i · web viewbồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và...

27
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG QUẢNG BÌNH KHOÁ XVII TẠI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ XVIII (NHIỆM KỲ 2018 – 2023) Chủ đề Đại hội Phương án 1: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tăng cường thực hiện nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; xây dựng giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững. Phương án 2: Tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; xây dựng giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng Quảng Bình phát triển nhanh, bền vững. (Mở đầu) Nêu bối cảnh diễn ra đại hội Phần thứ nhất TÌNH HÌNH ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH

Upload: others

Post on 18-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNGTỈNH QUẢNG BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁOCỦA BAN CHẤP HÀNH LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG QUẢNG BÌNH KHOÁ XVIITẠI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ XVIII (NHIỆM KỲ 2018 – 2023)

Chủ đề Đại hộiPhương án 1: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây

dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tăng cường thực hiện nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; xây dựng giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững.

Phương án 2: Tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; xây dựng giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng Quảng Bình phát triển nhanh, bền vững.

(Mở đầu)Nêu bối cảnh diễn ra đại hội

Phần thứ nhất TÌNH HÌNH ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ THỰC

HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH LẦN THỨ XVII, NHIỆM KỲ 2013- 2018

I. TÌNH HÌNH ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG1. Tình hình kinh tế, xã hội Khái quát tình hình kinh tế- xã hội, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn cơ

bản có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn.

2. Tình hình đoàn viên, người lao động2.1 Sự biến động về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ đoàn viên,

người lao động.

Page 2: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

2.2 Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần.2.3 Tình hình thực hiện pháp luật lao động; quan hệ lao động, 2.4 Tình hình tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng của đoàn viên, người lao

động. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN

TỈNH LẦN THỨ XVII 1. Công tác tham gia quản lý; chăm lo đời sống đại diện bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng đoàn viên, lao động; các hoạt động xã hội

- Công tác nghiên cứu, tham gia xây dựng pháp luật, hoàn thiện các cơ chế, chính sách (Hiến pháp, Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật an toàn vệ sinh lao động...), các cơ chế, chính sách của tỉnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội của của tổ chức công đoàn, đặc biệt là những nội dung có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

- Công tác chỉ đạo và kết quả triển khai thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thoả ước lao động tập thể”. Tình hình thương lượng, ký kết, giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể và chất lượng thỏa ước lao động tập thể; hướng dẫn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động.

- Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn; giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động khi bị xâm hại; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

- Tham gia triển khai thực hiện quy chế dân chủ, chất lượng hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị người lao động và đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.

- Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước trong sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp.

- Kết quả hoạt động tư vấn pháp luật, đại diện, tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động tại Tòa án.

- Công tác chỉ đạo và kết quả hoạt động Trường Trung cấp nghề số 9.- Công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ cho người lao

động và bảo vệ môi trường. - Chuyển biến trong việc tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa,

tiến bộ trong doanh nghiệp theo Chỉ thị 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư.

- Các hoạt động xã hội. Những hoạt động chăm lo nổi bật, thiết thực và hiệu quả, như: thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”; Chương trình “Tết Sum vầy”; “Hỗ

2

Page 3: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

trợ xây dựng nhà “Mái ấm công đoàn”, xây dựng công trình phúc lợi cho đoàn viên lao động vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn; Các hoạt động xã hội hướng về biển, đảo như Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình”, chương trình “nghĩa tình Hoàng Sa- Trường Sa”, chương trình “Công đoàn Quảng Bình đồng hành với học sinh vùng biễn”; vận động đóng góp quỹ xã hội góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và giải quyết khó khăn đoàn viên, người lao động, nhân dân khi bị thiên tai, bảo lụt, sự cố môi trường biển.

2. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên và người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chủ trương, nghị quyết của công đoàn

- Tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chủ trương, nghị quyết của công đoàn.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, Luật bảo hiểm xã hội, công đoàn, các văn bản pháp luật liên quan đến chế độ chính sách cho đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, lao động nhằm ổn định tình hình trước những sự cố, vấn đề nãy sinh.- Kết quả tuyên truyền, triển khai thực hiện trong “Tháng Công nhân”, “Ngày Pháp luật”, “Tết sum vầy” hàng năm; các hoạt động hướng về ngư dân và biển đảo như Chương trình “ Tấm lưới nghĩa tình” “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” .. - Tuyên truyền, triển khai thực hiện công tác tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo quy định của Bộ Chính trị; kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tuyên truyền triển khai Kết luận số 79 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 22 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; tuyên truyền thực hiện chỉ tiêu và 4 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, kế hoạch của LĐLĐ tỉnh thực hiện 4 Chương trình hành động.

