hướng dẫn tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

14
TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP BAN TUYÊN GIÁO * Số 10-HD/BTGTU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Cao Lãnh, ngày 29 tháng 4 năm 2016 HƯỚNG DẪN tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp -------- Thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “về việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ tại Thông báo số 111-TB/VPTU ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Văn phòng Tỉnh uỷ “về việc đồng ý tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ/Cơ quan Thường trực Ban Tchức Hội thi cấp tỉnh Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, cụ thể như sau: I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Giúp đội ngũ Tuyên truyền viên học tập, trao đổi kinh nghiệm trong tuyên truyền thực hiện những quan điểm, chủ trương của Tỉnh uỷ về “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; phổ biến những kiến thức cần thiết đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Đề án; giúp các cấp uỷ, chính quyền ở cơ sở và Nhân dân tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh. - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp tuyên truyền miệng của đội ngũ Tuyên truyền viên các cấp trong Tỉnh; lựa chọn những Tuyên truyền viên giỏi để bồi dưỡng, tạo nguồn, phục vụ tốt việc tuyên truyền triển khai thực hiện “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” có hiệu quả. - Tổ chức Hội thi phải chu đáo, chặt chẽ, nghiêm túc, bảo đảm tính khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Truyên truyền viên. II- THÀNH PHẦN, NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ CẤP TỔ CHỨC THI 1- Thành phần dự thi a)- Cấp xã, phường, thị trấn: Tuyên truyền viên ở cơ sở, bao gồm: Cán bộ chính quyền, trưởng các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang; trưởng khóm, ấp; thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã

Upload: phungkhanh

Post on 28-Jan-2017

242 views

Category:

Documents


15 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP

BAN TUYÊN GIÁO

*

Số 10-HD/BTGTU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Cao Lãnh, ngày 29 tháng 4 năm 2016

HƯỚNG DẪN tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016

về Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp

--------

Thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Ban Thường

vụ Tỉnh uỷ “về việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh

Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và ý kiến chỉ đạo của

Thường trực Tỉnh uỷ tại Thông báo số 111-TB/VPTU ngày 17 tháng 3 năm 2016

của Văn phòng Tỉnh uỷ “về việc đồng ý tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm

2016 về Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và

tầm nhìn đến năm 2030”, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ/Cơ quan Thường trực Ban Tổ

chức Hội thi cấp tỉnh Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016

về Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, cụ thể như sau:

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Giúp đội ngũ Tuyên truyền viên học tập, trao đổi kinh nghiệm trong

tuyên truyền thực hiện những quan điểm, chủ trương của Tỉnh uỷ về “Đề án Tái

cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030”; phổ biến những kiến thức cần thiết đối với cán bộ, đảng viên và Nhân

dân về Đề án; giúp các cấp uỷ, chính quyền ở cơ sở và Nhân dân tổ chức thực

hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp tuyên

truyền miệng của đội ngũ Tuyên truyền viên các cấp trong Tỉnh; lựa chọn những

Tuyên truyền viên giỏi để bồi dưỡng, tạo nguồn, phục vụ tốt việc tuyên truyền

triển khai thực hiện “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” có hiệu quả.

- Tổ chức Hội thi phải chu đáo, chặt chẽ, nghiêm túc, bảo đảm tính khách

quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng khả năng chuyên môn, nghiệp vụ

của đội ngũ Truyên truyền viên.

II- THÀNH PHẦN, NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ CẤP TỔ CHỨC THI

1- Thành phần dự thi

a)- Cấp xã, phường, thị trấn: Tuyên truyền viên ở cơ sở, bao gồm: Cán bộ

chính quyền, trưởng các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -

xã hội, lực lượng vũ trang; trưởng khóm, ấp; thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã

Page 2: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

2

nông nghiệp, nông dân sản xuất giỏi. Số lượng do cấp uỷ cơ sở quyết định

nhưng phải đảm bảo có thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã, nông dân sản xuất giỏi

tham gia.

b)- Cấp huyện và tương đương: chọn thí sinh xuất sắc từ Hội thi cấp xã,

phường, thị trấn để tham gia Hội thi cấp huyện và tương đương.

