ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau...

86
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN --------------------- Nguyn ThNgọc Ánh NGHIÊN CỨU KHNĂNG CHỐNG UNG THƯ CỦA CÁC HOT CHẤT PHÂN LẬP TCÂY VÔNG NEM (Erythrina orientalis (L.) Murr., Fabaceae) VÀ CÂY HẬU PHÁC (Magnolia officinalis Rehd. Et Wils, Magnoliaceae) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - Năm 2012

Upload: others

Post on 28-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG UNG THƯ CỦA CÁC

HOẠT CHẤT PHÂN LẬP TỪ CÂY VÔNG NEM (Erythrina orientalis

(L.) Murr., Fabaceae) VÀ CÂY HẬU PHÁC (Magnolia officinalis Rehd.

Et Wils, Magnoliaceae)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2012

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG UNG THƯ CỦA CÁC

HOẠT CHẤT PHÂN LẬP TỪ CÂY VÔNG NEM (Erythrina orientalis

(L.) Murr., Fabaceae) VÀ CÂY HẬU PHÁC (Magnolia officinalis Rehd.

Et Wils, Magnoliaceae)

Chuyên ngành: Sinh học Thực nghiệm

Mã số: 60 42 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ MỸ NHUNG

Hà Nội – Năm 2012

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:

PGS.TS. Trần Công Yên, người thầy đã tạo nên trong tôi niềm ham

thích với lĩnh vực nghiên cứu ung thư và thu nhận tôi vào nhóm Ung thư

thực nghiệm. Thầy đã luôn thấu hiểu và động viên những khi tôi gặp khó

khăn trong những ngày đầu vào nhóm. Tôi luôn cảm thấy mình may mắn khi

đã được học và làm việc dưới sự hướng dẫn của thầy dù thời gian đó không

dài.

PGS.TS. Nguyễn Thị Quỳ, người đồng sáng lập nhóm Ung thư thực

nghiệm. Cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo lý thuyết và các kỹ năng thực

nghiệm từ khi tôi còn là sinh viên đại học, tạo nền tảng giúp tôi phát triển

luận văn của mình sau này. Tôi cũng như các anh chị, các bạn học viên, sinh

viên trong nhóm luôn muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô, cảm ơn cô đã

luôn quan tâm và chia sẻ, ủng hộ các thế hệ sinh viên chúng tôi tiếp bước

con đường đóng góp cho khoa học.

TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung, người có ảnh hưởng lớn đến việc thôi thúc

tôi gia nhập nhóm Ung thư thực nghiệm mặc dù thời điểm đó tôi chưa có cơ

hội được làm việc cùng cô. Cô không chỉ là người gợi mở, giúp đỡ tôi thực

hiện thí nghiệm mà còn tạo nên trong tôi lòng tin tưởng, mong muốn được

chia sẻ những khó khăn, khúc mắc gặp phải trong công việc và chủ động nêu

lên ý kiến của mình. Tôi đã học được ở cô không chỉ kiến thức, kỹ thuật mà

còn cả tính lạc quan, bình tĩnh xử lý và tháo gỡ những khó khăn gặp phải. Cô

đã, đang và sẽ luôn là một tấm gương cho tôi học tập và cố gắng.

ThS. Bùi Thị Vân Khánh, chị là người tôi có cơ hội được làm việc cùng

ngay từ những ngày đầu gia nhập nhóm nghiên cứu. Với vai trò là thành viên

cơ hữu dày kinh nghiệm, chị đã luôn tận tâm chỉ bảo, chia sẻ những kinh

nghiệm thực nghiệm quý báu và những khúc mắc trong cuộc sống với những

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian

chuẩn bị bảo vệ, chị đã luôn sẵn sàng giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Sinh học

nói chung và các thầy cô trong Bộ môn Tế bào – Mô – Phôi – Lý sinh nói

riêng đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, cách tư duy, làm việc, tạo

nền tảng vững chắc giúp tôi thực hiện luận văn cũng như công việc của mình

sau này.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới những người bạn lớp K51B

Công nghệ Sinh học, các anh chị, các bạn và các em sinh viên đã và đang là

thành viên trong nhóm Ung thư thực nghiệm, Bộ môn Tế bào – Mô – Phôi –

Lý sinh, Khoa Sinh học đã luôn ở bên cạnh, chia sẻ với tôi những khi tôi gặp

khó khăn trong công việc và cuộc sống. Tôi rất may mắn có được những

người bạn, những người anh chị em thực sự như vậy.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Phòng thí nghiệm Trọng điểm, ĐH

Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và TS. Phương Thiện Thương, Viện

Dược liệu Trung ương đã cung cấp mẫu để chúng tôi thực hiện nghiên cứu

này.

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã luôn ủng

hộ và tin tưởng tôi, góp ý và tôn trọng những lựa chọn của tôi trong suốt

thời gian tôi học tập xa nhà, giúp tôi có một chỗ dựa vững chắc hoàn thành

những lựa chọn của mình.

Luận văn được thực hiện dưới sự tài trợ kinh phí từ đề tài Trọng điểm

Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QGTĐ 10.28

Hà Nội, tháng 12 năm 2012

Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ viii

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA .............................................................................. ix

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................. xiii

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ..................................................................................... 3

1.1. T ng u n ung hư .............................................................................. 3

1.1.1. Một số đặc điểm củ ung hư ................................................... 3

1.1.2. Các gi i đoạn phá riển củ ung hư ........................................ 5

1.2. Các m h nh sàng ọc huốc chống ung hư ............................................ 8

1.2.1. Nu i cấy cơ u n ...................................................................... 8

1.2.2. Nu i cấy tế bào ......................................................................... 8

1.2.3. Nu i cấy khối cầu đ bào ung hư (mu ice u r umor

spheroid)………………….. ...................................................................................... 10

1.2.4. M h nh in i o ...................................................................... 12

1.3. Mộ số ng ế bào ung hư ................................................................... 14

1.3.1. D ng ế bào ung hư biểu m ruột kết ở người - HCT116 ..... 14

1.3.2. D ng ế bào ung hư biểu m c tử cung ở người - Hela....... 14

1.3.3. D ng ế bào ung hư biểu m ú ở người - MCF7 ................ 15

1.3.4. D ng ế bào ung hư ú ở người - KPL4 ............................... 16

1.4. Chế ph m Hono io M gno o Derrone à huốc T o ..................... 16

1.4.1. Hono io (H) à M gno o (M).............................................. 16

1.4.2. Derrone (D) ............................................................................ 19

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

1.4.3. Taxol (Paclitaxel) ................................................................... 20

1.5. Enzyme Aurora kinaza .......................................................................... 22

CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 25

2.1. Đối ượng nghiên cứu ............................................................................ 25

2.2. Máy móc ụng cụ ................................................................................. 25

2.3. Hó chất sử dụng ................................................................................... 26

2.4. Phương pháp hoạ hó à nhân nu i các ng ế bào in vitro ............... 27

2.5. Phương pháp hử độc ính MTS ............................................................ 28

2.6. Phương pháp hử độc ính rên m h nh spheroi ................................. 30

2.7. Phương pháp nhuộm miễn dịch huỳnh quang ....................................... 31

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 33

3.1. Kế u h o sá độc ính củ Hono io M gno o à Derrone rên m

h nh 2D……………. ................................................................................................. 33

3.1.1. Với ng HCT116 .................................................................. 33

3.1.2. Với ng He ........................................................................ 38

3.1.3. Với ng MCF7 ..................................................................... 41

3.1.4. Với ng KPL4 ...................................................................... 44

3.2. Kế u nghiên cứu ác động củ Hono io rên m h nh 3D hối cầu đ

bào MCF7………….. ................................................................................................ 51

3.2.1. Kết qu hí nghiệm heo õi sự ăng rưởng khối spheroid

MCF7………………………. ................................................................................... 51

3.2.2. Kết qu hí nghiệm kiểm r ác động củ Hono io ên uá

r nh ạo khối spheroid MCF7 ................................................................................... 54

3.2.3. Kết qu hí nghiệm kiểm r ác động củ Hono io ên sự

ăng rưởng của khối spheroid MCF7 ....................................................................... 56

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

3.3. Kết qu nghiên cứu nh hưởng củ Hono io ên hệ vi sợi actin ......... 59

3.4. Kết qu nghiên cứu nh hưởng củ Derrone ên sự phosphory hó

Histon H3 tại vị rí Serine 10 .................................................................................... 62

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 66

KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 68

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Danh mục bảng

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Dụng cụ và vật tư tiêu hao .......................................................................... 25

Bảng 2: Thiết bị sử dụng ........................................................................................... 26

Bảng 3: Hóa chất sử dụng ........................................................................................ 26

Bảng 4: Dải nồng độ cuối cùng của thuốc thử trong giếng ...................................... 28

Bảng 5: Chỉ số tăng sinh A(%) của dòng HCT116 sau 48h ủ với với Honokiol,

Magnolol và Taxol .................................................................................................... 35

Bảng 6: Giá trị IC50 của Honokiol, Magnolol và Taxol với dòng HCT116 ............. 38

Bảng 7: Chỉ số tăng sinh A(%) Hela với Honokiol và Taxol .................................... 39

Bảng 8: Giá trị IC50 của Honokiol và Taxol với dòng Hela ..................................... 41

Bảng 9: Chỉ số tăng sinh A(%) của MCF7 với Honokiol và Taxol .......................... 43

Bảng 10: Giá trị IC50 của Honokiol (H) và Taxol với dòng TBUT MCF7 ............... 44

Bảng 11: Chỉ số tăng sinh A(%) của dòng KPL4 với Honokiol, Magnolol, Derrone

và Taxol ..................................................................................................................... 47

Bảng 12: Giá trị IC50 của Honokiol, Magnolol, Derrone và Taxol với dòng KPL4 50

Bảng 13: Tổng hợp giá trị IC50 và chỉ số tương quan R2 của Honokiol, Magnolol,

Derrone và Taxol ...................................................................................................... 50

Bảng 14:Thể tích của khối spheroid MCF7 qua 25 ngày sau khi hạ giọt treo ......... 52

Bảng 15: Thể tích trung bình khối spheroid MCF7 trong 15 ngày theo dõi ủ với

Honokiol .................................................................................................................... 58

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Danh mục hình minh họa

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm ix

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Hình 1: Sáu đặc trưng cơ bản của ung thư ................................................................. 3

Hình 2: Thận chuột được sử dụng để sàng lọc thuốc ................................................. 8

Hình 3: Các TBUT HeLa bám dính vào bề mặt đĩa nuôi cấy ..................................... 9

Hình 4: Mô hình cấu trúc cơ bản của khối u invivo và khối cầu đa bào ung thư .... 10

Hình 5: Dòng tế bào ung thư biểu mô ruột kết HCT116 ở người ............................. 14

Hình 6: TBUT vú MCF7 được nuôi cấy dạng đơn lớp in vitro ................................ 15

Hình 7: Cây Hậu phác bắc Magnolia officinalis Rehd. Et wils (trái) và cấu trúc

phân tử của hai đồng phân Honokiol và Magnolol (phải) ....................................... 16

Hình 8: Cơ chế tác động của Honokiol (H) và Magnolol (M) lên con đường truyền

tin dẫn đến apoptosis của tế bào ............................................................................... 18

Hình 9: Cây vông nem Erythrina orientalis L., Fabaceae và công thức cấu tạo

Derrone ..................................................................................................................... 19

Hình 10: Cấu trúc phân tử Taxol .............................................................................. 20

Hình 11: Cơ chế tác động của Taxol lên tế bào gây apoptosis ................................ 22

Hình 12: Hình ảnh mô phỏng liên kết của Taxol với vi sợi tubulin .......................... 22

Hình 13: Các chất ức chế Aurora kinaza.................................................................. 24

Hình 14: Các dòng TBUT được bảo quản trong bình đựng Nito lỏng ..................... 27

Hình 15: Tế bào HCT116 mẫu ĐCSH (trái) và ĐCDM (phải) (100x) ..................... 33

Hình 16: Tế bào HCT116 sau 48h ủ với Honokiol NĐ 5µg/mL (trái) và 10µg/mL

(phải) (100x) .............................................................................................................. 33

Hình 17: Tế bào HCT116 sau 48h ủ Magnolol ở nồng độ 5µg/mL (trái) và 50µg/mL

(phải) (100x) .............................................................................................................. 34

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Danh mục vi t t t

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm x

Hình 18: Tế bào HCT116 sau 48h ủ với Taxol nồng độ 0,003µg/mL (trái);

0,3µg/mL (giữa) và 30µg/mL (phải) (100x) .............................................................. 34

Hình 19: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của HCT116 với Honokiol (H)

................................................................................................................................... 36

Hình 20: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của HCT116 với Magnolol (M)

................................................................................................................................... 36

Hình 21: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của HCT116 với Taxol .......... 37

Hình 22: Tế bào Hela mẫu ĐCSH (trái) và ĐCDM (phải) (100x) ........................... 38

Hình 23: Tế bào Hela sau 48h ủ Honokiol ở nồng độ 5 (trái), 20 (giữa) và 50µg/mL

(phải) (100x) .............................................................................................................. 38

Hình 24: Tế bào Hela ủ Taxol nồng độ 0,003 (trái), 0,3 (giữa) và 30µg/mL (phải)

(100x) ........................................................................................................................ 39

Hình 25: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của Hela với Honokiol (H) .... 40

Hình 26: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của Hela với Taxol ................ 40

Hình 27: Tế bào MCF7 mẫu ĐCSH (trái) và ĐCDM (phải) (100x) ........................ 41

Hình 28: Tế bào MCF7 sau 48h ủ với Honokiol ở nồng độ 5 (trái); 20 (giữa) và

50µg/mL (phải) (100x) .............................................................................................. 42

Hình 29: Tế bào MCF7 sau 48h ủ với Taxol NĐ 0,003 (trái), 0,3 (giữa), và

30µg/mL (phải) (100x) .............................................................................................. 42

Hình 30: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của MCF7 với Honokiol (H) . 43

Hình 31: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của MCF7 với Taxol .............. 44

Hình 32: Tế bào KPL4 mẫu ĐCSH (trái) và ĐCDM (phải) (100x) ......................... 45

Hình 33: Tế bào KPL4 sau 48h ủ với Honokiol NĐ 5 (trái), 20 (giữa) và 50µg/mL

(phải) (100x) .............................................................................................................. 45

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Danh mục vi t t t

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm xi

Hình 34: Tế bào KPL4 sau 48h ủ với Magnolol NĐ 5 (trái), 20 (giữa) và 50µg/mL

(phải) (100x) .............................................................................................................. 45

Hình 35: Tế bào KPL4 sau 48h ủ với Derrone NĐ 5 (trái) và 20µg/mL (phải)

(100x) ........................................................................................................................ 46

Hình 36: Tế bào KPL4 sau 48h ủ với Taxol NĐ 0,003 (trái); 0,3 (giữa) và 30µg/mL

(phải) (100x) .............................................................................................................. 46

Hình 37: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của KPL4 với Honokiol (H) .. 48

Hình 38: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của KPL4 với Magnolol (M) . 48

Hình 39: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của KPL4 với Derrone (D) .... 49

Hình 40: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của KPL4 với Taxol ............... 49

Hình 41: Đồ thị biểu diễn sự tăng trưởng thể tích của khối spheroid MCF7 sau 25

ngày kể từ khi hạ giọt treo ......................................................................................... 52

Hình 42: Khối spheroid MCF7 trong 25 ngày quan sát kể từ khi hạ giọt treo ........ 53

Hình 43: Khối spheroid MCF7 ở mẫu ĐCSH sau 5 (a) và 7 (b) ngày, ủ với

Honokiol NĐ 5µg/mL sau 5 (c) và 7 (d) ngày và không tạo khối khi ủ Honokiol NĐ

10µg/mL (e) ............................................................................................................... 55

Hình 44: Khối spheroid MCF7 mẫu ĐCSH sau 5, 9, 13 và 15 ngày hạ giọt treo .... 56

Hình 45: Khối spheroid MCF7 ủ với Honokiol nồng độ 10µg/mL sau 5, 9, 13 và 15

ngày hạ giọt treo (tương ứng từ trái qua phải) (400x) ............................................. 56

Hình 46: Khối spheroid MCF7 ủ với Honokiol nồng độ 20µg/mL sau 5, 9, 13 và 15

ngày hạ giọt treo (tương ứng từ trái qua phải) (400x) ............................................. 57

Hình 47: Các khối spheroid dưới tác động của Honokiol trở nên lỏng lẻo về mặt

cấu trúc, các tế bào bên ngoài bong tróc ra khỏi khối từ ngày thứ 9 sau khi hạ giọt

treo (400x) ................................................................................................................. 57

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Danh mục vi t t t

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm xii

Hình 48: Đồ thị tăng trưởng thể tích của khối spheroid MCF7 dưới ảnh hưởng của

Honokiol (H) ............................................................................................................. 58

Hình 49: Ảnh hưởng của Honokiol lên hình thái tế bào Hela. Tế bào đối chứng

(trái); Tế bào Hela ủ với Honokiol NĐ 10 µg/mL (phải); màu đỏ: actin; màu lam:

nhân tế bào ................................................................................................................ 60

