insight số 4, tháng 01/2012 - aliveandthrive.org · vấn đề về tâm lý thần kinh sau...

20
Cập nhật chuyên đề A&T Số 4, tháng 01/2012 Insight Alive & rive Việt Nam P.203-204, Nhà E4B, Khu Ngoại giao đoàn Trung Tự Số 6 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04-35739066 Fax: 04-35739063 Dinh dưỡng đầy đủ cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. ời kỳ mang thai và những năm đầu đời là giai đoạn quan trọng đối với sự hình thành não bộ của trẻ, đặt nền móng cho sự phát triển các kỹ năng nhận thức, vận động và cảm xúc xã hội trong suốt thời thơ ấu và khi trưởng thành. Trẻ bị hạn chế phát triển những kỹ năng này trong những năm đầu đời sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tâm lý thần kinh sau này, có thành tích học tập thấp, bỏ học sớm, có trình độ chuyên môn kém và chăm sóc con cái không đúng cách, từ đó góp phần lưu truyền cuộc sống nghèo nàn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều bà mẹ và trẻ em ở cả những quốc gia có thu nhập thấp và có thu nhập cao đều có nguy cơ thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa. Dinh dưỡng bào thai kém có thể là do nghèo đói, do chế độ ăn kiêng của bà mẹ, do bà mẹ mang thai sớm (ở tuổi vị thành niên) và các vấn đề về mạch tử cung. iếu dinh dưỡng trong thời kỳ năm đầu sau sinh có thể là hậu quả của các thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ kém và/hoặc do không đủ điều kiện tiếp cận các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung cho việc nuôi con bằng sữa mẹ (không có sẵn, không đủ tiền,...). Nhiều trẻ em trên toàn thế giới phải đối mặt với tình trạng này. Ví dụ như vào năm 2010, 925 triệu người trên toàn thế giới phải gánh chịu tình trạng mất an ninh lương thực 1 và tỉ lệ bà mẹ sinh con sớm (trong độ tuổi từ 15 đến 19) dao động trong khoảng trung bình là 103/1000 phụ nữ tại Dinh dưỡng và sự phát triển não bộ trong những năm đầu đời Elizabeth Prado và Kathryn Dewey Tóm tắt những điểm chính 1) Dinh dưỡng đầy đủ trong thời kỳ mang thai và 2 năm đầu đời là yếu tố cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ, đặt nền tảng cho sự phát triển nhận thức và khả năng xã hội, thành công trong học tập cũng như hiệu quả làm việc sau này. 2) Thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí não một cách trực tiếp và gián tiếp. Thiếu dinh dưỡng tác động trực tiếp đến các quá trình phát triển thần kinh. Thiếu dinh dưỡng tác động đến sự trải nghiệm và hành vi của trẻ nhỏ và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. 3) Cần ưu tiên phòng chống suy dinh dưỡng cấp tính nặng (cân nặng rất thấp so với chiều cao), suy dinh dưỡng mạn tính (biểu hiện là suy dinh dưỡng bào thai và tăng trưởng chậm hay suy dinh dưỡng thấp còi), thiếu máu do thiếu sắt và thiếu i-ốt. Có nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho thấy tác động xấu của các dạng suy dinh dưỡng đến sự phát triển não bộ của trẻ cũng như ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhận thức, vận động và sự phát triển cảm xúc xã hội của trẻ về lâu dài. 4) Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, bổ sung đa vi chất dinh dưỡng trước và sau khi sinh, bổ sung axit béo thiết yếu trước và sau khi sinh và cung cấp thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ trong suốt thời kỳ mang thai và cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi có lợi đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Hiện có rất ít thông tin về tác động lâu dài của các can thiệp này. 5) Biện pháp can thiệp lồng ghép có khả năng là biện pháp hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy sự phát triển tối ưu của trẻ, đó là các can thiệp kết hợp cải thiện dinh dưỡng với những chiến lược khác như cải thiện môi trường sống và tăng cường chất lượng tương tác giữa người chăm sóc và trẻ nhỏ. Hình 1: Ước tính tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không đạt được tiềm năng phát triển tối đa ở các quốc gia vào năm 2004. Grantham-McGregor et al. (2007) Không có thông tin hoặc không nghiên cứu| 0-20% 20-40% 40-60% 60% trở lên

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Cập nhật chuyên đề A&TSố 4, tháng 01/2012Insight

Alive & Thrive Việt Nam ● P.203-204, Nhà E4B, Khu Ngoại giao đoàn Trung TựSố 6 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội ● Điện thoại: 04-35739066 ● Fax: 04-35739063

Dinh dưỡng đầy đủ cho bà mẹmang thai và trẻ nhỏ rất cần thiếtcho sự phát triển não bộ của trẻ.Thời kỳ mang thai và những nămđầu đời là giai đoạn quan trọngđối với sự hình thành não bộ củatrẻ, đặt nền móng cho sự pháttriển các kỹ năng nhận thức, vậnđộng và cảm xúc xã hội trong suốtthời thơ ấu và khi trưởng thành.Trẻ bị hạn chế phát triển nhữngkỹ năng này trong những nămđầu đời sẽ có nguy cơ gặp phải cácvấn đề về tâm lý thần kinh saunày, có thành tích học tập thấp, bỏhọc sớm, có trình độ chuyên mônkém và chăm sóc con cái khôngđúng cách, từ đó góp phần lưutruyền cuộc sống nghèo nàn từthế hệ này sang thế hệ khác.

Nhiều bà mẹ và trẻ em ở cả nhữngquốc gia có thu nhập thấp và có

thu nhập cao đều có nguy cơ thiếudinh dưỡng ở mức độ vừa. Dinhdưỡng bào thai kém có thể là donghèo đói, do chế độ ăn kiêng củabà mẹ, do bà mẹ mang thai sớm(ở tuổi vị thành niên) và các vấnđề về mạch tử cung. Thiếu dinhdưỡng trong thời kỳ năm đầu sausinh có thể là hậu quả của cácthực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏkém và/hoặc do không đủ điềukiện tiếp cận các thực phẩm dinhdưỡng bổ sung cho việc nuôi conbằng sữa mẹ (không có sẵn,không đủ tiền,...). Nhiều trẻ emtrên toàn thế giới phải đối mặt vớitình trạng này. Ví dụ như vào năm2010, 925 triệu người trên toànthế giới phải gánh chịu tình trạngmất an ninh lương thực1 và tỉ lệ bàmẹ sinh con sớm (trong độ tuổi từ15 đến 19) dao động trong khoảngtrung bình là 103/1000 phụ nữ tại

Dinh dưỡng và sự phát triển não bộtrong những năm đầu đời

Elizabeth Prado và Kathryn DeweyTóm tắt những điểm chính

1) Dinh dưỡng đầy đủ trong thời kỳmang thai và 2 năm đầu đời là yếu tốcần thiết cho sự phát triển não bộcủa trẻ, đặt nền tảng cho sự pháttriển nhận thức và khả năng xã hội,thành công trong học tập cũng nhưhiệu quả làm việc sau này.

2) Thiếu dinh dưỡng có thể ảnhhưởng tới sự phát triển trí não mộtcách trực tiếp và gián tiếp.

• Thiếu dinh dưỡng tác động trựctiếp đến các quá trình phát triểnthần kinh.

• Thiếu dinh dưỡng tác động đếnsự trải nghiệm và hành vi của trẻnhỏ và từ đó ảnh hưởng đến sựphát triển não bộ của trẻ.

3) Cần ưu tiên phòng chống suydinh dưỡng cấp tính nặng (cân nặngrất thấp so với chiều cao), suy dinhdưỡng mạn tính (biểu hiện là suydinh dưỡng bào thai và tăng trưởngchậm hay suy dinh dưỡng thấp còi),thiếu máu do thiếu sắt và thiếu i-ốt. Có nhiều bằng chứng mạnh mẽcho thấy tác động xấu của các dạngsuy dinh dưỡng đến sự phát triểnnão bộ của trẻ cũng như ảnh hưởngxấu đến sự phát triển nhận thức, vậnđộng và sự phát triển cảm xúc xã hộicủa trẻ về lâu dài.

4) Ngày càng có nhiều bằng chứngcho thấy việc khuyến khích nuôi conbằng sữa mẹ, bổ sung đa vi chất dinhdưỡng trước và sau khi sinh, bổ sungaxit béo thiết yếu trước và sau khisinh và cung cấp thực phẩm tăngcường dinh dưỡng cho bà mẹ trongsuốt thời kỳ mang thai và cho trẻ từ6 đến 24 tháng tuổi có lợi đối với sựphát triển của trẻ trong những nămđầu đời. Hiện có rất ít thông tin về tácđộng lâu dài của các can thiệp này.

5) Biện pháp can thiệp lồng ghép cókhả năng là biện pháp hiệu quả nhấtnhằm thúc đẩy sự phát triển tối ưucủa trẻ, đó là các can thiệp kết hợpcải thiện dinh dưỡng với nhữngchiến lược khác như cải thiện môitrường sống và tăng cường chấtlượng tương tác giữa người chămsóc và trẻ nhỏ.

Hình 1: Ước tính tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không đạt được tiềm năng phát triểntối đa ở các quốc gia vào năm 2004. Grantham-McGregor et al. (2007)

Không có thông tinhoặc không nghiên cứu|

0-20%

20-40%

40-60%

60% trở lên

2

InsightSự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời

Khung 1. Quá trình phát triển nãobộ thông qua các trải nghiệm vàmôi trường của trẻ.

Cấu trúc và chức năng của não bộđược phát triển thông qua những tácđộng hai chiều liên tục giữa các yếutố sinh học (như dinh dưỡng), yếu tốdi truyền, trải nghiệm của trẻ và hànhvi của chúng.

Các trải nghiệm có thể tác động đếnsự phát triển não bộ của trẻ ít nhấttheo hai cách. Một số quá trình pháttriển được gọi là “trải nghiệm - kỳvọng” bởi vì não bộ dựa vào nhữngtrải nghiệm này để phát triển bìnhthường.104 Ví dụ, não bộ kỳ vọng sẽthu nhận hình ảnh thông qua thầnkinh thị giác để cho vỏ não thị giác cóthể phát triển bình thường.104

Thiếu những trải nghiệm này sẽ làmchậm các quá trình phát triển thầnkinh phụ thuộc vào chúng. Nhữngquá trình “trải nghiệm-kỳ vọng” nàyđược phân biệt với quá trình “trảinghiệm-độc lập”.104 “Trải nghiệm-độc

lập” là cách thức bộ não phát triển đểphản ứng với những trải nghiệm củamột cá nhân và kỹ năng thu được. Vídụ, một nghiên cứu sự tạo ảnh của hệthần kinh đã chứng minh rằng các tàixế taxi ở Luân Đôn có vùng hippocampus (chân hải mã) phía sau- một phần của bộ não làm nền tảngcho trí nhớ không gian-lớn hơn so vớinhững người cùng độ tuổi. Điều nàycó thể là do họ phải ghi nhớ kiến trúcphức tạp của các đường phố ở LuânĐôn.105

Những quá trình trải nghiệm-độc lậpnày cho phép các cá nhân thích ứngvà phát triển trong môi trường và nềnvăn hóa của họ. Trong khi các quátrình trải nghiệm-kỳ vọng có xuhướng diễn ra trong những năm đầuđời thì các quá trình trải nghiệm-độclập lại tiếp tục diễn ra trong suốt cuộcđời. Điều này cho thấy những liên kếtcủa tế bào thần kinh có thể được tổchức lại để đáp ứng với trải nghiệm vàcũng cho thấy các tế bào thần kinhmới vẫn có thể phát triển sau giaiđoạn 2 năm đầu đời.

