hcma1.hcma.vn · web viewchuyên đề 1: khái quát về kinh tế chính trị mác-lênin ....

100
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN (Chương trình Cao cấp lý luận chính trị) 1

Upload: others

Post on 09-Feb-2020

15 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN(Chương trình Cao cấp lý luận chính trị)

Hà Nội, tháng 5/2019

1

Page 2: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

PHÂN CÔNG BIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG

TT Tên chuyên đề Giảng viên biên sọn

1 Khái quát về kinh tế chính trị Mác-Lê nin TS GVCC Đỗ Đức Quân, ThS Trần Thanh Tùng

2 Học thuyết giá trị thăng dư của Các Mác và ý nghĩa thời đại

TS GVCC Tạ Thị Đoàn, ThS GVC Ngô Quang Trung

3 Lý luận của V.I.Lê Nin về Chủ nghĩa Tư bản độc quyền nhà nước và những biểu hiện mới trong chủ nghĩa tư bản ngày nay

TS, GVCC Nguyễn Thị Thanh Tâm, ThS Nguyễn Thị ThùyDung

4 Sở hữu và quan hệ lợi ích trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam

TS, GVC Trương Bảo Thanh TS GV Hoàng Đình Minh, CN Hoàn Thị Lâm Oanh

5 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

ThS GVC Đặng Thị Tố Tâm, ThS Đỗ Thị Nga,TS GVCC Đỗ Đức Quân, TS GVCC Tạ Thị Đoàn

6 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

TS GVC Nguyễn Đức Chính, CN Hoàng Khánh Lam

1

Page 3: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCTÊN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC

1. Thông tin chung về môn học- Tổng số tiết quy chuẩn: 70 tiết (Lý thuyết: 40; Thảo luận: 15; Thực tế

môn học: 15).- Các yêu cầu đối với môn học:+ Đối với giảng viên: chuẩn bị giáo án, giáo trình và các phương tiện

hỗ trợ giảng dạy cần thiết.+ Đối với học viên: Chuẩn bị vở ghi, giáo trình và các tài liệu học tập

cần thiết.- Khoa giảng dạy: Kinh tế chính trị học.- Số điện thoại: 0243.8540207; Email Trưởng khoa: [email protected]

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học- Vị trí môn học: Kinh tế chính trị học Mác – Lênin là một trong những

môn khoa học trong nền tảng lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam, là môn học cơ bản trong chương trình Cao cấp Lý luận chính trị, là một trong 19 môn học, chiếm 5,03% (70/1.39 tiết) của chương trình Cao cấp lý luận chính trị.

- Vai trò môn học: Kinh tế chính trị học Mác – Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Mác - Lênin, có vai trò cung cấp kiến thức cơ bản về kinh tế, góp phần hình thành kiến thức nền tảng về lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc củng cố lập trường cách mạng, nâng cao năng lực tư duy khoa học và năng lực, phương pháp lãnh đạo, quản lý, phương pháp tu dưỡng nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển. Kinh tế chính trị học Mác – Lênin, đặt tiền đề, phương pháp luận cho các môn học về dường lối phát triển kinh tế và khoa học lãnh đạo quản lý, như: Kinh tế phát triển, Quản lý kinh tế…

- Toàn bộ nội dung môn Kinh tế chính trị trong chương trình Cao cấp lý luận chính trị gồm 6 chuyên đề:

1

Page 4: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

Chuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin .Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa thời đại Chuyên đề 3: Lý luận của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà

nước và những biểu hiện mới trong chủ nghĩa tư bản ngày nay. Chuyên đề 4: Sở hữu và quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chuyên đề 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt NamChuyên đề 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế

tri thức ở Việt Nam.3. Mục tiêu môn học- Về kiến thức: cung cấp cho học viên:Những lý luận cơ bản của kinh tế chính trị học Mác – Lênin, gồm: Dối

tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu, vị trí, vai trò của kinh tế chính trị Mác-Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta và trong quản trị quốc gia; Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác; Bản chất, nguyên nhân ra đời và những biểu hiện chính của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước theo quan điểm của Lê-nin; Nội dung cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN; Vấn đề sở hữu và quan hệ lợi ích; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

So sánh sự biểu hiện của quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư; Cơ chế kinh tế của nghĩa tư bản trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản; Những nhận thức mới về sở hữu, về quan hệ lợi ích – trước và sau đổi mới ở Việt Nam;

Phân tích bản chất của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Thực tiễn quan hệ sở hữu và quan hệ lợi ích kinh tế; Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới, nội dung và điều kiện tiền đề để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh mới.

Vận dụng lý luận kinh tế chính trị học Mác – Lênin như: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Lý luận giá trị, lý luận giá trị thặng dư; Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước để nhận biết bản chất các hiện tượng và quá trình kinh tế, giải quyết hiệu quả các vấn đề kinh tế xã hội phát

2

Page 5: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

sinh. Lý luận về sở hữu, về lợi ích kinh tế; về kinh tế thị trường; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tế tri thức vào hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế ngành/địa phương/lĩnh vực nơi học viên công tác.

- Về kỹ năng: cung cấp cho học viên:Kỹ năng tư duy logic, hệ thống để nhận diện các vấn đề kinh tế theo

phương diện của Kinh tế chính trị học Mác – Lênin. Kỹ năng phân tích đánh giá, phản biện, hoạch định, tư vấn chính sách

và giải quyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam của các chủ thể kinh tế.

- Về tư tưởng: Củng cố, xây dựng niềm tin khoa học, lập trường giai cấp công nhân

đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước trên cơ sở xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế trong thời đại ngày nay.

Nhận thức đúng đắn vai trò của chủ nghĩa tư bản trong tiến trình phát triển của lịch sử, từ đó cũng cố niềm tin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nhận thức sâu sắc hơn về các quy luật phát triển kinh tế thị trường, củng cố và khắc sâu niềm tin vào đường lối, chính sách phát triển kinh tế trong TKQĐ lên CNXH của Đảng và Nhà nước ta.

Nhận thức đúng đắn quá trình xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam nhằm quán triệt các quan điểm đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về về sở hữu, về CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, chủ động sáng tạo trong hoạch định và tổ chức thực thi chính sách.

3

Page 6: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

PHẦN II: CÁC CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC

I. Chuyên đề 1:1. Tên bài giảng: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN 2. Sô tiết lên lơp: 5 tiết3. Mục tiêu: Bài giảng này se cung cấp cho học viên:

Về kiến thức: Lý luận về sự hình thành, phát triển, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, vai trò và chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lênin. Trên cơ sở đó, học viên hiểu được mối liên hệ giữa kinh tế chính trị Mác-Lênin với dòng chảy tư tưởng kinh tế nhân loại.

Về kỹ năng: Năng lực phân tích, tổng kết thực tiển, tiếp thu sáng tạo lý luận kinh tế chính trị và vận dụng tri thức kinh tế chính trị để giải quyết các quan hệ kinh tế trong lãnh đạo quản trị quốc gia/địa phương/ngành.

Về tư tưởng: Thông qua nhận thức sâu sắc về đối tượng nghiên cứu của môn học, học viên khẳng định được vị trí của khoa học Kinh tế chính trị Mác-Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như ý nghĩa của môn học đối với việc nâng cao khả năng tư duy, tầm nhìn chiến lược trong hoạt động của đội ngữ cán bộ lãnh đạo quản lý đang tham gia quản trị quốc gia.

4

Page 7: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Sau khi kết thuc bài giảng này, học viên có thê đat đươc:

Đánh giá người họcYêu câu đánh giá Hinh thưc đánh giá

Về kiến thưc:- Luận giải được sự hình thành và phát triển của KTCT Mác – Lênin.- Phân tích được đối tượng, chức năng của KTCT Mác – Lênin.- Phân tích được các phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác – Lênin.- Vận dụng đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta.- Vận dụng được các quy luật kinh tế trong hoạch định các chính sách kinh tế.

- Phân tích, luận giải rõ được tính vượt trội trong đối tượng, phương pháp của kinh tế chính trị Mác-Lênin so với các trường phái tước đó để thấy được những đóng góp của Mác, Lênin cho kinh tế chính trị học, - Phân tích, đánh giá việc vận dụng đối tượng nghiên của cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta.- Phân tích, đánh giá việc vận dụng các quy luật kinh tế trong hoạch định các chính sách kinh tế ở nước ta.

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp theo nhóm.

Về kỹ năng:- Vận dụng đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta.- Phân tích đánh giá được thực trạng vận dụng các quy luật kinh tế trong hoạch định các chính

- Kỹ năn vận dụng đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta.- Kỹ năng vận dụng các quy luật kinh tế trong hoạch định các chính sách kinh tế theo tiếp cận của kinh tế chính trị học Mác –

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp nhóm.

5

Page 8: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

sách kinh tế dưới cách tiếp cận của kinh tế chính trị học Mác – Lênin.- Phân tích, tổng kết được thực tiễn, tiếp thu sáng tạo lý luận kinh tế chính trị và vận dụng tri thức kinh tế chính trị để giải quyết các quan hệ kinh tế trong lãnh đạo quản trị quốc gia/địa phương/ngành

Lênin.

Về tư tưởng:Tin tưởng vào tính khoa học, cách mạng của kinh tế chính trị học Mác-Lênin, vào nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhận thức sâu sắc về tính khoa học, cách mạng của kinh tế chính trị học Mác-Lênin và nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp nhóm.

