hình - hongduc.com.vnhongduc.com.vn/upload/tt 200.pdfthay đổi về tài khoản kế toán (1)...

164

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Hình thức văn bảnThông tư có 6 Chương, 4 Phụ lục:

- Chương I: Quy định chung

- Chương II: Tài khoản kế toán

- Chương III: Báo cáo tài chính

- Chương IV: Chứng từ kế toán

- Chương V: Sổ kế toán và hình thức kế toán

- Chương VI: Tổ chức thực hiện

- Phụ lục 1: Danh mục hệ thống TKKT doanh nghiệp

- Phụ lục 2: Biểu mẫu Báo cáo tài chính

- Phụ lục 3: Chứng từ kế toán

- Phụ lục 4: Sổ kế toán

Chương I: Quy định chung Điều 1. Đối tượng áp dụng

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

Điều 3. Đơn vị tiền tệ trong kế toán

Điều 4. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán

Điều 5. Chuyển đổi BCTC lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang VNĐ

Điều 6. Kiểm toán BCTC trong trường hợp sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ

Điều 7. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán

Điều 8. Quyền và trách nhiệm của DN đối với việc tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc

Điều 9. Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán

Điều 10. Chế độ KT áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài

Chương II: Tài khoản kế toán (96 Điều)

Chi tiết cho từng loại TK; nguyên tắc kế toán; kết cấu,

nội dung phản ánh các TK cấp 2, cấp 3; phương pháp

kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu.

Chương III: Báo cáo tài chính

Thay đổi về Tài khoản kế toán(1) Bỏ các TK ngoài bảng (TK 001-009), DN theo dõi và thuyêt

minh BCTC

(2) Gộp các tài khoản

- Gộp các TK 129, 139, 159, 229, ghép vào TK 229 - Dự phòng tổn

thất tài sản (2291-DP giảm giá KD CK; 2292-DP tổn thất đầu tư và

đơn vị khác; 2293-DP phải thu khó đòi; 2294-DP giảm giá HTK)

- Gộp các TK 142, 242 thành TK 242 – Chi phí trả trước

- Gộp TK 222, 223 thành TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh,

liên kết

- Gộp TK 144, 244 thành TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký

cược; 521 gồm 521,531,532; đổi tên 411

- Gộp TK 311, 315, 341, 342 thành TK 341 – Vay&Nợ thuê tài chính

(3411-Các khoản đi vay, 3412-Nợ thuê tài chính)

- Gộp TK 511, 512 thành TK 511; TK 415 vào TK 414

Thay đổi về Tài khoản kế toán (tiếp)(3) Bổ sung TK cấp 1, TK cấp 2:

- TK357 – Qũy bình ổn giá; TK 417 - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

- TK155: 1551(TP nhập kho), 1557(thành phẩm BĐS)

- ThêmTK 1534-Thiết bị, phụ tùng thay thế

- ThêmTK: 1362 (Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá); 1363 (Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa); TK1368 (Phải thu nội bộ khác)

- TK 3338- Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác

- Thêm TK: 4111 (Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết); 4112 (Cổ phiếu ưu đãi); 4113 (Quyền chọn trái phiếu chuyển đổi)

Thay đổi về Tài khoản kế toán (tiếp)

(4) Phân loại lại các TK về đầu tư tài chính

- TK 121 - Chứng khoán kinh doanh

1211 - Cổ phiếu

1212 – Trái phiếu

1218 – Chứng khoán và công cụ tài chính khác

- TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

- 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn;1282- Trái phiếu;1283- Cho vay

1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn

Như cổ phiếu ưu đãi bên phát hành phải mua lại ở thời điểm

nhất định trong tương lai, thương phiếu…

Nội dung và phương pháp kế toán

1. Tiền và đầu tư tài chính

1.1. Tiền

- TK 1113 – Vàng tiền tệ được sử dụng với các chức năng

cất trữ giá trị (khác với vàng là HTK)

- Tại tất cả các thời điểm lập BCTC phải đánh giá lại số

dư ngoại tệ (1112,1122) (tỷ giá mua ngoại tệ của NHTM

nơi DN thường xuyên có giao dịch) và vàng tiền tệ

(1113,1123) (giá mua NHNN công bố hoặc các đơn vị

được phép kinh doanh vàng); chênh lệch đánh giá lại ghi

TK 515, 635.

- Bên có TK 1112, 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân

gia quyền.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

1.2. Đầu tư tài chính

- Phản ánh theo các loại: Chứng khoán kinh doanh (121), đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn(128), đầu tư vốn vào đơn vị khác (221,222,228, 2281-Đầu tư vốn vào đơn vịkhác, 2288-Đầu tư khác: ngoài BĐSĐT như đá quí)

- Lập dự phòng theo 3 loại: TK2291,2292,2293.

- Không phân loại TK128 thành ngắn hạn, dài hạn, chỉphân loại khi lập BCTC.

- Chứng khoán kinh doanh ghi nhận giá gốc, được xácđịnh theo giá trị hợp lý (thời điểm nhà đầu tư có quyềnsở hữu): thời điểm khớp lệnh T+0 với CK niêm yết,CKKD chưa niêm yết là thời điểm chính thức có quyềnsở hữu theo quy định).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

2. Đầu tư tài chính (tiếp)

- Nhà đầu tư được nhận CP không phải trả tiền (do công ty cổ

phần chia cổ tức bằng CP từ thặng dư vốn cổ phần, các quỹ

thuộc VCSH và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối):

+ Theo dõi số lượng cổ phiếu, thuyết minh BCTC, không ghi

giá trị CP nhận được và không ghi tăng giá trị khoản đầu tư

vào công ty cổ phần;

+ DN do Nhà nước nắm giữ 100% VĐL theo quy định của

pháp luật.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

2. Đầu tư tài chính (tiếp)

- Khi hoán đổi CP, giá trị CP được xác định theo giá trị hợp lý

tại ngày trao đổi (Nợ 121,635/ Có 121, 515) (TK 121).

- Lãi dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư được ghi giảm

giá trị khoản đầu tư (Nợ 111,112,138/ Có 121).

- TK 128 (gồm cả trái phiếu, cổ phiếu bên phát hành phải mua

lại tại thời điểm nhất định trong tương lai); Lãi phải thu theo

kế toán dồn tích.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

2. Đầu tư tài chính (tiếp)

- Lập dự phòng:

+ CKKD lập dự phòng giảm giá (giá thị trường < giá gốc);

+ Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, nếu chưa lập dự

phòng phải thu khó đòi thì phải đánh giá khả năng khó đòi:

(i) ghi nhận tổn thất khi có bằng chứng chắc chắn (Nợ

635/Có 128); (ii) tổn thất không xác định tin cậy phải thuyết

minh BCTC về khả năng thu hồi khoản đầu tư.

- Đánh giá lại số dư ngoại tệ khoản đầu tư (121,128) được

phân loại là các khoản mục tiền tệ.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

2. Kế toán các khoản phải thu (Điều 17)

- Phân loại khoản phải thu:

+ TK 131: Phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua bán (hàng hóa, dịch vụ, BĐSĐT, TSCĐ, các khoản đầu tư TC);

+ TK 136 - Phải thu giữa đơn vị cấp trên, cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;

+ TK 138 - Không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua bán.

- Khi lập BCTC:

+ Phân loại ngắn hạn, dài hạn;

+ Ngoài số dư các TK phải thu còn số dư TK 1283, 244, 141,...;

+ Lập dự phòng phải thu khó đòi căn cứ vào phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

TK 131 (điều 18):

- Bên Nợ TK 131: (i) tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua

của NHTM; (ii) nếu nhận trước tiền của người mua, khi đủ

điều kiện ghi nhận doanh thu ghi theo tỷ giá ghi sổ thực tế

đích danh theo số tiền đã nhận trước.

- Bên Có TK 131: (i) theo tỷ giá ghi sổ; (ii) tỷ giá giao dịch

thực tế (nếu nhận trước tiền).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

TK 136 (Điều 20):

- TK 136 (1361, 1362 - Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá,

1363 - Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện vốn

hóa, 1368).

- Đơn vị cấp dưới bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong nội

bộ DN, nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc được:

+ Phân cấp ghi nhận doanh thu (ghi Nợ 136/Có 511, 3331 và

Nợ 632/Có 155,156,...)

+ Không được phân cấp ghi nhận doanh thu (Nợ 136/Có 155,

156, Có 333)

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

TK 136 (tiếp):

- Đơn vị cấp trên khi bán sản phẩm, hàng hóa cho cấp dưới:

+ DN ghi doanh thu khi bán cho cấp dưới: Nợ 136/Có 511, 333

và Nợ 632/Có 155, 156

+ DN chỉ ghi nhận doanh thu khi cấp dưới bán ra ngoài:

Khi giao hàng: Nợ 136/Có 155, 156, Có 333

Khi cấp dưới đã bán hàng ra ngoài, ghi: Nợ 136/Có 511 và

Nợ 632/Có 136

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

TK 136 (tiếp):

- Hướng dẫn tại chủ đầu tư có thành lập BQLDN:

+ Chủ đầu tư giao vốn cho BQLDA: Nợ 136/Có 111, 112

+ Tổng hợp doanh thu, thu nhập khác (gồm cả lãi TGNH): Nợ

136/Có 511,515,711 (BQLDN kết chuyển lên)

+ Tổng hợp chi phí, thuế GTGT của BQLDN:

Nợ 133,632,635,811/Có 136

+ Xác định chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hóa thông báo cho

BQLDN:Nợ 136/Có 112, 242, 335

+ Kết chuyển khi nhận bàn giao TSCĐ: Nợ 211, 217../Có 136.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

3.Hàng tồn kho:

- Nguyên tắc kế toán:

+ Trình bày trên BCĐKT: HTK là TS ngắn hạn và dài hạn (SP dở dang dài hạn; vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ SXKD thông thường)

+ Không phản ánh HTK các loại hàng nhận ủy thác xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất để gia công, nhận của nhà SX để khuyến mại cho khách hàng... (không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của DN)

+ Khi mua HTK nếu được nhận kèm thêm thiết bị phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp HTK mua bị hỏng hóc) thì phải xác định và ghi nhận riêng, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị HTK mua phải trừ đi giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế.

+ Xuất HTK để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện thì ghi nhận vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo);

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

3.Hàng tồn kho (tiếp):

+ Trường hợp xuất HTK để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua hàng thì phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn (bản chất là giảm giá hàng bán).

+ Không áp dụng PP nhập sau, xuất trước

+ HTK mua vào bằng ngoại tệ, phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị HTK đã nhập kho (trừ trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị HTK tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)3.Hàng tồn kho (tiếp):

- Phương pháp kế toán

+Nếu khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua HTK (kể cả tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán), căn cứ vào tình hình biến động của HTK để phân bổ số CKTM, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng còn tồn kho, số đã xuất dùng cho SX hoặc cho hoạt động đầu tư XD hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:

Nợ TK 111, 112, 331,....

Có TK 152, 153, 156

Có TK 621, 627, 242, 154 (nếu NVL, CCDC đã xuất dùng cho SX)

Có TK 241 (nếu NVL, CCDC đã xuất dùng cho đầu tư xây dựng)

Có TK 632 (nếu do NVL, CCDC cấu thành SF hoặc HH đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ)

Có các TK 641, 642 (HTK dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

3.Hàng tồn kho (tiếp):

- Phương pháp kế toán

+ HTK đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết:

Nợ các TK 221, 222 , 228

Nợ TK 811

Có TK HTK

Có TK 711

+ HTK dùng để mua lại phần vốn góp:

Nợ các TK 221, 222, 228

Có TK 511, 333

Đồng thời ghi

Nợ TK 632

Có TK HTK

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)Thành phẩm (TK 155)

+ Thành phẩm BĐS (DN là chủ đầu tư):

b1) Giá gốc thành phẩm BĐS bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư, xây dựng BĐS (kể cả các CF đầu tư, XD cơ sở hạ tầng gắn liền với BĐS ) để đưa BĐS vào trạng thái sẵn sàng để bán.

b2) Chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư, xây dựng BĐS phải đảm bảo là các chi phí thực tế đã phát sinh, chi phí đã có biên bản nghiệm thu khối lượng.

b3) Nếu chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ, chứng từ về các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư, xây dựng BĐS nhưng đã phát sinh doanh thu bán BĐS, DN được trích trước một phần CF để tạm tính GVHB. Khi tập hợp đủ hồ sơ, chứng từ hoặc khi BĐS hoàn thành toàn bộ, DN phải quyết toán số CF đã trích trước. Số chênh lệch giữa số chi phí đã trích trước > CF thực tế phát sinh ghi giảm GVHB kỳ thực hiện quyết toán.

b4) Việc trích trước CF phải tuân thủ theo các nguyên tắc:

- Chỉ được trích trước vào GVHB đối với các khoản CF đã có trong dự toán đầu tư, xây dựng nhưng chưa có đủ hồ sơ, tài liệu để nghiệm thu khối lượng và phải thuyết minh BCTC chi tiết về lý do, nội dung CF trích trước cho từng HMCT trong kỳ.

- Chỉ được trích trước CF để tạm tính GVHB cho phần BĐS đã hoàn thành, được xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu

- Số chi phí trích trước được tạm tính và số CF thực tế phát sinh được ghi nhận vào GVHB phải đảm bảo tương ứng với định mức giá vốn tính theo tổng CF dự toán của phần BĐS được xác định là đã bán (được xác định theo diện tích).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

- Phương pháp kế toán

+ Kế toán sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ:

Nợ các TK 641, 642, 241, 211/Có TK 155

+ Xuất kho SP, HH chuyển, hoặc bán giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ DN (TK 136)

+ Sử dụng SP, HH để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại)

- Xuất SP, HH để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện: Nợ TK 641/Có TK155, 156.

- SP,HH khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác (mua 2 tặng 1) thì phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, hàng khuyến mại được tính vào GVHB. Khi khuyến mại: Nợ 632/Có TK 155, 156, và Nợ 112, 131/Có 511, 3331.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

- Phương pháp kế toán

+ Biếu tặng cho CBCNV bằng SP, HH trang trải từ quỹ khen thưởng, phúc lợi: Nợ TK 632/Có TK 155, 156 và Nợ 353/Có 511, 333.