2- Nội dung chủ đề thi

Ban Tổ chức Hội thi chọn các chủ đề thi trong số 12 chủ đề theo gợi ý để

thí sinh bốc thăm. Ngoài ra, tuỳ tình hình thực tế, Ban Tổ chức Hội thi có thể

chọn thêm chủ đề khác phù hợp với địa phương mình (có 12 chủ đề kèm theo).

3- Hình thức thi

Thí sinh thi 2 phần thi:

- Phần thứ 1: Thi thuyết trình.

Thí sinh thi thuyết trình nội dung chủ đề đã bốc thăm và đăng ký với Ban

Tổ chức Hội thi. Thời gian thi thuyết trình từ 10 đến 15 phút/01 thí sinh. Nếu thí

sinh trình bày dưới 10 phút hoặc quá 15 phút sẽ bị trừ điểm.

- Phần thứ 2: Thi ứng xử.

Sau phần thi thuyết trình, thí sinh trả lời từ 01 đến 02 câu hỏi ứng xử do

Ban Giám khảo Hội thi đặt ra để làm rõ thêm nội dung phần thi thuyết trình (Nội

dung câu hỏi ứng xử gắn với chủ đề thuyết trình của thí sinh. Câu hỏi ứng xử

không cho thí sinh biết trước).

* Lưu ý:

- Bài thuyết trình được đánh máy khổ A4, cỡ chữ 14, font chữ Times New

Roman (hoặc viết tay) và đóng cuốn gửi về Ban Tổ chức Hội thi trước khi tổ

chức thi 15 ngày để Ban Giám khảo chấm điểm đề cương (có Hướng dẫn viết đề

cương thuyết trình và chấm điểm đề cương thuyết trình kèm theo).

- Nội dung bài thuyết trình phải đảm bảo 03 phần (mở bài, thân bài, kết

luận): Thí sinh phải trình bày ngắn gọn nội dung Đề án và Kế hoạch của địa

phương trong triển khai thực hiện Đề án; giải quyết thoả đáng nội dung chủ đề

thi đặt ra... Khuyến khích thí sinh sử dụng phương pháp trình chiếu để minh hoạ

cho phần thi thuyết trình (Không sử dụng hình thức sân khấu hoá).

- Cấp nào tổ chức hội thi thì cấp đó biên soạn câu hỏi và đáp án các phần

thi (thuyết trình và ứng xử) phục vụ Ban Giám khảo chấm điểm.

4- Cấp tổ chức thi

- Hội thi được tổ chức ở 03 cấp: cấp xã, phường, thị trấn; cấp huyện, thị

xã, thành phố và cấp tỉnh.

Page 3: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

3

- Đối với Đảng uỷ Khối các cơ quan Tỉnh, Đảng uỷ Khối doanh nghiệp

Tỉnh: chỉ tổ chức hội thi ở cấp mình và cử thí sinh dự thi cấp tỉnh, không tổ chức

cấp cơ sở.

- Đối với Đảng uỷ Công an Tỉnh, Đảng uỷ Quân sự Tỉnh và Đảng uỷ Bộ

đội Biên phòng Tỉnh: không tổ chức hội thi, nhưng có thể cử Tuyên truyền viên

của ngành đang sinh hoạt ở các đảng bộ địa phương tham gia hội thi do địa

phương tổ chức.

III- THỜI GIAN TỔ CHỨC THI

1- Cấp xã, phường, thị trấn: Tổ chức Hội thi trong tháng 6 năm 2016;

chọn thí sinh xuất sắc tham gia Hội thi cấp huyện và tương đương (số lượng thí

sinh do cấp huyện quyết định).

2- Cấp huyện và tương đương: Tổ chức Hội thi trong tháng 7 năm

2016 và chọn 02 thí sinh xuất sắc tham gia Hội thi cấp tỉnh.

3- Cấp tỉnh: Tổ chức Hội thi trong tháng 8 năm 2016 (có Kế hoạch riêng).

IV- THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO HỘI THI

1- Thành lập Ban Tổ chức Hội thi

- Ban Tổ chức Hội thi cấp huyện và tương đương; cấp xã, phường, thị trấn:

Cơ cấu thành phần, số lượng Ban Tổ chức Hội thi của cấp nào do cấp uỷ cấp đó

quyết định.