- Công tác chỉ đạo và kết quả thực hiện Chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động”. Phong trào học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Hoạt động của các báo, tạp chí, các chương trình phát thanh, truyền hình về lao động và công đoàn;

- Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao đời sống tình thần, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa.

- Công tác tham gia xây dựng Đảng, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng; tham gia công tác phát

3

Page 4: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

triển tổ chức Đảng trong các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước.

3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh

- Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn về thi đua yêu nước.

- Kết quả phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao Năng suất - Chất lượng - Hiệu quả, tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của đoàn viên, người lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

- Phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với cuộc vận động "cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

- Phong trào thi đua mới do LĐLĐ tỉnh phát động “Đoàn viên, người lao động Quảng Bình thi đua làm theo lời Bác”.

- Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức “ Trung thành- sáng tạo- tận tụy- gương mẫu” trong các cơ quan đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Đánh giá mô hình, phong trào thi đua trong khu vực hành chính, sự nghiệp; mô hình, phong trào thi đua trong khu vực sản xuất, kinh doanh.

Một số kết quả trong đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua trong từng loại hình ngành nghề, khu vực hành chính, sự nghiệp, doanh nghiêp, nhất là ở doanh nghiệp ngoài nhà nước; tôn vinh, khen thưởng những tấm gương thi đua xuất sắc, tiêu biểu...

4. Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn

- Công tác chỉ đạo và kết quả triển khai thực hiện Chương trình “Phát triển đoàn viên giai đoạn 2013 - 2018”; công tác vận động thành lập công đoàn cơ sở và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh;

- Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy công đoàn các cấp. - Công tác chỉ đạo và kết quả thực hiện Chương trình “Nâng cao chất

lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn”. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch, luân chuyển cán bộ; công tác giới thiệu cán bộ công đoàn tham gia cấp ủy các cấp; việc thực hiện chính sách đối với cán bộ công đoàn.

- Đánh giá mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn các cấp phù hợp với hình thức sở hữu, loại hình công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, bảo đảm bộ máy, tổ chức cán bộ làm việc có hiệu quả.

4

Page 5: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

5. Công tác nữ công - Tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị và Chương

trình hành động của Tổng Liên đoàn về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; Chiến lược dân số và sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Các chủ trương, nghị quyết của Tổng LĐLĐ Việt Nam về đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước- Đảm việc nhà”.

- Công tác tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới.

- Phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp trong nữ đoàn viên và lao động nữ; phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

- Hoạt động nữ công và Ban Nữ công quần chúng của công đoàn các cấp, nhất là ở cấp cơ sở; việc giới thiệu cán bộ, đoàn viên, lao động nữ ưu tú, tiêu biểu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, công đoàn để đào tạo, bồi dưỡng trở thành cán bộ lãnh đạo.

- Hoạt động xã hội góp phần hỗ trợ nữ đoàn viên và lao động nữ chăm sóc, giáo dục con em, phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo bền vững.

6. Công tác kiểm tra và hoạt động của Ủy ban kiểm tra- Công tác chỉ đạo, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ

của Ban Chấp hành Tổng LĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn các cấp.

- Đánh giá khái quát công tác kiểm tra và hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp theo chức năng, nhiệm vụ.

7. Công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn - Tình hình thực hiện quy định của Luật Công đoàn năm 2012, các qui

định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn.

- Tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh Công ty Cổ phần Du lịch- Khách sạn Công đoàn Quảng Bình.

- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế công đoàn.

8. Công tác đối ngoại - Đánh giá thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và

Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy về công tác đối ngoại.9 . Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Công

đoàn Việt Nam lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội XVII công đoàn tỉnh.

5

Page 6: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

- Chỉ đạo, điều hành có trọng tâm, trọng điểm, giải pháp cụ thể, hoạt động hướng về cơ sở, giải quyết có hiệu quả những vấn đề nỗi lên, những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của công nhân, viên chức, lao động; khắc phục bệnh hành chính, hình thức, thành tích trong hoạt động công đoàn.

- Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, công đoàn cấp trên; mối quan hệ phối hợp của công đoàn với chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, các sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn cùng cấp.

- Chế độ thông tin, báo cáo, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và hoạt động công đoàn.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM, CHỈ TIÊU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XVII CÔNG ĐOÀN TỈNH VÀ 4 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

1. Kết quả chỉ tiêu thuộc trách nhiệm trực tiếp của tổ chức công đoàn2. Kết quả chỉ tiêu tổ chức công đoàn tham gia chỉ đạo, thực hiện 3. Kết quả chỉ tiêu do Công đoàn tỉnh cụ thể hóa đề ra (có phụ lục)IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG NHIỆM KỲ Lựa chọn từ 3-5 mô hình hoặc hoạt động cụ thể nổi bật thực hiện trong

nhiệm kỳ 2013-2018 của Liên đoàn lao động tỉnh: - Trong công tác tuyên truyền, giáo dục;- Trong đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn

viên, lao động; hoạt động xã hội của Công đoàn;- Trong phong trào thi đua;- Trong phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS khu vực ngoài nhà nước- Trong thực hiện mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền, chuyên môn,

ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cùng cấp.V. HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN Trên cơ sở kết quả hoạt động công đoàn trong nhiệm kỳ qua chỉ rõ hạn

chế, khuyết điểm, nguyên nhân khách quan, chủ quan.VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Trong việc tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy;- Trong mối quan hệ phối hợp, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự

phối hợp của các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể, thủ trưởng,đơn vị, giám đốc các cơ quan, doanh nghiệp.

- Trong cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào chương trình, kế hoạch công tác công đoàn và giải pháp thiết thực, hiệu quả để thực tiện tốt chức năng, nhiệm vụ, các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra.

- Về phát huy vai trò của cán bộ, đoàn viên.6

Page 7: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

- Trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến.

Phần thứ haiMỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤVÀ CÁC GIẢI PHÁP NHIỆM KỲ 2018- 2023

Dự báo tình hình chính trị, kinh tế-xã hội giai đoạn 2018-2023 tác động đến phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn.

I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG TỔNG QUÁT1. Mục tiêu tổng quát Tập trung đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn theo hướng thiết

thực hiệu quả; xác định rõ nhiệm vụ của mỗi cấp công đoàn; chú trọng đại diện chăm lo, bảo vệ người lao động; tăng cường phát triển lợi ích đoàn viên, lấy lợi ích làm điểm tập hợp thu hút đoàn viên và người lao động; hoàn thiện phương thức hoạt động phục vụ, phát huy vai trò tập thể đoàn viên tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tích cực xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; tích cực tham gia triển khai thực hiện có hiệu quả chủ đề xuyên suốt nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh là “xiết chặt kỷ cương, kỷ luật, biến lời nói thành hành động”, 03 Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 13/7/2016 về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm giai giai đoạn 2016-2020; chương trình hành động số 06/CTr-TU ngày 13/7/2016 về phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, chương trình hành động số số 08-CTr/TU ngày 26/12/2016 về đổi mới công tác cán bộ giai đoạn 2016-2020), góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Nhiệm vụ trọng tâm, đột phá(1)Tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn; có

giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

(2) Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao. Tập trung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động ở các khu kinh tế, công nghiệp.

(3) Chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Gương mẫu thực hiện kỷ luật, kỷ cương, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh” trong các cấp công đoàn, đoàn viên khối hành chính- sự nghiệp.

3. Một số chỉ tiêu chủ yếu 3.1. Chỉ tiêu thuộc trách nhiệm trực tiếp của tổ chức Công đoàn

7

Page 8: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

- Phấn đấu thành lập trên 100 CĐCS; kết nạp mới 3000 đoàn viên công đoàn giai đoạn 2018- 2023.

- Phấn đấu 95% đơn vị, doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập được tổ chức công đoàn, trong đó 100% đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong các khu kinh tế, công nghiệp đủ điều kiện thành lập được tổ chức công đoàn. Phấn đấu ở đâu có công nhân lao động ở đó có tổ chức hoặc hoạt động của Công đoàn Việt Nam.

- 100% cán bộ công đoàn mới tham gia ban chấp hành được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác CĐ.

- Phấn đấu 85% Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đủ tiêu chuẩn xếp loại tốt; 85% trở lên số công đoàn cơ sở khu vực nhà nước, 60% công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đủ tiêu chuẩn công đoàn cơ sở vững mạnh.