6

Page 9: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

5. Nội dung chi tiết và hinh thưc tô chưc day họcNội dung chi tiết Hinh thưc tô chưc day học Câu hoi đánh giá quá trinh

1. KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN TRONG NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM1.1. Sự hinh thành và phát triên của kinh tế chính trị Mác-Lênin- Khái niệm kinh tế chính trị- Cơ sở hình thành của Kinh tế chính trị Mác-Lênin+ Bối cảnh lịch sử+ Cơ sở lý luận - Khái quát các giai đoạn hình thành và phát triển của Kinh tế chính trị Mác- Lênin+ Giai đoạn C.Mác, Ph.Ăngghen: những nội dung cơ bản và thành tựu chủ yếu+ Giai đoạn V.I.Lênin: những nội dung cơ bản và thành tựu chủ yếu

* Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề: - Phân tích khái niệm kinh tế chính trị.- Phân tích cơ sở hình thành của Kinh tế chính trị (Bối cảnh lịch sử; Cơ sở lý luận)+ Chủ nghĩa trọng thương + Chủ nghĩa Trọng nông + Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

- Học viên tự đọc các giai đoạn hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác – Lênin, gồm: Giai đoạn C. Mác và Ăngghen; Giai đoạn của Lênin; Giai đoạn sau Lênin đến nay. Mỗi giai đoạn cần nắm được: nội dung cơ bản và thành tựu chủ yếu. Giảng viên neo chốt kiến thức.

Câu hoi trước giờ lên lớp:1. Trình bày sự hình thành và phát triển của KTCT Mác – Lênin.2. Trình bày đối tượng nghiên cứu kinh tế chính trị của các trường phái trước Mác. 3 Trình bày đối tượng, phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác – Lênin.4. Trình bầy quy luật kinh tế và chính sách kinh tế.

Câu hoi trong giờ lên lớp:Câu 1: Phân tích được sự hình thành

7

Page 10: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

+ Giai đoạn từ sau V.I.Lênin đến nay: những nội dung cơ bản và thành tựu chủ yếu- Kinh tế chính trị Mác - Lênin là cuộc cách mạng trong lịch sử nhận thức về kinh tế+ Cuộc cách mạng trong nhận thức về kinh tế chính trị của Mác – Ăngghen + Sự bổ sung phát triển KTCT mang tính cách mạng của Lênin1.2. Vị trí, vai trò của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam- Nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và các yếu tố cấu thành+ Nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam+ Các bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam- Vị trí của kinh tế chính trị Mác –

- Phân tích, luận giải KTCT Mác - Lênin là cuộc cách mạng trong lịch sử nhận thức về kinh tế+ Cuộc cách mạng trong nhận thức về kinh tế chính trị của Mác – Ănghen+ Sự bổ sung phát triển KTCT mang tính cách mạng của Lênin- Phân tích vị trí, vai trò của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam+ Phân tích nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và các yếu tố cấu thành+ Phân tích các bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam- Phân tích vị trí của kinh tế chính trị Mác

và phát triển của KTCT Mác – Lênin.- Phân tích làm rõ được đối tượng của KTCT Mác – Lênin.Câu 2: Phân tích được các phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác – Lênin.Câu 3: So sánh được đối tượng nghiên cứu kinh tế chính trị của các trường phái trước Mác với đối tượng nghiên cứu KTCT Mác – Lênin để thấy được được những đóng góp của Mác - Lênin.

Câu hoi sau giờ lên lớp Câu 1: Vận dụng đối tượng nghiên của cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin

8

Page 11: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam+ Tạo nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam+ Tạo nền tảng cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam- Vai trò của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam+ Góp phần làm sáng tỏ bản chất các vấn đề kinh tế chính trị+ Góp phần làm mới tư duy trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và đổi mới tư duy phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN2.1. Đôi tương nghiên cưu của kinh tế chính trị Mác-Lênin

– Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam+ Vị trí tạo nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam+ Vị trí tạo nền tảng cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam- Phân tích, luận giải vai trò của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam+ Góp phần làm sáng tỏ bản chất các vấn đề kinh tế chính trị+ Góp phần làm mới tư duy trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và đổi mới tư duy phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập- Tự học: Học viên tự học mục (Từ mục 2.1.1. Các quan điểm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị trước C.Mác đến mục 2.1.5. Quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam về đối tượng

và quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta.Câu 2: Phân tích, đánh giá cơ chế vận dụng các quy luật kinh tế trong hoạch định các chính sách kinh tế.

9

Page 12: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

- Các quan điểm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị trước C.Mác- Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị- Quan điểm của V.I.Lênin về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị- Quan điểm của các nhà kinh tế Liên xô trước đây về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin- Quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin- Tổng hợp các quan điểm và xác định đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin: mặt xã hội của quá trình tái sản xuất xã hội:+ Theo nghĩa hẹp: KTCT nghiên cứu QHSX của một phương thức sản xuất nhất định nhằm vạch rõ bản chất và

nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin)* Thảo luận nhóm: Phân tích làm rõ đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin và vận dụng đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta.+ Các nhóm trình bày, trao đổi, phản biện+ Giang viên hệ thống và neo chốt nội dung

10

Page 13: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

xu hướng vận động của phương thức sản xuất đó.+ Theo nghĩa rộng: KTCT nghiên cứu QHSX của các phương thức sản xuất nhằm vạch rõ các quy luật chi phối sự sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng của cải xã hội trong xã hội loài người.(i). KTCT không nghiên cứu QHSX một cách biệt lập tách rời, mà trong mối quan hệ biện chứng với LLSX và kiến trúc thượng tầng.(ii). KTCT nghiên cứu cả 3 mặt của QHSX (quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối) thể hiện trong cả 4 khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng).(iii). KTCT nghiên cứu QHSX không dừng lại ở việc mô tả vẻ bề ngoài, mà đi sâu nghiên cứu các mối quan hệ

11

Page 14: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

bản chất, bền vững và xu hướng vận động của QHSX, tức là nghiên cứu các qui luật kinh tế và cơ chế vận hành của nền kinh tế.2.2. Phương pháp nghiên cưu của kinh tế chính trị Mác-Lênin- Phương pháp luận của kinh tế chính trị Mác – Lênin: phép biện chứng duy vật và cách tiếp cận hệ thống- Các phương pháp nghiên cứu chung: kết hợp tổng hợp và phân tích; quy nạp và diễn dịch, so sánh, thống kê, mô hình hóa…- Phương pháp nghiên cứu đặc thù: Trừu tượng hóa khoa học, logic kết hợp với lịch sử3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN- Kinh tế chính trị về phương thưc sản xuất tư bản chủ nghĩa+ Kinh tế chính trị về chủ nghĩa tư

- Tự học: Học viên tự học phương pháp biện chứng duy vật và tiếp cận hệ thống; các phương pháp nghiên cứu chung * Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề:- Phân tích, làm rõ khái niệm- Yêu cầu của Trừu tượng hóa khao học* Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề: - Phân tích làm rõ kinh tế chính trị về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa+ Kinh tế chính trị giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh+ Kinh tế chính trị giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền- Phân tích làm rõ kinh tế chính trị về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản- Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế,

12

Page 15: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

bản tự do cạnh tranh+ Kinh tế chính trị về chủ nghĩa tư bản độc quyền- Kinh tế chính trị về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản- Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế, quan hệ lợi ích- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức4. KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN TRONG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ QUỐC GIA4.1. Góp phân củng cô lập trường tư tưởng chính trị, mở rộng tư duy chiến lươc của cán bộ lãnh đao quản lý trong việc giải quyết các quan hệ kinh tế liên tục phát sinh trong thực tiễn lãnh đao quản lý đất nươc

quan hệ lợi ích- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

- Thảo luận nhóm: Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong lãnh đạo quản lý quốc gia+ Các nhóm trình bày, trao đổi, phản biện+ Giang viên hệ thống và neo chốt nội dung

13

Page 16: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

- Củng cố lập trường tư tưởng chính trị của đội ngũ lãnh đạo quản lý- Hình thành và phát triển tư duy chiến lược cho đội ngũ lãnh đạo quản lý4.2. Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng tâm nhin, đường lôi phát triên kinh tế - xã hội của đất nươc cho đội ngũ cán bộ lãnh đao, quản lý trung cao cấp trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam- Cung cấp cơ sở khoa học trong việc xây dựng tầm nhìn, đường lối phát triển kinh tế cho cán bộ lãnh đạo quản lý trung cao cấp- Cung cấp cơ sở khoa học về các quy luật kinh tế trong điều tiết các mối quan hệ kinh tế4.3. Cung cấp phương pháp luận khoa học cho việc thực hiện xây dựng các chính sách kinh tế đôi nội

14

Page 17: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

cũng như hội nhập quôc tế của Việt Nam trong bôi cảnh thế giơi luôn thay đôi- Cung cấp phương pháp luận cho việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích- Vận dụng sáng tạo phương pháp luận về giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản trong quá trình giành giữ chính quyền- Vận dụng phương pháp luận trong quá trình đổi mới phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập

6. Tài liệu học tập (Phù hợp với mục tiêu, chuân đầu ra, nội dung bài giảng/chuyên đề và ghi rõ chương/mục/trang cần đọc) 6.1. Tài liệu phải đọc:

(1) Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Tập 2: Kinh tế chính trị Học Mác – Lênin, NXB Lý luận Chính trị, H.2018 Bài 1: Trang 11-48 ;(2) Khoa Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị khu vực I, Kinh tế học Chính trị Mác - Lê Nin, tập I: Về phương thức sản xuất TBCN, NXB Thông tin & Truyền thông, H. 2016; Chương I: Trang 5-32;(3) C.Mác – Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, H.1995, Tập 19, 23, 25, 26.

