hỘi chỨng - bthh.org.vn 1.pdf · − khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị...

13
ĐIỂM TIN CNH GIÁC DƯỢC FLUOQUINOLON RITUXIMAB KHOA DƯỢC BNH VIN TRUYN MÁU HUYT HC TDƯỢC LÂM SÀNG THÔNG TIN THUC Tháng 10/2019 HI CHNG NGƯỜI ĐỎ DO VANCOMYCIN

Upload: others

Post on 08-Jun-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

ĐIỂM TIN CẢNH

GIÁC DƯỢC

FLUOQUINOLON

RITUXIMAB

KHOA DƯỢC – BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC

TỔ DƯỢC LÂM SÀNG – THÔNG TIN THUỐC

Tháng 10/2019

HỘI CHỨNG

NGƯỜI ĐỎ DO

VANCOMYCIN

Page 2: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

BAN BIÊN TẬP

TRƯỞNG BAN

- BS.CKII. Phù Chí Dũng

PHÓ TRƯỞNG BAN

- TS. BS. Nguyễn Phương Liên

- ThS. BS. Trần Thị Thiên Kim

- DS. CKII. Trương Anh Thư

ỦY VIÊN

- DS. Nguyễn Huy Khương

- DS. Phan Sơn Dương

- DS. Võ Ngọc Thanh

- DS. Đinh Hoàng Yến

THƯ KÝ

- DS. Lê Thị Lan Anh

THIẾT KẾ

- DS. Võ Ngọc Thanh

Page 3: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

3

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC

1. MHRA: KHÁNG SINH FLOROQUINOLON HẠN CHẾ CHỈ ĐỊNH VÀ BIỆN PHÁP

PHÒNG NGỪA MỚI DO GHI NHẬN BÁO CÁO VỀ CÁC TÁC DỤNG PHỤ GÂY TÀN

TẬT, KÉO DÀI VÀ KHÔNG HỒI PHỤC …………………………………………………4

2. MẤT BẠCH CẦU HẠT MUỘN VÀ VẢY NẾN KHI SỬ DỤNG RITUXIMAB………7

PHẦN 2: BẢN TIN THÔNG TIN THUỐC

1. FDA CHẤP THUẬN THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU ĐẦU TIÊN CHO TRẺ EM CÓ CỤC

MÁU ĐÔNG CÓ KHẢ NĂNG ĐE DỌA TÍNH MẠNG …..…………………………………9

2. HỘI CHỨNG NGƯỜI ĐỎ DO VANCOMYCIN…………………………………………..11

Page 4: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

4

PHẦN 1: ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC

MHRA: KHÁNG SINH FLOROQUINOLON

HẠN CHẾ CHỈ ĐỊNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA MỚI

DO GHI NHẬN BÁO CÁO VỀ CÁC TÁC DỤNG PHỤ

GÂY TÀN TẬT, KÉO DÀI VÀ KHÔNG HỒI PHỤC

Khuyến cáo của MHRA cho cán bộ y tế:

− Fluoroquinolon dùng toàn thân (đường

uống, tiêm, khí dung) hiếm khi gây ra tác

dụng phụ kéo dài (vài tháng hoặc nhiều

năm), gây tàn tật và không hồi phục, ảnh

hưởng đến nhiều hệ thống, cơ quan, giác

quan. Tuy nhiên MHRA đã ghi nhận

những báo cáo case như vậy và khuyến

cáo cán bộ y tế cần thận trọng và tư vấn

kỹ cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc.

− Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một

phản ứng có hại nghiêm trọng như viêm gân, đứt gân, nhược cơ, đau khớp, sưng khớp,

viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương. Liên

hệ ngay với bác sỹ để được tư vấn thêm.

− Không kê đơn fluoroquinolon khi bệnh nhân không nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn không

nghiêm trọng hoặc tự giới hạn, nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình (như trong đợt cấp viêm

phế quản mạn tính và đợt cấp COPD) trừ khi những kháng sinh khác không có hiệu quả.