Ảnh hưởng của thiếu dinh dưỡngphải được hiểu trong tổng thể các tácđộng môi trường và đa dạng sinh họccũng như sự tương tác giữa chúng. Vídụ, những trẻ đẻ nhẹ cân được sinh ratrong những gia đình có điều kiệnkinh tế xã hội tốt có ít nguy cơ kémphát triển hơn những trẻ được sinhra trong một môi trường khó khăn.19

Do vậy, trong một số trường hợp,những yếu tố môi trường bảo vệ cóthể giúp giảm thiểu những ảnhhưởng tiêu cực tiềm tàng của thiếudinh dưỡng. Ngược lại, những trẻ embị thiếu dinh dưỡng sống trongnhững gia đình có hoàn cảnh khókhăn không có những yếu tố bảo vệcó thể đáp ứng nhiều hơn với các canthiệp dinh dưỡng (và một số dạngcan thiệp khác).

Hơn nữa, một vài nghiên cứu chothấy việc kết hợp kích thích tâm lý vàbổ sung dinh dưỡng giúp cải thiện sựphát triển của trẻ tốt hơn so với mỗican thiệp đơn lẻ.106

các quốc gia có thu nhập thấp nhấtvà 21/1000 phụ nữ tại các quốc giacó thu nhập cao hơn.2

Theo ước tính, thiếu dinh dưỡng làmột trong những nguyên nhânkhiến cho khoảng 200 triệu trẻ emdưới 5 tuổi tại những quốc gia cóthu nhập trung bình và thấp cónguy cơ không đạt được tiềm năngphát triển tối đa về khả năng nhậnthức, vận động và cảm xúc xã hội3

(xem Hình 1). Chuyên đề vắn tắtnày sẽ tổng kết lại những bằngchứng về ảnh hưởng của việc thiếudinh dưỡng từ khi mang thai chođến 2 năm đầu đời đối với sự pháttriển não bộ của trẻ cũng như đốivới sự phát triển các kỹ năng nhậnthức, vận động và cảm xúc xã hộicả trong ngắn hạn và dài hạn. Phụlục 1 làm rõ 3 khía cạnh phát triểnnày và nêu ra các bài test thườngđược sử dụng để đánh giá nhữngphát triển này ở trẻ.

Nơ-ron: một trong những tế bào tạothành mô thần kinh, có khả năng dẫntruyền và tiếp nhận các xung thần kinh,còn được gọi là tế bào thần kinh.

Sợi trục (Axon): tua dài của nơ-ron, dẫntruyền các xung thần kinh đi ra khỏi thântế bào thần kinh.

Sợi nhánh (Dendrite): một tua ngắn phânnhánh của nơ-ron, tiếp nhận xung thầnkinh truyền đến thân tế bào thần kinh.

Xy-nap (Synapse): nơi tiếp xúc giữa các tếbào thần kinh qua đó xung thần kinh đượctruyền từ nơ-ron này tới nơ-ron khác. Quátrình này được gọi là dẫn truyền thần kinh.

Chất dẫn truyền thần kinh (Neurotrans-mitter): một chất hóa học giúp truyềnxung thần kinh qua xy-nap, ví dụ nhưacetylcholine và dopamine.

Myelin: Là một chất màu trắng mềm,được cấu tạo bởi chất béo và protein, baoquanh sợi trục để cách điện và tăng tốc độtruyền các xung thần kinh.

Hình 2: Cấu trúc của một nơ-ron

Sợi nhánh

Thân tế bào

Sợi trục

Xy-nap

Tín hiệu truyền tớitừ nơ-ron khác

3

Cập nhật chuyên đề A&TSố 4, tháng 01/2012

Cơ chế ảnh hưởng của thiếudinh dưỡng đối với sự pháttriển não bộ

Thiếu dinh dưỡng có thể ảnhhưởng đến sự phát triển của nãobộ thông qua tác động trực tiếpvào quy trình của não bộ hay tácđộng gián tiếp đến trải nghiệmvà hành vi của trẻ. Đầu tiên,thiếu dinh dưỡng trong thời kỳmang thai và năm đầu sau sinhảnh hưởng đến quá trình pháttriển cấu trúc và chức năng củanão bộ. Hệ thần kinh của trẻ bắtđầu hình thành sau 16 ngày kểtừ ngày thụ thai và trong vòng 7tháng sẽ có hình dạng như nãobộ của người trưởng thành.4

Các chất dinh dưỡng cần thiếtcho nhiều quá trình sinh họcđiều khiển sự biến đổi này. Vídụ, dinh dưỡng cần thiết choviệc tạo thành các tế bào thầnkinh (nơ-ron) mới. Hình 2 môtả cấu trúc của một nơ-ron.Dinh dưỡng cũng cần thiết chosự phát triển của các sợi trục vàsợi nhánh (xem Hình 2), sự tạothành xi-nap và bao myelin bênngoài sợi trục (myelin là mộtchất béo giúp đẩy nhanh tốc độdẫn truyền xung thần kinh từmột tế bào tới một tế bào khác).Thiếu năng lượng, protein, axit

béo và các vi chất dinh dưỡnglàm chậm các quá trình pháttriển thần kinh này.5 Các chấtdinh dưỡng này cũng quantrọng cho hoạt động của não bộtrong suốt thời thơ ấu và trưởngthành, ví dụ, giúp duy trì các mônão và tổng hợp các chất dẫntruyền thần kinh.6,7 Hầu hếtbằng chứng về những ảnhhưởng trực tiếp lên não nàyđược rút ra từ các nghiên cứutrên động vật thiếu dinh dưỡng.Một nghiên cứu gần đây chỉ rarằng việc giảm một lượng thứcăn vừa phải (30%) của khỉ đầuchó mẹ trong nửa đầu thời kỳmang thai có ảnh hưởng tiêu cựcđến sự phát triển não bộ của bàothai mặc dù cân nặng của bàothai không bị ảnh hưởng và cânnặng của khỉ mẹ chỉ bị ảnhhưởng nhẹ. Điều này cho thấyviệc thiếu dinh dưỡng vừa tronggiai đoạn này có thể ảnh hưởngtới sự phát triển não bộ ngay cảkhi không có các dấu hiệu thiếudinh dưỡng rõ ràng.8

Thứ hai, dinh dưỡng có thể tácđộng gián tiếp đến sự phát triểnnão bộ thông qua việc tác độngđến các trải nghiệm của trẻ. Môitrường và các trải nghiệm của trẻlà những yếu tố then chốt trongquá trình phát triển não bộ và

phát triển các kỹ năng nhận thức,vận động và cảm xúc-xã hội (xemKhung 1). Thiếu dinh dưỡng ảnhhưởng đến sự phát triển thể chất,khả năng vận động và hoạt độngthể chất, từ đó có thể ảnh hưởngngược lại đến sự phát triển của nãobộ thông qua hành vi của ngườichăm sóc trẻ và tương tác của trẻvới môi trường9 (xem Hình 3).Nghĩa là, những người chăm sóc trẻcó xu hướng đối xử với trẻ bị thiếudinh dưỡng như những trẻ nhỏtuổi hơn khiến cho những trẻ nàykhông nhận được đủ kích thíchphù hợp và do đó làm thay đổi sựphát triển não bộ ở những trẻ bịthiếu dinh dưỡng. Trẻ bị thiếu dinhdưỡng cũng có thể bị ốm nhiều nênhay quấy khóc, cáu kỉnh và sốngkhép mình. Điều này cũng có thể làlý do khiến cho những người chămsóc trẻ đối xử với chúng theo cáchtiêu cực hơn so với những trẻ khỏemạnh vui vẻ khác. Thêm vào đó,trẻ thiếu dinh dưỡng có mức độhoạt động thấp hơn nên khả năngkhám phá môi trường xung quanhvà tương tác với người chăm sóccủa trẻ cũng bị hạn chế. Điều nàycũng có thể khiến cho não bộ củatrẻ kém phát triển. Một số bằngchứng cũng chỉ ra rằng những cơchế này có thể làm chậm quá trìnhphát triển nhận thức và vận động ởtrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị suy dinhdưỡng do thiếu năng lượng và pro-tein10 và trẻ bị thiếu máu do thiếusắt.11, 12

Sơ đồ được trình bày trong hình 3cho thấy các can thiệp hướng tới cảtrẻ nhỏ và người chăm sóc trẻ cóthể diễn ra ở nhiều cấp độ.13 Ví dụ,một can thiệp cải thiện chế độ dinhdưỡng của trẻ có thể cải thiện mứcđộ phát triển thể chất, mức độ hoạtđộng và hành vi của trẻ, từ đó giúptrẻ bộc lộ bản thân và nhận được sựchăm sóc phù hợp với độ tuổi vàtương tác tích cực từ phía người

Hình 3: Cơ chế tác động của tình trạng thiếu dinh dưỡng đến sự phát triểnnhận thức, vận động và cảm xúc-xã hội của trẻ.

Dựa theo Levitsky & Barnes (1972) và Pollitt (1993).

Tình trạng dinh dưỡng

Phát triểnthể chất

Bệnh tật

Hoạt độngthể lực

Hành vi của ngườichăm sóc, tương tácgiữa cha mẹ - con cái

Sự phát triểnvà chức năng

của não bộ

Mức độ tương táccủa trẻ với môi trường

Phát triển nhận thức,vận động và

cảm xúc-xã hội

4

InsightSự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời

chăm sóc, giúp tăng cường pháttriển nhận thức của trẻ. Mặtkhác, một can thiệp giúp tăng sựnhạy cảm của người chăm sóctrẻ để đáp ứng thích hợp với nhucầu của trẻ, ví dụ khi trẻ đói hoặcno, có thể giúp cải thiện tìnhtrạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ.Điều này sẽ được phản hồi lạitrong hành vi của trẻ và khảnăng trẻ khơi gợi tương tác thíchhợp từ phía người chăm sóc. Dovậy, những can thiệp hướng tớitrẻ hoặc người chăm sóc trẻ cóthể tạo ra các tác động liên tiếpvà lâu dài theo thời gian.

Hậu quả lâu dài của việcthiếu dinh dưỡng trongnhững năm đầu đời

Suy dinh dưỡng cấp tính nặng(cân nặng thấp so với chiều cao)trong những năm đầu đời có thểgây ra những hậu quả lâu dài đốivới sự phát triển trí tuệ của trẻthậm chí cả sau khi tình trạngdinh dưỡng đã được phục hồi.Nhiều nghiên cứu đã so sánh trẻem ở độ tuổi đến trường có mộtthời gian bị suy dinh dưỡng cấptính nặng trong những năm đầuđời với những trẻ khỏe mạnhkhác hoặc với anh chị em ruộtkhông bị suy dinh dưỡng.Những nghiên cứu này thườngphát hiện rằng những trẻ bị suydinh dưỡng từ sớm có chỉ sốthông minh (IQ), khả năng nhậnthức và thành tích học tập thấphơn và có nhiều vấn đề về hànhvi hơn.14 Để điều trị cho trẻ embị suy dinh dưỡng, Tổ chức Y tếThế Giới (WHO) khuyến cáonên cho trẻ tham gia các hoạtđộng được xây dựng để thúc đẩyphát triển nhận thức kết hợp vớichăm sóc sức khỏe và dinhdưỡng hợp lý. Hai nghiên cứu ởUganda và Bangladesh đã chỉ ra

rằng các hoạt động như vậy cóthể giúp tăng cường phát triểntâm thần và vận động ở trẻ nhỏbị suy dinh dưỡng cấp tínhnặng.15

Suy dinh dưỡng mạn tính (tăngtrưởng thể chất kém) cũng liênquan đến giảm phát triển nhậnthức và vận động ở trẻ nhỏ. Từkhi sinh ra cho đến độ tuổi đihọc, những trẻ có chiều cao thấphơn so với tuổi (bị thấp còi) hoặccân nặng thấp hơn so với tuổithường biểu hiện kém hơnnhững trẻ có chiều cao cân nặngbình thường (ở mức trung bình)trong các hoạt động vận động vànhận thức và có thành tích họctập kém hơn.16 Các nghiên cứutheo chiều dọc cũng đều đã chỉra rằng trẻ bị thấp còi (chỉ sốchiều cao so với tuổi dưới-2 SDso với mức chuẩn) trong 2 nămđầu đời tiếp tục thể hiện sự kémphát triển trong nhận thức vàthành tích học tập từ 5 tuổi chođến tuổi vị thành niên.16 Do vậy,suy dinh dưỡng mạn tính trongnhững năm đầu đời để lại hậuquả lâu dài đối với sự phát triểnnão bộ của trẻ.

