hoa ÐÀm sỐ 4, - bỘ mỚi 2013

40
1 Ngày nay, thế giới càng được mở rộng, khoảng cách giữa các dân tộc càng trở nên gần gũi, do đó, một con người hiện đại không chỉ có nghĩa vụ với đất nước của mình, mà còn có nghĩa vụ nhân loại nữa. Ở nơi nào đó có thiên tai, tật dịch, phần còn lại của thế giới tự thấy có nghĩa vụ cứu tế. Nơi nào đó một dân tộc bị áp bức, phần còn lại của nhân loại lên tiếng can thiệp. Như thế, điều được gọi là nghĩa vụ dân tộc, cùng với nghĩa vụ nhân loại, là hai hoạt dụng của cùng một thể tánh. Trước hết, đó là thể tánh người. Thứ đến, nói trong ý nghĩa chân thật, đó là thể tánh Phật. Người Phật tử sống giữa đời thường, hằng ngày như bị cuốn chìm trong thế giới xa hoa và hưởng thụ, vẫn thấy tự mình có thể học đạo và hành đạo, học và hành một cách tự nhiên như thở, vì tự thể của mỗi chúng sinh là thể tánh Phật. - TUỆ SỸ Thư Chào Mừng Đại Hội Cư Sĩ Phật Giáo Hải Ngoại - tr.32 T âm bồ đề, tức ước nguyện thành Phật, là nền tảng tâm địa cho Phật tử học đạo và hành đạo. Tuy nhiên, khởi đầu, không phải tất cả mọi người tìm đến Phật pháp chỉ với ước nguyện duy nhất là thành Phật. Rất nhiều người tìm đến Phật pháp để tìm nguồn an ủi tinh thần, để làm vơi đi thống khổ đang phải chịu đựng. Đó là phương diện cứu thế của Phật pháp. Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bi và trí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần. Điều này được theo cả ý nghĩa tượng trưng, và cả sinh hoạt thực tiễn. Như khi Trưởng lão Tu-bồ-đề hỏi Phật, Bồ tát làm thế nào để phát khởi tâm bồ đề, và làm thế nào để an trụ tâm ấy, thì Phật chỉ ngay phương pháp thực hiện, đó là tu tập bố thí... Khung cảnh điêu tàn sau trận bão Typhoon Haiyan tại Phi Luật Tân - Ảnh: BULLIT MARQUEZ, AP

Upload: candice-emerson

Post on 08-Feb-2016

144 views

Category:

Documents


9 download

DESCRIPTION

Tâm bồ đề, tức ước nguyện thành Phật, là nền tảng tâm địa cho Phật tử học đạo và hành đạo. Tuy nhiên, khởi đầu, không phải tất cả mọi người tìm đến Phật pháp chỉ với ước nguyện duy nhất là thành Phật. Rất nhiều người tìm đến Phật pháp để tìm nguồn an ủi tinh thần, để làm vơi đi thống khổ đang phải chịu đựng. Đó là phương diện cứu thế của Phật pháp. Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bi và trí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần. Điều này được theo cả ý nghĩa tượng trưng, và cả sinh hoạt thực tiễn. Như khi Trưởng lão Tu-bồ-đề hỏi Phật, Bồ tát làm thế nào để phát khởi tâm bồ đề, và làm thế nào để an trụ tâm ấy, thì Phật chỉ ngay phương pháp thực hiện, đó là tu tập bố thí... Ngày nay, thế giới càng được mở rộng, khoảng cách giữa các dân tộc càng trở nên gần gũi, do đó, một con người hiện đại không chỉ có nghĩa vụ với đất nước của mình, mà còn có nghĩa vụ nhân loại nữa. Ở nơi nào đó có thiên tai, tật dịch, phần còn lại của thế giới tự thấy có nghĩa vụ cứu tế. Nơi nào đó một dân tộc bị áp bức, phần còn lại của nhân loại lên tiếng can thiệp. Như thế, điều được gọi là nghĩa vụ dân tộc, cùng với nghĩa vụ nhân loại, là hai hoạt dụng của cùng một thể tánh. Trước hết, đó là thể tánh người. Thứ đến, nói trong ý nghĩa chân thật, đó là thể tánh Phật. Người Phật tử sống giữa đời thường, hằng ngày như bị cuốn chìm trong thế giới xa hoa và hưởng thụ, vẫn thấy tự mình có thể học đạo và hành đạo, học và hành một cách tự nhiên như thở, vì tự thể của mỗi chúng sinh là thể tánh Phật. - TUỆ SỸ – Thư Chào Mừng Đại Hội Cư Sĩ Phật Giáo Hải Ngoại - tr.26 (Hoa Ðàm số 4, phát hành 15 tháng Mười Một, 2013)

TRANSCRIPT

Page 1: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

1

Ngày nay, thế giới càng được mở rộng, khoảng cách giữa các dân tộc càng trở nên gần gũi, do đó, một con người hiện đại không chỉ có nghĩa vụ với đất nước của mình, mà còn có nghĩa vụ nhân loại nữa. Ở nơi nào đó có thiên tai, tật dịch, phần còn lại của thế giới tự thấy có nghĩa vụ cứu tế. Nơi nào đó một dân tộc bị áp bức, phần còn lại của nhân loại lên tiếng can thiệp. Như thế, điều được gọi là nghĩa vụ dân tộc, cùng với nghĩa vụ nhân loại, là hai hoạt dụng của cùng một thể tánh. Trước hết, đó là thể tánh người. Thứ đến, nói trong ý nghĩa chân thật, đó là thể tánh Phật. Người Phật tử sống giữa đời thường, hằng ngày như bị cuốn chìm trong thế giới xa hoa và hưởng thụ, vẫn thấy tự mình có thể học đạo và hành đạo, học và hành một cách tự nhiên như thở, vì tự thể của mỗi chúng sinh là thể tánh Phật. - TUỆ SỸ – Thư Chào Mừng Đại Hội Cư Sĩ Phật Giáo Hải Ngoại - tr.32

Tâm bồ đề, tức ước nguyện thành Phật, là nền tảng tâm địa cho Phật tử học đạo và hành đạo.

Tuy nhiên, khởi đầu, không phải tất cả mọi người tìm đến Phật pháp chỉ với ước nguyện duy nhất là thành Phật. Rất nhiều người tìm đến Phật pháp để tìm nguồn an ủi tinh thần, để làm vơi đi thống khổ đang phải chịu đựng. Đó là phương diện cứu thế của Phật pháp. Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bi và trí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần. Điều này được theo cả ý nghĩa tượng trưng, và cả sinh hoạt thực tiễn. Như khi Trưởng lão Tu-bồ-đề hỏi Phật, Bồ tát làm thế nào để phát khởi tâm bồ đề, và làm thế nào để an trụ tâm ấy, thì Phật chỉ ngay phương pháp thực hiện, đó là tu tập bố thí...

Khung cảnh điêu tàn sau trận bão Typhoon Haiyan tại Phi Luật Tân - Ảnh: BULLIT MARQUEZ, AP

Page 2: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

2 3

Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người

đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Với sức gió 175 dặm một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều. Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Đối với người Việt chúng ta đây là một cơ hội để trả ơn. Một cơ hội để chính phủ Philippines biết dù hôm nay đang sống trong tự do no ấm chúng ta vẫn không quên những mái lá đơn sơ ở trại tỵ nạn, cơ hội để góp phần xoa dịu nỗi khó khăn của hàng triệu nạn nhân cơn bão Haiyan và ngoài ra cũng là cơ hội để giúp chính chúng ta vơi đi mặc cảm quên ơn vốn từ lâu đè nặng trong lòng. - TRẦN TRUNG ĐẠOThuyền nhân trại tỵ nạn Palawan 1981 - tr.22

Hình: CNN Opinion / www.cnn.com/2013/11/12/opinion/guillermo-typhoon-haiyan/

Có thể gởi ngân phiếu: Paid to: VOICE (c/o Sang Nguyen), địa chỉ: 245 E Pepper Dr., Long Beach, CA 90807. Nếu đóng góp theo phương cách chuyển khoản: Paid to: VOICE – Citibank, số trương mục: 205273162; Routine: 322271724; Zip code: 20009. - http://www.voatiengviet.com/content/haiyan-manila-philippines/1788916.html

Page 3: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

2 3

ĐI VÀO CÕI THƠ

BÙI GIÁNG

Tuệ Sỹ là một vị sư. Ông viết văn nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u…

Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông: Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi

hoađàm

Từ giữa năm 1963, tại Miền Nam Việt Nam xuất hiện những cây bút viết từ cửa chùa, đặc biệt từ 1964, họ ào ạt đưa ra ánh sáng những sáng tác thơ văn, những biên khảo triết

học mang sinh lực đông phương trầm hùng vào giữa không khí Đời Sống, Tuổi Trẻ và Văn Nghệ lúc ấy đã rất chán chường với ảnh hưởng phương tây. Có thể kể Phạm Thiên Thư, Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, Chơn Hạnh,… trong số đó, Tuệ Sỹ đặc biệt sâu sắc.

Gia Ðình Phật Tử Việt Nam đang sải bước chân

muôn dặm ngoài tầm quê Tổ. Lòng vẫn hoài cố hương nhưng mắt không ngừng mở lớn trước bốn biển năm châu. Trí đang dung thu những tiến bộ khoa học khôn lường. Gia Ðình Phật Tử cũng không ngừng tự chuyển tác và học hỏi để nhập lưu vào dòng sống mới của nhân loại. Và từ đó, lớp người huynh trưởng áo lam nơi nơi chắc hẳn ấp đầy những thao thức làm đẹp Ðạo thơm Ðời, những ước vọng về sứ mạng và tương lai của tổ chức. Hoa Ðàm ra đời, xin làm nơi chốn khiêm nhường để hội tụ những trăn trở, hoài muốn kia có thuận tiện đổi trao, chia sẻ. Do dự, e dè đâu phong kín được tấm lòng tương tri thân thiết, đâu ngăn ngại được niềm mong mỏi bộc bạch chân tình. Kinh nghiệm hay, thành quả tốt, xin hoan hỷ kể nhau nghe. Suy nghĩ canh tân, đề nghị xây dựng, xin thành thật tỏ bày, những nguồn tin nổi bật liên hệ đến tổ chức hay Phật Giáo Việt Nam xin được thông tin cập nhật. Hoa Ðàm mong đón nhận và chuyển lưu những bài vở, tin tức, ý kiến có ích lợi thiết thực cho hành hoạt của tổ chức, trình bày trong tinh thần Ðạo vị, yêu thương, hiểu biết và đoàn kết giữa những người con Phật áo lam. - Nhóm Hoa Đàm

xem tiếp trang 5

xem tiếp trang 4

Thứ Sáu, 15 tháng11, 2013 WWW.HOADAMNEWS.COM Bộ mới 2013. Số 4

Cùng trong số này

xem tiếp trang 4

xem tiếp trang 7

NGUYÊN SIÊU / Chánh Pháp

VIÊN LINH / Khởi Hành

TUỆ SỸ

DUY TUỆ THỊ NGHIỆP

QUẢY GÁNH RA ĐI

GIỮA MÙA THAY ÐỔITUỆ SỸ MỘT

BUỔI SÁNG ÐỌC THƠ TUỆ SỸ

PHẠM CÔNG THIỆN

Ta làm kẻ rong chơitừ hỗn độn

Treo gót hài trên mái tóc vào thu

Ngồi đếm mộng đi qua từng đọt lá

TUỆ SỸ

Hình như Tuệ Sỹ làm thơ rất nhiều; nghe nói lúc băng rừng vượt núi trong thời gian đấu tranh bí mật để liên lạc giao kết với mặt trận rừng núi cao nguyên, trên những ngọn đèo trùng điệp của quê hương, Tuệ Sỹ đã làm rất nhiều thơ; hình như có người đã giữ lại nhiều tập thơ chưa xuất bản và

Hướng về rặng núi xa, đồi cây xanh, Thầy quảy trên vai hai túi đồ, có lẽ một túi đựng đồ

dùng cá nhân và túi kia là y hậu, đôi cuốn sách đọc... đếm từng bước trên con đường mòn của miền thôn dã. Đầu đội chiếc nón lá. Thân mặc áo

Phật Giáo VIỆT NAM,BIẾN CỐ VÀ TƯ LIỆU

1975-2009 (3)VPII/VH Ð - tr.7

VĂN MINH TIỂU PHẨMTuệ Sỹ - tr.8

TUỆ SỸ, TÙ ÐÀY VÀ QUÊ NHÀViên Linh - tr.8BÃO HAIYAN,

MỘT CƠ HỘI ĐỂ ĐỀN ƠNĐẤT NƯỚC PHILIPPINES

Trần Trung Ðạo - tr.22PHÁP ĐÀM,

ÁNH TRĂNG HIỀN DỊUTrịnh Thanh Thủy - tr.26

LƯỢC SỬ GIA ÐÌNHPHẬT TỬ VIỆT NAM (3)

Tâm Lạc - tr.27CÁNH HOA NỞ MUỘN

Hoàng Long - tr.28THƯ CHÀO MỪNG

ĐẠI HỘI CƯ SĨ Phật Giáo HẢI NGOẠI

Tuệ Sỹ - tr.32 TRÍ THỨC PHẢI NÓI

Tuệ Sỹ - tr.35SỐNG TỰ DO

CHO CHÍNH MÌNHLê Giang Trần - tr.36

ENGLISH SECTIONNEW THINKING PROCESS ON

BUDDHIST EDUCATIONFOR THE YOUTH

Ven. Thich Tue Sy - tr.12FATAL INTELLECTUALISM

Ven. Thich Tue Sy - tr.13BUDDHISM

AND THE YOUTHVen. Thich Tue Sy - tr.15

...

Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng

này, hiển nhiên Phật Giáo đã có một lịch sử rất dài. Phạm vi hoạt động của nó không chỉ giới hạn chung quanh những tàng kinh các, hay những pháp đường của các Tăng viện;

mà còn ở cả nơi triều đình, công sảnh, và bất cứ nơi nào mà mọi người có thể tụ tập ít nhất là hai người, trong tất cả sinh hoạt nhân gian. Thêm vào đó là những biến chuyển qua các thời đại, sự dị biệt của các dân tộc... Tất cả được tập đại thành trong

một bộ sử khá lớn của Phật Giáo về vấn đề giáo dục. Dù vậy, ngày nay, vấn đề đó vẫn còn là một thể tài quá mới mẻ đối với giới Phật học. Sự va chạm giữa nền văn minh Đông và Tây, so với sự tiếp xúc

xem tiếp trang 6

As number of children affected by Super Typhoon Haiyan rises to 4 million, UNICEF steps up emergency response. page8

THE WORLD IN ACTION

Page 4: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

4 5

Hình bìa số báo Khởi Hành #85 11.2003

tiếp theo trang 3

xem tiếp trang 7

TUỆ SỸ GIỮA MÙA THAY ÐỔI

KHỞI HÀNH: Đây là bài nói chuyện về Nhà Thơ, Nhà Văn học giả Tuệ Sỹ trong Bàn Tròn An Tiêm / Đàm Trường Văn Nghệ hôm chủ nhật 26.10.03 tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Viễn Đông. Chủ đề được chọn nhân vụ công an cộng sản chận đoàn xe của các Tăng sĩ Phật Giáo ở đèo Rù Rì, Lương Sơn, hôm 8 tháng 10, mà đúng hôm có cuộc nói chuyện, từ trong nước, Thượng tọa Tuệ Sỹ cho đưa lên mạng lưới thông tin một bài dài 16 trang đánh máy nhan đề Sự Biến Lương Sơn, (http://www.hoadamnews.com/2011/01/tue-sy-su-bi-en-luong-son.html) tường thuật về sự việc. Bài này chỉ nói đan thanh về Tuệ Sỹ trong Văn Học Miền Nam trước 1975.

Trong tờ báo nhiều năm nay, có những bài viết trên

mấy tờ báo văn học thiên tả, xuất bản ở Paris và đăng lại, vọng lại trên một hai tờ báo loại phó-bản, hay tương cận, xuất bản ở Quận Cam, rằng Nền Văn Học Miền Nam Việt Nam - Nền Văn Học từ 1945 đến 1975 - là một Nền Văn Học sa đọa, thấp kém; sản sinh bởi những tác giả và tạo ra những tác phẩm phù phiếm, phục vụ giải trí, làm băng hoại tinh thần và nếp sống tuổi trẻ, v.v…, và do đó, Văn Học Việt Nam Hải Ngoại chỉ là phần nối dài của các sự việc và con người, của xã hội và thể chế xấu xa thời đó.

Những luận điệu ấy không phải là không có tác dụng; nếu có ai lưu tâm một chút tới những lối suy nghĩ, những bài viết ấy sẽ thấy chúng được phản ảnh lại qua những

câu chê bai Miền Nam, từ Tinh thần đến Con người, rằng Miền Nam thua là phải, rằng đó là những kẻ còn múa may trong hoang tưởng về dĩ vãng, rằng người thức thời thì nên quên hết những gì là Việt Nam Cộng Hòa đi, nên lột xác đi, [ nên xóa bỏ từ quốc ca đến quốc kỳ đi ], nên xóa bỏ hận thù đi, để xây dựng một Đất nước mới đi theo sự chỉ đường của họ.

Sáng nào ta cũng phải nhìn vào tấm gương. Có khi nào, có ai đó chăng, không muốn nhìn mình trong gương nữa? Có ai đó chăng sợ tấm gương? Có ai đó chăng lại muốn lật phía sau ra, nhìn vào mặt thủy của tấm gương?Tấm gương phản chiếu khuôn mặt ta, chân dung ta, những gì ở xung quanh ta. Nếu ta thấy mình có những nét không vừa ý, thì không phải là đừng soi tấm gương ấy nữa, hay đập tan tấm gương ấy đi. Không phải thế. Mặt thủy của tấm gương có gì, là gì? Đó chỉ là một mặt nhám, sù sì có tác dụng ngăn chặn ánh sáng, và phản chiếu ánh sáng cho ta nhìn thấy mình. Đập vỡ gương đi là đập vỡ mình. Đập vỡ gương đi, bạn cũng không nhìn thấy bóng ai đâu.

Người khác đôi khi cũng là mặt thủy của tấm

gương. Người khác phản chiếu mình. Nếu bạn nhìn thấy qua họ những cái không vừa ý về mình, bạn cũng “không nên” đập tan người khác. Tôi không nghĩ bạn có thể làm được dù đôi khi hay lắm khi bạn muốn làm.

Thế nhưng lúc nào cũng có kẻ xui ta làm việc ấy. Quên Miền Nam đi, quên quá khứ ấy và Nền Văn Học ấy đi… Họ có thể thành công trong một giai đoạn ngắn dài tùy trường hợp, giờ đây người ta có thể thấy, ngay tại Miền Nam, sách báo cũ của Tiền Chiến và của hơn Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam đã và đang được in lại, chính thức hay bán chính thức, để tên tác giả cũ hay xóa tên tác giả cũ đi, thay vào bằng những cái tên của họ. Báo chí Hải ngoại, trong có tờ Khởi Hành, đã loan tin nhiều trường hợp có tên tuổi chứng minh.

Như thế là làm sao? Nó quá rõ ràng: Miền Nam dù cho có những bất toàn bất cập của nó trong tiến trình sinh lập, song đó vẫn là một Miền Đất Nước Hiến Định, với đầy đủ các cơ chế của một Quốc gia, từ Lập Hiến tới Lập Pháp và các guồng máy điều hành hay Giám sát mà rồi chóng hay chầy, Việt Nam ngày nay hay ngày mai, sẽ phải đi lại con đường

ấy. Lịch sử sẽ diễn lại, chỉ có thời gian là chậm lại năm ba chục năm.Tuệ Sỹ là gì trong bối cảnh ấy?

Ai đào tạo ra Con Người ấy?

Tại sao hôm nay ta nói về Tuệ Sỹ?

Thưa, Tuệ Sỹ là người được Miền Nam đào tạo. Tuệ Sỹ là sản phẩm của Miền Nam. Tuệ Sỹ là tấm gương trí thức thao thức về vận Nước sáng nhất tôi được biết trong Thời Thế chúng ta.

Cố Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, trong một bài viết năm 2001, sẽ dùng làm Tựa cho một cuốn sách do Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu sẽ xuất bản về Tuệ Sỹ, viết như sau:“Trải qua trên hai phần ba thế kỉ trong cuộc sống, kiểm điểm lại đời mình tôi nhận thấy: Trên lãnh vực văn học nghệ thuật, và cả ý chí nữa, tôi đặc biệt lưu tâm tới hai người trẻ tuổi: Tuệ Sỹ và…” [Chúng tôi tạm không nói tên người thứ hai này, vì hôm nay chỉ nói về Tuệ Sỹ]

“Tôi thương yêu và tin tưởng hai học giả nghệ sĩ này chẳng những vì tài hoa xuất chúng, học vấn uyên thâm, quán triệt

xem tiếp trang 5

giữa nền văn minh Hoa Ấn diễn ra từ cuối thế kỷ I Tây lịch kéo dài cho đến thế kỷ XI hay XII, đặc trưng qua hai triều đại Đường và Tống, với nỗ lực của trên mười thế kỷ đó, sự va chạm mà chúng ta chứng kiến ngày nay quả là không thấm vào đâu.

Khó khăn chính yếu của chúng ta hiện tại không phải là vấn đề phương pháp như đa số lầm tưởng. Những cống hiến của các nhà Phật học trong lãnh vực ngôn ngữ Âu châu đã chứng minh điều đó. Thể điệu trước tác của những hệ thống tư tưởng và văn học của Phật Giáo giờ không còn là một “mê hồn trận” khó vào nữa. Xưa kia, người Trung hoa đã làm thế nào mà nắm ngay được “mạch ngầm” của Phật Giáo để thực hiện nó theo bản sắc dân tộc và truyền thống văn học tư tưởng

của mình, đấy là kinh nghiệm rất phong phú. Mặc dù giữa hai quốc gia này bị ngăn chận bởi dải sa mạc mênh mông giữa miền Cao Á và ngọn Thông lĩnh lạnh lùng; với biên giới thiên nhiên quá hiểm nghèo này, khả năng bình thường của con người khó vượt qua nổi bằng chính hai chân không của nó. Thế mà cả hai dân tộc này đã có lúc “thông cảm” nhau được. Đông và Tây của chúng ta không có những biên giới khốn nạn như vậy, thì sự “thông cảm” tại sao lại khó khăn? Điều đó có nghĩa rằng những khó khăn mà Phật Giáo gặp phải, riêng trong lãnh vực giáo dục, không phải là “kỹ thuật khoa học” hay “truyền thống tâm linh” giữa Đông phương và Tây phương. Nhưng nếu gạt những vấn đề này ra ngoài, e rằng chúng ta dễ có khuynh hướng dẫm lên

“lãnh vực siêu hình”, như một giai thoại của Trang Tử: “Anh không phải là cá sao biết cá vui?”

Chúng ta biết rằng trong những cuộc thảo luận của các Đại học ở Á châu, người ta thường nhắc đến “kỹ thuật khoa học của Tây phương” và “Truyền thống tâm linh của Đông phương”. Rồi lấy đó làm sứ mệnh mà các Đại học Á châu phải nỗ lực thể hiện cho “tốt đẹp mọi đường hướng.” Xét về nội dung cũng như ý hướng, điểm vừa nêu chỉ là một khẩu hiệu, không hơn không kém. Chúng tôi sẽ không cố ý khảo nghiệm về hiệu lực của khẩu hiệu này.

Hiển nhiên, sự thực phải chấp nhận rằng kỹ thuật khoa học là sản phẩm độc đáo và gần như là độc nhất của Tây phương. Riêng về các Triết gia Tây

phương trong thế kỷ này, họ thấu hiểu tính thể kỹ thuật khoa học một cách vô cùng tế nhị. Giả sử chúng ta đã hiểu rõ cặn kẽ một trong những mệnh đề ách yếu của Hiện sinh luận, theo đó, hiện hữu có trước yếu tính. Rồi từ đó mà suy diễn sẽ thấy rằng bản tính sâu xa của một hiện tượng cá biệt được thể hiện ngay trong phương tiện hay phong cách hiện hữu như cá biệt của nó. Đấy chỉ mới là nhận định đại khái. Nếu lấy thí dụ điển hình từ một vài triết gia, về những cống hiến của họ cho thể tài ngôn ngữ trong triết học Tây phương hiện đại chúng ta sẽ thấy ra đâu là tính thể của “kỹ thuật khoa học” và đâu là bản chất của “truyền thống tâm linh”.

Wittgenstein là một điển hình độc đáo; ý tưởng chỉ đạo được ghi trong Tractatus: ngôn ngữ là khuôn hình của thế giới. Do đó, giới hạn của ngôn ngữ chúng ta chính là giới hạn của thế giới chúng

ta. Ý tưởng này muốn nói rằng chính tất cả những phương pháp vận dụng ngôn ngữ của chúng ta hình thành nên một vũ trụ quan hay nhân sinh quan nào đó. Mọi “không tưởng” mà người ta có thể khám phá ra ở một triết gia, không phải do bản chất không tưởng trong tư tưởng của ông, nhưng chính ngôn ngữ và phương pháp vận dụng ngôn ngữ của ông đã khép kín ông vào trong tháp ngà của một thứ tư duy không tưởng nào đó. Ngôn ngữ không còn là một thực thể ngoại tại và phổ biến mà ai cũng có thể vận dụng tùy nghi để nói lên những gì ẩn kín trong lòng. Thường nhật, với câu hỏi “cái này là gì?”, chúng ta có cảm tưởng rằng nếu thỏa mãn được chữ “gì?” là đã có thể giải quyết được vấn đề, theo tiêu thức tổng quát của ngôn ngữ (x,y) hay E (x,y). Thực ra, vấn đề chỉ được thỏa mãn bằng cách vận dụng hợp

DUY TUỆ THỊ NGHIỆP tiếp theo trang 3

Page 5: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

4 5

tiếp theo trang 4

TUỆ SỸ GIỮA MÙA THAY ÐỔI

đông tây kim cổ, đạo và đời của họ, mà còn là vì, nhất là vì chí khí ngất trời,…” “thời gian lặng lẽ trôi, đặc biệt từ 26 năm qua, từ ngày cả dân tộc đất nước Việt Nam bị chìm đắm trong cơn bão táp oan khiên nhất của lịch sử thời đại, dưới sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản tàn bạo phi nhân, càng chứng tỏ tình thương và lòng tin của tôi đã đặt đúng chỗ, đúng người.” (Bài tựa cho cuốn sách về Tuệ Sỹ, chưa xuất bản)

Hòa thượng Mãn Giác, trong dịp trò chuyện với các học trò cũ tại Đại học Vạn Hạnh, mà ông là Phó Viện Trưởng và Tuệ Sỹ là Phân khoa trưởng Phật học, đã nói: “Tuệ Sỹ đã tu từ ngàn kiếp trước, Phật Giáo VN phải đợi đến 350 năm mới có được một Thiền sư uyên bác như Tuệ Sỹ! (Theo Quảng Đức, cựu sinh viên Vạn Hạnh. Bài Quảng Đức đăng trong số này)

Năm 1974, Tuệ Sỹ đưa cho báo Thời Tập cái truyện ngắn nhan đề Piano Sonata 14 (http://thicatutuong.blogspot.com/2012/02/piano-sonata-14.html.) Truyện đã đăng ngay, và ở Hải Ngoại đã được đăng lại trên Khởi Hành số 29. Trong lời giới thiệu, Viên Linh viết: “Truyện Piano Sonata 14 của Tuệ Sỹ đáng kể là một trong những truyện ngắn hay nhất của Việt Nam” (Khởi Hành 29.3.1997)

Thi sĩ quá cố Bùi Giáng nói về Tuệ Sỹ: “Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kính đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơi KHÔNG ĐỀ của ông đủ khiến ta khiếp vía, mất ăn mất ngủ: Mới nghe 4 câu thôi, tôi đã cảm dạ. Tôi hoảng vía đề nghị: Đại sư nên gác bỏ viết

sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho. Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.” (Bùi Giáng, Đi vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ)

Dịch giả Huỳnh Kim Quang là môn sinh của Tuệ Sỹ, mà cũng là người dịch cuốn sách Lão Tử ra Việt ngữ, nhưng dịch theo một bản Thiền, và nhan đề là Kinh Đức Đạo chứ không phải Đạo Đức Kinh như ta thường biết. Anh Huỳnh Kim Quang đã dịch những bài Thơ Trong Tù của Tuệ Sỹ ra Việt Ngữ. Phần lớn thơ trong tù của Tuệ Sỹ viết bằng Hán văn, trong tập gọi là Ngục Trung Mỵ Ngữ. Anh viết: “Trong giới Phật học không ai xa lạ gì tài năng ưu việt của Thầy Tuệ Sỹ về chữ Hán. Mấy bài thơ chữ Hán mà người viết đề cập trong bài này được Thầy sáng tác hầu hết ở trong tù từ 1979-1980 và từ 1984 đến nay. Đây là một bài:CÚNG DƯỜNGPhụng thử ngục tù phạnCúng dường Tối Thắng TônThế gian trường huyết hậnBỉnh bát lệ vô ngôn.

Dịch giả bình giải cho thấy tâm thức Tuệ Sỹ qua 20 chữ ấy:Dâng chén cơm tù nàyCúng dường lên Đức Thế Tôn Tối ThắngNghĩ đến thế gian máy lửa triền miênNên vừa bưng chén cơm mà nghẹn ngào đẫm lệ.

“Bài thơ diễn tả Một hình ảnh thật thiêng liêng va cảm động: Vị tu sĩ ở trong tù đến giờ ăn trưa vẫn cử hành nghi thức thọ trai một cách nghiêm cẩn. Hai tay nâng bát cơm lên để cúng dường Đức Phật trước khi vị ấy thọ thực. Vừa nâng bất cơm lên vừa quán tưởng đến sự khổ đau của chúng sanh, của dân tộc mà bậc đại sỹ cảm nghe thương xót ngậm ngùi. Khi chúng sanh hết khổ đau thì bậc đại sỹ mới hết đau xót. Đó là tấm long Từ Bi của Bồ Tát vậy.” (Huỳnh Kim Quang, Đọc thơ Tù Chữ Hán của Thầy Tuệ Sỹ, Chân Nguyên số 30, 132-142)

Nhà Văn Vĩnh Hảo, tác giả trên 10 cuốn truyện dài và truyện ngắn, xuất bản từ 1989 đến 2002, trong có những cuốn như Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt, Thiên Thần Quét Lá, Cởi Trói, tập 1 và 2, viết như sau trong bài “Đọc Thơ Tuệ Sỹ”: “Ngoài những điều xưng tụng về trí tuệ thâm viễn và quảng bác của ông trong chốn Thiền môn cũng như bên ngoài xã hội, thực sự cái điều khiến tôi “mê” Tuệ Sỹ nhất là tâm hồn nghệ sĩ của ông. Dù ông đang đạo mạo trang nghiêm nơi đạo tràng hay bục giảng, tôi vẫn cứ thấy được cái “thơ” thoát ra từ con người ông như thường. Cõi thơ Tuệ Sỹ Dị Thường Sâu Thẳm. Cõi ấy không có lối đi bằng chân. Chỉ có thể thả hồn mình vào đó mà thôi.” (Vĩnh Hảo, Khởi Hành 73.3.2002)

Dù chỉ tồn tại hơn Hai Mươi Năm, Nền Văn Nghệ Miền Nam Việt Nam sẽ được ghi nhận đánh giá, nghiên cứu không thua gì Giai đoạn Văn Nghệ Tiền Chiến, mà Tiền Chiến cũng chỉ kéo dài mạnh mẽ từ tháng 3, 1932 – là ngày tờ Phụ Nữ Tân Văn số 122 đăng bài “Một Lối Thơ Mới Trình Chánh Giữa Làng Thơ” trong có Bài thơ Tình Già của Phan Khôi. Giai đoạn này chấm dứt vào tháng 8.1945, là ngày cuộc Kháng chiến chống Pháp khởi sự, chấm dứt giai đoạn Tiền chiến, một giai đoạn trước sau có 13 năm, 5 tháng (tính theo sinh kỳ của những tờ báo Quốc ngữ có ảnh hưởng nhất). Sự ảnh hưởng của giai đoạn Tiền chiến không chấm dứt tức khắc, vì ngày nay tuy không mấy người còn viết theo lối đó, nhưng người đọc thì còn mãi mãi. Cũng vậy, Văn Học Miền Nam không chấm dứt vào 30 tháng 4, 1975. Ảnh hưởng của nó còn lâu dài về sau. Báo chí Miền Nam, và Văn Học Miền Nam đã ảnh hưởng ngược lại ra Bắc. Như chúng ta đều biết.

Còn phía người đọc, tôi tin rằng hầu hết người đọc Việt Nam hiện nay là người đọc của Tiền Chiến

xưa cộng với người đọc của Thời Kỳ Kháng Chiến Chống Pháp 9 năm, và người đọc của Văn Học Miền Nam. Những người đọc đã từ khước Văn học cộng sản. Tôi không thấy các nhà sách quốc do-anh trong nước in lại thơ truyện cách mạng đấu tố, cải cách ruộng đất viết bởi những Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, mà chỉ thấy đầy rẫy thơ văn của Lãng Mạn Tiền Chiến, đến thơ Kháng Chiến Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm…

Tuệ Sỹ không được các nhà phê bình Văn Học Miền Nam nói đến đầy đủ, chỉ bởi chúng ta, Miền Nam, chưa đào tạo được bao nhiêu nhà phê bình văn học. Chỉ có vài người, đáng kể nhất là Cao Huy Khanh, tác giả loạt bài 15 năm Văn Xuôi Miền Nam đăng trên Khởi Hành và Thời Tập trước 1975 [Khi đăng trên Thời Tập sau đó, loạt bài đã sửa lại là 20 Năm Văn Xuôi]. Nói đến Tuệ Sỹ trước 1975 cũng chỉ có vài người, trong có Bùi Giáng, Nguyễn Hữu Hiệu và chúng tôi. Chủ yếu, Thơ Văn Tuệ Sỹ khởi đăng báo ở Miền Nam, ngoài tờ Tư Tưởng của Vạn Hạnh do chính Tuệ Sỹ chủ biên ra, chỉ đăng trên Khởi

Hành và Thời Tập. Sau đó có đăng trên tờ Vấn Đề do Vũ Khắc Khoan chủ trương.

Tinh hoa của Thơ Văn Miền Nam, cộng với Trí Tuệ của vị chân tu thi sĩ, thể hiện rỡ ràng trong Thơ Truyện Tuệ Sỹ. Vần điệu Tuệ Sỹ chứa chan tình cảm, mà lạ thay không phải tình cảm yêu đương. Câu văn Tuệ Sỹ nồng nàn tuổi trẻ, mà lạ thay không phải tuổi trẻ nam nữ. Thơ Văn ông là kết đọng của sương mai buổi sớm, nắng gió ban trưa, và tiếng thu không của chuông chùa khi chiều tối. Nó thanh nhã, êm đềm, trầm tư, tự tại, bao la, mênh mông. Và giữa những thứ ấy là bóng dáng của một trang kinh Phật nguyên thủy. Xa xa là bước chân phiêu bạt băng ngàn vượt suối của một lão trượng nào đó, và bóng Mẹ mờ mờ phía một ngôi chùa ở Thượng Lào, nơi Tuệ Sỹ đã ôm bình bát khất thực cùng một đoàn Tăng sĩ, và đôi chân rất nhỏ đi một đôi dép rất mỏng ấy đã vượt Trường Sơn về Quê Mẹ, vào lúc 11 tuổi. Tôi tin rằng Tuệ Sỹ sẽ còn vượt Trường Sơn nữa, và vượt ngược Trường Sơn, dựng lại Đất Nước.

VIÊN LINH

Tuệ Sỹ (Hình: Nhật báo Người Việt)

PHẠM CÔNG THIỆN

không chịu phổ biến. Tôi chỉ được đọc đi đọc lại hai bài thơ của Tuệ Sỹ. Hình như hai bài thơ này đã được làm trước khi cộng sản vào chiếm miền Nam

(và đã được phổ biến nhiều lần trên các báo chí hải ngoại hiện nay). Thơ của Tuệ Sỹ không phải chỉ có thế, hiển nhiên. Tuy nhiên, chỉ nội hai bài thơ cũng đủ nói lên thế giới thơ mộng lặng lẽ của Tuệ Sỹ.

Thế giới thơ mộng lặng lẽ của Tuệ Sỹ không có nhan đề; hai bài thơ đều không có tựa. Một người đã từng quen biết Tuệ Sỹ nhiều chắc chắn phải ngạc nhiên: Tuệ Sỹ không để lộ ra bất cứ hình ảnh hay chi tiết gì có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với đời sống cá nhân thường nhật của mình. Có lẽ đặc tính thứ nhất của thơ Tuệ Sỹ là không có “cá tính”. Đi ngược lại với thói quen phê bình thơ văn của phần đông (ai cũng muốn

đi tìm “cá tính” của mỗi thi sĩ), tôi nghĩ rằng cái việc thể hiện cái “không có cá tính” trong thơ là điều khó khăn nhất cho một người làm thơ. Cá tính được cụ thể hóa qua những hình ảnh chi tiết của đời sống cá nhân thường nhật; ngay đến những bài thơ khách quan lạnh lùng của thi hào Hy Lạp hiện đại Cavafy cũng mở rộng rõ ràng tiểu sử đời sống cá nhân thường trực hàng ngày của chính đương sự; ngay cả những bài thơ tuyệt tác của thi hào thế kỷ XVI-XVII của Anh John Donne, gọi là nhà thơ “siêu hình” nhưng cũng để lộ những nét sâu đậm của đời sống cá nhân thường nhật. Trái lại với Tuệ Sỹ, đời sống cá nhân thường nhật đã vắng mặt; còn cá tính đã được bôi

sạch hay đã được ẩn giấu nhẹ nhàng đâu đó. Về hai bài thơ không nhan đề, tôi xin gọi bài A và bài B để tiện điểm danh; hai bài thì đều không có chấm phết; trong bài A chỉ có dấu chấm hỏi bất ngờ duy nhất:

Chẳng một lần lầm lỡ không ư?

Câu hỏi mà cũng chẳng phải câu hỏi: câu hỏi trên chỉ để nhấn mạnh một cách tương phản một cái gì dứt khoát nhất nằm ở câu thơ thứ năm:Một lần định như sao ngàn đã định

Chúng ta hãy để ý hai chữ “một lần” trong câu trên và trong câu hỏi: mấy chữ “một lần” mang tất cả sức nặng gợi nghĩa của chữ Đức “Einmal” (một lần) trong thơ của Rainer Maria Rilke. Tuệ Sỹ đã sử dụng bốn lần mấy chữ “một lần” trong bài thơ A (trong câu 5, câu 6, câu 11 và câu 12) và mỗi lần dùng “một lần” trong câu đầu thì câu kế tiếp cũng vang lên “một lần”nữa.

Xin đọc một lần nữa:Một lần định như sao ngàn đã định Lại một lần nông nổi vết sa cơ

(câu 5 và câu 6)

Một lần ngại trước thông già cung kỉnh Chẳng một lần lầm lỡ không ư?

(câu 11 và câu 12)

Chúng ta cũng cần để ý những chữ “định”, “nông nổi” “ngại”, “lầm lỡ” đi theo sau mấy chữ “một lần”. Một lần định, một lần nông nổi, một lần ngại, một lần lầm lỡ. Như thế có nghĩa là gì? Không có gì than tiếc cả, ngược lại. “Định” chỉ có ý nghĩa là “định” mỗi khi “định” được thực hiện bi tráng giữa những nông nổi, những ngại ngùng, những lầm lở vô định. Đây chẳng phải là cái ngờ vực bất hủ của Descartes (đã được an nhiên xác định trước từ dự tưởng về nền tảng bất di dịch tuyệt đối của chân

MỘT BUỔI SÁNG ÐỌC THƠ TUỆ SỸ

tiếp theo trang 3

xem tiếp trang 6

Page 6: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

6 7

tiếp theo trang 3

lý như là “xác thực tính”, tức là “Certitudo” trong ý nghĩa siêu hình của tuyệt điểm triết lý triết lý Des-cartes, nghĩa là “Fun-damentum Absolutum Inconcussum Veritatis” (theo nghĩa vừa dịch trước khi dẫn). Cũng chẳng lưỡng lự theo điệu đã được nuôi dưỡng trong tư tưởng Long Thọ thì không thể rơi vào Chủ quan tính hay Khách quan tính như thế (mà Cá tính chỉ là hậu quả tất yếu của Siêu Hình Học Tây Phương cận đại và hiện đại về Chủ Thể Tính; và Khách quan tính cũng chỉ là hậu quả đương nhiên của Chủ Thể Tính tương đối và tuyệt đối của Kant và Descartes và tuyệt đối nhất là của Hegel). Xin trở lại bài thơ A, và xin đọc lại hai câu mở đầu:Này đêm rộng như khe rừng cửa biển Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa

Và xin đọc lại hai câu cuối của bài thơ: Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa

Tất nhiên tôi phải ngạc nhiên và ngừng lại suy nghĩ: tôi không bao giờ thấy Tuế Sỹ có tóc (chỉ sau ngày cộng sản nhốt tù thì tóc mới mọc lên). Thầy tu không có tóc lại làm thơ với hình ảnh trữ tình lặp đi lặp lại hai lần trong bài A (“vén lại tóc xa xưa”) và

một lần trong bài B (“Treo gót hài trên mái tóc vào thu”). Tóc ở đây là tóc của ai? Của một thiếu nữ? Tầm thường quá và không hẳn là thế. Dù là thầy tu đi nữa thì đôi lúc cũng mơ mộng như mọi người cho vui nhẹ trong không khí khổ hạnh? Tóc của đàn ông? Cũng không hẳn thế? Thôi thì cứ gọi tóc của thơ, đủ rồi. Có thể tạm chẻ sợi tóc ra làm tư và gọi là “tóc của tục đế, thế đế” theo tinh thần của Long Thọ “ (Chân đế hay đệ nhất nghĩa đế thì phải cần đến Tục đế hay Thế đế, vì “Niết Bàn không khác mảy may nào cả với Luân Hồi”: tuyệt đỉnh cao siêu nhất của Phật Giáo). Bỏ triết lý và tôn giáo qua một bên, và xin trở lại thế giới của Tuệ Sỹ và xin đọc lại từ đầu với 6 câu mở đầu bài:Này đêm rộng như khe rừng cửa biển Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa Miền đất đỏ trăng đã gầy vĩnh viễn Từ vu vơ trong giấc ngủ mơ hồ Một lần định như sao ngàn đã định Lại một lần nông nổi vết sa cơ

Cách hạ vần cuối rất rộng rãi (…ưa,…ồ,…ơ, …iễn, …inh) chữ “Này” bắt đầu câu thơ để gọi. Thơ là gọi: gọi tên, hay đúng hơn: gọi sự có mặt, gọi sự hiện diện. Thơ thường khi cũng gọi sự vắng mặt, làm cho

sự vắng mặt được có mặt. Đêm là sự vắng mặt của ban ngày.

