

Làm mới

1.2.4 Phổ biến tuyên truyền cho hộ gia đình kiến thức sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng (lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch

Làm mới

24

Nhiệm vụ 1.3

Đảm bảo ổn định lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.3.1 Hệ thống theo dõi An ninh lương thực và thông tin cung cầu nông sản được xây dựng và vận hành

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh

2018 - 2020

Chương trình MTQG giảm nghèo đến 2020

Đang thực hiện

1.3.2 Hệ thống dự trữ lương thực thực phẩm được đảm bảo để kịp thời xử lý khi có biến động về an ninh lương thực

Bộ Tài chính

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2018 - 2020

Chính sách TCC NN đến 2020

Đang thực hiện

1.3.3 Thể chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm theo cơ chế thị trường được cải thiện và thực thi

Bộ Công Thương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2018 - 2025

NĐ Chính phủ

Đang thực hiện

Nội dung II

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới hai tuổi không còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng

Nhiệm vụ 2.1

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em kể từ khi còn là bào thai đến khi tròn 2 tuổi (chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời)

2.1.1 Xây dựng bộ chỉ số theo dõi về tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và trẻ dưới 2 tuổi tại cộng đồng

Bộ Y tế

Các đơn vị trong ban chỉ đạo PCSDDTE các cấp

2018 - 2025

Bộ chỉ số được xây dựng và ban hành

Lồng ghép CT đang thực hiện

25

2.1.2 Xây dựng và phổ biến tài liệu hướng dẫn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời

Bộ Y tế

Các đơn vị trong ban chỉ đạo PCSDDTE các cấp

2018 - 2025

Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn được xây dựng và ban hành

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.1.3 Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng triển khai các hoạt động dinh dưỡng và tư vấn về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ của cán bộ y tế cơ sở, nhân viên y tế khoa sản, khoa nhi ở bệnh viện

Bộ Y tế

UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.1.4 Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi thông qua truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng và các chiến dịch.

Bộ Y tế

Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện/mở rộng

2.1.5 Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tập huấn chuyên môn cho cô giáo, người chế biến bữa ăn cho trẻ dưới 2 tuổi ở trường mẫu giáo

Bộ Y tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Làm mới

2.1.6 Đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường cho người dân đặc biệt là tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xã và vùng có thiên tai xảy ra

Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép với các CT/Dự án

26

2.1.7 Xây dựng mô hình mẫu đặc thù cho các vùng miền về công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi)

Bộ Y tế

UBND Tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Làm mới

Nhiệm vụ 2.2

Tình trạng vi chất dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em được cải thiện

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.2.1 Duy trì chương trình Vitamin A và tẩy giun trên toàn quốc bao gồm hoạt động cung ứng vật tư và giám sát triển khai

Bộ Y tế

Các đơn vị trong ban chỉ đạo PCSDDTE các cấp

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.2.2 Mở rộng các can thiệp bổ sung viên sắt folic/đa vi chất cho phụ nữ mang thai và trẻ em, ưu tiên nguồn lực cho những vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn. Tăng cường vận động xã hội hóa tại các vùng còn lại

Bộ Y tế

Các đơn vị trong ban chỉ đạo PCSDDTE các cấp

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện/mở rộng

2.2.3 Thực hiện vận động xã hội và các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thực hiện Nghị định bổ sung vi chất vào thực phẩm, tăng cường truyền thông cho người dân sử dụng các loại thực phẩm có bổ sung vi chất

Bộ Y tế

Các đơn vị trong ban chỉ đạo PCSDDTE các cấp

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2026

Lồng ghép CT đang thực hiện/mở rộng

27

2.2.4 Tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh thông qua công tác truyền thông, thực hiện cung ứng. Hỗ trợ muối I ốt cho những gia đình đặc biệt khó khăn/những gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo

Bộ Công Thương

Các đơn vị trong ban chỉ đạo PCSDDTE các cấp

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2027

Lồng ghép CT đang thực hiện

Nhiệm vụ 2.3

Đảm bảo dinh dưỡng cho các đối tượng ưu tiên

2.3.1 Đánh giá thực trạng và yếu tố nguy cơ về tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số; xây dựng và ứng dụng mô hình cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho các đối tượng này

Bộ Y tế

Địa phương

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Làm mới

2.3.2 Hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi tại những vùng đặc biệt khó khăn, hộ ng-hèo và cận nghèo và trong tình huống khẩn cấp

Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.3.3 Quản lý và cung cấp gói điều trị trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính

Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.3.4 Xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho các khu vực tập trung nhiều lao động nữ (khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa...)

Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

28

2.3.5 Thúc đẩy hệ thống hỗ trợ can thiệp và cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cần thiết để hạn chế/dự phòng và điều trị các vấn đề dinh dưỡng nảy sinh trong điều kiện khẩn cấp tại các vùng thiên tai, lũ lụt

Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Làm mới

2.3.6 Hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em tại vùng đặc biệt khó khăn, những hộ nghèo và cận nghèo và trong tình huống khẩn cấp (nguồn NSNN được lấy từ Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em)

Bộ Y tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

Nhiệm vụ 2.4

Hoàn thiện chính sách xã hội cần thiết nhằm hỗ trợ cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ được tiếp cận các dịch vụ dinh dưỡng

2.4.1 Thực hiện hiệu quả các quy định về tăng cường vi chất vào thực phẩm; thực hiện quy định về dán nhãn thực phẩm về dinh dưỡng

Bộ Y tế

Các bộ, ngành có liên quan

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.2 Xây dựng và thực hiện quy định ghi nhãn dinh dưỡng cho thực phẩm

Bộ Y tế

Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2018 - 2025

Quy định được ban hành và thực thi

Làm mới

29

2.4.3 Hoàn thiện và tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát về chính sách khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ

Bộ Y tế

Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội phụ nữ

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.4 Xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội chi trả các dịch vụ và sản phẩm dinh dưỡng đặc thù

Bộ Y tế

Bảo hiểm xã hội

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.5 Hoàn thiện hướng dẫn bữa ăn học đường cho trẻ mầm non và mở rộng triển khai áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong các trường mầm non.

Bộ Y tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2018 - 2020

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.6 Xây dựng bộ tiêu chí hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn ca cho người lao động, đặc biệt các ngành nghề có tập trung nhiều lao động nữ.

Bộ Y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

2018 - 2020

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.7 Năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng các tuyến được nâng cao

Bộ Y tế

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

30

2.4.8 Chuẩn dịch vụ dinh dưỡng của các tuyến (cơ sở y tế) được xây dựng và thực hiện

Bộ Y tế

UBND tỉnh, Sở Y tế

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.4.9 Đảm bảo duy trì tốt hệ thống tư vấn viên, cộng tác viên dinh dưỡng

Bộ Y tế

UBND tỉnh, Sở Y tế

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

Nhiệm vụ 2.5

Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát và cảnh báo nguy cơ về dinh dưỡng

2.5.1 Củng cố và phát triển hệ thống thu thập thông các thông tin về dinh dưỡng trên phạm vi toàn quốc thông qua các cuộc điều tra thường niên (điều tra dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em) và thông qua các cuộc tổng điều tra dinh dưỡng theo định kỳ (5 năm, 10 năm) về các vấn đề dinh dưỡng quốc gia.

Bộ Y tế

Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.5.2 Thực hiện việc theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ tại cộng đồng thông qua cung ứng và triển khai hoạt động.

Bộ Y tế

Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

31

2.5.3 Xây dựng và tập huấn hướng dẫn bổ sung nội dung giám sát về tiêu thụ thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng của khẩu phần, đặc biệt phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, vào hệ thống giám sát dinh dưỡng toàn quốc.

