hcma.vnhcma.vn/uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

185
Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia hå chÝ minh Lª hång phong ¶nh hëng cña ®¹o tin lµnh ®èi víi ®êi sèng tinh thÇn cña ®ång bµo d©n téc thiÓu sè ë t©y nguyªn hiÖn nay luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc Hµ Néi - 2014

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia hå chÝ minh

Lª hång phong

¶nh h­ëng cña ®¹o tin lµnh ®èi víi

®êi sèng tinh thÇn cña ®ång bµo d©n téc

thiÓu sè ë t©y nguyªn hiÖn nay

luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc

Hµ Néi - 2014

Page 2: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia hå chÝ minh

Lª hång phong

¶nh h­ëng cña ®¹o tin lµnh ®èi víi

®êi sèng tinh thÇn cña ®ång bµo d©n téc

thiÓu sè ë t©y nguyªn hiÖn nay

Chuyªn ngµnh: CNDVBC&CNDVLS

M· sè: 62 22 80 05

luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc

Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: GS, TS. Lª h÷u nghÜa

Hµ Néi - 2014

Page 3: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực. Những kết luận của luận án chưa từng được công bố

trong bất cứ công trình nào.

Tác giả luận án

Lê Hồng Phong

Page 4: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 6

1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 16

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 19

Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 26

2.1. Đời sống tinh thần và một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 26

2.2. Đạo Tin lành ở Tây Nguyên 54 Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH

THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG 70

3.1. Thực trạng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 70

3.2. Nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 97

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 121

4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 121

4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 127

KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC 167

Page 5: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ra đời trong những điều kiện

lịch sử nhất định. Trong quá trình phát triển, tôn giáo luôn có ảnh hưởng khá

sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội,

văn hóa, đạo đức, lối sống… Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn

hóa lâu đời và là một quốc gia có nhiều tôn giáo, số lượng người theo đạo khá

đông. Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2011, nước ta

có hơn 25 triệu tín đồ, chiếm hơn ¼ dân số. Hơn nữa, tôn giáo cũng đang là

một vấn đề phức tạp và hết sức nhạy cảm liên quan đến chính sách đối nội,

đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do vậy, việc thực hiện chính sách tôn giáo

là vấn đề quan trọng không những ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tinh thần

của một bộ phận nhân dân mà còn tác động không nhỏ tới tình hình chính trị,

kinh tế - xã hội của đất nước.

Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và

Lâm Đồng) có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế và an ninh – quốc phòng hết sức

quan trọng, là địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh không chỉ đối với

khu vực mà còn đối với cả nước. Bên cạnh đó, Tây Nguyên cũng là nơi có

nhiều diễn biến phức tạp về dân tộc và tôn giáo. Vì vậy, qua các giai đoạn

cách mạng, bên cạnh việc giải quyết các vấn đề về chính sách kinh tế - xã hội,

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề có tầm quan

trọng đặc biệt. Nhờ vậy, những năm qua kinh tế - xã hội Tây Nguyên đã có

nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây

Nguyên được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, đạo Tin

lành ở Tây Nguyên phát triển nhanh và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời

sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bên

Page 6: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

2 cạnh những mặt tích cực và hoạt động tôn giáo bình thường, ổn định, tuân thủ

pháp luật, tình hình đạo Tin lành ở Tây Nguyên diễn biến rất phức tạp. Lợi

dụng những khó khăn về đời sống, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của

đồng bào dân tộc thiểu số và những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính

sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch đã tăng

cường hoạt động tuyên truyền, lừa phỉnh, phát triển đạo trái phép, kích động

tư tưởng ly khai, lôi kéo người vượt biên trái phép; lợi dụng việc phát triển

“Tin lành Đêga” để lôi kéo chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người

có tôn giáo và không tôn giáo, tách Tin lành của người Kinh ra khỏi Tin lành

của đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt âm mưu chia rẽ đồng bào tôn giáo với

Đảng, Nhà nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, điển hình là các vụ

bạo loạn mang tính chất chính trị vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004.

Ở bên ngoài, các phần tử phản động, cực đoan vu cáo Đảng và Nhà nước ta

đàn áp dân tộc thiểu số, tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền chống phá ta

gây mất ổn định chính trị xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống

tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Trong khi đó, việc giải quyết một số vấn đề của đạo Tin lành theo chủ

trương của Đảng ở một số nơi còn hạn chế trên nhiều mặt, vẫn còn có nhận

thức, quan điểm và cách giải quyết chưa thật sự thống nhất. Điều đó dẫn đến

một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiểu đúng đắn về

chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, làm cho tình hình các

mặt ở Tây Nguyên có nhiều phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát

triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự ở Tây Nguyên, và ổn định

chính trị của cả nước. Bên cạnh đó, do yêu cầu phải xây dựng đời sống văn

hóa tinh thần phong phú, lành mạnh làm cơ sở, động lực để phát triển kinh tế

- xã hội; tăng cường, củng cố tính thống nhất trong đa dạng ở vùng đồng bào

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; chống lại những tiêu cực trong quá trình hội

nhập và giao lưu văn hóa hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Page 7: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

3

Trong bối cảnh đó, việc tập trung nghiên cứu đạo Tin lành, nhất là

nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay nhằm tìm ra giải pháp khắc phục

ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực là vấn đề có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.

Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Ảnh hưởng của đạo

Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sỹ Triết học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích

Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng

của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm

phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của

đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ

- Làm rõ khái niệm đời sống tinh thần và những đặc trưng đời sống tinh

thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

- Trình bày khái quát về đạo Tin lành, về quá trình du nhập, phát triển

của đạo Tin lành ở Tây Nguyên.

- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và nguyên nhân gia

tăng ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.

- Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp

nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu

cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số

ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay.

Page 8: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Luận án tập trung nghiên cứu đạo Tin lành ở Tây Nguyên, ảnh hưởng

của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa truyền thống; tín ngưỡng

truyền thống.

- Phạm vi nghiên cứu: Các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk

Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) trong thời kỳ đổi mới.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, tôn

giáo, đường lối văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.

- Luận án dựa vào các văn kiện của các đại hội Đảng, các nghị quyết của

Trung ương, các tài liệu của các cấp ủy đảng và chính quyền các tỉnh Tây

Nguyên hiện nay có liên quan đến đề tài.

- Cơ sở thực tiễn là tình hình kinh tế- xã hội, đời sống tinh thần của đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp cụ thể như: phân

tích và tổng hợp; lôgíc và lịch sử; so sánh; phương pháp điều tra xã hội

học, khảo sát thực tiễn… ngoài ra, luận án còn sử dụng kết quả nghiên

cứu điều tra xã hội học của các công trình đã công bố ở nước ta có liên

quan đến đề tài.

5. Đóng góp mới của luận án

- Làm rõ thực trạng những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những

nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần

của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.

Page 9: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

5

- Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ

bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực

của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan Đảng và

Nhà nước trong việc xây dựng chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo ở

nước ta nói chung và ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy

trong các trường chính trị tỉnh và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

các khu vực.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học được

công bố có liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận án gồm 4 chương, 9 tiết.

Page 10: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

6

Chương 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời

sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành

Tác giả Nguyễn Xuân Hùng với bài viết "Về Nguồn gốc và sự xuất hiện

tên gọi đạo Tin lành tại Việt Nam"[102 ] cho rằng, chỉ đến năm 1911, khi các

giáo sĩ của Hội Liên hiệp Cơ Đốc và Truyền giáo (CMA) lập trụ sở truyền

giáo thì việc truyền đạo Tin lành cho người Việt Nam mới được bắt đầu và

đến đầu những năm 30 tên gọi đạo Tin lành được phổ biến và trở thành tên

gọi phổ thông. Ngày nay, tên gọi đạo Tin lành trở thành tên riêng phổ biến tại

Việt Nam.

Nghiên cứu về đạo Tin lành ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói

riêng, tác giả Nguyễn Thanh Xuân chủ biên hai cuốn sách “Bước đầu tìm hiểu

đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam” [130] và “Đạo Tin lành ở Việt

Nam” [11]. Tác giả đã khái quát về quá trình ra đời và phát triển của đạo Tin

lành trên thế giới; các giáo lý, luật lệ, các lễ nghi, tổ chức giáo hội, sự giống

và khác nhau giữa Tin lành và Công giáo. Trên cở sở đó tác giả đã trình bày

quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam. Đây là những cuốn

sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về

đạo Tin lành và quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành ở nước ta nói

chung, ở Tây Nguyên nói riêng.

Bài viết “Vài nhận biết về Tin lành Mỹ” của tác giả Đỗ Quang Hưng

[66] cho rằng, tôn giáo có vị trí lớn trong đời sống nước Mỹ. Hơn nữa, khi

thực hiện chính sách bành trướng, người Mỹ đã sử dụng vũ khí tôn giáo

không chỉ như là một “kinh nghiệm” của các thế lực thực dân xưa kia, mà hơn

thế, nó còn vì, tôn giáo là một “căn tính” của họ. Trên cơ sở làm rõ đặc điểm

Page 11: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

7 tôn giáo liên quan đến sự hình thành cộng đồng Tin lành Mỹ, tác giả đã đi sâu

làm rõ một số đặc trưng của Tin lành Mỹ và đưa ra bốn nhận xét về Tin lành

Mỹ. Những nghiên cứu của tác giả là những tư liệu quý cho quá trình nghiên

cứu sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với nước ta nói chung, ở

Tây Nguyên nói riêng.

Cuốn sách “Lịch sử đạo Tin lành” của tác giả Jean Bau Bérot [71] đã đề

cập đến về vấn đề cải cách tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI và cùng với nó là

sự ra đời đạo Tin lành. Buổi đầu hình thành, nó là một “tôn giáo phản kháng”,

phản đối một số tục lệ, truyền thống hoặc cấu trúc của nhà thờ Công giáo La

Mã. Do bị đàn áp dữ dội, nhiều tín đồ Tin lành phải di cư sang châu Mỹ, lập

nên nhiều giáo phái khác nhau. Trên cơ sở đó tác giả đã trình bày tính hiện đại

và thực trạng đạo Tin lành đương thời. Lịch sử đạo Tin lành cho thấy rõ tính

chất phức tạp, không ngừng cải cách, hiện đại hóa và đa giáo phái của nó.

Tìm hiểu lịch sử ấy giúp chúng ta lý giải rõ hơn một số hiện tượng thực tế

đang diễn ra hiện nay của đạo Tin lành.

Cuốn sách "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" tác

giả Max Weber (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu

Quang dịch) [80]. Đây là công trình nghiên cứu công phu, trong đó tác giả đi

tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại, bằng

cách khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc

các giáo phái Tin lành, phác họa một cái khung phương pháp luận nhằm tìm

hiểu những động lực văn hóa - tinh thần vốn luôn được chi phối, thúc đẩy,

hoặc cản trở quá trình biến đổi kinh tế - xã hội. Từ những vấn đề nghiên cứu,

tác giả cho rằng nền đạo đức Tin lành có mối liên hệ với tinh thần của chủ

nghĩa tư bản và tạo ra động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát

triển chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Mã Phúc Thanh Tươi trong bài “Vài nét tương đồng trong đạo đức Tin

lành và đạo đức truyền thống” [121], trên cơ sở trình bày tổng quan về đạo

Page 12: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

8 Tin lành, đã đi sâu luận giải làm rõ sự tương đồng giữa đạo đức Tin lành

với đạo đức truyền thống trên cơ sở lý giải những đặc trưng văn hóa, giá trị

nhân văn tương đồng giữa các nền văn hóa để hướng tới sự hòa đồng và

hội nhập.

Bài viết "Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin

lành hiện nay" của tác giả Nguyễn Hồng Dương [34], trên cơ sở phân tích

tính đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành và đặc thù về sự

đa dạng tổ chức đạo Tin lành ở Việt Nam, đã làm rõ mối quan hệ giữa Nhà

nước Việt Nam với các tổ chức đạo Tin lành, mối quan hệ này được thể

hiện qua đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta với đạo Tin lành.

Theo tác giả, với nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân

dân, đặc biệt là những quy định tại Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và Chỉ

thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành

mà trọng tâm là việc công nhận tổ chức Hội Thánh Tin lành thì quan hệ

giữa Nhà nước Việt Nam với các hệ phái Tin lành vì vậy được cải thiện

một cách cơ bản. Giáo sĩ, tín đồ đạo Tin lành tin tưởng vào đường lối,

chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tích cực thực hiện

đường hướng hành đạo: Sống Phúc Âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ

quốc và Dân tộc.

Cuốn sách “Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn

đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hồng Dương [35],

trong chương IV, phần II, những vấn đề công nhận các tổ chức Tin lành;

trên cơ sở đưa ra hai đặc thù quan trọng quy định vấn đề công nhận các tổ

chức Tin lành ở Việt Nam là đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo

Tin lành ở Việt Nam và đặc thù về sự đa dạng tổ chức Tin lành ở Việt Nam;

tác giả đã trình bày đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn

đề công nhận các tổ chức Tin lành tại Việt Nam và những kết quả đạt được

trong thời gian qua.

Page 13: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

9

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đời sống tinh thần của

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Cuốn sách "Nếp sống - Phong tục Tây Nguyên" [26]. Đây là tập Kỷ yếu

hội thảo khoa học của Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức tháng 5 năm 1994.

Các nhà khoa học cho rằng, Tây Nguyên là miền đất chiến lược quan trọng,

là vùng có kho tàng văn hóa dân gian truyền thống phong phú đa dạng, đa

sắc và hết sức độc đáo. Trong các lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào

chứa đựng bao cái hay, lòng nhân ái, tính nhân văn, khiếu thẩm mỹ, khả

năng diễn đạt tình cảm tinh tế... song đang bị mai một đi một cách nhanh

chóng. Nguyên nhân do sự thấp kém của đời sống kinh tế và trình độ dân trí;

cách cư xử của chúng ta không thích hợp với vốn văn hóa cổ truyền; sự xâm

nhập nhanh chóng của đạo Tin lành ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số

Tây Nguyên... Trên cơ sở đánh giá thực trạng nếp sống, phong tục Tây

Nguyên, những cái cần khai thác, phát huy; những hủ tục, lạc hậu cần ngăn

chặn, loại bỏ, các tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm gìn giữ và phát

huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên. Như: bài viết "Hãy cứu lấy những dòng văn hóa của các dân

tộc ít người" của tác giả Hoàng Quốc Hải; "Những phong tục tập quán nên

giữ và nên bỏ ở Tây Nguyên" của tác giả Hoàng Bích Nga; "Vài suy nghĩ về

nếp sống và phong tục tập quán của đồng bào Tây Nguyên" của tác giả Linh

Nga Niêk Đam... Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà khoa

học, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý nhằm tìm ra các giải

pháp có tính đồng bộ cho vùng đất có những đặc thù như Tây Nguyên. Đồng

thời, công trình cũng là cơ sở để nghiên cứu sinh đưa ra những giải pháp

phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế đời sống tinh thần

của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Cuốn sách “Một số nét đặc trưng của Phong tục các dân tộc Tây

Nguyên” do Lâm Tâm - Linh Nga Niêk Đam chủ biên [104], đã khắc họa

những nét đặc trưng của Tây Nguyên trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

Page 14: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

10 như: tổ chức xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, hôn nhân và về lễ hội. Đây là những

tài liệu quý giúp nghiên cứu sinh hiểu được những nét đặc trưng về phong tục

các dân tộc Tây Nguyên, để có căn cứ khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp

xây dựng đời sống tinh thần ở Tây Nguyên hiện nay.

Cuốn sách "Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên" của tác giả Lưu Hùng [65]

đã giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa cổ truyền của Tây Nguyên như:

văn hóa vật chất (gồm sinh hoạt kinh tế - sản xuất; tập quán ăn, hút; nhà cửa

và hình thức cư trú; công cụ, dụng cụ, vũ khí), văn hóa xã hội (gồm các quan

hệ họ hàng thân thuộc; làng; truyền thống sở hữu; phong tục trong chu kỳ đời

người), văn hóa tinh thần (gồm tín ngưỡng - tôn giáo; văn học dân gian; ca

múa nhạc dân gian và nghệ thuật tạo hình trang trí dân gian). Qua tác phẩm

này tác giả đã cho thấy mối quan hệ biện chứng và vai trò quyết định của tồn

tại xã hội đối với ý thức xã hội; của đời sống vật chất đối với đời sống tinh

thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đây là cuốn sách tham khảo

có giá trị, giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về đời sống tinh thần

của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trên cơ sở đó làm rõ sự ảnh

hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu

số Tây Nguyên.

Cuốn sách “Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên” do

Nguyễn Hồng Sơn và Trương Minh Dục chủ biên [60] là công trình của tập

thể tác giả nghiên cứu và giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính Khu

vực III, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung

cuốn sách đề cập đến cơ sở hình thành các giá trị văn hóa Tây Nguyên và ảnh

hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay như: ảnh

hưởng đến sự phát triển kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội, ổn định chính

trị ở Tây Nguyên... trên cơ sở đó các tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu giữ

gìn và nâng cao giá trị văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Tây Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Cuốn

sách là tư liệu quý để tham khảo, đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và phát

Page 15: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

11 huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên hiện nay.

Đề cập đến đời sống văn hóa ở Tây Nguyên, tác giả Ngô Đức Thịnh đã

có một loạt các công trình nghiên cứu như: "Bảo tồn và phát huy văn hóa

truyền thống của các tộc người ở Tây Nguyên"; "Buôn làng, luật tục và vấn

đề quản lý cộng đồng của các tộc người ở Tây Nguyên hiện nay"; "Một số đặc

trưng trang phục Tây Nguyên"; "Định hướng sản xuất và phân công lao động

trong các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên"[110]; "Một số vấn đề về bảo tồn và

phát huy văn hóa truyền thống Tây Nguyên"[109]. Những công trình nghiên

cứu của tác giả tập trung đi sâu làm rõ văn hóa truyền thống của đồng bào các

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các khuynh hướng biến đổi và đưa ra một số

giải pháp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các tộc

người ở Tây Nguyên. Những phân tích, nhận định, đánh giá của tác giả vừa

cụ thể, vừa tổng quát sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà

quản lý, các nhà hoạch định chính sách phát triển Tây Nguyên.

Bài tham luận "Mất, còn của văn hóa dân gian Tây Nguyên; vấn đề bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa và tác giả người dân tộc" của tác giả Linh Nga

Niêk Đam, được trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Văn

học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1997[63]. Theo tác giả,

văn hóa dân tộc Tây Nguyên đang ngày càng mất dần, bởi xu hướng đô thị

hóa buôn làng, ý thức của con người có lỗi khi đã không có sự giáo dục

truyền thống một cách đầy đủ. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề cập đến việc xem

xét cái gì nên giữ? cái gì nên bỏ? Điều đó cần phải có một đội ngũ cán bộ văn

hóa người dân tộc tại chỗ, có tri thức. Tham luận là tài liệu tham khảo tốt để

góp phần nghiên cứu về thực trạng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.

Cuốn sách "Giữ gìn và phát huy tài sản văn hoá các dân tộc ở Tây Bắc

và Tây Nguyên" của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam[64] là cuốn sách tập

hợp những bài viết của các nhà khoa học am hiểu về văn hóa các dân tộc Tây

Bắc và Tây Nguyên thuộc hai Hội thảo khoa học của Hội Văn nghệ dân gian

Page 16: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

12 Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và Sở Văn hóa Thông

tin Thể thao Đắk Lắk tổ chức năm 1994 và 1995. Công trình đã làm nổi bật

tính phong phú, độc đáo của văn hóa cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên như:

ngôn ngữ, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục tập quán, tín ngưỡng, trang phục...

nhiều bài viết đã khẳng định, văn hóa các dân tộc Tây Nguyên có tác dụng to

lớn đối với đời sống nhân dân Tây Nguyên xưa và nay. Trong những năm

qua, mặc dù đã được sưu tầm, phát huy nhưng do điều kiện xã hội và nhận

thức chưa đúng đắn đối với văn hóa dân tộc nên đang có nguy cơ mai một và

pha tạp làm mất đi tính nguyên sơ của nó. Trong bài tham luận "Hãy bảo vệ

bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc người Tây Nguyên trong đời sống hiện

nay"[64], tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã khẳng định, nhân loại nhận ra văn hóa

dân tộc mới là động lực của phát triển. Bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyên

chính là bảo vệ con người Tây Nguyên, và đồng thời là bảo vệ bản sắc văn

hóa của cư dân toàn khu vực trong đó có cả các tộc người trong quốc gia, dân

tộc Việt Nam. Bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyên không có nghĩa là chối từ

sự du nhập yếu tố văn hóa nhân loại, mà ngược lại cùng với việc nâng cao dân

trí, việc trau dồi văn hóa của bản thân, thấy đúng và tự hào về văn hóa của

chính mình, mới là con đường chắc chắn nhất để tiếp thu khoa học và công

nghệ, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân.

Trong bài "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây

Nguyên", của tác giả Tô Ngọc Thanh [64] cho rằng: vấn đề giữ gìn và phát

huy di sản văn hóa dân tộc đang là mối quan tâm của toàn thế giới. Nền văn

hóa các dân tộc Tây Nguyên rất phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tác giả cũng nhấn mạnh, cần phải thẳng thắn nói rằng, việc làm của chúng ta

chưa thật hiểu thấu đáo những giá trị của vốn di sản đó; chúng ta chưa hiểu

cái giá trị căn cốt, xuất phát từ vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan của

đồng bào, mà từ đó họ sáng tạo ra toàn bộ các sản phẩm và giá trị văn hóa.

Một số số bài viết khác lại đi sâu vào các lĩnh vực như: âm nhạc, cồng chiêng,

lễ hội... của các dân tộc Tây Nguyên. Trên cơ sở đó các tác giả đã đưa ra

Page 17: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

13 những việc cần làm ngay trong những năm tới và đề xuất những giải pháp

nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên hiện nay.

Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn

đầy đủ hơn về vấn đề giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên hiện nay.

Cuốn sách “Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên - thực trạng và những vấn

đề đặt ra” do Trần Văn Bính chủ biên[16], là công trình tập hợp bài nghiên

cứu của nhiều tác giả am hiểu về Tây Nguyên thuộc nhóm Đề tài khoa học

cấp Nhà nước KX.05-04 giai đoạn 2001 - 2005. Công trình đã phân tích, đánh

giá khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng đời sống văn hóa tinh

thần của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới;

đồng thời đã đưa ra những dự báo xu hướng và đề xuất những giải pháp chủ

yếu nhằm phát triển đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc Tây Nguyên dưới

sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bài

"Văn hóa các tộc người Tây Nguyên thành tựu và thực trạng", tác giả Tô

Ngọc Thanh khẳng định[16]: chính những tiến bộ vượt bậc trong kinh tế và

xã hội đang đặt ra những thách thức lớn cho việc tiếp nối, phát triển truyền

thống văn hóa các tộc người Tây Nguyên. Ở các tộc người Tây Nguyên đã có

một bước nhảy vọt, nhảy xa với tốc độ lớn, tạo ra những đột biến lớn lao

trong đời sống văn hóa của các tộc người Tây Nguyên. Thay đổi lớn nhất về

mặt này là sự xuất hiện con người Tây Nguyên thời đổi mới. Các hình thức

hoạt động văn hóa xưa đã mất đi cơ sở xã hội mà từ đó và vì đó, chúng được

sinh ra và tồn tại. Nền văn hóa cổ truyền đang bị thử thách trong tình trạng

của một thực thể bị giải thể vì bị mất đi cơ sở kinh tế - xã hội vốn có của

mình. Thêm nữa, những yếu tố văn hóa ngoại sinh lại đang tràn ngập đời sống

hàng ngày của đồng bào. Tất cả những nhân tố đó đang đặt văn hóa cổ truyền

các tộc người Tây Nguyên bên bờ vực của sự mai một. Trong bài viết "Xây

dựng đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên", tác

giả Trương Minh Dục[16] cũng đưa ra 4 hiệu ứng tiêu cực của đời sống văn

hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Theo tác giả, sự

Page 18: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

14 tăng trưởng khá nhanh về kinh tế ở Tây Nguyên bên cạnh mặt tích cực nhưng

cũng tạo ra sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, việc mất rừng với tốc

độ nhanh đã phá vỡ cấu trúc văn hóa truyền thống, làm đứt gãy truyền thống

văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên... Những số liệu, cứ liệu của các

tác giả là phong phú và có giá trị. Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt để

nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về thực trạng và những vấn

đề đặt ra đối với văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

Kỷ yếu hội thảo khoa học "Nhà Rông - Nhà Rông văn hóa" do Viện Văn

hóa- Thông tin, Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, Sở Văn hóa Thông tin Kon

Tum tổ chức năm 2004[126] đã khẳng định những giá trị của nhà rông cổ

truyền, vai trò của nhà rông trong tâm thức người dân các dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên. Các tham luận đã đi sâu làm rõ những vấn đề bức xúc đang đặt

ra từ thực tiễn khoa học của nhà rông, với tư cách là một thiết chế văn hóa

đương đại, là di sản văn hóa cả phương diện vật thể lẫn phương diện phi vật

thể. Khẳng định việc tu bổ, sửa chữa để giữ gìn thiết chế văn hóa cổ truyền

này là cần thiết. Công trình mặc dù đi sâu nghiên cứu về nhà rông nhưng nhà

rông với tư cách là một thiết chế văn hóa nên có vai trò quan trọng trong đời

sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Những đánh giá, nhận

định của các nhà nghiên cứu là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh xác định

quan điểm, nội dung và phương thức xây dựng đời sống tinh thần của đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.

Bài viết “Thử bàn về xã hội và gia đình các tộc người ở Tây Nguyên”

của tác giả Đặng Nghiêm Vạn[122], trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác- Lênin, tác giả cho rằng: xã hội các tộc người ở Tây Nguyên trước

đây là xã hội ở thời kỳ dân chủ quân sự, thuộc mạt kỳ nguyên thuỷ, chưa

chuyển hoá thành xã hội có giai cấp. Các cư dân Tây Nguyên nhất là những

vùng hẻo lánh còn duy trì khá chặt chẽ chế độ công hữu. Một số tộc người

vẫn còn chế độ mẫu hệ, có một số lại đang chuyển dần sang chế độ phụ hệ.

Những nghiên cứu của tác giả là những tư liệu quý, cho quá trình nghiên cứu

Page 19: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

15 để đưa ra những nguyên nhân ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống

tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ đó đưa ra những giải

pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của

đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên hiện nay.

Cuốn sách "Văn hoá, xã hội và con người Tây Nguyên" do Nguyễn Tấn

Đắc chủ biên[46] đã mô tả và phân tích xã hội truyền thống Tây Nguyên từ:

thể chất con người Tây Nguyên, đời sống vật chất, phương thức sản xuất, tổ

chức xã hội, đời sống văn hoá, phong tục tập quán, những hệ thống công cụ

sản xuất và tư duy... Tác giả đưa ra 6 hằng số giá trị của văn hoá Tây Nguyên,

4 vấn đề đặt ra đối với Tây Nguyên, và 8 vấn đề cần làm trước tiên đối với

Tây Nguyên để đưa Tây Nguyên hòa nhập và phát triển. Những số liệu, cứ

liệu đưa ra của Tác giả là phong phú và có sức thuyết phục. Cuốn sách là tài

liệu có ý nghĩa để nghiên cứu sinh đưa ra những giải pháp phát huy những giá

trị đời sống tình thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ "Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các

giá trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên" do Nguyễn Ngọc

Hòa làm chủ nhiệm[57], đã đánh giá thực trạng hưởng thụ và sáng tạo văn hóa

của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian qua; phân tích

những thành tựu, hạn chế và đưa ra những vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong

quá trình nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa ở Tây

Nguyên. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những định hướng cơ bản, đồng thời

đề xuất 7 giải pháp nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa

tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Cuốn sách "Một số vấn đề về văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên hiện nay" do Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam

đồng chủ biên[70], đã tập hợp những bài viết của các nhà khoa học nghiên

cứu về văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, đặc biệt

là đánh giá tương đối toàn diện về thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của

Page 20: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

16 đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, sự chuyển biến trong văn hóa cổ

truyền, sự tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội đối với sự ổn định và phát

triển ở Tây Nguyên hiện nay. Trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất các giải

pháp phát triển đời sống văn hóa - xã hội Tây Nguyên trong quá trình đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tác giả Đỗ Hồng Kỳ trong cuốn “Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên

trong phát triển bền vững” [72], đã trình bày tổng quan những vấn đề cơ bản

về văn hóa, xã hội Tây Nguyên, những giá trị cơ bản của văn hóa Tây Nguyên

tại chỗ và vai trò của nó đối với phát triển bền vững. Tác giả cho rằng, trước

sự biến đổi nhanh chóng của cuộc sống hiện đại, văn hóa Tây Nguyên trong

thời gian tới cần được định hướng: bảo tồn, khôi phục văn hóa truyền thống,

kết hợp giữa truyền thống với hiện đại; giao lưu và ảnh hưởng, hội nhập và

thích ứng văn hóa. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng văn hóa cổ truyền Tây

Nguyên, tác giả đã đưa ra 3 đề xuất, 3 kiến nghị và những giải pháp nhằm bảo

tồn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên trong phát triển bền vững.

Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn

đầy đủ hơn về những vấn đề cơ bản của văn hóa Tây Nguyên, những đề xuất,

kiến nghị và giải pháp trong cuốn sách là những gợi ý bổ ích khi giải quyết

các vấn đề văn hóa xã hội ở vùng đất này.

1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của đạo Tin

lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Bài viết "Tìm hiểu những hệ quả của việc truyền giáo Tin lành đối với

văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam" của tác giả Nguyễn

Xuân Hùng[102], đề cập đến sự va chạm của việc truyền giáo Tin lành đối

với các tập tục gia đình, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền và các tôn giáo khác tại

Việt Nam, trên cơ sở đó tác giả đã làm rõ hệ quả từ sự va chạm của việc

truyền giáo Tin lành, lý giải nguyên nhân và những tác động trở lại của văn

hóa truyền thống dân tộc vào cộng đồng Tin lành Việt Nam. Theo tác giả, hội

nhập với văn hóa dân tộc, đó không chỉ là mong muốn của riêng cộng đồng

Page 21: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

17 Tin lành mà còn là mong muốn chung của nhiều tín đồ các tôn giáo khác tại

Việt Nam.

Bài viết “Kitô giáo trước buôn làng”, in trong cuốn sách Một số vấn đề

phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên của tác giả Đỗ

Quang Hưng[115], là kết quả của cuộc hội thảo "Luật tục hương ước và những

vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của buôn làng các dân tộc Tây Nguyên" do

Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia phối hợp với UBND tỉnh

Gia Lai tổ chức. Tác giả đã cho rằng, sự hiện diện Kitô giáo ở Tây Nguyên

luôn là một nhân tố chính trị, xã hội và tôn giáo hết sức phức tạp. Thiên chúa

giáo và Tin lành không chỉ là vấn đề thuần túy tín ngưỡng mà còn là vấn đề

giành giật quần chúng của các giáo hội với chính quyền cách mạng ở cơ sở.

Đây là vấn đề có quan hệ chặt chẽ đối với việc thực hiện chính sách dân tộc,

tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta ở Tây Nguyên.

Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ "Đạo Tin lành ở Tây Nguyên đặc điểm và

các giải pháp thực hiện chính sách", do Nguyễn Văn Nam làm chủ nhiệm[84],

đã chú trọng nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển và những biến động của

đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để từ đó đưa ra những kiến nghị về việc

quản lý Nhà nước đối với tôn giáo này. Theo tác giả, đạo Tin lành còn tồn tại

lâu dài, do đó không nên có ý định nhanh chóng giải quyết vấn đề Tin lành.

Tuy nhiên cũng không vì thế mà không phê phán gay gắt những biểu hiện tiêu

cực trong đạo Tin lành, những ý đồ muốn biến đạo Tin lành thành công cụ của

các thế lực đế quốc và bọn phản động. hướng người dân vào thực hiện cái

thiện, tránh cái ác, giúp họ thấy đạo đức tôn giáo phù hợp với đạo đức của xã

hội mà chúng ta đang xây dựng.

Tác giả Vũ Dũng trong bài “Vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện

nay: nhìn từ góc độ của Tâm lý học” [32], dưới góc độ Tâm lý học, tác giả

đã đưa ra bốn nguyên nhân dẫn tới sự phát triển nhanh chóng đạo Tin lành

trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả ở khu vực phía bắc lẫn Tây

Nguyên) trong thời gian vừa qua, đó là: về bản than đạo Tin lành; về những

Page 22: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

18 người truyền đạo; về tài liệu tuyên truyền; về phía đồng bào (các tín đồ). Tác

giả khẳng định: đạo Tin lành có liên quan trực tiếp đến các cuộc gây rối ở

Tây Nguyên vừa qua. Hầu hết những người chống đối chính quyền và tham

gia các cuộc gây rối với những hành vi chống đối quyết liệt đều là tín đồ của

đạo Tin lành. Chính kẻ thù ở trong và ngoài nước đã sử dụng Tin lành như

một phương tiện để lôi kéo đồng bào. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá khái

quát những mặt tích cực và tiêu cực của đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện

nay. Những nghiên cứu của tác giả là tài liệu tham khảo quý, giúp nghiên

cứu sinh nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng và các nhân tố ảnh hưởng của đạo

Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên hiện nay.

Tác giả Hồ Tấn Sáng với bài viết “Đạo Tin lành và ảnh hưởng của nó

đối với một số lĩnh vực xã hội ở Tây Nguyên” [100] cho rằng, trên thực tế,

đạo Tin lành ở Tây Nguyên không đơn thuần là vấn đề tín ngưỡng – tôn giáo,

cũng không hoàn toàn chỉ là vấn đề âm mưu lợi dụng tự do tín ngưỡng để

thực hiện mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch. Theo tác giả, nghiên

cứu giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên cần quán triệt quan điểm

phức hợp mà trục căn bản là nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa tôn giáo và

chính trị trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ. Trên cơ sở

đó tác giả đã trình bày sự ảnh hưởng của đạo Tin lành tới một số lĩnh vực xã

hội Tây Nguyên- phân tích từ phương diện quá trình thực hiện chính sách tôn

giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và đưa ra năm giải pháp đối với công

tác đạo Tin lành ở Tây Nguyên.

Tác giả Nguyễn Văn Nam trong bài “Ảnh hưởng của đạo Tin lành với

thiết chế xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên”[86], trên cơ sở nghiên cứu Thiết chế xã hội truyền thống của đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tác giả đã trình bày sự ảnh hưởng của

đạo Tin lành đối với thiết chế truyền thống xã hội như: sự phức tạp về chính

trị với thiết chế xã hội truyền thống; sự phức tạp về xã hội, tập quán văn

Page 23: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

19 hóa; với tín ngưỡng truyền thống. Từ đó tác giả đã đưa ra một số vấn đề đặt

ra đối với đạo Tin lành ở Tây Nguyên trong quá trình thực hiện công tác. Bài

viết có giá trị tham khảo khi nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu sự ảnh

hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên.

Cuốn sách “Giữ "lý cũ" hay theo "lý mới"? bản chất của những cách

phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo

Tin lành” do tác giả Nguyễn Văn Thắng làm chủ biên[106], đã làm rõ bản

chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông với ảnh hưởng

của đạo Tin lành, hay nói cách khác tác giả đã làm rõ sự ảnh hưởng của đạo

Tin lành đối với người Hmông ở nước ta, từ đó tác giả đã đưa ra những kiến

nghị, giải pháp cho việc giải quyết và quản lý vấn đề cải đạo theo đạo Tin

lành của người Hmông.

Tác giả Đỗ Quang Hưng với bài viết "Một số vấn đề về Tin lành ở Tây

Nguyên"[69], trên cơ sở phác họa những nét chung nhất về đạo Tin lành ở

Tây Nguyên, đã đi sâu phân tích một số vấn đề có liên quan trong quan hệ với

phát triển bền vững kinh tế - xã hội của khu vực này như: Thực tại Tin lành ở

Tây Nguyên hôm nay; Tin lành ở Tây Nguyên: cái nhìn lịch sử về phương

diện chính trị - xã hội và tâm lý; Tin lành ở Tây Nguyên hôm nay: mấy vấn đề

phía trước. Tác giả cho rằng, ảnh hưởng của tôn giáo nói chung, đạo Tin lành

nói riêng đối với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên

là điều rất đáng lưu tâm, không chỉ trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài.

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp

phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của đạo Tin

lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Từ góc độ quản lý nhà nước, các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk đã có

một số nghiên cứu về thực trạng phát triển đạo Tin lành và Tin lành "Đềga" ở

địa phương như: "Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo Tin lành

Page 24: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

20 trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm 1989 - 1994" do công an

tỉnh Gia Lai tiến hành nghiên cứu năm 1995[23]; "Thực trạng và giải pháp

đối với sự phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon

Tum" do Công an tỉnh Kon Tum nghiên cứu năm 1998[24]; "Thực trạng và

những biện pháp đối sách đấu tranh với việc tuyên truyền và phát triển đạo

Tin lành trái phép ở địa bàn biên phòng Kon Tum" do Bộ chỉ huy Biên phòng

tỉnh Kon Tum thực hiện nghiên cứu năm 1999[17]; "Nghiên cứu thực chất

phát triển đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk" do

Công an tỉnh Đắk Lắk nghiên cứu năm 1999[25]... Các công trình trên đã

nghiên cứu làm rõ hiện trạng phát triển đạo Tin lành và đánh giá mức độ tín

ngưỡng của quần chúng ở địa phương. Trên cơ sở đó đánh giá sơ bộ việc thực

hiện công tác đối với đạo Tin lành, đề xuất phương hướng chung và một số

giải pháp giải quyết trước mắt đối với đạo Tin lành.

Dưới góc độ an ninh, Bộ Công an đã có các công trình nghiên cứu như:

"Đạo Tin lành - Những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện

nay" do ThS. Lại Đức Hạnh thực hiện năm 2000[56]; "Thực trạng tình hình

phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước

ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh" do Nông Văn Lưu thực

hiện năm 1995[74]; "Nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục hồi, phát triển

đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và những vấn

đề đặt ra đối với công tác an ninh" do Vương Thị Kim Oanh thực hiện năm

2006[94]… Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu khai thác, tìm hiểu quá

trình xâm nhập và chỉ ra những nguyên nhân phục hồi và phát triển đạo Tin

lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi cả nước nói chung, ở đồng

bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng. Những tác động của đạo Tin lành

ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những hoạt động của đạo Tin lành liên

quan đến công tác an ninh trật tự. Trên cơ sở đó, các công trình đã đề xuất

những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp về an ninh

trật tự ở vùng có đạo Tin lành.

Page 25: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

21

Đề tài nhánh cấp nhà nước "Đạo Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu

hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay cho công tác lãnh đạo,

quản lý" do Hoàng Minh Đô chủ nhiệm[48], đã khái quát được thực trạng đạo

Tin lành trong cả nước, chỉ ra 5 nguyên nhân phục hồi và phát triển đạo Tin

lành và khai thác sâu mối quan hệ giữa đạo Tin lành với các lĩnh vực của đời

sống chính trị xã hội và đời sống tâm linh ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở

đó, đề tài đã chỉ ra 5 xu hướng phát triển của đạo Tin lành và những giải pháp

giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở nước ta.

Báo cáo tổng quan đề tài nhánh "Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối

với đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phục vụ

công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính Phủ" do Hoàng Minh Đô làm

chủ nhiệm[50]. Tác giả đã chú trọng nghiên cứu thực trạng đạo Tin lành ở Tây

Nguyên, những chủ trương chính sách tôn giáo và thực hiện chủ trương, chính

sách tôn giáo đối với đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên. Trên cơ sở đó tác giả đã đề ra những giải pháp, kiến nghị về phương

hướng, mục tiêu, quan điểm, chính sách và cơ chế tổ chức thực hiện phục vụ

trực tiếp cho công tác chỉ đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ đối với

vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Đây là tư liệu quý để nghiên cứu sinh tham

khảo, nhìn toàn cảnh về đạo Tin lành ở nước ta nói chung, Tây Nguyên nói

riêng, xem xét và đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích

cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống

tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.

Tác giả Lưu Văn Sùng "Nhìn lại sự kiện Tây Nguyên năm 2001 và

2004"[101] cho rằng sự kiện bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2001 và

2004 là do một số nguyên nhân như: trước hết là do lực lượng phản động

được chính quyền Mỹ nuôi dưỡng, sử dụng nhằm chống phá cách mạng

nước ta; thứ hai, nguyên nhân từ việc khai thác phát triển kinh tế - xã hội ở

Tây Nguyên không thật sự phù hợp với phương thức, điều kiện sinh sống và

canh tác của đồng bào dân tộc tại chỗ; thứ ba, nguyên nhân từ sự chủ quan,

Page 26: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

22 mất cảnh giác từ phía chúng ta, trong đó nguy hại nhất là buông lỏng “trận

địa lòng dân”. Trên cơ sở đó tác giả rút ra 5 bài học kinh nghiệm từ việc xử

lý các điểm nóng ở Tây Nguyên. Đây là tài liệu quý giúp cho các nhà hoạt

động lý luận cũng như thực tiễn tham khảo, đồng thời cũng là tài liệu giúp

cho nghiên cứu sinh xây dựng giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực,

khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần

của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay ở góc độ củng cố hệ

thống chính trị.

Tác giả Trương Minh Dục có các cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên"[28]; "Xây dựng và củng

cố khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên”[29]; "Thực hiện chính sách

dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới"[30]. Các

công trình trên đã đề cập đến đặc điểm kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số

Tây Nguyên; vấn đề xây dựng đời sống văn hóa và đào tạo đội ngũ trí thức các

dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống chính trị và làm rõ truyền thống đoàn kết

các dân tộc ở Tây Nguyên qua các thời kỳ lịch sử. Tác giả đồng thời cũng phân

tích những xu hướng xuất hiện trong quan hệ dân tộc, từ đó đề xuất một số giải

pháp nhằm góp phần hoàn thiện các chủ trương, bổ sung các chính sách đối với

vấn đề dân tộc thiểu số, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc ở Tây

Nguyên. Các cuốn sách trên là tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu sinh đưa ra

các giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu

cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên hiện nay.

Tác giả Vương Thị Kim Oanh với công trình "Nhận thức và niềm tin đối

với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai"[93], đã hệ

thống hóa vấn đề lý luận và đi sâu làm rõ những nhận thức và niềm tin đối với

đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai như nhận thức đối

với giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 6 kiến

nghị về phương hướng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo

Page 27: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

23 niềm tin đúng đắn đối với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở

Gia Lai.

Cuốn sách "Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây

Nguyên hiện nay", do Phạm Hảo chủ biên[55], là kết quả nghiên cứu của các

nhà khoa học thuộc Học viện Chính trị- Hành chính khu vực III và các nhà

hoạt động thực tiễn ở Tây Nguyên. Cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng

chiến lược cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng của vùng đất Tây

Nguyên. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sát, chỉ đạo kịp thời và đã

có nhiều chủ trương, nghị quyết và những giải pháp trước mắt cũng như lâu

dài nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển Tây Nguyên. Công trình

là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh xác định ảnh hưởng của đạo Tin lành

đối với ý thức chính trị của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Cuốn sách " Tổ chức và Hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững

vùng Tây Nguyên" do Bùi Minh Đạo chủ biên[44]. Đây là cuốn sách được tác

giả điều tra, nghiên cứu trong nhiều năm về vấn đề biến đổi tổ chức và hoạt

động buôn làng Tây Nguyên từ truyền thống đến ngày nay. Từ thực trạng biến

đổi tổ chức và hoạt động buôn làng, tác giả đã đưa ra những tác động của biến

đổi đó đến phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên. Trong bối cảnh dân

cư, dân tộc và tôn giáo Tây Nguyên hiện nay, tác giả đã đưa ra 6 quan điểm

và 8 kiến nghị, giải pháp cho việc xây dựng buôn làng Tây Nguyên hiện nay.

Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ toàn

diện hơn về thực trạng biến đổi tổ chức hoạt động buôn làng Tây Nguyên như

không gian sinh tồn kinh tế, không gian sinh tồn xã hội, không gian sinh tồn

tự nhiên, không gian sinh tồn văn hóa...

Cuốn sách "Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát

triển bền vững" do Bùi Minh Đạo chủ biên[45], trên cơ sở các nguyên tắc và

nguyên lý phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững vùng lãnh thổ

nói riêng, tác giả đã khảo sát, nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng phát triển

kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường Tây Nguyên thời gian qua. Tác

Page 28: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

24 giả đưa ra 6 quan điểm, 4 nhóm giải pháp góp phần phát triển bền vững vùng

Tây Nguyên trong thới gian tới. Những số liệu, cứ liệu đưa ra của tác giả là

phong phú và có tính thuyết phục. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có ý nghĩa

để nghiên cứu sinh nghiên cứu thực trạng một số vấn đề về kinh tế, xã hội,

văn hóa...

Đề cập đến vấn đề xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ

ở Tây Nguyên có các công trình như: "Một số vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ

lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc Tây Nguyên", do tác giả Lê

Hữu Nghĩa chủ biên[88]; "Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây

Nguyên", do Phạm Hảo và Trương Minh Dục đồng chủ biên[54]; "Chính

quyền cấp cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên thực trạng và giải pháp" Báo cáo

tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ do Vũ Anh Tuấn làm chủ nhiệm,

năm 2008[120]; "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng cán

bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên", đề tài khoa học do

Văn phòng Chính phủ là cơ quan chủ quản, Trần Thái Học làm chủ nhiệm

năm 2006[61]. Bằng các số liệu thu được qua khảo sát, các công trình trên đã

khái quát thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở ở các tỉnh

Tây Nguyên; thực trạng đội ngũ cán bộ cấp huyện người dân tộc thiểu số, chất

lượng cán bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Trên cơ sở

đó đề xuất các quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính

quyền cấp cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở các tỉnh Tây Nguyên.

Tuy các công trình này đề cập chủ yếu đến việc xây dựng hệ thống chính trị,

đến xây dựng đội ngũ cán bộ, nhưng nó là tài liệu tham khảo tốt về những đặc

điểm: kinh tế, văn hoá, xã hội của Tây Nguyên, là cơ sở để nghiên cứu sinh

đưa ra những giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh

hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Ngoài các tài liệu nêu trên, do vị trí và tầm quan trọng của vùng địa lý -

dân tộc học, từ lâu Tây Nguyên đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên

Page 29: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

25 cứu trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí; đề cập đến

nhiều vấn đề, nhiều giác độ khác nhau có liên quan gián tiếp, hoặc trực tiếp

đến nội dung của luận án như: phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống

chính trị, về quan hệ dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, an ninh quốc

phòng… Tuy nhiên, nghiên cứu có tính hệ thống sự ảnh hưởng của đạo Tin

lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

thì cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào trực tiếp đề cập đến.

Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây là nguồn

tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện đề

tài luận án.