Này đêm rộng như khe rừng cửa biển

“Đêm rộng” ở đây không có nghĩa là đêm lớn rộng, mà có nghĩa là mở rộng ra như khe mở rộng ra rừng và cửa mở rộng ra biển; đêm rộng là đêm mở rộng ra ngày mai như câu thơ 13 trước câu thơ cuối:Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến

Và câu cuối: Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa

Câu cuối 14 lặp lại câu thứ hai như điệp khúc quyết định: “Hai bàn tay” chớ không phải một bàn tay. Thiếu nữ vén tóc thường khi chỉ vén có một tay chỉ có tráng sĩ tóc dài theo điệu “thử địa biệt Yên Đan”mới vén tóc bằng cả hai tay nhất quyết: “nhất khứ bất phục hoàn”. Mấy chữ “xa xưa” cũng có thể hiểu ngược lại thời gian thông thường là “xa xưa của tương lai”, vì chính mấy chữ “ngày mai nhé” đã được mấy chữ “xa xưa” mở rộng chân trời như “cửa biển”, hay ẩn giấu chân trời và mở rộng thời gian như “khe rừng” hay “sao ngàn”: mỗi “một lần”, mỗi một bước chân của Thời gian là cô đọng lại Thời gian tinh túy “vĩnh viễn” (không phải “vĩnh viễn” theo điệu “cái hiện tại đứng ở lại” của thần học thánh Augustin “Nunc Stans”mà theo nghĩa “hiện tại thu phối vĩnh cửu” của thuật ngữ Hei-degger: Augenblick-Au-genblitz”: tia chớp xé rách thời gian của Héraclite và

khi mở Vĩnh cửu, cái Một mở rộng và thu phối cái Tất cả (Hen Panta) theo nhịp Hoa Nghiêm Kinh (một lần bao dung tất cả lần). Quan niệm “Nunc Stans” xuất phát từ tư tưởng Hữu Thể, còn “Vĩnh Viễn” của Tuệ Sỹ nằm gọn trong sự vắng mặt của Không Tính. Tuy vậy, Tuệ Sỹ không bao giờ sử dụng danh từ Phật học trong thơ (khác hẳn với những thi sĩ thích làm thơ “thiền”, dù Tuệ Sỹ đã từng làm việc chơi “tay trái” là dịch giỡn bộ Zen của Suzuki. Thực ra ít có người tu chứng cùng hiểu Thiền như Tuệ Sỹ.) Mấy chữ “không như” và “không hư” trong câu thơ 8 và 10 chẳng có liên hệ mảy may gì với chữ “không” trong “Không tính” của Bát Nhã và Thiền. Sự vắng mặt nói lên sự có mặt nào đó.

Bây giờ đọc lại trọn bài thơ A (gồm 14 câu, mỗi câu 8 chữ), chúng ta tự hỏi nhà thơ muốn nói gì? Đọc thơ mà thấy rằng tác giả muốn nói rõ cái gì thì chẳng còn là thơ nữa. Nhưng có lẽ câu thứ 5 (“một lần định như sao ngàn đã định”) và hai câu cuối (“…ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến/ hai bàn tay vén lại tóc xa xưa”) cũng gợi chủ ý cho ta rất nhiều? Như trong bài B (“…Một buổi sáng nghe chim trời đổi giọng/ người thấy ta xô dạt bóng thiên thần”) đã gợi chủ ý cho tất cả bài B. Có lẽ đặc tính thứ hai trong thơ của Tuệ Sỹ là trừu tượng hóa bản thân cụ thể, trừu tượng hóa cá tính. Tôi dùng mấy chữ trừu tượng ở đây trong ý nghĩa đẹp nhất và thơ mộng nhất, như nhà thơ vĩ đại Paul

Valéry đã “trừu tượng hóa” nhân vật tản văn thường mang tên là “Mon-sieur Teste”. Tuệ Sỹ không hề đọc Valéry mà thường đọc đi đọc lại một nhà thơ trái ngược hẳn với Valéry là Heine. Điệu thơ Đường Tống cũng đã được dấu kín lặng lẽ trong thơ Tuệ Sỹ, mặc dù Tuệ Sỹ đã từng thuộc nằm lòng cả thế giới Tống Đường. Nói rằng thơ của Tuệ Sỹ hay hoặc không hay thì lố bịch. Chỉ có thể nói rằng thơ của Tuệ Sỹ đáng được chúng ta đọc đi đọc lại nhiều lần và suy nghĩ lan man hoặc cảm nhận tùy hứng. Ít nhất có một người làm thơ đáng cho ta đọc giữa “sống chết với điêu tàn vờ vĩnh” để cho chúng ta còn có được “một buổi sáng nghe chim trời đổi giọng.” Đặc tính thứ ba và cuối cùng của thơ Tuệ Sỹ chính là tiếng thơ đổi giọng của một loài chim đi từ cõi xa xưa của vô biên tế kiếp trong lòng sâu thẳm của Tính Mệnh Quê Hương.

PHẠM CÔNG THIỆN California,

ngày 18 tháng 11, 1988

Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghiệu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết: Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ Trí Hải đa tàm trúc loạn ty

Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình. Nhưng có ai ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ “Không đề” của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ: Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ. Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ

Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn…

Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan Cười với nắng một ngày sao chóng thế Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ Bụi đường dài gót mỏi đi quanh Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.

Tôi hoảng vía đề nghị: Đại sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho. Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.

Ông đáp: - Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.

Đôi mắt ướt tuổi vàng Cung trời Hội cũ

Xin viết xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì? – Cung trời hội cũ. Một hội đạp thanh? Một hội nao nức? – “Giờ nao nức

Chứng minh Ðạo tràng:THÍCH PHỔ HÒA*

TÂM HUỆ CAO CHÁNH HỰU*TÂM LẠC NGUYỄN VĂN THỤC*

TÂM HÒA NGÔ MẠNH THU*NGUYÊN HIỀN NGUYỄN TỨ ÐẠI*

MINH TÍN ÐỖ VĂN PHỐ*ÐỨC CHÂU VŨ NGỌC KHUÊ*

THÍCH TỪ LỰC HT. NGUYÊN MẪN LÊ VIẾT LÂM

Nhất tâm: TRỊNH THANH THỦY l LÊ GIANG TRẦN l ÐÌNH NGUYÊN l HOÀNG LONG l TÂM TRÍ NGUYỄN QUANG VUI l TÂM ÐĂNG NGUYỄN VĂN PHÁP l ÐỒNG TRÚC THÁI VĂN BÁ l TÂM NGHĨA NGÔ VĂN QUY l THỊ NGHĨA TRẦN TRUNG ÐẠO l TÂM THƯỜNG ÐỊNH BẠCH XUÂN PHẺ l NGUYÊN TÚC NGUYỄN SUNG l HUỆ THÔNG NGUYỄN THANH TÂM l DIỆU NGUYỆT NGUYỄN THỊ KIỀU DUNG l QUẢNG HOÀNG LÊ HỮU MINH HUY l DIỆU PHÚC NGUYỄN THỊ KIỀU DIỄM l TỪ HUỆ VŨ MỸ HẠNH l HUỆ TRÍ NGUYỄN GIA HẢI l MINH HẢI LÊ PHAN THIÊN SƠN l BỬU THÀNH PHAN THÀNH CHINH l NGUYÊN HƯƠNG NGUYỄN NGHIÊM UYÊN TRANG l THIỆN TÂM NGUYỄN HỮU TUẤN l NHẬT HUẤN NGUYỄN LÊ GIA l NGUYÊN NHÂN NGUYỄN HỮU TRUNG HIẾU l TÂM ÐỊNH NGUYỄN HIỆP l NGUYÊN CHƠN NGUYỄN THÀNH TÂM l DIỆU NGHIÊM TRẦN THỊ THỦY TIÊN l NGUYÊN MẬT l QUẢNG PHÁP TRẦN MINH TRIẾT...

Nhóm Kết Tập: HOA ÐÀM

Liên lạc: NGUYÊN VIỆT 714.765.9844

Mọi kiến xây dựng, đóng góp bài vở, xin gởi về địa chỉ:

[email protected]

hoađàm

MỘT BUỔI SÁNG ÐỌC THƠ TUỆ SỸ

tiếp theo trang 5

xem tiếp trang 20

Ảnh Bùi Giáng do nhà nhiếp ảnh Đào Trung Phụng chụp, trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội.

Thư Pháp của Tuệ Sỹ

ĐI VÀO CÕI THƠ

Page 7: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

6 7

xem tiếp trang 20

Bài đăng nhiều kỳ, trích tư liệu của Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ, 1996

Phật Giáo VIỆT NAMBIẾN CỐ và TƯ LIỆU (1975-1995)

tiếp theo trang 3

[ Tiếp theo kỳ trước ]

xem tiếp trang 21

khoác. Chân mang đôi dép mòn, trông như một bộ hành trên con đường thiên lý không quán trọ để nghỉ chân. Thầy đi. Quảy gánh ra đi. Đi như một định mệnh. Một sứ mệnh. Một sự vận hành của quê hương, dân tộc. Hay đi là một khốn cùng của tâm thức bị vây hãm bởi bóng người. Bóng đêm của phố thị. Quảy gánh ra đi để thấy từng viên đá cuội nằm bên lề đường, chịu nắng mưa năm tháng. Để thấy hoa đồng cỏ nội chen chúc với đám lau xanh. Để thấy mây trời bay trên đầu và bụi đường hoăn đôi chân. Ra đi mới thấy núi cao, hùng vĩ. Mới thấy rừng xanh, cây xanh. Lá xanh. Thầy quảy gánh ra đi như một vượt thoát của dòng duy tư lâu đời bị kìm hãm. Ra đi như một sự nổ tung của ý thức trước bóng đêm tăm tối. Ra đi để hòa quyện với hương rừng, sương đêm, nắng sớm. Sự vùng dậy của ý thức như tiếng hú vọng về từ sườn non, vách đá, như tiếng gọi của núi rừng, một phương trời mộng còn cách xa.

Sáng nay, sương mù phủ kín miền cao nguyên. Những ngọn lá xanh cúi đầu thầm lặng. Trời không gió. Chẳng nắng vàng. Sương đêm còn đầy đặc. Ngồi ngủ trước cổng chùa, Thầy vỗ đầu sư tử xin được tá túc qua đêm. Quấn mình trong chiếc y, co ro dưới bụng sư tử đá, như một gã ăn mày lang bạc, đầu đường, xó chợ đâu không phải là nhà - vô trụ xứ Niết bàn, hay tùy sở trụ xứ thường an lạc của một tâm hồn an nhiên, tự tại. Tùy duyên hóa độ, Bồ tát hóa thân dưới mọi hình tướng. Ngài Hàn San, Thập Đắc lưỡng đầu đà thường ăn cơm thừa, canh

cặn của Tăng chúng, tối lại kéo nhau xuống nhà bếp ngủ, sáng thức dậy lang thang ngoài đường. Áo quần rách bương, lem luốc. Người đời nhìn đâu có ai biết là hai vị Bồ tát hóa thân. Cõi đời ác năm trược này được gọi là Ngũ thú tạp cư địa hay còn gọi là phàm thánh đồng cư độ. Người phàm, bậc thánh sống chung với nhau. Đâu ai phân biệt được Thánh phàm khi chưa chứng đắc lục thông - Thiên nhãn thông, để nhìn thấy và biết, đây là bậc quân vương nhưng còn quá nhiều tham, sân, dục vọng và đây là người cùng tử xin ăn, nhưng đã giảm thiểu quá nhiều đa tâm, tạp tưởng. Kẻ cùng tử ấy trở về ngôi nhà xưa để tiếp nhận gia tài. Đâu là phàm. Đâu là Thánh. Nhận diện tướng mạo, chân dung? Trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật. Văn học Thiền đã dạy như thế. Vô niệm. Vô ngôn. Vô sở trụ. Vô phân biệt.

Hành trạng của Thầy hóa thân vào đời là vậy đó. Như Thầy đã nói trong lời “Gate Gate”: “Tôi đi lang thang theo đám mây trôi, phương trời vô định. Bờ sông, hốc núi, đây cũng là chỗ vùi thây. Một chút duyên còn ràng buộc thì có cơ hội ngội, đời này hoặc đời sau. Thị Ngạn Am vô trụ xứ, tàn thu, Tân Mão, 2555. 10/21/2011. Tuệ Sỹ.”

“Tôi đi” mà không phải anh đi, người ta đi hay ai đó đi. Lời nói này đã khẳng định chủ từ “Tôi”. Tôi là biệt lập với anh, với em, với tất cả hình thù, dáng dấp mọi sự vật. Hữu tình. Vô tình. Động vật. Thực vật. Khoáng vật. Nhưng nếu bức “Tôi” ra, biệt lập với tất cả thì “Tôi”

04.10.1976: Giáo Hội can thiệp việc CSVN bắt tu sĩ đi quân dịch: Ðất nước vừa tàn cuộc chiến nồi da xáo thịt sau gần 30 năm khói lửa, CSVN lại tiếp tục đẩy dân tộc vào một cuộc chiến mới gọi là “Nghĩa vụ quốc tế” đối với Campuchia, và Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã ra quyết định số 310/TTG ngày 22-7-1976 trong đó bắt buộc các tu sĩ các tôn giáo trong lứa tuổi từ 18 đến 25 đều phải thi hành “nghĩa vụ” quân sự này. Hòa thượng Thích Trí Thủ đã lên tiếng can thiệp với lời lẽ khiêm cung qua văn thư số 0189-VHÐ/VP đề ngày 04-10-1976 gởi Thủ tướng Phạm Văn Ðồng để xin miễn dịch cho các tu sĩ thanh niên nằm trong 8 trường hợp đặc biệt do Viện Hóa Ðạo đề nghị. Nhà nước CSVN đã không đáp ứng yêu cầu của Viện Hóa Ðạo. Kết quả là hàng ngàn tăng sĩ trẻ Phật Giáo trên khắp đất nước - đặc biệt là miền Trung và Nam Việt Nam - phải lên đường tòng quân, một số không muốn cởi áo cà sa đã phải sống trốn tránh ở các địa phương khác.

qui đối với các khả biến, lại là tùy thuộc những liên hệ giữa định lượng phổ biến và định lượng cá biệt. Nhưng một khi những định lượng này được cứu xét kỳ cùng, chúng bộc lộ ngay tính cách “giả tưởng” và cuối cùng tiêu thức tổng quát của ngôn ngữ thảy là mệnh đề giả hiệu. Phân tích như vậy tạo nên một cảm giác thất vọng đối với mọi thứ qui tắc ngôn ngữ mệnh danh là “nghiêm túc” hay “chính xác”; và người ta chỉ còn một tin tưởng độc nhất là ngôn ngữ của thi ca. Dù nó không nghiêm túc và chính xác như trong “kỹ thuật khoa học”, nhưng khả năng thông diễn thực tại của nó quả là vô cùng phong phú. Bởi vậy các nhà thực nghiệm luận lý trong triết học Tây phương hiện đại chỉ chịu nghe theo ngôn ngữ của âm nhạc hơn bất cứ mệnh đề triết học hay khoa học nào.

Ở đây chúng ta cũng không quên những cống hiến của Michel-Foucault đối với nền triết lý ngôn ngữ hiện đại. Trật tự của ngôn ngữ là trật tự của thế

giới. Đấy là điểm chính yếu. Ông mệnh danh sự cống hiến của mình là Khảo cổ học. Bởi vì, người ta có thể tìm thấy mọi dấu vết của lịch sử văn minh nhân loại qua các thời đại bằng vào lịch sử phát triển của văn pháp. Dị biệt tính của các nền tư tưởng có thể theo đây mà khám phá. Lấy thí dụ, một trong những khó khăn của những giáo sư triết tại Việt Nam hiện nay đã đối đầu khi phải trình bày về quan niệm L’ être hay Being hay Sein. Người học triết vì vậy rất bối rối, khi các dụng ngữ Việt không chứa thêm các chữ này. Những tồn thể, hữu thể, tính thể, rồi thể tính, vân vân. Vì lẽ rằng cơ cấu văn pháp Việt ngữ không hề có những opus này. Ngôn ngữ Âu châu đã từng bất lực về L’ être et le temps, thì bằng vào cơ cấu văn pháp của Việt ngữ không thôi, chúng ta không làm sao hiểu ra giới hạn của sự bất lực này. Khi một triết gia nói: “Câu hỏi về tính thể là một câu hỏi phổ biến tổng quát nhất, câu hỏi rỗng tuếch nhất trong những câu hỏi, nhưng đồng thời

câu hỏi ấy lại cũng có thể được cụ thể hóa chung đúc lại rõ ràng nhất trong bất cứ hiện tính thể cá biệt nào”. Đây là những lời rất xa lạ đối với cơ cấu văn pháp Việt ngữ. “Tính thể là một câu hỏi phổ biến tổng quát nhất,…”, thực sự, l’ être hay être mới là “phổ biến tổng quát” trong tiếng Pháp, còn tính thể thì không như vậy. Khổ tâm nhất cho người ta là không thể thay là cho tính thể. Như vậy, khi một người nói: thảm họa của dân tộc Việt Nam ngày nay được ghi đậm máu và nước mắt trên “câu hỏi về tính thể”, thì đã bộc lộ một cách chua cay về định mệnh khốn nạn của dân tộc này vốn bị ám ảnh bởi khẩu hiệu “phát triển kỹ thuật khoa học Tây phương và duy trì truyền thống tâm linh Đông phương”. Sự phát triển như vậy chỉ có nghĩa là biến tính và tự hủy chứ không phải duy trì gì hết.

Thế nhưng, như đã nói, không phải vì cố giải quyết êm đẹp khẩu hiệu ấy mà những sinh hoạt của tư tưởng Phật học trong lãnh vực giáo dục đã đương đầu với vô số khó khăn. Trong quá khứ, Phật Giáo đã từng từ bỏ

QUẢY GÁNH RA ĐI

DUY TUỆ THỊ NGHIỆP

Phụ bản:

GIÁO HỘI Phật Giáo VIỆT NAM THỐNG NHẤTVIỆN HÓA ÐẠO

Số: 0189-VHÐ/VPTP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 04 năm 1976

Kính gởi: Ông Phạm Văn Ðồng, Thủ tướng Chính Phủ nước CHXHCNVN

Kính thưa Thủ Tướng,Chính phủ vừa ra quyết định gọi thanh niên tuổi từ 18 đến 25 thi hành nghĩa vụ quân sự. Một số Tăng sĩ thuộc Giáo Hội chúng tôi trong hạn tuổi nói trên đã được nhà chức trách các địa phương gọi đi đăng ký. Chúng tôi ý thức đây là nghĩa vụ của toàn dân.

Tuy nhiên, đối với Giáo Hội Phật Giáo Viết Nam Thống Nhất chúng tôi, từ ngày miền Nam được giải phóng, rất nhiều Tăng sĩ đã tự nguyện trở về đời sống thế tục để phục vụ tổ quốc, số còn lại thực thụ tiếp tục tu hành không đáng kể, nêy nếu phải nhập ngũ, thì số quân cũng chẳng thêm được bao nhiêu mà điều đó lại trái với bản chất cũng như lịch sử và truyền thống của đạo Phật.

Bởi những lẽ ấy, chúng tôi xin đề nghị Thủ Tướng cứu xét và nếu có thể, cho miễn hoặc tạm hoãn, nếu không được tất cả, thì cũng cho một số Tăng sĩ trong những trường hợp sau dây để mong vớt vát lại một số mầm non hầu duy trì nền tôn giáo cổ truyền trong tương lai:1. Những Tăng sĩ hiện đang giữ các chức vụ trong Giáo Hội từ thượng tầng đến các cơ sở.2. Những Tăng sĩ đang theo học tại các Trung và Cao Ðẳng Phật Học Viện.3. Những Tăng sĩ tại các tu viện đang thực hiện các chương trình canh tác và sản xuất.4. Những Tăng sĩ đã đi tu từ thuở nhỏ.5. Những Tăng sĩ có cha mẹ trên 60 tuổi.6. Những chùa có từ 4 Tăng sĩ trở xuống7. Những Tăng sĩ ở các chùa có các vị trù trì trên 60 tuổi8. Những Tăng sĩ là những người lao động duy nhất trong chùa.

Kính thưa Thủ TướngChúng tôi hy vọng Thủ Tướng sẽ hoan hỷ cứu xét rộng rãi những thỉnh nguyện trên đây của Giáo Hội chúng tôi.

Xin chân thành cầu chúc Thủ Tướng mạnh khoẻ. Trân trọng cám ơn và kính chào Thủ Tướng.

Viện Trưởng Viện Hóa ÐạoHoà Thượng THÍCH TRÍ THỦ

(Ấn ký)

Cố Đại lão HT THÍCH TRÍ THỦ (1909-1984)

Nguyên Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN

sắc thái của chế độ tăng lữ vốn phải ẩn cư trong các núi rừng sâu thẳm, để đi đến nơi nào có máu và nước mắt đổ xuống vì nhân sinh; và cũng đã từ bỏ màu sắc Ấn độ của nó để đi đến nơi nào có sự sống và có khát vọng giác ngộ về lẽ sống. Dù vậy, đức Thích Ca vẫn là người bằng xương bằng thịt, chưa hề là một thần linh cao cả. Do đó, phát triển hay duy trì một sản phẩm văn hóa nào đó không phải là vấn đề trọng đại để có thể đánh lừa như một khẩu hiệu hay một nhãn hiệu. Nó là lửa; chỉ có thể cắm bảng hiệu ở xa chứ không thể cắm ngay giữa lòng. Ngọn lửa đó, một khi được khơi dậy, nó làm sáng ngời lên khát vọng nóng bỏng nhất

trong căn để sâu xa của lòng người; để người ta có thể thấy rõ, quả thực, mình muốn gì trong cuộc sống này?

Dù sao, không ai lại có thể làm ngơ trước những thành quả mà kỹ thuật khoa học Tây phương đang gây ảnh hưởng lớn lao trên mọi lãnh vực của thế giới hiện đại. Nói riêng cớ cấu tổ chức xã hội, ngay tại Việt nam, trong những năm qua, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã gặp những khủng hoảng trầm trọng. Lý do chính yếu, có lẽ người ta phải công nhận rằng đây là vấn đề nan giải giữa những nguyên tắc tổ chức

tiếp theo trang 3

Hình: Internet

Page 8: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

8 9

TUỆ SỸTÙ ĐÀY VÀ QUÊ NHÀ

VĂN MINH TIỂU PHẨM

VIÊN LINH / Khởi Hành

Trong các nhà tu hành trẻ tuổi hồi thập niên ’70, khuôn

mặt của Tuệ Sỹ, vóc dáng của một hiền giả, nhìn vào, nói tới, là nhìn vào, nói tới một tinh thần, một phong cách sáng lạn. Hồi ấy, ảnh hưởng truyện kiếm hiệp Kim Dung còn mạnh, Võ Lâm Ngũ Bá từ Anh Hùng Xạ Điêu thấy xuất hiện ngoài đời. Những phụ nữ tác xác được gọi là Kim Bà Bà, Ghen tuông lườm nguýt thành Triệu Minh, Chu Chỉ Nhược, Đào hoa vợ nọ con kia thành Đoàn Chính Thuần. Ngốc Tử gặp may thành Đoàn Dự. Hèn hạ nịnh nọt len vào chốn cao sang thành Vi Tiểu Bảo. Năm vị anh hùnh trấn võ lâm, đem vào gia phả Vạn Hạnh, có Trung Thần Thông Vương Trùng Dương Thượng Tọa Minh Châu, Viện trưởng; Bắc Cái Hồng Thất Công Bùi Giáng; Nam Đế Ngô Trọng Anh; Tây độc Phạm

Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được:

«Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!»

Không phải vì tôi hoàn toàn không có gì mang ra làm bằng chứng để trả lời. Nhưng tôi biểt rõ những cái tôi mang ra, người hỏi ấy chẳng đọc được, và do vậy, cũng chẳng hiểu được. Một thế hệ mất gốc. Đoạn tuyệt với quá khứ của cha ông.

Không phải chỉ một thế hệ, mà nhiều thế hệ.

Trước thời còn TổngThống Ngô Đình Diệm, một giáo sư trường Đại học Văn khoa Saigon khi giảng bài cho sinh viên về văn học Việt Nam, ông nói: Việt Nam chỉ thực sự có văn học từ khi có chữ quốc ngữ. Nghĩa là từ khi tiếng nói dân tộc được ký hiệu bằng mẫu tự La tinh. Văn chương chữ Hán, không phải là văn học Việt Nam. Những sáng tác bằng chữ Hán không được kể vào văn học Việt Nam. Các bản văn nổi tiếng,

Công Thiện, và Đông tà Tuệ Sỹ.

Những lần lui tới Vạn Hạnh, tôi tiếp xúc với hầu hết chư vị tăng ni ở đây, người nào trong mắt nhìn của một ký giả, tôi cũng có thể đùa rỡn, ngoại trừ Đông tà. Trong ngũ bá Vạn Hạnh, tôi kính trọng Thầy Minh Châu, anh Ngô Trọng anh, giao du với Tây độc Phạm Công Thiện, nhưng với Đông tà Tuệ Sỹ, lòng tôi cứ trùng xuống, nói năng nhẹ đi, và cái nhìn của tôi không còn sắc cạnh nữa. Đi tu như Sân Đại đức, tôi dư sức thành chánh quả. Hành thiền như Si phương trượng, tôi không có hạnh Bồ tát, song cũng không hèn mà không trụ trì nổi một cảnh chùa nhỏ ven sông. Tuệ Sỹ vượt lên trên những tăng chúng thường gặp. Con người ấy là con người thật, và còn vượt hơn cả cái thật của con người. Con người ấy, tuy vậy, một lần giận tôi, ngồi mãi ở Tòa soạn Thời Tập mà nói, chỉ vì tôi đã đăng một bài thơ anh dịch chưa xong, mà coi như xong rồi.

Lúc ấy, cùng với các anh Đỗ Khánh Hoan, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Hữu Hiệu, Cao Huy Khanh, Lê Tài Điển, và Trùng Dương, Tuệ Sỹ đứng trong bộ Biên Tập của Thời Tập, hậu thân của Khởi Hành các năm trước.

Khoảng 1984, lúc ở Hoa

Kỳ, nghe tin Hà Nội vây hãm chùa Già Lam, nghìn trùng xa cách, tôi biết ngay Tuệ Sỹ lâm nạn. Ngày 30 tháng 9, 1988, vị chân tu ấy bị họ lên án tử hình, cùng học giả Trí Siêu Lê Mạnh Thát, các cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Phan Văn Trí, Tôn Thất Kỳ, và 17 vị khác thuộc Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam và Lực Lượng Việt Nam Tự Do. Tôi nhờ giáo sư Đỗ Đình Tuân dịch cho một bài thơ của bạn tôi qua tiếng Anh, Mười Năm Cuộc Lữ, thực hiện ngay một bản tin bằng tiếng Anh, và mang lên đọc trong một Đại hội của Văn Bút Hoa Kỳ ở Los Angeles. Tôi đọc nguyên văn bản của Tuệ Sỹ, và anh Trịnh Y Thư sau đó đọc bản dịch Anh ngữ. Văn Bút Quốc tế qua tài liệu do bà Jeanne-Leedom Arcke-man, lúc ấy là Chủ tịch Văn Bút Hoa Kỳ ở Miền Tây chuyển lên giùm, đã can thiệp tích cực vào vụ Chùa Già Lam. Cũng vụ này, Tạp Chí Văn Học làm một số đặc biệt vào ba tháng sau, và tôi đã dành lấy việc trình bày cái bìa, và làm ba đoạn thơ cảm khái, với nhan đề Trí, Tuệ.

Nhà Lý Văn Lang Công Uẩn ôi!Bao nhiêu thế kỷ đã qua rồi?Thăng Long rồng hiện xem bờ cõiCửa mở Già Lam thả phượng chơi.

Mỏng mảnh như mây gió thổi vềVén tầm vô hạn xuống bờ mêGác chuông Trí, Tuệ kinh vừa giảngDưới đáy trần gian quỉ kéo đi.

Vẫn tiếng sông sầu róc rách trôiBến Vàng lớp lớp mộng lôi thôiVung tay Sỹ hận hề, tung sách

Chữ nghĩa nghìn trang, Trí vá trời.(Viên Linh, Văn Học, số 35.12.1988 - tr18)

Trong cuộc sống xô bồ với giấy mực của tôi, Tuệ Sỹ như một băng hồ. Băng hồ ấy có thể đóng đá, song lại bốc hơi. Hơi ấm của băng hồ. Nói nhỏ nhẹ, nói như viết, anh không nói thừa. Anh cũng không cao giọng, dù trong lòng không vui.

một thời đã từng làm nức lòng dân Việt, quyết đem xương máu giữ gìn non sông; những bản văn ấy không được kể vào văn học Việt Nam: bài thơ Nam quốc của Lý Thường Kiệt, hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Chúng không thuộc văn học Việt Nam. Tất nhiên cũng không thuộc văn học Trung Quốc.

Phê bình của vị Giáo sư này có cơ sở lý luận của nó, nên rất dễ dàng được

các sinh viên lúc bấy giờ chấp nhận. Nhưng vì sau đó không có bao nhiêu người phụ họa quan điểm văn học này nên chúng ta cũng không cần phải phân tích. Điều thú vị đáng nói ở đây là, sau ngày Tổng Thống Diệm sụp đổ, ông Giáo sư đến thăm Hòa thượng Trí Quang. Lúc bấy giờ tôi đang là thị giả của Hòa thượng tại chùa Ấn Quang. Tôi ngạc nhiên vì sự viếng thăm này, nên tò mò hỏi Hòa thượng. Tôi cũng bạch Hòa thượng

biết rằng đó là vị Giáo sư rất tích cực trong trường Đại Học Văn khoa Sai-gon, chủ trương bác bỏ sự tồn tại của nền văn học mệnh danh là Phật Giáo Việt Nam. Hòa thượng cho tôi biết, ông Giáo sư đến thăm, và thừa nhận đã sai lầm khi không công nhận Phật Giáo có vị trí trong lịch sử văn học Việt Nam, chỉ bởi lý do các Thiền sư toàn làm thơ bằng chữ Hán. Với tôi, đây là sự đính chính mang ý nghĩa chính trị, chứ không thuần tuý văn học.

Ông Giáo sư văn chương Việt Nam này có bằng cấp Tiến sĩ văn chương của nước Đại Pháp; hoàn hoàn toàn không biết chữ Hán. Chữ Nôm do đó cũng không biết. Quan điểm của ông một phần do hạn chế của ngôn ngữ, một phần nữa do tác động chính trị bên ngoài. Chính hai yếu tố tác động này đã khiến cho nhiều trí thức Việt Nam bị bứt khỏi gốc rễ truyền thống. Nhiều người trong số họ không hiểu gì về tâm tình yêu nước Nguyễn Trãi; Nguyễn Bĩnh Khiêm, hay Nguyễn Du; những ưu tư của kẻ sĩ mà chữ Hán nói «ưu thời mẫn thế.» (Lại cũng thành ngữ Hán!) Họ cũng không đủ tầm nhìn để đánh giá sự nghiệp của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú; cũng không thể hiểu được một phần nhỏ Ngô Thời Nhậm đã mơ ước những gì cho đất nước, cho dân tộc, khi quyết định đi theo phò tá Nguyễn Huệ để bị Nho sĩ Bắc Hà bấy giờ chê trách là «lừa Thầy phản bạn.» Đơn giản, vì họ không có khả năng đi thẳng vào thơ văn của tiền nhân mà

xem tiếp trang 9

xem tiếp trang 9

Hình: Internet

TUỆ SỸ

Page 9: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

8 9

TUỆ SỸ, TÙ ĐÀY VÀ QUÊ NHÀ

- Anh đọc lại đi. Tôi đã dịch xong đâu.

Tuệ Sỹ ngồi im, hai tay đặt lên hai thành ghế, cả người lọt thỏm trong chiếc ghế gỗ màu gụ của Tòa soạn Thời Tập, cũng là văn phòng nhà in Phúc Hưng của anh em chúng tôi ở đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn.

- Tôi nghĩ xong rồi. Xong rồi anh mới đưa tôi đăng chứ?

- Tôi đưa anh đọc.- Tôi thấy hay thì đăng.

Câu này hình như làm cho tác giả TRIẾT HỌC VỀ TÁNH KHÔNG giận. Một lần nữa anh bảo tôi đọc lại đi, xem có phải là thơ không, mà tôi đem đăng lên Thời Tập.

Trong quan điểm một Chủ bút, tôi vẫn chủ trương thơ của các tác giả vô danh, thì phải hay mới đăng được, còn bài của những người có tên tuổi, thì có làm sao, tôi vẫn đăng, trừ phi nguệch ngoạc quá tay (vì các tác giả có tên tuổi sẽ chịu trách nhiệm về bài biết của họ, còn

với tác giả vô danh, người chịu trách nhiệm chính là người chọn bài đăng.) Cho nên nếu lấy thơ loại B mà ký Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, tôi vẫn đăng. Và Bài Vua Tần Uống Rượu Tuệ Sỹ dịch thơ Lý Hạ, không lý gì tôi không đăng. Khoảng 1973, 74, Tuệ Sỹ đã rất có uy tín.

Đọc lại, quả có thấy thiếu vần. Đọan một, tôi nói có thể coi là có vần trắc, do hai chữ cực và chữ biếc, nghe tương tự đồng âm. Đoạn hai chắc chắn có vần, do hai chữ tình ở câu trên, và sênh ở câu dưới. Đoạn ba tôi đồng ý không có vần, nhưng nối với đoạn hai, thì chữ canh đi với chữ sênh, coi là đồng âm. Đoạn bốn tôi đồng ý không có vần, nhưng không sao. Còn hai câu kết…

Tuệ Sỹ giận lắm. Tôi thấy hai bàn tay anh nổi xanh trên tay ghế. Anh nói gì đó không còn nhớ nguyên văn, song đại ý là như thế mà coi là có vần được à. Tôi nói như không có vần thì có điệu, coi như thơ tự do. Toàn bài, đối với anh

chưa hoàn tất, nhưng đối với tôi, tôi thấy hay. Tôi thấy anh tức giận thực sự, ngồi im bặt thật lâu.

Nguyễn Đức Sơn từng nổi giận tại Tòa soạn Thời Tập, la hét như người kinh phong, đi qua đi lại, hai đầu gối nhấc cao, làm cho tà áo lam gẫy khúc, khi tôi đăng thơ anh dọc theo chiều gáy tờ báo, nghĩa là phải quay 90 độ mới đọc được, song Tuệ Sỹ giận thì như mặt hồ đóng băng. Im lặng. Tĩnh chết. Một lúc sau anh đứng dậy ra về, không nói gì hết. Giận vậy thôi, trước là Khởi Hành (1969-1972) và sau là Thời Tập (1973-1975) vẫn là hai tờ tạp chí đăng tải nhiều sáng tác nhất của Tuệ Sỹ, trong có ít nhất là hai bài thơ hay: Sơ Huyền (Tang thương một giải tóc thề), Mơ Tuổi Vàng (Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ / bài thơ làm Bùi Giáng choáng váng) và ba truyện ngắn, tùy bút xuất sắc: Truyện Chuyến Xe Đò Cao Nguyên về một “cuộc lữ nhỏ” trên đường Pleiku; truyện Sư Thiện Chiếu về

không cần thông qua một trung gian nào. Những hiểu biết thông qua các bản dịch có những giới hạn của nó. Như một dịch giả Phạn-Hán nổi tiếng ở Trung hoa nhận xét: «Đọc tác phẩm qua bản dịch, chẳng khác nào ăn cơm do kẻ khác nhai hộ rồi nhả ra. Chẳng những vô vị, mà đôi khi còn kinh tởm.»

Nếu gạt bỏ một mảng lớn hay toàn bộ thơ văn của các tiền nhân ra ngoài lịch sử văn học Việt Nam, mà đại bộ phận được sáng tác bằng Hán văn, quả thật dân tộc Việt Nam chỉ mới trưởng thành đây thôi, khi mà văn minh phương Tây được truyền sang thông qua ký tự La-tinh được gọi là chữ quốc ngữ, theo ý đố xâm thực bằng văn hoá - tôn giáo - chính trị.

Cái gọi là chữ quốc ngữ, rất tiện lợi cho việc phổ cập đại chúng những tin tức cần biết tức thời. Chỉ trong giới hạn này mà thôi. Văn chương, triết học, và cả đến khoa học, ký tự La-tinh không nhất thiết là hữu hiệu hơn các loại ký tự khác. Nhất là về phương diện văn chương, nó là những ký hiệu hay

những biểu tượng vô tri, chia cách con người ra khỏi thế giới tự nhiên mà nó đang sống; tạo thành những hố cách rất khó vượt qua giữa các thế hệ. Có rất nhiều người thuộc lòng truyện Kiều. Nhưng rất ít người có thể biết được xúc cảm khác nhau khi đọc truyện Kiều qua ký tự La-tinh và qua bản chữ Nôm. Hai loại biểu tượng của ngôn ngữ dẫn đến hai trạng thái và hai trình độ xúc cảm khác nhau. Tất nhiên, nó cũng cho những tâm thức văn học và ý thức mỹ cảm khác nhau. Đây là kinh nghiệm chủ quan của những người thưởng thức. Nó không phải là nhận thức khách quan để có thể dễ dàng chia xẻ với những người không cùng chung bình diện ngôn ngữ.

Về phương diện truyền đạt kiến thức khoa học, ký tự La-tinh có nhiều ưu điểm của nó. Điều này thì không ai chối cãi. Các ký hiệu Hy-lạp, La-tinh, đã được chuẩn hóa trên tầm mức quốc tế; do đó những nước chọn ký tự La-tinh để chuyển tải ngôn ngữ dân tộc cảm thấy có nhiều lợi thế khi tiếp cận khoa học. Song, đây không phải là loại hình ký tự duy

nhất để tiếp cận khoa học. Rất nhiều khái niệm cũng như nhiều định lý toán học được khám phá không phải do các tư duy và các thuật toán được thực hiện thông qua ký tự La-tinh. Vả lại, với sự phát triển của vi tính hiện đại, ký tự La-tinh không phải là duy nhất không thể thay thế để tiếp cận khoa học. Nước Việt Nam chấp nhận ký tự La-tinh như là công cụ chính thức để chuyển tải tư tưởng và kiến thức, và cũng thường rất tự hào về loại hình ký tự phổ thông và hữu hiệu này giúp người Việt nhanh

chóng hội nhập nền văn minh khoa học kỹ thuật phương Tây, song lịch sử gần đây thôi đã chứng tỏ không phải vì vậy mà Việt Nam tiến bộ hơn Nhật bản, Đài loan, Hàn quốc hay Thái Lan. Thế thì, sự tiện lợi hay không tiện lợi của loại hình ký tự không phải là yếu tố quyết định trong chức năng truyền đạt, và lại càng không phải là yếu tố quyết định cho tiến bộ văn minh. Ý nghĩa quyết định nằm trong tính thể của biểu tượng truyền đạt của ngôn ngữ.

