i b Đ - sacombank · vn - index 981,91 0,66% hnx - index 107,43 0,25% d.jones ... gian vừa qua,...

13
1 hoav BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 10/04) VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES CK Mỹ 26.157,16 0,03% STOXX CK C.Âu 3.424,65 0,22% CSI 300 CK TQ 4.085,85 0,26% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 11/04) SJC Ng.đ/L 36.600 0,11% Quốc tế USD/Oz 1.309,10 0,43% Tgiá USD/VND BQ LNH 22.991 0,01% EUR/USD 1,1276 0,14% Du WTI USD/th 64,37 0,22% 6 Để triển khai hiệu quả công tác tín dụng năm 2019, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Thống đốc đã yêu cầu các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt, nghiêm túc Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chỉ thị số 09/CT- TTg về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019 cùng Chỉ thị số 01/CT-NHNN về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2019. Tin nổi bật Thống đốc lưu ý việc cấp tín dụng BĐS, đặc biệt ở các nơi xảy ra sốt đất Tín dụng BĐS có đang thực sự giảm? 06 giải pháp tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Xuất siêu 1,41 tỷ USD sau 3 tháng Ngân hàng trung ương châu Âu giữ nguyên lãi suất Dân số già đe dọa tăng trưởng của châu Á Kinh tế Trung Quốc dự báo sắp cải thiện ThNăm, ngày 11/04/2019 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Upload: others

Post on 11-Jun-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

1

hoav

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 10/04)

VN - Index 981,91 0,66%

HNX - Index 107,43 0,25%

D.JONES CK Mỹ 26.157,16 0,03%

STOXX CK C.Âu 3.424,65 0,22%

CSI 300 CK TQ 4.085,85 0,26%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 11/04)

SJC Ng.đ/L 36.600 0,11%

Quốc tế USD/Oz 1.309,10 0,43%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 22.991 0,01%

EUR/USD 1,1276 0,14%

Dầu

WTI USD/th 64,37 0,22%

6

Để triển khai hiệu quả công tác tín dụng

năm 2019, góp phần thúc đẩy sản xuất

kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế,

Thống đốc đã yêu cầu các tổ chức tín

dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh,

thành phố triển khai quyết liệt, nghiêm túc

Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chỉ thị số 09/CT-

TTg về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho

sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu

tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019 cùng

Chỉ thị số 01/CT-NHNN về thực hiện các

nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành

Ngân hàng trong năm 2019.

Tin nổi bật

Thống đốc lưu ý việc cấp tín dụng BĐS,

đặc biệt ở các nơi xảy ra sốt đất

Tín dụng BĐS có đang thực sự giảm?

06 giải pháp tạo động lực thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế

Xuất siêu 1,41 tỷ USD sau 3 tháng

Ngân hàng trung ương châu Âu giữ

nguyên lãi suất

Dân số già đe dọa tăng trưởng của châu Á

Kinh tế Trung Quốc dự báo sắp cải thiện

Thứ Năm, ngày 11/04/2019

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Page 2: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

2

Quốc hội xem xét Luật Chứng

khoán sửa đổi

Theo lịch làm việc, ngày 11/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ họp với

UBTVQH về dự thảo Luật CK sửa đổi. Nếu các lý lẽ sửa Luật thuyết

phục được UBTVQH tại phiên họp này, thì dự luật sẽ được UBKT của

Quốc hội tiến hành thẩm tra chính thức trước khi trình Quốc hội thảo

luận tại kỳ họp thứ 7, dự kiến khai mạc vào tháng 5... Tại phiên họp mở

rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật CK sửa đổi trước đó, nhiều chuyên gia

cũng như ĐBQH đồng tình với sự cần thiết phải sửa Luật CK để đáp

ứng y/c phát triển TTCK ngày càng chuyên nghiệp, minh bạch hơn. Việc

sửa đổi luật lần này kỳ vọng sẽ tạo ra kênh huy động vốn trung và dài

hạn hiệu quả hơn cho phát triển KT.

