hanoi neighborhood park_report_vn (1)

79
Qun lý đô thtrong bo tn và qun lý vườn hoa/ sân chơi khu dân trong các qun ni đô Hà Ni Tác giả: Nguyễn Thị Hiền Hà Nội, tháng 3 năm 2015

Upload: phi-phi

Post on 23-Jan-2018

70 views

Category:

Business


3 download

TRANSCRIPT

Quản lý đô thị trong bảo tồn và quản lý

vườn hoa/ sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội

Tác giả: Nguyễn Thị Hiền

Hà Nội, tháng 3 năm 2015

i

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Hiền – Nghiên cứu viên chính, người viết báo cáo Trần Huy Ánh – Nghiên cứu viên Trần Thị Mỹ Dung – Nghiên cứu viên Trần Thị Kiều Thanh Hà – Nghiên cứu viên Đinh Đăng Hải – Nghiên cứu viên Người hiệu đính: Kristie Daniel Debra Efroymson Nghiên cứu này do Quỹ Châu Á tài trợ. Các nhận định trong báo cáo này hoàn toàn là của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của Quỹ Châu Á.

ii

MỤC LỤC Danh mục các hình ............................................................................................................................. v

Danh mục các bảng ............................................................................................................................ v

Danh mục viết tắt ............................................................................................................................. vi

Tóm tắt ............................................................................................................................................ vii

1. Giới thiệu ...................................................................................................................................1

1.1. Cơ sở ..............................................................................................................................1

1.2. Mục tiêu ..........................................................................................................................2

1.3. Cách tiếp cận và phương pháp luận .................................................................................3

2. Khung pháp lý .............................................................................................................................4

2.1. Các chính sách của chính phủ ...........................................................................................4

Chính quyền thành phố đã chủ động xây dựng Thủ đô thành thành phố xanh và lành mạnh vì người dân .4

Chồng chéo, cạnh tranh, kẽ hở và mâu thuẫn giữa các chính sách ...............................................................6

Biện pháp chính sách chưa đủ để đạt được các mục tiêu về vườn hoa/sân chơi khu dân cư ......................7

Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô thị toàn diện, trong đó quy hoạch cây xanh là một

phần không thể tách rời .................................................................................................................................8

2.2. Quy định luật pháp ..........................................................................................................8

Hệ thống pháp luật về quy hoạch đô thị đang tiến bộ nhằm đáp ứng với các thay đổi ................................8

Hướng dẫn quy hoạch chưa đủ hoặc thiếu thực tế cho vườn hoa/sân chơi trong các khu ở cũ ..................9

Các thuật ngữ thiếu nhất quán trong các văn bản quy phạm pháp luật ..................................................... 10

Quy định về quản lý nhà chung cư chưa tạo điều kiện cho địa điểm hội họp/vui chơi .............................. 11

Thiếu minh bạch trong quản lý đất công ..................................................................................................... 11

Qúa trình quy hoạch đô thị thiếu sự tham gia của người dân .................................................................... 13

3. Phân tích các bên liên quan ....................................................................................................... 15

3.1. Cơ cấu tổ chức chính quyền............................................................................................ 15

Cơ chế quy hoạch và quản lý cây xanh chưa đề cập đến vai trò của chính quyền cấp phường, trong khi họ

đang thực sự quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư................................................................................. 15

Chồng chéo về chức năng và thiếu sự điều phối/hợp tác giữa các ngành và các cấp chính quyền trong quy

hoạch và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư ....................................................................................... 17

Nhận thức của chính quyền về tầm quan trọng của vườn hoa/sân chơi khu dân cư chưa cao ................. 18

Thiếu một cơ quan quản lý hệ thống thông tin tích hợp của thành phố .................................................... 19

3.2. Người dân ..................................................................................................................... 20

iii

Người dân có nhận thức tốt về giá trị của vườn hoa/sân chơi khu dân cư ................................................ 20

Người dân biết rõ đất công đang được sử dụng và có thể được sử dụng tốt nhất như thế nào ............... 21

Người dân thiếu cơ hội để tham gia đầy đủ ................................................................................................ 21

3.3. Các bên liên quan khác .................................................................................................. 21

3.3.1. Các tổ chức chính trị-xã hội ............................................................................................ 21

Các tổ chức chính trị-xã hội chưa phát huy đầy đủ vai trò giám sát ........................................................... 22

3.3.2. Các tổ chức phi chính phủ trong nước ............................................................................ 22

Các tổ chức phi chính phủ trong nước có ảnh hưởng hạn chế tới chính sách ............................................ 22

3.3.3. Các cơ quan nghiên cứu ................................................................................................. 23

Các viện thuộc Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong đề xuất chính sách, chứ không phải là các cơ

quan độc lập ................................................................................................................................................ 23

3.3.4. Các cơ sở đào tạo .......................................................................................................... 23

Các cơ sở đào tạo cung cấp kiến thức hạn chế về quy hoạch và quản lý cây xanh khu dân cư .................. 23

3.3.5. Các cơ quan truyền thông .............................................................................................. 23

Truyền thông thúc đẩy các không gian công cộng chưa có hệ thống ......................................................... 23

3.3.6. Các tổ chức quốc tế ........................................................................................................ 23

Ít tổ chức quốc tế quan tâm tới vườn hoa/sân chơi khu dân cư ................................................................ 23

3.3.7. Khu vực tư nhân ............................................................................................................ 24

Các doanh nghiệp quan tâm đến lợi nhuận nhưng cũng có thể đóng góp xã hội ...................................... 24

4. Hiện trạng vườn hoa/sân chơi khu dân cư tại Hà Nội ................................................................ 25

4.1. Hiện trạng chung ........................................................................................................... 25

Đất công bị lấn chiếm để sử dụng cá nhân.................................................................................................. 25

Thiếu vườn hoa/sân chơi khu dân cư .......................................................................................................... 26

Vườn hoa/sân chơi khu dân cư hiện có không được quy hoạch/thiết kế/đầu tư/quản lý tốt ................... 32

Đất công còn lại phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nhu cầu sử dụng khác nhau ............................... 34

4.2. Hiện trạng trong các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước ............................................. 35

Đất công trong các khu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị lấn chiếm vì lợi ích cá nhân .............................. 35

Các nỗ lực tái phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nhằm tạo quỹ đất công dành cho công viên/sân

chơi vẫn chưa thành công ........................................................................................................................... 36

4.3. Hiện trạng trong các khu nhà ở tự xây ........................................................................... 36

Các khu nhà ở tự xây thiếu nghiêm trọng đất công để làm vườn hoa/sân chơi ......................................... 36

Khu vực nhà ở tự xây khó có thể đạt được mục tiêu về vườn hoa/sân chơi .............................................. 37

iv

4.4. Hiện trạng ở trong các "khu đô thị mới" ......................................................................... 37

Vườn hoa/sân chơi không được quy hoạch/đầu tư đầy đủ ....................................................................... 37

Không gian cộng đồng bị lấn chiếm để thu lợi cá nhân ............................................................................... 38

5. Một số câu chuyện ................................................................................................................... 39

5.1. Câu chuyện thứ nhất: Lập bản đồ cộng đồng không gian công cộng - trường hợp của phường Hạ

Đình 39

5.2. Câu chuyện thứ hai: Hợp tác xã nhà ở Thụy Điển về quản lý nhà chung cư ...................... 43

5.3. Câu chuyện thứ ba: Mô hình hợp tác Nhà nước - Người dân - Doanh nghiệp – xây dựng sân chơi ở

phường Thượng Đình ............................................................................................................... 44

5.4. Câu chuyện thứ tư: Mô hình sáng tạo trong kiến tạo sân chơi - Sân chơi dành cho người nghèo

nhập cư tại Bãi Giữa Sông Hồng ................................................................................................ 47

5.5. Câu chuyện thứ năm: Quyết tâm của lãnh đạo thành phố Hội An trong tạo dựng sân chơi51

6. Kết luận và kiến nghị................................................................................................................. 56

6.1. Kết luận ......................................................................................................................... 56

6.2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 57

6.2.1. Chính quyền trung ương ................................................................................................ 57

Cải thiện chính sách và các quy định pháp luật .......................................................................... 57

Cải thiện quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh và quy hoạch nâng cấp đô thị .................... 58

6.2.2. Chính quyền thành phố Hà Nội ....................................................................................... 59

Xây dựng Chương trình nâng cấp đô thị và Kế hoạch hành động nâng cấp đô thị thành phố Hà Nội, trong

đó một mạng lưới vườn hoa/sân chơi khu dân cư là một phần không thể tách rời .................... 59

Bổ sung vào Quy hoạch Cây xanh Hà Nội cây xanh các biện pháp cụ thể để phát triển vườn hoa/sân chơi

khu dân cư ............................................................................................................................... 59

Cải thiện hệ thống quy hoạch và quản lý công viên/ vườn hoa/ sân chơi .................................... 59

Cải thiện quy hoạch và quản lý sử dụng đất để đảm bảo có đất công cho dành cho vườn hoa/sân chơi

khu dân cưi .............................................................................................................................. 60

Thiết lập hệ thống quản lý thông tin thống nhất của thành phố để quy hoạch và quản lý đô thị tốt hơn

60

Huy động đất có sẵn, các nguồn lực và sáng kiến cho việc tạo ra/cải thiện vườn hoa/sân chơi khu dân cư

60

6.2.3. Các bên liên quan khác .................................................................................................. 61

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................... 63

Phụ lục ......................................................................................................................................................... 66

v

Phụ lục 1 Danh sách những người được phỏng vấn ................................................................ 66

Phụ lục 2 Những thay đổi trong sử dụng đất của phường Hạ Đình qua thời gian .................... 67

Danh mục các hình Hình 1 Quy hoạch chi tiết sử dụng đất quận Hai Bà Trưng ................................................................................ 12

Hình 2 Cơ cấu quản lý cây xanh và công viên ở cấp thành phố .......................................................................... 16

Hình 3 Cơ cấu quản lý cây xanh và công viên ở cấp quận .................................................................................. 16

Hình 4 Cơ cấu quản lý vườn hoa/sân chơi ở cấp khu dân cư ............................................................................. 17

Hình 5 Diện tích không gian xanh trung bình đầu người ở các thành phố trên thế giới. ................................... 30

Hình 6 Chỉ có ít mặt nước và sân chơi còn lại trong các phường nội đô ............................................................ 32

Hình 7 Sân chơi nhỏ với các thiết bị chơi nghèo nàn .......................................................................................... 33

Hình 8 Sân chơi bị chiếm dụng để gửi và rửa xe gắn máy .................................................................................. 34

Hình 9 Cộng đồng tham gia bảo vệ và nâng cấp không gian công cộng ............................................................. 42

Hình 10 Sân chơi cộng đồng của các tòa nhà chung cư .................................................................................... 44

Hình 11 Sân chơi ở Tổ 38A phường Thượng Đình ............................................................................................ 45

Hình 12 Xây dựng sân chơi ở Bãi Giữa sông Hồng ............................................................................................ 50

Hình 13 Các sân chơi mới ở Hội An ................................................................................................................... 54

Danh mục các bảng Bảng 1 Tình hình hiện tại so với các mục tiêu cho năm 2030 ................................................................................7

Bảng 2 Các văn bản pháp luật có liên quan chính ..................................................................................................9

Bảng 3 Hiện trạng công viên và vườn hoa tại các quận nội đô ........................................................................... 26

Bảng 4 Diện tích công viên/vườn hoa hiện nay trong tương quan với dân số hiện nay và dân số dự báo ở nội

đô Hà Nội ................................................................................................................................................................. 28

Bảng 5 Các khu nhà ở do nhà nước xây dựng trước khi có Pháp lệnh Nhà ở năm 1991 .................................... 35

vi

Danh mục viết tắt

ACCD Trung tâm Hành động vì Sự Phát triển Đô thị ACVN Hiệp hội các Đô thị Việt Nam ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á AF Quỹ Châu Á CECR Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng DoC Sở Xây dựng DoNRE Sở Tài nguyên và Môi trường ENDA Trung tâm Hành động vì Môi trường và Phát triển Cây xanh Thuật ngữ viết tắt của "cây xanh sử dụng công cộng" GRC Trung tâm Nghiên cứuToàn cầu hóa , Đại học Hawaii Quy hoạch Cây xanh Hà Nội Quy hoạch Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ Hà Nội đến năm 2030, Tầm

nhìn đến năm 2050 HAU Đại học Kiến trúc Hà Nội HB Tổ chức HealthBridge HCMC Thành phố Hồ Chí Minh HDPA Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội HPC Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội LIN Trung tâm Phát triển Cộng đồng MoC Bộ Xây dựng MoNRE Bộ Tài nguyên và Môi trường NA Quốc hội NGO Tổ chức phi chính phủ PADDI Trung tâm Prospective et d'Etudes Urbaines PC Ủy ban Nhân dân PM Thủ tướng QCVN Quy chuẩn Việt Nam SDC Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy sỹ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VAA Hội Kiến trúc sư Việt Nam VIUP Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn Việt Nam VUDA Cục Phát triển Đô thị Việt Nam VUF Diễn đàn Đô thị Việt Nam VUPDA Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam VUUP Chương trình Nâng cấp Đô thị Việt Nam VWU Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới WHO Tổ chức Sức khỏe Thế giới 1 USD 21.000 VND

vii

Tóm tắt

1. Giới thiệu Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng cần đảm bảo sự bền vững. Thành phố Hà Nội đã được mở rộng lãnh thổ hơn khoảng ba lần so với trước kia, đòi hỏi phải sử dụng đất hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bao gồm cả những người sống trong các quận nội đô lịch sử, nơi có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư là môi trường vật thể,và cũng là không gian xã hội, nơi mọi người đến thư giãn, tập thể dục và tương tác với nhau. Nằm không xa các nhà ở, chúng có lợi thế trong việc thu hút người dân đến thường xuyên hơn so với các công viên lớn hơn, nhưng ở xa hơn. Nghiên cứu này có mục đích cung cấp một phân tích hiện trạng về việc bằng cách nào và tại sao không gian công cộng đã bị mất đi hoặc xuống cấp; và xây dựng một chiến lược thực tế nhằm tăng số lượng và chất lượng của chúng tại các quận nội đô của Hà Nội. 2. Khung pháp lý và thể chế Chính quyền thành phố Hà Nội đã chủ động trong việc lập chính sách nhằm tạo ra một thành phố xanh và lành mạnh cho người dân. Quy hoạch Cây xanh Hà Nội có mục đích biến Thủ đô thành một thành phố xanh, sạch, giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng sống cho người dân. Mục tiêu của nó bao gồm cung cấp cho khu vực nội đô các công viên đô thị nhằm đạt được diện tích công viên trung bình 3,92m

2/người; và các vườn hoa ở cấp đơn vị ở đạt

mức 1m2/người.

Một số chính sách về công viên/ sân chơi/ sân thể thao đã được thông qua. Có sự chồng chéo, các kẽ hở, cạnh tranh và mâu thuẫn giữa các chính sách này. Nhu cầu sử dụng đất của nhiều chính sách công tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt vì quỹ đất công vốn khan hiếm. Trong khi Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đưa ra các biện pháp tạo thêm quỹ đất công dành cho các tiện ích công cộng, thì có một chính sách khác nhằm bán đấu giá các lô đất công còn lại cho các nhà đầu tư tư nhân. Chưa có biện pháp chính sách phù hợp để đạt được các mục tiêu đặt ra cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Các

biện pháp của Quy hoạch Cây xanh Hà Nội 1) di dời các cơ sở công nghiệp, và 2) nâng cấp các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đã và đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại về chi phí, thời gian và cả sự trì hoãn của các đối tượng phải di dời. Thậm chí nếu thành công, các biện pháp này sẽ chỉ có thể mang lại vườn hoa/sân chơi khu dân cư cho những người sống gần đó, mà không phải cho những người ở xa hơn. Chính sách này cũng không có dòng ngân sách dành cho các không gian nói trên. Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô thị toàn diện, trong đó một hệ thống cây xanh phân tầng là không thể tách rời. Thiếu nó, chính quyền các cấp thấp hơn có thể muốn bán đấu giá các lô đất công nếu họ tin rằng nhu cầu sử dụng đất công ở cấp quản lý của họ đã được đáp ứng đủ; trong khi đất cộng có thể cần cho các tiện ích công ở cấp thành phố. Khung pháp lý về quy hoạch và quản lý đô thị đã phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thay đổi. Một số quy định pháp luật nêu bật tầm quan trọng của cây xanh đô thị và hướng dẫn việc lập quy hoạch cho nó. Hướng dẫn quy hoạch vườn hoa/sân chơi hiện nay còn chưa đủ và thiếu thực tế, đặc biệt là cho các khu nhà ở cũ. Các luật đều tập trung vào quy hoạch các khu đô thị mới và các dự án nhà ở mới, nhưng không đề cập đầy đủ đến việc đảm bảo cơ sở hạ tầng xã hội và về nâng cấp đô thị. Quy chuẩn quy hoạch đặt ra yêu cầu cao một cách thiếu thực tế cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong các khu ở cũ; trong khi quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch sân chơi lại chưa có. Các từ ngữ sử dụng trong các văn bản pháp luật liên quan đến quy hoạch cây xanh còn thiếu đồng bộ. Các tài liệu khác nhau sử dụng các định nghĩa khác nhau về cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn dạo, sân chơi, sân thể thao v.v. dẫn đến dữ liệu không chính xác và không đồng bộ cho mục đích quy hoạch và quản lý. Quy định về quản lý chung cư chưa tạo điều kiện về không gian cho các hoạt động cộng đồng. Luật Nhà ở dành quyền lực đáng kể cho Ban Quản lý nhà của thành phố (trong trường hợp nhà ở xã hội) và các nhà đầu tư (trong trường hợp nhà ở thương mại), những người này thường chiếm dụng các diện tích chung để kiếm lời,

viii

trong khi người dân không có không gian để tụ tập vui chơi. Công tác quản lý đất công còn thiếu minh bạch. Bản đồ sử dụng đất quy mô quá nhỏ gây khó khăn cho việc đánh dấu những thay đổi trong sử dụng đất. Cấp chính quyền cao hơn thường dựa trên các thông tin được cung cấp bởi các cấp thấp hơn cho việc ra quyết định, mà thiếu công cụ thích hợp để kiểm tra chéo. Đất công có thể được lãnh đạo của cơ quan giữ đất bán cho tư nhân để kiếm lợi riêng. Quá trình quy hoạch đô thị thiếu sự tham gia của người dân. Thông tin không được công bố đầy đủ, giới hạn hẹp của các bên liên quan được mời tham gia, các bước thiếu hợp lý trong quá trình quy hoạch đô thị cần có sự tham gia của người dân, và việc thiếu cơ chế phản hồi là những ví dụ về các trở ngại. 3. Các bên liên quan Quy chế Quản lý Cây xanh đô thị, Công viên, Vườn hoa, Vườn thú Hà Nội bỏ qua chính quyền phường là cơ quan đang thực sự quản lý các vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa một số ban ngành của thành phố chịu trách nhiệm về quy hoạch sử dụng đất, trong khi sự phối hợp giữa các ngành đó còn yếu. Ngoài ra còn có sự thiếu thống nhất về lãnh thổ giữa 1) quy hoạch đô thị và 2) quản lý thực hiện quy hoạch đô thị, trong đó lãnh thổ của nhiệm vụ đầu tiên được giới hạn bởi những con đường, trong khi đó nhiệm vụ thứ hai được thực hiện theo địa giới hành chính. Nhận thức của chính quyền về sự cần thiết phải phát triển vườn hoa/sân chơi còn thấp. Quy hoạch Cây xanh Hà Nội dành ưu tiên phát triển các công viên lớn, chứ không phải là vườn hoa cấp khu dân cư. Chính quyền cấp phường cũng có những ưu tiên khác cao hơn so với việc đảm bảo có vườn hoa/sân chơi cho người dân. Một số chính quyền phường cho thuê đất công cho các hoạt động thương mại. Chưa có một cơ quan chính quyền chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin tích hợp của thành phố. Các phòng ban khác nhau của thành phố có nghĩa vụ cung cấp thông tin của ngành mình. Thiếu một cơ quan như vậy, quy hoạch cây xanh sẽ phải đối mặt với 1) thiếu thông tin đầy đủ, 2) thông tin không đáng tin cậy, và 3) việc chia sẻ thông tin không hiệu quả. Người dân hiểu rõ giá trị của vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Họ mong muốn tham gia phát triển và quản lý của các

không gian này, do họ biết rõ đất công đang được sử dụng như thế nào và làm thế nào để nó có thể được sử dụng theo cách tốt nhất, nhưng họ lại không có đủ cơ hội để tham gia, đặc biệt là người di cư có thu nhập thấp. Các bên liên quan phi chính phủ khác có ảnh hưởng hạn chế đến các quyết định chính sách. Các tổ chức chính trị-xã hội chưa đủ tích cực trong các hoạt động cộng đồng. Có ít tổ chức trong nước làm việc về vấn đề này. Họ còn phải đối mặt với sự non yếu trong phối hợp, cũng như thiếu ngân sách. Họ được mời bình luận về các chính sách chỉ khi tài liệu chính sách đã được soạn thảo xong, chứ không phải trong giai đoạn thu thập thực tế; và quan điểm của họ không phải lúc nào cũng được chính quyền xem xét một cách nghiêm túc. Các viện nghiên cứu của nhà nước, chứ không phải là viện nghiên cứu độc lập, đóng vai trò quan trọng trong đề xuất các chính sách mới. Các cơ sở đào tạo cung cấp kiến thức hạn chế về quy hoạch và quản lý cây xanh. Các phương tiện truyền thông tham gia thúc đẩy các không gian công cộng một cách thiếu hệ thống. Có ít các cơ quan quốc tế quan tâm đến vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Các doanh nghiệp quan tâm đến lợi nhuận, nhưng cũng có thể đóng góp xã hội. 4. Hiện trạng Hiện trạng chung Từ khi Đổi Mới vào năm 1986, nhà ở mọc lên như nấm. Khi quản lý đô thị bị buông lỏng, đất công bị lấn chiếm để làm nhà ở và cho các mục đích cá nhân khác, dẫn đến sự biến mất của các vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư đang rất thiếu. Trong khu vực nội đô, các công viên và vườn hoa chỉ bao phủ 1,92% tổng diện tích đất. Diện tích công viên/vườn hoa trung bình hiện nay chỉ là 2.08m

2/người, và diện tích vườn hoa

khu dân cư chỉ là 0.63m2/người. Trong mỗi phường được

nghiên cứu có rất ít vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư không được quy hoạch, thiết kế và đầu tư tốt. Nhiều sân chơi được thiết lập trên các mảnh đất công còn lại mà không tuân theo bản vẽ quy hoạch đô thị nào đã được phê duyệt. Chúng thường có diện tích nhỏ, nhiều khi không an toàn cho tiếp cận từ góc độ lưu hành giao thông. Các thiết bị chơi thường đơn sơ, có chất lượng thấp, đã xuống cấp, không được bố trí hợp lý. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư không được quản lý tốt. Trong khi chúng có thể do chính quyền phường hay cộng đồng quản lý, hầu hết các sân chơi cũng đang bị

ix

chiếm đoạt cho các mục đích khác hoặc không được duy trì tốt. Đất công còn lại đang đối mặt với một số dạng cạnh tranh về nhu cầu sử dụng, bao gồm 1) cạnh tranh giữa việc sử dụng đất cho các tiện ích công và chính sách bán đấu giá các lô đất công cho các nhà đầu tư tư nhân, và 2) cạnh tranh trong sử dụng đất giữa các tiện ích công. Hiện trạng trong các khu nhà thuộc sở hữu nhà nước Trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ trước, những người thuê căn hộ nhà nước đã cố gắng mở rộng diện tích nhà ở, lấn chiếm diện tích đất công. Một số căn hộ thấp tầng đã được người thuê xây lại và trở thành nhà tự xây. Các không gian còn lại cũng bị chiếm đoạt cho các mục đích khác, hoặc đã được xây xen bằng nhà tạm thời hoặc nhà kiên cố. Những nỗ lực để tái phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cũ nhằm tạo ra quỹ đất cho vườn hoa/sân chơi cho tới nay vẫn chưa thành công. Hiện trạng trong các khu nhà ở tự xây Các khu nhà ở tự xây bao phủ diện tích rộng nhất, có tỷ trọng dân số cao nhất, thường nằm ở xa các trục đường lớn và thiếu đất công cho vườn hoa/sân chơi do có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao. Các khu nhà ở tự xây khó có thể đạt được mục tiêu tạo ra các vườn hoa/sân chơi mà chính sách nhà nước lập cho chúng, vì điều này sẽ đòi hỏi di dời rất nhiều. Hiện trạng trong các khu đô thị mới Trong các khu đô thị mới, vườn hoa/sân chơi không được quy hoạch hoặc đầu tư đầy đủ. Các nhà đầu tư thường cố gắng tăng mật độ xây dựng và diện tích sàn, hoặc cho thuê đất để đạt được lợi nhuận nhiều hơn, thay vì cung cấp các tiện ích công cộng. Nhiều doanh nghiệp thuê tầng trệt mở rộng khu vực dịch vụ sang không gian công cộng, cản trở việc đi lại và các hoạt động của người dân. Nhiều người sống trong nhà chung cư không có không gian cộng đồng ở bên trong tòa nhà. 5. Các câu chuyện Câu chuyện số 1: Lập bản đồ cộng đồng không gian công cộng - Trường hợp của phường Hạ Đình là một ví dụ thành công về một cộng đồng tham gia xác định, lập bản đồ khảo sát không gian công cộng, xây dựng đề án cộng đồng, đàm phán với chính quyền và đầu tư kinh phí để biến những không gian này thành vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Để thực hiện điều này, nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng là cần thiết.