Chữ viết, mà chức năng là ký hiệu truyền đạt, và là biểu tượng của tư duy, tự bản chất, phản ánh phong thái sinh tồn của một dân tộc trong ý thức cá biệt của nó, đồng thời cũng phản ánh mối quan hệ và ảnh hưởng hỗ tương giữa các dân tộc. Không thể nói loại hình nào ưu việt hay tiện lợi hơn loại hình nào. Người học chữ Hán cho đến một trình độ nào đó sẽ thấy rằng chữ «uất» gồm 29 nét không phải là khó nhớ hơn chữ «nhất» một nét. Nói rằng chữ Nôm phức tạp cho

VĂN MINH TIỂU PHẨM

Thở nhịp vô thường

ÐÌNH NGUYÊN

Không có chỗ cho sự đố kỵKhông có chỗ cho những tị hiềmKhông có chỗ cho những nhỏ nhenKhông có chỗ cho sự u mê tăm tối Chúng mày cứ đi điChúng mày rời xa ra càng tốtChúng mày mang theo những niềm vui giả dốiChúng mày đeo nhiều mặt nạ đủ sắc màu Thở nhịp vô thườngJune 5, 2013 at 4:17pmKhông có chỗ cho sự đố kỵKhông có chỗ cho những tị hiềmKhông có chỗ cho những nhỏ nhenKhông có chỗ cho sự u mê tăm tối Chúng mày cứ đi điChúng mày rời xa ra càng tốtChúng mày mang theo những niềm vui giả dốiChúng mày đeo nhiều mặt nạ đủ sắc màu Trên dòng sông lớncon nước khi lặng yên lúc tràn sóng dữTrên biển cả bao lakhông có thái bình (dù tên gọi có khi là Thái Bình dương)Những si mê ti tiện rồi cũng tan biếnNhững cuồng điên rồi cũng chìm sâuGã phù thủy nào rồi cũng hết phép mầutrước bầu trời rộng lớntất cả đều nhỏ nhen! Ta lặng yên đứng nhìnNhững dòng suối trong vắt chảyTa lặng yên đứng nhìnTrời xanh mây trắngThở nhịp vô thường!Trên dòng sông lớncon nước khi lặng yên lúc tràn sóng dữTrên biển cả bao lakhông có thái bình (dù tên gọi có khi là Thái Bình dương)Những si mê ti tiện rồi cũng tan biếnNhững cuồng điên rồi cũng chìm sâuGã phù thủy nào rồi cũng hết phép mầutrước bầu trời rộng lớntất cả đều nhỏ nhen! Ta lặng yên đứng nhìnNhững dòng suối trong vắt chảyTa lặng yên đứng nhìnTrời xanh mây trắngThở nhịp vô thường!

Dinh Nguyen’s Facebook

tiếp theo trang 8

tiếp theo trang 8

xem tiếp trang 10

xem tiếp trang 10

Hình: Internet

Hình: Internet

Page 10: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

10 11

“cuộc lữ lớn” của một nhà sư dựng nước; hay Quỉ Thi của Lý Hạ…

Nhà Đại Đức về rồi, tôi ngồi đọc lại bài Vua Tần Uống Rượu, quả có thấy là chưa hoàn tất, nhưng nhất định hay thì vẫn hay. Tháng 4.1998, tôi lên Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ sao lại bài này, lúc về lại Cali-fornia thì bị mất cắp ở phi trường Fort Worth, Texas. Tháng 12.1998, tôi trở lại Hoa Thịnh Đốn sao chép một lần thứ hai, và bản sao thu nhỏ như phía trên. Với tôi giờ này đọc lại, vẫn thấy hay như thường.

Dịch thơ, là dịch cho nổi ý tác giả; dịch đúng vần mà không đạt ý thì đâu phải là dịch hay? Đó là thơ mình mượn ý của người. Tần Vương kỵ hổ du bát cực mà dịch là Vua Tần cưỡi cọp chơi tám cực thì hay quá rồi còn gì nữa. Vừa đối chữ, vừa chỉnh thanh. Kiếm quang chiếu không không tự bích. Ánh kiếm chỉ trời trời tự biếc thì hết ý, ai có thể dịch hay hơn? Hai chữ không không dịch thành hai chữ trời trời, đâu phải ai cũng dịch được? Hy Hòa xao nhật pha lê thanh dịch là Hy Hòa rung mặt nhật rộng tiếng pha lê thì đúng nghĩa, tuy rằng phải them chữ mặt và chữ rộn.

Câu dưới, Kiếp hôi phi tận mà dịch là Kiếp tro bay hết thì còn gì hay hơn? Cổ kim bình thì ta không cần dịch cũng được, cứ để cổ kim bình, ai mà không biết? Nhà tu này thật khó tính.

Để xem trong những bài khác, Tuệ Sỹ dịch như thế nào.

Bài Thu Lai của Lý Hạ:

Đồng phong kinh tâm tráng sĩ khổSuy đăng lạc vĩ đề hàn tốThùy khan thanh giản nhất thiên thơBất khiển hoa trùng phấn không đốTư khiên kim dạ trường ưng trựcVũ lãnh hương hồn điếu khách thơThu phần quỉ xướng bảo gia thiHận huyết thiên niên thổ trung bích

Tuệ Sỹ dịch nghĩa:

Gió heo may rợn hồn tráng sĩLạnh se da, dế rỉ đèn lu.Dở trang bóng chữ lờ mờMấy rây mọt phấn ơ hờ điểm hoa.Buồn ray rứt kéo ra ruột thẳngKhóc người thơ, mưa lạnh hồn maTanh hôi giọng quỉ trên gòMáu hờn thiên cổ xanh mồ cỏ thu.(Tuệ Sỹ, Thời Tập, 1973)

Như dịch giả ghi chú, đây chỉ là dịch nghĩa. Dịch giả dùng thể song thất lục bát, hai câu bảy, rồi một câu lục một câu bát. Câu thứ ba có hai chữ tuyệt vời: Bóng Chữ. Phải chăng nhà thơ Lê Đạt ở Hà Nội đã đọc bài này trước khi in tập thơ Bóng Chữ cách đây vài năm?

Ta làm kẻ rong chơi từ hỗn độnTreo gót hài trên mái tóc vào thu…(Tuệ Sỹ, Mười Nam Trong Cuộc Lữ)

Cho tới nay, kể cả những bài thơ đầu tiên đăng trên Tạp chí Tư Tưởng, năm 1970, Tuệ Sỹ chỉ mới cho phổ biến được khoảng dưới 10 bài thơ. Thời gian ở tù, ông có chuyển ra

ngoài một số bài, song ít người được đọc.

Dâng nhúm cơm tù phạmCúng dường Đấng Tối CaoCõi Đời đằmmáu hậnNâng chén nước mắt trào.(Tuệ Sỹ, Cúng Dường)

Thơ Tuệ Sỹ giai đoạn đầu cho người đọc thấy một pha trộn kỹ thuật của người đã đọc nhuần nhuyễn VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH của Nguyễn Du và CUNG OÁN NGÂM KHÚC của Nguyễn Gia Thiều. Cũng có cả CHINH PHỤ NHÂM của Đặng Trần Côn. Đó là những Truyện Thơ. Thơ có chuyện để kể.

Các nhà thơ Miền Nam thập niên ’70 ít người dùng đến thể thơ truyện, như tám chữ hay song thất lục bát; Tuệ Sỹ dùng một đôi lần thể song thất, phần lớn dùng thể tám chữ. Trong 10 bài đã phổ biến của ông, ta hãy đọc:Này đêm rộng như khe rừng cửa biểnHai bàn tay vén lại tóc xa xưa(Không Đề - Tạp chí Tư Tưởng bộ mới, số 8, 12.1970)

Ta làm kẻ rong chơi từ hỗn độnTreo gót hài trên mái tóc vào thu.(Mười Năm Trong Cuộc Lữ, Tư Tưởng)

Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoảiMàu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng(Tôi Vẫn Đợi)

Chuyện đã kể rồi hồng hoang lững thữngVẫy tay chào nối gót chẳng buồn trông(…)Đôi mắt ướt tuổi vàng

khung trời hội cũÁo màu xanh không xanh mãi (trên) đồi hoang.(Mơ Tuổi Vàng, Khởi Hành)

Thơ tám chữ, bản chất là thơ kể. Bài thơ tám chữ được nhắc nhở nhiều nhất thời Tiền chiến là bài Nhớ Rừng của Thế Lữ:Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt,Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.(Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh Hoài Chân, Hoa Tiên, 1968)

Sau 1954, Đinh Hùng là vua thơ tám chữ ở Miền Nam:Lòng đã khác, ta trở về Đô ThịBỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa.(Bài Ca Man Rợ)

Ta thường có từng buổi sầu ghê gớm

Ở bên Em-Ôi biển sắc rừng hương!(Kỳ Nữ)

Trong lớp các thi sĩ lúc ấy, Tuệ Sỹ nổi lên với những bài thơ tám chữ mênh mang, kể những chuyện từ tâm thức hồng hoang xáo trộn với thời thế nhiễu nhương, trong đó những hình ảnh bát ngát nhất là núi rừng, dòng sông cạn, triều dâng, nước chảy, nước lũ, bờ bến lạ, ghềnh đá dựng, suối trăng, tóc xa xưa, tóc huyền, tóc vào thu, tóc cũ, tóc trắng, nói mộng, viễn mộng, cuộc lữ… Nếu thơ Phạm Thiên Thư đầy màu xanh hoa vàng của một thiên nhiên êm đềm thì thơ Tuệ Sỹ phiêu hốt hùng vĩ với màu đá, màu rừng già khô lạnh, thác ghềnh, và một mái tóc sơ huyền. Đó là những thiên nhiên khác.

Thơ tám chữ không ẻo

Bản tin Anh ngữ phổ biến cho Văn Bút Mỹ(Hình - Khởi Hành năm thứ III, số 31, tháng 5, 1999)

TUỆ SỸ, TÙ ĐÀY VÀ QUÊ NHÀ

nên không tiện lợi để phổ biến cho bằng chữ La tinh, điều này chỉ đúng cho những người mà não trạng đã quen với tập tính lười biếng. Có điều, hình như đại bộ phận trí thức của ta, từ mặc cảm tự ti, bị trị, của một dân tộc nhược tiểu, muốn nhanh chóng rút ngắn con đường giải phóng và cách mạng, để bắt kịp nền văn minh vật chất hào nhóang từ phương Tây rọi sang. Từ đó phát sinh ngày càng lộ liễu tập tính lười biếng, chỉ cần bắt chước những gì được coi là chuẩn mực của văn minh, không cần đến tư duy sáng tạo, điều mà tiền nhân của chúng ta đã không ngừng trong suốt chiều dài lịch sử để tự tồn, bên cạnh một thiên triều luôn nghĩ cách thôn tính và đồng hoá. Do đó, người ta không nhìn thấy tính sáng tạo của dân tộc trong quá trình hình thành chữ Nôm, trong cách cấu tạo tự hình trong đó hàm tàng những cái nhìn về nhân sinh và thế giới. Chữ Nôm bị kết tội là làm chậm bước phát triển của dân tộc, cho nên cần phải thay thế bằng chữ viết khác.

Liên hệ mật thiết với quá trình hình thành chữ Nôm, là lịch sử phát triển của

Phật Giáo Việt Nam. Phật Giáo ở đây cũng bị kết án tương tự như chữ Nôm. Dầu sao, chữ Nôm cũng chỉ là ký hiệu chuyển tải, truyền đạt, nên sự thay thế không gây thành công án gì đáng nói. Phật Giáo là tín ngưỡng của đại bộ phận nhân dân, là tầng đáy cho mọi sinh hoạt mang ý nghĩa thiết cốt tồn vong của cả dân tộc. Cho nên, nếu cần loại bỏ Phật Giáo như loại bỏ một thứ chướng ngại cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc theo chuẩn mực chính trị - xã hội – tôn giáo phương Tây, Mác-xít hay phi-Mác-xít, không thể không gây chấn động xã hội mà ở đây người ta có thể gọi là «liệu pháp sốc.» Cái «liệu pháp sốc» này đã gây những thương tổn đáng kể cho Phật Giáo Việt Nam. Mười năm dưới chế độ Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm ở miền Nam, hai mươi năm dưới chế độ chuyên chính vô sản ở miền Bắc, rồi trên hai mươi lăm năm dưới chế độ toàn trị trên một đất nước thống nhất, văn hoá Phật Giáo Việt Nam chỉ đang tồn tại như một bóng mờ thấp thoáng bên dòng sông không định hướng của lịch sử Việt Nam.

Phải thú nhận rằng, cho đến bây giờ mà nghĩ lại tôi vẫn tự thấy xấu hỗ, một thời tuy đã học hết Trung học mà vẫn không biết Ngô Thời Nhiệm là ai trong dòng lịch sử tư tưởng của dân tộc, ngoại trừ chỉ biết rằng ông là nhà Nho thức thời, bỏ Lê chạy theo Nguyễn Huệ, để rồi bị Đặng Trần Thường đánh chết trước Văn miếu. Lý do có thể đơn giản, vì con đường mang tên Ngô Thời Nhiệm không lịch sự và trang trọng như con đường mang tên Alex-andre de Rhodes. Còn nhiều thứ phải xấu hỗ như thế nữa cho một học sinh thuộc thế hệ của tôi.

Phật Giáo ở miền Nam, tuy bị khống chế và nhiều khi còn bị khinh miệt dưới triều Tổng thống Ngô Đình Diệm, dù sao cũng còn may mắn – cũng nên gọi là may mắn, có được mười năm để tự chấn hưng và phát triển sau khi chế độ Duy linh nhân vị của Tổng thông Diệm sụp đổ. Mười năm đó chỉ vừa mới đủ để Phật Giáo Việt Nam tự xác định tầm vóc và vị trí của mình trong lịch sử văn hoá – chính trị - xã hội của dân tộc. Nó chưa đủ thời gian để cống hiến cho dân tộc những bông hoa rực rỡ như trong quá khứ. Trong khi đó, Phật Giáo Việt Nam tại miền Bắc chỉ tồn tại trên hình thức

như một tổ chức chính trị. Nói một cách tượng hình, nó chỉ hiện diện như một cái cúc áo cài trên bộ đại cán mỗi khi các lãnh tụ xuất hiện trước cộng đồng thế giới mà không bị «hở lưng.» Để xác nhận cho miền Nam biết Phật Giáo không còn tồn tại như một thực tại quần chúng, ngài Chủ tịch Hội Phật Giáo Việt Nam xuất hiện trên lễ đài chiến thắng sau ngày 30 tháng Tư với chiếc áo sơ-mi cụt tay của một cán bộ Mặt trận, chứ không xuất hiện như một vị chân tu khả kính mà Phật tử Việt Nam trong cả hai miền Nam Bắc từ lâu đã ngưỡng mộ. Với trí thức miền Nam, người ta biết rằng chiến lược văn hoá xã hội chủ nghĩa thay thế văn hoá dân tộc được đề xướng bởi Trường Chinh đã thành công, ít nhất về mặt hình thức.

Năm 1945, khi vừa tiếp thu Hà nội, Trường Chinh, lúc bấy giờ là Bí thư thứ nhất của đảng Lao Động Việt Nam mà chủ tịch là Hồ Chí Minh, đã công bố cho giới trí thức Hà nội một bản đề cương văn hoá, trong đó ông Bí thư nói rõ: phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam hiện tại chỉ là sách lược ru ngủ nhân dân của thực dân Pháp. Bằng tuyên bố này, số phận của Phật Giáo Việt Nam đã được đưa ra trước toà sơ thẩm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhưng khi được đưa ra chung thẩm trước toà án nhân dân và lịch sử, tình tiết trở nên phức tạp. Phức tạp trước hết là từ quan điểm của Các Mác về đồng minh giữa giai cấp vô sản và nông dân. Sau khi phân tích những nguyên nhân khiến công xã Paris thất bại, Mác

VĂN MINH TIỂU PHẨM

tiếp theo trang 9

tiếp theo trang 9

xem tiếp trang 11

xem tiếp trang 11

Hình: Internet

Page 11: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

10 11

lả như lục bát. Tuệ Sỹ nhỏ người, mà rất cứng cỏi. Lời thơ ông không là lời nói xuông xẻ, êm tai, mà là khối tâm sự ngổn ngang. Trước hết, nghĩ về mình, có thể ông nghĩ như sau:Như cánh hải âu cuối trời biển lộngBồng bềnh bay theo cánh mỏng ngàn đời…

Cánh hải âu ấy hay bay lượn trên một bờ biển hoang vu, tìm nét hồng trong đá xám, kiếm huyền nhiệm trong biểu dâu hưng phế:Chiều lắng đọng thênh thang ghềnh đá dựngNhững nỗi buồn nhân tế cũng phôi pha.Màu nhiệm nào đằng sau bao hủy diệtMà nụ hồn vừa nở thắm ven khe.…Nếu cho mình là cánh chim, thì cánh chim Tuệ Sỹ thấy thiên nhiên đất trời vô cùng khắc nghiệt:Hàng thạch thảo dọc thiên đường tàn úaTháng ngày qua thoáng hắt bóng trên đồiCon chim sớm bay tìm từng hạt lúa……Một buổi sáng nghe chim buồn đổi giọngNgười thấy ta xô dạt bong thiên thần.

Tuệ Sỹ Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2, 1943 tại Paksé, Lào, nguyên quán Quảng Bình, Trung phần, Việt Nam, qui y Phật từ thuở đồng nhi, tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Phật Học Sàigòn năm 1964 và Viện Đại Học Vạn Hạnh năm 1965, phân khoa Phật học. Được đặc cách bổ nhiệm Giáo sư thực thụ Viện Đại Học Vạn Hạnh từ năm 1970 nhờ những công trình nghiên cứu và những khảo luận Triết học có giá trị hết sức cao, như ĐẠI CƯƠNG VỀ THIỀN QUÁN, TRIẾT HỌC VỀ TÁNH KHÔNG (Sunya-vada), (An Tiêm Saigon, 1970). Rất giỏi chữ Hán, rành chữ Pháp, chữ Anh, đọc được chữ Pali và chữ Phạn. Ông cũng đọc hiểu tiếng Đức, nghiên cứu kỹ Heideger và Hoelderlin. Cuốn THIỀN LUẬN nổi tiếng của D.T Suzuki bản Việt ngữ là do ông dịch.

Tuệ Sỹ là một học giả uyên bác về Phật Giáo nguyên thủy và Đại thừa, đọc và nghiên cứu Tô Đông Phap từ nguyên tác, để lại một tác phẩm chan hòa tính thơ: TÔ ĐÔNG PHA, NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG (Ca Dao Saigon, 1973). Những lúc rảnh, ông chơi dương cầm. Ông làm nhiều thơ,

viết một số truyện ngắn đặc sắc, phần lớn đăng trên Tạp chí Khởi Hành (1969-1972) và Thời Tập (1973-1975), khi đứng tê trong Bộ Biên Tập tạp chí này. Ông cũng là Chủ bút Tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Vào ngày 1 tháng 4, 1984, Thượng Tọa Tuệ Sỹ bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ cùng giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và 19 Tăng ni, sĩ quan cũ của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, bị kết án mưu võ trang lật đổ chính quyền và trong phiên tòa kéo dài nhiều ngày cuối tháng 9,1988, ngày 30 ông bị lên án tử hình cùng giáo sư Lê Mạnh Thát. Cộng sản nói có tìm thấy võ khí trong Chùa Già Lam.

Do sự tranh đấu tích cực của các Cơ quan Nhân quyền Quốc tế, trong có Hội Ân Xá Quốc Tế và Văn Bút Thế Giới, cũng như Ủy ban Tranh đấu cho Quyền Làm Người Việt Nam của ông Võ Văn Ái, trụ sở đặt tại Ba Lê, Hà Nội phải giảm án xuống còn chung than khổ sai, đem giam Tuệ Sỹ tại trại A.20 tại Phú Yên. Tháng 10, 1994, cùng 200 tù nhân, ông tham gia biểu tình đòi gặp phái đoàn

Liên Hiệp Quốc và thực hiện các quyền khác, nên bị Hà Nội đày ra Bắc.

Những lời tuyên bố của người tù lương tâm Tuệ Sỹ, tại Tòa Án, cũng như khí phách kiên cường lúc trong tù, là gương sang chói lọi, và niềm tự hào của Phật Giáo: “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật Giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc”. (trích theo Hòa Thượng Thích Mãn Giác). Năm 1998, Hà Nội thả Thượng tọa, cùng với một số người khác. Trước đó, ông tuyệt thực trong tù. Trước khi thả, họ muốn Tuệ Sỹ ký vào lá đơn Xin Khoan Hồng để gởi lên ông Chủ tịch Nước Trần Đức Lương, Tuệ Sỹ trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi”. Họ nói không viết đơn thì không thả. Tuệ Sỹ không viết, và tuyệt thực. Họ phải thả ông, sau 10 ngày tuyệt thực. Hôm đó là ngày 1.9,1998.

Sáng hôm sau, lúc 10 giờ 45, Thượng tọa Tuệ Sỹ được đưa lên tàu hỏa về Nam. Theo lời kể với ông Võ Văn Ái, Thượng Tọa ngồi suốt 36 tiếng đồn hồ trên tài thì không thể chịu đựng thêm, vì rất yếu sau 10 ngày không ăn ở trong tù. Ông xuống Nha trang, vào Phật học viện Hải Đức.

Thượng Tọa Tuệ Sỹ tuyệt thực một mình, không có tổ chức, báo chí không biết. Ông tuyệt thực “để khẳng định mình”. Như ông nói. Ít lâu sau, Hà Nội lại ra lệnh ông phải về chốn cũ, là Chùa Già Lam ở Gia Định, chứ không được ở lại Hải Đức. Ông từ chối, viết một lá thư gửi nhà cầm quyền Hà Nội, nói một là ở Hải Đức, hai là vào tù trở lại. Tin này có loan trên báo chí hải ngoại.

Trước sau, tác giả Những Phương Trời Viễn Mộng đã bị giữ trong nhà tù Cộng sản 14 năm. Giữa tháng 4.1999, Hòa thượng Quảng Độ đề cử Thượng Tọa Tuệ Sỹ làm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo.

Hình bóng thiên nhiên khắc nghiệt, mà hình bóng con người cũng không hơn. Chia xa, mất hút. Kể cả con người ấy là mẹ:Mẹ già thôi khóc cho thân phụLại khóc cho đời ta phiêu linh

Con người trong thơ Tuệ Sỹ không được thể hiện bằng vóc dáng, dung nhan, cặp môi, khoé mắt, tiếng cười, giọng nói. Con người trong thơ Tuệ Sỹ chỉ là mái tóc. Có cả năm bảy mái tóc trong tâm thức

TUỆ SỸ, TÙ ĐÀY VÀ QUÊ NHÀ

cảnh báo về những kẻ thù của giai cấp vô sản. Mác vạch rõ, trong đấu tranh vũ trang để dành chính quyền từ tay tư sản, nông dân là đồng minh thiết yếu của giai cấp vô sản. Nhưng khi đã dành được chính quyền, người vô sản vẫn phải giữ vững tay súng để tiến hành cách mạng. Vì kẻ thù của vô sản bấy gờ chính là nông dân.

Khi cách mạng vô sản Nga thành công, vì lực lượng vô sản ở đây chưa đủ để tiến hành cách mạng theo con đường Mác đã vạch, Lê-nin đề ra chính sách liên minh công nông, với ngọn cờ Búa Liềm như là biểu tượng trong giai đoạn quá độ. Qua các tác phẩm văn học trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Nga, trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp, các nhà văn Xô-viết đã cho thấy cái não trạng, tập tính phản động của tuyệt đại đa số nông dân.

Kinh nghiệm xây dựng chính quyền vô sản từ Liên xô đã cho Việt Nam những bài học thiết thực. Muốn tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa như Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở. Điều này có nghĩa là phải thay đổi não trạng của nông dân Việt Nam, đang là chủ lực không chỉ trên mặt trận vũ trang để giữ vững chính quyền vô sản non yếu và tiến hành chiến tranh giải phóng miền Nam; mà nông dân còn là lực lượng lao động chính để xây dựng hạ tầng cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Cần phải thay đổi não trạng của nông dân mới mong lấy đó làm chõ dựa cho cách mạng vô sản. Trong

khi đó, đại bộ nông dân Việt Nam đều mang tín ngưỡng Phật Giáo. Tuy tín ngưỡng đó không sâu sắc, nhưng nó đã trở thành tập tính dân tộc không thể gột rữa dễ dàng bằng vài ba lý luận mập mờ của chủ nghĩa duy vật chống tôn giáo. Do đó Phật Giáo là một trở lực đáng kể. Nói cách khác, muốn thay đổi não trạng của đông đảo nông dân, để nhanh chóng thành công trong bước đi lên của giai đoạn quá độ xã hội chủ nghĩa, trước hết phải triệt tiêu Phật Giáo. Lịch sử cần phải viết lại dưới ánh sáng duy vật sử quan. Lập trường phê phán của các sử gia bấy giờ là vẽ lên bức tranh ảm đạm của quá khứ trong đó bọn tăng lữ cấu kết với bọn quý tộc để bóc lột nhân dân.

Sau những năm tám mươi, sau khi hằng loạt biện pháp khống chế và triệt tiêu, với một cơ sở có tính chất gần như pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ «Nhất tăng nhất tự» để cưỡng bức tăng ni trẻ hoàn tục, đã vấp phải phản ứng quyết liệt mà có khi lên đến cao điểm bằng những vụ tự thiêu, tự tử, và những bản án tử hình, đảng CS đã xét lại chính sách tôn giáo. Tổng Bí thư bấy giờ là Nguyễn Văn Linh tuyên bố: «Phật Giáo là chỗ dựa cho người cộng sản Việt Nam làm cách mạng.» Đây không phải là sách lược mới mẻ. Nó chỉ áp dụng thủ đoạn mà Lê-nin đã vạch ra cho chính sách tôn giáo của Liên xô. Lê-nin nói: «Đảng phải thông qua tôn giáo để tập hợp quần chúng.»

Sự xuất hiện sau năm 1982 của một tổ chức được mệnh danh là Giáo hội,

mà thực chất là một tổ chức chính trị nằm trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do cán bộ CS lãnh đạo, cho thấy trước sau như một đảng CS Việt Nam đã vận dụng các biện pháp kinh điển xã hội chủ nghĩa được thi hành tại Liên-xô cũng như tại Trung quốc và trong tất cả các nước xã hội chủ nghĩa khác. Không có cái gì xứng đáng để nói là các chính sách kinh điển ấy được áp dụng một cách sáng tạo tuỳ theo bối cảnh lịch sử của xã hội Việt Nam.

Sự sao chép một cách mù quáng các sách lược xã hội chủ nghĩa kinh điển không chỉ gây chấn thương trầm trọng cho Phật Giáo Việt Nam, mà trên đại thể nó còn gây rất nhiều tổn hại khó khôi phục cho kho tàng truyền thống văn học và tư tưởng Việt Nam.

Cho đến hiện tại, gần ba mươi năm hoà bình, Phật Giáo Việt Nam không có những sinh hoạt văn hoá giáo dục nào đáng kể. Những gì mà Phật Giáo Việt Nam tại miền Nam

đã làm được trong suốt thời kỳ chiến tranh và chia cẳt, nay chỉ còn là những hoài niệm trong trí nhớ với nhiều tiếc nuối của thế hệ lớn tuổi. Tầng lớp trẻ hầu như không biết gì nhiều về quá khứ đó. Chỉ mới trong khoảng chưa đầy ba mươi năm thôi, mà một quá khứ đáng tự hào của Phật Giáo Việt Nam trong lòng dân tộc đang bị quên lãng, và đang có nguy cơ biến mất. Với ý nghĩa biến mất, chúng ta muốn nói đến sự biến chất. Bởi vì, dưới phương châm «đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội,» Phật Giáo Việt Nam sẽ không tồn tại và trưởng thành như đã từng trong quá khứ. Ý thức hệ của chủ nghĩa xã hội là vô thần. Phật Giáo Việt Nam muốn tồn tại phải biến chất để thích ứng; phải tiến lên thành một tôn giáo vô thần theo định nghĩa của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Một thứ Phật Giáo theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn quái dị hơn một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà nhiều phê bình gia kinh tế nhận xét.

Đây không phải là điều nói suông trên lý thuyết. Nhiều cuộc hội thảo với các chuyên đề Thiền Trúc Lâm với tư tưởng Hồ Chí Minh, hay Thiền Trúc Lâm với chính sách đổi mới của đảng CSVN, được tổ chức bởi các Viện nghiên cứu lịch sử, văn học, tư tưởng do các đảng viên công tác văn hoá chủ trì. Trong các hội nghị đó, mặc dù chuyên đề Phật Giáo, nhưng không có tăng sĩ Phật Giáo tham dự, hoặc chỉ tham dự như khách mời. Điều này có thể có hai lý do. Một, học thức của tăng sỹ Phật Giáo Việt Nam hiện tại quá kém, không đủ trình độ tham dự. Hoặc, đây là hội nghị của cán bộ đảng làm công tác văn hoá, không liên quan gì đến Phật Giáo. Ý đồ của đảng là sau khi cải tạo thành công Phật Giáo Việt Nam; nó sẽ là một nhân tố trong các nhân tố mang tính dân tộc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Chừng đó, Việt Nam sẽ là mô hình xã hội chủ nghĩa thích hợp cho các nước nhược tiểu và chậm tiến. Không phải không có cơ sở khi người

VĂN MINH TIỂU PHẨMtiếp theo trang 10

tiếp theo trang 10

xem tiếp trang 33

xem tiếp trang 33

Hình: Internet

Page 12: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

12 13

ENG

LIS

H S

ECTI

ON

continued on page 13

NEW THINKING PROCESS ON BUDDHIST EDUCATION FOR THE YOUTH Venerable THICH TUE SY

Vietnamese Bud-dhism is witnessing troubling changes

that have never existed before in its history. Mod-els or patterns of organi-zation, festivity rites, from funeral, marriage cer-emony of the kind, shaped in a hurry into westernized forms have deteriorated in most part supernatural and spiritual traditions of the nation. In addition, under the consumerism in action influence and pres-sure of political power, they are results of distort-ed psychology due to con-cepts laic and religious as well that lacks of religious teachings base. This has negatively influenced the direction of the education for Vietnamese Buddhist Youth.

Nowadays, when referring to Vietnamese Youth, it should be imagined of two lines whose focus point is the consumerism. These are two parts of Youth, in the country and overseas. Although both are formed from western education molds, but different from each other due to social institutions based on polit-ical powers not on natural progress. It’s a false differ-ence, like a sinking mud-dy water body, it’s no way to know where to cling to escape from this dilemma. Vietnamese Youth are uprooted, suffering the risk of disorientation or already done. Youth of Vietnamese Buddhism are not in exception and not so easy to overcome this disaster. Here, on the view of the nation, I am saying of disorientation, while the overseas Youth need to

forget or overlook, or tem-porarily postpone, their Vietnamese origin, and the direction for their per-sonalities is determined or drawn right at the time they enter an university gate. In another word, the Vietnamese Youth has not been totally uprooted, but in a state of immigra-tion. Tangerines of the South, when implanted in the North, could be more tasteful, sweeter or more sour, and possibly in poor health, because it doesn’t fit at all nutritious resourc-es in the ground. Youth in the country is a plant rooted in local localities; but for healthy growth and fast prosper, under attrac-tion from outside influ-ences, it still suffer the risk of being uprooted. Most part of Vietnamese Youth of today know very little of the past of older gen-eration, of their parental times, not realizing how their parents generation had loved each other, how they formed their thoughts or thinking in order to catch up with universal moral values of humanity.

Vietnamese Youth are be-lieved or trusted of stick-ing to traditional roots for their growth; but, because of irresponsibility or lack of knowledge or realiza-tion of the direction of this era from those, in position of educating, involuntarily such as a medical doc-tor who doesn’t know any better medicament than sleeping pills and make patient forget or overlook painful anomaly of the era that the Youth should be aware of in choosing aim, direction in the future

for their lives. On other side, political pressure has regrouped them into pioneer and reserve forces to protect the regime and so, explaining Buddhist lessons to the Youth could not overflow out of pa-goda gate. Within pagoda perimeter, only concepts of non-permanence and non-selfness are allowed to be preached, not as dialectical principles for survival, expansion, destruction of Nature and societies, but as total grey painting of life drawn by those who are tired of age with accomplishments as well as failures wearing down their will.

In a society whose tra-ditional spiritual values bleeding, some young guys, enjoying of their parental power, influence or unjustified monetary re-sources, are polluting with their abnormal acts in big cities; others dedicated to studies only to be hired, to work as new slaves extremely loyal to their rich masters. Some others accept their own fate in poverty and starvation, il-literacy, bearing all insults reserved for a poor and rearward country. In this situation, the presence of members of Vietnamese Buddhist Family, gather-ing units for young people who know what to look for their own lives; they are truly challenges to society and threats to the political powers if not subdued to the service of dark ambi-tions, sometime prepared to sell out the country for their own benefits. So, it will be, of course, unreal-istic to say that we gather

the young to teach them on faith, nothing else. If so, it may not be different to lure young deer in one place for the ferocious tiger claws.

Naturally the nation needs youth for reconstruction. Dharma needs Youth to find out on the true knowledge of things and improve our own lot. To this aim, education on Buddhism to the young has not only purpose of attracting them into four walls of the pagoda to prevent them from pubs, nightclubs, attractive and sinful .Medium. However, basic Buddhist education is still aiming at ethically training them, helping them expand spiritual consciousness and con-ception.

First of all, let talk on ethi-cal training. Here there wouldn’t be any form of indoctrinating dogma and virtue principles. It is not like telling them don’t do this , don’t do that. The young could do anything they feel fit to their era, their time; And it is not permissive to let them be attracted to harmful factors of the time, not let them be dragged away into wrongful disorien-tation of knowledge by movements in fashion; it is necessary to set up a safe and mobile space. Safe space is enlightened heart or bodhishitta; mobility is non-dwelling of Bodhisat-tva. We have to further the explanation of these two points:

Grown up in big and prosperous cities, then

entered into society with higher degrees in educa-tion, preserved stable living standards, a part of the Youth find fewer occasions to live directly sufferings of other pals in unknown, remote and strange pieces of land. Being lack of compas-sion with sufferings of the same kind of human be-ings, is equal to miss true knowledge of living, and it is impossible to under-stand, to seize the true and necessary meaning of eagerness of existence. Therefore, introduction Buddhism to the Youth should be understood as to allow the Youth enface the reality of existence. It is like to start enlightening heart in the Youth. Wher-ever would be in danger, I will forward my prayer to that place; wherever en-gulfed in darkness, I am going to pray I would be a bright torch. This could be unhopeful expectation, if not to say empty wishes for some people. But there should be diamond foun-dation for the Youth living directives, and evaluation of livable values for their lives.

On the mobility, it’s open-ness, not self enclosure into a tight social space, preparedness to further vision, outgrowth of preju-dice, and closed social traditions in where we are living. It is not abstract to say that education of the Youth is to prepare them ready for the trip. To everywhere on this planet earth; to where there would be verifiable pains

Hình: Hoa Ðàm

Page 13: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

12 13

ENG

LISH

SEC

TION

continued on page 14

FATAL INTELLECTUALISM

and happiness could be more exactly experienced. In another sense, mobility is equal to adventurous-ness. Since urbanization, life becomes stable and humanity have put out flame of adventurousness in Youth, but in the mean-time, have stimulated traveling trend in adults looking for new pleasures in exchange of daily bor-ing appetizers.

The spirit of non-dwelling, of course, has embod-ied in many differences. Non-dwelling means non stick to life-death, even to Nirvana. It is Openness, non-attaching to any tra-ditional values Youth must be allowed to learn to live into Openness and Toler-ance, and so they could determine by themselves the exact valuation of dif-ferent civilizations of hu-mankind, and they could choose by themselves an appropriate orientation for them in the course of harmonious progress of all different civilizations of the world, regardless of differences in beliefs, hab-

its of thinking, behaviors in daily living activities.

And here comes the level of knowledge of spiritual values in the Youth. We are talking on studies through scholarly tradi-tions. Three Collections of Buddhist Holy Canon is a greatly immense treasure of knowledge. This is a collection of basic teach-ings of Buddha Himself on life, substance of suffer-ings and happiness; from there many principles and laws on Nature, society, psychology, language of man have been drawn out through many eras and in many geographical areas with different historical traditions. Anyway, we all know that in the whole history of all human civilizations, in existence or in disappearance, not any theory couldn’t have been passed over by knowledge of posterior hu-man generation. A theory could be passed over and become obsolete but some how later re-passed again the one that has passed it and regains its tenure and remain active

again. However, very few recovered theory could have not kept its essence unchanged. The defor-mation could reach the point in comparison with its past, it could be seen as a deformed child. The Buddhist teachings stress upon non-permanence principle, so it depends on truth, on chance, and it is not whether to be passed over or not, or it is not the question of being put off or not.

A young man, though engaged into Buddhist studies, doesn’t have intention to become a Buddha studies scholar, but to study Buddha is to put in practice the capac-ity of sensibly, actively thinking in order to face the essence of living. Therefore studying Karma would not hinder studying mundane things; Buddhist knowledge never refutes laic knowledge. The only one difference between

these two is that Bud-dhist studies start at real living suffering situation of a human being so that we could recognize what must be true happiness. Compassion and Knowl-edge are two truly strong wings that would sustain the Youth in their direct flight into limitless space of life.

Venerable THICH TUE SY

By TUỆ SỸConveyed in English by THETA IOTA

Upon ideal of educa-tion and ways of its realization, obvi-

ously it would be a long history from Buddhism. Its activities have not been limited only to and around archives or conference fa-cilities in its monasteries, but also spread to royal courts, official establish-ments, and everywhere there be gathering of at least two persons and up in any people’s everyday living. Beside it must be added up with events and changes through ages, dissimilarities between nations… All could be col-lected in a huge series of Buddhist history on educa-tion. Unfortunately, nowa-days, it still is a topic too fresh for Buddhist studies. Clashes between Oriental and Western civilizations, in comparison with efforts of over ten centuries of contacts among civilized Indo-China worlds which last from late CE I century to XI or XII, in particular throughout Tang and Song dynasties, clashes which we are witnessing today would not be any-thing. Our present trouble would not be a problem of method as most part of people still had believed in.

Contributions from Bud-dhist Studies experts in European languages have proved so. Fond and Form of creative works from thinking and literature in

different Buddhist orien-tations cease to be an impenetrable labyrinth. In very old days, Chinese knew how to seize “hidden source’ of Buddhism in or-der to realize it along with their national and racial and traditional philosophy and literature, it should be a resourceful experience. Despise of many hinders between these two coun-tries, an immense desert in High Asia and Hima-layas cold mountainous range that become a very dangerous natural frontier and overrun any capabil-ity of any ordinary man who would use only his or her bare feet, these two nations had some times arrived to their mutual understanding. Our East and West have no such damned borders, so why it is so difficult to establish an understanding? Does it mean that difficulties Bud-dhism has encountered, particularly in education, would not be “science and technologies” or “spiritual traditions” between Orient and Occident? However, if thrown it out, we should be inclined to go deep into metaphysics, like told by an anecdote of Tchuo-ang Tseu (Trang Tử) “you are not fish, how can you know it be cheerful?”

As we had known in dis-cussions at many Asian Universities, “Western technologies and science” and “Oriental Spiritual

traditions” are regularly mentioned. And based on this sticker, Asian Univer-sities have taken it as their mission to strain all their efforts to realize it to its “fullest implementation”. Considering the contents and intentions, that would be nothing less than a mere slogan. We are not here obliged to examine its effectiveness.

Obviously we have to accept as a truth that technologies and science are exceptional products and nearly exclusive ones in western hands. For Western philosophers in particular in this century, they’ve understood very much in depth about their quintessence. Suppos-edly we had understood profoundly one among indispensable statements or propositions of Phe-nomenology, by which existence precedes es-sence. From here a de-duction could follow that the inner utmost nature of a specific phenomenon should be realized even in the means or man-ner of existing as its own individuality. That would be a concept in general. As exemplars, if we take some philosophers, in the context of their contribu-tion to western contempo-rary philosophical lingual world, we should decipher what would be the es-sence of western “technol-ogies and science” from

the one of the “spiritual traditions”.

Wittgenstein should be a typical one whose main leading ideas were recorded in Tractatus: Language is the molded form of the world. Hence, limits of our language should be limits for our world. This would state that all the ways by which our language is motivated should form a point of view on universe or on any human living. All utopias unearthed from any phi-losopher, are not derived from utopian character-istics of his thoughts, but his language and his method of motivating it had imprisoned him in an ivory tower of some uto-pian thinking. Language is no longer an outside and universal entity which anyone could use accord-ingly to express what is hidden inside his or her inner. In everyday life the question “What’s this?”, we would think that if the “what” were satisfied, the problem would be solved, based on universal stan-dards of language (x,y) or E (x,y). Nevertheless solutions would be found only by exerting logically possibilities depending on relationships between universal quantities and specific ones. However, when these quantities are scrutinized thoroughly, they would show off their “illusionary” characteris-

tics and at the end linguis-tic universal standards are truly false statements. Such analysis will create feelings of desperation toward regulations of any language classified as “truthful or accurate” one; and there would be only one language remaining is the language of poetry. Though not truthful or ac-curate as in ‘technologies and science’, but its capa-bility of describing reali-ties is plentiful. Therefore, logic experimentalists in modern Western philoso-phy accept only language of music rather than any philosophical or scientific statements.

