hỌc viỆn khoa hỌc vÀ cÔng nghỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ...

162
i BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGH----------------------------- DOÃN THTRƯỜNG NHUNG NGHIÊN CU SINH THÁI CNH QUAN TỈNH SƠN LA PHC VQUY HOCH, PHÁT TRIN KINH T- XÃ HI LUN ÁN TIẾN SĨ SINH HC Hà Ni - 2018

Upload: others

Post on 24-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

i

g.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

DOÃN THỊ TRƯỜNG NHUNG

NGHIÊN CỨU SINH THÁI CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA

PHỤC VỤ QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2018

Page 2: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

DOÃN THỊ TRƯỜNG NHUNG

NGHIÊN CỨU SINH THÁI CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA

PHỤC VỤ QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 9 42 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. GS. TSKH. Trần Đình Lý

2. TS. Hà Quý Quỳnh

Hà Nội - 2018

Page 3: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được người khác công bố trong

bất kỳ công trình nào.

Tác giả

DOÃN THỊ TRƯỜNG NHUNG

Page 4: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án “Nghiên cứu sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La phục vụ quy

hoạch, phát triển kinh tế - xã hội”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy

hướng dẫn là GS.TSKH. Trần Đình Lý và TS. Hà Quý Quỳnh. Tôi cũng đã nhận được sự

động viên và giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Nguyễn Văn Sinh, Viện trưởng Viện Sinh thái

và Tài nguyên sinh vật, cùng sự giúp đỡ quý báu từ các nhà khoa học, cán bộ của Viện

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các bạn đồng nghiệp

về sự giúp đỡ này.

Tôi cũng xin cảm ơn Phòng Sinh thái Viễn thám, Phòng Thực vật, Phòng

Động vật, Phòng Quản lý tổng hợp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và toàn

thể các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thiện luận án.

Xin cảm ơn Đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình KHCN Vũ trụ VT01/14-15 do

TS Hà Quý Quỳnh làm chủ nhiệm, đã cho tôi tham gia thực hiện đề tài và sử dụng

số liệu của đề tài.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ UBND tỉnh Sơn La, Sở KH&CN Sơn

La, Chi cục Kiểm lâm Sơn La, bà con nhân dân đã cung cấp thông tin và hỗ trợ tôi

trong thời gian thực hiện đề tài luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và toàn thể Hội đồng Sư phạm

Trường THPT Thái Phiên - thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi

hoàn thành luận án.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bố,

mẹ, chồng, các con và các anh em đã động viên và tạo tất cả các điều kiện thuận lợi

để tôi hoàn thành luận án.

Doãn Thị Trường Nhung

Page 5: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

MỤC LỤC............................................................................................................... iii

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 2

3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 2

4. Những điểm mới của luận án ................................................................................ 2

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 2

5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 2

5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

6. Bố cục của luận án ................................................................................................ 3

Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 4

1.1. Những lĩnh vực khoa học liên quan đến sinh thái cảnh quan ............................ 4

1.1.1. Sinh thái học ................................................................................................... 4

1.1.2. Hệ sinh thái ..................................................................................................... 6

1.1.2.1. Khái niệm hệ sinh thái ................................................................................. 6

1.1.2.2. Thành phần của hệ sinh thái......................................................................... 7

1.1.2.3. Cấu trúc của hệ sinh thái .............................................................................. 8

1.1.2.4. Chức năng của hệ sinh thái .......................................................................... 8

1.1.2.5. Tính chất của hệ sinh thái ............................................................................ 9

1.1.3. Cảnh quan học ............................................................................................... 10

1.1.3.1. Khái niệm cảnh quan ................................................................................. 10

1.1.3.2. Nhân tố thành tạo cảnh quan ...................................................................... 11

1.1.3.3. Hệ thống phân loại cảnh quan .................................................................... 12

1.1.3.4. Cấu trúc, động lực cảnh quan .................................................................... 13

1.1.3.5. Chức năng cảnh quan ................................................................................. 15

1.1.4. Sinh địa quần học .......................................................................................... 16

1.2. Một số nghiên cứu về sinh thái cảnh quan ....................................................... 17

1.2.1. Khái niệm sinh thái cảnh quan ...................................................................... 17

1.2.1.1. Các định nghĩa về sinh thái cảnh quan chú trọng đến đặc trưng sinh thái

học của cảnh quan ................................................................................................... 17

Page 6: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

iv

1.2.1.2. Các định nghĩa chú trọng đến đặc trưng nhân văn của cảnh quan ............. 19

1.2.1.3. Các định nghĩa về sinh thái cảnh quan của các nhà cảnh quan học Xô Viết

và Việt Nam ............................................................................................................ 20

1.2.1.4. Các định nghĩa tích hợp về sinh thái cảnh quan ........................................ 21

1.2.2. Cấu trúc và chức năng của sinh thái cảnh quan ............................................ 22

1.2.3. Phân biệt khái niệm “Sinh thái cảnh quan” và “Cảnh quan sinh thái” ......... 24

1.2.3.1. Về “Sinh thái cảnh quan” ........................................................................... 24

1.2.3.2. Về “Cảnh quan sinh thái” .......................................................................... 25

1.2.4. Tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan .................................................... 26

1.2.4.1. Trên thế giới ............................................................................................... 26

1.2.4.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 27

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án tại tỉnh Sơn La ........... 30

1.4. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 32

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 35

2.2. Quan điểm nghiên cứu ..................................................................................... 35

2.2.1. Quan điểm hệ thống ...................................................................................... 35

2.2.2. Quan điểm tổng hợp ...................................................................................... 36

2.2.3. Quan điểm lãnh thổ ....................................................................................... 36

2.2.4. Quan điểm lịch sử ......................................................................................... 37

2.2.5. Quan điểm liên ngành và phát triển bền vững .............................................. 37

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 38

2.3.1. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa ........................................................... 38

2.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................................. 39

2.3.3. Phương pháp Bản đồ và Hệ thông tin địa lí .................................................. 39

2.3.4. Phương pháp chuyên gia ............................................................................... 40

2.3.5. Nhóm phương pháp nghiên cứu, đánh giá sinh thái cảnh quan .................... 40

2.4. Các bước nghiên cứu ....................................................................................... 41

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 42

3.1. Điều kiện tự nhiên, các yếu tố sinh thái nhân văn - nhân tố hình thành sinh

thái cảnh quan ......................................................................................................... 42

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 42

3.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 42

3.1.1.2. Địa chất - Địa hình ..................................................................................... 42

Page 7: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

v

3.1.1.3. Khí hậu - thủy văn ...................................................................................... 49

3.1.1.4. Thổ nhưỡng ................................................................................................ 56

3.1.1.5. Thảm thực vật ............................................................................................ 60

3.1.2. Các yếu tố sinh thái nhân văn ....................................................................... 69

3.1.2.1. Về dân số, dân tộc ...................................................................................... 69

3.1.2.2. Về tình hình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm .......................... 70

3.1.2.3. Về cơ cấu kinh tế ....................................................................................... 70

3.1.2.4. Các tác động nhân sinh đến môi trường tự nhiên ...................................... 71

3.2. Phân loại hệ thống sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La ........................................ 74

3.3. Biến động sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La theo thời gian ............................ 111

3.3.1. Bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2005 .................................... 112

3.3.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2015 .................................... 115

3.3.3. Biến động sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La theo thời gian ......................... 118

3.4. Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế - xã

hội .......................................................................................................................... 121

3.4.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La ................. 121

3.4.2. Định hướng không gian các đơn vị sinh thái cảnh quan cho bảo tồn, sử dụng

hợp lý tài nguyên ................................................................................................... 123

3.4.2.1. Ngành nông nghiệp .................................................................................. 124

3.4.2.2. Ngành lâm nghiệp .................................................................................... 125

3.4.2.3. Phát triển các khu bảo tồn ........................................................................ 127

3.4.2.4. Ngành công nghiệp .................................................................................. 130

3.4.2.5. Ngành du lịch, thương mại, dịch vụ ......................................................... 131

3.4.2.6. Phát triển đô thị ........................................................................................ 133

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 139

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 139

KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 140

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ................. 141

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104

PHỤ LỤC

Page 8: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân loại cảnh quan áp dụng cho tỉnh

Sơn La ..................................................................................................................... 33

Bảng 3. 1 Bảng phân loại đất tỉnh Sơn La ............................................................. 56

Bảng 3.2. Thống kê các đơn vị Sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La ......................... 104

Bảng 3.3. Diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2005 ............. 112

Bảng 3.4. Diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2015 ............. 115

Bảng 3.5. Biến động diện tích các đơn vị sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La theo

thời gian ................................................................................................................ 118

Bảng 3.6. Hiện trạng và định hướng sử dụng lãnh thổ tỉnh Sơn La ..................... 133

Page 9: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ mô hình số độ cao tỉnh Sơn La ................................... sau trang 47

Hình 3.2. Bản đồ địa hình tỉnh Sơn La ................................................... sau trang 47

Hình 3.3. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Sơn La ............................................. sau trang 49

Hình 3.4. Bản đồ đất tỉnh Sơn La ............................................................ sau trang 56

Hình 3.5. Bản đồ thảm thực vật tỉnh Sơn La ............................................ sau trang 61

Hình 3.6. Loại sinh thái cảnh quan rừng cây lá rộng .............................................. 97

Hình 3.7. Loại STCQ rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim ........................................ 98

Hình 3.8. Loại sinh thái cảnh quan rừng cây lá rộng trên núi đá vôi ...................... 98

Hình 3.9. Loại sinh thái cảnh quan rừng hỗn giao tre, nứa ..................................... 99

Hình 3.10. Loại sinh thái cảnh quan rừng trồng, rừng cây lá kim .......................... 99

Hình 3.11. Loại sinh thái cảnh quan cây bụi......................................................... 100

Hình 3.12. Loại sinh thái cảnh quan thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau .. 100

Hình 3.13. Loại sinh thái cảnh quan thổ cư .......................................................... 101

Hình 3.14. Loại STCQ thuỷ văn ........................................................................... 101

Hình 3.15. Sơ đồ phân loại hệ thống STCQ tỉnh Sơn La ..................................... 103

Hình 3.16. Bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2005 ............ sau trang 111

Hình 3.17. Biểu đồ diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2005

............................................................................................................................... 114

Hình 3.18. Bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2015 ............ sau trang 114

Hình 3.19. Biểu đồ diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2015

............................................................................................................................... 117

Hình 3.20. Biểu đồ biến động diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La

theo thời gian ................................................................................................................. 120

Hình 3.21. Bản đồ hiện trạng và định hướng sử dụng lãnh thổ tỉnh Sơn La sau

trang ...................................................................................................................... 125

Page 10: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CQ Cảnh quan

ĐDSH Đa dạng sinh học

GIS Geographic Information System

HST Hệ sinh thái

KT - XH Kinh tế - xã hội

NCS Nghiên cứu sinh

PTBV Phát triển bền vững

STCQ Sinh thái cảnh quan

Page 11: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tỉnh Sơn La thuộc vùng Tây Bắc, có vị trí địa lí quan trọng trong chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), an ninh quốc phòng cấp vùng và Quốc gia.

Đồng thời, với vị trí đầu nguồn của Sông Đà và Sông Mã, đây là địa bàn phòng hộ

xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và 2 công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam.

Với địa hình núi thấp, cao nguyên và thung lũng chiếm ưu thế, tài nguyên đất, khí

hậu phong phú, kho tàng tri thức bản địa đặc sắc…Tỉnh Sơn La có nhiều triển vọng

để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thương mại và du lịch, đem lại hiệu quả về

KT - XH và môi trường.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ nguồn tài nguyên ở Sơn La còn thấp, ảnh hưởng

rất lớn đến các địa phương khác thuộc vùng hạ du Sông Đà và Sông Mã. Trong 10

năm qua, những biến đổi trong sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Sơn

La diễn ra mạnh mẽ. Trên địa bàn tỉnh, thoái hóa đất ngày càng trầm trọng, tài

nguyên nước suy giảm, ô nhiễm do mất rừng và sử dụng hóa chất nông nghiệp, tai

biến thiên nhiên xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại ngày càng nặng nề [84]. Vì vậy,

chiến lược phát triển KT - XH lâu dài của tỉnh cần xem xét theo chức năng từng

vùng lãnh thổ, theo hướng nhanh và bền vững.

Nghiên cứu sinh thái cảnh quan (STCQ) là phương pháp tiếp cận tổng hợp và

đa ngành, từ nghiên cứu thành phần loài sinh vật, đặc điểm môi trường sống, điều

kiện sinh thái, địa lý và vùng phân bố. Nghiên cứu STCQ nhằm hiểu rõ các nguồn

tài nguyên và điều kiện tự nhiên; mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần

tự nhiên; đặc điểm và chức năng của từng đơn vị lãnh thổ... làm cơ sở cho việc đề

xuất những biện pháp khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững. Vì vậy,

việc nghiên cứu STCQ tỉnh Sơn La nhằm định hướng khai thác, cải tạo và phục hồi

chức năng sinh thái của lãnh thổ tại tỉnh Sơn La là cần thiết trong giai đoạn

hiện nay.

Đứng trước thực tế đó nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nghiên cứu sinh thái

cảnh quan tỉnh Sơn La phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội”, góp phần

phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La.

Page 12: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

2

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của luận án:

2.1. Phân loại được hệ thống STCQ tỉnh Sơn La và thành lập được bản đồ STCQ

tỉnh Sơn La.

2.2. Làm rõ được sự biến động STCQ tỉnh Sơn La theo thời gian (2005 - 2015).

2.3. Xác lập được cơ sở khoa học dựa trên nghiên cứu STCQ phục vụ định hướng

sử dụng hợp lý lãnh thổ trong nông, lâm nghiệp và bảo tồn.

3. Phạm vi nghiên cứu

- Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên cơ sở Bản đồ địa hình tỷ

lệ 1:100.000 và Bản đồ hành chính năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Lãnh thổ nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên 14.125,0 km²,

tọa độ địa lý: 20°39

’ - 22

°02

’ vĩ độ Bắc và 103

°11

’ - 105

°02

’ kinh độ Đông. Tính đến

năm 2015, tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và 204 đơn vị hành

chính cấp xã [20].

- Nghiên cứu cơ sở khoa học về STCQ và phân loại STCQ, định hướng

không gian các đơn vị STCQ cho bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên.

4. Những điểm mới của luận án

- Đã xây dựng được hệ thống phân loại STCQ tỉnh Sơn La trên cơ sở kế thừa

có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của cảnh quan học và sinh thái học.

- Xây dựng được bản đồ STCQ tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000.

- Bước đầu làm rõ giá trị dịch vụ của các đơn vị STCQ là cơ sở cho đề xuất

không gian bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

5.1. Ý nghĩa khoa học

- Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung về lý thuyết nghiên

cứu STCQ phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên.

Page 13: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

3

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Luận án là tài liệu tham khảo có cơ sở khoa học trong công tác nghiên cứu,

giảng dạy và học tập liên quan đến nội dung STCQ.

- Các kết quả nghiên cứu của luận án là các dữ liệu tham khảo quan trọng

như các căn cứ khoa học cho các cơ quan chức năng liên quan, các nhà quản lý

tham khảo khi tiến hành quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên tỉnh Sơn La.

6. Bố cục của luận án

Luận án ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, có 3 chương chính:

Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu

(32 trang)

Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (09 trang).

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (100 trang).

Page 14: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Những lĩnh vực khoa học liên quan đến sinh thái cảnh quan

1.1.1. Sinh thái học

Sinh thái học (Ecology) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp “Oikos” có nghĩa

là nơi sống, nhà ở, “Logos” là môn học, khoa học. Theo nghĩa này, sinh thái học có

nghĩa là khoa học về nơi ở của sinh vật. Cho đến nay, nhiều định nghĩa về sinh thái

học ra đời, nhưng đều thống nhất rằng: Sinh thái học là khoa học chuyên ngành sinh

học nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường. Sinh thái

học được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau từ cá thể, quần thể, quần xã, cho đến

các hệ sinh thái và sinh quyển [42]. Do tập trung vào mối tương tác giữa sinh vật

với môi trường của chúng, sinh thái học được coi là khoa học tổng hợp và đa ngành,

bao gồm nhiều mảng kiến thức của địa lý học, địa chất học, khí tượng học,

thổ nhưỡng học, di truyền học, hóa học, vật lý, toán học và khoa học thống kê [42].

Ernst Haeckel (1866) đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về sinh thái học là “khoa

học bao hàm nhiều khái niệm về mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường”.

Warming (1895) lần đầu tiên xuất bản cuốn “Sinh thái học thực vật” và lập giáo

trình đại học đầu tiên về sinh thái học thực vật [51, 52, 63, 72].

Mặc dù được công nhận phát triển vào nửa sau thế kỷ XIX, tuy nhiên, nhiều

nghiên cứu về sinh thái học tổng hợp đã xuất hiện ở thời cổ đại. Aristot và

Theophrastus đã thực hiện các quan sát về dòng di cư của động vật và thực vật, hiện

nay còn lưu lại những dẫn liệu mang tính chất sinh thái học khá rõ nét. Ở Châu Âu,

từ thế kỷ XVIII - XIX, được xem là thời kỳ “phục hưng sinh học”, tuy chưa chính

thức dùng tên gọi “sinh thái học”, nhưng nhiều nhà khoa học đã có nhiều công bố

đáng kể về sinh thái học. Đầu thế kỷ XVIII, nhà vi sinh vật học Hà Lan là

Leeuvenhoek đã nghiên cứu chuỗi thức ăn và quy luật điều chỉnh số lượng quần thể.

Các nhà khoa học của thế kỷ thứ XIX là Alexander von Humboldt (1769 - 1859),

Charles Darwin (1809 - 1882), Alfred Russel Wallace (1823 - 1913) và Karl

Möbius (1825 - 1908) đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu và giải

thích về mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật với môi trường. Các nhà tự nhiên học

Page 15: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

5

người Đức đóng vai trò tiên phong sáng lập, còn các nhà động vật và thực vật học

người Anh và Hoa Kỳ đóng vai trò kế cận, phát triển và hoàn thiện lý luận sinh thái

học [72].

Trong thời kì phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, vấn đề “không gian sinh

thái” được coi là hạn chế lớn nhất của sinh thái học. Lịch sử phát triển của sinh thái

học chỉ ra rằng, hầu hết các nguyên lý sinh thái đều có tính chất phi không gian.

Ví dụ, quan hệ vật ăn thịt - con mồi là quan hệ sinh học thuần túy với điều kiện giả

thiết xảy ra trong một không gian bất kỳ, thuyết diễn thế sinh thái được xây dựng

cho một hệ sinh thái đồng nhất. Tuy nhiên, nếu xem xét sâu hơn, ảnh hưởng không

gian luôn là yếu tố khách quan, do đó, tiếp cận không gian là việc cần thiết trong

các nghiên cứu sinh thái học [72].

Đầu thế kỷ thứ XX, đánh dấu sự kiện các công trình nghiên cứu sinh thái

học, đã tích hợp các vấn đề địa lý học và sinh học: Cowles (1899) đã nghiên cứu về

diễn thế thực vật trên dải cồn cát ven hồ Michigan (Hoa Kỳ); Clements (1916) đã

nghiên cứu về quy luật phát triển của sinh vật quần lạc trong mối quan hệ với nhân

tố thổ nhưỡng...Đây được xem là những nghiên cứu sinh thái đầu tiên tiếp cận

không gian. Gause (1934) đã khẳng định mối quan hệ cạnh tranh khác loài là một

nguyên nhân gây ra sự phân hóa không gian. Khái niệm hệ sinh thái ra đời có ảnh

hưởng quyết định đến việc hình thành STCQ. Đối tượng nghiên cứu của sinh thái

học là các hệ sinh thái, theo Tansley (1935), sinh thái học là một tập hợp các vật

sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường phi sinh học nơi chúng sinh

sống (khí hậu, đất) [72].

Phần lớn các nhà STCQ trên thế giới đều khẳng định STCQ lý thuyết có

nguồn gốc từ sinh thái học truyền thống và hiện nay, sinh thái học hiện đại đang có

ảnh hưởng rất lớn đến định hướng nghiên cứu STCQ ứng dụng. Trong đó, hai đóng

góp quan trọng nhất của sinh thái học là:

- Định nghĩa về hệ sinh thái đã tạo ra mối liên kết giữa các yếu tố phi sinh

học (đối tượng nghiên cứu của các nhà địa lý) và các yếu tố sinh học (đối tượng

nghiên cứu của các nhà sinh thái học). Các nhà sinh thái học Xô Viết và Đông Âu

trước đây thường sử dụng khái niệm sinh địa quần lạc trong nghiên cứu sinh thái

học. Trong khi đó, các nhà sinh thái học Tây Âu và Bắc Mỹ chấp nhận hệ sinh thái

Page 16: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

6

là đối tượng nghiên cứu, đồng thời kế thừa và tiếp tục phát triển: “Hệ sinh thái là

một hệ thống bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, sinh học hoạt động trong một

không gian và thời gian nào đó” (Linderman, 1942) [115]; “…Là một đơn vị bất kỳ

bao gồm tất cả các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) trong một khu vực nhất

định có sự tương tác với môi trường vật lý bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu

trúc dinh dưỡng xác định, sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất”

(Odum, 1953); “…Là một hệ thống chức năng bao gồm tập hợp các vật sống (thực

vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường tự nhiên (khí hậu, đất) tương tác qua lại”

(Whittaker, 1975) [72]. Chính quan điểm về hệ sinh thái của Tansley (1935), Troll

đã sáng tạo thuật ngữ STCQ vào năm 1939 [72].

- Xét về khía cạnh ứng dụng, những bài toán ứng dụng của sinh thái học là

nền tảng để phát triển các nghiên cứu STCQ ứng dụng trong nghiên cứu STCQ

tự nhiên, đặc biệt phổ biến ở Bắc Mỹ. Sinh thái học, xét về bản chất cũng là một

ngành khoa học ứng dụng cao, chú trọng tới các vấn đề quản lý tài nguyên thiên

nhiên và bảo vệ môi trường. Các hướng nghiên cứu ứng dụng cụ thể bao gồm, bảo

tồn thiên nhiên, quản lý nơi sống của sinh vật, giảm thiểu các tác động sinh thái do

ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái, tái tạo loài, sinh thái học biển, quản lý

rừng (là những ứng dụng trực tiếp của sinh thái); phát triển đô thị, các vấn đề nông

nghiệp, sức khỏe cộng đồng (là những ý tưởng và phân tích sinh thái học).

Kế thừa các nguyên lý cơ bản và các bài toán ứng dụng của sinh thái học,

STCQ tập trung nghiên cứu tương tác giữa cấu trúc không gian và các quá trình hệ

sinh thái, bao gồm các nguyên nhân và hệ quả sinh thái học do phân hóa cảnh quan

ở các tỷ lệ khác nhau. Điều đó tạo ra hai đặc trưng quan trọng của STCQ, phân biệt

với sinh thái học và cảnh quan học:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc cảnh quan tới các quá trình HST;

- Nghiên cứu sinh thái học trên các đơn vị không gian có quy mô thường lớn

hơn so với các nghiên cứu sinh thái học truyền thống trước đây [72].

1.1.2. Hệ sinh thái

1.1.2.1. Khái niệm hệ sinh thái

Page 17: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

7

Hệ sinh thái (HST) là một khái niệm tương đối rộng. HST coi các đơn vị

sinh thái là một tổ hợp các yếu tố có quan hệ với nhau theo các chức năng thống

nhất. Vì vậy, quy mô của HST có thể rất khác nhau, từ một cái ao, một thửa ruộng,

một khu rừng đến một vùng rộng lớn hay cả sinh quyển.

Khái niệm HST đã đưa thế giới sinh học và vật lý vào một thể thống nhất,

con người có thể mô tả, đánh giá và quản lý hệ này. HST là nơi mà các dạng sống

và môi trường xung quanh có tác động qua lại với nhau; nó đóng vai trò như một

đơn vị thể tích của Trái đất với sự biến động theo không gian, thời gian và mức độ.

Các HST bao gồm các thành phần hữu sinh và vô sinh, phân biệt nhờ cấu trúc và

chức năng khác nhau của chúng.

Vũ Trung Tạng (2000) [63] đã định nghĩa hệ sinh thái như sau: “Hệ sinh thái

là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã ở đó tồn tại,

trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình

vật chất và sự chuyển hoá năng lượng”.

1.1.2.2. Thành phần của hệ sinh thái

Hệ sinh thái gồm hai hợp phần căn bản là quần xã sinh vật và môi trường mà

sinh vật tồn tại. Một HST hoàn chỉnh có các thành phần chính sau đây:

- Những chất vô cơ (C, N, CO2, H2O,…) tham gia vào chu trình tuần hoàn

vật chất trong hệ sinh thái;

- Những chất hữu cơ (protein, gluxit, lipid, các chất mùn…);

- Khí hậu, bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và các yếu tố vật lý khác;

- Đất, bao gồm thành phần đất, các đặc tính lý hóa học của đất;

- Các sinh vật, đây là thành phần sống của HST. Bao gồm 3 nhóm:

Nhóm sinh vật sản xuất: Gồm các sinh vật tự dưỡng, chủ yếu là cây xanh và

các vi khuẩn hóa tổng hợp. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô

cơ nhờ quang hợp hoặc hóa tổng hợp.

Sinh vật tiêu thụ: Gồm các sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là các động vật. Chúng

sử dụng chất hữu cơ được tạo thành nhờ sinh vật sản xuất. Động vật ăn trực tiếp

Page 18: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

8

thực vật là sinh vật tiêu thụ bậc I. Động vật ăn thịt các động vật tiêu thụ bậc I là sinh

vật tiêu thụ bậc II. Quá trình tương tự sẽ có các sinh vật tiêu thụ bậc III.

Sinh vật phân hủy: Gồm các sinh vật dị dưỡng như vi khuẩn, nấm. Chúng

phân hủy chất thải và xác chết của các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, biến đổi

các chất hữu cơ.

1.1.2.3. Cấu trúc của hệ sinh thái

Hai hợp phần căn bản của HST là quần xã sinh vật và môi trường sống của

nó cùng các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa sinh vật với sinh vật, giữa

sinh vật với môi trường và tác động của môi trường lên sinh vật. Các yếu tố cấu

thành HST rất khác nhau, mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cũng phức

tạp, do đó cấu trúc HST cũng khác nhau. Có thể nghiên cứu các HST theo các kiểu

cấu trúc như: Cấu trúc không gian (theo chiều ngang và chiều thẳng đứng, theo tầng

và theo phiến), cấu trúc chu kỳ, cấu trúc mạng lưới dinh dưỡng, cấu trúc đặc tính

sinh sản, cấu trúc quần tụ (sống theo đàn, theo đám), cấu trúc do hoạt động

cạnh tranh…

1.1.2.4. Chức năng của hệ sinh thái

Chức năng cơ bản của HST là thực hiện vòng tuần hoàn vật chất, trao đổi

năng lượng và trao đổi thông tin để tái tổ hợp các quần xã sinh vật thích nghi với

điều kiện môi trường tạo thế cân bằng động trong quá trình phát triển. Cần nhấn

mạnh một số điểm như sau:

- Tuần hoàn vật chất là vòng cơ sở: Trong HST thường xuyên có sự trao đổi

vật chất đi từ môi trường vô sinh đi vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật này

qua sinh vật khác theo chuỗi thức ăn, rồi từ cơ thể sinh vật đi trở lại môi trường.

Người ta gọi đó là vòng sinh địa hóa. Có rất nhiều loại vòng tuần hoàn vật chất khác

nhau nhưng nhìn chung đều gồm các khâu quan trọng là: tổng hợp chất hữu cơ, sử

dụng chất hữu cơ và phân giải chất hữu cơ.

- Thực vật xanh sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất vô

cơ thành chất hữu cơ - nguồn chất sống cơ bản. Ta gọi đó là quá trình quang hợp.

Nguồn năng lượng để thực hiện quá trình biến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ

Page 19: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

9

nhận được từ các phản ứng oxi hóa các chất vô cơ vi khuẩn thực hiện gọi là quá

trình hóa tổng hợp.

- Dòng tuần hoàn vật chất khác với dòng tuần hoàn năng lượng là vật chất

được HST sử dụng lại còn năng lượng thì không được sử dụng lại mà nó phát tán và

mất đi dưới dạng nhiệt vào vũ trụ. Vì vậy, dòng tuần hoàn vật chất là vòng kín còn

dòng tuần hoàn năng lượng là vòng hở.

1.1.2.5. Tính chất của hệ sinh thái

Hệ sinh thái có nhiều tính chất. Phần này muốn đề cập đến ba tính chất quan

trọng nhất là:

1) HST là một hệ thống luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, trạng

thái tĩnh chỉ là tương đối và tạm thời. HST gồm hai phần cơ bản là quần xã sinh vật,

môi trường và các mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành của HST.

Một HST có hai mặt: mặt tĩnh và mặt động. Mặt tĩnh là tương đối và tạm thời. Mặt

động là liên tục và không ngừng. Mặt tĩnh tương đối của HST là các yếu tố vật chất

cấu thành hệ thống như động vật, thực vật, vi sinh vật, các chất hữu cơ và vô cơ ở

môi trường. Mối tác động qua lại giữa các thành phần của hệ thường xuyên, liên tục

là mặt động. Các mối tác động qua lại đó thể hiện trong dòng tuần hoàn vật chất,

dòng năng lượng, dòng thông tin. Kết quả quá trình vận động của ba dòng trên dẫn

đến tái tổ hợp lại các quần xã sinh vật mới, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của

hệ cũ, tạo lập hệ mới.

2) HST là một hệ thống cân bằng động có khả năng tự điều chỉnh. Mặc dù,

HST luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng nhưng nó cũng có khả năng tự

điều chỉnh để tái lập thế cân bằng khi bị tác động của một hay nhiều nhân tố nào đó.

Chúng ta biết rằng trong HST có nhiều thành phần đi vào như ánh sáng mặt trời,

nước, không khí, các chất khoáng, các sinh vật du nhập và các thành phần đi ra như

nhiệt, các khí như: CO2, O2, H2O, các khí thải, chất mùn, chất hữu cơ vụn nát, các

loài cây gỗ bị khai thác, các động vật bị săn bắt hay di cư đi nơi khác. Ở một thời

điểm nhất định các mối tác động qua lại giữa các yếu tố đi ra và các yếu tố đi vào hệ

sinh thái đạt được sự cân bằng. Nếu có tác động của một hay nhiều nhân tố nào đó

vào hệ sinh thái dẫn đến mất cân bằng thì hệ tự điều chỉnh để duy trì trạng thái ổn

Page 20: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

10

định của hệ để hệ có thể tồn tại và phát triển đi lên, người ta gọi đó là trạng thái nội

cân bằng động của HST. Ở trạng thái này thì sản xuất entropi là cực tiểu. Nếu HST

ở thế càng mất cân bằng thì entropi càng lớn. Đặc tính tự điều chỉnh cân bằng của

HST được thể hiện ở khả năng thích nghi của HST.

3) Một HST có tính đa dạng càng cao thì tính bền vững càng lớn. Tính đa

dạng của HST thể hiện ở nhiều mặt như hình thái, cấu trúc và chức năng vận

chuyển vật chất và năng lượng…Nhưng rõ nhất mà ta có thể tính toán được là tính

đa dạng loài trong quần xã sinh vật. Như chúng ta đã biết trong một quần xã sinh

vật tự nhiên nếu điều kiện môi trường thuận lợi và đa dạng thì số lượng loài lớn, số

cá thể trong mỗi loài nhỏ, hệ số đa dạng cao. Khi điều kiện không thuận lợi hay ở

môi trường có tính chất cực đoan thì số lượng loài trong quần xã ít nhưng số lượng

cá thể của từng loài có thể cao và hệ số đa dạng thấp, sản xuất entropi tăng. Một

quần xã sinh vật có nhiều loài thì mạng lưới thức ăn càng phức tạp và tạo ra mối

quan hệ tương hỗ có tính bền vững trong hệ sinh thái. Vì vậy, sự đa dạng về loài

trong quần xã đó có quan hệ trực tiếp dẫn đến tính ổn định và bền vững động của

HST.

1.1.3. Cảnh quan học

1.1.3.1. Khái niệm cảnh quan

Khái niệm cảnh quan (CQ) được sử dụng lần đầu tiên vào đầu thế kỉ XX.

Hiện nay, ở Nga và các nước khác thuộc Liên Xô trước đây, trong khoa học địa lí

tồn tại 3 quan niệm về CQ tùy theo ý và nội dung người ta muốn diễn đạt: cảnh

quan là khái niệm chung (Minkov, Armand,...), đồng nghĩa với tổng thể địa lí thuộc

các đơn vị khác nhau; là khái niệm loại hình (Polunov, Gvozdetxki,...); là khái niệm

cá thể (Xontxev, Ixatsenko, Vũ Tự Lập) [72]. Dù theo khía cạnh nào thì CQ vẫn

được xem là tổng thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi

CQ là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, CQ được xác định và thể hiện trên bản đồ theo

cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải [32]. Tại Việt Nam, có nhiều nhà

khoa học có quan điểm cảnh quan là khái niệm loại hình. Tiêu biểu như Phạm

Hoàng Hải và nnk. (1997) [26]; Nguyễn Cao Huần (2005) [32]; Nguyễn An Thịnh

(2014) [73]. Trong quan niệm loại hình, đơn vị phân loại CQ thể hiện được rõ nét cả

2 quy luật địa đới và phi địa đới, đồng thời là địa hệ tự nhiên cấp cơ sở có cấu trúc

Page 21: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

11

hình thái riêng. Điều này, thể hiện một trong những đặc tính của tập hợp - đặc tính

nổi bật chỉ có trong hệ thống các cấp, mà mỗi cấp có tính chất riêng cho sự liên kết

tương hỗ của các yếu tố hợp thành. Quan niệm này có lợi thế trong phân loại và

thành lập bản đồ CQ phục vụ các mục đích ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên, khi có

yếu tố chưa định lượng được, cần phải công nhận tính đồng nhất tương đối để có thể

ghép vào một nhóm, một dạng có thể định lượng được, đưa ra các phương án khả

dĩ, tính toán được nhiều vấn đề, nhiều mặt để bố trí sản xuất hợp lí [26].

Về bản chất, CQ là tổng thể tự nhiên phức tạp, vừa có tính đồng nhất, vừa có

tính bất đồng nhất. Tính đồng nhất của CQ được hiểu ở chỗ, một lãnh thổ mà trong

phạm vi của nó, các thành phần và tính chất của mối quan hệ giữa các thành phần

coi như không đổi, nghĩa là đồng nhất. Tính bất đồng nhất được biểu thị ở 2 mặt: (i)

CQ bao gồm nhiều thành phần khác nhau về bản chất (địa hình, khí hậu, thủy văn,

đất, thực vật) tạo nên. (ii) Mỗi thành phần trong CQ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.

Chính những điều nói trên, đòi hỏi các nhà địa lí khi nghiên cứu, đánh giá CQ phải

xuất phát từ quan điểm tổng hợp và quan điểm hệ thống [32].

Trong luận án này nghiên cứu sinh quan niệm CQ là khái niệm loại hình,

“CQ là một phần trọn vẹn của bề mặt Trái đất có địa mạo, cấu trúc, hình thái xác

định trong quá trình phát triển và các mối quan hệ nhân quả của tổng hợp các

nhân tố tác động” [97].

1.1.3.2. Nhân tố thành tạo cảnh quan

Trong nhiều công trình nghiên cứu, các tác giả đều quan tâm phân tích đặc

điểm, vai trò các nhân tố thành tạo CQ và mối quan hệ giữa chúng. Vì sự phân hóa

của các đơn vị phân loại CQ vừa phụ thuộc vào sự phân hóa của các nhân tố thành

tạo CQ, vừa phụ thuộc và mối quan hệ và tương tác giữa các hợp phần với nhau.

Theo tiếp cận sinh thái, các nhân tố thành tạo cảnh quan được chia thành 2 nhóm:

nhóm nguyên sinh và nhóm thứ cấp. Dựa vào mức độ tác động của các nhân tố có

thể nhóm các nhân tố thành 3 nhóm: các thành phần cứng, các thành phần động và

các thành phần tích cực [105].

Tại Châu Âu, quan điểm CQ là địa tổng thể đầy đủ được áp dụng để thành

lập bản đồ sinh thái cảnh quan. Zonneveld (1995) [125] đã đồng nhất đất đai với

Page 22: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

12

CQ nhằm thể hiện tổng hợp các mối quan hệ tương tác và mối quan hệ phát sinh

giữa các nhân tố và thuộc tính đất đai. Ở Bắc Mĩ, quan niệm về CQ đơn giản hơn

nên không phải toàn bộ các nhân tố mà chỉ những nhân tố được quan tâm nghiên

cứu mới được xem xét.

Ở Việt Nam, Nguyễn An Thịnh (2014) [72] cho rằng các nhân tố thành tạo

CQ là những nhân tố không gian, thời gian trong nội tại và bên ngoài CQ có vai trò

hình thành cấu trúc, chức năng và chế độ động lực trong CQ. Khác với các hợp

phần CQ chỉ được xem xét trong cùng một hệ thống, các nhân tố thành tạo CQ được

xem xét ở cả hệ thống được nghiên cứu và hệ thống lớn hơn. CQ được cấu tạo bởi

các thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt vật chất và năng lượng.

Nhân tố thành tạo CQ được định nghĩa là: Các thực thể địa lí độc lập tương

đối nhưng tác động lẫn nhau thành tạo môi trường địa phương trong CQ, bao gồm

mẫu chất (hệ tầng, đá mẹ, trầm tích), địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, lớp

phủ thực vật (đối với CQ tự nhiên và bán tự nhiên) hoặc lớp phủ sử dụng đất (đối

với CQ văn hóa). Mối liên hệ giữa các nhân tố thông qua các quá trình hệ sinh thái

trong cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian của CQ. Theo khái niệm

này thì các nhân tố thành tạo CQ bao gồm: (i) Nhóm nhân tố vùng: bao gồm 3 nhân

tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hình thành các nhân tố cảnh quan là địa chất - kiến tạo,

kiểu khí hậu và khu hệ sinh vật; (ii) Nhân tố con người [72].

Đối với tỉnh Sơn La, luận án đã phân tích đặc điểm phân hóa, vai trò của các

nhân tố thành tạo CQ và mối quan hệ, tác động giữa chúng, đồng thời, sắp xếp các

nhân tố thành tạo CQ thành từng nhóm. Nhóm nhân tố vô sinh bao gồm: nền địa

chất, địa hình và các quá trình địa mạo, khí hậu, thủy văn. Nhóm nhân tố hữu sinh

bao gồm thổ nhưỡng và thế giới sinh vật; thời gian và hoạt động của con người.

1.1.3.3. Hệ thống phân loại cảnh quan

Nghiên cứu sử dụng hợp lí các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên không thể tiến

hành trên phạm vi rộng lớn, mà phải chia thành các lãnh thổ nhỏ hơn. Hệ thống

phân vị cảnh quan được ra đời cùng với sự xuất hiện các quan niệm về CQ. Kết quả

phân loại CQ sẽ là những căn cứ quan trọng để thành lập Bản đồ CQ cho một vùng

lãnh thổ được xác định. Tùy theo quan niệm của mỗi người và lãnh thổ nghiên cứu

Page 23: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

13

mà các hệ thống phân loại được hình thành. Hệ thống phân loại của các đơn vị đồng

phụ thuộc, Ixatsenko (1976) [34], với 8 cấp phân vị: Nhóm kiểu - Kiểu - Phụ kiểu -

Lớp - Phụ lớp - Loại - Phụ loại - Thể loại. Hệ thống phân loại của Gvozaexki (1961)

gồm 5 cấp phân vị: Lớp - Kiểu - Phụ kiểu - Nhóm - Loại. Ngoài ra, có nhiều hệ

thống phân loại khác như: hệ thống phân loại cảnh quan của Nhicolaev, Polunov,

Mitchell và Howard… [27].

Ở Việt Nam, nhiều hệ thống phân loại cảnh quan khác nhau được xây dựng

phù hợp với mục tiêu và lãnh thổ nghiên cứu. Vũ Tự Lập (1976) [38] đã đưa ra hệ

thống phân loại CQ địa lí Miền Bắc Việt Nam gồm 16 cấp phân vị, lớn nhất là “Địa

lí quyển”, cấp nhỏ nhất là “Điểm địa lí”. Mỗi đơn vị đều có chỉ tiêu xác định, rất

thuận lợi trong phân vùng ở mọi tỷ lệ trên mọi quy mô lãnh thổ. Hệ thống phân loại

của Nguyễn Cao Huần (2005) [32] đã sử dụng hệ thống phân loại gồm 6 cấp phân

vị: Hệ CQ - Phụ hệ CQ - Lớp CQ - Kiểu CQ - Hạng CQ - Loại CQ. Phạm Hoàng

Hải và nnk. (1997) [27] đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh

thổ Việt Nam ở tỷ lệ bản đồ 1:1.000.000 gồm 7 cấp phân vị: Hệ CQ - Phụ hệ CQ -

Lớp CQ - Phụ lớp CQ - Kiểu CQ - Phụ kiểu CQ - Loại CQ. Hệ thống phân loại CQ

có nhiều cấp tương ứng mức độ phân loại các thành phần CQ theo các yếu tố cùng

tỷ lệ bản đồ. Đơn vị phân loại cảnh quan ở cấp càng thấp thì sự tham gia của các

yếu tố của các thành phần cảnh quan càng nhiều.

1.1.3.4. Cấu trúc, động lực cảnh quan

Cấu trúc đứng: là đặc điểm kết hợp giữa các nhân tố cảnh quan thông qua

mối liên hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo riêng biệt, gồm: địa

chất - địa hình - khí hậu - thủy văn - thổ nhưỡng - sinh vật. Các nhân tố này có mối

liên hệ với nhau, sự biến đổi của một nhân tố kéo theo sự biến đổi của các nhân tố

khác theo phản ứng dây chuyền. Tác động này là động lực phát triển của các CQ địa

lí. Do các nguyên nhân khác nhau, sự thay đổi cấu trúc đứng sẽ tạo ra sự thay đổi

các chức năng của cảnh quan so với chức năng nguyên thủy của nó. Mỗi cấp phân

vị trong hệ thống phân loại cảnh quan đều có cấu trúc thẳng đứng riêng. Vì vậy, xác

định cấu trúc thẳng đứng của một địa tổng thể thuộc cấp phân vị nào đó không phải

là nghiên cứu địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn chung chung mà phải xác định rõ

đơn vị địa chất nào, đơn vị địa hình nào… tương đương với cấp phân vị của địa

Page 24: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

14

tổng thể đang xét [38]. Phân tích cấu trúc đứng được sử dụng trong luận án thực

chất là phân tích đặc điểm phân hóa và mối quan hệ giữa các nhân tố thành tạo

trong hệ thống phân loại CQ tỉnh Sơn La.

Cấu trúc ngang: được hình thành từ tính chất của hệ thống tự nhiên. Theo

đó, mỗi hệ thống bậc cao được cấu thành từ các hệ thống bậc thấp hơn. Mỗi hệ

thống bậc thấp là thành phần cấu trúc của hệ thống bậc cao hơn. Các hệ thống bậc

thấp hơn trong cùng một hệ thống bậc cao cũng có những mối liên quan chặt chẽ

với nhau. Sự biến động của một hệ thống này sẽ ảnh hưởng đến trạng thái và tính

chất của các hệ thống khác trên quan hệ nhân quả thông qua sự trao đổi vật chất và

năng lượng nội tại giữa các hệ thống cùng cấp.

Cùng với tác động biến đổi trong cấu trúc đứng, những biến động của cấu

trúc ngang tạo nên động lực phát triển của các cảnh quan. Vì vậy, trong nghiên cứu

cấu trúc ngang của cảnh quan, việc xác định hệ thống phân loại cùng chỉ tiêu chẩn

đoán các cấp phân vị và thành lập bản đồ CQ là các nội dung quan trọng. Cũng như

cấu trúc thẳng đứng của CQ, mỗi cấp phân vị có cấu trúc ngang riêng, cần tìm hiểu

số lượng các cấp dưới cấp đang xét và các đặc trưng địa lí của chúng.

Cấu trúc thời gian: thể hiện những nét quan trọng nhất của biến đổi trạng

thái CQ. Phân tích cấu trúc thời gian thực chất là phân tích biến đổi CQ theo thời

gian. Tuy nhiên, đây là nội dung rộng và phức tạp, vì vậy trong phạm vi luận án chỉ

đề cập khái quát động lực phát triển CQ thông qua phân tích sự biến đổi CQ theo

mùa và sự biến đổi CQ dưới sự tác động của tai biến thiên nhiên và con người.

Động lực cảnh quan: trong quá trình hình thành và phát triển, các CQ luôn

chịu sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên như: năng lượng bức xạ mặt trời, chế độ

nhiệt, cơ chế hoạt động của gió mùa và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người.

Tác động này, làm gia tăng các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất - năng lượng

trong CQ. Tuy nhiên, yếu tố động lực có tính chất quyết định nhất đến biến đổi CQ

chính là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Một mặt, những tác động

tích cực của con người như trồng và bảo vệ rừng, xây hồ chứa nước,... tạo cân bằng

tự nhiên, tăng sinh khối CQ, cải thiện tốt môi trường khu vực. Mặt khác, những tác

động tiêu cực như phá rừng, làm thoái hóa đất, biến đổi, suy thoái CQ theo chiều

Page 25: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

15

hướng xấu, phá vỡ cấu trúc CQ, xóa bỏ khả năng tự điều chỉnh của các địa hệ tự

nhiên cũng như các địa hệ nhân sinh, gây mất cân bằng sinh thái.