Thống đốc lưu ý việc cấp tín

dụng bất động sản, đặc biệt ở

các nơi xảy ra sốt đất

Theo văn bản này, để triển khai hiệu quả công tác tín dụng 2019, góp

phần thúc đẩy SXKD, hỗ trợ tăng trưởng KT, Thống đốc y/c các TCTD,

NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt, nghiêm túc NQ số

01/NQ-CP ngày 01/01/2019 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ

đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN

2019, Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/4/2019 của Thủ tướng về các giải

pháp tập trung tháo gỡ cho SXKD, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 6th và

cả năm 2019 và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019 về thực hiện

các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành NH trong 2019. Theo đó,

các TCTD tập trung XD và thực hiện kế hoạch tín dụng 2019 phù hợp

với giải pháp điều hành CSTT, tín dụng, hoạt động NH của Chính phủ

và NHNN; tuân thủ đúng quy định của pháp luật, các giới hạn, tỷ lệ bảo

đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Mở rộng tín dụng có hiệu quả

đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Tập trung tín dụng vào lĩnh vực

SXKD, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Cùng

với việc thực hiện các chương trình tín dụng đối với ngành lĩnh vực theo

chủ trương của Chính phủ thuộc lĩnh vực SX nông nghiệp, hỗ trợ nhà ở

và nhà ở XH…, các TCTD kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh

vực tiềm ẩn rủi ro, tín dụng tiêu dùng, tín dụng đối với khách hàng/nhóm

khách hàng có dư nợ lớn theo các y/c được đề ra cụ thể tại văn bản

này… Các TCTD XD và triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy tín

Tài chính – Ngân hàng

Page 3: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

3

dụng tăng trưởng xanh nhằm khuyến khích hoạt động KD thân thiện với

môi trường và XH, triển khai các chương trình khuyến khích đối với các

dự án, phương án SXKD có mục tiêu tăng trưởng xanh… Thống đốc y/c

NHNN các tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các TCTD

trên địa bàn mở rộng tín dụng đi đôi với cơ cấu lại và nâng cao chất

lượng tín dụng, tập trung tín dụng cho các lĩnh vực SXKD, nhất là các

lĩnh vực ưu tiên; có giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu hợp

pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Đồng thời, theo

dõi, nắm bắt tình hình thị trường BĐS và việc cấp tín dụng của TCTD

đối với lĩnh vực này trên địa bàn, đặc biệt tại tỉnh, thành phố, KV có hiện

tượng sốt đất. Trường hợp cần thiết, tình hình có biến động bất thường,

chủ động thực hiện khảo sát, đánh giá và kịp thời báo cáo, đề xuất với

Thống đốc biện pháp xử lý. Bên cạnh đó, NHNN chi nhánh các tỉnh,

thành phố theo dõi và phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý các vấn

đề phát sinh trong việc triển khai các chương trình, chính sách trên địa

bàn, kịp thời báo cáo và và đề xuất Thống đốc các biện pháp xử lý; tăng

cường phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị tại trụ sở chính NHNN.

Tín dụng bất động sản có đang

thực sự giảm?

Dù Chính phủ và NHNN đã tăng cường kiểm soát tín dụng trong BĐS

nhưng dư nợ cho vay lĩnh vực này chưa có chuyển biến rõ ràng. Trong

2019, khi các quy định mới chính thức có hiệu lực, tín dụng chảy vào

lĩnh vực rủi ro này kỳ vọng được kiểm soát chặt hơn. Mặc dù tập trung

kiểm soát nhưng theo số liệu của UBGGTCSQ, đến cuối năm 2018, dư

nợ tín dụng vào BĐS và XD chiếm 16,6% tổng dư nợ tín dụng của toàn

hệ thống, tăng sv mức 15,8% của 2017… Theo TS.Cấn Văn Lực, thời

gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK,

BĐS, dự án BT, BOT. Mặc dù đã kiểm soát nhưng dòng vốn tín dụng

đổ vào BĐS vẫn ở đà 8-10%/năm. Theo đó, đến cuối 2018 dư nợ cho

BĐS ước chiếm 7,5% tổng dư nợ nền KT. Nếu tính cả cho vay BĐS và

XD thì tỷ trọng này lên đến 16,5%. Nếu tính cả cho vay mua nhà, sửa

nhà trong cho vay tiêu dùng thì tổng dư nợ KD BĐS, XD và liên quan

đến nhà ở chiếm đến 22,5 % tổng dư nợ nền KT…. Từ 2019, tín dụng

cho BĐS sẽ bị siết chặt bằng các quy định cụ thể. Theo đó, hệ số rủi ro

cho vay BĐS sẽ tăng từ mức 200% lên mức 250%. Trong khi đó, tỷ lệ

vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn giảm từ 45% xuống 40% theo quy