Hình 50: Sự rối loạn phân bố của F-actin dưới tác động của Honokiol tại NĐ 10

µg/mL sau 48h ủ. ....................................................................................................... 60

Hình 51: Tế bào Hela sau 24h ủ với Honokiol tại NĐ 20µg/mL. ............................. 61

Hình 52: Sự biểu hiện H3PS10 tại các kỳ khác nhau trong quá trình phân chia của

tế bào. ........................................................................................................................ 64

Hình 53: So sánh biểu hiện của H3PS10 tại các mẫu tế bào xử lý với Derrone (b);

Magnonol (c); Honokiol (d) và mẫu đối chứng (a). ................................................. 65

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Danh mục vi t t t

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm xiii

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT

VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

ADN Acid deoxiribinucleic

ARN Acid ribonucleic

c-FLIP FLICE-like inhibitory protein

D Derrone

ĐCDM Đối chứng ung m i

ĐCSH Đối chứng sinh học

DMEM Du becco’s mo ifie E g e me ium

FBS Huyế h nh h i bê – Fetal bovine serum

FLICE Caspase 8

H Honokiol

HCT116 Human colorectal carcinoma cell line

HeLa Henrietta Lacks' 'Immortal' cell line

KHV Kính hiển vi

KPL4 Human breast cancer cell line

M Magnolol

MCF7 Human breast adenocarcinoma cell line

MTS

(3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-5-(3-

carboxymethoxyphenyl)-2-(4-sulfophenyl)-2H-

tetrazolium)

NĐ Nồng độ

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Danh mục vi t t t

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm xiv

NST Nhiễm sắc thể

PBS Đệm phosphate saline – Phosphate buffered saline

PMS Phenazine methosulfate

TBUT Tế bào ung hư

TNF Tumor necrosis factor

TRAIL TNF-related apoptosis-inducing ligand

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Mở đầu

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 1

MỞ ĐẦU

Ung hư à nguyên nhân gây chế hàng đầu ở các nước có n n kinh tế phá

triển à hứ hai ở các nước đ ng phá riển. Gánh nặng ung hư ở các nước đ ng

phá riển ăng ên o hậu qu của sự ăng ân số già hó ân số cũng như sự du

nhập lối sống có i m năng gây ung hư như hú huốc á í ận động à hực ph m

“Tây hó ”. Theo T chức Y tế thế giới – WHO có ho ng 12.7 triệu c ung hư à

7,6 triệu ca tử ong o ung hư được ghi nhận rong năm 2008 rong đó 56% số ca

à 64% rường hợp tử ong à ở các nước đ ng phá riển. Cũng heo dự báo của

WHO, tới năm 2020, số người mắc ung hư rên oàn cầu có hể ăng ên đến 15

triệu ca mới mỗi năm. Tỷ lệ chế o ung hư có hể chiếm 25% t ng số ca tử vong.

Theo số liệu c ng bố tại Hội th o Quốc gi ph ng chống ung hư năm 2010 Việt

N m có 126.300 c mắc mới. Căn bệnh n n y này đ ng ăng nh nh so ới 10 năm

rước [1].

Vốn à mộ đấ nước được hiên nhiên ưu đãi nằm rong ùng nhiệ đới gió

mù Việ N m có một th m thực vậ cùng phong phú à đ ạng với hơn 12.000

oài hực vật bậc c o hác nh u. Từ nhi u thế kỷ nay, thực vậ h ng chỉ à nguồn

cung cấp inh ưỡng cho con người mà c n à những phương huốc chữa bệnh hết

sức uý giá b o gồm thuốc chống ung hư nói riêng à các bệnh hác nói chung.

Bởi vậy, nghiên cứu m r các hợp chất từ nguồn ược liệu hiên nhiên có h năng

chữ ung hư à mộ hướng nghiên cứu được nhi u nhà hoa học à hầy thuốc đầu

ư ập rung nghiên cứu trong nhi u năm n y.

Trong u hướng này chúng i iến hành nghiên cứu hoạ ính háng u của

ba chất Hono io M gno o được ách chiết từ cây Hậu phác Magnolia officinalis

Rehd. Et wils, Magnoliaceae à Derrone được ách chiết từ cây V ng nem

Erythrina orientalis L. Murr., Fabaceae do Viện Dược liệu Trung ương cung cấp

cho nhóm Nghiên cứu Ung hư hực nghiệm, Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa

học Tự Nhiên Đại học Quốc gi Hà Nội nhằm mục đích:

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Mở đầu

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 2

Kh o sá nh hưởng của ba chất Honokiol, M gno o à Derrone ên

sự tăng rưởng của một số ng ế bào ung hư nu i cấy đơn ớp 2D.

Nghiên cứu nh hưởng củ Hono io ên m h nh 3D hối cầu đ bào

các tế bào ung hư.

Bước đầu nghiên cứu cơ chế ác động của Hono io ên hệ thống vi

sợi à ác động của ba chấ ên hoạ động của enzyme Aurora kinaza ở

tế bào ung hư.

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 3

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN

1.1. T n an n h

1.1.1. Một số đặc điểm của ung thư

Trong uá r nh đ gi i đoạn h nh hành hối u, tế bào ung hư (TBUT) thu

nhận à biểu hiện nhi u đặc điểm rong đó có sáu kh năng sinh học n i bật tạo nên

đặc ính phức tạp v mặt t chức của bệnh, bao gồm: duy r ín hiệu ăng sinh; rốn

ránh các yếu tố ức chế khối u; chống lại sự chết của tế bào; cho phép nhân ên gần

như bất tử; c m ứng h nh hành mạch máu à hoạ hó uá r nh âm ấn à i căn.

Nguyên nhân sâu của những đặc điểm đặc rưng này à sự bất n của hệ gen

trong TBUT dẫn đến những biến đ i v mặt di truy n đồng thời cũng hỗ trợ các

chức năng rên. Ngoài r những nghiên cứu gần đây đ xuất hêm h i đặc rưng

hác củ ung hư b o gồm sự ái ập r nh r o đ i năng ượng à sự trốn ránh hệ

thống miễn dịch. Tuy nhiên cần những nghiên cứu sâu hơn để h i đặc rưng mới

này được c ng nhận rộng rãi [14].

Hình 1: Sáu đặc trưng cơ bản của ung thư

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 4

V mặ h nh hái TBUT có sự h y đ i há rõ né so ới tế bào b nh hường:

V nhân: Nhân ăng ích hước đ ạng, nhi u hùy đặc biệ có những

nhân h ng lồ phân chi mạnh gọi à nhân uái nhân chi . Màng nhân

ày ên à đường vi n h ng đ u.

V tỷ lệ giữ nhân à nguyên sinh chấ : Nhân o ên rong hi nguyên

sinh chất hẹp lại.

V nguyên sinh chấ : Có nhi u t n hương hoái hó như nhi u hang,

hốc… Nguyên sinh chất chứ các chất chế tiết, thể ùi.

Kh ng c n h năng ức chế tiếp úc nên ễ bong ra khỏi u.

V mặt chức năng TBUT biệ hó ém h ng hực hiện được những chức

năng b nh hường à ễ hoại tử. Đặc biệ chúng iế r các chất chỉ điểm được gọi

à m r er như µFP CA125 (ung hư buồng trứng) CA25 (ung hư đại ràng) HCG

(ung hư nhau thai inh hoàn)…

Khi u n sá uần thể TBUT các nhà ho học đã đư r ba học thuyế hác

nhau nhằm gi i hích nguồn gốc quần thể này:

Thuyế đơn ng: Là u n niệm inh điển cho rằng khối u phá sinh ừ

một tế bào mẹ nhân ên. Ví ụ: Ở bệnh bạch cầu tủy rên phụ nữ đen

thấy đồng nhất loại tế bào hương n NST số 10. Các ế bào này đ u tiết

men Glucose-6-phosphate dehydroglubuline.

Thuyế đ ng: Dự rên ết qu u n sá h nh hái à chức năng cho

thấy t chức ung hư có nhi u loại tế bào nên hi chu n đoán ế bào học

dễ nhầm lẫn à có nhi u marker sinh học.

Thuyết v ém n định gen của TBUT: Có hể b n đầu à mộ ng o

gen ung hư h ng n định nên có các ế bào biến dị sinh r hàng oạ các

tế bào hỗn hợp. Ví ụ: u lympho ác ính ế bào ớn, tế bào nhỏ hoặc các

loại ung hư ph i thể hỗn hợp ung hư m iên ết thể hỗn hợp.

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 5

1.1.2. Các giai đoạn phát triển của ung thư

Theo Doug s à Rober Weinberg uá r nh iến triển củ ung hư có hể

chi àm 6 gi i đoạn chính:

Gi i đoạn khởi phá : Các TBUT nhận được các ín hiệu húc đ y sự ăng

sinh à phân bào. Các ín hiệu này có hể xuất hiện do sự h y đ i củ các yếu

tố ngoại bào hoặc do sự h y đ i bên rong hệ thống truy n ín hiệu nội bào

dẫn tới sự ăng sinh à phân bào. Thậm chí rong một số rường hợp đặc biệt,

các ín hiệu ích hích phân bào có hể được tạo ra từ chính các TBUT. Khi đó

tế bào được ích hích phân chi h ng giới hạn. Quá r nh này iễn ra nhanh

à hoàn ất trong mộ ài giây h ng hể đ o ngược được. Trong cuộc đời một

con người có nhi u tế bào rong cơ hể có hể tr i u uá r nh hởi phá

nhưng h ng ph i tất c các ế bào đ u phá sinh bệnh. Đ số các ế bào hởi

phá hoặc h ng iến triển, hoặc chế đi hoặc bị cơ chế miễn dịch hiệu hó .

Gi i đoạn húc đ y: Các ế bào rở nên “ c m” mộ cách bấ hường với

các ín hiệu ức chế phân bào. Trong các ế bào b nh hường, sự phân bào

hường được ích hoạt bởi các ín hiệu nhấ định; à ồn tại song song với

chúng à các ín hiệu ức chế phân bào. B nh hường h i cơ chế này cùng tồn

tại à phối hợp với nhau ở mức cân bằng ậy sự phân bào iễn ra n định

à có chức. Ở các TBUT h sự ngăn c n phân bào bị ê iệ hi đó ế bào sẽ

u n được chuyển từ ph G1 s ng S để tiến hành s o chép ADN à bước ào

mộ chu r nh ế bào mới bất kể các s i hỏng ADN có được khắc phục hay

h ng. Các ế bào s u gi i đoạn ăng rưởng này sẽ tiếp tục phá riển hành

các hối u ác ính.

Gi i đoạn chuyển biến: Như đã biết, protein p53 giữ i r u n rọng

rong uá r nh b o vệ cơ hể chống lại sự ích ũy s i hỏng ADN có hể gây

nguy hiểm cho cơ hể. Khi p53 bị mất chức năng này h con đường apoptosis

của tế bào h ng hoạ động. V ậy tế bào hỏng có hể sống à iếp tục nhân

ên nh nh chóng. Những tế bào này có u hướng tạo r các hế hệ tế bào con

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 6

có mức độ sai hỏng c n c o hơn chính nó. Hậu qu à mỗi tế bào con h nh

hành đ u có nguy cơ chuyển hành các TBUT. Như ậy có hể nói h năng

hoá hỏi cơ chế chế heo chương r nh à “cột mốc” u n rọng để một

TBUT phá riển hành hối u ác ính.

Gi i đoạn n ràn: Các TBUT có h năng s o chép ận. Ở người, mỗi

tế bào som hường chỉ có h năng s o chép rung b nh ho ng 60 – 70 lần.

Tuy nhiên các TBUT có hể ượ uá số lần phân bào này nhờ việc ADN phần

đầu mú nhiễm sắc thể được éo ài nhờ hoạ động mạnh của enzyme ADN

telomeraza. Khi các TBUT đạ đến gi i đoạn này chúng được gọi à các ế bào

bất tử. Gi i đoạn này có hể ngắn ài háng hoặc cũng có hể éo ài ài năm.

Trong gi i đoạn này hối u bành rướng gi ăng có hể từ 100 đến 1 triệu tế

bào nhưng ẫn c n uá nhỏ để các phương pháp ho học phá hiện được.

Gi i đoạn củng cố: Các ế bào phá riển hệ thống tự nu i ưỡng. Các m

rong cơ hể đ bào đ u cần một hệ thống mạch máu cung cấp chất dinh

ưỡng. Các ế bào hối u ti n ác ính hường ăng rưởng chậm o chúng được

nu i ưỡng bởi hệ tuần hoàn b nh hường. Nhưng ở các TBUT, khi khối u phá

triển đến một mức nhấ định h uất hiện sự h nh hành mạch máu mới. Lúc

này các hối u được nu i ưỡng à phá riển rất mạnh. Đây à mộ bước

“củng cố” các TBUT ác ính h nh hành mạch máu mới nu i ưỡng các hối u,

giúp hối u phá riển mạnh mẽ à gây nguy hiểm cho cơ hể.

Gi i đoạn âm ấn à i căn: Ở gi i đoạn này các TBUT có h năng

âm ấn ào các ùng m hác à h nh hành hối u mới. Hơn 90% số bệnh

nhân bị ung hư đ u chế ào gi i đoạn hi các TBUT đã i căn ới các phần

hác nh u củ cơ hể. Khi các hối u i căn các TBUT rời khỏi khối u nguyên

phá à i chuyển dọc heo đường máu hoặc đường bạch huyết tới các ị rí

hác nh u rong cơ hể rước hi chúng rú ngụ ở vị rí mới à h nh hành hối

ung hư mới. Di căn heo đường bạch huyế hường gặp nhi u rong ung hư

biểu m có hể n ràn heo đường bạch huyết tại chỗ à đ i hi àm ắc, rồi

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 7

n đến mạch bạch huyế ùng. Trong phương hức i căn heo đường kế cận,

các TBUT đi heo mạch máu à hần kinh, theo lối í hi bị c n trở như ung

hư ạ ày n u ớp thanh mạc ào bụng đến buồng trứng… Di căn heo

đường máu hường gặp nhi u ở ung hư m iên ế . Khi đó ế bào ế húc ở

mao mạch à ăng rưởng ở đó. Như ậy kết qu i căn à sự h nh hành các

khối u thứ cấp ở vị rí có hể cách rất xa vị rí hối u nguyên phá b n đầu. Khi

ung hư đã iến triển đến gi i đoạn này h sự kiểm soá à đi u trị cực kỳ hó

hăn. Đây à gi i đoạn cuối cùng à nguy hiểm nhấ rong uá r nh phá riển

củ ung hư. Với khối u ành ính, gi i đoạn này h ng y ra. Các ế bào

trong khối u ành ính sinh s n chậm à bám ào các m iên ết tại chỗ, khối

u có r nh giới rõ ràng à h ng gây c m giác đ u cho người bệnh nếu ích

hước khối u h ng uá o h y chèn ép ào ây hần inh. Do đó hối u ành

h ng gây nguy hiểm cho người bệnh à ễ chữa trị [14, 32, 36].

Kể từ hi ung hư uất hiện, lịch sử oài người đã sử dụng à phá riển nhi u

phương pháp hác nh u để chống lại căn bệnh này như gi i phẫu, vậ ý rị liệu hó

trị liệu, miễn dịch trị liệu đi u trị hướng đích…

Trước đây huốc chống ung hư được đư ào nhóm phương pháp hó rị

liệu, trị liệu hóc m n à miễn dịch trị liệu. Trong đó hó rị liệu lại bao gồm nhi u

nhóm hác nh u ùy theo cấu rúc hó học à cơ chế ác động như nhóm y hó

nhóm háng sinh nhóm chống chuyển hó nhóm ức chế topoisomeraza I à II

nhóm ức chế phân bào các hợp chấ p inum à các hợp chấ hác. Tuy nhiên

nhóm cuối cùng này ẫn đ ng ngày càng mở rộng nên các nhà ho học đã đ xuất

cách hức phân oại mới dự rên đích ác động. Cụ thể các nhà ho học cho rằng

thuốc chống ung hư có hể ác động ở nhi u mức độ hác nh u: TBUT, nội m

chất n n ngoại bào h y hệ thống miễn dịch. TBUT có hể trở hành đích ác động ở

mức độ ADN, ARN hay protein. Hầu hế các ác nhân hó rị liệu ương ác ới

ADN của TBUT rong hi các háng hể đơn ng à các phân ử nhỏ được thiết kế

để ác động ở mức độ protein, mức độ nội m à mức độ chất n n ngoại bào. Dù ở

mức độ nào các hợp chấ để được phá riển hành huốc sử dụng cho người đ u cần

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 8

tr i qua mộ uá r nh sàng ọc nghiêm ngặt rên nhi u đối ượng cũng như uy m

hác nh u. Trong lịch sử phá riển ĩnh ực sàng ọc thuốc, đã có một số m h nh

được sử dụng như:

1.2. C c h nh n ọc h c ch n n h

1.2.1. Nuôi cấy cơ quan

Đây à oại m h nh được sử dụng từ những năm 1950. Các cơ u n được

ách r hỏi cơ hể đem nu i cấy in vitro. S u đó chúng được ương ác ới các hợp

chất cần thử. Ưu điểm củ m h nh này à uy r được ính nguyên ẹn củ m

cũng như mối quan hệ giữa tế bào ới tế bào nhờ vậy mà nó có ính ương đồng cao

với đi u kiện in vivo. Tuy nhiên o những hó hăn trong hác biệt v mẫu mà

việc đánh giá hiệu qu của thuốc có nhi u sai số, do vậy việc sử dụng m h nh này

bị hạn chế à hó để áp ụng ào sàng ọc thuốc uy m ớn [4].