Biến đổi cảnh quan: là hiện tượng CQ bị thay đổi theo hướng đạt được cấu

trúc mới hoặc mất đi cấu trúc cũ dưới ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh hoặc

nội tại. Xét về cơ chế động lực, biến đổi CQ là quá trình gồm chuỗi 3 sự kiện: các

yếu tố tác động đến CQ; thay đổi cấu trúc CQ; thay đổi chức năng và các quá trình

trong CQ [72]. Biến đổi thuận nghịch là sự biến đổi với sự trở lại trạng thái ban đầu

sau lần tác động không có sự tái tạo CQ về chất lượng chỉ thực hiện chức năng biến

đổi trạng thái CQ. Biến đổi không thuận nghịch hay còn gọi là tiến bộ thể hiện sự

biến đổi theo một hướng nhất định mà không quay trở lại trạng thái ban đầu.

1.1.3.5. Chức năng cảnh quan

Chức năng của cảnh quan có nhiều quan niệm khác nhau. Theo Ixatsenko

(1976) [33], chức năng cảnh quan là “tổng hợp các quá trình trao đổi, biến đổi vật

chất và năng lượng trong cảnh quan”. Forman (1981) [106] lại xác định “chức năng

cảnh quan là dòng năng lượng, dinh dưỡng khoáng và sinh vật giữa các yếu tố cảnh

quan”. Bên cạnh đó, chức năng của cảnh quan còn được hiểu là lợi ích mà con

người thu được từ các thuộc tính và quá trình của CQ (Niemann, 1977; De Groot,

1992) Do đó, có nhiều hệ thống phân loại chức năng CQ [72]. Các chức năng của

cảnh quan gồm chức năng tự nhiên, chức năng KT - XH, chức năng bảo vệ

môi trường.

Như vậy, tiềm năng của một đơn vị cảnh quan chính là khả năng đơn vị CQ

đó phục vụ và đáp ứng đối với nhu cầu của quá trình tự nhiên khác và con người.

Một CQ có thể đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. Việc sử dụng CQ phù hợp

với chức năng tự nhiên cũng như chức năng KT - XH, sẽ đảm bảo sự phát triển bền

vững cho mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Chức năng CQ được xác định

trên cơ sở phân tích đặc điểm, cấu trúc CQ. Mỗi đơn vị CQ có thể có nhiều chức

năng và nhiều đơn vị CQ có thể cùng một chức năng. Nếu con người sử dụng CQ

phù hợp với chức năng của nó chính là hướng sử dụng hợp lí CQ và CQ có khả

năng phát triển bền vững, lâu dài. Nếu con người sử dụng CQ không phù hợp với

khả năng đáp ứng của CQ thì CQ sẽ bị suy giảm và không bền vững [72].

Page 26: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

16

1.1.4. Sinh địa quần học

Trên cơ sở kế thừa quan niệm về sinh vật quần lạc (biocoenosis) của Möbius

(1877) và thuyết hệ sinh rừng của Morozov (1912), nhà địa sinh vật và cổ địa lý

người Nga, Sukachev (1947) [122] phát triển khái niệm sinh địa quần lạc

(biogeocenos) gần tương tự với khái niệm hệ sinh thái của Tansley. Thuyết sinh địa

quần lạc học (biogeocenos) của Sukachev xác định đối tượng chính là các sinh địa

quần lạc, được sử dụng phổ biến ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Làm rõ mối quan

hệ tương tác giữa đá mẹ, đất, khí quyển với thảm thực vật, quần thể động vật và vi

sinh vật được xác định là mục tiêu chính và các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của

khoa học này.

Sinh vật quần lạc được định nghĩa là “tất cả các sinh vật sống tương tác với

nhau trong một nơi sống đặc biệt (hoặc sinh cảnh)” (Möbius, 1877). Khái niệm này

tương tự với quần xã sinh vật: chẳng hạn Forman (1981) [106] coi sinh vật quần lạc

là “một tập hợp hoặc quần xã của các loài động vật và thực vật có nhu cầu sinh thái

giống nhau cùng phân bố trong một khu vực cụ thể”. Kendeigh & Charles (1961)

phân chia sinh vật quần lạc thành 3 kiểu: động vật quần lạc (zoocoenosis) chỉ quần

xã động vật; thực vật quần lạc (phytocoenosis) chỉ quần xã thực vật, vi sinh vật

quần lạc (microbiocoenosis) chỉ quần xã vi sinh vật trong một hệ sinh thái [72].

Sinh địa quần lạc được định nghĩa là “tổng hợp trên một bề mặt nhất định các

hiện tượng tự nhiên theo một kiểu chỉnh hợp với dòng trao đổi và chuyển hóa vật

chất giữa các điều kiện tự nhiên đó (đá mẹ, thảm thực vật, thế giới động vật, thế

giới vi sinh vật, đất và điều kiện khí hậu - thủy văn), có đặc thù riêng về tác động

tương hỗ của các bộ phận tổ thành và có kiểu trao đổi vật chất và năng lượng xác

định giữa chúng với nhau và với các hiện tượng tự nhiên khác và là một thể thống

nhất biện chứng có mâu thuẫn nội tại đang ở trong sự vận động không ngừng”

(Sukachev, 1947) [122]. Hiểu một cách đơn giản, sinh địa quần lạc bao gồm sinh

vật quần lạc và nơi sống. Bản chất của mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của

sinh địa quần lạc là quá trình tích lũy, chuyển hóa vật chất và năng lượng (Sukachev

gọi đó là quá trình sinh địa quần lạc), quyết định cho sự phát sinh, tăng trưởng, phát

triển và diễn thế của hệ sinh thái rừng.

Page 27: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

17

Khái niệm sinh vật quần lạc có ý nghĩa quan trọng đối với sinh thái học trong

khi đó, khái niệm sinh địa quần lạc lại đóng vai trò quan trọng đối với STCQ. Trong

sinh thái học, khái niệm sinh vật quần lạc cho phép làm rõ mối quan hệ qua lại giữa

các sinh vật trong một khu vực địa lý. Sinh vật quần lạc được coi là một quần xã

sinh vật đặc biệt hoặc các sinh vật quần lạc thích nghi với các điều kiện ưu thế trong

một khu vực nhất định. Tansley (1935) [123] cũng cho rằng, hệ sinh thái bao gồm

một quần xã sinh vật (hoặc sinh vật quần lạc) cùng với môi trường vật lý của chúng

(hoặc sinh cảnh theo quan điểm của nhiều nhà sinh thái học). Trong khi đó, khái

niệm sinh địa quần lạc học được các nhà STCQ Bắc Mỹ hiện đại đánh giá là gần

tương tự với khái niệm STCQ mà Troll (1939) [100] đề xuất.

1.2. Một số nghiên cứu về sinh thái cảnh quan

1.2.1. Khái niệm sinh thái cảnh quan

Thuật ngữ và khái niệm đầu tiên về Sinh thái cảnh quan (gọi đầy đủ là sinh

thái học cảnh quan, tiếng Anh - Landscape ecology) được nhà địa lý người Đức

Troll (1939) [100] sáng tạo ra trong công trình “Quy hoạch hàng không và khoa học

môi trường đất”. Tuy nhiên, Troll không cho rằng STCQ là một bộ môn khoa học

mới, mà chỉ nhìn nhận là một hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa các quần xã sinh

vật với môi trường trong phạm vi một CQ ở các quy mô không gian khác nhau.

Mặc dù Troll được coi là cha đẻ của STCQ nhưng bản thân ông chưa đưa ra

được một định nghĩa đầy đủ về STCQ. Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau nên

quan niệm và lý luận cụ thể về STCQ hiện nay chưa thực sự thống nhất. Có rất

nhiều các công trình nghiên cứu về STCQ mặc dù có nhiều sự khác biệt nhưng tất

cả các công trình đó đều có điểm chung về tính liên ngành địa lý học - sinh thái học

và chú trọng nhiều đến các đặc trưng sinh thái học và nhân văn của cảnh quan [12,

72].

1.2.1.1. Các định nghĩa về sinh thái cảnh quan chú trọng đến đặc trưng sinh thái

học của cảnh quan

Các định nghĩa theo hướng này tập trung vào luận điểm STCQ là khoa học

tổng hợp và liên ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc cảnh quan và các quá

trình hệ sinh thái trong phạm vi cảnh quan.

Page 28: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

18

“STCQ là khoa học nghiên cứu cấu trúc không gian, đặc điểm phát triển và

động lực của không gian bất đồng nhất, tương tác không gian và thời gian, quan hệ

trao đổi trong cảnh quan, ảnh hưởng của không gian bất đồng nhất đến các quá trình

sinh học và phi sinh học, quản lý không gian bất đồng nhất” [72];

“STCQ là khoa học nghiên cứu quan hệ không gian giữa các yếu tố cảnh

quan hoặc các hệ sinh thái, dòng năng lượng, dinh dưỡng khoáng và dòng chảy sinh

vật; động lực sinh thái của cảnh quan theo thời gian” (Forman & Godron, 1986)

[106];

Theo Deconov (1990), “STCQ là một hướng mới trong nghiên cứu cảnh

quan học, xem xét môi trường hình thành của cảnh quan hiện đại, trong đó bao gồm

cả cảnh quan nhân sinh và cảnh quan tự nhiên. Ở đây, con người được bao hàm như

một bộ phận hợp phần của cảnh quan dưới dạng các sản phẩm của hoạt động kinh tế

và lấy yếu tố ngoại cảnh hình thành cảnh quan” [72];

Theo Wiens (1995), “STCQ là khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc

cảnh quan tới các quá trình hệ sinh thái” [72];

Còn Turner (1989) cho rằng “STCQ là khoa học nghiên cứu cấu trúc cảnh

quan có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng và sự phân bố của các quần thể

sinh vật” [72];

“STCQ là tổng thể hiện tại, có cấu trúc cảnh quan địa lý và có chức năng

sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên tổng thể lãnh thổ đó.

STCQ được phân biệt theo cấu trúc cảnh quan và theo chức năng hệ sinh thái khác

nhau trên các phần lãnh thổ khác nhau” (Nguyễn Thế Thôn, 1993) [74];

Theo Pickett & Cadenasso (1995), “STCQ là khoa học nghiên cứu ảnh

hưởng tương hỗ của cấu trúc không gian đến các hệ sinh thái, thúc đẩy hướng phát

triển mô hình hoá và lý thuyết quan hệ không gian, tập hợp các kiểu dữ liệu mới về

cấu trúc không gian và động lực học,…Những vấn đề ít được quan tâm trong sinh

thái học” [72];

“STCQ nghiên cứu cảnh quan theo ba hướng: (i) cấu trúc, quá trình và biến

đổi; (ii) đặc điểm không gian, đặc tính và thứ bậc; (iii) tương tác giữa các nhân tố

khác nhau trong một cảnh quan” (Bastian & Steinhardt, 2010) [96];

Page 29: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

19

Điểm chung nhất của các định nghĩa này là tập trung vào hai khía cạnh quan

trọng sau đây về quan hệ tương tác giữa sinh vật và môi trường, cho phép xác định

được sự khác biệt về nội dung nghiên cứu của STCQ với sinh thái học truyền thống.

Trước hết, nghiên cứu STCQ được thực hiện trên phạm vi không gian rộng

hơn nhiều so với các nghiên cứu sinh thái truyền thống. Điều này xuất phát từ thực

tế lựa chọn đối tượng nghiên cứu: nếu như đối tượng nghiên cứu của sinh thái học

là một hệ sinh thái thì STCQ hướng tới đối tượng nghiên cứu là một hệ thống gồm

nhiều hệ sinh thái tương tác với nhau trong phạm vi của một hoặc nhiều đơn vị CQ.

Thứ hai, mặc dù cùng định hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật và

môi trường nhưng cách thức nghiên cứu của sinh thái học và sinh thái học cảnh

quan có sự khác biệt. Sinh thái học nghiên cứu tương tác trực tiếp giữa các yếu tố

môi trường vật lý, hóa học, sinh học với sinh vật; kết quả tác động biểu hiện ở độ

phong phú, độ đa dạng, các đặc trưng phân bố của quần xã sinh vật. STCQ cũng

nghiên cứu tương tác giữa các yếu tố môi trường và sinh vật theo cách trực tiếp

hoặc gián tiếp thông qua yếu tố trung gian là cấu trúc cảnh quan thể hiện đặc trưng

phân hóa lãnh thổ nghiên cứu.

Sinh thái học cung cấp phương pháp luận nghiên cứu thực nghiệm hợp phần

sinh học trong cấu trúc cảnh quan. Sự phát triển của STCQ không chỉ dựa trên

những sáng tạo khái niệm khoa học mới, mà còn kết hợp sử dụng và phát triển các

khái niệm sinh thái học truyền thống. Chẳng hạn, các khái niệm của sinh thái học về

nơi sống, quần thể, quần xã cũng đồng thời là những khái niệm cơ bản của STCQ.

Sự sáng tạo còn được thể hiện ở việc liên kết các khái niệm sinh thái học với địa lý

học mà trước đây thường ít được chú trọng. Chẳng hạn, cảnh quan (đối tượng

nghiên cứu đặc thù của địa lý học) được định nghĩa theo hướng sinh thái học là khu

vực địa lý chứa các hệ sinh thái [72].

1.2.1.2. Các định nghĩa chú trọng đến đặc trưng nhân văn của cảnh quan

Con người với các hoạt động phát triển của mình đã và đang tạo ra những

ảnh hưởng thống trị tới tất cả các cảnh quan lục địa và đại dương trên Trái đất. Do

đó, các đặc trưng nhân văn luôn được xem là một trong những nội dung quan trọng

nhất trong các định nghĩa về STCQ. Theo hướng này, các định nghĩa tập trung vào

Page 30: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

20

luận điểm STCQ là khoa học tổng hợp và liên ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa

con người và cảnh quan. Đây là một trong những luận điểm trung tâm, công nhận

vai trò của con người trong cảnh quan, lựa chọn nghiên cứu theo phương pháp luận

tổng hợp và tiếp cận liên ngành. “STCQ là một chuyên ngành trẻ của sinh thái học

hiện đại nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với các cảnh quan tự nhiên và cảnh

quan kỹ thuật” (Naveh & Lieberman, 1984) [119]. “STCQ nghiên cứu: (i) cấu trúc

không gian; (ii) quy mô không gian rộng hơn so với các nghiên cứu sinh thái học

truyền thống; (iii) vai trò của con người trong thành tạo, tác động tới cấu trúc và quá

trình cảnh quan” (Cushman & McGarigal, 2003) [102]. Trong nhiều công trình

nghiên cứu STCQ điển hình tại khu vực Tây Âu, Địa Trung Hải hay Đông Á hoạt

động nhân sinh là nội dung nghiên cứu trung tâm. Nói cách khác, STCQ còn được

gọi là khoa học “hướng nhân” với cách tiếp cận tổng hợp và liên ngành trong

nghiên cứu quan hệ tương tác giữa xã hội con người (đối tượng của các khoa học xã

hội và nhân văn) với các không gian sinh tồn, các không gian mở rộng và các cảnh

quan được con người xây dựng. Những lý luận khoa học theo tiếp cận nhân văn

đóng vai trò thiết yếu đối với công tác quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai,

định hướng phát triển bền vững ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại Châu Âu

[72].

1.2.1.3. Các định nghĩa về sinh thái cảnh quan của các nhà cảnh quan học Xô Viết

và Việt Nam

Cho đến tận những năm 1970, các nghiên cứu cảnh quan mới được mở rộng

theo hướng sinh thái hóa cảnh quan học, nghiên cứu địa sinh thái (nền tảng của

hướng nghiên cứu sinh thái học các cảnh quan tự nhiên), hay nghiên cứu các cảnh

quan tự nhiên bị biến đổi bởi hoạt động kinh tế của con người theo các mức độ khác

nhau - còn gọi là cảnh quan nhân sinh (nền tảng của hướng nghiên cứu sinh thái học

các cảnh quan văn hóa).

Theo các định hướng của cảnh quan học Xô Viết, các định nghĩa về STCQ

tập trung làm rõ luận điểm STCQ là một chuyên ngành mới của cảnh quan học. Nhà

địa lý học Xô Viết Deconov (1990) định nghĩa: “STCQ là một hướng mới trong

nghiên cứu cảnh quan học, xem xét môi trường hình thành của cảnh quan hiện đại,

trong đó bao gồm cả cảnh quan nhân sinh và cảnh quan tự nhiên. Ở đây con người

Page 31: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

21

được bao hàm như một bộ phận hợp thành của cảnh quan dưới dạng các sản phẩm

của hoạt động kinh tế và là yếu tố ngoại cảnh hình thành cảnh quan” [72].

Tất cả các định nghĩa quan trọng nhất về STCQ ở Việt Nam đều được đưa ra

bởi các nhà địa lý học. Theo quan điểm của nhiều nhà địa lý Việt Nam, STCQ là

một hướng nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng, chú trọng các đặc trưng sinh thái

của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Trong Hội thảo quốc gia lần thứ

nhất về STCQ tại Việt Nam, Phạm Hoàng Hải (1992) đã đưa ra định nghĩa như sau:

STCQ là một hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng, trong đó đã có sự chú trọng

đặc biệt đến khía cạnh các đặc trưng sinh thái của các địa tổng thể. Đối tượng

nghiên cứu là các đơn vị STCQ cụ thể, có nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu

riêng và đặc biệt có quy luật phân hóa các đối tượng đó theo không gian lãnh thổ

[27].

1.2.1.4. Các định nghĩa tích hợp về sinh thái cảnh quan

Theo Wu (2009), “STCQ nghiên cứu quan hệ giữa cấu trúc không gian và

quá trình HST ở các quy mô khác nhau. Các nội dung chủ đạo gồm: đặc tính bất

đồng nhất không gian, tương tác cấu trúc - quá trình - quy mô, quy mô không gian;

tương tác con người - đất đai; độ bền vững cảnh quan. STCQ cung cấp cơ sở lý luận

tổng hợp và kỹ thuật thích hợp phục vụ nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và kinh

tế - xã hội trong cảnh quan khác nhau, phục vụ cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh

học, quản lý hệ sinh thái, quy hoạch, thiết kế cảnh quan và khoa học bền vững”

[72];

“STCQ là khoa học nghiên cứu đặc điểm biến đổi không gian trong các cảnh

quan theo nhiều quy mô khác nhau, bao gồm các nguyên nhân tự nhiên và xã hội

cũng như các hệ quả của cảnh quan bất đồng nhất. Khoa học này có tính chất liên

ngành rộng. Những vấn đề khái niệm và lý luận cốt lõi của STCQ liên kết với khoa

học tự nhiên với khoa học nhân văn. Những nội dung chủ đạo của STCQ bao gồm:

cấu trúc không gian hoặc cấu trúc cảnh quan, các kiểu loại cảnh quan khác nhau, từ

cảnh quan rừng nguyên sinh (cảnh quan thuần tuý tự nhiên) tới cảnh quan đô thị

(cảnh quan văn hoá bị biến đổi mạnh nhất); mối quan hệ giữa cấu trúc và các quá

trình trong cảnh quan; ảnh hưởng của quy mô nghiên cứu và các yếu tố xáo động

trong cảnh quan” [72];

Page 32: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

22

“STCQ là các hệ sinh thái có lãnh thổ của cảnh quan, trong đó các cá thể sinh

vật tồn tại và phát triển trong môi trường các hợp phần tự nhiên của cảnh quan, giữa

tất cả chúng có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự tác động qua lại lẫn nhau trong

phạm vi lãnh thổ của cảnh quan” (Nguyễn Thế Thôn, 1993) [74].

“STCQ là khoa học nghiên cứu đặc điểm và ảnh hưởng của cấu trúc cảnh

quan tới sinh vật và con người, chức năng cảnh quan và các quá trình HST trong

cảnh quan” (Nguyễn An Thịnh, 2014) [72]. Theo định nghĩa này, nghiên cứu STCQ

luôn gồm hai nhiệm vụ chính, nghiên cứu tính đặc thù về phân hóa cảnh quan và là

nhiệm vụ đầu tiên, tạo cơ sở cho nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ với

sinh vật - con người, các quá trình hệ sinh thái trong cảnh quan.

Như vậy, STCQ có hai khía cạnh cơ bản là: lãnh thổ CQ và HST của cảnh

quan. Hai khía cạnh này độc lập với nhau nhưng liên kết chặt chẽ với nhau trong

cùng lãnh thổ thống nhất. Những vấn đề lý thuyết STCQ cũng chính là sự thống

nhất các lý thuyết CQ và lý thuyết HST. Như vậy, theo nghiên cứu, STCQ là khoa

học nghiên cứu, giải thích các mối quan hệ tác động qua lại của hệ thống gồm các

yếu tố vô sinh và hữu sinh trong không gian xác định của CQ.

Trong nghiên cứu cảnh quan học và STCQ, hợp phần cảnh quan được xem

xét ở các khía cạnh khác nhau. Trong quá trình phát triển lý luận cảnh quan học, hai

hướng tiếp cận chủ đạo được nêu ra: hướng thứ nhất chú trọng tới các bộ phận cấu

tạo nên cảnh quan; hướng thứ hai chú trọng tới tính tổng thể của cảnh quan. Theo

đó, cảnh quan được coi là một địa tổng thể được cấu tạo từ các hợp phần cảnh quan;

còn các hợp phần cảnh quan được chú trọng nghiên cứu ở vai trò thành tạo cảnh

quan. Trong khi đó, STCQ chú trọng nhiều tới đặc điểm sinh thái học của các hợp

phần cảnh quan; từng hợp phần cảnh quan được xem xét cụ thể ở khía cạnh là môi

trường thành phần của sinh vật, tương tác với sinh vật theo các quy luật sinh thái

học [72].

1.2.2. Cấu trúc và chức năng của sinh thái cảnh quan

Cấu trúc của STCQ bao gồm cấu trúc của CQ và cấu trúc của HST lồng vào

nhau trong một thể thống nhất. Trước hết, cấu trúc STCQ gồm có các thành phần

địa lý tự nhiên của cảnh quan, bao gồm: nền đá, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật, thủy

Page 33: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

23

văn, khí hậu, sau đó là các thành phần cấu trúc HST, bao gồm vật chất vô cơ-hữu

cơ, sinh vật cung cấp, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.

Chức năng của STCQ là đa chức năng, bao gồm chức năng tự nhiên của CQ

và chức năng sinh thái của các HST. Các thành phần cấu trúc của cảnh quan có vai

trò bình đẳng trong hoạt động địa hệ thống của cảnh quan, nghĩa là bất kỳ một thành

phần nào thay đổi đều làm cho các thành phần khác biến đổi, làm cho CQ và toàn

bộ chức năng của CQ thay đổi.

Chức năng của CQ chính là sự vận động trao đổi vật chất và năng lượng của

các thành phần cấu trúc cảnh quan được gây ra bởi các lực tự nhiên của Trái đất.

Khi CQ thay đổi thì vai trò, chức năng của CQ đối với các lãnh thổ tự nhiên khác

cũng thay đổi.

Chức năng sinh thái là sự hoạt động HST, với vai trò là môi trường sống, là

năng suất sinh học, là đa dạng loài sinh vật trong hệ sinh thái, là sự hoạt động của

nhiều loài sinh vật và con người. Chức năng sinh thái là sự vận động, chuyển hoá

vật chất và năng lượng trong HST. Sự chuyển hoá này được thể hiện bởi năng suất

sinh học. Còn chức năng KT - XH của STCQ là chức năng cung cấp tài nguyên, là

chức năng sinh thái của cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, thẩm mỹ và có ý nghĩa

môi trường, xã hội. Như vậy, STCQ có các chức năng sau đây:

- Chức năng tự nhiên của CQ là sự tồn tại và biến đổi các thành phần cấu trúc

của cảnh quan như khí hậu, thủy văn, sinh vật, đất, địa hình và địa chất do chúng tác

động qua lại lẫn nhau.

- Chức năng môi trường sống tự nhiên và nhân tạo thuộc các thành phần cấu

trúc CQ như đã kể ở trên. Con người và sinh vật sống nhờ nền địa chất, địa hình,

đất, sinh vật, nước, không khí.

- Chức năng năng suất sinh học của đa dạng các loài sinh vật trong quần xã

dựa trên hoạt động của HST. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong HST

được biểu hiện bởi năng suất sinh học của quần xã trong HST. Chức năng này có ý

nghĩa quan trọng đối với năng suất cây trồng, vật nuôi và các sinh vật tự nhiên liên

quan đến môi trường và cuộc sống của con người.

Page 34: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

24

- Chức năng KT - XH bao gồm sự cung cấp tài nguyên của môi trường thuộc

các thành phần cấu trúc lãnh thổ. Chức năng này đóng vai trò quan trọng cho sự

phát triển của xã hội loài người như phát triển các ngành kinh tế nông, lâm, ngư,

công nghiệp, thương mại và du lịch.

STCQ được phân loại theo các chức năng sử dụng KT - XH và môi trường

như đã kể trên và khi được thiết lập theo các chức năng sử dụng nó được gọi là

STCQ ứng dụng. Nói tóm lại, STCQ có cấu trúc, chức năng của cảnh quan và cấu

trúc, chức năng của HST đang tồn tại và phát triển thống nhất với nhau trên cùng

một lãnh thổ môi trường [29].

1.2.3. Phân biệt khái niệm “Sinh thái cảnh quan” và “Cảnh quan sinh thái”

Theo tác giả Nguyễn Thế Thôn (1993) [74] trong bài báo có tên “Bàn về sinh

thái - cảnh quan và cảnh quan - sinh thái” có chỉ ra như sau:

1.2.3.1. Về “Sinh thái cảnh quan”

- Chúng ta đều biết, sinh thái học là khoa học các mối quan hệ tương hỗ của

cá thể sinh vật và quần xã sinh vật với môi trường xung quanh, ảnh hưởng của môi

trường xung quanh (môi trường chung và các nhân tố riêng biệt của môi trường) lên

cá thể sinh vật. Nghiên cứu sinh thái học trong cảnh quan là nghiên cứu mối quan

hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường cảnh quan tức là giữa sinh vật và các hợp

phần tự nhiên riêng biệt cũng như tác động tổng hợp qua lại giữa sinh vật với tất cả

các hợp phần ấy của cảnh quan.

- Nghiên cứu tổng hợp tác động qua lại của các hợp phần vật chất vô cơ và

hữu cơ ở trên các cảnh quan thực chất là nghiên cứu hệ sinh thái hay của tập hợp

sinh vật trên các cảnh quan. Hệ sinh thái thuộc sinh thái học mang tính không gian

nhưng không hẳn mang tính lãnh thổ. Khi hệ sinh thái mang tính lãnh thổ nghĩa là

có sự phân bố theo lãnh thổ thì nó là địa hệ và trong trường hợp sự phân bố đó nằm

trong sự phù hợp với tính đồng nhất của cảnh quan thì đó chính là STCQ. Nghiên

cứu sinh thái trong mối liên quan giữa sinh thái và cảnh quan là khoa học về STCQ.

Như vậy, STCQ là một khoa học mà đối tượng nghiên cứu của nó là hệ sinh thái

của cảnh quan và nó là tổng thể tự nhiên. Nghiên cứu STCQ là nghiên cứu chức

năng của hệ sinh thái cụ thể trong cảnh quan. Khái niệm STCQ ngày nay được dùng

Page 35: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

25

rộng rãi trong nghiên cứu địa lý và sinh vật học, trong đó nội dung sinh thái được

quan tâm đầy đủ nhất và nhiệm vụ chủ yếu của nó là giải quyết các vấn đề sinh thái

của cảnh quan, quy hoạch phát triển sinh thái cho cảnh quan, nâng cao năng suất

các hệ sinh thái trên các cảnh quan và các vấn đề sinh thái nhân văn, điều khiển, bảo

vệ và cải tạo môi trường. Các bản đồ STCQ ở nhiều vùng đã được xây dựng trên đó

phản ánh khá chi tiết thảm thực vật với nghĩa như bản đồ thảm thực vật có các đối

tượng thực vật cụ thể trên nền của các yếu tố cảnh quan như địa hình, đất.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu STCQ là môn khoa học trung gian giữa sinh

thái và cảnh quan mà nội dung thuộc về sinh thái được chú trọng hơn về các vấn đề

sinh thái cụ thể trong cảnh quan, trung tâm của sự phản ánh là các hệ sinh thái bên

trong lãnh thổ của cảnh quan.

1.2.3.2. Về “Cảnh quan sinh thái”

Nghiên cứu cảnh quan với toàn bộ chức năng sinh thái của chúng đó là

khoa học của cảnh quan sinh thái. Vậy, cảnh quan sinh thái là cảnh quan có cùng

chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên cảnh quan.

Các cấp phân vị của cảnh quan sinh thái là các cấp phân vị của cảnh quan được

nghiên cứu sâu về mặt chức năng sinh thái, nó gắn chặt với các cấp phân vị của

cảnh quan, nằm trong khoa học về cảnh quan. Cảnh quan sinh thái có cảnh quan

sinh thái chung và cảnh quan sinh thái ứng dụng. Cảnh quan sinh thái chung trên cơ

sở cảnh quan chung được thể hiện chức năng sinh thái chung của các hệ sinh thái

theo một cấp phân vị trong đó được chú trọng về trữ lượng, sinh khối, chất lượng

của sinh vật trong quá trình phát triển của chúng được tính bằng tấn/ha, hoặc bằng

m3/ha, cây/ha…Còn cảnh quan sinh thái ứng dụng tên cơ sở cảnh quan ứng dụng có

cùng chức năng sinh thái của hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên cảnh quan,

được sử dụng hoặc được thiết lập, cải tạo cho các mục đích kinh tế khác nhau, tức là

được phân loại về mặt ứng dụng. Ví dụ, cảnh quan sinh thái lâm nghiệp bao gồm

cảnh quan sinh thái rừng đầu nguồn, cảnh quan sinh thái rừng khai thác. Cảnh quan

sinh thái nông nghiệp bao gồm cảnh quan sinh thái nương rẫy, cảnh quan sinh đồng

ruộng,… Vì vậy, cảnh quan sinh thái càng nghiên cứu chi tiết đi gần tới sự trùng

hợp với STCQ.

Page 36: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

26

Rõ ràng sự khác biệt giữa STCQ và cảnh quan sinh thái là một bên nghiên

cứu hệ sinh thái và chức năng của hệ sinh thái cụ thể trong các cảnh quan (các HST

có thể bao trùm hoặc không bao trùm lên toàn bộ CQ), còn một bên nghiên cứu

cảnh quan và chức năng sinh thái tổng hợp của tất cả các hệ sinh thái đang tồn tại và

phát triển trên toàn bộ cảnh quan. Cả hai khoa học đều là khoa học trung gian giữa

sinh thái và cảnh quan, trong đó STCQ thuộc về sinh thái còn cảnh quan sinh thái

thuộc về CQ [74].

1.2.4. Tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan

1.2.4.1. Trên thế giới

Troll (1993) sáng tạo ra thuật ngữ STCQ và vận dụng trong công trình

nghiên cứu cảnh quan Đông Phi bằng ảnh hàng không. Tiếp sau đó, STCQ được

phát triển tại các nước nói tiếng Đức (CHLB Đức, Thụy Sĩ, Áo, Đan Mạch…) trong

những năm 1950 - 1960, tới những năm 1970 đã phát triển mở rộng trong khu vực

nói tiếng Đức và Hà Lan (chủ yếu ở Hà Lan, Bỉ, Pháp, CHLB Đức) [72]. Từ những

năm 1980, khoa học này chính thức trở thành một ngành khoa học độc lập, có đối

tượng nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu riêng. Từ năm

1990 đến những năm đầu thế kỷ XXI, đây là giai đoạn phát triển mở rộng của

STCQ trên phạm vi toàn thế giới, được đánh dấu bằng sự kiện tái thành lập các chi

hội STCQ quốc tế có truyền thống lâu đời của Châu Âu là CHLB Đức, Séc và

Slovakia; sự phát triển mạnh mẽ ở của trung tâm nghiên cứu STCQ Đông Nam Á,

thành lập trung tâm STCQ châu Đại Dương, khu vực Mỹ Latinh và Châu Phi. Chi

hội STCQ Quốc tế tại Việt Nam (VN - IALE) cũng được thành lập trong giai đoạn

này (năm 1992). Xu hướng phát triển mở rộng này làm hình thành nhiều trung tâm

nghiên cứu STCQ độc lập, đồng thời có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà nghiên

cứu với phương pháp luận tổng hợp, liên ngành và định hướng đối tượng nghiên

cứu là sinh vật và con người.

Nếu như mục đích của nghiên cứu cảnh quan là tìm ra đơn vị cảnh quan đồng

nhất theo các lớp khác nhau trong không gian thì các nhà STCQ đang tích cực

nghiên cứu và xây dựng các kiểu đa dạng sinh học.

Page 37: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

27

Việc sinh thái hoá cảnh quan bắt đầu thực hiện từ nửa cuối thập kỷ 60 thế kỷ

XX ở Viện Sinh học Cảnh quan thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Tiệp Khắc (1967).

Hội nghị lần thứ V (1974) đã nảy sinh ý đồ thành lập Hiệp hội Quốc tế về STCQ

IALE (International Association Landscapes Ecology), hội thảo đầu tiên tổ chức ở

Đan Mạch vào năm 1984. Như chúng ta thấy, sinh thái hoá cảnh quan là xác định

các đặc tính, chỉ tiêu sinh thái của cảnh quan nhằm bảo vệ và làm cho môi trường

tốt lên [72].

1.2.4.2. Ở Việt Nam

Trước năm 1992, các công trình nghiên cứu các tổng hợp lãnh thổ tại Việt

Nam chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận cảnh quan học Xô Viết. Tùy vào từng giai

đoạn phát triển và để đáp ứng nhu cầu thực tiễn mà nội dung các công trình nghiên

cứu cảnh quan được thể hiện dưới các tiêu đề khác nhau, chẳng hạn “phân vùng địa

lý tự nhiên”, “cảnh quan địa lý”, “nghiên cứu cảnh quan”, “cơ sở cảnh quan”, “phân

vùng cảnh quan”, “phân tích cảnh quan”,…Vũ Tự Lập (1976) đã nghiên cứu và xây

dựng bản đồ cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam theo quan niệm cảnh quan là đơn

vị cá thể. Quan niệm cảnh quan là đơn vị kiểu loại được các nhà khoa học thuộc

Viện Địa lý (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Khoa Địa lý (Đại

học Quốc gia Hà Nội) áp dụng xây dựng nhiều bản đồ cảnh quan ở các tỷ lệ khác

nhau (Nguyễn Thành Long, 1993; Nguyễn Cao Huần, 2000, 2005; Phạm Hoàng Hải

và nnk., 1997; Nguyễn An Thịnh, 2007) [44; 31; 32; 27; 71]. Kinh nghiệm nghiên

cứu thực tiễn về cảnh quan học đã tạo điều kiện cho các nhà cảnh quan học Việt

Nam tích lũy đủ kiến thức tổng hợp và liên ngành về sử dụng hợp lý tài nguyên

thiên nhiên và bảo vệ môi trường các lãnh thổ của Việt Nam. Trong bối cảnh đất

nước đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, nhiều vấn đề môi trường và sinh thái cấp

bách nảy sinh dẫn tới xu thế tất yếu là cảnh quan học phải tiếp cận với các bộ môn

khoa học khác có liên quan, quan trọng nhất là hướng tiếp cận sinh thái học, kinh tế

và các khoa học xã hội - nhân văn trong nghiên cứu CQ.

Quá trình hình thành, phát triển lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu

STCQ tại Việt Nam được phân chia thành bốn thời kỳ:

Page 38: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

28

- Thời kỳ Pháp thuộc (trước năm 1954)

Hầu hết các công trình nghiên cứu ở thời kỳ này đều đề cập tới đặc điểm

riêng của từng nhân tố tự nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu tổng hợp hoặc quy

luật phân hóa lãnh thổ tự nhiên. Quan điểm về phân vùng tự nhiên và nhân văn,

khái niệm về cảnh quan chưa định hình rõ trong thời kỳ này.

- Thời kỳ 1954 - 1975

Trong thời kỳ này, hướng nghiên cứu cảnh quan đã được hình thành rõ ràng.

Một số tác giả đã quan tâm tới phát hiện sự phân hóa lãnh thổ ảnh hưởng đến sinh

vật, cụ thể là tới cấu trúc thảm thực vật (nghiên cứu của Trần Ngũ Phương, Thái

Văn Trừng) hay phân bố địa lý của động vật (nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh)

[72]. Hầu hết các công trình nghiên cứu được dựa trên quan điểm cá thể (nghiên

cứu phân vùng). Nghiên cứu hệ sinh thái của các nhà sinh thái học chịu ảnh hưởng

mạnh mẽ của hướng nghiên cứu sinh địa quần lạc học của trường phái Sukachev.

- Thời kỳ 1976 - 1991

Mặc dù có cùng mục đích nghiên cứu tự nhiên phục vụ hợp lý nguồn tài

nguyên thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên nhưng các nhà sinh thái học và sinh học

tiếp cận theo hướng hoàn toàn khác các nhà địa lý. Trong khi các nhà địa lý nghiên

cứu tự nhiên (chủ yếu là các yếu tố phi sinh học) với đối tượng nghiên cứu là cảnh

quan ở các cấp phân vị khác nhau, các nhà sinh thái học và sinh học tập trung phân

tích các đối tượng sinh học với đơn vị nghiên cứu cơ bản là hệ sinh thái. Các công

trình tiêu biểu theo hướng này gồm: nghiên cứu và định hướng bảo vệ, sử dụng hợp

lý các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam (Vũ Trung Tạng và nnk., 1971) [61]; phân

tích và lập bản đồ các kiểu hệ sinh thái rừng Việt Nam trên quan điểm sinh thái phát

sinh (Thái Văn Trừng, 1998) [76]; nghiên cứu cấu trúc sinh thái của khu hệ cá cửa

sông ven biển Việt Nam (Vũ Trung Tạng và nnk., 1982) [62]; nghiên cứu sử dụng

hợp lý các hệ sinh thái trung du (Lê Trọng Cúc, 1983, 1985) [17; 18]; nghiên cứu

các hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam, phân tích tác động của con người, tác

động của biến đổi khí hậu tới các hệ sinh thái này, đề xuất định hướng sử dụng hợp

lý và bảo tồn (Phan Nguyên Hồng, 1991) [29].

Page 39: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

29

Trong thời kỳ này, lý luận và định hướng nghiên cứu cảnh quan học và sinh

thái học đã trở nên rõ ràng, quy mô nghiên cứu cũng được trải rộng từ cấp toàn

quốc, cấp vùng. Một số nghiên cứu tổng hợp đã có sự tham gia kết hợp của các

chuyên gia về địa lý học, sinh thái học, sinh học và nhiều lĩnh vực khác. Công trình

xác lập vùng chuyên canh cà phê tỉnh Đắk Lắk được coi là nghiên cứu STCQ đầu

tiên của Việt Nam.

- Thời kỳ đương đại (từ 1992 đến nay)

Sự kiện đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là Chi hội STCQ Quốc tế tại Việt

Nam (VN - IALE) trực thuộc Hội Địa lý Việt Nam ra đời vào năm 1992 và được

Hiệp hội STCQ Quốc tế thông cáo trên bản tin số 10, tập 1 tháng 4/1992. Sự kiện

này có ý nghĩa to lớn, góp phần phát triển hướng nghiên cứu STCQ ở Việt Nam và

trao đổi thông tin khoa học với các nhà STCQ trên thế giới. Các báo cáo trong hội

thảo đầu tiên về STCQ tại Việt Nam đã thể hiện các hướng nghiên cứu chính bao

gồm: lý luận về STCQ; xác định các tác động nhân sinh trong STCQ; sinh thái học

các hợp phần trong cảnh quan; STCQ ứng dụng trong sử dụng hợp lý tài nguyên và

bảo vệ thiên nhiên.

Hiện nay có nhiều luồng quan điểm trái chiều đối với khoa học STCQ tại

Việt Nam. Một số tác giả cho rằng, tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu

STCQ thực sự nào; về cơ bản các công trình đã từng công bố chỉ là cảnh quan học

hoặc sinh thái học thuần túy. Một số tác giả khác có quan điểm ngược lại, cho rằng

STCQ ở Việt Nam đã phát triển từ rất sớm. Tuy nhiên, khi xem xét đến khía cạnh

nội hàm của các công trình, có thể thấy rõ rằng, STCQ tại Việt Nam chỉ bắt đầu vào

năm 1985, thời điểm mà Phạm Quang Anh và các nhà khoa học địa lý, địa chất và

sinh vật thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội công bố kết các quả nghiên cứu hệ

sinh thái cà phê Đắk Lắk dựa vào các thực nghiệm sinh thái học trên đơn vị STCQ.

Sau đó, nội dung nghiên cứu STCQ thực sự trở nên rõ ràng kể từ thời điểm

Việt Nam gia nhập Hiệp hội STCQ Quốc tế vào năm 1992. Các nghiên cứu trong

thời kỳ này theo định hướng và quy mô nghiên cứu phù hợp với nhu cầu phát triển

kinh tế và bảo vệ môi trường ở các cấp lãnh thổ. Hầu hết các nghiên cứu STCQ tại

Việt Nam được thực hiện theo hướng phân tích cấu trúc cảnh quan, đánh giá cảnh

quan, xác định các mô hình kinh tế sinh thái. Các công trình quan tâm tới phân tích

Page 40: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

30

động lực cảnh quan, chức năng cảnh quan, lượng giá dịch vụ cảnh quan, mô hình

hóa biến đổi cảnh quan hiện nay chưa có nhiều. Kiến thức tổng hợp về sinh thái học

và cảnh quan học chưa được sử dụng nhiều trong công tác tổ chức lãnh thổ và quy

hoạch sử dụng đất. Chưa có nhiều công trình lý luận và ứng dụng thực tiễn về quy

hoạch và thiết kế cảnh quan [72]. Trong thực tiễn triển khai nghiên cứu, phải nói

rằng hướng nghiên cứu STCQ rất được các nhà địa lý Việt Nam chú trọng.

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án tại tỉnh Sơn La

Nhiều công trình đi trước liên quan tới nội dung của luận án, thuộc nhiều lĩnh

vực, được thực hiện trong những thời gian khác nhau. Các tác giả nghiên cứu về

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La và nhóm các công trình thực hiện

trên lãnh thổ tỉnh Sơn La. Cụ thể như sau:

Lê Thái Bạt (1995) [1] đã cung cấp các kết quả đánh giá về chất lượng đất,

định hướng sử dụng đất trên quan điểm phát triển bền vững và sinh thái học. Tác

giả dựa trên các kết quả thu thập về điều kiện tự nhiên và hiện trạng sử dụng đất tại

tỉnh Sơn La. Lãnh thổ Sơn La được tác giả phân chia thành 4 vùng với 11 tiểu vùng

sinh thái nông nghiệp.

Nguyễn Thế Thôn (1995) [8] đã cung cấp những thông tin về điều kiện tự

nhiên, KT - XH của Sơn La ở tỷ lệ 1:1.000.000. Trong đó, bản đồ cảnh quan sinh

thái và đánh giá cảnh quan sinh thái trên cơ sở nguyên tắc cá thể đã xác định mức

độ thuận lợi cho nhiều loại cây trồng trên cơ sở tổng hợp các điều kiện tự nhiên, làm

tiền đề cho hoạt động quy hoạch nông, lâm nghiệp sau này.

Vũ Tự Lập và nnk. (1996) [39] đã xây dựng 5 bản đồ chuyên đề cho tỉnh Sơn

La, tỷ lệ 1:1.000.000. Kết quả của đề tài đã thể hiện thông tin về 52/85 cảnh quan

địa lí của khu vực Tây Bắc với các quy hoạch cụ thể cho hoạt động sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, trung tâm công nghiệp và đô thị. Đồng thời, do đặc trưng về địa

hình bị chia cắt mạnh, phần lớn diện tích của tỉnh được định hướng trở thành các

vùng chức năng khôi phục - khai thác rừng và vùng khôi phục - bảo vệ rừng. Các

khu vực được ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp dọc Quốc lộ 6, hiện nay nằm

trong vùng kinh tế động lực của tỉnh. Kết quả nghiên cứu có tính khái quát cao, dữ

Page 41: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

31

liệu đã cũ, song có giá trị lớn về mặt phương pháp luận cho các nghiên cứu sau này

trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Trên cơ sở này, Lê Mỹ Phong (2002) [53], đã tiến hành đánh giá quá trình sử

dụng hợp lí tài nguyên lãnh thổ tại thời điểm xây dựng công trình Thủy điện Sơn La

dựa trên cách tiếp cận CQ. Kết quả nghiên cứu đã xác định những biến động về tự

nhiên trước và sau khi xây dựng Thủy điện Sơn La. Đồng thời, xác lập được 115

loại CQ và phân vùng chức năng của 154 tiểu vùng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ngoài

ra, các thông tin về điều kiện tự nhiên từ sau thời điểm xây dựng thủy điện được

tiến hành điều chỉnh, cập nhật và thể hiện trên Bản đồ CQ ở tỷ lệ 1:250.000.

Phạm Anh Tuân (2017) [77] đã đánh giá thích nghi sinh thái của 474 dạng

cảnh quan cho phát triển 5 loài cây lâu năm điển hình, có ưu thế ở tỉnh Sơn La. Trên

cơ sở đó, tác giả đã cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lí tỉnh Sơn La

tham khảo để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng chuyên canh cây lâu

năm.

Đỗ Thị Mùi (2010) [47] đã đánh giá các tài nguyên du lịch, xác định được

các hình thức tổ chức lãnh thổ và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch tại tỉnh

Sơn La.

Nguyễn Văn Hồng (2012) [30] đã hệ thống hóa các vấn đề lí luận về thích

ứng, phân tích và làm sáng tỏ bản chất của sự thích ứng đối với dân di cư vùng

Thủy điện Sơn La. Ngoài ra, tác giả còn khảo sát thực tiễn, phân tích ảnh hưởng của

một số yếu tố tâm lí, xã hội đến sự thích ứng với môi trường sống và sản xuất nơi ở

mới. Đồng thời, đề xuất kiến nghị giải pháp nhằm giúp dân di cư thích ứng nhanh

với điều kiện sống mới.

Vũ Quốc Đạt (2012) [24] đã phát huy các ưu điểm về tiếp cận cảnh quan.