Here we are not forgetting contributions from Mi-chel-Foucault to modern philosophical language. Language order should be world order. That should be main important point. He had named his contribution as archeol-ogy; because, through development of language syntaxes, traces of human civilization through eras could be found; and by these discoveries, char-acteristics of differential of schools of thoughts. For example, one among many troubles for teach-ers of philosophy in Viet-nam in present time when they’re trying to present concept of L’être or Be-ing or Sein, Philosophy

Vietnamese Youth are believed or trusted of sticking to traditional roots for their growth; but, because of irresponsibility or lack of knowledge or realization of the direction of this era from those, in position of educating, involuntarily such as a medical doctor who doesn’t know any better medicament than sleeping pills and make patient forget or overlook painful anomaly of the era that the Youth should be aware of in choosing aim, direction in the future for their lives.

continued from page 12

Hình: Hoa Ðàm

Page 14: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

14 15

ENG

LIS

H S

ECTI

ON

THE WORLD IN ACTION

The latest estimates put the number of children affected by Super Typhoon #Hai-

yan at 4 million - and we’re rush-ing emergency supplies to the worst-hit areas in the Philippines. Learn more: http://uni.cf/16TDWeV

You can help here:http://supportunicef.org/

For the latest updates, follow UNICEF Philippines on Twitter: https://twitter.com/unicefphils

As number of children affected by Super Typhoon Haiyan rises to 4 million, UNICEF steps up emergency response

students could feel very confused, because list of Vietnamese in usage does not contain these words, intrinsic existence, existential being, essence, quintessence, etc.; be-cause Vietnamese struc-tural syntax does not have these opera. European languages had been inca-pable of l’Être et le Temps (Being and Time), so if based solely on structure of Vietnamese syntax, we could not figure out the limit of this incapability. When a philosopher said; “the question on essence is the most generally uni-versal one, the emptiest one among possible ques-tions, but at the same time it could be condensed, realized concretely to become the clearest one in any specific actual present quintessence”. They are statements very strange to the structure of Vietnamese syntax. “Es-sence is the most gener-ally universal question …” in reality, l’Être or Être should be “gener-ally universal” in French language, except the quintessence, it isn’t. The insurmountable trouble is to take Être(Vietnamese Là) in place of essence. So when it said it’s a trag-edy for Vietnam in present time to record its being existence with plenty of blood and tears, it would reveal with bitter mockery on the condemned fate of this nation obsessed to slogan “to develop West-ern science and technolo-gies and preserve Orien-tal spiritual traditions”. To develop in way as such would be to change its es-sence and to self-destroy and not to preserve any a thing.

However, as said before, because it is not to try implementing beautifully

that slogan, activities of Buddhist thoughts in edu-cation had to cope with immense difficulties. In the past, Buddhism had to get rid of specific char-acter for its clergy so far dedicated to hidden resi-dence into deep remote forestry to attend where blood and tears shed down for human beings; and it had to give up Indi-an traits to move to where there would be life and aspirations for enlighten-ment of causes of living. Anyway, Holy Sakya is still real or earthy human being with bones and blood, He is yet never sublime god; therefore, development or preserva-tion of any cultural prod-ucts or works should not be an important burden to mislead concerned people when being a slogan or bearing a label. It should be fire and it is only possible to post banner from a distance and not right in the eye of it. That blade of fire when moti-vated will shine blazingly upon aspirations the most ardent in the depth of a person’s fundaments; and so indeed a person would see clearly what he or she does want in this living.

Anyway, nobody could overlook fantastic achievements brought in by Western technolo-gies and science that had spread great influences on every fields of this modern world. Particularly in structures of society, even in Vietnam in recent years, Buddhist Church of Vietnam has run to insurmountable crises. It should be widely accept-ed the main reason that this is the messy bottle-neck when principles of social organizations and spiritual traditions entwined together; that

means under any circum-stances, we are outcast under the pressure of the slogan of Development and Preservation between scientific technologies and spiritual traditions. The traditions, of course at this point, have been changed dramatically and funda-mentally as when being inserted into principles of organizing that take roots in cosmic and human points of view of the West; or more clearly in sciences and scientific pragmatism. When studying ways of or-ganizing among Buddhist clerical groups, some Western Buddhist schol-ars were amazed that by some unknown principles clerical groups had over-come crises, otherwise discordant and disband-ed; because dissidence really happened and created over 20 factions of church. Then came Mahayana (Đại Thừa) on the stage, the conflicts on thoughts and precepts are detached. But one thing should be recognized that activities of churches’ clergies were not differ-enced, the Church was still embodied in a unique form namely pure form or original. Here came Ma-hayana trend of thoughts but there was no Mahay-ana Church. The clergy still observes Serene Rules. Naturally, some differ in some details due to geographical locations or eras. For example, in cold weather zones like in China, walking for food is difficult to be carried out according to pure original rules, or it is impossible to prohibit food storage over night. Nowadays, the Church in Vietnam is no longer stick to serene rules as directive prin-ciples, but follows sharing power principles as in the West. This form is transfix-ing “spiritual traditions” in some aspects. For example, 4 baladi so far regarded as irreplaceable maintenance of clerical organization are losing their momentum. Before,

some clergy, under the influence of Psycho-anal-ysis, explained baladi or serious violations along with some strange ac-cents. This incident is becoming a reality and in some extent de facto events must be accepted. In this sphere, inner situa-tion could be more compli-cated and could overflow our present capability, so we dare not go into further details.

Above all, it is the achievements of Western scientific technologies that with stresses upon its pragmatism toward necessary needs in real life have haunted mind of those who are trying to preserve “Effectiveness” of spiritual traditions. It will follow that method of meditation for example should be required to be effective like any imple-ments that come from science. So, if science could prevent or decrease damages in everyday life, meditation would be also required to have that effectiveness, at the same level at least, if not to say far better. In the old days, a meditation apprentice would demand from his or her teacher to abandon “practical” aspirations in meditative sessions. If ev-eryday life thanks to medi-tation practice could avoid some troubles, for exam-ple disease, it should be regarded as an “obvious” result, bearing attribute traits, not aiming at it as purpose. Meditation prac-tice is not for gaining or earning or passing days, months or years of living or living his or her whole life without disasters. To make statements like that could be considered as illusionary, utopian. An interesting anecdote tells that when His Holi-ness Buddha preparing to cross the river by boat, he met a hermit; this man challenged Him, with the effectiveness of meditation merits, if He had any, He could try crossing the river

without means of a boat, by this He could prove his spiritual advance. His Holy Buddha said He needs only some cents, easy to be collected and He would easily cross the river, He does not need to waste a life for meditation practice. Indeed, when wishing to evaluate spiri-tual advance on practical effectiveness, an illusion or utopia is created upon utopia; and it is still con-sidered as an interesting thing!

Our trouble must be found here. Today or long time ago, it is still recom-mended that the Truth must be assessed by its practical effectiveness. Therefore, an ideal and perfect education has to prove its effects it would bring about could meet the practitioner’s needs. By this momentum, in-stead of opening paths into lively spiritual world, it is done otherwise to return to mean needs of the practitioner. Fear, anxiety in front of some undefined future is sowed. “Survival”, “destruction” etc… they are false state-ments but instill, aggra-vate fear. They are also powerful stimulants and put forward directives to be observed. Like an elec-tion candidate that would threaten constituency with darkened description of future, if not chosen. With the same image, for us, an educational direction to be selected must include development and preser-vation, advance and at the same time not losing roots. In an extreme case, if it must be chosen either way, or development, or preservation, so far Bud-dhism has chosen the former. The origin of man resides in his/her mind, when pushing develop-ment any further with the bottom of his/her heart, nothing would be lost. Old familiar sayings state that

FATAL INTELLECTUALISM

Pictured, an area of Tacloban, Philippines after the storm. © AFP

continued from page 13

continued on page 15

Page 15: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

14 15

MANILA/NEW YORK/COPENHAGEN, 10 November 2013 – UNICEF is rushing emergency supplies to areas of the Phil-ippines ravaged by Super Typhoon Hai-yan on 8 November, as the latest estimates indicate that up to 4 million children could now be affected by the disaster.

Therapeutic food for children, health kits, water and hygiene kits to support up to 3,000 families in the affected areas have already been mobilized from supplies available in the country, with dis-tribution prioritized for the Tacloban area as soon as access is pos-sible.

“We are rushing to get critical supplies to

children who are bear-ing the brunt of this crisis,” said UNICEF Philippines Represen-tative Tomoo Hozumi. “Reaching the worst affected areas is very difficult, with limited access due to the dam-age caused by the ty-phoon to infrastructure and communications. But we are working around the clock to find ways to get these supplies to children as quickly as conditions allow.”

UNICEF’s warehouse in Copenhagen is airlifting US$1.3 mil-lion worth of additional supplies for another 10,000 families, includ-ing those affected by the recent earthquake in Bohol. The ship-ments contain water purification tablets, soap, medical kits,

tarpaulins, and micro-nutrient supplements.

Children who have escaped the terrible damage of Haiyan still need urgent as-sistance to survive the aftermath of the storm. Particular con-cerns include health, due to the impact of the typhoon on water supply and sanitation systems. Children also need safe and protect-ed spaces to be able to play and resume studying while adults work to recover their homes and livelihoods.

“As we get a better picture of the impact of this devastating crisis, it is clear that even more children are affected than first thought,” said Mr. Hozumi. “UNICEF is doing all it can to

reach these children, as quickly as possible with critical supplies, to protect their health, safety and wellbeing in the difficult days ahead.”

“Put down your sword, and you could become Buddha” or “after a sea of sufferings, return to hap-piness”.

Above some ideals were mentioned, but out of its perimeter of the topic, because its center of interest, with 4 words Duy Tuệ Thị Nghiệp, has been depleted, cha nged, so that Intelligence would become educational knowledge, comprising “technologies”, “meth-ods”, reserved solely for the slogan of development of technologies, science and preservation of spiri-tual traditions.

By TUỆ SỸConveyed in English

by THETA IOTA

FATAL INTELLECTUALISM

Pictured, an area of Tacloban, Philippines after the storm. © AFP

BUDDHISM AND THE YOUTH

Venerable THICH TUE SYTranslated to English

by VIÊN MINH - Giáng Kiết Tường

Introduction by Hoa Dam: Ever since a very young age, the rather

slim monk with sharply glinting eyes, had many times been at the podium of the Van Hanh Buddhist University (in Saigon be-fore 1975) to lecture tire-lessly on topics ranging from Ancient and Modern, as well as Eastern and Western philosophical top-ics, to profound debates on the Original, the De-velopmental, and the Zen Buddhism.

That same monk had once walked away from the boisterous city life in the capital (of the South) to find solitude in the breezy ocean-side Nha Trang on the Trai Thuy hill, spend-ing quiet teaching days

with the young student-monks of Hai Duc Institute of Higher Buddhist Stud-ies, passionately sharing and eagerly passing down his enormous profundity and vast knowledge.

And that monk, in his middle years of life, had proudly walked the steps of an undaunted Bodhisattva into the perilous danger zone to stir up multitude of oceanic tidal waves de-manding freedom, democ-racy, and equality for the entire human race in the midst of this life’s full of in-terminable ignorance.

Always peaceful and care-free, with just his faded brown robe and grey cas-sock, whether living in the raucous cities, or among the serene wooded forests, or even during the pris-oned years with inexplica-ble death penalty (in 1988), that same monk showed an unyielding fearless-ness through all occasions and circumstances.

And today, that graceful monk – the Most Venerable Thich Tue Sy – will present to you, the young Vietnam-ese people in the country as well as those all over the world, this genial dis-course about “Buddhism and the Youth”. Certainly each and every one of us will receive this topic in our own diverse perception.

Each of us, with individual thinking and distinctive in-sight, are somewhat like the bells hung high. The words of Thay are like mal-lets that could create the beautiful ringing sounds. The bell sounds, whether long strike or short beat, deep baritone or high so-

prano, shrilling pitch or unhurried pace, if Thay could hear them he would also agree that they seem to be the sounds echoing from all of us. (There was this one time when Thay heard a friend – probably a young friend – shared about love and eternity, Thay thought that was a sensational talk.)

Today this marvelous dis-course on “Buddhism and the youth” by the Rever-end Thich Tue Sy is like a

steaming hot cup of tea. We shall try to receive the offer and sip the brew to individually taste the wonder of tea. Regard-less of how you feel it, we should all agree that this discourse is offered in the light of an Enlightened Religion – liberated from all mundane sufferings; released from the binding of the arcane mind and body; uninhibited by the restricted boundaries of ambitious ideals, of fixed thoughts, or of blinding belief.

In our ordinary life, search-ing for that enlightenment also means that you are trying to reach the ulti-mate freedom. And in the sense of this liberation/freedom, the discourse of Master Thay Tue Sy is by no means pushing or forc-ing any of us into a prede-termined mold, nor preset standards of any kind.

“Light your own path”. Each of us has to discover our own true dharma!

continued on page 16

continued from page 14

Hình: Hoa Ðàm

Page 16: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

16 17

ENG

LIS

H S

ECTI

ON BUDDHISM

AND THE YOUTH

WELCOME LETTER TO CONGRESS OF CƯ SĨ1 BUDDHISTS OVERSEAS

My dear friends,

The topic of our discussion today is “Buddhism and the Young people”. Such title tends to create an im-pression that Buddhism comes in many different forms; and each form ca-ters to certain generation, or certain socio-economic class. But then, one can also believe that there is only one Buddhism, and today’s topic will exam-ine thoroughly the basic characteristics of Bud-dhism, and extract from them the conclusion as to whether Buddhism in that sense would be appropri-ate for the young people. Of course, here, all of you are Buddhists, so the an-swer is probably already available long ago. We are not going to state any definition, nor reference Buddhism in any particu-larity or trait, no matter what definition we use, or in what side we would see it.

In so saying, it may still be hard for you to grasp the heart of the matter. Many of you probably have read books on Zen Buddhism, or at least have heard of Zen ko-an, which some-what goes like this. A per-son asked a master: What is Buddha? His master replied: “three pounds of hemp”. That wasn’t a jok-ingly replied story, nor was it an intricate state-ment on the transcenden-tal philosophy micropro-cessed by the Zen master. But it’s just because here, we are going to search for the significance of life and to discover its worth and benefits. As if defined by a writer or a poet, we are not here to characterize

or describe life, because we are not looking for its encyclopedic knowledge, but we are here to explore true qualities of life. Just like a bee seeking a flow-er, not to find the physical beauty and alluring scent of that flower because the flower’s beauty and scent are only representations of existence. The bee only seeks the flower to extract the sweet nectar deep in-side that flower in order to provide nourishment for its own surviving and that of its species.

Young folks are often re-minded and advised to learn to live a life worth living. Our proverbs also taught “Be worth the value of the young!, as you land in the East, the East would be calm; as you mount the West, the West would be in peace”, and for that, our young people would think that they should perform certain illustrious acts, oth-erwise their life would be a waste. Some of them have, indeed, succeeded with a brilliant achievement that is worth everybody’s admi-ration. All of us are in awe of him, too. But just look into his eyes a little bit, had any of us here has a mind to do so. What do we find in those eyes? Would we see a lofty vast firma-ment, onto which an eagle majestically stretch es its wings, or would it be a lost heaven in the regretful reminiscences of his youth as he left behind his most beloved for the conquest of fame?

The answer would be both. One would chase after illu-sion to search for his own real image. Where is the sweetness of life, on either

side? Now we are tempo-rarily leaving the roman-tic panorama to look into another aspect of it. Could there be any other picture worth more in apprecia-tion? That depends again on the viewer’s artistic standpoint.

Long ago, there was a prince to whom the golden throne was to be expect-ed and under whom the hoofs pounded on the long march in submission. That night, as the whole royal palace was sound asleep in the deep and quiet night of power, fame, and wealth, the prince ordered his charioteer to saddle the best of his warhorses. But his galloping horse would not trample the battlefield. His powerful dagger would not overthrow the pathetic enemy. From then on, the royal footsteps began gal-livanting all through to the ends of mountains and riv-ers; at times lonesome by the waters, or alone under the treetops. What did he want to find? Let’s hear Him say: “And then, O Bik-khus! While in my youth, with hair still dark, and life full of vitality; despite the disapproval of the par-ents, their face stained with tears of sorrow… I have left the family, I have shaved and donned the frock, I have chosen the celibate life. Leave behind everything in order to seek something more virtuous, to find a direction guid-ing toward superiority, to search for trace of an ulti-mate tranquility.” Thus he left, he searched, and he discovered the way lead-ing to a peaceful realm and perpetual happiness.

So the path that He had

taken was then announced and introduced to others. These capable people are like the lotus flowers that only grow in the muddy standing water, but these lotus flowers would bloom upward out of the filthy mud so that they them-selves are not tampered by the stench from which they come. However, the path that was announced and introduced was not by any mean an easy accep-tance with faith by every-one. The people who pro-tested against it were not in small numbers. When the young Master arrived in Magadha, one of the most powerful nations of that time, several young men from wealthy families like Yasa and his friends, other well-educated men like Sariputtra and Mog-gallana, or young men of royal descendant, princes and noble courtiers took turn to leave behind their own family and denounce their grand social status, to accept the glorious Path to Ultimate Truth. From a certain perspective, their leaving did produce a large vacancy in society, causing a disturbing up-heaval to the ordinary life that everyone was ac-customed to. So people worried. They started to discuss the situation in whisper at first, then dis-approval and disappoint-ment came among them, and at last they even got angry. This opinionated inclination almost initiated a wave of opposition: “Sra-mana Gotama is causing fathers to lose their sons, wives to become widows. Sramana Gotama disrupts our normal family life.” But the trend in opposition did not last long enough to be-come real public hostility. Because not for very long afterwards, these fathers and young wives realized that they were not actu-ally forgotten or deserted by their love ones, but that they were finally shown the fantastic taste of love

and happiness which was absent in their lives for the longest time.

So from the initial intro-duction, this rightful way, this pre-eminent and ulti-mate path that could lead to an everlastingly bliss-ful world, did not mate-rialize by the power con-quered with daggers and blades, but by the power that comes from compas-sion and wisdom; this su-preme path was gracious-ly accepted by the young generation of people, the brightest class of society, the ones who would stipu-late the future direction of the whole populace.

Maybe we ought to stop right here. That image may seem too farfetched, unreachable and over-whelming for a lot of peo-ple. Despite the fact, not a single one of us male or female young person, would not agree, from the deepest of our heart, that we are driven by an un-restrained powerful force. This power is called the desire to dominate. Such as dominating love, con-quering fame and attain-ing status in life. It doesn’t matter from what angle or direction one looks at it, it is like all of us are little children chasing after a butterfly. Once you hold the dead butterfly satisfac-torily in your hands, would you ever wonder: what do this conquest and this vic-tory mean to me? No, we don’t ever wonder that, we continue to chase one but-terfly after another. In the history of human kind, how many famous conquerors, after each victory, would only see themselves as just small delicate ones in front of the power of gentle human love?

The galloping stallion of Genghis Khan did not stall in front of enemies, but the great Khan’s innermost

To: - All Reverend Honored El-ders - Distinguished Fellowship of Buddhists,

From Vietnam, we respect are bowing to pay hom-age to the Honored Elders, present here for witness-ing the Congress of Cư Sĩ (Laypeople) today. I also send to all Buddhists pres-ent here the warm greet-ings between the children of Buddha, but as a result of nature of differences, or the living environment is not the same, so there are often conflicting ideolo-gies. However, all under-

stand that Phật Tử tại gia (Buddhists at home) but living like a laypeople has one only way to go, that go together in the Holy Reli-gion that the Buddha had show; and only one goal is to reach liberation and en-lightenment that the Bud-dha revealed.

Within thirty years to now, I do not know how many Đại Hội Cư Sĩ (Lay Congress-es) are held overseas. In Vietnam, if any, I do not have the grace to attend. How correct enough to say that in a very long time I did not have extensive communication with lay-

people. In such conditions, it’s hard for me to write an essay for the Lay Congress is being held today.

As far as understanding of my current lack of what happens as now, the con-gress was organized by Tổng vụ Cư Sĩ hải ngoại (Lay Association Over-seas), of course it carry a duty to guide and propose specific programs to prac-tice and learn, in condi-tions of the western societ-ies, between the modern and prosperous culture and material, in which the Buddhists are living.

In addition, overseas Bud-dhists, as well as other major parts of the nation, for reasons or economic, or political, but to leave the country, become citi-zens of other countries, with all the obligations and rights of man of the country bearing him. But in blood, in the mind, the overseas Vietnamese Bud-dhists cannot forget their roots, so it always felt their sacred duty not only to ancestral past, but also with many generations present and future, still awake mind for the future of Homeland. This is not an obligation of two floors,

one shoulder two burdens. Why? Today, the world has been more expanded, the gap between the na-tions become closer, so a modern man is obliged not only to his country, but also for the obligation of humanity. The disaster, epidemic disease happens somewhere; the rest of the world finds itself obliged to relief. Somewhere a na-tion oppressed, the rest of humanity speaks up for intervention. Thus, what is called national obligation, together with the obliga-tion of humanity, are two activities with the same active substance. First, it is the human substance. Second, say the true meaning that is the Bud-dha substance.Buddhists, living in the normal world, is daily im-mersed in the world of lux-ury and enjoyment, they still find themselves able to learn and practice guid-ance, and act naturally as breathing, because the self of each being is the nature Buddha.

continued on page 17

continued on page 17

continued from page 154

TUỆ SỸ

Hình: Hoa Ðàm

Page 17: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

16 17

ENG

LISH

SEC

TION

BUDDHISM AND THE YOUTH

feelings were not at peace when he knew that there was someone longing for his return at the other end of his conquering road. That was the last enemy to battle with. Khan knew very well that even with the combined power of his ten thousand mighty sol-diers, he wouldn’t be able to win over such enemy, or to claim victory over such empire. He sent for an as-sistant, a wisest and most proficient advisor, to help gather the supernatural power instead. His diplo-mat went to Zhongnan-shan Mountain to seek Qiu Chuji. The Taoist priest left his mountain, crossed over the desert to arrive

personally at Khan’s su-preme headquarter, to explain his view of living forever and never dying, and to clarify the secret meaning contained in the Book of Tao consisting in 5000-words ascribed to Laozu, the founder of Tao-ism. At the conclusion of the Holy Book, once all of the riddles of the language had somewhat betrayed their hidden meaning, the great Khan came to the ex-clusive assertion, that he would be the loser in this very last battle.

So, what is the significa-tion of conquest? Each of us tends to look for some-thing in our life, for certain

significance, for the ideal and the reason to live. For the majority, love and hap-piness are those ideals of life; for others, it could be wealth, fame, or power.

People even agonize them-selves mentally or torture themselves physically, in pursuit of what they think the paramount for their ex-istence. But we also know that besides the illusory and precarious happiness of life, there are also far-reaching horizons and a path to altruistic selfless-ness; but only a handful of us are taking that route, and a whole lot less peo-ple reaching its destina-tion. Why is that?

Once there was a liter-ary researcher who, when commented about the poet Li-Po, had no reserve what-soever in raving this excep-tionally brilliant individual

with a liberal and extrava-gant way of life. But then he concluded: we are not of the class of Li-Po, and we cannot live like the way Li-Po lived, because we do have family, wives and children, and many other responsibilities. Be it as it may, could it be that all of us were born predestined with a noose on our neck, but Li-Po was not? Could it be that we are only al-lowed to admire, and marvel at the outstanding characters and their lives, just like a ragged beggar would only stand from far away to crave and long for the precious jewels worn by an attractive princess? Sure, Li-Po cannot live like us, and of course we do not have to become like Li-Po in order to have the rec-ognition of others. Each of us has within ourselves an endless hidden treasure. There is no need to bor-

row or steal the attributes of another individual. And no need to inadequately evaluate ourselves.

The Lost Son in the Lo-tus Sutra wouldn’t think of himself as the only son and heir of the rich propri-etor, the one whose power even surpassed that of many high ranking dig-nitaries of the royal court. This young man even felt happy when he was hired as a lowly servant, and was so proud to become the humble servant of this affluent family. He took pride in cleaning out the latrines, and was pleased to be permitted to sleep in the horses’ stalls. However, deep in his essential na-ture, in his bloodline, and from an unlikely peculiar destiny, he was the sole inheritor of this wealthy family. He would be rec-

Based on the teachings, then whoever can say so. But contractual issues and contract opportunities, I cannot say any more spe-cific. However, I also want to contribute a modicum of faith with the Congress, should also like to contrib-ute a few things to think.

We are disciples of the Buddha; by living life nor-mally tend to vary, so di-vide into two, at home and a monk’s life. Then by the differences about sex, it divided into four. Although the two are, or whether they are four, practitioners have a common Hoy Bud-dha to go, for the common end to reach Nirvana.

In ancient times, when this new world into being, when this ground surface has not yet appeared crea-tures, the ancestors of hu-man beings are living in the natural realm Optical sound, natural or Aurora. Those beings that fly up in the space according to the speed of light, survived with the food of joy by the oscillation frequency of the light generated. Until they are attracted to the ground, unable to move in

light, must taste the flavor of the earth as the food, then their body gets more and more to hypertrophy. Right at beginning, there is not discrimination on sex yet. Those primitive living things taste the earth food; in process of digestion, ab-sorption, excretion, show a continuation of the cycle, gradually with more new foods. Final stage of this synthesis is rice. And it will be much more integrated in future. Consistent with the process of the synthe-sis of food, the body of liv-ing beings followed also along of evolution. Until one moment, the distinc-tion of sex appears. From distinguish between sex, gradually to distinguish on species, race, ethnicity, and class. It is of course morphological evolution of human society. When Bud-dha preach this theory, point it again the process of evolution and develop-ment of society, He wanted to explain to the disciples understood that any dis-crimination in the world, the dispute and conflict between social communi-ties, and the nations, only as a result by the impact of the living environment,

of the natural environment and of the social environ-ment. In other words, is caused by interactions between personal karma and common karma. That means not only revealing that all peoples, regard-less of differences in the process of accumulating material possessions, all are equal in quality as a human, it also reveal the meaning that all beings are equal in substance.

Briefly through the con-tents of a segment above, here temporarily, we can say that, on the basis of thought and perception as such, between Buddhist practice every day in or-der life without even found themselves isolated and inconsistent with people around. This comment has its reason. Previously, in the society of Vietnam, practicing Buddhism that means you has to shun all worldly activities. Many of my older relatives, have so much faith in Buddha and very often go to pagoda to celebrate Buddha, but said, dare not take refuge in the Buddha, because fond of drinking and many other things. Say like that, the disciples of the Bud-dha we are all saints of all, because no one in greed, in hatred and in delusion;

no longer anything materi-al desires. But, the Buddha scripture says, the Bud-dha-Dharma as medicine. Depend on the kind of sick to give the drug. No longer sick, no longer need medi-cation. So, nobody said it would wait for me get healed jus driving me to the hospital. In that sense, we might not be surprised to have remarked that how sublime are the teachings of the Buddha so why the Buddhists do not live at all such sublime? A visual comparison, saying like that same also say that other hospitals so good, have many skilled doctors, but why do more and more people get sick, not less at all. We have fallacies too much when compared to that? On the meaning and logic, it’s not fallacy, but in fact there is so. In reality, there is fallacy, because by the reality there is a part of people practicing at home as well outside of home, self-identified Bud-dhists, but living in mess up, in debauchery, their ethical standards below the level of those who do not believe in Buddhism, or to quote the teachings of Buddha to justify the dete-rioration of their personal-ity. In this case, it can com-pare them like a patient arriving to the hospital but

refused to comply with the rules of treating of the doc-tors, themselves eating, sleeping, doing what they like, but blame the hos-pital treatment is not ef-fective results; increasing disease but not relieved. However, the hospital also has seen the responsibility for failing to properly care for patients, and without strict measures must be strict when necessary.

One thing should also note here that, the examples mentioned above only makes sense depending on where to apply, or for the Buddhist at home or at outside home (monk and nun). In the practice of rules, the people outside home commit the rules; they can be punished or can be ex-communicated.

Terms of rules for the mo-nastic discipline are pretty much; there is no violation without along the provi-sions of penalty attached. The rules for people prac-tice at home are fewer; only five or eight precepts alone. Compared with the people practice outside home in reality, the people practice at home violate their rules very more fre-quent, but they are only be

WELCOME LETTER TO CONGRESS OF CƯ SĨ1 BUDDHISTS OVERSEAS

continued on page 18

continued on page 18

continued from page 16

continued from page 16

Hình: Hoa Ðàm

Page 18: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

18 19

ognized as successor only when he himself can trace his own lineage, and can substantiate his own aris-tocratic significance. Oth-erwise, one who thought of himself no better than the breeding horse of his boss, cannot have dreams to prove himself the sole heir of the family. Because that wasn’t inheritance, it was more like strategic plans of a usurper.

In that case, definitely would he be punished on account of his extravagant ambition. Here while we cannot ascertain our own noble dignity, and cannot appreciate the precious values of life - the values that are certainly not high-er than the rows of social chairs and the steps of social ladders which are insituted in an irrevers-ible order; meanwhile, we call ourselves “Buddhists”, meaning we see ourselves as rightfully legal descen-dants of the Tathagatha’s Holy lineage; is this some-what contradictory?

Among my young friends, many have tried to ascend and move up in life, estab-lishing their own values; they thought that if needed and when wanted, it is not hard for them to just don the most expensive cloth-ing or sit at the highest po-sition in society; and when not needed anymore, they can just “discard the gold-en throne just like throwing away some broken shoes”. Those friends, after a time struggling with life in order to prove their selfworth, some of them are even

“lucky enough” to climb up these high-profiled chairs, suddenly realize that the importance and value of this life are being painted, decorated, and engraved into these chairs. So from then on, they would fas-ten themselves firmly onto them, and insist on de-fending these values at any cost.

Some other friends of mine, after a broken rela-tionship, suddenly real-ized that happiness, so real in their own hands minutes earlier, was now just pretentious. One came to me after many days wandering around in his miserable sorrow. He came searching for me not to find a consolation, but he came to graciously lecture me on the meaning of love and eternity; and the meaning of true hap-piness and the supreme cause of life, the ultimate good. While listened in-tently to his talk, I felt like I have drunk all the drops of sweet dew dispersed from each of his burning tear-drops; and I have asked myself whether my friend had realized the mean-ing of Nirvana? Now that 30 years have passed, I have to confess that I could not forget that mar-velous “sermon”. But just a short time afterwards, my friend again threw himself onto new romance. When I asked him why, his answer was that the sweetness of that first love could have never been adulterated with time. It forever resided in an obscure part some-where in his heart. He only chased after frivolous and

fleeting relations, pursued the empty fame; just be-cause he attempted to for-get things that was gone, and gone forever, that nev-er could be retrieved. Once in a while, when thinking of this friend, now quite successful in his real life, I often wonder if he had ever thought back to those youthful years, wouldn’t he think he was being so stu-pid, chasing after illusion? And furthermore, between these two stages of his life, which one is truly illusion?

They say that Young Peo-ple are standing at the threshold of life, so you have to prepare your bag-gage to enter life. I want to say it in a different way, by relating to my own youth that has passed. What I want to relay is that you – the young generation – are placed with two questions that demand immediate and confident answers; or that you are positioned at the forked road that re-quires your decision with-out hesitation, either Love or Achievements. In front of you is a long winding road that looms in the dim residual light of morning stars. It is not quite dawn so as to easily distinguish where you are standing and where the road you’re taking will lead you. More-over, are there really two branched out roads for you to choose or is it just one? Which way are you going to proceed? Wheth-er to follow the path of achievements and repu-tation, just as the saying goes “to have been born in the world, may one’s name be impressed upon the mountains and rivers”; or perhaps to pursue the silhouette of an eternal springtime? Both of them make sense, and I know all of you would under-stand them clearly.

We do not have to go through lengthy explana-tion and argument. But there is one thing that I have to stess your un-derstanding of the future path ahead of you is not quite what you are seeing by yourself, and knowing yourself which way to take as the first morning light breaks through. It’s rather the remnants left behind from many generations before you. It’s not often that one can just formulate one’s own distinct pathway and not trailing any other pre-existing track. Tracing slowly step by step after other generation’s direc-tion, only then young peo-ple can carefully develop their own future roadmap. Among these youthful in-dividuals, many would not step out of the jungle’s darkness to find for them-selves, with their own eyes, the roadway that leads out to the future even when daybreak has come and the morning sun brightly shines.

We will now explore in his-tory and find such a youth. The one that came to my mind was not a stranger to any of you, and I want to remind you of the Emperor Tran Nhan Tong. When still young and growing up in lavishly splendid palace filled with joy, this aristo-cratic young man lived like a recluse amidst the royal kingdom; with a true her-mit life of abstention and ascetism. I wonder if the graceful bearings would have been appreciated by anyone in this young roy-alty, but the King Father - only seeing the dreadfully emaciated body of his own heir - could not help but uttering a cry, wonder-ing if his son would have enough strength and ener-gy to look after the empire, safeguarding its territory.

Nonetheless, that same young man, once en-throned and residing over the entire nation, not only ascertained his own self-worth, but also substanti-ated the lasting existence of his whole populace. Whether sitting at the tow-ering royal throne, or em-barking impressively in the battlefield, or return-ing home on victorious mounts after triumphant conquests; nights after nights in the serene dark-ness of history, even now, we can nearly imagine the sound of his repetitive gong strikes and distinc-tive ritual chanting of this royally majestic king who once viewed the throne like a pair of discarded sandals: “What that is to be produced by con-ditons should be viewed as a dream, a mirage, a bubble...” How could the one who perceives with his own eyes the whole uni-verse as ephemeral - like dewdrops on the grass blades; nevertheless with supremacy, would be able to make up his own des-tination as well as that of the entire sovereignty? I hope that all of you young people out there can come up with the answers your-selves. Because when you can provide answers to those questions, you sure-ly can make up your own destination and not worry so much in making errone-ous mistakes.

Now we finally come back to the main discussion of our topic. Many of you when hearing the title of this topic, would prop-ably have thought that the speaker will present some-thing related to certain Buddhist structural stand-point, and gathering from that viewpoint he will ana-

BUDDHISM AND THE YOUTH

advised to repent karma thinning out only, but no penalty at all. In this con-nection, we can recall ex-amples of the hospital. A hospital, or doctor who has conscience, not deny that any human disease. Even when no hope for the treatment, doctors still tries to give patients hope to be cured. It was love in the career and position. Virtue of compassion is re-flected in the teachings of Buddha as well.

Of course here we do not say over words to protect the laypeople at home, be-lieve in Buddha but lack the energy, indolence, liv-ing in dissolute, but never repent at all.

Anyway, look on the sur-face, people at home are more difficult to practice renunciation than people outside home, because they lived in the middle vortex pollution, run after often sweet attractions of the world. This difficulty is said the timeframe for achievement of the end, sooner or later differ-ent. It will be difficult, be-cause time is too long for achievement. On general, practicing at home or out-side of home, it is difficult by nature differences, by fortune differences of each

person, not because this place is harder to culti-vate than other places. In Buddha’s time, many of the people outside home, including A-Nan He, of course he had much fa-vorable condition to prac-tice, but he achieved only preliminary results, which as St. Anathapindika He, She Pi-amnesty-Lay past and many others attained without much difficulty. The people at home like Head in Pi-daily-ly, or Úc giả Tượng Tôn, but live at home, again attain in Holy Religion even higher in his Noble Ananda.

Well, not that the problem is difficult or easy, rules are much or less, but it is just an achievement goal in the end. In that sense, at home or left home, all are equal in Holy Religion. If the left home who lost the Buddha mind, then, wheth-er the form is said that is the essence of Buddhism but a matter of fact is the practice in evil karma. People at home, yet to live and work in the world, but to do with Buddha Mind, all the rule of the world is Buddha-Dharma. Teach-ing in Chinese said, “Vong thất bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, tức thành ma nghiệp” (Loss bodhicitta, but still practicing the Bud-

dha in public look like real, so for sure it is evil karma.)

But how we start and rise up the Buddha Mind, and then how we make that Buddha Mind to be in peace? Those are the questions that he Tu-Bo- has asked the Buddha in the Vajrayana. The hard-est thing to understand Buddhism for Buddhist Studies and Buddhist practitioners, the most difficult road, the longest pass, which is usually long to “a tăng kỳ kiếp” (long no ending). That is how to see, to know as if real that, in itself, in essence, we are Buddhists, the true son of Như Lai, born out from the metal mouth of Như Lai, birth by transforma-tion from Dharma of Như Lai, are heirs of legacy Dharma of Như Lai. As it said Kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra), it is not easy to see very soon that our fate is not a despicable servant, worthy only of work clean-ing the basement toilet.

So, Bodhi Mind, or wish to become Buddhas, is the foundation for Buddhist to study and acting Bud-dhism.

However, initially, not all people look to the Buddha-Dharma with the sole de-sire is to become Buddhas. Many people look to Bud-dhism for spiritual comfort, to alleviate suffering is en-during. It is the messianic

aspects of Buddhism. The essence of Buddhism is the correct operation of com-passion and wisdom. So, first of all, Buddhism is a nursing home, the orphan-age, a relief house. This is according to the symbolic and practical activities. As when Trưởng Lão Tu Bồ Đề ask Buddha, how you rise to Tâm Bồ Đề (bodhisat-tvas) and how to make it dwell in peace, and Bud-dha point out the method to comply. That is the prac-tice of generosity (give charity). It is the practice of generosity when prac-ticing up to the absolute level of achievements and accomplishments then lead to ba-la-mật(2). In the classic original teachings, virtue of giving charity to the people at home has so many explanations for it. Many Buddhist are fa-mous on doing charity as Trương giả Cấp (Anathap-indika) ở thành Xá Vệ (in the Xa-defense), or trưởng giả Cù Sa ở Kiểu-Thưởng-di. Many great festivals of sacrifice, donation of ani-mal’s blood donation for Gods, but the Buddha ex-plained the true meaning of prayer and sacrifice, and then those great cer-emonies turned into relief society festival.

Alms or charity, according to the teachings of Bud-dha, that is including both positive and negative, say good sense. On the nega-tive side, the people who

want to do charity, has to deliver their assets to those people with eco-nomic suffering. Spend-ing much like Cấp Cô Độc (Anathapindika), even his assets run out. After that, did what Buddha guide, and recommended of the Monks, he restored heri-tage. And he resumed his career to continue to do more relief.

Clearly, according to the teachings, Buddhists at home made rich, accumu-lated assets, not only to enjoy themselves or their relatives, but also to share for many people, those who are short or unlucky, or they are not enough capacity for self-support. So, in a lot scripture, Bud-dha teaches a Buddhist laypeople to know how to accumulate assets how for lawful business, and then spend and use your fortune a useful way, for themselves and for many people, for this life and for many generations after. But, on the positive side, the act of giving charity of the laypeople is the hu-man factor for maintaining the actual peace and joy in the society. Like when a Bà La Môn (Bhrama) asked the Buddha about how to organize a big ritual sac-rifice and praying well ef-fective. Buddha showed the things must do first for ritual get real effective.

WELCOME LETTER TO CONGRESS OF CƯ SĨ1 BUDDHISTS OVERSEAS

ENG

LIS

H S

ECTI

ON

continued from page 17

continued on page 19

continued from page 18

continued on page 19

Page 19: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

18 19

lyze and explore whether it would apply to the young generation, or bring about actual benefits to this young age group. Up until now, I have not introduced any form, any structure yet. Are any of you disap-pointed? Well, maybe you ought to be a little disap-pointed. That way, it’s ap-parent that none of you come to passively listen to me, whatever I say would satisfy you. Rightly so, you should have choices, even-though the choices are not up to your own wishes. Be-ginning with realization, there would undoubtedly be options. When working with the talented capacity of youth, first of all there is the ability to choose. Young people are educat-ed to know how to select options. Determining one’s future plan is making the right choices intelligently.

Furthermore, we should not be too disenchanted if there is not a specific Bud-dhist structure applying to the young generation. There is only one moon up in the sky. But that moon can be graying with old age and death, or it can be a new moon freshly emerged with youthful in-nocence; likewise, it can be a bright moon that bears witness to faithful hearts, or it can be an “old moon of spitefulness that maliciously causes the discord between lovers”. Yet other young people come to Buddhism hoping that the blessed water by the compassionate Bodhi-sattva would revive their wilted heart which was rejected by love. And yet

Leadership,any leadership model must have guidelines.Set solid principles and objectives,then create the standard of excellence.Leading by Exampleis the foundation of life and leadership,for others to followand inspire,

to have a shared common vision,with abundant enthusiasm and action.There are many different pathsto our ultimate goals,but these paths must be built onthe foundation of compassion, wisdom and courage.We must envision the future,create a practical ideal,consider the potential uniqueness of the organization,persuade and take quiet actionfor all to see and follow.An exciting and wonderful future.We must take the challenge,and look for innovative waysto improve our organization.Experiment, take risks,and learn from the mistakes and failures.They present opportunities for growthand transformation.For a better futurewe must take action,promote and support each other.Cooperation and collaboration for sustainable change.Positivity,mutual respect and unityare all so precious,like the rhythm of the heart.Extraordinary effort,inner values and human dignityare the key,my dear Buddhist friends.Hard work is ahead,our hopes and dreamswill come truewhen we live for the greater good,and when we contribute to the development of humanitywith great understanding and love,tolerance and forgiveness.

others come to seek Bud-dhism to wash off “the heel pacing after fame tainted with grey mud, or the face of marquee suntanned by the rays of great changes”. They may find on their own a Buddhist structure that correlates well with them. If Buddhism cannot allevi-ate their mental sufferings and their weariness of life, it would be just like a doc-tor refusing to treat sick patients. Therefore, you are advised to find your own view point that cor-responds with Buddhism, not taking those that are already being molded by others such as your Super-ìors, your reverend monks, or some other brilliant re-searchers. A Vietnamese Zen master once said: “Young people ssould bear in themselves the ill of soaring high, and not content with retracing the footsteps of the Buddhas.” We will walk the path that we select ourselves, no need to drudgingly follow after the trace of others.

