ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi - tài nguyên sốdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/15491/1/moi quan...

60
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ Hà Nội, 05/2016 BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Đề tài: Mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KINH TẾ

Hà Nội, 05/2016

BÁO CÁO

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Đề tài:

Mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán

của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Page 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Đề tài nghiên cứu:

Mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán của các công ty

niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Hà Nội, 05/ 2016

Page 3

Chúng tôi xin cam đoan nghiên cứu “Mối quan hệ giữa điều chỉnh lợi nhuận

và ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết ở Việt Nam trong năm 2014” là công

trình nghiên cứu độc lập của chúng tôi.

Các trích dẫn, tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê được sử dụng trong bài

nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Nhóm tác giả nghiên cứu

Page 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………. 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 7

DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... 8

DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... 9

I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................................. 10

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................... 10

1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................... 12

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 12

1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 13

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................. 14

2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 14

2.1.1. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận ................................................................... 14

2.1.2. Ý kiến kiểm toán ........................................................................................ 18

2.1.3 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và điều chỉnh lợi nhuận .................. 21

2.2 Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 25

2.3 Tóm tắt chương II: ............................................................................................ 31

III. XÁC ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 33

3.1. Xây dựng giả thiết nghiên cứu ........................................................................ 33

3.2. Chọn mẫu .......................................................................................................... 34

3.3 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 34

3.4 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 34

3.4.1 Mô hình dùng để tính toán biến dồn tích có thể điều chỉnh (Dicretionary

Accruals) ............................................................................................................... 35

3.4.2. Mô hình hồi quy tổng thể nhằm đánh giá mối quan hệ giữa điều chỉnh

lợi nhuận và ý kiến kiểm toán ............................................................................. 36

3.5 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 38

3.6.1 Kiểm định giả thiết ..................................................................................... 39

Page 6

3.6.2 Kiểm định về ý nghĩa của các hệ số hồi quy: ............................................ 40

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 41

4.1. Phân tích thống kê số liệu nghiên cứu ............................................................ 41

4.2 Phân tích tương quan ........................................................................................ 45

4.3. Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................. 46

4.4 Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................ 47

4.4.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình ............................................................ 47

4.4.2 Kiểm định về độ tin cậy của mô hình ........................................................ 47

4.4.3 Kiểm định giả thuyết về các hệ số của mô hình hồi quy mẫu ................. 47

4.4.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 48

V. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 52

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 52

5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu ............................................................................ 55

5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 55

PHỤ LỤC: Danh sách các công ty niêm yết có ý kiến kiểm toán không chấp nhận

toàn phần năm 2014 ................................................................................................... 59

Page 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích

BCTC Báo cáo tài chính

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

CTCP Công ty cổ phần

DN Doanh nghiệp

DNNY Doanh nghiệp niêm yết

EM Earning management – (hành vi) điều chỉnh lợi nhuận

GAAP Genneral accepted accounting principles

Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung

HĐKD Hoạt động kinh doanh

KTV Kiểm toán viên

SPSS Phần mềm thống kê kinh tế

TSCĐ Tài sản cố định

VAS Vietnam accounting standard – Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VSA Vietnam standards of auditing – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Page 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng

Bảng 2.1 Tóm tắt các công trình tổng quan nghiên cứu

Bảng 3.1 Các biến độc lập của mô hình và cách tính

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả giá trị các biến độc lập

Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 4.3 Kết quả phân tích quan hệ tương quan giữa các biến

Bảng 4.4 Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Bảng 4.5 Kiểm định độ tin cậy của mô hình

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy

Page 9

DANH MỤC HÌNH

Hình Tên hình

Hình 2.1 Sơ đồ tác động của REM và AEM lên lợi nhuận

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần

Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu kết quả kinh doanh năm 2013 của mẫu nghiên cứu

Hình 4.3 Cơ cấu công ty kiểm toán phát hành ý kiến kiểm toán không chấp

nhận toàn phần

Hình 4.4 Biểu đồ cơ cấu ý kiến kiểm toan năm 2013 của mẫu nghiên cứu

Hình 4.5 Kết quả đánh giá hồi quy

Page 10

CHƯƠNG I:

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trên thực tế, ban giám đốc thường được trả lương thưởng theo lợi nhuận của công

ty, do đó họ thường có xu hướng dùng các thủ thuật để điều chỉnh lợi nhuận đạt mức

mong muốn. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố mà thu hút sự chú ý của các nhà

đầu tư đó là chỉ tiêu lợi nhuận. Từ chỉ tiêu lợi này, nhà đầu tư có thể đánh giá được

tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, triển vọng tăng trưởng của công ty trong

tương lai. Nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư vào công ty lợi nhuận cao hơn là

những công ty có lợi nhuận thấp (Ambrose Jagongo, 2014).

Theo Thomas P. Houck (2003) các công ty niêm yết thường có xu hướng điều

chỉnh lợi nhuận để tạo ra kết quả kinh doanh hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và

các thông tin trên BCTC có thể tác động tới giá cổ phiếu của công ty. Bên cạnh đó

một công ty tư nhân cũng có thể “xào nấu” sổ sách (cooking the book) với mục đích

cổ phần hóa trong tương lai. Những công ty tư nhân này cũng có thể sẽ che giấu thu

nhập hoặc “thổi phồng” thu nhập phụ thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty.

Do sự xuất hiện tình trạng xung đột lợi ích (conflict of interest) trên giữa chủ sở

hữu và ban giám đốc và sự tồn tại thông tin bất đối xứng (information asymmetry)

giữa ban giám đốc và người sử dụng BCTC nên cần một bên thứ ba độc lập để đánh

giá sự trung thực và minh bạch của các thông tin được trình bày trên BCTC thể hiện

tình hình tài chính của công ty (DeAngelo, 1981). Bên thứ ba này được biết đến như

là các Kiểm toán viên, thực hiện công việc kiểm tra tính trung thực, minh bạch và hợp

lý, hợp pháp của các thông tin trên BCTC của các công ty. Trách nhiệm của KTV đối

với các bản BCTC là cung cấp cuối cùng được thể hiện thông qua ý kiến của KTV về

bản BCTC đó.

Cho đến nay đã có rất nhiều vụ bê bối kế toán kiểm toán xảy ra, điển hình như

vụ bê bối kế toán của Enron. Cổ phiếu Enron từ đỉnh cao 90$ từ giữa năm 2000 đã

giảm xuống chỉ còn chưa tới 1$ vào cuối tháng 11/2001, khiến nhà đầu tư mất hàng

nghìn tỷ đô và khoảng 20 nghìn nhân viên Enron mất việc làm, nhiều người trong số

họ mất luôn cả khoản tiết kiệm vì đã góp vốn vào công ty. Nguyên nhân của sự việc

này là do Enron đã tìm cách thổi phồng lợi nhuận của mình, che dấu hàng tỷ USD bị

thua lỗ, đồng thời tạo áp lực để Công ty Kiểm toán Arthur Andersan (một trong năm

công ty kiểm toán lớn nhất thế giời) bỏ qua các vấn đề kế toán có rủi ro quan trọng.

Trong khi đó, những người quan tâm lại hoàn toàn tin tưởng vào BCTC đã kiểm toán.

Ngay khi bị phát hiện, Enron đã trở thành vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ tính

Page 11

tới thời điểm đó. Rất nhiều các vụ bê bối khác như là Worldcom, Olympus, Tyco

International, hay Parmalat và gần đây nhất là Toshiba… cũng đã khiến cho nhiều nhà

đầu tư bị thua lỗ vì những quyết định đầu tư dựa trên các con số được điều chỉnh trên

các bản BCTC đã được kiểm toán.

Tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đã bị “đánh lừa” bởi những con số đẹp được

trình bày trên các bản BCTC đã được kiểm toán. Ví dụ như trường hợp công ty Dược

Viễn Đông (DVD – sàn HSX) đã kinh doanh thua lỗ song BCTC vẫn thể hiện kết quả

ấn tượng, nhưng cả hai công ty kiểm toán lớn là ACC và Ernst & Young đều không

phát hiện ra hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty này, khiến cho hàng nghìn nhà

đầu tư thua lỗ vì đã tin tưởng vào BCTC đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán.

Hay trong trường hợp ngược lại, các công ty như Tribeco (TRI), công ty Petrolimex,

CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG), CTCP Vận tải biển và bất động sản Việt Hải

(VSP), Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất dầu khí (DPM) đã thực hiện hành vi điều

chỉnh giảm lợi nhuận trên BCTC so với thực tế, tuy nhiên đã được phát hiện bởi các

Kiểm toán viên cho thấy vai trò của KTV trong việc thực hiện chức năng kiểm tra của

mình. Và gần đây nhất là vụ việc của Ngân hàng Thương mại Xuất nhập khẩu Việt

Nam (Eximbank), đã làm nhu cầu của nhà đầu tư về việc nhận diện hành vi điều chỉnh

lợi nhuận của ban giám đốc ngày càng tăng. Vấn đề được đặt ra là những công ty có

hành vi điều chỉnh lợi nhuận có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không chấp

nhận toàn phần cao hơn các công ty khác hay không?

Đã có một số công trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa ý kiến

của KTV về BCTC và hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Charalambos Spathis và Maria

Tsipouridou (2013) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi

điều chỉnh lợi nhuận đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Athens ở Hy

Lạp (Athens Stock Exchange – ASE), trong giai đoạn từ 2005 – 2011 và đưa ra kết

luận ý kiến kiểm toán phụ thuộc vào khả năng hoạt động liên tục của công ty chứ

không phụ thuộc vào hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Kathleen Herbohn, Vanitha

Ragunathan (2008) đã nghiên cứu tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán

Australia giai đoạn từ 1999-2003, cho rằng điều chỉnh lợi nhuận không phải là nguyên

nhân của ý kiểm kiểm toán không chấp nhận toàn phần. Arnedo Ajona cùng cộng sự

(2008) cũng nghiên cứu về mối quan hệ này đối với những công ty có mức độ rủi ro

cao tại thị trường Tây Ban Nha, cho thấy điều chỉnh lợi nhuận có mối quan hệ cùng

chiều với việc phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần…Tuy nhiên,

trên thị trường Việt Nam có tồn tại mối quan hệ này hay không thì vẫn chưa có một

bài nghiên cứu nào cho vấn đề này. Do đó, đây sẽ là bài nghiên cứu đầu tiên về mối

quan hệ đã được nêu ra.

Vậy trên tổng thể, KTV có phát hiện ra những hành vi điều chỉnh lợi nhuận của

các công ty niêm yết trên thị trường hay không? Để trả lời cho câu hỏi này dựa trên cơ

sở khoa học thì thật cần thiết để có một bài nghiên cứu cho mối quan hệ này.

Page 12

Dựa trên các bài nghiên cứu trước đây trên thế giới và tình hình thực tế tại Việt

Nam về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Ban giám đốc và việc phát hành các ý kiến

kiểm toán của KTV đối với các bản BCTC của các công ty niêm yết, nhóm nghiên

cứu nhận ra thực sự cần thiết của nghiên cứu về mối quan hệ này.

1.2. Đóng góp dự kiến của đề tài

Về mặt khoa học, nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu mối quan hệ giữa ý

kiến kiểm toán và điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường Việt

Nam.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này sẽ giúp những người quan tâm tới BCTC có

cái nhìn khách quan hơn tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ

thể nếu kết quả của bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và

hành vi điều chỉnh lợi nhuận cùng chiều thì các báo cáo đã kiểm toán càng có độ tin

cậy cao và ngược lại nếu không tồn tại mối quan hệ này thì các đối tượng bên ngoài

cần tham khảo thêm từ các nguồn thông tin khác để có quyết định phù hợp hơn.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là kiểm định mối quan hệ giữa ý kiến kiểm

toán chấp nhận không toàn phần và hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong công ty niêm

yết tại Việt Nam. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đặt ra mục tiêu tìm hiểu về hành vi

điều chỉnh lợi nhuận và phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán

không chấp nhận toàn phần.

Để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đặt ra những câu hỏi

nghiên cứu chi tiết cho vấn đề này như sau:

Thứ nhất, ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần và hành vi điều chỉnh

lợi nhuận có mối quan hệ như thế nào?

Thứ hai, ngoài điều chỉnh lợi nhuận, trong mô hình được xây dựng có những

nhân tố nào ảnh hưởng tới việc phát hành ý kiến không chấp nhận toàn phần của

KTV?

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Để đánh giá mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi

điều chỉnh lợi nhuận trong DN, nhóm nghiên cứu đã tham khảo các nghiên cứu trước

đây và đã tiến hành nghiên cứu tất cả các DN đang niêm yết (khoảng gần 900 DN)

trên sàn chứng khoán HNX và HOSE và đã chọn ra được 92 DN nhận được ý kiến

kiểm toán không chấp nhận toàn phần đối với BCTC năm 2014.

Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi điều chỉnh

lợi nhuận trong các công ty là đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Page 13

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu dùng phương pháp định lượng. Mẫu số liệu sử dụng trong

BCTC đã kiểm toán của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Phần mềm nhóm nghiên

cứu sử dụng để kiểm định mô hình là phần mềm SPSS.

Page 14

CHƯƠNG II:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận

Cho đến nay vẫn chưa có một câu trả lời thống nhất cho câu hỏi điều chỉnh lợi

nhuận (earning management) là gì. Thuật ngữ điều chỉnh lợi nhuận xuất hiện từ khá

sớm. Trong bài nghiên cứu của Schipper (1989): “Điều chỉnh lợi nhuận là một sự can

thiệp có tính toán trong quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những

mục đích cá nhân”. Điều chỉnh lợi nhuận phản ánh hành động của ban giám đốc trong

việc lựa chọn các phương pháp kế toán để mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng

giá trị thị trường của công ty (Scott 1997). Trong khi đó, Healy and Whalen (1999)

cho rằng, điều chỉnh lợi nhuận xảy ra khi ban giám đốc sử dụng các ước tính kế toán

hoặc giao dịch nội bộ để nhằm thay đổi BCTC, đánh lạc hướng người sử dụng thông

tin trên BCTC về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoặc làm ảnh

hưởng đến kết quả của các hợp đồng mà phụ thuộc vào số liệu kế toán trên BCTC (ví

dụ: hợp đồng tín dụng với ngân hàng, hợp đồng thù lao giữa ban giám đốc và công

ty…). Ronen và Yaari (2008) đã tổng hợp lại các nghiên cứu trước đó và đưa ra một

định nghĩa và phân loại điều chỉnh lợi nhuận như sau: “điều chỉnh lợi nhuận là hành vi

của ban giám đốc sử dụng việc ghi nhận trên cơ sở dồn tích thông qua một số tài

khoản để làm thay đổi lợi nhuận sau thuế theo các mục tiêu công bố thông tin của họ”.

Trong nghiên cứu của Ronen và Yaari, tùy thuộc vào động cơ mà điều chỉnh lợi nhuận

có thể được phân làm 3 nhóm:

- Điều chỉnh lợi nhuận trắng (White Earnings Management): Ban giám đốc dựa

trên lợi thế về quyền lực để lựa chọn các chính sách kế toán một cách linh hoạt nhằm

thông báo tín hiệu cá nhân của họ về dòng tiền của DN trong tương lai (Ronen và

Sadan, 1981; Demski, Patell, và Wolfson, 1984; Suh, 1990; Demski, 1998; Beneish,

2001, Sankar và Subramanyam, 2001). Loại này được xem là có lợi và làm gia tăng

chất lượng BCTC. Mục đích của ban giám đốc là muốn công bố nhiều thông tin với

chất lượng tốt hơn đến người sử dụng, giúp các các nhà đầu tư khám phá ra các mong

đợi của họ về các dòng tiền mà DN sẽ mang lại trong tương lai (Beneish, 2011).

- Điều chỉnh lợi nhuận xám (Grey Earnings Management): Các ban giám đốc lựa

chọn các chính sách kế toán trong hoặc ngoài các giới hạn cho phép nhằm làm gia

tăng giá trị của DN hoặc vì vụ lợi của họ (Watts và Zimmerman, 1990; Fields, Lys, và

Vincent 2001).