định của Thông tư 19 của NHNN. Trong bối cảnh VTC của hệ thống

đang tăng khá chậm, đặc biệt tại NHQD thì việc nâng hệ số rủi ro sẽ

Page 4: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

4

làm hệ số CAR của các NH bị suy giảm. Nhất là khi đa phần NH chưa

đảm bảo được CAR theo tiêu chuẩn Basel II. Vì vậy, để đảm CAR theo

quy định, các NH sẽ phải hạn chế cấp tín dụng cho lĩnh vực có hệ số rủi

ro cao như BĐS hay CK… Việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung

và dài hạn sẽ khiến NH phải thận trọng hơn khi cho vay đối với BĐS bởi

nhu cầu vốn của ngành này hầu hết là trung và dài hạn. Trong bối cảnh

tăng trưởng huy động đang thấp hơn tăng trưởng cho vay thì các nhu

cầu vốn này sẽ càng được các NH quản lý chặt. Trường hợp vẫn muốn

duy trì cho vay BĐS thì các NH sẽ buộc phải gia tăng các nguồn vốn

dài hạn. Phương án này có vẻ đang được các NH tiến hành trong thời

gian gần đây khi nhiều NH đã điều chỉnh tăng LS huy động, đặc biệt tại

các kỳ hạn dài. Gần đây, LS huy động thông qua chứng chỉ tiền gửi đã

được các NH đẩy lên mức kỷ lục 8,9% áp dụng cho kỳ hạn 36th. Trong

khi tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn trên 12th cũng được hầu hết NH áp

dụng ở mức trên 8%/năm.

Vốn chủ sở hữu nhóm ngân hàng

cổ phần tư nhân "bốc hơi" hơn

8.000 tỷ ngay tháng đầu năm

Theo thống kê của NHNN, đến cuối tháng 1/2019, VTC của toàn hệ

thống TCTD đạt 800.633 tỷ đồng, 0,69% # 5.523 tỷ đồng sv đầu

năm. Nguyên nhân sụt giảm đến từ khối NHTMCP và NHLD, nước

ngoài. Cụ thể, VTC của các NHTMCP tư nhân 8.176 tỷ đồng xuống

mức 330.007 tỷ đồng (2,42%). VTC của NHLD, nước ngoài 1.231 tỷ

đồng (0,76%) xuống 161.633 tỷ đồng. VTC của 7 NHTMNN 1,07%

đạt 271.472 tỷ đồng. Trong khi đó, các công ty tài chính có VTC 3,1%

lên 33.575 tỷ đồng…TTS của hệ thống ngày 31/1/2019 đạt 11,127 triệu

tỷ đồng, 0,57% #63.097 tỷ đồng. Trong đó, TTS của khối NHTMNN

đạt #4,87 triệu tỷ, chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn hệ thống (43,76%);

khối NHTMCP với TTS đạt #4,59 triệu tỷ (41,22%); khối NHLD, nước

ngoài 1,16 triệu tỷ (10,43%)... Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ

thống cuối tháng 1 ở mức 11,57%, giảm sv mức 12,14% hồi đầu năm.

Trong đó, CAR của NHTMNN sụt giảm từ 9,52% xuống 9,31%, chỉ cao

hơn sv quy định một chút; NHTMCP giảm từ 11,24% xuống 10,56%;

NHLD, nước ngoài giảm từ 25,88% xuống còn 23,53%. Trong khi đó,

CAR của các công ty tài chính, cho thuê tài chính tăng nhẹ từ 19,47%

lên 19,68%. Đối với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, cả 2

nhóm NH đều đã đưa về dưới 40% theo đúng quy định. Cụ thể, nhóm

NHQD là 31,56%; các NH tư nhân là 32,94%.

Page 5: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

5

Nhà đầu tư nước ngoài được

phép dùng ngoại hối để ký quỹ

khi mua cổ phần DNNN

NHNN vừa ban hành Thông tư 03/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung

Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử

dụng ngoại hối trên lãnh thổ VN. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể

từ 13/5/2019. Theo đó, Thông tư 03 bổ sung quy định về các trường

hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ VN, đối với người không cư

trú thực hiện theo quy định sau: NĐTNN được đặt cọc, ký quỹ bằng

ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá trong các trường hợp: (i)

Mua cổ phần tại DNNN thực hiện CPH được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt; (ii) Mua cổ phần, phần vốn góp của Nhà nước tại DNNN, DN có

vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt; (iii) Mua cổ phần, phần vốn góp của DNNN đầu tư vào DN khác

thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… Trường hợp

trúng đấu giá, NĐTNN thực hiện chuyển vốn đầu tư theo quy định của

pháp luật về quản lý ngoại hối để thanh toán giá trị mua cổ phần, phần

vốn góp. Trường hợp đấu giá không thành công, NĐTNN được chuyển

ra nước ngoài số tiền đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ sau khi đã trừ đi các

chi phí phát sinh liên quan (nếu có).

