he tuan hoan p3

35
[email protected] Chương 3 GIẢI PHẨU- SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN (P3) (Anatomy and Physiology of Ciculartory System) Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University

Upload: pham-ngoc-quang

Post on 08-Jul-2015

1.401 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: He tuan hoan p3

[email protected]

Chương 3 GIẢI PHẨU- SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN (P3)

(Anatomy and Physiology of Ciculartory System)

Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University

Page 2: He tuan hoan p3

[email protected]

IV/ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH 4.1. Điều hòa thần kinh đối với tim

Tim hoạt động là nhờ các hạch thần kinh. Tuy nhiên hoạt động của nó vẫn chịu sự điều hòa chung của hệ thần kinh trung ương, bao gồm các dây giảm tốc thuộc hệ phó giao cảm và dây tăng tốc thuộc hệ giao cảm

- Dây giảm tốc (TK số 10) làm giảm trương lực cơ cơ tim bằng cách kéo dài thời gian tâm trương, kéo dài thời gian dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ đến tâm thất (thông qua hợp chất Axetylcholin)

- Dây giao cảm có tác dụng ngược lại. Chất hóa học trung gian là adrenalin và noradrenalin do đầu mút dây thần kinh tiết ra

Page 4: He tuan hoan p3

[email protected]

4.2. Điều hòa thần kinh đối hệ mạch - Thần kinh co mạch thuộc hệ giao

cảm, có tác dụng làm co mạch ngoài da và nội tạng. Đầu mút thần kinh tiết ra adrenalin và noradrenalin làm co mạch rất nhanh, đặc biệt là noradrenalin

- Thần kinh phó giao cảm giãn mạch chi phối mạch quản tuyến dưới hàm, dưới lưỡi và tuyến lệ…thông qua hợp chất axetylcholin. Ngoài ra còn làm giãn mạch cơ vân, mạch vành tim

Page 5: He tuan hoan p3

[email protected]

4.3. Điều hòa thể dịch đối với tim mạch - Hormon miền tủy thượng thận là

adrenalin và noradrenalin tăng cường quá trình trao đổi chất của tim, tăng lượng máu tim phóng ra. Do đó làm tăng huyết áp

- Hormon vazopressin của tuyến yên làm co mạch máu nhỏ và mao mạch, tác dụng kéo dài hơn adrenalin

- Axetylcholin có tác dụng ức chế hoạt động của tim, làm giãn mạch, hạ huyêt áp

- Renin của thận có tác dụng biến đổi hipertensinogen thành hipertensin làm co mạch máu nhỏ, tăng áp lực máu

Page 6: He tuan hoan p3

[email protected]

4.4. Điều hòa phản xạ đối hệ tim mạch - Phản xạ giảm áp: Cung động mạch chủ và túi động mạch cổ là hai vùng hết rất nhạy cảm đối với sự thay đổi huyết áp. Khi HA tăng, cơ quan nhận cảm áp lực ở hai vùng này nhận biết. Xung động TK theo dây Xiong và Hering chạy vào hành tủy, làm hưng phấn trung khu mê tẩu và ức chế trung khu giao cảm. Kết quả làm tim đập chậm lại, giãn mạch và hạ huyết áp. Nếu cắt 2 dây này con vật sẽ bị bệnh cao HA

Page 7: He tuan hoan p3

[email protected]

4.4. Điều hòa phản xạ đối hệ tim mạch (tt)

- Phản xạ tăng áp: Ở vách tâm nhĩ và xoang tĩnh mạch cũng có thụ quan nhận cảm áp lực. Khi HA giảm, các thụ quan này nhận biết và truyền xung động vào hành tủy gây nên PX làm tim đập nhanh hơn dẫn đến tăng huyết áp và nhược lại. Đây là phản xạ Bainbridge đi theo dây TK số 10

Page 8: He tuan hoan p3

[email protected]

4.4. Điều hòa phản xạ đối hệ tim mạch (tt) -Phản xạ Loven: Khi kích thích thần kinh truyền vào ở một vị trí nào đó, thì ở đó mạch máu sẽ bị giãn ra, huyết áp giảm xuống. Tuy nhiên, mạch quản xung quanh co lại làm huyết áp chung lại tăng. Kết quả các tổ chức, co quan được nhận nhiều máu hơn. Đó là phản xạ điều hòa lượng máu cục bộ.

-Phản xạ bất thường: Khi hít phải chất độc, thuốc mê, kích thích mạnh vào vùng bụng…đều gây ra phản xạ tăng nhịp tim. Nếu tác động với cường độ mạnh có thể làm tim ngừng đập.

