Đi tÌm mỘt cÁch thẾ hiỆn diỆn mỚi cỦa giÁo hỘi tẠi … · Đi tìm một cách...

101
Lời giới thiệu 5 CHUYÊN ĐỀ ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU Giới thiệu đôi nét về Liên Hội đồng Giám mục Á châu Mai Tâm 8 Liên Hội đồng Giám mục Á châu – Những định hướng, thách đố và tác động Felix Wilfred 25 Đi tìm một cách thế hiện diện mới của Giáo Hội tại châu Á Gm.Phêrô Nguyễn Văn Khảm 40 Thần học về Giáo Hội địa phương Jmes H. Kroeger, M.M 58 Vấn đề hội nhập văn hóa Giuse Nguyễn 83

Upload: others

Post on 01-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Lời giới thiệu 5

CHUYÊN ĐỀ

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU ÁLIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU

Giới thiệu đôi nét về Liên Hội đồng Giám mục Á châuMai Tâm 8Liên Hội đồng Giám mục Á châu – Những định hướng, thách đốvà tác độngFelix Wilfred 25Đi tìm một cách thế hiện diện mới của Giáo Hội tại châu ÁGm.Phêrô Nguyễn Văn Khảm 40Thần học về Giáo Hội địa phươngJmes H. Kroeger, M.M 58Vấn đề hội nhập văn hóa Giuse Nguyễn 83

LỜI GIỚI THIỆU

L iên Hội đồng Giám Mục Á Châu / LHĐGMAC (The Federation of Asian Bishop’ Conferences / FABC),

một tổ chức liên kết các Hội đồng Giám mục tại các nước châu Á, được hình thành từ Hội nghị các Giám mục Á châu (ABM: Asian Bishops’ Meeting),  ở Manila  (Philippines), vào tháng 11 năm 1970, nhân dịp Đức giáo hoàng Phaolô VI viếng thăm xứ này.

Năm  2012  này  là  năm  kỷ  niệm  lần  thứ  40 Quy  chế  của LHĐGMAC được Tòa Thánh phê chuẩn  (16.11.1972) và cũng là năm LHĐGMAC họp Hội nghị khoáng đại. Theo quy chế của LHĐGMAC, Hội nghị họp bốn năm một lần. Hội nghị  lần này được  trù  tính  tổ chức  tại Việt Nam vào tháng Mười Một sắp tới.

Để chào mừng sự kiện đặc biệt này và để hiệp thông với hoạt động của LHĐGMAC, Hiệp Thông (HT) dành số 71 này cho chủ đề:

Đi tìm một cách thế hiện diện mới của Giáo Hội tại châu Á – Liên Hội đồng Giám mục Á châu.

Chủ đề nhằm giới  thiệu đôi nét về  tổ  chức,  cơ cấu, định hướng của LHĐGMAC, và nhất là về những nỗ lực to lớn của LHĐGMAC trong việc cử hành niềm tin Kitô giáo và thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng Cứu độ của Chúa Giêsu Kitô tại châu Á, một lục địa có diện tích lớn nhất, có số dân 

6   HIỆP THÔNG

đông  nhất  thế  giới,  với  những  nền  văn  hóa  cổ  kính,  quê hương của nhiều tôn giáo thế giới lớn, đồng thời cũng là lục địa có số người nghèo và người trẻ đông nhất.

Giáo Hội Công giáo và LHĐGMAC đã không ngừng tìm cách đáp  trả những  thách  thức  từ những  thực  tại này của châu Á đối với công cuộc rao giảng Tin Mừng. Nỗ lực đáp trả này mang những tên gọi khác nhau: Đối thoại, Hội nhập văn hóa,  là Giáo Hội  tại châu Á, xây dựng Giáo Hội địa phương... Tuy khác nhau, nhưng các tên gọi này, có thể nói, đều diễn tả đường hướng đưa Tin Mừng Cứu độ của Chúa Giêsu Kitô nhập thể trong các thực tại châu Á nối tiếp mầu nhiệm nhập thể làm người của Con Thiên Chúa.

HT cũng tiếp tục giới thiệu các bài giảng giáo lý của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI về cầu nguyện trong tháng 4 và tháng 5/2012,  trên nền  tảng sách Tông đồ Công vụ. Việc cầu nguyện cũng  là một dấu nhấn của Năm Đức Tin  sắp được khai mạc.

Phần Thời sự của HT số này đề cập tới hai vụ việc đang được dư luận trong và ngoài Giáo Hội quan tâm: Vụ Ngân hàng Vatican (Viện Giáo vụ / IOR) và vụ được gọi là Vatileaks. HT  cũng  xin  giới  thiệu  những  ý  tưởng  sâu  sắc  của Đức Thánh Cha về gia đình được ngài trình bày tại Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ VII tại Milano (Italia).

Trong mục Văn hóa, Gia kỳ giới thiệu với chúng ta tác phẩm kịch bản chèo Vong bướm của Nguyễn Huy Thiệp ra mắt bạn đọc đầu năm âm lịch Nhâm Thìn 2012, vào ngày Hội Thơ Việt Nam – Rằm tháng Giêng. HT xin giới thiệu Vong bướm hay mê lộ trên đường tìm chân lý của Gia Kỳ. 

  HIỆP THÔNG

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀLIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU

Mai Tâm

Việc thành lập

Liên  Hội  đồng  Giám  mục  Á  châu  (LHĐGMAC)  (The Federation of Asian Bishop’Conferences / FABC),  là một tổ chức được Tòa thánh phê chuẩn, có tính xuyên quốc gia, nhằm liên kết các Hội đồng Giám mục các Giáo Hội Công giáo địa phương ở châu Á lại với nhau trong tình hữu nghị và hợp  tác. LHĐGMAC được hình  thành  từ cuộc gặp gỡ 

Ảnh: fabc.org

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  9

lịch  sử  của  180  giám mục  từ  khắp  châu Á,  tại Hội  nghị các giám mục Á châu (ABM: Asian Bishops’ Meeting), ở Manila (Philippines) vào tháng 11 năm 1970, nhân dịp Đức giáo hoàng Phaolô VI viếng thăm xứ này. Năm 2012 này là năm kỷ niệm lần thứ 40 Quy chế của LHĐGMAC được Tòa Thánh phê chuẩn (16/11/1972).

Hiện  nay,  LHĐGMAC  có  18  thành  viên  chính  thức:  (1) Bangladesh,  (2)  Indonesia,  (3) Nhật,  (4) Kazakhstan,  (5) Hàn  Quốc,  (6)  Lào–Cambodia,  (7) Malaysia–Singapore–Brunei,  (8) Myanmar,  (9) Pakistan,  (10) Philippines,  (11) Sri Lanka,  (12) Taiwan,  (13) Thái Lan  (14) Việt Nam và Ấn độ [gồm: (15) CBCI (Catholic Bishop’s Conference of India): Hội đồng giám mục Ấn Độ, (16) CCBI (Conference of  the  Catholic  Bishops  of  India):  Hội  đồng  Giám  mục Ấn độ lễ chế Latinh, (17) SMBS (Syro–Malabar Bishops’ Synod): Thượng Hội đồng Giám mục lễ chế Syro–Malabar và (18) Syro–Malankara (Holy Episcopal Synod): Thượng Hội đồng giám mục lễ chế Syro–Malankara.

Ngoài ra, LHĐGMAC còn có 13 thành viên không chính thức (thành viên “liên kết”): (1) Giáo phận Baucau (Timor–Leste),  (2) Giáo  phận Dili  (Timor–Leste),  (3) Giáo  phận Maliana (Timor–Leste), (4) Giáo phận Hồng Kông (Trung Quốc), (5) Giáo phận Ma cao (Trung Quốc), (6) Mông Cổ, (7) Nepal, (8) Giáo phận thánh Giuse (Irkutsk, Siberia), (9) Giáo  phận  Chúa  Hiển  dung  (Novosibirsk,  Siberia),  (10) Kyrgyzstan,  (11)  Tajikistan,  (12)  Turkmenistan  và  (13) Uzbekistan (xem Mạnh Hữu, WHĐ).

Chức năng của LHĐGMAC

LHĐGMAC không phải là một “Hội đồng Giám mục cấp 

10   HIỆP THÔNG

cao” bao trùm lên trên các Hội đồng Giám mục thành viên. LHĐGMAC tôn trọng quyền tự chủ của mỗi giám mục, của từng HĐGM thành viên, và của từng Hội nghị miền trong LHĐGMAC. LHĐGMAC là một “Hiệp hội tự nguyện của các Hội đồng Giám mục ở Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á và Trung Á”. Là một  “hiệp hội  tự nguyện”,  các quyết nghị cũng như khuyến nghị của LHĐGMAC không có tính “ràng buộc pháp lý”. 

Mục đích chính của LHĐGMAC, như được giới thiệu,  là củng cố tình liên đới và đồng trách nhiệm giữa các thành viên vì lợi ích của Giáo Hội và của xã hội tại châu Á. 

* Nghiên  cứu  các  cách  thức và  phương  tiện  để  thúc đẩy công việc  tông đồ, đặc biệt dưới ánh sáng của Công đồng Vatican II và các văn kiện chính thức hậu công đồng và theo các đòi hỏi của châu Á.

* Hoạt động cho việc tăng triển sự hiện diện năng động của Giáo Hội trong sự phát triển toàn diện của các dân tộc châu Á. 

* Giúp việc học hỏi các vấn đề của mối quan tâm chung của Giáo Hội tại châu Á và tìm ra các khả năng đi đến  các  kết  luận  và  giải  đáp  cũng  như  hành  động phối hợp.

* Tạo sự thông tin và hợp tác giữa các Giáo Hội địa phương và các giám mục tại châu Á.

* Phục vụ các Hội đồng Giám mục châu Á nhằm giúp các ngài đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của Dân Chúa.

* Củng cố một sự phát triển có tổ chức hơn các tổ chức và phong trào trong Giáo Hội ở tầm mức quốc tế.

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  11

* Củng cố sự trao đổi và hợp tác đại kết và liên tôn.

Tổ chức

LHĐGMAC hoạt động qua một hệ thống cấu trúc gồm có: Hội nghị Khoáng đại, Ủy ban Trung ương, Uỷ ban Thường vụ, Ban Thư ký Trung ương và các Văn phòng. 

• Hội nghị Khoáng đại (Plenary Assembly). Thành viên của Hội nghị Khoáng đại là: chủ tịch của các HĐGM thành viên, hay giám mục đại diện được chính thức chỉ định, các giám mục đại diện cho các quốc gia thành viên không chính thức, các giám mục đại biểu (được các HĐGM thành viên bầu  chọn),  các  thành  viên  của Ủy ban Trung ương  (năm giám mục được bầu chọn định kỳ từ các miền khác nhau của châu Á) .

Hội nghị Khoáng đại giữ vị trí tối cao của LHĐGMAC. Hội nghị Khoáng đại – họp định kỳ bốn năm một  lần. Trong lịch sử của LHĐGMAC, đã có tất cả chín Hội nghị Khoáng đại. Hội nghị Khoáng đại lần thứ mười sẽ diễn ra vào tháng mười một năm nay, và theo dự trù, tại Việt Nam.

• Ủy ban Trung ương (Central Committee), gồm các chủ tịch của các Hội đồng Giám mục thành viên hay giám mục thay thế được chính thức chỉ định, có phận sự kiểm tra, đôn đốc việc thực thi các nghị quyết và chỉ dẫn của Hội nghị Khoáng đại và cùng với Ủy ban Thường vụ đảm nhận công việc điều hành LHĐGMAC. Ủy ban Trung ương họp hai năm một lần.

• Uỷ ban Thường vụ (Standing Committee). Uỷ ban Thường vụ gồm năm Giám mục từ các miền khác nhau của châu Á. Được Ban Thư ký Trung ương trợ giúp, Ủy ban Thường vụ 

12   HIỆP THÔNG

chính  là cơ quan hoạt động chủ yếu của LHĐGMAC, do Tổng  thư ký chịu  trách nhiệm. Ủy ban có nhiệm vụ  thực hiện  các  quyết  định  và  chỉ  thị  của  Ủy  ban  Trung  ương, hướng dẫn và trợ giúp Ban Thư ký Trung ương và các bộ phận khác của LHĐGMAC . Ủy ban họp nội bộ ít nhất mỗi năm một lần. Các Văn phòng khác nhau của LHĐGMAC là những cơ quan chuyên môn hoạt động thông qua Ban Thư ký Trung ương. 

• Ban Thư ký Trung ương (Central Secretariat) là bộ phận phục vụ việc điều phối bên trong LHĐGMAC và với các cơ quan, văn phòng bên ngoài, với sự giúp đỡ của các Ủy ban và các Văn phòng.

• Các Văn phòng (Office). Ở cấp điều hành, các hoạt động khác  nhau  của  LHĐGMAC  do  các  văn  phòng  liên  quan đến các  lĩnh vực khác nhau  trong đời sống của Giáo Hội và xã hội đảm nhiệm. Có văn phòng phụ trách việc truyền giáo, giáo dân, truyền thông xã hội, phát triển con người, các vấn đề đại kết và  liên  tôn, giáo dục và  tuyên úy sinh viên… Ngoài  các văn phòng này  còn  có Ủy ban Tư vấn Thần học phục vụ LHĐGMAC và các bộ phận khác của LHĐGMAC:

* Văn phòng Phát triển Con người  Office of Human Development (OHD)

*  Văn phòng Rao giảng Tin Mừng  Office of Evangelization (OE)

*  Văn phòng Các vấn đề Ðại kết và Liên tôn  Office of Ecumenical and Interreligious Affairs (OEIA)

*  Văn phòng Truyền thông Xã hội  Office of Social Communications (OSC)

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  13

*  Văn phòng Quan tâm về Thần học  Office of Theological Concerns (OTC )

*  Văn phòng Giáo dục và Tuyên úy Sinh viên  Office of Education and Student Chaplaincy

(OESC)

*  Văn phòng Giáo dân  Office of the Laity (OL)

*  Văn phòng Giáo sĩ  Office of Clergy (OC)

*  Văn phòng Tu sĩ  Office of Consecrated Life (OCL)

Mỗi văn phòng được điều hành bởi một  chủ  tịch và một ủy ban gồm từ 3 đến 5 giám mục, được trợ giúp bởi thư ký điều hành. Và thư ký điều hành có thể được trợ giúp bởi một nhóm nhân viên.

Cấu trúc tổng quát của LHĐGMAC được hình dung như sau:

*  Các Hội đồng Giám mục*  Hội nghị Khoáng đại*  Các Hội nghị miền *  Ủy ban Trung ương*  Uỷ ban Thường vụ*  Ban Thư ký Trung ương*  Các Văn phòng1

Một mốc lịch sử

Nhà thần học Felix Wilfred, thuộc Ủy ban Tư vấn Thần học của LHĐGMAC, coi việc thành lập Liên Hội đồng Giám 

14   HIỆP THÔNG

mục Á châu như “một mốc trong lịch sử Kitô giáo tại châu Á”2. Bởi vì, theo tác giả, trước đây các giám mục châu Á chưa hề có những cuộc gặp gỡ để trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau bàn bạc về những vấn đề lục địa phải đương đầu. Và cuộc gặp gỡ tại Manila, nguồn gốc của việc thành lập LHĐGMAC, đã “đánh dấu điểm khởi đầu của một ý thức mới về nhiều mối  liên kết  cổ  truyền kết hợp các dân  tộc trên phần đất này của trái đất. Mặc dù có nhiều khác biệt, các dân tộc tại châu Á cũng đã được ràng buộc với nhau do có sự giống nhau về tinh thần và cùng chia sẻ những giá trị luân lý và tôn giáo chung”3. LHĐGMAC chính là nơi các Giáo Hội công giáo tại châu Á, qua các giám mục của mình, bắt đầu có các cuộc gặp gỡ có tính cách tổ chức, mặc dù với tính cách tự nguyện, để hỗ trợ nhau trong việc thực thi sứ vụ rao giảng Tin Mừng tại châu Á. 

Sự liên kết của các Giáo Hội tại châu Á qua LHĐGMAC cũng có thể được xem như nằm trong xu thế chung của các nước tại châu Á. Những năm 70 là thời kỳ của những biến chuyển  lớn  của  lục  địa  châu Á  đang muốn  gột  rửa  khỏi những  tàn  tích  của một  chế  độ  thực dân  và  ngày  càng ý thức  rõ  về  chính mình,  về  những  truyền  thống  văn  hóa, những tiềm năng phong phú của mình và về cả những vấn đề, những thách thức chung các nước này đang phải đương đầu trong hiện tại, từ đó, nhu cầu hợp tác để phát triển ngày càng có tính thúc bách. 

“Ngoài các mối liên kết truyền thống, các dân tộc tại châu Á ngày nay còn kinh nghiệm cũng những hình thức của điều kiện xã hội–chính trị, đối diện với những thách đố chung và chia sẻ những mối quan tâm tương tự. Điều này được diễn tả  trên bình diện chính  trị qua các  tổ chức  liên vùng như SAARC (South Asia Association of Regional Cooperation 

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  15

và ASEAN (Association of South East Asian Nations / Hiệp Hội các Nước Đông Nam Á)”. Việc thành lập LHĐGMAC, do đó, không phải là việc tạo nên một cơ cấu Giáo Hội đơn thuần quy tụ các Giáo Hội tại một địa bàn địa lý lại với nhau, mà là một tổ chức biểu lộ nhiều quan hệ –lịch sử và đương thời– vốn đã có giữa các dân tộc Đông và Nam Á” 4.

Ảnh hưởng bước đầu

Tổng giám mục Henry D’Souza,  tổng giáo phận Calcutta (Ấn Độ), sau hơn mười năm điều hành LHĐGMAC, trong cương vị Tổng thư ký (từ năm 1983), trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Asia Focus5, đã có dịp trình bày kết quả công việc của LHĐGMAC cũng như những vấn đề và viễn cảnh của Giáo Hội  tại châu Á trong những thập niên đầu của tổ chức này. 

Theo Đức Tổng giám mục D’Souza, LHĐGMAC, qua các bài phát biểu tại các cuộc họp các giám mục thế giới cũng như qua các tài liệu được soạn một cách kỹ lưỡng và được gửi cho các giám mục tham gia các cuộc họp này, đã góp phần làm Giáo Hội hoàn vũ thêm ý thức về các thực tại Á châu và về nỗ lực của các Giáo Hội tại đây trong việc đưa sứ điệp Kitô giáo vào trong các nền văn hóa và đến với các dân tộc, do đó đã làm phong phú cho tư duy về Thần học và về xã hội của Giáo Hội. LHĐGMAC cũng đã giúp Giáo Hội hoàn vũ đánh giá được những nét phong phú của châu Á. 

Về việc đưa sứ điệp Kitô giáo vào trong các nền văn hóa, Đức tổng giám mục nói rõ: “Ủy ban Tư vấn Thần học của LHĐGMAC đã có những suy nghĩ rất giá trị và có những công trình nghiên cứu thần học về Giáo Hội địa phương và về vai trò của Giáo Hội địa phương tại châu Á này. Giờ đây, người ta đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh Á 

16   HIỆP THÔNG

châu trong suy tư Thần học và trong công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các Đại học.

Đối với các giám mục và các Hội đồng Giám mục tại châu Á, theo vị Tổng thư ký, “LHĐGMAC đã giúp các giám mục Á châu thảo luận các vấn đề và hoạt động liên quan đến các thực tại của đại lục này. LHĐGMAC đã góp phần mang lại cho Giáo Hội một căn tính Á châu. Nhưng LHĐGMAC để cho các giám mục tự do hành động tùy theo các nhu cầu của Giáo Hội địa phương và các điều kiện hiện tại ở đó. Qua các Văn phòng phụ trách các vấn đề khác nhau, LHĐGMAC đã đưa ra những gợi ý và định hướng cho việc rao giảng Tin Mừng và hoạt động của các Giáo Hội Á châu.

Trong  bài  trả  lời  phỏng  vấn  này,  Đức  cha  Tổng  thư  ký cũng đã không ngần ngại nêu  lên những nhược điểm của LHĐGMAC: 

“Người Kitô là một thiểu số ở Á châu. Khi hàng triệu người tìm thấy sự cứu độ và hạnh phúc của họ nơi các tôn giáo và các nền văn hóa Á châu sống động, điều này  là một  thách đố cho việc  rao giảng Phúc Âm.

“Nhưng châu Á là một lục địa của giới trẻ – hơn một nửa dân số châu Á dưới 25 tuổi. Và mặc dù là một thiểu số, Giáo Hội có ảnh hưởng rất lớn qua các công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Điều này có thể giúp ích cho việc rao giảng Tin Mừng...

“Một  cộng  đồng  được  giáo  dục  có  thể  làm  được nhiều việc để giải phóng mình và người khác khỏi sự hủ hóa, bóc lột và các thế lực tự tư tự lợi hiện đang chế ngự các nước Á châu. Vì Giáo Hội dấn thân rất nhiều vào lĩnh vực giáo dục, Giáo Hội cũng có thể 

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  17

là một sức mạnh để giải phóng khỏi các hệ thống áp bức của các truyền thống lâu đời”.

Vị Tổng thư ký hiện tại của LHĐGMAC

Vào cuộc họp ngày 21.10.2011 tại Bangkok (Thái Lan), Ủy ban Trung ương của LHĐGMAC đã bầu hồng y Gracias, Tổng giám mục Mumbai và chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ, làm Tổng thư ký mới của LHĐGMAC từ 1.1.2012, thay thế Tổng giám mục Orlando B. Quevedo, OMI,  từ Philippines, người đã giữ chức vụ này hai khóa. Nhiệm  kỳ  của Hồng  y Gracias  sẽ  kéo  dài  ba  năm  và  có thể được bầu lại khi mãn nhiệm kỳ. Hồng y Gracias đã là thành viên ban lãnh đạo của Văn phòng Truyền thông Xã hội (OSC: Office of Social Communications) hai nhiệm kỳ từ 2004 đến 2010.

Ủy ban Trung ương của LHĐGMAC trong phiên họp vào tháng 11/2011 cũng đã quyết định Hội nghị Khoáng đại lần thứ X sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 năm 2012 này, nhân kỷ niệm  lần  thứ 40 Quy chế của LHĐGMAC được Tòa Thánh phê chuẩn (16.11.1972). 

Liên Hội đồng Giám mục Á châu (LHĐGMAC) ấn hành đều đặn các tập tài liệu có tên gọi For All The Peoples of Asia tập hợp các bản báo cáo hướng dẫn của các nhà thần học,  các  tham  luận  của  các  giám mục  tại  các  hội  nghị... Các thông tin về các hoạt động, hội nghị và văn kiện của LHĐGMAC có thể tìm thấy trên www.fabc.org.