− Không kê đơn ciprofloxacin và levofloxacin cho viêm bàng quang chưa có biến chứng

trừ khi những kháng sinh khác không có hiệu quả.

− Đặc biệt thận trọng khi kê đơn fluoroquinolon cho bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân suy

thận hoặc ghép tạng do nguy cơ tổn thương gân cao hơn những bệnh nhân khác.

− Không dùng corticoid kèm với một thuốc fluoroquinolon vì việc dùng đồng thời hai loại

thuốc này có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm gân, đứt gân do fluoroquinolon.

Page 5: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

5

Hạn chế chỉ định:

− Kháng sinh fluoroquinolon được chỉ

định cho các bệnh nhiễm trùng

nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

− Dựa trên đánh giá về độ an toàn của

thuốc trong khu vực EU, những hạn

chế mới trong chỉ định của kháng

sinh fluoroquinolon ở Anh đã được

công bố. Cán bộ y tế trước khi kê

đơn cần tham khảo tờ Tóm tắt Đặc tính Sản phẩm của các thuốc sau: Ciprofloxacin

(Ciproxin), Levofloxacin, Moxifloxacin (Avelox), Ofloxacin (Tarivid)

− Acid nalidixic trước đây được chỉ định cho nhiễm trùng đường niệu, hiện nay chỉ định

này không được cấp phép.

− Không nên kê đơn fluoroquinolon để điều trị nhiễm trùng nhẹ đến trung bình (như đợt

cấp viêm phế quản mạn tính hay đợt cấp COPD) trừ khi những kháng sinh khác thường

được khuyến cáo cho các bệnh nhiễm trùng này không phù hợp (bệnh nhân kháng kháng

sinh ưu tiên hàng đầu, hoặc kháng sinh ưu tiên hàng đầu gây tác dụng phụ dẫn đến ngừng

điều trị, hoặc khi kháng sinh ưu tiên hàng đầu chống chỉ định trên một cá nhân, hoặc khi

điều trị bằng kháng sinh hàng đầu thất bại).

Đặc điểm của các phản ứng có hại đã được báo cáo và khuyến cáo hướng xử trí nếu xuất

hiện viêm gân

− Các tác dụng phụ nghiêm trọng được báo cáo gồm: viêm gân, đứt gân, đau khớp, đau đầu

chi, rối loạn dáng đi, bệnh thần kinh liên quan đến dị cảm (cảm giác nhột nhạt, châm

chích như bị kiến bò), trầm cảm, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, giảm thính

giác, thị giác, vị giác và khứu giác. Trong các tác dụng phụ về hệ thống cơ xương thì

viêm gân, đứt gân được báo cáo nhiều nhất; trong các tác dụng phụ về hệ thống thần kinh

thì dị cảm được báo cáo nhiều nhất.

− Tổn thương gân, đặc biệt là gân Achilles có thể xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi bắt

đầu điều trị bằng fluoroquinolon nhưng các dấu hiệu và triệu chứng của các phản ứng có

hại khác có thể xuất hiện vài tháng sau khi đã ngừng điều trị.

− Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của viêm gân (VD: sưng đau, nhiễm trùng),

nên ngừng điều trị fluoroquinolon và xem xét các biện pháp thay thế. Không nên sử dụng

corticoid nếu có dấu hiệu viêm gân.

Page 6: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

6

Thận trọng khi kê đơn fluoroquinolon trên những bệnh nhân có nguy cơ cao

Bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân suy thận hoặc đã ghép tạng, bệnh nhân đang điều trị

bằng corticoid là những đối tượng có nguy cơ cao tổn thương gân. Tránh dùng đồng thời

fluoroquinolon và corticoid vì có thể làm tăng nguy cơ viêm gân, đứt gân.