Việc tăng trưởng chậm có thểbắt đầu xảy ra trước khi sinh vàcác bằng chứng cho thấy trẻ sinhra nhỏ hơn so với chuẩn tuổithai thường có thành tích họctập hơi kém đến tương đối kémở trường học trong suốt thời thơấu và tuổi vị thành niên, cũngnhư năng lực trí tuệ và tâm lýkém hơn trong giai đoạn sắptrưởng thành.17 Tuy nhiên,nhiều nghiên cứu khác nhau lạiđưa ra các kết luận không giốngnhau khi xem xét mối quan hệgiữa cân nặng thấp khi sinh(<2500 g / 5,5 lb) với chỉ số IQ,những vấn đề về hành vi vàthành tích học tập ở trẻ em ở độ

tuổi đến trường, khi có và khôngcó kiểm soát tuổi thai khi sinh.18

Sự không nhất quán này có thểlà do có một số yếu tố bảo vệnhất định giúp giảm nguy cơ củanhững tác động lâu dài như tìnhtrạng kinh tế-xã hội,19 kích thíchnhận thức trong những năm đầuđời,15 sự tăng trưởng chiều caobù và việc kéo dài thời gian búsữa mẹ.17

Những trẻ đã bị suy dinh dưỡngcấp tính nặng, suy dinh dưỡngmạn tính và có cân nặng khisinh thấp có xu hướng gặp phảinhững bất lợi khác cũng ảnhhưởng đến sự phát triển trí tuệnhư nghèo đói, điều kiện nhà ởvà vệ sinh kém, chăm sóc sứckhỏe kém và môi trường giađình ít động cơ khuyến khích -điều này khiến cho việc tìm ramối quan hệ nhân-quả từ nhữngnghiên cứu quan sát trở nên khókhăn hơn.

Hậu quả của suy dinh dưỡngcó thể cải thiện được không?

Dường như việc cải thiện dinhdưỡng, chăm sóc sức khỏe, nângcao chất lượng môi trường sốngsau này có thể giúp cải thiện mộtsố, chứ không phải tất cả các ảnhhưởng tiêu cực của tình trạngsuy dinh dưỡng sớm trongnhững năm đầu đời đến sự pháttriển nhận thức của trẻ. Nhữngtrẻ mồ côi ở Hàn Quốc bị suydinh dưỡng khi được đưa vàomột tổ chức giao nhận con nuôi(trước 2 tuổi) và sau đó được cácgia đình trung lưu ở Mỹ nhậnnuôi đã không bị điểm dưới mứctrung bình trong những bài kiểmtra IQ ở độ tuổi đi học.20 Tuynhiên, những trẻ này đạt điểmthấp hơn những trẻ Hàn Quốckhác được nhận nuôi mà khôngbị suy dinh dưỡng khi còn nhỏ

5

Cập nhật chuyên đề A&TSố 4, tháng 01/2012

(Hình 4). Thêm vào đó, nhữngtrẻ được nhận nuôi trước 2 tuổicó chỉ số IQ cao hơn những trẻđược nhận nuôi sau 2 tuổi. Điềunày cho thấy việc cải thiện điềukiện nuôi dưỡng trước khi trẻ 2tuổi có lợi hơn so với việc cảithiện sau khi trẻ đã 2 tuổi.21

Những nghiên cứu khác cũng đãxem xét hậu quả lâu dài của việcthiếu dinh dưỡng trong thời kìmang thai tại Hà Lan trongChiến tranh Thế giới lần thứ 2.Trong suốt chiến tranh, mộtkhẩu phần ăn hạn chế được ápđặt cho toàn bộ người dân HàLan, bao gồm cả phụ nữ mangthai. Con của những phụ nữ nàyđã phải trải qua tình trạng thiếudinh dưỡng khi còn trong bụngmẹ nhưng lại được chăm sóc sứckhỏe và dinh dưỡng đầy đủtrong gần như toàn bộ phần đờicòn lại. Khi những đứa trẻ này

được kiểm tra chỉ số IQ vào năm19 tuổi trong một kỳ thi tuyểnvào quân đội thì điểm số củachúng cũng không khác biệt sovới con của những bà mẹ khôngtrải qua nạn đói đó.22 Tuy nhiên,những trẻ trải qua nạn đói nàykhi còn ở trong bụng mẹ cónguy cơ mắc chứng tâm thầnphân liệt23 và rối loạn nhân cáchchống xã hội,24 cũng như cónguy cơ bị nghiện25 cao hơn.Điều này cho thấy tác động lâudài của tình trạng thiếu dinhdưỡng đến sự phát triển thầnkinh của trẻ.

Tác dụng của việc bổ sungthực phẩm đến sự phát triểnnão bộ của trẻ

Các chương trình bổ sung thựcphẩm và phát phiếu mua thựcphẩm cho các hộ gia đình có thunhập thấp đã cho thấy tác dụng

cải thiện chỉ số IQ, hành vi vàkết quả học tập của trẻ nhỏ. Mộtsố nghiên cứu đã đánh giá cácchương trình này bằng cách sosánh một đứa trẻ được sinh ratrong khi người mẹ tham giachương trình với anh chị ruộtcủa trẻ được sinh ra trước đó.Những nghiên cứu này đã chothấy các chương trình trên giúpnâng cao thành tích học tập củatrẻ em ở Canada,26 giúp tăng chỉsố IQ, nâng cao khả năng họctập và giảm các vấn đề về hànhvi ở trẻ em từ 6-8 tuổi tại Mỹ,27

và cũng giúp tăng chỉ số IQ vàthành tích học tập trong nămđầu đi học của trẻ em ở Mexico.28

Mặc dù những nghiên cứu sosánh anh chị em ruột này chỉ ralợi ích của việc bổ sung thựcphẩm trong những năm đầu đời,các thử nghiệm ngẫu nhiên vềbổ sung thực phẩm cho bà mẹ vàtrẻ em lại đưa ra các kết quả khácnhau (Phụ lục 2). Các thửnghiệm cung cấp viên bổ sungdinh dưỡng cho bà mẹ trongsuốt thời kỳ mang thai và cho trẻtrong suốt 2 năm đầu đời chothấy bằng chứng thuyết phụcnhất về lợi ích lâu dài đối vớinhận thức của trẻ. Trong mộtthử nghiệm lớn ở Guatemala,phụ nữ mang thai và con của họtừ 7 tuổi trở xuống được cungcấp một loại đồ uống với hàmlượng calo và protein cao cóchứa vi chất dinh dưỡng hoặc đồuống với hàm lượng calo và pro-tein thấp có chứa vi chất dinhdưỡng. Những đứa trẻ được sửdụng đồ uống với hàm lượngcalo và protein cao có điểm sốphát triển nhận thức cao hơn khiđược 4-5 tuổi, đạt điểm cao hơntrong các kỳ kiểm tra số học(toán), kiến thức, từ vựng và khảnăng đọc khi được 11-18 tuổi10

Hình 4: Điểm số IQ ở độ tuổi đến trường của các bé gái mồ côi ngườiHàn Quốc được các gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi tùy theotình trạng dinh dưỡng và tuổi lúc được nhận nuôi

Suy dinh dưỡng được xác định dựa trên tiêu chuẩn tham chiếu của trẻ em Hàn Quốc cùngđộ tuổi phát triển bình thường, trong đó “suy dinh dưỡng nặng” được định nghĩa là khi cảchiều cao và cân nặng dưới mức 3 percentile và “suy dinh dưỡng vừa” khi từ 3 đến 24 per-centile. Điểm số IQ 100 chỉ số điểm trung bình cho một nhóm tuổi xác định theo mẫu thamchiếu chuẩn. Điểm số 85 là một độ lệch chuẩn (SD) dưới mức trung bình và điểm số 115 làmột độ lệch chuẩn trên mức trung bình. Dựa theo Winnick (1975) và Lien (1977).

115

110

105

100

95

90

85

Điểm

số

IQ

< 24 tháng

> 24 tháng

Suy dinh dưỡngnặng

Suy dinh dưỡngvừa

Phát triển tốt

6

InsightSự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời

và chỉ số IQ và chỉ số đọc caohơn khi được 22-29 tuổi (đối vớiphụ nữ).29 Những trẻ trai đã sửdụng đồ uống với hàm lượngprotein và calo cao có thu nhậptăng 46% so với mức thu nhậptrung bình khi được 26-42 tuổi.30

Ngược lại, có rất ít lợi ích dài hạnđược chứng minh nếu chỉ có mẹhoặc trẻ được bổ sung dinhdưỡng mặc dù một số cuộc thửnghiệm như vậy đã chỉ ra nhữnglợi ích ngắn hạn về phát triểnnhận thức và vận động (xemPhụ lục 2). Bằng chứng này cũngcho thấy rằng dinh dưỡng đầyđủ trong quá trình mang thai vàtrong suốt những năm đầu đời làrất cần thiết để trẻ phát triểnnhận thức tối ưu. Tuy nhiên,thời điểm bổ sung dinh dưỡnghiệu quả nhất vẫn chưa được xácđịnh vì có rất ít thử nghiệm ngẫunhiên về vấn đề này được tiếnhành và số nghiên cứu đánh giákhả năng nhận thức và các chỉ sốkhác trong giai đoạn vị thànhniên và trưởng thành thậm chícòn ít hơn nữa.