Ngôn ngữ được sử dụng tại LHĐGMAC là tiếng Anh. Để tiện việc theo dõi các văn kiện, thông tin của LHĐGMAC chúng tôi xin giới thiệu ở đây một số chữ viết tắt thường gặp trong các ấn phẩm và văn kiện của LHĐGMAC:

18   HIỆP THÔNG

FABC: The Federation of Asian Bishop’Conferences     Liên Hội đồng Giám mục Á châu (LHĐGMAC)

OHD: Office of Human Development Văn phòng Phát triển Con người 

OE: Office of Evangelization    Văn phòng Rao giảng Tin Mừng 

OEIA:   Office of Ecumenical and Interreligious Affairs    Văn phòng các vấn đề Ðại kết và Liên tôn 

OSC:    Office of Social Communications    Văn phòng Truyền thông Xã hội 

OTC:    Office of Theological Concerns    Văn phòng Quan tâm về Thần học 

OESC:  Office of Education and Student Chaplaincy    Văn phòng Giáo dục và Tuyên úy Sinh viên 

OL:    Office of the Laity    Văn phòng Giáo dân 

OC:    Office of Clergy     Văn phòng Giáo sĩ 

OCL:    Office of Consecrated Life    Văn phòng Tu sĩ 

Seven Steps gospel sharing method     Phương pháp Chia sẻ Tin Mừng qua bảy bước

Group Response     Đáp ứng nhóm

Bible–Mirror method     Phương pháp Suy xét theo Thánh Kinh

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  19

Life–Bible–Notes

    Chương trình Quyết tâm sống theo Lời Chúa

Amos Programme     Chương trình Amos

Look–Listen–Love    Nhìn ngắm–Lắng nghe–Yêu mến

AsIPA: Asian Integral Pastoral Approach     Xúc tiến Mục vụ Hội nhập tại châu Á 

BECs: Basic Ecclesial Communities     Cộng đoàn Giáo Hội cơ bản 

BIBA: Bishops’ Institute for the Biblical Apostolate     Khoa đào tạo về Tông đồ Thánh Kinh trực thuộc    Hội đồng Giám mục

BILA: Bishops’Institute on Lay Apostolate     Khoa đào tạo về Tông đồ Giáo dân trực thuộc Hội    đồng Giám mục

BIS: Bishops’Institute for Social     Khoa  đào  tạo  về  Xã  hội  trực  thuộc  Hội  đồng    Giám mục

BISCOM: Bishops’Institute for Social Communication     Khoa đào tạo về Truyền thông trực thuộc Hội đồng     Giám mục

BPMA: Biblical Pastoral Ministry in Asia     Ủy ban Mục vụ Thánh Kinh tại châu Á

CBF: Catholic Biblical Federation     Liên đoàn Thánh Kinh Công giáo 

SCCs: Small Christian Communities     Cộng đoàn Kitô nhóm nhỏ 

20   HIỆP THÔNG

Tài liệu

Những con số thống kê…

James H. Kroeger đưa ra những con số thống kê về dân số của các nước tại châu Á, về tỷ lệ người Công giáo tại các nước này vào những năm cuối của Thiên niên kỷ thứ hai, những con số không thể không đặt Sứ vụ rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu Kitô tại châu Á trong Thiên niên kỷ thứ ba này trước những thách thức thật lớn lao6. Chúng tôi xin ghi lại ở đây một số trong các con số này để độc giả có thể có một hình ảnh cụ thể về sự lớn lao của những thách thức này.

Châu Á

Châu Á, lục địa lớn nhất và đông dân nhất thế giới, chiếm một phần ba số đất đai của  toàn  thể  thế giới  (17.124.000 dặm  vuông),  là  nơi  có  hơn  60%  dân  số  loài  người  sinh sống. Châu Á còn là một lục địa của người trẻ (gần 40% dưới 15 tuổi) với hơn 30 thành phố khổng lồ có dân số từ 5  đến  20  triệu  người. Chín  quốc  gia  đông dân  nhất,  tính từ trên xuống: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêsia, Nhật Bản, Bangladesh, Pakistan, Việt Nam, Philippines và Thái Lan. Trung Quốc và Ấn Độ có số dân vượt quá một tỷ. Bên cạnh khối người đông đúc này là những khác biệt, thậm chí, mâu thuẫn về tự nhiên, dân tộc, xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo.

Như Đức hồng y Stephen Kim Sou–hwan của Hàn quốc ghi nhận tại Khóa đặc biệt của Thượng hội đồng Giám mục về châu Á họp tại Roma (18.4–14.5.1998), châu Á không chỉ được hình thành từ “nhiều quốc gia khác nhau mà, người ta có thể nói, từ nhiều thế giới khác nhau”. Thực vậy, theo một nghĩa nào đó, phải nói là “có nhiều châu Á”.

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  21

Châu Á còn là một lục địa có nhiều nền văn hóa không phải là Kitô giáo. Đây là quê hương của ba tôn giáo thế giới lớn. Ấn giáo, Phật giáo và Hồi giáo. 85% người không phải là Kitô giáo của thế giới tập trung tại châu Á và là tín đồ của nhiều tôn giáo lớn. Ấn giáo ra đời trên 5.000 năm nay, có khoảng 650 triệu tín đồ, đa số ở tại Ấn Độ và các vùng lân cận. Phật giáo là một tôn giáo và một triết lý sống phát triển từ Ấn giáo, có 300 triệu tín đồ, đa số ở tại châu Á. Hồi giáo được thiết lập vào thế kỷ thứ bẩy. Đây là một tôn giáo độc thần, thâu nạp các yếu tố của Do Thái giáo và niềm tin Kitô giáo,  với  khoảng  700  triệu  tín  đồ  nguyên  tại  châu Á mà thôi; người Công giáo tại châu Á chiếm khoảng 100 triệu. Hai quốc gia Hồi giáo lớn nhất nằm tại châu Á: Inđônêsia và Bangladesh – mỗi nước có trên 100 triệu tín đồ. Các hệ thống triết lý–đạo đức và tôn giáo tại châu Á là Khổng giáo, Lão giáo, Thần giáo (Shintoism), cũng như nhiều hệ thống tín ngưỡng bản địa và truyền thống khác

Công giáo tại châu Á

Người Công giáo trên toàn thế giới chiếm 17, 2% dân số toàn cầu; Kitô hữu chiếm 33, 1% của nhân loại. Tại châu Á, dân số công giáo gồm 105, 2 triệu người vào năm 1997, tức chỉ chiếm 2, 9% của gần 3, 5 tỷ người Á châu. Đáng để ý hơn nữa là trên 50% của tất cả người công giáo Á châu nằm trọn trong một quốc gia duy nhất là Philippines. Như vậy, nếu không kể Philippines, châu Á chỉ có khoảng 1% người công giáo. Tại tuyệt đại đa số các nước châu Á, Công giáo là một thiểu số rất nhỏ.

Giáo Hội công giáo tại châu Á tiếp tục tăng trưởng. Năm 1988, có 84, 3 triệu người Công giáo; năm 1997, con số này tăng thành 105, 2 triệu (tăng 20,9 triệu hay 25%). 

22   HIỆP THÔNG

Con số  linh mục tăng  từ 27.700  lên 32.291  trong khoảng thời  gian  chín  năm  (1988–1997);  trong  khi  đó  số  chủng sinh tăng từ 19.090 tăng thành 25.842 cũng trong khoảng thời gian này. Các nước có số chủng sinh cao nhất (tính từ trên xuống) là Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc, và Việt Nam. Năm 1997 châu Á có 617  trong  tổng số 4.420 giám mục trên toàn thế giới.

Số  linh mục  trong năm 1997  tại châu Á bao gồm 17.789 linh mục triều và 14.502 linh mục dòng. Hai phần ba số linh mục dòng là người châu Á; tuyệt đại đa số nữ tu là người Á châu (86%). Các nước có con số nữ tu người bản địa đông nhất  tại châu Á (tính  từ  trên xuống): Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Inđônêsia và Việt Nam.

Giáo  Hội  tại  châu  Á  nổi  tiếng  với  việc  dấn  thân  trong lĩnh  vực  đào  tạo. Năm 1998  thống  kê  đưa  ra  các  con  số 

Ảnh: fabc.org

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  23

sau: nhà trẻ (9.388) với 1.861.530 cháu; vỡ lòng/cấp một (13.467) với 4.660.914 học sinh; trường cấp hai (7.935) với 4.195.208 học sinh; con số các học viên và sinh viên tại các trường cấp cao hơn là 703.834.

Người công giáo tại một số nước thành viên của LHĐGMAC vào cuối thiên niên thứ hai:

QUỐC GIA TRIỆU %BANGLADESH 145,8 0,27

INDONESIA 202 2,58

NHẬT 127,7 0,36

KAZAKHSTAN

HÀN QUỐC 47,2 6,0

LÀO 6,2 0,9

MACAO 0,5 5,0

CAMPUCHIA 10,3 0,02

MALAYSIA 22 3,0

SINGAPORE 3,1 6,5

MYANMAR 48,8 1,3

PAKISTAN 142,6 0,6

PHILIPPINES 74,8 81,0

ĐÀI LOAN 22,1 1,4

THÁI LAN 20,8 8,0

VIỆT NAM 78,2 6,1

ẤN ĐỘ 990 1,72

NEPAL 23 0,05

SRI LANKA 20,8 8,0

PAKISTAN 142,6 0,6

24   HIỆP THÔNG

QUỐC GIA TRIỆU %TRIỀU TIÊN 22,6 ?

BHUTAN 1, 8 0,02

TRUNG QUỐC 1,239,5 0,5

HONGKONG 6,9 4,7

Các con số có ý nghĩa  to  lớn và không  thể không có  tác động trên sự suy tư thần học và mục vụ của các Giáo Hội tại châu Á và của LHĐGMAC lúc này và trong tương lai.

1  For All the Peoples of Asia, Vol. 4, trg. 309.2  Felix  Wilfred,  The Federation of Asian Bishops’ Conferences

(FABC): Orientations, Challenges and Impact đăng trong For All the Peoples of Asia, Vol. 1, trg. xxiii 

3  Ibid.4 Ibid., trg. xxiv.5  Asia Focus, số 22 (18/6/1993)6  James H. Kroeger, Challenging Asian Mission Church, trong Asia–

Church in Mission,  Claretian  Publications,  1999,  trg.  113–117.

LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU (LHĐGMAC)

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG, THÁCH ĐỐVÀ TÁC ĐỘNG

Felix Wilfred 1*

(...)

Tính cách ‘nước ngoài’ đã là một  nét  đặc  trưng  của  tất 

cả các Giáo Hội địa phương tại châu Á. Tình hình này không chỉ do sự kiện là Kitô giáo đã được đưa vào từ bên ngoài. Phật giáo, chẳng hạn, đã du nhập vào Trung Hoa,  Nhật  Bản,  Thái  Lan,  vân vân,  từ  bên  ngoài  nhưng  Phật giáo không bị xem là xa lạ, trong khi Kitô giáo lại không như vậy. Tính cách ‘nước ngoài’ của Kitô 

1*  Felix Wilfred, một nhà  thần học hệ  thống  tại Chủng viện  thánh Phaolô  tại Tiruchirapalli  (Ấn Độ),  thư  ký  điều  hành  của Ủy  ban Tư vấn Thần học của LHĐGMAC, và  thành viên của Ủy ban Thần học Quốc  tế Tòa Thánh. The Federation of Asian Bishops’ Conferences: Orientations. Challenges and Impact đăng trong For All the Peoples of Asia, Vol. 1, trg. xxiii–xxx

Nhà thần học Felix Wilfred

26   HIỆP THÔNG

giáo cũng không phải do sự kiện tôn giáo này tuyên xưng một đức tin khác. Các dân tộc Á châu luôn tiếp nhận và tôn trọng tính đa dạng. Lý do chính khiến Kitô giáo đã bị xem là xa lạ là vì các Giáo Hội địa phương tại các nước Á châu, nhìn chung, đã tách rời xu hướng sống của dân tộc, lịch sử, các cuộc đấu tranh và mơ ước của người dân. Các Giáo Hội đã không  tự đồng hóa mình với dân  tộc, mặc dù đã  thực hiện nhiều công trình có giá trị nhân danh đức bác ái.

Chính chống lại cái hậu cảnh này mà chúng ta phải hiểu và đánh giá định hướng của LHĐGMAC vào buổi đầu1 hình thành từ cái hậu cảnh này.

Đối thoại 2*

Đối thoại với các tôn giáo

Nếu phải tóm tắt định hướng này một cách ngắn gọn, thì đó chính là sự đối thoại. LHĐGMAC hiểu Giáo Hội và sứ vụ của Giáo Hội xung quanh chính  tiêu điểm này. Đối  thoại giúp Giáo Hội thoát khỏi việc trở thành một cộng đồng đặt trọng tâm vào chính mình, và liên kết Giáo Hội với dân tộc trong tất cả mọi lĩnh vực và chiều kích của cuộc sống của họ. Trong quan điểm của các giám mục, đối thoại tại châu Á cần phải được tiến hành trong ba lĩnh vực có quan hệ với nhau, cụ thể, các tôn giáo Á châu, các nền văn hóa Á châu và đại dương mênh mông những người nghèo khổ.

Từ nhiều thế kỷ và thiên niên kỷ nay, nét đặc trưng của lục địa này là sự tìm kiếm Thượng đế và những lý tưởng đạo đức cao quý. Tất cả các tôn giáo lớn của thế giới đều ra đời và được nuôi dưỡng tại châu Á. Thế giới quan, cuộc sống và các thể chế của các dân tộc Á châu đều thấm nhuần một 2*  Các tiểu đề trong bài là của Hiệp Thông.

CÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  27

độ nhậy tinh thần và tôn giáo đáng lưu ý. Ý thức được điều này, LHĐGMAC mong muốn Giáo Hội đạt  tới được hồn của dân tộc qua việc đi vào cuộc đối thoại với các tôn giáo khác nhau và nhờ đó, cắm rễ sâu trong lòng đất. Các giám mục không chỉ hiểu được chỗ đứng của tôn giáo trong đời sống của người dân; các ngài thấy được vai trò của tôn giáo cũng từ một nhãn giới thần học tích cực. Ngay trong Hội nghị khoáng đại lần thứ nhất, các giám mục đã khẳng định: “Trong cuộc đối thoại này, chúng tôi nhìn nhận các tôn giáo như những yếu tố có ý nghĩa và tích cực trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa. Chúng tôi thừa nhận và tôn trọng những ý nghĩa và giá trị tinh thần và đạo đức thâm sâu nơi các tôn giáo này”2.

Cái nhìn tích cực này về các tôn giáo khác không phải là một kết luận rút ra từ một số lập luận có tính cách thần học, mà là một thái độ và xác tín nảy sinh từ sự gặp gỡ trực tiếp và qua cảm nhận với con người, nam cũng như nữ, vốn là những tín đồ của các tôn giáo khác. Cuộc đối thoại với họ sẽ là một cuộc “đối thoại của đời sống”3, vốn không có gì giống với một sự so sánh giữa các học thuyết. Thay vì định nghĩa các tôn giáo khác trong sự quy chiếu về Kitô giáo, để gọi đó là những tôn giáo không phải Kitô giáo, các giám mục  trước hết nhìn họ như “những anh chị em  trong các niềm tin khác” 4.

Các Khóa họp của các giám mục phụ trách các vấn đề tôn giáo và Đại kết (BIRA) đã chú tâm vào cuộc đối thoại với các  tín đồ Hồi giáo, Phật giáo và Ấn giáo. Nền  tảng cho cuộc đối thoại liên tôn giáo ngày nay đã được đào sâu bởi một loạt mười hai khóa họp với chủ đề “Thần học về Đối thoại”5.

28   HIỆP THÔNG

Đối thoại với các nền văn hóa

Gắn một cách chặt chẽ với tôn giáo là văn hóa, các tôn giáo đã đóng một vai  trò quan  trọng  trong việc định hình văn hóa. “Giáo Hội cố gắng  tìm cách chia sẻ điều gì  thực sự thuộc về dân tộc: các mục đích và giá trị, những khát vọng, tư tưởng và ngôn ngữ, bài ca và nghệ thuật của họ”6. Điều này xuất phát từ việc hiểu rằng Giáo Hội phải hòa nhập vào cộng đồng lớn hơn là các dân tộc, một điều không thể có được nếu Giáo Hội không chia sẻ nền văn hóa và lối sống của họ.

Đối thoại với người nghèo khổ

Một  lĩnh  vực  quan  trọng  khác  được  các  giám mục  quan tâm đó là những đại dương khổng lồ những người nghèo khổ. Hơn một nửa nhân loại sống tại châu Á và 80% trong số những người này là những người nghèo, đói khổ và bị áp bức. Nếu chúng ta để ý tới sự kiện là tại vùng đất châu Á này trên 50% dân số dưới 15 tuổi, chúng ta có thể thấy những nạn nhân trầm trọng nhất của cái đói và nghèo khổ là các trẻ em vô tội. Từ nhiều thế kỷ và thập kỷ qua, Giáo Hội đã bày tỏ mối quan tâm của mình đối với người nghèo qua nhiều công trình bác ái và trong những thập niên gần đây, qua một loạt các dự án phát triển. LHĐGMAC mong muốn tiến xa hơn nữa và trở thành thực sự “một Giáo Hội của người nghèo”,  trong  tuyên bố,  trong việc  làm chứng, trong lối sống, trong việc đề ra các kế hoạch của mình, vân vân. Sự chọn lựa ưu tiên người nghèo khổ dưới con mắt của LHĐGMAC là như một “hành động của lòng tin”7 cần phải được thực hiện bất chấp chống đối và xung đột. Các ngài ý thức được hậu quả của sự chọn lựa này đối với bản thân các ngài và đối với các Giáo Hội địa phương.

CÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  29

“Việc chọn đứng về phía người nghèo bao hàm nguy cơ dẫn đến xung đột với những quyền lợi được ban hay ‘giới quyền thế’, tôn giáo, kinh tế, xã hội, chính trị. Nó cũng còn là việc kéo theo sự mất an ninh, đặc biệt đối với những người lãnh đạo Giáo Hội, không chỉ về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần. Bởi vì nó có nghĩa là chọn cách thức bất thường để nhìn những nét chính của chính sách và hành động, không theo những hệ thống thần học, pháp luật và xã hội học đã có sẵn như đã được triển khai, đặc biệt tại phương Tây, mà theo sự nhận thức về diễn tiến lịch sử diễn ra nơi chính dân tộc của chúng ta”8.

LHĐGMAC, qua Văn phòng Phát  triển Con người, đã đi đầu trong việc dẫn dắt các chương trình vạch trần để các giám mục  có  được  kinh  nghiệm  trực  tiếp  về  những  tình cảnh khủng khiếp của các nhóm bị bạc đãi – những người sống trong những khu nhà ổ chuột, công nhân, những người lao động nô lệ, tù nhân chính trị, vân vân. Các khóa học của LHĐGMAC dành cho các giám mục về Hoạt động Xã hội cho thấy một ý thức ngày càng gia tăng về các thực tại chính trị–xã hội, các tình cảnh bất công, sự vi phạm nhân quyền và nhân phẩm. Các giám mục, đi tới tận cùng các nguyên nhân gốc rễ của  tình  trạng này, nói về vai  trò quan  trọng của việc phân tích xã hội trong việc lột trần những nguyên nhân có hệ  thống của nghèo đói, bóc  lột và bất công. Sự phân tích này phải được đưa vào trong đường lối mục vụ của Giáo Hội.

Ba điểm khác nữa liên quan đến việc đối thoại với người nghèo có thể được ghi nhận. Các giám mục nói về tính đa nguyên trong việc đáp trả của Giáo Hội. Trong thực tế, sự đa nguyên này là kết quả của “sự dàn xếp của sự phân tích thế tục và các thế giới quan”9 và phải được xem như một 

30   HIỆP THÔNG

sự đa dạng tạo sự phong phú, chứ không phải như một sự đe dọa đối với sự hiệp nhất. Hơn nữa, trong khi nhìn nhận tính hợp pháp và tầm quan trọng của việc phân tích xã hội, LHĐGMAC thấy rằng chúng ta cần phải lấy cảm hứng từ các nguồn Á châu  trong việc phát  triển các mô hình phát triển  thay  thế nặng  tinh  thần Á  châu và phản  ánh  truyền thống của tinh thần này. Các ngài hẳn sẽ yêu thích sự đối thoại với người nghèo (trong chiều hướng dấn thân vì các quyền con người của họ, vì sự giải phóng, vân vân) để có thể thấm đậm cái nhìn tôn giáo và tinh thần đặc trưng của các dân  tộc Á châu. Cái nhìn  tổng  thể về  thực  tại, một ý thức về sự hài hòa10 và sự chiêm niệm đặc biệt phải đi kèm cuộc đối thoại và sự đồng hóa mình với người nghèo của chúng ta11. Cuối cùng, trong cái nhìn của LHĐGMAC, hoạt động cho công lý và dấn thân để giải phóng người nghèo là những nhiệm vụ cần phải thực thi trong sự hợp tác ngày càng chặt chẽ với người dân thuộc các tôn giáo khác. Do đó, đối thoại với các tôn giáo khác không phải là cuộc gặp gỡ tách rời thực tế của cuộc sống; các tôn giáo trao đổi với nhau và hướng về diễn tiến của việc giải phóng các kẻ bị áp bức và trong sự nâng cao chất lượng tổng quát của cuộc sống.

Ba cuộc đối thoại này tương ừng với một sự thức tỉnh gồm ba mặt nơi các dân tộc Á châu: Thực vậy, ngày nay chúng ta đang được chứng kiến sự trỗi dậy của các tôn giáo truyền thống  đánh  đổ mọi  tiên  đoán  cho  rằng  các  tôn  giáo  này, trong diễn tiến thời gian, sẽ yếu đi và mai một. Sức sống mới các tôn giáo này cho thấy đang thấm qua mọi khía cạnh của cuộc sống. Tương tự, có một ý thức được đề cao về căn tính văn hóa của các dân tộc và quốc gia khác nhau tại lục địa này, đôi khi gắn với lòng yêu nước, như, chẳng hạn tại Inđônêsia. Văn hóa không đơn thuần là vấn đề của phong 

CÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  31

tục và truyền thống; nó là vấn đề của căn tính và của bản năng  tự vệ chính đáng  (legitimate  selfhood) của một dân tộc. Các dân  tộc Á  châu,  do đó,  không mong được  sống trong những căn  tính vay mượn, mà  trong chính căn  tính của mình. Cuối cùng, chúng ta thấy tại nhiều phần đất của châu Á, sự bùng nổ của một ý thức mới nơi các đám đông bị áp bức vốn đòi, ngày càng khẩn thiết, quyền được sống và chết như những con người, mặc dù mọi rào cản và vật cản đặt trên đường đi của họ.

Đây  là  sự đan xen đầy  tính năng động của Tin Mừng và quyền năng của Tin Mừng trong các thực tại này của châu Á trong một tiến trình đối thoại và biến đổi trong sự liên tục sinh  tồn với các  truyền  thống của châu Á được các giám mục hiểu như là chính việc loan báo Tin Mừng.

Việc thực thi các lý tưởng này đòi hỏi những thay đổi thích 

Ảnh: fabc.org

32   HIỆP THÔNG

hợp trong các cộng đồng Kitô hữu ở các cấp cơ cấu và thừa tác vụ. Chẳng hạn, các giám mục liên tục khuyên nhủ việc thành lập các cộng đồng Kitô hữu căn bản, – nơi các ngài đặt nhiều hy vọng – các cộng đồng này sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hành Tin Mừng hàng ngày, việc bày tỏ các đoàn sủng khác nhau của các tín hữu trong cộng đồng, và việc thực  thi quyền  lãnh đạo mang  tính  tham gia. Tất  cả điều này đòi hỏi phải nhìn nhận vai trò của giáo dân, với các ơn đoàn sủng khác nhau của họ, như được các  tuyên bố của Khóa học hỏi dành cho các giám mục về Tông đồ Giáo dân (BILA) và đặc biệt, tuyên bố của Hội nghị Khoáng đại lần IV họp tại Tokyo vào năm 1986 về chủ đề giáo dân. Cũng vậy, LHĐGMAC đã kêu gọi cần có những hình thức mới cho các thừa tác vụ theo đòi hỏi của tình hình tại Á châu12.

Các thách thức

Liên Hội đồng Giám mục Á châu và các thách thức của một bối cảnh Á châu đang thay đổi

xã hội–chính trị

Nhưng những thách thức đối với châu Á là gì? Các thách thức này có thể được xếp thành bốn nhóm. Nhóm thứ nhất gồm những vấn đề liên quan đến lĩnh vực xã hội–chính trị. Như tại nhiều nơi trong thế giới thứ ba, tại các nước châu Á chúng  ta  cũng  có những  chế độ độc  tài  ở  các mức độ khác nhau. Các phương tiện truyền thông đại chúng bị kiểm duyệt bởi guồng máy nhà nước độc  tài, các  tiếng nói đối lập tức khắc bị dồn vào thinh lặng, sự chống đối hợp pháp bị đàn áp bởi luật An ninh quốc gia rất đáng ngờ. Các biến cố xảy ra ở Singapor và Malaysia trong những năm gần đây cho thấy rõ điều này.

CÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  33

Trên mặt trận kinh tế, mô hình phát triển được tiến hành tại châu Á tiếp tục mở rộng hố ngăn cách giữa người nghèo và người giàu. Nền sản xuất, thay vì được tiến hành để đáp ứng các nhu cầu căn bản của đa số, lại bị hướng dẫn bởi yêu cầu của thị trường. Các công ty đa quốc gia và sản xuất nông nghiệp điều khiển nền kinh tế vì lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài và nhóm thiểu số quyền lực địa phương, gây thiệt hại nặng nề cho sự sống còn của người nghèo. Trong bối  cảnh  này,  ngay  cả  hòa  bình  cũng  chỉ  được  xem  như một sự ổn định cần  thiết – những mất mát xã hội và con người không quan trọng – cho sự sản xuất của cải và cho thị trường của các sản phẩm này. Và pax economica này lại được các chế độ độc tài bảo đảm.

hòa hợp dân tộc

Nhóm thách đố thứ hai liên quan đến sự hòa hợp dân tộc. Lúc này, một cuộc khủng hoảng trầm trọng về sự phân hóa xem ra đang càn quét phần lớn các nước châu Á. Các nước châu Á, được cấu tạo bởi nhiều nhóm chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, chưa tìm ra được một sự ổn định cố kết để tất cả các nhóm có thể hiện hữu trong sự hài hòa. Một số nước như Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka và Malaysia gặp khó khăn vì những xung đột triền miên và bạo lực đẫm máu giữa các nhóm. Trong tình trạng bất ổn này, điều đáng để ý là các tôn giáo, thay vì là những lực lượng xây dựng sự hiệp nhất, lại đẻ ra hận thù, xung khắc và chia rẽ. Chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo đang nổi lên khắp nơi tại châu Á. Tệ hơn nữa, các chính  trị gia còn sử dụng  tôn giáo và các biểu  tượng  tôn giáo cho mục đích riêng của họ. Và một hậu quả của tất cả những thứ này là một cảm giác về sự bất ổn đang lan rộng nơi các nhóm khác nhau và các khuynh hướng ly khai đang gia tăng.

34   HIỆP THÔNG

kết hợp hài hòa giữa truyền thống và tính hiện đại

Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và tính hiện đại cũng là một thách thức khác đối với châu Á. Sự tồn tại của một nền văn hóa tùy thuộc vào khả năng gặp gỡ các lực lượng mới của nền văn hóa này, trong sự liên tục năng động với quá khứ, và đi tới những tổng hợp mới. Các nước châu Á, khi gặp gỡ khoa học, kỹ thuật, việc kỹ nghệ hóa –với những khía cạnh nhân bản hóa và phi nhân bản hóa – đang  trải nghiệm một  sự  biến  đổi  có  tính  thời  đại. Hiện  tượng  đô thị hóa gia  tăng một cách nhanh chóng  tại châu Á. Cảnh tượng những ngôi nhà trọc trời bên cạnh những túp lều và nhà chòi tại các thành phố ở châu Á tượng trưng cho điều đang diễn ra bên trong châu Á ngày nay. Nó không chỉ cho thấy hố ngăn cách đang mở rộng giữa người giàu và người nghèo, mà cả điều kiện của châu Á khi đi tìm chính mình giữa truyền thống và tính hiện đại.

những khác biệt trong định hướng ý thức hệ

Nhóm những thách đố cuối cùng nảy sinh từ những khác biệt trong định hướng ý thức hệ. Cái nhìn và sự phát triển của xã hội tương lai bao hàm sự chọn lựa một ý thức hệ với những chiến lược thích hợp. Không đếm xỉa tới điều xảy ra tại Đông Âu vào năm 1989, và cuộc khủng hoảng trong các nước kỹ nghệ hóa, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn còn là hai ý thức hệ nổi trội. Cả hai đều có mặt tại châu Á, đúng hơn, châu Á bị xâu xé giữa hai ý thức hệ này. Trong thực  tế, 46% dân số châu Á sống  trong những nước  theo xã hội chủ nghĩa. Kinh nghiệm cụ thể về những thiếu thốn, không đầy đủ của cả hai ý thức hệ này đã dẫn đến việc tìm kiếm những ý thức hệ bản xứ tại một số nước, chẳng hạn, Inđônêsia, với pancasila (năm nguyên tắc xây dựng quốc

CÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  35

gia) là ý thức hệ quốc gia. Cũng vậy, ý thức hệ Gandhi về sarvodaya (phát triển toàn diện) lại có ảnh hưởng tại Ấn Độ.

Giáo Hội tại châu Á trước các thách thức

Những thách thức các hội đồng Giám mục quốc gia tại châu Á và LHĐGMAC phải đương đầu thật là to lớn. Tại châu Á, người Công giáo chiếm khoảng 2,4% dân số và ít hơn 1% nếu không kể Philippines. Là những người  lãnh đạo một thiểu số nhỏ bé tại châu Á, làm sao các giám mục có thể hành động một cách có hiệu quả? Chúng ta cần phải nhớ lại rằng, mặc dù Giáo Hội là một thiểu số nhỏ, nhưng ảnh hưởng của Giáo Hội  trong xã hội cũng  lớn hơn rất nhiều con số các tín hữu. Các định hướng của các vị lãnh đạo Giáo Hội, với tư cách một tập thể, có một tác động lớn hơn trên cuộc sống của người dân và quốc gia. Mặc dù LHĐGMAC không đưa ra một lập trường cuối cùng về hành động cần phải có, nhưng các định hướng LHĐGMAC đề ra cho thấy các Kitô hữu cần phải có một vai trò chính trị mạnh mẽ, một vai trò “xuất phát từ những hàm ý của Tin Mừng và Nước Trời đối với trần thế”13. Các vị lãnh đạo Giáo Hội tại châu Á có thể đáp ứng tình hình tại châu Á thế nào là một câu hỏi khó trả lời. Tình hình châu Á rất đặc biệt, và các giám mục phải liên tục tìm kiếm, cùng với các cộng đồng Kitô hữu, những con đường mới để đáp lại những thách thức tại châu Á. Mặc dù chưa có sự rõ ràng về các cách tiếp cận cần phải có và các phương tiện cần phải áp dụng, nhưng có một điều đã trở nên rõ ràng, đó là các lãnh đạo của Giáo Hội, phải cùng nhau  tìm kiếm, cùng nhau hành động và cùng nhau lãnh trách nhiệm tập thể hơn trước đây. Chỉ có sự cùng nhau bàn bạc và hành động mới có thể có một tác động trên đời sống của dân tộc và con đường tương lai của dân tộc. Tiếng nói của một cá nhân giám mục có thể dễ dàng bị dìm nghỉm, 

36   HIỆP THÔNG

trong  khi  tiếng  nói  của một  hội  đồng  không  thể  bị  quần chúng nói chung và các quyền bính làm ngơ. Mặc dù điều này có thể được áp dụng ở khắp nơi trên thế giới, nhưng tại châu Á, vì tính cách thiểu số của người Kitô hữu, hành động kết hợp và định hướng nơi các giám mục Á châu trở thành đặc biệt quan trọng.

Một  số Hội đồng Giám mục  thành viên của LHĐGMAC đã có những bước đi để có được những quyết định chung, với tính cách một tập thể, liên quan tới các thách đố và tình hình  trong  đất  nước  các  ngài. Một  trường hợp được  biết đến nhiều và được hoan nghênh rộng rãi là thái độ tập thể – sau khi cầu nguyện nhiều và đắn đo – của các giám mục Philippines trong cuộc cách mạng tháng 2/198614. Một ví dụ khác là thái độ tập thể của các giám mục Tây Malaysia trong việc chống lại việc bắt bở những người có liên quan đến Giáo Hội dấn thân trong hoạt động vì công lý và việc giam cầm họ mà không xét xử dưới chế độ của luật An ninh Quốc gia.

Không phải mọi nước  tại châu Á đều  là Philippines. Với một thiểu số người Kitô hữu trong các nước châu Á khác, tình hình chung có khác. Nhưng hội đồng thành viên này đã giúp các Hội đồng Giám mục khác ý thức và nhạy cảm đối với tình hình trong các nước của các ngài và can đảm đáp lại theo cách thức riêng của các ngài.

Ảnh hưởng của Liên Hội đồng Giám mục Á châu

Trước khi LHĐGMAC được  thiết  lập, một Giám mục Á châu có thể quen biết nhiều Giám mục tại các nước phương Tây hơn là tại các nước châu Á kế cận, đó là điều hoàn toàn tự nhiên. LHĐGMAC đã tạo nên sự cảm thông theo chiều ngang giữa các giám mục và các Hội đồng Giám mục; điều 

CÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  37

này đã củng cố tinh thần cộng đồng, sự hiệp thông và hợp tác giữa các ngài. 

Qua các sáng kiến và chương trình hành động khác nhau của mình, LHĐGMAC đã khiến các giám mục ý thức được các vấn đề trong chính đất nước và tại miền của các ngài. Các Giáo Hội tại châu Á đã lâu ngày sống dưới sự chế ngự của mặc cảm thiểu số: sợ phải mất các quyền lợi của mình và lo âu về sự tồn tại của mình. Điều này ngăn cản không cho các ngài có một định hướng rộng rãi hơn và hành động can đảm hơn. LHĐGMAC đã giúp Giáo Hội vượt lên trên mặc cảm này. Các bộ phận của các Hội đồng Giám mục quốc gia liên quan đến đối thoại, hành động xã hội, vân vân, đã được tác động trực tiếp hơn bởi các định hướng của các Văn phòng trực thuộc LHĐGMAC. Từng giám mục riêng rẽ và các Hội đồng Giám mục quốc gia hẳn sẽ đồng ý là LHĐGMAC đã, một cách vắn tắt, tạo nên một thứ men cho việc suy nghĩ mới mẻ và mở đường cho hoạt động mục vụ mới và trong bối cảnh Á châu.

Kinh nghiệm và suy tư của LHĐGMAC đã có tác động ra cả bên ngoài ranh giới châu Á. Nhìn lại mười năm hiện hữu và hoạt động của LHĐGMAC vào năm 1982, các giám mục đã nói: “Qua việc cùng nhau suy tư và nhận định, qua các chọn lựa và đường lối mục vụ chúng ta đã cùng nhau chủ trương, chúng ta đã có thể góp phần vào sự suy tư và nhận định đang diễn ra ở các Giáo Hội tại các lục địa khác và vào việc suy nghĩ và đường lối của văn phòng hành chính trung ương của Giáo Hội”15. Tác động hiện nay của LHĐGMAC trên các Giáo Hội địa phương đặc biệt ở cấp người dân khó đánh giá hơn. Cũng khó đánh giá tác động của các phong trào quần chúng  trên  định  hướng  của LHĐGMAC. Không  thể  phủ nhận là nhiều nhận thức, suy tư và thực hành của các Kitô 

38   HIỆP THÔNG

hữu dấn thân – cá nhân và nhóm – đã xâm nhập hầu như không thể nhận ra trong các sự bàn bạc của LHĐGMAC. Về phần mình, nhiều nhóm dấn  thân  trong dân chúng để loan báo Tin Mừng cảm thấy được khuyến khích và nâng đỡ bởi LHĐGMAC và được cảm hứng từ LHĐGMAC.

Mấy  ý  tưởng  này  về  ảnh  hưởng  của  LHĐGMAC  sẽ không đầy đủ nếu không đề cập đến một số giới hạn của LHĐGMAC. Hoàn cảnh của xã hội và của Giáo Hội tại các nước châu Á, mặc dù có nhiều điểm tương tự, nhưng vẫn không có sự đồng nhất, do đó LHĐGMAC đã chỉ có thể nói một cách chung chung và không  thể nhắm đến  từng  tình cảnh cụ thể. Từng giám mục đã bị tràn ngập bởi quá nhiều những ý  tưởng mới  và  những nhận  thức do LHĐGMAC đưa ra đến độ đôi khi các ngài cảm thấy không được hỗ trợ trong việc áp dụng chúng vào trong thực tế. Khả năng trong tay các giám mục tại châu Á quá giới hạn đến độ các ngài cảm thấy không được hỗ trợ trong việc thực hiện cái nhìn lớn của LHĐGMAC. 

CÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU  39

1  Các tuyên bố và văn kiện của LHĐGMAC liên quan đến giai đoạn 1970–1986 đã được chọn đăng trong hai tập: For All the Peoples of Asia, tập 1 và 2, IMC Publications, Manila, 1984–1987.

2  Hội nghị Khoáng đại I, Đài Bắc 1974, các số 14 và 15.3  Ibid., số 204  Xem Living and Working with Brothers and Sisters in Asia, An

Ecumenical Consultation,  Singapore,  5–10.7.1987,  HongKong 1989.

5  Loạt cuối cùng (BIRA IV/12) được tổ chức từ 21 đến 26/2, 1991 tại Hua Hin (Thái Lan). Cũng nên nhớ là tuyên bố cuối cùng Hội nghị Khoáng đại lần thứ năm của LHĐGMAC được tổ chức tại Bandung, Inđônêsia, tháng 7/1990, dành tầm quan trọng lớn nhất cho việc thực thi đối thoại. Về phần mình, Ủy ban Tư vấn Thần học của LHĐGMAC đã đưa ra một tài liệu nghiên cứu có đầu đề: Theses on Interreligious Dialogue (LHĐGMAC tham luận, số 48).

6  Hội nghị Khoáng đại I, số 12.7  Xem Khóa học hỏi của các giám mục về Hoạt động Xã hội (BISA) 

I (xem thêm BISA IV, các số 9tt).8  Ibid., số 10.9  BISA II, số 10.10  “Thần học về sự Hài hòa” là chủ để của hai khóa BIRA được tổ 

chức từ 24–30.6, 1–7.7.1988 tại Sukabumi, Inđônêsia.11  BISA VII, số 11.12  Asian Colloquium on Ministries in the Church, HongKong, Tháng 

Ba 1977, các số 58tt.13  Hội nghị Khoáng đại IV, số 3.1.2.14  Xem The Philippine Revolution and the Involvement of the Church, 

UST Social Research, University of Santo Tomas, Manila 198615  Hội nghị Khoáng đại III, Bangkok, 20–27.10.1982, số 3–4.

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á

Gm.Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Suy tư thần học và mục vụ bao giờ cũng xuất hiện trong một bối cảnh cụ thể được tạo nên bởi sự cộng hưởng của 

nhiều yếu tố: văn hóa, tôn giáo, kinh tế, xã hội... Những yếu tố này làm nên vóc dáng của một dân tộc trong một không gian và thời gian cụ thể. Do đó, để thấu hiểu những suy tư thần học và  cảm nhận được những  thao  thức mục vụ của Liên hiệp các Hội đồng Giám mục Á châu (FABC),1 không thể không quan tâm đến Kitô giáo trong bối cảnh Á châu.

Ảnh: fabc.org

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á  41

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TRONG BỐI CẢNH Á CHÂU

Đúng  như Đức Gioan  Phaolô  II  đã  viết  trong  tông  huấn Ecclesia in Asia, thật là nghịch lý khi Đức Giêsu vốn được sinh ra trên mảnh đất Á châu lại bị hầu hết dân châu Á xem như một khuôn mặt của phương tây hơn là châu Á.2 Và cho đến bây giờ, sau 20 thế kỷ Tin Mừng được loan báo trên toàn thế giới, Đức Giêsu vẫn cứ là khuôn mặt xa lạ với đa số người dân châu Á. Thực tế là tại châu lục mênh mông này, chỉ có hơn 2% người dân tin vào Đức Giêsu Kitô. Ngoại trừ Philippines là đất nước có tỷ lệ người Công giáo đáng kể, còn lại các quốc gia khác, người Công giáo là thiểu số thật nhỏ nhoi. Điều đau đớn hơn nữa là Kitô giáo bị xem là sản phẩm của quyền lực và văn hóa phương Tây, xa lạ với văn hóa và đời sống của người dân châu Á;3 do đó không thu hút được nhiều người dù đã hiện diện ở đây rất lâu.

Có đặt mình trong bối cảnh đó, mới hiểu được tại sao mối quan tâm lớn nhất của các Giáo Hội địa phương tại châu Á là làm thế nào để Giáo Hội Chúa Kitô trên châu lục này không  bị  đánh  giá  là  một  Giáo  Hội  xa  lạ  nhưng  là một Giáo Hội cắm rễ sâu trong mảnh đất châu Á. Như Sergio Luciani đã nhận xét cách chí lý, chính mối quan tâm mục vụ đó đã thúc đẩy các giám mục Á châu tập trung suy tư của mình vào những vấn đề thuộc lãnh vực Giáo Hội học hơn là những lãnh vực khác trong Thần học. Nói cách khác, có một nguyên lý hoặc minh nhiên hay mặc nhiên tác động trên định hướng toàn diện của FABC là làm sao hình thành một tầm nhìn mới về Giáo Hội, có khả năng đáp trả những nhu cầu và vấn nạn trong hoạt động mục vụ. 4 Đối với các giám mục Á châu, thần học và mục vụ là hai việc không thể tách rời.

42   HIỆP THÔNG

Chính trong bối cảnh đó mà FABC đã và đang thúc đẩy việc xây dựng một cách thế hiện diện mới của Giáo Hội tại châu Á. Theo các giám mục Á châu, xây dựng một cách thế hiện diện mới của Giáo Hội trên đại lục này trước hết là phải làm sao xây dựng Giáo Hội thực sự trở thành một Giáo Hội địa phương (local Church), một Giáo Hội ăn rễ sâu vào những thực tại đời sống của các dân tộc Á châu. Muốn hiểu thế nào là một Giáo Hội địa phương thì hãy qui chiếu về mầu nhiệm Thiên Chúa làm người như là suối nguồn và nguyên lý nền tảng cho suy tư thần học cũng như cho công tác mục vụ. Mầu nhiệm Thiên Chúa  làm người  đã  không  diễn  ra cách chung chung mơ hồ, nhưng trong một bối cảnh  lịch sử, địa lý và văn hóa rất cụ thể. Và bối cảnh cụ thể đó đã gây ảnh hưởng rất lớn trên cuộc sống của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ:  lối  sống,  cách  rao  giảng,  kể  cả  cuộc  khổ nạn và cái chết của Người. Tương tự như thế, để thi hành và chu toàn sứ vụ yêu thương và phục vụ của mình, Giáo Hội cần phải nhập thể vào trong một bối cảnh nhân sinh cụ thể. 5 Do đó, ngay từ lần họp Hội Nghị Khoáng Đại (Plenary Assembly) đầu tiên, các giám mục châu Á đã mô tả Giáo Hội địa phương là “một Giáo Hội nhập thể trong một dân tộc, một Giáo Hội bản địa, một Giáo Hội hội nhập  trong một nền văn hóa.”6 Ở một nơi khác, các ngài khẳng định rất mạnh rằng Giáo Hội “chỉ thực sự trở thành Giáo Hội khi nhập thể vào một dân tộc và một nền văn hóa, trong không gian và thời gian cụ thể. Mầu nhiệm Giáo Hội chỉ là một, toàn thể và phổ quát, nhưng sự thể hiện cụ thể của Giáo Hội thì thay đổi, đa dạng và đặc thù.”7

MỘT GIÁO HỘI ĐỐI THOẠI

Định hướng đã rõ ràng nhưng vấn đề là phải làm gì và làm thế nào để Giáo Hội thực sự hội nhập trong một nền văn hóa 

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á  43

và trở thành một Giáo Hội bản địa. Theo các giám mục châu Á, định hướng đó chỉ trở thành hiện thực khi Giáo Hội bước vào cuộc đối thoại với mọi thực tại đời sống của người dân tại nơi mà Giáo Hội đang có mặt, không chỉ là sự có mặt của cơ chế nhưng là sự hiện diện của một Giáo Hội muốn mang lấy những ưu sầu và lo lắng, mừng vui và hy vọng của người dân làm ưu sầu và lo lắng, mừng vui và hy vọng của chính mình. 8

Nói đến châu Á là nói đến cái nôi của những tôn giáo lớn trên thế giới như Do thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Ân giáo, cũng như những truyền thống tâm linh khác như Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo. Những tôn giáo và truyền thống tâm linh này đã ghi dấu ấn lâu đời và sâu sắc trên đời sống của các dân tộc Á châu, hình thành những giá trị tôn giáo và văn hóa của Á châu, đặc biệt là sự “yêu mến thinh lặng và chiêm ngắm, tính đơn sơ, hài hòa, siêu thoát, bất bạo động, cần mẫn, kỷ luật, sống đạm bạc, khao khát học hỏi và truy tìm triết  ly.”9 Nói đến châu Á cũng là nói đến đại dương những người nghèo khổ. Thật thế, dân số châu Á chiếm 2/3 dân số toàn cầu và tuy có một số quốc gia được đánh giá là những nước phát triển cao, phần đông vẫn là những nước nghèo, và một số được xếp vào hàng nghèo nhất thế giới.

Trong bối cảnh đó, nếu Giáo Hội muốn tiến bước trên con đường đối thoại thì không thể không quan tâm đến những thực tế nói trên của châu Á. Chính vì thế mà từ nhiều năm qua,  các  giám mục  châu Á đã  không ngừng  thúc  đẩy  và khuyến  khích  tiến  hành  cuộc  đối thoại ba mặt  với  các truyền thống lâu đời tại châu Á, với nhiều nền văn hóa khác nhau tại Á châu, và với đại dương mênh mông những người nghèo khổ. Cuộc đối thoại này phải là cuộc đối thoại liên lỉ, khiêm tốn và tràn ngập tình yêu thương. Phải là cuộc đối 

44   HIỆP THÔNG

thoại liên lỉ chứ không chỉ là một vài hoạt động mang tính thời vụ trong một vài thời điểm nào đó; đúng hơn đó phải là một thái độ sống thấm sâu vào trong cung cách hiện diện và hoạt động của Giáo Hội. Phải là một cuộc đối thoại trong khiêm tốn để cùng nhau lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần chứ không phải với thái độ trịch thượng của những kẻ tự cho mình là độc quyền chân lý. Phải là một cuộc đối thoại chứa chan yêu mến, tôn trọng và tương kính, dứt khoát khước từ bạo lực dưới bất cứ hình thức nào.

Chính qua hành trình đối thoại đó mà Giáo Hội mới có thể nhập thể vào trong những truyền thống xã hội, văn hóa và tôn giáo của các dân tộc đang hiện diện tại châu Á, cũng như hòa vào khát vọng của người dân hướng đến một xã hội nhân đạo và công bằng hơn. Cũng chính qua hành trình đối  thoại đó mà Giáo Hội mới mong  trở  thành một Giáo Hội Á châu trong cách suy nghĩ và diễn đạt tư tưởng thần học của mình chứ không chỉ  lệ  thuộc những phạm trù  tư tưởng  tây  phương vốn xa  lạ  với  tâm  thức Á  châu. Đồng thời, xuyên qua con đường đối thoại, Giáo Hội có thể sống và  thể hiện tính phổ quát của Giáo Hội  trong nét đặc  thù của  mình  (universality  in  particularity)  bởi  lẽ  Giáo  Hội địa phương không chỉ có nghĩa là một phần của Giáo Hội (partial Church) cũng không chỉ đơn thuần là một đơn vị quản trị trong cơ chế mênh mông là Giáo Hội toàn cầu. 10 Đúng hơn, mỗi Giáo Hội địa phương chứa đựng  toàn bộ mầu nhiệm Giáo Hội và như thế là toàn thể thực tại Giáo Hội được thu nhỏ. 11 Cuối cùng, cũng chỉ qua nẻo đường đối thoại đó mà cộng đoàn Giáo Hội địa phương mới hy vọng chu toàn sứ mạng chia sẻ kinh nghiệm đức tin với những anh chị em thuộc các truyền thống tôn giáo hay những nền văn hóa khác, và loan báo Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ 

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á  45

duy nhất của nhân loại.

