hoc co truyen

49
Chương II: Thành tu y hc Trung Quc thi Trung đại 2.1. Khái quát thành tu khoa h c Trung Quc thi cđại: 2.1.1. Khái quát lch sTrung Quc dưới ba triu đại H_Thương_Chu. Bli đằng sau chế độ công xã nguyên thu, Trung Quc bước vào xã hi có giai cp và nhà nước có t ên gi: Thi cđại ( XXI TCN _ I TCN ). Đây là thi kmà tình hình chính tr_ xã hi Trung Quc din ra hết sc phc tp. Mđầu cho lch sTrung Quc là triu H( XXI TCN _ XI TCN ), truyn được 17 đời theo chế độ cha truyn con ni. Cui triu H, vua quan ăn chơi sa đo, đặc bitlà vua Kit làm cho đất nước mt n định. Nhân đó vua Thương ( Thành Thang ) đem quân tiêu dit nhà Hlp thành nhà Thương ( XVI TCN _ XI TCN ), truyn được 28 đời. Vua cui cùng nhà Thương là Tr_mt bo chúa ni tiếng trong lch sTrung Quc nên nhân dân oán ghét. Li dng điu kiên nhà nước Chu phía tây đem quân tiến công và lp nên nhà Chu. Nhà Chu tn ti t(1221TCN _ 221TCN) Và tri qua hai thi k: Tây Chu ( 1221 TCN _ 770 TCN ) và Đông Chu (770 TCN _ 221 TCN ). Năm 221TCN Tn ThuHoàng thng nh t đất n ước đưa Trung Quc bước sang mt thi kmi. Thi cđại, nn kinh tế Trung Quc có bước phát trin mi so vi thi kCXNT và tiến trin dn qua tng triu đại.Công clao động bng đá, g, xương, ( nhà H) chuyn sang sdng chyếu bng đồng thau ( Nhà Chu ) thuli được coi trng nên nông nghip phát trin. Các nghành nghthcông như đồ đồng, gm... xut hin vào thi knhà Hphát trin vào thi knhà Thương và đạt trình độ cao dưới thi nhà Chu. Do đó mà giao lưu buôn bán phát trin, nhiu thành thxut hiên: Lâm Truy ( nước T), Hàn Đan ( nước Triu ), Hàn Dương (nước Tn), Khai Phong ( nước Ngy ). Trên cơ snn kinh tế phát trin, văn hoá Trung Quc cđại cũng đạt nhiu thành tu trên tt ccác lĩnh vc: chviết, văn hc, shc, khoa hc tnhiên. đặc  bit thi cđại Trung Quc có mt shc thuyết như Bát Quái, Ngũ Hùng, Âm Dương. Hc thuyết nho gia ca Khng T, Đạo giáo ca Lão T, pháp gia ca 1

Upload: magicinlove2002

Post on 30-May-2018

221 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 1/49

Chương II: Thành tựu y học Trung Quốc thời Trung đại

2.1. Khái quát thành tựu khoa học Trung Quốc thời cổ đại:

2.1.1. Khái quát lịch sử Trung Quốc dưới ba triều đại Hạ_Thương_Chu.

Bỏ lại đằng sau chế độ công xã nguyên thuỷ, Trung Quốc bước vào xã hội cógiai cấp và nhà nước có tên gọi: Thời cổ đại ( XXI TCN _ I TCN ). Đây là thời kỳ

mà tình hình chính trị _ xã hội Trung Quốc diẽn ra hết sức phức tạp. Mở đầu cho

lịch sử Trung Quốc là triều Hạ ( XXI TCN _ XI TCN ), truyền được 17 đời theo

chế độ cha truyền con nối. Cuối triều Hạ, vua quan ăn chơi sa đoạ, đặc biệtlà vua

Kiệt làm cho đất nước mất ổn định. Nhân đó vua Thương ( Thành Thang ) đem

quân tiêu diệt nhà Hạ lập thành nhà Thương ( XVI TCN _ XI TCN ), truyền được

28 đời. Vua cuối cùng nhà Thương là Trụ _một bạo chúa nổi tiếng trong lịch sửTrung Quốc nên nhân dân oán ghét. Lợi dụng điều kiên nhà nước Chu ở phía tây

đem quân tiến công và lập nên nhà Chu. Nhà Chu tồn tại từ (1221TCN _ 221TCN)

Và trải qua hai thời kỳ: Tây Chu ( 1221 TCN _ 770 TCN ) và Đông Chu

(770 TCN _ 221 TCN ). Năm 221TCN Tần Thuỷ Hoàng thống nhất đất nước đưa

Trung Quốc bước sang một thời kỳ mới.

Thời cổ đại, nền kinh tế Trung Quốc có bước phát triển mới so với thời kỳ

CXNT và tiến triển dần qua từng triều đại.Công cụ lao động bằng đá, gỗ, xương,( nhà Hạ ) chuyển sang sử dụng chủ yếu bằng đồng thau ( Nhà Chu ) thuỷ lợi được

coi trọng nên nông nghiệp phát triển. Các nghành nghề thủ công như đồ đồng,

gốm... xuất hiện vào thời kỳ nhà Hạ phát triển vào thời kỳ nhà Thương và đạt trình

độ cao dưới thời nhà Chu. Do đó mà giao lưu buôn bán phát triển, nhiều thành thị

xuất hiên: Lâm Truy ( nước Tề), Hàn Đan ( nước Triệu ), Hàn Dương (nước Tần),

Khai Phong ( nước Ngụy ).

Trên cơ sở nền kinh tế phát triển, văn hoá Trung Quốc cổ đại cũng đạt nhiều

thành tựu trên tất cả các lĩnh vực: chữ viết, văn học, sử học, khoa học tự nhiên. đặc

 biệt thời cổ đại Trung Quốc có một số học thuyết như Bát Quái, Ngũ Hùng, Âm

Dương. Học thuyết nho gia của Khổng Tử, Đạo giáo của Lão Tử, pháp gia của

1

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 2/49

Hàn Phi Tử, Mặc gia của Mộc Tử đã có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tư tưởng, văn

hoá Trung Quốc về sau.

2.1.2. Khái quát thành tựu y học, y hoc của Trung Quốc thời cổ đại.

Y học là thứ khoa học tự nhiên nghiên cứu về con người “ T3 Đông y toàntập”, y học Trung Quốc hay còn gọi là nền Trung y có lịch sử phát triển lâu dài.

 Ngay từ thời nguyên thuỷ đã có truyền thuyết “Thần nếm cỏ” ( Thần Nông thưởng

tảo ). Song thời kỳ cổ đại. Nền y dược học Trung Quốc phát triển vô cùng lớn lao

Ví dụ: Nhiều thầy thuốc nổi tiếng xuất hiên như Y Doãn ( Tên chí, hiệu A Hoành

người đời Thương ), Y Hoà ( thời Xuân Thu ), Trường Tang Quân ( người chiến

Quốc ), đặc biệt là danh y Biển Thước đời chiến quốc, đặc biệt tinh thông y thuật

nên được người đời tôn xưng là “Thần Y”. Từ thời cổ đại người Trung Quốc đã biết đến lĩnh vực ngoại khoa. Trong văn giáp cốt đời Ân đã có nhiều ghi chép về

xương cốt và khớp, sang đời Chu y học bắt đầu có sự phân nghành: tật y, dương y,

thực y, thú y, Trong dương y lại chia thành: mụn sưng, mụn loét, kim dương và

chiết dương. Sách Sơn hái kim ( T354 Lịch sử văn hoá Trung Quốc ) ra đời từ hơn

2000 năm trước đã có ghi khá nhiều tên gọi về các bệnh ngoại khoa. Lĩnh vực

châm cứu học có liên quan từ thời Phục Hy “Hoàng Đế” và đạt được nhiều thành

tựu quan trọng vào thời cổ đại. Châm cứu gồm việc làm châm ( dùng kim châm )và cứu ( dùng giải cứu để chườm ). Dụng cụ châm đầu tiên và xuất hiên vào thời

kỳ cổ đại là: đá mà lịch sử gọi là “biến thạch” tiếp theo là: mảnh xương hoặc que

tre để châm vào một số bộ phân trên cơ thể nhằm chữa bệnh đồng thời con người

thời này biết dùng đá hơ nóng và lửa để chườm lên chổ đau. Ngay từ thời cổ đại

con người đã biết chú ý đến việc bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ nên họ đã sáng tạo ra

 phương pháp tập luyện thể dục. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc người ta đã phát

hiện ra môn, “Đạo dổn Thuật” là phương pháp bảo vệ, nâng cao sức khoẻ thông

qua sự kết hợp của vân động toàn thân và vân động hít thở. Sau đây tôi xin được

trình bầy một số thành tựu y học Trung Quốc mang tính chất đặc trưng và có giá

trị nhất.

2

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 3/49

2.1.2.1. “Hoàng Đế Nội Kinh” _Tác phẩm trung y toàn diện

sớm nhất .

“Hoàng Đế Nội Kinh” ( gọi tắt Nội Kinh ) có địa vị quan trọng đặc biệt đối

với nền y học Trung Quốc: Sách này ra đời từ thời chiến quốc, chứ không phải làthời Hoàng Đế. Sỡ dĩ người ta gọi là “Hoàng Đế Nội Kinh” là có ý tôn trọng

nguồn gốc, truyền thống của mình, vì Hoàng Đế là người khai đất Hoa Hụ sớm

nhất, là thuỷ tổ của người Trung Quốc. Cuốn sách này hiên nay vẫn còn và có

nhiều ?

dài khác nhau, văn phong cũng không giống nhau, nội dung có nhiều chổ trồng lặp

và mâu thuẫn nên có thể đoán định là không phải là một người viết mà là cả tập

thể tác giải và được hoàn thàn qua nhiều giai đoạn. “Nội kinh” gồm hai bộ phận là“Tố Vân” và “Linh khu” (hoặc “Linh xu”) [T332 “Lịch sử văn hoá Trung Quốc ].

“toàn bộ có 18 quyển, 162 thiên” [T57 “Từ điển lịch sử Trung Hoa”], chủ yếu trình

 bày các nội dung giải phẩu thân thể, ngoại khoa, chẩn đoán, nguyên nhân ngây

 bện, bệnh lý triệu chứng bệnh tật, sinh lý, mạch học, phép dưỡng sinh ... Quan

điểm chủ thể, quan điểm vân độngbiến hoá, tư tưởng chế phòng trong y học thể

hiện trong sách đã hàm chứa quan điểm duy vật chất phác, có địa vi quan trọng

không chỉ trong y học mà cả trong lịch sử tư tưởng cổ đại.Về cách chẩn đoán bệnh tật: “Nôi kinh” có tổng kết lại bốn phương pháp

chuẩn đoán chính: Vọng ( quan sát ), văn ( nghe ), vấn ( hơi han), thiết ( ấn mạch),

gọi chung là “tứ chẩn”. “Nội kinh” cho rằng “tinh khí của lục phủ ngũ tạng đều tập

trung ở mặt”, nên mặt thể hiện rõ nhất của tinh thần”. [T342 Lịch sử văn hoá Trung

Quốc ], ngoài ra có: da, rêu lưỡi... là một só nơi để thầy thuốc quan sát, chuẩn

đoán bệnh. Sách này xem “vốn chẩn” ( hỏi han bệnh nhân ) có ý nghĩa giống như

đến một nước hỏi về phong tục của nước họ, “Thiết chẩn” gồm ba phương pháp,

xem trọng việc kết hợp cả bốn phương pháp trên thực tiễn lâm sàng.

Về châm cứu chữa bệnh: “Nội kinh” nói chổ nào không “châm được” thì

“cứu” được nên từ đó về sau hai phương pháp này được kết hợp với nhau

Thành tựu về ngoại khoa: “Nôi kinh” viết: Nếu có ung nhọt nên dùng

3

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 4/49

thạch để chữa trị. Sách cũng viết về quá trình phát sinh và tiến triển của mụn nhọt,

ung thư ( thịt thối rửa sẽ thành mủ ), bệnh “ thoát ung” ( một loại bệnh phong cùi

ngày nay ) và các phương pháp, cách thức trị liệu như: dùng châm để trị liệu, cần

rạch hoặc chọc thủng chổ sưng ...Về nhận thức và nghiên cứu về giải phẩu học:“với người chết cơ thể mổ ra mà xem xét” Đó là một câu nói trong “Nội kinh”. Và

sách này đã ghi chép nhiều tri thức về giải phẩu thân thể như tim, gan, tỉ, phổi,

thận, gân mạch, sự dài gắn của các loại xương. Ví dụ: tỉ lệ giữa chiều dài từ cổ

họng tới dạ dầy và chiều dài của ruột là 1/35,5 ( Theo tính toán ngày nay chính xác

là 1/37 ).

“Nội kinh” đã tổng kết một số quy luật trong quá trình sinh trưởng phát dục,

trưởng thành và suy lão của con người, quá trình đó ở nữ sớm hơn nam. Sơm đãnhân thức đúng đắn về: chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phân trong thân thể

con người. Ví dụ: “cái đầu là kho chứa chất tinh anh”, “tim là chủ huyết mạch của

thân thể”, “Kinh mạch liu hành không ngừng” [T332, LSVH TQ]. Trình bày được

chức năng của tim và vân hành máu để đi nuôi cơ thể, hệthống hô hấp, bài tiết,

tiêu hoá, vân động của cơ thể người. Vi dụ sách nói: Khi trời nóng mồ hôi rơi

nhiều, ít đi tiểu tiện, mùa lạnh thì ngược lại. Trong nội tạng con người, tuy có

nhiều bộ phận, tính chất và công năng phức tạp khác nhau nhưng chúng khônghoàn toàn độ lập mà có ảnh hưởng đến nhau, chế ước nhau._Những xét đó hoàn

toàn đúng đắn.

“Nội kinh” cho rằng : Khi giữa các cơ quan trong nội bộ cơ thể và nội bộ cơ 

thể với môi trường có sự hoà hợp, cân bằng thì hoạt động sinh lý được duy trì và

ngược lại “Mọi bệnh tật sinh ra đều do mưa gió, nóng lạnh, âm dương giận dữ,

hoặc vui mừng, ăn uống, cư xử, sự kinh ngạc sợ hải quá mức”. [T333 LSVH TQ].

“Nội kinh” cũng đã trình bày khá sâu sắc về triệu chứng và đặc điểm của

nhiều bệnh, bệnh truyền nhiễm “khi bệnh phát sinh thường lây lan sang người

khác” [T334 . LSVH TQ ], bệnh sốt rét, bệnh suy dinh dưỡng. Trong sách viết khi

có nan mưa vào thường xuất hiên bệnh viêm loét. Ngoài ra “Nội kinh” còn ghi

4

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 5/49

chép về bệnh thiếu máu, viêm họng, lên hạch vùng cổ, đau tim, mất ngủ, tê thấp...

Tất cả gồm gần 300 bệnh thuộc các khoa lâm sàng.

Sách chủ trương là phương pháp chữa bệnh phảiphù hợp, linh hoạt với từng

vùng khác nhau do với điều kiện khác nhau ơ từng vùng. Nguyên tắc điều trịxuyên suốt bởi thành phần này là: Châm cứu, xoa bop, giác mỏng, khí công, thể

dục, dùng thuốc,... Bên cạnh đó, sách còn xem trong vệc dự phòng và tiêu trừ

mầm bệnh ngay từ lúc mới phát sinh, và cho rằng người thầy thuốc biết coi trọng

 phòng bệnh và trị liệu trước mới là thầy thuốc giỏi.

Tóm lại “Nội kinh” là tác phẩm trung y cổ có nội dung khá toàn diện, là

nguồn gốc y học cổ truyền, đặt nền móng cho lý luận, y thuật trung y và có ảnh

hưởng to lớn sâu xa đối với sự phát triển trung y ngần 200 năm nay. Từ 1400 nămtrước nội cung đã được truyền bá ra nước ngoài. Theo “Nhật Bản y học sử thì từ

701 các y học ở nhật đã lấy nội kinh làm sách giáo khoa. Ở Việt Nam: Hải Thượng

Lãn ông _danh y nổi tiếng TK XVIII nói: “nhà y có “Nội kinh” cũng như nhà nho

có ngũ kinh”. [T3. “Nội kinh” ].

Biển Thước

 _ Tiểu sử.

  Biển thước vốn tên là Tần Việt Nhân, người Châu Mao huyệt Bột Hải, nước

tề, sử sách không ghi rõ năm sinh ( nay là huyện Nhiêm Khưu tỉnh Hà Bắc )

Và mắt của ông, chỉ biết là ông sống vào thời chiến quốc. Tuỷơ một số tài liệu lại

xác định ông sinh năm 401 BC và mất vào 310 TCN. Và cũng có một số tài liệu

 băn khăn không rõ ông là ai, sống ở thời đại nào, quê ở đâu nhưng phần lớn

nghiêng về ý kiến. Tương truyền rằng lúc còn trẻ Biển Thước làm quản gia cho

một quán trọ và sống bằng nghề này. Lúc đó có một danh y biệt nhân đến trọ ở 

đây là Trường Tang Quân. Việt Nhân rất kính trọng vị danh y này nên tận tình

 phụcvụ chu đáo và không lấy tiền, chỉ xin đượclàm đồ đệ.

Trước thái độ kính cẩn về tinh thần ham học hỏi nên Trương Tang Quân đã

chỉ đậy tân tình cho Việt Nhân. Mối quan hệnày kéo dài trong khoảng 10 năm. Và

một ngày kia Trương Tang Quân gọi Việt Nhân đến và nói: Ta thấy con là người

5

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 6/49

có đạo đưc tốt, lại có duyên với nghề y nên ta sẽ đem tất cả ý thư bí truyền và

những phương thuốc linh nghiệm truyền cho con. Biển Thước lập tức nhân lời và

lạy tu thầy. Từ đó cũng không còn ai biết đến Trương Tang Quân ở đâu nữa. Như

vậy là đạo đức cộng với tâm học và những gì được thầy dậy cho đã làm nên danh“Thần Y Biển Thước” trên đương chu du việt quốc.

 _Đóng góp y học: + Trước tác: Trong “Hán Thư” nghệ văn Chí Chép rằng: ông là

người biên soan: “Biển Thước Nội Kinh”, “Biển Thước Ngoại Kinh”, đều đã thất

truyền. Hiện chỉ còn sách “Nội kinh”, đề làm do Trần Việt Nhân biên soan, nhưng

trắc là do người đời sau mượn tên ông biến soạn”. [T775, “Từ điển văn hoá cổ

truyền trung hoa” ]. Sách “Nam Kinh” tên đầy đủ là “Hoàng Đế 81 Nạn kinh”, có

ý kiến cho rằng là do ông biên soan. Nội dung gồm 3 vấn đề: chẩn pháp nơi vềcách xem mạch thổn khẩu, liên quan giữa tạng phủ và học thuyết kinh lạc, phương

 pháp dùng châm cứu. Các y gia đời sau rất coi trọng sách này và đã có nhiều học

giả chú thích thêm.

+ Y thuật: Biển Thước là một danh y tinh thông y thuật, ông đi khắp nơi để chữa

 bệnh cho nhân dân. Ông từng đến Cam Ngạ kinh đô nước việt để chữa bệnh sản

 phụ khoa, đến Lạc Dương _ kinh đô nhà chu để chữa bệnh về tả và mắt, đên nước

tần để chữa bệnh Nhi khoa. Ông tinh thông về nội, ngoại khoa, châm cứu, xoa bóp, thang dịch... Qua đó ta thấy rằng Ông là người có kiến thức rộng về y học và

thường căn cứ vào nhu cầu của nhan đân mà phục vụ. Bởi thế đã để lại nhiều ấn

tượng sâu sắc trong lòng nhân dân.