Page 6: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

6

06 giải pháp tạo động lực thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019, Chính

phủ y/c các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn KT, tổng công ty Nhà

nước quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2019;

quan tâm giải quyết toàn diện các vấn đề XH, đặc biệt là văn hóa ứng

xử, đạo đức; tập trung tháo gỡ SX KD... Cụ thể, Chính phủ y/c các bộ,

cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục đẩy

mạnh cơ cấu lại nền KT theo hướng thực chất, hiệu quả, thúc đẩy đổi

mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ; triển khai thực hiện

quyết liệt, hiệu quả những giải pháp tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng

năm 2019, tập trung vào: (1) Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy SX, XK nông,

lâm, thủy sản; (2) Tăng cường tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại

tự do, nhất là CPTPP, đa dạng hóa thị trường XK, giảm nhập siêu; (3)

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, theo dõi sát

tình hình hoạt động của DN, các dự án lớn để tháo gỡ kịp thời các

vướng mắc; (4) Đẩy mạnh phát triển DV, nhất là những ngành DV bán

buôn, bán lẻ, logistics, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính, ngân

hàng; (5) Đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư

công; (6) Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư, KD,

nhất là một số văn bản quy định pháp luật đang gây vướng mắc, ảnh

hưởng đến sự phát triển. Đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành CSTT

chủ động, linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và hỗ

trợ, thúc đẩy tăng trưởng. Chỉ đạo các TCTD thực hiện các giải pháp

TTTD có hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung

vào những lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy SX KD, phát triển lành mạnh tín

dụng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi tăng khả năng tiếp cận tín dụng

chính thức, góp phần hạn chế tín dụng đen; đẩy mạnh cơ cấu lại TCTD

gắn với xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội và

Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Chính phủ; đẩy nhanh tiến độ cơ cấu

lại TCTD yếu kém. Hoàn thiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Kinh tế Việt Nam

Page 7: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

7

Bùng nổ kinh tế số và thách thức

an ninh mạng

Theo thống kê của We are social, VN hiện có #64 triệu dân sử dụng

internet (#67%) và thuộc top 20 quốc gia có số dân sử dụng internet

đông nhất trên thế giới. Trong đó, xu hướng truy cập internet của người

Việt là bằng điện thoại thông minh, chiếm 72%. Theo khảo sát của Hiệp

hội TMĐT với #5.000 DN trong 2018, có 43% DN đã sử dụng website,

15% sử dụng ứng dụng di động và 32% sử dụng mạng XH để KD.

Chuyển dịch KT số đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới,

trong đó có VN. Ngày càng nhiều DN tích cực áp dụng công nghệ số

vào SXKD, quản trị thông qua phương thức bán hàng, tỷ lệ sử dụng

công nghệ mới như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa

(robotic)... Hình thức quảng cáo cũng chuyển dịch từ các loại hình

truyền thống như báo giấy (18%), truyền hình (15%) sang sử dụng mạng

XH (43%), công cụ tìm kiếm (31%) và ứng dụng di động (11%). Báo cáo

e-Conomy SEA 2018 được thực hiện giữa Temasek (Singapore) và

Google đánh giá mảng KT số của VN như "con rồng chuyển mình". KT

internet của đất nước hơn 90 triệu dân đã 38% giai đoạn 2015 –

2018, đạt quy mô 9 tỷ USD. Trong đó, đáng chú ý là TMĐT gần như

tăng gấp đôi so với 2017. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của KT

số là sự gia tăng các rủi ro an ninh mạng trên tất cả phương diện, bao

gồm rủi ro mới, số lượng vụ việc và mức độ thiệt hại. Theo Kaspersky

Lab (công ty an ninh mạng toàn cầu), năm 2018 VN nằm trong top 3 quốc

gia bị tấn công mạng nhiều nhất. Riêng trong tháng 01/2019, trung bình

mỗi ngày, VN đã hứng chịu tới hơn 800.000 mã độc. Còn nếu tính theo

tỷ lệ người dùng internet, 21,5% người dùng ở VN phải đối mặt với các

mối đe doạ tấn công mạng thời gian qua. Đại diện Kaspersky đánh giá,

trong kỷ nguyên kỹ thuật số, những mối đe dọa về vấn đề an ninh mạng

ngày càng tinh vi hơn. Giới chuyên gia nhận định, VN thường xuyên

nằm trong top những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất là do chưa