Page 30: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

26

Chương 2

ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN –

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI

SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN

2.1.1. Khái niệm đời sống tinh thần

Quan niệm về đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội,

có phạm vi rộng lớn và phức tạp. Việc xác định nội dung khái niệm đời sống

tinh thần phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu mà có cách nhìn và cách tiếp cận

khác nhau, do đó có những quan niệm khác nhau về khái niệm đời sống tinh

thần. Có quan niệm cho rằng: “ý thức xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉ

toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Nó bao gồm những quan điểm, tư tưởng,

lý luận cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống, thói quen, sở thích… phản

ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định”[90, tr.659]. Quan

niệm này đã đồng nhất đời sống tinh thần của xã hội với ý thức xã hội.

Có quan điểm lại cho rằng, “Đời sống tinh thần của xã hội, về bản chất là

quá trình tồn tại hiện thực của mọi người, còn thực tế thì đó là cách thức hoạt

động sống có tính chất xã hội và là lĩnh vực độc lập tương đối, có liên quan tới

sản xuất và truyền bá ý thức, tới việc thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của

mọi người”[trích theo 107, tr.13]. Quan điểm này đã xem tính chất, đặc trưng

của đời sống tinh thần là một hệ thống những hoạt động tinh thần mang tính xã

hội. Các Tác giả L.I. Kadakôva và N.I. Pốtgornức coi đời sống tinh thần với tư

cách là sự thống nhất giữa các hoạt động tinh thần, các quan hệ tinh thần và ý

thức (3 nhân tố cấu thành hệ thống: hoạt động tinh thần – quan hệ tinh thần – ý

thức)[ trích theo 107, tr.13]. Quan điểm này đã chỉ ra tính chất đặc trưng của

đời sống tinh thần là một hệ thống hoạt động mang tính xã hội thông qua sự tác

động giữa các nhân tố cấu thành hệ thống của đời sống tinh thần xã hội.

Page 31: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

27

Như vậy, phạm trù đời sống tinh thần vẫn còn có những cách hiểu khác

nhau. Để làm rõ vấn đề này cần xem xét nó trong mối quan hệ với các khái

niệm ý thức xã hội và văn hóa tinh thần.

Ý thức xã hội là dấu hiệu quan trọng để xác định nội dung cơ bản của

đời sống tinh thần xã hội. “Ý thức xã hội là một bộ phận thuộc đời sống tinh

thần của xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm cùng những tình cảm,

tâm trạng, phong tục, truyền thống… nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh

tồn tại xã hội”[127, tr.171]. Nói rõ hơn, ý thức xã hội là một bộ phận của đời

sống tinh thần xã hội chứ không phải là toàn bộ đời sống tinh thần. Ý thức xã

hội phản ánh tồn tại xã hội, do đó ý thức xã hội là kết quả của quá trình phản

ánh, và thông qua hoạt động tinh thần, ý thức xã hội tác động trở lại đối với

tồn tại xã hội. Còn đời sống tinh thần của xã hội phản ánh đời sống vật chất

của xã hội và tác động tích cực đến đời sống vật chất thông qua hoạt động

thực tiễn của con người. Như vậy, đời sống tinh thần của xã hội cũng là cái

phản ánh đời sống vật chất của xã hội. Tuy nhiên, đời sống tinh thần không

chỉ phản ánh đời sống vật chất của xã hội, mà còn bao gồm tất cả những hoạt

động và quan hệ tinh thần của chủ thể phản ánh, tức là những hoạt động tinh

thần và quan hệ tinh thần của con người và cộng đồng người mang tính lịch

sử – xã hội. Do vậy, ý thức xã hội có nội dung hẹp hơn so với đời sống tinh

thần xã hội. Cái làm cho khái niệm đời sống tinh thần của xã hội rộng hơn

khái niệm ý thức xã hội chính là hoạt động tinh thần. Đời sống tinh thần xã

hội bao gồm tất cả những cái gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần từ những giá

trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng, quá trình tinh thần; từ những

hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân phối, tiêu dùng giá trị tinh

thần,…) đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh thần,…).

Bên cạnh đó, nói đến đời sống tinh thần xã hội còn phải kể đến tính liên

tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng,

những quá trình tinh thần. Như vậy, ý thức xã hội là sự phản ánh kết quả của

Page 32: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

28 hoạt động thực tiễn của con người, còn đời sống tinh thần bao hàm toàn bộ quá

trình sản xuất, bảo quản, phổ biến, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các giá trị tinh

thần. Những quan điểm, tư tưởng cùng những tâm trạng, tình cảm… tức ý thức

xã hội chỉ là một mặt của đời sống tinh thần. Do đó, phạm trù đời sống tinh

thần có nội dung rộng hơn phạm trù ý thức xã hội. Tuy nhiên, xét đến cùng, kết

cấu của đời sống tinh thần hay của ý thức xã hội đều thể hiện trong mối quan

hệ với tồn tại xã hội hay đời sống vật chất của xã hội, tức là chúng đều do tồn

tại xã hội hay chức năng phản ánh của nó đối với tồn tại xã hội quyết định.

Liên quan đến khái niệm đời sống tinh thần xã hội còn phải kể đến khái

niệm văn hóa tinh thần.

Văn hóa tinh thần cũng là một dấu hiệu để xác định nội dung cơ bản của

đời sống tinh thần xã hội. Văn hóa là một khái niệm có nội dung rất phong

phú và phức tạp, đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy theo từng góc độ

của lĩnh vực nghiên cứu. Nhưng, dù được xem xét từ góc độ nào thì văn hóa

cũng đều gắn với con người và trình độ phát triển của con người, do loài

người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống. Như vậy, có thể

hiểu văn hóa theo nghĩa chung nhất là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần,

bao gồm tất cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần trong đời sống con

người, là phương thức hay cách thức mà con người tồn tại.

Từ góc độ tiếp cận trên, có thể hiểu văn hóa tinh thần là tổng thể các giá

trị tinh thần của xã hội, trong đó biểu hiện rõ nhất là giá trị chân – thiện –

mỹ,v.v.. thông qua hoạt động và quan hệ tinh thần, từ sản xuất, sử dụng, tiêu

dùng, cho đến việc bảo tồn và phát triển tinh thần. Như vậy, giống như đời

sống tinh thần xã hội, văn hóa tinh thần không chỉ bao gồm những giá trị tinh

thần mà còn bao gồm cả những hoạt động và quan hệ tinh thần của con người.

Tuy nhiên, khác với đời sống tinh thần xã hội, văn hóa tinh thần chỉ bao gồm

một phần chứ không phải tất cả những giá trị, những hoạt động và quan hệ

tinh thần nói chung. Bởi lẽ, mọi giá trị văn hóa tinh thần, trên thực tế đều

Page 33: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

29 thuộc về đời sống tinh thần xã hội, song mọi giá trị tinh thần không thể quy

hết về văn hóa tinh thần. Chỉ những giá trị tinh thần nào có tính bền vững, ổn

định, là chuẩn mực chung có khả năng thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của cộng

đồng xã hội mới nằm trong văn hoá tinh thần của một dân tộc, hay một quốc

gia. Còn đời sống tinh thần xã hội, ngoài những yếu tố của văn hóa tinh thần,

nó còn bao hàm một dung lượng, một phạm vi tinh thần rộng lớn khác. Chẳng

hạn, những giá trị tinh thần cá nhân, nhóm người hoặc sự du nhập những giá

trị tinh thần từ bên ngoài không liên quan gì đến tính đặc thù dân tộc thì

chúng không thuộc về văn hóa tinh thần của dân tộc đó, nhưng vẫn thuộc về

đời sống tinh thần xã hội. Đời sống văn hóa tinh thần của một xã hội, một dân

tộc là do các giá trị tinh thần được sàng lọc, kết tinh từ các hoạt động tinh

thần của xã hội tạo thành hệ giá trị chuẩn mực của một xã hội, một dân tộc đó,

phản ánh trình độ, đặc điểm và bản sắc văn hóa riêng của dân tộc ấy.

Mặc dù đời sống văn hóa tinh thần có mối quan hệ với đời sống tinh

thần, nhưng đời sống tinh thần và đời sống văn hóa tinh thần không phải là

đồng nhất với nhau, mà quan hệ giữa chúng là quan hệ giữa quá trình hoạt

động tinh thần và chất lượng đã đạt tới của quá trình đó, trong đó khi ta đề

cập đến khái niệm đời sống tinh thần là đề cập đến tất cả các bộ phận, quá

trình hoạt động của các lĩnh vực tinh thần, còn khi nói đến khái niệm đời sống

văn hóa tinh thần là nói đến mặt chất lượng của đời sống tinh thần.

Từ những luận cứ trên có thể khẳng định, phạm trù đời sống tinh thần xã

hội là một phạm trù rộng, nó bao gồm ý thức xã hội, văn hóa tinh thần và

nhiều hoạt động, quan hệ tinh thần khác nữa. Ý thức xã hội và văn hóa tinh

thần chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội.

Như vậy, đời sống tinh thần với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, một

hệ thống đang hoạt động, bao gồm nhiều lĩnh vực hợp thành được biểu hiện

trong đời sống xã hội. Đời sống tinh thần xã hội “phản ánh” đời sống vật chất

xã hội, chịu sự quy định, chi phối của đời sống vật chất xã hội. Khi đời sống

Page 34: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

30 vật chất thay đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của đời sống tinh thần, như

Mác- Ăngghen đã viết: “Lịch sử tư tưởng chứng minh gì, nếu không phải là

chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất”[79,

tr.625]. Nhưng nhân tố sản xuất, tái sản xuất ra đời sống hiện thực là nhân tố

xét đến cùng quyết định, chứ không phải là nhân tố quyết định duy nhất. Đời

sống tinh thần có tính độc lập tương đối, các lĩnh vực của đời sống tinh thần

đều có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và thông qua chỉ đạo hoạt động thực

tiễn cùng tác động và cải tạo thế giới vật chất.

Theo hướng nghiên cứu trên, đời sống tinh thần là một phạm trù của chủ

nghĩa duy vật lịch sử, được xem xét trong mối tương quan với đời sống vật

chất của xã hội.“Đời sống tinh thần xã hội là tất cả những giá trị, những sản

phẩm, những hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ

tinh thần của con người, phản ánh đời sống vật chất xã hội và được thể hiện

như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trong

những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định”[53, tr.34].

Cấu trúc của đời sống tinh thần.

Cũng như đời sống vật chất, đời sống tinh thần là một chỉnh thể thống

nhất bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và

tuân theo những quy luật vận động và phát triển riêng. Đời sống tinh thần bao

trùm toàn bộ hiện thực tinh thần của xã hội, từ ý thức cá nhân đến ý thức tập

đoàn, giai cấp, dân tộc. Nó vừa phản ánh mặt hoạt động tinh thần của con

người, vừa phản ánh kết quả hoạt động đó. Nó vừa nói lên được mặt sống

động của cả quá trình sản xuất, trao đổi, lưu giữ, tiêu dùng các sản phẩm tinh

thần vừa nói lên được các thiết chế xã hội để vận hành các quá trình, các lĩnh

vực của đời sống tinh thần. Việc phân chia đời sống tinh thần thành các lĩnh

vực khác nhau chỉ mang ý nghĩa tương đối. Trên thực tế, có những yếu tố vừa

thuộc lĩnh vực này lại vừa thuộc lĩnh vực khác. Có thể có nhiều cách phân

chia khác nhau về đời sống tinh thần. Song, trong giới hạn nghiên cứu của đề

tài, đời sống tinh thần xã hội bao gồm các lĩnh vực cơ bản sau:

Page 35: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

31

Với tính cách là một quá trình vận động và phát triển, đời sống tinh thần

được biểu hiện qua các yếu tố cơ bản: nhu cầu tinh thần, sản xuất tinh thần,

giao tiếp và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần. Các yếu tố này luôn tác động

lẫn nhau làm cho đời sống tinh thần tồn tại, vận động, phát triển sinh động,

phong phú và phức tạp. Nếu như trong hoạt động sản xuất vật chất thì sản

xuất vật chất chịu sự chi phối bởi mục đích, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất

nhất định và nhờ việc tiêu dùng chúng mà việc sản xuất tiếp theo có thể được

thực hiện, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sản xuất, thì trong hoạt động

sản xuất tinh thần lại không phụ thuộc một cách nghiêm ngặt vào việc tiêu

dùng các giá trị tinh thần do nó tạo ra. Sản xuất tinh thần lại là nhân tố quyết

định chi phối nhu cầu tinh thần và các yếu tố khác. Các yếu tố khác có vai trò

tác động trở lại sản xuất tinh thần.

Xét với tính cách là một hệ thống đang vận động và biến đổi, thì đời

sống tinh thần xã hội được xem xét ở các lĩnh vực: đời sống tư tưởng, đạo

đức, lối sống, hoạt động khoa học, giáo dục và đào tạo, nghệ thuật, tín ngưỡng

tôn giáo, phương pháp tư duy, giao tiếp. Mỗi lĩnh vực của đời sống tinh thần

có tính đặc thù riêng, chúng đều đáp ứng một dạng nhu cầu tinh thần nào đó

của đời sống xã hội và đều bao gồm cả hoạt động sáng tạo, trao đổi, tiêu dùng

các giá trị tinh thần. Các lĩnh vực ấy liên quan chặt chẽ với nhau, luôn tác

động và đan xen vào nhau, nằm trong một chỉnh thể thống nhất, trong đó lĩnh

vực đời sống tư tưởng giữ vai trò chủ đạo chi phối, quy định tính chất, nội

dung, phương hướng phát triển của đời sống tinh thần. Trong xã hội có giai

cấp, đời sống tinh thần mang tính giai cấp. Giai cấp nào thống trị về kinh tế

thì cũng thống trị về đời sống tinh thần xã hội.

2.1.2. Một số nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của đồng bào

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vừa

mang bản chất chung của đời sống tinh thần xã hội, vừa có những nét đặc thù.

Page 36: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

32 Nghiên cứu đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

chính là sự tiếp cận lịch sử cụ thể đời sống tinh thần xã hội, nhằm đảm bảo

tính tương ứng của quan niệm khoa học vào nghiên cứu một phạm vi cụ thể,

với một chủ thể xác định. Đây là quá trình hạn định phạm vi nghiên cứu, chỉ

ra đặc trưng cụ thể của đời sống tinh thần gắn với chủ thể là đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, đời sống tinh thần của đồng bào dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên là tổng hòa những giá trị, những sản phẩm, những

hoạt động, những quá trình, những quan hệ tinh thần của đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên. Nó phản ánh đời sống vật chất của đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên.

Với những đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nên một đời

sống tinh thần vô cùng phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó

thể hiện ở các lĩnh vực như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa; tín

ngưỡng...của từng dân tộc, từng con người Tây Nguyên.

Về lối sống, phong tục, tập quán.

Ở Tây Nguyên tính cố kết cộng đồng là một trong những đặc trưng cơ

bản, tiêu biểu hình thành nên giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc thiểu số

Tây Nguyên. Tính cộng đồng không chỉ thể hiện trong cư trú mà còn gắn bó

qua lại chặt chẽ, khăng khít với nhau trong lao động sản xuất, chiến đấu, tới

sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Tính cộng đồng đã kết

nối những cá nhân riêng lẻ thành một khối thống nhất, đoàn kết gắn bó. Sinh

hoạt cộng đồng dù của chung toàn buôn hay của riêng lẻ từng nhà như các lễ

hội, cúng cầu mưa, cúng bến nước, cúng trừ bệnh, lễ đặt tên, cưới xin, ma chay,

mừng nhà mới… đều là công việc chung của mọi người, của toàn buôn thì mọi

người cùng làm, cùng hưởng, cùng chung lo gánh vác, cùng nhau chia sẻ, đùm

bọc nương tựa vào nhau. Chính trong môi trường cộng đồng bình đẳng ấy đã

khơi dậy sự nhiệt tình của mọi người, mỗi người đều cảm thấy mình là người

chủ trong sáng tạo và hưởng thụ, làm cho lối sống mang tính cộng đồng sâu

sắc, có sức lan toả rộng, bám rễ sâu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những đặc

Page 37: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

33 điểm này đã phản ánh rõ nét hình thức kinh tế – xã hội công xã nguyên thuỷ mà

ở đó phương thức sản xuất nông nghiệp nương rẫy giữ vai trò chủ đạo.

Nếu như phương thức sinh sống là nguyên nhân trực tiếp hình thành tính

cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì buôn làng chính là

không gian nuôi dưỡng, duy trì giá trị truyền thống ấy. Hình thái tổ chức xã

hội cơ bản phổ biến của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là các buôn, plei. Đây

là một thiết chế xã hội tương đối khép kín về khu vực cư trú, khu vực canh

tác. Mọi hoạt động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuân thủ

những luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản điều hành.

Mỗi làng là một đơn vị tự quản riêng biệt và hoàn chỉnh, trong đó đứng

đầu là trưởng buôn và các già làng. Trong quan hệ xã hội, già làng có vai trò

rất quan trọng. Tiếng nói của già làng là tiếng nói mang tính đại diện cho dân

làng, được dân làng tin tưởng, nghe theo. Trên cương vị của mình, trưởng

làng quán xuyến mọi mặt đời sống trong cộng đồng. Tuy vậy, trưởng làng chỉ

đại diện cho cộng đồng, thực hiện ý nguyện của dân làng chứ không độc đoán

chuyên quyền. Tất cả mọi sinh hoạt tập thể trong làng đều quy tụ quanh

trưởng làng. Mọi thành viên trong xã hội đều xem buôn làng là nơi quyết định

sinh mệnh của mình.

Chế độ tự quản vận hành trên cơ sở Luật tục của các dân tộc thiểu số Tây

Nguyên. Nội dung của Luật tục đề cập đến những quy ước, quy tắc xã hội

theo truyền thống văn hóa của cư dân, nhất là qua việc tuân thủ luật tục mà

điều hoà các quan hệ xã hội, bảo tồn tính thống nhất cao và kỷ cương cần

thiết trong từng cộng đồng cư trú, như quan hệ sở hữu, quan hệ chủ làng với

dân làng và ngược lại, các quan hệ gia đình, các phong tục và nghi lễ… Ngày

nay, về cơ bản, thiết chế xã hội cổ truyền vẫn được duy trì. Vì trong thực tế,

nó vẫn còn phù hợp với phương thức sản xuất lạc hậu mang tính tự cung, tự

cấp, với tâm lý, nếp sống của xã hội cổ truyền.

Hợp thành buôn, plây là những gia đình, thường là những đại gia đình

mẫu hệ sinh sống trong những ngôi nhà dài. Tuy hiện nay ở Tây Nguyên, có

Page 38: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

34 một số dân tộc bắt đầu chuyển sang hình thức gia đình phụ hệ như BaNa, Giẻ

Triêng, Xơ Đăng…, nhưng hình thức gia đình mẫu hệ như một kiểu gia đình

mang tính đặc thù vẫn phổ biến ở Tây Nguyên. Các thành viên sống dưới nóc

nhà dài có quan hệ thân thuộc với nhau. Trong sinh hoạt của mỗi gia đình

nhất thiết phải tuân theo những nguyên tắc và tập tục nhất định. Đứng đầu gia

đình là người phụ nữ cao tuổi, có uy tín nhất, đứng ra trông nom tài sản,

hướng dẫn sản xuất, nuôi dạy con cái, điều hoà quan hệ mọi mặt giữa các

thành viên, thay mặt gia đình quan hệ với xã hội. Trong một số trường hợp,

người chồng bà chủ nhà có thể đại diện cho vợ, nhưng quyền quyết định vẫn

là bà chủ gia đình. Ở Tây Nguyên dấu ấn “hằng số mẹ” in đậm trong nền văn

hóa các dân tộc được biểu hiện như ở dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai…, con

cái theo dòng họ mẹ. Trong các lễ thức, đồng bào gọi thần sông, thần núi,

thần lúa… đều là bà Ya Pôm. Phụ nữ chính là người bắt chồng, cướp chồng

về như ở dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Mnông, Cơ Ho… Mọi của cải trong gia đình

là của chung và kế thừa được tính theo dòng họ mẹ. Với đặc điểm gia đình

như vậy thì tính cộng đồng, bình đẳng, công bằng và sự nhường nhịn lẫn nhau

giữa các thành viên đã chi phối quan hệ trong một gia đình. Trong xã hội cổ

truyền Tây Nguyên, dòng họ đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, những

thành viên trong buôn làng không chỉ có mối quan hệ láng giềng mà còn có

mối quan hệ họ hàng với những mức độ xa gần khác nhau, điều đó càng củng

cố tính cố kết cộng đồng bền chặt.

Bên cạnh ngôi nhà sàn, nhà dài truyền thống để cư trú của mỗi gia đình,

hầu như mỗi buôn làng ở Tây Nguyên đều có ngôi nhà chung (nhà rông). Đó

là nơi tiến hành các nghi thức tôn giáo, chỗ hội họp, sinh hoạt chung của cả

làng. Nhà rông còn là nơi lưu giữ những vật thiêng, những sản phẩm thành

tích trong sản xuất, săn bắn của làng…

Như vậy, tính cộng đồng là nét đặc trưng của văn hóa các dân tộc tại chỗ

Tây Nguyên. Mỗi thành viên đều “tắm mình” trong không khí cộng đồng, và

suốt đời bị chi phối bởi lối sống mang tính cộng đồng, cả cống hiến cũng như

Page 39: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

35 hưởng thụ. Mỗi thành viên không được và không thể tách rời, đối chọi lại

cộng đồng, và cộng đồng không chấp nhận những nhân tố phá vỡ tập tính

thống nhất của nó. Cá nhân và tập thể luôn hoà vào nhau một cách hữu cơ

trong đời sống. Bởi vậy, buôn làng trở thành chỗ dựa chủ yếu cả về vật chất

và tình cảm cho mọi thành viên ở đây.

Tính cố kết cộng đồng không chỉ thể hiện trong lao động sản xuất, chinh

phục thiên nhiên mà còn kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm

bảo vệ buôn làng, bảo vệ từng tấc đất của cha ông, giữ gìn truyền thống văn

hóa của dân tộc. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Nơ Trang Lơng. Đây là

phong trào chống thực dân Pháp kéo dài nhất ở Tây Nguyên và mang tính

nhân dân sâu sắc vì đã lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Phong trào đã chứng tỏ tinh thần bất khuất kiên cường, tình đoàn kết keo sơn,

truyền thống cộng đồng của buôn làng của các dân tộc miền núi Tây Nguyên.

Về tín ngưỡng truyền thống.

Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên, tín ngưỡng, tôn giáo gắn bó chặt

chẽ với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình tồn

tại và phát triển. Nó phản ánh thế giới quan sơ khai, đó là quan niệm vạn vật

hữu linh. Tín ngưỡng đa thần, sùng bái tự nhiên với nhiều hình thức tôn giáo

nguyên thuỷ, truyền thống là nét đặc trưng tín ngưỡng của cộng đồng các dân

tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên. Họ tin rằng vạn vật hữu linh, đều có linh hồn

và tin vào các loại thần linh ma quỷ. Theo họ có hai thế giới tồn tại, thế giới

của cuộc sống thực tế đó là thế giới của người sống, muôn vật trên trái đất,

những cái có thể cảm nhận được và thế giới hư vô đó là thế giới của người

chết, của thần linh ma quỷ, những lực lượng siêu nhiên. Quan niệm về thần

linh – giàng (yang) là khái niệm chung, cao nhất để chỉ đa số các thần. Có loại

thần thiện phù hộ và đem lợi ích cho con người, có loại thần ác gây tai họa

cho con người. Có rất nhiều giàng như Giàng H’ma (thần rẫy), Giàng Lon

(thần đất), Giàng Pên Ia (thần nước), Giàng Ala bôn (thần làng), Giàng Ktăn

(thần sét),…

Page 40: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

36

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, các “giàng” hầu như ở trong

mọi vật, như bao bọc lấy thế giới người sống, chi phối đời sống hiện thực con

người, buộc con người phải cầu xin để đời sống được yên ổn và sản xuất như

ý muốn. Ở trong mỗi con người đang sống đều có hồn. Song, mỗi người có

thể có một hoặc nhiều hồn cư trú trong thân thể. Khi chết hồn sẽ biến hoá

khác nhau theo tín ngưỡng của từng dân tộc, như người Brâu cho rằng hồn là

(phau) ở đỉnh đầu, sau khi người chết thì hồn hoá ra ma (kdooc) gây họa cho

người sống, người Ba Na thì tin mỗi người có ba hồn, trong đó hồn chính ở

chân tóc (b’ngol xốc chải) còn hai hồn phụ ở trán và ở thân thể (b’ngol kpal,

b’ngol pha đang), người Ê Đê tin mỗi người có ba hồn (Mngat, Mngah và

Tlang hên)… Thế giới của người chết tồn tại giống như thế giới của người

sống, người chết chỉ sang thế giới khác sau khi có lễ bỏ mả và việc thờ cúng

người chết chỉ diễn ra trong thời gian trước lễ bỏ mả. Số phận mỗi con người

đều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người đó với thế giới thần linh vây

quanh, có thể phù trợ hoặc trừng phạt, bắt tội. Vì vậy, họ thường viện xin thần

linh kết thân với mình để tăng thêm sức mạnh cho bản thân. Việc kết thân

được tiến hành qua giấc mơ và được thần cho vật thiêng, rìu đá, rìu đồng…và

thần về trú ngụ trong những vật thiêng đó. Những vật thiêng đó được đặt ở

nơi trang trọng trong ngôi nhà cộng đồng hoặc trong mỗi gia đình.

Tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

mang đậm dấu ấn quan niệm của cư dân nông nghiệp nương rẫy. Ngoài

những kinh nghiệm sản xuất đã được tích luỹ qua nhiều năm, đồng bào còn

tin vào các lực lượng siêu nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản

xuất, mùa màng của họ. Vì vậy, hàng năm phải tổ chức cúng lễ, cầu xin các vị

thần phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Nghi lễ quan trọng

nhất, phức tạp nhất của cư dân nông nghiệp nói chung và cư dân Tây Nguyên

nói riêng là những nghi lễ liên quan đến nông nghiệp. Gắn liền với nó là hình

thành nên một đội ngũ thầy cúng, thầy mo trong các buôn làng. Có thể nói, tín

ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã trở thành

Page 41: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

37 chỗ dựa về tinh thần cho đồng bào khi phải đối mặt với thiên nhiên và xã hội.

Nó có vai trò quan trọng trong việc củng cố quan hệ gia đình, dòng họ, cố kết

cộng đồng, góp phần vào việc bảo lưu, giữ gìn các giá trị đạo đức truyền

thống và bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Về văn hóa truyền thống

Với quá trình lịch sử văn hóa lâu đời, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên đã xây dựng và bảo tồn được một hệ thống những giá trị văn hóa tinh

thần đặc sắc và độc đáo, tạo nên những nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên.

Nói đến văn hóa truyền thống Tây Nguyên phải kể đến những bản trường ca,

đến văn hóa cồng chiêng, kiến trúc nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ,

những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc Tây Nguyên lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Những nét văn hóa truyền thống đó đã in dấu trong tất cả mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội, nó thể hiện sự ứng xử của con người với thiên nhiên.

Văn học dân gian.

Có thể nói kho tàng văn học dân gian Tây Nguyên vô cùng phong phú và

đa dạng, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào các

dân tộc Tây Nguyên. Do chữ viết ở các dân tộc Tây Nguyên hình thành muộn,

nên nói về văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là nói đến văn

học truyền miệng. Kho tàng văn học dân gian Tây Nguyên bao gồm các thể

loại khác nhau, sống động lâu đời trong đời sống dân cư như: tục ngữ, ca dao,

câu đố, các loại truyện kể huyền thoại, truyền thuyết, truyện sinh hoạt, truyện

cười, và đặc biệt là trường ca hay sử thi.

Qua mỗi tác phẩm đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên gửi gắm vào

đó những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, và những khát khao, mơ ước cho

một cuộc sống tốt đẹp. Chẳng hạn ở “người Ê Đê, Ae Điê và Ae Đu là hai vị

thần toàn năng tạo nên muôn loài muôn vật, và thế giới được người ÊĐê chia

ra tầng trời và tầng đất… Truyện cổ của người Mạ cho rằng, K’Bung chỉ ra

cách đốn gỗ làm nỏ, bốn chị em Bri, Bre, Srê, Đdiêng dạy nghề dệt, hai anh

em Tiơng, Tang truyền bảo nghề rèn, K’Yae dạy chặt củi, K’Hum dạy khơi

Page 42: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

38 giếng. Đó là những vị tổ sư, do Nđu phái xuống giúp con người. Người Xơ

Đăng có chuyện kể ông Rxi đứng khom lưng đỡ cho bầu trời khỏi trùm sát

đất, họ cho rằng bầu trời là cái chăn lớn mà Giàng (thần, trời) căng ra

phơi…”[65, tr.92]. Trong mỗi truyện dân gian của người dân tộc Tây Nguyên

lại có những nét độc đáo riêng, phản ánh phong tục, tập quán, lối sống và suy

nghĩ của dân tộc đó. Chính mảng đề tài này, được thể hiện qua chuyện thần

thoại: nguồn gốc tộc loài (người Ê Đê có truyền thuyết hang Ađrên, người Kơ

Ho thì kể về dòng dõi con cháu nữ thần mặt trời của mình, mà ông tổ là Xrơ

Đen, người Ba Na kể về Ông Trống (bok Sgơ) là tổ phụ thời hồng hoang…),

sự tích về một hiện tượng tự nhiên (sự tích hồ Lắc, sông Crông Búc, núi Chư

Yang Sin…), những loại chuyện đề cập đến cuộc đấu tranh giữa con người

với tự nhiên, và đấu tranh trong xã hội, sự đối chọi giữa cái Thiện và cái Ác…

Đặc biệt, nói đến văn học dân gian Tây Nguyên là phải nhắc đến trường

ca hay sử thi. Có nhà nghiên cứu còn gọi Tây Nguyên là “vùng văn hóa sử

thi”. Sử thi là một thể loại văn học tổng hợp có hát, kể, trong đó hát là chính,

kể là phụ, xen kẽ vào các câu hát dưới hình thức lời đối thoại. “Diễn xướng sử

thi Tây Nguyên là diễn xướng sử thi sống, do đó môi trường diễn xướng có

vai trò rất quan trọng trong việc lưu truyền sử thi. Diễn xướng sử thi mỗi dân

tộc ở Tây Nguyên cũng khác nhau. Có nơi khi diễn xướng sử thi người ta

ngồi, có khi nằm, có khi tắt đèn để tạo không gian cho nghệ nhân hát kể sử

thi. Một đặc điểm nữa ở sử thi Tây Nguyên là hình thức diễn xướng không có

nhạc đệm và thường không gắn với tín ngưỡng một cách rõ rệt (khác hẳn sử

thi Mường – loại diễn xướng chỉ diễn ra trong tang lễ). Chính đặc điểm này

khiến sinh hoạt hát kể sử thi ở Tây Nguyên trở nên thường xuyên, phổ biến,

trở thành sinh hoạt văn hóa bền chắc trong cộng đồng”[103, tr.4-5]. Số lượng

tác phẩm của mỗi loại hình của trường ca khá phong phú như: Hơ’mon của

người Ba Na, H’ri của người Gia Rai, Tơ ngai của người Xơ Đăng, Amon của

người Giẻ Triêng, H’duôn của người Brâu, Khan của người Ê Đê… Qua khảo

sát có ít nhất 3 bộ sử thi liên hoàn (còn gọi là sử thi chuỗi, sử thi phổ hệ) rất

Page 43: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

39 đồ sộ được phát hiện. Có thể kể đến như các sử thi: Ốt Drông của người

Mnông và Dăm Diông của người Xơ Đăng. Mỗi bộ sử thi liên hoàn này gồm

khoảng 100 tác phẩm có sự liên kết khá hoàn chỉnh và được các chuyên gia

đánh giá là những sử thi dài nhất của thế giới.

Cũng như chuyện cổ, “sử thi phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn ở những

thời điểm lịch sử nhất định và nổi trội trên bức tranh ấy là môi trường chiến

tranh, các cuộc chiến tranh giữa các cộng đồng và xuất hiện nhân vật anh

hùng. Nghe diễn xướng sử thi thì thấy rõ không khí hào hùng của các cuộc

chiến tranh và các nhân vật anh hùng, rất mạnh mẽ, dữ dội… Nói ngắn gọn,

ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ lời nói vần, ví von giàu hình ảnh, nổi bật là tính

ngoại dụ phóng đại nhằm phản ánh sự kỳ vĩ của những cuộc chiến tranh bộ

lạc mà trung tâm là người anh hùng - nhân vật được cộng đồng ký thác trách

nhiệm, hình ảnh đại diện, tiêu biểu cho sức mạnh và ước vọng của cộng đồng

ở giai đoạn lịch sử đó”[103, tr.5].

Nghệ thuật âm nhạc.

Âm nhạc, múa và hát là một nhu cầu lớn, là món ăn tinh thần không thể

thiếu trong đời sống tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên: hát lúc vui

chơi, hát khi làm việc, hát trong lễ hội, hát ru con, hát nơi đám ma… Các dân tộc

Tây Nguyên còn giữ được cả một đời sống nghệ thuật toàn diện, đặc sắc. Mỗi

dân tộc đều có những điệu hát phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau.

Cùng với đàn T’rưng, Klông Pút, Đinh Túk, cồng chiêng là loại nhạc cụ

phổ biến, đặc trưng của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ngoài vai trò là

phương tiện diễn tấu nghệ thuật, cồng chiêng còn thể hiện sự quyền uy, sự

giàu sang của mỗi gia đình, dòng tộc, bản làng, là vật thiêng trong tín ngưỡng

của các dân tộc Tây Nguyên.

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, cồng chiêng đóng vai

trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần, là phương tiện khẳng định cộng

đồng và là bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Có

nhiều bài chiêng như: chiêng mừng nhà rông mới, mừng lúa mới, chiêng đón

Page 44: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

40 khách, chiêng tiễn khách… nhất là được sử dụng trong các dịp lễ hội, là ngôn

ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên. Trong mỗi cái chiêng lại có thần

Chiêng (Yang chênh), cồng chiêng đóng vai trò quán xuyến đời sống con người

từ khi sinh ra đến khi mất đi. Từ lễ thổi tai của trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả; với cây

lúa, từ lễ bói điềm, chọn đất đến thu hoạch, đóng cửa kho… Bất cứ lễ hội nào

cũng có cồng chiêng. Nói như GS, TS. Tô Ngọc Thanh: “Người dân Tây

Nguyên sinh ra trong tiếng cồng chiêng, sống trọn đời với cồng chiêng, và mất đi

cũng do tiếng cồng chiêng đưa tiễn. Tôi đã đi, đã sống rất nhiều với đồng bào

các dân tộc Tây Nguyên và hiểu ra một lẽ giản đơn rằng, cuộc sống tinh thần của

họ không thể thiếu tiếng cồng, tiếng chiêng. Lễ hội dù nhỏ hay lớn, ở nhà rông,

hay bên bếp lửa của nhà sàn thì cũng không thể thiếu được tiếng cồng, tiếng

chiêng. Giá trị của cồng chiêng là vậy. Nó gắn với cuộc sống thường nhật của

người Tây Nguyên. Gọi nó là văn hóa cũng được, mà nếp sinh hoạt cũng đúng.

Đấy là điều quý nhất ở cồng chiêng Tây Nguyên….”[trích theo 57, tr.120-121].

Bên cạnh cồng chiêng, người Tây Nguyên còn sáng tạo nên cả một hệ

thống nhạc khí gồm cả hệ dây, hơi và gõ độc đáo, bằng những vật liệu đơn

giản của núi rừng như: tre, nứa, gỗ, đá, vỏ bầu, sừng… song cực kỳ phong

phú, đa dạng và độc đáo. Âm thanh có sức truyền cảm mạnh và sâu lắng, vừa

đơn sơ mộc mạc. Chiếc đàn KlôngPut, Đinh tuk, Đinh Pú, các loại Sáo

TaLum, Talen, các loại Khèn, Tù Và, Kèn Lá, đàn Tinh Ninh, đàn Gông, đàn

M’bin, đàn Tơ Rưng, trống… mỗi nhạc cụ đều đi kèm với một câu chuyện

diễn giải sự ra đời của nó. Có những loại chỉ sử dụng ở lễ hội, lễ thức cộng

đồng, có loại chỉ đánh trên nương rẫy, có loại là phương tiện để bày tỏ tình

yêu đôi lứa, có loại vừa để giải trí, vừa xua đuổi thú rừng…

Múa cũng không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của đồng bào

các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Ở đây có cả một nghệ thuật múa riêng,

với sự vận động của toàn thân. Mỗi dân tộc có những điệu múa quen thuộc

của mình; mỗi điệu múa lại có ý nghĩa riêng, có khi múa tập thể đông người,

có khi một nhóm, một tốp biểu diễn. Chẳng hạn điệu múa vỗ trống (tap xgơr)

Page 45: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

41 được biểu diễn trong lễ đâm trâu tạ ơn thần và trong hai lễ cầu mùa quan

trọng là xmăh kcham (mở đầu mùa làm rẫy), và xmăh quai (sau khi làm cỏ lúa

xong); điệu múa tạ ơn Dă Pôm nữ thần coi sóc đất đai và phù hộ mùa màng;

điệu múa tung tai; điệu vỗ tay (điệu arap)… Nhạc hát Tây Nguyên cũng có

những giai điệu riêng độc đáo, đặc biệt loại hình dân ca cũng là một thế mạnh

trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. Nhiều thể loại dân ca rất

phong phú, nghệ thuật diễn xướng cũng khá đặc sắc, đi vào lòng người, như:

hát ru, hát giao duyên, sinh hoạt, phong tục, lễ hội… nhiều làn điệu rất đặc

sắc như người Xơ Đăng có Tin Tin, người Gia Rai có adih, alư, người Mnông

có Tông, păt, prơ, reng, t’tông, đ’doh… Lời ca thường có vần điệu khá chặt

chẽ, nhịp điệu hài hoà, ngôn ngữ đối xứng dễ thuộc, dễ nhớ, gieo vần linh

hoạt. Phần lớn dân ca thường ngợi ca quê hương, đề cập đến cuộc sống lao

động, đến tình yêu, đến vẻ đẹp con người, tình người, thuỷ chung lứa đôi, đến

khát vọng cuộc sống… Vì vậy, dân ca gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của

đồng bào, có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng.

Nghệ thuật tạo hình.

Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống về nghệ thuật tạo hình thể hiện

trên đồ vải, đồ đan, các tác phẩm điêu khắc hội hoạ. Nói đến nghệ thuật tạo

hình Tây Nguyên trước hết phải nói đến truyền thống đẽo tượng mồ, trang trí

nhà mồ, nhà ở và nhà làng với những đường nét tỷ lệ cân đối tạo nên những

kiểu dáng độc đáo riêng có của Tây Nguyên. Nhà mồ là sản phẩm kết tinh của

nhiều loại hình nghệ thuật, là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp thể hiện tập trung

nhất nghệ thuật điêu khắc trang trí và khả năng tạo dáng kiến trúc. Mỗi thành

tố cấu tạo nên nhà mồ như tượng nhà mồ, các cột trang trí, các hình dáng, các

hình vẽ, các bảng chạm khắc gỗ… đều là những tác phẩm tiêu biểu của các

loại hình nghệ thuật dân gian. Hình tượng “người ngồi ôm mặt khóc”, những

cột klao, cột kut, những hình ảnh khắc, vẽ, đan thể hiện những cảnh sinh hoạt

như múa, hát, đâm trâu, uống rượu cần, những hoa văn, những con vật, trăng,

sao, mặt trời… là những công trình điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao. Theo

Page 46: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

42 quan niệm của người Tây Nguyên, chết không phải là hết mà là sự tiếp tục

cuộc sống ở dạng khác. Cho nên, qua nhà mồ cùng với lễ bỏ mả thể hiện hình

ảnh sống động tốt đẹp của thế giới người sống được trao cho người chết để họ

tiếp tục sống thanh thản ở thế giới bên kia.

Ngôi nhà làng cũng thể hiện óc thẩm mỹ cao của người Tây Nguyên. “Sự

hài hoà của đường nét, hình khối, tạo dáng cùng với sự kết hợp tài tình giữa vị

trí của ngôi nhà làng, với cả cụm nhà ở của các gia đình trong làng, với khung

cảnh thiên nhiên rừng núi bao quanh, làm cho ngôi nhà làng trở thành một

kiến trúc tuyệt đẹp. Đây là một thành tựu lớn của Tây Nguyên góp vào nghệ

thuật kiến trúc dân dã của nước ta và thế giới”[47, tr.143].

Giá trị văn hóa nghệ thuật của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên còn được thể hiện trên những vật dụng sinh hoạt hàng ngày như: cán

con dao, ống thoi, cái điếu, váy, khố, áo, đồ trang sức…thậm chí còn được đục

thủng trên các bộ phận kiến trúc và hiện vật nghi lễ (ở nhà chung của làng, trên

cột đâm trâu, cột lễ nhà mồ). Hoa văn Tây Nguyên là sự kết hợp giữa bố cục và

hình hoạ, những mô típ hoa văn và cách phối màu riêng gắn với cuộc sống

hàng ngày, với thiên nhiên. Nó phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống, môi

trường sống đặc thù của núi rừng Tây Nguyên. Mặc dù nó chưa đạt đến trình

độ cao nhưng qua đó nó thể hiện tài quan sát, óc thẩm mỹ và khiếu nghệ thuật

tạo hình của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Bên cạnh đó, trong nhiều trường

hợp những trang trí hoa văn còn gắn liền tới tính phong tục, lễ thức liên quan

đến tôn giáo; nó thể hiện nhân sinh quan và thế giới quan ở trình độ tư duy

nguyên thuỷ từ lâu đời truyền lại của người Tây Nguyên. Nó mang lại một giá

trị thẩm mỹ giản dị, đậm đà, tinh tế truyền thống riêng có của Tây Nguyên.

2.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Điều kiện địa lý, tự nhiên

Tây Nguyên là vùng đất cao nguyên rộng lớn nằm dọc theo dãy Trường

Page 47: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

43 Sơn, trong vùng tam giác biên giới của 3 nước Đông Dương. Phía Bắc giáp

tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp tỉnh Bình Phước; phía Đông giáp các tỉnh:

Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,

Đồng Nai; phía Tây giáp với hai nước Lào và Campchia. Tổng diện tích đất

tự nhiên khoảng 54.474 km2, chiếm khoảng 17% diện tích cả nước. Đây là

vùng đất có cấu trúc địa hình khá đa dạng, bao gồm một loạt các cao nguyên

liền kề nhau như: cao nguyên Kon Tum, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên

Kon Hà Nừng, Plâyku, cao nguyên M'Drăk, cao nguyên Buôn Ma Thuột, cao

nguyên Mơ Nông, cao nguyên Lâm Viên và cao nguyên Di Linh. Độ cao

trung bình toàn vùng so với mặt nước biển từ 400 - 1.000m. Có nhiều dãy núi

cao nối nhau trùng điệp, hùng vĩ như núi Ngọc Linh cao 2.598m, Ngọc Niay

cao 2.259m, Nang Brai cao 1.780m, Chư Dliêya cao 1.929m, Chư Hmu cao

2.050m, Cư Giang Sin cao 2.442m, Lang Biang cao 2.163m. Có hệ thống

sông suối dày đặc như: hệ thống sông sông Pôcô- Sêsan; hệ thống sông Ba-

Ayun; hệ thống sông SêrêPok; hệ thống sông Đồng Nai…

Khí hậu Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu

nhiệt đới gió mùa và được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết

tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4

là hai tháng nóng và khô nhất.

Tài nguyên khoáng sản của Tây Nguyên khá đa dạng, có mỏ Bôxít với

trữ lượng quặng khoảng 3,05 tỷ tấn, có ý nghĩa lớn đối với nền công nghiệp

khai khoáng nước ta. Các tài nguyên khoáng sản khác như vàng, thiếc, sắt, đá

vôi, cao lanh, đá xây dựng, fenpat, đá quý, than bùn, tài nguyên đất...

Tính đến nay, mặc dù rừng bị tàn phá nhiều song Tây Nguyên vẫn đang là

khu vực có độ che phủ của rừng cao nhất nước ta. Đây là nơi có các khu rừng

nhiệt đới với thảm sinh vật đa dạng, có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường sinh

thái: điều tiết khí hậu, bảo vệ mạch nước ngầm, chống xói lở đất... Do vậy, Tây

Nguyên vẫn được coi là mái nhà chung của khu vực miền Nam Đông Dương.

Page 48: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

44

Với tiềm năng thiên nhiên phong phú, đa dạng, Tây Nguyên là một vùng

giàu tiềm năng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là tiền đề cho việc

lựa chọn và bố trí các ngành, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế

tăng trưởng nhanh, và đây cũng là một trong những yếu tố quyết định vấn đề

phát triển bền vững của toàn vùng.

Sống trong môi trường thiên nhiên gắn với núi rừng, đồng bào các dân

tộc thiểu số Tây Nguyên đã sản sinh ra và còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

độc đáo, những phong tục tập quán, những lễ hội… quá trình khai thác và

thích ứng với thiên nhiên, địa hình, địa thế để đảm bảo cuộc sống vật chất dần

dần hình thành môi trường xã hội. Điều đó nó quy định và thể hiện về các quy

tắc ứng xử giữa con người với con người, con người với môi trường tự nhiên,

con người với xã hội được truyền từ đời này sang đời khác. Dần dần trở thành

truyền thống, phong tục tập quán và trước sự ứng xử của con người với môi

trường tự nhiên và xã hội đã làm cho sự ra đời của tôn giáo, tín ngưỡng, văn

học nghệ thuật, các quan niệm về đạo đức, các giá trị văn hóa tinh thần...

Sống trên một vùng cao nguyên rộng lớn, do điều kiện tự nhiên phần lớn

là rừng núi, đất rộng, dân cư ít, cho nên cư dân sinh sống chủ yếu dựa vào tự

nhiên, sống bằng nghề trồng trọt, săn bắn,... cách thức sản xuất đơn giản

không cần áp dụng khoa học kỹ thuật, nên đã hình thành ở cư dân “nếp nghĩ”

trực quan, cảm tính, lối tư duy kinh nghiệm, có cách sống không cầu kỳ, nên

tầm suy nghĩ chỉ bó hẹp trong buôn làng địa phương mình, trình độ làm chủ

của con người còn hạn chế, tạo nên tâm lý ỷ lại vào núi rừng. Đồng thời cũng

hình thành trong họ những phẩm chất tự lực tự cường, có ý thức cộng đồng,

yêu thích tự do, sống hòa đồng với mọi người, với thiên nhiên.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, thì ở Tây Nguyên cũng

chứa đựng không ít những khắc nghiệt, khó khăn, tác động không nhỏ đến đời

sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Do địa hình Tây Nguyên

nhiều vùng hiểm trở, núi rừng trùng điệp hoang vu, giao thông kém phát triển

Page 49: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

45 nên đi lại và giao thương khó khăn, có nơi gần như tách biệt với bên ngoài,

đặc biệt vào mùa mưa bão gây khó mở mang trao đổi, giao lưu với các vùng

khác nên cuộc sống đóng kín, kém phát triển so với các vùng khác làm cho

đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên không có điều kiện học hỏi mở

mang trình độ.