* Gợi ý:

Ban Tổ chức Hội thi cấp huyện có thể cơ cấu thành phần gồm lãnh đạo

các cơ quan: Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Phòng Nông nghiệp, Phòng Văn hoá

và Thông tin, Văn phòng Huyện uỷ, Đài Truyền thanh huyện. Trưởng Ban Tổ

chức Hội thi cấp huyện do đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ làm

Trưởng Ban.

2- Thành lập Ban Giám khảo Hội thi

- Ban Giám khảo Hội thi cấp huyện và tương đương; cấp xã, phường, thị

trấn: Cơ cấu thành phần, số lượng Ban Giám khảo Hội thi của cấp nào do Ban

Tổ chức Hội thi của cấp đó quyết định.

* Gợi ý:

Ban Giám khảo Hội thi cấp huyện do Ban Tổ chức Hội thi cấp huyện

quyết định, số lượng có thể là 5 đồng chí, thành phần gồm lãnh đạo các cơ quan:

Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Ban

Dân vận Huyện uỷ, Hội Nông dân Việt Nam Huyện. Trưởng Ban Giám khảo

Hội thi cấp huyện do đồng chí Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo

Huyện uỷ làm Trưởng Ban.

Page 4: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

4

V- PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM

1- Nguyên tắc chung

- Từng thành viên Ban Giám khảo chấm điểm độc lập, khách quan theo thang

điểm (Ban Giám khảo Hội thi từng cấp tự thiết kế thang điểm của cấp mình, đơn vị

tính điểm lẻ nhỏ nhất là 0,5 điểm).

- Trong mỗi phần thi, nếu số điểm đánh giá giữa các Giám khảo chênh

lệch nhau từ 02 điểm trở lên thì Ban Giám khảo hội ý, thống nhất, số điểm cuối

cùng do Trưởng Ban Giám khảo quyết định.

2- Cách tính điểm

* Gợi ý:

- Tổng số điểm của 02 phần thi là 30 điểm (không nhân hệ số), cụ thể:

+ Điểm thi thuyết trình (20 điểm) trong đó, soạn đề cương bài thuyết trình

10 điểm, kỹ năng thuyết trình 10 điểm: Tuỳ yêu cầu của chủ đề thi, Ban Tổ chức

Hội thi đưa ra thang điểm phù hợp.

Ví dụ: Đề cương thuyết trình đảm bảo đủ nội dung theo đáp án (10 điểm);

thuyết trình dễ hiểu, rõ ràng, tự tin, thu hút người nghe và có sử dụng phương

pháp trình chiếu minh hoạ phù hợp với chủ đề (10 điểm).

+ Điểm thi ứng xử (10 điểm).

- Kết quả xếp hạng xét khen thưởng cho mỗi thí sinh là tổng số điểm của

các Giám khảo Hội thi chấm cộng lại ở 02 phần thi của thí sinh, kết quả xếp

hạng xét khen thưởng lấy từ cao xuống thấp.

VI- GIẢI THƯỞNG VÀ KINH PHÍ HỘI THI

1- Giải thưởng

- Đối với Hội thi cấp xã, cấp huyện và tương đương: Cơ cấu giải thưởng

do đơn vị, địa phương quyết định.

- Gợi ý:

- Giải Nhất: 01 giải.

- Giải Nhì: 02 giải.

- Giải Ba: 03 giải.

- Các giải Khuyến khích và một số giải chuyên đề khác.

2- Kinh phí tổ chức

- Kinh phí tổ chức Hội thi cấp xã, phường, thị trấn; cấp huyện và tương

đương sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.

Page 5: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

5

- Đối với Hội thi cấp tỉnh, Ban Tổ chức Hội thi cấp tỉnh chỉ cấp tiền bồi

dưỡng cho thí sinh theo quy định. Kinh phí ăn, nghỉ cho cán bộ hướng dẫn và cổ

động viên do đơn vị dự thi tự bảo đảm.