MỘT GIÁO HỘI NHƯ SỰ HIỆP THÔNG CỦA NHỮNG CỘNG ĐOÀN

Để xây dựng một cách thế hiện diện mới, Giáo Hội cần đối thoại với mọi thực tại đời sống Á châu. Đó là cả một hành trình dài và trong hành trình đó, nội bộ Giáo Hội cũng cần được đổi mới. Theo đó, cần có một tầm nhìn mới về Giáo Hội và nỗ lực xây dựng Giáo Hội như là sự hiệp thông của các cộng đoàn (communion of communities) và là một Giáo Hội tham gia (a participatory Church). Trong Hội nghị Khoáng đại lần thứ nhất, FABC đã khẳng định, “ Giáo Hội tại  châu Á phải  là  sự hiệp  thông  của  các  cộng đoàn,  nơi đó, giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ nhìn nhận và đón nhận nhau như anh chị em.”12 Khẳng định này được chính Đức Gioan Phaolô II xác quyết trong Tông huấn Ecclesia in Asia: “Các nghị phụ đã chọn mô tả giáo phận như là sự hiệp thông của các cộng đoàn quy  tụ chung quanh Chủ chăn, ở đó hàng giáo sĩ, những người sống đời thánh hiến, và giáo dân đều tham dự vào cuộc đối thoại bằng cuộc sống và con tim được ân sủng Thánh Thần nâng đỡ.”13

Về mặt thần học, cách nhìn và trình bày về Giáo Hội như sự hiệp thông giữa các cộng đoàn được xây dựng vững chắc trên nền Giáo Hội học về hiệp  thông. 14 Thực vậy, dù các tài liệu của FABC không minh nhiên nói đến một nền Giáo Hội học nào nhưng một nghiên cứu sâu cho thấy có một nền Giáo Hội học bao trùm và làm nền cho tất cả những tuyên ngôn cũng như tài liệu của FABC: đó là cách nhìn và cách hiểu về Giáo Hội như là Hiệp Thông.15

Nếu nói đến thực tại sâu xa nhất của Giáo Hội thì phải nói 

46   HIỆP THÔNG

rằng Giáo Hội chính là sự hiệp thông (koinonia) bắt nguồn từ sự hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi. Do đó Giáo Hội là bí tích, nghĩa là dấu chỉ và khí cụ cho sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người theo hai mặt: một bên là Thiên Chúa vì yêu thương đã trao ban chính mình cho nhân loại (self-communication), một bên là sự đáp trả của con người trong tin yêu và hy vọng.16 Sự hiệp thông này trước hết là sự hiệp thông của người tín hữu với Thiên Chúa, sự hiệp thông làm cho họ được nên một với Thiên Chúa và được diễn tả qua những tương giao hài hòa với Chúa trong cuộc sống người  tín  hữu. Sự hiệp  thông ở  chiều  sâu  này khơi nguồn cho mối hiệp thông mà Kitô hữu chia sẻ cho nhau trong Đức Kitô qua tác động của Thánh Thần. Đây là hai chiều  kích  không  thể  tách  rời  nhau  – Đức Gioan Phaolô II gọi là chiều ngang và chiều dọc – của mầu nhiệm hiệp thông duy nhất. Một đàng, sự hiệp thông với Thiên Chúa là nền tảng và điều kiện thiết yếu cho mối hiệp thông đích thực giữa các Kitô hữu. Đàng khác, mối hiệp  thông giữa các anh chị em Kitô hữu lại chính là hoa trái hữu hình nhất và thuyết phục nhất cho sự hiệp thông với Thiên Chúa. Chỉ trong ý nghĩa toàn diện và sâu xa đó mới có thể nói về Giáo Hội như bí tích của sự hiệp nhất nhân loại. 17 Không chỉ là bí tích của sự hiệp nhất nhân loại, Giáo Hội còn là bí tích của sự phục hồi toàn thể vũ trụ bởi vì Đấng Trung gian của sự hiệp thông này là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã Thiên Chúa đặt làm Đầu Giáo Hội và đồng thời làm Đức Chúa của cả vũ trụ (Cl 1, 14-18). 18 Như thế, Giáo Hội là cộng đoàn của những con người  sống hiệp  thông với Thiên Chúa và với  nhau, đồng thời là những người phục vụ cho công cuộc phục hồi sự hài hòa nguyên thủy của toàn thể vũ trụ.

Quả là một tầm nhìn rất sâu và rất rộng về bản chất cũng 

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á  47

như về sứ mạng của Giáo Hội. Vấn đề  là  làm thế nào để không ngừng dưỡng nuôi và phát  triển sự hiệp  thông đó, và phải làm gì để diễn tả sự hiệp thông đó trong đời sống Giáo Hội?

Sự  hiệp  thông  này  được  nuôi  dưỡng  và  tăng  trưởng  nhờ các bí tích đức tin, bắt nguồn từ bí tích Thánh tẩy và không ngừng được xây dựng nhờ Thánh Thể; do đó cử hành Thánh Thể  phải  là  suối  nguồn  và  đỉnh  cao  của  cộng  đoàn Kitô hữu. 19 Như Đức Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh, Thánh Thể và Quy tụ (gathering) (nghĩa chính của từ ekklesia là triệu tập, quy tụ) là hai mặt không thể tách rời của từ communio (hiệp  thông). Giáo Hội  là sự hiệp  thông với Lời Chúa và Mình Chúa. Sự hiệp thông này đưa con người đến với nhau không chỉ là chuyện bên ngoài như một cuộc họp mặt trong đời sống xã hội mà là “từ bên trong và từ bên trên,” do đó làm cho họ nên “một Dân, một Thân Mình.”20 Chính vì mối liên hệ hết sức chặt chẽ giữa Thánh Thể và Giáo Hội như thế mà các nghị phụ trong Thượng Hội Đồng khóa đặc biệt năm 1985 một đàng nhấn mạnh rằng hiệp thông là “ý tưởng nền tảng và trung tâm” để hiểu về Giáo Hội; đàng khác các ngài kêu gọi đào sâu một nền Giáo Hội học mang chiều kích Thánh Thể (Eucharistic Ecclesiology). 21

Trong lòng Giáo Hội, sự hiệp thông này được diễn tả qua mối  hiệp  thông  giữa  các Giáo Hội  địa  phương  với  nhau cũng như với Giáo Hội hoàn vũ. Mỗi cộng đoàn Giáo Hội địa phương không được phép khép lại với chính mình nhưng cần liên kết với các cộng đoàn khác, cụ thể là với những giáo xứ và giáo phận khác. Mối hiệp thông này được diễn tả cách tuyệt vời qua từ ngữ “các Giáo Hội chị em” được sử dụng lần đầu tiên trong Hội nghị khoáng đại lần thứ ba của FABC. Sau khi nói đến mối hiệp thông giữa các Giáo 

48   HIỆP THÔNG

Hội địa phương tại châu Á trong việc cầu nguyện với nhau và cho nhau, học hỏi những thành công cũng như thất bại của nhau, chia sẻ với nhau những mối quan tâm chung về thần học cũng như mục vụ, hỗ trợ nhau về nhân sự cũng như vất chất, các giám mục Á châu đã tóm tắt những hoạt động đó trong một câu: “càng ngày chúng ta càng trở nên những Giáo-Hội-chị-em đích thực trong một gia đình duy nhất là Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô.”22

Đồng thời mỗi Giáo Hội địa phương phải liên kết với Giáo Hội  duy  nhất  và  phổ  quát;  có  thế mới  thực  sự  sống  tính duy nhất Công giáo (Catholica unitas) của Giáo Hội Chúa Kitô. 23

Về mặt  thần học, mối  tương quan giữa các Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ là vấn đề quan trọng và cần được hiểu cho đúng đắn. Những phạm trù thuần túy xã hội không thể giải thích và trình bày sâu sắc đủ về mối tương quan này bởi lẽ Giáo Hội là một mầu nhiệm mang trong bản chất mình những chiều kích vượt lên trên những phạm trù xã hội. Theo giáo huấn của Công đồng Vatican II, Giáo Hội duy nhất và phổ quát hiện diện trong và ngoài các Giáo Hội địa phương. Điều này có nghĩa là Giáo Hội phổ quát không chỉ đơn thuần là tổng số các Giáo Hội địa phương gộp lại. Nhưng mỗi Giáo Hội địa phương đã là “một thực tại đầy đủ và toàn diện của mầu nhiệm hiệp thông trong Chúa Kitô, và Giáo Hội phổ quát là sự hiệp thông của tất cả những mối hiệp thông đó, là Giáo Hội của các Giáo Hội.”24 Nói theo cách diễn tả quen thuộc và nổi tiếng của Henri de Lubac thì “Giáo Hội là toàn thể trong từng phần: duy nhất trong số nhiều , và tất cả trong mỗi phần.”25 Sự hiệp thông đó được diễn tả cách hữu hình qua tính hiệp đoàn của các giám mục mà đứng đầu là giám mục của Rôma. Quyền bính của giám 

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á  49

mục Rôma không thể chỉ được nhìn như quyền bính về mặt luật pháp đối với các Giáo Hội địa phương, nhưng trước hết và trên hết phải được nhìn như “ưu quyền về mục vụ nhằm phục vụ tính duy nhất đức tin và sự sống của toàn thể Dân Thiên Chúa.”26 Dây liên kết này bảo đảm cho tính Tông đồ và Công giáo đích thực của mỗi Giáo Hội địa phương, đồng thời bảo đảm rằng một Giáo Hội địa phương sẽ không bao giờ rời xa cấu trúc căn bản mà Đấng Sáng lập đã ban cho Giáo Hội. 27

MỘT GIÁO HỘI THAM GIA

Như đã khai triển, dựa trên một nền Giáo Hội học về hiệp thông, các giám mục Á châu thúc đẩy việc xây dựng Giáo Hội như là sự hiệp thông của các cộng đoàn. Thế nhưng sự hiệp thông giữa các cộng đoàn chỉ có thể trở thành hiện thực – chứ không chỉ là những suy tư thần học trừu tượng – nếu có sự hiệp thông giữa các thành phần Dân Chúa trong từng cộng đoàn. Do đó, để ứng dụng suy tư này vào trong thực tế của đời sống mục vụ, các giám mục Á châu đưa ra một hướng đi mới, đó là làm sao mỗi Giáo Hội địa phương phải trở thành một Giáo Hội Tham gia (a participatory Church), trong đó mọi  thành phần Dân Chúa đều có ơn gọi và vai trò riêng của mình, đồng thời cùng tham gia vào sứ mạng chung của Giáo Hội. 

Trong tông huấn Người Kitô hữu giáo dân (Christifideles Laiici), Đức Gioan Phaolô II nói đến một nét đặc thù trong thời đại hiện nay là hiện tượng tham gia (phenomenon of participation). Sau khi nói đến thời đại này như là thời đại của chủ nghĩa nhân bản, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu của con người hôm nay là muốn được tham gia vào tiến trình của  xã  hội mà  trong  đó  họ  là  thành  viên,  và Đức Gioan 

50   HIỆP THÔNG

Phaolô II coi đó là “một trong những nét đặc thù nhất của nhân  loại  hôm nay, một  dấu  chỉ  thời  đại  đang  phát  triển trong nhiều lãnh vực và bằng nhiều cách khác nhau.”28 Tiếp theo đó, ngài bàn đến sự tham gia của người giáo dân vào trong đời sống của giáo xứ, nhấn mạnh vai trò hết sức cần thiết của người giáo dân trong mọi sinh hoạt của cộng đoàn Giáo Hội.29 Quan điểm của Đức giáo hoàng được minh họa rõ nét nhất qua cách ngài triển khai dụ ngôn những người thợ  làm vườn nho  (Mt 20,1-16)  trong phần đầu của  tông huấn. Tất cả mọi người đều được gọi đi làm việc trong vườn nho của Chúa. Không có chuyện thất nghiệp ở đây và cũng không được phép để cho ai thất nghiệp! Nếu hiểu vườn nho ở đây là Giáo Hội thì Giáo Hội phải trở thành một “Giáo Hội Tham gia”, trong đó mọi người đều tham gia và đồng trách  nhiệm, mọi  người  đều  bình  đẳng  và  đều  cảm  thấy mình thực sự là thành viên. 30

Dựa trên ý tưởng căn bản này, văn phòng Giáo dân và Văn phòng Phát triển Con người thuộc FABC đã triển khai một số chỉ dẫn trong việc xây dựng một Giáo Hội Tham gia tại Á châu. 31

Theo đó, Giáo Hội Tham gia  trước hết  là một cộng đoàn trong đó mọi tín hữu đều dự phần vào sứ mạng của Dân Chúa trong Giáo Hội cũng như trong thế giới (a community of authentic participation). Đó không chỉ  là Giáo Hội mà hàng giáo sĩ đóng vai trò độc tôn, tự mình quyết định mọi sự, và người giáo dân chỉ đóng vai trò thụ động đón nhận hoặc dửng dưng quan sát. Thực ra, mọi tín hữu đều được chia sẻ chức năng tiên tri, tư tế và vương đế của Chúa Kitô nhưng mỗi người thể hiện theo cách riêng của mình. 32 Vì thế mọi người đều có quyền và có bổn phận góp phần vào việc xây dựng Thân Mình Chúa Kitô.

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á  51

Kế  đến,  đó  là  một  cộng đoàn đồng trách nhiệm  (a community of co-responsibility) trong đó mọi tín hữu đều chia  sẻ  trách  nhiệm  chung  và  trở  nên  đồng  nghiệp  trong cùng một sứ mạng là sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa  Kitô.  Khi  người  giáo  dân  tham  gia  vào  công  việc chung  của Giáo Hội,  họ  không  thể  chỉ  bị  xem như  cánh tay nối dài của linh mục; đúng hơn họ chia sẻ trách nhiệm chung với  linh mục nhưng  thể hiện  theo ơn gọi  và vị  trí riêng của mình. Hiểu như thế, linh mục và những người có vai trò lãnh đạo khác trong cộng đoàn không thể là những người lãnh đạo độc đoán và thống trị, nhưng phải thê hiện sự lãnh đạo theo tinh thần Phúc Âm, sự lãnh đạo của người tôi  tớ (servant  leadership) nhằm hỗ  trợ, khuyến khích, và đồng hành với mọi thành viên của cộng đoàn thay vì áp đặt và ép buộc họ.

Tiếp  theo,  đó  là  một  cộng đoàn bình đẳng  thực  sự  (a community of  true equality). Như Công đồng Vaticanô II đã khẳng định, mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về phẩm giá cũng như về hoạt động mà họ chia  sẻ  trong việc xây dựng Thân Mình Chúa Kitô. 33 Trên nền tảng đó, không thể có sự kỳ thị hay phân biệt giữa giáo sĩ với giáo dân, trí thức với bình dân, người giàu với người nghèo, kẻ quyền thế với người cô thế... vì tất cả đều được gọi đến sự thánh thiện, tất cả đều được chia sẻ cùng một ân huệ đức tin tất cả đều có cái gì đó để trao ban và hiến tặng. Không ai chỉ hoàn toàn trao  ban mà  không  cần  nhận  lãnh,  và  cũng  không  ai  chỉ nhận lãnh mà không có gì để trao ban.

Ngoài ra, đó còn là cộng đoàn trong đó mọi tín hữu cảm thấy mình thật sự thuộc về Giáo Hội, và cùng với anh chị em khác, thật sự được chia sẻ đời sống và sứ mạng chung của Giáo Hội (a community of belonging and sharing). Mỗi 

52   HIỆP THÔNG

Chúa nhật, mọi tín hữu cùng đến nhà thờ cử hành Thánh lễ. Tuy nhiên, họ có thể nhìn nhau như những người xa lạ, và sau Thánh lễ, không hề có quan hệ gì với nhau. Một cộng đoàn phượng tự như thế chưa thề là hình ảnh của Giáo Hội tham gia. Chính vì thế, các giám mục Á châu kêu gọi anh chị em  tín hữu nối dài cử hành phượng  tự bằng việc cầu nguyện chung và chia sẻ Phúc Âm, cũng như có những việc làm chung với nhau, nâng đỡ nhau để có thể thể hiện tinh thần Phúc Âm trong cuộc sống. 34 Có như thế, các tín hữu mới có  thể nên một  trong  tâm  trí, và những ân huệ khác nhau mà Thánh Thần ban cho mỗi người mới được khơi dậy và hoạt động.

Hiểu như thế, Giáo Hội Tham gia không chỉ đơn thuần là một cộng đoàn được tổ chức và phân công tốt với nhiều ban 

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á  53

ngành đoàn thể phụ trách nhiều công tác mục vụ khác nhau (a task-group church), trong khi đó đa số thành viên vẫn chỉ thụ động hoặc dửng dưng quan sát. Thực tế là những ban ngành đoàn thể trong một giáo xứ giỏi lắm cũng chỉ vận dụng được 10% tài năng của cộng đoàn. Số còn lại vẫn thụ động và bất hợp tác. Còn trong tầm nhìn của Giáo Hội tham dự thì giáo xứ là nơi mà đặc sủng của mỗi người đều được nhìn nhận và mời gọi góp phần, nơi mà mỗi người có thể phát triển khả năng của mình hầu sinh ích cho công việc chung. Vấn đề là tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để những đặc sủng và tài năng đó được nhìn nhận và phát triển.

Cuối cùng, Giáo Hội Tham gia phải là cộng đoàn tích cực tham dự vào sứ mạng Chúa Kitô, sứ mạng loan báo ơn giải thoát cho kẻ bị giam cầm, trả lại ánh sáng cho kẻ mù lòa, và giải thoát những người bị áp bức (Lc 4,18). Điều đó có nghĩa là tầm nhìn của cộng đoàn phải vượt xa hơn bốn bức tường của ngôi nhà Giáo Hội để đồng cảm và chia sẻ những âu sầu lo lắng, vui mừng và hy vọng của con người hôm nay. Điều đó cũng có nghĩa là người Kitô hữu không thể hành động đơn độc nhưng phải đồng hành và cộng tác với những anh chị em thuộc các tôn giáo bạn và mọi người thành tâm thiện chí trong nỗ lực cầu nguyện, làm việc, đấu tranh và khổ đau của họ nhằm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. 35

Thực ra hình ảnh một Giáo Hội Tham gia như đã mô tả là hình ảnh quá lý tưởng, một ước mơ hơn là hiện thực. Các giám mục Á châu cũng biết điều đó, nhưng chúng ta cần những ước mơ như thế, những ước mơ đẹp như chính Tin Mừng Đức Giêsu, những ước mơ đó luôn vẫy gọi ta tiến về phía trước, không cho phép ta ngủ quên trong một vài thành 

54   HIỆP THÔNG

công hiện tại, nhưng luôn thúc đẩy ta lên đường. Điểm then chốt làm nên một Giáo Hội Tham gia là chính Chúa Kitô. Sẽ không có một Giáo Hội như thế nếu mỗi tín hữu không sống mối quan hệ yêu thương và bạn hữu với Chúa Kitô. Chính mối quan hệ này thúc đẩy người tín hữu “tham dự” vào sứ mạng của Chúa Kitô, và đây là nguồn động lực cho sự  “tham gia”  đích  thực  của mỗi Kitô  hữu  vào  sứ mạng Chúa Giáo Hội. Chính ở đây, mà việc chia sẻ Lời Chúa và cử hành Thánh Thể có tầm quan trọng đặc biệt vì đó là hai phương thế hữu hiệu nhất giúp người tín hữu đi sâu vào mối quan hệ cá vị với Chúa Kitô.

Để tóm tắt, không gì tốt hơn là lặp lại chính những lời của các giám mục:

“Giáo Hội tại Á châu phải là một cộng đoàn hiệp thông ăn rễ sâu  trong đời sống Chúa Ba Ngôi, một cộng đoàn cầu nguyện và chiêm niệm, một cộng đoàn cử hành bí tích với Thánh Thể là trung tâm. Sự tham gia chân thực và tinh thần đồng trách nhiệm phải là những yếu tố then chốt trong đời sống của cộng đoàn. Đó là một cộng đoàn cố gắng duy trì sự hiệp nhất với các chủ chăn và mối hiệp thông với Giáo Hội duy nhất. Cộng đoàn đó được mời gọi làm chứng cho những ý nghĩa và giá trị mà mình tuyên xưng, để cho những giá  trị  đó  nhập  thể  vào  trong  lối  sống  của mình,  diễn  tả chúng trong cách thế hiện diện, đối thoại và thực hành của mình trong mọi lãnh vực hoạt động của Giáo Hội, một Giáo Hội có mặt trong lịch sử này giữa lòng thế giới. Cuối cùng, cộng đoàn đó không ngừng tiến về phía trước trong sứ vụ của mình, đồng hành với toàn thể nhân loại trong hành trình đi tới Vương quốc của Chúa Cha”. 36

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á  55

1  FABC (Federation of Asian Bishops’ Conferences) là tổ chức nối kết nhiều Giáo Hội địa phương tại châu Á lại vớí nhau. Tổ chức này bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ lịch sử của 180 giám mục châu Á tại Manila vào tháng 11 năm 1970, nhân chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Phaolô VI tại Philippines. Kể từ ngày đó, FABC không ngừng  thúc đẩy  sự  cộng  tác giữa  các Hội đồng Giám mục các nước tại châu Á. Để tìm hiểu kỹ hơn, có thể đọc Felix Wilfred, “The  Federation  of Asian  Bishops’  Conferences:  Orientations, Challenges and Impact”, For All  the People of Asia, Vol.  I, xx-xxiiv.

2  Đức Gioan Phaolô II, Ecclesia in Asia, số 20.3  For All the People of Asia, Vol. I, xxiv.4  Xem Sergio Luciani.  “Ce que  l’Esprit dit  aux Eglises: Orienta-

tions pastorales et théologiques de la Fédération des Conférences épiscopales d’Asie,” Eglise d’Asie, Dossier et documents, số 01-1996. Thực  ra,  trong  những  năm gần  đây,  cũng  đã  có  sự  căng thẳng giữa Bộ Giáo lý Đức tin và một vài nhà thần học châu Á về một số vấn đề thuộc lãnh vực Kitô học. Tuy nhiên, đó là sự căng thẳng với cá nhân các thần học gia, còn đối với FABC, mối bận tâm  lớn nhất vẫn mang  tính mục vụ và  tập  trung vào  lãnh vực Giáo Hội học.

5  Xem “Asian Colloquium on Ministries in the Church”, For All the Peoples of Asia, Vol. I, 72. 

6  “Statement of the First Plenary Assembly of the FABC,” For All the Peoples of Asia, Vol. I, 12.

7  International Congress on Mission, “Basic Christian Communi-ties  and Local Ministries,” For All  the Peoples of Asia, Vol.  1, 148. Ở đây chúng tôi không thể không liên tưởng đến khẳng định của các giám mục Việt Nam trong Thư Chung 1980 về việc xây dựng một Giáo Hội đồng hành với dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào. Hướng đi của các giám mục Việt Nam hoàn toàn gần gũi với các giám mục châu Á. Vấn đề chỉ là cung cách “đồng hành” và quan niệm về “hạnh phúc”.

56   HIỆP THÔNG

8  Suy tư thần học về Giáo Hội địa phương là một trong những đề tài được FABC quan tâm đặc biệt. Để có tầm nhìn sâu và rộng hơn về vấn đề này, có  thể đọc FABC’s Theological Advisory Com-mission,  “Theses  on  the Local Church,” Being Church  in Asia (Manila: Claretian Publications, 1994).

9  Xem Special Assembly for Asia of the Synod of Bishops, Linea-menta, 3.

10  Ibid., 67.11  Ibid., 67.12  “Statement of the First Plenary Assembly of the FABC,” For All 

the Peoples of Asia, Vol. I, 287.13  Đức Gioan Phaolô II, Ecclesia in Asia, số 25.14  Để tìm hiểu kỹ nền Giáo Hội học về hiệp thông, có thể tham khảo 

Jean  Marie  Tillard,  Church  of  Churches:  The  Ecclesiology  of Communion,  (Collegeville, Minnesota:  Liturgical  Press,  1987). Nguyên bản tiếng Pháp: Eglise des Eglises (Prais: Cerf, 1987).