Lúc bấy giờ ở Trung Quốc, người dân bị bệnh chỉ biết tin thầy bói mà rất

khinh Ghét và khinh bỉ người thầy thuốc và nghề y. Thậm chí ở một số nước chư

hầu còn đặt ra chức quan “đại chức”, “Tư vu”, [Web ], để lo về việc này. Biển

Thước rất ghét tệ mê tín này và luôn luôn dùng y thuật của mình chữa khỏi

 bệnhcho người dân để chống lại tên nạn này. Viết về chuyện Biển Thước. Nhà sử

học Tư Mã Thiên đã tổng kết sáu bệnh không chữa được trong đó có bệnh tin thầy

 bói. Điều này đủ thấy việc ông phản đối tệ nạn mê tín, bói toán như thế nào

6

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 7/49

Biển Thước nghiên cứu sau về mạch học. Sách sử ký viết: “Đến nay nói về

mạch là từ Biển Thước rất giỏi về mạch pháp”. [ T1574. Almanach những nền văn

minh Thế Giới ]. Sử sách có ghi lại rằng vào một năm nọ khi Biển Thước đến

nước Tần ( nay là Sơn Tây, Hà Bắc, Hà Nam ) gặp lúc quan đại phu Trệu Giản Tửmắc chứng hôn mê đã qua 5 ngày đêm vẫn chư tỉnh. Người nhà hết sức lo lắng khi

Biển Thước được mời đến ông đã “thiết mạch” và thấy “huyết mạch đều bình

thường [ T110, Nhà kiệt. ]. Ông nói sau ba ngày bệnhnhân sẽ tỉnh. Quả nhiên sau

8ngày hôn mê bất tỉnh thì người bệnh đã tỉnh lại và cho biết mình trải qua 1 giấc

mơ dài ( như lời phán đoán của Biển Thước lúc trước ). Như vậy Biển Thước là

người đã sáng tạo ra phép “ Thiết chẩn” bổ xung vào “Tứ chổn”: vọng ( xem ),

văn ( nghe ), vấn ( hơi ), thiết ( bắt mạch ).Biển Thước là một danh y rất xem trọng và sử dụng linh hoạt và sáng tạo 4

 phép xem bệnh trên để chuẩn đoán bệnh tật và để đem lại hiệu quả rất cao. Biển

Thước đến kinh đô Lam Truy ( nay ở phía động bắc thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn

Đông ), nước Tề. Quốc vương là Tề Hoàn Công rất ái mộ danh tiếng Biển Thước

nên cho triêuj kiến ông đến. Khi đến gặp Tề Hoàn Công, qua việc quan sát hình

thái và thần sắc ( vọng chẩn ), thì Biển Thước cho biết là: Hoan Công bị nhiễm tà

khí và hiên đang bị đau ở bì phu, cơ nhục nếu không kịp thời chữa trị sẽ biếnchứng. Tuy nhiên Hoàn Công lại xem thường sức khoẻ, sau sau 5 ngày Hoàn

Công lại triệu kiến Biển Thước đến. Vừa nhìn sắc mắt, ông lại nói: tà khí đã xâm

nhập tới huyết mạc. Nhưng Hoàn Công vẫn xem thường, lại 5 ngày nữ trôi qua

Biển Thước trở vào Hoang Cung và qua quan sát nói: Tà khí đã vào đến Vị Tường

rồi, chữa ngay còn kịp. Đáng tiéc rằng Hoan Công không chịu nghe lời ông nên

sau 5 ngày nữa thì ngã bệnh mới hoảng hồn đi tìm ông thì ông đã sang nước khác

rồi, và chỉ mấy ngày sau Hoan Công qua đời.

Biển Thước là danh y nắm vững nhiều phương pháp chữa bệnh như châm

chính , xoa bóp, thang dịch... Biển Thước đang hành y tại nước quốc ( nay ơ phía

đông tỉnh Hà Nam, nghe tin thái tử lâm trọng bệnh ông vội đến hoàng cung để tìm

hiểu xem sao. Biển Thước hơi người quản sự và được biết là thái tử mang bạo

7

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 8/49

 bệnh, chính khi không áp được tà khí, bị hôn mê vf chết được nữa ngày rồi. sự giải

thích của người quản sự làm cho ông nghi ngờ. Ông đoán là thái tử còn sống và hi

vọng còn cứu được. Biển Thước qua “tứ chẩn” ông thấy: Thính giác của thái tử

còn nghe được, hơi thở yếu nhưng vẫn còn, sờ tay lên đùi vẫn còn cảm giác ônnhiệt của cơ thể nên buộc người quản sự đưa thái tử lên giường bệnh. Trước

giường bệnhông quan sát tỉ mỉ sắc khí, thiết mạch nội chuẩn bị dụngcụ châm cứu,

châm lên 8 huyệt đạo_ người thái tử, và chỉ một lúc sau đã dồn hồi tỉnh. Sau đó

ông pha trộn 2 vị thuốc sao nóng rồi chườm vào nách Thái Tử và chỉ sau vài phút

Thái Tử từ từ ngồi dậy. Biển Thước rời khỏi giường bệnh và cho thêm vài vị

thuốc, dặn dò ngày giờ sử dụngvà cho biết chỉ nội 20 ngày sáúưc khoẻ của Thái

Tử sẽ trở lại bình thường. Bằng cách chẩn mạch, châm cứu, chườm thuốc, uốngthuốc, Biển Thước đã khiến cho thái tử cải tử hoàn sinh”. [T17. “Con đường của

nền văn minh” ]. Từ đó mọi người cho rằng ông có y thuật khởi tử Hồi Sinh.

 Nhưng Biển Thước khiêm tốn mà nói rằng: “ViệtNhân nay không có tài làm sống

lại người chết được được mà chỉ có khả năng làm cho người đang sông khỏi bệnh

thôi”. [T1574. Almanach những nền văn minh Thế Giới ]. Qua đây để ta thấy được y

thuật và y đức của ông cao như thế nào.

Các sách cổ như “Chiến Quốc sách”, “Sử ký” ghi chép nhiều sự tích về việc

ông trị khỏi được nhiều nghi nan, tạp chứng cho nhân dân.

Biển Thước là một thầy thuốc, được nhân dân mến chuộng, nhưng bọn lang

 bàn và quan lại ganh ghét vì chúng kém cỏi. Về cuối đời ông hành y ở nước Tần

đã bị thái y lệnh nước này là Lý Hê sai người ám sát ông> Tuy vậy Biển Thước

vản sống mãi trong lòng nhân dân và nhân dân ở nhiều địa phương đã cho dựng

mộ, bia và thờ Biển Thước ở Thiển Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam Ngày nay.

Sử gia Tư Mã Thiên đã đánh giá Biển Thước rất cao:”Biển Thước hành nghề

y làm kẻ đứng đắn tôn trọng, giữ mực thước tinh tế trong sáng, đời sauhọc theo

không phải dễ”. [Web ]. thiết tưởng sự đánh giá của Tư Mã Thiên về “ Thần y

Biển Thước” như trên không có gì là quá đáng.

  2.2. Thành tựu y học Trung Quốc thời trung đại

8

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 9/49

Thời trung đại, nền y học dược vật học Trung Quốc là có một kho báu cực kỳ

vĩ đại, thậm trí có nhiều mặt, nhiều kĩnh vực người Trung Hoa còn đi trước thế

giới từ 5 sáu thế kỷ đến hàng thiên niên kỷ và làm cho các nhà khoa học hiện đại

 phải kinh hoàng. Trong đó châm cứu y học là cả một sự sáng tạo lớn và có ý nghĩađặc biệt của riêng người Trung Hoa. Từ thời này người Trung Quốc đã có chế độ

cắt đặt trong nghành y từ chiều đình đến tận các địa phương. Thầy thuốc Trung

Quốc trở thành những danh y lỗi lạc của thời đại đó là ảnh hưởng mãi mãi về sau,

khi chỉ nam giới làm nghề này mà nhiều nữ thầy thuốc nổi tiếng cũng xuất hiện:

 Nghĩa Hử đời Hán, Bào Cô đời Tấn, Minh Âm đời Đường, Đàm Doãn Hiền đời

Minh, Tằng ý đời Thanh... Trải qua từng triều qua từng giai đoạn thì thành tựu một

nền y học toàn diện từ ký luân đông y đến thực tiễn lâm sàng và khoa học về thuốcđông y càng ngày được mở rộng hơn, đào sâu thêm để rồi được nâng lên một tầm

cao mới và cuối cùng la: “Khoa học Đông Y là viên ngọc sáng ngời mãi mãi chiếu

sáng trong kho tàng y học thế giới” [T353. “Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc”

].

  2.2.1. Giai đoạn Tần – Hán ( 221 BC _ 220 AD ).

Thuần Vu Ý .

_ Tiểu sử: Họ tên của ông là Thuần, tên Vu Ý, sinh năm 205 TCN, không rõ nămmất Quê ở huyên Lâm Tri ( nay là tỉnh Sơn Đông Trung Quốc ). Thuần Vu Ý

thường giữ chức quan Thái Thương Lệnh ( viên quan trông coi kho tàng ) đời Tây

Hán nên đương thời gọi ông là Thương Công.

Thương Công vốn xuất thân trong một gia đình nghèo. Thiếu thời, ông đã tân

mắt chứng kiến cảnh chết chócthảm khốc của những người nông dân vì không có

tiền trị bệnh. Do vậyông đã quyết tâm nuôi chí trở thành một thầy thuốc giỏi để trị

 bệnh cho dân nghèo. Đến tuổi thanh niên, ông đã 2 lần tìm thầy, bái sư cầu học.

 Người thầy đầu tiên của ông Công Tôn Quang _ một danh y co nhiều bí phương

đương thời. Người thầy thứ hai là: Tiên sinh Thừa Dương Khánh ( anh em cùng

mẹ với thầy thuốc Cồng Tôn Quang ) vốn có y thuậtvà phục phục dược phi

thường, linh nghiệm.

9

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 10/49

Thương Công vốn là một người hiếu học, ham chuộng nghề y, lại rất mực

kính trrọng thầy, nên được thầy rất yêu mến. Dương Khánh cũng là huyện Lâm

Tri, không có con, rất thương Thuần Vu Ý, đem sách thuộc các loại đã cất giữ

trong kho bao gồm: chuẩn mạch, bí phương... và toàn bộ kinh nghiệm và chuẩnđoán trị liệu, truyền dậy hết cho. Sua 3 năm khổ học Thương Công ngần như toàn

hảo từ lý luận y học đến kỹ thuật y học. Ông bái tạ lão sư và từ đó lập thành y.

 _ Đóng góp cho y học: Cuộc đời hành nghề y của mình, ông đã để lại cho đời

trước tác: “Bệnh sử nguyên thì” (hay còn gọi là: “Bệnh sử chế”), đáng tiếc rằng tác

 phẩm trứ danh của ông đã bị thất truyền từ lâu. Ngày nay chúng ta chỉ biết được

 phần nào về danh xưng và nội dung của tác phẩm này qua “Sử ký” của Tư Mã

Thiên. Trong bộ “Sử ký” nhà sử học này đã dành hẳn một thiên, đăng tải 25nguyên tắc “Chuẩn tịch” của Thương Công. Sổ “Chuẩn tịch” ( y án) này ghi chép

lại: danh tính người bệnh, chức nghệp, địa chỉ, bệnh lý, biện chứng, qua trình trị

liệu, bệnh hỏi... Nội dung của tác phẩm này qua sổ “chuẩn tịch” là một sáng tạo

lớn về y án cho đời sau vậy.

Y thuật: Có thể nói Thuần Vu Ý là một danh y tinh thông y thuật, chẩn bệnh

người ta, phán đoán được sống chết, tri liệu rất kinh nghịêm.

Khi chẩn đoán và điều trị một bênh nhân, Thương Công đặt cho mình mộtquy luật phải ghi đầy đủ: họ tên, địa chỉ, bệnh trạng, mạch tương, bệnh danh, thời

gian trị liệu. Tất cả điều này được gọi là Bệnh sử hay chẩn tịch (Tây y gọilà bệnh

án ký tải ). Chúng ta phải ghi nhận rằng đây là một sáng lập của ông, đi trước tây y

mấy trăm năm _ một sự đóng góp to lớn của Thương Công cho nền y học Trung

Quốc và cả nhân loại, vì ngày nayy học đượng đạ đang được sử dụng trong trị liệu.

Thương Công đã để lại nhiều bệnh sử đặc trưng, trong đó có: Khi Thương

Công gặp Tống Kiến, nhìn qua khuôn mặt khô tảo của người này, ông cho rằng:

Cách đây 4_5 ngày ông này bị đau lưng nặng, cột sống không xoay chuyển được,

tiểu tiện không thuận nếu không kịp thời chữa trị, bệnh có thể xâm nhập vào thận.

Vừa nghe, Tống Kiến đã gật đầu thừa nhận và cho biết thêm nguyên nhân là mình

nghĩ sức còn trai trẻ nên khuôn một tảng đá lớn quá nặng. Ngay đêm đó trong

10

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 11/49

người xảy ra các triệu trứng như trên. “Thương Công kê cho Tống Kiến những

 phương thuốc cần thiết. Trị bệnh sử, ngoài bệnh trạng và thời bình phục, ông còn

ghi rõ sự cố mắc bệnh là do ỷ vào tuổi trẻ, không tự lượng sức mình.” ( T121.

“Những kiệt nhân của nền văn hoá Trung Quốc”).Dựa vào mốt số y án của ông chúng ta có thể thấy rằng: Thương Công rất có

khả năng nhìn vào sắc diện và thần khí để chuẩn đoán bệnh tật. Ở điểm này ông và

Biển Thước rất giiông nhau khi cùng xem trọng phép “vọng ? ”, ( xem sắc

mặt người bệnh ), “thiết mạch” ( bắt mạch ). Trong 25 trường hợp có 10 trường

hợp căn cứ vào việc xem mạch mà phán đoán sống chết. Đối với 1 số nguyên nhân

tật bệnh Thương Công đã có những nhân xét tuơng đối chính xác như bệnh sâu

răng, ông cho là vì “ăn ròi không súc miệng” mà sinh ra. Khi trị bệnh đã dùngthuốc thang, thuốc hoàn, thuốc tán, thuốc ngâm súc, thuốc rượu... Bên cạnh đó ông

áp dụng rất nhiều phương pháp chữa trị linh hoạt, đa dạng phù hợp với từng bệnh,

Ví dụ: Phương pháp châm cứu, đắp lạnh... chính những điều này đã dẫn đến hiệu

quả trị bệnh rất cao.

Ở đây chúng ta cần phải ghi nhận một điểm đáng quý trọng của ông là thái độ

khoa học “thực sự cầu thị” của ông trong các y án. Sở dỹ nói như vậy vì trong các

y án ông ghi chép trung thực các kết quả trị liệu, chẳng những ghi thuật những bệnh chữa thành công mà cũng ghi thuật những bệnh thất bại (“trong 25 y án:

thành công 15, thất bại 10”). “Hán Văn Đế hỏi Thuần Vu Y rằng: bênh nhân đều

có thể trị khỏi hết hay không ?. Ông thành thực trả lời: cũng có bệnh không hỏi ý

tôi không thể biết trị hết các bệnh. [Trang Web: danh y... ]. Thái độ khoa học

nghiêm túc cẩn trọng của ông đến nay vẫn đáng cho người ta noi gương.

Hoa Đà

 _ “Ông tinh thông tất cả các khoa nội, ngoại, phụ, nhi,. Nhưng điều đặc biệt nhất

trong lịch sử Y Học nhân loạim ông là người đầu tiên sử dung thuốc gây mê và

 phẫu thuật” [ T123, Những kiệt nhân của nền văn hóa Trung Quốc ]. Ông ở đây là

thanh y Hoa Đà. Danh y này tên là phụ, tự Nguyên Hoá, người ở huyện Triệu

nước bái ( nay là huyện Bạc Châu tỉnh An Huy _ Trung Quốc ). Ngày nay chỉ biết

11

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 12/49

rằng ông sống vào đời Đông Hán, không rõ năm sinh năm mất nhưng có một số tài

liệu cho rằng ông sinh năm 141 mất năm 208. Đa phần tài liệu đều không rõ năm

sinh của ông nhưng khẳng định ông mất vào năm 208.

Hoa Đà sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh lịch sử Trung Quốc đang hìnhthành thế chia ba ( Thục _ Nguỵ _ Ngô ) để kéo dài suốt 60 năm của thời Tam

Quốc. Đây là giai đoạn lịch sử hỗn loan, chiến tranh và dịch bệnh hoành hành

khắp nơi, dân chúng như sống trên dầu sôi lửa bỏng.

Thủơ nhở ông rất ham đọc sách, tuổi trẻ du học ở Từ Châu, thông hiểu ‘Kinh

Thư” và thuật “Dưỡng sinh”. Khi lớn lên, Hoa Đà quyết tâm học y để giải cứu

 bệnh tật cho những người nghèo khổ. Ông đã dày công, mệt mài tham cứu nhiều

tác phẩm, y thư thời cổ đại, nghiên cứu qua Biển Thước và Thượng Công vớimong muốn là xác định được một kiến thức Y Học, để trở thành một thầy thuốc

giỏi giúp đời.

Hoa Đà vốn là một kẻ sĩ nhưng lại không muốn làm quan. Tể Tướng Tần

Đăng ( Trần Khuê ) và thái thư Hoàng Uyển ( Huỳnh Uyển ) nước Bái đã nhiều

lần mời ông ra làm quan nhưng đều bị từ chối vf chỉ chọn làm một thầy thuốc dân

gian chữa bệnhcho bá tính. Ông đi khắp nơi hành nghề y, những vùng này thuộc

các tỉnh An Huy, Giang Cô, Sơn Đông, Hà Nam Trung Quốc và tại những nơi đóông được nhân dân rất kính mến.

Thừa Tướng nhà Hán là Tào Tháo cùng quê với Hoa Đà bị bệnh nhứ đầu,

 bịlâu không hởi nên đã triệu Hoa Đà đến điều trị. Ông dùng phép châm trị ( chích

kim ), chứng nhức đầu hết ngay. Tào Tháo cử ông làm Thị Y (ở ngần luôn bên

mình để chăm sóc sưc khoẻ, ông không bằng lòng chỉ phục vụ một người, xin về

không Tào Tháo tức giận đã giết ông, đó là năm 208.

 _ Đóng góp Y học:

+ Trước Tác có “chuẩn trung cứu thích kinh”, “Nội sự”, “Quan hình sát sắc

tinh tam bộ mạch kinh”, “Hoa Đà Phương”, tất cả đều đã bị thất truyền [ T77 Từ

điển văn hoá cổ truyền Trung Hoa ]. Tương truyền nguyên nhân dẫn đên tình trạng

này là do: Khi xin Tào Tháo về quê và không quay trở lại nữa, Tào Tháo tức giận

12

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 13/49

và bắt giam ông bỏ vào ngục, Hoa Đà luôn cất giữ bên mình 1 bộ y thư do ông đúc

kết, kết tinhhó của nhiều người trước và những kinh nghiệm qua thực tiễn làm

xong của mình để soạn thành. Biết mình sắp chết và bộ sách chứa đựng bao nhiêu

kiến thức yhọc tâm huyết bị thất lạc, là một thiệt thòi cho đời sau nên ông đã giaocho viên coi ngục. Nhưng viên này sợ bị liên lụy nênkhông dám nhận. Hoa Đà chỉ

còn biết than thở rồi xin một mồi lửa đốt thiêu bộ sách. “ Thánh Y Hoa Đà đã chết

dưới tay Tào Tháo, tất cả trứ tác Y Học quý báu của ông cũng vĩnh viễn không

còn. Đó là một mất mát to lớn cho sự nghiệp Y Học Trung Quốc và cả nhân loại”.

[ T133. Những kiệt nhân của nền văn hóa Trung Quốc ].

Ngày nay hiện tại còn thấy “ Trung Tàng Kinh”, “Hoa Đà thần Y bí truyền”...

đều là người sau mượn tên tiếng, không phải tự tay ông viết ra. Ông truyền dậy 3đệ tử là: Phân A giỏi châm cứu, Ngô Phổ viết “Ngô Phổ bản thảo”, Lý Đăng chỉ

viết “Lý Đăng chi dược lục”. Nghiên cứu tư tưởng học thuật của Hoa Đà chỉ là

tham khảo sách vở học trò ôngmà thôi.

+ Y thuật

Hoa Đà là một thánh Y có y thuật cao siêu “Ông không những tinh thông về

 phương dược, châm cứu, chỉ dùng vài vị thuốc, vài liều thuốc, hoặc chỉ châm vài

huyệt, chú trọng đắc khí đã lập tức khiến bệnh tình thuyên giảm. [ T775, Từ điểnvăn hoá cổ truyền Trung Hoa ]. Mà ở các khoa phụ sản, tiểu nhi, nội khoa tạp

 bệnhvà ký sinh trùng bệnh ... đều thấu hiểu đến nơi đến chốn. Đặc biếtở trường

của ông là phẩu thuật ngoại khoa, từng chế ra một loại thuốc gây mê là “Ma phi

tán”.

