index.aspx?lang=eng - imexpharm · 1. kết quả hoạt động kinh doanh & tài chính 2....

4

Upload: others

Post on 04-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: index.aspx?lang=eng - Imexpharm · 1. Kết quả hoạt động kinh doanh & tài chính 2. Tình hình quản trị công ty NỘI DUNG I. TIN NGÀNH DƯỢC TRONG NƯỚC VÀ KHU
Page 2: index.aspx?lang=eng - Imexpharm · 1. Kết quả hoạt động kinh doanh & tài chính 2. Tình hình quản trị công ty NỘI DUNG I. TIN NGÀNH DƯỢC TRONG NƯỚC VÀ KHU

I. TIN NGÀNH DƯỢC TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC1. Tổng Công ty dược Việt Nam thoái 42,5 triệu cổ phần vốn Nhà nước2. Ngành dược Việt Nam sẽ thế nào trước thách thức TPP3. Tình hình chung thị trường Dược Đông Nam ÁII. DIỄN BIẾN CỔ PHIẾU IMEXPHARM1. Cổ phiếu IMP Quý II/20162. Diễn biến giá IMP so với các công ty dược niêm yếtIII. HOẠT ĐỘNG IMEXPHARM QUÝ II/20161. Kết quả hoạt động kinh doanh & tài chính 2. Tình hình quản trị công ty

NỘI DUNG

I. TIN NGÀNH DƯỢC TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC1. Tổng công ty dược Việt Nam thoái 42,5 triệu cổ phần vốn Nhà nướcVào ngày 22/06, Tổng công ty Dược Việt Nam Vinapharm đã tiến hành bán đấu giá hơn 42,5 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần. Lượng cổ phiếu bán ra tương đương với 18% vốn điều lệ. Người lao động tại Vinapharm được mua 103.000 cổ phần. Nhà đầu tư chiến lược được mua 40,2 triệu cổ phần. Nhà nước vẫn nắm giữ 154 triệu cổ phần, tương đương 65% vốn điều lệ. Kết quả sau phiên đấu giá như sau: giá đặt mua thành công cao nhất là 16.500 đồng/cổ phần; giá đặt mua thành công thấp nhất là 10.000 đồng/cổ phần; tổng số lượng cổ phần bán được là 42.557.000 cổ phần; tổng số nhà đầu tư trúng giá là 175 bao gồm 170 cá nhân và 5 tổ chức; số lượng cổ phần trúng giá của nhà đầu tư nước ngoài là 0.Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm là một trong những thành viên thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam với vốn sở hữu tại Imexpharm lên đến 23,75%.

(Nguồn: http://s.cafef.vn/VINAPHARM-189981/ipo-tong-cong-ty-duoc-thu-ve-444-ty-dong.chn)

2. Ngành dược Việt Nam sẽ thế nào trước thách thức TPPThị trường dược phẩm Việt Nam có giá trị lên đến 3,5 tỉ USD, rất hấp dẫn các doanh nghiệp sản xuất dược nước ngoài. Dược phẩm là một trong những mặt hàng mà Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi TPP có hiệu lực, tạo nên động lực lớn cho doanh nghiệp nước ngoài tăng cường thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đây là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để ngành dược Việt vươn xa. Tuy nhiên, để nắm được cơ hội này, không chỉ các đơn vị sản xuất dược mà cả ngành công nghiệp dược Việt Nam cũng cần chủ động chuyển mình; đồng thời cần tìm hướng đi cho xuất khẩu, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu dược phẩm trong thời gian tới.“Cần phải đầu tư cả về khoa học kỹ thuật và công nghệ, phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong cuộc chơi này, lúc đó chúng ta mới có thể làm chủ được. Bởi vì lúc đó thế giới phẳng, tất cả hàng hóa có thể vào được và nếu tốt ta có thể xuất khẩu được. Tôi cho rằng giai đoạn đầu các đơn vị dược sẽ gặp không ít khó khăn nhưng chúng ta cần bình tĩnh để chọn hướng đi cho phù hợp”, GS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết.Doanh nghiệp Việt cũng sẽ được hưởng những ưu đãi khi vươn ra thị trường ngoài nước khi TPP có hiệu lực nhưng nếu các đơn vị sản xuất dược trong nước không có tham vọng vươn xa và đặc biệt là nếu không biết phát huy thế mạnh riêng có từ sản phẩm để tạo ra năng lực cạnh tranh thì nguy cơ bị mất thị phần trong nước sẽ rất cao, chưa nói đến việc xuất khẩu ra nước ngoài.

