hỒ sƠ ĐĂng kÝ chỦ trÌ thỰc hiỆn ĐỀ tÀi, dỰ Án sxtn cẤp

36
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP TỈNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 05 năm 2010 của UBND tỉnh Đồng Nai) B1-2-TMĐT THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRI ỂN CÔNG NGHỆ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài: Nghiên cứu chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) tại khu vực nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. 2 Mã s(được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển) 3 Thời gian thực hiện: 24 tháng 4 Cấp quản lý (Từ tháng 01/2014 đến tháng 01/2016) Nhà nước BTỉnh Cơ sở 5 Kinh phí: ……. đồng, trong đó: Nguồn Tổng số - Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học ….. đồng - Từ nguồn tự có của tổ chức - Từ nguồn khác ……. đồng 6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số: Thuộc dự án KH&CN; Đề tài độc lập; 7 Lĩnh vực khoa học Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp; Kỹ thuật và công nghệ; Y dược. 8 Chủ nhiệm đề tài 8.1 Chủ nhiệm đề tài Họ và tên: Nguyễn Thị Trúc Quyên Ngày, tháng, năm sinh: 30/6/1984 Nữ

Upload: truongnga

Post on 11-Jan-2017

217 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP TỈNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 05 năm 2010 của UBND tỉnh Đồng Nai)

B1-2-TMĐT

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài: Nghiên cứu chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) tại khu vực nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.

2 Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển)

3 Thời gian thực hiện: 24 tháng 4 Cấp quản lý

(Từ tháng 01/2014 đến tháng 01/2016)

Nhà nước Bộ Tỉnh Cơ sở

5 Kinh phí: ……. đồng, trong đó:

Nguồn Tổng số

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học ….. đồng

- Từ nguồn tự có của tổ chức - Từ nguồn khác ……. đồng

6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:

Thuộc dự án KH&CN; Đề tài độc lập;

7 Lĩnh vực khoa học Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp; Kỹ thuật và công nghệ; Y dược.

8 Chủ nhiệm đề tài 8.1 Chủ nhiệm đề tài

Họ và tên: Nguyễn Thị Trúc Quyên Ngày, tháng, năm sinh: 30/6/1984 Nữ

Page 2: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

2

Học hàm, học vị: Thạc sĩ Chức vụ: Chuyên viên Điện thoại: Tổ chức 061. 3823 797 Nhà riêng: Mobile: 0933 848 306 Fax: 0613 827 393 E-mail: [email protected] Tên tổ chức đang công tác: phòng Nông nghiệp, Sở NN và PTNT Đồng Nai Địa chỉ tổ chức: Đường Đồng Khởi, P. Tân hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Điện thoại cơ quan: 0613 823 797 Fax: 0613 827 393 Địa chỉ nhà riêng: Số 73/34, đường Hà Huy Giáp, KP. 2, P.Quyết Thắng, TP.

Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 8.2 Đồng chủ nhiệm

Họ và tên: Đinh Thế Nhân Ngày, tháng, năm sinh: 1973 Nam Học hàm, học vị: Tiến sĩ Chức vụ: Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản Điện thoại: Tổ chức: 08. 38963343; Nhà riêng: 08. 5443924 Mobile: 0918.271.557 Fax: 08.38960713 E-mail: [email protected] Tên tổ chức đang công tác: Khoa Thủy sản, ĐH Nông Lâm TP.HCM Địa chỉ tổ chức: KP. 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM Điện thoại cơ quan: 08. 38963343 Fax: 08.38960713 Địa chỉ nhà riêng: 53/2/5 Đường 18, KP. 5, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM

9 Thư ký đề tài Họ và tên: Nguyễn Ngọc Quyến Ngày, tháng, năm sinh: 29/7/1983 - Nam Học hàm, học vị: Thạc sĩ Chức vụ: Chuyên viên Điện thoại: Tổ chức: 061.3894 761 Nhà riêng: Mobile: 0938 426889 Fax: 061.8878.278 E-mail: [email protected] Tên tổ chức đang công tác: Chi cục Thủy sản Đồng Nai Địa chỉ tổ chức: Đường Đồng Khởi, P. Tân hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Điện thoại cơ quan: 061.3894 761 Fax: 061.8878.278 Địa chỉ nhà riêng: Số 48, KP.1, P.Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

10 Tổ chức chủ trì đề tài Tên tổ chức chủ trì đề tài: Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai Điện thoại: 0613 822 970 Fax: 0613 827 393

Page 3: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

3

E-mail: [email protected] Địa chỉ: Đường Đồng Khởi, P.Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Phạm Minh Đạo Số tài khoản: 3713.2.1069801 Ngân hàng: Kho Bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai Cơ quan chủ quản đề tài: Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai.

11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài Tổ chức phối hợp: Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP. HCM Cơ quan chủ quản: Đại học Nông Lâm TP. HCM Điện thoại: 08.3896.3343 Fax: 08.38960713 Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS. TS Nguyễn Hay

12 Các cán bộ thực hiện đề tài

(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài)

Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác

Nội dung công việc tham gia

Thời gian làm việc cho

đề tài (Số tháng quy đổi)

1 Nguyễn Thị Trúc Quyên ThS. Nuôi trồng thủy sản

Sở NN và PTNT Đồng Nai

Chủ nhiệm 24 tháng

2 Đinh Thế Nhân TS. Sinh học ứng dụng

Đại học Nông Lâm TP. HCM

Đồng chủ nhiệm 24 tháng

3 Nguyễn Ngọc Quyến ThS. Nuôi trồng thủy sản

Chi cục Thủy sản Đồng Nai

Thư kí 24 tháng

4 Nguyễn Như Trí PGS.TS. Dinh dưỡng TS

Đại học Nông Lâm TP. HCM

Cố vấn, tư vấn 15 tháng

5 Nguyễn Minh Đức PGS.TS. Kinh tế ứng dụng

Đại học Nông Lâm TP. HCM

Thành viên 15 tháng

6 Châu Thanh An KS.Nuôi trồng thủy sản

TT Khuyến nông Đồng Nai

Thành viên 15 tháng

7 Nguyễn Thị Thùy Linh NCS. Kinh tế TC-NH

Phòng Kinh tế huyện Long Thành

Thành viên 15 tháng

8 Bùi Phước Đức KS. Chăn nuôi

Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch

Thành viên 15 tháng

Page 4: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

4

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

13 Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu chính: Chuyển đổi thành công diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ

hiện nuôi không hiệu quả sang nuôi cá chẽm tại hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Mục tiêu cụ thể: + Nắm vững hiện trạng hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành. Đặc biệt là diện tích

đang nuôi thuỷ sản không hiệu quả. + Phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nuôi cá chẽm thông qua xây dựng mô hình

nuôi thương phẩm ở các mức đầu tư khác nhau phù hợp với khả năng đầu tư tài chính của người dân trong khu vực.

+ Hiểu rõ nguyện vọng và sự chấp nhận của người dân trong khu vực khi tiếp nhận việc quy trình nuôi cá chẽm.

+ Mở rộng phạm vi áp dụng mô hình nuôi cá chẽm thương phẩm trên những diện tích nước lợ hiện không hiệu quả tại hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.

14 Tình trạng đề tài Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả Kế tiếp nghiên cứu của người khác

15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của Đề tài

15.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ tỉnh Đồng Nai Tại Đồng Nai, diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ tập chung ở hai huyện Long

Thành và Nhơn Trạch. Mặc dù hai huyện trên là hai địa phương được định hướng công nghiệp của tỉnh nhưng vẫn còn một bộ phận người dân tham gia sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng thủy sản. Nuôi nước lợ là thế mạnh của hai huyện, diện tích nuôi có sự tăng dần trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 (903 ha – 1.549 ha – 1.918 ha) nhưng có chiều hướng giảm đi từ năm 2009, 2010 và 2011 (1.891 ha – 1.737 ha – 1.630 ha). Đối tượng được nuôi chính là tôm sú và tôm chân trắng.

Tại huyện Long Thành, diện tích nuôi trồng thủy sản có sự biến động trong thời gian qua. Năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 397 ha, năm 2011 tăng lên 402 ha và giữ nguyên diện tích này trong năm 2012. Số hộ nuôi trồng thủy sản năm 2006 là 278 hộ, đến năm 2011 giảm còn 244 hộ. Nuôi nước lợ tập trung ở các xã Phước Thái, Long Phước. Đối tượng nuôi của huyện phần lớn là tôm chân trắng (nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh), tôm sú (nuôi theo hình thức quảng canh). Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất nuôi trồng thủy sản (đơn vị tính: triệu đồng) tăng dần từ năm 2008 đến năm 2012, cụ thể như sau: 145,91 (2008); 149,09 (2009); 235,02 (2010); 255,23 (2011); 268,98 (2012).

Tại huyện Nhơn Trạch, diện tích nuôi trồng thủy sản biến động trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2010 là 1.620 ha, đến năm 2011 giảm xuống 1530 ha và tăng lên 1.661 ha vào năm 2012. Số hộ nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2006 là 976 hộ, đến

Page 5: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

5

năm 2011 giảm còn 961 hộ. Diện tích nuôi mặn lợ tập trung ở các xã Long Thọ, Phước An, Vĩnh Thanh, Phước Khánh. Đối tượng nuôi chính của huyện cũng là tôm chân trắng (nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh), tôm sú (nuôi theo hình thức quảng canh). Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất nuôi trồng thủy sản (đơn vị tính: triệu đồng) tăng dần từ năm 2008 đến năm 2012, cụ thể như sau: 180,03 (2008); 186,92 (2009); 241,95 (2010); 250,54 (2011); 296,18 (2012).

Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành (tỷ đồng) của huyện Long Thành qua các năm 2010-2012 lần lượt là: 86,867; 75,586; 152,097. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành (tỷ đồng) của huyện Nhơn Trạch qua các năm 2010-2012 lần lượt là: 422,132; 618,149; 682,616. Mặc dù giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành giai đoạn 2010-2012 của hai huyện có tăng, nhưng nếu so trên tổng giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành của toàn tỉnh thì tỷ lệ giá trị sản xuất thủy sản của hai huyện giai đoạn 2010-2012 đều giảm. Năm 2010, giá trị sản xuất thủy sản của huyện Long Thành đạt 6,97% so với tổng giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành của toàn tỉnh (86,867 tỷ đồng/1.246,504 tỷ đồng); Nhơn Trạch là 33,87% (422,132 tỷ đồng/1.246,504 tỷ đồng). Tỷ lệ này năm 2011 của Long Thành, Nhơn Trạch giảm so với năm 2010, lần lượt là: 4,08% (75,586 tỷ đồng/1.853,144 tỷ đồng), 33,36% (618,149 tỷ đồng/1.853,144 tỷ đồng). Đến năm 2012, tỷ lệ này tăng trở lại đối với huyện Long Thành, đạt 6,90% (152,097 tỷ đồng/2.205,264 tỷ đồng) và vẫn tiếp tục giảm đối với huyện Nhơn Trạch đạt 30,95% (682,616 tỷ đồng/2.205,264 tỷ đồng). Như vậy, thực tế hiệu quả mang lại từ nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi tôm) tại hai huyện ngày càng giảm dần. Nguyên nhân là do diện tích nuôi tôm giảm dần trong thời gian qua (1.901 ha năm 2008, đến năm 2011 giảm còn 1.504 ha), năng suất nuôi thấp,... Điều này là xuất phát từ con giống yếu, kém chất lượng; chất lượng nước trong khu vực suy giảm, ô nhiễm; một số dịch bệnh trên tôm chưa tìm được nguyên nhân và thuốc trị bệnh,...Do đó, người nuôi tôm hoặc không đủ vốn tái đầu tư, hoặc lo lắng không tiếp tục đầu tư nên bỏ trống ao hoặc nuôi cầm chừng.

Thời gian qua trên địa bàn hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch, một số người nuôi đã chuyển sang nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế khác (cá chẽm, cá kèo, cá mú, cua,...) để thay thế cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, do phần lớn người nuôi chủ yếu là tự phát, tự tìm đối tượng thay thế nên kỹ thuật nuôi chưa thuần thục, đầu ra sản phẩm chưa được ổn định, sản lượng nuôi các loài còn rất ít,... Vấn đề cấp thiết đối với nuôi trồng thủy sản hai huyện này là tìm ra đối tượng nuôi có thể thay thế con tôm; mang lại hiệu quả kinh tế cao; có thể tận dụng những diện tích mặt nước đang bỏ hoang hoặc nuôi kém hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống của người dân; nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Cá chẽm là một đối tượng thay thế nhiều tiềm năng do có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, để có thể mở rộng diện tích, phát triển ổn định và bền vững nghề nuôi cá chẽm tại Long Thành, Nhơn Trạch cần thiết phải có nghiên cứu khoa học về chuyển đổi thành công những diện tích nuôi thuỷ sản nước lợ hiện không hiệu quả sang nuôi cá chẽm tại hai địa phương trên. 15.2 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài

Ngoài nước: (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu

Page 6: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

6

được những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó) a. Vài nét về đặc điểm sinh học cá chẽm (FAO, 2013)

Cá chẽm là loài có phân bố khá rộng. Vùng phân bố chủ yếu của chúng từ ven biển phía Bắc Australia, vùng biển Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc lên tới phía Nam của Nhật Bản và tới vùng ven bờ Ấn Độ Dương (hình 1).