+ Trả lương cho CBCNV bằng sản phẩm, hàng hóa: Nợ 334/Có 511, 3331, 3335 và Nợ 632/Có 155,156.

+ Một số DN có đặc thù (siêu thị) có thể xác định giá trị HTK cuối kỳ theo phương pháp Giá bán lẻ. Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của HTK với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. Giá gốc HTK được xác định bằng cách lấy giá bán của HTK trừ đi lợi nhuận biên theo %hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một % bình quân riêng.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

- Phương pháp kế toán

DN là nhà phân phối hoạt động thương mại được

nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà SX để

quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng.

Khi nhận hàng để khuyến mại, quảng cáo cho

khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số

lượng hàng và thuyết minh BCTC hàng đã nhận và

đã dùng để khuyến mại. Khi hết chương trình

khuyến mại, nếu không phải trả lại hàng khuyến

mại chưa sử dụng hết, ghi thu nhập khác.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

4.TSCĐ, BĐS đầu tư, chi phí đầu tư XDCB- Nguyên tắc kế toán

+ TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay hoặc VCSH phục vụ cho SXKD thì hao mòn được tính vào chi phí SXKD.

+ TSCĐ hình thành từ các Quỹ phúc lợi, Quỹ PTKH&CNhoặc nguồn kinh phí thì hao mòn được ghi giảm Nợ TK353,356,466/Có TK214.

+ Phân loại TSCĐ và BĐSĐT theo mục đích sử dụng. Trường hợp một tài sản được sử dụng cho nhiều mục đích, ví dụ một tòa nhà hỗn hợp vừa dùng để làm văn phòng làm việc, vừa để cho thuê và một phần để bán thì phải thực hiện ước tính giá trị hợp lý của từng bộ phận để ghi nhận một cách phù hợp với mục đích sử dụng.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)4.TSCĐ, BĐS đầu tư, chi phí đầu tư XDCB

- Nguyên tắc kế toán

+ Trường hợp một bộ phận trọng yếu của TS được sử dụng cho một mục đích cụ thể nào đó khác với mục đích sử dụng của các bộ phận còn lại thì kế toán căn cứ vào mức độ trọng yếu có thể phân loại toàn bộ TS theo bộ phận trọng yếu đó.

+ Trường hợp có sự thay đổi về chức năng sử dụng của các bộ phận của TS thì được tái phân loại TS theo mục đích sử dụng theo CMKTcó liên quan.

+ Khi mua TSCĐ & BĐSĐT nếu được nhận kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa nếu hỏng hóc) thì phải xác định và ghi nhận riêng thiết bị, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý (thiết bị, phụ tùng thay thế đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ, nếu không đủ tiêu chuẩn TSCĐ thì ghi nhận là HTK. Nguyên giá TSCĐ mua được xác định bằng tổng giá trị của TSđược mua trừ đi giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

4.TSCĐ, BĐS đầu tư, chi phí đầu tư XDCB

- Nguyên tắc kế toán

+ TSCĐ hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống hoặc một bộ phận cấu thành TS.

+ Chú ý: (i) xác định nguyên giá (thời điểm xác định, khấu hao, tạm tính giá, sản phẩm thu hồi do chạy thử, SX thử, lãi nội bộ, chi phí không hợp lý), phân biệt giữa thuế và kế toán với TSCĐ; (ii) Mua quyền sử dụng đất và tài sản trên đất; (iii) Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ; (iv) vốn hóa.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)4.TSCĐ, BĐS đầu tư, chi phí đầu tư XDCB

- Nguyên tắc kế toán+ Chỉ được thay đổi nguyên giá TSCĐ hữu hình trong các

trường hợp:

- Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước;

- Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ;

- Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc tăng công suất sử dụng;

- Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra;

- Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước;

- Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

4.TSCĐ, BĐS đầu tư, chi phí đầu tư XDCB

- Nguyên tắc kế toán+ Các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì cho

TSCĐ hoạt động bình thường không được tính vào giá trị TSCĐ mà được ghi nhận vào chi phí phát sinh trong kỳ. Các TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ thì kế toán được lập khoản dự phòng phải trả và tính vào chi phí hàng kỳ (Nợ TK chi phí/Có TK 352).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)4.TSCĐ, BĐS đầu tư, chi phí đầu tư XDCB

- Nguyên tắc kế toán+ Mua sắm TSCĐ , BĐSĐTđược nhận kèm thiết bị phụ tùng

thay thế: Nợ TK 211, 217, 153, 133/Có TK 112,331...

+ Mọi TSCĐ, BĐSĐT dùng để cho thuê của DN có liên quan đến SXKD (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao. Khấu hao TSCĐ dùng trong SXKD và khấu hao BĐSĐT hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác.

+ BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá không tính khấu hao mà xác định tổn thất do giảm giá trị

+ PP khấu hao được AD cho từng TSCĐ, BĐSĐT phải thực hiện nhất quán, được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ và BĐSĐT. Thời gian và PP khấu hao phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)4.TSCĐ, BĐS đầu tư, chi phí đầu tư XDCB

- Phương pháp kế toán+ Trong quá trình cho thuê hoạt động phải tiến hành trích

khấu hao BĐSĐT và ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ (kể cả trong thời gian ngừng cho thuê):

Trường hợp DN ghi nhận doanh thu đối với toàn bộ số tiền nhận trước từ việc cho thuê BĐSĐT, phải ước tính đầy đủ giá vốn tương ứng với doanh thu được ghi nhận (bao gồm cả số khấu hao được tính trước).

Giá vốn của BĐSĐT cho thuê bao gồm: Chi phí khấu hao BĐSĐT và các chi phí liên quan trực tiếp khác tới việc cho thuê, như: Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí tiền lương nhân viên trực tiếp quản lý BĐS cho thuê, chi phí khấu hao các công trình phụ trợ phục vụ việc cho thuê BĐSĐT.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)4.TSCĐ, BĐS đầu tư, chi phí đầu tư XDCB

- Phương pháp kế toán+ DN không trích khấu hao đối với BĐSĐT nắm giữ chờ tăng

giá. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy BĐSĐT bị giảm giá so với giá trị thị trường và khoản giảm giá được xác định một cách đáng tin cậy thì DN được đánh giá giảm nguyên giá BĐSĐT và ghi nhận khoản tổn thất vào GVHB(như việc lập dự phòng đối với hàng hóaBĐS).

+ Trường hợp chưa tập hợp đủ giá vốn của BĐSĐT do một phần dự án chưa hoàn thành (cho thuê cuốn chiếu), kế toán phải ước tính giá vốn cho thuê tương tự như phương pháp ước tính giá vốn khi bán thành phẩm BĐS.

+ Đối với BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá, kế toán không trích khấu hao mà thực hiện xác định tổn thất do giảm giá trị (như xác định dự phòng giảm giá của hàng hóa BĐS). Nếu khoản tổn thất được xác định đáng tin cậy: Nợ 632/Có 217.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)4. Đầu tư vốn vào DN khác với mục đích nắm

giữ lâu dài (điều 40)+ Cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ cho

giai đoạn sau ngày đầu tư được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính theo giá trị hợp lý tại ngày được quyền nhận.

+ Cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ cho giai đoạn trước ngày đầu tư không hạch toán vào TK 515 mà hạch toán giảm giá trị khoản đầu tư.

+ Khi xác định giá trị DN để cổ phần hoá, nếu các khoản đầu tư vào đơn vị khác đã được đánh giá tăng tương ứng với phần sở hữu của DN cổ phần hoá trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty con, công ty liên doanh, liên kết, DN cổ phần hoá phải ghi tăng vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. Sau đó, khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã dùng để đánh giá tăng vốn Nhà nước, DN cổ phần hoá không ghi TK 515 mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)4. Đầu tư vốn vào DN khác với mục đích năm

giữ lâu dài: + Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu:

DN chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu được nhận trên thuyết minh BCTC, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư và TK 515.

DN do Nhà nước sở hữu 100% VĐL thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng cho DN do Nhà nước sở hữu 100% VĐL.

+ DN không được phân loại lại khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết thành chứng khoán kinh doanh trừ khi đã thực sự thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư, dẫn đến mất quyền kiểm soát với công ty con, mất quyền đồng kiểm soát với công ty liên doanh, và không còn ảnh hưởng đáng kể với công ty liên kết.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

4.Đầu tư vốn vào DN khác với mục đích năm giữ lâu dài:

+ Thời điểm ghi nhận các khoản đầu tư tài chính dài hạn là thời điểm chính thức có quyền sở hữu, cụ thể như sau:

Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0);

Chứng khoán chưa niêm yết, các khoản đầu tư dưới hình thức khác được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

5.Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Nguyên tắc kế toán + Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là thỏa thuận

bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế nhưng không hình thành pháp nhân độc lập (dưới hình thức cùng nhau xây dựng tài sản hoặc hợp tác trong một số hoạt động kinh doanh). Các bên tham gia trong BCC có thể thỏa thuận chia doanh thu, chia sản phẩm hoặc chia lợi nhuận sau thuế.

+ Khi nhận tiền, TS của các bên khác đóng góp cho hoạt động BCC, bên nhận ghi nợ phải trả.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

5.Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Nguyên tắc kế toán + Đối với BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát

Các bên tham gia liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng là TS trên BCTC của mình.

Mỗi bên tham gia liên doanh được nhận sản phẩm hoặc doanh thu từ việc sử dụng và khai thác TS đồng kiểm soát và chịu một phần chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)5.Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh

doanh

- Nguyên tắc kế toán + Đối với BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát

Các bên tham gia liên doanh phải mở sổ KT để ghi chép và phản ánh trong BCTC của mình những nội dung:

- Phần vốn góp vào TS đồng kiểm soát, được phân loại theo tính chất của TS;

- Các khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên tham gia góp vốn liên doanh;

- Phần nợ phải trả phát sinh chung phải gánh chịu cùng với các bên tham gia góp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh;

- Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩm được chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh;

- Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

5. Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Nguyên tắc kế toán + Đối với BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát Đối với TSCĐ, BĐSĐT khi mang đi góp vốn vào BCC và không

chuyển quyền sở hữu từ bên góp vốn thành sở hữu chung của các bên thì bên nhận TS theo dõi như TS nhận giữ hộ, không hạch toán tăng TS và nguồn vốn kinh doanh; Bên góp TS không ghi giảm TS trên sổ KT mà chỉ theo dõi chi tiết địa điểm, vị trí, nơi đặt TS.

Đối với TSCĐ, BĐSĐT mang đi góp vốn có sự chuyển quyền sở hữu từ bên góp vốn thành quyền sở hữu chung, trong quá trình đang xây dựng TS đồng kiểm soát, bên mang TS đi góp phải ghi giảm TS trên sổ KT và ghi nhận giá trị TS vào chi phí XDCB dở dang. Sau khi TS đồng kiểm soát hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng, căn cứ vào giá trị TS được chia, các bên ghi nhận tăng TScủa mình phù hợp với mục đích sử dụng.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)5.Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Nguyên tắc kế toán + Đối với BCC dưới hình thức hoạt động KD đồng kiểm soát

+ BCC chia lợi nhuận sau thuế thường là BCC dưới hình thức hoạt động đồng kiểm soát hoặc do một bên kiểm soát. Trường hợp BCC chia lợi nhuận sau thuế, các bên phải cử ra một bên để kế toán toàn bộ các giao dịch của BCC, ghi nhận doanh thu, chi phí, theo dõi riêng kết quả kinh doanh của BCC và quyết toán thuế. Khi q/đ ký kết BCC theo hình thức này, các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do:

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)5.Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Nguyên tắc kế toán

+ BCC chia lợi nhuận sau thuế• Một số khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế do

không có sự chuyển giao tài sản giữa các bên, ví dụ:

Chi phí khấu hao của một số TSCĐ do bên tham gia BCC không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế cho BCC;

Khoản chi phí của các bên tham gia không có hóa đơn đầu vào không ghi tên bên kế toán và quyết toán thuế của BCC;

Một số chi phí phát sinh tại bên tham gia BCC không thể chuyển cho bên kế toán và quyết toán thuế do các rào cản của pháp luật, ví dụ bên tham gia BCC có hóa đơn nộp tiền sử dụng đất nhưng pháp luật không cho phép bên phát sinh chi phí tiền sử dụng đất cho bên kế toán và quyết toán thuế thuê lại đất nên chi phí thuê đất không được tính vào chi phí của BCC.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)5.Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Nguyên tắc kế toán

+ BCC chia lợi nhuận sau thuế• Rủi ro chính về chính sách: Bên kế toán và quyết toán thuế cho BCC có thể phát sinh lỗ lũy

kế, nhưng riêng kết quả của hoạt động BCC thì có lãi. Trường hợp này thay vì được bù trừ số lãi từ BCC với số lỗ các hoạt động khác, DN vẫn phải nộp thuế TNDN đối với BCC; Nếu BCC lỗ nhưng các hoạt động khác có lãi, DN có thể chỉ được bù trừ một phần lỗ tương ứng với phần được chia trong BCC;

Đối với các bên khác nếu đưa TSCĐ vào dùng cho hoạt động của BCC thì có thể sẽ không được tính chi phí khấu hao là chi phí được trừ tại DN do không sử dụng cho hoạt động SXKD tại DN (không phù hợp với doanh thu của các hoạt động khác).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)5.Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Nguyên tắc kế toán + Trường hợp BCC quy định chia lợi nhuận sau thuế, bên thực hiện kế

toán và quyết toán thuế phải căn cứ vào bản chất của hợp đồng để kế toán một cách phù hợp theo nguyên tắc :

• Nếu BCC quy định các bên khác tham gia BCC được hưởng một khoản lợi nhuận cố định mà không phụ thuộc vào KQKD của hợp đồng, nên mặc dù hình thức pháp lý của hợp đồng là BCC nhưng bản chất của hợp đồng là thuê tài sản. Trường hợp này, bên kế toán và quyết toán thuế thực chất là bên có quyền điều hành và chi phối hoạt động của BCC, phải áp dụng phương pháp kế toán thuê tài sản cho hợp đồng, ghi nhận khoản phải trả cho các bên khác là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, cụ thể:

Ghi nhận toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của BCC trên BCKQHĐKD của mình; Lãi trên cổ phiếu và các chỉ tiêu phân tích tài chính được tính đối với toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của BCC;

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

5.Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Nguyên tắc kế toán

+ BCC chia lợi nhuận sau thuế (Tiếp):

• Nếu BCC quy định các bên khác tham gia BCC được

hưởng một khoản lợi nhuận cố định ..., cụ thể:

Ghi nhận toàn bộ lợi nhuận sau thuế của BCC vào chỉ

tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” của BCĐKT,

các chỉ tiêu tài chính liên quan đến tỷ suất lợi nhuận

sau thuế được xác định bao gồm toàn bộ kết quả của

BCC.