Đồng thời đề xuất không gian tổ chức lãnh thổ cho vùng Tây Bắc ở tỷ lệ 1:250.000.

Vũ Thị Liên (2005) [41] đã thống kê được 452 loài thuộc 362 chi và 153 họ,

tính chất lý hóa, dinh dưỡng đất và số lượng vi sinh vật đất được cải thiện dần theo

thời gian phục hồi rừng của một số thảm thực vật đến sự biến đổi môi trường đất ở

một số khu vực tỉnh Sơn La.

Page 42: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

32

Trong luận án này, nghiên cứu sinh đã thu thập, hệ thống hóa và xử lý nhiều

nguồn thông tin, số liệu, tiến hành nhiều chuyến khảo sát thực địa thông qua những

đề tài mà NCS được tham gia trên địa bàn tỉnh Sơn La (Đề tài cấp Nhà nước thuộc

chương trình KHCN Vũ trụ VT01/14-15 do TS Hà Quý Quỳnh làm chủ nhiệm, đã

cho phép nghiên cứu sinh tham gia thực hiện đề tài và sử dụng số liệu của đề tài),

đây là nguồn số liệu quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ của luận án.

1.4. Cơ sở lý luận

Nghiên cứu STCQ tỉnh Sơn La dựa trên các công trình khoa học về Hệ sinh

thái, cảnh quan đã được xuất bản. Từ các nội dung khoa học này luận án xây dựng

cơ sở lý luận để nghiên cứu STCQ tại Sơn La. Đây là cơ sở khoa học nền tảng cho

tiếp cận của luận án. Các nội dung khoa học, lý luận gồm:

- Thuật ngữ Sinh thái cảnh quan hay Sinh thái học cảnh quan có cùng một

nội dung định nghĩa về đối tượng tự nhiên, luận án sử dụng thuật ngữ Sinh thái cảnh

quan (STCQ).

- Quan điểm của R. Schubert, 1986, p.447 về STCQ: “STCQ là khoa học

nghiên cứu các mối tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường và các sinh vật

với nhau trên một vùng nhất định được giới hạn bởi khoanh vi cảnh quan”. Các đơn

vị STCQ là các hệ sinh thái (Schubert, 1986) [121]. Đây là quan điểm được luận án

sử dụng trong nghiên cứu STCQ tại Sơn La.

- Hệ sinh thái không có sự phân chia cấp bậc nhưng STCQ có sự phân chia

cấp bậc đơn vị phân loại rõ ràng như sau: Hệ STCQ - Phụ hệ STCQ - Lớp STCQ -

Phụ lớp STCQ - Kiểu STCQ - Hạng STCQ - Loại STCQ. Đối tượng nghiên cứu của

STCQ chính là Hệ sinh thái trong cảnh quan. Đối tượng nghiên cứu cụ thể trong

luận án được đề cập đến là phụ hệ STCQ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông hơi lạnh

và một mùa khô ở Sơn La.

- Cho đến nay ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra khung

phân loại riêng cho STCQ của tỉnh Sơn La. Vì vậy, luận án dựa vào khung phân

loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải và nnk. (1997) [27] làm cơ sở để sắp xếp các

bậc của hệ thống STCQ tỉnh Sơn La. Theo các cơ sở khoa học sau:

Page 43: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

33

+ Cảnh quan là một phần trọn vẹn của bề mặt Trái đất, có đặc điểm địa mạo,

cấu trúc hình thái xác định trong quá trình phát triển và các mối quan hệ nhân quả

của tổng hợp các nhân tố tác động, tức là nền cơ bản và khoanh vi của STCQ.

+ Hệ sinh thái là các yếu tố cấu thành của nền cơ bản và sinh vật cùng các

mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh, giữa sinh vật với

môi trường và giữa sinh vật với nhau tạo thành hệ thống STCQ.

+ Về bản chất, các cảnh quan bao gồm các hệ sinh thái.

- Từ cơ sở lí luận, cơ sở khoa học, hệ thống tiêu chí để áp dụng phân loại

STCQ tại Sơn La, luận án xây dựng bảng tiêu chí phân loại cho vùng nghiên cứu

như sau (Bảng 1.1).

- Trong các tài liệu nước ngoài mà chúng tôi đã tham khảo, chỉ tìm thấy thuật

ngữ STCQ (Landscape Ecology, Landschafts Oekologie) mà chưa tìm thấy thuật

ngữ cảnh quan sinh thái (Ecological Landscape, Oekologische Landschaft). Cách

giải thích hai khái niệm mà tác giả Nguyễn Thế Thôn đã trình bày cũng chưa thể

hiện sự khác biệt rõ ràng, nội dung hai khái niệm khó có thể tách biệt rõ ràng. Vì

vậy, nghiên cứu sinh đề nghị dùng thuật ngữ sinh thái cảnh quan (STCQ) mà không

sử dụng thêm thuật ngữ cảnh quan sinh thái.

Bảng 1.1. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân loại cảnh quan áp dụng cho tỉnh Sơn La

TT Cấp

phân vị Chỉ tiêu phân loại

1 Hệ

Dấu hiệu: Nền bức xạ chủ đạo, cân bằng nhiệt ẩm quyết định tính

địa đới.

Tên gọi: Hệ thống STCQ nhiệt đới gió mùa.

2 Phụ hệ

Dấu hiệu: Tương quan giữa địa hình và gió mùa Đông Bắc, gió

mùa Tây Nam quyết định sự phân bố nền nhiệt ẩm.

Tên gọi: Phụ hệ STCQ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông hơi lạnh và

một mùa khô.

3 Lớp

Dấu hiệu: Đặc trưng hình thái phát sinh của kiểu địa hình, quy

định tính đồng nhất của 2 quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc

mòn và tích tụ.

Tên gọi: Lớp STCQ núi; Lớp STCQ Cao nguyên; Lớp STCQ đất

đồi và đất thấp dưới 500 m; Lớp STCQ sông, suối, ao hồ.

Page 44: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

34

TT Cấp

phân vị Chỉ tiêu phân loại

4 Phụ lớp

Dấu hiệu: Phân chia trong phạm vi lớp, dựa vào độ cao và phân cắt

sâu.

Tên gọi: Phụ lớp STCQ núi cao, Phụ lớp STCQ núi trung bình, Phụ

lớp STCQ núi thấp, Phụ lớp STCQ cao nguyên, Phụ lớp STCQ sông,

suối, ao, hồ.

5 Kiểu

Dấu hiệu: Đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định sự thành tạo

các kiểu thảm thực vật phát sinh.

Tên gọi: Có 13 kiểu STCQ được trình bày trong bảng 3.2.

6 Hạng

Dấu hiệu: Được xác định dựa vào đặc trưng của các nhóm dạng

địa hình và các loại đất

Tên gọi: Có 33 hạng STCQ được trình bày trong bảng 3.2.

7 Loại

Dấu hiệu: Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa lớp phủ thực

vật với các loại đất.

Tên gọi: Có 63 loại STCQ được trình bày trong bảng 3.2.

- Các công trình nghiên cứu tại Sơn La đã nghiên cứu chi tiết về điều kiện tự

nhiên, sự tác động của các quy luật địa đới và phi địa đới. Các công trình tiếp cận

theo hướng sinh thái học đề cao vai trò của các nhân tố sinh học.

- Nghiên cứu kết hợp giữa sinh thái học và cảnh quan hình thành nên khoa

học về STCQ cho một cái nhìn tổng thể, sâu sắc và toàn diện. Tuy nhiên, các nghiên

cứu STCQ ở Sơn La còn rất ít. Vì vậy, luận án nghiên cứu STCQ tỉnh Sơn La với

các mục tiêu: Phân loại được hệ thống STCQ tỉnh Sơn La và thành lập được bản đồ

STCQ tỉnh Sơn La; Làm rõ được sự biến động STCQ tỉnh Sơn La theo thời gian

(2005 - 2015); Xác lập được cơ sở khoa học dựa trên nghiên cứu STCQ phục vụ

định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ trong nông, lâm nghiệp và bảo tồn.

Page 45: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

35

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu các nội

dung sau:

- Cơ sở khoa học về STCQ và phân loại STCQ

- Đặc điểm các yếu tố cấu thành (các hợp phần) STCQ tỉnh Sơn La: Đặc

điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội - con người và các hoạt động nhân sinh.

- Hệ thống STCQ tỉnh Sơn La.

- Đánh giá sự biến động của hệ thống STCQ tỉnh Sơn La.

- Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên tỉnh Sơn La.

2.2. Quan điểm nghiên cứu

2.2.1. Quan điểm hệ thống

Cơ sở của quan điểm hệ thống là quan niệm về sự thống nhất và hoàn chỉnh

của các mối liên hệ bên trong và chi phối mối liên hệ bên ngoài của hệ thống. Quan

điểm này cho phép nhìn nhận lãnh thổ là một hệ thống STCQ với đặc thù có tính tổ

chức cao, trung tâm của sự phản ánh là hệ sinh thái bên trong lãnh thổ của

cảnh quan.

Mỗi đơn vị STCQ được thành tạo từ các nhân tố khác nhau. Do đó, tồn tại

giữa chúng là mối quan hệ chặt chẽ của dòng vật chất và năng lượng. Bất kì hệ

thống nào cũng trở thành bộ phận của hệ thống cấp cao hơn và tồn tại giữa chúng

các mối quan hệ tương tác lẫn nhau dựa trên sự hoàn chỉnh về mặt cấu trúc, cũng

như thống nhất về chức năng của STCQ. Đây là quan điểm hữu dụng cho mục tiêu

quy hoạch lãnh thổ, bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Vận dụng quan điểm này, luận án đã nghiên cứu mối liên hệ biện chứng giữa

các nhân tố thành tạo, giữa các đơn vị phân loại, phân vùng STCQ và trong hệ

thống về không gian lãnh thổ, thời gian và động lực phát sinh. Đây là quan điểm có

ý nghĩa quan trọng, bởi mỗi đơn vị lãnh thổ cụ thể là bộ phận của đơn vị cấp lớn

hơn và nó lại bao gồm nhiều đơn vị cấp thấp hơn. Khi nghiên cứu sẽ xem xét nó

trong hệ thống và mối quan hệ qua lại mật thiết giữa các yếu tố thành phần với nhau

Page 46: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

36

và trên cơ sở đó đưa ra những chiến lược, chính sách và kế hoạch đúng đắn để điều

chỉnh hệ thống nhằm đạt đến mục tiêu quy hoạch, phát triển bền vững.

2.2.2. Quan điểm tổng hợp

Tính tổng hợp được xem xét ở 2 góc độ khác nhau: Tổng hợp là quá trình

nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về các điều kiện tự nhiên và điều kiện KT - XH, các

mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái trong lãnh thổ của cảnh quan. Tổng

hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện

các yếu tố, nhân tố của các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát hiện và

xác định được những quy luật sinh học, các mối quan hệ giữa các sinh vật trong các

địa tổng thể đó. Quá trình nghiên cứu, đánh giá phải được xây dựng dựa trên

phương pháp phân tích liên hợp các bản đồ thành phần, để thành lập bản đồ STCQ.

Quan điểm này cũng cho phép xem xét mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thành

phần trong hệ thống với nhau, làm tiền đề để đưa ra chiến lược, chính sách và quy

hoạch nhằm điều chỉnh hệ thống đạt tới mục tiêu phát triển bền vững.

Nghiên cứu STCQ tỉnh Sơn La theo quan điểm này, luận án coi đối tượng

nghiên cứu là một hệ thống tổng hợp gồm các nhân tố tự nhiên: địa chất, địa hình,

khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và các mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh

thái cấu thành nên, giữa các nhân tố này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau,

tương tác lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất, đồng thời chịu sự tác động của hệ

thống các yếu tố KT - XH và văn hóa tộc người trên lãnh thổ.

2.2.3. Quan điểm lãnh thổ

Bất cứ đối tượng địa lí nào cũng gắn liền với không gian cụ thể. Trong không

gian đó, các đối tượng này phản ánh rõ các đặc trưng của lãnh thổ nhằm phân biệt

đối tượng này với đối tượng khác. Đồng thời, các quy luật phân hóa nội tại trong

lãnh thổ hình thành mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng xung quanh trên khía

cạnh tự nhiên, môi trường và KT - XH.

Để quá trình đánh giá đạt được hiệu quả, nghiên cứu cần phải xác lập các vấn

đề lí luận và thực tiễn có liên quan tới tổ chức, quy hoạch dựa trên cách thức tiếp

cận của quan điểm lãnh thổ. Điều này không chỉ bảo đảm lãnh thổ nghiên cứu được

Page 47: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

37

đánh giá trong mối quan hệ với các lãnh thổ kề cận, mà còn cho phép bảo đảm các

đặc trưng riêng của tỉnh Sơn La.

2.2.4. Quan điểm lịch sử

Mỗi đơn vị lãnh thổ, thực thể địa lí bất kì đều phải trải qua các quá trình hình

thành, phát triển và tiến hóa theo thời gian. Vì vậy, quá trình đánh giá và nhìn nhận

lãnh thổ trên quan điểm lịch sử là tiếp cận đầy đủ mọi phương diện của lãnh thổ

trong quá khứ và dự đoán những biến đổi của chúng trong tương lai.

Vận dụng quan điểm này để giải thích lịch sử hình thành, sự biến đổi STCQ.

Mặt khác, không chỉ nghiên cứu các đối tượng địa lí về mặt hình thái mà còn chú

trọng đến nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển của chúng. Từ đó, phân chia

lãnh thổ thành các đơn vị STCQ có sự giống nhau về biểu hiện bên ngoài, tương

đồng về đặc điểm phát sinh. Đây là tiền đề, là cơ sở cho việc phân loại hệ thống

STCQ tỉnh Sơn La.

2.2.5. Quan điểm liên ngành và phát triển bền vững

Phát triển bền vững (PTBV) là khía cạnh toàn diện, mới được quan tâm khi

nền kinh tế phát triển gây ảnh hưởng nhiều tới môi trường sống của con người và

nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu, đánh giá STCQ trên quan điểm PTBV

được hiểu là đánh giá cho mỗi cấp phân vị phải dựa trên cơ sở đánh giá tổng hợp

các nhân tố thành tạo và cấu trúc, chức năng của các đơn vị STCQ, việc định hướng

sử dụng đơn vị STCQ sao cho đảm bảo yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội khi ứng

dụng trong thực tiễn.

Đây là cách tiếp cận mang tính khoa học cao được áp dụng rộng rãi trong

công tác quy hoạch, kế hoạch và các nghiên cứu phát triển, liên kết vùng. Bởi mọi

kế hoạch và chính sách phát triển muốn được thực thi tốt phải phù hợp với định

hướng chiến lược chung không chỉ của toàn vùng, cả nước mà còn bảo đảm tuân thủ

các quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, đặc biệt là mong muốn, nguyện

vọng của cộng đồng dân cư trong khu vực đó. Do đó, quá trình nghiên cứu STCQ

phục vụ định hướng phát triển KT - XH cần phải có cái nhìn toàn diện mới đưa ra

các giải pháp sát thực với điều kiện phát triển KT - XH của địa phương.

Page 48: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

38

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa

Phương pháp khảo sát ngoài thực địa được tiến hành dựa trên việc khảo sát

chi tiết các nhân tố thành tạo và theo lát cắt cảnh quan. Trên quan điểm tiếp cận

tổng hợp, các CQ được phân tích thành từng nhân tố thành tạo cơ bản của địa hệ,

dựa trên đặc điểm và mối quan hệ của chúng. Đồng thời khảo sát ngoài thực địa

giúp nghiên cứu sinh quan sát rõ ràng hơn về các hệ sinh thái chính của Sơn La.

Đây là tiền đề để đưa ra những phân tích một cách hệ thống, giúp tìm ra những quy

luật chung của lãnh thổ. Đồng thời, kết quả của phương pháp này cho phép dự đoán

các tính chất trong địa hệ theo thời gian, điều kiện khác nhau. Trên cơ sở đó, quá

trình khoanh vẽ cho phép thành lập bản đồ STCQ và thống kê các đặc trưng cơ bản

của các đơn vị STCQ.

Phương pháp này được thực hiện qua 3 giai đoạn:

(i) Tiền khảo sát, căn cứ vào các đặc điểm nhân tố thành tạo cảnh quan, tiến

hành vạch tuyến khảo sát và điểm chìa khóa thể hiện được tính phân hóa của lãnh

thổ. Đồng thời, đưa ra bảng chú giải STCQ sơ bộ, có thể chỉnh sửa trong quá trình

khảo sát thực địa và thành lập bản đồ STCQ ở trong phòng.

(ii) Khảo sát cảnh quan ngoài thực địa, cho phép xác định cấu trúc đứng (địa

hình, địa mạo, thủy văn, thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật), đặc điểm, quy luật phân

hóa tự nhiên và các chức năng cơ bản của hệ sinh thái và cảnh quan.

(iii) Nghiên cứu trong phòng, kết quả cuối cùng của hoạt động khảo sát là

cung cấp các bản mô tả tổng hợp tại các điểm chìa khóa. Sơ đồ các đặc trưng địa lí

được khoanh vẽ trong quá trình khảo sát theo tuyến. Điều này, cho phép điều chỉnh

và hoàn thiện dần chú giải bản đồ STCQ tỉnh Sơn La.

Các tuyến khảo sát chính và thời gian thực hiện bao gồm:

- Tuyến 1: thành phố Sơn La - Bắc Yên - Phù Yên: Thời gian từ ngày 15 đến

ngày 22 tháng 4 năm 2014.

- Tuyến 2: thành phố Sơn La - Thuận Châu - Mường La - Quỳnh Nhai: Thời

gian từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 5 năm 2015.

- Tuyến 3: thành phố Sơn La - Mai Sơn - Yên Châu - Mộc Châu: Thời gian

từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 03 năm 2016.

Page 49: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

39

Kết quả của các đợt khảo sát thực địa nhằm củng cố cơ sở trong việc vạch

ranh giới các đơn vị phân loại và phân vùng STCQ. Đồng thời, kiểm tra sự chỉnh

hợp của các nhân tố thành tạo và các đơn vị phân loại, phân vùng STCQ.

2.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Tài liệu, dữ liệu có liên quan tới hướng nghiên cứu, khu vực nghiên cứu

được thu thập, sàng lọc, xử lí và hệ thống hóa. Do các tài liệu được thu thập từ

nhiều nguồn khác nhau nên cần chuẩn hóa để đảm bảo tính đồng bộ về thời gian, số

liệu (với dạng tài liệu văn bản, số liệu thống kê) và nội dung, tỷ lệ, ranh giới (với

bản đồ).

Phương pháp này cho phép luận án có thể kế thừa và tiếp cận toàn diện, đồng

bộ các tài liệu, số liệu, dữ liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở

đó, nghiên cứu lựa chọn cách thức thực hiện các nội dung nghiên cứu tối ưu, đáp

ứng mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện chủ yếu khi tiến hành

nghiên cứu tổng quan tài liệu, nghiên cứu cơ sở lí luận, thành lập các bản đồ hợp

phần và mô tả đặc điểm các đơn vị phân loại, phân vùng STCQ tỉnh Sơn La.

2.3.3. Phương pháp Bản đồ và Hệ thông tin địa lí

Bản đồ là ngôn ngữ thứ 2 của khoa học địa lí, vì chúng có khả năng thể hiện

rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu. Bản

đồ số có đầy đủ thông tin không gian và thuộc tính của các đối tượng địa lí cần quan

tâm, giúp quá trình phân tích liên hợp các bản đồ thành phần được thực hiện chính

xác, khách quan. Phương pháp Bản đồ và Hệ thông tin địa lí được sử dụng tại nhiều

nội dung khác nhau trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này giúp thể hiện mối

quan hệ không gian giữa các nhân tố thành tạo cảnh quan và giữa các đơn vị phân

loại cảnh quan. Ứng dụng GIS giúp tra cứu, thể hiện thông tin định lượng, hỗ trợ

khảo sát thực địa thuận lợi hơn, Đồng thời, GIS cũng được sử dụng tích hợp trong

xây dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ kết quả của luận án.

Luận án đã sử dụng phần mềm ArcGIS 10.5 để xây dựng mô hình số độ cao

tỉnh Sơn La, cơ sở phân chia các kiểu địa hình; sử dụng phần mềm MapInfo 12.0,

xây dựng và biên tập các bản đồ hợp phần (bản đồ đất, sinh khí hậu, hiện trạng sử

dụng đất), bản đồ STCQ, bản đồ định hướng quy hoạch tại tỉnh Sơn La.

Page 50: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

40

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã tham vấn ý kiến của

các Chuyên gia, các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành ở Viện Sinh thái và

Tài nguyên sinh vật, Viện Địa lí - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa

học và Công nghệ tỉnh Sơn La; Chi cục Kiểm lâm Sơn La, Ban quản lý các khu bảo

tồn thiên nhiên tỉnh Sơn La, Trường Đại học KHTN - ĐHQGHN, Trường Đại học

Tây Bắc…

Nội dung tham vấn các Chuyên gia chủ yếu về cơ sở khoa học phương pháp

luận về khoa học STCQ, hệ thống phân loại STCQ, bản đồ STCQ và các giải pháp

quy hoạch, phát triển KT - XH.

2.3.5. Nhóm phương pháp nghiên cứu, đánh giá sinh thái cảnh quan

Phương pháp phân tích liên hợp các bản đồ thành phần: Trên cơ sở các

bản đồ thành phần (Bản đồ đất, sinh khí hậu, thảm thực vật…), luận án tiến hành

phân tích liên hợp để xác định được ranh giới, diện tích và vị trí của các đơn vị

phân loại và phân vùng STCQ.

Phương pháp phân tích nhân tố trội: Bản đồ STCQ chủ yếu được xây

dựng trên nguyên tắc phát sinh và tổng hợp. Trong đó, mỗi nhân tố thành tạo

STCQ có vai trò khác nhau trong từng cấp phân vị trong phân loại và phân

vùng. Do đó, trước khi tiến hành xác định ranh giới của các đơn vị STCQ cần xác

định vai trò của từng yếu tố trong hệ thống phân loại và phân vùng, làm cơ sở

chủ đạo để vạch ranh giới trên bản đồ. Vận dụng phương pháp này, luận án đã

phân tích đặc điểm và vai trò của các nhân tố thành tạo STCQ, xác định được

nhân tố trội trong từng cấp phân vị, vạch ranh giới trên bản đồ hợp phần và Bản

đồ STCQ. Đối với cấp phân vị lớp, phụ lớp STCQ thì mẫu chất và kiểu địa hình

là nhân tố trội; đối với kiểu và phụ kiểu STCQ thì đặc điểm sinh khí hậu là

nhân tố trội; đối với loại STCQ thì loại đất và thảm thực vật là nhân tố trội.

Phương pháp xây dựng bản đồ STCQ: Bản đồ STCQ được thành lập chủ

yếu dựa trên phân tích liên hợp và tổng hợp nhiều bản đồ thành phần khác

nhau. Trên mỗi đơn vị STCQ thể hiện được đặc điểm chính của các nhân tố thành

tạo. Đồng thời, xác định sự tác động của con người trên mỗi đơn vị STCQ đó.

Page 51: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

41

Mỗi đơn vị STCQ đã được phân chia trên bản đồ theo những dấu hiệu chẩn

đoán đặc trưng. Vì vậy, nghiên cứu mối tương quan giữa các lớp bản đồ, từ đó

xác định mối liên quan giữa các nhân tố qua hệ thống phân loại được thành lập cho

tỉnh Sơn La.

Phương pháp phân vùng CQ: Phương pháp quan trọng trong phân vùng

cảnh quan là phương pháp phân tích các yếu tố thành phần của các tổng hợp thể

tự nhiên lãnh thổ. Với phương pháp này, có thể xác định phân vùng CQ một mặt là

quá trình phân chia lãnh thổ thành tập hợp các đơn vị, các tổng thể tự nhiên khác

nhau, mặt khác liên kết, gộp nhiều CQ cá thể có những đặc trưng gần gũi, tương

tự vào một đơn vị phân vùng. Đây là nét đặc thù, khác biệt lớn giữa phân vùng

CQ và phân vùng địa lí tự nhiên.

2.4. Các bước nghiên cứu

Trên cơ sở mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu đã phân loại được hệ

thống STCQ tỉnh Sơn La, thành lập được bản đồ STCQ tỉnh Sơn La tỷ lệ

1:100.000, nghiên cứu STCQ phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo

vệ thiên nhiên gồm các bước chính sau:

Bước 1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn tỉ lệ và nội dung nghiên cứu

của đề tài luận án.

Bước 2. Thu thập, tổng luận các vấn đề nghiên cứu tiêu biểu có liên quan

đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó, xác định cơ sở lí luận và phương pháp nghiên

cứu, đánh giá STCQ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La. Đồng thời,

khảo sát thực địa, xác định đặc điểm phân hóa của nhân tố thành tạo và vai trò của

chúng đối với STCQ tỉnh Sơn La.

Bước 3. Nghiên cứu các hệ thống phân loại cảnh quan, phân loại hệ thống

STCQ, thành lập Bản đồ STCQ tỉnh Sơn La tỉ lệ 1:100.000.

Bước 4. Tính được diện tích từng loại STCQ tỉnh Sơn La theo thời gian. Từ

đó, tính được biến động từng loại STCQ tỉnh Sơn La.

Bước 5. Sự thay đổi STCQ thể hiện xu thế biến đổi, là căn cứ khoa học cho

các cơ quan chức năng liên quan, các nhà quản lý tham khảo tiến hành quy hoạch sử

dụng hợp lý tài nguyên tỉnh Sơn La.

Page 52: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

42

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, các yếu tố sinh thái nhân văn - nhân tố hình thành

sinh thái cảnh quan

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà

Nội 280 km về phía Đông Nam, có tổng diện tích đất tự nhiên là 14.125,0 km2, nằm

trên hai lưu vực sông lớn là trung lưu Sông Đà và thượng lưu Sông Mã.

Sơn La là tỉnh nằm sâu trong lục địa, có tọa độ địa lý từ 20°39’ đến 22

°02’ vĩ

độ Bắc, 103°11’ đến 105

°02’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai,

phía đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía tây giáp tỉnh Lai Châu.

3.1.1.2. Địa chất - Địa hình

a. Địa chất

Sơn La thuộc đới địa máng sông Đà, nằm giữa 2 phức hệ kiến tạo Hoàng

Liên Sơn và Sông Mã với trầm tích biển sâu đá vôi, phiến thạch biến chất và nhiều

khối xâm nhập macma siêu bazơ và axit.

Sau kỷ Cambri nguyên đai cổ sinh (khoảng 420 triệu năm về trước) Tây Bắc

Việt Nam vẫn là biển nhưng riêng khối núi tả ngạn Mường La (thuộc dãy Hoàng

Liên - Pu Luông) đã được nổi lên cấu tạo bởi biến chất cổ và granit cổ xâm nhập.

Tới kỷ Silua (khoảng 400 - 420 triệu năm về trước) vận động tạo sơn

Calêđôni xuất hiện làm cho vùng núi trên được nâng lên thêm tạo nên địa hình gấp

nếp vảy cá với hướng chung là Tây Bắc - Đông Nam, hai đứt gãy Sông Đà và Sông

Mã được hình thành.

Tới cuối kỷ Đêvon (khoảng 225 - 400 triệu năm về trước), biển lại tiến để lại

nhiều đá vôi, trầm tích hoá thạch Pusơlin. Đây là cơ sở nền móng và tuổi của các

khối đá vôi ở Sơn La có ở kỷ này. Cũng cuối kỳ này, vận động Hecxini xuất hiện

tạo nên những dải núi ở tả ngạn sông Mã. Những khối núi macma granit to hơn xâm

nhập vào các nếp Hecxini.

Page 53: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

43

Tới nguyên đại tân sinh (khoảng 10 - 25 triệu năm về trước), Sơn La (cũng

như toàn lãnh thổ Việt Nam) chịu ảnh hưởng lớn do biến cố của vận động tạo sơn

Hymalaya. Lãnh thổ được nâng lên, hạ xuống cao thấp rõ rệt và nghiêng hẳn về

phía đông nam. Hướng núi chủ đạo Tây Bắc - Đông Nam được định rõ và ổn định,

Sông Đà, Sông Mã bị đào lòng mạnh đồng thời với sự hình thành nhiều đứt gãy

mới, mặt đất sinh nhiều nứt nẻ. Các dung nham - macma bazơ và siêu bazơ được

phun ra. Vận động tạo sơn Hymalaya thể hiện rõ nét ở: dọc hữu ngạn Sông Mã hay

Chiềng Pha, Chiềng Sơ, Chiềng Ly, Thôn Mòn (Thuận Châu); Chiềng Cọ, Chiềng

Đàn, Chiềng Chung (Mường La); Chiềng Sinh, Tạ Khoa (Yên Châu). Macma axit

(liparít) được phun ra ở Chiềng Tương, Chiềng Khùa, Lóng Phiêng (Mộc Châu),

Pha Khinh, Phiêng Bay (Quỳnh Nhai) và ở các xã vùng cao tả ngạn Mường La.

Tới kỷ Đệ tứ, trầm tích phù sa sông có tuổi khác nhau dần dần hình thành

những dải đất ven Sông Mã thuộc các xã Chiềng Sơ, Chiềng Khoang, Chiềng Bằng

(Thuận Châu), Chiềng Dong, Tạ Bú (Mường La). Tất cả các biến cố trên (chủ yếu ở

nguyên Đại Tân sinh) làm cho núi sông trẻ lại đồng thời cũng là những hoạt động

địa chất mạnh mẽ cuối cùng xảy ra trước khi lãnh thổ Sơn La đi vào định hình

tương đối như ngày nay.

Đất là do đá phong hoá mà ra, cho nên đặc tính của các loại đá là một trong

những cơ sở chủ yếu để phân loại đất. Qua kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy ở

Sơn La có mặt đủ cả 3 nhóm đá: Macma, trầm tích và biến chất.

Hệ tầng: mẫu chất của nền tảng rắn và dinh dưỡng trong cảnh quan.

Hệ tầng Nậm Cô (NP nc): hệ tầng là thành tạo biến chất cổ nhất ở Sơn La,

nằm trọn trong Phức nếp lồi Sông Mã. Các đá thuộc Hệ tầng Nậm Cô lộ ra thành

dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tổng chiều dài Hệ tầng khoảng

102 km, rộng trung bình 15 km, tổng diện tích 120.726 ha.

Hệ tầng Huổi Hào (NP hh): kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chiều

dài Hệ tầng khoảng 85 km, rộng trung bình 11 km, tổng diện tích 65.551 ha. Hệ

tầng Huổi Hào có 3 tập. Tổng chiều dày của Hệ tầng khoảng 650 m, ranh giới dưới

chưa xác định được, ranh giới trên có quan hệ chỉnh hợp với Hệ tầng Nậm Ty.

Page 54: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

44

Hệ tầng Sông Mã (ϵ2 sm): là thành tạo biến chất và trầm tích, gồm phần dưới

là đá phiến thạch anh - sericit, cuội kết, đá phiến đen chứa vật chất hữu cơ, phần

trên là đá vôi bị hoa hóa, đá hoa xen đá phiến sericit. Hệ tầng có tuổi Cambri giữa,

gồm 6 tập có tổng chiều dày 840 - 870 m, tổng chiều dài 130 km, rộng trung bình 4

km. Hệ tầng kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tổng diện tích của Hệ tầng

khoảng 24.305 ha, nằm liền kề và song song với Hệ tầng Nậm Cô trong Phức nếp

lồi Sông Mã. Ranh giới dưới của Hệ tầng phủ không chỉnh hợp với Hệ tầng Nậm

Cô, ranh giới trên chuyển tiếp liên tục lên các đá của Hệ tầng Hàm Rồng.

Hệ tầng Hàm Rồng (ϵ3-O1 hr): là thành tạo cacbonat lục nguyên, có tuổi

Cambri sớm. Đá lộ ra thành dải nhỏ, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm

liền kề và song song với Hệ tầng Sông Mã. Tổng chiều dày của Hệ tầng 680 - 730 m,

chiều dài 127 km, rộng trung bình 2,5 km, tổng diện tích khoảng 14.000 ha. Hệ tầng

có 5 tập, ranh giới dưới có quan hệ chỉnh hợp liên tục với Hệ tầng Sông Mã, ranh

giới trên có quan hệ chỉnh hợp với Hệ tầng Đông Sơn.

Hệ tầng Nậm Pìa (D1 np): là thành tạo trầm tích biến chất, gồm cát kết dạng

quacrzit, đá phiến sericit, đá vôi phân lớp có tuổi Devon sớm. Các đá lộ ra thành các

khối nhỏ riêng biệt theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hệ tầng có 3 tập, tổng chiều

dày 300 - 400 m, tổng chiều dài 174 km, rộng trung bình 4 km, tổng diện tích

25.592 ha. Ranh giới dưới có quan hệ không chỉnh hợp với Hệ tầng Đông Sơn, quan

hệ kiến tạo với Hệ tầng Nậm Ty, ranh giới trên có quan hệ chỉnh hợp với Hệ tầng

Bản Páp.

Hệ tầng Bản Nguồn (D1 bn): là thành tạo trầm tích bao gồm cát kết, bột kết,

đá phiến sét, đá vôi có tuổi Devon sớm. Các đá lộ ra thành 5 khối hình bầu dục, rải

rác theo chiều Bắc - Nam. Phân bố ở huyện Phù Yên với diện tích 8.054 ha, Vân Hồ

1.811 ha. Hệ tầng nằm trong Phức nếp lồi Fansipan, chia thành 2 phân hệ có độ dày

tổng cộng 1.300 m, tổng diện tích 9.865 ha.

Hệ tầng Bản Páp (D1-2 bp): là thành tạo trầm tích cacbonnat, có tuổi Devon

sớm. Hệ tầng có 3 phụ hệ tầng. Đá của Hệ tầng lộ ra không liên tục theo phương

Tây Bắc - Đông Nam. Tổng chiều dày từ 770 - 1.300 m, tổng diện tích khoảng

Page 55: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

45

15.596 ha. Ranh giới dưới có quan hệ chỉnh hợp với Hệ tầng Nậm Pìa, Bản Nguồn,

ranh giới trên có quan hệ chỉnh hợp với Hệ tầng Bản Cải.

Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs): là thành tạo cacbonat, có tuổi Cacbon - Pecmi.

Hệ tầng chia thành 2 tập, đá vôi vi hạt, màu xám đen, cấu tạo phân lớp rõ, dày 200 m;

đá vôi vi hạt, màu xám sáng cấu tạo khối, dày 350 m. Tổng độ dày của Hệ tầng

khoảng 550 m. Ranh giới dưới của có quan hệ kiến tạo không chỉnh hợp với Hệ

tầng Kết Hay tại xã Phiêng Pằn, Hệ tầng Bản Páp tại xã Chiềng Cơi, ranh giới trên

có quan hệ không chỉnh hợp với Hệ tầng Cẩm Thủy.

Hệ tầng Đồng Giao (T2a đg): hệ tầng là thành tạo cacbonat, có tuổi Triat

giữa, các đá lộ ra thành dải rộng hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm trong Phức nếp

lõm Sông Đà. Các đá của hệ tầng nằm xen kẹp thành dải song song với các đá của

Hệ tầng Cò Nòi, Nậm Thẳm, Yên Châu. Hệ tầng chia thành 3 phân hệ tầng. Tổng

độ dày 1.100 m, tổng chiều dài 205 km, rộng trung bình 12 km, tổng diện tích

117.906 ha. Ranh giới dưới có quan hệ chỉnh hợp với Hệ tầng Tân Lạc, Cò Nòi,

ranh giới trên có quan hệ chỉnh hợp với Hệ tầng Nậm Thẳm.

Hệ tầng Đồng Trầu (T2a đt): là trầm tích phun trào, có tuổi Triat trung. Các

đá của Hệ tầng lộ ra thành khối hình bình hành chủ yếu nằm ở phía tây nam huyện

Sông Mã và Đông Bắc huyện Sốp Cộp. Hệ tầng Đồng Trầu có 2 phân hệ tầng. Tổng

độ dày 300 m, chiều dài 45 km, rộng trung bình 12 km, tổng diện tích 47.090 ha.

Ranh giới dưới của Hệ tầng phủ không chỉnh hợp lên Hệ tầng Tây Trang, ranh giới

trên không chỉnh hợp với Hệ tầng Suối Bàng và Phức hệ Sông Mã.

Hệ tầng Mường Trai (T2l mt): là thành tạo trầm tích lục nguyên xen các tập

phun trào và đá vôi, tuổi Triat giữa. Hệ tầng phân bố thành các dải có hướng Tây

Bắc - Đông Nam và phương á kinh tuyến, nằm trong Phức nếp lõm Sông Đà. Hệ

tầng có 3 tập. Tổng chiều dày của Hệ tầng khoảng 680 m, chiều dài khoảng 130 km,

rộng trung bình 10 km, tổng diện tích 80.560 ha.

Hệ tầng Suối Bàng (T3n-r sb): là thành tạo trầm tích lục nguyên chứa than,

tuổi Triat muộn. Các đá của Hệ tầng lộ ra thành 4 dải hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Hệ tầng có 3 phân hệ tầng. Tổng chiều dày của Hệ tầng khoảng 900 m, tổng

diện tích 98.482 ha. Ranh giới dưới có quan hệ không chỉnh hợp nằm trên các đá

Page 56: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

46

của Hệ tầng Đồng Giao, Đồng Trầu, Mường Trai, Nậm Mu, Tân Lạc, ranh giới trên

có quan hệ không chỉnh hợp nằm dưới Hệ tầng Yên Châu.

Hệ tầng Viên Nam (T1-vn): Là thành tạo phun trào, có tuổi Pecmi muộn -

Triat sớm. Các đá của Hệ tầng lộ ra thành khối lớn có hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Tổng chiều dày của Hệ tầng Viên Nam khoảng 700 m, tổng chiều dài 185 km, rộng

trung bình 8 km, tổng diện tích 94.157 ha. Ranh giới dưới có quan hệ không chỉnh

hợp với Hệ tầng Bản Páp, Bản Cải, Đa Niêng, Hương Cần, Bản Diệt. Ranh giới trên

có quan hệ không chỉnh hợp với Hệ tầng Tân Lạc, Mường Trai, Yên Châu.

Hệ tầng Yên Châu (K2 yc): Là thành tạo trầm tích màu đỏ, có tuổi Creta

muộn. Các đá của Hệ tầng lộ ra thành dải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm

trong Phức nếp lõm Sông Đà. Tổng độ dày của Hệ tầng khoảng 1.510 m, tổng diện

tích 82.225 ha, tổng chiều dài 200 km, rộng trung bình 8 km. Ranh giới dưới có

quan hệ không chỉnh hợp với Hệ tầng Suối Bàng, Pắc Ma, ranh giới trên có quan hệ

không chỉnh hợp với Hệ tầng Pu Tra, Sài Lương và bị Phức hệ Pu Sam Cáp

xuyên cắt.

Các trầm tích Đệ Tứ (a,ap Q21-2

): Là các thành tạo bở rời chưa gắn kết thành

đá, có tuổi lâu nhất cách đây 7.000 năm và đang tiếp tục trầm tích đến ngày nay.

Chúng là đá trẻ nhất phủ trực tiếp lên các đá cứng của các Hệ tầng có tuổi trước Đệ

Tứ. Các trầm tích Đệ Tứ phân bố ở các thung lũng, ven các sông, suối với tổng diện

tích khoảng 20.000 ha [33, 68].

Đặc điểm thạch học và sự phân hóa của các hệ tầng có ý nghĩa quyết định

đến phân loại, tính chất vật lí, hóa học của từng loại đất. So sánh, phân tích các hệ

tầng và Bản đồ thổ nhưỡng có thể thấy, các hệ tầng với các loại đá có nguồn gốc,

tuổi, tính chất khác nhau đã hình thành các loại đất khác nhau: Hệ tầng Nậm Cô

hình thành 2 loại đất chính là Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Hs) và

Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs); Hệ tầng Đồng Giao chủ yếu là đá vôi

với hai loại đất là Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi (Hv) và Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv).

Thêm vào đó, hoạt động macma xâm nhập, phun trào, các quá trình trầm tích, biến

chất đã hình thành nhiều loại đá mẹ là nguyên nhân tạo thành nhiều loại đất

khác nhau.

Page 57: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

47

b. Địa hình

Sự sắp xếp của các hướng núi, các kiểu địa hình cộng với chế độ nhiệt đới

gió mùa đã chia Sơn La ra thành các vùng tự nhiên: Vùng cao, vùng giữa và vùng

thấp với những nét đặc trưng riêng về khí hậu. Dải núi đá vôi lớn nhất miền Bắc

chạy qua Sơn La theo hướng Tây Bắc - Đông Nam xen vào các trầm tích sét đã tạo

thành hệ thống cao nguyên Sơn La - Mộc Châu. Đây là dạng địa hình có những nét

đặc biệt riêng của tỉnh.

Sơn La là vùng núi cao dốc có cấu trúc địa hình rất phức tạp độ cao trung

bình thường thay đổi từ 500 - 600 m đến (1000 m). Nơi cao nhất là đỉnh Phu Luông

(Ngọc Chiến - Mường La) cao 2.853 m, nơi thấp nhất ở ven Sông Đà cao 100 m.

Địa hình của 4 hệ thống giông núi chính cùng với 2 cao nguyên Sơn La - Mộc Châu

và các thung lũng xen kẽ đã hợp thành dạng địa mạo chung cho cả Sơn La, chúng

đều có hướng chung là Tây Bắc - Đông Nam. Mặt đất nhấp nhô lượn sóng từ Đông

Bắc xuống Tây Nam và mức độ chia cắt sâu đã tạo nên thế hiểm trở của vùng núi có

địa hình khác nhau phân bố không tập trung mà rải rác xen kẽ. Huyện nào thường

cũng được chia thành nhiều vùng nhỏ với những xã đại diện cho vùng cao, vùng

giữa và vùng thấp (Hình 3.1, 3.2). Cùng với sự phân chia ấy, chế độ khí hậu và thực

vật cũng mang tính chất tiểu vùng rõ rệt. Song nhìn bao quát sự liên đới giữa các

vùng trong tỉnh cho thấy:

- Hệ thống núi dọc biên giới Việt Lào đại diện cho vùng cao thuộc huyện

Sông Mã có độ cao trung bình 1400 m - 1700 m, độ dốc chung 25 - 30o, núi non

trùng điệp chủ yếu được che phủ bằng thảm cỏ tranh.

- Hệ thống núi cao, đại diện cho các xã vùng cao thuộc các huyện Thuận

Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu có độ cao thay đổi song nhìn chung cao 1000

m và dốc 30 - 40o. Nhiều đoạn thuộc Thuận Châu, Mai Sơn núi non trùng điệp, chia

cắt độ dốc 35 - 45o, rừng cỏ tranh vẫn chiếm ưu thế, tuy rừng cây thân gỗ đã có một

diện tích khá hơn so với các vùng khác.

- Hệ thống núi đá trên cao nguyên Sơn La - Mộc Châu chạy dọc quốc lộ 6.

Địa mạo, kastơ điển hình đã tạo nên sự thiếu nước nghiêm trọng bởi các phễu hút

nước hay mạch ngầm và hang động.

Page 58: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

48

- Hệ thống núi dọc địa giới Sơn La - Hoàng Liên Sơn đại diện cho các xã

vùng cao của Quỳnh Nhai và Mường La có độ cao trung bình từ 1200 - 2000 m và

dốc từ 30 - 40o. Vùng tả ngạn Mường La có địa hình cao, dốc và hiểm trở hơn. Các

đỉnh Pu Luông 2853 m, Pu Huôi Long 2615 m, Pu Sam Sao 1897 m và Pu Ton

2025 m đều tập trung ở vùng này.

Với đặc điểm địa hình như trên nên hầu hết các vùng đó đều có khí hậu mát

mẻ về mùa hạ, rét lạnh về mùa đông và hình thành nên những loại đất mùn màu

vàng nhạt trên núi, các khe suối đổ ra Sông Đà và Sông Mã cùng đều được phát

nguyên ở những hệ thống giông này. Các giông núi dọc biên giới Việt - Lào là

nguyên nhân làm cho gió Tây Nam ở Sơn La trở nên khô nóng và các giông thuộc

địa giới Sơn La - Hoàng Liên Sơn làm cho gió Đông Bắc bị yếu hẳn đi. Bề mặt đất

ở nhiều nơi bị bào mòn dữ dội vì địa hình quá dốc và thực vật phủ đất chủ yếu là cỏ

tranh, cây bụi.

Ngoài phạm vi địa hình của hệ thống giông núi trên đại diện cho hầu hết các

vùng cao của tỉnh, còn lại là địa hình thuộc các xã của vùng thấp và vùng giữa. Ở

đây địa hình thấp dần và ít dốc, song thảm cỏ tranh che phủ vẫn là chủ yếu. Diện

tích đất canh tác chiếm nhiều và tập trung, loại đất Feralit trên núi được hình thành

nhiều.

Tỉnh Sơn La có 2 cao nguyên, cao nguyên Mộc Châu kéo dài từ Hòa Bình

đến Yên Châu, dài khoảng 95 km, rộng trung bình 25 km. Cao nguyên Mộc Châu

cao trung bình 800 - 1.000 m, cấu tạo từ đá vôi nằm trồi lên trên đá phiến tuổi trẻ

hơn. Quá trình phong hóa ở cao nguyên Mộc Châu trải qua thời gian dài và đến quá

trình tàn lụi, hình thành các cánh đồng kastơ rộng, đất đai màu mỡ.

Cao nguyên Sơn La nối tiếp cao nguyên Mộc Châu, kéo dài khoảng 98 km,

từ huyện Yên Châu đến Tuần Giáo, rộng trung bình 20 km, cao trung bình 550 m

[68]. Tuy cũng được cấu tạo từ đá vôi, nhưng mức độ phong hóa chưa bằng cao

nguyên Mộc Châu, nên ở đây còn quan sát thấy nhiều núi sót.