(Nguồn: http://cafef.vn/nganh-duoc-viet-nam-truoc-thach-thuc-tpp-20160611145427146.chn)

http://www.international.gc.ca/trade-agreements-accords-commerciaux/agr-acc/tpp-ptp/index.aspx?lang=eng

Page 3: index.aspx?lang=eng - Imexpharm · 1. Kết quả hoạt động kinh doanh & tài chính 2. Tình hình quản trị công ty NỘI DUNG I. TIN NGÀNH DƯỢC TRONG NƯỚC VÀ KHU

3. Tình hình chung thị trường Dược Đông Nam ÁDựa theo số liệu báo cáo vào nửa cuối năm 2015 từ Deloitte, Indonesia là quốc gia có thị trường dược lớn nhất trong các nước đang phát triển khu vực Đông Nam Á. Theo sau đó gồm có Thai-land, Philippines, Việt Nam, Malaysia, và Singa-pore. Trong đó, đáng chú ý nhất là Philippines và Singapore. Thế mạnh Singapore là vị trí quan trọng như một trung tâm liên kết giữa các nước khu vực Đông Nam Á với các nước phương Tây, hỗ trợ như một công cụ trung gian dành cho các doanh nghiệp mở rộng sang các nước trong khu vực. Doanh số dược phẩm tại Singgapore ước tính đạt 1,7 tỉ USD vào năm 2018 với mức độ tăng trưởng trung bình ước tính 9% mỗi năm.Thị trường dược phẩm của Philippines có giá trị lên đến khoảng 5,7 tỉ USD trong năm 2014 và tiềm năng tăng trưởng trung bình 8,5% mỗi năm cho đến năm 2018, ước tính đạt 7,9 tỉ USD. Cơ cấu thị trường thuốc với 40% thuốc generics về giá trị và 60% về số lượng. Với dân số tăng trưởng đều theo mỗi năm, và các chính sách Nhà nước tăng cường tập trung vào công tác nâng cao đời sống sức khỏe người dân thì Phil-ippines là thị trường đầy tiềm năng đối các doanh nghiệp dược Châu Âu.

(Nguồn: http://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/global/Documents/Life-Sciences-Health-Care/gx-lshc-2015-life-sciences-report-southeast-asia.pdf

1. Diễn biến cổ phiếu IMP Quý I/ 2016

Thông tin chung

Mã chứng khoán IMPSàn niêm yết HOSEKhối lượng cổ phiếu niêm yết 28.942.646Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành 28.942.646

Lĩnh vực hoạt động Sản xuất kinh doanhdược phẩm

Vốn hóa thị trường (30/06/2016) 1.296,6 tỷ đồng Cơ cấu cổ đông(Nguồn: TTLKCK Việt Nam, ngày 20/05/2016)- Sở hữu nhà nước 23,75%- Nhà đầu tư nước ngoài 49,00%+Trong đó:- Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (NĐTCKCN) nước ngoài là cổ đông lớn sở hữu trên 5% cổ phần

22,53%

- Cổ đông đặc biệt (HĐQT + Ban TGĐ + Ban Kiểm soát + Kế toán trưởng và Người được ủy quyền công bố thông tin), Công đoàn công ty 2,06%

- Cổ đông chiến lược trong nước (không phải là NĐTCKCN) 9,09%- Sở hữu khác 16,10%

Diễn biến giá IMP Giá IMP đầu quý tăng khá tốt. Nhưng sau giai đoạn biến đổi giảm mạnh từ đỉnh 50,5 giữa tháng 4 xuống đáy 40,3 ngày 01/6, giá cổ phiếu IMP tháng cuối quý tăng trở lại. Giá IMP khép lại cuối quý II là 44,8, mất 5,3% so với đầu quý. Riêng tháng 6, giá cổ phiếu IMP tăng 11,2%, ngược lại với kết quả sụt giảm 11,6% trong tháng 5 vừa qua. Nguyên nhân giá IMP sụt giảm trong tháng 5 một phần do việc chốt quyền nhận cổ tức năm 2015 bằng tiền với tỷ lệ 20% trên mệnh giá.

DIỄN BIẾN GIÁ IMP SO VỚI VNINDEX QUÝ II/2016

II. DIỄN BIẾN CỔ PHIẾU IMP 2016

Khối lượng giao dịchTổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu IMP Quý II/2016 đạt hơn 3,38 triệu cố phiếu bao gồm cả giao dịch khớp lệnh và giao dịch thỏa thuận, cao hơn 1,49 triệu cổ phiếu so với Quý II/2015, hay tăng 78,8%. Lượng giao dịch tăng đột biến là do trong tháng 5/2016, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra một lượng lớn cổ phiếu IMP, hơn 1,7 triệu cổ phiếu, thông qua hình thức giao dịch thỏa thuận.

KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH IMP QUÝ II /2016

(Nguồn: vndirect.com.vn )2. Diễn biến giá IMP so với các công ty dược niêm yết

Page 4: index.aspx?lang=eng - Imexpharm · 1. Kết quả hoạt động kinh doanh & tài chính 2. Tình hình quản trị công ty NỘI DUNG I. TIN NGÀNH DƯỢC TRONG NƯỚC VÀ KHU

STT Chỉ tiêu 6th2016

% Kế hoạch 2016

6th2015

6th16 so với 6th15

I Kết quả hoạt động (tỷ đồng)1 Tổng doanh thu và thu nhập 435,7 39,6% 461,1 94,5%2 Doanh thu thuần 429,1 448,1 95,8%3 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 51,4 67,7 75,9%4 Lợi nhuận trước thuế 50,6 36,1% 67,2 75,3%5 Lợi nhuận sau thuế 40,6 53,0 76,6%

II Tài sản - Nguồn vốn (tỷ đồng)1 Tổng tài sản 1.035,5 1.035,5 96,3%2 Vốn điều lệ 289,4 289,4 100,0%3 Vốn chủ sở hữu 885,5 885,5 101,2%

III Khả năng thanh toán (lần)1 Khả năng thanh toán nhanh 3,3 2,5 132,8%2 Khả năng thanh toán ngắn hạn 5,2 4,3 121,7%

IV Khả năng sinh lợi 1 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 11,8% 15,2% -3,2%2 ROS 9,5% 11,9% -2,4%3 ROE 4,5% 3,0% -1,8%4 ROA 3,8% 5,0% -1,2%5 EPS (đồng) 1.235 1.635 75,5%

EPS 4 quý gần nhất (đồng) 2.449 3.305 74,1%6 BV (đồng) 30.596 30.229 101,2%7 P/E (lần) 18,3 11,9 153,3%8 P/B (lần) 1,46 1,51 97,3%

Giá thị trường ngày 30/06 (đồng) 44.800 45.500 98,5%

• Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu của Imexpharm đạt 435,7 tỷ đồng, đạt 39,6% kế hoạch năm 2016. Lợi nhuận trước thuế đạt 50,6 tỷ, tương đương 36,1% kế hoạch. So với cùng kỳ năm 2015, tổng doanh thu và thu nhập giảm 25,4 tỷ đồng hay 5,5%; lợi nhuận trước thuế giảm 16,6 tỷ đồng hay giảm đến 24,7%. Nguyên nhân tổng doanh thu 6 tháng giảm là do:- Doanh thu thuần giảm 16,1 tỷ đồng, do cùng kỳ năm trước Imexpharm có sản xuất hàng chương trình quốc gia 20 tỷ đồng, nhưng kỳ này không phát sinh. Ngoài ra doanh thu hàng nhượng quyền 6 tháng giảm 15,9 tỷ đồng do các mặt hàng nhượng quyền Sandoz hết số đăng ký.- Doanh thu hoạt động tài chính giảm 6,1 tỷ đồng, do việc giải ngân các nhà máy làm giảm nguồn lãi từ tiền gửi ngân hàng.Nguyên nhân lợi nhuận 6 tháng giảm mạnh do:- Tuy doanh thu thuần giảm 16,1 tỷ đồng hay giảm 3,6%, nhưng giá vốn hàng bán lại tăng đến 14,1

III. HOẠT ĐỘNG IMEXPHARM QUÝ II/20161. Kết quả hoạt động kinh doanh & tài chính

tỷ đồng, hay tăng 5,7%. Điều này làm cho lợi nhuận gộp 6 tháng giảm 30,2 tỷ đồng, hay giảm 15,4%. Nguyên nhân giá vốn hàng bán tăng do tỷ trọng giá vốn hàng sản xuất/ doanh thu sản xuất tăng lên 47,8% so với 44,6% so với cùng kỳ do việc tăng giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Ngoài ra vì tình hình cạnh tranh khó khăn, giá vốn hàng dùng cho khuyến mại cũng tăng 17,6% trong khi doanh thu thuần giảm.- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 4,0 tỷ đồng, hay giảm 85,4%.• Riêng doanh thu hàng Imexpharm 6 tháng đạt 362,9 tỷ đồng, tăng trưởng 6,7% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, doanh thu trên thị trường OTC đạt 295,7 tỷ, chiếm 81,5%, giảm 1,8% so với cùng kỳ; doanh thu trên ETC chiếm 18,5% tỷ trọng nhưng tỷ lệ tăng trưởng đến 72,3% so với cùng kỳ năm 2015, cho thấy thị trường ETC của Imexpharm có dấu hiệu hồi phục tốt.

2. Tình hình quản trị công tyTrong tháng 6/2016, Hội đồng quản trị Imxpharm đã có cuộc họp định kỳ Quý I/2016, và cùng ngày đã ban hành Nghị quyết 25/NQ-HĐQT-IMEX, nội dung như sau:• Thống nhất 100% thông qua Báo cáo Sản xuất kinh doanh Quý I năm 2016• Thống nhất 100% thông qua Mục tiêu Sản xuất kinh doanh Quý II năm 2016• Thống nhất 100% thông qua Kế hoạch hoạt động Quý II/2016 về: - Chuẩn bị hồ sơ phát hành cổ phiếu tăng Vốn điều lệ theo Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2015 ngày 26/04/2016. - Chọn Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt làm đơn vị tư vấn phát hành. - Xây dựng tiêu chí lựa chọn Cán bộ chủ chốt để thực hiện ESOP.

Chi tiết Nghị quyết vui lòng xem: http://www.imexpharm.com/investors/109/quan-tri-cong-ty.html