Các bên khác ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản đối với khoản

được chia từ BCC.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)5.Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Nguyên tắc kế toán + Trường hợp BCC quy định chia lợi nhuận sau thuế, ... (Tiếp):

• Nếu BCC quy định các bên khác trong BCC chỉ được phân chia lợi nhuận nếu kết quả hoạt động của BCC có lãi, đồng thời phải gánh chịu lỗ, mặc dù hình thức pháp lý của BCC là chia lợi nhuận sau thuế nhưng bản chất của BCC là chia doanh thu, chi phí, các bên thường phải có quyền, điều kiện, khả năng để đồng kiểm soát hoạt động cũng như dòng tiền của BCC. Bên kế toán và quyết toán thuế phải áp dụng phương pháp kế toán BCC chia doanh thu để ghi nhận doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong kỳ, đồng thời cung cấp bằng chứng về việc quyết toán thuế cho các bên khác, cụ thể:

+ Ghi nhận trên BCKQHĐKD phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận tương ứng với phần được chia theo thỏa thuận của BCC; Lãi trên cổ phiếu và các chỉ tiêu phân tích tài chính chỉ được tính đối với phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận được trình bày trên BCKQHĐKD; Bên quyết toán thuế cung cấp bản sao các hồ sơ, tài liệu về việc đã thực hiện nghĩa vụ với NSNN của BCC cho các bên trong BCC để phục vụ việc quyết toán thuế của các bên khác trong BCC;

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

5.Kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Nguyên tắc kế toán + Trường hợp BCC quy định chia lợi nhuận sau thuế, ...

(Tiếp):

• Nếu BCC quy định các bên khác trong BCC chỉ được phân chia lợi nhuận ..., cụ thể:

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của BCĐKT chỉ bao gồm phần lợi nhuận sau thuế tương ứng của từng bên được hưởng.

+ Các bên khác được ghi nhận trên BCKQHĐKD phần doanh thu, chi phí tương ứng với phần mình được chia từ BCC, báo cáo cơ quan thuế về việc khoản doanh thu, chi phi này đã được thực hiện nghĩa vụ thuế làm căn cứ điều chỉnh số thuế TNDN phải nộp.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

6.Dự phòng tổn thất tài sản

- Nguyên tắc kế toán

+ Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (do giảm giá

chứng khoán) nắm giữ vì mục đích kinh doanh

+ Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng

tổn thất do DN nhận vốn góp đầu tư (công ty con, liên doanh,

liên kết) bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc

khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư.

Đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, nhà

đầu tư chỉ trích lập khoản dự phòng do công ty liên doanh,

liên kết bị lỗ nếu BCTC không áp dụng phương pháp VCSH

đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)6.Dự phòng tổn thất tài sản

- Nguyên tắc kế toán + Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: ...

Riêng khoản đầu tư mà nhà đầu tư nắm giữ lâu dài (không phân loại là CKKD) và không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư, việc lập dự phòng được thực hiện như sau:

Đối với khoản đầu tư vào CP niêm yết hoặc giá trị hợp lý khoản đầu tư được xác định tin cậy, việc lập dự phòng dựa trên giá trị thị trường của CP (tương tự như dự phòng giảm giá CKKD);

Đối với khoản đầu tư không xác định được giá trị hợp lý tại thời điểm lập BCTC, việc lập dự phòng được thực hiện căn cứ vào khoản lỗ của bên được đầu tư (dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác)

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

6.Dự phòng tổn thất tài sản

- Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng tổn thất tài sản thực hiện ở thời điểm lập BCTC.

- Nguyên tắc kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Đối với các đơn vị được đầu tư là công ty mẹ, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là BCTC hợp nhất của công ty mẹ đó. Đối với các đơn vị được đầu tư là DN độc lập không có công ty con, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là BCTC của bên được đầu tư đó.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)6.Dự phòng tổn thất tài sản

- Nguyên tắc kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

+ Khi lập BCTC, DN xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.

+ DN trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi: Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các

khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, DN đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.

Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

6.Dự phòng tổn thất tài sản

- TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản có 4 TK cấp 2+ Tài khoản 2291 - Dự phòng giảm giá CKKD

+ Tài khoản 2292 - Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

+ Tài khoản 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi

+ Tài khoản 2294 - Dự phòng giảm giá HTK

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)7. Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (TT 195)

- Nguyên tắc kế toán

+ Chi phí đầu tư XDCB, bao gồm:

• Chi phí xây dựng;

• Chi phí thiết bị;

• Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

• Chi phí quản lý dự án;

• Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

• Chi phí khác.

+ Trường hợp dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán dự án chưa được duyệt thì DN ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá tạm tính (giá tạm tính phải căn cứ vào chi phí thực tế đã bỏ ra để có được TSCĐ) để trích khấu hao, nhưng sau đó phải điều chỉnh theo giá quyết toán được phê duyệt.

+ Chủ đầu tư xây dựng BĐS sử dụng TK này để tập hợp chi phí xây dựng TSCĐ hoặc BĐS đầu tư. Trường hợp BĐS xây dựng sử dụng cho nhiều mục đích thì kế toán vẫn tập hợp chi phí phát sinh liên quan trực tiếp tới việc đầu tư xây dựng trên TK 241. Khi công trình, dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán căn cứ cách thức sử dụng tài sản trong thực tế để kết chuyển chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với bản chất của từng loại tài sản.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)7.Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (TT 195)

- Nguyên tắc kế toán

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ quá trình đầu tư XDCB

• Đối với các DN do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, ổn định kinh tế vĩ mô, các khoản chênh lệch tỷ giá liên quan đến giai đoạn trước hoạt động chưa đi vào SXKD được phản ánh lũy kế trên TK 413

• Đối với tất cả các loại DN khác, chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động được tính ngay vào TK 515, 635

+ Trường hợp dự án đầu tư bị hủy bỏ, phần chênh lệch giữa chi phí đầu tư thực tế phát sinh và số thu từ việc thanh lý được ghi nhận vào chi phí khác hoặc xác định trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân để thu hồi.

+ Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng: Nợ TK 211,213,217,1557/Có TK 241

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

8.TK 243 – TS thuế hoãn lại: Kế toán không tiếp tục sử dụng khái niệm “Chênh lệch vĩnh viễn” để phân biệt với chênh lệch tạm thời khi xác định thuế thu nhập hoãn lại do thời gian thu hồi tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả cũng như thời gian để khấu trừ tài sản và nợ phải trả đó vào thu nhập chịu thuế là hữu hạn.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

9.TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Đối với tài sản đưa đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược được phản

ánh theo giá đã ghi sổ kế toán của DN. Khi xuất tài sản phi tiền tệ

mang đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược ghi theo giá nào thì khi

thu về ghi theo giá đó. Trường hợp có các khoản ký cược, ký quỹ

bằng tiền hoặc tương đương tiền được quyền nhận lại bằng ngoại tệ

thì phải đánh giá lại tại thời điểm lập BCTC (tỷ giá mua của NHTM

nơi DN thường xuyên có giao dịch). Các tài sản thế chấp bằng giấy

chứng nhận quyền sở hữu (như BĐS) thì không ghi giảm tài sản mà

theo dõi chi tiết trên sổ KT (chi tiết tài sản đang thế chấp) và thuyết

minh trên BCTC.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)10.Nợ phải trả

- Nguyên tắc kế toán

+ Phân loại các khoản phải trả:

Phải trả người bán gồm các khoản phải trả (mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán (là đơn vị độc lập với người mua). Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác).

Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.

Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ

+ Khi lập BCTC, căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)11.Phải trả cho người bán (TK 331)

- Nguyên tắc kế toán+ Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ:

Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ TK 331) bằng ngoại tệ, DN phải quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (nếu chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở BQGQ di động các giao dịch của chủ nợ đó). Nếu ứng trước tiền cho người bán thì bên Nợ TK 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của NHTM nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước.

DN phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC (là tỷ giá bán ngoại tệ của NHTM nơi DN thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập BCTC). Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)11.Phải trả cho người bán (TK 331)

- Nguyên tắc kế toán

+ Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên TK 331 số tiền

phải trả người bán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập

khẩu ủy thác như khoản phải trả người bán thông thường.

+ Khi trả trước một khoản tiền uỷ thác mua hàng theo hợp

đồng uỷ thác nhập khẩu cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu mở

LC: Nợ TK 331/TK 111, 112.

+ Khi nhận hàng ủy thác nhập khẩu do bên nhận ủy thác giao

trả, kế toán như đối với hàng nhập khẩu thông thường.

+ Khi trả tiền cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu về số tiền

hàng nhập khẩu và các chi phí liên quan trực tiếp đến hàng

nhập khẩu: Nợ TK 331/Có các TK 111, 112.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

11.Phải trả cho người bán (TK 331)

- Nguyên tắc kế toán+ Phí uỷ thác nhập khẩu phải trả đơn vị nhận uỷ thác được tính vào giá trị hàng nhập khẩu: Nợ các TK 151, 152, 156, 211,133/Có TK 331.

+ Việc thanh toán nghĩa vụ thuế đối với hàng nhập khẩu thực hiện theo quy định của TK 333

+ Đơn vị nhận uỷ thác không sử dụng TK 331 để phản ánh các nghiệp vụ thanh toán ủy thác mà phản ánh qua các TK 138 và 338.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

12.TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

- Nguyên tắc kế toán+ Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường (là khoản thu hộ bên thứ ba) nên được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên BCTC hoặc các báo cáo khác.

+ DN có thể lựa chọn việc ghi nhận doanh thu và số thuế gián thu phải nộp trên sổ kế toán bằng một trong 2 phương pháp:

Tách và ghi nhận riêng số thuế gián thu phải nộp (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp) ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu.

Ghi nhận số thuế gián thu phải nộp bằng cách ghi giảm số doanh thu đã ghi chép trên sổ kế toán. Theo phương pháp này, định kỳ mới ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp.

Chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” của BCKQHĐKD đều không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

12.TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

- Nguyên tắc kế toán+ Phân biệt rõ số thuế được hoàn, được giảm là thuế đã nộp ở khâu mua hay phải nộp ở khâu bán và thực hiện theo nguyên tắc:

Số thuế đã nộp ở khâu mua được hoàn lại (tạm nhậ, tái xuất, các khoản thuế TTĐB, thuế NK, thuế BVMT đã nộp được hoàn lại khi tái xuất...), kế toán ghi giảm giá trị hàng mua hoặc giảm GVHB, giảm chi phí khác tùy theo từng trường hợp cụ thể. Thuế GTGT đầu vào được hoàn ghi giảm số thuế GTGT được khấu trừ.

Số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng nhập khẩu không thuộc quyền sở hữu của DN, khi tái xuất được hoàn thì ghi giảm khoản phải thu khác (thuế nhập khẩu đã nộp của hàng nhận gia công được hoàn lại khi tái xuất...).

. Số thuế phải nộp khi bán HH, dịch vụ sau đó được giảm, được hoàn, ghi nhận vào thu nhập khác (như hoàn thuế xuất khẩu, giảm số thuế TTĐB, GTGT, BVMT phải nộp khi bán hàng hóa, dịch vụ).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

12.TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

- Nguyên tắc kế toán+ Nghĩa vụ đối với NSNN trong giao dịch ủy thác xuất -nhập khẩu: Trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu (hoặc các giao dịch

tương tự), nghĩa vụ đối với NSNN được xác định là của bên giao ủy thác.

Bên nhận ủy thác được xác định là bên cung cấp dịch vụ cho bên giao ủy thác trong việc chuẩn bị hồ sơ, kê khai, thanh quyết toán với NSNN (người nộp thuế hộ cho bên giao ủy thác).

+ TK 333 chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác. Bên nhận ủy thác phản ánh số thuế phải nộp vào NSNN là khoản chi hộ, trả hộ trên TK 3388 và quyền được nhận lại số tiền đã chi hộ, trả hộ cho bên giao ủy thác trên TK 138.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

12.TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

- Nguyên tắc kế toán+ Thay đổi tên TK 3338 - Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác (33381, 33382).

+ Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác): • Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế GTGT

hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ: Nợ TK 133/Có TK 3331(33312).

• Khi nhận được chứng từ nộp thuế của bên nhận ủy thác: Nợ TK 3331/Có các TK 111, 112, 3388, 138

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

12.TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

- Nguyên tắc kế toán: Thuế tiêu thụ đặc biệt (TK 3332)+ Mua hàng hoá, TSCĐ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được ghi nhận số thuế phải nộp vào giá gốc hàng mua. Trường hợp DN nhập khẩu hàng hộ nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa (tạm nhập - tái xuất hộ bên thứ ba) thì số thuế TTĐB phải nộp ghi nhận là khoản phải thu khác.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

12. TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

- Nguyên tắc kế toán: Thuế tiêu thụ đặc biệt (TK 3332)+ Kế toán số thuế TTĐB được hoàn, được giảm thực hiện theo nguyên tắc:

• Thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, nếu được hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán) hoặc giảm giá trị hàng hóa (nếu xuất trả lại do vay, mượn…);

• Thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ, nếu được hoàn ghi giảm chi phí khác (nếu bán TSCĐ) hoặc giảm nguyên giá TSCĐ (nếu xuất trả lại);

• Thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, nhưng DN không có quyền sở hữu, khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.

• Thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau đó được hoàn, được giảm thì ghi nhận vào thu nhập khác

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)12.TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

- Nguyên tắc kế toán: Thuế tiêu thụ đặc biệt (TK 3332)

+ Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB: Nợ 152, 156, 211, 611/Có 3332

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, (hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan): Nợ 138/Có 3332.