Câu chuyện số 2: Hợp tác xã Nhà ở Thụy Điển về quản lý nhà chung cư giới thiệu một mô hình mới về quản lý nhà chung cư, trong đó các cư dân thành lập hợp tác xã nhà ở của mình để tự thực hiện hầu hết các dịch vụ nhà ở cho chính họ, trong khi thuê nhà thầu làm các dịch vụ còn lại với chất lượng cao và chi phí hợp lý, với việc ra quyết định dựa trên các nghị quyết của các thành viên. Câu chuyện số 3: Mô hình hợp tác nhà nước-người dân-doanh nghiệp – Tạo sân chơi tại phường Thượng Đình trình bày một quan hệ đối tác thành công giữa các tác nhân trên trong việc phát triển sân chơi. Trong mô hình này, chính quyền đã đóng góp hỗ trợ về chủ trương, kỹ thuật và tài chính; nhà thầu cộng đồng đã thi công không vì lợi nhuận, lại cung cấp việc làm cho các thành viên của cộng đồng; trong khi người dân tham gia vào quá trình thiết kế và xây dựng, đóng góp tài chính, vật liệu, và duy trì sân chơi một cách bền vững. Câu chuyện số 4: Mô hình sáng tạo trong xây dựng sân chơi - Sân chơi dành cho người nhập cư nghèo tại Bãi Giữa Sông Hồng nói về cách làm sân chơi sáng tạo và giá rẻ cho trẻ em được chơi miễn phí, sử dụng các vật liệu tái chế và lao động tình nguyện, trong sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng, và sử dụng một cách hiệu quả mạng xã hội để huy động, học hỏi, phối hợp và chia sẻ. Câu chuyện số 5: Chính quyền đi đầu trong việc tạo ra sân chơi - Ví dụ về thành phố Hội An cho một ví dụ về sự cam kết của chính quyền thành phố về cung cấp sân chơi cho mỗi phường, thông qua các nghị quyết và kế hoạch hành động, cũng như về quá trình học hỏi của họ trong khi thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. 6. Kết luận và kiến nghị Chính quyền trung ương Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia đã được phê duyệt cần được xem xét lại nhằm đảm bảo có đủ vườn hoa và sân chơi cho các khu dân cư. Luật Đô thị Quy hoạch, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Thủ đô cần đề cập thích đáng hơn về hạ tầng xã hội, bao gồm các vườn hoa/sân chơi khu dân cư; về quy hoạch nâng cấp đô thị với các quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch linh hoạt hơn; và về một cơ chế tham gia của người dân tốt hơn. Ngoài ra, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất trong các đô thị cần được sáp nhập lại với nhau để trở thành trách nhiệm của Bộ Xây dựng, nhằm tránh sự chồng chéo trách nhiệm giữa Bộ này và Bộ TN & MT.

x

Các quy chuẩn/tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch phải được tạo ra 1) cho sân chơi, có quy định diện tích tối thiểu và danh sách các tiện ích tối thiểu; và 2) cho công tác nâng cấp đô thị, đặc biệt là đối với khu vực nội đô của Hà Nội. Các thuật ngữ về cây xanh sử dụng công cộng nên được thống nhất hóa để đảm bảo các thông tin thu thập được là đồng bộ. Bên cạnh đó, cần có thông số kỹ thuật nhằm tách khái niệm sân chơi ra khỏi khái niệm công viên/vườn hoa, cây xanh đường phố, sân thể thao v.v. để sử dụng trong các bản đồ địa chính cho mục đích kiểm kê, thống kê sử dụng đất công. Chính quyền Thành phố Hà Nội Một Chương trình Nâng cấp Đô thị cho Hà Nội cần được xây dựng, trong đó mạng lưới các vườn hoa/sân chơi khu dân cư là một phần không thể tách rời. Quy hoạch Cây xanh Hà Nội cần được bổ sung nội dung liên quan đến vườn hoa, sân chơi ở cấp đơn vị ở. Để tránh chồng chéo, chức năng lập quy hoạch sử dụng đất của Sở TN & MT và chức năng lập quy hoạch cây xanh của Sở Xây dựng nên được chuyển thành trách nhiệm chỉ của Sở QH KT. Ngoài ra, cơ chế quản lý công viên đô thị cần được cải thiện, trong đó có vai trò của chính quyền phường và phải có sự điều phối và báo cáo tốt hơn giữa các cơ quan. Đối với các vườn hoa/sân chơi khu dân cư hiện hữu, cần có các cuộc thảo luận giữa chính quyền phường và cộng đồng về việc làm thế nào để chúng có thể được quản lý tốt hơn. Cán bộ phường phụ trách các vấn đề xã hội và văn hoá cũng cần tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ em. Công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất cần được cải thiện để đảm bảo có đất dành cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Cần kiểm kê các vườn hoa/sân chơi hiện có. Việc kiểm kê đất công nên có sự tham gia của người dân và kết quả phải được công khai cho người dân góp ý. Chính sách hiện hành về đấu giá đất công trong khu vực nội đô nên được dừng lại cho đến khi thành phố đã giao đất đủ đất công cho các tiện ích xã hội ở tất cả các cấp phường, quận và thành phố. Các nhu cầu sử dụng đất công khác nhau nên được xem xét trong sự điều phối tốt. Một hệ thống quản lý thông tin dùng chung cho nhu cầu quy hoạch và quản lý đô thị cần được thành lập ở cấp thành phố để chứa các dữ liệu và thông tin đa ngành trong đó có cả về công viên, vườn hoa và sân chơi. Thông

tin có thể được cấp hoặc bán cho các bên liên quan như một dịch vụ công. Trước mắt, cần dành bất kỳ khoảng đất công còn lại nào trong các khu ở để tạo ra nhiều hơn vườn hoa và sân chơi, không quan trọng việc chúng có thể là tạm thời hay cố định. Các nguồn lực khác nhau cần được huy động để xây dựng/cải thiện vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Các phương tiện chơi có thể được tạo ra với chi phí thấp, bằng cách tận dụng những vật liệu đã qua sử dụng, lao động tình nguyện và sự sáng tạo của kiến trúc sư/nghệ sĩ và của cộng đồng. Các bên liên quan khác Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cần làm việc nhiều hơn với cộng đồng để hiểu về nhu cầu của họ và dẫn dắt họ đối thoại với chính quyền nhằm giữ gìn đất công cho các không gian công cộng và huy động các nguồn lực để xây dựng/cải thiện/ duy trì vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Các chuyên gia và các hội nghề nghiệp cần cải thiện công tác điều phối nhằm đóng góp hiệu quả hơn cho chính sách. Các chương trình đào tạo nên đề cập đến quy hoạch vườn hoa/sân chơi trong đơn vị ở, và dạy cho các nhà quy hoạch đô thị và kiến trúc sư tương lai hướng tới người sử dụng nhiều hơn . Các tổ chức phi chính phủ có thể 1) thực hiện các chiến dịch vận động nhằm thúc đẩy các giá trị của vườn hoa/sân chơi khu dân cư và cung cấp các kinh nghiệm tốt có thể áp dụng; 2) tiến hành một nghiên cứu sâu hơn về các vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, và 3) tiến hành một dự án thí điểm kiểm kê đất công ở cấp phường có sự tham gia của người dân, nhằm cung cấp một mô hình mới về quản lý đất minh bạch. Các phương tiện truyền thông đại chúng cần giúp nâng cao nhận thức về vườn hoa/sân chơi khu dân cư, và có các dẫn chứng chắc chắn khi định hướng dư luận gây ảnh hưởng đến các chính sách trong tương lai. Khu vực tư nhân có thể cung cấp nguyên vật liệu đã sử

dụng để làm sân chơi, và cũng có thể trực tiếp đầu tư cho

không gian công cộng và hưởng lợi gián tiếp từ việc đó.

Họ cần được nâng cao nhận thức và được thông tin tốt

hơn về vấn đề này.

1

1. Giới thiệu

1.1. Cơ sở

Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh nhất trong khu vực. Nước ta dự kiến sẽ có tỷ lệ đô thị hóa 45% vào năm 2020 so với 30% vào năm 2009. Với tỷ lệ tăng, trưởng dân số đô thị trung bình hàng năm 3,5% từ năm 2000, Việt Nam sẽ chứng kiến mỗi năm khoảng một triệu người được bổ sung vào dân số đô thị1. Do đô thị hóa mang lại những cơ hội tốt để phát triển kinh tế cho đất nước, trong khi các thành phố ngày càng mở rộng, việc đảm bảo chúng sẽ phát triển bền vững là rất quan trọng. Trong số những thách thức lớn nhất, có việc phát triển đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế và cung cấp điều kiện sống tốt cho người dân đô thị. Thành phố Hà Nội đã được mở rộng lãnh thổ để trở thành rộng hơn khoảng ba lần so với trước năm 20082. Mặc dù đây là cơ hội "vàng" để thành phố có thêm quỹ đất cho phát triển, chính quyền sẽ phải nỗ lực trong việc sử dụng đất một cách có hiệu quả. Sử dụng đất thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân sống trong khu vực nội đô lịch sử (trải dài từ bờ nam sông Hồng đến đường Vành đai số 2 của thành phố)3 là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, do khu vực này có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao, cũng như có sự cần thiết phải bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa và chính trị. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người dân. Đó là một môi trường vật thể, nơi mọi người có thể thư giãn, vui chơi, tận hưởng cây xanh và không khí trong lành, điều này giúp trẻ em phát triển cường tráng và giúp người lớn duy trì sức khỏe và sự hưng phấn. Vườn hoa/sân chơi cũng là một không gian xã hội, nơi mọi người gặp gỡ để giao lưu, chia sẻ và tổ chức các hoạt động tập thể. Vườn hoa/sân chơi có thể là điểm kết nối những người có các quan điểm và thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau nhằm tăng cường sự gắn kết xã hội và cơ hội hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau4. Những vườn hoa/sân chơi có diện tích nhỏ trong các khu dân cư, do nằm ở khoảng cách ngắn có thể đi bộ tới đó từ mọi ngôi nhà, có lợi thế trong việc thu hút mọi người đến với chúng một cách thường xuyên hơn so với các công viên lớn hơn nhưng ở cách xa hơn. Chúng đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và người già, là những đối tượng có nhu cầu và có thời gian sử dụng không gian công cộng nhiều nhất, nhưng lại gặp khó khăn khi phải đi xa nơi họ ở mà không có sự hỗ trợ và giám sát của những người khác. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư, cùng với các hoạt động cụ thể của người dân, có thể trở thành nơi rất đỗi thân thương đối với những người sống xung quanh nó, cũng như có thể tạo ra một bản sắc riêng cho mỗi khu dân cư.

1UN-Habitat. 2014. Hồ sơ Nhà ở Việt Nam.

2 Nghị quyết của Quốc hội No.15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 phê duyệt the Điều chỉnh Địa giới Hành chính của Hà Nội và

các tỉnh lân cận. 3Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch Xây dựng Chung Hà Nội tới

2030, Tầm nhìn tới to 2050. 4Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa. 2007. Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu “Không gian cộng đồng trong khu dân cư thu

nhập thấp – Trường hợp nghiên cứu ở Hà Nội, Việt Nam”

2

Vui chơi cho phép trẻ em phát huy sức sáng tạo trong khi phát triển trí tưởng tượng, sự khéo léo, sức mạnh về thể chất, nhận thức và tình cảm. Vui chơi rất quan trọng cho sự phát triển một não bộ khỏe mạnh. Thông qua các trò chơi, trẻ em gắn bó và tương tác với nhau trong thế giới xung quanh chúng từ khi còn nhỏ. Chơi cho phép trẻ em tạo ra và khám phá một thế giới mà chúng có thể làm chủ, có thể chinh phục nỗi sợ hãi của bản thân trong khi đóng vai người lớn, đôi khi còn kết hợp với những đứa trẻ khác hoặc với những người lớn đến đó trông nom con em mình. Khi làm chủ thế giới của minh, vui chơi giúp trẻ em phát triển nhiều năng lực, làm tăng sự tự tin và tính kiên định mà chúng sẽ cần tới khi phải đối mặt với những thách thức trong tương lai. Các lợi ích khác có được từ vui chơi bao gồm việc nó tạo điều kiện cho trẻ em học cách làm việc theo nhóm, chia sẻ, đàm phán và giải quyết xung đột, cũng như học các kỹ năng tự vận động. Khi việc vui chơi được giao cho trẻ em định hướng, chúng được thực hành các kỹ năng ra quyết định, di chuyển trong thế giới riêng của chúng, khám phá các lĩnh vực riêng mà chúng quan tâm, để sau này sẽ cam kết đầy đủ với niềm đam mê mà chúng muốn theo đuổi.

Viện Trẻ em Hoa Kỳ (AAP)5 Rất nhiều không gian công cộng tại Hà Nội, bao gồm cả các vườn hoa/sân chơi khu dân cư, đã bị thu hẹp lại hoặc biến mất, nhường chỗ cho nhà ở và các công trình xây dựng, do sự lỏng lẻo về quản lý đô thị khi quá trình đô thị hóa xảy ra nhanh chóng. Gần đây, nhận thức về giá trị của không gian công cộng của các bên liên quan đã tăng lên. Chính quyền thành phố Hà Nội cũng đã chủ động hơn trong việc đưa ra các chính sách phát triển cây xanh công cộng. Tuy nhiên, vườn hoa/sân chơi khu dân cư chưa được chú trọng đầy đủ. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có bao gồm việc các nhà quy hoạch đô thị không có đủ thông tin về hiện trạng của các không gian này, và chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải có nhiều hơn vườn hoa/sân chơi khu dân cư và chúng phải được quản lý tốt hơn. Không có nhiều nghiên cứu được thực hiện để có thể giúp nâng cao nhận thức của mọi người về chủ đề này, và cũng không có nhiều tổ chức có các hoạt động liên quan tới không gian công cộng nói chung và tới vườn hoa/sân chơi khu dân cư nói riêng6. Có một số ít các nghiên cứu được thực hiện về không gian công cộng; trong đó, chỉ có vài nghiên cứu liên quan đến vườn hoa/sân chơi khu dân cư ở Thành phố Hà Nội được thực hiện vào thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ 217. Kể từ đó, tình hình thực tại và chính sách đã thay đổi rất nhiều và cần được nghiên cứu cập nhật. Nghiên cứu này được HealthBridge, một tổ chức phi chính phủ của Canada, đề xuất, và được Quỹ châu Á tài trợ. Hai tổ chức này có mối quan tâm chung trong việc hỗ trợ các quốc gia đối tác trong quản lý đô thị, trong đó bao gồm việc phát triển các thành phố sống tốt, nơi mọi người được được tạo điều kiện để đi bộ đến trường và đến nơi làm việc, có quyền tiếp cận tới các công viên, các không gian công cộng và tận hưởng cuộc sống cộng đồng, trong đó bao gồm cả những người dễ bị tổn thương nhất, như phụ nữ, trẻ em và người nghèo.

1.2. Mục tiêu

Nghiên cứu này nhằm phân tích hiện trạng các vườn hoa/sân chơi khu dân cư, chỉ ra nguyên nhân làm cho chúng bị mất đi hoặc xuống cấp, và đưa ra một chiến lược thực tế nhằm làm tăng số lượng và chất lượng của các vườn hoa/sân chơi này.

5 Trích từ bài báo “Trẻ em thiếu không gian chơi ở Thủ đô” của Hồng Thúy. Báo Viet Nam News. 07/09/2014

6 Xem minh họa cho điều này ở Chương 3 – Phân tích các bên liên quan

7 1) Không gian cộng đồng trong khu vực nhà ở thu nhập thấp – Trường hợp nghiên cứu của Hà Nội, Việt Nam. Nguyễn Thị

Hiền, Nghiêm Thị Thuỷ năm 2006 , và 2) một cuộc khảo sát trên sân chơi tại Hà Nội do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em vào năm 2006.

3

Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: 1. Tìm hiểu cách thức và lý do tại sao các vườn hoa/sân chơi khu dân cư ở Hà Nội đã và đang bị mất đi

hoặc bị xuống cấp; điều gì đã thúc đẩy và những khó khăn gì đã dẫn đến việc mất đi những không gian này;

2. Tìm hiểu về các tổ chức và các tác nhân có thể hỗ trợ tạo lập, bảo vệ và duy trì các vườn hoa/sân chơi khu dân cư ở các cấp địa phương và cấp thành phố Hà Nội; và

3. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ nhằm làm tăng số lượng và cải thiện chất lượng các vườn hoa/sân chơi khu dân cư ở Hà Nội.

1.3. Cách tiếp cận và phương pháp luận

Thuật ngữ "không gian công cộng" đầu tiên xuất hiện chính thức trong Nghị định số 42/20098 của Chính phủ về phân loại đô thị. Nó được định nghĩa lần đầu tiên tại Thông tư số 19/2010 / TT-BXD9 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xây dựng quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị, là các "công viên và vườn hoa/sân chơi". Trong các tài liệu khác của chính phủ, có những định nghĩa khác cho các không gian khác nhau như cây xanh sử dụng công cộng, vườn hoa, vườn đi bộ, khu bờ sông, sân chơi, và các quảng trường công cộng. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong nghiên cứu này được hiểu là những không gian công cộng ngoài trời đang hoặc có khả năng được sử dụng để cho những người sống gần đó đến thư giãn, tập thể dục, vui chơi, tương tác với nhau v.v. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư có thể là vườn hoa, sân chơi, đường đi quanh hồ, không gian mở giữa các công trình xây dựng, các đoạn rộng ra của đường, ngõ trong cộng đồng, hoặc bất kỳ mảnh đất công nào chưa được sử dụng. Nghiên cứu này xem xét các khu dân cư nằm trong chín quận của Hà Nội được coi là nội đô trước khi thành phố được mở rộng lãnh thổ vào năm 200810. Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: - Các vườn hoa/sân chơi khu dân cư đã được hình thành, thay đổi theo thời gian, cũng như hiện đang

được sử dụng và duy trì như thế nào, và tại sao? - Ai là các bên liên quan, họ quan tâm và có mức độ ảnh hưởng như thế nào trong việc bảo vệ và

quản lý các vườn hoa/sân chơi khu dân cư? - Cơ cấu quản lý nhà nước, các chính sách và khuôn khổ pháp lý liên quan đến vườn hoa/sân chơi khu

dân cư vận hành như thế nào? - Các kinh nghiệm tốt nào đã được thực hiện trong việc kiến tạo, bảo vệ và duy trì vườn hoa/sân chơi

khu dân cư có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam nói chung, và ở Hà Nội nói riêng? và - Các khuyến nghị chính sách nào có thể kiến nghị cho Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội

trong việc bảo vệ và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư và thu hút sự tham gia của các thành viên cộng đồng?

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính, có sử dụng thông tin cả thứ cấp và sơ cấp. Các tài liệu sau đây đã được nghiên cứu:

8Nghị định Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP về phân loại đô thị.

9 Trong Thông tư của Bộ Xây dựng số 19/2010/TT-BXD, lần đầu tiên, nó được định nghĩa là “công viên (công cộng)” và

“vườn hoa/sân chơi”. 10

Thuật ngữ “các quận nội đô” được hiểu là 9 quận nội đô được thành lập trước khi thành phố Hà Nội mở rộng địa giới năm 2008, bao gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Tây Hồ và Hoàng Mai.

4

- Các văn bản nhà nước (cả ở cấp Trung ương và cấp thành phố) liên quan đến chủ đề nghiên cứu, bao gồm các chính sách, quy định pháp luật và hướng dẫn, quy chuẩn quy hoạch đô thị và cơ cấu quản lý nhà nước;

- Các nghiên cứu sẵn có về vườn hoa/sân chơi ở Hà Nội; - Các tài liệu liên quan đến các kinh nghiệm tốt (lập bản đồ không gian công cộng ở Hạ Đình, Hợp tác

xã nhà ở Thụy Điển, sân chơi Thượng Đình, Think Playground, tạo lập sân chơi ở Hội An v.v.); và - Tài liệu có sẵn khác. Việc thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Tám năm 2014 với các cán bộ nhà nước của Hà Nội ở cấp thành phố, quận và phường, các chuyên gia đô thị trong nước và quốc tế, đại diện các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các tình nguyện viên, cũng như đại diện truyền thông v.v., để có được các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Ngoài ra, một số câu chuyện đã được thu thập về các kinh nghiệm tốt được thực hiện. Nhóm nghiên cứu tập trung vào ba loại khu dân cư trong khu vực nội đô, nơi đa số người dân thành phố đang sinh sống, đặc biệt là nơi ở của những người có thu nhập thấp và của nhóm người có thu nhập trung bình (mới nổi). Các khu dân cư này bao gồm 1) các khu tập thể cũ thuộc sở hữu nhà nước (phường Văn Chương thuộc quận Đống Đa), 2) các khu nhà ở tự xây11 (phường Hạ Đình và Thượng Đình thuộc quận Thanh Xuân), và 3) các khu đô thị mới (Trung Hòa - Nhân Chính). Ngoài ra, có cả những câu chuyện về những nơi khác của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng mỗi câu chuyện được chia sẻ trong nghiên cứu này có thể giúp cho việc bảo vệ, tạo lập và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư thông qua việc học hỏi từ các thành công và cả các thách thức. Các hoạt động thu thập các câu chuyện bao gồm 1) thu thập thông tin từ các nguồn thứ cấp, 2) quan sát và chụp ảnh; 3) tiến hành các cuộc phỏng vấn với chính quyền phường, đại diện các tổ chức xã hội, người kinh doanh đang chiếm giữ vườn hoa/sân chơi khu dân cư, và người dân (người di cư, phụ nữ, trẻ em, người già v.v.). Tổng cộng, có hơn 40 người đã được phỏng vấn; danh sách những người này được trình bày trong Phụ lục 1. Dự thảo báo cáo đã được xây dựng và trình bày tại một hội nghị bàn tròn được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 năm 2014, ở đó các đại diện của chính quyền thành phố Hà Nội và các chuyên gia đã đóng góp ý kiến và đề xuất của họ. Dự thảo báo cáo cũng nhận được ý kiến đóng góp từ Quỹ Châu Á trước khi báo cáo cuối cùng được thực hiện.

2. Khung pháp lý

2.1. Các chính sách nhà nước

Chính quyền thành phố đã chủ động xây dựng Thủ đô thành thành phố xanh và lành mạnh vì

người dân

Là chính quyền địa phương, Hà Nội lập chính sách cho mình dựa trên các định hướng chính sách quốc gia. Quyền của người dân được nghỉ ngơi và vui chơi, trong đó có người già, phụ nữ và trẻ em, đã được khẳng định trong Pháp lệnh Người cao tuổi, Luật Bình đẳng giới12 và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục

11

“Nhà tự xây” trong nghiên cứu này được hiểu là nhà do người dân tự xây cho mình ở. 12

Luật bình đẳng giới, No. 73/2006/QH11, ngày 29/11/2006.

5

Trẻ em13. Các chính sách xã hội đã và đang được xây dựng với mục tiêu phát triển - về thể chất, tinh thần và đạo đức - nguồn nhân lực của đất nước, trong đó có các chiến lược quốc gia về phát triển y tế, thể thao, giáo dục và văn hóa14. Ở cấp địa phương, Hà Nội cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển cho các lĩnh vực tương ứng15. Bên cạnh đó, có quy định rằng xã/phường phù hợp với trẻ em phải có các khu vực vui chơi và có tổ chức các hoạt động văn hóa cho trẻ em16. Các chính sách quy hoạch đô thị đóng vai trò xuyên suốt khi chúng chỉ đạo công tác quy hoạch không gian nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho việc thực hiện các chính sách xã hội. Một số chính sách quy hoạch đô thị có các mục tiêu về cơ sở hạ tầng xã hội, trong đó có mục tiêu về cây xanh và công viên cho thành phố Hà Nội. Chúng bao gồm: - Định hướng Điều chỉnh Quy hoạch Phát triển Hệ thống Các Trung tâm Đô thị Việt Nam đến năm

2025, Tầm nhìn đến năm 205017; - Chương trình Phát triển Đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-202018; - Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia giai đoạn 2009-202019; - Chiến lược Phát triển Nhà ở Quốc gia đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 203020; - Quy hoạch Tổng thể Xây dựng Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 205021; - Quy hoạch Sử dụng Đất Hà Nội đến năm 2020 và Kế hoạch Sử dụng Đất giai đoạn 2011-201522; và - Quy hoạch Hệ thống Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm

205023. Tài liệu quan trọng nhất chính là Quy hoạch Hệ thống Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ của Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch Cây xanh Hà Nội). Chính sách này có mục đích biến Hà Nội đô một thành phố xanh, sạch, giảm thiểu ô nhiễm tại các khu vực đô thị cũ

13

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em, No.25/2004/QH11 ngày 15/06/2004. 14

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.122/QD-TTg ngày 10/1/2013 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ, Chăm sóc và Củng cố Sức khỏe cho Nhân dân cho Giai đoạn 2011-20120, Tầm nhìn tới 2030; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phát triển Giáo dục cho giai đoạn 2011-2020; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.581/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phát triển Văn hóa; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.641/QD-TTg dated 28/4/2011 phê duyệt Đề án tổng hợp về củng cố sức khỏe và chiều cao của người Việt Nam cho giai đoạn 2011-2025. 15

Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội No.22/2013/NQ-HĐND ngày 03/12/2013 phê duyệt Quy hoạch Phát triển Thể thao tới 2020, tầm nhìn tới 2030, Nghị quyết No. 05/2012/NQ-HĐND ngày 05/04/2012 phê duyệt Quy hoạch Phát triển Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và dạy nghề tới 2020, tầm nhìn tới 2030; Nghị quyết No. 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/07/2012 phê duyệt Quy hoạch Phát triển Văn hóa tới 2020, tầm nhìn tới 2030. 16

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.34/QĐ-TTg/2014 ngày 30/5/2014 về Tiêu chí phường/xã phù hợp với trẻ em 17

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 phê duyệt Định hướng điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống các trung tâm đô thị ở Việt Nam tới 2015, tầm nhìn tới 2050. 18

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia cho giai đoạn 2012-2020. 19

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.758/QĐ-TTg ngày 08/06/2009 phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia cho giai đoạng 2009-2020. 20

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia tới 2020, tầm nhìn tới 2030. 21

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.1878/QĐ-TTg ngày 22/12/2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể xây dựng Hà Nội tới 2030, tầm nhìn tới 2050 22

Nghị quyết Chính phủ No.06/NQ-CP ngày 09/01/2013 về Quy hoạch sử dụng đất tới 2020 và Kế hoạch sử dụng đất Hà Nội cho giai đoạn 2011 – 2015. 23

Quyết định của UBND thành phố Hà Nội No.1495/QD-UBND ngày 18/03/2014 phê duyệt Quy hoạch cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050 (gọi tắt trong báo cáo này là Quy hoạch Cây xanh Hà Nội)

6

thuộc nội đô, và cải thiện chất lượng sống cho người dân Hà Nội vào năm 2030. Các nội dung liên quan đến công viên và vườn hoa là: - Quy hoạch cây xanh đô thị phải là một phần của quy hoạch đô thị; - Đa dạng hóa các loại công viên và cây xanh; tạo ra một hệ thống phân tầng các công viên, bao gồm

1) cấp vùng đô thị, 2) cấp thành phố, 3) cấp huyện, 4) cấp khu vực (phường), 5) cấp đơn vị ở, và 6) cấp nhóm nhà ở;

- Trong các quận thuộc nội đô lịch sử, các khu vực trồng cây xanh sẽ không chuyển đổi sang mục đích sử dụng đất khác;

- Phát triển các công viên mới các quận nội đô mở rộng; và - Các quận nội đô, đối với dân số mục tiêu 1,8 triệu người vào 2030, sẽ có 710 héc ta công viên đô thị,

tương đương với 3,9m2/người; và 180 héc ta công viên/vườn hoa ở cấp đơn vị ở, tương đương với 1m2/người.

Các biện pháp bao gồm: - Nâng cấp các công viên hiện có; - Di chuyển các cơ sở công nghiệp, đào tạo, y tế để tạo ra một quỹ đất mới. Dự kiến quỹ đất được tạo

ra từ việc di chuyển các cơ sở công nghiệp sẽ là 178,21 héc ta. Hầu hết đất đó sẽ được ưu tiên dành cho các cơ sở công cộng, trong đó có không gian xanh, đặc biệt là ở quận Thanh Xuân và quận Đống Đa;

- Tái phát triển/nâng cấp các khu chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước để tạo ra khoảng 40 héc ta đất dành cho vườn hoa/vườn dạo ở cấp đơn vị ở;

- Trồng thêm cây xanh dọc đường giao thông và khai thác tốt hơn các mặt hồ; và - Ngân sách phân bổ cho khu vực nội đô, cho giai đoạn từ nay đến năm 2030, là 13.742 tỷ đồng

(tương đương 654 triệu USD), cho một danh sách các công viên lớn; nó sẽ đến cả từ ngân sách nhà nước lẫn từ các nhà đầu tư tư nhân. Ngân sách dành cho vườn hoa/vườn dạo không được đề cập.

Các chính sách nêu trên cho thấy chính quyền thành phố đã và đang rất quan tâm cải thiện chất lượng sống cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số thiếu sót tồn tại trong chính sách quy hoạch đô thị và quy hoạch cây xanh, như được nêu ra dưới đây.

