he thong e10 mm

43
Chương I: TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG VNPT THỪA THIÊN HUẾ 1.1. Tổng quan mạng viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế Với địa hình khá đa dạng có cả nông thôn,thành thị, trung du, miền biển và miền núi, mạng viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế cũng vì thế mà rất đa dạng và phức tạp. Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra khá rầm rộ và rộng khắp đã đặt những nhà quản lý mạng viễn thông đứng trước những khó khăn nhất định đó là việc dự báo, qui hoạch mạng sao cho hợp lý và khoa học nhất. Do nhận định từ rất sớm về tình hình phát triển dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh trong tương lai là rất lớn nên lãnh đạo Viễn Thông tỉnh đã vạch ra được chiến lược phát triển mạng từ những năm đầu khi chuyển từ tổng đài cơ điện sang tổng đài điện tử số. Việc đầu tư lắp đặt tổng đài có dung lượng lớn, năng lực phục vụ tốt và đáp ứng nhiều loại hình dịch vụ có thể được xem là một thành công. Cho đến nay mạng chuyển mạch trên địa bàn thành phố khá đồng bộ và hoạt động ổn định với dung lượng máy hiện có trên mạng vào khoảng 130 ngàn thuê bao. Những xã vùng núi và trung du, miền biển được lắp đặt các thiết bị truy nhập thuê bao CSN,CNE, RLU, V5.2… kết nối về trung tâm bằng các phương thức truyền dẫn cáp quang hoặc viba đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân dù ở nơi xa thành phố nhất, địa hình hiểm trở. 1.1.1. Mạng truyền dẫn Mạng truyền dẫn gồm 2 loại: mạng viba và mạng quang. Mạng viba dùng cho cấu hình điểm - điểm, và được sử dụng cho các địa hình hiểm trở khó triển khai mạng có dây. Mạng quang tại Viễn Thông TT Huế chủ yếu được xây dựng theo cấu trúc mạng vòng (ring). Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm

Upload: tuan-nguyen

Post on 12-Aug-2015

157 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: He thong E10 MM

Chương I: TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG VNPT THỪA THIÊN HUẾ

1.1. Tổng quan mạng viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế

Với địa hình khá đa dạng có cả nông thôn,thành thị, trung du, miền biển và miền núi, mạng viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế cũng vì thế mà rất đa dạng và phức tạp. Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra khá rầm rộ và rộng khắp đã đặt những nhà quản lý mạng viễn thông đứng trước những khó khăn nhất định đó là việc dự báo, qui hoạch mạng sao cho hợp lý và khoa học nhất.

Do nhận định từ rất sớm về tình hình phát triển dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh trong tương lai là rất lớn nên lãnh đạo Viễn Thông tỉnh đã vạch ra được chiến lược phát triển mạng từ những năm đầu khi chuyển từ tổng đài cơ điện sang tổng đài điện tử số. Việc đầu tư lắp đặt tổng đài có dung lượng lớn, năng lực phục vụ tốt và đáp ứng nhiều loại hình dịch vụ có thể được xem là một thành công. Cho đến nay mạng chuyển mạch trên địa bàn thành phố khá đồng bộ và hoạt động ổn định với dung lượng máy hiện có trên mạng vào khoảng 130 ngàn thuê bao. Những xã vùng núi và trung du, miền biển được lắp đặt các thiết bị truy nhập thuê bao CSN,CNE, RLU, V5.2… kết nối về trung tâm bằng các phương thức truyền dẫn cáp quang hoặc viba đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân dù ở nơi xa thành phố nhất, địa hình hiểm trở.

1.1.1. Mạng truyền dẫn

Mạng truyền dẫn gồm 2 loại: mạng viba và mạng quang. Mạng viba dùng cho cấu hình điểm - điểm, và được sử dụng cho các địa hình hiểm trở khó triển khai mạng có dây. Mạng quang tại Viễn Thông TT Huế chủ yếu được xây dựng theo cấu trúc mạng vòng (ring). Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận. Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với dạng bus và hình sao. Đồng thời, tại một node, tín hiệu sẽ được truyền đi theo hai hướng đồng thời, tại node nhận sẽ phân tích chất lượng tín hiệu nhận được từ hai hướng để quyết định xem sẽ nhận tín hiệu nào; trường hợp bị đứt liên kết tại một vị trí nào đó thì sẽ không mất liên kết trên toàn mạng Ring.

Page 2: He thong E10 MM

Hình 2: Mạng truyền dẫn quang VNPT TT-Huế

Page 3: He thong E10 MM

* Truyền dẫn viba Thừa Thiên Huế gồm 2 tuyến chính ( ngoài ra còn có hàng trăm tuyến viba điểm - điểm)

- Huế - Phước Tượng - Chân Mây- Huế - Núi Vung - đồi 920 - A Lưới

Thiết bị truyền dẫn là DM1000 với 8 luồng E1, hoạt động trong dải tần số 2 GHzChiều cao cột anten đặt tại Huế là 72m.* Mạng truyền dẫn quang gồm 15 vòng Ring, trong đó có:

- 7 vòng Alcatel- 4 vòng Fujitsu- 2 vòng Vnode- 1 vòng Nortel- 1 vòng NEC

3 host lớn là Huế, Bạch Yến, Chân Mây. Từ đây triển khai các vòng Ring đi các địa phương.* 15 vòng Ring truyền dẫn quang:- RING7 ALCATEL (STM-1) (Huế - Phú Mậu - Tân An - Lộc Sơn - Phú Đa - Phú Mỹ)- RING2 ALCATEL 1660 BẮC TP HUẾ (STM-64) (Bạch Yến - Bãi Dâu - Huế Thành - Đông Ba - Kim Long - Tây Lộc - Tây Linh)- RING3 ALCATEL 1660 NAM TP HUẾ (STM-16) (Huế - Long Thọ - Nam Giao - Trường An - An Cựu - Xuân Phú - Vĩ Dạ - Phú Vang)- RING4 ALCATEL1660 HƯƠNG PHÚ (STM-16) (Huế - Thủy Dương - Hương Thủy - Phú Bài - Vinh Thái - Phú Diên - Phú Thuận - Thuận An)- RING5 ALCATEL 1662 HƯƠNG ĐIỀN (STM-4) (Huế - Quảng Điền -Điền Hòa - An Lỗ - Bạch Yến)- RING6 ALCATEL 1662 PHÚ THANH (STM-4) (Huế - Vinh Thanh - Phú Đa - Lộc Sơn)- RING1 FUJITSU A LƯỚI (STM-4) (Huế - Thủy Bằng - Núi Vung - Bình Điền – Hương Nguyên – Bốt Đỏ – Hương Lâm – A Lưới – Hồng Hạ)- RING2 FUJITSU NAM ĐÔNG (Huế - Thủy Phương - La Sơn - Nam Đông -Hương Giang - Hương Hòa - Xuân Lộc)- RING3 FUJITSU CHÂN MÂY (STM-1) (Huế - Chân Mây - Phú Lộc)- RING4 FUJITSU PHONG XUÂN (STM-1) (Bạch Yến - An Lỗ - Phong Mỹ - Phong Xuân - Phong Sơn)- RING NORTEL PHÍA BẮC (STM-4) (Bạch Yến - Hương Trà - Quảng Điền - Quảng Thái - Ưu Điềm - Phong Điền)- RING V-NODE PHÍA BẮC (STM-4) (Bạch Yến - Hương Chữ - Quảng Thành - Hương Phong - Hải Dương - Quảng Công - Quảng Ngạn - Phong Hải - Điền Lộc - Phong Chương)- RING V-NODE PHÍA NAM (STM-4) (Huế - Vinh An - Vinh Hà - Vinh Giang - Tư Hiền - Lộc Bình - Lộc Vĩnh - Lăng Cô - Chân Mây - Lộc Thủy - Phú Lộc - Truồi - La Sơn )

Page 4: He thong E10 MM

- RING NEC (STM-4) (Huế - Thủy Dương - Hương Thủy - Phú Bài - Truồi - Thừa Lưu - Lăng Cô - La Sơn - Xuân Phú - Đông Ba - Huế thành - Bãi Dâu - Bạch Yến - Thuận Lộc - Hương Hồ - Kim Long - Huế - Nam Giao - Trường An - Xuân Phú )- RING liên host Alcatel (STM-64) (Huế - Chân Mây - Bạch Yến) với các trạm khuếch đại đặt tại : Huế, Thủy Dương, Lộc Vĩnh, Tư Hiền, Bạch Yến, Chân Mây, Vĩ Dạ, Vinh An.

