tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

39
CHUYÊN ĐỀ SÁNG THỨ NĂM – 9/2/2017 TÂM LÝ TRỊ LIỆU LÀ GÌ? ĐI TÌM MỘT ĐỊNH NGHĨA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON

Upload: cau-lac-bo-trang-non

Post on 12-Apr-2017

33 views

Category:

Science


10 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

C H U Y Ê N Đ Ề S Á N G T H Ứ N Ă M – 9 / 2 / 2 0 1 7

TÂM LÝ TRỊ LIỆU LÀ GÌ? ĐI TÌM MỘT ĐỊNH NGHĨA

CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON

Page 2: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

Sức khỏe không đơn thuần liên quan đến việc có bệnh hay không có bệnh Sức khỏe là tình trạng lành mạnh và thoải mái cả về thể chất lẫn tâm lý

2

Page 3: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

Sức khỏe tâm thần (mental health) chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố này liên quan đến nhiều bình diện khác nhau: đi từ bình diện vi mô (sinh học phân tử) cho đến bình diện vĩ mô (các hoàn cảnh kinh tế - xã hội)

3

Page 4: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

S

X T

TRONG LĨNH VỰC TÂM LÝ LÂM SÀNG, LUÔN PHẢI XEM XÉT SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA BA THÀNH

PHẦN S (SINH HỌC), T (TÂM LÝ)

VÀ X (MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI)

4

Page 5: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

CÁC YẾU TỐ SINH HỌC

• Cấu trúc của hệ thần kinh trung ương

• Chức năng, vận hành của hệ thần kinh trung ương

• Yếu tố di truyền

• Tổn thương thực thể, độc tố, hóa chất, nhiễm trùng

• Dị tật bẩm sinh ở hệ thần kinh trung ương

5

Page 6: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI

• Hoàn cảnh kinh tế

• Các biến đổi chung trong xã hội

• Hoàn cảnh sống của cá nhân và gia đình

• Các mối quan hệ liên cá nhân

• Các biến cố, sang chấn…

• Điều kiện học tập, sinh hoạt, làm việc…

6

Page 7: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ

• Tiến trình phát triển tâm lý của cá nhân

• Những đặc trưng về nhân cách

• Quá trình học tập

• Trình độ nhận thức

• Những trải nghiệm sống

• Quan niệm sống

• Các hệ thống giá trị và niềm tin

7

Page 8: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

TÂM LÝ TRỊ LIỆU LÀ GÌ?

“Tâm lý trị liệu” (psychotherapy) là một hệ thống các học thuyết và kỹ thuật được áp dụng nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân – những người được gọi là “thân chủ”. Những vấn đề này thường khiến cho con người cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống và đạt đến các mục đích mong muốn của mình. Tâm lý trị liệu nhắm đến giải quyết các vấn đề này, thông qua một số những phương pháp và kỹ thuật khác nhau; và chúng được thực hiện bởi những người gọi là “nhà trị liệu” (những chuyên viên được đào tạo về tâm lý trị liệu).

8

Page 9: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

TÂM LÝ TRỊ LIỆU (PSYCHOTHERAPY)

Tâm lý trị liệu, nói chung, nhắm đến việc làm tăng trưởng nhân cách một con người theo chiều hướng trưởng thành hơn, chín chắn hơn, và giúp người đó “tự hiện thực hóa bản thân mình”. Có thể tóm tắt một số mục tiêu chính của tâm lý trị liệu như sau:

1.Gia tăng khả năng thấu hiểu bản thân của thân chủ

2.Tìm kiếm giải pháp cho các xung đột

3.Gia tăng sự tự chấp nhận bản thân của thân chủ

4.Giúp thân chủ có những kỹ năng ứng phó hữu hiệu với những khó khăn

5.Giúp thân chủ củng cố một cái Tôi vững mạnh, toàn vẹn và an toàn

9

Page 10: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT MỐI QUAN HỆ TRỊ LIỆU (THERAPEUTIC RELATIONSHIP)