Sống giữa núi non hùng vĩ bao la, với phương thức sản xuất lạc hậu,

trình độ dân trí thấp, khả năng nhận thức thấp, đồng bào dân tộc thiểu số Tây

Nguyên thường quan niệm về thế giới một cách đơn giản, mộc mạc, thần bí.

Vì vậy, họ thường xuyên cầu mong thần linh giúp đỡ trong cuộc sống. Chính

từ những quan niệm mang tính duy tâm đó đã hình thành nên những hủ tục,

mê tín lạc hậu, nó ảnh hưởng đến cuộc sống, cách nhận thức và lối suy nghĩ

của đồng bào dân tộc thiểu số từ xưa đến nay.

Từ sau giải phóng, với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở Tây

Nguyên “do những sai lầm chủ quan nên rừng tàn phá và xuống cấp do quá

trình khai thác bừa bãi. Chỉ trong vòng 18 năm (từ 1975 đến 1993), Tây

Nguyên mất 1 triệu ha rừng. Từ năm 1985 đến năm 2000, để thành lập các

nông trường trồng cao su, cà phê thì rừng bị tàn phá nặng nề. Ở Đắk Lắk từ

năm 1978 đến 1991 rừng bị mất 114.300 ha, bình quân mỗi năm mất 8.793

ha; từ năm 1992 đến năm 2000 tốc độ mất rừng có giảm nhưng bình quân mỗi

năm cũng mất từ 3.000 đến 5.000 ha. Trong 5 năm gần đây (2007 – 2011),

diện tích rừng ở khu vực tiếp tục mất thêm khoảng 130.000 ha (rừng tự nhiên

mất hơn 100.000 ha và rừng trồng giảm 22.000 ha). Hiện nay, tổng diện tích

rừng toàn khu vực còn 51,3%, trong đó, rừng có trữ lượng gần 1,8 triệu ha”

[117, tr.36-37].

Hậu quả là tài nguyên rừng đang suy thoái dần, môi tường sinh thái bị phá

vỡ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội ở Tây Nguyên. Trong khi

đó, đối với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, rừng luôn gắn chặt với đời

sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Do vậy, khi rừng bị tàn phá sẽ có tác

Page 50: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

46 động rất lớn không chỉ đối với đời sống vật chất mà còn làm tổn hại đến đời

sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Do đó, trong chiến

lược phát triển của Tây nguyên phải tính đến việc giải quyết mối quan hệ giữa

phát triển kinh tế và giữ gìn, tái tạo và phát huy môi trường tự nhiên.

Các yếu tố kinh tế - xã hội

Tây Nguyên hiện nay là địa bàn cư trú của 47 dân tộc anh em với tổng

dân số toàn vùng là 5,2 triệu người; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1,8

triệu người (chiếm khoảng 35%), và 12 dân tộc thiểu số tại chỗ: với 1,4 triệu

người (chiếm khoảng 25%, các dân tộc Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Gia Rai, Ba Na,

Ê Đê, Brâu, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Ra Glai, Chu Ru). Đây là địa bàn

chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội và an ninh, quốc phòng của

cả nước.

Do điều kiện về tự nhiên, dân cư nên đặc điểm của nền kinh tế - xã hội

của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là nền nông nghiệp nương

rẫy, sản xuất mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, dựa trên một nền sản xuất

nông nghiệp sơ khai, trình độ lực lượng sản xuất thấp, phương thức canh tác

cổ truyền, công cụ sản xuất thô sơ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lao động chân

tay là chủ yếu, quan hệ sản xuất dựa trên quan hệ ruột thịt trong gia đình,

phân công lao động chưa phát triển, có tính chất tự nhiên theo giới tính. Với

phương thức canh tác như vậy dẫn đến sản xuất và hiệu quả lao động thấp,

đời sống kinh tế của các dân tộc Tây Nguyên còn khó khăn. Bên cạnh đó,

Tây Nguyên cũng là một địa bàn có sự đan xen nhiều tầng nấc về tính chất và

trình độ sản xuất, sự chênh lệch giữa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và

vùng người kinh.

Thời gian qua, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cùng với sự đầu tư của

Đảng và Nhà nước, bộ mặt kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên đã có nhiều thay

đổi. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện một cách đáng

Page 51: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

47 kể. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội được đảm bảo; xây dựng quan hệ bình đẳng, đoàn kết, hợp tác giữa các

dân tộc, các cộng đồng dân cư… Và chính sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế

- xã hội đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của đồng bào các dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy thuần nông đã tạo cho đồng bào

những đức tính cần cù, chất phác, đoàn kết, yêu quý thiên nhiên nhưng bên

cạnh đó cũng lạc hậu trong tư duy kinh tế. Sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên

và dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Vì vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đã làm thay đổi về phương thức sản xuất của đồng bào. Quá trình sản

xuất dần chuyển từ công cụ lao động phổ thông sang lao động bằng cơ giới,

máy móc; áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật trong nuôi trồng

giống cây, con thích hợp. Nhờ vậy mà năng suất lao động được tăng lên, từ đó

trở thành những điều kiện, cho những thay đổi về đời sống tinh thần của đồng

bào. Cũng do hiểu biết nhất định về cách xây dựng cái mới, xóa bỏ cái cũ mà

những phong tục, tập quán, lễ nghi phiền toái và tốn kém trong đời sống tinh

thần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã thuyên giảm đáng kể. Từ cách suy

nghĩ, lối sống, làm việc… ít nhiều cũng đã thay đổi.

Tuy nhiên, do thiếu kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm sản xuất thâm canh,

vốn… nên năng suất lao động xã hội thấp, đời sống các dân tộc Tây Nguyên

nhiều vùng còn khó khăn, thấp kém. Mặc dù so với trước đây trình độ dân trí

ở Tây Nguyên được nâng lên nhưng do địa hình rừng núi phức tạp, địa bàn

dân cư phân tán; cơ sở vật chất, kinh phí thiếu thốn, đội ngũ giáo viên thiếu

và phương thức đào tạo chưa phù hợp do vậy, giáo dục ở vùng đồng bào các

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nhất là vùng sâu, vùng xa phát triển chậm. Do

trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật, tiếp thu cái mới

còn nhiều hạn chế. Đây cũng chính là nhân tố làm kìm hãm sự phát triển kinh

tế - xã hội và tác động tới đời sống tinh thần ở các dân tộc Tây Nguyên. Các

Page 52: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

48 tập tục lạc hậu, mang yếu tố tự ti, biệt lập, khép kín… ràng buộc con người,

làm cho con người dễ chấp nhận thực tại, không thích thay đổi, không có ý

chí vươn lên để tiếp thu cái mới.

Trình độ dân trí thấp cùng với phong tục tập quán còn lạc hậu đó là

nguyên nhân sâu xa làm kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, lực

lượng sản xuất thấp dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và khi kinh

tế - xã hội thấp kém sẽ tác động rất lớn đến đời sống tinh thần của đồng bào

các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Do vậy, trong quá trình thực hiện chính

sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên cần đồng

thời chú ý đến phát triển văn hóa, giáo dục – đào tạo.

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược quan

trọng trong mọi giai đoạn của cách mạng nước ta. Vì vậy, qua các kỳ đại hội

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn chú trọng về công tác dân tộc. Đặc biệt

tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), Đảng đã đưa ra

Nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc. Hội nghị đã bổ sung, phát triển

quan điểm cơ bản về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với tình

hình mới nhằm thực hiện tốt hơn về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu

số. Những quan điểm, tư tưởng của Đảng về dân tộc và chính sách dân tộc

tiếp tục được triển khai ở các đại hội IX, X, XI đồng thời được cụ thể hóa

thành những chủ trương, chính sách, dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội tại các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta.

Triển khai chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính

sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa các dân tộc trong cả nước, nhất là

vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như: Quyết định của Thủ tướng

chính phủ số 186, 168, 173, 174, 134, 154, 139, chương trình 135... nhờ vậy

đã làm chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đồng

bào dân tộc thiểu số cả nước. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp

Page 53: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

49 nhau cùng phát triển. Đây cũng là nguyên tắc chuẩn mực chỉ đạo việc xây

dựng quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình phát triển của đất nước.

Nhận thức rõ đặc điểm, vị trí quan trọng, tiềm năng và những khó khăn

trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên, trong những năm

qua, Đảng, Nhà nước đã dành nhiều ưu tiên về cơ chế và các nguồn lực để

đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách

quan trọng đã được ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả như: Quyết

định 168/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ “Về

việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001- 2005 phát triển kinh tế - xã

hội vùng Tây Nguyên”; Nghị quyết 10/NQ-TW, ngày 18 tháng 01 năm 2002

của Bộ Chính trị “Về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng và an

ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001- 2010”; Quyết định 132/QĐ-TTg, ngày

08 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc giải quyết đất sản

xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên”; Quyết định

134/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ “Về một

số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân

tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên”; Quyết định 139/2002-QĐ-TTg ngày 15

tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt một số đề án, giải

pháp củng cố kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002 –

2010”; Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 11 năm 2005 của của

Thủ tướng Chính phủ “Về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ

gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là người dân tộc thiểu số tại chỗ ở

các tỉnh Tây Nguyên”… Bên cạnh đó, để triển khai chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước, các tỉnh Tây Nguyên đã ban hành một số chính sách

cụ thể phù hợp với điều kiện riêng của từng vùng, từng địa phương.

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc thiểu

số cả nước nói chung, Tây Nguyên nói riêng là nhằm phát triển toàn diện về

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc miền

Page 54: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

50 núi; bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, chăm lo xây dựng đội ngũ cán

bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống

các dân tộc thiểu số trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt

Nam thống nhất.

Thông qua việc triển khai tổ chức thực hiện các quan điểm, chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc cùng với sự nỗ lực

phấn đấu của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, đã làm cho đời sống

vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc có bước phát triển đáng

kể. Kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị văn hóa truyền

thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy; hệ thống trường, lớp học, các cơ

sở y tế được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, trình độ dân trí được nâng

cao, giảm bớt những hủ tục lạc hậu...

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, còn bộc lộ những bất cập

trong bản thân chính sách và trong quá trình thực hiện. Những mâu thuẫn xuất

hiện như: vấn đề sở hữu đất rừng; vấn đề gìn giữ và phát huy văn hóa tộc

người; quan hệ tộc người....vì vậy đã dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như

tình trạng khiếu kiện, gây rối đông người, các thế lực phản động lợi dụng...

gây ra những ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị ở Tây Nguyên nói riêng

và cả nước nói chung.

Quá trình giao lưu, mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa

Tây Nguyên là địa bàn sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc tại chỗ: Giẻ

Triêng, Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Ê Đê, Brâu, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ,

Ra Glai, Chu Ru. Thuộc hai ngữ hệ: Nam Á (nhóm Môn – Khơme) và Nam

Đảo (nhóm Malayo-Polynesia). Ở Tây Nguyên, do cư dân thuộc hai ngữ hệ

này có mối quan hệ giao tiếp với nhau lâu đời về phương diện phát triển kinh

tế - văn hóa gần như đồng đều và sống trong cùng một môi tường sinh thái,

một khu vực lịch sử, do vậy nhiều trường hợp rất khó phân biệt được yếu tố

văn hóa của dân tộc này hay của dân tộc khác. Sau ngày thống nhất đất nước

Page 55: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

51 (năm 1975), Nhà nước ta có chủ trương xây dựng Tây Nguyên thành một địa

bàn vững chắc về an ninh quốc phòng và đưa Tây Nguyên thành một vùng

trọng điểm kinh tế của cả nước. Nhà nước đã tiến hành phân bố lại dân cư, lao

động bằng việc chuyển dân cư từ các tỉnh miền Bắc vào Tây Nguyên. Bên

cạnh đó, do Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên cũng thu hút dân

cư trong nước tới lập nghiệp. Hiện tượng dân di cư từ miền Bắc vào, từ miền

Trung, miền Nam lên, đặc biệt từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, làn sóng

di cư tự do của các dân tộc thiểu số miền Bắc vào Tây Nguyên tăng nhanh.

Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, nếu tính năm 1976 dân số Tây

Nguyên có khoảng 1,2 triệu người với 18 dân tộc, trong đó 12 dân tộc thiểu số

tại chỗ có hơn 853.820 người (chiếm 69,7%). Đến nay dân số Tây Nguyên có

tới 5,3 triệu người (gấp 4 lần so với năm 1976). Từ năm 1996 đến 2012, vùng

Tây Nguyên có hơn 50.310 hộ, 222.693 khẩu dân di cư tự do vào sinh sống.

Trong đó có hơn 80% là người dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng,

Mông. Địa bàn chủ yếu từ các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên

Quang... Đến nay toàn vùng hiện có 47 dân tộc với thành phần cư dân tương

đối phức tạp. Trong đó người Kinh chiếm khoảng hơn 60%. Các dân tộc có

quá trình phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, đa dạng về ngôn ngữ,

phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật... Do vậy, sự giao lưu, ảnh hưởng về

văn hóa tinh thần diễn ra không chỉ giữa các dân tộc người trong vùng mà còn

giữa người Kinh và các dân tộc trong cả nước với các tộc người Tây Nguyên.

Là những người đi khai phá vùng đất mới, họ mang theo những kinh

nghiệm sản xuất, vốn văn hóa dân tộc. Quá trình giao lưu ấy, không chỉ diễn

ra trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, mà cả dòng máu. Thông qua lao động

sản xuất, đã nảy sinh mối quan hệ trao đổi những công cụ lao động, những

kinh nghiệm sản xuất, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên tiếp

thu những kinh nghiệm, cái mới trong lao động sản xuất. Ngoài ra, sự giao

lưu văn hóa còn được thể hiện trên các lĩnh vực của đời sống tinh thần, từ

Page 56: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

52 phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, ngôn ngữ đến văn hóa nghệ thuật...

khiến cho nhiều giá trị văn hóa mới thâm nhập và phát huy ảnh hưởng qua lại

lẫn nhau trong đời sống xã hội, góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa trong

khu vực. Nhiều tập tục sinh hoạt văn hóa rườm rà, tốn kém về kinh tế được

loại bỏ. Vì vậy, đời sống tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên

càng thêm phong phú và đa dạng hơn trong sự thống nhất văn hóa tinh thần

của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, quá trình toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập

quốc tế đã thực sự mở ra cơ hội cho Tây Nguyên phát triển kinh tế - xã hội,

góp phần nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho đồng bào dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Bên cạnh những mặt tích cực, làn sóng di cư tự do vào Tây Nguyên và sự

giao lưu văn hóa nó cũng gây nên những tác động tiêu cực. Sự di cư của

người Kinh và các dân tộc thiểu số khác vào Tây Nguyên tạo nên những sức

ép rất lớn về đất đai và môi trường sinh thái như: tranh chấp đất đai, tàn phá

môi trường; sự xô bồ, lai căng, thậm chí còn quay lưng lại với văn hóa truyền

thống của dân tộc mình... đang tạo ra những hiệu ứng không mong đợi đối với

đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và cũng chứa

đựng những thách thức nhất định trong quá trình bảo tồn, giữ vững, phát huy

bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong sự nghiệp

đổi mới hiện nay.

Tín ngưỡng, tôn giáo.

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tín ngưỡng, tôn giáo

luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần trong quá trình tồn tại và phát

triển. Một trong những nét nổi bật trong tín ngưỡng truyền thống của đồng

bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là tín ngưỡng đa thần. Con người và

mọi sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên đều có linh hồn, số phận của con

người trong đời sống đều do lực lượng siêu nhiên quyết định. Từ đó tạo nên

một hệ thống các lễ hội gắn với cư dân sản xuất nông nghiệp nương rẫy.

Page 57: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

53 Chính trên cái nền tín ngưỡng truyền thống ấy đã làm chỗ dựa về tinh thần

cho đồng bào khi phải đối mặt với thiên nhiên, với xã hội. Và nó cũng có vai

trò quan trọng trong củng cố quan hệ gia đình, dòng họ, cố kết cộng đồng,

góp phần vào việc bảo lưu, giữ gìn các giá trị đạo đức truyền thống và bản sắc

văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. Chính trên nền hệ thống tín ngưỡng lâu

đời ấy, sau này các tôn giáo khác du nhập đã làm cho đời sống tín ngưỡng,

tôn giáo của đồng bào dân tộc Tây Nguyên phong phú và đa dạng. Tuy nhiên,

với tín ngưỡng siêu nhiên trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu

số Tây Nguyên cũng gắn với nhiều phong tục, tập quán lạc hậu đã ảnh hưởng

không nhỏ đến xây dựng và phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Ở Tây Nguyên hiện nay có 6 tôn giáo đang hoạt động: Công giáo, Phật

giáo, Tin lành, Cao đài, Baha’i và Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh sư

đạo, với 1,85 triệu tín đồ. Trong đó Công giáo 844.192 tín đồ; Phật giáo

576.288 tín đồ; Tin lành 410.874; Cao đài 20.555 tín đồ; tôn giáo khác 262 tín

đồ. Tín đồ là người dân tộc thiểu số chiếm 34,7% tổng số tín đồ trong hai tôn

giáo là Công giáo và Tin lành [8].

Những năm qua, số lượng các tín đồ tôn giáo tăng cao, nhất là tín đồ các

dân tộc thiểu số tăng nhanh trong cộng đồng Công giáo và chiếm tỷ lệ tuyệt

đối trong cộng đồng đạo Tin lành. Đồng bào các tôn giáo tuyệt đại đa số là

nhân dân lao động, có truyền thống đoàn kết và tinh thần yêu nước, góp phần

quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên tôn giáo là

vấn đề nhạy cảm, phức tạp có liên quan nhiều đến các lĩnh vực của đời sống

xã hội. Trong xu thế đổi mới và hội nhập hiện nay, các thế lực thù địch luôn

lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”

kết hợp với bạo loạn, lật đổ chống phá các mạng nước ta. Chúng tìm mọi cách

gây hận thù dân tộc, chia rẽ khối đoàn kết Kinh – Thượng, Lương – Giáo,

nhằm thực hiện ý đồ đen tối của chúng, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh

Page 58: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

54 chính trị và ổn định xã hội. Đặc biệt, trong những năm qua, đạo Tin lành phát

triển nhanh chóng, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống

xã hội trong đó có đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên. Sự tác động này theo hai khuynh hướng vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm,

vừa có những yếu tố tích cực, vừa có yếu tố tiêu cực.

2.2. ĐẠO TIN LÀNH Ở TÂY NGUYÊN

2.2.1. Khái quát về đạo Tin lành

Đạo Tin lành là một tôn giáo tách ra từ đạo Công giáo trong phong trào

cải cách tôn giáo ở châu Âu từ thế kỷ XVI, là kết quả của sự khủng hoảng về

uy tín do những tham vọng trần thế và sự sa sút về đạo đức của hàng giáo

phẩm trong giáo triều Rô ma. Cùng với sự khủng hoảng về uy tín của Giáo

hội là sự bế tắc của nền thần học Kinh viện thời trung cổ và được thúc đẩy

bằng phong trào văn hóa Phục hưng, chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc ở

châu Âu thế kỷ thứ XV, XVI. Đạo Tin lành ra đời là do mâu thuẫn nội bộ của

những người công giáo theo hướng cải cách và hướng bảo thủ, hướng cải

cách muốn phá bỏ những ràng buộc nặng nề của thần quyền và tổ chức giáo

hội cũ, xây dựng một giáo hội mới với nghi thức đơn giản, nhẹ nhàng, đề cao

con người, đề cao nhân tính, đáp ứng tối đa sự tự do cá nhân, dân chủ mà con

người thời xã hội tư sản và trào lưu văn hóa tư tưởng mới ở châu Âu đòi hỏi.

Hay có thể nói mục đích của cải cách tôn giáo là nhằm tạo ra một tôn giáo

phù hợp với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Tháng 11 năm 1517, tại Đức, Martin Luther (1483-1546) công bố bản

luận cương 95 điểm chống lại giáo hoàng, giáo quyền Rô ma và việc bán "bùa

xá tội" mở đầu cho phong trào cải cách. Từ nước Đức, phong trào lan sang

các nước Thuỵ Sỹ với hoạt động của Ubric Zwingli (1484-1531) từ năm

1525, và Jean Calvin (1509-1564) từ năm 1536. Jean Calvin đã cho lập

trường đào tạo giáo sĩ ở Genève để đưa đi hoạt động ở các nước Hà Lan, Anh,

Pháp…, đồng thời đưa ra một giáo thuyết mới, cải cách về lễ nghi, tổ chức

giáo hội… Jean Calvin đã đạt được kết quả trong việc triệt để cải cách, hoàn

Page 59: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

55 thiện nguyên tắc, hệ thống tổ chức giáo hội mới. Trên cơ sở học thuyết của

Martin Luther và Jean Calvin phong trào phát triển nhanh chóng lan sang các

nước Pháp, Scốtlen, Arơlen, Đan Mạch, Hà Lan, Thuỵ Điển, Na Uy…từ đó

hình thành một tôn giáo mới tách ra khỏi công giáo - đạo Tin lành.

Nhìn chung, đạo Tin lành vẫn giữ những nội dung cơ bản như đạo Công

giáo, nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo lại rất đơn giản, đề cao vai

trò cá nhân; cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, thể hiện tinh thần dân chủ thích nghi với

hoàn cảnh xã hội tư sản đương thời. Đạo Tin lành lấy hoạt động xã hội làm

điều kiện, phương tiện để truyền đạo, mở rộng thu hút tín đồ. Địa bàn truyền

giáo chủ yếu là ngoài khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, vùng dân tộc thiểu

số. Hiện nay, đạo Tin lành trở thành một tôn giáo lớn đứng thứ ba sau đạo

Công giáo và Islam với khoảng 550 triệu tín đồ của 300 hệ phái khác nhau, ở

135 nước trên thế giới[131].

Về giáo lý: Đạo Tin lành đề cao vị trí của Kinh Thánh, xem đó là chuẩn

mực cơ bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Kinh Thánh là chân lý sống

động, là lời Thượng Đế trực tiếp bày tỏ cho tín đồ trong khi họ đọc Kinh

Thánh. Tất cả các tín đồ và chức vụ mục sư, truyền đạo đều sử dụng Kinh

Thánh, nói và làm theo Kinh Thánh. Không chỉ có các giáo sĩ mới có quyền

nghiên cứu và giảng giải Kinh Thánh như đạo Công giáo, mà ai cũng có

quyền sử dụng, nghiên cứu và hiểu lời Chúa theo cách của mình thông qua

đọc, nghiên cứu Kinh Thánh. Đạo Tin lành lấy Kinh Thánh (cả Cựu ước và

Tân ước) làm nền tảng giáo lý, nhưng trong 46 cuốn phần Cựu ước, đạo Tin

lành chỉ công nhận 39 cuốn. Giáo lý Công giáo và Tin lành về cơ bản là giống

nhau, cả hai đều thờ Thiên chúa, tin theo thuyết Thiên Chúa 3 ngôi (Cha, Con

và Thánh thần), tin con người, vũ trụ, muôn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng,

và con người có phần hồn và phần xác; tin con người sa ngã tội lỗi, Ngôi hai

Thiên Chúa là Giê su Ki tô xuống trần chịu nạn, chịu chết chuộc tội cho loài

người, cứu vớt nhân loại; tin có thiên thần và ma quỷ, có thiên đường và địa

ngục, tin có ngày phục sinh và phán xét. Nhưng Tin lành lại không dùng thiên

Page 60: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

56 đường và địa ngục như công cụ để khuyến khích hoặc răn đe tín đồ, mà đề

cao niềm tin ở lý trí. Cũng như Công giáo, đạo Tin lành tin rằng bà Maria sinh

ra Chúa Giêsu, nhưng chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra chúa Giêsu, sau đó

không còn đồng trinh nữa. Do vậy, đạo Tin lành chỉ kính trọng chứ không thờ

lạy bà Maria như Công giáo.

Về luật lệ, lễ nghi: Đạo Tin lành mặc dù được xây dựng trên cơ sở của

đạo Công giáo nhưng so với Công giáo thì luật lệ, lễ nghi và cách thức hành

đạo của đạo Tin lành đơn giản không cầu kỳ như đạo Công giáo. Nhà thờ của

đạo Công giáo được xây dựng với kiến trúc đồ sộ, theo lối cổ, bài trí công

phu, trong và ngoài nhà thờ treo nhiều ảnh, tượng nhưng nhà thờ đạo Tin lành

lại xây dựng với kiến trúc đơn giản, không thờ tranh, ảnh, hình tượng cũng

như các di vật, chỉ có cây thập giá biểu tượng Chúa Giêsu chịu nạn. Nhiều

trường hợp đạo Tin lành chỉ sử dụng những phòng họp, hội trường hoặc nhà

tạm của tín đồ để làm nơi hành lễ, chia sẻ lời Chúa trong Kinh Thánh. Đạo

Tin lành đề cao đức tin, cho rằng sự cứu rỗi chỉ đến bởi đức tin chứ không

phải vì những hình thức ngoại tại. Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt

hàng đầu. Lễ nghi đạo Công giáo tập trung chủ yếu trong bảy phép Bí tích –

Thánh lễ (Rửa tội, Thêm sức, Giải tội, Thánh thể, Sức dầu bệnh nhân, Truyền

chức thánh, Hôn phối) thì đạo Tin lành chỉ thực hiện 2 trong 7 phép, đó là:

phép Rửa tội (Bắp-tem) và phép Thánh thể (lễ tiệc thánh). Trong lễ Rửa tội,

đạo Tin lành chỉ thực hiện cho người từ 15 tuổi trở lên, đó là độ tuổi cần thiết

để hiểu được lẽ đạo, biết ăn ở trong sạch và không phạm tội, trong khi đó đạo

Công giáo rửa tội ngay từ lúc sơ sinh. Nghi lễ Rửa tội được tiến hành bằng

cách dìm mình xuống nước chứ không vẩy nước tượng trưng lên đầu như của

đạo Công giáo. Bởi theo đạo Tin lành, phép rửa tội “không phải tẩy trừ tội lỗi

một cách linh nghiệm mà đó là sự thay cũ đổi mới của mỗi con người, một sự

liên lạc bằng lương tâm và lý trí đối với Chúa Trời. Do vậy, người chịu Bắp-

tem phải đủ tuổi để hiểu biết các lẽ đạo, và nhất là phải ăn ở trong sạch,

không được phạm tội”[131, tr.243].

Page 61: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

57

Khi bị "mắc tội" tín đồ đạo Công giáo xưng tội trong tòa kín với Linh

mục, còn tín đồ đạo Tin lành trực tiếp xưng tội với Thiên Chúa, không qua

mục sư. Lúc xưng tội cũng như khi cầu nguyện, tín đồ Tin lành có thể đứng

giữa nhà thờ cầu nguyện, trước đám đông để tự sám hối, nói lên ý nguyện của

mình một cách công khai.

Chức sắc của đạo Tin lành gồm 2 chức: Mục sư và Truyền đạo (giảng

sư), họ được lấy vợ, lấy chồng, sinh con cái. Hoạt động của các giáo sĩ phải

chịu sự kiểm soát của các tín đồ, họ không có thần quyền, không có quyền

thay mặt Thiên Chúa ban phúc và xá tội cho tín đồ, không được coi là cầu nối

trung gian giữa tín đồ và Chúa. Quan hệ giữa giáo sĩ với tín đồ bình đẳng.

Với nghi lễ đơn giản, cách thức hành đạo năng động, đề cao vai trò cá

nhân, các tín đồ cảm thấy không bị gò bó vào các nghi thức; đồng thời còn

chú ý đến những vấn đề cụ thể của đời sống hàng ngày và có nhiều điểm hợp

lý, khuyên răn con người sống văn minh. Do đó, đạo Tin lành có khả năng

duy trì tín ngưỡng trong điều kiện không có giáo sĩ, không có nhà thờ, thậm

chí cả trong điều kiện hoạt động tôn giáo chưa hợp pháp.

Về tổ chức: Đạo Tin lành không có Giáo hội thống nhất chung cho toàn

đạo, mà theo hướng xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với những hình

thức khác nhau theo từng hệ phái. Mỗi hệ phái lại có nhiều giáo hội độc lập.

Trong cơ cấu tổ chức giáo hội, các hệ phái Tin lành chủ trương giao quyền tự

trị cho các giáo hội cơ sở. Thậm chí một số phái Tin lành cho tín đồ tự do tách

khỏi hệ phái này để tham gia vào hệ phái khác, hoặc đứng độc lập. Điều hành

giáo hội theo cơ chế dân chủ, tín đồ được tham dự vào các hoạt động của giáo

hội theo chế độ đại cử tri.

Như vậy, với sự phân hóa lần thứ hai trong đạo Ki tô đã dẫn tới sự ra đời

của đạo Tin lành. Quá trình ra đời, phát triển cùng với những cải cách của đạo

Tin lành về giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức giáo hội đơn giản, gọn nhẹ,

không gò bó... do đó, đã làm cho đạo Tin lành thích hợp với nhiều tầng lớp

trong xã hội, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nơi

Page 62: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

58 mà chưa có tôn giáo chính thống, các phong tục, tập quán tín ngưỡng cũ đang

bị suy thoái, đời sống kinh tế kém phát triển và trình độ dân trí thấp. Đặc biệt

có cách thức hành đạo năng động, nhạy bén, đề cao vai trò cá nhân của tín đồ

và thích nghi với mọi hoàn cảnh mà đạo Tin lành có thể tồn tại và phát triển

trong điều kiện không có giáo sĩ, không có nhà thờ, thậm chí ngay cả trong

điều kiện sinh hoạt tôn giáo bị ngăn cấm.

2.2.2. Thực trạng đạo Tin lành ở Tây Nguyên

Ở Việt Nam, so với Phật giáo, Công giáo thì đạo Tin lành du nhập muộn

hơn. Tin lành được truyền bá vào những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ

XX, do Hội Truyền giáo phúc âm Liên hiệp Tin lành Mỹ – CMA (The

Christian and Missionary Alliance) truyền vào. Năm 1887 mục sư A.B.

Simpson- người sáng lập tổ chức Hội Truyền giáo CMA sau khi sang truyền

giáo ở Nam Hoa (Trung Quốc) ông đã đến Việt Nam nghiên cứu tình hình.

Đến năm 1911 CMA đã xây dựng được cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng, với việc

mục sư R.A.Jaffray cùng với hai cộng sự là P.M. Hosler và G.L Hugles tới Đà

Nẵng đã xây dựng cơ sở truyền giáo đầu tiên ở đây. Từ đó, đạo Tin lành phát

triển ra phạm vi cả nước, trong đó có Tây Nguyên. Đến năm 1918 đã hình

thành được 15 chi hội, trong đó có 5 chi hội ở miền Bắc, 6 chi hội ở miền

Trung và 5 chi hội ở miền Nam.

Xuất phát từ vị trí địa chính trị đặc biệt của khu vực Tây Nguyên, nên

ngay từ cuối những năm 20 (của thế kỷ XX), Hội truyền giáo CMA đã tìm

cách truyền đạo Tin lành vào Tây Nguyên, đặc biệt chú trọng phát triển tín đồ

trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số[51, tr.5]. Năm 1929 mục sư người Mỹ

H.A Jackson đến Đà Lạt truyền đạo cho người Cơ Ho; năm 1932 vào dân tộc

Ê Đê - Buôn Mê Thuột do mục sư Gioan On Nyth cùng 2 mục sư Phạm Xuân

Tín và Bùi Tấn Lộc; vào dân tộc Gia Rai – Pleiku năm 1950 do giáo sĩ T.

Amanghan, và trong nửa đầu thập kỷ 30, hai trung tâm truyền giáo Tin lành

đầu tiên đã được hình thành ở Đà Lạt và Buôn Mê Thuột. Tuy vậy, do điều

kiện chính trị và địa hình không thuận lợi nên đạo Tin lành ở Tây Nguyên

Page 63: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

59 chưa phát triển được nhiều. Đến năm 1954 số tín đồ Tin lành trong các dân

tộc thiểu số Tây Nguyên là 7.300 tín đồ với 70 chi hội, 50 chức sắc tôn giáo là

người dân tộc thiểu số.

Từ năm 1954 đến năm1975, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều

thuận lợi cho việc phát triển đạo Tin lành, đặc biệt khi Mỹ tiến hành cuộc

chiến tranh xâm lược Việt Nam. Hơn nữa, đến năm 1954, Hội thánh Tin lành

miền Nam được thành lập và tiếp đó là sự ra đời của Cơ quan truyền giáo

người Thượng thì việc truyền đạo Tin lành lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số

ở khu vực Tây Nguyên đã có điều kiện để phát triển. Năm 1960 CMA đặt Tin

lành Tây Nguyên vào Hội thánh Tin lành miền Nam, dưới sự điều khiển trực

tiếp của CMA; năm 1969, CMA đã tách hạt Thượng du thành Trung thượng

hạt (Buôn Mê Thuột), và Nam thượng hạt (Đà Lạt) trực thuộc Tổng liên Hội

thánh Tin lành miền Nam, và CMA đã cử các giáo sĩ người Mỹ giúp đỡ để

mở rộng củng cố các cơ sở đào tạo các giáo sĩ là người dân tộc thiểu số. Bên

cạnh đó, những khoản viện trợ như thuốc chữa bệnh, thực phẩm, quần áo của

các tổ chức từ thiện xã hội, của đạo Tin lành quốc tế, Chính phủ Mỹ thông

qua cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ và đặc biệt là của các tổ chức truyền

đạo chuyên nghiệp như Ngôn ngữ mùa hè, Thánh kinh hội... đã làm cho việc

truyền đạo diễn ra thực sự sôi động. Tính đến năm1975 Tin lành ở Tây

Nguyên có 71.200 tín đồ, riêng Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã

có 61.500 tín đồ, 216 chi hội, 42 mục sư, 91 truyền đạo và 50 truyền đạo sinh,

216 nhà thờ (Lâm Đồng 103; Đắk Lắc 62; Gia Lai 32; Kon Tum 4); 2 trường

Kinh thánh (Buôn Mê Thuột và Đà Lạt); 7 Trung tâm Truyền giáo (Đà Lạt,

Buôn Mê Thuột, Pleiku, Bảo Lộc, Phước Long, Quảng Đức, Đơn Dương); 3

cơ sở y tế (1 Trại phong và 2 bệnh viện)[51, tr.7].

Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, do bị mất chỗ dựa ở chính

quyền Mỹ - Ngụy, một số mục sư, truyền đạo và tín đồ Tin lành bị tổ chức

phản động Fulro lôi kéo, mua chuộc, tỏ ra bất hợp tác với chính quyền. Một

số nhà thờ Tin lành ở Tây Nguyên là cơ sở hỗ trợ cho Fulro, gây mất ổn định

Page 64: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

60 chính trị. Trước tình hình đó, để làm ổn định tình hình chính trị và truy quét

Fulro, đạo Tin lành đã bị chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đình chỉ hoạt

động, giải tán các hội thánh cơ sở, đóng cửa nhà thờ, các mục sư, truyền đạo

liên quan đến hoạt động Fulro bị tập trung cải tạo, các tín đồ trở về sinh hoạt

tôn giáo tại gia. Vì vậy, đã thu hẹp sự hoạt động của đạo Tin lành, Tin lành

chỉ tồn tại dưới hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tại gia đình. Có thể nói, thời

kỳ này đạo Tin lành ít ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiếu

số ở Tây Nguyên.

Tuy nhiên, đến nửa cuối những năm 80, nhất là từ sau Đại hội lần thứ

VI (1986) của Đảng, với đường lối đổi mới của Đảng, đạo Tin lành ở Tây

Nguyên đã hoạt động trở lại. Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng

và Nhà nước ta, các chức sắc đạo Tin lành đã triển khai các hoạt động truyền

giáo, phục hồi hoạt động các hội thánh cũ, số mục sư, truyền đạo hết thời

gian cải tạo trở về đã nhen nhóm hoạt động trở lại bằng nhiều hình thức làm

cho đạo Tin lành phát triển mạnh và lan rộng. Nhiều vùng trước đây đồng bào

chỉ theo tín ngưỡng truyền thống, nay đã chuyển hẳn sang theo đạo Tin lành.

Đối tượng tham gia chủ yếu là người dân tộc thiểu số tại chỗ, lứa tuổi trung

niên và thanh niên... Đại đa số các tín đồ sinh hoạt lén lút; một bộ phận đã bị

bọn phản động trong các tổ chức người Thượng lưu vong lôi kéo tham gia vào

tổ chức “Nhà nước Đêga”, “Tin lành Đêga”.

Theo số liệu của Ban chỉ đạo Tây Nguyên[7], năm 2001 tại tỉnh Gia Lai

đã hình thành 48 “hội thánh Tin lành Đêga”, lôi kéo 14.000 người theo; tại

tỉnh Đắk Lắk hình thành 28 “hội thánh Tin lành Đêga”, lôi kéo 3.630 người.

Tính đến năm 2000, số tín đồ toàn khu vực Tây Nguyên là 240.322 tín đồ tập

trung ở 10 tổ chức hệ phái Tin lành khác nhau. Trong đó tỉnh Đắk Lắc là

110.463 tín đồ, tăng hơn 8 lần so với năm 1975; Kon Tum có 8.972 tín đồ,

tăng 3,6 lần; Lâm Đồng có 52.849 tín đồ, tăng 2,6 lần; Gia Lai 68.038 tín đồ,

tăng 2,5 lần. Đến tháng 4 năm 2005, tín đồ theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên

đã lên đến 301.149 người, trong đó tín đồ người dân tộc thiểu số là 282.799

Page 65: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

61 người. Tập trung chủ yếu vào các hệ phái như: Hội thánh Tin lành Việt Nam

(miền Nam), Cơ đốc Phục lâm, Ngũ Tuần, Cơ đốc truyền giáo, Bắp tít, Liên

hữu cơ đốc, Chứng nhân Giêhôva, Trưởng lão, Mennonite. Theo thống kê đến

giữa năm 2009, ở Tây Nguyên có 24 nhóm Tin lành, với tổng số tín đồ Tin

lành là 362.689 người, trong đó tín đồ là người dân tộc thiểu số là 324.135 tín

đồ. Trong tổng số 2.489 buôn làng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, khoảng

1.450 buôn làng có người theo đạo Tin lành, chiếm hơn 50% tổng số buôn

làng. [45, tr.218-219]. Theo tổng hợp số liệu của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên,

đến giữa năm 2012, ở Tây Nguyên có 410.874 tín đồ, sinh hoạt ở 30 nhóm, hệ

phái (tỉnh Đắk Lắc là 160.296 tín đồ; Kon Tum có 15.499 tín đồ; Lâm Đồng

có 86.472 tín đồ; Gia Lai 99.398 tín đồ). Trong đó người dân tộc thiểu số là

387.140 tín đồ chiếm khoảng 95%.[phụ lục 5] Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn

là nơi di cư của một bộ phận đồng bào Mông theo đạo Tin lành ở các tỉnh

miền núi phía Bắc vào, với khoảng 30.000 người, chiếm khoảng 6% tín đồ

theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên.

Như vậy, sau năm 1975, mặc dù chính quyền các tỉnh Tây Nguyên chưa

có chủ trương cho đạo Tin lành hoạt động nhưng ở khu vực Tây Nguyên đạo

Tin lành vẫn phát triển nhanh chóng, đặc biệt từ giữa nhưng năm 80 đến

nay, tín đồ Tin lành có mặt ở hầu hết các dân tộc thiểu số tại chỗ và tiếp tục

tăng nhanh ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Là một tôn giáo

cải cách nên đạo Tin lành đã và đang thích nghi, hoà nhập với môi trường

của xã hội cũng như tâm lý, của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Xét

về mặt nào đó đã có tác động tích cực đối với đời sống kinh tế, xã hội, văn

hóa và trở thành nền tảng tinh thần ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số

ở Tây Nguyên.

Cùng với sự phát triển của đạo Tin lành ở Tây Nguyên, các thế lực phản

động đã và đang lợi dụng đạo Tin lành để nhằm chống phá sự nghiệp cách

mạng của nước ta nói chung, sự ổn định ở Tây Nguyên nói riêng. Các hệ phái

Tin lành gia tăng hoạt động truyền đạo trong vùng dân tộc thiểu số, vùng di

Page 66: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

62 cư tự do, dùng vật chất mua chuộc, tranh giành tín đồ, phát triển hệ phái; lợi

dụng những khó khăn, sơ hở, thiếu sót của chính quyền các cấp trong việc

thực hiện chính sách tôn giáo, liên quan đến đất đai, nơi thờ tự... để thổi

phồng, xuyên tạc, vu cáo chính quyền vi phạm tự do tôn giáo; Ksor Kơk và

Tổ chức người Thượng luôn tìm những thủ đoạn nhằm lôi kéo, tập hợp những

người dân tộc tại chỗ Tây Nguyên theo đạo Tin lành thành một tôn giáo riêng

của người dân tộc thiểu số để làm "quốc giáo" cho cái gọi là "Nhà nước cộng

hòa Đêga” tự lập ở Mỹ, nhằm tách bộ phận tín đồ là người dân tộc tại chỗ Tây

Nguyên ra khỏi Hội thánh Tin lành Việt Nam. Chúng còn thông qua các hoạt

động như du lịch, từ thiện, thông qua một số đài tự do như “Nguồn sống”,

“An Bình”, “Chân lý Á châu” để giảng Kinh thánh bằng tiếng dân tộc; gửi

tiền động viên một số đối tượng tham gia Fulrô để móc nối, tuyên truyền phát

triển Tin lành nhằm lôi kéo lực lượng tham gia “Tin lành Đêga”. Thông qua

“Tin lành Đêga” để tập hợp lực lượng, gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội

ở các buôn làng.

Trong 2 cuộc biểu tình bạo loạn (tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm

2004) chúng đã kích động, lôi kéo trên 20.000 người dân tộc thiểu số tham

gia, trong đó phần lớn là người theo đạo Tin lành. Tuy các tỉnh đã tập trung

đấu tranh xoá bỏ, nhưng chúng vẫn lén lút kích động đồng bào tham gia “Tin

lành Đêga”, đòi tư cách pháp nhân. Ngày 12 và 13 tháng 4 năm 2008 chúng

đã tập trung một nhóm tham gia biểu tình ở huyện EaH’Leo tỉnh Đắk Lắk đòi

tách sinh hoạt riêng. Theo Báo cáo của huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, năm 2008

“Tin lành Đêga” phục hồi trở lại ở 15 làng, trong đó 5 làng đã hình thành bộ

khung, hầu hết số cầm đầu đều do các đối tượng Fulrô lẩn trốn ngoài rừng và

lưu vong chỉ đạo. Để tránh sự phát hiện, “Tin lành Đêga” chỉ đọc kinh cầu

nguyện tại gia hoặc nhóm họp nhỏ lẻ ở một vài gia đình. Khi có sự lôi kéo của

số Fulrô ngoài rừng, chúng sẽ tham gia hoạt động nuôi dấu tiếp tế và nhận

nhiệm vụ đi tuyên truyền vận động quần chúng biểu tình bạo loạn phục hồi

“Tin lành Đêga”. Hơn nữa, vì bản chất vấn đề là mượn danh nghĩa tôn giáo để

Page 67: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

63 hoạt động chính trị nên việc phân biệt “Tin lành Đêga” với đạo Tin lành thuần

tuý là một vấn đề phức tạp, nhiều khi còn vượt tầm kiểm soát của chính quyền

địa phương.

Để bảo đảm nhu cầu tự do tín ngưỡng của nhân dân, chống lại sự lợi

dụng của các thế lực thù địch đối với đạo Tin lành, Bộ Chính trị (khóa VIII)

có Thông báo 255-TB/TW về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành. Đặc

biệt từ khi có Thông báo số 160-TB/TW của Ban Bí thư ngày 15 tháng 11

năm 2004 và Chỉ thị 01 ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ

về một số công tác đối với đạo Tin lành, thì công tác đối với đạo Tin lành ở

Tây Nguyên đã “bình thường hóa” và quản lý bằng pháp luật hầu hết các sinh

hoạt tôn giáo của đạo Tin lành. Đến tháng 4 năm 2012, các tỉnh Tây Nguyên

đã công nhận 196 chi hội; giải quyết đăng ký sinh hoạt 948/1256 điểm nhóm.

Tín đồ được sinh hoạt hợp pháp ở Kon Tum là 93%, Gia Lai 93%, Đắk Lắk

78%, Đắk Nông 100%, Lâm Đồng 97%. Từ năm 2001 đến năm 2011 đã xóa

bỏ 299 khung tổ chức “Tin lành Đêga” các cấp; giải tán hàng trăm điểm

nhóm; tác động, giáo dục trên 25.000 đồng bào dân tộc thiểu số từ bỏ “Tin

lành Đêga” [7].

Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố tín ngưỡng tôn giáo, đạo Tin lành đã trở

thành vấn đề mang tính quần chúng sâu sắc, bởi vì nó gắn với lợi ích tinh thần

của một bộ phận quần chúng do đó, đạo Tin lành có sức thu hút đối với đồng

bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, vấn đề tôn giáo ở Tây Nguyên trong quá khứ

cũng như trong hiện tại gắn với vấn đề dân tộc, đó là điều mà các thế lực phản

động vẫn lợi dụng vấn đề này nhằm gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ Kinh -

Thượng, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, các yếu tố chính trị lợi dụng tín

ngưỡng của quần chúng vẫn tồn tại và tiếp tục đẩy mạnh trong hoạt động

truyền đạo, hướng tới mục tiêu “tôn giáo hoá các dân tộc” của Tin lành. Do

đó, đạo Tin lành ở Tây Nguyên tiếp tục là một trong những vấn đề chính trị -

tôn giáo hết sức gay gắt và nhạy cảm. “Đặc biệt, “vấn đề Tin lành” qua hai

cuộc bạo loạn chính trị 2001 và 2004 càng để lại những mặc cảm sâu sắc

Page 68: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

64 trong cán bộ và chính quyền địa phương khi mà vấn đề an ninh quốc gia, đại

đoàn kết dân tộc, quan hệ Kinh - Thượng đã được đặt ra trực tiếp. Thực không

dễ để cán bộ đảng viên, quần chúng ở địa phương có thể phân biệt rạch ròi

giữa “tự do tôn giáo” và “lợi dụng chính trị qua tôn giáo”[69, tr.7-8].

2.2.3. Một số đặc điểm của đạo Tin lành

Từ những đặc điểm về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội, giáo

phái của đạo Tin lành và quá trình du nhập, phát triển đạo vào Việt Nam nói

chung, Tây Nguyên nói riêng có thể khái quát một số đặc điểm của đạo Tin

lành như sau:

Thứ nhất, xét về phương diện tín ngưỡng tôn giáo thì đạo Tin lành ở Tây

Nguyên là sản phẩm của Tin lành Mỹ, là kết quả tất yếu, phản ánh xu hướng

và mục tiêu tôn giáo mà CMA đã đặt ra: “Đem đức tin đến những nơi chưa

từng được nghe danh tiếng Giêsu”. Đây là quá trình hoạt động tôn giáo có tổ

chức, có đường hướng, bao gồm việc truyền bá tín ngưỡng, đào tạo, huấn

luyện giáo sĩ, xây dựng cơ sở vật chất tôn giáo, phát triển tín đồ, xây dựng tổ

chức hội thánh… và trên thực tế CMA đã đạt được những kết quả nhất định.