Hình 1. Phân bố tự nhiên của cá chẽm (Lates calcarifer)

Cá chẽm là loài có cơ thể thon dài, đầu nhọn, miệng rộng với hàm trên ăn sâu tới phía sau mắt, dạng lông nhung, không có răng nanh. Mép dưới của xương nắp mang có gai cứng, nắp mang có gai nhỏ và một vảy bên có răng cưa trước đường bên. Vây lưng có từ 7 – 10 gai cứng và 10 – 11 gai mềm, có một thùy rất sâu giữa phần vây cứng và mềm. Vây ngực ngắn và tròn, cả vây ngực và vây hậu môn đều có vẩy bao phủ, vây hậu môn và vây đuôi cũng tròn. Màu sắc cơ thể được chia thành hai pha: khi còn nhỏ thường có màu nâu xám, khi trưởng thành thường là màu trắng bạc. Trên cơ thể không có đốm hoặc các đường sọc (hình 2).

Hình 2. Hình thái ngoài của cá chẽm

Cá chẽm sống ở nước ngọt, lợ và nước mặn ở các dòng sông, hồ, cửa sông và các vùng nước ven bờ. Chúng là những động vật săn mồi cơ hội, thức ăn tự nhiên cho cá trưởng thành thường là giáp xác và cá nhỏ.

Mùa sinh sản của loài này rất đa dạng, theo nơi mà chúng phân bố; Ở Bắc Australia: từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau; Philipines: từ tháng 6 tới tháng 10; Thái Lan: theo mùa trăng với 2 cao điểm là tháng 2 – 6 và tháng 8 – 10. Chúng thường sinh sản ở

Ảnh: FISH BASE 2013

Ảnh: FAO, 2013

Page 7: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

7

cửa sông vào thời kỳ sau trăng tròn hoặc đầu kỳ trăng mới cùng lúc với triều lên, có lẽ giúp chúng mang trứng và ấu trùng lại vùng cửa sông hoặc gần bờ.

Cá chẽm là loài có sức sinh sản cao, con cái (120 cm chiều dài thân tổng số) có thể đẻ tới 30 – 40 triệu trứng. Do đó, chúng ta chỉ cần một số lượng nhỏ cá bố mẹ cho sản xuất giống với qui mô lớn.

Ấu trùng cá chẽm bơi vào các vùng đầm lầy cửa sông, chúng ở đây vài tháng trước khi di cư vào các vùng sông suối nước ngọt. Chúng sống ở đó cho tới khoảng 3 – 4 tuổi (khoảng 60 – 70 cm dài thân tổng số), khi phát triển thành con đực trưởng thành sẽ xuôi dòng ra cửa sông để tham gia vào sinh sản. Khi được 7 – 8 tuổi, cá chẽm sẽ chuyển giới thành con cái và duy trì giới tính này trong phần còn lại của đời sống.

Mặc dù cá chẽm là một đối tượng có khả năng di chuyển rộng nhưng phần lớn chúng thường sống xung quanh một nơi và di chuyển khoảng cách ngắn. Đây là yếu tố góp phần vào hình thành các giống khác nhau về mặt di truyền. Ví dụ, ở Bắc và Tây Australia người ta đã tìm thấy 10 giống khác nhau trong khi ở Queensland là 6 giống.

b. Kinh tế, xã hội, thương mại và kỹ thuật nuôi cá chẽm (FAO, 2013). Sản lượng cá chẽm thế giới liên tục tăng qua các năm và cao nhất là năm 2010

với sản lượng gần 65 ngàn tấn. Trong đó, Thái Lan là nước đóng góp sản lượng chính (8000 tấn/năm), tiếp theo là Indonesia, Malaysia, Đài Loan cũng được coi là những nơi có sản lượng cao trên thế giới. Trung bình giá bán tại các trang trại nuôi khoảng 3,8 USD/kg vào năm 1994 sau đó tăng lên 4,59 USD/kg vào năm 1995. Vào năm 1997, giá cá chẽm đột ngột giảm xuống còn 3,92 USD/kg, sau đó dao động trong khoảng 3,7 USD/kg cho đến năm 2002 trước khi giảm xuống 3,0 USD/kg.

Hình 3: Sản lượng cá chẽm thế giới qua các năm (Nguồn: FAO, 2013)

Tại châu Á, hầu hết cá chẽm thương mại có khối lượng từ 500 – 900 gram. Cá có khối lượng từ 1- 3 kg ít được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, tại Australia cá chẽm dùng để philê phổ biến ở khối lượng 2-3kg/con, hầu hết các trang trại bán cá chẽm khối lượng 350 – 500 g/con (Barlow et al., 1996). Giá trị gia tăng của cá chẽm không cao, tại Australia có một số sản phẩm thịt cá chẽm xông khói và các trang trại bán cá dạng tươi sống cho các nhà hàng như là một loại đặc sản. Tuy nhiên, số trang trại bán cá dạng tươi sống không nhiều và tất cả các sản phẩm cá chẽm được quản lý chặt chẽ theo cùng một tiêu chuẩn trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Hầu hết cá chẽm được tiêu thụ nội địa, chỉ một số ít được xuất nhập khẩu giữa các nước trên thế giới. Tại Hoa Kỳ cá

Page 8: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

8

chẽm được nuôi, chế biến, tiêu thụ theo quy trình khép kín với cá giống được nhập từ Australia.

Cá chẽm (Lates calcarifer) là một loài cá có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, điểm hạn chế chính cho việc mở rộng nghề nuôi cá chẽm là vấn đề giống thu từ tự nhiên không ổn định nên rất khó khăn cho việc định kế hoạch sản xuất. Để giải quyết nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi thương phẩm, từ năm 1971, các nhà khoa học Thái Lan đã tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chẽm ở trạm thủy sản Songkhla. Đến năm 1973, họ đã đạt được thành công bằng việc sử dụng đàn cá bố mẹ thành thục được đánh bắt ngoài tự nhiên cho thụ tinh nhân tạo (Maneewongsa, 1987 và Kungvakij, 1987). Tiếp theo đó, kỹ thuật sinh sản nhân tạo được cải tiến và đến năm 1975, họ đã sử dụng đàn cá bố mẹ thành thục trong điều kiện nuôi cho sinh sản thành công và hoàn thiện các giai đoạn phát triển của vòng đời cá chẽm trong điều kiện sinh sản nhân tạo. Kỹ thuật này sau đó được lan rộng. Năm 1977, trạm thủy sản Rayong sử dụng hormone kích thích sinh sản nhân tạo cá chẽm thành công (Maneewongsa, 1987). Sau đó, quy trình sản xuất giống cá chẽm được lan rộng ra nhiều nước như: Philippin, Indonesia, Malaysia, Australia (Mackinnon, 1984).

Tại Australia, cá chẽm được nuôi trong các ao, lồng, bể và mương nước chảy tại các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn (Rimmer, 1995; Allan, 2000). Thể tích lồng nuôi từ 8-150 m3, diện tích các ao nuôi từ 0,1-1ha (trung bình 0,6 ha) (Lobegeiger et al, 1998; Lobegeiger, 2002). Khi khảo sát 34 trang trại nuôi cá chẽm Lobegeiger (2001) thấy có 41% trang trại nuôi bằng lồng đặt trong ao, 56 % nuôi ao và 3,2 % nuôi trong hệ thống tuần hoàn. Năng suất cá chẽm nuôi đạt 47 kg/m2 trong giai đoạn 1997-1998 sau đó tăng lên 65 kg/m2 (1998-1999) rồi giảm xuống hai năm tiếp theo là 43 kg/m2 (1999-2000) và 14 kg/m2 (2000-2001). Tuy nhiên, giai đoạn 1999-2001 kích thước lồng nuôi lại tăng lên rất nhanh (3,76-16,17 m2) (Lobegeiger, 2000; Lobegeiger, 2001; Lobegeiger, 2002). Tại các bang miền nam Australia nhiệt độ thấp nên cá chẽm được nuôi trong nhà bằng hệ thồng tuần hoàn khép kín sử dụng địa nhiệt, sử dụng địa nhiệt giúp người nuôi chủ động xây dựng trang trại gần nơi tiêu thụ nên giảm chi phí vận chuyển cá thương phẩm (Russell và Rimmer, 1997). Khi nuôi bằng hệ thống tuần hoàn mật độ thả nuôi có thể tới 100 kg/m3 nhưng phổ biển thường là 15 kg/m3 (Rimmer và Russell, 1998). Cá chẽm nuôi có thể tăng trưởng 500g/năm, đạt 800 g/năm khi nuôi ở nhiệt độ cao hơn và đạt 3kg/con trong khoảng 18-24 tháng (Tucker et al, 2002).

Tại Châu Á, kích thước ao nuôi cá chẽm phổ biến từ 0,08-2 ha, thể tích lồng nuôi dao động từ 1-300m3, năng suất có thể đạt 20 tấn/ha (Tucker et al, 2002). Việc lựa chọn vị trí phù hợp phát triển nuôi cá chẽm gần bờ ở Châu Á là rất khó khăn nên nhiều quốc gia phát triển hình thức nuôi xa bờ với lồng nuôi có kích thước lớn được thiết kế theo kiểu Châu Âu (Tucker et al, 2002). Thái Lan là nước đi đầu trong lĩnh vực nuôi và sinh sản cá chẽm, bằng chứng là hiện nay Thái Lan vẫn là nước đứng đầu thế giới về sản lượng và tỉ trọng trong thương mại cá chẽm trên thế giới. Ở Indonesia, cá chẽm được xem là một trong những loài cá nuôi triển vọng (Chan, 1981). Tại Indonesia sản lượng cá chẽm có được chủ yếu do người nuôi bắt được khi thu hoạch cá măng hay từ các ao nuôi quảng canh, cá chẽm thường lẫn trong các ao nuôi cá măng và theo vào các ao nuôi tôm quảng canh qua lưới lọc (Schuster, 1950; Brown, 1977). Danakusumah

Page 9: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

9

và Ismail (1986) thử nghiệm nuôi cá chẽm bằng thức ăn cá tạp và thức ăn chế biến cho tỉ tệ sống tương đối cao (72,2%, 76,5%, 79,2%, 85,4%). Tuy nhiên, ông không khuyến khích sử dụng thức ăn chế biến cho cá ăn vì giá thành cao hơn nhiều so với sử dụng cá tạp. Tương tự nghiên cứu của Schuster (1950) và Brown (1977), ở Philippin người nuôi cũng thường bắt được cá chẽm khi thu hoạch cá măng và tôm nuôi ở các ao quảng canh (Genodepa, 1986). Thông qua thí nghiệm của mình Genodepa (1986) đưa ra khuyến cáo nên nuôi ghép cá chẽm với cá rô phi theo tỉ lệ nhất định tương tự như đề xuất của Fortes (1985). Tại Malaysia, nghề nuôi cá chẽm bắt đầu từ những năm 1970 và phát triển mạnh ở những năm 1980 sau khi đã sinh sản thành công giống nhân tạo (Awang, 1986).

Theo Schipp et al (2007), công nghệ nuôi cá chẽm thương phẩm được phát triển đầu tiên tại Thái Lan (Songkhla Marine Laboratories) vào những năm 1970 và cũng từ đây qui trình nuôi cá chẽm được phát triển và hoàn thiện. Tiếp theo những năm của thập niên 1980 – 1990, cá chẽm được nuôi theo mô hình nuôi quảng canh ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Phiplippines, Singapore, Đài Loan, Việt Nam và Úc. Những năm gần đây, cá chẽm được nuôi công nghiệp tại nhiều quốc gia kể cả Mỹ, Netherlands, Anh, và Israel với sự hỗ trợ bởi qui trình công nghệ tiên tiến. Nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất được xem là một mô hình truyền thống với các thông số kỹ thuật như mật độ, diện tích ao nuôi thay đổi tuỳ theo kinh nghiệm. Người mới nuôi lần đầu có thể thả với mật độ 1-3 con/m2, trong khi đó những ao nuôi đạt tiêu chuẩn cộng với người nuôi có kinh nghiệm trong quản lý và chăm sóc thì có thể nuôi với mật độ lên đến 4-6 con/m2. Ngoài ra một yếu tố nữa cũng quyết định đến mật độ thả nuôi liên quan đến kích thước cá thương phẩm khi thu hoạch: nếu người nuôi dự kiến thu hoạch cá thương phẩm có kích thước lớn (≥ 1,5 kg/con) thì chỉ nên thả nuôi với mật độ ≤ 3 con/m2, ngược lại, nếu thu hoạch với kích thước nhỏ (0,6-1kg/con) thì có thể thả nuôi với mật độ lên đến 6 con/m2.