15  Julma Neo đã khai triển triển chủ đề này trong “Fostering Com-munion in the Local Church through the basic Ecclesial Commu-nities,” Asian Colloquium on Church in Asia in the 21st Century, (Manila, 2000), 271-293.

16  Xem “Statement of  the Third Plenary Assembly of  the FABC,” For All the Peoples of Asia, Vol. I, 56.

17  Ecclesia in Asia, số 24.18  FABC’s  Theological  Advisory  Commission,  “Asian  Christian 

Perspective of Harmony,” For All the Peoples of Asia, Vol. II, 268.19  “Statement of the Third Plenary Assembly of the FABC,” For All 

the Peoples of Asia, Vol. I, 56. 20  Joseph Cardinal Ratzinger, Called to Communion: Understanding 

the Church today, (San Francisco: Ignatius Press, 1991), 77.21  Ibid., 82.22  “Statement of the Third Plenary Assembly of the FABC,” For All 

the Peoples of Asia, Vol. I, 54.23  “Statement of the Third Plenary Assembly of the FABC,” For All 

the Peoples of Asia, Vol. I, 56.

ĐI TÌM MỘT CÁCH THẾ HIỆN DIỆN MỚI CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á  57

24  FABC’s Theological Advisory Commission, “Theses on the Local Church,” Being Church in Asia, 11.

25  Henri de Lubac, The Splendor of the Church, (New York: Sheed & Ward, 1956), 105.

26  Ecclesia in Asia, số 24.27  Xem “Asian Colloquium on Ministries  in  the Church”, For All 

the Peoples of Asia, Vol.  I,  73. Để  tìm hiểu về vị  trí  và quyền bính của Đức Giáo Hoàng trong viễn tượng Giáo Hội học về Hiệp thông, có thể đọc Hermann Josef Pottmeyer, Towards a Papacy in Communion: Perspectives from Vatican Council  I and II,  (New York:Crossroad, 1998); Jean Marie Tillard, The Bishop of Rome, (Wilmington, Del:Micheal Glazier, 1983).

28  Đức Gioan Phaolô II, Christifideles Laiici, số 5.29  Ibid., 28.30  Statement of the Third Plenary Assembly of the FABC,” For All 

the Peoples of Asia, Vol. I, 56.31  Khi có dịp đối chiếu và so sánh, người đọc có thể thấy những khai 

triển triển của châu Á về Giáo Hội Tham dự rất giống với những khai triển triển của Liên hiệp các Hội đồng Giám mục Châu Phi.

32  Statement of the Fifth Plenary Assembly of the FABC,” For All the Peoples of Asia, Vol. I, 283.

33  Lumen Gentium (Hiến Chế Giáo Hội), số 32.34  Ibid., 287.35  Ibid., 293.36  Statement of the Third Plenary Assembly of the FABC,” For All 

the Peoples of Asia, Vol. I, 60.

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG

NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA LHĐGMAC

James H. Kroeger, M.M.1*

1* Thuộc  Trường  Thần  học  Loyola,  Manila,  Philippines.  Trong Becoming Local Church,  Claretian  Publications,  Quezon  City, Philippines, 2003, trg. 31–49.

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  59

Tìm hiểu bất cứ một văn kiện nào xuất phát từ suy tư của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (LHĐGMAC) trong 

ba thập niên vừa qua, chúng ta sẽ bắt gặp được những nhận thức đầy sức sáng  tạo về Giáo Hội địa phương  trong bối cảnh Á châu. Về mặt lịch sử, chính cuộc viếng thăm mục vụ tại châu Á của Đức giáo hoàng Phaolô VI đã thúc đẩy các Giáo Hội địa phương bắt đầu hình thành một cái nhìn về Giáo Hội và sứ vụ thích ứng với “thế giới mới đang hình thành” tại châu Á vào thời hậu thực dân. Các Giáo Hội tự hỏi: Các cộng đoàn tín hữu sẽ đáp lại ân sủng, –được hiểu là Công đồng chung Vatican II– như thế nào? Các Giáo Hội sẽ  thể hiện một “bước ngoặt” có tính quyết định “về lịch sử” và “về Tin Mừng” bên trong lịch sử “vì mọi dân tộc của châu Á” như thế nào?

Một nền thần học đang hình thành

Sự suy tư thần học và mục vụ có tính nhất quán và lâu dài về Giáo Hội và sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội đã giúp Liên Hội đồng Giám mục Á châu đưa ra một cái nhìn toàn bộ về vấn đề “là Giáo Hội tại châu Á ngày nay” thực sự có nghĩa gì? Những nhận thức nảy sinh từ một niềm tin là Chúa Thánh Thần đang nói với các Giáo Hội. Dĩ nhiên, nhiều nhận thức phong phú có tính Giáo Hội học của Liên Hội đồng Giám mục đặt  trọng tâm vào ý nghĩa, nền thần học, và kinh nghiệm sống của Giáo Hội địa phương.

Suy tư  thần học mục vụ của LHĐGMAC rõ ràng có  tính quy nạp –hình thành từ những thực tại cụ thể của cuộc sống. Bởi vậy, một nền Giáo Hội học với Giáo Hội địa phương làm tâm điểm sẽ nắm bắt được một cách đầy đủ nhất những hy vọng và khát vọng của người dân địa phương. Với tính cách là cộng đồng các môn đệ của Chúa Giêsu tại châu Á, 

60   HIỆP THÔNG

Giáo Hội nhất quán gắn căn tính của mình với các dân châu Á và hoàn cảnh sống của họ. Giáo Hội nỗ  lực  là –  trong thực  tế  chứ  không  phải  trong  lý  thuyết  –  “Giáo Hội  của người nghèo” và “Giáo Hội của người trẻ”. Giáo Hội chia sẻ những thăng trầm của “Giáo Hội thầm lặng” tại nhiều nơi ở châu Á. Các ưu tiên mục vụ của Giáo Hội quan tâm tới những người phải bỏ quê hương (di dân và tỵ nạn), phụ nữ và bé gái, người trẻ, gia đình, người nghèo khổ, các tín đồ của các truyền thống tôn giáo lớn của châu Á. Giáo Hội tích cực thúc đẩy sự hiệp thông ngày càng lớn giữa các Giáo Hội địa phương ở châu Á trong sự hiệp nhất hiếu thảo với Tòa Phêrô, người đứng đầu Giáo Hội phổ quát trong tình thương yêu; Giáo Hội cổ vũ tính Công giáo đích thực.

Tắt một lời, chủ đề thần học về Giáo Hội địa phương đề ra một tâm điểm thích hợp, có tính hòa nhập, đối với đời sống của các cộng đoàn tín hữu tại châu Á. Sự kiện này giúp giải thích tại sao trên bình diện quốc tế một suy tư thần học thực sự tốt đẹp về Giáo Hội địa phương lại đã được hình thành tại châu Á và qua tổ chức LHĐGMAC. Kể lại lịch sử Giáo Hội địa phương trong suy tư thần học, – rất sâu sắc, phong phú, và đầy cảm hứng –, của LHĐGMAC là tiêu đỉểm chính của bài viết này. Về phương diện phương pháp luận, việc giới  thiệu các văn kiện của LHĐGMAC về Giáo Hội địa phương sẽ được trình bày theo thứ tự thời gian; cách thức này cho chúng ta một cái nhìn sáng sủa hơn. Ngoài ra, việc trích dẫn trực tiếp và rộng rãi các văn kiện của LHĐGMAC sẽ giúp duy trì được sự tươi tắn, sáng tạo và sâu sắc của các văn kiện gốc.

LHĐGMAC I

Hội nghị khoáng đại lần thứ nhất của LHĐGMAC được tổ 

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  61

chức tại Đài Bắc, Đài Loan, vào tháng Tư năm 1974. Hội nghị đặt trọng tâm vào chủ đề: “Rao giảng Tin Mừng tại châu Á thời Hiện đại” (đây cũng là dịp chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục về Rao giảng Tin Mừng sẽ được tổ chức tại Roma sau đó, cũng vào năm này). Các Giáo Hội Á châu, qua các Giám mục của mình, đã định rõ trách nhiệm trung tâm  và  khẩn  thiến  nhất  của  sứ  vụ:  “Tiêu  điểm  tiên  khởi của nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng của chúng ta, vào thời điểm này của lịch sử, là xây dựng một Giáo Hội thực sự địa phương. Bởi vì Giáo Hội địa phương chính là việc thể hiện và nhập thể của Thân Mình Đức Kitô trong một dân tộc, ở một nơi và vào một thời nhất định” (LHĐGMAC I, 9–10).

“Đây không phải là một cộng đoàn tách biệt khỏi các các cộng đoàn khác của một Giáo Hội duy nhất và công giáo. Đúng hơn, Giáo Hội địa phương  tìm kiếm sự hiệp  thông với tất cả các cộng đoàn khác. Với các cộng đoàn này, Giáo Hội địa phương tuyên xưng cùng một niềm tin, chia sẻ một Thánh Linh duy nhất  và  cũng một  đời  sống bí  tích. Một cách đặc biệt, Giáo Hội địa phương tự hào về sự hiệp thông và hiệp nhất hiếu thảo với Tòa Phêrô, người đứng đầu Giáo Hội phổ quát trong tình thương yêu” (LHĐGMAC I, 11).

“Giáo Hội địa phương là một Giáo Hội nhập thể trong một dân tộc, một Giáo Hội bản xứ và hội nhập trong một nền văn hóa. Cụ thể, điều này có nghĩa là một Giáo Hội trong cuộc đối thoại liên tục, khiêm tốn và đầy tình yêu thương với các truyền thống sống động, các nền văn hóa, các tôn giáo –tóm lại, với tất cả các thực tại của dân tộc, trong đó Giáo Hội đã cắm rễ sâu và vui mừng nhận lấy lịch sử và cuộc sống của dân tộc ấy làm của mình. Giáo Hội cố gắng chia sẻ những gì thực sự thuộc về dân tôc này: các mục đích 

62   HIỆP THÔNG

và các giá trị, các khát vọng, các tư tưởng và ngôn ngữ, các bài ca và nghệ thuật của dân tộc này. Giáo Hội cũng đảm nhiệm cả những yếu đuối và sa ngã của họ để họ cũng có thể được cứu độ. Bởi Con Thiên Chúa đã đảm nhiệm toàn bộ thân phận làm người sa ngã của chúng ta (chỉ trừ tội lỗi), nên Người đã có thể biến con người thực sự là của Người và cứu độ con người trong mầu nhiệm Vượt qua của Người” (LHĐGMAC I, 12).

Hội đàm Á châu về các Thừa tác vụ trong Giáo Hội

Ba năm sau, tức vào năm 1977, trong một cuộc Hội đàm Á châu về các Thừa tác vụ  trong Giáo Hội (HATG/ACMC) được tổ chức tại Hồng Kông, chủ đề Giáo Hội địa phương tiếp tục được đẩy mạnh: “...hiện tượng mới và có tính quyết định đối với Kitô giáo tại châu Á sẽ là sự hình thành của các cộng đoàn Kitô giáo đích thực tại châu Á –Á châu trong cách suy nghĩ, cầu nguyện, sống, thông truyền cảm nghiệm của chính mình về Đức Kitô cho người khác. Kết quả sẽ lớn lao không chỉ đối với các thừa tác vụ mà các Giáo Hội châu Á sẽ phải chu toàn mà cả đối với tất cả các khía cạnh khác của đời sống của mình. Chúng ta phải thận trọng đối với việc nhìn sứ vụ tương lai của chúng ta theo các phạm trù thuộc về quá khứ, khi phương Tây định hình lịch sử của Giáo Hội. Nếu các Giáo Hội Á châu không khám phá ra căn tính riêng của mình, các Giáo Hội ấy sẽ chẳng còn tương lai” (HATG/ACMC 14). 

“Mỗi  Giáo  Hội  địa  phương  được  xác  định  bởi  bối  cảnh nhân văn và sống trong một quan hệ biện chứng với xã hội con người trong đó mình được đưa vào như men của Tin Mừng... Mỗi Giáo Hội địa phương, để có thể tồn tại và phát triển,  cần phải  có đầy đủ  trách nhiệm và  sự  tự quản hợp 

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  63

pháp cần thiết cho sự tăng trưởng tự nhiên và hài hòa của mình” (HATG/ACMC 25).

“Các Giáo Hội Á  châu,  do  đó,  phải  trở  thành  thực  sự Á châu  trong mọi  sự. Nguyên  tắc về  sự bản địa hóa và hội nhập trong một nền văn hóa là cội rễ thực sự của việc trở về nhà của mình. Thừa tác vụ của các Giáo Hội Á châu, để trở thành đích thực, phải có liên quan đến các xã hội Á châu. Điều này đòi hỏi về phía các Giáo Hội phải có sự độc đáo, sáng tạo và khả năng sáng tạo, sự tự tin và lòng dũng cảm” (HATG/ACMC 26).

“Bởi vì sứ vụ của Đức Kitô có tính phổ quát, nên tất cả các Giáo Hội địa phương đều được kêu gọi để sống  trong sự hiệp thông với nhau. Sợi dây của sự hiệp nhất, được diễn tả một cách rõ rệt trong tính hiệp đoàn của các giám mục, với giám mục Roma đứng đầu, ám chỉ rằng việc mỗi Giáo Hội tìm kiếm các thừa tác vụ thích hợp với các nhu cầu của mình có  lệ  thuộc vào  sự kiểm  tra và xét nghiệm bởi  các Giáo Hội khác. Bảo đảm của tính tông truyền và công giáo đích thực của mỗi Giáo Hội địa phương nằm ở mối quan hệ của sự hiệp nhất này” (HATG/ACMC 27). 

LHĐGMAC II

Hội nghị Khoáng đại lần II của LHĐGMAC (Calcutta, Ấn Độ, 1978), được tổ chức xung quanh chủ đề “Cầu nguyện – cuộc sống của Giáo Hội tại châu Á”. Các Giám mục đại diện cho biết là một động cơ quan trọng đối với Hội nghị là “đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về các Giáo Hội địa phương” (LHĐGMAC  II,  1),  và  các ngài  tuyên bố  “các nhiệm vụ mà việc thực thi sứ vụ của Giáo Hội tại châu Á đòi hỏi là: cam kết xây dựng các cộng đoàn châu Á trong đời sống Tin 

64   HIỆP THÔNG

Mừng, hội nhập lòng tin và cuộc sống Kitô giáo trong các nền văn hóa, nỗ lực vì sự phát triển toàn diện của con người và sự giải phóng thực sự của các dân tộc trong công bằng và tình thương, đối thoại liên tôn giáo và đổi mới việc đào tạo thừa sai” (LHĐGMAC II, 3).

Đại hội Quốc tế về Sứ vụ

Đại hội Quốc tế về Sứ vụ (ĐQS) được tổ chức tại Manila năm 1979 (người châu Á chiếm phần nổi trội), một lần nữa, đã khẳng định một cách mạnh mẽ về vị trí  trung tâm của Giáo Hội địa phương đối với một “thời đại mới của sứ vụ” tại châu Á.

“Tính cách mới mẻ của ‘thời đại mới của sứ vụ’ này là gì? Trước hết,  ‘sứ vụ’,  trong  thực  tiễn, không còn, và không thể tiếp tục được hiểu như là một chuyển động một chiều từ ‘các Giáo Hội kỳ cựu’ tới ‘các Giáo Hội trẻ hơn’, từ các Giáo Hội của thế giới Kitô giáo lâu đời  tới các Giáo Hội tại các nước thuộc địa. Ngày nay, –như Công đồng Vatican II đã khẳng định một cách rõ ràng và mạnh mẽ– mọi Giáo Hội địa phương đều mang –và không thể không mang– tính thừa sai. Mọi Giáo Hội địa phương đều được Đức Kitô và Cha ‘sai đi’ đem Tin Mừng cho thế giới xung quanh mình, và cho  toàn  thể  thế giới. Đây  là một nhiệm vụ hàng đầu đối với từng Giáo Hội địa phương. Từ nay, chúng ta đang vượt ra khỏi kiểu nói và ý tưởng về ‘Giáo Hội thừa sai’ và ‘Giáo Hội tiếp nhận’, bởi vì, với tính cách là những cộng đoàn sống động của một Giáo Hội duy nhất của Chúa Giêsu Kitô, mọi Giáo Hội địa phương đều phải là một Giáo Hội thừa sai, và mọi Giáo Hội địa phương (vốn chưa phải là sự thể hiện trọn vẹn của Giáo Hội trên đời này) cũng còn phải là một Giáo Hội tiếp nhận. Mọi Giáo Hội địa phương đều 

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  65

có trách nhiệm đối với sứ vụ của mình và đồng trách nhiệm đối với sứ vụ của mọi Giáo Hội anh em. Mọi Giáo Hội địa phương, tùy theo khả năng của mình, phải chia sẻ ân sủng của mình vì nhu cầu của các Giáo Hội khác, vì sứ vụ đối với nhân loại, vì sự sống của thế giới” (ĐQS 14).

“Tính mới mẻ của ‘thời đại mới của sứ vụ’ này còn là gì nữa? Chúng  ta  tin  rằng Thần Khí  của Chúa kêu gọi mỗi dân nước và mỗi nền văn hóa có câu trả lời mới mẻ và sáng tạo trước Tin Mừng. Mọi Giáo Hội địa phương có ơn gọi riêng của mình  trong một  lịch sự cứu độ duy nhất,  trong một Giáo Hội duy nhất của Đức Kitô. Trong mọi Giáo Hội địa phương, lịch sử mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa, mục đích và giá trị, các truyền thống của mỗi dân tộc, đều được tiếp nhận, không phải để bị giảm thiểu hay bị phá hủy, mà để được tôn vinh và đổi mới, thanh luyện nếu cần và trở thành viên mãn (như Công đồng Vatican II khẳng định) trong sự sống của Thánh Thần” (ĐQS 15).

Các bản tường trình của hai cuộc thảo luận (V và VII) của Đại  hội Manila  nói một  cách  hùng  hồn  về Giáo Hội  địa phương. Các tham dự viên của cuộc thảo luận VII ghi nhận: “Chúng tôi nhận ra rằng Giáo Hội địa phương là trung tâm và là nguồn của việc loan báo Tin Mừng” (1). “Cũng như thuộc trách nhiệm của mỗi người Kitô hữu là làm cho Giáo Hội địa phương lớn lên và phát triển, cũng vậy người Kitô hữu phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với các Giáo Hội tại các nơi khác trên thế giới” (9). Điều này có nghĩa là: “Mỗi Giáo Hội địa phương đều đồng trách nhiệm với các Giáo Hội anh em ở khắp nơi, Roma là nền  tảng và  trung tâm, đối với việc xây dựng Nước Chúa khắp thế giới” (9).

Văn kiện này của cuộc Thảo luận VII cón khẳng định rằng 

66   HIỆP THÔNG

“các thừa sai từ các Giáo Hội anh em không chỉ là những dấu sống động về tính cách phổ quát và đồng trách nhiệm của Giáo Hội, mà do hậu cảnh văn hóa và Kitô giáo khác nhau của các thừa sai, các ngài làm cho Giáo Hội địa phương thêm phong phú và thúc đẩy Giáo Hội này hoạt động một cách có hiệu quả. Giáo Hội địa phương sẽ chào mừng, đón nhận  và  giúp  các  ngài  hòa mình  vào  trong  đời  sống  của Giáo Hội địa phương” (10).

LHĐGMAC III

Hội nghị Khoáng đại lần thứ ba của LHĐGMAC được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), năm 1982, có chủ đề chính là “Giáo Hội – Một Cộng đoàn đức tin tại châu Á”. Một lần nữa, chúng ta có  thêm những từ mang tính cách soi sáng về Giáo Hội địa phương. Khẳng định kết thúc LHĐGMAC III ghi nhận: “Chúng ta đã thấy Giáo Hội địa phương phải là một cộng đoàn của sự hiệp thông được ban cho và cắm rễ trong sự sống của Ba Ngôi như thế nào, một cộng đoàn của cầu nguyện và chiêm niệm, của việc cử hành và sống đời sống bí tích với trọng tâm là Thánh Thể. Giáo Hội ấy phải được định rõ bởi đời sống của tình môn đệ trong lòng tin vào Tin Mừng, theo mô hình của Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu,  ‘một  cộng  đoàn  vì  người  khác’. Chúng ta đã hiểu rằng việc tham gia đích thực và tinh thần đồng trách nhiệm phải là những yếu tố thiết yếu của cuộc sống, và sự suy tư thần học, sự nhận thức chín chắn là những bộ phận cấu thành của cuộc sống của mình. Đây là một cộng đoàn cố gắng ở trong sự hiệp nhất chân thành với các chủ chăn của mình, bên trong những quan hệ của sự hiệp thông địa  phương  và  phổ  quát  trong  một  Giáo  Hội  duy  nhất” (LHĐGMAC III, 15).

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  67

Các luận đề về Giáo Hội địa phương

Tính  cách  trung  tâm  của  Giáo  Hội  địa  phương  trong  tư tưởng thần học mục vụ tại vùng Á châu đã được làm nổi bật qua việc Liên Hội đồng Giám mục Á châu cam kết đào sâu vấn đề này. LHĐGMAC đã cổ vũ sự suy tư thần học bản địa Á châu ngay từ những năm đầu; việc chính thức thành lập Ủy ban Tư vấn Thần học (TVTH/TAC) của LHĐGMAC đã diễn ra vào thập niên 1980. Một giai đoạn năm năm khẩn trương nghiên cứu và bàn hỏi đã dẫn đến một văn kiện súc tích có tựa đề “Các luận đề về Giáo Hội địa phương: Một Suy  tư Thần  học  trong Bối  cảnh Á  châu”  (STBA/TLC). Đây là một trong những văn kiện dài nhất do Ủy ban công bố (trên 50 trang sách in); văn kiện đã được phát hành vào tháng giêng năm 1991. Theo quan niệm của tác giả này, trên thế giới, đây có thể là văn kiện súc tích và tốt nhất cho tới thời điểm này về Giáo Hội địa phương.

Văn kiện của Ủy ban Tư vấn Thần học thuộc LHĐGMAC về Giáo Hội  địa  phương  gồm nhiều  phần.  Sau  phần  dẫn nhập được đặt trong bối cảnh và định nghĩa từ ngữ, mười lăm luận để được giới thiệu trong hai phần có chủ đề khác nhau: “Các cơ sở Thánh Kinh” (các  luận đề 1–4) và “Sự ra đời, cuộc sống và Sứ vụ của Giáo Hội địa phương” (các luận đề 5–15). Kế đó là phần kết luận; cuối cùng là các hệ quả mục vụ và hành động”. Sau đây là một số trích dẫn nổi bật nhằm giúp độc giả nắm bắt được tinh thần của văn kiện sáng suốt này, kết quả của suy tư thần học Á châu về Giáo Hội địa phương.

“Như chúng tôi đã ghi nhận, Hội nghị Khoáng đại lần thứ nhất của LHĐGMAC đã nói đến việc xây dựng Giáo Hội địa phương như tiêu điểm hiện nay của sứ vụ của Giáo Hội 

68   HIỆP THÔNG

tại châu Á. Nhận định này ngày nay (1991) vẫn còn giá trị...Các Giáo Hội địa phương ngày càng phải xem mình như những tác nhân có trách nhiệm đối với việc của Giáo Hội tự thể hiện mình” (STBA/TLC: C, 3–4). 

“Chúng ta thấy thế giới thuộc Thiên niên kỷ thứ ba đang tới gần ...Tin Mừng có hiện diện hay không trong thời đại mới này với những khúc quanh không thấy trước được của nó và tính cách đa dạng phong phú của nó sẽ tùy thuộc phần lớn ở chỗ các Giáo Hội địa phương có làm tròn ơn gọi của mình hay không trong khoảnh khắc lịch sử đang đến với các Giáo Hội. Chúng ta hiểu được chút gì đó về ý nghĩa của Giáo Hội địa phương và sự hội nhập vào văn hóa trong bối cảnh này; những ai không hiểu được điều này không thể đáp lại các dấu chỉ của thời đại chúng ta, và tiếng tim đập của các dân tộc chúng ta” ((STBA/TLC: C, 5).