Page 15

- Điều chỉnh lợi nhuận đen (Black Earnings Management): Là hành vi sử dụng

các thủ thuật của ban giám đốc để làm sai lệch hoặc giảm sự minh bạch của các BCTC

(Schipper, 1989; Levitt, 1998; Healy và Wahlen 1999; Tzur và Yaari, 1999; Chtourou,

Bédard, và Courteau, 2001; Miller và Bahnson, 2002).

Theo Carmen Joosten (2012), lợi nhuận bao gồm dòng tiền từ hoạt động và dòng tiền

tích lũy, ban giám đốc công ty có 2 phương thức để điều chỉnh lợi nhuận:

- Điều chỉnh lợi nhuận bằng các giao dịch thực (Real earning management):

Công ty có thể điều chỉnh lợi nhuận thông qua những chỉnh sửa từ hoạt động kinh

doanh bình thường, vì vậy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể bị ảnh hưởng.

Những chỉnh sửa từ hoạt động kinh doanh bình thường để điều chỉnh BCKQHĐKD

này được gọi là điều chỉnh lợi nhuận bằng các giao dịch thực (REM)

(Rowchowdhury, 2006).

- Điều chỉnh lợi nhuận bằng các ước tính kế toán (Accrual-based earning

management): Công ty có thể thay đổi mức độ dồn tích để có được lợi nhuận như

mong muốn. Việc ban giám đốc sử dụng các ước tính để lập BCTC được gọi là điều

chỉnh lợi nhuận trên cơ sở ước tính (AEM) (Healy and Wahlen, 1999).

Phát sinh các giao dịch được ghi nhận

Hoặc thay đổi giá trị hệ thống kế toán

Hình 2.1 Sơ đồ tác động của REM và AEM lên lợi nhuận

Ở Việt Nam, thuật ngữ Earning Management (EM) được dịch ra với nhiều cách

khác nhau như: điều chỉnh lợi nhuận, quản trị thu nhập, điều chỉnh lợi nhuận… Tuy

nhiên, điều đáng nói ở đây là những nghiên cứu của Việt Nam về EM thường đi theo

hướng tiêu cực như những phương pháp để “làm đẹp” BCTC hay “những thủ thuật

phù phép BCTC”. Nhóm nghiên cứu đã thống nhất trong bài nghiên cứu này thuật ngữ

EM được dùng với nghĩa điều chỉnh lợi nhuận.

Ban giám đốc quyết định

các quyết định kinh doanh Ban giám đốc lựa chọn

các ước tính kế toán

Những hoạt

động kinh

doanh thực

phát sinh

Những

nguyên tắc

kế toán

chung được

thừa nhận

Lợi nhuận thuần

trên kết quả hoạt

động kinh doanh

Page 16

Đã có một số bài nghiên cứu và bài báo trong nước bàn về vấn đề điều chỉnh

lợi nhuận như bài viết của tác giả Lê Minh Thủy, công ty tư vấn tài chính Capstone

đăng trên tạp chí “Nhịp cầu đầu tư” ngày 26/04/2010 với tựa đề “Nỗi niềm mùa

BCTC” đã đưa ra các phương pháp kế toán mà chủ sở hữu hay ban giám đốc sử dụng

đề làm sai lệch về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN nhưng các

phương pháp này lại là các phương pháp gian lận như: dùng nghiệp vụ ảo, che giấu

giao dịch, phù phép về thời gian ghi nhận giao dịch. Bài viết với tiêu đề “Hoạt động

quản trị kết quả kinh doanh trên thế giới và khuyến nghị cho các DN Việt Nam”

(11/2011) của Ts. Trần Thị Kim Anh, với nội dung chính là các khái niệm, cách phân

loại, các phương pháp điều chỉnh lợi nhuận và kiến nghị cho DN Việt Nam. Ngoài ra,

Ths. Phạm Thị Bích Vân (2013), đã cung cấp cho các nhà đầu tư ở Việt Nam một số

cách để đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC. Trong nghiên cứu

này, tác giả cũng nhắc đến 5 thủ thuật mà ban giám đốc sử dụng để điều chỉnh lợi

nhuận như: lựa chọn các phương pháp kế toán, lựa chọn thời điểm vận dụng các

phương pháp kế toán và các ước tính các khoản chi phí doanh thu, lựa chọn thời điểm

đầu tư hay thanh lý tài sản cố định, dàn xếp thông qua các giao dịch thực.

Phương pháp đo lường điều chỉnh lợi nhuận

Theo Renick van Oosterbosch (2009), để đo lường điều chỉnh lợi nhuận có 3

phương pháp tiếp cận:

- Phương pháp thứ 1 là đo lường biến dồn tích không thể điều chỉnh được (non

discretionary accruals) dựa vào mối quan hệ giữa tổng dồn tích và giả thuyết giải thích

các yếu tố. Mô hình sử dụng cách tiếp cận được gọi là mô hình tổng dồn tích, ví dụ

như mô hình của Healy (1985) và Jones (1991); Dechow (1995); Deangelo (1986)

- Phương pháp thứ 2 là sử dụng một mô hình dồn tích cụ thể. Trong nghiên cứu

thực nhiệm sử dụng mô hình dồn tích cụ thể, trọng tâm thường là một ngành công

nghiệp cụ thể nơi có mức dồn tích lớn hoặc các biến dồn tích đơn lẻ. Wilson (1988),

Petroni (1992), Beaver và Engel (1996)

- Phương pháp thứ 3: quan sát mức dồn tích trong một khoảng cụ thể. Cách tiếp

cận này xem xét tính chất thống kê của thu nhập để xác định hành vi đó ảnh hưởng

đến thu nhập. Burgstahler và Dichev (1997), Degeorge (1999).

Có khá nhiều nghiên cứu nổi tiếng dựa trên phương pháp thứ nhất như mô hình

của Jones (1991); Dechow (1995); Kaszmik (1999); Kothari (2005). Trong những bài

nghiên cứu này, công thức tính tổng dồn tích được được xác định dựa trên 2 phương

thức hạch toán cơ bản của kế toán: cơ sở dồn tích và cơ sở tiền.

- Kế toán theo cơ sở dồn tích là phương pháp hạch toán dựa trên cơ sở dự thu –

dự chi. Theo VAS 01, “mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của công ty liên quan đến tài

sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí phải được ghi sổ kế toán

Page 17

vào thời điểm phát sinh giao dịch, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế

chi tiền hoặc tương đương tiền”.

- Kế toán theo cơ sở tiền: là phương pháp hạch toán dựa theo cơ sở thực thu –

thực chi tiền. Kế toán theo cơ sở tiền chỉ cho phép ghi nhận các giao dịch khi các giao

dịch này phát sinh bằng tiền.

Nguyễn Thị Minh Trang (2012), BCKQHĐKD phải được ghi nhận theo cơ sở

dồn tích. Điều này mang lại cơ hội cho ban giám đốc thực hiện hành động điều chỉnh

lợi nhuận thông qua các giao dịch không bằng tiền nhằm đạt được một mục tiêu nào

đó. Trong khi đó, kế toán theo cơ sở tiền được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền

tệ (theo phương pháp trực tiếp) dựa trên cơ sở thực thu, thực chi tiền nên ban giám

đốc không thể điều chỉnh các giao dịch. Từ đó chênh lệch giữa lợi nhuận trên

BCKQHĐKD và dòng tiền trên BCLCTT (theo phương pháp trực tiếp) tạo ra biến kế

toán gọi là Accruals. Vì vậy, công thức tính tổng dồn tích (total accrual) được xác

định như sau:

Biến kế toán dồn tích (Accruals) = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền thuần từ

hoạt động kinh doanh (Phạm Thị Bích Vân, 2013).

Dòng tiền từ HĐKD trên BCLCTT được lập theo cơ sở tiền nên không thể điều

chỉnh được, nên muốn điều chỉnh lợi nhuận các ban giám đốc phải điều chỉnh các biến

kế toán dồn tích. Theo các nhà nghiên cứu, các biến kế toán dồn tích (Accruals) gồm

hai phần: phần không thể điều chỉnh (NDA) và phần có thể điều chỉnh từ ban giám

đốc (DA). Ví dụ như giảm khoản nợ phải thu do phải tăng dự phòng phải thu khó đòi

vì mức dự phòng cần trích lập lớn hơn so với năm trước, lự a chọn mức lập dự phòng

nào trong giới hạn cho phép của chế độ kế toán đều là ý muốn chủ quan của ban giám

đốc. Như vậy biến kế toán này có thể điều chỉnh được. Nhưng giảm khoản nợ phải thu

do thắt chặt chính sách tín dụng của DN thì không thể thay đổi theo ý muốn của ban

giám đốc được (Ths. Nguyễn Thị Minh Trang, 2012). Vì vậy, đo lường phần biến kế

toán dồn tích có thể điều chỉnh được là đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận của DN.

Các nhà nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhiều cách khác nhau để đo lường biến kế

toán dồn tích có thể điều chỉnh.

Mô hình của Healy (1985): Healy là người đầu tiên phát triển mô hình tổng dồn

tích. Mô hình này sử dụng giá trị trung bình của tổng dồn tích trong suốt kỳ đo lường

như một đại diện cho biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh, vì thế biến kế toán

dồn tích có thể điều chỉnh được đo lường bằng chênh lệch giữa biến kế toán dồn tích

không thể điều chỉnh và tổng dồn tích.

Mô hình của Deangelo (1986), sử dụng tổng dồn tích năm trước để để đo lường

biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh của năm nay. Biến kế toán dồn tích có thể

điều chỉnh bằng tổng dồn tích trừ đi biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh.

Page 18

Mô hình của Jones (1991), một cách tiếp cận hồi quy để kiểm soát các nhân tố

không thể điều chỉnh đến tổng dồn tích, như là ảnh hưởng của việc thay đổi lĩnh vực

kinh tế của công ty – có mối quan hệ tuyến tính rõ ràng giữa tổng dồn tích và thay đổi

trong doanh thu, tài sản, nhà máy và thiết bị.

Mô hình của Dechow (1995) dựa trên mô hình của Jones (1991) nhưng sự thay

đổi doanh thu được điều chỉnh bằng sự thay đổi của khoản phải thu trong năm.

Tính linh hoạt của các chuẩn mực và chế độ kế toán hay sự khác biệt về chế độ

kế toán giữa các quốc gia đã cho phép ban giám đốc có thể thực hiện một số phương

thức để điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận trong BCTC để mang lại lợi ích cho công ty

trong việc phát hành cổ phiếu, thu hút đầu tư, san bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán,

hoặc mang lại lợi ích cho chính ban giám đốc thông qua hợp đồng thù lao, tiền lương.

Ths. Phạm Thị Bích Vân (2013) đã đưa ra một số ví dụ về các thủ thuật mà ban giám

đốc có thể thực hiện để điều chỉnh lợi nhuận. Đối với phương thức điều chỉnh lợi

nhuận thông qua các ước tính kế toán và chính sách kế toán, ban giám đốc có thể điều

chỉnh chi phí khấu hao thông qua ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ, hoặc

thời điểm trích lập khấu hao. Ban giám đốc còn có thể lựa chọn chính sách hàng tồn

kho nào có lợi nhất đối với DN của mình. Đối với phương thức điều chỉnh lợi nhuận

thông qua các giao dịch thực, ban giám đốc có thể tăng doanh thu thông qua các chính

sách giá và tính dụng. Cụ thể, biện pháp mà ban giám đốc thường sử dụng để tăng lợi

nhuận khi thấy có nguy cơ không đạt kế hoạch đề ra là giảm giá hàng bán hoặc nới

lỏng các điều kiện tín dụng, tăng khuyến mãi nhằm tăng lượng hàng bán ra, từ đó tăng

doanh thu. Ban giám đốc cũng có thể ký các hợp đồng bán hàng đối với khách hàng

mà trong đó, hàng được bán và ghi nhận doanh thu vào cuối năm tài chính năm nay,

nhưng sẽ được trả lại vào đầu năm tài chính năm sau.

2.1.2. Ý kiến kiểm toán

Nội dung quan trọng nhất trong báo cáo kiểm toán là ý kiến nhận xét của KTV

về thông tin được kiểm toán. Trong báo cáo về kiểm toán Báo cáo kiểm toán, ý kiến

nhận xét của kiểm toán viên thường có sự phân định rõ, đặc biệt là ý kiến nhận xét của

kiểm toán viên độc lập về BCTC đã được kiểm toán. Do vậy đã hình thành nên các

loại báo cáo kiểm toán khác nhau, trong đó có ý kiến nhận xét khác nhau.

Để hình thành nên ý kiến nhận xét về BCTC, KTV phải căn cứ vào kết quả

kiểm toán về đánh giá, soát xét để đưa ra các kết luận về các khía cạnh sau đây:

- Các BCTC lập ra có phù hợp với các thông lệ, nguyên tắc và chuẩn mực kế

toán hiện hành hoặc chấp nhận hay không

- Các thông tin tài chính có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên

các mặt trọng yếu hay không.

- Các thông tin tài chính có phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành không.

Page 19

- Toàn cảnh các thông tin tài chính của doanh nghiệp có nhất quán với hiểu biết

của KTV về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

Tùy theo kết quả của từng cuộc kiểm toán BCTC, KTV có thể đưa ra ý kiến

thuộc một trong các loại ý kiến sau đây:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần

- Ý kiến chấp nhận từng phần

- Ý kiến từ chối (từ chối đưa ra ý kiến)

- Ý kiến không chấp nhận ý kiến trái ngược)

Tương ứng với mỗi loại ý kiến nhận xét là một loại báo cáo kiểm toán.

Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần

Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra khi KTV cho rằng BCTC phản ánh

trung thực, hợp lý trên tất cả các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị

là phù hợp với các chuẩn mực kế toán xác định. Đồng thời mọi thay đổi về nguyên tắc

kế toán và ảnh hưởng của chúng đã được đánh giá đúng và được nên ra trong thuyết

minh BCTC.

Trong một số trường hợp KTV có thể đưa ra báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn

phần với một đoạn nhận xét thêm (đoạn ghi thêm ý kiến) để làm sáng tỏ thêm một vài

yếu tố ảnh hưởng đến BCTC và là đối tượng của một đoạn thuyết minh chi tiết hơn.

Đoạn nhận xét này không ảnh hương gì đến ý kiến của KTV. Ví dụ như đoạn nhấn

mạnh về một vấn đề trọng yếu liên quan đến tính liên tục cảu hoạt động kinh doanh

hoặc một tình huống không chắc chắn nghiêm trọng vì vấn đề đặt ra còn phụ thuộc

vào một sự kiện trong tương lai nằm ngoài khả năng khả năng kiểm soát của đơn vị và

KTV và có thể ảnh hưởng đến BCTC (như một vụ kiện đang có sự điều tra, thẩm

định; một khoản doanh thu có thể không được chấp nhận). Đoạn nhận xét thường

được đặt sau đoạn nêu ý kiếnvà nói rõ rằng đoạn nhận xét thêm này không phủ nhận

(không trái ngược) với ý kiến đã nêu. KTV có thể đưa vào đoạn nhận xét thêm những

vấn đề cần lưu ý thêm cho người đọc về BCTC của đơn vị mà KTV cho là cần thiết

nhưng không liên quan trực tiếp đến BCTC (ví dụ những thông tin khác đi kèm BCTC

đã được kiểm toán) và không ảnh hưởng đến ý kiến nhận xét cả KTV.

Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận từng phần

KTV đưa ra ý kiến nhận xét dạng chấp nhận từng phần khi KTV cho rằng

không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần do còn có những yếu tố chưa xác nhận

được hoặc không đồng ý với đơn vị. Những yếu tố này là quan trọng nhưng không

liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến ý kiến “từ chối”

hoặc ý kiến “không chấp nhận”. Ý kiến chấp nhận từng phần được thể hiện bởi thuật

ngữ “ngoại trừ” và nêu rõ ảnh hưởng của những vấn đề ngoại trừ. Vấn đề ngoại trừ có

thể do phạm vi kiểm toán bị giới hạn hay không đồng ý với đơn vị.