“Nếu như đạo Công giáo lúc đó chủ yếu dựa vào chủ nghĩa thực dân Pháp thì

việc truyền bá Tin lành về cơ bản lại dựa vào các hệ phái Tin lành ở Mỹ và cả

nguồn lực vật chất, thế lực từ phía lực lượng quân sự Mỹ. Sau này, tính cách

Mỹ (cả tính cách tôn giáo và màu sắc xã hội) của Tin lành ở Tây Nguyên càng

rõ nét”[69, tr.7]. Hơn nữa, Tin lành xâm nhập và phát triển ở Tây Nguyên vừa

là kết quả của hoạt động truyền giáo, vừa là kết quả của những âm mưu, thủ

đoạn lâu dài của chủ nghĩa thực dân, đế quốc nhằm “Tôn giáo hoá các dân

tộc”, từ đó tác động vào các tổ chức để phục vụ mưu đồ chính trị lâu dài.

Các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc kết hợp với lợi

dụng vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên; tìm cách “quốc tế hoá” vấn đề đạo

Tin lành ở Tây Nguyên, “Tin lành hoá” đồng bào dân tộc thiểu số và “chính

trị hoá” tôn giáo này. Qua đó, để thực hiện mưu đồ thành lập tổ chức phản

Page 69: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

65 động “Nhà nước Đêga tự trị” ở đây. Mỹ và CMA đã tạo điều kiện cho đạo Tin

lành của người Thượng được hưởng “quy chế đặc biệt” và từ đó tác động để

tổ chức Tin lành ở Tây Nguyên ngày càng dính líu chặt chẽ hơn, sâu sắc hơn

với Fulro, đó là một tổ chức chính trị vũ trang nhằm thực hiện cái gọi là: “Nền

tự trị cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”. Trong những năm 1973 - 1974,

Mỹ đã đưa một số tên Fulro sang Mỹ để huấn luyện nhằm phục vụ cho kế

hoạch chống phá cách mạng nước ta về sau này. Trong đó có tên Ksor Kơk,

mà y đã tự mình phong làm “tổng thống” của cái gọi là “Nhà nước Đêga” lưu

vong tại Mỹ.

Ngày nay, tuy đã bị thất bại nhưng với bản chất ngoan cố và hiếu chiến,

không dễ dàng cam chịu thất bại, Mỹ và các thế lực thù địch không từ bỏ âm

mưu chống phá cách mạng nước ta, chúng vẫn lợi dụng tôn giáo để xây dựng

lực lượng chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt

Nam. Chính sự phát triển của đạo Tin lành trong những năm qua ở Tây

Nguyên là có sự tiếp sức về tinh thần cũng như vật chất của các thế lực thù

địch và lực lượng phản động từ bên ngoài. Dưới sự chỉ đạo của các tổ chức

tình báo trong các cơ quan ngoại giao của Mỹ, các tổ chức quốc tế do Mỹ

thao túng và bọn phản động lưu vong ở nước ngoài xúi dục bọn phản động

trong nước lợi dụng Tin lành tạo dựng ngọn cờ, hậu thuẫn cho các hoạt động

chống đối, thách thức chính quyền, tạo cớ để can thiệp vào vùng Tây Nguyên.

Thông qua việc phát triển đạo Tin lành để tập hợp, kích động đòi ly khai gây

bạo loạn lật đổ, thành lập một "Nhà nước Đêga tự trị" và tiến hành thành lập

“Hội thánh Tin lành Đêga tại Việt Nam” làm hạt nhân cho tổ chức “Nhà nước

Đêga tự trị”.

Như vậy, có thể nói đạo Tin lành ở Tây Nguyên chủ yếu thuộc hệ phái

“Tin lành chính thống” Mỹ, do các giáo sĩ Hội Truyền giáo Phúc Âm Liên hiệp

(CMA) truyền vào. Bên cạnh mặt tín ngưỡng tôn giáo của đạo Tin lành như các

tôn giáo khác, cũng cần phải thấy rằng Tin lành ở Tây Nguyên đang bị lợi dụng

vì mưu đồ chính trị khá phức tạp, đi ngược lại lợi ích của cả dân tộc.

Page 70: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

66

Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm về phương diện tổ chức của đạo Tin lành,

đó là các hệ phái Tin lành đều hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, độc lập ở

mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Vì vậy, ở Tây Nguyên các hệ phái Tin lành độc

lập với nhau cả về tổ chức, về hoạt động sinh hoạt, đào tạo các chức sắc. Các

hệ phái không có sự chi phối ảnh hưởng đến nhau, thậm chí có lúc còn phát

triển tranh giành tín đồ. Hàng năm có hàng trăm điểm nhóm mới được đăng

ký hoạt động theo nhiều hệ phái Tin lành với nhiều tên gọi khác nhau như:

nhóm tế bào, điểm nhóm, chi hội, hội thánh cơ sở, giáo khu, địa hạt, giáo

hạt... Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến giữa năm 2012, ở Tây

Nguyên có 30 nhóm và hệ phái Tin lành, với tổng số tín đồ là 410.874 người.

Số điểm nhóm Tin lành là 1.256.

Hầu hết mỗi nhóm hệ phái đều có nguồn kinh phí hoạt động riêng từ

bên ngoài tài trợ. Trong nội bộ các tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên nói chung

và nhất là tín đồ người Kinh với tín đồ là người dân tộc thiểu số tại chỗ nói

riêng có sự chia rẽ. Ngoài các quan hệ trong nước theo từng hệ phái còn có

quan hệ trực tiếp với cùng hệ phái ở nước ngoài. Bên cạnh đó, đáng chú ý là

có một số nhóm Tin lành hoạt động cực đoan như: nhóm Tin lành Mennonite

ở Kon Tum do Nguyễn Công Chính tự xưng là mục sư, Trưởng ban truyền

giáo Hội thánh Tin lành Mennonite Việt Nam, kiêm Quản nhiệm Giáo hạt

Mennonite Tây Nguyên, Chủ tịch Hiệp hội Thông công Tin lành các dân tộc

Việt Nam (VPEF) có quan hệ với Ban điều hành Hội thánh Tin lành

Mennonite ở thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Hồng Quang cầm đầu, quan

hệ với Phạm Hữu Nhiên hệ phái Tin lành Mennonite ở Mỹ và Trần Thanh

Vân Chủ tịch Hội đồng liên tôn ở Mỹ. Nhóm của Hồng Trung theo hệ phái

Tin lành Phúc âm đời đời. Từ năm 2005, Hồng Trung đã tham gia quan hệ với

tổ chức phản động “Đảng vì dân” do Nguyễn Công Bằng ở Mỹ cầm đầu.

Nhóm Tin lành Đêga có quan hệ trực tiếp với Tin lành Đêga người thượng ở

Mỹ do Bdasu K’bông, thành viên Fulro cầm đầu. Điều này được thể hiện ở

việc hình thành và phát triển của “Tin lành Đêga” ở Tây Nguyên. Thời gian

Page 71: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

67 gần đây đã hình thành một số “tà đạo”, “đạo lạ” hoạt động khá phức tạp trong

vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như: Pháp môn Diệu âm, Pháp

luân Công, Bơ Khăp Brâu, Cây thập giá Chúa Jêsu Krits,... Đây thực chất là

để làm chỗ dựa lôi kéo phát triển tín đồ, tập hợp lực lượng ủng hộ hoạt động

“Nhà nước Đêga”, tạo cớ bên ngoài can thiệp. Hay có thể nói đó là một trong

những thủ đoạn của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước nhằm mục

đích lôi kéo những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo Tin lành

hình thành một tổ chức Tin lành riêng, tách biệt với Hội thánh Tin lành Việt

Nam được Nhà nước ta công nhận, mục đích là để thành lập “quốc giáo” cho

cái gọi là “Nhà nước Cộng hoà Đêga” tự lập, tự phong tại Mỹ, do Ksor Kơk

cầm đầu.

Hơn nữa, hiện nay “Tin lành Vàng Chứ” của người Hmông và “Tin lành

Thìn Hùng” của người Dao đã di cư theo người Hmông, người Dao vào Tây

Nguyên với số lượng người theo đạo khá lớn, điều đó sẽ có những hoạt động

tôn giáo không kém phần phức tạp.

Thứ ba, mặc dù đạo Tin lành có nguồn gốc từ phương tây, nhưng khi du

nhập vào Tây Nguyên, ít nhiều đều đã được cách tân. Trong chừng mực nhất

định đạo Tin lành đã hòa nhập, thích nghi, chịu ảnh hưởng của văn hóa dân

tộc tại chỗ, hay có thể nói nó đã có sự “tại chỗ hoá”. Điều đó cho thấy tính

“cởi mở”, “linh hoạt” trong nội dung tư tưởng và phong cách tổ chức, phương

thức hoạt động của đạo Tin lành. Ngay khi xâm nhập vào Tây Nguyên CMA

đã tổ chức chỉ đạo xây dựng nội dung và hình thức sinh hoạt phù hợp với điều

kiện, đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo lập một đội ngũ giáo sĩ

người tại chỗ có khả năng, kinh nghiệm truyền bá đạo Tin lành trong đồng

bào dân tộc thiểu số; xây dựng cơ sở vật chất cùng với một bộ máy do người

dân tộc tại chỗ quản lý, điều hành công việc để thuận lợi, thoả mãn những nhu

cầu tín ngưỡng - tôn giáo, văn hóa - tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu

số [100, tr.31].

Page 72: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

68

Khi truyền đạo ở Tây Nguyên, các nhà truyền giáo Tin lành không

những tôn trọng phong tục, tập quán địa phương mà còn sẵn sàng đổi mới để

dễ dàng hoà nhập, thích nghi với môi trường tâm lý, lối sống của đồng bào

dân tộc thiểu số. Đây là một trong những biện pháp thích nghi của đạo Tin

lành nhằm mục đích tạo sự hài hòa với bản sắc, phong tục truyền thống của

các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tuy nhiên, “trong xu hướng thích nghi và

hội nhập, mục tiêu sâu xa của Tin lành không phải là để bảo tồn, phát huy

văn hóa truyền thống, mà dựa vào văn hóa, phong tục, tập quán, truyền

thống để duy trì và phát triển tôn giáo, làm cho đạo Tin lành trở thành nền

tảng tinh thần ở các buôn làng vùng dân tộc thiểu số”[45, tr.221]. Điều này

cũng góp phần lý giải vì sao đạo Tin lành ở Tây Nguyên trong thời gian vừa

qua đã thích nghi và phát triển nhanh, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc

thiểu số.

Như vậy, đạo Tin lành là một tôn giáo tách ra từ Công giáo nhưng được

cải cách, cắt bỏ những lễ nghi, luật lệ rườm rà, khích lệ sự nỗ lực cá nhân

trong đời sống thường nhật, với nếp sống đạo không gò bó, đề cao niềm tin ở

lý trí, đồng thời khi truyền bá vào Tây Nguyên, các nhà truyền đạo đã nghiên

cứu, chọn lọc những nội dung phù hợp trình độ hiểu biết và điều kiện sống

của một bộ phận đồng bào các dân tộc với đặc điểm của khu vực Tây Nguyên,

do đó, việc tiếp nhận Tin lành cũng nhanh hơn so với tôn giáo khác. Hơn nữa,

các tín đồ vào đạo Tin lành với nhiều động cơ khác nhau, song việc phát triển

đạo Tin lành thời gian qua còn xuất phát từ nhu cầu tâm linh, tinh thần của

một bộ phận quần chúng nhân dân, mà đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số

ở Tây Nguyên.

Page 73: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Đời sống tinh thần xã hội là một phạm trù rộng, với tư cách là một chỉnh

thể toàn vẹn, một hệ thống đang hoạt động, bao gồm nhiều lĩnh vực hợp thành

được biểu hiện trong đời sống xã hội. Nó phản ánh đời sống vật chất xã hội,

chịu sự quy định, chi phối của đời sống vật chất xã hội. Với những đặc điểm

lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nên một đời sống tinh thần vô cùng

phong phú và đa dạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; nó vừa mang

bản chất chung của đời sống tinh thần xã hội, vừa có những nét đặc thù riêng

của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như: phong tục tập quán; tín

ngưỡng tôn giáo; văn học dân gian; nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạo hình...

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với các nhu cầu về vật chất, nhu cầu tinh

thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên không ngừng được nảy sinh

và phát triển. Do vậy, vai trò, vị trí của đời sống tinh thần càng trở nên quan

trọng. Tuy nhiên, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên cũng đang chịu sự tác động của nhiều nhân tố làm biến đổi đời sống

tinh thần của đồng bào Tây Nguyên, như: điều kiện tự nhiên; kinh tế xã hội;

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; quá trình giao lưu văn hóa và

tác động của tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có ảnh hưởng của đạo Tin lành.

So với Phật giáo, Công giáo thì đạo Tin lành du nhập vào nước ta

muộn hơn. Nhưng với những cải cách về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức,

đạo Tin lành đang phát triển khá nhanh ở nước ta và nó đã, đang và sẽ trở

thành nhu cầu của một bộ phận nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng. Mặt khác, quá trình du nhập và phát triển

đạo Tin lành trong đời sống xã hội Tây Nguyên đã tạo nên những đặc điểm

của đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Và chính những đặc điểm này là nhân tố

quan trọng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số

ở Tây Nguyên.

Page 74: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

70

Chương 3

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG

3.1. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG

TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

Là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo chịu sự tác động của các hình

thái ý thức xã hội khác như chính trị, đạo đức, nghệ thuật… và tôn giáo cũng

ảnh hưởng trở lại đối với các hình thái ý thức xã hội này. Trong ý thức tôn

giáo người ta tìm thấy những giá trị nhân bản hướng thiện của đạo đức xã hội,

của văn hóa tinh thần. Vì vậy, khi đề cập đến tôn giáo không chỉ đề cập đến

mặt tiêu cực của nó mà cả mặt tích cực trong sự tác động của tôn giáo đối với

đời sống con người. Đạo Tin lành cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên là sản phẩm của sự tương tác phức hợp giữa tính chất,

đặc điểm của quá trình xâm nhập, phát triển đạo Tin lành vào các lĩnh vực đời

sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên bao gồm

nhiều lĩnh vực: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; hoạt động khoa học, giáo

dục và đào tạo, văn hóa - nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo... Nhưng do mục

đích và giới hạn của đề tài, ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh

thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tác giả chỉ đi sâu nghiên

cứu một số lĩnh vực tinh thần mang tính chất điển hình của đồng bào các dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên như: ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với tư tưởng

chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa; tín ngưỡng.

3.1.1. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với tư tưởng chính trị

Lịch sử ra đời và phát triển của tôn giáo đã cho thấy, tôn giáo là sự phản

ánh những ước mơ, khát vọng của con người đang cần được giải thoát khỏi sự

Page 75: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

71 thống trị của các quan hệ xã hội, là sản phẩm của các quan hệ giai cấp và đấu

tranh giai cấp, đấu tranh chính trị. Vì thế, tôn giáo đã ít nhiều mang tính chính

trị, mặc dù những người sáng lập ra các tôn giáo không hề tuyên bố.

Ảnh hưởng tích cực

Cũng giống như các tôn giáo khác, đạo Tin lành cũng có những giá trị,

những mặt tích cực, mang khía cạnh nhân bản. Mặc dù mẫu hình xã hội xây dựng

còn mang tính sơ lược và còn mang tính ảo tưởng, nhưng cũng có điểm hợp lý, đó

là đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bất công, giải phóng người lao động.

Chính trị được hiểu là lĩnh vực hoạt động liên quan đến “quan hệ giữa

các giai cấp, các đảng phái, các quốc gia và dân tộc về phương diện nhà nước.

Đó chính là việc xác định những nội dung, hình thức và phương pháp hoạt

động của nhà nước, là cuộc đấu tranh giành và sử dụng quyền lực nhà nước”

[90, tr.682]. Vì vậy, tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng với tư

tưởng, đạo đức, lối sống đi liền với đó là lợi ích, quyền lợi do vậy tự bản thân

đã có tính chính trị - xã hội.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, tôn giáo. Do vậy, ngay từ khi ra

đời và lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối đúng đắn

đã tập hợp, đoàn kết toàn dân để giải phóng và xây dựng đất nước với mục

tiêu là xây dựng nước Việt Nam hoà bình, độc lập, dân giầu, nước mạnh, dân

chủ, công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối

cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đây là đường lối chính trị đúng đắn, cao đẹp mà

dân tộc ta, nhân dân ta mong ước. Đảng ta luôn đề ra những chính sách tôn

giáo, dân tộc đoàn kết đồng bào theo đạo và không theo đạo, và nhìn nhận

“Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội”[38, tr.45-46]. “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của

các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp

đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc”[40, tr.245]. Với đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước

về tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng đã làm cho đồng bào dân tộc

Page 76: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

72 thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,

tự giác thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trong Điều lệ của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Hiến

chương của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đều xác định tôn chỉ,

mục đích và đường hướng hoạt động của mình là “hoạt động theo Hiến Pháp

và luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giáo dục tín hữu

lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng pháp luật, đoàn kết cùng

toàn dân xây dựng đất nước, bảo vệ hoà bình.” [11,tr.266-267]. Hiến chương

của Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) cũng khẳng định: “Sống phúc

âm, phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc và Dân tộc...hoạt động theo Hiến

pháp và luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chấp hành

các quy định của các cơ quan Nhà nước. Giáo dục Tín hữu về lòng yêu nước,

nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng pháp luật, đoàn kết cùng toàn dân xây

dựng Tổ quốc, bảo vệ hoà bình”[11, tr.204, 224, 225]. Đó là hướng đi đúng

đắn, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta,

góp phần củng cố niềm tin của đồng bào theo đạo Tin lành vào đường lối

chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thực tế cho thấy, các tầng lớp nhân dân bao gồm nhiều người theo đạo

đã đứng dậy làm Cách mạng Tháng Tám, tham gia kháng chiến chống thực

dân Pháp; đa số tín đồ theo đạo Tin lành đều làm nghĩa vụ người dân yêu

nước. Nhiều mục sư tích cực tham gia cùng Mặt trận Tổ quốc và chính

quyền động viên giáo dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần tương ái của đạo đức

tôn giáo. Vì vậy, làm cho tín đồ ngày càng hiểu rõ trách nhiệm của mình,

muốn làm trọn người con của Chúa, trước hết phải làm tròn nghĩa vụ công

dân, thực hiện tốt các nghĩa vụ người công dân, thực hiện phương châm

sống phúc âm trong lòng dân tộc. Ngay trong Hội thánh Tin lành miền Bắc

và miền Nam cũng đã phê phán đối với một số phần tử ở Tây Nguyên đã

mượn danh nghĩa đạo Tin lành để hoạt động vì những động cơ chính trị xấu,

Page 77: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

73 hành động sai trái chống lại đất nước, và coi đó không phải là những người

Tin lành chân chính.

Đạo Tin lành là một tôn giáo cải cách, với cách thức hành đạo rất năng

động, đề cao tinh thần dân chủ, vai trò cá nhân của tín đồ, khi ảnh hưởng đến

vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã làm biến đổi nhanh chóng về nhận thức và

hành động trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ hiểu biết xã hội, tạo

điều kiện cho các tín đồ đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, góp phần củng

cố mối quan hệ cộng đồng, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.

Với những mặt tích cực của đạo Tin lành, có thể phát huy tác dụng như

là một trong những động lực phát triển xã hội, khi mà đạo Tin lành vẫn còn là

một nhu cầu tinh thần, tâm linh của một bộ phận nhân dân cả nước nói chung,

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng, đúng như Nghị quyết Hội

nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII của Đảng đã khẳng

định: “Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện trong tôn giáo,

đồng thời tuyên truyền giáo dục khắc phục tệ mê tín dị đoan; chống việc lợi

dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu”[36, tr.67].

Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, sự du nhập và phát triển của đạo

Tin lành vào vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng đã làm

nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh

chính trị ở khu vực. Các thế lực thù địch luôn luôn chú trọng lợi dụng đạo Tin

lành, làm cho vấn đề phát triển đạo trở thành vấn đề mang màu sắc chính trị

nhằm thực hiện mưu đồ chính trị đối với Việt Nam nói chung và các tỉnh Tây

Nguyên nói riêng.

Các thế lực thù địch đã lợi dụng đạo Tin lành tuyên truyền xuyên tạc, phủ

nhận những thành quả cách mạng; kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số

theo đạo chống chính quyền. Để dễ dàng lôi kéo được đồng bào và làm bình

phong hoạt động, chúng đã tích cực truyền đạo; dùng Tin lành làm ngọn cờ

Page 78: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

74 tinh thần để tập hợp lực lượng, xây dựng cơ sở ở Tây Nguyên. Trong quá trình

tuyên truyền phát triển đạo, đạo Tin lành từng bước làm phai nhạt ý thức công

dân của đồng bào dân tộc. Trong thời gian đầu, họ hô hào theo đạo không làm

chính trị, với tín đồ không tham gia các phong trào cách mạng trong vùng dân

tộc, ngăn cản tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân, đẩy một bộ phận tín đồ

không hợp tác với chính quyền địa phương. Chúng thực hiện các thủ đoạn như:

tuyên truyền, vu khống với nhiều luận điệu xuyên tạc; kích động, gây chia rẽ

trong quần chúng nhân dân; phủ nhận những thành quả cách mạng của Đảng

mang lại cho đồng bào dân tộc; xoáy sâu vào những mặt tiêu cực, những tệ nạn

xã hội… làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nhầm tưởng những thành quả của

họ đang được hưởng là do Chúa mang lại. Từ đó đã làm cho một bộ phận đồng

bào dân tộc hoang mang trước đời sống hiện thực, mất lòng tin vào đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước, mất niềm tin vào chế độ. Theo kết quả điều

tra xã hội học đối với cán bộ quản lý cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên cho biết:

70,8% ý kiến cho rằng các tín đồ theo đạo Tin lành ít tự giác chấp hành đường

lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy

định của địa phương; 15,9% cho rằng không tự giác chấp hành [phụ lục 2].

Một số phần tử phản động còn lợi dụng thông qua truyền đạo trái phép

tuyên truyền tư tưởng cho rằng Đảng và Nhà nước ta phân biệt đối xử kỳ thị

đối với đồng bào dân tộc thiểu số; kích động tâm lý hướng ngoại làm xói mòn

lòng tin của quần chúng với Đảng, Nhà nước, tạo nên tư tưởng ghét người

Kinh trong một bộ phận quần chúng dân tộc thiểu số; đòi thành lập Nhà nước

của người Thượng, đuổi hết người Kinh đi nơi khác để lấy lại đất đai… chúng

tận dụng triệt để mâu thuẫn về phong tục tập quán, cách sống và những va

chạm cụ thể giữa các cá nhân, giữa người Kinh và người đồng bào dân tộc

thiểu số để kích động, đặc biệt là kích động lớp trẻ, lôi kéo đông người đấu

tranh đòi yêu sách hoặc gây rối làm mất an ninh trật tự. Khi cán bộ, chính

quyền vận động giải tán ban chấp sự, chúng lại bí mật thành lập và tiếp tục

tuyên truyền phát triển tín đồ bằng cách tụ tập nhóm nhỏ lẻ trong nhà, ngoài

Page 79: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

75 rẫy hoặc thông qua các hình thức như ma chay, đám cưới, lễ bỏ mả... để tuyên

truyền kích động lôi kéo.

Hoạt động của chúng thường tập trung vào địa bàn buôn, thôn trọng

điểm, nơi hệ thống chính trị cơ sở còn yếu; đời sống nhân dân còn nhiều khó

khăn, trình độ dân trí thấp để tiếp tục dụ dỗ, ép buộc, lôi kéo một bộ phận

đồng bào dân tộc thiểu số vào “Tin lành Đêga”. Theo Báo cáo của Ban Chỉ

đạo Tây Nguyên, năm 2001 tại tỉnh Gia Lai đã hình thành 48 “Hội thánh tin

lành Đêga”, lôi kéo 14.000 người theo; tại tỉnh Đắk Lắk hình thành 28 “Hội

thánh tin lành Đêga”, lôi kéo 3.630 người. Sau 3 năm được công nhận tư cách

pháp nhân, Tổng liên Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và Ban đại

diện Tin lành các tỉnh tự lập ra 1.059 chi hội không xin phép chính quyền,

hình thành hàng trăm ban chấp sự trái phép, tự phong hàng trăm mục sư,

truyền đạo. Các hệ phái Tin lành khác lợi dụng tình hình thâm nhập vào vùng

dân tộc thiểu số, vùng di cư tự do lôi kéo quần chúng. Sinh hoạt của đạo Tin

lành từ đơn lẻ, lén lút đã chuyển sang hoạt động công khai, ồ ạt, gây mất ổn

định chính trị, trật tự xã hội ở các buôn làng[7]. Theo kết quả điều tra xã hội

học cho thấy 60,8% cho rằng tình hình an ninh trật tự ở những nơi có đông tín

đồ theo đạo Tin lành sinh sống không bằng nơi không có đạo; và 24,9% cho

rằng như nơi không có đạo [phụ lục 2].

Tính cố kết cộng đồng không chỉ trong cư trú mà còn trong lao động sản

xuất, chiến đấu cũng như trong sinh hoạt văn hóa là một trong những đặc

trưng cơ bản, tiêu biểu hình thành nên giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc

thiểu số Tây Nguyên. Nhưng với tính chất phức tạp về chính trị, đạo Tin lành

đã từng bước làm phá vỡ truyền thống cộng đồng, đoàn kết và hoà hợp, cuộc

sống không gần gũi và thân thiện như trước. Một số mục sư, người cầm đầu

lại tuyên truyền không đi bộ đội, không tham gia các hoạt động đoàn thể…,

chúng dùng mọi thủ đoạn để lôi kéo, cưỡng ép, khống chế đồng bào, tạo nên

áp lực với chính quyền. Đi kèm với nó là hiện tượng xoá bỏ luật tục, xoá bỏ

các sinh hoạt tập thể và xoá bỏ cả những mối quan hệ ràng buộc giữa con

Page 80: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

76 người với cộng đồng vốn là nền tảng xã hội của đồng bào dân tộc. Trên cái

nền của sự rạn nứt đó, họ tìm cách xây dựng lên mối quan hệ và những tập

quán sinh hoạt mang đặc trưng của tôn giáo, do tôn giáo chi phối. Mặt khác,

Tin lành và nhất là Tin lành Đêga sử dụng thủ đoạn cô lập, làm cho người

không theo đạo cảm thấy bị cô độc. Nếu họ giữ vững lập trường không theo

đạo thì bị bài xích, bị khống chế và trong nội bộ buôn làng bị chia rẽ. Điều đó

đã dẫn tới sự phân hoá trong nội bộ nhân dân, tạo nên sự kỳ thị giữa người

theo đạo và những người không theo đạo, người theo Tin lành và người theo

các tôn giáo khác. Điều nguy hại hơn là những mâu thuẫn đó còn xảy ra ngay

trong một gia đình, thậm chí có cả gia đình bố là đảng viên, còn vợ và các con

lại theo Tin lành. Có nơi những người theo đạo Tin lành còn tách ra khỏi cộng

đồng, thành lập buôn làng mới.

Trước đây mọi việc trong buôn làng đều được đưa ra để bàn bạc, chủ làng

chỉ quyết định những gì trên cơ sở đã được bàn bạc của buôn làng. Nhưng với

sự ảnh hưởng của Tin lành, giờ đây ở một số nơi việc bàn bạc giảm sút, vai trò

của già làng, trưởng thôn buôn, các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể giảm

dần trong những tín đồ theo đạo. Trong khi đó, vai trò, uy tín và ảnh hưởng của

các chức sắc, các nhà truyền giáo ngày càng tăng lên trong vùng dân tộc thiểu

số tại chỗ, nhất là những buôn làng theo đạo. Thực tế hiện nay, các gia đình

theo đạo tin mục sư hơn là tin vào lời nói của trưởng thôn và cán bộ địa

phương. “Theo số liệu điều tra thì 93,29% ý kiến của tín đồ trả lời tin là “có

Chúa trời”, 66,44% tin là “có cuộc sống khác sau khi chết”; 63,09% tin “có

ngày tận thế”; 38,93% tin là “có phép lạ”; chỉ có 33,56% trả lời là có “tin vào

khoa học”[48, tr.28]. Nhiều nơi, đạo Tin lành xâm nhập trong một thời gian dài

đã làm đình trệ hoạt động của chính quyền, đoàn thể cơ sở, làm đảo lộn trật tự

cuộc sống hàng ngày. “Những người theo đạo Tin lành tránh tiếp xúc với cán

bộ chính quyền, thậm chí còn đe dọa cô lập cán bộ xã; không cho con em đi

học, sẵn sàng bán nhà, bán tài sản, ruộng đất để nộp quỹ đạo và di cư đi nơi

khác theo các đối tượng truyền đạo. Nhiều người đã bán nhà, bán tài sản, di cư

Page 81: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

77 để được tự do theo đạo. Có nơi đã hình thành cơ sở đạo đối trọng với chính

quyền, đã bầu và củng cố những chức danh tôn giáo như bí thư, chủ tịch, thư

ký, phụ nữ, công an, dân quân đạo, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng; tách

quần chúng và đối lập quần chúng với cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể; vô

hiệu hoá pháp luật, phá vỡ sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân; từng bước

làm chuyển hoá tư tưởng quần chúng, ngấm ngầm hình thành các tổ chức phản

động, hình thành các lực lượng chống đối”[49, tr.141].

Đặc biệt, trong những năm gần đây, để thực hiện âm mưu thành lập

“Nhà nước Đêga độc lập” ở Tây Nguyên, bọn phản động trong tổ chức của

cái gọi là “Nhà nước Đê Ga tự trị” thực hiện mọi thủ đoạn lôi kéo, đe dọa,

mua chuộc đồng bào, kích động đồng bào và dùng tôn giáo làm ngọn cờ tinh

thần để tập hợp lực lượng. Phương châm của chúng là từng bước đòi đất đai,

đòi “tự do tôn giáo”; tách Tin lành của người Thượng khỏi Hội thánh Tin lành

Việt Nam (miền Nam), lập “Hội thánh Tin lành Đêga”.

Thực chất “Tin lành Đêga” không phải là một hệ phái Tin lành mà là

một tổ chức của những tên phản động đội lốt tôn giáo, dân tộc, là tay sai của

các thế lực thù địch với Việt Nam ở nước ngoài. Mục tiêu của chúng là đòi

thành lập “Nhà nước Đêga độc lập” của những người thiểu số ở Tây Nguyên,

ly khai khỏi Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một số đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo Tin lành đã bị bọn phản động Fulro đội lốt

Tin lành lừa phỉnh tham gia vào cái gọi là “Nhà nước Đêga tự trị” và “Tin

lành Đêga” để gây rối về trật tự an toàn xã hội, thậm chí còn tham gia vào các

vụ bạo loạn chính trị ở một số nơi, gây nên những ảnh hưởng không nhỏ về sự

ổn định chính trị, về an ninh quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên. Điển hình

là vụ bạo loạn chính trị vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004 và tháng

4 năm 2008, những người tham gia chủ yếu là các đối tượng cầm đầu trong tổ

chức “Nhà nước Đêga”, “Tin lành Đêga” thân Fulro. “Tuỳ vào từng đối

tượng, với những người sinh hoạt đạo Tin lành thì chúng dọa nếu không đi

theo chúng thì chúng không cho sinh hoạt. Người có kinh tế khá giả thì chúng

Page 82: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

78 đe nẹt không đi thì bị phá nhà, phá rẫy. Người nghèo thì chúng bảo đi để được

nhận tiền, nhận đất, nhận nhà ở thành phố; được các tổ chức quốc tế cho

tiền… Đám thanh niên thì chúng bảo theo chúng “đi biểu tình để được đưa

sang Mỹ sống cuộc sống sung sướng!”. Đối với những người có hiểu biết kiên

quyết không theo thì bọn chúng tìm cách bắt con, cháu họ nghỉ học, bỏ lên xe

chở đi để buộc cha mẹ đi theo đòi con, cháu về. Những tên cầm đầu đã chuẩn

bị khá chu đáo “phương án” chống đối, với các loại hung khí như đá, gậy giấu

sẵn trong gùi, hoặc xếp dưới sàn xe… khi gặp cán bộ ra vận động, giải thích,

những tên cầm đầu kích động nhân dân bằng lời lẽ vu khống và xuyên tạc

trắng trợn. Chúng kích động nhóm thanh niên quá khích ném đá vào cán bộ,

phá phách trụ sở Uỷ ban nhân dân xã. Có những tên còn dùng cả nỏ cao su

bắn bi sắt vào cán bộ đang giải thích. Nguy hại hơn, chúng dùng những phụ

nữ có thai, những em học sinh tuổi vị thành niên ở vòng ngoài làm lá chắn.

Trong quá trình cán bộ ta vận động nhân dân, bọn chúng không chỉ ném đá,

dùng gậy tấn công mà còn có dụng ý xấu xa đánh cả vào trẻ con và phụ nữ có

thai rồi vu vạ cán bộ đánh dân…”[116].

Trong thời gian qua, chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc đấu tranh

chống bọn phản động Fulro. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một bộ phận quần

chúng bị “nhiễm” tư tưởng dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa ly khai của bọn Fulro.

Cùng với việc móc nối với một số phần tử bên trong để xây dựng lực lượng,

phát triển cơ sở ngầm, kích động tư tưởng chia rẽ dân tộc, tổ chức đường dây

vượt biên, chúng còn chỉ đạo móc nối, hình thành tổ chức hoạt động hợp pháp

trong sinh viên, học sinh người dân tộc thiểu số; kích động quần chúng đòi

thả những người vi phạm pháp luật đang bị giam giữ, lập danh sách những

người bị bắt, bị tù gửi ra nước ngoài, đòi lập nhà thờ Tin lành cho người dân

tộc ở Tây Nguyên. Chúng phát tán tài liệu gồm 9 điểm về cái gọi là “Điều

mong muốn của những người giúp việc nhà thờ tại Cao Nguyên”, thực chất là

thủ đoạn lừa mị quần chúng, chia rẽ, ly khai núp dưới chiêu bài tôn giáo của

bọn Fulro lưu vong. Một số phần tử cực đoan của một số hệ phái Tin lành

Page 83: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

79 chưa được Nhà nước công nhận, tham gia hoạt động chính trị phản động của

nhóm Nguyễn Văn Lý, tăng cường các hoạt động vi phạm pháp luật, buộc

chính quyền phải xử lý thì chúng thông tin lên mạng Internet, vu cáo chính

quyền địa phương vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo.

Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2010 do Cục Dân chủ, Nhân

quyền và Lao động, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 17 tháng 11 năm

2010 đã nhận xét: “Sự xuất hiện của các phần tử ly khai Đêga đã làm sự phát

triển của đạo Tin lành ở Tây Nguyên trở nên phức tạp. Nhóm này chủ trương

đấu tranh vì một nhà nước tự trị hoặc độc lập cho người thiểu số ở khu vực,

đặc biệt là ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông và Đắk Lắk. Mối quan hệ giữa

phong trào Đêga và các tín đồ Tin lành trực thuộc Hội thánh Tin lành Việt

Nam (miền Nam) đã trở nên căng thẳng ở một số nơi ở Tây Nguyên. Các nhà

hoạt động Đêga đã đe dọa các mục sư Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền

Nam) không được phép hoạt động trong địa phận “Nhà nước Đêga” trừ khi họ

từ bỏ Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam. Các mục sư Tin lành khác đã

cáo buộc phong trào Đêga đang lợi dụng tôn giáo để phục vụ các mục tiêu

chính trị”[125, tr.135].

Tóm lại, ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với tư tưởng chính trị của đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian vừa qua bên cạnh những

yếu tố tích cực còn gây ra rất nhiều những mặt tiêu cực. Với niềm tin vào lực

lượng siêu nhiên hư ảo, đã làm cho tín đồ hướng cuộc sống tương lai của

mình vào một lực lượng không có thực, hy vọng vào một hạnh phúc hư ảo.

Niềm tin đó đã làm cho nhận thức, niềm tin của tín đồ vào cuộc sống hiện tại,

trong đó có niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước bị giảm sút. Bởi vì, với niềm

tin vào Đức Chúa Trời, tín đồ cho rằng cuộc sống của bản thân và gia đình họ

là do Đức Chúa Trời tạo ra và định đoạt, nên để cải tạo cuộc sống hiện tại, họ

đã hướng cuộc sống của mình đến với Chúa. Hơn nữa, niềm tin đó của các tín

đồ dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền làm cho các tín đồ hiểu sai

về hiện thực đang diễn ra của xã hội, của đất nước, họ dễ có hành động mù

Page 84: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

80 quáng không tuân theo các quy định của pháp luật, ảnh hưởng xấu đến đời

sống xã hội, đến an ninh chính trị của đất nước. Mặt khác, “việc phát triển đạo

Tin lành ở Tây Nguyên ở góc độ chính trị - xã hội có khía cạnh là một cuộc

giành giật quần chúng giữa các tổ chức chính trị xã hội của Đảng và Nhà

nước ta với các hệ phái Tin lành. Đây là một cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp,

không chỉ đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số chưa theo đạo mà ngay cả

đối với những cộng đồng tín đồ đã theo đạo. Một cuộc đấu tranh luôn có yêu

cầu phải tuân thủ luật pháp, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội ở Tây

Nguyên cũng như cả nước. Để giành được trái tim khối óc của đồng bào các

dân tộc thiểu số, dù họ đã là tín hữu của đạo Tin lành hay chưa theo đạo chắc

hẳn phải là kết quả tổng thể của nhiều giải pháp”[69, tr.10].

3.1.2. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đạo đức, lối sống

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, xuất hiện sớm trong

đời sống xã hội gồm “Những nguyên tắc, những chế định xã hội nhằm thực

hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người (giữa cá nhân với cá nhân,

giữa cá nhân với xã hội...”[98, tr.36]. Thuộc tính đạo đức biểu hiện bản chất

xã hội của con người, là nét cơ bản trong tính người. Cùng với sự phát triển

kinh tế - xã hội, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức sẽ ngày càng hoàn thiện thích

ứng với sự tiến bộ của xã hội loài người. Như vậy, tình trạng đạo đức của xã

hội phản ánh trình độ phát triển và tiến bộ của đời sống tinh thần xã hội.

Lối sống được hiểu là phương thức hoạt động sống của con người. Đó là

những cách thức, phương pháp, hình thức hay các chuẩn mực quy tắc, hành vi

của toàn bộ quá trình hoạt động tương đối ổn định trong đời sống hàng ngày

của con người. Do vậy, lối sống là một thành tố của hoạt động con người với

tư cách là một thiết chế tự định hướng, điều chỉnh hoạt động của con người.

Ảnh hưởng tích cực

Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, khi thực hiện những nội dung

chức năng của mình thì đồng thời tôn giáo cũng thực hiện việc điều chỉnh hành

Page 85: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

81 vi đạo đức. Với giáo lý của mình, tôn giáo đề ra các chuẩn mực để điều chỉnh

hành vi ứng xử của các tín đồ, đồng thời hướng con người đến với những điều

thiện, biết tránh xa cái ác. Mặt khác, tôn giáo còn trang bị niềm tin con người

vào sức mạnh của đấng siêu nhiên; thực hiện chức năng đền bù hư ảo trong xã

hội cần đến sự đền bù hư ảo và thể hiện nhu cầu và ước nguyện của con người

được giải phóng mọi khổ đau, niềm tin vươn tới hạnh phúc. Do vậy, tôn giáo

có ảnh hưởng đặc biệt đến đời sống tinh thần của xã hội.

Trước năm 1975, các mục sư mới đến Tây Nguyên để truyền đạo thì một

số đồng bào dân tộc thiểu số và những người theo đạo ở Tây Nguyên họ chưa

hiểu nhiều về đạo Tin lành nên họ chỉ coi những mục sư, những người truyền

giáo như những thầy phù thuỷ, những thầy cúng với những bùa phép linh

nghiệm. Từ đó ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đạo đức, lối sống của đồng

bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là không lớn. Sau năm 1975 đến nay, do

Tin lành đã bắt rễ khá lâu trong vùng nên ảnh hưởng của đạo Tin lành đến đạo

đức, lối sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là khá đậm nét.

Trong xã hội cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên,

những chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống được đề cao và có

cả hệ thống luật tục, quy ước để bảo vệ, mỗi thành viên trong cộng đồng đều

có ý thức tự giác chấp hành và tuân thủ nghiêm ngặt những luật tục đã quy

định. Bất cứ ai vi phạm đều có hình thức xử phạt theo hành vi phạm tội và bị

dư luận dân làng lên án. Như vậy, về phương diện nào đó, đạo đức và lối sống

của Tin lành cũng phù hợp với chuẩn mực xã hội của đồng bào dân tộc.

Những chuẩn mực của Tin lành điều chỉnh cả hành vi xã hội con người có

đạo, điều chỉnh các quan hệ của họ trong đời sống, trong gia đình, và cả trong

quan hệ đạo đức. Vì vậy, những tín đồ theo đạo Tin lành họ sẽ sống tốt hơn,

họ sẽ uốn nắn lối sống của mình đúng với giá trị, những quy định trong giáo

lý của đạo Tin lành. Bởi đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo nghĩ rằng nếu tin

theo Chúa thì Chúa sẽ phù hộ cho gia đình mình tai qua nạn khỏi, cuộc sống

gia đình được bình yên, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua những khó

Page 86: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

82 khăn, thử thách trong cuộc sống. Sự điều chỉnh hành vi quan hệ này thông qua

một hệ thống những điều răn dạy và cấm đoán khá phức tạp và đa dạng.

Tin lành khuyên răn con người thực hành những điều tiến bộ như: hiếu

kính với cha mẹ, không giết người, không được phạm tội tà dâm, không được

trộm cắp, không làm chứng dối, không được ham muốn vợ hoặc chồng người

khác, không được ham muốn của trái lẽ, không được nghiện ngập, hút chích,

rượu chè, cờ bạc; ăn ở vệ sinh, ốm đau phải dùng thuốc; tiết kiệm, tận tuỵ với

công việc, định hướng vào gia đình và xã hội, cởi mở và dân chủ, đề cao vai

trò cá nhân trước cộng đồng…mặc dù niềm tin của tín đồ vào Chúa là niềm

tin vào một lực lượng hư ảo, nhưng niềm tin đó cũng có những ảnh hưởng

tích cực đến cuộc sống hiện tại của tín đồ. Trong cuộc sống, tín đồ đã tự giác

thực hiện các lời răn của Chúa, làm cho cuộc sống của gia đình hoà thuận

hơn, các thành viên trong gia đình sống có trách nhiệm với nhau hơn.

Trong Kinh thánh khuyên con người “Hãy tha thứ các lỗi lầm cho tha nhân,

lúc đó các tội lỗi của ngươi sẽ được tha theo lời ngươi cầu xin. Nếu một người

không nguôi lòng oán giận anh em, làm sao họ có thể xin Thiên chúa chữa lành

cho họ được? Đứng trước một người là đồng loại của họ mà họ không có lòng

trắc ẩn thì làm sao họ có thể xin tha thứ các tội của chính họ được”[129, tr.169].

Như vậy giáo lý cho rằng hãy tha thứ cho những lỗi lầm của người khác thì

mình cũng sẽ được tha thứ, còn nếu mình không tha thứ cho những lỗi lầm của

kẻ khác thì bản thân cũng sẽ không được Chúa tha thứ cho tội lỗi của mình. Với

những lời khuyên răn đầy tính nhân đạo đó, rõ ràng đạo đức tôn giáo nói chung,

Tin lành nói riêng đã góp phần bổ sung vào quá trình hoàn thiện đạo đức cá nhân

của các tín đồ. Đó là những giá trị đạo đức hướng con người đến một lẽ sống

thiện hơn, sống có ích hơn. Điều này phù hợp với truyền thống của người Việt

Nam, nên đạo Tin lành đã tác động mạnh mẽ đến tính khoan dung, độ lượng của

đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Có thể khẳng định rằng, mặc dù hiểu biết của các tín đồ về các điều răn còn

chưa sâu sắc, chung chung nhưng đã định hướng, điều chỉnh hành vi của các tín

Page 87: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

83 đồ trong hoạt động hàng ngày. Sở dĩ có thực trạng đó là do, các điều răn của Đức

Chúa Trời rất phù hợp với cách suy nghĩ, quan niệm sống, với tính cách của tín

đồ người dân tộc thiểu số tại địa bàn. Người dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây

Nguyên có nét tính cách thật thà, chân thật, ghét sự dối trá...Trong 10 điều răn,

có tới 7 điều khuyên tín đồ làm những điều tốt, không làm điều xấu rất phù hợp

với quan niệm sống, nét tính cách thật thà của họ, nên đã có tác động tích cực

đến tâm lý người dân tộc thiểu số và được mọi người ủng hộ. Việc tín đồ tự giác

thực hiện các điều răn của Đức Chúa Trời trong cuộc sống, đó chính là mặt tích

cực do đạo Tin lành mang lại trong đời sống của họ[93, tr.117].

Tin lành khuyên răn con người phải yêu thương lẫn nhau được coi như là

một chuẩn mực đạo đức. Thiên chúa là đấng sáng tạo ra muôn loài và yêu

thương tất cả tạo vật. Chúa trông coi, cai quản mọi sự do Ngài tạo ra bằng

cách dùng quyền năng bao quát hết tất cả. Vì thế, ai yêu mến Thiên chúa thì

cũng phải yêu thương mọi loài mà Chúa tạo ra. “Hãy yêu thương nhau vì tình

yêu bắt nguồn tới Thiên chúa. Phàm ai yêu thương là đã được Thiên chúa sinh

ra và người ấy biết Thiên chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên

chúa vì Thiên chúa là tình yêu”. Trong quan niệm về tình yêu, Kinh thánh đề

cập đến ba loại: yêu mình, yêu thiên nhiên và yêu tha nhân (người khác),

trong đó yêu tha nhân vẫn là trọng tâm và cũng là chủ đề chính của quan niệm

đạo đức về tình yêu [129, tr.153-154]. Do đó, tin vào đức tin Chúa trời thì

cũng phải tin và thực hiện những điều răn của Chúa mà trước hết trong mối

quan hệ giữa con người với con người phải thương yêu nhau. Với quan điểm

này, Hồ Chí Minh cũng đã từng nhận xét: Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng

nhân ái cao cả. Lòng nhân ái đó thể hiện ở lời răn trong mối quan hệ giữa con

người với con người. Chính điều răn của Tin lành đã điều chỉnh quy phạm

hành vi quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở thành một trạng

thái lý tưởng, nhất là tình yêu với những người còn đói khổ, tình yêu với môi

trường thiên nhiên. Chính những điều khuyên răn đó đã giúp cho các tín đồ

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên họ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong

Page 88: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

84 cuộc sống và yêu quý thiên nhiên rừng núi nơi mà họ đang sinh sống. Thực tế

ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa, nhận thức còn thấp

kém, đời sống kinh tế lạc hậu nhưng cộng đồng tín đồ Tin lành vẫn có một

đời sống đạo phong phú; ở một số buôn làng có đạo, hiện tượng ăn cắp, đánh

nhau, tàn phá môi trường… ít xảy ra hơn so với các làng khác, nó đã góp

phần tạo nên một trạng thái xã hội ổn định và hướng thiện.

