ĐẠi hỌc qu c gia hÀ nỘi -...

12
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC GIÁO DC PHAN QUC ANH RÈN LUYN CHO HỌC SINH NĂNG LỰC XÁC ĐỊNH VÀ DIỄN ĐẠT LOGIC VẬN ĐỘNG CA NI DUNG TRONG DY HỌC CHƢƠNG I, II PHẦN: DI TRUYN HC, SINH HC 12 TRUNG HC PHTHÔNG CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HC (BMÔN SINH HC) MÃ S: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HC Ngƣời hƣớng dn khoa hc: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH HÀ NI 2014

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHAN QUỐC ANH

RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH NĂNG LỰC XÁC ĐỊNH

VÀ DIỄN ĐẠT LOGIC VẬN ĐỘNG CỦA NỘI DUNG TRONG

DẠY HỌC CHƢƠNG I, II PHẦN: DI TRUYỀN HỌC,

SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN SINH HỌC)

MÃ SỐ: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

HÀ NỘI 2014

1

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ................................................................ Error! Bookmark not defined.

Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................. 1

Danh mục các bảng ................................................... Error! Bookmark not defined.

Danh mục các đồ thị ................................................. Error! Bookmark not defined.

Danh mục các hình ................................................... Error! Bookmark not defined.

Mục lục ........................................................................................................................ 1

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5

1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 5

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 7

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 7

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................ 7

5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu .............................................................................. 8

6. Vấn đề nghiên cứu................................................................................................... 8

7. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 8

8. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 8

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 8

10. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 9

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀIError! Bookmark

not defined.

1.1. Những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tàiError! Bookmark not

defined.

1.1.1. Trên thế giới .................................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2. Ở Việt Nam .................................................... Error! Bookmark not defined.

1.2. Cơ sở lí luận ...................................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái niệm về năng lực .................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1.1. Các quan niệm về năng lực .......................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1.2. Cấu trúc của năng lực .................................. Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Khái niệm về logic khoa học ........................... Error! Bookmark not defined.

2

1.2.2.1. Quan niệm về khoa học ............................... Error! Bookmark not defined.

1.2.2.2. Quan niệm về logic khoa học ...................... Error! Bookmark not defined.

1.2.3. Quan niệm về logic môn học .......................... Error! Bookmark not defined.

1.2.4. Năng lực xác định logic vận động của nội dung học tậpError! Bookmark

not defined.

1.2.4.1. Quan niệm về năng lực xác định logic vận động của nội dung

................................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.4.2. Cấu trúc của năng lực xác định logic nội dung .......... Error! Bookmark not

defined.

1.2.5. Diễn đạt logic vận động của nội dung ............. Error! Bookmark not defined.

1.2.5.1. Quan niệm về diễn đạt logic vận động của nội dung . Error! Bookmark not

defined.

1.2.5.2. Các hình thức diễn đạt nội dung .................. Error! Bookmark not defined.

1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Phương pháp xác định ..................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.2.1. Nhận thức của giáo viên về năng lực xác định và diễn đạt logic vận động

của nội dung trong dạy học chương I, II phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT.

................................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.2.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp rèn luyện năng lực xác định và diễn đạt

logic vận động của nội dung trong dạy học chương I, II phần Di truyền , Sinh học

12 THPT. ................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.2.3. Năng lực diễn đạt logic vận dụng nội dung của học sinh . Error! Bookmark

not defined.

1.3.3. Kết quả điều tra ............................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.3.1. Nhận thức của giáo viên về năng lực xác định và diễn đạt logic vận động

của nội dung trong dạy học chương I, II phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT

................................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.3.2. Thực trạng về mức độ sử dụng các biện pháp rèn luyện năng lực xác định

và diễn đạt logic vận động của nội dung trong dạy học chương I, II phần Di truyền,

Sinh học 12 THPT ..................................................... Error! Bookmark not defined.

3

1.3.3.3. Năng lực diễn đạt logic vận động nội dung của học sinh . Error! Bookmark

not defined.