+ Kế toán hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu:

Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất: Nợ 3332/Có TK 632, 152, 153, 156, 211, 811

Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất: Nợ 3332/Có 138

Thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn: Nợ 3332/Có711

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

12. TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

- Nguyên tắc kế toán: Thuế tiêu thụ đặc biệt (TK 3332)+ Xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền: Nợ TK 641, 642/Có các TK 154, 155, 3332.

+ Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác, như thuế GTGT của hàng nhập khẩu ủy thác)

+ Trường hợp xuất khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác, như thuế GTGT hàng nhập khẩu ủy thác)

- Thuế nhập khẩu (TK 3333) (tương tự thuế TTĐB hàng nhập khẩu)

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)13.Tài khoản 335 – Chi phí phải trả

- Nguyên tắc kế toán:+ Các khoản trích trước không được phản ánh vào TK 335 mà được phản ánh vào TK 352- dự phòng phải trả:

Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, DN được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm KH hoặc một số năm tiếp theo;

Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng, tái cơ cấu;

Các khoản dự phòng phải trả khác (quy định trong TK 352).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)13.Tài khoản 335 – Chi phí phải trả

- Nguyên tắc kế toán:+ Việc trích trước chi phí để tạm tính giá vốn sản phẩm, hàng hoá BĐS còn phải tuân thủ thêm các nguyên tắc sau: DN chỉ được trích trước vào GVHB đối với các khoản chi phí đã

có trong dự toán đầu tư, xây dựng nhưng chưa có đủ hồ sơ, tài liệu để nghiệm thu khối lượng và phải thuyết minh chi tiết về lý do, nội dung chi phí trích trước cho từng HMCT trong kỳ.

DN chỉ được trích trước chi phí để tạm tính GVHB cho phần hàng hoá BĐS đã hoàn thành, được xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu.

Số chi phí trích trước được tạm tính và số chi phí thực tế phát sinh được ghi nhận vào GVHB phải đảm bảo tương ứng với định mức giá vốn tính theo tổng chi phí dự toán của phần hàng hoá BĐS được xác định là đã bán (được xác định theo diện tích).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)13.Tài khoản 335 – Chi phí phải trả

- Nguyên tắc kế toán:+ Việc trích trước chi phí để tạm tính giá vốn sản phẩm, hàng hoá BĐS còn phải tuân thủ thêm các nguyên tắc sau: DN chỉ được trích trước vào GVHB đối với các khoản chi phí đã

có trong dự toán đầu tư, xây dựng nhưng chưa có đủ hồ sơ, tài liệu để nghiệm thu khối lượng và phải thuyết minh BCTC chi tiết về lý do, nội dung chi phí trích trước cho từng HMCT trong kỳ.

DN chỉ được trích trước chi phí để tạm tính GVHB cho phần hàng hoá BĐS đã hoàn thành, được xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu.

Số chi phí trích trước được tạm tính và số chi phí thực tế phát sinh được ghi nhận vào GVHB phải đảm bảo tương ứng với định mức giá vốn tính theo tổng chi phí dự toán của phần hàng hoá BĐS được xác định là đã bán (được xác định theo diện tích).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)13. Tài khoản 335 – Chi phí phải trả

- Nguyên tắc kế toán:+ Việc xác định chi phí lãi vay được vốn hóa phải tuân thủ CMKT “Chi phí đi vay”. Việc vốn hóa lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau: Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng TSCĐ,

BĐSĐT, lãi vay được vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưới 12 tháng.

Nhà thầu không vốn hóa lãi vay khi đi vay để phục vụ việc thi công, xây dựng công trình, tài sản cho khách hàng, kể cả trường hợp đối với khoản vay riêng: Nhà thầu xây lắp vay tiền để thi công xây dựng công trình cho khách hàng, công ty đóng tàu theo hợp đồng cho chủ tàu.

+ Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh BCTC.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)13. Tài khoản 335 – Chi phí phải trả

- Nguyên tắc kế toán:+ Kế toán khoản chi phí trích trước để tạm tính giá vốn sản phẩm, hàng hóa BĐS được xác định là đã bán. Khi trích trước chi phí để tạm tính GVHB của BĐS đã bán

trong kỳ: Nợ 632/Có 335.

Các chi phí đầu tư, xây dựng thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và được nghiệm thu được tập hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng BĐS: Nợ 154,133/Có các TK liên quan.

Khi các khoản chi phí trích trước đã có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực tế phát sinh: Nợ 335/Có 154.

Khi toàn bộ dự án BĐS hoàn thành, kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dư khoản chi phí trích trước còn lại: Nợ TK 335/Có TK 154, 632 (phần chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

14. Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ

- Nguyên tắc kế toán:+ Tùy theo việc phân cấp quản lý và đặc điểm hoạt động, DN quyết định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp vào TK 3361 –Vốn kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc hoặc TK 411.

+ TK 336 - Phải trả nội bộ, có 4 TK cấp 2: TK 3361 - Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh

TK 3362 - Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá

TK 3363 - Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá

TK 3368 - Phải trả nội bộ khác.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

14. Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ

- Nguyên tắc kế toán:+ Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp kế toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421), định kỳ đơn vị hạch toán phụ thuộc kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí trực tiếp qua TK 336 hoặc qua TK 911:

Kết chuyển doanh thu, thu nhập, ghi:

Nợ các TK 511, 711

Có TK 911 (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ)

Có TK 336 (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc không theo dõi kết quả kinh doanh).

Định kỳ, đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ kết chuyển kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) lên đơn vị cấp trên, ghi: Nợ 911/Có 336 (Lãi), Nợ 336/Có 911 (Lỗ)

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

14. Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ

- Nguyên tắc kế toán:+Kết chuyển các khoản chi phí, ghi:

Nợ TK 336 (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh)

Nợ TK 911 (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh riêng)

Có các TK 632, 635, 641, 642.

+Trường hợp được phân cấp hạch toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, định kỳ đơn vị hạch toán phụ thuộc kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cho đơn vị cấp trên: Nợ 421/Có 336 (Lãi) và Nợ 336/Có 421 (Lỗ)

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)15. Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

- Nguyên tắc kế toán:+ Khi phát sinh các khoản phải trả, phải nộp khác bằng ngoại tệ, phải quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh: (là tỷ giá bán của NHTM nơi DN thường xuyên có giao dịch).

+ Khi thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác bằng ngoại tệ phải quy đổi theo tỷ giá ghi sổ.

+ Cuối kỳ, phải đánh giá lại số dư các khoản phải trả, phải nộp khác bằng ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập BCTC (là tỷ giá bán của NHTM nơi thường xuyên có giao dịch). Riêng khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ, nếu không có bằng chứng chắc chắn cho DN sẽ phải trả lại khoản tiền nhận trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì không được đánh giá lại.

+ Thêm: Vật tư, hàng hóa vay, mượn tạm thời, nhận vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân, các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả lại, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu, giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

15. Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

- Nguyên tắc kế toán: Kế toán các nghiệp vụ ở bên nhận uỷ thác nhập khẩu+ Khi nhận của DN giao uỷ thác nhập khẩu tiền để mua hàng nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan:Nợ các TK 111, 112/Có TK 3388.

+ Khi chuyển tiền ký quỹ mở LC:Nợ TK 244/Có TK 112.

+ Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa cho bên giao ủy thác, kế toán theo dõi hàng nhận ủy thác nhập khẩu trên hệ thống quản trị của mình và thuyết minh trên BCTC, không ghi nhận giá trị hàng nhận ủy thác nhập khẩu trên BCĐKT.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

15. Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

- Nguyên tắc kế toán: Kế toán các nghiệp vụ ở bên nhận uỷ thác nhập khẩu+ Kế toán các nghiệp vụ thanh toán ủy thác nhập khẩu:

Khi chuyển khoản ký quỹ mở L/C trả cho người bán ở nước ngoài: Nợ 138/Có TK 244

Khi thanh toán cho người bán ở nước ngoài về số tiền phải trả cho hàng nhập khẩu ủy thác: Nợ TK 138, 3388/Có các TK 111, 112, 3388,.....

Thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, Thuế TTĐB phải nộp hộ cho DN uỷ thác nhập khẩu. Nghĩa vụ nộp thuế là bên giao ủy thác, bên nhận ủy thác chỉ phản ánh số tiền thuế đã nộp vào NSNN là khoản chi hộ, trả hộ. Khi nộp tiền vào NSNN: Nợ TK 138, 3388/Có các TK 111, 112.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

15. Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

- Nguyên tắc kế toán: Kế toán các nghiệp vụ ở

bên nhận uỷ thác nhập khẩu

+ Doanh thu phí uỷ thác nhập khẩu và thuế GTGT

tính trên phí uỷ thác nhập khẩu: Nợ các TK 131,

111, 112,... /Có TK 511, 3331.

+ Các khoản chi hộ khác cho DN uỷ thác nhập

khẩu: Nợ TK 138/Có TK 111, 112,....

+ Bù trừ phải thu và phải trả khác khi kết thúc giao

dịch: Nợ TK 338/Có TK 138.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

15. Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

- Nguyên tắc kế toán: Kế toán các nghiệp vụ ở bên nhận uỷ

thác xuất khẩu

+ Khi nhận ủy thác XK hàng hóa cho bên giao ủy thác, kế toán

theo dõi hàng nhận để XK trên hệ thống quản trị của mình và

thuyết minh trên BCTC, không ghi nhận giá trị hàng nhận ủy

thác XK trên BCĐKT.

+ Các khoản chi hộ bên giao ủy thác XK, ghi: Nợ TK 138/Có

các TK 111, 112.

+ Khi nhận được tiền hàng của người mua ở nước ngoài: Nợ

TK 112/Có TK 3388.

+ Bù trừ các khoản phải thu phải trả khác: Nợ TK 338/Có TK

138

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

16. Tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính

- Nguyên tắc kế toán

+ Không phản ánh vào TK 341 các khoản vay dưới hình thức

phát hành trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều

khoản bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm

nhất định trong tương lai.

+ DN phải theo dõi chi tiết kỳ hạn phải trả của các khoản vay,

nợ thuê tài chính (ngắn và dài hạn) khi lập BCTC.

+ Các chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài

lãi vay phải trả) được hạch toán vào chi phí tài chính. Trường

hợp các chi phí này phát sinh từ khoản vay riêng cho mục đích

đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được vốn hóa.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

17. Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (TK 3432)

- Nguyên tắc kế toán trái phiếu chuyển đổi

+ TPCĐ là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ

thông của cùng một tổ chức phát hành theo các điều kiện đã

được xác định trong phương án phát hành.

+ TK 3432 phản ánh giá trị phần nợ gốc của TPCĐ tại thời

điểm báo cáo.

+ TPCĐ phản ánh trên TK 3432 là loại TP có thể chuyển đổi

thành một số lượng CP xác định được quy định sẵn trong

phương án phát hành. TP có thể chuyển đổi thành một lượng

CP không xác định tại ngày đáo hạn (do phụ thuộc vào giá trị

thị trường của CP tại ngày đáo hạn) kế toán như TP thường.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

17. Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (TK 3432)

- Nguyên tắc kế toán trái phiếu chuyển đổi

+ Chi phí phát hành TPCĐ được phân bổ dần phù hợp với kỳ

hạn TP theo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi

suất thực tế và ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa. Tại

thời điểm ghi nhận ban đầu, chi phí phát hành TPCĐ được ghi

giảm phần nợ gốc của TP. Định kỳ, kế toán phân bổ chi phí

phát hành TPCĐ bằng cách ghi tăng giá trị nợ gốc và ghi nhận

vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa phù hợp với việc ghi nhận

lãi vay phải trả của TP.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)17. Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (TK 3432)

- Nguyên tắc kế toán trái phiếu chuyển đổi

+ Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, khi phát hành TPCĐ, DN phải

xác định riêng biệt giá trị cấu phần nợ (nợ gốc) và cấu phần vốn

của TPCĐ. Phần nợ gốc của TPCĐ được ghi nhận là nợ phải trả;

cấu phần vốn (quyền chọn cổ phiếu) của TPCĐ được ghi nhận là

VCSH. Việc xác định giá trị các cấu phần của TPCĐ được thực

hiện như sau:

Xác định giá trị phần nợ gốc của TPCĐ tại thời điểm phát hành

Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá trị phần nợ gốc của TPCĐ được xác định

bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản thanh toán trong tương lai

(gồm cả gốc và lãi TP) về giá trị hiện tại theo lãi suất của TP tương tự trên thị

trường nhưng không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu và trừ đi chi phí

phát hành TPCĐ. Nếu không xác định được lãi suất của TP tương tự, DN

được sử dụng lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường tại thời điểm phát hành

TP để xác định giá trị hiện tại của khoản thanh toán trong tương lai.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

17. Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (TK 3432)

- Nguyên tắc kế toán trái phiếu chuyển đổi

+ Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, khi phát hành TPCĐ:

Xác định giá trị phần nợ gốc của TPCĐ tại thời điểm phát hành

Lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường là lãi suất đi vay được

sử dụng trong phần lớn các giao dịch trên thị trường. DN được

chủ động xác định mức lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường

một cách phù hợp nhất với đặc điểm SXKD của DN và không

trái với quy định củaNHNN.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

17. Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (TK 3432)

- Nguyên tắc kế toán trái phiếu chuyển đổi

+ Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, khi phát hành TPCĐ:

Ví dụ: xác định giá trị phần nợ gốc của TPCĐ tại thời điểm phát

hành: Ngày 1/1/20X2, công ty cổ phần X phát hành 1 triệu TPCĐ

mệnh giá 10.000 đồng kỳ hạn 3 năm, lãi suất danh nghĩa 10%/năm,

trả lãi mỗi năm 1 lần vào thời điểm cuối năm. Lãi suất của TP

tương tự không được chuyển đổi là 15%/năm. Tại thời điểm đáo

hạn, mỗi TP được chuyển đổi thành một cổ phiếu. Biết rằng TPCĐ

được phát hành để huy động vốn cho hoạt động SXKD thông

thường (lãi vay được tính vào chi phí tài chính). Việc xác định giá

trị phần nợ gốc của TPCĐ tại thời điểm ghi nhận ban đầu được

thực hiện (bỏ qua chi phí phát hành TP) như sau:

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)17. Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (TK 3432)

- Nguyên tắc kế toán trái phiếu chuyển đổi

+ Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, khi phát hành TPCĐ:

Ví dụ: (tiếp)

Theo ví dụ này, tổng số tiền thu từ phát hành TP là 10.000.000.000đ, trong

đó tổng giá trị hiện tại của khoản thanh toán trong tương lai bao gồm cả gốc

và lãi TP là 8.858.385.000đ. Giá trị này được xác định là giá trị của phần nợ

gốc của TPCĐ tại thời điểm ghi nhận ban đầu và được ghi nhận là nợ phải trả

từ việc phát hành TPCĐ.