Đối với những chuẩn mực ràng buộc trong cuộc sống gia đình, đạo Tin

lành khuyên các tín đồ phải biết hiếu kính với ông bà cha mẹ; chung thủy vợ

chồng, chớ muốn vợ, chồng người.“Hãy thảo kính cha mẹ để ngày đời của

các ngươi được dài trên đất đức Chúa”[129, tr.173]. Dưới sự tác động của của

nền kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì quan hệ

giữa các thành viên trong gia đình đang bị chuyển biến sâu sắc, làm ảnh

hưởng đến sinh hoạt, quan hệ trong gia đình. Chính vì vậy, với những điều

răn dạy thảo kính với cha mẹ; vợ chồng chung thủy; tránh xa cái ác trong giáo

lý của đạo Tin lành đã có những tác động tích cực đến giáo dục đạo đức gia

đình, tạo sự gắn kết giữa các thành viên góp phần xây dựng hạnh phúc gia

đình của đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Mặt

khác cũng góp phần làm cho xã hội tiến bộ về mặt đạo đức. Đúng như Đảng

ta đã cho rằng “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn

giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia

đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[40, tr.245].

Sự hiện diện của đạo Tin lành, cùng với những giáo lý, lễ nghi, luật lệ của

nó đã làm thay đổi hẳn lề lối sinh hoạt, cách sống và hành vi ứng xử trong cuộc

sống hàng ngày ở những vùng có đạo. Từ thế giới đa thần, đến nay họ quan niệm

thế giới này là do Chúa sáng tạo ra và chi phối mọi thứ chứ không phải do các

thần linh như họ tưởng. Khi Tin lành xâm nhập vào vùng dân tộc thiểu số, nó

làm thay đổi một số quan niệm, tập tục, nếp sinh hoạt cũ vốn không còn phù hợp

với đời sống văn minh. Lúc này, họ được giải phóng ra khỏi những ràng buộc

của các lễ nghi phiền toái, tốn kém và kiêng cữ. Nhịp sống sinh hoạt trong các

Page 89: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

85 làng có đạo theo những quy định rất chặt chẽ của giáo luật, tín điều của đạo Tin

lành. Dần dần nếp sống mới hình thành. Thực tế là, ở buôn làng nào có đông tín

đồ theo đạo Tin lành, thì ở đó lối sống có nhiều mặt tiến bộ hơn như: việc ăn ở,

vệ sinh, khu vực nhà ở và nguồn nước sinh hoạt, đường vào các buôn làng được

làm to hơn và quang cảnh sạch sẽ, các hủ tục lạc hậu giảm bớt, trai làng không

uống rượu, không hút thuốc lá, gia đình êm ấm, không tổ chức ăn uống linh đình

gây lãng phí. Theo kết quả điều tra, 68,46% tín đồ được hỏi trả lời là theo đạo có

lợi ích là được thoả mái hơn về lương tâm, 41,61% trả lời theo đạo là vì tục lệ cũ

nặng nề, tốn kém, 40,94% thừa nhận theo đạo có lợi ích là được giảm các tục lệ

cũ[50, tr. 24]. Chính Tin lành là tác nhân thúc đẩy đồng bào cởi bỏ những tập

quán nặng nề và những hủ tục lạc hậu, do đó nó góp phần vào việc thực hiện nếp

sống mới tiến bộ. Nếu các sinh hoạt cộng đồng trước đây diễn ra xung quanh

ngôi nhà rông của làng, nơi được coi là trung tâm văn hóa, xã hội, tín ngưỡng và

là niềm tự hào của buôn làng thì nay các sinh hoạt đó của các tín đồ Tin lành

được nhà thờ đảm nhiệm với những nội dung và hình thức theo lễ nghi của Tin

lành. Bên cạnh đó, Tin lành là một tôn giáo đặc trưng của xã hội tư bản Phương

Tây, cùng với quá trình truyền giáo, Tin lành đã chuyển tải những yếu tố văn

minh của tư tưởng và văn hóa tiến bộ đến với một bộ phận quần chúng, khuyến

khích con em đi học, tạo cho đồng bào có ý thức tiếp thu nhanh nhậy những tri

thức về chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh, buôn bán, năng động đối với sự phát

triển kinh tế – xã hội. Làm cho sản xuất mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, dựa

trên một nền sản xuất sơ khai dần dần bị phá vỡ.

Trước đây, đời sống sinh hoạt, giao lưu của đồng bào các dân tộc khép

kín trong nội bộ từng buôn làng, nhưng từ khi có đạo Tin lành xâm nhập thì

nay những làng có đạo, quan hệ giao lưu được mở rộng ra với bên ngoài. Các

tín đồ khi đến nhà thờ, ngoài việc thực hiện những lễ nghi, còn được tiếp nhận

những kiến thức về xã hội, khoa học từ các nhà truyền giáo. Ngoài ra, nhà thờ

cũng là nơi để các tín đồ mở rộng quan hệ giao lưu với các tín đồ khác, dân

tộc khác, qua đó có thể học hỏi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Page 90: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

86

Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đối với đạo đức, lối sống; sự du

nhập, hoạt động và phát triển đạo Tin lành ở Tây Nguyên cũng ảnh hưởng

tiêu cực không nhỏ đến đạo đức, lối sống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên. Việc thực hiện các điều răn của Chúa phần nào có tác

dụng giúp các tín đồ từ bỏ được một số hành vi không hợp chuẩn mực đạo

đức, lối sống của xã hội. Nhưng cũng đã gieo rắc trong tín đồ yếu tố duy tâm.

Trong chừng mực nào đó tư tưởng duy tâm có những tác động tiêu cực trong

đạo đức, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Tin lành coi con người là tạo

vật của Thiên Chúa, sống chết đều do Chúa trông coi cai quản, định đoạt. Vì

vậy, đạo Tin lành tạo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tư

tưởng bảo thủ, lối sống thụ động; chấp nhận cuộc sống hiện tại dù là khổ đau

để dồn mọi khả năng tốt đẹp của mình cho cuộc sống vĩnh viễn ở thiên

đường; và hãy tin tưởng, hy vọng vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Thực tế ở Tây Nguyên, qua nghiên cứu, khảo sát đời sống đồng bào dân

tộc thiểu số ở một số vùng theo đạo Tin lành nhiều hộ còn rất nghèo khổ

nhưng họ không chủ động tạo dựng cuộc sống mà chủ yếu ngồi chờ vào

nguồn viện trợ. Thậm chí chính sách của Đảng và Nhà nước cho vay vốn xóa

đói giảm nghèo và được cán bộ cơ sở đến vận động nhưng một số hộ vẫn

không đưa vốn vào sản xuất mà cất kỹ một chỗ đến thời hạn mang trả vốn lại

cho chính quyền, có trường hợp còn mang vốn về tiêu sài không trả được vốn

cho chính quyền.

Do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, lại phải chống chọi với thiên

tai, thú dữ... nên trước đây, đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã có ý

thức hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng hiện nay, đạo Tin lành đã

từng bước làm phá vỡ truyền thống đoàn kết cộng đồng, cuộc sống không gần

gũi thân thiện như trước. Theo kết quả điều tra, có 49% cho rằng khi theo đạo

Tin lành thì đạo đức, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi xấu đi

[phụ lục 2]. Trong thiết chế truyền thống, các mối quan hệ trong dòng họ,

Page 91: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

87 buôn làng đều chịu sự chi phối của già làng, trưởng tộc và những thiết chế đó

có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc

sống hàng ngày của cộng đồng. Nhưng khi Tin lành xuất hiện, đã dẫn đến sự

suy yếu về vai trò của luật tục, của già làng, trưởng tộc. Thay vào đó là giáo

lý Tin lành và những người truyền giáo. Đạo Tin lành tác động đã làm thay

đổi khá nhiều đến các hình thức tổ chức, các quan hệ xã hội nảy sinh trong

cuộc sống hàng ngày của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số.

Đạo Tin lành “lấy hạnh phúc đời sau làm mục tiêu, lấy Thiên Chúa làm

giá trị đạo đức tối cao và lấy khuôn mẫu quan hệ giữa con người với Thiên

Chúa làm chuẩn mực. Từ những giá trị và chuẩn mực đó, người tín đồ có

nghĩa vụ tự soi mình để tuân thủ các giới răn về xử sự các quan hệ xã hội”

[1129, tr.233]. Nếu như loại trừ yếu tố duy tâm thì quan niệm về đạo đức của

đạo Tin lành thể hiện nhiều yếu tố tích cực. Nhưng ra đời từ tồn tại xã hội, tôn

giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng phản ánh một cách hư ảo hiện thực.

“Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc của con

người những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ

là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức của lực

lượng siêu trần thế”[78, tr.437]. Do vậy, khi đồng bào dân tộc thiểu số chịu

ảnh hưởng của những quan niệm Tin lành, lúc đó họ không phải là chủ thể

sáng tạo nữa mà họ lại thụ động, phụ thuộc, đánh mất mình. Đây chính là một

trong những hạn chế của đạo Tin lành khi ảnh hưởng đến đời sống tinh thần

của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

3.1.3. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với văn hóa truyền thống

Ảnh hưởng tích cực

Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành và phát

triển đã tạo cho đồng bào các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên có một truyền

thống văn hóa phong phú. Truyền thống văn hóa đó là nền tảng tạo nên bản

tính tự nhiên, hồn hậu, chất phác, và trách nhiệm đối với gia đình, dòng họ và

Page 92: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

88 cộng đồng bao đời nay. Hiện nay, với sự ảnh hưởng của những điều kiện mới

nói chung, đạo Tin lành nói riêng văn hóa truyền thống Tây Nguyên đang

biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ.

Là một tôn giáo cách tân, có nguồn gốc từ Âu Mỹ, đạo Tin lành đã và

đang hòa nhập và tác động mạnh mẽ với văn hóa truyền thống của đồng bào

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Trên thực tế, quá trình xâm nhập và phát triển

ở Tây Nguyên đạo Tin lành đã có những biến đổi nhất định về phương diện

văn hóa theo hướng tích cực. Đạo Tin lành cổ vũ sửa đổi lối sống khép kín,

xóa bỏ những hủ tục, mê tín dị đoan nặng nề ở một số đồng bào dân tộc thiểu

số như trong ma chay, cưới xin. Trong giáo lý và trong thực hành tôn giáo,

đạo Tin lành giáo dục tín đồ và con em của họ đi học chữ, ăn ở vệ sinh, không

đánh chửi nhau, tiết kiệm, không trộm cắp, không rượu chè, cờ bạc, ốm đau

được chữa bệnh...vì vậy đã làm cho sinh hoạt văn hóa cổ truyền của các tín đồ

người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên giảm đi những chi tiết rườm rà, loại bỏ

các hủ tục gây tốn kém về kinh tế.

Bên cạnh việc truyền giảng Kinh thánh, các nhà truyền đạo cũng truyền

giảng những kiến thức xã hội, nâng cao nhận thức, hiểu biết của đồng bào.

Thực tế, khi gia nhập vào đạo Tin lành, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số

Tây Nguyên năng động hơn trong cuộc sống, tiếp thu nhanh những tiến bộ xã

hội, từ bỏ những quan niệm, lề thói cũ vốn kìm hãm cuộc sống của họ và thúc

đẩy những nề nếp tiến bộ. Mặt khác, để duy trì và phát triển đạo, làm cho đạo

trở thành nền tảng tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, một

số chi hội, điểm nhóm Tin lành và nhà truyền đạo đã khuyến khích đồng bào

khôi phục lại một số sinh hoạt cộng đồng như lễ cúng bến nước, lễ hội cồng

chiêng... đây là một trong những hình thức thích nghi của Tin lành nhằm tạo sự

hài hòa với bản sắc, tập tục truyền thống của các dân tộc thiểu số. Hơn nữa, đạo

Tin lành còn đem đến cho đồng bào những giá trị nhất định của văn hóa Tây

Âu, qua đó làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân

tộc và phần nào cũng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống của đồng bào các

Page 93: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

89 dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thực tế, tại các vùng đồng bào đi theo đạo Tin

lành, con em của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm học hành, kinh tế

phát triển, đời sống văn minh hơn, số lượng thi cử đỗ đạt cao hơn.

Ảnh hưởng tiêu cực

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì “Đạo Tin lành đi đến đâu thì

hàng loạt những truyền thống văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc mất đi

đến đấy. Đồng bào Tây Nguyên một khi đã theo đạo, dù đạo nào, đều chịu

khuôn mình vào các tổ chức – quản lý của tôn giáo, tuân thủ các quy tắc của

tôn giáo, tham dự các sinh hoạt do tôn giáo chủ trương, sớm hoặc muộn, hàng

loạt các yếu tố văn hóa cổ truyền cũng biến mất trong đời sống của tín đồ

người Tây Nguyên”[16, tr.179-180]. Đây chính là ảnh hưởng tiêu cực của đạo

Tin lành đến đời sống văn hóa của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Lợi dụng tâm lý chung của đồng bào dân tộc là muốn trút bỏ những gánh

nặng hủ tục và để phục vụ cho mục đích truyền đạo, Tin lành giương “ngọn

cờ” bài trừ mê tín dị đoan, đả phá vào tất cả những gì họ cho là cổ hủ, lạc hậu,

bất kể đó là di sản vật chất hay tinh thần, tốt hay xấu. Kêu gọi các tín đồ

không tham gia vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mà tập trung vào cầu kinh,

cầu nguyện ở nhà thờ, nhà nguyện hay tổ nhóm; hạn chế tín đồ tham gia vào

các lễ hội văn hóa truyền thống; thay vào đó là các lễ nghi tôn giáo, các buổi

rao giảng Kinh thánh; kêu gọi tín đồ phá bỏ tập tục truyền thống thể hiện bản

sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

như: đánh cồng chiêng, làm tượng gỗ, uống rượu cần... Tin lành khuyến khích

tín đồ thường xuyên đọc Kinh thánh, hát Thánh ca mà quên đi văn hóa cổ

truyền, trong đó có các giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo như: hát, kể sử thi,

truyện cổ, các làn điệu dân ca... Chính vì vậy mà đã dẫn đến hiện tượng thay

trường ca, sử thi của các dân tộc thiểu số bằng những giáo điều kinh thánh;

thay thế các lễ hội truyền thống tốt đẹp bằng các nghi lễ tôn giáo, biến các

hình thức sinh hoạt cộng đồng dân tộc thành các sinh hoạt theo tổ chức Tin

lành, biến nhà ở thành nhà nguyện, biến tổ chức buôn làng thành ban chấp sự

Page 94: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

90 của các hệ phái. Từ bỏ cồng chiêng và những nhạc cụ dân tộc cùng với những

điệu múa đậm đà bản sắc dân tộc; khuếch trương thánh ca, những vũ điệu

phương tây, nhạc cụ hiện đại…Theo số liệu điều tra, 54,8% cho rằng, việc tin

vào giáo lý của đạo Tin lành đã làm cho giáo lý cổ truyền bị mai một nhiều,

22,5% cho là bị mai một vừa phải [phụ lục 2].

Sự xâm nhập của đạo Tin lành đã và đang làm đảo lộn trật tự xã hội

truyền thống, tạo những xói mòn và thương tổn nặng nề đối với văn hóa các

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nó làm biến đổi tư tưởng, tình cảm, tâm lý

trong bộ phận đồng bào theo đạo và trật tự xã hội truyền thống do đó cũng bị

đảo lộn. Những nét đẹp trong văn hóa tinh thần bị thay thế bằng việc thực

hiện các nghi lễ của tôn giáo mới. Các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống,

đặc biệt là các lễ hội như cồng chiêng, đâm trâu, cúng lúa mới… nét văn hóa

đặc sắc của vùng đất này cũng mai một dần. Chính vì thế, về mặt tinh thần,

đồng bào dân tộc ở những nơi có Tin lành, nhất là “Tin lành Đêga” xâm nhập

vào đã và đang làm mất dần những giá trị về tư tưởng, tạo nên một khoảng

trống rất lớn về tinh thần, làm giảm sức đề kháng về văn hóa để cho tôn giáo

xâm nhập, phát triển mạnh mẽ hơn. Lứa tuổi thanh niên chưa ý thức đầy đủ về

nền văn hóa dân tộc của mình nên dễ tiếp thu văn hóa bên ngoài không có sự

chọn lọc, có biểu hiện xu hướng vọng ngoại, quay lưng lại với những sinh

hoạt văn hóa dân tộc. Họ không thích trang phục xưa với những hoa văn rực

rỡ, mạnh mẽ mà thay vào đó là quần jean, áo pull. Không say mê âm nhạc và

các hình thức văn nghệ dân gian cổ truyền của dân tộc mình. Nghệ thuật trang

trí bị giản lược đi, hoa văn bị cắt bỏ. Tượng nhà mồ bị săn lùng, đánh cắp;

nghệ thuật nhà mồ bị suy thoái nhanh; đáng lo ngại hơn là tính thực dụng, vụ

lợi hoặc lai căng cũng đã du nhập vào các loại hình nghệ thuật này, gậm

nhấm, bào mòn các giá trị văn hóa đích thực; một số chiêng, ché bị bán, bị đổi

chác. Các di sản văn hóa đã từng làm sinh động, cuốn hút niềm đam mê và

lòng nhiệt tình của thanh niên mỗi dịp bước vào lễ hội hoặc vui chơi sau

những ngày lao động vất vả, vốn là di sản văn hóa quý giá đã từng khắc sâu

Page 95: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

91 trong tiềm thức của họ bị vơi dần trong đời sống và sinh hoạt. “Trong số

57,2% số người được hỏi cho biết trước khi theo đạo Tin lành, gia đình họ có

cồng chiêng, nhưng sau khi theo đạo, còn 10,9%... 100% số người được hỏi

cho biết, sau khi theo đạo, họ không còn đánh cồng chiêng, không uống rượu

cần và không tham gia các lễ hội truyền thống của cộng đồng”[125, tr.161].

Theo số liệu thống kê, tại Đắk Lắk sau giải phóng ước tính có khoảng 10.000

bộ cồng chiêng, hầu hết các gia đình đều có cồng chiêng nhưng đến năm 1993

chỉ còn 4.675 bộ và đến năm 2003 chỉ còn 3.825 bộ.

Như vậy, có thể khẳng định, do sự thay đổi niềm tin của cồng bào dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo Tin lành, thì đồng bào ít quan tâm tới văn

hóa truyền thống. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào bị phá bỏ.

Với tư duy coi phong tục tập quán, lễ nghi của đồng bào là lạc hậu, mê tín dị

đoan cần phải “khai sáng” và cải hóa, đạo Tin lành đã từng bước xóa bỏ đi

những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay, và làm mất dần đi

những sắc thái văn hóa riêng của đồng bào.

3.1.4. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với tín ngưỡng truyền thống

Tín ngưỡng thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, phản ánh những mối quan

hệ của con người với tự nhiên, được trừu tượng hóa, hư ảo hóa để thỏa mãn

nhu cầu tinh thần của con người. Tín ngưỡng, tôn giáo có nguồn gốc từ đời

sống xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã hội. Nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo là một

yêu cầu khách quan từ lâu trong đời sống tâm linh của người dân. Nó gắn chặt

chẽ với đời sống tinh thần của mỗi dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển.

Khi đời sống vẫn còn nhiều bất công chưa được giải quyết, đời sống vật chất và

tinh thần chưa được đáp ứng đầy đủ thì tín ngưỡng, tôn giáo vẫn là nguồn an ủi

và là “liều thuốc an thần” làm giảm nỗi đau của con người. Theo Mác “Sự

nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự

phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy”[77, tr.570]. Lênin cũng khẳng

định: “Sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ

Page 96: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

92 ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu”[73, tr.169-170]. Vì

vậy, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.

Trong xã hội cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đời

sống hiện thực của con người luôn gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng và các hình

thức lễ nghi. Do những điều kiện tự nhiên, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền của

đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên phản ánh thế giới quan sơ khai, đó là

quan niệm vạn vật hữu linh. Người Tây Nguyên giữ tín niệm vạn vật hữu

linh, và tín ngưỡng ấy đã chi phối trong các sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa,

hiện diện trong mọi mặt đời sống của cá nhân cũng như cộng đồng. Hệ thống

thần linh và những lễ thức, các tập tục kiêng kị theo phong tục của mỗi dân

tộc vẫn là một mảng lớn trong lĩnh vực văn hóa tinh thần của đồng bào dân

tộc thiểu số Tây Nguyên. Những tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp,

nương rẫy có vị trí quan trọng như “Thần lúa”, “Thần đất”, “Thần nước”,

đóng vai trò nổi bật trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên.

Có thể nói tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây

Nguyên có vai trò quan trọng trong việc củng cố quan hệ gia đình, dòng họ,

cố kết cộng đồng góp phần vào việc bảo lưu, giữ gìn các giá trị văn hóa

truyền thống của các dân tộc. Sự có mặt của đạo Tin lành trong đời sống cộng

đồng Tây Nguyên đã tạo ra những biến đổi sâu rộng trong đời sống tín

ngưỡng. Với giáo lý, luật lệ, lễ nghi của đạo Tin lành đã và đang làm phá vỡ

cấu trúc tín ngưỡng truyền thống. Nếu như trước đây Thần linh, Yàng là vị tối

cao thể hiện sự che chở cho cả cộng đồng thì nay đã xuất hiện “cái tôi tín

ngưỡng”, “cái tôi tôn giáo”. Nếu như trước đây là tín ngưỡng đa thần thì nay

đã chuyển sang tín ngưỡng độc thần. Sự tác động của đạo Tin lành vào vùng

đồng bào bên cạnh những yếu tố hợp lý như: sự ảnh hưởng và làm thay đổi

những nghi thức nặng nề, phức tạp, rườm rà, tốn kém tiền của công sức, thời

gian, nhiều nếp sống hủ tục còn khá nặng nề như chuyện “ma lai” là một loại

mê tín dị đoan… thì khi đạo Tin lành vào Tây Nguyên cũng làm ảnh hưởng

trực tiếp đến tín ngưỡng truyền thống, đời sống tâm linh, kể cả đạo lý của con

Page 97: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

93 người, làm cho tín ngưỡng cổ truyền hàng ngàn đời nay bị suy giảm.

Việc thờ cúng tổ tiên bị từ bỏ, nhiều lễ nghi, phong tục bị phai dần, thay

vào đó là một số phong tục được tiếp thu từ đạo Tin lành, hoàn toàn xa lạ với

truyền thống đạo lý của dân tộc. Do vậy, đạo Tin lành khi thâm nhập vào vùng

đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã xảy ra sự va chạm giữa đạo Tin lành

với các tập tục gia đình – xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Xuất phát từ tư tưởng “chinh phục dân ngoại”, “mở mang nước Chúa” các

giáo sĩ Tin lành cho rằng tập tục gia đình và tín ngưỡng truyền thống của cư

dân tại chỗ đều là mê tín dị đoan, lầm lạc và tội lỗi, do vậy cần phải xóa bỏ.

Đạo Tin lành chủ trương chỉ thờ phụng một Đức Chúa Trời duy nhất. Bắt

nguồn từ tư tưởng cải cách, chống đối lại giáo hội thiên chúa giáo, Tin lành chủ

trương ngoài Đức Chúa Trời thì không còn thờ cúng gì nữa. Niềm tin của tín

đồ đạo Tin lành trước hết thể hiện ở niềm tin vào Đức Chúa Trời, tin tưởng vào

sức mạnh siêu phàm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là đấng tồn tại vĩnh

cửu, là đấng vinh hiển, thánh khiết, yêu thương, nhân từ, quyền năng tuyệt đối.

Điều này có nghĩa là, Đức Chúa Trời là nhân vật toàn năng, toàn mỹ, có sức

mạnh vô biên và có sự chi phối, ảnh hưởng của Đức Chúa Trời đối với con

người. Chính điều này đã tạo nên sự va chạm với các tập tục gia đình và xã hội

cũng như kể cả các tôn giáo có mặt ở Việt Nam trước đạo Tin lành.

Đạo Tin lành có đặc điểm là lấy Kinh thánh làm nền tảng duy nhất mà

niềm tin vào Đức Chúa Trời là một niềm tin cơ bản nhất của giáo lý Tin lành

được đề cập tới trong Kinh Thánh. Do vậy, khi có niềm tin vào Đức Chúa Trời,

các tín đồ theo đạo Tin lành đã từ bỏ các hoạt động tín ngưỡng truyền thống

như, thờ cúng thần thánh, thờ các vị anh hùng dân tộc, thờ cúng tổ tiên…

Đạo Tin lành cấm việc thờ cúng tượng, vái lạy hương hồn người đã chết,

cấm làm cúng giỗ, cấm lập bàn thờ, cúng bài vị, đồ thờ cúng... Trong khi, đối

với mỗi người Việt Nam nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

nói riêng, việc thờ cúng ông bà, tổ tiên, thành hoàng làng và thờ anh hùng dân

tộc là thể hiện văn hóa “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, tỏ

Page 98: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

94 lòng hiếu thảo, biết ơn của con cháu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã có công

sinh thành, dưỡng dục,… tín ngưỡng này góp phần củng cố thêm ý thức đoàn

kết, tự hào về sức mạnh dân tộc. Nhưng do các hình thức tín ngưỡng đó đều

gắn liền với việc thờ ảnh, tượng. Vì vậy, các tín đồ theo đạo Tin lành buộc

phải từ bỏ tất cả những hình thức thờ cúng theo tín ngưỡng truyền thống thể

hiện nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Lập luận về vấn đề này, cuốn sách

Chân, Giả Luận, một tài liệu theo thể vấn đáp đã viết: “Các ông thờ lạy tổ

tông được mấy đời? Thờ trong nhà chẳng qua được hai, ba đời, thờ trong họ

chẳng qua được đôi mươi đời, trước đôi mươi đời, đó há không có tổ tông xa

nữa hay sao?... cho nên chúng tôi chỉ thờ một mình Đức Chúa trời là tổ tông

của chúng ta”. Về mộc chủ bài, bài vị, sách viết: “Chúng tôi là người có đạo

thật đấy những vật đó chỉ là khúc gỗ, còn các ông nhận mộc chủ, bài vị là nơi

vong linh tổ tiên mình nương tựa… há chẳng thương tâm lắm sao? Tổ tông

vẫn nên nhớ, nên kính, song điều đó nên kỷ niệm trong lòng mình, chớ không

nên lập mộc chủ, bài vị mà thờ”[102, tr 464-465]. Theo kết quả điều tra, chỉ

còn 5,37% ý kiến của tín đồ trả lời họ còn thờ cúng ông bà tổ tiên, 77,85% ý

kiến của tín đồ cho biết họ không còn thờ cúng theo tập quán cũ[50, tr 27].

Lễ hội bỏ mả, cúng tượng nhà mồ, lễ hội cồng chiêng... là những thành

tố quan trọng tạo nên văn hóa tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc

thiểu số Tây Nguyên. Nhưng khi theo Tin lành, các tín đồ phải từ bỏ một số

phong tục tập quán của dân tộc mình như: tục Thần (Yang), cúng ma, tục bỏ

mả… tín đồ cũng không tham dự các nghi lễ, lễ hội như nghi lễ liên quan đến

trồng trọt, lễ hội cồng chiêng, lễ đâm trâu… Bởi vì, các phong tục, tập quán

trên đều gắn với việc cúng Yang, thần, ma, điều này cũng trái với quan niệm

của Tin lành là chỉ thờ Đức Chúa trời.

Sở dĩ tín đồ do có niềm tin đối với đạo Tin lành đã từ bỏ một số tín

ngưỡng truyền thống là do họ đã tin và thực hiện theo Kinh thánh và những

quy định của Hội thánh Tin lành là các tín đồ chỉ được thờ phụng Đức Chúa

trời, không được thờ cúng hình tượng. Thậm chí tín đồ nào làm trái quy định

Page 99: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

95 trên sẽ bị Hội Thánh Tin lành coi là có tội và đáng bị phạt. Do vậy, rất khó

khăn cho công tác bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa, truyền thống,

văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Tây Nguyên.

Trước khi đến với đạo Tin lành, các tín đồ đều có quan niệm về sự tồn

tại của thế giới bên kia, tin vào sự tồn tại của cuộc sống con người sau khi

chết. Theo tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây

Nguyên, con người chết đi không phải là hết mà chỉ là đổi lốt đi sinh hoạt ở

thế giới bên kia. Nơi đó người chết cũng sinh hoạt như người sống ở trần

gian. Từ quan niệm về thế giới bên kia đó, khi đến với đạo Tin lành, được các

mục sư, truyền đạo giảng giải về thế giới khác gồm thiên đường và địa ngục,

tín đồ đã tin thế giới khác phải có sự sống. Do đó, họ tin vào sự tồn tại của

Thiên đường và cuộc sống của con người ở Thiên đường.

Trong cuộc sống hiện tại, tín đồ Tin lành các dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên với điều kiện sống khó khăn, vật chất thiếu thốn, lại luôn bị đe dọa

bởi thiên tai, bênh tật, rủi ro,… điều đó làm cho họ luôn luôn mong muốn, mơ

ước một cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn… trong khi đó nhu cầu này hiện tại

chưa được thoả mãn. Với sự tác động của các mục sư, các nhà truyền giáo;

hơn nữa, tín đồ người dân tộc thiểu số Tây Nguyên có tính cách thật thà, trình

độ dân trí lại thấp, nên họ dễ tin vào cuộc sống no đủ, sung túc và linh hồn

được trường tồn vĩnh cửu ở Thiên đường, bên Đức Chúa Trời; tin vào sự tồn

tại của thế giới khác, vào sự trường tồn của mình ở thế giới đó.

Do có niềm tin vào thế giới khác, vào sự tồn tại của cuộc sống con người

sau khi chết ở Thiên đường, bên Đức Chúa Trời, tín đồ đã điều chỉnh hành

động của mình theo lời răn dạy của Đức Chúa Trời để khi lên Thiên đường có

cuộc sống no đủ, sung sướng, hạnh phúc. Vì vậy, tín đồ Tin lành được răn dạy

không vái lạy người chết, không khóc than kêu la khi có người thân qua đời,

coi người chết là do Chúa gọi về. Nghi thức an táng của người theo đạo Tin

lành là không tiếng kèn, không tiếng trống, không tiếng khóc than, chỉ nghe

mục sư cầu nguyện và mọi người hát thánh ca. Chính sự ảnh hưởng của đạo

Page 100: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

96 Tin lành đối với tín ngưỡng truyền thống đã làm cho một số đồng bào theo

đạo Tin lành bỏ thờ cúng tổ tiên, không thực hiện các nghi thức thờ cúng

truyền thống. Theo kết quả điều tra của tác giả, có 52% tín đồ đạo Tin lành từ

bỏ tín ngưỡng cổ truyền [phụ lục 2].

Các giáo sỹ khi lập ra tổ chức giáo hội bản xứ đã quy định điều kiện để

trở thành một tín đồ chính thức như sau: “Tín đồ chính thức phải là người ăn

năn tội, tin nhận đức Chúa Jêsus Christ làm cứu chúa của mình, chịu phép

Bắptem… không dự vào các việc hương hoả, cúng cấp cùng các sự dị đoan.

Không nên dùng hoặc buôn bán những vật không hiệp với tôn chỉ của đạo Tin

lành như là: thuốc phiện, rượu, thuốc lá, các vật phẩm thờ cúng hình

tượng…”. Trong mười tội, nếu tín đồ nào phạm phải sẽ bị rút phép thông

công thì thờ cúng hình tượng cũng là tội thứ nhất[102, tr.464].

Khi truyền bá đạo Tin lành vào Tây Nguyên, các chức sắc Tin lành cũng

đã xem xét, nghiên cứu những phong tục tập quán và tín ngưỡng cổ truyền

của đồng bào dân tộc thiểu số để dễ thích nghi cho việc truyền đạo. Đối với

một số phong tục tập quán tín ngưỡng của đồng bào thì họ cho là dã man, tăm

tối cần phải được cứu rỗi một cách cấp thiết. Những nhà truyền giáo Tin lành

kêu gọi truyền giáo vào vùng dân tộc thiểu số như sau: “Họ (dân tộc thiểu số)

chưa hề được dạy dỗ gì đến bổn phận đối với Đức Chúa Trời và với đồng

loại. Họ cũng chưa hề biết Đức Chúa Trời thực hữu. Sự tối tăm của lòng họ

còn tăm tối hơn bóng tối của cây rừng… anh em chúng ta há lại có thể tiếp

tục ngồi không trong khi những người mọi (dân tộc) vẫn còn ở trong sự tăm

tối và sắp rơi vào bóng tối cùng xiềng xích của sự chết hay sao?”[102, tr 468].

Theo họ (những nhà truyền giáo) Tin lành là tôn giáo độc nhất có thể chấn

hưng Việt Nam. Những niềm tin sai lầm vào tôn giáo khác, hay những nghi lễ

tế thần của các bộ tộc thiểu số không thể cứu thoát dân tộc này. Chỉ có đấng

Christ mới có thể giúp đỡ họ, vì Ngài làm cho họ thoát khỏi dốt nát, mê tín,

phép thuật và phù thuỷ. Làm cho người ta bước đến Ngài là nghĩa vụ cao

trọng của những nhà truyền giáo.

Page 101: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

97

Như vậy, sự du nhập phát triển đạo Tin lành vào Tây Nguyên đã ảnh

hưởng không nhỏ đến đời sống tín ngưỡng cổ truyền của đồng bào các dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên, bên cạnh những mặt tích cực còn dẫn đến những

mặt tiêu cực không nhỏ trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên. Điều đó bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa ở chủ thuyết,

giáo lý, tín điều của đạo Tin lành và âm mưu lợi dụng của các thế lực thù địch

đối với đạo Tin lành.

3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO

TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN

TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN

3.2.1. Nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với

đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Có thể nói Tây Nguyên hiện nay là một trong những vùng tồn tại

nhiều tôn giáo nhất nước ta như: Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Ixlam, Cao

đài,… nhưng trong những năm gần đây đạo Tin lành đang phát triển với tốc

độ khá nhanh, hơn nữa, đạo Tin lành đang là một vấn đề phức tạp ở Tây

Nguyên, nó liên quan nhiều đến các cuộc gây rối ở Tây Nguyên vừa qua và

ảnh hưởng nhất định đến đời sống tâm lý của đồng bào các dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên hiện nay. Nhưng một vấn đề đặt ra là, tại sao đạo Tin lành lại

phát triển nhanh trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như vậy? Có những

yếu tố nào tác động đến tâm lý của đồng bào các dân tộc thiểu số? Có nhiều

nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh

thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Có nguyên nhân bên trong, nguyên

nhân bên ngoài, nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp. Có thể rút ra

một số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, sự khó khăn về đời sống vật chất, sự thiếu thốn về đời sống

tinh thần đã làm cho đạo Tin lành trở thành một chỗ dựa tinh thần cho đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Page 102: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

98

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hình thái

ý thức xã hội, nó ra đời trên một cơ sở xã hội nhất định và sẽ mất đi khi các

điều kiện sản sinh ra nó không còn nữa. Như vậy, sự ra đời phát triển của tôn

giáo thường diễn ra trong thời kỳ xã hội có những biến đổi, tác động mạnh mẽ

đến tư tưởng, dẫn đến bế tắc, khủng hoảng niềm tin, mất phương hướng buộc

con người phải tìm đến tôn giáo như một chỗ dựa tinh thần, một hy vọng

được cứu thế. Trước hết phải khẳng định rằng, một trong các tác nhân làm

cho Tin lành phát triển ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên là do sự khó khăn

về đời sống kinh tế – xã hội.

Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,

chính sách phát triển kinh tế- xã hội đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng. Song

nhìn chung, kinh tế vùng đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn là kinh tế nông

nghiệp mang tính tự cung tự cấp. Với phương thức sản xuất lạc hậu, phụ thuộc

vào điều kiện tự nhiên nên năng suất, hiệu quả thấp; đời sống nhân dân còn gặp

nhiều khó khăn, thu nhập chênh lệch và sự phân hoá giàu nghèo ngày càng gia

tăng. Cuộc sống người dân quanh năm luôn trong trạng thái khép kín, luẩn

quẩn trong chu kỳ của sự đói khổ, nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp

(giao thông đi lại khó khăn, điều kiện giáo dục, y tế chưa được quan tâm thoả

đáng…). Bên cạnh đó, đồng bào các dân tộc thiểu số còn bị ảnh hưởng, ràng

buộc bởi các phong tục tập quán như: lễ bỏ mả, cúng cầu mưa, mừng năm mới,

lễ đâm trâu, cúng lúa mới,… Khi ốm đau hoặc gia đình có người thân chết thì

phải cúng lễ, tổ chức ăn uống cầu kỳ, gây tốn nhiều thời gian và tiền của, càng

làm họ lún sâu vào cảnh khó khăn bần cùng. Nhiều gia đình sau khi làm xong

các lễ cúng thì kinh tế kiệt quệ, phải bán đất, bán rẫy để trả nợ.

Trong điều kiện như vậy, số cầm đầu cốt cán Tin lành đến trực tiếp

tuyên truyền, an ủi, giúp họ vượt qua khó khăn, khuyên bảo đồng bào từ bỏ các

phong tục lạc hậu, ốm đau đi bệnh viện, động viên thăm hỏi người già, mua

Page 103: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

99 thuốc cho người bệnh, bày cho đồng bào cách làm ăn kinh tế…tuy những kết

quả kinh tế – xã hội do đạo Tin lành mang đến cho đồng bào dân tộc thiểu số

chỉ là một số lợi ích trước mắt, nhỏ bé nhưng nó lại rất thiết thực và tác động

đến đời sống tình cảm của họ. Trong khi đó, trình độ nhận thức, hiểu biết của

đồng bào lại rất thấp. Tư duy của họ là tư duy cụ thể, trực quan. Họ nhìn vào

những cái rất cụ thể mà đạo Tin lành mang lại như: cho bóng điện để mắc điện

vào nhà, khi ốm đau cho thuốc, theo đạo Tin lành không uống rượu, trộm cắp,

hút thuốc… Sự nhận thức hết sức đơn giản đó cộng với đồng bào dân tộc thiểu

số lại có tính thật thà, dễ tin, trình độ thấp, nên khi được tuyên truyền về thế

giới khác từ những người truyền đạo, từ mục sư và từ các tín đồ khác, họ dễ tin

vào sự tồn tại của một thế giới khác, vào cuộc sống no đủ, sung túc, trường tồn

của linh hồn con người ở Thiên đường bên Đức Chúa Trời. Cho nên khi được

tuyên truyền lôi kéo, họ dễ dàng từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo đạo Tin

lành. Việc theo Tin lành có ý nghĩa là kéo mình thoát ra khỏi đói khổ vốn là

nguyện vọng sâu xa của họ. Trong khi đó cấp uỷ và chính quyền các cấp ở địa

phương đã không phát huy được một cách hiệu quả trong việc tuyên truyền,

vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,

nhất là các chủ trương về phát triển kinh tế - xã hội.

“Lịch sử Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới cũng đã cho thấy, khi đời

sống kinh tế và xã hội càng khó khăn thì tỉ lệ người dân theo tôn giáo cũng

tăng vọt lên, lý do là họ tìm nguồn động viên và an ủi trước những khó khăn

của cuộc sống hàng ngày và hy vọng một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương

lai…Điều này rất đúng với luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là:

nghèo đói bao giờ cũng là cơ hội của Chúa”[82, tr.55].

Như vậy, một trong những nguyên nhân làm gia tăng, phát triển đạo

Tin lành ở Tây Nguyên thời gian vừa qua là do đời sống kinh tế – xã hội thấp

kém. Thực tế ở khu vực Tây Nguyên cho thấy, những nơi kinh tế – xã hội khó

khăn nhất cũng chính là những nơi đạo Tin lành phát triển nhanh nhất. “ Do

Page 104: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

100 hậu quả kéo dài xuất phát từ những khó khăn gay gắt về đời sống vật chất và

xã hội trong một số vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh. Nhất là sản xuất

chậm phát triển, môi trường sống bị suy thoái, vấn đề đất đai giải quyết chưa

triệt để, công tác giáo dục, văn hóa, dân trí còn trì trệ, chính sách dân tộc và

phúc lợi xã hội nhiều nơi chưa được quan tâm giải quyết. Bên cạnh đó, nạn

tham nhũng, cửa quyền và các tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến và chậm

được khắc phục. Nhiều nơi đời sống đồng bào dân tộc chưa có chuyển biến

đáng kể so với trước. Những điều đó đè nặng lên đời sống của một bộ phận

đồng bào dân tộc, gây nên sự hoang mang, bế tắc trong cuộc sống, khiến cho

bọn lợi dụng tôn giáo xen vào lung lạc, lôi kéo đồng bào theo đạo, với hy

vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn”[112, tr.29].

Thứ hai, sự suy yếu của các thiết chế xã hội truyền thống, sự khủng

hoảng niềm tin và sự thiếu hụt những sinh hoạt văn hóa tinh thần truyền thống,

nhất là trong tôn giáo, tín ngưỡng đã dẫn đến sự gia tăng ảnh hưởng của đạo

Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Có thể nói, đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn

hóa, một đời sống tâm linh với hệ thống tín ngưỡng dân gian đa dạng, phong

phú, gắn với một xã hội nông nghiệp nương rẫy. Với một nền văn hoá tinh

thần phong phú như vậy đã có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn những giá trị về

đạo đức, nếp sống, duy trì, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Mấy chục năm

qua, dưới sự tác động của chủ nghĩa thực dân cũ và mới; cũng như do tác

động của nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng của đời sống xã hội hiện đại, đã

làm cho mô hình kinh tế cổ truyền đang từng bước bị phá vỡ. Từ sự biến đổi

của đời sống kinh tế đã dẫn đến sự biến đổi về đời sống tinh thần trong đó có

biến đổi về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng. Việc chuyển sang nền kinh tế sản

xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường đã phá vỡ kết cấu xã hội truyền thống

của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, đồng thời làm suy giảm thiết

chế văn hóa, đặc biệt tôn giáo tín ngưỡng cổ truyền không còn hoặc còn rất ít

Page 105: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

101 vai trò trong xã hội. Với công cuộc phát triển kinh tế – xã hội làm cho tín

ngưỡng truyền thống “vạn vật hữu linh” của đồng bào dân tộc thiểu số tỏ ra

không phù hợp trước sự biến đổi của xã hội. Bởi lẽ tôn giáo, tín ngưỡng cũ

còn duy trì khá nhiều các hủ tục rườm rà, gò bó, tốn kém, nặng nề không phù

hợp nữa. Do đó, từ chỗ đa thần đến nay một bộ phận khá đông đồng bào dân

tộc thiểu số Tây Nguyên thay đổi ý niệm về tư tưởng, có xu hướng tìm đến

các tôn giáo đơn giản và ít sự ràng buộc hơn. Vì vậy, đồng bào dân tộc thiểu

số tìm đến đạo Tin lành với sinh hoạt đơn giản, ít tốn kém, lại đề cao vai trò

cá nhân, tôn trọng tính dân chủ, khuyến khích các tín đồ sống có trách nhiệm

với gia đình và xã hội, hơn nữa lại gần gũi, dễ hiểu đối với quần chúng và đáp

ứng được nhu cầu tâm linh của họ.

Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội thì cũng làm suy yếu

các thiết chế xã hội truyền thống, nhiều sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền

thống tốt đẹp của đồng bào bị suy thoái, nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật

truyền thống bị mai một, thậm chí có nơi bị xoá bỏ, điều đó đã làm khủng hoảng

niềm tin và thiếu hụt những sinh hoạt văn hóa tinh thần truyền thống, nhất là

trong tôn giáo tín ngưỡng của đại bộ phận các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây

Nguyên. Thực trạng trên đã tạo ra khoảng trống trong đời sống tinh thần của

đồng bào. Trong khi đó, đài phát thanh của các thế lực thù địch thường xuyên

phát sóng bằng tiếng dân tộc, tuyên truyền về Tin lành, giương cao chiêu bài xây

dựng nếp sống văn minh phù hợp với tâm lý, tư tưởng từng dân tộc, nên đã thu

hút được đồng bào theo đạo. Chính vì vậy, đạo Tin lành nhanh chóng xâm nhập

vào vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, từng bước thay thế tín ngưỡng cổ truyền

của đồng bào dân tộc. Thêm vào đó, Tin lành luôn đề cao yếu tố dân chủ, tự do

cá nhân, gạt bỏ một cách khôn khéo những phong tục tập quán lạc hậu; cổ vũ,

chăm lo xây dựng các mặt đời sống, kinh tế – xã hội. Vì vậy, người dân tộc chấp

nhận Chúa như một đấng che chở và ban phát nên họ sẵn sàng đoạn tuyệt với

quá khứ để đi theo Chúa. Sống Chúa che chở, chết Chúa cho lên thiêng đàng.

Page 106: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

102

Ngoài ra, cùng với quá trình biến động của đời sống kinh tế – xã hội thì

các mối quan hệ dòng họ, thân tộc và vai trò già làng, tộc trưởng cũng có nhiều

thay đổi khác trước. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chăm lo

phát triển kinh tế, đời sống tinh thần người dân ngày càng được nâng cao và có

điều kiện tiếp xúc, giao lưu với xã hội, điều đó làm cho đồng bào có sự thay đổi

trong nhận thức về cách sống, cách nghĩ, tạo ra sự khao khát muốn đổi mới, từ

bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, tạo ra cho quần chúng nhiều tự do, bình đẳng

hơn, làm cho vai trò của già làng trước đây là những người được quần chúng

suy tôn thì nay bị thu hẹp, suy yếu, không còn nắm quyền điều hành xã hội như

trước. Kéo theo đó là sự suy yếu về vai trò phán xét của các luật tục. Do vậy,

khi đạo Tin lành xuất hiện phần nào đáp ứng được tâm nguyện của họ.

Như vậy, một yếu tố quan trọng là sự suy yếu của các thiết chế xã hội

truyền thống, sự khủng hoảng niềm tin và sự thiếu hụt những sinh hoạt văn

hóa tinh thần truyền thống, nhất là trong tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào

các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát

triển một cách nhanh chóng của đạo Tin lành vào vùng đồng bào dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên trong những năm vừa qua.

Thứ ba, sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần

của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên gắn liền với việc thực hiện âm

mưu của các thế lực thù địch.

Cũng như công giáo, đạo Tin lành du nhập từ bên ngoài vào Tây

Nguyên không tách rời với âm mưu của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Ngày

nay, tuy đã bị thất bại nhưng với ý đồ chiến lược sử dụng tôn giáo nói chung,

Tin lành nói riêng để xây dựng lực lượng chống phá cách mạng, thực hiện âm

mưu “diễn biến hoà bình” phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của

nhân dân ta nói chung, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nói riêng. Mục

đích của các thế lực thù địch là thông qua việc tuyên truyền giáo lý, giáo luật

Tin lành để mở rộng phạm vi ảnh hưởng, thu hút tín đồ, tạo cơ sở, lực lượng

Page 107: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

103 để đối trọng với Nhà nước ta, buộc Nhà nước phải công nhận đạo Tin lành ở

Tây Nguyên. Thực hiện “Tôn giáo hoá dân tộc” chia rẽ nội bộ quần chúng

nhân dân, phá hoại tư tưởng, gây mất ổn định chính trị, xã hội.

