mỤc lỤc mỞ ĐẦu - hcma.vnhcma.vn/uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdftình hình nghiên...

158
MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN......................................................................................................................................................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước........................................................................ 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 19 1.3. Nhận xét chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu............................................................................................................... 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THI ỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KI ỂM SÁT NHÂN DÂN ................................................................. 28 2.1. Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ................................................................................................. 28 2.2. Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam ................................................. 43 2.3. Tiêu chí và điều kiện bảo đảm việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Ki ểm sát nhân dân theo y êu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam........... 50 2.4. Kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Thanh tra một số bộ, ngành ở Việt Nam và của một số nước trên thế giới .................................................................. 57 Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRI ỂN, THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KI ỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM..68 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam ..................................................................................................................... 68 3.2. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân Việt Nam............................................................................................................... 75 3.3. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam.....................................................................................................101 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THI ỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KI ỂM SÁT NHÂN DÂN THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM............................................................... 114 4.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam............................................................................................114 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam....................................121 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................................................. 146 CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VI ẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................................................................... 148 DANH MỤC TÀI LI ỆU THAM KHẢO........................................................................................... 151

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

MỤC LỤCMỞ ĐẦU ......................................................................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀILUẬN ÁN.........................................................................................................................................................................8

1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước........................................................................8

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .....................................................................19

1.3. Nhận xét chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếptục nghiên cứu...............................................................................................................25

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANHTRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN .................................................................28

2.1. Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân .................................................................................................28

2.2. Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động củaThanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam .................................................43

2.3. Tiêu chí và điều kiện bảo đảm việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanhtra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam...........50

2.4. Kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Thanh tra một số bộ, ngành ở ViệtNam và của một số nước trên thế giới ..................................................................57

Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠTĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM..68

3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ởViệt Nam .....................................................................................................................68

3.2. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ởViệt Nam...............................................................................................................75

3.3. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhândân ở Việt Nam.....................................................................................................101

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠTĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO YÊU

CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM............................................................... 114

4.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sátnhân dân ở Việt Nam............................................................................................114

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểmsát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam....................................121

KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................................................. 146

CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI LUẬN ÁN.................................................................................................................... 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 151

Page 2: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài

Trong nhà nước ta, cơ cấu quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự

phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực

hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để kiểm soát quyền lực nhà

nước, có nhiều phương thức khác nhau như: giám sát, kiểm tra, thanh tra do

các cơ quan nhà nước thực hiện tuỳ theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của từng cơ quan nhà nước.

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là một bộ phận trong bộ máy, có vị

trí quan trọng trong công tác quản lý, xây dựng ngành, có nhiệm vụ thực hiện

các hoạt động thanh tra trong nội bộ ngành, nhằm phòng ngừa, phát hiện và

xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của ngành trong việc

thực hiện chức năng, nhiệm vụ; phát hiện những sơ hở về cơ chế quản lý

trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực,

góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý trong ngành

Kiểm sát nhân dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ

quan, tổ chức và cá nhân.

Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân đã từng bước được củng cố, kiện toàn và đạt được những kết quả

đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc xây dựng ngành Kiểm sát nhân

dân trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, thực trạng về tổ chức và hoạt động

của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân như hiện nay đã và đang tồn tại hạn

chế, bất cập đó là: Mô hình tổ chức còn đơn giản, từ năm 2013 trở về trước

chỉ có tổ chức thanh tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (được thành lập

từ tháng 7/1987), đến năm 2014 mới đang thí điểm thành lập tổ chức thanh tra

(tương đương cấp phòng) tại 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố (Hà

Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk, Đồng Nai,

thành phố Hồ Chí Minh), các tỉnh, thành phố khác bố trí từ một đến hai biên

Page 3: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

2

chế trong Phòng Tổ chức - cán bộ để chuyên trách làm công tác thanh tra. Tổ

chức bộ máy và biên chế của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng

chưa được hoàn thiện, vừa thiếu về lãnh đạo, quản lý và số lượng biên chế,

vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của đội ngũ công chức thanh

tra. Các thể chế quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra của ngành Kiểm sát

nhân dân chưa được đầy đủ, hoặc lạc hậu so với quy định hiện hành của pháp

luật thanh tra và yêu cầu của công tác quản lý, do đó hoạt động nghiệp vụ

thanh tra còn hạn chế, thực hiện chưa thống nhất, thiếu hiệu quả, chưa tương

xứng với vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao, chưa đáp ứng được yêu cầu cải

cách tư pháp và xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Bởi vậy, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu đầy đủ về mặt lý luận và thực tiễn để

tìm ra các giải pháp thiết thực hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay.

Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa,

cải cách tư pháp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra

nhiệm vụ khách quan phải xây dựng mô hình tổng thể của Tòa án, Viện Kiểm

sát và các cơ quan bổ trợ tư pháp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm

quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các cơ quan đó nhằm xây dựng một

nền tư pháp vững mạnh, trong sạch, hoạt động có hiệu quả. Nghị quyết số 49-

NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư

pháp đến năm 2020 đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp trong

thời gian tới, trong đó có nhiệm vụ: “Tăng cường kiểm tra, thanh tra và có cơ

chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài đối với hoạt động của các chức danh tư

pháp” [12]. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, các cơ quan tư pháp nói chung,

ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng đã và đang tiến hành tổng kết lý luận và

thực tiễn hoạt động, triển khai các biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động để

đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp.

Page 4: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

3

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu với những cấp độ khác

nhau (luận án, luận văn, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp nhà

nước, sách chuyên khảo, sách tham khảo) về tổ chức và hoạt động của Thanh

tra Nhà nước, Thanh tra hành chính, Thanh tra chuyên ngành. Tuy vậy, chưa

có công trình chuyên khảo nào ở cấp độ Luận án Tiến sĩ Luật học về hoàn

thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu

cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp đối với

ngành Kiểm sát nhân dân nói chung, đối với tổ chức và hoạt động của Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:

“Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam” để nghiên cứu làm Luận án Tiến

sĩ Luật học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

2.1. Mục đích của Luận án

Luận án hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và đánh giá một cách

khách quan về thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân; căn cứ vào những yêu cầu khách quan đòi hỏi để đề xuất những

phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ của Luận án

Để thực hiện được mục đích trên, Luận án có nhiệm vụ:

Một là, đánh giá tổng quan được tình hình nghiên cứu ở trong nước và

ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra được những vấn đề các

công trình nghiên cứu đã đề cập có thể kế thừa, phát triển khi nghiên cứu

luận án. Đặc biệt, xác định rõ những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

để làm sáng tỏ.

Page 5: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

4

Hai là, phân tích, làm sáng tỏ khái niệm về tổ chức và khái niệm về

hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; vị trí, vai trò, đặc điểm,

nội dung và nguyên tắc hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Ba là, làm rõ những yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn

thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; trên cơ sở

đó, nêu ra các tiêu chí hoàn thiện và điều kiện bảo đảm hoàn thiện tổ chức và

hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Bốn là, khái quát quá trình hình thành, phát triển của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân; phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên

nhân của những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân.

Năm là, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt

động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở

nước ta hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện

tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu

cải cách tư pháp ở Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, Nghiên cứu sinh chỉ tập trung

khảo sát, nghiên cứu, giải quyết những vấn đề chung nhất ở mức độ khái quát

cơ bản cả về mặt lý luận và thực tiễn có liên quan đến quá trình hình thành,

phát triển về tổ chức và hoạt động của Thanh tra trong hệ thống cơ quan Viện

kiểm sát nhân dân từ khi thành lập ngành Kiểm sát nhân dân ngày 26 thàng 7

năm 1960 đến nay. Luận án không nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của

Thanh tra thuộc hệ thống cơ quan Viện kiểm sát quân sự.

Page 6: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

5

Việc nghiên cứu đề tài luận án chủ yếu dựa trên cơ sở tổng hợp các

số liệu thống kê trong các báo cáo tổng kết và các chuyên đề nghiệp vụ của

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Ban Thanh tra trước đây) và kết

quả hoạt động thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân từ năm

2006 đến năm 2014.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án

4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên phép biện chứng

duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng cơ

sở lý luận để nghiên cứu khách quan, toàn diện, lôgic các vấn đề đặt ra.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nước và pháp luật là kim chỉ

nam trong việc nghiên cứu các vấn đề trong luận án.

Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà

nước và pháp luật, về vai trò của tổ chức thanh tra đối với hoạt động của bộ

máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên các quan điểm, đường lối của

Đảng Cộng sản về nhà nước và cách mạng Việt Nam, nhất là quan điểm về

đổi mới đất nước, phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa; các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về cải cách tư

pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và chiến lược cải

cách tư pháp trong thời gian tới.

4.2. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp

nghiên cứu cụ thể dựa trên cơ sở lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật;

Luận án có chọn lọc, kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu về kinh

nghiệm thực tiễn tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra trong các công

trình khoa học có liên quan.

Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp

tổng hợp, phân tích được sử dụng trong việc nghiên cứu, làm rõ các vấn đề có

tính lý luận về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Page 7: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

6

Luận án đã kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích với phương pháp

so sánh, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn để nghiên cứu về quá trình hình

thành, phát triển và đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân.

Ngoài ra, tác giả đã sử dụng phương pháp tọa đàm trao đổi với các chuyên

gia trong và ngoài ngành về tổ chức và hoạt động thanh tra, được sử dụng trong

việc đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.

5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận ánVề phương diện khoa học: Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu

một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về việc hoàn thiện tổ chức và

hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư

pháp ở Việt Nam.

Về phương diện lý luận: Trên cơ sở quan niệm về tổ chức, về hoạt

động thanh tra, Luận án nêu quan niệm về tổ chức, hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân; chỉ ra được vai trò, đặc điểm, nội dung và nguyên

tắc hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Luận giải và đưa ra

một số yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn thiện tổ chức và hoạt

động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; trên cơ sở đó, đưa ra các tiêu

chí hoàn thiện, điều kiện bảo đảm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Về phương diện thực tiễn: Luận án phân tích làm rõ quá trình hình

thành, phát triển và đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân; chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên

nhân của những hạn chế làm cơ sở cho việc xác định phương hướng và đề

xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp. Luận án xây dựng mô hình

tổ chức bộ máy và nội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân

dân trong tương lai.

Page 8: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

Kết quả nghiên cứu Luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm các quan

điểm về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Luận án có giá trị thiết thực cả về phương diện lý luận và thực tiễn, có

giá trị tham khảo cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật; hoàn thiện tổ chức và

hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Kết quả nghiên cứu luận án còn có giá trị tham khảo cho công tác

nghiên cứu, biên soạn giáo trình phục vụ công tác giảng dạy ở Trường Đại

học Kiểm sát, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Trường cán bộ

thanh tra và hệ thống trường chính trị, hành chính cũng như đối với những

nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực này.

7. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

Luận án gồm 4 chương, 12 tiết.

Page 9: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào xét trên

phương diện cấp đề tài luận án Tiến sĩ Luật học nghiên cứu chuyên sâu về

“Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam”. Tuy nhiên, trong những năm gần

đây, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học với những cấp độ khác nhau

(luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp nhà nước, sách chuyên khảo,

sách tham khảo) nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra

Nhà nước, Thanh tra hành chính, Thanh tra chuyên ngành và Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân, trong đó có thể nêu những công trình tiêu biểu sau đây:

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt

động của cơ quan thanh tra trong bộ máy Nhà nước ta

- Công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận án Tiến sĩ

Luận án Tiến sĩ Luật học“Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi

mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước Việt Nam” (1996) của tác

giả Phạm Tuấn Khải [24] đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tổ

chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra; quá trình hình thành, phát triển

và những đóng góp của các cơ quan thanh tra qua các thời kỳ. Những yêu cầu

khách quan cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước

Việt Nam; đặc biệt, tác giả đề cập đến cơ sở lý luận và các đòi hỏi của thực

tiễn, từ đó đề xuất hướng đổi mới và hoàn thiện thanh tra nhà nước Việt Nam.

Luận án tiến sĩ Luật học “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước

trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam” (2012) của tác giả Nguyễn

Văn Kim [26] đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá một cách

Page 10: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

9

khách quan về thực trạng vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong

giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam; căn cứ vào những yêu cầu khách

quan đòi hỏi, để đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm phát huy và

tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải

quyết khiếu nại hành chính, để bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của

công dân, là công cụ tin cậy của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong

việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp

phần tăng cường trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước. Luận án đã đưa ra các

phương hướng, giải pháp phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan thanh tra

trong giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta hiện nay, bao gồm các nhóm

giải pháp về pháp luật, nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện, nhóm giải pháp

về nâng cao năng lực cán bộ, công chức và hỗ trợ.

- Công trình nghiên cứu là đề tài khoa học

Trong thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã triển khai nghiên cứu

nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở về tổ chức và hoạt

động thanh tra, trong đó đáng chú ý là các đề tài:

Đề tài: “Đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống thanh tra nhà nước theo

hướng cải cách nền hành chính nhà nước” (1996), Chủ nhiệm đề tài: Trần Đức

Lượng, Nguyên Vụ trưởng Vụ thanh tra kinh tế II, Thanh tra Nhà nước (nay là

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ); Đề tài “Thực trạng tổ chức và hoạt động

thanh tra bộ, ngành, chuyên ngành ở nước ta - những vấn đề đặt ra và giải

pháp’’ (1997), Chủ nhiệm đề tài: đồng chí Phạm Văn Khanh, Nguyên Phó Vụ

trưởng Vụ Tổ chức- Cán bộ, Thanh tra Nhà nước (nay là Thanh tra Chính phủ).

Hai công trình này đề cập tới những vấn đề có tính lý luận về tổ chức,

hoạt động thanh tra; những nội dung cơ bản của cải cách một bước nền hành

chính Nhà nước, những quan điểm, tư tưởng của Lênin, Chủ tịch Hồ Chí

Minh, của Đảng và Nhà nước ta về công tác thanh tra. Bên cạnh đó, còn

nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động thanh tra bộ, ngành, chuyên

Page 11: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

10

ngành, trong đó trước hết đề cập mối quan hệ giữa thanh tra với quản lý nhà

nước, khái niệm thanh tra nhà nước chuyên ngành, sự cần thiết khách quan

phải thiết lập thanh tra nhà nước chuyên ngành và các quan điểm của Đảng,

nhà nước ta về công tác thanh tra và phương hướng hoàn thiện mô hình tổ

chức thanh tra bộ, ngành, chuyên ngành, để thực hiện chức năng nhiệm vụ mà

trong đó có giải quyết khiếu nại hành chính [26].

Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước: “Hoàn thiện cơ chế thanh tra,

kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước” (2002), do

đồng chí Trần Đức Lượng, nguyên Vụ trưởng Vụ thanh tra kinh tế II, Thanh

tra Nhà nước làm chủ nhiệm [29] đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về

thanh tra, kiểm tra, giám sát, trong đó trình bày các khái niệm thanh tra, kiểm

tra giám sát và những đặc trưng cơ bản của từng thiết chế, đồng thời phân tích

những điểm giống nhau, khác nhau và sự phân định tương đối giữa thanh tra,

kiểm tra, giám sát; quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra,

kiểm tra, giám sát. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng cơ chế thanh tra, kiểm

tra, giám sát ở nước ta. Trên cơ sở đó, nêu ra những quan điểm, nguyên tắc

hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát; phương hướng hoàn thiện cơ

chế thanh tra, kiểm tra, giám sát trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước: (1)

hoàn thiện phương thức và cơ chế giám sát của Quốc hội; (2) điều chỉnh chức

năng của Viện kiểm sát nhân dân và mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa

hành chính; (3) đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước; (4) đổi mới

chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các loại hình thanh tra,

kiểm tra, giám sát khác.

Đề tài khoa học cấp bộ:“Tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa thanh

tra bộ và Thanh tra chuyên ngành - Thực trạng và giải pháp” (2004), do đồng

chí Nguyễn Khắc Hường, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra

Chính phủ làm chủ nhiệm [23] đã nghiên cứu các khái niệm: Thanh tra, thanh

tra bộ, thanh tra chuyên ngành; đồng thời, làm rõ các vấn đề: Tổ chức, hoạt

Page 12: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

11

động và mối quan hệ của thanh tra bộ; tổ chức, hoạt động và mối quan hệ

của thanh tra chuyên ngành; quan điểm của Đảng và Nhà nước về tổ chức,

hoạt động và mối quan hệ giữa thanh tra bộ và thanh tra chuyên ngành;

kinh nghiệm về tổ chức hoạt động của các tổ chức thanh tra một số nước

trên thế giới. Đề tài khái quát về quá trình hình thành và phát triển các tổ

chức thanh tra từ 1945 đến nay và đi sâu phân tích thực trạng về tổ chức,

hoạt động và mối quan hệ của thanh tra chuyên ngành; qua đó, đánh giá tổ

chức, hoạt động và mối quan hệ của thanh tra bộ; tổ chức, hoạt động và

mối quan hệ của thanh tra chuyên ngành. Trên cơ sở đó, đề tài xây dựng

các giải pháp về hoàn thiện tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa thanh

tra bộ và thanh tra chuyên ngành, bao gồm: (1) xây dựng mô hình tổ chức

thanh tra bộ và thanh tra chuyên ngành phù hợp, hoàn thiện tổ chức thanh

tra bộ và thanh tra chuyên ngành; (2) tăng cường sự chỉ đạo và quan tâm

của lãnh đạo bộ, ngành với thanh tra bộ và thanh tra chuyên ngành; (3) đổi

mới hình thức và phương pháp thanh tra của thanh tra bộ và thanh tra

chuyên ngành; (4) nâng cao hiệu lực và xử lý sau thanh tra của thanh tra bộ

và thanh tra chuyên ngành.

Đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác

thanh tra”(2006), do Quách Lê Thanh, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ làm

chủ nhiệm [49] đã nghiên cứu về nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh và nêu các

định hướng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, tập trung

làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, bao gồm quan

điểm của Hồ Chí Minh về thanh tra, kiểm tra, về giải quyết khiếu nại, tố cáo,

về chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu; phân tích các quan điểm của

Người về vị trí, vai trò của công tác thanh tra; mục đích hoạt động thanh tra;

nguyên tắc, phương pháp kiểm tra, thanh tra; sự kết hợp giữa thanh tra của

nhà nước và sự giám sát của nhân dân; trách nhiệm của lãnh đạo Đảng và

chính quyền các cấp đối với công tác thanh tra.

Page 13: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

12

Đề tài khoa học cấp bộ: “Tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp

trong hệ thống các cơ quan Thanh tra nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả,

hiệu lực của công tác thanh tra” [56] được nêu trong tập san Thông tin khoa

học thanh tra và Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ xuất bản Ấn

phẩm số 8/2006 đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu đạt được của Kết quả

nghiên cứu đề tài đã xác định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ

chỉ đạo, phối hợp giữa cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp

dưới trong hệ thống các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính; xác định mối

quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính và

cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, cũng như đưa ra những giải pháp

nhằm tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp này.

Đề tài khoa học cấp bộ: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra của

các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố

cáo”(2007) do đồng chí Bùi Nguyên Súy, Cục trưởng Cục I, Thanh tra Chính

phủ làm Chủ nhiệm [47] đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành

chính nhà nước; khái niệm thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu

nại, tố cáo; vai trò, vị trí của công tác thanh tra trách nhiệm về khiếu nại, tố

cáo. Đề tài phân tích các nội dung thanh tra trách nhiệm của cơ quan hành

chính nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, đề tài đi sâu nghiên

cứu thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành

chính nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo: những kết quả đạt được,

những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém; từ đó, đề xuất giải

pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của

cơ quan hành chính nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đề tài đề xuất

cần tăng cường và đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết

khiếu nại, tố cáo theo những hướng sau: Một là, xác định công tác thanh tra,

kiểm tra trách nhiệm là một nội dung trọng tâm của các tổ chức thanh tra nhà

nước. Hai là, đổi mới thanh tra, kiểm tra trách nhiệm theo hướng tăng cường

Page 14: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

13

kiểm tra đôn đốc thường xuyên của cấp trên đối với cấp dưới thuộc thẩm quyền

quản lý của thủ trưởng cùng cấp. Ba là, tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp

vụ về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm bảo đảm tính thống nhất của toàn ngành.

Bốn là, việc xây dựng các tiêu chí cụ thể kết hợp hệ thống thông tin báo cáo,

đánh giá có tính chất cập nhật giúp cho quản lý thống nhất từ trung ương đến

địa phương. Năm là, tăng cường năng lực của cơ quan tiếp dân tại Hà Nội và

Thành phố Hồ Chí Minh trong đôn đốc, kiểm tra trách nhiệm của các cấp các

ngành, tăng cường về cơ sở pháp lý; về đội ngũ; về hệ thống kỹ thuật…

Đề tài khoa học cấp bộ: “Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra -

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2011), do đồng chí Nguyễn Thái Hồng,

Phó Vụ trưởng Vụ 3, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm [21] đã đi sâu

nghiên cứu về các nguyên tắc hoạt động thanh tra từ đó đề xuất những kiến

nghị để hoàn thiện các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra thông qua việc bổ

sung, phát triển các quy định trong hoạt động thanh tra nhằm đạt mục tiêu

thanh tra. Kết quả của đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận về thanh tra và

các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, bao gồm các vấn đề về khái niệm,

đặc điểm thanh tra; mục đích, vai trò của các nguyên tắc trong hoạt động thanh

tra, các yếu tố tác động đến hoạt động thanh tra, sự hình thành các nguyên tắc

trong hoạt động thanh tra. Phân tích thực trạng các quy định pháp luật và việc

thực hiện các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra trên thực tế. Trên cơ sở

phân tích các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra trong từng giai đoạn tiến

hành thanh tra, đề tài đã tiến hành đánh giá những quy định của pháp luật,

những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện trên thực tế làm cơ sở cho việc đề

xuất, kiến nghị có tính khả thi cao, làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách,

pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra.

Đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm: “Kết quả hoạt động thanh tra -

những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2012) do TS. Nguyễn Quốc Hiệp, Viện

trưởng Viện Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm [20] đã tập trung nghiên cứu

Page 15: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

14

một số vấn đề lý luận về kết quả hoạt động thanh tra, nêu rõ vai trò và mục

đích của hoạt động thanh tra trong quản lý nhà nước, quan niệm về hoạt động

thanh tra và kết quả hoạt động thanh tra, những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng

hưởng đến kết quả hoạt động thanh tra. Đồng thời, đánh giá thực trạng kết quả

hoạt động thanh tra với năm nội dung đó là: Thực trạng quy định pháp luật về

hoạt động thanh tra; Kết quả xây dựng định hướng chương trình thanh tra, kế

hoạch thanh tra; Kết quả tiến hành cuộc thanh tra; Kết quả thực hiện kết luận,

kiến nghị sau thanh tra; Việc xem xét, đánh giá các hoạt động thanh tra hiện

nay. Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao

kết quả hoạt động thanh tra trong thời gian tới.

Nghiên cứu nội dung các công trình, đề tài nêu trên cho thấy, các tác

giả đã tập trung đề cập đến vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước,

thanh tra bộ, thanh tra ngành, thanh tra chuyên ngành trong hệ thống cơ quan

hành chính, trong cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát ở nước ta; những yêu

cầu khách quan đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra; những

nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra.

Mặc dù, các đề tài trên chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề hoàn thiện tổ

chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải

cách tư pháp ở Việt Nam, nhưng kết quả nghiên cứu của của các đề tài là

nguồn tài liệu quan trọng để Nghiên cứu sinh kế thừa có chọn lọc trong

nghiên cứu đề tài luận án của mình.

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt

động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Trong những năm qua, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Ban

Thanh tra trước đây), đã có một số công trình nghiên cứu ở cấp độ đề tài, đề

án và chuyên đề nghiệp vụ về đổi mới tổ chức chức và hoạt động của Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân. Đáng chú ý là các công trình sau:

Page 16: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

15

- Đề tài khoa học

Công trình khoa học đầu tiên của Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối

cao nghiên cứu ở cấp độ Đề tài khoa học cấp cơ sở về "Thực trạng và giải pháp

nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân

dân"(năm 2003), Chủ nhiệm đề tài Dương Văn Tiu, nguyên Trưởng Ban Thanh

tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao [57]. Đề tài đã nghiên cứu một số vấn đề lý

luận chung về công tác thanh tra, đặc điểm của công tác thanh tra trong

ngành kiểm sát nhân dân và tổng kết thực tiễn công tác thanh tra trong

ngành kiểm sát nhân dân từ khi thành lập đến năm 2003. Trên cơ sở đó, đề

tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân, đó là: Đổi mới nội dung nhiệm

vụ công tác thanh tra, triển khai nhiệm vụ thanh tra một số hoạt động

nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

động tư pháp có dấu hiệu vi phạm liên quan đến Kiểm sát viên, Điều tra

viên, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân; Hoàn thiện tổ chức bộ

máy và đổi mới công tác cán bộ thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân;

Đổi mới phương pháp hoạt động nghiệp vụ thanh tra.

- Đề án

Liên quan đến việc nghiên cứu đề tài, năm 2013 Nghiên cứu sinh đã

hoàn thành việc nghiên cứu, xây dựng Đề án: “Tăng cường tổ chức bộ máy,

biên chế cán bộ Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân” [52]. Đề án đã được

Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt tại Nghị quyết số

06-NQ/BCSĐ ngày 20/12/2013 với một số nội dung sau: “Đồng ý củng cố

thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cả về số lượng và chất lượng; xây

dựng hệ thống Thanh tra ngành Kiểm sát tại các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn quốc theo lộ trình thích hợp; tiến

hành thành lập thí điểm tại một số đơn vị có đủ tiêu chí và điều kiện để thực

hiện, cụ thể:

Page 17: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

16

- Thành lập thêm ở Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao Phòng

Thanh tra hành chính để đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra hoạt động công

vụ trong Ngành và bổ sung đủ 25 biên chế, đảm bảo mỗi phòng thuộc Thanh

tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có tối thiểu 05 biên chế, đồng thời nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra, tăng cường thanh tra hoạt động

nghiệp vụ trong Ngành.

- Thành lập Thanh tra cấp tỉnh ở 08 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,

gồm thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, Nghệ

An, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai.

- Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố không thành lập Thanh

tra cấp tỉnh thì cho phép thành lập Tổ Thanh tra có 2 biên chế nằm trong

Phòng Tổ chức - Cán bộ; nghiệp vụ do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối

cao chỉ đạo”.

Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê

duyệt kết quả nghiên cứu Đề án nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng giúp

Nghiên cứu sinh hoàn thiện việc nghiên cứu đề tài luận án.

- Chuyên đề nghiệp vụ

Chuyên đề: “Công tác thanh tra góp phần xây dựng cán bộ ngành

Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh” (2007) do Nghiên cứu sinh thực

hiện, đã đưa ra một số giải pháp tăng cường công tác thanh tra góp phần xây

dựng đội ngũ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành trong tình hình mới.

Chuyên đề: “Tăng cường thanh tra tài chính tại các đơn vị sử dụng

kinh phí ngân sách Nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân” (2009), do

Nghiên cứu sinh thực hiện, đã nghiên cứu, đánh giá về thực trạng công tác

quản lý sử dụng tài chính trong Ngành, đưa ra một số giải pháp tăng cường

công tác thanh tra để kịp thời phát hiện, uốn nắn, khắc phục và xử lý các sai

Page 18: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

17

phạm trong quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng kinh phí ngân sách Nhà

nước cấp đúng chế độ tài chính, vừa tiết kiệm, vừa đạt hiệu quả cao nhất, góp

phần phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chuyên đề: “Một số vấn đề về thanh tra giải quyết đơn khiếu nại, tố

cáo có liên quan đến cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân" (2008), do

Nghiên cứu sinh thực hiện, đã tập trung nghiên cứu, đánh giá về kết quả công

tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ Kiểm sát; trên

cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công

tác thanh tra nói chung, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến

cán bộ trong Ngành nói riêng, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và

xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Chuyên đề: “Nghiên cứu quy trình thanh tra hoạt động nghiệp vụ thực

hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp” (2012), do tác giả

Phạm Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Thanh tra nghiệp vụ, Thanh tra Viện

kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện [54]. Thông qua việc nghiên cứu chuyên

đề nhằm đưa ra một quy trình thống nhất chung về thanh tra hoạt động nghiệp

vụ, giúp cho các cán bộ làm công tác thanh tra trong Ngành hiểu, nắm bắt

được những yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành của một cuộc thanh tra về

hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư

pháp để vận dụng vào thực tiễn công tác, tổ chức tốt các cuộc thanh tra hoạt

động nghiệp vụ đảm bảo có chất lượng, hiệu quả cao.

Chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra việc quản lý, sử dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng Ngành”

(2012) do Nghiên cứu sinh thực hiện, đã nghiên cứu một số vấn đề về lý luận

và đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng cán

bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân thời gian qua, đưa ra các giải pháp tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng cán bộ đáp ứng yêu

cầu xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Page 19: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

18

Chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và

ban hành Kết luận thanh tra" (2012) do Nghiên cứu sinh thực hiện, đã đi sâu

nghiên cứu, đánh giá thực trạng về những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm

trong việc xây dựng và ban hành Kết luận thanh tra, đề xuất giải pháp nâng

cao chất lượng, hiệu quả của Kết luận thanh tra nhằm đáp ứng được yêu cầu,

nhiệm vụ công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Chuyên đề: “Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp

vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực

hình sự - Một số giải pháp, kiến nghị” (2013), do Nghiên cứu sinh thực hiện.

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Chuyên đề đã đưa

ra một số giải pháp tăng cường công tác thanh tra nhằm góp phần nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và Kiểm

sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực giải quyết án hình sự của Viện kiểm

sát nhân dân các cấp, đảm bảo không để lọt tội phạm và người phạm tội,

không làm oan người vô tội.

Các chuyên đề nghiệp vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

nêu trên mới chỉ nghiên cứu về một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng

về những khía cạnh đơn lẻ trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân ở phạm vi một chuyên đề nghiệp vụ. Tuy nhiên, kết quả

nghiên cứu các chuyên đề nghiệp vụ này là nguồn tài liệu quan trọng giúp tác

giả đi sâu nghiên cứu một các toàn diện và đầy đủ những vấn đề lý luận và

thực tiễn liên quan đến đề tài.

Các đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ của Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao (Ban Thanh tra trước đây) mới chỉ nghiên cứu từng khía

cạnh về tổ chức hoặc hoạt động nghiệp vụ thanh tra; chưa nghiên cứu một

cách tổng thể, toàn diện và đồng bộ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp ở nước

ta hiện nay; đặc biệt chưa làm rõ được khái niệm về tổ chức và hoạt động của

Page 20: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

19

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; chưa đề xuất được mô hình tổng thể cần

hoàn thiện về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và phương thức hoạt động của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Nghiên cứu các công trình ở trong nước cho thấy, các công trình đã nghiên

cứu riêng lẻ theo những hướng tiếp cận khác nhau, các công trình đã khái quát

được một số mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra

hành chính, Thanh tra chuyên ngành trong bộ máy nhà nước; một số công trình

nghiên cứu ở cấp độ đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ của Thanh tra Viện kiểm

sát nhân dân tối cao đã đề cập đến nội dung đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng

hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn

chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và

có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn ở cấp độ Luận án Tiến sĩ Luật học về

hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo

yêu cầu của cải cách tư pháp ở Việt Nam.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động

của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp

Việt Nam” là một vấn đề mới, có tính lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu

cầu thực tiễn đặt ra. Kết quả nghiên cứu rút ra từ một số công trình ở trong

nước những năm qua có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu đề tài.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

Về tổ chức và hoạt động thanh tra của một số nước trên thế giới, đã có

một số sách, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu như:

1.2.1. Một số công trình của các tác giả là người nước ngoài nghiên

cứu về tổ chức và hoạt động thanh tra của các nước trên thế giới

Trong Phần III “Những cái nhìn về hành chính”, Sách “Bàn về hành

chính Pháp” của tác giả Phrăngxoa Galúdiên Ghininús, do Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2003, đã đưa ra những cái nhìn từ Thẩm

phán tư pháp, từ cơ quan thanh tra, cái nhìn của khoa học và đặc biệt là

Page 21: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

20

mười nghịch lý của hành chính Pháp được nêu trong bức thư của một người

bạn Mỹ (Vincent Wright), như nghịch lý giữa “tính hình mẫu” của nền

hành chính Pháp với “những tác động, ảnh hưởng và áp lực thay đổi từ bên

ngoài”, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa; nghịch lý giữa “tính thống

nhất” của nền hành chính Pháp với “sự chia cắt, có những lúc đối đầu” giữa

các cơ quan hành chính hoặc cao hơn nữa là giữa các phe phái chính trị...

Tác giả cũng nêu lên những tồn tại trong nền hành chính Pháp xét từ cách

nhìn của các cơ quan thanh tra: “Trên thực tế nhiệm vụ của các cơ quan

thanh tra tổng hợp có một tầm quan trọng chiến lược, tuy nhiên hiện nay

vẫn còn bị xem nhẹ trong khi Nhà nước coi cấp tản quyền là nơi ưu tiên áp

dụng các chính sách của Nhà nước”. Theo đó, hoạt động thanh tra càng

cần phải coi trọng và đẩy mạnh, đặc biệt là trong việc xem xét, kiểm tra,

đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương

hoặc cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Nhận định này xét ở mức độ

nhất định cũng tương đồng với thực trạng nền hành chính của nước ta hiện

nay khi cần tiếp tục đổi mới mô hình và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt

động của các cơ quan thanh tra nhà nước cho phù hợp với yêu cầu cải cách

hành chính nhà nước [26].

Trong Bài nghiên cứu “Mô hình thanh tra cổ điển - Một công cụ rà

soát hiệu quả các quyết định hành chính của các cơ quan hành chính nhà

nước - Nhìn từ góc độ của Niu-Di-Lân” (“The Classical Ombudsman - An

Effective Reviewer of Administrative Decisions by Government Agencies -

A New Zealand Perspective”) năm 2001 của tác giả Brian Elwood, Chánh

thanh tra Niu-Di-Lân và Chủ tịch tổ chức thanh tra quốc tế, đã làm rõ khái

niệm, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các cơ quan thanh tra theo

các mô hình cổ điển. Tác giả cho rằng các cơ quan thanh tra có thể giúp

giải quyết các vấn đề của nền hành chính mà tòa án, cơ quan lập pháp hoặc

hành pháp không thể giải quyết có hiệu quả hơn. Hoạt động thanh tra phải

Page 22: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

21

giúp các bên phải chấp nhận những kết luận mà cơ quan thanh tra đưa ra.

Muốn vậy, hoạt động thanh tra không chỉ tìm ra những vấn đề tồn tại giữa

các bên mà còn phải giúp đưa ra kiến nghị, giải pháp để giải quyết những

vấn đề đó. Đồng thời, thước đo hiệu quả hoạt động thanh tra chính là sự hài

lòng của đối tượng về kết luận thanh tra. Cơ quan thanh tra không thể thay

thế hoặc đối đầu với các cơ quan ra quyết định hành chính mà giữ vai trò

hỗ trợ để tăng sự hiểu biết và khả năng phản hồi của bộ máy hành chính đối

với công chúng nói chung. Đồng thời, thông qua giải quyết khiếu nại của

công dân, cơ quan thanh tra phải giúp nhận diện được những bất công hoặc

hạn chế của các cơ quan hành chính để tránh lặp lại trong tương lai [26].