- Hàng năm mỗi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xây dựng được 01 đến 02 mô hình “Dân vân khéo”; có ít nhất 01 hoạt động thiết thực thực hiện phong trào thi đua “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì việc làm, đời sống của người lao động”, 100% CĐCS thực hiện tốt phong trào “Đoàn viên, người lao động Quảng Bình thi đua làm theo lời Bác”;

- Hằng năm bình quân mỗi công đoàn cơ sở bồi dưỡng, giới thiệu ít nhất 01 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.

- Phấn đấu thành lập ban nữ công quần chúng ở 100% công đoàn cơ sở đủ điều kiện thành lập ban nữ công quần chúng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; trên 90% nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” hàng năm.

- Triển khai đầu tư xây dựng các thiết chế phục vụ đoàn viên, lao động tại khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới. Trong nhiệm kỳ hỗ trợ xây dựng, sửa chữa ít nhất 200 nhà Mái ấm Công đoàn và 10 công trình phúc lợi cho tập thể đoàn viên, người lao động vùng đặc biệt khó khăn; thăm hỏi trên 10.000 lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

- Phấn đấu 100% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, ít nhất 50% doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn nộp kinh phí theo quy định; vận động thu nộp quỹ hoạt động xã hội đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch LĐLĐ tỉnh giao.

- 100% các cấp CĐ tham gia thực hiện tốt cải cách hành chính và chế độ thông tin báo cáo; 100% cán bộ chuyên trách CĐ và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sử dụng thành thạo phần mềm “ Quản lý văn bản và điều hành”.

3.2. Chỉ tiêu tổ chức Công đoàn phối hợp thực hiện- Chỉ tiêu về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở: 98% trở lên số cơ quan,

đơn vị có ban hành Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, đơn vị; có 100% trở lên số cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị CBCC; 100% doanh nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị người lao động; 80% trở lên số doanh nghiệp nhà nước tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; 70% trở lên số doanh nghiệp ngoài nhà nước

8

Page 9: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

có tổ chức công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động, xây dựng và ban hành được quy chế đối thoại tại doanh nghiệp và tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.

- Chỉ tiêu về thỏa ước lao động tập thể: 100% doanh nghiệp nhà nước, 70% doanh nghiệp ngoài nhà nước có thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể, 70% các bản thỏa ước lao động tập thể đã ký kết có nhiều nội dung có lợi hơn cho đoàn viên và người lao động, trong đó có ít nhất 35% bản thỏa ước lao động tập thể đạt loại A.

- 100% các Liên đoàn lao động huyện, thành phố, thị xã và Công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý, khởi kiện và đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn tại Tòa án.

- Hàng năm có trên 80% số đoàn viên, người lao động được học tập, tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Công đoàn.

- Vận động từ 65% trở lên số đoàn viên và người lao động học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành trên 95% mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế- xã hội hàng năm, có 75% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾUĐể thực hiện phương hướng, mục tiêu, các chỉ tiêu nêu trên, tập trung vào

các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:1. Thực hiện có hiệu quả việc đại diện, chăm lo bảo vệ có hiệu quả

quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; đẩy mạnh các hoạt động xã hội

- Đổi mới phương thức tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến đoàn viên, người lao động:

- Tập trung nâng cao chất lượng đối thoại tại doanh nghiệp. Chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy, chuyên môn đồng cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đối thoại tại doanh nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức để cán bộ công đoàn cơ sở, người lao động và người sử dụng lao động nhận thức được lợi ích và trách nhiệm tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp; không ngừng nâng cao chất lượng và năng lực cho thành viên đối thoại và tổ đối thoại; tăng cường tổ chức tư vấn, giúp đỡ hỗ trợ công đoàn cơ sở trong quá trình tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp. Xây dựng các mô hình đối thoại các bên trong khu kinh tế, công nghiệp, ngành, huyện và cấp tỉnh.

- Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể DN, tập trung thương lượng về tiền lương và những vấn đề cơ bản về quyền làm việc an toàn, phúc lợi tiến bộ.

9

Page 10: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

- Chủ động nâng cao chất lượng hoạt động tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát, phản biện xã hội; có giải pháp giải quyết kịp thời những bức xúc, đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, người lao động, cơ sở.