Thực tiễn cho thấy, những năm gần đây, hùa theo cái gọi là nhân

quyền, tôn giáo của chính giới Mỹ, Ksor Kơk và các phần tử chính trị phản

động đã cho ra đời cái gọi là “Nhà nước Đêga”, “Tin lành Đêga”. Đây là một

chiêu thức lưu manh chính trị, không những đánh lừa được không ít người

theo đạo Tin lành có tâm trạng bất mãn hoặc nhẹ dạ mà còn đánh lừa được cả

những tín đồ ngay thật. Thực tế là một số không nhỏ tín đồ của hội thánh Tin

lành Việt Nam (miền Nam) đã bị lôi cuốn theo tổ chức giáo hội giả hiệu,

nhưng là tổ chức chính trị phản động thứ thiệt dưới cái tên “Hội thánh Tin

lành Đêga” đó. Các vụ bạo loạn chính trị tháng 2 năm 2001, tháng 4 năm

2004 ở Tây Nguyên và sự can thiệp của Mỹ đằng sau Cao uỷ Liên Hợp Quốc

về người tị nan (UNHCR) cho thấy, chúng đã khai thác tối đa các nhân tố bất

ổn định bên trong để kích động “Tin lành Đêga”, tiếp sức kích thích Tin lành

phát triển, tìm cách đưa những nhân tố bất ổn định từ bên ngoài vào trong,

khai thác triệt để các biến đổi xấu của môi trường quan hệ quốc tế. Thông qua

việc “tôn giáo hoá các dân tộc”, đế quốc Mỹ đã thực hiện âm mưu thúc đẩy và

nắm Tin lành là người dân tộc thiểu số thể hiện qua việc viện trợ vật chất để

xây dựng nhà thờ, thao túng đội ngũ giáo sĩ và các hội thánh từ địa hạt xuống

cơ sở. Chính Mỹ và CMA đã cấu kết, tạo cho Tin lành người Thượng có “quy

chế đặc biệt” và từ đó tác động vào các tổ chức để phục vụ mưu đồ chính trị

lâu dài và làm cho Tin lành ở Tây Nguyên ngày càng phát triển.

Chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước ta là muốn hoà

nhập, giao lưu và là bạn với tất cả các nước. Lợi dụng chính sách này, các thế

lực thù địch đã tăng cường chỉ đạo, hậu thuẫn để hoạt động truyền đạo thông

qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo, du lịch, thăm thân nhân để thâm nhập.

Đây là một trong những vỏ bọc an toàn nhất, vừa có chiều sâu, vừa có chiều

Page 108: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

104 rộng và rất dễ thích nghi. Thực tế ở Tây Nguyên cho thấy, hoạt động từ thiện

là phương thức rất hiệu quả, vì nó tác động vào tâm lý của một số đồng bào

khi mà đời sống vật chất còn nhiều khó khăn. Họ phân phát tiền bạc, hàng hoá

tạo “ân huệ” để thiết lập mối quan hệ. Những hoạt động này, một mặt đã tạo

điều kiện để nâng cao một phần nào đó đời sống cho một bộ phận đồng bào,

có thêm kinh phí để xây dựng, tu bổ và phát triển tôn giáo; nhưng mặt khác,

cũng bị lợi dụng để truyền đạo và lôi kéo đồng bào theo đạo. “Theo báo cáo

của cơ quan tiếp nhận viện trợ: Trước năm 1975, ở miền Bắc có 7 tổ chức Tin

lành hoạt động từ thiện xã hội; từ 1975 đến năm 1981 cả nước có 25 tổ chức

với số viện trợ 37 triệu USD; từ 1981 – 1985 có 27 tổ chức với số viện trợ

khoảng 35 triệu USD; từ 1990 đến nay có gần 50 tổ chức với số viện trợ mỗi

năm khoảng 10 triệu USD. Hiện nay trong các tổ chức phi chính phủ (NGO)

của nước ngoài hoạt động ở Việt Nam thì một nửa là các tôn giáo mà đạo Tin

lành chiếm đa số”[99, tr.84]. Một số tổ chức như FLF (cứu trợ Tin lành Mỹ)

của bà Kay Reibuôl, Hội thánh Tin lành Roch Holly Wood ở Mỹ, quỹ hỗ trợ

học bổng sinh viên nghèo của mục sư Lê Tự Cam… đã xâm nhập Tây

Nguyên. Đặc biệt, có tới 35 NGO của Tin lành dưới danh nghĩa các tổ chức từ

thiện, nhân đạo quốc tế đã cung cấp tài chính khoảng 8 triệu USD cho các

hoạt động bạo loạn tháng 2 năm 2001 ở Tây Nguyên.

Ngoài ra, nhằm lôi kéo người dân theo đạo Tin lành, các tổ chức tôn

giáo và các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đã sử dụng tất cả các

phương tiện thông tin như kinh sách, đài, băng, sách báo, tài liệu, viễn

thông, thư tín,… nhất là được sự hỗ trợ tích cực, thường xuyên của các đài

phát thanh từ nước ngoài truyền đạo và hướng dẫn (như đài phát thanh

Đêga ở Rôma (Italia), đài Nguồn sống, Châu Á tự do… ) và của các trung

tâm Tin lành ở đồng bằng và số chấp sự, thầy giảng không chính thức tại

chỗ có vai trò ảnh hưởng rất lớn. Trong khi các tài liệu tuyên truyền của ta

đưa đến người dân chủ yếu bằng tiếng phổ thông, nhiều người không hiểu

Page 109: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

105 được, nhất là những người già, cao tuổi, thì Kinh thánh của Tin lành được

in bằng nhiều thứ tiếng dân tộc như GiaRai, BaNa, ÊĐê,… được phát hoặc

bán rẻ đến từng gia đình tín đồ. Vì vậy, làm cho mọi lứa tuổi đều đọc và

hiểu được. Dựa vào các mối quan hệ xã hội hiện có, lợi dụng người thủ lĩnh

hay người có uy tín trong cộng đồng, người cùng dân tộc để tìm mọi cách

phát tán tài liệu, tuyên truyền, lôi kéo, thậm chí ép buộc đồng bào theo đạo.

Trong khi một số cán bộ cơ sở của ta quan liêu, xa rời quần chúng thì các

đối tượng truyền đạo sống trong lòng dân, nắm sát và lợi dụng đáp ứng kịp

thời những nguyện vọng nhu cầu của quần chúng để lôi kéo quần chúng.

Các mục sư, truyền đạo, chấp sự và tín đồ nòng cốt ở trong và ngoài nước

cũng như ở tại chỗ hoạt động truyền đạo rất kiên trì, khôn khéo, bám sát,

chịu khó đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và có nội dung,

phương pháp phù hợp đối với từng dân tộc với phương châm “Nói một lần

không tin, nói ngàn lần phải tin”, truyền đạo trực tiếp, nội dung đơn giản,

dễ nhớ, dễ hiểu.

Bên cạnh đó, hiện nay một phương pháp hữu dụng và phổ biến mới

được sử dụng ở nhiều vùng dân tộc thiểu số và vùng thị dân là “phương pháp

chứng đạo” được thành lập với các cá nhân toả ra khắp các thôn bản để gặp

gỡ bạn bè, đồng nghiệp, láng giềng, vừa là để thăm hỏi, kết giao vừa là để

giúp đỡ nhau và làm chứng về đạo Tin lành. Một truyền đạo của Hội thánh

Tin lành miền Nam đã khẳng định: “Công việc chứng đạo tuy là cá nhân với

cá nhân nhưng đạt kết quả vững chắc, và phương pháp này, không có luật lệ

nào có thể ngăn cấm”. Việc truyền đạo cá nhân nói trên thường đi kèm theo

sau là biếu tặng kinh thánh, sách truyền đạo, mời đến nghe giảng, học đạo,

làm lễ Bắp têm. Sau khi trở thành tín đồ chính thức, các tân tín đồ lại tiếp tục

“chứng đạo” cho các tín đồ khác, cho người thân, bạn bè của mình. Đây chính

là chiến thuật “vết dầu loang” điển hình của đạo Tin lành ở nước ta hiện

nay[51, tr.167].

Page 110: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

106

Thứ tư, những giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức của đạo Tin lành và sự

tích cực truyền giáo của các giáo sĩ là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đời

sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Đạo Tin lành là một tôn giáo cải cách nên trong giáo lý, cách thức tổ

chức có nhiều điểm dễ xâm nhập vào quần chúng, kể cả những nơi có điều

kiện mặt bằng dân trí thấp, kinh tế kém phát triển. Đây là một lợi thế so với

các tôn giáo khác.

Đạo Tin lành là một tôn giáo cải cách, lấy hoạt động xã hội làm

phương tiện và điều kiện để thu hút tín đồ, rất chú ý đến từ thiện, đến công

tác truyền giáo vào dân tộc ít người, nơi điều kiện kinh tế phát triển thấp.

Khi truyền đạo ở những vùng này, những nhà truyền giáo Tin lành đã chủ

động tính toán, tổ chức nghiên cứu phong tục tập quán của đồng bào, vì vậy

mà những nhà truyền giáo Tin lành không những tôn trọng phong tục tập

quán địa phương mà còn sẵn sàng đổi mới để dễ dàng thích nghi, hoà nhập

với môi trường của xã hội cũng như tâm lý, của quần chúng nhân dân nơi

truyền đạo. Đạo Tin lành có những nghi lễ rất đơn giản, không cần có tượng

hay nơi thờ cúng trong gia đình. Các tín đồ có thể tự cầu nguyện tại nhà hay

theo các nhóm. Hình thức sinh hoạt của đạo Tin lành rất đơn giản và linh

hoạt tại những điểm cố định, như nhà riêng, trong rừng, trên nương rẫy…

Hơn nữa, Tin lành lại đưa ra một số quy định có tác động tích cực đến tâm lý

đồng bào và được đồng bào rất ủng hộ, đó là cấm những người theo đạo

uống rượu, hút thuốc, đánh nhau, trộm cắp, ngoại tình; không cúng Giàng…

Điều này rất phù hợp với lòng dân, được phụ nữ, người già ủng hộ. Đồng

bào cho rằng, đây là những quy định rất tích cực và có thể nói đây là một

nguyên nhân chính để họ theo đạo. Do vậy, hiện nay ở những buôn làng theo

đạo Tin lành, người dân không còn uống rượu, hút thuốc, hiện tượng trộm

cắp, ngoại tình gần như không có.

Page 111: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

107

Như vậy, bản thân đạo Tin lành luôn có đường hướng, phương thức

hoạt động nhạy bén, với cách thức hành đạo rất năng động, đề cao vai trò cá

nhân của tín đồ và luôn thích nghi với hoàn cảnh mà đạo Tin lành có khả năng

duy trì tín ngưỡng ngay cả những nơi không có giáo sĩ, không có nhà thờ,

thậm chí trong cả điều kiện sinh hoạt tôn giáo bình thường bị ngăn cấm. Điều

này góp phần lý giải tại sao đạo Tin lành vào Việt Nam muộn nhưng đã nhanh

chóng thích nghi và phát triển khá nhanh, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc

thiểu số trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, Tin lành là tôn giáo có tổ chức

giáo hội rất gọn nhẹ, hiệu quả, dân chủ. Tuy là một tôn giáo tách ra từ Công

giáo, nhưng Tin lành không lập ra tổ chức giáo hội thống nhất chung cho toàn

đạo, mà theo hướng xây dựng các Giáo hội tự trị, riêng rẽ, độc lập với những

hình thức hoạt động khác nhau theo từng hệ phái. Điều hành giáo hội theo cơ

chế dân chủ, với quyền bầu cử, ứng cử của từng cá nhân tín đồ. Các chức sắc

(mục sư, truyền đạo) chỉ là người thông hiểu kinh thánh hơn tín đồ thường và

chỉ thi hành có thời hạn. Nếu thi hành không tốt, tín đồ có quyền bỏ phiếu bất

tín nhiệm. Tin lành là một tổ chức đa giáo phái. Là một tôn giáo cách tân, tư

tưởng tự do tư sản và đề cao vai trò cá nhân, do vậy tôn giáo này khá dân chủ

trong việc tổ chức các giáo phái của mình. Nhiều giáo phái Tin lành còn

không cần tới tổ chức giáo hội cấp cao, không cần tới nhà thờ, cơ cấu rườm

rà… mà hoạt động theo nhóm, nhánh lưu động. (Hiện nay trên thế giới có

khoảng 300 tổ chức hệ phái khác nhau, trong đó giáo phái có từ 1 triệu tín đồ

trở lên như: Bắp tít, Giám lý, Trưởng lão, Ngũ tuần, Cơ đốc phục lâm, Phúc

âm truyền giáo, Nhân chứng Giêhôva… Ở Việt Nam, ngoài hai Hội thánh Tin

lành đó là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Tin lành

Việt Nam (miền Nam) còn có 9 hệ phái khác được Nhà nước công nhận tư

cách pháp nhân). Trong một môi trường như vậy, mỗi một tín đồ đều cảm

thấy bình đẳng, dân chủ… điều này tạo ra sự thu hút lớn đối với các tầng lớp

tri thức, thị dân.

Page 112: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

108

Với đời sống nhẹ nhàng gắn liền với lối sống cá nhân trong xã hội

công nghiệp, họ đến nhà thờ không chỉ để làm lễ, đọc kinh thánh, cầu nguyện,

hát thánh ca… mà đến nhà thờ còn là nơi gặp gỡ, thăm hỏi, chia sẻ giữa các

tín đồ với nhau. Như vậy, đạo Tin lành đã đáp ứng tâm lý, lối sống của một

bộ phận quần chúng muốn tìm sự an ủi, giải thoát khỏi những áp lực nặng nề

trong đời sống hàng ngày. Điều này không những làm cho đạo Tin lành hấp

dẫn, dễ thu phục lòng người, bởi nó đánh đúng vào nguyện vọng, tâm lý của

đối tượng mà còn tạo cho họ ảo tưởng tìm thấy niềm tin, chỗ dựa tinh thần

vững chắc – cái mà họ đang tìm kiếm. Đây là yếu tố lý giải sự lôi cuốn tín đồ

và phát triển đạo Tin lành trong thời gian qua ở cả nước nói chung, các tỉnh

Tây Nguyên nói riêng.

Thứ năm, sự hạn chế, yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây

Nguyên là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đạo Tin lành đối với

đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tình trạng quan liêu, xa rời quần chúng của các cấp, các ngành đã làm

giảm lòng tin của tín đồ đối với chính quyền, cùng với sự cứng nhắc của lãnh

đạo địa phương kéo dài dẫn đến việc xử lý những hoạt động Tin lành trái

phép không dứt điểm, tạo sơ hở cho kẻ xấu lợi dụng. Bộ máy Đảng, chính

quyền, Mặt trận, đoàn thể chất lượng hoạt động còn thấp; năng lực lãnh đạo,

trình độ quản lý không đồng đều; còn một số cán bộ mơ hồ, dao động trước

những diễn biến phức tạp của tình hình, nhiều nơi cán bộ chưa sát dân, không

nắm được dân, chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện ở cấp xã

trong tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên còn thiếu và

yếu; Hiện nay, số cán bộ nghỉ hưu còn đảm nhận các chức danh chủ chốt ở

cơ sở khoảng trên 10%. Có gần 70% cán bộ chuyên môn chưa được đào tạo

và trang bị kiến thức chuyên ngành. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn chủ

quan, mất cảnh giác; nhiều trường hợp giảm sút ý chí chiến đấu, lo sợ bị trả

thù, không dám hoạt động tích cực, khi có vụ việc xảy ra thì hoang mang, né

Page 113: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

109 tránh, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Hiện còn 833 thôn, buôn chưa có đảng

viên, chiếm 13,91% trong tổng số 5.985 thôn, buôn toàn vùng. Có những xã

từ sau ngày giải phóng đến nay chưa phát triển được một đảng viên nào là

người dân tộc thiểu số tại chỗ. Cán bộ đảng viên một số nơi còn chưa thể hiện

vai trò hạt nhân. Nhiều tổ, đội công tác hoạt động ở cơ sở kém hiệu quả; có

nơi tổ, đội công tác chỉ trên danh nghĩa, chủ yếu nằm ở xã; hệ thống chính trị

cơ sở quá yếu, không sát dân, nên không nắm được tình hình.

Công tác tôn giáo từng lúc, từng nơi còn bộc lộ những yếu kém, bất cập,

đáng chú ý là: công tác đấu tranh xoá bỏ “Tin lành Đêga” đạt được kết quả

quan trọng nhưng chưa triệt để. Vẫn còn một bộ phận đồng bào ngộ nhận, mơ

hồ chưa hiểu rõ bản chất phản động và âm mưu của địch, vẫn còn nghe và

theo chúng. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho quần

chúng chưa sâu, chưa tập trung vào từng loại đối tượng để có nội dung phù

hợp với tâm lý, đặc điểm, tình cảm của các tầng lớp nhân dân.

Công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo nói chung,

Tin lành nói riêng còn nhiều bất cập, lúng túng nhất là ở cơ sở. Các hoạt động

tôn giáo vi phạm pháp luật của một số đối tượng, cầm đầu tổ chức tôn giáo

như tự thành lập các tổ chức cơ sở tôn giáo, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép,

trả lời các tổ chức nước ngoài, viết bài, đưa tin lên mạng Internet xuyên tạc

tình hình tôn giáo, vu cáo Nhà nước ta đàn áp tôn giáo, thậm chí có đối tượng

còn hoạt động liên quan đến tổ chức chính trị phản động chống phá Nhà nước.

Việc đấu tranh xử lý các vi phạm còn lúng túng, kể cả sự chỉ đạo của cấp trên

cơ sở không rõ ràng, dứt khoát, kịp thời. Việc chỉ đạo xử lý các hoạt động tà

đạo thiếu chủ trương, biện pháp cụ thể, chưa coi trọng đúng mức công tác

tuyên truyền, giải thích, vận động quần chúng đấu tranh, chưa xử lý đúng mức

các hoạt động vi phạm pháp luật của đối tượng cầm đầu.

Trong việc thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số

công tác đối với đạo Tin lành” vẫn còn một số vướng mắc, nhất là về đất đai,

xem xét cho việc xây dựng cơ sở thờ tự đối với các chi hội đã công nhận và

Page 114: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

110 nơi nhóm họp của các điểm nhóm đã cho phép sinh hoạt tôn giáo. Việc công

nhận các chi hội đủ điều kiện chậm lại, trong khi việc xem xét cho đăng ký

điểm, nhóm nhiều nơi chưa thống nhất, có nơi yêu cầu phải đủ điều kiện mới

cho đăng ký, trong khi yêu cầu của ta là cho đăng ký để quản lý các hoạt động

tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở cốt cán, củng cố thực lực

chính trị trong vùng giáo có tiến bộ so với trước nhưng còn nhiều hạn chế,

chưa phát huy hết vai trò của đảng viên có đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ

ở địa bàn vùng giáo. Trong nhận thức tư tưởng nội bộ ta có lúc, có nơi chưa

quán triệt sâu sắc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, công tác tôn

giáo chưa được quan tâm đầu tư, chỉ đạo đúng mức; đội ngũ cán bộ làm công

tác tôn giáo, nhất là cấp huyện và cơ sở chưa được đào tạo, bồi dưỡng về

chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm, ít nghiên cứu có chiều sâu. Sự

tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo công tác tôn

giáo còn nhiều hạn chế; nhiều xã, phường, thị trấn còn chưa có cán bộ chuyên

trách công tác dân tộc, tôn giáo mà chủ yếu là kiêm nhiệm; việc theo dõi, nắm

tình hình, chủ động phát hiện và xử lý còn bị động, thiếu sâu sát. Nhiều cán

bộ của chúng ta không nói được tiếng dân tộc, ít hiểu về văn hóa truyền thống

của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, các mục sư, ban chấp sự của đạo

Tin lành thường là tầng lớp “trí thức” của các dân tộc. Họ hiểu biết, biết sử

dụng tốt tiếng dân tộc, tiếng phổ thông và cả tiếng Anh. Có người được đào

tạo ở nước ngoài về, họ rất thông hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước ta, họ giỏi làm kinh tế, hầu hết gia đình họ đều khá giả. Họ

hướng dẫn cho đồng bào cách thức sản xuất, chăn nuôi… chính các yếu tố

này làm cho uy tín của họ với người dân rất cao. Đồng bào có thể không nghe

cán bộ xã, thôn, nhưng nghe mục sư, ban chấp sự một cách tuyệt đối.

Hệ thống chính trị ở cơ sở nhiều nơi còn yếu kém, chất lượng hoạt động

chưa cao; tình trạng quan liêu, xa rời quần chúng của một số cán bộ, đảng

viên vẫn còn xảy ra; bên cạnh đó, công tác vận động quần chúng và thực hiện

Page 115: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

111 chính sách dân tộc, chính sách cán bộ của Đảng chưa tốt, chưa đầy đủ, làm

cho mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, với đồng

bào dân tộc ngày càng suy giảm, phai nhạt, nhất là ở vùng dân tộc ít người,

vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho đạo Tin lành xâm nhập lôi kéo quần

chúng theo đạo một cách ồ ạt, quyết liệt. Đặc biệt hiện nay, đạo Tin lành đang

phát triển mạnh trong lực lượng học sinh. Tại các xã ở Tây Nguyên hiện nay,

tỷ lệ học sinh trung học cơ sở, phổ thông trung học và thanh niên theo đạo Tin

lành rất lớn. Nhiều gia đình, bố mẹ không theo đạo, nhưng các con lại theo.

Kết quả điều tra cho thấy có các nguyên nhân sau: Tổ chức đoàn thanh

niên ở xã và nhà trường hoạt động rất yếu, hình thức sinh hoạt đơn điệu, chưa

thu hút thanh niên tham gia. Một vài xã có tổ chức được phong trào thi đấu

thể thao, song phong trào này mang tính thời vụ, không thường xuyên. Các

cán bộ xã rất ý thức được điều này, và họ giải thích là kinh phí đầu tư cho

hoạt động của đoàn thanh niên rất ít ỏi. Theo quy định, kinh phí dành cho hoạt

động đoàn của xã trong một năm là 1,5 triệu đồng và nay tăng lên 3 triệu

đồng. Số tiền này quá ít để tổ chức các hoạt động cho thanh niên trong hơn 10

thôn, buôn của một xã có địa bàn rộng lớn như ở Tây Nguyên. Phụ cấp cho

cán bộ đoàn ở các thôn buôn là rất ít ỏi. Trong khi chúng ta còn ít tổ chức các

hình thức sinh hoạt cho thanh niên, thì đạo Tin lành lại thường xuyên tổ chức

các hình thức sinh hoạt nhóm (nhóm các tín đồ của một số gia đình). Mỗi

thôn có vài nhóm như vậy. Họ tụ tập để cầu nguyện, học các giáo lý của đạo.

Mỗi tuần, người lớn họp nhóm 3 lần, còn thanh niên 2 lần vào cuối tuần. Địa

điểm sinh hoạt rất linh hoạt, đơn giản. Qua khảo sát được biết các thanh thiếu

niên rất vui khi được tham gia các hình thức sinh hoạt tôn giáo, vì các em

không có hình thức sinh hoạt nào khác.

Như vậy, đạo Tin lành đang hướng vào những chủ nhân tương lai của

các gia đình dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Đây là vấn đề đáng quan tâm, nhất

là khi các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để chống đối lại chúng ta. Đây

Page 116: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

112 cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho tình hình Tin lành ngày càng

diễn biến phức tạp như hiện nay.

3.2.2. Xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh

thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian tới.

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, xuất hiện cùng với sự hình thành và

phát triển của ý thức, tinh thần và sẽ còn tồn tại lâu dài với con người khi con

người còn có nhu cầu tâm lý được an ủi trong hư ảo, còn có những ảo tưởng,

ước mơ về một cuộc sống thần tiên ở thế giới bên kia. Trong xu thế chung của

tình hình tôn giáo hiện nay, với tác động của nhiều yếu tố, vấn đề tín ngưỡng

tôn giáo ở nước ta còn tồn tại lâu dài và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong

đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng. Đạo Tin lành cũng không

nằm ngoài sự vận động ấy. Do vậy, việc tìm hiểu xu hướng ảnh hưởng của

đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên trong thời gian tới ở Tây Nguyên để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm

phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của đạo

Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên, cũng như vận dụng những mặt hợp lý của nó trong đời sống xã hội,

góp phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối

với tôn giáo nói chung và Tin lành nói riêng là rất cần thiết.

Từ thực trạng và diễn biến của đạo Tin lành trong cả nước nói chung, ở

Tây Nguyên nói riêng trong những năm gần đây, có thể rút ra một số dự báo

về xu hướng ảnh hưởng của tôn giáo này trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, hiện nay cũng như trong thời gian tới, các thế lực thù địch

tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng

nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Do vậy, đạo Tin lành tiếp tục có

những ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Với ưu thế là một tôn giáo thế tục, đạo Tin lành có sức thu hút đối với

đồng bào dân tộc thiểu số, rất dễ tạo nên một “phong trào nhân dân” và trở

Page 117: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

113 thành vấn đề quần chúng phức tạp với sự chi phối của tôn giáo và các thế lực

thù địch. Do đó, vấn đề đạo Tin lành tiếp tục là một trong những vấn đề có tác

động và ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên.

Vấn đề tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng luôn được các thế lực

thù địch, mà đứng đầu là Mỹ triệt để khai thác, lợi dụng, phục vụ cho chiến

lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm chống phá cách mạng Việt

Nam. Chủ nghĩa Mác- Lênin đã từng chỉ ra tính sóng đôi giữa tôn giáo và

chính trị và vai trò của nó trong đời sống chính trị- xã hội của các xã hội có

giai cấp đối kháng. Thực tế lịch sử cho thấy: chủ nghĩa đế quốc, các thế lực

chính trị phản động không chỉ coi tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng

là công cụ cho các cuộc viễn chinh xâm lược, mà còn là công cụ để khuấy đảo

chống phá từ bên trong. Cùng với nhu cầu về tinh thần của một bộ phận đồng

bào dân tộc thiểu số thì CMA luôn coi Tây Nguyên là mảnh đất màu mỡ để

đạo Tin lành phát triển. Với ý đồ sử dụng tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói

riêng như những lực lượng chính trị gây mất ổn định tại nước ta, Mỹ đã có

những chính sách và hoạt động cụ thể gây sức ép cả trong lẫn ngoài về vấn đề

tôn giáo.

Đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay đang có sự liên hệ chặt chẽ với các

tổ chức Tin lành quốc tế, đặc biệt là Tin lành Mỹ, thậm chí cả những lực

lượng thù địch với chủ nghĩa xã hội, số phản động trong và ngoài nước (Fulro

trước đây và Nhà nước Đêga hiện nay), để nhận được sự hỗ trợ về nhân lực,

vật lực trong quá trình phát triển đạo. Do vậy, Tin lành ở Tây Nguyên trước

đây cũng như hiện nay luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống phá

sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Thực tế sự phát triển của đạo Tin lành

ở Tây Nguyên vừa qua được các đài truyền giáo đặt trong và ngoài lãnh thổ

nước Mỹ tham gia tuyên truyền và có sự hậu thuẫn trực tiếp về chính trị và tài

chính của các giáo phái gốc ở Mỹ, sự liên thông với Tin lành quốc tế, các tổ

chức từ thiện nhân đạo.

Page 118: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

114

Đối với nước ta, mục tiêu của chiến lược “diễn biến hoà bình” được Mỹ

và các thế lực thù địch xác nhận là thúc đẩy tự do kinh tế, tự do chính trị, tự

do tôn giáo; gây mất niềm tin trong nhân dân; tạo áp lực về kinh tế, chính trị

và ngoại giao nhằm đẩy Việt Nam vào thế bị cô lập, đa nguyên chính trị, đa

đảng đối lập, tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Một trong những

con bài được sử dụng là việc lợi dụng triệt để vấn đề dân tộc, gắn vấn đề dân

tộc với vấn đề tôn giáo, kích động tư tưởng li khai dân tộc trong vùng dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên. Hơn nữa, vấn đề dân tộc và tôn giáo trong đó có vấn

đề đạo Tin lành đang được lồng gép với vấn đề dân chủ, nhân quyền mà trước

tiên là quyền tự do tôn giáo. Các thế lực thù địch đã đưa ra các loại kiến nghị,

báo cáo và nghị quyết nhân danh cái gọi là vì “tự do tôn giáo”, “dân chủ” và

“nhân quyền” để vu cáo chống Việt Nam. Trong “Báo cáo về tự do tôn giáo ở

Việt Nam” ngày 30 tháng 4 năm 2001, ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ

đã kiến nghị với Chính phủ Mỹ là “Mỹ phải coi việc bảo vệ tự do tôn giáo là

một vấn đề ưu tiên cao nhất trong quan hệ song phương với Việt Nam … từ

chối các khoản cho vay của IMF và WB…, tiếp tục ủng hộ các nhóm nhân

quyền…, ủng hộ đài châu Á tự do (RFA) phủ sóng vào Việt Nam như một

phương tiện để thúc đẩy tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam”[67, tr.9].

Tháng 10 năm 1998 Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật HR 2431 về tự do tín

ngưỡng quốc tế; với nội dung là đưa vấn đề chống đàn áp tôn giáo thành một

mục tiêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ, và tháng 7 năm

2001, Hạ viện Mỹ đã thông qua cái gọi là “Đạo luật nhân quyền cho Việt

Nam” là minh chứng xác thực cho sự song hành giữa tôn giáo và chính trị

đang là một yếu tố nổi bật trong âm mưu diễn biến hoà bình của Mỹ.

Từ tình hình trên, có thể thấy rằng trong những năm tới, các thế lực thù

địch tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nói chung cũng như Tin lành ở

Tây Nguyên nói riêng để chống phá Việt Nam. Đây là vấn đề trực tiếp trước

mắt cũng như lâu dài. Trong khi tiếp tục khẳng định “diễn biến hoà bình” là

trọng tâm, các thế lực thù địch ngày càng chú ý hơn về bạo loạn lật đổ, thực

Page 119: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

115 hiện những biện pháp cứng rắn, dùng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân

quyền để tạo cớ can thiệp chống Việt Nam. Sắp tới, ngoài việc tiếp tục thực

hiện các âm mưu, thủ đoạn trước đây như, xảy ra các điểm nóng về tôn giáo,

các vụ khiếu kiện tôn giáo, bạo loạn chính trị… bọn phản động và các thế lực

thù địch có thể gây ra các vụ khủng bố, đồng thời mượn tay “chống khủng

bố” để can thiệp sâu vào nội bộ nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Nhiều

tên Fulro, Nguỵ quân, Nguỵ quyền cũ chạy ra nước ngoài đội lốt truyền đạo

Tin lành trở về Tây Nguyên móc nối, cài cắm lực lượng chờ thời cơ nổi dậy

chống chính quyền.

Hiện nay và những năm tiếp theo, trên địa bàn Tây Nguyên, Mỹ và các

thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền để chỉ đạo

bọn phản động Fulro hoạt động phá hoại, kích động li khai, đòi tự do tín

ngưỡng, lôi kéo, lừa mị quần chúng để phát triển đạo Tin lành Đêga. Chúng

tích cực đào tạo, lôi kéo, xây dựng và củng cố ban chấp sự ở từng thôn, buôn.

Những nơi chưa được phép hoạt động thì tổ chức hoạt động bí mật nhưng với

xu hướng chuyển sang hoạt động công khai, đòi hợp pháp hoá, tiến tới xin

xây dựng nơi thờ tự. Lợi dụng quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và

Nhà nước đối với đạo Tin lành trong tình hình mới, các đối tượng cầm đầu,

các hội thánh sẽ tập trung khuyếch trương thanh thế, kết hợp hoạt động tôn

giáo với hoạt động từ thiện, mở rộng móc nối với các tổ chức bên ngoài tìm

sự hỗ trợ về tài chính và hậu thuẫn về chính trị. Khi có sự giúp đỡ của giáo

hội trong và ngoài nước, các đối tượng này sẽ đẩy mạnh hoạt động lấn sang

các lĩnh vực thuộc đoàn thể, chính quyền. Ngoài ra, các thế lực thù địch trong

và ngoài nước sẽ tiếp tục tăng cường tác động từ xa thông qua các trung tâm

phát thanh, in ấn kinh sách, tác động vào trong nước về tâm lý, tư tưởng;

khoét sâu mâu thuẫn giữa quần chúng tín đồ với Đảng, với chính quyền; hỗ

trợ và chỉ đạo số cốt cán cầm đầu hoạt động theo đúng giáo luật để phát triển

tín đồ, xây dựng tổ chức.

Page 120: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

116

Lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức hoạt động nhân đạo,

hợp tác đầu tư, thăm thân nhân, du lịch… bọn phản động cực đoan núp dưới

danh nghĩa những nhà truyền đạo, như “mục sư”, “tình nguyện viên”… để

tiếp tục đi sâu vào các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền, rao

giảng đạo, đẩy mạnh các hoạt động ly khai với hội thánh Tin lành, lôi kéo

quần chúng tín đồ, tập hợp lực lượng để hình thành “Tin lành Đêga”, gây

dựng cho được một hội thánh Tin lành mang màu sắc dân tộc; tách người theo

đạo Tin lành là người dân tộc thiểu số ra khỏi cộng đồng Tin lành nói chung,

mà thực chất là phục hồi tổ chức phản động Fulro và xây dựng cái gọi là “Nhà

nước Đêga tự trị”.

Thứ hai, trong thời gian tới, sự phát triển của nền kinh tế thị trường

cùng với những mặt trái của nó, đạo Tin lành sẽ còn phát triển và tiếp tục ảnh

hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Sự khó khăn, thấp kém của đời sống kinh tế - xã hội với sự phát triển của

đạo Tin lành ở Tây Nguyên thời gian vừa qua có mối liên hệ mật thiết với

nhau. Những nơi kinh tế - xã hội khó khăn và thấp kém nhất thường là những

nơi mà đạo Tin lành phát triển nhất. Thực tế đã chứng minh, hiện nay người

dân theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên phần lớn cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là

nơi đồng bào dân tộc thiểu số hiện gặp nhiều khó khăn về đời sống kinh tế và

chưa được đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần. Do trình độ dân trí

thấp, đời sống vật chất khó khăn nên đã bị các tổ chức tôn giáo và những thế

lực thù địch ở trong và ngoài nước lợi dụng lôi kéo. Vì vậy, trong những năm

tới sự biến động của đạo Tin lành sẽ tuỳ thuộc rất lớn vào quá trình đổi mới,

vào hiệu quả của quá trình xóa đói, giảm nghèo của chương trình phát triển

kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện phát triển

nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả các chương trình

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên. Theo đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc

Page 121: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

117 thiểu số đã dần dần được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, việc thực hiện các

chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ở Tây Nguyên cũng còn nhiều

hạn chế, chưa giải quyết được những nhu cầu bức thiết cuộc sống của đồng

bào. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với những mặt

trái của nó đã dẫn đến không ít những tiêu cực như: phân hóa giàu nghèo; tình

trạng phá rừng làm rẫy; trang chấp đất đai; tình trạng đói nghèo vẫn còn diễn

ra, nhất là ở vùng sâu, vùng xa... chính điều này là điều kiện để cho đạo Tin

lành phát triển và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên.

Cùng với sự khó khăn về đời sống kinh tế, sự khủng hoảng, suy thoái

của văn hóa truyền thống, hệ thống tín ngưỡng tôn giáo cổ truyền và sự hạn

chế, yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở là những tác nhân không nhỏ giúp

Tin lành phát triển. Các hủ tục lạc hậu gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo như

ma chay, cúng lễ, mê tín, dị đoan gây tốn kém về kinh tế cho đồng bào nhiều

năm qua. Hơn nữa, các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống bị mai một dần,

lớp già làng trưởng bản không còn giữ được vị thế của tầng lớp trên có thể

bảo ban, dẫn dắt lớp trẻ, các lễ hội truyền thống không đủ sức hấp dẫn, lôi

cuốn lớp trẻ… Chính sự suy yếu của các thiết chế văn hóa – xã hội nói trên

đã làm cho khoảng trống về tâm linh xuất hiện, làm giảm sức đề kháng trước

Tin lành, tạo nên mảnh đất tốt cho Tin lành phát triển.

Thứ ba, với sự thay đổi linh hoạt phương thức truyền giáo, đạo Tin lành

sẽ tiếp tục còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên.

Đạo Tin lành được cải cách từ Thiên chúa giáo trong điều kiện lịch sử đã

thay đổi, do vậy, Tin lành luôn thích nghi với điều kiện hoàn cảnh để tồn tại và

phát triển. Ngoài ra, việc củng cố, phát triển đạo Tin lành vào đồng bào dân tộc

là ý đồ lâu dài, được giáo hội Tin lành chủ động tính toán, chuẩn bị từ trước với

sự đầu tư lớn trên nhiều mặt, như: tổ chức nghiên cứu phong tục tập quán; xây

dựng chữ viết, dịch và phổ biến kinh thánh bằng tiếng dân tộc, tổ chức truyền

Page 122: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

118 đạo qua đài phát thanh… xây dựng hội thánh Tin lành mang màu sắc dân tộc,

trước mắt là xây dựng đời sống tâm linh uyển chuyển làm cơ sở để thu hút các

đối tượng quần chúng khác nhau, tạo cảm giác Tin lành là tôn giáo gắn bó thiết

thực với đời sống của đồng bào, hô hào đả phá các tệ nạn xã hội, tập tục lạc

hậu… nhằm xây dựng đời sống mới theo Tin lành văn minh, lành mạnh, không

có trộm cắp, cờ bạc, uống rượu, gia đình hoà thuận… với tính thực dụng của

nó, trong thời gian tới Tin lành xâm nhập ngày càng sâu vào mọi mặt của đời

sống kinh tế-xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Nhìn chung trong thời gian tới, đạo Tin lành sẽ dần dần đi vào ổn định.

Các tổ chức Tin lành được công nhận về tổ chức từ trước, tiếp tục duy trì nề

nếp sinh hoạt tôn giáo bình thường đã được xác lập; các tổ chức Tin lành mới

được đăng ký và công nhận về tổ chức và sẽ tiếp tục củng cố tổ chức và triển

khai các hoạt động tôn giáo sau nhiều năm gián đoạn; các tổ chức chưa được

đăng ký, đẩy mạnh các hoạt động mở rộng lực lượng, chuẩn bị các điều kiện

cho việc đăng ký, thậm chí có những liên kết của một số nhóm Tin lành.

Bên cạnh đó, đạo Tin lành rất linh hoạt trong việc thay đổi hình thức và

phương pháp truyền giáo. Không chỉ truyền giáo công khai trong nhà thờ, tại

các chi hội cơ sở mà còn kết hợp giữa công khai với bí mật tại tư gia và mở

rộng ra ngoài xã hội; không chỉ trực tiếp thông qua mục sư, truyền đạo mà

còn qua các tín đồ; không chỉ trực tiếp theo con đường công khai hợp pháp

mà còn qua con đường gián tiếp như y tế, giáo dục, từ thiện và truyền đạo trái

phép… Địa bàn và đối tượng truyền giáo của đạo Tin lành ở nước ta nói

chung, Tây Nguyên nói riêng trong những năm tới, ngoài vùng đô thị (thanh

niên, sinh viên, công nhân) và vùng miền núi (dân tộc thiểu số), sẽ xuất hiện

nhiều hơn các hoạt động truyền giáo đến vùng nông thôn trong đối tượng là

nông dân. Do vậy, phạm vi hoạt động của đạo Tin lành rộng thêm và số lượng

người theo đạo vẫn tăng nhanh so với các tôn giáo khác. Ngoài việc đào tạo

chức sắc theo phương thức chính quy, Tin lành còn tập trung lôi kéo già làng,

trưởng bản, trưởng dòng họ, chú ý đến người dân tộc thiểu số lưu vong hoặc

Page 123: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

119 đang sống ở nước ngoài, số cán bộ bất mãn, ý thức và hiểu biết chính trị non

kém, số cán bộ đảng viên có đời sống kinh tế khó khăn và một bộ phận cán bộ

Nhà nước đã nghỉ hưu. Theo sự chỉ đạo của Tin lành Mỹ, chủ trương của Hội

thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) trong thời gian tới sẽ xây dựng và phát

triển Tây Nguyên trở thành một trung tâm truyền giảng đạo Tin lành trong

khu vực. Hiện nay các mục sư đang tích cực mở lớp thần học cho các truyền

đạo tình nguyện tại Kon Tum với “chức vụ truyền giảng đạo tại vùng cao” tái

lập các chi hội thánh tại Gia Lai. Một số tổ chức Tin lành Mỹ chủ trương lợi

dụng danh nghĩa Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) làm vỏ bọc

để hỗ trợ tài chính và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức, cá nhân thuộc hệ

phái Tin lành tư gia trên địa bàn Tây Nguyên, tập trung đầu tư cho các hoạt

động phát triển đạo, ưu tiên dọc hành lang đường Hồ Chí Minh, nhằm thu hút

tín đồ vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Hội thánh Tin lành các địa phương

cũng đang tích cực khôi phục lại hộ đạo, nhà thờ và tiến hành đại hội ở những

nơi đã từng có, các hệ phái tiếp tục làm thủ tục để xin công nhận tư cách pháp

nhân. Việc các hệ phái Tin lành đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo dẫn tới

việc tranh chấp tín đồ giữa các hệ phái Tin lành, ở một số nơi sẽ gây ra xung

đột về văn hóa giữa lối sống Tin lành và văn hóa truyền thống.

Page 124: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

120

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Cũng giống như các tôn giáo khác, bên cạnh mặt tiêu cực, đạo Tin

lành còn có những mặt tích cực. Do vậy, khi ảnh hưởng đối với đời sống tinh

thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đạo Tin lành cũng ảnh

hưởng trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nguyên nhân dẫn đến sự ảnh

hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên là do: sự khó khăn về đời sống vật chất, thiếu thốn về đời

sống tinh thần; sự suy yếu của các thiết chế xã hội truyền thống, thiếu hụt

những sinh hoạt văn hóa tinh thần truyền thống, nhất là trong tôn giáo, tín

ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; việc thực hiện âm

mưu của các thế lực thù địch; sự yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở vùng

dân tộc thiểu số Tây Nguyên và nguyên nhân ở chính bản thân đạo Tin lành

và sự tích cực truyền giáo của các giáo sĩ Tin lành cùng những cách thức phù

hợp với đặc điểm của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Trong xu thế chung của tình hình tôn giáo hiện nay, với tác động của

nhiều yếu tố, trong thời gian tới đạo Tin lành vẫn còn tồn tại lâu dài và tiếp

tục có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống tinh thần của đồng bào dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần

của một bộ phận quần chúng. Do vậy, để phát huy những ảnh hưởng tích cực,

hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, luận án đã tìm hiểu xu hướng ảnh

hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy những ảnh

hưởng tích cực, hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực, cũng như vận dụng những

mặt hợp lý của nó trong đời sống xã hội, góp phần vào việc thực hiện đường

lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo nói chung, đạo Tin

lành nói riêng.

Page 125: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

121

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN

CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

4.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH HƯỞNG

TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN

LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

Sự ảnh hưởng của Tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng đối với đời

sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ trước đây cũng

như hiện nay đều đan xen giữa những mặt tích cực và tiêu cực. Đó chính là

nguyên nhân dẫn đến việc “ứng xử” đối với vấn đề này trong thực tiễn gặp

không ít khó khăn. Chủ trương, chính sách và việc thực hiện đúng hay sai

không chỉ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quần chúng có đạo mà còn

ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đến quan

hệ đối ngoại.

Để có những giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế

những mặt tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, phải được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo; quán triệt

những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

nước đối với tôn giáo nói chung, đối với đạo Tin lành nói riêng và từ tình

hình thực tiễn đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay. Trên thực tế, Đảng và

Nhà nước ta đã có nhiều quan điểm chỉ đạo về chủ trương đối với tôn giáo nói

chung, đối với đạo Tin lành nói riêng. Các quan điểm, chủ trương, chính sách

được thể hiện trong Nghị quyết của Bộ Chính trị số 24/NQ/TW ngày 16 tháng

Page 126: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

122 10 năm 1990 “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”; Thông

báo số 184/TB-TW ngày 30/11/1998 của Thường vụ Bộ Chính trị và Thông

báo số 255/TB-TW ngày 07/10/1999 của Bộ Chính trị “Về chủ trương công

tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới”; Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày

12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX “Về Công tác tôn

giáo”; Pháp lệnh Tín ngưỡng – Tôn giáo ngày 18/6/2004; Thông báo 148/TB-

TW ngày 06/7/2004 của Bộ Chính trị “về tình hình, nhiệm vụ, giải pháp để

tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện và bền vững”; Thông báo số

160/TB-TW ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư “Về một số công tác đối với

đạo Tin lành”, Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng

Chính phủ “Về một số công tác đối với đạo Tin lành”… đã thể hiện rõ quan

điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về giải quyết vấn đề đạo Tin lành

trong cả nước nói chung, ở Tây Nguyên nói riêng. Trên cơ sở đó, để phát huy

những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo Tin lành đối với

đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay,

trước hết cần quán quán triệt các quan điểm sau:

Một là, thừa nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ

phận nhân dân; thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự

do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo, quyền sinh hoạt tôn giáo bình

thường theo đúng pháp luật; công dân bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi

trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo cũng như

giữa các tôn giáo. Quan điểm này đã được Đảng ta khẳng định trong Cương

lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,

phát triển năm 2011). “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng,

tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích Tổ quốc và

nhân dân” [40, tr.81].

Page 127: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

123

Thực hiện nhất quán quan điểm này nhằm tạo sự thống nhất về nhận

thức chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện công

tác đối với đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Mặt khác, tôn trọng và đảm bảo nhu

cầu tôn giáo hợp pháp và chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên, phát huy được những giá trị tích cực của đạo Tin lành trong đời sống

xã hội nói chung, đời sống tinh thần nói riêng. Đạo Tin lành cũng như các tôn

giáo khác (Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, Baha’i và Giáo hội Phật

đường Nam Tông Minh sư đạo) có trên địa bàn Tây Nguyên đều bình đẳng về

quyền lợi và nghĩa vụ, không bị phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng. Tuy

nhiên, Nhà nước chỉ chấp nhận những hoạt động tôn giáo bình thường trong

khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân mà

không chấp nhận những hoạt động đi ngược lại pháp luật hiện hành. Đảng và

Nhà nước ta tiếp tục khẳng định “bình thường hóa” và đưa vào quản lý bằng

pháp luật hầu hết các sinh hoạt tôn giáo của đạo Tin lành là chủ trương nhất

quán. Qua đó ta nắm được quần chúng, củng cố lòng tin. Tranh thủ được sự

đồng tình, ủng hộ của đông đảo tín đồ, chức sắc; quản lý được hoạt động của

đạo Tin lành; làm thất bại âm mưu lôi kéo, lợi dụng đạo Tin lành của các thế

lực thù địch và bọn phản động Fulro, góp phần xây dựng và phát huy khối đại

đoàn kết dân tộc, các tôn giáo trong công cuộc đối mới, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc ở Tây Nguyên.