VII- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Ban Tuyên giáo huyện, thị, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ/cơ

quan Thường trực Ban Tổ chức Hội thi cấp huyện và tương đương tham mưu

Thường trực cấp uỷ thành lập Ban Tổ chức Hội thi; chủ trì, phối hợp các ngành

xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thi cấp huyện và tương đương; thành lập Ban

Giám khảo, Tổ Thư ký và Tổ Phục vụ Hội thi; chuẩn bị nội dung, điều kiện,

kinh phí tổ chức Hội thi; chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn tổ chức

Hội thi và cử thí sinh tham dự Hội thi cấp tỉnh.

Nơi nhận: - Ban Tuyên giáo Trung ương (2 nơi), báo

- Thường trực Tỉnh uỷ, cáo

- Các đồng chí Tỉnh uỷ viên,

- Các ban và cơ quan của Tỉnh uỷ,

- Sở Nông nghiệp và PTNT,

- Sở Công thương,

- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch,

- Hội Nông dân Tỉnh,

- Các ngành khối thông tin đại chúng, phối hợp

- Các huyện, thị, thành, đảng uỷ TTTU, thực hiện

- BTG các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ,

- BTG (TH) các đảng uỷ TTTU,

- Ban Tổ chức Hội thi cấp tỉnh,

- Các phòng nghiệp vụ của Ban,

- Lưu VP, Phòng TT.

TRƯỞNG BAN

(đã ký)

Lê Thị Kim Loan

Page 6: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

6

HƯỚNG DẪN

viết đề cương thuyết trình và chấm điểm đề cương thuyết trình

Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về

Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp

(Kèm theo Hướng dẫn số 10-HD/BTGTU ngày 29/4/2016

của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ)

--------

Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh viết đề cương thuyết trình và Ban

Giám khảo Hội thi chấm điểm đề cương thuyết trình, Ban Tổ chức Hội thi cấp tỉnh

hướng dẫn viết như sau:

Tổng số điểm của đề cương thuyết trình là 10 điểm.

A- Đối với các chủ đề 1,2,3,4,5,6 (nói về các ngành hàng chủ lực của

Tỉnh nêu trong Đề án: lúa gạo, cá tra, xoài, vịt, hoa kiểng, ngành hàng khác),

có kết cấu giống nhau:

- Chủ đề 1: Tuyên truyền viên nói chuyện với nông dân trồng lúa.

Trình bày những thế mạnh và điểm yếu của ngành hàng lúa gạo địa

phương mình. Định hướng phát triển ngành hàng lúa gạo của địa phương. Nông

dân cần phải làm gì để góp phần phát triển ngành hàng lúa gạo của Tỉnh.

- Chủ đề 2: Tuyên truyền viên nói chuyện với doanh nghiệp.

Trình bày những thế mạnh và điểm yếu của ngành hàng cá tra địa

phương mình. Định hướng xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng cá tra. Doanh

nghiệp cần phải làm gì để góp phần phát triển ngành hàng cá tra của Tỉnh.

- Chủ đề 3: Tuyên truyền viên nói chuyện với nông dân và hợp tác xã

trồng xoài.

Trình bày những thế mạnh và điểm yếu của ngành hàng xoài của địa

phương mình. Định hướng phát triển ngành hàng xoài. Nông dân và hợp tác xã

cần phải làm gì để góp phần phát triển ngành hàng xoài của Tỉnh.

- Chủ đề 4: Tuyên truyền viên nói chuyện với nông dân nuôi vịt.

Trình bày những thế mạnh và điểm yếu của ngành hàng vịt địa phương

mình. Định hướng phát triển ngành hàng vịt. Nông dân cần phải làm gì để góp

phần phát triển ngành hàng vịt của Tỉnh.

- Chủ đề 5: Tuyên truyền viên nói chuyện với nông dân trồng hoa kiểng.

Trình bày những thế mạnh và điểm yếu của ngành hàng hoa kiểng địa

phương mình. Định hướng phát triển ngành hàng hoa kiểng. Nông dân cần phải

làm gì để góp phần phát triển ngành hàng hoa kiểng của Tỉnh.

- Chủ đề 6: Tuyên truyền viên nói chuyện với nông dân nuôi, trồng nông

sản chủ lực của địa phương mình (tuỳ tình hình thực tế địa phương).