Trước sự thay đổi chính trị, kinh tế và xã hội, các cơ quan thanh tra

đang phải đối phó với rất nhiều thách thức đòi hỏi phải khẳng định lại về

thẩm quyền và thích ứng về hành động. Khuôn khổ pháp lý và chức năng,

nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan thanh tra theo mô hình truyền thống

cần có những điều chỉnh tương ứng. Tác giả Clare Lewis (Cơ quan thanh tra

của Bang Ontario, Ca-na-đa) đã viết Bài nghiên cứu“Đối phó với những thay

đổi trên mọi phương diện: Khẳng định lại thẩm quyền của cơ quan thanh tra

và thích ứng về hành động” (“Coping With Changes on all Fronts:

Reaffirming the Ombudsman’s Powers and Adapting its Actions”), năm 2003.

Theo đó, cần đảm bảo sự tiếp cận một cách dễ dàng và hiệu quả hơn của công

dân đối với các cơ quan thanh tra. Các cơ quan thanh tra phải có năng lực

hoạt động mang tính mềm dẻo, tiếp cận đa ngành và có năng lực dẫn dắt quá

trình phát triển. Các cơ quan thanh tra không thể giữ thái độ thụ động khi đối

mặt với những khiếu nại tương tự được lặp đi lặp lại của người dân mà phải

chủ động giải quyết nó, phải nhận diện được nguồn gốc của vấn đề và tìm

cách để ngăn ngừa nó. Các cơ quan thanh tra không chỉ giải quyết những

khiếu nại đơn lẻ của mỗi người dân mà qua đó phải có cách tiếp cận rộng hơn,

phải giúp phát hiện những hạn chế trong cơ chế, chính sách quản lý, phải

Page 23: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

22

đánh giá được hiệu quả của những cơ chế, chính sách đó để tìm giải pháp

khắc phục. Hoạt động thanh tra cần gắn kết hơn và giúp nâng cao hiệu lực,

hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước [26].

Khi nghiên cứu một số vấn đề trong quan hệ giữa cơ quan thanh tra với

tòa án và các cơ quan tư pháp khác trong việc bảo vệ quyền con người, tác giả

Clare Lewis (Cơ quan thanh tra của Bang Ontario, Ca-na-đa) viết Bài nghiên

cứu “Vai trò hợp tác của các cơ quan thanh tra với tòa án và các cơ quan tư

pháp trong bảo vệ các quyền con người” (“The Role of Collaboration of the

Ombudsman With the Courts and Judiciary in the Protection of Human

Rights: A Canadian Perspective”), năm 2003. Tác giả nhấn mạnh đến sự cần

thiết, vị trí và vai trò của của các cơ quan thanh tra nhằm giám sát hoạt động

của các cơ quan hành chính nhà nước từ bên trong. Hoạt động của cơ quan

thanh tra còn giúp cung cấp thông tin cần thiết cho chính các Tòa án, cơ quan

tư pháp để giải quyết vụ việc một cách có hiệu quả và nhanh chóng. Theo kết

luận của tác giả, cơ quan thanh tra đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo

thực hiện nguyên tắc “kiểm soát và đối trọng” tổ chức quyền lực nhà nước và

hướng tới xây dựng một xã hội thực sự dân chủ [26].

Trong Bài nghiên cứu “Làm thế nào để là một cán bộ/ cơ quan thanh tra

tốt” (“How to be a Good Ombudsman”) của Tiến sĩ. Jacob Soderman, nguyên

công chức thanh tra của Uỷ ban châu Âu (do Nghị viện châu Âu bầu và đảm

nhiệm vị trí này trong giai đoạn 1995- 2003, tháng 1 năm 2004) đã tập trung

nghiên cứu, phân tích về mô hình cơ quan thanh tra, đặc biệt là cơ quan thanh tra

trong phạm vi Liên minh châu Âu; làm rõ vai trò của các cơ quan thanh tra nhằm

đảm bảo xây dựng một nền hành chính tốt; các yêu cầu đối với một tổ chức

thanh tra hoạt động có hiệu quả; phương thức hoạt động hiệu quả và cách thức

nhận biết một tổ chức thanh tra hoạt động tốt. Trong phần kết luận, tác giả đã

nhận diện những thách thức đối với các cơ quan, cán bộ thanh tra, như sự can

thiệp một cách không chính đáng vào hoạt động hoặc các vụ việc phức tạp liên

Page 24: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

23

quan đến nhiều bên khác nhau... Đồng thời tác giả đã đưa ra một số giải pháp

vượt qua, như đảm bảo cơ chế báo cáo thông suốt với cơ quan có thẩm quyền

hoặc lựa chọn cách làm đúng thay cho cách làm sai...[26]

Nghiên cứu “Cơ quan Thanh tra Kerata” (Kerata Ombudsman”) của

tác giả Joshua J.M. Stark, nghiên cứu tình huống về trách nhiệm giải trình

thuộc sáng kiến trách nhiệm giải trình do Quỹ nghiên cứu về quản trị công

của Ấn Độ tổ chức thực hiện năm 2010. Tác giả đã phân tích về mặt lý luận

và nguồn gốc hình thành tổ chức thanh tra; kinh nghiệm quốc tế liên quan đến

việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra; sự phát triển

của các mô hình tổ chức thanh tra và các đặc điểm cơ bản. Dựa trên những

phân tích về mặt lý luận và từ thực tiễn về tổ chức và hoạt động của tổ chức

thanh tra Bang Kerata của Ấn Độ, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị quan

trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức thanh tra, đặc biệt là ở

các bang của Ấn Độ như: (1) Trao thẩm quyền “điều tra” hoặc thẩm quyền xác

minh, tìm hiểu vụ việc một cách độc lập dựa trên việc phân bổ nguồn lực thỏa

đáng cho các tổ chức thanh tra để tránh bị phụ thuộc vào các cơ quan, tổ chức

khác; (2) Đảm bảo quy trình bổ nhiệm thanh tra viên một cách công khai, minh

bạch nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ thanh tra có năng lực và đạo đức,

tránh nguy cơ lạm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; (3) Tăng cường

khả năng tiếp cận của công chúng đối với các tổ chức thanh tra nhằm giúp giải

quyết có hiệu quả các khiếu nại hành chính; (4) Nâng cao nhận thức về vị trí,

vai trò của các tổ chức thanh tra trong hoạt động quản lý [26].

Sách tham khảo “Hướng dẫn tăng cường năng lực và liêm chính tư

pháp” (“Resdurce guide on strengthening judicial integrity and capacity”), bản

gốc tiếng Anh do Văn phòng Liên Hợp Quốc xuất bản tháng 12/2011, được Cơ

quan phòng, chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu

Âu hỗ trợ dịch và xuất bản bằng tiếng Việt tháng 12/2013 [15]. Nội dung cuốn

sách đã đưa ra các ý tưởng, đề xuất và chiến lược được phát triển bởi các

Page 25: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

24

chuyên gia cải cách pháp luật và tư pháp. Các nhà nghiên cứu ứng dụng và

những nhà thực hành giàu kinh nghiệm đã đóng góp cho các tài liệu hướng đến

nỗ lực cải cách tư pháp ngày càng phong phú về số lượng và nội dung. Đặc

biệt, cuốn sách đã giới thiệu về cơ chế giám sát đối với công việc của các cơ

quan tư pháp ở một số nước trên thế giới, mô hình phổ biến là Ban Thanh tra

(hoạt động cho Bộ Tư pháp, cho Hội đồng tư pháp hay cho Toà án tối cao).

1.2.2. Một số công trình của các tác giả ở trong nước nghiên cứu về

tổ chức và hoạt động thanh tra của các nước trên thế giới

Sách chuyên khảo: “Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát

của một số nước trên thế giới”, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2002, Chủ biên

Nguyễn Văn Kim. Nội dung cuốn sách đã giới thiệu một số bài nghiên cứu

của các tác giả sau: (1) Sự hình thành và hoạt động của thanh tra Quốc hội

Đan Mạch của tác giả Văn Tiến Mai; (2) Thanh tra Quốc hội Canađa của tác

giả Đinh Quang Tuyến; (3) Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Quốc hội

Thụy Điển của tác giả Vũ Văn Chiến; (4) Tổ chức và hoạt động của cơ quan

Thanh tra, giám sát hành chính Cộng hoà nhân dân Trung hoa; (5) Tổ chức và

hoạt động thanh tra ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của tác giả

Nguyễn Văn Kim; (6) Ban Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc của tác giả Vũ

Văn Chiến; (7) Các cơ quan Tổng thanh tra của cộng hoà Pháp- Phạm Thị

Thu Hiền; (8) Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Đài Loan của tác giả

Nguyễn Văn Kim, Phạm Thị Thu Hiền; (9) Cơ quan Thanh tra Philippin của

tác giả Đặng Khánh Toàn; (10) Thanh tra chuyên ngành ở một số nước châu

Âu của tác giả Nguyễn Hữu Lương. Các công trình nghiên cứu về tổ chức,

chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và phương thức hoạt động của các cơ quan

thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới. Đặc biệt là việc đề

cập đến quan niệm về sự phân công quyền lực và về vị trí, vai trò của cơ quan

thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng như mối quan hệ của cơ quan này với cơ

quan hành chính và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước [25].

Page 26: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

25

Tạp chí Kiểm sát số Tết năm 2012 đăng bài sưu tầm và tổng hợp của

Bảo Châu và Hải Dương về “Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động điều tra của

Viện kiểm sát/ Viện công tố của một số nước trên thế giới”. Các tác giả đã

sưu tầm và tổng hợp về kinh nghiệm tổ chức và hoạt động điều tra của Viện

kiểm sát/Viện công tố của một số quốc gia theo truyền thống pháp luật Châu

Âu lục địa như: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức.

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài nêu trên chủ yếu mới chỉ đề

cập đến các nội dung có liên quan đến mô hình tổ chức và hoạt động của cơ

quan thanh tra của một số nước; tổ chức và hoạt động thanh tra của các cơ

quan tư pháp trên thế giới nói chung, thanh tra đối với hoạt động của cơ quan

Toà án nói riêng; nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động điều tra của

Viện kiểm sát/Viện công tố của một số nước. Chưa có bài báo, công trình

khoa học nào nghiên cứu, đề cập chuyên sâu về hoàn thiện tổ chức và hoạt

động thanh tra trong nội bộ cơ quan Viện kiểm sát/Viện công tố các nước.1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Một số nhận xét về tổng quan tình hình nghiên cứuỞ trong nước, mặc dù các công trình có sự nghiên cứu riêng lẻ theo

những hướng tiếp cận khác nhau, nhưng các công trình đã khái quát được một

số mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra hành

chính, Thanh tra chuyên ngành trong bộ máy nhà nước; đã nghiên cứu về đổi

mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát.

Những nghiên cứu trên là cơ sở khoa học quan trọng, hữu ích cho việc nghiên

cứu đề tài này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu

một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn ở cấp độ

Luận án Tiến sĩ Luật học về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.

Ở nước ngoài, các công trình do một số nhà nghiên cứu ở trong nước

và nước ngoài chủ yếu giới thiệu, phân tích, đánh giá đặc điểm, vai trò và mô

Page 27: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

26

hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra của một số nước trên thế

giới. Chưa có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện tổ chức và hoạt động

thanh tra trong nội bộ Viện kiểm sát/Viện công tố các nước trên thế giới.

Những nghiên cứu tổng quan trên đây là cơ sở khoa học để xác định

nội dung nghiên cứu trọng tâm của đề tài bảo đảm kế thừa, phát huy, chọn lọc

những kết quả nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài, giúp cho việc hoàn

thiện đề tài bảo đảm tính nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và khoa học.

Theo chúng tôi, xung quanh vấn đề hoàn thiện tổ chức và hoạt động

của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu của cải cách tư pháp ở

Việt Nam hiện nay là vấn đề thời sự. Việc chưa nghiên cứu thấu đáo về vấn

đề này cũng có nghĩa là dẫn đến những hạn chế các khám phá khác liên quan

cần được tổng kết khái quát hóa phục vụ cho công tác Thanh tra.

Mặc dù, đã có một số công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến

công tác Thanh tra nói chung, tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân nói riêng, nhưng rõ ràng còn rất nhiều khía cạnh của vấn đề cần

được tiếp tục nghiên cứu, khám phá, làm rõ để góp phần nâng cao hiệu quả công

tác Thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân. Thực tiễn đòi hỏi phải nghiên cứu

chuyên sâu về vấn đề hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu của cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứuTừ những những đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài nêu

trên, luận án có nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực

tiễn của việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể như sau:

Một là, trên cơ sở kế thừa có chọn kọc kết quả nghiên cứu của một số

công trình của các tác giả, luận án tiếp tục nghiên cứu, phân tích, làm sáng tỏ

khái niệm về tổ chức và khái niệm về hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân; vị trí, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc và nội dung hoạt động của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Page 28: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

27

Hai là, làm rõ những yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn

thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Ba là, khái quát quá trình hình thành, phát triển của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân; phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên

nhân của những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân.

Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt

động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở

nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài cho thấy

trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế đã có nhiều công trình khoa học có

nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài.

1. Các tác giả đã nghiên cứu khá công phu, nghiêm túc, với các góc độ,

hình thức khác nhau, tập trung nghiên cứu trên cơ sở những vấn đề chung về

lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; nghiên cứu về đổi mới tổ chức và

hoạt động thanh tra ở trong nước (như Thanh tra Nhà nước; Thanh tra hành

chính, Thanh tra chuyên ngành và của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân);

nghiên cứu về tổ chức và hoạt động thanh tra của một số nước trên thế giới.

2. Những công trình nghiên cứu trên ít nhiều có sự liên quan và là cơ sở

khoa học để tham khảo, kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn

diện những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân.

3. Thực tiễn đòi hỏi phải nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề hoàn thiện

tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu

của cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

Page 29: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

28

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

2.1.1. Khái niệm về tổ chức và hoạt động thanh tra

2.1.1.1. Khái niệm về tổ chức thanh tra

Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “tổ chức” với nghĩa một động từ

dùng để chỉ hoạt động tổ chức, “là việc sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để

cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung”; với nghĩa của

một danh từ, “tổ chức” được hiểu “là một tập hợp người được tổ chức theo cơ

cấu nhất định để hoạt động vì lợi ích chung” [63].

Trên bình diện chung, vấn đề đặc biệt quan trọng cho hoạt động của

mỗi cơ quan, đơn vị là việc thiết kế tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

để phục vụ cho công tác quản lý. Có thể thấy rằng bất cứ hoạt động của cơ

quan nhà nước nào thì điều quan trọng đầu tiên là xây dựng được cấu trúc bộ

máy của nó. Nếu tổ chức bộ máy hoàn chỉnh và khoa học thì hoạt động của nó

sẽ có hiệu quả và ngược lại. Điều này được V.I. Lênin từng nói: “Hãy cho tôi

một tổ chức những người cách mạng, tôi sẽ làm đảo lộn nước Nga” [27].

Tổ chức là vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của các cơ quan

nhà nước và việc xây dựng tổ chức là nhiệm vụ quan trọng để phục vụ cho

công tác quản lý. Có thể nói tổ chức là công việc cần thiết và quan trọng đầu

tiên để tạo điều kiện cho hoạt động của cơ quan, bộ phận và là vấn đề khó

nhất trong quá trình hoạt động của bất cứ một cơ quan nào. Nhiệm vụ của nhà

lãnh đạo hay của công tác tổ chức chính là thiết kế một cơ cấu tổ chức thích

hợp để liên kết các hoạt động của các cá nhân, bộ phận với nhau. Việc liên kết

các hoạt động của các các nhân và bộ phận muốn đạt yêu cầu mong muốn và

có hiệu quả thì phải theo những cách thức và mục tiêu nhất định. Đó là phải

Page 30: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

29

liên kết được các mục tiêu của tổ chức, chỉ rõ được cách thức phân công

nhiệm vụ giữa các bộ phận và qua đó xác định được cấu trúc các bộ phận có

thể hoàn thành nhiệm vụ đó, xác định được mối quan hệ của các công việc và

hoạt động chủ yếu của tổ chức do các bộ phận thực hiện.

Xét từ góc độ hoạt động, công tác tổ chức là việc nhóm các hoạt động

cần thiết để thực hiện một mục tiêu của tổ chức và giao hoạt động đó cho một

bộ phận với một thẩm quyền được xác định thực hiện và tạo mối liên hệ giữa

các bộ phận đó. Do vậy, khi đề cập đến công tác tổ chức thì việc phân cấp

thẩm quyền là vô cùng quan trọng và phải xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể của

các bộ phận được giao nhiệm vụ và phân công thẩm quyền để tránh hiện

tượng nhiệm vụ đơn giản nhưng được trao thẩm quyền lớn và ngược lại.

Cơ cấu của tổ chức chính là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu hiện qua

việc sắp xếp các bộ phận cấu thành theo một trật tự nhất định và xác lập mối

quan hệ qua lại giữa chúng với nhau. Việc xác định cơ cấu tổ chức của mỗi cơ

quan chính là việc thiết lập các bộ phận và liên kết chúng lại với nhau thành

một hệ thống. Đây là bước quan trọng của công tác tổ chức nhằm làm cho cơ

cấu của tổ chức tương ứng với chức năng nhiệm vụ mà nó đảm nhiệm. Chính

vì vậy, việc mô tả chi tiết các chức năng nhiệm vụ của tổ chức và cách thức

thực hiện các chức năng đó là điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Một

cơ cấu được xác lập luôn gắn với mục đích chỉ rõ cá nhân hay đơn vị, bộ phận

nào sẽ làm gì và ai là người chịu trách nhiệm chính về kết quả của những hoạt

động đó. Xác định được điều đó là nhằm loại bỏ những cản trở không cần

thiết trong quá trình phân công nhiệm vụ và liên kết các hoạt động cũng như

để thực hiện việc thông tin chính xác và thuận tiện.

Tổ chức thanh tra được hiểu với nghĩa của một tổ chức, là một cấu trúc,

thiết chế, cơ cấu, bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra. Tổ chức

thanh tra cũng bao gồm các chức năng thiết yếu nằm trong tổng thể bộ máy

nhà nước. Để hoạt động thanh tra được vận hành một cách khoa học, ổn định

Page 31: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

30

và đạt hiệu quả cao, cần thiết kế tổ chức, bộ máy theo đúng các nguyên tắc về

tổ chức với các bộ phận, chức vụ được liên kết với nhau một cách chặt chẽ

theo một mục tiêu nhất định.

Như vậy, theo nghĩa này, tổ chức thanh tra là một cơ cấu, hay cấu phần

của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện những chức năng, nhiệm

vụ thanh tra do pháp luật quy định.

2.1.1.2. Khái niệm về hoạt động thanh tra

Thuật ngữ “thanh tra” được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Theo

từ điển Tiếng Việt, “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ của địa phương,

cơ quan, xí nghiệp” [63]. Với nghĩa này, hoạt động thanh tra là kiểm soát

nhằm phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định. Theo Từ điển Luật

học, “Thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện

thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định” [65]. Ở góc độ

khác, thanh tra được hiểu là một trong những chức năng thiết yếu của cơ quan

quản lý nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong

quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa thông qua hoạt

động xem xét và nhận định về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,

kế hoạch nhà nước của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ

chức hữu quan và cá nhân có trách nhiệm nhằm phát huy nhân tố tích cực,

phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn

thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của

Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

Hoạt động thanh tra còn được hiểu là hoạt động chuyên trách do tổ chức

thanh tra đảm nhiệm nhằm kiểm tra, đánh giá, kết luận chính thức về việc thực

hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

trong quản lý nhà nước với mục đích phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật,

bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức

và cá nhân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.

Page 32: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

31

Theo tác giả Trần Đức Lượng: “Thanh tra là một chức năng thiết yếu

của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra xem xét việc làm của các cơ

quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường được thực hiện bởi một cơ quan

chuyên trách, theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm kết luận

đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa,

xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế

xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp

của cơ quan, tổ chức và cá nhân” [29]. Với khái niệm này đã làm rõ những

đặc điểm của hoạt động thanh tra là gắn với quản lý nhà nước, luôn mang tính

quyền lực nhà nước và có tính độc lập tương đối trong hoạt động.

Luật Thanh tra năm 2010 đưa ra các khái niệm về Thanh tra Nhà nước,

Thanh tra hành chính, Thanh tra chuyên ngành như sau:

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ

tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực

hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện

chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong

việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật,

quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó [43].

Từ những quan niệm nêu trên, cho thấy thanh tra là một chức năng thiết

yếu, là một loại hình đặc biệt của hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà

nước. Thanh tra là phương thức bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà

nước, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chủ thể của hoạt động

thanh tra là các cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh

Page 33: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

32

tra, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên

ngành thực hiện. Đối tượng thanh tra là những việc làm cụ thể được tiến hành

theo các quy định của pháp luật, thực hiện quyền, nghĩa vụ của các cơ quan

nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Xét về vị trí, vai trò, đặc điểm và nội dung của hoạt động thanh tra

trong quản lý nhà nước có thể thấy thanh tra là một trong ba khâu của chu

trình quản lý nhà nước, là phương thức và nội dung quan trọng để nâng cao

hiệu quả quản lý nhà nước; là một trong những phương tiện phòng ngừa có

hiệu quả những vi phạm pháp luật và phòng, chống tội phạm. Hoạt động

thanh tra của các cơ quan thanh tra trong thực thi nhiệm vụ của mình theo quy

định của pháp luật góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động

quản lý nhà nước; phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích

hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân nhằm góp phần vào công cuộc

xây dựng và phát triển đất nước, cải cách hành chính nhà nước, nâng cao hiệu

quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Thanh tra và kiểm tra có mối quan hệ gần gũi, bổ sung cho nhau. Trong

quản lý nhà nước, giữa thanh tra và kiểm tra có một mảng giao thoa về chủ

thể, đó là Nhà nước. Kiểm tra cũng là chức năng của Nhà nước; kiểm tra nếu

theo nghĩa rộng thì bao hàm cả thanh tra, hay nói cách khác, thanh tra là một

loại hình đặc biệt của kiểm tra mà ở đó luôn có một loại chủ thể là Nhà nước

tiến hành và thực hiện quyền lực nhà nước. Các hoạt động, các thao tác

nghiệp vụ trong các cuộc thanh tra chính là thực hiện kiểm tra trong quy trình

thanh tra, ví dụ kiểm tra sổ sách, kiểm tra hồ sơ, tài liệu, so sánh đối chiếu các

số liệu thu thập được trong quá trình thanh tra v.v... Phân biệt thanh tra và

kiểm tra chủ yếu dựa vào mục đích và phương pháp. Trong mối quan hệ với

kiểm tra, ở đây có thể hiểu thanh tra chính là phương thức của kiểm tra và tổ

chức thanh tra là một trong những cơ quan thuộc hệ thống đánh giá của Nhà

nước, của xã hội. Hoạt động thanh tra là hoạt động từ bên ngoài tác động lên

Page 34: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

33

đối tượng bị quản lý; kiểm tra là xem xét sự việc xảy ra trong nội bộ cơ quan

quản lý có đúng với các quy tắc đã xác lập và những mệnh lệnh quản lý hay

không. Thực tế ở nước ta, khái niệm thanh tra, kiểm tra và giám sát chưa được

phân định rõ ràng, cụ thể trong khoa học pháp lý, trong pháp luật và trong

khoa học quản lý. Hoạt động thanh tra thường xuyên diễn ra ngay trong quá

trình tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ quản lý cũng như thực hiện đường lối,

chính sách pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, hoạt động của Thanh tra nhà

nước còn thực hiện ở lĩnh vực chấp hành, điều hành trong hoạt động quản lý,

đánh giá việc thực hiện đúng, sai của đối tượng thanh tra trong việc chấp hành

đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện kế hoạch

của đơn vị; phân tích và đánh giá đúng thực chất tổ chức bộ máy, công tác cán

bộ, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý; giải quyết khiếu nại,

tố cáo theo thẩm quyền; tham mưu cho lãnh đạo cùng cấp giải quyết khiếu

nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở những nghiên cứu trên, có thể hiểu khái niệm về hoạt động

thanh tra như sau: “Hoạt động thanh tra là xem xét, đánh giá, xử lý của cơ

quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp

luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các cơ quan, tổ chức và cá nhân

theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.

2.1.2. Khái niệm về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân là một thiết chế đặc thù trong tổ chức bộ máy

Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Viện

kiểm sát nhân dân luôn là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà

nước, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh

đạo trong Ngành. Hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành trong nội bộ ngành

Kiểm sát nhân dân là một loại hình quản lý hành chính nhà nước nhằm sử

dụng các biện pháp pháp lý tác động tới đối tượng quản lý để đạt được mục

Page 35: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

34

đích của công tác xây dựng Ngành. Văn bản pháp luật, các quyết định và chỉ

thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các quy chế nghiệp vụ

của Ngành v.v... là căn cứ để tiến hành quản lý các hoạt động trong ngành

Kiểm sát nhân dân. Công tác thanh tra là một trong những nhiệm vụ quan

trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và xây dựng Ngành, nhằm

phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị các

biện pháp khắc phục, phòng ngừa; đồng thời, xử lý hành vi vi phạm pháp luật,

quy chế, quy định của Ngành; phát huy nhân tố tích cực, biểu dương, nhân

rộng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; góp phần nâng cao hiệu lực,

hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Tổ chức Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân là một cơ cấu hay cấu phần trong bộ máy của Viện kiểm sát nhân

dân, được thành lập để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ thanh tra trong

ngành Kiểm sát nhân dân.

Với đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và công tác quản

lý trong nội bộ ngành Kiểm sát nhân dân, cho thấy tổ chức và hoạt động của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân mang đặc trưng của loại hình Thanh tra

hành chính. Trên cơ sở khái niệm về Thanh tra hành chính theo quy định của

Luật Thanh tra năm 2010, có thể hiểu: Hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp

luật quy định của cơ quan thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân đối với

việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị và

cá nhân thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp”.

2.1.3. Đặc điểm của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động thanh

tra trong phạm vi nội bộ Ngành, do đó có một số đặc điểm giống với Thanh

tra của các bộ, cơ quan ngang bộ ở một số điểm cơ bản sau:

Page 36: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

35

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy, đều được tổ chức theo ngành dọc, ở hai

cấp (cấp Trung ương và cấp tỉnh): Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân được

tổ chức gồm Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra Viện

kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ cũng

được tổ chức ở hai cấp là Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ ở cấp Trung ương

và Thanh tra sở, ngành ở cấp tỉnh.

Thứ hai, về hoạt động thanh tra, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân và

Thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ đều có điểm chung là loại hình Thanh

tra hành chính, thực hiện hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý hành

chính theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.

Tuy nhiên, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có một số đặc điểm

khác với Thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, đó là:

Một là, về chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra: Tổ chức và hoạt động

của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân gắn với tổ chức và hoạt động của

Viện kiểm kiểm sát nhân dân. Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra trong

ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm:

- Các cơ quan thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân được thành lập

theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hiện nay

gồm có: Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Ban Thanh tra trước đây),

được thành lập từ năm 1987 và Thanh tra của 08 Viện kiểm sát nhân dân cấp

tỉnh được thành lập từ năm 2014 là: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng

Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đồng Nai, Đắk Lắk và thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ thanh tra chuyên trách đặt trong Phòng Tổ chức - cán bộ của Viện

kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố còn lại, do Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân cấp tỉnh thành lập từ năm 2014.

Hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân do công chức thuộc

các cơ quan thanh tra, bộ phận thanh tra trong ngành thực hiện và chịu sự

quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Page 37: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

36

Công chức làm công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân không thực

hiện theo chế độ bổ nhiệm chức danh “Thanh tra viên” như Thanh tra của các

bộ, cơ quan ngang bộ, mà thực hiện theo chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm các chức

danh tư pháp trong ngành là “Kiểm sát viên” và “Kiểm tra viên” các cấp.

Hai là, về đối tượng thanh tra: Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân thực

hiện thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức và người lao

động trong nội bộ ngành. Thanh tra của các bộ, Cơ quan ngang bộ, ngoài loại

hình Thanh tra hành chính, còn có tổ chức Thanh tra chuyên ngành, thực hiện

hoạt động thanh tra đối với các đối tượng quản lý theo ngành, lĩnh vực, ngoài

phạm vi quản lý hành chính trực tiếp của các bộ, cơ quan ngang bộ như:

Thanh tra tài chính của Bộ Tài chính, Thanh tra giao thông của Bộ Giao thông

vận tải, Thanh tra xây dựng của Bộ Xây dựng, v.v...

Ba là, về thẩm quyền: Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân không có

thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như Thanh tra của các bộ, cơ quan

ngang bộ theo quy định của Luật Thanh tra và pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính.

Bốn là, về mục đích hoạt động: Hoạt động thanh tra trong ngành

Kiểm sát nhân dân nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi

phạm pháp luật hoặc vi phạm quy chế, quy định của Ngành trong việc thực

hiện chức năng, nhiệm vụ; phát hiện những sơ hở về cơ chế quản lý để đề

xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao các biện pháp khắc

phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của

hoạt động quản lý, góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp

pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Hoạt động thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân khác với hoạt động

kiểm tra của các đơn vị nghiệp vụ trong ngành. Hoạt động thanh tra là việc xem

xét, đánh giá của các cơ quan thanh tra trong ngành, mang tính chất tác động từ

bên ngoài đến việc chấp hành pháp luật và quy chế, quy định của Ngành đối

Page 38: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

37

với các đối tượng quản lý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp,

nhằm mục đích phòng ngừa và xử lý vi phạm. Hoạt động kiểm tra của các đơn

vị nghiệp vụ trong Ngành là việc là xem xét sự việc xảy ra trong nội bộ thuộc

trách nhiệm quản lý của đơn vị nghiệp vụ có đúng với các quy tắc đã xác lập

và những mệnh lệnh quản lý hay không. Hoạt động kiểm tra mang tính chất

chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ là chủ yếu.

2.1.4. Vai trò của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Về mặt lý luận, V.I. Lênin đã khẳng định: “Quản lý đồng thời phải có

thanh tra, quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai” [27]. Đây là

nguyên tắc cơ bản đầu tiên để xác định vị trí, vai trò của công tác thanh tra,

điều đó cũng có nghĩa rằng khi đề cập đến công tác thanh tra thì không thể

không đề cập đến vấn đề quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng.

Hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước chỉ có ý

nghĩa khi có các thiết chế nhằm phát hiện và loại bỏ các lệch lạc có thể có của

đối tượng quản lý; chấn chỉnh lại các quyết định đã ban hành trước đây cho

phù hợp thực tế và yêu cầu từ phía nhà nước. Trong đó, thanh tra là thiết chế

không thể thiếu trong quản lý nhà nước. Trong mối quan hệ giữa quản lý nhà

nước và thanh tra thì quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động

thanh tra. Tuy nhiên, thanh tra lại có tác động tích cực đối với quản lý và góp

phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Vai trò của thanh tra

không chỉ là hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật, nhiệm vụ,

kế hoạch của Nhà nước, kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm khắc đối

với những hành vi vi phạm và đề ra các biện pháp giúp các đối tượng thanh

tra phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, mà còn là

phương tiện để chủ thể quản lý phát hiện những biểu hiện trì trệ, không phù

hợp với thực tế khách quan của cơ chế và phương pháp quản lý đã và đang

cản trở các hoạt động quản lý, từ đó đề xuất các biện pháp đổi mới, hoàn thiện

các hoạt động quản lý.

Page 39: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

38

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là bộ phận cấu thành quan trọng

trong cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân. Hoạt động có hiệu quả của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là một trong những yếu tố cần thiết bảo

đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân,

của công chức ngành Kiểm sát nhân dân trong thực thi công vụ.

Với cách tiếp cận đó, vai trò của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:

Một là, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có vai trò kiểm định, đánh

giá hiệu quả của công tác quản lý trong ngành. Hoạt động thanh tra nhằm kịp

thời phát hiện những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, đồng thời đề xuất

những kiến nghị nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng

các nguồn lực, phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành Kiểm sát nhân dân.

Thông qua hoạt động thanh tra, những sai sót, vi phạm trong việc thực hiện

các chủ trương, chính sách, pháp luật và quy chế, quy định của ngành được

phát hiện, xử lý và khắc phục kịp thời; những lỗ hổng, sự bất hợp lý trong các

chủ trương, chính sách, pháp luật và quy chế, quy định của ngành được điều

chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động thanh tra, lãnh đạo Viện kiểm

sát nhân dân các cấp là các chủ thể quản lý có được những thông tin góp phần

phát hiện những thay đổi và dự báo những vấn đề sẽ phát sinh để có những

biện pháp phòng ngừa.

Hai là, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là phương thức bảo đảm kỷ

cương, kỷ luật trong ngành; hoạt động thanh tra là phương tiện phòng ngừa vi

phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong nội bộ ngành.

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát

hoạt động của các đối tượng quản lý và xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo

đối với các quyết định hoặc hành vi hành chính của công chức, viên chức và

người lao động trong ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật, chức

trách, nhiệm vụ được giao. Thông quan hoạt động thanh tra, các thông tin và

Page 40: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

39

kết luận thanh tra có tác dụng giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật.

Việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi sai phạm của các đối

tượng quản lý góp phần bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong ngành. Tuy nhiên,

thanh tra không chỉ là việc phát hiện, tìm kiếm, xử lý sai phạm, sơ hở, yếu

kém trong quản lý mà còn phải phát hiện, khẳng định và tạo điều kiện cho

những nhân tố mới, cơ chế mới tích cực phát triển, nhân rộng các điển hình

tiên tiến. Lòng tin của đối tượng thanh tra vào các kết quả thanh tra là yếu tố

cơ bản quyết định vai trò phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm của hoạt

động thanh tra trong ngành. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ có khi các kết luận,

kiến nghị thanh tra được đưa ra trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan, đúng

pháp luật, hợp lý và cán bộ thanh tra là người không chỉ giỏi về chuyên môn

nghiệp vụ mà còn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức.

Ba là, hoạt động thanh tra góp phần bảo đảm quyền dân chủ, quyền và

lợi ích hợp pháp của nhân dân, của công chức, viên chức và người lao động

trong ngành Kiểm sát nhân dân. Thông qua hoạt động thanh tra nói chung,

việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân nói riêng, các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, của công

chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân được bảo

vệ, góp phần vào việc bảo đảm các quyền dân chủ cho người dân và thực hiện

tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Bốn là, thông qua hoạt động thanh tra phát hiện ra những sơ hở, yếu

kém trong công tác quản lý trong ngành, phát hiện những nội dung trong chủ

trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cơ chế quản lý, quy chế, quy

định của ngành chưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan để từ đó kiến

nghị với các chủ thể quản lý có các biện pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các

phương tiện quản lý. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra giúp cho các chủ thể

quản lý trong ngành ra các quyết định quản lý chính xác, đúng đắn, khách

quan và phù hợp hơn.