Ở Thái Lan cá chẽm thương phẩm thường được ưa chuộng với kích thước từ 0,6 – 0,9 kg/con. Vì vậy mật độ nuôi trong ao đất được khuyến cáo thả từ 1-5 con/m2 tuỳ theo điều kiện ao cũng như kinh nghiệm và khả năng đầu tư của người nuôi (FAO, 2010). Ngoài ra các thông số kỹ thuật của ao nuôi cá chẽm cũng được đề nghị bao gồm mực nước từ 1-2 m (Cheong, 1989), hay 1,2 – 1,5 m (TTKNQG, 2012). Diện tích ao nuôi có thể thay đổi từ 0,1 – 2 ha, độ măn nuôi cá chẽm cũng cho phép thay đổi rất lớn: từ 0 - 35‰ , tuy nhiên cá chẽm thường được chọn nuôi ở độ mặn tối ưu từ 10 – 30‰ (Fuchs, 1989). Nhiệt độ thích hợp cho cá chẽm trong khoảng 26 – 32 0C (Wu, 1989); pH thích hợp cho cá chẽm trong khoảng 7,5 – 8,5, ôxy hoà tan ≥ 4 ppm, NH3 ≤ 0,1 ppm, H2S ≤ 0,3 ppm (Kungvankij, 1986). Chế độ thay nước cho ao nuôi cá chẽm cũng được khuyến cáo sử dụng thuỷ triều: những vùng nằm trong khu vực có thuỷ triều với biên độ 2 – 3 m thì rất thuận lợi cho việc thay nước ao. Việc thay nước cho ao nuôi cá chẽm là rất quan trọng, khi tận dụng thuỷ triều người ta có thể thay nước cho ao từ 10 – 20 lần/tháng nhưng luôn giữ mực nước trong ao trên 1 m (Cheong, 1989).

Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá chẽm Theo tài liệu hướng dẫn nuôi cá chẽm của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia,

trung tâm khuyến nông tỉnh Đăk Lăk: việc phòng và trị một số bệnh thường gặp trên cá chẽm được thực hiện như sau:

Page 10: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

10

Phòng bệnh: Để hạn chế sự phát sinh của mầm bệnh trong ao ta áp dụng các biện pháp tổng hợp sau: Giữ chất lượng môi trường nước tốt. Giảm bớt việc làm cá bị “sốc” môi trường như oxy hòa tan thấp, nhiệt độ quá cao hay quá thấp, sự tích tụ của các chất thải. Chọn cá giống khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, không dị hình dị tật. Thường xuyên theo dõi, chăm sóc cá nuôi để chuẩn đoán tình trạng sức khoẻ cá. Mật độ thả nuôi vừa phải, không thả quá dày. Không cho cá ăn quá thừa cũng như quá thiếu. Thức ăn phải tươi, không có mầm bệnh (với thức ăn nguồn cá tạp). Ngăn ngừa địch hại và vệ sinh dụng cụ thường xuyên.

Trị bệnh: Trong quá nuôi cá chẽm thường mắc một số bệnh sau: Bệnh do nguyên sinh động vật: Cá bơi lội bất thường như mất thăng bằng, da

rướm máu hoặc xây xát, cá bỏ ăn, màu sắc không bình thường, ăn mòn mô, cá tiết ra nhiều nhớt, xuất huyết và thân bị trương lên hay mắt sưng phồng. Cách điều trị: Sử dụng Formol tạt xuống ao với liều lượng 20 - 25ml/m3.

Bệnh sán lá mang: Cá bị nhiễm sán lá mang cao thường tiết nhiều dịch nhầy đặc ở mang. Hô hấp khó khăn, khi nhiễm bệnh cao có thể chết rải rác tới hàng loạt. Cách điều trị: Tắm cá với dung dịch formol 150 - 200 ppm (150 - 200 ml formol/1 khối nước) trong 30 - 60 phút có sục khí mạnh, hoặc phun xuống ao với formol 25 - 30 ppm (25 - 30 ml formol/1 khối nước) trong 1 - 2 ngày. Dùng Hadaclean A (loại 5 %) tắm cho cá với liều lượng 5 - 10 ppm trong 10 - 20 phút.

Bệnh đỉa cá: Đỉa cá là loại ký sinh trùng hút máu làm cho cá chậm lớn hoặc bị chết. Đỉa cá thường ký sinh ở gốc vây, vẩy, hốc miệng và mũi cá. Đỉa phát triển mạnh ở ao có nhiều rong phát triển để đẻ trứng. Phòng trị: Quản lý rong, tảo đa bào dạng sợi trong ao. Tắm cho cá bằng nước muối 3 - 5‰ (hòa tan 300 - 500g muối trong 10 lít nước). Phun trực tiếp Formalin xuống ao với nồng độ 20 -25 ppm.

Nhìn chung, nghề nuôi cá chẽm ở các nước trên thế giới đã phát triển hơn trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, cơ cấu sản lượng cá chẽm nuôi trong tổng sản lượng thủy sản nuôi trên thế giới còn thấp (chỉ chiếm khỏang 0,06%) mặc dù tiềm năng của nghề nuôi này còn rất dồi dào. Nghề nuôi cá chẽm đã có hơn 40 năm qua ở vùng Đông Nam châu Á và châu Úc nhưng sản lượng và giá trị giao dịch thương mại trên thế giới vẫn chưa cao như những loài thủy sản khác (cá hồi, tôm, cá ngừ, nhuyễn thể...). Hiện nay, việc nuôi cá chẽm là một trong những hoạt động kinh tế đầy triển vọng của nghề nuôi cá nước lợ và mặn vùng Đông Nam Á. Mặc dù FAO và nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu nhiều về cá chẽm (như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Úc,…). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật sản xuất giống, dinh dưỡng, phòng và trừ dịch bệnh, phát triển kỹ thuật nuôi thương phẩm ở các hình thức nuôi khác nhau trong các loại thủy vực khác nhau, trong khi các nghiên cứu kinh tế xã hội của nghề nuôi còn hạn chế.

c. Nghiên cứu sự hài lòng của người nuôi trồng thủy sản Theo Kotler (2000), sự hài lòng là mức độ trạng thái cảm nhận của một người,

bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó. Định nghĩa của Kotler có thể diễn đạt như sau:

Sự hài lòng của khách hàng = f(kỳ vọng trước đó, kết quả có thể nhận biết được) Như vậy, sự hài lòng của khách hàng có thể hiểu là kết quả được hình thành sau

Page 11: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

11

khi đánh giá và nhận định của người tiêu dùng về những kỳ vọng trước đó và thực tế sử dụng. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng trong các lĩnh vực khác nhau như: lĩnh vực giải trí (Al-alak, 2012), chất lượng cuộc sống (Welsch, 2007; MacKerron và Mourato, 2009); kinh doanh (Voldnes et al, 2012; Welsch, 2009); du lịch (Tonge và Moore, 2007).

Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có rất nhiều những nghiên cứu về sự hài lòng (Coughenour và Tweeten, 1986; Coughenour và Swanson, 1988; Asadullah và Chaudhury, 2012). Thu nhập từ nông hộ ròng, không phải tổng thu nhập gia đình hoặc thời gian làm việc phi nông nghiệp quyết định sự hài lòng đối với hoạt động canh tác trong khi đó điều ngược lại là đúng với sự hài lòng tổng thể về cuộc sống. Học vấn cũng được đưa vào để xác định những nông dân có diện tích tương đối lớn, nhưng thu nhập ròng từ nông trại thấp sẽ không hài lòng với cả hình thức canh tác lẫn cuộc sống. Những phần nhận được có thể định lượng được từ hoạt động sản xuất là những yếu tố quyết định quan trọng cho cả hai phạm vi hài lòng (Coughenour và Swanson, 1992). Sadati et al (2010) cho thấy có sự tương quan tích cực giữa biết chữ, tham gia các khóa học khuyến nông, thu nhập phi nông nghiệp, kiến thức của nông dân về nông nghiệp bền vững, mức độ sử dụng các phương pháp nông nghiệp bền vững, các tiếp xúc khuyến nông với sự hài lòng về nghề nghiệp. Trong khi đó, có sự tương quan tiêu cực giữa tuổi, kinh nghiệm trong hoạt động nông nghiệp, số lượng nhân khẩu và diện tích canh tác với thái độ về nông nghiệp bền vững.

Trong nghiên cứu thủy sản cũng có nhiều tác giả đã nghiên cứu về sự hài lòng (Ogunremi et al, 2012; Pollnac và Poggi, 2006; Monnereau và Pollnac, 2012; Pollnac và Kotowicz, 2012; Pollnac et al, 2001) của người dân về nghề nuôi thủy sản hay thu nhập của họ ở các nước và các vấn đề khác.

Như vậy, việc nghiên cứu sự hài lòng đã phổ biến trên thế giới trong các lĩnh vực của đời sống và nghề nghiệp khác nhau, trên cơ sở đó người ta đưa ra các quyết định điều chỉnh hay thay thế các hoạt động nhằm gia tăng sự hài lòng của chủ thể hoạt động. Tương tự như vậy, nghiên cứu hài lòng của người nuôi trồng thủy sản cũng rất quan trọng vì thông qua mức độ hài lòng người nuôi về thu nhập hay nghề nghiệp, tuổi, phương pháp nuôi,... mà người nuôi có thể quyết định đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản của mình.

d. Nghiên cứu chuyển đổi trong nuôi trồng thủy sản Trên thế giới đã có các tác giả nghiên cứu chuyển đổi sử dụng đất (Hietel et al,

2007) hay chuyển đổi rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản và các vấn đề liên quan (Rahman et al, 2013; Bao et al, 2013; Janssen và Padilla, 1999) nhưng chưa có nghiên cứu nào về chuyển đổi đối tượng nuôi trồng thủy sản. Tuy vậy, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu lựa chọn đối tượng nuôi (Weber và Riordan, 1975; Tisdell, 2007; Alvarez-Lajonchère và Ibarra-Castro, 2013; Suquet et al, 2000; Benetti et al, 1998; Thouard, 1990; Pillay và Kutty, 2005). Trong đó, nghiên cứu của Webber và Riordan (1976) là một trong những nghiên cứu sớm và đầy đủ nhất. Tác giả đã đề xuất 3 nhóm tiêu chuẩn lựa chọn một đối tượng nuôi trồng thủy sản bao gồm: tài chính (thị hiếu người tiêu dùng, khả năng chế biến để cung cấp cho thị trường và giá trị kỳ vọng); kỹ thuật nuôi (thức ăn, giống, tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống, dịch bệnh); quản lý (vai trò đối với người nuôi, công nghệ nuôi, hệ thống quản lý và nhu cầu vốn đầu tư). Hơn nữa, tác giả

Page 12: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

12

cũng cho rằng nhu cầu của thị trường, sự phát triển khoa học công nghệ và khả năng thương mại cũng là yếu tố quan trọng để lựa chọn đối tượng nuôi. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Alvarez-Lajonchère và Ibarra-Castro (2013) là nghiên cứu gần nhất và tương đối hệ thống về lựa chọn đối tượng nuôi trồng thủy sản. Tác giả đã nghiên cứu lựa chọn các loài cá biển nuôi chính tại khu vực Caribbean qua năm giai đoạn liên tiếp nhau. Trong đó, giai đoạn quan trọng nhất (giai đoạn 5) tác giả đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi, phân tích tài chính và đánh giá sự thích nghi sinh thái của các loài nuôi trước khi được lựa chọn. Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các cán bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó)

a. Kinh tế, xã hội và kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) Nuôi trồng thủy sản đang là một ngành quan trọng của rất nhiều nước trên thế

giới. Đây là lĩnh vực có sự phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng về sản lượng trung bình là 8,8% hàng năm tính từ những năm 1970 của thế kỷ 20 đến nay. Trong khi đó tỉ lệ này của đánh bắt và nuôi động vật trên cạn chỉ đạt mức 1,2% và 2,8%. Trong những năm qua, nghề nuôi giáp xác ở nước ta đã và đang gặp nhiều khó khăn và có chiều hướng chững lại do vấn đề ô nhiễm môi trường nước, dịch bệnh, rào cản kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu chủ lực (Mỹ, EU, Nhật Bản,…). Bên cạnh đó, tình hình phát triển cá tra và cá basa xuất khẩu cũng đang có khuynh hướng bão hòa và hiện đang gặp nhiều khó khăn nên Việt Nam cần phải đa dạng hóa sản phẩm và tiếp cận với nhiều khúc thị trường khác nhau. Mặt khác, theo Hiệp hội xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP, 2006) thì việc đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng xuất khẩu là xu hướng cần thiết nhằm cung cấp sản lượng cao và ổn định cho thị trường nội địa và tăng giá trị xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, các loài cá nước mặn, lợ là một giải pháp giúp người nuôi có thêm sự lựa chọn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để đa dạng hóa đối tượng nuôi cũng như tận dụng, cải tạo các diện tích mặt nước nuôi tôm không/kém hiệu quả nên nhiều hộ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng đã chuyển sang các đối tượng nuôi khác, trong đó có cá chẽm (Lates calcarifer).