Hai là, Công tác đối với đạo Tin lành không chỉ là nhiệm vụ trước mắt

mà là công tác lâu dài có ý nghĩa chính trị quan trọng, vừa phải quan tâm giải

quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa phải đấu tranh chống

âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin lành chống phá cách mạng.

Tôn giáo ra đời và tồn tại và phát triển dựa trên ba nguồn gốc chủ yếu đó

là: kinh tế- xã hội, nhận thức và tâm lý tình cảm của con người. Do đó, sự tồn

tại của tôn giáo trong một thời kỳ dài của lịch sử nhân loại là tất yếu khách

quan. Từ quan điểm đó của Đảng ta đã làm thay đổi nhận thức của đội ngũ

Page 128: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

124 cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trên cơ sở đó khắc phục tư tưởng chủ quan,

nóng vội trong công tác tôn giáo; xua tan những mặc cảm, ngộ nhận do lịch

sử để lại và sự tuyên truyền của các thế lực thù địch. Đến nay, chúng ta công

nhận đạo Tin lành là một tôn giáo và đã được nhìn nhận là một “thực tại xã

hội” và là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại

cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy phải bảo đảm

cho tín đồ sinh hoạt theo đúng pháp luật, đồng thời cũng chống âm mưu chia

rẽ của kẻ thù lợi dụng đạo Tin lành phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân

tộc. Đây cũng chính là một vấn đề thường gây nên ngộ nhận trong quần

chúng. Chúng ta cần quán triệt quan điểm trước sau như một là Đảng và Nhà

nước ta chống lại các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, lợi dụng đạo Tin lành

chứ không chống đạo Tin lành, hay nói cách khác chúng ta chỉ chống lại các

thế lực “đội lốt Tin lành”, lợi dụng đạo Tin lành để chống lại lợi ích của dân

tộc Việt Nam. Theo đó, đối với đạo Tin lành ở Tây Nguyên cần chủ động đảm

bảo quyền tự do theo và không theo đạo Tin lành của đồng bào dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên theo đúng pháp luật của Nhà nước ta. Mặt khác, kiên quyết

chống lại các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng đạo Tin lành để

hoạt động chính trị phản động trên địa bàn Tây Nguyên; tăng cường tuyên

truyền, giáo dục tín đồ người dân tộc thiểu số chấp hành chính sách, pháp luật

của Nhà nước, không tin, không nghe theo sự xuyên tạc, lừa mị của bọn phản

động Fulro, của cái gọi là “Nhà nước Đêga”, “Tin lành Đêga”. Số tín đồ bị

lừa mị, lôi kéo vào “Tin lành Đêga” nếu nhận thấy được sai phạm và có nhu

cầu tín ngưỡng thuần túy chính đáng, sẽ được giúp đỡ để trở lại với hội thánh

hợp pháp.

Ba là, Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo;

hướng đồng bào theo đạo và chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách

nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời đẹp đạo”. Ngay trong Nghị

quyết 24NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 1990, Đảng ta đã chỉ rõ: “Đạo đức

Page 129: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

125 tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”; “Phát

huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ

chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích

cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[40, tr.245]. Trước đây, tôn

giáo thường bị đồng nhất với chính trị phản động, với mê tín dị đoan nên giải

quyết vấn đề tôn giáo thường thiên về đấu tranh chống tiêu cực của tôn giáo

mà ít chú ý tới phương diện khai thác những giá trị tích cực của nó. Cũng cần

thấy rằng, ở thời kỳ lịch sử nào tôn giáo cũng luôn tồn tại hai mặt: tích cực và

tiêu cực. Mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo nó phản ánh ở trên nhiều

phương diện, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong mặt tích cực của tôn

giáo có giá trị văn hóa và đạo đức. Và trên cơ sở nền tảng văn hóa, đạo đức

của dân tộc việc tiếp thu và cải biến những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp

của tôn giáo đã góp phần làm sâu sắc, phong phú thêm những giá trị đạo đức

của dân tộc. Do vậy, việc thực hiện công tác đối với đạo Tin lành ở Tây

Nguyên hiện nay cũng cần tiếp thu những mặt tích cực, những giá trị văn hóa,

đạo đức tốt đẹp của đạo Tin lành hay nói cách khác, cần nhận thức được vai

trò của đạo Tin lành trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên để làm cơ sở cho việc nhận diện và phát huy những ảnh hưởng

tích cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên.

Tuy nhiên, vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những giá trị văn

hóa tốt đẹp, không thiếu những hiện tượng phản văn hóa, phi nhân tính. Do

đó, việc khai thác và phát huy những ảnh hưởng tích cực của đạo Tin lành đối

với đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

phải gằn liền với việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Mặt khác,

muốn hướng đồng bào theo đạo và chức sắc đạo Tin lành có nghĩa vụ làm

tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời đẹp đạo” cần phải

giác ngộ cách mạng của tín đồ và chức sắc tôn giáo; thu hút họ tham gia vào

Page 130: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

126 các tổ chức chính trị - xã hội và phát huy nội lực của họ trong việc xây dựng

đời sống mới ở khu dân cư, làm tròn nghĩa vụ công dân.

Bốn là, giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên không chỉ là thực

hiện chính sách tôn giáo mà còn gắn với vấn đề thực hiện chính sách dân tộc;

gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên.

Vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm luôn

bị các thế lực thù địch lợi dụng vào mục đích chính trị của chúng. Hiện nay,

các thế lực thù địch, phản động xác định Tây Nguyên là một địa bàn trọng

điểm để thực thi mưu đồ chống phá cách mạng bằng chiến lược “diễn biến

hòa bình”. Để thực hiện âm mưu trên, chúng triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc,

tôn giáo để kích động tư tưởng ly khai, tự trị trong âm mưu thành lập “Nhà

nước Đêga” ở Tây Nguyên. Do đó việc giải quyết vấn đề Tin lành ở Tây

Nguyên phải gắn với vấn đề thực hiện chính sách dân tộc và công tác đấu

tranh giải quyết vấn đề Fulro, xóa bỏ “Tin lành Đêga”. Bên cạnh đó, phải phát

triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào có

đạo. Cũng chính thông qua phát triển kinh tế - xã hội sẽ dần khắc phục được

những mặt hạn chế của tôn giáo. Hơn nữa, khi đời sống vật chất và tinh thần

được nâng cao thì đồng bào có đạo sẽ ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo

của Đảng và tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,

chống lại sự lợi dụng của các thế lực thù địch.

Năm là, trong toàn bộ công tác đối với đạo Tin lành phải đặt lên hàng

đầu là vấn đề giữ dân, chăm lo công tác vận động quần chúng tín đồ, tranh thủ

chức sắc. Đảng ta khẳng định nội dung cốt lõi, cơ bản và có tầm quan trọng

đặc biệt của công tác tôn giáo chính là công tác vận động quần chúng. Qua

đó, để giải quyết vấn đề Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay cần thực hiện tốt

công tác vận động quần chúng. Động viên chức sắc, tín đồ tham gia sự nghiệp

xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tốt đời đẹp đạo. Muốn làm tốt công tác

vận động quần chúng, cần thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Đảng và

Page 131: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

127 Nhà nước về tôn giáo; cần xóa bỏ định kiến cho Tin lành là phản động để gần

gũi với các chức sắc và tín đồ. Tập trung nắm, xây dựng, bồi dưỡng số chức

sắc, chức việc có quan điểm, thái độ đúng đắn, tích cực tham gia công tác xã

hội, làm hạt nhân tổ chức, động viên quần chúng tham gia phong trào thi đua

yêu nước; chủ động phát hiện, ngăn ngừa, làm thất bại ý đồ lợi dụng tôn giáo

chống phá của các thế lực thù địch.

Sáu là, phải tạo ra sự thống nhất, phối hợp đồng bộ trong quản lý xã hội

đối với tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng. Tăng cường sự lãnh đạo,

chỉ đạo toàn diện, tập trung, thống nhất của các cấp ủy đảng, chính quyền

trong quá trình thực hiện chủ trương công tác đối với đạo Tin lành; có sự

phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên giữa các cơ quan chức năng ở

Trung ương và địa phương. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với đạo

Tin lành.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH

HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC

CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO

DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

Ở mọi thời đại, tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp, tế nhị và nhạy cảm, vì

thế mọi sự áp đặt một chiều đều khó đạt được kết quả theo mong muốn, đôi

khi lại có tác dụng ngược lại. Hơn nữa, ở Tây Nguyên vấn đề dân tộc và tôn

giáo có sự đan xen liên hệ lẫn nhau. Mối quan hệ ấy vừa có mặt tích cực,

vừa có mặt tiêu cực. Từ những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của

đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên, cũng như trên cơ sở quán triệt những quan điểm, chủ trương chính

sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nói chung, đối với đạo Tin lành nói

riêng, luận án đưa ra một số giải pháp cơ bản để vừa phát huy mặt tích cực,

vừa hạn chế mặt tiêu cực của nó. Với nhận thức trên, chúng tôi đề xuất các

giải pháp sau:

Page 132: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

128

4.2.1. Giải pháp về nhận thức

Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về tôn giáo nói chung, đạo

Tin lành nói riêng, đầu tiên phải thống nhất nhận thức về tình hình và phương

pháp giải quyết vấn đề đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong thực tế ở Tây Nguyên việc giải quyết vấn đề đạo Tin lành còn

nhiều bất cập, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân đầu tiên không kém

phần quan trọng là do chính chúng ta hiểu sai về tôn giáo và chưa có sự thống

nhất trong nhận thức, quan điểm giữa các ngành chức năng về vấn đề Tin

lành. Do vậy, hiệu quả công việc chưa cao, nhiều khi lại tạo sơ hở cho kẻ địch

lợi dụng làm phức tạp thêm tình hình. Do chưa đánh giá đầy đủ, đúng đắn về

đạo Tin lành dẫn đến tình trạng chưa có sự chỉ đạo thống nhất về chủ trương,

chính sách đối với đạo Tin lành. Không ít địa phương trong quá trình thực

hiện còn lúng túng trước những diễn biến mới của tình hình Tin lành, nhất là

trong bối cảnh các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn

biến hoà bình”, trong đó có việc lợi dụng tôn giáo và dân tộc; chưa thấy hết sự

đan xen giữa vấn đề tôn giáo, dân tộc và quốc tế rất phức tạp, tế nhị cần phải

được giải quyết khôn khéo. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở ở Tây

Nguyên cần nhận thức lại thế nào là tôn giáo, tôn giáo có vai trò gì đối với đời

sống xã hội, đồng thời, nắm vững, hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng,

Nhà nước đối với đạo Tin lành để chủ động khéo léo trong công việc.

Mặt khác, cần khắc phục tư tưởng định kiến cho Tin lành là địch, là

Fulro nhằm loại bỏ khỏi đời sống xã hội; hoặc nghĩ rằng làm công tác tôn

giáo đồng nghĩa với việc xoá bỏ, hạn chế tôn giáo phát triển. Thực tiễn thời

gian qua, nhiều sự việc chúng ta xử lý không theo luật pháp mà theo cảm tính

chủ quan nhiều hơn, gây tổn thương đến tình cảm tôn giáo của quần chúng,

đẩy họ về phía đối lập với chính quyền. Đành rằng quá khứ của tôn giáo này

có nhiều điều cần phải lên án, song đó không phải là bản chất của Tin lành.

Tuy có một bộ phận cầm đầu ở cơ sở chống đối, nhưng đa số là họ bất bình

trước cách làm của cán bộ ta rồi tự phát nổi dậy, hành động này không phải vì

Page 133: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

129 chủ đích chính trị hay bạo loạn mà muốn có sự tự do bình đẳng trong tín

ngưỡng tôn giáo[91, tr.93]. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo

Tin lành đã có niềm tin vào đạo, mặc dù ở một số địa phương đã tiến hành

nhiều biện pháp vận động nhưng tỷ lệ người bỏ đạo là rất ít, có nơi ta làm

căng họ ký kết bỏ đạo song thực tế cũng chỉ là vấn đề hình thức. Tâm tư

nguyện vọng của bộ phận quần chúng này mong muốn chính quyền tạo điều

kiện, cho phép họ được theo đạo Tin lành. Đây là vấn đề mà chúng ta cần

phải lưu ý và có hướng giải quyết trong thời gian tới.

Không thừa nhận mặt tôn giáo của đạo Tin lành hoặc vì cảnh giác phòng

ngừa với các đối tượng lợi dụng tôn giáo mà chủ trương ngăn cấm, hoặc bằng

những biện pháp trái với chính sách tôn giáo sẽ không phù hợp và không thể

đạt được. Trong nhận thức vấn đề Tin lành ở một số cấp, ngành, địa phương

chủ yếu thiên về yếu tố “địch - ta”, thường nhấn mạnh mặt chính trị phản

động, xem nhẹ hoặc không muốn nhìn nhận đạo Tin lành như là một tôn giáo.

Đây là vấn đề cần phải được giải quyết về mặt nhận thức để nhận rõ tôn giáo

còn tồn tại lâu dài do những điều kiện kinh tế – xã hội và từ đó làm cho quần

chúng nhân dân thấy được và hiểu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước ta về tôn giáo và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng

của nhân dân, tuyên truyền giáo dục cho quần chúng nhân dân nâng cao cảnh

giác cách mạng, đề phòng những phần tử xấu, địch lợi dụng đạo Tin lành để

chống phá cách mạng. Cần phải thật sự coi tôn giáo là nhu cầu của một bộ

phận nhân dân có đạo và phải từ quần chúng để giải quyết vấn đề đạo Tin

lành. Việc nhận thức không đầy đủ vai trò xã hội của tôn giáo và thiếu quan

tâm giải quyết vấn đề này dẫn đến một số sai lầm trong thời gian qua. Vì vậy,

nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng phải nhìn nhận một cách khách quan,

toàn diện, phải chú ý cả mặt tiêu cực, lẫn mặt tích cực để khai thác phát huy

mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, tránh tuyên truyền đối lập với mặt có lợi

và trái với quy luật làm mất lòng dân.

Page 134: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

130

Cần nhận thức rõ âm mưu của địch lợi dụng Tin lành nói riêng và tôn

giáo nói chung. Ý đồ và phương thức thủ đoạn của địch gắn liền tôn giáo với

dân tộc, thông qua tôn giáo để nắm dân tộc, biến mâu thuẫn từ vấn đề tôn giáo

thành vấn đề dân tộc. Thực tế sau bạo loạn chính trị ngày 10 tháng 4 năm

2004 vừa qua ở Tây Nguyên đã xuất hiện những cách nhìn mới về đạo Tin

lành. Một cách không chính thức, người ta chia đạo Tin lành thành: Đạo Tin

lành thuần tuý và đạo Tin lành Đêga. Những khái niệm này được cả người

dân theo đạo, mục sư và cả cán bộ địa phương sử dụng, thậm chí đã được đưa

vào các văn bản chính thức của một số xã. Đạo Tin lành thuần tuý được hiểu

là những người theo đạo với đúng nghĩa của nó, nhằm mục đích tốt đời đẹp

đạo, không chống đối lại Nhà nước. Các tín đồ thờ phụng chúa, chăm lo làm

ăn và tuân thủ luật pháp của Nhà nước. Những người không có tư tưởng

chống đối, kể cả những thủ lĩnh tôn giáo đều nhận mình là người của đạo Tin

lành thuần tuý. Còn đạo Tin lành Đêga theo cách hiểu của cán bộ xã và người

dân là những người đi theo bọn phản động, chống đối lại chính quyền, có tư

tưởng đòi ly khai, tự trị. Theo đánh giá của lãnh đạo các xã thì số này hiện

chiếm hơn 10% số tín đồ theo đạo Tin lành. Như vậy đạo Tin lành có liên

quan trực tiếp đến các cuộc gây rối ở Tây Nguyên vừa qua. Chính kẻ thù ở

trong và ngoài nước đã sử dụng Tin lành như một phương tiện để lôi kéo

đồng bào.

Do đó, trong công tác quản lý tôn giáo ở Tây Nguyên cần phân biệt rõ

những tín đồ tôn giáo đích thực và những tín đồ bị lợi dụng theo Tin lành

Đêga để có sự đối xử và giúp đỡ phù hợp. Đồng thời, trong công tác quản lý

tôn giáo cần biết tận dụng những mặt tích cực của đạo Tin lành như cấm uống

rượu, hút thuốc, đánh nhau, trộm cắp… để xây dựng cộng đồng buôn làng ổn

định. Đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, lại rất nhạy cảm

với vấn đề dân tộc, đa số theo đạo nhưng lại ít hiểu giáo lý nên chủ yếu đi

theo phong trào; để tránh bị cô lập, phần lớn họ muốn xoá bỏ hủ tục nặng nề

song họ lại dễ bị kích động, lợi dụng về mặt chính trị. Đòi hỏi chúng ta phải

Page 135: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

131 biết sử dụng đội ngũ các chức sắc tôn giáo trong việc tuyên truyền các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến những vùng có nhiều đồng bào

theo đạo, để tập hợp và lôi kéo đồng bào trong việc thực hiện các nhiệm vụ

chính trị địa phương.

Như vậy, cần phải có sự nhất quán về nhận thức cũng như cách thức

quản lý đạo Tin lành từ Trung ương đến các địa phương, cơ sở. Phải làm cho

mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được thực chất của vấn đề Tin lành

để thống nhất trong nhận thức và hành động theo đúng tinh thần chỉ đạo của

Trung ương, tránh để tình trạng thả nổi hoặc giải quyết theo quan điểm của

từng địa phương sẽ làm cho tình hình thêm xấu đi, thậm chí tiềm ẩn nhân tố

gây mất ổn định và để lại hậu quả lâu dài.

4.2.2. Giải pháp về kinh tế

Bằng các cứ liệu khoa học và từ hoạt động thực tiễn, các nhà sáng lập

chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định, tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc

biệt, được nảy sinh từ những điều kiện nhất định của xã hội hiện thực. Vì vậy,

việc phân tích bản chất của tôn giáo trước hết phải phân tích những điều kiện

của xã hội hiện thực – cơ sở chủ yếu làm phát sinh, duy trì sự tồn tại của niềm

tin tôn giáo. Suy cho cùng, nguồn gốc sâu xa nhất của các thành kiến tôn giáo

là sự cùng khổ và dốt nát của con người. Muốn khắc phục những ảo tưởng tôn

giáo, không có cách nào khác, phải xây dựng một “thiên đường” thật sự dưới

cõi trần.

Từ lập trường này, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin kiên quyết

phản đối việc tấn công tôn giáo bằng mệnh lệnh hành chính đơn thuần hoặc

chỉ tiến hành cuộc đấu tranh trừu tượng chống thế giới quan tôn giáo trên lĩnh

vực tư tưởng. Tức là muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi

bản thân tồn tại xã hội, muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con

người, phải xóa bỏ nguồn gốc gây ra ảo tưởng ấy. Đấu tranh chống những

biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới đang

Page 136: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

132 cần có ảo tưởng chứ không phải là trực tiếp đấu tranh vào thần thánh và

những biểu hiện tín ngưỡng khác. Ngay từ đầu đạo Tin lành đã lợi dụng hoàn

cảnh kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn để xâm nhập vào vùng đồng bào các

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Vì vậy, để khắc phục những ảnh hưởng tiêu

cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số

ở Tây Nguyên hiện nay, thiết nghĩ, vấn đề cần phải làm đầu tiên là phát triển

kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, vùng đồng bào có đạo, để họ có được

cuộc sống ấm no, hạnh phúc thực sự là ở trần thế, do con người tạo ra chứ

không phải ở lực lượng nào khác.

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của nước ta cả về kinh tế,

chính trị, an ninh, quốc phòng; là khu vực giàu tiềm năng kinh tế, có nhiều lợi

thế so sánh hết sức quan trọng. Vì vậy, trong những năm qua, Tây Nguyên

luôn được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta trên tất cả các mặt.

Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ và

phát triển đặc biệt như: Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18 thán 01 năm 2002 của

Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh

vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2010, Quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày

08 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết đất sản

xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, Quyết định

168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ thì

việc đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội, tổ chức định canh định cư, giải

quyết đất đai và các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng

bào các dân tộc thiểu số, bước đầu đã tạo dựng được sự chuyển biến rõ nét về

kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, thực trạng tình hình hiện nay ở Tây Nguyên cho thấy kinh tế

vùng đồng bào các dân tộc thiểu số chưa chuyển biến mạnh, còn có sự chênh

lệch khá lớn về khoảng cách mức sống giữa vùng sâu, vùng xa, biên giới với

vùng đồng bằng; giữa đồng bào dân tộc thiểu số với người Kinh, thậm chí có

nơi ngày càng tụt hậu xa hơn so với vùng khác. Một bộ phận đồng bào thiểu

Page 137: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

133 số đang thiếu đất sản xuất nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đốt, phá rừng bừa

bãi để làm nương rẫy hoặc buộc phải đi làm thuê để sinh sống. Tình trạng trên

dẫn đến sự gia tăng ngày càng trầm trọng các mâu thuẫn trong nội bộ nhân

dân. Sở dĩ có tình trạng đó là do đầu tư chưa đúng tầm, còn lúng túng về cơ

chế và phân tán các nguồn lực. Việc giải quyết đất đai, nhà ở, nước sinh hoạt,

tổ chức sản xuất, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho đồng bào các

dân tộc thiểu số chưa đồng bộ, còn nhiều chậm trễ, khó khăn bức xúc. Công

tác xoá đói giảm nghèo chưa thật hiệu quả.

Do đó, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã

hội, từng bước rút ngắn khoảng cách sự chênh lệch về mức sống và điều kiện

sống, tạo sự công bằng xã hội ở Tây Nguyên là nhiệm vụ rất quan trọng của

các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Nội dung chính sách phải

vừa tác động để làm biến đổi bộ mặt kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống đồng

bào, vừa xây dựng và phát triển các mối quan hệ bình đẳng tốt đẹp của các

dân tộc; các tôn giáo; giữa người có đạo và người không có đạo. Tăng trưởng

kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ

môi trường sinh thái; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo,

nâng cao phúc lợi phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội, gắn kinh tế

với an ninh quốc phòng.

Trên tinh thần đó theo chúng tôi cần hướng vào thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, để phát triển kinh tế và ổn định đời sống của đồng bào, thiết

nghĩ điều cần kíp trước tiên là phải giải quyết tốt vấn đề đất đai. Bởi đối với

người nông dân miền núi, đất rừng là tư liệu sản xuất, là phương tiện quan

trọng nhất để tự tạo việc làm, tìm kiếm thu nhập, nâng cao đời sống của mình

và gia đình. Trong những năm gần đây, vấn đề đất đai ở Tây Nguyên diễn

biến hết sức phức tạp, đã nảy sinh mâu thuẫn xã hội và để lại những hậu quả

lâu dài. Đất đai ít, cộng với tập quán sản xuất lạc hậu, nên nhiều năm qua

không tránh khỏi tình trạng khó khăn, thiếu đói triền miên trong vùng đồng

bào dân tộc thiểu số.

Page 138: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

134

Để giải quyết bài toán về đất, trong những năm qua Đảng và Nhà nước

đã thực hiện nhiều chủ trương đúng đắn trên tầm vĩ mô, đó là ngăn chặn tình

trạng di cư tự do từ các nơi đến Tây Nguyên nhằm hạn chế dần những vấn đề

phức tạp về kinh tế – xã hội như phá rừng, mua bán sang nhượng đất trái

phép- vốn là một trong những nguyên nhân đẩy một bộ phận đồng bào dân

tộc thiểu số trở thành người không có đất sản xuất. Vì vậy, giải quyết vấn đề

đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số được coi là một trong những vấn đề

bức xúc hiện nay.

Do đó, việc tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quỹ đất, tổ chức khai

hoang, thu hồi đất cấp sai, đất sử dụng không đúng mục đích, không có hiệu

quả; điều chỉnh đất của các nông lâm trường, vận động nhượng đất vườn của

các hộ nhiều đất… bảo đảm cấp đủ đất sản xuất cho hộ đồng bào các dân tộc

thiểu số, nhằm ổn định sản xuất, cải thiện đời sống và tạo sự ổn định xã hội.

Thứ hai, hoàn thành và ổn định vững chắc định canh định cư, bố trí lại

dân cư, lao động theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế –

xã hội để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên nhằm phát triển toàn

diện nông thôn theo hướng quan tâm đến phát triển kinh tế – xã hội các vùng

sâu, vùng xa, gắn định canh định cư với xoá đói giảm nghèo; giao đất sản

xuất nông nghiệp, giao đất khoán rừng ổn định cho đồng bào; chấm dứt việc

chuyển nhượng, bán đất của đồng bào và giải quyết tốt tình trạng thiếu đất

canh tác cho những hộ dân tộc thiểu số, chống phá rừng làm rẫy.

Du canh, du cư là sản phẩm của lịch sử, kéo dài tình trạng lạc hậu và

nghèo đói của đồng bào, làm tiêu hao vốn rừng quốc gia, phá hoại môi trường

sinh thái, vì lẽ đó định canh định cư là tiền đề để xây dựng đời sống ổn định,

lâu bền, đồng thời là chính sách để phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào

dân tộc thiểu số nói chung và vùng đồng bào có đạo nói riêng.

Tín đồ đạo Tin lành phần lớn là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng

bào vùng sâu, vùng xa trong đó vẫn còn một bộ phận sống du canh, du cư,

hoặc đã định canh, định cư nhưng còn chưa vững chắc, đời sống gặp nhiều

Page 139: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

135 khó khăn và chưa ổn định. Việc giao đất sản xuất nông nghiệp, giao đất khoán

rừng ổn định lâu dài, giúp đồng bào sản xuất và tự vươn lên thoát nghèo là

cần thiết. Giao đất, giao rừng cho họ sẽ gắn trách nhiệm của họ với mảnh đất

và khu rừng, họ sẽ không phát nương làm rẫy làm cạn kiệt tài nguyên rừng và

huỷ hoại môi trường, dần dần họ có ý thức được giá trị của mảnh đất và khu

rừng được giao.

Cùng với việc định canh, định cư, cần có sự trợ cước, trợ giá, hỗ trợ về

vốn sản xuất; phát triển mạng lưới chợ nông thôn, chợ biên giới; mở rộng vai

trò của các thương nhân, củng cố lại hệ thống thương nghiệp phục vụ đồng

bào vùng sâu vùng xa. Góp phần để định canh định cư ổn định phải xây dựng

những hình thức tổ chức sản xuất phù hợp như các hình thức hợp tác cổ

truyền của đồng bào, hoặc sự liên kết hợp tác đa dạng của nhóm gia đình hay

buôn làng với các tổ chức kinh tế trên lãnh thổ, bởi vì ở mức độ nhất định, các

tổ chức này sẽ tạo ra môi trường để thực hiện định canh định cư và ổn định

đời sống nhân dân. Thông qua các hình thức tổ chức sản xuất này, các hộ gia

đình nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ nhất định về tài chính, vật tư, kỹ thuật…

để từ đó mỗi cá nhân, gia đình tự lập, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và

đời sống, đảm bảo định canh, định cư vững chắc.

Thứ ba, khuyến nông, tổ chức sản xuất, xoá đói giảm nghèo.

Để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc

thiểu số đòi hỏi phải đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật và nâng cao trình độ dân trí

cho đồng bào có đạo. Nhìn chung mặt bằng dân trí vẫn còn thấp, những tri

thức về khoa học kỹ thuật xâm nhập vào đời sống chưa nhiều. Đây cũng là

nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bởi vậy cần phải có chương trình đào tạo,

hướng dẫn cách làm ăn kinh tế. Hình thức đào tạo phải cụ thể, chi tiết, chỉ tận

tay và thông qua các mô hình làm ăn giỏi, thông qua các mô hình trình diễn

để đồng bào mắt thấy tai nghe, lúc đó họ mới thấy được hiệu quả kinh tế và

khi có vốn họ sẽ tự vươn lên xoá đói giảm nghèo. Xây dựng chương trình tổ

chức sản xuất toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phá thế độc canh, áp dụng

Page 140: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

136 giống mới, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển

hàng hoá; trong đó công tác khuyến nông phải được triển khai đến tận buôn

làng, đưa cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tổ chức

lại sản xuất cho từng hộ. Chính quyền phải đầu tư, cung ứng giống, vật nuôi,

cây trồng cho phù hợp đến hộ dân. Nhất là, mạng lưới giao thông phải đi

trước một bước.

Khuyến khích phát triển ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm; đồng thời,

cần có kế hoạch phát triển các ngành nghề phụ truyền thống như nghề rèn, dệt

thổ cẩm, nghề gốm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách du lịch hoặc xuất khẩu,

vừa giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, vừa giữ gìn bản sắc

dân tộc. Có chính sách cho gia đình nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục,

văn hóa thông tin; có chính sách để các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận

lao động là người dân tộc thiểu số, kết hợp làm ăn với phương thức: đất đai,

lao động của dân kết hợp đầu tư vốn, kỹ thuật của doanh nghiệp; xây dựng

các chương trình chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào ở

các địa bàn khó khăn.

Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn với

xoá đói giảm nghèo. Tập trung giải quyết vấn đề nhà ở, đất sản xuất cho

những gia đình nghèo; tạo bước đột phá về xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ

nghèo với các biện pháp, hình thức thích hợp trên tinh thần đa dạng hoá việc

huy động các nguồn lực, phát triển sức mạnh của cộng đồng.

Thứ tư, giải quyết việc làm đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Giải quyết việc làm là công việc bức thiết, nhưng lại hết sức khó khăn,

phức tạp; một phần là do chưa đủ nguồn lực để tạo công ăn việc làm, mặt

khác là lao động người dân tộc thiểu số tay nghề và trình độ chuyên môn

thấp, cộng với tập quán, thói quen, tác phong làm việc không phù hợp với yêu

cầu sản xuất của các doanh nghiệp và cũng rất khó để mở mang ngành nghề

dịch vụ ở nông thôn. Do vậy, để giải quyết việc làm cho đồng bào các dân tộc

thiểu số phải phát triển mạnh giáo dục, nâng trình độ dân trí cho đồng bào.

Page 141: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

137 Đây chính là chìa khoá để mở cánh cửa thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, là điều

kiện để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên. Để làm được việc đó thì ngoài địa phương, cần có sự hỗ trợ

của Trung ương, các tổng công ty và các tỉnh đồng bằng.

Tăng cường cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đào tạo nghề,

tạo điều kiện cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số đầu tư vào sản xuất tại gia

đình hoặc tìm kiếm công ăn việc làm mới tại chỗ ở buôn làng; bố trí việc làm

thông qua các dự án của chính quyền, đoàn thể, nhất là triển khai các dự án,

mô hình: làng thanh niên lập nghiệp. Thu hút lao động vào các nông lâm

trường, doanh nghiệp thuộc các ngành chè, cao su, cà phê…

Để thực hiện được những giải pháp nêu trên, trước hết các cấp uỷ

đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn Tây Nguyên phải tiếp tục quán

triệt Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển kinh tế – xã hội

và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010 cho

các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân. Xây dựng cho được mô

hình phát triển kinh tế, cụ thể hoá chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế

– xã hội phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, từng vùng

dân cư, dân tộc.

4.2.3. Giải pháp về văn hóa - xã hội

Với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, vai trò của văn hóa đối với

việc ổn định chính trị nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung có ý

nghĩa vô cùng to lớn. Vì vậy, để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin

lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

thì thực hiện chính sách văn hóa – giáo dục phải trở thành một động lực, một

hệ điều tiết bền vững, thấm sâu vào từng buôn làng, thôn xóm của đồng bào

các dân tộc thiểu số Tây Nguyên để họ có trình độ hiểu biết, thấy được cái

tốt, cái xấu của đạo Tin lành; để họ được hưởng thụ văn hóa, được bộc lộ

nhu cầu văn hóa của mình.

Page 142: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

138

Dưới góc độ của chính sách văn hóa - xã hội, cần thực hiện tốt các nội

dung sau:

Một là, nâng cao dân trí, trình độ học vấn cho đồng bào các dân tộc thiểu

số, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

Có chính sách ưu tiên để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ

học vấn cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,

vùng căn cứ cách mạng là nhiệm vụ có tính chiến lược, mà trước hết là phong

trào xoá mù chữ và chống tái mù chữ; bảo vệ và phát triển chữ viết của dân

tộc, đưa vào giảng dạy song ngữ… Cùng với việc nâng cao dân trí thì việc

xây dựng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số cũng là điều đáng quan tâm.

Đội ngũ trí thức sẽ là những hạt nhân tiến bộ trên con đường xoá đói giảm

nghèo, bài trừ mê tín dị đoan, chống lại âm mưu lợi dụng dân tộc, tôn giáo

vào mục tiêu chính trị.

Đầu tư xây dựng hệ thống các trường phổ thông, các trường vừa học vừa

làm, trường dân tộc nội trú. Có chính sách ưu đãi các thầy cô giáo đến các bản

làng dạy học, nhất là chú trọng đầu tư, bồi dưỡng, đào tạo giáo viên tại chỗ,

giáo viên người dân tộc. Động viên, khuyến khích và bắt buộc mọi người dân

phải học chữ theo chương trình song ngữ; thuyết phục già làng, trưởng bản,

các cháu học sinh làm gương tích cực học chữ để xoá mù. Cán bộ, đảng viên

phải sâu sát để thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện.

Cần có chính sách cử tuyển học sinh đã tốt nghiệp cấp III thuộc các dân

tộc thiểu số đi học ở các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp và

các trường cao đẳng, đại học theo định hướng của các địa phương. Sau khi

đào tạo cần ưu tiên sử dụng, bố trí vào các ngành kinh tế, kỹ thuật, các chức

danh ở cơ sở xã, huyện. Đây là những vấn đề có tính chất lâu dài, tạo điều

kiện phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, bảo tồn và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc ở Tây Nguyên.

Hai là, phải thực sự xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là

Page 143: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

139 mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường

đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần đối với đồng

bào có đạo vùng sâu, vùng xa; làm tốt công tác văn hóa cơ sở. Đổi mới nội

dung và tăng cường các thiết chế văn hóa cơ sở. Xây dựng nếp sống văn hóa

mới tiến bộ, kết hợp với việc bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu.

Tăng thời lượng các buổi phát thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc để

chuyển tải và làm rõ nội dung chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng

và Nhà nước ta.

Thực tiễn cho thấy, nơi nào làm tốt công tác văn hóa cơ sở thì nơi ấy có

đời sống kinh tế phát triển, môi trường chính trị ổn định, đồng bào được

hưởng những thành quả và giá trị văn hóa… Tuy nhiên, còn một số nơi vùng

sâu, vùng xa chúng ta chưa làm tốt công tác này, làm cho những biến đổi của

văn hóa theo chiều hướng tiêu cực, mất dần bản sắc. Nhiều tổ chức kinh tế chỉ

mải mê tìm kiếm lợi nhuận mà quên đi không gian văn hóa của đồng bào các

dân tộc, làm đảo lộn, đứt gãy truyền thống. Đây là khoảng trống để Tin lành

lợi dụng lấp vào khoảng trống đó. Thực tiễn Tin lành ở Tây Nguyên còn cho

thấy việc phát triển khá nhanh tín đồ, đi liền với việc phá bỏ, đánh mất phong

tục, tập quán, sắc thái văn hóa tộc người - điều đó cũng có nghĩa là sức đề

kháng văn hóa đa thần của các dân tộc thiểu số đã bị lung lay trước sự thích

nghi và năng động của đạo Tin lành. Nguyên nhân chủ quan của sự đáng tiếc

này phần lớn nằm ở sự thiếu hiểu biết, thiếu coi trọng từng chủ thể văn hóa

trong việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa của từng tộc người, đặc biệt

là các giá trị, các di sản văn hóa phi vật thể. Vì vậy, cần tiếp tục bảo tồn, phát

huy và làm giàu thêm vốn văn hóa các dân tộc thiểu số trên cơ sở đẩy nhanh

việc sưu tầm, nghiên cứu, lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

của các dân tộc thiểu số để tiếp tục củng cố nền tảng cộng đồng dân tộc, tạo ra

động lực cũng như điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Hơn nữa, cần

bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc tại chỗ song hành với

Page 144: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

140 việc sử dụng tốt ngôn ngữ và chữ viết phổ thông, bởi lẽ mất ngôn ngữ là con

đường nhanh nhất dẫn đến mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Ba là, Phát huy giá trị tốt đẹp trong tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống,

đồng thời xây dựng, khai thác các giá trị đạo đức của đạo Tin lành để giáo dân

sống tốt đời đẹp đạo.

Với tư cách là bộ phận quan trọng của văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo có

vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là đồng bào các

dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Vì vậy, việc duy trì các giá trị tín ngưỡng, tôn

giáo truyền thống sẽ làm giảm nguy cơ đứt gãy truyền thống, không tạo ra sự

hẫng hụt trong quá trình giao lưu văn hóa. Đó cũng là giải pháp bồi đắp tinh

thần, bồi đắp những giá trị chuẩn mực, tạo nên sức đề kháng mạnh mẽ trong

quá trình hội nhập. Trong thực tế chúng ta không nên chối bỏ hay phủ nhận

những giá trị tốt đẹp trong tôn giáo; ngoài tính hướng thiện, chối bỏ dục vọng

được xem như là hằng số của mọi tôn giáo. Đạo Tin lành cũng có những cải

cách nhất định về niềm tin cũng như lối sống của tín đồ; đạo Tin lành đã làm

cho con người và Chúa xích lại gần nhau hơn trong cuộc sống. Trong lối sống

của đạo Tin lành khuyên răn tín đồ sống tiết kiệm, không lãng phí xa hoa…

Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chính sách tôn giáo hiện

nay là hướng dẫn các tôn giáo, trong đó có đạo Tin lành hoạt động theo hướng

phát huy những giá trị lành mạnh, hướng thiện của tôn giáo phù hợp với

truyền thống văn hóa dân tộc và đời sống xã hội, thực hiện tôn giáo gắn với

dân tộc, đoàn kết, hòa hợp đồng bào các tôn giáo cùng toàn dân xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc.

Bốn là, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp, hợp lý của luật tục các

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm góp phần quản lý tốt cộng đồng buôn

làng và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời

sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên không thể phủ nhận vai trò của luật tục trong việc quản lý buôn

Page 145: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

141 làng. Do vậy, việc giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của luật

tục các dân tộc thiểu số là rất cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Có nhiều giá trị quý báu, tốt đẹp của luật tục cần được gìn giữ, kế thừa

và phát huy. Trong lĩnh vực văn hóa xã hội đó là những tập quán gắn kết

cộng đồng buôn làng, gia đình, dòng họ, tinh thần dân chủ, bình đẳng, tương

thân, tương ái, là công cụ hữu hiệu để điều hoà lợi ích giữa cá nhân và cộng

đồng, là công cụ thiết yếu để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong

buôn làng, là công cụ để điều tiết, điều chỉnh hành vi con người, là công cụ

pháp lý thiết thực để điều chỉnh, giải quyết kịp thời những va chạm, xung

đột trong buôn làng. Trong lĩnh vực kinh tế, luật tục của các dân tộc thiểu số

để lại một di sản tri thức tại chỗ quý báu về bảo vệ môi trường, bảo vệ và

chăm sóc sức khoẻ,…

Để phát huy được những ưu điểm đó cần tiếp tục nghiên cứu vai trò của

luật tục của các dân tộc và những hạn chế cần loại bỏ để tạo động lực cho sự

phát triển kinh tế – xã hội. Trong quá trình tìm kiếm, xây dựng quy ước mới,

“luật tục mới” cho buôn làng, không nên máy móc hoá các quy phạm hành

chính, khô khan hoá các ngôn từ luật tục mà phải giữ lại những hình ảnh súc

tích, những ẩn dụ đặc thù. Bên cạnh đó, phải kiên trì tuyên truyền, vận động

dân làng, từng bước bỏ dần những hủ tục lạc hậu, phản khoa học, trái với

pháp luật của Nhà nước.

4.2.4. Giải pháp về chính sách dân tộc và tôn giáo

Việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên được đặt

trong mối tương quan với cả hệ thống chung của Đảng và Nhà nước. Mối

quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc là quan hệ đa chiều, phức tạp, nhạy cảm cần

được các ngành, các cấp nhận thức đúng. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo phải

trên cơ sở nền tảng của vấn đề dân tộc. Bởi đây là cái gốc rễ của mọi căn

nguyên xung đột, còn tôn giáo chỉ là nguyên cớ. Xung đột đó thể hiện ở việc

tranh giành, lấn chiếm đất đai, gieo rắc những tư tưởng và tình trạng bất bình

Page 146: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

142 đẳng dân tộc, gây nên những xung đột, hiềm khích, nghi kỵ lẫn nhau… Nhân

tố quan trọng để củng cố, xây dựng bền vững khối đại đoàn kết giữa các dân

tộc ở Tây Nguyên đòi hỏi chúng ta phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ nhằm

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc. Bên cạnh đó

phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế

lực phản động lợi dụng các vấn đề liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc, tôn

giáo nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, chia rẽ sự thống nhất đoàn

kết vốn có trong cộng đồng các dân tộc cả nước nói chung và ở Tây Nguyên

nói riêng.

Trên tinh thần đó, việc giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên

thực chất là việc thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng, Nhà

nước ta nhằm vận động quần chúng đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển

xã hội vì nhu cầu, lợi ích chính đáng của họ; ngăn ngừa mọi hành động lợi

dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo với mục đích làm chậm sự phát triển xã hội

hay chống phá chế độ… Vì vậy, giải quyết vấn đề Tin lành trong mối quan hệ

với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số thì điều quan trọng nhất

là thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo. Khi thực hiện chính sách dân

tộc và tôn giáo cần lưu ý các giải pháp sau:

Trên cơ sở công nhận tính hợp pháp của hội thánh Tin lành, cần thực

hiện đầy đủ, chặt chẽ việc quản lý Nhà nước đối với mọi sinh hoạt tín

ngưỡng, tôn giáo của tôn giáo này. Việc Nhà nước ta thừa nhận tính hợp pháp

của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã góp phần giải toả những

khó khăn, lúng túng, trước những hoạt động nhộn nhịp của đạo Tin lành ở

Tây Nguyên. Tuy nhiên từ đó cũng đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc dùng

các biện pháp để nắm bắt đầy đủ, chính xác lực lượng hoạt động tôn giáo

chuyên nghiệp và không chuyên từ đó có biện pháp phân hoá, khống chế và

trừng trị những phần tử ngoan cố lợi dụng tôn giáo, gây hiềm khích chia rẽ

giữa người Kinh với đồng bào các dân tộc thiểu số; tập hợp lực lượng xung

quanh tổ chức “Tin lành Đêga” để chống phá chính quyền, chống phá chế độ.

Page 147: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

143

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương của Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg,

ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối

với đạo Tin lành và căn cứ vào tình hình thực tế ở từng địa phương cần thực

hiện các biện pháp sau:

Tiếp tục quán triệt, phổ biến chính sách đổi mới đối với tôn giáo, chính

sách đối với đạo Tin lành theo tinh thần Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg trong các

cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, trong tín đồ chức sắc Tin

lành và trong nhân dân để tạo sự thống nhất trong nội bộ và đồng thuận xã

hội. Thực hiện đầy đủ các chính sách và quy định của pháp luật về sinh hoạt

tín ngưỡng của tín đồ, hoạt động của chức sắc và của tổ chức giáo hội như:

việc bồi linh, đại hội đồng, phong chức, đào tạo chức sắc, xây dựng nơi thờ

tự, quan hệ quốc tế… đối với các tổ chức Tin lành đã được công nhận tư cách

pháp nhân. Chú trọng giải quyết các vấn đề tồn đọng đối với các tổ chức Tin

lành vừa được công nhận tư cách pháp nhân. Chú ý giúp đỡ các tổ chức tôn

giáo xây dựng đường hướng tiến bộ gắn bó với dân tộc và hoạt động tôn giáo

tuân thủ pháp luật.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ

chức Tin lành, đặc biệt là quản lý Nhà nước đối với các điểm nhóm sau khi

đăng ký. Hoàn chỉnh việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo theo điểm nhóm, trên cơ

sở đó hướng dẫn đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho tín đồ và đăng ký hoạt động

về tổ chức theo quy định của pháp luật. Có thể chấp thuận cho một số nhóm

Tin lành nhỏ lẻ liên hiệp với nhau để đăng ký hoạt động trên cơ sở tự nguyện.

Đồng thời củng cố bộ máy làm công tác tôn giáo, trong đó chú ý bồi dưỡng số

cán bộ làm công tác Tin lành ở cơ sở là người tại chỗ để tương xứng với việc

mở ra cho đăng ký điểm nhóm.

Đẩy mạnh và đổi mới công tác vận động quần chúng trong vùng đồng

bào có đạo nhằm làm chuyển biến một cách căn bản nhận thức, tư tưởng của

đồng bào về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng theo

hướng ngày càng hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn chính sách dân tộc, chính sách tôn

Page 148: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

144 giáo của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, tranh thủ chức sắc xây dựng lực lượng

tiến bộ trong các tổ chức Tin lành. Đồng thời chú trọng công tác phát triển

Đảng ở các thôn buôn có người theo đạo Tin lành.

Xử lý nghiêm đối với các hoạt động truyền đạo trái pháp luật, đồng thời

cảnh giác phát hiện và đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn

giáo, lợi dụng đạo Tin lành để chống phá cách mạng. Tăng cường công tác

tuyên truyền đối ngoại về tôn giáo để thế giới hiểu đúng về tình hình tôn giáo

ở Việt Nam, chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch

trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo và nhân quyền để chống phá sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân.

Tập trung phát huy mọi nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu,

nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, tạo nên những cú hích cho sự phát triển

mới về chất. Và chính nền tảng sức mạnh kinh tế này sẽ tạo điều kiện để từng

bước thực hiện có hiệu quả những nhu cầu về văn hóa tinh thần cho đồng bào

các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên trong giai đoạn

hiện nay phải lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc vì dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn

bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân. Phải trên cơ sở

xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp;

tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của quốc gia, dân tộc.

4.2.5. Giải pháp về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên

Những chính sách trên muốn thực hiện được phải gắn với việc đổi mới

và từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở. Thực trạng hệ

thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên cho thấy, để ổn định chính trị, trước hết

phải tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh về chính trị, tư tưởng

và tổ chức, mặt khác phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động cho

phù hợp với điều kiện, tình hình mới.

Page 149: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

145

Thứ nhất, phải tiến hành rà soát đánh giá đúng năng lực và hiệu quả hoạt

động của hệ thống chính trị ở cơ sở để có biện pháp kiện toàn, đổi mới; đẩy

mạnh công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ từ tỉnh đến cơ sở.