Page 41: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

40

2.1.5. Nội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý; đối tượng và nội dung

hoạt động quản lý quyết định đối tượng và nội dung của hoạt động thanh tra.

Công tác quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân là toàn bộ hoạt động của

hệ thống cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp,

bao gồm: Quản lý hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát

các hoạt động tư pháp; Quản lý hoạt động xây dựng tổ chức bộ máy và công

tác cán bộ; Quản lý việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tài sản và

trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ cho công tác kiểm sát.

Với đối tượng và nội dung hoạt động quản lý trong ngành Kiểm sát

nhân dân như trên, nên nội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân bao gồm:

- Hoạt động thanh tra nghiệp vụ: Thanh tra việc chấp hành pháp luật,

các chỉ thị, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quy

chế nghiệp vụ của ngành về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành

quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

- Hoạt động thanh tra hành chính: Thanh tra việc chấp hành pháp luật,

các chỉ thị, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quy

chế, quy định của ngành về công tác tổ chức - cán bộ; việc quản lý, sử dụng

kinh phí ngân sách nhà nước, tài sản và trang thiết bị, phương tiện làm việc

phục vụ cho công tác kiểm sát.

- Hoạt động thanh tra xét khiếu tố: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên

quan đến công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân

dân theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo.

2.1.6. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Một là, hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật về thanh tra. Đây

là nguyên tắc chủ đạo, được coi là một căn cứ pháp lý quan trọng trong quá

trình tiến hành thanh tra. Có thể hiểu nguyên tắc hoạt động thanh tra phải tuân

Page 42: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

41

theo pháp luật về thanh tra bao gồm từ việc ra quyết định thanh tra, tiến hành

thanh tra, kết luận thanh tra đến việc xử lý kết luận thanh tra đều phải được

thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định,

không được tuỳ tiện, không được xuất phát từ ý kiến chủ quan của cơ quan

quản lý và chức danh quản lý. Trong quá trình thanh tra, không ai được can

thiệp, làm lung lạc ý chí của cán bộ thanh tra đang làm nhiệm vụ.

Để đảm bảo cho công tác thanh tra đúng mục đích, có hiệu quả, hoạt

động thanh tra phải tuân thủ trình tự, thủ tục, thời hạn các cuộc thanh tra, về

hồ sơ thanh tra. Các đối tượng thanh tra có quyền đòi hỏi trước hết cơ quan

thanh tra phải chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật trước và trong khi

xác minh làm rõ và kết luận các vi phạm pháp luật của các đối tượng thanh

tra. Mỗi sai phạm dù là nhỏ nhất của cơ quan thanh tra trong việc chấp hành

các quy định của pháp luật về thanh tra sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ

quan thanh tra nói chung và làm giảm hiệu lực của các cuộc thanh tra nói

riêng, làm giảm sút mức độ tin cậy của đối tượng thanh tra. Điều đó có thể

dẫn đến những tranh chấp pháp lý không đáng có giữa cơ quan thanh tra và

đối tượng thanh tra. Vì vậy, trong khi ra quyết định thanh tra hoặc tham mưu,

đề xuất với cấp trên về việc tiến hành một cuộc thanh tra cũng như trong khi

tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra cụ thể, mỗi cán bộ thanh tra phải ý thức

sâu sắc những tổn hại nói trên đối với hoạt động thanh tra.

Hai là, hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính chính xác, khách quan,

trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Tôn trọng sự thật là yêu cầu bắt

buộc của hoạt động thanh tra. Có tôn trọng sự thật mới có đánh giá đúng,

xử lý đúng. Nếu thiếu sự thật sẽ dẫn đến hậu quả là nhìn nhận, đánh giá sai,

từ đó có biện pháp xử lý sai. Muốn đạt được yêu cầu trên thì công tác thanh

tra phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc chính xác, khách quan. Tính chính

xác, khách quan được thể hiện trên tất cả các nội dung của trình tự thanh

tra (quyết định thanh tra, xem xét xác minh, kết luận, kiến nghị và biện

Page 43: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

42

pháp xử lý). Quyết định thanh tra phải kịp thời; xác minh phải đầy đủ,

chính xác; kết luận, kiến nghị phải có căn cứ; biện pháp xử lý phải nghiêm

minh. Đó là những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc khách quan trong hoạt

động thanh tra. Để đảm bảo tính khách quan, phải sâu sát thực tế, tôn trọng

sự thật, phản ánh đúng sự thật. Điều quan trọng là phải có bản lĩnh vững

vàng, ý thức trách nhiệm cao và có năng lực xem xét, phân tích khoa học.

Xuất phát từ mục đích xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, kết quả

hoạt động thanh tra phải được thừa nhận trong đại đa số quần chúng nhân dân.

Vì vậy hoạt động thanh tra phải tuân thủ nguyên tắc dân chủ, công khai. Tính

dân chủ trong hoạt động thanh tra được thể hiện ở việc coi trọng ý kiến đóng

góp của quần chúng nhân dân, của cơ quan và cá nhân có liên quan trong quá

trình thanh tra. Kể cả việc tạo điều kiện để đối tượng thanh tra được trình bày

ý kiến của họ. Tránh sự chủ quan, áp đặt, bất chấp ý kiến của người khác. Kết

luận thanh tra phải là kết quả xem xét của tập thể (đoàn thanh tra hoặc tổ

thanh tra), không phải là bất kỳ một ý kiến cá nhân nào. Tính công khai trong

hoạt động thanh tra thể hiện ở nhiều vấn đề cụ thể, như việc công khai quyết

định thanh tra đối với đối tượng thanh tra; tiếp xúc công khai với đối tượng

thanh tra và những người có liên quan; công bố công khai kết luận thanh tra;

xử lý công khai những vi phạm đã được kết luận, v.v... Tuy nhiên, cũng tuỳ

từng trường hợp cụ thể để công khai sao cho thích hợp.

Trong hoạt động thanh tra đòi hỏi phải đảm bảo tính kịp thời. Bởi vì do

yêu cầu của công tác quản lý và những vấn đề thực tiễn đặt ra là phải được

thanh tra và trả lời đầy đủ, kịp thời mới có đối sách ứng xử cho sát hợp. Trên

thực tế, nếu hoạt động thanh tra tiến hành chậm hoặc không gắn với chu trình

quản lý sẽ kém hiệu quả, làm ảnh hưởng đến tiến trình quản lý.

Ba là, hoạt động thanh tra không làm cản trở hoạt động bình thường

của đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra. Đây là nguyên tắc thể hiện mối

quan tâm về bảo đảm tính pháp chế và hiệu quả của công tác thanh tra.

Page 44: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

43

Mục đích cuối cùng của hoạt động thanh tra là kiểm định, đánh giá hiệu

quả của quản lý trong ngành góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định và

lành mạnh của các đối tượng quản lý. Chính vì lẽ đó mà việc thanh tra

không được làm cản trở hoạt động bình thường, hợp pháp của đơn vị và cá

nhân đang là đối tượng thanh tra. Hoạt động bình thường của đối tượng

thanh tra là hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, theo pháp luật, thực hiện

chức trách, nhiệm vụ được giao. Những hành vi hay biểu hiện vi phạm

pháp luật, những hiện tượng “không bình thường” mà thanh tra phát hiện

sẽ phải được ngăn chặn và xử lý kịp thời.2.2. YÊU CẦU CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂNỞ VIỆT NAM

Cải cách tư pháp là quá trình thay đổi tổ chức và phương thức hoạt

động của các cơ quan: Tòa án - cơ quan thực hiện quyền tư pháp và Viện

kiểm sát, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức bổ trợ

tư pháp như công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư

pháp, luật sư, tư vấn pháp luật - tham gia thực hiện quyền tư pháp nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức đó, cải tiến tổ chức, chế độ

và phương thức hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực tư pháp.

Công cuộc cải cách tư pháp trong những năm gần đây được Đảng, Nhà

nước ta hết sức quan tâm và được đặt trong mối quan hệ với việc đẩy mạnh

cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà

nước, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Các chủ trương, định hướng, yêu cầu, nhiệm vụ về cải cách tư pháp được

thể hiện rõ nét trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là hai nghị quyết quan trọng

của Bộ Chính trị, đó là: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002

về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” (gọi tắt là

Page 45: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

44

Nghị quyết số 08) và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về

“Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” (gọi tắt là Nghị quyết số 49).

Nội dung Nghị quyết số 08 đã chỉ rõ về một số khuyết điểm của công

tác tư pháp như: Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với

yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm

oan người vô tội, vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút

lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp v.v... .

Đồng thời, Nghị quyết đã chỉ ra một trong những nguyên nhân mang tính chủ

quan của những tồn tại, khuyết điểm nêu trên, đó là: Công tác cán bộ của các

cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ

cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ,

một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất

đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật,

giảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ,

cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn nhiều bất hợp lý nhưng chậm

được đổi mới, kiện toàn v.v.... Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị đã đề ra một số

nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, trong đó có

nhiệm vụ: “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ các cơ quan tư

pháp; hàng năm nhận xét, đánh giá về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng

lực trình độ của cán bộ có chức danh tư pháp để xem xét việc đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, phân công nhiệm vụ hoặc miễn nhiệm, xử lý kịp thời, nghiêm

minh những cán bộ yếu kém, vi phạm pháp luật” [10].

Nghị quyết số 49 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” xác

định rõ mục tiêu là: “Xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân

chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân,

phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng

tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Một

trong những nội dung có liên quan trực tiếp đến đổi mới tổ chức và hoạt động

Page 46: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

45

của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng được Nghị quyết số 49 chỉ rõ là:

“Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp

luật dân sự và pháp luật tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi,

bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ

quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu;

trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm

chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.

Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử... Tăng

cường kiểm tra, thanh tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài đối với

hoạt động của các chức danh tư pháp” [12].

Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã

khẳng định: “Tiếp tục tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân;

quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ

quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Xây dựng hệ

thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ

công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư

pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt

động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều

tra. Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là

thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân

dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc

chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công

tố trong hoạt động điều tra” [13].

Ngày 28 tháng 7 năm 2010, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 79-

KL/TW về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và

Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49; Kết luận đã chỉ rõ: “Mục tiêu chung

Page 47: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

46

của việc đổi mới là xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của hệ

thống Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra thực sự khoa học, đảm bảo

tính đồng bộ, phù hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư

pháp; đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và

các chức danh tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng; nâng cao chất lượng,

hiệu lực, hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, góp phần xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

Đồng thời, Kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục đề ra phương hướng đổi mới tổ

chức và hoạt động của Viện kiểm sát như sau: “Viện kiểm sát nhân dân có

chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện

nay. Tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân thành 4 cấp, phù hợp với hệ

thống tổ chức của Toà án nhân dân. Giữ cụm từ “nhân dân” trong tên gọi của

các Viện kiểm sát. Cụ thể là: Viện kiểm sát nhân dân khu vực (số lượng và

địa hạt tư pháp tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của Toà án nhân

dân sơ thẩm khu vực); Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (số lượng và địa hạt tư pháp

tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của Toà án nhân dân cấp cao);

Viện kiểm sát nhân dân tối cao” [3].

Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

đã đánh giá về một số kết quả đạt được của công tác tư pháp: “Tổ chức và

hoạt động của các cơ quan tư pháp có một số đổi mới. Việc tăng thẩm quyền

cho Toà án cấp huyện, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, đề cao

vai trò của Luật sư trong tố tụng được thực hiện bước đầu có kết quả. Việc

thực hiện các thủ tục tố tụng ngày càng tốt hơn, hạn chế được tình trạng truy

tố, xét xử oan, sai hay bỏ lọt tội phạm. Chất lượng hoạt động điều tra, truy

tố, xét xử, thi hành án được nâng lên”. Bên cạnh đó, Báo cáo chính trị cũng

đã chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của công tác tư pháp trong thời gian

qua, đó là: cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ; công tác điều tra, giam

Page 48: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

47

giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác; án tồn đọng, án

bị huỷ, bị cải sửa còn nhiều. Trên cơ sở đó, Báo cáo chính trị đã đề ra chủ

trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp tục

đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có việc đổi mới

tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, cụ thể là: “Đẩy mạnh việc

thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư

pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con

người. Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục

tố tụng tư pháp... Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân

thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

động tư pháp... Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề

nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp. Tăng cường sự tham

gia, giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp” [14].

Ngày 12 tháng 3 năm 2014 Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 92-

KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49, trong đó đã chỉ rõ: “Việc

thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong 8 năm qua đã đạt được nhiều kết

quả quan trọng. Nhận thức của cán bộ, đảng viên về vai trò của hoạt động tư

pháp, sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách tư pháp được nâng lên rõ rệt. Việc

xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động

tư pháp có nhiều tiến bộ; đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của pháp luật về

hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp... Tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp từng

bước được kiện toàn và xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ... ; công tác xây

dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, luật sư và bổ trợ tư pháp có chuyển biến rõ nét;

số lượng, chất lượng cán bộ tư pháp được nâng lên; đã chuẩn hoá trình độ đội

ngũ cán bộ; quy định rõ hơn cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh tư

pháp; chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tư pháp từng bước được cải thiện.

Việc đầu tư xây dựng trụ sở, phương tiện, trang thiết bị làm việc cho các cơ

quan tư pháp được quan tâm hơn... Tuy nhiên, việc chỉ đạo thực hiện một số

Page 49: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

48

nhiệm vụ cải cách tư pháp vẫn còn chậm, chưa theo đúng lộ trình của Chiến

lược cải cách tư pháp. Một số nhiệm vụ khi triển khai thực hiện có ý kiến

khác nhau nhưng chưa được nghiên cứu, kết luận kịp thời. Việc nghiên cứu,

xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ chế phân bổ ngân sách và

việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật,

chính sách đãi ngộ đối với cán bộ của cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp còn

chậm. Vẫn còn một số cán bộ tư pháp phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm,

đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình

trạng bộ phận cán bộ tư pháp nhũng nhiễu, tiêu cực chưa giảm, ảnh hưởng

đến niềm tin của nhân dân vào chất lượng hoạt động tư pháp”. Về tiếp tục

triển khai thực hiện Chiến lược cải các tư pháp trong thời gian tới, Bộ Chính

trị đã xác định Nghị quyết số 49 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020 về cơ bản là đúng đắn. Về tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân

dân trong thời gian tới được Bộ Chính trị chỉ rõ: “Tiếp tục thực hiện chủ

trương tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân theo cấp xét xử,

không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Toà án nhân dân được tổ chức 4 cấp

như Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2020 của Bộ Chính trị. Đối với Toà án

nhân dân cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát nhân dân tương ứng cần tiếp tục

nghiên cứu xây dựng 2 phương án (Phương án 1, tổ chức theo khu vực như

Kết luận số 79-KL/TW; phương án 2, tổ chức Toà án nhân dân sơ thẩm đặt tại

các đơn vị hành chính cấp huyện), báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi

trình Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ

chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)” [6].

Nghiên cứu các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về cải cách tư

pháp cho thấy yêu cầu của cải cách tư pháp đòi hỏi phải hoàn thiện cả về hệ

thống tổ chức, cả về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền hoạt động của các cơ

quan tư pháp theo hướng xác định đúng, đủ quyền năng pháp lý nhằm nâng cao

hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Quá trình đổi

Page 50: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

49

mới hệ thống các cơ quan tư pháp được tiến hành trong mối liên hệ với việc

phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với việc đề cao trách nhiệm và

bảo đảm tính độc lập của các chức danh tư pháp trong quá trình tác nghiệp.

Đồng thời, việc đổi mới và hoàn thiện các cơ quan tư pháp được đặt trong mối

quan hệ chặt chẽ với quá trình cải cách hành chính và cải cách bộ máy nhà

nước nói chung. Một trong những phương hướng quan trọng mà chất lượng cải

cách tư pháp đặt ra là: xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp nhất là

cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp

lý... Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra từ

bên ngoài đối với hoạt động của các chức danh tư pháp nhằm xây dựng hệ

thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh.

Thanh tra luôn là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, vì vậy,

hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sất nhân dân

phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý của ngành trong từng giai đoạn

cụ thể. Với những yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, việc đổi mới tổ

chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, hoàn thiện tổ chức

và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân (một bộ phận cấu

thành quan trọng trong tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân) thực sự

là một yêu cầu tất yếu khách quan, mang tính lịch sử và phù hợp với sự phát

triển chung của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đòi hỏi:

Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân phải được tiến hành đồng bộ trên các phương diện: hoàn thiện về

tổ chức bộ máy xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan

Thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân; xây dựng và nâng cao chất lượng

đội ngũ công chức làm công tác thanh tra; đổi mới phương thức, nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra góp phần xây dựng ngành Kiểm sát

nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Page 51: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

50

Thứ hai, bảo đảm các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của Thanh

tra các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân phải được tiến hành đồng bộ với

các thiết chế khác. Bởi vì trong hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát gồm

nhiều thiết chế khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu chỉ điều

chỉnh riêng lẻ từng thiết chế sẽ không thể khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp

với các thiết chế khác, từ đó có thể sẽ dẫn tới việc bỏ sót đối tượng chịu sự

kiểm tra, thanh tra.

Thứ ba, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải đóng vai trò quan trọng

trong việc giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thiện hệ

thống thể chế, quy định về tổ chức và hoạt động của Viện kiếm sát nhân dân.

Với chức năng cơ bản của thanh tra là xem xét, đánh giá việc chấp hành chính

sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm trong

ngành, Thanh tra có điều kiện để phát hiện những sơ hở, khiếm khuyết trong

cơ chế, chính sách làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả của quản lý, làm phát sinh

tham nhũng, lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác. Thông qua đó, kiến

nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thiện hệ thống thể

chế, quy định trong ngành để khắc phục những sơ hở, khiếm khuyết trong cơ

chế, chính sách, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý.2.3. TIÊU CHÍ VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO

YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM

2.3.1. Tiêu chí hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

Việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân ở Việt Nam được thực hiện theo các tiêu chí sau:

Một là, về tổ chức bộ máy: Hệ thống tổ chức thanh tra trong ngành

Kiểm sát nhân dân phải được tổ chức tinh giản, gọn nhẹ; xác định rõ chức

năng, nhiệm vụ của từng cấp trong hệ thống thanh tra ngành; khắc phục sự

Page 52: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

51

chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giữa tổ chức thanh tra các cấp trong hệ

thống thanh tra ngành và giữa hoạt động của Thanh tra ngành với hoạt động

kiểm tra của các đơn vị chức năng khác trong ngành. Hệ thống tổ chức thanh

tra trong ngành từ Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến Thanh tra

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được tổ chức đồng bộ, thông suốt, có tính

liên kết chặt chẽ và mang tính tập trung cao, đáp ứng sự điều hành thông suốt từ

trên xuống dưới. Theo đó, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách

nhiệm chung về công tác thanh tra trong toàn ngành; chỉ đạo, hướng dẫn,

kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra

của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; giải quyết việc chồng chéo,

trùng lắp trong chương trình, kế hoạch và trong hoạt động của Thanh tra Viện

kiểm sát nhân dân cấp dưới; làm đầu mối trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn

đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý về thanh tra.

Hai là, về công tác cán bộ: Xây dựng đội ngũ công chức Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân phải đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu

về chất lượng, có chính sách đãi ngộ thích đáng và được trang bị đầy đủ

phương tiện làm việc cần thiết. Xây dựng và nâng cao văn hoá thanh tra, hoàn

thiện đạo đức của công chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có ý thức tự

giác, tự rèn luyện, nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, vị trí, vai trò của công

tác thanh tra; chống các biểu hiện kiêu ngạo, cửa quyền, hách dịch, sách

nhiễu... trong quá trình thực thi nhiệm vụ thanh tra.

Ba là, về phương thức hoạt động: Hoạt động thanh tra phải được tiến

hành kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, công khai, dân chủ, khách quan, đáp

ứng được yêu cầu của công tác quản lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt

động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra. Việc đổi mới

hoạt động thanh tra cần đặc biệt tập trung vào thanh tra công vụ; đề cao vai

trò, trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra.

Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên

trong đoàn cần phải thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

Page 53: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

52

coi trọng nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan, công bằng, tránh hiện

tượng quy kết, đánh giá chủ quan, áp đặt. Mỗi cuộc thanh tra, Trưởng đoàn

thanh tra phải xác định rõ nội dung trọng tâm và những vấn đề chủ yếu để tập

trung chỉ đạo, đảm bảo kết thúc nhanh gọn, kết luận chính xác. Kết luận và

kiến nghị về thanh tra phải cụ thể, rõ ràng, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân

có sai phạm; đồng thời, phải đề xuất được kiến nghị có tính khả thi để khắc

phục, sửa chữa các khuyết điểm, yếu kém, sơ hở trong hoạt động quản lý và

xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế, quy

định của ngành về kỷ luật nghiệp vụ, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ.

Đổi mới hoạt động thanh tra theo xu hướng giảm tiền kiểm, tăng cường

hậu kiểm trong quản lý. Hiện nay, hoạt động của ngành thanh tra nói chung,

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng đang tồn tại, hạn chế là mới tập

trung chủ yếu vào hoạt động tiền kiểm mà chưa quan tâm đúng mức đến hoạt

động hậu kiểm nên dẫn đến tình trạng thanh tra "vạch ra để đấy", tức là người

ra quyết định thanh tra sau khi ban hành kết luận thanh tra chưa quan tâm

giám sát xem đối tượng thanh tra đã thực hiện kết luận thanh tra như thế nào.

Bốn là, giải quyết tốt mối quan hệ ngang- dọc giữa chỉ đạo theo chiều dọc

từ trên xuống dưới (chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Viện

kiểm sát nhân dân tối cao với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh) và chỉ

đạo theo chiều ngang (chỉ đạo của tổ chức đảng và Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân cùng cấp). Giải quyết tốt mối quan hệ này có nghĩa rất quan trọng, đảm

bảo cho hoạt động của thanh tra hiệu quả, thống nhất, hạn chế được tình trạng sai

sót trong quá trình tác nghiệp của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do

chưa nắm vững nghiệp vụ thanh tra. Mặt khác, khi đảm bảo được sự chỉ đạo sâu

sát của cấp ủy, của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp - người ra

quyết định thanh tra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thanh tra cùng cấp hoạt động

vừa đảm bảo được nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác thanh tra, vừa đảm bảo

được nguyên tắc thanh tra hoạt động tuân thủ pháp luật và cơ chế thủ trưởng vì

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân vẫn là thanh tra nội bộ trực thuộc thủ trưởng.

Page 54: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

53

2.3.2. Điều kiện bảo đảm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanhtra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

2.3.2.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh traĐảng lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước và xã hội là nguyên tắc

cơ bản được quy định trong Hiến pháp. Quan điểm của Đảng, Nhà nước

về công tác thanh tra cơ bản là nhất quán về nhận thức vị trí, vai trò của

công tác thanh tra, mối quan hệ giữa thanh tra với yêu cầu quản lý nhà

nước. Như đã đề cập, trong mỗi thời kỳ nhất định, Đảng và Nhà nước đã

đề ra chủ trương, đường lối thích hợp, điều chỉnh kịp thời chức năng,

nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và

sự phát triển kinh tế, xã hội. Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là

phương thức đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ

trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

giữ gìn trật tự, kỷ cương, kỷ luật trong ngành, phát hiện và xử lý các hành

vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy chế, quy định của ngành trong

việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; kịp thời phát hiện những sơ hở về cơ

chế quản lý để đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao

hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý, góp phần bảo vệ lợi ích nhà

nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Cho

nên, tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải

được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng cần được xác định rằng, Đảng không bao

biện, làm thay, không can thiệp trực tiếp vào công việc chuyên môn mà là

lãnh đạo thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, thông qua

công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động chuyên

môn… Mặt khác, sự lãnh đạo của Đảng không làm mất đi tính độc lập, chủ

động mà làm cho quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đúng với chủ

trương, đường lối của Đảng.

Page 55: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

54

Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân nói

chung, tổ chức và hoạt động của Thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân nói

riêng, vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện một cách toàn diện qua việc:

Đảng lãnh đạo về chiến lược, sách lược cho quá trình tổ chức và hoạt động

của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân về lâu dài cũng như trong từng

giai đoạn cụ thể; trong việc lãnh đạo xây dựng về cơ cấu, tổ chức và hoạt

động của Viện kiểm sát nhân dân; trong việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp

xếp đội ngũ cán bộ; trong việc kiểm tra, giám sát đối với lĩnh vực hoạt động

của Viện kiểm sát nhân dân; trong việc kiểm tra chất lượng của đảng viên

trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân …

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vai trò lãnh đạo của Đảng trong

hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được thể hiện một cách toàn diện và

sâu sắc qua việc Bộ Chính trị ra Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về

một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số

48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020;

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến

năm 2020; Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 về Đề án đổi mới tổ chức

và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị

quyết số 49; Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực

hiện Nghị quyết số 49… Đây chính là kim chỉ nam cho công tác cải cách tư

pháp ở nước ta hiện nay, nhằm mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện

kiểm sát nhân dân nói chung, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng.

2.3.2.2. Bảo đảm việc hoàn thiện cơ chế pháp lý về tổ chức và hoạt

động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là một bộ phận

hợp thành quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan Viện kiểm sát

nhân dân. Do đó, cần phải đổi mới nhận thức về công tác thanh tra, hướng tới

nhận thức khoa học và thống nhất về vị trí, vai trò mục đích và yêu cầu của

Page 56: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

55

công tác thanh tra trong nội bộ ngành. Đồng thời, đổi mới tư duy trong chỉ

đạo, điều hành của cơ quan thanh tra theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính

chịu trách nhiệm và tính chuyên nghiệp trong hoạt động, coi đây là yếu tố

then chốt, quyết định trong hoạt động của tổ chức thanh tra cũng như trong

thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thanh tra.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh tra trong thời kỳ mới, để công

tác thanh tra hoạt động được thống nhất, có hiệu quả, góp phần xây dựng ngành

Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh, cần phải hoàn thiện cơ chế pháp lý

về tổ chức và hoạt động thanh tra như: cần có quy định về tổ chức và hoạt

động thanh tra trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Xây dựng Thông

tư hướng dẫn về “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân

dân” nhằm bảo đảm các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

của Thanh tra ngành phải được tiến hành đồng bộ với các thiết chế khác. Sửa

đổi, bổ sung Quy chế công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân

dân. Xây dựng “Quy chế Đoàn thanh tra” và quy trình nghiệp vụ, hệ thống

biểu mẫu văn bản về hoạt động thanh tra; tổ chức tập huấn để nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác thanh tra trong ngành. Xây dựng Quy định phối

hợp giữa Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Vụ Tổ chức Cán bộ,

Vụ Khiếu tố và Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc xử

lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị phản ánh về vi phạm liên

quan đến cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân để

phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý và nâng cao hiệu quả phối hợp

giữa các đơn vị trong Ngành.

2.3.2.3. Bảo đảm về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và chính sách đối

với cán bộ Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một điều kiện bảo đảm quan trọng, nó chi

phối sự tồn tại và phát triển của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân nói

chung và Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng. Chỉ khi nào cơ sở vật

Page 57: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

56

chất kỹ thuật được đáp ứng thì hoạt động thanh tra mới đảm bảo được hiệu

lực và hiệu quả. Cho nên, đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho cơ quan

thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao

chất lượng, hiệu quả của hoạt động quản lý, xây dựng ngành. Trang bị đầy đủ,

kịp thời máy móc, thiết bị, các phương tiện và điều kiện làm việc cần thiết

cho cán bộ thanh tra; không ngừng ứng dụng khoa học công nghệ trong nâng

cao hiệu quả làm việc cho cán bộ thanh tra hoàn thành nhiệm vụ.

Hoạt động thanh tra được coi là hoạt động nhạy cảm vì đụng chạm đến

những vấn đề về con người và lợi ích. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác thanh

tra cũng là đối tượng dễ bị mua chuộc nếu không có bản lĩnh vững vàng sẽ khó

tránh khỏi cám dỗ đời thường hoặc không yên tâm công tác. Vì vậy, cần phải

quan tâm cải cách chế độ tiền luơng, công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; có chế độ

khen thưởng, đãi ngộ thoả đảng cho những người có thành tích, cống hiến cho

hoạt động thanh tra của ngành để cán bộ thanh tra yên tâm công tác.

2.3.2.4. Bảo đảm về cơ chế phối hợp trong hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra cũng như hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công

tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân có nhiều mối

quan hệ với các đơn vị trong và ngoài Ngành. Cán bộ thanh tra và người đứng

đầu cơ quan thanh tra cần nhận thức đúng về vai trò, mục đích, ý nghĩa của việc

phối hợp công tác thanh tra. Phối hợp phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của

cơ quan thanh tra và các cơ quan hữu quan. Cần phải có cơ chế, biện pháp phối

hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan thanh tra ngành với các cơ quan, đơn vị hữu

quan khi tiến hành hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra hoạt động nghiệp vụ

thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, thanh tra việc thực hiện

chức trách, nhiệm vụ và kỷ luật nội vụ của cán bộ, công chức trong ngành. Quá

trình phối hợp phải căn cứ vào nội dung, cơ sở pháp lý để xác định cơ quan nào

chủ trì, cơ quan phối hợp. Trong đó, cần chú trọng việc phối hợp giữa cơ quan

thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xử lý các kết

Page 58: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

57

luận, kiến nghị thanh tra, đảm bảo xử lý các sai phạm kịp thời, có như vậy thì

hoạt động thanh tra mới thực sự có hiệu lực, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu

quả hoạt động quản lý nhà nước và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.2.4. KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA

MỘT SỐ BỘ, NGÀNH Ở VIỆT NAM VÀ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.4.1. Mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra một số bộ, ngành

ở Việt NamTheo quy định tại Điều 17 Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra bộ là cơ

quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành

chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến

hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi

quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và

phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra

viên. Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau

khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra bộ giúp

Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh

tra bộ. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ

đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ được quy định tại Điều 18 Luật

Thanh tra năm 2010 [43], cụ thể là:

1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước

của bộ, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực

hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo

dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm

của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;

Page 59: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

58

b) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được

giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở;

hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp

luật về thanh tra;

c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh

tra chuyên ngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo

kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết

định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ.

2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền

hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh

tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;

b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về

chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức,

cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;

c) Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;

d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết

định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức

năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối

với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết.

3. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố

cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp

luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham

nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp

luật về phòng, chống tham nhũng.

Page 60: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

59

Qua khảo sát, nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra của

một số bộ, ngành ở Việt Nam (gồm Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ

Công an và Tòa án nhân dân tối cao), cho thấy:

Thanh tra các bộ, ngành nói trên được thành lập và hoạt động trên cơ sở

quy định của pháp luật về thanh tra và quy định về chức năng nhiệm vụ của bộ,

ngành đó; có tài khoản và con dấu riêng.

Về tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ: Thanh tra của các bộ, ngành đều

được lập ở cấp Trung ương (Thanh tra cấp bộ, ngành) và ở cấp tỉnh (Thanh tra

cấp sở). Vị trí Thanh tra cấp bộ, ngành tương đương cấp Cục, Vụ, Viện trực

thuộc bộ, ngành đó (Thanh tra Bộ Công an tương đương với cấp Tổng cục trực

thuộc Bộ trưởng; trong các Tổng cục, Cục, Vụ ... đều có cơ quan có Thanh tra

của cấp tương ứng); Thanh tra ở cấp tỉnh tương đương cấp phòng thuộc sở,

ngành. Tổ chức bộ máy của Thanh tra cấp bộ, ngành đều có cấp phòng. Thanh

tra Bộ Tư pháp có 04 phòng, 27 biên chế, Thanh tra Bộ Kế hoạch và đầu tư có

5 phòng, 31 biên chế, Thanh tra Bộ Công an có có 8 phòng, 130 biên chế,

Thanh tra Toà án nhân dân tối cao có 04 phòng, 24 biên chế.

Thanh tra của các bộ, ngành có Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh

tra, số lượng Phó Chánh thanh tra ít nhất 03 người (Thanh tra Toà án nhân dân tối

cao, Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Bộ kế hoạch và Đầu tư), nhiều nhất có 05

người (Thanh tra Bộ Công an); có các chức danh công chức theo đặc thù của từng

ngành. Cơ chế hoạt động thanh tra thực hiện theo Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại,

Luật tố cáo và các văn bản đặc thù do bộ trưởng, thủ trưởng ngành quy định.

Thanh tra của các bộ, ngành có Quy chế quy định về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ,

quyền hạn của Thanh tra bộ, ngành; đồng thời, có Quy chế quy định về nội dung,

trình tự, thủ tục... hoạt động thanh tra. Công tác thanh tra được phân cấp rõ ràng

cho từng cấp (trong đó, Thanh tra ngành Công an ở một số đơn vị cấp huyện có

Đội Thanh tra hoặc cán bộ thanh tra chuyên trách).

Thanh tra bộ thực hiện hoạt động thanh tra các đối tượng thuộc quyền

trực tiếp quản lý của Bộ trưởng (trừ chức danh do Ban Bí thư quản lý); có

Page 61: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

60

nhiệm vụ quản lý, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ đối với thanh tra cấp dưới ...

Thanh tra Bộ Công an, Thanh tra Toà án nhân dân tối cao đặc biệt coi trọng và

thường xuyên thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy định của ngành trong

hoạt động nghiệp vụ.

Nếu đối tượng thanh tra không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì Trưởng

đoàn thanh tra có thể là lãnh đạo cấp phòng của cơ quan Thanh tra. Thời gian

tiến hành một cuộc thanh tra (Quỹ thời gian một cuộc thanh tra) của các đoàn

thanh tra tại các đơn vị được thanh tra ít nhất 7 ngày (nếu nội dung thanh tra

đơn giản), nhiều nhất đến 45 ngày. Một năm Thanh tra bộ, ngành tiến hành

thanh tra theo kế hoạch ít nhất khoảng 10 cuộc và nhiều nhất 20 cuộc (như

Thanh tra Bộ Công an), chưa kể một số cuộc thanh tra đột xuất khác. Thanh tra

các bộ, ngành đều thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra sau thanh tra

(kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của đối tượng đã được thanh tra).