Dựa trên cỏ sở tham khảo sách vở của học trò ông, chúng ta biết được phần

nào cách thức chữa trị bệnh của ông. Tâm Nguyện của ông là chữa trị bênh cho

những người dân nghèo nênkhi kê thuốc ông luôn thay thế những vị thuóc thật rẻ

và dễ kiếm trong dângian Thánh y Hoa Đà đã chữa khỏi bệnhcho một thanh niên

 bị chứng “ Vết tái”( Ngẹn cuống họng ) bằng cách nghiền nát tỏi trộn với dám cho

uống. Chỉ mấy phút sau khi uống hổn hợp nước trên thì người thanh niên đã nôn ra

1 con lải lớn, sau đó anhta dùng được một ít thức ăn và sức khoẻ dần bình phục.

13

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 14/49

Cũng thuộc khoa ký sinh trùng bệnh. Hoa Đà đã chuẩn đoán và chữa hỏi cho

tể tướng Trần Đăng nước Bái. Trần Đăng luôn cảm thấy trong lòng khó chịu buồn

 bực, sắc mặt đỏ ửng, lại thường xuyên bị tháo ra không màng đến ăn uống tể

tướng đã mời nhiêu danh y ở nhiều nơi đến chuẩn đoán nhưng không khỏi. Sau đóđã phải mời Hoa Đà tới sau một thời gian chuẩn bệnh Hoa Đà quả quyết rằng tể

tương đã ăn phải thịt nấu không chín vì thế trong bụng sinh nhiều sâu. Hoa Đà kê

thang thuốc diệt sâu. Sau khi uông xong quả nhiênTần Đăng nôn ra nhiều sâu và

một thời gian sau thì hoàn toàn hồi phục.

Thánh y còn đoán bệnh rất chuẩn xác có haivị giác nhức đầu, phát sốt đều tìm

đến xin Hoa Đà chữa trị. Sau khi xem bệnhcho cả hai, ông đã cho người đơn thuốc

đi ngoài, một đơn thuốc phân tán mồ hôi. Có người đứng bên thấy lạ liền hỏi vìsao như vậy. Hoa Đà nói: triệu chứng bệnh tuy giống nhau nhưng căn nguyên lại

khác nhau. người trước do nguyên nhân bên trong, nên phải cho thuốc để tống chất

độc ra ngoài theo đường tiêu hoá, còn người sauchỉ do ngoại cảm, nên cho thuốc

tán mồ hôi là khỏi” [ T14; Lịch sử Trung Quốc. Tập 2 ]. Thật vậy sâu khi dùng

thuốc cả hai đều khỏi bệnh.

Lịch sử còn ghi chép nhiều trường hợp về tài chữa bệnh của Hoa Đà. Như

trường hợp có một viên tướng họ Lý mời ông đến khám bênh cho vợ. Sau khichuẩn đoán ông cho biết. “Đây à do lúc mang thai bị tổn hại thân thể, cái thai còn

trong bụng. Viên tướng nói: “Vợ tôi đã bị xẩy thai, thai đã ra rồi mà. Hoa Đà nói:

“theo chuẩn đoán của tôi, thai còn đang trong bụng’. [ T14; LSTQ 5000 năm ].

Viên tướng này không tin, khi Hoa Đà đi rồi hơn 100 ngày bệnh càng nặng hơn

viên tướng buộc phải mờ ông trở lại. Sau khi xem lại Hoa Đà cho rằng vẫn còn

một cái thai chết lưu. Nguyên nhân “là vì phu nhân có thái sinh đôi, 1 cái đã xảy, 1

cái còn lại trọng bụng” [T126; Những kiệt nhân của nền văn hoá Trung Quốc ]. Hoa

Đà liền phối hợp châm cứu, trục cái thai chết ra ngoài và người bệnh dần khỏi lại.

Qua trường hợp này cho ta thấu Hoa Đà là một danh y rất tinhthông về khoa phụ

sản và tiểu nhi.

14

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 15/49

Không những thế mà Hoa Đà còn sử dụng các hình thức chữa trị rất phong

 phú, đa dạng và phù hợp với từng bệnh nhân nên hiệu quả mang lại rất cao. Ví dụ:

có một viên thái thú bị bệnh đã mời nhiều thầy thuốc điề trị nhưng không tuyên

giảm. Hoa Đà xem bệnh và cho rằng bệnhnày chỉ có thể chữa khỏi khi người bệnhthổ được huyết ứ ra ngoài, muốn vậy thì phải làm cho bệnh nhân lên cơn nóng

giân dữ dội. Ông đã cố ngắng đòi nhiều tiền, chửi viên quan thái thú thậm tệ rồi bỏ

về. Quả nhiên viên thái thú tức giận khi không tìm bắt được Hoa Đà và nhờ vậy

viênquan này đã thởi ra toàn máu đen. Như vậy nhờ dùng mẹo vặt mà Hoa Đà đã

chữa khỏi bệnh cho viên thái thú, vì sau khi thổ ra huyết độc người này tự nhiên

khỏi bệnh.

Về khoa châm cứu, Hoa Đà cũng hiểu rất thấu đáo và vân dụng tương đốilinh hoạt. Sử cũ viết lại rằng Tào Tháo ( thừa tuớng nhà Đông Hán ) xưa có bệnh

đau đầu kinh niên, vì vậy mỗi lần lên cơn, đầu hôn não tướng hết sức khó chịu, đã

chữa trị qua nhiều thầy thuốc không hiệu quả. Sau đó Tao Tháo buộc phải triệu

Hoa Đà lên kinh. Qua chuận bệnh Hoa Đà biết Tào Tháo bị chứng “Đầu phong”

( chứng đau đầu về thần kinh ), và ông đã sử dụng phương pháp châm cứu để chế

ngự cơn đau lập tứ hạ ngay. Tào Tháo là người quá đa đoan trong công việc,

thường xuyên phải sử quân chính đại sự nên đau hay tai quái, vì vậy phải giữ TàoTháo ở bên mình.

Có thể nói rằng: thành tựu lớn nhất của Hoa Đà là phẩu thuật ngoại khoa.

Theo sử sách chép lại, ông có thể cắt bỏ cực hía, may ruột, may bụng cho bệnh

nhân và thực hiện nhiều pha phẩu thuật đến nghẹt thở như cắt bỏ khôi u khâu dạ

dầy. Trong lịch sử y học nhân loại, Hoa Đà là người đầu tiên sử dụng phẩu thuật

trong trị liệu. Có lần người ta khiêng đến một nam bệnh nhân, ông này ôm bụng

lăn lộn trong cơn đau, mới qua 10 ngày mà dâu tóc lông mày rụng hết. Hoa Đà vội

thiết mạch, lấy tay ấn mạnhvào bụng vào xác định đây là chứng “Trường dụng”

( đau ruột thừa ). Ông cho uống thuốc và tạm thời châm mấy huyệt, cơn đau dịu đi

nhưng một ít lâu sau lại tái phát và dữ dội hơn. Sau một hồi suy nghĩ Hoa Đà

quyết định phẩu thuật cho bệnh nhân được uống một loại thuốc lá có tên “Ma phất

15

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 16/49

tơn” ( “Ma phi tán” ). Khi thuốc có tác dụng bệnh nhân ngủ thiếp đi thì Hoa Đà

tiến hành phẩu thuật khoang bụng dưới, vết dao tới đâu máu chảy đầm đìa tới đó

nhưng người bệnh không hề biết đau là gì. Khoang bụng vừa mổ ra thì một mùi

hôi thối khó chịu xông ra từ khúc ruột thừa. Hoa Đà bình tĩnh rửa sạch máu mủ,cắt khúc ruột thừa, dùng thuốc sát trùng rửa sạch vết mổ rồi bôi thuốc lên vết mổ

trước khi may lạ. Khi tỉnh dậy bệnh nhân không còn thấy đau gì nữa, 4,5 ngày sau

vết thương lành và một tháng sau sức khoẻ hoàn toàn bình phục.

Theo tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩ” của La Quán Trung thì Hoa Đà đã

chữa bệnh cho Quan Vũ bằng cách mổ vai để nạo chất độc do mũi tên đâm vào

trong lúc Quan Vũ vẫn bình thản đánh cờ tướng. Người đời vẫn thường khâm

 phục tinh thần chịu đựng vào bình tỉnh của Quan Vũ khi Hoa Đà mổ vai vẫn bìnhthản ngồi trơi cờ. Nhưng thực chất là trước khi mổ vai Hoa Đà đã cho Quan Vũ

uông một loại thuốc có tên là Ma Phí Tán ( Ma Phất Tán ).

Vậy thực chất thuốc Ma Phí Tán này là gì ? Thực chất đây là một loại thuốc

gây tê giúp bệnh nhân không bị đau khi phẩu thuật sở dỹ như vậy là vì khi tiến

hành các ca phẩu thuật thường rất đau và nhièu bệnh nhân chịu không nổi nên đã

ảnh hưởng đến tính mạng, do vậy Hoa Đà trăn trởi rất nhiều. Cuối cùng ông đã

điều chế một loại thuốc gây mê gọi là “Ma Phất Tán”. Theo ghi chép của một sốkhác việc cho rằng khởi đầu của ông là việc quan sát những người uống rượu say

và họ say tới mức bất tỉnh nhân sự và ông đã dùng rượu là xuất phát điểm sau đó

Hao Đà lại thấy trên núi Hải Kinh có một loại thực vật có tên là Thảo Lệ có tác

dụng giảm đau.Ngoài ra trong “Thần Nông bản thảo kinh” viết rằng: dùng nhiều

lượng đường tử sẽ khiến người ta hôn mê. Trong sách còn nhắc đến một loại có

tên gọi là cỏ Dương Trịch Trục ( Cỏ chùng trình ), cũng là một loại thuốc gây mê,

nghe nói ăn rễ cỏ này xong sẽ đi không nổi. Sau khi tìm tòi và tập trung được

những loại dược thảo, cùng với những kinh nghiêmj lâm xàng của mình, ông chế

tạo thuốc gây mê bằng những loại tảo dược đó và cho thử nghiệm, cuối cùng ông

đã bào chế thành công [ T39. “Con đường của nền văn minh” ]. Như vậy Ma Phi

Tán là một loại thuóc hổn hợp giũa rượu và thảo dược. Đây là một phát minh lớn

16

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 17/49

của y học Thế Giới mà Hoa Đà là người đầu tiên sử dụng viết nên trang sử huy

hoàng trong lịch sử y học, ông đã đi trước người phương tây 1600 năm. Vì mãi tới

thế kỷ 19 Y Học Âu Mĩ mới chế đượcthuốc gây mê dùng chophẩu thuật. Một nhà

dược học Mĩ nói: “một số học giả có tiếng người À rập để xuất phương pháp gâytê bằng phương pháp hít thuốc tê. Phương pháp này có thể được người Trung

Quốc truyền sang. Vì tương truyền Hoa Đà 1 Hippôcơrat của Trung Quốc đã vận

kỹ thuật này, dùng một hỗn hợp gồm ô dầu, cà độc dược và mấy vị thuốc khác đạt

mục đích gây tê” [ 365. “Lịch sử văn hóa Trung Quốc” ].

Dù có thể chữa trị linh nghiệm nhiều khoa và được tôn xưng “Thánh” nhưng

Hoa Đà vẫn chú trọng những phương pháp phòng ngừa bệnh. Ông cho rằng cơ thể

người ta phải năng hoạt động tập luyện, chỉ có hoạt động mới giúp tiêu hoá tốtthức ăn và máu huyết lưu thông, thân thể khoẻ mạnh, it khi bị bệnh. Do vậymà

ông đã dựa trên nguyên lý “Trụ cửa xoay nhiều không mọt” mà sáng tạo ra

 phương pháp luyện tập “Ngũ Cầm Hý”một người đến 90 tuổi mà tai chưa lãng,

mắt chưa hoa, chân răng còn cứng nhắc, còn người kia thì sống lớn hơn 100 tuổi.

Cũng với thật Dưỡng sinh ở Trung Quốc thì Hoa Đà là người đầu tiên chú trọng

đến việc luyên tập thể dục, luyện tập thân thể, tức là coi trọng phương pháp phòng

 bệnh hơn chữa bệnh. Đây là một phát minh của riêng ông nghiệm lạicó nghĩa tolớn đối với Y học Trung Quốc. Từ đó cho đến ngày nay người đời vẫn dự _ 

 phương pháp đấy mà luyện tập thân thể để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Hoa Đà tinhthông y học toàn diện, đã từng cứu không biết bao người có thể

nói là: “được đáo bệnh trừ” ( thuốc đến là khoẻ bệnh ), giỏi ngoại khoa, thủ thuật

( mổ xẻ ), được người đời sau tôn xưng là “Ngoại khoa thánh thú” ( Ngoại khoa Y

tổ ) hay Thánh Y Hoa Đà. Về cuộc đời do không làm theo ý của Tào Tháo nên bị

giết chết dưới tay viên thừa tướng này. Cái chết của Hoa Đà là một sự thiệt thoài

cho y học Trung Quốc và cả nhân loại nói chung. Sau này sau đại bại ở tran xích

mích chính Tào Tháo cũng phải thương cảm, thừ nhân mà than rằng: “Nếu có Hoa

Đà thì con ta không phải than rằng: “Nếu có Hoa Đà thì con ta không phải chết thế

này”. [ T14. Lịch sử Trung Quốc 5000 năm ].

17

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 18/49

Trương Trọng Cảnh

 _ Tiểu sử: “Người làm Đông Y xưa thường ca ngợi 4 bộ sách kinh điển của Đông

Y: Nội, Nạn, Thượng, Kim thì một mình Trương Trọng Cảnh là tác giả của 2trrong số 4 bộ sách đó. “[ T1580 _ Almanach những nền văn hoá Trung Quốc ]. Hay:

“Người ví rằng: Học Y mà không đọc sách Khổng Tử [ T7. “Thương Hàn Luận” ].

Từ những nhân thức trên để chúng ta thấy rằng Trương Trọng Cảnh có vai trò to

lớn như thế nào đối với nền Đông Y Trung Quốc.

Ông là nhà y học trứ danh cuối triều Đông Hán ( cùng thời với Hoa Đà ), tên

là cơ, người của đất Quân Trị _Nam Dương ( naylà thành phố Nam Duơng, tỉnh

Hà Nam_ Trung Quốc ). Hiện tai không xác định rõ năm sinh năm mất của ông,nhưng có tài liệu cho rằng ông sinh năm 150 mất 219. [ 100 danh nhân có ảnh

hưởng đến lịch sử Trung Quốc ]. Ông thương là quan thái thú ở Quân Trương Sa

tỉnh Hồ Nam nên còn gọi là Trương Trường Sa.

Tương truyền Trọng Cảnh quê với vua Quang Vũ thời Đông Hán, sử cũ gọi

 Nơi này là đế hương ( Nay là Nam Đô _ Trung Quốc ) _ một vùng quê “non xanh

nước biếc, sản vật dồi dào, nhân văn hội tụ” [ T364; “100 danh nhân có ảnh hưởng

đến LSTQ” ]. Ông xuất thân từ một gia đình đại quý tộc bê từ nhỏ đã được thi thư

tới lớn công thêm với tố chất thông minh ham học hỏi, nghe nhiều, là người có

 phong cách đỉnh đạc vàcó chủ kiến. Trương Trọng Cảnh đặc biệt saymê các loại

sách y học và đã tìm toài, nghiên cứu và thông hiểu nhiều loại sách, mơ ước tương

lai mình sẽ là một lương y cứu nhân độ thế.

Tuy vậy, nghề thầy thuốc là một nghề mạt họng trong xã hội lúc bấy giờ nên

cha mệ ông muốn ông chọn con đường làm quan. Năm 16 tuổi ông được dẫn đến

 bái kiến một thầy giáo ở ẩn là Hà Ngung _ 1 người nổi tiếng biết xem tướng số.

Sau khi tiếp xúc “Hà Ngưng văn cứu vào tương mạo anh tuấn, khi chất ôn hoà

khiêm tốn và tâm sự mẫn tiệp, bèn nói với Trọng Cảnh: hãy cố ngắng học tập,

tương lai sẽ trở thành một lương y” [ T365, “100 danh nhân có ảnh hưởng đến

18

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 19/49

LSTQ” ]. Từ đó vượt lên hoàn cảnh xã hội, càng kiên định chí hướng thực hiện

mơ ước của mình và cha mẹ chỉ còn biết thân theo lễ tự nhiên.

Lúc nhỏ Trọng Cảnh tự ý thức được rằng: “không mày đố mày làm nên”,nên

tự học thì sẽ không mau chóng trở thành người có y thuật lạ cứu nhân độ thế. Dovậy ông đã tìm thầy cho mình học hỏi. Trước khi ông bái danh y cùng họ là

Trương Bá Tổ làm thầy, kể đến la học danh y Dương Lệ Công và thầy thuốc ngoại

khoa Vương Thần Triên làm sư phụ. Đươc sự chỉ dậy tận tình của thầy cùng với

lòng say mê: nghề y và quá trình rèn luyên của bản thân, Trọng Cảnh để trở thành

một danh y lỗi lạc đương thời.

 _ Đóng góp y học: + Trước tác: Theo sử sách ghi chép lại, ông viết khá nhiều

sách. Những sách ông viết trước sau có: “Biên thương hàn” ( Bàn về thương hàn )10 quyển; “Bình tật dược phương” ( Toạ thuốc chữa bệnh ) 1 quyển, “liệu phụ

nhân phương” ( tri bệnh phụ nữ ) 2 quyển; “Ngũ tạng luân” ( bàn về ngũ tạng có 1

quyển, “Khẩu xí luân” ( Bàn về răng miệng ) 1 quyển, “thương hàn tạp bệnh”

( Bàn về thương hàn tạp bệnh ) có 16 quyển. “Mặc dù phần lớn những sách này bị

thất truyền nhưng dựa vào tên sách cũng đủ chứng minh sự tinh thông xuất sắc về

y thuật của ông. Duy nhất còn truyền lại là sách “thương hàn tạp bệnh luận” đến

nay được giới y học Trung Quốc xem là y điển, đủ thấy y mạo của ông rất rộnglớn [ T366, “100 danh nhân có ảnh hưởng đến LSTQ” ].

“Thương hàn tạp bệnh luận” bao gồm 2 bộ sách là: “Thương hàn luận” vàv

“Kim Quỹ yếu lược”. Sách được biên soạn vào cuối đời Đông Hán ước tính vào

năm 200 _ 210 sau CN. Ông biên soạn xong gặp thời kỳ cuối nhà Hán nên chiến

tranh loạn lạc xảy ra liên miên nên làm cho sách bị mất mát. Đến thời tây tấn may

nhờ có thái y lệnh Vương Thúc Hoà tìm thấy và đem ra chỉnh lý biên soạn lại, rôi

đến đời tống lại được lâm Úc hiệu chỉnh lần nữa và truyêng đến ngày nay. “Toàn

thư công quyển 397 thiên, từ các phương trùng và khuyết phương, ông còn 112

 phương thuốc” [ T1580. “Almânch những nèn văn minh Trung Quốc” ].

Đây là thời kỳ thiên tai liên miên, bệnh dịch hoành hành, nhà nào cũng có

người chết, nơi nào cũng có tiếng khóc ái oan. “Gia tộc ông là một giai tộc lớn có

19

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 20/49

lớn nơn 2000 người trong 10 năm đầu niên hiệu Kiến An lớn hơn 2/3 người trong

tộc bị chết và bệnh dịch, trong số người chết phần vì chết bệnh thương hàn gần

7/10”. [ 365, 100 danh nhân có ảnh hưởng đến LSTQ ]. Đứng trước tình cành đau

thương tang tóc đó ông càng quyết tâm tì học nghiên cứu sâu về các sách y họcxưa như: “Tố Vân”, “Cửu Quyển”, “Bát Thập Nhất Nam”, “Âm Dương Đại

Luận”, “Thai Lộ Dược Lục”, rút ra những kinh nghiệm phong phú kết hợp với

 phương thuốc kinh nghiệm trong dân gian, kinh nghiệm các y khoa đương thời và

của mình tích luỹ trong nhiều năm để biên soạn ra trứ tác kiệt tác này.