Page 9: He tuan hoan p3

[email protected]

V/ ĐẶC ĐIỂM TUẦN HOÀN MỘT SỐ CƠ QUAN

5.1. Tuần hoàn mạch vành Tuần hoàn mạch vành là

tuần hoàn dinh dưỡng của tim

Động mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ, chia thành 2 nhánh và phân bố đến toàn bộ các sợi cơ tim. Các động mạch tim ít thông với nhau nên một động mạch bị tắt thì một vùng tim sẽ bị ảnh hưởng, gọi là vùng bị “nhồi máu”

Page 10: He tuan hoan p3

[email protected]

5.1. Tuần hoàn mạch vành (tt) Do tim luôn co bóp nên tuần hoàn máu trong mạch

vành cũng bị ảnh hưởng. Lúc tâm thất trương thì máu chảy vào mạch vành tăng lên, còn lúc tâm thu, cơ tim co ép vào mạch vành làm máu chảy chậm lại.

Thần kinh giao cảm và adrenalin có tác dụng làm giãn mạch vành

Trong công tác cấp cứu khi tim ngừng đập (thiếu oxy, hạ huyết áp, chết đuối..), có thể xoa bóp vùng ngực, hô hấp nhân tạo, tiêm Adrenalin…, cần phải cấp cứu kịp thời bời vì tim ngừng đập lâu, rất khó phục hồi trở lại

Page 12: He tuan hoan p3

[email protected]

V/ ĐẶC ĐIỂM TUẦN HOÀN MỘT SỐ CƠ QUAN (tt)

5.2. Tuần hoàn tĩnh mạch cửa gan Gan nhận máu từ 2 nguồn khác

nhau: Một nguồn từ dạ dày, ruột, lá lách, tụy theo tĩnh mạch cửa vào gan (85% lượng máu vào gan); một nguồn từ động mạch chủ theo động mạch gan vào gan (chiếm 15%).

Tĩnh mạch cửa gan khác với các tĩnh mạch khác ở chổ khi vào gan nó chia thành mạng lưới dày đặc giống như động mạch, nhưng khác là nằm giữa hai hệ thống mao mạch. Do đó, chất dinh dưỡng vào gan được kiểm tra chặt chẽ.

Page 13: He tuan hoan p3

[email protected]

Động mạch gan

Tĩnh mạch gan

Tĩnh mạch cửa gan

Page 15: He tuan hoan p3

[email protected]

5.2. Tuần hoàn tĩnh mạch cửa gan (tt)

Như vậy, các chất do cơ quan tiêu hóa hấp thụ đều phải qua tĩnh mạch cửa và vào gan trước khi nhập vào tuần hoàn chung của cơ thể, trừ các axit béo mạch dài vào mạch bạch huyết.

Tĩnh mạch cửa gan có huyết áp cao nhất trong các tĩnh mạch của cơ thể, vì các mao mạch gan gây trở lực lớn cho tuần hoàn gan.

Page 17: He tuan hoan p3

[email protected]

5.2. Tuần hoàn tĩnh mạch cửa gan (tt)

Giữa tĩnh mạch cửa gan và động mạch gan có ảnh hưởng qua lại. Khi huyết áp của TM cửa gan tăng lên thì huyết áp của động mạch gan giảm đi và ngược lại

Tuần hoàn tĩnh mạch cửa gan biến đổi theo chu kỳ, sau bữa ăn tăng lên và sau đó trở lại bình thường.

Page 19: He tuan hoan p3

[email protected]

V/ ĐẶC ĐIỂM TUẦN HOÀN MỘT SỐ CƠ QUAN (tt)

5.3. Tuần hoàn phổi Tuần hoàn phổi gọi là tiểu

tuần hoàn. Đây là tuần hoàn chức năng. Nuôi phổi là động mạch phế quản, nhánh của động mạch chủ đảm nhận

Tuần hoàn phổi xuất phát từ tâm thất phải, khi tâm thất co bóp máu được tống vào ĐM phổi để thực hiện việc trao đổi O2 và CO2 .

Như vậy máu ĐM phổi là máu tĩnh mạch (nghèo O2) và máu TM phổi là máu động mạch (giàu O2)

Page 21: He tuan hoan p3

[email protected]

5.3. Tuần hoàn phổi (tt) -Tuần hoàn phổi không

thông qua một cơ quan nào khác nên hoạt động của tim ảnh hưởng trực tiếp đến tuần hoàn phổi

-Dung lượng của tuần hoàn phổi chiếm ¼ tổng lượng máu nhưng khả năng trao đổi khí rất cao nhờ số lượng mao mạch phổi rất lón.

