hoẠt ĐỘng cỦa cÁc tỔ chỨc phi chÍnh phỦ nƢỚc ngoÀi...

29
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ *** ------- CHỬ THỊ THU HÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (1996 - 2006) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2007

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------ *** -------

CHỬ THỊ THU HÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ

NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

(1996 - 2006)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2007

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------ *** -------

CHỬ THỊ THU HÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ

NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

(1996 - 2006)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 602254

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƢƠNG THỊ TIẾN

HÀ NỘI - 2007

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................6

Mục đích nghiên cứu ................................................................................................6

Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................6

4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu..........................................................................6

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................6

Đối tƣợng nghiên cứu...............................................................................................7

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................7

Nguồn tƣ liệu..............................................................................................................7

Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................8

6. Đóng góp của luận văn.............................................................................................8

7. Bố cục của luận văn ..................................................................................................8

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................... 9

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TCPCP VÀ LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

TCPCPNN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƢỚC NĂM 1996 ......................................... 9

1.1. Tổng quan về TCPCP và viện trợ PCP ........................................................9

1.1.1. Tổng quan về TCPCP .....................................................................................9

1.1.1.1. Về tên gọi và bản chất của TCPCP .........................................................9

1.1.1.2. Nguyên nhân ra đời TCPCP .................................................................. 11

1.1.1.3. Sự phát triển của TCPCP ...................................................................... 13

1.1.1.4. Các loại hình TCPCP............................................................................. 16

1.1.1.5. Nguồn tài chính của TCPCP ................................................................. 17

1.1.1.6. Mục đích và nội dung hoạt động của các TCPCP ............................. 19

1.1.1.7. Sự nhìn nhận về vai trò của các TCPCP ............................................. 20

1.1.2. Tổng quan về viện trợ PCP ......................................................................... 24

1.1.2.1. Sự ra đời của viện trợ............................................................................. 24

1.1.2.2. Hình thức của viện trợ PCP .................................................................. 25

1.1.2.3. Bản chất của viện trợ PCP .................................................................... 26

1.1.2.4. Đánh giá về vai trò của viện trợ PCP .................................................. 27

1.1.3. Tổng quan về các TCPCPNN ở Việt Nam ................................................ 29

1.1.3.1. Cách hiểu về TCPCPNN ở Việt Nam ................................................... 29

1.1.3.2. Các loại hình TCPCPNN ở Việt Nam .................................................. 30

1.1.4. Tổng quan về viện trợ PCPNN ở Việt Nam .............................................. 31

1.1.4.1. Cách hiểu về viện trợ PCPNN ............................................................... 31

1.1.4.2. Các hình thức viện trợ PCPNN ............................................................. 31

1.2. Tổng quan về hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam gi ai đoạn

trƣớc năm 1996....................................................................................................... 32

1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975 ........................................................................... 32

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986................................................................ 40

1.2.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến 1996................................................................ 42

1.2.3.1. Việt Nam hình thành môi trường pháp lý cho hoạt động của các

TCPCPNN.............................................................................................................. 42

1.2.3.2. Số lượng tổ chức và giá trị viện trợ...................................................... 46

CHƢƠNG 2. TCPCPNN VỚI HOẠT ĐỘNG VÌ GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM (1996 - 2006) ........................................................................ 51

2.1. Những điều kiện thuận lợi mới ................................................................... 51

2.1.1. Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực

vào các hoạt động quốc tế ...................................................................................... 51

2.1.2. Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiếp tục đổi mới, đẩy

mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước...................................................... 52

2.1.3. Việt Nam củng cố môi trường pháp lý đối với hoạt động của các

TCPCPNN ................................................................................................................ 54

2.2. Sự gia tăng về số lƣợng các TCPCPNN ở Việt Nam .............................. 58

2.3. Hoạt động vì giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam ............. 59

2.3.1. Tích cực vận động tài trợ cho Việt Nam và sự thay đổi về hình thức, tính

chất viện trợ. ............................................................................................................ 60

2.3.1.1. Tích cực vận động tài trợ cho Việt Nam .............................................. 60

2.3.1.2. Sự thay đổi về hình thức, tính chất viện trợ......................................... 64

2.3.2. Chọn lựa phương pháp mới trong tiếp cận với giảm nghèo .................... 74

2.3.2.1. Phương pháp giảm nghèo có sự tham gia của người dân ................. 74

2.3.2.2. Xây dựng năng lực cho các đối tác ...................................................... 77

2.3.3. Hỗ trợ các nguồn lực để giảm nghèo ......................................................... 79

2.3.3.1. Tìm hiểu nguyên nhân của sự nghèo đói ............................................. 79

2.3.3.2. Hỗ trợ các nguồn lực.............................................................................. 81

2.4. Những đóng góp đối với công tác đối ngoại nhân dân ......................... 106

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ....................................................... 113

3.1. Ngày càng nhiều TCPCPNN đến Việt Nam và đã có những hoạt động

tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững ở

Việt Nam ................................................................................................................ 113

3.2. Việt Nam đã tạo đƣợc môi trƣờng pháp lý tƣơng đối thuận lợi cho

hoạt động của các TCPCPNN và tích cực thực hiện phƣơng châm “chủ

động vận động, quản lý tốt hoạt động, sử dụng hiệu quả viện trợ PCPNN”

.................................................................................................................................. 121

3.3. Những hạn chế trong công tác quản lý, vận động, sử dụng viện trợ

PCPNN và kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục ............................ 125

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 143

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….148

PHỤ LỤC………………………………………………………………………………162

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phát triển là nhu cầu tất yếu của mọi quốc gia và việc lựa chọn con đường

nào để tiến tới phát triển bền vững là mục tiêu mà mọi quốc gia, đặc biệt là các

nước đang phát triển đều hướng đến. Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển

đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp

ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. “Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về môi trường

và phát triển” được tổ chức vào năm 1992 ở Rio de Janeiro (Brazil) và Hội nghị

Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Giôn Hannexbớt (Cộng hoà

Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự

kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển. Mặt thứ nhất là

phát triển kinh tế trong đó chú trọng nhất là tăng trưởng kinh tế. Mặt thứ hai là phát

triển xã hội trong đó đề cao việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm

nghèo và giải quyết việc làm. Mặt thứ ba là bảo vệ môi trường với những nội dung

được đưa lên hàng đầu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất

lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng

tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Ông Minoli de Bresser - Trợ lý Đại diện thường trú Chương trình Phát triển

Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trong bài phát biểu của mình cũng khẳng định: “Sự

nghiệp phát triển con người bền vững trong thiên niên kỷ tới phải dựa trên sự kết

hợp thành công của hệ thống kinh tế thị trường với việc duy trì một môi trường và

một xã hội dân sự dựa trên hoà bình, dân chủ, sức khoẻ, những truyền thống khoan

dung và sự ổn định xã hội”. [42, lời nói đầu]

Công cuộc đổi mới của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng

Sản Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, đặc biệt là

trong lĩnh vực kinh tế. Công cuộc đổi mới làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam theo

hướng ổn định, phát triển và sự tăng trưởng kinh tế đã tạo nền tảng cho việc cải

thiện mức sống của nhân dân. Với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước ta luôn phấn đấu để đưa đất nước phát triển

bền vững. Định hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam về phát triển kinh tế - xã

hội trong thời gian tới là tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực, kết hợp với tranh thủ

ngoại lực nhằm đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng

xã hội. Theo đó, đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát

triển các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tăng cường phòng chống dịch bệnh và

các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường môi sinh tiếp tục là những nhiệm vụ ưu tiên

của Việt Nam. Trong đó, mục tiêu hàng đầu là đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các

nước nghèo vào năm 2010 và trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

Để thực hiện thành công những nhiệm vụ ưu tiên trên, Việt Nam phải phát

huy nội lực là chính nhưng cũng rất cần đến sự hợp tác và giúp đỡ từ bên ngoài.

Cộng đồng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN) là một trong những

lực lượng được Chính phủ Việt Nam quan tâm và tạo điều kiện khuyến khích hoạt

động. Đây là một chính sách đúng đắn bởi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các

TCPCPNN ngày càng trở thành một lực lượng có vai trò quan trọng mà trong quan

hệ đối ngoại của mỗi quốc gia cần phải tính đến. Với phạm vi hoạt động rộng khắp

trên thế giới, các TCPCPNN đã góp một cách có ý nghĩa vào việc cải thiện cuộc

sống của những người nghèo, những người bị thiệt thòi tại quốc gia nơi họ tiến hành

viện trợ nhằm giúp người dân nơi đó có một sinh kế đảm bảo sự phát triển bền

vững. Dự án tài trợ của các TCPCPNN đã vượt khỏi mục tiêu nhân đạo và ngày

càng hướng tới mục tiêu phát triển, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là những

cộng đồng nghèo.

Khác với viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà trong đó phần lớn là các

khoản cho vay từ chính phủ các nước cho Việt Nam, viện trợ phi chính phủ nước

ngoài (PCPNN) là khoản viện trợ không hoàn lại. So với nguồn viện trợ phát triển

chính thức (ODA), viện trợ PCPNN tuy khiêm tốn về quy mô nhưng có khả năng

đáp ứng nhanh và kịp thời các nhu cầu cấp bách của nhiều người nghèo tại những

vùng đặc biệt khó khăn của Việt Nam. Cùng với nguồn ngân sách của Nhà nước,

viện trợ PCPNN đã góp phần giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội ở cấp cơ sở,

chung sức với Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong mặt trận xoá đói giảm nghèo,

góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng, Chính phủ và

nhân dân Việt Nam rất trân trọng và đánh giá cao sự giúp đỡ từ phía các

TCPCPNN.

Với chủ trương tranh thủ tối đa và nâng cao hơn nữa hiệu quả viện trợ

PCPNN để tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước, cộng với những thành

công trong công cuộc đổi mới và chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam đã ngày

càng thu hút được nhiều TCPCPNN đến hoạt động. Hoạt động của các TCPCPNN ở

Việt Nam trong khoảng hơn một thập kỷ gần đây trở nên rất sôi động với sự gia

tăng về số lượng các tổ chức và giá trị viện trợ. Các quan hệ và viện trợ của các

TCPCPNN ngày càng đi vào chiều sâu. Cho đến nay, tất cả 64 tỉnh thành của nước

ta đều nhận được sự giúp đỡ thiết thực từ các TCPCPNN. Sự giúp đỡ của các

TCPCPNN đối với người dân nghèo Việt Nam không chỉ đơn thuần là hỗ trợ về vật

chất trực tiếp (tiền và hàng) mà còn lồng ghép chuyển giao kinh nghiệm và đào tạo

nhằm cung cấp cho người nghèo những phương pháp, kỹ năng làm kinh tế phù hợp

với điều kiện cụ thể của họ để họ có thể tạo dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp

hơn, đồng thời có thể hỗ trợ những người khác cùng vượt qua đói nghèo. Bên cạnh

đó, dự án của các TCPCPNN đều tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, giới

thiệu và áp dụng các phương pháp tiếp cận mới trong phát triển, như phương pháp

có sự tham gia của người dân với mục tiêu không chỉ trợ giúp cho nhóm đối tượng

hưởng lợi trực tiếp mà còn tạo các điều kiện thuận lợi, tăng cường và thúc đẩy các

thể chế để người dân có điều kiện phát triển tốt hơn.