Sách “Thươngt hàn luận” là bộ phận trọng yếu của “Thương hàn tạp bệnh

luận”, là bộ kinh điển có đầy đủ lý, pháp, phương dược. Nó phát triển theo quy

luật biện chứng luận trị: lấy biện chứng làm đối tượng, chú trọng về bệnh nhân( luận chứng bắt luận nhân ). Nó giải quyết được các bệnh cấp tính phát nhiệt,

 bệnh truyền nhiễm và nhiều bệnh khác. ( kể cả một phần lớn các bệnh nội thương )

“có hiệp nghĩa thương hàn, Quảng Nghĩa thương hàn”. Hiệp nghĩa có nghĩa là

nghĩa hẹp: cảm phải khí hàn lãnh mà sinh ra bệnh. Quảng nghĩa hiệp nghĩa rộng

 bao gồm; Cảm phải các khí phong, hàn, thứ thấp...” [ T8. “Thương hàn luận” ].

Nội dung của “thương hàn luận”: Dựa trên kinh nghiệm thực tế lâm sàng của

mình, Trọng Cảnh thấy rằng bệnh chứng thiên biến vạn hoá, mạch chứng lại phứctạp khó khăn, muồn chuẩn đoán chính xác phải thường xuyên theo dõi bệnh tật, để

tìm ra quy luật chuyển biến của nó và cuối cùng quy nạp lại thành ra các loại hình

để biện chứng luận trị, lấy biện chứng “Lục kinh” làm cương lĩnh, biện chứng

 phương để làm phương pháp.

Đó là bệnh trong “Thương hàn luận” nêu lên các hội chứng thể hiện ra trên

lâm sàng tuỳ theo sự xâm nhập của tà khí vào sức chống đở của cơ thể mà phân

loại.

“Dương chứng”: Sự chống đỡ bệnh tà của chính khí ( Bệnh ) còn mạnhcó 3

mức độ khác nhau: Thái dương, Thiên dương, Dương ninh.

Âm chứng: Sức chống đỡ bệnh tà đã suy yếu, cũng có mức độ khác nhau: thái

âm, thiếu âm, quyết âm. [ T9. “Thương hàn luận” ].

20

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 21/49

Sách có 6 kinh, 397 phép, 113 phương và tuỳ theo bênh biến hóa mà vận

dụng cho linh hoạt, như điều 16 trong “Thương hàn luận” đã tổng kết: “Xem mạch

chứng biết tà khí phạm vào đâu, tuỳ chứng mà chữa. Nếu thầy thuốc nắm chắc

được nguyên tắc ấy thì sẽ chữa được bách bệnh. Công dụng rất rộng rải như lời phát biểu của Trình Ưng Mạch cuốn “Thương hàn luận” điều biện là: “Kinh

 phương biến hoá như rồng, càng đọc càng hiểu sâu sắc, càng sử dụng càng thấy

thần kỳ”. [ T10, “Thương hàn luận” ].

Sách “Kim Quỹ Yến Lược” là bộ phận thứ hai của “Thương hàn tạp bệnh

luận”, chủ yếu bàn về các tạp bệnh nội khoa. Sách gồm 25 thiên luận bệnh nội

khoa, với hơn 40 loại bệnh, chủ yếu la bệnh có nguồn gốc: động kinh ẩm ướt, mê

hoặc, âm dương độc sốt rét, trúng phong... và nguyên nhân phát sinh không ngoài3 nguyên nhân. “Nguyên nhân phát sinh bên ngoài lục dâm” ( phong, hàn, thứ,

thấp, táo, hoá ). Nguyên nhân phát sinh bên trong tức ‘thất tình” ( hỷ, nộ, ai, lạc,

ái, ổ, dục ) quá độ. Nguyên nhân cả ngoài lẩn trong trùng độ cắn, bị chém, ăn uống

 bừa bãi”. [ T142. “Những kiệt nhân của nề văn hoá Trung Quốc” ].

Tóm lại “Thương hàn tạp bệnh luận” là bản tổng kết của y học cổ truyền

Trung Quốc từ đời Hán trở về trước, trước Trọng Cảnh tác phẩm đó chỉ nói về lý

luận, chỉ sau khi tác phẩm của ông ra đời người ta mới chú ý cả lý luận và thựchành. Do vậy mà trước tác kiệt xuất này đã trở thành “Khuôn vàng thước ngọc cho

nề y học Á Đôngvà hơn 1700 trăm năm này sách luôn được y giới các đã tôn sùng.

+ Y thuật: có thể nói trọng cảnh là một thầy thuốc tinhthông về nội khoa và

ngoại khoa, trở thành một thầy thuốc thánh nối gót người đi trước và mở lối cho

người đi sau. Trên cơ sở tần mẫn tìm tòi lời dậy cố nhân, xem xét rộng rãi các đơn

thuốc, cùng kinh nghiệm lâm sàng của mình, ông đã viết sách “Thương hàn tạp

 bệnh luận” cơ sở học thuyết thương hàn. Học thuyết thương hàn của ông có ảnh

hưởng lớn đến y học đời sau, từ đó Trọng Cảnh cùng là một người đặt nền móng

cơ sở cho việc sáng lập ra học phái Thương hàn _ 1 trong 6 trường phái của nền

đông y Trung Quốc. Các đời sau thừa kế, mở mang y đạo của ông đã hình thành

21

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 22/49

nên “Thương hàn học phái”. Vào thời Minh _ Thanh xuất hiện1 học phái mới

nghiêng nặng về các bệnh nóng sốt, gọi là học phái ôn bệnh. Đây là trường phái

( học phái ) được hình thành _lịch sử của học phái “Thương hàn”, do Trọng Cảnh

sáng lập “Ôn bệnh” và “Thương hàn” là hai học phái chủ yếu chủ yếu trong TrungY và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cả hai đều nhằm sử lý một số

 bệnh ngoại cảm và nóng sốt. Về mặt phòng chống bệnh truyền nhiễm cho cả 2 đều

có tác dụng và cống hiến, đều là kết tinh những kinh nghiệm quý báu của nhân dân

và giới y học các đời trong khi đấu tranh chống lại bệnh đó. [ 338. “LSVH TQ” ].

Trọng Cảnh sinh ra và lớn lên trong thời đại phong kiến, giới thống trị mỗi

khi nghe có thầy thuốc giỏi thì triệu ngay vào Hoàng Cung để phục vụ Hoàng Tộc

mà hoàn toàn không để ý đến y học dân gian. Do vậy đây là cơ hội để bọn Vu Bàyêu thuật hoành hành nhân dân bằng mê tín pháp thuật ( chữa bệnh bằng bùa chú,

cúng bái... ) để bắt lột họ đến đồng tiền cuối cùng rồi đẩy họ đến tử vong. Do vậy

mà Trọng Cảnh rất phẫn nộ tệ trạng này và quan tâm thức tỉnh người dân đừng tin

mê tín pháp thuật. Bằng quan tâm chí hướng, y đức tuyệt vời: cứu nhân độ thế,

không vì lợi hư danh mà dần dần ông đã phần nào thuyết phục được nhân dân tin

vào thầy thuốc. Sử sách có chép lại việc ông gặp một bà lão đang khóc lóc vì có cô

con dâu bị bệnh mà nhập theo lời của bọn Vu Bà yêu thuật. Trong Cảnh bèn tântâm xem mạch và kết luận người đàn bà này bị bệnh “Họng tháo” một bệnh thần

kinh điên loạn chúa không phải bị “ma quỷ nhập xác” như bọn yêu thuật nói. Ông

lập tức dùng kim châm cứu, bệnh nhân tỉnh hơn nhiều, sau đó ông khai thang bốc

thuốc cho bệnh nhân. Được sự chữa trị của Trọng Cảnh người bệnh đã hoàn toàn

 bình phục, chú nếu đưa theo bọn Vu Bà yêu thuật đánh đuổi ma thì không biết sẽ

ra sao.

Trương Trọng Cảnh kế thừa kế cách chẩn đoán bệnh của thần y Biển Thước

 bắt đầu từ “tứ chổn” ( xem sắc mặt, nghe tiếng nói, hỏi han chứng bệnh, bắt

mạch), một cách sáng tạo tiến hành biện chứng bát cương ( gồm các thuộc tính, bệ

vị và bệnh thái của 8 loại bệnh tật ) và luận trị lục kinh. Cuối cùng ông dựa vào 8

cách trị liệu do ông lập ra: hãn mồ hôi, thổ (ói ), hạ ( xuống ), hoà, ôn, thanh, bổ,

22

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 23/49

tiêu để phối vị lại thành thang thuốc. có thể nói do tự bản thân luận chứng trị nên

các toạ thuốc do ông chế tạo ra đề có hiệu quả trị liệu cực cao, người đời sau gọi

các thuốc này là: “kinh phương” ( tao thuốc kinh điển ). Danh y đời Tấn Là Hà

Phủ Mật ( Bật ) trong cuốn “Giáp Ất Kinh” có ghi lại một trường hợp như sau:Trương Trọng Cảnh ngầu nhiên gặp Vương Xón ( thư ký Tào Tháo, là nhà văn lỗi

lạc thời Đương ) khi xem sắc mặt, phát hiện trong người Vương Xán co một bệnh

là “Ma Phong”, ( Bệnh phong cùi bây giời ), bèn bảo Vương Xán trị bệnh ngay.

 Nếu không chữa trị kịp thời sau 20 năm bệnh phát tác sẽ dụng hết tóc, sâu, lông

mày, sau nữa năm thì nguy hại đến tính mạng. Và Trọng Cảnh khuyên Vương Xán

dùng thuốc Ngũ thạch tán ( một loại thuốc được điều chế từ 5 thứ thạch được ). Ai

dè Vương Xán là người ngại trị bệnh, uống thuốc và mấy ngày sau nói dối là mìnhđã dùng thuốc rồi nhưng vẫn bị Trọng Cảnh sốt sắng nhìn khí sắc, chưa tốt mà

 biết. Quả nhiên Vương Xán mất vao năm 41 tuổi do bệnh “Ma phong”, đúng như

dự đoán của TrọngCảnh. Do có tài đoán bệnh kinh nghiệm như thần mà mọi người

tôn xùng ông là “Biển Thước tái thế”, nhưng riêng ông thì buồn vì Vương Xán là

nhà văn hoá lỗi lạc mà ra đi quá sớm.

Đặc biệt Trương Trọng Cảnh còn có 2 phát minh quan trọng đóng góp cho

thành tựu y học Thế Giới mà ngày nay sử dụng phổ biến và rộng rãi là: quántrương pháp và nhận công hô hấp pháp. Một ngày kia ông trị bệnh cho một bệnh

nhân bị đường đại tiện. Qua chuẩn đoán ông xác định là từ: “Dương Ninh Bệnh”

đã chuyển qua “Bí tiện chứng” ( từ sốt cao chuyển qua táo bón ), nhưng cơ thể

người bệnh lại rất suy nhược nên không thể cùng tả dược ( thuốc sổ ) nhưng cách

thông thường mà các thầy thuốc vẫn dùng. Cuối cùng ông đã sáng tạo ra một

 phương pháp mới là “lấy mật ong rang lên lửa cho đặc sánh lại rồi vo thành sợi

dài. Chờ cho khô ông từ từ đưa sợi mật ong vào hộ môn bệnh nhân. chỉ một lúc

sau, sợi mật ong hô gặp nhiệt độ cao của cơn sốt trong cơ thể từ từ chảy ra là chơn

đường ruọt như khai thông đại tiện” [ T137; “Những kiệt nhân của nền văn hoá

Trung Quốc ], mầm bệnh được bài trừ, bệnh nhân khoẻ “Quán trườn pháp” ( phép

làm trơn đường ruột ) và đã được sử dụng đến ngày nay và tất nhiên là đã

23

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 24/49

đượcthay đổi về hình thức và chất liệu khi thế kỷ XX Tâyy chế tạo ra cong cụ bơm

dầu vào hậu môn. Một trường hợp khác là Trong Cảnh gặp cảnh khóc lóc của

người nhà một bệnh nhântự tử bằng treo cổ. Lúc người nhà tháo dây xuống, nạn

nhân đã ngừng thở, không còn cử động. Ông bèn bảo đưa nạn nhân lên sàn ván rồilấy chăn đắp giữa ấm. Tiếp đó nhờ 2 thanh niên khoẻ liên tục ấn xoa vào 2 bên

ngực, còn ông dùng tay bóp lên eo bụng cũng liên tục là nhịp nhàng với 2 người

kia. Sau nữa canh gời nạn nhân bắt đầu lấy lại hơi thở. Như vậy Trọng Cảnh đến

đúng lúc nên kịp thời lấy lại mạng sống từ tay tử thần và ngày nay Y học hiện đại

gọi ( Nhân công hô hấp pháp ) của Trọng Cảnh là “hô hấp nhân tạo”.

Ngày nay sách do Trọng Cảnh viết được tôn là “sách kinh điển y học” cổ

truyền Trung Quốc. Bản thân ông là một người giỏi về nhiều mặt: châm cứu,thương dùng “Quán trường pháp”, toạ được ( thuốc đặt vào hộ môn âm đạo ),huân

 pháp ( phương pháp sông ), thuỷ tỉ ( ngâm nước ) để trị bệnh. “Bởi tinh thông y

thuật nên ông được tôn là Y thánh”. [ T70. “Từ điển lịch sử Trung Hoa” ].

  2.2.2. Giai đoạn Tuấn _ Nam Bắc Triều ( 265 _ 589 ).

Hoàng Phủ Bật ( Mật )

Tự là Sĩ An, khi nhỏ tên tỉnh, hiệu là Huyền Án Tiên sinh Ông sinh năm 215

mất 282, nhưng lại có tài liệu cho rằng ông sinh năm 215 và mất 286. (Đông Y

toàn tập ). Hoàng Phủ Bật quê ở quận An Định ( nay là Ninh Hạ _ Cố Nguyên _ 

Trung Quốc ). Ông sinh ra thời Tây Tấn và là con nhà châm cứu học nổi tiêng đời

Tấn.

Tương truyền rằng, khi ông còn nhỏ ông theo người chú là đã rời đến Tân An

( nay là Hà Nam, Miễn Trì ). Lúc còn nhỏ ông được nuông chiều rất nhiều và 17

tuổi vẫn không thích đi học, hằng ngày chỉ đi rong chơi. May sao được người thím

tốt bụng khuyên bảo tân tình nên ông được người chú đem gửi đi học trong một

thầy giáo làng. Từ đây ông bắt đầu học tập, nhưng vì nhà nghèo nên phải vừa đọc

sách vừa cày ruộng. Ông thông minh, nhanh nhạy nên đã đọc các tác phẩm kinh

điển rất nhanh như: “tứ thư”, “Ngũ kinh”, các tác phẩm của bách gia chứ tứ,. Vì

khắc khổ học hành nên ông đã nhanh chóng trở thành một học giải uyên bácvà

24

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 25/49

tinh thông các lĩnh vực: văn học, sử học. Ông là tác giả của một số tác phẩm nổi

tiếng như: “Tứ Thư”, “Ngữ kinh”, các tác phẩm của bách gia chư tử. Vì khắc khổ

học hành nên ông đã nhanh chóng trở thành một hcọ giả uyên bác và tinh thông

các lĩnh vực: Văn học, sử học... ông là tác giả của một số tác phẩm nổi tiếng như:“Đế Vương thế kỷ”, “Cao Sĩ Truyện”, “Dật sĩ truyện” , “Liệt Nữ Truyện”, “Huyền

Án Xuân Thư”...Mặc dù học giỏi nhưng ông không thích chốn quang trường nên

dù được chiều đình mời nhiều lần, nhưng chưa một lần ông ra làm quan.

Lúc bình sinh, Hoàng Phổ Bật được đánh giá là một người trầm tĩnh, ít lòng

tham, lhông cần danh lợi, vừa đọc sách, vừa cày quốc để sống thanh nhà. Nhưng

một điều không may mắn đã đến với ông. Vào năm 24 tuổi ông mắc phải một căn

 bệnh hiểm nghèo: Chứng “Phong tý bệnh” ( tê liệt bán thân bất toại kiêm cả điếcnữa ). Bệnh này thời kỳ đó cũng thuộc chứng nam y. thầy thuốc cho biết rằng trị

chứng này chỉ có thể châm cứu, nhưng hiệu quả cũng chậm phải chăng đây cũng

là cơ duyên để ông đến với nghề y.

Chứng “Phong Tý Bệnh” là một kích thích lớn đối với Hoàng Phủ Bật. với

nghị lực phi thường, ông quyết tâm dùng châm cứu để trị bệnh. Và tập trung nổ

lực để nghiên cứu tác y thư khoa này. Ông linh cứu rất linh hoạt chứ không áp đặt

máy móc, bên cạnh đó còn phôid hợp với kinh nghịêm thực hành của mình, nhiềulần tự châm lên các huyệt đạo huyệt vị của bản thân. Chỉ qua vài năm kiên trì, ông

đã làm được hai việc: Tự điều trị để khỏi bệnh và nắm bắt những liến thức châm

cứu học.

Đóng góp y học:  Trước tác : châm cứu để trị bệnh đã có nguông góc từu xa

xưa trong lịch sử y học Trung Quốc. Phương pháp này gọi là “Châm” và “cứu”.

Sự xuất hiện của hai mặt này không đồng thời một lúc nên trước đây gọi tách ra.

về sau, hai phương pháp này cùng dựa vào một học thuyết kinh lác Trung y, chọn

những huyệt vị nhất định để trị liệu nên gọi là: “Châm Cứu”.

Hoang Phổ Bật có công biên soạn “Châm Cứu Giáp Ất Kinh” vào năm Cam

Lộ thứ tư ( 259 ), gồm 10 quyển phân theo can, nên gọi tắt là “Giáp Ất Kinh”.

Sách nàyd tổn hợp ba quyển “Tố Vân”, “Châm Kinh”, “Minh Đường Khổng

25

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 26/49

Huyệt Châm Cứu Trị liệu” mà thành. [ T781. Từ điển văn hoá cổ truyền Trung

Hoa ]. Đó là bộ sách mà Hoang Phổ Bật đã tổng kết và hệ thống từ những y thư cổ

đại dến những kinh nghiệm phong phú của chính mình để soạn thành. “Châm Cứu

Giáp Ất kinh” nối môm na là “Châm Cứu ABC”, “Châm Cứu Bước Đâu” [ T7

châm cứu giáp ất kinh ]_ là một bộ sách thuộc loại kinh điển đã đóng góp thêm

vào việc thúc đẩ ngành châm cứu học phát triển tiếp sau “Nội Kinh”.

Qua cuốn “Châm Cứu Giáp Ất Kinh”, Hoàng Phổ Bật đã lần đầu tiên đưa vào

lâm sàngbằng một cơ cấu khá chính xác từ lý luận đến thực tiễn. Bên cạnh đó ông

chử trương một thầy thuốc khi trị bệnh phải nắm vững mọi tình uống của bệnh trị

ngay từ lúc bệnh còn trong mầm. ngoài việc định danh lại một số huyệt đạo cũ,

sách còn đăng tải thêm một số huyệt đạo mới mà chưa có sách nào đề cập đến. Tấtcả có 394tên huyệt châm cứu ( 300 tòng huyệt và 49 đơn huyệt ), đưa số huyệt vị

từ trước đến nay lên: 654 huyệt vị, về phối trí khu vực của các huyệt vị, sách chỉ ra

các bộ phân như đầu, cổ, tai, ngực, bụng, chân... Tác phẩm này dù chưa phải là

hoàn hảo nhưng vẫn được mọi người công nhận là khuôn thước tốt cho lâm sàng

và là cơ sở khá chuẩn xác cho mọi phát triển về châm cứu học ngày nay.

Sách này cũng phân tích kỹ những bệnh nào thì nên dùng phương pháp châm

cứu, còn bệnh nào thì không nên và đề ra những phương pháp thích ứng. Cókhoảng 800 phương pháp, trong đó Hoàng Phổ Bật chỉnh lý một số phương pháp

cổ đại, cùng một số phương pháp có từ lâm sàng củ ông. Từ đó sách trở thành một

thứ mẫu mực cho các y gia đời sau. Ngay cả Dược Vương Tôn Tư Mạc (đời

Đường ) cũng khẳng định là muốn trở thành một thầy thuốc giỏi thì không thể

không đọc: “Tố Vân” và “Giáp Ất”. các đời Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh,

thanh” đều coi “châm cứu Giáp Ất Kinh”là tài liệu y học chính thức, bắt buộc các

y sinh và thầy thuốc phải học. Từ thế kỷ VII, sách này đã tạo ảnh hưởng lớn trong

giới y học tại Triều Tiên, Nhật Bản, y học Âu Mĩ biết đến tác phẩm này hơi muộn.