Hình 2: Thận chuột được sử dụng để sàng lọc thuốc

1.2.2. Nuôi cấy tế bào

Như đã biế các hử nghiệm độc ính b n đầu được tiến hành rên sinh

thiết khối u nu i cấy nhân ạo rong m i rường có hành phần h ng ác định, do

vậy uá r nh định ượng rấ hó hăn. Năm 1950, nhờ sự phá riển củ c ng nghệ

nu i cấy tế bào hành ạng đơn ớp 2D rong đĩ Pe ri hủy tinh hoặc nhựa, kết hợp

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 9

với sự phá riển củ m i rường có hành phần ác định v mặ hó học nên uy

r nh sàng ọc thuốc được tiến hành đơn gi n hơn rên các tế bào nu i cấy 2D này.

Sử dụng các loại thuốc nhuộm protein sẽ cho phép chúng ác định được mối

quan hệ đáp ứng li u giữ các ng ế bào hác nh u ới các nồng độ thuốc thử

hác nh u [39].

Các tế bào hi được phân ập đem nu i cấy in vitro hường phá riển hành

dạng hoặc r i n i, hoặc bám ính, hoặc hỗn hợp c 2 loại. Các oại TBUT sống r i

n i như ế bào u ympho TBUT máu h y ế bào ung hư m iên ết Sarcoma-180.

Các ế bào này phá riển giống những h n đ o nhỏ r i n i rong m i rường nu i

cấy. Nhi u tế bào sống ở dạng bám ính như nguyên bào sợi, TBUT c tử cung

HeLa, TBUT ú KPL4… Một số tế bào sống ở dạng hỗn hợp c bám ính c r i

n i như TBUT biểu m ph i 3LL [11, 27, 39].

Hình 3: Các TBUT HeLa bám dính vào bề mặt đĩa nuôi cấy

Sử dụng m h nh tế bào 2D có nhi u ưu điểm như hời gi n sàng ọc ngắn,

cho phép h o ác ới nhi u ng ế bào nhi u hợp chấ hác nh u à i nồng độ

rộng cùng mộ úc. Tuy nhiên m h nh này có nhược điểm à ương ác giữa TBUT

với hợp chất chỉ theo một chi u, thiếu sự ương ác giữa TBUT với hệ miễn dịch

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 10

cũng như của hệ miễn dịch với hợp chấ . Như ậy m h nh này h ng m phỏng

được đi u kiện in vivo củ cơ hể [39].

1.2.3. Nuôi cấy khối cầu đa bào ung thư (multicellular tumor spheroid)

M h nh nu i cấy khối cầu đ bào ung hư gọi tắ à m h nh spheroi à

một khối h nh cầu được tạo nên ừ TBUT. Để tạo được m h nh này người ta tiến

hành nu i cấy giọ reo các TBUT. Dưới ác dụng của trọng lực cùng ới các iên

kết giữ các ế bào các TBUT tập trung lại à iên ết với nhau tạo nên các hối

cầu nhỏ. S u đó các hối cầu nhỏ này được đư ào các đĩ nu i cấy chứ m i

rường nu i cấy ương ứng đã phủ một lớp giá đỡ bên ưới [11, 39].

Hình 4: Mô hình cấu trúc cơ bản của khối u invivo và khối cầu đa bào ung thư

Cấu rúc của một khối spheroid bao gồm:

Lớp ng ngoài: Gồm kho ng từ 2-3 lớp tế bào sống phân chi mạnh

xếp hí nh u. Độ ày mỏng của lớp này ùy huộc từng ng ế bào hác

Page 25: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 11

nh u ùy đi u kiện m i rường à ùy nguồn tế bào b n đầu ùng để tạo

spheroid.

Lớp trung gian: Gồm những tế bào ẫn sống nhưng đã ngừng phân chi .

Các ế bào củ ùng này có hể h nhập để hành những tế bào củ ng

ngoài hoặc ng rong ùy thuộc đi u kiện nu i cấy (có mạch máu hoặc

h ng nồng độ g ucozơ pH…). V i r củ ùng này há u n rọng

rong các hí nghiệm đi u trị ung hư bằng hó chất, xạ trị.

Lớp rong cùng: à õi hoại tử, bao gồm những tế bào đã chết, có nhân

kế đặc lại nên ánh sáng u ng học h ng hể uyên u được, ậy lớp

này có màu đen hi u n sá ưới ính hiển i. Độ ày mỏng của lớp này

ùy huộc ào ừng gi i đoạn hác nh u của uá r nh sinh rưởng khối

spheroid [34].

So với m h nh nu i cấy tế bào đơn ớp h cấu rúc của spheroid gần giống

với hệ thống in vivo hơn. Các nghiên cứu gần đây cho hấy các tế bào được nu i cấy

rong m h nh 3D biểu hiện các đặc ính hác so ới khi nu i cấy 2D. Những sự

hác biệ này được coi như à yếu tố giúp m h nh 3D ph n ánh ố hơn sự ương ác

giữ các TBUT với m i rường in vivo như:

V đặc điểm h nh hái: Các TBUT nu i cấy 2D có h nh hái r i rộng

h ng ự nhiên c n các TBUT nu i cấy 3D có sự iên ết chặt chẽ ba

chi u, co cụm giống với khối u in vivo.

V tốc độ ăng rưởng: Các TBUT nu i cấy 3D phá riển chậm hơn so

với hi nu i cấy 2D. Tốc độ phá riển ở m h nh 3D ph n ánh các m

h nh oán học động học của khối u in vivo tốt hơn so ới m h nh 2D.

Các TBUT rong m h nh 3D cũng biểu hiện uá r nh đường phân nhi u

hơn à có sự hác biệt trong biểu hiện ở các gene chịu rách nhiệm trong

uá r nh ăng sinh mạch máu như VEGF ( scu r en o he i grow h

factor), chemokine, IL-8 à các gene chịu rách nhiệm rong uá r nh i

Page 26: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 12

nhập à âm hực của tế bào b o gồm Rho GTP se à FAK (foc

adhesion kinaza).

Các TBUT được nu i cấy 3D thể hiện ính háng mạnh hơn hoặc nhạy

c m hơn ới một số liệu pháp hó rị so với hi nu i cấy 2D ùy huộc

ào oại tế bào à oại thuốc. Sự hác biệ rong độ nhạy này ở m h nh

3D có hể đặc rưng cho phương hức các TBUT đó đáp ứng với các

phương hức hó rị liệu ở mức độ in vivo [24].

Như ậy các hối cầu nhỏ này sẽ à m h nh ố hơn để đánh giá độc ính

bởi lẽ chúng có cấu rúc ba chi u à m phỏng được sự khuếch án huốc ào các

m . Spheroi c n cho phép đánh giá uá r nh âm nhập của thuốc ào các hối u

h ng có mạch máu đồng thời cũng đánh giá được ác động của O2, CO2 à sự âm

nhập củ các chấ inh ưỡng rong m i rường ào các m này. Gần đây các nhà

khoa học đã iến hành đồng nu i cấy 3D các TBUT với các ế bào b nh hường cũng

có mặ rong i m i rường của khối u. Khi đó các ác động của thuốc ên các ế

bào ành ung u nh hối u có hể được kiểm chứng. Hầu hế các nghiên cứu được

thực hiện rên spheroi cũng được thực hiện rên các ng ế bào [24, 28, 30, 39,

47].

1.2.4. Mô hình in vivo

Thực nghiệm cho thấy rằng các TBUT của khối u ác ính rên cá hể này có

thể cấy truy n cho các cá hể hác cùng ng à các TBUT này cũng có kh năng

phá riển à giết chết vật chủ mới. Tất c các ế bào b nh hường củ động vậ có

ương sống rưởng hành à các ế bào ở khối u của thực vậ giun r n động vật da

g i à các ạng sống thấp hác h ng có h năng này. Chỉ có các ạng sống t

chức cao như cá ưỡng cư b sá chim à động vậ có ú có h năng bị khối u ác

ính. Rõ ràng ung hư à mộ căn bệnh c đại, các nhà ho học đã m hấy bằng

chứng ung hư m iên ế ương ở ương hủng long từ hơn b y mươi triệu năm

rước. Do đó iệc sử dụng các m h nh động vậ để thay thế con người trong việc

nghiên cứu ung hư à sàng ọc thuốc à đi u hoàn oàn có cơ sở khoa học [39].

Page 27: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 13

Có nhi u oài động vậ được sử dụng để ây ựng m h nh in vivo như hỏ,

mèo chuộ cá gà… Trong số đó chuộ được sử dụng rộng rãi hơn c do sự ương

đồng v mặt di truy n với con người cũng như sự tiện lợi hi nu i à chăm sóc

rong ph ng hí nghiệm. Chuột dễ sinh s n à đặc biệ à có sự n định hi ùng để

gây ạo khối u thực nghiệm.

M h nh in vivo có ưu điểm n i bậ à đánh giá được chính ác ác động của

thuốc ên hối u cũng như ên cơ hể do sự ương ác của c ba yếu tố: hệ miễn dịch,

khối u à huốc quyế định. Tuy nhiên uá r nh sàng ọc rên m h nh này ốn

nhi u thời gi n hơn so ới các m h nh hác à cần có sự heo õi chặt chẽ hường

uyên củ người àm hí nghiệm [40].

Như ậy có hể thấy ù sử dụng bấ m h nh nào cũng sẽ có những ưu

nhược điểm riêng. Nhưng ễ thấy rằng m h nh nu i cấy tế bào 2D in vitro có h

năng ự động hó c o có hể sử dụng nhi u máy móc h y hế cho người àm hí

nghiệm đồng thời rú ngắn được thời gi n h o ác rên nhi u ng ế bào ới nhi u

hợp chấ hác nh u. Do vậy m h nh này rấ phù hợp để sử dụng cho sàng ọc

thuốc uy m ớn, nhấ à ới sự phá riển mộ ượng lớn các huốc có độc ính như

hiện nay. Mặ hác s u uá r nh sàng ọc uy m ớn chúng sẽ thu nhận được

các hợp chấ có độc ính như mong muốn. Lúc này m h nh 3D đóng i r như

m h nh rung gi n cho phép iến hành các hử nghiệm m phỏng m i rường in

vivo rong cơ hể với chi phí rẻ hơn ễ àng iến hành ở đi u kiện ph ng hí

nghiệm u n sá được rõ ràng à nh nh hơn cơ chế hâm nhập à ác động của

thuốc ào m h nh hối u mà ại ránh được các ấn đ v đạo đức rên các hử

nghiệm động vậ . S u đó m h nh in vivo sẽ trở hành mộ m h nh sàng ọc thứ cấp

cho phép đánh giá chính ác ác động của thuốc ên hối u rong cơ hể. Việc sử

dụng m h nh in vitro như m h nh sàng ọc sơ cấp sẽ cho phép chúng iết kiệm

thời gi n cũng như inh phí hi sàng ọc một số ượng lớn, lựa chọn ra những hợp

chấ iêu biểu có ác ụng để tiến hành hử in vivo.

Page 28: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 14

1.3. M n b n h

1.3.1. Dòng tế bào ung thư biểu mô ruột kết ở người - HCT116

HCT116 à ng ung hư biểu m ruột kết củ người, sống ở trạng hái bám

ính hi nu i cấy in vitro. HCT116 có ph n ứng ương ính ới keratin khi nhuộm

immunopero i se có mộ đột biến ở codon 13 ở proto-oncogene r s à có hể sử

dụng như đối chứng ương rong ph n ứng PCR kiểm r đột biến ở co on này.

Dạng ưỡng bội củ HCT116 có 45 NST chiếm 62% à ạng đ bội chiếm 6.8%.

Kết qu phân ích nhuộm G-band cho thấy 50% số tế bào HCT116 hiếu NST Y.

Hình 5: Dòng tế bào ung thư biểu mô ruột kết HCT116 ở người

1.3.2. Dòng tế bào ung thư biểu mô cổ tử cung ở người - Hela

He à ng ế bào ung hư biểu m c tử cung ở người (Cervix

enoc rcinom ) được ách ừ khối u ung hư c tử cung của một phụ nữ đen b

mươi mốt tu i. He có các m r er đặc hiệu à sống bám ính rong đi u kiện nu i

cấy in vitro. 98% tế bào He có chứa một nhiễm sắc thể âm giữa nhỏ à 100% à

aneuploidy. Thời gi n nhân đ i củ He à 23h.

Tính đến n y đã có bốn marker nhiễm sắc thể (NST) điển h nh của Hela

được ghi nhận, bao gồm: M1 – à mộ ùng ái sắp xếp giữ cánh ài à âm động

của NST số 1 à cánh ài của NST số 3; M2 – à một t hợp củ cánh ngắn NST số

Page 29: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 15

3 à cánh NST số 5; M3 – à mộ NST ương ự (isochromosome) củ cánh ngắn

NST số 5; M4 - gồm cánh ài NST số 11 à mộ cánh của NST số 19. Nhuộm băng

G cho thấy tế bào He có một b n sao của M1, một b n sao của M2, bốn đến năm

b n sao củ M3 à h i b n sao củ M4. He có ph n ứng ương ính ới keratin

khi nhuộm immunopero i se à có chứ r nh ự di truy n củ irus u nhú 18 của

người (human papilloma virus 18 – HPV-18); biểu hiện p53 thấp à pRB

(retinoblastoma suppressor) ở mức b nh hường.

1.3.3. Dòng tế bào ung thư biểu mô vú ở người - MCF7

Hình 6: TBUT vú MCF7 được nuôi cấy dạng đơn lớp in vitro

MCF7 à ng ế bào ung hư biểu m ú hu ừ dịch màng ph i (vị rí i

căn) của một phụ nữ sáu mươi chín tu i có đặc ính bám ính ới thời gi n nhân

đ i à 29h rong đi u kiện in vitro. MCF7 có một số đặc ính của biểu m động vật

có ú đã biệ hó b o gồm kh năng ử ý es r io h ng u các hụ thể estrogen

trong tế bào chấ à h năng ạo khối cầu. MCF7 bị ức chế sinh rưởng bởi TNF-α.

V mặt kiểu nhân h ng hường số ượng NST điển h nh củ MCF7 à 82 có hể

o động từ 66 – 87 NST. D ng ế bào này có ho ng 29 – 34 marker NST, trong

đó 24 – 28 m r er à uất hiện hường uyên ở kho ng 30% tế bào.

Page 30: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 16

1.3.4. Dòng tế bào ung thư vú ở người - KPL4

KPL4 à ng ế bào ung hư ú ở người được phân ập từ dịch màng ph i ác

ính của một bệnh nhân ung hư ú đã i căn s ng ung hư ạng iêm. D ng ế

bào này biểu hiện Erb B-1, Erb B-2 à Erb B-3. KPL4 có h năng gây u ở chuột

sạch miễn dịch. KPL4 được đánh giá à hữu dụng trong việc phá riển các chiến

ược chống lại bệnh ung hư ú có biểu hiện uá mức các hụ thể họ Erb B.

1.4. Ch h H n Ma n De ne h c Taxol

1.4.1. Honokiol (H) và Magnolol (M)

Vỏ cây à rễ củ các oài thuộc họ Ngọc lan Magnoliaceae đã được sử dụng

như mộ phương huốc c truy n ở Hàn Quốc, Trung Quốc à Nhật b n để đi u trị

nhi u chứng bệnh hác nh u b o gồm chứng o âu đột quỵ o ăng huyế áp sốt

hương hàn rầm uấ đ u đầu à các chứng iên u n đến thần inh hác. Trong số

các hợp chấ ách chiế được từ các oài cây này các nhà ho học đặc biệ chú ý

đến hai chấ Hono io à M gno o . Đây à h i đồng phân của một hợp chất chứa

gốc pheno được ách chiết từ vỏ cây Hậu phác Magnolia officinalis Rehd. Et wils,

c n gọi à Hậu phác bắc.

Hình 7: Cây Hậu phác bắc Magnolia officinalis Rehd. Et wils (trái) và cấu trúc phân tử

của hai đồng phân Honokiol và Magnolol (phải)

Honokiol (3,5'-diallyl-4,2'-dihydroxybiphenyl) chiếm kho ng 1-5% trọng

ượng vỏ cây à M gno o (5,5'-diallyl-2,2'-dihydroxybiphenyl) chiếm kho ng 2-

Page 31: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 17

10% đ u có c ng hức cấu tạo à C18H18O2 với trọng ượng phân ử M = 266,33

Theo các nhà ho học, hoạ ính của hai chấ này có được à nhờ các nhóm chức

hy ro y à y ic.