Chồng chéo, cạnh tranh, kẽ hở và mâu thuẫn giữa các chính sách

Có sự chồng chéo, những kẽ hở và sự cạnh tranh trong sử dụng đất công giữa các chính sách. Quy hoạch Phát triển Thể thao Hà Nội có mục tiêu rằng, vào năm 2020, mỗi phường (trừ bốn quận trung tâm lịch sử) sẽ có ít nhất 0,3 tới 1,0 héc ta cho các hoạt động thể thao, trong đó có chứa một sân vận động, một tòa nhà cho thể dục điền kinh, các sân thể thao, một hồ bơi, cũng như các sân chơi cho trẻ em24. Quy hoạch Cây xanh Hà Nội có mục tiêu có 1m2/người diện tích vườn hoa cấp đơn vị ở tại các quận nội đô, trong đó có kết hợp các sân chơi, nhưng lại không đề cập tới sân thể thao. Như vậy, sân chơi được đề cập trong mục tiêu của ít nhất hai chính sách. Quy hoạch Phát triển Giáo dục Hà Nội có mục tiêu rằng khu vực nội đô, đối với các trường học hiện có, sẽ có diện tích đất dành cho trường học tối thiểu là 6m2 cho mỗi học sinh phổ thông, 8m2 cho mỗi học sinh mẫu giáo, và, đối với bất kỳ trường học/nhà trẻ xây mới nào, sẽ có 15m2 cho mỗi học sinh25. Có thể nói, nhu cầu sử dụng đất của các ngành nói trên, và của các ngành khác như thương mại, giao thông v.v., đang tạo ra một cuộc cạnh tranh đối với nguồn tài nguyên đất công khan hiếm.

24

Quy hoạch Phát triển Thể thao Hà Nội tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030. 25

Quy hoạch Phát triển Giáo dục Hà Nội tới 2020, tầm nhìn tới 2030.

7

Ngoài ra, còn có thể có xung đột trong các mục tiêu chính sách và các biện pháp để đạt được chúng. Để phát triển cây xanh, Quy hoạch Cây xanh Hà Nội nêu ra các biện pháp tạo ra một quỹ đất công mới, như đã nêu ở trên. Trong khi đó, một chính sách khác đang được thực hiện nhằm bán đấu giá các lô đất công có diện tích ít hơn 5.000 mét vuông nằm trong khu dân cư, để "nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của người dân và các doanh nghiệp và tăng thu ngân sách "26. Một ví dụ khác về sự xung đột trong các biện pháp chính sách là trong khi Quy hoạch Cây xanh Hà Nội nói rằng trong các quận nội đô lịch sử, các khu vực trồng cây xanh sẽ không thay đổi sang mục đích sử dụng đất khác, thì trong thời gian báo cáo này được viết ra, đã có một kế hoạch của chính quyền cắt giảm cây dọc nhiều tuyến phố trung tâm cho một dự án giao thông vận tải27.

Biện pháp chính sách chưa đủ để đạt được các mục tiêu về vườn hoa/sân chơi khu dân cư

Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đã lập mục tiêu rằng khu vực nội đô sẽ có 3,9m2/người diện tích công viên đô thị, và 1m2/người diện tích vườn hoa ở cấp đơn vị ở cho dân số 1,8 triệu người dự kiến vào năm 2030. Thành phố sẽ cần tạo ra 455,3 héc ta công viên và vườn hoa để đạt được cả hai mục tiêu. Xem Bảng 1.

Bảng 1 Tình hình hiện tại so với các mục tiêu cho năm 2030

Tên

Tổng diện tích đất

(km2)

Dân số mục tiêu

(triệu người)

Diện tích trên đầu người Diện tích

Hiện tại (m2/người)

Mục tiêu (m2/người)

Hiện tại

(ha)

Mục tiêu (ha)

Thiếu (ha)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(7)-(6)

Công viên đô thị 137 1,8 1,7 3,9 302,7 710 407,3

Vườn hoa cấp đơn vị ở

137 1,8 0,73 1 13228 180 48

Tổng số 137 1,8 2,43 4,9 434,7 890 455,3

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thuyết minh cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội Nhóm tư vấn đã đề xuất Quy hoạch Cây xanh Hà Nội khẳng định rằng, để đạt được các mục tiêu về công viên đô thị trong tương lai, đất đã được phân bổ đủ trong các quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Để đạt được các mục tiêu về vườn hoa cấp đơn vị ở, các biện pháp bao gồm 1) di dời các cơ sở công nghiệp (trong đó, một phần của quỹ đất khoảng 178 héc ta được tạo ra sẽ được sử dụng làm vườn hoa) và 2) nâng cấp các khu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (trong đó quỹ đất khoảng 40 héc ta được tạo ra sẽ để làm vườn hoa cấp đơn vị ở). Di dời các cơ sở công nghiệp và nâng cấp các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đòi hỏi phải có thời gian và ngân sách cho việc chuẩn bị, tái định cư và đầu tư xây dựng cơ sở mới. Trong thực tế, các quá trình này được biết là đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại, trong đó bao gồm sự cố tình trì hoãn của

26

Kế hoạch của UBND TP Hà Nội No.29/KH-UBND ngày 20/2/2013 về Kế hoạch Thực hiện Đấu giá Sử dụng đất trong năm 2013 ở thành phố Hà Nội. 27

http://www.vnmedia.vn/VN/xa-hoi/tin-tuc/ha-noi-lai-chuan-bi-chat-ha-hang-loat-cay-xanh-23-3121732.html 28

Con số 132 héc ta trong bảng nói trên được hiểu là tổng diện tích các công viên được liệt kê trong “cấp khu ở” trong Phụ lục 6 của Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, bao gồm các công viên Indira Gandhi, Linh Đàm, Đền Lừ, Vĩnh Hưng, Đống Đa, Nghĩa Đô, Yên Hòa, và Cầu Giấy, mặc dù phần lớn các công viên này đều do cấp thành phố quản lý.

8

các cơ quan phải di dời, sự lưỡng lự của các nhà đầu tư tiềm năng trong khi thị trường bất động sản đi xuống, cũng như thiếu ngân sách nhà nước29. Vì vậy, thật khó để tin rằng quỹ đất nói trên có thể đạt được ở quy mô và trong thời gian dự định. Thậm chí nếu thành công, quỹ đất này chỉ có thể tạo ra vườn hoa/sân chơi khu dân cư cho những người sống ở gần nó, nhưng không phải cho những người khác sống ở xa hơn, trong khi theo quy định thì vườn hoa trong đơn vị ở không được cách xa hơn từ bất kỳ ngôi nhà nào quá 500 mét30. Bên cạnh đó, chính sách này định dành tất cả ngân sách trong kế hoạch để xây dựng các công viên lớn trong chương trình ưu tiên đầu tư của mình, mà không có dòng ngân sách dành cho các vườn hoa/sân chơi nhỏ ở cấp cộng đồng. Cần lưu ý rằng hàng trăm vườn hoa, sân chơi mà hiện đang tồn tại ở các phường nội đô Hà Nội không được tính đến trong cơ sở dữ liệu cây xanh chính thức31 và do đó Quy hoạch Cây xanh Hà Nội không có bất kỳ biện pháp nào để bảo tồn, nâng cấp và quản lý các không gian này.

Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô thị toàn diện, trong đó quy hoạch cây

xanh là một phần không thể tách rời

Thành phố Hà Nội thiếu một chương trình nâng cấp đô thị toàn diện, trong đó quy hoạch cây xanh phải là một phần không thể tách rời. Một chương trình nâng cấp đô thị như vậy sẽ cho phép tạo ra một mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội đồng bộ, bao gồm cả một hệ thống cây xanh nhiều cấp độ mà Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đặt mục tiêu cho các quận nội đô. Thiếu một chương trình nâng cấp đô thị như vậy, chính quyền các cấp thấp hơn khó có thể có một tầm nhìn rộng hơn, rằng lãnh thổ của một phường, có thể được quy hoạch để chứa cây xanh của cấp quận và/hoặc cấp thành phố. Do đó, họ có thể muốn bán đấu giá các lô đất công để tư nhân sử dụng nếu họ tin rằng tất cả các nhu cầu sử dụng đất công ở cấp quản lý của mình đã được đáp ứng, trong khi chính quyền ở các cấp cao hơn không có cơ sở quy hoạch để giám sát quá trình này. "Tôi tin rằng việc đấu giá đất đang được thực hiện bởi vì tất cả các nhu cầu về sử dụng đất cho các công trình công ích đã được đáp ứng đầy đủ. Đã có các quy định rõ ràng nhằm hướng dẫn việc này."

Một đại biểu dân cử

2.2. Quy định luật pháp

Hệ thống pháp luật về quy hoạch đô thị đang tiến bộ nhằm đáp ứng với các thay đổi

Khung pháp lý về quy hoạch và quản lý đô thị đã phát triển nhanh chóng trong ba thập kỷ qua để đáp ứng nhu cầu thay đổi, và được coi là tiến bộ nhất so với các khung pháp lý thuộc các ngành khác32. Các tài liệu quan trọng nhất bao gồm các luật, các quy định hướng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, như trong Bảng 2 dưới đây. Nhiều văn bản luật pháp có những nội dung nêu bật tầm quan trọng của cây xanh đô thị và hướng dẫn quy hoạch chúng.

29

Phỏng vấn một quan chức cao cấp của Hà Nội về quy hoạch đô thị đã nghỉ hưu. 30

Quy chuẩn xây dựng QCVN 01-2008 31

Trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội 32

Bài phát biểu của một chuyên gia cao cấp về quy hoạch đô thị trong hội thảo của Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam nhằm đóng góp cho các văn bản luật pháp về quy hoạch đô thị và xây dựng tổ chức ngày 10/05/2013 tại Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội.

9

Bảng 2 Các văn bản pháp luật có liên quan chính

TT Tên văn bản Năm ban hành

I Luật và các quy định

1.1 Luật Xây dựng33 2003

1.2 Luật Quy hoạch Đô thị34 2009

1.3 Luật Nhà ở35 2005

1.4 Luật Thủ đô36 2012

1.5 Luật Đất đai 201337

1.6 Nghị định Chính phủ No.38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị

2010

1.7 Thông tư của Bộ xây dựng No.19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị

2010

1.8 Pháp lệnh về Thực hiện Dân chủ ở Xã/Phường/Thị trấn 2007

II Quy chuẩn và tiêu chuẩn quy hoạch

2.1 Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCVN No.1-2008: Quy hoạch Xây dựng 2008

2.2 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCVN 362-2005/ Quy hoạch Cây xanh Sử dụng Công cộng – Tiêu chuẩn Thiết kế

2005

2.3 Tiêu chuẩn Thiết kế Việt Nam 9257-2012/ Quy hoạch Cây xanh Sử dụng Công cộng – Tiêu chuẩn Thiết kế38

2012

2.4 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 287: 2004 – Các Công trình Thể thao và Sân Thể thao

2004

Có một số vấn đề nổi bật trong các khuôn khổ pháp lý được liệt kê dưới đây.

Hướng dẫn quy hoạch chưa đủ hoặc thiếu thực tế cho vườn hoa/sân chơi trong các khu ở cũ

Luật Quy hoạch Đô thị nói rằng quy hoạch đô thị phải đáp ứng các nhu cầu về công viên, cây xanh, mặt nước và cơ sở hạ tầng xã hội khác. Tuy nhiên, luật này và các quy định hướng dẫn của nó39 lại không hướng dẫn lập quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội một cách cụ thể như nó hướng dẫn đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, trong khi hướng sự tập trung chủ yếu tới quy hoạch các khu đô thị mới, luật này đề cập tới vấn đề quy hoạch nâng cấp đô thị một cách rất hời hợt, chỉ trong một điều khoản nhỏ. Được biết, hiện nay Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Quốc gia thuộc Bộ xây dựng đang soạn thảo một quy chuẩn quy hoạch dành cho việc nâng cấp các quận trung tâm lịch sử của Hà Nội40. Luật Nhà ở 2005 quan tâm tới việc tăng diện tích sàn cho nhà ở, nhưng lại không có nội dung để đảm bảo rằng các khu ở phải có các không gian cho hội họp, thư giãn và vui chơi cho người dân. Luật này cũng tập trung hướng dẫn phát triển các khu nhà ở mới, trong khi coi nhẹ việc cải thiện các khu nhà ở hiện tại, nơi mà hầu hết cư

33

Nghị quyết của Quốc hội No.16/2003/QH11ngày 26/11/2003 phê duyệt Luật xây dựng. 34

Nghị quyết của Quốc hội No.30/2009/QH12 ngày 17/06/2009 phê duyệt Luật quy hoạch xây dựng. 35

Nghị quyết của Quốc hội No.56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 phê duyệt Luật Nhà ở. 36

Nghị quyết của Quốc hội No.25/2012/QH13 phê duyệt Luật Thủ đô. 37

Nghị quyết của Quốc hội No.45/2015/QH13 phê duyệt Luật Đất đai. 38

Tiêu chuẩn thiết kế này được nhắc đến trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, nhưng lại được nhiều chuyên gia được phỏng vấn cho rằng nó đã bị Bộ xây dựng thu hồi lại. 39

Ví dụ, Nghị định Chính phủ No.38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; Thông tư của Bộ xây dựng No.19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 hướng dẫn lập Quy chế về quản lý quy hoạch đô thị và kiến trúc. 40

Phỏng vấn một chuyên gia cao cấp thuộc nhóm tư vấn đề xuất Quy hoạch Cây xanh Hà Nội

10

dân đô thị đang sống, và nhiều người trong số họ đang thiếu cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu, trong đó có vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Tương tự như vậy, Luật Thủ đô không có nội dung cụ thể để đảm bảo rằng Hà Nội sẽ có đủ vườn hoa/sân chơi ở cấp khu dân cư. Các luật nói trên có xu hướng dựa vào các quy chuẩn và tiêu chuẩn quy hoạch sẵn có thay vì hướng dẫn chúng. Trong các tài liệu này, các nội dung chính liên quan đến các vườn hoa/sân chơi khu dân cư là, đối với các khu dân cư mới, ở các cấp nhóm nhà ở và đơn vị ở41, sẽ tương ứng có ít nhất 1m2/người và 2m2/người diện tích vườn hoa, ở khoảng cách tương ứng tối đa là 300m và 500m từ bất cứ ngôi nhà nào42. Đối với các khu ở nằm trong các khu phố cũ, yêu cầu phải có, ở cấp đơn vị ở, ít nhất 2m2/người diện tích vườn hoa, ở khoảng cách tối đa 500m từ bất kỳ ngôi nhà nào43, trong khi không có yêu cầu nào được đặt ra cho cấp nhóm nhà ở. Có thể hiểu rằng, do đạt được yêu cầu này đối với khu vực nội đô Hà Nội, nơi dân số và mật độ xây dựng rất cao, sẽ rất tốn kém, Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đã đặt mục tiêu thấp hơn, chỉ 1m2/người diện tích vườn hoa ở cấp đơn vị ở. Chưa có quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch cho sân chơi và các tiện ích của nó, cái có thể bao gồm diện tích tối thiểu của sân chơi, danh sách các thiết bị chơi tối thiểu.

Các thuật ngữ thiếu nhất quán trong các văn bản quy phạm pháp luật

Các từ ngữ sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch cây xanh thiếu thống nhất. Dưới đây là một số ví dụ:

- Tiêu chuẩn quy hoạch TCVN 362-200544 có cho khái niệm “cây xanh đường phố” vào trong khái niệm “cây xanh sử dụng công cộng” trong khi Quy chuẩn quy hoạch QCVN 01-200845 thì lại không;

- Thuật ngữ "vườn hoa" được định nghĩa trong TCVN 352-2005 là "một khu vực nhỏ vài héc ta", tuy nhiên lại không có ngưỡng về diện tích để một vườn hoa trở thành một công viên. Một số công viên được Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội gọi là "công viên khu dân cư" (Indira Gandhi, Linh Đàm, Đền Lừ, Đống Đa, Nghĩa Đô, Yên Hòa) nhưng lại không có tiêu chí nào đặt ra để gọi chúng như vậy. Không có định nghĩa nào được đưa ra về "vườn dạo", mặc dù nó được đề cập đến trong các văn bản pháp luật khác nhau;

- Không có định nghĩa về việc diện tích cây xanh được đo như thế nào (ví dụ, diện tích đất được giao để trồng cây xanh, diện tích bóng mát của cây v.v.). Ngoài ra, không có công thức cố định để chuyển đổi các diện tích mặt nước sang diện tích cây xanh trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch có liên quan;

- Cây xanh và công viên được định nghĩa là cơ sở hạ tầng xã hội trong Luật Quy hoạch Đô thị, nhưng lại là cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong Quyết định của UBND thành phố Hà Nội No.6541/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng Hà Nội;

41

Quy chuẩn Quy hoạch 01-2008 định nghĩa: Đơn vị ở: là khu vực chức năng gồm các nhóm ở. Đường đô thị chính không được cắt qua đơn vị ở. Dân số tối đa là 20,000 người và dân số tối thiểu là 4,000 người. Các công trình dịch vụ, bên cạnh các thứ khác, có vườn hoa và sân chơi. Nhóm ở: được bao bọc bởi những con đường tiểu khu hoặc lớn hơn. Một nhóm ở có diện tích chiếm đất của các tòa nhà chung cư hoặc/và các thửa đất của các hộ gia đinh, và ngoài các thứ khác, còn có diện tích chiếm đất của các con đường nội bộ và vườn hoa/sân chơi. Trong sân chơi nội bộ có thể cho phép có các cơ sở văn hóa của cộng đồng. 42

Quy chuẩn quy hoạch 01-2008. Mục 2.4 – Quy hoạch đơn vị ở 43

Quy chuẩn quy hoạch 01-2008. Mục 2.10 – Quy hoạch nâng cấp các khu đô thị cũ 44

Tiêu chuẩn xây dựng No.9257-2012 về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng ở các trung tâm đô thị 45

Quy chuẩn quy hoạch QCVN 01-2008.

11

- Trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, Hình 2 đưa ra thuật ngữ "công viên đô thị" và "vườn hoa và vườn dạo", trong khi đó, ở Bảng 13 và 14 của chính văn bản đó, những thuật ngữ đó biến thành "cây xanh đô thị" và "cây xanh cấp đơn vị ở”; và

- Trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, khu vực nội đô có lúc bao gồm 9 huyện, có lúc bao gồm 10 huyện (với quận Hà Đông bổ sung) ở những vị trí khác nhau. Trung tâm lịch sử của Hà Nội bao gồm 5 quận, trong đó có bao gồm quận Tây Hồ mới được công nhận là quận nội đô, mà không phải là quận Thanh Xuân vốn đã được đô thị hóa trước đó rất lâu.

Sự bất nhất nói trên có thể tạo ra những trở ngại trong việc thu thập và trình bày thông tin và dẫn đến các tập hợp dữ liệu khác nhau; chúng không chính xác và không tương thích với nhau. Ví dụ, diện tích công viên ở 9 quận nội đô vào năm 2004 được nêu trong báo cáo HAIDEP46 là 0.9m2/người, trong khi con số được chuyển đổi từ diện tích nêu trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội là 2.08m2/người. Một ví dụ khác là các báo cáo nói trên chỉ ra rằng hoàn toàn không có công viên và vườn hoa ở quận Thanh Xuân, trong khi các quan sát đã chứng minh rằng có tới vài vườn hoa/sân chơi tồn tại ở mỗi phường của quận này. Có thể hiểu rằng, các dữ liệu chính thức hiện tại về vườn hoa ở cấp đơn vị ở không phản ánh đúng thực trạng, vì nó không bao gồm những vườn hoa, sân chơi đang được quản lý ở cấp phường. "Dữ liệu hiện tại của chúng tôi không bao gồm vườn hoa ở cấp đơn vị ở"

Chuyên gia cao cấp đã đề xuất Quy hoạch Cây xanh Hà Nội

Quy định về quản lý nhà chung cư chưa tạo điều kiện cho địa điểm hội họp/vui chơi

Luật Nhà ở 2005 cho phép người sở hữu và sử dụng căn hộ, thông qua Ban Quản lý tòa nhà của họ, được quyết định làm thế nào để sử dụng các không gian chung. Tuy nhiên, luật này cho Ban Quản lý nhà của thành phố (trong trường hợp nhà ở xã hội) và chủ đầu tư (đối với trường hợp nhà ở thương mại) quyền lực đáng kể khi họ có trách nhiệm quản lý tòa nhà từ khi nó mới được đưa vào sử dụng cho tới khi thành lập được Ban quản lý tòa nhà. Những người này thường cố tình trì hoãn việc thành lập Ban Quản lý tòa nhà để kéo dài sự chiếm đóng bất hợp pháp của họ các diện tích chung để kiếm lợi cho cá nhân, trong khi cư dân không có không gian cho các cuộc họp và vui chơi. Để khắc phục điều này, Quy chế quản lý chung cư tại Hà Nội47 mới đây nói rằng nếu một dự án xây dựng chung cư không có chỗ cho các hoạt động cộng đồng, các nhà đầu tư có trách nhiệm bố trí một không gian cho mục đích này có diện tích tối thiểu tính theo 0.8m2/căn hộ nhưng không được nhỏ hơn 36m2. Tuy nhiên, nhiều người đang sống trong các căn hộ được xây dựng trước thời điểm ban hành quy định này vẫn bị ảnh hưởng.

Thiếu minh bạch trong quản lý đất công

Theo các quy định hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 200348, bản đồ để theo dõi và lập quy hoạch sử dụng đất có tỷ lệ lớn nhất chỉ 1/2000, trên đó đất ở đô thị được đánh dấu bằng một màu nhất định, màu này bao phủ các nhà ở, làn đường, cây xanh, vườn hoa/sân chơi v.v., mà không có đặc điểm để phân

46

HAIDEP. 2007. Báo cáo cuối cùng. Mục “Điều kiện sống”. Trang 3-23. Lưu ý rằng 9 quận được ghi trong báo cáo HAIDEP, so với Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, có thêm quận Long Biên, nhưng lại không có quận Từ Liêm. 47

Quyết định của UBND thành phố Hà Nội No.01/2013/QD-UBND ngày 04/01/2013 ban hành Quy chế quản lý tòa nhà chung cư ở Hà Nội 48

Thông tư No.13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 Quy định về ký hiệu về hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất.

12

biệt chúng với nhau. Các bản đồ như vậy không cho phép hiển thị những thay đổi trong sử dụng đất. Ví dụ, đất công xung quanh các chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước bị lấn chiếm bởi các cư dân như thế nào đã không được ghi nhận lại49. Xem Hình 1 dưới đây.

Hình 1 Quy hoạch chi tiết sử dụng đất quận Hai Bà Trưng

Nguồn: Kiến trúc sư Trần Huy Ánh

Không có số liệu thống kê đáng tin cậy về đất công tại Hà Nội. Trong hệ thống quản lý nhà nước, các cấp trên thường dựa vào các thông tin được cung cấp bởi các cấp thấp hơn cho việc ra quyết định, trong khi thiếu các công cụ để kiểm tra chéo. Trong nhiều trường hợp, cấp dưới không báo cáo hành vi vi phạm quy hoạch bởi vì nó có thể được xem như là thừa nhận điểm yếu của họ (hoặc thậm chí tòng phạm) trong quản lý quy hoạch. Hệ thống báo cáo, phối hợp và quản lý thông tin hiện nay không cho phép đưa ra một bức tranh rõ ràng về việc còn lại bao nhiêu đất công và nó đang được sử dụng như thế nào để phục vụ cho quy hoạch trong tương lai.

49

Phỏng vấn một chuyên gia cao cấp của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội

13

"Các số liệu thống kê sử dụng đất và kiểm kê đất được thực hiện bởi cấp phường/xã không phản ánh đúng tình hình sử dụng đất. Điều này đã xảy ra qua nhiều thế hệ cán bộ phụ trách, với các tài liệu sử dụng đất không được chuyển giao giữa người trước và người sau, và trở thành vấn đề mãn tính khó giải quyết. "

Kết luận của cuộc họp trực tuyến ngày 6/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội về tiến độ triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/1/2014

về tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và công cộng trên lãnh thổ của thành phố Hà Nội50

"Chúng tôi biết rằng đôi khi chính quyền cấp dưới không báo cáo sự thật về việc sử dụng đất công, nhưng chúng tôi lại không có công cụ để kiểm tra. Thanh tra đất đai của chúng tôi chỉ có thể đến hiện trường khi chúng tôi nhận được đơn khiếu nại của người dân. "

Cán bộ địa chính thuộc Sở TNMT Hà Nội Trong một số phường được nghiên cứu, có những lô đất công trước đây được đặt dưới sự quản lý của các doanh nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã nông nghiệp mà nay đã không còn hoạt động nữa. Chúng có thể được lãnh đạo công ty bán bất hợp pháp cho tư nhân để tư lợi. Điều này làm giảm cơ hội cho người dân có được vườn hoa/sân chơi khu dân cư của họ. "Có một mảnh đất công 150m2 đã giao cho một công ty xây dựng nhà nước nay không còn hoạt động nữa. Hiện giờ họ đang cố gắng bán nó một cách bất hợp pháp để tư lợi."

Một số lãnh đạo cộng đồng Gần đây, chính quyền thành phố đã bày tỏ quan ngại về sự lạm dụng và chuyển giao trái phép đất công, và đưa ra phương hướng51&52 cho các cơ quan chính quyền nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất công, trong đó bao gồm: 1) UBND cấp quận và phường đánh giá và ghi lại hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đất công tại mỗi phường/xã và xử lý bất kỳ hành vi vi phạm nào; 2) Thanh tra thành phố và Sở TN&MT đề xuất một phương thức toàn diện về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp và đất công ở các quận và phường cụ thể, và báo cáo với UBND thành phố trước ngày 15/09/2014; và 3) Sở TN&MT và Sở NN&PTNT, cùng với UBND các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, kiểm tra và đề xuất cách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp do các hợp tác xã quản lý và báo cáo cho UBND thành phố trước 30/09/2014. Hành động này là một tiến triển tốt nhằm thực hiện quản lý sử dụng đất minh bạch hơn, và có thể tạo ra một bức tranh tốt hơn về quỹ đất công, mà một phần trong đó có thể được sử dụng làm vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Tuy nhiên, cho đến nay, kết quả vẫn chưa được công bố.

Qúa trình quy hoạch đô thị thiếu sự tham gia của người dân53

Quyền tham gia của người dân được ban hành trong Pháp lệnh về Thực hiện Dân chủ ở Xã/Phường/Thị trấn54. Tài liệu này nói rằng quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất phải được công bố cho người

50

http://hanoi.gov.vn/web/guest/mobile/-

/vcmsviewcontent/CJle/701/701/120199;jsessionid=358C6BB6E256BAD8392870FECB208C9A 51

Chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội No.04/CT-UBND ngày 14/01/2014 về tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp và đất công trên địa bàn Hà Nội. 52

Công văn của UBND thành phố Hà Nội No.5464/VP-TNMT ngày 22/08/2014 về tăng cường quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố. 53

UNHabitat. 2011. Nguyễn Thị Hiền. Báo cáo chuyên đề “Phân tích thể chế trong nhà ở” cho báo cáo tổng hợp “Hồ sơ nhà ở Việt Nam”.

