ias 17 dịch

33
INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17 1 ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ----------------------------------- KẾ TOÁN QUỐC TẾ INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17 GV: Th.S Đỗ Sông Hương Nhóm 5 N01 Huế, 2014

Upload: hce

Post on 15-Jul-2015

196 views

Category:

Economy & Finance


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

-----------------------------------

KẾ TOÁN QUỐC TẾ

INTERNATIONAL

ACCOUNTING STANDARD 17

GV: Th.S Đỗ Sông Hương

Nhóm 5 – N01

Huế, 2014

Page 2: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

2

Danh sách thành viên nhóm 5:

1. Nguyễn Thị Như Quỳnh

2. Đỗ Thị Thơm

3. Bùi Thị Ngọc Phú

4. Phạm Kiều My

5. Đặng Thanh Vũ

Page 3: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

3

MỤC LỤC ĐẠI HỌC HUẾ ..................................................................................................1

MỤC LỤC .........................................................................................................3

PHẦN I: IAS 17 THUÊ TÀI SẢN ......................................................................6

1.1.Mục đích ...................................................................................................6

1.2.Phạm vi áp dụng ........................................................................................6

1.3.Định nghĩa ................................................................................................6

1.4.Phân loại thuê tài sản ............................................................................... 10

1.5.Ghi nhận thuê tài sản trong Báo cáo tài chính của bên thuê........................ 13

1.5.1.Thuê tài chính ................................................................................... 13

1.5.1.1.Ghi nhận ban đầu........................................................................ 13

1.5.1.2.Ghi nhận sau khi thuê ................................................................. 14

1.5.2.Thuê họat động ................................................................................. 16

1.6.Ghi nhận thuê tài sản trong Báo cáo tài chính của bên cho thuê ................ 17

1.6.1.Thuê tài chính ................................................................................... 17

1.6.1.1.Ghi nhận ban đầu........................................................................ 17

1.6.1.2.Ghi nhận sau khi cho thuê ........................................................... 18

1.6.2.Thuê hoạt động ................................................................................. 20

1.7.Giao dịch bán và thuê lại tài sản ............................................................... 21

1.8. Quy định chuyển tiếp .............................................................................. 23

1.9.Ngày có hiệu lực ..................................................................................... 23

1.10.Thu hồi IAS 17 (sửa đổi 1997) ............................................................... 23

PHẦN II: SO SÁNH IAS 17 VÀ VAS 06 .......................................................... 23

2.1. Giống nhau: ........................................................................................... 23

2.2. Khác nhau: ............................................................................................. 24

PHẦN III: LÀM RÕ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG IAS 17 .................................. 26

Page 4: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

4

3.1.SIC 17 hướng dẫn 1 số vấn đề trong IAS 17: ............................................ 26

3.2.Một số ví dụ làm rõ cho IAS 17: .............................................................. 27

3.2.1.Phân loại thuê tài sản......................................................................... 27

3.2.3.Thuê đất và công trình xây dựng trên đất............................................ 30

Page 5: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

5

Page 6: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

6

PHẦN I: IAS 17 THUÊ TÀI SẢN

1.1.Mục đích 1. Mục đích của chuẩn mực này là để quy định, đối với bên thuê và bên cho

thuê, để áp dụng những chế độ kế toán phù hợp và nội dung công bố cho thuê tài sản. Ví dụ: Chuẩn mực này không quy định cho doanh thu, hợp đồng bảo hiểm.

1.2.Phạm vi áp dụng 2. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán thuê tài sản, ngoại trừ: (a) Hợp đồng thuê để khai thác hoặc sử dụng khoáng sản, dầu, khí gas tự

nhiên và các nguồn tài nguyên không tự tái tạo tương tự; và (b) Hợp đồng cấp phép sử dụng bản quyền như phim, băng video, nhạc

kịch, bản thảo, bằng sáng chế và quyền tác giả. Tuy nhiên, chuẩn mực này không áp dụng như là cơ sở đo lường cho:

(a) Tài sản do bên thuê nắm giữ được hạch toán như là tài sản đầu tư (xem IAS 40 TÀI SẢN ĐẦU TƯ);

(b) Tài sản đầu tư được cung cấp bởi bên cho thuê theo điều khoản của hợp đồng thuê hoạt động( xem IAS 40);

(c) Tài sản nông nghiệp (sinh học) được nắm giữ bởi bên thuê theo điều khoản của hợp đồng thuê tài chính (xem IAS 41);

(d) Tài sản nông nghiệp được cung cấp bởi bên cho thuê theo điều khoản của hợp đồng thuê hoạt động (xem IAS 41).

3. Chuẩn mực này áp dụng đối với các thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản ngay cả khi bên cho thuê được yêu cầu thực hiện các dịch vụ quan trọng

cần thiết liên quan đến việc vận hành và bảo dưỡng tài sản cho thuê. Chuẩn mực này không áp dụng cho các thỏa thuận có hợp đồng dịch vụ không chuyển quyền

sử dụng tài sản từ một bên ký kết hợp đồng cho bên kia.

1.3.Định nghĩa 4. Các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

Thuê tài sản: là một thỏa thuận theo đó bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoản thời gian nhất định để nhận

được được tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.

Page 7: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

7

Thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn

rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản về sau có thể được chuyển giao hoặc không.

Thuê hoạt động : là thuê tài sản không phải thuê tài chính.

Hợp đồng thuê tài sản không hủy ngang: là hợp đồng thuê tài sản mà chỉ có thể hủy ngang khi:

(a) có sự kiện bất ngờ xảy ra (b) được sự đồng ý của bên cho thuê.

(c) nếu 2 bên thỏa thuận 1 hợp đồng mới về thuê chính tài sản đó hoặc tài sản tương tự; hoặc

(d) bên thuê thanh toán thêm 1 khoản tiền ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, sự gia hạn của hợp đồng thuê tài sản được xác định tương đối chắc

chắn.

Thời điểm khởi đầu thuê tài sản : là ngày xảy ra trước của 1 trong 2 ngày

sau: ngày thỏa thuận thuê hoặc ngày được cam kết bởi các bên theo các điều khoản chính của hợp đồng thuê. Tại thời điểm này:

(a) thuê tài sản được phân loại thành thuê tài sản hoặc thuê tài chính; và

(b) trường hợp là thuê tài chính, các số liệu được ghi nhận khi thời

điểm bắt đầu thời hạn thuê tài sản được xác định.

Thời điểm bắt đầu thời hạn thuê: là ngày mà bên thuê được quyền thực hiện các quyền của mình để sử dụng tài sản thuê. Đây là ngày ghi nhận những phát sinh

ban đầu của hợp đồng thuê (tức là công nhận các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí phát sinh từ việc cho thuê, cho phù hợp).

Thời hạn thuê tài sản: là khoảng thời gian của hợp đồng thuê tài sản không hủy ngang mà bên thuê đã ký hợp đồng thuê tài sản cùng với bất kỳ một điều

khoản thêm nào mà bên đi thuê có quyền lựa chọn để gia hạn thuê tài sản, phải trả thêm hoặc không phải trả thêm chi phí, nếu quyền gia hạn này được xác định

tương đối chắc chắn ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu: là khoản thanh toán theo thời hạn thuê

trong hợp đồng mà bên đi thuê hoặc được yêu cầu thực hiện, không bao gồm tiền thuê phát sinh thêm, chi phí dịch vụ và các khoản thuế mà bên cho thuê đã trả và được bên thuê hoàn lại , cùng với:

- đối với bên thuê: kèm theo bất kỳ khoản tiền bảo lãnh thanh toán nào của bên thuê hoặc bên liên quan đến bên thuê; hoặc

Page 8: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

8

- đối với bên cho thuê: cộng với giá trị còn lại của tài sản cho thuê được đảm

bảo thanh toán bởi: Bên thuê;

Một bên liên quan đến bên thuê; hoặc Một bên thứ ba không liên quan đến bên cho thuê có khả năng

tài chính để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo như đã bảo

lãnh. Tuy nhiên, nếu bên đi thuê lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá dự

kiến là thấp hơn giá trị hợp lý vào ngày mua, tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản đã bao gồm điều khoản này trong hợp đồng, thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu

bao gồm tiền thuê tối thiểu theo thời hạn thuê trong hợp đồng và khoản thanh toán cần thiết cho việc mua tài sản đó.

Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

Thời gian sử dụng kinh tế: (a) là khoảng thời gian mà tài sản được kỳ vọng sử dụng một cách

hữu ích bởi một hoặc nhiều người sử dụng; hoặc (b) số lượng sản phẩm hay đơn vị tương đương kỳ vọng đạt được từ

tài sản bởi một hoặc nhiều người sử dụng. Thời gian sử dụng hữu ích: là khoảng thời gian còn lại ước tính, kể từ thời

điểm bắt đầu thời hạn thuê, không giới hạn bởi thời hạn của hợp đồng thuê, mà khi

đó các lợi ích kinh tế được thể hiện trong tài sản kỳ vọng sẽ được tiêu thụ bởi các doanh nghiệp.

Giá trị còn lại của tài sản thuê được đảm bảo: (a) đối với bên thuê, là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên

thuê hoặc bên liên quan với bên thuê đảm bảo thanh toán cho bên cho thuê (giá trị đảm bảo là khoản tiền cao nhất có thể trong mọi trường hợp mà bên thuê phải trả);

và (b) đối với bên cho thuê, là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được

bên thuê hoặc bên thứ ba không liên quan đến bên cho thuê mà có khả năng tài chính để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo như đã bảo lãnh.

Giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo: là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được xác định bởi bên cho thuê không được đảm bảo thanh toán hoặc chỉ được một bên liên quan với bên cho thuê đảm bảo thanh toán.

Chi phí trực tiếp ban đầu: là chi phí gia tăng liên quan trực tiếp đến việc đàm phán và ký kết hợp đồng thuê tài sản, ngoại trừ các chi phí phát sinh do

người sản xuất và trung gian cho thuê. Đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính là tổng hợp của:

Page 9: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

9

(a) khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu mà bên cho thuê phải thu theo

hợp đồng thuê tài chính; và (b) giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo.

Đầu tư thuần trong hợp đồng thuê tài sản: là số chênh lệch giữa đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài sản và lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản.

Doanh thu tài chính chưa thực hiện là sự chênh lệch giữa:

(a) đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài sản; và (b) đầu tư thuần trong hợp đồng thuê.

Lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản: là tỷ lệ chiết khấu tại thời điểm thuê tài sản, để làm cho tổng (a) giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê

tối thiểu và (b) giá trị còn lại của tài sản thuê không được bảo lãnh cân bằng với tổng (i) giá trị hợp lý của tài sản thuê và (ii) các chi phí trực tiếp ban đầu của bên

cho thuê. Lãi suất biên đi vay: là tỷ lệ lãi suất mà bên thuê phải trả cho một hợp đồng

thuê tương tự hoặc nếu khó xác định được rõ ràng thì đó là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên thuê sẽ phải trả để vay một khoản cần thiết cho việc

mua tài sản với một thời hạn và với một đảm bảo tương tự. Tiền thuê phát sinh: là một phần của khoản thanh toán tiền thuê, nhưng

không cố định và được xác định dựa trên một yếu tố nào đó không phải là yếu tố thời gian, (ví dụ: phần trăm trên doanh thu, số lượng sử dụng, chỉ số giá, lãi suất thị trường).

5. Một hợp đồng hoặc một thỏa thuận thuê tài sản có thể bao gồm một điều khoản

để điều chỉnh các khoản tiền phải trả về những thay đổi trong việc xây dựng hoặc chi phí mua lại tài sản thuê hoặc thay đổi một số phương pháp chi phí và giá trị,

như là chi phí chung, hoặc chi phí tài chính của bên cho thuê về tài sản, trong suốt khoảng thời gian giữa thời điểm khởi đầu thuê và bắt đầu thời hạn thuê. Nếu vậy

ảnh hưởng của những thay đổi này sẽ được xem như là đã xảy ra tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản theo mục đích của chuẩn mực này.

6. Định nghĩa về một hợp đồng thuê tài sản bao gồm các hợp đồng thuê tài sản có

chứa một điều khoản quy định bên thuê có quyền mua lại tài sản khi đã thực hiện đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng. Những hợp đồng này đôi khi được biết đến như là hợp đồng mua lại.

Ví dụ: Nội dung một hợp đồng có điều khoản có thể mua lại tài sản thuê.

Page 10: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

10

1.4.Phân loại thuê tài sản 7. Phân loại thuê tài sản áp dụng trong chuẩn mực này được căn cứ vào mức độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho

thuê sang bên thuê. Rủi ro bao gồm khả năng thiệt hại từ việc không tận dụng hết năng lực sản xuất hoặc lạc hậu về kỹ thuật và những biến động bất lợi do điều kiện

kinh tế thay đổi. Lợi ích có thể được biểu hiện là khoản lợi nhuận ước tính từ hoạt động của tài sản thuê trong khoản thời gian sử dụng kinh tế của tài sản đó và thu

nhập ước tính từ sự gia tăng giá trị tài sản hoặc giá trị thanh lý có thể thu hồi được.

8. Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu như nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung của hợp

đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.

9. Bởi vì những nghiệp vụ phát sinh giữa bên cho thuê và bên thuê là dựa trên một

hợp đồng thuê tài sản giữa hai bên, nên cần thiết phải sử dụng những định nghĩa nhất quán sao cho phù hợp. Việc áp dụng những định nghĩa này vào các trường

hợp khác nhau cho bên thuê và bên cho thuê có thể dẫn đến việc cung một loại hợp đồng cho thuê tài sản nhưng lại được phân loại khác nhau.Ví dụ, điều này có

thể là trường hợp nếu bên cho thuê những lợi ích từ một sự đảm bảo giá trị còn lại được cung cấp bởi một bên không liên quan đến bên thuê.

10. Việc phân loại thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động phụ thuộc vào

bản chất của giao dịch chứ không phải là hình thức hợp đồng.Ví dụ các trường hợp riêng rẽ hoặc kết hợp thường dẫn đến phân loại hợp đồng thuê tài chính là: (a) bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời

hạn thuê; (b) tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê khá chắc chắn là sẽ thực

hiện quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.

(c) thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;

(d) tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu ít nhất cũng phải chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;

Page 11: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

11

(e) tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử

dụng mà không cần có sự thay đổi lớn nào.

11. Các tình huống riêng rẽ hoặc kết hợp cũng có thể dẫn đến sự phân loại hợp đồng thuê tài chính là: (a) nếu bên thuê hủy bỏ hợp đồng thì phải đền bù tổn thất phát sinh liên

quan đến việc hủy bỏ hợp đồng mà bên cho thuê phải gánh chịu (b) thu nhập hoặc tổn thất do những biến động về giá trị hợp lý trong giá trị

còn lại của tài thuê dduwwocj chuyển sang cho bên thuê (ví dụ: hầu hết các trường hợp đều bồi hoàn chi phí tiền thuê bằng doanh thu bán hàng khi kết thúc

hợp đồng thuê tài sản) và; (c) bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng

thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

12. Các ví dụ và chỉ tiêu trong đoạn 10 và 11 không phải lúc nào cũng nhất thiết phải kết luận như vậy. Nếu như rõ ràng là trong hợp đồng thuê tài sản không có sự

chuyển giao các rủi ro là lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thì sẽ được phân loại là thuê hoạt động.