M gno o hường được sử dụng để đi u trị đ u cấp ính ho chứng lo lắng à

các chứng iên u n đến dạ ày. Các ết qu khoa học đã c ng bố cho thấy

M gno o có hoạ ính háng hu n háng iêm chống o y hó chống ung hư

b o vệ tế bào hần kinh vỏ khỏi đi u kiện thiếu oxy (hypoxia). Trong hi đó

Honokiol - đồng phân của Magnolol - hác với Magnolol ở cách sắp xếp của một

nhóm chức y rên ng pheno . Đây à mộ điểm quan trọng quyế định hoạ ính

sinh học củ Hono io . Các nhà ho học cũng phá hiện thấy Hono io có ược

ính rộng như háng iêm chống đ ng máu chống rối loạn nhịp tim, b o vệ thần

kinh, chống o y hó . Các nghiên cứu hác cũng cho hấy Hono io có hể sử dụng

như ác nhân chống stress, chất ức chế ung hư ti m năng à các hư hỏng do oxy

hó gây r . Magnolol gây apoptosis ở nhi u ng TBUT như ung hư ph i CH-27,

HL-60 ung hư ạ ày COLO 205 ung hư g n HepG2 rong hi Hono io gây

apoptosis ở các ng TBUT buồng trứng SKOV3 ung hư máu Mo 4B ế bào ung

hư ruột kết RKO, TBUT ph i CH27, tế bào nội m chuyển dạng SVR à có hoạt

ính chống ung hư à ung hư m iên ết mạch SVR in vivo rên m h nh chuột

nhắt [3, 17, 21, 45, 46].

Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn v cơ chế c m ứng apoptosis của

Magnolol các nhà ho học đã chỉ ra rằng ưới ác động củ M gno o F s được

hoạ hó à cytochrome c được chuyển từ ty thể ra tế bào chấ h ng u chênh ệch

nồng độ ion Ca2+

tự do trong bào ương à uá r nh đi u h âm của Bcl-2 (B-cell

lymphoma 2). Th ng u sự hoạ hó F s và sự gi i phóng cy ochrome c, caspase-8

à caspase-9 được hoạ hó , từ đó éo heo chuỗi ph n ứng u i ng củ các

c sp se à ẫn đến apoptosis. Xử ý ế bào ới ZB4 ( ác nhân àm gián đoạn cơ chế

đáp ứng F s) cũng àm gi m ác động của caspase-8 c m ứng bởi Magnolol, từ đó

àm gi m ác suất x y r pop osis. Tuy nhiên đến n y các nhà ho học vẫn chư

Page 32: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 18

tr lời được liệu Magnolol hoạ hó F s rực tiếp h y nó ích hoạt hoạ động của

một phối tử Fas rồi s u đó phối tử này mới hoạ hó F s [22, 38, 46].

Hình 8: Cơ chế tác động của Honokiol (H) và Magnolol (M) lên con đường truyền tin dẫn

đến apoptosis của tế bào

Trong hi đó Hono io được chứng minh à có ác động đi u h âm c-FLIP

(FLICE- i e inhibi ory pro ein c n gọi à cFLAR) ở TBUT, dẫn đến àm TBUT

mẫn c m hơn với các con đường apoptosis c m ứng bởi c TRAIL (TNF-related

apoptosis-inducing ligand) à F s. Chỉ sử dụng Honokiol sẽ ức chế ở mức độ vừa

ph i sự ăng rưởng củ các TBUT ph i ở người trong khi nếu kết hợp với TRAIL,

nó sẽ àm gi m mạnh mẽ kh năng sống của tế bào à c m ứng apoptosis tố hơn so

với chỉ sử dụng TRAIL. Quá r nh apoptosis c m ứng bởi F s hi Hono io được sử

dụng kết hợp với một phối tử Fas hoặc mộ háng hể háng F s cũng có ết qu

ương ự.

Page 33: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 19

Trong tất c các pro ein iên u n đến uá r nh pop osis đã được kiểm tra

h c-FLIP à pro ein uy nhấ được đi u h âm nh nh chóng bởi Honokiol ở tất c

các ng ế bào. Đi u này cho hấy đi u h âm c-FLIP à mộ bước chủ chốt của

uá r nh ác động của Honokiol dẫn đến apoptosis c m ứng bởi thụ thể chết [2, 12,

15, 46]. Cấu rúc 2 ng phenol chứ 2 nhóm y giúp ăng ái ực của Honokiol

với các ế bào nội m ; nó hoạ động như ác nhân chống o y hó ức chế sự o y hó

của lipoprotein có tỷ trọng thấp à uá r nh pop osis c m ứng bởi glucose ở tế bào

nội m củ người nhờ các hoạ ính mạnh trong việc àm sạch các gốc tự do [5-8,

20, 19, 22, 23, 25, 26, 33, 38, 42, 44].

1.4.2. Derrone (D)

Cây V ng nem c n được gọi bằng nhi u ên gọi hác à cây á V ng H i

đồng b Thích đồng b có ên ho học à Erythrina orientalis L. Murr., thuộc họ

Đậu Fabaceae. Loài này phân bố rộng từ Ð ng Á ới châu Phi. Ở châu Á oài này

ph biến ở Ấn Độ, Trung Quốc Thái L n C mpuchi Lào Việt Nam, Malaixia,

Indonesia à Philippin. Đây à một trong những vị thuốc ân gi n ở Việ N m à

nhi u nước hác rên hế giới, có ác ụng n hần hạ huyế áp háng hu n à

chống oãng ương.

Hình 9: Cây vông nem Erythrina orientalis L., Fabaceae và công thức cấu tạo Derrone

Derrone (5,4-dihydroxy-7,8-(2,2-di- methylpyrano)isoflavone) có c ng hức

hó học à C20H16O5, M = 336,1 à hợp chất được ách chiết từ cây V ng nem

Erythrina orientalis (L.) Murr.,. Trong c ng r nh nghiên cứu được c ng bố ào

Page 34: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 20

háng 6 năm 2012 Hayet Edziri à cộng sự đã chứng minh Derrone có ác động

háng hu n với vi khu n Pseudomonas aeruginosa à Escherichia coli với nồng

độ trong kho ng từ 7,81 – 15,62 µg/mL. Ngoài r Derrone cũng hể hiện ính háng

nấm mạnh với các oài huộc họ Candida ở nồng độ 7,81 µg/mL à có ính độc với

ng ế bào ung hư g n HepG2. Tuy nhiên các cơ chế chuyên sâu ác động của

Derrone ên ế bào ẫn c n chư được biế rõ [10, 18].

1.4.3. Taxol (Paclitaxel)

Taxol (C47H51NO14, M = 853,906 g/mol) lần đầu iên được đ cập đến với ên

gọi Caltuvocus – cây Thủy ùng ừ thời L Mã c đại. Một số bài huốc ân gi n

cũng sử dụng các ịch chiế này như à chấ độc hoặc thuốc chữa bệnh. Lịch sử hiện

đại nghiên cứu v Taxol bắ đầu từ năm 1962 hi iến sĩ Arthur S. Barclay thu thập

vỏ của Taxus brevifolia à một trong số các mẫu củ oài này hể hiện độc ính ới

tế bào. Năm 1967 Monroe E. W à M nsu h C. W ni huộc Viện ung hư Ho

Kỳ ách chiết được chấ này ừ vỏ cây Taxus brevifolia à đặ ên à T o . S u này

hi được phá riển hành hương ph m bởi Bristol-Myers Squibb (BMS), Taxol

được đ i ên hành Paclitaxel.

Hình 10: Cấu trúc phân tử Taxol

Năm 1971 cấu rúc phân ử của Taxol được phá hiện nhờ các phân ích inh

thể bằng tia X bởi chính Monroe à W ni. Năm 1979 iến sĩ Horwi z à cộng sự

c ng bố các phá hiện của họ v ương ác giữa Taxol với các i ống: nó có h

Page 35: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 21

năng húc đ y uá r nh h nh hành i ống bằng cách bám à àm b n vi ống, từ đó

h y đ i lịch r nh đã định sẵn củ uá r nh phân bào gây r sự chết cho TBUT lẫn

tế bào b nh hường. Các hử nghiệm âm sàng ới Taxol bắ đầu từ háng 4 năm

1984 à cho đến nay, Taxol đ ng được sử dụng để đi u trị ung hư ph i ung hư

buồng trứng ung hư ú ung hư chuyển dạng Kaposi sarcoma [29, 35].

Các nghiên cứu chuyên sâu cho hấy Taxol có h năng iêu iệt TBUT

h ng u các con đường độc lập với p53; ác động này sẽ được ăng cường hiệu

qu với các ế bào bị đột biến p53 hơn à ới các ế bào có iểu gen p53 dại. Ngoài

ra, Taxol có u hướng c m ứng chặn tế bào đi ừ G2 s ng M rong chu r nh ế bào

à gây r pop osis ở các ế bào bị chuyển dạng, nhưng chỉ gây r ừng ở G1 với

các ế bào h ng bị chuyển dạng. Tất c các đặc ính này giúp Taxol có hể ác động

biệ hó ới các TBUT mà hại với các ế bào hường [35, 43].

V cơ chế ác động ên ế bào ẫn đến pop osis cũng như các ác nhân c m

ứng apop osis hác cơ chế của Taxol cũng iên u n đến họ protein Bcl-2. Taxol có

thể đi u chỉnh biểu hiện củ các hành iên rong họ pro ein này à gây r biến đ i

sau dịch mã củ các phân ử Bcl-2. Taxol đi u h âm Bc -XL à đi u h ương

B à B . Ngoài ra, Taxol cũng c m ứng sự phosphory hó Bc -2 từ đó c m ứng

pop osis. Các nghiên cứu gần đây cũng cho hấy sự phosphory hó Bc -2 chỉ xuất

hiện ở các ế bào đã được dừng ở phase G2/M sau khi xử ý ới Taxol. Đi u này gợi

cho thấy sự phosphory hó Bcl-2 chỉ xuất hiện như à hệ qu của sự dừng phân bào

tế bào. Các nhà ho học cũng chỉ ra rằng, hoạ hó JNK/SAPK cần cho gi i đoạn

sớm củ uá r nh pop osis khởi phá bởi Taxol. Ngoài r Taxol cũng c m ứng

apoptosis xuất hiện sau khi ngừng phân bào ới cơ chế u i ng sự n định các i

sợi ubu in mà hiện nay vẫn chư được biế rõ [35, 43].

Page 36: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 22

Hình 11: Cơ chế tác động của Taxol lên tế bào gây apoptosis

Hình 12: Hình ảnh mô phỏng liên kết của Taxol với vi sợi tubulin

1.5. Enzyme Aurora kinaza

Aurora kinaza thuộc nhóm những pro ein đi u khiển uá r nh phân bào.

Chúng b o gồm b pro ein hành iên có ên gọi Auror A Auror B à Auror C.

Các pro ein này iên u n đến uá r nh h nh hành à phân chi rung thể uá r nh

iên ế các inetochore với các i sợi (micro ubu e) à sự sắp xếp củ hoi sắc.

V ậy, những pro ein này đóng mộ i r u n rọng rong uá r nh phân chi

Page 37: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 23

của nhiễm sắc thể à sự n định v nhân ế bào [41]. Sự quan âm đến các pro ein

này ăng ên hi các nhà ho học nhận thấy sự ương u n giữa sự biểu hiện uá

mức củ các pro ein này rong rất nhi u loại ung hư ới sự bấ hường của bộ

nhiễm sắc thể [2]. Gen uy định Aurora A nằm rên nhiễm sắc thể 20 củ người tại

vị rí 20 13. Sự biểu hiện uá mức củ pro ein này ần đầu iên được phá hiện ở

ung hư ruộ nguyên phá . Đây chính à bằng chứng đầu iên cho hấy mối iên u n

giữ Auror à ung hư. Auror hoạ động như gen gây ung hư hi chuyển nhiễm

ào các ng tế bào nguyên bào sợi Rat1 ở chuột cống hay NIH3T3 ở chuột nhắt.

Gen Aror A h ng những được ăng cường trong nhi u ng ế bào mà c n ở 52%

ung hư rực ràng nguyên phá à 12% ung hư ph i nguyên phá [13].

Auror B cũng biểu hiện uá mức ở các ng ế bào ách ừ ung hư ruột [9].

Hơn nữa, sự biểu hiện uá ngưỡng của Aurora B trong tế bào nu i cấy ích hích sự

phân chi nhiễm sắc thể mộ cách bấ hường. Những tế bào h nh hành sẽ à những

tế bào nhân uái ( neup oi y) à có hể húc đ y sự h nh hành ung hư ở chuột

[31]. Tại kỳ giữ à ỳ sau củ uá r nh phân bào Auror B tạo hành phức hợp

với các pro ein hách (p ssenger pro eins) như Sur i in INCENP TD60 à

Borealin. Những pro ein này cũng biểu hiện vượt mức ở một số loại ung hư như

ung hư rực ràng ung hư ruộ ung hư ú… à một số ng ế bào chuyển dạng.

Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng Sur i in à INCENP à cơ chất cho hoạ ính

enzym củ Auror B đồng thời chúng cũng à ác nhân ích hích hoạ ính của

pro ein này [37]. Như ậy rong các ng ế bào ung hư hoạ ính của Aurora B

phụ thuộc ào sự biểu hiện củ chính b n hân nó à các pro ein iên u n.

Aurora C biểu hiện uá mức ở ung hư uyến ti n liệ à một số ng ế bào

ung hư hác [41]. Đi u đó chứng tỏ rằng nó có hể có i r rong ung hư ế bào

soma. Mặc ù ậy, sự hiểu biết v chức năng củ pro ein này ần c n rấ nghèo nàn.

Những đi u rên chứng tỏ Aurora kinaza à một mục iêu rong đi u trị ung

hư à o ậy việc m iếm các chất ức chế hoạ ính của Aurora kinaza à rất cần

thiết. Mộ ài chất ức chế đã được nghiên cứu à c ng bố như ZM447469 (2003)

Page 38: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tổng quan

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 24

Hesperadin (2004), VX-680 (2004) and PHA-680632 (2006), Benzo[e]pyridoindole

(2008) (Hình 13). Trong số đó VX680 có ác ụng ức chế sự phá riển ung hư in

vivo à hiện n y đ ng được em é để thử nghiệm âm sàng. Tuy nhiên những chất

ức chế này có một số ác ụng phụ à ính đặc hiệu chư c o. VX680 à một chấ có

nhi u triển vọng nhất hiện nay trong việc ức chế hoạ ính củ Auror nhưng đồng

thời nó cũng ức chế FLT-3 LcK à kinaza đột biến BcrAbl T315I. Mặ hác hoạt

ính của chấ này c n phụ thuộc ào p53. Hơn nữ rong uá r nh phá riển u

hường xuất hiện các đột biến ung u nh các ị rí (si es) đi u khiển hoạ ính

kinaza. Do vậy, việc nghiên cứu à m iếm các chất ức chế đặc hiệu hơn à rất cần

thiết [16].

Hình 13: Các chất ức chế Aurora kinaza

( ): các ạng khung cấu rúc củ các chất ức chế; (b): các chất ức chế đã c ng bố

Page 39: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Phương pháp nghiên cứu

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 25

CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đ ợn n h ên cứ

- Các ng TBUT HCT116, He MCF7 à KPL4 o Nhóm nghiên cứu

Ung hư hực nghiệm – Bộ m n Tế bào M Ph i à Lý sinh – Khoa

Sinh học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gi Hà

Nội cung cấp.

- Mẫu Honokiol (H), Magnolol (M) à Derrone (D) do Viện Dược liệu

Trung ương cung cấp, dạng dung dịch đồng nhấ ưu rữ ở nồng độ

20.000µg/mL rong ung m i DMSO.

- Đối chứng ương T o ạng hương ph m 30mg/5mL ương đương

6.000µg/mL.

2.2. M y óc ụn cụ

Bảng 1: Dụng cụ và vật tư tiêu hao

Tên Hãn ản xuất

Buồng đếm tế bào Thom s Đức

Coverglass Trung Quốc

Đĩ 96 giếng Corning, Mỹ

Đĩ nu i cấy tế bào 35, 100mm Corning, Mỹ

Lame, lamelle Trung Quốc

Ống Falcon 15, 50mL Corning, Mỹ

Ống y âm 1 5mL Corning, Mỹ

Page 40: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Phương pháp nghiên cứu

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 26

Pipet nhựa 1mL, 2mL, 5mL, 10mL Corning, Mỹ

Tube b o qu n Corning, Mỹ

Bảng 2: Thiết bị sử dụng

Tên Hãn ản xuất

Kính hiển vi huỳnh quang Axio Plan 2 Carl Zeiss – Đức

Kính hiển i ser ué LSM 510 Carl Zeiss – Đức

Kính hiển i soi ngược Axiovert 40 CFL Carl Zeiss – Đức

Máy đọc ELISA BioLab – Mỹ

Máy y âm Uni ers 320 He ich Đức

Pipett aid Gibson

Tủ ấm 5% CO2 Shell Lab, Mỹ

Tủ hood Esco Mỹ

Tủ n nhiệt Gra Operation SS40-1 Đức

2.3. Hóa chất ử ụn

Bảng 3: Hóa chất sử dụng

Tên Hãn ản xuất

Alexa antimouse 488 Invitrogen, Mỹ

Anti-Histon H3PS10 Antibody Invitrogen, Mỹ

Antitubulin antibody Invitrogen, Mỹ

Blue trypan Mỹ

BSA Merc Đức

Ce Ti er 96®A ueous Non-

Radioactive Cell Proliferation Assay

Promega, Mỹ

Page 41: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Phương pháp nghiên cứu

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 27

DMEM Invitrogen, Mỹ

Ethanol Trung Quốc

FBS Invitrogen, Mỹ

Hoestch 3334 Invitrogen, Mỹ

Paraformaldehyde Merc Đức

PBS Invitrogen, Mỹ

Peniciline/Streptomicin Invitrogen, Mỹ

Red Phalloidine Invitrogen, Mỹ

Trypsin Invitrogen, Mỹ

Tryton X Merc Đức

2.4. Ph ơn h h ạ hóa nhân n c c n b in vitro

Tế bào được cất giữ trong Nito lạnh đem rã đ ng rong ủ n nhiệt 37ºC.