14

dân, được họ thảo luận hoặc quyết định, cho ý kiến, hoặc giám sát trước khi cơ quan có thẩm quyền đi đến quyết định. Luật Quy hoạch Đô thị và Luật Xây dựng cũng có các nội dung về sự tham gia của người dân trong quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số thiếu sót. Giới hạn hẹp của các bên liên quan được tham gia. Thông thường, chỉ những lãnh đạo tổ dân phố hoặc lãnh đạo của các tổ chức đoàn thể được mời tham dự các cuộc họp để đóng góp vào quy hoạch. Những người này có xu hướng đồng ý với những gì các nhà đầu tư muốn, thay vì phản ánh ý kiến của người dân55. Công bố thông tin không đầy đủ. Luật Quy hoạch Đô thị quy định rằng thông tin quy hoạch phải được công bố. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người dân không được thông tin đầy đủ; họ không dễ biết được các thông tin có liên quan có thể tìm được ở đâu, hoặc thông tin được thể hiện bằng ngôn ngữ kỹ thuật khó hiểu đối với những người không có chuyên môn. Đặc biệt, các thông tin được đăng trên các cổng thông tin của chính quyền thường nghèo nàn về nội dung, và không được cập nhật một cách kịp thời. Tình trạng đó đặc biệt không tốt đối với các trang web của cấp quận, trong khi website của chính quyền cấp phường thì lại chưa có. Các bước không hợp lý cho sự tham gia của người dân trong quá trình quy hoạch đô thị. Quá trình quy hoạch đô thị hiện nay được chia thành hai bước đòi hỏi sự tham gia của người dân để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đó là: 1) “Xây dựng nhiệm vụ quy hoạch", trong đó bao gồm các nội dung quan trọng nhất của quy hoạch đô

thị, như 1) xác định mục đích sử dụng đất; 2) xác định các tính chất, vai trò và động lực phát triển/hướng phát triển của khu vực được quy hoạch, xác định ranh giới, diện tích, dân số ước tính, yêu cầu về sử dụng đất, phân khu chức năng và kiến trúc, bố trí các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội và kết nối chúng với cơ sở hạ tầng chính, các yêu cầu đảm bảo rằng các khu vực được quy hoạch sẽ cân đối với các khu vực xung quanh, bảo tồn kiến trúc và bản sắc của thành phố và cải thiện điều kiện sống của người dân, yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược v.v.; và 3) phương thức tổ chức thực hiện56. Nhiệm vụ quy hoạch phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và là cơ sở để xây dựng thiết kế quy hoạch đô thị; và

2) “Xây dựng thiết kế quy hoạch", trong đó phản ánh các nội dung của quy hoạch đô thị ở dạng bản vẽ/phác thảo, mô hình, các thông số kỹ thuật và cơ chế quản lý57.

Việc xác định "mục đích sử dụng đất" được hiểu là điều kiện tiên quyết để xây dựng các nội dung còn lại của "nhiệm vụ quy hoạch". Tuy nhiên, theo Luật Quy hoạch Đô thị, nó lại chỉ là một nội dung nhỏ trong toàn bộ bước “Xây dựng nhiệm vụ quy hoạch”. Thực tế đã chỉ ra rằng "mục đích sử dụng đất" đã và đang là mục tiêu của sự phản kháng của người dân, vì nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Do đó, khi xảy ra việc "mục đích sử dụng đất" phải thay đổi vì sự phản đối của người dân, nó dẫn đến việc phải thay đổi của các nội dung còn lại của bước "xây dựng nhiệm vụ quy hoạch", điều đó có nghĩa là các nỗ lực lớn của chính quyền và các nhà đầu tư bỏ ra cho toàn bộ việc xây dựng nhiệm vụ quy hoạch có thể bị lãng phí.

54

Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội No.34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/04/2007. 55

Trung tâm hành động vì đô thị.. 2007. Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu ”Sự tham gia của người dân trong quy hoạch và quản lý không gian công cộng - trường hợp nghiên cứu Công viên Thống Nhất” 56

Điều23, Luật Quy hoạch Đô thị 57

Điều 3, Luật Quy hoạch Đô thị

15

Thiếu cơ chế thông tin phản hồi. Không có cơ chế để chính quyền cung cấp thông tin phản hồi cho người dân về việc ý kiến của họ đã được ghi nhận và sẽ được giải quyết như thế nào. Kết quả là, người dân có thể mất niềm tin vào ý nghĩa của sự đóng góp của họ.

3. Phân tích các bên liên quan

3.1. Cơ cấu tổ chức chính quyền

Cơ chế quy hoạch và quản lý cây xanh chưa đề cập đến vai trò của chính quyền cấp phường,

trong khi họ đang thực sự quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư

Hà Nội đã ban hành Quy định về Quản lý Hệ thống Cây xanh đô thị, Công viên, Vườn hoa, Vườn thú trên Địa bàn Thành phố Hà Nội58, trong đó đã giao nhiệm vụ cho các cấp chính quyền địa phương và các bên liên quan khác như sau: - Ở cấp thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội59 có trách nhiệm quản lý chung cây xanh đô thị, công viên,

vườn hoa trên lãnh thổ thành phố. Sở cũng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý cây xanh và các khu vườn nằm dọc theo các tuyến đường chính (rộng ít nhất 7,5m) trong khu vực nội đô, cũng như cây xanh nằm dọc theo các con đường đã được đặt tên; và một danh sách các công viên lớn theo quyết định của UBND thành phố. Sở Xây dựng, bên cạnh các nhiệm vụ khác, có trách nhiệm: o Xây dựng các quy định hướng dẫn; o Chủ trì xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, v.v. của thành phố; o Tham gia ý kiến vào các dự án xây dựng mới, hoặc nâng cấp công viên/vườn hoa; và o Chịu trách nhiệm thanh tra các hành vi vi phạm.

- Ở cấp quận, huyện, UBND quận có trách nhiệm tổ chức quản lý cây xanh dọc theo các tuyến đường, những công viên, vườn hoa còn lại và các không gian công cộng khác trong địa bàn quận. Bên cạnh các nhiệm vụ khác, cấp này có trách nhiệm: o Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển công viên, vườn hoa; o Giám sát các dự án đầu tư để đảm bảo có đủ tỷ lệ cây xanh đã được phê duyệt; o Ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ cây xanh và giám sát chất lượng của họ; và o Hướng dẫn UBND phường trong việc xác định các vi phạm và áp dụng các biện pháp hoặc báo

cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

- Các nhà cung cấp dịch vụ (được hiểu là bao gồm cả thuộc nhà nước hoặc tư nhân) được chính quyền các cấp có thẩm quyền phân công quản lý trực tiếp cây xanh đô thị, công viên và vườn hoa, bên cạnh các nhiệm vụ khác, có trách nhiệm: o Quản lý, bảo vệ và sử dụng cây xanh đô thị theo hợp đồng; o Phát hành, thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ cây xanh; và o Cung cấp không gian để tổ chức các hoạt động công cộng dựa trên giấy phép/sự chấp thuận của

các cơ quan chức năng.

58

Quyết định của UBND TP Hà Nội No.19/2010 ngày 14/5/2010 ban hành Quy định về Quản lý cây xanh, công viên, vườn hoa và vườn thú Hà Nội 59

Quyết định của UBND TP Hà Nội No.6541/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 quy định chức năng nhiệm vụ của Sở Xây dựng Hà Nội.

16

Cơ cấu quản lý cây xanh và công viên có thể được mô tả trong Hình 2 và Hình 3 dưới đây.

Hình 2 Cơ cấu quản lý cây xanh và công viên ở cấp thành phố

QĐ 19/2010/QĐ-UBND

Về Quản lý cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn thú ở HN

Sở QHKT Sở XD

Phê duyệt

Quy hoạch

Đô thị

Đầu tư xây

dựng

Vận hành

bảo trì

Nhà cung cấp

dịch vụ

Nguồn: Quyết định No.19/2010/QĐ-UBND

về quản lý cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn thú ở Hà Nội

Hình 3 Cơ cấu quản lý cây xanh và công viên ở cấp quận

QĐ 19/2010/QĐ-UBND

Về Quản lý cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn thú ở HN

Quận

(Phòng quản lý

đô thị)

Nhà cung cấp

dịch vụ

Phê duyệt

Quy hoạch

Đô thị

Đầu tư

xây dựng

Vận hành

bảo trì

Sở QHKT

Nguồn: Quyết định No.19/2010/QĐ-UBND

về quản lý cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn thú ở Hà Nội Hiện nay, hầu hết các công viên ở Hà Nội do chính quyền thành phố quản lý; chỉ có một số do quận quản lý (Công viên Đền Lừ, Vĩnh Hoàng, Nghĩa Đô, Ngọc Lâm, và Bắc Long Biên) hoặc do các nhà đầu tư (Công viên nước Hồ Tây, Công viên Yên Sở, và một số vườn hoa trong các khu đô thị mới)60. Mâu thuẫn chính trong quản lý cây xanh, như được thể hiện trong các biểu đồ trên, là Quy chế quản lý cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa và vườn thú Hà Nội đã bỏ qua những tác nhân quan trọng nhất, đó là chính quyền phường, là cơ quan hiện đang thực sự quản lý các vườn hoa/sân chơi khu dân cư, nhưng

60

Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội. Phụ lục 6

17

dưới một cơ chế khác thuộc Luật Đất đai, với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN & MT) là cơ quan chủ quản. Theo Luật Đất đai năm 201361, đối với đất ở, chính quyền cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất; chính quyền cấp quận, huyện có trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; còn chính quyền phường có trách nhiệm:

- Sử dụng đất phi nông nghiệp được giao cho các phường để xây dựng các công trình công cộng như văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao và thư giãn/vui chơi;

- Cho thuê đất nông nghiệp để sử dụng cho mục đích công ích của phường; và - Tiến hành thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai năm năm một lần.

Ở cấp phường, có một Phó Chủ tịch UBND và 2-3 nhân viên phụ trách quản lý đô thị và đất đai62. Vị lãnh đạo này đề xuất việc dành đất công để xây dựng vườn hoa/sân chơi khu dân cư, trong khi lãnh đạo phường phụ trách văn hóa/xã hội có trách nhiệm đầu tư và quản lý tài sản ở sân chơi. Việc phê duyệt cả mục đích sử dụng đất lẫn vốn để xây dựng hay cải tạo các sân chơi đều do chính quyền quận phụ trách. Các chính quyền phường thường lập ra các Trung tâm Thể thao/Văn hóa Phường để quản lý các công trình công cộng đó. Xem Hình 4 dưới đây.

Hình 4 Cơ cấu quản lý vườn hoa/sân chơi ở cấp khu dân cư

Luật đất đai

UBND PhườngSở TNMT

Phê duyệt

Quy hoạch/

kế hoạch

sử dụng đất

Đầu tư

xây dựng

Vận hành

bảo trì

UBND Quận

Đề xuất

mục đích

sử dụng

đất công

Phê duyệt

mục đích

sử dụng

đất công

Lãnh đạo

phụ trách Đô thị/

Địa chính

Lãnh đạo

phụ trách Văn hóa

-Xã hội

Phòng TNMT

Lãnh đạo

Phụ trách Văn hóa

- Xã hội

Đồng ý

cấp vốn

đầu tư

Nguồn: Phân tích dựa trên Luật Đất đai và các cuộc phỏng vấn với các cán bộ phường

Chồng chéo về chức năng và thiếu sự điều phối/hợp tác giữa các ngành và các cấp chính quyền

trong quy hoạch và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư

Có sự chồng chéo về nhiệm vụ giữa các ban ngành của thành phố Hà Nội cùng một lúc đều chịu các trách nhiệm liên quan tới quy hoạch sử dụng đất dùng cho cây xanh, công viên, bao gồm 1) Sở Quy hoạch Kiến trúc phụ trách quy hoạch đô thị, 2) Sở Xây dựng có trách nhiệm quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng, và 3) Sở Tài nguyên và Môi trường phụ trách quy hoạch sử dụng đất. Sự chồng chéo này gây lãng phí về thời gian và nguồn lực.

61

Nghị quyết của Quốc hội No.45/3013/QH13 ngày 29/11/2013 phê duyệt Luật Đất đai mới. 62

Quyết định của UBND TP Hà Nội No.20/2014/QĐ-UBND ngày 16/5/2014 về tuyển dụng cán bộ phường trong địa bàn Hà Nội.

18

Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành. Các sở ngành khác nhau có các quy hoạch phát triển riêng đều đòi hỏi phải có đất, tạo ra một cuộc cạnh tranh trong sử dụng quỹ đất công vốn đã khan hiếm63. Bên cạnh đó, trong khi cơ quan quy hoạch đô thị cố gắng tìm cách có được thêm quỹ đất công để phát triển cây xanh, có một số thửa đất công có tiềm năng bị bán đấu giá cho khu vực tư nhân theo một chính sách của một cơ quan khác phụ trách quản lý đất đai, như đã đề cập trong Mục 2.1 – “Các chính sách nhà nước” ở trên. "Chúng ta có một hệ thống quy hoạch kiểu gai mít, trong đó tất cả mọi thứ đều là ưu tiên."

Một chuyên gia quy hoạch đô thị cao cấp Sự phối hợp cũng yếu kém giữa các cấp quản lý của chính quyền. Mặc dù chính sách của thành phố là đất công chỉ được bán đấu giá sau khi nó đã đáp ứng hết nhu cầu sử dụng đất cho 1) các tiện ích xã hội, và 2) tái định cư64, thì Quận Thanh Xuân đang có kế hoạch bán đấu giá một số lô đất công tại phường Hạ Đình65, trong khi công viên/sân chơi khu dân cư vẫn còn thiếu. Một ví dụ khác là chính quyền phường không được tham vấn, và các vườn hoa/sân chơi khu dân cư đang do chính quyền phường quản lý không được tính đến trong đánh giá hiện trạng khi chính quyền thành phố lập Quy hoạch Cây xanh Hà Nội66. Do đó, văn bản này không đưa ra được các giải pháp đầy đủ để đạt được các mục tiêu cho chúng. “Chúng ta thiếu một cơ chế phối hợp tốt giữa các cơ quan nhà nước.”

Lãnh đạo một quận Bên cạnh đó, có sự thiếu thống nhất về lãnh thổ giữa công tác quy hoạch đô thị và công tác quản lý thực hiện quy hoạch. Quy hoạch đô thị được thực hiện cho các khu vực được bao quanh bởi những con đường và có thể bao phủ lãnh địa của hơn một đơn vị hành chính, trong khi việc quản lý thực hiện quy hoạch lại được thực hiện bởi chính quyền địa phương của một đơn vị hành chính67.

Nhận thức của chính quyền về tầm quan trọng của vườn hoa/sân chơi khu dân cư chưa cao

Như đã mô tả trong Phần 2.1 - Chính sách của Chính phủ nêu trên, chính quyền thành phố, khi lập Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, đặt ưu tiên phát triển các công viên lớn, mà không phải là các vườn hoa nhỏ hơn ở cấp khu dân cư. Sau đó, trong một cuộc nói chuyện với tác giả của báo cáo này, họ bày tỏ sự hối tiếc của mình về điều đó. "Ồ, thật đáng tiếc là Quy hoạch Cây xanh Hà Nội không đặt ưu tiên cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Người ta cần đến những nơi đó nhiều hơn là đến các công viên lớn. "

Một cựu quan chức cao cấp về quy hoạch đô thị "Bây giờ chúng tôi đã nhận ra rằng Hà Nội cần phải chắt chiu từng mét vuông đất công cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư."

Phát biểu của một quan chức quy hoạch tại cuộc họp bàn tròn về những kết quả ban đầu của nghiên cứu này được tổ chức vào ngày 30/7/2014

63

Phỏng vấn một chuyên gia quy hoạch cao cấp 64

Quyết định của UBND TP Hà Nội No.29/2011/QĐ-UBND ngày 14/09/2011 quy định việc đấu giá sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội. 65

Phỏng vấn một lãnh đạo phường phụ trách quản lý đô thị và quản lý đất. 66

Phỏng vấn một chuyên gia có tham gia xây dựng Quy hoạch Cây xanh Hà Nội 67

Phỏng vấn một chuyên gia có tham gia xây dựng Quy hoạch Cây xanh Hà Nội

19

Ở cấp phường, một số nhà lãnh đạo bày tỏ mong muốn có vườn hoa/sân chơi cho người dân của họ. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc làm thế nào để có thể giữ đất công dành cho mục đích đó, một số người trong số họ nói rằng họ có những ưu tiên khác cao hơn trong sử dụng đất. "Chúng tôi không có cơ hội nghĩ về bảo tồn đất công để xây dựng sân chơi. Chính quyền phường có nhiều việc khác để làm và vườn hoa/sân chơi là ưu tiên cuối cùng. Theo tôi, chúng ta có thể coi chúng là ưu tiên sau mười năm nữa. Tôi cho rằng cái mà bây giờ người ta cần là có nhà ở và việc làm, không phải công viên hay sân chơi. Nếu người dân còn chưa có đủ chỗ ở, thì cây xanh và sân chơi có ý nghĩa gì? "

Lãnh đạo phường phụ trách quản lý đô thị và sử dụng đất

Trong khi chưa có đủ không gian cộng đồng cho người dân sử dụng, một số chính quyền phường cho thuê đất công cho các hoạt động thương mại (bãi đậu xe và những hoạt động khác). Ở một số nơi, các diện tích của nhà văn hóa phường cũng được cho tư nhân thuê để tổ chức hoạt động bóng bàn, phòng tập gym, khiêu vũ v.v., mà người dân phải trả tiền để được tham gia68. Một số chính quyền phường nơi có các khu đô thị mới cũng bày tỏ mong muốn được trực tiếp cung cấp dịch vụ nhà ở và quản lý không gian chung trong các tòa nhà chung cư69. Nhưng người dân không hài lòng, họ tin rằng một số chính quyền địa phương đang biến tài sản công cộng thành công cụ kiếm lời cá nhân, và chính quyền phường muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ thay vì thực hiện chức năng quản lý nhà nước70.

Thiếu một cơ quan quản lý hệ thống thông tin tích hợp của thành phố

Thành phố Hà Nội có hai cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị, là Sở Quy hoạch Kiến trúc và Viện Quy hoạch Xây dựng71. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin về quản lý đất đai. Các sở khác của thành phố thì có các số liệu cụ thể của riêng họ. Tuy nhiên, thành phố không có một cơ quan quản lý một hệ thống thông tin đa ngành dùng chung, nơi có thể thu thập, lưu trữ và chia sẻ thông tin một cách thống nhất và minh bạch.

Thiếu một cơ quan phụ trách hệ thống thông tin thành phố như vậy, công tác quy hoạch và quản lý cây xanh có thể phải đối mặt với những khó khăn sau đây. Thiếu thông tin đầy đủ. Không có cơ sở dữ liệu về vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội bỏ qua hầu hết các vườn hoa/sân chơi khu dân cư hiện có trong thống kê hiện trạng của nó72, dẫn đến các biện pháp không đủ để đạt được các mục tiêu cho chúng. Thông tin không đáng tin cậy. Hiện nay, mỗi dự án hoặc nghiên cứu liên quan đến cây xanh công cộng thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, mà các nguồn đó có thể có sự hiểu biết khác nhau về thế nào là cây xanh. Như đã đề cập ở Mục 2.2 – “Các quy định luật pháp”, quận Thanh Xuân chính thức được coi là không có bất kỳ công viên nào, trong khi các quan sát cho thấy rằng ở đó có nhiều vườn hoa/sân chơi khu dân cư đang tồn tại. Bên cạnh đó, diện tích hiện tại của công viên và vườn hoa trong 9 quận nội đô (được chuyển đổi từ số liệu trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh

68

Phỏng vấn một người dân 69

Phỏng vấn lãnh đạo phường phụ trách văn hóa – xã hội 70

Phỏng vấn người dân 71

Phỏng vấn một quan chức phụ trách quy hoạch 72

Phỏng vấn một chuyên gia có tham gia Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội

20

Hà Nội) là 2.08m2, khác xa con số 0.9m2 được đưa ra trong báo cáo HAIDEP. Sự khác biệt đáng kể như vậy về thông tin hiện trạng có thể gây bối rối khi lập chính sách hoặc quy hoạch phát triển vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Thông tin không được chia sẻ hiệu quả. Thông tin được đăng trên các trang web của các sở của thành phố là không đầy đủ, không được cập nhật một cách kịp thời, và không dễ dàng để tìm thấy hoặc truy cập. Ví dụ, không dễ tìm thấy Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 9257-2012 về “Quy hoạch cây xanh đô thị sử dụng công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế” trên các cổng thông tin của chính phủ, mặc dù nó đã được sử dụng để xây dựng Quy hoạch Cây xanh Hà Nội. Bên cạnh đó, có những công chức gây khó dễ trong việc chia sẻ thông tin. Các rào cản trong chia sẻ thông tin cũng có thể được hiểu là một cách giữ quyền lực73. "Các số liệu về hiện trạng cây xanh được thu thập từ các cơ quan khác nhau, trong đó có Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, các doanh nghiệp đang quản lý công viên và vườn thú. Cây xanh đường phố được quản lý bởi các chính quyền địa phương khác nhau và các nhà đầu tư mà không có sự thống nhất. Sở Xây dựng không biết hết tình hình, trong khi các thông tin không được chia sẻ. Không dễ chứng minh được dữ liệu về hiện trạng cây xanh có đúng hay không. Chúng ta cần một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về thông tin. "

Một chuyên gia quy hoạch đô thị cao cấp "Tôi sẽ không nói với chị, trừ khi tôi nhận được yêu cầu bằng văn bản gửi đến bộ phận hành chính, sau đó thông qua lãnh đạo. Tôi tuân thủ quy định của chính phủ về phát ngôn74 và tôi không có nghĩa vụ phải nói cho chị biết điều đó được ghi trong văn bản nào. Tôi sẽ chỉ chia sẻ cởi mở khi có một cơ chế đầy đủ để bảo vệ người phát ngôn. "

Trưởng phòng thuộc một sở của thành phố Thiếu thông tin đầy đủ có thể ảnh hưởng tới việc ra quyết định. Ví dụ, nếu việc kiểm kê đất công được ghi chép và chia sẻ một cách thống nhất và minh bạch, chính quyền thành phố đã có thể biết được liệu quỹ đất công hiện có còn đủ để đáp ứng nhu cầu làm hạ tầng cơ sở xã hội hay không, trong đó có cây xanh và vườn hoa/sân chơi; và nếu không, thì liệu có nên có chính sách đấu giá đất công như nó đang được thực hiện hay không.

3.2. Người dân

Người dân có nhận thức tốt về giá trị của vườn hoa/sân chơi khu dân cư

Người dân nhìn thấy rõ giá trị của vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong cuộc sống của họ. Họ quan tâm đến sức khỏe, giáo dục, và các giá trị văn hóa mà vườn hoa/sân chơi khu dân cư có thể mang lại. "Chúng tôi cảm thấy buồn vì thế hệ của chúng tôi đã có cơ hội để chơi khi chúng tôi còn nhỏ, nhưng con cháu của chúng tôi thì không. Chúng tôi cần không gian nơi trẻ em có thể chạy/chơi một cách an toàn và biết ứng xử tốt hơn dưới sự giám sát của chúng tôi, nơi mà phụ nữ có thể tụ tập để chia sẻ cơ hội việc làm, thông tin về giáo dục, về gia đình và các giá trị tôn giáo để trở nên gần gũi và đoàn kết với nhau hơn. "

Cư dân

73

Oxfam GB. 2013. Nghiên cứu Kinh tế Chính trị về Quy hoạch và Quản lý Đô thị ở Việt Nam. 74

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.25/2013/QĐ-TTg ngày 04/05/2013 ban hành Cơ chế phát ngôn và tiết lộ thông tin cho báo chí.

21

"Tôi lo lắng về tương lai của con trai tôi. Bởi vì thời gian chơi ngoài trời cho trẻ em đã giảm đáng kể, nó dành nhiều giờ ngồi trước màn hình thay vì chơi bên ngoài, và có thể trở nên cô độc ngay trong ngôi nhà của mình. "

Trích dẫn trong bài viết "Trẻ em thiếu không gian để chơi ở thủ đô" của Hồng Thủy Việt Nam News, 2014/07/09

Những người dân được phỏng vấn đều cho rằng họ có thể đóng góp để tạo sân chơi. Một số người cho rằng người già có thể đóng vai trò quan trọng hơn những người khác trong việc bảo tồn và quản lý các vườn hoa/sân chơi khu dân cư, vì họ dành phần lớn thời gian ở trong khu phố. "Nếu chính quyền trao sân chơi này cho người dân, chúng tôi sẵn sàng đóng góp tài chính để mua thiết bị và sẽ tự tổ chức các hoạt động cộng đồng."

Cư dân

Người dân biết rõ đất công đang được sử dụng và có thể được sử dụng tốt nhất như thế nào

Người dân, nhất là những người đã sống một thời gian dài tại địa phương, biết rõ về lịch sử sử dụng đất trong khu vực mình ở. Họ biết khi đất công được sử dụng một cách sai trái, và nhiều người trong số họ đã dần nhận ra quyền của mình để đưa nó trở lại sử dụng cho mục đích công cộng. "Khu vực này được chính quyền giao cho công ty xây dựng của chúng tôi để làm lán trại tạm thời trong thời gian thi công Nhà máy cơ khí Hà Nội vào năm 1969. Sau đó, đất được chia thành các ô nhỏ và cấp cho người lao động của công ty để làm nhà ở trong những năm 1990. Một số thửa đất còn lại đã được lãnh đạo công ty cho tư nhân thuê để tư lợi trong một thời gian dài. Gần đây chúng tôi nghe nói rằng lãnh đạo công ty đang ngấm ngầm bán chúng cho tư nhân. Chúng tôi muốn lấy lại để cộng đồng sử dụng chung."

Một số lãnh đạo cộng đồng

Người dân thiếu cơ hội để tham gia đầy đủ

Trong khi các nhà chức trách nghĩ rằng họ đã để người dân tham gia ở tất cả các bước thiết kế và đầu tư vườn hoa/sân chơi khu dân cư75, thì người dân lại cho rằng họ không có cơ hội đóng góp ý kiến của họ hoặc không có ai lắng nghe khi họ nói. Cảm giác bị bỏ qua khiến họ thất vọng. Những người nhập cư có thu nhập thấp thấy họ có rất ít cơ hội để được thông tin và tham gia khi họ không được mời tham dự các cuộc họp cộng đồng76.

3.3. Các bên liên quan khác

3.3.1. Các tổ chức chính trị-xã hội

75

Phỏng vấn các lãnh đạo phường. 76

Phỏng vấn người nhập cư có thu nhập thấp.