Hướng dẫn kê đơn

Cán bộ y tế cần tham khảo các hướng dẫn chính thức về cách sử dụng kháng sinh phù

hợp như Hướng dẫn kiểm soát các nhiễm khuẩn thông thường (trong đó có nhiễm trùng

đường hô hấp trên/dưới và nhiễm trùng đường niệu) của NICE và Tổ chức Y tế công

cộng Anh.

Khuyến cáo:

Tài liệu tham khảo

1. Quinolone- and fluoroquinolone-containing medicinal products. Drug Safety Update

volume 12, issue 8: March 2019: 1.

https://www.ema.europa.eu/en/medicines/human/referrals/quinolone-fluoroquinolone-

containing-medicinal-products. Truy cập ngày 21/08/2019.

2. Fluoroquinolone antibiotics: new restrictions and precautions for use due to very rare

reports of disabling and potentially long-lasting or irreversible side effects.

https://www.gov.uk/drug-safety-update/fluoroquinolone-antibiotics-new-restrictions-and-

precautions-for-use-due-to-very-rare-reports-of-disabling-and-potentially-long-lasting-or-

irreversible-side-effects. Truy cập ngày 21/08/2019.

• Kháng sinh fluoroquinolon được chỉ định cho các bệnh nhiễm trùng nghiêm

trọng, đe dọa tính mạng.

• Tránh dùng đồng thời fluoroquinolon và corticoid vì có thể làm tăng nguy cơ

viêm gân, đứt gân.

Page 7: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

7

MẤT BẠCH CẦU HẠT MUỘN VÀ VẢY NẾN

KHI SỬ DỤNG RITUXIMAB

1. Mất bạch cầu hạt muộn khi sử dụng rituximab

Rituximab là một kháng thể đơn

dòng kháng CD20 được chỉ định trong

các bệnh lý khác nhau như viêm khớp

dạng thấp, bệnh bạch cầu thể lympho mạn

tính, ung thư hạch lympho không

Hodgkin. Thời gian bán thải của thuốc dài

và thay đổi theo bệnh nhân và bệnh lý. Theo tờ thông tin sản phẩm, thời giản bán thải trung bình

của các chỉ định dao động từ 20 đến 22 ngày.

Trong tờ thông tin sản phẩm, phản ứng có hại trên huyết học của thuốc đã được mô tả

như sau: giảm bạch cầu trung tính muộn xảy ra sau hơn 4 tuần tính từ lần truyền rituximab gần

nhất. Theo y văn, độ trễ của phản ứng có hại này có thể dao động từ 56 đến 175 ngày (Expert

Rev Hematol 2011, 4, 619). Một phân tích các báo cáo được gửi đến các trung tâm cảnh giác

dược khu vực và ghi nhận trong cơ sở dữ liệu cảnh giác dược quốc gia đã thống kê 96 trường

hợp mất bạch cầu hạt muộn do rituximab từ tháng 01/2007 đến tháng 10/2018 với thời gian xuất

hiện sau dùng thuốc trung bình là 14 tuần. Không quan sát được mối tương quan giữa thời gian

trễ và độ tuổi, thời gian điều trị cũng như việc sử dụng có và không tuân theo chỉ định được cấp

phép.

Việc mất bạch cầu hạt xảy ra trong năm điều trị tiếp theo của rituximab đặt ra mối nghi

ngờ với thuốc với khoảng thời gian xuất hiện muộn hơn so với ghi nhận trong thông tin sản

phẩm. Cần thiết lập giám sát lâu dài trên các bệnh nhân sử dụng thuốc.

2. Vảy nến khi sử dụng rituximab

Một bệnh nhân nữ 74 tuổi được điều trị

mảng xơ cứng bằng rituximab. Bệnh nhân được

thực hiện hai mũi tiêm với liều 1000 mg cách nhau

15 ngày vào tháng 02/2018. Tháng 3/2018, bệnh

nhân xuất hiện các tổn thương dạng vảy nến ở tay

trái và sau đó ở chân phải vào tháng 5. Cuối tháng

5, bệnh nhân được sinh thiết da và kết luận có tổn

thương dạng vảy nến (sừng hóa với áp xe vi thể, tăng sản thượng bì) liên quan đến sử dụng

thuốc. Bệnh nhân được điều trị tại chỗ bằng hydrocortison dạng kem cho đến tháng 9, khi xuất

Page 8: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

8

hiện gia tăng thể tích vùng da bị tổn thương. Bệnh nhân được chỉ định điều trị lần đầu bằng

rituximab và đợt điều trị tiếp theo dự kiến vào tháng 2 hoặc tháng 3/2019 dựa trên đánh giá tiến

triển của tổn thương.