1.1.2. Mạng chuyển mạch

Tính đến cuối năm 2011, hệ thống Chuyển Mạch VNPT TT-Huế gồm 3 hệ thống Host và các trạm vệ tinh.

Hình 1: Cấu hình mạch chuyển mạch VNPT Thừa Thiên Huế

• Host 1 Alcatel E10MM Huế (08- Hoàng Hoa Thám): 1 Tổng Đài Host Huế và 56 trạm vệ tinh. Trong đó bao gồm: 46 trạm vệ tinh CSN , 4 trạm vệ tinh CNE và 6 trạm MSAN dùng giao tiếp V5.2 . Quản lý số lượng thuê bao lớn nhất tỉnh với gần 65.000 thuê bao. Đấu nối với các Tổng Đài khác như Host Chân Mây, Host Bạch Yến,VTN3, VDC3, Đài ACD 108, Đài Hệ I Tỉnh Uỷ, Tổng đài Công An, quân đội, VIETEL Huế, EVN Huế. Ngoài ra cũng làm chức năng transit cho 1 số Tổng Đài khác.

Page 5: He thong E10 MM

STT Địa điểm lắp đặt Loại tổng đài

Dung lượng thuê bao Hiệu suất

sử dụngLắp Đặt

Sử dụng

1 Huế

HuếHost

3584 3042 84.9 %Huế 2 4096 3302 80.6 %Huế 3 2048 1622 79.2 %

2 Nam GiaoNam Giao Alcatel 2560 2177 85.0 %Nam Giao 2 Alcatel 2048 1610 78.6 %

3 Xuân PhúXuân Phú Alcatel 3584 2565 71.6 %Xuân Phú 2 Alcatel 3840 3767 98.1 %

4 Hương ThủyHương Thủy Alcatel 2304 2130 92.4 %Hương Thủy 2

Alcatel 2048 1774 86.6 %

5 Long Thọ Alcatel 3072 1961 63.8 %

Page 6: He thong E10 MM

6 Vĩ Dạ Alcatel 3840 3696 96.3 %7 Dương Hòa Alcatel 512 341 66.6 %8 Thủy Dương Alcatel 3840 2680 69.8 %9 Phú Thượng Alcatel 3328 2961 89.0 %10 Thuận An Alcatel 2560 1449 56.6 %11 Vinh An Alcatel 2048 1394 68.1 %12 Phú Diên Alcatel 1792 1553 86.7 %13 Phú Thuận Alcatel 2816 2547 90.4 %14 Lộc Sơn Alcatel 1536 1135 73.9 %15 Phú Đa Alcatel 1024 881 86.0 %16 Vinh Thái Alcatel 1536 1005 65.4 %17 A Lưới Alcatel 2048 1768 86.3 %18 Hương Lâm Alcatel 768 539 70.2 %19 Hồng Vân Alcatel 256 120 46.9 %

20Hương Nguyên

Alcatel 256 174 68.0 %

21 Nam Đông Alcatel 1792 1527 85.2 %

Bảng 1.1: Thống kê dung lượng 1 số trạm của Host OCB Huế(Nguồn: Số liệu Phòng kỹ thuật nghiệp vụ TT Chuyển Mạch Truyền Dẫn tính đến ngày 25

tháng 11 năm 2011).

• Host 2 Alcatel E10MM Bạch Yến (Bạch Yến): 1 Host Bạch Yến và 46 trạm vệ tinh. Trong đó gồm có 38 CSN, 8 MSAN dùng giao tiếp V5.2 quản lý số lượng thuê bao vào khoảng hơn 55.000 thuê bao điện thoại. Đấu nối với các Tổng Đài khác như Host Huế, Host Chân Mây, NGN, VTN 3.

STT Địa điểm lắp đặt Loại tổng đàiDung lượng thuê bao Hiệu suất

Sử dụngLắp đặt Sử dụng

1 Huế thànhHuế Thành Alcatel 4864 4306 88.5 %Huế Thành 2 Alcatel 1024 970 94.7 %

2 Tây LộcTây Lộc Alcatel 3584 2446 68.2 %Tây Lộc 2 Alcatel 3840 2931 76.3 %

3 Bạch Yến Host 4096 3223 78.7 %4 Đông Ba Alcatel 3072 2883 93.8 %5 Bãi Bâu Alcatel 5120 4434 86.6 %6 Kim Long Alcatel 4352 3307 76.0 %7 Hương Trà Alcatel 4096 3564 87.0 %8 Bình Điền Alcatel 1280 831 64.9 %9 Quảng Công Alcatel 2048 767 37.5 %

Page 7: He thong E10 MM

10 Quảng Điền Alcatel 3328 2609 78.4 %

11Quảng Thành

Alcatel 2304 1408 61.1 %

12 Quảng Thái Alcatel 768 533 69.4 %13 Phong Điền Alcatel 2048 1503 73.4 %14 Điền Hòa Alcatel 2048 1378 67.3 %15 Ưu Điềm Alcatel 2048 1276 62.3 %16 Phong Xuân Alcatel 1024 337 32.9 %

Bảng 1.2: Thống kê dung lượng của Host Bạch Yến(Nguồn: Số liệu Phòng kỹ thuật nghiệp vụ TT Chuyển Mạch Truyền Dẫn tính đến ngày 25

tháng 11 năm 2011).

• Host 3 AXE-810 Chân Mây : 1 Host Chân Mây và 20 vệ tinh. Trong đó có 1 Host và 16 RLU, 4 V5.2 Litespan 1450 của Alcatel. Quản lý số lượng thuê bao khoảng hơn 11.000 thuê bao. Đấu nối với các Tổng Đài khác như : Host Huế, Host Bạch Yến, NGN, VTN3.

Bảng 1.3: Thống kê dung lượng của Host Chân Mây(Nguồn: Số liệu Phòng kỹ thuật nghiệp vụ TT Chuyển Mạch Truyền Dẫn tính đến ngày 25

tháng 11 năm 2011).Với 3 Tổng Đài Host phân chia trên 3 khu vực của tỉnh, quản lý 132 Tổng đài

vệ tinh số lượng thuê bao tổng cộng trên mạng Viễn Thông Huế khoảng 132.000 thuê bao điện thoại. Mạng Chuyển mạch của VNPT Thừa Thiên Huế thuộc loại lớn trong khu vực miền Trung. Vì địa hình phức tạp nên các trạm vệ tinh phải đặt rải rác nhiều nơi trên toàn tỉnh, ngoài ra với lý do an ninh quốc phòng, phục vụ cho nhân dân nên có nhiều vùng được lắp đặt đài vệ tinh chỉ có 1 số thuê bao nhất định và khả năng phát triển mạng lưới điện thoại chậm. Ví dụ như Đồn Biên phòng 637 ở Hương Lâm chỉ có 16 thuê bao chủ yếu là phục vụ cho an ninh quốc phòng và Bưu Điện văn hoá xã.

STTĐịa điểm lắp đặt

Loại tổng đài

Dung lượng thuê bao Hiệu suất sử dụngLắp đặt Sử dụng

1 Chân Mây Host 960 584 60.8 %2 La Sơn Ericsson 2640 1486 56.3 %3 Phú Lộc Ericsson 2640 2284 86.5 %4 Lộc Thủy Ericsson 1050 604 57.5 %5 Lăng Cô Ericsson 1440 1085 75.3 %6 Vinh Giang Ericsson 2610 1699 65.1 %7 Vinh Hưng Ericsson 360 354 98.3 %

Page 8: He thong E10 MM

Chương II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI ALCATEL 1000E10 MM

2.1. Vai trò của Alcatel 1000E10 MM trong mạng viễn thông

Do nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay đòi hỏi thêm các dịch vụ đa phương tiện như số liệu, hình ảnh (thời gian thực) điều này yêu cầu có các công nghệ dựa trên kỹ thuật gói. Alcatel đã đưa ra thị trường loại Tổng Đài mới ALCATEL 1000MM E10 Multimedia Multiservice cho phép :

- Sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có để duy trì và phát triển việc cung cấp các dịch vụ cho thông tin thoại và qua đó bảo đảm các nguồn thu nhập.