Kết quả nghiên cứu kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động của

thanh tra các bộ, ngành trên có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, xây

dựng các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân như:

2.4.2. Mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra ở một số nước trên

thế giới

Trên thế giới có nhiều mô hình về cơ quan thanh tra, sự đa dạng đó phụ

thuộc vào thiết chế chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và truyền thống

pháp lý của mỗi quốc gia; có một số loại hình thanh tra phổ biến sau:

Thứ nhất, Thanh tra Quốc hội: Thụy Điển là nơi thành lập Thanh tra

Quốc hội sớm nhất trên thế giới, khoảng đầu thế kỷ 20, sau đó là Đan Mạch,

Canada và một số nước phát triển ở Bắc Âu và Nam Mỹ. Thanh tra Quốc hội

thuộc cơ quan quyền lực, được thành lập bởi một đạo luật, cơ quan này có cơ

cấu tổ chức gọn nhẹ. Về nguyên tắc, Thanh tra Quốc hội có quyền được tiếp

nhận tất cả các quyền được tiếp nhận tất cả các đơn thư khiếu nại đối với hoạt

Page 62: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

61

động của cơ quan nhà nước, kể cả khiếu nại của những người đang bị tước

quyền tự do, hoặc hạn chế quyền tự do như bị bắt, bị tạm giam hoặc đang

chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, Thanh tra Quốc hội chủ yếu tiếp nhận và

xem xét khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Khi

xem xét có quyền tổ chức việc điều tra để làm rõ nội dung vụ việc, yêu cầu các

cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến

khiếu nại. Nếu kết luận khiếu nại của người dân là đúng thì yêu cầu cơ quan

hành chính phải sửa chữa, khắc phục. Trong trường hợp yêu cầu đó không được

thực hiện, thì Thanh tra Quốc hội áp dụng các biện pháp bằng áp lực của Quốc

hội buộc cơ quan hành chính phải thi hành hoặc gửi kết luận của mình đăng trên

các báo, hoặc thông báo trên những phương tiện thông tin đại chúng. Trong quá

trình xem xét, nếu có dấu hiệu của tội phạm thì tiến hành điều tra sơ bộ và

chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan công tố giải quyết.

Thứ hai, Thanh tra giám sát hành chính: Cơ quan này được thành lập ở

các nước Châu Á, Châu Phi như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Ai Cập; tuy

nhiên, mô hình cụ thể ở mỗi nước có khác nhau. Thanh tra giám sát hành

chính được xác định là cơ quan trực thuộc cơ quan hành pháp cao nhất, độc

lập với các cơ quan hành chính cấp dưới; có chức năng giám sát hoạt động

của các cơ quan hành chính, công chức hành chính, bảo đảm sự chấp hành và

tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh; xem xét giải quyết một số khiếu

nại hành chính, các tố cáo về hành vi tham nhũng của công chức.

Thứ ba, Thanh tra chuyên ngành: Là loại hình thanh tra được thành lập

hầu hết ở các nước trên thế giới, song song tồn tại với một số loại hình thanh

tra khác (như Thanh tra Quốc hội, Thanh tra giám sát hành chính). Cơ quan

này được thành lập ở các bộ, ngành. Tùy theo quan điểm mà mỗi nước có thể

thành lập ít hay nhiều cơ quan thanh tra chuyên ngành và tổ chức ở các cấp độ

khác nhau. Vì vậy, quy mô tổ chức, số lượng nhân viên mỗi loại hình Thanh

tra chuyên ngành rất khác nhau. Cộng hòa Pháp là nước có mô hình Thanh tra

Page 63: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

62

chuyên ngành khá đồ sộ, có đến gần 20 cơ quan với chức năng nhiệm vụ chủ

yếu: thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong

việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi do bộ, ngành quản lý;

kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm [26].

Thứ tư, Thanh tra tư pháp: Ở một số nước trên thế giới, cơ chế giám sát

đối với công việc của cơ quan tư pháp thường bao gồm việc thanh tra, kiểm

soát hạch toán hay tài chính và kiểm toán. Các cơ chế này được xây dựng để

đảm bảo có một sự kiểm tra từ bên ngoài đối với tính hợp pháp trong từng

lĩnh vực hoạt động cụ thể của cơ quan tư pháp. Ngoài ra, đó là những công cụ

được sử dụng để đảm bảo tính minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình đối

với hoạt động của cơ quan tư pháp. Các hình thức bố trí cụ thể về mặt tổ chức

của các cơ quan phụ trách chức năng giám sát này ở mỗi quốc gia có sự khác

nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung khá phổ biến là có Ban Thanh tra (hoạt

động cho Bộ Tư pháp, cho Hội đồng tư pháp hay cho Toà án tối cao). Việc

thanh tra được tiến hành để kiểm tra mức độ thường xuyên, kịp thời của các

hoạt động và để phát hiện khả năng các hành vi sai phạm của nhân viên các

cơ quan tư pháp. Việc thanh tra có thể được tiến hành theo định kỳ (hàng

năm) như là một hình thức kiểm soát việc tiêu chuẩn đối với thực hiện các

chức năng của cơ quan tư pháp. Trong các trường hợp khác, việc thanh tra

được tiến hành vì các lý do từ bên ngoài như các hoạt động điều tra hình sự

hay báo cáo của cơ quan truyền thông mà có thể tạo áp lực buộc các cơ quan

quản lý phải tiến hành một cuộc thanh tra. Việc thanh tra cũng được sử dụng

để cung cấp cho các cơ quan quản lý những dữ liệu và thông tin cần thiết để

đánh giá việc thực hiện chức năng của ngành tư pháp. Theo truyền thống, các

Ban Thanh tra có nhiệm vụ thu thập thông tin, đánh giá việc thực hiện các

chức năng của cơ quan tư pháp ở góc độ pháp lý và báo cáo cho các cơ quan

quản lý hoặc thông tin cho công chúng. Mục tiêu chính là phát hiện và chỉnh

đốn những sai phạm quy tắc chính thức. Điển hình như:

Page 64: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

63

Ban giám đốc Thanh tra của Bộ tư pháp Jordan: Từ năm 1994, Bộ Tư

pháp Jordan bắt đầu tiến hành hoạt động thanh tra tư pháp thông qua Ban Giám

đốc Thanh tra. Để bảo vệ tính độc lập tư pháp, các thanh tra viên được lựa chọn từ

một nhóm các Thẩm phán cao cấp làm việc trong các toà án, khu vực tài phán, vụ,

ban khác nhau. Để đảm bảo hơp nữa tính độc lập tư pháp, các báo cáo về Thẩm

phán không chỉ được trình lên Bộ trưởng mà còn lên Chánh án Toà Phá án. Theo

quy định hiện hành, Thanh tra đánh giá hoạt động của tất cả các Thẩm phán Toà

Sơ thẩm, Thẩm phán Thi hành án, Thẩm phán Toà Phúc thẩm, Tổng Chưởng lý

và các Thẩm phán Công tố. Việc thanh tra sẽ xem xét các chỉ số về hoạt động

pháp lý (việc áp dụng luật và các thủ tục phù hợp trong các vụ án, tôn trọng các

quyền khiếu kiện và bằng chứng, cơ sở của phán quyết, tính hợp lý của quyết

định, lý do hoãn) cũng như hoạt động (khoản thời gian cần thiết để ra các phán

quyết và tỷ lệ phần trăm vụ án được giải quyết trong năm). Trong việc đánh giá

một Thẩm phán, một Thanh tra viên chọn ngẫu nhiên 40 vụ án đã được giải quyết

xong, xem xét từng hồ sơ, đánh giá một loạt nhân tố và sau đó lấy điểm trung bình

của các vụ án để làm điểm cuối cùng. Mỗi Thẩm phán sẽ được đánh giá bởi hai

Thanh tra viên khác nhau, sau đó hai người này gặp nhau để thống nhất về những

phát hiện. Sau đó một bản báo cáo thuyết minh sẽ được chuẩn bị trong đó nhấn

mạnh các phát hiện chính về mỗi mục và tuyên bố về điểm cuối cùng của Thẩm

phán. Mỗi Thẩm phán được đánh giá theo thang điểm 100 xếp hạng từ xuất sắc

(91-100) đến yếu (dưới 50). Sau đó, Thanh tra sẽ trình báo cáo này cho Bộ trưởng

Bộ Tư pháp và Chánh án Toà Phá án.

Về mặt lý thuyết, việc đánh giá này cần phải được thực hiện ít nhất mỗi

năm một lần. Tuy nhiên, kế hoạch đánh giá khắt khe này không thể thực hiện

được vì lý do nguồn lực sẵn có rất hạn chế và vì các nhiệm vụ khác của Ban

Giám đốc Thanh tra. Trên thực tế, Thanh tra cũng tiến hành điều tra các khiếu

nại đối với các Thẩm phán. Nếu khiếu nại này có liên quan đến việc hoãn một

vụ án, Thanh tra “có thể nghiên cứu hồ sơ từ quan điểm này và viết một bản

báo cáo”; nếu sự việc này có liên quan đến hành vi cá nhân, Thanh tra có thể

Page 65: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

64

viết một bản báo cáo gửi cho cả Bộ trưởng Tư pháp và Chánh án. Thanh tra có

quyền ban hành lệnh hầu toà, xem lại tất cả các tài liệu liên quan đến việc kết

tội và sử dụng tất cả các phương pháp điều tra để tiến hành điều tra. Ngoài ra,

Ban Giám đốc Thanh tra còn có vai trò trong việc đề bạt các Thẩm phán lên

ngạch, bậc cao hơn. Việc đề bạt này dựa trên sự đánh giá về dịch vụ được tiến

hành bởi Hội đồng tư pháp, căn cứ vào báo cáo của các thanh tra viên có mô tả

chức năng của các Thẩm phán trong đó cân nhắc đến các hình thức kỷ luật.

Cuối cùng Ban Giám đốc sẽ đánh giá hoạt động của các cán bộ làm việc ở các

vụ, phòng khác nhau của Toà án. Gần đây, một kinh nghiệm thực tiễn mới đã

được phát triển, bao gồm các hoạt động thanh tra nội bộ do các Chánh án tiến

hành. Để thực hiện nhiệm vụ này, các Chánh án sử dụng một bộ tiêu chí

chuyên ngành và một hình thức đặc biệt để đánh giá hoạt động của các nhân

viên cấp dưới của mình hàng tháng.

Một xu hướng gần đây cho thấy sự mở rộng nhiệm vụ của các Ban

Thanh tra Toà án bao gồm cả việc đánh giá kết quả đầu ra, hoạt động cũng như

hành xử của người dùng dịch vụ Toà án. Điều này được minh hoạ bởi trường

hợp của Thanh tra Hoàng Gia về quản trị Toà án (HMICA) ở Anh.

HMICA là một cơ quan độc lập được thành lập theo Đạo luật Toà án

năm 2003 để “thanh tra và báo cáo cho Tổng Trưởng lý về hệ thống hỗ trợ việc

thực hiện nhiệm vụ của Toà án (Toà án Hoàng gia, các toà án hạt, và các Toà

tiểu hình và những dịch vụ được cung cấp bởi những Toà án này)”. Trong quá

trình thực thi nhiệm vụ này, HMICA không được trao quyền để thanh tra

những người ra quyết định tư pháp hay thực thi bất cứ quyền tuỳ nghi tư pháp

nào. Đáng lưu ý là trong một số trường hợp HMICA phối hợp với các ban

thanh tra khác như Thanh tra của cơ quan Công tố Hoàng gia (HMCPSI) hay

Thanh tra Hoàng gia về hoạt động quản chế (HMIP) tiến hành các hoạt động

thanh tra chung. Cũng giống như cơ quan thanh tra tư pháp khác, HMICA có

mục tiêu đảm bảo việc cung cấp dịch vụ an toàn và hợp lý của các Toà án với

các cơ quan quản lý và công chúng, để nâng cao chất lượng các dịch vụ này và

Page 66: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

65

để thông tin cho công chúng. Một đặc điểm riêng biệt là việc đánh giá này

không chỉ tập trung vào các vi phạm quy tắc về hành chính và hạch toán như ở

trên mà còn tập trung vào một bộ tiêu chí rộng hơn nhiều.

Phương pháp thanh tra của HMICA: mỗi đợt thanh tra đều bao gồm các

hoạt động tại hiện trường (phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu) và sử dụng

việc tự đánh giá trên cơ sở các bảng hỏi. Các chứng cứ thu thập được HMICA

sử dụng khi “ra các phán quyết”. Sau đó, Ban Thanh tra dự thảo các khuyến

nghị để xác định những vấn đề cần cải thiện và cũng nhấn mạnh những kinh

nghiệm tốt hiện có. Theo quy định, khi thanh tra kết thúc, Cơ quan Quản lý

Toà án dự thảo một kế hoạch hành động để thực hiện các khuyến nghị này.

Trong chừng mực nào đó, HMICA dường như đóng vai một nhà tư vấn đưa ra

các khuyến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động của toà án hơn là một cơ

quan thanh tra truyền thống chịu trách nhiệm kiểm tra việc áp dụng phù hợp

các quy định [9].

Các cơ quan thanh tra trên thế giới với nhiều cách thức tổ chức khác

nhau song có vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động của các

cơ quan hành chính, công chức hành chính. Qua đó kịp thời phát hiện những sơ

hở, yếu kém trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính,

kiến nghị những biện pháp khắc phục, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý. Kết

quả nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra ở một số nước trên thế

giới nêu trên là kinh nghiệm rất có giá trị để tham khảo có chọn lọc trong quá

trình nghiên cứu đề tài.

2.4.3. Một số vấn đề rút ra qua nghiên cứu các mô hình

Từ kết quả nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra một

số bộ, ngành ở Việt Nam và ở một số nước, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu về tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của

Thanh tra một số bộ, ngành ở Việt Nam, Luận án sẽ đề xuất phương án về cơ

cấu tổ chức bộ máy, số lượng lãnh đạo, quản lý và biên chế công chức của

Thanh tra các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Page 67: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

66

Thứ hai, kết quả nghiên cứu về thẩm quyền, nội dung, phương thức

hoạt động của Thanh tra một số bộ, ngành ở Việt Nam, đặc biệt là của Thanh

tra Bộ Công an, Thanh tra Toà án có ý nghĩa thiết thực đối với việc đề xuất

đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân; trong đó, về nội dung thanh tra cần coi trọng thanh tra việc chấp

hành pháp luật và quy định của ngành trong hoạt động nghiệp vụ thực hành

quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; đổi mới quy trình tiến hành,

cách thức thực hiện một cuộc thanh tra, đặc biệt là việc tăng cường thực hiện

kiểm tra sau thanh tra.

Thứ ba, hệ thống cơ quan Thanh tra các bộ, ngành ở Việt Nam đều

được thành lập và tổ chức ở cả hai cấp (Thanh tra bộ, ngành ở cấp Trung

ương và Thanh tra sở, ngành ở cấp tỉnh), điều đó là hợp lý, Luận án đã và

đang đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phương án thành lập hệ

thống cơ quan Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở hai cấp là: Thanh tra

Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Thứ tư, sự đa dạng về mô hình cơ quan thanh tra phụ thuộc vào thiết chế

chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và truyền thống pháp lý của mỗi

quốc gia như: Thanh tra Quốc hội (ở Thụy Điển, Đan Mạch, Canada và một số

nước phát triển ở Bắc Âu, Nam Mỹ); Thanh tra giám sát hành chính (ở các

nước Châu Á, Châu Phi trong đó có Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Ai Cập);

Thanh tra chuyên ngành (được thành lập ở các bộ, ngành); Thanh tra tư pháp

(sự kiểm tra từ bên ngoài đối với tính hợp pháp trong từng lĩnh vực hoạt động

cụ thể của cơ quan tư pháp). Mỗi loại hình đều có những nhân tố hợp lý về tổ

chức và phương thức hoạt động, phụ thuộc vào chế độ chính trị, chế độ kinh

tế và truyền thống pháp luật của quốc gia. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu về mô

hình tổ chức, thẩm quyền, nội dung và phương thức hoạt động của Thanh tra tư

pháp nói chung, Thanh tra toà án nói riêng của một số nước trên thế giới rất có

ý nghĩa cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt

động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam.

Page 68: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

67

Thứ năm, kết quả nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc những nhân tố

hợp lý kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra một số bộ,

ngành ở Việt Nam là rất có giá trị để tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề

tài, đồng thời có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, xây dựng các giải

pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1. Nội dung chương 2 đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề về cơ sở lý

luận cơ bản chung nhất cho việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân.

2. Phần lớn nội dung Chương 2 đã tập trung nghiên cứu, làm rõ khái

niệm về tổ chức thanh tra, khái niệm về hoạt động thanh tra nói chung và khái

niệm về tổ chức, hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng;

vị trí, vai trò, đặc điểm, nội dung và nguyên tắc hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân.

3. Nghiên cứu, làm rõ yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn

thiện về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Trên

cơ sở đó, nghiên cứu, phân tích làm rõ những tiêu chí và điều kiện bảo đảm

việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

theo yêu cầu cải cách tư pháp.

4. Để bổ sung, làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận, trong chương 2

còn nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động thanh tra của một số bộ,

ngành ở Việt Nam; nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra của

một số nước trên thế giới.

Với những kết quả nghiên cứu các nội dung ở chương 2, góp phần hoàn

thiện cơ sở lý luận, để nghiên cứu đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động

của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đối với công tác quản lý, xây dựng

ngành, đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta trong tình hình mới.

Page 69: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

68

Chương 3

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA

NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THANH TRA

NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

Trong thời kỳ đầu mới thành lập, từ tháng 7 năm 1960 cho đến tháng 6

năm 1987, trong tổ chức bộ máy của ngành Kiểm sát nhân dân chưa hình

thành tổ chức thanh tra chuyên trách, chủ yếu thực hiện hình thức kiểm tra nội

bộ của cấp trên đối với cấp dưới. Công tác kiểm tra được thực hiện dựa trên

các quy định tại các quy chế nghiệp vụ kiểm sát và quy chế về tổ chức, cán bộ

của ngành. Trong đó, kiểm tra việc triển khai kế hoạch, chỉ thị công tác và

thực hiện các chỉ tiêu công tác hàng năm được giao cho Văn phòng Viện kiểm

sát nhân dân tối cao thực hiện; kiểm tra việc thực hiện công tác nghiệp vụ

kiểm sát do đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Vụ

trưởng các Vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách

nhiệm thực hiện; kiểm tra về công tác tổ chức - cán bộ, giải quyết đơn khiếu

nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ trong ngành do Vụ trưởng Vụ Tổ chức -

cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thực hiện

công tác kiểm tra trên các lĩnh vực hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được

giao theo phân cấp quản lý và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

tối cao.

Do chưa có tổ chức thanh tra chuyên trách, nên việc phát hiện và xử lý

vi phạm trong nội bộ ngành không được kịp thời; chưa phát hiện được những

sơ hở về cơ chế quản lý, những vi phạm, thiếu sót trong công tác nghiệp vụ để

kịp thời kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

Page 70: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

69

Tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân chính thức

được hình thành từ khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Quyết định số 15/QĐ-TC ngày 13/7/1987 về việc thành lập Ban Thanh tra, là

đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trên cơ sở Văn bản số

106/CV-HĐNN ngày 11/6/1987 của Hội đồng Nhà nước (nay là Uỷ ban

Thường vụ Quốc hội) phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân

tối cao. Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi mới thành lập do

một đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Trưởng

ban và hai đồng chí nguyên là Vụ trưởng làm Phó Trưởng ban.

Để công tác thanh tra trong nội bộ ngành hoạt động được thuận lợi, có

hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu quản lý, thực hiện nguyên tắc tập trung dân

chủ, ngày 17/9/1992 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành

Quy chế số 08, quy định về về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra. Theo

quy chế, Ban Thanh tra là đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp chỉ đạo, có nhiệm vụ:

Giải quyết đơn, thư tố cáo cán bộ Kiểm sát vi phạm kỷ luật và vi phạm pháp

luật xảy ra ở các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp; xem xét, kết

luận những đơn khiếu nại về kỷ luật do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

tối cao giao cho.

Cùng với sự phát triển của ngành, tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cũng từng bước được củng cố, kiện toàn

và phát triển.

Khi mới thành lập, Ban Thanh tra chỉ có 04 biên chế, đến năm 1995 đã

được tăng cường lên 09 biên chế. Để kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban

Thanh tra đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành, ngày 03/4/1995 Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký ban hành Quy chế số 16 về tổ

chức và hoạt động của Ban Thanh tra (thay thế Quy chế số 08); trong đó, có

quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy làm việc của Ban Thanh tra gồm có 02 tổ

Page 71: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

70

công tác: Tổ Tổng hợp - văn thư và Tổ Chuyên trách thanh tra; đồng thời, quy

định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng tổ. Chức danh của các

thành viên trong Ban Thanh tra được quy định đầy đủ cả về nhiệm vụ, quyền

hạn và trách nhiệm.

Trong quá trình đẩy mạnh cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức nhằm nâng

cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để đáp ứng

với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân

dân tiếp tục được củng cố, kiện toàn và tăng cường hơn. Ngày 27/01/2010

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký ban hành Quy chế số 68 về

tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra (sửa đổi, bổ sung Quy chế số 08).

Nội dung Quy chế 68 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về vị trí, chức trách,

nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra, cụ thể như sau:

Về vị trí, chức trách: Ban Thanh tra là đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, có chức năng kiểm tra, xác minh, kết luận đơn tố cáo liên

quan đến cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nhân dân; thanh tra một số hoạt

động nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

động tư pháp; thực hiện những việc khác khi được Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao giao.

Về nhiệm vụ và phạm vi hoạt động: Quy chế số 68 đã sửa đổi nội dung

các nhiệm vụ về thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công

chức trong ngành, nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ trong

hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp cho cụ thể, rõ ràng hơn. Đặc

biệt, về nhiệm vụ thanh tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và

kiểm sát các hoạt động tư pháp lần đầu tiên đã được xác định rõ là nhiệm vụ

thường xuyên của công tác thanh tra: “Thanh tra việc chấp hành pháp luật và

quy chế hoạt động trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các

hoạt động tư pháp”. Đồng thời, Quy chế số 68 còn bổ sung thêm một số

nhiệm vụ mới để phù hợp với quy định của pháp luật và các nhiệm vụ mới

Page 72: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

71

được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao cho Ban Thanh tra, đó

là: Theo dõi, tổng hợp kết quả giải quyết đơn thư tố cáo về tham nhũng trong

ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Ban

Thanh tra và những vụ việc Ban Thanh tra chuyển đến các đơn vị, địa phương

trong Ngành. Tham gia và đôn đốc việc kiểm điểm đối với các đơn vị, cá

nhân trong Ngành có sai phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Viện kiểm sát

nhân dân tối cao.

Về tổ chức bộ máy: Quy chế số 68 đã có sự sửa đổi mang tính căn

bản về tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra, lần đầu tiên tổ chức bộ máy của

Ban Thanh tra được cơ cấu gồm 03 phòng (Phòng Thanh tra nghiệp vụ;

Phòng Thanh tra xét khiếu tố; Phòng Tổng hợp, quản lý thông tin), mỗi

phòng được quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Triển khai thực hiện quy

định về tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra theo Quy chế số 68, ngày

16/3/2010 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký Quyết định số

số 08/QĐ/VKSTC-V9 thành lập bộ máy cấp Phòng thuộc Ban Thanh tra.

Về cơ cấu công chức: ngoài các chức danh đã được quy định tại các

quy chế trước đây (như Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các Kiểm sát viên Viện

kiểm sát nhân dân tối cao), Quy chế số 68 đã quy định bổ sung thêm các chức

danh khác cho phù hợp với thực trạng tổ chức bộ máy và cán bộ của Ban

Thanh tra như: các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, các Kiểm tra viên và

công chức khác.

Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Thanh tra

cũng được bổ sung, tăng cường hơn. Ngày 30/3/2011, Viện trưởng Viện kiểm

sát nhân dân tối cao đã ký Quyết định số 20/QĐ-VKSTC-V9 giao cho Ban

Thanh tra được 11 chỉ tiêu biên chế. Tiếp đến ngày 26/3/2012, Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký Quyết định số 97/QĐ-VKSTC-V9 giao

bổ sung cho Ban Thanh tra được tăng lên 15 chỉ tiêu biên chế.

Page 73: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

72

Trước yêu cầu đổi mới và tăng cường công tác thanh tra trong nội bộ

ngành, với tên gọi là Ban Thanh tra không còn phù hợp với vị trí, chức trách,

nhiệm vụ của công tác thanh tra và không phù hợp với tên gọi chung của cơ

quan thanh tra thuộc các bộ, ngành được quy định trong Luật Thanh tra năm

2010; trong ngành thường có sự nhầm lẫn giữa “Ban Thanh tra” của ngành

với “Ban Thanh tra nhân dân” của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao do

Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao bầu ra.

Do đó, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngày

16/8/2012, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (khoá 13) đã có Nghị quyết số

522d/NQ-UBTVQH13 phê chuẩn việc điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và đổi

tên một số đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

trong đó có việc đổi tên gọi “Ban Thanh tra” thành “Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao”. Theo đó, chức vụ Trưởng Ban Thanh tra và Phó trưởng

Ban Thanh tra được đổi là Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra Viện

kiểm sát nhân dân tối cao.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 522d/NQ-UBTVQH13 của Uỷ ban

Thường vụ Quốc hội khoá 13, ngày 01/3/2013 Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao đã ký ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh

tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số 72). Quy chế đã sửa đổi, bổ

sung Quy chế số 68 về một số nội dung như: tên gọi, vị trí, chức trách, nhiệm

vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy, cán bộ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân

dân tối cao trên cơ sở quy định của Luật Thanh tra năm 2010, Nghị quyết số

522d của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quy chế số 808 về công tác thanh

tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng

cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân

dân các cấp trong giai đoạn hiện nay, cụ thể là:

Về vị trí, chức trách: Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là

đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, thực hiện thanh tra về

Page 74: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

73

hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư

pháp, công tác tổ chức - cán bộ, quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được

Nhà nước cấp, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực

hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp;

giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức, viên chức và người

lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân. Tham mưu giúp Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quản lý về công tác thanh tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo và theo dõi, tổng hợp kết quả giải quyết tố cáo về

tham nhũng có liên quan đến công chức, viên chức và người lao động trong

ngành Kiểm sát nhân dân.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Quy chế đã quy định cơ cấu tổ chức bộ

máy của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 04 phòng, gồm:

Phòng Tham mưu tổng hợp; Phòng Thanh tra nghiệp vụ; Phòng Thanh tra

hành chính và Phòng Thanh tra xét khiếu tố. Mỗi phòng có chức năng,

nhiệm vụ cụ thể.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/BCSĐ ngày 20/12/2013

của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc phê duyệt Đề

án “Tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân”, trong năm 2014 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã

quyết định thành lập tổ chức Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

(tương đương cấp phòng) tại 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố

gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng,

Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đồng Nai, Đắk Lắk; Viện kiểm sát

nhân dân các tỉnh, thành phố còn lại đã quyết định thành lập bộ phận (Tổ

thanh tra) chuyên trách hoặc bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách nằm trong

Phòng Tổ chức - Cán bộ.

Quá trình phát triển về tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân được khái quát theo sơ đồ sau:

Page 75: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

74

SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VỀ TỔ CHỨC

CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

Giai đoạn từ tháng 7/1960 đến tháng 6/1987Ngành Kiểm sát nhân dân chưa hình thành tổ chức thanh tra chuyên trách

Giai đoạn từ tháng 7/1987 đến tháng 4/1994- Thành lập Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo Quyết định số 15, ngày13/7/1987 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tổ chức bộ máy của Ban Thanhtra Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn đơn giản, chưa hình thành các tổ, phòng- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành.

Giai đoạn từ tháng 5/1994 đến tháng 2/2010- Tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được cơ cấu gồm 02 tổcông tác: Tổ Tổng hợp - văn thư và Tổ Chuyên trách thanh tra.- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành. Từ năm1998, được giao thêm nhiệm vụ Kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt độngcủa Viện kiểm sát nhân dân các cấp.Đến năm 2008, được giao thêm nhiệm vụ Kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phívà Thanh tra nghiệp vụ về án đình chỉ, án tạm đình chỉ.

Giai đoạn từ tháng 3/2010 đến tháng 3/2014- Tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được cơ cấu gồm 03phòng: Phòng Tổng hợp, quản lý thông tin; Phòng Thanh tra nghiệp vụ; Phòng Thanh traxét khiếu tố; bổ nhiệm các Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng. Tháng 8/2012 được đổi tênlà Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành; Kiểm traviệc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Kiểmtra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Thanh tra một số hoạt động nghiệp vụ vềcông tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Giai đoạn từ tháng 4/2014 đến nay- Tổ chức bộ máy của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được cơ cấu gồm 04 phòng:Phòng Tham mưu tổng hợp; Phòng Thanh tra nghiệp vụ; Phòng Thanh tra hành chính;Phòng Thanh tra xét khiếu tố; bổ nhiệm các Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng.Từ tháng 4/2014 thành lập Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại 08 tỉnh, thành phố(Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đồng nai, Đắk Lắk, tp Hồ ChíMinh) và bộ phận Thanh tra chuyên trách thuộc Phòng tổ chức cán bộ của VKSND các tỉnh,thành phố còn lại.- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành; Thanh travề công tác nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; Thanh trahành chính (Thanh tra công vụ và kỷ luật nội vụ).

Page 76: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

75

3.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRANGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

3.2.1. Thực trạng về tổ chức của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân

dân ở Việt NamCùng với sự phát triển chung của ngành, tổ chức bộ máy và biên chế cán

bộ của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân từng bước được củng cố, kiện toàn,

phát triển. Từ năm 2014, được sự quan tâm chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, lãnh

đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hệ thống Thanh tra ngành Kiểm sát nhân

dân đã được hình thành ở hai cấp kiểm sát là Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân

tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể là:

- Đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

Tổ chức bộ máy: Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện có 04

phòng, trong đó có 03 phòng được thành lập từ tháng 3/2010 là: Phòng Tham

mưu tổng hợp, Phòng Thanh tra nghiệp vụ, Phòng Thanh tra xét khiếu tố; đến

tháng 7/2014 thành lập thêm Phòng Thanh tra hành chính.

Lãnh đạo quản lý: Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã được kiện

toàn có 04 lãnh đạo đơn vị, gồm 01 Chánh Thanh tra và 03 Phó Chánh Thanh tra

(trong đó, mới được bổ sung thêm 01 Phó Chánh Thanh tra từ 01/12/2014).

Ngoài ra còn có 07 lãnh đạo cấp phòng, gồm 02 Trưởng phòng (Phòng Tham

mưu tổng hợp và Phòng Thanh tra xét khiếu tố) và 05 Phó Trưởng phòng.

Biên chế cán bộ: Thực hiện Nghị quyết số 06 ngày 20/12/2013 của Ban

cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt Đề án “Tăng cường tổ

chức bộ máy, biên chế cán bộ Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân”, ngày

20/02/2014 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết

định số 53/QĐ-VKSTC-V9 về việc giao bổ sung 10 chỉ tiêu biên chế cho

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tổng biên chế của Thanh tra Viện

kiểm sát nhân dân tối cao được giao từ ngày 15/02/2014 là 25 biên chế. Tuy

nhiên, hiện tại Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao mới có 20 biên chế,

gồm 13 nam, 07 nữ.

Page 77: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

76

Về cơ cấu công chức: hiện có 02 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

tối cao; 01 Điều tra viên cao cấp; 02 Kiểm sát viên trung cấp; 07 Kiểm sát

viên sơ cấp; 01 Kiểm tra viên chính; 05 Kiểm tra viên; 02 chuyên viên.

Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi có 04 đồng chí; từ 30 đến dưới 40 tuổi có 05

đồng chí; từ 40 đến dưới 50 tuổi có 08 đồng chí; từ 50 đến 55 tuổi có 02 đồng

chí; trên 55 tuổi có 01 đồng chí.

Về trình độ chuyên môn: 04 Thạc sỹ Luật (trong đó, có 02 đồng chí

đang làm Nghiên cứu sinh Luật); 01 Thạc sỹ Hành chính công; 14 Cử nhân

Luật; 01 Cao đẳng Văn thư lưu trữ.

Trình độ Lý luận chính trị: 14 Cao cấp, Cử nhân chính trị.

Trình độ quản lý Nhà nước: 10 cao cấp, 04 trung cấp.

- Đối với Thanh tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:

Từ tháng 4/2014, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã quyết

định thành lập tổ chức Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (tương

đương cấp phòng) tại 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố gồm: thành

phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh,

Thanh Hoá, Nghệ An, Đồng Nai, Đắk Lắk; Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh,

thành phố còn lại đã quyết định thành lập bộ phận (Tổ thanh tra) chuyên trách

hoặc bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách nằm trong Phòng Tổ chức - Cán bộ.

Qua số liệu tổng hợp báo cáo của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối

cao, đến hết ngày 30/11/2014 đã có 08/08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành

phố thành lập tổ chức Thanh tra (tương đương cấp phòng) với tổng số 29 biên

chế; 08/08 đơn vị đều đã bổ nhiệm Chánh Thanh tra và có 03/08 đơn vị bổ

nhiệm Phó Chánh thanh tra (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa);

44/55 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố còn lại đã lập Tổ thanh tra nằm

trong Phòng Tổ chức - cán bộ với 90 biên chế; có 06/55 Viện kiểm sát nhân

dân tỉnh (Hòa Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Đắk Nông)

bố trí 02 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thanh tra; 05/55 Viện kiểm sát nhân

Page 78: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

77

dân tỉnh (Cao Bằng, Lào Cai, Ninh Thuận, Tây Ninh và Đồng Tháp) bố trí 01

cán bộ kiểm nhiệm làm công tác thanh tra [58].

3.2.2. Thực trang về hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân

dân ở Việt NamNội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm:

Hoạt động thanh tra nghiệp vụ (thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy chế

của ngành trong hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát

hoạt động tư pháp; Hoạt động Thanh tra hành chính (bao gồm: Thanh tra việc

chấp hành pháp luật và quy chế của ngành về công tác tổ chức - cán bộ;

Thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy chế của ngành về công tác quản lý

và sử dụng kinh phí ngân sách và tài sản được cấp; Thanh tra trách nhiệm đối

với công chức, viên chức và người lao động trong ngành về việc chấp hành kỷ

luật công vụ và trật tự nội vụ); Hoạt động thanh tra xét khiếu tố (tiếp nhận,

giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và các vụ việc do báo chí phản ánh có liên

quan đến công chức, viên chức và người lao động trong Ngành).

Kết quả hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân thời gian

qua thể hiện cụ thể như sau:

3.2.2.1. Kết quả hoạt động thanh tra nghiệp vụ thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tư pháp

Trong thời kỳ đầu mới thành lập, Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân

dân tối cao chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan

đến công chức, viên chức, người lao động trong Ngành. Thực hiện sự chỉ đạo

của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc tăng cường công tác

thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân, sau khi Quy chế về tổ chức

và hoạt động của Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số

58) được ban hành năm 2005, ngoài nhiệm vụ giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo,

Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã bước đầu triển khai thực

hiện các cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch về việc chấp hành pháp

luật và quy chế của ngành trong hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố

Page 79: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

78

và kiểm sát hoạt động tư pháp. Đặc biệt, Quy chế về tổ chức và hoạt động

của Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số 68) ban hành

năm 2010 và Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao (Quy chế số 72) ban hành năm 2013 đã xác định rõ nhiệm

vụ thường xuyên, trọng tâm của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

là: “Thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy chế hoạt động trong công

tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp” [83].

Kết quả hoạt động thanh tra nghiệp vụ thực hành quyền công tố và

kiểm sát hoạt động tư pháp từ năm 2006 đến năm 2014 thể hiện như sau:

Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao đã phối hợp với một số vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát

nhân dân tối cao tham mưu để lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban

hành Kế hoạch và Quyết định thành lập các Đoàn kiểm tra do Thanh tra chủ

trì, tiến hành 40 cuộc kiểm tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công

tố và kiểm sát điều tra; 08 cuộc kiểm tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành

quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự; 09 cuộc kiểm tra về hoạt động

nghiệp vụ kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; 09

cuộc kiểm tra việc thực hiện chức năng kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự,

hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và công tác giải quyết đơn khiếu

nại, tố cáo về hoạt động tư pháp tại các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương.