Rituximab là một kháng thể đơn dòng có liên kết đặc hiệu với kháng nguyên xuyên màng

CD20 của tế bào tiền lympho B và tế bào B trưởng thành, do vậy thuốc có đặc tính ức chế miễn

dịch. Vảy nến là một phản ứng có hại chưa được biết đến của thuốc ức chế miễn dịch.

Bệnh vảy nến là một bệnh lý viêm mạn tính được đặc trưng bởi rối loạn cân bằng nội

mạc biểu bì cũng như hiện tượng viêm da biểu bì phức tạp. Sự tiết ra các yếu tố sừng hóa ngoại

bào dẫn đến kích thích sự quay vòng của các tế bào sừng có mối liên quan phần nào đến kích

hoạt các tế bào lympho T CD4, sau đó kích hoạt bởi các kháng nguyên và siêu kháng nguyên, sẽ

tạo ra các cytokin gây viêm khác nhau. Việc kích thích tế bào lympho T khiến bệnh vảy nến có

tính chất gần với các bệnh tự miễn. Rituximab gây mất thăng bằng tỷ lệ tế bào lympho T và

lympho B. Trong thực tế, sự suy giảm lympho B sẽ làm gia tăng tự động thời gian sống các tế

bào lympho T và có thể gây bệnh qua trung gian lympho T như bệnh vảy nến/

Tài liệu tham khảo

1. Florine Chollet, Pascale Palassin – Montpellier. Agranulocytoses tardives sous Rituximab :

bien plus tardives que mentionnées !. BIP Occitanie 2019;26(1):8.

2. Margaux Lafaurie et Claire de Canecaude – Toulouse. Psoriasis sous Rituximab. BIP

Occitanie 2019;26(1):9.

Page 9: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

9

PHẦN 2: BẢN TIN THÔNG TIN THUỐC

FDA CHẤP THUẬN THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU ĐẦU TIÊN

CHO TRẺ EM CÓ CỤC MÁU ĐÔNG

CÓ KHẢ NĂNG ĐE DỌA TÍNH MẠNG

Các quan chức của FDA đã phê duyệt thuốc

tiêm Natri Dalteparin (Fragmin, Pfizer), sử dụng

đường tiêm dưới da, để giảm sự tái phát của huyết khối

tĩnh mạch (VTE) có triệu chứng ở bệnh nhân nhi từ 1

tháng tuổi trở lên. Đây là thuốc chống đông máu đầu

tiên được chỉ định cho bệnh nhân nhi được Cơ quan

chấp thuận.

VTE có thể bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu

và thuyên tắc phổi, có thể dẫn dến tử vong.

Trong một truyên bố, ông Richard Pazdur, MD, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ung

thư xuất sắc của FDA và quyền Giám đốc của Văn phòng sản phẩm Huyết học và Ung thư tại

Trung tâm Nghiên cứu và đánh giá thuốc của FDA cho biết: “Hầu hết trẻ em bị VTE đang chiến

đấu với một căn bệnh nghiêm trọng hàng đầu như ung thư hoặc bệnh tim bẩm sinh. Họ không

chỉ chiến đấu với một căn bệnh nghiêm trọng, mà còn có một tình trạng như VTE, có thể dẫn đến

các biến chứng đáng kể và thậm chí tử vong.”

Theo FDA, ứng dụng của Pfizer cho Natri Dalteparin được đưa ra trong tình trạng đánh giá ưu

tiên, vì nhu cầu không được đáp ứng.