• Một mối quan hệ được thiết lập giữa nhà trị liệu và thân chủ

• Quan tâm đến nhu cầu của thân chủ

• Xảy ra trong một khuôn khổ có tính trị liệu

• Thân chủ được giúp đỡ để hiểu biết về bản thân và vấn đề của mình

• Nhà trị liệu và thân chủ cùng làm việc để tìm ra giải pháp

• Giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng

10

Page 11: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

LÂM SÀNG Y KHOA VÀ LÂM SÀNG TÂM LÝ

• Trong phương pháp lâm sàng tâm lý, việc trị liệu được xem là đã khởi đầu ngay từ buổi đầu tiếp xúc với thân chủ, không nhất thiết phải thiết lập xong chẩn đoán rồi mới tiến hành trị liệu

• “Triệu chứng” không quan trọng bằng vai trò và ý nghĩa của triệu chứng (Một số trường phái xem trọng việc tìm nguyên nhân của triệu chứng, nhưng một số trường phái khác thì không).

11

Page 12: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

HAI GIAI ĐOẠN CỦA MỘT TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU

Giai đoạn I – Xây dựng quan hệ

• Bước 1: Khởi đầu quan hệ

• Bước 2: Làm rõ các vấn đề hiện tại

• Bước 3: Xác định cơ cấu làm việc và các thỏa thuận

• Bước 4: Đi sâu khám phá các vấn đề của thân chủ

• Bước 5: Thiết lập các mục đích và mục tiêu khả thi

12

Page 13: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

HAI GIAI ĐOẠN CỦA MỘT TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU (TIẾP)

Giai đoạn II: Áp dụng các chiến lược hỗ trợ

• Bước 1: Đồng thuận về các mục đích và mục tiêu đã đề ra

• Bước 2: Hoạch định các chiến lược hỗ trợ

• Bước 3: Áp dụng các chiến lược hỗ trợ

• Bước 4: Lượng giá các chiến lược đã áp dụng

• Bước 5: Kết thúc tiến trình hỗ trợ

• Bước 6: Theo dõi kết quả

13

Page 14: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

NĂM BÌNH DIỆN CAN THIỆP TRỊ LIỆU

1. Quan hệ liên cá nhân (interpersonal domain)

2. Hành vi (behavior domain)

3. Nhận thức (cognitive domain)

4. Cảm xúc (affective domain)

5. Nội tâm (intrapsychic domain)

14

Page 15: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ

• Mặc định: nhà tâm lý trị liệu (psychotherapist) thì làm việc với những người bệnh, những người bị rối lọan chức năng của bộ máy tâm trí, còn các chuyên viên tham vấn (counselor) thì làm công việc giúp đỡ những người đang gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, cả hai công việc tham vấn và trị liệu tâm lý đều cùng chia sẻ chung những học thuyết, lý luận, kỹ năng và phương pháp.

• Theo Jessie Bernard (1969), “tham vấn tâm lý giúp con người của thân chủ trở lại hòa hợp với số phận của họ, điều chỉnh bản thân họ khi sống đối mặt với những thất bại và đau khổ. Nhưng nếu những thân chủ ấy có những ứng xử không tuân theo các chuẩn mực hoặc có những rối lọan tâm trí nghiêm trọng, thì việc giúp đỡ những thân chủ ấy sẽ thuộc trách nhiệm của nhà tâm lý trị liệu”.

15

Page 16: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

SÁU NHÓM ĐỐI TƯỢNG CÓ THỂ LÀM TÂM LÝ TRỊ LIỆU

1. Loạn thần (psychosis)

2. Nhiễu tâm (neurosis)

3. Rối loạn phát triển (developmental disorders)

4. Rối loạn nhân cách (personality disorders)

5. Loạn tâm thần do căn nguyên thực thể

6. Những người lành mạnh gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống, kém thích nghi, stress, khủng hoảng, sang chấn…