Bộ Y tế

Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện/ mở rộng

2.5.4 Xây dựng hệ thống và công cụ giám sát dinh dưỡng phù hợp thông qua công nghệ điện tử

Bộ Y tế

Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh

2018 - 2025

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2025

Lồng ghép CT đang thực hiện

2.5.5 Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo sớm về những nguy cơ và các vấn đề dinh dưỡng phát sinh trong tình huống khẩn cấp

Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh

2018 - 2026

Kế hoạch HĐQG dinh dưỡng đến 2026

Lồng ghép CT đang thực hiện

Nội dung III

Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững

Nhiệm vụ 3.1

Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm

3.1.1 Phát triển hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh

2018 - 2020

Kế hoạch HĐ thích ứng BĐKH đến 2020

Đang thực hiện

32

3.1.2 Phát triển hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm ở các vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh

2018 - 2020

Chương trình MTQG giảm nghèo đến 2020

Đang thực hiện

3.1.3 Ưu tiên cho các vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội và trợ cấp lương thực, thực phẩm kịp thời khi cần thiết

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh

2018 - 2020

Chương trình MTQG giảm nghèo đến 2020

Đang thực hiện

3.1.4 Phát triển các mô hình tái chế các phế phụ phẩm trong sản xuất nông ng-hiệp, tái sử dụng nước, sử dụng năng lượng tái tạo được khuyến khích bằng chính sách và áp dụng rộng rãi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh

2018 - 2020

Kế hoạch HĐ thích ứng BĐKH đến 2020

Đang thực hiện

Nhiệm vụ 3.2

Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai

3.2.1 Nghiên cứu xác định tác động của thiên tai và các biện pháp phòng chống đối với sản xuất lương thực, thực phẩm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Nguyên vàMôi trường, UBND tỉnh

2018 - 2025

Chiến lược QGP-CGN Thiên tai 2007 - 2025

Đang thực hiện

33

3.2.2 Xây dựng các chương trình đầu tư hạ tầng (đê, kè, đập, hồ chứa...) cho các địa bàn xung yếu chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh

2018 - 2025

Chiến lược QGP-CGN Thiên tai 2007 - 2025

Đang thực hiện

Nhiệm vụ 3.3

Phát triển hệ thống cung ứng và tiêu dùng lương thực, thực phẩm bền vững

3.3.1 Phát triển hệ thống cung ứng phân phối lương thực, thực phẩm bao gồm hệ thống bán lẻ, đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng của người dân

Bộ Công Thương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, UBND tỉnh

2018 - 2020

Đề án Làm mới

3.3.2 Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ lương thực, thực phẩm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh

2018 - 2020

Nghị định, Đề án Liên kết đến 2020

Đang thực hiện

3.3.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm trang bị các kiến thức tiêu dùng cho người dân sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, tiết kiệm

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, UBND tỉnh

2018 - 2020

Kế hoạch

Làm mới

34

Nội dung IV

Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập

Nhiệm vụ 4.1

Tăng thu nhập cho người sản xuất nhỏ để tăng phúc lợi nông thôn và giảm nghèo bền vững

4.1.1 Tăng năng suất các loại cây trồng vật nuôi thông qua các hoạt động khuyến nông (áp dụng giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chế biến, ...);

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh

2018 - 2020

Chính sách TCC NN đến 2020

Đang thực hiện

4.1.2 Tăng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc áp dụng: giảm chi phí sản xuất, tăng cường cơ giới hóa sản xuất, liên kết chuỗi để nâng cao giá trị,...)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh

2018 - 2020

Chính sách TCC NN đến 2020

Đang thực hiện

4.1.3 Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ sản xuất cho những vùng chuyên canh nông nghiệp trọng điểm có sự tham gia của cộng đồng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh

2018 - 2020

Chính sách TCC NN đến 2020

Đang thực hiện

4.1.4 Hỗ trợ lao động nông thôn chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp ở địa phương có mức thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh

2018 - 2020

Chính sách TCC NN đến 2020

Đang thực hiện

35

4.1.5 Xây dựng hệ thống tiêu chí theo dõi, giám sát về tăng năng suất và thu nhập của hộ nông dân

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND tỉnh

2018 - 2019

Quyết định Bộ NNPT-NT

Làm mới

Nhiệm vụ 4.2

Phát triển kinh tế tập thể và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