Chuyển dung dịch chứa tế bào ào ống falcon 15 mL đã có chứa dung dịch

PBS, y âm 1000 rpm rong 5 phú bỏ dịch n i, thu cặn tế bào.

Hình 14: Các dòng TBUT được bảo quản trong bình đựng Nito lỏng

Phân án ế bào ắng ào 5-7 mL m i rường nu i cấy hích hợp, sục đ u rồi

cho ào đĩ pe ri 100 mm hoặc ch i nu i cấy T25 ủ trong tủ ấm 37ºC 5%

CO2. Kiểm r hàng ngày, h y m i rường 2 ngày/lần, khi tế bào mọc ín

Page 42: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Phương pháp nghiên cứu

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 28

75-90% b mặ đĩ h hu hoạch hoặc tiến hành cấy chuyển tế bào s ng đĩ

nu i cấy mới.

Thu tế bào ừ đĩ nu i cấy bằng cách ủ với dung dịch Trypsin-EDTA 1X

rong 5 phú ở 37ºC 5% CO2. Trung h Trypsin bằng cách b sung với m i

rường nu i cấy đã b sung FBS hú ịch ào ống y âm đem y âm 1000

rpm trong 5 phú .

Kiểm tra tỷ lệ tế bào chết bằng cách nhuộm với Blue trypan trong 3-5 phú

rồi đếm rên buồng đếm tế bào. Nếu tỷ lệ chết < 10% t ng số tế bào h tế

bào được xem à đủ khỏe mạnh ùng để cấy chuyển tiếp tục hoặc ùng cho

các mục đích hí nghiệm tiếp theo.

2.5. Ph ơn h hử đ c ính MTS

Nguyên ý:

MTS (3 - (4,5-dimethylthiazol-2-yl) – 5 - (3-carboxymethoxyphenyl) – 2 -

(4-sulfophenyl) - 2H - e r zo ium) hi có mặt PMS (phenazine methosulfate) sẽ

được tế bào chuyển hó , tạo ra một s n ph m form z n n rong m i rường nu i

cấy tế bào hấp thụ ánh sáng ối đ ở bước sóng 490-500 nm rong đệm PBS. Lượng

formazan tạo ra sẽ được định ượng bằng ượng ánh sáng ở bước sóng 490nm bị hấp

thụ à ỷ lệ thuận với ượng tế bào sống rong m i rường nu i cấy đó. Phương pháp

MTS hường được coi à phương pháp MTT 1 bước có ính iện lợi cao do chỉ cần

b sung thẳng chấ ào m i rường nu i cấy tế bào mà h ng cần bất kỳ bước rửa

hay chu n bị nào hác.

Quy r nh hí nghiệm

Bảng 4: Dải nồng độ cuối cùng của thuốc thử trong giếng

Mẫu C1 (µg/mL) C2 (µg/mL) C3 (µg/mL) C4 (µg/mL) C5 (µg/mL)

H, M, D 5 10 20 40 50

Taxol 0,003 0,03 0,3 3 30

(Tương ứng nồng độ DMSO cuối cùng ở giếng à 0,125%, lặp 4 lần/nồng độ)

Page 43: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Phương pháp nghiên cứu

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 29

Chu n bị tế bào: Với mỗi ng ế bào chu n bị dung dịch tế bào s o cho

có 5.000TB/180 µL/giếng rên đĩ 96 giếng. Trộn nhẹ để tế bào phân án

đ u rong các giếng u n sá iểm r ưới KHV đ o chi u, ủ ở 37oC,

5% CO2 rong 24h để tế bào n định à bám ào b mặ đĩ .

Chu n bị dung dịch thuốc rung gi n à ủ chất: Pha dung dịch trung gian

ương ứng có nồng độ cao gấp 10 lần nồng độ cuối cần thử trong giếng.

B sung 20 µL dung dịch rung gi n ương ứng rồi lắc nhẹ để thuốc phân

bố đ u trong giếng, ủ 48h ở 37oC, 5% CO2 u n sá à ghi ại h nh nh

hàng ngày.

Ủ MTS à đo mậ độ quang học: Chu n bị dung dịch MTS/PMS với tỷ lệ

1PMS:20 MTS. Thêm 30 µL hỗn hợp rên ào mỗi giếng đ ng chứa 200

µL dung dịch m i rường nu i cấy đã được b sung thuốc à ủ với tế bào

trong 48h. Ủ hỗn hợp rên rong 3h ở đi u kiện 37oC, 5% CO2 rồi tiến

hành đo mậ độ quang học ở bước sóng 490nm. Dùng phần m m Excel

để xử ý số liệu ính chỉ số IC50 – Là giá rị nồng độ chất thử tại đó chất

thử có h năng gây chết 50% tế bào.

Chỉ số IC50 của một chất với mộ ng ế bào được ính từ nghiệm

phương r nh hồi quy biểu diễn ương u n giữ à nồng độ hoặc log

nồng độ chất thử đó à y à chỉ số ăng sinh A (%) củ ng ế bào đó hi

được ủ với chất thử ở các nồng độ hác nh u hi y = 50 (%).

A (%) được ính heo c ng hức:

o A (%) = V/Vh x 100%

V: Chỉ số OD đo được ở trong giếng hí nghiệm

Vh: Chỉ số OD đo được ở trong giếng đối chứng ung m i

Page 44: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Phương pháp nghiên cứu

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 30

2.6. Ph ơn h hử đ c ính ên h nh spheroid

Tạo giá hể cho khối spheroid bằng agarose 1,5% cho ào các giếng của

đĩ 96. Chờ g rose đ ng ại tiến hành ạo giọ reo rên nắp đĩ 96 ới

mậ độ 5.000TB/giọt treo.

S u 2 ngày tạo giọt treo hi u n sá hấy các ế bào ưới ác ụng của

trọng lực đã tạo hành cụm, tiến hành hạ giọ reo ào các giếng ương

ứng đã có giá hể agarose 1,5% à m i rường nu i cấy phù hợp.

Với hí nghiệm heo õi ốc độ sinh rưởng của khối spheroid

Theo õi hàng ngày à h y m i rường, chụp nh 2 ngày/ ần cho đến khi

khối spheroi phân rã.

Đo ích hước khối spheroi à ính hể ích hối bằng phần m m

AxioVison L.E. R4.5, dựng đường cong sinh rưởng để biết quy luậ ăng

rưởng của khối spheroid.

Với thí nghiệm kiểm tra ác động của H ên h năng ạo khối

spheroid

Sau khi tạo giá hể, tiến hành ạo giọ reo rên nắp đĩ 96 giếng với mật

độ 5,000TB/giọt treo heo các nhóm mẫu hí nghiệm ương ứng bằng m i

rường có chứa H nồng độ (NĐ) 5µg/mL à m i rường có chứa H NĐ

10µg/mL.

S u 2 ngày iến hành hạ giọt treo xuống các giếng chứ m i rường hoặc

m i rường chứa H với nồng độ ương ứng.

Theo õi hàng ngày à h y m i rường, chụp nh 2 ngày/ ần

Đo ích hước khối spheroi à ính hể ích hối bằng phần m m

AxioVison L.E. R4.5, dựng đường cong sinh rưởng của khối spheroid ở

ba mẫu hác nh u à so sánh sự hác biệt xem liệu H có nh hưởng đến

uá r nh ạo khối spheroi h y h ng.

Page 45: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Phương pháp nghiên cứu

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 31

Với thí nghiệm heo õi ác động của H ên uá r nh ăng rưởng khối

spheroid

Sau khi tạo giá thể, tạo giọt treo à hạ giọt treo ào các giếng ương ứng

đã có giá hể agarose 1,5% à m i rường nu i cấy hường các hối

spheroi h nh hành được nu i rong m i rường 37oC, 5% CO2.

S u 5 ngày hạ giọt treo, tiến hành chi các giếng có chứ các hối

spheroi đồng đ u phá riển khỏe mạnh hành b nhóm mẫu: Đối chứng

sinh học (ĐCSH), mẫu ủ H NĐ 10µg/mL, à mẫu ủ H NĐ 20µg/mL.

Theo õi hàng ngày h y m i rường ương ứng à chụp nh 2 ngày/ ần

Đo ích hước khối spheroi à ính hể ích hối bằng phần m m

AxioVison L.E. R4.5, dựng đường cong sinh rưởng của khối spheroid,

so sánh sự hác biệt xem H có ác động ên uá r nh sinh rưởng của

khối spheroi h y h ng.

2.7. Ph ơn h nh ễn ịch h ỳnh an

Nồng độ thuốc thử:

H: 10 µg/mL à 20 µg/mL (với hí nghiệm kiểm r ác động ên c in)

H, M, D: 10 µg/mL ( ới hí nghiệm kiểm r ác động ên Auror in z )

Taxol: 0,3 µg/mL

Quy r nh hí nghiệm

Chu n bị 4 đĩ nu i cấy tế bào 35 mm, mỗi đĩ chứa 04 coverglass. B

sung ào mỗi đĩ ung ịch chứa TBUT He nu i ới mậ độ

500.000TB/2,25mL m i rường. Các đĩ được chia hành 4 mẫu hí

nghiệm ương ứng gồm: ĐCSH H NĐ 10µg/mL, H NĐ 20µg/mL à

Taxol 0,3µg/mL

S u 24h nu i cấy cho tế bào n định, bám uống b mặt coverglass, tiến

hành ủ thuốc với các nồng độ đã ự kiến.

Page 46: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Phương pháp nghiên cứu

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 32

Cố định mẫu khi thấy phần lớn các tế bào đã có biến đ i h nh hái rõ rệt

ưới ác động của chất thử à ẫn đ ng bám ở rên đĩ .

Nhuộm mẫu heo các bước như s u:

o Cố định mẫu bằng PFA 4% ở nhiệ độ ph ng rong 10 phú .

o Đục màng ế bào bằng TrytonX 0,5% ở nhiệ độ ph ng rong 10 phú .

o Block các iên ế h ng đặc hiệu à bộc lộ các iên ế đặc hiệu bằng

cách ủ mẫu với BSA 5% ở nhiệ độ ph ng rong 30 phú .

- Với hí nghiệm kiểm r ác động ên i sợi actin:

o Nhuộm háng hể 1 anti alpha-tubulin trong 1h ở nhiệ độ ph ng

ránh sáng. S u đó nhuộm háng hể 2 M488 rong 30 phú ở nhiệ độ

ph ng ránh sáng.

o Nhuộm trực tiếp actin bằng Red-phalloidine trong 1h ở nhiệ độ

ph ng ránh sáng.

o Nhuộm nhân bằng Hoechs 3334 rong 10 phú ở nhiệ độ ph ng

ránh sáng.

o Qu n sá ưới KHV huỳnh u ng à ghi lại h nh nh phân ích.

- Với hí nghiệm kiểm r ác động ên sự phosphory hó His one H3:

o Nhuộm háng hể 1 anti histone H3 antibody trong 1h ở nhiệ độ

ph ng ránh sáng. S u đó nhuộm háng hể 2 M488 rong 30 phú ở

nhiệ độ ph ng ránh sáng.

o Nhuộm nhân bằng Hoechst 3334 trong 10 phú ở nhiệ độ ph ng

ránh sáng.

o Qu n sá ưới KHV huỳnh quang à ghi ại h nh nh phân ích.

Page 47: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 33

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. K ả hả đ c ính c a H n Ma n De ne ên

h nh 2D

3.1.1. Với dòng HCT116

Sau 48h ủ với các chấ hí nghiệm, tiến hành chụp nh mẫu ưới KHV đ o

chi u hu được kết qu như s u: các ế bào HCT116 có ích hước nhỏ h nh ạng

ài.

Hình 15: Tế bào HCT116 mẫu ĐCSH (trái) và ĐCDM (phải) (100x)

Hình 16: Tế bào HCT116 sau 48h ủ với Honokiol NĐ 5µg/mL (trái) và 10µg/mL (phải)

(100x)

Kh ng có sự hác biệ đáng ể giữa mẫu ĐCDM ủ DMSO 0,125% với mẫu

ĐCSH. S u 48h ủ, ngay ở nồng độ thứ nhấ (5µg/mL) H đã có ác ụng rõ rệt: 80%

các ế bào co r n ại. Ở nồng độ thứ h i (10µg/mL) các ế bào chỉ c n à các chấm

Page 48: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 34

r n nhỏ à h ng c n sự hác biệ rõ rệt v h nh hái ới 3 nồng độ 20µg/mL

40µg/mL à 50µg/mL c n ại.

Magnolol (M) ác động rõ rệ đến tế bào HCT116 heo u hướng ương tự

ngay từ nồng độ 5µg/mL à cũng h ng có sự hác biệ rõ rệt v h nh hái ở 4 nồng

độ 10 µg/mL 20µg/mL 40µg/mL à 50µg/mL c n ại.

Hình 17: Tế bào HCT116 sau 48h ủ Magnolol ở nồng độ 5µg/mL (trái) và 50µg/mL (phải)

(100x)

Với Taxol, sau 48h ủ, ở nồng độ thứ nhất 0,003µg/mL tế bào đã có u hướng

co lại so với mẫu ĐCSH. Xu hướng này ăng rõ rệt theo chi u ăng nồng độ các ế

bào co ại hành ạng r n à nhỏ dần từ nồng độ 0,03µg/mL, 0,3µg/mL, 3µg/mL

đến 30µg/mL.

Hình 18: Tế bào HCT116 sau 48h ủ với Taxol nồng độ 0,003µg/mL (trái); 0,3µg/mL

(giữa) và 30µg/mL (phải) (100x)

Sau khi thực hiện ph n ứng kiểm r độc ính của chất bằng phương pháp

MTS đo mậ độ quang học ở bước sóng 490nm chúng i sử dụng phần m m

Page 49: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 35

E ce để xử ý số liệu đo OD hu được. Kết qu ính chỉ số ăng sinh A (%) với

ng HCT116 được thể hiện ở b ng sau:

Bảng 5: Chỉ số tăng sinh A(%) của dòng HCT116 sau 48h ủ với với Honokiol, Magnolol

và Taxol

Chấ C (µ /mL) Lg(C) A(%)

Honokiol

5,00 0,7 30,03

10,00 1,00 17,25

20,00 1,30 17,54

40,00 1,60 18,97

50,00 1,7 20,47

Magnolol

5,00 0,7 18,88

10,00 1,00 16,99

20,00 1,30 17,16

40,00 1,60 18,27

50,00 1,7 19,64

Taxol

0,003 -2,52 74,79

0,03 -1,52 72,52

0,30 -0,52 63,79

3,00 0,48 19,18

30,00 1,48 18,37

Sử dụng phầm m m Excel, tiến hành ẽ đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng

li u củ ng TBUT HCT116 ới các chấ H M à T o ự rên b ng số liệu

A(%) chúng i hu được các đồ thị như s u:

Page 50: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 36

Hình 19: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của HCT116 với Honokiol (H)

Hình 20: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của HCT116 với Magnolol (M)

Page 51: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 37

Hình 21: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của HCT116 với Taxol

Dự rên ết qu chỉ số ăng sinh A (%) à các đồ thị rên có hể thấy các chỉ

số OD ương đồng với kết qu u n sá h nh nh sơ bộ rên KHV đ o chi u. Với H,

chỉ số A(%) gi m xuống c n 30% ở nồng độ thứ nhấ 5µg/mL à h ng có sự hác

biệ rõ rệt v chỉ số A(%) ở các nồng độ c n ại (17; 17; 18 à 20%). Đi u này có

thể gi i hích à o các ế bào đã bị ức chế tối đ ng y từ nồng độ thứ hai. Tương ự

với M, ngay ở nồng độ thứ nhấ 5µg/mL tế bào cũng đã bị ức chế tối đ à h ng có

sự hác biệ rõ rệt v chỉ số A(%) giữa năm nồng độ này. Với Taxol, chỉ số A (%)

gi m dần theo chi u ăng nồng độ à bắ đầu gi m mạnh từ nồng độ thứ ba

0,3µg/mL (63,8%) xuống nồng độ thứ ư 3µg/mL (19%). Kh ng có sự hác biệ rõ

rệt giữa nồng độ thứ ư 3µg/mL à nồng độ thứ năm 30µg/mL o đến nồng độ thứ

ư các ế bào HCT116 đã bị ức chế tối đ .