“Chắc chắn chúng ta phải cảm tạ về điều ngày nay chúng ta cảm nghiệm được ‘sự thúc đẩy của Thánh Thần’ trong các Giáo Hội của chúng ta. Bởi vì đây là khoảnh khắc ưu đãi đối với sự suy tư và nhận thức về thần học địa phương, đối với việc thu thập và phân phối năng lực, đối với việc xây dựng những Giáo Hội địa phương đích thực trên phần đất này của thế giới... Chúng ta chỉ có thể cầu nguyện để có thể nghe được và nghe theo Chúa Thánh Thần, có thể để quyền năng sáng tạo của Người hướng dẫn và để có thể dấn thân với lòng can đảm vốn là những ân sủng của Thánh Thần” (STBA/TLC: C, 6–7).

LHĐGMAC V

Đa số các văn kiện lớn của LHĐGMAC đều trực tiếp nói đến vai trò của Giáo Hội địa phương trong sứ vụ và trong 

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  69

việc rao giảng Tin Mừng. Hội nghị khoáng đại lần thứ năm của LHĐGMAC được tổ chức tại Bandung, Inđônêsia, vào tháng 7/1990, với chủ đề “Đồng hành tới Thiên niên kỷ thứ Ba”. Khẳng định của Hội nghị xác nhận rắng chính Giáo Hội địa phương là “chủ thể hành động của sứ vụ” khiến chủ đề thêm rõ ràng và có tính tập trung hơn nữa.

“Sự đổi mới của ý thức về sứ vụ có nghĩa...là chủ thể hành động của sứ vụ là Giáo Hội địa phương đang sống và hành động trong sự hiệp thông với Giáo Hội phổ quát. Chính các Giáo Hội và cộng đoàn địa phương mới có thể nhận ra và thực hiện (trong đối thoại với từng người và với các người khác có thiện chí) con đường Tin Mừng được loan báo một cách tốt nhất, Giáo Hội được xây dựng, các giá trị của Nước Trời được thể hiện trong không gian và thời gian riêng của mình. Trong thực tế, chính bởi việc đáp lại và phục vụ các nhu cầu của các dân nước tại châu Á mà các cộng đoàn Kitô hữu khác nhau thực sự trở thành các Giáo Hội địa phương” (LHĐGMAC V, 3.3.1).

“Giáo Hội địa phương này, vốn là chủ thể hành động của sứ vụ, là dân của Chúa tại một nơi nhất định, toàn bộ cộng đoàn Kitô hữu –giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ. Đó là toàn thể giáo phận, giáo xứ, Cộng đoàn Giáo Hội căn bản và các nhóm khác. Thời của họ đã tới đối với châu Á” (LHĐGMAC V, 3.3.2).

LHĐGMAC VI

Hội nghị Khoáng đại lần thứ Sáu của LHĐGMAC được tổ chức tại Manila, Philippines, năm 1995, phối hợp với cuộc tông du của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhân Ngày Giới Trẻ Thế giới,  tổng hợp các chủ đề  then chốt của 25 

70   HIỆP THÔNG

năm lịch sử của LHĐGMAC. Bản  tuyên bố kết  thúc Hội nghị có tựa đề “Làm môn đệ Đức Kitô tại châu Á ngày nay: Phục vụ sự sống” viết: “Điểm chính yếu của các hoạt động trong những năm gần đây là thúc đẩy các Giáo Hội tại châu Á đi tới ‘một cách thức mới là Giáo Hội’, một Giáo Hội dấn thân để trở thành ‘một cộng đoàn các cộng đoàn’ và một dấu chỉ có thể tin được về sự cứu độ và giải thoát” (LHĐGMAC VI, 3). Chính Thần Khí Đức Giêsu đã tạo nên Giáo Hội như một cộng đoàn các môn đệ” (LHĐGMAC VI, 14).

Việc trở thành một Giáo Hội địa phương đích thực tại châu Á  kéo  theo  nhiều  thách  thức.  Người  Công  giáo  Á  châu nhìn nhận: “Chúng ta có thể do dự bởi vì chúng ta là một nhóm thiểu số. Quả thực, chúng ta là một đàn chiên nhỏ tại châu Á...Nhưng chính từ vị trí yếu kém này mà ân sủng về sự sống Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh, quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa lại có ý nghĩa nhất” (LHĐGMAC VI, 14.3). Đa số các Giáo Hội địa phương tại châu Á liên tục khám phá và sống căn tính là những thiểu số bên trong các xã hội quốc gia của họ.

Các chủ đề của LHĐGMAC tại Thượng Hội đồng Á châu

Một văn kiện ngắn giới thiệu những nhận thức hấp dẫn về các chủ đề then chốt của LHĐGMAC liên quan đến Giáo Hội địa phương và được lấy lại trong Hội nghị Đặc biệt về Á  châu  của Thượng Hội  đồng Giám mục  (“Thượng Hội đồng Á châu”), được  tổ chức  tại Roma từ 19/4 đến 14.5. 1998. Đức Hồng y Stephen Kim Sou–hwan của Hàn quốc, trong phần chào mừng Đức Thánh Cha và các vị tham dự Thượng Hội đồng trong bài diễn văn khai mạc của ngài vào ngày 20/4, đã mô tả các thực tại của châu Á “là được cấu tạo 

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  71

không chỉ bởi các dân tộc khác nhau mà bởi nhiều thế giới, có thể nói được như vậy”.

Hồng y Kim nêu lên các nỗ lực và thực hiện của LHĐGMAC “trong 27 năm qua”; trong việc xây dựng một Giáo Hội địa phương thực sự tại châu Á “những nỗ lực liên tục và hoàn toàn nghiêm túc đã được thực hiện để lắng nghe, học hỏi, suy tư và hành động trên các thực tại châu Á ngày nay vốn đã được sống trong lòng tin và cầu nguyện. Và, chúng tôi đã cảm thấy được mời gọi luôn đổi mới sự hiểu biết về Giáo Hội và sứ vụ của Giáo Hội, không chỉ từ những tư tưởng trừu  tượng, mà đối diện với  các  tình huống mục vụ nhất định và những đòi hỏi của chúng” (OR–EE: 29.4.1998: 5).

Đức giám mục Josef Suwatan, MSC của Inđônêsia khẳng định rằng “các dân tộc châu Á cần những chứng từ về việc ‘là  Giáo  Hội’”.  Ngài  nhấn  mạnh:  “LHĐGMAC  V  năm 1990 tại Bandung đã nói như thế nào về ‘một cách thức mới là Giáo Hội’ tại châu Á, Giáo Hội như ‘sự hiệp thông của những cộng đoàn’”.

Ngài lặp lại rằng: “Nên nhớ rõ, LHĐGMAC V nói tới việc ‘là’ Giáo Hội!” (OR–EE: 29.4.1998: 15). Tổng Giám mục Petrus Turang của Inđênêsia cũng gợi lại cũng chủ đề này và  nhấn mạnh  vào  sự  tăng  trưởng  của  các Giáo Hội  địa phương:  “Các Giáo Hội  tại  châu Á  cần  áp  dụng  tốt  hơn nữa cái nhìn về một cách thức mới là Giáo Hội” (OR–EE: 20.5.1998: 8). Cách tiếp cận mới này cũng sẽ thể hiện, theo Giáo mục John Cummins, “sự hiệp thông được chờ đợi giữa các Giáo Hội địa phương”; điều này có nghĩa là chấp nhận LHĐGMAC như một phương thế để  thực hiện điều này” (OR–EE, 20.5.1998: 13).

72   HIỆP THÔNG

Chiều kích truyền giáo của các Giáo Hội địa phương tại châu Á được đề cao một cách mạnh mẽ tại Thượng Hội đồng. Cha Edword Malone, Trợ tá Tổng thư ký của LHĐGMAC, nhấn mạnh tới nhiều điểm hóc búa: “Các Kitô hữu Á châu và các Giáo Hội địa phương có một ý thức sâu sắc về lòng biết ơn đối với đức tin đã được ban cho...Với sự canh tân của Giáo Hội học, các sáng kiến phong phú và đa dạng  trong việc thi hành sứ vụ chắc chắn sẽ xuất hiện từ mỗi Giáo Hội địa phương...”. Cụ thể, những hành động đặc biệt để giúp cổ vũ “sự xuất hiện của các Giáo Hội thừa sai địa phương”; như vậy, sự quan tâm mục vụ không được đánh lạc hướng nỗ lực thừa sai của Giáo Hội địa phương” và “việc thành lập hiện nay các hội thừa sai gốc châu Á cần phải được củng cố ở mỗi Giáo Hội địa phương” (OR–EE: 13.5.1998: 14).

Nhiều bài tham luận tại Thượng Hội đồng đã xoáy vào các thách đố đối với “cách thức mới là Giáo Hội” do LHĐGMAC gợi lên. Giám mục Pakiam của Malaysia nhấn mạnh vào bản chất của sự cam kết là “những nhân chứng của Tin Mừng với tính cách một cộng đoàn của Giáo Hội địa phương tại một xứ sở đa chủng tộc, đa văn hóa, đa ngôn ngữ”; nên nhớ là sự mô tả này phản ánh thực tế của đa số nước tại châu Á. Giám mục Pakiam gợi lại các hướng dẫn của LHĐGMAC để các Giáo Hội địa phương trở thành “một sự hiệp thông của những cộng đoàn, một Giáo Hội  tham gia, một Giáo Hội đối thoại và ngôn sứ” (OR–EE: 17.6.1998: 8).

Tại phiên họp cuối cùng của Thượng Hội đồng vào ngày 13/5,  Hồng  y  Darmaatmadja  của  Inđônêsia  còn  nói  đến nhiệm vụ “là Giáo Hội tại châu Á”. Đối với ngài, mọi Giáo Hội địa phương phải  chiến đấu để  là  “một Giáo Hội với một ‘dung mạo’ [và với một] “vẻ mặt” Á châu; các Giáo 

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  73

Hội này phải tránh cái vẻ “xa lạ đối với các truyền thống và văn hóa Á châu” (OR–EE: 17/6, 1998:10–11). Tắt một lời, các Giáo Hội phải được biết đến như là những Giáo Hội địa phương thực sự.

Các chủ đề của LHĐGMAC trong Ecclesia in Asia

Tông huấn Ecclesia in Asia do Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố tại Tân Delhi, Ấn Độ, ngày 6.11.1999 đã gợi lại Giáo Hội học của các Nghị phụ  thuộc vùng LHĐGMAC trong Thượng Hội đồng về Á châu. Mặc dù văn kiện triển khai “Giáo Hội học về Hiệp thông” một cách rộng rãi, Tông huấn của Đức giáo hoàng cũng đã đưa ra những nhận thức quan trọng về Giáo Hội địa phương tại châu Á.

Ecclesia in Asia ghi nhận rằng “Các nghị phụ trong Thượng Hội đồng ý thức rõ về nhu cầu cấp bách của các Giáo Hội địa phương tại châu Á là được giới thiệu mầu nhiệm Đức Kitô theo các nền văn hóa và cách suy nghĩ của mình” (20h). Điều cần thiết là “mỗi Giáo Hội địa phương phải trở thành điều các Nghị phụ gọi là ‘một Giáo Hội tham gia’, nghĩa là một Giáo Hội ở đó, tất cả đều sống ơn gọi riêng của mình và chu toàn vai trò riêng của mình” (25b) ...Tông huấn ca ngợi tên gọi ‘Liên Hội đồng Giám mục Á châu’, vì nó “giúp củng cố sự hiệp nhất giữa các Giáo Hội địa phương” và “đã tạo nơi gặp gỡ cho sự hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề mục vụ” (26b).

Trong Ecclesia in Asia, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II định rõ các trách nhiệm lớn của các Giáo Hội địa phương tại châu Á: “ở đâu có thể các Giáo Hội địa phương tại châu Á phải cổ vũ các hoạt động về nhân quyền vì lợi ích của phụ nữ” (34g); “các Giáo Hội địa phương, về phần mình, 

74   HIỆP THÔNG

cần củng cố ý thức về lý tưởng của đời sống tu trì và dâng hiến, và cổ vũ cho các ơn gọi này” (44c); sứ vụ là nhiệm vụ của mỗi Giáo Hội địa phương, và Đức giáo hoàng nhắn nhủ “việc thiết lập bên trong Giáo Hội địa phương tại châu Á, nơi nào chưa có, các hội thừa sai của đời sống tông đồ, với nét đặc trưng là dấn thân đặc biệt cho sứ vụ ad gentes (Tới với muôn dân) và ad vitam (tới với sự sống) (44d).

Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II viết tiếp: “Các Giáo Hội địa phương tại châu Á, trong sự hiệp thông với người Kế vị Thánh Phêrô, cần cổ vũ sự hiệp thông lớn hơn nữa của trí óc và con tim qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các Giáo Hội này” (24d); trong khi sự thống nhất trong Giáo Hội là thiết yếu, cũng phải tôn trọng “tính cách đa dạng hợp pháp của Giáo Hội địa phương và sự khác biệt của các nền văn hóa và dân tộc các Giáo Hội tiếp xúc” (25a).

LHĐGMAC VII

Hội nghị Khoáng đại lần thứ VII của LHĐGMAC, cuộc tập hợp Giáo Hội lớn của năm Thánh 2000, được tổ chức tại Samphran, Thái Lan, từ 3 đến 12.1.2000. Hội nghị quy tụ 193 tham dự viên (hồng y, giám mục, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân) đã đề cập đến chủ đề: “Một Giáo Hội được đổi mới tại châu Á: Một sứ vụ của tình yêu thương và phục vụ”. Một lần nữa, nền thần học về Giáo Hội địa phương được nêu bật trong bản tuyên bố kết thúc Hội nghị.

Các tham dự viên khẳng định: “từ chiều sâu của các niềm hy vọng và lo âu của châu Á, chúng tôi nghe lời kêu gọi của Thánh Linh gửi các Giáo Hội địa phương tại châu Á. Đây là một lời kêu gọi đổi mới và thực hiện một sứ vụ của tình thương yêu và phục vụ. Đây là lời kêu gọi các Giáo Hội địa 

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  75

phương trung thành với các giá trị văn hóa, tinh thần và xã hội và qua đó trở thành những Giáo Hội địa phương thực sự hội nhập vào văn hóa” (LHĐGMAC VII: Dẫn nhập).

Hội nghị đã phản ánh: “Lịch sử 30 năm của LHĐGMAC đã là một loạt những chuyển động có phối hợp hướng tới một Giáo Hội được đổi mới”. Một trong tám phong trào được ghi nhận, được xem là một sáng kiến mấu chốt, là “phong trào tiến tới một ‘Giáo Hội địa phương thực sự’, tiến tới một Giáo Hội  ‘nhập  thể  trong một dân  tộc, một Gíáo hội bản xứ và hội nhập trong một nền văn hóa’”. Tuyên bố của Hội nghị khẳng định một cách đầy xác tín: “Đây là cái nhìn về một Giáo Hội được đổi mới mà LHĐGMAC đã triển khai suốt ba mươi năm qua. Cái nhìn này ngày nay vẫn còn giá trị” (LHĐGMAC VII: I–A).

Bản tóm tắt chủ đề

Bản  trình bày này đã  tóm tắt một cách ngắn gọn sự phát triển tư tưởng về Giáo Hội địa phương tại châu Á trên ba thập niên qua. Nhà thần học Á châu nổi tiếng, Catalino G. Arévalo, dòng Tên, đã phản ánh sự lớn mạnh của các Giáo Hội  địa  phương  tại  châu Á  trong  tác  phẩm Jahrbuch fur Kontextuelle Theologien 1995 [Niên giám các nền thần học trong văn mạch]. Cái nhìn của tác giả trong tác phẩm này đáng được trích dẫn một cách rộng rãi.

Tác giả ghi nhận là từ cuộc đổi mới của Công đồng Vatican II, “Giáo Hội trong vùng của LHĐGMAC đã ngày càng nỗ lực ‘trở thành Giáo Hội’...Đây là một thời kỳ sôi động để đánh thức lòng trí người Kitô hữu Á châu với nỗ lực thực sự vì sự ‘thể hiện mình của Giáo Hội’” (31). Arévalo khẳng định: “Đối với tôi, đằng sau ước muốn xây dựng những nền 

76   HIỆP THÔNG

thần học địa phương [các nền Giáo Hội học]  là ‘giấc mơ về tính cách công giáo’. Tính công giáo của Giáo Hội đã là một đam mê, một cách nào đó, trong tâm trí tôi ngay từ những tiếp xúc đầu tiên của tôi với Giáo Hội học...Đây là một hậu quả của mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Vượt Qua, đây là ý nghĩa của Hiện Xuống, do đó (hiểu một cách đúng đắn) việc thể hiện tính công giáo là ý nghĩa của Sứ vụ của Giáo Hội” (32).

Arévalo viết tiếp: “Điều đó có nghĩa là mọi dân, mọi nơi tại châu Á, đều có ơn gọi thể hiện tính công giáo của Giáo Hội. Đức Kitô ‘chưa viên mãn’ cho tới khi  toàn thể nhân loại, mỗi thành phần của nhân loại, đã đóng góp phần của mình cho ‘Đức Kitô của mọi dân nước’. Mỗi dân tộc có những ân sủng và sự phong phú của mình, và Cha có một chỗ cho tất cả các ân sủng này, trong Nước Trời, trong Thân Mình 

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  77

của Con Ngài. Bình đẳng và  tham gia  là  lời  kêu gọi  đối với mỗi dân tộc trong gia đình nhân loại. Bao lâu mỗi dân tộc chưa có sự đóng góp vào việc xây dựng sự thống nhất trong đa dạng của Giáo Hội mà mỗi dân tộc có quyền và có bổn phận phải làm, việc thực hiện sứ vụ của Giáo Hội chưa được hoàn tất” (32–33).

“Tôi ngày càng xác tín rằng mỗi nơi, mỗi vùng tại châu Á đều có phần đóng góp riêng của mình vào bức tranh tạo nên tính công giáo của Giáo Hội, vốn trong đầu óc của tôi, là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của lòng tin chúng ta. Mỗi dân tộc đều có quyền tìm cho mình một chỗ trong Giáo Hội. Mỗi Giáo Hội địa phương chỉ có thể đóng góp xây dựng giấc mơ về tính công giáo này khi có vị trí bình đẳng và tham gia, bởi vì mỗi dân tộc trong con mắt của Cha đểu bình đẳng với tất cả các dân tộc khác và có quyền được yêu  thương vì chính họ và vì những ân  sủng và  sự đóng góp riêng họ có thể có” (33).

“Tính công giáo bao hàm điều này là tất cả chúng ta đều cần  tới nhau. Đó  là cái ý nghĩa cơ bản của Giáo Hội địa phương đối với tôi. Một Giáo Hội địa phương không bao giờ là một phương tiện tự thân, mà trong sự bình đẳng và tham gia, mỗi Giáo Hội địa phương đều giúp đẩy mạnh sự hiệp thông công giáo như mục tiêu cuối cùng của việc ‘là Giáo Hội’” (34).

“Giáo Hội công giáo là một sự hiệp thông của các Giáo Hội địa phương. Mỗi Giáo Hội địa phương là một Giáo Hội vào một thời và ở một nơi nhất định, nhưng cũng ở trong sự hiệp thông, cả về lịch đại lẫn đồng đại, với Giáo Hội ở mọi thời và trên khắp thế giới. Nếu mỗi Giáo Hội địa phương không chia sẻ trong sự hiệp thông koinonia điều là Giáo Hội phổ 

78   HIỆP THÔNG

quát, trong sự bình đẳng đích thực, trong sự tham gia đích thực, trong sự trao đổi các ân sủng và chúc lành, thì giấc mơ về tính công giáo chưa được thể hiện. Phần trách nhiệm thâm sâu nhất của chúng ta, đặc biệt với tư cách người Công giáo, là giúp hoàn tất điều đó” (34).

Một người phỏng vấn nêu vấn đề này với Arévalo: “Linh mục tập trung vào Giáo Hội địa phương tại châu Á như một tác nhân thực hiện sứ vụ...,  linh mục có  thấy  là các Giáo Hội địa phương đang sống cái lý tưởng là mỗi Giáo Hội địa phương được kêu gọi  là một Giáo Hội  truyền giáo, được kêu gọi là một ‘Giáo Hội thừa sai’?” (35).

Arévalo đã trả lời: “Về Giáo Hội địa phương, điều tôi nghĩ là cần phải được nói đi nói lại: cái ý nghĩa cụ thể, đang tác động của việc hội nhập vào một nền văn hòa là tiến trình của việc để Giáo Hội địa phương là Giáo Hội địa phương, đảm nhiệm trách nhiệm, bên trong sự hiệp thông của tất cả các Giáo Hội trong catholica, để ‘thể hiện chính mình’ trong chính cuộc sống và sứ vụ của Giáo Hội này...Bao lâu các Giáo Hội địa phương chưa xem việc thể hiện chính mình là bổn phận và trách nhiệ của mình để cố gắng thực hiện, các Giáo Hội này chưa ‘trở thành Giáo Hội’ theo nghĩa đích thực nhất và đầy đủ nhất. Nhưng ở đây, tại châu Á, chúng ta còn lâu mới đạt tới đó!” (35).

“Trung tâm thực hiện sứ vụ của Giáo Hội ngày nay là Giáo Hội  địa  phương:  cần phải  nhận  ra  đâu  là  trách nhiệm cụ thể của sứ vụ riêng của Giáo Hội địa phương vào thời gian và địa điểm riêng của Giáo Hội này. Chúng ta sẽ thực hiện mọi nỗ lực cho một việc rao giảng Tin Mừng được đổi mới, nhưng là một sự rao giảng Tin Mừng vốn thực sự được hội nhập vào một nền văn hóa và có tính cách toàn diện (trong 

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  79

mọi  chiều kích  của đời  thường  của  chúng  ta). Đa  số  các cộng đoàn địa phương của chúng ta còn xa mới hoàn thành các mục tiêu này” (35).

Arévalo  tiếp  tục  với  một  giọng  điệu  lạc  quan:  “Cuộc hành  trình  hai  mươi  năm  qua  của  các  Giám  mục  trong LHĐGMAC đã là những năm tháng tăng trưởng mạnh mẽ đối với các Giáo Hội địa phương của chúng ta, một cách đầy triển vọng, ‘trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng”. Trong những năm tới đây, những việc chúng ta thấy là cần phải làm để thực thi sứ vụ đang ở ngay trước mắt chúng ta như những thách đố chúng ta mới chỉ bắt đầu đối diện. Việc thực thi các việc làm này còn đó” (LHĐGMAC, Tham luận 57b: 20).

Kết luận

Kinh nghiệm của các Giáo Hội địa phương trên đường hành hương tại châu Á từ Vatican II là một cuộc hành trình sôi động và gây cảm hứng của lòng tin. Đây là một kinh nghiệm trong sự hình thành của Giáo Hội, sự ra đời và phát triển của các Giáo Hội địa phương. Câu nói xưa cho rằng Giáo Hội luôn in via, trên đường đi tới, trong diễn tiến –như đang chờ Chúa và vị Cứu Tinh của mình, Đức Giêsu Kitô. Đường đi không phải là một con đường phẳng phiu. Các Giáo Hội Á châu đang thực hiện cuộc hành hương trong quá trình đi trên đó –dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, Đấng tốt lành. Người Kitô hữu Á châu là những môn đệ hành hương đầy hứng khởi, một Giáo Hội địa phương được đổi mới vì một thế giới mới đang ra đời tại châu Á.