Page 7: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

7

Trình bày những thế mạnh và điểm yếu của ngành hàng nông sản chủ lực

của địa phương mình. Định hướng phát triển ngành hàng đó (theo chủ trương

của địa phương). Nông dân cần phải làm gì để góp phần phát triển ngành hàng

nông sản của địa phương.

Nội dung bài thuyết trình của các chủ đề 1,2,3,4,5,6 cần đạt được 5

yêu cầu sau:

1- Nêu thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ ngành hàng của địa

phương (tỉnh hoặc huyện, xã do thí sinh lựa chọn) (1đ).

Ví dụ: Các đặc điểm về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng, việc

ứng dụng khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư nông nghiệp, các hình thức hợp

tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm, …

2- Trình bày được những điểm mạnh cơ bản của ngành hàng (1đ).

Ví dụ:

- Đất đai màu mỡ, diện tích, sản lượng lớn, năng suất cao;

- Cơ giới hóa đảm bảo yêu cầu sản xuất;

- Chi phí thấp;

- Kết cấu hạ tầng, giao thông thuận lợi;

- Các đối tác tiêu thụ sản phẩm làm ăn uy tín;

- Lao động dồi dào, nông dân khỏe mạnh, chăm chỉ, sáng tạo, có kinh nghiệm;

- Chính quyền quan tâm hỗ trợ hiệu quả;

- Nông dân sử dụng đất ổn định, ít tranh chấp;

- Áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm;

- Những thuận lợi, điểm mạnh khác.

3- Trình bày được những điểm hạn chế, yếu kém cơ bản của ngành hàng (2đ).

Ví dụ:

- Đất đai không màu mỡ, diện tích nhỏ, manh mún, sản lượng không

nhiều, năng suất chưa cao;

- Giá thành sản phẩm cao, chất lượng chưa bảo đảm sức cạnh tranh; sử

dụng tùy tiện thuốc bảo vệ thực vật; thị trường biến động nhiều;

- Cơ giới hóa chưa đồng bộ;

- Kết cấu hạ tầng, giao thông kém thuận lợi;

- Các đối tác tiêu thụ sản phẩm làm ăn thiếu tin cậy; nhận thức về hợp

tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm của người dân chưa cao;

Page 8: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

8

- Thiếu lao động có chất lượng, một bộ phận lao động nông nghiệp sức khỏe

kém, thiếu tính chăm chỉ, sáng tạo; thiếu tinh thần hợp tác, giữ uy tín trong làm ăn;

- Tranh chấp đất đai còn nhiều;

- Những hạn chế, yếu kém khác.

*Lưu ý: Phần 1, 2,3 nêu gọn.

4- Phân tích được nguyên nhân (2đ).

5- Trình bày được định hướng phát triển (trên cơ sở đánh giá tình hình

thị trường, phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế, yếu kém), trong đó nói

được nhiệm vụ của đối tượng tuyên truyền (4đ). (Phần trọng tâm).

B- Chủ đề 7: Tuyên truyền viên nói chuyện với thanh niên nông thôn.

Trình bày thực trạng lực lượng lao động nông nghiệp của địa phương

mình. Thanh niên cần phải làm gì để khởi nghiệp từ nông nghiệp.

Nội dung bài thuyết trình cần đạt được 5 yêu cầu sau:

1- Giới thiệu những đặc điểm cơ bản của lao động nông nghiệp địa

phương mình (1đ).

Ví dụ: số lượng lao động, bình quân diện tích đất sản xuất trên 01 người,

tình hình việc làm và thu nhập, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở địa phương, tình

hình học vấn, trình độ nghề nghiệp, tình hình sức khỏe, nhu cầu nguyện vọng

chung của người lao động…

2- Trình bày được những điểm mạnh cơ bản của lực lượng lao động (1đ).

Ví dụ:

- Số lượng lao động nhiều, trẻ, có thể đáp ứng yêu cầu phát triển nông

nghiệp ở địa phương;

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên 01 người cao; nhiều lao động

có vốn, tay nghề cao;

- Có nhiều người lao động có sức khỏe và phẩm chất lao động tốt (chăm

chỉ, sáng tạo, trung thực…), có ý chí vươn lên trong sự nghiệp;

- Những điểm mạnh khác.