This manner of speak-ing sometimes causes people to feel bewildered. Wouldn’t it be too con-ceited, too arrogant? Then please do not create a song with a quick tempo out of those words, but try to compose a gentle so-nata like smooth undulat-ing water of a lake, then we can easily comprehend the sound of these words: Be at ease in choosing a direction for yourself, and ready to take on the re-sponsibility for what hap-pens along the path that you have chosen. These are the words of the Bud-dha that you should re-member: “sentient beings are the inheritors of all ac-tions that they have carried

out themselves”. And Bud-dha also taught us: “Be the successor of the Tatha-gatha’s true dharma, and not the heir of material re-sources”.

All of you are learning to prepare yourselves for worthiness of being heirs: Inheritors to the heirloom of familial ancestors; In-heritors to the traditions of a country’s heritage; In-heritors to the humankind legacy. No matter what position you are placed in, first and foremost, you, the young generation today, have to be the heirs. Vic-tory or defeat in the posi-tion of being an heir is the responsibility of each one of you, personally, indi-vidually. Be prepared to develop your own wisdom, build your own ground, to cleverly choose the path-way to life, and be ready to accept the responsible actions for what you have committed to for your own self and all other sentient beings.

There is not a universal Buddhism that is broad-spectrum for the entire young generation. Each one of you individual is representative to the dy-namic form of Buddhism.

I sincerely wish you would have enough strength to conquer lots of kingdom that are to be conquered and win over the powers that are to be won.

Ven. THICH TUE SY

Translated to English by VIÊN MINH

BUDDHISM AND THE YOUTH

That is, if it needs to have enough sufficient public funds, so you have to force people pay additional tax-es, and encourage doing free labor, it only makes the poor people become poorer only. Do it now is, king take the rice seeds in stock for people planting in the fields, open pub-lic workshops for worker wanting to become crafts-men, open the vocational schools for those who want to train a career or profes-sional, etc., that means how to make people have peaceful settle down and enjoy doing good busi-ness, then it comes to dis-cuss about sacrifice and praying. Thus, religious obligations can only bring practical results, only when a relatively afflu-ent society and peace in place. If in a country with many Buddhists, the peo-ple of that country was not at peace, no social order and security, the majority of the population live in poverty, then there cannot be called a renaissance of Buddhism prevalent.

In short, only on the basis that the practice of giving charity those Buddhists laypeople themselves im-proves their moral quali-ties and achievements of Ba-la-mật rule. Then gradually shift towards achievement of the “Ba-la-mat khác”, such as medi-

tation and wisdom. It is the background of the practice that Buddha taught very clear, specific. But how do you practice, it depends on the differences of each person. Because, it is not all diseases can be treat-ed effectively only by gin-seng.

Upon here, I would like to end without suggesting any specific conclusions at all. Because the things that Buddhists need to know, here I do not have condi-tions to provide. On what Buddhists need to do, I do not have enough chance of fate for comments. My only wish is that Bodhi seed in all of us never de-cay, it waits for one day to flourish on the fruit of en-lightenment.

Please merit to all sentient beings, living peacefully in the Chánh Pháp (Dhar-ma).

TUE SY

(1) Cư sĩ. Kulapati (S). A house-holder who practises Buddhism at home without becoming a monk. A femele counterpart is Nữ cư sĩ. Lay (2) Ba la mật, ba la mật đa, Đáo bỉ ngạn. Pàramita (S) derived from parama highest, acme, is as to cross over from this shore of births and deaths to the other shore, or nirvàna. Transcendental perfection.

WELCOME LETTER TO CONGRESS OF CƯ SĨ1 BUDDHISTS OVERSEAS

WELCOME TO HOA DAM FORUMwww.hoadamnews.com

The Vietnamese Buddhist Family Organization

has made thousand mile steps beyond the bor-

der of the Fatherland. Their hearts are still with

original country, but their eyes are wide opened to winds

from every continent. Their mind is collecting fantastic

advances in science. The Family ceases not reforming to

integrate into the new stream of human life. Hence, waves

of Grey Shirt Seniors everywhere should be replenished

with concerns how to embellish Buddhism and better real

life, with aspirations for new missions and the future of

the Organization. Hoa Đàm has made its appearance.

Please take it as a modest centre of exchange and shar-

ing worry, aspirations. Hesitation, mistrust should not

enclose hearts, mutual understanding, and could not

prevent trustful disclosure. Good experiences, excellent

results are welcomed to be told. Concerns for change,

constructive proposals need to be exposed, flash news

relating to the organization or Vietnamese Buddhism is

expected to be updated. Hoa Đàm wishes to receive and

circulate writings, information, opinions which would re-

ally benefit activities of our organization. The exchange

should be conducted in the spirit of Holy Teachings, Love,

Understanding and Solidarity among Grey Shirt Bud-

dha’s children. - Best regards from Hoa Đàm Group

LEADING By Example Leadership

TAM THUONG DINH

continued from page 18

continued from page 18

Page 20: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

20 21

tiếp theo trang 5

ấy cũng chẳng thành cái gì hết. Vì tương duyên, tương sinh. Do cái này có, nên cái kia có. Do cái này sanh, nên cái kia sanh. Do cái này diệt, nên cái kia diệt. Một chuỗi duyên sinh trùng trùng vô tận. Vậy “Tôi” của Thầy là “Tôi” trong vô lượng cái “Tôi”. “Tôi” trong giáo pháp duyên khởi. “Tôi đi” có nghĩa là, “Tôi” duyên khởi đi. Duyên sinh đi. “Tôi” là triết lý sống của vũ trụ vạn hữu. “Tôi” là sự tự tồn của sự sự vật vật - nhân sinh và vũ trụ.“Tôi” là tất cả, thì Thầy là tất cả. Tất cả là “Thầy”. Sự liên hệ duyên sinh mật thiết nên vận mạng của quê hương, sử mệnh của quê hương, sự hao mòn của tuổi trẻ, sự đọa đày của dân tộc, chính là của

chung tất cả, trong đó có Thầy. Nên “Tôi đi chấn chỉnh sơn hà. Hồng rơi vánh đá mù sa thị thành” là vậy. (Tỉnh Thất. 2000-2001). Một khi đã khẳng định “Tôi đi” có nghĩa là những người khác không đi. Những người khác ở lại. Ở lại với “Tôi” của họ. Biết vậy, chúng ta thử coi cái “Tôi đi” của Thầy như thế nào. “Lang thang”, “đi lang thang” có nghĩa là không điểm tới. Không điểm khởi đầu. Không điểm chung cục. Đi như gió thổi bụi bay. Đi như gió cuốn hoa bay. Đi như gió đẩy mây bay. Đi tự nhiên. Đi mà tâm không cầu. Tâm không mong. Tâm không vướng bận. Tâm không ràng buộc bởi bất cứ cái gì. Đi bằng an nhiên tự tại. Hình dung

hai chữ “lang thang” như kẻ không nhà. Vô trụ xứ. “Lang thang theo đám mây trôi” có nghĩa là “đám mây trôi” về đâu thì Thầy lang thang “theo đám mây trôi” đó. Mây trôi về phương Nam thì Thầy theo về phương Nam. Phương Tây. Phương Đông... lòng nhẹ như mây, bềnh bồng giữa hư không. Nói đến đám mây là nói đến sự không ràng buộc. Sự tùy thuận. Sự dễ hợp mà cũng mau tan, biến thái nhiều về hình tướng. Tùy duyên mà thành. Cũng tùy duyên mà tan. Hợp tan là lẽ thường tình.

Qua ý thứ hai của sự ra đi là “phương trời vô định”. Không nhất định một phương trời nào. Tùy

duyên thì đến mà cũng tùy duyên để đi. Thật là ngoạn mục cho một tâm tư phiêu bồng, nhẹ như mây và vô định phương trời. Chúng ta đọc lại Ngục Trung Mị Ngữ sẽ thấy lại những tư tưởng này. Bài Trách lung:“Trách lung do tự tạiTản bộ nhược nhàn duTiếu thoại độc cảnh hưởngKhông tiêu vĩnh nhật sầu.”

Dịch: Lồng chật“Lồng chật vẫn tự tạiQua lại như nhàn duNói cười chơi với bóngTiêu sái tù thiên thu”

Khi xưa còn ở tù, mà vẫn tự tại, nhàn du, nói cười chơi với bóng. Nếu không có một chất liệu sống an

Thị Ngạn Am (Bảo Lộc) / Thu Nguyệt

nhiên, tự tại, vượt thoát tất cả mọi sự ràng buộc, kể cả cái chết, thì khó có được tâm hồn siêu thoát như vậy. Siêu thoát như “đám mây trôi”, “phương trời vô định”. Một tâm hồn lớn của bậc xuất trần.

Trong bài Tự vấn:“Vấn dư hà cố tọa lao lungDư chỉ khinh yên bán ngọc khungTâm cảnh tương trì kinh lữ mộngCố giao già tỏa diện hư ngung.”

Dịch: Hỏi mình“Hỏi mình sao phải lao tù?Song thưa cửa ngục có tù được mây?Kiên trì cuộc lữ vàng bayLời xưa còn đó phút giây không sờn.”

Song cửa tù không thể nhốt được mây. Cánh cửa nhà tù không thể nhốt được tâm tư của Thầy. Vì tâm tư của Thầy nhẹ nhàng như mây. Vô trụ như mây, bềnh bồng như mây. Thơ mộng như mây. Cửa tù làm sao nhốt được tâm tư ấy. Mặc dù thân ở trong tù nhưng tâm thì ngao du sơn thủy, nay thì đỉnh núi nọ, mai thì gềnh biển kia. Thân bị nhốt trong tù mà tâm thì an nhàn, tịnh lạc như ở các cõi Thiền. Trong Ngục Trung Mị Ngữ, bài thơ Biệt Cấm Phòng:“Ngã cư không xứ nhất trùng thiênNgã giới hư vô chân cá thiềnVô vật vô nhơn vô thậm sựTọa quan thiên nữ tán hoa miên.”

Dịch: Tù xà lim“Ta ở tầng trời Không vô BiênNơi ấy tịnh nhiên Thiền thật Thiền

của một thời trẻ dại?”.

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ…

Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát: một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh… Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.

Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi điều “phải nói” với mọi người “muốn nghe”, với riêng mình “không thiết chi chuyện nói”.

Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói rất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ

hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay là chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng có chi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả - par manque de justice interne.

Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa một đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.

Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du: - “Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam, kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (……..) Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế?”.

Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch!

Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, ơn Thánh Đế đã dồi dào với Liệp Hộ như thế, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế,

cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn cứ như thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác. Đáp: Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu. Đôi mắt ướt tuổi vàng Cung trời hội cũ.

Đôi mắt ướt? Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào, hay vì quá long lanh?

Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng niệm cho thơ.

Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ.

Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng?

Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang…

Áo nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?

Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng có về Sài Gòn tới chùa viếng

ông, đem quà cho ông một đôi giép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.

Đôi mắt ướt tuổi vàng Cung trời hội cũ Áo màu xanh Không xanh mãi Trên đồi hoang

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ. Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn.

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ?

Mình là thân bồ tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ? Dám gác bỏ kệ kinh? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn?

Phải có nhìn thấy gương mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẳm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan Cười với nắng một ngày sao chóng thế Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng.

Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan.

Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa. Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan

Ta tưởng như nghe ra “cao cách điệu” bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzsche.

Thi nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn? Ngồi trên một đỉnh đá? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải?

Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuế nguyệt phiêu du:

Cười với nắng một ngày sao chóng thế Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Một tiếng “buồn chăng” lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tân thanh đoạn trường: Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ

QUẢY GÁNH RA ĐI

ĐI VÀO CÕI THƠtiếp theo trang 6

tiếp theo trang 7

xem tiếp trang 21

xem tiếp trang 33

Page 21: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

20 21

tiếp theo trang 7

cơ cấu xã hội và truyền thống tâm linh. Nghĩa là, bất cứ bằng cách nào, chúng ta vẫn phải bị đè nặng dưới áp lực của khẩu hiệu Phát triển và Duy trì; giữa kỹ thuật khoa học và truyền thống tâm linh. Truyền thống này dĩ nhiên bị biến tính tận căn để khi được lồng vào những nguyên tắc tổ chức bắt nguồn từ vũ trụ quan và nhân sinh quan của Tây phương; hay rõ hơn, của khoa học và tính cách thực dụng của khoa học. Một số học giả Phật Giáo Tây phương khi nghiên cứu về đường lối tổ chức của giáo đoàn tăng lữ của Phật Giáo đã tỏ ý làm lạ: bằng một nguyên tắc nào đó mà giáo đoàn tăng lữ đã vượt qua được mọi khủng hoảng đáng lý phải phân hóa; vì sự khủng hoảng đã thực sự diễn ra và tạo thành trên hai mươi bộ phái Phật Giáo. Rồi đến khi Đại thừa Phật Giáo ra đời, sự xung đột về tư tưởng lại càng rõ rệt. Nhưng, người ta vẫn nhận thấy một điều: sinh hoạt của giáo đoàn tăng lữ không bị phân chia; giáo hội vẫn theo một hình thức duy nhất mệnh danh là nguyên thủy. Có tư tưởng Đại thừa, nhưng chưa hề có giáo hội Đại thừa; Tăng lữ vẫn phải sinh hoạt theo Thanh tịnh giới bổn. Hiển nhiên, trong đó, một vài tiểu tiết được sửa đổi; vì hoàn cảnh địa lý hay thời đại. Chẳng hạn, tại những vùng khí hậu lạnh như ở Trung hoa, vấn đề khất thực khó mà thi hành đúng theo nguyên thủy; hay

không thể triệt để cấm tàng trữ thực phẩm cách đêm. Ngày nay, tổ chức của Giáo hội tại Việt nam không còn lấy Thanh tịnh giới bổn làm nguyên tắc chỉ đạo, mà căn cứ theo thể thức phân quyền của Tây phương. Thể thức này đang biến tính “truyền thống tâm linh” trong một vài phương diện. Thí dụ, bốn ba la di được coi là sinh mệnh của cơ cấu tăng lữ nay dần dần mất tính cách hệ trọng của chúng. Trước đây, một số tăng sĩ, do ảnh hưởng của tâm phân học, đã giải thích các ba la di theo đường lối hơi lạ lùng. Tình trạng này đang trở thành sự thật, và người ta chỉ còn cách “hợp thức hóa” những sự kiện “đã rồi”. Trong đây, nội tình còn nhiều phức tạp vượt ngoài khả năng hiện hữu nên chúng tôi không thể đi sâu vào các chi tiết.

Trên tất cả mọi vấn đề, chính thành quả của kỹ thuật khoa học Tây phương, với tính cách thực dụng của nó đối với những nhu cầu thiết yếu của đời sống, đã là một ám ảnh đè nặng lên tâm trí những người cố duy trì “Hữu hiệu” truyền thống tâm linh. Rồi ra, người ta cũng đòi hỏi phương pháp thiền định chẳng hạn, phải làm sao để có hiệu lực y như bất cứ thành quả nào mà khoa học có thể mang đến. Như vậy, nếu khoa học có thể làm giảm thiểu hay diệt trừ những tai họa nào đó của đời sống thường nhật, người ta cũng muốn

đòi hỏi thiền định phải có hiệu năng đó, ít nhất là tương đương, nếu không nói là hoàn hảo hơn. Xưa kia, một người đi học thiền, thiền sư đòi hỏi y phải loại bỏ những mong cầu “thực dụng” nơi thiền. Nếu đời sống thường nhật nhờ tập thiền mà tránh được một vài bất trắc, như bịnh hoạn, thì đấy phải coi là kết quả “đương nhiên”, có tính cách phụ thuộc, không nên lấy đó làm mục đích. Người ta không được phép học thiền để có thể sống qua ngày tháng, sống trọn cuộc đời không tai họa. Nói như thế bỗng nhiên bị coi là không tưởng. Một giai thoại khá lý thú, kể rằng, khi Phật sửa soạn qua sông bằng đò, ngài gặp một ẩn sĩ; vị này thách thức ngài, với hiệu nghiệm của công trình tập thiền, nếu có, ngài thử vượt qua con sông mà không cần đò; có thế mới chứng tỏ được sự tiến bộ tâm linh. Phật nói, ngài chỉ cần vài xu nhỏ, rất dễ kiếm, là có thể qua sông được, cần gì phải bỏ ra một quãng đời tập thiền. Thực sự, khi muốn khảo nghiệm đời sống tâm linh bằng hiệu năng thực tế, quả tình người ta đã tạo ra một không tưởng trên tất cả mọi không tưởng; thế mà vẫn coi đó là điều lý thú!

Khó khăn của chúng ta chính là đây. Ngày nay hay ngày xưa, người ta vẫn đòi hỏi rằng chân lý phải được khảo nghiệm bằng hiệu năng thực tế.

Do đó, một nền giáo dục hoàn hảo phải chứng tỏ những hiệu năng nó có thể mang lại để thỏa mãn

nhu cầu của người học. Vậy rồi, thay vì mở ra những con đường đi vào thế giới tâm linh sống động, người ta đã quay ngược lại để trở về với những nhu cầu hạ cấp của người học. Họ gieo cho người học những sợ hãi bất an trước một tương lai nào đó. Những “sinh tồn”, “diệt vong” v.v., đấy là những mệnh đề giả hiệu, chúng có tác dụng làm tăng mối sợ hãi. Nhưng chúng cũng có thế lực khích động rất lớn, và đề ra những đường lối phải theo. Y như một người tranh cử, hăm dọa cử tri bằng những viễn tượng đen tối của ngày mai, nếu mình không được chọn lựa. Cũng vậy, đối với chúng ta, một đường lối giáo dục được lựa chọn là có phát triển và có duy trì; vừa tiến bộ và vừa không mất gốc. Trong trường hợp cực đoan, nếu bắt buộc phải chọn một trong hai, hoặc phát triển, hoặc duy trì, xưa nay Phật Giáo đã chọn lối đi thứ nhất. Gốc của con người là ở tại lòng người, thì dù có phát triển đến đâu bằng cả tấm lòng của mình, chẳng có gì gọi là mất cả. Những thành ngữ quen thuộc: “phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật” hay “khổ hải thao thao, hồi đầu thị ngạn.”

Trên đây chỉ đề cập đến một vài lý tưởng, gọi là ngoài lề. Bởi vì, trọng tâm của nó, với bốn chữ Duy Tuệ Thị Nghiệp, đã bị biến tính để rồi Tuệ ở đây có nghĩa là kiến thức học vấn, gồm những “kỹ thuật”,

Thầy Tuệ Sỹ và nhà thơ Nguyễn Đức Sơn trên đồi Phương Bối(Hình: Thu Nguyệt - January 2013)

Họa sĩ Đinh Cường

Không vật không người không đa sựNhìn xem hoa vũ bởi tiên thiên.”

Tất cả những ý trên là chân thân hằng hữu. Tâm thức tuyệt cùng của lý tánh nhất như. Vô trụ. Bất thủ như “đám mây trôi”. Như “phương trời vô định”. Một tâm hồn lớn. Tâm hồn của Bậc Đại Sĩ.

Đọc tiếp “Gate Gate” để thấy những hình ảnh, những ảnh tượng, những sắc thái. Hình thù đơn điệu, cô liêu trên mặt đất. Hình ảnh ấy như là: “Bờ sông, hốc núi, đâu cũng là chỗ vùi thây.” Vùi thây có nghĩa là khỏa lấp, chôn cất cái thân đã chết. Cái thân không còn cử động. Không đi. Không đứng. Không nằm. Không ngồi. Không biết thương yêu, thù tạc. Cái thân do tứ đại hợp thành bất động. Cái thân do ngũ uẩn hợp thành bất động. Thân chết. Thân vô tri. Vô giác. Nhưng tại sao Thầy lại nói “Bờ sông, hốc núi, đâu cũng là chỗ vùi thây?” Làm người đọc phải suy tư dữ lắm mới có thể hiểu đôi chút ý nghĩa của lời nói này. Tại sao khi chết - Thầy chưa chết, không ở một chỗ đàng hoàng, có vòng hoa phúng viếng, có liễn đối chia buồn, có điếu văn phân ưu, có lời Kinh siêu độ, có quý Thầy môn đồ pháp quyến cầu nguyện siêu sanh Thượng Phẩm, mà phải “vùi thây” nơi “bờ sông, hốc núi”?

Thì ra, cái chết là bình đẳng. Dù chết ở đâu. Chết trên long sàng. Chết trong nệm ấm, chăn êm. Chết trên giường bịnh. Chết dưới gốc cây. Tất cả cái chết đều giống nhau. Một ông vua chết giống như một người dân nghèo chết. Một anh hùng chết giống như một tên lính chết. “Thông minh tài trí anh hùng, ngu si dại dột cũng chung một gò”. Có khác chi đâu. Nếu có khác chăng, thì khác ở người sống. Nghĩa thứ hai là vô thường. Đang đi có thể chết. Đang ngồi có thể chết, và đang là có thể chết. Từ sự chết ấy nơi bờ sông, nơi hốc núi bằng tâm vô phân biệt của Bồ tát thì đâu cũng là nơi xã bỏ báo thân tịch tịnh, Khi xưa đức Thế Tôn xã báo thân nơi rừng Sa la Song thọ. Dưới những gốc cây Sa la trái mùa hoa nở. Nhưng khi đức Thế Tôn thâu thần nhập diệt, Niết Bàn vô dư thì hoa rừng nở rộ để cúng dường. Khi đức Thế Tôn quyết định nhập Niết bàn nơi rừng Kusinara - Câu Thi Na, thì bao chư vị Thánh đệ tử, bao nhiêu vua quan, đại thí chủ, thưa thỉnh đức Thế Tôn nên nhập Niết bàn trong thành Vương Xá, Ma Kiệt Đà... là những thành phố lớn có đông dân, giàu có, sang trọng, để cho Lễ trà tỳ, phân chia xá lợi được đông đảo người, chiêm bái, cầu nguyện. Nhưng đức Thế Tôn đã từ chối. Ngài nhập Niết bàn

giữa vùng núi rừng thanh vắng. Thầy đã học theo cái hạnh của đức Thế Tôn. “Bờ sông, hốc đá” là nơi thanh vắng. Nơi yên tỉnh, thích hợp cho sự xã bỏ báo thân, dưới cái nhìn của bậc Thượng sĩ. Một ý nghĩa khác mà chúng ta có thể hiểu, Thầy chẳng quan trọng gì cái chết. Nhẹ như lông hồng. Nhẹ như bông. Nhẹ như tuyết. Thân có sinh ra thì thân có chết. Chết là điều tất nhiên. Chết nơi phố thị kiêu sa. Lầu son gát tía. Nơi cung vàng điện ngọc, hay rừng vắng núi sâu. Tất cả đều chết. Với ý nghĩa chết này, Thầy đã bao lần nghĩ tới. Trong bài thơ Trầm Mặc:“Anh ôm chồng sách cũTrầm mặc những đêm dài

Xót xa đời lữ kháchMệnh yểu thế mà hay”(Giấc Mơ Trường Sơn)

Trong Giấc Mơ Trường Sơn, Thầy muốn “mệnh yểu thế mà hay” nhưng mệnh vẫn không yểu. Cho đến thời gian ở tù, Ngục Trung Mỵ Ngữ, Thầy lại muốn “mệnh yểu” nữa, qua bài thơ Tác Thi Sự:“Tự tâm tự cảnh tự thành chươngTự đối bi hoan diệc tự thườngTha nhật Nhan Hồi tọa tán ngẫuTàm ty cát đoạn tán thương thương.”

Dịch: Làm thơ“Cô độc canh tâm thơ tự xuấtTự ngắm buồn vui tự

thưởng thứcNhan Hồi gặp gỡ trong lòng đấtCắt nhỏ tơ tầm tung không trung”’Mệnh yểu thế mà hay để gặp Nhan Hồi trong lòng đất. Vì Nhan Hồi - chết yểu. Còn Thầy thì đâu có “mệnh yểu” mà “thọ mệnh” để vuốt lông mi làm thơ. Trong bài Mộng khứ mộng lai:“Bán niên cấm cố mộng thành tyĐạp biến giang hồ phóng nhiệm quyMộng khứ mộng lai thân ngoại vậtMộng tàn ngốc tọa bát trường mi.”

Dịch: Mộng đến mộng đi

QUẢY GÁNH RA ĐI

DUY TUỆ THỊ NGHIỆP Chiều rằm Đức Phật Đản Sanh vẫn đi bộ sau cánh rừng, nhớ Thầy Tuệ Sỹ

“phương pháp”, dành cho khẩu hiệu phát triển kỹ thuật, khoa học và duy trì truyền thống tâm linh.

TUỆ SỸ

Nắng chiều qua kẽ láánh ngời như hào quanghoa bay nghìn cánh rụngnhớ ngày rằm Đản Sanh

tôi đi chầm chậm lạiniệm hoài một câu kinhom mani padme humom mani padme hum

nắng chiều nắng chiều êmvang góc rừng chim hótnhư bắt gặp niềm vuitrong một tiếng chim hót

nhớ Thầy trên Bảo LộcThầy về Thị Ngạn Amnhớ hiên chùa Gìà Lamchiều nao trong ánh nắng…

Virginia, May 24, 2013ĐINH CƯỜNG

xem tiếp trang 22

tiếp theo trang 20

Page 22: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

22 23

“Nửa năm cấm cố thanh tơĐi khắp non sông giảng huyền cơMộng đến mộng đi thân thành mộngMộng tàn khẽ vuốt mi làm thơ.”

Vuốt mi làm thơ để lại cho đời thưởng thức những đêm đen lộng gió. Những buổi chiều tà hoàng hôn buông phủ. Những bọt sóng nhấp nhô gào thét giữa đại dương. Những đỉnh núi cao. Những gềnh biển sâu. Những tâm tưởng là gỗ mục, nhưng hàm tàng một “nguồn thơ thâm viễn u u...” Do vậy, thi sĩ Bùi Giáng đã đề nghị sau khi đọc bài Khung trời cũ: “Tôi hoảng vía đề nghị: Đại Sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.” Vậy, sự sống, sự chết nơi đây được coi như là huyễn, mộng, bào, ảnh của pháp hữu vi, thì sá gì “bờ sông, hốc núi” đâu chẳng là nơi Bồ tát xã báo thân. Như Tôn giả A Nan bay lên hư không, ở giữa sông Hằng dùng lửa Tam muội thiêu thân, tro rơi xuống sông Hằng

trôi ra đại dương tan biến hòa nhập vào bản thể thiên nhiên, vũ trụ và cuối cùng của lời “Gate Gate” là câu kết rất có hậu. Rất có tình. Có nghĩa. Có lòng thương tưởng của hạnh nguyện độ sinh. Của tâm Bồ tát cứu khổ độ mê mà không quay lưng bỏ lại mặc ai sống ai chết. “Chút tình mang xuống tuyền đài chưa tan.” Tan sao được khi mà hạnh nguyện độ sinh chưa tròn “chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ đề.” Do vậy mà: “Một chút duyên còn ràng buộc thì có cơ hội ngộ, đời này hoặc đời sau.” “Một chút duyên” ấy nhưng nó mãi miên man đến vô cùng, vô tận. “Cái phút ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm chưa dễ đã ai quên.” Hay “Cái tình là cái chi chi, dẫu chi chi cũng chi chi với tình.” Ấy là chuyện thế nhân nói nghe vui chơi. Còn cái “duyên” của Bồ tát thương chúng sanh còn nặng nhiều hơn nữa. Còn lâu dài “ràng buộc” nhiều hơn nữa, thì đâu thể gọi là “có chơ hội ngộ” mà là hạnh nguyện độ sinh. Là bổn phận. Là trách nhiệm. “Đời ác năm trược, con xin nguyện vào

Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines,

dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.

trước, để độ chúng sinh. Ngày nào còn có một chúng sinh chưa được hóa độ, thì con nguyện không chứng nhập quả vị Nê-hoàn.” Lời của Ngài A Nan thưa thỉnh nơi đức Thế Tôn chứng minh. “Một chút duyên” mà tự tánh muôn trùng. Ràng buộc “chút duyên” ấy như mắc lưới đế châu, phạm võng. Chút duyên “sinh vô lượng duyên.” “Có cơ hội ngộ” hay vô lượng lần hội ngộ, cho đến cùng tận biên tế thời gian và vô cùng của không gian. Do vậy, “có cơ hội ngộ, đời này hoặc đời sau” chỉ là ngôn từ để nói. Để phô diễn. Để đùa giởn của cái hữu hạn với cái vô cùng mà thôi. Phương tiện để nói nhưng cứu cánh không thể nghĩ bàn. Không thể nghĩ bàn ở chỗ, Thầy nói:“Lặng lẽ nằm im dưới đáy mồKhông trăng không sao mộng vẫn vơTại sao người chết, tình không chết?Quay mấy vòng đời môi vẫn khô”

Thân xác “nằm im dưới đáy mồ”, có nghĩa là con người đã chết. “Tại sao người chết” còn “tình không chết” vì tình ấy là Đại bi tâm. Tình ấy là Từ bi tâm, Bồ đề tâm. Giải thoát tâm... làm sao chết

được. Nếu “tình” cũng chết theo “người” thì “tình” ấy là “tình” của thế gian. Của nhơn ngã bỉ thử. “Tình” của sự so đo tính toán. “Tình” sai biệt trong dòng đời sinh diệt. “Tình” hơn thua. “Tình” hận thù. “Tình” cho đi và muốn lấy lại.

Đấy là đôi dòng nói vẩn vơ của hình tướng ngôn ngữ. Còn cái gì muốn nói thì không thể nói. Dù muốn nói về “đám mây trôi”, “phương trời vô định”, “đời này”, “đời sau”, hay “một chút duyên có cơ hội ngộ”. Tất cả là thế ấy. Từ từ, chậm rãi của sự suy tư!

Giờ này, người viết thắp ba cây hương cắm vào lư hương để trước mặt. Ngồi ngắm làn hương quyện tỏa, lan dần, lan dần rồi tan vào hư không. Ba cây hương đã cháy hết hơn nửa, mà cứ đọc tới đọc lui lời của người tường thuật về chuyến đi của Thầy. Đọc hoài mà nghĩ không ra. Càng đọc càng bí lối. Vỏn vẹn chỉ có bảy, tám hàng chữ viết mà sao thấy nó mênh mông vô tận. Mênh mông ở chỗ người hiện thân vào cát bụi để gần gũi với cát bụi. Và vô tận ở chỗ là một thân mà liên hệ đến vô lượng thân. Sự mênh mông,

vô tận của người tường thuật: “Em nói nó bình thường đến mức mình không tưởng tưởng nổi là ý nghĩa như vầy: đúng nghĩa “giang hồ”! Chị tưởng tượng được không, em gặp lại một ông già râu xồm xoàm, mặc áo mưa, đầu đội nón lá, vai gánh cây gậy tre (ông lượm được dọc đường) một đầu là cái giỏ nilon để cái vỏng và mấy thứ linh tinh, đầu kia cái đảy thầy tu đựng y và sách! Nghe ông kể chuyến đi mà rùng mình không hiểu sao ông chịu đựng nổi, cứ như một quyển tiểu thuyết. Ông đi bộ trung bình mỗi ngày 30 km, qua các đoạn đường đèo, đường rừng, tối ngủ đình, miếu cô hồn, có hôm nằm ngủ trên sạp bán bún riêu khi người ta đã bán xong và dọn hàng về. Có đêm ngủ trong chòi kiểm lâm trên rừng, có đêm ngủ bến xe bị bảo vệ ra đuổi, lại xách gói đi tiếp.v.v... Nhưng mừng là ông rất khỏe, da rám nắng nhưng hồng hào, nét mặt tươi rất thanh thản thoải mái, và đặc biệt giọng nói rất mạnh, to, chứng tỏ một nội lực được tích lũy lớn.”

Lò hương đã lụn. Khói hương đã tan. Tàn hương

QUẢY GÁNH RA ĐI

BÃO HAIYAN MỘT CƠ HỘI ĐỂ ĐỀN ƠN ĐẤT NƯỚC PHILIPPINES

Francis R. Malasig/EPA

tiếp theo trang 21

TRẦN TRUNG ĐẠOThuyền nhân trại tỵ nạn Palawan 1981

xem tiếp trang 23

Page 23: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

22 23

tiếp theo trang 21

QUẢY GÁNH RA ĐIđã nguội mà bao hình ảnh cứ lũ lượt kéo về trong tâm tư. Một ông già râu tóc dài. Đầu đội chiếc nón lá rộng vành. Vai quảy gậy trúc. Thân người mảnh khảnh như thân cây sậy - cây sậy có tư tưởng, lang thang trên khắp nẻo đường. Khi thì ngồi nơi góc chợ, để xem người đi qua, lúc thì ngủ nơi miếu cô hồn bên vách núi. Có phải là hóa thân của Bố Đại Hòa Thượng, của Bồ tát Quán Thế Âm, của Đại Tạng Vương Bồ Tát chống tích trượng vào ba đường ác mà thể hiện lòng từ, thương người, cứu vật, chia sẻ nỗi khổ đau trong đời. Rồi lắm lúc ngồi tựa dưới gốc cây, bên bờ suối mà ngắm mây trôi, trong rừng già mà nhìn lá rụng, bên dòng sông thấy nước lững lờ. Bên đống rác thấy trẻ mưu sinh và còn nhiều hình ảnh ẩn tàng trong tâm thức của ông già râu tóc xòm xoàm ấy. Một trong những hình ảnh lưu lộ và luôn tuôn chảy dạt dào trong lòng của Thầy là ý thức để nhận chân tuổi trẻ, một năng lực sinh tồn mảnh liệt của dòng sử mệnh Phật Việt và Tộc Việt. Thầy viết trong “Suy Nghĩ Về Hướng Giáo Dục Cho Tuổi Trẻ” như sau: “Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống. Cho nên, sự học Phật pháp không hề cản trở sự học thế gian pháp; kiến thức Phật học không xung đột với kiến thức thế tục. Duy chỉ có điều khác biệt, là học Phật khởi đi từ thực trạng đau khổ của nhân sinh để nhận thức đâu là hạnh phúc chân thật. Bi và trí là đôi cánh chắc thật sẽ nâng đở tuổi trẻ bay lượn vào suốt không gian vô tận của đời sống.”

Quảy gánh ra đi không phải chi riêng cho mình, mà ra đi chung cho một vận hội, dù sự ra đi ấy có

vùi thây nơi “bờ sông”, “hốc núi.” Sự quảy gánh ra đi là thể hiện lòng yêu thương cho mình, cho người. Ra đi như bỏ lại bụi đường sau lưng, hướng về núi xanh phía trước để sống với cái hồn nhiên. Thiên nhiên. Man nhiên như tự thuở nào. Tự thuở tâm người thánh thiện. Lòng người chân như. Bức thư gởi Gia đình Lam, đã gói trọn tình yêu thương, tính bất biến của Phật pháp được diễn đạt trong bức thư ấy. “ACE thân mến, Xuân muộn, hoặc xuân trễ. Tùy theo mùa mai nở. Mà cũng còn tùy ước hẹn của tình riêng. Muộn hay trễ, tôi vẫn muốn gởi đến Anh Chị, trong và ngoài Gia đình Lam một cành mai. Gốc mai già cỗi. Tương truyền cũng đã mấy ngàn năm. Giữa mùa đông giá lạnh, trong đêm đen, ngoài kia sương rơi, hay mưa bão, không biết. Tôi giật mình như gốc mai già. Vội vã lần ra trước sân. Gốc mai già vẫn còn đó. Bẻ một cành hoa để dành bằng hữu. Lỡ khi sương gió không thương tình, thì mình còn giữ được chút tình nào, để tặng những người mình yêu?Thao thức chờ mặt trời mọc. Tôi mang cành mai ra tặng Mặt trời. Bấy giờ, tôi còn mơ hay đã tỉnh, để khi nhìn lại, cành mai trong tay thật, hay giả, mà chỉ có sắc, không hương? Thật hay giả, soi bóng mặt trời, vẫn không nhận thức được. Nhưng dù thật hay giả, tôi vẫn gởi đến Anh Chị. Vì, ngoài cái thật, và cái giả, còn có một tấm lòng!” (Trước cổng vườn xuân Tân Tỵ - Tuệ Sỹ - Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai)Quảy gánh ra đi trên đôi vai gầy. Trên tấm thân mỏng mảnh, gầy guộc, nhưng trong tâm thức tồn trữ một lượng sóng người nhấp nhô, hùng vĩ, xô dạt, phá tung mọi thành trì ngăn chắn, như vách đá, tường đồng, để hiện thân trên cánh đồng hoang lô nhô những dấu chân

người của thời tiền nhân. Quì xuống, gào thét cho bùng vỡ cuộc say của nhân thế. Cho đêm trường tỉnh mộng đi hoang, mà vực dậy những gì đã mất. Lấy lại những gì đã vượt ra khỏi tầm tay cho một quê hương, dân tộc nhiều đọa đày.

Một lần quảy gánh ra đi, để rồi không đi nữa. Vì đã có một quê hương thanh bình. Quê hương đó được tưới tẩm bằng tình yêu thương chân thật. Bằng lý tưởng sống thanh cao. Bằng phẩm chất Phật từ bi, hỷ xả.

NGUYÊN SIÊUChánh Pháp

BÃO HAIYAN MỘT CƠ HỘI ĐỂ ĐỀN ƠN ĐẤT NƯỚC PHILIPPINES

Đất nước chúng ta đang trải qua thời đen tối. Một thời, từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau cơn bão lửa Cộng Sản 1975, hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại sau lưng những gì trân quý nhất để ra đi tìm tự do trên những chiếc thuyền gỗ nhỏ. Vùng biển Đông mênh mông trở thành một nấm mồ nước sâu thăm thẳm. Nơi đó, mẹ lạc cha, vợ xa chồng, anh mất em. Nơi đó, tiếng niệm Phật, lời cầu kinh cũng chẳng còn ai nghe thấy. Nơi đó, chỉ còn lại những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh trước bầy điêu tặc. Nơi đó, chỉ có đói khát và lo âu, chỉ có những đứa bé hấp hối trong vòng tay thương yêu nhưng tuyệt vọng của mẹ. Trong giờ phút đó, nếu không có chiếc ghe đánh cá người Phi dừng lại,

không có Cap Anamur đang chờ ngoài vùng biển Philippines, không có tàu hải quân Phi từ vịnh Manila, hải quân Mỹ từ Subic Bay ra can thiệp, số phận của hàng trăm ngàn người Việt lênh đênh trên đường tìm tự do sẽ trôi dạt về đâu. Năm tháng trôi qua nhưng những địa danh Palawan, Bataan, Subic Bay sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của những người Việt sống sót trên đường tìm tự do. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi thuyền tỵ nạn trong hải trình từ Việt Nam vào vịnh Thái Lan đã bị hải tặc tấn công trung bình 3.2 lần. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ghi nhận 881 vụ hãm hiếp. Đồng bào đến các trại Phi là những người may mắn. Trong khi bãi san hô Koh Kra trở thành vết đen trong lòng nhân ái của dân tộc Thái, chúng ta có thể không nghe một tình trạng hải tặc cướp bóc hay hãm

hiếp do các tàu đánh cá người Phi gây ra. Và khi hầu hết các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã trở thành lịch sử, mãi cho đến năm 2012 vẫn còn dấu chân người Việt Nam tỵ nạn ở Phi. Đất nước bao dung này đã đối xử với chúng ta như một người chị, một người em ruột thịt không khác gì truyền thống chị ngã em nâng của văn hóa Việt. Ngoài ra, trước hiểm họa bành trướng của Trung Cộng, hai dân tộc Việt Nam và Philippines, trong tương lai chắn chắn sẽ kề vai, sát cánh nhau để bảo vệ chủ quyền của hai đất nước, bảo vệ quyền tự do hàng hải trên biển Đông và sẽ chứng tỏ cho bá quyền Trung Cộng biết một nước nghèo không có nghĩa là một nước nhược tiểu và một nước nhỏ không có nghĩa là một nước chỉ biết cúi đầu. Như một con người tỵ nạn đã từng sống trong các

trại tỵ nạn Philippines, như một người Việt Nam tỵ nạn dù không ở các trại Phi và như một người Việt Nam có lòng nhân ái, chúng ta mắc nợ đất nước Philippines một nón nợ vô cùng to lớn. Nhiều trong số chúng ta vẫn mong có cơ hội để đền đáp, có dịp để tỏ bày lòng biết ơn đến người dân Phi, những người đã đến với chúng ta trong giờ phút khó khăn nhất, hay nói như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, họ là tin vui giữa giờ tuyệt vọng của một đời người Việt Nam tỵ nạn. Hôm nay, như chúng ta đều biết, theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disas-ter Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người

đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Với sức gió 175 dặm một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều. Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Đối với người Việt chúng ta đây là một cơ hội để trả ơn. Một cơ hội để chính phủ Philippines biết dù hôm nay đang sống trong tự do no ấm chúng ta vẫn không quên những mái lá đơn sơ ở trại tỵ nạn, cơ hội để góp phần xoa dịu nỗi khó khăn của hàng triệu nạn nhân cơn bão Haiyan và ngoài ra cũng là cơ hội để giúp chính chúng ta vơi đi mặc cảm quên ơn vốn từ lâu đè nặng trong lòng.