16

Page 17: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

BA THIẾT CHẾ CÓ THỂ THỰC HIỆN TÂM LÝ TRỊ LIỆU

• Các cơ sở ngoại trú: những trung tâm tham vấn tâm lý cá nhân và gia đình, phòng khám tâm thần ngoại trú…

• Cơ sở bán trú: bệnh viện ban ngày, tư vấn học đường…

• Cơ sở nội trú: bệnh viện tâm thần, trường giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện, nhà tù…

17

Page 18: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

BA KIỂU THỨC TIẾN HÀNH TÂM LÝ TRỊ LIỆU

• Tâm lý trị liệu cá nhân (individual psychotherapy)

• Tâm lý trị liệu nhóm (group therapy)

• Tâm lý trị liệu gia đình (family therapy)

18

Page 19: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

THEO MAHRER VÀ NADLER (1986), CÓ 11 DẤU HIỆU CỦA TIẾN TRIỂN TỐT TRONG TRỊ LIỆU:

1. Thân chủ đang cung cấp và bộc bạch những tư liệu riêng tư có ý nghĩa

2. Thân chủ đang khám phá những ý nghĩa của cảm xúc và sự việc

3. Thân chủ đang khám phá những tư liệu mà họ tránh né trước khi trị liệu

4. Thân chủ đang bày tỏ khả năng nội thị đáng kể trong hành vi cá nhân của họ

5. Thân chủ có cách giao tiếp chủ động, nhanh nhẹn, giàu nghị lực

6. Có một quan hệ quý trọng lẫn nhau giữa nhà trị liệu và thân chủ

7. Thân chủ tự do bày tỏ những cảm xúc mạnh của mình (tích cực hoặc tiêu cực) đối với nhà trị liệu

8. Thân chủ bày tỏ những cảm xúc mạnh ngoài thời gian trị liệu

9. Thân chủ hướng đến một hệ thống những đặc trưng nhân cách khác

10. Thân chủ biểu hiện sự cải thiện khả năng ngoài lúc trị liệu

11. Thân chủ cho thấy có tình trạng tổng quát tốt, những cảm xúc tốt và thái độ tích cực.

19

Page 20: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

SIGMUND FREUD (1856-1939)

• Cha đẻ của phân tâm học (psychoanalysis)

• Được xem là người mở đường cho sự phát triển của tâm thần học hiện đại và của ngành tâm lý trị liệu nói chung.

20

Page 21: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÂM

• Trào lưu thứ nhất: Phân tâm học cổ điển. Các tác giả Sigmund Freud và những người đồng thời

• Trào lưu thứ hai: Ego Psychology. Đại biểu: Carl Jung, Alfred Adler

• Trào lưu thứ ba: Các học thuyết về quan hệ đối tượng (Object Relations Theories). Đại biểu: Melanie Klein, D. Winnicott, M. Mahler…

• Trào lưu thứ tư: Self Psychology. Đại biểu: Kohut, Kernberg…

21

Page 22: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

PHÂN TÂM HỌC CỔ ĐIỂN

• Nhấn mạnh vai trò của vô thức trong hoạt động của bộ máy tâm trí

• Xem sự dồn nén của các xung năng là cơ chế phát sinh các chứng nhiễu tâm (neurosis)

• Nhấn mạnh vào các yếu tố căn nguyên từ sâu trong quá khứ của thời thơ ấu

• Các kỹ thuật chính: liên tưởng tự do, diễn giải, phân tích các giấc mộng và phân tích hiện tượng chuyển dịch.

22

Page 23: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

CÁC TRÀO LƯU PHÂN TÂM HỌC VỀ SAU

• Ít nhấn mạnh vào vô thức hơn

• Có xem xét đến sự tương tác giữa cá nhân và môi trường sống nhiều hơn

• Xem xét cả những yếu tố căn nguyên trong quá khứ lẫn trong hiện tại

• Thay hình thức phân tâm cổ điển bằng các loại liệu pháp theo định hướng tâm động học (psychodynamic psychotherapy)

23

Page 24: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

CARL ROGERS VÀ LIỆU PHÁP THÂN CHỦ TRỌNG TÂM (CLIENT-CENTERED THERAPY)