22

Các tổ chức chính trị-xã hội chưa phát huy đầy đủ vai trò giám sát

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên có trách nhiệm đưa ra phản hồi trong xây dựng pháp luật và hoạch định chính sách cũng như trong giám sát các dự án đầu tư77. Trong số đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ được coi là có vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, các tổ chức này có thể do dự khi giám sát chính quyền do xuất hiện mâu thuẫn lợi ích khi các hoạt động của họ được tài trợ từ ngân sách nhà nước78,79, thay vì bằng sự đóng góp của các thành viên của họ. Một số thành viên cộng đồng thậm chí còn tin rằng các tổ chức chính trị-xã hội không có vai trò gì trong việc ra quyết định ở cấp địa phương. "Lãnh đạo Hội Phụ nữ và Mặt trận Tổ quốc có ghế trong văn phòng UBND phường; nhưng họ chỉ ngồi đó mà không làm gì cả. Đôi khi, họ đề xuất những điều mà UBND phường không phản hồi lại, chỉ nói rằng các đề xuất đã chuyển đến các cấp cao hơn nhưng chưa nhận được phản hồi. Đoàn Thanh niên thì rất yếu. Ngay cả những người trẻ tuổi ngồi ở nhà hầu hết thời gian do không có công việc ổn định cũng không tham gia vào các hoạt động cộng đồng. "

Cư dân nam lớn tuổi

3.3.2. Các tổ chức phi chính phủ trong nước

Các tổ chức phi chính phủ trong nước có ảnh hưởng hạn chế tới chính sách

Diễn đàn Đô thị Việt Nam (VUF) là nơi mà chính phủ, các nhà tài trợ và các cơ quan, cá nhân khác chia sẻ ý kiến đóng góp cho chính sách phát triển đô thị. Thách thức của tổ chức này là thiếu nguồn nhân lực vì có Ban thư ký là các cán bộ của Bộ Xây dựng (BXD), những người bận rộn với các nhiệm vụ nhà nước chính của họ. Hiệp hội các Đô thị Việt Nam (ACVN) kết nối các trung tâm đô thị để chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển và quản lý đô thị. Còn có Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam (VUPDA), Hội Kiến trúc sư Việt Nam (và Hà Nội) , Hội Công viên Cây xanh cũng như các chuyên gia riêng lẻ. Các tổ chức/cá nhân được chính quyền mời tham gia ý kiến cho các chính sách và quy hoạch đô thị. Cho đến nay, các cuộc thảo luận thường nói về các không gian xanh lớn, chứ không phải về các không gian ở cấp khu dân cư. Một số tổ chức phi chính phủ trong nước như: Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Thành phố (ACCD) và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) đang làm việc để bảo vệ không gian công cộng, cải thiện cơ sở hạ tầng cấp ba, và bảo vệ các hồ của Hà Nội và các thành phố khác. Có một số lượng rất nhỏ của các tổ chức phi chính phủ như vậy, và họ làm việc chủ yếu về cung cấp các dịch vụ cộng đồng chứ không phải về vận động chính sách; mặc dù công việc họ làm có thể cung cấp các minh họa tuyệt vời về cách mà vườn hoa/sân chơi khu dân cư có thể được bảo vệ/tạo lập/duy trì80. Trong những năm gần đây, vai trò của các tổ chức xã hội trong phản biện chính sách đã tăng lên, mặc dù chưa có khuôn khổ pháp lý cho xã hội dân sự. Tuy nhiên, các tổ chức này thường được mời đóng góp cho các chính sách/quy hoạch chỉ khi các tài liệu đó đã được soạn thảo, chứ không phải trong giai đoạn

77

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.80/2005/QĐ-TTg ngày 18/04/2005 ban hành Cơ chế giám sát cộng đồng về đầu tư. 78

Điều 2, Phần 4, Thông tư liên tịch No.04/2006/TTLT/KH&ĐT-UBTUƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 ban hành Cơ chế giám sát cộng đồng về đầu tư. 79

Điều 16, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 80

Phỏng vấn một lãnh đạo NGO trong lĩnh vực phát triển đô thị

23

phát hiện vấn đề; và ý kiến của họ cũng không phải lúc nào cũng được các nhà lập chính sách xem xét một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó, thiếu hàng ngũ lãnh đạo tốt, thiếu sự phối hợp tốt, và thiếu ngân sách hoạt động đang cản trở nhiều tổ chức làm việc một cách hiệu quả81.

3.3.3. Các cơ quan nghiên cứu

Các viện thuộc Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong đề xuất chính sách, chứ không phải là

các cơ quan độc lập

Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (VIUP) của Bộ Xây dựng và Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội là các cơ quan nhà nước chuyên nghiên cứu và đề xuất các kế hoạch và chính sách đô thị, trong đó có Quy hoạch Tổng thể Xây dựng Thành phố Hà Nội và Quy hoạch Cây xanh Hà Nội. Không có viện nghiên cứu độc lập trong nước nào được công nhận rộng rãi trong việc tiến hành các nghiên cứu có thể cung cấp một cái nhìn khách quan hơn về quy hoạch đô thị.

3.3.4. Các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo cung cấp kiến thức hạn chế về quy hoạch và quản lý cây xanh khu dân cư

Thành phố Hà Nội có trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc cung cấp kiến thức về quy hoạch đô thị. Bộ Xây dựng có Học viện Cán bộ Quản lý Xây dựng và Quản lý Đô thị cung cấp đào tạo cho các cán bộ nhà nước phụ trách quản lý xây dựng. Học viện Hành chính Quốc gia có Khoa Quản lý Nhà nước Đô thị và Nông thôn. Tuy nhiên, không có bằng chứng về việc bất kỳ cơ quan nào đã nêu ở trên hiện đang vận động cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư.

3.3.5. Các cơ quan truyền thông

Truyền thông thúc đẩy các không gian công cộng chưa có hệ thống

Các phương tiện truyền thông, bao gồm báo chí, các trang web, và truyền hình, truyền đạt ý kiến của các bên liên quan, nêu vấn đề để giúp người dân hiểu rõ quyền lợi của họ. Truyền thông đại chúng đã hoạt động tích cực trong việc ngăn chặn đầu tư tư nhân xâm lấn các không gian công cộng như trong trường hợp Công viên Thống Nhất, Chợ Âm phủ, Sân Con voi v.v. Tuy nhiên, sự tham gia của giới truyền thông trong vấn đề này mang tính chất đơn lẻ, chứ không có tính hệ thống82. “Các phương tiện truyền thông thường theo đuổi các vấn đề nóng để thu hút độc giả, trong khi nhận thức của họ về vườn hoa/sân chơi khu dân cư chưa đủ cao để nêu lên vấn đề để thảo luận. Truyền thông cần có một nghiên cứu tốt hay mô hình thí điểm để làm cơ sở cho việc này.”

Một nhà báo

3.3.6. Các tổ chức quốc tế

Ít tổ chức quốc tế quan tâm tới vườn hoa/sân chơi khu dân cư

81

Trung tâm Vì Sự phát triển Đô thịVì Sự phát triển Đô thị. 2007. Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu “Sự tham gia của người dân trong quy hoạch và quản lý không gian công cộng - Trường hợp nghiên cứu Công viên Thống Nhất ở Hà Nội”. 82

Phỏng vấn một nhà báo

24

Có một số nhà tài trợ quốc tế làm việc về phát triển đô thị (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, UNHabitat v.v.). Hầu hết họ tập trung vào việc cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ngân hàng Thế giới tài trợ cho Dự án Nâng cấp Đô thị cho một số thành phố, nơi các khu dân cư được nâng cấp để có cơ sở hạ tầng kỹ thuật cấp ba, trong kh vườn hoa/sân chơi khu dân cư không được đặt vào trọng tâm. UNHabitat đã thực hiện một nghiên cứu toàn diện về Hồ sơ Nhà ở Việt Nam, trong đó không quan tâm tới vườn hoa/sân chơi khu dân cư. PADDI (Centre de Prospective et d'Études Urbaines) là một dự án hợp tác phân cấp giữa vùng Rhône-Alpes của Pháp và Thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động từ năm 1997. Nó tập trung vào đào tạo quản lý đô thị, nhắm tới các cán bộ nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này đã tổ chức 46 khóa đào tạo, trong đó có một khóa về quản lý cây xanh đô thị83. Thành phố Hà Nội không có dự án như vậy. Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu Đại học tổng hợp Hawaii đã thực hiện, trong bốn năm liên tiếp, các Hội thảo Mùa hè về Các Thành phố Sống tốt cho vài chục chuyên gia Việt Nam, trong đó tập trung vào chủ đề không gian công cộng. Trung tâm này, cùng với Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sĩ, cũng đã tài trợ cho một nghiên cứu hành động về "Không gian Cộng đồng Trong các Khu nhà ở Thu nhập thấp – Trường hợp Nghiên cứu ở Hà Nội, Việt Nam", mà sẽ được giới thiệu trong Mục 5.3 – “Câu chuyện số 3: Mô hình hợp tác nhà nước-người dân-doanh nghiệp trong việc tạo dựng sân chơi tại phường Thượng Đình”. Có ít các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hoạt động trong lĩnh vực phát triển đô thị ở Việt Nam, bao gồm ENDA (Trung tâm Hành động vì Môi trường và Phát triển), HealthBridge (Nhịp cầu Sức khỏe), và LIN (Trung tâm Phát triển Cộng đồng). Bằng các dự án nghiên cứu và can thiệp của mình, các tổ chức này mang đến cho Việt Nam cách tiếp cận mới về lập kế hoạch có sự tham gia và chia sẻ kinh nghiệm tốt của quốc tế. Tuy nhiên, số lượng các tổ chức này vẫn còn rất hạn chế. Cho đến nay, chỉ có HealthBridge tập trung vào không gian công cộng và đặc biệt là vào vườn hoa/sân chơi khu dân cư, trong khi ENDA đang lập kế hoạch cho một dự án thực hiện lập bản đồ cộng đồng84.

3.3.7. Khu vực tư nhân

Các doanh nghiệp quan tâm đến lợi nhuận nhưng cũng có thể đóng góp xã hội

Các nhà đầu tư và một số cá nhân quan tâm đến việc mua các thửa đất công còn lại trong các quận nội đô để đầu tư xây dựng, hoặc thực hiện các hoạt động thương mại như bãi đậu xe ô tô/xe máy, dịch vụ ăn uống, hoặc thậm chí các hoạt động văn hóa/thể thao, mà để sử dụng chúng, người dân phải trả tiền. Tuy nhiên, trường hợp của nhóm tình nguyện viên Think Playground được trình bày trong Mục 5.4 – “Câu chuyện số 4: Mô hình sáng tạo làm sân chơi - Sân chơi dành cho người nghèo nhập cư tại Bãi Giữa sông Hồng” dưới đây cho thấy rằng các doanh nghiệp, nếu có nhận thức tốt về vấn đề này, có thể đóng góp tích cực bằng cách quyên góp các vật liệu đã qua sử dụng để tạo lập vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Một ví dụ khác về đóng góp của tư nhân để làm sân chơi là Công ty Unilever - một nhà sản xuất xà phòng quốc tế - đã đầu tư hai sân chơi trong Công viên Thống Nhất tại Hà Nội và Công viên Tao Đàn tại thành phố Hồ Chí Minh như là món quà của họ cho trẻ em Việt Nam, với một triết lý kinh doanh đằng sau đó là "trẻ em càng chơi nhiều, thì cha mẹ của chúng sẽ mua càng nhiều xà phòng để giặt quần áo bẩn". Khu vực tư nhân cũng có thể cung cấp các phương tiện chơi miễn phí cho các công viên công cộng;

83

http://www.paddi.vn/vi/hoat-dong/cac-khoa-tap-huan-dao-tao 84

Phỏng vấn Giám đốc ENDA Viet Nam, cho nghiên cứu của Oxfam GB “Kinh tế chính trị trong quy hoạch và quản lý đô thị ở Việt Nam. 2013.

25

để đến lượt mình, họ có được quyền ghi tên của mình trên các phương tiện đó; điều đó có nghĩa là họ có thể quảng cáo miễn phí cho doanh nghiệp của mình. Nói cách khác, các doanh nghiệp tư nhân có thể đầu tư trực tiếp vào các công viên công cộng, và thu lợi một cách gián tiếp85.

4. Hiện trạng vườn hoa/sân chơi khu dân cư tại Hà Nội

4.1. Hiện trạng chung

Đất công bị lấn chiếm để sử dụng cá nhân

Hệ thống cây xanh và công viên của Hà Nội bắt đầu có từ thời Pháp thuộc. Công viên được xây dựng chủ yếu ở các quận Ba Đình và Hoàn Kiếm. Các công viên nhỏ cũng được xây dựng ở các ngã tư đường phố. Sau thời Pháp thuộc, chính phủ xã hội chủ nghĩa cũng đã xây dựng một số công viên khác và đã trồng cây xanh dọc đường phố và trong không gian giữa các tòa nhà chung cư86. Từ khi Đổi Mới vào năm 1986, nền kinh tế đã bùng nổ, dẫn đến đô thị hóa nhanh chóng với nhu cầu cao về nhà ở. Chính phủ khuyến khích người dân tự xây dựng nhà ở cho mình và đảm bảo cho họ quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản87. Nhà ở bắt đầu mọc lên như nấm. Trong vòng mười năm 1999-2009, số lượng đơn vị nhà ở tăng từ 4 triệu lên 6,8 triệu, và diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng từ 7m2 đến 16.7m2 88. Đồng thời, công tác quản lý đô thị cũng bị sao nhãng. Người dân tự nâng cấp, mở rộng và xây dựng nhà ở bất cứ nơi nào họ có thể, bao gồm ở các không gian công cộng89. Đất công cũng bị chiếm đóng bởi các doanh nghiệp và cá nhân để sử dụng cho các mục đích tư nhân khác, dẫn đến sự biến mất của các không gian công cộng. Kể từ đầu thế kỷ 21, chính quyền thành phố đã nỗ lực hạn chế việc chiếm đóng bất hợp pháp các không gian công cộng và phát triển thêm các diện tích cây xanh90. Tuy nhiên, một số lượng đáng kể đất công vẫn đang bị lạm dụng. Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 20 triệu mét vuông đất công đang bị lạm dụng nhưng chưa được xử lý. Các cơ quan giữ đất công đã thay đổi (về lãnh đạo, trong kinh doanh v.v.) rất nhiều theo thời gian. Nhiều cơ quan đã giao đất công cho nhân viên của họ xây nhà ở, một số khác lại chiếm đất công để làm những việc khác hoặc cho thuê bất hợp pháp.

Tại hội nghị về đối phó với lạm dụng đất công và nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại địa phận thành phố Hà Nội tổ chức vào ngày 29/5/2013.

http://batdongsan.vietnamnet.vn/fms/chinh-sach-quy-hoach/75518/h--224--noi--20-trieu-m2-dat-c--244-ng-chua-duoc-xu-l--253-.html

85

Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thịvì Sự phát triển Đô thị. 2007. Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu “Sự tham gia của người dân trong quy hoạch và quản lý không gian công cộng - Trường hợp nghiên cứu Công viên Thống Nhất ở Hà Nội” 86

Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội. 87

Quyết định của Thủ tướng số 118 / QĐ-Ttg (27/11/1992) về việc cho phụ cấp nhà ở vào lương, Nghị định Chính phủ No.61/ 1994 / NĐ-CP ngày 1994/05/07 về giao dịch nhà ở 88

Hồ sơ Nhà ở Việt Nam của UNHabitat 89

Báo cáo Hồ sơ Nhà ở của UNHabitat. Nguyễn Thị Hiền. 2011. Báo cáo chuyên đề về thể chế và khung luật pháp 90

Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội.

26

Thiếu vườn hoa/sân chơi khu dân cư

Theo Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, hiện nay, phạm vi bao phủ của các công viên và vườn hoa trong 10 quận nội đô91 chỉ chiếm 1,92% tổng diện tích đất. Trong số 10 quận này, quận Hai Bà Trưng có tỷ lệ cao nhất về độ bao phủ của cây xanh, 12,83%, trong khi những quận thấp nhất bao gồm Thanh Xuân (0%), Đống Đa (0,19%), và Long Biên (0,59%). Xem Bảng 3.

Bảng 3 Hiện trạng công viên và vườn hoa tại các quận nội đô

TT Quận

Công viên + vườn hoa

Mặt nước (ha)

Tổng diện tích (ha)

% tổng diện tích đất

Công viên Vườn hoa Tổng số

Số lượng

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

1 Hai Bà Trưng 4 76.76 4 2.15 8 78.91 41.99 116.10 12.83

2 Ba Đình 3 41.83 7 10.16 10 51.99 23.62 79.7 9.54

3 Hoàn Kiếm 1 19.77 9 2.62 10 22.39 11.50 33.40 6.99

4 Hoàng Mai 7 105.86 1 1.32 8 107.17 55.97 163.40 3.71

5 Cầu Giấy 2 15.66 0 0 2 15.66 5.9 24.46 2.25

6 Tây Hồ 1 6.00 3 2.83 4 8.83 NA 15.46 0.71

7 Long Biên 1 17.13 2 1.87 3 19 2.5 32 0.59

8 Đống Da 1 1.94 4 2.89 5 4.83 NA 8.47 0.19

9 Thanh Xuân 0 0 0 0 0 0 0 0 0

10 Hà Đông 1 7.73 2 3.75 3 11.48 5.42 17.38 NA

Tổng thể 21 270.97 32 27.58 53 320.30 NA 490.46 1.92

Nguồn: - Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội. Bảng 4. Lưu ý: Trong bảng này, khu vực nội đô bao gồm mười huyện, trong đó có thị xã Hà Đông cũ.

Trong chín quận nội đô, diện tích trung bình hiện nay của các công viên và vườn hoa, chuyển đổi từ số liệu của Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, là 2.08m2/người, và diện tích vườn hoa trong các khu ở là 0,63m2/người. Xem

91

Mười huyện gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân, Long Biên. Thông thường, các quận nội thành được hiểu là bao gồm chỉ có 9 huyện, Hà Đông không được tính.

27

Bảng 4.

28

Bảng 4 Diện tích công viên/vườn hoa hiện nay trong tương quan với dân số hiện nay và dân số dự báo ở nội đô Hà Nội

Vị trí

Tổng diện tích đất

(km2)

Diện tích công viên/

vườn hoa hiện tại

(ha)

Dân số mục tiêu

2030 (million people)

Diện tích công viên/ vườn hoa

hiện tại đối với dân số mục tiêu

(m2/head)

Dân số hiện tại

(mln people)

Diện tích công viên/ vườn hoa

chuyển đổi đối với dân số hiện tại (m2/head)

(1) (2) (3) (4) (5)=(3)/(4) (6) (7)=(3)/(6)

(i) Đối với công viên

Nội đô 137 302.7 1.8 1.7 2.081 1.45

5 quận trung tâm lịch sử 42 166.9 0.8 2.1 1.218 1.37

4 quận nội đô mở rộng 95 135.8 1 1.4 0.863 1.57

(ii) Đối với vườn hoa trong các khu ở

Nội đô 137 132 1.8 0.73 2.081 0.63

5 quận trung tâm lịch sử 42 12 0.8 0.15 1.218 0.10

4 quận nội đô mở rộng 95 120 1 1.2 0.863 1.39

(iii) Tổng số = (i) + (ii)

Nội đô 137 434.7 1.8 2.43 2.081 2.08

5 quận trung tâm lịch sử 42 178.9 0.8 2.25 1.218 1.47

4 quận nội đô mở rộng 95 255.8 1 2.6 0.863 2.96

Nguồn: Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội. Bảng 1 (về dân số) và Bảng 13, 14, 15.

Lưu ý: - 5 quận trung tâm lịch sử bao gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng - 4 quận nội đô mở rộng bao gồm Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Từ Liêm (quận Hà Đông

và Long Biên không có trong danh sách)

Diện tích công viên/vườn hoa 2,08m2/người nói trên ở 9 quận nội đô Hà Nội lớn hơn con số 0,9m2/người được đưa ra trong báo cáo của HAIDEP92, nhưng nhỏ hơn nhiều so với mức chuẩn 9m2/người do Tổ chức Y tế Thế giới quy định và so với mức của các thành phố khác trên thế giới (New York: 23.1m2/người, Paris: 11.5m2/người, Tokyo: 3m2/người). Xem

92

HAIDEP. 2007. Báo cáo cuối cùng “Điều kiện sống”. Trang 3-23. Lưu ý rằng 9 quận nội thành trong báo cáo của HAIDEP, so với Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội, có cả quận Long Biên, nhưng không có quận Từ Liêm

29

Hình 5 dưới đây.

30

Hình 5 Diện tích không gian xanh trung bình đầu người ở các thành phố trên thế giới.

Nguồn: http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=1660203

Cần lưu ý rằng dữ liệu chính thức trong Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp chỉ đưa ra diện tích của các công viên và vườn hoa đã được chính thức đặt tên và thuộc sự quản lý của chính quyền thành phố, chính quyền quận hoặc của các nhà đầu tư. Dữ liệu chính thức này không bao gồm các vườn hoa/sân chơi khu dân cư do cấp phường quản lý. Các quan sát đã chỉ ra rằng ở mỗi phường được nghiên cứu chỉ có một số lượng rất hạn chế các vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Phường Văn Chương chỉ có ba sân chơi cho dân số hơn 18.000 người, trong đó sân lớn nhất chỉ khoảng 500m2. Phường Hạ Đình chỉ có một sân chơi rộng khoảng 1.000m2 cho dân số gần 20.000 người. Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính có các không gian nằm giữa các tòa nhà cao tầng được xây dựng cho bà con đi ngang qua, chứ không phải là để họ tụ tập hoặc chơi93. Mặc dù vậy, tất cả các không gian này đều được sử dụng tích cực. Chúng rất đông đúc vào mỗi buổi sáng và buổi tối khi không nắng quá. Người dân nói rằng họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng chúng94. Một số bản đồ thể hiện mặt nước và sân chơi trong một số phường được nghiên cứu được trình bày trong

93

Hội đồng Phát triển hợp tác, Khoa học Xã hội và Nhân văn của Canada (SSRHC). 2013-2015. Nghiên cứu đang thực hiện về

“Không gian công cộng phù hợp với thanh niên trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng” 94

Phỏng vấn một người dân.

31

Hình 6 dưới đây.

32

Hình 6 Chỉ có ít mặt nước và sân chơi còn lại trong các phường nội đô

Mặt nước và sân chơi trong khu Văn Chương Mặt nước và sân chơi ở phường Trung Hòa

Nguồn: KTS Trần Huy Ánh (Màu nâu: khu dân cư, màu xanh da trời: mặt nước, màu xanh lá cây: sân chơi)

Vườn hoa/sân chơi khu dân cư hiện có không được quy hoạch/thiết kế/đầu tư/quản lý tốt

Sân chơi không được quy hoạch tốt. Hầu hết các vườn hoa/sân chơi khu dân cư hiện có được thiết lập trên các khu đất công có sẵn hơn là theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Nhiều khu trong số đó nằm sát các đường phố, nơi có lưu lượng giao thông lớn và việc tiếp cận chúng là không an toàn. Hầu hết các vườn hoa/sân chơi khu dân cư có diện tích rất nhỏ, từ dưới một trăm đến vài trăm mét vuông. Chúng không có đủ không gian cho tất cả mọi người sử dụng, và thường dẫn đến sự cạnh tranh giữa những người ở các độ tuổi khác nhau (trẻ nhỏ so với thanh niên và so với người già) và giữa các giới tính (bé gái so với bé trai), cũng như giữa các loại hình hoạt động (thư giãn so với các hoạt động tích cực hơn v.v.), vào những thời điểm khác nhau trong ngày, trong tuần và trong năm. "Sân chơi được đặt tên là "Sân Ông-Cháu ", nhưng đôi khi các ông lại đẩy các cháu ra ngoài để chiếm chỗ chơi."

Cư dân nữ lớn tuổi Sân chơi không được thiết kế/đầu tư tốt. Hầu hết chúng có nền bê tông cứng có thể làm tổn thương trẻ khi chơi. Các thiết bị chơi thường thô sơ, có chất lượng thấp, không hấp dẫn; hầu hết dành cho trẻ nhỏ nhưng cũng được trẻ em lớn hơn sử dụng nên có thể nhanh chóng bị xuống cấp95. Các thiết bị này

95

Phỏng vấn một phụ nữ đang chơi với cháu.

33

thường không được bố trí hợp lý, để lại quá ít không gian cho trẻ em chạy nhảy. Nhiều sân chơi không có bóng râm, không đủ ánh sáng, thiếu ghế, thùng rác, v.v. Xem Hình 7.

Hình 7 Sân chơi nhỏ với các thiết bị chơi nghèo nàn

Sân chơi D-E, phường Văn Chương Sân chơi B1, phường Văn Chương

Sân chơi không được quản lý tốt. Có hai mô hình quản lý sân chơi chính đang được áp dụng đối với vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Vườn hoa/sân chơi do chính quyền phường quản lý. Một số phường trực tiếp quản lý nhà văn hoá, sân thể thao và các sân chơi, hoặc thiết lập Trung tâm Văn hóa-Thể thao Phường để làm việc này. Họ cho tư nhân thuê một phần của những không gian đó để tổ chức sự kiện và các hoạt động thể thao văn hóa (như khiêu vũ, bóng bàn, phòng tập thể dục, v.v.) và người dân phải trả tiền để được tham gia. Vườn hoa/sân chơi do cộng đồng quản lý. Ở một số phường, các sân chơi được giao cho cộng đồng quản lý. Một số người dân sở tại được phép kinh doanh tại những nơi này và, đến lượt mình, họ đóng góp những khoản tiền nhỏ (vài chục nghìn mỗi tháng) để thanh toán các chi phí duy trì không gian. Người dân tự dọn vệ sinh các không gian này. Dù là mô hình quản lý nào, thì nhiều vườn hoa/sân chơi khu dân cư vẫn đang bị chiếm dụng hoặc sử dụng cho các mục đích khác như bán hàng ăn, cắt tóc, gửi xe máy; và điều đó đang tạo ra những trở ngại và sự thiếu an toàn cho người sử dụng. Một số không gian bị chính quyền sở tại lấy lại và xây dựng trên đó các công trình gây tổn hại đến cảnh quan và làm hạn chế các hoạt động vui chơi, chẳng hạn như các Đài kỷ niệm liệt sỹ tại Sân H1 của phường Khâm Thiên và tại Sân 3A của phường Hạ Đình. Một số sân chơi cũng có thêm số trẻ em bổ sung của các trường mẫu giáo do tư nhân thành lập cạnh đó sử dụng (Sân D-E của phường Văn Chương và Sân 38A của phường Thượng Đình), làm cho chúng càng trở nên đông đúc hơn. Hầu hết các sân chơi không được bảo trì tốt. Nhiều sân đã hư hỏng, với nền gạch lát bị vỡ, nước tù đọng, và thiết bị chơi gỉ và gẫy vỡ. Việc làm vệ sinh không được thực hiện thường xuyên, và việc đổ chất thải vẫn xảy ra. Ngoài ra, trong mô hình chính quyền quản lý, trong khi cán bộ chính quyền phàn nàn về việc thiếu ngân sách để duy trì các cơ sở này96, thì người dân lại than phiền rằng chính quyền bắt họ trả tiền để được sử dụng không gian, nhưng họ không chắc tiền có thực sự được chi để bảo trì không gian công cộng hay không. Xem Hình 8.

96

Phỏng vấn một lãnh đạo phường phụ trách văn hóa – xã hội.

34

"Phường quản lý nhà văn hóa, và người phải trả tiền để được chơi bóng bàn, sử dụng phòng tập hoặc khiêu vũ. Chúng tôi không biết liệu tiền có được thực sự được sử dụng cho việc duy trì các không gian công cộng hay không. "

Cư dân nữ lớn tuổi

Hình 8 Sân chơi bị chiếm dụng để gửi và rửa xe gắn máy

Chỉ có một trong số các sân chơi được nghiên cứu là đang được quản lý tốt, đó là sân chơi ở phường Thượng Đình, nơi có hơn một chục ngôi nhà nhìn trực tiếp ra sân chơi đã trở thành sân chung của họ; và mọi người cố gắng bảo vệ và duy trì nó như tài sản riêng của mình.

Đất công còn lại phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nhu cầu sử dụng khác nhau

Hiện nay, đất công còn lại trong các khu dân cư thuộc quyền quản lý của chính quyền phường. Nó đang đối mặt với sự cạnh tranh giữa các nhu cầu sử dụng khác nhau. Có sự cạnh tranh giữa nhu cầu sử dụng đất công cho các tiện ích công cộng với chính sách của chính quyền thành phố Hà Nội bán đấu giá các lô đất công cho các nhà đầu tư tư nhân để tăng thu ngân sách. "Phường chúng tôi vẫn còn vài thửa đất công. Chúng tôi muốn xây dựng vườn hoa/sân chơi khu dân cư cho người dân, nhưng lại nghe nói UBND quận đã có kế hoạch bán đấu giá chúng để tăng thu ngân sách".

Lãnh đạo phường phụ trách quản lý đô thị và sử dụng đất Có sự cạnh tranh trong sử dụng đất giữa các cơ sở công cộng, trong đó bao gồm nhu cầu về không gian xanh, các cơ sở giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa và các tiện ích thiết yếu khác cho cộng đồng. Trong một số phường, có cả nhu cầu xây dựng một trụ sở phường tốt hơn (như trong trường hợp của phường Văn Chương).