Ông Pazdur nói: “Trước khi có sự chấp thuận này, đã không có liệu pháp nào được FDA

chấp thuận để điều trị VTE ở bệnh nhân nhi. Chúng tôi vẫn cam kết các phương pháp điều trị

tiên tiến cho trẻ em có nhu cầu y tế chưa được đáp ứng.”

VTE thường phát triển như một biến chứng thứ phát của các tình trạng lâm sàng tiềm ẩn

như Catheter tĩnh mạch, ung thư, nhiễm trùng, bệnh tim bẩm sinh và chấn thương hoặc phẫu

thuật. VTE ở trẻ em có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong tại bệnh viện, VTE tái phát và

hội chứng sau huyết khối.

Page 10: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

10

Natri Dalteparin lần đầu tiên được FDA chấp thuận vào năm 1994. Hiệu quả của Natri

Dalteparin ở trẻ em dựa trên một thử nghiệm đơn với 38 bệnh nhân nhi bị huyết khối tĩnh mạch

sâu có triệu chứng và/hoặc thuyên tắc phổi. Bệnh nhân đã được điều trị bằng Natri Dalteparin

trong tối đa 3 tháng, với liều khởi đầu theo tuổi và cân nặng.

Khi hoàn thành nghiên cứu, 21 bệnh nhân đạt được sự tiêu VTE tiêu chuẩn, 7 bệnh nhân

cho thấy sự thoái lui, 2 bệnh nhân cho thấy không có thay đổi, không có bệnh nhân nào tiến triển

VTE và 1 bệnh nhân tái phát VTE. Các tác dụng phụ thường gặp của bệnh nhân dùng Natri

Dalteparin là chảy máu, bao gồm giảm tiểu cầu, tụ máu, đau tại vị trị tiêm và tăng transaminase

thoáng qua.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên sử dụng thận trọng trong tình trạng tăng nguy cơ

xuất huyết và theo dõi chặt chẽ sự giảm tiểu cầu ở bất kỳ mức độ nào. Các chuyên gia chăm sóc

sức khỏe cũng được cảnh báo không nên sử dụng các công thức đa liều chứa chất bảo quản rượu

benzyl cho trẻ sơ sinh vì chúng có chứa rượu benzyl và không nên sử dụng.

Bệnh nhân nên làm xét nghiệm công thức máu định kỳ. Các chuyên gia chăm sóc sức

khỏe nên theo dõi chặt chẽ bệnh nhân chảy máu khi dùng Natri Dalteparin cho bệnh nhân hiện

đang dùng thuốc chống đông máu. Bệnh nhân có nguy cơ mắc VTE có thể tiếp nhận điều trị

hoặc can thiệp nhất định để giúp giảm khả năng hình thành cục máu đông, bao gồm dùng thuốc

chống đông máu.

Nhãn Natri Dalteparin của Pfizer chứa một bảng cảnh báo để cảnh báo cho các chuyên

gia chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân rằng tụ máu ngoài màng cứng hoặc cột sống có thể xảy ra ở

những bệnh nhân đã được chống đông máu do dùng một số loại thuốc như Heparin trọng lượng

phân tử thấp (LMWH) hoặc Heparinoids và được gây tê tủy sống hoặc chọc dò tủy sống. Những

khối máu tụ này có thể gây liệt lâu dài hoặc vĩnh viễn. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên

cân nhắc những rủi ro này khi lên lịch cho bệnh nhân làm thủ thuật cột sống vì bệnh nhân có thể

có nguy cơ tiến triển VTE cao hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Pharmacy Times. FDA Approves First Anticoagulant for Children with Potentially Life-

Threatening Blood Clots.

https://www.pharmacytimes.com/resource-centers/cardiovascular-health/fda-approves-first-

anticoagulant-for-children-with-potentially-lifethreatening-blood-

clots?fbclid=IwAR2VWiTIg6Ud5_8DipC09BNsnAQo5ggNLOuOPza5L37C7sEPkhwQOhTPP

5o . Truy cập ngày 28/07/2019.