Ngoài thử nghiệm ở Guatemala,một hoạt động nghiên cứu theochiều dọc tại nhiều thời điểmtrong suốt thời thơ ấu và vịthành niên được tiến hành thửnghiệm ở Jamaica (Phụ lục 2).Mặc dù thử nghiệm này khôngtìm thấy tác dụng lâu dài của canthiệp dinh dưỡng được áp dụng,nhưng kích thích tâm lý tronggiai đoạn đầu đời của trẻ đã cótác động lâu dài đến chỉ số IQ,khả năng ngôn ngữ và khả năngđọc khi trẻ 18 tuổi.31 Các tác giảnghiên cứu cho rằng hiệu quảcủa hoạt động bổ sung dinhdưỡng chưa bền vững có thể làdo thời điểm bắt đầu bổ sung

chưa đủ sớm (9-24 tháng tuổi)hoặc do trẻ không được bổ sungđủ lượng dinh dưỡng cần thiết.Các tác giả cũng cho rằng nếubắt đầu bổ sung dinh dưỡng sớmhơn hoặc tuân thủ tốt hơn việcsử dụng viên bổ sung dinhdưỡng có thể sẽ mang lại nhữnglợi ích lâu dài.31

Thực hành nuôi con bằngsữa mẹ

Các chất dinh dưỡng trong sữamẹ và trải nghiệm khi bú mẹ làcác yếu tố quan trọng giúp trẻphát triển nhận thức. Sữa mẹchứa nhiều chất dinh dưỡng, cácyếu tố tăng trưởng và hormonequan trọng cho sự phát triển nãobộ của trẻ, bao gồm cả DHA (axítdocosahexaenoic) và choline.45,46

Hơn nữa, hành động cho con búcủa bà mẹ có thể giúp tăngcường sự gắn bó và tương tácgiữa mẹ và con. Điều này rấtquan trọng đối với sự phát triểncảm xúc xã hội và nhận thức củatrẻ. Việc cho con bú cũng giúpcơ thể bà mẹ tiết ra những hor-mone có lợi, giúp giảm căngthẳng và trầm cảm, từ đó giúp bàmẹ chăm sóc và tương tác vớicon tốt hơn.45

Ở những quốc gia có thu nhậpcao, trẻ em ở độ tuổi đến trườngđược bú sữa mẹ khi còn nhỏ cóxu hướng đạt chỉ số IQ cao hơnnhững trẻ được nuôi bằng sữacông thức. Các phân tích tổnghợp cho thấy những trẻ đã từngđược bú sữa mẹ có chỉ số IQ ướctính cao hơn từ 3 đến 5 điểm sovới trẻ uống sữa công thức,47,49 vàsự chênh lệch này còn cao hơn ởnhững trẻ đẻ nhẹ cân (từ 5 đến 8điểm IQ).48,49 Tuy nhiên, mốiquan hệ này có thể bị gây nhiễu

bởi những yếu tố khác vì tạinhững quốc gia có thu nhập cao,những bà mẹ có nền tảng kinhtế-xã hội tốt hơn và có chỉ số IQcao hơn thường có xu hướngnuôi con bằng sữa mẹ nhiềuhơn.50,51

Tại những quốc gia có thu nhậptrung bình và thấp, yếu tố nhiễunày ít có khả năng xảy ra hơn. Vídụ, trong một nghiên cứu ởPhilippin, những bà mẹ có điềukiện sống khó khăn nhất lại chocon bú sữa mẹ lâu nhất52 và tạiBrazil, cả hai nghiên cứu thuầntập riêng biệt đều cho thấy tìnhtrạng kinh tế-xã hội không liênquan tới các thực hành nuôi conbằng sữa mẹ.53,54 Ba nghiên cứunày đều chỉ ra rằng sau khi kiểmsoát những yếu tố gây nhiễu cóthể có, thời gian nuôi con bằngsữa mẹ lâu hơn có liên quan đếnchỉ số IQ và thành tích học tậpcao hơn, điều này giúp củng cốquan điểm cho rằng đây là mộtmối quan hệ nhân quả.

Kết quả của một thử nghiệmngẫu nhiên theo cụm gần đây tạiBelarus cũng đưa ra bằng chứngủng hộ mạnh mẽ nhất cho kếtluận rằng nuôi con bằng sữa mẹcó lợi cho sự phát triển não bộcủa trẻ.55 Một số phòng khámđược xếp ngẫu nhiên vào nhómkhuyến khích nuôi con bằng sữamẹ (nhóm 1) hoặc nhóm chămsóc sức khỏe tiêu chuẩn (nhóm2). Nhóm 1 có tỷ lệ trẻ 3 thángtuổi được bú mẹ hoàn toàn caohơn nhóm 2 và tỷ lệ trẻ được búmẹ trong năm đầu đời cũng caohơn. Đến khi được sáu tuổi rưỡi,những trẻ ở nhóm 1 có điểm sốIQ cao hơn và được giáo viênxếp hạng khả năng đọc và viếtcao hơn. Bằng chứng này ủng hộviệc khuyến khích nuôi con bằng

7

Cập nhật chuyên đề A&TSố 4, tháng 01/2012

sữa mẹ như một chiến lược hiệuquả giúp nâng cao sự phát triểnnhận thức của trẻ.

Các axít béo thiết yếu

Các axít béo thiết yếu và các biếnthể của nó, bao gồm DHA (axítdocosahexaeonic) và AA (axítarachidonic), là một phần củacấu trúc của mô não, bao gồmcác màng tế bào.56 Các axít béothiết yếu rất cần thiết cho cácquá trình sinh học nhưng cơ thểngười lại không thể tự tổng hợpđược mà phải bổ sung vào quathức ăn. Nghiên cứu trên cảđộng vật và con người đã chỉ rarằng khẩu phần ăn thiếu DHAvà AA ảnh hưởng đến nồng độcác chất này trong não bộ vàhoạt động của các màng tế bàophụ thuộc vào chúng.56 Các nhànghiên cứu đã tiến hành kiểmtra xem liệu các loại sữa côngthức có chứa các axít béo này cótác động tốt đối với sự phát triểnnhận thức của trẻ sơ sinh so vớicác loại sữa công thức tiêu chuẩnkhông chứa các axít béo này haykhông. Một báo cáo tổng kết cácthử nghiệm ngẫu nhiên có đốichứng gần đây đã kết luận rằngsữa công thức có chứa các axítbéo thiết yếu không đem lạinhiều lợi ích cho sự phát triểnchức năng thần kinh chung ởnhững trẻ sinh đủ tháng.57 Tuynhiên, có một số bằng chứngcho thấy tác dụng tích cực củaloại sữa này đối với những trẻsinh thiếu tháng có nguy cơthiếu một số axít béo cần thiết,trong đó có DHA.57

Do sữa công thức chứa các axítbéo thiết yếu có tác dụng tốt chonhững trẻ sinh thiếu tháng cónguy cơ thiếu các chất này, việcbổ sung axít béo thiết yếu có thể

cũng có tác dụng tốt cho nhữngtrẻ em ở các quốc gia có thu nhậptrung bình và thấp có chế độ ănthiếu các axít béo thiết yếu. Tuynhiên, có rất ít nghiên cứu đượctiến hành ở những quốc gia này.Các nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ,Ghana, Trung Quốc cho thấyviệc bổ sung các axít béo thiếtyếu sẽ có lợi cho sự phát triểnthần kinh58 và phát triển vậnđộng ở trẻ nhỏ.59, 60 Tuy nhiên,một thử nghiệm ngẫu nhiênkhác ở Malawi đã không tìm thấybất kỳ khác biệt nào về sự pháttriển tâm thần và khả năng vậnđộng ở trẻ 18 tháng tuổi khi trẻđược cho ăn các thức ăn bổ sungcó hàm lượng axít béo khácnhau.61 Thử nghiệm này sau đóđã được tiến hành ở khu vực gầnhồ Malawi, người dân ở đây tiêuthụ khá nhiều cá nên hàm lượngcác axít béo quan trọng trong sữamẹ tương đối cao, có lẽ điều nàykhiến cho tác động của việc bổsung các axít béo thiết yếu trởnên không rõ ràng.

Hiện cũng chưa có các bằngchứng rõ ràng cho thấy tác độngcủa các axít béo thiết yếu đối vớisự phát triển não bộ của thai nhitrong thời kì mang thai. Axít béocó vai trò quan trọng đối với sựphát triển thần kinh của thai nhi;tuy nhiên, các thử nghiệm ngẫunhiên về việc bổ sung các axítbéo thiết yếu cho bà mẹ lại chothấy những kết quả khác nhau.57

Sự khác biệt về liều lượng vànguồn cung cấp axít béo thiếtyếu cũng như tình trạng axít béoban đầu của người mẹ trong cácnghiên cứu này cũng góp phầndẫn đến sự khác biệt này. Bêncạnh đó, tác giả một báo cáotổng quan gần đây đã chỉ ra rằngnhiều thử nghiệm trong số nàychỉ được tiến hành với một số ít

trẻ hoặc có tỷ lệ bỏ cuộc caokhiến cho độ tin cậy của các kếtquả nghiên cứu không cao. Cáctác giả kết luận rằng cần phải cónhiều nghiên cứu chất lượnghơn, đặc biệt là nghiên cứu về trẻem có hoàn cảnh khó khăn hoặcđược sinh ra trong các gia đìnhcó thu nhập thấp.57

Vi chất dinh dưỡng

Thiếu vi chất dinh dưỡng là mộtmối lo ngại lớn đối với sức khỏecủa bà mẹ và trẻ em trên toànthế giới. Ước tính khoảng 25%dân số thế giới bị thiếu máu dothiếu sắt,62 33% thiếu kẽm,63 và30% thiếu i-ốt.64 Các vi chất dinhdưỡng này đều tham gia vào quátrình phát triển não bộ nên việcthiếu chất sẽ làm giảm khả năngnhận thức, vận động và cảm xúcxã hội của trẻ.

Sắt

Sắt là thành phần quan trọngtrong cấu trúc phân tử hemoglo-bin, có tác dụng giúp vận chuyểnôxy từ phổi đến tất cả các bộphận khác trong cơ thể. Khi trẻnhỏ bị thiếu máu do thiếu sắt,nghĩa là cơ thể không có đủ sắt

để sản sinh hemoglobin, trẻ sẽ cónguy cơ chậm phát triển nhậnthức cả trong ngắn hạn cũngnhư dài hạn. Thiếu máu do thiếusắt có liên quan đến chậm pháttriển tâm thần và vận động trongnhững năm đầu đời cũng nhưgiảm khả năng nhận thức vàthành tích học tập của trẻ saunày. Các nghiên cứu theo chiềudọc đều kết luận rằng trẻ bị thiếumáu trong 2 năm đầu đời sẽ tiếptục thể hiện khả năng nhận thứcvà thành tích học tập kém khi ởđộ tuổi từ 4 đến 19 tuổi.65

8

InsightSự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời

Chứng thiếu máu do thiếu sắtdường như vẫn có ảnh hưởnglâu dài đến trẻ mặc dù đã có cácbiện pháp điều trị bổ sung sắt.Các nghiên cứu theo chiều dọcđã chỉ ra rằng trẻ bị thiếu máudo thiếu sắt trong những nămđầu đời sẽ bị giảm chỉ số IQ,thường gặp phải các vấn đề xãhội và kém tập trung khi đếntuổi vị thành niên mặc dù đãđược điều trị bổ sung sắt khi cònnhỏ.66

Việc bổ sung sắt cho bà mẹ trongthời kỳ mang thai có khả năngngăn ngừa những tác động xấuđó. Tuy nhiên, các thử nghiệmngẫu nhiên lại cho thấy nhữngkết quả khác nhau về tác độngcủa việc bổ sung sắt cho bà mẹmang thai đến sự phát triểnnhận thức của trẻ sau này. Haithử nghiệm ngẫu nhiên ở TrungQuốc và Úc đã không chứngminh được tác động của việc bổsung sắt cho bà mẹ mang thaiđến điểm số của trẻ lúc 3, 6 hay12 tháng tuổi67 theo thang điểmBayley về Phát triển trẻ em(BSID), hay tác động đến chỉ sốIQ của trẻ lúc 4 tuổi.68 Tuy nhiên,

một thử nghiệm ngẫu nhiênkhác ở một vùng của Nepal có tỉlệ mắc bệnh thiếu máu do thiếusắt cao đã chỉ ra rằng con củanhững bà mẹ được bổ sung sắt,axít folic, và vitamin A thể hiệntốt hơn con của những bà mẹ chỉđược bổ sung Vitamin A trongnhững bài kiểm tra trí thôngminh phi ngôn ngữ, khả nănghành động độc lập và khả năngvận động lúc trẻ 7 đến 9 tuổi.69

Việc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinhở các nước có thu nhập trungbình và thấp, nơi tỷ lệ thiếu sắtluôn ở mức cao, luôn đem đếnkết quả khả quan trong việc cảithiện sự tăng trưởng và pháttriển của trẻ vào cuối giai đoạncan thiệp. Những thử nghiệmnày khác với các thử nghiệmđiều trị ở chỗ chúng được tiếnhành với tất cả các trẻ em dù trẻcó bị thiếu sắt hoặc thiếu máuhay không và liều lượng sắt đượcbổ sung thường thấp hơn. Trongsố năm thử nghiệm đó, tất cảđều cho thấy tác dụng của việcbổ sung sắt đối với sự phát triểnkhả năng vận động của trẻ, bathử nghiệm giúp trẻ phát triểncảm xúc xã hội tốt hơn và haithử nghiệm giúp trẻ phát triểnnhận thức/khả năng ngôn ngữtốt hơn.66 Những kết quả trướcmắt này cho thấy việc bổ sungsắt cho những người có nguy cơthiếu sắt có thể mang lại hiệuquả tích cực lâu dài; tuy nhiênhiện chưa có báo cáo về tác độngdài hạn trong những nghiên cứunày.