• Xem con người có năng lực tự quyết định cuộc sống của mình

• Nhấn mạnh vào sự hài hòa giữa bản ngã (self) với môi trường sống

• Nhân cách như một tiến trình chứ không phải như một cấu trúc

24

Page 25: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

LIỆU PHÁP THÂN CHỦ TRỌNG TÂM (TIẾP)

• Nhấn mạnh vào hiện tại và tương lai

• Nhà trị liệu có tính cách “không hướng dẫn” (non-directive)

• Bản thân mối quan hệ hỗ trợ (helping relationship) tự nó đã có tính chất trị liệu, không quan trọng việc có hay không có việc áp dụng các kỹ thuật chuyên biệt.

25

Page 26: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

LIỆU PHÁP THÂN CHỦ TRỌNG TÂM (TIẾP)

Carl Rogers cũng đề ra các tính chất đặc trưng của một nhà trị liệu mà về sau được chấp nhận bởi hầu hết các trường phái tâm lý trị liệu:

• Thấu cảm (empathetic)

• Trung thực (genuine)

• Hài hòa (congruent)

• Không phê phán (non-judgmental)

• Tôn trọng thân chủ vô điều kiện (unconditional regard)

26

Page 27: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

FRITZ PERLS VÀ LIỆU PHÁP GESTALT

• Xuất phát từ lý thuyết của tâm lý học Gestalt và Hiện tượng luận (phenomenology)

• Nhấn mạnh vai trò của các trải nghiệm và cảm xúc trong hoạt động tâm trí

• Nhấn mạnh đến những trải nghiệm chủ quan của con người trong thời điểm hiện tại

27

Page 28: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

LIỆU PHÁP GESTALT (TIẾP)

• Sự nhận biết bản thân (self awareness) hoặc khả năng nội thị (insight) là điều kiện quan trọng giúp cho sự bình phục nơi thân chủ

• Định đề nghịch lý về sự thay đổi: “Bạn không thể thay đổi nếu bạn không là chính bạn vào lúc này”

• Các kỹ thuật rất đặc trưng và phong phú: sắm vai, đối thoại, diễn xuất…

• Hầu hết các can thiệp trị liệu nhắm vào bình diện trải nghiệm, dựa vào tâm trạng hiện tại (here-and-now)

28

Page 29: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

LIỆU PHÁP PHÂN TÍCH TƯƠNG GIAO

• Học thuyết về phát triển nhân cách với sự hình thành 3 trạng thái cái Tôi (P, A và C).

• Nhu cầu tìm kiếm các tương tác kích thích (strokes)

• Nhấn mạnh ảnh hưởng của quá trình dưỡng dục và phát triển của trẻ nhỏ lên trên sự hình thành nhân cách,

phong cách sống và các tương giao

giữa người với người.

Eric Berne

29

Page 30: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

LIỆU PHÁP PHÂN TÍCH TƯƠNG GIAO (TIẾP)

• Sự lành mạnh hoặc rối nhiễu tùy thuộc vào cách thức

con người tìm kiếm các tương tác kích thích thông

qua việc cấu trúc thời gian sống, chọn lựa vị thế sống,

kịch bản sống, cũng như sự vận hành các trạng thái

cái Tôi và cách thức thực hiện tương giao.

• Liệu pháp dựa trên phân tích và can thiệp trên các mô

hình hành vi và tương tác liên cá nhân.

• Trị liệu tâm lý cá nhân trong bối cảnh nhóm.

• Xuất phát từ phân tâm học nhưng khác biệt hẳn về

quan điểm, mục tiêu lẫn phương pháp.