Hệ thống chính trị ở cơ sở là cầu nối trực tiếp với dân, nắm bắt và phản

ánh tâm tư, nguyện vọng của dân, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện

đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, để phát

huy tốt vai trò hệ thống chính trị cơ sở, các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa

phương trên địa bàn Tây Nguyên cần lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng

tiến hành khảo sát nắm chắc tình hình cơ sở để có kế hoạch củng cố, xây dựng

cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng thời phát huy

tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng như: hội phụ nữ, đoàn thanh

niên, hội cựu chiến binh… để các tổ chức đoàn thể này hoạt động đúng chức

năng, có hiệu quả trong việc vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an

ninh trật tự an toàn xã hội; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa”... Thông qua những hoạt động đó phát hiện và tham mưu cho chính

quyền địa phương lựa chọn những thanh niên, thiếu niên ưu tú, con em cán bộ

dân tộc thiểu số, gia đình có công với cách mạng đi đào tạo cơ bản để tạo

nguồn, bổ sung cho đội ngũ lãnh đạo các cấp.

Trước mắt, đối với các xã còn yếu kém, các xã trọng điểm về an ninh

chính trị cần tăng cường một số cán bộ trong diện quy hoạch của tỉnh, huyện

xuống cơ sở vừa để giúp đỡ cơ sở điều hành, giải quyết công việc, vừa tạo

cho cán bộ có điều kiện cọ xát với thực tế trước khi bổ nhiệm, đề bạt. Đồng

thời chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc, tồn đọng ở cơ sở;

triển khai, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, xử lý nghiêm những cán bộ vi

phạm, làm trong sạch bộ máy cấp uỷ đảng, chính quyền.

Trong đổi mới hệ thống chính trị và thực hiện chính sách đối với đạo Tin

lành hiện nay thì điều quan trọng nhất là xây dựng thực lực chính trị trong

quần chúng tín đồ. Trước mắt cũng như lâu dài, nếu không có thực lực chính

trị trong quần chúng tín đồ thì không nắm được quần chúng có đạo, và rất khó

Page 150: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

146 khăn trong việc đấu tranh chống địch lợi dụng Tin lành và cũng không thể

thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành. Vấn đề cốt

lõi của việc xây dựng thực lực chính trị là lựa chọn, bồi dưỡng, xây dựng một

đội ngũ cốt cán đông về số lượng, vững vàng về chính trị, đủ khả năng giúp

Đảng, chính quyền và các cơ quan an ninh nắm chắc mọi tình hình, động thái

của hoạt động Tin lành; làm chỗ dựa để đấu tranh với số cầm đầu hoạt động

trái phép và là cơ sở để đẩy mạnh công tác quần chúng trong đồng bào có đạo.

Đội ngũ cần hướng tới để xây dựng thực lực chính trị trước hết phải là người

có uy tín với quần chúng như, các già làng, trưởng thôn buôn, trưởng tộc, giáo

viên, học sinh…là người dân tộc thực sự có uy tín với dân, là chỗ dựa vững

chắc của nhân dân.

Thứ hai, luật pháp và luật tục

Đây thực sự là vấn đề khó, bởi vì luật tục, hương ước còn có vai trò nhất

định trong đời sống xã hội các dân tộc. Trong điều kiện như vậy, giữa pháp

luật và luật tục còn có độ chênh nhất định; pháp luật của Nhà nước được công

bố, nhưng người dân vẫn sống và làm theo luật tục. Do đó, để đảm bảo sự ổn

định chính trị ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng

xa, luật pháp hướng dẫn luật tục thi hành pháp luật; những luật tục phù hợp,

chồng khít với luật pháp cần thể chế hoá luật pháp trong luật tục, triệt để khai

thác luật tục để quản lý con người và xã hội; những tập quán, luật tục trái với

pháp luật cần được loại bỏ thông qua việc vận động nhân dân khắc phục từng

bước. Đặt vấn đề như vậy là bởi, luật tục cũng đều hướng tới tính thiện, tính

nhân bản và nếu biết phát huy thì nó có thể góp phần vào việc xây dựng các

nội dung: Quy ước bảo vệ môi trường sinh thái, củng cố tính cộng đồng của

các cư dân làng bản; củng cố gia đình; tăng cường kỷ cương xã hội; giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ ba, đối với công tác cán bộ.

Trước mắt, cũng như lâu dài thì đội ngũ cán bộ là khâu quyết định nhất.

Sự hụt hẫng về cán bộ vùng đồng bào các dân tộc thiểu số được đặt ra như bài

Page 151: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

147 toán nan giải nhất. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là tăng cường công

tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số, nhất là xây dựng đội

ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số. Nhưng bên cạnh những công tác

thường xuyên, trước mắt thì cũng cần phải tính đến các định hướng lâu dài sau:

Về đào tạo: không ngừng nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức cho

đội ngũ cán bộ, đảng viên của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp ở

Tây Nguyên. Thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị các

cấp, nhất là ở cơ sở còn hạn chế về trình độ, năng lực và chưa ngang tầm với

nhiệm vụ được giao. Vì vậy, các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa công

tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cả về văn hóa, chuyên môn nghiệp

vụ và lý luận chính trị, nhằm tạo một mặt bằng về trình độ và một sự đồng bộ

về đội ngũ cán bộ giữa các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Đặc biệt quan tâm

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho cơ sở, cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ,

tạo điều kiện cho họ phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và

nhân dân giao phó. Ngoài ra, các địa phương cần quan tâm bố trí, sử dụng số

học sinh, sinh viên dân tộc đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng,

đại học hiện chưa có việc làm. Chú trọng tăng cường cho xã, phường thị trấn

và trường chính trị tỉnh hoàn thiện quy chế, xây dựng nội dung, chương trình

và hệ thống trường lớp nhằm tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, liên tục về các

lĩnh vực: quản lý nhà nước, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ đối với

cán bộ dân tộc thiểu số, mà nhất là cán bộ cơ sở, để tạo nguồn cán bộ. Tập

trung củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống trường dân tộc nội trú, lựa

chọn học sinh có triển vọng ở các trường này để đi đào tạo bậc cao hơn, coi

đây là nguồn bổ sung cán bộ dân tộc thiểu số chủ yếu và quan trọng của các

tỉnh Tây Nguyên.

Cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác tôn giáo nói chung,

cán bộ làm công tác Tin lành nói riêng ở cơ sở là người tại chỗ. Đội ngũ này

phải được đào tạo, bồi dưỡng, hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ công tác

tôn giáo, công tác vận động quần chúng, tiếng và chữ dân tộc, có tinh thần

Page 152: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

148 trách nhiệm cao, có khả năng làm tốt công tác tham mưu và tổ chức thực

hiện. Bên cạnh đó, phải thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt và giải quyết

kịp thời những vướng mắc nảy sinh; tăng cường mối quan hệ gần gũi với các

quản nhiệm chi hội và những người đứng đầu điểm nhóm, người theo đạo

Tin lành để hướng dẫn họ thực hiện theo pháp luật; đồng thời thực hiện

nghiêm và uốn nắn ngay từ đầu đối với những hoạt động tôn giáo trái với

quy định của pháp luật.

Đối với thôn buôn: đây là tổ chức tự quản của một cộng đồng dân cư gắn

kết với nhau từ lâu đời. Mỗi thôn buôn đều giữ bản sắc văn hóa riêng và

những phong tục tập quán lâu đời, nhất là đối với cộng đồng dân cư ở các

buôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong điều kiện đặc thù của vùng

miền núi, biên giới, có nhiều dân tộc và tôn giáo, kết cấu hạ tầng còn kém,

điều kiện đi lại còn khó khăn thì thôn buôn có một vai trò khá quan trọng

trong tổ chức đời sống cho cộng đồng dân cư, giữ vững an ninh chính trị và

trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn cán bộ trưởng thành, gắn bó

với thực tiễn thôn buôn, cần định hướng quy hoạch, sử dụng cán bộ từ các

nguồn khác như: học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, thanh niên hoàn

thành nghĩa vụ quân sự…

Phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản trong công tác quản lý

xã hội. Trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản là người

có uy tín, tiếng nói và quyền lực cao. Là người có liên hệ trực tiếp với quần

chúng, được quần chúng tín nhiệm suy tôn, bầu lên để đại diện cho họ điều

hành các hoạt động chung của làng, bản; có tri thức về một hay nhiều lĩnh

vực, tiếng nói và hành động của họ có khả năng tác động, chi phối, điều khiển

một bộ phận quần chúng nghe theo trong phạm vi làng, bản nhất định.

Già làng, trưởng bản là những người có bản lĩnh, thực sự là tấm

gương về tư tưởng, đạo đức, lối sống cho con cháu và quần chúng nhân dân

trong thôn, bản noi theo. Trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu

số, ngoài những hiểu biết về phong tục, tập quán, thì già làng, trưởng bản

Page 153: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

149 phải có những kiến thức về giao tiếp, ứng xử đối với các thành viên trong

dân tộc, trong làng, bản của mình. Bên cạnh đó, họ còn phải có kiến thức về

pháp luật, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất và làm kinh tế. Do đó,

già làng, trưởng bản có khả năng, năng lực quản lý, điều hành các hoạt động

trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất, được quần chúng nhân dân

trong làng, bản tin tưởng, nghe theo. Bằng uy tín, tri thức và kinh nghiệm

của mình trong cuộc sống, già làng, trưởng bản có thể lãnh đạo, điều hành

tốt mọi công việc trong làng, bản của mình theo đúng phong tục tập quán và

pháp luật của Nhà nước.

Già làng, trưởng bản là người có uy tín rất lớn trong đồng bào dân tộc

thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng.

Chính vì vậy, chúng ta phải có nhận thức, quan điểm, thái độ đúng, tranh thủ

họ, vận động họ tham gia vào các hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội.

Cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng

viên, hội viên, đoàn viên của các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Tình hình thế giới và trong nước những năm qua có những diễn biến

hết sức phức tạp, tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng

viên và nhân dân, làm cho không ít người quan ngại, hoài nghi thiếu tin tưởng

vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới. Đặc biệt là những sự kiện

diễn ra gần đây cho thấy, ở Tây Nguyên còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất

ổn định chính trị. Do đó tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho

cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên của các tổ chức trong hệ thống chính trị

là một việc làm cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa lâu dài trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Page 154: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

150

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay không chỉ có ảnh

hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quần chúng có đạo mà còn ảnh hưởng trực

tiếp đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đến quan hệ đối ngoại. Với

bản chất dân chủ ưu việt của chế độ, Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn không

ngăn cấm những hoạt động tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được

quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nước ta. Và quy định đó được xây

dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về

vấn đề tôn giáo. Đảng và Nhà nước ta công nhận đạo Tin lành là một tôn giáo,

bảo đảm cho tín đồ sinh hoạt đạo theo đúng pháp luật, đồng thời cũng chống

lại các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin lành phá hoại sự nghiệp cách mạng

của nhân dân.

Cùng với sự vận động biến đổi về kinh tế - xã hội của cả nước nói

chung, Tây Nguyên nói riêng và âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế

lực thù địch, trong thời gian tới, đạo Tin lành ở Tây Nguyên vẫn tiếp tục

phát triển mạnh và có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội

của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Để phát huy những mặt tích

cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh

thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trên cơ sở quán triệt

những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

nước đối với tôn giáo nói chung, đối với đạo Tin lành nói riêng và xuất

phát từ tình hình thực tiễn Tây Nguyên hiện nay, đề tài đã đề xuất một số

giải pháp mang tính định hướng: giải pháp về nhận thức; giải pháp về kinh

tế; giải pháp về văn hóa xã hội; giải pháp về chính sách dân tộc và tôn

giáo; giải pháp về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên. Những

giải pháp đó cần được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ, từ Trung

ương xuống địa phương đến cơ sở, được thực hiện bở toàn bộ hệ thống

chính trị và quần chúng nhân dân.

Page 155: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

151

KẾT LUẬN

So với các tôn giáo khác vào Việt Nam, đạo Tin lành vào nước ta muộn

hơn nhưng trong những năm vừa qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, đạo

Tin lành lại phát triển nhanh hơn so với các tôn giáo khác và ảnh hưởng khá

sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, đời sống tinh thần của

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng.

Với đặc điểm là một tôn giáo có đời sống đạo đơn giản, phương thức

hoạt động linh hoạt, dễ thích nghi; hơn nữa những năm qua, lợi dụng chính

sách tôn giáo, phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, đạo Tin lành phát

triển nhanh chóng, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống

xã hội trong đó có đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên. Sự xâm nhập tồn tại cùng với những tác động, ảnh hưởng của đạo

Tin lành đã làm thay đổi đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đồng

bào. Sự ảnh hưởng này theo hai khuynh hướng vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm,

vừa có những yếu tố tích cực, vừa có yếu tố tiêu cực. Với sự có mặt của đạo

Tin lành trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đã

mang lại những nhân tố mới có ý nghĩa thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế,

văn hoá, xã hội. Ngược lại, nó cũng là nhân tố kìm hãm quá trình phát triển,

đồng thời phủ nhận và gạt bỏ những giá trị truyền thống có tác dụng tích cực

đối với đời sống dân tộc.

Luận án phân tích, lý giải về mặt lý luận cũng như thực tiễn một số lĩnh

vực đời sống tinh thần và những nhân tố tác động đến đời sống tinh thần của

đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên; từ đó bước đầu phân tích những ảnh

hưởng của đạo Tin lành trên một số lĩnh vực của đời sống tinh thần cụ thể

như: trong lĩnh vực tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa truyền

thống; tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Từ

đó chỉ ra năm nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển đạo Tin lành trong

thời gian qua ở Tây Nguyên, đó là:

Page 156: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

152

Thứ nhất, sự khó khăn về đời sống vật chất, sự thiếu thốn về đời sống

tinh thần đã làm cho đạo Tin lành trở thành chỗ dựa tinh thần cho đồng bào

dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Thứ hai, sự suy yếu của các thiết chế xã hội truyền thống, sự khủng hoảng

niềm tin và sự thiếu hụt những sinh hoạt văn hóa tinh thần truyền thống, nhất là

trong tôn giáo, tín ngưỡng đã dẫn đến sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với

đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Thứ ba, sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên gắn liền với việc thực hiện âm mưu

của các thế lực thù địch.

Thứ tư, những giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức của đạo Tin lành và sự

tích cực truyền giáo của các giáo sĩ là một trong những nguyên nhân làm ảnh

hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Thứ năm, sự hạn chế của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên cũng là

một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đạo Tin lành đối với đời sống

tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Cùng với việc chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng của đạo Tin lành đối

với đồng bào dân tộc thiểu số, luận án còn đưa ra những xu hướng ảnh hưởng

của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên trong thời gian tới.

Một là, hiện nay cũng như trong thời gian tới, các thế lực thù địch tiếp tục lợi

dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng nhằm chống

phá cách mạng Việt Nam. Do vậy, đạo Tin lành tiếp tục có những ảnh hưởng nhất

định trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Hai là, trong thời gian tới, sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng

với những mặt trái của nó, đạo Tin lành sẽ còn phát triển và tiếp tục ảnh

hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Page 157: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

153

Ba là, với sự thay đổi linh hoạt phương thức truyền giáo, đạo Tin lành sẽ

tiếp tục còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở

Tây Nguyên.

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng của

đạo Tin lành trong thời gian tới, đồng thời làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà

nước đối với quá trình giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên, luận án

bước đầu nêu ra một số nhóm giải pháp chủ yếu như: giải pháp về nhận thức;

giải pháp về kinh tế; giải pháp về văn hóa xã hội; giải pháp về chính sách dân

tộc và tôn giáo; giải pháp về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.

Các giải pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ, hơn nữa, trong quá

trình thực hiện phải vừa chú ý mặt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh đúng pháp

luật, lại vừa chú ý đến mặt tiêu cực, lạc hậu…nhằm hạn chế những ảnh hưởng

tiêu cực, phát huy những yếu tố tích cực của đạo Tin lành trong đời sống tinh

thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Mặt khác, cần ý

thức được rằng lĩnh vực tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng luôn gắn

với vấn đề dân tộc mà bản thân tôn giáo và dân tộc luôn là những vấn đề nhạy

cảm và phức tạp trong lịch sử xã hội loài người, một khi niềm tin tôn giáo

được hoà quyện với ý thức dân tộc thì mọi sự kích động từ bên ngoài hay nội

tại đều có thể dẫn đến những hậu quả khó giải quyết.

Cũng như các tôn giáo khác, Tin lành sẽ còn tồn tại lâu dài, vì lẽ đó,

cũng không nên có ý định nhanh chóng giải quyết vấn đề Tin lành. Tuy nhiên,

cũng không vì thế mà không phê phán những biểu hiện tiêu cực trong Tin

lành. Nhiệm vụ của các cấp, các ngành là hướng đồng bào có đạo vào việc

thực hiện cái thiện, tránh cái ác, giúp cho họ thấy được đạo đức của tôn giáo

có nhiều điều phù hợp với đạo đức của xã hội mà chúng ta đang xây dựng.

Đây là điều cốt lõi trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước nhằm

đoàn kết tín đồ các tôn giáo khác nhau và những người không theo tôn giáo vì

mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Page 158: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

154

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Hồng Phong (2002), “Vấn đề phát huy vai trò của đội ngũ trí thức

trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý

luận (Số 6).

2. Lê Hồng Phong (2005), “Việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng

hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận (Số 4).

3. Lê Hồng Phong (2005), “Đảng ta với vấn đề dân tộc và thực hiện

chính sách dân tộc”. In trong cuốn “75 năm Đảng Cộng sản Việt

Nam” của Phân viện Đà Nẵng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Nxb Đà Nẵng.

4. Lê Hồng Phong (2010), “Thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội

ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện người dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên”. Đề tài khoa học cấp Bộ, do TS. Nguyễn Văn Lý (chủ

nhiệm).

5. Lê Hồng Phong (2010), Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở: “Phát triển lực

lượng sản xuất ở tỉnh Gia Lai – Thực trạng và giải pháp”.

6. Lê Hồng Phong (2013), “Vai trò khoa học xã hội nhân văn đối với sự

phát triển của đất nước”, Tạp chí Giáo dục lý luận (Số 7).

7. Lê Hồng Phong (2013), “Đạo Tin lành trong đời sống tinh thần của

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”, Tạp chí Lý luận chính trị

và Truyền thông (số 12)

8. Lê Hồng Phong (2014), “Vấn đề xây dựng đời sống tinh thần cho

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Khoa học

Giáo dục (Số 104)

Page 159: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Nghị Quyết số 10 về phát triển kinh

tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ

2001 - 2010.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số

37/CT-TW ngày 02 tháng 7 năm 1998, Về công tác tôn giáo trong tình

hình mới.

3. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Tư liệu về tự nhiên, kinh tế, xã

hội và một số vấn đề liên quan đến vùng đồng báo dân tộc thiểu

số Tây Nguyên.

4. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo số 75-BC/BCĐ Tây Nguyên về

“Tình hình Tây Nguyên năm 2004.

5. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị

quyết 10-NQ/TW, ngày 18 - 01 - 2002 của Bộ chính trị về phát triển

kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời

kỳ 2001- 2010.

6. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo 76-BK/BCĐTây Nguyên về

việc giải quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộ thiểu số tại chỗ ở

Tây Nguyên theo quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 8 - 10 - 2002 của

Thủ tướng Chính phủ.

7. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2011), Báo cáo số 16-BC/BCĐTN ngày 01

tháng 9 năm 2011 về 5 năm thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày

04 - 02 - 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo

Tin lành trên địa bàn Tây Nguyên.

8. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2011), Báo cáo số 54-BC/BCĐTN ngày 22

tháng 10 năm 2012 về kết quả sắp xếp, ổn định dân di cư tự do đến

Tây Nguyên.

Page 160: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

156 9. Ban chỉ đạo Tây Nguyên-Công ty tư vấn đào tạo và Phát triển Đông

Dương (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

10. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2007), Kinh tế xã hội Tây Nguyên (2006-2007).

11. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Đạo Tin lành ở Việt Nam, Nxb Tôn

giáo, Hà Nội.

12. Ban Tôn giáo Chính phủ, Báo cáo khái quát tình hình tôn giáo và công

tác tôn giáo năm 2007.

13. Ban Tôn giáo Chính phủ, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số

01/2005/CT-TTg, ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số

công tác đối với đạo Tin lành.

14. Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), Công tác tư tưởng văn hóa

góp phần ổn định chính trị, tư tưởng ở Tây Nguyên. (đề tài cấp bộ)

15. Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), Nhận dạng các quan điểm sai

trái, thù địch. Hà Nội.

16. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên – thực trạng và

những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

17. Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Kon Tum (1999), Thực trạng và những

biện pháp đối sách đấu tranh với việc tuyên truyền và phát triển đạo

Tin lành trái phép ở địa bàn biên phòng Kon Tum, Báo cáo đề tài

khoa học.

18. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc

thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

19. Nông Quốc Chấn (1997), Văn hóa và sự phát triển các dân tộc ở Việt

Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

20. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 45/2004/CT-TTg ngày 07 tháng 12 năm

2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ ,

giải pháp để tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững.

Page 161: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

157 21. Chính phủ (2005), Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2005

của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tinh Lành.

22. Nguyễn Văn Chỉnh (1998), Một số chính sách kinh tế- xã hội đối với các

dân tộc ít người ở Tây Nguyên. (đề tài cấp bộ)

23. Công an tỉnh Gia Lai (1995), Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát

triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm 1989

– 1994, Báo cáo đề tài khoa học.

24. Công an tỉnh Kon Tum (1998), Thực trạng và giải pháp đối với sự phát

triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum, Báo

cáo đề tài khoa học.

25. Công an tỉnh Đắk Lắk (1999), Nghiên cứu thực chất phát triển đạo Tin

lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk, Báo cáo đề tài

khoa học.

26. Cục Văn hóa thông tin cơ sở (1995), Nếp sống-phong tục Tây Nguyên

(Kỷ yếu hội thảo), Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội.

27. Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan

đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc

và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Trương Minh Dục (2008), Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Trương Minh Dục (2009), Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở

miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị - Hành

chính, Hà Nội.

31. Trần Xuân Dung (2002), Hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù

địch ở Tây Nguyên hiện nay - thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu

tranh, Luận án Tiến sĩ Triết học.

32. Vũ Dũng, Vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay: nhìn từ góc độ

của Tâm lý học, Tạp chí Tâm lý học, Số 5 (74), 5-2005.

Page 162: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

158 33. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và

phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.

34. Nguyễn Hồng Dương, Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với

các tổ chức Tin lành hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 10

năm 2011.

35. Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn

giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội 2012.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban

chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban

chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chương trình số 07-Ctr/TƯ về thực

hiện Nghị quyết số 10 - nghị quyết Trung ương của Bộ Chính trị (khóa

IX) về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Tây

Nguyên thời kỳ 2001 - 2010.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Thông báo kết luận số 148-

TB/TW ngày 16 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị về Tình hình,

nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên toàn

diện, bền vững.

43. Bùi Minh Đạo (2005), Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xóa đói

giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

Page 163: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

159 44. Bùi Minh Đạo (2010), Tổ chức và Hoạt động buôn làng trong phát triển

bền vững vùng Tây Nguyên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

45. Bùi Minh Đạo (2011), Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn

đề phát triển bền vững, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

46. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa, xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb

Khoa học Xã hội.

47. Trần khải Định (1998), Đời sống tinh thần ở Đăk Lắk hiện nay - đặc

điểm và phương hướng phát triển, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

48. Hoàng Minh Đô (2001), Đạo Tin lành ở Việt Nam - thực trạng, xu hướng

phát triển và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý. (đề tài

nhánh cấp Nhà nước).

49. Hoàng Minh Đô, Xu hướng biến động của đạo Tin lành vùng dân tộc

thiểu số ở nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học Chính trị số 6-2006.

50. Hoàng Minh Đô (2005), Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đạo

Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phục vụ

công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ, Tổng quan đề tài

nhánh cấp Nhà nước.

51. Hoàng Minh Đô (2005), Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đạo

Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phục vụ

công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ, Kỷ yếu đề tài

nhánh cấp Nhà nước.

52. Phùng Đông, Một số vấn đề về thực trạng định hướng phát triển đời

sống tinh thần ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 6(112),

Tháng 12 – 1999.

53. Phùng Đông, Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong chủ

nghĩa duy vật lịch sử, Tạp chí Triết học số 6(112), tháng 12 – 1997.

54. Phạm Hảo, Trương Minh Dục (đồng chủ biên, 2003), Một số vấn đề xây

dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 164: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

160 55. Phạm Hảo (2007), Một số giải pháp góp phần ổn định chính trị ở Tây

Nguyên hiện nay, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

56. Lại Đức Hạnh (2001), Đạo Tin lành - Những vấn đề liên quan đến an

ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ.

57. Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các giá trị

văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Đề tài khoa học

cấp bộ.

58. Hồ Trọng Hoài (1995), Vai trò xã hội của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay-

một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Triết học, Trường Đại

học Tổng hợp Hà Nội.

59. Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Hệ thống

chính trị cấp cơ sở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên – thực trạng và

giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.

60. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Đà Nẵng (1996),

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

61. Trần Thái Học (2006), Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất

lượng cán bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên (Báo

cáo đề tài nghiên cứu), Văn phòng Chính phủ.

62. Hội đồng dân tộc (2001), Báo cáo thực trạng và những giải pháp chủ yếu

nhằm phát triển kinh tế - xã hội gắn bó với bảo đảm an ninh chính trị và

quốc phòng ở Tây Nguyên trong tình hình mới.

63. Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1998), Sáng

tạo và bảo tồn giá trị văn hóa, văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Kỷ yếu Đại hội.

64. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (1998), Giữ gìn và phát huy tài

sản văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên, Nxb Khoa học

Xã hội.

Page 165: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

161 65. Lưu Hùng (1996), Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc,

Hà Nội.

66. Đỗ Quang Hưng, Vài nhận biết về Tin lành Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Tôn

giáo, Số 01 – 2003.

67. Đỗ Quang Hưng (2005), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý

luận và thực tiễn , Nxb Chính trị Quốc Hà Nội.

68. Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tôn giáo trong văn kiện Đại hội lần thứ X

của Đảng: cái đã có và cái cần có, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số

5 – 2006.

69. Đỗ Quang Hưng, Một số vấn đề về Tin lành ở Tây Nguyên, Tạp chí Khoa

học Xã hội Tây Nguyên số 2 (2) - 2011.

70. Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam (2010), Một số vấn đề

về văn hóa- xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

71. Jean Bau Bérot (2006), Lịch sử đạo Tin lành, Nxb Thế giới.

72. Đỗ Hồng Kỳ (2012), Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển

bền vững, Nxb Từ điển Bách khoa.

73. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 12, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

74. Nông Văn Lưu (1995), Thực trạng tình hình phục hồi và phát triển Đạo

Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề

đặt ra đối với công tác an ninh. (Đề tài cấp bộ)

75. Nguyễn Đức Lữ (2000), Sự phát triển của Đạo Tin lành trong vùng đồng

bào dân tộc ít người ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay.

(đề tài cấp bộ)

76. Nguyễn Đức Lữ (2003), Việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

của Đảng và Nhà nước ở Tây Nguyên, Kỷ yếu khoa học Chương trình

tổng kết thực tiễn.

77. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, Tập 1, Nxb chính trị quốc gia,

Hà Nội.

Page 166: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

162 78. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20 Nxb chính trị quốc gia,

Hà Nội.

79. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb chính trị quốc gia,

Hà Nội.

80. Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư

bản, Nxb Tri Thức, Hà Nội.

81. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 4, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

82. Nguyễn Văn Minh, Một số vấn đề về đạo Tin lành của người dân tộc thiểu số

tại chỗ Tây Nguyên hiện nay, Tạp chí Dân tộc học số 4(142)-2006.

83. Quang Minh, Các thế lực thù địch muốn gì ở Tây Nguyên Việt Nam, Tạp

chí Những vấn đề quốc tế, số 12-2002.

84. Nguyễn Văn Nam (2003) Đạo Tin lành ở Tây Nguyên đặc điểm và các

giải pháp thực hiện chính sách. (đề tài cấp bộ)

85. Nguyễn Văn Nam (2006), Tác động của đạo Tin lành đối với thiết chế xã

hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên (qua khảo

sát tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk), Đề tài cấp cơ sở.

86. Nguyễn Văn Nam, Ảnh hưởng của đạo Tin lành với thiết chế xã hội

truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tạp chí

Nghiên cứu Tôn giáo, Số 4- 2008.

87. Trần Thanh Nam (2001), Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân

tộc Khmer Nam bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ

Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

88. Lê Hữu Nghĩa: (2001), Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

89. Lê Hữu Nghĩa: (2003), Xu hướng phát triển tôn giáo hiện nay ở nước ta

và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý, Đề tài độc lập

cấp nhà nước.

90. Nguyễn Thế Nghĩa (2007), Những chuyên đề Triết học (Dành cho cao

học và nghiên cứu sinh), Nxb Khoa học Xã hội.

Page 167: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

163 91. Hà Xuân Nguyên (2001), Sự phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở địa

bàn tỉnh kon Tum từ năm 1986 đến nay- thực trạng và giải pháp,

Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

92. Trần Quang Nhiếp (1997), Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện

nay, Nxb Văn hóa dân tộc.

93. Vương Thị Kim Oanh (2006), Nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin lành

của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai, Luận án tiến sĩ Tâm lý học,

Viện Tâm lý, Hà Nội.

94. Vương Thị Kim Oanh (2006), Nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục

hồi, phát triển đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, Đề tài khoa

học cấp Bộ.

95. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số, Nxb

Văn hóa dân tộc.

96. Nguyễn Quốc Phẩm (2007), Xu hướng phát triển và những giải pháp giải

quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền ở Tây Nguyên, Đề tài khoa

học cấp bộ.

97. Nguyễn Quốc Phẩm (2002), Giải quyết các quan hệ tộc người ở Việt Nam

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài cấp bộ.

98. Trần Văn Phòng (2007), Sổ tay thuật ngữ các môn khoa học Mác –

Lênin, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

99. Hoàng Thúy Quỳnh (2003), Ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đời sống

tinh thần ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

100. Hồ Tấn Sáng, Đạo Tin lành và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực

xã hội ở Tây Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 4 – 2008.

101. Lưu Văn Sùng, Nhìn lại sự kiện Tây Nguyên năm 2001 và 2004, Tạp chí

Lý luận Chính trị, số 10 năm 2006.

Page 168: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

164 102. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (2004), Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

103. Tạp Chí Văn hóa Nghệ thuật Số 10- 2004, Vùng Sử thi Tây Nguyên.

104. Lâm Tâm-Linh Nga Niêk Đam (1996), Một số nét đặc trưng của phong

tục các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

105. Ngô Hữu Thảo (2004), Mối quan hệ giữa công tác dân tộc và công tác

tôn giáo ở Tây Nguyên, Báo cáo Tổng quan đề tài cấp bộ.

106. Nguyễn Văn Thắng (2009), Giữ "lý cũ" hay theo "lý mới"? bản chất của

những cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh

hưởng của đạo Tin lành, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

107. Vi Quang Thọ (1998), Đời sống tinh thần của cá nhân khái niệm và

nguyên tắc nghiên cứu, Nxb Khoa học Xã hội.

108. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

109. Ngô Đức Thịnh, Một số vấn đề về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền

thống Tây Nguyên, Tạp chí Cộng sản Số 19, tháng 10 năm 2004.

110. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt

Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

111. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối

với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

112. Tỉnh ủy Đắk Lắk (1997), Nghiên cứu thực chất phát triển đạo Tin lành

trong vùng đồng bào dân tộc ít người tỉnh Đắk Lắk và đề xuất giải pháp,

Báo cáo Đề tài nghiên cứu.

113. Tỉnh ủy Đắk Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW

của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng,

an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, ngày 19 tháng 10 năm

2007.

Page 169: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

165 114. Tỉnh ủy Kon Tum, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 04 NQ/TU

của tỉnh ủy, khóa XII về tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo,

sử dụng cán bộ đến 2005 và 20010.

115. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (2002), Một số vấn đề

phát triển kinh tế- xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

116. Trung tâm Thông tin công tác Tư tưởng, tài liệu tham khảo

117. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đề tài TN3/X07(2013),

Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên- lý luận và

thực tiễn. Kỷ yếu Hội thảo khoa học,

118. Hà Huy Tú (2002), Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên chúa giáo, Nxb Văn

hóa Thông tin Hà Nội.

119. Lê Hữu Tuấn (1999), Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo

trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

120. Vũ Anh Tuấn (2008), Chính quyền cấp cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên

thực trạng và giải pháp, Đề tài cấp bộ.

121. Mã Phúc Thanh Tươi, Vài nét tương đồng trong đạo đức Tin lành và đạo

đức truyền thống. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 12 - 2011.

122. Đặng Nghiêm Vạn, Thử bàn về xã hội và gia đình các tộc người ở Tây

Nguyên, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 5-2004.

123. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở

Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

124. Văn phòng Chính phủ; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005),

Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo Nam tông và đạo

Tin lành ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phục vụ công tác chỉ

đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

Page 170: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

166 125. Nguyễn Thị Kim Vân (2011). Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp

tỉnh: Tín ngưỡng và tôn giáo của cư dân tại chỗ tỉnh Gia Lai những chuyển

biến và tác động đến văn hóa – xã hội (từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay)

126. Viện Văn hóa – Thông tin, Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật, Sở Văn hóa

Thông tin Kon Tum (2004), Nhà rông văn hóa, Kỷ yếu hội thảo khoa

học, Hà Nội 2004.

127. Viện triết học, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

(2007), Hỏi đáp triết học, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

128. Trần Khắc Việt (1993), Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời

sống tinh thần của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội, Luận án Phó Tiến sĩ Triết học.

129. Trương Như Vương (2005), Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong Kinh

thánh. Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

130. Nguyễn Thanh Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu Đạo Tin lành trên thế

giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

131. Nguyễn Thanh Xuân (2007), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo,

Hà Nội.

Page 171: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

167

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Xin chào ông/bà!

Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, chúng tôi mong ông/bà tích cực

cộng tác trả lời những câu hỏi dưới đây:

1. Thông tin cá nhân:

- Tuổi: ………………………..

- Giới tính: Nam, Nữ

- Tôn giáo: Có theo tôn giáo

Không theo tôn giáo

Theo tôn giáo nào: ………………………..

- Trình độ học vấn: ……………………

- Nghề nghiệp:

Cán bộ Giáo viên

Nghề nghiệp Khác (ghi rõ):……………………………..

2. Theo ông/bà lý do nào dẫn đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

theo đạo Tin lành:

Do khó khăn về kinh tế

Sự hấp dẫn của đạo Tin Lành

Do tục lệ cũ nặng nề, tốn kém

Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp cơ sở

Page 172: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

168 Được giúp đỡ về vật chất

Do âm mưu của các thế lực thù địch

Sự tích cực truyền đạo của các giáo sĩ đạo Tin Lành

Trình độ dân trí thấp

Được giao tiếp cộng đồng

Tinh thần được thanh thản hơn

Theo phong trào

- Lý do khác:………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………….

3. Theo ông/bà, các tín hữu theo đạo Tin Lành chấp hành đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định

của địa phương ở mức độ nào?

Tự giác chấp hành

Ít tự giác chấp hành

Không tự giác chấp hành

- Ý kiến khác:……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

4. Ông/bà, nhận định như thế nào về tình hình an ninh trật tự ở những nơi có

đông tín đồ theo đạo Tin Lành sinh sống:

Tốt hơn nơi không có đạo

Như nơi không có đạo

Không bằng nơi không có đạo

- Ý kiến khác:……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

Page 173: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

169

5. Theo ông/bà, khi theo đạo Tin Lành thì đạo đức, lối sống của đồng bào dân

tộc thiểu số thay đổi ở mức độ nào?

Không thay đổi

Thay đổi xấu đi

Thay đổi tốt lên

Nếu có thay đổi tốt lên thì trên các phương diện nào sau đây:

Làm cho đạo đức tốt hơn

Làm cho mọi người sống chuẩn mực hơn

Con cái ngoan hơn

Gia đình hòa thuận hơn

Quan hệ láng giềng thân thiện hơn

Ít vi phạm pháp luật hơn

Làm cho mọi người sống lành mạnh hơn

- Ý kiến khác:……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

6. Theo ông/bà, từ khi theo đạo Tin Lành, việc sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng

truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số thay đổi như thế nào?

Từ bỏ thờ cúng ông bà tổ tiên

Từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền

Không thay đổi

Thay đổi không đáng kể

- Ý kiến khác:……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

Page 174: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

170

7. Theo ông/bà, việc tin vào giáo lý của đạo Tin Lành đã ảnh hưởng như thế

nào đến đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số:

STT Nội dung thay đổi Mức độ thay đổi

Rất nhiều Vừa phải Không

thay đổi

1 Xóa bỏ những tập quán nặng nề

và hủ tụ

2 Từ bỏ những lễ hội truyền thống

3 Làm cho đời sống văn hóa tiến

bộ hơn

4 Trình độ dân trí được nâng lên

5 Những giá trị văn hóa cổ truyền

bị mai một

6 Không có ảnh hưởng gì

- Ý kiến khác:……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

8. Theo ông/bà, ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đồng bào dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên là tốt hay xấu đối với xã hội?

Tốt

Xấu

Page 175: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

171 Không biết

Khó trả lời

- Ý kiến khác:……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

9. Theo ông/bà, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn

giáo nói chung, đạo Tin Lành nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng

của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo chưa?

Đáp ứng

Bình thường

Không rõ

Chưa đáp ứng

Ý kiến khác? ………………………………………………….. ……… ………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………..

10. Theo nhận định của ông/bà, trong những năm tới đạo Tin Lành sẽ biến

đổi như thế nào trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên?

Tăng lên

Giữ nguyên

Giảm đi

Không biết

- Ý kiến khác:……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………..

Page 176: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

172

11. Theo ông/bà, ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đồng bào dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên có những mặt tích cực và những mặt tiêu cực nào?

Những mặt tích cực:……………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………...

Những mặt tiêu cực:…………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………...

12. Theo ôngbà Đảng và Nhà nước ta cần phải làm gì để đáp ứng nhu cầu tín

ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên?

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

Page 177: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

173

13. Theo ông/bà, cần làm gì để phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc

phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên?

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

14. Nhằm thực hiện tốt chính sách tôn giáo nói chung, đối với đạo Tin Lành

nói riêng, ông/bà có kiến nghị gì khác không?

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà!

Page 178: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

174

Phụ lục 2

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC NĂM 2013

- Tổng số người được điều tra: 390

- Đối tượng điều tra: Đội ngũ cán bộ, đảng viên cấp cơ sở

-

1. Thông tin về những người được điều tra:

1.1. Độ tuổi, giới tính Độ tuổi Tổng số % tổng

số

Nam Nữ

Số lượng %số

lượng

Số lượng %số

lượng

Độ tuổi dưới 30 91 23,3 61 67,0 30 33,0

Từ 31 đến 40 238 61,0 157 66,0 81 34,0

Từ 41 đến 50 59 15,2 45 76,3 14 23,7

Trên 50 2 0,5 2 100 0 0

1.2. trình độ học vấn Trình độ Tổng số % tổng số

Tiểu học 0 0.0

Trung học cơ sở 0 0.0

Trung học phổ thông 171 43,8

Trung cấp chuyên nghiệp 79 20,3

Cao đẳng, đại học 137 35,1

Trên đại học 3 0,8

Page 179: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

175 2. Nguyên nhân dẫn đến đồng bào theo đạo Tin lành

Nguyên nhân Tổng số % tổng số

Do khó khăn về kinh kế 132 33,8

Sự hấp dẫn của đạo Tin lành 60 15,3

Do tục lệ cũ nặng nề, tốn kém 29 7,4

Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ

chính quyền cấp cơ sở

80 20,5

Được giúp đỡ về vật chất 156 40

Do âm mưu của các thế lực thù

địch

216 55,3

Sự tích tích cực truyền đạo của

các giáo sĩ Tin lành

160 41

Trình độ dân trí thấp 268 68,7

Được giao tiếp cộng đồng 16 4,1

Tinh thần được thanh thản hơn 26 6,6

Theo phong trào 127 32,5

Lý do khác 12 3,1

3. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước và những quy định của địa phương Mức độ chấp hành Tổng số % tổng số

Tự giác chấp hành 43 11,0

Ít tự giác chấp hành 276 70,8

Không tự giác chấp hành 62 15,9

Ý kiến khác 9 2,3

Page 180: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

176 4. Nhận định như thế nào về tình hình an ninh trật tự ở những nơi có đông tín

đồ theo đạo Tin Lành sinh sống

Mức độ chấp hành Tổng số % tổng số

Tốt hơn nơi không có đạo 50 12,8

Như nơi không có đạo 97 24,9

Không bằng nơi có đạo 237 60,8

Ý kiến khác 6 1,5

5. Khi theo đạo Tin Lành thì đạo đức, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số

thay đổi ở mức độ nào

Mức độ thay đổi Tổng số % tổng số

Không thay đổi 132 33,8

Thay đổi xấu đi 191 49,0

Thay đổi tốt lên 81 20,7

Làm cho đạo đức tốt hơn 47 12,0

Làm cho mọi người sống chuẩn

mực hơn

34 8,7

Con cái ngoan hơn 23 5,9

Gia đình hòa thuận hơn 50 12,8

Quan hệ láng giềng thân thiện

hơn

13 3,3

Ít vi phạm pháp luật hơn 12 3,07

Làm cho mọi người sống lành

mạnh hơn

59 15,1

Ý kiến khác 25 6,4

Page 181: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

177 6. Theo đạo Tin Lành, việc sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của

đồng bào các dân tộc thiểu số thay đổi như thế nào

Mức độ thay đổi Tổng số % tổng số

Từ bỏ thờ cúng ông bà tổ tiên 157 40,2

Từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền 203 52,0

Không thay đổi 35 8,9

Thay đổi không đáng kể 102 26,1

Ý kiến khác 0 0.0

7. Đạo Tin Lành đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống văn hóa của đồng bào

dân tộc thiểu số

Nội dung thay đổi

Mức độ thay đổi

Rất nhiều Vừa phải Không thay đổi

Số

lượng

% số

lượng

Số

lượng

% số

lượng

Số

lượng

% số

lượng

Xóa bỏ những tập quán nặng

nề và hủ tụ

36 9,2 145 37,1 128 32,8

Từ bỏ những lễ hội truyền

thống

132 33,8 120 30,7 97 24,8

Làm cho đời sống văn hóa

tiến bộ hơn

9 2,3 61 15,6 201 21,5

Trình độ dân trí được nâng

lên

1 0,25 40 10,2 243 62,3

Những giá trị văn hóa cổ

truyền bị mai một

214 54,8 88 22,5 36 9,2

Không có ảnh hưởng gì 31 7,9 23 5,8 17 4,3

Page 182: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

178 8. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên là tốt hay xấu đối với xã hội

Nội dung trả lời Tổng số % tổng số

Tốt 36 9,2

Xấu 249 63,8

Không biết 22 5,6

Khó trả lời 77 19,7

Ý kiến khác 6 1,7

9. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo nói chung,

đạo Tin Lành nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo chưa

Nội dung trả lời Tổng số % tổng số

Đáp ứng 143 36,7

Bình thường 124 31,8

Không rõ 59 15,1

Chưa đáp ứng 34 8,7

Ý kiến khác 30 7,7

10. Trong những năm tới đạo Tin Lành sẽ biến đổi như thế nào trong đồng bào

các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Nội dung trả lời Tổng số % tổng số

Tăng lên 194 49,8

Giữ nguyên 48 12,3

Giảm đi 73 18,7

Không biết 59 15,1

Ý kiến khác 16 4,1

Page 183: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

179

Phụ lục 3

CƠ CẤU DÂN SỐ CÁC DÂN TỘC TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN

TT

Tộc người

Năm 1989 Năm 1999 Năm 2009

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

%

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

%

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

%

Tổng dân số 2.486.060 100 4.059.883 100 5.021.376 100

I Kinh (Việt) 1.607.555 64,66 2.710.621 66,77 3.362.479 66,96

II Các dân tộc tại

chỗ

792.844 31,89 1.061.634 26,15 1.280.201 25,50

1 Gia Rai 240.264 9,66 314.908 7,76 379.589 7,56

2 Ê Đê 179.297 7,21 249.543 6,15 305.045 6,07

3 Ba Na 120.820 4,86 115.397 3,83 185.657 3,70

4 Xơ Đăng 66.664 2,68 85.012 2,09 103.251 2,06

5 Cơ Ho 83.072 3,34 113.027 2,78 129.759 2,58

6 Mnông 50.332 2,02 71.060 1,75 89.980 1,79

7 Ra Glai 992 0,04 1.090 0,03 1.210 0,02

8 Giẻ - Triêng 20.807 0,84 25.589 0,63 32.024 0,64

9 Mạ 19.792 0,80 30.773 0,76 36.119 0,72

10 Chu Ru 10.407 0,42 14.608 0,36 16.863 0,34

11 Brâu 215 0,01 298 0,01 347 0,01

12 Rơ Măm 222 0,01 338 0,01 357 0,01

Nguồn: Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên: Một số tư liệu về kinh tế - xã

hội Tây Nguyên

Page 184: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

180

Phụ lục 4

SỐ LƯỢNG TÍN ĐỒ CÁC TÔN GIÁO TÂY NGUYÊN TT

Tỉnh Số lượng tín đồ Tổng cộng

Phật giáo Công giáo Tin lành Cao

đài

Tổng DTTS Tổng DTTS Tổng DTTS Tổng DTTS

1 Kon

Tum

27.200 3.000 121.800 80.235 12.755 12.384 434 162.189 95.619

2 Gia

Lai

87.938 90.721 32.063 87.938 84.221 3.223 368.571 116.284

3 Đắk

Lắk

117.952 300 179.183 41.430 136.450 104.739 3.684 418.977 146.469

4 Đắk

Nông

22.078 86.408 8.459 37.785 35.916 160 146.017 44.325

5 Lâm

Đồng

310.000 3.500 306.000 91.087 70.829 65.181 10.311 694.787 156.268

Toàn vùng 558.183 6.800 794.067 253.274 345.757 302.441 17.812 1.790.541 558.965

Nguồn: Ban Chỉ Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Vụ Tôn giáo và dân tộc: Thống kê

số lượng tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên năm 2009

Page 185: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/8/4/le_hong_phong_la.pdfhcma.vn

181

Phụ lục 5

TỔNG HỢP SỐ LIỆU TÔN GIÁO VÙNG TÂY NGUYÊN

Địa

phương

Số lượng tôn giáo

Phật giáo Công giáo Tin lành

(DTTS)

Cao đài Tổng cộng

Kon Tum 86.891 90.767 99.398

(97.731)

3.784 279.851

Gia Lai 28.773 134.897 15.499

(13.359)

444 179.665

Đắk Lắk 117.952 179.183 160.296

(145.869)

4.329 461.715

Đắk Nông 27.672 103.286 49.209

(47.709)

0 179.595

Lâm Đồng 315.000 336.104 86.472

(82.472)

11.998 749.574

576.288 844.192 410.874

(387.140)

20.555 1.851.613

Nguồn: Ban Chỉ Ban Chỉ đạo Tây Nguyên thống kê đến tháng 6 năm 2012