Hình 3: Chuyển mạch đa phương tiện và đa dịch vụ

- Điểm truy nhập cho mạng băng rộng: Tổng đài A1000 E10 MM có khả năng kết nối mạng băng rộng, sử dụng thoại qua ATM (VoATM), hỗ trợ dữ liệu theo nguyên lý đường dây thuê bao bất đối xứng tốc độ cao ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) với tốc độ chiều lên 640kbit/s và chiều xuống 6Mbit/s tại bộ truy cập thuê bao số đa dịch vụ (CSN MM)…

Page 9: He thong E10 MM

Hình 4: Kết nối qua mạng ATM

Mục tiêu là làm chức năng trao đổi bên trong mạng điện thoại với khả năng chuyển mạch đa dịch vụ. Hệ thống đa dịch vụ giúp đơn giản hoá mạng viễn thông. Với khả năng xử lý lớn, độ tin cậy cao và khả năng đa dịch vụ làm giảm số lượng tổng đài và các cấp độ trong mạng. Chỉ với duy nhất 1 tổng đài E10MM có thể đảm nhiệm được nhiều chức năng chuyển mạch và định tuyến cho các dịch vụ cố định hay di động, nội hạt, quá giang và quốc tế. Cung cấp 1 giải pháp để phát triển lên mạng NGN với các công nghệ IP/ATM.

- Dễ dàng đưa vào các dịch vụ mới an toàn trong tương lai. Tổng đài E10MM sẵn sàng thích ứng cho việc áp dụng các dịch vụ mới như chỉ cần thay 1 tấm mạch thuê bao đã có thể sử dụng dịch vụ ISDN hay thêm module phần mềm để sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng, ngay cả dịch vụ băng rộng xDSL cũng có thể dễ dàng được đưa vào bằng việc thêm module phần cứng và phần mềm mới. Với thế hệ tổng đài ALCATEL 1000MM E10 là họ Tổng Đài E10 được phát triển lên với công nghệ mới đáp ứng mọi nhu cầu nâng cấp phát triển dịch vụ. Tổng đài này dễ sử dụng nhờ cấu trúc dự phòng và hệ thống phần mềm tự chuẩn đoán với tính chính xác cao. Đặc biệt có cấu trúc dự phòng khi có lỗi xuất hiện, không cần thiết phải có sự can thiệp tức thời của nhân viên bảo dưỡng, tổng đài vẫn hoạt động bình thường và thiết bị có lỗi có thể chờ sửa lỗi theo đúng lịch trình bảo dưỡng, giảm được chi phí bảo dưỡng và khai thác.

2.2. Đặc tính kỹ thuật của tổng đài Alcatel 1000E10 MM

- Chuyển mạch ATM 80GBit/s.- Dung lượng lớn với 16.384 PCM hoặc 512 STM1, từ 2,5 - 4 MBHCA với

100% IN và 8 MBHCA với 0% IN, lưu lượng chuyển mạch 200.000 Erl.- Mật độ tích hợp trên ngăn giá máy và board mạch cao : 2048 PCM chỉ

trong 5 giá máy.- Trung kế VoSDH và VoATM.- Tổng đài vệ tinh dung lượng lớn và mềm dẻo.- Truy cập Internet tốc độ cao – tích hợp ADSL trong CSN (Subscriber

Access Unit - Đơn vị đấu nối thuê bao).- Bộ biến đổi mã UMTS.- Có khả năng phát triển nâng cấp trong mạng NGN.

Page 10: He thong E10 MM

- Quản lý tập trung.- Khả năng tương thích công nghệ sử dụng lại phần mềm và phần cứng ...

* Một số tính đặc trưng của hệ thống tổng đài này là: Multiservice: 1 thiết bị được tích hợp nhiều tính năng, đồng thời có thể

sử dụng làm tổng đài cố định hoặc di động, nội hạt hoặc transit. Hoạt động theo Module nên dễ dàng thay đổi khả năng, tính năng. Tính tương thích của phần cứng và phần mềm phát triển độc lập nhau.

Điều này đảm bảo tính tương thích của thiết bị khi nhà khai thác yêu cầu nâng cấp tổng đài. Ví dụ: nâng cấp phần mềm từ R22 lên R24, nâng cấp phần cứng từ E10 lên E10MM.* Do đó đã nổi trội lên những đặc tính nổi bật như :

Chất lượng dịch vụ (QoS) không phụ thuộc vào kiểu của mạng truyền tải: chất lượng dịch vụ thoại qua chuyển mạch kênh (PSTN) hoặc chuyển mạch gói là như nhau.

Bảo đảm dịch vụ cộng thêm trong tổng đài bảo tồn nguồn thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế bởi các dịch vụ trên mạng PSTN/ISDN của nhà khai thác..

Khả năng phát triển dịch vụ dựa trên công nghệ gói trong tương lai: VoATM, biến đổi mã UMTS.

Hỗ trợ việc tính cước thông qua việc tạo ra các bản ghi cước cho bất cứ 1 hình thức thông tin nào.

Khả năng tương thích kết nối với tất cả thiết bị Viễn thông hiện có trên mạng, đảm bảo sự tương tác giữa các mạng số liệu quốc gia và quốc tế.

Cung cấp các kết cuối mạng tích hợp dung lượng cao như SDH STM1.

2.3. Cấu trúc của tổng đài Alcatel 1000E10

Trước hết, ta xét cấu trúc của tổng đài A1000E10. Đây chính là phiên bản cơ sở để sau này nâng cấp lên thành tổng đài A 1000E10 MM.

Tổng đài A1000E10 có kiến trúc mở rộng và phân tán, có nhiều cấu hình và cấp bậc. Nó dựa chủ yếu trên các module phần cứng cơ sở là các trạm đa xử lý và trên các module phần mềm cơ sở là các phần mềm.

Về phần cứng: các trạm đa xử lý SM với nền tảng nhiều bộ xử lý, nhiều mục đích mạnh. Một tổng đài hoàn chỉnh được tạo nên bởi việc kết hợp 1 số các SM nối với nhau thông qua mạng LAN, được dùng để truyền các bản tin điều khiển trao đổi giữa các SM.

Về phần mềm (ML): một phần mềm có khả năng xử lý tất cả những vấn đề trong dịch vụ thoại: xử lý cuộc gọi, điều khiển chuyển mạch và giao tiếp, giám sát tổng đài …

Khi kết hợp cả phần cứng SM và phần mềm ML thì đối với yêu cầu về cấu hình cụ thể, số lượng các ML sẽ được tính toán thích hợp cho mỗi 1 chức năng và được nạp vào 1 số lượng các SM thích hợp.

Page 11: He thong E10 MM

2.3.1. Cấu trúc phần cứng của tổng đài A1000 E10

Hình 5: Cấu trúc phần cứng của tổng đài A1000 E10

Hệ thống tổng đài A1000 E10 bao gồm 3 phân hệ chức năng độc lập: Phân hệ truy nhập thuê bao: đấu nối các đường dây thuê bao tương tự,

số.... Phân hệ điều khiển và đấu nối: có nhiệm vụ quản lý chuyển mạch kênh

phân chia theo thời gian và các chức năng xử lý cuộc gọi, tính cước,... Phân hệ quản lý, khai thác và bảo dưỡng: là phần giao tiếp giữa kỹ thuật

viên vận hành và hệ thống tổng đài Host (giao tiếp người – máy). Nó quản trị các kết nối vào hệ thống tổng đài mà qua đó người điều hành hệ thống có thể nhập lệnh, tác động vào hệ thống; ngược lại hệ thống sẽ đưa các thông tin và các đáp ứng ra các thiết bị hiển thị và lưu trữ. Qua đó hệ thống được vận hành, khai thác và bảo dưỡng một cách phù hợp.