13. Phân loại thuê tài sản được thực hiện ngay tại thời điểm khởi đầu thuê.Bất cứ tại thời điểm nào hao bên thỏa thuận thay đổi các điều khoản trong hợp đồng, nói

cách khác là làm mới hợp đồng thuê, theo 1 cách thức nào đó mà có thể dẫn đến sự thay đổi cách phân loại thuê tài sản theo các tiêu chuẩn từ đoạn 7 tới đoạn 12 tại

thời điểm khởi đầu thuê tài sản, thì các điều khoản mới này được áp dụng cho suốt thời gian hợp đồng. Tuy nhiên những thay đổi về ước tính (thay đổi ước tính thời

gian sử dụng kinh tế hoặc giá trị còn lại của tài sản thuê) hoặc thay đổi khả năng thanh toán của bên thuê, không dẫn đến sự phân loại mới về thuê tài sản.

14. Hợp đồng thuê đất và các công trình xây dựng trên đất được phân loại là hợp

đồng thuê hoạt động hoặc hợp đồng thuê tài chính giống như các hợp đồng thuê tài sản khác. Tuy nhiên,do đặc tính của đất là nó có thời gian sử dụng kinh tế vô

thời hạn, và nếu quyền sử dụng dự kiến sẽ không chuyển cho bên thuê vào cuối thời hạn thuê, bên thuê thường không nhận được phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu đất, trong trường hợp này hợp đồng thuê đất sẽ là hợp đồng thuê

hoạt động. Các khoản thah toán xảy ra sẽ được đưa vào hoặc việc mua lại một hợp đồng thuê được hạch toán là thuê hoạt động đại diện cho khoản tiền thuê trả trước

được phân bổ trong thời hạn thuê theo các mô hình của lợi ích được cung cấp.

Page 12: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

12

15. Các yếu tố đất và các công trình xây dựng trên đất của một hợp đồng thuê đất

và các công trình xây dựng trên đất sẽ được đánh giá riêng biệt cho mục đích phân loại hợp đồng thuê tài sản. Nếu quyền sở hữucủa cả hai yếu tố trên dự kiến sẽ được

chuyển giao cho bên thuê vào cuối thời hạn thuê, thì sẽ được phân loại là thuê tài chính, cho dù có thể tách ra thành một hợp đồng thuê hoặc hai hợp đồng thuê, trừ khi mà bên thuê không chuyển giao các rủi ro là lợi ích chủ yếu gắn liền với quyền

sở hữu một hoặc cả hai yếu tố.Khi đất có thời gian sử dụng kinh tế vô thời hạn, yếu tố đất thường được phân loại như một hợp đồng thuê hoạt động nếu khồng có sự

chuyển giao quyền sở hữu cho bên thuê vào cuối của hợp đồng thuê,điều này phù hợp với đoạn 14. Các công trình xây dựng trên đất được phân loại là hợp đồng thuê

tài chính hoặc hoạt động cho thuê phù hợp với đoạn 7-13.

16. Bất cứ khi nào cần thiết phân loại và tính toán cho một hợp đồng thuê gồm đất và các công trình xây dựng trên đất, khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (bao gồm

bất kỳ khoản thanh toán trả trước một lần) sẽ được phân bổ giữa đất và các công trình xây dựng trên đất tương ứng với giá trị hợp lý của lợi ích thuê theo hợp

đồng tại thời điểm khởi đầu thuê. Nếu khoản thanh toán tiền thuê không thể phân bổ đươc một cách đáng tin cậy giữa hai yếu tố này, toàn bộ hợp đồng thuê được

phân loại là thuê tài chính, trừ khi rõ ràng là cả hai yếu tố là cho thuê hoạt động, toàn bộ hợp đồng thuê được phân loại là thuê hoạt động.

17. Đối với một hợp đồng thuê đất và các công trình xây dựng trên đất mà trong đó số tiền mà ban đầu sẽ được ghi nhận cho các yếu tố đất, phù hợp với đoạn 20, là

không trọng yếu, thì đất đai và các công trình xây dựng trên đất có thể được coi như một tổng thể nhằm mục đích phân loại thuê tài sản là thuê tài chính, thuê hoạt

động theo đoạn 7-13. Trong trường hợp này, thời gian sử dụng kinh tế của các công trình xây dựng trên đất được coi là thời gian sử dụng kinh tế của toàn bộ tài

sản thuê.

18. Sự đo lường đánh giá tách biệt của các yếu tố đất và các công trình xây dựng trên đất là không cần thiết khi lợi ích của bên thuê trong cả đất và các công trình

xây dựng trên đất được phân loại như là một tài sản đầu tư theo IAS 40 và mô hình giá trị hợp lý được thông qua. Các tính toán chi tiết cần thiết cho việc đánh giá này chỉ xảy ra khi việc phân loại của một hoặc cả hai các yếu tố là không chắc

chắn.

19. Theo IAS 40, có thể cho thuê để phân loại một lợi ích của tài sản được nắm giữ dưới dạng cho thuê hoạt động như là một tài sản đầu tư. Nếu có, các lợi ích

Page 13: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

13

của tài sản được hạch toán như thể nó là một hợp đồng thuê tài chính và, ngoài ra,

giá trị của tài sản sẽ được ghi nhận theo mô hình giá trị hợp lý. Bên thuê tiếp tục hạch toán tải sản thuê theo hợp đồng thuê tài chính, ngay cả khi có một sự kiện

sau này làm thay đổi bản chất của lợi ích tài sản của bên thuê thì nó không còn được phân loại là tài sản đầu tư. Đây sẽ là trường hợp nếu, ví dụ, bên thuê: (a) chiếm giữ tài sản, sau đó chuyển giao cho chủ sở hữu bất động sản bị

chiếm giữ với chi phí được xem là tương đương với giá trị hợp lý của tài sản tại ngày có sự thay đổi trong mục đích sử dụng; hoặc

(b) cho thuê lại tài sản mà có sự chuyển giao phần lớn các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê cho một bên thứ ba không liên quan. Cho

thuê lại như vậy sẽ được hạch toán bởi bên thuê như là một hợp đồng thuê tài chính cho bên thứ ba không liên quan, mặc dù nó có thể được hạch toán là thuê

hoạt động bởi bên thứ ba.

1.5.Ghi nhận thuê tài sản trong Báo cáo tài chính của

bên thuê

1.5.1.Thuê tài chính

1.5.1.1.Ghi nhận ban đầu

20. Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên báo cáo tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị

hợp lý của tài sản thuê. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị

hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản. Trường hợp không thể xác định được lãi

suất ngầm định trong hợp đồng thuê thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên thuê tài sản để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Chi phí trực

tiếp phát sinh ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê.

21 Các giao dịch và các sự kiện kinh tế khác được hạch toán và trình bày theo đúng với bản chất của chúng và thực tế tài chính chứ không phải chỉ theo hình

thức pháp lý.Mặc dù hình thức pháp lý của một hợp đồng thuê thì bên thuê có thể không có được quyền sở hữu hợp pháp tài sản thuê, trong trường hợp hợp đồng

thuê thuê tài chính thì dựa vào bản chất và thực tế tài chính để bên thuê thu được

Page 14: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

14

các lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản thuê trong phần lớn thời gian sử dụng

kinh tế của tài sản để nhập vào nghĩa vụ phải trả theo một số tiền xấp xỉ, tại thời điểm khởi đầu cho thuê, giá trị hợp lý của tài sản và các chi phí tài chính liên

quan. 22. Nếu các giao dịch hợp đồng thuê loại như đoạn 21 không được phản ánh báo

cáo tài chính, nguồn lực kinh tế và mức độ nghĩa vụ của doanh nghiệp bị đánh giá thấp, làm sai lệch chỉ số tài chính. Vì vậy, hợp đồng thuê tài chính nên được ghi

nhận trong báo cáo tài chính của bên thuê vừa là tài sản và vừa là khoản nợ phải trả trong tương lai.Tại thời điểm bắt đầu thời hạn thuê, tài sản và các khoản nợ phải trả

cho các kaonr thanh toán trong tương lai được ghi nhận trong báo cáo tài chính bằng với khoản tiền trừ đi bất kỳ khoản chi phí trực tiếp ban đầu của bên thuê

thêm vào được công nhận như một tài sản.