Khái niệm “TCPCPNN” còn khá mới mẻ đối với nhiều người dân Việt Nam,

cũng như sự nhận thức về tầm quan trọng của viện trợ PCPNN còn hạn chế ở nhiều

địa phương, coi viện trợ PCPNN là cho không nên dẫn đến sự thiếu chú trọng trong

công tác vận động và sử dụng viện trợ, vẫn còn tư tưởng được đến đâu hay đến đấy.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá về viện trợ PCPNN là điều cần thiết để có

sự nhận thức, khai thác và sử dụng đúng đắn, hiệu quả hơn đối với nguồn lực này.

Khu vực phi lợi nhuận, tự nguyện, hoạt động của các TCPCP (tổ chức phi

chính phủ) là một trong những chủ đề nghiên cứu được nhiều học giả trên thế giới

quan tâm. Tại các trường đại học nổi tiếng thế giới (Đại học George Town, Đại học

Kinh tế Luân đôn, Viện Nghiên cứu Phát triển thuộc Đại học Suxess vv…) từ lâu

nay đã thành lập các khoa chuyên nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực PCP (phi chính

phủ), phi lợi nhuận và đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu về chủ đề này.

Tuy nhiên ở Việt Nam chủ đề này dường như chưa thu hút được sự quan tâm của

giới học giả và cho đến nay số lượng các tài liệu, nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất

hạn chế.

Vì những lý do trên, tác giả xin mạnh dạn chọn đề tài “Hoạt động của các

TCPCPNN ở Việt Nam (1996 - 2006)” làm đề tài luận văn của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Như đã nói ở phần trên, mảng đề tài về các TCPCPNN ở Việt Nam còn chưa

được khai thác. Chính vì vậy, các tài liệu hiện có về chủ đề này chưa nhiều. Những

cuốn sách được giới thiệu dưới đây, kể cả tài liệu nước ngoài được dịch và xuất bản

tại Việt Nam, là những tài liệu cơ bản và tổng quan nhất về các TCPCPNN tại Việt

Nam và cũng là nguồn tài liệu tham khảo chính.

Cuốn sách đầu tiên phải kể đến là cuốn “Tổ chức và hoạt động PCPNN ở

Việt Nam” do Nguyễn Văn Thanh chủ biên được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

xuất bản vào năm 1995. Nội dung cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin rất cơ bản

về sự ra đời của loại hình TCPCP trên thế giới, về tình hình hoạt động của các

TCPCPNN ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1996 cũng như một số dự án viện trợ

tiêu biểu.

Viết về các TCPCPNN là thành viên của Trung tâm dữ liệu các TCPCP

(thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) với những thông tin khái quát về

tên tổ chức, lịch sử ra đời, tôn chỉ, mục đích, địa chỉ liên lạc và danh mục các lĩnh

vực hoạt động của từng tổ chức là cuốn “Danh tập các TCPCPNN hoạt động tại

Việt Nam” xuất bản hàng năm từ năm 1991 (bằng tiếng Anh) và từ năm 1995 (bằng

tiếng Việt) của Trung tâm dữ liệu các TCPCP - thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu

nghị Việt Nam.

Ngoài ra cũng cần kể đến những tác phẩm sau:

Sổ tay hướng dẫn các TCPCPNN tại Việt Nam của Ban điều phối viện trợ

nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (NXB Chính

trị Quốc gia phát hành năm 2003) trong đó chủ yếu cung cấp những thông tin mang

tính chất hướng dẫn các TCPCPNN hoạt động như thông tin về môi trường pháp lý,

các lĩnh vực hoạt động mang tính định hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam để

định hướng cho các TCPCPNN hoạt động.

Hành trình của một dự án phát triển (sách dịch) (NXB Chính trị Quốc gia

năm 2001) của tập thể tác giả Etienne Beaudoux, Genevieve De Crombrugghe;

Francis douxchamps; Marie - Christine Gueneau; Mark Niewkerk đã cung cấp

nhiều thông tin cơ bản như về bản chất, loại hình, nội dung của một dự án phát triển

của TCPCP. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp về mặt phương pháp luận trong quá

trình triển khai những dự án phát triển và giới thiệu các phương pháp, công cụ, các

tác nhân trong dự án phát triển.

Tác phẩm Bước vào thế kỷ XXI - Hành động tự nguyện và chương trình nghị

sự toàn cầu (sách dịch) của David Korten (NXB Chính trị Quốc gia năm 1996) đã

trình bày những thách thức mà nhân loại phải đối mặt khi bước vào thế kỷ XXI và

nêu lên sự cần thiết phải đoàn kết nhau lại vì một thế giới hoà bình. Trong cuốn

sách này, tác giả khẳng định vai trò của các TCPCP trong việc thực hiện chiến lược

phát triển mới theo hướng công bằng, bền vững, vì mọi người, lấy nhân dân làm

trung tâm.

Tác phẩm Những bài học rút ra từ một thập kỷ kinh nghiệm của tác giả

Nguyễn Kim Hà là một tác phẩm phân tích chiến lược về phương pháp và hoạt động

của các TCPCPNN ở Việt Nam từ năm 1990 đến 1999. Đây là một công trình

nghiên cứu sâu và công phu. Tuy nhiên, đây không phải là một tác phẩm có cái nhìn

tổng quan về hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam (đặc biệt là giai đoạn 1996 -

2006) và chưa đánh giá được đóng góp của viện trợ PCPNN đối với công cuộc xoá

đói giảm nghèo, phát triển bền vững ở Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có những báo

cáo đánh giá hiệu quả của từng chương trình/ dự án cụ thể tại các địa phương ở Việt

Nam được thực hiện nhờ nguồn viện trợ PCPNN.