Page 11: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

11

HỘI CHỨNG NGƯỜI ĐỎ DO VANCOMYCIN

Vancomycin có thể gây ra hai loại phản ứng quá mẫn, bao gồm hội chứng người đỏ và sốc phản

vệ. Hội chứng người đỏ thường liên quan đến tốc độ truyền nhanh của liều thuốc đầu tiên mà

trước đây được cho là do các tạp chất tìm thấy trong các chế phẩm vancomycin. Tuy nhiên, ngay

cả sau khi đã cải thiện độ tinh khiết của vancomycin, các báo cáo về hội chứng người đỏ trên vẫn

còn được ghi nhận. Các loại kháng sinh khác (chẳng hạn như ciprofloxacin, amphotericinB,

rifampicin và teicoplanin) hoặc các thuốc khác làm phóng thích histamin đều có thể gây ra hội

chứng người đỏ. Ngưng truyền vancomycin và dùng diphenhydramine có thể giúp giải quyết

được hầu hết các phản ứng. Sử dụng vancomycin truyền tĩnh mạch chậm có thể hạn chế được tối

đa các tác dụng phụ liên quan đến tiêm truyền. Dưới đây là mô tả đặc điểm, triệu chứng và

hướng xử lý đối với hội chứng người đỏ do vancomycin:

1. Thời gian xuất hiện

− Phản ứng nhanh: Xuất hiện 4-10 phút sau khi bắt đầu truyền liều đầu tiên.

− Phản ứng muộn: Xuất hiện sau khi truyền kết thúc hoặc sau hơn 7 ngày dùng vancomycin

bình thường.

2. Triệu chứng

− Mức độ nhẹ - trung bình:

o Mẩn đỏ ở mặt, cổ, và thân trên. Da có thể xuất hiện đỏ ửng và trở nên ngứa và rát.

o Có thể phát triển thành sốt và ớn lạnh, đau đầu và chóng mặt hoặc kích động.

o Khuôn mặt, mắt và môi có thể sưng lên.

o Sau khoảng 6 ngày, da cũng có thể dày lên và bắt đầu bong tróc, ở dạng tấm lớn

hoặc mảnh nhỏ, đặc biệt lòng bàn tay và lòng bàn chân.

o Các triệu chứng khác bao gồm: nôn/buồn nôn, đau

− Mức độ nặng:

o Huyết áp thấp

o Đau ngực và khó thở.

o Tổn thương thận và thính giác

o Ngất xỉu

o Co thắt cơ và mệt mỏi

o Phù mạch

3. Dịch tễ: Phổ biến, chiếm tỷ lệ 5-50% bệnh nhân dùng vancomycin.

4. Cơ chế:

Page 12: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

12

− Không phải phản ứng dị ứng (vì không qua cơ chế miễn dịch) nhưng có triệu chứng

tương tự một phản ứng dị ứng

− Vancomycin làm thay đổi các tế bào máu (giảm tiểu cầu, thay đổi bạch cầu)

− Phá vỡ tế bào mast gây giải phóng histamin làm tăng nồng độ histamin đột ngột

5. Yếu tố nguy cơ:

− Tốc độ truyền nhanh

− BN tiền sử hội chứng người đỏ trước đây

− BN ung thư, HIV, ghép tạng (ghép tủy)

− Phản ứng nặng hơn chủ yếu ở BN dưới 40 tuổi và đặc biệt trẻ em

− Sử dụng đồng thời với thuốc rifampicin, teicoplantin, ciprofloxacin và amphotericin B,

thuốc giãn cơ, thuốc cản quang, opioid.

6. Nguyên tắc xử lý:

− Dừng truyền vancomycin ngay. Chỉ khi các triệu chứng biến mất có thể truyền lại với tốc

độ truyền chậm hơn.