TRẦN TRUNG ĐẠOThuyền nhân trại tỵ nạn

Palawan 1981

Francis R. Malasig/EPA

HỘP THƯ HOA ÐÀM

Sau 3 số đầu tiên tục bản, Hoa Ðàm đã đón nhận nhiều điện thư và điện thoại chúc mừng, góp ý xây dựng và đặc biệt đóng góp bài vở. Xin trân

trọng cám ơn sự quan tâm, ưu ái đầy khích lệ của mọi giới độc giả bốn phương. Kể từ hôm nay, bên cạnh những số báo hàng tuần, Hoa Ðàm bước vào giai đoạn chuẩn bị cho số báo Xuân, ra ngày 17 tháng Giêng 2014. Do đó, rất mong độc giả yêu mến và các văn hữu, lam viên khắp nơi nơi cùng góp tay để nội dung được thêm súc tích, phong phú.

Xin liên lạc về tòa soạn: Nhóm Kết Tập:

HOA ÐÀMLiên lạc: NGUYÊN VIỆT

714.765.9844Mọi kiến xây dựng, đóng góp bài vở,

xin gởi về địa chỉ: [email protected]

tiếp theo trang 22

Hình: Internet

Page 24: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

24 25

SỰ ĐỘT PHÁ KỸ THUẬT SỐ Kết nối và lan truyền sức mạnh cộng đồng

Source: www.wiu.edu/cbt/eds/TheDigitalDisruption.pdfNGUYÊN TÚC Nguyễn Sung chuyễn ngữ

Eric Schmidt và Jared Cohen Eric Schmidt , Chủ tịch và Giám

đốc điều hành của Google, là một thành viên của Hội đồng cố vấn về Khoa học và Công nghệ thuộc phủ Tổng Thống Mỹ, đồng thời là Chủ tịch Hội Tân Mỹ. Jared Cohen, Giám đốc Ý tưởng của Google, là hội viên thỉnh mời tại Hội đồng Quan hệ ngoại giao, đồng là tác giả quyển sách “Trẻ em của Jihad”, “Một trăm ngày im lặng: Mỹ và diệt chủng Rwan-da” Sự ra đời và sức mạnh của những công nghệ kết

nối - những công cụ giúp con người nối tới những lượng thông tin rộng lớn, và liên kết con người với nhau - sẽ mang đến cho thế kỷ hai mươi mốt đầy những bất ngờ. Chính phủ các quốc gia sẽ dần mất đi quyền kiểm soát khi số lượng lớn các công dân của họ, được trang bị hầu như không có gì khác ngoài những điện thoại di động; họ tham gia cuộc nổi loạn nhỏ, thách thức với quyền lực của các chính phủ. Đối với ngành truyền thông báo chí, các phương cách làm báo sẽ tăng trưởng nhanh, tạo tương tác giữa các tổ chức truyền thông truyền thống và nhanh chóng gia tăng

số lượng các nhà báo “nhân dân” có mặt khắp mọi nơi. Và các công ty công nghệ sẽ thấy chính mình bị các đối thủ vượt trội, cạnh tranh gay gắt, và bất ngờ trước “các thượng đế” vừa thiếu lòng trung thành, vừa không có tính kiên nhẫn. Ngày nay, hơn 50 phần trăm dân sô thế giới đã tiếp cận với kỹ thuật kết hợp giữa điện thoại đi động (năm tỷ người dùng) và Internet (hai tỷ người dùng). Những người này liên lạc với nhau trong và ngoài các lãnh thổ, tạo ra những cộng đồng ảo tăng quyền lực cho người dân trước sự bất

lực của các chính phủ. Những trang thiết bị mới giúp dân chúng dễ dàng khai thác và truyền lưu nội dung thông tin xuyên qua các ranh giới xưa cũ, và không cần nhiều điều kiện (tiền bạc, nhân sự ...) để làm được chuyện đó. Trong khi đó, báo chí truyền thống được gọi là giới “bất động sản thứ tư”, chỗ này có thể được gọi là chỗ “bất động sản liên thông” - một nơi mà bất kỳ người nào truy cập được Internet, bất kể điều kiện sinh sống, hay quốc tịch khác nhau, đều có quyền lên tiếng và có quyền tác động đến sự thay đổi. Đối với những quốc gia

mạnh nhất thế giới, sự vươn lên của thế giới “bất động sản liên thông” sẽ mở ra những vận hội mới cho sự tăng trưởng và phát triển, cũng như tạo ra những thách thức to lớn đến phương cách cai trị đã được thiết lập xưa nay. Những công nghệ kết nối sẽ tạo chỗ đứng cho chế độ dân chủ cũng như chế độ chuyên chính, và thêm quyền lực cho cá nhân theo cả hai mặt tốt và xấu. Các quốc gia sẽ đua nhau kiểm soát các tác động của kỹ thuật đối với quyền lực kinh tế và chính trị.

NGUYÊN TÚC Nguyễn Sung chuyễn ngữ

BODHI YOUTH OF AMERICAN

Become a member!

Bodhi Youth of America (BYA) begins its journey with a vision to create a nourishing environment for young people to un-fold their potential and achieve a balanced and all-embracing lifestyle.

BYA programs and activities aim to promote and realize the bodhisattvas’ ideals in service, with compassion and altruism in order to build happy families and communities following the Bodhisattva philosophy.

BYA is open to anyone who would like to embark on a journey to practice mindfulness and follow the Bodhisattva inspiration to nurture youth of all gender, ethnicity and religious beliefs.

Be inspired! Be involved! Become a BYA Member - Youth Leader - Volunteer Staff - or Subject Matter Expert - Financial Donor. We always need compassionate youth leaders. We provide dedicated training to help you become a cool leader. You can also offer your professional expertise to enrich our programs and administration.

Lastly, you could make a financial donation to BYA, sponsor a program, or simply refer a friend to us.

Hình: Internet

Page 25: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

24 25

DẠ TIỆC GÂY QUỸ SINH HOẠT 2013

Kính thưa quý Anh Chị cùng gia đình: Hôm nay em viết thư này hết lòng mong mỏi quý Anh Chị giúp đỡ Hội BYA, một tổ chức dành cho tuổi trẻ mà em đã góp phần thành lập cách đây vài năm với tâm nguyện tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho các em tìm về cội nguồn tâm linh và dân tộc. Năm ngoái, BYA đã hình thành được Trung Tâm Thông Xanh BYA gần thiên nhiên, cảnh đẹp trong lành trên vùng rừng núi Mountain High, Wrightwood, Nam Cali. Về Trung Tâm nơi đây, các em vui học và tu tập sống tỉnh thức từ suy nghĩ, lời nói năng đến hành động trong công việc thường ngày ở nhà cùng những cử chỉ và hành động ở ngoài xã hội, nơi học đường hay tại công sở. Nay BYA cần sự hỗ trợ tài chánh trong việc hoàn tất số tiền trả góp theo kỳ hạn lần cuối cho Trung Tâm Thông Xanh. Kính mong quý Anh Chị hãy cùng trợ giúp em một phần trong công việc tốt này. Xin kính mời quý Anh Chị đến tham dự buổi Dạ tiệc gây quỹ vào Chủ Nhật, mùng 1 tháng 12 năm 2013, tại nhà hàng Seafood World, nhằm ủng hộ việc kiến tạo và duy trì Trung Tâm Tu Học Thông Xanh “BYA Harmony Pines Camp” nhằm mang lại nhiều lợi lạc cho các thế hệ sinh ra hoặc lớn lên tại Hoa Kỳ có điều kiện trở về với cội nguồn tâm linh và dân tộc, phát huy và nuôi dưỡng hạt giống từ bi và phụng sự. Buổi Dạ tiệc còn có sự góp mặt đặc sắc của Ca sĩ Như Quỳnh và nhiều tài năng trẻ. Xin vui lòng click on the link below to RSVP.

Xin vui lòng liên lạc với em qua số điện thoại 909-251-4885 hoặc email: [email protected] nếu cần biết thêm chi tiết. Sự hiện diện của quý Anh Chị cùng quý gia đình, thân quyến, bằng hữu là sự khích lệ tinh thần cho BYA và bày tỏ niềm tin yêu, quan tâm đến những ước mơ nhỏ của em. Rất mong được gặp quý Anh Chi trong buổi Dạ tiệc này!

Xin chân thành cảm ơn. Thay mặt BYA,EmMYHANH VU

WhenChu Nhat Dec 1, 2013

5:30 PM - 10:00 PM

WhereNha Hang Seafood World

15351 Brookhurst StWestminster, CA 92683 - US

BYA is 501(c)3 Tax Exempt All Donation to BYA is

Tax Deductible by law and Greatly Appreciated

BODHI YOUTH OF AMERICAMailing Address:

P.O. Box 2218, Fontana, CA 92334Phone: (931) BYA-CAMP

or (909) 233-4557Fax: 909-753-0359

Email: [email protected]: www.bodhiyouth.org

HARMONY PINES CAMP AND RETREAT CENTER

23001 Big Pines HwyWrightwood, CA 92397

Phone: 760-249-5351http://camp.bodhiyouth.org

VISION Bodhi Youth of America is dedicated to provide a nourishing environ-ment for young people to unfold their potential, to achieve a balanced and all-embracing life through engaged Buddhism and inspired Bodhisattva ideal. Bodhisattva is a compassionate person who chooses to embark on a life long journey to help others.

MISSIONOur Mission...Provide holistic training and practices that help achieve a balanced and all-embracing lifestyle.Empower youth to explore and maximize their poten-tial through practical work supporting charity and the community.Promote and realize the bodhisattvas’ ideals in service, with compassion and altruism.Our Core ValueCompassion FirstHelping OthersMindfulness in All We DO

ADVISORS We are very fortunate to have the care and love of many respectable spiri-tual advisors:VEN. THICH TU LUCAbbot, Pho-Tu Compassion Meditation Center

MASTER CE THICH HANG TRUONGFounder, Compassion Service SocietyIntegral Tai-chi Inventor

BROTHER THICH PHAP DUNGAbbot, Deer Park Monastery

BROTHER THICH PHAP HAIDeer Park Monastery

MRS. CHAU YODERDharma Teacher, Community Leader

DONATION For the health, well-being, and happiness of our youth, the Bodhi Youth of America (BYA) was formed to ensure that

youth gain the essential skills of knowing how to live happy and healthy in every present moment of their life.

The BYA movement be-gins its journey in forming local chapters in Orange County area and the Bay area communities. Con-tributions are used for the development of programs and special projects that meet the need and the re-quirement of holistic train-ing to our young members in all three Mind - Body - Action modules.There are two easy ways to donate to BYA:1. Write a check to BYA and send to PO Box 2218, Fontana, CA 923342. Donate via PayPal or credit card, please click the Donate button below. A fee of 2%-5% will be deducted by PalPay and credit card company.

OUR COMMITMENT TO YOUAt least 95 percent of every dollar contributed

to Bodhi Youth of America goes directly to fund vital BYA programming with the remaining 5 percent supporting administration costs.

All donation will be tax

deductible according to the limit of the law.Your generous contribu-tion helps our youth to the bodhisattva path.

Thank you.

TỪ HUỆ VŨ THỊ MỸ HẠNH (phải)

Hình: Internet

Page 26: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

26 27

HẠNH-PHÚC CỦA BỐ!

PHÁP ĐÀM, ÁNH TRĂNG HIỀN DỊU

Tôi về đây làm, chừng hai tháng sau thì Anh mất.

Hồi đó, mỗi buổi sáng khi bước vào phòng phát hành, anh vẫn đi ngang chỗ tôi đang ngồi, và lần nào Anh cũng đều ghé lại “say hi.” Có những hôm thì anh nán lại với tôi lâu hơn, kể cho tôi nghe những điều Anh trăn trở.

Thấy tôi bận rộn với công việc mới, nên anh chỉ nói qua loa rồi hẹn sau này khi thong thả, sẽ cùng bắt tay thực hiện. Vậy mà, ngày 8 tháng Giêng, 2009, Anh bỏ đi luôn!

Ðiều Anh trăn trở, là tùy duyên tự nguyện thực hiện một website làm phương tiện tu học cho Huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ. Điều tôi quý trọng là tâm nguyện của Anh khi

thực hiện phật sự ích lợi này hướng về tất cả anh chị em áo lam mà không phân biệt bất cứ hệ thống nào. Tu học, theo cách suy nghĩ của Anh Ðức Châu Vũ Ngọc Khuê, là con đường duy nhất để “hợp nhất” Gia đình Phật tử trong bối cảnh ly tán.

Thời gian trôi đi, nhanh, những bài học đã không xuất hiện trên một website như tình Anh mong muốn, dặn dò, và lòng trắc ẩn của người ở lại gieo neo… Thực tế không hiền hòa như màu áo lam chúng tôi thường lý tưởng, vì vạn vật chịu chung một định luật vô thường, do duyên và nghiệp.

Thời gian trôi đi, nhanh quá! Những bài học mà Anh mong ước không xuất hiện trên một trang web mơ tưởng ban đầu, nhưng đời sống đã trả bù

cho những khoảng chông chênh đó, giữa lòng tôi, những bài học Anh đã gieo vào cuộc sống hiện tại. Tôi mừng vì từ ngày em Từ Huệ Vũ Mỹ Hạnh cùng các bạn đã đạt nhiều thành tựu xây dựng trung tâm tu học BODHI YOUTH - www.bodhiy-outh.org/www4, và hôm nay mừng hơn, em Minh Hậu Vũ Ngọc Hồng Phúc sau khi tốt nghiệp, đã bắt đầu gầy dựng Hội Y Tế Từ Thiện Sakya – SAKYA CARE FOUNDATION - www.sakyacare.org. Cả hai em, đang thực hiện giấc mơ của Bố, thành sự thật!

Những bài học về hạnh nguyện dấn thân của người Huynh trưởng Phật tử, bất kỳ quốc độ nào, dù đang hoặc không còn khoác trên người chiếc áo màu lam, cũng chỉ có một ý nghĩa duy nhất: Phổ

Ðộ Chúng Sanh (普度衆生). Thuở xưa, thái tử Tất Ðạt Ða đã cất những bước chân đầu tiên rời bỏ phồn hoa tráng lệ, khởi đi vì chí nguyện này.

Anh Ðức Châu Vũ Ngọc Khuê tuy đã cất bước đi, nhưng dấu chân là lộ trình cho các con tiếp nối. Hôm nay tôi thấy chút yên

lòng mà không bận tâm đến chuyện website đó nữa, bởi các em đã làm thay cho Bố, những bài học sống động đáng quý trong cuộc sống hiện tại, bằng chính hành trạng Tự Ðộ và Ðộ Tha.

15 tháng Giêng, 2013UYÊN NGUYÊN

Cố trưởng niên Ðức Châu Vũ Ngọc Khuê đứng (trái) người ngồi kế là cố trưởng niên Tâm Huệ Cao Chánh Hựu. (tư liệu Hoa Ðàm)

Hai chị em, Mỹ Hạnh và Hồng Phúc trong một dịp lễ Phật đầu năm - Hình: MyHanh’s Facebook

UYÊN NGUYÊN

Có bao giờ bạn bước đi thanh thản trong một

khu vườn vào đêm trăng sáng chưa? Cái cảm giác được trăng soi sáng từng bước chân nó kỳ diệu lắm bạn ạ. Ánh trăng dìu dịu nhưng thật sáng, rọi xuống người bạn chỉ một màu trong suốt. Bạn lại thấy dường như cái thứ ánh sáng ấy sáng từ trong lòng bạn sáng ra. Trăng gieo hạt vào bạn, bạn với trăng là một. Cũng cảm giác ấy tôi may mắn có được mỗi khi dự những buổi Pháp Đàm có sự chia sẻ quý báu của các tăng thân. Ý kiến của họ là những kinh nghiệm tu tập được trao đổi, Đạo Bụt được giảng dạy và tóm tắt lại như những ánh trăng mát rượi, mới tinh, choàng vào người, ôm ấp tôi như vòng tay một người mẹ hiền.

Buổi tụng Ngũ Giới vừa

qua, như thường lệ, sau khi ôn tụng các giới luật, chúng tôi bắt đầu Pháp Đàm. Kỳ này chúng tôi học và thảo luận bài thực tập thứ ba về phép quán tứ vô lượng tâm. Bài “Nuôi dưỡng bằng hạnh phúc” được giảng giải và tóm tắt với những ý chính: – Mong sao cho tôi biết nuôi dưỡng tôi mỗi ngày bằng những niềm vui. Nuôi dưỡng mình bằng hỷ, lạc, là niềm vui thiền định. Dùng tuệ giác tạo niềm vui, tạo nụ cười, thương yêu, sử dụng mọi yếu tố có sẵn để đem lại niềm vui sống cho chính chúng ta và cho những người xung quanh ta.

– Mong sao cho tôi biết nuôi dưỡng người đó mỗi ngày bằng những niềm vui.

Người đó có thể là bạn của ta, có thể là anh, em,

chị, thầy của ta. Vì thương nên ta muốn nuôi dưỡng người đó bằng những niềm vui. Giúp người đó tự nuôi dưỡng bằng những niềm vui. Tập nuôi dưỡng người ta ghét bỏ bằng những niềm vui và giúp người ta ghét bỏ biết tự nuôi dưỡng họ bằng những niềm vui

– Mong sao cho tôi được sống mát mẻ, vững chãi và thảnh thơi

Sống mát mẻ là sống sao thoát ra khỏi những cơn sốt dục vọng, thèm khát, giận hờn, ganh tỵ. Dùng từ bi và phép quán tứ vô lượng tâm để tưới mát cơn sốt, biến tất cả thành hồ sen.

Vững chãi là một tính chất quan trọng của niết bàn. Nếu không có sự vững chãi, chúng ta không làm được gì cả, đừng nói đến sự thành công trong sự tu

học. Tập nhìn bản thân để thấy ta có đang bước những bước vững chãi hay không? Phân định phương hướng để khỏi phải đi lạc. Thực tập, tự mình làm chỗ nương tựa cho mình, tự tạo dựng sự vững chãi. Muốn đời sống mỗi ngày thêm vững, ta chỉ nên nương vào cái gì vững chãi. Nếu tựa vào cái không vững, sẽ đánh mất sự vững chãi của chính ta.Tam bảo là cái rất vững, nếu ta biết thực tập nương tựa vào tam bảo, Phật, Pháp, Tăng thì ta sẽ có sự vững chãi. Thảnh thơi tức là tự do. Tự do đây là thoát khỏi bẫy sập của ngũ dục. Có nghĩa là không bị vướng mắc vào sự ham muốn của Sắc, Thính, Hương, Vị, Xúc. Những cái đẹp, tiền tài, danh vọng, tài sản... là sắc làm ta tham đắm. Mùi hương thơm tho êm dịu làm con người say. Tiếng nhạc, đàn trống, lời ca

thánh thót làm con người lụy. Cái mềm mại, êm ấm, miếng ăn ngon làm người ta ghiền, chính là những vướng mắc khiến ta không còn thảnh thơi.

– Mong sao cho tôi không rơi vào thái độ dửng dưng và không kẹt vào hai mặt vướng mắc và ghét bỏ Phải biết quan tâm đến sự vật chung quanh và người khác. Ta dửng dưng vì ta không thấy được những mầu nhiệm của sự sống, không biết người ta đang khổ và người ta đang vui. Sống dửng dưng là sống không trí tuệ, không tình thương. Nếu ta đang sống trong thái độ dửng dưng, không thấy hứng thú sống thì ta phải tự cứu ta, phải nhờ những người bạn ta cứu ta ra khỏi thái độ đó.Vướng mắc là bản chất của tình thương khổ luỵ. Tình thương mà Bụt muốn

TRỊNH THANH THỦY

xem tiếp trang 27

Page 27: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

26 27

Tài liệu sơ khảocủa TÂM LẠC NGUYỄN VĂN THỤC,

nguyên Ủy Viên Nội Vụ Ban Hướng Dẫn

Trung Ương GÐPT Việt Nam.

“THEO CUỐN “LỊCH SỬ GĐPT VIỆT NAM” (xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1981), tác giả là giáo sư Kiêm Đạt, thì ngày thành lập chính thức là ngày 16 tháng 5 năm 1947 qua trại huấn luyện sơ cấp mở ở trường Thăng Long (Huế), và được ban Trị sự Phật Giáo Trung phần chấp nhận bằng Thông Tri số 216. Nhưng theo một tài liệu khác, cuốn “Gia Trưởng Gia Đình Phật Tử” do anh Như Tâm Nguyễn Khắc Từ biên soạn (xuất bản năm 1968 tại Huế), thì vào tháng 6 năm 1951, một Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc của Gia Đình Phật Hóa Phổ họp tại chùa Từ Đàm (Huế), quyết định lấy danh hiệu Gia Đình Phật Tử thay cho danh hiệu Gia Đình Phật Hóa Phổ.

Dầu rằng Gia Đình Phật Tử thành lập chính thức vào tháng 5 năm 1947 hay là vào tháng 6 năm 1951, thì tiền thân của Gia Đình Phật Tử vẫn là Gia Đình Phật Hóa Phổ. Đây mới là sự kiện quan trọng tiến trình thành lập và phát triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

Gia Đình Phật Hóa Phổ thành lập ngày 14 tháng 3 năm 1943, do các thanh niên trong Đoàn Phật Học Đức Dục chủ xướng. Nền tảng đầu tiên của Gia Đình Phật Hóa Phổ là Đoàn Đồng Ấu Phật Tử giải thể. Gia Đình Phật Hóa Phổ là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên đầu tiên của Phật Giáo, có đường lối, có chủ trương rõ ràng. Tuổi gia nhập từ

8 tuổi trở lên, chia ra Ấu niên, Thiếu niên và Thanh niên. Trong suốt bốn năm từ 1943 đến năm 1947, Gia Đình Phật Hóa Phổ phát triển nhanh chóng, củng cố và tăng cường thành phần lãnh đạo trung ương, thành lập nhiều đơn vị địa phương, tổ chức trại huấn luyện, kiện toàn đường lối sinh hoạt. Do đó, ngay từ khi thành lập năm 1947, GĐPT, đã có một số cơ sở vững chắc làm nền tảng, một số cán bộ đủ để phát triển. Việc thay đổi danh xưng từ Gia Đình Phật Hóa Phổ ra thành Gia Đình Phật Tử là nhằm mở rộng cơ cấu tổ chức để phát triển phong trào trên địa bàn, toàn quốc phù hợp với nhu cầu đạo pháp...””

Đọc qua đoạn trích trên, ta thấy Tác giả đã chịu khó đặt lại vấn đề từ đầu, và chịu khó phân tích rất mạch lạc. Tuy nhiên, nếu phân tích lại cho kỹ, thì ta lại thấy còn rất nhiều chỗ sai sót và chưa thật trung thực... Về sau, người đọc vẫn có thể nêu ra nhiều nghi vấn.

Ví dụ: Giáo sư Kiêm Đạt, đương nhiên phải căn cứ vào một tài liệu nào đó mới khẳng định rõ ràng “ngày, tháng, năm”..., địa điềm,... Thông Tri số...(?) Cũng như anh Như Tâm Nguyễn Khắc Từ đã viết trong cuốn “Gia Trưởng Gia Đình Phật Tử”, vào (?) tháng 6 năm 1951...

Rồi Tác giả lại nói..., dẫu rằng... thì tiền thân của Gia Đình Phật Tử vẫn là Gia Đình Phật Hóa Phổ... Tác giả lại đưa ra một “tư

liệu” khác (không xác định 2 sự kiện trên – của Giáo sư Kiêm Đạt và của anh Như Tâm, cái nào đúng, cái nào sai (?) là... Gia Đình Phật Hóa Phổ thành lập ngày... do các thanh niên trong Đoàn Phật Học Đức Dục chủ xướng...

Lại nữa, Tác giả lại nói, trong suốt bốn năm từ 1943 đến năm 1947, Gia Đình Phật Hóa Phổ phát triển nhanh chóng v.v...

Hoặc 1948: Ban Hướng Dẫn Miền Bắc thành hình (?) - 1950: Đạo dụ số 10 đặt Phật Giáo vào quy chế Hiệp hội (?) - Ban Hướng Dẫn Miền Nam thành hình…(?)

Tất cả những gì được nêu ở trên, -xem chừng nhưng đúng cả, nhưng đâu là sự thật(?) thì còn phải kiểm chứng lại (và sẽ thấy ngay sự khác biệt giữa các “tư liệu” được nêu ở trên.) Sau đây là những điều, có thể đính chính:1. Ngày Phật Đản (Mồng 8

tháng 4 năm Quý Mùi, PL 2486 (tức là mùa hè 11.5.1943), một đại hội được mệnh danh là “Đại Hội Thanh Thiếu Niên Phật Tử” được tổ chức tại Đồi Quảng Tế, gần chùa Từ Hiếu (Huế), và từ đại hội này khai sinh danh xưng GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỔ.

2. Nhưng phải nhớ rằng “Gia Đình Phật Hóa Phổ – 1943” này sự thật đã ngưng sinh hoạt (nếu không nói là giải tán, vào năm 1945 – vì thời cuộc “cách mạng tháng 8’). Và nếu nói

rõ thì đến năm 1947, chỉ còn lại 2 Anh trong “đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục” cũ, là Anh Võ Đình Cường, đứng ra gây dựng một phong trào mới hoàn toàn (từ mục đích, đường hướng, chủ trương và hệ thống tổ chức), nhưng chỉ lấy lại danh xưng “Gia Đình Phật Hóa Phổ” mà thôi (Đây cũng là một vấn đề mà chỉ có một Đại Hội (sau này, nếu có cơ duyên) mới quyết định, xác định rõ ràng được; để xem Gia Đình Phật Hóa Phổ, trước 1945 và sau 1945, có phải là “MỘT” hay không)

3. Cuối năm 1947, thì mới bắt đầu có 2 đơn vị “Gia Đình Phật Hóa Phổ” (Gia Đình Hướng Thiện và Gia Thiện) thành hình và sinh hoạt. Qua Tết Nguyên Đán năm Mậu Tý – 1948 (10.02.1948), tại chù Từ Đàm (Huế), Anh Võ Đình Cường cùng một số anh chị khác, mới quyết định và tuyên bố, lấy ngày này là ngày chính thức. Phát động phong trào, với danh xưng “Gia Đình Phật Hóa Phổ”.

4. Cuối năm Kỷ Sữu – nhân lễ Thành Đạo (25.01.1950) thì Ban Hướng Dẫn GĐPHP Thừa Thiên mới làm “lễ ra mắt” trước hội đồng Hội Sơn Môn Tăng Già Trung Việt và Ban Trị Sự Hội Việt Nam Phật Học Trung Việt. Cũng chính trong dịp này mà huy hiệu “Hoa Sen Trắng” trên nền xanh lá mạ được gắn lần đầu

tiên trên Áo Lam của các Huynh Trưởng sáng lập phong trào.

5. Nói: trong suốt bốn năm từ 1943 đến năm 1947, Gia Đình Phật Hóa Phổ phát triển nhanh chóng ...(?) thì quá sai. Là vì đến 1945, thì mọi người phải “tham gia” các đoàn thể “cách mạng,” rồi sau đó chạy tản cư, thì làm sao mà phát triển được.

6. Năm 1948(?) Ban Hướng Dẫn Miền Bắc năm 1950(?) Ban Hướng Dẫn Miền Nam(?) thành hình đều không chính xác.

Như thế, chỉ vừa mới dẫn chứng có một vài điểm, như được nêu ở trên, mà chúng ta đã thấy, ta cần phải nghiêm túc xét lại, cần phải đính chính kịp thời; nếu không, những sai sót trên, mỗi ngày sẽ một nhiều hơn, và rất tội nghiệp cho đàn em chúng ta phải “học” những gì “xa vời sự thật”.

Những thắc mắc, đều sẽ được lần hồi giải trình trong các chương sau cảu tập “Lược Sử” này. Tuy nhiên, thế nào cũng còn nhiều điểm chưa được đề cập đến, người biên soạn rất mong được sự đóng góp chung của tập thể, để tập tài liệu này được hoàn chỉnh hơn và đem lại nhiều lợi ích cho toàn thể đoàn viên Áo Lam chúng ta.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.

[ Còn tiếp ]

LƯỢC SỬ GIA ÐÌNH PHẬT TỬVIỆT NAM [ tiếp theo kỳ trước ]

ta chế tác là tình thương không khổ luỵ, không vướng mắc, không có tính chiếm hữu hay độc tài. Từ vướng mắc sẽ đi đến ghét bỏ. Thương nghĩa là hiến dâng hạnh phúc. Đừng để đi đến tình trạng người này cầm tù người kia vì vướng mắc, khiến ly dị không được mà không ly dị cũng không xong. Nên cho nhau một khoảng không, thời gian riêng. Tập thay đổi cách nhìn, cách thương, cách nói năng, cách đối xử, để từ, bi, hỷ, xả có thể bắt đầu có mặt và tình thương và hạnh phúc trong ta sẽ lớn dần

– Đừng bỏ người thương, đừng để bị cô lập hoá và thương yêu 24 giờ

Đừng ghét bỏ người thương và để bị cô lập hoá. phải biết sử dụng tăng thân, phải biết cầu cứu tăng thân giúp mình và giúp người mình thương nếu rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Chúng ta có thể sống hai mươi bốn giờ một ngày trong thương yêu. Đi, đứng, nằm, ngồi đều là thương yêu cả. Mỗi hành động mỗi cái nhìn mỗi tư

tưởng mỗi lời nói đều có thể thấm nhuần thương yêu và biểu lộ thương yêu. Sau phần tóm tắt của người huynh trưởng trong xóm, chúng tôi bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm tu tập bằng cách trao đổi ý kiến dựa trên một số quy tắc của Pháp Đàm như không nên đối đáp, phản bác hay theo đuổi ý kiến của nhau...

Đề tài bài giảng hôm nay rất thực tiễn, thâm thúy, trải rộng và đi sâu vào đời sống thường nhật của mọi người. Chúng tôi cảm thấy rất thú vị và hăng hái chia sẻ những thắc mắc cũng như kinh nghiệm của từng cá nhân với các tăng thân. Cuộn chỉ rối, ly dị hay không ly dị được đem ra thảo luận tận tình. Một chị chia sẻ chuyện hôn nhân của một người bạn, kể rằng sau khi bạn chị chọn giải pháp ly dị, nhờ Phật Pháp và siêng năng tu tập chị đạt được hạnh phúc và thảnh thơi. Chị khác bắt đầu thay đổi cách suy nghĩ khi nghe câu giảng“Vấn đề không phải ly dị hay không ly dị. Ly dị không phải là cách thức hay nhất để

PHÁP ĐÀM, ÁNH TRĂNG HIỀN DỊU

giải quyết vấn đề. Sự thực không phải như vậy. Kinh nghiệm cho thấy rằng sau khi đã ly dị vấn đề vẫn còn y nguyên như cũ, vẫn tiếp tục khổ đau, có khi còn khổ đau hơn là trước khi ly dị.” Chị sẽ đem những điều này bàn luận với người phối ngẫu để anh hiểu rõ vấn đề của ly dị.

Có người đưa ra câu hỏi làm sao biết được ranh giới và sự cân bằng giữa sự yêu thương quá mức và sự dửng dưng đối với người thương. Không tỏ ra ân cần, thương yêu thì bị cho là lãnh đạm, không thương yêu, còn chiếm hữu, ghen tương, độc tài thì lại cầm tù nhau đến

khổ. Câu trả lời của một huynh trưởng là tùy từng trường hợp mà đối xử, dùng chánh niệm mà giải quyết, lấy kinh nghiệm tu học mà ứng phó. Một chị khác nhắc lại lời Sư ông giảng, nên cho nhau một khoảng không gian riêng để cả hai đều được tự do trong khoảng riêng ấy. Một chị tâm sự, chị đã từng ly dị ông xã chị nhiều lần, chị gọi là ly dị bán phần hay từng phần. Khi sống với nhau, có những cái khác nhau và không thích cách cư xử cũng như ý thích của nhau, chỉ còn cách ly dị cái khác và không thích ấy. Tỷ như chị không thích cách lựa chọn màu sắc, quần áo của chồng chị, nó làm chị

khó chịu, nhưng chị chọn cách bỏ hay quên cá tính đó của ông ấy đi. Chị ly dị từng phần ông ta, và chị sống với ông hạnh phúc.

Buổi Pháp Đàm kết thúc bằng buổi ăn trưa chay tịnh, dư âm câu nói của sư ông vẫn còn vang vọng đâu đó nhẹ và mềm như ánh trăng chảy thênh thang vào lòng tôi ngọt lịm, “Love in such a way that the person you love feels free”, “Bạn nên yêu thương trong một cách mà người được bạn thương yêu cảm thấy tự do. -Thích Nhất Hạnh”.

TRỊNH THANH THỦY

tiếp theo trang 26

Hình: Hoa Ðàm

Page 28: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

28 29

LOÀI HOA NỞ MUỘN

HOÀNG LONG viết riêng cho Hoa Ðàm

Anh bỏ con thuyền, anh bỏ dòng sông, bỏ bến trăng mơ và bến mộng để tìm về những phố thị lên đèn, những trận cười thoáng qua, những nỗi buồn dài sâu và tê tái. Anh hăm hở lao đi để chán nản quay về, anh theo người đùa vui để vẫn thấy

mình lạc lõng. Dù gắng sức bao nhiêu, anh cũng không thể nào hoàn toàn nhập cuộc, thế gian vẫn xem anh như kẻ bên lề. Anh những muốn nhập vào để viết để sống để cười nói như người ta nhưng sau những đêm chán chường nơi gác trọ anh thấy lòng mình đều ngân lên thanh âm của một cung đàn khác. Theo thời gian tiếng rung ngân ngày một nhỏ dần. Cho đến khi đã chất chứa quá nhiều cay đắng, đã ôm theo rất nhiều phẫn hận anh buông tay quay về lại lại bến cũ và dòng sông chỉ để nhận ra tiếng lòng đã tắt mất. Anh hoàn toàn là kẻ trắng tay. Anh sống lầm lũi ngày này qua tháng khác nơi chốn cũ, như thể đời mình đã chấm dứt, để tâm tư mình cũng trôi chảy như sông. Trong một đêm khuya hiu hắt anh bất ngờ nghe được tiếng đàn khe khẽ ngân rung. Đường xưa khuất lấp bít lối đã được khai thông, tiếng đàn bị vùi chôn sau bao ngộ nhận và quên lãng đã được sự thanh tĩnh rửa sạch quay về. Anh tập lắng nghe, anh tập ghi chép lại. Anh quan sát thật sâu sự trong đục, độ cao thấp của thanh âm và dần dần làm khúc ca trở nên hoàn thiện. Những tác phẩm của anh từ đó đã làm cho mọi người thoạt đầu bỡ ngỡ trước sự mới lạ rồi khâm phục và công nhận văn tài. Sau nhiều năm bi đát, anh đã nghe ra và chuyển được cái sâu kín riêng mang nhất của mình trở thành những bông hoa, dù đó là một loài hoa nở muộn.

SG, ngày 7/11/2013

Page 29: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

28 29

Page 30: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

30 31

Page 31: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

30 31

THƠ TUỆ SỸ HẬN THU CAOQuì xuống đó nghe hương trời cát bụi

Đôi chân trần xuôi ảo ảnh về đâu?Tay níu lại những lần khân chìm nổi

Hận thu cao mây trắng bỗng thay màu.

Ta sẽ rũ gió lùa trên tóc rốiGiọng ân tình năn nỉ bước đi mau

Còn rộn rã bởi hoang đường đã đổiBởi phiêu lưu ngày tháng vẫn con tàu.

Vẫn lăn lóc với đá mòn dứt nốiĐá mòn ơi, cười một thuở chiêm baoQuỳ xuống nữa ngủ vùi trong cát bụi

Nửa chừng say quán trọ khóc lao xao.

Tay níu nửa gốc thông già trơ trọiĐứng bên đường nghe mối hận lên cao

KẾT TỪNgược xuôi nhớ nửa cung đàn

Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.

Nha Trang 1973

PHỐ TRƯA Phố trưa nắng đỏ cờ hồng

Người yêu cát bụi đời không tự tìnhSầu trên thế kỷ điêu linh

Giấc mơ hoang đảo thu hình tịch liêuHận thù sôi giữa ráng chiều

Sông tràn núi lở nước triều mênh môngKhói mù lấp kính trời đông

Trơì ơi! Tóc trắng rủ lòng quê chaCon đi xào xạc tiếng gà

Đêm đêm trông bóng Thiên hà buồn tênhĐơì không cát bụi chung tình

Ngươì yêu cát bụi quê mình là đâu?

Nha trang , 4-1975

CHÂN ĐỒI Vác cuốc xuống chân đồi Nắng mai hồng đôi môi Nghiêng vai hờn tuổi trẻ

Máu đỏ rợn bên trời.

Thầy, tóc trắng bơ vơ Con, mắt xanh đợi chờ

Ðèn khuya cùng lẻ bóng Khúc ruột rối đường tơ.

Tuổi Thầy mơ cánh hạc Cánh hạc vẫn chốc mòng

Mắt con mờ ráng đỏ Ráng đỏ lệ lưng tròng

Chân đồi xanh luống cải Ðời ta xanh viễn phương Sống chết một câu hỏi Sinh nhai lỡ độ đường.

Page 32: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

32 33

Kính bạch Chư Tôn Trưởng lão,Thưa các Đạo hữu Phật tử,

Từ trong nước, chúng con đê đầu đảnh lễ Chư tôn Trưởng lão, hiện tiền chứng minh cho ngày Đại hội Cư sĩ hôm nay. Tôi cũng xin gơi đến tất cả Phật tử hiện diện ở đây lời chào thân thuộc giữa những người con Phật, mà hoặc vì do căn tánh dị biệt, hoặc do môi trường sinh hoạt không đồng, nên thường có những mâu thuẫn tư tưởng. Dù vậy, tất cả đều hiểu rằng Phật tử tại gia xuất gia đều chỉ có một con đường duy nhất để đi, là cùng đi chung trong Thánh đạo mà đức Thích Tôn đã chỉ; và cũng chỉ có một mục đích phải đạt đến là giải thoát và giác ngộ mà Đức Thích Tôn đã khai thị.

Trong vòng ba mươi năm nay, tôi không rõ có bao nhiêu Đại hội Cư sĩ được tổ chức ở Hải ngoại. Ở trong nước, nếu có, tôi cũng không có cơ duyên để tham dự. Như thế cũng đủ để nói rằng trong một thời gian rất dài tôi không có những giao tiếp rộng rãi với các Phật tử tại gia. Trong điều kiện như vậy, thật khó cho tôi để viết một bài tham luận cho Đại hội Cư sĩ được tổ chức như hôm nay.

Theo chỗ hiểu biết thiếu cơ sở của tôi như hiện nay, thì Đại hội được tổ chức bởi Tổng vụ Cư sĩ hải ngoại tất nhiên mang

Nơi nào đó một dân tộc bị áp bức, phần còn lại của nhân loại lên tiếng can thiệp. Như thế, điều được gọi là nghĩa vụ dân tộc, cùng với nghĩa vụ nhân loại, là hai hoạt dụng của cùng một thể tánh. Trước hết, đó là thể tánh người. Thứ đến, nói trong ý nghĩa chân thật, đó là thể tánh Phật.

THƯ CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CƯ SĨ Phật Giáo HẢI NGOẠI

TUỆ SỸ

tính chỉ đạo, đề xuất các chương trình tu học cụ thể, trong điều kiện xã hội phương Tây, giữa nền văn chất phồn vinh hiện đại mà các Phật tử đang sinh hoạt.

Thêm nữa, Phật tử hải ngoại, cũng như bộ phận lớn khác của dân tộc, vì những lý do hoặc kinh tế, hoặc chính trị, mà phải rời bỏ quê hương, trở thành công dân nước khác, với đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của đất nước đang cưu man mình; nhưng trong huyết quản, trong tâm thức, các Phật tử Việt nam hải ngoại không thể quên bẵng cội nguồn, do đó luôn luôn vẫn cảm thấy nghĩa vụ thiêng liêng của mình không chỉ đối với quá khứ tổ tiên, mà còn cả với nhiều thế hệ hiện tại và tương lai, vẫn thao thức với tâm niệm nào đó về tiền đồ của Tổ quốc. Đây không phải là nghĩa vụ hai tầng, một vai hai gánh nặng. Vì sao vậy ? Ngày nay, thế giới càng được mở rộng, khoảng cách giữa các dân tộc càng trở nên gần gũi, do đó, một con người hiện đại không chỉ có nghĩa vụ với đất nước của mình, mà còn có nghĩa vụ nhân loại nữa. Ở nơi nào đó có thiên tai, tật dịch, phần còn lại của thế giới tự thấy có nghĩa vụ cứu tế. Nơi nào đó một dân tộc bị áp bức, phần còn lại của nhân loại lên tiếng can thiệp. Như thế, điều được gọi là nghĩa vụ dân tộc, cùng với nghĩa vụ nhân loại, là hai hoạt

dụng của cùng một thể tánh. Trước hết, đó là thể tánh người. Thứ đến, nói trong ý nghĩa chân thật, đó là thể tánh Phật. Người Phật tử sống giữa đời thường, hằng ngày như bị cuốn chìm trong thế giới xa hoa và hưởng thụ, vẫn thấy tự mình có thể học đạo và hành đạo, học và hành một cách tự nhiên như thở, vì tự thể của mỗi chúng sinh là thể tánh Phật.