35

"Có sự xung đột về nhu cầu sử dụng đất giữa vườn hoa/sân chơi và các trường học. Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã đề xuất đất cho hai mươi trường, đang chờ phê duyệt. Bên cạnh đó, quy hoạch mạng lưới thương mại cũng cần đất để đạt mục tiêu 2m2/người từ hiện trạng 1.09m2/người. Mỗi ngành đều muốn có đất đô thị cho ngành mình. Nhưng không nên quên rằng các trường học có thể tăng chiều cao công trình để tiết kiệm đất, nhưng đất cho không gian công cộng đang cạn dần. "

Một quan chức quy hoạch cao cấp của Hà Nội đã nghỉ hưu Các vườn hoa/sân chơi khu dân cư ở nội đô Hà Nội khá khác nhau, tùy thuộc vào mô hình định cư. Có ba mô hình định cư chính bao phủ phần lớn dân số trong khu vực nội thành, đó là: 1) các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, 2) các khu nhà ở tự xây, và 3) các khu đô thị mới. Hiện trạng vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong các khu vực đó được mô tả dưới đây.

4.2. Hiện trạng trong các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Trong giai đoạn 1960-1980, đã có một số lượng lớn nhà chung cư được nhà nước xây dựng tại Hà Nội. Trong các khu dân cư đó, đã từng có rất nhiều không gian mở giữa các tòa nhà. Đến nay, vẫn còn khoảng bốn mươi khu nhà ở như vậy, chiếm hơn 400 héc ta đất, bao gồm khoảng 2.000 tòa nhà với khoảng 1,8 triệu mét vuông diện tích sàn. Trong số đó, khoảng 90% diện tích đất được xây nhà cao tầng, với tổng diện tích sàn khoảng 1,4 triệu mét vuông. Xem Bảng 5.

Bảng 5 Các khu nhà ở do nhà nước xây dựng trước khi có Pháp lệnh Nhà ở năm 1991

Loại nhà Số lượng khu nhà ở

Diện tích đất (ha)

Số lượng tòa nhà

Diện tích sàn (m2)

Các khu nhà ở cao tầng 32 363.58 402 1,415,315

Các khu nhà ở thấp tầng 7 51.04 1,535 397,025

Tổng số 39 414.62 1,937 1,812,340

Nguồn: Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội Dưới đây là hiện trạng vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong các khu ở nói trên.

Đất công trong các khu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị lấn chiếm vì lợi ích cá nhân

Trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước, khi việc xây dựng nhà ở bùng nổ và công tác quản lý nhà nước bị buông lỏng, những người thuê chung cư thuộc sở hữu nhà nước đã cố gắng mở rộng nhà ở của họ sang diện tích xung quanh tòa nhà, lấn chiếm diện tích cây xanh và đường đi. Một số căn hộ thấp tầng đã được người thuê xây lại và chiếm dụng đất công xung quanh, trở thành nhà ở tự xây. Các tòa nhà chung cư cao tầng vẫn còn tồn tại, bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, các khu Nguyễn Công Trứ, Kim Liên, Trung Tự, Văn Chương, Giảng Võ, và Khương Thượng. Hầu hết những người sống trong những căn hộ đó có thu nhập thấp và trung bình. Các không gian còn lại giữa các tòa nhà chung cư cao tầng đã bị lấn chiếm chủ yếu để tổ chức các dịch vụ như gửi xe, bán hàng ăn. Những dịch vụ này đã không được xem xét khi các tòa nhà được xây dựng hơn bốn mươi năm trước đây, khi chưa có xe máy và thực phẩm thì được bán tại các cửa hàng mậu dịch, còn bây giờ đã trở nên rất cần thiết cho người dân và mang lại một số công ăn việc làm. Nhiều không gian công cộng đã được điền đầy với các tòa nhà tạm thời và kiên cố để buôn bán và để ở. Kết quả là, vườn hoa/sân chơi khu dân cư đã bị thu hẹp lại hoặc/và biến mất.

36

Các nỗ lực tái phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nhằm tạo quỹ đất công dành cho công

viên/sân chơi vẫn chưa thành công

Chính phủ có kế hoạch tái phát triển nhà ở căn hộ thuộc sở hữu nhà nước, trong đó những tòa nhà cao tầng hơn sẽ được xây dựng với mật độ xây dựng thấp hơn để tiết kiệm đất cho các tiện ích công cộng, trong đó bao gồm cả công viên và sân chơi. Theo kế hoạch, khoảng 40 héc ta, chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất 400 héc ta sẽ được sử dụng cho cây xanh và công viên97. Khu tập thể Nguyễn Công Trứ là một dự án thí điểm. Tuy nhiên, các trở ngại trong tái định cư, sự suy thoái của thị trường nhà ở, và chính sách mới về hạn chế chiều cao công trình trong khu vực trung tâm lịch sử đã làm nản lòng các nhà đầu tư bỏ tiền vào dự án. Sau mười năm thực hiện, dự án này đã không hoàn thành bất kỳ tòa nhà nào trong số chín tòa nhà trong kế hoạch. Rõ ràng là việc tái phát triển tất cả các khu chung cư cũ không thể được thực hiện vào năm 2015 theo kế hoạch98.

4.3. Hiện trạng trong các khu nhà ở tự xây

Các khu nhà ở tự xây thiếu nghiêm trọng đất công để làm vườn hoa/sân chơi

Các khu nhà ở tự xây99 bao phủ diện tích nhất cũng như chiếm tỷ trọng dân cư lớn nhất của thành phố. Nghiên cứu này tập trung vào các khu vực có tầng lớp dân nghèo hơn đang sinh sống. Họ bao gồm, nhưng không giới hạn, ở các khu vực sau:

1) Các làng và khu dân cư lâu đời, nơi người dân đã sử dụng đất ở qua nhiều thế hệ và tiếp tục chia đất

thành những khoảnh nhỏ để chia cho con cái của họ. Ở các khu vực này, nhiều không gian chung của làng đã bị các cá nhân lấn chiếm;

2) Khu vực ngoại thành, nơi đất công chưa sử dụng đã bị lấn chiếm bất hợp pháp và phát triển một cách tự phát trong một thời gian dài;

3) Một phần của khu vực nhà ở thấp tầng thuộc sở hữu nhà nước đã được những người thuê nhà xây lại để trở thành nhà ở tự xây và được nhà nước công nhận như là tài sản cá nhân; và

4) Các khu vực có các lô đất đã được các cơ quan nhà nước phân cho cán bộ để họ tự xây nhà ở. Các khu nhà ở tự xây thường nằm xa đường cái. Trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, xu hướng xây dựng tự phát kiểu điền đầy khá phổ biến, tức là người ta cố gắng xây dựng ở bất cứ khu đất nào chưa có công trình xây dựng. Điều đó xảy ra đặc biệt ở các quận Đống Đa và Thanh Xuân, nơi có tỷ lệ đô thị hóa nhanh nhất, và để lại tỷ lệ đất thấp nhất cho các vườn hoa/sân chơi (0.19 % ở quận Đống Đa và 0% ở quận Thanh Xuân100). Đặc điểm đặc trưng của các khu vực này bao gồm mật độ xây dựng rất cao do mật độ dân số cao (phường Khâm Thiên, ví dụ, có mật độ dân số 52.000 người/km2 và phường Văn Chương có 54.000 người/km2 101), các ngõ xóm hẹp và quanh co hình cành cây và thiếu cây xanh cũng như thiếu không gian công cộng.

97

Quy hoạch Cây xanh Hà Nội 98

Nghị quyết của Chính phủ No. 34/2007/NQ-CP ngày 03/07/2007 về các biện pháp thực hiện nâng cấp và tái phát triển các tòa nhà chung cư cũ và xuống cấp, trong đó đề ra kế hoạch nâng cấp và tái phát triển toàn bộ các nhà chung cư cũ và xuống cấp trong cả nước vào năm 2015. 99

“Nhà tự xây” trong nghiên cứu này được hiểu là nhà ở do người dân tự xây dựng cho mình. 100

Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh Hà Nội. 101

http://gis.chinhphu.vn/ and http://www.gso.gov.vn/khodulieudanso2009/

37

Mô hình gần đây nhất của nhà ở tự xây là nơi các thửa đất có diện tích từ 40-60 mét vuông đã được các cơ quan nhà nước phân cho cán bộ để xây nhà ở. Những khu này đã được quy hoạch tốt hơn so với các khu xây dựng tự phát khác. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đất chỉ được phân để xây nhà ở, trong khi cơ sở hạ tầng xã hội đã bị bỏ quên. "Trong những năm 1990, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Hà Nội đã giới thiệu khoảng 500 lô đất cho các cơ quan nhà nước, chúng được chia thành các ô nhỏ hơn và được phân cho các cán bộ để họ tự xây dựng nhà cho mình. Các ô đất cũng được trao cho những người tái định cư để họ xây nhà. Trong cả hai trường hợp trên, đất chỉ được cấp để làm nhà ở, mà không có hạ tầng xã hội. Mọi người phải sử dụng các cơ sở của thành phố đã có ở gần đó. "

Cựu quan chức cao cấp về quy hoạch đô thị của Hà Nội

Khu vực nhà ở tự xây khó có thể đạt được mục tiêu về vườn hoa/sân chơi

Như đã đề cập ở trên, mật độ xây dựng cao và tỷ lệ phần trăm đất sử dụng tư nhân cao là điển hình ở các khu nhà ở tự xây. Điều đó có nghĩa là có rất ít đất công còn lại ở các khu vực đó để có thể làm vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Để đạt được các mục tiêu về cây xanh, công viên trong khu vực nội thành, như đã nêu tại Mục 2.1 – “Các chính sách nhà nước” trên đây, Quy hoạch Cây xanh Hà Nội đã đề xuất 1) di dời các cơ sở y tế, giáo dục và công nghiệp ra các khu vực ngoại thành và 2) tái phát triển các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đã xuống cấp. Tuy nhiên, nếu thành công, quỹ đất được tạo ra chỉ có thể mang lại lợi ích cho một số người dân sống gần khu vực tái phát triển, chứ không phải là đa số những người sống ở xa hơn.

4.4. Hiện trạng ở trong các "khu đô thị mới"

Thuật ngữ "khu đô thị mới" xuất hiện vào những năm 1980, khi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu phát triển các dự án nhà ở có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ102. Kể từ đó, nhiều dự án nhà ở đã được triển khai, với tỷ lệ ngày càng cao nhà chung cư cao tầng, nhằm tiết kiệm đất và nâng cao hiệu quả của cơ sở hạ tầng đô thị. Các khu đô thị mới chủ yếu nằm ở các quận Hoàng Mai, Cầu Giấy và Tây Hồ103. Chúng cũng có thể bao gồm cả nhà tái định cư và các loại nhà ở xã hội khác. Các khu đô thị mới có quy mô lớn hơn được xây dựng trên đất nông nghiệp trước đây thường có nhiều không gian hơn cho cơ sở hạ tầng xã hội so với những khu nhỏ hơn được xây dựng trong các khu đô thị đã hiện hữu104. Một số vấn đề về vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong các khu đô thị mới được liệt kê dưới đây.

Vườn hoa/sân chơi không được quy hoạch/đầu tư đầy đủ

Các chính sách và quy định về đầu tư các khu đô thị mới đã được cải thiện đáng kể từ các khu đô thị mới đầu tiên được xây dựng. Trong giai đoạn đầu của chúng, khi sự quản lý còn lỏng lẻo, các nhà đầu tư

102

Phỏng vấn một cựu quan chức cao cấp trong quy hoạch đô thị ở Hà Nội. 103

Cầu Giấy (Cầu Giấy, Dịch Vọng, Thành phố Giao lưu, Nam Trung Yên, Trung Yên, Trung Hòa-Nhân Chính, Yên Hòa, Làng Quốc tế Thăng Long); Tây Hồ (Ciputra); Hoàng Mai (Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Pháp Vân-Tứ Hiệp, Kim Văn-Kim Lũ). 104

Nghiên cứu đang thực hiện “Đánh giá 10 năm thực hiện mô hình phát triển khu đô thị mới ở Hà Nội giai đoạn 2000-2010”. Mã số 01C-04/02-2012-2

38

thường cố gắng tăng mật độ xây dựng và diện tích sàn để đạt được nhiều lợi nhuận hơn, mà bỏ qua các yêu cầu về không gian công cộng, công viên, sân chơi và sân thể thao. Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính có khoảng trống giữa các tòa nhà để mọi người có thể đi qua chứ không phải để tụ tập và vui chơi105. Các nhà đầu tư khu đô thị Linh Đàm đã tận dụng cơ hội có công viên thành phố ở gần đó để bỏ qua các vườn hoa/sân chơi ở cấp đơn vị ở106. Đặc biệt, các khu nhà ở tái định cư và nhà ở xã hội đã được xây dựng không-vì-lợi-nhuận thì thường thiếu các cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu107. Khi triển khai thực hiện quy hoạch đô thị, nhiều nhà đầu tư cố tình trì hoãn việc đầu tư vào các cơ sở xã hội, trong khi đó họ cho tư nhân thuê đất để kiếm lời. Một số nhà đầu tư còn xin thay đổi mục đích sử dụng đất của các khu vực này sang mục đích có thể mang lại cho họ nhiều lợi nhuận hơn108. . Trong một số khu đô thị mới, các nhà đầu tư đã không đầu tư đầy đủ vào các tiện ích như đèn chiếu sáng, ghế đá, thiết bị chơi và thể thao cho người dân109, trong khi các doanh nghiệp (quán cà phê, nhà hàng thức ăn nhanh v.v.) đang thuê tầng trệt thường mở rộng khu vực dịch vụ của họ sang không gian công cộng, cản trở việc đi lại và các hoạt động của người dân110. Việc thực hiện quy hoạch đô thị được coi là thiếu sự giám sát đầy đủ của chính quyền. "Chính quyền, sau khi phê duyệt dự án, sẽ ngồi chờ được bàn giao mà không giám sát quá trình thực hiện. Một số dự án (ví dụ như Linh Đàm) đã và đang được xây dựng trong một thời gian dài nhưng vẫn chưa hoàn thành và chưa bàn giao. Chính quyền không biết các nhà đầu tư đang làm gì. Một số cơ quan chức năng có thể biết về các hành vi vi phạm, nhưng lại không có đủ quyền lực để đối phó với chúng. "

Cựu quan chức cao cấp về quy hoạch của Hà Nội

Không gian cộng đồng bị lấn chiếm để thu lợi cá nhân

Nhiều người sống ở các khu đô thị mới không có không gian cộng đồng. Theo quy định, ở giai đoạn đầu sau khi bàn giao nhà, các căn hộ tái định cư được đặt dưới sự quản lý của Công ty Nhà nước Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà của UBND thành phố và các căn hộ thương mại được đặt dưới sự quản lý của các nhà đầu tư. Các công ty/nhà đầu tư này thường cố gắng trì hoãn việc thành lập Ban Quản lý tòa nhà mà các cư dân là thành viên, để người dân có quyền quyết định sử dụng các không gian chung như thế nào và được tự mình lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ nhà ở. Mục đích của họ là cho thuê các không gian cộng đồng và áp đặt các dịch vụ quản lý chất lượng thấp với giá cao cho cư dân để tư lợi111. Ở Làng Quốc tế Thăng Long, không gian phía trước của các tòa nhà chung cư đã trở thành khu vực đậu xe. Tầng một của tòa nhà chung cư khu đô thị Đông Nam ở phố Trần Duy Hưng được cho các nhà hàng, ngân hàng, siêu thị v.v. thuê, lấn chiếm các không gian công cộng ở phía trước để đậu xe và cho khách hàng ngồi. Tầng hầm (được thiết kế cho cư dân để xe máy) và sân chơi của tòa nhà CT2 khu đô thị Mễ Trì Thượng đã được sử dụng làm văn phòng thương mại và các mục đích khác.

105

Hội đồng Phát triển hợp tác, các Khoa học Xã hội và Nhân văn (SSRHC). 2013-2015. Nghiên cứu đang được thực hiện “Không gian công cộng thân thiện với thanh niên trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng”. 106

Phỏng vấn cựu quan chức cao cấp về quy hoạch đô thị ở Hà Nội. 107

Nghiên cứu đang thực hiện “Đánh giá 10 năm thực hiện mô hình phát triển khu đô thị mới ở Hà Nội giai đoạn 2000-2010”. Mã số 01C-04/02-2012-2. 108

Phỏng vấn cựu quan chức cao cấp về quy hoạch đô thị ở Hà Nội. 109

Phỏng vấn một lãnh đạo phường phụ trách văn hóa - xã hội. 110

Hội đồng Phát triển hợp tác, các Khoa học Xã hội và Nhân văn (SSRHC). 2013-2015. Nghiên cứu đang được thực hiện “Không gian công cộng thân thiện với thanh niên trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng”. 111

Phỏng vấn một số người dân sống trong các trung cư.

39

www.nhandan.com.vn/hanoi/tin-moi-nhan/item/847602-.html?tmpl=component&print=1 Bảo vệ sân chơi khu chung cư, cần sự quyết tâm của cộng đồng

5. Một số câu chuyện Dưới đây là một số câu chuyện về các sáng kiến tạo dựng và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư đã được thực hiện ở Hà Nội và một số địa phương khác ở Việt Nam, mà có thể gợi ý cho những sáng kiến khác trong tương lai.

5.1. Câu chuyện thứ nhất: Lập bản đồ cộng đồng không gian công cộng - trường hợp của

phường Hạ Đình

Phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân) nằm ở ven đô. Nó có diện tích 68,7 ha, dân số khoảng 16.000 người (năm 2009) 112 và có mật độ dân số gần 23.000 người/km2, thấp hơn so với mức trung bình của các phường nội đô (ví dụ, phường Văn Chương có mật độ dân số 54.000 người/km2 113). Khoảng 50% lãnh thổ của phường đã từng là đất nông nghiệp trước khi nó trở thành một phường đô thị vào năm 1997. Đô thị hóa nhanh đã dẫn đến sự biến mất của những không gian chung truyền thống như có thể thấy trong Phụ lục 2 – “Những thay đổi trong sử dụng đất của phường Hạ Đình qua thời gian”. Phường có một Trung tâm Văn hóa có sức chứa khoảng 350 người, một sân chơi rộng khoảng 1.000m2, và 4 nhà văn hóa cộng đồng cho 8 nhóm dân cư. Trung tâm Văn hóa thuộc quyền quản lý của Uỷ ban Nhân dân Phường; họ cho tư nhân thuê các không gian để tổ chức các hoạt động thể thao và văn hóa mà người dân phải trả tiền để được tham gia. Sân chơi duy nhất được vào miễn phí thì đã xuống cấp và không đủ để đáp ứng nhu cầu. Người dân địa phương phải đi bộ và tập thể dục, trẻ em phải chơi trên mặt đường không an toàn114. Các không gian công cộng khác đã được cho thuê để xe ô tô hoặc để vật liệu. Trong khi cán bộ phường cho rằng không còn đất công để làm vườn hoa/sân chơi, thì có một số thửa đất dự kiến sẽ được bán đấu giá cho tư nhân để tăng thu ngân sách115. Từ năm 2010 đến nay, một dự án tên là "Cộng đồng Chung tay Bảo vệ Không gian Công cộng" đã được Hội Kiến trúc sư Việt Nam (VAA) và Trung tâm Hành động vì Sự phát triển thành phố (ACCD)116 thực hiện. Các hoạt động sau đây đã được thực hiện: 1. Xây dựng tài liệu về thông tin-giáo dục-truyền thông (IEC) và các công cụ, bao gồm:

- Sổ tay hướng dẫn các quy định luật pháp về quy hoạch và quản lý không gian công cộng và vai trò của cộng đồng trong giám sát;

- Tờ rơi giới thiệu các quy định về giám sát cộng đồng các không gian công cộng; và - Một trang web giới thiệu các quy định về sự tham gia của cộng đồng và các thông tin về quy

hoạch, trong đó có bản đồ kỹ thuật số không gian công cộng của phường Hạ Đình. 2. Đào tạo người dân về:

112

http://gis.chinhphu.vn/ và http://www.gso.gov.vn/khodulieudanso2009/ 113

http://gis.chinhphu.vn/ và http://www.gso.gov.vn/khodulieudanso2009/ 114

Phỏng vấn nam giới già và phụ nữ đứng tuổi. 115

Phỏng vấn một lãnh đạo phường phụ trách quản lý đô thị và quản lý đất. 116

Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thịvì Sự phát triển Đô thị. 2013. Báo cáo “Cộng đồng chung tay giám sát và bảo vệ không gian công cộng” (VACI2011-P118).

40

- Quy định luật pháp về quy hoạch và quản lý không gian công cộng và giám sát cộng đồng. Việc đào tạo tập trung vào hai nội dung chính: 1) hướng dẫn người dân phát hiện các không gian công cộng trong phường, và 2) cung cấp kiến thức về quyền và trách nhiệm của người dân trong việc giám sát và bảo vệ không gian công cộng. Khoảng 200 người đã được đào tạo; và

- "Khảo sát các không gian công cộng", gồm 7 khóa đào tạo cho khoảng 150 người sau đó có thể lập bản đồ cộng đồng, thu thập thông tin tại chỗ, khảo sát việc sử dụng các không gian công cộng v.v.

3. Tổ chức các cuộc khảo sát không gian công cộng tại địa bàn, bao gồm các bước sau: - Điều tra thí điểm không gian công cộng trong lãnh thổ của một nhóm ở; và - Lựa chọn một danh sách các không gian công cộng để khảo sát sâu, bao gồm việc đo diện tích,

chụp ảnh, thu thập và phân tích thông tin. Thông tin bao gồm số người sử dụng, giới tính, tần số sử dụng, hiện trạng của không gian công cộng (chất lượng, tình hình sử dụng, độ an toàn, khả năng tiếp cận, v.v.), và kỳ vọng của người dân (trồng cây, nâng cấp, thiết bị chơi v.v.). Người dân đã tìm thấy khoảng mười nơi có thể được sử dụng làm sân chơi.

4. Tổ chức đối thoại giữa người dân và chính quyền về các giải pháp nâng cấp không gian công cộng, để người dân trình bày ý kiến. Kết quả là rất tích cực: UBND phường đã thể hiện sự ủng hộ chính trị và mong muốn tham gia bảo vệ và nâng cấp các không gian công cộng;

5. Tổ chức một cuộc thi về bảo vệ và nâng cấp không gian công cộng. Mười bốn đề xuất được các cộng

đồng thực hiện, với sự hỗ trợ của các kiến trúc sư, và đã được chính quyền phường phê duyệt. Các đề xuất tập trung vào 1) nâng cấp các nhà họp cộng đồng và 2) nâng cấp các sân chơi hiện có và chuyển đổi một số đất chưa sử dụng thành không gian công cộng. Một số dự án đã được thực hiện với kinh phí huy động từ cộng đồng và các doanh nghiệp ở trên địa bàn. Các thành viên cộng đồng tiếp tục đóng góp ý tưởng để nâng cấp không gian công cộng khác.

6. Các hoạt động truyền thông để quảng bá cho mô hình này trên các kênh truyền hình, các trang web và tạp chí.

Câu chuyện của phường Hạ Đình cho thấy người dân háo hức tham gia. Họ cần phải biết quyền của mình trong việc bảo vệ đất công, và được xây dựng năng lực nhằm tạo lập/ quản lý không gian công cộng. Các chuyên gia có thể đóng vai trò hỗ trợ và động viên. Các cộng đồng cũng cần có những cá nhân chủ chốt để đi tiên phong. Xem

41

Hình 9.

42

Hình 9 Cộng đồng tham gia bảo vệ và nâng cấp không gian công cộng

Sổ tay hướng dẫn giám sát cộng đồng trong quy hoạch và quản lý không gian công cộng

Đào tạo về quyền của cộng đồng trong giám sát quy hoạch và quản lý không gian công cộng

Cộng đồng thảo luận

Cộng đồng khảo sát không gian công cộng

43

5.2. Câu chuyện thứ hai: Hợp tác xã nhà ở Thụy Điển117 về quản lý nhà chung cư

Phường Trung Hòa tọa lạc tại quận Cầu Giấy. Nó có diện tích 246 ha, dân số khoảng 32.000 người (năm 2009)118, với mật độ dân số khoảng 13.000 người/km2, thấp hơn nhiều so với các phường được nghiên cứu khác. Lý do là vì một phần lãnh thổ của phường được xây các tòa nhà thương mại và chứa một công viên lớn của thành phố lớn trong tương lai. . Tòa nhà căn hộ 17T-10 là một trong những tòa nhà tái định cư tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Nó có gần 200 hộ tái định cư. Tòa nhà ban đầu được quản lý bởi Ban quản lý nhà (BQLN), một cơ quan nhà nước quản lý tất cả các nhà ở xã hội trong thành phố. Ban quản lý nhà được phản ánh là một cơ quan độc quyền nhà nước, đã từng tính giá quản lý nhà cao trong khi cung cấp các dịch vụ kém chất lượng, và cho tư nhân thuê không gian chung để tư lợi. Đã thường xảy ra việc điện hoặc nước bị cắt, thang máy không hoạt động tốt, và cư dân không có không gian để hội họp. Tình trạng này đã kéo dài trong nhiều năm. . Năm 2008, ông Phạm Đình Thái, từng là Tổ phó dân phố, đã lãnh đạo các cư dân thành lập Ban quản trị tòa nhà (BQT). Ban này đã thành lập một tổ chức tên là "Hợp tác xã Nhà ở Thụy Điển", hoạt động như một doanh nghiệp tự cung cấp dịch vụ quản lý nhà ở cho Tòa nhà 17T-10, học theo một trong bốn mô hình Hợp tác xã Nhà ở được giới thiệu bởi Dự án Hợp tác xã Nhà ở Thụy Điển119. Thành viên của hợp tác xã là các cư dân của tòa nhà. Thành viên Ban quản trị được bầu ra trong số các thành viên, họ làm việc mà không có lương. Hợp tác xã Nhà ở áp dụng các nguyên tắc tài chính minh bạch và quyết định các vấn đề chung thông qua các nghị quyết được thực hiện bởi các thành viên hoặc đại diện của họ.

Hợp tác xã sử dụng quyền của cư dân được quy định trong Luật Nhà ở để giành lại các không gian chung cho cư dân sử dụng. Nó đã lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tốt hơn với giá thấp hơn. Nó cũng đã tổ chức tự cung cấp dịch vụ nhà, cho cư dân của tòa nhà cơ hội làm vệ sinh, bảo vệ, lập nhà trẻ, bán hàng ăn, sửa chữa và rửa xe máy, gửi xe v.v. để kiếm thêm thu nhập. Nó cũng cho thuê không gian, ví dụ cho máy ATM và cho màn hình quảng cáo kỹ thuật số, để tăng thêm thu nhập. Doanh thu được sử dụng cho lợi ích của cư dân, chẳng hạn như thăm hỏi người ốm, tổ chức lễ hội cho trẻ em, mua quà cho từng hộ gia đình vào dịp Tết, chi các khoản trợ cấp nhỏ cho những người có đóng góp tốt cho cộng đồng v.v. Các hoạt động của Hợp tác xã Nhà ở Thụy Điển đã làm thay đổi hoàn toàn hiện trạng của Tòa nhà 17T-10. Hiện nay, người dân có không gian chung để họ có thể gặp gỡ, vui chơi và tổ chức các sự kiện miễn phí, và họ được hưởng các dịch vụ quản lý nhà tốt hơn với chi phí thấp hơn. Ngoài ra, nhiều người dân có cơ hội tạo thu nhập. Cư dân được thông báo đầy đủ và được tham gia vào các quá trình ra quyết định. Hợp tác xã đã trở thành một mô hình tốt về quản lý nhà chung cư. Nó đã giành được giải thưởng Sáng kiến Chống Tham nhũng Việt Nam trong năm 2011. Chính quyền thành phố đã yêu cầu Hợp tác xã tham gia xây dựng các quy định mới về quản lý nhà chung cư để áp dụng trên toàn thành phố. Chính quyền thành phố cũng đã ban hành quy định mới, trong đó các nhà đầu tư phải dành một không gian cho các

117

Câu chuyện dựa trên cuộc phỏng vấn những người liên quan. 118

http://gis.chinhphu.vn/ và http://www.gso.gov.vn/khodulieudanso2009/ 119

Dự án Hợp tác xã nhà ở Thụy Điển đã giới thiệu 4 mô hình hợp tác xã nhà ở: 1) hợp tác xã quỹ tiết kiệm nhà ở, 2) hợp tác xã phát triển nhà ở cho người thu nhập trung bình và thu nhập thấp, 3) hợp tác xã quản lý nhà ở và 4) hợp tác xã cung cấp các dịch vụ nhà ở.