Chƣơng 2. RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH NĂNG LỰC XÁC ĐỊNH VÀ DIỄN

ĐẠT LOGIC VẬN ĐỘNG CỦA NỘI DUNG TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG I, II

PHẦN DI TRUYỀN HỌC, SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. ......... Error!

Bookmark not defined.

2.1. Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức chương I, II phần Di truyền học, Sinh học

12 Trung học phổ thông. ........................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Cấu trúc và logic vận động của vật chất di truyền ở cấp độ phân tử ...... Error!

Bookmark not defined.

2.1.2. Cấu trúc và logic vận động của vật chất di truyền ở cấp độ tế bào ......... Error!

Bookmark not defined.

2.1.3. Tác động qua lại giữa các gen ......................... Error! Bookmark not defined.

2.1.3.1. Tương tác giữa các gen alen ........................ Error! Bookmark not defined.

2.1.3.2. Tương tác giữa các gen không alen ............. Error! Bookmark not defined.

2.2. Năng lực xác định logic vận động nội dung chương I, II phần Di truyền học

................................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.3. Năng lực diễn đạt logic vận động nội dung chương I, II phần Di truyền học

................................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.4. Quy trình rèn luyện năng lực xác định logic vận động của nội dung trong dạy học

chương I, II phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT .... Error! Bookmark not defined.

2.4.1. Quy trình rèn luyện năng lực xác định logic vận động của nội dung trong dạy học

chương I, II phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT .... Error! Bookmark not defined.

2.4.1.1. Quy trình chung .............................................. Error! Bookmark not defined.

2.4.1.2. Giải thích quy trình ...................................... Error! Bookmark not defined.

2.5. Biện pháp rèn luyện năng lực diễn đạt logic vận động của nội dung trong dạy Error!

Bookmark not defined.

học chương I, II phần Di truyền học, Sinh học 12 THPTError! Bookmark not

defined.

2.6. Các graph được xây dựng từ logic vận động nội dung Chương I, II Phần Di

truyền học, Sinh học 12 THPT .................................. Error! Bookmark not defined.

4

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................. Error! Bookmark not defined.

3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................... Error! Bookmark not defined.

3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Chọn trường .................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Chọn lớp .......................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Bố trí thực nghiệm .......................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm ...................... Error! Bookmark not defined.

3.2.4.1. Các bài dạy thực nghiệm .............................. Error! Bookmark not defined.

3.2.4.2. Các chi tiêu cần đo ....................................... Error! Bookmark not defined.

- Đo kết quả học tập .................................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.

3.3. Kết quả thực nghiệm và biện luận ..................... Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Kết quả học tập ................................................ Error! Bookmark not defined.

3.3.1.1. Kết quả trong thực nghiệm ........................... Error! Bookmark not defined.

3.3.1.2. Kết quả sau thực nghiệm .............................. Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Năng lực học tập ............................................ Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................ Error! Bookmark not defined.

1. Kết luận ................................................................. Error! Bookmark not defined.

2. Khuyến nghị .......................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 10

PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined.

5

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ

bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của

người học. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và

công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành

và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và

từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục,

đào tạo. Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học,

hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề…"

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người

học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy

cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi

mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Trong đổi mới phương pháp dạy học cần

hướng tới dạy cho học sinh nắm vững sự vận động, phát triển của nội dung học tập.

1.2. Do đặc điểm kiến thức về phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT.

Trong phần Di truyền học của chương trình Sinh học THPT bao gồm nhiều

chủ đề như cấu trúc và cơ chế của hiện tượng di truyền, biến dị; tính quy luật của

hiện tượng di truyền; di truyền học quần thể; di truyền học người và những ứng

dụng di truyền trong y học và sản xuất. Nhưng bản chất là quy luật vận động vật

chất di truyền qua các thế hệ và sự tương tác giữa các cấu trúc di truyền với nhau và

với môi trường. Nếu nắm vững được cơ chế vận động, phát triển của các vật chất di

truyền ở các cấp độ, cũng như cơ chế tương tác của vật chất di truyền thì sẽ nắm

vững kiến thức di truyền trên đối tượng

Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng thì mọi hiện tượng trong giới tự

nhiên đều là những hình thức vận động khác nhau của vật chất. Bởi vậy, muốn nắm

6

được bản chất của một hiện tượng sinh học thì phải đi sâu vào cấu trúc của dạng vật

chất làm cơ sở cho hiện tượng đó.