Tóm lại, viết về hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam và đánh giá vai

trò của viện trợ PCPNN trong công cuộc xoá đói giảm nghèo vì sự phát triển bền

vững ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1996 - 2006 chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách thực sự đầy đủ và toàn diện. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu

này hy vọng sẽ đóng góp một phần kiến thức cùng với các tác phẩm trước đây, với

những thông tin, thực trạng và phân tích cập nhật hơn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của Luận văn là nhằm làm rõ thực trạng hoạt động của các

TCPCPNN ở Việt Nam trong khoảng thời gian hơn mười năm (1996 - 2006) để

thấy được sự đóng góp của các TCPCPNN cho công cuộc giảm nghèo và phát triển

bền vững ở Việt Nam, qua đó nâng cao sự hiểu biết hơn về các TCPCPNN và viện

trợ PCPNN. Tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động của

các TCPCPNN, vận động và sử dụng viện trợ PCPNN một cách có hiệu quả hơn.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu trên, nội dung của Luận văn có những nhiệm vụ

sau:

- Phân tích làm rõ những kiến thức tổng quan về loại hình TCPCP, viện trợ

PCP và khái quát lịch sử hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam giai đoạn trước

năm 1996.

- Khái quát về hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam trong giai đoạn

(1996 - 2006) từ công tác quản lý, vận động viện trợ cho đến tình hình viện trợ của

các TCPCPNN. Với những số liệu thu thập được trong giai đoạn 1996 -2006, luận

văn đi sâu đánh giá sự đóng góp của các TCPCPNN trong việc hỗ trợ các nguồn lực

để giúp nhiều người nghèo ở Việt Nam xoá đói giảm nghèo, hướng đến sự phát

triển bền vững.

- Đưa ra một số nhận xét và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng công

tác quản lý, vận động và sử dụng viện trợ PCPNN trong thời gian tới.

4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn về mặt nội dung là hoạt động của các

TCPCPNN ở Việt Nam trong đó bao gồm từ công tác quản lý Nhà nước của các cơ

quan Việt Nam có thẩm quyền đến thực trạng hoạt động của các TCPCPNN (bao

gồm số lượng tổ chức hoạt động, giá trị viện trợ, lĩnh vực viện trợ, khu vực viện trợ ,

những đóng góp chủ yếu vì mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt

Nam).

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn về mặt thời gian là từ năm 1996 đến năm

2006. Lý do chọn mốc từ năm 1996 là vì đây là mốc thời gian khuôn khổ pháp lý

của Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động này được chuyển sang một giai đoạn

mới với nhiều cải tiến và đây cũng là giai đoạn hoạt động của các TCPCPNN ở Việt

Nam diễn ra sôi động, có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế

- xã hội ở Việt Nam.

Do mục đích của Luận văn tập trung làm rõ những đóng góp của các

TCPCPNN vì giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam nên không đi sâu tìm

hiểu về một số mặt còn hạn chế trong hoạt động của một số TCPCPNN và hy vọng

nội dung này sẽ được nghiên cứu trong một đề tài khác.

Đối tƣợng nghiên cứu

Với đề tài “Hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam (1996- 2006)”, đối

tượng nghiên cứu của Luận văn là các TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam trong

những năm 1996 - 2006.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

Nguồn tƣ liệu

Luận văn dựa vào các nguồn tài liệu chính sau:

- Các báo cáo của Uỷ ban công tác về các TCPCPNN.

- Các công trình nghiên cứu trước đây về các TCPCPNN tại Việt Nam.

- Những đánh giá cuối kỳ về các dự án của một số TCPCPNN được lưu trữ tại

cơ sở dữ liệu của Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) và của Trung

tâm dữ liệu các TCPCP thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

- Sách, báo, tạp chí của một số tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến

các TCPCPNN.

- Một số trang web.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử là chủ yếu, kết hợp với

các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để hoàn thành các nhiệm vụ

mà luận văn đặt ra.

6. Đóng góp của luận văn

- Luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về các

TCPCPNN tại Việt Nam, tổng hợp các mốc quan trọng trong quan hệ giữa Việt

Nam và các TCPCPNN, đưa ra một bức tranh tổng quan về thực trạng hoạt động

của các TCPCPNN ở Việt Nam trong thời gian hơn mười năm gần đây.

- Qua sự hệ thống, khái quát đó, luận văn đưa ra một số nhận xét, đánh giá về

hoạt động của các TCPCPNN, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp, góp phần giúp

cho công tác vận động, quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN được hiệu quả hơn.

- Luận văn có thể làm cơ sở tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về

công tác quản lý hoạt động của các TCPCPNN, các tổ chức Bộ ngành cả ở Trung

ương và địa phương muốn tìm hiểu về các TCPCPNN ở Việt Nam, sinh viên học

trong các ngành phát triển xã hội, cũng như chính các TCPCPNN đang hoạt động

tại Việt Nam.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về TCPCP và Lịch sử hoạt động của các TCPCPNN ở Việt

Nam giai đoạn trước năm 1996

Chương 2: TCPCPNN với hoạt động vì giảm nghèo và phát triển ở Việt Nam

(1996 - 2006)

Chương 3: Một số nhận xét, kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. ActionAid Việt Nam (1999), Hà Tĩnh - Báo cáo đánh giá về nghèo khổ

với sự tham gia của cộng đồng.

2. ActionAid Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á (2003), Đắc Lắc:

Đánh giá về tình hình nghèo đói và quản trị có sự tham gia của người dân

(PPGA), Dự thảo.

3. ActionAid (2006), Giáo dục và phát triển cộng đồng - Reflect, (Tài liệu

tuyên truyền).

4. ADB (Asian Development Bank) (2001), Giảm nghèo nông thôn: Các

bài học từ chương trình tín dụng trồng rừng và định canh định cư (TA3464

VIE).

5. Andrew Wells - Dang, Đỗ Đức Khôi (2004), Báo cáo đánh giá chương

trình phát triển nông thôn tổng hợp .

6. Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình (2001),

Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000 (1999), Tấn công nghèo đói.

8. Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 (2003), Nghèo.

9. Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận - Ban Chấp hành Trung ương - Đảng Cộng

sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua

20 năm đổi mới (1986 - 2006) (Lưu hành nội bộ), NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

10. Ban Điều phối viện trợ nhân dân - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt

Nam (2001), Xây dựng và quản lý dự án phát triển (Tài liệu tập huấn).

11. Ban Điều phối viện trợ nhân dân - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt

Nam (2003), Sổ tay hướng dẫn các TCPCPNN tại Việt Nam, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

12. Ban Điều phối viện trợ nhân dân, Trung tâm hỗ trợ phát triển (2006), Báo

cáo đánh giá dự án đào tạo dạy nghề cho người khuyết tật .

13. Ban Điều phối viện trợ nhân dân, Trung tâm hỗ trợ phát triển (2006), Báo

cáo đánh giá dự án những sáng kiến mục tiêu phát triển các sinh kế bền

vững ở Cà Mau (Cà Mau Gifts).

14. Ban Điều phối viện trợ nhân dân, Trung tâm hỗ trợ phát triển (2006),

Báo cáo đánh giá dự án phát triển vùng huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên .

15. Ban Điều phối viện trợ nhân dân, Trung tâm hỗ trợ phát triển (2006),

Báo cáo đánh giá dự án phát triển cộng đồng tổng hợp huyện Phước Long,

tỉnh Bình Phước.

16. Ban Điều phối viện trợ nhân dân, Trung tâm hỗ trợ phát triển (2006), Báo

cáo đánh giá dự án phát triển cộng đồng xã An Phú, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà

Tây.

17. Ban Điều phối viện trợ nhân dân, Trung tâm hỗ trợ phát triển (2006),

Báo cáo đánh giá dự án sáng kiến nâng cao chất lượng cuộc sống dựa vào

cộng đồng.

18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển và Cơ quan phát triển

Liên Hợp Quốc (2001), Chiến lược phát triển xã hội nông thôn - hỗ trợ soạn

thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2001 - 2010.

19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo

(2004), Cơ hội phát triển sinh kế bền vững và quản lý tài nguyên ở các xã

bãi ngang duyên hải đặc biệt khó khăn .

20. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ActionAid, UNDP, GTZ (1999),

Toạ đàm chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải

pháp.

21. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Chương trình phát triển Liên Hợp

Quốc (2004), Đánh giá và lập kế hoạch cho tương lai: Đánh giá chương

trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và chương trình 135 , Công ty

in Tiến Bộ.

22. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2004), Những định hướng chiến

lược của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 -

2010, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

23. Bộ Ngoại giao (2003), Sổ tay kiến thức đối ngoại (Lưu hành nội bộ), Xí

nghiệp in Báo Nhi đồng.

24. Bộ Phát triển quốc tế Anh (Vương quốc Anh) và Nhóm hành động chống

đói nghèo (2002), Quốc gia hoá các mục tiêu phát triển quốc tế về xoá đói

giảm nghèo cho Việt Nam, Dự thảo.

25. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng thế giới, Cơ quan phát triển

Quốc tế Đan Mạch (2003), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2003:

Môi trường nước.

26. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường

quốc gia: Phần tổng quan năm 2005 .

27. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường

quốc gia.

28. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Hợp tác

phát triển quốc tế Thuỵ Điển (2005), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam

2005: Đa dạng sinh học.

29. Bộ Văn hoá Thông tin (2004), Kỷ yếu dự án do Quỹ Ford tài trợ.

30. Mc Carty, Adam (2001), Tài chính vi mô ở Việt Nam: Nghiên cứu các Dự

án và các vấn đề đặt ra, Báo cáo của Bộ Phát triển quốc tế Anh và Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam.

31. CEMMA (Uỷ ban dân tộc và Miền núi) (2001), Danh sách các xã đặc

biệt khó khăn, biên giới và Bắc Trung Bộ thuộc diện hỗ trợ đầu tư của

chương trình 135 - từ kế hoạch năm 2001.

32. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2002), Chiến lược toàn diện về

tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo , Hà Nội

33. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Chương trình quốc gia

xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2006 - 2010 (Ban hành kèm

theo Quyết định số 286/2006/ QĐ - TTg ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Thủ

tướng Chính phủ).

34. Cơ quan hợp tác phát triển Đức, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung

ương, Cơ quan hợp tác kỹ thuật Việt Nam - Đức (2003), Quy chế dân chủ

cấp cơ sở và phân cấp: Đóng góp to lớn của việc lập kế hoạch phân cấp đối

với giảm nghèo, (Kỷ yếu Hội thảo ngày 14,15 tháng 11 năm 2002), NXB

Giao thông vận tải.

35. Phạm Kiên Cường (Chủ biên), Hoàng Văn Chức, Đinh Thị Minh Tuyết

(2002), Quản lý nhà nước đối với TCPCP, Đại học Quốc gia Hà Nội.

36. Phạm Kiên Cường (Chủ biên), Hoàng Văn Chức, Đinh Thị Minh Tuyết

(2006), Giáo trình quản lý nhà nước đối với TCPCP, NXB Giáo dục.

37. Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thuỵ Điển (1994), Điều tra

đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân, xây dựng kế hoạch phát

triển ở thôn bản, công tác phổ cập và tập huấn đào tạo có sự tham gia của

cộng đồng cho dự án lâm nghiệp trang trại ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

38. Chương trình phát triển nông thôn miền núi (1999), Lào Cai - Đánh giá

tình trạng nghèo theo phương pháp tham gia .

39. Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc và Nhóm hành động chống

nghèo (2002), Quốc gia hoá các mục tiêu phát triển quốc tế về xoá đói giảm

nghèo cho Việt Nam: Đẩy mạnh công tác phát triển đối với các cộng đồng

thiểu số, Dự thảo.

40. David C. Korten (1996), Bước vào thế kỷ XXI hành động tự nguyện và

chương trình nghị sự toàn cầu, (Sách tham khảo), NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

41. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (2001), Tăng trưởng kinh tế và các

chính sách xã hội ở Việt Nam thời kỳ chuyển đổi từ 1991 đến nay - kinh

nghiệm của các nước ASIAN, NXB Lao động, Hà Nội.

42. Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hoàng tử Xứ Wales, Ngân hàng

thế giới, Ban điều phối viện trợ nhân dân, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ

Chí Minh (1998), Quan hệ đối tác vì sự phát triển bền vững (Sách hướng

dẫn).

43. Dự án hợp tác Việt Nam - Canada LPRV (2003), Về đánh giá chính sách

và hoạch định chính sách giảm nghèo, NXB Khoa học Xã hội.

44. Dự án RENEW - Sở Ngoại vụ - Sở Y tế tỉnh Quảng Trị (2006), Nghiên

cứu tình hình nạn nhân bom mìn và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau

chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, Công ty Xổ số Kiến thiết và Dịch

vụ In Đà Nẵng.

45. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

46. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

47. Etienne Beaudoux, Genevieve De Crombrugghe, Francis Doux Champs,

Marie - Christine Gueneau, Mark Niewkerk (2001), Hành trình của một dự

án phát triển từ khảo sát đến đánh giá , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

48. Elizabeth Fabel, John R. MacArthur (1999), Báo cáo Đánh giá thực địa

hệ thống y tế huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình Việt Nam, Doctors of the

World.

49. E. F. S Chumacher(1996), Những nguồn lực, (Sách tham khảo), NXB

Luân Đôn.

50. Fritzen, Scott (2000), Thể chế hoá sự tham gia: Các bài học kinh nghiệm

và ý nghĩa nhằm tăng cường Chương trình Quốc gia của Việt Nam, UNDP -

UNCDF - CIDA, Hà Nội.

51. Farrukh Iqbal và Jong - II You (2002), Dân chủ kinh tế thị trường và phát

triển từ góc nhìn Châu Á, NXB Thế giới.

52. Bùi Thế Giang, Phạm Văn Chương, Đỗ Lê Châu, Lê Thị Thu Hà dịch

(1996), Những mô hình thành đạt trong xoá đói giảm nghèo . NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

53. Nguyễn Kim Hà (2001), Những bài học rút ra từ một thập kỷ kinh

nghiệm.

54. Phạm Hải (2001), Sự tham gia của người dân trong dự án “hạ tầng cơ sở

nông thôn dựa vào cộng đồng” và cộng tác quản lý dự án phát triển tổng hợp

trong giai đoạn hiện nay, Báo cáo trình bày tại Hội nghị CEMMA/ Chương

trình dân tộc vùng cao, Huế, 30 - 31 tháng 8 năm 2001.

55. Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Văn Thiều (1993), Đói nghèo ở Việt Nam,

NXB Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Hà Nội.

56. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước

ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

57. Nguyễn Thị Hằng, Lê Duy Đồng (2005), Phân phối và phân hoá giàu

nghèo sau 20 năm đổi mới, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

58. Đỗ Xuân Hoa (2002), Chương trình 135 và Kinh nghiệm thực hiện về

quản lý dân chủ và sử dụng các nguồn vốn ở cấp xã, Bộ Nông nghiệp Phát

triển Nông thôn và MRDP.

59. ICVA, EUROSTEP (1997), Thực trạng của viện trợ 1996 một sự đánh

giá độc lập về viện trợ quốc tế (Sách tham khảo), NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

60. Judy L - Baker (2002), Đánh giá tác động của các Dự án Phát triển tới

đói nghèo (Sách tham khảo), NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

61. Japan International Volunteer Centre (JVC) (2000), Báo cáo đánh giá Dự

án canh tác trên đất dốc tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế .

62. Koos Neefjes (2003), Môi trường và sinh kế: Các chiến lược phát triển

bền vững, (Sách tham khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

63. Lê Thị Lan (1998), Báo cáo đánh giá dự án tín dụng tiết kiệm của Oxfam

Hồng Kông, Oxfam Hồng Kông.

64. Hà Quế Lâm (2002), Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nước

ta thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

65. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (2001), Công tác hoà bình,

đoàn kết, hữu nghị và vận động viện trợ PCP (Tập tài liệu) (Lưu hành nội

bộ).

66. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (2003), Kỷ yếu đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ III.

67. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (2003), Hoạt động đối ngoại

nhân dân Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

68. Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2004), Báo cáo đánh giá chung của Liên

Hợp Quốc về Việt Nam, Xí nghiệp in Thương Mại.

69. Vũ Hoàng Linh dịch (2002), Toàn cầu hoá tăng trưởng và nghèo đói:

Xây dựng nền kinh tế thế giới hoà nhập, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

70. Mid -year Consultative Group Meeting (2002), Điểm lại báo cáo cập

nhập về cải cách kinh tế của Việt Nam: Những tiến bộ đã đạt được và hỗ trợ

của các nhà tài trợ.

71. MRDP (Chương trình phát triển nông thôn Miền núi) (1998), Phương

pháp Đánh giá Nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt động

khuyến nông - khuyến lâm (PRA in agriculture - forestry extension),

Agrcultural Publishing House.

72. Mundle, S và B . Vanarkadie (1996), Quá trình chuyển đổi nông thôn -

đô thị ở Việt Nam: một số đề tài chọn lọc, Ngân hàng phát triển Châu Á.

73. Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản và Viện Xã hội học (2003), Báo cáo

đánh giá về tình hình nghèo đói có sự tham gia của người dân , Dự thảo.

74. Ngân hàng Thế giới (1995), Việt Nam: Đánh giá sự nghèo đói và chiến

lược.

75. Ngân hàng Thế giới (2001), Đưa vấn đề giới vào phát triển , NXB Văn

hoá - Thông tin, Hà Nội.

76. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng. NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

77. NCFAW (Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ) (2000), Dự thảo kế

hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam (2001 - 2005).

78. NGOs Caritas, SCF Autralia (Save the Children Fund Autralia), Oxfarm

Quebec (1995), Dự án phát triển cộng đồng vì trẻ em Bình Thuận - Báo cáo

hoạt động Chương trình y tế.

79. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2000), Tiến trình lịch sử Việt Nam,

NXB Giáo dục.

80. Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000 (2002), NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

81. Nhóm hành động chống đói nghèo (2002), Quá trình thực hiện các mục

tiêu phát triển của Việt Nam: Tóm tắt tiến triển và các thách thức, Ngân

hàng Thế giới.

82. NMA (Norwegian Mission Alliance), SDRC (2002), Báo cáo khảo sát dự

án cung cấp nước sạch tại xã An Phước, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long .

83. NMA ((Norwegian Mission Alliance) (2003), Đánh giá việc thực hiện

Dự án tín dụng nhỏ giành cho phụ nữ nghèo tỉnh Tiền Giang.

84. OUI/I (1997), Báo cáo đánh giá Dự án đê biển Hoàng Định, huyện Kỳ

Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

85. Oxfam GB (Oxfam Great Britain), CRS (Catholic Relief Services),

SC/UK (Save the Children Fund UK), Plan in Việt Nam, AAV (ActionAid

Viet Nam), World Bank (2002), Ý kiến của cộng đồng về chiến lược giảm

nghèo - Báo cáo từ sau địa bàn tham vấn.

86. Oxfam International (1997), Tăng trưởng với công bằng: Chương trình

thảo luận về chủ đề xoá đói giảm nghèo.

87. Oxfam Hồng Kông (2000), Báo cáo tóm tắt tác động của các hệ thống

thủy lợi nhỏ tại hai xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

88. Oxfam Hồng Kông (2000), Đánh giá nhanh môi trường.

89. Oxfam Hồng Kông (2000), Đánh giá xã hội của các dự án cơ sở hạ tầng

nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP).

90. Parmesh Shash (1994), Điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của

nông dân, xây dựng kế hoạch phát triển ở thôn bản, công tác phổ cập và tập

huấn đào tạo có sự tham gia của cộng đồng cho Dự án Lâm nghiệp trang

trại ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

91. Đôn Tuấn Phong, Francisco Amador, Jose’ J. Romero (2007), Cơ sở cho

phát triển nông thôn theo vùng ở Việt Nam, Nhà in Công ty Hữu Nghị.

92. Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và

xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

93. Quốc gia hoá các mục tiêu phát triển quốc tế về xoá đói giảm nghèo cho

Việt Nam (2002), Đẩy mạnh công tác phát triển đối với các dân tộc thiểu số.

94. Quỹ Ford, Gây dựng tài sản nhằm giảm nghèo khổ và bất công .

95. Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh và Nhóm Hành động chống đói nghèo

(2003), Báo cáo đánh giá tình hình nghèo khổ có sự tham gia của người dân

ở Thành phố Hồ Chí Minh, Dự thảo.

96. Radda Barnen (1999), Chính sách và chiến lược hoạt động của Radda

Barnen đối với trẻ đặc biệt dễ bị tổn thương về mặt xã hội và kinh tế .

97. Robert Chambers (1991), Phát triển nông thôn: Hãy bắt đầu từ những

người cùng khổ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

98. Save the Children Sweden (2003), Báo cáo Đánh giá dự án thí điểm đào

tạo giáo viên trình độ cao đẳng chuyên ngành giáo dục hoà nhập tại Việt

Nam.

99. Save the Children (2003), Chương trình xoá đói giảm nghèo tỉnh Hà

Tĩnh.

100. Save the Children UK (2002), Thực trạng đói nghèo trẻ em tại Việt

Nam: Hướng tới cải tiến việc phân tích quyền trẻ em và các chính sách cho

trẻ em.

101. Socialist Republic of Vietnam (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

(1998), 1715 xã nghèo nhất thuộc vùng miền núi và sâu, xa .

102. Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Xoá

đói, giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững ở nước ta hiện nay , NXB

Công an nhân dân.

103. Nguyễn Văn Thanh (Chủ biên) (1995), Tổ chức và hoạt động PCPNN ở

Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

104. Vũ Thị Thảo, Trần Lan Hương (2001), Đánh giá mô hình hỗ trợ trực

tiếp hộ nghèo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát

triển Nông thôn Miền núi Việt Nam - Thuỵ Điển.

105. The Steering Committee of Comprehensive Poverty Reduction and

Growth Strategy (2003), Việt Nam tăng trưởng và giảm nghèo.

106. Nguyễn Phương Quỳnh Trang, Michelle Brown, Susannah, Hopkins

Leisher (1999), Đối tác phát triển: Đóng góp cho Việt Nam của các TCPCP

quốc tế.