Các phân hệ này được hình thành dựa trên các trạm SM và các khối tập trung thuê bao CSN.

Các trạm SM bao gồm:

Page 12: He thong E10 MM

SMC : Trạm điều khiển chính. SMA: Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ. SMT : Trạm điều khiển trung kế. SMX : Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch. SMM : Trạm khai thác và bảo dưỡng

Các khối tập trung thuê bao CSN bao gồm: CSNL: khối tập trung thuê bao gần CSND: khối tập trung thuê bao xa

Ngoài ra, hệ thống A1000 E10 còn có một khối STS là khối tạo tín hiệu định thời, tiếp nhận tín hiệu đồng bộ ngoài trên mạng. Và có một vòng cảnh báo MAL liên kết các khung, các trạm để thu thập và đưa thông tin cảnh báo của các thiết bị về trạm SMM xử lý và đưa thông tin cảnh báo ra thiết bị hiển thị.

Các trạm SM của hệ thống được liên kết với nhau bởi các mạch vòng thông tin Token Ring, đó là các mạch vòng MIS và MAS. Mạch vòng MIS tạo liên kết giữa trạm SMC và SMM, còn mạch vòng MAS tạo liên kết giữa các trạm SMC, SMX, SMA và SMT.

2.3.2. Cấu trúc phần mềm của tổng đài A1000 E10

Trong các trạm và khối của hệ thống Alcatel 1000 E10 có các card chức năng, trong đó có các chương trình phần mềm chuyên biệt chạy trên từng trạm. Các chương trình phần mềm này được liên kết với nhau như hình vẽ dưới đây:

Hình 6: Cấu trúc phần mềm của tổng đài A1000 E10

Mạch vòng thông tin

GX MRMQ TX TR PCOMTMN

Alarms

URMCSND

CSNL Ma trận chuyển

mạch chính

COM

BT

ETA PUPE

LR

LR

LR

Page 13: He thong E10 MM

2.4. Các phân hệ của hệ thống chuyển mạch tổng đài ALCATEL E10 MM

Hệ thống tổng đài Alcatel 1000E10 hay Alcatel E10 MM được chia ra làm 2 phân hệ chính là: phân hệ truy nhập thuê bao và phân hệ chuyển mạch OCB.

Phân hệ truy nhập thuê bao gồm có các khối tập trung thuê bao gần CSNL và khối tập trung thuê bao xa CSND.

Phân hệ chuyển mạch OCB trong hệ thống A1000E10 có 2 thế hệ là:- OCB 181- OCB 283

Còn phân hệ chuyển mạch OCB trong hệ thống E10 MM có các thế hệ sau:

- OCB 283- OCB HC2- OCB HC3.x. Thế hệ OCB HC3 lại được chia thành các phiên

bản: OCB HC3.1 OCB HC3.2 OCB HC3.3 OCB HC3.4

Trong phần dưới đây ta chỉ đề cập đến phân hệ chuyển mạch OCB của hệ thống E10 MM thế hệ HC3 (cấu hình thực tại Tổng Đài HC 3.2).

2.4.1. OCB HC3.1

Trong cấu hình này ma trận chuyển mạch RCH (gồm các trạm chuyển mạch tốc độ cao ATM), tuy nhiên trạm SMC được thay thế bằng trạm SMB. Trong trạm SMB có 3 loại khung:

Khung ABX2S Khung IBTUX Khung AB2STrong cấu hình HC3.1, các trạm SMA vẫn được giữ nguyên.

2.4.2. OCB HC3.2

Sử dụng cấu hình này ma trận chuyển mạch,các trạm SMC, SMA, SMX, SMT được thay thế bằng trạm SMB nhưng vẫn còn sử dụng trạm SMT2G. Trong đó Giá máy chứa SMM là giá HCA (gồm có SMT, STS, SMM, SSE), trạm SMB có 2 loại khung gồm IBTUX và AB2S

2.4.3. OCB HC3.3

Trong cấu hình OCB HC3.3 không còn các khối STS1G và SSE1G. Các khối này được thay thế bằng các khối STS2G và SSE2G và nằm trong khung ABLAS (khung này chứa SSE, MPNA, ổ băng streamer, đường kết nối terminal).

Trong cấu hình OCB HC3.3 còn có thêm 1 kiểu khung giá máy ABS2S so với HC3.2.

Page 14: He thong E10 MM

Trạm SMA có chức năng AN, ETA, MOR được thay thế bằng trạm SMB. Giá máy chứa SMM là giá HCA.Trong giá HCA có 4 loại khung:

Hai khung IBT2G1 chứa trạm SMT2G Một khung RBBT chứa trạm STS Một khung ABLAS chứa trạm SSE, MPNA, băng streamer, đường kết

nối terminal Hai khung ABUTP chứa phân hệ xử lý của trạm SMM

Từ cấu hình HC3.3 các giá máy UB, UE, UC không được xử dụng nữa.Trong cấu hình OCB HC3.3 chuẩn không còn các trạm SMT2G nữa, mà phần

trung kế đấu nối chuyển hoàn toàn sang trạm SMB_XT. Tuy nhiên, tùy theo cấu hình thực tế, đôi khi OCB HC3.3 vẫn có các trạm SMT2G.

2.4.4. OCB HC3.4

So với cấu hình OCB HC3.3, cấu hình OCB HC3.4 có 2 thay đổi cơ bản, đó là:- Trạm vận hành bảo dưỡng SMM trong các phiên bản trước đây được thau thế

bằng trạm SMM_L- Mạch vòng Token Ring trong các phiên bản OCB HC trước được thay thế

bằng mạch vòng thông tin Ethernet LAN. Do đó, mọi giao tiếp giữa các trạm, giao tiếp giữa terminal với hệ thống đều dựa trên nền IP.

Ngoài ra, trong cấu hình OCB HC3.4 còn có thêm:- Xuất hiện thêm kiểu khung giá IBTUX2 giống như khung giá IBTUX trong

các cấu hình HC trước, nhưng có thêm card chức năng MPNA2G (gồm card ICMPNA và applique IAMPNA) nằm ở khe 33 thay thế card nguồn trong IBTUX.

- Khối STS2G, trạm SML được tích hợp trong cùng một khối gồm có 3 bộ card và applique.

Một card ACCKOM và applique AACKOM tại khe 66 của khung ABS2S làm nhiệm vụ là SML mặt A và đường đồng bộ, đồng hồ chủ (master).

Một card ACCKOM và applique AACKOM tại khe 73 của khung ABS2S làm nhiệm vụ là SML mặt B và đường đồng bộ, đồng hồ chủ hoặc tớ (master/slave).

Một card ACCKD và applique AACKD tại khe 80 của khung ABS2S làm nhiệm vụ đường đồng tớ (slave).

2.5. Những thay đổi của tổng đài A 1000E10 MM so với A1000E10

Một thay đổi cơ bản của thế hệ tổng đài ALCATEL E10 MM so với tổng đài A 1000E10 là công nghệ chuyển mạch. Trong khi trường chuyển mạch trong A 1000E10 là chuyển mạch thời gian TDM, thì trường chuyển mạch trong E10 MM là tích hợp cả chuyển mạch TDM và chuyển mạch ATM. Do đó, tốc độ chuyển mạch được cải thiện, nâng cao năng lực và dung lượng trường chuyển mạch.

Về mặt cấu trúc, tổng đài A 1000E10 và các thế hệ trước nó chia chức năng tổng đài ra thành từng trạm riêng rẻ như SMC, SMX, SMT, SMM, SMA,… thì

Page 15: He thong E10 MM

trong tổng đài MM các chức năng này được tích hợp trong cùng một trạm có cấu trúc và chức năng tổng hợp SMB.

Về giao diện tổng đài, ngoài giao diện CSN, giao diện trung kế số E1 như trong thế hệ trước, tổng đài E10 MM còn cung cấp thêm giao diện luồng STM1 (155 Mbps) kiểu điện hay kiểu quang.