30

Page 31: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

CÁC LIỆU PHÁP NHẬN THỨC (COGNITIVE PSYCHOTHERAPIES)

• Albert Ellis và Liệu pháp Cảm xúc hợp lý (RET: Rational-Emotive Therapy)

• Aaron Beck và Liệu pháp Nhận thức-Hành vi (CBT: Cognitive-Behavioral Therapy)

31

Page 32: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

LIỆU PHÁP NHẬN THỨC (TIẾP)

• Nhấn mạnh vai trò của tư duy trong hoạt động tâm trí

• Xem căn nguyên của các vấn đề tâm lý là do các lệch lạc về tư duy: những niềm tin phi lý hoặc những suy nghĩ sai lệch với thực tại

• Nhà trị liệu có vai trò hướng dẫn và can thiệp tích cực vào trong việc trị liệu

• Sử dụng nhiều câu hỏi đi tìm chứng lý

• Tái cấu trúc nhận thức (cognitive restructuring) hoặc thách thức những niềm tin phi lý.

• Có những “bài tập về nhà” (home assignment)

32

Page 33: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

LIỆU PHÁP HÀNH VI (BEHAVIOR THERAPY)

• Nhấn mạnh vào việc xem xét hành vi và những điều kiện giúp phát sinh, duy trì hoặc thay đổi hành vi

• Ít nhấn mạnh vào nội tâm của thân chủ

• Can thiệp trên những “triệu chứng”

• Dựa trên các lý thuyết về sự học tập (learning theories)

• Sự xuất hiện những hành vi không thích nghi (maladaptive behavior) là do có một quá trình “học tập sai” trước đó.

33

Page 34: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

LIỆU PHÁP HÀNH VI (TIẾP)

NHIỀU KỸ THUẬT TRỊ LIỆU ĐÃ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN:

• Điều kiện hóa có tác động (operant conditioning)

• Kinh tế quy đổi (token economy)

• Làm mẫu (modeling)

• Loại trừ tác nhân củng cố (extinction)

• Điều kiện hóa ngược (counter-conditioning)

• Giải cảm ứng hệ thống (systematic desensitization)

• Các kỹ thuật phản hồi sinh học (biofeeback)

34

Page 35: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

KHUYNH HƯỚNG TỔNG HỢP VÀ CHIẾT TRUNG

• Tổng hợp (integrative): Là sự phối hợp nhiều quan điểm từ các học thuyết TLTL khác nhau để xem xét, đánh giá và phân tích các vấn đề trên các trường hợp lâm sàng.

• Chiết trung (eclectic) : Là sự vận dụng và chọn lựa linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp can thiệp có nguồn gốc từ nhiều trường phái TLTL khác nhau sao cho phù hợp với từng thân chủ, từng loại vấn đề và từng hoàn cảnh khác nhau.

• Không sáng tạo thêm những lý thuyết hoặc kỹ thuật mới.

35

Page 36: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

KHUYNH HƯỚNG TỔNG HỢP VÀ CHIẾT TRUNG

Chiết trung Tổng hợp

Vận dụng kỹ thuật

Nhấn mạnh sự khác biệt

Chọn lựa từ nhiều kỹ thuật

Áp dụng cách thức có sẵn

Vận dụng lý thuyết

Nhấn mạnh sự tương đồng

Phối hợp nhiều lý thuyết

Tạo nên cách nhìn mới

36

Page 37: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

Trường phái Nhân văn

Insight (Định hướng nội thị)

Rational (Định hướng tư

duy, lý lẽ)

Affective (Định hướng cảm

xúc)

Action (Định hướng hành động)

Phân tâm Cổ điển

Ego-Analysis

T.A.

Adler

R.E.T.

Gestalt

LP Hành vi

C.B.T.

37

Page 38: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

Các kỹ thuật gestalt Can thiệp về cảm xúc

Can thiệp về

cảm xúc – nhận thức

Can thiệp về nhận thức

Can thiệp về

nhận thức – hành vi

Can thiệp về hành vi

Kỹ thuật diễn giải

(LP Tâm động học)

Tái cấu trúc nhận thức

Thách thức niềm tin phi lý

Tham vấn quyết định

Lên kế hoạch

Các kỹ thuật

thay đổi hành vi

Kỹ thuật T.A.

Mối quan hệ

trị liệu

38

Page 39: Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa

39