23. Các khoản nợ phải trả đối với tài sản thuê được trình bày trong báo cáo tài chính như một khoản giảm tài sản thuê là không hợp lý.Nếu trình bày

các khoản nợ phải trả trong báo cáo tài chính, phải phân biệt nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

24.Các chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính, chẳng hạn như chi phí đàm phán và đảm bảo thỏa thuận .Các chi phí này được xác

định là liên quan trực tiếp đến các hoạt động được thực hiện bởi bên thuê trong hợp đồng thuê tài chính được bổ sung vào số tiền mà được ghi nhận như một tài sản.

1.5.1.2.Ghi nhận sau khi thuê 25. Các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thuê tài chính sẽ được phân bổ vào chi

phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính được tính theo từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn thuê theo một tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định trên số dư còn

lại của nợ phải trả. Tiền thuê phát sinh được tính vào chi phí trong kỳ mà mà nó phát sinh.

26.Trong thực tế, trong việc phân bổ phí tài chính theo từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn thuê, bên thuê có thể sử dụng một số hình thức xấp xỉ để đơn giản hóa

việc tính toán.

27. Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán. Chính sách khấu hao tài sản thuê phải nhất quán với chính sách khấu

Page 15: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

15

hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê.Và việc ghi nhận khấu

hao phải phù hợp cới IAS 16 Tài sản, nhà xưởng và thiết bị và IAS 38 Tài sản vô hình.Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp

đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích của nó

28. Số tiền khấu hao của tài sản thuê được phân bổ cho từng kỳ kế toán trong suốt thời gian sử dụng ước tính một cách có hệ thống và phù hợp với chính sách khấu

hao của bên thuê thông qua những tài sản cùng loại thuộc sở hữu của bên thuê. Nếu chắc chắn rằng bên thuê sẽ có quyền sở hữu vào cuối thời hạn thuê, thời gian

sử dụng ước tính sẽ là là thời gian sử dụng hữu ích của tài sản; nếu không thì tài sản được khấu hao theo thời gian ngắn hơn của thời hạn thuê và thời gian sử dụng

hữu ích của nó.

29. Tổng số chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính trong thời gian thuê rất hiếm khi giống với các khoản thanh toán tiền thuê phải trả, do đó, không phù hợp

chỉ đơn giản ghi nhận các khoản thanh toán tiền thuê phải trả như là một khoản chi phí. Theo đó, tài sản và trách nhiệm pháp lý liên quan không giống như 1 khoản

tương đương với số tiền sau khi bắt đầu thời hạn thuê. 30. Để xác định tài sản thuê có giảm sút hay không thì phải áp dụng IAS 36 Sự

giảm sút của tài sản.

31. Bên thuê có trách nhiệm, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của IFRS 7 Công cụ tài chính: tiết lộ, phải công bố những nội dung sau đây cho thuê tài chính:

(a) cho từng loại tài sản, giá trị ghi sổ ròng vào cuối kỳ báo cáo. (b) đối chiếu giữa tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai vào cuối kỳ báo

cáo, và giá trị hiện tại của chúng. Ngoài ra, phải công bố tổng các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu trong tương lai vào cuối kỳ báo cáo, và giá trị

hiện tại của chúng, cho từng giai đoạn như sau: (i) không quá một năm;

(ii) sau một năm và không quá năm năm; (iii) trên năm năm.

(c) tiền thuê được ghi nhận như là chi phí trong kỳ.

(d) tổng các khoản thanh toán tiền thuê cho thuê lại tối thiểu trong tương lai dự kiến sẽ được nhận hợp đồng thuê lại không hủy ngang vào cuối kỳ báo

cáo.

Page 16: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

16

(e) mô tả chung về thỏa thuận cho thuê vật liệu của bên thuê bao gồm,

nhưng không giới hạn để, sau đây: (i) phải dựa trên cơ sở cơ sở các khoản tiền thuê phải trả được xác

định; (ii) sự tồn tại và các điều khoản gia hạn hoặc lựa chọn mua và điều khoản điều chỉnh; và

(iii) hạn chế bị áp đặt bởi các thỏa thuận cho thuê, chẳng hạn như liên quan đến cổ tức, nợ khác, và thuê thêm.

32. Ngoài ra, các yêu cầu về công bố thông tin phải dựa theo IAS 16, IAS 36, IAS

38, IAS 40 và IAS 41 áp dụng cho bên thuê đối với tài sản thuê theo hợp đồng thuê tài chính.

1.5.2.Thuê họat động 33. Các khoản thanh toán tiền thuê theo một hợp đồng thuê hoạt động được ghi nhận là một khoản chi phí dựa trên cơ sở đường thẳng trong suốt thời hạn thuê nếu

như không có một phương pháp hệ thống khác thể hiện theo thời gian lợi ích của người sử dụng.

34. Đối với thuê hoạt động, các khoản thanh toán tiền thuê (không bao gồm chi phí cho các dịch vụ như bảo hiểm và bảo dưỡng) được ghi nhận là một khoản chi

phí theo phương pháp đường thẳng, nếu như không có một phương pháp hệ thống thể hiện theo thời gian lợi ích của người sử dụng – ngay cả khi nếu các khoản

thanh toán không theo phương pháp này.

35. Bên thuê có trách nhiệm, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của IFRS 7, phải công bố những nội dung sau đây cho thuê hoạt động:

(a) tổng các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu trong tương lai dưới dạng hợp đồng thuê hoạt động không hủy ngang cho mỗi các giai đoạn sau đây:

(i) không quá một năm; (ii) hơn một năm và không quá năm năm;

(iii) trên năm năm. (b) tổng các khoản thanh toán cho thuê lại tối thiểu trong tương lai dự kiến sẽ được nhận theo dạng hợp đồng thuê lại không hủy ngang vào cuối kỳ báo

cáo.

Page 17: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

17

(c) các khoản thanh toán tiền thuê và thuê lại được ghi nhận là một khoản

chi phí trong kỳ, với số tiền riêng cho tiền thuê tối thiểu, tiền thuê ngẫu nhiên, và các khoản thanh toán thuê lại.

(d) mô tả chung về thỏa thuận thuê quan trọng bao gồm, nhưng không giới hạn, sau đây:

(i) phải dựa trên cơ sở cơ sở các khoản tiền thuê phải trả được xác

định; (ii) sự tồn tại và các điều khoản gia hạn hoặc lựa chọn mua và điều

khoản điều chỉnh; và (iii) hạn chế bị áp đặt bởi các thỏa thuận cho thuê, chẳng hạn như

liên quan đến cổ tức, nợ khác, và thuê thêm.

1.6.Ghi nhận thuê tài sản trong Báo cáo tài chính của

bên cho thuê

1.6.1.Thuê tài chính

1.6.1.1.Ghi nhận ban đầu

36. Bên cho thuê phải ghi nhận tài sản theo một hợp đồng cho thuê tài chính trong Báo cáo tài chính và trình bày chúng như một khoản phải thu bằng giá trị đầu tư

thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính.

37. Đối với hợp đồng thuê tài chính phần lớn rủi ro và lợi ích ngẫu nhiên gắn liền với quyền sở hữu tài sản được chuyển giao bởi bên cho thuê sang bên thuê, vì vậy các khoản phải thu về cho thuê tài chính phải được ghi nhận là khoản phải trả vốn

gốc và thu nhập tài chính để hoàn trả và thưởng từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê.