3- Trình bày được những hạn chế, yếu kém của lực lượng lao động, nhất

là lao động trẻ (2đ).

Ví dụ:

- Số lượng lao động trẻ còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông

nghiệp ở địa phương, đất đai nhỏ lẻ, manh mún;

- Người lao động ít vốn, sức khỏe kém, tay nghề thấp, thiếu kiến thức và

kỹ năng lao động nông nghiệp, ít đất sản xuất;

Page 9: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

9

- Người lao động nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về việc hợp tác -

liên kết - thị trường;

- Lao động nông thôn thiếu ý thức trong việc xây dựng thương hiệu nông

sản (không biết áp dụng biện pháp vệ sinh an toàn nông sản, biện pháp giảm giá

thành sản phẩm...);

- Thiếu việc làm cho lao động trẻ;

- Một bộ phận lao động trẻ chưa rèn luyện tốt những phẩm chất của

người lao động (chăm chỉ, sáng tạo, trung thực…);

- Những hạn chế, yếu kém khác.

*Lưu ý: Phần 1, 2,3 nêu gọn.

4- Phân tích được nguyên nhân (2đ).

5- Trình bày được nhiệm vụ của thanh niên khi khởi nghiệp từ nông

nghiệp (trên cơ sở đánh giá tình hình thị trường lao động, phát huy lợi thế, khắc

phục hạn chế, yếu kém) (4đ). (Phần trọng tâm).

C- Chủ đề 8: Tuyên truyền viên nói chuyện với doanh nghiệp, cơ sở

sản xuất, kinh doanh.

Trình bày đặc điểm thị trường nông sản hiện nay. Thế mạnh và điểm

yếu của ngành hàng nông sản (chọn một ngành hàng trong số các ngành

hàng nông sản của Tỉnh). Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần

phải làm gì để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và tiêu thụ hàng

hóa nông sản.

Nội dung bài thuyết trình cần đạt được 5 yêu cầu sau:

1- Trình bày đặc điểm thị trường nông sản hiện nay (chọn 01 ngành hàng

nhất định) (1đ).

Ví dụ: Nêu sản lượng tiêu thụ hàng năm, địa bàn tiêu thụ, đối tượng tiêu

thụ, giá cả thị trường, nguồn cung của nông dân…

2- Thế mạnh của ngành hàng nông sản (1đ).

Ví dụ:

- Đất đai màu mỡ, diện tích, sản lượng lớn, năng suất cao;

- Chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu một số thị trường;

- Cơ giới hóa đảm bảo yêu cầu sản xuất;

- Kết cấu hạ tầng, giao thông thuận lợi;

- Các đối tác tiêu thụ sản phẩm làm ăn uy tín;

- Lao động dồi dào, người lao động khỏe mạnh, chăm chỉ, sáng tạo, có

kinh nghiệm;

Page 10: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

10

- Những thế mạnh khác.

3- Những điểm yếu của ngành hàng (2đ).

Ví dụ:

- Đất đai không màu mở, diện tích nhỏ, manh mún, sản lượng không

nhiều, năng suất chưa cao;

- Giá thành sản phẩm còn cao, chất lượng chưa bảo đảm sức cạnh tranh;

sử dụng tùy tiện dược liệu, hóa chất nông nghiệp; thị trường biến động nhiều;

- Cơ giới hóa chưa đồng bộ;

- Kết cấu hạ tầng, giao thông kém thuận lợi;

- Thiếu lao động có chất lượng, một bộ phận lao động trong nông nghiệp

sức khỏe kém, thiếu tính chăm chỉ, sáng tạo; thiếu tinh thần hợp tác và giữ uy tín

trong làm ăn;

- Những điểm yếu khác.

*Lưu ý: Phần 1, 2,3 nêu gọn.

4- Phân tích được nguyên nhân (2đ).

5- Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cần làm gì để nâng cao hiệu

quả kinh doanh, góp phần tiêu thụ hàng hóa nông sản của nông dân (trên cơ sở

đánh giá tình hình thị trường, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của

ngành hàng) (4đ). (Phần trọng tâm).

D- Chủ đề 9: Tuyên truyền viên nói chuyện với chủ doanh nghiệp,

doanh nhân.