Page 20

Phạm vi kiểm toán bị giới hạn là khi KTV không thể thực hiện được các thủ tục

kiểm toán mà họ cho là cần thiết. Nguyên nhân giới hạn phạm vi kiểm toán có thể là

do bản thân đơn vị hoặc do hoàn cảnh khách quan. Nếu phạm vi kiểm toán bị giới hạn

mà KTV không thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán cần thiết thì KTV không thể

thực hiện được các thủ tục kiểm toán cần thiết thì KTV không thể thực hiện được các

thủ tục kiểm toán cần thiết thì KTV không có đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến chấp

nhận toàn phần. Phạm vi kiểm toán bị hạn chế ở mức độ không lớn thì KTV đưa ra ý

kiến chấp nhận từng phần, có yếu tố ngoại trừ.

KTV có thể không đồng ý với đơn vị về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực,

chế độ kế toán hay tính thích hợp của các thông tin đưa ra trong thuyết minh BCTC ở

mức độ không lớn thì KTV cũng đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, có yếu tố ngoại

trừ.

Khi đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố ngoại trừ, KTV phải mô tả rõ

ràng trong báo cáo kiểm toán những lý do chủ yếu dẫn đến loại ý kiến này do phạm vi

bị giới hạn hay bởi bất đồng với đơn vị. Những lý do đó phải được ghi trong một đoạn

riêng, đặt trước đoạn nêu ý kiến và có thể được tham chiếu đến một đoạn thuyết minh

chi tiết hơn trong BCTC (nếu có).

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến

chấp nhận từng phần còn được trình bày trong trường hợp kiểm toán viên và công ty

kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng

yếu.

Yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, như các vấn đề

liên quan đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc một khoản

doanh thu có thể không được công nhận làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của

công ty.

Yếu tố tùy thuộc do kiểm toán viên nêu ra thường liên quan đến các sự kiện có

thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán

viên. Việc đưa ra yếu tố tùy thuộc cho phép kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm

kiểm toán của mình nhưng cũng làm cho người đọc BCTC phải lưu ý và tiếp tục theo

dõi khi sự kiện có thể xảy ra.

Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng từ chối (không thể đưa ra ý kiến)

KTV đưa ra ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng từ chối trong trường

hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc liên quan đến

một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập đầy đủ và thích

hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC. Các phạm vi kiểm toán

bị giới hạn trong trường hợp này là không thể vượt qua được. KTV phải mô tả đầy đủ

và rõ ràng những giới hạn trong báo cáo kiểm toán và chỉ ra rằng nếu không tồn tại

Page 21

giới hạn trong báo cáo kiểm toán và chỉ ra rằng nếu không tồn tại giới hạn này thì rất

có thể phải có những điều chỉnh trên BCTC. Đoạn mô tả đó phải được đặt trước đoạn

nêu ý kiến của KTV.

Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng không chấp nhận (ý kiến trái ngược)

KTV đưa ra ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng không chấp nhận trong

trường hợp việc KTV không đồng ý với đơn vị là quan trọng hoặc liên quan đến một

số lượng các khoản mục khiến KTV không thể đưa ý kiến dạng “ngoại trừ”. KTV có

thể không đồng ý với các nhà quản lý đơn vị về:

- Việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán.

- Sự thể hiện trung thực và hợp lý của các thông tin trong thuyết minh BCTC

- Việc tuân thủ các quy định, hoặc luật lệ hiện hành.

KTV phải mô tả đầy đủ và rõ ràng những điểm không đồng ý với đơn vị và

định lượng (nếu được) những ảnh hưởng tới BCTC của những sự kiện đó. Đoạn mô tả

đó phải được đặt trước đoạn nêu ý kiến của KTV. Trong trường hợp này KTV không

được đưa ra ý kiến nhận xét dạng từ chối để né tránh việc đưa ra ý kiến dạng không

chấp nhận.

Trong trường hợp cần thiết, KTV có thể nêu dẫn chứng về những điểm không

đồng ý với đơn vị trong phần phụ lục đính kèm báo cáo kiểm toán.

Theo Nguyễn Viết Lợi và Đặng Ngọc Châu (2013) Giáo trình Lý thuyết Kiểm

toán, NXB Tài chính, Hà Nội.

2.1.3 Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và điều chỉnh lợi nhuận

Mục đích của kiểm toán là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo

cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài

chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và

trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Để kiểm toán viên có cơ sở để

đưa ra ý kiến kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán quốc tế yêu cầu kiểm toán viên đạt

được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể,

có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn hay không. Sự đảm bảo hợp lý

là sự đảm bảo ở mức độ cao và chỉ đạt được khi kiểm toán viên đã thu thập được đầy

đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán (là rủi ro do kiểm

toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp khi báo cáo tài chính còn chứa đựng sai sót

trọng yếu) tới một mức độ thấp có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sự đảm bảo hợp lý

không phải là đảm bảo tuyệt đối, do luôn tồn tại những hạn chế vốn có của cuộc kiểm

toán làm cho hầu hết bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên dựa vào để đưa ra kết

luận và ý kiến kiểm toán đều mang tính thuyết phục hơn là khẳng định.

Page 22

Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo

tài chính đó là được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương

diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó

giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các

khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính

được áp dụng hay không. (Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 200)

Trong khi đó theo cơ sở lý thuyết bên trên về điều chỉnh lợi nhuận thì đây là

những hành vi có thể gây ra ảnh hưởng cho việc đảm bảo hợp lý cho các thông tin trên

BCTC tức là những thông tin này được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với

khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Khi đó ý

kiến của kiểm toán viên đối với những khoản điều chỉnh này có thể là chấp nhận toàn

phần, chấp nhận từng phần, không đưa ra ý kiến hay trái ngược còn phụ thuộc vào

nhiều yếu tố khác. Do vậy việc xem xét mối quan hệ này cần được đặt trong mô hình

mà ý kiến kiểm toán sẽ được tác động bởi nhiều giá trị khác nhau không chỉ điều

chỉnh lợi nhuận mà còn những thông tin khác có thể liên quan.

Trên thế giới mối liên quan giữa ý kiến kiểm toán viên và hành vi điều chỉnh

lợi nhuận luôn nhận được quan tâm qua các bài nghiên cứu. Ở những bài nghiên cứu

của Beckt và cộng sự, 1998; Francis, Maydew & Sparks 1999; Francis & Krishnan,

1999; Chang, 2001; Vander Bauwhede và cộng sự, 2003 cho rằng khi công ty thực

hiện điều chỉnh lợi nhuận thì công ty có khuynh hướng nhận ý kiến kiểm toán không

chấp nhận toàn phần. Những bài nghiên cứu này cũng đưa ra những mô hình mà trong

đó ý kiến kiểm toán được tác động bởi các trước hết là hành vi điều chỉnh lợi nhuận

theo đó là các tỷ số tài chính, tình hình hoạt động của công ty.

Nhóm nghiên cứu sử dụng các biến độc lập được phát hiện bởi các nghiên cứu

trước đó mà dường như chúng có tác động tới quyết định của ý kiến kiểm toán.

Những biến này miêu tả cả những nhân tố kiểm toán và cả nhân tố về tình hình tài

chính, ví dụ như khả năng sinh lợi, khả năng thanh khoản, khả năng thanh toán nợ và

rủi ro hoạt động cùng với yếu tố kiểm toán được xuất hiện trong mô hình của chúng

tôi.

Trong bài nghiên cứu Carcello & Neal (2000) cho kết quả rằng chi phí kiểm

toán và loại công ty kiểm toán (Big 5 hoặc non Big 5) không ảnh hưởng tới việc kiểm

toán viên cung cấp ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần. Thay vào đó, khả

năng nhận được ý kiến kiểm toán có mối quan hệ với những nhân tố tài chính ví dụ

như tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và các chỉ số thanh khoản. Mô hình trong nghiên

cứu này dựa trên 90% công ty trong số tổng quan sát.

Jeff P. Boone, Inder K. Khuranab, K.K. Raman (2010) đã tìm thấy bằng chứng

cho rằng khuynh hướng Big 4 có khả năng phát hành ý kiến toán về vấn đề hoạt động

liên tục cao hơn so với non Big -4. Tuy nhiên mức độ sử dụng điều chỉnh lợi nhuận tại

Page 23

các công ty khách hàng này là giống nhau đối với cả hai. Trên phương diện đối với

nhà đầu tư, những nhà nghiên cứu này tìm ra rằng những khách hàng của các công ty

Big 4 thì sự kỳ vọng, phần bù rủi ro cổ phần của họ thấp hơn những công ty được big

4 kiểm toán.

Ngoài những nghiên cứu trên chúng tôi còn dựa vào những bài nghiên cứu sau

để đưa ra những nhân tố này Choi, Doogar, & Ganguly,2004; Craswell, Stokes, &

Laughton, 2002; DeFond et al., 2002; DeFond, Wong, & Li, 2000; Ettredge et al.,

2011; Francis & Yu, 2009; Gaeremynck, Van Der Meulen, & Willekens, 2008; Geiger

& Rama, 2006; Kothari, Leone, & Wasley, 2005; 1997; Reichelt & Wang, 2010.

Charalambos T. Spathis (2003) đã xem xét những thông tin tài chính và phi tài

chính có thể sử dụng để nâng cao khả năng lựa chọn báo cáo kiểm toán không chấp

nhận hay chấp nhận toàn phần. Họ đi vào kiểm tra những báo cáo kiểm toán, ý kiến

của kiểm toán viên và cả lưu ý trên báo cáo tài chính với những công ty nhận được ý

kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần và cả những công ty nhận ý kiến chấp

nhận toàn phần. Quyết định đến báo cáo kiểm toán có liên quan tới thông tin tài chính

như suy giảm tài chính hay thông tin phi tài chính như thông tin kiện tụng của công ty.

Mô hình này phát triển với độ chính xác 78%.

Và cụ thể những nhân tố có thể ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán không chấp

nhận toàn phần mà nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được gồm có khoản dồn tích có thể

điều chỉnh, loại công ty kiểm toán công ty khách hàng, hệ số lợi nhuận trên tổng tài

sản, doanh thu trên tổng tài sản, tổng hàng tồn kho và khoản phải thu trên tổng tài sản,

tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, liệu năm trước có tồn tại khoản lỗ hay nhận được ý kiến

kiểm toán không chấp nhận toàn phần hay không và cuối cùng là số ngày giữa ngày

kết thúc năm tài chính và ngày công bố báo cáo tài chính kiểm toán.

Nhóm nghiên cứu lấy vấn đề về trích lập dự phòng là vấn đề liên quan tới việc

phân chia ý kiến kiểm toán trong mô hình nghiên cứu. Chuẩn mực kế toán quốc tế

(IAS 37) định nghĩa một khoản dự phòng là một khoản nợ phải trả có giá trị và thời

gian không chắc chắn trong đó một khoản nợ phảI trả là một nghĩa vụ hiện tại của

doanh nghiệp phát sinh từ những sự kiện trong quá khứ, viêc thanh toán các nghĩa vụ

này được dự tính là sẽ làm giảm các nguồn lợi kinh tế cử doanh nghiệp gắn liền với

các lợi ích kinh tế. Dự phòng mang tính tương đối vì nó được lập dựa trên các ước

tính kế toán. Cụ thể dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giả trị tổn thất của

các khoản nợ phải thu, có thể không đòi được do đơn vị hoặc người nợ không co khả

năng thanh toán trong năm kế hoạch. Mục đích của việc lập dự phòng phải thu khó đòi

là để đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không co khả năng trả nợ và xác

định giả trị thực của khoản tiền phải thu tồn trong thanh toán khi lập các báo cáo tài

chính.

Page 24

Trong khi đó dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần gía trị bị tổn

thất do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xây ra trong năm kế

hoạch. Mục đích của nó là để đề phòng hàng tồn kho giảm giá so với giá gốc trên sổ

đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, xử ly, thanh lý đồng thời để xác định giá trị thực

tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán. Ngoài ra, trường hợp nguyên vật

liệu và cộng cụ dụng cụ dùng cho mục đích sản xuất sản phẩm có giá trị bị giảm

nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nó không bị giảm giá thì không

được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Đặt ra giả thuyết cho rằng dự phòng là một công cụ để điều chỉnh lợi nhuận.

Trích lập dự phòng không xảy ra giao dịch thực nhưng chúng được xem như là sự

điều chỉnh với mục đích quản trị. Những điều chỉnh này dựa vào hệ thống đo lường và

cách xác định thu nhập, những con số có thể được chọn và thay đổi. Thêm vào đó

những đánh giá này là cần thiết để tạo ra kết quả. Điều hiển nhiên rằng một công ty có

nhiều tự do đối với trích lập dự phòng này hơn là trong những giao dịch thực, bởi

những nghiệp vụ trích lập liên quan bởi nhiều nguyên nhân chủ quan hơn là khách

quan (Nadine Lybaert, Mieke Jans *, Raf Orens,2005). Bài nghiên cứu của Maureen

McNichols and G. Peter Wilson 2014 cho thấy với những công ty không thường

xuyên có lợi nhuận thấp sẽ có xu hướg điều chỉnh làm giảm thu nhập, những khoản

dồn tích có thể điều chỉnh không liên quan với “giả thuyết thổi phồng” lợi nhuận.

Bên cạnh đó Theo số liệu thống kê của Vietstock, trong hơn 96% doanh nghiệp

niêm yết đã ra BCTC bán niên soát xét 2014 (tính đến ngày 08/09 và không tính đến

doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng) có khoảng 60% đơn vị phải điều

chỉnh khoản mục lợi nhuận sau thuế so với trước soát xét. Trong đó phải kể đến các

doanh nghiệp phải điều chỉnh mà nguyên nhân chủ yếu là không trích lập đầy đủ các

khoản dự phòng. Khi trích lập dự phòng, đôi khi phải đòi hỏi người lập báo cáo phải

sử dụng các “xét đoán nghề nghiệp”, vì thế mà mang nặng tính chủ quan, khó có thể

đánh giá tính hợp lý của khoản mục này trên BCTC. Do đó mà, trong các bản báo cáo

kiểm toán, ý kiến ngoại trừ về việc doanh nghiệp không trích lập dự phòng đầy đủ là

tương đối phổ biến. Theo đó nhiều công ty không trích lập dự phòng để thấy các

khoản lãi lớn vẫn nằm trên báo cáo, nhưng nếu trích lập đúng thì chẳng những không

có lãi mà còn có thể lỗ. Theo số liệu thu thập từ nhóm nghiên cứu, trong năm 2014,

trong số các BCTC không được nhận ý kiến chấp nhận toàn phần từ kiểm toán viên

của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, chiếm trên 45,6 %

(42/92) nhận ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần liên quan đến trích lập dự

phòng

Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ các báo cáo kiểm toán với ý kiến kiểm toán

không chấp nhận toàn phần và để đánh giá mối liên quan giữa hệ giữa ý kiến kiểm

toán và điều chỉnh lợi nhuận trên phạm vi các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán

Việt Nam.

Page 25

2.2 Tổng quan nghiên cứu

Có hai luồng kết quả nghiên cứu đó là tồn tại và không tồn tại mối quan hệ

giữa ý kiến kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Dựa vào tổng quan tài liệu, kết

quả nghiên cứu về mối quan hệ này có thể thay đổi theo phạm vi và đặc điểm môi

trường của từng bài nghiên cứu khác nhau.

Bài nghiên cứu của Sompong Pornupatham (2006) xem xét liệu kiểm toán viên

có phản ánh điều chỉnh lợi nhuận hay không. Mẫu nghiên cứu được chọn lọc từ những

công ty niêm yết tại Thái Lan từ 1999 tới 2004 và những kiểm định này được thực

hiện trong mỗi loại ý kiến kiểm toán thông qua sự so sánh giữa giá trị trung bình và

trung vị của khoản dồn tích có thể điều chỉnh được- một cách đo lường cho hành vi

điều chỉnh lợi nhuận. Sự phân tích của ý kiến kiểm toán và các khoản dồn tích có thể

điều chỉnh cũng như sự phân chia bằng quy mô của công ty kiểm toán cho thấy rằng

những công ty có kiểm toán viên big 4 đưa ra hai loại ý kiến, không chấp nhận toàn

phần và chấp nhận toàn phần cùng điểm cần lưu ý, thể hiện mức độ sử dụng dồn tích

có thể điều chỉnh thấp hơn hơn với những công ty được kiểm toán không thuộc big 4.