38. Chi phí trực tiếp ban đầu thường được chi trả bởi bên cho thuê và bao gồm các

khoản như tiền hoa hồng, chi phí pháp lý và chi phí nội bộ liên quan trực tiếp đến việc đàm phán và kí kết một hợp đồng thuê. Chi phí này không bao gồm các chi

phí chung như chi phí bán hàng bán hàng và đội ngũ tiếp thị. Chi phí về cho thuê tài chính khác hơn so với những chi phí liên quan đến nhà sản xuất hoặc bên môi

giới cho thuê, chi phí trực tiếp ban đầu được bao gồm trong sự tính toán ban đầu của các khoản phải thu về cho thuê tài chính và ghi giảm số tiền thu nhập được ghi

nhận trong suốt thời gian cho thuê. Lãi suất ngầm định trong hợp đồng cho thuê

Page 18: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

18

được xác định bằng cách các chi phí trực tiếp ban đầu trong các khoản phải thu về

cho thuê tài chính; không cần phải tách chúng riêng biệt. Chi phí phát sinh bởi nhà sản xuất hoặc nhà môi giới bên cho thuê trong mối quan hệ với việc đàm phán và

ký kết một hợp đồng cho thuê được loại trừ khỏi định nghĩa của chi phí trực tiếp ban đầu. Kết quả là, chúng bị loại trừ khỏi đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê và được ghi nhận là một khoản chi phí khi lợi nhuận kinh doanh được ghi nhận.

1.6.1.2.Ghi nhận sau khi cho thuê 39. Việc ghi nhận doanh thu tài chính phải dựa trên cơ sở lãi suất định kỳ cố định

trên tổng số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính.

40. Mục đích của bên cho thuê là phân bổ thu nhập tài chính trong suốt thời gian cho thuê dựa trên cơ sở có hệ thống và hợp lý. Thu nhập này được phân bổ dựa

trên một mô hình phản ánh lợi nhuận định kỳ cố định trên đầu tư thuần của bên cho thuê trong thời hạn cho thuê tài chính. Các khoản thanh toán tiền thuê tài chính cho từng kỳ kế toán (Không bao gồm chi phí cung cấp dịch vụ) được trừ vào đầu tư

gộp để làm giảm đi số vốn gốc và doanh thu tài chính chưa thực hiện.

41. Giá trị còn lại ước tính không được đảm bảo được sử dụng trong việc tính toán tổng đầu tư của bên cho thuê trong hợp đồng cho thuê được xem xét thường

xuyên. Nếu có sự suy giảm trong giá trị còn lại ước tính không được đảm bảo, thì thu nhập được phân bổ trong thời hạn thuê sẽ được sửa đổi và bất kỳ một sự suy

giảm nào trong khoản tiền dồn tích sẽ được ghi nhận ngay lập tức.

41A. Một tài sản dưới dạng hợp đồng cho thuê tài chính được phân loại như là tài sản được giữ để bán (hoặc nằm trong một nhóm tài sản thanh lý thì được phân loại

là tài sản giữ để bán) theo IFRS 5 TSCĐ giữ để bán và hoạt động không liên tục sẽ được hạch toán theo IFRS 5.

42. Nhà sản xuất hoặc nhà môi giới cho thuê sẽ ghi nhận lợi nhuận kinh doanh hoặc lỗ trong kỳ, phù hợp với các chính sách bán ngay của doanh nghiệp. Nếu chỉ

số lãi suất được niêm yết ở mức thấp, thì lợi nhuận kinh doanh sẽ được giới hạn trong phạm vi lãi suất thị trường được áp dụng. Chi phí phát sinh bởi nhà sản xuất

hoặc nhà môi giới cho thuê liên quan đến đàm phán và ký kết hợp đồng thuê được ghi nhận như là một khoản chi phí khi lợi nhuận kinh doanh được ghi nhận.

Page 19: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

19

43. Nhà sản xuất hoặc nhà môi giới cho thuê thường xuyên cung cấp cho khách

hàng 2 lựa chọn hoặc là mua hoặc cho thuê tài sản. Một hợp đồng cho thuê tài chính của một nhà sản xuất hoặc nhà môi giới cho thuê làm phát sinh hai loại thu

nhập: (a) lợi nhuận hoặc lỗ tương ứng lợi nhuận hoặc lỗ phát sinh từ một nghiệp vụ bán giao ngay của tài sản đang cho thuê, với giá bán bình thường, phản

ánh bất kỳ khối lượng hay chiết khấu thương mại được áp dụng, và (b) thu nhập tài chính trong suốt thời hạn cho thuê.

44. Doanh thu bán hàng được ghi nhận tại thời điểm bắt đầu thời hạn thuê bởi một

nhà sản xuất hoặc nhà môi giới cho thuê là giá trị hợp lý của tài sản, hoặc, nếu thấp hơn, giá trị hiện tại của khoản tiền thuê tối thiểu ích của bên cho thuê, được

tính theo lãi suất thị trường. Các chi phí bán hàng được ghi nhận tại thời điểm bắt đầu thời hạn thuê là chi phí, hoặc giá trị ghi sổ nếu 2 giá trị này khác nhau, được

tính bằng cách lấy giá trị tài sản thuê trừ đi giá trị hiện tại của giá trị còn lại không được đảm bảo. Khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng là

lợi nhuận bán hàng, khoản lợi nhuận này được ghi nhận phù hợp với chính sách của doanh nghiệp bán hàng trả ngay.

45. Nhà sản xuất hoặc nhà môi giới cho thuê đôi khi công bố lãi suất ở mức thấp để thu hút khách hàng. Việc sử dụng tỷ lệ lãi suất như vậy sẽ mang lại 1 phần lớn

trong tổng thu nhập thu lại từ các giao dịch được ghi nhận tại thời điểm giao dịch. Nếu tỷ lệ lãi suất này ở mức thấp được niêm yết, lợi nhuận kinh doanh sẽ được

giới hạn trong phạm vi áp dụng lãi suất thị trường.

46. Chi phí phát sinh do một nhà sản xuất hoặc bên môi giới cho thuê liên quan đến đàm phán và ký kết một hợp đồng cho thuê tài chính được ghi nhận như một

khoản chi phí tại thời điểm bắt đầu thời hạn thuê vì các chi phí này chủ yếu liên quan đến doanh thu của nhà sản xuất hoặc bên môi giới .

47. Bên cho thuê có trách nhiệm, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu trong IFRS 7,

phải công bố nội dung sau đây cho hợp đồng cho thuê tài chính: (a) đối chiếu giữa đầu tư gộp trong hợp đồng thuê vào cuối kỳ báo cáo, và

giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu phải thu vào cuối của

kỳ báo cáo. Ngoài ra, doanh nghiệp phải công bố khoản đầu tư gộp trong hợp đồng thuê và giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu

phải thu vào cuối kỳ báo cáo, theo mỗi giai đoạn sau đây: (i) không muộn hơn một năm;

Page 20: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

20

(ii) sau một năm và không muộn hơn năm năm;

(iii) sau năm năm. (b) thu nhập tài chính chưa thực hiện

(c) giá trị còn lại không đảm bảo được tính dồn tích đối với lợi ích của bên cho thuê. (d) các khoản khấu trừ được tích lũy cho các khoản thanh toán tiền thuê tối

thiểu thu khó đòi. (e) tiền thuê được ghi nhận là thu nhập trong kỳ.

(f) mô tả chung về thỏa thuận cho thuê vật liệu của bên cho thuê.

48. Một chỉ số tăng trưởng thường có ích trong việc cho biết khoản chênh lệch giữa khoản đầu tư gộp và những khoản doanh thu chưa thục hiện mới xảy ra, sau

khi trừ các khoản có liên quan đến việc hủy bỏ hợp đồng cho thuê.