6.2. Tài liệu nên đọc:

15

Page 18: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

(1) V.I Lênin, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, H. 2005, Tập 30, 36, 38, 39, 41, 43, 44, 45; (2) Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền & Nguyễn Viết Thông, 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2015; (3) Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền & Nguyễn Viết Thông, Một số vấn đề lý luận – thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, H.2016.7. Yêu câu vơi học viên (Nêu rõ các hoạt động người học phải thực hiện phù hợp với chuân đầu ra, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và yêu cầu đánh giá của bài giảng đã tuyên bố).- Chuẩn bị nội dung thảo luận: Thảo luận nhóm theo nội dung thảo luận; Trình bày kết quả vào phiếu nhóm; Trưởng nhóm đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc nhóm.- Chuẩn bị nội dung tự học: Đọc trước các nội dung theo yêu cầu của giảng viên trong tài liệu đã được cung cấp- Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5: + Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trước giờ lên lớp theo chuẩn đầu ra: Nhớ/hiểu được các nội dung câu hỏi.+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trong giờ lên lớp: Hiểu/áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá được các nội dung câu hỏi.+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi sau giờ lên lớp: Áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá được các nội dung câu hỏi.- Đọc tài liệu theo hướng dẫn: Đọc các nội dung trong các tài liệu đã hướng dẫn để phục vụ cho việc tham gia thảo luận.- Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

16

Page 19: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

II. Chuyên đề 2:1. Tên chuyên đề: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẠNG DƯ CỦA C.MÁC VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI2. Sô tiết trên lơp:10 tiết3. Mục tiêu:

Chuyên đề này se cung cấp cho học viên:Về kiến thức: Giúp học viên hiểu được một cách chỉnh thể nội dung học thuyết giá trị thặng dư – “hòn đá tảng” của

chủ nghĩa Mác và ý nghĩa thời đại của học thuyết này.Về kỹ năng: Giúp học viên xây dựng được kỹ năng tư duy, phương pháp luận khoa học trong việc lý giải bản chất

của các quan hệ kinh tế nảy sinh trong bối cảnh thế giới cũng như trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Về tư tưởng: Giúp học viên xác lập niềm tin vào nền tảng tư tưởng của Đảng và con đường phát triển của đất nước

trong bối cảnh ngày nay.4. Chuẩn đâu ra và đánh giá người học

Chuẩn đâu ra(Sau khi kết thuc bài giảng/chuyên đề này, học viên có thê đat đươc)

Đánh giá người học

Yêu câu đánh giáHinh thưc đánh

giáVề kiến thức:- Hiểu được các phạm trù cơ bản trong Học thuyết giá trị (hàng hóa; giá trị của hàng hóa; lao động cụ thể, lao động trừu tượng; lượng giá trị hàng hóa) và Học thuyết Giá trị thặng dư của C.Mác - hàng hóa sức lao động, giá trị thặng dư, tư bản bất biến, tư bản khả biến, m’, M, P, Z, R, tích lũy tư bản.- Phân tích được nội dung yêu cầu, hình thức biểu hiện và tác động của quy

Hiểu được một cách chỉnh thể nội dung học thuyết giá trị thặng dư – “hòn đá tảng” của chủ nghĩa Mác và ý nghĩa thời

- Thi viết tự luận- Thi vấn đáp- Thi vấn đáp nhóm

17

Page 20: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

luật giá trị đối với sự phát triển sản xuất hàng hóa.- Vận dụng được hai phương phương pháp sản xuất giá trị thặng dư để tạo ra giá trị tăng thêm trong nền kinh tế;- Vận dụng được lý luận về tích lũy tư bản (tích tụ và tập trung tư bản) vào việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực;- Vận dụng được lý luận về giá trị thặng siêu ngạch trong việc thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh;- Vận dụng được lý luận về các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trong việc tạo gia giá trị tăng ở các lĩnh vực thương nghiệp, tín dụng, ngân hàng và nông nghiệp.

đại của học thuyết này.

- Về kỹ năng:- Xây dựng được kỹ năng tư duy, phương pháp luận khoa học trong việc lý giải bản chất của các quan hệ kinh tế nảy sinh trong bối cảnh thế giới cũng như trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.- Vận dụng các nguyên lý kinh tế cơ bản trong Học thuyết Giá trị, Học thuyết giá trị thặng dư của Mác vào thực tiễn nhằm phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam ngành/địa phương nơi học viên công tác.hiện nay.

- Thành thạo trong việc nhận diện, đánh giá, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước/ /ngành/địa phương nơi học viên công tác;

- Về tư tưởng:- Nhận thức được sâu sắc hơn về tính quy luật phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường của nền sản xuất xã hội;- Củng cố và khắc sâu được niềm tin vào đường lối, chính sách phát triển

- Tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây

18

Page 21: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

kinh tế trong TKQĐ lên CNXH của Đảng và Nhà nước ta.dựng và phát triển kinh tế hiện nay.

5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học

Nội dung chi tiếtHinh thưc tô chưc

day họcCâu hoi đánh giá quá trinh

1. LÝ LUẬN GIÁ TRỊ - CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TIẾP CẬN HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC1.1. Hàng hóa và giá trị của hàng hóa- Hàng hóa- Giá trị của hàng hóa1.2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa- Lao động cụ thể- Lao động trừu tượng1.3. Các nhân tô ảnh hưởng tơi lương giá trị của hàng hóa- Sức sản xuất của lao động- Cường độ lao động- Tính chất giản đơn hay phức tạp của lao động1.4. Quy luật giá trị

- Thuyết trình- Phát vấn- Neo chốt vấn đề- Thảo luận nhóm

Câu hoi trươc giờ lên lơp:1. Hàng hóa là gì? Hai thuộc tính của hàng hóa? Vì sao H có 2 thuộc tính?2. Phân tích nguồn gốc, bản chất của giá trị hàng hóa.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Ý nghĩa thực tiễn.4. Nội dung, yêu cầu, hình thức biểu hiện của quy luật giá trị và ý nghĩa nghiên cứu.5. So sánh hàng hóa sức lao động với hàng hóa thông thường.6. Luận giải nguồn gốc, bản chất iá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.

19

Page 22: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

Nội dung chi tiếtHinh thưc tô chưc

day họcCâu hoi đánh giá quá trinh

- Nội dung quy luật giá trị- Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị- Tác động của Qui luật giá trị2. NỘI DUNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC2.1. Nguồn gôc và bản chất của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa2.1.1. Hàng hóa sức lao động và sự tạo ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.2.1.2. Tỷ suất và khối lượng gá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa2.2. Hai phương pháp sản xuất giá trị thăng dư trong tư bản chủ nghĩa2.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối2.2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối2.3. Các hinh thái biêu hiện của giá trị thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận- Sự biểu hiện ra bên ngoài của lợi nhuận dưới các hình

7. Quy luật phổ biến của tích lũy tư bản? Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản? Ý nghĩa thực tiễn trong quá trình CNH, HĐH.8. Phân biệt giá trị thặng dư với lợi nhuận, và tỷ suất giá trị thặng dư với tỉ suất lợi nhuận. 9. Biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản. Giải thích xu hướng vận động tất yếu của chủ nghĩa tư bản.Câu hoi trong giờ lên lơp:10. Phân tích điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa? Vận dụng vào thực tiễn phát triển thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.11. Phân tích 2 phương pháp sản xuất gía trị thặng dư. Vận dụng vào phát triển kinh tế ngành/ địa phương hiện

20

Page 23: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

Nội dung chi tiếtHinh thưc tô chưc

day họcCâu hoi đánh giá quá trinh

thức cụ thể như lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô2.4. Quá trinh tích lũy tư bản 2.4.1. Bản chất của tích lũy tư bản2.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy của tư bản2.4.3. Quy luật phổ biến của tích lũy tư bản2.5. Quy luật giá trị thặng dư – Quy luật kinh tế tuyệt đôi của chủ nghĩa tư bản- Nội dung, bẩn chất của qui luật- Tác động của qui luật3. Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC3.1. Học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở khoa học cho việc luận giải tính chất lịch sử của phương thưc sản xuất tư bản chủ nghĩa3.2. Học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở khoa học vững chắc trong thời đai ngày nay khi khẳng định nguồn gôc sự giàu có là từ tăng năng suất lao động3.3. Học thuyết giá trị thặng dư là cơ sở khoa học cho

nay.12. Lý giải tại sao giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.13. Giải thích Qui luật giá trị thặng dư – qui luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản?Câu hoi sau giờ lên lơp:14. Luận giải, làm rõ nội hàm phạm trù “bóc lột” trong bối cảnh hiện nay và lý luận về bần cùng hóa của Mác trong thế giới hiện đại?15. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận địa tô của Marx trong thực tiễn ở nước ta hiện nay.16. Ý nghĩa của học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư của Marx.