Năm 2013, thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thanh tra, kiểm tra về

hoạt động nghiệp vụ, tập trung thanh tra về hoạt động công vụ.

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/01/2014 Viện trưởng Viện

kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2014:

“Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ; siết chặt kỷ luật kỷ cương,

kịp thời xử lý nghiêm minh các cá nhân vi phạm tiêu cực, nhất là những trường

hợp để xẩy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm hoặc cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến

Page 80: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

79

chất...”, trong năm 2014, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành

Quyết định thanh tra và tiến hành 05 cuộc thanh tra nghiệp vụ theo kế hoạch tại

05 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố, trong đó:

+ 02 cuộc thanh tra toàn diện các mặt, các lĩnh vực công tác nghiệp vụ

tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên và thành phố Đà Nẵng;

+ 02 cuộc thanh tra chuyên đề về án đình chỉ theo Điều 25 Bộ luật hình

sự và việc giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, án tham

nhũng, chức vụ tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Long An;

+ Thanh tra về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra,

kiểm sát xét xử án hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

Thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

trong năm 2014 Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành 04 cuộc

thanh tra đột xuất, gồm:

- 01 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật và Quy chế của Ngành

trong việc giải quyết các vụ, việc tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị;

- 02 cuộc thanh tra trách nhiệm trong việc để xảy ra án đình chỉ do bị can

không phạm tội, Toà án tuyên bị cáo không phạm tội tại Viện kiểm sát nhân

dân tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau;

- 01 cuộc thanh tra toàn diện về các mặt, các lĩnh vực công tác nghiệp

vụ tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước.

Ngoài ra, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu 05 Viện

kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo và chuyển 27 hồ sơ vụ án hình sự có dấu hiệu

vi phạm để nghiên cứu, trong đó Bắc Giang 23 hồ sơ; Bến tre 01 hồ sơ, Quảng

Trị 01 hồ sơ; Đắk Lắk 01 hồ sơ; Khánh Hòa 01 hồ sơ.

Trong năm 2014, Thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành 243 cuộc thanh tra về hoạt động

nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án

hình sự [53].

Page 81: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

80

Qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và quy chế nghiệp vụ

của ngành cho thấy: Nhìn chung, lãnh đạo các Viện kiểm sát địa phương đã

quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị công tác năm của Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kịp thời xây dựng chương trình, kế

hoạch công tác của đơn vị, bám sát nhiệm vụ công tác của ngành và yêu cầu

nhiệm vụ chính trị của địa phương; xác định các nhiệm vụ trọng tâm và đề ra

các chỉ tiêu để phấn đấu thực hiện. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu

quả các quy chế phục vụ công tác quản lý, hoạt động nghiệp vụ và quy chế

phối hợp liên ngành tại địa phương. Chú trọng công tác tập huấn, kiểm tra và

hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp dưới. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra,

Toà án và Cơ quan Thi hành án cùng cấp, kịp thời điều tra, truy tố, xét xử, thi

hành án, phấn đấu đạt các chỉ tiêu công tác nghiệp vụ do Viện kiểm sát nhân

dân tối cao xác định, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Kiểm sát viên được phân công hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm

sát xét xử các vụ án hình sự; kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình

sự, thi hành án dân sự; kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, các vụ án

hành chính, kinh doanh thương mại, lao động... ; giải quyết đơn và kiểm sát

việc giải quyết đơn về tư pháp, cơ bản đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ

theo quy định của pháp luật và Quy chế nghiệp vụ của Ngành.

Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện một số thiếu sót, vi

phạm trong hoạt động nghiệp vụ của các Viện kiểm sát địa phương như:

Một là, những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ thực hành

quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự:

- Vi phạm trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và

kiến nghị khởi tố: Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không ra quyết định phân

công giải quyết và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Công tác

kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa

đảm bảo kịp thời, chính xác; có trường hợp Viện kiểm sát chỉ thực hiện việc thụ

Page 82: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

81

lý kiểm sát tố giác, tin báo về tội phạm từ khi Cơ quan điều tra ra Quyết định

khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự chuyển cho Viện kiểm sát; có nhiều

trường hợp Cơ quan điều tra vi phạm về thời hạn ra quyết định khởi tố hoặc

quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố

tụng hình sự nhưng Viện kiểm sát không kịp thời phát hiện để kiến nghị khắc

phục. Có trường hợp ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn

cứ, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Kiểm sát viên không làm tốt công tác kiểm sát

việc phân loại xử lý từ giai đoạn thụ lý tố giác, tin báo tội phạm; công tác kiểm

sát việc khởi tố chưa chặt chẽ, dẫn đến việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can chưa

chính xác, sau đó phải đình chỉ.

Sổ thụ lý kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chưa thể hiện

đầy đủ các nội dung theo đúng cột mục quy định như: không thể hiện nội dung

tin báo, tố giác ai, về việc gì, không có địa chỉ của người cung cấp tin; không thể

hiện hoạt động kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra (quyết định khởi tố

hay không khởi tố vụ án hình sự). Không lập đầy đủ hồ sơ kiểm sát việc tiếp

nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm.

- Kiểm sát viên không thực hiện đúng các quy trình, thao tác nghiệp vụ

kiểm sát theo Quy chế nghiệp vụ của Ngành:

+ Hồ sơ kiểm sát không sắp xếp, đánh bút lục, lập thống kê tài liệu. Hồ sơ

kiểm sát không có một hoặc một số văn bản, tài liệu quan trọng, như:

Trong giai đoạn điều tra: Một số hồ sơ kiểm sát không có quyết định

phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên, phân công Kiểm

sát viên; không có Quyết định khởi tố vụ án, bị can, đề nghị phê chuẩn lệnh bắt

khẩn, Lệnh tạm giam, Quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn, lý lịch, trích lục

tiền án, tiền sự của bị can, Quyết định trưng cầu giám định, Kết luận giám định,

đơn yêu cầu khởi tố và đơn xin rút yêu cầu khởi tố của người bị hại; không có

báo cáo đề xuất của Kiểm sát viên về việc phê chuẩn Lệnh bắt khẩn cấp, gia hạn

tạm giữ, gia hạn tạm giam; không có Bản kết luận điều tra vụ án, Biên bản giao

Page 83: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

82

nhận hồ sơ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát; không có Phiếu kiểm sát

Quyết định đình chỉ của Cơ quan điều tra.

Trong giai đoạn truy tố, xét xử: không trích cứu hồ sơ, chủ yếu là phô tô

hồ sơ chính; không có báo cáo đề xuất của Kiểm sát viên về việc truy tố, áp dụng

biện phát ngăn chặn, gia hạn thời hạn truy tố, gia hạn thời hạn tạm giam để truy

tố, đình chỉ. Một số hồ sơ kiểm sát không có quyết định phân công Kiểm sát viên

thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án; Kiểm sát viên không dự thảo đề

cương thẩm vấn, dự kiến những vấn đề cần tranh luận tại phiên toà; không ghi

diễn biến phiên toà, hoặc ghi chép quá sơ sài, không đầy đủ diễn biến phiên toà

và phần tuyên án của Hội đồng xét xử. Báo cáo duyệt án khi xét xử không có ý

kiến phê duyệt và chữ ký của lãnh đạo Viện phụ trách hoặc người chủ trì phiên

họp Uỷ ban kiểm sát; không có Phiếu kiểm sát bản án sơ thẩm, biên bản kiểm tra

biên bản phiên toà sơ thẩm.

+ Viện kiểm sát vi phạm thời hạn phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can,

Lệnh tạm giam, Lệnh bắt bị can để tạm giam; vi phạm thẩm quyền đình chỉ; ra

quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án đối với bị can nhưng lại không ghi

khoản của điều luật áp dụng để đình chỉ; ra quyết định đình chỉ vụ án, nhưng

không ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can; vi phạm thời hạn hạn truy tố.

+ Việc dự thảo luận tội có nhiều trường hợp quá sơ sài, cẩu thả, không thể

hiện đầy đủ, chính xác việc đánh giá chứng cứ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và

quan điểm xử lý của Viện kiểm sát về vụ án; tại phiên toà Kiểm sát viên không

đề cập gì đến việc giải quyết bồi thường dân sự và việc xử lý tang vật đã bị thu

giữ trong quá trình điều tra. Có bị cáo phạm tội trong thời gian thử thách của án

treo nhưng Kiểm sát viên lại không đề nghị áp dụng tình tiết tăng nặng theo

điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự (tái phạm) và cũng không đề nghị áp

dụng Điều 51 Bộ luật hình sự để tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.

- Chưa thực hiện tốt việc tăng cường công tố trong hoạt động điều tra:

Page 84: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

83

+ Kiểm sát viên không kịp thời hoặc không đề ra yêu cầu điều tra; nhiều

trường hợp KSV còn thụ động trong việc phối hợp với Điều tra viên để thúc đẩy

tiến độ điều tra; nội dung yêu cầu điều tra có trường hợp còn chung chung, thiếu

cụ thể; hoặc sau khi đề ra yêu cầu điều tra, nhưng không tiến hành kiểm sát việc

thực hiện của Điều tra viên để kịp thời bổ sung các yêu cầu cần phải tiếp tục

chứng minh v.v... nên khi kết thúc điều tra, truy tố mới phát hiện thiếu sót lại

phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, có trường hợp phải trả hồ sơ điều tra bổ sung

nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Một số vụ án, mặc dù tài liệu điều

tra ban đầu đã thể hiện được đối tượng có liên quan đến vụ án, nhưng chưa kịp

thời đề ra các yêu cầu điều tra để đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội của đối

tượng để có đủ căn cứ khởi tố bị can dẫn đến phải tạm đình chỉ điều tra vụ án.

+ Kiểm sát viên chưa kịp thời phát hiện các vi phạm, thiếu sót của Cơ

quan điều tra để kiến nghị khắc phục, như: Hầu hết các Quyết định khởi tố vụ

án, khởi tố bị can, Cơ quan điều tra không ghi khoản của điều luật áp dụng; một

số vụ không ghi thời gian xảy ra vụ án; Quyết định khởi tố vụ án không đảm bảo

thời hạn theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự .

Cơ quan điều tra lấy lời khai, hỏi cung bị can chưa thành niên nhưng

không có người giám hộ, không yêu cầu cử người bào chữa cho các bị can.

Cơ quan điều tra ra Quyết định đình chỉ điều tra bị can nhưng không ghi

khoản của điều luật áp dụng; áp dụng điều luật làm căn cứ đình chỉ không đúng;

không ra quyết định xử lý hành chính về hành vi vi phạm pháp luật của các bị

can được đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự hoặc đình chỉ theo yêu cầu của

người bị hại.

Có trường hợp quyết định tạm đình chỉ điều tra không đảm bảo căn cứ.

Một số vụ án có liên quan đến việc định lượng giá trị tài sản thiệt hại nhưng

trước khi quyết định tạm đình chỉ điều tra (có trường hợp đã trả lại tài sản cho

người bị hại), không tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu để có căn cứ khởi

tố bị can v.v... Có trường hợp, bị can phạm tội rất nghiêm trọng, nhưng Cơ quan

Page 85: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

84

điều tra vẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn cho bảo lĩnh nên sau đó bị can bỏ trốn

dẫn đến phải tạm đình chỉ điều tra. Cơ quan điều tra vi phạm quy định tại Điều

162 Bộ luật Tố tụng hình sự trong việc ra quyết định đình chỉ điều tra nhưng

không ra Bản kết luận điều tra hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra trước ngày ra

Bản kết luận điều tra.

+ Một số vụ án tạm đình chỉ điều tra không được Cơ quan điều tra và

Viện kiểm sát kịp thời rà soát để đình chỉ theo Nghị quyết 33 của Quốc hội.

- Một số trường hợp, việc đánh giá chứng cứ, tính chất, mức độ, hậu quả

do hành vi phạm tội của bị can chưa toàn diện; việc xác định tội danh không

chính xác, áp dụng khung hình phạt trong điều luật không đúng dẫn tới việc áp

dụng khoản 1, khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự hoặc Khoản 2 Điều 105 Bộ luật

tố tụng hình sự để đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can không đúng

pháp luật, để lọt tội phạm (riêng năm 2014, Thái Nguyên 01 vụ/02 bị can, Thanh

Hoá 06 vụ/13 bị can, Bình Phước 03 vụ/05 bị can, Bắc Giang 08 vụ/18 bị can,

Lâm Đồng 01 vụ/01 bị can). Có trường hợp lẽ ra phải đình chỉ do hành vi không

cấu thành tội phạm theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng để né

tránh trách nhiệm nên áp dụng khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự đình chỉ miễn

trách nhiệm hình sự (riêng năm 2014, Thanh Hoá 03 vụ/03 bị can, Bình Phước

03 vụ/03 bị can, Bắc Giang 03 vụ/03 bị can).

- Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

chưa chính xác; mức hình phạt do VKS đề nghị và Toà án xét xử không

nghiêm, không tương xứng với tính chất mức độ hành vi phạm tội của các

bị cáo, như:

+ Đã áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo mức án dưới khởi

điểm của khung hình phạt liền kề, nhưng lại cho bị cáo hưởng án treo, không

đúng quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 2, Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP

ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp

dụng Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo.

Page 86: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

85

+ Có trường hợp, cấp sơ thẩm đã áp dụng Điều 47 BLHS để xử phạt bị

cáo mức án dưới mức khởi điểm của khung hình phạt, nhưng cấp phúc thẩm lại

tiếp tục giảm mức án cho bị cáo xuống dưới xa mức khởi điểm của khung hình

phạt hoặc xử phạt bị cáo ở khung hình phạt không phải liền kề của khung hình

phạt bị cáo bị truy tố.

+ Có địa phương xảy ra nhiều vụ án về vận chuyển trái phép chất ma

tuý thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại điểm b khoản 4

Điều 194 Bộ luật hình sự, nhưng đường lối xét xử, quyết định mức hình phạt

(của cả Viện kiểm sát và Toà án) chưa nghiêm khắc, không đúng hướng dẫn

tại Nghị quyết số 01 ngày 15/3/2001 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân

dân tối cao (từ 600g trở lên có thể phải xử mức án tử hình. Có trường hợp Toà

án tuyên phạt mức án không phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội

của bị cáo gây ra, khác với đề nghị của Viện kiểm sát, nhưng Viện kiểm sát

không kiên quyết kháng nghị hoặc báo cáo Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị

để bảo vệ quan điểm về đường lối xử lý vụ án.

- Một số địa phương (cả Viện kiểm sát và Toà án) đã hiểu nhầm nên áp

dụng không đúng hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 6.4 mục 6 Nghị quyết số

01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân

tối cao và Công văn số 99 ngày 01/7/2009 của Toà án nhân dân tối cao về cách

tính thời gian thử thách đối với các trường hợp cho hưởng án treo đã bị tạm giữ,

tạm giam. Theo quy định, thời hạn tạm giữ, tạm giam được tính trừ khi tính thời

gian thử thách của án treo, không tính trừ thời gian tạm giữ, tạm giam vào thời

hạn chấp hành hình phạt tù khi tuyên án.

- Một số địa phương để xảy ra nhiều vụ án, bị can phải đình chỉ điều tra

do hành vi không cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra không chứng

minh được bị can phạm tội, Toà án tuyên bị cáo không phạm tội, do lỗi của Viện

kiểm sát trong quá trình, trong đó có những vụ đặc biệt nghiêm trọng (Sóc

Trăng, Bắng Giang).

Page 87: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

86

- Kiểm sát viên chưa kịp thời phát hiện một số sai sót về thủ tục tố tụng

của Toà án để yêu cầu khắc phục, rút kinh nghiệm như: Quyết định đưa vụ án ra

xét xử không có tên của Hội thẩm nhân dân; Bản án thể hiện áp dụng điểm,

khoản của điều luật không chính xác; nhận định mức án đề nghị của Viện kiểm

sát không đúng như Kiểm sát viên đề nghị tại phiên toà v.v…

Hai là, những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự và thi hành án dân sự

- Việc phê chuẩn Lệnh bắt khẩn cấp có trường hợp chưa đảm bảo căn

cứ, nên sau đó phải trả tự do, xử lý hành chính. Có trường hợp Cơ quan điều

tra ra Lệnh bắt khẩn cấp không ghi rõ căn cứ bắt khẩn cấp; việc tính thời hạn

tạm giữ chưa đúng quy định. Việc phê chuẩn Lệnh bắt tạm giam, Lệnh tạm

giam đối với những bị can có nhiều trường hợp chưa đảm bảo căn cứ nên sau

đó phải hủy bỏ biện pháp tạm giam, áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Một

số địa phương để xảy ra nhiều trường hợp quá hạn tạm giam, trong đó có cả

những trường hợp quá hạn tạm giam thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát.

- Một số Viện kiểm sát cấp huyện chưa kiểm sát thường xuyên nhà tạm

giữ của Công an huyện theo quy định. Một số trường hợp giam, giữ chung

người cùng vụ án trong cùng buồng giam; đưa người bị tạm giam ra khỏi

buồng giam để làm vệ sinh v.v…nhưng Viện kiểm sát không kịp thời phát

hiện vi phạm để kiến nghị khắc phục.

Một số trường hợp Toà án ra quyết định cho hoãn chấp hành án phạt tù,

tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù chưa đủ điều kiện theo quy định, nhưng Viện

kiểm sát không kịp thời phát hiện vi phạm để kháng nghị hủy bỏ quyết định vi

phạm của Tòa án. Viện kiểm sát chưa kịp thời yêu cầu Cơ quan Công an tổ chức

áp giải, tổ chức truy bắt các trường hợp trốn thi hành án. Một số Viện kiểm sát cấp

huyện chưa chú trọng việc kiểm sát trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã về công

tác quản lý, giáo dục người thi hành án phạt tù nhưng được hưởng án treo, cải tạo

không giam giữ. Việc ban hành văn bản kháng nghị, kiến nghị, kết luận kiểm sát

Page 88: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

87

trực tiếp có nhiều trường hợp chưa đảm bảo quy định cả về nội dung và hình thức

văn bản. Việc lập hồ sơ kiểm sát thi hành án hình sự chưa đảm bảo đúng quy định,

còn thiếu các tài liệu cần thiết như: Phiếu đề xuất giải quyết của Kiểm sát viên

được phân công kiểm sát thi hành án hình sự, ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Viện,

các tài liệu là căn cứ để xét hoãn, tạm đình chỉ thi hành án; chưa sắp xếp, đánh số

bút lục, lập danh mục thống kê tài liệu có trong hồ sơ v.v...

- Một số Viện kiểm sát (chủ yếu là cấp huyện) chưa kiểm sát chặt chẽ

việc cấp, gửi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và việc ra

các quyết định thi hành án của Cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp; chưa kịp

thời phát hiện thiếu sót, vi phạm để kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục,

sửa chữa vi phạm như: việc phân loại xử lý các trường hợp đủ điều kiện miễn,

giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước còn

chậm. Một số trường hợp Tòa án vi phạm về thời hạn mở phiên họp xét miễn,

giảm theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Thi hành án dân sự; các quyết

định miễn, giảm thi hành án của Tòa án không thể hiện đầy đủ số, ngày tháng

của Quyết định thi hành án, số tiền phải thi hành án, số tiền đã thi hành, số tiền

còn lại chưa thi hành để làm căn cứ xét miễn, giảm. Toà án ra quyết định miễn,

giảm thi hành án cho các đối tượng phải thi hành án trên 500.000 đồng với lý

do: “người phải thi hành án đi khỏi địa phương, không biết ở đâu v.v…”. Có

trường hợp, Tòa án ban hành “Quyết định giảm thi hành án”, nhưng phần nội

dung và quyết định lại là “miễn thi hành án”. Công tác phát hiện vi phạm thông

qua trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại các Cơ quan thi hành án dân

sự còn hạn chế; nội dung các bản kết luận, kiến nghị, kháng nghị còn chung

chung (cá biệt có trường hợp còn viện dẫn sai điều luật), hiệu quả chưa cao.

Việc lập hồ sơ kiểm sát thi hành án dân sự chưa đúng Quy chế về công tác

kiểm sát thi hành án dân sự, thiếu các tài liệu cần thiết như: Phiếu đề xuất giải

quyết của Kiểm sát viên, ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Viện; đơn yêu cầu thi

hành án của người được thi hành án; quyết định thi hành án, quyết định ủy thác

Page 89: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

88

thi hành án; không lập hồ sơ riêng của từng vụ việc; chưa sắp xếp, đánh số bút

lục, lập danh mục thống kê tài liệu có trong hồ sơ v.v...

Ba là, những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ kiểm sát giải

quyết các vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và

công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp:

- Công tác kiểm sát bản án, quyết định của Toà án cấp huyện chưa

được thực hiện thường xuyên, chất lượng chưa cao, chưa phát hiện được các

vi phạm nghiêm trọng để kháng nghị theo thẩm quyền; chất lượng kháng nghị

trong một số trường hợp chưa cao nên Viện kiểm sát cấp phúc thẩm phải rút

kháng nghị hoặc Toà phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị; việc thông báo

rút kinh nghiệm, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra với cấp huyện thực hiện chưa

được nhiều hoặc chưa thực hiện v.v....

- Việc hướng dẫn về nghiệp vụ công tác khiếu tố, nhất là nghiệp vụ phân

loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp, đơn trong lĩnh vự hành chính, tố giác,

tin báo về tội phạm cho Viện kiểm sát cấp huyện chưa cụ thể; việc chuyển đơn tố

cáo, tố giác, tin báo về tội phạm và đơn đề nghị khởi tố chưa đảm bảo đúng quy

định; thủ tục giải quyết khiếu nại chưa đầy đủ, vi phạm về thời hạn giải quyết; một

số trường hợp thụ lý giải quyết khiếu nại không đúng thẩm quyền. Có Viện kiểm

sát cấp huyện tiến hành trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với

Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp là không đúng quy định; trực tiếp kiểm sát

đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện trong việc giải quyết khiếu nại,

tố cáo về tư pháp và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, có phát hiện vi phạm,

nhưng không kiến nghị yêu cầu sửa chữa, khắc phục vi phạm v.v...

Qua thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy chế của ngành trong

hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

(nêu trên), Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã báo cáo lãnh đạo Viện

kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm

sát hoạt động tư pháp, nêu cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, Kiểm sát

Page 90: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

89

viên trong thực thi nhiệm vụ; chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật và

các quy chế nghiệp vụ của Ngành nhằm bảo đảm không để lọt tội phạm và

không làm oan người vô tội. Đồng thời, đã yêu cầu các đơn vị được thanh tra

rút kinh nghiệm nghiêm túc về những thiếu sót, vi phạm và tổ chức kiểm

điểm, làm rõ trách nhiệm để xem xét việc xử lý kỷ luật nghiêm túc đối với các

cá nhân có liên quan để xảy ra thiếu sót, vi phạm; yêu cầu thực hiện kịp thời

trách nhiệm về xin lỗi, bồi thường thiệt hại cho công dân trong các trường hợp

bị oan theo đúng quy định của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước và các

quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường (Sóc Trăng, Cà Mau). Có

một số trường hợp đã yêu cầu xem xét lại việc quyết định đình chỉ không

đúng, để lọt tội phạm hoặc yêu cầu báo cáo đề nghị xem xét theo thủ tục giám

đốc thẩm đối với các vụ án xét xử không đúng tội danh, mức hình phạt không

tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo.

Riêng năm 2014, thông qua hoạt động thanh tra nghiệp vụ, Thanh tra

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu huỷ bỏ 04 Quyết định không khởi

tố vụ án hình sự (Đà Nẵng 03 vụ, Long An 01 vụ) và huỷ bỏ Quyết định đình

chỉ không có căn cứ của 11vụ/24 bị can (Thái Nguyên 01 vụ/02 bị can, Đà

nẵng 03 vụ/05 bị can, Thanh Hoá 01 vụ/02 bị can, Bình Phước 03 vụ/05 bị

can, Bắc Giang 02 vụ/09 bị can, Lâm Đồng 01 vụ/01 bị can) để xem xét phục

hồi xử lý theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm. Yêu cầu xem

xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 03 vụ/05 bị cáo (Thái Nguyên 01

vụ/01 bị cáo, Thanh Hoá 01 vụ/03 bị cáo, Bình Phước 01 vụ/01 bị cáo).

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã yêu cầu xem xét huỷ bỏ

quyết định đình chỉ 02 vụ/03 bị can (Nghệ An 01vụ/01bị can; Bình Thuận 0

vụ/1 bị can; Tây Ninh 01 vụ/01bị can). [53]

3.2.2.2. Kết quả hoạt động thanh tra hành chính

Trong năm 2007, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về

việc thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các cơ quan báo chí và sự chỉ đạo

Page 91: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

90

của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao đã xây dựng Kế hoạch thanh tra và phối hợp cùng Vụ Kế

hoạch - tài chính tổ chức 02 cuộc thanh tra tài chính (do Ban Thanh tra chủ

trì) đối với Báo Bảo vệ pháp luật và Tạp chí Kiểm sát về các nội dung: việc

quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn tài chính; việc hạch toán

doanh thu, chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh; việc thực hiện nghĩa vụ với

ngân sách nhà nước; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chấp hành kỷ

luật tài chính theo quy định của pháp luật. Kết quả thanh tra cho thấy: Báo

Bảo vệ pháp luật và Tạp chí kiểm sát đã quản lý và sử dụng nguồn kinh phí

ngân sách Nhà nước do Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân bổ phục vụ kịp

thời nhiệm vụ chính trị được giao. Đồng thời, thực hiện tốt việc khai thác

nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, chủ yếu là việc khai thác từ hoạt động

quảng cáo để tự đảm bảo một phần kinh phí cho hoạt động báo chí và tăng

thêm thu nhập cho cán bộ, công chức trong đơn vị. Lãnh đạo Báo Bảo vệ

pháp luật và Tạp chí Kiểm sát đã kịp thời ban hành một số văn bản quy định

về tổ chức và hoạt động, quản lý tài chính như: Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy

định về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với phóng viên; Quy định về quảng

cáo; Quy định về quản lý tài sản, sử dụng điện thoại, định mức xăng xe ô tô

v.v... đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, tài sản có hiệu quả,

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các đơn vị đã thực hiện việc báo cáo tài

chính theo đúng các biểu mẫu quy định; đã mở đủ hệ thống sổ kế toán và các

tài khoản kế toán cơ bản theo quy định của chế độ kế toán hiện hành; việc ghi

chép trên các sổ kế toán, sử dụng các mẫu biểu chứng từ kế toán đảm bảo

đúng quy định. Tuy nhiên, thông qua công tác thanh tra tài chính tại Báo Bảo

vệ pháp luật và Tạp chí Kiểm sát đã phát hiện một số thiếu sót, vi phạm như:

việc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh đối với một số khoản chi về

phúc lợi xã hội (như: tiền ăn trưa, sinh nhật, thăm ốm, hiếu, hỷ, ngày Lễ, ngày

Tết, khen thưởng, thu nhập tăng thêm), chi khoán công tác phí, chi phụ cấp

Page 92: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

91

nghiệp vụ báo chí, thù lao tổ chức sản xuất, biên tập v.v...) chưa phù hợp chế

độ tài chính hiện hành. Trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị chưa quy

định cụ thể về định mức chi hội nghị, đối tượng và định mức chi tiếp khách

v.v.... Một số chứng từ chi còn thiếu sót về thủ tục như: thiếu chữ ký nhận của

người mua hàng, người nhận tiền v.v...

Từ năm 2012 trở về trước, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng và

Nhà nước về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hành

tiết kiệm, chống lãng phí; hàng năm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối

cao đã chỉ đạo Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng kế

hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ và việc thực hành tiết kiệm,

chống lãng phí của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; đồng thời, phối hợp cùng

Vụ Tổ chức - cán bộ và Vụ Kế hoạch - Tài chính thành lập ba Đoàn kiểm tra

(do Ban Thanh tra chủ trì) tiến hành kiểm tra tại 09 đơn vị gồm Viện kiểm sát

nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc

Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện Quy chế dân chủ, việc thực

hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, chi tiêu mua sắm tài sản, đầu tư

ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động của ngành.[53]

Từ năm 2013 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, Quy chế công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân

dân, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xây dựng Kế hoạch thanh tra,

ban hành Quyết định thanh tra và tiến hành 08 cuộc thanh tra việc chấp hành

pháp luật và quy chế của ngành về công tác cán bộ và quản lý, sử dụng ngân

sách tại các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. [53]

Kết quả thanh tra đã kịp thời chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, vi phạm

của Viện kiểm sát nhân dân các cấp như:

- Một số đơn vị không thực hiện thông báo công khai việc tuyển dụng

công chức trên phương tiện thông tin đại chúng; có trường hợp xét tuyển công

chức chưa đúng tiêu chuẩn, không đúng vùng được xét tuyển, chưa phù hợp

Page 93: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

92

với Hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Công chức mới xét tuyển

chưa đủ thời gian công tác theo quy định đã điều động đến công tác tại đơn vị

khác thuộc vùng thi tuyển.

Việc bố trí biên chế, Kiểm sát viên tại một số Viện kiểm sát cấp huyện

và Phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh chưa hợp lý, chưa tương

ứng với biên chế và khối lượng công việc.

- Có đơn vị chưa kịp thời rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo cấp

phòng và Viện kiểm sát cấp huyện; chậm thực hiện phân bổ chỉ tiêu biên chế

được giao cho Viện kiểm sát cấp huyện. Chậm có kế hoạch luân chuyển, đào

tạo, bồi dưỡng đối với công chức thuộc diện quy hoạch; việc thực hiện chủ

trương chuyển đổi vị trí công tác tiến hành còn chậm, số lượng còn ít.

- Một số Quy chế ban hành đã lâu, có nội dung không còn phù hợp

nhưng chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật những quy định mới.

- Một số đơn vị chưa thật sự quan tâm đến công tác thi đua, khen

thưởng; công chức không giữ chức vụ lãnh đạo đạt Chiến sỹ thi đua cơ sở

chiếm tỷ lệ thấp.

- Một số Kiểm sát viên chưa chấp hành nghiêm túc Quy chế nghiệp vụ

như: để quá thời hạn truy tố một số vụ án hình sự; việc lập hồ sơ kiểm sát

không đúng quy định, hồ sơ không thể hiện đầy đủ các thao tác hoạt động

nghiệp vụ kiểm sát, nhất là các hồ sơ kiểm sát thi hành án hình sự, thi hành án

dân sự, hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia

đình, các vụ án hành chính, kinh doanh, lao động và những việc khác theo

quy định của pháp luật.

- Việc kiểm tra, xác minh kết luận đơn tố cáo đối với công chức vi

phạm pháp luật và việc xử lý kỷ luật có trường hợp còn để kéo dài, hạn chế

tác dụng giáo dục; một số địa phương, đơn vị có công chức vi phạm nhưng

không kịp thời tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để xử lý kỷ luật.

Page 94: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

93

- Quyết định việc sửa chữa, bảo trì, phê duyệt quyết toán, thẩm định kế

hoạch, báo cáo kinh tế kỹ thuật... chưa đúng thẩm quyền theo quy định. Điều

chỉnh kinh phí chống xuống cấp trụ sở cấp huyện nhưng không báo cáo Viện

kiểm sát nhân dân tối cao; sửa chữa, bảo trì trụ sở thiếu Báo cáo và phê duyệt

Báo cáo kinh tế kỹ thuật; Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công chưa được

sửa đổi, bổ sung chế độ theo quy định mới, một số đơn vị cấp huyện chưa có

Quy chế, mà chỉ lồng ghép một số nội dung quản lý, sử dụng tài sản trong

Quy chế chi tiêu nội bộ.

- Chậm thực hiện thủ tục giao nhận tài sản mua sắm cho cấp huyện;

chưa đầy đủ hồ sơ tài sản theo quy định, dẫn đến việc theo dõi tài sản của cấp

huyện chưa kịp thời, đầy đủ; việc kiểm tra về quản lý, sử dụng tài sản của các

đơn vị trực thuộc chưa được tiến hành thường xuyên; việc mua sắm tài sản

theo đề án không đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng

theo quy định.

- Một số ít đơn vị (chủ yếu là Viện kiểm sát cấp tỉnh và huyện), chưa

thực hiện hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

các cấp như: việc quán triệt các nội dung của Quy chế dân chủ chưa thường

xuyên, còn mang tính hình thức, nên một số cán bộ, công chức nhất là số mới

vào ngành nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung trong

việc thực hiện Quy chế dân chủ; việc đấu tranh phê bình và tự phê bình có đơn

vị, địa phương thực hiện chưa tốt, cá biệt có việc chưa thực sự dân chủ gây mất

đoàn kết nội bộ phát sinh nhiều đơn tố cáo nặc danh. Trong hoạt động nghiệp

vụ còn có vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền dân chủ của công dân như: còn để

xảy ra nhiều trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, phê chuẩn

lệnh gia hạn tạm giữ, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh tạm

giam, lệnh bắt tạm giam bị can sau phải trả tự do, đình chỉ vì không phạm tội;

còn có một số trường hợp Toà án tuyên không phạm tội v.v.... Việc xử lý bồi

thường cho các trường hợp bị oan ở một số địa phương còn để kéo dài, làm ảnh

Page 95: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

94

hưởng đến quyền lợi của người bị oan. Một số địa phương tuy có tổ chức Hội

nghị cán bộ, công chức hàng năm nhưng còn hình thức, nội dung sơ sài, các tổ

chức đoàn thể chưa phát huy được vai trò trong việc phối hợp với chính quyền,

cấp uỷ trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ. Công tác kiểm tra, tự kiểm

tra của một số đơn vị chưa thường xuyên v.v...

Thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về

tăng cường kỷ cương, kỷ luật nội vụ trong ngành, Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các

Phòng trong đơn vị thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, thanh tra đột xuất việc

chấp hành kỷ luật nội vụ tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

và một số Viện kiểm sát địa phương. Trên cơ sở kết quả thanh tra đột xuất

việc chấp hành kỷ luật nội vụ, đã yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm điểm, rút

kinh nghiệm nghiêm túc đối với số công chức, viên chức và người lao động

có vi phạm; đồng thời, hàng tháng đã ban hành Thông báo rút kinh nghiệm

chung trong toàn ngành. Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản

lý, chỉ đạo, điều hành, ý thức trách nhiệm, góp phần phòng ngừa, hạn chế

được nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật và kỷ luật nghiệp vụ

của cán bộ, Kiểm sát viên trong thực thi nhiệm vụ.[53]

3.2.2.3. Kết quả hoạt động thanh tra xét khiếu tố

Hoạt động thanh tra xét khiếu tố (tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo

và thông tin phản ánh có liên quan đến công chức, viên chức và người lao

động trong ngành) là nhiệm vụ thường xuyên, chủ yếu của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân từ khi được thành lập đến nay. Các đơn khiếu nại, tố cáo

và thông tin phản ánh thuộc trách nhiệm giải quyết được xem xét, xác minh,

kiểm tra, kết luận kịp thời và có kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có) bảo đảm

khách quan, nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật. Quá trình tiến hành

thanh tra xét khiếu tố luôn coi trọng công tác chính trị tư tưởng, phát động

được tính tích cực của công chức, viên chức, người lao động và sự thành

Page 96: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

95

khẩn, cầu thị của đối tượng thanh tra, sự phối hợp, tạo điều kiện của các đơn

vị có liên quan; đảm bảo được nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật,

tính trung thực khách quan, hợp lý và hợp pháp. Hoạt động thanh tra xét

khiếu tố đã góp phần tích cực trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữ vững trật tự, kỷ cương trong

ngành; xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch vững mạnh.