Hai cao nguyên tương đối rộng và bằng phẳng, đất đai tốt, là địa bàn có ưu

thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu lớn, quy mô tập trung theo hướng hàng

hóa với cơ cấu đa dạng gồm phát triển các loại cây công nghiệp, cây màu, cây ăn

Page 59: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

49

quả, chăn nuôi gia súc. Đồng thời, đây là nơi tập trung các trung tâm chính trị, kinh

tế, dân cư, có vai trò động lực phát triển kinh tế không những của tỉnh Sơn La mà

còn của cả vùng Tây Bắc Việt Nam [68].

Do địa hình chia cắt nên Sơn La có rất nhiều thung lũng song phần lớn nhỏ,

hẹp hình lòng máng và chạy theo hướng núi. Diện tích đất phù sa sông suối và các

loại đất khác được hình thành do sản phẩm dốc tụ cũng tập trung nhiều ở các thung

lũng này.

3.1.1.3. Khí hậu - thủy văn

* Khí hậu

Khí hậu có tác động mạnh mẽ đến các quá trình phong hoá lý, hoá, sinh vật

học trong đất, đá. Vùng khí hậu nóng thì các quá trình trên được xúc tiến mạnh,

nhanh. Đá mẹ phong hoá mạnh các chất hữu cơ phân giải triệt để, tỷ lệ mùn trong

đất tăng lên, quá trình di chuyển và hoà tan các chất cũng mạnh làm cho cây được

cung cấp nhiều thức ăn cần thiết. Khí hậu kết hợp với yếu tố địa hình và thực vật sẽ

quyết định hoàn toàn cho chiều hướng phát triển của đất. Đất ở vùng nóng, mưa

nhiều mùa lạnh khô kéo dài, thảm thực vật phủ đất nghèo lân, địa hình lại cao, dốc

sẽ là những điều kiện rất thuận lợi cho việc hình thành kết von, đá ong và đất bị xói

mòn, rửa trôi mất màu nghiêm trọng.

Sơn La có khí hậu vùng núi kiểu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Do

địa hình phức tạp phân chia ra làm nhiều vùng khác nhau nên đã hình thành nhiều

vùng với những tính chất độc đáo khắc nghiệt (ví dụ như: sương muối có nhiều ở

Thuận Châu, Mai Sơn, Mộc Châu; mưa đá hay xuất hiện ở Quỳnh Nhai và các vùng

núi cao khác...) (Hình 3.3).

Chế độ nhiệt:

* Nhiệt độ mặt đất: Nói chung nhiệt độ mặt đất thay đổi tuỳ theo từng vùng

với những đặc điểm về địa hình, thực bì và thổ nhưỡng khác nhau, nhưng ở Sơn La

thấy:

Về mùa đông (tháng 11 - tháng 3 năm sau) nhiệt độ mặt đất trung bình ở

vùng thấp 19 - 24 oC, vùng giữa 18 - 23

oC, vùng cao 14 - 20

oC.

Page 60: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

50

Về mùa hè (tháng 4 - 10) nhiệt độ mặt đất trung bình vùng thấp 27 - 32 oC,

vùng giữa 26 - 29 oC, vùng cao 22 - 27

oC.

Trung bình cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ mặt đất giảm 0,6o - 0,7

oC. Sự biến

động của nhiệt độ mặt đất quá lớn (có khi xuống tới - 4,5o

C như ở Mộc Châu) đã

làm cho Sơn La có nhiều sương muối ở các vùng cao.

* Nhiệt độ không khí: lãnh thổ Sơn La kéo dài trên 2 vĩ tuyến nên sự sai khác

về địa đới vĩ độ hầu như không đáng kể mà ở đây độ cao khu vực của một tỉnh miền

núi cao phức tạp là yếu tố tạo nên sự biến thiên khí hậu.

Từ những đặc điểm về chế độ nhiệt ở trên rút ra một số nhận xét: Chế độ

nhiệt bị chi phối chủ yếu do độ cao của địa hình. Độ cao của địa hình lại là cơ sở

chủ yếu quan trọng để phân loại đất. Mùa nóng của Sơn La mát mẻ và đến sớm hơn

vùng đồng bằng. Mùa rét không kéo dài nhưng có những đặc điểm khắc nghiệt

(sương muối).

Chế độ mưa:

Sơn La là vùng có lượng mưa khá lớn. Lượng mưa thay đổi từ 1200 - 2000 mm.

Từ tháng 7 đến tháng 9 Sơn La chịu ảnh hưởng của các khối không khí ẩm từ phía

Nam nên sinh ra mưa tập trung và kéo dài. Tháng 10 khối không khí trên rút đi và

khí áp thấp vùng nam Trung Quốc tràn xuống gây không khí lục địa khô nóng, mưa

ít. Đặc biệt Sơn La không có bão, mà chỉ chịu ảnh hưởng mưa nhiều ở các tháng 7,

8, 9. Chế độ mưa của Sơn La chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Mùa mưa tập trung vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 nhưng cũng có cá biệt

những vùng mùa mưa đến muộn hơn như Yên Châu (tháng 6), một số vùng mùa

mưa lại kết thúc muộn vào tháng 10. Như Mộc Châu hay khu vực Mường Trai

(Mường La) và quanh huyện lỵ Mai Sơn. Riêng mùa này lượng mưa chiếm 90% cả

năm, trong đó 2 tháng 7 và 8 đã chiếm tới 40 - 60%. Những vùng có lượng mưa

nhiều là: vùng nam cao nguyên Mộc Châu 1700 - 2000 mm; Cây số 46 (Mộc Châu)

2105 mm; Chiềng Sai (Thuận Châu) 1787 mm; Ngọc Chiến 1600 mm. Những vùng

có lượng mưa ít nhất gồm có thung lũng Yên Châu và nam cao nguyên Sơn La

(vùng Nà Sản) và lượng mưa 800 - 1200 mm, vùng dọc Sông Mã cũng ít mưa (Hình

3.3).

Page 61: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

51

Mùa khô của Sơn La bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 với lượng mưa ít và

thường dao động từ 20 - 15 ly trong một tháng.

Về mùa mưa, do mưa lớn tập trung và kéo dài, cùng với yếu tố địa hình cao

và dốc làm cho Sơn La thường xảy ra lũ quét gây sụt lở và xói mòn đất.

Chế độ ẩm:

Cũng như chế độ mưa, chế độ ẩm chịu sự chi phối của 2 mùa rõ rệt. Mùa

mưa (lượng mưa tập trung tới 90% của cả năm) độ ẩm cao, nhiều khi dẫn đến bão

hòa. Mùa khô do lượng mưa ít lại có gió Lào hoạt động mạnh nên càng gây ra khô

hạn, nhiều khi độ ẩm tối thấp tuyệt đối xuống tới 14 - 15% làm cho độ ẩm của đất

thấp hơn độ ẩm cây lúa. Vì vậy cây trồng dễ bị chết hoặc sinh trưởng khó khăn. Qua

sự theo dõi lượng mưa trong mùa (từ tháng 10 đến tháng 3) thường thấy nhỏ hơn

nhiều, so với lượng nước bốc hơi, bởi vậy đất luôn bị khô hạn, cấu tượng đất rời rạc

vì phải huy động mạnh mẽ lượng nước dự trù để bốc hơi. Hiện tượng kết von cũng

được xúc tiến mạnh mẽ, phố biến như ở các vùng Nà Sản, Mộc Châu hay ở ngay cả

chân ruộng cao cây lúa bỏ hoá vụ đông xuân.

Như vậy, khí hậu của tỉnh Sơn La có những đặc điểm sau:

Nhiệt độ trung bình năm: chỉ tiêu này được phân cấp thông qua nhiệt độ

không khí trung bình năm. Nhiệt độ trung bình năm phản ánh quy luật phân bố nhiệt

độ theo không gian. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái mùa của thảm

thực vật và sự thích nghi của cây trồng. Tiêu chí này phân thành 4 cấp: nóng, trên

22 oC, ấm 20 - 22

oC, mát 18 - 20

oC, lạnh 16 - 18

oC, rất lạnh, dưới 16

oC.

Độ dài mùa lạnh: căn cứ vào số tháng lạnh trong năm. Tháng lạnh là tháng

có nhiệt độ trung bình dưới 18 oC, là nhiệt độ mà Koppen coi là nhiệt độ của vùng

Ôn đới ấm [46]. Độ dài mùa lạnh được phân thành 5 cấp: mùa lạnh rất ngắn (từ 2 -

3 tháng), mùa lạnh ngắn (từ 3 - 4 tháng), mùa lạnh trung bình (từ 5 - 6 tháng), mùa

lạnh dài (từ 6 - 7 tháng), mùa lạnh rất dài (trên 7 tháng) [86; 87].

Tổng lượng mưa trung bình năm: tổng lượng mưa trung bình năm là chỉ tiêu

hàng đầu mà các nhà nông, lâm nghiệp trên thế giới cũng như các nhà khoa học đều

nhất trí sử dụng để đánh giá chung tiềm năng ẩm của lãnh thổ. Tổng lượng mưa

trung bình năm có ý nghĩa quan trọng, là thành phần cấu tạo nên chế độ sinh khí

Page 62: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

52

hậu. Tổng lượng mưa trung bình năm ở Sơn La được chia thành 3 cấp: mưa nhiều

(trên 2.000 mm), mưa vừa (từ 1.500 - 2.000 mm), mưa ít (dưới 1.500 mm) [86; 87].

Độ dài mùa khô: chỉ tiêu độ dài mùa khô được tính bằng số tháng khô (số

tháng có lượng mưa nhỏ hơn 2 lần nhiệt độ trung bình tháng đó). Từ đó, độ dài mùa

khô ở Sơn La được chia làm 3 cấp: mùa khô ngắn (dưới 2 tháng), mùa khô trung

bình (từ 3 - 4 tháng), mùa khô dài (trên 5 tháng) [86; 87].

Khí hậu là nhân tố có vai trò quan trọng trong hình thành, phát triển và phân

hóa CQ tỉnh Sơn La. Tính chất của khí hậu đã hình thành hệ sinh thái cảnh quan

nhiệt đới gió mùa, phụ hệ sinh thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa đông hơi

lạnh và một mùa khô. Sự đa dạng của các kiểu sinh khí hậu tạo nên sự phân hóa đa

dạng của thổ nhưỡng và thảm thực vật dẫn tới sự đa dạng trong CQ.

Nhịp điệu mùa của khí hậu là nguyên nhân dẫn đến tính nhịp điệu mùa, thúc

đẩy sự biến đổi và phát triển tự nhiên trong CQ. Nhịp điệu mùa của khí hậu khiến

cho các quá trình địa mạo và tai biến thiên nhiên cũng có tính mùa rõ rệt. Trong

mùa mưa, động lực vận chuyển vật chất giữa các khu vực, các dạng địa hình, các

lớp và phụ lớp STCQ diễn ra mạnh hơn mùa khô. Đồng thời, đây là mùa thường

xảy ra xói mòn bề mặt, trượt lở đất đá, lũ ống - lũ quét, sạt lở bờ sông, suối gây ảnh

hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của dân cư.

* Thủy văn

Đặc điểm của địa hình lãnh thổ đã tạo cho Sơn La có một mạng lưới sông,

suối dày đặc, song đều tập trung lưu lượng vào 2 Sông Đà và Sông Mã. Bởi vậy đặc

điểm thuỷ văn của Sơn La nói chung hai hệ thống sông này đồng thời cũng là đặc

điểm thuỷ văn của Sơn La chung với ranh giới tự nhiên là đường phân thuỷ khổng

lồ của dãy Xu Xen Chao Chai.

1. Hệ thống Sông Đà: Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của hệ thống Sông Hồng,

chiếm 34,1% diện tích lưu vực với diện tích 52.900 km2. Trong đó, phần thuộc lãnh

thổ Việt Nam có diện tích 26.800 km2, chiếm 50% tổng diện tích toàn lưu vực Sông

Hồng. Sông Đà dài 1.010 km, bắt nguồn từ vùng núi Ngụy Sơn (Vân Nam - Trung

Quốc) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đến nhập lưu với Sông Hồng tại Việt

Trì [90]. Phần dòng chính Sông Đà thuộc lãnh thổ Việt Nam dài 570 km, chiếm

Page 63: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

53

56% tổng chiều dài dòng chính. Tổng lượng nước của lưu vực Sông Đà chiếm 48%

tổng lượng nước của hệ thống Sông Hồng.

Lưu vực Sông Đà có hình lông chim theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Lưu

vực chạy theo thung lũng sâu của các dãy núi cao. Bên trái có dãy Ai Lao Sơn và

dãy Hoàng Liên Sơn, bên phải là dãy Vô Lương tiếp đến dãy Pu Đen Đin. Địa hình

chủ yếu là núi, nên độ cao bình quân đạt 965 m, độ dốc 37%. Dòng chính Sông Đà

có nhiều thác ghềnh, đến tận hạ lưu vẫn xuất hiện thác [90]. Do các dãy núi chạy sát

bờ sông, nên thung lũng Sông Đà hẹp, có dạng hẻm vực, đào lòng mạnh.

Phần diện tích lưu vực Sông Đà thuộc lãnh thổ Việt Nam có độ cao từ 500 -

1.500 m, chiếm từ 62 - 76% toàn lưu vực. Sông Đà chảy khá thẳng với hệ số uốn

khúc đạt 1,3. Mạng lưới sông suối trong lưu vực Sông Đà phát triển không đồng

đều, mật độ dao động từ dưới 0,5 km/km2

- 1,6 km/km2. Phần lưu vực Sông Đà

thuộc địa phận Sơn La có diện tích 9.298 km2, dòng chính dài 238 km chảy theo

hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La,

Mai Sơn, Bắc Yên, Phù Yên và Mộc Châu. Các phụ lưu chính có Nậm Muội, Nậm

Mu, Nậm Bú, Nậm Sập và Suối Tấc.

Nậm Muội: là phụ lưu cấp 1 đổ vào bờ phải Sông Đà. Lưu vực Nậm Muội có

diện tích 712 km2. Dòng chính dài 50 km, bắt nguồn từ Bản San ở độ cao 600 m và

nhập lưu với Sông Đà tại vị trí cách cửa sông 305 km. Độ uốn khúc của dòng chính

Nậm Muội đạt 1,45. Độ cao bình quân lưu vực đạt 503 m, độ dốc đạt 23,8‰. Mạng

lưới sông suối trong lưu vực Nậm Muội có mật độ đạt 0,67 km/km2.

Nậm Mu: bắt nguồn từ vùng núi Ta Lang, cao 3.096 m phía Tây dãy Hoàng

Liên Sơn, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào Sông Đà ở bờ trái.

Đây là phụ lưu lớn nhất của Sông Đà (phần thuộc địa phận tỉnh Sơn La). So với

vùng núi cao xung quanh, lưu vực sông Nậm Mu vẫn thuộc vùng địa hình trũng của

lưu vực Sông Đà. Lưu vực Nậm Mu có 48 sông suối nhỏ, phân bố tương đối đều.

Nậm Bú: lưu vực Nậm Bú có diện tích 1.410 km2. Dòng chính bắt nguồn từ

độ cao 1.100 m, dài 81 km với hệ số uốn khúc 1,34. Nậm Bú nhập lưu với dòng

chính Sông Đà ở bờ phải. Độ cao bình quân lưu vực 789 m, độ dốc bình quân 23‰.

Page 64: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

54

Nậm Sập: lưu vực Nậm Sập có diện tích 1.110 km2. Chiều dài lưu vực

khoảng 83 km, bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào chảy vào huyện Mộc Châu qua

Yên Châu và đổ vào Sông Đà. Mật độ lưới sông trong lưu vực 0,48 km/km2, độ dốc

bình quân 34,5‰, độ cao bình quân 839 m.

Suối Tấc: lưu vực Suối Tấc có diện tích 524 km2, nằm hoàn toàn ở huyện

Phù Yên. Dòng chính dài 56 km, bắt nguồn từ núi Phu Lầy Vong đổ vào Sông Đà

tại Gềnh Hêu với hệ số uốn khúc đạt 1,4. Độ cao bình quân lưu vực đạt 551 m, độ

dốc bình quân 38,9‰, mật độ lưới sông 0,86 km/km2

[90].

2. Hệ thống Sông Mã: lưu vực Sông Mã cũng có hình lông chim, nằm ở cực

tây và tây nam khu Tây Bắc có diện tích 17.600 km2, thuộc địa phận tỉnh Sơn La là

4.849 km2, chiều dài dòng chính 410 km. Các dãy núi trong lưu vực Sông Mã phát

triển song song với dòng chảy, cùng với đặc điểm kiến tạo khiến mật độ lưới sông

thấp, trung bình 0,66 km/km2. Địa hình chủ yếu là núi xen lẫn cao nguyên với độ

cao trung bình 760 m, đỉnh cao nhất đạt trên 2.000 m.

Dòng chính Sông Mã chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua tỉnh Điện

Biên, Sơn La, Thanh Hóa rồi đổ ra Biển Đông qua 3 cửa: Sung, Lạch Trường và

cửa Hới [90]. Toàn lưu vực Sông Mã có 40 phụ lưu cấp 1 có chiều dài lớn hơn 10

km, phần chảy trong tỉnh Sơn La là thượng lưu, dài khoảng 94 km, chủ yếu thuộc

huyện Sông Mã với các phụ lưu tiêu biểu.

Nậm Khoai: lưu vực Nậm Khoai có diện tích 1.640 km2. Đây là phụ lưu lớn

nhất của Sông Mã thuộc địa phận tỉnh Sơn La. Dòng chính Nậm Khoai có chiều dài

62 km với hệ số uốn khúc đạt 1,45 đổ vào bờ trái Sông Mã cách cửa sông 434 km.

Độ dốc bình quân lưu vực đạt 18‰, độ cao 890 m, bắt nguồn từ độ cao 1.600 m.

Nậm Thi: lưu vực Nậm Thi có diện tích 705 km2, dòng chính đổ vào bờ trái

Sông Mã cách cửa sông 411 km. Độ cao bình quân lưu vực 984 m, độ dốc 19‰. Hệ

số uốn khúc của dòng chính là 1,28. Dòng chính Nậm Thi có chiều dài 47 km, bắt

nguồn từ độ cao 1.500 m.

Nậm Công: diện tích lưu vực 893 km2. Dòng chính sông dài 52 km, bắt

nguồn từ độ cao 1.500 m với hệ số uốn khúc đạt 1,58 và đổ vào bờ phải Sông Mã

Page 65: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

55

cách cửa sông 385 km. So với các lưu vực khác, lưu vực Nậm Công có độ cao bình

quân lưu vực khá lớn 1.233 m, độ dốc bình quân lưu vực đạt 16,4‰ [90].

Nhìn chung, hầu hết các sông suối thuộc địa phận tỉnh Sơn La có độ dốc lòng

lớn, lắm thác ghềnh. Đây là ưu thế để khai thác thủy điện, nhưng lại gây trở ngại

cho giao thông, thủy lợi. Mặt khác, chế độ nước theo mùa, địa hình bị chia cắt, thảm

thực vật bị tàn phá nên lưu lượng dòng chảy có sự biến động. Lưu lượng mùa kiệt

trùng với mùa khô, mùa lũ trùng với mùa mưa. Mùa mưa cường độ dòng chảy mạnh

gây ra lũ quét, lũ ống ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Các hồ ở tỉnh Sơn La: Tỉnh Sơn La có 61 hồ thủy lợi nhưng hầu hết đều có

dung tích nhỏ, chỉ có 8 hồ có dung tích trên 1 triệu m3.

Hồ Suối Chiếu: ở huyện Phù Yên, có dung tích 4,3.106 m

3, hoàn thành năm

2009. Hồ có diện tích mặt 51 ha, tưới tạo nguồn cho 800 ha lúa chiêm và lúa mùa.

Hồ thủy lợi Suối Chiếu ngoài nhiệm vụ tưới phục vụ phát triển nông nghiệp còn

cung cấp nước sạch sinh hoạt cho thị trấn Phù Yên và là điểm du lịch trong cụm địa

danh du lịch của huyện Phù Yên, từ Suối Chiếu qua cánh đồng Mường Tấc, lòng hồ

Sông Đà đến rừng thông Noong Cốp [90].

Hồ Tiền Phong: thuộc huyện Mai Sơn, có dung tích 3,55.106 m

3. Hồ có độ

cao xả nước 600 m, cách di tích cứ điểm Nà Sản và sân bay Nà Sản khoảng 1 km.

Năm 1971, tỉnh Sơn La tiến hành đầu tư xây dựng hồ Tiền Phong, năm 1975 hoàn

thành xây đập, 2 đầu đập nối vào 2 quả núi lớn. Đập có chiều dài 120 m, chiều cao

chân đến đỉnh đập là 23 m, mặt đập rộng 10 m, chân đập rộng 120 m, đỉnh đập cao

trung bình 602 m so với mực nước biển. Diện tích mặt hồ tại thời điểm xả lũ ở cao

trình 600 m là 72 ha, mùa khô tại cao trình 580 m, diện tích hồ 12 ha. Ngoài việc

cung cấp nước cho huyện Mai Sơn, hồ còn được quy hoạch thành điểm du lịch

sinh thái.

Hồ Chiềng Khoi: nằm ở phía đông nam huyện Yên Châu, thuộc Bản Pút, xã

Chiềng Khoi, diện tích 40 ha, dung tích 3,2.106 m

3. Đây là hồ nhân tạo được khởi

công xây dựng từ năm 1971 với đập chắn cao 45 m, dài 110 m, đưa vào sử dụng

năm 1976, mùa mưa lòng hồ sâu 40 m, chiều dài hồ 7 km. Hồ Chiềng Khoi được

quy hoạch thành điểm danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch sinh thái.

Page 66: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

56

Hồ Huổi Vanh: thuộc huyện Yên Châu, có dung tích 2,8.106 m

3, đảm nhiệm

tưới 172 ha lúa chiêm, 172 ha lúa mùa, 180 ha màu và cây công nghiệp.

Hồ Lái Bay: có dung tích 1,3.106 m

3, thuộc huyện Thuận Châu, đảm nhiệm

tưới cho 10 ha lúa chiêm, 30 ha lúa mùa, 300 ha màu và cây công nghiệp.

Thủy văn là một trong những thành phần cấu tạo vô cơ của CQ, đồng thời là

một trong những thành phần làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng nên các thành

phần hữu cơ như thổ nhưỡng và sinh vật. Bởi vì, nước có khả năng thâm nhập vào

bên trong các thành phần khác, vừa là yếu tố tham gia vừa là môi trường của các

phản ứng hóa học diễn ra trong CQ, thực hiện được quá trình trao đổi vật chất giữa

các thành phần và phân phối chất khoáng trong CQ.

3.1.1.4. Thổ nhưỡng

Kết quả phúc tra, chỉnh lý, biên tập, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1:100.000

(theo hệ thống phân loại 1976 - 1984) năm 2004 của Viện Quy hoạch và Thiết kế

Nông nghiệp cho thấy tài nguyên đất tỉnh Sơn La gồm 8 nhóm đất với 24 loại đất

(đơn vị chú dẫn bản đồ) với 1.336.643,9 ha, chiếm 94,61% tổng diện tích tự nhiên

toàn tỉnh (Bảng 3.1), (Hình 3.4).

Bảng 3.1. Bảng phân loại đất tỉnh Sơn La

STT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I Nhóm đất cát C 65,74 0,005

1 Bãi cát bằng ven sông Cb 65,74 0,005

II Nhóm đất phù sa P 19.756,36 1,40

2 Đất phù sa không được bồi chua Pc 4.001,86 0,28

3 Đất phù sa ngòi suối Py 15.754,51 1,12

III Nhóm đất đen R 6.895,31 0,49

4 Đất đen trên secphentin Rr 46,24 0,00

5 Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và

đá bazơ Ru 1.232,55 0,09

6 Đất đen cacbonat Rv 3.862,93 0,27

7 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ

cacbonnat Rdv 1.753,68 0,12

Page 67: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

57

STT Tên đất Ký

hiệu

Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

IV Nhóm đất đỏ vàng F 767.125,74 54,31

8 Đất nâu tím trên đá sa phiến thạch màu tím Fe 23.083,89 1,63

9 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung

tính Fk 77.898,05 5,51

10 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 59.248,48 4,19

11 Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung

tính Fu 61.972,15 4,39

12 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất Fs 378.167,16 26,77

13 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 67.346,59 4,77

14 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 90.154,14 6,38

15 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 699,36 0,05

16 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước FL 8.555,81 0,61

V Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H 508.269,00 35,98

17 Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và

trung tính Hk 20.536,55 1,45

18 Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi Hv 67.720,65 4,79

19 Đất mùn đỏ vàng trên đá phiến sét và biến

chất Hs 252.635,95 17,89

20 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha 84.383,52 5,97

21 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 82.992,33 5,88

VI Nhóm đất mùn trên núi cao A 26.096,57 1,85

22 Đất mùn vàng nhạt pôtzôn hóa A 26.096,57 1,85

VII Nhóm đất thung lũng dốc tụ D 8.435,17 0,60

23 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 8.358,77 0,59

VIII Nhóm đất cacbonat 76,40 0,01

24 Đất cacbonat K 76,40 0,01

Tổng diện tích đất 1.336.643,9 94,61

Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 1628,0 0,12

Đất mặt nước chưa sử dụng 59,0 0,004

Sông suối 9793,0 0,69

Núi đá 64376,0 4,56

Tổng diện tích tự nhiên 1.412.500 100,00

Page 68: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

58

Nhóm đất cát

Nhóm đất cát của Sơn La ở bản đồ tỷ lệ 1:100.000 bao gồm 1 loại đất: Bãi

cát bằng ven sông, ký hiệu Cb. Diện tích 65,74 ha, chiếm 0,005% diện tích tự nhiên

toàn tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Mường La và huyện Sông Mã. Loại

đất này hầu như chưa sử dụng.

Nhóm đất phù sa

Nhóm đất phù sa có diện tích 19.756,36 ha, chiếm 1,40% tổng diện tích tự

nhiên, phân bố ven sông. Do đặc trưng của các con sông thường ngắn, dốc (bị chi

phối bởi yếu tố điạ hình) nên mức độ bồi đắp phù sa của các sông rất khác nhau, ít

có những bãi phù sa lớn.

Nhóm đất phù sa gồm 2 loại đất sau: Đất phù sa không được bồi chua, ký

hiệu Pc và Đất phù sa ngòi suối, ký hiệu Py.

Nhóm đất đen

Đất đen được hình thành ở địa hình sườn dốc, bằng hoặc thung lũng thấp,

đồng thời có 2 quá trình xảy ra: Quá trình tích luỹ chất hữu cơ và quá trình tích luỹ

các chất kiềm trong điều kiện đá mẹ xung quanh phong hoá giàu chất kiềm như đá

vôi, đá bazơ và siêu bazơ. Đất đen của Sơn La có diện tích 6.895,31 ha, chiếm

0,49% diện tích tự nhiên, bao gồm 4 loại đất: Đất đen trên secphentin (Rr); Đất nâu

thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá bazan (Ru); Đất đen cacbonnat (Rv); Đất đen trên

sản phẩm bồi tụ cacbonnat (RDv).

Nhóm đất đỏ vàng

Đất đỏ vàng phân bố rộng khắp toàn tỉnh, chiếm diện tích lớn nhất

767.125,74 ha, chiếm 54,31% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở hầu khắp các

huyện thị trong tỉnh. Nhóm đất đỏ vàng của Sơn La có 9 loại đất: Đất nâu tím trên

đá sa phiến thạch màu tím (Fe); Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, ký

hiệu Fk; Đất đỏ nâu trên đá vôi, ký hiệu Fv; Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và

trung tính, ký hiệu Fu; Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, ký hiệu Fs; Đất vàng

đỏ trên đá macma axit, ký hiệu Fa; Đất vàng nhạt trên đá cát, ký hiệu Fq; Đất nâu

vàng trên phù sa cổ, ký hiệu Fp; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, ký hiệu Fl.

Page 69: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

59

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Đất mùn vàng đỏ trên núi thường phân bố ở độ cao trên 900 m. Khí hậu lạnh

và ẩm hơn vùng dưới, nhiệt độ bình quân năm vào khoảng 15 - 20 oC. Thảm thực

vật nhìn chung còn tốt hơn vùng thấp. Địa hình cao, dốc, hiểm trở, nên xói mòn

mạnh. Đặc điểm cơ bản của đất mùn vàng đỏ trên núi là có hàm lượng chất hữu cơ

cao.

Diện tích nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi tỉnh Sơn La 508.269,00 ha, chiếm

35,98% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm có 5 loại đất: Đất mùn nâu đỏ trên đá

macma bazơ và trung tính, ký hiệu Hk; đất mùn đỏ nâu trên đá vôi, ký hiệu Hv; đất

mùn đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất, ký hiệu Hs; đất mùn vàng đỏ trên đá

macma axit, ký hiệu Ha; đất mùn vàng nhạt trên đá cát, ký hiệu Hq.

Nhóm đất mùn alit núi cao, ký hiệu A

Loại đất này phân bố tại các xã vùng cao thuộc tả ngạn Mường La (cao nhất

là đỉnh Pu Luông 2.853 m), có chế độ khí hậu và tài nguyên thực vật mang tính chất

của vùng ôn đới. Qua lớp thảm mục thực vật, tới lớp đất màu vàng nhạt, thô (pôtzôn

hóa). Đất được phát sinh từ đá mẹ liparit nên tầng đất mỏng nghèo các chất dinh

dưỡng. Phản ứng của đất chua (pHKCL 4,6). Mùn tổng số giàu và rất giàu; thành

phần mùn phần lớn là axit fulvic (axit humic/ axit fulvic = 0,31 - 0,57). Đạm, lân

tổng số giàu nhưng tất cả các chất dễ tiêu đều nghèo, khả năng trao đổi cation rất

thấp. Nhóm đất mùn alit núi cao có 1 loại đất: Đất mùn vàng nhạt pôtzôn hóa, ký

hiệu A. Diện tích 26.096,57 ha, chiếm 1,85% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở

các huyện Bắc Yên, Phù Yên, Mường La và huyện Sông Mã. Đất dốc > 25o chiếm

93,54% diện tích loại đất, phần diện tích còn lại có độ dốc từ 20 - 25o. Hướng sử

dụng: bảo vệ, phục hồi rừng đầu nguồn.

Nhóm đất thung lũng dốc tụ (D)

Đất thung lũng dốc tụ (D) là đất được hình thành từ các vật liệu không gắn

kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có các đặc tính

phù sa. Loại đất này được biểu hiện bởi đặc tính glây mạnh và ở độ sâu 0 - 50 cm,

được hình thành ở những nơi thấp ứ đọng nước và những nơi có mực nước ngầm

gần mặt đất.

Page 70: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

60

Diện tích 8.435,17 ha, chiếm 0,60% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả các

huyện thị trong tỉnh. Nhóm đất thung lũng dốc tụ có hai loại đất: Đất thung lũng do

sản phẩm dốc tụ (D) và Đất cacbonnat (K).

Thổ nhưỡng là thành phần có cấu tạo đặc biệt, biểu hiện rõ mối quan hệ và

tác động tương hỗ giữa các nhân tố mang tính địa đới và phi địa đới, giữa các thành

phần vô cơ và hữu cơ trong cảnh quan. Đây cũng là thành phần có tính chất tái sinh

và có tác động trở lại tới các thành phần khác trong cảnh quan.

Vì vậy, thổ nhưỡng được coi là “sản phẩm của cảnh quan” nhưng cũng chính

là “tấm gương phản chiếu cảnh quan” [35]. Tỉnh Sơn La có cấu trúc địa chất cùng

với nền nham đa dạng, địa hình phức tạp và nhiều kiểu tương quan nhiệt - ẩm khác

nhau đã làm cho các loại đất phong phú về chủng loại, đa dạng về tính chất. Mỗi

loại đất hình thành trên nền nham nhất định và ngược lại đặc điểm của đất cho biết

nguồn gốc phát sinh của chúng.

Trong quá trình hình thành và phát triển cảnh quan lãnh thổ, ngoài nhân tố

địa hình, khí hậu là những nhân tố chủ đạo, sự đa dạng, phức tạp của thổ nhưỡng và

lớp phủ thực vật là 2 yếu tố tạo nên tính đa dạng và sự phân hóa phức tạp của cảnh

quan. Ở tỉnh Sơn La, trên cùng một kiểu địa hình, một kiểu khí hậu lại có những

loại đất khác nhau. Đồng thời, những loại đất khác nhau lại có thể tạo nên các kiểu

thảm thực vật khác nhau. Bản đồ thổ nhưỡng là cơ sở để vạch ranh giới cấp phân vị

loại cảnh quan tỉnh Sơn La. Do sự đa dạng của thổ nhưỡng đã tạo nên sự đa dạng

cảnh quan tỉnh Sơn La.

3.1.1.5. Thảm thực vật

Do vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, khí hậu và đất đai nên tỉnh Sơn La có các

khu hệ sinh thái khác nhau rất rõ rệt. Tại các khu bảo tồn, rừng đặc dụng, rừng sản

xuất và các loài thực vật được gieo trồng cũng có sự khác biệt nhất định so với các

tỉnh vùng Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và nhiều nơi khác. Trải qua thời gian, diện

tích rừng tự nhiên, rừng trồng diễn biến theo nhu cầu của từng thời kì phục vụ chiến

đấu, xây dựng kinh tế và dân sinh. Nhìn chung, rừng tự nhiên ở tỉnh Sơn La đã bị

thu hẹp đáng kể, diện tích đất trống, đồi núi trọc khá lớn. Tuy đã có sự đầu tư của

tỉnh, nhằm phục hồi rừng, tạo ra nguồn nguyên liệu đáp ứng các nhu cầu thiết yếu,

Page 71: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

61

nhưng sự tác động cả tích cực và tiêu cực của con người đã làm thay đổi diện mạo

của rừng núi tỉnh Sơn La.

Rừng tự nhiên đã lùi xa vào các khu vực có địa hình hiểm trở, ít người ở,

hoặc chỉ được bảo vệ tại các khu bảo tồn thiên nhiên, thay vào đó là rừng tái sinh,

rừng trồng, cây công nghiệp, cây ăn quả, nương rẫy. Công tác trồng rừng, khoanh

nuôi bảo vệ, phục hồi đã có nhiều cố gắng song vẫn còn diện tích đồi núi trọc khá

lớn, phân bố rộng khắp trên tất cả các kiểu, dạng địa hình.

Thảm thực vật tỉnh Sơn La được xếp vào 4 lớp quần hệ theo khung phân loại

của của UNESCO 1973 (Hình 3.5).

Lớp quần hệ I: Lớp quần hệ rừng kín. Nó được xác định bởi độ che phủ của

lớp cây gỗ > 60%, chiều cao của cây gỗ từ 5 m trở lên.

I.A. Phân lớp quần hệ rừng kín thường xanh. Đặc điểm quan trọng là tầng

cây gỗ không bao giờ rụng hết lá, có thể một số cây gỗ rụng lá nhưng số lượng cây

rụng lá không quá 25%.

I.A1. Nhóm quần hệ rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn

đới. Đây là nhóm quần hệ phổ biến ở Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng.

I.A1.a. Quần hệ rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp. Địa

hình thấp ở đây được xác định < 500 m, < 700m ở Miền Bắc và < 1.000 m ở miền

Nam (Thái Văn Trừng, 1998) [76]. Cấu trúc rừng nguyên sinh ở quần hệ này

thường có 5 tầng (A1, A2, A3, B, C). Tầng A1, A2, A3 gồm các cây gỗ cao từ 5 m

trở lên. Loại rừng này chỉ còn rất ít trong một số khu bảo tồn thiên nhiên và vườn

quốc gia, đa số đã bị khai thác kiệt quệ. Đại diện là loài Táu (Vatica subglabra

Merr.), Sến (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam), Sâng (Pometia pinnata J. R.

Forst. & G. Forst.), các loài trong họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Trám

(Burseraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae), v.v…

I.A1.b. Quần hệ rừng thường xanh mừa mùa nhiệt đới núi thấp. Núi thấp ở

đây được xác định độ cao từ 500 - 1.500 m. Hệ thực vật chủ yếu các họ Dẻ

(Fagaceae), họ Sao sao (Hamamelidaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc lan

(Magnoliaceae), họ Hồng xiêm (Sapotaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Chè

(Theaceae) và các loài hạt trần như Thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don),

Page 72: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

62

Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.), Pơmu (Fokienia hodginsii (Dunn)

A. Henry & H. H. Thomas)…

I.A1.b.1. Phân quần hệ cây lá rộng. Đại diện là các họ Dẻ (Fagaceae), họ Re

(Lauraceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae).

I.A1.b.2. Phân quần hệ cây lá kim. Đại diện là Sa mộc (Cunninghamia

lanceolata (Lamb.) Hook.), Thông lông gà (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex

Hook.), Thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don).

I.A.1.c. Quần hệ rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở núi trung bình.

Núi trung bình ở đây có độ cao 1.500 m - 2.500 m. Thành phần thực vật gồm chủ

yếu các taxon từ vùng lạnh tràn xuống. Rừng thường có cây gỗ cao 5 - 10 m, vỏ

dày, có nhiều rêu phủ kín thân, cành cong queo, tán lá thứ, lá dày.

I.A1.c.1. Phân quần hệ cây lá rộng. Đại diện gồm các họ Đỗ quyên

(Ericaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Chè (Theaceae), họ Sao

sao (Hamamelidaceae).

I.A1.c.2. Phân quần hệ rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim

I.A1.c.3. Phân quần hệ cây lá kim. Đại diện là Pơmu (Fokienia hodginsii

(Dunn) A. Henry & H.H. Thomas), Du sam (Keteleria davidiana (Bertrand)

Beissn.), Thiết sam (Tsuga yunnanensis (Franch.) E. Pritz.).

I.A1.d. Quần hệ rừng thường xanh khô á nhiệt đới và ôn đới núi cao. Quần

hệ này thường có mặt ở độ cao trên 2.500 m, nơi có nhiều ánh sáng và gió mạnh, có

lớp đất nông. Cây gỗ ở đây thường cao 5 - 7 m, vỏ dày, có nhiều rêu bao phủ, tán

thưa, cành cong queo. Thành phần thực vật nghèo nàn, thuộc khu hệ Himalaya -

Vân Nam - Quý Châu.

I.A1.d.1. Phân hệ rừng cây lá rộng. Các loài cây gỗ đặc trưng thuộc các họ

Đỗ Quyên (Ericaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Chè

(Theaceae), họ Sao sao (Hamamelidaceae).

I.A1.d.2. Phân quần hệ rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim. Ở đây thường là

các họ Đỗ quyên (Ericaceae) hỗn giao với cây lá kim là Vân sam.

Page 73: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

63

I.A1.e. Quần hệ rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất đá vôi ở địa

hình thấp. Ở quần hệ này các cây phân bố thưa hơn (nhưng không phải thuộc rừng

thưa). Các loài thực vật chủ yếu là Trai lý (Garcinia fagraeoides A. Chev.), Dọc

(Garcinia multiflora Champ. ex Benth.), Nghiến (Buretiodendron sp.). Ở đây ít dây

leo, bụi rậm. Một số loài cây đặc trưng ở tầng dưới là Ôrô gai, Mạng trò, Vú bò.

I.A1.e.1. Phân quần hệ cây lá rộng. Đặc trưng là các ưu hợp Vàng anh,

Nghiến, Trai, Dọc, tầng cây bụi có Ôrô gai, Mạng tèo, Vú bò.

I.A1.e.2. Phân quần hệ hỗn giao cây lá rộng, lá kim. Các cây lá kim ở đây có

Bách xanh, Thông nàng, Kim giao (Podocarpus latifolius Wall.).

I.A1.g. Quần hệ rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất đá vôi ở núi

thấp. Thành phần và cấu trúc thảm thực vật ở đây gần giống với I.A.2e, chỉ khác về

độ cao của khu phân bố.

I.A1.g.1. Phân quần hệ cây lá rộng.

I.A1.g.2. Phân quần hệ hỗn hợp cây lá rộng, lá kim.

I.A1.g.3. Phân quần hệ cây lá kim.

I.A1.i. Quần hệ rừng nhiệt đới trên đất bồi tích. Thực vật thường gặp ở đây là

Sung, Si, Vối nước, Bún, Gáo nước, có nơi có các lũy tre gai dày đặc.

I.A1.o. Quần hệ rừng nhiệt đới tre, nứa ở địa hình thấp và núi thấp. Thực vật

ở đây có nguồn gốc thứ sinh.

I.A1.o.1. Phân quần hệ thuần Tre, Nứa hoặc Giang.

I.A1.o.2. Phân quần hệ hỗn giao Tre, Nứa với cây lá rộng.

I.B. Phân lớp quần hệ rừng rụng lá là chủ yếu. Đại bộ phận cây gỗ rụng lá

vào mùa không thuận lợi.

I.B1. Nhóm quần hệ rừng nhiệt đới rụng lá vào mùa khô. Đa số cây gỗ rụng

hết lá, vỏ cây thường dày và nứt nẻ.

I.B1.a. Quần hệ rừng nhiệt đới rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp.

I.B1.a.1. Phân quần hệ cây lá rộng. Các loài điển hình là Sao sao

(Liquidambar formosana), Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Xoan (Melia

Page 74: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

64

azedarach), Săng lẻ (Lagerstroemia spp.), Hoàng linh (Peltophorum dasyrhachis

(Miq.) Kurz), Thung (Tetrameles nudiflora R. Br.)… Rừng trồng có quần hợp Tếch

(Tectonia grandis L. f.).

Lớp quần hệ II: Lớp quần hệ rừng thưa

Rừng thưa được xác định bởi độ tàn che (k) của cây gỗ từ 0,3 - 0,6. Một số

tác giả cho rằng loại rừng này tồn tại ở một số khu hẹp ở Mộc Châu, Thuận Châu,

Yên Châu (Sơn La). Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, loài rừng trên ở Sơn La đã bị

khai thác gần hết hoặc bị chặt đốt đã biến thành các thảm cây bụi hoặc thảm cỏ.

Lớp quần hệ III: Lớp quần hệ cây bụi

Chúng bao gồm các thảm cây thân gỗ có chiều cao từ 0,5 - 5 m, có thể có cây

gỗ mọc rải rác nhưng độ che phủ của cây gỗ < 0,3. Thảm cây bụi ở đây đều có

nguồn gốc thứ sinh. Nó được hình thành sau khi rừng bị khai thác kiệt hoặc rừng bị

đốt làm nương rẫy rồi bỏ hoang. Chỉ thảm cây bụi ở núi cao có tính chất

nguyên sinh.

III.A. Phân lớp quần hệ cây bụi thường xanh là chủ yếu.

III.A1. Nhóm quần hệ thường xanh cây lá rộng. Nhóm này phổ biến ở Sơn

La, nó có mặt từ vùng đất thấp đến núi cao.

III.A1.a. Quần hệ cây bụi trên đất mùn alit núi cao. Thành phần thực vật chủ

yếu gồm đại diện của vùng ôn đới.

III.A1.a.1. Phân quần hệ Trúc lùn (Borinda sp.).

III.A1.a.2. Phân quần cây lá rộng thuộc các họ hai lá mầm như họ Hoa hồng

(Rosaceae), Chi Vaccinium (họ Ericaceae), họ Hoàng Liên (Berberidaceae) và họ

Thích (Aceraceae).

III.A1.b. Quần hệ cây bụi thường xanh trên đất feralit. Đây là loại hình phổ

biến ở Sơn La, nó thường được gặp từ vùng đất thấp, đồi đến cao nguyên và núi

thấp. Thành phần thực vật thường gặp là Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton)

Hassk.), Sầm (Memecylon edule Roxb.), Mua (Melastoma spp.), Ba chạc (Euodia

lepta (Spreng.) Merr.), Dung (Symplocos sp.), Găng (Randia sp.), Lấu (Psychotria

sp.), Cò ke (Grewia sp.)…

Page 75: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

65

III.A1.b.1. Phân quần hệ cây bụi có cây gỗ mọc rải rác.

III.A1.b.2. Phân quần hệ không có cây gỗ mọc rải rác.

III.A1.g. Quần hệ cây bụi thường xanh lá rộng trên đất đá vôi.

Các loại thường gặp ở đây là Găng (Randia spp.), Mạng tèo (Streblus

macrophyyus), Ôrô duồi (Streblus ilicifolius (Vidal) Corner), Đơn nem (Maesa sp.),

Ngọc nữ (Clerodendron sp.).

III.A1.h. Quần hệ cây bụi thường xanh trên đất bồi tích ven ao, hồ và sông

suối. Thực vật ở đây gồm các loài ưa ẩm như Sung (Ficus glomerata Roxb.), Dành

dành (Gardenia augusta Merr.), Rù rì (Homonoia riparia Lour.), Cáp (Capparis

sp.)…

Lớp quần hệ IV: Lớp quần hệ cỏ

Hầu hết các trảng cỏ dạng lúa ở Sơn La có nguồn gốc thứ sinh, nó được hình

thành sau khi rừng hay cây bụi bị chặt, đốt tạo thành các khoảng trống thì cỏ mới

xuất hiện.

IV.A. Phân lớp quần hệ cỏ cao dạng lúa.

Cỏ cao ở đây được xác định từ 2 m trở lên (kể cả phần cụm hoa), có thể có

cỏ không dạng lúa cùng tồn tại, nhưng độ che phủ của nó < 50%.

IV.A1. Nhóm quần hệ cỏ cao dạng lúa có cây gỗ che phủ 10 - 30%, có hay

không có cây bụi.

IV.A1.a. Quần hệ cỏ cao dạng lúa có cây gỗ mọc rải rác.

Loại hình này thường gặp ở vùng đồi, cao nguyên và núi thấp. Thành phần

thực vật chủ yếu gồm Lau (Saccharum arundinaceum Retz.), Chít (Thysanolaena

maxima (Roxb.) Kuntze), Lách (Saccharum spontaneum L.), Cỏ sả (Cymbopogon

sp.).

IV.A2. Nhóm quần hệ cỏ cao dạng lúa có các cây gỗ với độ che phủ <10%, có

hay không có cây bụi. Đại diện của nhóm quần hệ này khá phổ biến ở Sơn La từ

cùng đồi, cao nguyên đến vùng núi thấp và trung bình. Thành phần thực vật gần

giống với IV.A1.