Kết quả này chứng tỏ rằng những kiểm toán viên Big 4 dường như tốt hơn các kiểm

toán viên không thuộc Big 4 trong việc phát hiện điều chỉnh lợi nhuận và chất lượng

của họ được thể hiện thông qua ý kiến kiểm toán. Tuy nhiên, phát hiện này không có

nghĩa rằng kiểm toán viên sử dụng ý kiến của họ để cảnh báo cho người sử dụng

BCTC về điều chỉnh lợi nhuận, bởi họ thể hiện ý kiến của họ dựa trên nhiều nhân tố,

như khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, sự giới hạn phạm vi kiểm toán hơn

là mỗi việc sử dụng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh. Bài nghiên cứu này dường

như vẫn tồn tại hai giới hạn lớn. Đầu tiên, kết quả kiểm định dựa trên những số liệu

phân tích thứ cấp đã sử dụng mô hình các khoản dồn tích có thể điều chỉnh nên được

xử lý thận trọng bởi mô hình đo lường các khoản dồn tích này chỉ mang tính đo lường

tương đối trong việc phát hiện điều chỉnh lợi nhuận. Những phát hiện trong bài này

không có nghĩa những công ty được tính toán đã thật sự điều chỉnh lợi nhuận của họ.

Một điều đáng lưu ý rằng mô hình điều chỉnh lợi nhuận có thể tồn tại những sai sót đo

lường. Thứ hai, sự chuyên biệt của một số công ty điển hình và không niêm yết có thể

khiến những phát hiện trong nghiên cứu này giảm đi tính đại diện về ngành kiểm toán

tại Thái Lan, bởi sự thiếu sót một cái nhìn tổng quát về điều chỉnh lợi nhuận trong

phạm vi Thái Lan.

Arnedo Ajona cùng cộng sự (2008) cũng nghiên cứu về mối quan hệ này đối

với những công ty có mức độ rủi ro cao, đặc biệt là các công ty sắp phá sản tại thị

trường Tây Ban Nha. Trong các trường hợp này, những kiểm toán viên của Big N tìm

thấy mức độ sử dụng dồn tích có thể điều chỉnh thấp hơn thì có khuynh hướng phát

hành ý kiến kiểm toán liên quan tới vấn đề hoạt động liên tục lớn hơn. Đối lập với

nước Mỹ, ngoài ý kiến về vấn đề hoạt động liên tục, báo cáo kiểm toán tại Tây Ban

Nha thường bao gồm ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần (modified

Page 26

opinion). Điều này cho phép họ nghiên cứu kĩ càng và chi tiết về mối quan hệ này hơn

so với dữ liệu của nước Mỹ. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy điều chỉnh lợi

nhuận có mối quan hệ ngược chiều với vấn đề hoạt động liên tục nhưng có mối quan

hệ cùng chiều với việc phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do

khác hơn là vấn đề hoạt động liên tục. Mối quan hệ ngược chiều này được giải thích

bởi sự thận trọng của kiểm toán viên. Trong những trường hợp vi phạm GAAP, sự tác

động của những điều chỉnh qua các năm tới thu nhập rõ ràng và liên quan chặt chẽ

hơn là những điều chỉnh mới được vận dụng vào năm trước. Kết quả của họ cho rằng

nhận diện của các Big N trong một nước mà áp dụng luật pháp theo văn bản là cụ thể

cho từng trường hợp và dựa vào tham số rủi ro kinh doanh của mô hình rủi ro kiểm

toán.

Bài nghiên cứu của Andra Gajevszky (2014) cho thấy khi công ty thực hiện

điều chỉnh lợi nhuận và được kiểm toán bởi Big 4 và các chuyên gia trong kiểm toán

khác có xu hướng nhận được ý kiến không chấp nhận toàn phần. Bài nghiên cứu còn

tồn tại một số hạn chế. Hạn chế đầu tiên là về số lượng của bài khá nhỏ, chỉ có 60

công ty được điều tra. Tuy nhiên những mẫu này lại khá đồng đều (những nhân tố hạn

chế đã được xây dựng trong quá trình chọn lựa mẫu do đó những mẫu này sẽ không

tồn tại các thành phần hỗn tạp). Thứ hai là con số của các công ty thể hiện ý kiến kiểm

toán không chấp nhận toàn phần là khá nhỏ, chỉ có 21 công ty (35%) trong số các

công ty được điều tra. Về phương diện này, kết quả có thể không mang tính đại diện.

Hơn nữa, vì số lượng hạn chế các ý kiến không chấp nhận toàn phần mà sự khác biệt

giữa các loại ý kiến kiểm toán từng phần đã không được xuất hiện trong bài.

Đối lập với những kết quả trên Bradshaw, Richardson, và Sloan (2001) không

tìm thấy bằng chứng giữa khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn

phần cao hơn cho những công ty có các khoản dồn tích đáng kể. Họ kết luận rằng

kiểm toán viên không thể cảnh báo cho các nhà đầu tư về nguy cơ lợi nhuận có thể

giảm trong tương lai và việc vi phạm GAAP liên quan tới giá trị các khoản dồn tích

trong một thời điểm xác định. Điều cốt yếu là những vấn đề lợi nhuận thường nằm

ngoài khả năng của kiểm toán viên. Hay nói cách khác, kiểm toán viên có thể hiểu

được rằng các khoản dồn tích tăng lên thường tạo ra sự liên quan chặt chẽ hơn về việc

lợi nhuận tương lai bị giảm và vi phạm GAAP. Nhưng họ không bắt buộc phải cung

cấp những thông tin này cho các nhà đầu tư thông qua ý kiểm toán của họ. Butler,

Leone và Willenborg (2004) ủng hộ quan điểm này và kết luận rằng kiểm toán viên

dường như không phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do

điều chỉnh lợi nhuận.

Theo Shireenjit Johl, Christine A. Jubb, Keith Houghton (2007) đã mở rộng

những nghiên cứu tại thời điểm đó về sự khác biệt của những ý kiến kiểm toán và đặc

biệt là tác động của nó tới việc thể hiện sự thiếu sót giữa ý kiến kiểm toán đối với sự

hiện hữu của điều chỉnh lợi nhuận. Bài nghiên cứu này đã cung cấp thêm bằng chứng

Page 27

về sự khác biệt trong chất lượng cuả những chuyên gia hàng đầu Big 5 trong một nền

kinh tế đầy rủi ro, Malaysia được biết đến với sự thiếu minh bạch và có cơ cấu nhà

nước yếu hơn các nền kinh tế khác như Mỹ, châu Âu hay Úc. Các kiểm toán viên

thuộc Big 5 ở Malaysia đưa ra ý kiến không chấp nhận toàn phần nhiều hơn các công

ty kiểm toán không thuộc Big 5, trong khi sự tồn tại cuả các khoản dồn tích bất

thường ngày càng cao. Tuy nhiên mối quan hệ giữa sự chuyên nghiệp ngành kiểm

toán và dồn tích bất thường là không đáng kể trong việc dự đoán các khả năng của ý

kiến kiểm toán. Tuy nhiên hạn chế của bài báo này đã được chỉ ra rằng kích cỡ mẫu

không đầy đủ cho việc đánh giá bởi mỗi loại ý kiến kiểm toán không có số lượng đủ

lớn. Cùng với đó với những mẫu phù hợp, mặc dù xây dựng sự tính toán cẩn trọng về

khoản dồn tích có thể điều chỉnh, chúng vẫn có thể nhỏ hơn số lượng trung bình bởi

quy mô của các tổ chức kiểm toán không thuộc Big so với các công ty thuộc Big là

nhỏ hơn.

Theo bài nghiên cứu Kathleen Herbohn, Vanitha Ragunathan (2008) sử dụng s

liệu của tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Australia từ 1999-2003, cho

rằng điều chỉnh lợi nhuận không phải là nguyên nhân của ý kiểm kiểm toán không

chấp nhận toàn phần. Bài nghiên cứu cho rằng các công ty có ý kiến kiểm toán liên

quan tới vấn đề không đủ bằng chứng có liên quan chặt chẽ hơn tới tỷ lệ điều chỉnh lợi

nhuận hơn với những công ty còn lại. Đứng trên góc độ khác của bài nghiên cứu một

sự giải thích khác cho rằng nhà quản trị điều chỉnh các khoản dồn tích tới báo cáo lợi

nhuận giúp dự đoán về khả năng kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp, điều

này sẽ xảy ra tác dụng phụ là việc xảy ra tranh cãi với kiểm toán viên của họ.

Cho đến thời gian gần đây vấn đề điều chỉnh lợi nhuận lại được quan tâm trở

lại khi có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới. Trong nghiên cứu của

Tsipouridoua và Charalambos Spathis (2014) đã đưa ra kết luận ý kiến kiểm toán phụ

thuộc vào khả năng hoạt động liên tục chứ không phụ thuộc vào điều chỉnh lợi nhuận.

Đáng chú ý bối cảnh mà bài nghiên cứu thực hiện là khi Hy Lạp khắc phục hậu quả

khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ 2009 khiến tỷ lệ thất nghiêp, phá sản và lạm phát ở

mức cao theo đó số lượng công ty phá sản gia tăng. Chính vì thế bài nghiên cứu này

đã cho khả năng hoạt động liên tục là nhân tố để xây dựng giả thuyết để so sánh với

khả năng điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp. Theo đó cả ý kiến kiểm toán và

quy mô của tổ chức đều liên quan ngược chiều tới giá trị các khoản dồn tích có thể

điều chỉnh của các công ty niêm yết trên sàn.

Toto Rusmanto, Ari Barkah Djamil, Yashinta Salim (2014) đã có bài nghiên

cứu về mối quan hệ ý kiến kiểm toán và điều chỉnh lợi nhuận. Với mục tiêu đầu tiên,

tác giả tìm thấy câu trả lời đáng ngạc nhiên bởi chỉ có 4.76% (37 công ty trong tổng số

672 mẫu) nhận được ý kiến không chấp nhận toàn phần từ phía kiểm toán viên. Và

trong đó chỉ có 0,24% tức 9 công ty nhận được ý kiến này bởi công ty kiểm toán thuộc

Big 4 khi mà phần còn lại 28 công ty được kiểm toán bởi các công ty không thuộc Big

Page 28

4. Điều này cho thấy tại Indonesia không có nhiều kiểm toán viên cả các công ty thuộc

Big-4 và không thuộc Big-4 phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần

cho khách hàng. Vấn đề thứ 2, tác giả không tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa

điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần trong bối cảnh

của Indonesia. Ý kiến này là minh chứng mạnh mẽ cho một ví dụ thực tế về Lehman

Brothers, WorldCom và những trường hợp khác mà điều chỉnh lợi nhuận có quan hệ

trái ngược với ý kiến kiểm toán không chấp nhận to phần. Vì vậy câu trả lời cho

nghiên cứu là liệu sự tồn tại của điều chỉnh lợi nhuận tác động tới khả năng phát hành

ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần là sự hiện diện của điều chỉnh lợi nhuận

không nhất thiết phải tác động tới ý kiến kiểm toán ở Indonesia. Tuy nhiên kết quả

cho cả 2 giả thuyết là không mang tính đại diện bởi số lượng bằng chứng khá thấp với

chỉ 4,76% công ty với ý kiến không chấp nhận toàn phần trên tổng số 672 công ty qua

các năm từ 2008-2010. Do đó mà không thể biết được liệu phần còn lại 95,24% (100-

4,76%) có thực sự xứng đáng là một báo cáo kiểm toán trong sạch hoặc liệu các kiểm

toán viên có bị sai sót trong việc nhận diện ra quản trị lợi nhuận hay không.

Bài nghiên cứu của Akhgar M. Omid (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa ý

kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần và điều chỉnh lợi nhuận được đo lường bởi

các khoản điều chỉnh được. Bài nghiên cứu về quản trị lợi nhuận kế toán và chi phí

sản xuất bất bình thường cho những công ty đang niêm yết trên sàn. Vì lý do này bốn

giả thiết được phát triển và kiểm tra bởi phương pháp hồi quy đa tuyến cho 2818 công

ty qua các năm (2003-2013). Kết quả cho thấy không có mối quan hệ có ý nghĩa giữa

chi phí sản xuất bất thường và ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần trong tất

cả các giả thuyết. Vì vậy chi phí sản xuất bất thường không giải thích việc phát hành ý

kiến kiểm toán không toàn phần vì lý do sai sót trọng yếu hay không có khả năng tiếp

cận tài liệu kiểm toán thích hợp. Đặc điểm tài chính của khách hàng, như khả năng

sinh lời và quy mô hoạt động là những nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán khi

đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Bảng 2.1. Tóm tắt tổng quan các công trình nghiên cứu

Tên đề tài Tác giả Kết luận chính Hạn chế nghiên cứu

Qualified audit opinion, accounting earnings

management and real earnings management:

evidence from Iran (2015)

Akhgar M.

Omid

Kết quả cho thấy ý kiến kiểm toán

không chấp nhận toàn phần liên quan tới

điều chỉnh lợi nhuận bằng các ước tính

kế toán nhưng không liên quan tới điều

chỉnh lợi nhuận bằng các giao dịch thực.

Đặc điểm tài chính của khách hàng: khả

năng sinh lợi, quy mô, lịch sử, ý kiến

kiểm toán và tình hình kinh doanh năm

trước ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán

không chấp nhận toàn phần.

Bài chỉ sử dụng ý kiến kiểm toán chấp

nhận từng phần chưa mở rộng để xét cho

tất cả các loại ý kiến kiểm toán còn lại.

Audit opinion and earnings management

Evidence from Greece (2014)

Maria

Tsipouridou

Charalambos

Spathis

Ý kiến kiểm toán phụ thuộc vào hoạt

động liên tục nhưng không phụ thuộc

vào hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Những biến số được sử dụng trong bài

nghiên cứu tính dựa trên báo cáo kiểm toán

và các điều chỉnh lợi nhuận. Những biến số

này không hoàn hảo vì chúng đã được

chỉnh sửa trong việc sử dụng thông tin đã

được công bố rộng rãi, thay vì được sử

dụng thông tin riêng tư giữa các kiểm toán

viên độc lập và các nhà quản trị.

Page 30

The impact of auditor’s opinion on earnings

management: Evidence from Romania (2014)

Andra

Gajevszky

Việc phát hành ý kiến kiểm toán không

chấp nhận toàn phần và sự hiện diện của

Big 4 liên quan tới việc thực hiện điều

chỉnh lợi nhuận của công ty giảm đi.

Theo đó cả ý kiến kiểm toán và quy mô

kiểm toán có tác động ngược chiều tới

các khoản dồn tích có thể điều chỉnh

được.

Cỡ mẫu của mô hình khá nhỏ, chỉ 60 công

ty trên sàn được khảo sát trong đó chỉ có

35% (21 công ty) có ý kiến kiểm toán

không chấp nhận toàn phần.

Bên cạnh đó vì số lượng hạn chế nên các ý

kiến kiểm toán chưa được phân chia riêng

biệt.

The effect of earnings management to

issuance of the audit qualification: Evidence

from Indonesia (2014)

Toto

Rusmanto,

Ari Barkah

Djamil,

Yashinta

Salim

Biến dồn tích bất thường có mối quan

hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán

không chấp nhận toàn phần.

Bên cạnh đó, tồn tại mối quan hệ thuận

chiều giữa biến dồn tích bất thường và

công ty kiểm toán Big4 và ý kiến kiểm

toán không chấp nhận toàn phần (khi

công ty thực hiện điều chỉnh lợi nhuận

và được kiểm toán bởi Big 4 thì khả

năng nhận được ý kiến không chấp nhận

toàn phần từ kiểm toán viên cao hơn).