Theo số liệu báo cáo tổng kết hàng năm của Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, trong thời gian từ năm 2009 đến nay, Thanh tra Viện kiểm

sát nhân dân tối cao đã tiếp nhận, phân loại, xử lý tổng số 1.019 đơn (khiếu

nại 375, tố cáo 644) = 743 việc; trong đó, thuộc trách nhiệm giải quyết của

đơn vị 215 đơn (khiếu nại 36, tố cáo 179) = 85 việc. Tỷ lệ giải quyết đơn hàng

năm đạt trên 97% [53].

Các đơn khiếu nại, tố cáo và thông tin phản ánh về các vụ việc thuộc

trách nhiệm giải quyết của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ yếu

có nội dung phản ánh về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiêu cực

trong việc giải quyết án hình sự, thi hành án dân sự, quản lý tài chính, xây

dựng cơ bản, công tác tổ chức cán bộ, vi phạm về phẩm chất đạo đức... liên

quan đến lãnh đạo, Kiểm sát viên ở một số Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;

lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo, Kiểm sát viên của một số Viện kiểm sát nhân

dân cấp huyện; lãnh đạo cấp Vụ, nguyên là Kiểm sát viên, công chức, viên

chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Thực hiện quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành Kiểm sát

nhân dân thì không xem xét, giải quyết những đơn thư tố cáo giấu tên, mạo

tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký (gọi

chung là tố cáo nặc danh), nhưng trong thực tế, qua công tác phân loại, xử

lý đơn cho thấy, có nhiều đơn, thư tố cáo nặc danh nội dung phản ánh về

người, vụ việc cụ thể, có cơ sở kiểm tra, xác minh nên Thanh tra Viện kiểm

sát nhân dân tối cao đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm

Page 97: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

96

sát nhân dân tối cao, tổ chức xác minh, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm để

kết luận làm rõ nội dung tố cáo. Đối với các vụ, việc do báo chí phản ánh

có nội dung liên quan đến công chức, viên chức, người lao động trong

ngành đều được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Thanh tra

Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức xác minh, kiểm tra theo dấu hiệu vi

phạm để kết luận làm rõ nội dung báo chí phản ánh, kịp thời trả lời các cơ

quan báo chí.

Kết quả kiểm tra, xác minh, giải quyết đơn cho thấy: Nhìn chung,

các đơn nêu nhiều nội dung, hiện tượng, vụ việc tuy có thật, nhưng qua

kiểm tra, minh xác thấy nội dung đơn phản ánh không đúng với bản chất

của các vụ việc, không có cơ sở kết luận người bị tố cáo có hành vi vi

phạm, tiêu cực, nhũng nhiễu như nội dung đơn nêu. Một số đơn tuy không

có cơ sở kết luận người bị khiếu nại, tố cáo có vi phạm, tiêu cực như nội

dung đơn nêu nhưng thông qua công tác kiểm tra, xác minh, giải quyết đơn

đã kịp thời phát hiện một số thiếu sót, vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ

thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, công tác tổ chức

cán bộ, công tác chỉ đạo điều hành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

của một số đơn vị. Thanh tra đã yêu cầu tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách

nhiệm của tập thể và cá nhân để rút kinh nghiệm, có trường hợp đã yêu cầu

xử lý kỷ luật nghiêm túc, như:

Thông qua việc xác minh thông tin phản ánh liên quan đến cán bộ Viện

kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Thanh tra đã yêu cầu Viện trưởng Viện

kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm và xem

xét xử lý trách nhiệm của các cá nhân trong quá trình chỉ đạo, giải quyết các

vụ án phải đình chỉ một số bị can do hành vi không cấu thành tội phạm xảy ra

tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Lạt và kiểm điểm rút kinh nghiệm

đối với Viện kiểm sát nhân dân huyện Bảo Lâm về công tác quản lý cán bộ để

xảy ra vi phạm.

Page 98: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

97

Thông qua việc xác minh, kết luận đơn tố cáo Viện trưởng Viện kiểm

sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, đã yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

tỉnh Hà Tĩnh tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm và xem xét xử lý trách

nhiệm của các cá nhân thuộc Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Xuân, tỉnh

Hà Tĩnh trong quá trình chỉ đạo, giải quyết 02 vụ án để tồn đọng kéo dài.

Kiểm tra, xác minh nội dung đơn khiếu nại liên quan đến lãnh đạo Viện

kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Thanh tra đã báo cáo, đề xuất với lãnh

đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân

tỉnh Quảng Ngãi rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xử lý một số việc cụ thể,

tránh để xảy ra mất đoàn kết nội bộ.

Kết quả xác minh, giải quyết đơn tố cáo Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tỉnh Bình Thuận, khi còn là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh

Bình Thuận thông đồng cùng cán bộ của Cục Thi hành án dân sự tỉnh giả mạo

hồ sơ bị tai nạn giao thông trong khi đi công tác để chiếm đoạt tiền bảo hiểm

(55.690.240đ) là không có căn cứ. Tuy nhiên, thông qua việc giải quyết đơn,

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm

sát nhân dân tỉnh Bình Thuận kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc về quy

trình ban hành văn bản gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận xác nhận việc tai

nạn trong khi thi hành công vụ để cán bộ dưới quyền lợi dụng chiếm đoạt

được tiền của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Thuận.

Thông qua việc xác minh, giải quyết đơn tố cáo Kiểm sát viên Viện

kiểm sát nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh có hành vi “tiêu

cực, tham nhũng cửa quyền, mua bán pháp luật công khai tại địa phương

(chung chi tiền) trong giải quyết vụ án Đánh bạc” và Viện kiểm sát nhân dân

thành phố Hồ Chí Minh có hành vi bao che cho những việc làm sai trái của

Viện kiểm sát nhân dân huyện Nhà Bè trong việc giải quyết khiếu nại, Thanh

tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm

Page 99: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

98

để xem xét xử lý kỷ luật nghiêm túc đối với lãnh đạo, Kiểm sát viên Viện

kiểm sát nhân dân huyện Nhà Bè về những thiếu sót, vi phạm trong quá trình

thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử vụ án Đánh bạc

(vi phạm về thủ tục tố tụng, cẩu thả trong việc giải quyết vụ án); việc giải

quyết đơn khiếu nại của đương sự chưa tuân thủ pháp luật và quy định của

ngành về giải quyết tố cáo, khiếu nại.

Kết quả xác minh, giải quyết đơn tố cáo Phó Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân thành phố Hải Phòng và Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ

án Giết người, đã cố ý làm sai pháp luật trong việc ra quyết định bắt buộc

chữa bệnh đối với bị can là không có căn cứ. Tuy nhiên, thông qua việc giải

quyết đơn, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu Viện kiểm sát

nhân dân thành phố Hải Phòng rút kinh nghiệm về công tác phối hợp với các

cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát

điều tra, kiểm sát xét xử vụ án hình sự.

Kết quả xác minh, giải quyết đơn tố cáo Phó Trưởng phòng Đại diện

Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, lừa

đảo chiếm đoạt tài sản, đã yêu cầu lãnh đạo Văn phòng Viện kiểm sát nhân

dân tối cao tổ chức kiểm điểm và xử lý đối với cán bộ có sai phạm, khuyết

điểm trong việc vay mượn và nhận tiền của đương sự dẫn đến việc khiếu kiện

gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và cơ quan, đơn vị.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh, kết luận giải quyết đơn khiếu nại,

tố cáo và thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

trong thời điểm từ năm 2009 đến nay, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

đã yêu cầu các đơn vị có trách nhiệm tổ chức kiểm điểm, đề nghị xử lý kỷ luật

đối với 08 cá nhân (gồm: 01 Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp

tỉnh; 02 Viện trưởng và 01 Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện,

02 Kiểm sát viên sơ cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, 01 Phó

trưởng phòng thuộc Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 01 lái xe); yêu

Page 100: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

99

cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với 03 tập thể (02 Viện kiểm sát

nhân dân cấp tỉnh và 01 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và 07 cá nhân (là

lãnh đạo, Kiểm sát viên của 01 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và 01 đơn vị

thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Đồng thời, yêu cầu một số đơn vị khắc

phục những vi phạm, thiếu sót trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, góp

phần xây dựng ngành trong sạch vững mạnh. Kết quả kiểm tra, xác minh của

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn minh oan cho một số cán bộ

trong các trường hợp do đơn tố cáo, thông tin phản ánh không đúng sự thật;

qua đó đã bảo vệ được uy tín, danh dự của cán bộ, giải toả được tâm lý hoài

nghi, góp phần củng cố, xây dựng mối đoàn kết trong đơn vị [53].

Thông qua việc tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và thực hiện chỉ

đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong thời gian từ năm 2009

đến nay, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành thanh tra theo

dấu hiệu vi phạm tại các Viện kiểm sát địa phương như:

Thanh tra đột xuất tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước về công

tác nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án

hình sự. Qua thanh tra, đã yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước tổ

chức kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc về những thiếu sót, vi phạm trong

việc giải quyết án hình sự; đồng thời, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm để xử lý

đối với các tập thể và cá nhân có liên quan đến các trường hợp đình chỉ do bị

can không phạm tội, đình chỉ không đúng pháp luật dẫn đến để lọt tội phạm và

các trường hợp Toà án tuyên không phạm tội. Đã báo cáo Viện trưởng Viện

kiểm sát nhân dân tối cao giao cho một số đơn vị có liên quan chỉ đạo, đôn đốc,

hướng dẫn và tổ chức thực hiện các yêu cầu nêu trên.

Tiến hành xác minh nội dung thông tin phản ánh trên một số báo về vụ việc

có liên quan đến Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện

Cần Giuộc, tỉnh Long An. Trên cơ sở kết quả xác minh, đã tham mưu, đề xuất

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát

Page 101: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

100

nhân dân tỉnh Long An tổ chức kiểm điểm và xem xét xử lý kỷ luật nghiêm túc về

mặt hành chính và bố trí công việc khác đối với Viện trưởng và Phó Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân huyện Cần Giuộc theo hướng không để tiếp tục công tác

tại địa bàn huyện Cần Giuộc và không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Ngành.

Kiểm tra, xác minh thông tin do Báo Thanh tra phản ánh về việc xe ô tô

của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang chở lâm sản trái phép. Trên cơ sở

kết quả kiểm tra, xác minh và ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, đã yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà

Giang tiến hành xử lý kỷ luật đối với lái xe đã có hành vi vi phạm trong việc

quản lý và sử dụng xe ô tô công; đồng thời, kiểm điểm rút kinh nghiệm, chấn

chỉnh công tác lãnh đạo, quản lý tài sản công theo đúng quy định của pháp

luật và của ngành.

Thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

Thanh tra đã cử cán bộ tham gia Đoàn công tác của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ

Quảng Ngãi, kiểm tra đối với tập thể và một số thành viên Ban cán sự đảng

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời, Thanh tra đã chủ trì Đoàn

kiểm tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thẩm tra một số nội dung theo đề

nghị của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Ngãi. Trên cơ sở kết quả thẩm tra,

đã yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức kiểm

điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân có vi phạm trong công

tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự.

Thực hiện chỉ đạo của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

Thanh tra đã tiến hành xác minh về dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực liên quan

đến lãnh đạo, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong

công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình

sự. Trên cơ sở kết quả xác minh, Thanh tra đã báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát

nhân dân tối cao xử lý vi phạm của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

tỉnh Thái Nguyên trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết án hình sự.[53]

Page 102: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

101

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH

TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

3.3.1. Những kết quả đạt được

Nghiên cứu thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân cho thấy Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có vị trí, vai

trò quan trọng trong công tác quản lý, xây dựng ngành. Thông qua hoạt động

thanh tra để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp quản lý được tình

hình chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của

Nhà nước; quyết định, chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối

cao; việc thực hiện dân chủ, kỷ luật của công chức, viên chức và người lao

động trong ngành Kiểm sát nhân dân. Tăng cường công tác thanh tra trong

ngành Kiểm sát nhân dân sẽ góp phần tích cực trong việc hoàn thiện cơ

chế quản lý, xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch vững mạnh, đảm

bảo cho ngành Kiểm sát nhân dân hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ

được Đảng và Nhà nước giao cho.

Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của công tác thanh tra trong

nội bộ ngành, trong những năm qua Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát

nhân dân tối cao đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, từng bước củng cố, kiện toàn,

tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ Thanh tra ngành Kiểm sát nhân

dân. Từ chỗ chỉ có tổ chức thanh tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

đến năm 2014 đã và đang được thành lập và tổ chức ở hai cấp là Thanh tra

Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối

cao cũng được tăng cường hơn. Từ năm 2010 đến nay, tổ chức bộ máy của

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã được cơ cấu gồm 04 phòng

nghiệp vụ, được quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể; đội ngũ lãnh đạo đơn

vị, quản lý cấp phòng và biên chế công chức của đơn vị cũng từng bước được

kiện toàn và tăng cường hơn.

Page 103: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

102

Trong thời gian qua, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đã và đang từng

bước đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu

quả hoạt động thanh tra và đạt được những kết quả tích cực, góp phần xây dựng

ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh. Từ chỗ chỉ tập trung vào

nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công chức, viên chức và

người lao động trong ngành và phối hợp với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát

nhân dân tối cao tiến hành kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và việc

thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của các Viện kiểm sát địa phương; đến nay,

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đã triển khai thanh tra theo kế hoạch và

thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật và quy định của ngành trên tất cả các

mặt, các lĩnh vực công tác của ngành; thanh tra việc chấp hành kỷ luật công vụ

và trật tự nội vụ của công chức, viên chức và người lao động trong ngành. Trong

tổ chức Đoàn thanh tra đã lựa chọn cán bộ thanh tra có năng lực phù hợp với

nội dung thanh tra; kế hoạch tiến hành các cuộc thanh tra cụ thể, sát hợp với

nội dung, thời gian thanh tra. Quá trình tiến hành thanh tra đã đảm bảo được

nguyên tắc coi trọng công tác chính trị tư tưởng, phát động được tính tích cực

của công chức trong ngành, sự thành khẩn, cầu thị của đối tượng thanh tra, sự

nghiêm minh của các đơn vị có liên quan; đảm bảo được nguyên tắc tuân thủ

pháp luật và quy định của ngành; đảm bảo tính trung thực khách quan, hợp lý và

hợp pháp. Kết quả nhiều cuộc thanh tra đã xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá

nhân có sai phạm, đồng thời đề xuất được giải pháp có tính khả thi để kiến nghị

sửa chữa, khắc phục các yếu kém, khuyết điểm, sơ hở trong hoạt động quản lý

và xử lý nghiêm minh đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật và

quy định của Ngành.

Hoạt động thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đã góp phần phát huy dân

chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân; đồng thời, góp phần tích

cực vào việc quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

Page 104: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

103

dân tối cao, giữ vững trật tự, kỷ cương trong ngành, xây dựng ngành kiểm sát

nhân dân trong sạch vững mạnh.

Đạt được những kết quả nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có

một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

* Nguyên nhân chủ quan:

- Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến cải cách tư

pháp, đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt thực hiện công cuộc cải cách tư pháp;

Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có sự quan tâm

kiện toàn, tăng cường về tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân.

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp phụ trách, chỉ đạo

hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; đặc biệt chú trọng đến việc

hoàn thiện thể chế, quy định có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân như: ban hành Chỉ thị về “Tăng cường công tác

thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân”; Quy chế công tác thanh tra, kiểm tra

trong ngành Kiểm sát nhân dân; kịp thời sửa đổi, bổ sung Quy chế về tổ chức

và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng thời, tăng

cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để Thanh tra ngành thực hiện tốt

chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Căn cứ các quy định của pháp luật thanh tra và quy định của ngành,

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đã đổi chủ động, tích cực trong việc đổi

mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra.

* Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật thanh tra ngày càng

được hoàn thiện.

- Thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, có nhiều

điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm, ưu điểm của một số

mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra của các nước trên thế giới.

Page 105: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

104

- Những yêu cầu cải cách tư pháp, cùng với trình độ hiểu biết pháp luật

trong nhân dân được nâng lên đã tác động và góp phần tích cực nâng cao chất

lượng, hoạt động Viện kiểm sát nhân dân nói chung, của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân nói riêng.

3.3.2. Những hạn chế, bất cập

Những kết quả đã đạt được trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân đã góp phần phòng ngừa và nâng cao hiệu quả công

tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ và ý thức, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật,

xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, trước

yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay, tổ chức và hoạt động của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân còn có một số hạn chế, bất cập như:

Một là, về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân, tuy đã từng bước được củng cố, kiện toàn và tăng cường, nhưng

hiện vẫn còn có những hạn chế, bất cập trước yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Hệ

thống thanh tra của ngành chưa được hoàn chỉnh; từ năm 2013 trở về trước mới

chỉ có một tổ chức thanh tra duy nhất thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, có

phạm vi thanh tra với "đối tượng chính" được hiểu là những dấu hiệu vi phạm

có liên quan đến lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo cấp vụ,

cán bộ, công chức của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ngoài ra, những dấu hiệu vi phạm có liên quan đến các đối tượng khác (chiếm

số đông công chức trong ngành) do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp

tỉnh quản lý, nhưng chưa có tổ chức thanh tra chuyên trách ở Viện kiểm sát

nhân dân cấp tỉnh.

Về tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức của Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao cũng chưa được hoàn thiện. Theo Quy chế về tổ chức và

hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số 72 ngày

01/3/2013), tổ chức bộ máy của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

được cơ cấu gồm 04 phòng, có 03 phòng được thành lập từ năm 2010, còn

Page 106: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

105

Phòng Thanh tra hành chính đến tháng 7 năm 2014 mới được thành lập. Lãnh

đạo đơn vị và lãnh đạo quản lý cấp phòng luôn có sự biến động lớn. Từ năm

2011 đến nay đã 03 lần thay đối Chánh Thanh tra (02 đồng chí nghỉ chế độ

hưu, 01 đồng chí điều động, luân chuyển công tác khác từ 01/12/2014); đầu

năm 2014, có 01 đồng chí Phó Chánh Thanh tra điều động nhận công tác

khác, đến 01/12/2014 mới bổ sung 01 Phó Chánh Thanh tra; còn 02 phòng

đến nay chưa có Trưởng phòng (Phòng Thanh tra nghiệp vụ và Phòng Thanh

tra hành chính). Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao 25 biên

chế từ ngày 15/02/2014, nhưng hiện tại mới có 20 biên chế, phần lớn là Kiểm

sát viên sơ cấp, mới được điều động đến công tác tại đơn vị trong năm 2014.

Đội ngũ công chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cơ bản đã

được đào tạo Cử nhân Luật và nghiệp vụ công tác kiểm sát, nhưng đều chưa

được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh tra. Quá trình thực

hiện nhiệm vụ công tác thanh tra chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tiễn công tác

kiểm sát nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc về quy trình,

nghiệp vụ hoạt động thanh tra.

Do từ năm 2013 trở về trước không có tổ chức thanh tra chuyên trách ở

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của Thanh

tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn nhiều hạn chế, bất cập nên công tác

hướng dẫn, kiểm tra đánh giá và chấn chỉnh vi phạm mang tính hệ thống toàn

ngành về hoạt động thanh tra thời gian qua còn hạn chế, chưa tham mưu được

nhiều cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác quản lý, chỉ

đạo, điều hành.

Từ đầu năm 2014, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới

cho phép thí điểm thành lập Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (tương

đươc cấp phòng) tại 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố gồm: thành

phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Thanh

Hoá, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai. Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh,

Page 107: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

106

thành phố còn lại lập bộ phận có 02 cán bộ thanh tra chuyên trách nằm trong

Phòng Tổ chức - cán bộ. Theo quy định, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh,

thành phố phải hoàn thành việc thành lập tổ chức Thanh tra và bố trí cán bộ

thanh tra chuyên trách trước ngày 31/3/2014 để triển khai hoạt động từ ngày

01/4/2014. Tuy nhiên, việc bố trí biên chế cán bộ làm công tác thanh tra của

Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ được điều chỉnh từ chỉ tiêu

biên chế và cơ cấu Kiểm sát viên đã được giao, không bổ sung thêm. Do đó,

Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố hiện đang gặp rất nhiều khó khăn

trong việc lựa chọn, bố trí cán bộ, Kiểm sát viên có năng lực, trình độ chuyên

môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra. Hiện còn có 11/55 Viện

kiểm sát nhân dân tỉnh chưa lập Tổ Thanh tra, trong đó 06 tỉnh (Hòa Bình,

Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Đắk Nông) bố trí 02 cán bộ

kiêm nhiệm làm công tác thanh tra và 05 tỉnh (Cao Bằng, Lào Cai, Ninh

Thuận, Tây Ninh và Đồng Tháp) bố trí 01 cán bộ kiểm nhiệm làm công tác

thanh tra. Một số Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố bố trí cán bộ làm

công tác thanh tra chưa bảo đảm về cơ cấu, chất lượng cán bộ (kế toán viên,

chuyên viên tập sự, cán sự)

Hai là, ngành Kiểm sát nhân dân còn thiếu những thể chế, quy định có

tính pháp lý về công tác thanh tra, kiểm tra. Tổ chức và hoạt động thanh tra của

ngành Kiểm sát nhân dân là loại hình thanh tra có tính đặc thù, khác với hoạt

động thanh tra của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và các cơ

quan tư pháp khác. Quá trình tổ chức và hoạt động thanh tra của ngành Kiểm sát

nhân dân mới chỉ căn cứ vào Quy chế về tổ chức và hoạt động của, của Thanh

tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Ban Thanh tra trước đây) và Quy chế về

công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân; nhưng nội dung của

Quy chế về công tác thanh tra, kiểm tra chưa quy định rõ về vị trí, chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra trong

ngành Kiểm sát nhân dân.

Page 108: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

107

Hiện vẫn còn thiếu các quy định khác làm căn cứ pháp lý trong hoạt

động thanh tra và để quản lý, hướng dẫn hoạt động thanh tra trong toàn ngành

như: chưa có “Quy chế Đoàn thanh tra” và quy trình nghiệp vụ, hệ thống

biểu mẫu văn bản về hoạt động thanh tra; “Quy định về xử lý kỷ luật đối với

cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân”; Quy chế phối hợp

giữa Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Vụ Khiếu tố, Vụ Tổ chức

Cán bộ và Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tiếp nhận,

phân loại xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị phản ánh về vi phạm liên

quan đến cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân để

phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý và nâng cao hiệu quả phối hợp

giữa các đơn vị trong ngành.

Ba là, những hạn chế, bất cập trong hoạt động nghiệp vụ thanh tra.

Theo quy định của Luật Thanh tra thì hoạt động thanh tra được thực hiện

bằng các hình thức là thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc

thanh tra đột xuất. Nhưng trên thực tế, hoạt động thanh tra trong ngành Kiểm

sát nhân dân từ trước đến nay mới chỉ chú trọng đến việc thực hiện hình thức

thanh tra thường xuyên là giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và thông tin phản

ánh liên quan đến công chức, viên chức, người lao động trong ngành và tổ

chức thực hiện một số cuộc thanh tra đột xuất, khi phát hiện đơn vị, cá nhân

trong ngành có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hình thức Thanh tra theo kế hoạch trong

những năm gần đây tuy đã có triển khai thực hiện nhưng hầu hết các cuộc

thanh tra đều không theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định về hình

thức thanh tra theo kế hoạch mà thực hiện theo phương thức kiểm tra do

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì và có sự phối hợp của các

Vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (từ việc xây dựng Kế

hoạch kiểm tra, ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và ban hành Kết luận

kiểm tra). Từ năm 2013 đến nay, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Page 109: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

108

mới triển khai thực hiện việc xây dựng Kế hoạch thanh tra và ra Quyết định

thanh tra về công tác cán bộ và việc quản lý, sử dụng ngân sách; thanh tra về hoạt

động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại các

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, các

Đoàn thanh tra vẫn chưa thực hiện đầy đủ các thao tác, nghiệp vụ của một

cuộc thanh tra như việc công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh

tra đối với người ra Quyết định thanh tra, ban hành kết luận thanh tra...

Về nội dung thanh tra, theo lý luận chung về công tác thanh tra, phạm

vi hoạt động của công tác quản lý đến đâu, thì phạm vi hoạt động của thanh

tra đến đó. Nói cách khác là ở đâu có quản lý, ở đó có hoạt động thanh tra.

Công tác quản lý trong ngành kiểm sát nhân dân có ba đối tượng cơ bản là:

quản lý hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

động tư pháp; quản lý việc xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; quản

lý về cơ sở vật chất và kinh phí được cấp. Trong đó quản lý hoạt động nghiệp

vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp có ý nghĩa

quyết định đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành đã được

Đảng và Nhà nước giao cho. Chỉ thị công tác kiểm sát hàng năm của Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo cần tăng cường công tác

thanh tra, kiểm tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát

hoạt động tư pháp. Thực tế những năm qua, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân

tối cao mới chỉ phối hợp với các Vụ nghiệp vụ tiến hành kiểm tra về việc quyết

định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hình sự và đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối

với bị can do Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện; việc thực hiện chức

năng kiểm sát điều tra đối với các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra vụ

án và đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra bị can do Cơ quan điều tra các cấp thực

hiện. Năm 2012, thực hiện chủ trương của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối

cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao làm đầu mối theo dõi

về công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành và phối hợp với các đơn vị

Page 110: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

109

thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức kiểm tra về tất cả các khâu nghiệp

vụ công tác kiểm sát (Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra,

kiểm sát xét xử án hình sự; Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình

sự; Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh

thương mai, lao động v.v...) và công tác xây dựng ngành. Trong năm 2013,

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao không tiến hành thanh tra, kiểm tra

theo kế hoạch về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư

pháp mà chỉ thực hiện thanh tra theo kế hoạch về công tác cán bộ tại 08 Viện

kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và tổ chức một số cuộc thanh tra đột xuất theo dấu

hiệu vi phạm theo chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đến

năm 2014, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra các Viện

kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới bắt đầu triển khai

các cuộc thanh tra theo kế hoạch và và thanh tra đột xuất về hoạt động nghiệp

vụ, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế.

Việc phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trong ngành tiến hành các cuộc

kiểm tra vẫn còn có những hạn chế, bất cập như: kiểm tra chưa toàn diện,

chưa triệt để, chưa giải quyết tận gốc của vi phạm, chủ yếu là nêu ra những

thiếu sót về việc áp dụng pháp luật và trình tự, thủ tục tố tụng chưa đúng quy

định; chưa làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo, kiểm sát viên trong việc để xảy

ra vi phạm để kiến nghị xử lý nghiêm túc. Từ đó, các Viện kiểm sát nhân dân

địa phương chưa thực sự coi trọng công tác kiểm tra nghiệp vụ, chủ yếu vẫn

mang nặng tính chất bao che khuyết điểm, đổ lỗi cho nhận thức và trình độ

chuyên môn hạn chế nên chưa có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm túc đối với cá

nhân có vi phạm. Do vậy, tính giáo dục chưa cao, nên các sai phạm vẫn tái diễn. Đó

cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung

còn cao; tỷ lệ án đình chỉ chưa giảm, còn lạm dụng việc áp dụng Điều 25 Bộ luật

hình sự để đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự, dẫn đến để lọt tội phạm, hoặc né

tránh trách nhiệm do bị oan sai; còn có các trường hợp phải đình chỉ do bị can

Page 111: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

110

không phạm tội, Tòa án tuyên không phạm tội; có những địa phương “bỏ quên”

nhiều vụ án trong thời gian dài không được phát hiện kịp thời; nhiều bản án do Toà

án nhân dân cấp trên quyết định huỷ án giao cho cấp dưới điều tra, xét xử lại nhưng

bị “bỏ quên” hoặc xử lý không đúng pháp luật v.v...

Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản Kết luận thanh tra trong thời gian

qua chưa đảm bảo đúng thể thức theo quy định của Luật Thanh tra và Quy

chế của ngành về Kết luận thanh tra. Mỗi Đoàn thanh tra xây dựng Kết luận

thanh tra theo hình thức khác nhau, không có sự thống nhất chung về tên gọi

(tên loại và trích yếu), bố cục, nội dung, kết luận, kiến nghị xử lý v.v….

Công tác kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, yêu cầu của Kết luận thanh

tra chưa được coi trọng nên có nhiều việc xử lý sau thanh tra chưa được kịp

thời, nghiêm túc.

Những hạn chế, bất cập trong hoạt động thanh tra như nêu trên đã làm

hạn chế hiệu quả, tác dụng của công tác thanh tra trong việc tham mưu giúp

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng cường công tác quản lý, chỉ

đạo điều hành và phòng ngừa vi phạm trong ngành.

Bốn là, sự chỉ đạo, phân định thẩm quyền, phạm vi hoạt động giữa

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với hoạt động thanh tra ở các Viện

kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, giữa hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra

chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị chức năng thuộc Viện kiểm sát nhân dân

các cấp chưa rõ ràng, có những trường hợp bị chồng chéo hoặc đùn đẩy trách

nhiệm lẫn nhau dẫn đến để lọt vi phạm.

Những hạn chế, bất cập nêu trên do một số nguyên nhân cơ bản

sau đây:

* Nguyên nhân chủ quan:Lãnh đạo một số đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân nhận thức chưa

đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra ngành; chủ yếu mới

quan tâm đến hoạt động kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của đơn vị cấp trên với

Page 112: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

111

cấp dưới, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị công tác hàng năm của Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kiểm tra về công tác xây dựng ngành theo các

chuyên đề về thực hiện Quy chế dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tập thể, cá nhân trong ngành, có nhiều vi

phạm trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, trong thi hành công vụ, hoạt động

nghiệp vụ và kỷ luật nội vụ, nhưng việc thanh tra, xác minh làm rõ vi phạm,

trách nhiệm còn chưa chủ động, kịp thời; một số việc xử lý chưa nghiêm túc.

Số lượng, chất lượng đội ngũ công chức của Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; hầu hết công chức làm công tác

thanh tra đều chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra nên trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra nhiều khi còn lúng túng; việc sắp xếp,

phân công cán bộ tham gia các Đoàn thanh tra gặp nhiều khó khăn; chưa chủ

động, kịp thời trong hoạt động thanh tra; việc nắm bắt thông tin, vi phạm còn

hạn chế, chưa tham mưu được nhiều cho Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối

cao trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

Bên cạnh đó, sự đầu tư về cơ sở vật chất, chế độ chính sách đãi ngộ

cũng như điều kiện cần thiết khác đối với công tác thanh tra và công chức

thanh tra của ngành còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện để công chức thanh

tra yên tâm công tác, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tìm nguồn cán

bộ có năng lực, trình độ để điều động về công tác tại Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao cũng như Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Do đó,

trong thời gian dài, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn không đủ

chỉ tiêu biên chế được giao; hiện tại, một số Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

vẫn chưa bố trí được đủ cán bộ làm công tác thanh tra chuyên trách.

* Nguyên nhân khách quan:

Chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ về Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Luật Thanh tra năm 2010 chỉ quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của

các cơ quan thanh tra nhà nước (bao gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ,

Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện), các cơ quan được giao thực

Page 113: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

112

hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Thanh tra nhân dân. Tại Khoản 1,

Điều 76 Luật Thanh tra năm 2010 có quy định: “Căn cứ vào quy định của Luật

này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ,

quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan khác của Nhà nước tổ chức và chỉ đạo hoạt

động thanh tra trong ngành, cơ quan mình”. Hiện nay, Viện trưởng Viện kiểm

sát nhân dân tối cao cũng đã ban hành Quy chế về công tác thanh tra, kiểm tra

trong ngành Kiểm sát nhân dân (Quy chế số 808, ngày 11/12/2012) và Quy chế

về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nhưng

nội dung của các quy chế chưa quy định rõ về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn, tổ chức bộ máy, nội dung hoạt động thanh tra và chưa phân định rõ hoạt

động thanh tra với hoạt động kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Do tổ chức Thanh tra ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thời gian

qua chưa được hoàn thiện nên việc triển khai các nhiệm vụ thanh tra gặp khó

khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo

Viện kiểm sát nhân dân các cấp; công tác hướng dẫn, kiểm tra đánh giá và chấn

chỉnh về kỷ cương, kỷ luật mang tính hệ thống toàn ngành còn hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 31. Trong những năm qua, nhất là từ năm 2009 đến nay, với chức năng

nhiệm vụ được giao, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là công cụ hữu hiệu

của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác

quản lý, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, phát huy những ưu điểm, nhân tố tích

cực, góp phần phòng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác và ý thức,

trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong

ngành Kiểm sát nhân dân.

2. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tổ chức và hoạt động của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân còn một số hạn chế, bất cập như: Còn

thiếu những thể chế, quy định có tính pháp lý về tổ chức và hoạt động thanh tra;

Page 114: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

113

còn hạn chế trong hoạt động nghiệp vụ thanh tra; chưa có sự chỉ đạo, phân

định rõ ràng phạm vi hoạt động giữa Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

với hoạt động thanh tra ở các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, giữa hoạt động

thanh tra với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị chức năng

thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp; chưa có sự quan tâm đúng mức đến tạo

điều kiện, chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác thanh tra trong ngành Kiểm

sát... dẫn đến đội ngũ vừa thiếu vừa yếu, trong khi công việc rất nặng nề dẫn

đến hạn chế hiệu quả hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

3. Hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách

quan là văn bản pháp luật quy định hoặc hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân chưa được hoàn thiện; công tác hướng

dẫn, kiểm tra đánh giá và chấn chỉnh về kỷ cương, kỷ luật mang tính hệ thống

toàn ngành còn hạn chế; nguyên nhân chủ quan là nhận thức của lãnh đạo

ngành chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra

ngành; thiếu hụt đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ; chưa có chế độ đãi

ngộ thỏa đáng...

4. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân

tối cao: Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về nghiệp

vụ, nội vụ, bố trí cán bộ để chủ động việc tự kiểm tra ở từng cấp kiểm sát,

từng đơn vị nghiệp vụ trong ngành nhằm tăng cường trách nhiệm, kỷ cương,

kỷ luật; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp cán bộ vi phạm hoặc để

xảy ra oan, sai; trong thời gian tới, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cần

phải sớm được hoàn thiện về tổ chức bộ máy, kiện toàn công tác cán bộ, nâng

cao hiệu quả công tác thanh tra về hoạt động nghiệp vụ, công vụ và kỷ luật

nội vụ; kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp

luật và sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý để kiến nghị cơ quan có thẩm

quyền có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi

phạm của công chức, viên chức và người lao động trong ngành.