Page 76: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

66

IV.A2.a. Quần hệ cỏ cao dạng lúa có các cây gỗ thường xanh với độ che phủ

<10%. Loại hình này gần giống với IV.A1.a, thường gặp ở vùng đồi, cao nguyên và

núi thấp.

IV.A2.b. Quần hệ cỏ cao dạng lúa có các cây gỗ rụng lá và nửa rụng lá với độ

che phủ <10%. Loại hình này gần giống với IV.A1.b. Các cây gỗ rụng lá thường

gặp là Tu hú (Gmelina sp.), Sao sao (Liquidambar formosana Hance), Xoan (Melia

azedarach L.), Săng lẻ (Lagerstroemia sp.), Cọ khẹt (Dalbergia hupeana Hance)…

IV.A3. Nhóm quần hệ cỏ cao dạng lúa có các cây bụi rải rác, không có cây

gỗ. Nhóm quần hệ này khá phổ biến ở Sơn La.

IV.A3.a. Quần hệ cỏ cao dạng lúa có cây bụi thường xanh mọc rải rác.

IV.A4. Nhóm quần hệ cỏ cao dạng lúa không có cây thân gỗ.

IV.A4.a. Quần hệ cỏ cao dạng lúa chịu hạn, không có thân gỗ. Các loài cỏ cao

dạng lúa thường gặp là Lau (Saccharum arundinaceum Retz.), Chít (Thysanolaena

maxima (Roxb.) Kuntze), Lách (Saccharum spontaneum L.), Cỏ sả (Cymbopogon

sp.), Cỏ phao lưới, Cỏ Chè vè.

IV. A4.b. Quần hệ cỏ cao dạng lúa ngập nước, không có cây thân gỗ. Các loài

thường gặp là Lác (Cyperus malaccensis Lam.), Cỏ lăn (Heleocharis plantaginea R.

Br.), Sậy (Phragmites karka (Retz.) Trin. ex Steud.).

IV. B. Phân lớp quần hệ cỏ cao trung bình dạng lúa thống trị bởi các loài họ

hòa thảo cao từ 50 - 200 cm, có thể có cây thảo không dạng lúa nhưng độ che phủ

của chúng < 50%.

IV.B.1. Nhóm quần hệ cỏ cao trung bình dạng lúa có cây gỗ với độ che phủ 10

- 30%, có hay không cây bụi. Đây là nhóm quần hệ phổ biến ở vùng đồi, vùng cao

nguyên đến núi thấp và trung bình ở Sơn La, nó phân bố từ độ cao 1.800 m trở

xuống.

IV.B1.a. Quần hệ cỏ cao trung bình dạng lúa có cây gỗ lá rộng thường xanh

mọc rải rác.

IV.B2. Nhóm quần hệ cỏ cao trung bình dạng lúa có cây gỗ với độ tàn che

< 10%, có hay không có cây bụi.

Page 77: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

67

IV.B2.a. Quần hệ cỏ cao trung bình dạng lúa có cây gỗ lá rộng thường xanh

mọc rải rác. Loại hình này gần giống với IV.B.1a, nhưng chỉ khác về độ che phủ

của cây gỗ < 10%.

IV. B3. Nhóm quần hệ cỏ cao trung bình dạng lúa không có cây gỗ. Các cây

gỗ đã bị khai thác hết, chỉ còn cây bụi và thảm cỏ.

IV.B3.a. Quần hệ cỏ cao trung bình dạng lúa có các cây bụi thường xanh mọc

rải rác. Cỏ tranh là đặc trưng của quần hệ này.

IV.C. Phân lớp quần hệ cỏ thấp dạng lúa.

Phân lớp này thống trị bởi các loài cỏ dạng lúa có chiều cao dưới 50 cm (kể cả

cụm hoa), ở đây có thể có cỏ không dạng lúa nhưng độ che phủ của nó <50%.

IV.C1. Nhóm quần hệ cỏ thấp dạng lúa có cây gỗ che phủ 10 - 30%, có hay

không có cây bụi.

IV.C1.a. Quần hệ cỏ thấp dạng lúa có cây gỗ thường xanh mọc rải rác. Các

loài thường gặp là Cỏ chỉ (Eragrostis elongata (Willd.) J. Jacq.), Cỏ Sâu róm

(Setaria glauca, S. forbesiana), Cỏ Bông lớn (Eragrostis cilianensis (All.) Link ex

Vignolo), cỏ Bông trắng (Eragrostis tenella Nees), Cỏ ống (Panicum repens L.), cỏ

Đuôi voi (Penicetum alopecuroides Spreng.), cỏ Gà (Cynodon dactylon (L.) Pers.),

v.v…

IV.C2. Nhóm quần hệ cỏ thấp dạng lúa không có cây thân gỗ. Ở đây có mặt

nhiều loài cỏ gặp ở quần hệ IV.C1.a.

IV.C2.a. Quần hệ cỏ thấp dạng lúa không có cây thân gỗ. Ở đây có mặt nhiều

loài cỏ ở quần hệ IV.C1.a.

IV.D. Phân lớp quần hệ cỏ không dạng lúa.

Chúng gồm chủ yếu các cây thân thảo không dạng lúa, có độ che phủ > 50%,

có thể có cây thảo dạng lúa nhưng độ che phủ của chúng < 50%.

IV.D1. Nhóm quần hệ cỏ cao không dạng lúa. Thống trị bởi các loài thân thảo

không dạng lúa có chiều cao > 1 m.

IV.D1.a. Quần hệ cỏ cao không dạng lúa thống trị bởi các loài cây có hoa sống

nhiều năm và dương xỉ.

Page 78: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

68

IV.D1.a.1. Phân quần hệ chuối (Musa spp.).

IV.D1.a2. Phân quần hệ họ Gừng riềng (Zingiberaceae).

IV.D1.b. Quần hệ cỏ không dạng lúa thống trị bởi Dương xỉ. Ở đây có nhiều

loài Dương xỉ cao hơn 1 m.

IV.D1.c. Quần hệ cỏ cao không dạng lúa gồm các loài thân thảo sống một

năm. Thường gặp ở đây là Rau tàu bay (Gynura crepidioides Benth.), Rau Dền gai

(Amarantus viridis L.), Cúc liên chi dại (Parthenium hysterophorus L.), Hy thiêm

(Siegesbeckia orientalis L.).

IV.D2. Nhóm quần hệ cỏ thấp không dạng lúa.

Thống trị bởi các loài thân thảo không dạng lúa có chiều cao dưới 1 m.

IV.D2.a. Quần hệ cỏ thấp không dạng lúa gồm chủ yếu các loài sống lâu năm

và Dương xỉ.

IV.D2.b. Quần hệ cỏ thấp không dạng lúa thống trị bởi cây thân thảo sống 1

năm.

IV.E. Phân lớp quần hệ cỏ thủy sinh.

IV.E1. Nhóm quần hệ thủy sinh có rễ bám vào đất. Tuy có rễ bám vào đất

nhưng nó đứng được nhờ nước.

IV.E1.a. Quần hệ thủy sinh không dạng lúa. Đại diện là Sen (Nelumbo

nucifera Gaertn.), Súng (Nymphaea stellata Willd.).

IV.E2. Nhóm quần hệ thủy sinh không có rễ bám đất, trôi nổi tự do.

IV.E2.a. Quần hệ thủy sinh trôi nổi tự do. Đại diện là Lục bình (Eichhornia

crassipes (Mart.) Solms), Bèo tấm (Lemna minor L.), Bèo cái (Pistia stratiotes L.),

Bèo vảy ốc (Salvinia natans (L.) All.)…

Trong tất cả các nhân tố thành tạo STCQ, thảm thực vật là thành phần có

nhiều biến động nhất. Sinh vật giữ chức năng tích lũy, sản sinh vật chất và thực

hiện mối quan hệ trao đổi vật chất và năng lượng trong STCQ. Các thành phần tự

nhiên khác như địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng có những thay đổi và phân

hóa, kéo theo sự phân hóa và biến đổi của thảm thực vật. Ngược lại, những biến

Page 79: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

69

động của thảm thực vật có tác động trở lại với khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, dẫn

đến những biến đổi trong của cấu trúc và chức năng STCQ.

Thảm thực vật là chỉ tiêu cơ bản khi phân chia các cấp phân vị STCQ. Sự

kết hợp của lớp phủ thực vật và loại đất để xác định ranh giới cấp phân vị STCQ.

Đặc trưng của thảm thực vật là một yếu tố cần thiết khi xem xét cấu trúc, chức

năng của STCQ. Bên cạnh đó, sinh vật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các

mối quan hệ giữa các hợp phần thành tạo STCQ.

Nhờ sự chuyển hóa của sinh vật mà cảnh quan có thể tự điều chỉnh, khôi

phục như: Kìm hãm xói mòn, rửa trôi đất, là tấm áo giáp bảo vệ lớp đất; điều hòa

khí hậu; giữ nước, giữ ẩm; điều tiết dòng chảy trên mặt và dưới đất, tham gia vào

quá trình phong hóa hình thành đất, là môi trường sinh sống của các loài động thực

vật, lưu giữ các nguồn gen quý hiếm, cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho nhu

cầu sống, sinh hoạt của con người...

3.1.2. Các yếu tố sinh thái nhân văn

3.1.2.1. Về dân số, dân tộc

Năm 2015, dân số toàn tỉnh có 1.192,2 nghìn người, sống phân tán, còn du

canh du cư và có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao. Dân tộc Thái ở Sơn La sống tập

trung ở các huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Phù Yên; dân tộc Kinh

sống tập trung ở thành phố Sơn La và các thị trấn huyện lỵ trong tỉnh; dân tộc

H’Mông sống ở núi cao thuộc huyện Bắc Yên, Mường La; dân tộc Mường sống tập

trung các huyện: Phù Yên, Mộc Châu và Bắc Yên; các dân tộc khác như: Dao, Khơ

Mú, Xinh Mun sống phân tán rải rác.

Sơn La có 12 dân tộc chính cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái có số

lượng đông nhất. Các dân tộc có số dân đông tiếp theo là dân tộc Kinh; dân tộc

H’Mông; dân tộc Mường; dân tộc Dao; dân tộc Khơ Mú; các dân tộc khác (Kháng,

La Ha, Lào, Hoa, Xinh Mun...).

Nhìn chung cuộc sống của đại bộ phận đồng bào các đã cải thiện đáng kể.

Phong tục tập quán, bản sắc văn hoá được bảo tồn và phát huy, các hủ tục lạc hậu,

mê tín dị đoan đang dần được xoá bỏ.

Page 80: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

70

3.1.2.2. Về tình hình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm

Trong những năm qua với chương trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo, các

chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội như chương trình 135; chương trình

định canh định cư; chương trình nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường... cùng

với các chính sách như chính sách 120; chính sách trợ cước, trợ giá...Các chương

trình dự án đã và đang phát huy hiệu quả và góp phần nhất định vào việc nâng cao

đời sống vật chất tinh thần của người dân. Hiện nay, tỷ lệ số hộ nghèo toàn tỉnh còn

khoảng 29%.

Để tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn thì cần chú trọng

thu hút nguồn lao động trong nông nghiệp sang phát triển ngành nghề nông thôn;

từng bước chuyển một phần lao động nông nghiệp sang lao động tiểu thủ công

nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất

lượng, trình độ lao động bằng việc đầu tư tăng cường hệ thống các trường dạy nghề

trong tỉnh, liên kết với các trường mở lớp đào tạo nghề...

3.1.2.3. Về cơ cấu kinh tế

a. Về tăng trưởng

Theo báo cáo Số: 349/BC - UBND về tình hình KT - XH, an ninh - quốc

phòng của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La. Các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh

tế đều có bước phát triển khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2014 theo giá

so sánh ước đạt 19.735,9 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2014

cao hơn so với mức tăng của năm 2013 (năm 2013 tăng 10,26%, năm 2014 tăng

11,28%). Cả ba khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng, trong đó khu vực công

nghiệp - xây dựng có sự tăng trưởng tích cực nhất tăng 17,45% so với năm 2013;

khu vực dịch vụ tăng 14,33% và khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,07% so với

năm 2013.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: chiếm tỷ trọng cao

và tiếp tục đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế là khu vực dịch vụ tăng từ 40,92%

năm 2013 lên 42,3% năm 2014; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 24,92%

Page 81: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

71

năm 2013 lên 26,65% năm 2014; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ

34,16% năm 2013 xuống 31,05% năm 2014.

3.1.2.4. Các tác động nhân sinh đến môi trường tự nhiên

Các hoạt động nhân sinh tác động đến môi trường tự nhiên có thể theo hai

hướng: tích cực và tiêu cực. Các hoạt động đó ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường tự

nhiên và biến đổi STCQ. Trong luận án chỉ ra một số tác động tiêu cực làm biến đổi

môi trường tự nhiên như sau:

Môi trường nước

Các hoạt động gây ô nhiễm nước mặt chủ yếu:

- Các hoạt động canh tác nông nghiệp

Xói mòn, rửa trôi do canh tác trên đất dốc: lượng phù sa do Sông Đà chảy qua

công trình thủy điện Sơn La hàng năm vào khoảng 4,3 triệu tấn bùn đất (tương

đương với mức Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 150mg/l). Sử dụng hóa chất bảo vệ

thực vật: Hàng năm Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp cung cấp khoảng

15.000 kg - 25.000 kg hóa chất bảo vệ thực vật; lượng hóa chất bảo vệ thực vật còn

tồn lưu trong đất và phát tán vào nguồn nước chiếm khoảng 70% - 90%; lượng phân

bón cung cấp cho thị trường hàng năm vào khoảng 20.000 - 30.000 tấn/năm, lượng

phân bón này (đặc biệt canh tác trên đất dốc) là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn

nước.

- Nước thải đô thị và công nghiệp

+ Hầu hết nước thải đô thị, nước thải công nghiệp chưa được xử lý hoặc xử

lý chưa đạt tiêu chuẩn khi xả thải ra môi trường, đây là nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường.

+ Nước thải bệnh viện hiện nay trên địa bàn tỉnh có 16 bệnh viện bình quân

mỗi ngày thải ra khoảng 480 m3

nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu

chuẩn. Đây là nguồn thải chứa nhiều thành phần nguy hiểm gây ô nhiễm nghiêm

trọng đến môi trường nước mặt, đồng thời đây cũng là nguồn gây các bệnh truyền

nhiễm cho cộng đồng nếu không có các biện pháp xử lý.

- Suy giảm rừng đầu nguồn

Page 82: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

72

Việc suy giảm rừng đầu nguồn sẽ kéo theo nhiều hậu quả to lớn về mặt môi

trường trong đó có tác động đến nguồn nước mặt cả về số lượng và chất lượng.

- Di dân, tái định cư

Do thuỷ điện Sơn La được xây dựng theo đó quá trình di dân tái định cư diễn

ra đồng thời nên việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn tỉnh đang bị xáo trộn một

cách mạnh mẽ và đáng kể.

Các nguồn chủ yếu gây ô nhiễm nước ngầm chủ yếu

- Ô nhiễm kim loại nặng từ quá trình xả thải vào môi trường nước thải sản

xuất và nước thải độc hại không qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu, đi qua các

kẽ nứt dòng chảy, thấm qua đất vào nguồn nước ngầm;

- Ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là hiện tượng phổ

biến trong các vùng canh tác nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ

thực vật và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây

trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm

nông nghiệp dưới dạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón;

- Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào

đất và các thành phần môi trường có liên quan khác.

Môi trường không khí: Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

- Bụi, khí thải và tiếng ồn dọc theo các tuyến đường trong quá trình thi công

nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ;

- Bụi trong quá trình thi công các công trình thủy điện. Tuy nhiên, phạm vi

ảnh hưởng chỉ giới hạn dọc theo các tuyến đường của các công trình thủy điện;

- Khí thải, mùi và bụi từ một số nhà máy và cơ sở sản xuất kinh doanh: nhà

máy xi măng Chiềng Sinh, các nhà máy gạch Tuynel, các cơ sở sản xuất tinh bột

dong sắn, sản xuất cà phê, phân xưởng sấy ngô và chăn nuôi gia súc;

- Khí thải và bụi phát tán vào không khí từ các đám cháy rừng;

- Bụi và tiếng ồn xuất phát từ các hoạt động khai thác mỏ;

Page 83: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

73

- Bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông đặc biệt trong các khu vực đô

thị, chủ yếu là TP. Sơn La, thị trấn Mộc Châu và thị trấn Mai Sơn.

Môi trường đất: Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất

- Áp lực về sử dụng đất do di dân, tái định cư

+ Di dân và tái định cư cho các công trình thuỷ điện trên toàn tỉnh có 57 dự

án thuỷ điện phải tái định cư 14.000 hộ với số dân khoảng 7,4 vạn người. Riêng

thuỷ điện Sơn La phải di chuyển tái định cư cho 12.479 hộ với số dân 62.394 người

và làm ảnh hưởng tới trên 8.000 hộ dân sở tại;

+ Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công trình thủy điện Sơn

La, sau khi tích nước diện tích đất tự nhiên bị ngập là 15.283 ha. Trong đó: đất nông

nghiệp 6.320 ha; đất lâm nghiệp có rừng 2.451 ha; đất chuyên dùng 666 ha; đất ở

405 ha; đất chưa sử dụng 5.441 ha. Với di chuyển số dân trên chúng ta cần sắp xếp

và bố trí khoảng 2.500 ha đất để sản xuất và cần cung cấp khoảng 5.000 m3 nước

mỗi ngày. Nếu số dân này sử dụng củi để đun nấu thì hàng ngày tiêu tốn khoảng

180 m3 củi (tương đương với 65.700 m

3 củi/năm, tương đương phải khai thác từ

650 ha - 1.300 ha rừng mỗi năm).

+ Các số liệu trên cho thấy áp lực đối với môi trường đất là: mất đất sản

xuất; suy giảm diện tích rừng; áp lực về bố trí đất ở, đất canh tác; áp lực về sử dụng

chất đốt dẫn đến khai thác rừng và gián tiếp làm suy giảm tài nguyên đất.

- Suy thoái, ô nhiễm đất liên quan hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp:

+ Ô nhiễm và suy thoái đất liên quan đến sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ

thực vật không đúng quy cách gây tồn dư trong đất dẫn đến hủy hoại HST đất;

+ Xói mòn, rửa trôi làm hoang hóa đất;

+ Canh tác trên đất dốc không đúng kỹ thuật; Chặt phá rừng, cháy rừng

không kiểm soát được;

- Ô nhiễm và suy thoái đất do sản xuất công nghiệp và dịch vụ

+ Suy thoái do rửa trôi, trượt lở và mất đất canh tác nông nghiệp do hoạt

động đổ thải, quản lý thiếu chặt chẽ các bãi thải đất đá từ hoạt động khai thác

Page 84: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

74

khoáng sản, xây dựng các công trình thủy điện, đường giao thông, đường dây

truyền tải điện.

+ Ô nhiễm, suy thoái từ các bãi chôn lấp chất thải đô thị; do chất thải từ các

hoạt động kinh doanh, dịch vụ và khu vực công ích (các bệnh viện, cơ sở y tế

tập trung).

+ Ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là hiện tượng phổ

biến trong các vùng canh tác nông nghiệp.

- Ô nhiễm, suy thoái do thiên tai, sự cố môi trường

Cháy rừng, bão lũ, trượt lở đất, nứt đất cũng là một trong những nguyên nhân

đáng kể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt cần chú ý

trong thời kỳ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng rõ nét và khắc

nghiệt tới tỉnh Sơn La.

Những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người vào tự nhiên đã làm

biến đổi cấu trúc, chức năng của cảnh quan ở các mức độ khác nhau. Do đó, khi

nghiên cứu, đánh giá STCQ, cần xem xét quá trình hình thành, phát triển và biến

đổi cảnh quan trong mối liên hệ với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của

con người ở khu vực nghiên cứu.

Điều dễ dàng nhận thấy, khi con người khai thác một loại tài nguyên nhất

định sẽ tác động mang tính dây chuyền đến các tài nguyên khác và dẫn đến sự thay

đổi trong cấu trúc, chức năng cảnh quan. Điều này lại một lần nữa khẳng định sự

cần thiết phải nghiên cứu STCQ một cách tổng hợp, toàn diện trong mối quan hệ

tương tác lẫn nhau của hệ thống lãnh thổ.

3.2. Phân loại hệ thống sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La

Trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống STCQ tỉnh Sơn La, NCS

phân loại hệ thống STCQ tỉnh Sơn La như sau:

A. Hệ thống STCQ tỉnh Sơn La thuộc hệ nhiệt đới gió mùa

Bao trùm toàn bộ tỉnh Sơn La là hệ STCQ nhiệt đới gió mùa, hệ cảnh quan

được quy định bởi tương quan tác động của vị trí địa lý với nguồn năng lượng bức

Page 85: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

75

xạ mặt trời mà lãnh thổ nhận được. Đây là điều kiện cho sự hình thành và tồn tại

quần hệ sinh vật nhiệt đới gió mùa ở Sơn La nói riêng và Việt Nam nói chung.

A1. Phụ hệ STCQ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông hơi lạnh và một mùa khô

Nằm trọn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán cầu, nơi hàng năm nhận được

lượng bức xạ lớn (trên 125 kcal/cm2), đây là nguồn năng lượng thực hiện các quá

trình phát triển của cảnh quan tỉnh Sơn La. Nguồn năng lượng này quy định tính

chất nhiệt đới của hệ cảnh quan. Lãnh thổ Sơn La chịu ảnh hưởng của chế độ gió

mùa đã tạo ra hai mùa mưa và khô rõ rệt. Nằm ở phía Tây Nam của dãy Hoàng Liên

Sơn, đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Sơn La cũng như Tây Bắc là “có một

mùa đông tương đối ấm và suốt mùa duy trì một tình trạng khô hanh điển hình cho

khí hậu gió mùa”. Bên cạnh đó thời gian đầu mùa hè, Sơn La thường bị ảnh hưởng

bởi thời tiết khô nóng hình thành do hiệu ứng “fơn” của dãy núi Thượng Lào đối

với luồng gió mùa phía Tây thổi sang làm tăng cường tính chất khô nóng của một số

khu vực thấp của Sơn La như: Sông Mã, Yên Châu, Chiềng Yên…Với đặc điểm

như vậy, STCQ tỉnh Sơn La thuộc Phụ hệ STCQ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông

hơi lạnh và một mùa khô.

A.1.1. Lớp STCQ và phụ lớp STCQ

Lớp STCQ là cấp phân dị lãnh thổ dựa trên đặc điểm về cân bằng vật chất do

sự kết hợp của quy luật kiến tạo địa mạo, hướng cấu trúc địa chất - địa hình với khí

hậu, tạo ra sự khác nhau về cường độ tuần hoàn sinh vật. Trong hệ thống phân vị

cảnh quan tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000 chia ra 4 lớp STCQ, bao gồm Lớp STCQ

núi; Lớp STCQ cao nguyên; Lớp STCQ đất thấp và đồi; Lớp STCQ sông, suối, ao

hồ theo các đặc điểm phân dị lãnh thổ.

Lớp STCQ núi ở Sơn La tương ứng với các nhóm kiểu địa hình như kiểu

hình bóc mòn - tích tụ, bị chia cắt mạnh, sườn có độ dốc từ 35o đến 40

o đang bị quá

trình xâm thực - bào mòn tác động, hoặc trên các kiểu địa hình núi khối tảng trên đá

gốc với các dãy núi trung bình, bị chi phối bởi quá trình bóc mòn tổng hợp hay có

sườn bị mạng lưới khe suối, mương xói nhỏ chia cắt mạnh.

Phụ lớp STCQ được phân chia theo tác động của quy luật đai cao. Sự phân

hóa của khí hậu theo đai cao kéo theo sự phân hóa của lớp phủ thực vật với đai thực

Page 86: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

76

vật ở núi thấp đến đai thực vật núi cao. Đồng thời, sự phân hóa đai cao còn thể hiện

khá rõ theo các loại đất chính và đặc thù của quá trình hình thành đất ở Sơn La. Bên

cạnh những sự phân hóa do các quy luật tự nhiên chi phối, dưới tác động của con

người làm xuất hiện trên lãnh thổ Sơn La các hồ thủy điện lớn với hệ sinh vật thủy

sinh. Các phụ lớp STCQ tồn tại ở Sơn La như sau:

I. Lớp phụ STCQ núi cao

Lớp phụ STCQ núi cao tồn tại ở độ cao trên 2500 m. Đây là đai khí hậu rất

lạnh, nhiệt độ trung bình < 10 oC, mùa lạnh dài ≥ 8 tháng, mùa khô dài 5 - 6 tháng

có 0 - 3 tháng ít mưa; lượng mưa lớn trên 2.000 - 2.500 mm/năm. Đất thuộc đai đất

mùn Alit trên núi cao. Phụ lớp này phân bố tại rìa ranh giới phía Đông Bắc tỉnh Sơn

La thuộc các xã Chiềng Ân huyện Mường La; xã Hang Chú huyện Bắc Yên. Thành

phần thực vật bao gồm chủ yếu các taxon ôn đới và một số á nhiệt đới.

1. Kiểu sinh thái cảnh quan rừng thường xanh ôn đới và á nhiệt đới núi cao

Nằm ở độ cao 2.500 m trở lên, đất thuộc đai đất mùn Alit trên núi cao, hầu

hết là núi đá granit. Khí hậu khắc nghiệt, gió mạnh và rất mạnh, rét gần như quanh

năm, mùa đông băng giá. Tổng nhiệt độ < 5.500 oC. Nhiệt độ trung bình năm nhỏ

hơn 10 oC, mùa lạnh 8 tháng. Phụ lớp này phân bố tại rìa ranh giới phía Đông Bắc

tỉnh Sơn La thuộc các xã Chiềng Ân, huyện Mường La; xã Hang Chú, huyện Bắc

Yên. Thành phần thực vật chủ yếu là các taxon ôn đới và một số á nhiệt đới.

1.1. Hạng STCQ rừng trên đất mùn alit phát triển trên đá macma axit

Phân bố ở rìa phía bắc huyện Mường La và rìa phía bắc huyện Bắc Yên tại

các xã vùng cao thuộc tả ngạn Mường La (cao nhất là đỉnh Pu Luông 2.853 m), có

chế độ khí hậu và tài nguyên thực vật có đặc điểm giống với đặc điểm thực vật vùng

ôn đới. Hạng STCQ này phát triển trên loại đất mùn alít núi cao rất đặc trưng. Đất

luôn ẩm ướt và ít dòng chảy thường xuyên. Độ ẩm cao do ngưng tụ hơi nước khí

quyển và bốc hơi nhỏ. Do đó lượng ẩm ít phụ thuộc vào mưa và địa hình dốc nên

lượng nước giữ lại trong cảnh quan không lớn. Đất được phát sinh từ đá mẹ liparit

nên tầng đất mỏng nghèo các chất dinh dưỡng. Phản ứng của đất chua (pHKCL

4,6). Mùn tổng số giàu và rất giàu; thành phần mùn chủ yếu là axit fulvic (axit

humic/ axit fulvic = 0,31 - 0,57). Đạm, lân tổng số giàu nhưng tất cả các chất dễ tiêu

Page 87: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

77

đều nghèo, khả năng trao đổi cation rất thấp. Gồm 02 loại STCQ: Loại STCQ rừng

cây lá kim (1a), Loại STCQ rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim (1b).

1.1.1. Loại STCQ rừng cây lá kim (1a) là chủ yếu gồm một số loài lá kim như Thiết

sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L. K. Fu), Thiết sam đông

bắc (Tsuga chinensis (Franch.) Pritz.), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus

(Blume) de Laub.), Thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don), Thông Pà Cò (Pinus

kwangtungensis Chun & Tsiang), Du sam đá vôi (Keteleeria davidiana (Bertrand)

Beissn.).

1.1.2. Loại STCQ rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim (1b): Đại diện là chi

Rhododenron (họ Đỗ quyên - Ericaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Thông

(Pinaceae) như Du sam (Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn.), Thiết sam (Tsuga

yunnanensis (Franch.) E. Pritz.).

2. Kiểu sinh thái cảnh quan thảm cây bụi ôn đới và á nhiệt đới núi cao

Nằm ở độ cao 2.500 m trở lên, hầu hết là núi đá granit. Gió mạnh và rất

mạnh, rét gần như quanh năm, mùa đông băng giá. Tổng nhiệt độ < 5.500 oC. Nhiệt

độ trung bình năm < 10 oC, mùa lạnh 8 tháng. Thành phần thực vật chủ yếu gồm

các chi Vaccinium (họ Ericaceae), Trúc lùn (Borinda sp., họ Poaceae), Ngấy (Rubus

sp.).

2.1. Hạng sinh thái cảnh quan thảm cây bụi trên đất mùn alit

Gồm 01 loại cảnh quan loại STCQ cây bụi, thảm cỏ (2g) với diện tích 35,21

ha, phân bố tại rìa ranh giới phía Bắc xã Xín Vàng, huyện Bắc Yên, có chế độ khí

hậu và tài nguyên thực vật mang tính chất của vùng ôn đới. Hạng STCQ này phát

triển trên loại đất mùn alít núi cao rất đặc trưng. Đất ẩm ướt và rất ít dòng chảy

thường xuyên. Độ ẩm cao do ngưng tụ hơi nước khí quyển và bốc hơi nhỏ. Vì vậy,

lượng ẩm ở đây ít phụ thuộc vào mưa và địa hình dốc nên lượng nước giữ lại trong

cảnh quan không lớn. Cây thảo ngoài Dương xỉ (Polypodiophyta), Rêu (Bryophyta),

Địa y (Lichenes), Quyển bá (Sellaginella), Mộc tặc (Equisetophyta), còn có khá

nhiều loài thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), một số loài thuộc họ Ráy (Araceae), họ

Cói (Cyperaceae)... một số loài thuộc nhóm thực vật khuyết như Tổ chim lá nhỏ

(Asplenium tenuifolium D. Don), Ráng răng cong tu chanh (Cyrtomium fraxinellum

Page 88: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

78

Christ), Ráng ổ xiên làng cốc (Loxogramme lankokiensis (Rosenst.) C. Chr.). Hầu

hết các loài vừa nêu đều thuộc yếu tố địa lý thực vật Nam Trung Quốc.

2.1.1. Loại STCQ thảm cây bụi Trúc lùn (Borinda sp.).

2.1.2. Loại STCQ thảm cây bụi thuộc các họ hai lá mầm như họ Hoa hồng

(Rosaceae), Vaccinium sp. (họ Ericaceae), họ Hoàng liên (Berberidaceae).

II. Lớp phụ sinh thái cảnh quan vùng núi trung bình. Độ cao 1.500 - 2.500 m

Lớp phụ STCQ núi trung bình nằm trong độ cao dao động khoảng 1.500 m -

2.500 m. Đây là đai khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình năm 10 - 15 oC, mùa lạnh dài

≥ 8 tháng, mùa khô dài 5 - 6 tháng có 0 - 3 tháng hạn; lượng mưa lớn trên 2.000 -

2.500 mm/năm. Đất thuộc đai đất mùn alit trên núi. Phụ lớp này phân bố tại các xã

Ngọc Chiến, Chiềng Ân, Chiềng Công huyện Mường La; các xã Hang Chú, Xín

Vàng, Tà Xùa huyện Bắc Yên, suối Tọ huyện Phù Yên. Thành phần thực vật bao

gồm chủ yếu các taxon á nhiệt đới và ôn đới.

1. Kiểu sinh thái cảnh quan rừng kín thường xanh á nhiệt đới

Phân bố ở rìa phía Bắc huyện Mường La và Bắc Yên, khí hậu lạnh. Tổng

nhiệt độ năm < 5.500 oC. Nhiệt độ trung bình năm 10 - 15

oC, mưa vừa. Mùa lạnh ≤

8 tháng, mùa khô 5 - 6 tháng. Thành phần thực vật chủ yếu là các taxon á nhiệt đới.

1.1. Hạng sinh thái cảnh quan rừng kín thường xanh trên đất mùn alit trên núi

Gồm 01 loại STCQ rừng cây lá rộng (3c) với diện tích 745,90 ha, phân bố tại

xã Chiềng Ân huyện Mường La Thảm thực vật gồm một số loài lá rộng thuộc các

họ thực vật á nhiệt đới. Loại STCQ rừng cây lá rộng gồm chủ yếu các họ Dẻ

(Fagaceae), Mộc lan (Magnoliaceae), họ Chè (Theaceae), Thích (Aceraceae)...

1.2. Hạng STCQ rừng trên đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit

Gồm 01 loại STCQ rừng cây lá rộng (4c) với diện tích 21.925,52 ha, phân bố

ở rìa ranh giới phía Đông Bắc tỉnh Sơn La thuộc địa phận các xã Ngọc Chiến,

Chiềng Muôn, Chiềng Ân, Chiềng Công huyện Mường La; các xã Hang Chú, Xín

Vàng, Tà Sùa huyện Bắc Yên. Loại STCQ rừng cây lá rộng gồm chủ yếu các họ Dẻ

(Fagaceae), Mộc lan (Magnoliaceae), họ Chè (Theaceae), Thích (Aceraceae)...

Page 89: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

79

2. Kiểu STCQ thảm cây bụi và thảm cỏ á nhiệt đới

Tổng nhiệt độ năm < 5.500 oC. Nhiệt độ trung bình năm 10 - 15

oC, mưa vừa.

Mùa lạnh ≤ 8 tháng, mùa khô 5 - 6 tháng. Thành phần thực vật chủ yếu là các taxon

á nhiệt đới.

2.1. Hạng sinh thái cảnh thảm cây bụi, thảm cỏ trên đất feralit mùn trên núi

Gồm 01 loại STCQ thảm cây bụi thảm cỏ (5g) diện tích 1.189,71 ha phân bố

tại xã Hang Chú và xã Pắc Ngà. Các loài cây bụi phổ biến thuộc các họ Sim

(Myrtaceae), Mua (Melastomataceae), Na (Annonaceae), Cam (Rutaceae), Đơn nem

(Myrsinaceae)... Cũng xuất hiện một số loài cây gỗ nhỏ ưa sáng, mọc nhanh, là cây

tiên phong như Lá nến (Macaranga denticulata (Blume) Müll. Arg.), Bùm bụp nâu

(Mallotus paniculatus(Lam.) Müll. Arg.), Bùm bụp trắng (Mallotus apelta (Lour.)

Müll. Arg.), Cánh kiến (Mallotus philippinensis (Lam.) Müll. Arg.).

2.2. Hạng sinh thái cảnh quan thảm cây bụi, thảm cỏ trên đất feralit vàng đỏ trên đá

macma.

Hạng STCQ này gồm 01 loại STCQ thảm cây bụi thảm cỏ (6g) thuộc kiểu

STCQ thảm cây bụi và thảm cỏ nhiệt đới thuộc phụ lớp STCQ núi trung bình với

diện tích 852,37 ha phân bố ở xã Hang Chú huyện Bắc Yên. Các loài cây bụi phổ

biến thuộc các họ Sim (Myrtaceae), Mua (Melastomataceae), Na (Annonaceae),

Cam (Rutaceae), Đơn nem (Myrsinaceae)... Có một số loài cây gỗ nhỏ ưa sáng, mọc

nhanh, là cây tiên phong như Lá nến (Macaranga denticulata (Blume) Müll. Arg.),

Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus (Lam.) Müll. Arg.), Bùm bụp trắng (Mallotus

apelta (Lour.) Müll. Arg.), Cánh kiến (Mallotus philippinensis (Lam.) Müll. Arg.).

III. Lớp phụ sinh thái cảnh quan núi thấp

Lớp phụ STCQ núi thấp nằm trong độ cao dao động khoảng 500 m - 1.500 m.

Khí hậu mát, nhiệt độ dao động từ 15 oC - 20

oC, mùa lạnh trung bình 4 - 7 tháng,

mưa vừa đến ít, lượng mưa trung bình năm 1.500 - 2.000 mm hoặc < 1.500 mm,

mùa khô trung bình đến dài 3 - 6 tháng. Đây là đai đất feralit có mùn trên núi. Phân

bố hầu hết ở phía Nam và Tây Nam huyện Sông Mã, phần lớn các huyện Mường

La, Bắc Yên, phía Tây Nam Mộc Châu, phía Bắc và Nam huyện Phù Yên, phía

Đông huyện Quỳnh Nhai, phía Tây và Nam huyện Thuận Châu, phía Nam huyện

Page 90: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

80

Yên Châu. Thành phần thực vật bao gồm chủ yếu các taxon nhiệt đới và một số ít á

nhiệt đới.

1. Kiểu sinh thái cảnh quan rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới

Ở độ cao 500 - 1.500 m. Tổng nhiệt hàng năm 5.500 - 7.300 oC. Nhiệt độ

trung bình năm 15 - 20 oC, mưa nhiều, mùa lạnh 3 - 4 tháng. Thành phần thực vật

chủ yếu là các taxon nhiệt đới và một số ít taxon á nhiệt đới.

1.1. Hạng STCQ rừng trên đất feralit vàng đỏ trên đá vôi

Gồm 01 loại STCQ rừng cây lá rộng (7c) với diện tích 172.591,01 ha, phân

bố tại rìa phía tây huyện Quỳnh Nhai, các xã Mường Giàng, Phổng Lái, Mường É

huyện Thuận Châu; các xã Mường Lèo, Nậm Lạnh, Mường Và huyện Sốp Cộp; xã

Chiềng Pằn huyện Mai Sơn; các xã Chiềng On, Phiềng Khoài, Chiềng Tương huyện

Yên Châu, xã Chiềng Khừa huyện Mộc Châu; xã Lóng Luông, Suối Bàng, Tô Múa

huyện Vân Hồ, các xã Tường Phong, Mường Bang, Mường Gio huyện Phù Yên.

Rừng có 5 tầng: tầng vượt tán cao từ 25 m trở lên, tầng ưu thế sinh thái cao từ 15 -

25 m, tầng dưới tán cao từ 8 - 15 m, tầng cây bụi cao từ 2 - 8 m và tầng cỏ quyết

cao dưới 2 m. Tầng vượt tán thường gặp là Chò chỉ (Parashorea chinensis H.

Wang), Sâng (Pometia pinnata J. R. Forst. & G. Forst.). Tầng ưu thế sinh thái chủ

yếu là Trâm bon (Syzygium bonii (Gagnep.) Merr. & L.M. Perry), Gội (Aglaia lawii

(Wight) C.J. Saldanha ex Ramamoorthy), Nàng gia (Aphanamixis polystachya

(Wall.) R. Parker)… Tầng dưới tán gồm một số loài như Cồng trắng (Calophyllum

balansae Pit.), Bứa lá thuôn (Garcinia planchonii Pierre), Sòi tía (Sapium discolor

(Champ. ex Benth.) Müll. Arg.), Sòi đá vôi (Sapium rotundifolium Hemsl.)… Tầng

cây bụi có Ôrô (Streblus ilicifolius (Vidal) Corner), Mạy tèo (Streblus macrophyllus

Blume), Lồng bồng (Dracaena angustifolia Roxb.), Phật dủ Cam - pu - chia

(Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep.)… Tầng cỏ quyết gồm một số loài của

họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Bóng nước (Balsaminaceae), họ

Thu hải đường (Begoniaceae), họ Gai (Urticaceae). Riêng họ Gai (Urticaceae) có

một số loài cây độc, gây dị ứng da trên người, đó là Han củ (Laportea bulbifera

(Siebold & Zucc.) Wedd.), Han gián đoạn (Laportea interrupta (L.) Chew),…

Page 91: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

81

Dây leo thường gặp một số loài thuộc chi Bauhinia, một số loài thuộc họ

Khoai lang (Convolvulaceae), điển hình là Dây bạc thau (Argyreia capitata (Vahl)

Choisy); một số loài thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) như Qua lâu trứng

(Trichosanthes ovigera Blume), Qua lâu đỏ (Trichosanthes rubriflos Thorel ex

Cayla); một số loài thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Ráy

(Araceae)…

1.2. Hạng STCQ rừng kín nhiệt đới thường xanh mưa mùa trên đất feralit đỏ vàng

trên đá macma

Gồm 01 loại STCQ rừng cây lá rộng (8c) với diện tích 96.940,17 ha, phân bố

tại các xã Hua Trai, Nậm Păm, Ngọc Chiến, Chiềng Muôn huyện Mường La; các xã

Đứa Mòn, Yên Hưng huyện Sông Mã; xã Sam Kha huyện Sốp Cộp. Đặc điểm địa

hình ở đây là các đỉnh thường sắc nhọn và sườn dốc. Thảm thực vật nguyên sinh với

ưu thế gồm các loài sồi, giẻ và long não. Rừng trong khu vực còn tương đối tốt. Các

loài nhiệt đới thưa dần. Đất ở đây là đất xám feralit điển hình với tầng phong hóa

khá dày, tuy nhiên thô hơn so với đất xám trên các trầm tích, thành phần sét ít hơn,

dễ bị rửa trôi. Hiện nay, trong vùng còn nhiều rừng thứ sinh tốt, đã được tu bổ và

chăm sóc tốt nên khả năng tái sinh mạnh.

1.3. Hạng STCQ rừng kín nhiệt đới thường xanh mưa mùa trên đất feralit vàng đỏ

trên đá phiến thạch sét

Có diện tích 63.845,74 ha, gồm 04 loại STCQ: Loại STCQ rừng cây lá rộng

(9c); loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa (9e); loại STCQ rừng trồng (9f); và loại

STCQ đất thổ cư (9k).

- Loại STCQ rừng cây lá rộng (9c), có diện tích 59.107,08 ha; phân bố tại xã

Nậm Lạnh, Dồm Cang, huyện Sốp Cộp; xã Mường Cai, Mường Hung, huyện Sông

Mã; xã Púng Tra, huyện Thuận Châu; xã Cà Nàng, Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai;

xã Làng Chiếu, huyện Yên Châu; rìa phía bắc xã Mường Thái, huyện Phù Yên.

- Loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa (9e) có diện tích 133,62 ha, phân bố tại

xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai.

- Loại STCQ rừng trồng (9f) có diện tích 1.912,24 ha, phân bố tại xã Nặm

Lầu, huyện Thuận Châu.

Page 92: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

82

- Loại STCQ đất thổ cư (9k) có diện tích 2.692,80 ha phân bố tại xã Púng

Bánh, Dồm Cang, Sốp Cộp huyện Sốp Cộp.

Đặc điểm của hệ sinh thái này là rừng gồm 4 tầng, không có tầng vượt tán.

Kiểu thảm rừng kín thường xanh được đặc trưng bởi tổ thành thực vật như sau:

Tầng ưu thế sinh thái gồm một số loài như Dâu gia xoan (Allospondias

lakonensis (Pierre) Stapf), Vạng trứng (Endospermum chinense Benth.), Trám trắng

(Canarium album Leenh.), Trám đen (Canarium tramdenum C. D. Dai &

Yakovlev), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume), Lim xanh (Erythrophleum

fordii Oliv.), Cứt ngựa (Archidendron balansae (Oliv.) I.C. Nielsen), Mán đỉa

(Archidendron clypearia (Jack) I.C. Nielsen), Giổi lông (Michelia balansae (Aug.

DC.) Dandy), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy)…

Tầng dưới tán gồm một số loài cây gỗ nhỏ như Thừng mực lông (Wrightia

pubescens R. Br.), Bản xe (Archidendron lucidum (Benth.) I.C. Nielsen), Gội quả to

(Aglaia macrocarpa (Miq.) Pannell), Dọc khế (Cipadessa baccifera (Roth) Miq.),

Chạc khế sừng (Dysoxylum gobara (Buch.-Ham.) Merr.), Trâm sao (Syzygium

imitans Merr. & L. M. Perry)…

Tầng cây bụi phổ biến là Muối (Rhus chinensis Mill.), Hoa dẻ (Desmos

chinensis Lour.), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk.), Sấm núi

(Memecylon edule Roxb.), Đom đóm (Alchornea rugosa (Lour.) Müll. Arg.), Ba soi

(Macaranga denticulata (Blume) Müll. Arg.), Bùng bục (Mallotus barbatus Müll.

Arg.)…

Tầng cỏ quyết có Cỏ lá tre (Microstegium vagans (Nees ex Steud.) A.

Camus), Lau (Saccharum spontaneum L.), Chít (Thysanolaena maxima (Roxb.)

Kuntze), Riềng đuôi nhọn (Alpinia macroura K. Schum.), Chuối rừng (Musa

coccinea Andrews), Cỏ trấu (Apluda mutica L.), Mía đò (Costus spinosa (J.

Koenig) Sm.), Đung đất (Scleria terrestris How), Đung bắc (Scleria tonkinensis C.

B. Clarke)….

Dây leo khá phong phú, gồm một số loài thuộc các họ Ráy (Araceae), Củ nâu

(Dioscoreaceae), Khúc khắc (Smilacaceae), Khoai lang (Convolvulaceae), Bầu bí

(Cucurbitaceae), Nho (Vitaceae) và Trung quân (Ancistrocladaceae).

Page 93: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

83

Ở độ cao từ 700 m trở lên, kiểu thảm rừng kín thường xanh cây lá rộng có sự

tham gia của một số loài thuộc các họ cận nhiệt đới như Long não (Lauraceae), Dẻ

(Fagaceae), Chè (Theaceae), Hồ đào (Juglandaceae), Du (Ulmaceae). Ngoài ra,

cũng xuất hiện một số loài lá kim như Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus

(Blume) de Laub.), Kim giao núi đất (Nageia wallichiana (C. Presl) Kuntze), Thông

tre lá dài (Podocarpus neriifolius D. Don)…

1.4. Hạng STCQ rừng kín nhiệt đới thường xanh mưa mùa trên đất feralit được hình

thành trên các đá khác nhau

Gồm 01 loại STCQ rừng cây lá rộng (10c) có diện tích 18.553,47 ha, phân

bố chủ yếu tại xã Xuân Nha huyện Vân Hồ và một phần nhỏ diện tích tại xã Nà

Mường huyện Mộc Châu. Kiểu thảm rừng kín thường xanh được đặc trưng bởi tổ

thành thực vật như sau. Tầng ưu thế sinh thái gồm một số loài như Dâu gia xoan

(Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf), Vạng trứng (Endospermum chinense

Benth.), Trám trắng (Canarium album Leenh.), Trám đen (Canarium tramdenum C.