 Nhưng vào thế kỷ 19, sách cũng đã gây nhiều ảnh hưởng lớn. Ngày nay yhọc đang

đặc biệt nghiên cứu sấúăc tác phẩm này, và cho tới này chắc không còn ai ghi ngờ 

26

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 27/49

gì về giá trị “Thừa tiền hải hậu” và ảnh hưởng thâm viễn của nó. [ T148. Những kiệt

nhân ].

Y thuật: Hoàng Phổ Bật viết một cuốn sách để đời và trị bệnh cho bản thân.

Bằng thực tiễn. Chẩn đoán, ra phương thuốc, châm cứu thì chứng bệnh “PhongTý”_ một loại bệnh nam y lúc bấy giờ đã được ông chữa hỏi. Hoàng Phổ Bật chủ

trương: Biết bảo trì tình thế tiết chế cho thăn bằng. Măt khác dạy người thầy thuốc

 biết quan sát tình uống của bệnh nhân xem xét chúng để dùng kim, chú trọng chữa

 bệnh với phòng bệnh, cho nên trong một thiên của tác phẩm ông đã thuật lại phép

dưỡng sinh của cô nhân. Trong đó nói rõ sự vui mừng qua mức là ảnh hưởng đến

sức khoẻ.

Với những thành tựu đạt được, đã có nhiều đóng góp cho nền y học TrungQuốc, Hoàng Phổ Bật đã tự mình ghi tên mình vào danh những danh y lỗi lạc của

nền văn minh Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử.

2.2.3. Giai đoạn Tuỳ _ Đường ( 581_ 907 )

Tôn Tư Mạc ( Mạo ).

 _ Tiểu sử: “Thần y trăm tuôi” sống vào thời Đường quê ở Kinh Triệu, Hoa

 Nguyên ( nay là Thiển Tây, Điệu Huyện ), hoàng đế Lý Thế Dân phong ông là:

“Dược Vương”. Ông ở đây không ai khác mà chính là: Tông Tư Mạc( 581 _ 682 ). Tôn Tư Mạc là một thầy thuốc chứ danh, suốt đời làm nghề y trong

dân gian, chữa bệnh cho người. Hoang Đế đã 2 lần mời ra làm quan nhưng ông

đều từ chối rồi đi ở ẩn nghiên cứu y học. Ông thọ một trăm tuổi nên lịch sử gọi

ông là “Thần y trăm tuổi” [T375. Tinh hoa Trung Quốc ].

Thuở nhỏ, Tôn Tư Mạc vốn thiên tư thông mẫn 20 tuổi đã thông làu kinh sử

nên người đời khen là “thần đồng”. Nhưng lúc bé, ông không được khoẻ mạnh,

thân thể yếu đuối bệnh luôn uống thuốc hết tiền. Đây là động lực để ông quyết tâm

theo học nghề y làm một thầy thuốc cứu người giúp đời. nhờ cần mẫn học tập, ý trí

quyết tâm vượt khó vươn lên mà ông trở thành một thầy thuốc tinh thông y thuật,

y đức thánh thần nên được người đương thời yêu mên và kính trọng.

27

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 28/49

Đóng góp y học: Trước tác “Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương”, gọi tắt là

“Thiên Kim Phương” [ T782. Từ điển văn hoá cổ truyền Trung Hoa ], được Tôn Tư

Mạc biên soạn vào đời đường ( 652 ). Sách gồm 30 quyển_ Bộ sách lâm sàng đầu

tiên của TrungQuốc. Sở dĩ sách có tên gọi là “Thiên Kim Yếu Phương” vì Tôn TưMạc quan niệm mạng người quý hơn nghìn vàng và phương thuốc cứu sống mạng

người cũng quý giá nghìn vàng. Sau khi sạo xong “Thiên Kim Yếu Phương” với

3500 phương thuốc, ông thấy chưa đầy đủ nên biên soan thêm “Thiên kim Dực

Phương” ( năm 652 ) bổ xung thêm 2000 phương thuốc. “Thiên Kim Yếu

Phương” có nội dung: Tổng luận các khoa lâm sàng, thực trị, bình mạnh, châm

cứu. còn “Thiên Kim Dực Vương” chủ yếu có: Dược liệu, thương hàn, bệnh phụ

nữ, bệnh trẻ em, tạp bệnh, soan mạch, sắc mạch, châm cứu. Nội dung toàn bộ củahai tác phẩm này có những đặc điểm đáng ghi nhận như sau: Về bệnh truyền

nhiễm: Ông phát huy học thuyết của Trương Trọng Cảnh phối hợp với kinh

nghiệm thực tiễn mạnh dạn đưa vào phương pháp chữa trị lâm sàng mới. Ông đơn

giản hoá một số lý luân giúp đời sau rễ hơn khi nghiên cứu “Thương hàn tạp bệnh

luận”. Thứ hai. Tôn Tư Mạc đã nâng cao trình độ chữa trị các loại tạp bệnh nội

khoa, tăng hiệu quả cụ thể cho từng bệnh ông cũng rất quan tâm chữa trị cho phụ

nữ và trẻ em. Ông chú ý nghiên cứu sâu về chứng cùi , mà ( ngày nay gọi là phongcùi ) và ông kết luân rằng bệnh này chỉ chữa khỏi 1/10.

Về khoa châm cứu ông có một công hiến to lớn trong cải cách đồ hình. Đồ

hình là yếu tố quan trọng đầu tiên khi đưa châm cứu vào lâm sàng. Tôn Tư Mạc đã

nghiên cứu rất kỹ các đồ hình trong y thư cổ đại, đặc biệt có tham khảo: “Minh

Đường Đồ” ( T348. lịch sử văn hoá Trung Quốc ), sau đó ônh vẽ lại bản đồ 12 kinh

lạc, và dùng nững màu sắc khác nhau để chỉ thị từng kinh lạc 1, dùng màu lục vẽ

“Kinhkỳ Bát Mạch” [ T155. Những kiệt nhân ]. Đồ hình được vẽ thành 3 bước:

trước mặt, nghiêng và sau lưng _ nâng cao khả năng và trình độ vẽ hình học, kinh

huyệt đồ của Trung Quốc, và làm cơ sở để Vương Duy Nhất (đời tống ) đúc ra

“người đồng châm cứu”. Ngoài ra Tôn Tư Mạc là người tìm ra huyệt A thi và

 phát hiên vị trí không xác định của nó.

28

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 29/49

Với 5300 phương thuốc trong “Thiên kim Yếu thương” và 2000 bài trong

“Thiên Kim Dực Phương”, ông đã đưa phương tể học Trung Quốc vò một thời kỳ

hết sức phong phú. Ông còn là người đầu tiên đưa cây thuốc hoang về trồng ở 

vườn nhà và nghien cứu, điều chế.Trong “Thiên kim Yếu Phương”, ông đã đem nguyên lý hô hấp ( thải rakhí

cũ, hít vào khí mới ) và tinh thần vệ sinh đời sống kết hợp với “Những cầm Hý”

của Hoa Đà để hệ thống lại thuật dưỡng sinh, nhằm tạo ra một thể kháng kiệt, đề

kháng bệnh tật và tăng tuổi thọ. Ông đặc biệt lênán kịch liệt việc dùng thuốc “Kim

Thạch” để luyện phép trường sinh.

Sách “Thiên Kim Yếu Phương” là chỉ nam về y thức. Có ý nghĩa là thầy

thuốc phải tu dưỡng đạo đức song song với nghiên cứu khoa y học. Đó làm cầucho cả y sinh lẫn thầy thuốc. Ông chủ trương. Nếu có bệnh nhân nguy cấp cầu

cứu, không được hơi giầu nghèo sang hèn, lớn bé... đều coi như nhau, bậc chí thân

không được xem trước sau, lo nghĩ dữ lành, thấy người ta khổ não như mình khổ

não vậy [ T6. Đông Y Toàn Tập ].

Sau khi có bản hiệu đính của đời Tống, sách đã được in tại Trung Quốc và

nhân bản có đến 30 lần. Từ năm 1974 Nhân Bản đã lập một cơ sở chuyên nghiên

cứu “Thiên Kim Yếu Phương” và tôn xưng đây là: “vật quý của nhân loại” ( nhânloại chi bảo ) [ T157. Những kiệt nhân ]. Gần đây các học giả nước nhật, Mỹ, Đức,

và đông nam Á cũng tập trung nổ lực nghiên cứu “Bị Cấp Thiên Kim Yếu

Phương”.

+ Y thuật: Tôn Tư Mạc cố ý tìm tòi, khổ công nghiên cứu “Bác Cực y

 Nguyên”. Đối với các bộ sách xưa: “Tố Vân”, “Linh Khu”, “Châm Cứu Giáp Ất

Kinh”, “Thương Hàn Luận”, “Mạch kinh” thì ông gắn bó đọc và nghiên cứu cho

đến tận lúc già. Đối với người kém mình thì ông không ngại học hỏi, không tự

mãn khi tìm học thầy thuốc. Qua sự cố ngắng bó khó nhọc và lâu dài như thế

nghành y của ông đã được vượt quá mức cao, sáng tọ cho đười sau một thành quả

lớn, đặt một cơ sở vững trắc.

29

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 30/49

Tôn Tư Mạc rất xem trọng tính mạng của con người, không kể là nam giới

hay phụ nữ. Và ông xác định rằng thân thể người phụ nữ không giông nam giới

nên cách chữa trị cũng khác nhau. Ông là người đầu tiên đơn độc xướng lập sản

 phụ khoa. Ngày kia trên đườngong gấp 4 người đàn ông khiêng một cổ quan tài,trong đó có một dong máu tươi đang chảy ra, ông chợt nghĩ ra. Thời ấy không ít

người nghèo ở miền núi bị quắng gà, còn người dầu lại bị phù chân. Y học ngày

nay biết rằng người bị bệnh bứu cổ phần nhiều ở miền núi. Y học cho rằng nguyên

nhân là do trong dinh dưỡng của học thiếu chất điode. Nhưng vào thời đó, ông đã

 biết được cách trị bệnh bứu cổ bằng cách khuyên người miền núi nên ăn Hải Tảo

Giáp trạng tuyến con dê, con nai, vì các món đó có nhiều chất điode.

Tôn Tư Mạc còn có một cái tên rất đẹp là: “Dược Vương”. để có thuốc ôngđã đi khắp núi rừng, tự thân bào chế thuốc, đưa thuốc về trồng ở vườn. trong thực

tiễn chữa trị bệnh lâu dài, ông đã thu thập được nhiều vị thuốc. Ông còn cho ghi

tên một số vị thuốc chủ yếu vào bia đá, dựng ngay bên đường, ngã ba đường hoặc

đầu con phố có tác dụng phòng và chữa bệnh cho mọi người.

Với những gì ông đã đóng góp cho nền y học Trung Quốc, “Người đời sau

tôn xưng ông là: “Dược Vương”, đổi tên Ngũ Đài Sơn, chổ ở ổn định của ông là

Dược Vương Sơn, đồng thời tạc tượng lập miếu trong núi thờ ông, dựng bia ghichép sự tích để lưu niêm phẩm đức cao quý của ông và sự cống hiến của ông cho

sự nghiệp y học Trung Quốc. [ Web ].

  2.2.4. Giai đọan Tống _ Nguyên ( 960 _ 1368 )

Tiền Ất. ( 1032 _ 1113 )

Ông có tên tự là Trọng Dung, quê quán ông cha ở Tiền Đường, Chiết Giang.

Đến đời ông nội chuyể về phía Bắc, định cư ở Quân Châu, Sơn Đông ( nay là

Đông Bình, Sơn Đông ). Cha của ông là Triền Dỉnh_ một thầy thuốc dân gian giỏi

y thuật nhưng ham uống rượu va rong chơi. Năm Tiền Ất lên 3 tuổi, ông đi du lãm

ở Đông Hải rồi không về, mẹ của Tiền Ất vì đau buồn đã mất sau đó ít lâu. Tiền

Ất trở thành mồ côi cha mẹ từ đấy, may nhờ được người cô nuôi dưỡng. Dượng

của Tiền Ất là một thầy thuốc. Lã thấy tình trạng nguyên khí và thể chất của ông

30

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 31/49

không tốt ( nguyên khí bẩm sinh yếu ớt lại không được sự nuôi dưỡng của cha

mẹ ) liền điều trị. Sau một năm dù sức khoẻ có hồi phục nhưng vẫn không bằng

những đứa trẻ khác. Hơn nữa từ nhỏ Tiền Ất đã mang bệnh “Tiểu nhi ma tý

chứng” ( tê liệt ), chân trái bị teo cơ, đi lại rất khó. Do vậy ông rất ít đi lại màthường ngày chỉ thích quanh quẩn bên dượng để xem bốc thuốc và cho toa chữa

trị. Chỉ một thời gian ngắn ông đã nhớ hết các loại thuốc thường và ngày càng say

mê y học.

Tới tuổi đi học, dượng gửi ông theo học một trường tư thục ngần nhà, sau khi

học ông về giúp dượng khám chữa bệnh do vậy dần dần dưới sự chỉ dậy của

dượng mà Tiền Ất đã tiến hành chuẩn trị. Trong lúc chẩn trị ông phát hiện các

chứng hen xuyễn câu cũ lưng cong... đa số là do di truyền từ nhỏ. Bản thân ôngcũng bị bệnh từ nhỏ làm hao tổn thân thể nên lớn lên ông đặc biệt chú trọng các

 bệnh nhi khoa và nuôi chí hi vọng trở thành một thầy thuốc chuyên trị bệnh nhi.

Ông đem ước nguyện của mình nói với chú Dượng, được chú giúp đỡ đem hết

kinh nghiệm chữa bệnh nhi truyền cho, cùng với sự say mê và nổi lực của bản thân

Tiền Ất đã trởi thành một danh y lổi lạc trong khoa nhi.

 _ Đóng góp y học: + Trước tác: Ông là tác giả quyển sách “Tiểu Y Dược Chung

Trực Quyết” được coi là sớm nhất ( hiên vẫn còn lưu giữ ) về nhi khoa của TrungQuốc. Sách này là mọt sự kế thừa quyển “Lô Tín Kinh”, một quyển chuyên khoa

 Nhi của đời xưa, dự trên “Nội kinh” và học thuyết các y gia, kết hợp với kinh

nghiệm trị liệu khoa nhi của ông trong 40 năm mà soạn ra sách được học trò của

ông là Diêm Hiếu Trung chỉnh lý và đính chính biên tập vào nguyên hiệu Tống

Tuyên Hoà năm đầu ( 1119) chính thức ra đời. Nội dung chủ yếu của sách này là:

Các vấn đề về mặt sinh lý, bệnh lý của trẻ con, biện chứng luận trị và viết đơn bốc

thuốc. Các mặt này Tiền Ất đều có nhiều sáng kiến. Sách “Tiểu Nhi Dược Chứng

Trực Quyết” luôn luôn được tác gia đời sau xem trọng, được liệt vào loại sách

nghiên cứu nhi khoa phải đọc.

+ Y thuật: Ngoài việc nghiên cứu đọc kỹ “Nội kinh”, “Thương hàn luận”,

“Thần Nông bản thảo kinh” các sách ra, ông còn cố ý sưu tập các tư liệu xưa nay

31

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 32/49

về bệnh trẻ con, xem đi xem lại, gia công , trong đó có sách “Lô tín kinh” ( Lô tín:

xương ở đỉnh đầu trẻ con sơ sinh chưa khép kín lại ) nay đã thất truyền. Từ xưa

khoa nhi được gọi là “á khoa” (á: câm, vì trẻ con không biết nói )người thầy thuốc

truyên nghiệp cho rằng bệnh trẻ con rất khó chữa nhất. Vì: chuẩn trị cho trẻ con rấtkhó, mạch tượng yếu rất khó chuẩn đoán chính xác, trẻ con thấy thầy thuốc đã

khóc rống lên, trẻ con không biết nói chổ nào... Tuy vậy, dù khó nhưng ông vẫn

không lùi bước, quyết tâm là một thầy thuốc khoa nhi. Ông tìm học thành quả của

người khác, nghiệm xem cung khắp, thông suôt xưa nay, không câu nệ phép trị

 bệnh xưa, trải qua ngần 40 năm nghiên cứu khắc khổ và lâm sàng nghiệm chứng,

chung cuộc thành một chuyên gia xuất sắc về khoa nhi.

 Niên hiệu Nguyên Phong đời Tống Thần Tông ( 1068 _ 1085 ) ông đã chữakhỏi bệnhcho con gái của Trương Công Chúa. Đứa bé này tự nhiên bỏ ăn, tính tình

trở nên cau có, đã trị qua nhiều phương thuốc và nhiều thầy thuốc ma không

thuyên giảm. Khi nghe tiếng Tiền Ất có nhiều kinh nghiệm về chữa trị y khoa, liền

mừi ông đến kinh đô qua chuẩn đoán, Tiền Ất biết rằng đứa bé do được nuông

chiều quá mà đứa bé đế tình trạng này. Ông nói với công chúa “cháu bé này vì ăn

toàn Sơn hào hải vị” nên tiếu hoá khó dẫn đến bỏ ăn. Mặc toàn cẩm tú nhưng cực

 biểu bì khó hô hấp. không đế cho tự do hoạt động nên mất sức đề kháng, bị mộtcơn gió cũng sinh bệnh. Khi trong người không khoẻ cũng ăn toàn thuốc bổ... Tất

vả tạo thành tính khó chịu, hay cau có” [ T173. Những kiệt nhân ]. Được sự chữa trị

kịp thời và cách thức trị liệu đơn giản mà phù hợp nên qua một thời gian điều

dưỡng, sức khoẻ đứa bé dần trở lại bình thường. Công chúa vui mừng tâu lên

Tống Thần Tông phong Tiền Ất chức danh Y Quan.

Một năm sau thái tử mang chứng bệnh rút gân và thổ huyết. Tiền Ất có được

điều đến sau khi các thái y trong triều đều đã chịu bó tay. Thiết bệnh xong Tiền Ất

khẳng định đây là chứng “Phong chứng”, bệnh phát tác rất bạo, dung loại thông

thường sẽ không chế ngự được. Ông kê một đơn thuốc trong đó có vị Hoàng Thổ

Hoàng đế bất ngời khi hoàng thổ cũng có tác dụng trị bệnh và hơi Tiền Ất về vị

này. Tiền Ất bình tĩnh giải thích: “Hoàng Thổ đã trải qua nung đốt trong lò, các

32

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 33/49

chất khác đã bốc hơi hết, thành phần còn lại là được liệu rất công hiệu” [ T174.

 Những kiệt nhân ]. Hoàng Đế còn nghi ngờ nên hỏi thêm là: vì sao mà hoàng thổ

trị đựoc bệnh. Tiền Ất đáp rằng: “Bệnh phong chứng trong thận có bệnh mà thân

thuộc hành thuỷ, phải dùng hoàng thổ thang mới áp chế được bệnh” [ T174. Nhữngkiệt nhân ]. Hoàng Đế liền truyền đã phối được và thái tử uống qua 2 thang thì hỏi

 bệnh. Thần Tông rất đổi vui mừng phong cho ông là “Hàn lâm Y học sỹ” sau đó

thăng lên “Thái y thừa” [ web ].

 Những trường hợp khác: Tiền Ất chữa khỏi bênh cho con một phú gia tại

kinh thành mắc chứng “phổi nhiệt chứng”. Thường thì các thầy khi gặp bệnh này

đề kê đơn có vị: Tê giác xanh ngưu hoàng... Nói chung là những vị mát để giải

nhiệt cho bệnh nhân. Nhưng Tiền Ất kê đơn lại có vị: Trích cam thảo, trần bì... lànhững loại ôn bổ. Gia đình bệnh nhi thấy lại liền hỏi xem ông có bị nhầm phương

không. Tiền Ất vui vẻ trả lời rằng không có truyện đó vì: Em bé thực sự bị nhiệt

chứng và phải dùng các vị mát để giải nhiệt. Nhưng do các thầy thuốc dùng các vị

thuốc mát qua liều, kết quả làm tổn thương nguyên khí bệnh nặng hơn, nếu cứ cho

thêm thuốc mát sẽ nguy hiểm đến tính mạng vì vậy phải dùng ôn bổ để bệnh nhân

ăn uống được đã rồi mới trị chứng phổi nhiệt sau thì mứi có hiệu quả. Sau khi theo

sự điều trị của Tiền Ất em bé đã hoàn toàn bình phục.Suốt cuộc đời hành y của Tiền Ất quả không hổ danh là một danh y lỗi lạc

về y khoa. Do sự cống hiến vượt trội của ông cho sự phát triển của nhi khoa học

cho đời sau suy tôn Tiền Ất là “Ấu khoa chi ty tôn” (ông tổ của khoa trẻ em ).