Page 115: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

114

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

Quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo việc cải cách tư pháp đã thể

hiện trong các văn kiện của Đảng, nhất là Nghị quyết 08, 49 và Kết luận 79,

Kết luận số 92 của Bộ Chính trị, hàng năm Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch, Chương trình trọng tâm công tác tư

pháp của ngành Kiểm sát nhân dân, trong đó đặc biệt chú trọng đến nội dung:

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm

minh những cán bộ, Kiểm sát viên vi phạm kỷ luật và pháp luật, nhất là vi

phạm pháp luật trong việc giải quyết các vụ án, gây thiệt hại đến lợi ích Nhà

nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của

ngành Kiểm sát nhân dân hàng năm đều chỉ rõ: Đẩy mạnh công tác thanh tra,

kiểm tra phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức vi

phạm kỷ luật và pháp luật. Tổ chức thực hiện tốt Luật Phòng, chống tham

nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật cán bộ, công chức, Luật

Viên chức, Quy chế dân chủ ở cơ sở trong ngành.

Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 14/8/2013 của Viện trưởng Viện kiểm

sát nhân dân tối cao về “Tăng cường công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát

nhân dân” đã chỉ rõ: Thời gian qua, công tác thanh tra có nhiều cố gắng, đã tập

trung thanh tra chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, phát huy những ưu điểm, nhân tố

tích cực, góp phần phòng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác thực hiện

chức năng, nhiệm vụ và ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân. Bên cạnh những kết quả đạt được,

Page 116: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

115

công tác thanh tra ngành còn bộc lộ những hạn chế, như: Hệ thống thanh tra chưa

được hoàn chỉnh; số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra chưa đáp

ứng yêu cầu. Lãnh đạo một số đơn vị nhận thức chưa đầy đủ vị trí, vai trò, chức

năng, nhiệm vụ của công tác thanh tra Ngành; chưa thực sự quan tâm đến hoạt

động thanh tra, có nhiều vi phạm trong quản lý, điều hành, trong thi hành công vụ,

hoạt động nghiệp vụ và nội vụ cơ quan, các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tập thể,

cá nhân trong đơn vị, nhưng việc thanh tra, xác minh làm rõ vi phạm, trách nhiệm

còn chưa chủ động, kịp thời; một số việc xử lý chưa nghiêm túc.

Đồng thời để khắc phục những hạn chế nêu trên và tăng cường công tác

thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện

kiểm sát nhân dân các cấp trong thời gian tới, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân

dân tối cao chỉ thị cụ thể giao trách nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị

trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân

tối cao về đổi mới tổ chức, phương thức, cách thức hoạt động để nâng cao chất

lượng, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra và nêu các biện pháp cụ thể

để tổ chức thực hiện [84].

Để củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân, đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng ngành, ngày 20/12/2013

Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 06-

NQ/BCSĐ phê duyệt Đề án “Tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân”. Nội dung Nghị quyết thể hiện rõ: “Đồng ý

củng cố thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cả về số lượng và chất lượng;

xây dựng hệ thống Thanh tra ngành Kiểm sát tại các Viện kiểm sát nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn quốc theo lộ trình thích hợp; tiến

hành thành lập thí điểm tại một số đơn vị có đủ tiêu chí và điều kiện để thực

hiện, cụ thể: Thành lập thêm ở Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao Phòng

Thanh tra hành chính để đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra hoạt động công vụ

Page 117: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

116

trong Ngành và bổ sung đủ 25 biên chế, đảm bảo mỗi phòng thuộc Thanh tra

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có tối thiểu 5 biên chế, đồng thời nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ thanh tra, tăng cường thanh tra hoạt động nghiệp vụ trong

Ngành. Thành lập tổ chức Thanh tra (tương đương cấp phòng) ở 08 Viện kiểm

sát nhân dân cấp tỉnh, gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng

ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh. Các Viện kiểm sát nhân dân

tỉnh, thành phố không thành lập Thanh tra cấp tỉnh thì lập bộ phận Thanh tra có

02 biên chế chuyên trách làm công tác thanh tra nằm trong Phòng tổ chức cán

bộ; nghiệp vụ do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo” [53].

Như vậy, việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân phải đặt trong bối cảnh đổi mới tổ chức và hoạt động của

Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp. Thanh tra luôn là

chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước; vì vậy, Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân phải gắn liền với quản lý và phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ

quản lý của ngành trong từng giai đoạn cụ thể. Việc hoàn thiện tổ chức và

hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải được tiến hành đồng

bộ trên các phương diện: tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và phương thức

hoạt động thanh tra.

Về tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải được

hoàn thiện, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra các cấp trong hệ

thống Thanh tra ngành, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động

giữa Thanh tra cấp trên với Thanh tra cấp dưới (Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh) và giữa hoạt

động của Thanh tra ngành với hoạt động kiểm tra chuyên môn của các đơn

vị nghiệp vụ khác trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ công chức Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân phải đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về

chất lượng, có chính sách đãi ngộ thích đáng và được trang bị đầy đủ

phương tiện làm việc cần thiết.

Page 118: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

117

Về phương thức hoạt động, hoạt động thanh tra phải được tiến hành

kịp thời, nhanh gọn, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được yêu cầu của

công tác quản lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của

các đơn vị, cá nhân được thanh tra. Đổi mới nội dung hoạt động của Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân cần phù hợp với yêu cầu của cải cách tư pháp

và đặc biệt tập trung vào thanh tra công vụ, thanh tra việc chấp hành pháp

luật và quy chế của ngành trong hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công

tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Trước những yêu cầu của tình hình mới như đã khái quát trên đây, tổ

chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cần được hoàn

thiện theo những phương hướng cơ bản sau:

4.1.1. Phương hướng hoàn thiện về tổ chức của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân ở Việt Nam

Về hoàn thiện tổ chức của Thanh tra ngành kiểm sát nhân dân, theo

chúng tôi cần quán triệt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vị trí, vai trò quan

trọng của công tác thanh tra.

Một trong những điểm mấu chốt về mặt nhận thức, đó là, phải thấy

rằng mục đích của thanh tra không chỉ là phát hiện, xử lý khuyết điểm, vi

phạm mà còn là phát huy các nhân tố tích cực, giúp các đơn vị, cá nhân là đối

tượng thanh tra thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước, quy chế nghiệp vụ và quy định của ngành. Đồng thời tích

cực góp phần vào việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật. Tinh thần

này đã được thể hiện khá rõ trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Thanh tra là nhiệm vụ vẻ vang và quan trọng, nó theo dõi, xem xét chấp

hành đúng đắn đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính

phủ”, “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Đồng thời,

Người cũng yêu cầu: “Thanh tra không phải chỉ đi xem địa phương thực hiện

Page 119: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

118

nghị quyết, chỉ thị thế nào. Nếu họ làm sai hay gặp khó khăn còn phải giúp đỡ

họ làm cho đúng với nghị quyết, chỉ thị của trên đưa xuống. Thanh tra cũng

không phải chỉ điều tra, nghiên cứu việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị đã

được đến đâu mà còn phải theo dõi cho đến khi công việc đó được làm xong,

làm tốt”[26]. Các tổ chức thanh tra, mỗi công chức thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân cần phải quán triệt sâu sắc di huấn đó của Hồ Chủ tịch, biến thành

hành động thực tế nhằm phát huy tốt vai trò của thanh tra, nâng cao vị thế của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Thứ hai, tăng cường thẩm quyền cho Thanh tra ngành Kiểm sát nhân

dân, cụ thể là tăng thẩm quyền trong các lĩnh vực: xây dựng chiến lược và kế

hoạch công tác; kiến nghị và đình chỉ những hành vi trái pháp luật và những

hành vi gây thất thoát tài sản của nhà nước; kiến nghị xử lý trách nhiệm của

người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra sai phạm; có thẩm quyền trong

việc nhận xét, đánh giá, đề nghị bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (Viện

trưởng, Viện phó Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Trưởng, Phó

Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân

tối cao) và các chức danh pháp lý trong ngành (Kiểm sát viên, Kiểm tra viên).

Thứ ba, hoàn thiện cấu trúc hệ thống bộ máy của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ

công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ngày càng trong sạch vững

mạnh. Đây là yêu cầu cấp bách và lâu dài của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân

dân trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách tư pháp.

Để làm được điều đó, trước hết phải xây dựng hệ thống tổ chức của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân trong một chỉnh thể thống nhất từ Thanh

tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp

tỉnh. Bên cạnh đó, cần chú trọng làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, bồi

dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ cho công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Phải thấm

Page 120: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

119

nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “cán bộ thanh tra như cái gương cho người

ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”, “cán bộ thanh tra phải cố gắng học

tập, học cái hay, tránh cái dở, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ

lý luận, trình độ nghiệp vụ và chuyên môn để làm việc cho tốt” [26]. Song

một mặt khác quan trọng hơn, là phải tạo ra đột phá về tư duy trong công tác

cán bộ. Phải tích cực thực hiện một cách hợp lý việc đánh giá, sử dụng, quy

hoạch cán bộ để thu hút, lựa chọn được người đủ đức, đủ tài, góp phần xây

dựng được một đội ngũ công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân vừa có

tâm, có tầm và có tài, đủ sức đáp ứng mọi nhiệm vụ mà ngành giao phó.

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện về hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam

Về phương hướng hoàn thiện hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân, theo tác giả Luận án cần chú ý:

Thứ nhất, đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ

của Thanh tra ngành theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính chịu trách nhiệm

trong hoạt động, coi đây là yếu tố then chốt, quyết định trong hoạt động của

mỗi tổ chức thanh tra cũng như trong thực hiện nhiệm vụ của công chức thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Thứ hai, đổi mới hoạt động thanh tra theo xu hướng giảm tiền kiểm,

tăng cường hậu kiểm trong quản lý nhà nước.

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cần đổi mới phương thức thanh tra

cho phù hợp với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Phải làm

sao để không có “khoảng trống” trong công tác quản lý của ngành, không có

lĩnh vực hoạt động nào, cơ quan, đơn vị nào trong ngành lại không chịu sự

thanh tra, kiểm tra. Để làm được điều này, bên cạnh hình thức thanh tra trực

tiếp, có tổ chức, theo Đoàn thanh tra, cần kết hợp thanh tra theo địa danh, địa

chỉ cụ thể, theo xác suất, với việc tăng cường hơn công tác giám sát từ xa, với

địa bàn phụ trách rõ ràng của mỗi công chức thanh tra. Đây là cách làm mà

Page 121: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

120

thanh tra tư pháp của một số nước trên thế giới đã áp dụng hiệu quả, thành

công. Nó cũng sẽ khắc phục được sự hạn chế về số lượng của đội ngũ công

chức thanh tra, trong khi lại tăng cường được khả năng quản lý, giám sát của

tổ chức Thanh tra ngành đối với đối tượng thanh tra.

Thứ ba, đổi mới hoạt động thanh tra bảo đảm nguyên tắc hoạt động

thanh tra phải công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời và đề cao vai trò, trách

nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra.

Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên cần

phải thực hiện tốt chức trách, quyền hạn được giao, song cũng phải coi trọng

nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan, công bằng, tránh hiện tượng quy

kết, đánh giá chủ quan áp đặt. Để làm được điều này, trong tổ chức Đoàn

thanh tra phải lựa chọn thành viên có năng lực phù hợp, coi đây là yếu tố

quyết định thành công của mỗi cuộc thanh tra. Trong chỉ đạo, điều hành,

Đoàn thanh tra phải luôn nắm bắt kịp thời thông tin, diễn biến của cuộc thanh

tra; thường xuyên kiểm tra, giám sát để hoạt động thanh tra đúng pháp luật;

xác định rõ trách nhiệm của Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, các

đơn vị, bộ phận có liên quan cũng như trách nhiệm của lãnh đạo Thanh tra đối

với từng cuộc thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra phải xác định rõ nội dung trọng

tâm và những vấn đề chủ yếu để tập trung chỉ đạo, đảm bảo kết thúc gọn, kết

luận chính xác. Kiến nghị về thanh tra phải cụ thể, rõ ràng; làm rõ trách nhiệm

tập thể, cá nhân có sai phạm, đồng thời phải đề xuất được giải pháp có tính

khả thi để sửa chữa các yếu kém, sơ hở trong hoạt động quản lý và xử lý

nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ tư, xây dựng và nâng cao văn hoá thanh tra, hoàn thiện đạo đức

của cán bộ thanh tra trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, vị trí, vai

trò của công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Xây dựng văn hoá thanh tra phải hướng đến việc xây dựng cho mỗi

công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có ý thức tự giác, tự rèn luyện,

Page 122: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

121

chống các biểu hiện kiêu ngạo, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu... trong quá

trình thực thi nhiệm vụ. Phải làm cho tinh thần trách nhiệm, các yếu tố cơ bản

của văn hoá thấm sâu và biểu hiện cụ thể trong mỗi việc làm của tổ chức

thanh tra, trong từng hành vi, thái độ ứng xử của mỗi công chức thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân.4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ

PHÁP Ở VIỆT NAM

4.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân

Với quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền, đáp ứng yêu cầu của

công cuộc cải các tư pháp, để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân trước hết cần phải hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc

tổ chức và hoạt động của cơ quan này theo hướng:

Thứ nhất, ban hành Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Tại Điều 76 Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Căn cứ vào quy định

của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao,

Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan khác của Nhà nước tổ chức và chỉ đạo hoạt

động thanh tra trong ngành, cơ quan mình”.

Nghị quyết số 522d/NQ-UBTVQH13 ngày 16/8/2012 của Ủy ban

thường vụ Quốc hội về phê chuẩn việc điều chỉnh, bổ sung nhiêm vụ và đổi

tên một số đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

trong đó đổi tên Ban thanh tra thành Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối

cao; tại Điều 2 Nghị quyết quy định: “Biên chế, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ

cụ thể của các đơn vị quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này do Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định”.

Page 123: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

122

Để thể chế hóa các quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị

quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phù hợp với đặc thù tổ chức và hoạt

động của ngành Kiểm sát nhân dân, cần thiết phải xây dựng Thông tư “Quy

định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân”. Nội

dung Thông tư quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động thanh tra; nhiệm

vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra trong ngành Kiểm sát

nhân dân; nội dung hoạt động thanh tra; thanh tra lại; trách nhiệm trong việc

bảo đảm thực hiện kết luận thanh tra; quyết định xử lý về thanh tra; giải quyết

khiếu nại, tố cáo và chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động thanh tra.

Thứ hai, ban hành Thông tư quy định về xử lý vi phạm trong ngành

Kiểm sát nhân dân.

Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/05/2011 của Chính phủ quy

định về xử lý kỷ luật đối với công chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày

06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm

bồi thường, hoàn trả của viên chức, nhưng những vi phạm có tính chất đặc thù

trong các lĩnh vực công tác của ngành Kiểm sát nhân dân hiện vẫn chưa được

quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật và quy định của ngành nên không

có căn cứ pháp lý để xử lý. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác

quản lý của ngành Kiểm sát nhân dân, quy định này đã được bổ sung vào

Khoản 2 Điều 99 Dự án Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được Quốc hội

khoá 13 thông qua ngày 24/11/2014 như sau:

“2. Cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên của Viện kiểm sát nhân

dân vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm

mà xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy

định của pháp luật và quy định của Viện kiểm sát nhân dân...”

Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải

cách chế độ công vụ, công chức; đồng thời, thể chế hóa các quy định của

Đảng về xử lý vi phạm đối với đảng viên và quy định của pháp luật về xử lý

Page 124: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

123

kỷ luật đối với công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật nhằm xây

dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức tốt,

ý thức kỷ luật cao và hoạt động có tính chuyên nghiệp; xây dựng một cơ chế

phòng ngừa vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong ngành có hiệu quả. Trên cơ

sở quy định chung trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), cần

nghiên cứu, xây dựng Thông tư “Quy định về xử lý vi phạm trong ngành

Kiểm sát nhân dân”. Nội dung Thông tư xác định rõ những hành vi vi phạm

phải được xem xét kiểm điểm, xử lý, mức độ, hình thức xử lý và trách nhiệm

của thủ trưởng các đơn vị trong việc tổ chức kiểm điểm, xử lý vi phạm thuộc

thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn và kỷ

cương, kỷ luật trong ngành.

Thứ ba,, hoàn thiện các quy định về hoạt động nghiệp vụ thanh tra.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh tra trong thời kỳ mới, để công

tác thanh tra hoạt động được thống nhất, có hiệu quả, góp phần xây dựng ngành

Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh, trong thời gian qua ngành Kiểm sát

nhân dân đã xây dựng được một số văn bản quy định về công tác thanh tra,

kiểm tra như: Quy chế công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát

nhân dân (Quy chế số 808); Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra

Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số 72); Chỉ thị số 04/CT-VKSTC

ngày 14/8/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng

cường công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân; Chỉ thị số 05/CT-

VKSTC-TTr ngày 31/3/2014 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

về tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ trong ngành Kiểm

sát nhân dân; Quy định phối hợp công tác giữa Thanh tra Viện kiểm sát nhân

dân tối cao với Vụ Tổ chức Cán bộ và Quy định phối hợp công tác giữa

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Cục Điều tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao trong việc kiểm tra, xác minh, giải quyết đơn khiếu nại, tố

cáo và kiến nghị phản ánh về vi phạm liên quan đến cán bộ, công chức, viên

chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Page 125: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

124

Tuy nhiên, các quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra trong Ngành

còn chưa đầy đủ hoặc lạc hậu so với quy định hiện hành và yêu cầu của công

tác quản lý do đó thực hiện chưa thống nhất, thiếu hiệu quả. Vì vậy, cần phải

nghiên cứu hoàn thiện các thể chế làm căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh tra,

cụ thể như sau:

Một là, xây dựng “Quy chế Đoàn thanh tra” và các quy trình về nghiệp

vụ thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân như: Quy trình thanh tra hoạt

động nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án

hình sự; Quy trình thanh tra nghiệp vụ kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và

thi hành án hình sự; Quy trình thanh tra nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các

vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và các việc

khác theo quy định của pháp luật; Quy trình thanh tra xét khiếu tố; Quy trình

thanh tra hành chính.

Hai là, nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống biểu mẫu văn bản về hoạt

động nghiệp vụ thanh tra như: Kế hoạch thanh tra, Quyết định thanh tra, Báo

cáo kết quả thanh tra, Kết luận thanh tra v.v...; xây dựng các biểu mẫu báo

cáo về công tác thanh tra; hướng dẫn việc gửi báo cáo kết quả thanh tra và

các văn bản về công tác thanh tra cho Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối

cao; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân cấp tỉnh để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trong

ngành Kiểm sát nhân dân.

Ba là, xây dựng Quy định phối hợp giữa Thanh tra Viện kiểm sát nhân

dân tối cao với Vụ Khiếu tố, Vụ Tổ chức- Cán bộ và Cơ quan Điều tra Viện

kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tiếp nhận, phân loại xử lý đơn khiếu

nại, tố cáo và kiến nghị phản ánh về vi phạm liên quan đến công chức, viên

chức và người lao động trong ngành để phân định rõ thẩm quyền, trách

nhiệm xử lý và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong ngành.

Page 126: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

125

4.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và củng cố, kiện toàn đội ngũ công

chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Thanh tra là bộ phận cấu thành của hoạt động quản lý, là một trong

những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý,

chỉ đạo, điều hành. Theo lý luận chung về công tác thanh tra, phạm vi hoạt

động của công tác quản lý đến đâu, thì phạm vi hoạt động của thanh tra đến

đó. Nói cách khác, ở đâu có quản lý, ở đó có hoạt động thanh tra. Theo quy

định của Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày

22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra của các bộ, ngành được cơ cấu tổ chức

theo hai cấp là Thanh tra bộ ở cấp Trung ương và Thanh tra sở ở cấp tỉnh.

Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về mô hình tổ chức và hoạt động của

Thanh tra một số bộ, ngành ở Việt Nam (gồm: Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và

đầu tư, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao) cho thấy, tổ chức bộ máy của

Thanh tra các bộ, ngành đều được lập ở cấp Trung ương (cấp bộ, ngành) và ở

cấp tỉnh. Vị trí Thanh tra cấp bộ, ngành tương đương cấp cục, vụ, viện thuộc

bộ, ngành; Thanh tra ở cấp tỉnh tương đương cấp phòng thuộc sở, ngành.

Thanh tra của các bộ, ngành đều có tài khoản và con dấu riêng.

Trong những năm qua, Ban cán sự đảng và lãnh đạo Viện kiểm sát nhân

dân tối cao đã quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ

của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Từ năm 2014, Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân đã được thành lập ở 2 cấp kiểm sát là Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội Khoá 13

thông qua ngày 24/11/2014, đã xác định tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân

dân có 04 cấp kiểm sát là: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân

dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

và Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

Page 127: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

126

Tuy nhiên, về tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân

dân trong thời gian tới chỉ nên tổ chức ở 2 cấp kiểm sát là Thanh tra Viện

kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

như hiện nay là phù hợp. Trong đó, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối

cao có thẩm quyền, phạm vi thanh tra đối với các đơn vị thuộc Viện kiểm

sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân

dân cấp tỉnh; những dấu hiệu vi phạm liên quan đến lãnh đạo cấp vụ, công

chức, viên chức và người lao động của các đơn vị trực thuộc cơ quan Viện

kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; lãnh

đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các trường hợp khác khi thấy cần

thiết. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền, phạm vi

thanh tra đối với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các

Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; những dấu hiệu vi phạm liên quan đến

lãnh đạo cấp phòng và công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát

nhân dân cấp tỉnh; lãnh đạo và công chức, người lao động thuộc Viện kiểm

sát nhân dân cấp huyện.

Trước yêu cầu công tác quản lý, xây dựng ngành, tổ chức bộ máy và

đội ngũ công chức của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân trong thời gian tới

cần phải tiếp tục được hoàn thiện và tăng cường hơn.

Đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Căn cứ Quy chế về

tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

kèm theo Quyết định số 72/QĐ-VKSTC-TTr ngày 01/3/2013 của Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có

chức năng, nhiệm vụ: Thanh tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền

công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; thanh tra hành chính (công tác cán bộ, kỷ

luật nội vụ; việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được Nhà nước cấp, việc

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện Quy chế dân chủ); thanh tra

việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức, viên chức và người lao động

Page 128: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

127

trong ngành Kiểm sát nhân dân; giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối

cao thực hiện quản lý về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và theo

dõi, tổng hợp kết quả giải quyết tố cáo về tham nhũng có liên quan đến công

chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức bộ máy của Thanh tra

Viện kiểm sát nhân dân tối cao được cơ cấu có 04 Phòng, gồm: Phòng Tham

mưu, tổng hợp; Phòng Thanh tra nghiệp vụ; Phòng Thanh tra hành chính (mới

được thành lập từ tháng 7/2014); Phòng Thanh tra xét khiếu tố. Trên cơ sở

chức năng, nhiệm vụ và định mức công việc của từng phòng, biên chế cán bộ

đòi hỏi phải đảm bảo như sau:

Phòng Tham mưu, tổng hợp: Với khối lượng công việc và tính chất đặc

thù của các nhiệm vụ về công tác tham mưu, tổng hợp, đòi hỏi phòng phải có

từ 05-06 biên chế mới có thể đảm đương các nhiệm vụ được giao. Cơ cấu

gồm có: 01 Trưởng phòng và ít nhất 01 Phó Trưởng phòng; 01 Chuyên viên

chuyên trách làm công tác văn thư, lưu trữ; số còn lại là Kiểm sát viên, Kiểm

tra viên hoặc chuyên viên các cấp.

Phòng Thanh tra nghiệp vụ: Với chức năng, nhiệm vụ của phòng là tổ

chức thanh tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát

hoạt động tư pháp, mỗi năm thành lập ít nhất 03 Đoàn thanh tra theo kế hoạch

tại 06 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (đại diện cho 03 miền: Bắc, Trung,

Nam) và khoảng 10 cuộc thanh tra đột xuất về hoạt động nghiệp vụ. Mỗi

Đoàn thanh tra theo kế hoạch thường có từ 04-05 thành viên, trong đó Trưởng

đoàn phải là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; mỗi cuộc thanh tra

đột xuất phải có từ 02-03 người tham gia, trong đó phải có 01 Kiểm sát viên

Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Do đó, đòi hỏi Phòng Thanh tra nghiệp vụ

phải có từ 06-07 biên chế, với cơ cấu gồm có: 01 Trưởng phòng là Kiểm sát

viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ít nhất 01 Phó Trưởng phòng và các

Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các cấp.

Page 129: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

128

Phòng Thanh tra hành chính: Với chức năng, nhiệm vụ của phòng là tổ

chức thanh tra về hoạt động công vụ (công tác cán bộ, kỷ luật nội vụ); thanh

tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được Nhà nước cấp, việc thực

hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện Quy chế dân chủ. Mỗi năm thành

lập ít nhất 03 Đoàn thanh tra theo kế hoạch tại 06 Viện kiểm sát nhân dân cấp

tỉnh (đại diện cho 03 miền: Bắc, Trung, Nam) và thực hiện từ 15-20 cuộc

thanh tra đột xuất khác về việc chấp hành kỷ luật nội vụ của công chức, viên

chức và người lao động tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và

các Viện kiểm sát địa phương. Mỗi Đoàn thanh tra theo kế hoạch thường có

từ 4-5 người, trong đó Trưởng đoàn phải là Lãnh đạo đơn vị; mỗi cuộc thanh

tra đột xuất phải có từ 2-3 người tham gia, trong đó phải có 01 lãnh đạo cấp

phòng. Do đó, đòi hỏi Phòng Thanh tra hành chính phải có từ 06-07 biên chế,

với cơ cấu gồm có: 01 Trưởng phòng, ít nhất 01 Phó Trưởng phòng và các

Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc chuyên viên các cấp.

Phòng Thanh tra xét khiếu tố: Trong thời gian qua và dự kiến trong

những năm tới, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và các vụ việc do báo

chí phản ánh có liên quan đến công chức, viên chức và người lao động

trong ngành thuộc trách nhiệm giải quyết của Thanh tra Viện kiểm sát nhân

dân tối cao tăng nhiều hơn (khoảng 150%); tính chất các vụ việc khiếu kiện

có chiều hướng phức tạp hơn, liên quan đến trách nhiệm của nhiều người, ở

nhiều địa phương khác nhau nên việc kiểm tra, xác minh sẽ phải đầu tư

nhiều hơn cả về con người và thời gian thực hiện. Mỗi vụ việc tiến hành

kiểm tra, xác minh giải quyết phải có từ 02-03 người tham gia, trong đó

phải có 01 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc lãnh đạo đơn

vị trực tiếp phụ trách. Do đó, để thực hiện việc kiểm tra, xác minh , giải

quyết đơn được kịp thời, có hiệu quả đòi hỏi Phòng Thanh tra xét khiếu tố

phải có từ 05-06 biên chế, với cơ cấu gồm có: 01 Trưởng phòng là Kiểm

sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ít nhất 01 Phó Trưởng phòng và

các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các cấp.

Page 130: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

129

Với cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của các phòng nêu trên, đòi hỏi

trong thời gian tới Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có từ 25-30

biên chế; trong đó, có 05 lãnh đạo đơn vị, gồm: 01 Chánh Thanh tra phụ trách

chung và 04 Phó Chánh Thanh tra, trực tiếp phụ trách các phòng nghiệp vụ.

Tuy nhiên, hiện tại Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ có

20/25 biên chế được giao; trong đó, có 04 lãnh đạo đơn vị (01 Chánh Thanh

tra và 03 Phó Chánh thanh tra, có 01 đồng chí chuẩn bị nghỉ chế độ hưu trong

năm 2016), mỗi phòng chỉ có từ 03 đến 05 biên chế). Phòng Thanh tra hành

chính và Phòng Thanh tra nghiệp vụ chưa có Trưởng phòng. Chất lượng đội

ngũ công chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn hạn chế,

phần lớn mới được tiếp nhận trong năm 2014, chủ yếu là Kiểm sát viên sơ

cấp, công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nên chưa có nhiều kinh

nghiệm chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát và hoạt động thanh tra, kiểm tra,

chưa đáp ứng ngay được yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra trong giai đoạn

hiện nay. Do đó, cần phải tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức của

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo hướng:

Một là, kiện toàn lãnh đạo, quản lý của đơn vị có 05 người (gồm 01

Chánh Thanh tra và 04 Phó Chánh Thanh tra); kiện toàn lãnh đạo cấp phòng,

đảm bảo mỗi phòng có 01 Trưởng phòng và ít nhất có 01 Phó Trưởng phòng.

Hai là, tăng cường cả về số lượng và chất lượng công chức của Thanh

tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời gian tới cần bổ sung cho Thanh

tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao lên 30 biên chế, đảm bảo ngoài 05 lãnh đạo

đơn vị, mỗi phòng tối thiểu có 06 biên chế. Cần có cơ chế thích hợp để

khuyến khích tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ và năng lực, kinh nghiệm thực tiễn về nghiệp vụ thực hành quyền công tố

và kiểm sát hoạt động tư pháp, kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra để

đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh tra của ngành. Có kế hoạch

Page 131: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

130

đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Thanh tra

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đảm bảo có phẩm chất chính trị tốt, bản lĩnh

vững vàng, có kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ thanh tra và công tác quản

lý, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra trong ngành.

Đối với Thanh tra ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh: Kết quả khảo

sát tại 63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và

nghiên cứu kinh nghiệm về mô hình tổ chức bộ máy của thanh tra các bộ,

ngành cho thấy việc thành lập Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là

cần thiết. Tuy nhiên, việc thành lập mới đơn vị Thanh tra tương đương cấp

phòng tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gắn liền với biên chế, cơ cấu đội

ngũ công chức, Kiểm sát viên các cấp và chế độ chính sách đãi ngộ; trong

khi đó, theo các quy định hiện hành thì khả năng đáp ứng có hạn như: Biên

chế, cơ cấu Kiểm sát viên trong thời gian tới của Viện kiểm sát nhân dân cấp

tỉnh không tăng, chỉ được điều chỉnh từ chỉ tiêu đã được giao, thực hiện chủ

trương tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước v.v... Với thực trạng tổ chức bộ

máy, chỉ tiêu biên chế hiện có và khối lượng công việc của Viện kiểm sát

nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như hiện nay, Ban cán

sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới cho phép thí điểm thành lập

Thanh tra cấp tỉnh tại 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố (Hà Nội,

Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk, Đồng Nai, thành

phố Hồ Chí Minh), các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố còn lại lập

bộ phận có 02 biên chế nằm trong Phòng Tổ chức - Cán bộ để chuyên trách

làm công tác thanh tra. Nhưng cho đến nay, vẫn còn nhiều Viện kiểm sát

nhân dân tỉnh, thành phố triển khai thực hiện chưa đúng theo Nghị quyết của

Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; việc bố trí biên chế làm

công tác thanh tra ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chưa được chú trọng cả

về số lượng và chất lượng cán bộ.

Page 132: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

131

MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY

THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN HIỆN NAY

Theo lý luận chung, đã có quản lý thì phải có thanh tra, kiểm tra; không

phải Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố có ít biên chế, khối lượng

công việc không nhiều thì không phải thực hiện nhiệm vụ thanh tra hoặc

không cần coi trọng hoạt động thanh tra. Việc lập bộ phận thanh tra có 02 cán

bộ thanh tra chuyên trách nằm trong Phòng Tổ chức - cán bộ của 55 Viện

Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao

Thanh traViện kiểm sát nhân dân tối cao

Cơ cấu gồm 04 phòng:- Phòng Tham mưu, tổng hợp;- Phòng Thanh tra nghiệp vụ;- Phòng Thanh tra hành chính;- Phòng Thanh tra xét khiếu tố

Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thanh traCủa 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố

(tương đương cấp phòng)

- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội;- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng;- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh;- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá;- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An;- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk;- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai;- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Bộ phận (Tổ)Thanh tra

Nằm trongPhòng Tổ chức-

cán bộcủa 55 Viện

kiểm sát nhândân tỉnh, thành

phố còn lại

Page 133: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

132

kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố như hiện nay sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho

việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra theo quy định của

pháp luật về thanh tra. Do đó, để đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra trong

ngành, trong thời gian tới, ngành Kiểm sát nhân dân cần phải thành lập tổ

chức thanh tra (tương đương cấp phòng) ở tất cả các Viện kiểm sát nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện theo mô hình sau:

MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY

THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TƯƠNG LAI

4.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ

công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có tính chuyên nghiệp,nhạy bén, bản lĩnh chính trị vững vàng

Công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân là một công việc khó

khăn và phức tạp; công chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải có đủ

các tiêu chuẩn được quy định trong Luật cán bộ, công chức, Pháp lệnh Kiểm

Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao

Thanh traViện kiểm sát nhân dân tối cao

Cơ cấu gồm 04 phòng:- Phòng Tham mưu, tổng hợp;- Phòng Thanh tra nghiệp vụ;- Phòng Thanh tra hành chính;- Phòng Thanh tra xét khiếu tố

Viện trưởng63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thanh tra63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(Tương đương cấp phòng)

Page 134: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

133

sát viên; ngoài ra, cần phải có các phẩm chất như: có ý thức tổ chức kỷ luật và

tinh thần trách nhiệm cao trong công tác; tâm huyết và gắn bó với nghề

nghiệp; có lối sống lành mạnh, lương tâm trong sáng, dũng cảm đấu tranh

chống tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác; có nhiều kinh nghiệm,

tinh thông nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra; am hiểu nghiệp vụ về quản lý kinh tế, tài

chính, hành chính công; có ý thức học tập và khả năng tiếp thu kiến thức khoa

học kỹ thuật có liên quan đến công tác thanh tra.

Để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cải

cách tư pháp, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ

công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có tính chuyên nghiệp, nhạy

bén, bản lĩnh chính trị vững vàng. Yêu cầu đó đòi hỏi:

Thứ nhất, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm đến

việc tuyển chọn, bố trí những công chức, Kiểm sát viên có đủ các tiêu chuẩn

(như trên) để làm công tác thanh tra trong ngành. Đồng thời, phải xây dựng

chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công chức

Thanh tra ngành sát với chủ trương, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của

Đảng và Nhà nước. Có nhiều phương thức đào tạo, bồi dưỡng linh hoạt, như

đào tạo ngắn hạn, dài hạn, kết hợp giữa việc đào tạo chính quy với các hình

thức đào tạo khác; khuyến khích việc tự học tập, nghiên cứu để công chức

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân được bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp

luật và trình độ nghiệp vụ kiểm sát; tạo điều kiện cho công chức Thanh tra ngành

được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra tại Trường Cán

bộ Thanh tra; được tham gia các Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ của

ngành; tham gia các đoàn kiểm tra do lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao

thành lập. Thông qua đó sẽ giúp cho công chức thanh tra có điều kiện thường

xuyên tiếp cận các văn bản pháp luật mới có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ

Page 135: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

134

của ngành và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức, kinh

nghiệm thực tiễn đề hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thứ hai, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thường xuyên

tổng kết thực tiễn hoạt động nghiệp vụ thanh tra của toàn ngành, rút ra những

bài học kinh nghiệm để xây dựng chương trình tập huấn, bồi dưỡng, hướng

dẫn kỹ năng nghiệp vụ cho công chức mới tiếp nhận đến đơn vị và Thanh tra

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh

tra trong Ngành.