21

Page 24: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

Nội dung chi tiếtHinh thưc tô chưc

day họcCâu hoi đánh giá quá trinh

việc nhận thưc và phát triên kinh tế thị trường hiện đai

6. Tài liệu học tập (Phù hợp với mục tiêu, chuân đầu ra, nội dung bài giảng/chuyên đề và ghi rõ chương/mục/trang cần đọc)

6.1. Tai liêu phai đọc (1). Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin, Nxb. Lý luận chính trị, H. 2018. (2). Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (3). Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

6.2. Tai liêu cần đọc(1). C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia,H.2002, t.23, tr. 16, 61, 63, 65, 70, 72, 119, 158, 215,

221, 222, 249, 250, 253, 294, 295, 297, 298, 312, 313, 314, 467, 468, 817, 818,851, 880, 881, 882.(2). C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1994, t.25 (phần 1), tr.320, 352, 357, 358, 364.(3). C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1995, t.26 (phần I), tr.215-217,583, 585, 521-522.

(4). Khoa Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị Khu vực I, Kinh tế học Chính trị Mác - Lê Nin, tập I: Phương thức sản xuất TBCN, NXB Chính trị quốc gia, H. 2001.

22

Page 25: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

7. Yêu câu vơi học viên (Nêu rõ các hoạt động người học phải thực hiện phù hợp với chuân đầu ra, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và yêu cầu đánh giá của bài giảng đã tuyên bố).

- Chuẩn bị nội dung thảo luận: Thảo luận nhóm theo nội dung thảo luận; Trình bày kết quả vào phiếu nhóm; Trưởng nhóm đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc nhóm.- Chuẩn bị nội dung tự học: Đọc trước các nội dung theo yêu cầu của giảng viên trong tài liệu đã được cung cấp.- Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5:

+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trước giờ lên lớp theo chuẩn đầu ra: Nhớ/hiểu các nội dung câu hỏi.+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trong giờ lên lớp: Hiểu/áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá các nội dung

câu hỏi.+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi sau giờ lên lớp: Áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá

- Đọc tài liệu theo hướng dẫn: Đọc các nội dung trong các tài liệu đã hướng dẫn để phục vụ cho việc tham gia thảo luận. - Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

23

Page 26: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

III. Chuyên đề 3:1. Tên chuyên đề: LÝ LUẬN CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY2. Sô tiết trên lơp: 5 tiết3. Mục tiêu:

Chuyên đề này se cung cấp cho học viên:Về kiến thức: Giúp học viên hiểu một cách sâu sắc về bản chất của chủ nghĩa tư bản với những biểu hiện mới của

nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong bối cảnh hiện nay.Về kỹ năng: Giúp học viên xây dựng được tầm nhìn về sự phát triển của thế giới đương đại. Từ đó, học viên xây

dựng được phương pháp tư duy khoa học để giải quyết các quan hệ kinh tế trong hội nhập và con đường phát triển của Việt Nam hiện nay.

Về tư tưởng: Giúp học viên khắc phục những tư tưởng giáo điều, duy ý chí và không còn phù hợp với thực tiễn đang diễn ra. Củng cố niềm tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới và tương lai của chủ nghĩa xã hội.4. Chuẩn đâu ra và đánh giá người học

Chuẩn đâu ra(Sau khi kết thuc bài giảng/chuyên đề này, học viên có thê đat đươc)

Đánh giá người học

Yêu câu đánh giáHinh thưc đánh

giáVề kiến thức:- Diễn đạt được sự phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh lên giai đoạn độc quyền của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thông qua 2nội dung:

Hiểu một cách sâu sắc vể bản chất của chủ nghĩa tư bản ngày nay với những biểu hiện

Thi vấn đáp theo nhóm

24

Page 27: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

+ Hai trường phái lý luận đối lập trong Quốc tế II cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX;

+ Các nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền;+ Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

- Phân tích được nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước;- Phân tích được bản chất, những hình thức biểu hiện và địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước;- Phân tích được những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước;- Đánh giá được xu hướng lịch sử của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước;

rất mới của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong bối cảnh hiện nay

Về kỹ năng:- Vận dụng được kinh nghiệm trong áp dụng thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp của tổ chức độc quyền vào việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay;- Vận dụng được kinh nghiệm trong sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước tư sản trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay;- Nhận diện và tham mưu cho chính quyền các cấp hạn chế có hiệu quả sự chi phối chính sách của các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia.

Thành thạo phương pháp tư duy khoa học để giải quyết các quan hệ kinh tế trong hội nhập và con đường và phát triển của Việt Nam hiện nay

25

Page 28: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

Về tư tưởng:- Đóng góp vào quá trình bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin; con đường đi lên CNXH của Việt Nam;- Đấu tranh trước những quan điểm giáo điều, duy ý chí và không còn phù hợp với thực tiễn đang diễn ra ở các nước TBCN hiện nay.

Củng cố niềm tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới và tương lai của chủ nghĩa xã hội.

5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học

Nội dung chi tiếtHinh thưc tô chưc

day họcCâu hoi đánh giá quá trinh

1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

1.1. Sự phát triên từ chủ nghĩa tư bản tự do canh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền

- Cuộc luận chiến giữa Causky và Lênin về mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền

+ Theo Causky+ Theo Lênin- Đặc điểm của CNTBĐQ+ Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền+ Sự hợp nhất giữa tư bản công nghiệp với tư bản ngân

- Thuyết trình- Phát vấn- Neo chốt vấn đề

Câu hoi trươc giờ lên lơp:1. Bối cảnh lịch sử hình thành

chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?

26

Page 29: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

Nội dung chi tiếtHinh thưc tô chưc

day họcCâu hoi đánh giá quá trinh

hàng hình thành tư bản tài chính mà đứng đầu là các đầu sỏ tài chính

+ Xuất khẩu tư bản+ Các liên minh độc quyền phân chia thị trường thế giới+ Các cường quốc đế quốc phân chia lãnh thổ thế giới- Các loại hình độc quyền+ Độc quyền tư nhân+ Độc quyền nhóm+ Độc quyền nhà nước+ Độc quyền xuyên quốc gia1.2. Nguyên nhân hinh thành chủ nghĩa tư bản độc

quyền nhà nươc1.2.1 Do sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác

động của các tổ chức độc quyền1.2.2 Do sự gia tăng cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa

các tổ chức độc quyền về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và các lợi ích khác

1.2.3 Do áp lực ngày một tăng từ cuộc đấu tranh của những người lao động chống lại sự bóc lột của giới chủ tư

Câu hoi trong giờ lên lơp:1. Trình bày bối cảnh lịch sử và

nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?

2. Phân tích bản chất và những hình thức biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?

3. Phân tích những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?

4. Phân tích vai trò của chủ nghĩa tư bản trong tiến trình phát triển của lịch sử và xu hướng lịch sử của nó?

27

Page 30: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

Nội dung chi tiếtHinh thưc tô chưc

day họcCâu hoi đánh giá quá trinh

bản1.2.4 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế dẫn đến vai trò

ngày càng tăng của nhà nước tư sản trong quan hệ quốc tế đối ngoại

2. LÝ LUẬN CỦA V.I.LÊNIN VỀ BẢN CHẤT, HÌNH THỨC BIỂU HIỆN VÀ ĐỊA LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

2.1. Lý luận của V.I.Lênin về bản chất của CNTB độc quyền nhà nươc

- Quan niệm về CNTBĐQNN- Bản chất của CNTBĐQNN2.2. Lý luận của V.I.Lênin về các hinh thưc biêu hiện

của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nươc2.2.1. Mối quan hệ nhân sự giữa quan chức nhà nước và

các tổ chức tư bản độc quyền2.2.2. Sở hữu của nhà nước tư sản và vai trò của khu vực

kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

2.2.3. Điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản

- Thuyết trình- Phát vấn- Neo chốt vấn đề

Câu hoi sau giờ lên lơp1. Giải pháp nâng cao sức cạnh

tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thông qua kinh nghiệm áp dụng thành tựu các cuộc cách mạng công nghiệp của tổ chức độc quyền?

2. Giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở địa phương/ngành/lĩnh vực nơi các đồng chí công tác thông qua kinh nghiệm sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước tư sản?