1.6.2.Thuê hoạt động 49. Bên cho thuê phải ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Báo cáo tài chính

của doanh nghiệp theo bản chất của tài sản. 50. Thu nhập cho thuê hoạt động được ghi nhận vào thu nhập theo phương pháp

đường thẳng trong suốt thời hạn thuê hoạt động, trừ khi có một phương pháp tính khác mang tính đại diện nhiều hơn về mặt thời gian mà sử dụng lợi ích có nguồn

gốc từ việc giảm bớt tài sản cho thuê.

51. Chi phí, bao gồm chi phí khấu hao, phát sinh trong việc kiếm thu nhập cho thuê được ghi nhận như một khoản chi phí. Thu nhập từ cho thuê (trừ những hóa

đơn cho việc cung cấp dịch vụ như bảo hiểm và bảo dưỡng) được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê ngay cả khi việc thu vào

không phải dựa theo phương pháp này, trừ khi có một phương pháp khác mang tính đại diện nhiều hơn về mặt thời gian gian mà sử dụng lợi ích có nguồn gốc từ

việc giảm bớt tài sản cho thuê. 52. Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu của bên cho thuê trong việc đàm phán và ký

kết hợp đồng thuê hoạt động được cộng thêm vào giá trị ghi sổ của tài sản cho thuê và được ghi nhận như một khoản chi phí trong suốt thời hạn cho thuê theo

cùng phương pháp như thu nhập cho thuê.

Page 21: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

21

53. Khấu hao tài sản cho thuê phải dựa trên một cơ sở nhất quán với chính sách

khấu hao của bên cho thuê áp dụng đối với những tài sản tương tự, và chi phí khấu hao phải được tính theo quy định của IAS 16 và IAS 38.

54. Để xác định xem tài sản cho thuê có bị giảm sút hay không, doanh nghiệp áp dụng IAS 36.

55. Một nhà sản xuất hoặc nhà môi giới bên cho thuê không ghi nhận bất kỳ

khoản lợi nhuận kinh doanh nào của hợp đồng cho thuê hoạt động bởi vì điều này không

phù hợp với 1 giao dịch kinh doanh.

56. Bên cho thuê có trách nhiệm, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của IFRS 7, phải công bố những nội dung sau đây đối với hợp đồng cho thuê hoạt động:

(a) các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu trong tương lai theo hợp đồng thuê hoạt động không hủy ngang trong giới hạn của từng giai đoạn như sau:

(i) không nhiều hơn một năm; (ii) sau một năm và không nhiều hơn năm năm;

(iii) sau năm năm. (b) tổng số tiền thuê được ghi nhận là thu nhập trong kỳ. (c) mô tả chung về thỏa thuận cho thuê của bên cho thuê.

57. Ngoài ra, yêu cầu công bố thông tin trong IAS 16, IAS 36, IAS 38, IAS 40 và IAS 41 áp dụng đối với bên cho thuê cho tài sản được cung cấp theo hợp đồng thuê

hoạt động.

1.7.Giao dịch bán và thuê lại tài sản 58. Giao dịch bán và thuê lại tài sản liên quan đến việc bán một tài sản và thuê lại

chính tài sản đó. Các khoản thanh toán tiền thuê và giá bán thường phụ thuộc lẫn nhau bởi vì chúng được đàm phán trọn gói. Các cách hạch toán kế toán của một

giao dịch bán và thuê lại phụ thuộc vào các loại hình cho thuê liên quan.

59. Nếu bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính, bất kỳ sự vượt quá số tiền thu bán hàng với giá trị ghi sổ thì không được ghi nhận là thu nhập của một người bán thuê lại. Thay vào đó, nó sẽ được hoãn lại và phân bổ theo thời hạn thuê.

Page 22: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

22

60. Nếu thuê lại tài sản là thuê tài chính có nghĩa bên cho thuê cung cấp tài chính

cho bên thuê, được đảm bảo bằng tài sản. Thì khoản chênh lệch giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán không được ghi nhận ngay là một khoản

lãi từ việc bán tài sản mà phải ghi nhận là thu nhập chưa thực hiện và phân bổ cho suốt thời gian cho thuê.

61. Nếu giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động, và giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lí thì bất kì khoản lãi hay lỗ nào đều được ghi nhận ngay

trong kì phát sinh. Nếu giá bán thấp hơn giá trị hợp lý thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, trừ trường hợp khoản lỗ được bù

đắp bằng khoản thuê trong tương lai ở một mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường. Trường hợp này khoản lỗ không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần

vào chi phí phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng. Nếu giá bán cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch

cao hơn giá trị hợp lý phải được phân bổ dần vào thu nhập phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng.

62. Nếu thuê lại tài sản là thuê hoạt động, tiền thuê và giá bán được thỏa thuận ở

mức giá hợp lí, tức là đã thực hiện một nghiệp vụ bán hàng thông thường thì các khoản lãi lỗ được hạch toán ngay trong kì phát sinh.

63. Đối với thuê hoạt động, nếu giá trị hợp lí tại thời điểm bán và cho thuê lại tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản, khoản lỗ bằng số chênh lệch giữa giá trị còn

lại và giá trị hợp lý phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh.

64. Đối với thuê tài chính, không có khác biệt gì trừ khi tài sản đi thuê bị giảm giá trị, trong trường hợp này giá trih ghi sổ sẽ được ghi giảm theo giá mới quy định rõ

ở IAS 36 (Chuẩn mực kế toán quốc tế về tổn thất tài sản).

65. Các yêu cầu trình bày báo cáo tài chính của bên thuê và bên cho thuê các nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản phải giống nhau. Trường hợp trong thỏa thuận

thuê tài sản có quy định, điều khoản đặc biệt thì cũng phải trình bày cụ thể trên báo cáo tài chính.

66. Giao dịch bán và cho thuê lại tài sản được trình bày ở các khoản mục riêng biệt ở chuẩn mực số 1 Trình bày báo cáo tài chính.

Page 23: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

23

1.8. Quy định chuyển tiếp 67. Theo đoạn 68, việc áp dụng sớm chuẩn mực này là khuyến khích chứ không

bắt buộc. Nếu chưa từng áp dụng chuẩn mực này, mọi ghi nhận của bên cho thuê về thuê tài chính trước đây được cho là đúng nhưng từ bây giờ phải hạch toán theo

quy định của chuẩn mực này.

68. Doanh nghiệp đã từng áp dụng IAS 17 (sửa đổi năm 1997) thì bắt đầu áp dụng theo những sửa đổi của chuẩn mực này . Nếu chưa từng áp dụng IAS 17 (sửa đổi

năm 1997) thì bây giờ mọi nghiệp vụ về thuê tài sản phát sinh được ghi nhận áp dụng theo chuẩn mực này.

1.9.Ngày có hiệu lực 69. Chuẩn mực này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2005. Khuyến khích các

doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực này sớm hơn. Doanh nghiệp nào áp dụng chuẩn mực này trước ngày 1 tháng 1 năm 2005 cần phải khai báo cụ thể.

1.10.Thu hồi IAS 17 (sửa đổi 1997) 70. Chuẩn mực này thay thế cho IAS 17 Thuê tài sản (sửa đổi năm 1997).

PHẦN II: SO SÁNH IAS 17 VÀ VAS 06

2.1. Giống nhau:

Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được sửa đổi bổ sung và xây

dựng dựa trên Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.Trong định hướng chung thì Thuê tài sản trong VAS 06 và IAS 17 được

hạch toán tương đối giống nhau.Cả hai chuẩn mực này đều trình bày cách hạch toán kế toán cho bên thuê và bên cho thuê đều thống nhất về những điểm sau:

Page 24: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

24

Bên thuê tính khấu hao khoản thuê tài chính, giá trị tài sản thuê tài

chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản thuê thấp hơn giá trị ghi nhận tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản và theo giá trị hiện tại

của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu Bên thuê cần tính khấu hao tài sản đi thuê trong thời gian sử dụng ước

tính đối với hợp đồng thuê tài chính (trong VAS 06 phần thời gian sử

dụng ước tính được tham khảo trong VAS 03 Tài sản cố định hữu hình)

Đối với bên cho thuê, các khoản cho thuê tài chính cần được ghi nhận là các khoản phải thu.