Nhìn chung, các bằng chứng đềuchỉ ra rằng thiếu máu do thiếusắt trong những năm đầu đời làmột yếu tố nguy cơ lớn làm giảmkhả năng phát triển nhận thức,vận động và cảm xúc xã hội của

trẻ. Để tránh những hậu quả này,chúng ta cần phải phòng chốngthiếu sắt trước khi nó trở nênnghiêm trọng và trở thành mộtcăn bệnh mạn tính, bắt đầu bằngcách bổ sung đủ sắt cho bà mẹmang thai và trì hoãn việc kẹprốn cho trẻ lúc sinh.71 Các yếu tốkhác tạo thành một chiến lượchiệu quả bao gồm: ngăn chặntình trạng sinh non, cho trẻ ănthức ăn bổ sung giàu sắt và bảođảm có các can thiệp sau sinhgiúp khuyến khích sự tương tácgiữa mẹ và con cũng nhưkhuyến khích những cơ hội họctập trong giai đoạn đầu đời.72

I-ốt

I-ốt là vi chất cần thiết cho việctổng hợp nội tiết tuyến giáp mànội tiết này lại cần thiết cho quátrình phát triển hệ thần kinhtrung ương. Thiếu i-ốt nặngtrước và trong khi mang thai cóthể khiến cho cơ thể bà mẹkhông sản sinh đủ nội tiết tuyếngiáp và khiến cho trẻ bị mắcchứng đần độn. Chứng đần độnchính là một rối loạn, biểu hiệnở chậm phát triển tâm thần, tậtcâm điếc, dị tật vùng mặt, và suydinh dưỡng thấp còi nặng.Chứng đần độn có thể đượcngăn ngừa bằng cách bổ sungđầy đủ i-ốt cho bà mẹ trước khimang thai.73

Các bằng chứng hiện có cho thấythiếu i-ốt trong thời gian dài cótác động xấu đến trí thông minhcủa trẻ ngay cả khi trẻ không cóbiểu hiện đần độn rõ ràng. Mộtphân tích tổng hợp chỉ ra rằngnhững trẻ sống ở vùng có đầy đủi-ốt có điểm IQ cao hơn tới 13,5điểm so với những trẻ sống ởvùng thiếu i-ốt.74 Một phân tíchkhác mới đây tổng hợp các kết

Trẻ được cung cấp đủchất dinh dưỡng khicòn trong bụng mẹ sẽcó đủ năng lượng, pro-tein, axit béo và các vichất dinh dưỡng cầnthiết để phát triển nãobộ trong giai đoạnquyết định này, giúpđặt nền tảng cho hoạtđộng của não bộ trongsuốt cuộc đời trẻ.

9

Cập nhật chuyên đề A&TSố 4, tháng 01/2012

quả nghiên cứu ở Trung Quốccho thấy độ chênh lệch là 12,5điểm IQ.75

Giai đoạn mang thai là khoảngthời gian mà sự phát triển thầnkinh của trẻ sẽ dễ dàng bị ảnhhưởng nếu thiếu i-ốt. Kết quảcủa các thử nghiệm có đối chứngtrong đó bà mẹ ở những vùnghay xảy ra tình trạng thiếu i-ốt sẽđược tiêm i-ốt hoặc giả dượctrước hoặc trong khi mang thaicho thấy những lợi ích của việcbổ sung i-ốt đối với sự phát triểnnhận thức của trẻ sơ sinh ở Cộnghòa Dân chủ Congo76 và khảnăng vận động của trẻ từ 10 đến11 tuổi ở Papua New Guinea.77

Trong một khu vực có tình trạngthiếu i-ốt ở Trung Quốc, nhữngtrẻ từ 4 đến 7 tuổi là con củanhững bà mẹ được bổ sung i-ốttrong khi mang thai thể hiện tốthơn những trẻ chỉ được bổ sungi-ốt từ khi 2 tuổi trong một bàikiểm tra tâm thần vận động.78

Như vậy, việc cung cấp đầy đủ i-ốt cho cơ thể rõ ràng rất cầnthiết cho sự phát triển bìnhthường của não bộ. Phòngchống thiếu i-ốt, đặc biệt cho bàmẹ mang thai là cách thiết thựcgiúp trẻ em trên toàn thế giớiphát triển khỏe mạnh về trí tuệ.

Kẽm

Kẽm là vi chất cần thiết chonhiều quá trình sinh học ảnhhưởng đến sự phát triển não bộ,bao gồm quá trình tổng hợpADN và ARN, quá trình chuyểnhóa protein, chất bột đường vàchất béo. Kẽm là i-on có nhiềuthứ 4 trong não, góp phần tạothành cấu trúc và chức năng củanão thông qua việc kết nối cácprotein.79 Mặc dù các thử

nghiệm trên động vật đã chỉ rarằng tình trạng thiếu kẽm ở mẹvà con làm giảm khả năng hoạtđộng, khả năng tập trung, họchỏi và giảm trí nhớ,80 cho tới nayvẫn chưa có bằng chứng thửnghiệm ở người cho thấy lợi íchcủa việc bổ sung kẽm trong khimang thai và những năm đầuđời tới sự phát triển nhận thứccủa trẻ.

Các thử nghiệm ngẫu nhiên vềbổ sung kẽm cho bà mẹ mangthai ở Mỹ, Peru và Bangladeshđã cho thấy so với giả dược, kẽmkhông có tác động81, 82 hoặcthậm chí có tác động hơi tiêucực83 đến khả năng vận động vànhận thức của trẻ từ 13 tháng tới5 tuổi.

Tương tự, việc bổ sung kẽm chotrẻ nhỏ vẫn chưa được chứngminh là có tác dụng cải thiệnphát triển nhận thức của trẻ.Khả năng phát triển nhận thứcvà/hoặc vận động của trẻ đãđược đánh giá trong tám thửnghiệm ngẫu nhiên có đốichứng trong đó trẻ nhỏ dưới 2tuổi đã được bổ sung kẽm trongvòng ít nhất 6 tháng. Trong bathử nghiệm, trẻ được bổ sungkẽm cùng hoặc không cùng vớisắt hay các vi chất dinh dưỡngkhác84-86 và trong một thửnghiệm, trẻ được bổ sung kẽmcùng hoặc không cùng với đượckích thích tâm lý. Chỉ có một thửnghiệm cho thấy lợi ích của kẽmđối với sự phát triển tâm thầncủa trẻ và lợi ích này chỉ biểuhiện ở nhóm trẻ được kích thíchtâm lý. Trong nhóm trẻ khôngđược kích thích, không có sựkhác biệt nào giữa kẽm và giảdược.87 Một thử nghiệm còn chỉra tác động hơi tiêu cực của việcbổ sung kẽm đến sự phát triển

tâm thần của trẻ so với giảdược.88

Trong tám thử nghiệm này, tácđộng tích cực đến sự phát triểnkhả năng vận động của trẻ đượcbiểu hiện phổ biến hơn. Bốn thửnghiệm cho thấy bổ sung kẽmgiúp tăng khả năng phát triểnvận động,85, 87, 89, 90 mặc dù có mộtthử nghiệm cho thấy kẽm chỉ cótác dụng khi được bổ sung cùngvới sắt.85 Trong nghiên cứu saunày, việc bổ sung sắt kết hợp vớikẽm và với các vi chất dinhdưỡng khác thay vì bổ sungriêng sắt hoặc kẽm có lợi cho sựphát triển khả năng vận độngcủa trẻ so với giả dược (chỉ chứavitamin B2). Hai thử nghiệmkhác ở Ấn Độ và Guatemala đãchỉ ra rằng bổ sung kẽm cho trẻdưới 2 tuổi giúp tăng mức độhoạt động của trẻ.91, 92 Các bằngchứng hiện có cho thấy dườngnhư việc bổ sung kẽm trong quátrình mang thai không giúp tăngkhả năng phát triển nhận thứcvà vận động trong những nămđầu đời của trẻ. Bổ sung kẽmtrong những năm đầu đời sẽ cólợi cho sự phát triển khả năngvận động và mức độ hoạt độngcủa trẻ nhưng dường như khôngtác động đến khả năng nhậnthức của trẻ khi còn nhỏ. Tuynhiên, nếu các nhóm tham giathử nghiệm này tiếp tục đượcquan sát trong thời gian dài, cóthể các tác động tích cực về saunày sẽ được tìm thấy. Những tácđộng này khó phát hiện hơntrong những năm đầu đời dophạm vi phát triển nhận thứcbình thường trong giai đoạn nàykhá rộng khiến cho kết quả thuđược trong 2 năm đầu đời khódự đoán được khả năng và thànhtích của trẻ sau này.93

10

InsightSự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời

Vitamin B1

Cũng giống như kẽm, vitamin B1

là vi chất cần thiết cho sự pháttriển và chức năng não bộ theonhiều cơ chế khác nhau, baogồm vai trò trong chuyển hóachất bột đường (giúp cung cấpnăng lượng cho não), cấu trúc vàchức năng màng tế bào, và sự tạothành và chức năng của xi-nap.94

Rối loạn do thiếu vitamin B1

thường được biểu hiện ở cáctriệu chứng thần kinh. Tìnhtrạng thiếu vitamin B1 ở trẻ nhỏhầu như không xảy ra ở cácnước phát triển do thức ăn đãđược bổ sung vitamin B1. Cácbằng chứng gần đây cho thấy tỉlệ thiếu vitamin B1 ở một sốnước có thu nhập thấp là tươngđối cao. Phân tích mẫu máu của778 trẻ sơ sinh không có dấuhiệu lâm sàng của tình trạngthiếu vitamin B1 được nhập việnở Lào trong suốt 1 năm cho thấy13,4% trong số đó có dấu hiệusinh hóa của việc thiếu vitaminB1.95

Một nghiên cứu gần đây ở Israel cho thấy những trẻ từ 5đến 7 tuổi đã được cho uống sữacông thức thiếu vitamin B1 khicòn nhỏ có biểu hiện giảm khảnăng ngôn ngữ.96 Vào đầu năm2003, khi các bác sĩ phát hiện ramột nhà sản xuất đã vô tìnhngừng bổ sung vitamin B1 vàosữa công thức cho trẻ sơ sinh củahãng, họ đã theo dõi những trẻđược cho uống loại sữa này nhưnhững bệnh nhân có nguy cơcao và giám sát quá trình pháttriển của trẻ. Năm năm sau,những trẻ này có biểu hiện khảnăng ngôn ngữ kém hơn so vớinhóm trẻ đối chứng dù chúngkhông có bất kỳ triệu chứngthần kinh nào khi còn nhỏ.96

Như vậy, các nghiên cứu trên đã

chỉ ra rằng tình trạng thiếu vita-min B1 cũng như tác động củanó đến sự phát triển não bộ cóthể gây ảnh hưởng xấu đến rấtnhiều trẻ mà không hề đượcphát hiện.