Do cấu trúc, dung lượng và năng lực của tổng đài E10 MM được nâng cao nên nó có thể đáp ứng được các yêu cầu về băng thông rộng và tốc độ cao của thuê bao. Ngoài ra, nó có thể đáp ứng được các yêu cầu làm tổng đài MGC trong mạng NGN.

Trong hình vẽ dưới đây ta thấy rõ sự thay đổi cấu trúc hệ thống trong tổng đài ALCATEL E10 MM so với A 1000E10.

Hình 7: Cấu hình hệ thống ALCATEL E10 MM

Ta thấy trong hệ thống E10 MM, các mạch vòng thông tin MIS và MAS được thay thế bằng 1 mạch vòng thông tin OCB LAN nối các trạm với nhau. Trường chuyển mạch RCX được thay thế bằng trường chuyển mạch RCH. Một số trạm chức năng được thay thế bằng các trạm SMB đa năng…

RCHSMB_X COM

STS BT

SMB_THD

URM

SMB_ACTX

TX TR MQ GX PC MR CC GS

OCB LAN

SMT2G URM

SMM OM &OC

SMB_A

PUPEETAAN

LSN

SNSU2A

Page 16: He thong E10 MM

2.5.1. Trạm SMB

Trạm SMB là tập hợp của các khối cơ bản giống nhau: CMP, PU, AUX, CSMP, XXX cùng với các bảng mạch con thích hợp: AATRA, AAETH để nối tới UNIX server …

Trong mọi SMB đều có CMP và PU. 1 AATRA kết nối với 2 mạng LAN

Có 2 AATRA trên mỗi bộ kết nối thông minh couplerGồm có 2 bộ kết nối thông minh coupler CMP/CMS

Tối đa có 8 mạng LAN (MIS,MAS 1/2/3) AAETH: giao tiếp Ethernet với các server (2x10 base T hoặc 2x100 base

TX) AAAUX+ACAUX : đơn vị đầu cuối lệnh, alarm multiplex connection,

phân phối thời gian (STS), Chức năng đồng hồ (với hệ thống GPS trong tương lai); có thể quản lý 4 ICL/ISL bus.( Internal Communication Link/Internal Serial Link)

ACMPR: kết nối đa giao thức (N7, V5.2-PRAD, ETA: thu phát tín hiệu đa tần)

AAMLA (=ICIDS): Lựa chọn nhánh và khuếch đại;

AAMLA max = 32 matrix link (LR)

AASBT/AATAD: tập hợp các cảnh báo nội và bus tương thích.

Hình 8: Trạm SMB

Page 17: He thong E10 MM

Các loại SMB SMB_C (Control) : CMP (+ CMS )+ PU x n

SMB_A (Auxiliaries) : CMP (+CMS )+ PU + CSMP x m

SMB_CA : CMP + PU x n + CSMP x m

SMB_XT (Matrix-TU) : CMP + PU + AUX

SMB_CAXT : CMP + PU x n + CSMP x m + AUX

SMB_G (Gateway) : CMP

Các loại SMB khác nhau cho phép ta có nhiều loại cấu hình tuỳ thuộc vào sự cài đặt phần mềm chức năng cho từng cấu hình nhỏ hoặc lớn. Cấu trúc này thể hiện tính linh hoạt cao và khả năng có thể có nhiều cấu hình cho Tổng Đài

Khả năng giao tiếp kết cuối mạng TU SDH VC12 là giao tiếp với 63 PCM, cho phép kết nối ma trận chuyển mạch ATM với tốc độ cao. Có 2 dạng giao tiếp là quang hoặc điện, sự lựa chọn quang hay điện được thực hiện thông qua việc thay đổi ứng dụng, nghĩa là chỉ cần thay 1 card nhưng có thể dùng được cả 2 ứng dụng.

Ngoài ra còn có cùng cơ chế bảo vệ như đối với mạng SDH tiêu chuẩn. EPS (Equipment Protection Switch): N + 1 (N 12)

APS (Automatic Protection Switch) - chỉ dành cho giao tiếp quang.

ALS (Automatic Laser Shutdown) - chỉ dành cho giao tiếp quang.

Hình 9: SDH CV12 của E10MM

2.5.2. Ma Trận chuyển mạch ATM : RCH

Alcatel 1000 MM E10 ứng dụng lợi thế của công nghệ ATM bằng việc tích hợp ma trận chuyển mạch ATM để xử lý lưu lượng TDM. Các đường truyền giao tiếp ở bên ngoài không có dạng ATM như là PCM, PCM over SDH, ACDs ... không thể được nối trực tiếp vào ma trận, vì ma trận ATM của Tổng Đài Alcatel 1000 MM E10 là 1 thiết bị chuyển mạch tế bào. Nó giúp cho lưu lượng TDM được thuận lợi nhờ tăng dung lượng và độ thu gọn.

Hoàn toàn tương thích với công nghệ cũ : các giao tiếp với SMT, SMA, CSNL ... vẫn được giữ như cũ.

Page 18: He thong E10 MM

Ma Trận chuyển mạch trong Tổng Đài E10MM gồm 2 nhánh chuyển mạch giống hệt nhau (A và B), cùng mạng thông tin giống hệt nhau, giống như đối với cấu hình RCX của họ tổng đài trước đây.

Mỗi 1 nhánh cần 1 trạm SMB_XT và hệ thống chuyển mạch con (switching sub-system) riêng của nó. SMB_XT thực hiện các chức năng cho hệ thống chuyển mạch con hoặc TUs (Termination Unit) tương ứng và các giao tiếp với các trạm đa xử lý thông qua LAN.

Số lượng board mạch và khung giá giảm đáng kể dẫn đến việc giảm điện năng tiêu thụ cũng là 1 ưu điểm quan trọng.

Ma trận chuyển mạch ATM là chuyển mạch tế bào (cells) làm khả năng tương thích với các kênh 64kbps.

Sự chuyển đổi được thực hiện thông qua 2 thành phần cơ bản: Các chức năng sắp xếp khe thời gian được thực hiện bởi module MI – giao tiếp ma trận (RCTCA). Module chuyển mạch ATM (ASE) thực hiện chức năng chuyển mạch tế bào.

Module MI đảm nhận các chức năng sắp xếp và phân phối khe thời gian vào/ra payload của các tế bào ATM. Các hạn chế đối với sự chuyển mạch hiệu quả như:

Độ trễ : Alcatel sử dụng khái niệm ”composite ATM” làm cho quá trình chuyển mạch các kênh vào/ra các tế bào ATM không có trễ.

Tất cả các khe thời gian cùng tới 1 đích được tải vào cùng với 1 kênh ảo ATM (VC)cứ 125s 1 lần (không có trễ tạo gói)

1 hoặc nhiều VC (tùy theo tải lưu lượng) hướng tới cùng 1 đích (các VCs đi qua ASE) được thiết lập động

Hình 10: Chuyển mạch ATM

Đường lên với kết nối chuyển mạch bên trong, RCH cũng sử dụng LR khi liên kết vào/ra cho các định dạng như tiếng nói 8 bit hoặc thông tin dữ liệu. Các đường

Page 19: He thong E10 MM

I/O của MI là các đường LR. Các LR mang các kênh 64kbps giống như PCM nhưng còn chứa thêm check bit được sử dụng cho mục đích bảo vệ ma trận chuyển mạch.

Hình 11: Cell ATM

Một sự tranh chấp có thể xảy ra khi các cells từ các cổng vào khác nhau đều hướng tới 1 cổng ra. Tuy nhiên sự tính toán bộ đệm cho ASE làm cho khả năng từ chối cuộc gọi (P) là có thể bỏ qua ở mức MI

Board ASE là 1 phần tử của chuyển mạch ATM trong ma trận ATM cơ bản 16 x 622 Mbps Input/Output ports (10Gbps)

Cung cấp 16 cổng 2 chiều và kết nối được với các giao tiếp ma trận 128 đường cho chuyển mạch kênh, các cổng của các ASE khác.