Theo Mai Đình Yên (1979) và Nguyễn Nhật Thi (1991), ở Việt Nam, cá chẽm phân bố dọc bờ biển từ Móng Cái đến Cà Mau trong tất cả các thủy vực từ nước ngọt, nước lợ đến nước mặn. Vì vậy, diện tích nuôi phù hợp cho cá chẽm ở Việt Nam rất lớn. Mặt khác, cá chẽm còn có tốc độ tăng trưởng nhanh, có giá trị xuất khẩu vì không có xương dăm và hàm lượng dinh dưỡng cao. Việc đưa đối tượng này vào nuôi công nghiệp là một hướng đi mới nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủ động cung cấp sản lượng cao, ổn định cho thị trường nội địa và xuất khẩu; đồng thời có thể tận dụng các ao nuôi đang bỏ hoang hóa hoặc nuôi kém hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống của người dân ở nhiều vùng địa lý khác nhau. Tuy nhiên nghề nuôi cá chẽm ở nước ta vẫn chưa phát triển mạnh. Nghiên cứu hoàn thiện công thức thức ăn công nghiệp cho cá chẽm, nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và hoàn thiện quy trình nuôi thương

Page 13: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

13

phẩm là vấn đề cần quan tâm để đưa nghề nuôi cá chẽm ở Việt Nam đạt hiệu quả cao. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu cá chẽm chưa đồng bộ và chưa có hệ thống. Trước

đây việc nghiên cứu cá chẽm chủ yếu là xác định đặc điểm hình thái, phân bố, đặc điểm sinh học và đánh giá nguồn lợi. Mặc dù, thành công từ những nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, Viện Hải dương học Nha Trang, trường Đại học Nha Trang về đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo, bước đầu đưa đối tượng này vào nuôi công nghiệp (lồng, bè, ao đất,…) cũng góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá chẽm phát triển. Nhưng vấn đề mà nghề nuôi cá chẽm phải giải quyết đó là, trước đây hầu hết các hệ thống nuôi cá chẽm đều sử dụng cá tạp làm thức ăn. Vì vậy, khi nguồn cung cấp cá tạp bị hạn chế và giá cá tạp tăng đã làm kìm hãm sự phát triển của nghề nuôi cá chẽm. Hơn nữa, vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi khi sử dụng cá tạp làm thức ăn và áp lực lên nghề khai thác cá tự nhiên làm thức ăn cho các hệ thống nuôi cá chẽm cũng là những mặt hạn chế của nghề nuôi này.

Sản phẩm từ đề tài “Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương phẩm cá chẽm (Lates calcarifer), cá giò (Rachycentron canadum) phục vụ xuất khẩu” thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước do Vũ Anh Tuấn làm chủ nhiệm và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II chủ trì đã nghiên cứu và chế tạo dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn viên nổi cho cá chẽm, cá giò quy mô 300–500 kg/giờ. Sau hơn 2 năm nghiên cứu và chế tạo, dây chuyền đã được lắp đặt, vận hành và nghiệm thu cơ sở tại xưởng sản xuất thức ăn Cái Bè – Tiền Giang thuộc Trung tâm Công nghệ Sau Thu hoạch từ tháng 11/2010. Cùng với kết quả nghiên cứu chính của đề tài nói trên (xây dựng các công thức thức ăn tối ưu cho cá chẽm, cá giò ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau), sản phẩm dây chuyền sản xuất thức ăn nổi công nghiệp cho cá quy mô 300 – 500 kg/giờ góp phần thúc đẩy phát triển mạnh hơn nghề nuôi cá biển còn nhỏ lẻ ở nước ta, góp phần giải quyết vấn đề thức ăn trong nuôi cá chẽm. Hiện nay, một số công ty trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cũng đã đưa ra thị trường sản phẩm thức ăn công nghiệp cho cá chẽm.

Nghiên cứu nuôi thương phẩm của Trần Tấn Việt (2006) khi thử nghiệm nuôi cá chẽm thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp (Uni President) tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre cho thấy, với độ tin cậy 95% thì nhận thấy có sự khác nhau trong tốc độ tăng trưởng của cá do hai loại thức ăn (cá tạp và thức ăn công nghiệp). Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp thấp hơn cá nuôi bằng thức ăn cá tạp. Về mặt kinh tế, Theo Hoàng Thu Thủy (2008) thì trong nghề nuôi cá chẽm thương phẩm, xác định hiệu quả kinh tế của là xác định: (1) những chi phí bỏ ra cho các yếu tố đầu vào như: chi phí cố định (chi phí khầu hao của giá trị đầu tư xây dựng trại, chi phí sửa chữa lớn, chi phí trả lãi vay và thuế), các khoản chi phí biến đổi (chi phí mua giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh; chi phí năng lượng; chi phí tiền lương công nhân; chi phí sửa chữa nhỏ; các khoản chi phí khác), doanh thu từ nghề nuôi cá chẽm, lợi nhuận (bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí). Chỉ tiêu lợi nhuận được sử dụng để xác định tỷ suất sinh lợi của nghề nuôi cá chẽm là cao hay thấp.

Tương tự, Nguyễn Xuân Bảo Sơn (2009) cho rằng hiệu quả kinh tế của các tiến bộ kỹ thuật, các phương án sản xuất hoặc các mô hình kinh tế,… được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này chịu tác động của những nhân tố khác nhau và với những cường lực không giống nhau. Thậm chí, cùng một loại nhân tố nhưng thời kỳ

Page 14: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

14

này tác động mạnh, thời kỳ khác lại có thể yếu hơn. Mặt khác, có loại chỉ tiêu trị số càng lớn càng tốt (được gọi là chỉ tiêu thuận), lại có chỉ tiêu trị số càng nhỏ càng tốt (được gọi là chỉ tiêu nghịch). Trong đánh giá hiệu quả kinh tế không thể sử dụng một chỉ tiêu mà phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này lại không trực tiếp cộng lại được với nhau và mỗi chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế ở một khía cạnh riêng biệt, do đó, cũng không thể sử dụng một chỉ tiêu làm đại diện để so sánh. Một nghiên cứu khác của Petersen và ctv (2011) khi điều tra 12 trang trại nuôi cá chẽm tại miền Trung và miền Nam nước ta cho thấy mức thu nhập bình quân mỗi trang trại là 12 triều đồng/năm. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng tỉ suất lợi nhuận đầu tư các trang trại miền Nam cao hơn các trang trại phía miền Trung (1,23:1,04), hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới giá thành sản phẩm là công lao động và thức ăn, FCR khi nuôi bằng thức ăn cá tạp cao (miền Trung – 6,2 và miền Nam – 4,0) và FCR khi nuôi bằng thức ăn công nghiệp thấp hơn (1,7). Hơn nữa, nghề nuôi cá chẽm tuy không mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng có ý nghĩa về mặt xã hội rất lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết khoảng 1000 việc làm năm 2008 và 440 việc làm năm 2009 và góp phần cải thiện cuộc sống người nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Xuân Bảo Sơn, 2009).

b. Nghiên cứu sự hài lòng của người nuôi trồng thủy sản Sự hài lòng được nhiều nhà tâm lý học và xã hội học nghiên cứu trước khi được

thực hiện nghiên cứu bởi các nhà kinh tế học từ thập kỷ 90. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng các thuật ngữ có thể thay thế cho nhau như hạnh phúc, hạnh phúc chủ quan, sự hài lòng, sự hữu dụng và thậm chí là cả phúc lợi (Duc, 2008).

Các nghiên cứu trong nước về sự hài lòng cũng được thực hiện bởi nhiều tác giả trong thời gian gần đây. Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các hộ nuôi trồng thủy sản, Duc (2008a) cho rằng, mặc dù thu nhập bình quân đầu người không có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng nhưng thu nhập từ nuôi cá trong mối liên quan đến thu nhập từ nông nghiệp làm tăng sự hài lòng của người nông dân. Kết quả chỉ ra thu nhập tương đối, chứ không phải thu nhập tuyệt đối, có liên quan với sự hài lòng đối với nghề nuôi. Sự hài lòng cao hơn thể hiện ở những người nông dân có tham gia khuyến nông, những người có kỳ vọng cao hơn về thu nhập từ nuôi cá và những người có diện tích mặt nước lớn trong mối liên quan đến tổng diện tích đất. Những người nông dân lớn tuổi hơn hài lòng với nghề nuôi cá hơn so với những người nông dân trẻ tuổi. Nuôi trồng thủy sản làm cho người cao tuổi hạnh phúc hơn, tăng sinh kế và cuộc sống của người dân tốt hơn (Duc, 2009). Không những vậy, nuôi trồng thủy sản còn góp phần phát triển nông thôn, là tiềm năng phát triển vùng (Duc, 2008b).

Nguyễn Minh Đức và Dương Thị Kim Lan (2009) đã sử dụng mô hình logistic tích lũy để khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng cuộc sống trong khu bảo tồn biển Nha Trang. Qua mô hình này, tương tác giữa tuổi và thu nhập từ khai thác thủy sản, số lao động nam trong gia đình rất có ý nghĩa đối với hạnh phúc của họ. Những ngư dân trẻ tuổi hay những hộ gia đình có số lao động nam lớn hơn sẽ thu nhập từ khai thác thủy sản lớn hơn và hạnh phúc hơn. Mức độ hài lòng của nông hộ đối với phương pháp tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa chịu tác động bởi các nhân tố: So sánh đối chiếu hiệu quả kinh tế giữa mô hình trình diễn và mô hình sản xuất của nông dân được thực hiện tốt hơn; Thông tin cung

Page 15: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

15

cấp cho học viên tin cậy, chính xác; Giảng viên gần gũi và thân thiện với học viên và Mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo. Trong đó, mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của nông hộ (Nguyễn Quốc Nghi và ctv, 2011) .

Nguyễn Ngọc Quyến (2010) đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người nuôi cá cảnh biển, bao gồm: tổng chi phí; vai trò làm giảm căng thẳng của nuôi cá cảnh biển; tiêu chí lựa chọn cá thông qua hoạt động bơi lội; khó khăn không có thời gian chăm sóc cá; địa điểm nuôi tương tác với thời gian nuôi và tổng chi phí; thời điểm cho cá ăn buổi chiều; hình thức nuôi tương tác với tổng chi phí; và địa điểm nuôi tương tác với hình thức nuôi. Tương tự, Lâm Quyền (2012) cho rằng có 73 % số hộ sản xuất cá cảnh hài lòng với hoạt động sản xuất. Mô hình hồi quy binary logistic cho thấy hình thức canh tác trước đây của chủ hộ sản xuất cá cảnh là sản xuất cá giống nuôi thịt có tác động tích cực nhất đến sự hài lòng. Ngoài ra, điều kiện cơ sở phù hợp, thu nhập từ sản xuất cá cảnh và khả năng mở rộng đầu tư cũng có vai trò đem lại sự hài lòng cho người sản xuất.