Tuy nhiên kết quả cho cả 2 giả thuyết là

không đáng kể bởi số lượng bằng chứng

khá thấp chỉ 4,76% trong tổng số 672 công

ty nhận ý kiến không chấp nhận toàn phần

qua các năm từ 2008-2010. Liệu phần còn

lại 95,24% các bản BCTC có thực sự là

trung thực và hợp lý hay các kiểm toán

viên có bị sai sót trong việc nhận diện hành

vi điều chỉnh lợi nhuận hay không.

Discretionary accruals and auditor behaviour

in code-law contexts: An application to

failing Spanish firms (2008)

Arnedo

Ajona cùng

cộng sự

Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy

điều chỉnh lợi nhuận có mối quan hệ

ngược chiều với vấn đề hoạt động liên

tục nhưng có mối quan hệ cùng chiều

với việc phát hành ý kiến kiểm toán

Thiếu những số liệu quan sát của những

năm sớm nhất khi Tây ban Nha trải qua

cuộc khủng hoảng lớn nhất. Đó là một

trong những số liệu quan trọng do số lượng

công ty phá sản trong thời kỳ đó rất cao.

Page 31

không chấp nhận toàn phần vì lý do

khác hơn là vấn đề hoạt động liên tục

Một giới hạn khác của bài nghiên cứu là

cách tác giả kết hợp các biến GV/SL/UN

vào một nhóm mà không tính đến ảnh

hưởng riêng biệt của nó tới thu nhập hoặc

các con số khác.

Auditor reporting and earnings management:

some additional evidence (2007)

Kathleen

Herbohn,

Vanitha

Ragunathan

Mối quan hệ ngược chiều giữa các

khoản dồn tích và ý kiến kiểm toán về

vấn đề hoạt động liên tục. Bên cạnh bài

nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược

chiều này chịu tác động bởi tình hình

hoạt động của công ty và rủi ro ra toà có

ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán về vấn

đề hoạt động liên tục.

Họ cho rằng các công ty có ý kiến kiểm

toán không có đủ bằng chứng có liên quan

tới tỷ lệ điều chỉnh lợi nhuận cuả công ty.

Earnings Management and the Audit Opinion:

Evidence from Malaysia (2007)

Shireenjit

Johl

Christine A.

Jubb

Keith

Houghton

Mức độ dồn tích bất thường cao có mối

quan hệ với ý kiến kiểm toán không

chấp nhận toàn phần.

Kích cỡ mẫu không đầy đủ cho việc đánh

giá bởi mỗi loại ý kiến kiểm toán không có

số lượng đủ lớn.

Thứ 2, với những mẫu phù hợp, mặc dù

xây dựng sự tính toán cẩn trọng về khoản

dồn tích có thể điều chỉnh, chúng vẫn có

thể nhỏ hơn số lượng trung bình bởi quy

mô của các công ty kiểm toán không thuộc

Big so với các công ty kiểm toán thuộc Big

là nhỏ hơn.

2.3 Tóm tắt chương 2

Vì hạn chế trong thu thập số liệu và đặc điểm trong môi trường kinh tế ở Việt

Nam nên nhóm nghiên cứu chọn phương pháp của hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong

nghiên cứu là bằng các ước tính kế toán (accrual-based earnings management).

Theo những phân tích của nhóm và tình hình tại Việt Nam, nhóm quyết định

dùng thuật ngữ earning management với nghĩa điều chỉnh lợi nhuận. Do cỡ mẫu lớn,

không thuộc một ngành cụ thể và không thể xác định được khoảng dồn tích trung bình

ở Việt Nam nên nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận thứ nhất: điều chỉnh

lợi nhuận được đo lường theo cách tiếp cận đo lường biến dồn tích không thể điều

chỉnh được (non discretionary accruals) dựa vào mối quan hệ giữa tổng dồn tích và

giả thuyết giải thích các yếu tố. Mô hình sử dụng cách tiếp cận được gọi là mô hình

tổng dồn tích, ví dụ như mô hình của Healy (1985) và Jones (1991); Dechow (1995);

Deangelo (1986).

Theo cách phân chia của chuẩn mực kiểm toán quốc tế ý kiến kiểm toán gồm

có hai loại ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và không chấp nhận toàn phần nhóm

nghiên cứu chỉ kiểm tra các báo cáo tài chính của các công ty nhận được ý kiến kiểm

toán không chấp nhận toàn phần

Nhóm đã tổng hợp và đưa ra nhận xét rằng mối liên quan giữa ý kiến kiểm toán

viên và hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhận được quan tâm trong thời gian dài qua các

bài nghiên cứu trên nhiều nước. Ở những bài nghiên cứu của Beckt và cộng sự, 1998;

Francis, Maydew & Sparks 1999; Francis & Krishnan, 1999; Chang, 2001; Vander

Bauwhede và cộng sự, 2003 cho rằng khi công ty thực hiện điều chỉnh lợi nhuận thì

công ty có khuynh hướng nhận ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần. Những

bài nghiên cứu này cũng đưa ra những mô hình mà trong đó ý kiến kiểm toán được tác

động bởi các trước hết là hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo đó là các tỷ số tài chính,

tình hình hoạt động của công ty.

Nhóm nghiên cứu lấy vấn đề về trích lập dự phòng là vấn đề liên quan tới việc

phân chia ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần trong mô hình nghiên cứu. Đặt

ra giả thuyết cho rằng dự phòng là một công cụ để điều chỉnh lợi nhuận. Trích lập dự

phòng không xảy ra giao dịch thực nhưng chúng được xem như là sự điều chỉnh với

mục đích quản trị. Từ đây nhóm phân chia ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn

phần làm hai loại không chấp nhận vì lý do trích lập dự phòng và không chấp nhận vì

lý do khác.

Page 33

CHƯƠNG III:

XÁC ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Xây dựng giả thiết nghiên cứu

Nghiên cứu của Tsipouridou và Spathis (2014) kiểm tra mối quan hệ giữa ý

kiến kiểm toán và điều chỉnh lợi nhuận được đo lường bởi biến kế toán dồn tích có thể

điều chỉnh. Mẫu số liệu được lấy từ danh sách các công ty niêm yết trên sàn chứng

khoán Athens (ASE). Họ chia ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần thành 2

loại: không chấp nhận vì có vấn đề trọng yếu trong hoạt động liên tục, và không chấp

nhận vì các lý do khác. Kết quả của bài nghiên cứu đưa ra là ý kiến kiểm toán không

liên quan đến điều chỉnh lợi nhuận.

Nghiên cứu Toto Rusmanto, Ari Barkah Djamil, Yashinta Salim tìm câu trả lời

cho câu hỏi liệu rằng sự hiện diện của điều chỉnh lợi nhuận có tác động đến mức độ ý

kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần hay chấp nhận từng phần được phát hành.

Nghiên cứu này đã tìm ra rằng, một công ty có hành vi điều chỉnh lợi nhuận không có

nghĩa là công ty đó sẽ nhận được ý kiến không chấp nhận toàn phần từ kiểm toán viên.

Một nghiên cứu tại Iran (Akhgar M. Omid) kiểm tra mối liên hệ giữa ý kiến

không chấp nhận toàn phần và điều chỉnh lợi nhuận được đo lường bởi biến kế toán

dồn tích (điều chỉnh lợi nhuận bằng ước tính kế toán) và chi phí sản xuất bất thường

(điều chỉnh lợi nhuận bằng các giao dịch thực). Mẫu số liệu được lấy trong danh sách

các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran (TSE). Trong nghiên cứu này, tác

giả chia ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần thành 2 loại: không chấp nhận

toàn phần vì sai sót trọng yếu, không chấp nhận toàn phần vì không thể thu thập đủ

bằng chứng kiểm toán. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ giữa ý kiến

kiểm toán và điều chỉnh lợi nhuận bằng các chính sách và ước tính kế toán nhưng

không có mối liên hệ giữa ý kiến kiểm toán và điều chỉnh lợi nhuận bằng các giao

dịch thực.

Có khá nhiều cách khác nhau để xây dựng giả thiết cho mô hình nghiên cứu

mối quan hệ giữa điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn

phần. Trong bài nghiên cứu của nhóm, ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần

được chia thành hai loại là ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì vấn đề dự

phòng và ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do khác. Chính vì vậy,

nhóm nghiên cứu đặt ra giả thuyết sau:

GT 1: Điều chỉnh lợi nhuận có ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán không chấp

nhận toàn phần vì lý do trích lập dự phòng.

Page 34

GT 1*: Điều chỉnh lợi nhuận không có ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán không

chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự phòng

3.2. Chọn mẫu

Tính đến thời điểm thu thập số liệu, các doanh nghiệp niêm yết chưa công bố

BCTC đã kiểm toán năm 2015, trong khi đặc thù của bài nghiên cứu cần có số liệu và

ý kiến của kiểm toán từ các BCTC đã kiểm toán, do vậy mà nhóm nghiên cứu đã sử

dụng số liệu nghiên cứu từ các bản BCTC đã kiểm toán năm 2014. Trong năm 2014,

có 899 DNNY trên HNX và HOSE. Trong đó, 104 DN thuộc ngành vật liệu cơ bản,

370 DN thuộc ngành công nghiệp, 130 DN thuộc ngành hàng tiêu dùng, 23 DN thuộc

ngành y tế, 64 DN thuộc ngành dịch vụ tiêu dùng, 46 DN thuộc ngành các dịch vụ hạ

tầng, 127 DN thuộc ngành tài chính, 29 DN thuộc ngành công nghệ, 5 DN thuộc

ngành dầu khí, và 1 DN thuộc ngành viễn thông.

Trong số tất cả các doanh nghiệp được điều tra, nhóm nghiên cứu đã chọn lọc

ra được 92 doanh nghiệp có ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần trong BCTC

và trong 92 doanh nghiệp này, đã có 42 doanh nghiệp nhận được ý kiến kiểm toán

không chấp nhận toàn phần liên quan tới khoản trích lập dự phòng: trích lập không

đúng, không đủ hay kiểm toán không thu thập đủ bằng chứng để đưa ra kết luận cho

khoản dự phòng. Bài nghiên cứu của nhóm đã đảm bảo số lượng để mô hình đảm bảo

tin cậy. Bài nghiên cứu của Andra Gajevszky (2014) với số mẫu quan sát là 21 công

ty (35%) trong số các công ty được điều tra có ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn

phần đã không đảm bảo được tính đại diện của mô hình. Hay như bài của Toto

Rusmanto, Ari Barkah Djamil, Yashinta Salim (2014) đã có bài nghiên cứu về mối

quan hệ ý kiến kiểm toán và điều chỉnh lợi nhuận. Với mục tiêu đầu tiên, tác giả tìm

thấy câu trả lời đáng ngạc nhiên bởi chỉ có 4.76% (37 công ty trong tổng số 672 mẫu)

nhận được ý kiến không chấp nhận toàn phần từ phía kiểm toán viên. Mô hình nghiên

cứu cũng đã được thử nghiệm để xem xét tính tin cậy thông qua kiểm định về độ tin

cậy.

3.3 Dữ liệu nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp để chạy và kiểm định mô hình

nghiên cứu. Được chọn lọc từ mẫu nghiên cứu, số liệu thu thập trong bài đều được lấy

ra từ BCTC đã kiểm toán năm 2014 của các công ty trong mẫu nghiên cứu. Từ các số

liệu này chúng tôi đã tính toán các tỷ số và tìm các thông tin xuất hiện trong mô hình

nghiên cứu dưới đây. Các nguồn dữ liệu thứ cấp đều mang tính trung thực cao, được

công bố rộng rãi.

3.4 Mô hình nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu trên nhóm đã dùng 2 mô

hình nghiên cứu để tìm hiểu đề tài nghiên cứu.

Page 35

Bởi đặc điểm của bài nghiên cứu chỉ sử dụng và phân tích số liệu của năm

2014 nên nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình Logistics để kiểm định, kiểm tra mối

quan hệ của các biến trong bài.

3.4.1 Mô hình dùng để tính toán biến dồn tích có thể điều chỉnh (Dicretionary

Accruals)

Mặc dù các khoản dồn tích có thể nhận diện được nhưng nó rất khó để tìm ra

nó được điều chỉnh nhiều nhất từ bộ phận nào. Một số khoản dồn tích là cần thiết và

các nhà đầu tư có thể hiểu được, được biết đến là các khoản điều chỉnh không thể điều

chỉnh được, phần dồn tích còn lại không được thể hiện trong điều khoản công ty

nhưng được xử lý trong các khoản mục có thể thay thế được (Charitou et al., 2007).

Chúng tôi đã đánh giá biến dồn tích có thể điều chỉnh ứng dụng bởi mô hình

mở rộng của Jones (1991). Cụ thể hơn mô hình này chính là mô hình phân tích dữ liệu

chéo chỉnh sửa từ mô hình Jones bởi Dechow et al. (1995). Mô hình Dechow phát

triển nhằm tăng sự chính xác của mô hình gốc và đánh giá lại những giả định có thể

khiến việc đo lường biến dồn tích có thể điều chỉnh gặp sai sót. Bởi theo Dechow et

al. (1995) lợi nhuận có thể bị thay đổi qua những khoản lợi nhuận ghi nhận theo ý

muốn vào thời điểm cuối năm trong khi tiền mặt chưa hề được nhận. Tổng dồn tích sẽ

tác động qua khoản phải thu. Theo đó nhóm nghiên cứu này cho rằng khi đánh giá

khoản dồn tích không thể điều chỉnh, chúng ta phải giảm bớt những thay đổi trong

khoản phải thu, được biết đến như những khoản có thể điều chỉnh, từ những thay đổi

trong doanh thu. Dưới đây là mô hình đo lường các khoản dồn tích có thể điều chỉnh

được:

(1)

Trong đó:

- TAit: là tổng giá trị dồn tích của năm 2014. Được tính toán bằng cách lấy

- Ait−1: là tổng giá trị tài sản của năm t

- REV: là thay đổi trong doanh thu của năm t-1 đến năm t

- REC: là thay đổi trong tài khoản phải thu năm t-1 đến năm t

- PPEit: là tổng tài sản cố định

- it: là biến sai sót ngẫu nhiên.

Giá trị của biến dồn tích (DA) chính là khoảng giá trị khác biệt giữa tổng dồn

tích tính toán từ BCTC và giá trị thu được từ mô hình (1) trên. Mức độ sử dụng biến

dồn tích có thể điều chỉnh đều phản ánh cùng chiều hay ngược chiều việc điều chỉnh

lợi nhuận của doanh nghiệp.

Page 36

3.4.2. Mô hình hồi quy tổng thể nhằm đánh giá mối quan hệ giữa điều chỉnh lợi

nhuận và ý kiến kiểm toán

Nhóm nghiên cứu kiểm tra các giả thuyết rằng liệu ý kiến kiểm toán có liên

quan tới điều chỉnh lợi nhuận hay không bằng cách sử dụng mô hình mà ý kiến kiểm

toán (AO) là biến phụ thuộc trong khi biến dồn tích có thể điều chỉnh là biến kiểm

tra. Chúng ta chia ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần làm hai nhóm:

(i) Không chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự phòng để kiểm tra cho giả

thuyết thứ 1

(ii) Không chấp nhận toàn phần vì lý do khác để kiểm tra cho giả thuyết thứ 2

Theo phần tổng quan đề tài nghiên cứu, ngoài biến kế toán dồn tích có thể điều

chỉnh, ý kiến kiểm toán còn bị tác động bởi yếu tố khác như đặc điểm tài chính của

khách hàng, chất lượng của báo cáo kiểm toán, … Dựa trên các yếu tố đó, Krishnan

(1994) đã xây dựng và kiểm nghiệm mô hình của ông bằng dữ liệu năm 1986-1987,

sau đó dùng mô hình để dự đoán trên mẫu kiểm tra trong dữ liệu năm 1988. Trong

mô hình của Krishnan, ông sử dụng tỷ số giữa tổng hàng tồn kho và các khoản phải

thu trên tổng tài sản (INVREC) đo lường cơ cấu tài sản của khách hàng dựa trên 2 tài

khoản có rủi ro cao, tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (TLE) đo lường rủi ro tài

chính tiềm ẩn liên quan đến nghĩa vụ trả nợ, thời gian công ty niêm yết trên sàn

chứng khoán (AGE) đo lường sự trưởng thành của công ty. Hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty cũng ảnh hưởng đển ý kiến kiểm toán (Butler 2004),

được đo lường bởi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và thu nhập năm trước của

công ty (LLOSS). Trong bài nghiên cứu Carcello & Neal (2000) cho kết quả rằng chi

phí kiểm toán và loại công ty kiểm toán (BIG) không ảnh hưởng tới việc kiểm toán

viên cung cấp ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần. Thay vào đó, khả năng

nhận được ý kiến kiểm toán có mối quan hệ với những nhân tố tài chính ví dụ như tỷ

lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và các chỉ số thanh khoản. Mô hình của Jeff P.