Dự ào m h nh ương u n hồi quy ây ựng được dự rên mỗi đồ thị

bằng chương r nh E ce , chúng i hu được giá rị IC50 ương ứng với H M à

T o ương ứng như s u:

Page 52: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 38

Bảng 6: Giá trị IC50 của Honokiol, Magnolol và Taxol với dòng HCT116

Chất G ị IC50 (µg/mL) Chỉ s ơn uan R2

Honokiol (H) 2 0,93

Magnolol (M) 0,2 0,97

Taxol 0,4 0,95

Các giá rị IC50 đ u có chỉ số ương u n R2 > 0,9 cho thấy có hể tin cậy được.

3.1.2. Với dòng Hela

Sau 48h ủ thuốc, tiến hành chụp nh mẫu ưới KHV đ o chi u. H nh nh thu

được cho thấy các ế bào He phá riển khỏe mạnh b nh hường, mậ độ vừa ph i

trong giếng. H nh nh cũng cho hấy h ng có sự s i hác giữ các giếng ĐCDM à

ĐCSH. Như ậy, DMSO trong thuốc h ng có nh hưởng rõ rệ đến tế bào He .

Hình 22: Tế bào Hela mẫu ĐCSH (trái) và ĐCDM (phải) (100x)

Hình 23: Tế bào Hela sau 48h ủ Honokiol ở nồng độ 5 (trái), 20 (giữa) và 50µg/mL (phải)

(100x)

Page 53: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 39

Qu n sá ưới KHV cũng cho hấy mức độ nh hưởng của H ên ng He

xuất hiện rõ rệt bắ đầu từ nồng độ thứ b (20µg/mL) s u đó ăng ần nh hưởng

cho đến nồng độ thứ năm (50µg/mL).

Với mẫu Hela ủ Taxol, các ế bào có u hướng co dần lại hi ăng ần nồng

độ thuốc thử. Tác động củ T o có hể thấy rõ rệt ngay từ nồng độ thứ nhất

(0,003µg/mL) à đến nồng độ cuối cùng (30µg/mL) tế bào hành ạng chấm r n

nhỏ.

Hình 24: Tế bào Hela ủ Taxol nồng độ 0,003 (trái), 0,3 (giữa) và 30µg/mL (phải) (100x)

Sử dụng phần m m Excel xử ý số liệu đo OD hu được kết qu chỉ số ăng

sinh A (%) như s u:

Bảng 7: Chỉ số tăng sinh A(%) Hela với Honokiol và Taxol

Chấ C (µ / L) Lg(C) A(%)

Honokiol

5,00 0,7 115,45

10,00 1,00 123,48

20,00 1,30 68,15

40,00 1,60 20,49

50,00 1,7 20,63

Taxol

0,003 -2,52 71,55

0,03 -1,52 53,08

0,30 -0,52 51,42

3,00 0,48 53,59

30,00 1,48 20,91

Tiến hành ây ựng đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng li u của TBUT

Hela với các chấ H à T o chúng i hu được các đồ thị như s u:

Page 54: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 40

Hình 25: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của Hela với Honokiol (H)

Hình 26: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của Hela với Taxol

Chỉ số ăng sinh A (%) ính được à đồ thị hu được cho thấy với H, A (%)

gi m rõ rệt ở nồng độ thứ ba (20µg/mL) trong khi giữa nồng độ thứ ư (40µg/mL)

à nồng độ thứ năm (50µg/mL) h ng có sự hác biệ rõ rệt (20%). Đi u này ương

Page 55: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 41

quan với kết qu u n sá ưới KHV đ o chi u à có hể suy luận rằng đến nồng độ

thứ ư (40µg/mL) thuốc đã có ác ụng ức chế tối đ . Với Taxol, chỉ số A (%) của

Hela cũng có u hướng gi m theo chi u ăng nồng độ thuốc thử à u hướng gi m

rõ rệt từ nồng độ thứ nhất (0,003µg/mL) đến nồng độ thứ 2 chỉ số ăng sinh đã

gi m c n ho ng 50% à đến nồng độ thứ 5 chỉ c n 20%. Sau khi ây ựng phương

r nh ương u n hồi quy bằng Excel, chúng i hu được giá rị IC50 như s u:

Bảng 8: Giá trị IC50 của Honokiol và Taxol với dòng Hela

Chất G ị IC50 (µg/mL) Chỉ s ơn an R2

Honokiol (H) 31,63 0,94

Taxol 4,3 0,99

C 2 giá rị IC50 này đ u có độ tin cậy cao (R2>0,9).

3.1.3. Với dòng MCF7

Kết qu u n sá ưới KHV đ o chi u cho thấy mẫu ĐCSH à ĐCDM

h ng có sự hác biệ rõ rệt. Tế bào MCF7 có ích hước lớn đ ng ở trạng hái

khỏe mạnh à mậ độ vừa ph i.

Hình 27: Tế bào MCF7 mẫu ĐCSH (trái) và ĐCDM (phải) (100x)

Với ng MCF7 H chỉ có ác ụng ở các nồng độ cao, bắ đầu từ nồng độ

thứ ba (20µg/mL) trở đi. Tại các nồng độ này s u 48h ủ với mẫu các ế bào h ng

tr i rộng rên b mặ nu i cấy mà bị co r n ại iên ết lỏng lẻo, một số r i n i

rong m i rường nu i cấy. Nhi u tế bào h ng c n sáng màu mà nhăn nheo à rở

Page 56: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 42

nên đậm màu. Đây chính à các ế bào chết. Số ượng các ế bào này ở nồng độ thứ

năm (50µg/mL) chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các nồng độ c n ại.

Hình 28: Tế bào MCF7 sau 48h ủ với Honokiol ở nồng độ 5 (trái); 20 (giữa) và 50µg/mL

(phải) (100x)

Với mẫu ủ Taxol, sự biến đ i h nh dạng tế bào có hể u n sá được rõ ràng

ngay từ nồng độ đầu iên (0,003µg/mL), tiếp đó sự hác biệt v h nh hái u n sá

được à h ng ớn với 3 nồng độ sau (0,03µg/mL, 0,3µg/mL, 3µg/mL) nhưng đến

nồng độ thứ năm (30µg/mL) các ế bào hầu hế h ng c n độ bóng ở dạng r n ép

dẹ ào b mặ đĩ nu i cấy.

Hình 29: Tế bào MCF7 sau 48h ủ với Taxol NĐ 0,003 (trái), 0,3 (giữa), và 30µg/mL (phải)

(100x)

Dùng phần m m Excel xử ý số liệu đo OD hu được kết qu chỉ số A (%)

ương quan với h nh nh u n sá được rên KHV đ o chi u.

Page 57: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 43

Bảng 9: Chỉ số tăng sinh A(%) của MCF7 với Honokiol và Taxol

Chấ C (µ / L) Lg(C) A(%)

Honokiol

5,00 0,7 112,54

10,00 1,00 134,13

20,00 1,30 20,63

40,00 1,60 23,75

50,00 1,7 18,99

Taxol

0,003 -2,52 77,55

0,03 -1,52 82,57

0,30 -0,52 75,37

3,00 0,48 64,61

30,00 1,48 20,06

Với Honokiol, A (%) gi m rõ rệt từ nồng độ thứ h i (10 µg/mL) uống nồng

độ thứ b (20µg/mL) à ừ nồng độ thứ b này h ng có sự hác nh u rõ rệt v A

(%) với các nồng độ s u. Như ậy có hể thấy s ng đến nồng độ thứ b (20 µg/mL)

các ế bào MCF7 đã bị ức chế gần như hoàn oàn. Với mẫu T o h ng có sự hác

biệt v chỉ số ăng sinh A (%) ở bốn nồng độ đầu nhưng ừ nồng độ thứ ư (3

µg/mL) đến nồng độ thứ năm (30 µg/mL) h A (%) gi m mạnh nhất – ương u n

với kết qu u n sá được rên KHV đ o chi u.

Hình 30: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của MCF7 với Honokiol (H)

Page 58: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 44

Hình 31: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của MCF7 với Taxol

Sử dụng phương r nh ương u n hồi quy dự rên đường cong sinh rưởng

dựng nên có chỉ số IC50 ương ứng của H à T o như b ng sau:

Bảng 10: Giá trị IC50 của Honokiol (H) và Taxol với dòng TBUT MCF7

Chất G ị IC50 (µg/mL) Chỉ s ơn an R2

Honokiol (H) 17,8 0,93

Taxol 5,6 0,97

C 2 chỉ số IC50 này đ u có R2 cao (>0,9) cho thấy có đủ độ tin cậy.

3.1.4. Với dòng KPL4

Sau 48h ủ chất, tiến hành u n sá ưới KHV đ o chi u. Kết qu sơ bộ cho

thấy h ng có sự hác biệ rõ rệt giữa mẫu ĐCSH à ĐCDM h y ở nồng độ này

DMSO h ng có nh hưởng rõ rệ đến h nh hái à sức sống của tế bào.

Page 59: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 45

Hình 32: Tế bào KPL4 mẫu ĐCSH (trái) và ĐCDM (phải) (100x)

Hình 33: Tế bào KPL4 sau 48h ủ với Honokiol NĐ 5 (trái), 20 (giữa) và 50µg/mL (phải)

(100x)

Hình 34: Tế bào KPL4 sau 48h ủ với Magnolol NĐ 5 (trái), 20 (giữa) và 50µg/mL (phải)

(100x)

Page 60: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 46

Hình 35: Tế bào KPL4 sau 48h ủ với Derrone NĐ 5 (trái) và 20µg/mL (phải) (100x)

Hình 36: Tế bào KPL4 sau 48h ủ với Taxol NĐ 0,003 (trái); 0,3 (giữa) và 30µg/mL (phải)

(100x)

C ba chất Hono io M gno o à Derrone đ u có u hướng ác động àm ức

chế ăng sinh mạnh mẽ ng KPL4 ở nồng độ thứ b (20 µg/mL). Ở nồng độ này

h nh hái ế bào ở c ba mẫu h y đ i há giống nhau so với mẫu ĐCSH à các mẫu

ủ với nồng độ thấp hơn. Tuy nhiên đến nồng độ thứ năm (50 µg/mL) rong hi ới

H à M ế bào KPL4 ẫn heo u hướng gi m ích hước hành các chấm r n nhỏ,

ém sáng bóng rên n n m i rường nu i cấy h ới D h ng c n u n sá được

h nh ạng của tế bào nữ à uất hiện rất nhi u tinh thể kết tụ lại.

Với Taxol, KPL4 bị ác động àm biến đ i h nh hái rõ rệt ngay từ nồng độ

đầu iên (0,003 µg/mL). Mức độ biến đ i này được uy r ở ba nồng độ kế tiếp, chỉ

đến nồng độ thứ năm (30 µg/mL) h nh hái ế bào mới h y đ i rõ rệt một lần nữa.

Các ế bào úc này có ích hước rất nhỏ, mấ đi hẳn độ sáng bóng b nh hường.

Page 61: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 47

Bảng 11: Chỉ số tăng sinh A(%) của dòng KPL4 với Honokiol, Magnolol, Derrone và

Taxol

Chấ C (µ / L) Lg(C) A(%)

Honokiol

5,00 0,7 101,63

10,00 1,00 120,87

20,00 1,30 26,25

40,00 1,60 24,19

50,00 1,7 25,14

Magnolol

5,00 0,7 94,25

10,00 1,00 75,65

20,00 1,30 24,77

40,00 1,60 23,72

50,00 1,7 24,27

Derrone

5,00 0,7 90,28

10,00 1,00 90,11

20,00 1,30 29,33

40,00 1,60 28,09

50,00 1,7 28,78

Taxol

0,003 -2,52 67,83

0,03 -1,52 57,64

0,30 -0,52 53,77

3,00 0,48 64,86

30,00 1,48 24,11

Kết qu đo chỉ số hấp thụ ánh sáng ại bước sóng 490 nm cũng cho ết qu

ương đồng. Ở c ba chấ H M à D chỉ số ăng sinh A (%) gi m mạnh mẽ nhất

(kho ng 20%) tại nồng độ thứ 3 (20 µg/mL) à h ng có sự hác biệt nhi u với hai

nồng độ c n ại (40 à 50 µg/mL). Trong hi đó chỉ số ăng sinh A (%) của KPL4

với Taxol gi m xuống kho ng 50% từ nồng độ thứ h i (0 03 µg/mL) à chỉ xuống

đến kho ng 20% ở nồng độ cuối cùng (30 µg/mL)

Page 62: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 48

Hình 37: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của KPL4 với Honokiol (H)

Hình 38: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của KPL4 với Magnolol (M)

Page 63: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 49

Hình 39: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của KPL4 với Derrone (D)

Hình 40: Đồ thị biểu diễn đường cong đáp ứng liều của KPL4 với Taxol

Gi i phương r nh hồi quy thiết lập được bằng chương r nh E ce có giá

trị IC50 củ H M D à T o ới ng ế bào KPL4 như b ng ưới đây:

Page 64: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 50

Bảng 12: Giá trị IC50 của Honokiol, Magnolol, Derrone và Taxol với dòng KPL4

Chất G ị IC50 (µg/mL) Chỉ s ơn an R2

Honokiol (H) 8,3 0,91

Magnolol (M) 14,8 0,96

Derrone (D) 17,8 0,93

Taxol 8,9 0,93

C 3 giá rị này đ u có R2 > 0,9 cho thấy có đủ độ tin cậy.

Như ậy có hể t ng hợp các giá rị IC50 của ba chất Honokiol, Magnolol,

Derrone à đối chứng Taxol với 4 ng ế bào HCT116 He MCF7 à KPL4 đã

thử độc ính bằng phương pháp MTS hu được sau khi xử ý bằng phần m m Excel

như sau:

Bảng 13: Tổng hợp giá trị IC50 và chỉ số tương quan R2 của Honokiol, Magnolol, Derrone

và Taxol

Chất

HCT116 Hela MCF7 KPL4

IC50

(µg/mL) R

2

IC50

(µg/mL) R

2

IC50

(µg/mL) R

2

IC50

(µg/mL) R

2

H 2 0,93 31,63 0,94 17,8 0,93 8,3 0,91

M 0,2 0,97 14,8 0,96

D 17,8 0,93

Taxol 0,4 0,95 4,3 0,99 5,6 0,97 8,9 0,93

Page 65: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 51

Từ b ng t ng hợp giá rị IC50 rên chúng i đư r một số nhận é như s u:

- Tất c các giá rị IC50 này đ u có chỉ số ương u n R2 >0,9 đ m b o đủ độ

tin cậy.

- Hono io M gno o à Derrone hi hử rên cùng ng ế bào đ u cho giá rị

IC50 c o hơn so ới Taxol ngoại trừ với ng KPL4 Hono io cho giá rị

IC50 ương đương ới Taxol.

- Giữa 3 chấ hí nghiệm rên ng KPL4 Hono io có chỉ số IC50 chỉ bằng ½

so với 2 chấ M gno o à Derrone c n ại, cho thấy độc ính c o hơn củ nó

với ng tế bào này.

- Với Honokiol, chỉ số IC50 gi m dần đối với ng He MCF7, KPL4 à

HCT116 bước đầu cho thấy độc ính củ nó ăng ần ương ứng. Chỉ số IC50

hu được với He c o hơn chỉ số với MCF7 nằm trong kho ng à với

KPL4, HCT116 h thấp hơn các giá rị IC50 đã c ng bố [3, 20, 26].

- Với M gno o à Derrone giá rị IC50 hu được cũng nằm trong kho ng các

giá rị IC50 đã ừng c ng bố [10].

Từ kết qu hí nghiệm thử độc ính bằng phương pháp MTS này chúng i

lựa chọn Honokiol à ng ế bào ung hư ú MCF7 để tiến hành hí nghiệm kiểm

r ác động của chấ ên m h nh 3D m phỏng cấu rúc 3D in vivo của khối u do

đặc ính ạo khối cầu tốt củ ng MCF7.

3.2. K ả n h ên cứ c đ n c a H n ên h nh 3D h c đa

b MC

3.2.1. Kết quả thí nghiệm theo dõi sự tăng trưởng khối spheroid MCF7

Sau h i ngày tạo giọt treo với ng MCF7 tiến hành hạ giọ reo à heo õi

sự ăng rưởng của khối trong 25 ngày ể từ sau khi hạ giọt treo. Kết qu ghi nhận

được cho thấy khối spheroi MCF7 có u hướng phá riển mạnh v ích hước từ

ngày hứ 9 sau khi hạ giọ reo à ăng iếp cho đến ngày hứ 17 s u đó gi m dần

với tốc độ chậm hơn.

Page 66: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 52

Bảng 14:Thể tích của khối spheroid MCF7 qua 25 ngày sau khi hạ giọt treo

N y V (mm3)

5 3,13

7 3,37

9 3,94

11 6,11

13 8,88

15 13,64

17 16,48

19 14,10

21 13,79

23 13,50

25 12,43

Trong kho ng thời gi n này cấu trúc của khối spheroi cũng n định dần,

vi n đậm à rõ né hơn spheroi r n hơn; cấu rúc õi hoại tử xuất hiện từ ngày hứ

5 sau khi hạ giọt treo. Vi n phân cách giữ õi hoại tử với phần tế bào ăng sinh bên

ngoài hối rõ ần õi hoại tử ăng ần diện ích mộ cách ương u n ới sự ăng

thể ích hối. S u ngày hứ 17 đi cùng ới suy gi m ích hước à cấu rúc hối

spheroid trở nên bất n: vi n ngoài h ng c n rõ né hối r n mất dần, cấu rúc

iên ết giữ các ế bào rong hối trở nên ỏng lẻo dần à các ế bào bong ần ra

khối spheroid.