D. Dai & Yakovlev), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume), Lim xanh

(Erythrophleum fordii Oliv.), Cứt ngựa (Archidendron balansae (Oliv.) I.C.

Nielsen), Mán đỉa (Archidendron clypearia (Jack) I.C. Nielsen), Giổi lông

(Michelia balansae (Aug. DC.) Dandy), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy)…

1.5. Hạng STCQ rừng hỗn giao tre nứa trên đất feralit được hình thành trên các đá

khác nhau

Gồm 01 loại cảnh quan rừng kín thường xanh cây lá rộng phát triển trên đất

feralit được hình thành trên các đá khác nhau (11e) có diện tích 5.341,79 ha phân bố

rải rác tại xã Đá Đỏ, Kim Bon, Bắc Phong, Tân Phong, huyện Phù Yên; các xã

Mường Bú, Mường Chùm, Chiềng San, huyện Mường La; một phần nhỏ diện tích

tại xã Chiềng En, huyện Sông Mã.

2. Kiểu sinh thái cảnh quan rừng kín nhiệt đới mưa mùa rụng lá và nửa rụng lá vào

mùa khô

Hạng STCQ rừng kín nhiệt đới mưa mùa rụng lá và nửa rụng lá vào mùa khô

trên đất feralit đỏ vàng trên đá macma: gồm 01 loại STCQ cây lá rộng rụng lá và

Page 94: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

84

nửa rụng lá (12d) với diện tích 4.376,52 ha, phân bố tại xã Chiềng Đông, Sập Vạt,

Chiềng Sàng huyện Yên Châu.

Một số cây lá rộng rụng lá như các loại Dẻ (Quercus acutissima, Q. sererata,

Q. griffithii), Săng lẻ (Lagerstroemia sp.), Hoàng linh (Peltophorum dasyrhachis

(Miq.) Kurz), Thung (Tetrameles nudiflora R. Br.), Tếch (Tectona grandis L. f.)…

3. Kiểu sinh thái cảnh quan thảm cây bụi và thảm cỏ nhiệt đới

Thảm cây bụi có nguồn gốc thứ sinh, được hình thành chủ yếu do tác động

của con người. Cấu trúc của thảm thực vật gồm một tầng cây bụi và tầng cỏ quyết,

xen lẫn một số loài cây gỗ còn sót lại sau khi khai thác và tre nứa. Cây gỗ rải rác là

những loài ưa sáng, mọc nhanh như Hu đay (Trema orientalis (L.) Blume), Lá nến

(Macaranga denticulata (Blume) Müll. Arg.), Thừng mực (Wrightia pubescens R.

Br.), Lọng bàng (Dillenia heterosepala Finet & Gagnep.)…

Cây bụi gồm các loài: Muối (Rhus chinensis Mill.), Hoa dẻ (Desmos

chinensis Lour.), Lấu (Psychotria glabra (Turrill) Fosberg), Sim (Rhodomyrtus

tomentosa (Aiton) Hassk.), Mua (Melastoma malabathricum L.), Me rừng

(Phyllanthus emblica L.), Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz), Đom đóm

(Alchornea rugosa (Lour.) Müll. Arg.), Nứa tép (Neohouzeaua dulloa A. Camus)…

Tầng cỏ quyết gồm một số loài thuộc nhóm thực vật khuyết như Quyển bá

đơn bào tử (Selaginella monospora Spring), Quyển bá 2 dạng (Selaginella biformis

A. Braun ex Kuhn), Bòng bong to (Lygodium conforme C. Chr.), Bòng bong dịu

(Lygodium flexuosum (L.) Sw.), Tế (Dicranopteris linearis (Burm. f.) Underw.).

Một số loài thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) như Cỏ trấu (Apdula mutica L.), Cỏ tranh

(Imperata cylindrica (L.) Raeusch.), Cỏ lá tre (Panicum repens L.), Sậy núi

(Phragmites karka (Retz.) Trin. ex Steud.), Cỏ bờm ngựa (Pogonatherum crinitum

(Thunb.) Kunth), Lau (Saccharum spontaneum L.), Chít (Thysanolaena maxima

(Roxb.) Kuntze)…

Trảng cỏ có nguồn gốc thứ sinh là dạng cuối cùng trong chuỗi diễn thế của

rừng dưới tác động của con người có ba dạng trảng cỏ. Trảng cỏ cao, có chiều cao

từ 1 - 2 m hoặc hơn nữa chủ yếu gồm Lau (Saccharum spontaneum L.), Chít

(Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze), sậy núi (Phragmites karka (Retz.) Trin. ex

Page 95: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

85

Steud.). Trảng cỏ trung bình có chiều cao từ 0,5 - 1 m chủ yếu gồm Cỏ tranh

(Imperata cylindrica (L.) P. Beauv.), Cỏ trấu (Apluda mutica L.). Trảng cỏ thấp

chiều cao dưới 0,5 m gồm một số loài như Cỏ may (Chrysopogon aciculatus (Retz.)

Trin.), Cứt lợn (Ageratum conyzoides L.), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cỏ đắng

(Paspalum scrobiculatum L.)…

3.1. Hạng sinh thái cảnh quan thảm cây bụi, thảm cỏ trên đất feralit đỏ vàng trên đá

macma

Có diện tích 43.383,45 ha, gồm 03 loại STCQ: Loại STCQ thảm cây bụi

thảm cỏ (13g); loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (13i); và loại

STCQ đất thổ cư (13k).

- Loại STCQ thảm cây bụi thảm cỏ (13g) có diện tích 8.747,37 ha phân bố

tại xã Hang Chú, Pắc Ngà huyện Bắc Yên.

- Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (13i) có diện tích

33.437,08 ha phân bố tại xã Chiềng Công, Ngọc Chiến huyện Mường La; các xã

Bắc Phong, Tân Phong, Nam Phong huyện Phù Yên; xã Nậm Mằn huyện Sông Mã;

xã Púng Bánh và một diện tích nhỏ tại xã Mường Lạn huyện Sốp Cộp.

- Loại STCQ đất thổ cư (13k) có diện tích 1.199,00 ha, phân bố tại xã

Mường Lạn huyện Sốp Cộp; xã Tân Phong huyện Phù Yên; xã Ngọc Chiến huyện

Mường La.

3.2. Hạng sinh thái cảnh quan thảm cây bụi, thảm cỏ trên đất feralit vàng đỏ trên đá

phiến thạch sét

Có diện tích 103.482,60 ha gồm 03 loại STCQ: Loại STCQ thảm cây bụi

thảm cỏ (14g); loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (14i); và loại

STCQ đất thổ cư (14k).

- Loại STCQ thảm cây bụi thảm cỏ (14g) có diện tích 55.063,70 ha phân bố

tại xã Phiềng Ban, Tà Sùa huyện Bắc Yên; xã Suối Tọ huyện Phù Yên; xã Lóng

Luông huyện Vân Hồ; xã Mường Và, Mường Lèo, Nậm Lạnh, Púng Bánh huyện

Sốp Cộp;

Page 96: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

86

- Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (14i) có diện tích

45.738,75 ha phân bố tại xã Mường Cai, Huổi Một huyện Sông Mã; xã Mường É

huyện Thuận Châu; các xã Hang Chú, Sín Vàng, Tà Sùa huyện Bắc Yên; các xã

Chiềng Khay, Cà Nàng huyện Quỳnh Nhai.

- Loại STCQ đất thổ cư (14k) có diện tích 2.680,19 ha, phân bố rải rác tại xã

Mường É, Phổng Lập, thị trấn Thuận Châu huyện Thuận Châu; rải rác tại xã Lóng

Luông huyện Vân Hồ.

3.3. Hạng sinh thái cảnh quan thảm cây bụi, thảm cỏ trên đất feralit được hình thành

trên các loại đá khác nhau

Có diện tích 78.271,41 ha, gồm 03 loại STCQ: Loại STCQ thảm cây bụi,

thảm cỏ (15g); loại STCQ thảm cây trồng (15i); và loại STCQ đất thổ cư (15k).

- Loại STCQ thảm cây bụi thảm cỏ (15g) có diện tích 21.959,09 ha, phân bố

tại xã Chiềng Khừa huyện Mộc Châu; xã Phiêng Côn huyện Bắc Yên; xã Đá Đỏ

huyện Phù Yên; xã Cà Nàng huyện Quỳnh Nhai.

- Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (15i) với diện tích

50.666,54 ha phân bố tại xã Phổng Lái, Mường É, Chiềng Pha huyện Thuận Châu;

xã Dồm Cang, Mường Và, Sốp Cộp huyện Sốp Cộp;

- Loại STCQ đất thổ cư (15k) có diện tích 5.645,78 ha, phân bố tại các xã

Phổng Lái, Mường É, Chiềng Pha, thị trấn Thuận Châu huyện Thuận Châu; xã Sốp

Cộp huyện Sốp Cộp; xã Chiềng Lương huyện Mai Sơn; xã Tô Múa huyện Vân Hồ.

3.4. Hạng sinh thái cảnh quan thảm cây bụi, thảm cỏ trên các đất dốc tụ chân núi

Có diện tích 3.620,75 ha, gồm 02 loại STCQ: Loại STCQ thảm cây trồng

gồm nhiều loại khác nhau (16i) và loại STCQ đất thổ cư (16k).

- Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (16i), có diện tích

2.646,42 ha, phân bố tại xã Chiềng On huyện Yên Châu.

- Loại STCQ đất thổ cư (16k) có diện tích 974,33 ha, phân bố tại xã Lóng

Luông huyện Vân Hồ; xã Tân Lập huyện Mộc Châu; xã Chiềng On huyện

Yên Châu;

3.5. Hạng sinh thái cảnh quan thảm cây bụi trên đất vàng đỏ trên đá vôi

Page 97: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

87

Có diện tích 32.556,56 ha gồm 03 loại STCQ: Loại STCQ thảm cây bụi thảm

cỏ (17g); loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (17i); và loại STCQ

đất thổ cư (17k).

- Loại STCQ thảm cây bụi thảm cỏ (17g) có diện tích 8.629,80 ha phân bố

tại xã Bản Lầm, Mường Chanh, Chiềng Chung huyện Mai Sơn.

- Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (17i) có diện tích

17.160,58 ha phân bố tại xã Púng Tra, Bản Lầm, Mường Chanh, Chiềng Chung

huyện Mai Sơn; xã Mường Giàng, Phổng Lái, Phổng Lập huyện Thuận Châu; xã

Lóng Sập huyện Mộc Châu.

- Loại STCQ đất thổ cư (17k) có diện tích 6.766,18 ha, phân bố tại thị trấn

Mộc Châu, xã Lóng Sập huyện Mộc Châu; xã Phiềng Khoài, Long Phiêng huyện

Yên Châu; rải rác ở các xã Chiềng Chung, Chiềng Ban, Chiềng Mai huyện Mai

Sơn; xã Bản Lầm, Chiềng Sinh huyện Thuận Châu.

A.1.2. Lớp sinh thái cảnh quan cao nguyên

Khái niệm cao nguyên được trình bày trong các tài liệu chưa thống nhất,

thiếu rõ ràng, có tác giả xếp cao nguyên vào vùng núi. Trong nghiên cứu này, chúng

tôi quan niệm cao nguyên là vùng đất rộng lớn, bề mặt tương đối phẳng, có độ cao

từ 500 - 900 m (1.000 m).

Lớp STCQ cao nguyên ở Sơn La được đặc trưng bởi quá trình nâng lên trung

bình của các kiểu địa hình cao nguyên Karst trên nền đá vôi sét Pz, Mz, bị xâm thực

chia cắt trung bình với độ cao trung bình 600 - 900 m. Cao nguyên Mộc Châu có bề

mặt tương đối bằng phẳng, quá trình Karst đang được trẻ lại nhưng những cánh

đồng và lũng Karst được hình thành từ giai đoạn trước vẫn chiếm một diện tích lớn

tại rìa cao nguyên quá trình Karst cũ vẫn đang tiếp tục, tại nhiều nơi có nhiều tầng

đá phiến và cát kết bên dưới lộ ra do bị bóc mòn.

Khác với trao đổi nhiệt ẩm ở các cảnh quan núi là theo sườn, thì trên các

cảnh quan cao nguyên là trao đổi theo chiều ngang trên bề mặt. Biểu hiện nhịp điệu

ngày đêm hay nhịp điệu mùa rất rõ nét trên các cảnh quan cao nguyên. Mặt khác,

trong các cảnh quan cao nguyên Sơn La đều có dòng chảy, có tích tụ vật chất, song

Page 98: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

88

do phần lớn các cao nguyên đều cấu tạo từ đá vôi nên thường thiếu nước, đặc biệt

sự phân mùa sâu sắc của khí hậu dẫn đến sự thiếu nước trầm trọng vào mùa khô.

1. Kiểu STCQ rừng kín thường xanh, mưa mùa nhiệt đới

Ở độ cao 500 - 900 m (1.000 m). Tổng nhiệt hàng năm lớn hơn 7.300 oC.

Lượng mưa hàng năm 1.500 - 2.500 mm. Mùa lạnh < 4 tháng. Nhiệt độ trung bình

năm > 20 oC. Mùa khô 3 - 4 tháng, 0 - 1 tháng hạn. Thành phần thực vật chủ yếu là

các taxon nhiệt đới.

1.1. Hạng sinh thái cảnh quan rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất

vàng đỏ trên đá vôi

Có diện tích 37.314,74 ha, gồm 03 loại STCQ: STCQ rừng cây lá rộng nhiệt

đới (18c); loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa (18e); và loại STCQ rừng trồng (18f).

- Loại STCQ rừng cây lá rộng nhiệt đới (18c) có diện tích 33.455,82 ha, phân

bố tại các xã Long Phiêng, Tú Nang, Sập Vạt huyện Yên Châu; xã Phiêng Côn

huyện Bắc Yên; các xã Chiềng Khừa, Chờ Lồng huyện Mộc Châu; xã Bon Phăng

huyện Thuận Châu. Một số loài thực vật chủ yếu là Trâm bon (Syzygium bonii

(Gagnep.) Merr. & L.M. Perry), Gội (Aglaia lawii (Wight) C.J. Saldanha ex

Ramamoorthy), Nàng gia (Aphanamixis polystachya (Wall.) R. Parker)… Tầng

dưới tán gồm một số loài như Cồng trắng (Calophyllum balansae Pit.), Bứa lá thuôn

(Garcinia planchonii Pierre), Sòi tía (Sapium discolor (Champ. ex Benth.) Müll.

Arg.), Sòi đá vôi (Sapium rotundifolium Hemsl.)…

- Loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa (18e) có diện tích 547,39 ha, phân bố tại

xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu;

- Loại STCQ rừng trồng (18f) có diện tích 3.311,53 ha, phân bố tại xã

Chiềng Pằn huyện Yên Châu; xã Chiềng Cọ, Chiềng Sinh thành phố Sơn La.

1.2. Hạng sinh thái cảnh quan rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất

feralit được hình thành trên các đá khác nhau

Có diện tích 32.720,81 ha, gồm 02 loại STCQ: Loại STCQ rừng cây lá rộng

(19c); loại STCQ rừng (19f). Hạng STCQ này có mặt rải rác, ít phổ biến ở Sơn La,

trong đó:

Page 99: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

89

- Loại STCQ rừng cây lá rộng (19c) có diện tích 29.477,79 ha, phân bố tại xã

Tân Lập, Chờ Lồng, Chiềng Hắc huyện Mộc Châu; xã Chiềng Khoa huyện Vân Hồ;

xã Chiềng Hặc, Phiềng Khoài huyện Yên Châu; xã Chiềng Lương, Chiềng Ve,

Chiềng Chung huyện Mai Sơn.

- Loại STCQ rừng trồng (19f) có diện tích 3.243,02 ha, phân bố tại xã

Mường Giôn huyện Quỳnh Nhai; xã Chiềng Pha, Chiềng Sơ huyện Thuận Châu.

Một số loài chủ yếu là cây nhập nội như Keo lá tràm (Acacia auriculaeformis A.

Cunn. ex Benth.), Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.), Bạch đàn trắng

(Eucalyptus camaldulensis Dehnh.), Bạch đàn cầu (Eucalyptus globulus Labill.),

Bạch đàn nhựa (Eucalyptus resinifera Sm.), Bạch đàn sừng cao (Eucalyptus

teriticornis Blak), Cao su (Hevea brasiliensis (Kunth) Müll. Arg.), Thông (Pinus

merkusii Jungh. & de Vriese), Lát (Chukrasia tabularis A. Juss.), Tếch (Tectona

grandis L. f.).

2. Kiểu sinh thái cảnh quan rừng kín nhiệt đới, mưa mùa rụng lá hay nửa rụng lá

vào mùa khô

Ở độ cao 500 - 900 m (1000 m). Tổng nhiệt hàng năm lớn hơn 7.300 oC.

Lượng mưa hàng năm 1.500 - 2.500 mm. Mùa lạnh < 4 tháng. Nhiệt độ trung bình

năm > 20 oC. Mùa khô 3 - 4 tháng, 0 - 1 tháng hạn. Thành phần thực vật chủ yếu là

các taxon nhiệt đới rụng lá hoặc nửa rụng lá vào mùa khô. Ở đây có các yếu tố hệ

thực vật từ phía tây di chuyển sang như Săng lẻ (Lagerstroemia spp.), Tếch

(Tectona grandis L. f.).

2.1. Hạng sinh thái cảnh quan rừng kín nhiệt đới, mưa mùa rụng lá hay nửa rụng lá

vào mùa khô trên đất feralit vàng đỏ trên đá vôi

Gồm 01 loại STCQ rừng trồng (20f) với diện tích 917,49 ha, phân bố rải rác

tại xã Chiềng Pằn, Viêng Lán, Tú Nang huyện Yên Châu. Loại STCQ rừng cây lá

rộng rụng lá mùa khô như Muồng trắng (Zenia insignis Chun), Mý (Lysidice

rhodostegia Hance), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis (DC.) K. Heyne).

2.2. Hạng sinh thái cảnh quan rừng kín nhiệt đới mưa mùa rụng lá hay nửa rụng lá

vào mùa khô trên đất feralit vàng đỏ trên đá cát

Page 100: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

90

Gồm 01 loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (21i) với diện

tích 57.103,79 ha, phân bố thành dải kéo dài từ các xã Chiềng Chân, Tà Hộc, Tô

Hiệu, Cò Nòi, huyện Mai Sơn; các xã Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn,

Chiềng Khoài, Chiềng Khơi, Chiềng Hặc, Tú Nang, Phiềng Khoài, Long Phiêng,

huyện Yên Châu; đến xã Chiềng Hắc, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu.

3. Kiểu sinh thái cảnh quan thảm cây bụi, thảm cỏ nhiệt đới

Hạng STCQ thảm cây bụi, thảm cỏ trên đất feralit vàng đỏ trên đá vôi có

diện tích 125.837,83 ha gồm 03 loại: Loại STCQ cây bụi, thảm cỏ (22g), loại STCQ

thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (22i), loại STCQ thổ cư (22k).

- Loại STCQ cây bụi, thảm cỏ (22g) phân bố tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ;

xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu; xã Chiềng Đen, Chiềng An, thành phố Sơn La;

- Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (22i) phân bố tập

trung tại phía Đông huyện Thuận Châu, thành phố Sơn La và các xã Chiềng Khơi,

Viêng Lán huyện Yên Châu; Tân Hợp, Nà Mường huyện Mộc Châu; Chiềng Khoa

huyện Vân Hồ.

- Loại STCQ thổ cư (22k) phân bố tại thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu;

xã Chiềng Khoa huyện Vân Hồ; xã Chiềng Sinh thành phố Sơn La.

A.1.3. Lớp sinh thái cảnh quan đồi và đất thấp độ cao dưới 500 m

Khái niệm đồi ở đây chỉ những vùng có độ cao tuyệt đối < 500 m, độ cao

tương đối từ 25 - 200 m (Vũ Tự Lập, 2002, trang 67) [40]. Có lúc tác giả này xác

định độ cao của đồi từ 200 - 400 m (trang 87; [40]).

Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 20 oC, lượng mưa bình quân trong năm <

2.000 mm, mùa lạnh ngắn ≤ 4 tháng, mùa khô trung bình đến dài 3 - 6 tháng. Quá

trình feralit với ưu thế rửa trôi theo chiều phẫu diện dẫn đến hình thành đất feralit

trên núi. Phân bố ở phía Đông Bắc huyện Thuận Châu, Đông Bắc huyện Sông Mã,

phía Bắc huyện Yên Châu, phía Đông huyện Mộc Châu, phía Đông Bắc và Tây

huyện Phù Yên, dải trung tâm tỉnh kéo dài từ Thuận Châu qua thành phố Sơn La

đến huyện Mai Sơn, phía Tây huyện Quỳnh Nhai.

1. Kiểu sinh thái cảnh quan rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới

Page 101: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

91

Tổng nhiệt hàng năm > 7.300 oC. Lượng mưa hàng năm 1.500 - 2.500 mm.

Mùa lạnh < 4 tháng. Nhiệt độ trung bình năm >20oC. Mùa khô 3 - 4 tháng, 0 - 1

tháng hạn. Thành phần thực vật chủ yếu là các taxon nhiệt đới.

Nhiệt độ trung bình năm > 20 oC, mưa ít đến vừa < 2.000 mm, mùa lạnh < 4

tháng, mùa khô 4 - 5 tháng 2 - 3 tháng hạn. Do bị khai thác quá mức, hiện nay diện

tích loại rừng này không còn nhiều. Ở các khu rừng thứ sinh, số loài quý hiếm giảm

nhiều, sinh khối và tốc độ tăng trưởng giảm. Trong điều kiện môi trường bị suy

giảm thì số lượng loài cây mọc nhanh, dây leo, thảm cỏ phát triển nhanh hơn, hầu

như các loài thú lớn không còn.

Đất trong kiểu STCQ này là đất feralit đỏ vàng. Đặc thù của chúng là do ở

các vùng thấp nhất, có phân mùa ẩm, khô tương đối rõ trong chế độ nước ngầm tầng

nông nên quá trình feralit hóa diễn ra mạnh hơn, khiến hiện tượng hình thành đá

ong phổ biến hơn. Ở những nơi canh tác thành các ruộng bậc thang, đất hình thành

tại chỗ bị biến đổi do trồng lúa, màu tạo thành tầng loang lổ đổ vàng ở dưới. Ở phần

lớp đáy thung lũng, do được trữ nước thường xuyên tạo thành các cảnh quan đặc

thù của các đầm lầy trên núi. Nhưng quá trình này ít xảy ra ở đây. Tuy là vùng núi

thấp nhưng do quá trình tích tụ tương đối của vật liệu trên sườn xuống và quá trình

tích nước tương đối ổn định nên trong đất cũng hình thành tầng sét.

1.1. Hạng STCQ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất feralit vàng đỏ

trên đá macma

Hạng STCQ này gồm 01 loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa (23e) với diện tích

5.539,85 ha, phân bố tại các xã Chiềng Sơ, Yên Hưng, Huổi Một, Mường Sai huyện

Sông Mã;

1.2. Hạng STCQ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất feralit vàng đỏ

trên đá vôi

Có diện tích 133.088,76 ha gồm 04 loại STCQ: Loại STCQ rừng cây lá rộng

(24c), loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa (24e), loại STCQ rừng trồng (24f), loại

STCQ thổ cư thuộc kiểu STCQ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới thuộc lớp

STCQ đồi và đất thấp độ cao dưới 500 m (24k).

Page 102: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

92

- Loại STCQ rừng cây lá rộng (24c) phân bố tại các xã Xuân Nha, Mường

Men, Mường Tè, Suối Bàng huyện Vân Hồ; các xã Tường Phong, Tường Tiến,

Mường Lang huyện Phù Yên; xã Phiêng Côn huyện Bắc Yên; xã Chiềng Nơi huyện

Bắc Yên; xã Mường Hung, Chiềng Phung huyện Sông Mã; các xã Mường Bám,

Mường Giàng, Chiềng Bằng, Mường Sai, Nậm Ét huyện Thuận Châu; các xã Cà

Nàng, Mường Chiên, Pha Khinh, Pắc Ma, Mường Giôn huyện Quỳnh Nhai.

- Loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa (24e) phân bố tại xã Liệp Muội huyện

Thuận Châu;

- Loại STCQ rừng trồng (24f) phân bố tại xã Chiêng Yên huyện Vân Hồ; xã

Quỳ Hường huyện Mộc Châu, xã Chiềng Hoa huyện Mường La;

- Loại STCQ thổ cư (24k) phân bố tại xã Chiềng En huyện Sông Mã; xã Chờ

Lồng huyện Mộc Châu. Địa hình đá vôi bị phong hóa mạnh nên có dạng mềm mại

hơn. Những vùng này ít đá lộ đầu nên việc canh tác nông nghiệp thuận lợi hơn.

1.3. Hạng STCQ rừng kín nhiệt đới mưa mùa rụng lá vào mùa khô trên đất feralit

vàng đỏ trên đá sét và biến chất

Có 02 loại: STCQ rừng cây lá rộng (25c), loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa

(25e) có diện tích 12.697,82 ha.

- Loại STCQ rừng cây lá rộng (25c) phân bố tại xã Chiềng Sai huyện Bắc

Yên; xã Mường Tè huyện Vân Hồ; xã Huy Tường huyện Phù Yên;

- Loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa (25e) phân bố tại xã Chiềng San, Tạ Bú

huyện Mường La; xã Sập Sa huyện Phù Yên.

1.4. Hạng STCQ rừng kín nhiệt đới mưa mùa rụng lá hay nửa rụng lá vào mùa khô

trên đất feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất

Hạng cảnh quan này gồm 01 loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa (26e) với diện

tích 1.943,37 ha, phân bố tại xã Chiềng Cang huyện Sông Mã.

2. Kiểu sinh thái cảnh quan rừng kín nhiệt đới, mưa mùa rụng lá hay nửa rụng lá

vào mùa khô

Tổng nhiệt hàng năm > 7.300 oC. Lượng mưa hàng năm 1.500 - 2.500 mm.

Mùa lạnh <4 tháng. Nhiệt độ trung bình năm > 20 oC. Mùa khô 3 - 4 tháng, 0 - 1

Page 103: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

93

tháng hạn. Thành phần thực vật chủ yếu là các taxon nhiệt đới, nhiều loài từ phía

tây di cư sang.

2.1. Hạng sinh thái cảnh quan rừng kín nhiệt đới, mưa mùa rụng lá hay nửa rụng lá

vào mùa khô trên đất feralit vàng đỏ trên đá sét và biến chất

Hạng cảnh quan này có diện tích 25.541,54 ha gồm 02 loại STCQ: Loại

STCQ rừng cây lá rộng (27c) và loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa (27e).

- Loại STCQ STCQ rừng cây lá rộng (27c) phân bố tại các xã Bó Sinh,

Mường Lầm, Chiềng Phung huyện Sông Mã; xã Chiềng Dong, Chiềng Pằn huyện

Mai Sơn.

- Loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa (27e) phân bố tại các xã Nậm Ti, Chiềng

Khoong huyện Sông Mã. Một số loài cây đặc trưng của loại hạng STCQ như các

loài Dẻ (Quercus spp.), Muồng trắng (Zenia insignis Chun), Săng lẻ (Lagerstroemia

sp.),…

2.2. Hạng STCQ rừng kín nhiệt đới, mưa mùa rụng lá hay nửa rụng lá vào mùa khô

trên đất feralit vàng đỏ trên đá vôi

Hạng STCQ này gồm 01 loại STCQ cây lá rộng (28d) với diện tích 263,07 ha,

phân bố tại xã Chiềng Sàng huyện Yên Châu; xã Đá Đỏ huyện Phù Yên; xã Chiềng

Lương huyện Mai Sơn. Một số cây đặc trưng của rừng cây lá rộng rụng lá hay nửa

rụng lá vào mùa khô như Hoàng linh (Peltophorum dasyrhachis (Miq.) Kurz), Mý

(Lysidice rhodostegia Hance), Săng lẻ (Lagerstroemia sp.)…

2.3. Hạng STCQ thảm cây bụi và thảm cỏ nhiệt đới trên đất feralit vàng đỏ trên đá

macma axit

Có diện tích là 87.688,30 ha, gồm 03 loại STCQ thảm cây bụi, thảm cỏ nhiệt

đới (29g), loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (29i), loại STCQ

đất thổ cư (29k).

- Loại STCQ thảm cây bụi, thảm cỏ nhiệt đới (29g) có diện tích 50.964,86 ha,

phân bố tại xã Mường Bám huyện Thuận Châu; xã Bó Xinh, Pú Bẩu, Chiềng En,

Mường Lầm, Yên Hưng, Chiềng Sơ, Huổi Một, Mường Cai huyện Sông Mã; xã

Page 104: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

94

Chiềng Pằn, Chiềng Nơi huyện Mai Sơn; các xã Mường Thái, Quang Huy, Mường

Cơi, Tân Lang huyện Phù Yên.

- Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (29i) có diện tích

20.724,18 ha, phân bố tại các xã Chiềng Sơ, Nà Nghịu, Chiềng Khoong, Chiềng

Cang, Chiềng Khương huyện Sông Mã.

- Loại STCQ đất thổ cư (29k) có diện tích 15.999,26 ha, phân bố tại xã

Chiềng Sơ, Nà Nghịu, Chiềng Khoong, Chiềng Cang, Chiềng Khương huyện Sông

Mã; các xã Mường Cơi, Tân Lang huyện Phù Yên.

3. Kiểu sinh thái cảnh quan thảm cây bụi và thảm cỏ nhiệt đới

3.1. Hạng sinh thái cảnh quan thảm cây bụi và thảm cỏ nhiệt đới trên đất feralit

vàng đỏ trên đá vôi

Gồm 01 loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (30i) với diện

tích 3.263,44 ha, phân bố tại xã Mường Sai huyện Thuận Châu, xã Chim Vàn huyện

Bắc Yên.

3.2. Hạng STCQ thảm cây bụi và thảm cỏ nhiệt đới trên đất feralit vàng đỏ trên đá

sét và đá biến chất

Gồm 02 loại STCQ: Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau

(31i) và loại STCQ thổ cư (31k) với diện tích 187.967,04 ha.

- Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (31i) phân bố tại phía

tây nam các huyện Mường La, Bắc Yên, phía Tây huyện Phù Yên; xã Song Khủa

huyện Vân Hồ; xã Chiềng Chân, Tà Hộc huyện Mai Sơn; xã Liệp Tè, xã Mường

Khiêng huyện Thuận Châu; xã Pá Lông, Co Tòng huyện Thuận Châu; xã Nậm Ty

huyện Sông Mã. Loại STCQ này gồm thảm cây nông nghiệp, công nghiệp và cây

ăn quả. Cây trồng nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm như lúa 1 vụ, 2 vụ,

lúa nương. Ngoài lúa còn có ngô, khoai, sắn, đậu đỗ các loại, rau các loại. Các loài

cây công nghiệp tại Sơn La như: Chè (Camellia sinensis (L.) Kuntze), Cà phê

(Coffea arabic L.), cây Cao su (Hevea brasiliensis (Kunth) Müll. Arg.), cây ăn quả

như Quýt (Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv.), Chanh (Citrus limonia (L.) Osbeck),

Bưởi (Citrus grandis (L.) Osbeck), các loại Xoài (Mangifera spp.), Chuối (Musa

sp.), Mận (Prunus salicina Lindl.), Đào (Prunus persica (L.) Batsch), Hồng

Page 105: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

95

(Diospyros kaki L. f.). Cây bụi có Ké hoa vàng (Sida rhombifolia L.), Ké hoa đào

(Urena lobata L.), Vông vang (Abelmoschus moschatus Medik.), Phèn đen

(Phyllanthus reticulatus Poir.), Mua vảy (Melastoma candidum D. Don), Trinh nữ

(Mimosa pudibunda Willd.)...

- Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (31k) phân bố tại xã

Pha Khinh huyện Quỳnh Nhai; xã Mường Giàng, Chiềng Khoang, Mường Khiêng

huyện Thuận Châu; xã Mường Bon, Chiềng Mung huyện Mai Sơn; các xã Chiềng

Sàng, Chiềng Pằn, thị trấn Yên Châu huyện Yên Châu; xã Suối Bàng huyện Vân

Hồ. Loại STCQ này gồm cây trồng lâu năm cho quả, lâm cảnh, cho bóng mát. Một

số cây ngắn ngày là cây làm gia vị phục vụ sinh hoạt hàng ngày cũng có một số loài

cây thuốc.

3.3. Hạng sinh thái cảnh quan thảm cây bụi và thảm cỏ nhiệt đới trên đất vàng nhạt

trên đá cát

Có diện tích 24.144,93 ha, gồm 03 loại STCQ: Loại STCQ cây bụi thảm cỏ

(thảm cây bụi tự nhiên) (32g), Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau

(32i), Loại STCQ đất thổ cư (32k).

- Loại STCQ cây bụi thảm cỏ (thảm cây bụi tự nhiên) (32g) có diện tích

22.320,89 ha, phân bố tại xã Xuân Nha, Mường Tè huyện Vân Hồ; Chiềng Lao

huyện Mường La; xã Mường Giôn huyện Quỳnh Nhai; Mường Sai huyện

Thuận Châu.

- Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau (32i) với diện tích

1.547,29 ha, phân bố tại xã Mường Lang huyện Phù Yên;

- Loại STCQ đất thổ cư (32k) có diện tích 276,75 ha phân bố tại xã Cà Nàng

huyện Quỳnh Nhai và xã Quang Minh huyện Vân Hồ.

3.4. Hạng sinh thái cảnh quan thảm cây bụi và thảm cỏ nhiệt đới trên đất phù sa

Có diện tích 1.091,84 ha, gồm 01 loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại

khác nhau (33i) phân bố tại xã Quang Minh huyện Vân Hồ; xã Cà Nàng huyện

Quỳnh Nhai.

Page 106: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

96

A.1.4. Lớp sinh thái cảnh quan ao, hồ, sông suối

1. Kiểu sinh thái cảnh quan thực vật thủy sinh ở lòng ao, hồ, sông, suối

Diện tích 25.490,64 ha. Phân bố chủ yếu ở huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu

và rải rác ở tất cả các huyện trong tỉnh.

1.1. Hạng sinh thái cảnh quan thực vật thủy sinh có rễ bám vào đất

1.1.1. Loại sinh thái cảnh quan cây thảo dạng lúa như: Lác (Cyperus malaccensis

Lam.), Sậy (Phragmites karka (Retz.) Trin. ex Steud.), Cỏ lồng vực (Echinochloa

crusgalli (L.) P. Beauv.)…

1.1.2. Loại sinh thái cảnh quan cây thảo không dạng lúa lá rộng như: Sen (Nelumbo

nucifera Gaertn.), Súng (Nymphaea stellata Willd.).

1.2. Hạng sinh thái cảnh quan thực vật thủy sinh không có rễ bám đất

1.2.1. Loại sinh thái cảnh quan cây thảo nhóm thực vật có hoa như: Lục bình

(Eichhornia crassipes (Mart.) Solms), Bèo cái (Pistia stratiotes L.),…

1.2.2. Loại sinh thái cảnh quan cây thảo thuộc nhóm Dương xỉ như: Bèo hoa dâu

(Azolla caroliniana Willd.), Bèo tấm (Lemna minor L.), Bèo vảy ốc (Salvinia

natans (L.) All.),…

2. Kiểu sinh thái cảnh quan thực vật ưa ẩm ven ao, hồ, sông suối

Kiểu này gồm các cây ưa ẩm thuộc nhiều họ khác nhau, có kích thước lớn

nhỏ khác nhau gồm các đại diện như: Sung (Ficus glomerata Roxb.), Nghễ răm

(Polygonum hydropiper L.), Cơi (Pterocarya stenoptera C. DC.), Dành dành

(Gardenia angusta (L.) Merr.), Rù rì (Homonoia ripasia Lour.), nhiều loài Dương

xỉ. Kiểu này không chia thành các đơn vị nhỏ hơn.

Căn cứ vào hiện trạng thảm thực vật, nghiên cứu sinh chia ra các chỉ tiêu cơ

bản của Loại STCQ trong các hạng STCQ khác nhau:

a. Loại STCQ rừng cây lá kim;

b. Loại STCQ rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim;

c. Loại STCQ rừng cây lá rộng;

d. Loại STCQ rừng cây lá rộng rụng lá và nửa rụng lá;

e. Loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa;

Page 107: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

97

f. Loại STCQ rừng trồng;

g. Loại STCQ cây bụi, thảm cỏ;

i. Loại STCQ thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau;

k. Loại STCQ thổ cư;

l. Loại STCQ thủy văn.

Hình 3.6. Loại sinh thái cảnh quan rừng cây lá rộng

Page 108: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

98

Hình 3.7. Loại STCQ rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim

Hình 3.8. Loại sinh thái cảnh quan rừng cây lá rộng trên núi đá vôi

Page 109: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

99

Hình 3.9. Loại sinh thái cảnh quan rừng hỗn giao tre, nứa

Hình 3.10. Loại sinh thái cảnh quan rừng trồng, rừng cây lá kim

Page 110: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

100

Hình 3.11. Loại sinh thái cảnh quan cây bụi

Hình 3.12. Loại sinh thái cảnh quan thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau

Page 111: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

101

Hình 3.13. Loại sinh thái cảnh quan thổ cư

Hình 3.14. Loại STCQ thuỷ văn

Page 112: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

102

Như vậy, NCS đã dựa vào khung phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải

và nnk. (1997) [27] làm cơ sở để sắp xếp các bậc của hệ thống STCQ tỉnh Sơn La

kết hợp với việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành như: (1). Nền tảng vật chất; (2).

Nền nhiệt ẩm; (3). Các yếu tố sinh thái nhân văn; (4). Thổ nhưỡng (5). Các nhân tố

sinh vật. NCS đã phân loại hệ thống STCQ tỉnh Sơn La gồm: Hệ STCQ nhiệt đới

gió mùa, phụ hệ STCQ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông hơi lạnh và một mùa khô.

Hình thành 4 lớp STCQ, 5 Phụ lớp STCQ, 13 Kiểu STCQ, 33 Hạng STCQ và 63

Loại STCQ.

Page 113: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

103

Phụ hệ STCQ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông hơi lạnh và một mùa khô

Hệ STCQ nhiệt đới gió mùa

SLII SLI SLIV SLIII

SLI-1 SLI-2 SLI-3

SLI-1

K1

SLI-1

K2

SLI-2

K1

SLI-2

K2

SLI-3

K1

SLI-3

K3

SLI-3

K2

SLII

K1

SLII

K2

SLII

K3

SLIII

K2

SLIII

K1

SLIII

K3

1

hạng

1

hạng

2

hạng

2

hạng

5

hạng

4

hạng

3

hạng

4

hạng

1

hạng

2

hạng

2

hạng

5

hạng

1

hạng

Hình 3.15. Sơ đồ phân loại hệ thống Sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La

Page 114: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

104

Bảng 3.2. Thống kê các đơn vị Sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La

Hệ, Phụ

Hệ

STCQ

Lớp

STCQ

Phụ lớp

STCQ Kiểu STCQ Hạng STCQ

Diện tích

(ha)

Hệ

STCQ

nhiệt

đới gió

mùa,

Phụ hệ

STCQ

nhiệt

đới gió

mùa, có

mùa

đông

hơi lạnh

và một

mùa

khô

Lớp

STCQ

núi

(SLI)

Phụ lớp

STCQ

núi cao

(SLI -1)

1. Kiểu STCQ

rừng thường

xanh ôn đới và

á nhiệt đới trên

núi cao, tổng

nhiệt độ năm <

5.500 oC, nhiệt

độ trung bình

năm < 10 oC,

mưa vừa -

nhiều, mùa lạnh

≥ 8 tháng, mùa

khô 3 - 4 tháng,

0 - 1 tháng hạn

(SLI-1-K1)

1. Hạng STCQ rừng

trên mùn alít, phát

triển trên đá macma,

gồm loại STCQ 1a,

1b.

2.172,56

2. Kiểu STCQ

thảm cây bụi ôn

đới và á nhiệt

đới núi cao.

Tổng nhiệt độ

năm < 5.500 oC,

nhiệt độ trung

bình năm nhỏ

hơn 10 oC, mùa

lạnh 8 tháng

(SLI-1-K2)

2. Hạng STCQ thảm

cây bụi trên đất mùn

alit, gồm loại STCQ

2g

35,21

Phụ lớp

STCQ

núi trung

bình

(SLI-2)

3. Kiểu STCQ

rừng thường

xanh ôn đới trên

núi trung bình,

tổng nhiệt độ

năm < 5.500 oC,

nhiệt độ trung

3. Hạng STCQ rừng

kín thường xanh trên

đất mùn alit, gồm loại

STCQ 3c

745,90

4. Hạng STCQ rừng

trên đất mùn đỏ vàng

trên đá macma axit,

21.925,52

Page 115: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

105

Hệ, Phụ

Hệ

STCQ

Lớp

STCQ

Phụ lớp

STCQ Kiểu STCQ Hạng STCQ

Diện tích

(ha)

bình năm 10 -

15 oC, mưa vừa

- nhiều, mùa

lạnh ≥ 8 tháng,

mùa khô 5 - 6

tháng, 0 - 3

tháng hạn

(SLI-2-K1)

gồm loại STCQ 4c

4. Kiểu STCQ

thảm cây bụi

và thảm cỏ á

nhiệt đới. Tổng

nhiệt năm <

5.500 oC, nhiệt

độ trung bình

năm 10 - 15 oC, mưa vừa.

Mùa lạnh ≤ 8

tháng, mùa khô

5 - 6 tháng.

Thành phần

thực vật chủ

yếu là các

taxon á nhiệt

đới (SLI-2-K2)

5. Hạng STCQ thảm

cây bụi, thảm cỏ trên

đất feralit mùn trên

núi, gồm loại STCQ

5g.

1.189,71

6. Hạng STCQ thảm

cây bụi, thảm cỏ trên

đất feralit vàng đỏ

trên đá macma, gồm

loại STCQ 6g

852,37

Phụ lớp

STCQ

núi thấp

(SLI-3)

5. Kiểu STCQ

rừng kín

thường xanh á

nhiệt đới trên

núi, tổng nhiệt

độ năm 5.500 -

7.300 oC, nhiệt

độ trung bình

năm 15 - 20

7. Hạng STCQ rừng

trên đất feralit vàng

đỏ trên đá vôi, gồm

loại STCQ 7c

172.591,01

8. Hạng STCQ rừng

kín nhiệt đới thường

xanh mưa mùa trên

đất feralit đỏ vàng

trên đá macma, gồm

96.940,17

Page 116: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

106

Hệ, Phụ

Hệ

STCQ

Lớp

STCQ

Phụ lớp

STCQ Kiểu STCQ Hạng STCQ

Diện tích

(ha)

oC, mưa nhiều,

mùa lạnh 4 - 7

tháng, mùa khô

từ 3 - 4 tháng,

0 - 1 tháng hạn

(SLI-3-K1)

loại STCQ 8c

9. Hạng STCQ rừng

kín nhiệt đới thường

xanh mưa mùa trên

đất feralit vàng đỏ

trên đá phiến thạch

sét, gồm loại STCQ

9c, 9e, 9f, 9k

63.845,74

10. Hạng STCQ rừng

kín nhiệt đới thường

xanh mưa mùa trên

đất feralit được hình

thành trên các loại đá

khác nhau, gồm loại

STCQ 10c

18.553,47

11. Hạng STCQ rừng

hỗn giao tre nứa trên

đất feralit được hình

thành trên các đá khác

nhau, gồm loại STCQ

11e

5.341,79

6. Kiểu STCQ

rừng kín nhiệt

đới mưa mùa

rụng lá và nửa

rụng lá vào

mùa khô

(SLI-3-K2)

12. Hạng STCQ rừng

kín nhiệt đới mưa

mùa rụng lá và nửa

rụng lá vào mùa khô

trên đất feralit đỏ

vàng trên đá macma,

gồm loại STCQ 12d

4.376,52

7. Kiểu STCQ

thảm cây bụi,

thảm cỏ nhiệt

đới (SLI-3-K3)

13. Hạng STCQ thảm

cây bụi, thảm cỏ trên

đất feralit đỏ vàng

trên đá macma, gồm

các loại STCQ 13g,

43.383,45

Page 117: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

107

Hệ, Phụ

Hệ

STCQ

Lớp

STCQ

Phụ lớp

STCQ Kiểu STCQ Hạng STCQ

Diện tích

(ha)

13i, 13k

14. Hạng STCQ thảm

cây bụi, thảm cỏ trên

đất feralit vàng đỏ

trên đá phiến thạch

sét, gồm các loại

STCQ 14g, 14i, 14k

103.482,64

15. Hạng STCQ thảm

cây bụi, thảm cỏ trên

đất feralit được hình

thành trên các loại đá

khác nhau, gồm các

loại STCQ 15i, 15k

78.271,41

16. Hạng STCQ thảm

cây bụi, thảm cỏ trên

các đất dốc tụ chân

núi, gồm các loại 16i,

16k

3.620,75

17. Hạng STCQ thảm

cây bụi trên đất vàng

đỏ trên đá vôi, gồm

các loại STCQ 17g,

17i, 17k

32.556,56

Lớp

STCQ

cao

nguyên

(SLII)

Phụ lớp

STCQ

cao

nguyên

Sơn La

8. Kiểu STCQ

rừng kín thường

xanh, mưa mùa

nhiệt đới, ở độ

cao 500 - 900 m

(1000 m). Tổng

nhiệt hàng năm

> 7.300 oC.

Lượng mưa

hàng năm 1.500

- 2.500 mm.