− Dừng các thuốc không cần thiết

− Dùng kháng histamin H1, có thể phối hợp với kháng histamin H2

− Dùng corticoid bôi da trực tiếp lên vùng da

− Các triệu chứng có thể thuyên giảm và điều trị bằng cách giữ ẩm cho vùng da bị ảnh

hưởng. Điều này có thể được thực hiện với việc sử dụng băng ướt, hoặc dùng chất làm

mềm/giữ ẩm.

Phản ứng mức độ nhẹ-trung bình:

o Dừng truyền + diphenhydramine (50mg uống hoặc IV) + ranitidne (50mg IV).

o Triệu chứng thường giảm ngay lập tức.

o Truyền vancomycin có thể bắt đầu lại với tốc độ truyền giảm một nữa.

Phản ứng nặng

o Dừng truyền + diphenhydramine (50mg IV) + ranitidine (50mg IV) + truyền dịch IV

(nếu hạ huyết áp).

o Khi triệu chứng biến mất, có thể truyền lại vancomyicn (thời gian truyền ≥4h).

o Với các lần truyền tiếp theo trên BN này: dùng thuốc kháng histamin (hydroxyzine

hoặc diphenhydramine) dự phòng 1h trước khi truyền vancomyicn (thời gian truyền

≥4h).

7. Nguyên tắc dự phòng:

Page 13: HỘI CHỨNG - bthh.org.vn 1.pdf · − Khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng điều trị nếu thấy những dấu hiệu đầu tiên của một phản ứng có hại nghiêm

13

− Dùng kháng histamin trước khi dùng vancomycin cho bệnh nhân có thể làm giảm đáng

kể nguy cơ da bị đỏ và ngứa.

− Dùng liều thấp hơn và tăng tần suất dùng vancomycin dung nạp tốt hơn là dùng liều cao

và giảm tần suất dùng.

− Tốc độ truyền: ≤ 10mg/phút. Nồng độ: ≤ 5mg/ml. Dung môi: NaCl 0.9% hoặc Glucose

5%. (xem bảng dưới)

Liều Thời gian truyền Thể tích DM pha

loãng Tốc độ truyền

500mg 1 giờ 250ml 60 giọt/phút

750mg 1.5 giờ 250ml 50 giọt/phút

1.000mg 2 giờ 250ml 40 giọt/phút

1250mg 2.5 giờ 250ml 30 giọt/phút

1.500mg 3 giờ 500ml 50 giọt/phút

2.000mg 4 giờ 500ml 40 giọt/phút

8. Tiên lượng:

− Thường không nghiêm trọng, nhưng chúng có thể gây khó chịu và phải được điều trị

nhanh chóng.

− Các triệu chứng có thể được kiểm soát và giảm bớt bằng cách sử dụng thuốc kháng

histamine, mà không có tác dụng phụ lâu dài.

Tài liệu tham khảo

1. Seymour, T. (2018, February 6). “What is red man syndrome?.” Medical News Today. Retrieved from

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320833.php.

2. Drisyamol KA et al. Vancomycin induced Red man syndrome. International Journal of

Pharmacological Research. 2016:6(4).

3. NHS Grampian Staff Guidance for the Administrayion of IV Vancomycin in Adults via Intermittent

(pulsed) Infusion. 2017. Link: https://foi.nhsgrampian.org/globalassets/foidocument/foi-public-

documents1—all-documents/nhsgvanc.pdf

4. Betty LG et al. 2014 IV medications.

5. Hayder S et al. The surgical antimicrobial prophylaxis; an Irish experience. Iraqi New Medical Journal.

2017;3(2).

6. Tốc độ truyền: https://www.thecalculator.co/health/IV-Flow-Rate-Calculator-677.html

Nguồn: DS. Quỳnh Như. Hội chứng người đỏ do Vancomycin. Nhịp cầu Dược Lâm Sàng.

https://www.nhipcauduoclamsang.com/hoi-chung-nguoi-do-do-vancomycin/