có một chiến lược quốc gia tổng thể và toàn diện về an ninh mạng. Ông

Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát

triển truyền thông cho rằng, tính phức tạp, đa phương diện và liên quan

đến nhiều chủ thế khác nhau, vượt ra ngoài biên giới cứng quốc gia

khiến cho an ninh mạng trở thành vấn đề chính sách phức hợp và

không có một giải pháp duy nhất. "VN cần tiếp cận chính sách toàn

diện và hệ thống đa giải pháp cho vấn đề an ninh mạng, trong đó huy

động cả 3 KV Nhà nước, DN và cá nhân người dùng tham gia".

Page 8: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

8

Xuất siêu 1,41 tỷ USD sau 3

tháng

Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 3, tổng kim ngạch XNK của VN đạt

>116 tỷ USD. Trong đó, XK đạt 58,86 tỷ USD, NK đạt 57,45 tỷ USD.

Như vậy, trong 3th/2019, VN xuất siêu 1,41 tỷ USD (vượt ước tính 0,54 tỷ

USD được Tổng cục Thống kê đưa ra). Theo báo cáo mới nhất này, VN

xuất siêu 1,63 tỷ USD trong tháng 3. Như vậy, con số về XNK 2th/2019

đã được Tổng cục Hải quan điều chỉnh. Trong 2th/2019, cả nước nhập

siêu 220 triệu USD thay vì 64 triệu USD như công bố trước đó. 5 nhóm

mặt hàng điện thoại và các loại linh kiện, máy vi tính, dệt may, máy móc

thiết bị phụ tùng, da giày vẫn tiếp tục XK >1 tỷ USD trong tháng 3. Đặc

biệt, mặt hàng điện thoại và các loại linh kiện XK 5,38 tỷ USD trong

tháng này. Lũy kế 3 tháng, cả nước có 11 mặt hàng XK >1 tỷ USD. Các

mặt hàng chủ đạo như máy vi tính, điện tử, máy móc thiết bị, vải các

loại, điện thoại linh kiện, sắt thép, kim loại, hóa chất... tiếp tục được NK

nhiều. Lũy kế Q.I, cả nước có 12 nhóm hàng NK >1 tỷ USD. Nhóm

hàng ôtô được Tổng cục Thống kê ước tính NK 1,8 tỷ USD trong Q.I,

bằng kim ngạch NK của cả năm 2018. Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải

quan, ôtô nguyên chiếc các loại chỉ được nhập về 880 triệu USD. Các

DN FDI XK 41,08 tỷ USD trong Q.I, NK 33,45 tỷ USD. Như vậy, khối

FDI xuất siêu 7,63 tỷ USD. Khối DN trong nước nhập siêu 6,22 tỷ USD.

Khối FDI tham gia chính vào XK hàng dệt may, giày dép, máy vi tính,

sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc,

thiết bị, phương tiện vận tải và phụ tùng... TP.HCM, Thái Nguyên, Bắc

Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng... vẫn là những địa phương có

giá trị XNK tỷ USD trong Q.I.

Page 9: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

9

Ngân hàng trung ương châu Âu

giữ nguyên lãi suất

ECB ngày 10/04 quyết định giữ nguyên LS hiện nay, ở mức 0% đối với

LS tái cấp vốn, 0,25% với LS cho vay và LS tiền gửi là -0,4%. Các nhà

hoạch định CSTT EU lo ngại trường hợp Brexit "cứng" (Anh rời EU không

có thỏa thuận) có thể làm rối loạn các thị trường tài chính và làm trầm

trọng hơn mức tăng trưởng đang rất yếu của Eurozone. Bên cạnh

Brexit, một loạt mối đe dọa khác cũng đã tác động đến niềm tin và hoạt

động của khối, trong đó có các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