44

hoạt động cộng đồng có diện tích tối thiểu là 0.8m2/hộ gia đình và rộng ít nhất 36m2 120. Đội ngũ quản lý của Hợp tác xã đã nhận được nhiều yêu cầu từ các tòa nhà chung cư khác nhờ giúp đỡ. Kết quả là, một Hợp tác xã Nhà ở Thụy Điển thứ hai đã được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ quản lý nhà ở cho các tòa nhà chung cư khác tại Hà Nội. Hợp tác xã thứ hai đã tư vấn cho hàng trăm tòa nhà chung cư, và đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý với khoảng bốn mươi trong số đó. Cư dân của các tòa nhà mà nhóm nghiên cứu đã tới thăm đã bày tỏ sự hài lòng của họ với các không gian chung mà họ đã lấy lại được cho cộng đồng sử dụng, với các dịch vụ tốt hơn với chi phí thấp hơn, và với thái độ tốt của các nhà cung cấp. Xem Hình 10.

Hình 10 Sân chơi cộng đồng của các tòa nhà chung cư

Không gian chơi bên trong tòa

nhà chung cư

Tổ chức dịch vụ trông xe để tạo thu nhập

Khu vui chơi ngoài nhà

5.3. Câu chuyện thứ ba: Mô hình hợp tác Nhà nước - Người dân - Doanh nghiệp – xây

dựng sân chơi ở phường Thượng Đình

Phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân) nằm ở ven nội đô Hà Nội. Năm 2007, phường có diện tích 66,5 ha, dân số 18.000 người (4.200 hộ) với mật độ dân số hơn 27.000 người/km2. Hầu hết các cư dân có việc làm không ổn định và có thu nhập thấp. Phường có ít không gian công cộng. Sân chơi được nghiên cứu là một trong số ít các sân chơi còn tồn tại trong phường. Nó có diện tích khoảng 500m2. Trước khi được can thiệp, sân chơi này được bao quanh bởi một bức tường cao mốc meo và đã xuống cấp, với một số thiết bị đã hư hỏng. Nền của nó thấp trũng, bị ngập sau các cơn mưa và đầy rác thải. Người sử dụng sân đôi khi là những người sử dụng ma túy. Một nghiên cứu hành động121 đã được thực hiện, trong đó có một hợp phần nâng cấp sân chơi. Công việc bao gồm nâng nền cao hơn để thoát nước mưa, xây tường bao quanh thấp đi để không gian này trông rộng hơn và mọi người có thể ngồi lên thay cho ghế, đặt ghế đá và sửa chữa một số thiết bị chơi. Lãnh đạo phường đồng ý tài trợ một phần chi phí nâng cấp và cử cán bộ giúp làm các bản vẽ kỹ thuật, dự toán chi phí, và đàm phán giá với nhà thầu. Người dân, kể cả những người nhập cư, đã đóng góp vào thiết kế và góp tiền. Họ đã yêu cầu xem dự toán để biết rõ khối lượng công việc và chi phí cần thiết để biết các đóng góp của họ sẽ được sử dụng như thế nào. Người dân đề xuất nhà thầu là một phụ nữ sống ngay trong cộng đồng và có uy tín như một chuyên gia xây dựng và một người hàng xóm tốt. Hợp đồng đã được ký kết giữa chính quyền phường và nhà thầu, trong đó nhà thầu chỉ yêu cầu được thanh toán các chi phí trực tiếp, trong khi cô hy sinh chi phí quản lý và lợi nhuận, coi đó là đóng góp của cá nhân cô

120

Quyết định của UBND TP Hà Nội No. 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 ban hành Cơ chế quản lý tòa nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội. 121

Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa Đại học tổng hợp Hawaii. 2007. Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu “Không gian

cộng đồng trong khu nhà ở thu nhập thấp – Trường hợp nghiên cứu ở Hà Nội, Việt Nam”.

45

cho cộng đồng. Giá trị hợp đồng được thỏa thuận chỉ là khoảng 32 triệu đồng, tiết kiệm khoảng 25% so với dự toán ban đầu là 42 triệu đồng. Tỷ lệ đóng góp tài chính của chính quyền, các nhà tài trợ và người dân vào chi phí nâng cấp tương ứng là 44%, 47% và 7%. Việc nâng cấp đã được thực hiện trong vòng hai tuần. Nhiều sáng kiến đã được áp dụng để tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng. Vật liệu bổ sung được các cư dân tặng thêm. Mặc dù chi phí cuối cùng tăng thêm 20% so với chi phí đã được thỏa thuận, nhà thầu đã không yêu cầu bất kỳ thanh toán bổ sung nào. Khoảng mười người dân sở tại đã được thuê làm việc, phần lớn trong số họ là những phụ nữ trung niên. Họ đã làm việc tới khi rất muộn "để làm tốt vì hạnh phúc của con em chúng ta". Một Ban quản lý cộng đồng được thành lập, trong đó có các cư dân và đại diện phường, và đã giám sát công trình xây dựng hàng ngày. Sân chơi nâng cấp đã được bàn giao cho cộng đồng quản lý. Các hộ gia đình sống gần đó thường xuyên làm vệ sinh sân chơi và bảo vệ các thiết bị chơi. Tám năm sau, sân chơi vẫn được bảo trì rất tốt. Được biết, hàng ngày có hàng trăm người, cả người lớn và trẻ em, đến đó để gặp gỡ và vui chơi. Nhiều sự kiện cộng đồng đã được tổ chức tại sân chơi này. Sân chơi Thượng Đình là một minh họa về sự hợp tác thành công giữa chính quyền, cộng đồng và doanh nghiệp vì lợi ích công cộng. Cộng đồng đã có 1) các nhà lãnh đạo cộng đồng đã thay mặt họ thương thảo với chính quyền; 2) một nhà thầu đã dành các nỗ lực của mình vì lợi ích công cộng mà không quan tâm tới lợi nhuận mà lẽ ra cô có thể kiếm được; 3) một cơ hội việc làm, trong đó người dân trong cộng đồng vẫn có thể tạo thu nhập trong khi làm việc vì lợi ích của chính họ; và 4) quyền sở hữu sân chơi, cái đã trở thành một phần giá trị tài sản của người dân và họ sẵn sàng bảo vệ và duy trì nó một cách bền vững. Một số hình ảnh của việc tạo ra sân chơi được thể hiện trong Hình 11.

Hình 11 Sân chơi ở Tổ 38A phường Thượng Đình

Trước đây –

Sân chơi bị chiếm giữ cho các hoạt động khác Trước đây –

Sân chơi xuống cấp

46

Trong quá trình thực hiện dự án – Sự tham gia của cộng đồng

Trong quá trình thực hiện dự án – Chính quyền hỗ trợ

Trong quá trình thực hiện dự án – Nhà thầu nữ - Người hùng của cộng đồng

Trong quá trình thực hiện dự án –

Tham gia công tác xây dựng cũng là cơ hội tạo thu nhập cho người dân cộng đồng

47

Sau dự án – Sân chơi được sử dụng tích cực

5.4. Câu chuyện thứ tư: Mô hình sáng tạo trong kiến tạo sân chơi - Sân chơi dành cho

người nghèo nhập cư tại Bãi Giữa Sông Hồng

Bãi Giữa là một dải đất nổi giữa Sông Hồng, nằm cách biệt với các khu vực đông dân cư khác của thành phố. Có một nhóm 24 gia đình nhập cư nghèo với hơn hai mươi trẻ nhỏ sống trong những ngôi nhà nổi làm từ thùng rỗng và các vật liệu tạm thời khác; họ kiếm sống từ việc trồng rau, bán hàng ăn, hoặc làm các công việc chân tay tạm thời. Không có đăng ký hộ khẩu, những người này ít có được sự quan tâm hoặc hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Một nhóm thanh niên tình nguyện đã đến nơi này và đề nghị tạo ra một sân chơi cho trẻ em. Họ đã lấy cảm hứng từ một nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ thích chụp ảnh các sân chơi trên thế giới, người đã nhận ra rằng Hà Nội không có sân chơi đích thực, nơi trẻ em có thể thực sự vui chơi, và cô muốn tài trợ cho một số tiền nhỏ để tạo ra một sân chơi cho các em, nơi mà sự tham gia của cộng đồng được khuyến khích. "Hà Nội không có sân chơi thực sự, nơi trẻ em có thể chơi miễn phí, vì nhiều sân chơi phải trả tiền. Bên cạnh đó, trẻ em phải ngồi trên các thiết bị di chuyển, thay vì tự mình chạy và chơi”.

Bà Judith Hansen, một nhiếp ảnh gia sân chơi người Mỹ

Các tình nguyện viên đã áp dụng một số chiến lược như sau: - Phối hợp chặt chẽ với cộng đồng; - Giao tiếp để nhận được sự hỗ trợ và đóng góp thông qua tài khoản Facebook "Think Playground!"; - Tạo ra một sân chơi có chi phí thấp, bằng cách sử dụng vật liệu đã qua sử dụng có giá rẻ và lao động

tình nguyện; và - Làm các thiết bị chơi sáng tạo, bằng cách áp dụng các sáng kiến được chia sẻ trên internet hoặc học

hỏi được từ các dự án khác.

Lúc đầu, người dân e ngại khi nói chuyện với người lạ; họ dự đoán chi phí cao mà họ không đủ khả năng chi trả, và họ lo sợ có thể gặp rắc rối với chính quyền. Các cuộc thảo luận đã được tiến hành giữa các tình nguyện viên và người dân địa phương về thiết kế, cách xây dựng sân chơi, về an toàn và sự tham gia của cộng đồng. Các tình nguyện viên đã dành thời gian mà lẽ ra họ có thể sử dụng để kiếm sống cho việc tạo ra sân chơi. Một thủ lĩnh cộng đồng đã đóng góp một lô đất khoảng 100m2 mà ông thuê của chính quyền để trồng rau cho việc làm sân chơi. Các thành viên cộng đồng đã tích cực tham gia: phụ nữ làm công tác hậu cần, thanh niên mang vác vật liệu nặng, đào đất và lắp đặt thiết bị, còn trẻ em thì sơn. Trong khi nhiếp ảnh gia người Mỹ đã đóng góp một số tiền mặt, những người khác đã đóng góp hiện vật

48

thông qua Facebook, chẳng hạn như dây thừng, các thanh gỗ đã qua sử dụng trong xây dựng, ống thép, sơn, lõi cuộn dây cáp, và các lốp ô tô cũ. Kết quả là, khu đất đã trở thành một sân chơi thú vị với xích đu, bập bênh, lưới dây thừng, và các hình khối để leo trèo – phần lớn các thiết bị mà người dân địa phương chưa từng trông thấy. Cho tới nay, sân chơi này có trẻ em tích cực chơi cả ngày, và người lớn cũng tụ tập ở đó. Mọi người đều rất hạnh phúc và biết ơn dự án. Sân chơi này đã trở nên nổi tiếng thông qua truyền thông đại chúng và internet. Việc nhân rộng mô hình làm sân chơi này đã bắt đầu ở những địa điểm khác ở Hà Nội và cả những nơi khác trên toàn quốc. Có một số bài học có thể rút ra từ dự án: - Các mạng xã hội là một phương thức truyền thông hiệu quả. Trang Facebook "Think Playground! -

Nghĩ về sân chơi trong thành phố!" đã được chia sẻ nhanh chóng và đạt hơn 1.000 bạn bè/người theo dõi trong vòng hai tháng kể từ khi nó được tạo ra. Nó đã trở thành nơi cho các cá nhân và tổ chức, bao gồm cả các doanh nghiệp, biết về dự án, chia sẻ kiến thức/các sáng kiến, và thực hiện các đóng góp của họ;

- Sân chơi có thể được xây dựng với chi phí thấp. Tại thời điểm chuyến thăm nhóm nghiên cứu vào tháng Bảy năm 2014, tổng chi phí bằng tiền mặt của Sân chơi Bãi Giữa Sông Hồng chỉ là 15 triệu đồng Việt Nam (khoảng 750 USD), rẻ hơn nhiều so với các sân chơi tương tự được xây dựng với thiết bị mới hoặc từ ngân sách của chính quyền. Bên cạnh đó, việc sử dụng các vật liệu đã qua sử dụng còn giúp giảm bớt rác thải, bảo vệ môi trường;

- Dự án cung cấp một cơ hội tốt cho các kiến trúc sư thể hiện sự sáng tạo và học cách hướng tới người sử dụng. Do không có quy chuẩn và tiêu chuẩn quy hoạch và thiết kế để hướng dẫn làm sân chơi, họ có thể áp dụng những gì đã học được từ mạng Internet hoặc làm những gì họ nghĩ là tốt và an toàn cho trẻ em chơi; và

Dự án giúp nâng cao nhận thức của cả cha mẹ và chính quyền về sự cần thiết phải có thêm các sân chơi, nơi trẻ em được chơi miễn phí; và nêu ra một phương thức tốt để giảm thiểu sự bất bình đẳng trong lĩnh vực công, trong đó trẻ em nghèo cũng có nhiều cơ hội để chơi như những trẻ em thuộc tầng lớp khá giả.

49

- Hình 12 cho thấy một số hình ảnh của việc tạo ra sân chơi. "Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 34/2014 về Tiêu chuẩn của phường/xã phù hợp với trẻ em nói rằng một phường thân thiện với trẻ em sẽ có các khu vực vui chơi và các hoạt động văn hóa cho các em122. Nhưng tôi đã nhận thấy rằng trong văn bản đó còn thiếu từ" miễn phí ". Tôi nghĩ rằng Chính phủ cần quan tâm để các em nhỏ có sân chơi miễn phí. "

Một tình nguyện viên làm Sân chơi Bãi Giữa

122

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.34/QĐ-TTg/2014 ngày 30/5/2014 về Tiêu chí phường/xã phù hợp với trẻ em.

50

Hình 12 Xây dựng sân chơi ở Bãi Giữa sông Hồng

Nhà phao của người nhập cư nghèo Các ông bố trẻ làm việc

Trẻ em tự sơn đồ chơi cho mình Phụ nữ làm công tác hậu cần

Trò chơi ưa thích nhất của cả bé trai lẫn bé gái Nhu cầu cao về các thiết bị chơi

51

5.5. Câu chuyện thứ năm: Quyết tâm của lãnh đạo thành phố Hội An trong tạo dựng sân

chơi

Hội An làm một thành phố ven biển có 120.000 dân, là Di sản văn hóa thế giới. Chính quyền thành phố đã cam kết phát triển nó thành một thành phố sinh thái có nhiều cây xanh và công viên. Thành phố đã phát triển nhiều loại không gian công cộng. Tuy nhiên, các không gian này đã không được bảo trì tốt, và một số trong số đó rất khó tiếp cận. Sự hợp tác giữa các cơ quan chính quyền còn hạn chế, sự tham gia của cộng đồng còn yếu, và còn thiếu một quy hoạch tổng thể cho các không gian này. Dự án "Nâng cao chất lượng không gian công cộng vì chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân đô thị" đã được thực hiện với sự hỗ trợ của Trung tâm Hành động vì sự phát triển thành phố (ACCD) và tổ chức HealthBridge. Dự án có mục đích phát triển nhiều hơn các không gian công cộng có sự tham gia của cộng đồng và thúc đẩy các chính sách của chính quyền địa phương để phát triển và quản lý không gian công cộng ở Hội An tốt hơn. Hoạt động dự án bao gồm: 1. Nâng cao nhận thức. Một cuộc hội thảo đã được tổ chức cho các cán bộ chính quyền thành phố về sự cần thiết phải có một quy hoạch tổng thể cho các không gian công cộng, về sự tham gia của cộng đồng, về vai trò của khu vực tư nhân, và sự cần thiết phải đánh giá hiện trạng của các không gian này. Kết quả là chính quyền thành phố bắt đầu lên kế hoạch kiểm kê các không gian công cộng. 2. Hỗ trợ hình thành và xây dựng năng lực cho một Tổ công tác của thành phố về lập chính sách không gian công cộng. Các hội thảo và các cuộc họp đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của chính quyền địa phương, thảo luận về quy hoạch phát triển không gian công cộng, xây dựng một kế hoạch hành động, về sự tham gia của cộng đồng, và chia sẻ kinh nghiệm. Kết quả là, thành phố đã ban hành một nghị quyết mà mỗi phường / xã sẽ có ít nhất một sân chơi123.

3. Xây dựng sân chơi có sự tham gia của cộng đồng

Ba sân chơi đã được xây dựng, bao gồm: 1) Sân chơi An Mỹ, phường Cẩm Châu, 2) Sân chơi Thanh Tam Tây, phường Cẩm Thanh, và 3) Sân chơi Cẩm Thanh. Đối với hai sân chơi đầu tiên, một công ty thiết kế tốt đã được mời đưa ra các phương án thiết kế. Các cuộc họp đã được tổ chức với thành phố, các lãnh đạo phường và cộng đồng, các nhà thầu và cư dân về các đề xuất thiết kế và phương thức làm sân chơi. Trong quá trình xây dựng, người dân đã tham gia dọn mặt bằng, đóng góp thức ăn và nước giải khát, giám sát, và làm vệ sinh. Các lãnh đạo phường đã học cách dẫn dắt quá trình tham gia. Chi phí xây dựng những sân chơi này do HealthBridge, chính quyền và người dân địa phương phối hợp tài trợ.

Một sân chơi khác của phường Cẩm Thanh đã được xây dựng với thiết bị chơi do một tổ chức của Canada tặng và được dựng lên bởi các tình nguyện viên quốc tế và người dân địa phương.

4. Chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng

Một cuộc hội thảo đã được tổ chức, ở đó các tài liệu và bài học của dự án đã được chia sẻ với các cán bộ chính quyền. Kết quả là, các phòng ban khác nhau của thành phố đã lên kế hoạch ngân sách để hỗ trợ

123

Thông báo của Đảng bộ thành phố Hội An No.204-TB/TU ngày 12/03/2013 về kết luận của Đảng bộ trong cuộc họp định kỳ ngày 11/3/2013

52

làm sân chơi; và một số lãnh đạo phường đã tiếp cận ACCD nhờ hỗ trợ kỹ thuật trong xây dựng các sân chơi tại phường của họ. Trong năm 2013, chính quyền thành phố đã bắt đầu xây dựng Quy hoạch Tổng thể Phát triển Không gian công cộng 2015-2020 với các kết quả dự kiến như sau: Kết quả cuối cùng

Số người dân tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, số lượng các tương tác xã hội và giải trí tại không gian công cộng gia tăng, dẫn đến chất lượng cuộc sống tốt hơn, cải thiện sức khỏe cho người dân và nâng cao hình ảnh của thành phố. Kết quả trung gian

- Tăng sự đồng bộ của các vấn đề sức khỏe cộng đồng trong quy hoạch đô thị;

- Tăng khả năng tiếp cận của người dân tới các không gian công cộng; và

- Tăng cường sự tham gia của người dân trong việc phát triển các khu ở lành mạnh.

Kết quả trước mắt

- Nâng cao nhận thức về phát triển không gian công cộng;

- Cải thiện quan điểm về quy hoạch không gian công cộng với sự tham gia của cộng đồng;

- Tăng cường sự hiểu biết về hiện trạng của các không gian công cộng;

- Tăng số lượng các chính sách về không gian công cộng có sự tham gia của cộng đồng;

- Cải thiện các không gian công cộng hiện hữu và tăng số lượng các không gian công cộng mới; và

- Tăng số lượng các bằng chứng và bài học kinh nghiệm cho phát triển không gian công cộng.

Trường hợp của Hội An cho thấy, rằng sự kết hợp giữa cam kết của chính quyền, hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia và sự tham gia của cộng đồng là chìa khóa để thành công. Nó cũng cho thấy rằng quá trình xây dựng năng lực cho tất cả các bên liên quan là một kết quả còn quan trọng hơn là một cái sân chơi được xây dựng124. Một số hình ảnh của ba dự án thí điểm được thể hiện trong

124Phỏng vấn một lãnh đạo của Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thịvì Sự phát triển Đô thị.

53

Hình 13.

54

Hình 13 Các sân chơi mới ở Hội An

Sân chơi An Mỹ

55

Sân chơi Thanh Tam Tây

56

Sân chơi phường Cẩm Thanh

6. Kết luận và kiến nghị

6.1. Kết luận

Thành phố Hà Nội đã thực hiện một bước quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững thông qua việc xây dựng Quy hoạch Hệ thống Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Cây xanh Hà Nội) nhằm biến Hà Nội thành một thành phố xanh và sạch. Chính quyền thành phố cũng đã quan tâm tới sự cần thiết phải bảo tồn đất công để phục vụ cho các lợi ích công cộng, trong đó có cây xanh và công viên. Ở các cấp thấp hơn, các chính quyền quận và phường đã chủ động biến nhiều thửa đất công trong các khu nhà ở thành các vườn hoa/sân chơi cho người dân tụ tập, thư giãn và vui chơi. Bên cạnh các nỗ lực đã được thực hiện, vẫn còn có những trở ngại chính liên quan đến bảo vệ và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư như sau: Quy hoạch Cây xanh Hà Nội không có các biện pháp đầy đủ để đạt được mục tiêu đặt ra cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư, đặc biệt là những biện pháp để đảm bảo chúng nằm trong khoảng cách tối đa là 500 mét từ bất kỳ ngôi nhà nào theo quy chuẩn quy hoạch. Ngoài ra, còn có chính sách của thành phố nhằm bán đấu giá các lô đất trong các khu nhà ở cho tư nhân để tăng thu ngân sách, trong khi các tiện ích công cộng đang rất cần đất công. Thành phố Hà Nội thiếu một Chương trình Nâng cấp Đô thị của riêng mình, dựa trên Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia Giai đoạn 2009-2020125, trong đó việc bảo tồn và phát triển các vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong các quận nội thành phải là một phần không thể tách rời. Còn thiếu một khung pháp lý để hướng dẫn quy hoạch/thiết kế sân chơi cũng như hướng dẫn nâng cấp đô thị cho các quận nội thành của Hà Nội, nơi mật độ xây dựng và tỷ lệ phần trăm đất sử dụng tư nhân cao mang tính chất đặc trưng.

125

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No. 758/QĐ-TTg ngày 08/06/2009 phê duyệt Chương trình Nâng cấp đô thị Quốc gia cho giai đoạnh 2009-2020.

57

Thành phố Hà Nội thiếu một hệ thống quản lý thông tin dùng chung về quy hoạch và quản lý đô thị ở cấp thành phố có thể được tất cả các bên liên quan sử dụng một cách đồng bộ. Thành phố cũng thiếu các thông tin đáng tin cậy về vườn hoa/sân chơi khu dân cư và về hiện trạng sử dụng đất công để phục vụ công tác quy hoạch. Cơ chế quản lý cây xanh còn chưa phù hợp khi nó vai trò của chính quyền phường, trong khi chính họ đang thực sự quản lý hàng trăm vườn hoa/sân chơi khu dân cư hiện hữu. Bên cạnh đó, việc quản lý đất công cũng chưa phù hợp, khi mà các ban ngành khác nhau làm quy hoạch sử dụng đất cùng một lúc, mà không có sự phối hợp đầy đủ và thiếu thông tin minh bạch về sử dụng đất công. Quá trình quy hoạch đô thị thiếu sự tham gia của người dân, trong đó, việc "xác định mục đích sử dụng đất" không được tách ra từ bước "xây dựng nhiệm vụ quy hoạch" để trở thành bước đầu tiên cho người dân tham gia, khiến nó gây ra sự lãng phí về thời gian và các nỗ lực khi bị người dân phản đối. Các bên liên quan phi nhà nước không có đủ cơ hội để tham gia, vì họ không được thông tin đầy đủ, và thiếu một cơ chế phản hồi ý kiến của họ. Đất công do đó có thể bị phân bổ cho mục đích thương mại mà không được bảo tồn cho các vườn hoa/sân chơi. Vườn hoa/sân chơi khu dân cư đang thiếu trầm trọng trong khu vực nội thành. Các vườn hoa/sân chơi khu dân cư hiện có không được quy hoạch, thiết kế, đầu tư và quản lý tốt. Chúng có kích thước nhỏ, có phương tiện chơi thô sơ, đã bị xuống cấp, không sạch sẽ và an toàn để vui chơi, và đang bị tư nhân lấn chiếm cho những mục đích khác.

6.2. Kiến nghị

Sau đây là một số khuyến nghị dành cho các bên liên quan khác nhau nhằm cải thiện, bảo tồn và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư.

6.2.1. Chính quyền trung ương

Cải thiện chính sách và các quy định pháp luật

Trong khi các chính sách và quy định pháp luật có hướng dẫn cụ thể về quy hoạch các khu đô thị mới, điều quan trọng là chúng cũng phải hướng dẫn nâng cấp các khu phố hiện có, nơi phần lớn các cư dân đô thị đang sinh sống và nhiều người trong số họ đang bị thiếu cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu, trong đó có vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Dưới đây là một số khuyến nghị cụ thể. Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia đã được đưa ra từ năm 2009, trong đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật được chú trọng, trong khi cơ sở hạ tầng xã hội, bao gồm cả vườn hoa/sân chơi khu dân cư, đã bị lãng quên. Chính sách này cần được xem xét lại để bù đắp khoảng trống này. Do công tác nâng cấp đô thị mang nặng tính chất địa phương, tùy thuộc vào vị trí chiến lược, hiện trạng về địa lý, sử dụng đất, kinh tế xã hội, các chiến lược phát triển, năng lực tài chính v.v. của từng đô thị, Bộ Xây dựng cần hướng dẫn chính quyền các tỉnh xây dựng Chương trình Nâng cấp Đô thị và Kế hoạch hành động cho từng thành phố của họ, trong đó cần chú ý đảm bảo có đủ vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Luật Quy hoạch Đô thị cần được sửa đổi để: - Luật này sẽ có một chương về quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội, để đảm bảo ở mỗi thành phố đều có

một hệ thống phân tầng các công viên và sân chơi, trong đó có vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Luật

58

này cần đảm bảo rằng vườn hoa/sân chơi khu dân cư phải nằm trong khoảng cách đi bộ từ bất kỳ ngôi nhà nào, phải được quy hoạch/ thiết kế/ đầu tư một cách phù hợp, và mọi người đều có thể tiếp cận chúng miễn phí;

- Luật này sẽ có một chương về nâng cấp đô thị. Việc lập quy hoạch nâng cấp đô thị cần được thực hiện theo một cách khác hơn so với quy hoạch các khu đô thị mới. Nó 1) cần có quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế linh hoạt hơn cho phù hợp với các tình huống hiện trạng đa dạng, và 2) nó cần có sự tham gia nhiều hơn của người dân bị ảnh hưởng;

- Rà soát quy trình quy hoạch đô thị. Để người dân tham gia và chính quyền phê duyệt, quá trình quy hoạch đô thị cần được chia thành 3 bước tách biệt thay vì 2 bước hiện nay, bao gồm 1) bước “xác định mục đích sử dụng đất" nên được tách ra để là bước đầu tiên và độc lập để người dân tham gia trước khi chính quyền phê duyệt, 2) “xây dựng nhiệm vụ quy hoạch” dựa trên mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt, và 3) “xây dựng thiết kế quy hoạch”; và

- Cải thiện sự tham gia của người dân trong quy hoạch đô thị. Truy cập thông tin tốt hơn, thời gian và đối tượng được tham gia phù hợp hơn, phương pháp lấy ý kiến và phản hồi tốt hơn v.v. nên được đặt ra để đảm bảo người dân tham gia một cách thật sự. Các bên liên quan phi nhà nước cần được tạo điều kiện để họ tham gia vào hoạch định chính sách từ giai đoạn nghiên cứu/phát hiện vấn đề chứ không phải khi các văn bản chính sách đã được soạn thảo xong. Đối với các dự án nâng cấp đô thị, do các dự án này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân, cần có các quy định tham gia riêng cho người dân, bao gồm không chỉ những người phải di dời mà cả những người bị ảnh hưởng ở những khía cạnh khác trong cuộc sống của họ do quy hoạch thay đổi.