Đa vi chất dinh dưỡng

Những người thiếu một vi chấtdinh dưỡng thường có nguy cơthiếu nhiều vi chất khác. Việc bổsung từng vi chất đơn lẻ khôngcó ích cho sự phát triển nhậnthức và khả năng vận động nếucơ thể vẫn còn thiếu hụt các vichất dinh dưỡng khác. Do đó, bổsung đa vi chất dinh dưỡng sẽ tốthơn bổ sung một loại vi chất đơnlẻ. Một số vi chất dinh dưỡngcòn đóng vai trò quan trọngtrong quá trình chuyển hóa cácaxit béo thiết yếu thành DHA vàdo đó sẽ tác động đến sự pháttriển thông qua cơ chế này.97

Ba thử nghiệm ngẫu nhiên đãchỉ ra tác động của việc bổ sungđa vi chất dinh dưỡng trong quátrình mang thai đến sự pháttriển của trẻ lúc 6 đến 18 thángtuổi, bao gồm tác động đến sựphát triển nhận thức ở TrungQuốc67, và tác động đến sự pháttriển khả năng vận động ởBangladesh và Tanzania.98,99

Trong thử nghiệm thứ 4, trẻ từ 7đến 9 tuổi ở Nepal là con củanhững bà mẹ được bổ sung 15 vichất dinh dưỡng trong thời kỳmang thai đã đạt điểm cao hơntrong bài kiểm tra về khả nănghoạt động độc lập so với con củanhững bà mẹ chỉ được bổ sungvitamin A.69 Tuy nhiên, lợi íchcủa việc bổ sung đa vi chất nàychỉ thể hiện ở 1 trong số 6 bàikiểm tra về khả năng vận độngvà nhận thức. Như đã được môtả ở trên, con của những bà mẹđược cung cấp sắt, axit folic vàvitamin A đạt điểm cao hơn con

của những bà mẹ chỉ nhận được vitamin A ở 5 trong số 6 bàikiểm tra về nhận thức và vậnđộng. Do đó, tác dụng về lâu dàicủa việc bổ sung đa vi chất dinhdưỡng đến nhận thức của trẻvẫn chưa rõ ràng.

Các nghiên cứu bổ sung đa vichất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ chothấy một số lợi ích tức thì ngaysau khi bổ sung. Ba thử nghiệmngẫu nhiên ở Ghana, TrungQuốc, và Nam Phi đã chỉ ra lợiích đối với việc phát triển khảnăng vận động khi trẻ từ 12 đến18 tháng tuổi59, 60, 100 và một thửnghiệm cũng cho thấy lợi ích đốivới chỉ số phát triển tổng thể củatrẻ.60 Ở Mexico, trẻ sơ sinh từ 8đến 12 tháng tuổi được bổ sungđa vi chất dinh dưỡng trong 4tháng sẽ hiếu động hơn trẻkhông được bổ sung.101 Tuynhiên, một thử nghiệm ngẫunhiên ở Bangladesh không chothấy tác dụng đối với sự pháttriển tâm thần hay khả năng vậnđộng ở trẻ được bổ sung 16 vichất dinh dưỡng so với trẻ chỉđược bổ sung 1 hoặc 2 vi chất.85

Các kết quả dài hạn của nhữngthử nghiệm này vẫn chưa đượcbáo cáo.

Kết luận và tác động chươngtrình

Trẻ được cung cấp đủ chất dinhdưỡng khi còn trong bụng mẹ vàtrong những năm đầu đời sẽ cóđủ năng lượng, protein, axít béovà các vi chất dinh dưỡng cầnthiết để phát triển não bộ tronggiai đoạn quyết định này, giúpđặt nền tảng cho hoạt động củanão bộ trong suốt cuộc đời trẻ.Những trẻ này thường tương táctốt hơn với người chăm sóc vàmôi trường sống để thu đượcnhững trải nghiệm cần thiết

11

Cập nhật chuyên đề A&TSố 4, tháng 01/2012

giúp cho não bộ phát triển tốiưu.

Trẻ không được chăm sóc dinhdưỡng đầy đủ sẽ có nguy cơkhông đạt được tiềm năng pháttriển về nhận thức, vận động, vàcảm xúc xã hội. Sự phát triển cáckhả năng này gắn liền với thànhtích học tập cũng như khả năngkinh tế sau này của trẻ. Do đó,việc ngăn chặn hoặc cải thiện sựthiếu hụt dinh dưỡng ngay từkhi trẻ còn nhỏ có tính chấtquyết định cho việc thúc đẩyphát triển kinh tế ở các nước thunhập trung bình và thấp và rútngắn khoảng cách chênh lệchgiàu nghèo ở các nước có thunhập cao.

Các bằng chứng cho thấy rõràng rằng các tình trạng sau đâylà các yếu tố nguy cơ chủ yếudẫn đến kém phát triển nhậnthức, khả năng vận động và cảmxúc xã hội ở trẻ. Việc ngăn chặnnhững tình trạng này cần phảiđược coi như một ưu tiên y tếtoàn cầu.

• Suy dinh dưỡng cấp tínhnặng (cân nặng thấp so vớichiều cao)

• Suy dinh dưỡng mạn tính(suy dinh dưỡng bào thai vàtăng trưởng chậm hay suydinh dưỡng thấp còi)

• Thiếu máu do thiếu sắt

• Thiếu i-ốt

Những can thiệp dưới đây là vídụ về các chiến lược có hiệu quảtrong việc ngăn chặn hoặc cảithiện một số tình trạng nói trên:

• Bổ sung i-ốt vào muối đểngăn ngừa thiếu i-ốt102

• Bổ sung sắt bằng các sảnphẩm bổ sung tại nhà như

bột vi chất dinh dưỡng đểngăn ngừa thiếu máu dothiếu sắt70

• Các chương trình giáo dụctrong đó nhấn mạnh việc chotrẻ ăn thức ăn giàu dinhdưỡng có nguồn gốc động vậtkết hợp bổ sung thực phẩmtại những nơi có an ninhlương thực không đảm bảo103

Bên cạnh đó, các chiến lược hiệuquả giúp thúc đẩy thực hànhnuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàntrong 6 tháng đầu và tiếp tục chotrẻ bú mẹ (cùng với thực hànhcho trẻ ăn bổ sung đầy đủ) sẽgiúp cải thiện khả năng pháttriển nhận thức của trẻ.18

Dưới đây là những can thiệp đầyhứa hẹn nhằm ngăn chặn tìnhtrạng kém phát triển. Tuy nhiên,cần có thêm những nghiên cứulớn hơn ở các nước có thu nhậptrung bình và thấp để đánh giátác động dài hạn của những canthiệp này.

• Bổ sung sắt và axít folicvà/hoặc đa vi chất dinh dưỡngtrong thời kỳ mang thai

• Bổ sung vi chất dinh dưỡng(kết hợp với sắt) trong nhữngnăm đầu đời

• Bổ sung các axit béo thiết yếutrong thời kỳ mang thai vànhững năm đầu đời

• Bổ sung thực phẩm đượctăng cường vi chất trongthời kỳ mang thai và nhữngnăm đầu đời

Các chiến lược cải thiện môitrường sống tại gia đình và chấtlượng tương tác giữa trẻ vàngười chăm sóc cũng đượckhuyến nghị áp dụng để bổ sungvà tăng cường hiệu quả của cáccan thiệp dinh dưỡng cũng như

để điều chỉnh tác động tiêu cựctừ các điều kiện môi trường bấtlợi (ví dụ như nghèo đói và họcvấn của bà mẹ thấp) vốn thườngxuyên tồn tại song hành tạinhững khu vực thiếu dinhdưỡng phổ biến.

Tất cả trẻ em đều cần có cơ hộiđược phát triển toàn diện.Những can thiệp lồng ghéphướng tới nhiều yếu tố nguy cơ,trong đó có vấn đề dinh dưỡng,là rất cần thiết để giảm thiểu sựbất bình đẳng và thúc đẩy pháttriển nhận thức, vận động, vàcảm xúc xã hội cho những trẻem có hoàn cảnh khó khăn trêntoàn thế giới.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những góp ý xây dựngtài liệu của bà Maureen Black,

bà Laura Caufield, bà Sandra Huffman,

bà Patricia Kariger và bà Ellen Piwoz.

Hiếm khi các nghiên cứu về tácđộng của dinh dưỡng đến sựphát triển của con người đượctiến hành thông qua đo lườngcấu trúc và chức năng thần kinh.Thực tế là hầu hết các nghiêncứu thường sử dụng các bàikiểm tra dựa trên sự thể hiện củatrẻ để đánh giá khả năng nhậnthức, vận động và cảm xúc xãhội của trẻ. Thể hiện của trẻtrong các bài kiểm tra được liênhệ với sự phát triển và chức năngnão bộ theo một số cách nhấtđịnh. Ở người lớn, các kĩ thuậtthần kinh và tạo ảnh thần kinhcho phép đưa ra kết luận về cácvùng của não cần thiết cho việcthực hiện các chức năng nhậnthức riêng biệt. Những nghiêncứu kiểu này xác định các vùngcủa não tác động đến khả năngkiểm soát vận động, điều khiểncảm xúc, khả năng nhận thứcchung, cũng như chức năngnhận thức riêng biệt khác.107 Tuynhiên, sự phát triển của các hệthống não bộ riêng biệt và khảnăng nhận thức chung của trẻtrong thời kì sơ sinh và khi cònnhỏ vẫn chưa được làm rõ. Cácnhà khoa học nghiên cứu về sựphát triển hệ thần kinh có nhữngquan điểm rất khác nhau về cơsở thần kinh của những thay đổihành vi của trẻ trong những nămđầu đời.

Phát triển nhận thức là sự pháttriển khả năng tri giác, trí nhớ,ngôn ngữ, khái niệm, khả năngnhận biết không gian, giải quyếtvấn đề, suy luận và các kĩ năng

nhận thức khác. Ở trẻ sơ sinh,sự phát triển nhận thức thôngthường được đánh giá bằngThang điểm Bayley về pháttriển trẻ em-(BSID II), Thangđo sự phát triển tâm thần109

hoặc “Thang đo sự phát triểnnhận thức và ngôn ngữ” đã sửađổi lần thứ 3 (Bayley III).110

Những bài kiểm tra này giúpđánh giá xem liệu đứa trẻ có thểhiện được những kĩ năng nhưtìm một vật được giấu ở đằngsau một mảnh vải/quần áo, xácđịnh đồ vật, và phản ứng trướctên gọi của mình.

Các biện pháp đánh giá khảnăng xử lý thông tin như TestFagan để đánh giá trí thôngminh của trẻ111 cũng được sửdụng trong nghiên cứu dinhdưỡng. Trong bài test này, trẻ sơsinh được cho nhìn một cặphình ảnh giống nhau trong mộtkhoảng thời gian nhất định. Sauđó, trẻ được cho nhìn một cặphình ảnh có hình ảnh đã nhìntrước đó và một hình ảnh mới.Người quan sát sẽ ghi lại khoảngthời gian trẻ nhìn vào mỗi hìnhảnh. Do trẻ thường có xu hướngthể hiện hứng thú với hình ảnhmới nhiều hơn nên việc trẻ nhìnhình ảnh mới lâu hơn cho thấytrẻ ghi nhớ và giữ thông tin củahình ảnh đã nhìn trước đó.Người ta thấy rằng kết quả bàitest này trong năm đầu đời củatrẻ có thể giúp dự đoán được chỉsố IQ của trẻ khi lớn hơn (từ 3đến 8 tuổi).112

Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo(từ 3-5 tuổi), Thang đánh giá tríthông minh Wechsler dùng chotrẻ mẫu giáo và tiểu học113

thường được sử dụng để đánhgiá khả năng nhận thức của trẻ.Đối với trẻ ở tuổi đến trường,Thang đánh giá trí thông minhWechsler dùng cho trẻ em(Wechsler Intelligience Scale forChildren, WISC)114, Bài trắcnghiệm về sử dụng vốn từ đểmô tả hình ảnh (Peabody Picture Vocabulary Test,PPVT)115 và Ma trận tiến bộ củaRaven.116 Theo thang WISC, trẻđược yêu cầu thực hiện cácnhiệm vụ như định nghĩa các từ,sao chép các hình mẫu sử dụngcác khối màu và nhắc lại một dãysố. Trong mỗi câu của bài trắcnghiệm PPVT, trẻ được xem bốnbức tranh và được yêu cầu xácđịnh xem từ mà người kiểm tranói ra tương ứng với bức tranhnào. Trong Ma trận tiến bộ củaRaven, trẻ được yêu cầu hoànthiện một chuỗi các biểu đồ sửdụng phép loại suy với mộtchuỗi biểu đồ đã được cho sẵn.