Trình bày những thế mạnh và điểm yếu của ngành nông nghiệp tỉnh

Đồng Tháp hiện nay. Doanh nhân cần phải làm gì để giúp người nông dân

giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng nông sản, tăng sức cạnh

tranh trên thị trưởng.

Nội dung bài thuyết trình cần đạt được 5 yêu cầu sau đây:

1- Trình bày được đặc điểm cơ bản của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng

Tháp (1đ).

Ví dụ: Các đặc điểm về lao động, diện tích, năng suất, sản lượng, các

hình thức hợp tác hiện có, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, điều kiện cung ứng

vật tư nông nghiệp, thực trạng tiêu thụ nông sản, lợi nhuận của nông dân…

2- Trình bày được những thế mạnh của ngành nông nghiệp (1đ).

Ví dụ:

- Thế mạnh về đất đai, diện tích, sản lượng, năng suất;

- Thế mạnh về cơ giới hóa;

Page 11: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

11

- Thế mạnh về hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp;

- Kết cấu hạ tầng, giao thông thuận lợi;

- Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông;

- Đội ngũ doanh nhân đầu tư lĩnh vực nông nghiệp;

- Lao động dồi dào, nông dân khỏe mạnh, chăm chỉ, sáng tạo, có kinh nghiệm;

- Chính quyền quan tâm hỗ trợ hiệu quả;

- Những thế mạnh khác.

3- Trình bày được những điểm yếu của ngành nông nghiệp (2đ).

Ví dụ:

- Đất đai đã được khai thác hết, diện tích nhỏ lẻ, manh mún, bình quân

diện tích trên 01 người còn thấp;

- Giá thành sản phẩm còn cao, chất lượng chưa bảo đảm sức cạnh tranh;

sử dụng tùy tiện dược liệu, hóa chất nông nghiệp; thị trường biến động nhiều;

- Công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa đáp ứng tốt nhu cầu

thị trường;

- Các ngành chế biến nông sản chưa phát triển đa dạng;

- Kết cấu hạ tầng, giao thông còn đang tiếp tục hoàn thiện;

- Mức độ hợp tác giữa nông dân với doanh nghiệp chưa sâu sắc, còn thiếu

những hợp tác xã nông nghiệp quy mô lớn, đủ mạnh để chi phối thị trường nông sản;

- Chưa có nhiều nông dân có chí lớn để xây dựng mô hình sản xuất, kinh

doanh hiện đại trong nông nghiệp;

- Thiếu lao động có chất lượng, một bộ phận lao động nông nghiệp sức

khỏe kém, thiếu tính chăm chỉ, sáng tạo; thiếu tinh thần hợp tác và giữ uy tín

trong làm ăn;

- Những hạn chế, yếu kém khác.

*Lưu ý: Phần 1, 2,3 nêu gọn.

4- Phân tích được nguyên nhân (2đ).

5- Trình bày được định hướng phát triển (trên cơ sở đánh giá tình hình

thị trường, phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế, yếu kém), trong đó nói

được nhiệm vụ của chủ doanh nghiệp, doanh nhân (4đ). (Phần trọng tâm).

E- Chủ đề 10: Tuyên truyền viên nói chuyện với nông dân, hợp tác xã.

Vai trò của hợp tác xã trong thực hiện “hợp tác - liên kết - thị trường”.

Thành viên hợp tác xã cần phải làm gì để góp phần nâng cao năng lực cạnh

tranh của hợp tác xã trên thị trường.

Page 12: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

12

Bài thuyết trình cần đạt được 5 yêu cầu sau:

1- Trình bày thực trạng hợp tác xã nông nghiệp ở địa phương mình (1đ).

Ví dụ: Số lượng HTX, số thành viên HTX, các dịch vụ của HTX số

lượng nông sản của thành viên được HTX tổ chức bán ra thị trường, việc hợp tác

của các thành viên HTX, việc liên kết với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh

doanh tiêu thụ sản phẩm, việc sản xuất gắn với thị trường, …

2- Những nội dung hoạt động có hiệu quả của HTX hiện nay (1đ).

3- Những hạn chế, yếu kém của HTX hiện nay (2đ).