1.3. Do thực trạng dạy học phần Di truyền học, Sinh học 12 Trung học phổ thông.

Qua trao đổi ý kiến và dự giờ một số GV ở một số trường, chúng tôi nhận thấy rất nhiều

GV khi dạy phần Di truyền học chỉ cố gắng truyền tải hết nội dung SGK, dạy học theo trình

tự các mục trong bài, thậm chí còn rập khuôn những gợi ý của SGV, nhiều GV còn lúng

túng trong việc chọn cách tiếp cận khác để đạt được các mục tiêu bài học.

Phần Di truyền học, đặc biệt là chương I, II, Sinh học 12 được trình bày mang tính logic

và tính hệ thống cao, có mối liên hệ mật thiết, gắn kết với nội dung Sinh học khác, đồng thời

cũng rất trìu tượng. Tuy nhiên, khối lượng kiến thức ấy lại có mối liên thông với nhau rất rõ

ràng, logic. Nếu xác định được logic vận động của nội dung sẽ đem lại hiệu quả cao đối với

việc dạy của GV. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy GV chưa thực sự quan tâm đầy đủ để phát

triển năng lực xác định và diễn đạt logic vận động của nội dung chương I, II phần Di truyền

học.

1.4. Vai trò của việc nắm vững logic vận động của nội dung phần Di truyền học,

Sinh học 12 Trung học phổ thông.

Việc nắm vững logic vận động nội dung phần Di truyền học sẽ tăng cường

tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh.

Thấy được ở góc độ phân tử, vật chất di truyền có chức năng là mang, bảo

quản và truyền đạt thông tin di truyền. Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân

tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự các nuclêôtit xác định. Thông

tin di truyền được bảo quản nhờ các liên kết phôtphođieste, cấu trúc mạch kép và

liên kết với prôtêin. Thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác

nhờ sự nhân đôi ADN trong quá trình phân bào.Thông tin di truyền còn được truyền

từ ADN ARN prôtêin thông qua quá trình phiên mã và dịch mã. Các protein

lại cấu tạo nên các tế bào và do vậy biểu hiện các đặc điểm của sinh vật.

Nhờ những kiến thức về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền và biến dị giúp

HS có cơ sở để hiểu những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính quy luật của hiện

tượng di truyền và biến dị. Chính sự nhân đôi ADN dẫn đến NST nhân đôi. Sự

phân li và tổ hợp của các NST theo những cơ chế xác định mà sự di truyền diễn ra

theo những quy luật có thể tiên đoán được. Từ đó, giúp HS có thể hệ thống hóa về

7

các kiểu tác động của gen đối với sự hình thành tính trạng được biểu hiện mang tính

quy luật.

Từ những lí do trên , để góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học lớp 12,

chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: "Rèn luyện cho học sinh năng lực xác

định và diễn đạt logic vận động của nội dung trong dạy học chương I, II phần Di

truyền học, Sinh học 12 Trung học phổ thông" làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Rèn luyện cho HS năng lực xác định và diễn đạt tính logic vận động nội dung

chương I, II phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT để nâng cao hiệu quả dạy học.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về năng lực, về logic vận động của nội dung học

tập và năng lực diễn đạt logic vận động của nội dung.

3.2. Xác định thực trạng nhận thức của GV về tính logic vận động của nội dung và

cách diễn đạt logic vận động của nội dung ; Thực trạng hướng dẫn HS xác định và

diễn đạt logic vận động của nội dung học tập ; Khả năng của HS diễn đạt logic vận

động của nội dung đã học chương I, II phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT.

3.3. Đề xuất các biện pháp rèn luyện cho HS năng lực xác định và diễn đạt logic

vận động của nội dung trong dạy học chương I, II phần Di truyền học, Sinh học

12 THPT.

3.4. Thiết kế giáo án mẫu có sử dụng biện pháp rèn luyện năng lực xác định và

diễn đạt tính logic vận động của nội dung.

3.5. Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của giả thuyết khoa học đã đề ra.