Nó cho phép kết nối: PCM thông qua TCA (băng hẹp), tốc độ cao (Terminal Unit mới) và cả tổng hợp cả băng hẹp lẫn băng rộng.

1 board ASE đơn lẽ cho phép kết nối :

16 x TCA 128 PCM = 2.048 PCM (Dung lượng chuyển mạch 10 Gbps)Đây là ví dụ cho 1 cấu hình chỉ sử dụng ASE. Nếu tất cả các cổng của ASE

đều được trang bị MI (TCA), dung lượng của ma trận là tương đương với 2048 PCM. Tương đương PCM là do các đường nối tới các MI có thể là các đường 2 Mbps hoặc các đường 155Mbps tạo bởi PCM.

4 ASE board (tầng 1) + 2 ASE board (tầng 2) cho phép kết nối :32 x TCA 128 PCM = 4.096 PCM ( Dung lượng chuyển mạch 20 Gbps)

8 ASE board (tầng 1) + 4 ASE board (tầng 2) cho phép kết nối :64 x TCA 128 PCM = 8.192 PCM (Dung lượng chuyển mạch 40 Gbps)

16 ASE board (tầng 1) + 8 ASE board (tầng 2) cho phép kết nối :128 x TCA 128 PCM = 16.384 PCM (Dung lượng chuyển mạch 80 Gbps)

2.5.3. Trạm khai thác bảo dưỡng SMM

Trạm điều khiển vận hành và bảo dưỡng SMM (Maintenance Control Station): thực hiện các chức năng vận hành và bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống với tính năng

Page 20: He thong E10 MM

cụ thể được mô tả như sau:

Điều khiển và quản lý hệ thống (khởi tạo, cấu hình và quản trị hệ thống).

Giám sát hệ thống và các tài nguyên của nó (phòng vệ, cảnh báo).

Bảo dưỡng thiết bị (đo thử).

Lưu trữ dữ liệu hệ thống.

Hình 12: Trạm điều khiển vận hành và bảo dưỡng SMM

SMM có cấu hình dự phòng đầy đủ gồm 2 trạm SMMA và SMMB hoạt động theo cơ chế Active/Stanby nhằm nâng cao độ tin cậy của hệ thống, mặc dù nó có thể hoạt động độc lập (Stand–alone).

Hai trạm SMM này được nối đến:

Một coupler điều khiển việc đổi chế độ hoạt động Active/Stanby giữa 2 trạm.

Page 21: He thong E10 MM

Một coupler kết nối đến 2 Bus SCSI để truy cập đến các đơn vị lưu trữ (đĩa cứng, băng từ, Streamer).

Mạch vòng thông tin MIS trao đổi số liệu với trạm điều khiển chính SMB_C.

Mạch vòng cảnh báo MAL để thu thập cảnh báo từ các trạm.

Mạng quản lý TMN (Telecommunication Management Network).

Các khối này liên lạc với nhau thông qua đường BSM (Multiprocessor Station Bus).

Hình 13: SMM Vận hành và bảo dưỡng

Trên một trạm SMM, ngoài bộ nhớ chung được sử dụng cho các chức năng lưu trữ trong quá trình xử lý (trên board ACMGS) của trạm, thì nó còn có các bộ nhớ thứ cấp với dung lượng khá lớn để lưu trữ dữ liệu (được nối với các bus SCSI) và dễ dàng truy xuất khi cần thiết:

Đĩa cứng : 4.3 Gb.

Streamer : 1.2 Gb.

Ngoài ra, trạm SMM còn được nối đến máy tính cá nhân (PC) hoặc Workstation để thực hiện các chức năng giao tiếp người – máy:

Điều khiển việc truy nhập hệ thống.

Page 22: He thong E10 MM

Lựa chọn các lệnh theo danh sách.

Thiết lập các chức năng chuẩn cho hệ thống.

Lưu trữ các cảnh báo và các bản tin kiểm tra hệ thống.

Tìm kiếm và sắp xếp dữ liệu lưu trữ.

Giúp người điều hành tìm hiểu các chức năng hệ thống (Help function).

Các trạm điều khiển này thực hiện việc liên lạc với nhau thông qua mạng nội bộ OCB LAN (OCB Local Access Network).

2.5.4. Trạm SMB_A

Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMB_A (General Purpose Control Station - Auxiliary Functions) (trong OCB_283 là SMA): quản lý việc tạo âm hiệu và các thiết bị phụ trợ, đồng thời cũng hỗ trợ việc xử lý báo hiệu số 7, xử lý giao tiếp V5.2 dùng để kết nối đến mạng truy nhập. SMB_A được thực hiện các chức năng sau:

Quản lý thiết bị phụ trợ được thực hiện bởi phần mềm ETA với chức năng cụ thể như sau:

Chức năng xử lý cuộc gọi

Chức năng quản trị đồng hồ.

Chức năng bảo dưỡng

Xử lý báo hiệu số 7 do phần mềm PUPE đảm nhận thực hiện các chức năng cụ thể như sau:

Vận hành và bão dưỡng:

Xử lý gọi:

Giao tiếp với mạng báo hiệu số 7

Trạm SMB_A được kết nối đến trạm điều khiển chính SMB_C thông qua mạch vòng thông tin MIS (OCB LAN) và có cấu trúc dự phòng nóng. Nghĩa là, chúng cùng xử lý chung một lượng thông tin nhưng thông tin xử lý thật sự chỉ trên bộ chính đang hoạt động, khi bộ chính có sự cố xảy ra thì bộ dự phòng chuyển sang trạng thái hoạt động.

2.5.5. Trạm đồng bộ và phân phối đồng hồ STS (Time and Synchronization Station)

Trạm đồng bộ STS có 3 chức năng: Giao tiếp với tín hiệu đồng bộ HIS (card RCHIS thực hiện chức năng

HIS).

Page 23: He thong E10 MM

HIS là đơn vị đồng bộ được thiết kế theo kiểu đồng bộ chủ tớ, có nhiều hơn 1 ngõ vào và có ưu tiên. Nó có thể cho phép hoặc không cho phép 1 hoặc nhiều ngõ vào hoạt động theo tiêu chuẩn được định nghĩa.

HIS sử dụng xung clock từ đường PCM của trạm SMT2G đưa sang. Chúng quản lý chức năng đưa về trên đường đồng bộ bằng cách giám sát tín hiệu cảnh báo luồng PCM tương ứng.

Chúng đảm bảo tần số tốt trên đường đồng bộ.

Khi mất tất cả các đường đồng bộ chúng tự tạo ra dao động bằng bộ dao động có độ ổn định rất cao.

Tạo 3 đồng hồ cơ sở BTT (card RCHOS thực hiện chức năng BTT).

BTT phân phối tín hiệu thời gian theo yêu cầu cho ma trận chuyển mạch.

BTT sử dụng phép tính logic cho phân phối tín hiệu thời gian và nhận biết lỗi để đảm bảo cho độ tin cậy cao.

Cảnh báo. Chức năng này cho phép truyền các cảnh báo từ HIS và BTT lên mạch vòng cảnh báo (card ACALA thực hiện chức năng này).

Trạm STS cung cấp xung Clock cho toàn bộ tổng đài. Nó lấy đồng bộ từ bên ngoài theo kiểu Chủ/Tớ. Xung clock 2Mhz từ đồng hồ chủ của mạng vào RCHIS để làm đồng hồ chủ. Xung clock 2Mbps lấy từ trạm SMT2G qua luồng 2Mbps từ đài TOLL làm đồng hồ phụ. Các card RCHOS làm nhiệm vụ bám theo đồng hồ chủ để tính toán đưa ra đồng hồ chuẩn cho toàn bộ hoạt động của tổng đài.

2.5.6. Khối truy nhập thuê bao CSN (Subscriber Access Unit)

Khối truy nhập thuê bao CSN là đơn vị đấu nối trực tiếp đến thuê bao, có khả năng phục vụ đồng thời cho cả thuê bao tương tự lẫn thuê bao số. CSN được thiết kế theo 2 kiểu: nội hạt (CSNL–CSN Local) hoặc vệ tinh (CSND–CSN Distance) phụ thuộc vào vị trí lắp đặt CSN so với tổng đài. CSND được cấp nguồn riêng còn CSNL sử dụng chung nguồn với tổng đài trung tâm. Mỗi CSN đều có 2 tổ Accu (cấp nguồn 48 VDC) luôn được nạp để dự phòng trong trường hợp mất điện lưới.