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của 216 ngư dân của Pollnac et al (2001) tại Việt Nam chỉ ra đa số ngư dân không nghĩ tới việc bỏ nghề của mình (82 %) và 75 % cho rằng sẽ giữ nguyên hiện trạng nghề nghiệp nếu thu nhập cao hơn, 31 % ngư dân muốn bỏ nghề để kiếm công việc khác và 43 % khuyên con cháu không theo nghề khai thác thủy sản. Tương tự, kết quả khảo sát 77 hộ nuôi tôm tại Cà Mau của Sinh (2012) cho thấy 60 % người nuôi sẵn sàng thay đổi nghề nuôi, 78 % muốn bỏ nghề nuôi và 76 % không có ý định truyền nghề cho con cháu. Đa số người nuôi cho rằng nghề nuôi tôm đang thoái trào và có thu nhập thấp. Mặc dù vậy, đa số người nuôi tỏ ra hài lòng với nghề nuôi tôm vì họ cho rằng nghề nuôi tôm giúp họ khỏe hơn.

c. Nghiên cứu chuyển đổi trong nuôi trồng thủy sản Tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về chuyển đổi đối tượng nuôi

trồng thủy sản. Chỉ có một nghiên cứu về khả năng chuyển đổi từ trại sản xuất cá nuôi thịt sang trại sản xuất cá cảnh của tác giả Lâm Quyền (2012). Tác giả cho rằng, có 31,5 % các hộ sản xuất giống cá nuôi thịt dự định sẽ chuyển sang sản xuất cá cảnh. Kết quả phân tích hồi quy binary logistic cho thấy điều kiện cơ sở phù hợp với việc nuôi cá cảnh có tác động tích cực nhất đến khả năng chuyển đổi. Sự tham gia vào các hiệp hội và sự hỗ trợ của nhà nước trong sản xuất cũng làm tăng khả năng chuyển đổi. Nhận định về thị trường cá cảnh không ổn định và lợi nhuận cá cảnh không cao hơn sản xuất cá giống có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chuyển đổi. 15.3 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài (Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá những khác biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể hoá mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội dung cần thực hiện trong Đề tài để đạt được mục tiêu)

Diện tích nuôi thủy sản nước mặn, lợ của Đồng Nai tập trung ở huyện Long Thành và Nhơn Trạch, có sự tăng dần trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 (903 ha – 1.549

Page 16: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

16

ha – 1.918 ha) nhưng có chiều hướng giảm đi từ năm 2009, 2010 và 2011 (1.891 ha – 1.737 ha – 1.630 ha). Trong đó, diện tích nuôi tôm có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2006 – 2011, cụ thể là tăng từ 899 ha (2006) lên 1.901 ha (2008) và giảm còn 1.504 ha (2011). Nguyên nhân diện tích nuôi tôm giảm dần trong những năm vừa qua là do nghề nuôi tôm vùng mặn lợ tỉnh Đồng Nai cũng đã và đang gặp nhiều khó khăn cùng với những khó khăn chung của nghề nuôi giáp xác trên cả nước (dịch bệnh, con giống kém chất lượng, chất lượng môi trường nước,…). Bên cạnh đó, với hình thức nuôi thâm canh, quy mô lớn và mật độ cao nên lượng chất thải nuôi tôm ngày càng nhiều làm ô nhiễm môi trường nuôi dẫn đến hậu quả là thường xảy ra dịch bệnh, hiệu quả kinh tế nuôi tôm thấp. Điều đó làm cho người nuôi không thể tái đầu tư nên phần lớn diện tích nuôi thủy sản tại hai huyện này được sử dụng không hiệu quả hoặc bỏ trống. Trước tình hình đó, vấn đề cần phải đặt ra cho nghề nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch là: (1) cần tìm ra giải pháp cải thiện, phát triển nghề nuôi tôm nhằm giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại cho người nuôi (quy hoạch vùng nuôi, áp dụng các kỹ thuật nuôi tiên tiến, năng suất cao,…); (2) cần tìm ra giải pháp cho những vùng không còn khả năng nuôi tôm hoặc nuôi kém hiệu quả. Nuôi các đối tượng cá nước lợ là giải pháp giúp giải quyết vấn đề thứ (2), đồng thời giúp người nuôi có thêm sự lựa chọn đối tượng nuôi.

Vì cá chẽm (Lates calcarifer) là một đối tượng nuôi nhiều tiềm năng cho nghề nuôi trồng thủy sản do có nhiều ưu điểm nổi bật như: (i) khả năng thích nghi rộng muối, ít bệnh và có sức chịu đựng tốt với các điều kiện môi trường; (ii) có thể nuôi với mật độ cao; (iii) sinh trưởng nhanh; (iv) thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế; (v) đã được nghiên cứu, sản xuất thành công giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp. Nên hiện nay, cá chẽm đang là đối tượng được phát triển nuôi ở hầu hết các tỉnh ven biển nước ta với hai hình thức nuôi lồng bè và nuôi ao.

Duc (2008ab) chỉ ra thu nhập từ nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng đối với sinh kế của người nuôi và mức độ hài lòng của họ đối với nghề nuôi. Tuy vậy, những nghiên cứu của Pollnac (2001) và Sinh (2012) tại Việt Nam cho thấy có tỉ lệ lớn người dân muốn thay đổi nghề thủy sản của mình vì thu nhập từ sinh kế của họ tương đối thấp. Bên cạnh đó, đa số người dân cảm thấy hài lòng với nghề thủy sản và không muốn bỏ nghề nhưng họ mong muốn cải thiện thu nhập từ nghề thủy sản. Cùng với thực tế hiện nay trên địa bàn hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch một số người nuôi đã tự phát chuyển sang nuôi cá chẽm để thay thế cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Trong bối cảnh đó, việc mở rộng diện tích và phát triển ổn định, bền vững nghề nuôi cá chẽm tại Long Thành, Nhơn Trạch cần thiết phải có những nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề nêu trên. Mặt khác, để định hướng cho người nông dân hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch nuôi cá chẽm dựa trên đánh giá các mặt kỹ thuật, phân tích tài chính và kinh tế xã hội nghề nuôi là đúng đắn và cần thiết. Vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) tại khu vực nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai” là hết sức cần thiết. Đề tài thực hiện nhằm đạt được các mục đích sau:

- Chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm tại khu vực nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch.

- Làm cơ sở định hướng quản lý, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, bền

Page 17: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

17

vững tại địa phương. - Giúp người dân định hướng sinh kế, nâng cao thu nhập; góp phần thực hiện Công

cuộc Xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. * Nội dung chính của đề tài:

- Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ. - Nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chẽm ở các mật độ khác nhau. - Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm nước lợ. - Đánh giá chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá

chẽm nước lợ. - Hội thảo, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chẽm nước lợ.

16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan Tài liệu tiếng việt

1. Đinh Văn Khương, 2007. Ảnh hưởng cường độ và thời gian chiếu sáng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch 1790) từ giai đoạn ấu trùng lên cá giống. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang, Nha Trang.

2. Dương Vĩnh Hảo, 2009. Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

3. Hà Tân, 2012. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp lên quá trình sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) giai đoạn 5- 6 cm tại Đồ Sơn Hải Phòng. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang, Nha Trang.

4. Hoàng Thu Thủy, 2008. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghể nuôi tôm sú giống (Penaeus monodon) tại tỉnh Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang, Nha Trang, Việt Nam.

5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008a. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS(1). Nhà xuất bản Hồng Đức, TP HCM, 295 trang.

6. Hoàng Tùng, 2006. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng thủy sản. Bài giảng khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, Đại học Nha Trang, Nha Trang, 87 trang.

7. Lâm Quyền, 2012. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nuôi cá cảnh và khả năng chuyển đổi sản xuất từ cá giống nuôi thịt sang cá cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Châu Long, 2011. Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội nghề nuôi cá bống Bớp (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801) thương phẩm tại tỉnh Nam Định. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nha Trang, Nha Trang.

9. Nguyễn Minh Đức và Dương Thị Kim Lan, 2009. Thái độ và mức độ hạnh phúc đối với cuộc sống của ngư dân trong khu bảo tồn biển Nha Trang. Kỷ yếu hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 19/11/2009, 427 - 435.

Page 18: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

18

10. Nguyễn Minh Đức và Lâm Quyền, 2011. Khả năng chuyển đổi sang nuôi cá cảnh của nông dân TPHCM. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học lần thứ 8. ĐH Nông Lâm TPHCM, 719-724.

11. Nguyễn Minh Đức, 2009a. Bài giảng Kinh Tế Thủy Sản, Đại Học Nông Lâm TP HCM, TPHCM.

12. Nguyễn Ngọc Quyến, 2010. Vai trò của cá cảnh biển đối với người kinh doanh và người nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Hoàng Thị Hồng Lộc và Trần Lâm Hoàng Yến, 2011a. Đánh giá mức độ hài lòng của nông hộ đối với phương pháp tập huấn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa ở tình Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 17, 97 - 105.

14. Nguyễn Xuân Bảo Sơn, 2009. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch, 1790) thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang, Nha Trang.

15. Niên giám thống kê Đồng Nai các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 2012. 16. Trần Tấn Việt, 2006. Thử nghiệm nuôi cá chẽm (Lates calcarifer Bloch 1790)

thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp (UP) tại Trại Cadet-Bình Đại-Bến Tre. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nuôi trồng, Khoa Nuôi trồng thủy sản, Đại học Nha Trang, Nha Trang.

17. Trung tâm khuyến nông tỉnh Đăk Lăk, 2012. Kỹ thuật nuôi cá chẽm trong ao đất. (http://khuyennonglamdong.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1345:k-thut-nuoi-ca-chm-ca-vc&catid=47:thuy-san&Itemid=110)

18. Trung tâm khuyến nông Trung ương, 2012. Kỹ thuật nuôi cá chẽm thương phẩm (http://www.khuyennongvn.gov.vn/ky-thuat-nuoi-thuong-pham-ca-chem-trong-ao_t77c625n33499tn.aspx) Tài liệu tiếng anh

1. A wang, A. B., 1986. Status of Sea Bass (Lates calcarifer) Culture in Malaysia. In Copland, J. W. and Grey, D. L., Eds. Management of Wild and Cultured Sea Bass/Barramundi (Lates calcarifer).

2. Al-alak, B. A., 2012. The Relationships between Service Quality, Satisfaction, and Behavioral Intentions of Malaysian Spa Center Customers. International Journal of Business and Social Science, 3, 198-205.

3. Allan, G., 2000. Barramundi Culture. In R. R. Stickney, eds, Encyclopedia of Aquaculture. John Wiley and Sons, NY, USA, pp. 104-105.

4. Alvarez-Lajonchère, L. and Ibarra-Castro, L., 2013. Aquaculture species selection method applied to marinefish in the Caribbean. Aquaculture, 48-49, 21-29.

5. Asadullah, M. N. and Chaudhury, N., 2012. Subjective well-being and relative poverty in rural Bangladesh. Journal of Economic Psychology, 33, 940-950.

6. Bao, H., Wu, Y., Unger, D., Herbeck, L. S. and Zhang, J., 2013. Impact of the conversion of mangroves into aquaculture ponds on the sedimentary organic matter composition in a tidal flat estuary (Hainan Island, China). Continental Shelf

Page 19: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

19

Research, 57, 82-91. 7. Barlow, C., Williams, K. and Rimmer, M., 1996. Sea bass culture in Australia.

Infofish Int, 2, 26-33. 8. Bartlett, J. E., Kotrlik, J. W. and Higgins, C. C., 2001. Oganizational Research:

Determining Appropriate Sample Size in survey Research. Imformation Technology, Learning, and Performance Journal, Vol 10, No1.

9. Brown, E. E., 1977. World fish farming: Cultivation and Economics. Connecticut. Avi. 379 pp.

10. Cadima, E. L., Caramelo, A. M., Afonso-Dias, M., Tandstad, M. O. and Leiva-Moreno, J. I., 2005. Sampling methods applied to fisheries science: a manual. FAO Fisheries Technical Paper. No 434, Rome, FAO, 88 pp.

11. Chan, W. L., 1981. The culture of marine finfishes in the floating netcages in Indonesia. FAO/UNDP Preparatory Assistance in Farming Project INS/80/005, SFP/81/WP/1, 39 pp.

12. Cheong L., 1989. Status of knowledge on farming of Seabass (Lates calcarifer) in South East Asia advances in tropical aquaculture Tahiti. Feb 20 - March 4, 1989. AQUACOP, IFREMER, Actes de Colloque 9 pp, 421-428.

13. Coughenour, C. M. and Swanson, L. E., 1988. Rewards, values and satisfactions with farm work. Rural Sociology, 53 (4), 442-459.

14. Coughenour, C. M. and Swanson, L. E., 1992. Determinants of farmers' satisfactions with farming and with life: a replication and extension. Southern Rural Sociology 9 (1), 45-70.

15. Coughenour, C. M. and Tweeten, L., 1986. Quality of life perceptions and farm structure. In Molnar, J. J., Eds, Agricultural Change: Consequences for Southern Farms and Rural Communities. Westview Press, Boulder, 61–87.

16. Danakusumah, E. and Ismail, A., 1986. Culture of Sea Bass (Lates calcarifer) in Earthen Brackish water Ponds. In Copland, J. W. and Grey, D. L., Eds. Management of Wild and Cultured Sea Bass/Barramundi (Lates calcarifer), 156-157.

17. Duc, M. N., 2008a. Farmers’ satisfaction with aquaculture – A Logistic moddel in Viet Nam. Econogical Economic, 68, 525 - 531.

18. Duc, M. N., 2008b. Economic contribution of fish culture to farm incom in Southeast of Viet Nam. Aquaculture International 17 (1), 15 - 29.

19. Easterlin, R. A., 2001. Income and Happiness: Towards a Unified Theory. The Economic Joural, 111(473), 465-484.

20. Engle, C. R., 2010. Aquaculture Economics and Financing : Management and Analysis. Blackwell Publishing, Iowa, 274 pp.

21. Fortes, R. D., 1985. Development of Culture Techniques of Seabass, Lates calcarifer (Bloch). 1I0ilo, Philippines, BAC Technical Report No. 85-01, 80 pp.

22. Genodepa, J. G., 1986. Sea Bass (Lates calcarifer) Research at the Brackishwater Aquaculture Center, Philippines. In Copland, J. W. and Grey, D. L. Eds. Management of Wild and Cultured Sea Bass/Barramundi (Lates calcarifer).

Page 20: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

20

23. Hietel, E., Waldhardt, R. and Otte, A., 2007. Statistical modeling of land-cover changes based on key socio-economic indicators. Ecological Economic, 62, 496-507.