Hình 41: Đồ thị biểu diễn sự tăng trưởng thể tích của khối spheroid MCF7 sau 25 ngày kể

từ khi hạ giọt treo

Page 67: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 53

a b

c d

e f

Hình 42: Khối spheroid MCF7 trong 25 ngày quan sát kể từ khi hạ giọt treo

(hình ảnh tại các thời điểm 5 (a), 9 (b), 13 (c), 17 (d), 21 (e) và 25 (f) ngày (400x)

Page 68: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 54

3.2.2. Kết quả thí nghiệm kiểm tra tác động của Honokiol lên quá trình tạo khối

spheroid MCF7

Kết qu kiểm r ác động củ Hono io ên ng TBUT MCF7 rên m h nh

2D đơn ớp cho thấy: s u 24h được nu i n định rên b mặ đĩ nu i cấy à 48h ủ

với H h ại nồng độ thứ ba (20µg/mL) các ế bào MCF7 đã bị ức chế mạnh mẽ.

Mặ hác rong hí nghiệm kiểm r ác động củ H ên sự h nh hành hối spheroid

MCF7 các ế bào MCF7 được nu i rực tiếp rong m i rường có chứa H ngay từ

hi đ ng ở dạng huy n phù rong giọ reo nên các ế bào có hể sẽ mẫn c m hơn ới

H. Bởi vậy chúng i ựa chọn hai nồng độ 5 à 10µg/mL để tiến hành hí nghiệm

này.

S u h i ngày ạo giọt treo với m i rường chứa H ở các nồng độ 5µg/mL à

10µg/mL u n sá ưới KHV chúng i nhận thấy: tất c các giọt treo tạo bởi m i

rường chứ 10µg/mL H đ u h ng ạo hành hối spheroi các ế bào được đư

ào ạo khối đã chế à nằm phân án rong giọ reo. Đi u này cho hấy H ác động

mạnh đến tế bào MCF7 hi ở trạng hái huy n phù so ới kết qu kiểm r ác động

ở m h nh 2D h ở nồng độ 10µg/mL chỉ số ăng sinh của tế bào MCF7 hoàn oàn

h ng bị suy gi m.

Với các giọ reo c n ại ở các mẫu ĐCSH à H nồng độ 5µg/mL đ u h nh

hành giọ reo à chư hấy có sự hác biệ rõ rệt giữa hai mẫu này. Tiến hành hạ

giọ reo à heo õi iếp rong 07 ngày s u hi hạ giọt treo, kết qu u n sá được

cho thấy ác động của H ở mẫu nồng độ 5µg/mL rở nên rõ rệ hơn. Ở ngày hứ 5,

các hối spheroid ủ H có ích hước ương đương ới mẫu ĐCSH nhưng õi hoại tử

đã uất hiện rõ rệ hơn chư có i n phân định rõ ràng ới lớp tế bào ăng sinh bên

ngoài. Đến ngày thứ 7 các ế bào ở khối lớp vỏ spheroi này đã ách r hỏi cấu

rúc hối oàn bộ khối thu hẹp lại v ích hước rong hi các hối spheroid ở mẫu

ĐCSH ẫn tiếp tục ăng rưởng b nh hường.

Page 69: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 55

a b

c d

e

Hình 43: Khối spheroid MCF7 ở mẫu ĐCSH sau 5 (a) và 7 (b) ngày, ủ với Honokiol NĐ

5µg/mL sau 5 (c) và 7 (d) ngày và không tạo khối khi ủ Honokiol NĐ 10µg/mL (e)

Như ậy, ở nồng độ 10µg/mL, H đã ức chế ăng sinh à gây chết tế bào

MCF7. Các ế bào h ng iên ết với nh u để tạo hành khối cầu h y đám ế bào

đi u này có hể à hệ qu của việc tế bào bị chết. Với nồng độ 5 µg/mL H các ế

bào MCF7 ẫn tạo được khối cầu s u 2 ngày ạo giọ reo uy nhiên ưới ác động

Page 70: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 56

của H h õi hoại tử chứ các ế bào chết xuất hiện sớm hơn, lớn hơn so ới mẫu

ĐCSH cùng ngày à H cũng có ác động ức chế đến các ế bào ở lớp ăng sinh bên

ngoài àm hối cầu h ng ớn ên b nh hường mà bị biến dạng, teo dần đi rồi các ế

bào phân ách rời ra khỏi khối.

3.2.3. Kết quả thí nghiệm kiểm tra tác động của Honokiol lên sự tăng trưởng

của khối spheroid MCF7

Với hí nghiệm kiểm r ác động của H ên sự ăng rưởng của khối spheroid

MCF7, chúng i ựa chọn 2 nồng độ 10 à 20µg/mL (c o hơn so ới nồng độ thử

kh năng ạo khối spheroi b o rùm giá rị IC50) o úc này các hối spheroid sẽ

được tạo hành s u 5 ngày hạ giọt mới tiến hành ủ thuốc à các nghiên cứu cho

thấy các ế bào rong hối spheroi có ính đ háng ố hơn ới các hó chất so với

các ế bào cùng oại nu i cấy đơn ớp. Kết qu bước đầu cho thấy có sự hác biệt rõ

rệt giữa 3 mẫu ĐCSH MCF7 ủ H NĐ 10µg/mL à MCF7 ủ H NĐ 20µg/mL.

Hình 44: Khối spheroid MCF7 mẫu ĐCSH sau 5, 9, 13 và 15 ngày hạ giọt treo

(tương ứng từ trái qua phải) (400x)

Hình 45: Khối spheroid MCF7 ủ với Honokiol nồng độ 10µg/mL sau 5, 9, 13 và 15 ngày

hạ giọt treo (tương ứng từ trái qua phải) (400x)

Page 71: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 57

Với mẫu ĐCSH ích hước à cấu rúc hối spheroid vẫn ăng rưởng b nh

hường à cho ết qu ương đồng với hí nghiệm đã đ cập ở rên. Với mẫu ủ H

NĐ 10µg/mL đến ngày hứ 9 các hối spheroi đã có sự hác biệ rõ rệt với mẫu

ĐCSH. Lõi hoại tử của khối spheroid với mẫu này ớn dần ên à i n phân cách

với lớp ăng sinh bên ngoài mờ dần đi cho đến khi c khối gần như sẫm đồng màu

ào ngày hứ 15. Trong hi đó ớp ăng sinh bên ngoài cũng hể hiện sự bất n như

vi n ù màu h ng c n sáng nhưng ẫn giữ được mộ độ “đặc” nhấ định của

khối. S u hi oàn bộ khối hoại tử h các ế bào bắ đầu bong r hành m ng.

Với mẫu ủ H nồng độ 20µg/mL oàn hối spheroid thể hiện rõ rệt sự bất n

khi lớp õi hoại tử gần như h ng ăng ên ích hước trong khi lớp tế bào ăng

sinh bên ngoài rở nên ỏng lẻo hơn ẫn đến sự ăng ích hước của khối. Tuy nhiên

lớp tế bào này o ác động của H ức chế ăng sinh nên ớp ăng sinh này cũng

chuyển màu ám ần à gần như ngừng ăng ích hước từ ngày hứ 13. S u ngày

thứ 15 các hối này cũng bị phân rã.

Hình 46: Khối spheroid MCF7 ủ với Honokiol nồng độ 20µg/mL sau 5, 9, 13 và 15 ngày

hạ giọt treo (tương ứng từ trái qua phải) (400x)

Hình 47: Các khối spheroid dưới tác động của Honokiol trở nên lỏng lẻo về mặt cấu trúc,

các tế bào bên ngoài bong tróc ra khỏi khối từ ngày thứ 9 sau khi hạ giọt treo (400x)

Page 72: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 58

Bảng 15: Thể tích trung bình khối spheroid MCF7 trong 15 ngày theo dõi ủ với Honokiol

N y hứ Thể ích n b nh h he (

3)

ĐCSH H 10ug/mL H 20ug/mL

3 2,03 2,15 2,42

5 3,07 3,08 2,94

7 5,09 3,21 4,77

9 7,61 5,45 5,47

11 8,51 6,55 5,16

13 10,91 8,44 5,95

15 12,46 10,84 5,11

Hình 48: Đồ thị tăng trưởng thể tích của khối spheroid MCF7 dưới ảnh hưởng của

Honokiol (H)

Như ậy các ết qu thử ác động của H ên uá r nh ạo khối à sự ăng

rưởng củ m h nh 3D spheroi ế bào ung hư ú MCF7 cho hấy H gây chết tế

bào ẫn đến h ng tạo được khối spheroid ở nồng độ 10 µg/mL à ức chế ăng sinh

của khối ở nồng độ 10 à 20 µg/mL.

Page 73: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 59

Các ết qu u n sá h nh hái biến đ i cấu rúc của khối cũng đặt cho chúng

i nghi vấn liệu H có ác động đến mối iên ết giữ các ế bào ung hư ừ đó àm

lỏng lẻo cấu rúc của khối spheroid hay sự lỏng lẻo cấu rúc này đơn huần à o độc

ính của H với tế bào. Để gi i đáp nghi vấn này chúng i iến hành hí nghiệm

kiểm r ác động của H ên hệ thống vi sợi c in à ubu in của tế bào ung hư c tử

cung Hela bằng phương pháp nhuộm miễn dịch huỳnh quang (Immunofluoresence

– IF).

3.3. K ả n h ên cứ ảnh h ởn c a H n ên hệ ợ ac n

Rất nhi u nghiên cứu đã chỉ ra rằng Hono io có nh hưởng đến nhi u uá

r nh hác nh u rong ế bào như uá r nh o i hó chống iêm nhiễm, sự chết theo

chương r nh ... Tuy nhiên cơ chế ác động cụ thể của Honokiol vẫn chư được hoàn

toàn hám phá. Gần đây nhấ có một số c ng bố v nh hưởng củ Hono io ên

uá r nh ăng sinh mạch máu à sự di chuyển của tế bào. Trong đó Hono io nh

hưởng đến sự t chức củ các phân ử c in hành các cấu rúc iên u n đến sự vận

động của tế bào.

Trong nghiên cứu này hi u n sá ế bào ử ý ới Hono io chúng i

nhận thấy tế bào có sự h y đ i v ích hước, kh năng r i rộng của tế bào ém sự

iên ết giữ các ế bào ới nh u à ới n n nu i cấy bị gi m sú . Tất c những biến

đ i rên phần lớn iên u n đến actin – một loại protein quan trọng tạo nên cấu rúc

bộ hung ương ế bào. V ậy chúng i iến hành hí nghiệm nhuộm huỳnh quang

miễn dịch tế bào HeL ới phalloidin gắn rho mine. Ph oi in à chất chiết từ một

loại nấm độc có ên à Amanita phalloides có h năng iên ế đặc hiệu với F-actin

(chuỗi actin dạng sợi). Bằng cách sử dụng phalloidin gắn huỳnh u ng chúng i có

thể u n sá sự phân bố cũng như cách sắp xếp của sợi actin trong tế bào.

Kết qu cho thấy, quần thể tế bào HeL sau khi ủ với Honokiol ở nồng độ 10

µg/mL có sự h y đ i rõ rệt. Từ cùng mộ ượng tế bào b n đầu, sau 48h xử ý ới

chấ các ế bào phân bố hư hớ à rời rạc hơn so ới đối chứng ( o h ng ăng

Page 74: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 60

ên số ượng đồng thời xuất hiện các ế bào chế ). Các tế bào phần lớn có ạng

sợi chứ h ng r i rộng h nh s o chi u ngang bị thu hẹp nhi u so với đối chứng.

Hình 49: Ảnh hưởng của Honokiol lên hình thái tế bào Hela. Tế bào đối chứng (trái); Tế

bào Hela ủ với Honokiol NĐ 10 µg/mL (phải); màu đỏ: actin; màu lam: nhân tế bào

Hình 50: Sự rối loạn phân bố của F-actin dưới tác động của Honokiol tại NĐ 10 µg/mL

sau 48h ủ.

H nh mũi ên: c in co cụm tại màng ế bào; h nh m giác: các ế bào chết

Page 75: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 61

Kho ng cách giữ các ế bào ớn đặc biệt giữ các ế bào cách nh u ẫn

nối với nhau bởi các sợi c in éo ài. Sự tồn tại của dạng cấu rúc này có hể do

nh hưởng của chấ ên uá r nh phân chi ế bào chất dẫn đến sự phân ách h i ế

bào s u uá r nh nguyên phân iễn r h ng hoàn oàn h i ế bào ẫn c n ính

nhau bởi các sợi actin. Khi chuyển s ng u n sá nhân chúng i nhận thấy các ế

bào có nhân bị biến đ i so với đối chứng: nhân c đặc hơn chi hành nhi u hùy

hoặc hành nhi u m ng nhân r n rời rạc có ích hước hác nh u. Đi u này có hể

gi i hích à o Hono io gây r hiện ượng apoptosis ở Hela.

Hình 51: Tế bào Hela sau 24h ủ với Honokiol tại NĐ 20µg/mL.

H nh ph i: tế bào nhuộm với phalloidin-rho mine (400 ); h nh bên rái: ế bào

nhuộm với phalloidin-rho mine à ubu in – M488 (1000x)

Sự biểu hiện của F-actin trong tế bào cũng h y đ i: Trong khi ở các ế bào

đối chứng, hệ sợi c in phân bố đ u rên oàn bộ tế bào chấ à màng ế bào có hể

u n sá được cấu rúc dạng sợi h rên rất nhi u tế bào HeL ử ý ới Honokiol,

có hể dễ àng nhận thấy hệ thống sợi c in ém biểu hiện ( ín hiệu huỳnh yếu hơn

so với đối chứng) ùng ế bào chất tối màu h ng u n sá được actin tồn tại ở

dạng sợi căng. Một số tế bào ẫn biểu hiện nhi u F- c in uy nhiên các sợi actin

rên các ế bào này ại tập trung nhi u ở màng ế bào hoặc hành các cụm chứ h ng

phân bố hành ạng sợi à iên ế hành mạng ưới như ở đối chứng. Chúng i

Page 76: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 62

cũng u n sá hấy một số tế bào bị teo nhỏ chứ các đám F- c in đã biến đ i cấu

rúc hoàn oàn. Đây chính à các ế bào đã chết.

Với mẫu Hela ủ Honokiol tại nồng độ 20µg/mL chúng i nhận thấy hầu hết

tế bào MCF7 gần như đã chế các ế bào co r n ại c in h ng ồn tại hành hệ

thống vi sợi nữ mà sáng rực hành ừng điểm tế bào nhân bị c đặc à phân m nh

so với mẫu đối chứng. Ngay c ubu in cũng h ng ở dạng vi ống mộ cách rõ rệt.

Một số tế bào ẫn ràng buộc với nhau bởi các i sợi à c vi ống. Đây à đi u bất

hường ở các cấu rúc iên ế b nh hường giữ các ế bào h ng có mặt củ các

micro ubu in này.

Như ậy có hể thấy Hono io đã nh hưởng rõ rệ ên sự biểu hiện cũng như

cách sắp xếp phân bố củ c in. Đồng thời sự t chức củ c in cũng bị rối loạn,

h ng ồn tại hành ạng mạng ưới sợi mà co cụm hành ứng đám rên màng ế

bào à c ở trong tế bào chấ . Đây có hể à nguyên nhân ẫn đến sự biến đ i h nh

dạng à hu nhỏ ích hước của tế bào.

3.4. K ả n h ên cứ ảnh h ởn c a De ne ên ự h h y hóa

H n H3 ạ ị í Serine 10

Cấu rúc hó học của c ba chấ Hono io M gnono à Derrone cung cấp

bởi Viện Dược liệu đ u chứa một số nhóm cấu rúc ương ự như các phân ử ức chế

hoạ ính của enzyme Aurora kinaza đ ng được nghiên cứu hiện nay. Từ nhận định

rên chúng i tiến hành hử kiểm tra kh năng ức chế hoạ ính enzym Auror

kinaza của c ba chấ này. His on H3 được phosphory hoá ại serine 10 bởi Aurora

B rong uá r nh phân bào (gọi tắ à H3PS10). Do đó h năng này được sử dụng

như à mộ hước đo hoạ ính của protein Aurora. Sự khởi đầu uá r nh nguyên

phân iên u n đến sự phosphory hoá H3 à uá r nh này éo ài đến tận kỳ cuối.

Sự ức chế uá r nh pho phory hoá H3 ại serine 10 được ác định bằng háng hể

háng đặc hiệu H3 photphoryl tại vị rí serine 10.

Trong các hí nghiệm này chúng i sử dụng hệ thống ính hiển i ze ué

đồng tụ LSM 510 (Zeiss) để u n sá à chụp nh.