Các Giáo Hội địa phương, đầy tràn sức sống của niềm tin và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, sẽ dấn thân vào việc đọc 

80   HIỆP THÔNG

“các dấu chỉ thời đại” (GS 4) và đáp lại các thực tại xã hội, chính trị, kinh tế, tôn giáo và văn hóa cụ thể. Các Giáo Hội sẽ củng cố đời sống nột tâm (một lòng tin hội nhập trong văn hóa) và được trang bị  tốt hơn cho cuộc đối  thoại với các Kitô hữu (tinh thần Đại kết) và với các người theo các truyền thống tôn giáo khác (đối thoại liên tôn). Nói tóm lại, các Giáo Hội sẽ cảm nghiệm việc thể hiện chính mình và “tự xem mình như những tác nhân có trách nhiệm đối với việc tự thể hiện chính mình của Giáo Hội” (TLC: C–4). Các Giáo Hội sẽ được biết qua kinh nghiệm rằng mình là “chủ thể tác động của sứ vụ” (LHĐGMAC V, 3.3.1). Các Giáo Hội  sẽ  tự hào về “cách  thức mới  là Giáo Hội  của mình” (LHĐGMAC VI, 3).

Mọi Giáo Hội địa phương tại châu Á đã tiếp nhận được vô vàn ân sủng khác nhau từ Thánh Linh. Mỗi Giáo Hội cũng cùng chia sẻ một cách nhưng không bởi vì đã tiếp nhận một cách nhưng không (xem Mt 10, 8). Bằng cách này, mỗi Giáo Hội địa phương góp phần vào việc thể hiện tính công giáo của Giáo Hội. Như Arévalo viết: “Bao lâu các Giáo Hội địa phương không chia  sẻ  trong koinonia  điều  làm nên Giáo Hội phổ quát,  trong sự bình đẳng  thực sự,  trong sự  tham gia thực sự, trong sự trao đổi các ân sủng và chúc lành, giấc mơ về tính công giáo sẽ chưa được thể hiện. Chính là phần trách nhiệm thâm sâu nhất của chúng ta, đặc biệt với tư cách người Công giáo, là giúp đẩy tới chỗ hoàn tất” (Jahrbuch: 34). Do đó,  toàn  thể Giáo Hội  trở  thành, như Công đồng Vatican II ghi nhận, corpus ecclesiarum (LG: 23), tổng hợp các Giáo Hội, thân mình liên kết các Giáo Hội địa phương.

Giáo Hội công giáo là một sự hiệp thông của những Giáo Hội địa phương; Giáo Hội công giáo được xây dựng trên 

THẦN HỌC VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  81

“nguyên tắc của sự hiệp thông như Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ghi nhận trong sứ điệp gửi các tín hữu Trung Hoa  từ Manila vào  tháng 1/1995  (OR–EE: 18/1/1995:  I). Nhưng  trong  kinh  nghiệm  công  giáo,  mỗi  Giáo  Hội  địa phương càng trở nên thực sự hội nhập, bản địa hóa và địa phương hóa, Giáo Hội ấy, qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, càng trở nên phổ quát. Và, giấc mơ về những Giáo Hội địa phương đầy sức sống bên trong một tính công giáo đích  thực  tiếp  tục  lớn  lên  và.... Người  công  giáo  thường xuyên chiêm niệm về mầu nhiệm lạ lùng này là trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội là donum Dei atque officium nostri, cùng một lúc, ân sủng của Thiên Chúa và trách nhiệm của chúng ta!

Các chữ viết tắt tên các Văn kiện được nói đến trong bài:

ACMC – Hội thảo Á châu về các thừa tác vụ trong Giáo Hội (Asian Colloquium on Ministries in the Church (Hong Kong, 1977) trong: FAPA I: 67–92.

EA – Ecclesia in Asia (Giáo Hội tại châu Á, 6.11.1999)

LHĐGMAC / FABC: Liên Hội đồng Giám mục Á châu.

LHĐGMAC / FABC I: Rao giảng Tin Mừng ở châu Á thời hiện  đại  / Evangelization  in Modern Day Asia  (Đài Bắc, Đài Loan, 1974) trong: FAPA I: 11–25

LHĐGMAC / FABC II – Cầu nguyện – Đời sống của Giáo Hội  tại  châu Á  / Prayer – The  life of  the Church  in Asia (Calcutta, Ấn Độ, 1978) in: FAPA I: 27–48

LHĐGMAC / FABC III – Giáo Hội – Một cộng đồng đức tin tại châu Á (Bangkok, Thái Lan, 1982) in FAPA I: 49–65

82   HIỆP THÔNG

LHĐGMAC / FABC IV – Ơn gọi và Sự vụ của Giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới châu Á (Tokyo, Nhật bản, 1984) in: FAPA I: 177–198 

LHĐGMAC / FABC V FAPA – Cùng tiến tới Thiên niên kỷ thứ Ba (Bandung, Inđônêsia, 1990 trong FAPA I: 273–289

LHĐGMAC / FABC VI FAPA – Cộng đoàn các môn đệ Kitô giáo tại châu Á Ngày nay: Phục vụ sự sống (Manila, Philippines, 1995) trong: FAPA II: 1–12

LHĐGMAC / FABC VII FAPA – Một  Giáo  Hội  được đổi mới  tại  châu Á: Một  Sứ  vụ Yêu  thương  và  Phục  vụ (Samphran, Thái Lan, 2000) trong: FAPA III: 1–16

FAPA  –  For All the Peoples of Asia  I  (1970–1991);  II (1992–1996); III (1997–2001)

GS – Gaudium et Spes

IMC – International Mission Congress (Manila, Philippines, 1997) trong: FAPA I: 125–163

LG – Lumen Gentium

OR–EE – L’Osservatore Romano (bản tiếng Anh)

TAC – Ủy ban Tư vấn Thần học thuộc LHĐGMAC

TLC – Theses on the Local Church / Các Luận đề về Giáo Hội địa phương (FABC Papers 60: 1–58) 

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA

Giuse Nguyễn

84   HIỆP THÔNG

Kitô giáo được du nhập vào các nước châu Á khá muộn so với bề dầy lịch sử của các nước này, nói chung là từ 

thế kỷ XVI và XVII.

Điều này có nghĩa là Kitô giáo đã tới vùng Á châu sau 15 thế kỷ chào đời, và sau nhiều thế kỷ người dân tại vùng đất này đã được nhào nặn trong các nền văn hóa lâu đời và các Tôn giáo lớn, đã ra đời và phát triển trên vùng đất châu Á hàng mấy trăm năm trước cả khi Kitô giáo ra đời vào đầu công nguyên. Các thừa sai lại đến từ một châu Âu nơi Kitô giáo đã bám rễ và trở thành như một thứ nền tảng cho sự hình thành và phát triển của nền văn hóa tại đây. Âu Á cho tới thời điểm này còn là hai thế giới khác biệt nhau và hầu như hoàn toàn biệt lập nhau.

Những trăn trở của sự hội nhập

Với các thừa sai dòng Tên

Các  thừa sai  lãnh sứ vụ  truyền giáo  tại các nước châu Á xem ra đã ý  thức được ngay  từ buổi đầu về sự khác biệt này. Khi khởi sự công cuộc truyền giáo tại Trung Quốc, các thừa sai dòng Tên tại Macao đã chấp nhận đường lối “thích nghi với văn hóa của nơi các thừa sai được gửi đến” và chủ trương “không tìm cách “biến người Trung Quốc thành một thứ ngoại kiều một khi trở thành người Kitô hữu”, đã được bề trên giám đốc Trung tâm tán thành.

Ý hướng thì rõ ràng, nhưng việc áp dụng vào thực tế lại gặp nhiều khó khắn, trăn trở. Tại Việt Nam, chỉ mười năm sau khi các thừa sai dòng Tên từ Macao tới truyền giáo tại Đàng Trong, Macao đã gửi một phái đoàn sang kinh lược, mang theo chỉ thị trong đó có lệnh phải hoàn toàn bỏ các tập tục cổ truyền Việt Nam về ma chay và thờ cúng tổ tiên.

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA  85

Tuy nhiên, cha kinh lược, sau khi có những tiếp xúc tại chỗ, đã  thấy được tầm quan trọng của vấn đề có  liên quan tới tương lai truyền giáo ở Đàng Trong, nên báo cáo về Macao xin xem lại nội vụ. Trong báo cáo, có đoạn viết về nghi lễ thờ kính tổ tiên của người Đàng Trong: “Vì trong các nghi lễ thờ kính tổ tiên, có những điều là mê tín dị đoan, nhưng có những điều thuần túy có tính cách xã hội và vì có nhiều người trong chúng ta, do sợ sệt hơn là khôn ngoan, đã loại bỏ tất cả...” 1.

Chỉ thị của Bộ Truyền giáo

Công cuộc truyền giáo tại Việt Nam được trao cho các thừa sai người Pháp vào giữa thế kỷ XVII, dưới quyền hai giám mục  đại  diện  tông  tòa,  F.  Pallu  và Lambert  de  la Motte. Trước khi  các giám mục này  lên đường  tới  nhiệm sở xứ truyền giáo, ngày 10.11.1659, Bộ Truyền giáo trao cho các ngài một bản chỉ thị, trong đó có chỉ thị về nhiệm vụ đào tạo linh mục bản xứ, và chỉ thị về nhiệm vụ tôn trọng văn hóa và tập tục của địa phương, rõ ràng và khá cụ thể. Xin ghi lại đây một phần của chỉ thị này có liên quan đến vấn đề:

“Các vị đứng có tìm cách, đừng có tìm lý lẽ để thuyết phục các dân tộc thay đổi nghi thức của họ, tập tục và phong hóa của họ, trừ ra tất cả đó rõ ràng là trái ngược với tôn giáo và luân lý. Không có gì bất hợp lý bằng đem nước Pháp, nước Tây Ban Nha hay nước Italia hay một nước châu Âu nào khác vào Trung Quốc [ám chỉ các nước châu Á]. Đừng đem đến cho các dân tộc ấy xứ sở của các vị, mà chỉ đem đến đức tin, một đức tin không từ chối cũng không làm thương tổn các nghi thức, các tập tục của bất cứ một dân tộc nào, miễn là tất cả đó không có gì là xấu, mà trái lại, đức tin của chúng ta muốn người ta cứ giữ và bảo vệ các thứ đó. Có thể 

86   HIỆP THÔNG

nói là bản chất của con người là quý trọng, yêu mến và coi tập tục của xứ sở mình là hơn hết. Vậy nguyên nhân gây nên xa cách và hận thù là tìm cách thay đổi tập tục riêng của một dân tộc, nhất là các tập tục đó có từ lâu đời. Vậy việc gì sẽ xảy ra, nếu các vị xóa bỏ các tập tục đó để thay vào đó tập tục của xứ sở quý vị, đưa từ ngoài vào?

“Đừng bao giờ đem so sánh tập tục của các dân tộc đó với tập tục của các nước châu Âu. Trái lại, quý vị hãy tìm cách làm quen với các tập tục đó. Hãy chiêm ngắm và ca tụng những gì đáng ca tụng. Những gì không đáng ca ngợi, nếu không nên ca ngợi om sòm như những kẻ nịnh bợ, thì cũng khôn ngoan đừng phê phán hay đừng bao giờ kết án một cách  thiếu suy xét hoặc quá đáng. Đối với những  tập  tục không tốt, thì chỉ nên dè dặt hay im lặng, chứ đừng dùng lời nói. Khi những người đã có dịp theo đạo, thì họ sẽ dần dần bỏ các tập tục đó”2.

Một văn kiện đã trở nên khá quen thuộc và thường được trích dẫn để chứng minh cho chủ trương hội nhập vào văn hóa, ngay từ buổi đầu của công cuộc truyền giáo tại châu Á.

Nhưng trong thực tế, lịch sử của công cuộc truyền giáo tại châu Á đã ghi lại không ít những vụ, những cuộc tranh luận hầu như không dứt cho tới tận gần đây, vể thái độ phải có trước các tập tục này. Việc thờ cúng tổ tiên, nghi thức đối với người qua đời, đã là đề tài của các vụ tranh cãi nhiều khi gay gắt kéo dài và mới chỉ được giải quyết vào giữa thế kỷ XX đối với các Giáo Hội tại Trung Quốc, Nhật Bản và hơn hai mười năm sau, tại Việt Nam.

Ngày  2.10.1964, Roma  quyết  định  cho  phép  các  tín  hữu Công giáo Việt Nam áp dụng huấn dụ “Plane Compertum

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA  87

est” được ban bố ngày 8.12.1939 cho phép Giáo Hội Công giáo Trung Quốc và Nhật Bản được thờ cúng tổ tiên.

Phát biểu của Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình nhân dịp ban hành văn kiện này quả là tiêu biểu cho sự trăn trở kéo dài này:

“Nay đến giờ mà trình độ hiểu biết của con người đã cho phép,  lịch  trình  tiến  hóa  cũng  như giao  tiếp  của  thế  giới ngày nay đã giúp cho mọi người nhận định và phân biệt được bao vấn đề khúc mắc giữa các phạm vi thế trần và siêu nhiên; dị đoan và tín ngưỡng, tôn kính và thờ phượng; thì như Cựu Ước nhường chỗ cho Tân Ước, công việc tôn kính tổ tiên và các bậc thánh hiền mà tới đây Tòa Thánh còn đợi cho giáo dân Việt Nam được chuẩn bị dần dần; ngày nay với các ơn Chúa Thánh Thần, lại phù hợp với tinh thần nhập thể của Công đồng Vatican II đồng thời tin rằng giáo hữu Việt Nam đã tới mức trưởng thành, ngày 2.10.1964, ngày trọng đại, Tòa Thánh đã phê chuẩn  lời khẩn cầu của hàng giáo phẩm Việt Nam, xin cho được áp dụng ở Việt Nam, huấn dụ “Plane Compertum est” mà Thánh bộ Truyền giáo đã ban cho các Đấng Bản quyền Trung Hoa 25 năm trước đây”3.

Sau khi Roma cho phép các tín đồ Công giáo Việt Nam được áp dụng huấn dụ “Plane Compertum est” này, ban Truyền giáo Trung tâm Công giáo Huế đã đề nghị một nghi thức tôn kính tổ tiên trong gia đình Công giáo tại Huế. Trong tập tài liệu này, các tác giả đưa ra một số nghi thức cụ thể và một số giải thích như sau:

1. Để cụ thể hóa cấp bậc thờ phượng và tôn kính, có thể kê tượng ảnh Chúa lên cấp cao hơn, cấp dưới đặt bài vị và lư hương, chân đèn... như thế diễn đạt được 

88   HIỆP THÔNG

tư  tưởng:  tiền Chúa, hậu  linh:  trên  thờ Chúa, dưới thờ ông bà.

2. Đồ  thờ  phượng  theo  tinh  thần Á  đông  gồm  bộ Tam sự (một đốc lư với hai chân đèn) và bộ ngũ sự (một đốc lư, 2 chân đèn, hai con hạc). Tinh thần tín ngưỡng hay luân lý mặc cho đồ vật ấy một hình thức tùy theo quan niệm thờ phượng hoặc tôn kính... Giữ lại các đồ thờ này với hai công tác: thờ Chúa và kính các Thánh  trong kinh  lễ, kính nhớ ông, bà,  tổ  tiên trong ngày húy nhật.

3. Hương và trầm tiêu biểu cho sự kính và nhớ như trầu và rượu trong sự giao hảo dân sự. Vô tửu bất thành  lễ,  không  hương  trầm  cũng  thiếu  màu  sắc kính và nhớ. Nhìn  làn khói hương  trầm nghi ngút cuộn  bay,  lòng  dân Việt  ta  cảm  thấy một  ý  nghĩa linh thiêng như cuộc tiếp xúc giữa vị linh thiêng và loài thọ tạo, giữa kẻ chết và người sống: nhờ cái hữu hình để gợi đến cái vô hình.

4. Cử  chỉ  chào  hỏi  kính  trọng  là  sự  vái  lạy. Theo quan niệm “sự vong như sự tồn”, chết cũng như còn sống, sự bái lạy trước bài vị và chân dung có ý nghĩa tôn kính như cha mẹ còn sống.

5. Chết là hết ăn, nếu bảo ông bà tổ tiên còn hưởng hơi, đó là mê tín dị đoan. Nếu bảo rằng: “Dọn mâm cơm để ghi ơn ông bà rồi hạ xuống bàn cho cô bác con cháu dùng như bữa liên hoan”, ăn quả nhớ kẻ trồng cây thì ai dám bảo là dị đoan. Sự thật ngày nay là vậy 4.

Mấy đề nghị của ban Truyền giáo Trung tâm Công giáo Huế 

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA  89

về một nghi thức tôn kính tổ tiên trong gia đình Công giáo tại Huế được trích dẫn trên đây có thể được xem như một giải thích cặn kẽvề điều linh mục kinh lược dòng Tên nêu ra trong báo cáo gửi về Bề trên của dòng tại Macao hơn ba trăm năm trước đó!

Và ngày 14.11.1974, các giám mục tại miền Nam Việt Nam ra thông cáo quy định cụ thể việc thờ kính ông bà, tổ tiên như sau:

1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì biểu lộ sự mê tín dị đoan như hồn bạch.

2. Việc đốt nhang hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên và vái lậy trước bàn thờ là những cử chỉ thái độ hiếu thảo, tôn kính, nên được phép làm.

3. Ngày giỗ cũng là ngày kỵ nhật được cúng giỗ trong gia đình, theo phong tục địa phương, miễn là lọai bỏ những gì là dị đoan, mê tín ...và giảm thiểu, canh cải những lễ vật để biểu dương đúng ý nghĩa thành kính, biết ơn ông bà, như dâng hoa trái, hương đèn...

4. Trong hôn  lễ, dâu  rể được  làm lễ  tổ,  lễ gia  tiên trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, trình diện với ông bà.

5. Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục người địa phương, để tỏ lòng cung kính người đã khuất, cũng như Giáo Hội cho đốt nến, dâng hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố.

90   HIỆP THÔNG

6. Được tham dự nghi lễ vị Thành Hoàng, quen gọi là “Phúc  thần”  tại đình  làng, để  tỏ  lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử, đã có công với dân tộc, hoặc là ân nhân của làng, chứ không phải vì mê tín, như đối với các yêu thần, tà thần.

Nỗ lực hội nhập

Nhưng bên trong một lịch sử của những trăn trở và tìm tòi, nhiều khi bi đát này, người ta vẫn bắt gặp những gương mặt tượng trưng cho những nỗ lực không mệt mỏi để tìm hiểu cặn kẽ các nền văn hóa, ngôn ngữ, tư tưởng, các tôn giáo và phong tục bản xứ, để làm cơ sở cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng qua đối thoại với tôn giáo, hội nhập vào các nền văn hóa và thực tại của cuộc sống tại các nước châu Á. Xin nêu lên ở đây một số dung mạo tiêu biểu này.

• Mattêô Ricci (1552–1610), thừa  sai  dòng Tên  tại Trung  Quốc,  “con người  của  Đối thoại giữa  lòng  tin và  văn  hóa”,  theo cách gọi của Hồng y  Stanilas  Rylko, Chủ tịch Hội đồng Tòa  Thánh  phụ trách  Giáo  dân, tại  cuộc  thảo  luận ngày  16.2.2010, được  tổ  chức  tại Trụ  sở  UNESCO (Paris),  nhân  dịp kỷ  niệm  lần  thứ 

Chân dung nhà truyền giáo Mattêô Ricci (1552–1610)

Tranh tại bảo tàng Nga Hermitage

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA  91

bốn trăm ngày mất của ngài. Đức hồng y đánh giá công cuộc  thừa sai của cha Mattêô Ricci như sau: “Cái làm cho tính thời sự của Mattêô Ricci trở nên trường tồn, đó là ước muốn đem lại cho dân Trung Hoa vĩ đại một Tin Mừng được loan báo và trình bày như sự viên mãn của một tiến trình văn hóa và xã hội phong phú”.

Đức  giáo  hoàng  Bênêđictô  XVI  cũng  đã  ca  ngợi Mattêô  Ricci  trước  hơn  7.000  khách  hành  hương thuộc vùng quê hương của nhà thừa sai này: “Chớ gì gương của Mattêô Ricci thúc đẩy và khuyến khích chúng ta sống lòng tin Kitô giáo một cách sâu đậm, trong sự đối  thoại với các nền văn hóa khác nhau, nhưng trong sự xác tín rằng nơi Đức Kitô, nền nhân văn đích thực, mở ra cho Thiên Chúa, giàu các giá trị đạo đức và tinh thần, có khả năng đáp ứng những ước muốn  thâm  sâu  nhất  của  tâm  hồn  con  người được thể hiện”5.

Hồ sơ phong chân phước cho Tôi  tớ Chúa Mattêô Ricci đã được mở  lại vào ngày 24.1.2010. Và với ngài, nỗ lực đối thoại với các nền văn hóa trong việc rao giảng Tin Mừng Cứu độ tại châu Á.

• Thầy cả Lữ Y Đoan (mất năm 1678). Một  trong những  linh  mục  “bản  xứ”  đầu  tiên  của  Giáo  Hội Công giáo Việt Nam. Tên  tuổi  của  vị  thầy  cả  của thế kỷ XVII này gắn liền với một tác phẩm có tên là “Sấm Truyền Ca” viết lại năm quyền sách đầu của bộ Cựu Ước. Dĩ nhiên, đây không phải là một bản dịch Thánh Kinh mà đúng hơn là một cố gắng viết lại những gì được kể trong năm quyển Thánh Kinh 

92   HIỆP THÔNG

này theo cách hiểu và cách diễn tả của mình. Sau đây là một số đoạn của tác phẩm này:

Ngày ngày trước mắt chúng sinhChữ đời chữ đạo phân minh đôi đườngXưa nay trong kiếp vô thườngThấy điều vân cẩu mà thương nhân phàmLoài người từ thuở A–đamĐua nhau xây dựng mộng ham làm trờiMột pho Kinh Thánh ra đờiChứng minh vạn đại những lời do Thiên...

Một đoạn khác trích từ Lập Quốc Kinh (sách Xuất Hành):

Xưa nay diễn biến trò đờiĐồ vương tranh bá bao người máu xươngMột dân dựng nước khác thườngBàn tay Thượng Đế đo lường trước sauGiếp Tô quyền lực Phan tràoMuôn binh hùng dũng, đất giàu dân đôngYết Linh đứng dậy tay khôngPhá xiềng nô lệ về vùng Trà Nam...

Lữ Y Đoan, khi “đọc” Thánh Kinh vào thế kỷ XVII, đã mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh quen thuộc của người Việt Nam thế kỷ XVII, một cách không câu nệ, nhưng phóng khoáng, sáng tạo, để đánh động người đương  thời,  quả đã  làm  tròn nhiệm vụ “hội nhập” của  linh mục,  trong một  thời nhất định. Đã hẳn, hội nhập văn hóa đối với người sống trong thế kỷ XXI sẽ không phải là làm lại những gì Lữ Y Đoan đã làm, mà là chu toàn trách nhiệm của mình trong 

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA  93

xã hội và thời đại của mình với tinh thần sáng tạo, lòng dũng cảm của Lữ Y Đoan để tìm và chấp nhận hình thức, ngôn ngữ, hình ảnh quen thuộc và có sức cảm hóa trái tim, tấm lòng của người hôm nay?6

• Giám mục Pigneaux de Béhaine (1741–1799). Qua  các  thư  từ  để lại, người  ta  còn thấy nơi  Giám mục  Pigneaux  de Béhaine  một  thừa sai  nặng  lòng  với công việc ngày nay chúng  ta  gọi  là  sự hội  nhập  của  Kitô giáo  vào  một  nền văn hóa. Giám mục còn tỏ ra là một con người  không  mệt mỏi  đấu  tranh  cho sự hội nhập này.

Theo Giám mục,  nhu  cầu hội  nhập này đã  có  sẵn trong truyền thống của Giáo Hội Công giáo. Sự hội nhập này đòi hỏi một mặt, Giáo Hội vẫn phải giữ nguyên  các  tín  điều  và  những  gì  là  thiết  yếu  của Công giáo nhưng mặt khác, vẫn có thể gần gũi một cách tối đa với các tập tục và nền giáo dục của các dân tộc7. Về điều này, chúng ta chỉ có thể đồng ý với giám mục.