- Tập trung đầu tư nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm TVPL thực hiện khởi kiện, đại diện tham gia tố tụng tại tòa án theo quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo điều kiện lao động, việc làm xanh, tăng trưởng xanh cho đoàn viên và người lao động.

- Đổi mới căn bản hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng đảm bảo quyền an sinh xã hội và tạo sự khác biệt về quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn. Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, lao động.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội của tổ chức Công đoàn, xây dựng công trình phúc lợi cho đoàn viên ở vùng khó khăn, hỗ trợ xây dựng “Mái ấm Công đoàn”, Chương trình “ công đoàn Quảng Bình đồng hành cùng học sinh vùng biển” nhằm nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.

2. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên và người lao động, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh

- Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động của tổ chức công đoàn, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức pháp luật, trình độ nghề nghiệp; nhận thức về quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, đoàn viên cho đoàn viên, lao động. Tập trung triển khai Đề án của Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất”.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn; xây dựng hình ảnh và uy tín của tổ chức công đoàn và đoàn viên công đoàn trong công nhân lao động và toàn thể xã hội. Chú trọng công tác định hướng thông tin trên Internet. Chủ động tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông mới.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động trong Tháng công nhân hàng năm để đoàn viên, người lao động có “Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn”.

- Kiên trì, linh hoạt và sáng tạo trong việc tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, lao động. Kịp thời dự báo, nắm bắt dư luận xã hội, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, lao động; chủ động đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật nhằm chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động.

10

Page 11: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

- Triển khai có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam gắn với thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đoàn viên, người lao động. Tổ chức thực hiện tốt Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; chú trọng công tác giới thiệu phát triển đảng viên nhất là trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động vận động đoàn viên, người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức pháp luật góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 52-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất”. Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của của Tỉnh, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp

Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các phong trào thi đua theo hướng thiết thực hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển. Tiếp tục đổi mới nội dung, cách thức tổ chức các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, các phong trào thi đua truyền thống phù hợp thực tiễn từng ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp, cụ thể:

- Trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp phong trào thi đua tập trung vào việc nâng cao chất lượng công tác, nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ chế chính sách pháp luật. Phát động phong trào thi đua “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì việc làm, đời sống của người lao động”, các phong trào thi đua mới mang ý nghĩa chính trị- xã hội thiết thực.

- Trong khu vực sản xuất, kinh doanh với phong trào “ Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, “kinh doanh giỏi, quản lý tốt” “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; các phong trào thi đua truyền thống do ngành, địa phương, đơn vị phát động. Đồng thời lựa chọn phát động các phong trào thi đua phù hợp, gắn liền với nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp góp phần trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 05/CT-BCT của Bộ Chính trị gắn với phong trào “Đoàn viên, người lao động Quảng Bình thi đua làm theo lời Bác”. Cụ thể hóa cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức

11

Page 12: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

“Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” để phát động phong trào “gương mẫu thực hiện kỷ luật, kỷ cương xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh” trong cán bộ, công chức là đoàn viên công đoàn thuộc khối hành chính sự nghiệp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát triển khai các phong trào thi đua. Thường xuyên đánh giá, sơ tổng kết phong trào thi đua, xây dựng nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến, tôn vinh, khen thưởng những tấm gương thi đua xuất sắc, tiêu biểu. Chú trọng phát hiện khen thưởng kịp thời, khen thưởng đột xuất đối với những tập thể nhỏ, tập thể và cá nhân trong khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, người trực tiếp lao động sản xuất, công tác.

4. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

4.1 Đổi mới mô hình tổ chức các cấp công đoàn.- Đổi mới mô hình tổ chức các cấp công đoàn theo hướng lấy đoàn viên

và người lao động làm trung tâm để xác định nhiệm vụ của các cấp công đoàn, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, mang lại nhiều lợi ích tốt hơn cho đoàn viên, người lao động. Sắp xếp mô hình tổ chức phù hợp với quá trình đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước, với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Xây dựng tỏ chức bộ máy cơ quan công đoàn các cấp theo vị trí việc làm, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Sử dụng hiệu quả số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách. Sắp xếp các ban chuyên đề cơ quan LĐLĐ tỉnh, ban nghiệp vụ công đoàn các cấp, đảm bảo không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; nâng cao năng lực tham mưu, điều hành hoạt động; tổ chức lại các đơn vị trực thuộc đảm bảo tinh gọn hiệu quả, tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định.