Boone, Inder K. Khuranab, K.K. Raman (2010) đã tìm kết quả biến loại công ty kiểm

toán (BIG) có tác động tới loại ý kiến kiểm toán mà công ty khách hàng nhận được.

Ngoài ra chúng tôi còn dựa vào những bài nghiên cứu sau để đưa ra các biến

phù hợp với mô hình: Choi, Doogar, và Ganguly,2004; Craswell, Stokes, và

Laughton, 2002; DeFond, Wong, và Li, 2000; Dopuch, Holthausen, và Leftwich,

1987; Ettredge và cộng sự, 2011; Francis, 2004; Francis và Yu, 2009; Gaeremynck,

Van Der Meulen, và Willekens, 2008; Geiger và Rama, 2006; Kothari, Leone, và

Wasley, 2005; Louwers, 1998; Mutchler, 1985; Mutchler và cộng sự, 1997; Reichelt

và Wang, 2010.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được mô hình nghiên cứu dưới đây để kiểm tra

tác động của các yếu tố lên ý kiến kiểm toán:

Page 37

AOit = βo + β1*DAit + β2*BIGit + β3*ROAit + β4*TURNit + β5*INVRECit +

β6*TLEit + β7*ARLAGit + β8*AGEit + β9*LAOit – 1 + β10*LLOSSit – 1 + εit (2)

Trong đó các chỉ số tính toán từ các công ty niêm yết năm 2014

Biến phụ thuộc AO:

AOit: biến phụ thuộc = ý kiến kiểm toán nhận được biến giả: bằng 1 nếu ý kiến

kiểm toán không toàn phần vì lý do trích lập dự phòng , 0 nếu ngược lại.

Biến độc lập được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 3.1: Các biến độc lập của mô hình và cách tính

Biến độc lập Giải thích cách tính

DAit

Biến dồn tích có thể điều chỉnh của mỗi công ty năm 2014. Đây là

biến đo lường sự điều chỉnh lợi nhuận. Biến này đã được tính toán

từ phần mô hình (1)

BIGNit Biến giả nhận giá trị 1nếu đơn vị kiểm toán cho công ty này là

BIG4, bằng 0 nếu không phải.

ROAit Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân năm 2014

TURNit Doanh thu trên tổng tài sản bình quân năm 2014

INVRECit Tổng hàng tồn kho và khoản phải thu trên tổng tài sản bình quân

năm 2014

TLEit Tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu bq năm 2014

ARLAGit Số ngày giữa ngày kết thúc năm tài chính và ngày công bố báo

cáo kiểm toán.

AGEit Số năm công ty bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán

LAOit−1 Biến giả nhận giá trị 1 nếu ý kiến kiểm toán là không chấp nhận

toàn phần năm 2013, 0 nếu ngược lại.

LLOSSit−1 Biến giả nhận giá trị 1 nếu công ty có khoản lỗ vào năm trước, 0

nếu ngược lại.

Page 38

3.5 Quy trình nghiên cứu

(1) (2) (3)

(4)

(7) (6) (5)

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Đây là bước đầu tiên của nghiên cứu, xác định những vấn đề cơ bản cần giải

đáp từ nghiên cứu. Cụ thể trong bài nghiên cứu này, vấn đề nghiên cứu được xác định

là mối quan hệ của ý kiến kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong các bản

BCTC đã được kiểm toán của các DNNY.

Bước 2: Tham khảo các bài nghiên cứu trước

Căn cứ trên vấn đề nghiên cứu được xác định, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo

sát các mô hình nghiên cứu trước đây để tìm hiểu rõ vấn đề nghiên cứu. Từ đó xác

định những lỗ hỏng về mặt lý thuyết để hình thành nên giả thiết nghiên cứu, mô hình

nghiên cứu giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra.

Đồng thời, đây là bước nhóm nghiên cứu thực hiện xem xét các khái niệm, lý

thuyết có liên quan đến ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần và điều chỉnh lợi

nhuận. Bước này sẽ giúp tác giả định hình các giả thuyết nghiên cứu, các mối quan hệ

giữa các khái niệm cần được kiểm nghiệm lại trong môi trường nghiên cứu cụ thể.

Thiết kế

nghiên

cứu

Xác định vấn đề

nghiên cứu

Đưa ra các giả

thiết nghiên cứu

Tham khảo các

nghiên cứu trước

Thu thập dữ

liệu

Phân tích dữ

liệu

Hoàn thiện báo cáo

đề tài nghiên cứu

Page 39

Bước 3: Thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, căn cứ trên khảo sát các mô hình lý

thuyết trước của các tác giả khác, những lý thuyết có liên quan, nhóm nghiên cứu thực

hiện theo mô hình nghiên cứu được áp dụng trong bài nghiên cứu.

Bước 4: Thiết kế nghiên cứu

Sau khi xác định mô hình nghiên cứu, nghiên cứu được thiết kế phù hợp với

các mục tiêu nghiên cứu đặt ra cho mô hình nghiên cứu bao gồm việc: Thiết lập mô

hình nghiên cứu, xác định tổng thể và mẫu nghiên cứu, cách thức thu thập và phân

tích dữ liệu phù hợp với mục tiêu và loại dữ liệu thu thập được.

Bước 5: Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Bước tiếp theo của thiết kế nghiên cứu là thu thập dữ liệu nghiên cứu. Tại bước

này, nhóm tác giả xác định các loại dữ liệu cần thu thập, các phương pháp thu thập dữ

liệu khả thi và đảm bảo tính tin cậy cho dữ liệu phân tích.

Bước 6: Phân tích dữ liệu

Dữ liệu được thu thập sau đó được tính toán, mã hóa và được xử lý trên phần

mềm SPSS 20.0.34. Từ dữ liệu thu thập được sẽ được tiến hành phân tích bằng các kỹ

thuật phân tích thống kê như: thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi

quy…

Bước 7: Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu

Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu, nhóm tác giả sẽ đưa ra các kết luận và viết

báo cáo nghiên cứu để trả lời các vấn đề nghiên cứu dặt ra. Ngoài ra cũng xác định

những đóng góp, ý nghĩa, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương

lai với các nghiên cứu tương tự.

3.6. Kiểm định dữ liệu nghiên cứu

3.6.1 Kiểm định giả thiết

Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình xem mô hình đã xây dựng dựa trên dữ

liệu mẫu phù hợp đến mức độ nào với dữ liệu thì ta dùng hệ số xác định R-2

Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình xem mô hình đã xây dựng dựa trên dữ

liệu mẫu phù hợp đến mức độ nào với dữ liệu thì ta dùng hệ số xác định R2

Đặt giả thuyết:

H0: R2 =0 không có độ phù hợp của mô hình đã chọn

H1: R2 # 0 có độ phù hợp với mô hình đã chọn

Page 40

3.6.2 Kiểm định về ý nghĩa của các hệ số hồi quy:

Dùng kiểm định t cho hệ số hồi quy mà cần kiểm định.

Đặt giả thuyết:

H0: βk = 0

H1: βk # 0

Dựa vào giá trị p-value và sig. để chấp nhận hay bác bỏ H0.

- (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa) → bác bỏ giả thiết H0. Có nghĩa là có mối quan hệ có ý

nghĩa giữa các biến cần kiểm định.

- (sig.) ≥ α (mức ý nghĩa) → chấp nhận giả thiết H0 . Không có mối quan hệ giữa các

biến cần kiểm định.

Page 41

CHƯƠNG IV:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích thống kê số liệu nghiên cứu

Đối với các dữ liệu thu thập được từ 92 công ty niêm yết nhận được ý kiến

kiểm toán không chấp nhận toàn phần đối với BCTC năm 2014, nhóm nghiên cứu

thực hiện phân tích giá trị thống kê của các biến độc lập trong mô hình bằng phần

mềm SPSS, nhóm nghiên cứu có được kết quả được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả giá trị các biến độc lập

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

DA 92 353772393.78 935240710868.7 93848434907.82 169761344585.01

ROAit 92 -1.00 .20877 -.01638 .14842

TURNit 92 0.00 12.7388 .87912 1.43908

INVRECit 92 0.00 6.00 .5589 .71076

TLEit 92 -59.00 40.00 1.99346 9.33545

ARGALit 92 14.0 265.0 90.891 37.3326

AGEit 92 .50 14.2 5.5 2.85267

Valid N

(listwise)

92

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS

Bảng 4.1 thể hiện các giá trị nhỏ nhất (minimum), giá trị lớn nhất (maximum),

giá trị trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của các biến độc lập trong

mô hình nghiên cứu.

Như đã được đề cập trong phần xây dựng giả thuyết nghiên cứu, biến phụ

thuộc ý kiến kiểm toán chấp nhận không toàn phần AO được chia thành hai loại: ý

kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do liên quan tới trích lập dự phòng và

ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do liên quan tới vấn đề khác. Một

trong những nguyên nhân mà nhóm nghiên cứu dùng để làm cơ sở để chia ra như vậy

là vì ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần liên quan tới vấn đề trích lập dự

phòng là khá lớn so với tổng thể các lý do khác. Theo thống kê, có 42/92 (chiếm

45.7%) công ty nhận ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần liên quan tới vấn đề

trích lập dự phòng.

Page 42

Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu ý kiến kiểm toán chấp nhận không toàn phần

Cơ cấu ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do liên quan đến

trích lập dự phòng chiếm gần 46% trong tổng số ý kiến kiểm toán không chấp nhận

toàn phần, có thể thể hiện một xu hướng xảy ra sai sót và gian lận trong các khoản

trích lập dự phòng của các công ty niêm yết. Điều này phù hợp với tình trạng các công

ty sử dụng khoản trích lập dự phòng như là một công cụ để đạt được những mục tiêu

lợi nhuận mong muốn (Nadine Lybaert, Mieke Jan, Raf Orens, 2005).

Các công ty có kết quả hoạt động kinh doanh năm trước bị thua lỗ có xu hướng

nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần trong năm nay, được thể hiện

qua 43/92 công ty năm trước có lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn 0. Cho thấy một xu

hướng sử dụng các công cụ, kỹ thuật để tác động đến lợi nhuận trong năm nay để đạt

được lợi nhuận như mong muốn.

Hình 4.2 Cơ cấu kết quả kinh doanh năm 2013 của mẫu nghiên cứu

Page 43

Trong số các công ty nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần,

chỉ có 15/92 công ty nhận được loại ý kiến kiểm toán này từ các công ty kiểm toán

thuộc Big4 (Deloitte, KPMG, PwC, Ernst & Young), số còn lại là đến từ các công ty

không thuộc Big4 (non-Big). Mặc dù, thị phần của các công ty kiểm toán thuộc Big 4

rất lớn so với các công ty kiểm toán khác. Theo số liệu thống kê của VACPA, năm

2013, big 4 chiếm 58% doanh thu toàn ngành, trong khi bình quân doanh thu mỗi

công ty kiểm toán tại Việt Nam là 31 tỷ đồng thì của Big4 lên tới 599 tỷ, còn 130

công ty “nội” chỉ đạt 14 tỷ đồng. Điều này cho thấy, các công ty kiểm toán thuộc Big

4 có xu hướng ít đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận không toàn phần đối với khách

hàng hơn các công ty kiểm toán khác, có thể lý giải được một trong số các lý do đó là

việc thực hiện kế toán của các công ty khách hàng của Big 4 có chất lượng hơn hoặc

có thể đặt vấn đề về chất lượng của các công ty kiểm toán thuộc Big 4 so với các công

ty kiểm toán không thuộc Big 4.

Hình 4.3

Cơ cấu công ty kiểm toán phát hành ý kiến kiểm toán chấp nhận không toàn phần

Trong số 92 công ty nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần

năm 2014, có tới 67/92 công ty (chiếm 72.83%) cũng nhận được ý kiến kiểm toán

không chấp nhận toàn phần đối với BCTC năm 2013, thể hiện một xu hướng sai sót và

gian lận trong BCTC của các công ty.

72.83%

27.17%

Ý kiến không chấp nhận toàn phần năm 2013

Hình 4.4 Cơ cấu ý kiến kiểm toán năm 2013

Page 44

Ngoài ra, theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, 100% các công ty thuộc lĩnh vực

tài chính nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cho năm tài chính 2014.

Cho thấy, các bản BCTC của các công ty thuộc lĩnh vực này có chất lượng hơn so với

các bản BCTC của các công ty thuộc lĩnh vực phi tài chính. Lý do, đây là lĩnh vực chủ

chốt của nền kinh tế, có thể sẽ được xã hội quan tâm hơn các lĩnh vực khác do đó mà

sẽ có các quy định chặt chẽ hơ, nghiêm ngặt hơn nên đảm bảo được chất lượng các

bản BCTC hơn các công ty lĩnh vực phi tài chính. Bên cạnh đó, qua số liệu nghiên

cứu, có 92/899 công ty niêm yết nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn

phần, chiếm 10.23%.

Bảng 4.2 dưới đây tóm tắt khái quát một số chỉ tiêu trong thống kê mô tả của

mẫu nghiên cứu

Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Tần suất Tỷ lệ %

Ý kiến không chấp nhận

toàn phần

Trích lập dự phòng 42 45.7

Vấn đề khác 50 54.3

Kết quả kinh doanh năm

2013 của các công ty

nhận ý kiến không chấp

nhận toàn phần

Lãi 49 53.3

Lỗ 43 46.7

Công ty kiểm toán đưa ý

kiến không chấp nhận

toàn phần

Big 4 15 16.3

Non-Big 4 77 83.7

Loại hình công ty nhận ý

kiến không chấp nhận

phần

Phi tài chính 92 100

Tài chính 0 0.00

Ý kiến kiểm toán năm

2013

Chấp nhận toàn phần 25 26.83

Không chấp nhận toàn phần 67 73.17

Ý kiến kiểm toán năm

2014

Chấp nhận toàn phần 807 89.77

Không chấp nhận toàn phần 92 10.23

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS

4.2 Phân tích tương quan Phân tích tương quan là thước đo độ lớn của các mối liên hệ giữa các biến định lượng trong nghiên cứu. Thông qua thước đo

này người nghiên cứu có thể xác định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập, biến phụ thuộc với nhau trong nghiên cứu. Nếu hệ

số tương quan khác 0 chứng tỏ các khái niệm nghiên cứu có mối liên hệ thực sự, hệ số tương quan dương phản ánh mối quan hệ cùng

chiều và tương quan âm phản ánh mối quan hệ ngược chiều.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Biến phụ thuộc Ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần liên quan tới vấn đề trích lập

dự phòng (AOit) có mối quan hệ tương quan cùng chiều với biến độc lập TLEit - Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của năm 2014 và biến

LAOit-1 - biến giả Ý kiến kiểm toán năm 2013 của công ty với hệ số tương quan lần lượt là 0.265 và 0.241 tại mức ý nghĩa 5%.

Bảng 4.3 Kết quả phân tích quan hệ tương quan giữa các biến nghiên cứu

Correlations

AOit DA BIGit ROAit TURNit INVRECit TLEit ARGALit AGEit LAOit-1 LLOSSit-1

Aoit 1

DA -.187 1

BIGit .186 .123 1

ROAit -.017 -.100 -.067 1

TURNit -.184 -.113 -.142 .198 1

INVRECit .073 -.068 -.001 -.585** -.118 1

TLEit .265* -.081 .082 .434** -.029 -.434** 1

ARGALit .007 .296** .197 -.464** -.305** .403** -.290** 1

AGEit -.135 -.074 .062 .084 .219* .065 -.134 -.075 1

LAOit-1 .241* .019 -.137 -.061 -.028 .151 -.034 -.095 -.056 1

LLOSSit-1 .205 .094 .054 -.313** -.222* .195 .042 -.003 -.323** .267* 1

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS

Bên cạnh mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập còn có sự

tương quan giữa các biến độc lập với nhau.