Xác định giá trị cấu phần vốn của TPCĐ (quyền chọn chuyển đổi TP):

Giá trị cấu phần vốn của TPCĐ được xác định là phần chênh lệch giữa tổng

số tiền thu về từ việc phát hành TPCĐ và giá trị cấu phần nợ của TPCĐ tại

thời điểm phát hành.

Theo ví dụ nêu trên, giá trị cấu phần vốn của TPCĐ được xác định là:

10.000.000.000 - 8.858.385.000 = 1.141.615.000 đồng. Giá trị cấu phần vốn

của TPCĐ được ghi nhận là quyền chọn cổ phiếu thuộc phần VCSH.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

17. Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (TK 3432)

- Nguyên tắc kế toán trái phiếu chuyển đổi

+ Sau ghi nhận ban đầu, kế toán phải điều chỉnh giá trị

phần nợ gốc của TP chuyển như sau:

• Ghi tăng giá trị phần nợ gốc của TP đối với chi phí phát hành TP

được phân bổ định kỳ;

• Ghi tăng giá trị phần nợ gốc của TP đối với phần chênh lệch

giữa số lãi TP phải trả tính theo lãi suất của TP tương không có

quyền chuyển đổi hoặc lãi suất thực tế cao hơn số lãi TP phải trả

tính theo lãi suất danh nghĩa.

+ Ví dụ: tiếp theo ví dụ trên:

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)17. Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (TK 3432)

- Nguyên tắc kế toán: khi đáo hạn trái phiếu chuyển đổi

Giá trị quyền chọn cổ phiếu của TPCĐ đang phản ánh trong phần

VCSH được chuyển sang ghi nhận là thặng dư vốn cổ phần mà

không phụ thuộc vào việc người nắm giữ TP có thực hiện quyền

chọn chuyển đổi thành cổ phiếu hay không.

Trường hợp người nắm giữ TP không thực hiện quyền chọn chuyển

đổi TP thành CP, DN ghi giảm phần nợ gốc của TPCĐ tương ứng

với số tiền hoàn trả gốc TP.

Trường hợp người nắm giữ TP thực hiện quyền chọn chuyển đổi

TP thành CP, kế toán ghi giảm phần nợ gốc của TPCĐ và ghi tăng

vốn đầu tư của CSH tương ứng với mệnh giá số CP phát hành

thêm. Phần chênh lệch giữa giá trị phần nợ gốc của TPCĐ lớn hơn

giá trị CP phát hành thêm tính theo mệnh giá được ghi nhận là

khoản thặng dư vốn cổ phần.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)17. Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (TK 3432)

- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3432 “TPCĐ”

Bên Nợ:

- Thanh toán nợ gốc TP khi đáo hạn nếu người nắm giữ TP không

thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành CP;

- Kết chuyển nợ gốc TP để ghi tăng VCSH nếu người nắm giữ TP

thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành CP.

Bên Có:

- Trị giá phần nợ gốc TP ghi nhận tại thời điểm phát hành;

- Giá trị được điều chỉnh tăng phần nợ gốc TP trong kỳ.

Số dư bên Có: Giá trị phần nợ gốc TP tại thời điểm báo cáo.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)17. Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (TK 3432)

- Kế toán phát hành trái phiếu chuyển đổi

+ Tại thời điểm phát hành, xác định giá trị phần nợ gốc và quyền

chọn cổ phiếu của TPCĐ bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa

của khoản thanh toán trong tương lai về giá trị hiện tại, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (tổng số thu từ phát hành TPCĐ)

Có TK 3432 - TPCĐ (phần nợ gốc)

Có TK 4113 - Quyền chọn chuyển đổi TP (chênh lệch giữa số

tiền thu được và nợ gốc TPCĐ).

+ Chi phí phát hành TP phát sinh được phân bổ dần phù hợp với kỳ

hạn TP:

Khi phát sinh chi phí phát hành TP: Nợ TK 3432/Có các TK 111, 112, 338…

Định kỳ phân bổ chi phí phát hành TP vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa: Nợ

các TK 635, 241, 627/Có TK 3432.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)17. Tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (TK 3432)

- Kế toán phát hành trái phiếu chuyển đổi

+ Định kỳ, ghi nhận chi phí tài chính hoặc vốn hoá đối với số lãi TP phải trả

tính theo lãi suất của TP tương tự không có quyền chuyển đổi hoặc tính

theo lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường và điều chỉnh giá trị phần nợ

gốc của TPCĐ: Nợ TK 635, 241, 627 (nếu vốn hoá)/Có TK 335, 3432.

+ Khi đáo hạn TP, người nắm giữ TP không thực hiện quyền chọn chuyển

đổi TP thành cổ phiếu, DN hoàn trả gốc TP: Nợ TK 3432/Có TK 112.

Đồng thời kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của TPCĐ vào thặng

dư vốn cổ phần: Nợ TK 4113/Có TK 4112

+ Khi đáo hạn TP, người nắm giữ TP thực hiện quyền chọn chuyển đổi TP

thành cổ phiếu: Nợ TK 3432/Có TK 4111, 4112

Đồng thời ghi: Nợ TK 4113/Có TK 4112

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)18. Tài khoản 344 – Nhận ký quỹ, ký cược

- Kế toán nhận ký quỹ, ký cược phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền

nhận ký quỹ, ký cược của từng khách hàng theo kỳ hạn và theo

từng loại nguyên tệ. Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải trả có kỳ

hạn còn lại khi lập BCTC phân ngắn hạn và dài hạn.

- Nhận thế chấp, cầm cố bằng hiện vật thì không phản ánh ở TK này

mà được theo dõi và thuyết minh BCTC.

- Nhận ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ, kế toán phải theo dõi chi tiết

gốc ngoại tệ riêng và quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế

tại thời điểm phát sinh. Khi trả lại các khoản ký cược, ký quỹ bằng

ngoại tệ, kế toán phải quy đổi theo tỷ giá ghi sổ. Khi lập BCTC, kế

toán đánh giá lại khoản tiền nhận ký cược, ký quỹ phải trả lại bằng

ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)19. Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải

trả

- Phân biệt chênh lệch tạm thời về thời gian và các khoản

chênh lệch tạm thời giữa GTGS của tài sản hoặc nợ phải

trả so với cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó

có thể không phải là chênh lệch tạm thời về mặt thời gian.

- Kế toán không tiếp tục sử dụng khái niệm “Chênh lệch

vĩnh viễn” để phân biệt với chênh lệch tạm thời khi xác

định thuế thu nhập hoãn lại.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)20. Tài khoản 352 – Dự phòng phải trả

- Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm: Dự phòng phải

trả tái cơ cấu DN; bảo hành sản phẩm; công trình xây dựng;

dự phòng phải trả khác, bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp

thôi việc theo quy định của pháp luật, khoản dự phòng cho

việc sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ định kỳ (theo yêu cầu kỹ

thuật), khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn

mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ

liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính

thu được từ hợp đồng đó.

- TK 352 có 4 TK cấp 2: 3521 - Dự phòng bảo hành SP,HH;

3522 - Dự phòng bảo hành công trình xây dựng; 3523 - Dự

phòng tái cơ cấu DN; TK 3524 - Dự phòng phải trả khác

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)20. Tài khoản 352 – Dự phòng phải trả

- Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí hoàn nguyên môi trường,

chi phí thu dọn, khôi phục và hoàn trả mặt bằng, dự phòng trợ cấp thôi

việc: Nợ TK 627, 641, 642/Có TK 352

- Đối với TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải được tiến hành sửa chữa định

kỳ, phải thực hiện trích trước: Nợ TK 627, 641, 642/Có TK 352.

- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã

lập: Nợ TK 352/Có các TK 111, 112, 241, 331,...

- Nếu DN tìm kiếm một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi

phí cho khoản dự phòng (thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các khoản

bồi thường hoặc các giấy bảo hành của nhà cung cấp), bên thứ 3 có thể

hoàn trả lại những gì mà DN đã thanh toán. Khi DN nhận được khoản

bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí

cho khoản dự phòng: Nợ các TK 111, 112,.../Có TK 711

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)21. Tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá

- Nguyên tắc kế toán

TK 357 dùng để phản ánh tình hình biến động và giá trị Quỹ bình

ổn giá tại thời điểm báo cáo của DN được phép trích lập Quỹ bình

ổn giá tính vào chi phí SXKD theo quy định. DN được chủ động

bổ sung thêm vào tên của Quỹ này phù hợp với ngành nghề, lĩnh

vực kinh doanh của mình (như Quỹ bình ổn giá xăng, dầu).

DN phải trích lập, sử dụng và quyết toán Quỹ bình ổn giá theo

đúng quy định của pháp luật. DN chỉ sử dụng TK 357 nếu pháp

luật yêu cầu trích lập Quỹ bình ổn giá vào chi phí SXKD trong kỳ.

Quỹ bình ổn giá khi trích lập được tính vào GVHB, khi sử dụng

Quỹ cho mục đích bình ổn giá ghi giảm GVHB.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

21. Tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá

- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 357.

Bên Nợ: Số quỹ bình ổn giá đã sử dụng.

Bên Có: Số trích lập quỹ bình ổn giá vào chi phí SXKD

trong kỳ.

Số dư bên Có: Số quỹ bình ổn giá hiện còn cuối kỳ.

- Phương pháp kế toán Quỹ bình ổn giá

Khi trích lập Quỹ bình ổn giá: Nợ TK 632/Có TK 357

Khi sử dụng Quỹ bình ổn giá: Nợ TK 357/Có TK 632

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)22. Nguyên tắc kế toán VCSH

- Không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên GCNĐKDN. Khoản vốn góp huy

động ghi nhận theo số thực góp, không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các

CSH. Trường hợp nhận vốn góp bằng TS phi tiền tệ thì phải ghi nhận theo giá trị

hợp lý của TS phi tiền tệ tại ngày góp vốn.

- Việc nhận vốn góp bằng các loại TS vô hình như bản quyền, quyền khai thác, sử

dụng tài sản, thương hiệu, nhãn hiệu… chỉ được thực hiện khi có quy định cụ thể

của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Khi pháp luật chưa có quy

định, các giao dịch góp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệu được kế toán như việc đi

thuê TS hoặc nhượng quyền thương mại, theo đó:

Bên góp vốn bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại: Ghi nhận số tiền thu

được từ việc cho bên kia sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại là doanh thu cho thuê

TS vô hình, nhượng quyền thương mại, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư

vào đơn vị khác và thu nhập hoặc VCSH tương ứng với giá trị khoản đầu tư;

Bên nhận vốn góp bằng thương hiệu, nhãn nhiệu, tên thương mại: Không ghi nhận

giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại và ghi tăng VCSH tương ứng với giá

trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại nhận vốn góp. Khoản tiền trả cho việc sử

dụng nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại được ghi nhận là chi phí thuê tài sản,

chi phí nhượng quyền thương mại.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

22. Nguyên tắc kế toán VCSH

- Việc sử dụng vốn đầu tư của CSH, chênh lệch đánh giá lại

tài sản, quỹ đầu tư phát triển để bù lỗ kinh doanh được thực

hiện theo quyết định của chủ sở hữu, DN phải thực hiện

đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Việc phân phối lợi nhuận chỉ thực hiện khi DN có lợi nhuận

sau thuế chưa phân phối. Mọi trường hợp trả cổ tức, lợi

nhuận cho chủ sở hữu quá mức số lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối về bản chất đều là giảm vốn góp, DN phải thực

hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và điều

chỉnh GCNĐKDN.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

23. TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

a) Tùy theo đặc điểm hoạt động của từng đơn vị, TK 411 có thể được sử

dụng tại các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc

để phản ánh số vốn kinh doanh được cấp bởi đơn vị cấp trên (trường

hợp không hạch toán vào TK 3361- Phải trả nội bộ về vốn KD).

b) Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu;

- Các khoản được bổ sung từ các quỹ thuộc VCSH, lợi nhuận sau

thuế của hoạt động kinh doanh;

- Cấu phần vốn của TPCĐ (quyền chọn chuyển đổi TP thành CP);

- Được viện trợ không hoàn lại, các khoản nhận được khác được cơ

quan có thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn đầu tư của CSH.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

23. TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

c) Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ

- Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của DN được xác định

bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền VNĐ, việc xác

định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so

với VĐL) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không

xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra VNĐ theo giấy phép đầu tư.

- Nếu DN ghi sổ KT, lập và trình bày BCTC bằng VNĐ, khi nhà đầu

tư góp vốn bằng ngoại tệ theo tiến độ, DN phải áp dụng tỷ giá giao

dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp để quy đổi ra VNĐ và ghi

nhận vào vốn đầu tư của CSH, thặng dư vốn cổ phần (nếu có).

- Trong quá trình hoạt động, không được đánh giá lại số dư Có TK

411 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” có gốc ngoại tệ.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)23. TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

d) Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ: Nhận vốn góp bằng tài

sản phải phản ánh tăng Vốn đầu tư của CSH theo giá đánh giá lại của tài sản

được các bên góp vốn chấp nhận. Đối với các tài sản vô hình chỉ được ghi

tăng vốn góp nếu pháp luật cho phép.

e) Đối với công ty cổ phần:

- Vốn góp của CSH được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu đồng thời

được theo dõi chi tiêt đối với cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết và

cổ phiếu ưu đãi. DN phải kế toán chi tiết riêng 2 loại cổ phiếu ưu đãi:

+ CP ưu đãi được phân loại là VCSH nếu người phát hành không có nghĩa

vụ phải mua lại CP ưu đãi đó.

+ CP ưu đãi được phân loại là nợ phải trả nếu bắt buộc người phát hành phải

mua lại CP ưu đãi đó tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai.

- Thặng dư vốn cổ phần phản ánh khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá

phát hành cổ phiếu.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

23. TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

g) Nguyên tắc xác định và ghi nhận quyền chọn chuyển đổi TP thành

cổ phiếu (cấu phần vốn của TPCĐ):

- Quyền chọn chuyển đổi TP thành cổ phiếu phát sinh khi DN phát

hành loại TP có thể chuyển đổi thành một số lượng CP xác định

được quy định sẵn trong phương án phát hành.