Có thể cung cấp được nhiều loại đường dây thuê bao khác nhau như: thuê bao analog truyền thống, thuê bao ISDN, V5.1, leased lines – 64kbps, thuê bao ADSL. Tất cả các loại thuê bao đều được sử dụng các thiết bị tích hợp riêng loại board mạch khác nhau, Plug to plug tương thích.

Page 24: He thong E10 MM

Hình 14: Tối ưu hoá CSN

Giải pháp tổng hợp cả ADSL làm linh hoạt cho việc điều hành, khả năng ứng dụng Multimedia, tiết kiệm chi phí đầu tư DSLAM, tiết kiệm trong chi phí thiết bị, linh kiện thay thế và kinh phí đào tạo. Tính linh hoạt trở nên cực đại.

Hình 15: Tích hợp ADSL vào Tổng đàiTrong việc vận hành bảo dưỡng thì sử dụng chung 1 quy tắc và thủ tục, không

có nguy cơ xung đột giữa những hệ thống quản lý khác nhauGiải pháp tích hợp ADSL giúp giảm giá thành nhiều loại chi phí (thiết bị, kế

hoạch đầu tư, …) trở nên phù hợp với thực tiễn mạng Viễn Thông hiện đại Multiservices. Tốc độ ADSL tiêu chuẩn 8Mbps/640kbps

Khả năng giao tiếp STM1 để cung cấp ADSL kết nối với BRAS bằng card

Page 25: He thong E10 MM

TCTB1 của CSNMMMột CSN được chia thành 2 phần: Đơn vị điều khiển số UCN gồm: đơn vị điều khiển đấu nối UCX và nhóm

xử lý thiết bị phụ trợ GTA. Bộ tập trung số CN gồm: CN nội hạt (CNL) và CN vệ tinh (CNE).

GTA được trang bị các bộ thu tần số, phát tín hiệu âm thanh, thu tiếng nói, phân nhóm cảnh báo để thực hiện một số chức năng:

Tạo tone và các bản tin thông báo phục vụ cho thông tin nội bộ nếu CSN ở trạng thái độc lập.

Nhận biết các tín hiệu đa tần từ các máy ấn phím nếu CSN ở trạng thái độc lập.

Đo kiểm các đường thuê bao đấu nối với các CNL.Trong một CSN sẽ có hai UCX hoạt động theo chế độ dự phòng

Active/Stanby. Mỗi UCX lại gồm 2 phần: mạng đấu nối RCX và đơn vị điều khiển UC. Như vậy, mỗi CSN nói chung gồm có 4 thành phần: RCX, UC, GTA và CN.

Các CSN được đánh số trong trường chuyển mạch RCH từ 1 đến 63. Từ 64 đến 223 dành cho SMT2G, 224 và 225 dành cho GTA. Có tối đa 48 đường LR nối đến RCX được phân bố như sau:

LR0 đến LR2 dùng cho báo hiệu HDLC và SS7 nội bộ. LR3 và LR4 dùng cho GTA. LR5 dự phòng. LR6 đến LR47 dùng cho các CSN.

Nhìn chung, CSNL và CSND có cấu trúc hoàn toàn giống nhau nhưng ở CSND có thêm một số thiết bị mà CSND không có, hầu hết đó là các thiết bị phục vụ cho CSND khi tự nó hoạt động ở trạng thái độc lập (chế độ tự trị).

2.5.7. Trạm vận hành bảo dưỡng SML

Trạm SML là trạm điều khiển đơn dựa trên hệ điều hành Linux và truyền thông IP. Nó được sử dụng để vận hành, bảo dưỡng hệ thống tổng đài A 1000E10 MM với cấu hình HC sử dụng mạch vòng thông tin Ethernet (SSETH). Mỗi một phân hệ xử lý của trạm SML chỉ nằm trên 1 card. Card này gồm cả ổ đĩa cứng của phân hệ xử lý và khối đồng bộ và cơ sở thời gian STS2G. Mỗi card này gồm có:

- Hai cổng Ethernet nối tới 2 switch truy nhập tới mạng Ethernet ảo (SMTR, MNGI và BOOT).

- Một cổng Ethernet liên kết 2 nhánh xử lý SMLA và SMLB của trạm SML.- Một cổng nối tiếp nối tới giao diện hỗ trợ điều khiển qua đường kết nối

RS232.

Page 26: He thong E10 MM

2.5.8. Mạch vòng thông tin Ethernet LAN

Mạng LAN bao gồm:- 2, 4 hoặc 8 token ring : 16 Mbps mỗi vòng, được nhóm thành cặp, hội thoại

giữa các chức năng khác nhau, phù hợp với IEEE 802.5- 2 đường bus Ethernet 10 Mbps: giao diện truyền thông giữa chuyển mạch và

máy chủĐặc tính: Tốc độ 100 Mbps, có cấu trúc mạng IP mởMạch vòng này truyền thông tin điều khiển giữa các trạm, các terminal khia

thác, bảo dưỡng và các router truy nhập vào mạng IP. Nó bao gồm 3 mạng ảo, đó là:

- Mạng ảo SMTR: mạng riêng nội bộ trao đổi thông tin điều khiển giữa các trạm SML và các trạm SMB

- Mạng ảo MNGT: mạng riêng mở tạo ra liên kết thông tin giữa các trạm SML, khối phát âm thông báo thế hệ 2 (MPNA2) và terminal quản lý:

Terminal tại chỗ (OMT, OOT, AMT) Terminal từ xa (NMC2, CDRC, A1330) thông qua mạng IP đảm bảo

Với A 1000 E10 MM trong môi trường NGN, mạng MNGT còn được dùng để trao đổi thông tin giữa các trạm SMB có chức năng ML MGI với các MG và các trạm SMB có chức năng ML PUPE với máy chủ SIP.

- Mạng ảo BOOT: mạng riêng nội bộ giữa các trạm SML, terminal OMT và các trạm SMB để định tuyến các thông tin BOOTP/DHCP/TFTP. Mạng này chỉ được sử dụng khi khởi tạo các trạm. Việc trao đổi thông tin trên mạng này theo cơ chế chủ tớ, trong lần khởi tạo đầu tiên.

Chương xxxx: THIẾT LẬP, XỬ LÝ CUỘC GỌI GIỮA HAI THUÊ BAO

Sau đây là quá trình thiết lập cuộc gọi giữa hai thuê bao nội bộ trong Tổng đài E10. Thuê bao chủ gọi là từ CSND A và thuê bao bị gọi là ở trong CSND B. Các bước xảy ra như sau:

Page 27: He thong E10 MM

Hình 17: Cuộc gọi giữa 2 thuê bao A và B

4.1. Thuê bao chủ gọi nhấc máy

Khi thuê bao chủ gọi nhấc máy, CSND A sẽ gởi bản tin NOVAP về tình trạng nhấc máy của của thuê bao thông qua đường COC/ PCM/ SMT đến PUPE (bản tin này sẽ chứa số của thuê bao chủ gọi), PUPE gởi bản tin OUNAP đến cho MR. Lúc này, một khe thời gian đã dành sẵn trên đường PCM giữa CSND A và Tổng đài E10.

4.2. Kiểm tra loại của thuê bao chủ gọi

Sau khi nhận được bản tin OUNAP, MR sẽ gởi bản tin đến TR yêu cầu xem xét loại của thuê bao này. TR sẽ tra cứu dữ liệu của nó và sau đó gởi bản tin trả lời về cho MR thông thông báo rằng thuê bao này được phép xuất phát cuộc gọi.

4.3. Kết nối âm hiệu mời quay số và chấp nhận cuộc gọi

Thông qua đường LAN, MR gởi bản tin DCXIAN tới cho COM yêu cầu kết nối âm hiệu mời quay số. Âm hiệu mời quay số này được tạo ra bởi GTA, time slot dành cho cuộc gọi dự định thiết lập trên đường PCM nối giữa CSND A và Tổng đài

Page 28: He thong E10 MM

E10 sẽ được kết nối tới GTA, tức là lúc này thuê bao sẽ nhận được âm hiệu mời quay số.