4.2 Đổi mới nhiệm vụ của các cấp công đoàn.- Phân định rõ nhiệm vụ của mỗi cấp công đoàn, theo hướng rõ việc của

từng cấp với mục tiêu vì lợi ích đoàn viên và người lao động.- Xác định rõ đối tượng tập hợp của từng loại hình công đoàn các cấp,

tránh trùng chéo về đối tượng tập hợp, để các cấp công đoàn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm theo thứ tự ưu tiên, giảm bớt các nhiệm vụ ít hoặc không liên quan đến quan hệ lao động và hoạt động công đoàn. Tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động; tham gia nâng cao phúc lợi của đoàn viên, người lao động; xây dựng các thiết chế nhằm chăm lo ngày càng tốt hơn các nhu cầu chính đáng của đoàn viên, người lao động.

- Tập trung thực hiện vai trò định hướng, điều phối hoạt động và xử lý tình huống của LĐLĐ tỉnh; phát huy vai trò chủ động quyết định hoạt động của ban chấp hành công đoàn các cấp. Tăng cường phân công cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bám địa bàn, kịp thời nắm bắt thông tin, trực tiếp hỗ trợ công đoàn cơ sở, đoàn viên và người lao động trong phạm vi quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên theo quy định.

12

Page 13: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

4.3 Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.- Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có bản lĩnh chính trị, đủ năng lực,

trình độ hoàn thành nhiệm vụ, tâm huyết, nhiệt tình với công việc, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức; đội ngũ cán bộ chuyên trách công đoàn các cấp tinh nhuệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; đội ngũ các chuyên gia về tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể, bảo vệ trước tòa án; cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để trực tiếp tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quy định số 01- QĐ/TU, ngày 03/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Quy định số 74 /QĐ-LĐLĐ, ngày 07/4/2016 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu ở các cấp công đoàn, cơ quan, đơn vị trực thuộc LĐLĐ tỉnh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Triển khai thực hiện cơ chế của Tổng Liên đoàn về đánh giá, kiểm soát thực thi nhiệm vụ của cán bộ công đoàn; thực hiện tốt chính sách cán bộ công đoàn theo quy định của Đảng, Nhà nước, của Tổng Liên đoàn.

- Đổi mới công tác tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ công đoàn. Thực hiện quy hoạch cán bộ theo hướng động và mở, đảm bảo tính liên thông; gắn quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; ưu tiên quy hoạch cán bộ đạt chuẩn, trải qua hoạt động phong trào công nhân và hoạt động công đoàn. Thực hiện luân chuyển cán bộ công đoàn; chú trọng nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ có triển vọng, được rèn luyện thực tiễn để chuẩn bị giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo quản lý cao hơn theo yêu cầu.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ công đoàn các cấp. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên; đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ, gắn lý thuyết với thực hành và kỹ năng xử lý những tình huống nảy sinh trong thực tiễn. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với lĩnh vực công tác của cán bộ. Bồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy sinh đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên. Đẩy mạnh việc cập nhật kiến thức, quy định mới cho cán bộ. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở; quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, những người làm công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Thực hiện có hiệu quả việc tôn vinh “Cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu xuất sắc”.

4.4 Công tác đoàn viên- Đổi mới công tác phát triển đoàn viên, cách thức tiếp cận, tuyên truyền,

vận động phát triển đoàn viên, phối hợp hiệu quả các giải pháp trong thành lập công đoàn cơ sở ở khu vực ngoài nhà nước; tổ chức các hoạt động chăm lo lợi ích thiết thực, lấy lợi ích làm điểm tập hợp thu hút người lao động đến với tổ chức

13

Page 14: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

công đoàn; từng bước làm rõ sự khác nhau giữa người lao động là đoàn viên và người lao động chưa phải là đoàn viên công đoàn.

- Đa dạng cách thức phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chú trọng cách thức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, người lao động tự nguyện tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, của pháp luật.

- Đơn giản hóa thủ tục kết nạp đoàn viên theo hướng giảm bớt tính hình thức để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam. Thực hiện tốt các hoạt động nâng cao nhận thức của đoàn viên công đoàn, người lao động về tổ chức Công đoàn. Tập trung phát triển đoàn viên mới.

- Tăng cường quản lý nâng cao chất lượng đoàn viên; xây dựng tiêu chí về đoàn viên công đoàn và tiến hành đánh giá chất lượng hàng năm, theo hướng áp dụng công nghệ thông tin để vừa quản lý tốt hơn quá trình dịch chuyển đoàn viên và phục vụ nhiệm vụ đại diện, bảo vệ, chăm lo các quyền, lợi ích thiết thân của đoàn viên thông qua thẻ đoàn viên.

4.5 Đổi mới công tác đánh giá các cấp công đoàn Đổi mới công tác xếp loại công đoàn cơ sở và các cấp công đoàn cho phù

hợp với tình hình mới. 4.6 Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyềnXây dựng tiêu chí cán bộ công đoàn xuất sắc, đoàn viên công đoàn ưu tú để

chọn lựa, bồi dưỡng giới thiệu phát triển Đảng.Phối hợp triển khai nhiệm vụ công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp

cơ sở khu vực ngoài nhà nước ở những nơi chưa có tổ chức cơ sở Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để thực hiện giới thiệu kết nạp đảng viên đối với cán bộ công đoàn xuất sắc, đoàn viên công đoàn ưu tú đủ điều kiện.

Chủ động thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 589/QĐ-TLĐ, ngày 22/5/2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

5. Nâng cao hiệu quả công tác nữ công, góp phần chăm lo, xây dựng đội ngũ nữ công nhân, viên chức, lao động trong tình hình mới

- Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác nữ công; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công công đoàn các cấp, chú trọng cán bộ nữ công khu vực ngoài nhà nước để làm tốt vai trò tham mưu cho ban chấp hành công đoàn cùng cấp về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động và bình đẳng giới. Nâng cao tỷ lệ nữ cán bộ công đoàn giữ vị trí lãnh đạo; thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động việc làm.

- Tham gia xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách về tổ chức và hoạt động của nhà trẻ, mẫu giáo trong các thiết chế công đoàn tại khu kinh tế, công nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức tốt các phong trào thi đua trong nữ công nhân, viên chức, lao động, các hoạt động về dân số, gia đình, trẻ em.

14

Page 15: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

- Tích cực tham gia xây dựng và triển khai thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ, trước hết trong quá trình tham gia sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động, tập trung bảo vệ thành công việc giữ nguyên những quy định có lợi cho lao động nữ gắn liền với việc thực thi pháp luật lao động và các mô hình hỗ trợ thực hiện chính sách thai sản cho lao động nữ.

- Nâng cao chất lượng hoạt động ban nữ công quần chúng công đoàn các cấp, tập trung vào 3 nhiệm vụ chính: Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nữ đoàn viên, lao động nữ; đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; vận động lao động nữ gia nhập Công đoàn.

6. Tăng cường hoạt động của Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kiểm tra; nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của ban chấp hành, sự chỉ đạo của ban thường vụ công đoàn các cấp đối với tổ chức và hoạt động uỷ ban kiểm tra công đoàn.

- Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật cán bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo cả nhiệm kỳ và cụ thể hóa hàng năm của ban chấp hành, ban thường vụ và ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp.

- Thực hiện và phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn theo quy định tại Quyết định số 217-QĐ/TW.

- Tiếp tục đổi mới phương pháp hoạt động ủy ban kiểm tra, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra; lựa chọn nội dung kiểm tra phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm nguyên tắc và quy trình kiểm tra; chú trọng công tác kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn; thực hiện việc kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên công đoàn khi có sai phạm.

- Thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn; đảm bảo điều kiện làm việc và cơ chế chính sách phù hợp đối với cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn.

7. Tập trung phát triển các nguồn lực phục vụ hoạt động công đoàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tài chính; đơn vị sự nghiệp, kinh tế công đoàn

Tập trung thu đúng, thu đủ, thu kịp thời nguồn tài chính công đoàn hạn chế tối đa thất thu.

Thực hiện tốt quy chế phối hợp công tác giữa Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh với Cục Thuế tỉnh, giữa Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh với BHXH tỉnh và các công đoàn ngành, huyện với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội cùng cấp. Xác định số phải thu của tổ chức Công đoàn từ đó xác định được tỉ lệ thất thu, số thất thu

15

Page 16: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

và đơn vị không nộp kinh phí công đoàn là cơ sở để tiến hành Thanh tra xử phạt cũng như khởi kiện việc không nộp kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành.

Triển khai việc thu kinh phí công đoàn từ doanh nghiệp qua ngân hàng theo quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam và các quy định mới của Tổng LĐLĐ Việt Nam về thu kinh phí và khởi kiện đối với các doanh nghiệp không chấp hành nộp kinh phí công đoàn.

Sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn tài chính công đoàn, tập trung chi cho các nhiệm vụ trọng tâm như đảm bảo một tỉ lệ nhất định để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đoàn viên và người lao động, công tác phát triển đoàn viên, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn và tập trung đầu tư các thiết chế của tổ chức công đoàn tại Khu kinh tế, công nghiệp. Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát chấp hành nghiêm túc kỷ luật tài chính công đoàn.

Rà soát, sắp xếp lại cán bộ công đoàn làm công tác tài chính theo hướng chuyên nghiệp, căn cứ vào số lượng số đoàn viên, lao động của từng cấp và quy định của Tổng Liên đoàn về số lượng để bố trí cán bộ làm công tác tài chính công đoàn, đảm bảo cán bộ làm công tác tài chính công đoàn phải được đào tạo đúng chuyên ngành. Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho các cán bộ làm tài chính công đoàn, đặc biệt là việc cung cấp thông tin huớng dẫn chính sách mới của Nhà nước, tổ chức công đoàn.

Thực hiện quy định của Tổng LĐLĐ về đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế công đoàn theo phân cấp đối với Trường trung cấp nghề số 9 và Công ty Cổ phần Du lịch- Khách sạn Công đoàn. Chỉ đạo nâng cao năng lực hoạt động, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của Trường trung cấp nghề số 9 và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch- Khách sạn Công đoàn, đảm bảo việc làm, thu nhập cho đoàn viên, lao động.

8. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại

- Thực hiện tốt công tác đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác với các công đoàn trong khu vực và quốc tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình và Liên hiệp Công đoàn tỉnh Khăm Muộn, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

9. Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công đoàn

- Đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn; tập trung phục vụ hoạt động công đoàn cơ sở, lấy đoàn viên, người lao động làm trung tâm tổ chức và hoạt động Công đoàn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động công đoàn các cấp; tiếp tục cải cách hành chính trong hoạt động công đoàn.

16

Page 17: I · Web viewBồi dưỡng kiến thức về phương pháp tư duy, nâng cao nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề mới nảy

- Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động Công đoàn trong tình hình hiện nay. Chủ động xác định rõ những bất cập để kịp thời chỉ đạo điều hành. Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung về đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong hoạt động công đoàn nhằm phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn các cấp trước đoàn viên, người lao động.

- Tập trung thực hiện vai trò định hướng, điều phối hoạt động và xử lý tình huống của LĐLĐ tỉnh; tăng cường phối hợp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; phát huy vai trò chủ động quyết định hoạt động của ban chấp hành công đoàn các cấp; xiết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành công đoàn các cấp.

- Chuyển đổi từ phương thức chỉ đạo hành chính là chủ yếu sang phương thức trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ, tổ chức cho công đoàn cơ sở chủ động thực hiện nhiệm vụ. Có cơ chế để công đoàn các cấp phát huy tính chủ động, sáng tạo, gắn với trách nhiệm trong hoạt động công đoàn phù hợp với thực tiễn ngành, địa phương, cơ sở.

- Đổi mới tư duy và cách thức xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở từ việc thụ động theo chỉ đạo của công đoàn cấp trên sang phương thức xây dựng chương trình, kế hoạch công tác căn cứ vào yêu cầu của công đoàn cơ sở trực tiếp quản lý, có giải pháp cụ thể để cùng với công đoàn cơ sở giải quyết các vấn đề do công đoàn cơ sở yêu cầu.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng việc xây dựng, ban hành Nghị quyết, chương trình, kế hoạch và các văn bản hướng dẫn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo hướng thiết thực, ngắn gọn, khả thi; rõ mục tiêu, việc cần làm, cách thức thực hiện, cán bộ phụ trách, kiểm soát việc thực hiện.

- Rà soát và điều chỉnh, bổ sung các quy định hiện hành của LĐLĐ tỉnh, công đoàn các cấp phù hợp với quy định mới của Tổng Liên đoàn, công đoàn cấp trên; Giảm các thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý tài chính, quản lý đoàn viên; nâng cao chất lượng, hiệu quả các hội nghị, hội thảo.

BAN CHẤP HÀNH LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH KHÓA XVII

17