Phát triển vận động là sự pháttriển kĩ năng điều khiển và phốihợp giữa các nhóm cơ của cơthể. Phát triển vận động thô là sựphát triển kĩ năng điều khiển cácnhóm cơ lớn của cơ thể nhưcánh tay và chân. Phát triển vậnđộng tinh là sự phát triển kĩ năngđiều khiển các nhóm cơ nhỏ củacơ thể như bàn tay và các ngóntay. Các bài test thường được sửdụng để đánh giá sự phát triển

12

InsightSự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời

Phụ lục 1

Phương pháp đánh giá khả năng nhận thức, vận động và cảm xúc xã hội, và chất lượng củamôi trường sống tại gia đình

13

Cập nhật chuyên đề A&TSố 4, tháng 01/2012

vận động là Các cột mốc pháttriển vận động của trẻ theoWHO117, Thang đo vận độngBayley III, và Thang đo sự pháttriển tâm thần của trẻ Griffiths bao gồm Thang đo vậnđộng (vận động thô) và Thangđo sự phối hợp tay/mắt (vậnđộng tinh).118 Nội dung đánh giáphát triển vận động thô bao gồmcác kĩ năng như đi và đứng,trong khi nội dung đánh giá pháttriển vận động tinh bao gồm cáckĩ năng như bắt vòng đang đungđưa và sử dụng đầu ngón tay đểgiữ một vật tròn nhỏ. Các bài testthường được dùng cho trẻ mẫugiáo và trẻ ở độ tuổi đi học là Bộcông cụ đánh giá khả năng vậnđộng của trẻ (Movement Asess-ment Battery for Children,MABC) và test Purdue Peg-board. Bài test MABC kiểm trađộ khéo léo của tay, khả năngchơi bóng, và khả năng cân bằngtĩnh và động. Bài test PurduePegboard đánh giá tốc độ và sựkhéo léo của trẻ khi đặt các chốtvào các lỗ nhỏ trên bảng.

Sự phát triển cảm xúc xã hội làsự phát triển khả năng điềuchỉnh cảm xúc và khả năng giao

tiếp xã hội, nghĩa là, hiệu quảtương tác với những người xungquanh. Ở trẻ sơ sinh, các bài testthường được sử dụng là Thangđo mức độ hành vi BSID-II109

hoặc Thang đo Cảm xúc-Xã hộiBayley III. Thang đo mức độhành vi bao gồm ba phần: (1)Phần định hướng/sự tham giađánh giá mức độ chú ý, tò mò, vàthái độ của trẻ đối với các vậtkiểm tra, (2) Phần điều chỉnhcảm xúc đánh giá mức độ ảnhhưởng và biểu hiện cảm xúc củatrẻ đối với sự thành công và thấtbại trong bài đánh giá và (3)Phần chất lượng vận động đánhgiá chất lượng các cử động, baogồm phong thái và cách điềukhiển. Thang đo Cảm xúc-Xãhội Bayley III đánh giá sáu khíacạnh: (1) sự tự điều chỉnh bảnthân và hứng thú đối với thếgiới, (2) sự tham gia vào các mốiquan hệ, (3) việc sử dụng cáccảm xúc trong cử chỉ tương táccó mục đích, (4) sử dụng các dấuhiệu cảm xúc tương tác để giaotiếp và giải quyết vấn đề, (5) sửdụng các ký hiệu để thể hiện ýđịnh hoặc cảm nhận và bày tỏcác nhu cầu ngoài các nhu cầucơ bản và (6) tạo cầu nối logic

giữa cảm xúc và ý tưởng. Bảngkiểm hành vi của trẻ119 thườngsử dụng đối với trẻ trước mẫugiáo và trẻ ở độ tuổi đi học. Támđiểm được rút ra từ bảng kiểmnày là: mức độ thu mình, các vấnđề về thể xác, sự lo lắng/thấtvọng, các vấn đề xã hội, các vấnđề về suy nghĩ, các vấn đề vềtập trung, hành vi phạm tội, vàhành vi gây hấn.

Để đo số lượng và chất lượngcủa các kích thích trẻ nhận đượctừ môi trường, các nhà nghiêncứu thường sử dụng Bảng kiểmQuan sát tại nhà để đánh giámôi trường (Home Observationfor the Measurement of the Environment, HOME).120 Mớiđây, UNICEF đã xây dựng mộtbộ câu hỏi đánh giá môi trườngriêng cho Điều tra cụm nhiềuchỉ số của mình, trong đó đòihỏi thời gian và chuyên môn đểthực hiện ít hơn so với Bảngkiểm HOME. Bộ câu hỏi nàybao gồm các câu hỏi liên quanđến các hoạt động mà các thànhviên trong nhà làm cùng với trẻvà sự có mặt của các vật dụngdành cho việc học tập ở nhà.

14

InsightSự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời

Phụ lục 2. Thử nghiệm ngẫu nhiên về việc bổ sung thức ăn có vi chất dinh dưỡng và/hoặcprotein và năng lượng cân bằng cho bà mẹ và/hoặc trẻ và tác động của nó đến sự phát triểnnão bộ của trẻ

Địa điểm Can thiệp Độ tuổi can thiệp

Độ tuổi đánh giá

Kết quả

New York Nhóm can thiệp 1: Bổ sung đồ uống cóhàm lượng protein cao, nhiều calo vớihàm lượng các vi chất dinh dưỡngđược tăng cường

Nhóm can thiệp 2: Bổ sung đồ uốnghàm lượng protein và calo trung bìnhvà hàm lượng các vi chất dinh dưỡngđúng tiêu chuẩn

Bổ sung chobà mẹ trongsuốt thời kỳ

mang thai chođến khi sinh

12 tháng tuổi Không tác động đến các chỉ số tâm thần vàvận động theo Thang điểm Bayley về phát triểntrẻ em (BSID) khi trẻ 12 tháng tuổi nhưng concủa các bà mẹ được bổ sung đồ uống có hàmlượng protein cao và nhiều calo đạt điểm caohơn ở hai phương pháp xử lý thông tin (sựquen thuộc và không quen thuộc về thị giác)và ở một trong 5 chỉ số đo mức độ hoạt động(độ dài của các lần hoạt động)

Đài Loan Nhóm can thiệp 1: Bổ sung đồ uống cóhàm lượng protein cao và nhiều calo,có chứa vi chất dinh dưỡng

Nhóm can thiệp 2: Bổ sung đồ uốngkhông có protein và ít calo có chứa vichất dinh dưỡng

Bổ sung chobà mẹ trongsuốt thời kỳmang thai vàcho con bú

8 tháng tuổi

5 tuổi

Tác động đến các chỉ số vận động, không tácđộng đến các chỉ số tâm thần theo Thang điểmBSID. Không tác động đến chỉ số IQ, hay tuổi tâmthần (khả năng tâm thần được biểu hiện ở cácđộ tuổi so với nhóm tham chiếu chuẩn)

Guatemala Nhóm can thiệp 1: Bổ sung đồ uống cóhàm lượng protein cao và nhiều calocó chứa vi chất dinh dưỡng

Nhóm can thiệp 2: Bổ sung đồ uốngkhông có protein và ít calo có chứa vichất dinh dưỡng

Bổ sung chobà mẹ và trẻ,

trong suốtthời kỳ mangthai cho đếnkhi trẻ 7 tuổi

11-18 tuổi

22-29 tuổi (nữ) 26-42 tuổi

(nam)

Tác động đến các bài kiểm tra số học, kiếnthức, từ vựng, khả năng đọc.Tác động đến điểm đọc và chỉ số IQĐồ uống có hàm lượng protein cao và nhiềucalo giúp tăng 46% mức lương trung bình

Colombia Nhóm can thiệp: Gia đình được cungcấp thực phẩm (ví dụ: dầu ăn, sữa khô,và bánh mì)

Nhóm chứng: Gia đình không đượccung cấp thực phẩm

Trong suốtthời kỳ mangthai cho đếnkhi trẻ 3 tuổi

3 tuổi5-8 tuổi

Tác động đến Chỉ số phát triển của GriffithTác động đến khả năng đọc nhưng không tácđộng đến khả năng số học và nhận thức

Indonesia Nhóm can thiệp: Trẻ gửi ở nhà trẻđược cho ăn bữa phụ có chứa proteinvà calo

Nhóm chứng: Trẻ gửi ở nhà trẻ khôngđược cho ăn bữa phụ

Trẻ từ 6-20tháng tuổi khi

bắt đầu 3tháng can

thiệp

9-23 tháng tuổi

8-9 tuổi

Tác động đến chỉ số vận động nhưng không tácđộng đến chỉ số tâm thần theo Thang điểmBSIDTác động đến trí nhớ khi làm việc nhưngkhông tác động đến thời gian phản ứng, khảnăng hồi tưởng, cảm xúc, từ vựng và số học

Indonesia Nhóm can thiệp 1: Bổ sung sữa cónhiều protein và calo cùng với 1 viênvi chất dinh dưỡng

Nhóm can thiệp 2: Bổ sung sữa ít protein và calo cùng với 1 viên vi chấtdinh dưỡng

Nhóm chứng: Bổ sung sữa ít protein vàcalo cùng với giả dược

Trẻ 12-18tháng khi bắtđầu 12 tháng

can thiệp

24-30 thángtuổi

Tác động đến một vài chỉ số đo sự phát triểnvận động và mức hoạt động ở 2 nhóm canthiệp so với nhóm chứng. Sữa nhiều protein vàcalo tác động đến một trong vài chỉ số đo sựphát triển nhận thức

Jamaica Nhóm can thiệp 1: Trẻ suy dinh dưỡngthấp còi được bổ sung sữa có nhiềuprotein và calo hoặc trải qua kích thíchtâm lý xã hội hoặc cả 2

Nhóm chứng: Trẻ không bị suy dinhdưỡng thấp còi

Trẻ từ 9-24tháng khi bắt

đầu 2 năm canthiệp

33-48 thángtuổi

7-8 tuổi

11-12 tuổi

17-18 tuổi

Việc bổ sung tác động đến Chỉ số phát triểnGriffith, các chỉ số vận động và biểu hiệnViệc bổ sung không tác động đến điểm số củacác bài kiểm tra nhận thứcViệc bổ sung không tác động đến điểm số củacác bài kiểm tra nhận thứcViệc bổ sung không tác động đến khả năngnhận biết và sức khỏe tâm thần

15

Cập nhật chuyên đề A&TSố 4, tháng 01/2012

1. WFP & FAO. The state of food insecurity in theworld. Rome: Food and Agriculture Organization ofthe United Nations; 2010.

2. UNFPA. State of the world population 2010: UnitedNations Population Fund; 2010.

3. Grantham-McGregor S, Cheung YB, Cueto S,Glewwe P, Richter L, Strupp B, et al. Developmentalpotential in the first 5 years for children in developing countries. Lancet. 2007; 369: 60-70.