24. Israel, G. D., 2013. Determining Sample Size. Institute of Food and Agricultural Sciences (IFAS), University of Florida, PEOD6, IFAS Extension.

25. Janssen, R. and Padilla, J. E., 1999. Preservation or Conversion? Valuation and Evaluation of a Mangrove Forest in the Philippines. Environmental and Resource Economics, 14, 297-331.

26. Khamis, R. B. and Hanafi, H. B., 1986. Effect of Stocking Density on Growth and Survival of Sea Bass (Lates calcarifer) in Ponds. In Copland, J. W. and Grey, D. L., Eds. Management of Wild and Cultured Sea Bass/Barramundi (Lates calcarifer), 158-160.

27. Kungvankij, P., Pudadera, B. J. Jr., Tiro, L. B. and Potestas, I. O., 1986. Biology and Culture of Seabass (Lates Calcarifer). FAO-FI-RAS/76/003,78pp.

28. Le Xuan Sinh., 2012. Job Satisfaction in the Shrimp Trawl Fisheries of Vietnam. Soc Indic Res, 109, 39-51.

29. Lobegeiger, R., 2000. Reporttofarmers: Aquaculture production survey Queensland 1998-1999. Queensland Department of Primary Industries, Brisbane, Australia. Information Series QI00042.

30. Lobegeiger, R., 2001. Reporttofarmers: Queensland aquaculture production survey 1999-2000. Queensland Department of Primary Industries, Brisbane, Australia. Information Series QI01019.

31. Lobegeiger, R., 2002. Reporttofarmers: Queensland aquaculture production survey 2000-2002 Queensland Department of Primary Industries, Brisbane, Australia. Information Series QI01.

32. Lobegeiger, R., Gille-pre, J., Duncan, P and Taylor-Moore, N., 1998, Aquaculture in Queen sland. Queensland Department of Primary Industries, Brisbane, Australia. Information Series QI98021.

33. MacKerron, G. and Mourato, S., 2009. Life satisfaction and air quality in London. Ecological Economics, 68, 1441-1453.

34. Monnereau, I. and Pollnac, R. B., 2012. Which Fishers are Satisfied in the Caribbean? A Comparative Analysis of Job Satisfaction Among Caribbean Lobster Fishers. Soc Indic Res, 109, 95-118.

35. Ogunremi, J. B., Faturoti, E. O. and Oladele, O. I., 2012. Effects of Aquaculture Researchers’Job Characteristics on Linkage Activities in Nigeria. J Aquac Res Development, 3, 2.

36. Petersen, E. H., Phuong, T. H., Dat, N. K., Tuan, V. A. and Truc, L. V., 2011. Bioeconomics of Asian seabass, Lates calcarifer, culture in Vietnam. ACE Discussion Paper 1/2011. Available at www.advancedchoiceeconomics.com.au.

37. Pillay, T. V. R., and Kutty, M. N., 2005. Aquaculture: Principles and Practices (2nd eds). Blackwell Publishing, Oxford, 640 pp.

38. Pollnac, R. B. and Kotowicz, D., 2012. Post Tsunami Job Satisfaction Among the

Page 21: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

21

Fishers of Na Pru Village, on the Andaman Sea Coast of Thailand. Soc Indic Res, 109, 67-80.

39. Pollnac, R. B. and Poggie, J. J., 2006. Job satisfaction in the fishery in two Southeast Alaskan towns. Human Organization 65 (3), 329-339.

40. Pollnac, R. B., Pomeroy, R. S. and Harkes, I, H., 2001. Fishery policy and jobsatisfaction in three southeast Asian fisheries. Ocean & Coastal Management, 44, 531-544.

41. Rahman, A. F., Dragoni, D., Didan, K., Barreto-Munoz, A. and Hutabarat, J. A., 2013. Detecting large scale conversion of mangroves to aquaculture with change point and mixed-pixel analyses of high-fidelity MODIS data. Remote Sensing of Environment, 130, 96-107.

42. Rimmer, M. A. and Russell, D. J., 1998. Aspects of the biology and culture of Lates calcarifer. Pages 449-476. In S. S. De Silva, editor. Tropical Mariculture. Academic Press, San Diego, USA.

43. Rimmer, M. A., 1995. Barramundi farming – an introduction. Queensland Department of Primary Industries Information Series, QI95020, 26 pp.

44. Russell, D. J. and Rimmer, M. A. 1997. Assessment of stock enhancement of barramundi, Lates calcarifer (Bloch) in a coastal river system in far north Queensland, Australia. In D. A. Hancock, D. C. Smith & J. P. Beumer, eds. Developing and sustaining world fisheries resources – the state of science and management, pp. 498–503. Proceedings of 2nd World Fisheries Congress, 28 July – 2 August, 1996, Brisbane, Queensland.

45. Sadati S. A., Fami H. S., Asadi A. and Sadati S. A. 2010. Farmer’s Attitude on Sustainable Agriculture and its Determinants: A Case Study in Behbahan County of Iran. Research Journal of Applied Sciences, Engineering and Technology 2(5): 422-427

46. Schipp, G., Bosmans, J., and Hamphrey, J., 2007. Barramundi farming handbook. Departement of primary industry, fisheries and mine. Norther Territory Government, 80 pp.

47. Schuster, W. H., 1950. Fish-culture in salt water ponds in Java. Vorkink. 245 pp. 48. Slatera, M. J., Mgaya, Y. D., Mill, A. C., Rushton, S. P. and Stead, S. M., 2013.

Effect of social and economic drivers on choosing aquaculture as a coastal livelihood. Ocean & Coastal Management, 73, 22-30.

49. Stamatupoulos, C., 2002. Sample-based fishery surveys: A technical Handbook. FAO Fisheries Technical Paper. No 425, Rome, FAO, 132 pp.

50. Suquet, M., Parfouru, D., Paquotte, P., Girard, S. and Gaignon, J.L., 2000. Method for selection of new marinefish species: the case of Pollack (Pollachius pollachius). Cahiers Options Méditerranéennes, 47, 127-134.

51. Thouard, E., Soletchnik, P. and Marionb, J. P., 1990. Selection of finfish species for aquaculture development in Martinique. Aquaculture, 89, 193-197.

52. Tisdell, C., 2007. The environment and the selection of aquaculture species and systems: an economic analysis. In Leung, P. S., Lee, C. S., O'Bryen, P. J., Eds.

Page 22: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

22

Species and Systems Selection for Sustainable Aquaculture. Oceanic Institute, Hawaii, 57-66.

53. Tonge, J. and Moore, S. A., 2007. Importance-satisfaction analysis for marine-park hinterlands: A Western Australian case study. Tourism Management, 28, 768-776.

54. Tucker, J. W. Jr., Russell, D. J., & Rimmer, M. A., 2002. Barramundi culture: A success story for aquaculture in Asia and Australia. World Aquaculture Magazine, 33(3), 67-72.

55. Voldnes, G., Grønhaug, K. and Nilssen, F., 2012. Satisfaction in buyer-seller relationships-Influence of cultural differences. Industrial Marketing Management, 41, 1081-1093.

56. Webber, H. H. and Riordan, P. F., 1976. Criteria for candidate species for aquaculture. Aquaculture, 7, 107-123.

57. Welsch, H., 2007. Environmental welfare analysis: a life satisfaction approach. Ecological Economics, 62 (3-4), 544-551.

58. Welsch, H., 2009. Implications of happiness research for environmental economics. Ecological Economics, 68, 2735-2742.

17 Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của Đề tài và phương án thực hiện

A. NỘI DUNG: * Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ. * Nội dung 2: Nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chẽm nước lợ ở

các mật độ khác nhau. * Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nuôi cá chẽm nước lợ. * Nội dung 4: Đánh giá chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả

sang nuôi cá chẽm nước lợ. * Nội dung 5: Hội thảo, tập huấn và chuyển giao quy trình nuôi cá chẽm nước lợ.

B. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI * Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ

- Địa điểm thực hiện: 02 huyện Long Thành, Nhơn Trạch. - Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2014 – 6/2014. - Tổng số phiếu điều tra, khảo sát: 350 phiếu. - Số xã điều tra: 5 xã trọng điểm về NTTS nước lợ (Phước An, Long Thọ, Vĩnh

Thanh, Long Phước và Phước Thái). * Nội dung 2: Nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chẽm nước lợ ở các mật độ khác nhau.

- Địa điểm thực hiện: 1 xã điểm Nông thôn mới huyện Long Thành hoặc huyện Nhơn Trạch (xã Long Phước hoặc xã Phước An).

Page 23: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

23

- Phối hợp với hộ nuôi cá chẽm tại Long Thành, Nhơn Trạch thực hiện mô hình. - Thời gian thực hiện: từ tháng 3/2014 – 12/2014. - Bố trí thí nghiệm:

+ Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp thí nghiệm 1 nhân tố ngẫu nhiên, có lặp.

+ Tổng số 9 đơn vị thí nghiệm, diện tích 600 m2/đơn vị thí nghiệm. + Thí nghiệm 3 mật độ (1 con/m2: 3 con/m2: 5 con/m2) được lặp lại 3 lần.

* Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nuôi cá chẽm nước lợ. - Phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật: con giống, mật độ thả, thức ăn, quản lý, thời gian

nuôi, tỷ lệ sống, năng suất,… - Phân tích chỉ tiêu kinh tế: chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng chi phí, tổng thu

nhập, tổng lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận/chi phí,… - Thời gian thực hiện: + Ghi chép, theo dõi kiểm chứng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, môi trường tại 10

hộ nuôi cá chẽm thương phẩm: từ tháng 3/2014 – 12/2014. + Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nuôi cá chẽm: từ tháng 01/2015 – 6/2015.

* Nội dung 4: Đánh giá chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm nước lợ.

- Khảo sát, phân tích một số mô hình nuôi cua, cá kèo, cá nau, cá mú....ở một số tỉnh như Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vũng Tàu, Ninh Thuận làm cơ sở tham khảo, thảo luận cho định hướng chuyển đổi sang nuôi cá chẽm.

- Đánh giá sự hài lòng của người nuôi trồng thủy sản nước lợ tại hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch.

- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của nghề nuôi thương phẩm cá chẽm dựa trên cơ sở khảo sát hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ tại hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch, xây dựng mô hình nuôi thực nghiệm và phân tích tài chính, từ đó làm cơ sở định hướng nghề nuôi.

- Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2015 – 6/2015 * Nội dung 5: Hội nghị, hội thảo, tập huấn và chuyển giao quy trình nuôi cá chẽm.

- Hội thảo + Thành phần: Hội đồng Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp

& Phát triển nông thôn, UBND 02 huyện Long Thành, Nhơn Trạch và người nuôi trồng thủy sản tại các xã triển khai Đề tài.

+ Hội thảo lần 1: Sau khi thực hiện nội dung 1 và nội dung 2. + Hội thảo lần 2: Sau khi thực hiện hết các nội dung của đề tài. - Tập huấn, chuyển giao quy trình nuôi cá chẽm

Page 24: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

24

+ Đối tượng: Cán bộ kỹ thuật Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ; cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp UBND 02 huyện Long Thành, Nhơn Trạch và người nuôi trồng thủy sản tại các xã triển khai Đề tài.

+ Số lượng: 5 lớp, 100 người/lớp, tập huấn tại UBND các xã và tham quan thực tế tại hộ nuôi.

+ Thời gian: từ tháng 6/2015 – 9/2015. - Hội nghị + Thành phần: Hội đồng Khoa học, Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Nông nghiệp

& Phát triển nông thôn, UBND 02 huyện Long Thành, Nhơn Trạch. + Thời gian: từ tháng 9/2015 - 12/2015.

18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 18.1 Cách tiếp cận

* Tiếp cận hệ thống: Tập hợp các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài đã

được công bố trong và ngoài nước về các vấn đề: nuôi cá chẽm thương phẩm; đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật các mô hình nuôi cá chẽm và các đối tượng thủy sản khác; đánh giá khả năng chuyển đổi từ mô hình này sang mô hình khác.

* Tiếp cận trên cơ sở kế thừa: Tập hợp, chọn lọc các kết quả đạt được từ các đề tài, dự án đã thực hiện tại các

địa phương khác (đối với nội dung xây dựng quy trình nuôi cá chẽm, đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nuôi cá chẽm), trên các đối tượng khác (đối với nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật, khả năng chuyển đổi từ mô hình nuôi này sang mô hình nuôi khác), mô phỏng và cải tiến các chương trình phù hợp và dễ áp dụng phù hợp với điều kiện nuôi cá chẽm của địa phương.