Tại mức ý nghĩa 1%: DA và ARGAL có tương quan cùng chiều; ROA và

INVREC, ARGAL, LLOSS có tương quan ngược chiều; TURN có tương quan ngược

chiều với ARGAL; INVREC có tương quan ngược chiều với TLE và tương quan cùng

chiều với ARGAL; TLE có tương quan ngược chiều với ARGAL; AGE có tương

quan ngược chiều với LLOSS.

Tại mức ý nghĩa 5%: TURN có quan hệ cùng chiều với AGE và ngược chiều

với LLOSS; LAO có quan hệ tương quan cùng chiều với LLOSS.

4.3 Kiểm định đa cộng tuyến

Trong mô hình được xây dựng, một số biến có tương quan với nhau, do đó để

chắc chắn mô hình được xây dựng không có hiện tượng đa cộng tuyến, nhóm tác giả

tiến hành kiểm định đa cộng tuyến của mô hình

Model Collinearity Statistics

Tolerance VIF

DA 0.837 1.195

LAOit-1 0.873 1.145

LLOSSit-1 0.678 1.475

ROAit 0.488 2.05

BIGit 0.895 1.117

TURNit 0.828 1.208

INVRECit 0.519 1.928

TLEit 0.69 1.449

ARGALit 0.568 1.762

AGEit 0.817 1.224

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS

Các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10 cho thấy không tồn tại đa cộng tuyến giữa các biến

độc lập với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Page 47

4.4 Kết quả phân tích hồi quy

4.4.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Bảng 4.4 Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Model Summary

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R

Square

Nagelkerke R Square

1 90.791a .163 .236

Với Rsqurare bằng 0.236 cho thấy mô hình giải thích được 23.6% sự thay đổi

của AO qua các biến nghiên cứu như biến dồn tích có thể điều chỉnh, công ty kiểm

toán, hệ số tài chính và các thông tin quá khứ xuất hiện trong mô hình. Phần còn lại

76,4% sự thay đổi ý kiến kiểm toán liên quan được là do các yếu tố bên ngoài khác tác

động mà trong mô hình chưa đề cập tới.

4.4.2 Kiểm định về độ tin cậy của mô hình

Bảng 4.5 Kiểm định độ tin cậy của mô hình

Classification Tablea

Observed Predicted

Aoit Percentage Correct

0 1

Step 1

AOit 0 60 6 90.9

1 19 6 24.0

Overall Percentage

72.5

a. The cut value is .500

Nguồn Kết quả từ phần mềm SPSS

Với tỉ lệ dự báo chính xác là 72.5% cho thấy mô hình có độ tin cậy cho việc đánh giá

các yếu tố tác động lên AO

4.4.3 Kiểm định giả thuyết về các hệ số của mô hình hồi quy mẫu

Phân tích tương quan chỉ cho biết giữa các biến có thể có mối quan hệ với nhau

mà không cho biết mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Về mặt lý thuyết ta biết rằng

các biến độc lập trong mô hình như là những biến nguyên nhân và biến phụ thuộc AO

như là biến kết quả. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu như sau:

Với kết quả của bảng dưới đây, để kiểm định giả thuyết về các hệ số của mô

hình hồi quy mẫu ta dùng kiểm định t

Page 48

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a

DA -3.544 2.636 1.808 1 .179 .029

LAOit1 1.121 .698 2.580 1 .108 3.067

LLOSSit1 -.290 .630 .212 1 .645 .748

ROAit -.777 2.608 .089 1 .766 .460

BIGit 1.203 .674 3.186 1 .074 3.329

TURNit -.012 .261 .002 1 .963 .988

INVRECit .199 .547 .133 1 .715 1.221

TLEit .078 .039 4.055 1 .044 1.081

ARGALit .012 .010 1.367 1 .242 1.012

AGEit -.052 .099 .279 1 .598 .949

Constant -2.763 1.375 4.036 1 .045 .063

Nguồn Kết quả từ phần mềm SPSS

Kết quả phân tích cho thấy p-value của kiểm định F bằng 0.074 nhỏ hơn 0.1,

điều đó cho thấy có tối thiểu một biến nghiên cứu trong mô hình có ảnh hưởng đến

biến phụ thuộc (AOit). Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh bằng 0.236 cho thấy các biến độc

lập giải thích được 23,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc, 76,4% sự thay đổi của biến

phụ thuộc chịu sự tác động của các nhân tố khác không đưa vào mô hình. Phương

trình hồi quy biểu diễn quan hệ giữa các biến có thể được viết lại như sau:

AOit = -3.544*DA + 1.121*LAOit - 0.290* LLOSS(it-1) - 0.777*ROAit

+1.203*BIGit - 0.012* TURNit + 0.199* INVRECit + 0.078* TLEit + 0.012*

ARGALit -0.052* AGEit -2.763

Các hệ số Beta chưa chuẩn hóa (cột Beta) được xem như tác động biên của các

biến độc lập lên biến phụ thuộc. Nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi

khi tác động thay đổi của một nhân tố trong mô hình tăng thêm (hoặc giảm đi) một

đơn vị đánh giá thì biến mục tiêu sẽ tăng hoặc giảm Beta đơn vị.

4.4.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra trong mô hình nghiên cứu ta sử

dụng thống kê t và giá trị p-value tương ứng so sánh trực tiếp với giá trị 0.1 (mức ý

nghĩa 10% hay mức tin cậy 90%)

Kiểm định giả thuyết H: Biến dồn tích có thể điều chỉnh có ảnh hưởng tới khả

năng nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần.

Từ kết quả ước lượng hồi quy, thống kê t có p –value bằng 0.179 lớn hơn 0.1).

Hệ số beta dương và p-value lớn hơn 0.1 biến dồn tích có thể điều chỉnh không có sự

Page 49

liên quan hay tác động lên biến AOit, ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì

lý do trích lập dự phòng. Điều đó cho thấy đối với dữ liệu nghiên cứu này việc công ty

có điều chỉnh lợi nhuận không liên quan tới việc công ty nhận được ý kiến không chấp

nhận toàn phần vì vấn đề trích lập dự phòng với độ tin cậy 90%. Hay nói cách khác ta

bác bỏ giả thuyết H.

Ngoài ra qua mô hình này chúng ta cũng rút ra được các kết luận sau:

BIGit có tác động cùng chiều lên AOit cho thấy các công ty nhận được ý kiến

kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự phòng có mối liên quan tới

việc công ty này được kiểm toán bởi Big 4. Cụ thể hơn đây là mối quan hệ cùng chiều

bởi p- value bằng 0,074 < 0,1 hệ số Beta bằng 1,203 >0.

TLEit đại diện cho biến hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều lên

AOit bởi p- value =0,044 < 0,05 cùng với hệ số Beta bằng 0,078 thì cho thấy mối

quan hệ cùng chiều dương tác động lên khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không

chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự phòng.

Page 50

4.4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu

Ghi chú: : Có ý nghĩa thống kê

: Không có ý nghĩa thống kê

Hình 4.5 Kết quả đánh giá hồi quy

Trong phần này nhóm nghiên cứu trả lời câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu:

GT 1: Điều chỉnh lợi nhuận có ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán không chấp

nhận toàn phần vì lý do trích lập dự phòng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thay đổi của các khoản dồn tích có thể điều

chỉnh không có ý nghĩa đối với sự thay đổi của việc nhận được ý kiến kiểm toán

không chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập sự phòng với p-value = 0,179> 0,1. Có

nghĩa rằng ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự phòng

không có mối quan hệ với nhau. Nhóm nghiên cứu bác bỏ giả thiết đã đưa ra.

Mặc dù mô hình nghiên cứu có tất cả mười biến nhưng số biến có ý nghĩa với

sự thay đổi đối với biến phụ thuôc AO - ý kiến kiểm toán có liên quan tới trích lập dự

Biến kế toán dồn tích

có thể điều chỉnh

Tỷ số lợi nhuận thuần

trên tổng tài sản BQ

Tỷ số doanh thu trên

tổng tài sản BQ

Tỷ số tổng hàng tồn

kho và khoản phải thu

trên tổng tài sản BQ

Tỷ số tổng nợ trên vốn

chủ sở hữu

Khoảng chênh lệch

giữa thời điểm báo cáo

kiểm toán được phát

hành và thời điểm kết

thúc năm tài chính

Ý kiến kiểm toán

không chấp nhận toàn

phần

R2 hiệu chỉnh = 0,236 *

Số năm niêm yết tính

tới thời điểm nghiên

cứu

Ý kiến kiểm toán năm

trước là không chấp

nhận toàn phần hay

không

Kết quả kinh doanh

của công ty năm

trước năm nghiên

cứu

Công ty kiểm toán có

phải Big 4 hay không

Page 51

phòng. Những biến có mối quan hệ là biến BIGit, biến định danh công ty kiểm toán có

phải là Big 4 hay không với hệ số Beta=1.203 và p-value=0.074 Tiếp đến là ảnh

hưởng của biến TLEit tính toán được từ hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có hệ số Beta

=0.078 <0.01 và p- value=0.078.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình Logistics là một công cụ

phù hợp và tin cậy để đánh giá ảnh hưởng giữa mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán

không chấp nhận toàn phần và khả năng điều chỉnh lợi nhuận. Kết quả một lần nữa

kiểm chứng tính tin cậy và phù hợp của mô hình nghiên cứu trong trường hợp của các

công ty niêm yết trên sàn chứng khoán 2014. Bởi quy mô nghiên cứu chỉ giới hạn tại

một năm nên việc phân tích bằng mô hình Logistics là phù hợp với đặc điểm và mục

tiêu nghiên. Mặc dù là một công cụ nghiên cứu tin cậy và phù hợp nhưng bài nghiên

cứu cũng cho thấy cần điều chỉnh, bổ sung.

Mô hình hồi quy Logistic mà nghiên cứu này sử dụng cho thấy chỉ số 2-log

likelihood đạt tới giá trị 90.791, và đây là chỉ số thích hợp khẳng định tính chắc chắn

của mô hình. Hệ số tương quan Cox& Snell R Square đạt tới 0.163, trong khi đó hệ số

tương quan Nagelkerde R Square đạt giá trị 0.236 (23,6%). Các kết quả kiểm định

thống kê này cho thấy tính chắc chắn của mô hình hồi quy tương quan logistic được

sử dụng trong phân tích. Bảng 2 cho thấy tỷ lệ dự đoán của mô hình là khá cao, lên tới

72,5%, có thể giúp kết luận mô hình hồi quy tương quan logistic sử dụng trong nghiên

cứu là hoàn toàn hợp lý. Mô hình này có khả năng đưa thêm các nhân tố khác vào mô

hình để cải thiện khả năng giải thích.

Page 52

CHƯƠNG V:

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu trả lời hai câu hỏi nghiên cứu đưa ra ở chương I

Thứ nhất, ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần và hành vi điều chỉnh lợi

nhuận có mối quan hệ với nhau hay không?

Dựa vào giá trị p- value nhóm nghiên cứu kết luận rằng sự thay đổi của các

khoản dồn tích có thể điều chỉnh – giá trị đo lường mức độ điều chỉnh lợi nhuận

không làm ảnh hưởng sự thay đổi biến ý kiến kiểm toán vì lý do trích lập dự phòng.

Có nghĩa rằng ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự

phòng không có mối quan hệ với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Đây cũng là kết quả nhận được từ những bài nghiên cứu của một số nước trên

thế giới như dưới đây:

Herbohn and Ragunathan (2008) sử dụng mẫu của danh sách các công ty trên

sở giao dịch chứng khoán Australia trong giai đoạn 1999-2003 đã chứng minh bằng

tài liệu mối quan hệ ngược chiều giữa ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần

mà xuất phát từ vấn đề hoạt động liên tục của các công ty rủi ro vì khủng hoảng tài

chính và pháp lý kiểm toán.

Tsipouridou và Spathis (2014) tìm ra rằng ý kiến kiểm toán không liên quan

đến điều chỉnh lợi nhuận và đặc điểm tài chính của khách hàng, như lợi nhuận và quy

mô là yếu tố quyết định cho quyết định ra ý kiến kiểm toán liên quan tới. Ngoài ra,

quyết định của kiểm toán viên về việc phát hành ý kiến không chấp nhận toàn phần vì

lý do khác được giải thích bởi loại ý kiến kiểm toán phát hành trong năm trước.

Theo đó kết quả bài nghiên cứu của Bradshaw, Richardson, và Sloan (2001)

cũng nhận được kết quả như vậy khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán

và hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong các công ty trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.

Họ kết luận rằng kiểm toán viên có thể hiểu được rằng các khoản dồn tích tăng lên

thường tạo ra sự liên quan chặt chẽ hơn về việc lợi nhuận tương lai bị giảm và vi

phạm GAAP. Nhưng họ không bắt buộc phải cung cấp những thông tin này cho các

nhà đầu tư thông qua ý kiểm toán của họ.

Tuy nhiên cũng có một vài bài nghiên cứu cho kết quả nghiên cứu khác hẳn với

kết quả bài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu:

Bartoz cùng cộng sự (2001), mối quan hệ cùng chiều đáng kể tồn tại giữa giá

trị tuyệt đối của các khoản dồn tích có thể điều chỉnh và khả năng nhận được ý kiến

Page 53

kiểm toán không chấp nhận toàn phần. Bên cạnh đó họ còn kết luận rằng tần suất của

ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần không cao ở các công ty có các khoản

dồn tích lớn. Nhóm tác giả tìm ra rằng kiểm toán không thông báo với nhà đầu tư về

sự gia tăng tác động của việc suy giảm thu nhập tương lai và việc vi phạm GAAP

thường liên quan đến mức dồn tích cao. Nguyên nhân chính là khả năng sinh lợi

không nằm trong phạm vi của kiểm toán viên. Nói cách khác, kiểm toán viên có thể

hiểu sự gia tăng dồn tích trong một kỳ đưa đến một khả năng cao hơn cho sự suy giảm

lợi nhuận tương lai và vi phạm GAAP trong kỳ khác, nhưng họ không bắt buộc phải

chia sẻ thông tin này cho nhà đầu tư thông qua ý kiến kiểm toán.

Arnedo cùng cộng sự (2008) tìm ra một mối quan hệ ngược chiều giữa ý kiến

kiểm toán liên quan tới vấn đề hoạt động liên tục và điều chỉnh lợi nhuận, bắt nguồn

từ các báo cáo bao gồm sự không chắc chắn về khả năng công ty tiếp tục hoạt động

liên tục. Với nhóm công ty có ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do

ngoài hoạt động liên tục thì mối quan hệ này lại cùng chiều.

Butler cùng cộng sự (2004) kết luận rằng kiểm toán viên ít khả năng phát hành

ý kiến không chấp nhận toàn phần vì lý do điều chỉnh lợi nhuận. Dựa vào hơn 7000 ý

kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần của các công ty ở Mỹ từ năm 1994-1999,

họ khám phá ra mối quan hệ giữa các khoản dự phòng bất thường và loại ý kiến kiểm

toán. Họ tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa ý kiến không chấp nhận toàn phần và

dồn tích bất thường, trong trường hợp các khoản dồn tích được đo lường trong thời

hạn nhất định. Bằng việc thay đổi biến phụ thuộc từ mức độ xác thực của các khoản

dồn tích bất thường thực tế, họ tìm hiểu được là có mối quan hệ ngược chiều giữa ý

kiến không chấp nhận toàn phần và các khoản dồn tích. Nói chung, họ kết luận rằng

không có bằng chứng về việc kiểm toán viên sử dụng báo cáo kiểm toán để thông báo

cho người dùng báo cáo tài chính về việc điều chỉnh lợi nhuận quá mức hay hệ quả

của mức độ dồn tích cao.