[web ].

Tống Từ ( 1186 _ 1249 )

 _ Tiểu sử: Nhà pháp y kiệt xuất Tống Từ, tự Huệ Phủ, người đời tống, tỉnh

Kiến Dương ( nay là Phúc Kiến _ Trung Quốc ). Ông xuất thân trong một gia đình

quan lại bậc trung, cha ông là Tống Cũng_ quan Tiết Độ ở Quảng Châu. Từ nhỏ

ông đã có điều kiện chuyên tâm nghiên cứu kinh thư, lớn lên ông học với Ngô trĩ 

(đệ tử của Chu Hy ), học được chổ cao sâu của lý học. Năm 20 tuổi vào trường

thái học với Chân Đức Tú ( cũng là một nhà lý học trứ danh ), tới 31 tuổi ông đổ

33

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 34/49

tiến sĩ. Vì cha qua đời nên đến năm 40 tuổi mới ra làm quan. Trước sau, ông làm

qua ở phúc kiến, Quảng Đông, Giang Tây, Hồ Nam, là một vị quan thanh liêm, xử

sự công chính, được sử khen là “tuần lại” ( quan thần lương ). Trong đời làm quan

20 năm ông đã làm rất nhiều việc tốt cho nhân dân. Cuộc đời ông có duyên vàngắn liền với hình pháp và y học khi chiều đình điêu ông nhận chức quan Đề điển

hình ngục ( tương đương với chức thẩm phán tư pháp cấp tỉnh ) tai Quảng Đông.

Bên cạnh một nhà y kiệt xuất, Tống Từ còn là một nhà văn học nổi tiếng, tiếc

rằng vào năm 1249 ông mất hưởng thọ 63 tuổi.

Đóng góp y học: + Trước tác: Đảm nhiêm chức quan hình ngục trong một

thời gian dài, ông đã thấy được tầm quan trọng của nó như thế nào. Ông nhận xét:

“ngục sự không trọng bằng đại tịch (án chém đầu ), đại tịch không trọng bằng sơ tình, sơ tình không trọng bằng kiểm nghiệm” [web ]. Từ nhận xét này cho thấy tri

thức pháp y và kinh nghiệm lý hình của các vị quan coi ngục ảnh hưởng trực tiếp

đến việc sử kiện, quy định vân mệnh sinh tử của con người. Tuy nhiên lúc bấy giờ 

 phần lớn các quan xử kiện vừa thua kém tri thức pháp y lại lại khinh suất, coi rẻ

nhân mạng nên tạo ra nhiều án oan. Không cam lòng trước thực tế này, ông đem

kinh nghiệm của bản thân cộng tham khảo sách vở của tiền nhân về kỹ thuật và tri

thức pháp y viết ra một bộ sách có tên “Tẩy Oan tập lục” . Đây là bộ sách chuyênvề pháp y đầu tiên của Trung Quốc tương đối có hệ thống. Từ sách này đã dẫn đến

một loạt sách khác trên cơ sở đó mà ra đời như: “Tẩy Oan Trạch Vật”, hay “khởi

tử hồi sinh”. Nội dung của sách là “Tẩy Oan tập lục”, hết sức phong phú, nội khoa,

 phụ kinh, ngoại khoa, nhi khoa, khám nghiệm thi thể, giám định hiện trường... Bên

cạnh đó sách còn liệt kê những loại độc dược đương thời dùng để tự sát và mưu sát

( Ví dụ như: “bột thảo điều” tạo cảm giác hưng phấn, sau đó ngây tê liệt, “hoa cà

độc dược”, “áp bất lư”, “tuý ngư thảo”... ), các thuốc giải độc và phương pháp cấp

cứu.

Cấp cứu người treo cổ thì dùng nhân công hô hấp pháp. Bị gẩy xương thì

dùng nẹp cứng chổ bị gẩy lại, sau khi xếp xương, rồi dùng da gà làm băng để bó.

Phương pháp xét nghiệm tử thi gồm có một số thao tác như sau: Trước khi xét

34

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 35/49

nghiệm người ta chuẩn bị một chút dấm, hành, xuyên tiêu, muối ăn, mai trắng. da

người ta có phần đỏ phần đen sau khi chết sẽ có màu xanh tái. Nên khi xét nghiệm

tử thi không nhìn thấy vết thương sẽ dùng nước đắp lên chỗ khi nghi sau đó đập

vụn hành bôi lên phần nghi là bị thương, tiếp đó dùng giá thấm dấm đậy lên trênsau một canh giờ rữa sạch nước, vết thương sẽ hiện ra. Nếu tử thi có những vùng

 bị tím đen có thể dùng nước nhỏ dần lên từng giọt. Nếu là vết thương thì thịt vì da

chổ này sẽ co cứng, khi nhúng xuống nước sẽ đọng lại không chảy đi, nếu không

 phải là vết thương chổ này sẽ mềm và nước chảy đi.

Khi khám nghiệm tử thi nếu tại chổ bị thương không phát hiên được dấu

vết của vết thương có thể dùng dâm tắm cho tử thi, đặt tử thi ở ngoài trời lấy tấm

lụa nhúng dầu hoạc ô che tương đối sáng màu che lên phần cơ thể tử thi, sẽ dễdàng dùng nhận thấy vết thương khi ánh sáng mặt trời soi qua. nếu ngoài trơi âm

u, đập dập mai trắng đắp lên chổ cần khám nghiệm. Sau đó dùng dấm rửa sạch, lại

soi qua lớp lụa hay ô che một lần mà nếu đến thao tác này vẫn không nhìn thấy vết

tích thì sẽ lấy thịt quả mai trà giã nát trộn với hành, xuyên tiêu, muối làm thành

 bánh đặt nướng_ lửa, tiếp tục dùng , một tờ giấy dán lên trên chổ cần khám

nghiệm lấy miếng bánh nóng vừa đặt trên là nóng, vết thương sẽ hiện ra. “Cách

làm này cùng nguyên lý với cách khám nghiệm tử thi tìm vết thương bằng cách soi

tia tử ngoại mà các bác sĩ ngày nay đang sử dụng”. [ T1449. “Tinh hoa văn hoá

Trung Quốc” ].

Trường hợp tử vong vì độc dược, thì đa phần miệng và mắt đề mở, do mắt

tím đen. Trường hợp này có thể dùng lòng trắng trứng gà hoà với phèn chua rồi đổ

vào miệng, nạn nhân sẽ nôn ra và giải độc. Như vậy cho chúng ta thấy rằng cuốn

sách này có nội dung ngồm đủ các tri thức sơ bộ về các mặt nhu yếu của sự kiểm

nghiệm hiện đại, có giái trị khoa học tương đối cao.

Tác phẩm này được hoàn tất vào năm 1247, lập tức triều đình cho in ấn và

 phát hành trong toàn quốc, làm tài liệu học tập bắt buộc cho quan cai ngục hình,

700 năm sau hình pháp của ba triều đại Nguyên _ Minh _ Thanh cũng đề phát học

tập sách này. So với nền pháp y Âu _ Mỹ, tác phẩm này ra đời sớm hơn những

35

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 36/49

350 năm. Đến giữa Thế kỷ XIX thì được dịch ra tiếng Hà Lan, Pháp, Đức, Triều

Tiên, Nhật Anh, Nga... và lưu truyền ở nhiều nước trên Thế Giới.

+ Y thuật: Có thể nói rằng: Y thuật của Tống Từ liên quan đến chức quan đề

điểm ngục hình của mình nên ông luôn trăn trở để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ôngluôn cho rằng nhân mạng là quan trọng nên tội giết người là trọng tội không thể

thứ tha. Vì vậy xử án không minh bạch thì lương tâm không an bổn. Do vậy với

những án quan trọng và nhiều khả nghi, ông tỉ mĩ khám xét kỹ càng mới đưa ra kết

luận. Trong khám nghiệm ông quan sát tỉ mĩ từ từ tóc, tai, mũi, yếu hầu, cả hậu

môn, khi phát hiện các nghi ngời thì cho khám lại, quan sát cả thái độ quay lại

chung quanh ( vì nhiều trường hợp ngụy tạo bụt đầu mối ).

Có lần một thổ hào muốn cưỡng đoạt một phụ nữ nên giết chồng chi ta rôihối lộ quan pháp y để bién thành một vụ tự sát. Tống Từ đến khám nghiệm tử thi

thấy tay cầm không chặt và theo thao tác này lại không khớp với vị trí vết thương,

mà đâm vào thì nhẹ rút ra thì mạnh. Tất cả không phải là một vụ tự sát. Tống Từ

cho mở lại cuộc điều tra, kết quả thổ hào kia bị án tử hình, và nghi khắc trừng trị

hành vi “đổi trắng thay đen” của viên quan kia.

Với những đóng góp to lớn cho lĩnh vực pháp y Trung Quốc và cả Thế

Giới, Tống Từ vinh dự là “Người đặt nền tảng cho pháp y học thế giới”. [web ].Lưu Hoàn Tố ( 1120 _ 1200 )

 _ Tiểu sử: Tự là Thủ Chân, hiệu Thông Huyền xử sĩ, nguyên quán ở huyện

Túc Ninh, Hà bắc, lúc nhỏ vì nạn lụt cả nhà dời đến phủ Hà Gian ( nay thuộc Hàn

Gia, Hà Bắc ), cho nên người đời sau thường gọi ông là Lưư Hà Gian. Ông xuất

thân trong một gia đình nghèo khổ, năm 15 tuổi vì không có tiền trị bệnh cho cha

mẹ nên cả hai đều qua đời. Từ Ấy Lưu Hoàn Tố quyết tâm trở thành một thầy

thuốc giỏi chữa bệnh cho bá tính. Năm 25 tuổi ông bắt đầu nghiên cứu sâu quyển

“Tố Vân” và khi ông 60 tuổi, ông đã nắm được chổ yếu diện của sách.

Hai đời Kim _ Nguyên là thời kỳ “tràm hoa đua nở” của y học Trung Quốc.

 Người phát minh, phát huy, sáng tạo không ngừng đã nâng nền Trung y lên một

 bậc mới. Ông là người đứng đầu trong “Kim _ Nguyên tứ đại gia” ( tứ đại gia: Lưu

36

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 37/49

Hoàn Tố, Trương Nguyên Tố, Lý Đông Viên, Chu Đan Khuê ), ông mở trường trị

liệu về tất cả các bệnh thuộc về “Nhiệt tánh”, là nhân vật đại biể cho “Hàn Lương

Phái”.

 _ Đóng góp y học.+ Trước tác: Lưu Hoàn Tố viết rất nhiều sách, nhưng sách tiêu biểu cho học

thuật của ông có: “Tố Vân Huyền Cơ Nguyên BệnhThức”, “Truyện Ninh luận

 phương”, “Tố Vân Yếu Chỉ”, “Thương Hàn Trực Cách” [ web ], đây là những di

sản y học quý báu để lại cho đời sau.

Riêng sách “Truyện Ninh Luận Phương” của ông là một thành tựu lớnvề

cách phối thuốc và sử dụng thuốc cho nền y học Đông Y. Những phương thuốc

trong sách đều chú trọng thực tế, đơn giản rẻ tiền. Sách đã đúc kết 300 phươngthuốc cùng việc sử dụng 300 vị, chủ yếu là lương dược. Sách của ông rất dễ đọc và

dễ hiểu do vậy mà không chỉ người hành nghề y, cả những nông dân, thợ thuyền,

hoà thượng, đạo sĩ và tú tài cũng thích đọc.

 _ Y thuật:

Đối với học thuyết “Vận khí” của sách “Nội kinh” đã được ông dày công

nghiên cứu và chiêm một vi trí trọng yếu trong tư tưởng học thuật của ông. “Vân

khí” là người xưa dùng sự chuyển vận của ngũ hành, lục khí để thuyết minh có sựquan hệ giữa tật bệnh với quy luật khí hậu biến hóa trong tự nhiên. Lưu Hoàn Tố

xá định rằng: Không biết vận khí mà hành y giỏi là không thể xảy ra, và ông ra sức

nghiên cứu kết hợp với thực tiễn lâm sàng. Ông đem “Ngũ vận Lục khi” làm

cương lĩnh phân loại tật bệnh và làm nhân tố gây bệnh dồng thời dựa trên nguyên

nhân gây bệnh để chũa trị. Quan điểm này đã có ảnh hưởng lớn và sâu rộng đối

với các y gia đời sau trong thời đại ông sinh sống, bệnh nhiệt tính lại tương đối

thịnh hành, cho nên trong lý luận ông đề sướng “Hoả nhiệt luận”, mà thực tiễn trị

liệu cũng thiên về “Hàn lương” ( thuốc uống cho mát ), do vậy mà người đời sau

tôn ông là: “Hàn lương phái sáng lập ra” ( người sáng lập phái Hàn lương ).

Đời Tống có thiết lập ra “Dược Cực”, nơi đây phối chế sẵn những thanh

thuốc dành cho từng loại bệnh và yêu cầu thầy thuốc trong chuẩn đoán và trị liệu

37

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 38/49

 phải tuân theo. Đây thực sự là một quy định không phù hợp vì nó không dựa trên

thực tiễn lâm sàng và bó buộc các thầy thuốc mất đi khả năng sáng tạo khi bốc

thuốc. Bên cạnh đó nhà cầm quyền còn quy định người hành y phải qua trắc

nghiêm học thuyết “Lục khí” và “Ngũ vận”, họ đưa ra cơ cấu lý luận qua phức tạp,xa rời thực tiễn, cảm tưởng nhu họ đưa ra “Lục khí và Ngũ vân” ngần tới mê tín dị

đoan. Lưu Hoàn Tố không tuân thủ những quy định đó mà dựa trên thực tiễn là cơ 

sở điều trị: Tất cả phải phù hợp với căn nguyên, với trạng thái nội dung và cả hoàn

cảnh của gia đình bệnh nhân.

Một ngày kia có một bệnh nhân bị chứng “Tiêu khát” đòi uống nước cả

ngày mà không hết khát. Lưu Hoàn Tố chuẩn mạch xong thì yêu cầu cho bệnh

nhân một phòng riêng khoá lại, trong phòng có một chậu nước và hỗn hợp nướccộng gừng sống dầm nhuyễn cộng mấy vị thuốc cộng thuốc bổ. Người bệnh kêu la

mấy cũng không người cứu, khát quá buộc phải uống hết chậu nước đó và kết quả

là chứng “Tiêu khát” cũng hết luôn. Chẳng là qua nguyên cứu y thứ cổ Hoàn Tố

 biết rằng tất cả các vị cay đề có thể làm nhuận hầu nên ông phát giác “gừng sống”

là thuốc chủ yếu trừ đựơc bệnh “Tiêu khát”.

Như vậy qua đóng góp trên của ông đã có tác dụng đã phá tinh thần bảo

thủ đương thời, mở màn cho sự tranh luận y học của thời Kim _ Nguyên và đã cócống hiến lớn lao cho vấn đề súc tiến sự phát triển nghành y học Trung Quốc.

Không chỉ là một danh y tinh thông y thuật mà ông còn được y giới ca

tụng là một người giám nhìn nhận sự bất túc của mình và còn tỏ ra tôn trọng giá trị

của tất cả những kiến giải bất đồng với mình. Chẳng là một lần ông mắc chứng

thương hàn và tự mình kê một đơn thuốc chú trọng lương dược. Nào ngờ bệnh

không khỏi mà chầm trọng hơn. Hay tin này Trương Nguyên Tố _ là hậu bối của

ông về mặt y lý có một số kiến giải bất đồng với ông đã chủ động đến thăm bệnh.

Trước thái độ thành khẩn và những kiến giải khoa học, hợp lý của Trương Nguyên

Tố, Lưu Hoàn Tố rất cảm động và sau khi uống hai thang ôn nhiệt do Nguyên Tố

kê đơn thì ông cũng khỏi bệnh.

38

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 39/49

Trong cuộc đời hành nghề y của mình, con số bệnh nhân sốt cao đến hôn

mê bất tỉnh được ông châm kim và cho uống thuốc khỏi đã lê con số hàng nghìn,

ông cũng thường đi khắp nơi để xem bệnh và bốc thuốc cho dân ngheo. Ví y thuật

cao minh nên ông được chiều đình ban danh hiệu: “Cao thượng tiên sinh” [web ].

2.2.5. Giai đoạn Minh _ Thanh (1364 _ 1911 ).

Lý Thời Trần. ( 1513 _ 1593 ) _ Tiểu sử: Lý Thời Trân tự sinh là Đông Bích, khi già lại lấy hiệu là Tần Hồ sơ nhân, người đời Minh, Kỳ Châu ( Nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu ). Cha của lýThời Trân là: : Tý Ngô Văn, một thầy thuốc có nhiều bản lỉnh, ngoài việc chữa trị

 bệnh còn biên soạn khá nhiều sách. : ý Thời Trân xuất hiện trong một gia đìnhnghề y, lúc nhỏ cơ thể lại không được khoẻ mạnh hay ốm đau nên ông coa một

nguyện vọng là: trở thành một thầy thuốc chữa trị bệnh cho người giống như chaông. Nhưng hiềm một nổi lúc bấy giờ xã hội phong kiến rất mạt hạng nghề y, xemnghề này là một nghề hạng bé trong xã hội trong xã hội. Do vậy cha ông muốn conmình theo đuổi con đường khoa cử. Là một người con có hiếu, không dám cãi ýcha nên 14 tuổi Lý Thời Trân đã thi đổ tú tài, nhưng sau ba lần thi nữa vẫn khôngđổ cử nhân. Từ đấy ông bèn khẩn cầu xin cha cho được theo đuổi nghề y. Cha ôngkhông biết làm thế nào nên đành phải cho con trai mình thực hiện ước nguyện.Sau mười mấy năm học tập khắc khổ, Ly Thời Trân đã trở thành một thầy thuốcnổi tiếng khắp vùng và sau này là danh y lỗi lạc của mọi thời đại.

 _ Đóng góp y học: + Trước tác: Lý Thời Trân đã biên soạn rất nhiều sách, và các

loại sách này có giá trị cao, đóng góp cho nền y học Trung Quốc và Thế Giớinhững thành tựu quan trọng.“Bản thảo cương mục” trong quá tình chữa bệnh, Lý Thời Trân đã lĩnh hội

ngày càng sâu sắc là một thầy thuốc giỏi về nhận biết các loại thuốc cũng như sửdụng được nó là hết sức quan trọng. Tuy nhiên qua thực tiễn ông thấy rằng bộ“Bản thảo cương mục” đang có nhiều sai sót. Ví dụ sách này nói: Sài Hồ, MạchĐông có thể chữa bệnh sốt rét, nhưng khi ông bị cảm mạo dùng thì không có tácdụng. Một lần khác có một người ở Kỳ Châu bị bệnh thần khinh uống “HoàngTinh”, thầy thuốc đưa cho thì chết. Qua nghiên cứu Lý Thời Chân phát hiện:“trong sách thuốc đã trộn chung hai vị thuốc phong Quỳ và Lang Độc HoàngTrinh và câu vẫn lại như nhau” [ T113. “Con đường của nền văn minh” ], hai vịthuôc lang độc và câu vẫn có độc tính rất cao thì uống chắc chắn sẽ tử vong.

 Nhưng sự cố này làm cho ông rất khoang mang và ông cảm nhận thấy: Trong ythư cổ bên cạnh những thành tựu rạng rỡ của người trước thì vẫn còn rất nhiều saisót từ dược liệu, dược tính, phối chế và những trường hợp cấm kỵ. Bên cạnh đóqua hàng nghìn năm phát hiện ra các phương thuốc mới lại chưa được đăng tải. Từđó Lý Thời Trân quyết tâm thực hiện một ý định lớn: biên soạn một bộ được liệu

39

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 40/49

đầy đủ nhất, phát huy tinh hoa của người xưa, chỉnh lý chổ sai sót và bổ xungnhững phát hiện mới.