*Lưu ý: Phần 1, 2,3 nêu gọn.

4- Phân tích được nguyên nhân (2đ).

5- Thành viên HTX cần phải làm gì để HTX ngày càng phát triển theo

hướng “hợp tác - liên kết - thị trường” , nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng

hóa nông sản trên thị trường (4đ). (Phần trọng tâm).

G- Chủ đề 11: Tuyên truyền viên nói chuyện với nông dân về ứng dụng

khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Những ưu điểm và hạn chế, yếu kém của nông dân hiện nay trong

việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nông dân cần phải làm gì để

ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí và nâng cao

chất lượng hàng nông sản.

Bài thuyết trình cần đạt được 5 yêu cầu sau:

1- Đặc điểm việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông

nghiệp hiện nay (1đ).

Ví dụ:

- Tinh thần của người nông dân về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất;

- Những lĩnh vực, sản phẩm khoa học kỹ thuật đang được người nông

dân ứng dụng;

- Thực trạng việc sử dụng thuốc, vật tư nông nghiệp của người nông dân;

- Những tình hình khác.

2- Những ưu điểm của người nông dân trong việc ứng dụng tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào sản xuất (1đ).

- Việc sử dụng cơ giới trong quá trình sản xuất;

- Việc ứng dụng các quy trình sản xuất mới;

- Tạo ra được năng suất, sản lượng nông sản lớn;

Page 13: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

13

- Nhiều nông dân sáng tạo được những giải pháp, công cụ lao động mang

lại hiệu quả cao;

- Những ưu điểm khác.

3- Những hạn chế, yếu kém trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào

sản xuất (2đ).

Ví dụ:

- Chưa mạnh dạn liên kết đầu tư phương tiện kỹ thuật mới trong sản xuất;

- Còn thiếu kiến thức việc sử dụng các sản phẩm khoa học kỹ thuật trong

sản xuất;

- Chưa tích cực thực hiện các quy tắc thực hành nông nghiệp tốt

(VietGap, GlobalGap);

- Còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện, thiếu trách nhiệm đối với

sức khỏe người tiêu dùng;

- Những hạn chế, yếu kém khác.

*Lưu ý: Phần 1, 2,3 nêu gọn.

4- Phân tích được nguyên nhân (2đ).

5- Nhiệm vụ của người nông dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật

nhằm giảm giá thành, tăng chất lượng hàng nông sản (4đ). (Phần trọng tâm).

H- Chủ đề 12: Tuyên truyền viên nói chuyện với nông dân, hợp tác xã.

Thực trạng việc kết hợp sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch ở

địa phương mình. Hãy đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp gắn với phát

triển du lịch ở địa phương mình.

Bài thuyết trình cần đạt được 5 yêu cầu sau:

1- Trình bày được thực trạng du lịch ở địa phương (1đ).

Ví dụ: Các địa điểm du lịch, số lượng khách du lịch hàng năm, doanh thu

từ các dịch vụ du lịch hàng năm, các hình thức tổ chức du lịch, …

2- Trình bày được những ưu điểm, hạn chế của các dịch vụ du lịch, sản

phẩm du lịch ở địa phương (1đ).

Ví dụ:

- Về đầu tư xây dựng địa điểm du lịch;

- Về năng lực các đơn vị kinh doanh du lịch (nhà hàng, khách sạn, vận

chuyển, các dịch vụ khác);

- Về nhân lực cho ngành du lịch;

- Công tác quản lý các điểm du lịch;

Page 14: Hướng dẫn tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2016 về Đề

14

- Việc tham gia của người dân;

- Các mặt khác.

3- Phân tích được nguyên nhân (2đ).

*Lưu ý: Phần 1, 2,3 nêu gọn.

4- Phân tích các tài nguyên du lịch từ nông nghiệp ở địa phương (2đ).

Ví dụ: nêu những mô hình sản xuất nông nghiệp đặc thù ở địa phương,

gắn với du lịch.

5- Định hướng phát triển du lịch ở địa phương và đề xuất các giải pháp

gắn phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch ở địa phương (4đ). (Phần trọng

tâm).

--------------------