4.2.1 Phát triển kinh tế tập thể trong đó nòng cốt là các hợp tác xã thông qua việc hoàn thiện cơ chế chính sách: đào tạo, tín dụng, đất đai, hạ tầng, bảo hiểm nông nghiệp,...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Liên minh HTX, UBND tỉnh

2018 - 2020

Đề án phát triển 15000 HTX đến 2020

Đang thực hiện

4.2.2 Đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trong nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương, Liên minh HTX, UBND tỉnh

2018 - 2020

Nghị định, Đề án Liên kết đến 2020

Đang thực hiện

4.2.3 Tạo cơ chế để thu hút đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ lương thực, thực phẩm ở các vùng khó khăn (Dự kiến 20 tỉnh có huyện nghèo)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBDT, UBND tỉnh

2018 - 2020

Chính sách TCC NN đến 2020

Làm mới

4.3 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và khuyến nông

36

4.3.1 Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi ở vùng khó khăn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh

2018 - 2020

kế hoạch

Đang thực hiện

4.3.2 Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh

2018 - 2020

kế hoạch

Đang thực hiện

Nội dungV

Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm

Nhiệm vụ 5.1

Hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp cho công tác quản lý, áp dụng khoa học công nghệ nhằm tổn thất và lãng phí lương thực, thực phẩm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Công Thương

2018 - 2020

Nghị định về cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch đến năm 2020

Đang làm

Nhiệm vụ 5.2

Khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ, phương thức quản lý nhằm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, UBND tỉnh

2018 - 2020

Nghị định về cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch đến năm 2020

Đang làm

37

Nhiệm vụ 5.3

Đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân sử dụng hợp lý, tiết kiệm chống lãng phí lương thực, thực phẩm

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, UBND tỉnh, các tổ chức chính trị XH

2018 - 2025

Kế hoạch tuyên truyền

Làm mới

Nhiệm vụ 5.4

Tăng cường năng lực chế biến, kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong sản xuất lương thực, thực phẩm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công Thương

2018 - 2020

Kế hoạch hành động ATTP đến 2020

Lồng ghép CT đang thực hiện

Nội dung VI

Hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia, Văn phòng thường trực

1 Hội nghị VPTT, BCĐ và Hội thảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành, đoàn thể có liên quan

2018 - 2025

Hội nghị, hội thảo

Làm mới

2 Tham quan, học tập kinh nghiệm

BCĐ Quốc gia, VP thường trực

Các bộ, ngành, đoàn thể cóliên quan

2018 - 2025

Làm mới

3 Kiểm tra, giám sát BCĐ Quốc gia, VP thường trực

Các bộ, ngành, đoàn thể có liên quan

2018 - 2025

Làm mới

38

39

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

QUYẾT ĐỊNH

Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam, giai đoạn 2016 – 2025

_________________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn

nạn đói” ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025 (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Quốc gia), gồm:

1. Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia: Phó Thủ tướng Chính phủ.

2. Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Các ủy viên:

a) Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Thứ trưởng Bộ Y tế.

c) Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

d) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016Số: 804/QĐ-TTg

40

đ) Thứ trưởng Bộ Tài chính.

e) Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

g) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

h) Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

i) Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

k) Thứ trưởng Bộ Công Thương.

l) Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

m) Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

n) Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

4. Các ủy viên mời:

a) Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

b) Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

c) 01 đại diện FAO tại Việt Nam.

d) 01 đại diện UNDP tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo danh sách cụ thể các Ủy viên Ban Chỉ đạo Quốc gia theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 1 Quyết định này trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành và cơ quan, tổ chức mời tham gia Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Điều 2. Ban Chỉ đạo Quốc gia có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ:

1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025 (gọi tắt là Chương trình hành động Quốc gia), chương trình, kế hoạch 05 năm, hàng năm và đột xuất để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện Chương trình hành động Quốc gia, kế hoạch hàng năm, 05 năm và đột xuất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Chỉ đạo các Bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách có liên quan đến Chương trình hành động Quốc gia.

4. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động toàn xã

41

hội, cả hệ thống chính trị vào thực hiện Chương trình hành động Quốc gia, kế hoạch 05 năm, hàng năm và đột xuất.

5. Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ giải pháp huy động nguồn lực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tăng thêm nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu Chương trình hành động Quốc gia, kế hoạch 05 năm, hàng năm và đột xuất.

6. Đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động Quốc gia; tiến hành sơ kết, tổng kết định kỳ, báo cáo thường xuyên và đột xuất với Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Quyền hạn của Ban Chỉ đạo Quốc gia:

1. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong quá trình tổ chức triển khai Chương trình hành động Quốc gia. Định kỳ 06 tháng 01 lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các nội dung liên quan và kiến nghị giải pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các nội dung vượt quá thẩm quyền.

2. Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo được quyền ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.

3. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Ủy viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Bộ, cơ quan mình phụ trách.

Điều 4. Chế độ làm việc, quy chế hoạt động, cơ quan thường trực, giúp việc Ban Chỉ đạo Quốc gia.

1. Ban Chỉ đạo Quốc gia làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia hoạt động kiêm nhiệm.

2. Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia ban hành Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo Quốc gia.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia, đầu mối thực hiện Chương trình hành động Quốc gia.

4. Giúp việc Ban Chỉ đạo Quốc gia có Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025 (gọi tắt là Văn phòng Thường trực Chương trình Không còn nạn đói ở Việt Nam) đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Văn phòng Thường trực Chương trìnhKhông còn nạn đói ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập.

5. Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định có Tổ chuyên viên liên ngành giúp việc Ban Chỉ đạo gồm lãnh đạo cấp Vụ, Cục thuộc các Bộ, ngành liên

42

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

Nơi nhận:- Như Điều 6;- Ban Bí thư Trung ương Đảng;- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;- Văn phòng Tổng Bí thư;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;- Văn phòng Quốc hội;- Toà án nhân dân tối cao;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Kiểm toán Nhà nước;- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo.- Lưu: VT, KTN (3b).KN

quan tham gia kiêm nhiệm.

6. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia do ngân sách nhà nước đảm bảo được cấp hàng năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định hiện hành.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia quy định tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

43

44

QUYẾT ĐỊNHBAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHƯƠNG

TRÌNH HÀNH ĐỘNG “KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI” Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI Ở VIỆT NAM

ĐẾN NĂM 2025Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng

Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;

Căn cứ Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban

chỉ đạo Quốc gia về Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày ký ban hành.Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc

Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận:- Như Điều 3;- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Các thành viên Ban chỉ đạo;- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;- Lưu: VT, BCĐQGKCNĐ (02b). Hg

BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG CÒN

NẠN ĐÓI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2018Số: 397/QĐ-BCĐQGKCNĐ

TRƯỞNG BANPHÓ THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Trịnh Đình Dũng

45

QUY CHẾHOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

“KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI” Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025(Ban hành kèm theo Quyết định số 397/QĐ-BCĐQGKCNĐ ngày 21 tháng 9 năm 2018 của

Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025)

Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc và

quan hệ công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo Quốc gia).

2. Quy chế này áp dụng đối với các Bộ, ngành và cơ quan, tổ chức là ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia.

Điều 2. Nguyên tắc làm việc1. Ban chỉ đạo Quốc gia làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của

Trưởng Ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia.2. Bảo đảm sự chủ động giải quyết nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo Quốc

gia và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình).

3. Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, đảm bảo kịp thời, chất lượng và hiệu quả.

4. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.

Chương IINHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN

CHỈ ĐẠO QUỐC GIAĐiều 3. Trưởng Ban Chỉ đạo1. Chỉ đạo toàn diện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo Quốc gia;

quyết định Chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia.

2. Phân công nhiệm vụ đối với Phó Trưởng ban chỉ đạo, các ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia;

46

chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia.

3. Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia.

4. Quyết định các vấn đề về chính sách, chiến lược của Chương trình.

5. Quyết định các vấn đề về kế hoạch hàng năm, trung hạn, 05 năm và dài hạn; phương hướng, cơ chế, chính sách, chương trình, dự án đối với Chương trình.

6. Chỉ đạo xây dựng, thực hiện các chính sách, chiến lược, chương trình Quốc gia liên quan đến Chương trình hành động không còn nạn đói và thực hiện các quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao/ủy quyền.

Điều 4. Phó trưởng Ban chỉ đạo(Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Giúp Trưởng ban chỉ đạo

thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, chương trình quốc gia, đề án, dự án liên quan đến Chương trình bảo đảm tính hiệu quả, lồng ghép và đồng bộ với các chiến lược, chương trình khác.

3. Tổ chức nghiên cứu về Chương trình, tham vấn, tư vấn các vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

4. Tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai Chương trình hành động Quốc gia; kiểm tra, báo cáo Trưởng Ban về sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình này.

5. Tham mưu cho Trưởng Ban đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ huy động nguồn lực, lập kế hoạch, chương trình Dự án để thực hiện Chương trình.

6. Chủ trì tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.

Điều 5. Các Ủy viên ban chỉ đạo Quốc gia1. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia.

a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

b) Tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách liên quan đến Chương trình thuộc phạm vi của Bộ, ngành, lĩnh vực mình phụ trách.

47

c) Thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Quốc gia trong lĩnh vực được giao; chỉ đạo lồng ghép các hoạt động của Chương trình trong các chiến lược, chương trình, đề án, dự án của Bộ, ngành mình; chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để xử lý những vấn đề có liên quan đến Chương trình này.

d) Tham dự đầy đủ các phiên họp, cùng Ban chỉ đạo Quốc gia xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia.

đ) Chịu trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia liên quan đến lĩnh vực Bộ, ngành và địa phương mình phụ trách.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác của Ban chỉ đạo Quốc gia theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các Ủy viên Ban chỉ đạo

a) Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy viên thường trực) trực tiếp giúp Trưởng Ban, Phó trưởng Ban chỉ đạo về quản lý, điều hành việc thực hiện Chương trình.

- Chỉ đạo việc tổng hợp kinh phí thực hiện Chương trình, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan huy động và cân đối nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện chương trình.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

b) Ông Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình; Chủ trì nội dung của các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại nhiệm vụ số 1, số 2 của Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các nội dung hoạt động được giao quản lý của Chương trình.

- Lập kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan huy động và cân đối nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện Chương trình.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung được giao của Chương trình.

- Tổng hợp kết quả thực hiện các dự án, mô hình báo cáo cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia để tổng hợp chung báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo.

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

c) Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

48

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện chương trình. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương trình theo chức năng nhiệm vụ của Bộ;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương lồng ghép nội dung hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo từ chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo với Chương trình;

- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan huy động và cân đối nguồn vốn của ngành để tổ chức thực hiện Chương trình;

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

d) Ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan huy động và bố trí các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình.

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình. Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương trình theo chức năng nhiệm vụ của Bộ.

đ) Ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính

- Tổng hợp, cân đối vốn sự nghiệp thuộc ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình theo Luật ngân sách nhà nước,

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình;

- Tổng hợp báo cáo theo quy định.

e) Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao

- Phối hợp với các các Bộ, ngành có liên quan huy động tài trợ Quốc tế cho các hoạt động của Chương trình;

- Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về xóa đói, giảm nghèo, cải thiện dinh dưỡng và phát triển nông nghiệp bền vững.

g) Ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, kế hoạch để triển khai thực hiện Chương

49

trình. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của Chương trình theo chức năng nhiệm vụ của Bộ;

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tuyên truyền thực hiện Chương trình;

- Tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

h) Các Ủy viên khác của Ban chỉ đạo Quốc gia: Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn chung của Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này và nhiệm vụ khác theo phân công cụ thể của Trưởng Ban Chỉ đạo.