18. Hạng STCQ rừng

kín thường xanh mưa

mùa nhiệt đới trên đất

vàng đỏ trên đá vôi,

gồm các loại STCQ

18c, 18e, 18f

37.314,74

19. Hạng STCQ rừng

kín thường xanh mưa

mùa nhiệt đới trên đất

feralit được hình

32.720,81

Page 118: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

108

Hệ, Phụ

Hệ

STCQ

Lớp

STCQ

Phụ lớp

STCQ Kiểu STCQ Hạng STCQ

Diện tích

(ha)

Mùa lạnh < 4

tháng. Nhiệt độ

trung bình năm

> 20 oC. Mùa

khô 3 - 4 tháng,

0 - 1 tháng hạn.

Thành phần

thực vật chủ yếu

là các taxon

nhiệt đới

(SLII-K1)

thành trên các loại đá

khác nhau, gồm các

loại STCQ 19c, 19f

9. Kiểu STCQ

rừng kín nhiệt

đới, mưa mùa

rụng lá hay nửa

rụng lá vào mùa

khô, ở độ cao

500 - 900 m.

Tổng nhiệt hàng

năm > 7.300 oC.

Lượng mưa

hàng năm 1.500

- 2.500 mm.

Mùa lạnh < 4

tháng. Nhiệt độ

trung bình năm

> 20 oC. Mùa

khô 3 - 4 tháng,

0 - 1 tháng hạn.

(SLII-K2)

20. Hạng STCQ rừng

kín nhiệt đới, mưa

mùa rụng lá hay nửa

rụng lá vào mùa khô

trên đất feralit vàng

đỏ trên đá vôi, gồm

STCQ 20f

917,49

21. Hạng STCQ rừng

kín nhiệt đới, mưa

mùa rụng lá hay nửa

rụng lá vào mùa khô

trên đất feralit vàng

đỏ trên đá cát, gồm

loại STCQ 21i

57.103,79

10. Kiểu STCQ

thảm cây bụi,

thảm cỏ nhiệt

đới (SLII-K3)

22. Hạng STCQ thảm

cây bụi, thảm cỏ trên

đất feralit vàng đỏ

trên đá vôi, gồm các

loại STCQ 22g, 22i, 22k

125.837,86

Page 119: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

109

Hệ, Phụ

Hệ

STCQ

Lớp

STCQ

Phụ lớp

STCQ Kiểu STCQ Hạng STCQ

Diện tích

(ha)

Lớp

STCQ

đồi và đất

thấp cao

dưới

500m

(SLIII)

11. Kiểu STCQ

rừng kín thường

xanh mưa mùa

nhiệt đới. Tổng

nhiệt hàng năm

> 7.300 oC.

Lượng mưa

hàng năm hàng

năm 1.500 -

2.500 mm. Mùa

lạnh < 4 tháng.

Nhiệt độ trung

bình > 20 oC.

Mùa khô 3 - 4

tháng, 0 - 1

tháng hạn.

Thành phần

thực vật chủ yếu

là các taxon

nhiệt đới.

(SLIII-K1)

23. Hạng STCQ rừng

kín thường xanh mưa

mùa nhiệt đới trên đất

feralit vàng đỏ trên đá

macma, gồm loại

STCQ 23e

5.539,85

24. Hạng STCQ rừng

kín thường xanh mưa

mùa nhiệt đới trên đất

feralit vàng đỏ trên đá

vôi, gồm các loại

STCQ 24c, 24f, 24k

133.088,76

25. Hạng STCQ rừng

kín nhiệt đới, mưa

mùa rụng lá hay nửa

rụng lá vào mùa khô

trên đất feralit vàng

đỏ trên đá sét và biến

chất, gồm các loại

25c, 25e

12.697,82

26. Hạng STCQ rừng

kín nhiệt đới, mưa

mùa rụng lá hay nửa

rụng lá vào mùa khô

trên đất feralit vàng

đỏ trên đá macma axit

gồm loại STCQ 26e

1.943,37

12. Kiểu STCQ

rừng kín thường

xanh mưa mùa

nhiệt đới. Tổng

nhiệt hàng năm

> 7.300 oC.

Lượng mưa

27. Hạng STCQ rừng

kín nhiệt đới, mưa

mùa rụng lá hay nửa

rụng lá vào mùa khô

trên đất feralit vàng

đỏ trên đá sét và biến

chất, gồm các loại

25.541,54

Page 120: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

110

Hệ, Phụ

Hệ

STCQ

Lớp

STCQ

Phụ lớp

STCQ Kiểu STCQ Hạng STCQ

Diện tích

(ha)

hàng năm hàng

năm 1.500 -

2.500 mm. Mùa

lạnh < 4 tháng.

Nhiệt độ trung

bình > 20 oC.

Mùa khô 3 - 4

tháng, 0 - 1

tháng hạn.

Thành phần

thực vật chủ yếu

là các taxon

nhiệt đới, nhiều

loài từ phía tây

di cư sang

(SLIII-K2)

STCQ 27c, 27e

28. Hạng STCQ rừng

kín nhiệt đới, mưa

mùa rụng lá hay nửa

rụng lá vào mùa khô

trên đất feralit vàng

đỏ trên đá vôi, gồm

loại STCQ 28d

263,07

29. Hạng STCQ thảm

cây bụi và thảm cỏ

nhiệt đới trên đất

feralit vàng đỏ trên đá

sét và biến chất, gồm

các loại STCQ 29g,

29i, 29k

87.688,30

13. Kiểu STCQ

thảm cây bụi

và thảm cỏ

nhiệt đới

(SLIII-K3)

30. Hạng STCQ thảm

cây bụi và thảm có

nhiệt đới trên đất

faralit vàng đỏ trên đá

vôi, gồm các loại

STCQ 30i

3.263,44

31. Hạng STCQ thảm

cây bụi và thảm có

nhiệt đới trên đất

faralit vàng đỏ trên đá

sét và biến chất, gồm

loại STCQ 31i, 31k

187.967,04

Page 121: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

111

Hệ, Phụ

Hệ

STCQ

Lớp

STCQ

Phụ lớp

STCQ Kiểu STCQ Hạng STCQ

Diện tích

(ha)

32. Hạng STCQ thảm

cây bụi và thảm có

nhiệt đới trên đất

vàng nhạt trên đá cát,

gồm loại STCQ 32g,

32i, 32k

24.144,93

33. Hạng STCQ thảm

cây bụi và thảm có

nhiệt đới trên đất phù

sa, gồm loại 33i

1.041,84

Lớp

STCQ

sông,

suối, ao

hồ

(SLIV)

Phụ lớp

STCQ

sông,

suối, ao,

hồ

25.490,64

Tổng 1.412.500,0

3.3. Biến động sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La theo thời gian

Dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố thành tạo STCQ (địa hình, thổ

nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn), đặc biệt là kết quả điều tra khảo sát thảm thực vật năm

2015 và các tài liệu, thu thập được từ năm 2005, luận án đã thành lập bản đồ STCQ

2 thời kì 2005 và 2015, từ đó đánh giá biến động các loại STCQ tỉnh Sơn La.

Bản đồ STCQ thể hiện đầy đủ đặc điểm, mối quan hệ tương hỗ giữa các

nhân tố tự nhiên trong từng đơn vị STCQ và giữa các đơn vị STCQ một cách

khách quan [27]. Đây là sản phẩm quan trọng của nghiên cứu, là cơ sở khoa học

cho đề xuất định hướng không gian sử dụng các đơn vị STCQ cho bảo tồn

và sử dụng hợp lý tài nguyên.

Nghiên cứu và thành lập bản đồ STCQ tỉnh Sơn La, luận án dựa trên nguyên

tắc phát sinh; nguyên tắc tổng hợp; nguyên tắc đồng nhất tương đối và sử dụng các

Page 122: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

112

phương pháp xây dựng bản đồ STCQ gồm: Phân tích yếu tố trội; Phương pháp

so sánh theo đặc điểm riêng của các chỉ tiêu phân loại ở từng cấp phân vị;

Phương pháp phân tích tổng hợp để xác định các đơn vị STCQ cũng như thể

hiện các khoanh vi cụ thể trên bản đồ; Phương pháp Khảo sát thực địa theo tuyến

và theo các điểm chìa khóa để kiểm tra, đối chứng những kết quả đã thực hiện

trong phòng; Phương pháp Bản đồ và GIS để chính xác hóa ranh giới của các đơn

vị phân loại STCQ.

Để thành lập Bản đồ STCQ Sơn La, NCS đã biên tập và thành lập các bản

đồ hợp phần bao gồm: Thành lập mô hình số độ cao trên cơ sở Bản đồ địa hình,

tỉ lệ 1:100.000, bao gồm đường bình độ và các điểm độ cao. Bản đồ các kiểu địa

hình, cơ sở phân chia cấp phân vị lớp và phụ lớp cảnh quan. Thành lập Bản đồ

sinh khí hậu trên cơ sở nền địa hình, sơ đồ phân bố nhiệt độ, lượng mưa, cơ sở

phân chia cấp phân vị kiểu STCQ. Biên tập Bản đồ đất, tỉ lệ 1:100.000. Biên tập

Bản đồ lớp phủ thực vật, tỉ lệ 1:100.000, cơ sở phân chia cấp phân vị loại cảnh

quan. Phần mềm Mapinfo 12.0 và ArcGIS 10.1 được lựa chọn để phân tích, thống

kê, biên tập các bản đồ chuyên đề và Bản đồ STCQ.

Chú giải Bản đồ cảnh quan giải thích những yếu tố biểu thị trên bản đồ, là

tài liệu chứa đựng những thông tin cô đọng và chặt chẽ. Trong bảng chú giải Bản

đồ STCQ tỉnh Sơn La, các cấp phân vị của hệ thống phân loại STCQ được xếp

thành 2 nhóm: nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng rắn - dinh dưỡng.

3.3.1. Bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2005

Qua phân tích, tổng hợp, xây dựng bản đồ STCQ của tỉnh Sơn La năm

2005 (Hình 3.16), từ đó xác định diện tích, vị trí của từng loại STCQ. Diện tích các

loại STCQ của tỉnh Sơn La năm 2005 thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2005 (Đơn vị: ha)

STT Ký hiệu loại STCQ Diện tích các loại STCQ 2005

1 1a 1.905,50

2 1b 269,25

3 2g 35,24

4 3c 746,66

5 4c 22.330,56

Page 123: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

113

STT Ký hiệu loại STCQ Diện tích các loại STCQ 2005

6 5g 1.190,91

7 6g 853,23

8 7c 225.515,33

9 8c 102.901,40

10 9c 65.702,57

11 9e 133,76

12 9f 3.749,50

13 10c 21.641,40

14 11e 5.567,10

15 12d 4.380,95

16 13g 5.530,24

17 13i 22.196,71

18 13k 59,79

19 14g 33.609,97

20 14i 26.212,11

21 14k 912,05

22 15g 21.175,06

23 15i 59.685,44

24 15k 6.163,54

25 16i 2.649,09

26 16k 372,54

27 17g 8.645,78

28 17i 20.175,52

29 17k 2.927,74

30 18c 71.425,72

31 18e 2.470,05

32 18f 1.972,82

33 19c 21.082,33

34 19f 2.121,67

35 20f 918,41

36 21i 1.241,73

37 22g 17.012,97

38 22i 126.196,90

39 22k 4.827,12

40 23e 5.407,59

41 24c 154.397,95

42 24e 962,80

Page 124: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

114

STT Ký hiệu loại STCQ Diện tích các loại STCQ 2005

43 24f 1.835,76

44 25c 10.249,44

45 25e 3.800,54

46 26e 2.202,95

47 27c 31.299,49

48 27d 51,22

49 27e 1.752,85

50 28d 212,11

51 29g 52.418,83

52 29i 20.616,71

53 29k 3.131,90

54 30i 1.723,80

55 31i 149.101,44

56 31k 22.775,38

57 32g 17.452,49

58 32i 1.102,12

59 32k 63,16

60 33i 232,81

61 34l 15.200,00

Tổng diện tích 1.412.500

Diện tích các loại STCQ tỉnh Sơn La năm 2005 được thể hiện trong hình 3.17.

Diện tích (ha)

Các loại sinh thái cảnh quan

Page 125: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

115

Hình 3.17. Biểu đồ diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2005

Ở thời điểm năm 2005 các loại STCQ chủ yếu ở Sơn La là 7c, 24c với diện

tích tương ứng khoảng 225.515,33 ha và 154.397,95 ha. Tiếp đến là loại STCQ 31i

với diện tích 149.101,44 ha và 22i với diện tích 126.196,90 ha. Một số loại STCQ

có diện tích nhỏ hơn là 8c, 18c và 9c với diện tích khoảng 240.029,69 ha. Các loại

STCQ chiếm diện tích ít nhất là loại STCQ cây bụi thảm cỏ trên đất mùn alit trên

núi cao (2g) với 35,24 ha; loại STCQ đất thổ cư trên núi thấp (13k) với 59,79 ha,

loại STCQ cây lá rộng rụng lá và nửa rụng lá vào mùa khô phát triển trên đất feralit

vàng đỏ trên đá sét và biến chất trên lớp STCQ đồi và đất thấp (27d) với 51,22 ha;

loại STCQ đất thổ cư trên lớp STCQ đồi và đất thấp (32k) với 63,16ha; loại STCQ

rừng hỗn giao cây lá rộng - lá kim trên đất mùn alít phát triển trên đá macma axit

trên núi cao (1b) với diện tích 269,25 ha.

3.3.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2015

Qua phân tích, tổng hợp, xây dựng bản đồ STCQ của tỉnh Sơn La năm 2015

(Hình 3.18), từ đó xác định diện tích, vị trí của từng loại STCQ. Diện tích các loại

STCQ của tỉnh Sơn La năm 2015 được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2015 (Đơn vị: ha)

STT Ký hiệu loại STCQ Diện tích các loại STCQ 2015

1 1a 1.903,58

2 1b 268,98

3 2g 35,21

4 3c 745,90

5 4c 21.925,52

6 5g 1.189,71

7 6g 852,37

8 7c 172.591,01

9 8c 96.940,17

10 9c 59.107,08

11 9e 133,62

12 9f 1.912,24

13 9k 2.692,80

14 10c 18.553,47

15 11e 5.341,79

16 12d 4.376,52

Page 126: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

116

STT Ký hiệu loại STCQ Diện tích các loại STCQ 2015

17 13g 8.747,37

18 13i 33.437,08

19 13k 1.199,00

20 14g 55.063,70

21 14i 45.738,75

22 14k 2.680,19

23 15g 21.959,09

24 15i 50.666,54

25 15k 5.645,78

26 16i 2.646,42

27 16k 974,33

28 17g 8.629,80

29 17i 17.160,58

30 17k 6.766,18

31 18c 33.455,82

32 18e 547,39

33 18f 3.311,53

34 19c 29.477,79

35 19f 3.243,02

36 20f 917,49

37 21i 57.103,79

38 22g 16.593,36

39 22i 104.795,24

40 22k 4.449,23

41 23e 5.539,85

42 24c 128.613,93

43 24e 964,66

44 24f 2.945,67

45 24k 564,50

46 25c 9.232,27

47 25e 3.465,55

48 26e 1.943,37

49 27c 23.925,28

50 27e 1.616,26

51 28d 263,07

52 29g 50.964,86

53 29i 20.724,18

Page 127: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

117

STT Ký hiệu loại STCQ Diện tích các loại STCQ 2015

54 29k 15.999,26

55 30i 3.263,44

56 31i 155.293,45

57 31k 32.673,59

58 32g 22.320,89

59 32i 1.547,29

60 32k 276,75

61 33i 1.091,84

62 34l 25.490,64

Tổng diện tích 1.412.500

Diện tích các loại STCQ tỉnh Sơn La năm 2015 được thể hiện trong hình 3.19.

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

160000

180000

200000

1a 3c 6g 9c 9k 12d 13k 14k 15k 17g 18c 19c 21i 22k 24e 25c 27c 29g 30i 32g 33i

Diện tích (ha)

Loại cảnh quan

Diện tích (ha)

Các loại sinh thái cảnh quan

Hình 3.19. Biểu đồ diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2015

Đến năm 2015 các loại STCQ chủ yếu ở Sơn La vẫn là 7c với diện tích

172.591,01 ha, 31i với diện tích tương ứng khoảng 155.293,45 ha. Tiếp đến là loại

STCQ 24c với diện tích 128.613,93 ha và 22i với diện tích 104.795,24 ha. Một số

loại STCQ có diện tích nhỏ hơn là 8c, 9c và 14g với diện tích khoảng 211.110,95

ha. Các loại STCQ chiếm diện tích ít nhất là loại STCQ cây bụi thảm cỏ trên đất

mùn alit trên núi cao (2g) với 35,21 ha; loại STCQ cây lá rộng rụng lá và nửa rụng

lá mùa khô trên đất feralit vàng đỏ trên đá vôi (28d) với diện tích 263,07 ha; loại

Page 128: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

118

STCQ rừng hỗn giao cây lá rộng - lá kim trên đất mùn alít phát triển trên đá macma

axít trên núi cao (1b) với diện tích 268,98 ha.

3.3.3. Biến động sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La theo thời gian

Dựa vào số liệu trong bảng 3.3 và bảng 3.4 tính diện tích biến động các

loại STCQ 2005 - 2015, kết quả trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Biến động diện tích các đơn vị sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La

theo thời gian (Đơn vị: ha)

STT Ký hiệu

loại STCQ

Diện tích các loại

STCQ 2005

Diện tích các loại

STCQ 2015

Biến động

2005 – 2015

1 1a 1.905,50 1.903,58 -1,92

2 1b 269,25 268,98 -0,27

3 2g 35,24 35,21 -0,03

4 3c 746,66 745,90 -0,76

5 4c 22.330,56 21.925,52 -405,04

6 5g 1.190,91 1.189,71 -1,20

7 6g 853,23 852,37 -0,86

8 7c 225.515,33 172.591,01 -52.924,32

9 8c 102.901,40 96.940,17 -5.961,23

10 9c 65.702,57 59.107,08 -6.595,49

11 9e 133,76 133,62 -0,14

12 9f 3.749,50 1.912,24 -1.837,26

13 9k - 2.692,80 2.692,80

14 10c 21.641,40 18.553,47 -3.087,93

15 11e 5.567,10 5.341,79 -225,31

16 12d 4.380,95 4.376,52 -4,43

17 13g 5.530,24 8.747,37 3.217,13

18 13i 22.196,71 33.437,08 11.240,37

19 13k 59,79 1.199,00 1.139,21

20 14g 33.609,97 55.063,70 21.453,73

21 14i 26.212,11 45.738,75 19.526,64

22 14k 912,05 2.680,19 1.768,14

23 15g 21.175,06 21.959,09 784,03

24 15i 59.685,44 50.666,54 -9.018,90

25 15k 6.163,54 5.645,78 -517,76

26 16i 2.649,09 2.646,42 -2,67

27 16k 372,54 974,33 601,79

Page 129: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

119

STT Ký hiệu

loại STCQ

Diện tích các loại

STCQ 2005

Diện tích các loại

STCQ 2015

Biến động

2005 – 2015

28 17g 8.645,78 8.629,80 -15,98

29 17i 20.175,52 17.160,58 -3.014,94

30 17k 2.927,74 6.766,18 3.838,44

31 18c 71.425,72 33.455,82 -37.969,90

32 18e 2.470,05 547,39 -1.922,66

33 18f 1.972,82 3.311,53 1.338,71

34 19c 21.082,33 29.477,79 8.395,46

35 19f 2.121,67 3.243,02 1.121,35

36 20f 918,41 917,49 -0,92

37 21i 1.241,73 57.103,79 55.862,06

38 22g 17.012,97 16593,36 -419,61

39 22i 126.196,90 104.795,24 -21.401,66

40 22k 4.827,12 4.449,23 -377,89

41 23e 5.407,59 5.539,85 132,26

42 24c 154.397,95 128.613,93 -25.784,02

43 24e 962,80 964,66 1,86

44 24f 1.835,76 2.945,67 1.109,91

45 24k - 564,50 564,50

46 25c 10.249,44 9.232,27 -1.017,17

47 25e 3.800,54 3.465,55 -334,99

48 26e 2.202,95 1.943,37 -259,58

49 27c 31.299,49 23.925,28 -7.374,21

50 27d 51,22 0 -51,22

51 27e 1.752,85 1.616,26 -136,59

52 28d 212,11 263,07 50,96

53 29g 52.418,83 50.964,86 -1.453,97

54 29i 20.616,71 20.724,18 107,47

55 29k 3.131,90 15.999,26 12.867,36

56 30i 1.723,80 3.263,44 1.539,64

57 31i 149.101,44 155.293,45 6.192,01

58 31k 22.775,38 32.673,59 9.898,21

59 32g 17.452,49 22.320,89 4.868,40

60 32i 1.102,12 1.547,29 445,17

61 32k 63,16 276,75 213,59

62 33i 232,81 1.091,84 859,03

63 34l 15.200,00 25.490,64 10.290,64

Page 130: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

120

STT Ký hiệu

loại STCQ

Diện tích các loại

STCQ 2005

Diện tích các loại

STCQ 2015

Biến động

2005 – 2015

Tổng diện tích 1.412.500 1.412.500 0

Diện tích biến động các loại sinh thái cảnh quan theo thời gian được thể hiện

trong hình 3.20.

-60000

-40000

-20000

0

20000

40000

60000

80000

1a 3c 6g 9c 9k 12d 13k 14k 15k 17g 18c 19c 21i 22k 24e 25c 27c 28d 29k 31k 32k

Loại cảnh quan

Diện tích (ha)

Các loại sinh thái cảnh quan

Hình 3.20. Biểu đồ biến động diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La

theo thời gian

Chồng xếp bản đồ STCQ tỉnh Sơn La vào điểm 2005 và 2015 để xác định sự

thay đổi các loại STCQ. Sự biến đổi các loại STCQ ở tỉnh Sơn La qua 2 thời điểm

2005 và 2015 được thể hiện ở hình 3.20.

Một số loại STCQ tăng lên từ năm 2005 đến 2015. Loại STCQ tăng nhiều

nhất là 21i (Loại STCQ cây trồng gồm nhiều loại khác nhau trên đất feralit vàng đỏ

trên đá cát) với 55.862,06 ha tăng, nguyên nhân tăng loại STCQ này là do nhu cầu

về sản xuất nông nghiệp của người dân tăng để nâng cao đời sống cho người dân.

Tiếp đến là loại cảnh quan 14g (Loại STCQ cây bụi thảm cỏ trên đất feralit vàng đỏ

trên đá phiến thạch sét) với diện tích 21.453,73 ha tăng, 14i (Loại STCQ thảm cây

trồng gồm nhiều loại khác nhau trên đất feralit vàng đỏ trên đá phiến thạch sét) với

diện tích 19.526,64 ha và 29k (Loại STCQ thổ cư trên đất feralit vàng đỏ trên đá

macma axit) với diện tích 12.867,36 ha. Loại STCQ thổ cư tăng do sự tăng dân số

Page 131: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

121

qua các năm, nhu cầu nhà ở tăng. Diện tích thủy văn tăng lên đáng kể với 10.290,64 ha.

Đây là kết quả của việc xây dựng đập thủy điện Sơn La đã dẫn đến việc gia tăng diện

tích sông hồ ở tỉnh này. Ngược lại thì có một số loại sinh thái cảnh quan bị thu hẹp

qua khoảng thời gian trên. Loại STCQ giảm nhiều nhất là 7c (Loại STCQ rừng cây

lá rộng trên đất feralit vàng đỏ trên đá vôi thuộc lớp STCQ) với diện tích giảm

52.924,32 ha, nguyên nhân khai thác rừng quá mức, đốt rừng làm nương rẫy, không

có ý thức trồng rừng. Các loại STCQ bị thu hẹp nhiều thứ 2 là 18c (Loại STCQ

rừng lá rộng trên đất vàng đỏ trên đá vôi) với diện tích 37.969,90 ha và 24c (Loại

STCQ rừng cây lá rộng trên đất feralit vàng đỏ trên đá vôi thuộc lớp STCQ đồi và

đất thấp) với diện tích giảm khoảng 25.784,02 ha. Một số loại STCQ gần như không

thay đổi từ năm 2005 và 2015 là 2g (Loại STCQ cây bụi, thảm cỏ trên đất mùn alit),

9e (Loại STCQ rừng hỗn giao tre nứa trên đất feralit vàng đỏ trên đá phiến thạch

sét), 6g (Loại STCQ cây bụi, thảm cỏ trên đất feralit vàng đỏ trên đá macma), 5g

(Loại STCQ cây bụi, thảm cỏ trên đất feralit mùn trên núi).

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, ứng dụng phương pháp hệ thông tin địa lý

(GIS) và hệ thống cơ sở dữ liệu đã thu thập, luận án đã biên tập bản đồ STCQ của

tỉnh Sơn La thời điểm 2005 và 2015 và xác định diện tích từng loại STCQ. Sự biến

động STCQ của tỉnh Sơn La từ 2005 đến 2015 cũng được xác định nhờ việc so sánh

bản đồ STCQ ở 2 thời điểm trên. Sự thay đổi STCQ thể hiện xu thế biến đổi, từ đó

có thể xác định các tác động đến tự nhiên, xã hội của Sơn La và giúp ích cho việc

đưa ra kế hoạch quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên bền vững.

3.4. Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế -

xã hội

3.4.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La

Quan điểm chung để đưa ra các định hướng dựa trên cơ sở nghiên cứu tổng

hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dựa vào kết quả đánh giá cảnh

quan và phân tích hiện trạng phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, du lịch cũng

như kết hợp xem xét quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm

2020, có thể đưa ra định hướng phát triển chung một cách phù hợp cho tỉnh Sơn La.

Page 132: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

122

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm

2020 và các bản quy hoạch các ngành đã đưa ra các định hướng phát triển các

ngành kinh tế của tỉnh như sau:

Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo

hướng sản xuất hàng hóa. Hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị

trường, đảm bảo phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao trong tương lai.

Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, dự tính đến năm 2020 có

những vùng đạt 30 - 50 triệu đồng/ha đất canh tác.

Bảo vệ rừng đầu nguồn cho thuỷ điện Sơn La và các công trình thuỷ điện vừa

và nhỏ khác.

Tiếp tục quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư, quy hoạch mới vùng định canh

định cư, vùng tái định cư thủy điện Sơn La, tạo điều kiện cho các vùng dân cư khó

khăn được ổn định đời sống, có đất đai, có điều kiện để phát triển sản xuất.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế trang trại, lấy

kinh tế hộ gia đình làm đơn vị tự chủ, các doanh nghiệp, hợp tác xã nông lâm

nghiệp là đơn vị dịch vụ 2 đầu cho kinh tế hộ gia đình phát triển.

Ổn định và tăng tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành. Tốc độ tăng giá

trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản bình quân giai đoạn 2006 - 2020 đạt

6,1%/năm, trong đó, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 6%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt

6,5%/năm. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2005 lên đạt 3.600 tỷ đồng, tăng lên

12.520 tỷ đồng vào năm 2020 (giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành tiếp tục

dịch chuyển theo hướng gia tăng mạnh mẽ tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành

trồng trọt.

Tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất từ

khoảng 9 triệu đồng/ha năm 2004 lên 18 - 20 triệu đồng/ha năm 2010 và khoảng 35

triệu đồng/ha năm 2020.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Page 133: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

123

Chuyển biến nền kinh tế từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy sang một tỉnh có

tỷ trọng cao về công nghiệp và dịch vụ; thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra. Tập trung khai thác các

tiềm năng và lợi ích từ Nhà máy thủy điện Sơn La mang lại.

Dự kiến đến năm 2010, tổng giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp - xây

dựng đạt 1.553 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị gia tăng của ngành

trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 28,3 %/năm, cao hơn so với mức bình quân giai

đoạn 2001 - 2005. Giai đoạn 2011 - 2015, giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây

dựng vẫn tăng cao, khoảng 18,5%/năm song thấp hơn mức bình quân giai đoạn

2006 - 2010. Cơ cấu nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng

tỷ trọng công nghiệp chế biến. Đến năm 2020, giá trị gia tăng toàn ngành công

nghiệp - xây dựng đạt khoảng 19.500 tỷ đồng (theo giá hiện hành).

Về du lịch: Sơn La là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, là điểm trung

chuyển, dừng chân của du khách với nhiều loại hình du lịch. Hình thành các hệ

thống tua du lịch (sinh thái nhân văn) tuyến đường sông từ Hòa Bình - Vạn Yên -

Tà Hộc - thủy điện Sơn La; tuyến du lịch đường bộ theo quốc lộ 6 đặc biệt với 2

trung tâm: Cao nguyên Mộc Châu (vùng du lịch sinh thái, nhân văn, nghỉ mát tĩnh

dưỡng, có khí hậu mát mẻ, có đồi chè, đồng cỏ, bò sữa, thác nước, hang động…) và

trung tâm thành phố Sơn La (vùng du lịch nhân văn, làng văn hóa, lịch sử, sinh thái

cảnh quan, hồ Bản Mòng, suối nước nóng, di tích nhà tù Sơn La, các hang động,

Văn bia Quế Lâm ngự chế và toàn cảnh thủy điện Sơn La...).

3.4.2. Định hướng không gian các đơn vị sinh thái cảnh quan cho bảo tồn, sử

dụng hợp lý tài nguyên

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề về hiện trạng phát triển các

ngành kinh tế nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và du lịch tỉnh Sơn La,

kết hợp quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, cũng như quy hoạch các ngành kinh tế

tỉnh Sơn La đến năm 2020, luận án tổng hợp đánh giá và đề xuất định hướng, giải

pháp phát triển nông - lâm nghiệp, du lịch tỉnh Sơn La như sau:

Page 134: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

124

3.4.2.1. Ngành nông nghiệp

Đối với tỉnh Sơn La phát triển sản xuất nông nghiệp hiện vẫn đang giữ vai

trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt trong việc đảm bảo an ninh lương

thực, đảm bảo đời sống cho 85% dân số của tỉnh là dân cư nông thôn hiện đang sinh

sống bằng nghề nông. Vì vậy, cần khai thác sử dụng hợp lý theo hướng bền vững

quỹ đất nông nghiệp hiện có, đồng thời mở rộng khai thác sử dụng quỹ đất hiện

đang chưa được sử dụng có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp

để đưa vào sử dụng. Cụ thể là:

- Giữ ổn định các diện tích nông nghiệp hiện có ở các loại STCQ cây trồng

gồm nhiều loại khác nhau (13i, 14i, 15i, 16i, 17i, 21i, 22i, 29i, 30i, 31i, 32i, 33i).

Đối với các loại STCQ đang trồng lúa nương, cần cải tạo thành các nương ruộng

bậc thang ở những nơi có nguồn nước để trồng lúa nước, nếu không cần rà soát,

đánh giá lại điều kiện đất đai, khí hậu để lựa chọn các cây trồng phù hợp hơn. Các

loại STCQ hiện đang trồng cây hàng năm còn lại, cần được rà soát lại để lựa chọn

cây trồng phù hợp hơn, như đưa các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và áp

dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững trên đất dốc, với các mô hình

nông lâm kết hợp. Loại STCQ hiện đang trồng cây lâu năm, cần được giữ ổn định.

- Khai thác sử dụng các loại STCQ trảng cây bụi, trảng cỏ trên núi thấp, cao

nguyên và các vùng đất thấp (13g, 14g, 17g, 22g, 29g, 32g), nhằm mở rộng thêm

diện tích trồng lúa nước ở những nơi có điều kiện thuận lợi (độ dốc < 8o, đai khí hậu

nóng ở vùng thấp < 750 m, có đủ nước hoặc có điều kiện để cấp nước bằng biện

pháp thủy lợi); hoặc phát triển các cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu

năm, cây ăn quả, các cây rau màu ở những nơi có độ dốc cao hơn (8 - 15o) bằng

những giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái. Ngoài ra cần áp dụng các

biện pháp giữ ẩm chống hạn cho cây trồng ở các vùng khô hạn. Địa hình dốc, lượng

mưa chảy tràn trên mặt nhiều hơn lượng nước thấm vào đất và một mùa khô kéo dài

kèm theo rét hại ở hầu hết các vùng đồi núi của Sơn La, dẫn đến tình trạng cây

chậm phát triển và suy thoái. Vì vậy, giữ ẩm chống hạn cho cây trồng là biện pháp

kỹ thuật không thể thiếu được trong thâm canh và bảo vệ đất đồi núi. Có thể giữ ẩm

cho đất và cho cây bằng việc không khai hoang trắng và nên giữ hoặc trồng lại một

tỷ lệ rừng thích hợp và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý (chỉ cày bừa

Page 135: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

125

làm đất trước khi gieo trồng và vào đầu mùa mưa, không cuốc xới trong mùa mưa,

che phủ gốc hoặc mặt đất bằng rơm rạ, cỏ khô, thân cành, lá cây, phân xanh hoặc

bằng nilon...). Ở vùng đồi núi chưa có các hồ chứa nước và các công trình thủy lợi,

các biện pháp sinh học hạn chế bốc hơi giữ ẩm cho đất là vô cùng quan trọng,

không chỉ cải thiện chế độ nước cho cây trồng, mà còn phát huy hiệu lực của phân

bón, điều hòa hoạt động của vi sinh vật và quá trình tích luỹ, phân giải hữu cơ trong

đất.

Đồng thời phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhằm chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa; ứng dụng chuyển giao công nghệ

vào nông - lâm nghiệp, tập trung cho thâm canh, giống mới năng suất cao (cả cây

trồng và vật nuôi); xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế

biến như: vùng chè chất lượng cao, vùng mía cao sản, vùng cà phê, vùng dâu tằm,

vùng nguyên liệu sắn, vùng cây ăn quả, vùng bò sữa, bò thịt, vùng ngô cao sản,

vùng đậu tương và vùng trồng cỏ chất lượng cao.

- Khai thác hợp lý các loại STCQ hiện đang nuôi trồng thủy sản để phát triển

ngành thủy sản. Ngoài ra, cần khai thác hợp lý các diện tích mặt nước hồ thủy điện

Sơn La để nuôi trồng thủy sản, bảo vệ vùng sinh thái môi trường vừa phát triển nuôi

trồng và đánh bắt thủy sản vùng lòng hồ với diện tích khoảng 7.000 ha mặt nước,

nuôi cá lồng bè trên hồ Suối Tấc và Suối Sập.

3.4.2.2. Ngành lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp là thế mạnh của Sơn La, tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp

hiện nay chưa đem lại hiệu quả kinh tế tương xứng với tiềm năng, nặng về khai thác

tài nguyên rừng sẵn có. Vì vậy, cần khai thác triệt để các loại STCQ có đất lâm

nghiệp hiện nay của tỉnh Sơn La, nhằm đạt được hiệu quả hài hòa giữa bảo tồn,

phòng hộ đầu nguồn và hiệu quả kinh tế. Đối với tỉnh Sơn La, nâng cao độ che phủ

rừng vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm không chỉ trong thời gian trước

mắt mà còn về lâu dài. Độ che phủ rừng được nâng cao không chỉ giúp tỉnh hạn chế

được những tác động tiêu cực của thiên tai như thiếu nước mùa khô, trượt lở đất, lũ

quét, lũ bùn đá.., mà còn góp phần cải thiện điều kiện vi khí hậu, điều hòa dòng

chảy nước mặt, nâng cao khả năng chống xói mòn. Rừng là một trong những thành

phần quan trọng nhất của sinh quyển được hình thành dưới ảnh hưởng của các nhân

Page 136: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

126

tố như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất và sinh vật. Ngược lại, rừng cũng

ảnh hưởng rõ rệt đến các nhân tố đó. Rừng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt trong

cuộc sống con người. Giá trị của rừng ảnh hưởng đến môi trường phụ thuộc vào

thành phần loài, cấu trúc, tuổi, cây rừng, điều kiện địa hình và phương thức sản xuất

trong lâm nghiệp. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường sống đã

trở thành vấn đề thời sự lôi cuốn sự quan tâm của toàn thể loài người, nhất là trong

xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng rõ rệt như hiện nay. Rừng ảnh hưởng

tổng hợp đến môi trường, đặc biệt là đất và nước. Rừng làm tăng lượng tích lũy

nước ngầm, để cung cấp nước vào mùa khô nên giảm bớt được dòng chảy nước

mặt, do đó, hạn chế được xói mòn và lũ lụt. Chức năng quan trọng này của rừng

được gọi là chức năng phòng hộ nguồn nước.

- Các loại STCQ rừng cây lá rộng (8c, 9c, 10c, 19c, 25c, 27c), các loại STCQ

rừng hỗn giao tre nứa (9e, 11e, 18e, 23e, 25e, 26e, 27e) cần tiếp tục khai thác sử

dụng hợp lý để phát triển rừng. Trong các khu vực này, có lượng mưa vừa đến

nhiều (1.500 - 2.500 mm/năm), độ dốc lớn, đủ ánh sáng, đủ năng lượng, đất có tầng

dày... là các điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng.

- Các loại STCQ: Rừng cây lá kim (1a), rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá

kim (1b), rừng cây lá rộng (3c, 4c 7c, 18c, 24c) cần tiếp tục bảo vệ và bảo tồn do

đây là các diện tích rừng trên núi đá vôi, rừng giàu thuộc các khu rừng đặc dụng,

rừng phòng hộ.

- Các loại STCQ rừng trồng (9f, 18f, 19f, 20f, 24f) cần tiếp tục khai thác sử

dụng hợp lý để phát triển rừng trồng. Trồng rừng là một bộ phận quan trọng trong tổ

thành các biện pháp tổng hợp nhằm chống xói mòn đất, lũ lụt và trượt lở. Trồng

rừng là biện pháp sản xuất đồng thời cũng là biện pháp công trình nhằm bảo vệ môi

trường. Đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi, chú trọng xây dựng

các khu rừng nguyên liệu, rừng sinh thái phòng hộ dọc hành lang giao thông. Trước

mắt đẩy nhanh chương trình trồng rừng kinh tế ở cả 5 huyện dọc quốc lộ 6 để đáp

ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và gỗ trụ mỏ xây dựng thủy điện

Sơn La. Trồng rừng kinh tế cung cấp nguyên liệu bột giấy kết hợp trồng rừng phòng

hộ. Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà. Trồng và khoanh nuôi

tái sinh tạo vốn rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Các nguyên tắc phát triển

Page 137: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

127

rừng trồng: Rừng trồng ở Sơn La một mặt là để kinh doanh, mặt khác là rừng phòng

hộ, do đó, cần thỏa mãn các nguyên tắc sau đây: Phải chiếm một diện tích thoả đáng

đủ để phát huy vai trò điều tiết nước, bảo vệ đất; phải có bề rộng thích hợp đủ sức

ngăn chặn dòng chảy, phát huy tối đa tác dụng giữ đất, lắng đọng bùn cát; có cấu

trúc nhiều tầng để phát huy mạnh mẽ tác dụng giữ đất, giữ nước của rừng. Cây

trồng rừng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện ý tưởng trồng rừng vừa bảo

vệ môi trường, vừa kinh doanh. Vì vậy, cây trồng rừng cần đảm bảo các tiêu chuẩn

sau đây: Trước hết phải phù hợp với điều kiện lập địa. Cần chú ý cây bản địa và

những cây có khả năng chịu được đất khô hạn và nghèo kiệt; cây nên có tán lá dày,

cành nhánh nhiều, thường xanh để tăng khả năng che phủ đất và ngăn cản nước

mưa; có bộ rễ phát triển sâu rộng để giữ đất và chuyển hoá được nhiều dòng chảy

mặt thành dòng chảy ngầm; có khả năng mọc nhanh, sinh trưởng mạnh, tái sinh

chồi, hạt tốt, sống lâu năm; có khả năng chịu được đất khô hạn, nghèo kiệt; Với

những tiêu chuẩn đã nêu, chúng tôi đề xuất một số loài cây trồng rừng ở Sơn La như

sau: Lát hoa (Chukrasia tabularis); Muồng đen (Cassia siamea); Mỡ (Manglietia

glauca); Keo lá tràm (Acacia magnum); Thông 3 lá (Pinus kesiya).

- Cần điều tra, khảo sát, đánh giá các loại STCQ cây bụi, thảm cỏ (13g, 14g,

17g, 22g, 29g, 32g) hiện chưa được sử dụng để đưa vào khai thác sử dụng phát triển

hai loại rừng phòng hộ và sản xuất, trong đó chú trọng đến rừng sản xuất.

3.4.2.3. Phát triển các khu bảo tồn

Hiện nay, ở Sơn La có các khu BTTN Sốp Cộp, Xuân Nha, Tà Xùa. Đây là

khu vực có phần lớn diện tích rừng đặc dụng của tỉnh Sơn La. Hiện nay đã có Ban

quản lý khu bảo tồn, nên việc bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học của hệ sinh thái

rừng nhiệt đới gió mùa núi cao đặc trưng của Tây Bắc đang được thực hiện

nghiêm túc.

Các khu Bảo tồn của Sơn La đang chịu một sức ép rất lớn do sự gia tăng dân

số, đặc biệt là tình trạng tăng cơ học do di dân tự do. Nguy cơ suy giảm ĐDSH do

gia tăng nhu cầu khai thác các sản phẩm của rừng để xây dựng nhà ở, làm chất đốt

và đem bán phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Nguy cơ làm suy giảm ĐDSH

nghiêm trọng hơn là hiện tượng người dân phá rừng làm nương rẫy để lấy đất sản

xuất nông nghiệp. Việc phá rừng làm nương rẫy cũng là nguyên nhân gây ra các vụ

Page 138: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

128

cháy rừng, nhất là trong mùa khô. Vì vậy, việc mất rừng và suy giảm chất lượng của

rừng nếu không tiếp tục gia tăng, cũng chưa thể giảm và tiến tới chấm dứt hoàn toàn

nếu Nhà nước và các cấp chính quyền chưa đưa ra được cơ chế chính sách, các giải

pháp giúp người dân địa phương ổn định được đời sống bằng các phương thức bảo

tồn, bảo vệ và phát triển rừng.

Để bảo tồn ĐDSH ở các khu Bảo tồn, cần phải có chiến lược quản lý tài

nguyên nói chung, tài nguyên ĐDSH một cách hiệu quả. Nói cách khác là phải bằng

mọi cách đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững đòi hỏi việc

khai thác, sử dụng tài nguyên đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại

đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được hiểu là phải

sử dụng tài nguyên sinh vật một cách hợp lý, đảm bảo bảo tồn ĐDSH.

Nhằm bảo tồn ĐDSH và phục hồi các HST tại các khu bảo tồn ở Sơn La cần

thực hiện các giải pháp như sau:

Các giải pháp về khoa học công nghệ

- Thực hiện đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn đồng

thời đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực.

- Tiếp tục các hoạt động điều tra nghiên cứu sâu hơn, xây dựng các mô hình

thử nghiệm hoặc ứng dụng các nghiên cứu khoa học đã thực hiện có liên quan đến

các hoạt động bảo tồn, hoạt động lâm sinh tại khu bảo tồn và vùng đệm.

- Tiếp cận các công nghệ mới phục vụ cho công tác chuyên môn của Khu

bảo tồn như các công nghệ nuôi cấy mô tế bào, nhân giống các loài thực vật quý

hiếm... Đào tạo cán bộ, chuyển giao, tập huấn kỹ thuật trước khi thực hiện từng hoạt

động cụ thể của khu bảo tồn và vùng đệm khu bảo tồn như khoanh nuôi tái sinh

rừng.

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, mô hình nông lâm

kết hợp, ứng dựng các nghiên cứu đã có, các tiến bộ kỹ thuật xây dựng và nhân rộng

các mô hình phát triển sản xuất cho nhân dân toàn vùng đệm khu bảo tồn.

- Để bảo vệ tốt rừng và ĐDSH của các khu bảo tồn, việc nâng cao điều kiện

kinh tế - xã hội, mức sống của dân cư sống trong vùng đệm khu bảo tồn là việc làm

không thể thiếu nhằm giảm thiểu nguy cơ xâm hại đến tài nguyên thiên nhiên bên

Page 139: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

129

trong khu BTTN; đồng thời khuyến khích các cộng đồng địa phương trong vùng

đệm tham gia vào các hoạt động bảo tồn.

- Để nâng cao đời sống của người dân vùng đệm khu bảo tồn, các cấp chính

quyền địa phương và các đơn vị kinh tế khác trong vùng đệm phối hợp trong việc

quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

vùng đệm bền vững và không đi ngược lại với các mục tiêu bảo tồn đã được đề ra

cho khu bảo tồn và vùng đệm.

Các giải pháp quản lý, tuyên truyền

- Ngăn chặn làn sóng di dân tự do. Nghiêm cấm sự xâm hại rừng của khu bảo

tồn để làm nương rẫy hoặc khai thác tài nguyên rừng trái phép và có hình thức xử

phạt nặng những cá nhân hoặc tổ chức xâm phạm.

- Tìm hiểu và thúc đẩy các loại hình quản lý khu Bảo tồn liên quan đến tiềm

năng để đạt được mục tiêu bảo tồn ĐDSH phù hợp với công ước, nó có thể là khu

vực do cộng đồng địa phương quản lý hoặc do tư nhân quản lý. Việc thúc đẩy loại

hình quản lý này là các cơ chế chính sách, tài chính hoặc cộng đồng.

- Xây dựng cơ chế chính sách và thể chế với sự tham gia đầy đủ của cộng

đồng địa phương để có thể thúc đẩy sự xác nhận hợp pháp và quản lý hiệu quả của

cộng đồng địa phương làm sao phù hợp với ĐDSH, kiến thức, thực tiễn của

người dân.

- Xây dựng cơ chế phân chia lợi ích kinh tế - xã hội từ khu Bảo tồn để phục

vụ xoá đói giảm nghèo và phù hợp với các mục tiêu của khu Bảo tồn.

- Xây dựng quy chế tham gia của người dân và các bên liên quan trong quá

trình quản lý, thực hiện các nguyên tắc về tiếp cận HST. Xây dựng quy chế đảm bảo

quyền và trách nhiệm tham gia của người dân và các bên liên quan phù hợp với luật

pháp quốc gia và các quy định quốc tế.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức

cho các cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường nói chung, ĐDSH nói riêng và

những lợi ích của nó mang lại cho đời sống của cộng đồng, nhằm khuyến khích sự

tự nguyện tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH.