và việc Mỹ dọa đánh thuế nặng đối với hàng hóa của EU. Hồi đầu tháng

3, ECB đã hạ dự báo tăng trưởng KT Eurozone trong 2019 và 2020 do

"những bất ổn" từ địa chính trị cho đến xung đột thương mại đang đè

nặng lên nền KT KV. Cụ thể, ECB dự báo nền KT Eurozone sẽ tăng

trưởng 1,1% trong 2019, 0,6% sv mức dự báo trước đó. Đối với 2020,

dự đoán nền KT KV tăng trưởng 1,6% thay vì mức 1,7% được đưa ra

trước đó. Tuy nhiên, ECB vẫn giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng KT

trong 2021 là 1,5%. Tại cuộc họp ngày 10/04, ECB cũng dự báo tỷ lệ

lạm phát của Eurozone sẽ tăng từ mức chỉ 1,2% trong 2019 lên 1,6%

vào 2021, đều thấp hơn mục tiêu lạm phát 2,0% mà ECB đặt ra.

FED để ngỏ khả năng nâng lãi

suất trong năm 2019

Trong biên bản họp họp chính sách tháng 3 vừa được FED công bố

ngày 10/04 cho thấy, UB Thị trường Mở Liên bang (FOMC) nhất trí

không nâng LS tại cuộc họp ngày 19-20/3, đồng thời báo hiệu không có

khả năng nâng LS trong 2019. Tuy nhiên, điều này diễn ra sau cuộc

thảo luận căng thẳng giữa các thành viên, trong đó các quan chức cho

biết họ sẽ theo dõi dữ liệu KT và đều dự báo chúng sẽ cải thiện trong

suốt 2019. “Một vài thành phần tham gia lưu ý rằng quan điểm về phạm

vi LS chuẩn hợp lý của họ có thể thay đổi theo cả 2 hướng, tùy thuộc

vào dữ liệu sắp tới và các diễn biến khác… Một số quan chức báo hiệu

rằng nếu nền KT diễn biến đúng như họ dự báo hiện nay, trong đó tăng

trưởng KT vượt lên trên xu hướng dài hạn, thì họ có khả năng cho rằng

tình hình phù hợp để nâng nhẹ phạm vi LS chuẩn trong năm nay”. Đề

xuất nâng nhẹ có nghĩa là điều chỉnh 0,25 điểm % trong phạm vi mục

tiêu hiện tại 2,25-2,5%. Các thị trường hợp đồng tương lai hiện phản

Kinh tế Quốc tế

Page 10: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

10

ánh khả năng không nâng LS trong 2019 và thực tế, có xác suất 55%

FED có thể chọn giảm LS… Trong những tháng đầu của năm 2019, các

thành phần tham gia thị trường chứng kiến FED trở nên “bồ câu” hẳn,

ủng hộ phương pháp “kiên nhẫn” đối với chính sách và sẽ tập trung vào

các dữ liệu KT như tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Đây là một sự thay đổi

đáng kể sv FED đã nâng LS 4 lần trong 2018 và dự báo 2 lần nâng LS

trong 2019. Ngoài ra, Biên bản họp còn cho thấy phần lớn thành viên

FOMC tin rằng FED nhiều khả năng giữ nguyên LS trong 2019.

Dân số già đe dọa tăng trưởng

của châu Á

Từ Nhật, Hàn Quốc cho đến TQ và một số nước ASEAN, vấn đề dân số

già đang làm thay đổi XH, các chiến lược KD và các chính sách của

Chính phủ. Xu hướng này có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn

cầu và KV khi tốc độ tăng trưởng ở một số nước ngày càng suy kiệt vì

gánh nặng dân số già, trong khi đó một số nền KT khác vẫn phát triển

nhờ lực lượng lao động dồi dào… Theo OECD, từ 2020 đến 2060, lực

lượng dân số ở độ tuổi lao động sẽ suy 30% ở Nhật, 26% ở Hàn Quốc

và 19% ở TQ. Số người 65 tuổi trở lên được dự báo chiếm >30% dân số

của 3 nước này vào 2060. Cơ cấu dân số của Hồng Kông, Singapore và

Thái Lan cũng sẽ đi theo quỹ đạo tương tự…. Tốc độ già hóa dân số

nhanh đang tạo ra mối nguy hiểm thực sự cho triển vọng tăng trưởng

KT ở nhiều nền KT lớn của châu Á. Tốc độ tăng trưởng của TQ được dự

báo chỉ đạt mức trung bình 1,5%/năm trong giai đoạn 2040-2050, thấp

hơn rất nhiều sv mức trung bình 7,1%/năm trong 2010-2020. Tăng

trưởng GDP của Hàn Quốc được dự báo rơi về mức 2% vào 2030 và

tiếp tục rơi về mức 1% vào 2050 do lực lượng lao động suy giảm khi

dân số ngày càng già hóa. Tại Nhật, lo ngại về triển vọng KT, lớp trẻ

đang gia tăng tiết kiệm. Gánh nặng chi phí an sinh XH ở Nhật, Hàn

Quốc và TQ gia tăng không ngừng khi lực lượng lao động suy giảm.