- Giá trị cấu phần vốn của TPCĐ được xác định là phần chênh lệch

giữa tổng số tiền thu về từ việc phát hành TPCĐ và giá trị cấu

phần nợ của TPCĐ.

- Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá trị quyền chọn cổ phiếu của

TPCĐ được ghi nhận riêng biệt trong phần vốn đầu tư của chủ sở

hữu. Khi đáo hạn TP chuyển quyền chọn này sang ghi nhận là

thặng dư vốn cổ phần.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

23. TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

TK 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu, có 4 TK cấp 2:

- TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu:

TK 41111 - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết

TK 41112 - Cổ phiếu ưu đãi

- TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần:

- TK 4113- Quyền chọn chuyển đổi TP

- TK 4118- Vốn khác

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

23. TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

- Khi thực nhận vốn góp của các chủ sở hữu:

Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 156, 211, 213, 217, 241

Nợ các TK 121, 128, 228 (nếu nhận vốn góp bằng cổ phiếu, TP, các

khoản đầu tư vào DN khác)

Nợ các TK 331, 338, 341 (nếu chuyển vay, nợ phải trả thành vốn góp)

Nợ các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được

chuyển thành vốn < giá trị phần vốn được tính là vốn góp của CSH).

Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu

Có các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ

phải trả được chuyển thành vốn lớn hơn giá trị phần vốn được tính là

vốn góp của CSH).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)23. TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

- Phát hành cổ phiếu từ các nguồn thuộc VCSH: Nợ TK 4112/Có TK 4111 và

Nợ TK 414, 421/ Có TK 4111, 4112.

- Phát hành CP để đầu tư vào DN khác: Nợ TK 221, 4112/ Có TK 4111, 4112.

- Trường hợp công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen

thưởng để tăng vốn đầu tư của CSH: Nợ TK 3531, 4112/Có TK 4111, 4112.

- Khi DN bổ sung vốn điều lệ từ các nguồn vốn hợp pháp khác: Nợ các TK 412,

414, 418, 421, 441/Có TK 4111.

- Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ và cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ghi

tăng vốn Nhà nước: Nợ các TK 111,112,153, 211.../Có TK 4118.

- Khi trả lại vốn góp cho CSH: Nợ TK 4111, 214/ Có các TK 111, 112,152, 155,

156, 211... (giá trị ghi sổ hoặc nguyên giá TSCĐ).

Phần chênh lệch giữa GTGS của tài sản trả cho CSH và số vốn góp của CSH

được ghi nhận vào làm tăng, giảm vốn khác của CSH.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

bằng ngoại tệ trong kỳ;

- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập

BCTC;

- Chuyển đổi BCTC được lập bằng ngoại tệ sang VNĐ.

1.2. Các loại tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá) sử dụng trong kế

toán: DN có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực

hiện ghi sổ kế toán và lập BCTC theo một đơn vị tiền tệ thống nhất

là VNĐ, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc

quy đổi đồng ngoại tệ ra VNĐ phải căn cứ vào: Tỷ giá giao dịch

thực tế; Tỷ giá ghi sổ kế toán.

Khi xác định nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:

a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (HĐ mua bán ngoại tệ giao ngay, HĐ

kỳ hạn, HĐ tương lai, HĐ quyền chọn, HĐ hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong HĐ

mua, bán ngoại tệ giữa DN và NHTM;

- Nếu hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì ghi sổ KT theo nguyên tắc:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ

của NH nơi DN mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của NHTM nơi

DN chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của NHTM nơi

DN dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

+ Các giao dịch mua sắm TS hoặc các khoản CF được thanh toán ngay bằng ngoại

tệ, tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của NHTM nơi DN thực hiện thanh toán.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:

b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại

thời điểm lập BCTC: Là tỷ giá công bố của NHTM nơi DN thường xuyên có giao

dịch (DN tự lựa chọn) theo nguyên tắc:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được

phân loại là TS: Là tỷ giá mua ngoại tệ của NHTM nơi DN thường xuyên có giao

dịch tại thời điểm lập BCTC. Đối với các khoản ngoại tệ gửi NH thì tỷ giá thực tế

khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính NH nơi DN mở TK ngoại tệ.

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được

phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của NH tại thời điểm lập BCTC;

- Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định

(phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền

tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

1.4. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ: Gồm: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ

giá ghi sổ BQGQ di động (tỷ giá BQGQ sau từng lần nhập).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.5. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán

a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm

giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ KT đối với:

- TK phản ánh DT, thu nhập khác. Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ

hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước

tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được

áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua (không áp

dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập).

- TK phản ánh CFSXKD, CF khác. Riêng trường hợp phân bổ khoản CF trả trước

vào CFSXKD trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại

thời điểm trả trước (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi

nhận chi phí).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.5. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán

a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm

giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với:

- TK phản ánh tài sản. Riêng trường hợp tài sản được mua có liên quan đến giao dịch

trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp

dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng

theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản).

- TK loại vốn CSH;

- Bên Nợ các TK phải thu; Bên Nợ các TK vốn bằng tiền; Bên Nợ các TK phải trả

khi phát sinh giao dịch trả trước tiền cho người bán.

- Bên Có các TK phải trả; Bên Có các TK phải thu khi phát sinh giao dịch nhận trước

tiền của người mua;

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.5. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán

b) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được sử

dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với các loại TK sau:

- Bên Có các TK phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua); Bên

Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua do đã chuyển

giao SP, HH, TSCĐ, cung cấp dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành; Bên Có

các TK khoản ký cược, ký quỹ, chi phí trả trước;

- Bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán); Bên Có

TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán do đã nhận được hàng

hóa, TSCĐ, dịch vụ, nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành.

- Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ với

cùng một đối tượng thì tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng được

xác định trên cơ sở BQGQ di động của các giao dịch với đối tượng đó.

c) Khi thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ BQGQ di động được sử dụng

để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán ở bên Có các TK tiền.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.6. Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Là các

tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục

tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:

a) Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng

ngoại tệ;

b) Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:

- Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước

bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập BCTC có bằng chứng

chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ

và DN sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các

khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.6. Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Là các tài

sản được thu hồi hoặc nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có

gốc ngoại tệ có thể bao gồm:

b) Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:

- Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản DT nhận trước bằng

ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập BCTC có bằng chứng chắc chắn về

việc DN không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và sẽ phải trả lại các

khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là

các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

c) Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có

nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ.

d) Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ;

Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

a) DN phải theo dõi nguyên tệ trên sổ KT chi tiết tiền, các khoản phải thu, các khoản

phải trả.

b) Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào DT hoạt động tài

chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.Riêng khoản

chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các DN do Nhà nước nắm

giữ 100% VĐL có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm

vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng được tập hợp, phản ánh trên TK413

và được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính khi

DN đi vào hoạt động theo nguyên tắc:

- Khoản lỗ, lãi tỷ giá lũy kế trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ trực tiếp

từ TK 413 vào chi phí tài chính (lỗ) hoặc doanh thu hoạt động tài chính (lãi).

- Thời gian phân bổ thực hiện theo quy định của pháp luật đối với loại hình DN do

Nhà nước nắm giữ 100% VĐL. Riêng số phân bổ khoản lỗ tỷ giá tối thiểu trong

từng kỳ phải đảm bảo không nhỏ hơn mức lợi nhuận trước thuế trước khi phân bổ

khoản lỗ tỷ giá (sau khi phân bổ lỗ tỷ giá, lợi nhuận trước thuế của BCKQHĐKD

bằng không).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

c) DN phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ

giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập BCTC theo quy định

của pháp luật. DN đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro

hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có

gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối

đoái.

d) DN không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài

sản dở dang.

Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 2 TK cấp 2:

- Tài khoản 4131 - Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền

tệ có gốc ngoại tệ:

- Tài khoản 4132 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt

động

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch chủ yếu

a) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ:

Nợ TK 331 - (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)

Nợ TK 635 - (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 - (lãi tỷ giá hối đoái).

- Khi nhận vật tư, HH, TSCĐ, dịch vụ từ người bán:

+ Đối với giá trị vật tư, HH, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng

ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao

dịch thực tế tại thời điểm ứng trước: Nợ các TK HTK, TSCĐ, CF/Có TK

331(tỷ giá thực tế ngày ứng trước).

+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán

tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh

(ngày giao dịch): Nợ các TK HTK, TSCĐ, CF (tỷ giá thực tế ngày giao

dịch) /Có TK 331 (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch chủ yếu

b) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ:

- Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua: Nợ các 111

(1112), 112 (1122) (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận

trước)/Có TK 131.

- Khi chuyển giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua:

+ Đối với phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền bằng

ngoại tệ đã nhận trước của người mua, kế toán ghi nhận theo tỷ giá

giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:

Nợ 131/Có 511, 711 (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)

+ Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu được tiền, kế toán ghi

nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh: Nợ TK

131/Có các TK 511, 711.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)24. TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch chủ yếu

c) Các khoản ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ :

- Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ: Nợ TK 244/ Có các TK

111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi

nhận lại)

Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá)

Có TK 244 (tỷ giá ghi sổ)

Có TK 515 (lãi tỷ giá).

d) Xử lý số chênh lệch tỷ giá còn lại trên TK 242: Nợ 635/Có 242 và

Nợ 3387/Có 515

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)25. TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

a) Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các

sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến

phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân chia thì kế toán

phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 trên sổ kế

toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối” trên BCĐKT.

b) Công ty mẹ được phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu không vượt quá

mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC hợp nhất sau khi đã

loại trừ ảnh hưởng của các khoản lãi do ghi nhận từ giao dịch mua giá rẻ

(bất lợi thương mại hay còn gọi là lợi thế thương mại âm). Trường hợp

mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC hợp nhất cao hơn mức

lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC của riêng công ty mẹ và nếu

số lợi nhuận quyết định phân phối vượt quá số lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối trên BCTC riêng, công ty mẹ chỉ thực hiện việc phân phối sau

khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)25. TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

b) Công ty mẹ được phân phối lợi nhuận ....

Khi phân phối lợi nhuận cần cân nhắc đến các khoản mục phi tiền tệ

nằm trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể ảnh hưởng đến

luồng tiền và khả năng chi trả cổ tức, lợi nhuận của DN, như:

- Khoản lãi do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn; do đánh giá lại

các khoản mục tiền tệ; do đánh giá lại các công cụ tài chính;

- Các khoản mục phi tiền tệ khác…

c) Trong hoạt động hợp đồng BCC chia lợi nhuận sau thuế, DN phải

theo dõi riêng kết quả của BCC làm căn cứ để phân phối lợi nhuận

hoặc chia lỗ cho các bên. DN là bên nộp và quyết toán thuế TNDN

thay các bên trong BCC chỉ phản ánh phần lợi nhuận tương ứng với

phần của mình được hưởng, không được phản ánh toàn bộ kết quả

của BCC trên TK 421 này trừ khi có quyền kiểm soát đối với BCC.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)25. TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

d) Đối với cổ tức ưu đãi phải trả: phải loại khoản cổ tức ưu đãi phải trả theo

bản chất của cổ phiếu ưu đãi và nguyên tắc:

- Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả thì không ghi nhận cổ

tức phải trả từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;

- Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là VCSH, khoản cổ tức ưu đãi phải

trả như việc trả cổ tức của cổ phiếu phổ thông.

đ) DN phải theo dõi trong hệ thống quản trị nội bộ số lỗ tính thuế và số lỗ

không tính thuế TNDN, trong đó:

- Khoản lỗ tính thuế là khoản lỗ tạo ra bởi các khoản chi phí được trừ khi

xác định thu nhập chịu thuế TNDN;

- Khoản lỗ không tính thuế là khoản lỗ tạo ra bởi các khoản chi phí không

được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

- Khi chuyển lỗ theo quy định của pháp luật, DN chỉ được chuyển phần lỗ

tính thuế làm căn cứ giảm trừ số thuế TNDN phải nộp trong tương lai.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

25. TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Phương pháp kế toán một số giao dịch chủ yếu

- Khi có quyết định hoặc thông báo sau khi chốt danh sách

CĐ của HĐQT trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ

sở hữu: Nợ TK 421/Có TK 3388.

- Trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu: Nợ TK 421/Có TK

4111, 4112

- Các DN không phải là công ty cổ phần khi quyết định bổ

sung vốn từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (phần lợi

nhuận để lại của DN): Nợ TK 421/Có TK 4111.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

26. Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu1. DT và CP tạo ra khoản DT đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.

Trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng

trong kế toán, DN phải căn cứ vào chất bản chất và các CMKT để phản ánh giao dịch một

cách trung thực, hợp lý.

- Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch. DN phải nhận biết các giao dịch để áp

dụng các điều kiện ghi nhận DT phù hợp với CMKT “Doanh thu”.

- DT phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và

phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng HH, DV.

+ Ví dụ: KH chỉ được nhận hàng khuyến mại khi mua SP, HH của đơn vị (như mua 2 SP được

tặng thêm một SP) thì bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán, SP. Trường hợp này giá trị

SP tặng cho KH được phản ánh vào giá vốn và DT tương ứng với giá trị hợp lý của SP đó

phải được ghi nhận

+ Ví dụ: bán SP, HH kèm theo thiết bị thay thế (phòng ngừa SP, HH bị hỏng hóc) thì phải

phân bổ DT cho SP, HH được bán và thiết bị giao cho KH để thay thế phòng ngừa hỏng

hóc. Giá trị của thiết bị thay thế được ghi nhận vào GVHB.

- Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong

tương lai, DT phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi

nghĩa vụ đã được thực hiện.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

26. Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu

3. Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu DN còn có

trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo

hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế; Việc

phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện hoặc chưa thực hiện không

phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa.

Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản, nợ phải trả không

được coi là chưa thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có

quyền đối với tài sản và đã có nghĩa vụ nợ hiện tại đối với các khoản

nợ phải trả, ví dụ: Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản

mang đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, đánh giá lại các tài sản tài

chính theo giá trị hợp lý, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản

mục tiền tệ có gốc ngoại tệ… đều được coi là đã thực hiện.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

26. Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu

4. DT không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba, ví dụ;

- Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế TTĐB, thuế

BVMT) phải nộp;

- Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại

lý;

- Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được

hưởng;

- Các trường hợp khác.