Page 140: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

130

- Kết hợp và tư vấn với các cơ quan khác đang hoạt động trong vùng (quân

đội, biên phòng, các dự án, chính quyền các xã…) để các hoạt động của các đơn vị

này không gây ra hậu quả xấu đối với ĐDSH, mặt khác các đơn vị này có thể hỗ trợ

cho các hoạt động về nâng cao đời sống và nhận thức của người dân sống trong khu

bảo tồn và vùng đệm, hỗ trợ về bảo vệ tài nguyên và ngăn chặn các hành vi xâm hại

ĐDSH…

3.4.2.4. Ngành công nghiệp

Sơn La có tiềm năng về tài nguyên để phát triển các ngành công nghiệp

khai thác khoáng sản, chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng; ngành công nghiệp

thủy điện và ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp.

- Tài nguyên khoáng sản ở Sơn La khá đa dạng, tuy nhiên trữ lượng ít, phân

tán, nhiều mỏ phân bố ở vị trí khó khai thác, giao thông đi lại khó khăn, xa trung

tâm và xa thị trường tiêu thụ; hầu hết các mỏ đều chưa được đánh giá một cách cụ

thể về tiềm năng, trữ lượng và chất lượng.

- Chỉ nên tập trung vào khai thác các loại khoáng sản, chủ yếu là khoáng sản

có trữ lượng lớn và chất lượng tốt để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương và

xuất khẩu sang Lào, cụ thể: mỏ than suối Bàng - Mộc Châu (trữ lượng vài triệu tấn),

mỏ than Quỳnh Nhai (trữ lượng 578 ngàn tấn), mỏ than Hang Mon - Yên Châu (trữ

lượng 1 triệu tấn), mỏ than Mường Lựm - Yên Châu (trữ lượng trên 80 ngàn tấn),

mỏ than Suối Lúa - Phù Yên; các mỏ sét xi măng Nà Pó (trữ lượng 16 triệu tấn), mỏ

sét xi măng Chiềng Sinh (trữ lượng 760 ngàn tấn),...

- Tập trung khai thác phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, trong đó phần

lớn là vùng hồ Sông Đà, các di tích lịch sử cách mạng như Nhà tù Sơn La, cây đa

bản Hẹo, Văn bia Quế Lâm ngự chế... Có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển

du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch văn hoá… Đặc biệt, có triển vọng là phát

triển tuyến du lịch Mộc Châu và thủy điện Sơn La - công trình thủy điện lớn nhất cả

nước.

- Phát triển công nghiệp chế biến ở các khu vực có tiềm năng về nguồn

nguyên liệu sản xuất để gắn công nghiệp chế biến với đầu tư phát triển vùng sản

Page 141: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

131

xuất nguyên liệu như: Chè ở Mộc Châu, Cà phê ở Mai Sơn, Thuận Châu, cao su ở

Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai,…

- Xây dựng vùng nguyên liệu cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa,

bò thịt gắn với công nghiệp chế biến xuất khẩu, gồm một số cây, con chủ lực: chè

chất lượng cao, cà phê, dâu tằm, mía đường, sắn công nghiệp, ngô, đậu tương, bò

sữa, bò thịt, rừng kinh tế, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi

măng, gạch), cơ khí sửa chữa, kinh tế dịch vụ - du lịch. Chế biến nông lâm sản: chè

xanh, chè Đài Loan, chè Nhật, chè hoà tan, cà phê, đường mía, sữa, hoa quả, tinh

bột, cồn công nghiệp, thức ăn gia súc, ươm tơ, dệt lụa, măng xuất khẩu giấy, bột

giấy, một số lâm sản khác và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng clanhke, gạch,

ngói, cát đá chất lượng cao,...

- Phát triển rộng rãi các cơ sở sơ chế gắn với các công nghệ sau thu hoạch và

chế biến nhỏ như chế biến chè, xay sát, chế biến thức ăn gia súc, chế biến lương

thực, thực phẩm... ở các vùng nông thôn để thúc đẩy quá trình CNH nông thôn,

đồng thời giải quyết lao động, nâng cao thu nhập cho người nông dân, xây dựng

nông thôn mới.

- Phát triển hợp lý các công trình thủy điện vừa và nhỏ, điện năng lượng mặt

trời cho các khu vực vùng cao, vùng xa, nơi không có lưới điện quốc gia để đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng điện tại chỗ phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

3.4.2.5. Ngành du lịch, thương mại, dịch vụ

Du lịch, thương mại, dịch vụ là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành,

liên vùng và xã hội hoá cao, có nội dung văn hoá sâu sắc, vì vậy các ngành này

muốn phát triển phải có sự kết nối với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa

phương. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu không kết nối và cân đối được với các

ngành khác trong khuôn khổ một tổng thể thống nhất thì sẽ dẫn đến phát triển mất

cân đối, cung không đáp ứng được cầu và ngược lại cung thừa mà nhu cầu không

có. Đây là các ngành làm cầu nối giữa các nhà sản xuất và người tiêu thụ, vì vậy rất

cần phải có đánh giá nghiêm túc và dài hạn về tiềm năng tài nguyên và nhu cầu của

thị trường để có kế hoạch phát triển đúng đắn.

Page 142: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

132

Để phát triển bền vững ngành du lịch, thương mại, dịch vụ cần đặc biệt

quan tâm đến bảo vệ môi trường không chỉ tại các khu vực hoạt động của ngành,

mà còn cả các khu vực dân cư xung quanh.

Riêng ngành du lịch để phát triển bền vững còn cần tham gia với các

ngành khác để bảo tồn ĐDSH các khu Bảo tồn, bảo vệ tôn tạo cả những giá trị cảnh

quan - địa chất - địa mạo, các di tích lịch sử - văn hoá, các địa điểm du lịch cộng

đồng và nghỉ dưỡng khá hấp dẫn của Sơn La, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng địa

phương mang đậm nét khác biệt của Sơn La nói riêng, của cả vùng Tây Bắc nói

chung, nhằm thu hút một lượng khách du lịch đến với Sơn La ngày càng nhiều hơn.

Cũng như quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương có các điểm du lịch nhằm

chia sẻ lợi ích, nâng cao mức sống của người dân, thì họ sẽ có biện pháp để bảo vệ

nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ tài nguyên và môi trường nói chung, bảo vệ

ĐDSH nói riêng, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống để tiếp tục thu hút khách

du lịch.

Thực hiện xã hội hóa phát triển ngành du lịch, dịch vụ thương mại. Chú

trọng phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, các hợp tác xã, tổ hợp tác thương

mại, dịch vụ ở những vùng xa xôi, vùng đồng bào các dân tộc nhằm phục vụ nhu

cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.

Bảo tồn, tôn tạo các di tích danh thắng phục vụ phát triển mạnh ngành du

lịch theo hướng bền vững; bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích phân bố rải rác trong

tỉnh để khai thác phục vụ phát triển ngành du lịch.

Tập trung phát triển thương mại dịch vụ ở các khu vực đông dân cư thuộc

các loại STCQ thổ cư (9k, 13k, 14k, 15k, 16k, 17k; 22k, 24k, 29k, 31k, 32k), các

khu vực cửa khẩu biên giới Lóng Sập, Nà Cài, Sốp Đung nhằm mở rộng các hoạt

động thương mại, trao đổi hàng hóa với nước láng giềng là Lào.

Triển khai phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ đối với các điểm

dân cư tại các bản vùng sâu, vùng xa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của

người dân.

Page 143: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

133

3.4.2.6. Phát triển đô thị

- Phát triển hợp lý các đô thị lớn ở các khu vực tập trung đông dân cư. Phát

triển các thị trấn, thị tứ ở các điểm quần cư các xã, bản vùng sâu, vùng xa tại các

loại STCQ có độ dốc nhỏ dưới 8o.

- Tiến hành rà soát quy hoạch phát triển hệ thống các đô thị từ thành phố, thị

xã, thị trấn đến các thị tứ, trung tâm cụm xã theo hướng khang trang hiện đại.

- Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng đô thị như các công trình cấp điện, cấp nước

và thoát nước. Có đầy đủ các công trình đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, khu dân

cư như hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải, các công trình vệ sinh; các công

trình vui chơi giải trí…

Hiện trạng và định hướng sử dụng lãnh thổ tỉnh Sơn La được thể hiện thông

qua bảng 3.6 và hình 3.21.

Bảng 3.6. Hiện trạng và định hướng sử dụng lãnh thổ tỉnh Sơn La

Các

loại

STCQ

Diện tích

(ha) Đặc điểm

Hiện

trạng

sử dụng

Giá trị

dịch vụ

của các

loại STCQ

Đề xuất, định

hướng không

gian bảo tồn và

sử dụng hợp lý

tài nguyên

thiên nhiên

13i,

14i,

15i,

16i,

17i,

21i,

22i,

29i,

30i,

31i,

32i,

33i

493.468,60 Là các khu vực

đồi núi thấp,

tương đối bằng

phẳng, độ dốc

nhỏ, đất feralit

được hình thành

trên các loại đá

khác nhau.

Đất trồng

lúa và cây

hàng năm

Cung cấp

lương thực,

thực phẩm

- Loại 13i, 14i,

21i tiếp tục duy

trì, khảo sát và

lựa chọn cây

trồng cho phù hợp

với điều kiện tự

nhiên từng khu

vực, phù hợp với

độ dốc của đất

- Nâng hệ số sử

dụng đất

- Chống xói mòn,

rửa trôi, cải tạo

môi trường đất

(22i)

Page 144: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

134

Các

loại

STCQ

Diện tích

(ha) Đặc điểm

Hiện

trạng

sử dụng

Giá trị

dịch vụ

của các

loại STCQ

Đề xuất, định

hướng không

gian bảo tồn và

sử dụng hợp lý

tài nguyên

thiên nhiên

13g,

14g,

17g,

22g,

29g,

32g

184.279,07 Là các khu vực

đồi núi thấp, đất

feralit được hình

thành trên các

loại đá khác

nhau.

Thảm cây

bụi có

nguồn gốc

thứ sinh,

được hình

thành chủ

yếu do tác

động của

con người.

Cấu trúc

của thảm

thực vật

gồm một

tầng cây

bụi và tầng

cỏ quyết,

xen lẫn

một số loài

cây gỗ còn

sót lại sau

khi khai

thác và tre

nứa

Cải tạo đất

hoang để

mở rộng

diện tích

đất nông

nghiệp,

chăn nuôi,

- Mở rộng thêm

các diện tích

trồng lúa nước

với những nơi có

điều kiện thuận

lợi (14g)

- Có thể phát triển

các trang trại

chăn nuôi gia súc

lớn và gia cầm

(32g)

- Động viên,

khuyến khích

người dân

trồng rừng, phủ

xanh đất trống,

đồi trọc tại các

khu vực sườn đồi

(17g, 22g, 29g)

- Khai thác phát

triển rừng phòng

hộ và rừng sản

xuất tại các khu

vực

8c, 9c,

10c,

19c,

25c,

27c

178.128,98 Là các khu vực

đồi núi thấp, độ

dốc, lớn, lượng

mưa vừa đến

nhiều, đủ ánh

sáng, đất có tầng

dày

Đất để

trống và

diện tích

rừng cây lá

rộng bị

giảm

Nâng cao

chất lượng

rừng

- Bảo vệ và tiếp

tục công tác trồng

rừng trên toàn

khu vực 8c, 9c,

10c, 25c, 27c

Page 145: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

135

Các

loại

STCQ

Diện tích

(ha) Đặc điểm

Hiện

trạng

sử dụng

Giá trị

dịch vụ

của các

loại STCQ

Đề xuất, định

hướng không

gian bảo tồn và

sử dụng hợp lý

tài nguyên

thiên nhiên

9e,

11e,

18e,

23e,

24e,

25e,

26e,

27e

19.552,49 Là các khu vực

đồi núi thấp, độ

dốc, lớn, lượng

mưa vừa đến

nhiều, đủ ánh

sáng, đất có tầng

dày

Diện tích

rừng hỗn

giao tre

nứa giảm

Nâng cao

chất lượng

rừng, cân

bằng sinh

thái

- Bảo vệ và tiếp

tục công tác trồng

rừng trên khu vực

9e, 11e, 18e, 25e,

26e, 27e

1a, 1b,

2g,

2.207,80 Đây là các khu

vực núi trung

cao, cao nhất là

đỉnh Pu Luông

2.853m, có chế

độ khí hậu và tài

nguyên thực vật

giống với vùng

ôn đới, đất mùn

alít núi cao rất

đặc trưng. Đất

luôn ẩm ướt và ít

dòng chảy

thường xuyên.

Độ ẩm cao do

ngưng tụ hơi

nước khí quyển

và bốc hơi nhỏ,

đất được phát

sinh từ đá mẹ

liparit nên tầng

đất mỏng nghèo

các chất dinh

dưỡng.

Diện tích

rừng cây lá

kim, rừng

hỗn giao

cây lá rộng

lá kim và

một phần

trảng cỏ

cây bụi.

Một số loài

cây quý

hiếm

Bảo tồn đa

dạng sinh

học, bảo

tồn các loài

động thực

vật đặc

hữu, quý

hiếm, lưu

trữ nhiều

nguồn gen

quý hiếm,

phòng hộ,

giữ đất, giữ

nước, hạn

chế lũ lụt,

bảo vệ môi

trường,

chống biến

đổi khí

hậu.

- Bảo tồn nguyên

vẹn loại STCQ

1a, 1b;

- Phục hồi rừng

trên các loại sinh

thái cảnh quan

(2g)

Page 146: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

136

Các

loại

STCQ

Diện tích

(ha) Đặc điểm

Hiện

trạng

sử dụng

Giá trị

dịch vụ

của các

loại STCQ

Đề xuất, định

hướng không

gian bảo tồn và

sử dụng hợp lý

tài nguyên

thiên nhiên

3c, 4c,

7c,

18c,

24c,

5g, 6g

88.460,14 Đây là các khu

vực núi trung

bình, khí hậu

lạnh, nhiệt độ

trung bình năm

10 - 15oC, mùa

lạnh dài ≥ 8

tháng, mùa khô

dài 5 - 6 tháng

có 0 - 3 tháng

hạn; lượng mưa

lớn trên 2.000 -

2.500 mm/năm,

đất mùn alit trên

núi

Diện tích

rừng cây lá

kim, rừng

hỗn giao

cây lá

rộng, lá

kim, rừng

cây lá rộng

trên núi đá

vôi, rừng

cây lá rộng

rụng lá và

nửa rụng

lá, trảng

cây bụi,

trảng cỏ

trên núi

cao và núi

trung bình

đều giảm,

giảm nhiều

nhất là loại

7c

Bảo tồn đa

dạng sinh

học, bảo

tồn các loài

động thực

vật đặc

hữu, quý

hiếm, lưu

trữ nhiều

nguồn gen

quý hiếm,

phòng hộ,

giữ đất, giữ

nước, hạn

chế lũ lụt,

bảo vệ môi

trường,

chống biến

đổi khí

hậu,

- Phát triển du

lịch thám hiểm

khám phá các

hang động Karst

(3c, 4c, 7c, 18c,

24c);

- Du lịch kết hợp

với nghỉ dưỡng

(3c, 4c, 7c, 18c,

24c);

- Phục hồi rừng

trên các loại sinh

thái cảnh quan

(5g, 6g)

9f, 18f,

19f,

20f,

24f

12.329,95 Khí hậu mát,

nhiệt độ dao

động từ 15oC -

20 oC, mùa lạnh

trung bình 4 - 7

tháng, mưa vừa

đến ít, lượng

Rừng trồng

trên đồi núi

thấp và cao

nguyên

Chống xói

mòn đất, lũ

lụt, trượt

lở, bảo vệ

môi

trường,

phòng hộ,

Tiếp tục công tác

trồng rừng trên

khu vực 9f, 20f.

- Đề xuất một số

cây trồng ở Sơn

La như sau: Lát

hoa (Chukrasia

Page 147: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

137

Các

loại

STCQ

Diện tích

(ha) Đặc điểm

Hiện

trạng

sử dụng

Giá trị

dịch vụ

của các

loại STCQ

Đề xuất, định

hướng không

gian bảo tồn và

sử dụng hợp lý

tài nguyên

thiên nhiên

mưa trung bình

năm 1.500 -

2.000 mm hoặc

< 1.500 mm,

mùa khô trung

bình đến dài 3 -

6 tháng. Đây là

đai đất feralit có

mùn trên núi

sản xuất

kinh tế

tabularis);

Muồng đen

(Cassia siamea);

Mỡ (Manglietia

glauca); Keo lá

tràm (Acacia

magnum); Thông

3 lá (Pinus

kesiya).

9k,

13k,

14k,

15k,

16k,

17k,

22k,

24k,

29k,

31k,

32k

73.921.61 Khu vực thung

lũng, địa hình

thấp, đất đai

bằng phẳng, độ

cao tương đối từ

25 - 900 m,

Nhiệt độ trung

bình năm lớn

hơn 20 oC,

lượng mưa bình

quân trong năm

< 2.000 mm,

mùa lạnh ngắn ≤

4 tháng, mùa

khô trung bình

đến dài 3 - 6

tháng

Đất thổ cư,

phát triển

thương mại

- dịch vụ

và các khu

công

nghiệp

Phát triển

kinh tế - xã

hội, phát

triển đô

thị, phát

triển cơ sở

hạ tầng,

- Tiếp tục phát

triển các cảnh

quan này theo

hiện trạng nhằm

phục vụ các hoạt

động sản xuất và

đời sống của

người dân trong

vùng

- Phát triển đô thị:

Phát triển hợp lý

các đô thị lớn,

phát triển các thị

trấn, thị tứ.

- Tiến hành rà

soát quy hoạch

phát triển hệ

thống các đô thị

- Đầu tư đồng bộ

cơ sở hạ tầng đô

thị;

- Phát triển công

Page 148: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

138

Các

loại

STCQ

Diện tích

(ha) Đặc điểm

Hiện

trạng

sử dụng

Giá trị

dịch vụ

của các

loại STCQ

Đề xuất, định

hướng không

gian bảo tồn và

sử dụng hợp lý

tài nguyên

thiên nhiên

nghiệp chế biến

gỗ, dịch vụ lâm

nghiệp và nâng

cao giá trị sản

phẩm ngành lâm

nghiệp;

- Nâng cao ý thức

trong công tác

bảo vệ môi

trường

34l 25.490,64 Gồm các ao, hồ,

sông suối phát

triển các loài

thực vật thủy

sinh ở lòng ao,

hồ, sông, suối và

thực vật ưa ẩm

ven ao, hồ, sông

suối

Diện tích

mặt nước

chuyên

dùng

Nuôi trồng

thủy sản,

thủy điện,

du lịch,

giao thông

đường thủy

- Bảo vệ và phát

triển thủy điện

Sơn La;

- Phát triển nuôi

trồng thủy sản và

giao thông thủy

tại các khu vực có

điều kiện thuận

lợi;

- Phát triển du

lịch tại khu vực

thủy điện Sơn La,

các suối nước có

cảnh quan thiên

nhiên đẹp.

Page 149: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

139

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Luận án đã phân loại được hệ thống STCQ tỉnh Sơn La gồm: Hệ STCQ

nhiệt đới gió mùa, phụ hệ STCQ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông hơi lạnh và một

mùa khô. Hình thành 4 lớp STCQ gồm: Lớp STCQ núi (SLI) diện tích 649.884,78

ha; lớp STCQ cao nguyên (SLII) diện tích 253.894,66 ha; lớp STCQ đất đồi và đất

thấp dưới 500 m (SLIII) diện tích 483.229,96 ha; lớp STCQ sông, suối, ao, hồ

(SLIV) diện tích 25.490,64 ha. Lớp STCQ núi có 3 phụ lớp STCQ, 7 kiểu STCQ;

lớp STCQ cao nguyên có 1 phụ lớp STCQ, 3 kiểu STCQ; lớp STCQ đồi và đất thấp

dưới 500 m có 3 kiểu STCQ; lớp STCQ sông, suối, ao, hồ có 1 phụ lớp STCQ. Có

33 hạng STCQ và 63 loại STCQ được phân chia trên lãnh thổ Sơn La.

2. Luận án đã thành lập được bản đồ STCQ tỉnh Sơn La năm 2005 và 2015

theo tỷ lệ 1:100.000. Đồng thời tính được diện tích từng loại STCQ và biến động

STCQ tỉnh Sơn La từ năm 2005 đến 2015 thể hiện:

- Có khoảng 1.731,79 ha diện tích loại STCQ biến động theo chiều hướng

tích cực (đất trống thành diện tích loại STCQ rừng trồng) chiếm 0,12% diện tích

lãnh thổ.

- Có khoảng 28.431,64 ha diện tích loại STCQ biến động theo chiều hướng

tiêu cực (rừng kín thường xanh chuyển thành diện tích loại STCQ đất trống, trảng

cỏ) chiếm 2,01% diện tích lãnh thổ.

- Có một loại STCQ biến động mạnh, có diện tích 25.490,64 ha chiếm 1,80%

do hoạt động xây dựng đập thủy điện Sơn La. Loại STCQ này ảnh hưởng lớn đến

sự biến động STCQ tỉnh Sơn La từ 2005 - 2015 cũng như mối tương tác giữa các

thành phần cấu thành STCQ.

3. Căn cứ các đặc điểm tự nhiên, sinh thái nhân văn của từng đơn vị STCQ

luận án đã đề xuất 6 nhóm khai thác, sử dụng và phát triển bền vững STCQ tỉnh

Sơn La gồm: Ngành nông nghiệp trên các kiểu SLII - k3; ngành công nghiệp trên

các kiểu SLII - k1; phát triển các khu bảo tồn trên các kiểu SLI - k1. Các ngành,

nghề chi tiết hơn được đề xuất theo các đặc điểm của đơn vị cấp hạng và loại.

Page 150: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

140

KIẾN NGHỊ

1. Đẩy mạnh hơn công tác nghiên cứu, tiếp cận STCQ trong bảo tồn đa dạng

sinh học nhằm có được những cơ sở lý thuyết hoàn thiện hơn.

2. Từng bước có kế hoạch giảng dạy về STCQ trong sinh học và công tác

nghiên cứu thành lập các khu bảo tồn Việt Nam.

Page 151: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

141

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

1. Doãn Thị Trường Nhung, Hà Quý Quỳnh, 2015. Xây dựng hệ thống thông tin

quản lý đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên, lấy KBTTN Tà Xùa, tỉnh

Sơn La làm ví dụ. Báo cáo khoa học tại Hội nghị toàn quốc về Sinh thái và

Tài nguyên sinh vật toàn quốc lần thứ VI, 2015. NXB. Khoa học tự nhiên và

Công nghệ, tr. 764-772.

2. Hà Quý Quỳnh, Doãn Thị Trường Nhung, 2015. Ứng dụng công nghệ viễn

thám và GIS nghiên cứu biến đổi thảm thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Tà

Xùa, Sơn La. Báo cáo khoa học tại Hội nghị toàn quốc về Sinh thái và Tài

nguyên sinh vật toàn quốc lần thứ VI, 2015. NXB. Khoa học tự nhiên và

Công nghệ, tr. 1627-1635.

3. Hà Quý Quỳnh, Doãn Thị Trường Nhung, Chu Thị Ngọc, 2016. Ứng dụng phần

mềm MapEdit và GIS để xây dựng và hiển thị bản đồ trong máy định vị GPS

Garmin 60.x phục vụ quản lý vườn quốc gia, lấy ví dụ tại Vườn Quốc gia

Xuân Sơn, Phú Thọ. Báo cáo khoa học tại Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa

học và công nghệ “Đo đạc bản đồ với ứng phó biến đổi khí hậu”. NXB. Tài

nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, tr. 221-229.

4. Doãn Thị Trường Nhung, Hà Quý Quỳnh, 2016. Ứng dụng viễn thám và GIS

để nghiên cứu thảm thực vật lòng hồ thuỷ điện, lấy ví dụ hồ thuỷ điện Sơn

La. Báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 7. NXB.

Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, tr.475-480.

5. Doãn Thị Trường Nhung, Hà Quý Quỳnh, Lê Quang Tuấn, 2017. Ứng dụng

viễn thám và GIS để nghiên cứu biến động STCQ tại tỉnh Sơn La. Báo cáo

khoa học tại Hội nghị toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật toàn

quốc lần thứ VII, 2017. NXB. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 1890-

1894.

Page 152: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. Lê Thái Bạt, 1995. Đất tỉnh Sơn La và vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất

trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. NXB. Hà Nội.

2. Đào Đình Bắc, 2004. Địa mạo đại cương. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

3. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, 2001. Từ điển đa dạng sinh học và

phát triển bền vững. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 57.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007.

Sách Đỏ Việt Nam, Phần I, Động vật. NXB. Khoa học tự nhiên và Công

nghệ, Hà Nội, 515 trang.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007.

Sách Đỏ Việt Nam, Phần II, Thực vật. NXB. Khoa học tự nhiên và Công

nghệ, Hà Nội, 612 trang.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Xây dựng các khu bảo vệ để

bảo tồn tài nguyên trên quan điểm sinh thái cảnh quan. Lưu trữ tại Cục

Kiểm lâm.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Báo cáo tham vấn xã hội Khu

bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Tài liệu lưu trữ.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005. Bản đồ địa hình, hệ tọa độ Việt Nam

2000. Tài liệu lưu trữ.

9. Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Cử, Trần Thanh Tùng, Hà Quý Quỳnh, Lê Minh

Hạnh, 2001. Sử dụng công nghệ Hệ thông tin Địa lý (GIS) để xây dựng bản

đồ phân bố Công ở Đắk Lắk. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái

học và tài nguyên sinh vật. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 135-138.

10. Lê Xuân Cảnh, Trần Thanh Tùng, Hà Quý Quỳnh, Lê Minh Hạnh, 2001. Ứng

dụng phương pháp Viễn thám và hệ thông tin Địa lý trong nghiên cứu sinh

thái khu Na Hang. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái học và tài

nguyên sinh vật. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 139-146.

11. Lê Xuân Cảnh, Hà Qúy Quỳnh và Trần Thanh Tùng, 2005. Nghiên cứu ứng

dụng GPS, phần mềm Mapsources và MapInfo trong nghiên cứu Sinh thái

học và bảo tồn đa dạng sinh học. Báo cáo khoa học toàn quốc 2005, Những

Page 153: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. NXB. Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội, tr. 890-893.

12. Nguyễn Trần Cầu, 1992. Cảnh quan học - sinh thái học và việc nghiên cứu

thành lập bản đồ cảnh quan - sinh thái. Hội thảo về sinh thái cảnh quan:

Quan điểm và phương pháp luận (Các báo cáo khoa học), Hà Nội, tr. 8-13.

13. Lê Trần Chấn, Nguyễn Hữu Hiến, Nguyễn Kim Đào, 1999. Góp phần nghiên

cứu đa dạng sinh học của hệ thực vật lưu vực hồ thủy điện Sơn La. Tuyển tập

các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc. NXB. Khoa học và

Kỹ thuật, Hà nội, tr.1002-1006.

14. Chi hội Sinh thái cảnh quan Việt Nam, 1992. Hội thảo về sinh thái cảnh quan:

quan điểm và phương pháp luận, Tuyển tập các báo cáo, Hà Nội.

15. Chương trình Khoa học cấp nhà nước Khoa học Công nghệ - 07, Đề tài

KHCN - 07.07 (3/1999). Diễn biến môi trường liên quan đến công trình thủy

điện Sơn La. Hà Nội.

16. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung, Trần Đình Lý, 2001. Bước đầu nghiên cứu ảnh

hưởng của các quần xã thực vật phục hồi tự nhiên sau nương rẫy đến một số

đặc tính của đất ở tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Sinh học, 23 (3): 60-63.

17. Lê Trọng Cúc, 1983. Nghiên cứu để quản lý hệ sinh thái Trung du. Hội nghị

khoa học về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ Môi trường. Hà

Nội.

18. Lê Trọng Cúc, 1985. Cấu trúc và phân bố sinh khối phần trên mặt đất của các

quần xã cỏ cao, cỏ cây bụi ở Alưới, Bình Trị Thiên. Tạp chí Khoa học Đại

học Tổng hợp Hà Nội. Số 3.

19. Cục Kiểm lâm Sơn La, 2005. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch bảo vệ

và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2020. Tài liệu lưu trữ.

20. Cục thống kê tỉnh Sơn La, 2016. Niêm giám Thống kê tỉnh Sơn La năm 2015,

NXB. Thống kê, Hà Nội.

21. Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn, 1988. Nghiên cứu

khả năng tái sinh tự nhiên của một số vùng đất trống đồi núi trọc ở Sơn La.

Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, (1-2): 15-17.

Page 154: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

22. Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn, 1990. Nghiên cứu

các biện pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tại Sơn La. Báo cáo đề tài

04A-00-03, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

23. Trần Đình Đại, Nguyễn Trung Vệ, 1993. Một số dẫn liệu bước đầu về tài

nguyên thực vật Sơn La. Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài

nguyên sinh vật (1990-1992).

24. Vũ Quốc Đạt, 2013. Thiết lập cơ sở địa lí học phục vụ tổ chức lãnh thổ, sử

dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng Tây Bắc Việt Nam. Luận án

Tiến sĩ Địa lí, Hà Nội.

25. Đào Vọng Đức, 1995. Thuyết minh bản đồ đất và độ phì nhiêu của đất tỉnh

Sơn La tỷ lệ 1:000.000, Hà Nội, 59 trang.

26. Eve R., Madhavan S., Vũ Văn Dũng, 2000. Quy hoạch không gian để bảo tồn

thiên nhiên ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang - Một phương thức tiếp cận

STCQ. WWF VN, Hà Nội.

27. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh, 1997. Cơ sở

cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi

trường lãnh thổ Việt Nam. NXB. Giáo dục, Hà Nội, 159 trang.

28. Phạm Hoàng Hải, 2000. Phân vùng cảnh quan Việt Nam, nguyên tắc và hệ

thống các đơn vị. Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị Địa lí - Địa

chính, tr. 40-46.

29. Phan Nguyên Hồng, 1991. Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam.

Luận án tiến sĩ khoa học sinh học. Hà Nội: 35-40

30. Nguyễn Văn Hồng, 2012. Nghiên cứu sự thích ứng với điều kiện sống mới của

dân di cư vùng thuỷ điện Sơn La. Luận án Tiến sỹ.

31. Nguyễn Cao Huần, Đặng Trung Thuận, Phạm Quang Tuấn, 2000. Tiếp cận

kinh tế sinh thái trong đánh giá quy hoạch cảnh quan cây công nghiệp dài

ngày. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa

học tự nhiên, Hà Nội, tr. 175-181.

32. Nguyễn Cao Huần, 2005. Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh

thái). NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 178 trang.

33. Trần Trọng Huệ, 2004. Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến

địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh (các tỉnh miền

Page 155: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

núi phía Bắc), Viện địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà

Nội.

34. Ixatsenko A. G., 1976. Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên

(Người dịch: Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh, Lê Trọng Túc),

NXB. Khoa học, Hà Nội

35. Ixatsenko A. G., 1985. Cảnh quan học ứng dụng (Người dịch: Đào Trọng

Năng), NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

36. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2001. Địa lý sinh vật. NXB. Đại học Quốc

gia, Hà Nội, 163 trang.

37. Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sỹ Tuấn, 1999. Sinh thái học và môi

trường (Giáo trình dùng cho các trường cao đẳng). NXB. Giáo dục, Hà Nội

38. Vũ Tự Lập, 1976. Cảnh quan Địa lý miền bắc Việt Nam. NXB. Khoa học và

Kỹ thuật, Hà Nội, 254 trang.

39. Vũ Tự Lập và nnk., 1996. Tập bản đồ địa lí địa phương Việt Nam. NXB. Lao

động xã hội, Hà Nội.

40. Vũ Tự Lập, 2002. Địa lí tự nhiên Việt Nam. NXB. Giáo dục, Hà Nội.

41. Vũ Thị Liên, 2005. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến

sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La. Luận án tiến sỹ

Sinh học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

42. Trần Đình Lý, 1998. Sinh thái thảm thực vật. Giáo trình cao học, viện Sinh

thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội, 77 trang.

43. Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư, 1997. Diễn thế thảm thực vật sau

cháy rừng ở Phăngxipan. Tạp chí Lâm nghiệp, (4+5), tr.15-16.

44. Nguyễn Thành Long (chủ biên), 1993. Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh

quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam. NXB. Viện Khoa học Việt Nam, Hà

Nội, 90 trang.

45. Đoàn Hương Mai, 2008. Quy hoạch Sinh thái học để phát triển bền vững Đa

dạng sinh học và các hệ sinh thái cho huyện miền núi Kim Bôi, Hòa Bình.

Luận án tiến sỹ Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Page 156: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

46. Nguyễn Văn Minh, 2015. Nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm

nghiệp và bảo vệ môi trường tỉnh Lai Châu. Luận án tiến sỹ Địa lý, Trường

Đại học Sư phạm Hà Nội.

47. Đỗ Thị Mùi, 2010. Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La. Luận án

tiến sỹ Địa lý, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

48. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm bản đồ giáo khoa, 1996. Atlat địa lý Việt

Nam. NXB. Bản đồ, Hà Nội.

49. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1994. Luật bảo vệ và phát triển

rừng và nghị định hướng dân thi hành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

50. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1994. Luật đất đai nước cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

51. Odum E. P., 1978. Cơ sở sinh thái học (tập 1). NXB. Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, Hà Nội, 422 trang.

52. Odum E. P., 1979. Cơ sở sinh thái học (tập 2). NXB. Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, Hà Nội, 329 trang.

53. Lê Mỹ Phong, 2002. Nghiên cứu sử dụng hợp lý lãnh thổ Sơn La khi có công

trình thủy điện trên cơ sở phân tích cảnh quan. Luận án tiến sỹ Địa lý, Viện

Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ Quốc Gia, Hà Nội.

54. Nguyễn Thị Quyên, 2015. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái tự nhiên và quá

trình phục hồi rừng tại huyện Sông Mã tỉnh Sơn La. Luận án tiến sỹ Sinh

học, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

55. Hà Quý Quỳnh, 2003. Sử dụng công nghệ Hệ thông tin Địa lý trong xây dựng

bản đồ phục vụ nghiên cứu đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Yok Đôn, Đăk

Lăk. Tạp chí Hoạt động Khoa học, 11, (534)/2003, tr. 33-35.

56. Hà Quý Quỳnh, 2009. Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch

và quản lý các Vườn Quốc gia vùng Đông Bắc Việt Nam (phần đất liền).

Luận án Tiến sĩ khoa học Địa lý, Viện địa lý.

57. Hà Quý Quỳnh, Trần Thanh Tùng, Lê Xuân Cảnh, 2005. Ứng dụng Viễn thám

và Hệ thông tin Địa lý trong nghiên cứu phân khu chức năng Khu bảo tồn

thiên nhiên Hang Kia, Pà Cò. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên

Page 157: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

sinh vật, Hội thảo Quốc gia lần thứ nhất. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà

Nội, tr. 822-827.

58. Hà Quý Quỳnh, 2008. Nghiên cứu quan hệ thoái hóa đất với sinh vật góp

phần bảo vệ đa dạng sinh học ở 2 Vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và

Xuân Sơn (Phú Thọ). Báo cáo khoa học, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc

lần thứ III. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 554-562.

59. Ruzichka M., Miklo M., 1988. Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái

nhằm mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ (người dịch: Hứa Chính Thắng),

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Hà Nội.

60. Sở Khoa học và Công nghệ môi trường tỉnh Sơn La, 1995. Đánh giá tổng hợp

tiềm năng tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn

La giai đoạn 2000-2010.

61. Vũ Trung Tạng và nnk., 1971. Một số dẫn liệu về đặc điểm phân loại, sinh học

của cá mòi và ý nghĩa kinh tế của nó. Trong "Điều tra thuỷ sản nước ngọt",

NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, tr. 84-98.

62. Vũ Trung Tạng và nnk., 1982. Bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái cửa

sông Việt Nam. Nội san "Khí tượng thuỷ văn", n. 4 +5 (256-257), tr. 20- 26,

Hà Nội và trong "Các vấn đề về môi trường”, Uỷ Ban Khoa học kỹ thuật

Nhà nước, Hà Nội, Tr. 228-236.

63. Vũ Trung Tạng, 2000. Cơ sở sinh thái học. Giáo trình dành cho sinh viên,

giảng viên các trường Đại học. NXB. Giáo dục, Hà Nội, 264 trang.

64. Lê Đồng Tấn, 1993. Ảnh hưởng của canh tác nương rẫy đến đất rừng ở Sơn

La. Tuyển tập công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (1990

-1992). NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 31-35.

65. Lê Đồng Tấn, 2003. Nghiên cứu rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau

nương rẫy ở Sơn La. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (3), tr.

341-343.

66. Lê Đồng Tấn, 1993. Ảnh hưởng của canh tác nương rẫy đến đất rừng ở Sơn

La. Tuyển tập công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (1990

-1992). NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 31 - 35.

67. Nguyễn Ngọc Thạch và nnk., 1997. Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên

môi trường. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 214 trang.

Page 158: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

68. Lê Bá Thảo, 2008. Thiên Nhiên Việt Nam. NXB. Giáo Dục, Hà Nội, 324 trang.

69. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, 2013. Các phân vị địa tầng Việt Nam. Nxb. Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

70. Nguyễn An Thịnh, Phạm Quang Anh, 2008. Xu thế phát triển của STCQ trên

thế giới và định hướng ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học, số 6/2008. Đại học Sư

phạm Hà Nội,

71. Nguyễn An Thịnh, 2007. Phân tích cấu trúc STCQ phục vụ phát triển bền

vững nông lâm nghiệp và du lịch Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Luận án tiến sỹ

Địa lý. Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

72. Nguyễn An Thịnh, 2014. STCQ: lý luận và ứng dụng trong môi trường nhiệt

đới gió mùa. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1029 trang.

73. Nguyễn An Thịnh, 2014. Động lực biến đổi, đa dạng cảnh quan và đa dạng

nhân văn lãnh thổ miền núi, một trường hợp nghiên cứu STCQ tại huyện

Sapa, tỉnh Lào Cai. NXB. Thế giới, Hà Nội, 220 trang.

74. Nguyễn Thế Thôn, 1993. Bàn về sinh thái cảnh quan và cảnh quan sinh thái,

Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, Tập II, chuyên san

Sinh học - Địa lý, Hà Nội.

75. Nguyễn Thế Thôn, 2001. Nguyên tắc và phương pháp thiết kế mô hình kinh tế

- môi trường trên cơ sở lý thuyết cảnh quan sinh thái và cảnh quan sinh thái

ứng dụng, Tạp chí Khoa học về Trái Đất, số 2/2001, trang 23.

76. Thái Văn Trừng, 1998. Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB. Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội, 314 trang.

77. Phạm Anh Tuân, 2017. Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng

không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La.

Luận án tiến sỹ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 106-114.

78. Đào Thế Tuấn, 1984. Hệ sinh thái nông nghiệp. NXB. Khoa học và Kỹ thuật,

Hà Nội, 174 trang.

79. UBND tỉnh Sơn La, 2002. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Sơn La đến năm 2015. Tài liệu lưu trữ.

80. UBND tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên và môi trường, 2005, Bản đồ hiện trạng sử

dụng đất tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000. Tài liệu lưu trữ.

Page 159: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

81. UBND tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên và môi trường, 2006. Báo cáo hiện trạng

môi trường tỉnh Sơn La. Tài liệu lưu trữ.

82. UBND tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên và môi trường, 2006. Quy hoạch bảo tồn

đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Báo

cáo chuyên đề.

83. UBND tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên và môi trường, 2014, Số liệu kiểm kê đất

đai tỉnh Sơn La. Tài liệu lưu trữ.

84. UBND tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên và môi trường, 2015, Bản đồ hiện trạng sử

dụng đất tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000. Tài liệu lưu trữ.

85. UBND tỉnh Sơn La, 2005. Chương trình phát triển bền vững tỉnh Sơn La. Tài

liệu lưu trữ.

86. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp,

2000. Các biểu đồ Sinh khí hậu Việt Nam. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội,

126 trang.

87. Viện Địa lý, 2015. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Sơn La. Tài liệu lưu trữ.

88. Viện Địa lý, 2015. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Sơn La. Tài liệu lưu trữ.

89. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2005. Thuyết minh Bản đồ thổ

nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000. Hà Nội.

90. Viện Quy hoạch thủy lợi, 2001. Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Sơn La từ

năm 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.

91. Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2005. Bản đồ hiện trạng rừng. Tài liệu lưu trữ.

92. Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2015. Bản đồ hiện trạng rừng. Tài liệu lưu trữ.

93. Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp, 2005. Bản đồ thổ nhưỡng. Tài liệu lưu

trữ.

94. Nguyễn Văn Vinh và Huỳnh Nhung, 1994. Quan niệm về Cảnh quan, Hệ sinh

thái Sự phát triển của Cảnh quan học và Sinh thái học cảnh quan. Tuyển tập

các công trình nghiên cứu Địa lý. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.

259-266.

Page 160: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

B. Tiếng Anh

95. Barrett G., Peles J., Hanski I., 1999. Landscape Ecology of Small Mammals,

Springer Publisher. 366 pages.

96. Bastian O., Steinhardt U., 2010. Development and Perspectives of Landscape

Ecology, Springer Publisher, 525 pages.

97. Bissonette J. A., Ilse, 2003. Landscape Ecology and Resources managerment.

Linking theory with practice, Island Press.

98. Brewer R., 1993. The Science of Ecology. Saunders College Publishing, New

York, Lon Don, Tokyo.

99. Burel F., Baudry J., 2003. Landscape Ecology: Concepts, Methods and

Application, Science Publisshers, 378 pages.

100. Burke V. J., 2000. Landscape Ecology and Species Conservation. Landscape

Ecology. 15, page 1-3.

101. Carol A. T., 1988. Geographic Infomation System in Ecology.

102. Cushman S. A., McGarigal K., 2003. Landscape-level patterns of avian of

diversity in the Oregon Coast Range. Ecological Monographs, 73: 259-281.

103. Dang Huy Huynh, 1998. Division of geo-biological regions and the system of

special use forests in Vietnam. Vietnamese Studies 3, tr 109-120.

104. Daniel T. Heggem et al., 2000. A Landscape ecology assessment of Tensas

River Basin. Environmental Monitoring and Assessment, 64, page 41-54.

105. Erwin Schanda, 1976. Remote Sensing for Environmental Sciences. Springer-

Verlag New York. Inc. USA.

106. Forman R. T. T., Godron M., 1981. Patches and Structural Components for a

Landscape Ecology. BioScience, 31(10): 733-740. American Institute of

Biological Sciences.

107. Forman R. T. T., Godron M., 1986. Landscape Ecology. Wiley. New York,

619 pages.

108. Frohn R. C., 1997. Remote Sensing for Landscape Ecology: New Metric

Indicators for Monitoring, Modeling, and Assessment of Ecosystems

(Mapping Science). CRC Press, 112 pages.

Page 161: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

109. Groom G. et al., 2006. Remote sensing in landscape ecology: experiences and

perspectives in a European context. Landscape Ecology (2006) 21, page 391-

408.

110. Hobbs R., 1977. Future landscape and theo future of landscape ecology,

Landscape and Urban Planning, Vol.37. page 1-9.

111. Hansson L., Angelstam P., 1991. Landscape ecology as a theoretical basis for

nature conservation. Landscape Ecology, 5(4): 191-201.

112. Horning N., Koy K., Ha Quy Quynh, 2008. Remote sensing and GIS for

Biodiversity conservation. Center for Biodiversity and Conservation

American Museum of Natural History. Traing material. Power point

presentaion.

113. Krauklis A. A., 1979. The Problem of Expermental Landscape Science. Nauka

Novosibirsk, 232 pages.

114. Lillesand T. M., Kiefer R. W., 1994. Remote Sensing and Image

Interpretation 1987, 1994, John Wiley & Sons. Inc USA.

115. Lindeman R. L., 1942. The Trophic-Dynamic Aspect of Ecology. Ecology,

23(4): 399-417. Wiley on behalf of the Ecological Society of America. DOI:

10.2307/1930126.

116. Menges E. S., 1991. The Application of minimum variable population theory

to plants, In D. A Falk and K.E Holsinger (eds). Genetics and conservation

of rare plants. Oxford University Press, New York, page 45-61.

117. Metzger J. P., 2008. Landscape ecology: perspectives based on the 2007

IALE, world congress. Landscape Ecology, 23: 501-504.

118. Naveh Z., 2007. Landscape ecology and sustainability. Landscape Ecology,

22: 1437-1440.

119. Naveh Z., Lieberman A. S., 1984. Landscape Ecology (Theory and

Application). Springer-Verlag New York. Inc. USA.

120. Sanderson J., Harris L. D., 2000. Landscape Ecology A Top-Down Approach.

Lewis Publishers, New York, USA.

121. Schubert R., 1986. Lehrbuch der Oekologie. Veb Gustav Fischer Verlag Jena.

Page 162: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26300.pdf · i g. bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ viỆt

122. Sukachev V. N., 1947. The theory of bio-geo-coenology. In Collection of the

Acad. Of Sci. USSR, in commenmoration of the 30th

anniversary of the

revolution, part II. Moscow-Leningrad, USSR.

123. Tansley A. G., 1935. The Use and Abuse of Vegetational Concepts and

Terms. Ecology, Vol. 16, No. 3 (Jul., 1935), pp. 284-307. Wiley on behalf

of the Ecological Society of America. DOI: 10.2307/1930070.

124. Young H., David R., Cousins S., 1994. Landscape Ecology and Geographical

Information Systems. CRC Press. 298 pages.

125. Zonneveld I. S., 1995. Land Ecology: An Introduction to Landscape Ecology

as a Base for Land Evaluation. Land Management and Conservation. SPB

Academic Publishing, Amsterdam.