-Tuần hoàn phổi diễn ra trong lồng ngực, nhờ áp lực âm nên máu vận chuyển dễ dàng hơn.

Page 23: He tuan hoan p3

[email protected]

5.3. Tuần hoàn phổi (tt) -Động tác hô hấp cũng có

ảnh hưởng thúc đẩy máu lưu thông trong tuần hoàn phổi.

-Giữa hai vòng tuần hoàn cũng quan hệ mật thiết với nhau, trong đó tuần hoàn phổi thụ động hơn, phụ thuộc vào đại tuần hoàn.

-Do lượng máu trong phổi chỉ bằng ¼ trong đại tuần hoàn nên tốc độ của mao mạch phổi cao hơn so với tốc độ máu trong mao mạch của đại tuần hoàn.

Page 25: He tuan hoan p3

[email protected]

V/ ĐẶC ĐIỂM TUẦN HOÀN MỘT SỐ CƠ QUAN (tt)

5.4. Tuần hoàn não Não là cơ quan nhạy cảm

với sựu thiếu oxy. Não tiêu thụ khoảng 25% oxy của toàn bộ cơ thể.

Nếu thiếu máu cho não sẽ lập tức gây nên tình trạng chóng mặt, hoa mắt, nhứt đầu.

Tuần hoàn não do 4 động mạch cung cấp: 2 động mạch cảnh ở hai bên và 2 động mạch sống lưng hợp thành lục giác Villis.

Page 27: He tuan hoan p3

[email protected]

5.4. Tuần hoàn não(tt) - Các tĩnh mạch não to hơn các động mạch

não. Các động mạch nằm sâu bên trong, còn các tĩnh mạch thì chạy trên mặt vỏ não. Thành TM mỏng, không có van và được nối thông với nhau. Tất cả các TM đều đổ vào 2 TM cảnh

- ĐM cảnh xuất phát ở cung ĐM nên áp lực rất lớn, tuy nhiên trước khi vào não 2 ĐM cảnh đã gấp khúc 2 lần ở ống cảnh và xoang động; ĐM sống lưng cũng gấp khúc ở đốt sống lưng 1-2 và đốt sống 1 vói xương chẩm nên áp lực máu đã giảm đi nhiều.

Page 28: He tuan hoan p3

[email protected]

5.4. Tuần hoàn não(tt) - Do hộp sọ cứng nên mạch máu ở não

không có tính đàn hồi, bao nhiêu máu đến não thì có bao nhiêu máu đưa ra khỏi não đã gây ra hiện tượng mạch đập ở xoang não.

- Dịch não tủy đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các mạch máu não, nó giữ cho các mạch máu của não khỏi vỡ khi có áp lực quá cao, tuy nhiên có giới hạn.

- Khi huyết áp quá giới hạn sẽ làm vỡ các mạch máu não gây ra nhiều tai biến ….

Page 29: He tuan hoan p3

[email protected]

Động mạch cảnh và tĩnh mạch cảnh ở người

Page 30: He tuan hoan p3

[email protected]

V/ ĐẶC ĐIỂM TUẦN HOÀN MỘT SỐ CƠ QUAN (tt)

5.5. Tuần hoàn thai nhi- Máu mẹ và con không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Trao đổi chất được thực hiện qua màng mao mạch của nhau thai- Máu giàu dinh dưỡng và oxy vào thai qua tĩnh mạch rốn. Từ TM rốn chia một nhánh qua gan, rồi tất cả đổ vào TM chủ dưới để vào tâm nhĩ phải

Page 31: He tuan hoan p3

[email protected]

5.5. Tuần hoàn thai nhi (tt)-Phần lớn máu ở tâm nhĩ phải qua lổ bầu dục (botan) để sang tâm nhĩ trái, xuống tâm thất trái và vào động mạch chủ. Một phần nhỏ máu qua phổi nhưng không có trao đổi khí ở phổi- Một phần nhỏ máu (1/3) từ ĐM chủ đến các phần dưới cơ thể rồi đổ vào TM chủ dưới; còn phần lớn (2/3) theo hai động mạch rốn đổ về nhau thai

Page 33: He tuan hoan p3

[email protected]

Lổ Botan

Page 35: He tuan hoan p3

[email protected]

The….end