Yêu cầu phải có trình bày Báo cáo tài chính chi tiết của hợp đồng cho thuê hoạt động và cho thuê tài chính đối với bên thuê và bên cho thuê.

2.2. Khác nhau: Có thể nói về cơ bản chuẩn mực kế toán Việt Nam bám sát với chuẩn mực

kế toán quốc tế Bên cạnh đó cũng có một số điểm khác biệt:

Nội dung IAS VAS

Phạm vi Không áp dụng cho:

Tài sản thuê do bên thuê

nắm giữ được hạch toán là

bất động sản đầu tư Bất

động sản đầu tư do bên cho

thuê cung cấp theo điều

khoản của hợp đồng thuê

hoạt động

Tài sản sinh học do bên đi

thuê nắm giữ theo điều

khoản của hợp đồng thuê

tài chính Tài sản sinh học

do bên cho thuê cung cấp

theo điều khoản của hợp

đồng thuê hoạt động

Các đối tượng còn lại

giống với IAS

Page 25: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

25

Phương pháp kế

toán trong Báo

cáo tài chính của

bên thuê – thuê

tài chính

Khi tài sản đi thuê bị giảm giá, áp

dụng theo chuẩn mục kế toán quốc

tế về ổn thất tài sản

Không đề cập vần đề này

Phương pháp kế

toán trong Báo

cáo tài chính của

bên thuê – thuê

hoạt động

Các khoản ưu đãi dành cho hợp

đồng thuê hoạt động mới, hoặc ký

lại phải được hạch toán giảm trừ

chi phí tiền thuê trong thời hạn hợp

đồng bất kể nội dung, hình thức

của khoản ưu đãi cũng như thời

hạn thanh toán

Không đề cập vấn đề này

Trình bày báo

cáo tài chính đối

với bên thuê

Đưa ra các yêu cầu chi tiết về việc

trình bày các khoản mục thuê tài

chính và thuê hoạt động

Tương tự IAS, ngoại trừ

các mục

Giá trị còn lại của

từng loại tài sản

thuê tại ngày lập

Báo cáo tài chính

Đối chiếu giữa

tổng của các khoản

thanh toán tiền

thuê tối thiểu tại

ngày lập Báo cáo

tài chính, và giá trị

còn lại của các

khoản đó

Phương pháp kế

toán trong Báo

cáo tài chính của

bên cho thuê

Bên cho thuê phản ánh tài sản cho

thuê tài chính trong BCĐKT như

khoản phải thu và có giá trị bằng

chi phí đầu tư ròng cho tài sản đó

Không có hướng dẫn hạch

toán các khoản doanh thu

và giá vốn cho doanh

nghiệp sản xuất hoặc công

ty thương mại cho thuê tài

sản tại thời điểm bắt đầu

thời hạn thuê tài chính.

Thuê tài sản là

đất và các công

trình xây dựng

Đất thường có thời gian sử dụng

kinh tế vô hạn và quyền sở hữu

sẽ không chuyển giao cho bên

Yếu tố đất đai và nhà cửa

của việc thuê đất và nhà

được xem xét riêng biệt

Page 26: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

26

trên đất (xem ví

dụ minh họa ở

phần 3 để rõ

hơn)

thuê khi hết thời hạn thuê , Bên

thuê không nhận phần rủi ro và

lợi ích gắn liền với quyền sở hữu

đất do đó thuê tài sản là quyền

sử dụng đất được hạch toán là

thuê hoạt động

theo mục đích của phân

loại thuê tài sản.Nếu cả hai

được chuyển giao cho bên

thuê vào cuối thời hạn thuê

thì cả hai yếu tố được hạch

toán là thuê tài chính trừ

phi có sự xác định rõ ràng

hợp đồng thuê không

chuyển giao phần lớn rủi ro

và lợi ích gắn liền với

quyền sở hữu của một hoặc

cả hai yếu tố .Khi đất

không có thời gian sử dụng

kinh tế xác định thì thuê

đất được phân loại là thuê

hoạt động trừ phi được

chuyển cho bên thuê vào

cuối thời điểm thuê

Phân loại tài sản

thuê

Việc phân loại chỉ mang tính

hướng dẫn, phần lớn các tiêu thức

này chỉ mang tính chất định tính.

Việc phân loại tài sản thuê

nên dựa vào bản chất của hợp đồng chứ không nên đựa vào hình thức của hợp đồng

PHẦN III: LÀM RÕ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG IAS 17

3.1.SIC 15 hướng dẫn 1 số vấn đề trong IAS 17: Đi kèm với IAS 17 này có văn bản hướng dẫn:

Page 27: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

27

SIC 15: “Thuê tài sản là thuê hoạt động – Ưu đãi” (ban hành vào tháng 7

năm 1999.Ngày có hiệu lực: áp dụng với các điều khoản của hợp đồng bắt đầu sau ngày 1/1/1999) với nội dung chính như sau: SIC-15 làm rõ việc ghi

nhận các ưu đãi liên quan đến hợp đồng thuê hoạt động của cả hai bên thuê và bên cho thuê. Giải thích cho thấy ưu đãi cho thuê (chẳng hạn như thời gian thuê miễn phí hoặc đóng góp của bên cho thuê chi phí di dời của bên

thuê) nên được coi là một phần không thể thiếu của việc xem xét cho việc sử dụng của tài sản thuê. IAS 17,24 và 0,42 (rev. 1997) yêu cầu doanh nghiệp

xử lý khoản ưu đãi như giảm thu nhập cho thuê hoặc chi phí thuê. Khi các khoản ưu đãi này là một phần không thể thiếu của việc cân nhắc, đánh giá

thuần thỏa thuận cho việc sử dụng của tài sản thuê, ưu đãi phải được ghi nhận bởi cả hai bên cho thuê và bên thuê trong suốt thời hạn cho thuê, với

mỗi bên sử dụng một phương pháp khấu hao được áp dụng cho việc xem xét, đánh giá thuần.

3.2.Một số ví dụ làm rõ cho IAS 17:

3.2.1.Phân loại thuê tài sản

Việc phân loại các hợp đồng cho thuê được xác định tại thời điểm khởi đầu

thuê. Nếu bên thuê và bên cho thuê đồng ý để thay đổi các quy định của hợp đồng thuê mà điều này có thể làm thay đổi sự phân loại của hợp đồng thuê, sau đó hợp

đồng thuê ban đầu được hủy bỏ và hợp đồng thuê/cho thuê được coi là một hợp đồng mới và được phân loại một cách thích hợp. Tuy nhiên, điều này không áp

dụng cho gia hạn bình thường và những thay đổi trong các ước tính.

Điều này ta có thê hểu thông một ví dụ.:

Công ty A thuê một chiếc xe cơ giới từ công ty B. • Hợp đồng thuê có hiệu lực ngày 01 tháng 1 năm 20X4, thời hạn thuê là 4 năm.

• Các khoản tiền thuê phải trả hàng năm là 10 000 mỗi năm, còn nợ. • Không có sự thay đổi mới (của hợp đồng thuê xe). • Lãi suất ngầm định là 10%.

• Giá trị hợp lý của các xe cơ giới tại ngày 1 tháng 1 20X4 là 31 700.

Yêu cầu:

Page 28: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

28

Đối với mỗi tình huống dưới đây, thảo luận hợp đồng thuê xe ở trên cấu thành một

hợp đồng thuê tài chính hay không: • Trường hợp 1: thời gian sử dụng hữu ích của các xe cơ giới là 8 năm. Vào cuối thời

hạn thuê, quyền sở hữu xe cơ giới chuyển từ Công ty B cho Công ty A.