Kinh tế Trung Quốc được dự báo

sắp cải thiện

Nhà phân tích từ các HSBC, Morgan Stanley và Goldman Sachs Group

đang ngày càng lạc quan rằng nền KT TQ sắp chạm đáy sau khởi đầu

năm đầy biến động. Ngày 9/4, IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng của

TQ thêm 0,1%, lên 6,3% trong 2019, dù hạ dự báo tăng trưởng toàn

cầu xuống thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính. "Vì chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung, các nhà hoạch định chính sách đã áp dụng

phương pháp ‘làm mọi cách có thể’ để hỗ trợ tăng trưởng. Họ đã tung ra

hàng loạt biện pháp nới lỏng. Tình hình tài chính kể từ đó bắt đầu cải

Page 11: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

11

thiện. Chỉ số PMI tháng 3 bất ngờ tăng có thể là dấu hiệu đầu tiên cho

thấy KT Q đã chạm đáy và sắp bật lên", báo cáo của Bank of America

Merrill Lynch cho biết. Triển vọng tín dụng mạnh, kim ngạch thương mại

ổn định và giá SX tăng trở lại là lý do Morgan Stanley lạc quan vào nền

KT này: "Tất cả những yếu tố trên cho thấy triển vọng KT TQ hiện khá

sáng sủa. Chúng tôi dự báo các tài sản rủi ro tại đây sẽ có diễn biến

tốt". HSBC ước tính chính sách giảm thuế của TQ 2019 có quy mô #2%

GDP. Đây là đợt giảm thuế lớn nhất trong một thập kỷ qua tại nước này.

Cùng với các biện pháp khác, chính sách này sẽ giúp TQ phục hồi bền

vững. Trong lĩnh vực BĐS, phân tích của Goldman Sachs với các giao

dịch mua bán đất và giá cả trên thị trường thứ cấp cho thấy tâm lý NĐT

đã cải thiện từ tháng 3. Một phần nhờ nguồn cung ổn định và NĐT kỳ

vọng vào các chính sách nới lỏng. Tuy vậy, nền KT này vẫn chưa thực

sự bình thường trở lại. Dù các số liệu về nhu cầu (doanh số bán lẻ hay

đầu tư) đang tăng, số liệu về nguồn cung (SX hay việc làm) vẫn khá yếu

trong 2 tháng đầu năm. "Rất khó nói chính xác khi nào nền KT này bắt

đầu chạm đáy", các nhà phân tích tại Bloomberg Economics kết luận.

Xuất khẩu tháng 3 của Trung

Quốc dự kiến phục hồi, nhập

khẩu giảm tháng thứ 4 liên tiếp

Kết quả khảo sát từ Reuters chỉ ra XK của TQ được dự báo phục hồi

trong tháng 3 sau khi giảm mạnh vào tháng 2, trong khi NK có thể giảm

tháng thứ 4 liên tiếp nhưng với tốc độ chậm hơn. Cụ thể XK tháng 3 dự

báo 7,3% sv 2018, theo sau sự sụt 20,8% trong tháng 2. Bộ

Thương mại TQ gần đây cho biết XK và NK đã phục hồi trong nửa đầu

của tháng 3. Khảo sát các nhà máy trong tháng 3 cũng gợi ý "tia hy

vọng" về lĩnh vực XK. Trong khi các đơn đặt hàng XK vẫn duy trì chậm

chạp, một số dấu hiệu cho thấy sự thắt chặt đang được nới lỏng… Ngày

9/4, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng KT thế giới 2019 lần thứ 3 và cho

rằng sự chậm lại của nền KT toàn cầu đã vượt dự báo và xu hướng lao

dốc này có thể khiến các nhà lãnh đạo thế giới sử dụng biện pháp kích

thích. Tuy nhiên, IMF nâng triển vọng đối với tăng trưởng của TQ lên

6,3% trong 2019, một phần vì cuộc chiến thương mại không leo thang

như lo ngại. NK của TQ trong tháng 3 được dự báo 1,3% sv 1 năm

trước, dù mức giảm này được coi là thấp hơn sv mức 5,2% của tháng

2… Mặc dù vậy, hầu hết thành phần tham gia khảo sát của Reuters

đều dự báo NK giảm, với mức giảm nhiều nhất là 18,2% và thặng dư

thương mại chung của TQ lên tới 7,05 tỷ USD trong tháng 3 từ 4,08 tỷ

USD hồi tháng 2.