Điều này có thể được giải thích bởi IAS 240 Khi thực hiện kiểm toán theo các

chuẩn mực kiểm toán quốc tế, kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo

hợp lý rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, không còn sai sót trọng

yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên có rủi ro

không thể tránh khỏi là một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính

sẽ không được phát hiện, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện

theo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

Maureen McNichols và G. Peter Wilson (2014) cho rằng trích lập dự phòng là

một công cụ để điều chỉnh lợi nhuận giảm, bên cạnh đó là việc trích lập dự phòng trở

thành vấn đề được đề cập khá lớn trong các báo cáo kiểm toán cũng như tình hình sử

dụng trích lập dự phòng tại Việt Nam đã khiến nhóm nghiên cứu hình thành giả thiết

Page 54

để phân chia ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần thành hai loại là liên quan

tới trích lập dự phòng và không liên quan tới trích lập dự phòng.

Nhóm nghiên cứu đã giả thiết cho rằng có mối quan hệ giữa việc điều chỉnh lợi

nhuận và việc ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự

phòng. Tuy nhiên kết quả đã bác bỏ giả thuyết này. Như vậy tại Việt Nam các công ty

sử dụng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh cao sẽ không thể chắc chắn rằng những

báo cáo kiểm toán sẽ liên quan đến vấn đề trích lập dự phòng.

Tuy nhiên kết quả của nhóm nghiên cứu lại chứng minh rằng biến độc lập DA-

Biến dồn tích có thể điều chỉnh không có mối quan hệ trong việc tác động lên khả

năng nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự

phòng. Theo nhóm nghiên cứu điều này có thể giải thích rằng bởi điều kiện nghiên

cứu của nhóm tác giả trên là ở Mỹ, nơi có hệ thống kế toán khá khác biệt so với Việt

Nam nên những kết quả nghiên cứu của họ chỉ mang tính tham khảo và căn cứ lý

thuyết mà thôi. Bên cạnh đó thời điểm nghiên cứu của nhóm là năm 2014 thời gian

tồn tại nhiều biến động kinh tế thế giới và các chính sách của Chính phủ Việt Nam tác

động không nhỏ lên tình hình hoạt động của các công ty trên sàn chứng khoán Việt

Nam. Ban giám đốc dường như sử dụng những phương thức điều chỉnh khác để đạt

được mức lợi nhuận mong muốn chứ không sử dụng các khoản trích lập dự phòng nữa

bởi các chuẩn mực, quy định đã chặt chẽ hơn và có ảnh hưởng hơn tới tình hình trích

lập của các doanh nghiệp.

Cũng bởi vậy kết quả này cũng chứng minh rằng hiện tại Việt Nam các khoản

dồn tích có thể điều chỉnh cũng như trích lập dự phòng chưa chắc là công cụ nhận

diện điều chỉnh lợi nhuận để đưa ra ý kiến kiểm toán không châp nhận toàn phần.

Thứ hai, mối quan hệ của ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần và các

biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình

Từ kết quả kiểm định, những công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán

thuộc Big 4 sẽ có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán về vấn đề trích lập dự phòng

cao hơn so với các công ty khác. Điều này có thể kết luận rằng các KTV thuộc Big 4

dường như khá quan tâm tới khoản trích lập dự phòng của công ty khách hàng. Họ đã

đưa ra ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần sau khi trải qua quy trình kiểm

toán để nhận diện ra các vấn đề có thể vi phạm các chuẩn mực chung. Họ cũng phải

thảo luận với khách hàng về những vấn đề này trước khi cho phát hành ý kiến kiểm

toán. Như vậy các khoản trích lập dự phòng là khoản mục mà cho ban giám đốc và

KTV đáng quan tâm.

Mô hình nghiên cứu cho kết quả rằng biến TLE - hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có mối

quan hệ tương quan cùng chiều với sự phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận

toàn phần vì lý do trích lập dự phòng. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu chính là bằng

Page 55

chứng của việc sử dụng đòn bẩy của ban giám đốc. Việc sử dụng đòn bẩy sẽ làm lợi

nhuận sau thuế được cao hơn so với thực tế khi công ty đã vượt qua mức hòa vốn.

Việc sử dụng đòn bẩy sẽ khiến công ty được lợi từ lá chắn thuế. Công ty có xu hướng

nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần khi cơ cấu nợ quá cao. Việc

này được giải thích bởi công ty có cơ cấu nợ cao thì sẽ gia tăng rủi ro vỡ nợ nên các

KTV sẽ chú ý để xem xét về khả năng thanh khoản đặc biệt là các khoản phải thu. Các

khoản trích lập dự phòng đã cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty cao hay thấp.

Khả năng thu hồi nợ sẽ ảnh hưởng tới tài sản và hiệu quả kinh doanh của công ty. Số

vốn hoạt động sẽ chủ yếu thu được từ nợ vay và huy động vốn phổ thông và nguồn

vốn giữ lại. Như vậy việc nhận ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần bị ảnh

hưởng một phần bởi việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Mặc dù ảnh hưởng

này không lớn nhưng đây là dấu hiệu để KTV lưu ý khi đánh giá rủi ro của công ty.

5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu

Mặc dù bài nghiên cứu của nhóm tác giả đã có những đóng góp về mặt khoa

học cũng như đóng góp về mặt thực tế, bài nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế

sau:

Thứ nhất, việc phân chia ý kiến kiểm toán dựa vào trích lập dự phòng có thể

gây nhầm lẫn bởi trong khoản trích lập dự phòng vì sẽ bao gồm nhiều loại trích lập

như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản phải thu, đầu tư tài chính, tổn thất tài sản

nên việc đánh giá chỉ mang tính khái quát mà chưa có tính cụ thể.

Thứ hai, nhóm nghiên cứu chưa mở rộng mẫu để đo lường cho toàn bộ công ty

trên sàn chứng khoán Việt Nam. Bởi sự tác động của hành vi điều chỉnh lợi nhuận tới

việc nhận được kiểm toán chấp nhận toàn phần cũng đang là vấn đề đáng quan tâm

bởi một công ty nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thì chưa chắc ban

giám đốc của công ty đó không có hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Thứ ba, sự đánh giá điều chỉnh lợi nhuận dựa vào chỉ số biến dồn tích có thể

điều chỉnh chỉ mang tính ước tính số lượng và những thông số có thể tạo ra sai số

nhưng những sai số này không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả nghiên cứu.

5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Qua các hạn chế của nghiên cứu được nêu ở trên, nhóm nghiên cứu đề xuất các

nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm

toán có thể mở rộng thời gian nghiên cứu, phân chia nhỏ hơn các loại trích lập dự

phòng và bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định phát hành ý kiến kiểm

toán của KTV để làm rõ hơn các yếu tố có thể ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán không

chấp nhận toàn phần.

Page 56

Tài liệu tham khảo

1. Akhgar M. Omid (2015), Qualified audit opinion, accounting earnings

management and real earnings management: Evidence from Iran.

2. Ambrose Jagongo (2014), A Survey of the Factors Influencing Investment

Decisions: The Case of Individual Investors at the NSE.

3. Andra Gajevszky (2012), The impact of auditor’s opinion on earnings

management: Evidence from Romania.

4. Anis Ben Amar (2014), The effect of independence Audit Committee on

earnings management: The case in French.

5. Ari Barkah Djamil, Toto Rusmanto, Yashinta Salim (2014), The effect of

earnings management to issuance of audit qualification: Evidence from

Indonesia.

6. Bùi Thị Mai Hoài, Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015), Các nhân tố quyết định hành

vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập DN phải nộp: trường hợp Việt

Nam.

7. Carmen Joosten (2012), Real earnings management and accrual-based earnings

management as substitutes.

8. Connie L. Becker, Mark L. Defond, James Jiambalvo, K. R. Subramanyam

(1998), The effect of audit quality on earning management.

9. Đàm Thị Kim Oanh, 2015, Kế hoạch trích lập dự phòng ảnh hưởng tới thông

tin trình bày trên BCTC của các CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán

VN, http://www.khoahockiemtoan.vn/Category.aspx?newsID=636, truy cập

ngày 3/1/2016.

10. Eli Bartov, Ferdinand A. Gul and Judy S.L. Tsui, (2000), Discretionary –

accruals models and audit qualifications.

11. Huỳnh Thị Vân (2012), Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các CTCP

trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

12. Jenifer J. Jones (1991), Earnings Management during import relief

investigations.

13. Jere R. Francis, Jagan Krishnan (1999), Accounting Accruals and Auditor

Reporting Conservatism.

14. Jong – Hag Choi, Kyu – An Jeon, Jong – II Park (2004), The role of Audit

Committees in decreasing earning management: Korean evidence.

Page 57

15. Joshue Ronen, Varda Yaari (2008), Earnings management: Emerging insights

in theory, practice and research.

16. Katherine Schipper (1989), Commentary on Earnings Management.

17. Kathleen Herbohn, Vanitha Ragunathan (2008), Auditors reporting and

earnings management: Some additional evidence.

18. Laura Arnedo, Santiago Sanchez, Fermin Lizarraga (2008), Discretionary

accruals and auditor behaviour in code-law contexts: an application to failing

Spanish firms.

19. Linda DeAngelo (1988), Discussion of evidence of earnings management from

the Provision for bad debts.

20. Maria Tsipouridou, Charalambos Spathis (2014), Audit opinion and earnings

management: Evidence from Greece.

21. Masahiro Enomoto, Fumihiko Kimura, Tomoyasu Yamaguchi, (2005),

Accrual-based and Real Earning Management: An International Comparison

for Investor Protection.

22. Maureen MeNichols, G. Peter Wilson (1988), Evidence of earnings

management from the provision for bad debts.

23. Meng Yanqiong, Earnings management incentives and techniques in China’s

listed companies.

24. Nadine Lybaert, Mieke Jan, Raf Orens (2005), Provisions: a tool for earnings

management.

25. Nguyễn Thị Minh Trang (2011), Kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản

trị.

26. Nguyễn Thị Minh Trang (2012), Vận dụng mô hình của DeAngelo và Friedlan

để nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị.

27. Paul M. Healy, James M. Wahlen (1998), A review of the earnings

management literature and its implications for standard setting.

28. Phạm Thị Bích Vân (2013), Các cách đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi

nhuận.

29. Renick van Oosterbosch (2009), Earnings management in the Banking

industry.

30. Shireenjit Johl, Keith Houghton (2007), Earnings management and audit

opinion: Evidence from Malaysia.

Page 58

31. S. Verbruggen, J. Christaens, K. Milis (2008), Earnings management: a

literature review.

32. Thanh Thương, 2012, Nhiều DN "quên" trích lập dự phòng, http://cafef.vn/thi-

truong-chung-khoan/nhieu-doanh-nghiep-quen-trich-lap-du-phong-

2012082010382932.chn, truy cập ngày 15/1/2016.

33. Vũ Điển, 2012, Chất lượng kiểm toán chưa đạt chuẩn,

http://www.tinmoi.vn/chat-luong-kiem-toan-chua-dat-chuan-01802654.html,

truy cập ngày 11/1/2016.

34. Marty Butler, Andrew J. Leone, Michael Willenborg 2004, An empirical

analysis of auditor reporting and its association with abnormal accruals

Page 59

PHỤ LỤC: Danh sách các công ty niêm yết có ý kiến kiểm toán không chấp nhận

toàn phần năm 2014

STT Tên Mã CK

1 CTCP đầu tư xây dựng Thanh Niên TNY

2 CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận thải TVG

3 CTCP xây dựng số 15 V15

4 CTCP VINACONEX 21 V21

5 CTCP xây dựng số 5 VC5

6 Tổng CTCP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam VCG

7 CTCP VIMECO VMC

8 CTCP hàng hải Đông Đô DDM

9 CTCP vận tải Biển Bắc NOS

10 CTCP que hàn điện Việt Đức QHD

11 CTCP chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari DVH

12 CTCP công nghiệp Thủy Sản SCO

13 CTCP điện tử Bình Hòa VBH

14 CTCP Mai Linh Miền Trung MNC

15 CTCP cảng rau quả VGP

16 CTCP SIMCO Sông Đà SDA

17 CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây WSB

18 CTCP Vang Thăng Long VTL

19 CTCP chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex CAD

20 CTCP chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau CMX

21 CTCP sản xuất - xuất nhập khẩu Thanh Hà HFX

22 CTCP lương thực Đà Nẵng DNF

23 CTCP lương thực thực phẩm Vĩnh Long VLF

24 CTCP tập đoàn Đại Châu DCS

25 CTCP Bóng đèn Điện Quang DQC

26 CTCP Diêm Thống Nhất DTN

27 CTCP hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex SAV

28 CTCP kỹ thuật điện toàn cầu GLT

29 CTCP may xuất khẩu Phan Thiết PTG

30 CTCP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh GIL

31 CTCP Cao su Bến Thành BRC

32 CTCP Đầu tư Phát triển thương mại Viễn Đông VID

33 CTCP Nông dược H.A.I HAI

34 CTCP Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hóa sinh HSI

35 CTCP Thép Bắc Việt BVG

Page 60

36 CTCP Thép Đà Nẵng DNS

37 CTCP Khoáng sản Luyện kim màu KSK

38 CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới ALV

39 CTCP Khoáng sản Bắc Kạn BKC

40 CTCP Khoáng sản Hoà Bình KHB

41 CTCP Tập Đoàn Khoáng sản Hamico KSH

42 CTCP Khoáng sản Quang Anh KSQ

43 CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam MIC

44 CTCP Bê tông Biên Hoà BHC

45 CTCP Nhựa Bình Minh BMP

46 CTCP Viglacera Đông Triều DTC

47 CTCP Vicem Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng DXV

48 CTCP Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long KHL

49 CTCP Xi măng Sông Đà Yaly SDY

50 CTCP Viglacera Thăng Long TLT

51 CTCP Xây dựng và Kinh doanh Vật tư CNT

52 CTCP Công trình giao thông Đồng Nai DGT

53 CTCP DIC - Đồng Tiến DID

54 CTCP Hacisco HAS

55 CTCP Đầu tư – Xây dựng Hà Nội HCI

56 CTCP Đầu tư và Xây dựng Cầu đường Hà Nội JSC

57 CTCP Lilama 3 LM3

58 CTCP Hồng Hà Việt Nam PHH

59 CTCP Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An PVA

60 CTCP xây dựng công nghiệp và Dân dụng dầu khí PXI

61 CTCP Xây lắp Dầu khí Miền Trung PXM

62 CTCP Tập đoàn Hoàng Long HLG

63 CTCP Nam Dược NDC

64 CTCP Thuận Thảo GTT

65 CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương OCH

66 CTCP Du lịch Golf Việt Nam VNG

67 CTCP Vật Tư - Xăng Dầu COM

68 CTCP Mỹ thuật và Truyền Thông ADC

69 CTCP Đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội EID

70 CTCP Sách - Thiết bị trường học Hà Tĩnh HBE

71 CTCP Thủy điện Quế Phong QPH

72 CTCP Tập đoàn Dầu khí An Pha ASP

73 CTCP MT Gas MTG

74 CTCP Địa ốc Đà Lạt DLR

Page 61

75 CTCP Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân HQC

76 CTCP Đầu tư Xây dựng và Khai thác công trình giao thông 584 NTB

77 CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí PTL

78 CTCP Địa ốc Dầu khí PVL

79 CTCP Đầu tư xây dựng Thương mại Dầu khí - IDICO PXL

80 CTCP Sông Đà - Thăng Long STL

81

CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư

Tân Bình (TANIMEX) TIX

82 CTCP Xây dựng số 11 V11

83 CTCP Tập đoàn Đại Dương OGC

84 CTCP Tập đoàn HIPT HIG

85 CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông TST

86 CTCP Dịch vụ Viễn thông và In Bưu Điện PTP

87 CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí PXT

88 CTCP Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam QCC

89 CTCP Sông Đà 27 S27

90 CTCP Sông Đà 9.06 S96

91 CTCP Xây dựng Hạ tầng Sông Đà SDH

92 CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội SHN