4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp rèn luyện cho HS năng lực xác định và diễn đạt logic vận

động của nội dung trong dạy học chương I, II phần Di truyền học, Sinh học 12

THPT.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học chương I, II phần Di truyền học Sinh học 12 THPT.

8

5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Trong hiệu quả dạy học đã nêu trong mục tiêu của đề tài, trong luận văn này

chỉ tập trung vào logic vận động và tương tác của vật chất di truyền trong nhân.

6. Vấn đề nghiên cứu

Biện pháp rèn luyện năng lực xác định, diễn đạt tính logic vận động của nội

dung chương I, II phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT.

7. Giả thuyết khoa học

Nếu năng lực xác định và diễn đạt logic vận động của nội dung chương I, II

phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT được rèn luyện thì HS nắm vững kiến thức

về di truyền và biến dị.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến việc rèn luyện

kĩ năng xác định, diễn đạt logic vận động của nội dung học tập nói chung, của chương

I, II phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT cũng như lí luận dạy học, đổi mới

phương pháp dạy học, tài liệu về di truyền học, phương pháp dạy học sinh học.

8.2. Phương pháp điều tra

Nhằm xác định nhận thức của giáo viên về logic vận động của nội dung

chương I, II phần Di truyền học, Sinh học 12 THPT. Biện pháp rèn luyện của GV

đã sử dụng, khả năng học sinh nắm vững logic của kiến thức.

8.3. Phương pháp thực nghiệm

Nhằm kiểm tra hiệu quả của giả thuyết khoa học.

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

9.1. Ý nghĩa lí luận

Góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận về biện pháp rèn luyện cho học sinh năng

lực hệ thống hóa kiến thức.

9.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để hệ thống hóa kiến thức, là tài liệu tham

khảo để GV hệ thống hóa kiến thức trong dạy học sinh học.

9

10. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chƣơng 2: Rèn luyện cho học sinh năng lực xác định và diễn đạt logic vận

động của nội dung chương I, II phần Di truyền học, Sinh học 12 Trung học phổ

thông.

Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2003), Lý luận dạy học Sinh học (Phần

đại cương). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh

học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng

môn sinh học lớp 12. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy

học môn Sinh học, cấp THPT. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập

theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh học cấp THPT. Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập

theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Vật lí cấp THPT. Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội.`

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ

8 (khóa XI).

8. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản

Khoa học - Kỹ Thuật, Hà Nội.

9. Vƣơng Tất Đạt (2007), Logic học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà

Nội.

10. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2009), Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo

dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2009), Sinh học 12 - Sách giáo viên.

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết (2006), Tài liệu

bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kỳ III ( 2004-2007),

môn sinh học. Nhà xuất bản Đai hoc sư phạm.

11

13. V.V. Đavƣđôv (2000), Các dạng khái quát hóa trong dạy học. Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội. (Nguyễn Mạnh Hưởng, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi, Phan

Trọng Ngọ dịch).

14. Trần Bá Hoành ( 2000), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách

giáo khoa. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

15. Trần Bá Hoành ( 2006), Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ

môn sinh học, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997 -2000 cho giáo viên trung

học cơ sở. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

16. Ngô Văn Hƣng ( chủ biên ) (2009), Hương dẫn thực hiện chuân kiên thưc , kĩ

năng môn sinh hoc lơp 10. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Kì (1994), Phương pháp dạy học tích cực, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà

Nội.

18. Nguyễn Đức Thành (Chủ biên), Nguyễn Văn Duệ, Dƣơng Tiến Sỹ (2004),

Dạy học sinh học ở trường THPT (Tập I, Tập II). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Đức Thành (1989), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các quy

luật di truyền lớp 12 phổ thông. Luận án phó tiến sĩ.

20. Lê Duy Thành (Chủ biên) (2007), Di truyền học. Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ

Thuật, Hà Nội.

21. Lê Đinh Trung, Trịnh Nguyên Giao (2002), Tuyển tập Sinh học 1000 câu hỏi

và bài tập. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

22. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển

các năng lực ở nhà trường. Nxb Giáo dục, Hà Nội.