Page 77: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 63

Các mẫu đối chứng à mẫu hí nghiệm sẽ được tiến hành iểm r rên ính

sơ bộ để ác định các h ng số hích hợp v : độ mở ống nhận sáng (pinho e); độ

phóng đại (zoom); cường độ ích hích ( zer power). S u đó, chúng i sẽ tiến hành

chụp mẫu đối chứng à hí nghiệm với cùng mộ h ng số được thiết lập. Tín hiệu

huỳnh quang sẽ phụ thuộc ào độ mở ống nhận sáng à cường độ l ze ích hích.

Do vậy việc giữ cùng h ng số khi chụp sẽ đ m b o so sánh đúng biểu hiện của

his one H3 pho phory hó ại serine 10. Đồng thời rong uá r nh chụp chúng i

cũng en ẽ chụp lại đối chứng để đ m b o ín hiệu huỳnh quang giữ các mẫu

kh ng bị sai lệch theo thời gian nguồn ze được hoạ hó .

Chúng i đã hu được kết qu như s u: ở các ế bào đối chứng oàn bộ tế

bào phân chi ở các ỳ rước, giữ s u à cuối củ ph M đ u cho kết qu ương

ính ới háng hể H3PS10 nghĩ à sự phosphory hoá H3 iễn r b nh hường.

Chúng i cũng u n sá hấy một số tế bào h ng phân chi ẫn biểu hiện huỳnh

u ng đây à các ế bào ph G2 chu n bị bước ào gi i đoạn M. Ta biết rằng tất c

các uá r nh chu n bị cho phân chi đ u diễn ra ở G2, trong đó có uá r nh hởi

động của sự cuộn xoắn nhiễm sắc thể đó à úc his one H3 bắ đầu được photphoryl

hó . Các ế bào phân chi sẽ co r n ại, màng nhân iêu biến. Các NST cuộn xoắn

à biểu hiện mạnh H3PS10. Các ế bào ở kỳ trung gian tr i rộng rên n n nu i cấy,

có ạng h nh s o h ng biểu hiện sự pho phory hó Histon H3. Một số tế bào biểu

hiện à các ế bào ở pha G2 chu n bị bước ào phân bào.

Trong số 03 mẫu chất thử tại nồng độ 10 µg/mL chúng i nhận thấy có

Derrone có biểu hiện rõ rệt sự ức chế H3P ở mức độ tế bào. Các ế bào phân chi ù

ở cùng một pha lại có sự biểu hiện huỳnh quang rấ hác biệt. Một số tế bào có ín

hiệu rất mạnh ương đương ới đối chứng rong hi đó một số biểu hiện yếu hoặc

gần như h ng biểu hiện. Đặc biệt ở mẫu Derrone có sự gi m sú đáng ể ín hiệu

huỳnh u ng rên các ế bào ở c ba kỳ: đầu (proph se) đầu-giữa (prometaphase)

à ỳ giữ (me ph se). Chúng i đếm số ượng tế bào âm ính ới ín hiệu huỳnh

quang, hoặc ín hiệu yếu h hu được tỷ lệ à 42% rên ng số tế bào phân chi . Đối

với mẫu Hono io à M gnono các ế bào phần lớn đ u biểu hiện mạnh H3PS10 ở

Page 78: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 64

tất c các ỳ rong phân bào. Tỷ lệ tế bào biểu hiện yếu H3PS10 à 1 2 % ở mẫu

Hono io à 1 5 % ở mẫu Magnonol.

Hình 52: Sự biểu hiện H3PS10 tại các kỳ khác nhau trong quá trình phân chia của tế bào.

Derrone thuộc nhóm chấ f onoi à nhóm chấ có nhi u hoạ ính sinh

học. Rất nhi u chất thuộc nhóm này đã à đ ng được ứng dụng rong đi u trị ung

hư. Kết qu nghiên cứu này củ chúng i cho hấy Derrone có nh hưởng ức chế

sự phosphory hó his on H3 ại serine 10. Đây à cơ chấ đã được chứng minh của

enzyme Auror B. Như ậy có hể bước đầu khẳng định Derrone mà chúng i sử

dụng rong đ ài có h năng ức chế hoạt ính của Aurora kinaza. Mặc ù độc ính

Page 79: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t quả và thảo luận

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 65

của chấ này ên các ng ung hư chư c o so với hai chấ c n ại nhưng iệc ác

định được cơ chế ác động của chất sẽ óng góp một phần quan trọng cho việc biến

đ i chấ để àm ăng hoạ ính củ nó. Ở rường hợp này đó à sự biến đ i cấu rúc

để àm ăng ính cạnh tranh của chất với vị rí gắn ATP rên phân ử enzyme.

(a)

(b)

(c)

(d)

Hình 53: So sánh biểu hiện của H3PS10 tại các mẫu tế bào xử lý với Derrone (b);

Magnonol (c); Honokiol (d) và mẫu đối chứng (a).

Mũi ên ở ( ): các ế bào phân chi ; m: me ph se; p: proph se.

Page 80: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t luận và ki n nghị

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 66

KẾT LUẬN

Từ nhưng ết qu hí nghiệm à phân ích rên đây chúng i rú r một số

kết luận như s u:

Hono io có độc ính ới ng ế bào ung hư biểu m ruột kết HCT

116 ung hư c tử cung He ung hư ú MCF7 à KPL4 với chỉ số

IC50 ương ứng à 2; 31,63; 17,8 à 8,3 µg/mL (R2 >0,9). M gno o có

độc ính ới ng ế bào ung hư biểu m ruột kế HCT116 à ung hư

ú KPL4 ới chỉ số IC50 ương ứng à 0 2 à 14 8 µg/mL (R2 >0,9).

Derrone có độc ính ới ng ế bào ung hư ú KPL4 ới chỉ số IC50

à 17 8 µg/mL (R2 >0,9).

Honokiol có ác động ngăn c n uá r nh ạo khối spheroid của tế bào

MCF7 ở nồng độ 10µg/mL à ức chế ăng rưởng khối này ở nồng độ

10 à 20 µg/mL.

Hono io ác động đến sự biểu hiện cũng như các sắp xếp phân bố

của hệ thống vi sợi c in àm chức actin bị rối loạn h ng ồn tại

dạng mạng ưới sợi mà co cụm hành ừng đám rên màng ế bào à c

ở trong tế bào chất. Derrone có h năng ức chế hoạ ính của enzyme

Aurora kinaza.

Page 81: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học K t luận và ki n nghị

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 67

KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu hêm cơ chế ác động của Honokiol, Magnolol à Derrone

ên tế bào.

Tiếp tục kiểm r ác động của Honokiol, M gno o à Derrone ên

m h nh 2D, 3D các ng ế bào ung hư hác à em é thử nghiệm

rên m h nh in vivo.

Page 82: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ahmedin Jemal, D., Phd, Freddie Bray P., Melissa M. Center M., Jacques

Fer y M. E iz be h W r P. n D i Form n P. (2011) “G ob C ncer

S is ics” CA: A Cancer Journal for Clinicians, 61, pp. 69–90.

2. Ahn, K.S., Sethi G., Shishodia S., Sung B., Arbiser J.L., and Aggarwal B.B.

(2006) “Hono io Po en i es Apop osis Suppresses Os eoc s ogenesis

and Inhibits Invasion through Modulation of Nuclear Factor-κB Ac i ation

P hw y” Molecular Cancer Research, 4 (9), pp. 621-633.

3. Bai, X., Cerimele F., et al. (2003) “Hono io Sm Mo ecu r Weigh

N ur Pro uc Inhibi s Angiogenesis in Vi ro n Tumor Grow h in Vi o”

Journal of Biological Chemistry, 278 (37), pp. 35501-35507.

4. Ch r bor y B.S. (2001) “7 - Cancer drug development - Key regulatory

consi er ions” Health Administrator, 20, pp. 29-36.

5. Chen, Y., Wu C., et al. (2010) “Hono io in uces ce pop osis in hum n

chondrosarcoma cells through mitochondrial dysfunction and endoplasmic

re icu um s ress” Cancer Letters, 291 (1), pp. 20-30.

6. Chiang, C.-K., Sheu M.-L., et al. (2011) “Hono io me ior es ren

fibrosis by inhibiting extracellular matrix and pro-inflammatory factors in

vivo and in vi ro” British Journal of Pharmacology, 163 (3), pp. 586-597.

7. Chiang, C., Sheu M., et al. (2011) “Hono io me ior es ren fibrosis by

inhibiting extracellular matrix and pro-inflammatory factors in vivo and in

i ro” British Journal of Pharmacology, 163 (3), pp. 586-597.

8. Di o S. Losi T. n Arbiser J.L. (2008) “Hono io is po en

sc enger of supero i e n pero y r ic s” Biochemical Pharmacology,

76 (5), pp. 589-596.

9. F G. Ke G. n Eyers P E.A. (2006) “V i ing Auror B s an anti-

c ncer rug rge ” Journal of Cell Science, 119 (36), pp. 64-75.

Page 83: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 69

10. Fe oreye S.A. Bu g o V.P. e . (2008) “Isof onoi Composi ion of

C us Cu ure of he Re ic Tree M c i murensis Rupr. e M im”

Journal of Agricultural and Food Chemistry, 56 (16), pp. 7023-7031.

11. Freshney, R.I. (2005), Culture of Animal Cells: A Manual of Basic

Technique, 5thth edition, Willey Blackwell.

12. Garcia, A., Zheng Y., et al. (2008) “Hono io Suppresses Sur i Sign s

Mediated by Ras-Dependent Phospholipase D Activity in Human Cancer

Ce s” Clinical Cancer Research, 14 (13), pp. 4267-4274.

13. Gie R. Pe re i C. n Prigen C. (2005) “Auror in ses neup oi y n

c ncer coinci ence or re in ? ” Trends in Cell Biololy, 15, pp. 241-

250.

14. Hanahan, D. and Weinberg Robert . (2011) “H m r s of C ncer: The

Ne Gener ion” Cell, 144 (5), pp. 646-674.

15. Hu L. Hofm nn J. Lu Y. Mi s G.B. n J ffe R.B. (2002) “Inhibi ion of

Phosph i y inosi o 3′-Kinase Increases Efficacy of Paclitaxel in in Vitro

n in Vi o O ri n C ncer Mo e s” Cancer Research, 62 (4), pp. 1087-

1092.

16. Ja, P.F., D R., S R., E R.-B. n A C. (2009) “Auror in se inhibi ors:

new c ss of rugs rge ing he regu ory mi o ic sys em” Clinical &

Translational Oncology, 11 (12), pp. 787-798.

17. Kim, S.C., Kim D.W., et al. (2001) “In i o e u ion of po ymeric

mice r p c i e formu ion: o ici y n effic cy” Journal of controlled

release : official journal of the Controlled Release Society, 72 (1-3), pp. 191-

202.

18. Kurebayashi, J., Otsuki T., et al. (1999) “Iso ion n ch r c eriz ion of

new human breast cancer cell line, KPL-4, expressing the Erb B family

receptors and interleukin-6” British journal of cancer, 79 (5-6), pp. 707-717.

19. Leeman-Neill, R.J., Cai Q., et al. (2010) “Hono io Inhibi s Epi erm

Growth Factor Receptor Signaling and Enhances the Antitumor Effects of

Epi erm Grow h F c or Recep or Inhibi ors” Clinical Cancer Research,

16 (9), pp. 2571-2579.

Page 84: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 70

20. Leeman-Neill, R.J., Cai Q., et al. (2010) “Hono io inhibi s epi erm

growth factor receptor signaling and enhances the antitumor effects of

epi erm grow h f c or recep or inhibi ors” Clinical Cancer Research, 291

(1), pp. 20-30.

21. Li, Z., Liu Y., et al. (2008) “Hono io n ur her peu ic c n i e

in uces pop osis n inhibi s ngiogenesis of o ri n umor ce s”

European journal of obstetrics, gynecology, and reproductive biology, 140

(1), pp. 95-102.

22. Lin, Y., Chen H., Ko C., and Chan M. (2007) “Effec s of hono io n

m gno o on cu e n inf mm ory p in mo e s in mice” Life Science, 81

(13).

23. Lin Y. Chen H. Ko C. n Ch n M. (2007) “Effec s of hono io n

m gno o on cu e n inf mm ory p in mo e s in mice” Life Science, 81,

pp. 1071 - 1078.

24. Lisa A. Gurski, B., Nicholas J. Petrelli M., Xinqiao Jia P., and Mary C.

Farach-C rson P. (2010) “3D m rices for n i-cancer Drug testing and

De e opmen ” Oncology Issues, January/February.

25. Liu, S.H., Shen C.C., et al. (2010) “Hono io inhibi s g s ric umourigenesis

by activation of 15-lipoxygenase-1 and consequent inhibition of peroxisome

proliferator-activated receptor-gamma and COX-2- epen en sign s”

British Journal of Pharmacology, 160 (8), pp. 1963-1972.

26. Liu, Y., Chen L., et al. (2008) “Enh ncemen of her peu ic effec i eness by

combining iposom hono io wi h cisp in in o ri n c rcinom ”

International Journal of Gynecological Cancer, 18 (4), pp. 652-659.

27. Masters, J.R.W. (2002), Cancer cell lines, Vol. I, II, III, Kluwer Academic

Publishers.

28. Mayer, B., Klement G., et al. (2001) “Mu ice u r g s ric c ncer spheroi s

recapitulate growth pattern and differentiation phenotype of human gastric

c rcinom s” Gastroenterology, 121 (4), pp. 839-852.

Page 85: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 71

29. Miller, K., Wang M., et al. (2007) “P c i e p us Be cizum b ersus

P c i e A one for Me s ic Bre s C ncer” New England Journal of

Medicine, 357 (26), pp. 2666-2676.

30. Minchin on A.I. n T nnoc I.F. (2006) “Drug pene r ion in so i

tumours” Nature Reviews Cancer, 6 (8), pp. 583-592.

31. Ota, T., Suto S., et al. (2002) “Incre se mi o ic phosphory ion of his one

H3 attributable to AIM-1/Aurora-B overexpression contributes to

chromosome number ins bi i y” The Journal of Cancer Research, 62, pp.

5168-5177.

32. Panno, J. (2005), Cancer: The Role of Genes, Lifestyle, and Enviroment,

Facts on File.

33. Ponnurangam, S., Mammen J.M.V., et al. (2012) “Hono io in combin ion

with radiation targets notch signaling to inhibit colon cancer s em ce s”

Molecule Cancer Therapy, 11 (4), pp. 963-972.

34. Rolf Bjerkvig, P.D. (1992), Spheroid culture in cancer research, 1th edition,

Informa Healthcare.

35. Rowins y E.K. n Donehower R.C. (1995) “P c i e (T o )” New

England Journal of Medicine, 332 (15), pp. 1004-1014.

36. Ruddon, R.W. (2007), Cancer Biology, 4thth edition, Oxford University

Press.

37. S. R. M. C. n Wc. E. (2007) “Chromosom p ssengers con uc ing ce

i ision” Nature Reviews Molecular Cell Biology, (8), pp. 798-812.

38. Shen, J.-L., Man K.-M. e . (2010) “Hono io n M gno o s

Mu ifunc ion An io i i e Mo ecu es for Derm o ogic Disor ers”

Molecules, 15 (9), pp. 6452-6465.

39. Teicher, B.A. (1997), Anticancer Drug Development Guide.

40. Teicher, B.A. (2001), Tumour Models in Cancer Research, Cancer Drug

Discovery and Deverlopment, ed. B.A. Teicher, Human Press, New Jersey.

41. V er G. L.S. (2008) “The uror in se f mi y in ce i ision n

c ncer” Biochimica et Biophysica Acta, 1786, pp. 60-72.

Page 86: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn · thế hệ học viên, sinh viên đi sau như tôi. Đặc biệt trong khoảng thời gian chuẩn bị bảo vệ, chị

Luận văn cao học Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Ngọc Ánh K19 Sinh học thực nghiệm 72

42. Vavilala, D.T., Ponnaluri V.K.C., Vadlapatla R.K., Pal D., Mitra A.K., and

Mu herji M. (2012) “Hono io inhibi s HIF p hw y n hypo i -induced

e pression of his one ysine eme hy ses” Biochemical and Biophysical

Research Communications, 422 (3), pp. 369-374.

43. Wang, T.-H., Wang H.-S., and Soong Y.-K. (2000) “P c i e -induced cell

e h” Cancer, 88 (11), pp. 2619-2628.

44. Wu, S.-N., Yeh C.-C., Huang H.-C., and Yang W.-H. (2011) “Effec s of

Honokiol on Membrane Electroporation-Induced Inward Current in Pituitary

Tumor (GH3) Ce s ” Journal of Natural Products, 4, pp. 115-124

45. Wu X. Chen X. n Hu Z. (2003) “High-performance liquid

chromatographic method for simultaneous determination of honokiol and

m gno o in r p sm ” Talanta, 59 (1), pp. 115-121.

46. Xu H. T ng W. Du G. n Ko u o N. (2011) “T rge ing pop osis

pathways in cancer with magnolol and honokiol, bioactive constituents of the

bark of M gno i officin is” Drug Discoveries & Therapeutics, 5 (5), pp.

202-210.

47. Zang, R., Li D., Tang I.-C., Wang J., and Yang S.-T. (2012) “Ce -Based

Assays in High-Throughpu Screening for Drug Disco ery” International

Journal of Biotechnologyfor WellnessIndustries, 1, pp. 31-51.