3. Giải pháp hạn chế có hiệu quả sự chi phối chính sách của các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia?

28

Page 31: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

Nội dung chi tiếtHinh thưc tô chưc

day họcCâu hoi đánh giá quá trinh

2.2.4. Thực thi các chức năng xã hội của nhà nước tư sản2.3. Lý luận của V.I.Lênin về địa vị lịch sử của chủ

nghĩa tư bản độc quyền nhà nươc- CNTBĐQNN là sự chuân bị vật chất đầy đủ nhất cho

CNXH- Điều kiện tiền đề của CNTBĐQNN- CNTBĐQNN là ‘trước ngưỡng cửa’ của CNXH- CNXH là bước tiến tiếp liền sau chế độ độc quyền tư

bản nhà nước của nhà nước được áp dụng để phục vụ toàn thể nhân dân

- CNĐQ là giai đoạn tột cùng (hiện đại) của CNTB- CNTBĐQNN không thể có quá trình tự động chuyển

thành CNXH3. NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ

BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY

3.1. Những biêu hiện mơi về cơ chế quan hệ nhân sự 3.2. Những biêu hiện mơi về kinh tế nhà nươc3.3. Về chế độ sở hữu cô phân tư bản chủ nghĩa

- Thảo luận nhóm:Những biểu hiện mới của CNTBĐQNN trong thời đại ngày nay?- Neo chốt vấn đề

29

Page 32: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

Nội dung chi tiếtHinh thưc tô chưc

day họcCâu hoi đánh giá quá trinh

3.4. Về bảo hộ thị trường trong nươc và mở cửa thị trường nươc ngoài

4. XU HƯỚNG LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

4.1. Xu hương tiếp tục chuẩn bị những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội

4.2. Xu hương gia tăng sự phân hóa giàu-nghèo4.3. Xu hương bất lực trong xử lý khủng hoảng môi

trường toàn câu4.4. Xu hương tăng chi phí quân sự cho nền kinh tế

- Thảo luận nhóm:Xu hướng lịch sử của CNTBĐQNN?- Neo chốt vấn đề

6. Tài liệu học tập (Phù hợp với mục tiêu, chuân đầu ra, nội dung bài giảng/chuyên đề và ghi rõ chương/mục/trang cần đọc)

6.1. Tai liêu phai đọc:1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin,

Nxb. Lý luận chính trị, H. 2018, tr.102-146.2. V.I.Lênin, Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, Nxb. Chính trị quốc gia,H.2005, tr.383-541.6.2. Tài liệu nên đọc1. Nguyễn Khắc Thân, Tập bài giảng về Chủ nghĩa tư bản hiện đại, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002.

30

Page 33: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

2. Khoa Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị Khu vực I, Kinh tế học Chính trị Mác - Lê Nin, tập I: Phương thức sản xuất TBCN, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2001.

2. V.I.Lênin, Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.1975.7. Yêu câu vơi học viên (Nêu rõ các hoạt động người học phải thực hiện phù hợp với chuân đầu ra, nội dung, hình

thức tổ chức dạy học và yêu cầu đánh giá của bài giảng đã tuyên bố).- Chuẩn bị nội dung thảo luận: Thảo luận nhóm theo nội dung thảo luận; Trình bày kết quả vào phiếu nhóm; Trưởng nhóm đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc nhóm.- Chuẩn bị nội dung tự học: Đọc trước các nội dung theo yêu cầu của giảng viên trong tài liệu đã được cung cấp.- Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5: + Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trước giờ lên lớp theo chuẩn đầu ra: Nhớ/hiểu các nội dung câu hỏi.+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trong giờ lên lớp: Hiểu/áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá các nội dung câu hỏi.+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi sau giờ lên lớp: Áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá- Đọc tài liệu theo hướng dẫn: Đọc các nội dung trong các tài liệu đã hướng dẫn để phục vụ cho việc tham gia thảo luận.- Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

31

Page 34: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

IV. Chuyên đề 4:1. Tên bài giảng: SỞ HỮU VÀ QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM2. Sô tiết lên lơp: 5 tiết3. Mục tiêu: Bài giảng này se cung cấp cho học viên: - Về kiến thức: Giúp học viên cập nhật tri thức mới về thể chế sở hữu và quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, góp phần củng cố tri thức lý luận, phương pháp tư duy và tầm nhìn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý khi giải quyết các vấn đề liên quan đến vấn đề sở hữu và quan hệ lợi ích trong thực tiễn quản trị quốc gia.- Về kỹ năng: Giúp học viên xây dựng được kỹ năng vận dụng tổng hợp lý luận về thể chế sở hữu và quan hệ lợi ích để giải quyết các quan hệ lợi ích thực tế đang diễn ra trong đời sống xã hội.- Về tư tưởng: Giúp người học củng cố niềm tin khoa học vào các chủ trương mới của Đảng và con đường phát triển của đất nước trong bối cảnh mới.

32

Page 35: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học

Sau khi kết thuc bài giảng này, học viên có thê đat đươc

Đánh giá người họcYêu câu đánh giá Hinh thưc đánh giá

Về kiến thưc:- Phân biệt được khái niệm chiếm hữu và sở hữu. Phân tích được nội dung kinh tế, nội dung pháp lý của sở hữu. - Phân tích được vị trí, vai trò và cơ cấu của sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CHXH ở Việt Nam. - Phân tích vai trò và đặc trưng thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.- Phân tích nội dung, yêu cầu và nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.- Phân tích các loại hình và đặc trưng của quan hệ lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.- Phân tích được nguyên tắc và phương thức đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích chủ yếu

- Khả năng phân tích vận dụng lý luận vào đánh giá thực trạng vấn đề sở hữu và thể chế sở hữu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế sở hữu, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.- Khả năng phân tích vận dụng lý luận vào đánh giá thực trạng vấn đề quan hệ lợi ích và đề xuất các giải pháp đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp theo nhóm.

33

Page 36: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam.- Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện thể chế sở hữu trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam.- Đề xuất được các giải pháp đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam.Về kỹ năng:- Khuyến nghị các giải pháp và điều kiện hoàn thiện thể chế sở hữu và đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

Thành thạo kỹ năng phân tích, vận dụng lý luận vào đánh giá, đề xuất định hướng, giải pháp cho các vấn đề thực tiễn này sinh về thể chế sở hữu và quan hệ lợi ích trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp theo nhóm

Về tư tưởng:- Củng cố niềm tin cho người học đối với quá trình đổi mới xay dựng và hoàn thiện thể chế sở hữu và quan hệ lợi ích trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam.

Trung thành với đường lối đổi mới của Đảng ta trong quá trình hoàn thiện thể chế sở hữu và quan hệ lợi ích trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp theo nhóm.

34

Page 37: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

5. Nội dung chi tiết và hinh thưc tô chưc day họcNội dung chi tiết Hinh thưc tô chưc day học Câu hoi đánh giá quá trinh

1. SỞ HỮU VÀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỀ SỞ HỮU TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM1.1. Khái quát về thời kỳ quá độ và nhiệm vụ kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam1.1.1. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam trong dòng chay lịch sử của nhân loại1.1.2. Nhiêm vụ kinh tế cơ ban của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam1.2. Thê chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam1.2.1. Khái quát về sở hữu- Khái niệm về quan hệ sở hữu- Phân biệt khái niệm sở hữu và chiếm

- Tự học: Học viên tự học mục (1.1. Khái quát về thời kỳ quá độ và nhiệm vụ kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam)

- Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề: + Phân biệt khái niệm sở hữu và chiếm hữu;+ Phân tích chủ thể, đối tượng và trình độ của sở hữu;+ Phân tích làm rõ nội dung pháp lý và nội

Câu hoi trước giờ lên lớp:1. Trình bày khái niệm chiếm hữu và sở hữu. Trình bày nội dung kinh tế, nội dung pháp lý của sở hữu. 2. Nêu vai trò và vị trí của sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CHXH ở Việt Nam. Phân tích cơ cấu của sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.3. Nêu vai trò và đặc trưng thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.4. Trình bày nội dung, yêu cầu và nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.5. Nêu các loại hình và đặc trưng của quan hệ lợi ích trong

35

Page 38: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

hữu- Các góc độ nhận thức và vận dụng khác nhau về quan hệ sở hữu+ Chủ thể sở hữu+ Đối tượng sở hữu+ Nội dung pháp lý của sở hữu+ Nội dung kinh tế của sở hữu+ Trình độ của sở hữu- Những luận điểm cơ bản về vấn đề sở hữu theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin + Vị trí của sở hữu+ Vai trò của sở hữu- Cơ cấu sở hữu trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta1.2.2. Thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam- Thể chế và thể chế sở hữu

- Vai trò của thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

dung kinh tế của sở hữu. Cơ cấu của sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam;+ Phân tích vị trí, vai trò và cơ cấu của sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

- Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề:+ Phân tích khái niệm thể chế sở hữu và vai trò của thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.- Tự học: Học viên tự học mục (Đặc trưng thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.6. Trình bày nguyên tắc và phương thức đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích chủ yếu trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam.

Câu hoi trong giờ lên lớp:1. Phân biệt khái niệm sở hữu và chiếm hữu. Phân tích nội dung kinh tế, nội dung pháp lý

36

Page 39: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

- Đặc trưng thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam1.3. Hoàn thiện thê chế về sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam1.3.1. Nội dung hoan thiên thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam- Hoàn thiện hệ thống nguyên tắc điều chỉnh mang tính môi trường (“luật chơi”) liên quan tới sở hữu.- Hoàn thiện hệ thống quy định mang tính phương thức để các chủ thể sở hữu thực hiện hành vi của mình (“cách chơi”) đối với quyền sở hữu.- Hoàn thiện về cơ cấu, về loại hình, các quy định về chức năng, vị trí, vai trò của các chủ thể tham gia (“người chơi”) trong lĩnh vực sở hữu.1.3.2. Yêu cầu về hoan thiên thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ

xã hội ở Việt Nam)

- Thảo luận nhóm: Hoàn thiện thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam- Các nhóm trình bày, trao đổi, phản biện- Giảng viên hệ thống và neo chốt nội dung

của sở hữu. 2. Phân tích vai trò và đặc trưng thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.3. Phân tích nội dung, yêu cầu và nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.4. Phân tích các loại hình và đặc trưng của quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.5. Phân tích nguyên tắc và phương thức đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích chủ yếu trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam.Câu hoi sau giờ lên lớp 1. Vận dụng lý luận về vai trò thể chế sở hữu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế sở hữu