* Tiếp cận có sự tham gia (tiếp cận từ dưới lên): Dựa trên hoạt động hợp tác giữa người nông dân và cán bộ chỉ đạo, các nhà

nghiên cứu về cá chẽm, ghi nhận thông tin từ cán bộ nông nghiệp ở địa phương. Trong cách tiếp cận này nhóm nghiên cứu tham khảo ý kiến cán bộ địa phương về kinh nghiệm của họ cũng như mong muốn của họ về hướng cần thiết trong việc áp dụng, phổ biến và hiệu quả của nuôi cá chẽm thương phẩm. 18.2 Phương pháp nghiên cứu:

1. Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ. Tổng số hộ nuôi thủy sản nước lợ tại Long Thành, Nhơn Trạch khoảng 1500 hộ

(Cục Thống kê Đồng Nai, 2012) nên tiến hành điều tra, khảo sát 350 hộ (số hộ điều tra, khảo sát được tính theo phương pháp của Bartlett et al (2001), Israel (2013) ở mức ý nghĩa α = 0,05 và điều chỉnh tình hình thực tế nghiên cứu địa phương). Phương pháp lập bảng câu hỏi, điều tra tham khảo Cadima et al (2005), Stamatupoulos (2002), Hoàng Tùng (2006).

a) Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp

Page 25: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

25

* Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm được thực hiện ở giai đoạn phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật

và giai đoạn xác định chuyển đổi, chuyển giao quy trình kỹ thuật và phương pháp hạch toán tài chính. Các hộ dân được mời tham gia thảo luận nhóm, trong đó nhóm nêu ra các quan điểm hiện trạng nuôi, hiệu quả nuôi cá chẽm, sinh kế, vốn đầu tư, định hướng chuyển đổi và quan hệ giữa chúng. Thông tin về giá, chất lượng, quản trị và chính sách cũng được thảo luận.

* Điều tra, phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi Để thu thập thông tin chi tiết thảo luận nhóm cần phối hợp phỏng vấn trực tiếp

hộ nuôi các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Long Thành, Nhơn Trạch. Việc phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi soạn trước gồm các thông tin về cơ sở nuôi, quá trình nuôi, hiệu quả của hoạt động đầu tư nuôi, các thuận lợi và khó khăn cũng như các yếu tố tác động đến quá trình nuôi, tiềm năng phát triển của cơ sở trong tương lai, mức độ hài lòng của người nuôi và nhu cầu chuyển đổi đối tượng nuôi.

* Phỏng vấn chuyên gia Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về kỹ thuật nuôi, hiệu quả kinh tế,

xu thế phát triển và định hướng chuyển đổi sang nuôi cá chẽm. Các chuyên gia này có thể đến từ Phòng Nông nghiệp huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai, Sở Công Thương Đồng Nai, chuyên gia nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc hộ nông dân sản xuất giỏi. Phỏng vấn chuyên gia ở trên được thực hiện với các câu hỏi mở, nội dung phỏng vấn nhằm thu thập tối đa thông tin cần thiết của đề tài.

- Số liệu thứ cấp đuợc thu thập qua Cục Thống kê Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, phòng Kinh tế hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch, các tạp chí, sách chuyên ngành trong nước và thế giới có liên quan, mạng internet...

b) Phương pháp lập bảng câu hỏi điều tra Dựa vào mục tiêu đề ra của đề tài lập bảng câu hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia và tiến hành điều tra thử, sau đó hoàn chỉnh phiếu điều tra.

2. Nội dung 2: Nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chẽm nước lợ ở các mật độ khác nhau.

Hiện nay, cá chẽm thương phẩm thường được nuôi trong ao đất ở mật độ từ 3 – 5 con/m2. Mật độ nuôi cá chẽm thường được quyết định bởi trình độ kỹ thuật nuôi, kinh nghiệm và khả năng đầu tư tài chính của người nuôi. Nghiên cứu này sẽ thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chẽm với 3 mật độ khác nhau (1 con/m2; 3 con/m2 và 5 con/m2) nhằm đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và môi trường nuôi cá chẽm tại các mật độ đó. Từ đó giúp người nuôi dễ dàng lựa chọn cho mình một mật độ nuôi phù hợp với trình độ kỹ thuật, khả năng đầu tư tài chính và kiểm soát môi trường ao nuôi.

a) Phương pháp thí nghiệm Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp thí nghiệm 1 nhân tố, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức ứng với 3 mật độ nuôi khác nhau:

Page 26: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

26

o Nghiệm thức 1: thả nuôi 1 con/m2 o Nghiệm thức 2: thả nuôi 3 con/m2 o Nghiệm thức 3: thả nuôi 5 con/m2

Điều kiện thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí nuôi trong ao đất với các thông số kỹ thuật sau: Diện tích mỗi đơn vị thí nghiệm là 600 m2, tổng cộng 9 đơn vị thí nghiệm Mực nước trung bình: 1,3 m Độ mặn dao động: 5 – 15‰, (vì độ mặn trong khu vực này thay đổi khá

lớn theo mùa. Tuy nhiên cá chẽm là loài rộng muối nên có thể sinh trưởng tốt trong khoảng độ mặn này).

Chu kỳ thay nước: 7 – 10 ngày/lần Hàm lượng ôxy trong nước: ≥ 3 ppm Thời gian nuôi: khoảng 6 - 8 tháng

Vật liệu và trang thiết bị thí nghiệm: Cá thí nghiệm: cá giống sạch bệnh, khỏe mạnh có kích thước khoảng 10 cm

(chiều dài thân) mua từ cơ sở sản xuất giống uy tín được vận chuyển đúng phương pháp đến địa điểm thí nghiệm, thuần dưỡng một khoảng thời gian nhất định cho cá quen với điều kiện môi trường trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm.

Thức ăn thí nghiệm: sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho cá chẽm. Hiện nay có một số công ty đang sản xuất như Uni-President; Grobest, Greenfeed…

Thiết bị cung cấp ôxy: Dùng quạt nước hoặc ống sục khí Các vật liệu khác: Lưới kéo cá, chài thu mẫu, cân điện tử, thước đo,…

Quản lý và chăm sóc

Cá thí nghiệm được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ và 17 giờ. Thức ăn được định kỳ trộn men tiêu hoá và Vitamin C 2 lần/tuần

Kiểm soát thức ăn: Mỗi bữa cho cá ăn từ từ kéo dài khoảng 30 phút đến khi cá ăn no (phương pháp ad-libitum). Vì thức ăn cá chẽm có dạng viên nổi nên khi cho ăn rất dễ quan sát và điều chỉnh lượng thức ăn. Khi thấy cá giảm ăn (cá ăn no) thì ngừng cho ăn và ghi nhận lượng thức ăn cá đã ăn được (bằng khối lượng thức ăn trước khi ăn trừ đi lượng thức ăn còn lại sau khi cá ăn no) của từng lần cho ăn trong suốt thí nghiệm.

Kiểm soát bệnh: tiến hành các biện pháp phòng ngừa bệnh tổng hợp, kết hợp theo dõi sức khoẻ của cá nuôi hàng ngày thông qua hoạt động và sức ăn của cá. Cá chẽm rất nhạy cảm với các thay đổi của môi trường cũng như tình trạng bệnh và thường phản ứng bằng cách giảm ăn hoạc bỏ ăn. Vì vậy mỗi khi thấy cá giảm ăn hoặc bỏ ăn thì phải quan tâm theo dõi và chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của cá.

Page 27: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

27

Định kỳ lấy mẫu cá (tần suất 30 ngày/lần) để kiểm tra ký sinh trùng, vi khuẩn trên cá nuôi tại phòng thí nghiệm khoa Thuỷ sản ĐH Nông Lâm TP. HCM. Nếu cường độ và tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng cao thì tiến hành xử lý.

Theo dõi các chỉ tiêu môi trường: các yếu tố môi trường ao nuôi được định kỳ đo đạc theo tần suất và phương pháp mô tả trong bảng 1

Bảng 1: Chu kỳ và phương pháp theo dõi các thông số môi trường ao nuôi Chi tiêu Tần suất Phương pháp đo đạc Thời điểm đo

Nhiệt độ nước 3 ngày/lần Nhiệt kế thuỷ ngân lúc 7h và 15h Ôxy hoà tan 3 ngày/lần Test kit lúc 7h và 15h pH 3 ngày/lần Test kit lúc 7h và 15h Độ mặn 7 ngày/lần Khúc xạ kế lúc 9h Độ trong 7 ngày/lần Đĩa Secchi lúc 9h NH3 3 ngày/lần Test kit lúc 7h và 15h H2S 3 ngày/lần Test kit lúc 7h và 15h

b) Phương pháp thu thập số liệu - Cá được cân, đo trước khi bắt đầu thí nghiệm. - Định kỳ 30 ngày tiến hành thu ngẫu nhiên 50 con/đơn vị thí nghiệm để cân khối

lượng và đo chiều dài; cuối thí nghiệm, tiến hành thu toàn bộ cá để tính các chỉ số thí nghiệm.

c) Công thức xác định các thông số thí nghiệm * Xác định tăng trưởng chiều dài và khối lượng cá: - Tốc độ tăng trưởng chiều dài đặc trưng (SLR, Specific Length Rate) SLR (%/ngày) = [ln (Ltb2) – ln(Ltb1)/ (T2 – T1)] x 100 - Tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc trưng (SGR, Specific Growth Rate)

SGR (%/ngày) = [ln (Wtb2) – ln(Wtb1)/ (T2 – T1)] x 100 - Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình ngày về chiều dài của cá (DLG, Daily

Length Gain): DLG = (L2-L1)/(T2-T1) (mm/ngày) - Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình ngày về khối lượng của cá (DWG,

Daily Weight Gain): DWG = (W2-W1)/(T2-T1) (mg/ngày) * Tỉ lệ sống của cá sau thí nghiệm (X)

X (%) = (Nt/N0) x 100 * Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) FCR = Wta / (Wc – Wđ) * Tăng trọng cá sau thí nghiệm (WG)

Page 28: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

28

WG (%) = (W2 – W1)/ W1 x 100 Trong đó: Nt: số lượng cá cuối thí nghiệm

N0: số lượng cá ban đầu thí nghiệm Ltb1, Ltb2: chiều dài cá (cm) trung bình tại thời điểm T1, T2 Wtb1, Wtb2: khối lượng cá (gr) trung bình tại thời điểm T1, T2 Wta: Tổng khối lượng thức ăn cá đã sử dụng Wđ: tổng khối lượng cá khi bắt đầu thí nghiệm Wc: tổng khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm L1, L2: chiều dài cá tương ứng ở thời điểm T1, T2. W1, W2: khối lượng cá tương ứng ở thời điểm T1, T2. 3. Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nuôi thương phẩm cá

chẽm nước lợ. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế tương tự như Engle (2010), Pillay và

Kutty (2005), Nguyễn Minh Đức (2009a) và tham khảo Nguyễn Xuân Bảo Sơn (2009), Nguyễn Châu Long (2011), Dương Vĩnh Hảo (2009), Petersen et al (2011).

a) Phân tích các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật nuôi cá chẽm - Các khoản chi phí được ghi chép để tính toán hiệu quả kinh tế nuôi cá chẽm

bao gồm: chi phí cố định (khấu hao tài sản, mua mới trang thiết bị, xây dựng hệ thống điện nước...), chi phí biến đổi (con giống, thức ăn, hóa chất xử lý và cải tạo ao, công lao động, nhiên liệu....).

b) Kiểm chứng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật nuôi cá chẽm - Chọn ngẫu nhiên 10 hộ nuôi cá chẽm thương phẩm tại hai huyện Long Thành,

Nhơn Trạch, mỗi hộ chọn ngẫu nhiên 1 ao có diện tích khoảng 5000 m2 rồi tiến hành theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật nuôi cá chẽm trong suốt vụ nuôi, cuối vụ nuôi tiến hành phân tích kiểm chứng các chỉ tiêu theo dõi.

- Theo dõi các chỉ tiêu môi trường: các yếu tố môi trường ao nuôi (nhiệt độ, DO, pH, độ mặn, NH3, H2S, độ trong) được quan trắc định kỳ bằng Test kit và thiết bị đo chuyên dụng.

c) Các công thức để xác định các chỉ tiêu kinh tế: - Tổng chi phí (TC): TC = TFC + TVC - Tổng thu nhập (TR): TR = TVP = ∑Qj.Pi - Tổng lợi nhuận (PR): PR = TR – TC - Hiệu quả chi phí = TR/TC (lần/ha/vụ) - Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Chi phí (lần/ha/vụ) Trong đó: TFC: tổng chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ)

Page 29: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

29

TVC: tổng chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/vụ) j, i = 1,2,3,…,n 4. Nội dung 4: Đánh giá chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không

hiệu quả sang nuôi cá chẽm nước lợ. a) Phương pháp thu thập số liệu: - Khảo sát trực tiếp một số mô hình nuôi cua, cá kèo, cá nau, cá mú....ở một số

tỉnh như TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vũng Tàu, Bình Thuận làm cơ sở phân tích, thảo luận cho định hướng chuyển đổi sang nuôi cá chẽm.