4.4. Nhận con số quay đầu tiên

Lúc này thuê bao chủ gọi thực hiện quá trình quay số. Khi nhận được con số đầu tiên, CSND A sẽ gởi bản tin CHUN về cho Tổng đài E10 để yêu cầu cắt âm hiệu mời quay số. Lúc này MR sẽ gởi bản tin tới cho MQ và MQ ra lệnh cho COM cắt âm hiệu mời quay số về cho thuê bao chủ gọi. Lúc này thuê bao chủ gọi tiếp tục quay con số tiếp theo, mỗi con số quay đều được CSND A gởi trên đường COC về cho MR. Sau khi nhận đủ các con số, MR biết được địa chỉ của thuê bao bằng cách gởi bản tin DTRAD kèm theo các con số xong thì sẽ gởi bản tin trả lời RTRAR.

4.5. Kiểm tra trạng thái thuê bao bị gọi

Sau khi biết được chính xác địa chỉ của thuê bao bị gọi ở CSND_B, MR sẽ gởi bản tin tới cho PU/PE và thông qua đường COC gởi bản tin tới cho CSND_B để hỏi tình trạng của thuê bao B. Thuê bao B đang ở trạng thái rỗi, CSND_B sẽ gởi bản tin trả lời về tình trạng của thuê bao B và đồng thời gởi dòng chông đến cho thuê bao bị gọi. Một khe thời gian rỗi sẽ được cấp phát trên đường PCM giữa Tổng đài E10 và CSND_B.

4.6. Gởi hồi âm chuông (Ringing Tone) đến thuê bao chủ gọi và chờ thuê bao bị gọi nhấc máy

Khi nhận được bản tin trả lời từ CSND_B, MR ra lệnh cho COM bằng bản tin DCX Tone để yêu cầu kết nối hồi âm chuông đến thuê bao chủ gọi từ ETA của SMA.

MR sau đó sẽ chờ 1 trong 3 tình huống sau: Bị gọi nhấc máy / Chủ gọi gác máy/ Vượt quá thời gian rung chuông

4.7 .Thuê bao bị gọi nhấc máy

Khi thuê bao bị gọi nhấc máy, tình trạng này sẽ được nhận biết bởi UT của CSND_B. Sau đó đường dây thuê bao bị gọi sẽ được ngắt khỏi bộ tạo dòng chuông.

UCN gởi một bản tin EVABO (tình trạng nhấc máy của thuê bao bị gọi) về MR. Khi nhận được bản tin này MR xẽ gởi bản tin DCXIAN đến phần mềm COM của ma trận chuyển mạch SMX để cắt tín hiệu hồi âm chuông.

4.8. Kết nối thuê bao gọi và bị gọi

MR gởi bản tin DCX đến cho MR để hỏi xem hiện nay GX có tiếp nhận thông tin hay không, tức là GX có khả năng cấp phát một đường nối qua mạng chuyển mạch hay không. GX gởi bản tin chấp nhận về cho MQ, MQ gởi bản tin trả lời cho MR về tình trạng tiếp thông tốt. Lúc này GX sẽ gởi lệnh tới cho COM yêu cầu kết

Page 29: He thong E10 MM

nối hai khe thời gian dành sẵn trên hai đuờng PCM nối tới hai CSND chủ gọi và bị gọi, tức là hai thuê bao đã được nối với nhau.

Lúc này MR gởi bản tin tới cho TX yêu cầu tính cước cho cuộc gọi này. TX sau khi nhận được bản tin thì sẽ gởi bản tin trả lời là đã bắt đầu tính cước.

4.9. Giải phóng

Khi một trong hai thuê bao gác máy, bản tin gác máy sẽ được CSND gởi về cho MR, MR sẽ ra lệnh cho MQ ngắt đường nối giữa hai thuê bao qua ma trận chuyển mạch và kết nối thuê bao còn lại tới ETA để nhận âm hiệu bận, đồng thời MR sẽ gởi bản tin yêu cầu ngưng tính cước tới cho TX.

Page 30: He thong E10 MM

*Tổng kết: Những kết quả thu được trong quá trình thực tập tại Viễn thông Thừa Thiên

Huế: Tìm hiểu tổng quan về mạng Viễn thông Thừa Thiên Huế Nắm được cấu trúc, nguyên lý vận hành của tổng đài Alcatel E10MM Quá trình thiết lập cuộc gọi giữa 2 thuê bao Nắm được sơ đồ của hệ thống truyền dẫn Thừa Thiên Huế, bao gồm

hệ thống truyền dẫn viba và hệ thống truyền dẫn quang

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn các chú, các anh chị tại VNPT Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực tập tại đơn vị.

MỤC LỤC

Page 31: He thong E10 MM

Chương I: TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG VNPT THỪA THIÊN HUẾ.......11.1. Tổng quan mạng viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế....................................11.1.1. Mạng truyền dẫn.............................................................................................11.1.2. Mạng chuyển mạch.........................................................................................41.2. Những thuận lợi và thách thức.........................................................................8Chương II: HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI ALCATEL 1000E10 MM.........................92.1. Vai trò của Alcatel 1000E10 MM trong mạng viễn thông.............................92.2. Đặc tính kỹ thuật của tổng đài Alcatel 1000E10 MM...................................102.3. Cấu trúc của tổng đài Alcatel 1000E10..........................................................112.3.1. Cấu trúc phần cứng của tổng đài A1000 E10.............................................122.3.2. Cấu trúc phần mềm của tổng đài A1000 E10.............................................132.4. Các phân hệ của hệ thống chuyển mạch tổng đài ALCATEL E10 MM....142.4.1. OCB HC3.1....................................................................................................142.4.2. OCB HC3.2....................................................................................................142.4.3. OCB HC3.3....................................................................................................142.4.4. OCB HC3.4....................................................................................................152.5. Những thay đổi của tổng đài A 1000E10 MM so với A1000E10.................152.5.1. Trạm SMB.....................................................................................................172.5.2. Ma Trận chuyển mạch ATM : RCH...........................................................182.5.3. Trạm khai thác bảo dưỡng SMM................................................................212.5.4. Trạm SMB_A................................................................................................232.5.5. Trạm đồng bộ và phân phối đồng hồ STS .................................................242.5.6. Khối truy nhập thuê bao CSN (Subscriber Access Unit)..........................242.5.7. Trạm vận hành bảo dưỡng SML.................................................................262.5.8. Mạch vòng thông tin Ethernet LAN............................................................27Chương III : HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN QUANG VNPT TT - HUẾ............283.1.Một số vòng Ring tiêu biểu trong hệ thống truyền dẫn.................................283.2.Giới thiệu về thiết bị truyền dẫn FLX150/600 (FUJITSU)...........................323.2.1.Một số tham số kỹ thuật................................................................................323.2.2.Cấu trúc của thiết bị truyền dẫn FLX150/600 và một số chức năng:.......323.2.3.Cấu hình mạng vòng (Ring Network) dùng FLX150/600..........................333.2.4.Một số cảnh báo thông thường.....................................................................34Chương IV: THIẾT LẬP, XỬ LÝ CUỘC GỌI GIỮA HAI THUÊ BAO.........364.1. Thuê bao chủ gọi nhấc máy.............................................................................364.2. Kiểm tra loại của thuê bao chủ gọi.................................................................374.3. Kết nối âm hiệu mời quay số và chấp nhận cuộc gọi....................................374.4. Nhận con số quay đầu tiên..............................................................................374.5. Kiểm tra trạng thái thuê bao bị gọi................................................................374.6. Gởi hồi âm chuông đến thuê bao gọi và chờ thuê bao bị gọi nhấc máy......374.7 .Thuê bao bị gọi nhấc máy...............................................................................374.8. Kết nối thuê bao gọi và bị gọi..........................................................................384.9. Giải phóng.........................................................................................................38