37

Page 40: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

nghĩa xã hội ở Viêt NamMột là, yêu cầu về giải phóng sức sản xuất, trước hết là giải phóng mọi nguồn lực của xã hội để thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng suất lao động xã hội.Hai là, yêu cầu về đảm bảo tính đa dạng một cách lâu dài của các hình thức sở hữu.Ba là, yêu cầu về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các chủ thể sở hữu, nhất là chủ thể nhà nước.Bốn là, yêu cầu về góp phần giải quyết tốt mối quan hệ kết hợp giữa tăng trưởng đi đôi thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng thúc đẩy lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Năm là, yêu cầu về sự kết nối thể chế sở hữu của Việt Nam với thể chế sở hữu của các đối tác kinh tế, thương mại và thể chế kinh tế khu vực, quốc tế.

trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam.2. Phân tích những nhiệm vụ chủ yếu tiếp tục hoàn thiện thể chế sở hữu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.3. Vận dụng lý luận về nguyên tắc và phương thức đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong TKQĐ lên CNXH, đề xuất các giải pháp đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam.4. Vận dụng lý luận về nguyên tắc và phương thức đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong TKQĐ lên CNXH, đề xuất các giải pháp đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong TKQĐ lên

38

Page 41: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

1.3.3. Những nhiêm vụ chủ yếu tiếp tục hoan thiên thể chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Viêt NamThứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế quyền tài sản của công dân và doanh nghiệp.Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế sở hữu tài sản của nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện thể chế sử dụng đất đai và các loại tài nguyên khác.Thứ tư, về hoàn thiện thể chế đối với sở hữu trí tuệ.2. QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM2.1. Các loai hinh và đặc trưng của quan hệ lơi ích trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam2.1.1. Khái quát về lợi ích kinh tế 2.1.2. Quan hê lợi ích kinh tế

- Tự học: Học viên tự học mục (2.1. Các loại hình và đặc trưng của quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam)- Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề:+ Phân tích vai trò của việc đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

CNXH ở Việt Nam.

39

Page 42: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

2.1.3. Các loại hinh quan hê lợi ích kinh tế cơ ban trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam2.1.4. Đặc trưng của quan hê lợi ích trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam2.2. Đảm bảo hài hoà quan hệ lơi ích trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam- Vai trò của việc bảm đảm hài hòa quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam+ Tạo động lực thúc đẩy sáng tạo của người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.+ Góp phần bảo đảm bền vững chế độ chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, góp phần củng cố quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và thế giới.- Nguyên tắc cơ bản trong bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ

- Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề:+ Phân tích nguyên tắc cơ bản trong đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam- Thảo luận nhóm: Phương thức đảm bảo hài hòa lợi ích chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam- Các nhóm trình bày, trao đổi, phản biện- Giảng viên hệ thống và neo chốt nội dung

40

Page 43: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam+ Nguyên tắc chung: + Nguyên tắc cụ thể:- Phương thức đảm bảo hài hòa lợi ích chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam+ Xác lập rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể kinh tế trong xã hội, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí trong khu vực nhà nước+ Minh bạch hóa và thực hiện trách nhiệm giải trình trong quản trị phát triển quốc gia+ Không ngừng hoàn thiện các thể chế kinh tế, trọng tâm là thể chế sở hữu theo chuẩn mực phát triển của thế giới+ Phát huy vai trò thị trường và tuân thủ các quy luật thị trường đồng thời phát huy đúng vai trò điều tiết của nhà nước pháp quyền xã hội chủ

41

Page 44: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

nghĩa trong xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế+ Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong giải quyết các quan hệ lợi ích kinh tế+ Sáng tạo, kiên định, kiên quyết trong quan hệ lợi ích kinh tế giữa Việt Nam và các đối tác trong tiến trình hội nhập quốc tế

6. Tài liệu học tập: (Phù hợp với mục tiêu, chuân đầu ra, nội dung bài giảng/chuyên đề và ghi rõ chương/mục/trang cần đọc) 6.1. Tài liệu phải đọc:

(1). Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Tập 2: Kinh tế chính trị Học Mác – Lênin, NXB Lý luận Chính trị, H.2018, tr.147-197;(2). Học viện Chính trị Khu vực I, Khoa Kinh tế chính trị học , Kinh tế học Chính trị Mác - Lê Nin, tập II: Những vấn đề Kinh tế chính trị trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam, Nxb Thông tin & Truyền thông, H. 2016, Tr.125-169.(3). Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, H. 2016.

6.2. Tài liệu nên đọc:(1) C.Mác – Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, H.1995, Tập 19, 23, 25, 26;(2). V.I Lênin, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, H. 2005, Tập 30, 36, 38, 39, 41, 43, 44, 45;

42

Page 45: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

(3). Nguyễn Cúc, Kim Văn Chính, Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, H. 2006.7. Yêu câu vơi học viên (Nêu rõ các hoạt động người học phải thực hiện phù hợp với chuân đầu ra, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và yêu cầu đánh giá của bài giảng đã tuyên bố).- Chuẩn bị nội dung thảo luận: Thảo luận nhóm theo nội dung thảo luận; Trình bày kết quả vào phiếu nhóm; Trưởng nhóm đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc nhóm.- Chuẩn bị nội dung tự học: Đọc trước các nội dung theo yêu cầu của giảng viên trong tài liệu đã được cung cấp- Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5: + Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trước giờ lên lớp theo chuẩn đầu ra: Nhớ/hiểu được các nội dung câu hỏi.+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trong giờ lên lớp: Hiểu/áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá được các nội dung câu hỏi.+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi sau giờ lên lớp: Áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá được các nội dung câu hỏi.- Đọc tài liệu theo hướng dẫn: Đọc các nội dung trong các tài liệu đã hướng dẫn để phục vụ cho việc tham gia thảo luận.- Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

43

Page 46: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

V. Chuyên đề 5:1. Tên bài giảng: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM2. Sô tiết lên lơp: 5 tiết3. Mục tiêu: Bài giảng này se cung cấp cho học viên:

Về kiến thức: Trang bị cho học viên hệ thống tri thức mới nhất về thể chế và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Về kỹ năng: Giúp học viên xây dụng kỹ năng sáng tạo trong tổ chức thực hiện khi tham gia lãnh đạo, quản lý, vận hành nền kinh tế - xã hội của đất nước để từng bước hiện thực hỏa mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Về tư tưởng: Giúp học viên quán triệt một cách sâu sắc đường lối của Đảng về hoàn thiện thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, củng cố niềm tin đối với quá trinh đổi mới và con đường phát triển đất nước trong bối cảnh mới.4. Chuẩn đâu ra và đánh giá người học: Sau khi kết thuc chuyên đề này, học viên

có thê đat đươc:Đánh giá người học

Yêu câu đánh giá Hinh thưc đánh giá

Về kiến thức:- Phân tích được khái niệm KTTT; điều kiện hình thành KTTT; logic phát triển KTTT; - Phân tích được các đặc điểm của KTTT cổ điển và hiện đại; So sánh được một số mô

- Hiểu, phân tích được cơ sở lý luận về kinh tế thị trường và KTTT định hướng XHCN và thực tiễn phát triển KTTT ở một số nước trên thế giới; Hiểu, phân tích, đánh giá được thực trạng xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam;

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp nhóm.

44

Page 47: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

hình KTTT trên thế giới (Mỹ, Đức; Nhật Bản; Trung quốc về mục tiêu, quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, cơ chế vận hành);- Phân tích được khái niệm, bản chất, mục tiêu, đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt nam;- Đánh giá được thực trạng phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; Phân tích được những cơ hội và thách thức đối với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay;- Phân tích được các điều kiện và đề xuất các giải pháp phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập;

- Phân tích, đánh giá và vận dụng lý luận và thực tiễn vào xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở địa phương phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và xu thế mới/mô hình mới về KTTT.

Về kỹ năng:Đề xuất được các khuyến nghị, giải pháp, lộ trình và điều kiện xây dựng và phát triển KT-XH ở địa phương/ngành phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

- Hình thành và thành thạo được kỹ năng phân tích, đánh giá và vận dụng lý luận vào phân tích đánh giá thực tiễn phát sinh trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam/ngành/địa phương nơi học viên công tác;

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp theo nhóm.

45

Page 48: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

- Hình thành và thành thạo được các kỹ năng phân tích, đánh giá và đề xuất được các khuyến nghị, giải pháp, lộ trình và điều kiện xây dựng và phát triển KT-XH ở địa phương/ngành phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Về tư tưởng:- Củng cố niềm tin cho người học đối với quá trình đổi mới xay dựng và hoàn thiện KTTT định hướng XHCN.

Tin tưởng vào đường lối, chính sách của đảng và nhà nước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp theo nhóm.