Để viết nên cuốn từ điển về dược vật học, Lý Thời Trân đã nghiên cứu rấtnhiều y thư cổ như: “Thần nông Bnả Thảo Kinh”ra đời vào thế kỷ I, II _ Bộ sáchnày đã được đề cập đến 365 loại dược vật ( 252 loại thực vật, 67 loại độnh vật và 4

loại khoáng vật ), “Tân Tu Bản Thảo” [ 345. lịch sử văn hoá Trung Quốc ], ra đờivào thời Đường gồm có 844 vị thuốc ( trong đó có nhiều vị ngoại nhập, căn cứ vàonguồn gốc tự nhiện, sách đã phân chúng thành 9 loại), “Tu sự chỉ năm” ra đời vàothời Tống, gồm có 3000 bài thuốc... Qua nghiện cứu ông đã thấy được cái haycũng như một số sai sót trong các loại y thuốc cổ để làm kinh nghiệm cho bảnthân.

 Năm 35 tuổi, Lý Thời Trân bắt tay vào viết “Bản thảo cương mục” nhưng sauđó phải dậm chân tại chổ vì sách cổ không mô tả hình dạng và quá trình sinhtrưởng,thiếu lú giải minh bạch, thiếu hình vẽ của các loại cây thuốc. Cha ông đãkhuyên ông nên đến thực tế để kiểm nghiệm. Trải qua nhiều ngàn chặng đường

gian khổ, ông đã học hỏi từ những tài liệu rải rác trong dân gian thậm chí nhiều lầndùng bản thân để thử nghiệm dược liệu. Sách bản thảo cũ có một loại dược liệu là“Vân Đài” nhưng không nói rõ xuất xứ và hình dạng. Một ngày kia gặp một nôngdân trồng cải mới biết “Vân Đài” là một loại cải trồng đầu năm cuối năm thuhoạch và ép dầu để chế dược liệucó lần hỏi một thợi săn ông mới biết “Hổ Huyết”là một loại thuốc tốt cho tráng thân cường trí, gặp một người chuyên trị rắn độcmới biết tỉ mĩ rắn độ có 100 loại và dược thảo trị rắn có 80 loại. Chuyến đi lần nàykéo dài 3 năm ông đã thu thập được rất nhiều tài liệu, ông đem cả khoáng vật, thựcvật về làm tiêu bản, trong vườn nhà còn trồng thêm các loại dược vật mới. Qua đóđã làm tư liệu cho việc viết “Bản thảo cương mục” và nâng kiến thức y dược học

của ông lên tầm cao mới.Lần thực địa thứ 2 là khi ông 40 tuổi ( Gia Tĩnh thứ 37 _ 1558 ) hoàng đế hạlệnh cho các địa phương tiến cử danh y giỏi vào cung. Sau khi chữa khỏi bệnh chocon trai Sở Vương nên Lý Thời Trân được tiến cử làm quan thái y, nghiên cứusách thuốc quý trong thái y viện. Tuy nhiên sau một thời gian ông thấy đây là mộtnơi lộn xộn, nhảm nhí nên ông xin từ quan về quê. Trên đường về nhà ông ôngtiện đường đã đi nhiều nơi thực địa. “Một là ông lên núi Võ Đang thuọc QuậnChâu ( nay là Hồ Bắc ) nghe nói ở đây có một loại “Lang Mai” [ 363. Lịch sửTrung Quốc 5000 năm, tập 3 ], ăn vào có thể cải lão hoàn sinh nên ai cũng gọi làquả tiên. Giới quý tộc coi như là một loại quả quý và hàng năm bắt nhân dân phảinạp cống. Để tìm hiểu kỹ loại “Quả tiên” này ông đã tự mình leo lên vách núi đácheo leo hái một trái đem về. Qua nghiên cứu Lý Thời Trân phát hiện rằng đây chỉlà một loại trái cây ăn giải khát mà thôi.

Có bận ông thấy bác phu xe đang hút bát cháo ngao, ông liền hỏi và được báctrả lời: “Ăn loại canh này có thể chữa được bệnh nhức xương sọ não”. [ T379. ‘inhhoa Trung Quốc” ] và ông vui mừng ghi vào quyển vở nhằm rõ chuyện cá chếp ănkiến, ông liền quan sát tỉ mỉ loài này và thấy rằng loài ca này có cách ăn kiến khákhông ngoan. Nó nằm trên mặt đất thè lưỡi, tiết ra một thứ mùi đặc biệt, nhử đàn

40

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 41/49

kiến bò lên lưỡi nó, đợi cho lũ kiến đến đông đủ, nó cuộn lưỡi lại, thế là đượcnojt bữa tiệc thoải mái.

Qua nhiều năm trường kỳ gian khổ thu thập tư liệu, làm giàu kiến thức, năm47 tuổi Lý Thời Trân tổng kết, thống kê phân loại và chính thức bắt tay vào viết“Bản thảo cương mục”.

“Như thế là trong vòng 27 năm, ông đã biên soạn xong “bản thảo cương thamkhảo hơn 800 loại y thư, vượt hơn mấy nghìn van dặm đường, học hỏi hơn vạnngười, ghi chép được mấy triệu chữ” [ 100 danh nhân có ảnh hưởng đến lịch sửTrung Quốc ]. Từ đó về sau ông thay đổi bản thảo 3 lần, cuối cùng viết nên bộTrung dược có ảnh hưởng khắp Thế Giới. Bộ sách này là một bộ luận thuật vềthành tựu dược vật học hình thành từ thời cổ đại cho đến bây giời ( thời Minh ).Sách gần 190 van chữ, chia ra 52 thiên, đăng tải 1892 loại dược vật, trong đó thựcvật có: 1049 loại, động vật có 443 loại, khoáng dược vật có: 161 loại và 194 loạicác dược vật khác. ( Trong đó được ông bổ xung thêm 347 loại so với sách cũ ).Sách còn có 1109 bức vẽ kèm theo để mô tả một số loại thực vật. Ngoài ra ở phần

 phụ lục có 11096 bài thuốc _ có 8000 bài đúc kết từ kinh nghiệm nhiều năm củatác giả.Sở dỹ gọi là “Bản thảo cương mục” vì mỗi loại dược vật đều lấy tên chính

làm cương, phụ chú những tên gọi khác là mục. 16 bộ môn làm “Cương” là: thuỷ,hoả, thổ, kim, thạch, thảo, cốc, thái, quả, mộc, phục, khí, trùng, lâm, giới, cầm thú,người và 62 loại khác làm “Mục” [ T196. Những kiệt nhân... ]. mỗi loại dược vậtđược trình bầy rõ ràng từ tên gọi, dược tính, tác dụng, phối chế... Cách phân loạiđược phát huy thêm từ các đời trước, bộ sách này còn phân tích các loại khoángvật, bác bỏ quan điển dùng thuỷ ngân để trườn sinh...

Lý Thời Trân qua đời năm 62 tuổi, 13 năm sau sách này mới được ấn

hành lần đầu ở Kim Long ( nay Nam Kinh ), sau đó truyền sang Mĩ, Nhật, Đức...Sau này sách được giới sinh vật học Anh tôn xưng là “Trung Quốc cổ đại báchkhoa toàn thư” [ T197. Những kiệt nhân ]. Ngày nay sách được phát huy trên trườngQuốc Tế và được dịch ra nhiều thứ tiếng, đúng là một hiện tượng hiếm thấy trêntoàn thế giới.

“Trần Hồ Mạch Học”: Phương pháp chuẩn đoán rất quan trọng đối với ngườithầy thuốc_ phương pháp “Tứ chẩn”: vọng, vàn, vấn, thiết. Trong đó “ Thiếtmạch” đựơc xếp vào hàng thứ 4 nhưng rất quan trọng, vì đã tổng   hợp sự thểnghiệm của 3 phép chuẩn đoán đầu. Do vậy vào cuối đời Lý Thời Trân đã viết tác

 phẩm “ Tần Hồ Mạch Lạc” [t15. tần hôd mạch lạc]. Nội dung sách: phương phápcụ thể về xem mạch, khi nào xem mạch thì tốt nhất, sự phân phối tạng phủ... Nộidung này thích hợp với thực tế lâm sàng, dễ học, dễ nhớ, dễ ứng dụng, do đó lưutruyền rất rộng, có ảnh hưởng nhiều tới đời sau.

Bên cạnh đó Lý Thời Trân còn viết một số tác phẩm khác nhau như: “Kỳkinh bát mạch khảo”, “Mênh môn khảo”, “Ngũ tạng đồ luận”,”Tần Hồ Y Ám TầnHồ tập giản phương”.

+ Y thuật: Vào một năm đó quê ông gặp thuỷ tai lớn, sau khi nước rút thì nạdịch tràn lan. Người mắc dịch bệnh đều là dân nghèo. Ông cùng cha mình đã chữa

41

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 42/49

khỏi bệnh cho dân trong vùng, còn cho họ thuốc nên bà con rất quý trọng và cảmkích. Qua đó ta thấy Lý Thời Trân không chỉ có y thuật cao mà còn có y đức tốt.

Lý Thời Trần trị bệnh cho vợ một ngư dân. Qua chuẩn đoán, dù mạch tượngrất yếu, sắc mặt nhợt nhạt, cơ thể suy nhược nhưng tính mạng chưa bị đe doạ. Ônghỏi ngư dân đã cho vợ uống thuốc gì, anh ta bảo đã cho vợ uống một đơn thuốc

của một thầy lang cho. Qua kiêmt tra, Lý Thời Trần thấy trong đấy có vị “ ChưởngHồ” mà lại thế bằng “ Lậu Tam Tử”. Thực ra 2 vị này có thể thế cho nhau nhưngtrong một số trường hợp thì lại không. Sau đó ông kê một đơn thuốc mới và người

 bệnh bình phục sau khi uống thuốc do ông kê.Một lần con trai của Sở Vương mắc bệnh động kinh, đã qua nhiều lần trị liệu

 bởi nhiều thầy thuốc nhưng chưa khỏi. Lý Thời Trần được mời đến. Ông quan sátsắc mặt, xem nạch biết bệnh của cậu bé là do ruột và dạ dày gây ra. Ông kê mộtđơn thuốc rồi cho sắc lên để cho cậu bé uống. Quả nhiên chỉ ít hôm cậu bé hoàntoàn bình phục.

“Cả đời Lý Thời Trần thật là vĩ đại, lúc sống ông dã trị bệnh cho rất nhiều

người, sau khi qua đời đã để lại di sản quý báu cho đời sau, làm niềm Vinh dự chocả dân tộc” [ Nghiêm Gia Tài, 100 danh nhân có ảnh hưởng đến Trung Quốc]Trần Thực Công (1555- 1636)

- Tiểu Sử: Trần Thực Công tự Dục Nhân, Hiệu Dược Thư, người đời Minh,quê ở Đông Hải – Thông Châu ( nay là Giang Tô – Nam Thông, Trung Quốc)Thủo nhỏ Trần Thực Công không dược may mắn như những đứa trẻ khác ôngluôn khổ sở vì mắc phải nhiều bệnh. Nhưng cũng xuất phát từ lý do đó mà ông đãđọc các sách như : “Tố Vốn”, “Nạn Kinh”. Đến tuổi thanh niên ông đã gặp dị nhândạy cho y thuật, sau đó ông dốc hết sức lực và tâm nguyện cho việc học y để mongmuốn trở thành một danh y lỗi lạc. Quả vậy, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân,

trải qua mấy mươi năm nghiên cứu lý luận và lâm sàng thực tiễn, ông trở thànhmột danh gia về ngoại khoa trong đời.- Đóng góp y học : + Trước tác : Niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 48/1617, ông

sưu tập các phương thuốc ngoại khoa từ đời Minh trở về trước, kết hợp với kinhnghiệm lâm sàng của bản thân để biên soạn ra một tác phẩm có tên : “Ngoại KhoaChính Tông”. Sách này nội dung rõ rãng, đầy đủ các phép trị ngoại khoa từ đờiĐường đến đời Minh. Cụ thể về phép trị ngoại khoa như sau:

Theo ghi chép trong “Chu Lễ” phương pháp trị liệu dương y gồm cách bóthuốc hoặc hút máu mủ hoặc dùng thuốc diệt trùng tiêu độc. Sách “Hoàng Đế NộiKinh” ra đời vào thời Chiến Quốc có ghi chép phong phú về ngoại khoa : Dùng

 biêm thạch để châm chích các laọi mụn nhọt nhằm giải thoát mủ. Sách Nội Kinhcũng có miêu tả chính xác căn bệnh “ Viêm tắc mạch máu” lúc bấy giờ gọi làchứng “ thoát ung” và cách chữa trị là cắt bỏ phần đó đi. Thời Đông Hán, Hoa Đàdặc biệt sở trường về ngoại khoa và sáng chế ra “ Ma phất tán” để gây tê toànthân. Thời TRấn trong “Tân Thư” có chếp một trường hợp sứt môi bẩm sinh đượcthầy thuốc dùng thủ thuật cắt vá, chữa lành được. Sách “ Lưu Quyên Tử Quý DiPhương” ra đời vào thế kỷ V có ghi chép đầy đủ về các bệnh mụn nhọt, bưng mũvà cách trị liệu, trong đó nhấn mạnh việc làm giải thoát máu mủ bằng nặn, dùng

42

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 43/49

kim hơ nóng rồi chích... Thời Tuỳ - Đường sách “ Chữa Bệnh Nguyên Hậu” củaSao Nguyên Phương nêu phương pháp chữa bệnh lồng ruột, chữa gẫy xương, việcgiữ gìn vệ sinh cho vết thương hở. Đến thế kỷ IX xuất hiện tác phẩm “ Lý ThươngTục Đoạn Bí Phương” của tác giả Lâm Đạo Nhân – là một bộ sách chuyên vềkhoa xương. Thời Tống – Nguyên ngoại khoa và khoa xương không ngừng đạt

được những thành tựu mới dùng Asen để chữa bệnh trĩ... Sách “ Thế Y Đắc HiêụPhương” của Ngụy Diệu Lâm thời Nguyên đề cập khá nhiều tới sai khớp, gãyxương, cách chữa trị xương gãy vụn, phẫu thuật có gây tê... mà sách của TrầnThực Công đã tổng kết tất cả.

 Như vậy từ những chứng minh trên ta thấy rằng “ Ngoại Khoa Chính Tông”là một bộ sách tiêu biểu của ngoại khoa từ đời Minh trở về trước. Do vậy đời sauđánh giá sách này là: “ Liệt chứng tối tường, luận trị tối tinh” ( ghi chép chứng

 bệnh rõ nhất, biện luận phép trị tốt nhất)+ Y thuật : Trần Thực Công chữa được rất nhiều bệnh từ những bệnh đơn

giản đến những bệnh phức tạp khó chữa nhất, đối với bệnh là ông thấy là biết rõ

ngay, ra đơn cho thuốc là luôn luôn khỏi bệnh. Có những bệnh tà độc trong ngườihầu như không còn hy vọng, khi đến tay ông thì bệnh bớt dần rồi khỏi hẳn. Cốnghiến lớn lao của ông hầu hết ở nghiên cứu phép trị ở ngoài, tuy nhiên Trần ThựucCông lại cho rằng: “ thầy thuốc ngoại khoa không chỉ nằm vững kỹ thuật ngoạikhoa mà còn phải có kiến thức nội trị”. [T199. Những kiện nhân]. Điều này chothấy y thuật cao siêu của ông như thế nào. Nội ngoại cần kết hợp trong trị liệu mớiđem lại kết quả đảm bảo và tuỳ theo chứng bệnh để chữa nội trị trước hay ngoạitrị trước. Có một bệnh nhân mắc phải bệnh hoa liễu tìm đến ông để được điều trị.Sau khi chuẩn đoán ông cần phải làm phẫu thuật để bài tiết khí độc nội nội trị sau.Bệnh nhân sợ phẫu thuật nên bỏ về nhà tự uống thuốc giải độc, bệnh nặng hơn lại

tìm đến ông. Khi tìm đến ông thì vết thương đã hoá mủ, gân cốt đau nhức không đilại được nữa, Trần Thực Công cho rằng phải nội trị để phục hồi nguyên khí mờingoại trị. Y lại không nghe, chỉ khi bóng thần chết thấp thoáng mới để cho TrầnThực Công trị liệu. Đầu tiên ông tăng bổ nguyên khí và thuốc an thần ngủ yên chothể chất khoẻ lại rồi sau mới dùng ngoại khoa và giải độc.

Trần Thực Công đã thực hiện thành công các ca phẫu thuật đang ở trong tìnhtrạng tử vong. Tất cả các dụng cụ phục vụ cho ca mổ giải phẫu thuật từ : dao mổ,kim chỉ khâu đến những dược liệu cần thiết đều do chính tay ông chế ra. ThựcCông dùng dao kim trừ sạch những tế bào chết nơi vết ghẻ lở, nhọt mũ đầu tiên làkhai thông huyết quản để đưa tà độc ra ngoài. Để bài trừ mủ ở sâu trong chỗ sưngthũng ông sáng chế phép “ Chử Bạt Giản Phương” [web] ( tức là trước dùng thuốcnấu tẩm ống trúc, sau đó dùng ống trúc hút nước mủ ra cải tiến thành nít mủ”) Khitrị liệu bệnh trĩ mũi, ông nghiên cứu ra công cụ cắt bỏ thịt thừa, phương pháp củaông đơn giản giống như dụng cụ dùng dây siết đứt thịt thừa đời nay. Ngoài ra ôngcòn tiến hành công việc cắt tay, chân, may và khí quản, yết hầu và thực quản bằngkim sắt, thủ thuật chỉnh xương cằm dưới bị lệch khớp, cùng với dùng thuốc tán trịliệu bệnh trĩ loét, dùng kim đốt lửa trị liệu bướu, hạch lao, dùng bằng vải, bônggion buộc, trị liệu lở loét ở lưng, bệnh ung thư... Các phép ngoại khoa.

43

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 44/49

Sách vở còn ghi lại một số trường hợp chữa bệnh cụ thể của Trần Thực Côngnhư sau:

Có một gia đình bị cướp giết chết cả nhà, còn mấy nạn nhân bị cắt đứt hầuquản, người thường thấy cho là đã chết, Trần Thực công đến hiện trường và quakhám nghiệm ông phát hiện là nạn nhân vẫn còn sống nên quyết định cấp cứu. ông

dùng kim và chỉ khâu lại vết thương – hầu quản, bôi thuốc lên vị trí, lấy 4,5lớp bông vắt thuốc bột đắp lên cô rồi kê đầu nạn nhân lên ghế cao. Qua giai đoạn nàycác nạn nhân lấy lại được hơi thở, cho đổ thuốc hoà với cháo loãng. mỗi lần thaythuốc dùng nước lành khử trùng vết thương, sau đó uống thuốc điều trị. Qua 3tháng sau đó các nạn nhân đều bình phục.

Một truờng hợp khác : một bệnh nhân có cục thịt thừa trong lỗ mũi và càngngày càng to lớn hơn làm biến dạng mũi và ghẹt thở. Trần Thực Công dùng mộtloại kimdo ông tự chế và đâm kim vào góc thịt dư rồi lấy ra. Sau phẫu thuật ôngdùng đốt trộn thành tro và trộn với bột ngà voi thổi vào mũi bệnh nhân để cầmmáu. Bệnh nhân hô hấp bình thường và một thời gian sau vết thương lành.

Trần Thực Công chủ trương không lạm phát dao một cách vô nguyên tắc ôngcho rằng 4 chứng “ Khí cù, huyết cù, ngoan độc, kết hạch” [web] phải thận trọngdùng dao nếu không máu ra sẽ không cầm được. Ở mặt nội trị ông trọng phép bổdưỡng, nhấn mạnh tác dụng bổ dưỡng tì vị và ẩm thực, khi dùng thuốc phải chú ýcho bổ tì vị.

Mặt khác Trần Thực Công còn đặc biệt chú ý đến đạo đức cao thượng củamột người thầy thuốc. ông qua niệm những người hành nghề y phải hội đủ

“ Ngũ giới thập yếu”, ( T203 kiện nhân ). Nội dung Ngũ Giới: “Thầy thuốckhông coi nặng đồng tiền, không li khai cương coi cứu người là trọng đại, đối xử

 bình đẳng trước mọi bệnh nhân. Nội dung Thập Yếu gồm : thày thuốc phải học y

thư cổ đại, chuyên tâm lĩnh hội, ĐV dựơc phải tinh tuyển cẩn thận”.Cuộc đời ông rất mẫu nực với các tôn chỉ đó. ông đối xử với bệnh nhân, chữa bệnh cho dân nghèo, xuất tiền nhà để xây dựng cầu đường trong xứ. Thôn mà củamột vị quan lớn ở Tô Châu bị chứng lở loét lưng đã chữa trị nhiều nhưng khôngkhỏi. May nhờ có Thực Công xác định qua vài y thuật đã chữa lành bệnh. Cảm tạơn cứu mẹ, vị quan Tô Châu hứa tặng vàng bạc, châu báu cho ông nhưng ông chỉxin quan xuất tiền xây dựng 1 cây cầu nối liền Thông Châu và Nam Môn cho dânđi lại.