Điều 6. Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo

Quốc gia, đầu mối thực hiện Chương trình.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia, tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Tổng hợp kinh phí chung của Chương trình gửi Bộ Tài chính để cân đối, bố trí, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch hàng năm và theo từng giai đoạn.

4. Giúp Ban chỉ đạo Quốc gia tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động Quốc gia.

5. Chỉ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất, trình Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia và các chương trình, dự án, đề án các hoạt động của Chương trình.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo giao.

Điều 7. Giúp việc của Ban chỉ đạo Quốc gia1. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không

còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 là cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo Quốc gia đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn).

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm và được cấp thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn) theo quy định hiện hành.

2. Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia quyết định có Tổ chuyên

50

viên liên ngành giúp việc Ban chỉ đạo Quốc gia gồm lãnh đạo cấp Vụ, Cục thuộc các Bộ, ngành có liên quan tham gia kiêm nhiệm.

3. Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia chỉ định/phân công cơ quan làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Quốc gia tại Bộ, ngành mình; cử cán bộ phụ trách và thông báo cụ thể về Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 để phối hợp thực hiện.

Chương IIICHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 8. Các cuộc họp của Ban chỉ đạo Quốc gia1. Ban chỉ đạo họp định kỳ 6 tháng, năm hoặc đột xuất theo quyết định của Trưởng

Ban chỉ đạo hoặc thông qua lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản.

2. Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Trưởng ban chỉ đạo quyết định triệu tập cuộc họp thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia.

3. Trưởng Ban chỉ đạo quyết định triệu tập cuộc họp mở rộng có sự tham gia của người đứng đầu cơ quan chủ trì thực hiện chiến lược, chương trình, đề án dự án có liên quan Chương trình.

4. Văn phòng thường trực Chương trình chuẩn bị nội dung, chương trình và các điều kiện cần thiết cho cuộc họp của Ban chỉ đạo Quốc gia.

Điều 9. Chế độ làm việc và cơ chế phối hợp1. Trưởng Ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia làm việc

theo chế độ kiêm nhiệm.

2. Ban chỉ đạo quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất, các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia chịu trách nhiệm về phần việc được phân công; Trưởng Ban hoặc người được Trưởng Ban ủy quyền quyết định các vấn đề của Ban chỉ đạo Quốc gia.

3. Trưởng Ban triệu tập và chủ trì các phiên họp thường kỳ 6 tháng một lần và các phiên họp đột xuất khi cần thiết. Trưởng Ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng Ban chủ trì các phiên họp. Các thành viên có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban chỉ đạo Quốc gia và chuẩn bị nội dung báo cáo theo quy định.

Điều 10. Chế độ thông tin báo cáo1. Các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia báo cáo Trưởng ban chỉ đạo theo các hình

thức: Báo cáo trực tiếp, báo cáo bằng văn bản, báo cáo thông qua phiên họp định kỳ và đột xuất của Ban chỉ đạo Quốc gia.

51

2. Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, chiến lược, kế hoạch hành động có liên quan đến Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 chịu trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm), báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Quốc gia.

3. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 có trách nhiệm xây dựng báo cáo 06 tháng và báo cáo hàng năm về hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia.

Chương IVTỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và các Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia, Văn phòng thường trực Chương trình không còn nạn đói ở Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

Điều 12. Trong quá trình thực hiện Quy chế, những vấn đề phát sinh hoặc cần sửa đổi, bổ sung do Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia xem xét, quyết định./.

52

54 Hà Nội, tháng 11 năm 2018

ISG - CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ QUỐC TẾTầng 1, nhà B4, số 2 Ngọc Hà, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: (84 - 4) 37711736 Email: [email protected]: (84-4) 37713071 Website: www.isgmard.org.vn

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” đến năm 2025Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Bộ Nông nghiệp và PTNTNhà B6 - Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà NộiĐiện thoại: 024.38438794 / Fax: 024.38438791Email:[email protected]