5. Nội dung chi tiết và hinh thưc tô chưc day học:Nội dung chi tiết Hinh thưc tô chưc day học Câu hoi đánh giá quá trinh

1. BẢN CHẤT CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI

- Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề: + Phân tích và lý giải được KTTT là giai đoạn và trình độ phát triển cao của

Câu hoi trước giờ lên lớp:1. Trình bày lý luận cơ bản về KTTT (khái niệm KTHH, KTTT; điều kiện

46

Page 49: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM1.1. Tính quy luật trong sự hinh thành, phát triên của kinh tế thị trường 1.1.1. Điều kiên hinh thanh KTTT1.1.2. Logic phát triển KTTT1.1.3. Các trinh độ phát triển KTTT1.1.4. Một số mô hinh KTTT trên thế giới.1.2. Bôi cảnh hinh thành và bản chất của kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩaở Việt Nam1.2.1. Bối canh hinh thanh mô hinh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa- Bối cảnh trong nước- Bối cảnh quốc tế1.2.2. Khái niêm va ban chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa- Khái niệm KTTT định hướng XHCN- Bản chất KTTT định hướng XHCN

kinh tế hàng hóa.+ Phân tích điều kiện hình thành KTTT+ Phân tích logic phát triển KTTT+ Phân tích các trình độ phát triển KTTT- Thảo luận nhóm: Mô hình kinh tế thị trường của một số quốc gia

- Tự học: Học viên tự học mục (1.2.1. Bối cảnh hình thành KTTT định hướng XHCN)

- Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề: + Phân tích khái niệm, bản chất KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

- Thảo luận nhóm: Phân tích, so sánh

hình thành KTTT; logic phát triển KTTT; các trình độ phát triển KTTT)2. Trình bày khái quát một số mô hình KTTT trên thế giới (Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc) về mục tiêu, quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, cơ chế vận hành).Câu hoi trong giờ lên lớp:1. Phân tích lý luận cơ bản về KTTT (khái niệm KTHH, KTTT; điều kiện hình thành KTTT; logic phát triển KTTT; các trình độ phát triển KTTT; đặc điểm KTTT nói chung và KTTT hiện đại)2. Phân tích khái niệm, bản chất KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.3. So sánh một số mô hình KTTT trên thế giới (Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc về mục tiêu, quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, cơ chế vận hành) với

47

Page 50: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

2. MỤC TIÊU VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM2.1. Mục tiêu xây dựng và phát triên nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩaở Việt Nam2.1.1. Mục tiêu tổng quát2.1.2. Mục tiêu cụ thể2.2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam2.2.1. Đặc trưng về sở hữu va thanh phần kinh tế2.2.2. Đặc trưng về cơ chế vận hanh2.2.3. Đặc trưng về phân phối3. ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM3.1. Điều kiện phát triên kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa

các đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN với Mô hình kinh tế thị trường của một số quốc gia trên thế giới về mục tiêu, quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, cơ chế vận hành)- Các nhóm trình bày, trao đổi, phản biện- Giảng viên hệ thống và neo chốt nội dung

- Tự học: Học viên tự học mục (3.1. Điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN)

KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam?Câu hoi sau giờ lên lớp 1. Phân tích mục tiêu, đặc trưng của KTTT định hướng XHCN. Đề xuất các giải pháp để phát triển KT-XH ở địa phương/ngành nơi học viên công tác phù hợp với KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.2. Phân tích bản chất KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp phát triển KT-XH ở địa phương/ngành nơi học viên công tác phù hợp với KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam3. Phân tích điều kiện hình thành và lô gic phát triển của KTTT hiện đại. Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển KTTT định hướng XHCN ở địa phương/ngành nơi đồng chí công tác.

48

Page 51: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

3.1.1. Điều kiên về kinh tế3.1.2. Điều kiên về chính trị - xã hội3.1.3. Điều kiên về khu vực va quốc tế3.2. Giải pháp phát triên kinh tế thị trường định hương xã hôi chủ nghĩa ở Việt Nam 3.2.1. Tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa3.2.2. Hoan thiên thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa3.2.3. Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường va các loại thị trường3.2.4. Chủ động va tích cực hội nhập kinh tế quốc tế3.2.5. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đang, hiêu qua quan lý của nha nước, đam bao quyền lam chủ của nhân dân

- Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề: + Phân tích giải pháp phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

4. Phân tích đặc điểm KTTT hiện đại. Đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong việc khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trườngở địa phương/ngành nơi đồng chí công tác.

6. Tài liệu học tập (Phù hợp với mục tiêu, chuân đầu ra, nội dung bài giảng/chuyên đề và ghi rõ chương/mục/trang cần đọc)

49

Page 52: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

6.1. Tài liệu phải đọc:(1). Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, NXB Lý luận Chính trị, H.2018. Bài 5: Trang 198 - 238; (2). Học viện Chính trị Khu vực I, Khoa Kinh tế chính trị học, Kinh tế học Chính trị Mác - Lê Nin, tập II: Những vấn đề Kinh tế chính trị trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam, Nxb Thông tin & Truyền thông, H. 2016.Trang 59 - 84. (3). Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XII, Nghị quyết 11- NQ/TW năm 2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 3 tháng 6 năm 2017.

6.2. Tài liệu nên đọc: (1). Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Như Hà, Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO, Nxb CTQG, H. 2009;(2). Hà Huy Thành, Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2006, tr 90; 331-343;(3). Phạm Văn Dũng, Tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển kinh tế thị trường, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2009.7. Yêu câu vơi học viên (Nêu rõ các hoạt động người học phải thực hiện phù hợp với chuân đầu ra, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và yêu cầu đánh giá của bài giảng đã tuyên bố).- Chuẩn bị nội dung thảo luận: Thảo luận nhóm theo nội dung thảo luận; Trình bày kết quả vào phiếu nhóm; Trưởng nhóm đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc nhóm.- Chuẩn bị nội dung tự học: Đọc trước các nội dung theo yêu cầu của giảng viên trong tài liệu đã được cung cấp- Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5: + Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trước giờ lên lớp theo chuẩn đầu ra: Nhớ/hiểu được các nội dung câu hỏi.

50

Page 53: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi trong giờ lên lớp: Hiểu/áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá được các nội dung câu hỏi.+ Đối với ngưỡng đánh giá các câu hỏi sau giờ lên lớp: Áp dụng/phân tích/tổng hợp/đánh giá được các nội dung câu hỏi.- Đọc tài liệu theo hướng dẫn: Đọc các nội dung trong các tài liệu đã hướng dẫn để phục vụ cho việc tham gia thảo luận.- Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận.

51

Page 54: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

VI. Chuyên đề 6:1. Tên bài giảng: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM2. Sô tiết lên lơp: 10 tiết3. Mục tiêu: Bài giảng này se cung cấp cho học viên:

Về kiến thức: Trang bị cho học viên những tri thức làm căn cứ lý luận và thực tiễn về các con đường công nghiệp hóa trên thế giới; sự cần thiết, nội dung, điều kiện và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Về kỹ năng: Trên cơ sở những tri thức đã được trang bị, học viên có thể vận dụng và phát huy tính sáng tạo trong việc thực hiện các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước vào tổ chức vào tổ chức và hoạt động thực tiễn của ngành, địa phương nhằm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về tư tưởng: Xác định rõ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là nhiệm vụ cốt yếu để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đấu tranh chống những tư tưởng giản đơn, chủ quan, duy ý chí, thiếu coi trọng cơ sở khoa học của con đường phát triển này.

52

Page 55: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

4. Chuẩn đâu ra và đánh giá người học: Sau khi kết thuc chuyên đề này, học viên

có thê đat đươc:Đánh giá người học

Yêu câu đánh giá Hinh thưc đánh giá

Về kiến thưc:- Phân tích được tính quy luật của quá trình CNH ở các nước trên thé giới; các mô hình và chiến lược CNH - Phân tích được sự cần thiết đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam;- Phân tích được 3 nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam- Phân tích được các điều kiện và đề xuất giải phải đẩy mạn CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

- Phân tích được tính quy luật, các mô hình và chiến lược CNH trên thế giới- Phân tích được sự cần thiết CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay- Phân tích, đánh giá được 3 nội dung cơ bản gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam; - Phân tích, đánh giá và vận dụng lý luận và thực tiễn vào thực hiện giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trong từng ngành/lĩnh vực/đơn vị công tác.

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp theo nhóm.

Về kỹ năng:Đề xuất được các khuyến nghị, giải pháp, lộ trình và điều kiện xây dựng và phát triển KT-XH ở địa phương/ngành phù hợp với nội dung CNH, HĐH gắn với phát triển

- Hình thành và thành thạo được kỹ năng phân tích, đánh giá và vận dụng lý luận vào phân tích đánh giá thực tiễn CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam/ngành/địa phương nơi học viên công tác;

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp theo nhóm.

53

Page 56: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

kinh tế tri thức ở Việt Nam - Hình thành và thành thạo được các kỹ năng phân tích, đánh giá và đề xuất được các khuyến nghị, giải pháp, lộ trình và điều kiện xây dựng và phát triển KT-XH ở địa phương/ngành phù hợp với nội dung CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Về tư tưởng:- Củng cố niềm tin và thấy được trách nhiệm của người học đối với quá trình CNH,HĐH gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Tin tưởng vào đường lối, chính sách của đảng và nhà nước trong công cuộc CNH,HĐH gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam.

- Thi viết tự luận;- Thi vấn đáp;- Thi vấn đáp theo nhóm.

5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học

Nội dung chi tiết Hinh thưc tô chưc day học Câu hoi đánh giá quá trinh1. CÁC CON ĐƯỜNG CNH VÀ SỰ

CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH CNH, HĐH

GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Câu hoi trươc giờ lên lơp:1. Nêu bản chất: CNH, HĐH, kinh

tế tri thức?54

Page 57: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

TRI THỨC Ở VIỆT NAM

1.1. Tính quy luật và các mô hinh, chiến lươc thực hiện công nghiệp hóa trên thế giơi1.1.1. Tính quy luật của công nghiêp

hóa

- Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại

hóa

- Nguyên nhân tiến hành công nghiệp ở

các quốc gia trên thế giới

+ Do tác động quy luật phát triển lực

lượng sản xuất

+ Tác động thúc đẩy bởi tiến bộ về tri

thức, khoa học và công nghệ

+ Tác động của cạnh tranh trong nền kinh

tế thị trường.