Thứ ba, mỗi công chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải thường

xuyên đổi mới phương pháp, cách thức làm việc, tích cực nghiên cứu các quy

định pháp luật, nhất là những văn bản pháp luật mới, có liên quan đến chức

năng, nhiệm vụ của ngành và hoạt động thanh tra, kiểm tra; chủ động trong

việc theo dõi thông tin về vi phạm trong ngành để kịp thời tham mưu cho lãnh

đạo đơn vị trong việc ra quyết định thanh tra; trau dồi phương pháp tư duy

phân tích, rút ngắn thời gian tiến hành thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra và

đề xuất kiến nghị xử lý vi phạm đảm bảo kịp thời, chính xác, có chất lượng,

hiệu quả. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức đối với cán bộ thanh tra

thông qua việc tăng cường giáo dục về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm,

tận tụy với công việc, chống quan liêu, tham nhũng.

4.2.4. Đổi mới phương thức và nội dung hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân

Chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra có ý nghĩa quyết định đến

mức độ hoàn thành nhiệm vụ thanh tra. Thực tế cho thấy, nếu các dấu hiệu vi

phạm, nội dung thanh tra không được xem xét, xác minh đầy đủ, khách quan

thì kết luận thanh tra không đảm bảo tính chính xác, dẫn đến hậu quả bỏ lọt vi

phạm hoặc kiến nghị xử lý vi phạm không có cơ sở, không đạt được mục đích

của thanh tra. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân cần phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được,

Page 136: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

135

khắc phục những hạn chế, tồn tại; đồng thời, phải đổi mới phương thức và nội

dung hoạt động thanh tra như sau:

Một là, đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của

các tổ chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo hướng đề cao tính hiệu

quả, tính chịu trách nhiệm trong hoạt động, coi đây là yếu tố then chốt, quyết

định trong hoạt động thanh tra. Trước hết, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

cần chủ động trong việc đề xuất và xây dựng chương trình, kế hoạch thanh

tra. Mặt khác, trong hoạt động quản lý, khi nảy sinh những vấn đề mới, việc

chủ động trong xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra sẽ đảm bảo tính kịp

thời, khách quan cho hoạt động thanh tra. Ngoài ra, để hoạt động thanh tra có

định hướng thì Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền chủ động

định hướng và kiểm tra kế hoạch thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân

dân cấp tỉnh. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra phải gắn liền với

nhiệm vụ chính trị của ngành, ở từng địa phương và có trọng tâm, trọng điểm.

Kế hoạch tiến hành các cuộc thanh tra phải cụ thể, sát hợp với nội dung, thời

gian thanh tra. Tổ chức các đoàn thanh tra phải khoa học, có thành phần, số

lượng hợp lý. Bên cạnh đó cũng cần đổi mới phương pháp nắm tình hình, thu

thập thông tin liên quan đến nội dung thanh tra, phương pháp xử lý các tình

huống phát sinh trong quá trình thanh tra.

Đổi mới phương thức hoạt động thanh tra, nhưng không lẫn lộn giữa

hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra trong ngành. Các cuộc thanh tra

phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Thanh tra

năm 2010 và Quy chế số 808 của ngành từ việc xây dựng Kế hoạch thanh tra,

ra Quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra và ban

hành Kết luận thanh tra.

Hai là, đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

thanh tra. Nội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân bao

gồm: Hoạt động thanh tra nghiệp vụ (thanh tra việc chấp hành pháp luật và

Page 137: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

136

quy chế của ngành trong hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và

kiểm sát hoạt động tư pháp; Hoạt động Thanh tra hành chính (thanh tra việc

chấp hành pháp luật và quy chế của ngành về công tác cán bộ, quản lý và sử

dụng tài sản, kinh phí ngân sách được cấp và thanh tra trách nhiệm đối với

công chức, viên chức và người lao động trong ngành về việc chấp hành kỷ

luật công vụ và trật tự nội vụ); Hoạt động thanh tra xét khiếu tố (tiếp nhận,

giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức trong ngành.

Trong thời gian tới, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cần tăng cường

hoạt động thanh tra nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động

tư pháp của Viện kiểm sát các cấp. Thông qua hoạt động thanh tra nghiệp vụ

để kịp thời đánh giá về những ưu điểm và hạn chế, vi phạm trong việc chấp

hành pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự, ... và các

quy chế nghiệp vụ của ngành; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình

thực hiện hoạt động nghiệp vụ; kịp thời xử lý vi phạm và có những đề xuất,

kiến nghị biện pháp phòng ngừa nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu

quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện

kiểm sát nhân dân các cấp.

Tuy nhiên, hiện nay biên chế của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân

tối cao còn thiếu và chưa đủ mạnh; Thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân

cấp tỉnh mới được thành lập, chưa được hoàn thiện về tổ chức bộ máy và

biên chế cán bộ. Do đó, cần tập trung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm,

đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra. Trước mắt, Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân cần tiến hành thanh tra theo chuyên đề về

nghiệp vụ, tập trung vào những lĩnh vực, loại việc dễ phát sinh vi phạm,

những vụ, việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, vi phạm nghiêm trọng

các quy định của pháp luật hoặc có đơn, thư của nhân dân phản ánh về vi

phạm có liên quan đến công chức trong ngành như: Thanh tra việc chấp

hành pháp luật và quy chế của ngành trong hoạt động nghiệp vụ thực hành

Page 138: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

137

quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp hình sự, tập trung thanh

tra theo chuyên đề về án đình chỉ, án tạm đình chỉ, nhất là các trường hợp

áp dụng Điều 25 Bộ luật hình sự để đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự, các

trường hợp đình chỉ do bị can không phạm tội; thanh tra việc chấp hành

pháp luật và các quy chế nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc bắt, tạm

giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, nhất là các trường hợp bắt, tạm giữ sau

xử lý hành chính, huỷ bỏ biện pháp tạm giam sau đó bị can bỏ trốn phải

tạm đình chỉ điều tra, các trường hợp cho tạm hoãn, tạm đình chỉ thi hành

án phạt tù. Cũng có thể thanh tra theo chuyên đề về việc giải quyết các vụ

án hình sự theo tội danh hay nhóm tội danh như các tội xâm phạm trật tự

quản lý kinh tế, án tham nhũng, chức vụ; nhóm tội phạm về ma túy; nhóm

tội phạm xâm phạm sở hữu; nhóm tội phạm vi phạm các quy định về an

toàn giao thông đường bộ v.v...

Thực hiện có hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính, chủ động tiến

hành thanh tra công vụ về công tác cán bộ, thanh tra việc thực hiện chức

trách, nhiệm vụ của công chức, viên chức trong ngành khi thi hành công vụ,

nhất là thanh tra trách nhiệm đối với lãnh đạo, Kiểm sát viên trong hoạt động

nghiệp vụ để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; thanh tra việc quản lý, sử dụng

kinh phí, tài sản nhà nước; về trách nhiệm xử lý đối với cán bộ, công chức,

viên chức vi phạm. Tăng cường thanh tra đột xuất việc chấp hành kỷ luật nội

vụ của, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức kỷ luật và trách nhiệm thực

hiện nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức và người lao

động trong ngành, góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm

vụ của ngành.

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra xét khiếu tố, giải quyết kịp

thời đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức trong

Ngành. Xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về

phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà

nước và các quy chế, quy định của Ngành.

Page 139: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

138

Ba là, cần nhận thức hoạt động thanh tra không chỉ dừng lại ở phát

hiện, xử lý sai phạm mà hoạt động thanh tra cần có những kiến nghị cụ thể

điều chỉnh kịp thời các khiếm khuyết, sơ hở trong hoạt động quản lý, làm rõ

những mặt tốt để các cấp, các ngành phát huy, những mặt thiếu sót, hạn chế

để chấn chỉnh. Vì vậy, việc xây dựng Kế hoạch tiến hành các cuộc thanh tra

phải cụ thể, sát hợp với nội dung, thời gian thanh tra. Trong tổ chức Đoàn

thanh tra phải khoa học, có thành phần, số lượng hợp lý, lựa chọn người có

năng lực phù hợp với nội dung thanh tra, coi đây là yếu tố quyết định thành

công của mỗi cuộc thanh tra. Trong chỉ đạo, điều hành Đoàn thanh tra phải

luôn nắm bắt kịp thời thông tin, diễn biến của cuộc thanh tra; thường xuyên

kiểm tra, giám sát để hoạt động thanh tra đúng pháp luật; xác định rõ trách

nhiệm của Đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra, các đơn vị, bộ phận

có liên quan cũng như trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thanh tra đối với

từng cuộc thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra phải xác định rõ nội dung trọng tâm

và những vấn đề chủ yếu để tập trung chỉ đạo, đảm bảo kết thúc gọn, kết luận

chính xác. Trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra, xác minh, thu

thập chứng cứ phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Chứng cứ là những tư

liệu, thông tin được rút ra từ những tài liệu, báo cáo, chứng từ, biên bản hội

nghị, biên bản giám định, kiểm kê, lời khai báo, bản giải trình, phim, ảnh, ghi

âm, ghi hình v.v ... làm tài liệu bổ sung, tham khảo để chứng minh cho kết

luận thanh tra. Khi thu thập, xác minh, thẩm tra và đối chiếu các chứng cứ,

cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật, và quy chế nghiệp vụ của ngành

nhằm đảm bảo chứng cứ phục vụ làm rõ sự thật, làm rõ tính chất mức độ,

nguyên nhân sai phạm, trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân đối với vi

phạm pháp luật. Để đảm bảo nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật, khi

tiến hành thanh tra phải thực hiện các yêu cầu cơ bản là: Chứng cứ được thu

thập phải dựa trên những biện pháp, cách thức mà pháp luật cho phép, bảo

đảm các yêu cầu có thật, có liên quan của chứng cứ khi thu thập; chứng cứ khi

Page 140: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

139

thu thập được phải làm căn cứ để đối chiếu với các quy định của pháp luật để

phân định đúng, sai của các hoạt động cụ thể.

Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả của văn bản Kết luận thanh tra.

Kết luận thanh tra là văn bản mang tính pháp lý, được xây dựng dựa trên cơ

sở báo cáo kết quả thanh tra, ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra và ý

kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có). Thông qua kết quả các cuộc

thanh tra, được thể hiện cụ thể trong các Kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ

quan quản lý có cơ sở đánh giá được việc thực hiện chủ trương, chính sách,

pháp luật, nhiệm vụ của các đối tượng quản lý. Mặt khác, Kết luận thanh tra

thể hiện tính quyền lực nhà nước, do người có thẩm quyền ban hành theo quy

trình nhất định và được thể hiện theo hình thức quy định. Việc ban hành Kết

luận thanh tra là trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể được trao quyền

tức là những người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra.

Trong thời gian qua, việc xây dựng và ban hành Kết luận thanh tra

trong ngành Kiểm sát nhân dân đã được các Đoàn thanh tra rất chú trọng cả

về hình thức và nội dung. Kết luận thanh tra bảo đảm khách quan, trung thực,

chính xác và đúng pháp luật; đồng thời, nêu rõ những vi phạm, thiếu sót, trách

nhiệm đối với từng cá nhân làm cơ sở để xem xét xử lý được thuận lợi. Với ý

thức xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm, đồng thời kết hợp

giáo dục và xây dựng, do đó các Kết luận thanh tra đã kiến nghị xử lý đảm

bảo có lý, có tình, nên đã được các cá nhân, đơn vị tiếp thu, khắc phục sửa

chữa nghiêm túc, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, xây dựng

ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh. Thủ trưởng các đơn vị trực

thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo,

đôn đốc, kiểm tra, thực hiện nghiêm túc, kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra;

áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với tập thể, cá nhân có

hành vi vi phạm; khắc phục kịp thời sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý.

Page 141: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

140

Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành Kết luận thanh tra cũng còn một

số hạn chế, tồn tại như: sự thiếu thống nhất về hình thức của văn bản Kết luận

thanh tra, mỗi Đoàn thanh tra thể hiện hình thức văn bản Kết luận thanh tra

khác nhau về bố cục, nội dung, kết luận, kiến nghị xử lý. Nội dung một số Kết

luận thanh tra còn chung chung, không rõ ràng, nhất là việc xác định trách

nhiệm của các cá nhân có liên quan, các kiến nghị xử lý về con người. Do

vậy, việc quy kết không có lập luận, thiếu cơ sở, bằng chứng thuyết phục,

thậm chí có trường hợp không có kết luận cụ thể ….

Để nâng cao chất lượng các văn bản Kết luận thanh tra, giúp các kiến

nghị trong Kết luận thanh tra được thực hiện một cách nghiêm túc, đạt hiệu

quả cao, việc xây dựng và ban hành văn bản Kết luận thanh tra cần phải thực

hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo các bước sau: Dự thảo văn bản kết luận;

tranh thủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung dự thảo

kết luận thanh tra; thông báo nội dung dự thảo kết luận cho đối tượng thanh

tra; hoàn thiện và ban hành văn bản Kết luận thanh tra. Kết cấu và nội dung

cơ bản của văn bản Kết luận thanh tra gồm ba phần riêng biệt, nhưng nó là

một chỉnh thể thống nhất. Phần mở đầu thể hiện cơ sở pháp lý, xác định

nhiệm vụ, đối tượng thanh tra làm cơ sở cho việc xác minh, kết luận; kết

quả xác minh là căn cứ để kết luận, kiến nghị; kết luận và kiến nghị phải

được căn cứ từ kết quả thanh tra. Thông thường thì tách phần kết quả thanh

tra riêng biệt với phần kết luận. Tuy nhiên, nếu nội dung sự việc phức tạp

hoặc trong một cuộc thanh tra có nhiều nội dung sự việc riêng biệt không

liên quan với nhau thì trình bày theo cách tổng hợp kết quả xác minh về nội

dung nào thì nhận xét và kết luận luôn nội dung ấy, phần kết luận cuối

cùng chỉ là kết luận chung.

Năm là, để mục đích hoạt động thanh tra được thực hiện có hiệu quả thì

Kết luận thanh tra của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đã ban hành phải

được tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Page 142: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

141

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thanh tra năm 2010, mục đích của hoạt

động thanh tra là “nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,

pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc

phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ

quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân

tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;

bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,

cá nhân”. Như vậy, thông qua hoạt động thanh tra, người quản lý không chỉ

đánh giá được hiệu quả, tính đúng đắn của những chủ trương, quyết định đã

ban hành mà còn phát hiện được những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

Nhất là các quan hệ mới hình thành do sự thay đổi, phát triển của xã hội, từ đó

kịp thời điều tiết trong các chủ trương, quyết định quản lý của mình. Bên cạnh

đó, thông qua hoạt động thanh tra nói chung hay từ những Kết luận thanh tra

nói riêng còn là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý căn cứ vào đó xây dựng và

hoàn thiện chính sách, pháp luật.

Tại Điều 40 của Luật Thanh tra năm 2010 quy định về việc xử lý và

chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra: “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày

kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan

quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện

chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực

hiện kết luận thanh tra…”. Kết luận thanh tra không được thực hiện nghiêm

túc, không có sự giám sát chặt chẽ để xử lý nghiêm minh đối với những tổ

chức, cá nhân vi phạm theo kiến nghị của Thanh tra sẽ ảnh hưởng lớn đến

hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.

Để Kết luận thanh tra được thực hiện nghiêm túc, Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân cần tăng cường việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát

chặt chẽ việc thực hiện Kết luận thanh tra và có những biện pháp xử lý

nghiêm khắc những trường hợp chậm thực hiện hoặc không chấp hành việc

thực hiện Kết luận thanh tra.

Page 143: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

142

Sáu là, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện tốt công tác

quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra trong ngành; đôn đốc việc

xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra, giải quyết việc chồng

chéo, trùng lắp trong chương trình, kế hoạch và trong hoạt động thanh tra của

Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; làm đầu mối trong việc theo dõi,

kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về

thanh tra trong toàn Ngành.

4.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm

việc và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, cần

trang bị đầy đủ, kịp thời máy móc, trang thiết bị và từng bước hiện đại hoá

phương tiện, công cụ và điều kiện làm việc cho các tổ chức thanh tra và công

chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Hiện nay, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã được cấp và sử

dụng con dấu riêng, nhưng chưa có tài khoản riêng và chưa được giao quyền

tự chủ trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp phục vụ cho

hoạt động thanh tra. Trong khi đó, hoạt động thanh tra trong ngành có tính

đặc thù, cần phải có sự chủ động trong việc xây dựng chương trình kế hoạch

thanh tra, quyết định việc thanh tra và tổ chức thực hiện việc thẩm tra, xác

minh, kết luận theo nội dung thanh tra, đồng thời tăng cường công tác thanh

tra đột xuất tại các Viện kiểm sát địa phương trong ngành. Vì vậy, trong thời

gian tới cần được cấp có thẩm quyền cho phép Thanh tra Viện kiểm sát nhân

dân tối cao được mở tài khoản riêng, được giao quyền tự chủ trong việc quản

lý, sử dụng kinh phí ngân sách được cấp để phục vụ cho hoạt động thanh tra

như Thanh tra của các bộ, ngành khác.

Page 144: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

143

Để khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực

tăng cường cho Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra Viện

kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố, cần có chính sách ưu tiên, chế độ đãi

ngộ đặc thù cho những người có thâm niên làm công tác thanh tra trong

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân, nhất là chính sách ưu tiên khi đề bạt, bổ

nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, các chức danh pháp lý; có chế độ khen

thưởng kịp thời đối với những người có thành tích, cống hiến cho hoạt động

thanh tra của ngành. Đồng thời, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đề cao tính tích

cực, bản lĩnh chính trị, tính tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của công chức

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; kỷ luật thích đáng, nghiêm đối với những

cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng quyền thanh tra để có hành vi

tham nhũng, tiêu cực hoặc có hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó

khăn, phiền hà cho tập thể, cá nhân là đối tượng thanh tra.

4.2.6. Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dânHoạt động thanh tra cũng như hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền

công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân có nhiều

mối quan hệ với các đơn vị trong và ngoài Ngành. Vì vậy, khi tiến hành hoạt

động thanh tra, nhất là thanh tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố

và kiểm sát hoạt động tư pháp, thanh tra về công tác quản lý, sử dụng ngân

sách, tài sản được cấp phải có biện pháp phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các

cơ quan, đơn vị hữu quan.

Tuỳ từng vụ việc, nội dung thanh tra cụ thể để xác định mối quan hệ

phối hợp cho phù hợp như:

Phối hợp trong việc cử thành viên tham gia hoặc giúp việc cho các

đoàn thanh tra; cung cấp hồ sơ tài liệu, chứng cứ, thông tin v.v... có liên quan

đến nội dung thanh tra; hoặc trong việc nhận xét, đánh giá về vi phạm thuộc

nội dung thanh tra trước khi kết luận thanh tra; đồng thời, có biện pháp khắc

phục, xử lý đối với các vi phạm.

Page 145: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

144

Phối trong việc xử lý đối với công chức, viên chức vi phạm, bảo đảm

việc xử lý được khách quan, nghiêm minh, đúng trình tự, thủ tục quy định;

đồng thời, giải quyết khiếu nại về kỷ luật công chức, viên chức (nếu có) được

kịp thời, đúng quy định.

Phối hợp với Thanh tra của các ngành như: Công an, Toà án, Bộ Tư

pháp v.v ... và Uỷ ban kiểm tra Đảng các cấp, để thẩm tra, xác minh, cung cấp

hồ sơ tài liệu có liên quan đến nội dung cần thanh tra; phối hợp tiến hành

thanh tra đối với những hành vi vi phạm liên quan đến cán bộ của nhiều

ngành hoặc khắc phục xử lý các vụ việc có vi phạm được kịp thời, đúng pháp

luật; đồng thời, thu thập thông tin, dư luận phản ánh về dấu hiệu vi phạm có

liên quan đến cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân để xây dựng kế hoạch

thanh tra hàng năm. Ngoài ra, còn phối hợp cùng các ngành (nêu trên) tổ chức

thực hiện các cuộc thanh tra theo kế hoạch của Trung ương hoặc cấp uỷ địa

phương khi có yêu cầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

1. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện

nay đòi hỏi phải có chiến lược đồng bộ, toàn diện, khả thi và lựa chọn vấn đề

mang tính quan trọng, quyết định.

Chính vì vậy, Chương 4 đã tập trung nghiên cứu các quan điểm, định

hướng cơ bản làm cơ sở lý luận, thực tiễn để xây dựng giải pháp hoàn thiện tổ

chức bộ máy, xây dựng đội ngũ công chức và nâng cao hiệu quả hoạt động

của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

2. Nội dung Chương 4 chủ yếu đề cập đến các nhóm giải pháp nhằm

hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo

yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, đó là:

- Hoàn thiện các quy định pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Page 146: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

145

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở

hai cấp là Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm

sát nhân dân cấp tỉnh. Củng cố, kiện toàn, phát triển đội ngũ công chức Thanh

tra ngành kiểm sát nhân dân đảm bảo đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về

chất lượng.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình

độ, phẩm chất đạo đức cho công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

- Đổi mới phương thức và nội dung hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và chế

độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

- Tăng cường sự phối hợp với các đơn vị trong toàn ngành và các cơ

quan hữu quan trong hoạt động thanh tra.

Page 147: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

146

KẾT LUẬN CHUNG

1. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển về tổ chức và hoạt

động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cho thấy vị trí, vai trò của công

tác thanh tra trong nội bộ ngành có ý nghĩa hết sức quan trọng và không thể

thiếu trong quá trình quản lý, xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch,

vững mạnh.

2. Trong quá trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở nước ta đã có

nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài đề cập đến mô hình tổ

chức và hoạt động của cơ quan thanh tra; mô hình tổ chức và hoạt động của

Viện kiểm sát. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tiếp thu, chọn lọc, hoàn thiện

tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu

cải cách tư pháp.

3. Tuy nhiên, trước những yêu cầu cải cách tư pháp nói chung, đổi

mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân nói riêng,

tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân còn những

hạn chế, bất cập cần phải được nghiên cứu để có biện pháp khắc phục và

hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu mới.

4. Lần đầu tiên tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân được nghiên cứu dưới góc độ lý luận một cách toàn diện và chuyên

sâu. Luận án làm rõ khái niệm về tổ chức và hoạt động thanh tra nói chung,

của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng; đặc điểm, vị trí, vai trò,

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc và hình thức hoạt động của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng thời, phân tích những điểm giống

và khác nhau giữa hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra; sự khác biệt

giữa Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân với Thanh tra của các bộ, ngành

khác trong bộ máy Nhà nước ta.

5. Luận án đã khái quát sự hình thành, phân tích làm rõ thực trạng về

tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Thông qua

Page 148: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

147

đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân.

Trên cơ sở nghiên cứu những yêu cầu cải cách tư pháp, luận án đã xác định

những quan điểm cơ bản, quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thiện

tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

6. Từ những luận cứ lý luận và thực tiễn thu được trong quá trình

nghiên cứu, luận đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện tổ chức bộ máy,

công tác cán bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Luận án xây

dựng mô hình tổ chức bộ máy và nội dung hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân trong tương lai.

Page 149: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

148

CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Kim Sáu (2002), "Những vướng mắc khi giải quyết trách nhiệm

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng", Kiểm sát, (3), tr35.

2. Ban Thanh tra- Nguyễn Kim Sáu (2006), Nâng cao chất lượng công tác

thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông tin phản ánh có liên quan

đến cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân, Chuyên đề nghiệp vụ, Viện

kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Ban Thanh tra-Nguyễn Kim Sáu (2007), Công tác thanh tra góp phần xây

dựng cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh, Chuyên

đề nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4. Ban Thanh tra- Nguyễn Kim Sáu (2008), Một số vấn đề về đơn, thư tố cáo

nặc danh có liên quan đến cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân, Chuyên đề

nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

5. Ban Thanh tra- Nguyễn Kim Sáu (2008), Tăng cường công tác thanh tra

hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động

tư pháp trong lĩnh vực giải quyết án hình sự, Chuyên đề nghiệp vụ, Viện

kiểm sát nhân dân tối cao.

6. Ban Thanh tra- Nguyễn Kim Sáu (2009), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

của việc sửa đổi, bổ sung Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân, Chuyên đề nghiệp vụ, Viện kiểm sát

nhân dân tối cao.

7. Ban Thanh tra- Nguyễn Kim Sáu (2009), Tăng cường công tác thanh tra

tài chính trong ngành Kiểm sát nhân dân, Chuyên đề nghiệp vụ, Viện

kiểm sát nhân dân tối cao.

8. Nguyễn Kim Sáu (2009), “Trao đổi bài viết: Hành vi phạm tội của Nguyễn

Văn T như thế nào?”, Kiểm sát, (14), tr44.

Page 150: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

149

9. Nguyễn Kim Sáu (2010), “Một số ý kiến về việc giải quyết đơn, thư tố cáo

nặc danh liên quan đến cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân”, Kiểm

sát, (06), tr12.

10. Ban Thanh tra- Nguyễn Kim Sáu (2010), “Một số vấn đề về thanh tra giải

quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân

dân”, Chuyên đề nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

11. Nguyễn Kim Sáu (2011), “Tăng cường thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ thực hành

quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”, Kiểm sát, (số Tết), tr34.

12. Ban Thanh tra - Nguyễn Kim Sáu (2011), “Công tác kiểm tra việc thực

hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các

cấp- Thực trạng và giải pháp”, Chuyên đề nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân

dân tối cao.

13. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Nguyễn Kim Sáu (2012),

“Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc

quản lý, sử dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng Ngành”, Chuyên đề

nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

14. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Nguyễn Kim Sáu (2012),

“Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành Kết

luận thanh tra”, Chuyên đề nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

15. Nguyễn Kim Sáu (2012), “Trọng tâm công tác thanh tra, kiểm tra năm

2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao”, Kiểm sát (06) tr31.

16. Nguyễn Kim Sáu (2013), “Những giải pháp khắc phục thiếu sót, vi phạm

về nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

trong lĩnh vực hình sự”, Kiểm sát (12) tr22.

17. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Nguyễn Kim Sáu (2013), “Thực

trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền

công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự - Một số giải

pháp, kiến nghị”, Chuyên đề nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Page 151: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

150

18. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Nguyễn Kim Sáu (2013),

“Tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân”, Đề án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

19. Nguyễn Kim Sáu (2014), “Công tác điều tra, xử lý các hành vi tham

nhũng, lạm quyền trong hoạt động điều tra hình sự ở Việt nam”, Tham

luận tại Hội thảo quốc tế tại Đà Nẵng về Tăng cường liêm chính, trách

nhiệm giải trình và tính minh bạch trong ngành Công an.

Page 152: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp - Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2004),Báo cáo sơ kết hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW

ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về "một số nhiệm vụ trọng tâm trongcông tác tư pháp trong thời gian tới", Hà Nội.

2. Ban Cán sự đảng - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2004), Báo cáo kếtquả thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trịtrong ngành Kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

3. Ban Cán sự đảng - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Kế hoạch thựchiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị về “Đề ánđổi mới tổ chức và hoạt động của toà án, viện kiểm sát và cơ quan điềutra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cáchtư pháp đến năm 2020 ”, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương (2009), Kết luận của Hội nghị lần thứ chínBan Chấp hành Trung ương khoá X về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiệnChiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020”, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Trung ương (2010), Kết luận của Bộ Chính trị về “Đề ánđổi mới tổ chức và hoạt động của toà án, viện kiểm sát và cơ quan điềutra theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cáchtư pháp đến năm 2020 ”, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Trung ương (2014), Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếptục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trịkhoá IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 , Hà Nội.

7. Nguyễn Mạnh Bình (2010), “Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hộiđối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Luậnán tiến sĩ luật học, Hà Nội.

8. Lê Cảm (2005), "Bàn về tổ chức quyền tư pháp - nội dung cơ bản củachiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", Kiểm sát, (23).

Page 153: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

152

9. Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc và Liên

minh Châu Âu (2013), Hướng dẫn tăng cường năng lực và liêm chính

tư pháp”, Hà Nội.10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01

của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trongthời gian tới, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5

của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Hà Nội.12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của

Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội15. Đỗ Văn Đương (2005), Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

trong những năm 1976 - 1986”, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện kiểm sátnhân dân tối cao.

16. Đỗ Văn Đương (2006), "Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cáchtư pháp ở nước ta hiện nay", Nghiên cứu lập pháp, (7).

17. Phạm Hồng Hải (2006), "Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của hệthống các cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố đápứng yêu cầu cải cách tư pháp", Nhà nước và pháp luật, (3).

18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Lý luận chung về Nhà

nước và pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.19. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Viện Nhà nước và pháp luật)

(2004), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học Nhà nước và pháp luật,(Tập 1, tập 2), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

20. Nguyễn Quốc Hiệp (2012), Kết quả hoạt động thanh tra - những vấn đềlý luận và thực tiễn (Đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm).

Page 154: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

153

21. Nguyễn Thái Hồng (2011), Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra - Mộtsố vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp bộ, Thanh tra Chính phủ.

22. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quanđiều tra thuộc Viện kiểm sát và việc thực hiện thẩm quyền điều tra củaViện kiểm sát nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa họccấp bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

23. Nguyễn Khắc Hường (2004), Tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữathanh tra bộ và Thanh tra chuyên ngành - Thực trạng và giải pháp, Đềtài khoa học cấp bộ, Thanh tra Nhà nước

24. Phạm Tuấn Khải (1996), Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới tổchức và hoạt động của thanh tra nhà nước Việt Nam, Luận án Phó tiếnsĩ khoa học Luật học, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Kim (2002), Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giámsát của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Kim (2011), Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nướctrong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luậthọc, Hà Nội.

27. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.28. Trương Đắc Linh (2008) “Một số ý kiến về đổi mới tổ chức Viện kiểm sát

trong Chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta”, Kiểm sát (14-16).

29. Trần Đức Lượng (2002), Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sátnhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, Đề tài độc lập cấp Nhà

nước, Thanh tra Nhà nước.30. C. Mác- Ph.Ăngghen (1970), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

31. Hồ Chí Minh (1995), Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

32. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Hồ Chí Minh (2005), Bàn về nhà nước và pháp luật, (in lần thứ hai), Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 155: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

154

35. Nguyễn Huy Miện (chủ biên) (2012), Viện kiểm sát nhân dân trong tiếntrình cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

36. Khuất Văn Nga (2005), "Viện kiểm sát nhân dân đã và đang vững bướctrên con đường cải cách tư pháp", Kiểm sát, (13).

37. Quốc hội (2002), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namtừ năm 1946 đến năm 2001, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

38. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

39. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.40. Quốc hội (2005), Luật Phòng, chống tham nhũng, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.41. Quốc hội (2006), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.42. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.43. Quốc hội (2010), Luật thanh tra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.44. Quốc hội (2011), Luật khiếu nại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.45. Quốc hội (2011), Luật tố cáo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.46. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội47. Bùi Nguyên Súy (2007), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra của các

cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,Đề tài khoa học cấp bộ, Thanh tra Chính phủ

48. Quách Lê Thanh (chủ biên) (2004), Luật Thanh tra năm 2004 với việc đổimới tổ chức, hoạt động thanh tra trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

49.Quách Lê Thanh (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra(2006), Đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm, Thanh tra Nhà nước.

50. Thanh tra Chính phủ (2005), Lịch sử thanh tra Việt Nam, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

51. Thanh tra Nhà nước (1992), Kỷ yếu Bác Hồ với thanh tra, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

Page 156: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

155

52. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Tăng cường tổ chức bộmáy, biên chế cán bộ Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân, Đề án, Viện

kiểm sát nhân dân tối cao.

53. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (2006, 2007, 2008, 2009, 2010,

2011, 2012, 2013), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2006,

2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

54. Phạm Vũ Thắng (2012), Nghiên cứu quy trình thanh tra hoạt động nghiệp vụthực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Chuyên đề

nghiệp vụ, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

55. Lê Hữu Thể (2008), “Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện

kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp”, Kiểm sát (14-16).

56. Thông tin khoa học thanh tra và chống tham nhũng (2006), Tăng cườngmối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống các cơ quan Thanh tra

nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, (8),

Thanh tra Chính phủ.

57. Dương Văn Tiu (năm 2003), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng,

hiệu quả công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân, Đề tài khoa

học cấp cơ sở , Viện kiểm sát nhân dân tối cao

58. Đào Trí Úc (2013) “Đề xuất đổi mới Viện kiểm sát ở Việt Nam từ kinh

nghiệm của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Kiểm sát (12).

59. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2003), Nghị quyết số 356/2003/NQ-

UBTVQH11 ngày 25-12-2003 về việc phê chuẩn bộ máy làm việc củaViện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.

60. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2012), Nghị quyết số 522d/NQ-UBTVQH13

phê chuẩn việc điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và đổi tên một số đơn vịthuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.

61. Nguyễn Thanh Văn (2005), Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cáchtư pháp, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Page 157: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

156

62. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2002), Từ điển bách khoa Việt Nam,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

63. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1994), Từ điển Tiếng Vịêt, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.64. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1993), Từ điển Anh - Việt, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.65. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1994), Từ điển pháp luật Anh - Việt,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.66. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1992), Quy chế về tổ chức và hoạt động

của Ban Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân (số 08 ngày 17-9).

67. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1995), Quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa Ban Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân (số 16 ngày 03-4).

68. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa Ban Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân (số 19 ngày 31-3).

69. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Những qui định về Viện kiểm sátnhân dân và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.

70. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Quy chế tiếp công dân, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân (số 57ngày 09-5).

71. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2005), Quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa Ban Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân (số 58 ngày 06-4).

72. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Chương trình, Kế hoạch thực hiệnNghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong ngành Kiểm sát nhân dân.

73. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), "Chuyên đề một số văn bản về cảicách tư pháp", Thông tin khoa học kiểm sát, (3).

74. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Kế hoạch số thực hiện Nghị quyếtsố 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020 trong ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2006 -2010, Hà Nội.

Page 158: MỤC LỤC MỞ ĐẦU - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_la.pdfTình hình nghiên cứu ở trong nước.....8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....19

157

75. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quy chế thực hành quyền công tốvà kiểm sát điều tra án hình sự.

76. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quy chế về thực hành quyền côngtố và kiểm sát xét xử án hình sự.

77. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), “Viện kiểm sát/công tố một sốnước trên thế giới” Số chuyên đề Thông tin Khoa học kiểm sát (1, 2).

78. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiệnQuy chế dân chủ trong ngành Kiểm sát nhân dân.

79. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết việc thực hiệncác Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tổ chứccán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2002- 2009.

80. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam1960- 2010 (Kỷ yếu), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

81. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa Ban Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân (số 68 ngày 27-01).

82. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Quy chế công tác thanh tra, kiểmtra trong ngành Kiểm sát nhân dân (số 808 ngày 11-12).

83. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (số 72 ngày 01-3).

84. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Tăng cường công tácthanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân (Chỉ thị số 04/CT-VKSTC

ngày 14/8).

85. Lại Hợp Việt (chủ biên) (2005), Các qui định về hoạt động nghiệp vụ và

quản lý của Viện kiểm sát nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân tối cao .86. Trần Quốc Vượng (2010), Diễn văn kỷ niệm 50 năm thành lập ngành

Kiểm sát nhân dân 26/7/1960 -26/7/2010, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.87. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin,

Hà Nội.