Page 12: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

12

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sjc.com.vn/

https://goldprice.org/vi/index.html

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrLoop=515501331129000

Tin Tài chính - NH http://cafef.vn/von-chu-so-huu-nhom-ngan-hang-co-phan-tu-nhan-boc-hoi-hon-8000-ty-ngay-

thang-dau-nam-20190410083746197.chn

http://cafef.vn/thong-doc-nhnn-luu-y-viec-cap-tin-dung-voi-hien-tuong-sot-dat-

20190410122554639.chn

https://bizlive.vn/tai-chinh/quoc-hoi-xem-xet-luat-chung-khoan-sua-doi-3501877.html

https://vietnambiz.vn/tin-dung-bat-dong-san-co-dang-thuc-su-giam-20190408170633794.htm

http://cafef.vn/nha-dau-tu-nuoc-ngoai-duoc-phep-dung-ngoai-hoi-de-ky-quy-khi-mua-co-phan-

dnnn-20190410164921061.chn

Tin KT vĩ mô https://vietstock.vn/2019/04/sau-giai-phap-tao-dong-luc-thuc-day-tang-truong-kinh-te-761-

668529.htm

http://cafef.vn/bung-no-kinh-te-so-va-thach-thuc-an-ninh-mang-2019041107270753.chn

http://ndh.vn/xuat-sieu-1-41-ty-usd-sau-3-thang-20190410095528538p145c152.news

Tin KT Quốc tế https://vietnambiz.vn/ngan-hang-trung-uong-chau-au-giu-nguyen-lai-suat-

20190411065741051.htm

https://vietstock.vn/2019/04/fed-de-ngo-kha-nang-nang-lai-suat-trong-nam-2019-775-668532.htm

https://vietnambiz.vn/dan-so-gia-de-doa-tang-truong-cua-chau-a-20190410204949265.htm

https://vietnambiz.vn/kinh-te-trung-quoc-duoc-du-bao-sap-cai-thien-20190410215058914.htm

https://vietnambiz.vn/reuters-xuat-khau-thang-3-cua-trung-quoc-du-kien-phuc-hoi-nhap-khau-

giam-thang-thu-4-lien-tiep-20190410152445617.htm

Page 13: i b Đ - Sacombank · VN - Index 981,91 0,66% HNX - Index 107,43 0,25% D.JONES ... gian vừa qua, Chính phủ và NHNN đã quản lý lĩnh vực rủi ro như CK, BĐS, dự án

13

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Lãi suất LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Mua bán, sáp nhập M&A

Bất động sản BĐS Ngân hàng NH

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng trung ương NHTW

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM CP

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM NN

Doanh nghiệp nhà nước DNNN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

Doanh nghiệp tư nhân/ Doanh nghiệp DNTN/ DN Ngân sách nhà nước NSNN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Tài chính - ngân hàng TC-NH

Khách hàng doanh nghiệp KHDN Tài sản bảo đảm/ Tài sản đảm bảo TSBĐ/ TSĐB

Khách hàng cá nhân KHCN Tăng trưởng tín dụng TTTD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức tín dụng TCTD

Nhả đầu tư nước ngoài/ Nhà đầu tư NĐTNN/ NĐT Tổng tài sản TTS

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Giấy chứng nhận GCN Việt Nam VN

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Thu nhập cá nhân/ Thu nhập doanh nghiệp TNCN/ TNDN Trái phiếu Chính phủ TPCP

Kinh tế vĩ mô KTVM Trái phiếu doanh nghiệp TPDN

Kinh tế KT Thị trường chứng khoán/ Chứng khoán TTCK/ CK

Xã hội XH Vốn điều lệ VĐL

Khu vực KV Vốn tự có VTC

Thế giới TG Xuất nhập khẩu/ Xuất khẩu/ Nhập khẩu XNK/ XK/ NK

Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Dịch vụ DV

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Thế giới (World Bank) WB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Thép VN VSA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Liên minh châu Âu EU Tổng cục thống kê GSO (TCTK)