Trên căn bản giáo lý, thì ai cũng có thể nói được như vậy. Nhưng còn vấn đề khế lý và khế cơ, thì tôi không thể nói cụ thể hơn được nữa. Tuy vậy, tôi cũng muốn góp một chút công đức với Đại hội, nên cũng xin góp một vài điều suy nghĩ.

Chúng đệ tử của Phật,

do xu hướng sinh hoạt đời thường khác nhau, nên phân thành hai, tại gia và xuất gia. Rồi lại do tính phái dị biệt nên chia thành bốn. Dù hai chúng, hay dù bốn chúng, các đệ tử đều có chung một Thánh đạo để đi, có chung một cứu cánh Niết-bàn để đạt đến.

Thủa xưa, khi thế giới này mới thành hình, khi mặt đất này chưa xuất hiện sinh vật, tổ tiên của loài người là những chúng sinh sống trong cõi Quang âm thiên, hay Cực quang thiên. Các chúng sinh ấy phi hành trong không gian theo tốc độ ánh sáng, tồn tại với thức ăn hỷ lạc do tầng số dao động của ánh sáng tạo nên. Cho đến khi chúng bị hút xuống mặt đất, mất khả năng di chuyển theo

ánh sáng, phải nếm vị của đất làm thực phẩm, để rồi thân thể càng lúc phì đại. Thoạt kỳ thủy, chưa có sự phân biệt tính phái. Sinh vật nguyên thủy ấy nếm vị đất làm thức ăn; quá trình tiêu hoá, hấp thu, bài tiết, diễn thành những chu kỳ tiếp nối, dần dần tổng hợp thêm nhiều loại thức ăn mới. Giai đoạn tổng hợp cuối cùng, đó là lúa gạo. Và cũng sẽ còn nhiều tổng hợp tương lai nữa. Phù hợp với quá trình tổng hợp thức ăn, thân thể của chúng sinh cùng theo đó mà tiến hoá. Cho tới một lúc, sự phân biệt tính phái xuất hiện. Từ phân biệt tính phái dần dần tiến tới phân biệt chủng loại, chủng tộc, dân tộc, và đẳng cấp. Đó là hình thái tiến hóa tất nhiên

xem tiếp trang 33

Hình: Hoa Ðàm

Hình: Hoa Ðàm

Page 33: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

32 33

TUỆ SỸ, TÙ ĐÀY VÀ QUÊ NHÀ

Ðông tà:Tang thương một giải tóc huyềnBãi dâu ngàn suối mấy miền hoang vu.Gởi thân gió cuốn sa mùÁo xanh cát trắng trời thu muộn màngChênh vênh hoa đỏ nắng vàngGót xiêu dốc núi vai mang mây chiềuTóc huyền loạn cả nguyên tiêuLãng du ai ngỡ cô liêu bạc đầu(Sơ Huyền, Khởi Hành)

Xưa xanh lên tóc huyền sương nặngTrong giấc mơ lá dạt xa bờ.(Mùa Mưa Cao Nguyên, Khởi Hành)

Bờ bến lạ chút tự tình với bóngMây lạc loài ôi tóc cũ ngàn nămNào đâu nữa tóc em như gió cuốnNgười ra đi tâm sự với hoàng hôn

Tượng đồng tạc bóng cô liêuTrời xanh tóc trắng bao nhiêu chuyện rồiNày đêm rộng như khe rừng cửa biểnHai bàn tay vén lại tóc xa xưa(Không Ðề, Tư Tưởng)

Mái tóc trong thơ Tuệ Sỹ phải chăng là bờ môi nhục cảm trong thơ Xuân Diệu, vì Xuân Diệu không sợ tiếp xúc; phải chăng là con mắt đắm đuối của Hàn Mặc Tử, vì Hàn Mặc Tử không thể đụng chạm; hay đó là bàn tay trong thơ Lưu Trọng Lư, vì Lưu Trọng Lư ngại chia phôi?

Mái tóc trong thơ Tuệ Sỹ phải chăng là bờ vai của Huy Cận, vì Huy Cận muốn tựa đầu; là xiêm áo của Bích Khê, vì Bích Khê suốt đời mong một dáng tầm xuân, một tấm thân kiều diễm? Mái tóc của Tuệ Sỹ phải chăng là bàn chân của Ðinh Hùng, vì Ðinh Hùng luôn luôn quì dâng, sùng bái? Là lưng mềm của Vũ Hoàng Chương, bởi Vũ Hoàng Chương thích riết đôi tay, tiến đôi chân? Mái tóc ấy là gì? Một thục nữ? Một giai nhân? Những câu

hỏi ấy đêm nay tôi chẳng thể trả lời, chỉ biết mái tóc trong thơ Tuệ Sỹ chưa chắc là có thật, mà có thật; chưa hẳn là không, mà vẫn không. Mái tóc ấy, biết đâu chẳng phải là một phương trời viễn mộng, cái viễn mộng thanh cao của một thị giả thích ngắm nhìn đất đỏ, áo xanh, cỏ vàng, đêm đen, nụ hồng, và tóc? Mái tóc ấy nhất định là người, song là ai? Hay chẳng là ai cả, mà chỉ là những đổi thay trong Cuộc Lữ, từ lúc mưa xanh tới nắng hạ, từ hồng hoang tới tàn úa thiên đường?

Và, tâm thức ấy, vì sao lại nhìn thấy tù ngục, như trong bài Tôi Vẫn Ðợi:Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoải Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng Trong bóng tối hận thù tha thiết mãi Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng.

Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió Màu đen huyền ánh mắt tự ngàn xưa Nhìn hun hút cho dài thêm Lịch Sử Dài con sông tràn máu lệ Quê Cha...

Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương Người ở lại với bàn tay bạo chúa Cọng lau gầy trĩu nặng bóng tà dương.

Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu Rồi khép lại hàng mi về cõi mộng Như sương mai như bóng chớp mây chiều.

Bài thơ trên quả là Một lần định như sao ngàn đã định. Ðịnh từ một Cái định của ngàn sao,của không hư. Của 14 năm tù đày. Cho Quê Hương và Ðạo Pháp.

5.1999VIÊN LINHKhởi Hành

Bụi đường dài gót mỏi đi quanh

Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi:

Đếm tóc bạc Tuổi đời Chưa Đủ Bụi đường dài Gót Mỏi Đi Quanh

Tiết điệu cũng rời rạc như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ? Một tuổi Xuân chưa vừa? Một tuổi vàng sớm chấm dứt? Một tuổi “đá” sớm giã từ mọi yêu thương?

Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ Suối nguồn xa Ngược nước Xuôi ngàn…

Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đêm lữ thứ khép mình trong bốn bức tường vôi nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.

Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ từ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương.

BÙI GIÁNG

ĐI VÀO CÕI THƠ

Anh Cả Trung cộng chỉ trích Việt Nam xã hội chủ nghĩa có tham vọng tiểu bá. Mặc dù tham vọng đó thực chất chỉ nằm trong lý thuyết; là chuyên đề cho các cán bộ văn hoá nghiên cứu để có việc làm.

Một thời, khi hai tập sách «Thơ văn Lý Trần» có tầm cỡ được công bố như là công trình nghiên cứu có thành tích đáng tuyên dương, chủ nghĩa xã hội và Phật Giáo Việt Nam hình như đang có cơ sở để nhích lại gần nhau và hợp nhất trong lòng dân tộc, và dưới đài quang vinh của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặc dù cả hai ý thức hệ được xem là đang tiếp cận nhau, nhưng trong đối thoại giả thi thiết này, người nói và người nghe đều là mác-xít cả.

Sự gán ghép đạo pháp vào chủ nghĩa xã hội chẳng khác nào buộc con chó nhà và chó sói vào một sợi dây, để khi có sự biến, một con tìm cách chui xuống gầm giường, một con cố gắng phóng mình trở lại rừng. Hai con thú dằng co nhau bởi một sợi dây oan nghiệt.

Chỉ trong vòng chưa đầy nữa thế kỷ mà những thành tựu quá khứ của một nền văn hoá dân tộc hầu như không được thế hệ thừa kế biết đến và trân trọng, thế thì chúng ta tìm dấu vết của hai nghìn năm lịch sử về trước bằng cách nào? Cho nên, khi nghe một tăng sỹ trẻ, hình như đã tốt nghiệp Đại học, hỏi tôi một cách chân tình: «Thưa Thầy, Phật Giáo Việt Nam là gì?» tôi cảm giác đã có sự cách biệt giữa hai thế hệ, phân ly bằng một bức tường ý thức hệ.

Phải chăng, quả thật rằng, qua suốt trên dưới hai nghìn năm hiện diện, Phật Giáo Việt Nam không có thành tựu gì đáng được nhắc đến?

Có đấy, vả lại, có rất nhiều nữa chứ không phải chỉ dăm ba trang sách nhặt lượm đâu đó.

Ở đây, một câu hỏi khác cũng cần được nêu lên: «Tại sao, một đất nước như Campuchea, so với Việt Nam thì quả là nhỏ bé, lại có thể sở hữu một công trình vĩ đại như Angkor Wat; trong khi đó Việt Nam xem ra không có gì tương tự để so sánh và thẩm định? Chùa Một Cột được làm biểu tượng cho tinh thần Phật Giáo Việt Nam, lại được nhiều người cho rằng nó chỉ lớn hơn chuồng chim bồ câu một chút.

Chúng ta đang nói đến sự cần thiết của một phương pháp luận chuyên biệt của sử học để thẩm định giá trị của những gì tiền nhân đã tựu thành; những thẩm định không mô phỏng một cách hời hợi theo bậc thang giá trị biểu kiến của nền văn minh vật chất, và khoa học kỹ thuật, của phương Tây hiện đại.

Phương pháp luận được nhiều nhà viết sử Phật Giáo Việt Nam ở đây sử dụng đại để mang tính chủ quan. Sử gia không có nhiều dữ kiện lịch sử trong tay, nên phải dựa trên trí thông minh của mình để suy luận. Dữ kiện đã ít, lại mối quan hệ giữa chúng cũng rất khó xác lập. Chẳng hạn, khi một sử gia muốn vẽ lại sinh hoạt Thiền môn thời Trần; ông hầu như hoàn toàn không có dữ kiện, hoặc có

mà rất ít, và cũng không tìm ra đầu mối quan hệ để nối kết chúng lại với nhau. Cho nên, ông căn cứ vào sự quan sát sinh hoạt thường nhật của một ngôi chùa cổ nào đó ở Huế, rồi thay đổi niên đại và hoàn cảnh, tự nhiên ta có toàn cảnh sinh hoạt Thiền môn cách đây gần một nghìn năm. Trong trường hợp này, sử gia không chỉ cần bác lãm thư tịch, mà còn phải có thêm óc tưởng tượng của một nhà văn, một người viết tiểu thuyết.

Thế nhưng, cũng có trường hợp sử gia khi phát hiện cấu trúc bất thường của một vài từ ngữ từ một bản Hán dịch, đã có thể viết lại chi tiết đáng khâm phục về một giai đoạn lịch sử Phật Giáo Việt Nam, tưởng chừng như vĩnh viễn là khu vực bỏ trống. Đó là giai đoạn trước và sau kỷ nguyên Cơ đốc. Không chỉ là một giai đoạn của Phật Giáo Việt Nam, mà từ đó còn có thể phác thảo ra những quan hệ, những trao đổi văn hoá, tư tưởng, tôn giáo, cũng như các hoạt động chính trị và kinh tế giữa các dân tộc trong một khu vực rộng lớn hơn.

Phương pháp sử học như vậy chỉ có thể thành công, trong một mức độ nào đó, bởi những sử gia có trí năng sắc bén, kho kiến thức thông bác, và cũng cần một tính năng nhạy cảm để dễ dàng xúc cảm với những thăng trầm của đất nước và dân tộc. Phương pháp sử học như vậy hoàn toàn mang tính chủ quan, mặc dù chưa có một sử gia Đông Tây kim cổ nào đáng được đánh giá là hoàn toàn khách quan.

VĂN MINH TIỂU PHẨM

của xã hội loài người. Khi Phật thuyết kinh này, chỉ lại quá trình tiến hoá và phát triển của xã hội, Ngài muốn giải thích cho các đệ tử hiểu rõ rằng mọi phân biệt trong thế gian, những mâu thuẫn tranh chấp giữa các cộng đồng xã hội, và dân tộc, chỉ là hệ quả do tác động bởi các môi trường sống, môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Nói cách khác, là do những tương tác giữa các biệt nghiệp và cộng nghiệp. Điều đó không chỉ khai thị ý nghĩa rằng tất cả mọi dân tộc, bất kể khác nhau trong quá trình tích lũy sở hữu vật chất như thế nào, thảy đều bình đẳng trong phẩm chất như là con người; thêm nữa, điều đó còn khai thị ý nghĩa rằng tất cả chúng sinh đều bình đẳng trong thể tánh.

Qua nội dung lược thuật từ một đoạn kinh như trên, ở đây tạm thời chúng ta có thể nói rằng, trên căn bản tư tưởng và nhận thức như vậy, Phật tử hành đạo giữa đời thường mà không hề thấy tự mình cách ly và mâu thuẫn với người đời. Nhận xét này có lý do của nó. Từ trước, trong xã hội Việt nam, tu Phật đồng nghĩa xa lánh

mọi sinh hoạt thế gian. Nhiều người bà con lớn tuổi của tôi, rất tin Phật và rất thường xuyên đi chùa lễ Phật, nhưng lại nói, chưa dám quy y Phật, vì còn ham uống rượu, và còn ham nhiều thứ khác nữa. Nói thế thì các chúng đệ tử của Phật đều là các vị Thánh hết, vì chẳng ai còn tham, sân, si; chẳng còn ham muốn vật chất gì nữa. Nhưng, kinh nói, Phật pháp như thuốc. Tùy bịnh mà cho thuốc. Hết bịnh, không còn cần đến thuốc. Cho nên, không ai nói rằng chờ tôi lành bịnh rồi sẽ vào nằm bịnh viện. Trong ý nghĩa đó, chúng ta hẵn không ngạc nhiên khi phải nhận xét rằng, giáo lý của Phật cao siêu như thế mà sao các đệ tử Phật sống chẳng cao siêu chút nào. So sánh một cách tượng hình, nói thế thì cũng như nói rằng, bịnh viện kia hay thế, nhiều bác sỹ giỏi thế, mà sao con bịnh lại càng ngày càng đông, không ít đi chút nào. Chúng ta có nguỵ biện quá chăng, khi so sánh như vậy? Về nghĩa lý thì không ngụy biện, nhưng trong thực tế thì có ngụy biện đấy. Thực tế có ngụy biện, vì qua thực tế có một bộ phận tại gia cũng như xuất gia tự

nhận là đệ tử Phật nhưng sống bê tha, thác loạn, tiêu chuẩn đạo đức còn dưới những người không tin Phật; hoặc viện dẫn kinh điển để biện hộ cho sự suy thoái nhân cách của mình. Trường hợp này có thể so sánh con bịnh đến bịnh viện mà không chịu tuân theo quy tắc điều trị của bác sỹ; tự mình ăn uống, ngủ nghỉ, làm theo ý thích của mình; nhưng lại chê trách bịnh viện chữa trị không hiệu quả; bịnh càng tăng chứ không hề thuyên giảm. Tuy vậy, bịnh viện cũng vẫn thấy có phần trách nhiệm, vì đã không chăm sóc bịnh nhân đúng mức, và nhất là không có biện pháp nghiêm khắc khi cần thiết phải nghiêm khắc.

Điều cũng nên lưu ý ở đây là, các thí dụ nêu trên chỉ có ý nghĩa tùy theo chỗ áp dụng, hoặc cho chúng xuất gia, hoặc cho chúng tại gia. Trong sự hành trì giới luật, chúng xuất gia nếu phạm giới thì có thể bị trị phạt, hoặc có thể bị tẫn xuất. Điều khoản giới luật của người xuất gia khá nhiều; không có điều vi phạm nào mà không có

THƯ CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CƯ SĨ Phật Giáo HẢI NGOẠI

xem tiếp trang 34

tiếp theo trang 11 tiếp theo trang 11

tiếp theo trang 32

tiếp theo trang 20

xem tiếp trang 34

Page 34: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

34 35

I. Tôi thương tôi một buổi chiềuCô liêu núi thẳm đang liều hư khôngTôi thương tôi quá mênh môngKhông sông không biển vẫn đông thét gàoTừ trong hố thẳm tôi chàoTrăm năm có vọng ngọt ngào trăm năm...

II.Đêm mơ thấy núi trọc đầuSáng ra thấy suối đang rầu rầu trôiThấy sông đi ngược lên đồiĐôi chân hạn hán đang lồi lõm xươngThấy trăm năm đẫm vô thườngThấy yêu thương ấy đang vương hận thù...

III.Ngồi im mà nhớ phận ngườiNgồi im mà nhớ nụ cười hư khôngNgồi im mà nhớ ơi sôngSông ơi đừng chảy đừng trông nỗi buồnNgôi im mà nhớ cội nguồnĐừng tuôn xanh nhé vô thường nhân gianĐừng thương nhớ lắm hoang đàngĐừng yêu nhau nhé huy hoàng tương laiĐừng hiện tại đừng dông dàiHôm qua rồi cũng miệt mài hôm kiaNgồi im nầy nhé chia lìaĐừng gây nguyệt động bên rìa khuya trăng...

Thực sự, qua danh sách các sáng tác của Phật Giáo Việt Nam mà Lê Mạnh Thát đã sưu tập được trong khoảng mấy chục năm qua chúng ta thấy số lượng không phải ít. Từ những cái đang có, suy diễn về những cái đã mất, văn hiến Phật Giáo Việt Nam không phải nghèo nàn như nhiều trí thức vong bản nhận xét.

Cũng bằng một phương pháp luận như vừa nêu, người ta tất phải thấy rõ ý đồ của Cao Biền, trong chính sách lâu dài tiêu diệt và đồng hoá được liên tiếp thi hành qua nhiều triều đại của Nhà nước Trung Hoa phong kiến. Rồi đối chiếu những gì Cao Biền đã làm như được ghi chép trong chính sử Việt Nam và Trung Quốc, với phản ứng của các Thiền sư cố khôi phục lại những mất mát cho dân tộc và đất nước mà Cao Biền đã thực hiện, như được ghi chép trong Thiền Uyển Tập Anh; qua đối chiếu này, chúng ta có thể thấy mức độ tàn phá các di sản tinh thần cũng như vật chất trong những cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc.

Còn một câu hỏi khác mà chúng ta chưa thể trả lời: trong lịch sử quá khứ, trình độ phát triển của Cao-miên, và của Nam dương, không cao hơn Việt Nam, nhưng Angkor Wat và Baraboudur là những công trình quy mô, mà khi đối chiếu khiến cho Việt Nam trở thành nhược tiểu so với Trung

Quốc, và tụt hậu so với các nước láng giềng. Thực tế, phải trên một cơ sở nhân bản mới có thể thẩm định giá trị trình độ phát triển của Việt Nam hay các trường hợp tương tự. Không thể hoàn toàn chỉ dựa vào các tiêu chuẩn thành tựu vật chất.

Chúng ta nói giá trị nhân bản, là muốn nói đến mối quan hệ xã hội của con người. Trong đó, nhân phẩm của người khác được tôn trọng, và hạnh phúc hay an nguy của người khác được bảo đảm. Tất cả mối quan hệ này được nâng lên hàng văn hiến, nghĩa là được tất cả thành viên của cộng đồng thừa nhận như là khế ước xã hội mà mỗi thành viên có nghĩa vụ phải chấp hành. Đó là sự phát triển của khung hình lý tính phổ quát, luôn luôn yêu cầu sự tương thích với tình cảm cá biệt đặc thù.

Thành ngữ Việt Nam có câu, «phép vua thua lệ làng,» nó không có nghĩa mỗi làng xã là một lãnh địa tự quản của dân xã. Ý nghĩa của nó là nêu lên sự điều hoà mâu thuẫn giữa lý tính phổ quát và tình cảm đặc thù, không vì quyền lợi của cộng đồng mà nhân phẩm của cá nhân bị tước đoạt; cũng không vì quyền lợi của cá nhân mà sự an nguy của cộng đồng bị đe dọa. Do đó, không phải ỷ mình là vua, là chủ nhân của đất nước, mà quân chủ có quyền sống xa hoa vượt trên khả năng mà thần dân có thể cống hiến.

Người Trung hoa có thể tự hào bởi Vạn lý Trường thành đồ sộ, bởi những cung điện lộng lẫy của các triều đại xa hoa. Nhưng sử gia cũng biết rõ bao nhiêu xương máu của nhân dân đã đổ vào đó. Sự tồn tại của chúng là chứng tích cho sự tàn ác của con người. Vẻ huy hoàng của thành tựu vật chất, trong ý nghĩa đó, có tỷ lệ nghịch với các giá trị nhân bản.

Tuy nhiên, cho đến lịch sử hiện đại, các giá trị nhân bản chưa được nâng lên hàng phổ quát tính. Mỗi nền văn minh, mang bản chất thế tục hay tôn giáo, đều có nhận thức riêng về phẩm tính của con người. Chính từ những nhận thức cá biệt này khiến cho, khi thế giới được mở rộng, biên giới vật lý giữa các quốc gia càng lúc càng mờ nhạt, các dân tộc và chủng tộc khác nhau có nhiều cơ hội để giao tiếp hơn, thì những xung đột đẩm máu càng lúc càng khốc liệt, vẽ nên những thảm cảnh cực kỳ tàn bạo.Chỉ khi nào lịch sử nhân loại được viết lại, trên cơ sở nhận thức về những giá trị nhân bản phổ quát, chừng ấy chúng ta mới hy vọng có trả lời xác đáng cho câu hỏi: rốt lại, cái gọi là «bốn nghìn năm văn hiến của Việt Nam, là những gì?»

Đồng thời, câu trả lời đó cũng xác định luôn cả vị trí của đạo Phật trong lịch sử văn hiến của Việt Nam.

TUỆ SỸ

VĂN MINH TIỂU PHẨM

những quy định trị phạt kèm theo. Giới tại gia ít hơn; chỉ năm hoặc tám giới thôi. Thực tế so với người xuất gia thì tại gia vi phạm học giới của mình rất thường xuyên hơn, nhưng chỉ được khuyên bảo là nên sám hối để nghiệp chướng mỏng dần đi thôi, chứ không có hình thức trừng phạt nào cả. Trong liên hệ này, chúng ta có thể nhắc lại thí dụ về bịnh viện. Một bịnh viện, hay bác sỹ có lương tâm, không từ chối bất cứ con bịnh nào. Ngay cả khi không còn hy vọng cứu chữa, bác sỹ vẫn cố tạo cho bịnh nhân hy vọng sẽ được cứu chữa. Đó là tình yêu trong chức nghiệp. Đức tính từ bi được thể

hiện trong những lời dạy của Phật cũng vậy.Tất nhiên ở đây chúng ta không nói quá lời để binh vực các Cư sĩ tại gia tin Phật nhưng thiếu nghị lực, giải đãi, sống phóng đãng mà không hề có chút phản tỉnh.

Dù sao, nhìn trên bề mặt, người tại gia hành đạo có khó hơn xuất gia, bởi vì phải sống ngay giữa dòng xoáy ô trược, thường xuyên bị vị ngọt của thế gian hấp dẫn. Sự khó khăn này là nói theo khoảng thời gian để thành tựu cứu cánh, sớm hay muộn khác nhau. Khó, vì thời gian thành tựu quá dài. Trên đại thể, sống tại gia hay xuất gia, chỉ do

căn tánh dị biệt, cơ duyên sai biệt, chớ không vì chỗ này khó tu hơn chỗ kia. Trong thời đức Phật, nhiều vị xuất gia, kể cả Ngài A-nan, tất nhiên có rất nhiều thuận duyên để tu tập, nhưng chỉ mới chứng được sơ quả, là quả Thánh mà các Cư só như Ông Cấp Cô Độc, Bà Tỳ-xá-khư và nhiều Cư sĩ khác nữa chứng đắc không mấy khó khăn. Còn những người tại gia khác như Thủ Trưởng giả ở Tỳ-da-ly, hay Úc-già ở Tượng thôn, tuy sống tại gia, lại đắc quả trong Thánh đạo còn cao hơn ngài A-nan.

Vậy thì, vấn đề không phải ở chỗ khó hay dễ, giới nhiều hay giới ít, mà

THƯ CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CƯ SĨ Phật Giáo HẢI NGOẠI

chính là thành tựu mục đích cứu cánh. Trong ý nghĩa đó, tại gia hay xuất gia đều bình đẳng trong Thánh đạo. Xuất gia nếu để rơi mất tâm bồ đề, thì dù về hình thức có nói là đang hành Phật sự nhưng thực chất là đang tu theo ma nghiệp. Tại gia tuy sống và làm việc theo thế gian, nhưng làm với tâm bồ đề, thì tất cả thế gian pháp đều là Phật pháp. Kinh chữ Hán nói, “Vong thất bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, tức thành ma nghiệp.”Nhưng làm thế nào để phát khởi được tâm bồ đề, và rồi làm sao để an trụ tâm ấy? Đó là những câu hỏi mà ngài Tu-bồ-đề đã hỏi Phật trong kinh Kim cang. Điều khó khăn nhất để hiểu Phật pháp đối với học Phật và tu Phật, đoạn đường khó khăn nhất, dài nhất phải vượt qua, mà thường là dài đến một a-tăng-kỳ kiếp, đó là làm sao để thấy biết một cách như thực rằng, trong tự thể, trong tự tánh, ta là Phật tử, là con Chân thật của Như lai, sinh ra từ kim khẩu của Như lai, hóa sinh từ Chánh pháp của Như lai, là kẻ thừa tự gia tài Chánh pháp của Như lai. Như người cùng tử trong kinh Pháp hoa, không phải dễ dàng một sớm một chiều để thấy ngay rằng thân phận của mình không phải là kẻ tôi tớ hèn hạ, chỉ xứng đáng với công việc quét dọn các hầm xí.

Vậy thì, tâm bồ đề, tức ước nguyện thành Phật, là nền tảng tâm địa cho Phật tử học đạo và hành đạo.

Tuy nhiên, khởi đầu, không phải tất cả mọi người tìm đến Phật pháp chỉ với ước nguyện duy nhất là thành Phật. Rất nhiều người tìm đến Phật pháp để tìm nguồn an ủi tinh thần, để làm vơi đi thống khổ đang phải chịu đựng. Đó là phương diện cứu thế của Phật pháp. Yếu tính của Phật pháp

là sự vận hành diệu dụng của từ bi và trí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần. Điều này được theo cả ý nghĩa tượng trưng, và cả sinh hoạt thực tiễn. Như khi Trưởng lão Tu-bồ-đề hỏi Phật, Bồ tát làm thế nào để phát khởi tâm bồ đề, và làm thế nào để an trụ tâm ấy, thì Phật chỉ ngay phương pháp thực hiện, đó là tu tập bố thí. Chính sự bố thí khi được tu tập đến mức thành tựu tuyệt đối thì cùng dẫn đến thành tựu các ba-la-mật khác. Trong các kinh điển nguyên thủy, hạnh bố thí của người tại gia được thuyết minh rất nhiều. Nhiều đệ tử Phật nổi tiếng về hoạt động từ thiện của mình như Trương giả Cấp Cô Độc ở thành Xá-vệ, hoăc trưởng giả Cù-sa ở Kiều-thưởng-di. Nhiều đại lễ tế đàn, hiến máu súc vật cho Thần linh, được Phật giải thích lại ý nghĩa chân thực của cầu nguyện và hiến tế, để rồi những đại tế đàn ấy chuyển hướng thành đại hội cứu tế xã hội.

Bố thí hay hoạt động từ thiện, theo lời dạy của Phật, bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực, nói theo nghĩa tốt. Về mặt tiêu cực, là chi xuất tài sản của mình để chẩn tế những người cô khổ. Chi xuất nhiều như ông Cấp Cô Độc, cho đến hồi tài sản khánh kiệt. Sau đó, do chỉ giáo của Phật, và khuyến cáo của Tăng, ông phục hồi lại sản nghiệp. Và lại tiếp tục sự nghiệp cứu tế nữa.

Rõ ràng, theo lời dạy đó, Phật tử tại gia làm giàu, tích lũy tài sản, không phải chỉ để hưởng thụ cho mình hay thân thuộc của mình, mà còn để chia xẻ cho nhiều người, những kẻ hoặc thiếu may mắn, hay thiếu năng lực để tự cấp dưỡng. Cho nên, trong rất

Ngôi im mà nhớ cội nguồn

NGUYỄN TẤN CỨ

Nguyen Tan Cu’s Facebook - Tựa Hoa Ðàm đặt

tiếp theo trang 33

tiếp theo trang 33

xem tiếp trang 35

Hình: Internet

Page 35: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

34 35

Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã được Hội Phát Triển Việt Nam mời với sự can thiệp mạnh mẽ của Liên Hiệp Âu Châu, Chính phủ và Quốc hội Hòa Lan nhưng không được Hà Nội cho phép xuất ngoại. Tựa bài này, nguyên thủy là “Một Khía Cạnh Của Vấn Đề Nhân Quyền Tại Việt Nam: Tham Nhũng Là Một Quốc Nạn”

nhiều kinh, Phật dạy một Phật tử tại gia phải biết tích lũy sản nghiệp thế nào cho đúng pháp, và rồi chi dụng sản nghiệp ấy một cách hữu ích, cho mình và cho nhiều người, cho đời này và cho nhiều đời sau nữa.

Đằng khác, về mặt tích cực, hành vi bố thí của Phật tử tại gia chính là nhân tố để duy trì sự an lạc hiện tại cho xã hội. Như khi một người bà-la-môn đến hỏi Phật về nghi thức tổ chức đại tế đàn hiến tế và cầu nguyện thần linh sao cho có hiệu quả. Phật đã chỉ cho những điều nên làm trước hết để cho tế tự có hiệu quả thiêt thực. Đó là, nếu cần đủ công quỹ cho tế đàn mà phải bắt dân đóng thêm thuế, và động viên sưu dịch, thì chỉ khiến cho dân đã nghèo khó lại nghèo khó thêm mà thôi. Điều nên làm bấy giờ là, vua hãy xuất thóc giống trong kho cho người làm ruộng gieo trồng, mở công xưởng cho những người muốn làm thợ, mở trường dạy nghề cho những người muốn học nghề, vân vân, nghĩa là làm sao cho dân chúng có an cư lạc nghiệp, sau đó mới nói đến chuyện tế tự. Như vậy, nghĩa vụ tôn giáo chỉ có thể mang lại hiệu quả thiết thực, chỉ khi nào xã hội tương đối sung túc và an lạc. Nếu trong một nước có nhiều người theo đạo Phật, mà nhân dân

nước ấy không an lạc, xã hội không trật tự an ninh, đại bộ phần dân chúng còn sống trong nghèo khó, thế thì ở đó không thể gọi là đạo Phật hưng thịnh.

Nói tóm lại, chỉ trên căn bản thực hành bố thí mà Phật tử tại gia tự nâng cao phẩm chất đạo đức của mình, thành tựu giới ba-la-mật. Rồi sau đó dần dần tiến tới thành tựu các ba-la-mật khác, như thiền định và trí tuệ. Đó là quá trình tu tập mà Phật đã chỉ dạy một cách rất rõ ràng, cụ thể. Còn hành trì như thế nào, tùy theo căn tánh dị biệt. Bởi vì, không phải tất cả mọi chứng bịnh đều có thể chữa trị hiệu quả bằng nhân sâm duy nhất.

Đến đây tôi xin phép kết thúc mà không đề nghị một kết luận cụ thể nào cả. Bởi vì, những điều mà Phật tử cần biết, thì ở đây tôi không đủ điều kiện để cung cấp. Còn những gì Phật tử cần làm, tôi lại không đủ cơ duyên để góp ý. Duy chỉ có tâm nguyện rằng, hạt giống bồ đề trong tất cả chúng ta không bao giờ hư hoại để có ngày nảy nở hoa trái giác ngộ.

Xin hồi hướng công đức đến hết thảy chúng sinh, hằng sống an lạc trong chánh pháp.

TUỆ SỸ

THƯ CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CƯ SĨ Phật Giáo HẢI NGOẠI

TRÍ THỨCPHẢI NÓI TUỆ SỸ

nướcViệt Nam quy định đối với việc thi hành các bản án giam giữ có thời hạn.

Ở đây, tôi cũng xin bầy tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam trong sáng và tự do. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ Hòa Lan, trong tình cảm nhân loại đã trực tiếp can thiệp với chính phủ Việt Nam cho tôi được sang thăm viếng đất nước Hòa Lan, để có thể có điều kiện tự do hơn nói lên tiếng nói thầm lặng mà đã một phần tư thế kỷ bị bóp nghẹt.

Trong những năm gần đây, trước cả khi tôi được lịnh phải rời khỏi nhà tù để trở về chùa, có rất nhiều đồng bào ta từ nước ngoài về thăm và càng ngày càng chứng kiến những đổi thay được nói là đáng khích lệ. Khích lệ theo chiều hướng nào, còn tùy theo cách nhìn mỗi người. Riêng tôi, tôi không có được may mắn là chứng nhân trực tiếp trước những thay đổi của đất nước, mặc dù tôi đang sống trong lòng quê Cha đất Tổ. Đó là điều tốt hay xấu, cũng còn tùy cách nhìn của mỗi người.

Mặc dù không có cái may như nhiều đồng bào sau khi sống tự do 15, 20 năm ở nước ngoài về thăm quê, thấy được những đổi thay từ trên thượng tầng, thấy được sự giầu sang của đất nước qua những tiện nghi vật chất từ các khách sạn năm sao dành cho cán bộ cao cấp và khách nước ngoài, từ những

Kính thưa quí vị,Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm. Tiếp theo, sự can thiệp đã khiến cho Nhà Nước Cộng Sản Việt nam phải tuyên bố trả tự do cho tôi, nhưng nhiều người bạn tù của tôi vẫn còn bị khổ trong các trại tù. Trong số đó có nhiều người bị giam cầm gần 25 năm, vượt quá thời hạn mà luật Hình sự của Nhà

tiếp đón niềm nở và linh đình của những nhân vật thuộc thượng tầng xã hội, với những đặc quyền xã hội mà điều kiện chính trị dành cho, nhưng tôi có cái “may mắn” khác - nếu cho đó là may mắn - được sống chung trong một thời gian rất dài với thành phần được xem là “cặn bã” của xã hội. Chính từ xã hội gọi là cặn bã ấy tôi đã chứng kiến những đổi thay trong nhà tù như là ảnh chiếu của những “đổi thay to lớn” của đất nước. Sự chứng kiến đơn giản và dễ hiểu thôi.

Cũng như người ta chỉ cần nhìn vào rác rưởi phế thải được dồn ra sân sau mà có thể biết những thứ đã được tiêu thụ ở sân trước. Chúng tôi, một số người từ lâu đã được học tập để thành thói quen suy nghĩ số phận dân tộc từ những

đống rác, đã tự mình đặt thành nhiều câu hỏi cho lương tâm nhân loại, cho ý nghĩa tiến bộ của xã hội loài người, và trên tất cả là một câu hỏi lịch sử: Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác như thế, những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp.

Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc: Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, bỗng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh? Nguyên nhân từ đâu và do ai?

Trong gần mười lăm năm trong tù, điệp khúc tôi phải thường xuyên học tập để ca ngợi tính can đảm của đảng Cộng Sản Việt Nam: “Cán bộ làm sai, đảng tri... Đảng làm sai, đảng sửa.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: Đó không phải là sự can đảm, mà là thái độ cai trị khinh dân; xem dân như là vật thí nghiệm cho những tư duy không tưởng, học thuyết viễn vông của mình.

Tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy. Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.

Tôi cũng thường xuyên bị học tập rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho “dân tin đảng và đảng tin dân.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: làm cho dân tin đảng; đó là điều tất nhiên và dễ hiểu thôi vì có đáng tin thì người ta mới tin được; vì đảng cần được dân tin tưởng để tồn tại, dù chỉ là tin tưởng giả tạo. Nhưng “dân tin đảng” có nghĩa là thế nào? Nếu đảng không tin dân thì đảng xử lý dân như thế nào? Câu trả lời thực tế: Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại.

Ngày nay, khi không còn ở trong nhà tù nhỏ như mười lăm năm trước nữa, tôi không còn có điều kiện để được lên lớp chính tri. Tôi hy vọng đảng Cộng Sản Việt Nam không còn có cái can đảm như xưa, để thử nghiệm học thuyết của mình thêm nhiều lần nữa; và cũng không thi hành chính sách “đại đoàn kết” như xưa, để dân có thể sống tự tại mà không bị đảng nghi ngờ.

Mặc dù có những thay đổi lớn nhìn từ góc độ nào đó, nhưng thực tế tôi biết chắc rằng có một điều không thay đổi. Đó là: đảng Cộng Sản vẫn tự coi mình là ân nhân của dân tộc và do đó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc (mà là ân nhân hay tội đồ gì thì quần chúng và lịch sử trước mặt sẽ phán xét). Đó là điểm khác biệt với các chế độ chuyên chính lừng danh trong lịch sử. Đây cũng chính là nguyên nhân của một trong những điều mà các đảng viên

tiếp theo trang 34

xem tiếp trang 38

Tranh: Ðinh Cường

Page 36: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

36 37

ĐÊM SÂU TUỆ SỸ

TỨ TUYỆTThâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùyHiện tiền vi liễu lạc hoa phiTang bồng tâm sự tân toan lệTrí Hải đa tàm trúc loạn ly(Tuệ Sỹ - Bùi Giáng)

Ðêm thẳm gió đùa trêu bóng nghiệpNương về làm liễu lạc hoa bayChí lớn trạnh lòng đau đáu lệTrúc loạn chưa lìa biển giác ai(Hoàng Quốc Bảo dịch)

Tuệ Sỹ ngồi đó, chiếc bóng sậy gầy. Sững như một ngọn gió. Ðôi mắt tròn to, long lanh. Mãi long lanh với miệng cười. Như Niêm Hoa Vi Tiết. Bỗng ông bật dậy đi rót cốc nước lọc cho tôi, cho ông. Tôi im lặng dõi theo dáng nguòi nhỏ bé di động, lắng nghe tiếng vạt áo lam phất phất trong căn phòng nhỏ một buổi chiều. Rồi chắp tay cung kỉnh, thưa Thầy khoẻ không?Miệng cười nở rộ hơn, ánh

mắt tinh nghịch hơn, Tuệ Sỹ đáp như reo, anh thấy tôi khỏe không hè? Tôi cười nheo mắt, Thầy khoẻ con mừng.

Trông ông khỏe hơn mấy năm trước thật, lúc mới ra tù được đúng một tháng. Ngày ấy đầu ông như đóng trốc, da bọc sát sọ, mường tượng như Thế thân Thiền sư Vũ Khắc Minh, không ngồi kiết già nhập đại định ở chùa Ðậu nữa, mà đi lại, mà nói cười, nhập vào cơn huyễn mộng.

Nay da đầu đã nhuận thắm, những vết chốc ghẻ biến mất, nhưng cái ót sọ ông vẫn nhô ra quá khổ với thân mình. Quá khổ đối với thế tục. Chắc nó phải cứng, khiến bạo quyền lui lại.

Tuệ Sỹ luôn cười, bằng “đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ”. Con mắt to tròn rực sáng. Cái miện rộng và hàm răng trắn đều, thẳng tắp. Như gửi gấm cả chân tình vào đó. Ngay đến lúc ông chuyễn vãn, nhẹ nghiên đầu,

ngón tay trỏ gầy guộc đưa lên, điểm xuyết cho từng nhận định, ôn tồn, nhu hậu.

Ðược ngồi mãi với Thầy cho đến tối. Khoảng 9 giờ, khi hồi chuông thong thả báo hiệu buổi công phu, cũng là giờ chùa Già Lam đóng cửa chúng tôi mới cáo biệt. Thầy lại hẹn hò. Nụ cười lại Niêm Hoa. Tiếng chuông lênh đênh giữa bóng cây sẫm màu trong vườn. Mấy vần thơ cũ lại hiện ra, như gió thoảng chậm rãi đi ngang qua sân chùa Già Lam.

Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùyHiện tiền vi liễu lạc hoa phi...

Nghiệp lực của Bồ Tát, nhòa lẫn vào cộng nghiệp của chúng sanh. Như gió thoảng như mây trôi. Như nghiêm mật như cợt đùa. Giữa đêm sâu và sự tùy thuận. Ðêm càng sâu lòng càng lắng. Gió càng thoảng bóng hình càng phiêu diêu. Trật tự thiên nhiên lên tiếng, trùng trùng duyên khởi gọi mời.

Sự hiện hữu trong giây phút này, trước mặt cuộc đời, là hiển lộ, là mầu nhiệm nhất, nằm trong đường rơi của lá, nét bay của hoa. Không trước cũng chẳng sau. Cái hiện tiền ấy gói trọn cả tam thiên đại thiên thế giới, cả đêm cả ngày, cả hằng sa nghiệp dĩ. Cái tức thời ấy, có khác chi “đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Mãn Giác hôm nào. Vượt ra ngoài thời gian, vượt ra ngoài không gian, mà tóm gọn cả bốn chiều ấy vào làm một. Bất sinh bất diệt. Ấy luôn là lúc:Ðêm thẳm gió đùa trêu bóng nghiệp

Nên...Nương về làm liễu lạc hoa bay...