- Các số liệu hiện trạng nuôi, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nước lợ và nuôi cá chẽm được thu thập theo các nội dung trên.

b) Phương pháp xây dựng mô hình thực nghiệm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nuôi trồng thủy sản nước lợ

- Xây dựng mô hình hồi quy logistic: thực hiện tương tự như Nguyễn Minh Đức và Dương Thị Kim Lan (2009).

- Xây dựng mô hình hồi quy logistic thực nghiệm: Với câu hỏi “Anh/Chị có hài lòng đối với nghề nuôi thủy sản hiện nay không?”, người nuôi lựa chọn ý kiến trả lời từ “rất hài lòng” đến “rất không hài lòng” theo thang đo Likert với năm mức độ giá trị. Mô hình cumulative logistic được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nuôi đối với nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ. Với các trả lời “rất hài lòng” và “hài lòng” thể hiện sự hài lòng của người dân đối với nghề nuôi trồng thủy sản tương ứng các giá trị Y=1 và Y=2. Ở ngưỡng Y=2, đường biểu diễn hồi qui cumulative logistic tích lũy chính là đường phản hồi nhị biến Y ≤ 2 và Y >2. Khi đó, Logit tích lũy diễn tả sự hài lòng của người nuôi trồng thủy sản diển tả như sau.

logit [P(Y)] = logit [P(Y ≤ 2)] = log P(Y ≤ 2)

= b0 + b X'i = f(X'i) (3) 1 - log P(Y ≤ 2)

Trong đó Xi: Các biến độc lập đại diện cho người được phỏng vấn

Y: Mức độ trả lời của người được phỏng vấn (Y = 1, 2, 3, 4 ,5) P: Xác suất trả lời của người được phỏng vấn với Y ≤ 2 i: Số thứ tự của mẫu phỏng vấn b0: Hằng số của mô hình b: Vector các tham số tương ứng với các biến giải thích

Từ (3) ta suy ra Từ (3) sẽ xây dựng mô hình cumulative logistic thực nghiệm xác định mức độ

hài lòng của người nuôi trồng thủy sản nước lợ hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch.

P(Y ≤ 2) = elogit[P(Y ≤ 2)]

1 + elogit[P(Y ≤ 2)]

Page 30: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

30

c) Phương pháp phân tích SWOT đánh giá chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm tại hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (nguy cơ). Phân tích SWOT là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tận dụng được Cơ hội và phát hiện Nguy cơ đồng thời có những quyết định sách lược, chiến lược quan trọng cho sự phát triển của một sản phẩm, một vùng, một dự án, một ý tưởng hay một lựa chọn. Khung phân tích SWOT thường trình bày dạng lưới, bao gồm bốn phần chính thể hiện bốn nội dung chính của SWOT và các câu hỏi, câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung. Công cụ SWOT thường được sử dụng khi đối tượng phân tích rõ ràng vì SWOT là tổng thể của đối tượng.

Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của việc chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm tại hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch. Kết quả phân tích ma trận SWOT là căn cứ quan trọng để định hướng người dân ra quyết định có hay không chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm.

18.3 Kỹ thuật sử dụng và xử lý số liệu Phỏng vấn và thảo luận nhóm được thực hiện bằng các công cụ Đánh giá có sự

tham gia ở nông thôn (PRA – Participatory Rural Appraisal). PRA là công cụ dùng để thay thế cho phương pháp tiếp cận lỗi thời, áp đặt trong phát triển nông thôn. Nó được dựa trên kinh nghiệm của các cộng đồng địa phương, trong đó người dân tham gia vào việc xây dựng và đánh giá, định hướng sinh kế đảm bảo lợi ích của chính họ và mang tính bền vững.

Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của việc chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm tại hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.

Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố để đánh giá ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng, phát triển cá chẽm theo từng giai đoạn.

Mã hóa thông tin, nhập số liệu và vẽ đồ thị trên Microsoft Excel 2007. Các chỉ tiêu thống kê mô tả, ước lượng, kiểm định, phân tích phương sai một yếu tố và xây dựng mô hình thực nghiệm của đề tài được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows. Số liệu trình bày dạng giá trị trung bình + SE (Sai số chuẩn). Các phân tích thống kê thực hiện ở mức ý nghĩa α = 0,05. 18.4 Các địa điểm tiến hành thí nghiệm:

Nhóm thực hiện đề tài thảo luận, bàn bạc với các xã trọng điểm về nuôi trồng thủy sản nước lợ và đã đăng ký xây dựng xã điểm Nông thôn mới trên địa bàn hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch để chọn địa điểm tiến hành thí nghiệm trên cơ sở tự nguyện của các nông hộ. Tổ chức tập huấn và hội thảo thực địa để nhân rộng kết quả.

19 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất

Page 31: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

31

Đề tài được thực hiện với sự phối hợp với Khoa Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và các hộ nuôi tại hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch.

20 Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)

21 Tiến độ thực hiện

Các nội dung, công việc chủ yếu cần

được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu

Kết quả phải đạt Thời gian (bắt đầu, kết thúc)

Cá nhân, tổ chức

thực hiện*

Dự kiến kinh phí

1 2 3 4 5 6

1 Nội dung 1:

Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ tại hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch

Luận chứng khoa học đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ tại hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch

01/2014 – 6/2014

Nhóm thực hiện đề tài

2 Nội dung 2:

Nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chẽm nước lợ ở các mật độ khác nhau tại Long Thành, Nhơn Trạch

Mô hình có tính khoa học và ứng dụng thực tiễn cao

3/2014 – 12/2014

Nhóm thực hiện đề tài

3 Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả kinh

tế - kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm nước lợ tại Long Thành, Nhơn Trạch

Luận chứng kinh tế - kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm nước lợ tại Long Thành, Nhơn Trạch

01/2015 – 6/2015

Nhóm thực hiện đề tài

4 Nội dung 4 Đánh giá chuyển đổi

diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm tại khu vực nước lợ Long Thành, Nhơn

Luận chứng khoa học đánh giá chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi

01/2015 – 6/2015

Nhóm thực hiện đề tài

Page 32: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

32

Trạch cá chẽm tại khu vực nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch

5 Nội dung 5

Chuyển giao kết quả và tổ chức hội nghị

Các đối tượng chuyển giao phải nắm bắt được quy trình nuôi, hạch toán kinh tế nghề nuôi.

6/2015 – 12/2015

Nhóm thực hiện đề tài

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI

22 Sản phẩm KH&CN chính của Đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt (Liệt kê theo dạng sản phẩm)

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác;

Số TT

Tên sản phẩm cụ thể và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm

Đơn vị đo

Mức chất lượng

Dự kiến số lượng sản

phẩm tạo ra Cần đạt

Mẫu tương tự (theo các tiêu chuẩn mới

nhất)

Trong nước Thế giới 1 2 3 4 5 6 7

01 Cá chẽm thương phẩm kg 12000 22.1 Mức chất lượng các sản phẩm (Dạng I) so với các sản phẩm tương tự trong nước và nước ngoài (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các chỉ tiêu về chất lượng cần đạt của các sản phẩm của đề tài)

Cá chẽm thương phẩm có khối lượng từ 0,6-1 kg/con, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú

Page 33: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

33

1 2 3 4

1 Báo cáo khoa học đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ tại hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch

Đạt yêu cầu khoa học và có tính định hướng quản lý cao.

2 Mô hình nuôi thương phẩm cá chẽm nước lợ ở các mật độ khác nhau tại Long Thành, Nhơn Trạch

Đạt yêu cầu khoa học và có tính ứng dụng thực tế sản

xuất cao.

3 Báo cáo khoa học phân tích kinh tế - kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm nước lợ tại Long Thành, Nhơn Trạch

Đạt yêu cầu khoa học và có tính ứng dụng thực tế sản

xuất cao.

4 Báo cáo khoa học đánh giá chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm tại khu vực nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch

Đạt yêu cầu khoa học và có tính định hướng quản lý cao.

Dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác

Số TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa

học cần đạt Dự kiến nơi công bố

(Tạp chí, Nhà xuất bản) Ghi chú

1 2 3 4 1 Bài báo Đánh giá hiện

trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ tại hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch

Đạt tiêu chuẩn bài báo khoa học

- Tạp chí khoa học chuyên ngành. - Bản tin Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc bản tin Sở Khoa học Công Nghệ.

2 Mô hình nuôi thương phẩm cá chẽm nước lợ ở các mật độ khác nhau tại Long Thành, Nhơn Trạch

Đạt tiêu chuẩn bài báo khoa học

- Tạp chí khoa học chuyên ngành. - Bản tin Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc bản tin Sở Khoa học Công Nghệ.

3 Bài báo đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm nước lợ tại Long Thành, Nhơn Trạch

Đạt tiêu chuẩn bài báo khoa học

- Tạp chí khoa học chuyên ngành. - Bản tin Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc bản tin Sở Khoa học Công Nghệ.

4 Bài báo đánh giá chuyển đổi diện tích

Đạt tiêu chuẩn bài báo khoa học

- Tạp chí khoa học chuyên ngành.

Page 34: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

34

nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm tại khu vực nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch

- Bản tin Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc bản tin Sở Khoa học Công Nghệ.

22.2 Trình độ khoa học của sản phẩm (Dạng II & III) so với các sản phẩm tương tự hiện có (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các yêu cầu khoa học cần đạt của các sản phẩm của đề tài)

22.3 Kết quả tham gia đào tạo trên đại học

Số TT Cấp đào tạo Số lượng Chuyên ngành đào tạo Ghi chú

1 Thạc sĩ 01 Nuôi trồng thủy sản 22.4 Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:

23 Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

23.1 Khả năng ứng dụng Kết quả nghiên cứu của đề tài:

- Cung cấp dữ liệu về thực trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ và nuôi cá chẽm; các đánh giá về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất và nhu cầu chuyển đổi của người nuôi thủy sản tại vùng nước lợ tỉnh Đồng Nai một cách khoa học và tin cậy.

- Là tài liệu hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc lập kế hoạch, quy hoạch vùng nuôi có hiệu quả; định hướng quản lý, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và công tác chuyển đổi đối tượng nuôi có hiệu quả, bền vững tại địa phương; tập huấn, chuyển giao các mô hình nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương.

- Giúp người nuôi thủy sản nước lợ nói chung và người nuôi cá chẽm nói riêng có những định hướng sinh kế và lựa chọn phù hợp với điều kiện tài chính để nâng cao thu nhập, phát triển nghề nuôi hiệu quả, bền vững.

- Góp phần thực hiện Công cuộc Xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. 23.2 Mô tả phương thức chuyển giao - Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật nuôi cá chẽm nước lợ: quy trình nuôi cá chẽm, sổ tay ghi chép, DVD hướng dẫn nuôi cá chẽm thương phẩm và phương pháp phân tích tài chính, tờ rơi. - Tập huấn kỹ thuật cho nông dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý. - Tổ chức hội thảo nhân rộng kết quả.

24 Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của Đề tài

Page 35: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP

35

- Ứng dụng trực tiếp, rộng dãi cho các hộ nuôi tại vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ tỉnh Đồng Nai.

- Ứng dụng tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai và các phòng Kinh tế huyện Long Thành, Nhơn Trạch.

25 Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu 25.1 Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan 25.2 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: làm cơ sở định hướng quản lý, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và công tác chuyển đổi đối tượng nuôi có hiệu quả, bền vững tại địa phương.

- Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai: ứng dụng các kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn.

- Các phòng Kinh tế huyện Long Thành, Nhơn Trạch: ứng dụng các kết quả nghiên cứu để chuyển giao cho nông dân trên địa bàn huyện. 25.3 Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

a) Hiệu quả về kinh tế: - Đa dạng hóa đối tượng nuôi (nhất là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế) và chủ

động cung cấp sản lượng cao, ổn định cho thị trường. - Tận dụng diện tích mặt nước đang bỏ hoang hoặc nuôi kém hiệu quả, góp phần

cải thiện đời sống của người dân. - Nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích

mặt nước nuôi trồng thủy sản. b) Hiệu quả về xã hội: - Hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc lập quy hoạch vùng nuôi và công tác chuyển

đổi đối tượng nuôi có hiệu quả, bền vững tại địa phương; định hướng quản lý, phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ổn định; tập huấn, chuyển giao các mô hình nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương.

- Làm cơ sở giúp người nuôi thủy sản nước lợ nói chung và người nuôi cá chẽm nói riêng định hướng sinh kế và lựa chọn, đầu tư phù hợp khả năng tài chính để nâng cao thu nhập, phát triển nghề nuôi một cách hiệu quả, bền vững.

- Góp phần vào Công cuộc Xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. c) Hiệu quả về môi trường:

Cá chẽm là đối tượng nuôi có sức chịu đựng tốt với các điều kiện môi trường, ít bệnh nên trong quá trình nuôi hạn chế được tối đa sử dụng hóa chất, kháng sinh phòng, trị bệnh, do đó giảm thiểu được ảnh hưởng tới môi trường ao nuôi và môi trường sống.

Page 36: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP