i - wordpress.com · web viewtruyện kiều của nguyễn du không chỉ là nỗi đau của...

43
Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Ngữ Văn là một trong những môn chính trong các bộ môn học ở nhà trường. Nhưng thực trạng học sinh ngày nay không hứng thú với môn này ngày càng nhiều. Các em không nhân thấy rằng:Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người . Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng ,tình cảm cho học sinh.. Mặt khác “ Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện( Nghiên cứu giáo dục , số 28, 11/1973), chính vì vậy nội dung giáo dục tư tưởng , đạo đức cho HS trong quá trình dạy và học văn là vô cùng quan trọng và có nhiều cơ sở sát thực để giáo viên liên hệ giáo dục thuận lợi hơn các môn học khác . Trong những năm vừa qua , thực hiện chương trình sách giáo khoa mới cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông , môn văn đã mang tính cập nhật hơn , gắn với thực tế cuộc sống hơn . Theo quan điểm của tôi, muốn dạy chữ, trước hết phải dạy các em làm người. Đó là vấn đề vô cùng khó. Nhưng tôi mong rằng, làm cho các em có ý thức trước rồi may ra, dạy và học mới có hiệu quả. Đặc biệt với vai trò giáo dục thái độ, tư tưởng, đạo đức nhằm mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho học sinh để các em trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa , đồng thời góp phần tích cực trong việc chấn hưng nền tảng đạo đức xã hội trong giai đoạn hiện nay , vấn đề tích hợp nội dung cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vô cùng thiết thực và cần phải có sự quan tâm đúng mức của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy . Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp bộ môn . Giáo viên có thể đưa vào tích hợp giảng dạy , giáo dục , tuyên truyền cho học sinh nội dung các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục trong những năm vừa qua như cuộc vận động Hai không , phong trào Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực …với tuyên truyền bảo vệ môi trương Xanh – Sạch – đẹp, giáo dục ý thức của các em đối với môi trường xung quanh. Đồng thời qua một số bài có liên quan, có thể giáo dục các em lòng GVTH: Lê Thị Thu Hằng 1

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Ngữ Văn là một trong những môn chính trong các bộ môn học ở nhà trường. Nhưng thực trạng học sinh ngày nay không hứng thú với môn này ngày càng nhiều. Các em không nhân thấy rằng:Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người . Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng ,tình cảm cho học sinh.. Mặt khác “ Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” ( Nghiên cứu giáo dục , số 28, 11/1973), chính vì vậy nội dung giáo dục tư tưởng , đạo đức cho HS trong quá trình dạy và học văn là vô cùng quan trọng và có nhiều cơ sở sát thực để giáo viên liên hệ giáo dục thuận lợi hơn các môn học khác . Trong những năm vừa qua , thực hiện chương trình sách giáo khoa mới cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông , môn văn đã mang tính cập nhật hơn , gắn với thực tế cuộc sống hơn . Theo quan điểm của tôi, muốn dạy chữ, trước hết phải dạy các em làm người. Đó là vấn đề vô cùng khó. Nhưng tôi mong rằng, làm cho các em có ý thức trước rồi may ra, dạy và học mới có hiệu quả. Đặc biệt với vai trò giáo dục thái độ, tư tưởng, đạo đức nhằm mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho học sinh để các em trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa , đồng thời góp phần tích cực trong việc chấn hưng nền tảng đạo đức xã hội trong giai đoạn hiện nay , vấn đề tích hợp nội dung cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vô cùng thiết thực và cần phải có sự quan tâm đúng mức của mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy . Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp bộ môn . Giáo viên có thể đưa vào tích hợp giảng dạy , giáo dục , tuyên truyền cho học sinh nội dung các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục trong những năm vừa qua như cuộc vận động Hai không , phong trào Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực …với tuyên truyền bảo vệ môi trương Xanh – Sạch – đẹp, giáo dục ý thức của các em đối với môi trường xung quanh. Đồng thời qua một số bài có liên quan, có thể giáo dục các em lòng thương người, lòng yêu nước, nói thêm cho các em biết thêm về kĩ năng sống, về tình yêu trong sáng, về văn hóa truyền thống…. Có thể nói, tham vọng trên của tôi là quá lớn, nhưng thiết nghĩ, một trong những nguyên nhân khiến cho HS ngày nay không thích học văn vì các em thấy nó xa rời, không thiết thực với cuộc sống. Nhiều GV lại dạy khô khan, ít liên hệ, áp đặt, nặng nề , không cho các em nói ra suy nghĩ của mình….GV nói rồi lại đọc, rồi lại chép…khiến giờ học văn trở nên công thức, nhàm chán. Một số học sinh chưa có ý thức và nhận thức đúng đắn đối với các vấn đề xã hội và vấn đề tự giáo dục đạo đức bản thân. Do sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và thông tin , liên lạc do vậy học sinh thường bị phân tán tư tưởng vào những vấn đề hoặc nội dung thông tin ngoài luồng khiến cho các em thờ ơ và rất nhanh quên lãng những nội dung ngoài kiến thức chuẩn của bài học nếu giáo viên chỉ đề cập đến một cách qua loa , đại khái . Đa số các em lười hoặc không bao giờ suy nghĩ ,liên tưởng , so sánh , suy luận nội dung tri thức gắn với cuộc sống khi đọc sách ,kể cả văn bản trong SGK cũng như các loại sách báo và các kênh thông tin khác . Chính vì vậy, việc dạy học văn trở nên là một bài toán vô cùng khó. Để có một lời giải đưa môn văn thiết thực hơn, không chỉ đổi mới phương pháp dạy và học mà còn làm cho HS thấy môn văn “gần” với cuộc sống. Vì những suy nghĩ nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn.” GVTH: Lê Thị Thu Hằng 1

Page 2: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. Vì khả năng và thời gian có hạn, bản thân tôi đưa ra ở một số bài nhưng có thể mở rộng ra ở nhiều bài khác nếu có nội dung tương tự. Đây là suy nghĩ của riêng cá nhân sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong quý thầy cô góp cho những ý kiến quý báu để tôi có dịp bổ khuyết. Tôi xin chân thành cảm ơn!II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận : - Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS.” - Trong tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa năm 2002 đã nêu rõ : Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học cơ sở : Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở , chuẩn bị cho họ ra đời , hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn .Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng , biết thương yêu , quý trọng gia đình , bạn bè , có lòng yêu nước , yêu chủ nghĩa xã hội ; biết hướng tới những tư tưởng , tình cảm như lòng nhân ái , tinh thần tôn trọng lẽ phải , công bằng …, lòng ghét cái xấu , cái ác ( …).Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn làm được điều đó thì vấn đề tích hợp trong dạy học ngữ văn là một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng , luôn tiềm ẩn và rất linh hoạt . Trong chương trình giảng dạy , giáo viên ngữ văn không chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức , kĩ năng của ba phân môn văn – tiếng Việt – tập làm văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức , kĩ năng của các môn học khác có liên quan , các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt , uyển chuyển và tinh tế . Có thể nói dạy học văn là một bài toán nan giải, quá trình đổi mới là một quá trình tìm tòi ,nhọc nhằn. Cần có hiểu biết đến nơi đến chốn về lí luận, về thực tế, cần có phương pháp tiếp cận đồng bộ và thái độ khiêm tốn, cầu thị, mới có thể có được những suy nghĩ chín chắn, có chất lượng và bổ ích. Như chúng ta biết: Những tác phẩm văn chương lớn, nhất là những tác phẩm văn chương kiệt xuất, bao giờ cũng có ý nghĩa phổ quát toàn nhân loại. Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của cô bé Cô – dét đâu chỉ là chuyện của trẻ em nước Pháp thời V. Huy – gô. Thơ Nguyễn trãi được giới văn học Pháp đánh giá là có “sens cosmique” ( tinh thần vũ trụ ). Thế nhưng, không phải vì vậy mà mỗi tác phẩm văn chương lại mất đi giá trị lịch sử của nó. Ví như, nếu tách Vợ nhặt của Kim Lân ra khỏi không khí tiền khởi nghĩa thì làm sao cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật sáng giá trong ý đồ sáng tác của Kim Lân ở cuối tác phẩm “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...”. Cho nên, để giúp các em yêu mến môn văn, cần làm cho các em hiểu nội dung tác phẩm nói gì? Bài đó nói gì? Mà để hiểu tác phẩm, hãy liên hệ tác phẩm đến những gì xung quanh cuộc sống của các em. Từ đó, các em thấy được sự đồng cảm, sự gần gũi, các em như đang là người trong cuộc... GVTH: Lê Thị Thu Hằng 2

Page 3: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: - So với chương trình và sgk cũ, chương trình và sgk Ngữ Văn 12 có những thay đổi nhất định trong việc lựa chọn tác phẩm với ý tưởng mở rộng phần sáng tác sau năm 1975. - Chương trình thay thế và đưa thêm một số tác phẩm như: Đò Lèn ( Nguyễn Duy), Đàn ghi ta của Lor – ca ( Thanh Thảo), Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường ), Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải ), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu), Hồn TRương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ),… - Chương trình cũng chú ý thêm về loại thể. Về văn nghị luận, có thêm bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ( Phạm Văn Đồng ). Ngoài ra, còn có một bài về chân dung văn học của Xvai – gơ và hai văn bản nhật dụng. Kịch sau năm 1975 được đưa vào sgk với Hồn TRương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ). Kí được bổ sung thêm với hồi kí Những năm tháng không thể nào quên ( Võ Nguyên Giáp) và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường ). - Chương trình không chỉ chọn các sáng tác nghệ thuật văn chương mà còn tăng cường phần nghị luận xã hội, nghị luận văn học và thêm một số văn bản nhật dụng. Từ sự phong phú đó, sẽ giúp chúng ta lựa chọn những bài phù hợp để tích hợp trong bộ môn này. 2.1. Tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

a/ Cơ sở: - Trong giáo dục và đào tạo, cũng như trong mọi công tác khác, việc tuân thủ những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tư tưởng Hồ Chí Minh là điều quan trọng. Bởi vì, đó là “nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. - Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi trong việc tích hợp nội dung bộ môn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh gồm nhiều bộ phận, trong đó tư tưởng đạo đức có vai trò, ý nghĩa quan trọng bởi vì đạo đức là nền tảng của người cách mạng. Hơn nữa, nhân dân ta đang triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” nên việc quán triệt và làm theo tấm gương đạo đức của Người càng cấp thiết. Công việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đạt mục tiêu giáo dục đã xác định. - Tài liệu “ Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Ngữ Văn gồm có: + Môn Ngữ văn với việc giáo dục tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho Học sinh. + Nội dung giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Ngữ Văn ở trường Phổ thông. + Hướng dẫn dạy học một số bài theo hướng tích hợp.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 3

Page 4: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. - Để sử dụng tài liệu một cách hiệu quả, Gv phải nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ( Nguồn gốc, quá trình hình thành, nội dung cơ bản và thực hiện học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay), giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh qua môn Văn, năm được các yêu cầu , nguyên tắc của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS… b/ Giải pháp: Việc giáo dục tư tưởng nói chung, về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh nói riêng phải được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm sau đây: - Liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ chí Minh. - Nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập. - Vận dụng sáng tạo, cụ thể nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động thực tiễn. - Phát huy tính tích cực của HS trong giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ( vận dụng nguyên tắc tự giáo dục, hình thành và phát triển năng lực của HS trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo.) c/ Lưu ý: Không làm tăng thêm nội dung, thời lượng dạy học, không phải là đưa thêm các thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung mà vẫn đảm bảo được các nội dung và yêu cầu dạy học của môn học. Dựa trên sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ Văn với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, đựa trên hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, tương tác giữa người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống cuộc sống phù hợp với lứa tuổi. d/ Một số bài tích hợp: d1. Bài: Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Trong quá trình dạy phần tác giả, ở mục vài nét về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Người, giáo viên lồng ghép về gương sáng Hồ ChíMinh. * Mức độ: liên hệ * Phương pháp: Liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ chí Minh, từ đó, nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập. - Vài nét về tiểu sử: Bảy mươi chín tuổi của Bác là bảy mươi chín mùa xuân tươi đẹp Người đã dâng hiến để làm nên mùa xuân tươi đẹp cho Tổ quốc - Quan điểm sáng tác: + HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. + HCM luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. + Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích (Viết để làm gì?) và đối tượng tiếp nhận (Viết cho ai?) để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng, thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật. - Di sản văn học:lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách nghệ thuật.-> Tích hợp: Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức, yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật và những đóng góp lớn lao về văn học nghệ thuật và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất đạo đức cách mạng của Bác qua sáng tác văn học nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc. Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và là nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc. Người là nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân quốc tế. Là nhà nghệ sĩ lớn trên nhiều lĩnh vực , là danh nhân văn hóa thế giới. * Thời điểm: Sau mục tiểu sử, quan điểm sáng tác và di sản văn học của Hồ Chí Minh.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 4

Page 5: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. * Tài liệu tham khảo:Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự do ( Tư tưởng Hồ Chí Minh, di sản văn hóa dân tộc, tr 225 – 229) d2. Bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh: : Tích hợp lòng yêu nước và độc lập dân tộc * Mức độ: Liên hệ * Chủ đề: Thuộc chủ đề yêu nước, độc lập dân tộc. Qua tác phẩm này, tích hợp tư tưởng dân tộc về độc lập, tự do và những đóng góp lớn lao về văn chính luận của Bác. * Nội dung: - HS nắm được hoàn cảnh ra đời của bản TNĐL. - Gía trị của bản TNĐL: + Là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xó bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới , là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta. + Là một tác phẩm chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc,… + Là áng văn tâm huyết của HCM, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc ta. * Tài liệu tham khảo: Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp ( Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 33 – 71) d3. Bài Việt Bắc của Tố Hữu : Tích hợp lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh - hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh: Ông Ké Cách mạng giản dị, gần gũi, ung dung tự tại, vượt mọi khó khăn…trong những ngày tháng ở chiến khu Việt Bắc. * Mức độ: Liên hệ * Thời điểm: Dạy ở khổ thơ :

“- “Ở đâu u ám quân thù,Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi,Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

Mười lăm năm ấy, ai quênQuê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà”.

-> Cảm hứng về kháng chiến, về cách mạng gắn liền với cảm hứng ca ngợi lãnh tụ ( Việt Bắc và cụ Hồ là một). Đấy là đặc điểm thường thấy trong thơ Tố Hữu. * Tài liệu tham khảo: Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị ( Lê Anh Trà, Hồ chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 781) d4. Bài Bác Ơi của Tố Hữu: Tích hợp lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức khiêm tốn…của Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp HS thấy được vẻ đẹp của Hồ Chí Minh. * Mức độ: Liên hệ * Thời điểm : Dạy ở những câu thơ:

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơiNăm canh bớt nặng nỗi thương đờiBác ơi, tim Bác mênh mông thếÔm cả non sông mợi kiếp người.

Bác để tình thương cho chúng conMột đời thanh bạch, chẳng vàng son

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 5

Page 6: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.Mong manh áo vải hồn muôn trượngHơn tượng đồng phơi những lối mòn… Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn…Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

* Tài liệu tham khảo: Hồ Chí Minh, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp (Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ, tr 33 – 71) Ngoài ra, GV có thể tích hợp ở những bài có nội dung có thể liên hệ được. 2.2 . Giáo dục bảo vệ môi trường : a. Cơ sở: Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ, trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ,…… Chính vì vậy, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2012 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học, thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình Xanh – sạch –đẹp phù hợp với các vùng miền. Bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cuãng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định số 1363/QĐ- TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 /12/ 2003 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. - Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”. - Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả. GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. - Ở trường THPT, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong môn Ngữ Văn.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 6

Page 7: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. b. Giải pháp:Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn học thông qua các bài cụ thể. Trong môn văn, chủ yếu dừng lại ở mức độ liên hệ ( có điều kiện liên hệ một cách logic), giúp HS ý thức được giá trị của lao động, rèn luyện kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường, biết yêu quý thiên nhiên xung quanh chúng ta… c. Lưu ý: - Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như một bộ phận riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục Bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên bộ môn. Giáo dục phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. - Chỉ tích hợp với nhứng bài có nội dung thật sự có liên quan đến môi trường, không gượng ép, không tràn lan…không biến giờ học văn thành giwof trình bày về giáo dục môi trường, giáo dục mô trường chỉ là nội dung được tích hợp một cách tự nhiên, hòa đồng trong các đơn vị kiến thức chuyên môn. d. Một số bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: d1.Bài Phong cách ngôn ngữ Khoa học : Khi tìm hiểu đặc điểm và rèn kĩ năng sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học GV rèn luyện và giúp HS làm quen với các thuật ngữ khoa học môi trường và các văn bản phổ biến khoa học môi trường hay kết hợp trong các bài tập rèn luyện kĩ năng, phân tích ngữ liệu hoặc bài tập tìm từ ngữ( các thuật ngữ hay dùng trong các văn bản khoa học môi trường, đặt câu, viết đoạn,… d2. Bài Bài viết số 2 ( Bàn về một hiện tượng đời sống): Trong khi củng cố các kĩ năng nghị luận và liên hệ nâng cao ý thức, thái độ đúng đắn đối với những hiện tượng đời sống hiện nay, giáo viên có thể khái thác khả năng liên hệ đến những vấn đề về môi trường. Ví dụ: Với đề bài : Suy nghĩ của anh ( chị) về hiện tượng “nghiện” Karaoke và in ter nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay. GV có thể hướng dẫn HS khai thác những vấn đề ô nhiễm âm thanh, mất trật tự công cộng, tình trạng nhiễu loạn thông tin, ô nhiễm thông tin,…thậm chí, nhiều vấn đề có thể dẫn đến: nghiện Ka ra ô kê, in ter nét quá, không dọn dẹp không gian mình ở, bỏ rác bừa bãi…đó cũng là ô nhiễm môi trường. Hay giáo viên có thể cho các em một số đề liên quan đến môi trường như: Anh ( chị) suy nghĩ như thế nào về hiện tượng ô nhiễm môi trường? Anh chị làm gì để góp phần môi trường làm Xanh – Sạch – Đẹp ? Anh chị suy nghĩ gì về vấn đề nhiều bạn trẻ hiện nay vứt rác bừa bãi?...-> Có thể nói, GV tranh thủ mọi nội dung để hướng các em đến ý thức với môi trường nhưng nhớ không được lạc hướng, quá sa đà vào vấn đề môi trường mà quên mất mục tiêu của tiết học văn. d3. Bài Vận dụng các thao tác lập luận . GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm trước những văn bản viết về môi trường có sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận. Đến lớp, những văn bản đó sẽ giúp các thực hành tiết luyện tập hiệu quả. Vừa luyện tập các thao tác lập luận, vừa gợi nhắc bảo vệ môi trường. d4. Ai đã đặt tên cho dòng sông ? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) - Trong quá trình dạy học bài này, đặc biệt là phần đọc – hiểu văn bản. GV giúp HS từ việc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, vẻ đẹp trầm lắng, tích đọng lịch sử - văn hóa bao đời của dòng sông Hương qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của HPNT – người nghệ sĩ nặng lòng với Huế, gợi liên hệ đến tình yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, những giá trị từ môi trường lịch sử - văn hóa.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 7

Page 8: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. - Cụ thể: Khi tìm hiều : Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế, GV có thể liên hệ và khẳng định: Sự xuất hiện một loạt các địa danh văn hóa vốn gắn liền với xứ Huế thực không vô tình, tác giả muốn nói với bạn đọc: Sông Hương chính là hiện thân, là bộ mặt, là linh hồn của văn hóa Huế. Người Việt nào cũng yêu con sông ngọn suối gắn bó với cuộc đời, với quê hương, với dân tộc mình. Thiên nhiên đã tô điểm cho cuộc sống những màu sắc, hình hài, những giá trị văn hóa lớn lao.- Từ tác phẩm đó, rút ra ý nghĩa của văn bản: Thể hiện những phát hiện , khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.-> Liên hệ: Tuổi thơ lớn lên, trong cuộc đời mỗi người đều gắn với một con sông. Những con sông đã tô điểm cho cuộc đời và con người, những con sông như chứng nhân của thời gian, của đời người. Vì vậy, hãy yêu và bảo vệ những con sông … d5. Người lái đò sông Đà ( Nguyễn Tuân): - Khi cho HS đọc hiểu tác phẩm này, yêu cầu HS đọc kĩ và gạch tất cả những dẫn chững có liên quan đến con Sông Đà. - Với hai nét tính cách nổi bật của con sông là : Hung bạo và trữ tình, ta thấy được sự giàu có về tài nguyên và phong cảnh tuyệt vời của miền tây Tổ quốc. Từ đó, nâng cao ý thức trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên – con người, giữ gìn giá trị môi trường thiên nhiên của đất nước. - Qua bài này, GV cũng làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Việc mô tả con sông Đà lắm thác nhiều ghềnh đã làm nổi bật hình ảnh người lái đò khỏe mạnh, lão luyện, giàu ý chí, ca ngợi thiên nhiên Tây Bắc.-> Niềm tự hào của tác giả về Tổ Quốc hùng vĩ giàu đẹp. Đoạn văn là âm hưởng của những khúc ca ca ngợi sức mạnh thiên nhiên thật hoang dại mà cũng hết sức tự do và hào phóng. Đó là biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước. GV có thể liên hệ thêm về vai trò của Sông Đà trong thủy điện, đóng góp lớn lao vào cuộc sống con người. Vì vậy, chúng ta hãy yêu và bảo vệ những con sông quanh ta. d6. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành. - Mở đầu tác phẩm, tác giả đã giới thiệu, miêu tả rừng xà nu dưới bom đạn: Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại và đặc quyện thành từng cục máu lớn.- Kết thúc truyện cũng lại là hình ảnh rừng xà trong bom đạn của kẻ thù: “Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó, vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây đang nhú lên khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê….Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác mgoaif những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.-> Sự xuất hiện hình ảnh rừng xà nu ở đầu và cuối thiên truyện là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vẻ đẹp của tác phẩm là vẻ đẹp của thiên nhiên và khí phách, truyền thống của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Vẻ đẹp ấy hội tụ , ẩn chứa trong vẻ đẹp của rừng xà nu. Ấn tượng về “rừng xà nu” là ấn tượng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Xà nu hiện diện trong toàn bộ câu chuyện, gắn liền với đời sống dân làng Xô man. Rừng xà nu chịu nhiều tàn phá đau thương của bom đạn nhưng không khi nào mất đi sức sống mãnh liệt, quật cường. Rừng xà nu là hiện thân của dân làng Xô man, mỗi cây xà nu là mỗi người của dân làng Xô man, các thế hệ xà nu nối tiếp không ngừng là các thế hệ làng Xô man nối tiếp nhau đứng lên chiến đấu.GVTH: Lê Thị Thu Hằng 8

Page 9: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. Ý nghĩa biểu tượng của “rừng xà nu” còn là sức mạnh từ sự giao kết bền chặt giữa thiên nhiên và con người. Thiếu đi rừng xà nu là dân làng Xô man thiếu đi sức mạnh quật cường, nghệ thuật mất đi một biểu tượng sử thi đặc sắc.-> Khi đoc – hiểu văn bản, GV giúp và hướng dẫn, khơi gợi, dẫn dắt để từ việc cảm nhận vẻ đẹp của rừng xà nu trong tác phẩm, liên hệ đến ý thức bảo vệ rừng: Trong tác phẩm, rừng như là biểu tượng che chở cho dân làng, song hành cùng dân làng đánh giặc. Ông cha ta thương nói “Rừng vàng biển bạc”, chính vì vậy, chúng ta ra sức bảo vệ rừng, phủ xanh đồi trống, trồng thêm cây xanh và không được chặt phá rừng. Trong thời chiến, rừng cùng con người đánh giặc, che chở cho chúng ta. Thời bình, rừng ngăn lũ lụt, cung cấp bóng mát và khí co2… Hãy bảo vệ rừng vì cuộc sống của chúng ta. d7. Bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Với đề 1: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

-> Từ việc GV gợi ý cho HS tìm hiểu đề và lập dàn ý như: Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya được miêu tả như thế nào?( Hình ảnh Trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối…)-> HS thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên -> thêm yêu và quý thiên nhiên xung quanh ta như hài hòa với con người.- Ngoài ra, GV có thể đưa ra một số đề bài là đoạn thơ, bài thơ có liên hệ đến những vấn đề môi trương, thiên nhiên như đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu, như đoạn thơ trong Tây Tiến của Quang Dũng… d8. Bài Việt Bắc của Tố Hữu. Thông qua một số câu thơ, đoạn thơ, ta thấy được thiên nhiên Việt Bắc. Đặc biệt nhất trong nỗi nhớ là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh và người với bức tranh bốn mùa thật đẹp.

Ta về mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

-> Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa. o Mùa xuân: trong sáng, tinh khôi và đầy sức sống với “mơ nở trắng rừng”. o Mùa hè: rực rỡ, sôi động với âm thanh “rừng phách đổ vàng”. o Mùa thu: yên ả, thanh bình, lãng mạn với hình ảnh “trăng rọi hoà bình”. o Mùa đông: tươi tắn, không lạnh lẽo với hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”. Thiên nhiên đẹp là thế và gắn bó với con người như thế, Gv dẫn dắt bằng những câu hỏi để đưa đến kết luận : Thiên nhiên rất đa dạng và đẹp qua bốn mùa khác nhau, nên chúng ta phải biết yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên...

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 9

Page 10: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.

2.3 . Tích hợp kĩ năng sống(KNS).

a. Cơ sở: - KNS( Kĩ năng sống) bao gồm một loạt các KN cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là KN tự quản bản thân và KN xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với XH, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. - Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp HS có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. - Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp HS có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người.

- Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách.

Vì thế, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các Kĩ năng sống cho HS.

b. Giải pháp:

- Bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.

- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như các giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, về định hướng nghề nghiệp.

- Giúp các em nhận thức được sự cần thiết của các KNS giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần của bản thân và người khác.GVTH: Lê Thị Thu Hằng 10

Page 11: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. + Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong

các tình huống giao tiếp hàng ngày.

+ Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

+ Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thể xác....); giúp HS phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân.

Muốn thực hiện được điều đó, trong những giờ dạy học văn, để tiết dạy bớt nặng nề, Gv có thể kể chuyện- những chuyện mang tính giải trí nhưng giàu tính giáo dục. Đồng thời, từ những bài văn, có thể liên hệ đến thực tế để trang bị thêm cho các em hiểu thêm về cuộc sống.

c. Lưu ý:

- GV phải làm sao để HS có hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các KNS mà bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các KNS đó. Từ đó, giúp các em hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng. Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức định hướng nghề nghiệp.

- Liên hệ, giáo dục phải rõ ràng, tránh gây sự hiểu nhầm ở HS. Tạo tâm lí tự nhiên, thích thú cho HS, làm giảm áp lực học tập và đặc biệt, giúp các em thấy môn Văn thật là gần, thật là thiết thực và bổ ích.

- KNS không phải tự nhiên mà có  mà phải hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.

- KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. KNS mang tính xã hội vì nó phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc.

d. Một số bài có thể cung cấp, trang bị cho các em các kiến thức, kĩ năng cần thiết:

d1. Bài Sóng – Xuân Quỳnh . Giáo dục các em về tình yêu trong lứa tuổi học đườngQua hình tượng Sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa Sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó, giúp các em nhận thức rằng: Tình yêu là một tình cảm cao đẹp của con người, là một hạnh phúc lướn lao của con người.- Ở lứa tuổi các em, phần lớn các em đã biết rung động, biết để ý và nhiều HS đã yêu. Tuy nhiên, các em còn khá non nớt và hiểu về tình yêu. Vì vậy, khi dạy đến bài này, tâm lí của HS rất hào hứng. Những HS đã yêu hào hứng đón nhận, những HS đang yêu và cả những HS chưa yêu, nhưng nhắc đến đề tài Tình yêu, hầu hết HS đều rất thích và chăm chú. Vì thế, GV một mặt phải dạy bài học để HS hiểu thêm về Xuân Quỳnh, hiểu nội dung và nghệ thuật của Sóng. Một mặt phải trang bị thêm kiến thức về tình yêu học đường. Kể chó các em nghe những câu chuyện liên quan đến tình yêu mang tính giáo dục và học tập. các em rút ra được gì sau những câu chuyện, sau những lời liên hệ bổ ích của GV -> Các em thấy mình giống và khác trong những câu chuyện như thế nào, thấy môn văn gần gũi với các em.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 11

Page 12: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. d2.B ài   Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 của Cô –Phi – An – Nan. Giáo dục các em biết thêm về căn bệnh thế kỉ.

- Qua bài này giúp HS tự nhận thức: Nhận thức được đây là một căn bệnh thế kỷ có tính chất nóng bỏng của toàn cầu. Từ đó, xác định được trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia vào cuộc chiến đấu này, có những hành động thiết thực góp phần ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh thế kỷ.

- Giao tiếp/ trình bày ý tưởng: Thảo luận, trao đổi với bạn bè, thầy cô,...về hiện trạng cuộc chiến đấu phòng chống AIDS hiện nay, tác hại, nguy cơ lây lan của căn bệnh thế kỷ và những giải pháp để góp phần vào cuộc chiến này.

- Ra quyết định: Xác định những việc cá nhân và xã hội cần làm để góp phần vào cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỉ.

d3.Bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Giáo dục các em biết cảm thông và rung động, biết thêm một số vấn đề mà xã hội đang quan tâm… Đây là bài mới đưa vào trong sgk, nội dung tác phẩm rất gần gũi trong cuộc sống. Những cảnh trong tác phẩm này gần như chũng ta đã bắt gặp đâu đó. Qua tác phẩm này, ngoài nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, GV có thể liên hệ thêm đến vấn đề bạo lực gia đình và nạn sinh nhiều con, nguyên nhân và hậu quả của chúng. Từ đó, giúp các em hiểu thêm về tác hại của bạo lực gia đình, của vấn đề sinh nhiều con, gia đình lại nghèo, con cái thất học…đặc biệt, lại sống nhờ trên sông nước. - Qua bài này, rèn cho HS có Kĩ năng thể hiện sự cảm thông: là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, qua đó hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ. Tham khảo: - Nhà văn Nguyễn Minh Châu thực sự đã trở thành một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà sau năm 1975. Khuynh hướng sáng tác văn học của ông trong giai đoạn này thường hướng về cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm như thế. Bằng một tình cảm dạt dào với tấm lòng thiết tha hiểu đời, hiểu nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu không chỉ cho người đọc thấy được mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa sự lam lũ của cuộc sống và tình người bao la, mà còn lên tiếng tố cáo, đấu tranh cho một vấn nạn đầy bức xúc và nhức nhối trong xã hội: đó là bạo hành trong gia đình. Bạo hành trong gia đình không chỉ là một đề tài mà Nguyễn Minh Châu quan tâm và nhắc tới trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, mà còn là vấn nạn cả xã hội chúng ta đang đối mặt và cần phải giải quyết. .

Chỉ có một nhà văn lớn mới khái quát được nhiều vấn đề như thế trong một tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu đã làm được điều đó. Với “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã cho người đọc “thấy” được biết bao triết lí nhân văn cũng như đạo đức luân lí. Bạo lực gia đình trong “Chiếc thuyền ngoài xa” hiện lên một cách quá đỗi ngạc nhiên và ngỡ ngàng qua con mắt luôn chứa chan vẻ đẹp từ nghệ thuật của nhân vật Phùng. Phùng, và hẳn là nhiều bạn đọc đã bức bối trong lòng biết bao khi phải chứng kiến cảnh bạo hành này. Đó là hình ảnh một người chồng, người cha vũ phu, đánh vợ mình với chiếc thắt lưng một cách tàn bạo, vừa đánh vừa nhục mạ người đàn bà khốn khổ đó. Cảnh tượng hiện lên hệt như những trận đòi roi thời Trung cổ mà người ta vẫn rùng mình khi nghĩ đến, chỉ khác ở chỗ có lẽ người đàn bà ấy không bị trói lại và cũng không chạy trốn mà thôi. Bằng một cảnh tượng quá đỗi tàn ác ấy, Nguyễn GVTH: Lê Thị Thu Hằng 12

Page 13: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.Minh Châu không chỉ dẫn dắt người đọc đi tìm hiểu thân thế người đàn bà hàng chài, mà còn cho ta thấy được biết bao là sự đời, nhân tình thế thái mà con người ta cần phải hiểu. Phải chăng vì mang hình dáng xấu xí, thô kệch, thất học hay vì cuộc sống quá lam lũ, lầm than mà người chồng đã đã đánh người vợ mình như thế. Đánh, chửi ác nghiệt tới nỗi chị ta phải xin chồng cho lên bờ đánh, để các con không phải chứng kiến cảnh đó. Thật tội nghiệp biết bao khi bức màn về cuộc đời và số phận người phụ nữ hàng chài được hé mở. Làm sao có thể sống mà mưu sinh trên vùng biển này khi không có một người đàn ông, dù cho hắn ta có đối xử như một con dã thú? Phải sống vì con cái, sống để chúng được nên người là niềm hạnh phúc của chị ta – tuy nhỏ nhoi nhưng thật cao thượng! Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài khép lại ở đó, nhưng hẳn sẽ còn để lại trong lòng độc giả bao ngổn ngang, suy tư về cuộc sống. Mối quan hệ đa chiều giữa cuộc đời và nghệ thuật không nên ở cái nhìn phiến diện. Làm sao ta có thể phán xét người, xét đời một cách xác đáng khi ta chỉ nhìn nó có một bề! Không, những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu luôn mang trong bản thân nó đầy sinh khí với những triết lí, đạo đức mà con người luôn phải trăn trở, luôn muốn hoàn thiện. Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài và nạn bạo hành gia đình trong “Chiếc thuyền ngoài xa” chỉ là một cái nhìn rất bé nhỏ đối về vấn nạn này trong xã hội ngày nay.Bạo hành gia đình không chỉ là một khái niệm để chỉ các hành vi bạo lực trong gia đình, mà nó còn là một vấn nạn mà một xã hội văn minh không thể chấp nhận tồn tại với nó. Hẳn là nhà văn Nguyễn Minh Châu đã hiểu và cảm thông sâu sắc với người đàn bà hàng chài nhiều lắm khi viết nên thật xúc động những áng văn chan chứa sự hi sinh âm thầm cũng như tình cảm mẫu tử thiêng liêng ấy trong tác phẩm của minh. Nguyễn Minh Châu đã không chọn đối tượng bị bạo hành trực tiếp là người con, vì có lẽ ông hiểu rằng: người phụ nữ, người vợ trong gia đình mới là những nạn nhân chính của bạo lực gia đình. Nói như vậy có lẽ nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, rằng chỉ có phụ nữ mới bị bạo hành thôi sao? Câu trả lời là không! Bởi lẽ không chỉ riêng phụ nữ, mà ngay tới cả nam giới cũng là nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Từ xưa, không chỉ ở nước ta, mà còn ở nhiều nước khác, ở nhiều nền văn hóa khác, bạo hành gia đình đã không còn xa lạ. Có thể dễ dàng nhận ra bạo hành gia đình ở nhiều trường hợp, ví như việc dùng vũ lực với các thành viên trong gia đình, việc dùng lời nói để làm tổn thương tinh thần … và còn nhiều hình thái bạo hành khác. Nhưng phổ biến hơn cả, và được nhiều người biết đến hơn cả là bạo hành thể xác, tức là có những hành động như đấm, đá, tát, đánh … tác động trực tiếp tới sức khỏe nạn nhân. Ngày nay, tuy xã hội đã văn minh hơn, nhưng tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại song song với đó. Có lẽ điều tiến bộ hơn chỉ là người phụ nữ được bảo vệ và đối xử công bằng với nam giới bởi nhiều chính sách tiến bộ của Nhà nước mà thôi, ví như phụ nữ được đi học, được tham gia hoạt động cộng đồng, chính trị, tôn giáo …“Chiếc thuyền ngoài xa”, nguyên nhân chủ yếu khiến người đàn bà hàng chài đó bị đánh là vì cứ mỗi khi khổ quá, anh chồng lại lôi chị ra đánh. Rõ ràng hoàn cảnh và điều kiện sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, đó là còn chưa kể tới những hệ lụy của nó. Cái gì quá khó khăn, quá vất vả thường khiến con người ta ích kỉ và tàn nhẫn hơn, khó mà giữ được mình trong sạch, giữ mình là mình nữa. Chính vì thế, khi ý thức được về bạo hành trong gia đình và nhân quyền, con người ta đã ngày càng tiếp thu và học hỏi nhiều hơn để xây dựng xã hội thêm văn minh. Bạo hành trong gia đình chính là nguyên nhân của nhiều hậu quả thương tâm. Nhiều cặp vợ chồng đã đưa nhau ra tòa li dị, để lại cho nhau nhiều tổn thương, để lại cho đàn con bơ vơ những kí ức đen tối, không hay về mái ấm, về cha mẹ

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 13

Page 14: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. Hãy cùng nhìn lại mọi chuyện mà xem, hãy lật lại những trang viết mà Nguyễn Minh Châu đã viết trong “Chiếc thuyền ngoài xa” mà xem. Người đàn bà hàng chài ấy đã van xin được chồng cho lên bờ mà đánh, chỉ vì chị ta hiểu rằng không nên để con thấy những cảnh như thế! Tâm hồn con trẻ cần được nuôi dưỡng trong một môi trường trong sạch, hãy để chúng phát triển nên người trong hạnh phúc, bình yên. Một khi những tâm hồn và con tim non nớt đó bị chai sạn vì tổn thương, chúng sẽ không thể là những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên như bản chất của chúng nữa. Cuộc sống ấm no về vật chất sẽ là nền móng vững vàng cho những tiến bộ về tinh thần. Đó là về vấn đề chung của cộng đồng. Còn đối với từng “tế bào” của xã hội, tức là đối với từng gia đình, từng tổ ấm, thì mỗi thành viên phải cùng sống chan hòa, yêu thương lẫn nhau. Điều quan trọng hơn cả chính là sự hiểu nhau, có hiểu nhau thì ta mới có thể thông cảm cho hoàn cảnh của người khác. “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hẳn không chỉ kết thúc ở đó, nó còn để lại biết bao bài học cho mỗi người. Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài mở ra cho mỗi chúng ta những suy nghĩ đau đáu về cuộc đời và hạnh phúc của mỗi thành viên trong gia đình. Bạo hành trong gia đình – vấn đề nhức nhối của mỗi cộng đồng, mỗi đất nước liệu có bao giờ kết thúc? Câu trả lời nằm ở mỗi chúng ta - là những chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi tin rằng chúng ta sẽ là những thế hệ mang đủ niềm tin, nghị lực và ý chí để cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp hơn. Hạnh phúc gia đình là động lực cho sự thành công của mỗi con người, là sự thịnh vượng của mỗi xã hội, là bằng chứng văn minh cho sự tiến bộ của loài người! Nói tóm lại, qua bài này, GV giáo dục cho HS : - Biết và khắc sâu hơn về tấm lòng của người mẹ. Người đàn bà trong tác phẩm nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: yêu thương con vô bờ bến, hi sinh và chịu đựng tất cả vì con. Đọc tác phẩm, chúng ta không thể nào quên được câu trả lời của người đàn bà ở Tòa án huyện: “Vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”. - Giáo dục cho HS: nguyên nhân dẫn đến người đàn ông trong tác phẩm vì sao lại đánh vợ?từ đó, suy ra cuộc đời. - Giáo dục cho HS thấy hậu quả của việc sinh con nhiều ( “giá tôi đẻ ít đi” như người đàn bà đã nói), lại nghèo khổ, sống chật chội, dẫn đến các con thất học, chồng đánh vợ….-> Từ đó, các em hiểu hơn về tác phẩm, hiểu hơn về cuộc đời. Nhân vật người đàn bà và những gì liên quan sẽ khắc sâu trong tâm trí của các em. Giúp các em biết nhìn đa diện hơn về cuộc đời, hiểu thêm nhiều vấn đề trong cuộc đời, biết cảm thông cho nỗi đau người khác. d4. Bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( trích) của Lưu Quang Vũ. Giáo dục về lối sống của con người.- Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh giữa các mặt khác nhau trong một con người, tác giả muốn nhắn gửi: Con người cần chăm sóc nội dung và hình thức, con người nhu cầu và con người thiên chức, cái cao cả và cái tầm thường để thống nhất, hài hoà giữa hồn và xác. => Lời cảnh báo của tác giả: Khi con người phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phảm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át và tàn phá. Vì thế, phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhan văn hơn.- Qua đối thoại giữa hồn với Đế Thích: + Cho thấy cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống của con người.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 14

Page 15: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. + Khẳng định không thể chữa sai bằng cách vá víu, tạm bợ; nếu không sẽ càng trầm trọng (vì nó không đem lại kết quả tốt đẹp mà gây ra tai hoạ cho nhiều người tốt, tạo cơ hội cho những kẻ xấu sách nhiễu, làm vẫn đục cuộc sống).- Đoạn kết: qua lời thoại của Trương Ba và cái Gái: Kết thúc vở kịch, hồn TB chấp nhận cái chết , một cái chết làm sáng bừng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực.-> GV rút ra giá trị tư tưởng: - Phê phán: + 2 quan niệm sống lệch hoặc chỉ chú trọng đến thân xác, ham muốn vật chất, hoặc chỉ chú trọng đến đời sống tinh thần. + Lối sống giả tạo làm con người có nguy cơ rơi vào con đường tha hoá, đánh mất mình. + Những tiêu cực trong xã hội: lối sống và cái nhìn hời hợt, sửa cái sai này bằng cái sai khác. - Kêu gọi con người hãy sống là chính mình, biết đấu tranh để hoàn thiện nhân cách.→ Giá trị nhân văn của tác phẩm.- Nói tóm lại, đây là vở kịch đầy ý nghĩa, từ tác phẩm, GV định hướng cho các em rút ra những bài học bổ ích cho chính mình. Sau đó, khẳng định lại ý nghĩa của văn bản: Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn. d5. Qua bài Tây Tiến ( Quang Dũng), giáo dục tinh thần yêu nước của tuổi trẻ, lí tưởng “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” d6. Qua bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, giáo dục tinh thần yêu nước, căm thù giặc. d7. Qua bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm :- Giáo dục tinh thần yêu nước và hiểu thêm về Đất Nước: ĐN không ở đâu xa mà ở trong căn nhà, trong hạt gạo ta ăn hàng ngày, trong môi trường học tập, sinh hoạt…và ở ngay trong mỗi chúng ta, vì vậy, chúng ta hãy bảo vệ và yêu ĐN như yêu cơ thể chúng ta…chúng ta phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ đất nước….- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc, về dân tộc, về truyền thống tốt đẹp của con người VN-> giúp HS thêm yêu cội nguồn và đất nước -> ra sức học tập...- GV đặt vấn đề : Bản thân em cần có trách nhiệm và nghĩa vụ gì với ĐN ?-> Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức... như vậy cũng là cống hiến, là góp sức mình cho ĐN thêm giàu mạnh... d8. Qua diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), giáo dục các em về sức sống mãnh liệt của con người… d9. Qua Vợ nhặt của Kim Lân , giáo dục tấm lòng nhân ái, cưu mang , để khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ngoài ra, ở tất cả các tác phẩm, tùy theo mức độ, chúng ta đều có thể kết hợp giáo dục cho các em.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 15

Page 16: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.

2.4. Tích hợp tri thức văn hóa: a. Cơ sở: Dựa vào nội dung của một số tác phẩm, GV có thể khai thác khía cạnh về tri thức văn hóa, nghĩa là cung cấp thêm một số thông tin để từ đó, các em hiểu thêm về văn hóa, thấy yêu và quý văn hóa của con người tạo ra. b. Giải pháp: Đưa thêm thông tin về văn hóa qua một số tác phẩm. c. Lưu ý: cung cấp thêm , không làm nặng thêm kiến thức bài học. d. Một số bài có thể cung cấp thêm: d1. Ai đã đặt tên cho dòng sông ? – Hoàng Phủ Ngọc Tường

GV có thể nói thêm cho Hs những nét văn hóa cổ kính của Huế: Huế cũng như mỗi vùng, miền khác trên đất nước ta đều có những sắc thái văn hóa địa phương độc đáo. Cùng với Thăng Long, Huế là kinh đô của nước Việt trong nhiều thế kỷ. Nói đến Huế, không chỉ là Huế trong phạm vi hành chính hiện nay, mà Huế là cả địa bàn Châu Hóa xưa, nay là tỉnh Thừa Thiên Huế, từ Mỹ Chánh đến Lăng Cô, từ núi đồi Trương Sơn đến đầm phá ra biển Đông. Vì vậy, có thể khái quát một số đặc điểm tiêu biểu của văn hóa Huế như sau:

- Văn hóa Huế, một nền văn hóa của sự hài hòa và gắn bó giữa môi trường sống và chủ nhân của nó (Huế không chỉ là xứ sở của sông Hương - núi Ngự mà Huế có đủ núi - đồi, sông - biển, đầm - phá, đất - cát, cồn - bàu. Huế có núi đồi nhấp nhô với Kim Phụng, Ngự Bình, Vọng Cảnh; có dòng sông êm đềm với Hương Giang, An Cựu, Như Ý, Lợi Nông; có đầm Chuồn, Cầu Hai; có phá Tam Giang; lại có Cồn Hến, Giã Viên v.v... Huế có tất cả đất núi đồi, đất thịt và cả đất cát ven phá, ven biển... Không những thế, thiên nhiên Huế lại quyện vào nhau, sơn thủy hữu tình, phong cảnh kỳ thú. Sống trong khung cảnh thiên nhiên hòa quyện như vậy, con người Huế đã sớm đùm bọc, gắn bó với nhau, kể từ ngày vào mảnh đất làm "quà cưới" này lập làng, sinh sống. Con người đã biết dựa vào và biến đổi cái tự nhiên của Huế để sáng tạo nên lịch sử - văn hóa Huế. Cái hài hòa, êm đềm của phong cảnh Huế đã ăn nhập vào con người Huế nhuần nhị và sâu lắng.)

- Văn hóa Huế, một nền văn hóa được làm giàu bởi các dòng văn hóa đô thị - văn hóa làng (chùa) và văn hóa cung đình (bác học) - văn hóa dân gian không có sự đối lập, loại trừ.

- Văn hóa Huế, một nền văn hóa của cái đẹp trong nghệ thuật kiến trúc và phong cách sống.

- Nét riêng của văn hóa Huế còn được thể hiện qua ăn nói, ăn mặc, ăn uống, ăn học và cả ăn chơi của người Huế.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 16

Page 17: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.Tóm lại, GV có thể nói thêm về những địa danh ở Huế mà Sông Hương chảy qua, cung cấp

thêm những câu chuyện về sông Hương, về Chùa Thiên Mụ…để tăng hiểu biết về văn hóa, và tạo cảm giác linh thiêng của mảnh đất Thần Kinh. d2.Bài Vợ chồng Aphủ của Tô Hoài. Qua tác phẩm này, Tô Hoài đã thể hiện sự hiểu biết rất sâu sắc và phong phú về phong tục, tập quán của người miền núi Tây Bắc.Vì vậy, khi dạy tác phẩm này, GV có thể cung cấp thêm một số phong tục của người dân tộc miền núi.- Đoạn nói về Mị bị ASử bắt về làm vợ…, GV có thể nói thêm về tục cưới hỏi ở đây, để giúp HS thấy được sự khác nhau của tục cưới hỏi ở đó với tục cưới xin bây giờ ở đồng bằng, ở người Kinh chúng ta.- Tục cưới hỏi Lễ cưới (người H'Mông): Người con trai phải biết về sáo H'Mông, kềnh H'Mông, vào các đêm thổi trước cửa nhà cô gái. Nếu điệu sáo hay điệu kềnh thu hút được lòng cô gái thì cô gái sẽ đi ra trò chuyện. Vào các ngày lễ hội để mong được người bạn gái để ý đến, người con trai cũng thể hiện làn điệu nhạc để thu hút bạn gái. + Nếu người bạn gái đồng ý thì hẹn bạn trai làm một thủ tục Bắt vợ. Theo tục bắt vợ của người Mông, sau ba ngày bắt được vợ, người con trai phải cùng bố mẹ đẻ đem lễ vật gồm thịt lợn, thịt gà, rượu sang nhà gái để tạ ơn và làm vía thành hôn đồng ý cho hai người lấy nhau. Sau khi làm vía, người con trai phải cùng vợ ngủ lại nhà gái một đêm rồi sáng mai mới được về sớm. Bắt được vợ rồi thì hai người có thể về chung sống với nhau đến lúc nào có điều kiện kinh tế khá giả thì mới tổ chức đám cưới, thậm chí có những đôi ở với nhau có con rồi cưới cũng chẳng sao. + Ngày nay thủ tục này có phần thay đổi khác tiến bộ hơn, biến đổi giống người Kinh. Người con gái tìm hiểu kỹ hơn, tự do lựa chọn người bạn đời- GV có thể nói thêm phong tục xử kiện, phong tục đón Tết, tục trình ma, đêm tình mùa xuân, tục phạt trói đứng…mà trong tác phẩm đã có nới đến để HS hiểu thêm về kiến thức, vừa thấy thoải mái hơn trong tiết học văn. d3. Bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Trong quá trình phân tích bài thơ này, đặc biệt là đoạn thơ đầu, GV có thể cung cấp thêm về một số văn hóa của đất nước ta như:- Phong tục ăn Trầu Cau, tập tục bới tóc của người phụ nữ ngày xưa, văn hóa ở nhà của người Việt và đặc biệt là văn minh lúa nước….- Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã-> giáo dục các em về nền văn minh nước nhà, để có được hạt gạo ta ăn, người làm ra nó phải trải qua biết bao công đoạn: xay, giã, giần, sàng…để các em thêm quý trọng hạt gạo, quý trọng công sức lao động…

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 17

Page 18: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.

2.5. Giáo án minh họa cho những giải pháp của đề tài:( Minh họa cho việc có tích hợp môi trường và tích hợp tri thức văn hóa )

Bài: Đọc – hiểu: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

I/ Mức độ cần đạt: - Thấy được tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với sông Hương xứ Huế.- Cảm nhận được vẻ đẹp của sông Hương và cố đô Huế với phong cảnh hữu tình, với bề dày văn hóa thâm sâu.- Hiểu được đặc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí.- Về tư tưởng, thái độ: + Giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, tự hào và quý trọng về truyền thống và những giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc. + Ý thức được vai trò của mình trong quá trình giữ gìn và phát huy những giá trị và vẻ đẹp của nền văn hóa Việt.II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước. - Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu, nhiều so sánh , liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu thể kí văn học theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện cho HS khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận văn hóa.III. Phương tiện thực hiện

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.- Sách chuẩn kiến thức, sách tham khảo khác, bài viết về chuyên đề “Ai đã đặt tên cho dòng

sông?”… - Tư liệu về tranh ảnh tác giả, về sông Hương, xứ Huế,…IV/ Phương pháp thực hiện: - Đọc - hiểu kết hợp với câu hỏi nêu vấn đề. - Gợi mở, phát vấn, thuyết giảng.V/ Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp: KTSS2. Kiểm tra bài : không kiểm tra – tiết trước luyện tập 3. Bài mới: GV dẫn vào bài…. Trên dải đất cong cong mềm mại này có biết bao nhiêu dòng

sông cho tình nhân soi bóng, cho con người chiêm ngưỡng yêu thương và suy tưởng cội nguồn….

- Tế Hanh đi xa mà lòng đau đáu “Nhớ con sông quê hương” biếc xanh có nước gương trong soi bóng những hàng tre.

- Nguyễn Khắc Hiếu cung kính lấy tên sông đặt cho một nửa tên mình trong đời cầm bút- Nguyễn Tuân gọi sông Đà là “cố nhân”

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 18

Page 19: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.- Nguyễn Khoa Điềm cảm khái : ôi những dòng sông bắt nước từ đâu, mà khi về Đất Nước

mình thì cất lên tiếng hát- Viết về sông Hương, người con xứ Huế tài hoa và tâm hồn mềm mại đã trân trọng cái nhìn

bâng khuâng của một nhà thơ Hà Nội, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông Hương và hỏi trời, hởi đất : ai đã đặt tên cho dòng sông?

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt- GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK.* Tác giả:+ Vài nét về tác giả?+ Phong cách nhà văn?+ Những tác phẩm tiêu biểu?

* GV khái quát: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tri thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, chuyên về bút kí, là “ một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay” ( Nguyên Ngọc), sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giũa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

-> HS trả lời, GV hướng dẫn HS gạch chân sgk những kiến thức liên quan tác giả.

Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm?

- Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, hãy phân chia bố cục của văn bản?Nêu ý chính mỗi đoạn?+ Đoạn 1: Từ đầu đến “dưới chân núi Kim Phụng”+ Đoạn 2: Từ “Phải nhiều thế kỷ” đến “quê hương xứ sở”+ Đoạn 3: Còn lại

I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả ( sgk / 197 ) Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế, nguyên quán tỉnh Quảng Trị.- Học Trung học tại Huế, tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn năm 1960 và Đại học Huế năm 1964. 1966 thoát li lên chiến khu.- Từng là: Tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Trị Thiên – Huế,…- Là một trong những nhà văn chuyên về thể loại bút kí.- Phong cách: kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.- 2007: ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.- Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu ( 1971)…(SGK)2. Tác phẩma/ Xuất xứ: (sgk)viết tại Huế ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích học trong sgk là phần thứ nhất.b/ Thể loại: Thể kí( nghiên về tùy bút) giàu chất trữ tình, giàu lượng thông tin.c/ Bố cục: 3 phần:- Đoạn 1: Sông Hương nhìn từ cội nguồn.- Đoạn 2: Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế.- Đoạn 3: Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đời và thi ca.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bảnGV hướng dẫn HS phân tích giá trị nội

II. Đọc - hiểu văn bản:

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 19

Page 20: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.dung và nghệ thuật của đoạn trích.HS chú ý vào phần dẫn dắt và yêu cầu của giáo viên khi chuyển sang phần hai.- GV hướng dẫn lại cách đọc, vì HS đã đọc ở nhà và đã tìm hiểu chú thích. GV dẫn vào tìm hiểu.* GV: Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả?- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi trên cơ sở đã soạn bài ở nhà.- GV gợi ý dẫn dắt: + Trước khi về vùng châu thổ êm đềm, sông Hương được cảm nhận như thế nào?( HS trả lời, GV nhấn lại và cho HS gạch dẫn chứng sgk- GV có thể so sánh với Nguyễn Tuân khi nói về Sông Đà+Di gan: một tộc người thích sống lang thang tự do…- Sông Hương có quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. …Theo tác giả: nếu chỉ mải mê nhìn ngắm dòng sông ở kinh thành thì sẽ …thì không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ…- Gv nói thêm về mẹ phù sa- GV giảng thêm về “Sử thi buồn”+ “…chế ngự bản năng ở người con gái…xứ sở” -> sông Hương thay đổi về tính cách, dịu dàng và trí tuệ, là “mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”* GV: Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố được tác giả miêu tả như thế nào? Hiệu quả thẩm mỹ của lối viết đó?* GV dẫn dắt gợi ý:+ Ra khỏi rừng núi+ Giữa cánh đồng Châu Hóa + Từ ngã ba Tuần- HS dựa vào việc chuẩn bị ở nhà, đọc

1. Gía trị nội dung:

a. Sông Hương nhìn từ cội nguồn : - Sông Hương có quan hệ với dãy Trường Sơn, “là một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội:

+Lúc “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”+ Lúc “mãnh liệt qua những ghềnh thác”+ Lúc” cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực”.+ Lúc“ trở nên dịu dàng và say đắm... hoa đỗ quyên rừng”

-> sông Hương hiện ra tựa cô gái Di gan phóng khoáng, man dại vói bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng.

=> Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hóa và cảm nhận hướng nội tài hoa của tác giả, đời sông tựa như đời người nên sông Hương vùng thượng nguồn mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính mà theo tác giả , không tìm hiểu sông Hương từ cội nguồn khó mà hiểu hết vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm của lòng sông.

b. Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế: * Sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố:- Ra khỏi rừng núi, Sông Hương thay đổi về tính cách, dịu dàng và trí tuệ, là “mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”- Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại -> Sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng”- SH “chuyển dòng liên tục”, rồi “vòng những khúc quanh đột ngột”, uống mình theo những đường cong thật mềm”- Từ ngã ba Tuần đến điện Hòn Chén…Ngọc Trản…

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 20

Page 21: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.sách và trả lời.=> Sông Hương trở thành người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô. Với nhiều động từ, tính từ diễn tả dòng chảy tác giả đã biểu hiện cuộc hành trình của nó tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình đích thực. Nhiều địa danh được nhắc đến chứng tỏ tác giả có một vốn kiến thức địa lí rất lớn về nơi đây.

*Tích hợp: GV có thể nói thêm về những địa danh ở Huế mà Sông Hương chảy qua, cung cấp thêm những câu chuyện về sông Hương, về Chùa Thiên Mụ…để tăng hiểu biết về văn hóa, và tạo cảm giác linh thiêng của mảnh đất Thần Kinh.- GV giảng thêm: Trong cái nhìn minh triết và lãng mạn của tác giả: Trước khi trở thành “Người tình dịu dàng và chung thuỷ của cố đô”, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích.- HS lắng nghe* GV: Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có đặc trưng gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của dòng sông cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả đối với xứ Huế và dòng sông?

- HS suy nghĩ và trả lời.

- GV nhận xét, giảng giải thêm

Sông Hương như cô gái Huế: tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình mà kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình. Khéo trang điểm mà không loè loẹt, giống như cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áo điều lục.

Nguyệt Biều…ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”- Từ ngã ba Tuần xuôi về Huế: + Sắc nước trở nên xanh thẳm rồi “trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách” + dòng sông “mềm như tấm lụa” khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo và “những mảng phản quang” nhiều màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” + Khi qua bao lăng tẩm, đền đài, nó mang “vẻ đẹp trầm mặc” + Khi gặp tiếng chuông chủa Thiên Mụ, dòng chảy phảng lặng giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà.-> Thủy trình của sông Hương như “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích. => Hai bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa đã làm nổi bật một sông Hương đẹp bởi sự phối cảnh kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế thơ mộng.

* Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế:- Sông Hương “vui tươi hẳn lên”như tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu.- Giáp thành phố ở Cồn Gĩa Viên: + “uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến” + Dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.”->Dòng sông làm duyên khi gặp người tình.- Sông Hương nằm giữa lòng thành phố tác giả liên tưởng đến: + sông Xen của Pa-ri + sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét. - Sông Hương khi qua thành phố: + Những nhánh sông đào mang nước tỏa đi khắp phố thị cổ kính. + Trôi đi chậm, thực chậm như mặt hồ yên tỉnh + Điệu chảy lặng lờ như điệu slow cùng với ánh hoa đăng bồng bềnh trong những ngày rằm tháng bảy. + như một tài nữ đánh đàn giữa đêm khuya -> gợi liên tưởng âm nhạc cổ điển Huế, về tiếng đàn của Kiều.- Rời khỏi kinh thành: + SH đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và vườn

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 21

Page 22: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.

- Em hãy nhận xét về dòng sông Hương trong quan hệ với kinh thành Huế và đoạn chảy vào thành phố?- HS suy nghĩ và trả lời.- GV nhận xét, giảng giải thêm* Qua những địa danh và những yếu tố văn háo vừa phát hiện được, em có những cảm nhận gì về dụng ý của tác giả?- HS trả lời và tự ghi vào vở những ý quan trọng- GV chốt ý **Liên hệ:: Sự xuất hiện một loạt các địa danh văn hóa vốn gắn liền với xứ Huế thực không vô tình, tác giả muốn nói với bạn đọc: Sông Hương chính là hiện thân, là bộ mặt, là linh hồn của văn hóa Huế. Người Việt nào cũng yêu con sông ngọn suối gắn bó với cuộc đời, với quê hương, với dân tộc mình. Thiên nhiên đã tô điểm cho cuộc sống những màu sắc, hình hài, những giá trị văn hóa lớn lao.

* GV: Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương trong lịch sử và thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả.

- GV đặt câu hỏi để gợi ý:

+ Với lịch sử dân tộc, dòng sông Hương có mối quan hệ như thế nào?

(HS đọc SGK, suy nghĩ và trả lời)

+ Với cuộc đời dòng sông Hương có

cau vùng Vĩ Dạ. + SH lưu luyến và rẽ ngoặc hướng đông tây gặp lại thành phố Bao Vinh xưa cổ -> Sông Hương như người tình dịu dàng và chung thủy, như tình cảm vấn vương của Kiều và Kim Trọng. + SH trôi về biển cả với lời thề “còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”-> đó cũng là tấm lòng của người dân Châu Hóa với quê hương xứ sở.=> Cũng với bút pháp kể và tả, những liên tưởng độc đáo, thủ pháp so sánh nhân hóa, đoạn văn đã làm nổi bật một sông Hương đẹp bởi phối cảnh giữa nó với thành phố Huế.

c. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc và thi ca* . Với lịch sử dân tộc - Thời các vua Hùng: Là dòng sông bảo vệ biên thuỳ của đất nước.- Qua những thế kỉ trung đại: Là dòng Linh Giang (dòng sông thiêng) trong sách của Nguyễn Trãi, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc Đại Việt .- Thế kỉ XVIII: Từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ- ThẾ kỉ XIX: Nó sống hết lịch sử bi tráng với máu của những cuộc khởi nghĩa.- Cách mạng tháng Tám, Sông Hương chứng kiến: + Một thời đại mới của CM + Những đau thương, mất mát khi kẻ thù tàn phá di sản văn hóa + Những chiến công vĩ đại trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc - Thời bình: SH là người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng, thấp thoáng trên sông là sắc áo điều lục, sắc áo cưới của Huế ngày xưa mà các cô dâu trẻ thường mặc trong tiết sương giáng. Ddos cũng là màu sương khói huyền ảo của dòng sông.=> Sông Hương là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử lớn lao, những biến thiên của đất nước. Qua đây, nhà văn cũng bộc lộ niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống văn hóa của Huế, đồng thời cũng thể hiện lòng căm giận sâu sắc về tội ác thâm độc của kẻ thù khi chũng ném bom thành Nội, tiêu diệt văn hóa vùng đất cố đô.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 22

Page 23: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.quan hệ ra sao?

(HS đọc SGK, suy nghĩ và trả lời)

- GV nói thêm: Cả cái “Màu thời gian tím ngát” của Đoàn Phú Tứ, “nhân loại tím” của Trần Dần cũng từ màu tím sông Hương mà ra.+ Với thơ ca và âm nhạc, dòng sông Hương có quan hệ ra sao?

GV HƯỚNG DẪN HS PHÂN TÍCH GÍA TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA ĐOẠN TRÍCH

* -GV: Nhà văn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả dòng sông Hương?- HS trả lời- GV nhận xét, chốt ý, dẫn chứng HS tìm và gạch sgk

- GV: Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng?- HS trả lời- GV nhận xét, chốt ý

* Bút kí của HPNT được đánh giá là giàu chất thơ, em hãy chỉ ra những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tạo chất thơ cho tác phẩm?- HS trả lời- GV nhận xét, chốt ý, dẫn chứng HS tìm và gạch sgk

* Tác phẩm mở đầu và kế thúc là một câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, em hiểu thế nào về câu hỏi này?

*. Sông Hương với cuộc đời, thi ca và âm nhạc- Với cuộc đời: sông Hương là nhân chứng nhẫn nại và kiên cường qua những thăng trầm của cuộc đời.- Với thi ca và âm nhạc: + Một dòng thơ không lặp lại mình. Đó là: .Trong thơ Tản Đà:“Dòng sông trắng – lá cây xanh” . Trong thơ Cao Bá Quát:Là vẻ đẹp hùng tráng “như kiến dựng trời xanh” . . Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan: Là nỗi quan hoài vạn cổ . Trong thơ Tố Hữu: Là sức mạnh phục sinh của tâm hồn . Và nhất là Nguyễn Du: “Hương giang nhất phiến nguyệt- kim cổ hứa đa sầu”+ Sông Hương gắn với nhã nhạc cung đình Huế:. Có lúc trở thành “Người tài nữ đáh đàn lúc đêm khuya”.. Sông Hương là Kiều trong mối quan hệ “Thi trung hữu nhạc”: -> Đó là “Tứ đại cảnh” trong hai câu thơ: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.”=> Từ góc nhìn đó, SH mang vẻ đẹp thật đa dạng. Qua đó, bộc lộ niềm tự hào của tác giả.2. Gía trị nghệ thuật:a. Biện pháp nghệ thuật:- Nhân hóa cùng với những liên tưởng độc đáo - So sánh kết hợp với liên tưởng thú vị-> sHương thành một sinh thể có tính cách và nỗi niềm (dẫn chứng sgk)

b. Một ngòi bút giàu chất thơ: chất thơ toát ra từ thiên nhiên, cảnh vật, từ tâm hồn con người, từ những huyền thoại.- Những từ ngữ chỉ màu sắc linh hoạt: màu đỏ, màu xanh, tím…- Những hình ảnh đẹp, huyền thoại giàu chất thơ: những xóm làng trung du, lập lòe trong đêm ánh lửa, người gái đẹp ngủ mơ, …- Điểm xuyến ca dao, lời thơ của các thi sĩ- Câu hỏi bâng khuâng mở ra và khép lại bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”=> Khả năng quan sát và một trí tưởng tượng phong phú của HPNT.3. Ý nghĩa nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 23

Page 24: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.- HS trả lời- GV nhận xét, chốt ý- HS tự ghi vào vở.- GV: gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.- GV cho HS tự rút ra tổng kết.1. Nghệ thuật: - Bố cục phóng khoáng, liên tưởng phong phú…- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu.- Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả…2. Nội dung: Đoạn trích bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương, thiên nhiên và con người xứ Huế -> bộc lộ niềm tự hào về lịch sử, văn hóa Huế và tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của tác giả.*** Tích hợp môi trường: Khi đọc hiểu văn bản: Từ việc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiên nên thơ , vẻ đẹp trầm lắng, tích đọng lịch sử-văn hóa bao đời của dòng sông Hương qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người nghệ sĩ nặng lòng với Huế, gợi liên hệ tình yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, những giá trị từ môi trường lịch sử văn hóa.

sông?”- Lặp lại nhiều lần: ở nha đề, ở phần giữa, ở đoạn cuối văn bản ->dẫn dắt mạch văn, giúp nhà văn cảm nhận và miêu tả vẻ đẹp của sHương từ nhiều góc nhìn.- Là câu hỏi bâng khuâng khơi gợi sự tìm kiếm cái đẹp tiềm ẩn trong sH và thiên nhiên, con người xứ Huế.-> để trả lời cho câu hởi, nhà văn đã mượn một huyền thoại để tô đậm vẻ đẹp lấp lánh của sông Hương và tấm lòng của người dân Huế đối với con sông và vùng đất cố đô.

III. Tổng kết (ghi nhớ sgk)1. Nghệ thuật2. Nội dung3. Ý nghĩa của văn bản: Thể hiện những phát hiện , khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.

4. Củng cố: - Cảm xúc và suy tư của tác giả về những nét đẹp độc đáo của dòng sông ( Nét đặc sắc làm

nên sức hấp dẫn đặc biệt của đoạn văn là tình yêu say đắm với dòng sông được thể hiện bằng tài năng của một cây bút giàu trí tuệ, tổng hợp từ một vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương)

- Giọng điệu và văn phong: Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa. - Những đóng góp riêng trong sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ…

5. Hướng dẫn tự học: - Xem lại bài - Soạn bài đọc thêm “Những ngày đầu của nước VN mới” theo hệ thống câu hỏi đọc thêm ở

SGK.GVTH: Lê Thị Thu Hằng 24

Page 25: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. - Chuẩn bị bài mới: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận. - Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” . Viết cảm nghĩ về đoạn văn

mà anh (chị)yêu thích nhất. - Tìm và phân tích những cách ví von, so sánh độc đáo của Hoàn Phủ Ngọc Tường trong

đoạn trích.-------------------------------------------------------------

III. HIỆU QU Ả CỦA ĐỀ TÀI: Trong quá trình vận dụng sự liên hệ mang tính giáo dục cho các em như : giáo dục môi trường, giáo dục lòng yêu nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cung cấp thêm những kiến thức về văn hóa các vùng miền có liên quan đến trong bài học. Đặc biệt, lồng ghép giáo dục tình yêu trong sáng ( một đề tài mà độ tuổi các em rất quan tâm ), nói thêm về bạo hành gia đình nói riêng và bạo lực nói chung để các em hiểu thêm về những vấn đề trong cuộc sống. Trang bị thêm cho các em về vấn đề gia đình như: sinh nhiều con, nạn thất học, cuộc sống khó khăn, túng thiếu về vật chất…sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống…Đây là những kiến thức mà rồi đây, các em sẽ ra đời, sẽ gặp phải… Theo bản thân riêng tôi, tôi thấy đã giải quyết được một vấn đề: Học sinh hứng thứ hơn với môn Văn, thích học và lắng nghe hơn. Thống kê: 100 HS ở các lớp tôi dạy:a/ Trong bốn môn : Toán – Lí – Hóa – Văn, em thích học môn nhất nào?

Toán Lí Hóa Văn35 30 25 10

b/ Các em có thích học môn Văn không?Không Có

90 10 c/ Vì sao HS hầu hết không thích học Văn? - Không thấy môn Văn gần gũi với cuộc sống. - GV dạy không liên hệ thực tế , không tạo hứng thú. - Kiến thức nặng nề, đọc chép, học thuộc nhiều.... Đó là những câu trả lời tôi thu nhận được từ HS các lớp tôi dạy. Và còn nhiều lí do khác nữa, nhưng hầu hết các em đều cho rằng môn Văn không thực tế, xa rời,... d/ Trong quá trình dạy môn Văn, em có muốn giáo viên liên hệ kiến thức trong bài với những gì xung quanh trong cuộc sống không?( về lòng yêu nước, về văn hóa, về tình yêu, kĩ năng sống, cung cấp thông tin từ tác phẩm, từ cuộc sống,..)

Có Không100 0

Theo thống kê, HS sẽ thấy môn Văn gần với các em hơn nếu trong quá trình dạy văn, GV có liên hệ, kể chuyện cho các em, từ đó các em sẽ rút ra những bài học hữu ích trong cuộc sống từ những áng văn chương, từ môn Văn. e/Em thấy học môn Văn có thiết thực và gần với cuộc sống không khi Gv có tích hợp, lồng ghép giáo dục những vấn đề gần gũi trong cuộc sống?

Có Không100 0

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 25

Page 26: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. f/ Như vậy ( sau khi áp dụng đề tài), em có thích học môn Văn không?

Có Không85 15

Qua một số câu hỏi, tôi biết rằng, hầu hết HS sẽ thích học môn Văn nếu như chúng ta – GV dạy Văn làm cho môn Văn “gần” hơn với các em bằng cách tích hợp bộ môn Văn với nhiều kiến thức ở những lĩnh vực khác trong cuộc sống. Tôi thiết nghĩ, không phải là hoàn toàn, nhưng theo tôi, chúng ta sẽ cải thiện phần nào cho thực trạng dạy và học Văn. Các em sẽ thấy môn Văn hay thế, gần với cuộc sống thế, vì giá trị văn học là rất phong phú: Gía trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẩm mĩ.

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: - Đề tài có thể là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình dạy môn văn trong nhà trường, bản thân cũng đã thu nhận được hiệu quả của việc áp dụng đề tài, nên tôi mạnh dạn đưa ra đây với mong muốn: Tùy vào đối tượng học sinh, tùy theo các giáo viên, chúng ta có thể áp dụng đề tài đưa môn văn liên hệ thực tế để giúp HS học môn Văn tốt hơn. - Bản thân tôi thấy có hiệu quả đối với việc dạy Văn 12, trong năm học tới, tôi sẽ mạnh dạn áp dụng đề tài này ở bộ môn Văn lớp 10 và 11. - Bản thân còn thiếu kinh nghiệm trong việc làm SKKN, tuổi nghề còn ít nên không thể tránh khỏi những thiếu xót, kiến thức còn rơi vào theo thiên kiến cá nhân . Chính vì vậy, rất mong quý Thầy cô, quý Ban giám khảo, quý đồng nghiệp… giúp đỡ, hỗ trợ và đặc biệt, hướng dẫn thêm cho tôi biết cách làm SKKN một cách rõ ràng, đầy đủ và tốt hơn. - Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy và thực hiện, thấy đạt được một số kết quả nhất định mà có thể áp dụng trong khi dạy môn Ngữ Văn. - Sau khi thật sự bắt tay vào làm đề tài này, tôi đã nhận ra rằng: Môn Văn có liên quan đến cuộc sống rất lớn. Có thể nói, nếu thật sự đầu tư cho nghề nghiệp và môn học, chắc chắn, bài nào cũng có thể rút ra những bài học bổ ích chứ không phải chỉ là kiến thức nặng nề đọc chép.- Tuy nhiên, vì thời gian cuối năm gấp gáp và bận rộn nhiều việc, có thể nói, đề tài này chưa được trọn vẹn. Nếu có thời gian nhiều hơn, tôi sẽ thực hiện đề tài một cách cụ thể, chi tiết hơn. Rất mong sự chia sẻ và đồng cảm của quý Thầy Cô. Tóm lại: “Văn học là nhân học” – M.Gorki Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn Văn .Vì đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa vun đắp tâm hồn cho học sinh .Trong thời đại hiện nay ,khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn Văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim. Những lời giáo huấn khô khan dù có hay đến đâu, sâu sắc đến đâu cũng khó có được người nghe chấp nhận, đặc biệt đó là đối tượng HS- vì lúc này các em thích thể hiện cá tính của mình , hay ương ngạnh và thích chống đối - nếu đó là những lời ra lệnh , thuyết giáo mang tính áp đặt . Chính vì vậy, hãy để những nội dung giáo dục thái độ đạo đức, những thái độ đối với môi trường, những bài học về cuộc sống, những giá trị đạo đức cao đẹp của Bác Hồ tự nhiên đi vào lòng các em , tự nhiên biến thành hành vi đạo đức tích cực của các em một cách nhẹ nhàng , khéo léo và tinh tế. Điều đó thật khó nhưng tôi thiết nghĩ nếu chúng ta cùng sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp của bản thân với đồng nghiệp hẳn chúng ta sẽ tìm được con đường đi đến trái tim và khối óc học sinh ngắn nhât và hiệu quả nhất. Chỉ có như vậy , chúng ta mới thực sự hoàn thành nhiệm vụ cao quý của mình : Gieo hạt giống tâm hồn trong lớp lớp thế hệ trẻ của đất nước hôm nay và ngày mai .GVTH: Lê Thị Thu Hằng 26

Page 27: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12. Nghề giáo là một nghề cao đẹp, mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng: đó là nghề cao quý nhất.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục. 2. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục. 3. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa môn Ngữ Văn 12. 4. Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường. 5. Tài liệu Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Bộ Giáo dục và đào tạo- Hà Nội , tháng 8/2010. 6. Sách chuẩn kiến thức Ngữ Văn 12- Bộ Giáo dục và đào tạo. 7. Một số bài tham khảo của quý đồng nghiệp.

…………………………………………….///…………………………………….

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 27

Page 28: I - WordPress.com · Web viewTruyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam tài sắc đầu thế kỉ XVIII. Bất hạnh của

Liên hệ thực tế mang tính giáo dục ở một số bài trong môn Ngữ Văn 12.

MỤC LỤC

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:............................................................................................... Trang 1.II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:....................................................................... .... Trang 2. 1. Cơ sở lí luận : ....................................................................................................... . Trang 2. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:…………………….......... Trang 3. 2.1. Tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. …. Trang 3 2.2. Giáo dục bảo vệ môi trường :.……………………………………………… ... Trang 6. 2.3. Tích hợp kĩ năng sống(KNS)…………….…………………………………. ... Trang 10. 2.4. Tích hợp tri thức văn hóa:……………… …………………………………. .... Trang 16. 2.5. Giáo án minh họa cho những giải pháp của đề tài:........................................... Trang 18.III. HIỆU QU Ả CỦA ĐỀ TÀI: …………………………………………….……….. Trang 25.IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:…………………… ….. Trang 26.V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:…………………………………………… …………... Trang 27.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng 28