Trường hợp các khoản thuế gián thu phải nộp mà không tách riêng

ngay được tại thời điểm phát sinh giao dịch thì có thể ghi nhận DT

trên sổ KT bao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải

ghi giảm DT đối với số thuế gián thu phải nộp. Khi lập BCTC kế

toán bắt buộc phải xác định và loại bỏ toàn bộ số thuế gián thu phải

nộp ra khỏi các chỉ tiêu phản ánh DT gộp.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)26. Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu

5. Thời điểm, căn cứ để ghi nhận DT kế toán và DT tính thuế có

thể khác nhau. DT tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số

thuế phải nộp theo luật định; DT ghi nhận trên sổ kế toán để

lập BCTC phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và có thể

không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên HĐBH.

6. Khi luân chuyển SP, HH, DV giữa các đơn vị hạch toán phụ

thuộc trong nội bộ DN, tùy theo đặc điểm hoạt động, phân cấp

quản lý, DN có thể quyết định việc ghi nhận DT tại các đơn vị

nếu có sự gia tăng trong giá trị SP,HH giữa các khâu, không

phụ thuộc vào chứng từ kèm theo (xuất hóa đơn hay chứng từ

nội bộ). Khi lập BCTC tổng hợp, tất cả các khoản DT giữa các

đơn vị trong nội bộ DN đều phải được loại trừ.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

1. HĐ kinh tế bao gồm nhiều giao dịch, DN phải nhận biết các

giao dịch để ghi nhận DT phù hợp với CMKT, ví dụ:

- HĐ kinh tế quy định việc bán hàng và cung cấp DV sau bán

hàng (ngoài điều khoản bảo hành thông thường), DN phải ghi

nhận riêng DTBH và DT cung cấp DV;

- HĐ quy định bên bán hàng chịu trách nhiệm lắp đặt SP, HH cho

người mua thì DT chỉ được ghi nhận sau khi việc lắp đặt được

thực hiện xong.

- DN có nghĩa vụ phải cung cấp cho người mua HH, DV miễn

phí hoặc chiết khấu, giảm giá trong giao dịch dành cho KH

truyền thống, DN chỉ ghi nhận DT đối với HH, DV phải cung

cấp miễn phí đó cho đến khi đã thực hiện nghĩa vụ với người

mua.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

2. Trường hợp SP, HH, DV đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ

sau phải chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hoặc hàng

bán bị trả lại thì DN được ghi giảm DT theo nguyên tắc:

- Nếu sản phẩm, hàng hoá, DV đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến

kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại

nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành BCTC, kế toán phải

coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập

BCĐKT và ghi giảm DT trên BCTC của kỳ lập báo cáo.

- Trường hợp SP, HH, DV phải giảm giá, phải chiết khấu thương

mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành BCTC thì DN ghi giảm

DT của kỳ phát sinh.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

3. DT trong một số trường hợp được xác định như sau:

a) DTBH, cung cấp DV không bao gồm các khoản thuế gián thu phải

nộp, như thuế GTGT (kể cả trường hợp nộp thuế GTGT theo

phương pháp trực tiếp), thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi

trường.(Nếu tách ngay được)

b) Trường hợp xuất HH để khuyến mại, quảng cáo nhưng KH chỉ được

nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như

phải mua SP, HH (mua 2 SP được tặng 1 SP....) thì phải phân bổ số

tiền thu được để tính DT cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng

khuyến mại được tính vào GVHB.

c) Trường hợp có nhận tiền ứng trước của KH bằng ngoại tệ thì DT

tương ứng với số tiền ứng trước được quy đổi theo tỷ giá giao dịch

thực tế tại thời điểm nhận ứng trước.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

3. DT trong một số trường hợp được xác định như sau:

d) DT bán BĐS của DN là chủ đầu tư:

i) Đối với các CT, HMCT mà DN là chủ đầu tư (kể cả các CT, HMCT mà

DN vừa là chủ đầu tư, vừa tự thi công), DN không được ghi nhận DT bán

BĐS theo CMKT số 15 và không được ghi nhận DT đối với số tiền thu

trước của KH theo tiến độ. Việc ghi nhận DT bán BĐS phải đảm bảo thoả

mãn đồng thời 5 điều kiện:

- BĐS đã hoàn thành toàn bộ và bàn giao cho người mua, DN đã chuyển giao

rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu BĐS cho người mua;

- DN không còn nắm giữ quyền quản lý BĐS như người sở hữu BĐS hoặc

quyền kiểm soát BĐS;

- DTđược xác định tương đối chắc chắn;

- DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán BĐS;

- Xác định được CP liên quan đến giao dịch bán BĐS.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

3. DT trong một số trường hợp được xác định như sau:

d) DT bán BĐS của DN là chủ đầu tư (tiếp):

ii) Đối với các CT, HMCT mà DN là chủ đầu tư (kể cả các CT, HMCT DN vừa là

chủ đầu tư, vừa tự thi công), trường hợp KH có quyền hoàn thiện nội thất của

BĐS và DN thực hiện việc hoàn thiện nội thất của BĐS theo đúng thiết kế, mẫu

mã, yêu cầu của KH thì DN được ghi nhận DT khi hoàn thành, bàn giao phần xây

thô cho KH. Trường hợp này, DN phải có HĐ hoàn thiện nội thất BĐS riêng với

KH, quy định rõ yêu cầu của KH về thiết kế, kỹ thuật, mẫu mã, hình thức hoàn

thiện nội thất BĐS và biên bản bàn giao phần xây thô cho KH.

iii) Đối với BĐS phân lô bán nền, nếu đã chuyển giao nền đất cho KH (không phụ

thuộc đã làm xong thủ tục pháp lý về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay

chưa) và hợp đồng không hủy ngang, chủ đầu tư được ghi nhận DT đối với nền

đất đã bán khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sử dụng đất cho người mua;

- DT được xác định tương đối chắc chắn;

- Xác định được CP liên quan đến giao dịch bán nền đất;

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

3. DT trong một số trường hợp được xác định như sau:

đ) Nguyên tắc ghi nhận DT đối với giao dịch bán HH, DV theo

chương trình dành cho KH truyền thống:

đ1) Đặc điểm của giao dịch bán HH, DV theo chương trình dành cho

KH truyền thống: Giao dịch theo chương trình dành cho KH truyền

thống phải thỏa mãn đồng thời tất cả các điều kiện sau:

- Khi mua HH, DV, KH được tích điểm thưởng để khi đạt đủ số điểm

theo quy định sẽ được nhận một lượng HH, DV miễn phí hoặc được

giảm giá chiết khấu;

- Người bán phải xác định được giá trị hợp lý của HH, DV sẽ phải

cung cấp miễn phí hoặc số tiền sẽ chiết khấu, giảm giá cho người

mua khi người mua đạt được các điều kiện của chương trình (tích đủ

điểm thưởng);

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

3. DT trong một số trường hợp được xác định như sau:

đ) Nguyên tắc ghi nhận DT đối với giao dịch bán HH, DV theo chương trình dành

cho KH truyền thống:

đ1) Đặc điểm của giao dịch bán HH, DV theo chương trình dành cho KH truyền

thống: Giao dịch theo chương trình dành cho KH truyền thống phải thỏa mãn

đồng thời tất cả các điều kiện sau (tiếp):

- Chương trình phải có giới hạn về thời gian cụ thể, rõ ràng, nếu quá thời hạn theo

quy định của chương trình mà KH chưa đáp ứng được các điều kiện đặt ra thì

người bán sẽ không còn nghĩa vụ phải cung cấp HH, DV miễn phí hoặc giảm giá,

chiết khấu cho người mua (số điểm thưởng của người mua tích lũy hết giá trị sử

dụng);

- Sau khi nhận HH, DV miễn phí hoặc được chiết khấu giảm giá, người mua bị trừ số

điểm tích lũy theo quy định của chương trình (đổi điểm tích lũy để lấy HH, DV

hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá khi mua hàng).

- Việc cung cấp HH, DV miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua khi đạt

đủ số điểm thưởng có thể được thực hiện bởi chính người bán hoặc một bên thứ

ba theo quy định của chương trình.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

3. DT trong một số trường hợp được xác định như sau:

đ2) Nguyên tắc kế toán

- Tại thời điểm bán HH, DV, người bán phải xác định riêng giá trị hợp

lý của HH, DV phải cung cấp miễn phí hoặc số tiền phải chiết khấu,

giảm giá cho người mua khi người mua đạt được các điều kiện theo

quy định của chương trình.

- DT được ghi nhận là tổng số tiền phải thu hoặc đã thu trừ đi giá trị

hợp lý của HH, DV phải cung cấp miễn phí hoặc số phải chiết khấu,

giảm giá cho người mua. Giá trị của HH, DV phải cung cấp miễn

phí hoặc số phải chiết khấu, giảm giá cho người mua được ghi nhận

là DT chưa thực hiện. Nếu hết thời hạn của chương trình mà người

mua không đạt đủ điều kiện theo quy định và không được hưởng

HH DV miễn phí hoặc chiết khấu giảm giá, khoản DT chưa thực

hiện được kết chuyển vào DT bán hàng, cung cấp DV.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

3. DT trong một số trường hợp được xác định như sau:

đ2) Nguyên tắc kế toán (tiếp)

- Khi người mua đạt được các điều kiện theo quy định của chương trình, việc xử lý

khoản DT chưa thực hiện được thực hiện như sau:

+ Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp HH, DV miễn phí hoặc chiết khấu, giảm

giá cho người mua: Khoản DT chưa thực hiện tương ứng với giá trị hợp lý của số

HH, DV cung cấp miễn phí hoặc số phải giảm giá, chiết khấu cho người mua

được ghi nhận là DT bán hàng, cung cấp DV khi người mua đã nhận được HH,

DV miễn phí hoặc được chiết khấu, giảm giá theo quy định của chương trình.

+ Nếu bên thứ ba có nghĩa vụ cung cấp HH, DV miễn phí hoặc chiết khấu, giảm

giá cho người mua: Nếu hợp đồng giữa người bán và bên thứ ba đó không mang

tính chất hợp đồng đại lý, khi bên thứ ba thực hiện việc cung cấp HH, DV, chiết

khấu, giảm giá, khoản DT chưa thực hiện được kết chuyển sang DT bán hàng,

cung cấp DV. Nếu hợp đồng mang tính đại lý, chỉ phần chênh lệch giữa khoản DT

chưa thực hiện và số tiền phải trả cho bên thứ ba mới được ghi nhận là doanh thu.

Số tiền thanh toán cho bên thứ ba được coi như việc thanh toán khoản nợ phải trả.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

3. DT trong một số trường hợp được xác định như sau:

e) Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều kỳ thì việc ghi

nhận DT được thực hiện theo nguyên tắc phân bổ số tiền cho thuê nhận trước phù

hợp với thời gian cho thuê.

Trường hợp thời gian cho thuê chiếm trên 90% thời gian sử dụng hữu ích của tài sản,

DN có thể lựa chọn phương pháp ghi nhận DT một lần đối với toàn bộ số tiền cho

thuê nhận trước nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Bên đi thuê không có quyền hủy ngang hợp đồng thuê và DN cho thuê không có

nghĩa vụ phải trả lại số tiền đã nhận trước trong mọi trường hợp và dưới mọi hình

thức;

+ Số tiền nhận trước từ việc cho thuê không nhỏ hơn 90% tổng số tiền cho thuê dự

kiến thu được theo hợp đồng trong suốt thời hạn cho thuê và bên đi thuê phải thanh

toán toàn bộ số tiền thuê trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm khởi đầu thuê tài sản;

+ Hầu như toàn bộ rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê đã

chuyển giao cho bên đi thuê;

+ DN cho thuê phải ước tính được tương đối đầy đủ giá vốn của hoạt động cho

thuê.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

3. DT trong một số trường hợp được xác định như sau:

e) Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều

kỳ thì việc ghi nhận DT được thực hiện theo nguyên tắc phân bổ số

tiền cho thuê nhận trước phù hợp với thời gian cho thuê (tiếp).

DN ghi nhận DTtrên tổng số tiền nhận trước trong trường hợp này

phải thuyết minh trên BCTC về:

+ Chênh lệch về DT và lợi nhuận nếu ghi nhận theo phương pháp phân

bổ dần theo thời gian cho thuê;

+ Ảnh hưởng của việc ghi nhận DT trong kỳ đối với khả năng tạo tiền,

rủi ro trong việc suy giảm doanh thu, lợi nhuận của các kỳ trong

tương lai.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

3. DT trong một số trường hợp được xác định như sau:

g) Trường hợp bán SP, HH kèm theo SP, HH, thiết bị thay thế (phòng ngừa

trong những trường hợp SP, HH bị hỏng hóc) thì phải phân bổ DT cho SP,

HH được bán và SP, HH thiết bị giao cho KH để thay thế phòng ngừa hỏng

hóc. Giá trị của SP, HH thiết bị thay thế được ghi nhận vào GVHB.

Đối với khoản phí quản lý đầu tư xây dựng:

- DN được giao quản lý các dự án đầu tư, xây dựng sử dụng nguồn vốn

NSNN hoặc vốn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trường hợp

lập dự toán CP quản lý dự án theo các quy định của Nhà nước về đầu tư xây

dựng sử dụng vốn NSNN thì khoản kinh phí quản lý dự án được NSNN bồi

hoàn không được hạch toán là DT mà ghi giảm CP quản lý dự án.

- DN làm nhiệm vụ quản lý dự án theo hợp đồng tư vấn thì số thu theo hợp

đồng được ghi nhận là DT cung cấp DV.

(h) Không ghi nhận DT bán hàng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm sản

xuất thử

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

4. DT phát sinh từ chương trình dành cho KH truyền thống:

a) Khi bán HH, cung cấp DV trong chương trình dành cho KH truyền

thống, kế toán ghi nhận DT trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi

phần DT chưa thực hiện là giá trị hợp lý của HH, DV cung cấp miễn

phí hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá cho KH: Nợ 112, 131/Có 511,

3387, 333

b) Khi hết thời hạn quy định của chương trình, nếu KH không đáp ứng

được các điều kiện để hưởng các ưu đãi như nhận HH, DV miễn phí

hoặc chiết khấu, giảm giá, người bán không phát sinh nghĩa vụ phải

thanh toán cho KH: Nợ 3387/Có 511.

c) Khi KH đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình để được hưởng

ưu đãi, khoản DT chưa thực hiện được xử lý như sau:

- Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp HH, DV miễn phí hoặc

chiết khấu, giảm giá cho người mua: Nợ TK 3387/Có TK 511

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

4. DT phát sinh từ chương trình dành cho KH truyền thống:

c) Khi KH đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình để được hưởng ưu đãi, khoản DT

chưa thực hiện được xử lý như sau (tiếp):

- Nếu bên thứ ba là người cung cấp HH, DV hoặc chiết khấu giảm giá cho KH:

+ Nếu DN đóng vai trò là đại lý của bên thứ ba, phần chênh lệch giữa khoản DT

chưa thực hiện và số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba đó được ghi nhận là DT bán

hàng, cung cấp DV khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán với bên thứ ba:

Nợ TK 3387/Có TK 511 - (phần chênh lệch giữa DT chưa thực hiện và số tiền

trả cho bên thứ ba được coi như DT hoa hồng đại lý), Có các TK 111, 112 (số tiền

thanh toán cho bên thứ ba).

+ Nếu DN không đóng vai trò đại lý của bên thứ ba (giao dịch mua đứt, bán đoạn),

toàn bộ khoản DT chưa thực hiện sẽ được ghi nhận là DT bán hàng, DV khi phát

sinh nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba, số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba được

ghi nhận vào GVHB, ghi: Nợ 3387 /Có 511

Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba là GVHB, DV cung cấp

cho KH, ghi: Nợ 632/Có 112, 331.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

4. DT phát sinh từ chương trình dành cho KH truyền thống:

d) Đối với SP, HH, DV xuất bán cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc

trong nội bộ DN:

- Trường hợp không ghi nhận DT giữa các khâu trong nội bộ DN, chỉ ghi

nhận DT khi thực bán hàng ra bên ngoài:

+ Kế toán tại đơn vị bán

Khi xuất SP, HH, DV đến các đơn vị trong nội bộ DN, căn cứ lập

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn GTGT: Nợ

TK 136/Có các TK 155, 156, 333.

Khi nhận được thông báo từ đơn vị mua là SP, HH đã được tiêu thụ

ra bên ngoài, đơn vị bán ghi nhận DT, GV: Nợ TK 632/Có 136 và

Nợ TK 136/ Có TK 511.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

d) Đối với SP, HH, DV xuất bán cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội

bộ DN:

- Trường hợp không ghi nhận DT giữa các khâu trong nội bộ DN, chỉ ghi nhận

DT khi thực bán hàng ra bên ngoài (tiếp):

+ Kế toán tại đơn vị mua

Khi nhận được, SP, HH, DV do đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ

DN chuyển đến, kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan: Nợ TK

155, 156, 133/Có TK 336.

Khi bán SP, HH, DV ra bên ngoài, kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn

như giao dịch bán hàng thông thường.

Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp hạch toán

đến KQKD sau thuế, kế toán phải kết chuyển DT, giá vốn cho đơn vị cấp

trên: Nợ TK 336 /Có TK 632 và Nợ TK 511/Có TK 336

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

27. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung

cấp DV

d) Đối với SP, HH, DV xuất bán cho các đơn vị hạch toán phụ

thuộc trong nội bộ DN:

- Trường hợp DN ghi nhận DTBH cho các đơn vị trong nội bộ

DN: Nợ 136/Có TK 511, 333. Ghi nhận GVHB như giao

dịch bán hàng thông thường.

- Trường hợp trả lương và biếu tặng cho công nhân viên bằng

sản phẩm, hàng hoá: Nợ TK 334, 353/Có TK 511, 3331.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

27. Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài

chính

a) Trường hợp mua, bán chứng khoán dưới hình thức hoán đổi cổ

phiếu, kế toán xác định giá trị cổ phiếu nhận về theo giá trị hợp lý

tại ngày trao đổi như sau:

- Đối với CP nhận về là CP niêm yết, giá trị hợp lý của CP là giá

đóng cửa niêm yết trên TTCK tại ngày trao đổi. Trường hợp tại

ngày trao đổi TTCK không giao dịch thì giá trị hợp lý của CP là giá

đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.

- Đối với CP nhận về là CP chưa niêm yết được giao dịch trên sàn

UPCOM, giá trị hợp lý của CP là giá đóng cửa công bố trên sàn

UPCOM tại ngày trao đổi. Trường hợp ngày trao đổi sàn UPCOM

không giao dịch thì giá trị hợp lý của CP là giá đóng cửa phiên giao

dịch trước liền kề với ngày trao đổi.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

27. Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài

chính

a) Trường hợp mua, bán chứng khoán dưới hình thức hoán đổi cổ

phiếu, kế toán xác định giá trị cổ phiếu nhận về theo giá trị hợp lý

tại ngày trao đổi như sau:

- Đối với CP nhận về là CP chưa niêm yết khác, giá trị hợp lý của CP

là giá thỏa thuận giữa các bên hoặc GTSS tại thời điểm trao đổi

hoặc GTSS tại thời điểm cuối quý trước liền kề với ngày trao đổi.

Việc xác định GTGS của CP được thực hiện theo công thức:

Giá trị sổ sách của CP = Tổng vốn chủ sở hữu/Số lượng CP hiện có tại

thời điểm trao đổi

b) Đối với lãi tiền gửi: Doanh thu không bao gồm khoản lãi tiền gửi

phát sinh do hoạt động đầu tư tạm thời của khoản vay sử dụng cho

tài sản dở dang theo quy định của CMKT chi phí đi vay.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

c) Đối với tiền lãi phải thu từ các khoản cho vay, bán hàng

trả chậm, trả góp: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc

chắn thu được và khoản gốc cho vay, nợ gốc phải thu

không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng.

đ) Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư

cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà

DN mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh

thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ

các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi DN mua lại khoản

đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư đó (Nợ

138/Có 221, 222, 121, 515)

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)27. Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

e) Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia đã sử dụng để đánh giá lại

giá trị khoản đầu tư khi xác định giá trị DN để cổ phần hoá: Khi xác

định giá trị DN để cổ phần hoá, nếu các khoản đầu tư tài chính được

đánh giá tăng tương ứng với phần sở hữu của DN cổ phần hoá trong lợi

nhuận sau thuế chưa phân phối của bên được đầu tư, DN cổ phần hoá

phải ghi tăng vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. Sau đó, khi

nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh giá tăng vốn

Nhà nước, DN cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu tài chính mà ghi

giảm giá trị khoản đầu tư tài chính (Nợ 138/ Có 121, 221, 222…)

g) Khi nhà đầu tư nhận cổ tức bằng CP, nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng

CP tăng thêm trên thuyết minh BCTC, không ghi nhận giá trị CP được

nhận, không ghi nhận doanh thu tài chính và tăng giá trị khoản đầu tư.

Các DN do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì việc kế toán khoản

cổ tức nhận được bằng cổ phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

27. Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Phương pháp kế toán:

a) Định kỳ, khi có bằng chứng chắc chắn thu được khoản lãi cho vay

(bao gồm cả lãi trái phiếu), lãi tiền gửi, lãi trả chậm, trả góp, ghi: Nợ

138, 121, 128 (lãi nhập gốc)/Có 515

Bằng chứng chắc chắn thu được các khoản phải thu này bao gồm:

- Khoản phải thu gốc không bị coi là nợ khó đòi thuộc đối tượng phải

trích lập dự phòng hoặc nợ không có khả năng thu hồi, không thuộc

diện bị khoanh nợ, giãn nợ;

- Có xác nhận nợ và cam kết trả nợ của bên nhận nợ;

- Các bằng chứng khác (nếu có).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

27. Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Phương pháp kế toán:

b) Trường hợp hoán đổi cổ phiếu:

Nợ các TK 121, 228 (chi tiết CP nhận về theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 (chênh lệch giữa giá trị hợp lý của CP nhận về nhỏ

hơn giá trị ghi sổ của CP mang đi trao đổi)

Có các TK 121, 228 (cổ phiếu mang đi trao đổi theo giá

trị ghi sổ)

Có TK 515 (chênh lệch giữa giá trị hợp lý của CP nhận

về lớn hơn giá trị ghi sổ của CP mang đi trao đổi).

c) Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lãi (giá vàng thị

trường trong nước lớn hơn giá trị ghi sổ: Nợ 1113, 1123/Có 515

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

28. Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu

a) Chiết khấu thương mại phải trả là khoản DN bán giảm giá niêm yết

cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện

kế toán CKTM theo những nguyên tắc sau:

- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện

khoản CKTM cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua

phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ CKTM)

thì bên bán hàng không sử dụng TK 521, doanh thu bán hàng phản ánh

theo giá đã trừ CKTM (doanh thu thuần).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

28. Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu

a) Chiết khấu thương mại phải trả là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho

khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán

CKTM theo những nguyên tắc sau:

- Kế toán phải theo dõi riêng khoản CKTM mà DN chi trả cho người mua

nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa

đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ

CKTM (doanh thu gộp). Khoản CKTM cần phải theo dõi riêng trên TK 521

thường phát sinh trong các trường hợp như:

+ Số CKTM người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên

hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng

nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản

CKTM chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;

+ Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân

phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được

số CKTM phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng SP đã tiêu thụ.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)29. Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

1. Nguyên tắc kế toán

a) TK 632 còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh

BĐSĐT (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý

BĐSĐT.

b) Trường hợp DN là chủ đầu tư kinh doanh BĐS, khi chưa tập hợp được đầy đủ hồ

sơ, chứng từ về các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư, xây dựng

BĐS nhưng đã phát sinh doanh thu nhượng bán BĐS, DN được trích trước một

phần chi phí để tạm tính GVHB. Khi tập hợp đủ hồ sơ, chứng từ hoặc khi bất

động sản hoàn thành toàn bộ, DN phải quyết toán số chi phí đã trích trước vào

GVHB. Phần chênh lệch giữa số chi phí đã trích trước cao hơn số chi phí thực tế

phát sinh được điểu chỉnh giảm GVHB của kỳ thực hiện quyết toán. Việc trích

trước chi phí để tạm tính giá vốn BĐS phải:

- DN chỉ được trích trước vào GVHB đối với các khoản chi phí đã có trong dự

toán đầu tư, xây dựng nhưng chưa có đủ hồ sơ, tài liệu để nghiệm thu khối lượng

và phải thuyết minh chi tiết về lý do, nội dung chi phí trích trước cho từng HMCT

trong kỳ.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

29. Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

1. Nguyên tắc kế toán

b) Trường hợp DN là chủ đầu tư kinh doanh BĐS, ... phải: (tiếp)

- DN chỉ được trích trước chi phí để tạm tính GVHB cho phần BĐS

đã hoàn thành, được xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩn

ghi nhận doanh thu.

- Số chi phí trích trước được tạm tính và số chi phí thực tế phát sinh

được ghi nhận vào GVHB phải đảm bảo tương ứng với định mức

giá vốn tính theo tổng chi phí dự toán của phần hàng hóa BĐS được

xác định là đã bán (được xác định theo diện tích).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

29. Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

1. Nguyên tắc kế toán

c) Khoản dự phòng giảm giá HTK được tính vào GVHV trên cơ sở số

lượng HTK và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện

được nhỏ hơn giá gốc HTK. Khi xác định khối lượng HTK bị giảm

giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng

HTK đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện

được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho

khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ

không từ bỏ thực hiện hợp đồng.

d) Khi bán SP,HH kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị,

phụ tùng thay thế được ghi nhận vào GVHB.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

29. Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

1. Nguyên tắc kế toán

g) Các khoản thuế NK, thuế TTĐB, thuế BVMT đã tính vào giá trị

hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được

hoàn lại thì được ghi giảm GVHB.

h) Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo

quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã

hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí

kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng

số thuế TNDN phải nộp.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)

29. Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

2. Kết cấu và nội dung phản ánh củaTK632

Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh: Chi

phí trích trước đối với hàng hóa BĐS được xác định là đã

bán.

Bên Có:

- Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa BĐS

được xác định là đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích

trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).

- Các khoản thuế NK, thuế TTĐB, thuế BVMT đã tính vào

giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản

thuế đó được hoàn lại.

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)29. Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

3. Phương pháp kế toán

a) Khi xuất bán các SP,HH (kể cả sản phẩm dùng làm thiết bị, phụ tùng thay thế đi

kèm SP,HH), dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ: Nợ 632/Có

154, 155, 156, 157,…

b) Phương pháp kế toán khoản chi phí trích trước để tạm tính giá vốn hàng hóa BĐS

được xác định là đã bán đối với DN là chủ đầu tư:

- Khi trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa BĐS đã bán trong kỳ: Nợ

6322/có 335

- Các chi phí đầu tư, xây dựng thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và được

nghiệm thu tập hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng BĐS: Nợ 154, 133/Có các TK

liên quan.

- Khi các khoản chi phí trích trước đã có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực

tế phát sinh: Nợ 335/Có 154

- Khi toàn bộ dự án BĐS hoàn thành, kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dư

khoản chi phí trích trước còn lại: Nợ 335/ Có 154, 632 (phần chênh lệch giữa số

chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).

Nội dung và phương pháp kế toán (tiếp)30. Tài khoản 635 – Chi phí tài chính

Nguyên tắc kế toán

a) Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu và

được ghi nhận vào chi phí tài chính nếu việc phát hành trái phiếu cho mục đích

SXKD thông thường.

b) Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, khoản cổ tức ưu đãi đó về bản

chất là khoản lãi vay và phải được ghi (Nợ 635/có 338).

31. Tài khoản 635 – Chi phí bán hàng

Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho bán hàng:

- Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:

+ Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Có TK 335 (nếu việc sửa chữa đã thực hiện trong kỳ nhưng chưa nghiệm

thu hoặc chưa có hóa đơn).

Có TK 352 (Nếu đơn vị trích trước chi phí sửa chữa cho TSCĐ theo yêu

cầu kỹ thuật phải bảo dưỡng, duy tu định kỳ)