Những năm tháng dài làm việc tại Việt Nam, tiếp xúc với nhiều thành phần xã hội và nhất là có cơ hội để 

Chân dung giám mục Pigneaux de Behainecủa hoạ sĩ Pháp Maupérin

94   HIỆP THÔNG

tiếp xúc với cuộc sống tại triều đình chúa Nguyễn, với thành phần có thể được gọi là trí thức của Việt Nam, đã giúp cho giám mục có được những yếu tố để  so  sánh  cách  cử hành  các nghi  lễ  tôn giáo  của Công giáo với cách cử hành nghi lễ tại Việt Nam, và từ đó nêu lên nhu cầu phải có những thay đổi trong cách cử hành nghi lễ của Giáo Hội tại đây. Trong thư gửi cho một thừa sai, giám mục đã đưa ra một số so sánh cụ thể:

“Để cho cha hiểu là có bao nhiêu việc phải thay đổi, tôi xin dừng lại ở một trong số những điều thường tình nhất và ít quan trọng nhất. Cái áo “sur–pli,” áo các phép8, rất thông dụng trong tất cả các nghi lễ của Giáo Hội (công giáo), được chúng ta coi là một thứ y phục trang trọng, đoan trang, và có lẽ có những người châu Âu đã đi tới chỗ cho đây là một thứ y phục oai phong nữa là đàng khác: thế nhưng cũng chính cái áo này, về hình thức cũng như về mầu sắc, lại làm cho những người dân xứ này lấy làm khó chịu. Điều tôi nói về cái áo các phép cũng có thể áp dụng cho nhiều cái khác nữa. Nhưng như  thế cũng đủ để cha hiểu rằng nếu Rôma chấp nhận để chúng ta có thể có một nền phụng vụ Trung Quốc9 thì các nghi lễ, y phục, bài hát, tất cả phải gần gũi với phong tục, tập quán của những người chúng ta tới làm việc cho.”

Giám mục tiếp tục so sánh: những nghi lễ thật oai nghiêm đối với chúng ta thì trước con mắt của những người Trung Quốc, những người Đàng Trong, chẳng có gì là thánh thiêng cả. Cái mũ, phẩm phục ngắn và chật, cách thức chúng ta xông hương, cách cúi đầu 

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA  95

nửa vời  của chúng  ta, việc chúng  ta để đầu  trần...khi cử hành nghi lễ tôn giáo, tất cả đều khiến chúng ta trở thành lố bịch và thiếu nghiêm trang trước con mắt những người dân ở xứ này. Ở đây, người ta chỉ thấy những bộ áo dài và rộng, những cái bái lậy phủ phục  tới  tận  đất,  đầy  vẻ  trang  nghiêm.  Nếu  được chứng kiến các nghi  lễ  tại  triều đình cũng như  tại các  đền  thờ,  người  ta  sẽ  bắt  buộc  phải  nhìn  nhận rằng các nghi lễ này được thiết lập để dung hòa sự tôn kính với việc tạo sự tập trung.10

Công  đồng  chung Vatican  II  diễn  ra  vào  giữa  thế kỷ XX mới bắt đầu cho phép rộng rãi các Giáo Hội công  giáo  địa  phương  sử  dụng  tiếng  địa  phương, thay vì tiếng Latinh, trong các nghi lễ tôn giáo. Và khi những người phụ trách nghi lễ ở các địa phương, từ sau Công đồng chung Vatican II này, chú tâm vào việc dịch các bản văn dùng trong các nghi lễ ra tiếng địa phương sao cho thật sát nghĩa, thì vào cuối thế kỷ XVIII, giám mục Pigneaux de Béhaine, khi bàn về ngôn ngữ sử dụng trong nghi lễ, đã đặt câu hỏi: “Nếu  chỉ  là  dịch  từng  chữ một  bản văn phụng vụ bằng  tiếng  Latinh  của  chúng  ta  sang  tiếng  Trung Quốc, thì có ích lợi gì? Và liệu người ta có thể làm như vậy được chăng? Ai dám dịch sát từng chữ tòan bộ Thánh Kinh  sang  tiếng Trung Quốc? Một  sách nhật tụng được soạn như sách chúng ta vẫn đọc sẽ có ý nghĩa gì khi được chuyển sang tiếng Trung Quốc” như người ta có ý định làm?...

Và giám mục đề nghị: Để trình bầy với Tòa Thánh những gì có thể là ích lợi nhất trong phụng vụ này, 

96   HIỆP THÔNG

chúng  ta  cần  phải  có  không  chỉ  các  nhà  thần  học thông thái, những kẻ am hiểu tường tận ngôn ngữ, chữ viết và các  tập  tục của người Trung Quốc mà những người  này  còn phải  được gột  bỏ  tất  cả  các định kiến của một nền giáo dục châu Âu.

Điều đáng ghi nhận ở đây là giám mục đã không chỉ nêu vấn đề một cách riêng tư, hay chỉ bàn về vấn đề, mà còn trực tiếp đặt vấn đề với chính Rôma, yêu cầu Trung ương của Giáo Hội phải rút lại quyết định của mình  liên quan  tới một  tập  tục đặc biệt của người châu Á đối với người quá cố, một sắc chỉ đã được ban hành nhưng, đối với giám mục, xem ra đã dựa trên một “kiểu trình bày sai lầm,” do đó, cản trở sự hội nhập của lòng tin Kitô giáo.

Trong thư đề ngày 5.6.1796 gửi giám mục Caradre, người được Rôma đề cử để nghiên cứu khiếu nại của Pigneaux de Béhaine, giám mục cho biết năm trước đó, giám mục đã gửi cho Rôma các ý kiến của mình liên quan đến vấn đề “lạy xác” người quá cố trong các gia đình của người châu Á và người Việt Nam. Theo giám mục, đức vâng lời không ngăn cản người ta  trình  bày  những  nghi  ngờ  của  mình.  Vẫn  theo giám mục thì từ khi thiết lập các công cuộc truyền giáo, người công giáo luôn được phép “lạy xác” cha mẹ qua đời. Ngay cả vào  thời của các giáo hòang Clémentê XI và Bênêđictô XIV khi người  ta  tranh luận một cách sôi nổi “về các nghi thức Trung Hoa này,” xem ra vẫn không có ai nghĩ rằng trong việc “lạy xác” có cái vẻ gì đó có thể bị coi là dị đoan. Chỉ từ 1761 hay 1762 mới có một số thừa sai la toáng lên 

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA  97

về việc “lạy xác” này. Các thừa sai này đã viết thư về Rôma nói rằng việc “lạy xác” là một “việc tôn thờ dành cho hồn của cha mẹ” và khi lạy, người ngoại cầu xin người quá cố phù hộ cho họ. Rôma,  trước kiểu trình bày này, mới ra lệnh cho các thừa sai cấm người công giáo không được “lạy xác” nữa11.

Những  ý  tưởng  này  của  Giám  mục  Pigneaux  de Béhaine  về  nguyên  tắc  cũng  như  thực  tế  của  việc hội nhập của đức tin Kitô giáo vào văn hóa quả đáng được chúng  ta ngày nay  triển khai  trong quá  trình suy tư và tìm kiếm con đường rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu và cho việc cử hành lòng tin Kitô giáo tại châu Á giàu truyền thống văn hóa và tôn giáo này.

• Léopold–Michel Cadière (1869–1955). Một đòi hỏi của một sự hội nhập đúng đắn, đó là hiểu rõ người hay  dân  tộc  được  Giáo  Hội  mời  gọi  đến  với  Tin Mừng.  Léopold–Michel  Cadière,  thuộc  Hội  Thừa sai Hải ngoại Paris (M.E.P.), vị thừa sai của nửa đầu thế kỷ XX tại Việt Nam, đã đẩy việc đáp lại đòi hỏi này tới một đỉnh cao khó có thể vượt qua.

Từ tháng 10/1895, thừa sai lần lượt được cử tới coi sóc các họ đạo Tam Tòa, giáp thành Đồng Hới, nơi có Lũy Thầy  nổi  tiếng,  rồi Cự Lạc,  nằm  bên  hữu ngạn Nguồn Sơn, một nhánh  của  sông Gianh,  sau đó, Cổ Vưu, huyện lỵ Dinh Cát, rồi Di Loan ở Cửa Tùng trong vùng nông thôn ở Quảng Bình.

Là một thừa sai nước ngoài, linh mục đã nêu gương như một con người dày công tìm hiểu Việt Nam, đất 

98   HIỆP THÔNG

nước, con người, ngôn ngữ, văn hóa,  tôn giáo,  tín ngưỡng,  lịch  sử  của  nơi  ngài  được  cử  đến  để  rao giảng Tin Mừng. Một sự tìm hiểu cặn kẽ đến độ các kết quả  tìm hiều của  linh mục đã  trở  thành những công  trình nghiên  cứu  thực  sự khoa học,  sáng  tạo trong từng ngành, có thể được xem như chóp đỉnh của việc  tìm hiểu  cần  thiết  cho việc hội  nhập vào một  nền  văn  hóa  này.  Louis  Malleret,  nhà  khảo cổ học nổi  tiếng  thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, vào năm 1957, đã tổng kê được khoảng 250 tên  công  trình  (có  thể  là  còn  thiếu)  của  thừa  sai Léopold Cadière. Trong số này, không ít công trình vượt quá con số 350 trang, như cuốn Monographie de la semi–voyelle labiale en sino–annamite et en annamite  / Chuyên khảo về bán phụ âm môi trong Hán–Việt và tiếng Việt (B.E.F.E.O., 1908–1910).

Cha Cadière,  thừa sai và nhà nghiên cứu, coi việc thông thạo ngôn ngữ, không chỉ hiện tại, mà trong sự biến chuyển trước đó, như là cơ sở của các việc nghiên cứu đồng thời cũng là cơ sở của công việc mục  vụ  của  mình.  Như  cha  viết  vào  năm  1907 trong lời dẫn nhập của cuốn Philosophie populaire annamite / Triết lý dân gian của người An Nam:

“Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu cách nghĩ của một dân tộc. Nó phản ánh tất cả các khái niệm của con người. Chính qua ngôn ngữ, con người học suy tư, và cũng chính qua ngôn ngữ, con người diễn tả điều mình cảm nhận và điều con người nghĩ. Ngôn ngữ vừa  là khuôn đúc, vừa  là  thông dịch viên của bộ óc. Bởi vậy, nếu muốn biết người Việt Nam nghĩ 

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA  99

gì, chúng ta cần phải tìm hiểu nơi ngôn ngữ của họ” (Philosophie populaire annamite,  1907,  phần  dẫn nhập).

Một tìm hiểu thấu đáo, tới nơi, tới chốn hay đi vào chỗ thâm sâu của đối tượng mình tìm hiểu đòi hỏi thiện cảm và tình yêu mến. Linh mục có sẵn các thứ này: “Tôi yêu quý họ vì những đức tính luân lý của họ. Là con của nông dân, tôi đã sống cuộc đời của tôi tại An Nam, giữa những người nông dân, nên tôi đã có thể hiểu được rằng người nông dân Pháp và người nông dân Việt Nam giống nhau một cách lạ lùng: ở đây cũng như ở bên ấy, những ý tưởng nhỏ về cuộc sống thường ngày, về đồng ruộng, chợ búa, những bữa ăn  thường ngày,  làng mạc; nhưng ở đây cũng như ở bên ấy, những tình cảm lớn, tình yêu thâm sâu đối với gia đình, nâng đỡ và trợ giúp lẫn nhau, cần cù trong lao động, cam chịu trong đời sống nghèo, trong cuộc sống vất vả hàng ngày”. Mối thiện cảm thâm sâu của cha đối với cộng đồng mà cha nghiên cứu  và  được  cộng  đồng  này  tin  tưởng  quả  là một chiếc chìa khóa của sự thành công của cha Cadière với tư cách nhà nghiên cứu.

Thiện cảm và lòng yêu mến khiến người ta sẵn sàng trở nên cởi mở. Đó là thái độ của cha Cadière trong lĩnh vực tôn giáo khiến cha có thể nói với một thứ cảm hứng trữ tình về một tôn giáo không phải là tôn giáo mình truyền giảng: “Nơi người Việt Nam, trong mọi tầng lớp xã hội, tình cảm tôn giáo được bộc lộ một cách mạnh mẽ và bao  trùm toàn bộ đời sống, các cử chỉ thường ngày, quan trọng hay thường tình. 

100   HIỆP THÔNG

Tình cảm ấy có lúc bùng nổ dưới ánh sáng mặt trời trong  những  nghi  lễ  long  trọng,  trong  những  ngôi đền thờ cúng được Nhà nước nhìn nhận, có lúc thầm lặng như lén lút, dưới một gốc cây,  trước một hòn đá sần sùi. Người ta có thể diễn tả lời cầu xin bằng ngôn ngữ thanh tao, bằng thơ có nhạc và múa phụ họa, nhưng cũng có thể thì thầm bày tỏ nguyện ước tự đáy lòng khi đi qua một miếu thờ. Người ta phủ phục, chậm rãi, trân trọng, trang nghiêm, đầu đội mũ vuông, mang áo thụng...” 12.

“Từ tôn giáo bao hàm nhiều mức độ. Nếu hiểu tôn giáo là niềm tin ở một Đấng tuyệt đối, vô cùng lớn và vô cùng hoàn hảo; là sự kết hiệp bằng tinh thần với Đấng hiện diện khắp nơi; là kết hiệp bằng con tim với Thiên Chúa vô cùng tốt lành, Đấng cai quản và duy trì mọi sự; cuối cùng là sự nhìn nhận những sự vô cùng hoàn hảo của Ngài bằng một việc tôn thờ xứng  với Ngài,  thì  phải  nói  rằng  người Việt Nam không phải là người có tôn giáo. Khái niệm về một Đấng tối cao vượt khỏi họ; họ sống không có Thiên Chúa.  Nhưng  nếu  hiểu  tôn  giáo  là  tín  ngưỡng,  là niềm  tin cụ  thể nơi một  thế giới  siêu nhiên có  tác động trên cuộc sống, thì phải nhìn nhận rằng dân tộc Việt Nam có đức tính này ở một trình độ cao”13.

Trong một  bài  diễn  thuyết  tại Louvain  năm 1912, Instructions pratiques pour les missionnaires qui font des observations religieuses / Các hướng dẫn cụ thể cho các thừa sai khi quan sát [lĩnh vực] tôn giáo,  cha Cadière  đã  trình  bày một  số  nguyên  tắc hướng dẫn việc nghiên cứu của cha: trước hết, “phải 

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA  101

biết và biết rất kỹ ngôn ngữ của nơi mình hoạt động, tỏ lòng kính trọng đối với các biểu hiện của tình cảm tôn giáo mình nghiên cứu, nghiên cứu các sự kiện với lòng thiện cảm (...); không được tác động hoặc bằng quyền bính, hoặc bằng tinh thần, những người mình  nêu  câu  hỏi,  bằng  cách  giải  thích một  cách hàm hồ các câu trả lời của họ, hay đặt vào mniệng họ những điều họ không nói; phải có được sự tin tưởng của người bản địa, phải không ngừng chú ý tới đối tượng mình nghiên  cứu;  rút  ra  từ mỗi hạng người xung quanh mình những thông tin...” 14.

Kết quả nghiên cứu của Léopold Cadière quả là đồ sộ và bao quát nhiều lĩnh vực với trình độ khoa học không thể phủ nhận. Nhưng tất cả đều để phục vụ cho công cuộc rao giảng Tin Mừng của vì thừa sai này. Nhà khảo cổ học Louis Malleret, Tổng  thanh tra  của E.F.E.O.,  đã viết:  “Toàn bộ  các  công  trình nghiên cứu [của cha Cadière] nằm trong công cuộc tông đồ  của  cha. Một  trong  các bạn đồng hội  của cha, cha Lefas, đã rất có lý khi nhìn nhận các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực dân tộc học tôn giáo của [cha Cadière] là một đóng góp quan trọng trong việc du nhập Kitô giáo.” Tu es sacerdos in aeternum / Con là linh mục đời đời. Là nhà khoa học uyên bác, cha Cadière trước tiên là con người của Giáo Hội. Chúng tôi nghĩ là cần nói lên điều này như một câu trả lời muộn màng cho tất cả những ai đã không thể thấy, vào sinh thời của cha, đóng góp to lớn của các công  trình khoa học của cha vào  tác động sâu sắc của công cuộc truyền giáo”15.

102   HIỆP THÔNG

Trên đây chỉ là một số dung mạo, ít nhiều có tính tiêu biểu, được gợi lại để giúp chúng ta hình dung những nỗ lực trong suốt chiều dài của lịch sử rao giảng Tin Mừng tại châu Á trong đường hướng đối thoại và hội nhập vào các nền văn hóa tại châu Á, dĩ nhiên, không phải như những kho tàng do quá khứ để lại, mà còn phải như những thực tại sống động đang tạo nên cuộc sống kinh tế, xã hội, văn hóa... với những vui, buồn, hy vọng và cả những thất vọng của ngày hô nay.

Hiện tại và tương lai

Và chúng ta có thể vui mừng khi  thấy những nỗ lực này, và những cố gắng của bao người khác đã phảng phất xuất hiện trong các Đề nghị của các Nghị phụ trong Khóa đặc biệt về châu Á của Thượng Hội đồng Giám mục tại Rôma năm 1998.

Thực vậy, các Nghị phụ tại Khóa đặc biệt về châu Á của Thượng hội đồng Giám mục thế giới, từ nhận định về những thực tại đặc điểm của châu Á: đa văn hóa và gồm những văn hóa lâu đời, phong phú, đa tôn giáo với những tôn giáo thế giới lớn ra đời và phát triển ngay trên chính vùng đất châu Á và là truyền thống tôn giáo của đa số người dân tại đây, châu Á của một đa số người nghèo và người  trẻ, đã  long trọng đề nghị một sứ vụ rao giảng Tin Mừng bao gồm sự Hội nhập vào một nền văn hóa, “đối thoại với các truyền thống tôn giáo lớn của châu Á như Ấn Giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Jain giáo, Shaman, Shinto, Do Thái giáo, Zoroastrianisme, Hồi giáo, Sikhism, và với tất cả những ai không thuộc vào một tôn giáo nào” (số 3).

Dưới con mắt của các Nghị phụ, sự hội nhập và đối thoại này không phải là một chiến lược hay chiến thuật, chủ nghĩa 

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA  103

thích nghi mà là do chính sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần là  tác nhân của công cuộc rao giảng Tin Mừng và do đó, cũng là tác nhân của sự hội nhập và đối thoại này. “Chúa Thánh Thần, do đó, là Đấng thúc đẩy đầu tiên trong việc rao giảng Tin Mừng trong bối cảnh đa văn hóa và đa tôn giáo của châu Á. Ngài  cũng  là  tác nhân đầu  tiên của việc hội nhập văn hóa, của đối thoại đại kết và liên tôn” (số 12).

“Các Giáo Hội phải được nhận chìm trong các thực tại khác nhau, trái nghịch nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau của châu Á. Chỉ khi được nhận chìm như vậy, Giáo Hội mới có thể định rõ được sứ vụ của mình đối với các dân tộc tại châu Á theo một cách thức có thể hiểu và chấp nhận được” (số 3). 

Các Nghị phụ cũng đòi hỏi sự hội nhập vào một nền văn hóa phải được triển khai  trong mọi  lĩnh vực:  thần học, phụng vụ, đào tạo linh mục và tu sĩ, giảng dạy giáo lý, tu đức, thể hiện tính tôn giáo bình dân, vân vân (số 43). Để làm công việc hội nhập này, trước hết “Phải tìm ra những cách thức và cách tiếp cận thích hợp, sáng tạo và năng động để thúc đẩy sự hội nhập văn hóa trong các lĩnh vực này”. Và một yêu cầu khác cũng có thể được xem là then chốt của vệc hội nhập theo đúng nghĩa:

“Công  việc  để Tin Mừng  cắm  rễ  trong  các  nền  văn  hóa khác nhau của châu Á đòi hỏi nhiều suy nghĩ và nhận biết, đặc biệt trong các xã hội ở đó văn hóa thể tục và Tôn giáo Truyền thống gắn bó mật thiết với nhau”. Bởi vậy, các Nghị phụ đề nghị “Cần có những người được chuyên môn hóa về mặt thần học và khoa học nhân văn để giúp đỡ trong tiến trình này”. Song song với công việc này là “việc tiếp tục nghiên cứu thần học bởi các nhà thần học cách riêng và bởi từng Giáo Hội địa phương nói chung. Việc nghiên cứu thần 

104   HIỆP THÔNG

học này cần phải được đẩy mạnh với lòng can đảm, trong sự trung tín với Thánh Kinh và Truyền thống của Giáo Hội, trong sự hiệp thông với Huấn quyền và trong ý thức đầy đủ về các thực tại mục vụ” (số 43).

Các nghị phụ cũng không lĩnh vực phụng vụ: Phụng vụ là phương tiện chính của việc Phúc Âm hóa. Tại các Giáo Hội phương Đông,  phụng vụ  đã  duy  trì  lòng  tin  và  được hội nhập văn hóa một  cách  thành  công. Phụng vụ phải  đánh động con tim và mang đầy ý nghĩa đối với người dân của Giáo Hội địa phương. Đối với nhiều người Công giáo Á châu, phụng vụ chính thức thường được kinh nghiệm như xa lạ và không đánh động con tim của họ. Điều này cho thấy nhu cầu đối với việc hội nhập văn hóa phụng vụ theo một cách thức phụng vụ trở thành có ý nghĩa hơn và nuôi dưỡng người dân trong việc đặt chính các nền tôn giáo của họ (cf. Evangelii Nuntiandi 48).

Do đó, các Giáo Hội địa phương đến quyền và tự do để hội nhập phụng vụ vào văn hóa qua việc thích nghi phụng vụ với các nền văn hóa địa phương trong khi nhìn nhận nhu cầu đối thoại và hiệp thông với Tòa Thánh, nguyên tắc của sự hiệp nhất trong Giáo Hội.

Thượng Hội đồng thỉnh cầu Thánh bộ Phụng tự cho phép các Hội đồng Giám mục địa phương quyền hay khả năng phê chuẩn các bản dịch các bản văn phụng vụ trong tiếng bản địa cuối cùng được gửi tới bộ phận trên.

Cần phải nhìn nhận rằng việc hội nhập văn hóa trong phụng vụ, mặc dù cần thiết, là một nhiệm vụ tế nhị vốn không thể và không được làm tổn hại những điểm thiết yếu của phụng vụ và đức tin Kitô giáo”.

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA  105

Đối thoại và hội nhập trong rao giảng Tin Mừng Cứu độ của Chúa Giêsu Kitô đã trở thành định hướng của cả Giáo Hội tại châu Á. 

1  Trương Bá Cần, Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập I, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2008, trg.53–54.

2  Trích theo Trương Bá Cần, sđd. trg. 205–206.3  Thư  chung  của  Tổng  giám  mục  Nguyễn  Văn  Bình,  ngày 

15.10.1964, trong Bản tin Địa phận.4  Trích từ báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 193, tháng 6.1965, trg. 

556–557.5  Xem, Hiệp Thông, số 62 (tháng 11 & 12/2010), trg. 227–235.6  Độc giả có thể tìm hiểu thêm về tác phẩm này qua một số bài phân 

tính văn học của các học giả Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Trần Thái Đỉnh, Trần Thanh Đạm, Nguyễn Văn Trung... trong tập Về Sách Báo của Tác Giả Công Giáo (Thế kỷ XVII–XIX)  (tài  liệu  tham khảo), Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. HCM, 1993), trg.

7  Xem thư đề ngày 5.6.1796 .8  Một loại lễ phục, màu trắng, dài gần tới đầu gối, linh mục thường 

mặc để cử hành một số lễ nghi tôn giáo.9  Thường được dùng để chỉ chung châu Á.10  Vol. 746, trg 553.11  Thư đề ngày 5.6.1796 gửi giám mục Caradre.12  C.P.R.V., trang 1–2.13  C.P.R.V.III, trang  68.14  C.P.R.V.III, các trang 274–275.15  C.P.R.V., III, trang 15.