1.1.2. Các mô hinh va chiến lược công

nghiêp hóa trên thế giới

- Các mô hình công nghiệp hóa

- Các chiến lược công nghiệp hóa, hiện

- Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề:

+ Phân tích và lý giải được tính quy luật

của CNH thông qua phân tích các

nguyên nhân tiến hành CNH ở các quốc

gia

+ Phân tích các mô hình và chiến lược

CNH trến thế giới

+ Phân tích

- Thảo luận nhóm: Mô hình và chiến

lược CNH trên thế giới

2. Trình bày các mô hình CNH trên

thế giới và bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam.

3. Sự cần thiết khách quan phải đẩy

mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển

kinh tế tri thức ở Việt Nam?

4. Phân tích bối cảnh thực hiện

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh

tế tri thức ở Việt Nam?

5. Phân tích nội dung chủ yếu của

đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát

triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Liên hệ thực tiễn.

6. Phân tích tác dụng của việc đấy

mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển

kinh tế tri thức ở Việt Nam?

7. Phân tích điều kiện tiền đề tiến

hành CNH, HĐH gắn với phát triển

kinh tế tri ở Việt Nam hiện nay.

55

Page 58: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

đại hóa

- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.2. Sự cân thiết đẩy manh công nghiệp hóa, hiện đai hóa gắn vơi phát triên kinh tế tri thưc ở Việt Nam1.2.1. Đẩy mạnh công nghiêp hóa,

hiên đại hóa gắn với phát triển kinh tế

tri thức la sự lựa chọn tối ưu để rút

ngắn khoang cách tụt hậu

- Kinh tế tri thức

- Gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với

phát triển kinh tế tri thức là xu hướng

lựa chọn tối ưu của các nước đang phát

triển

1.2.2. Đẩy mạnh công nghiêp hóa,

hiên đại hóa gắn với phát triển kinh tế

tri thức la đòi hoi bắt buộc để phát

triển sức san xuất của chủ nghĩa xã

hội hiên thực

- Mỗi phương thức sản xuất đều dựa

- Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề:

+ Phân tích khái niệm và đặc điểm của

kinh tế tri thức

+ CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức là

lựa chọn tối ưu của nước đang phát triển

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là

đòi hỏi bắt buộc để phát triển sức sản

xuất của chủ nghĩa xã hội hiện thực

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là

đòi hỏi thiết yếu để xây dựng quan hệ

sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ

nghĩa

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức do

yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

+ Những tác động công nghiệp hóa,

Câu hoi trong giờ lên lơp:1: Phân tích quan niệm về công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2: Phân tích quan niệm và đặc trưng

của kinh tế tri thức.

3: Phân tích bối cảnh, đặc điểm và

quá trình đổi mới tư duy về CNH,

HĐH gắn với phát triển kinh tế tri

thức ở Việt Nam.56

Page 59: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

trên một trình độ nhất định của cơ sở

vật chất – kỹ thuật

- Tính hơn hẳn của cơ sở vật chất – kỹ

thuật và sức sản xuất của chủ nghĩa xã

hội

- Năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa

tư bản là nhân tố quyết định phải đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

gắn với phát triển kinh tế tri thức.

1.2.3. Đẩy mạnh công nghiêp hóa,

hiên đại hóa gắn với phát triển kinh tế

tri thức la đòi hoi thiết yếu để xây

dựng quan hê san xuất mới theo định

hướng xã hội chủ nghĩa

- Xã hội hóa thực tế là đặc trưng của

xây dựng quan hệ sản xuất mới theo

định hướng xã hội chủ nghĩa

- Tầm quan trọng của công nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế

tri thức đối với quá trình xã hội hóa

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri

thức trong đời sống xã hội

- Thảo luận nhóm: CNH, HĐH gắn với

phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập

kinh tế quốc tế

4: Phân tích sự cần thiết đẩy mạnh

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh

tế tri thức ở Việt Nam.

5: Phân tích nội dung đẩy mạnh

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh

tế tri thức ở Việt Nam.

Câu hoi sau giờ lên lơp1: Phân tích những điều kiện tiền đề

cần thiết để đẩy mạnh CNH, HĐH

gắn với phát triển kinh tế tri thức ở

Việt Nam.

2: Vận dụng kinh nghiệm từ các mô

hình công nghiệp hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức ở một số quốc

gia trên thế giới vào điều kiện thực

57

Page 60: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

thực tế sản xuất.

1.2.4. Đẩy mạnh công nghiêp hóa,

hiên đại hóa gắn với phát triển kinh tế

tri thức do yêu cầu hội nhập kinh tế

quốc tế

- Những cơ hội và thách thức trong hội

nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam

- Tầm quan trọng của công nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế

tri thức trong hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.5. Những tác động công nghiêp

hóa, hiên đại hóa gắn với phát triển

kinh tế tri thức trong đời sống xã hội

2. NỘI DUNG ĐẨY MẠNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN

VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI

THỨC

2.1. Chủ động lựa chọn và phát triên hệ thông công nghệ tiên tiến, hiện đai dựa vào tri thưc và thích ưng vơi

- Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề:

+ Quan điểm, nguyên tắc, định hướng

lựa chọn và phát triển công nghệ

+ Khái niệm cơ cấu kinh tế hợp lý, nội

dung xây dựng và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế

+ Từng bước hình thành tài nguyên trí

tế ở Việt Nam hiện nay.

3: Nhận diện cơ hội và thách thức

trong quá trình CNH, HĐH ở địa

phương/ngành/lĩnh vực công tác.

4: Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh

nghiên cứu, ứng dụng và chuyển

giao các thành tựu khoa học công

nghệ tiên tiến, hiện đại trong quá

trình phát triển kinh tế/địa

phương/ngành/lĩnh vực công tác.

5: Đề xuất các giải pháp đẩy mạng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý

dựa trên lợi thế so sánh của địa

phương/ngành/lĩnh vực công tác.

58

Page 61: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

cách mang công nghiệp lân thư tư (4.0), nâng dân trinh độ văn minh của xã hội Việt Nam2.1.1. Quan điểm lựa chọn va phát

triển công nghê

2.1.2. Nguyên tắc lựa chọn va phát

triển công nghê

2.1.3. Định hướng lựa chọn va phát

triển công nghê

2.2. Xây dựng và chuyên dịch cơ cấu kinh tế hơp lý, hiện đai theo hương tăng nhanh các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thưc2.2.1. Cơ cấu kinh tế, xây dựng va

chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.2.2. Nội dung xây dựng va chuyển

dịch cơ cấu kinh tế quốc dân

2.3. Từng bươc hinh thành và phát triên tài nguyên trí lực

lực

- Thảo luận nhóm: Nội dung đẩy mạnh

CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri

thức ở ngành/địa phương/đơn vị

59

Page 62: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

2.3.1. Quan niêm về tai nguyên trí lực

2.3.2. Đặc điểm tai nguyên trí lực

2.3.3. Vai trò tai nguyên trí lực

2.3.4. Phương hướng phát triển tai

nguyên trí lực

3. ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY

MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN

ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM

3.1. Điều kiện đảm bảo đẩy manh công nghiệp hóa, hiện đai hóa gắn vơi phát triên kinh tế tri thưc ở Việt Nam3.1.1. Ổn định về chính trị

3.1.2. Ổn định về kinh tế

3.1.2. Ổn định về xã hội

3.2. Giải pháp đẩy manh công nghiệp hóa, hiện đai hóa gắn vơi phát triên kinh tế tri thưc ở Việt Nam3.2.1. Giai pháp bao đam sự ổn về định

kinh tế vĩ mô

- Thuyết trinh kết hợp nêu vấn đề

+ Điều kiện đảm bảo đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức

+ Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri

thức

60

Page 63: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

3.2.2. Giai pháp xây dựng hê thống thể

chế kinh tế thị trường dựa trên tiến bộ

của khoa học, công nghê va tri thức

3.2.3. Giai pháp thúc đẩy phát triển

nguồn tai nguyên trí lực

3.2.4. Giai pháp đẩy mạnh phát triển

khoa học va công nghê

3.2.5. Giai pháp tạo lập, sử dụng hiêu

qua nguồn lực vốn, tai nguyên thiên

nhiên va bao vê môi trường

3.2.6. Giai pháp mở rộng va nâng cao

hiêu qua hội nhập quốc tế

3.2.7. Giai pháp bao đam gắn kết chặt

chẽ giữa tăng cường vai trò lãnh đạo

của Đang, nâng cao hiêu lực, hiêu qua

quan lý của Nha nước với phát huy đầy

đủ quyền lam chủ của nhân dân

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019

61

Page 64: hcma1.hcma.vn · Web viewChuyên đề 1: Khái quát về Kinh tế chính trị Mác-Lênin . Chuyên đề 2. Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác và ý nghĩa

GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN

PGS,TS. Nguyễn Vĩnh Thanh

TRƯỞNG KHOA

TS. Đỗ Đưc Quân

62