• Trường hợp 2: thời gian sử dụng hữu ích của các xe cơ giới là 4 năm. Vào cuối thời hạn thuê , quyền sở hữu xe cơ giới vẫn còn là của công ty B.

• Trường hợp 3: Bỏ qua các thông tin trên: Thanh toán là 5 000 cho 3 năm còn thiếu, không có sự thay đổi mới, giá trị hợp lý của xe là 40 000 và lãi suất ngầm định là

10%. Thời gian hữu dụng của xe là 8 năm.

Xem xét tình huống cung cấp trong IAS 17.10 để xem xét trong việc phân loại các hợp đồng thuê:

Xác định bản chất của một hợp đồng thuê được thực hiện bằng cách sử dụng các tình huống được đưa ra trong đoạn 10 của IAS 17.

Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3

Quyền sở hữu của xe cơ giới có được chuyển giao cho bên thuê (cty A) và cuối hợp đồng thuê?

Có không Không

Liệu bên thuê (cty A) có sẵn sàng mua lại tài sản với mức giá dự kiến sẽ thấp hơn gái trị hợp lý tại ngày giao dịch?

Không không Không

Thời gian thuê có chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản?

không có Không

Tại thời điểm khởi đầu thuê,gía trị hiện tại của khoản tiền thuê

tối thiểu ít nhất bằng gí trị hợp lý của tài sản thuê (xem ở đoạn 14)

Có Có Không

Có phải tài sản này là tài sản đặc biệt mà chỉ có bên thuê (ctyA) có thể sử dụng mà không cần có sự thay đổi lớn

không không Không

Page 29: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

29

nào?

Kết luận:

Trường hợp 1 và 2: Thực chất của các hợp đồng thuê (cho cả hai kịch bản) là của một hợp đồng thuê tài chính, như phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu

được chuyển giao cho Công ty A tại thời điểm khởi đầu thuê

Trường hợp 3: Hợp đồng không đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn và do đó là thuê hoạt động, phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu vẫn còn là của công ty B

B1: Tính toán giá trị hiện tại của chiếc xe cho các trường hợp 1 và 2

Số tiền

Yếu tố giá trị

hiện tại Giá trị hiện tại

Ngày Trả (Xem B2) (Xem B3)

31/12 / 20X4 10 000 0.909091 9 091

31/12 / 20X5 10 000 0.826446 8 264

31/12 / 20X6 10 000 0.751315 7 513

31/12 / 20X7 10 000 0.683013 6 830

31 698

B2: Tính toán các yếu tố giá trị hiện tại cho lãi suất 10%

Yếu tố giá trị hiện tại = [1 / (1 + 10%)] n

Trong đó: n = số năm /kỳ hạn thuê

B3: Tính toán giá trị hiện tại

Giá trị hiện tại = số lượng yếu tố X Giá trị hiện tại trả

Ngoài ra, việc tính toán giá trị hiện tại của khoản tiền thuê tối thiểu có thể được thực hiện

với một công cụ tài chính như sau:

n = 4

i = 10%

PMT = -10 000

Page 30: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

30

B4: Tính toán giá trị hiện tại của chiếc xe cho trường hợp 3

Số tiền

Yếu tố giá trị

hiện tại Giá trị hiện tại

Trả (Xem B2) (Xem B5)

31/5 / 20X5 5 000 0.909091 4 545

31/5 / 20X6 5 000 0.826446 4 132

31/5 / 20X7 5 000 0.751315 3 757

12 434

B5: Tính giá trị hiện tại

Giá trị hiện tại = yếu tố x số lượng Giá trị hiện tại trả

Ngoài ra, việc tính toán giá trị hiện tại của khoản tiền thuê tối thiểu có thể là với một máy

tính tài chính như sau:

• n = 3

• i = 10%

• PMT = -5 000

3.2.3.Thuê đất và công trình xây dựng trên đất IAS 17 chỉ ra rằng: Yếu tố đất đai và nhà cửa của việc thuê đất và nhà được

xem xét riêng biệt theo mục đích của phân loại thuê tài sản.Nếu cả hai được

chuyển giao cho bên thuê vào cuối thời hạn thuê thì cả hai yếu tố được hạch toán là

thuê tài chính trừ phi có sự xác định rõ ràng hợp đồng thuê không chuyển giao

phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu của một hoặc cả hai yếu tố

.Khi đất không có thời gian sử dụng kinh tế xác định thì thuê đất được phân loại là

thuê hoạt động trừ phi được chuyển cho bên thuê vào cuối thời điểm thuê

Ví dụ:Bạn thuê đất và nhà trong thời gian 50 năm.Toà nhà có thời gian sử

dụng kinh tế 50 năm nên được hạch toán là thuê tài chính, đất không có thời gian

sử dụng kinh tế nên được hạch toán là thuê hoạt động

-Điều cần thiết để phân loại và hạch toán thuê đất và thuê nhà cửa:Khoản

thanh toán tiền thuê tối thiểu (Bao gồm bất cứ khoản tiền trả trứơc) được phân bổ

giữa đất và nhà theo tỉ lệ với giá trị hợp lý

Ví dụ :Bạn thuê đất và nhà.Giá trị hợp lý của đất chiếm 60% tổng giá trị.Bạn

trả 0,4 triệu $ vào thời điểm khởi đầu thuê.Giá trị hiện tại của khoản thanh toán

tiền thuê tối thiểu là 1,6 triệu $ khi đó giá trị của đất là 1,2 triệu $(60% * 2)và nhà

là 0,8 tr $

Page 31: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

31

Nợ TK đất: 1,2 tr

Nợ TK nhà: 0,8 tr

Có TK tiền mặt: 0,4 tr

Có TK nợ bên cho thuê :1,6 tr

-Nếu tiền thuê không thể xác định một cách đáng tin cậy giữa hai yếu tố thì

toàn bộ tiền thuê được hạch toán là thuê tài chính tức là khi bạn thuê nhà và đất

giá trị hợp lý của nhà và đất không thể ước tính riêng biệt một cách đáng tin cậy

Nếu thuê trong thời gian ngắn ví dụ như 10 năm, hạch toán là thuê hoạt động

nếu hợp đồng thuê có điều khoản thoả thuận bên thuê mua với giá trị thấp hơn giá

trị hợp lý của tài sản thuê thì hạch toán là thuê tài chính

-Nếu tiền thuê được phân bổ rõ ràng thì cả hai yếu tố được hạch toán là thuê

hoạt động

- Nếu yếu tố đất không đáng kể thì thời gian sử dụng kinh tế của nhà được

hạch toán là thời gian sử dụng kinh tế của toàn bộ tài sản thuê

Ví dụ:Bạn thuê 100 tr $ đất và nhà. Giá trị hợp lý của đất chỉ chiếm 1% tổng giá trị

Nợ TK nhà : 100 tr Có TK nợ bên cho thuê: 100tr

-Sẽ không cần tách biệt giữa đất và nhà khi quyền sở hữu đất và nhà được

hạch toán là bất động sản đầu tư khi đó sử dụng giá trị thị trường Ví dụ: Bạn thuê đất và nhà, bạn cho bên thứ ba thuê lại và hạch toán là bất

động sản đầu tư theo IAS 40.Bạn có thể hạch toán đất và nhà là một tài sản Theo IAS 40 bên thuê có thể phân loại quyền sử dụng tài sản nắm giữ là bất động sản

đầu tư. Hạch toán như thể là thuê tài chính và sử dụng giá trị thị trường để ghi nhận tài sản. Bên thuê sẽ tiếp tục hạch toán thuê tài chính thậm chí khi không còn là bất

động sản đầu tư

Page 32: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

32

Page 33: Ias 17 dịch

INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARD 17

33