107. Trung tâm dữ liệu PCP - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

(1995), Danh bạ các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam 1995 - 1996, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

108. Trung tâm dữ liệu PCP - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

(1996), Danh tập các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam 1996 - 1997, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

109. Trung tâm dữ liệu PCP - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

(1997), Danh tập các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam 1997 - 1998, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

110. Trung tâm dữ liệu PCP - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

(1998), Danh tập các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam 1998 - 1999, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

111. Trung tâm dữ liệu PCP - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

(1999), Danh tập các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam 1999 - 2000, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

112. Trung tâm dữ liệu PCP - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

(2000), Danh tập các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam 2000 - 2001, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

113. Trung tâm dữ liệu PCP - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

(2001), Danh tập các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam 2001 - 2002, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

114. Trung tâm dữ liệu PCP - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

(2002), Danh tập các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam 2002 - 2003, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

115. Trung tâm dữ liệu PCP - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

(2003), Danh tập các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam 2003 - 2004, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

116. Trung tâm dữ liệu PCP - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

(2005), Danh tập các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam 2004 - 2005, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

117. Trung tâm Đông - Tây, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi

trường, Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Những xu hướng phát triển ở vùng

núi phía Bắc Việt Nam (Tập 2): Các nghiên cứu mẫu và bài học từ Châu Á

(Sách tham khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

118. Trung tâm phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới (2003), Đánh

giá về tình hình nghèo khổ có sự tham gia của người dân ở tỉnh Ninh Thuận ,

Dự thảo.

119. Tổ chức ActionAid Việt Nam, Trung tâm phát triển nông thôn, Uỷ ban

Nhân dân huyện Ninh Phước (2004), Báo cáo đánh giá giữa kỳ (giai đoạn

2002 - 2004) dự án giảm nghèo Ninh Phước.

120. Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam, Trung tâm phát triển cộng

đồng Hà Tĩnh, Trung tâm vì người nghèo Can Lộc (2005), Báo cáo đánh giá

và phản hồi 2004 chương trình Hà Tĩnh .

121. Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển (1998), Tiến tới giáo dục hoà

nhập kinh nghiệm Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

122. Tổ chức lao động quốc tế, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thuỵ

Điển, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2004), Thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế nhanh, bền vững và vì người nghèo nhằm đạt mục tiêu phát triển

thiên niên kỷ ở Việt Nam.

123. Tổ chức sáng kiến phát triển (2000), Thực trạng của viện trợ - một sự

đánh giá độc lập về giảm nghèo và hỗ trợ phát triển , NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

124. Tủ sách văn bản pháp quy xây dựng (2003), Văn bản hướng dẫn quản

lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ PCPNN,

NXB Xây dựng, Hà Nội.

125. UN Việt Nam (1998), Mở rộng sự lựa chọn cho người nghèo nông

thôn: phát triển con người ở Việt Nam, Hà Nội.

126. UNDP (United Nations Development Programme) (2002), Hội nhập

kinh tế quốc tế, khả năng cạnh tranh và đời sống nông thôn ở Việt Nam.

127. Uỷ ban công tác về các TCPCPNN (2002), Các văn bản hiện hành của

nhà nước liên quan đến công tác vận động và quản lý hoạt động viện trợ của

các TCPCPNN, (Tài liệu phục vụ Hội nghị Tổng kết 10 năm Công tác

PCPNN, 24 - 25/1/2002).

128. Uỷ ban công tác về các TCPCPNN (tháng giêng năm 2002), Văn kiện

Hội nghị tổng kết 10 năm công tác PCPNN.

129. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2005), Dự án nước sạch và vệ sinh

môi trường Quảng Ngãi.

130. Văn phòng Quốc hội, Nghị định của Chính phủ số 79/2003/NĐ - CP

ngày 07 tháng 7 năm 2003 Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã .

131. Viện Chiến lược phát triển và Ngân hàng phát triển Châu Á (2005),

Làm thế nào để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại miền Trung.

132. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (1996), Những khác biệt

trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn và ảnh hưởng xã hội của

nó trong quá trình đổi mới kinh tế tại Việt Nam.

133. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Chương trình giảm

nghèo AP 2015 và Dự án phát triển Lâm nghiệp Xã hội Sông Đà (2004),

Phân cấp quản lý: Chính sách quốc gia và kinh nghiệm thực tế về phân cấp

quản lý lập kế hoạch và lập ngân sách.

134. World Bank (1995), Việt Nam đánh giá sự nghèo đói và chiến lược.

135. World Bank (1998), Đánh giá viện trợ.

136. World Bank & DFID (Bộ Phát triển Quốc tế Anh) (1999), Tiếng nói

của người nghèo: Tổng hợp các đánh giá tình trạng nghèo theo phương

pháp tham gia.

Tài liệu Tiếng Anh

137. Dorthea Hihorst (2003), The Real World of NGOs: Discourses,

Diversity and Development, Zed Books.

138. Steve W. Witt (2006), Changing Roles of NGOs in the Creation,

Storage, and Dissemination of Information in Developing Countries.

139. Thomas Ward (2005), Development, Social Justice, and Civil Society:

An Introduction to the Political Economy of NGOs , Paragon House.

140. Viet Nam Union Of Science and Technology Associations (VUSTA),

Central Commission For Science and Education (CCSE), Cooperation

Development Group (CDG) (2005), Viet Nam LNGOs and Community

health.

Một số trang web

141. http://www.adb.org/VietNam/default.asp

142. http://www.cpv.org.vn

143. http://docs.lib.duke.edu/igo/guides/ngo/define.htm

144. http://www.disabilityforum.f2s.com

145. http://dioxinvn.info/index.php?news=11

146. http://www.globalpolicy.org/ngos/index.htm

147. www.ilo.org

148. http://library.duke.edu/research/subject/guides/ngo_guide/

149. http://www.molisa.gov.vn

150. http://www.ngocentre.org.vn

151. http://www.ngo.org

152. http://www.un.org.aboutun/charter/chapt10.htm

153. www.unfpa.org

154. http://www.undp.org.vn/

155. http://www.un.org/dpi/ngosection/dpingo-directory.asp

156. www.vdic.org.vn

157. http://www.vietpeace.org.vn

158. http://www.worldbank.org

159. http://en.wikipedia.org/wiki/Non-governmental_organization