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc thầy thuốc vốn không đựơc coi trọng,mà thầy thuốc ngoại khoa còn bị coi thấp hơn nữa và dù giỏi mấy cũng bị coi là“Tỉ Kỹ” ( nghề hạng bét trong xã hội). Tuy nhiên Y thuật và y đức của Trần ThựcCông đã khiến cho mọi người và xã hội có cái nhìn khác đi. Đó cũng chính là mộtthành tựu của Trần Thực Công đóng góp cho con đường phát triển của y họcTrung Quốc.

Ngô Hữu Khả( 1587 – 1657) Ngô Hữu khử tự là Hữu Tính hiệu là Đạn Trai, người cuối đời Minh, quê ở 

Cô Tô ( nay là Giang Tô, Tô Châu), Đình Hồ- Đồng Đình Sơn- Trung Quốc. Ôngvốn là người thông minh. thâm sâu nhiều lĩnh vực. Từ nhỏ đã đặc biệt thích nhgề

44

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 45/49

y. Ngô Hữu Khả sông ở cuối đời Minh, khu mà chiến tranh loạn lạc và dịch bệnhhoành hành liên tục, có những vùng mà số người tử vong chiến tranh lên tới mấytrăm ngàn người. Có lần dịch bệnh lan tràn cả Giang Tô, Chiết Giang, Hà Bắc,Sơn Đông. Nhà nào cũng có người chết. Ngô Hữu Khả rất ưu tư trước thảm cảnhnày, nên ông từ bỏ con đường khoa cử đi tập trung vào công tác y học.Kếtquả là

ông trở thành một gia từ danh y về bệnh truyền nhiễm vào cuối đời Minh đầuđờiThanh.

- Đóng góp y học : + Trước tác y học cổ đại Trung Quốc viết xem trong“ôn dịch bệnh” nhưng qua thời gian chữa trị bằng những kinh nghiệm rải rác

( hầu hết là bất đồng) thì chưa có lý luận chuẩn xác để chữa trị bệnh này vềnguyên nhân, bệnh trạng, chuẩn đoán, phân loại, lâm sàng, phương tể. Đến cuốiđời Minh mới có danh y Ngô Hữu Khả Trước tác bộ “ôn Dịch Luận”.

 Ngô Hữu Khả hoàn thành “Ôn dịch luận” vào năm Sung trinh thứ 15( 1642), gồm 4 quyển với 50.000 chữ. Nội dung bao quát nguyên nhân gây

 bệnh, bệnh trạng sơ khỏie, các chứng truyền biến và phương thức trị liệu. Sách này

đặc biệt lấy học thuyết: “ Lê Khí” [208, Những kiện nhân] làm luận điểm. Ôngkhẳng định ôn dịch truyễn nhiễm không phải là do các nguyên nhân: Phân hàn,thứ, thấp táo, hoả mà chính lệ khí, vừa là nhân tố vừa là ôn cụ lưu hành. Ông nêurằng : “ Thương hàn, Trùng thử là cảm phải khí thông thường của trời đất”. [t23Đông Y toàn tập), ông đem bệnh ôn dịch với phát sốt, phân biệt truyền nhiễm vớikhông truyền nhiễm. Vào thời điểm ông sống, chưa có kính hiển vi để phát hiện ravi khuẩn, nhưng Ngô Hữu Khả đã đề cập đến “ Học thuyết Lệ Khí” cũng là mộtquy hoạch khá chuẩn xác. Y học ngày nay đã nhìn thấy vi khuẩn nhưng khôngtách khỏi học thuyết của ông. ông xứng đáng là một bấc tiên phong về ôn dichtruyền nhiễm của thế giới hay nói cách khác thì đây alf một thành tựu của ông.

Về học thuyết “ Lệ Khí”, Ngô Hữu Khả luận rằng : Tạp Khí thì khô tượng đểtrong, không hình để nhìn, không vật để thấy, đầy là một thứ vật gì cảm giáckhông đến hay trông nhìn không được. Cụ thể như sau: Nói chung tạp khí phải

 bệnh nhiệt tính : đau đầu, đau sưng đỏ chạy lung tung. tạp khí ở bệnh ngoại khoahoá mủ như đinh sang, phát cồi, ung thư, nhọt di chuyển, đơn độc cưng từ tạp khímà ra. Tạp khí ở bệnh truyền nhiễm cấp tính là dịch khí và gọi là “Lệ Khí”.

Ôn dịch bệnh (“Lệ Khí”) truyền nhiễm bằng đường hô hấp, hoặc trực tiếp từkhông gian, từ người này sang người khác. Không phải vùng nào co ít nhất mộtngười bị bệnh thì mầm bệnh không lưu hành, do đó phải cảnh giác tối đa về bệnhtruyền nhiễm. ngô Hữu Khả tổng kết lại rằng : Cảm nhi lệ khí nhiều sẽ bị phát

 bênh, lượng ít thì không, thậm chí có một số đường truyền nhiễm: miệng mũi, lỗchân lông là những chỗ hở giao thông giữa thân thể với ngoại giới. ông nói: “ Mộtlà không khí, hai là do bụi tiếp xúc lẫn nhau”. (T24 Đông Y toàn tập)

Theo Ngô Hữu Khả dịch bệnh có nhiều loạin và lệ khí cũng có nhiều loại.sau khi phân tích mầm bệnh, loại bệnh và phương án điều trị nên ông kết luận ôndịch bệnh có thể điều trị bằng thuốc. Ông phân tích được 9 loại bệnh dịch truyềnnhiễm và đưa ra phương án trị liệu khác nhau. Qua tác phẩm này, Ngô Hữu Khảcó đề xướng dùng nước ngó sen, nước lê, nước dưa hấu....trị liệu bệnh nội nhiệt và

45

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 46/49

 phiền khát. Sau này các học giả về ôn dịch bệnh học dựa trên kinh nghiệm đó, chếra “Tăng dịch thong” trị liệu rất tốt. Y học ngày nay truyền dịch bằng đường BồĐào và muối cũng cùng nguyên lý đó.

Trước khi “Ôn dịch luận” ra đời, Trung Quốc chưa có một học thuýêt độc lậpvề bệnh này. Những thầy thuốc cứ dựa trên cơ sở thương hàn để chữa trị ôn dịch,

vừa không hiệu quả lại gây tử vong rất nhiều. Ngô Hữu Khả đã phân tích sự khác phiệt sâu xa giữa hai bệnh này và đánh đổ đi quan điểm sai lầm cũ. “ Lệ Khí HọcThuyết” và “Dịch Ôn Luận”của Ngô Hữu Khả so với phát hiện của thế giới khoahọc nước Anh, đi trước những 200 năm. Hai năm sau khi “Ôn Dịch Luận” đượchoàn thành thì cho ấn hành nhiều lần liên tục. Năm 1769 Nhật Bản cũng dịch vàcho phát hành rộng rãi “ôn Dịch Luận”

+ Y Thuật : Trên cơ sở Nội Kinh và trị liệu bệnh thương hàn, qua thực tiễnlâm sàng lâu dài [ T779, từ điển văn học cổ truyền Trung Hoa], Ngô Hữu Khả làngười đầu tiên sáng lập ra phái ôn bệnh, để sau này vào đời Thanh. Diệp Thiên Sĩ,Tiết Tuyết, Ngô Cúc THông tiếp tục hoàn thiện và hình thành nên học phái ôn

 bệnh. Cuốn “Ôn Dịch Luận” do Ngô Hữu Khả hoàn thành vào năm 1642 là tác phẩm mở đầu đánh dấu cho việc sáng lập ra Ôn Bệnh Học Phái của Ngô Hữu Khả.Đối với nguyên nhân gây sinh ra ôn bệnh ( một loại sốt rét cấp tính), trong“Thương Hàn Luận” Trần Trọng Cảnh cho rằng: “ Sốt lại khát nước, không sợ lạnh thì là ôn bệnh” [T337 lịch sử văn hoá Trung Quốc]. Vì quá trình gây bệnh và

 phương pháp trị liệu, Ngô Hữu Khả đã đề ra những kiến giải độc đáo : ông chorằng nguyên nhân gây bệnh là do “ Tạp Khí” ( còn gọi là “Di Khí”, “ Tật Khí”), đólà một nhận thức đúng đắn về tính chất đặc biệt dị thường của “Ôn bệnh” khác với“Thương Hàn bệnh”. Ngô Hữu Khả đã tiến hành phân biệt bệnh thương hàn và ôn

 bệnh về các mặt nguyên nhân, con đường xâm nhập, triệu chứng và phương pháp

điều trị những ý kiến của ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho giới y học thời Thanhtiếp tục đi sâu vào nghiên cứu về ôn bệnh và kết quả là hình thành nen một trường phái lớn là Ôn bệnh Phái.

Để sáng lập ra một học phái lớn và biên soạn ra một tác phẩm có ích cho đờilà kết quả nghiên cứu miệt mài không sợ khó, sợ khổ, sợ nguy hiểm của Ngô HữuKhả. Muốn nắm vững đựơc nguyên nhân, chứng trạnh của ôn dịch bệnh, đồng thờiđưa ra một phương pháp trị liệu tối ưu, Ngô Hữu Khả đã mạo hiểm đi sâu vào dịch

 bệnh đang hoành hành. Qua quan sát và nguyên cứu ông rút ra kết luận : Ở nhữngvùng có dịch thì : nam, nữ, ấu, phụ đều có thể bị truyền nhiễm, trẻ em dễ bị mắc

 bệnh hơn người lớn, tuỳ theo thể trạng, sức khoẻ cuả từng người, mức độ lâynhiễm khác nhau. Ông còn cso những phát hiện khác. Trong một vùng dịch thìnặng nhẹ thường dễ không mắc bệnh nhưng bò lại mắc, vịt không mắc nhưng gàlại mắc.

Tại một thôn trang nọ, có người ôn dịch đã 6 tháng, miệng khô, lưỡi táo mọcđầy mụn, hơi thở nặng nề, cổ họng và bụng trướng lên, đòi uống nước nhiều, nướctiểu màu đỏ, toàn thân phát lên mạch máu yếu như tơ. Thầy thuốc trị liệu theo âmchứng không khỏi, Ngô Hữu Khả chủ trương là dùng “Đại Thừa Khí Thang”.

46

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 47/49

 Người nhà bệnh nhân chuẩn đoán là dương chứng và không nghe mà cứ điều trịtheo âm chứng, Viêm hộ đan điền. Kết quả là bệnh nhân tử ving vì ngộ độc thuốc.

 Ngô Hữu Khả đã gian khổ nghiên cứu, quan sát danh y khác đúc rút kinhnghiệm cho mình. Ông cho rằng thời Trương Trọng Cảnh viết “Thương HànLuận” vì chứng thương hàng nghiêm trọng nhất lúc bấy giờ. Bây giờ “Ôn Dịch

Bệnh” còn nghiêm trong hơn vì thầy thuốc không phân biệt được đua là thươnghàn đâu là ôn dịch nên cứ cho áp dụng phương pháp để chữa theo thương hàn. Kếtquả là số người tử vong vì thầy thuốc kém nhiều hơn số người chết vì bệnh dịch.Và ông quyết tâm biên soạn ra “Ôn Dịch Luận”.

 Như vậy Ngô Hữu Khả với trước tác “Ôn Dịch Luận” của mình đã cứu sông biết bao mạng người lúc bấy giờ, giúp thầy thuốc khác tìm ra phương pháp chữatrị phù hợp, khoa học, để lại cho đời sau những thành tựu lớn trong phương phápchữa trị “Ôn bệnh”mà ngày nay vẫn còn được áp dụng. Ngô Hữu Khả xứng đánglà một danh y lỗi lạc của mọi thời đại.

Vương Thanh Nhiệm ( 1768- 1831)

 _ Tiểu sử : Vương Thạch Nhiệm ( hay Nhậm ) có tên là toàn Nhậm, tự làHuân Thuần, người Trực Lệ, Ngọc Điền. ( Nay là Hà Bắc, Ngọc Điền ) 1 thầythuốc tứ danh đời Thanh, chú trọng giải phẫu và có tinh thần cải cách.

- Thuở nhỏ, Thanh Nhậm thích quyền thuật, từng thi đỗ tú tài, lại quyêntiền mua chức “ Thiên Tổng” ( Võ quan nhỏ ). Từ khi 20 tuổi ông đá có nhữnghiểu biết sâu sắc về y học và là một thầy thuốc nổi tiếng giỏi ở chốn Hương Lý khimới 30 tuổi. Ông từng đến nhiều nơi để chữa bệnh và khảo sát giải phẫu thi thể,như : Loan Châu ( nay là Hà Bắc vùng Đường Sơn), Phụng Thiên ( Nay là ThẩmDương ). Về sau ông đến Bắc Kinh hành y, mở hiệu thuốc “ Tri Nhất Đường” cótiếng ở Kinh Sơ.

- Đóng góp y học : + Trước tác : Vào năm Quang đạo thứ 10 (1830)sauthành sách “ Lâm y cải thác”- đã phản ánh thành tựu chủ yếu của ông đối với sựnghiên cứu về giải phẫu thi thể con người, đính chính một số sai lầm cảu ngườixưa về tạng phủ... Nội dung cụ thể như sau:

Trong quá trinh hành nghề y, ông phát hiện thấy nhiều ghi chép trong sách cổvề kết cấu nội tạng của con người có mhiều sai lầm đã có ảnh hưởng lớn đối vớiviệc trị liệu. Do vậy ông thấy cần phải nắm vững một cách chính xác kết cấu nộitạng, Để thực hiện mục tiêu đề ra, Vương Thanh Nhiệm đã phải làm việc liên tục,cật lực trong vòng 42 năm. trong thời gian này đa nhiều lần ông tới pháp trườngnghiên cứu thi thể, tới các phần mổ xem xét tỉ mỉ các thi thể trẻ em bị chó bới lên

cắn xé làm lộ khoanh bụng. Ông không nệ ô uế, trong 10 ngày liền, quan sát hơn30 thi thể trẻ em. Bên cạnh đó còn kết hợp giải phẫu động vật để rồi hoàn thànhtác phẩm “ Thân kiến cải chính tạng phủ đồ”, miêu tả những điều bản thân đã tậnmắt chứng kiến về kết cấu phủ tạng cộng với những bàn luậnvề y học của bản thânnên bộ sách “ Y lâm cải thác”. Mục đích chính của bộ sách là : cải chính những sailầm trong sách cổ về kết cấu nội tạng và có ý định liên hệ tri thức giải phẫu họcvới lý lụân y học và thựuc tiễn lâm sàng. Ở phần bản vẽ, ta thấy miêu tả chính xác“ tổng động mạch 2 bên cổ, tổng động mạch tứ chi, động mạch thân, động mạch

47

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 48/49

dưới xương quai xanh( xương đòn), động mạch trên hoành cách mô, động mạchvùng bụng và các tĩnh mạch... [362-363 lịch sử văn học Trung Quốc]. Đồng thờisách còn nói rõ vị trí và tình hình phân bố của chúng miêu tả chính xác kết cấucủa tuỷ tạng, ống mật, cơ thất môn vị, hoành cách mô... hay một ví dụ về hoànhcách mô: là một tấm ngang dưới ngực, mỏng như giấy nhưng rất bền chắc, sách “y

lâm cải thác” nên nó đã cải chính những nhận thức sai lầm của người xưa như chorằng: “ lá lách cứ có tác động của âm thanh là vận động hay phổi có 6 lá, 2 tai và24 lôc, nước tiểu ngấm phân ra ngoài”. Lần dầu tiên trong lịch sử y học TrùnQuốc, bộ sách này đã nêu ra nhận xét và tác dụng che đậy cảu nắp thanh quản,khảng định chắc chắn rằng : não có chức năng làm chủ suy nghĩ và hgi nhớ. Đâythức sự là 1 cống hiến lớn cho ngành giải phẫu học Trung Quốc.

Giải phẫu học Trung Quốc tuy có từ rất sớm nhưng do quan niệm lễ giáoTrung Quốc cho rằng:” Thân thể, tóc, da đều là do cha mẹ sinh ra, không được huỷhoại và làm tổn thương” [T363 Lịch sử văn học Trung Quốc] Nên đã hạn chế sự

 phát triển bình thường và lành mạnh cảu ngành. Đối với nghiên cứu y học của

Vương Thanh Nhiệm, có người ghi lại công kích, chế diễu là : Dạy người trrenđống xương thịt thối, học y đạo trên bãi giết người. Ở phương tây từ sau Thế KỷXVI đã đặc biệtn coi trọng môn này và đạt được nhiều thành tựu lớn, vượt lêntrước trình độ giải phẫu của Trung Quốc. Hiện tượng đó đáng để lịch sử phải phánxét và suy nghĩ.

+ Y Thuật: Cách trị bệnh của ông nặng về mặt cải cách, chú trọng thực tiễn.Trong quá trình hành nghề, ông cho rằng “ Thầy thuốc chuẩn bệnh” trước tiên phảirõ tạng phủ người bệnh. Ông nói rằng “ Chữa bệnh mà không rõ tạng phủ, khácnào mù đi trong đêm” [T26 Đông y toàn tập] Từ đó mà ông lưu tâm đến vấn đềsinh bệnh lý.

ông ghi ra các bài thuốc và dựa trên kinh nghiệm thựuc tiễn lâm sàng hàngchục năm của mình. ông nhận ra rằng : “ Nhà Y trước lập ngôn nhất định là phảido mình trực tiếp chữa trị, phương pháp kinh nghiệm phải là: nhạo đi nhạo lại 100lần không biết thất bại lần nào rồi mới dám đem truyền lại cho hậu thế.

Đối với học thuyết khí huyết là một phát huy mới của ông. Ông căn cứ trênnhận thức “ khí có hư thục, huyết có suy ứ” và cả đời hành nghề y và tổng kếtđược 60 loại khí hư chứng, 50 loại khí ứ chứng. Ông xác định, về yếu quyết chữa

 bệnh phải soi thấu tình hình khí huyết của bệnh nhân về luận ngoại cảm hay nộithương, nguyên nhân gây bệnh tuy nhiều nhưng chỗ tổn thương lại không ngoàikhí huyết.

Vương Thanh Nhiệm xác định rằng: Phàm cách chứng thổ huyết, nục huyết,niệu huyết, tiện huyết, vết thương chảy máu, băng huyết, song huyết sau sinh đẻ ramáu quá nhiều đều có thể đưa đến tình trạng kém huyết. Nếu huyết ứ có chứngtrạng huyết ứ. Theo nghiên cứu của ông, Trụ ứ có phép thông khiếu hoạt huyếtthang, người đời sau khi thực nghiệm quả có thể chữa rụng tóc và một số bệnhvùng đầu.

Vương Thanh Nhiệm coi trọng phép bổ khí, hay dùng hoàng kỳ bổ khí. Phép bổ khí của ông được viết trong 11 trang sách, ngoại trừ bài cấp cứu hồi dương

48

8/14/2019 HOC CO TRUYEN

http://slidepdf.com/reader/full/hoc-co-truyen 49/49

không có dùng Hoàng kỳ ra, còn các phương bổ khí khác đều dùng Hoàng kỳ làmđầu vị. Đối với 2 đầu mối “ khí” và “ huyết” thì ông bổ khí và thông huyết, hoặctrong khí trọng dụng bổ khí huyết, không bao giờ ông phá khí.

Trong phương bổ khí : Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang là một phương danh màchữa nhiều bệnh như : bán thân bất toại, bại xuôi, di chứng tai biến mạch máu não,

di chứng bại liệt ở trẻ em.Vương Thanh Nhiệm xứng đáng là một danh y lỗi lạc. Tinh thần quý báu

của ông là dám nghi người xưa, dám đưa sáng kiến đổi mới với sự cống hiến trácViệt của ông cho y học đến ngày nay vẫn được người đời khẳng định.

-