Không trước cũng không sau, lại chẳng không trước cũng chẳng không sau. Nghe ra như hình bóng phất phới của một tiết điệu Bát Nhã. Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức, diệc

phục như thị. Sắc chẳng khác gì Không, Không chẳng khác gì Sắc, Sắc chính thực là Không, Không chính thực là Sắc, bốn uẩn còn lại kia, Cảm thọ, Tư duy, Tâm hành, nhận Thức ấy cũng đều như vậy cả. Cho nên Nghiệp lực kia, trong sát na nhận thức trong suốt của tánh Không, đã dứt lìa mắt xích. Không còn chỗ bám víu, trầm mịch. Không còn chỗ đắc. Trí Huệ đã biến thành Từ Bi, Nghiệp Lực đã hóa ra Hạnh Nguyện của Bồ tát.

Bồ tát không mong dứt nghiệp mình, mà còn muốn đưa vai gánh vác lấy cộng nghiệp của chúng sinh. Cho nên Bùi Giáng làm Bồ Tát đọa, chịu đày xuống trần gian, lấy vui buồn, tỉnh mê của chốn gió bụi mà thị hiện:Tang bồng tâm sự tân toan lệ,Trí Hải đa tàm trúc loạn ly

Bùi Giáng đã thế, mà Tuệ Sỹ cũng vậy. Xin nghiêm nghị đứng nép vào chỗ

LÊ GIANG TRẦN[ tiếp theo kỳ trước ]

SỐNG TỰ DO CHO CHÍNH MÌNH QUA HÀNH TRÌNH THIỀN ĐỊNH

II.

Học giả Daisetz Teitaro Suzuki, tác giả bộ “Thiền

Luận” nổi tiếng ở phương Tây, duyên dáng khôi hài rằng “Thượng đế ban khổ cho loài người để hoàn tất con người” để làm một nhịp cầu bước sang phương Đông đến

với đạo Phật: “Thật vậy, Phật không ngoa chút nào khi ngài xiển minh bốn chân lý tối thượng ‘Tứ Khổ Đế’ mà chân lý đầu tiên là sống là khổ – Khổ Đế. Chúng ta há chẳng mang tiếng khóc chào đời như là một phản đối sao?”.

Và ông mở đầu vào bộ Thiền Luận: “Thiền cốt

yếu nhất là nghệ thuật kiến chiếu vào thể tánh của chúng ta; nó chỉ con đường từ phiền trược đến giải thoát, đưa ta đến uyên nguyên của cuộc sống uống ngụm nước đầu nguồn. Thiền cởi bỏ tất cả những gì ràng buộc chúng ta, có thể nói, Thiền khai phóng tất cả năng lực nội tại và tự nhiên tích tập trong mỗi chúng ta. Thiền muốn ta mở bừng con mắt thứ ba – Huệ Nhãn, theo thuật ngữ Phật Giáo. Đó là lúc nhãn quan ta lần đầu tiên phóng chiếu tận thể tánh của chúng ta. Tất cả nguồn năng lực siêu hình bấy lâu bị vùi kín trong tiềm thức bỗng dưng như cùng một lúc trào vọt ra.

Thiền đưa ra giải đáp là trực tiếp kêu gọi đến ánh

sáng của chứng nghiệm bản thân, thay vì kiến thức trường ốc, sách vở. Vì Thiền cho rằng chính tri thức ấy tạo ra cho ta đủ thứ vấn đề không bao giờ tự giải quyết được, nên cần dẹp nó qua một bên, nhường chỗ cho một cái khác, siêu đẳng hơn, minh triết hơn. Theo Thiền, trên thực tế, không gì khác biệt nhau giữa hữu cực và vô cực, giữa xác thịt và linh hồn. Đó toàn là sự phân biệt vu vơ, là vọng tưởng do tri thức dụng ý bày đặt.Xét về mặt luận lý, có lẽ Thiền chứa đầy mâu thuẫn và trùng ngôn. Nhưng, siêu việt trên tất cả, Thiền thẳng đường mà đi, thanh thản, nhẹ nhàng. Thiền không phải đề tài để phân tích lý giải hoặc trí giải; Trái lại, Thiền phải được thân chứng và

trực ngộ tự thâm tâm mỗi người chúng ta. ‘Chúng ta đều sanh ra tự do và bình đẳng như nhau’, với Thiền, đó là một sự thật tuyệt đối trong lãnh vực tâm linh. Quan điểm cùng tuyệt của Thiền là vì vô minh nên ta lầm đường lạc lối, tưởng có sự chẻ đôi (nhị nguyên) ở trong ta, trong khi từ nguyên thỉ chưa hề có cuộc tranh chấp nào giữa hữu cực và vô cực; và sự tự do mà ta nhiệt thành tìm kiếm, nó vẫn có đó tự bao giờ.

Trên quan điểm đạo đức, Thiền có thể coi như một phương thức nhằm rèn đúc lại tánh khí, vì chúng ta chưa có một cuộc chiến đấu cam go nào trong tâm hồn, chúng ta chỉ

xem tiếp trang 37

xem tiếp trang 37

HOÀNG QUỐC BẢO

Hình: Ðình Nguyên

Page 37: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

36 37

ĐÊM SÂU TUỆ SỸcủa Tuệ Sỹ mà tạm dịch:Chí lớn trạnh lòng đau đáu lệTrúc loạn chưa lìa biển Giác ai,Lấy đau khổ của chúng sinh làm của mình.

Chí lớn trong thiên hạ ấy, sao nguôi được, lúc bao sinh linh còn chìm đắm trong tang tóc, đọa đầy?

Sao nguôi được mà chả đau đáu lệ, chạy ngược vào hồn u uẩn của quê hương?

Nhưng đằng sau dâu trúc khô héo, nghiêng ngả loạn ly kia, vẫn mang mang một biển Giác. Tướng trạng có oan khiên nhưng Tánh Giác vẫn làu sáng, vẫn thanh tịnh. Một người đã bảo một người, cứ phiêu hốt đi qua cuộc đời, lúc nào cũng mỉm cười tựa Niêm Hoa Vi tiếu, cho dù có lúc là đằm đằm ngang qua một đám tang, giữa những kêu gào thảm thiết của nhân thế; có lúc là im lìm lạnh lẽo, giữa bốn bức tường vôi ủ rũ ngục tù. Mà thế nhân có thấy như vậy được đâu.

Có kẻ nói với tôi rằng, không thích cái cung cách bỡn cợt thiếu tôn kính của Thi sĩ họ Bùi nọ đối với một danh Tăng. Quả đấy là cố tật mê thích thần thánh hóa của một số tín đồ muốn đóng khung niềm tin bao trùm lên trên bến giác. Sự sau mê tin tưởng ấy không ít ở một số người, chia bè kết phái, như hai ông Tăng nọ mải mê cãi nhau về cái động. Ông cho rằng phướng động, ông cho rằng gió động. Lục Tổ tạng ngang cười bảo tâm hai ngài động đấy thôi.

Cho nên Thi sĩ họ Bùi có ngạo nghễ bỡn cợt, thì cái bỡn cợt ấy không phải tầm thường, không phải chỗ để cho người trần mắt thịt chúng ta chen chân tìm miếng thị phi. Kẻ nhân nghĩa thấy nơi đâu cũng đầy nhân nghĩa, ngay giữa gươmg giáo loạn cuồng, và ngược lại Nhất là làm Thi nhân, với đôi mắt ở đây mà thấy những đâu đâu, như Bùi Giác đã hồn nhiên thơ dại, như đại sư Tuệ Sỹ vẫn thơ dại hồn nhiên, vượt ra ngoài cái cảm thọ ngắn ngủi, vô thường:Khổ thọ và lạc thọNhư mây trời theo gióHơi thở là giây leoThuyền về nơi bến cũ...(Nhất Hạnh)

Ta hãy đọc lại bài thơ Tứ tuyệt nọ, hai câu đầu của Tuệ Sỹ, hai câu sau của Bùi Giáng, để thành độc nhất vô nhị một bài thơ, một bài Tứ tuyệt:Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùyHiện tiền vi liễu lạc hoa phiTang bồng tâm sự tân toan lệTrí Hải đa tàm trúc loạn ly

Có hỏi Tuệ Sỹ thì vẫn nụ cười cố hữu, vẫn là câu trả lời rất mực thành thật, hồn nhiên: Hồi đó chỉ làm chơi chơi vậy mà...

Thì cả cuộc tồn sinh này có lấy gì làm thật? Chẳng là giả tưởng cả đấy sao? Lọ là phải vấn đáp. Hóa ra chỉ là cái cớ, cho những Thi sĩ làm xiếc, đu bay. Cái cớ để đề, cái cớ để thuyết.Cái cớ để du, cái cớ để dịch:Ðêm thẳm gió đuà trêu bóng nghiệpNương về làm liễu lạc hoa

bayChí lớn trạng lòng đau đáu lệTrúc loạn chưa lìa biển Giác ai. Hóa cho nên cái Bi của bậc đại Từ rộng lớn trùm khắp thiên hạ, tùy thuận vào cái đau chung của thiên hạ, vẫn đau đáu, mà vẫn vô chấp, vô trước. Trí huệ sâu rộng như biển, nên dưới lớp sóng gió loạn cuồng kia, nước vẫn thanh tịnh thể tính. Vẫn vô quái ngại, viễn ly điên đảo mộng tưởng. Thật như thế nên nhiều học Tăng để sống còn, tránh né được sự dần sàng của chế độ, đã chẳng thốt nên thành lời ví cái ông thầy tu gầy ốm yếu nọ không biết sợ quỷ thần, là Kim cang bất hoại rồi... đấy sao.

Một bài tứ tuyệt thì có bốn câu. Có bốn câu nhưng Tứ không tuyệt. Như Bùi Giáng mượn làm “tiền đề” cho câu chuyện Tuệ Sỹ qua mắt Bùi Giáng trogn Ði Vào Cõi Thơ. Cõi thơ ấy, hôm nay chúng ta nghe bằng chính Tuệ Sỹ, cái giọng Nha Trang êm ả, ngoạt ngào. Bài thơ đã làm Bùi Giáng phải khiếp vía, hốt hoảng đến quên ăn, mất ngủ, đến tê cóng cả cõi dạ.

Đó là một buổi chiều khác, vẫn đôi mắt tròn to lấp lánh từ cõi mộng vào cuộc đời thực, đen láy ướt mượt như nhung, cái nụ cười hiền hiền cố hữu trên chiếc cổ cò chênh nghiêng, mảnh dẻ như nụ hoa trắng muốt điểm trên cành mai khẳng khiu, tỏa lan cái ấm áp vào hơi lạnh của cuộc đời tuyết giá, Tuệ Sỹ đọc:Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũÁo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoangPhút vội vã bỗng thấy mình du thửThắp đèn khuya ngồi kể

chuyện trăng tàn Từ núi lạnh đến biển im muôn thuởÐỉnh đá này và hạt muối đó chưa tanCười với nắng một ngày sao chóng thếNay mùa đông mai mùa hạ buồng chăngÐếm tóc bạc tuổi đời chưa đủBụi đường dài gót mỏi đi quanhGiờ ngó lại bốn vách tường ủ rũSuối rừng xa ngược nước xuôi ngàn

TRĂNGNay chúng ta cũng thêm chút tương chao, làm bữa cỗ “tiếp đề” cho cuộc du phương, vào cõi nhạc. Nhạc mà thơ, Chất chứa trong nhau cái tình tự lai láng.

Thêm một buổi chiều khác, trong quán ăn nhỏ mang tên gọi, khiến nhớ về cố quận. Nữ chủ nhân cũng có chỗ quen biết, trọng vọng danh tăng, thừa khéo léo, kín đáo tiếp chúng tôi cùng tăng nhân trên một căn gác riêng tây, để mọi người được phước báu ngồi quây lấy Thầy, được rưng rưng trong im lặng, được sảng khoái nói, được hồn nhiên cười.

Cái hứng đến bất chợt, khiến tôi nhớ bài thơ “Trăng” mới phổ nhạc gần đây, liền hát cho Tuệ Sỹ nghe, nhờ Thầy nhắc lời chỗ tôi không nhớ:Nhà Ðạo nguyên không kháchQuanh năm bạn ánh đènThẹn tình trăng liếc trộmBẽn lẽn nấp sau rèm.

Yêu nhau từ vạn kiếpNhìn nhau một thoáng quaNhà Ðạo nguyên không nóiTrăng buồn trăng đi xa...(Tuệ Sỹ)

Tuệ Sỹ lại cười, ông không nói và chớp mắt. Vẫn “đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ,” thoáng qua trong bài thơ ngũ ngôn, bát cú. Chỉ thế thôi, ngắn ngủi mà lai láng. Thoáng nhìn... lai láng. Tình thơ... lai láng.

Ai bảo Thiền sư là tuyệt tình?Nhưng cái Tình quả có khác.

Bài thơ quẩn quanh giữa hai người, mối tình quấn quít lấy hai người, hai nhân cách, một thực một mộng: Thiền chủ và Nguyệt nương.

Ta thử ngắm nhìn thật sâu sắc từng nhân vật này xem sao.Nheo mắt lại, mường tượng ra Ðạo gia, đọ lấy câu đầu:Nhà Ðạo nguyên không khách.Một cự tuyệt đấy chăng?

Hay chỉ là một khẳng định, Khách thì có mà lòng đã Không rồi? Khách cứ đến, đi, cứ ra, vào. Thiền chủ vẫn sống, vẫn ăn, vẫn thở, vẫn vào, ra.

“Không khách” nghe ra chẳng cự tuyệt chút nào, mà chỉ là mở nhẹ cánh cửa vào ý thức giải thoát, không còn vướng bận chủ khách nữa, đã ung dung sống trong cảnh giới vô phân biệt, thoát khỏi đối đãi và chấp trước rồi. Dù trăng soi long lanh, hay Nguyệt dãi mơ màng, huyễn ảo cuộc đời đã không còn sôi nổi được nhau thêm nữa.

Cho nên Trăng Nguyệt ơi, đọc thêm câu sau:Quanh năm bạn ánh đèn

thì xin cũng hiểu cho.

SỐNG TỰ DO CHO CHÍNH MÌNH QUA HÀNH TRÌNH THIỀN ĐỊNH

sống phiên phiến trên mặt sự vật, thiếu bề sâu, thiếu chân thực... Chính sự tâm chứng cực sâu nhất định khởi động một cuộc chuyển hóa trong cơ cấu tinh thần của cá thể con người. Thật vậy, muốn thâm ngộ chân lý Thiền phải trải qua một cuộc đại chiến, đôi khi rất dằng dai, và đòi hỏi một sức tinh tiến trường kỳ và thiết yếu”.

Osho khi giảng dạy chủ đề “Cương Lĩnh Thiền” cũng phát biểu sâu sắc về phạm trù mâu thuẫn của Thiền: Có lẽ Thiền là con đường duy nhất chứa các mâu thuẫn, không bác bỏ điều gì cả, Thiền chấp nhận cả sự có mặt và sự vắng mặt, cả cuộc sống và cái chết, tất cả các mâu thuẫn: Thiền là đủ bao la để chứa tất cả các mâu thuẫn.

Thiền chỉ biết cuộc sống bao la chứa tất cả mọi loại mâu thuẫn trong sự hài hòa sâu sắc. Đêm hài hòa với ngày, cuộc sống là hài hòa với cái chết, đất hài hòa với trời, sự có mặt là hài hòa với sự vắng mặt. Sự hài hòa mênh mông này, sự đồng

bộ này, sự toàn bộ này là ‘cương lĩnh Thiền tinh túy’. Đây là con đường duy nhất của cuộc sống tôn trọng và yêu mến, không phủ nhận điều gì, không kết án điều gì. Thiền là lời tuyên bố về sự thống nhất hữu cơ của mọi mâu thuẫn của cuộc sống. Và bởi vì sự tồn tại chấp nhận mọi thứ nên bạn là ai để là chọn? Bạn là ai để đánh giá? Thiền không biết tới phán xét. Không ai là tội nhân và không ai là thánh nhân cả. Thiền không tin vào cái phức tạp, nó là sự chấp nhận rất đơn giản về ‘cái toàn bộ’ đang bao quanh chúng ta.

Cho nên chính bản thân Phật là người phát hiện ra rằng: kiến chiếu hay thân chứng là con đường của mình mà không có nhận biết của mình. Việc ‘kiến chiếu’ hay phương pháp ‘sakshin’ đã trở thành phương pháp đặc biệt của Thiền. [The name “Sakshin” by Osho in 1989. The meaning of Sakshin is ‘witness’ which osho emphasises as the most essential part of meditation.]

Ngài đạo sư giảng giải

thêm về từ ngữ Sakshin của ông: Phải nhớ là khi tôi nói sakshin, thân chứng, thì ngay ban đầu khi tự thân bạn kiến chiếu mọi thứ của thân thể, của tâm trí, của trái tim, xúc động, ý nghĩ... tầng nọ tiếp tầng kia cứ kiến chứng. Và cuối cùng, bạn thấy chỉ một tấm gương thuần khiết, bản thân người chứng kiến. Tôi gọi nó là tấm gương thuần khiết bởi vì nó đang kiến chiếu cái không. Cái không này chính là bản tính của bạn.

Từ cái không này nảy sinh ra mọi thứ, và trong cái không này mọi thứ ta biến đi. Và nếu bạn sẵn sàng là không – thậm chí khi bạn đang sống – thì cuộc sống của bạn sẽ có hương vị của an bình, im lặng, và ân huệ. Nếu bạn đã kinh nghiệm cái không, thì bạn không nên có đó. Việc kinh nghiệm cái không có nghĩa là bạn không có, cái không hiện hữu – đơn giản là sóng trong nước, tới rồi đi.

Toàn bộ kinh nghiệm của Thiền là kinh nghiệm của việc đi vào trạng thái của không-tôi, không cái ta. Và vì thế thì không có câu hỏi – không ai có đó để hỏi, và không ai có đó để trả lời. Thiền tới độ nở hoa của nó thì không có ai cả. Bông hoa này của cái không ai cả, của cái

không, là cách diễn đạt tối thượng của chiều cao của sự tồn tại.

Thiền là tôn giáo của sự tồn tại duy nhất trên thế giới. Thiền là bước tiến mạnh bạo, là một bước nhảy lượng tử vào cái không và im lặng. Tại sao không thực hiện bước nhảy nhỏ vào đại dương và biến mất? Tại sao không là bản thân đại dương?

Osho đạo sư còn dùng ngôn ngữ bốc lửa hơn dành cho những ai muốn quăng mình nhảy vào “không lộ” của ngọn hỏa diệm sơn Thiền đạo:

“Đây là sự nổi dậy duy nhất chống lại tâm trí, chống lại cái ta; là sự nổi dậy duy nhất của việc rút lui khỏi mọi giới hạn vốn cầm tù bạn và lấy bước nhảy lượng tử vào trong cái không. Nhưng cái không này là rất sống động, nó là cuộc sống, nó là sự tồn tại. Và khi bạn cất bước nhảy, thì kinh nghiệm đầu tiên là ở chỗ bạn biến mất. Kinh nghiệm cuối cùng là, bạn phải trở thành cái toàn thể”.

Theo ông, con người hiện đại đứng trong một vị trí kỳ lạ: cái cũ đã sụp đổ đó là sự lừa dối, còn cái mới lại chưa tới. Cho nên có lỗ hổng, và giới trí thức phương tây đã cố gắng để tìm ra cái gì đó

sẽ không là dối trá nữa, cái sẽ không chỉ đem lại cho bạn sự an ủi mà sẽ còn biến đổi bạn, sẽ là một cuộc cách mạng sâu sắc trong chính con người bạn. Bạn đã nghe nhiều về tự do: tự do tâm lý, tự do kinh tế... có nhiều loại tự do. Nhưng tự do tối thượng là Thiền, là ‘tự do với chính mình’. Điều đó không được chấp nhận như một niềm tin, điều đó phải được trải nghiệm. Tôi nói với các bạn, Thiền không phải là việc giải thích chút nào về cuộc sống hay sự tồn tại. Nó không phải là một ý thức hệ. Nó là một trải nghiệm kinh nghiệm, nó để bạn lại tuyệt đối tươi tắn tại chính trung tâm tại bản thể bạn, bạn kinh nghiệm điều huyền bí, bạn kinh nghiệm cái bí ẩn của sự tồn tại và cuộc sống.

Ông còn xô đẩy chúng ta ra xa khỏi bám níu chấp trước, Osho nhấn mạnh rằng trong Thiền, thậm chí người ta không dùng từ ngữ ‘kinh nghiệm’, họ dùng danh từ ‘đang kinh nghiệm’; bởi vì đang kinh nghiệm không phải là cái gì đó chết cứng và hoàn chỉnh. Từ ‘kinh nghiệm’ chỉ ra rằng nó đã trở nên đầy đủ. Bất kỳ cái gì trở thành đầy đủ đều trở thành chết. Thiền là dòng sông tuôn chảy, tuôn chảy, sống động, chuyển động, là cái sống động

xem tiếp trang 39

tiếp theo trang 36

tiếp theo trang 36

xem tiếp trang 38

Hình: Hoa Ðàm

Page 38: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

38 39

TRÍ THỨC PHẢI NÓIbảo thủ cho là “rác rưới tư bản”. Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay.

Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định. Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham

nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho, nên chẳng nhận được gì, vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với “thần dân” dưới sự cai trị của mình.

Tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tủy của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiền đóng thuế.

Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chung. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.

Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, là tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khốc liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng

và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm.

Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua.Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ. Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do: không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống “vô gia cư” phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ. Khi các thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật sự việc để các thầy giúp đỡ. Các thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải giấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác.

Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. Làm ơn cho nhiều người, nhưng

An bần lạc đạo đã thành nếp, vậy đừng khuấy động cảnh sống giản đơn, thanh bạch này mà chi. Tại sao vậy? Ấy bởi ngọn đèn kia đã thắp, đã lan tỏa ấm áp suốt cuộc đời, đã nguyện làm bó đuốc soi tỏ u minh, chuyển hóa thành Tâm đăng rực rỡ. Ngọn đèn ấy không tắt. Phật tánh trong mỗi chúng ta cũng vằng vặc đến nghìn thu.

Nhìn nhau một thoáng qua, như giấc mộng giữa cuộc đời. Nhưng vẫn bằng “đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ...” Nếu quả như thế thì chẳng “thoáng qua” một chút nào, mà dường như đã trông nhau tự vạn kiếp:Yêu nhau từ vạn kiếp...

Cái vạn kiếp ấy là gì? mà chẳng rời, mà chẳng lưu luyến đến thế? Con chim kia vụt ngang trời không, trường giang có lưu ảnh? Mà sao in sũng trong đôi mắt buồn đến thế?

Ta đi hỏi vầng trăng vậy.

Bấy nhiêu đã đủ, mối tình xin đuợc ngọt ngào vào nhiên lặng. Nhà đạo nguyên... không nói, vì... hôm nay bạo dạn nói ra mất nửa rồi.

Mà quả có nói thêm nữa cũng không cùng. Vậy bặt ngôn ngữ, một nửa kia học thoái Hồ Tăng, bất khả thuyết.

Ta đi hỏi vầng Trăng, là tùng Tướng. Về cái chỗ không nói của nhà Ðạo nguyên, là nhập Tánh vậy.

Thẹn tình trăng liếc trộmBẽn lẽn nấp sau rèm Từ khi trăng là nguyệt, từ

khi em là Tướng sở tri bên ngoài, nên em không thật, nên em bẽn lẽn, nên em thẹn thuồng. Em nấp sau rèm mà liếc trộm bóng anh. Nên bóng anh mờ mờ nhân ảnh, nên Tình ấy nhòa nhạt giữa vô minh.

Yêu nhau từ vạn kiếp...

Vạn kiếp thì đằng đẵng, quẩn quanh trong vô minh kia. Ngay cả lúc tuởng tìm thấy nhau, em vẫn còn bẽn lẽn xa lạ, núp sau rèm, sau một màn vô minh ngăn cách nữa, nên chỉ nhìn được nhau thoáng qua, có thấy, như một lần chớp lóe.

Yêu nhau, ta yêu nhau từ vạn kiếp. Theo nhau, ta theo nhau từ vạn kiếp. Lầm lũi trong vô minh. Anh có lần nhắc với em về Nghiệp dĩ, lấy sanh tử làm chốn đi về. Cái mắt xích khít khao từ Vô minh đến Nghiệp. Nhưng có bao giờ em dám cắt lìa, đối diện với thực tướng ấy. Làm Trăng để em chịu đầy vơi. Làm Nguyệt để em vẫn đi về vạn kiếp.

Yêu nhau từ vạn kiếpNhìn nhau một thoáng quaNhà Ðạo nguyên không nóiTrăng buồn trăng đi xa

Ðến đi, đầy vơi ấy, trong im lặng một lúc nào, em nghe ra tiết điệu vô thường...

Án trăng thu trong e rực rỡ rồi tàn tạ, duy có đốm lửa trong tim anh là thiết tha, còn sáng mãi.

Tuệ Sỹ im lặng. Tuệ Sỹ cười bằng mắt. Xuyến xao cả cung trời hội cũ, từ đôi mắt chú điệu mở to đen

nhánh quanh đuôi tóc xanh muớt vắt bên vành tai khi nghe bản Piano Sonata 14 giữa mùa trăng ấy, đến nay...

Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủBụi đường dài gót mỏi đi quanhGiờ ngó lại bốn vách tường ủ rũSuối rừng xa ngược nước xuôi ngàn

Từ lúc hỏi vừng trăng lạnh, vân du đến mấy phương trời viễn mộng rồi, cũng theo Tướng mà đi. Khi trở về, yên lặng làm bạn với ánh đèn, vô phân biệt chủ khách, nhập cùng thể Tánh. Ta nên tôn trọng cái giây phút tĩnh mặc ấy, mà thôi khuấy động.

Mà Tướng với Tánh nào phải là hai

Mà trăng với đèn nào khác.

Giữa hồi chuông thu không dìu dặt, giữa nhịp Bát Nhã nhặt khoan lúc đêm về trong sân chùa Già Lam, hãy để cho Tuệ Sỹ nằm im trên võng ngắm vừng Nguyệt bạch.

... Sắc tức thị KhôngKhông tức thị Sắc...

Vào cho đến khi Trăng xa làm một với ánh Ðèn gần thì...

Trăng ơi, hãy cứ hát ca...(**)

Tháng 5, 2002.HOÀNG QUỐC BẢO

Ghi chú:(**)Trăng, thơ Tuệ Sỹ, nhạc Hoàng Quốc Bảo.

ĐÊM SÂU TUỆ SỸ

không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau?

Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hợp như vậy. Đó là những cuộc sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn? Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói “lén lút qua mặt chính quyền.” Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nước.

Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu. Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy.

Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.

Trân trọng kính chào quí vị.

Tu Viện Quảng Hương, Sài Gòn, VN

TUỆ SỸ

SỰ BIẾN LƯƠNG SƠN - http://www.hoadamnews.com/2011/01/tue-sy-su-bien-luong-son.htmlMỘT THỜI TRUYỀN LUẬT http://www.hoadamnews.com/2011/04/tue-sy-mot-thoi-truyen-luat.html

ÐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI VỚI THẾ HỆ TĂNG SĨ TRẺ - http://www.hoadamnews.com/2011/03/tue-sy-inh-huong-tuong-lai-voi-he-tang.html

THƯ GỞI TĂNG SINH THỪA THIÊN, HUẾ (2003) - https://www.facebook.com/notes/kelvin-tran/th%C6%B0-c%E1%BB%A7a-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-t%E1%BB%8Da-th%C3%ADch-tu%E1%BB%87-s%E1%BB%B9-g%E1%BB%9Fi-t%C4%83ng-sinh-th%E1%BB%ABa-thi%C3%AAn-hu%E1%BA%BF-2003/565887670126845

THUYỀN NGƯỢC BẾN KHÔNG - http://www.ho-adamnews.com/2011/01/tue-sy-counter-current-and-away-from.html

HUYỀN THOẠI DUY MA CẬT [ CHÂN VĂN - ÐỖ QUÝ TOÀN] - http://www.hoadamnews.com/2011/09/huyen-thoai-duy-ma-cat-cua-tue-sy.html

TIẾNG VỌNG CỦA SUỐI TỪ [TRẦN TRUNG ÐẠO] - https://www.facebook.com/notes/kelvin-tran/tr%E1%BA%A7n-trung-%C4%91%E1%BA%A1o-ti%E1%BA%BFng-v%E1%BB%8Dng-c%E1%BB%A7a-su%E1%BB%91i-t%E1%BB%AB/565922700123342

BUỔI CHIỀU NẮNG HẠ ĐỌC THƠ TUỆ SỸ [ PHẠM CÔNG THIỆN ] - http://poem.tkaraoke.com/12500/Buoi_Chieu_Nang_Ha_Doc_Tho_Tue_Sy__pham_Cong_Thien.html

THƠ TUỆ SỸ HAY NHỮNG ĐÊM DÀI HEO HÚT [ THÍCH PHƯỚC AN ] - http://poem.tkaraoke.com/18852/Tho_Tue_Sy_Hay_Nhung_Dem_Dai_Heo_Hut.html

NHỮNG ĐIỆP KHÚC CHO DƯƠNG CẦM - http://www.hoadamnews.com/2011/01/tue-sy-nhung-iep-khuc-cho-duong-cam.html

NHÂN ĐỌC HUYỀN THOẠI DUY MA CẬT [ NGUYỄN LƯƠNG VỴ - http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=7216

Bài đọc thêm cùng chủ đề:“TUỆ SỸ, GIỮA MÙA THAY ÐỔI”

tiếp theo trang 35

tiếp theo trang 37

Hình: Internet

Page 39: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

38 39

nhất trên thế giới, do đó nó không thể nào được nói rằng đó là một kinh nghiệm. Chúng ta phải phát minh ra từ ‘đang kinh nghiệm’, ‘đang sống’ thay cho ‘cuộc sống’, và ‘dòng sông đang chảy’ thì sẽ cho một ý tưởng rõ rệt là dòng sông không tĩnh tại, nó bao giờ cũng đang chuyển động, di chuyển vĩnh hằng: rơi vào trong đại dương, bốc lên thành mây, rơi xuống trong cơn mưa trên núi và rồi lại đi vào dòng sông... một di chuyển vòng tròn sống động khôn cùng, không bao giờ dừng đâu cả. Không có dấu chấm hết trong Thiền.

Tâm trí là nhị nguyên, nó bao giờ cũng phân chia mọi thứ thành các cực đối lập: khách thể và chủ thể, người quan sát và cái được quan sát, ngày và đêm. Ngày đâu có phân chia ra được từ đêm, sinh cũng chẳng phân chia được ra từ chết. Chúng đều là năng lượng. Nhưng tâm trí lại cứ phân chia. Chẳng có gì là đối lập trong sự tồn tại cả, vì sự tồn tại là ‘toàn bộ’, mọi mâu thuẫn đều chỉ là bề ngoài. Sâu bên dưới, tất cả các mâu thuẫn đều gặp gỡ nhau.Thiền, phải không là khách quan, cũng chẳng chủ quan. Nó là một trải nghiệm siêu việt, nhị nguyên đủ các loại được siêu việt lên: Người quan sát và cái quan sát trở thành một, người biết và cái được biết trở thành một. Thiền không phải là tranh đấu hay chiến tra-nh, nó là nghỉ ngơi thuần túy, là chìm vào trong việc nghỉ ngơi của bạn một cách sâu lắng. Và khi bạn chìm ngày càng sâu hơn, bạn sẽ thấy bạn đang tan chảy giống như băng trong đại dương. Khoảnh

khắc bạn đi tới cái một với sự tồn tại thì bạn đã đạt tới bản lĩnh của mình. Điều đó chỉ có thể được thông qua việc thảnh thơi, thông qua nghỉ ngơi. Trong thực tế, khi bạn cứ đi trên con đường này, một ngày nào đó bạn thấy mình không còn nữa, chỉ sự tồn tại là hiện hữu.

Thiền là việc nở bung tiềm năng của bạn, và mọi người có tiềm năng khác nhau, cho nên khi bạn nở hoa như một con người Thiền thì bạn có tính cá nhân duy nhất. Đây là cuộc cách mạng duy nhất chống lại cái ta: đi vào trong cái vô ngã, vào trong anatta. Đây là tự do tối thượng khỏi tất cả các loại tù túng: các nhà tù và các phân loại và các chủ nghĩa và các ý thức hệ cùng những gì tâm trí có thể tạo ra và tâm trí có thể hiểu. Nó cũng là tự do khỏi trái tim: trái tim có thể hiểu điều gì đó sâu hơn tâm trí nhưng Thiền lại còn sâu hơn nhiều so với trái tim. Trong khi bạn đang đi hướng về bản thân mình, thì trái tim của bạn cùng các thứ như nghệ thuật, âm nhạc, thơ ca, hội họa, điêu khắc của bạn chỉ là chỗ đứng qua đêm hay chỗ dừng một đêm. Vì rồi bạn phải đi sâu hơn, phải đạt tới chính gốc rễ của cuộc sống của bạn, nơi mà bạn nhận được nguồn nuôi dưỡng mọi khoảnh khắc, điểm mà bạn được nối với sự tồn tại không còn tách biệt nữa. Nó là cuộc sống thuần khiết, sự tồn tại thuần khiết. Thiền trong thực tế, nó đơn giản là bí ẩn, nhưng nó không phải là trường phái tâm linh hay là hiện tượng tâm linh chút nào, bởi vì nó đi ra ngoài tâm linh và ra ngoài cái ta. Nó đi vào cái không. Nó

là việc tan chảy vào bầu trời xanh, là tan biến vào trong đại dương của cuộc sống.

‘Hiện hữu hay không hiện hữu’ là câu phát biểu trứ danh của Shakespeare, tất cả các tôn giáo đều nghiêng về điều thứ nhất: hiện hữu. Chỉ riêng một mình Thiền là vươn cao lên tuyên bố hiện tượng bí ẩn lớn nhất là ‘không hiện hữu’. Hiện hữu chỉ là sự mở rộng của bản ngã bạn, cái ta của bạn chỉ là bản ngã được trau chuốt chứ không là gì khác. Trong thảnh thơi người ta mới chìm đủ sâu vào trong cội nguồn nguyên

thủy của cuộc sống, tại đó người ta tìm thấy niềm vui sướng đến mức đâu còn để ý liệu người ta có hiện hữu hay không?

Chính sự nghèo nàn của ngôn ngữ mà chúng ta phải gọi một người là đã chứng ngộ. Bạn không thể gọi Phật Cồ Đàm (Gautam) là người đã chứng ngộ được, bởi vì khi chứng ngộ xảy ra thì con người biến mất, chỉ khi người đó không còn nữa thì chứng ngộ mới có – một sự tồn tại tỏa sáng hoàn toàn. Toàn bộ sự tồn tại trở thành một hiện tượng hoàn toàn khác vào khoảnh khắc bạn

biến mất. Do đó bạn mới là vấn đề duy nhất. Nếu bạn có thể làm tan biến vấn đề của mình, điều đó có nghĩa là bạn phải làm tan biến bản thân mình. Làm tan biến bản thân bạn trong điều tối thượng không có gì vĩ đại hơn, không có gì oai nghiêm hơn, không có gì kỳ diệu hơn. Thiền dạy bạn điều tối thượng: hiểu vô ngã, hay hiểu rằng biến mất vào trong cái toàn thể là sự an bình cuối cùng.

LÊ GIANG TRẦN

SỐNG TỰ DO CHO CHÍNH MÌNH QUA HÀNH TRÌNH THIỀN ĐỊNH

LỄ TẤN PHONG CẤP DŨNG HUYNH TRƯỞNG NHUẬN PHÁP LÊ CAO PHANTác giả Phật Giáo ca: “Phật Giáo VIỆT NAM” và nhiều ca khúc sinh hoạt GÐPTVN

Hôm qua vào lúc 17g ngày 09/11/2013 BHD TW GĐPT Việt

Nam đã tổ chức chương trình lễ tấn phong cấp Dũng cho Huynh trưởng Nhuận Pháp Lê Cao Phan một trong những Huynh trưởng, nhạc sỹ cao niên nhất của tổ chức tại tư gia của anh số nhà 359 đường Nơ Trang Long quận Bình Thạnh, Sài Gòn.

Đến tham dự chương trình có Thượng Thủ HĐ Tăng Già Chứng Minh Hòa Thượng Thích Đức Chơn, Huynh trưởng cấp Dũng Như Thật Nguyễn Công Minh, Huynh trưởng cấp Dũng Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai, Thường vụ BHD TW GĐPT VN, thân hữu quyến thuộc anh Nhuận Pháp Lê Cao Phan cùng nhiều anh chị em Huynh trưởng BHD GĐPT Gia Định và Quảng Đức Sài Gòn đồng có mặt.

Sau khi kiến lập đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh và niêm hương bạch Phật, buổi lễ được bắt đầu bằng bài giáo ca “Phật Giáo Việt Nam”. Một bài hát đặc biệt đi cùng năm tháng thể thiện một tình cảm một nguyện vọng thiết tha của Lam viên trên mọi miền đất nước hướng về một giáo hội Phật Giáo thống nhất của đạo pháp và dân tộc.

Trong lời truy tán công hạnh của anh Lê Cao Phan, Huynh trưởng cấp Tấn Nguyên Hoành Lê Văn San đã nhắc lại nhiều công trình mà anh đã đóng góp cho quốc gia, dân tộc ví dụ như chuyển ngữ tác phẩm TRUYỆN KIỀU của đại thi hào Nguyễn Du ra Pháp ngữ và Quốc Tế ngữ. Đối với tổ chức anh là một trong những Huynh trưởng

đầu tiên dự trại Huấn luyện Kim Cang, từng giữ chức vụ Ủy Viên Văn Nghệ BHD TW GĐPT VN từ Đại Hội V đến Đại Hội VIII. Anh cũng là tác giả các bài trại ca chính thức của Trại Huấn Luyện A Dục, Lộc Uyển… và hàng trăm bài hát đủ mọi thể loại dành cho GĐPT VN và Phật Giáo Việt Nam.

Dù sức khỏe đã suy giảm và phải nhận quyết định và thọ cấp ngay trên giường bệnh nhưng tinh thần anh vẫn còn rất minh mẫn nên không thể giấu được cảm xúc qua đôi dòng nước mắt. Trong lời phát biểu của mình anh nhắc lại những kỷ nhiệm với nhiều anh chị Huynh trưởng cùng thời và tự nhận năm nay anh tròn 91 tuổi, cái tuổi

tiếp theo trang 37

xem tiếp trang 40

Hình: Hoa Ðàm

Hình: Le Cao Phan’s Facebook

Page 40: HOA ÐÀM SỐ 4, - BỘ MỚI 2013

40

đã “đụng trời” nên anh không còn gì hối tiếc, việc sống chết cũng thuận theo lẽ vô thường mà tùy duyên. Điều làm anh mãn nguyện nhất là gần trăm năm trên cõi đời tạm bợ này anh đã chân thành thiết tha cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Phật Giáo và tổ chức. Cấp Dũng trên vai áo ngày hôm nay là một vinh dự của người Huynh trưởng do anh tự nguyện thọ lãnh cũng như anh tự nguyện dấn thân và hy sinh cho đến cuối cuộc đời.

Từ phương xa anh Nguyên Tín Nguyễn Châu, Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Việt Nam đã có cuộc điện đàm để hoan hỷ chúc mừng cho anh Nhuận Pháp Lê Cao Phan cũng như sung sướng vì tổ chức vinh dự có thêm một Huynh trưởng cấp Dũng như thạch trụ tòng lâm nữa.

Buổi lễ tấn phong đã diễn ra trong không khí chân tình ấm áp tưởng như một cuộc gặp gỡ trùng phùng lâu ngày giữa những người anh em cùng một chí hướng đồng một lý tưởng. Nước mắt đã rơi, nụ cười cũng đã nở trên vành môi, kẻ đầu xanh, người tóc bạc cùng hòa mình trong tiếng đàn tranh réo rắt thăng trầm làm sống lại những trang giáo sử hào hùng đã qua. Lam sử sẽ khắc ghi tên anh mãi mãi…

Để anh được nghỉ ngơi nên chương trình lễ ngắn gọn cô đọng, kết thúc lúc 18g15p. Trước khi ra về tất cả Huynh trưởng tham dự đọc tụng nghi thức kỳ an để cầu nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ cho anh được bệnh tật tiêu từ, thân tâm an lạc.

HỒNG NGUYỄNtrang nhà GÐPHVNTG

LỄ TẤN PHONG CẤP DŨNG HUYNH TRƯỞNG NHUẬN PHÁP LÊ CAO PHANTác giả Phật Giáo ca: “Phật Giáo VIỆT NAM” và nhiều ca khúc sinh hoạt GIA ÐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Phật Giáo VIỆT NAM

LE CAO PHAN’S FACEBOOK: https://www.facebook.com/caophan.le.3?fref=ts

tiếp theo trang 37

PRINT ON DEMAND - IN THEO YÊU CẦU: http://www.voatiengviet.com/content/in-theo-yeu-cau/1787961.html

Hình: Le Cao Phan’s Facebook