-

Luật Đất đai cần được sửa đổi để chuyển chức năng lập quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi lãnh thổ của các đô thị sang cho chức năng quy hoạch đô thị để tránh sự trùng lặp hiện nay, vì quy hoạch đô thị đã có nghĩa là quy hoạch sử dụng đất. Điều đó có nghĩa là Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chuyển chức năng quy hoạch sử dụng đất trong lãnh thổ các đô thị sang cho Bộ Xây dựng. Luật Nhà ở mới không nên chỉ tập trung vào tăng diện tích sàn nhà ở như hiện nay, mà nên quan tâm hơn đến việc cung cấp cơ sở hạ tầng xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân. Ngoài ra, nó cần có một chương hướng dẫn việc nâng cấp các khu nhà ở hiện hữu, không chỉ tập trung vào việc phát triển các dự án nhà ở mới.

Cải thiện quy chuẩn/tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh và quy hoạch nâng cấp

đô thị

Cần xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn quy hoạch/thiết kế cho sân chơi khu dân cư, có nêu rõ diện tích tối thiểu và danh sách các thiết bị tối thiểu. Cần xây dựng quy chuẩn quy hoạch nâng cấp đô thị. Quy hoạch nâng cấp đô thị không giống như quy hoạch các khu đô thị mới do phải tính đến các công trình xây dựng hiện hữu và dân số đang sinh sống ở đó. Đặc biệt, cần một quy chuẩn quy hoạch riêng cho các quận trung tâm lịch sử của Hà Nội, nơi có mật độ xây dựng và dân số rất cao và chứa nhiều di tích lịch sử và văn hóa, cả vật chất và phi vật chất. Quy chuẩn nâng cấp đô thị phải đảm bảo rằng: - Cơ sở hạ tầng được nâng cấp không xung đột quá mức với các cơ sở hạ tầng hiện hữu được giữ lại

trong khu vực nâng cấp; - Nâng cấp đô thị phải bao gồm các nỗ lực tạo ra quỹ đất công dành cho hạ tầng cơ sở xã hội, trong đó

vườn hoa/sân chơi khu dân cư; - Nâng cấp đô thị phải đảm bảo chỉ phải nâng cấp tối thiểu các công trình hiện hữu được giữ lại; và

59

- Nâng cấp đô thị phải đảm tối thiểu việc di dời. Các thuật ngữ về cây xanh sử dụng công cộng trong các văn bản pháp luật cần được đồng bộ hóa để đảm bảo các thông tin thu thập được là đồng bộ. Tại thời điểm này, định nghĩa về cây xanh sử dụng công cộng là khác nhau trong các quy chuẩn quy hoạch khác nhau. Bên cạnh đó, cần có thông số kỹ thuật nhằm tách khái niệm sân chơi ra khỏi khái niệm công viên/vườn hoa, cây xanh đường phố, sân thể thao v.v. để sử dụng trong các bản đồ địa chính cho mục đích kiểm kê, thống kê sử dụng đất công. Điều này sẽ giúp thu thập tốt hơn các thông tin cho công tác theo dõi và lập quy hoạch.

6.2.2. Chính quyền thành phố Hà Nội

Xây dựng Chương trình Nâng cấp Đô thị và Kế hoạch Hành động Nâng cấp

Đô thị cho Thành phố Hà Nội, trong đó một mạng lưới vườn hoa/sân chơi

khu dân cư là một phần không thể tách rời

Chính quyền thành phố cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng để xây dựng một Chương trình Nâng cấp Đô thị và một Kế hoạch Hành động Nâng cấp Đô thị cho Hà Nội trong khuôn khổ của Chương trình Nâng cấp Đô thị Quốc gia, trong đó một mạng lưới công viên/vườn hoa/sân chơi nhiều tầng bậc sẽ là một phần không thể tách rời. Điều này sẽ cho phép thành phố có một xem xét toàn diện về việc làm thế nào để sử dụng tốt nhất quỹ đất công hiện tại và đưa ra các biện pháp tạo ra quỹ đất công mới để đáp ứng các ưu tiên công ích khác nhau, trong đó có vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Như đã đề cập ở Mục 6.2.1 – “Chính quyền trung ương” ở trên, các quận trung tâm lịch sử Hà Nội nên áp dụng một tập hợp các quy chuẩn quy hoạch nâng cấp đô thị được xây dựng riêng cho chúng. Bên cạnh đó, Hà Nội có thể học hỏi từ kinh nghiệm của bốn thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nam Định và Hải Phòng) nơi đã triển khai Dự án Nâng cấp đô thị do Ngân hàng Thế giới tài trợ để làm cho Chương trình Nâng cấp Đô thị của Hà Nội thành công hơn.

Bổ sung vào Quy hoạch Cây xanh Hà Nội các biện pháp cụ thể để phát triển

vườn hoa/sân chơi khu dân cư

Quy hoạch Cây xanh Hà Nội cần được bổ sung để bao gồm các biện pháp khả thi đảm bảo có vườn hoa, sân chơi ở cấp đơn vị ở. Ngoài ra, Chương trình Đầu tư Ưu tiên của nó phải bao gồm dòng ngân sách cho việc xây dựng/ nâng cấp các không gian này.

Cải thiện hệ thống quy hoạch và quản lý công viên/ vườn hoa/ sân chơi

Ở cấp chính quyền Thành phố Hà Nội, chức năng quy hoạch sử dụng đất của Sở TN & MT và các chức năng quy hoạch cây xanh của Sở Xây dựng nên được chuyển thành trách nhiệm duy nhất của Sở Quy hoạch Kiến trúc, đơn vị có trách nhiệm quy hoạch đô thị, mà đó cũng chính là quy hoạch sử dụng đất, nhằm tránh sự trùng lặp giữa ba cơ quan này trong quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng. Cơ chế quản lý cây xanh/công viên đô thị cần được xem xét lại để nó bao gồm cả chính quyền phường là cơ quan thực sự đang quản lý các vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Sự phối hợp, hợp tác và báo cáo giữa các cơ quan có liên quan ngang cấp và các cấp chính quyền cần được cải thiện để việc quy hoạch và quản lý chúng được tốt hơn. Đối với các vườn hoa/sân chơi khu dân cư hiện có, chính quyền phường nên thảo luận với cộng đồng xem làm thế nào có thể quản lý và sử dụng chúng tốt hơn. Bên cạnh đó, các cán bộ phường phụ trách

60

vấn đề xã hội và văn hoá cần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhằm thực hiện Quyết định số 34/QĐ-TTg/2014 của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/5/2014 về Tiêu chuẩn phường/xã phù hợp với trẻ em.

Cải thiện quy hoạch và quản lý sử dụng đất để đảm bảo có đất công cho dành

cho vườn hoa/sân chơi khu dân cư

Hà Nội đã và đang triển khai chính sách đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp và đất công trên địa bàn thành phố, bao gồm 1) báo cáo tình hình sử dụng đất nông nghiệp và đất công ở cấp phường/xã và 2) đề xuất sử dụng quỹ đất trên126. Để bổ xung cho điều đó, chính quyền thành phố nên kiểm kê các vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Các hoạt động nói trên nên được thực hiện có sự tham gia của người dân và kết quả của nó nên được công bố trong từng phường để người dân đóng góp ý kiến, bởi vì họ biết rõ đất công đã và đang được sử dụng cũng như nên được sử dụng như thế nào. Những thông tin này cần được tổng hợp ở cấp quận, và sau đó ở cấp thành phố. Thành phố nên dừng chính sách đấu giá đất công hiện nay trong khu vực nội thành cho đến khi việc kiểm kê đất công đã được hoàn thành và thành phố đã giao đủ đất công cho các tiện ích xã hội ở cả 3 cấp phường, quận và thành phố. Để làm điều này, cần có một cơ chế phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan quy hoạch đô thị, cơ quan quản lý đất đai và các ngành khác, trong đó nhu cầu sử dụng đất công có thể được xem xét một cách toàn diện hơn.

Thiết lập một hệ thống quản lý thông tin thống nhất của thành phố để quy

hoạch và quản lý đô thị tốt hơn

Một hệ thống quản lý thông tin dùng chung phục vụ công tác quy hoạch và quản lý đô thị cần được thành lập ở cấp thành phố. Hệ thống thông tin này cần chứa các thông tin toàn diện, đa ngành, trong đó có cả thông tin về công viên, vườn hoa và sân chơi và trở thành nguồn thông tin chính thức duy nhất cho mọi đối tượng dùng chung. Hệ thống này nên được quản lý bởi một cơ quan nhà nước, nó sẽ thu thập và xử lý thông tin một cách có phối hợp và thống nhất, lưu giữ, cập nhật thường xuyên và cung cấp thông tin cho các cơ quan và cá nhân như một dịch vụ công, mà để có được thông tin, một số đối tượng phải trả tiền. Tất cả các cơ quan chính quyền đểu phải sử dụng nguồn thông tin này để đảm bảo có cách hiểu giống nhau về các dữ liệu. Nhiệm vụ này có thể được giao cho Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, mà sẽ là tốt hơn nếu cơ quan này sát nhập với Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội để trở thành Viện Nghiên cứu Phát triển, theo mô hình tương tự của thành phố Hồ Chí Minh, để có thể áp dụng một phương pháp tiếp cận quy hoạch đô thị tích hợp hơn.

Huy động đất có sẵn, các nguồn lực và sáng kiến cho việc tạo ra/cải thiện

vườn hoa/sân chơi khu dân cư

Chính quyền cấp quận và phường nên bố trí bất kỳ khoảnh đất công có sẵn nào để tạo ra nhiều hơn vườn hoa/sân chơi khu dân cư cho công dân, không quan trọng chúng có thể là tạm thời hay cố định. Các khu đất có thể là khoảng đất đang chờ được quy hoạch/xây dựng, các đoạn đường nở rộng ra, sân trường sau giờ học hoặc vào cuối tuần, chợ khi không họp v.v. Để làm điều này, cần nâng cao nhận thức cho cán bộ chính quyền về tầm quan trọng của vườn hoa/sân chơi khu dân cư.

126

Chỉ thị của UBND thành phố No.04 / CT-UBND, ngày 14/01/2014, về việc tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và công chúng trên lãnh thổ của Hà Nội, cũng như Công văn No.5464 / VP-TNMT, ngày 22/08/2014.

61

Trong khi nhà nước thiếu ngân sách để đầu tư cho công viên và sân chơi, các nguồn lực cũng có thể được huy động từ cộng đồng, các doanh nghiệp và các nhà tài trợ khác. Thiết bị chơi có thể được tạo ra với chi phí thấp, bằng cách sử dụng vật liệu đã qua sử dụng và lao động tình nguyện. Trong khi luật về quy hoạch và các tiêu chuẩn thiết kế cho sân chơi đang thiếu, sự sáng tạo của các kiến trúc sư/ nghệ sĩ và người dân cộng đồng có thể được huy động, như trong Mục 5.4 – “Câu chuyện số 4: Mô hình sáng tạo trong tạo dựng sân chơi - Sân chơi cho người nhập cư nghèo tại Bãi Giữa Sông Hồng”. "Sân chơi không cần phải có kích thước lớn hay thiết bị đắt tiền. Chúng chỉ cần phải an toàn. Ví dụ, cát có giá rẻ nhưng lại rất tốt để chơi. Trẻ em cần phải biết chơi với nhau và biết chia sẻ đồ chơi. Trường học có thể cho phép trẻ em chơi trong sân trường vào cuối tuần và người lớn trong cộng đồng có thể sửa chữa, trang trí cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ em. "

Bà Judith Hansen, một nhiếp ảnh gia sân chơi người Mỹ

6.2.3. Các bên liên quan khác

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, các cơ quan dân cử ở cấp phường nên tích cực hơn trong giám sát chính sách, tổ chức giám sát cộng đồng và dẫn dắt các hoạt động cộng đồng. Họ cần làm việc nhiều hơn với người dân để tìm hiểu nhu cầu của họ và dẫn dắt các cuộc thảo luận với chính quyền về bảo tồn đất công cho các không gian công cộng và huy động các nguồn lực để xây dựng/ cải thiện/ duy trì vườn hoa/sân chơi kkhu dân cư. Các chuyên gia và các hiệp hội nghề nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến chính sách và phương pháp quy hoạch đô thị thông qua mạng lưới nghề nghiệp của họ. Để làm được điều này, họ cần có nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong quy hoạch đô thị và cải thiện sự điều phối hợp trong mạng lưới của họ để có thể can thiệp vào chính sách một cách hiệu quả hơn. Chương trình đào tạo quy hoạch đô thị nên bao gồm cả quy hoạch cây xanh ở cấp độ đơn vị nhà ở, và dạy cho các nhà quy hoạch đô thị và các kiến trúc sư tương lai quan tâm đến việc quy hoạch và thiết kế đô thị có thể tác động đến cuộc sống của người dân như thế nào, để làm cho sản phẩm của họ hướng tới người sử dụng hơn. Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) có thể tổ chức các chiến dịch vận động 1) thúc đẩy các giá trị của vườn hoa/sân chơi khu dân cư, 2) đề xuất những gì có thể thực hiện để cải thiện tình hình, và 3) cung cấp các thông lệ tốt có thể áp dụng. Nội dung của nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu vận động. NGOs có thể tiến hành một nghiên cứu sâu hơn về vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong các khu nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước nhằm đánh giá các chính sách của chính phủ hiện nay nhằm nâng cấp/tái phát triển chúng, cũng như dự án thí điểm đang được thực hiện tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ. NGOs cũng có thể tiến hành một dự án thí điểm kiểm kê đất công ở cấp phường có sự tham gia của người dân. Điều này có thể cung cấp một mô hình mới về quản lý đất đai minh bạch và cung cấp bằng chứng về lợi ích khi có sự tham gia của người dân, cũng như những trở ngại có thể nảy sinh trong quá trình này cho các nhà hoạch định chính sách xem xét khi quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất trong tương lai.

Các phương tiện truyền thông đại chúng cần tích cực hơn trong việc truyền tải thông tin đa chiều nhằm đóng góp vào việc bảo vệ vườn hoa/sân chơi khu dân cư. Họ cần được xây dựng nhận thức về vấn đề này và được cung cấp các thực tiễn tốt, để đến lượt mình, họ thông báo cho công chúng và thúc đẩy các cuộc thảo luận của công chúng nhằm gây ảnh hưởng tới các chính sách trong tương lai. Bên cạnh đó,

62

giới truyền thông cần được xây dựng năng lực để đưa tin một cách khách quan và có hiểu biết tốt về pháp luật127. Khu vực tư nhân thường được coi là chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Trong thực tế, họ cũng có thể có những đóng góp tốt để xây dựng vườn hoa/sân chơi khu dân cư, theo những cách khác nhau, bao gồm cung cấp vật liệu đã qua sử dụng hay tài chính. Họ cũng có thể đầu tư trực tiếp vào các công viên công cộng trong khi hưởng lợi nhuận gián tiếp từ đó, như đã trình bày trong Mục 3.3.7 – “Khu vực tư nhân” của báo cáo này. Họ cần được thông tin đầy đủ và có nhận thức tốt hơn về vấn đề này.

127

Oxfam Great Britain. 2012. Báo cáo nghiên cứu “Kinh tế chính trị trong quy hoạch và quản lý đô thị ở Việt Nam”.

63

Tài liệu tham khảo

Báo cáo Thuyết minh Tổng hợp cho Quy hoạch Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ của Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 2050

Chỉ thị của UBND TP Hà Nội số 04 / CT-UBND ngày 14/01/2014 về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp và đất công chúng trên lãnh thổ Hà Nội

Công văn của UBND Thành phố Hà Nội No.5464 / VP-TNMT ngày 22/08/2014 về tăng cường quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố

Điều lệ của Hội liên hiệp Phụ nữ. 1987 Dự án Phát triển Giao thông vận tải Hà Nội Đô thị do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Hợp phần "Hỗ trợ Sở Kế

hoạch và Kiến trúc (HDPA) về quy hoạch đô thị (Gói CS 05 (03 / HP2-TV)". Liên danh của Sunjin Engineering & Architecture Co., Ltd và Dongbu Engineering Co., Ltd [ Sub -Consultant: Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn Đầu tư PACO. 2014. Báo cáo "Đánh giá môi trường pháp lý và thể chế hiện hành liên quan đến quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội".

HAIDEP. 2007. Báo cáo cuối cùng. Mục "Chất lượng cuộc sống" Hội đồng Phát triển Quan hệ Đối tác, Khoa học Xã hội và Nhân loại của Canada (SSRHC). 2013-2015. Nghiên

cứu đang được thực hiện về "không gian công cộng thân thiện với thanh niên trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng" (điều tra viên chính: Julie-Anne Boudreau, INRS-UCS)

Kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội số 29 / KH-UBND ngày 20/2/2013 về Kế hoạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2013 của thành phố Hà Nội

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em, số 25/2004 / QH11 ngày 15/06/2004 Luật của Quốc hội về Bình đẳng Giới, số 73/2006 / QH11, ngày 29/11/2006 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nghị định Chính phủ số 38/2010 / NĐ-CP ngày 07/04/2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô

thị; Nghị định số 42 của Chính phủ / 2009 / NĐ-CP về Phân loại đô thị Nghị định số 61 của Chính phủ / 1994 Nghị quyết của Quốc hội số 15 / 2008 / QH12 ngày 29/5/2008 phê duyệt Điều chỉnh ranh giới hành chính

của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận Nghị quyết của Quốc hội số 16 / 2003 / QH11 ngày 26/11/2003 phê duyệt Luật Xây dựng Nghị quyết của Quốc hội số 25 / 2012 / QH13 phê duyệt Luật Thủ đô Nghị quyết của Quốc hội số 30 / 2009 / QH12 ngày 17/06/2009 phê duyệt Luật Quy hoạch Đô thị Nghị quyết của Quốc hội số 45 / 3013 / QH13 ngày 29/11/2013 phê duyệt Luật Đất đai mới Nghị quyết của Quốc hội số 56 / 2005 / QH11 ngày 29/11/2005 phê duyêt Luật Nhà ở Nghị quyết của UBND TP Hà Nội số 05/2012 / NQ-HĐND ngày 05/04/2012 phê duyệt Quy hoạch Phát triển

các Trường Mầm non, Trường Phổ thông, Giáo dục Thường xuyên và Giáo dục Chuyên nghiệp Hà Nội đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 2030;

Nghị quyết của UBND TP Hà Nội số 11/2012 / NQ-HĐND ngày 13 / 07/2012 phê duyệt Quy hoạch Phát triển Văn hoá đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 2030.

Nghị quyết của UBND TP Hà Nội số 22/2013 / NQ-HĐND ngày 2013/03/12 phê duyệt Quy hoạch Phát triển Thể thao của Hà Nội đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 2030,

Nghị quyết số 06 / NQ-CP ngày 2013/09/01 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 cho thành phố Hà Nội

Nghiên cứu còn dang dở "Đánh giá 10 năm thực hiện mô hình phát triển khu đô thị mới tại Hà Nội giai đoạn 2000-2010". Mã số 01C-04 / 02-2012-2

Oxfam GB. 2013. Nghiên cứu Kinh tế Chính trị về Quy hoạch và Quản lý Đô thị tại Việt Nam

64

Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 34/2007 / PL-UBTVQH11, ngày 20/04/2007 Quy chuẩn Xây dựng QCVN 01-2008 Quy hoạch Phát triển Giáo dục Hà Nội đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch Phát triển Thể thao Hà Nội Sport đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch Phát triển Văn hóa Hà Nội đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 2030 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.1659 / QĐ-TTg ngày 2012/07/11 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.1878 / QĐ-TTg ngày 22/12/2008 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.2127 / QĐ-TTg ngày 30/11/2011 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.445 / QĐ-TTg ngày 07/04/2009 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.581 / QĐ-TTg ngày 06/05/2009 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về

Phát triển Văn hóa; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.641 / QĐ-TTg ngày 28/4/2011 phê duyệt Đề án Tăng cường năng

lực toàn diện về sức khỏe và trọng lượng của Việt Nam giai đoạn 2011-2025 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.711 / QĐ-TTg ngày 13/6/2012 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về

Phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ No.758 / QĐ-TTg ngày 08/06/2009 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 758 / QĐ-TTg ngày 08/06/2009 phê duyệt Chương trình Nâng cấp

Đô thị Quốc gia giai đoạn 2009-2020. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 118 / QĐ-Ttg ngày 27/11/1992 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 122 / QĐ-TTg ngày 2013/10/01 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về

Bảo vệ, Chăm sóc và Tăng cường Sức khỏe của Nhân dân cho Giai đoạn 2011-2020, Tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1259 / QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch Xây dựng chung Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 25/2013 / QĐ-TTg ngày 2013/04/05 ban hành Cơ chế phát ngôn và công bố thông tin cho giới truyền thông

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 34 / 2014 /QĐ-TTg/ ngày 30/5/2014 về Tiêu chuẩn phường/xã phù hợp với trẻ em

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 80/2005 / QĐ-TTg ngày 18/04/2005 ban hành Cơ chế về Giám sát Cộng đồng trong Đầu tư

Quyết định của UBND Hà Nội số 01/2013 / QĐ-UBND ngày 2013/04/01 ban hành Quy chế quản lý chung cư tại Hà Nội

Quyết định của UBND Hà Nội số 19 / 2010 ngày 14/5/2010 ban hành Quy chế Quản lý Cây xanh Đô thị, Công viên, Vườn hoa và Vườn thú tại Hà Nội

Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội No.1495 / QĐ-UBND ngày 18/03/2014 phê duyệt Quy hoạch Hệ thống Cây xanh, Công viên, Vườn hoa và Hồ của Hà Nội đến năm 2030, Tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định của UBND thành phố Hà Nội số 20/2014 / QĐ-UBND ngày 16/5/2014 về việc tuyển dụng cán bộ phường trong lãnh thổ của Hà Nội

Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội số 29/2011 / QĐ-UBND ngày 14/09/2011 quy định về đấu giá quyền sử dụng đất trên lãnh thổ của Hà Nội

Quyết định của UBND TP Hà Nội No.6541 / QĐ-UBND ngày 15/12/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng Hà Nội

Quyết định của UBND TP Hà Nội số 01/2013 / QĐ-UBND ngày 2013/04/01 ban hành Cơ chế quản lý chung cư trên lãnh thổ Hà Nội

Thông báo của Ban Bí thư Đảng Cộng sản Hội An 204-TB / TU ngày 2013/12/03 về kết luận của Bí thư Đảng bộ trong cuộc họp định kỳ ngày 11/03/2013

Thông tư của Bộ Xây dựng số 19/2010 / TT-BXD ngày 22/10/2010 hướng dẫn việc lập Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị

65

Thông tư Liên tịch số 04/2006 / TTLT / KH & ĐT-UBTUƯMTTQVN-TC ngày 2006/04/12 hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 80/2005 / QĐ-TTg ngày 18/4/2005 ban hành Quy chế về Giám sát Cộng đồng trong Đầu tư

Thông tư số 13/2011 / TT-BTNMT ngày 15/4/2011 Quy định về các ký hiệu về hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ sử dụng đất để phục vụ quy hoạch sử dụng đất

Tiêu chuẩn Xây dựng No.9257-2012 về Quy hoạch Cây xanh Sử dụng Công cộng trong các Trung tâm Đô thị Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị. 2007. Nghiên cứu "Sự tham gia của người dân trong quy hoạch

và quản lý không gian công cộng – Trường hợp nghiên cứu về Công viên Thống Nhất của Hà Nội".

Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thi. 2013. Báo cáo "Cộng đồng chung tay giám sát và bảo vệ không gian công cộng" (VACI2011-P118)

Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị. 2013. Báo cáo cuối cùng cho Dự án "Cải thiện không gian công cộng vì chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân đô thị"

Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa Đại học tổng hợp Hawaii. 2007. Nguyễn Thị Hiền. Nghiên cứu "Không gian cộng đồng trong khu vực nhà ở thu nhập thấp - Trường hợp nghiên cứu ở Hà Nội, Việt Nam"

UNHabitat. 2011. Nguyễn Thị Hiền. Báo cáo chuyên đề "Phân tích thể chế về nhà ở" cho báo cáo tổng hợp về Hồ sơ Nhà ở Việt Nam

UN-Habitat. 2014. Hồ sơ Nhà ở Việt Nam

66

Phụ lục

Phụ lục 1 Danh sách những người được phỏng vấn

No. Người được phỏng vấn Số cá nhân được phỏng vấn

1 Cán bộ nhà nước cấp thành phố 2

2 Cán bộ nhà nước cấp quận 1

3 Cán bộ nhà nước cấp phường 5

4 Cán bộ Hội phụ nữ phường 2

5 Cán bộ Đảng cấp phường 1

6 Lãnh đạo cộng đồng 4

7 Thanh niên 2

8 Người cao tuổi(nữ và nam) 4

9 Phụ nữ 5

10 Nam giới 2

11 Trẻ em 1

12 Người nhập cư nghèo 1

13 Chuyên gia người Việt Nam 2

14 Chuyên gia quốc tế 1

15 Nhà báo 2

16 Lãnh đạo NGO Việt Nam 1

17 Tình nguyện viên 2

18 Người bán hàng chiếm dụng đất công 1

19 Công ty quản lý nhà chung cư 1

20 Hợp tác xã cung cấp dịch vụ nhà ở 3

Tổng số 43

67

Phụ lục 2 Những thay đổi trong sử dụng đất của phường Hạ Đình qua thời gian

Những con số dưới đây cho thấy những thay đổi trong sử dụng đất tại phường Hạ Đình theo thời gian. Hạ Đình đã được đô thị hóa nhanh chóng kể từ khi nó trở thành một phường đô thị của Hà Nội vào năm 1997, với đất được sử dụng làm nhà ở và đầu tư xây dựng khác. Cho đến nay, phường là một sự kết hợp đối lập giữa các làng cổ với các công trình mới được xây dựng và đất chưa sử dụng; của các ngõ hẹp quanh co và các con đường giao thông mới lớn cắt qua.

Những thay đổi trong sử dụng đất của phường Hạ Đình qua thời gian

1917 1955

1964 1997

68

2014

Nguồn: Kts. Trần Huy Ánh (Màu nâu: khu dân cư, màu xanh da trời: bờ sông, màu xanh lá cây: không gian công cộng)