4. Couperus JW, Nelson CA. Early brain developmentand plasticity. In: Mc-Cartney K, Phillips D, editors.The Blackwell handbook of early childhood develop-ment. Malden, MA: Blackwell Publsihing; 2006.

5. Georgieff MK, Rao R. The role of nutrition in cognitive development. In: Nelson CA, Luciana M,editors. Handb dev cog neurosci. Cambridge, MA:MIT Press; 1999. p. 491-504.

6. Selhub J, Bagley LC, Miller J, Rosenberg IH. B vitamins,homocysteine, and neurocognitive function in theelderly. Am J Clin Nutr. 2000; 71(2): 614S-20S.

7. Beard JL, Connor JR. Iron status and neural functioning. Annu Rev Nutr. 2003; 23: 41-58.

8. Antonow-Schlorke I, Schwab M, Cox LA, Li C, Stuchlik K, Witte OW, et al. Vulnerability of the fetalprimate brain to moderate reduction in maternalglobal nutrient availability. P Natl Acad of Sci USA.2011; 108(7): 3011-6.

9. Levitsky DA, Barnes RH. Nutrition and environmental interactions in the behavioural development of the rat: long-term effects. Science.1972; 176: 68-71.

10. Pollitt E. Early supplementary feeding and cognition: Effects over two decades. Monogr Soc Res Child. 1993; 58(7): 1-99.

11. Lozoff B, Klein NK, Nelson EC, McClish DK,Manuel M, Chacon ME. Behavior of infants withiron-deficiency anemia. Child Dev. 1998; 69: 25-36.

12. Corapci F, Radan AA, Lozoff B. Iron deficiency in infancy and mother-child interaction at 5 years. JDev Behav Pediatr. 2006; 27(5): 371-8.

13. Black MM, Ackerman JP. Neuropsychological development. In: Duggan C, Watkins JB, WalkerWA, editors. Nutrition in pediatrics: basic science,clinical applications. Hamilton: BC Decker; 2008. p. 273-82.

14. Grantham-McGregor S. A review of studies of the effect of severe malnutrition on mental development. J Nutr. 1995; 125(8 Suppl): 2233S-8S.

15. Engle PL, Fernald LC, Alderman H, Behrman J, O’Gara C, Yousafzai A, et al. Strategies for reducinginequalities and improving developmental outcomes for young children in low-income and middle-income countries. Lancet. 2011; 378(9799): 1339-53.

16. Grantham-McGregor S, Baker-Henningham H. Review of evidence linking protein and energy tomental development. Public Health Nutr. 2005;8(7A): 1191-201.

17. Lundgren EM, Tuvemo T. Effects of being bornsmall for gestational age on long-term intellectual performance. Best Pract Res Clin Endocrinol Metab.2008; 22(3): 477-88.

18. Walker SP, Wachs TD, Grantham-McGregor S, BlackMM, Nelson CA, Huffman SL, et al. Inequality inearly childhood: risk and protective factors for earlychild development. Lancet. 2011; 378(9799): 1325-38.

19. Torche F, Echevarria G. The effect of birthweight onchildhood cognitive development in a middle-income country. Int J Epidemiol. 2011 Aug;40(4): 1008-18.

20. Winick M, Meyer KK, Harris RC. Malnutrition andenvironmental enrichment by early adoption. Science. 1975; 190(4220): 1173-5.

21. Lien NM, Meyer KK, Winick M. Early malnutritionand “late” adoption: a study of their effects on the development of Korean orphans adopted into Americanfamilies. Am J Clin Nutr. 1977; 30(10): 1734-9.

22. Stein Z, Susser M, Saenger G, et. al. Famine andHuman Development: The Dutch Hunger Winter of1944/45. New York: Oxford University Press; 1975.

23. Susser E, Hoek HW, Brown AS. Neuro developmentaldisorders after prenatal famine: The story of theDutch famine study. Am J Epidemiol. 1998; 147(3):213-6.

24. Neugebauer R, Hoek HW, Susser E. Prenatal exposure to wartime famine and development of antisocial personality disorder in early adulthood. JAm Med Assoc. 1999; 282(5): 455-62.

25. Franzek EJ, Sprangers N, Janssens AC, Van DuijnCM, Van De Wetering BJ. Prenatal exposure to the1944-45 Dutch ‘hunger winter’ and addiction later inlife. Addiction. 2008; 103(3): 433-8.

26. Pencharz P, Heller A, Higgins A, Strawbridge J, RushD, Pless B. Effects of nutritional services to pregnantmothers on the school performance of treated and untreated children. Nutr Res. 1983; 3: 795-803.

27. Hicks LE, Langham RA, Takenaka J. Cognitive andhealth measures following early nutritional supplementation: A sibling study. Am J PublicHealth. 1982; 72: 1110-18.

28. Chavez A, Martinez C. School performance of supplemented and unsupplemented children in poorrural areas. In: Harper AE, Davis GK, editors. Nutrition in health and disease and international development: Symposia from the XII InternationalCongress of Nutrition. New York: Alan R. Liss; 1981.

Tài liệu tham khảo

16

InsightSự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời

29. Li H, Barnhart HX, Stein AD, Martorell R. Effects ofearly childhood supplementation on the educationalachievement of women. Pediatrics. 2003; 112(5):1156-62.

30. Hoddinott J, Malussio JA, Behrman JR, Flores R, Martorell R. Effect of a nutrition intervention dur-ing early childhood on economic productivity inGuatemalan adults. Lancet. 2008; 371(411-416).

31. Walker SP, Chang SM, Powell CA, Grantham-Mc-Gregor SM. Effects of early childhood psychosocial stimulation and nutritional supplementation on cognition and education in growth-stunted Ja-maican children: prospective cohort study. Lancet.2005; 366(9499): 1804-7.

32. Rush D. The behavioral consequences of protein-energy deprivation and supplementation in earlylife: An epidemiological perspective. In: Galler J, ed-itor. Human nutrition: A comprehensive treatise.New York/London: Plenum Press; 1984. p. 119-54.

33. Joos SK, Pollitt E, Mueller WH, Albright DL. TheBacon Chow study: maternal nutritional supple-mentation and infant behavioral development.Child Dev. 1983; 54(3): 669-76.

34. Hsueh AM, Meyer B. Maternal dietary supplemen-tation and 5 year old Stanford Binet IQ test on the offspring in Taiwan. Fed Proc. 1981; 40: 897.

35. Waber DP, Vuori-Christiansen L, Ortiz N, ClementJR, Christiansen NE, Mora JO, et al. Nutritional supplementation, maternal education, and cognitivedevelopment of infants at risk of malnutrition. Am J Clin Nutr. 1981; 34(Suppl 4): 807-13.

36. Super CM, Herrera MG. The cognitive outcomes ofearly nutritional intervention in the Bogota study. Abstracts of the meeting of the Society for Researchin Child Development. 1991.

37. Husaini MA, Karyadi L, Husaini YK, Sandjaja,aryadi D, Pollitt E. Developmental effects of short-term supplementary feeding in nutritionallyat-risk Indonesian infants. Am J Clinl Nutr. 1991;54(5): 799-804.

38. Pollitt E, Watkins WE, Husaini MA. Three-month nutritional supplementation in Indonesian infantsand toddlers benefits memory function 8 y later. AmJ Clin Nutr. 1997; 66(6): 1357-63.

39. Pollitt E, Saco-Pollitt C, Jahari A, Husaini MA,Huang J. Effects of an energy and micronutrient supplement on mental development and behaviorunder natural conditions in undernourished children in Indonesia. Eur J Clin Nutr. 2000; 54(2):S80-90.

40. Aitchison TC, Durnin JV, Beckett C, Pollitt E. Ef-fects of an energy and micronutrient supplement ongrowth and activity, correcting for non-supplemental sources of energy input in

undernourished children in Indonesia. Eur J ClinNutr. 2000; 54(2): S69-73.

41. Grantham-McGregor SM, Powell CA, Walker SP,Himes JH. Nutritional supplementation, psychosocial stimulation, and mental developmentof stunted children: the Jamaican Study. Lancet.1991; 338(8758): 1-5.

42. Grantham-McGregor S, Walker S, Chang S, PowellC. Effects of early childhood supplementation withand without stimulation on later development instunted Jamaican children. Am J Clin Nutr. 1997;66: 247-53.

43. Walker S, Grantham-McGregor S, Powell C, ChangS. Effects of stunting in early childhood on growth,IQ and cognition at age 11-12 years and the benefitsof nutritional supplementation and psychological stimulation. J Walker SP, Chang SM, Powell CA, Simonoff E, Grantham-McGregor SM. Early childhood stunting is associated with poor psychological functioning in late adolescence and effects are reduced by psychosocial stimulation. J Nutr. 2007; 137(11): 2464-9.

45. Reynolds A. Breastfeeding and brain development.Pediatr Clin North Am. 2001; 48(1): 159-71.

46. Zeisel SH. Choline: needed for normal developmentof memory. J Am Col Nutr. 2000; 19(5 Suppl): 528S-31S.

47. Jain A, Concato J, Leventhal JM. How good is the evidence linking breastfeeding and intelligence? Pediatrics. 2002; 109(6): 1044-53.

48. Anderson JW, Johnstone BM, Remley DT. Breast-feeding and cognitive development: a meta-analysis. Am J Clin Nutr. 1999; 70(4): 525-35.

49. Drane DL, Logemann JA. A critical evaluation of theevidence on the association between type of infantfeeding and cognitive development. Pediatr PerinatEpidemiol. 2000; 14(4): 349-56.

50. Der G, Batty GD, Deary IJ. Effect of breast feedingon intelligence in children: prospective study, sib-ling pairs analysis, and meta-analysis. BMJ. 2006;333(7575): 945.

51. Ip S, Chung M, Raman G, Chew P, Magula N,DeVine D, et al. Breastfeeding and maternal and infant health outcomes in developed countries. EvidRep Technol Assess (Summ). 2007; (153): 1-186.

52. Daniels MC, Adair LS. Breast-feeding influences cognitive development in Filipino children. J Nutr.2005; 135(11): 2589-95.

53. Victora CG, Barros FC, Horta BL, Lima RC. Breastfeeding and school achievement in Brazilianadolescents. Acta Paediatr. 2005; 94(11): 1656-60.

54. Brion MJ, Lawlor DA, Matijasevich A, Horta B,Anselmi L, Araujo CL, et al. What are the causal effects of breastfeeding on IQ, obesity and blood

17

Cập nhật chuyên đề A&TSố 4, tháng 01/2012

pressure? Evidence from comparing high-incomewith middle-income cohorts. Int J Epidemiol. 2011.

55. Kramer MS, Aboud F, Mironova E, Vanilovich I,Platt RW, Matush L, et al. Breastfeeding and childcognitive development: new evidence from a largerandomized trial. Arch Gen Psychiat. 2008; 65(5):578-84.

56. Uauy R, Dangour AD. Nutrition in brain develop-ment and aging: role of essential fatty acids. NutrRev. 2006; 64(5 Pt 2): S24-33; discussion S72-91.

57. Makrides M, Collins CT, Gibson RA. Impact of fattyacid status on growth and neurobehavioural development in humans. Matern Child Nutr. 2011;7(Suppl 2): 80-8.

58. Unay B, Sarici SU, Ulas UH, Akin R, Alpay F, Gokcay E. Nutritional effects on auditory brainstem maturation in healthy term infants. Arch Dis ChildFetal Neonatal Ed. 2004; 89(2): F177-9.

59. Adu-Afarwuah S, Lartey A, Brown KH, Zlotkin S,Briend A, Dewey KG. Randomized comparison of 3types of micronutrient supplements for home fortification of complementary foods in Ghana: effects on growth and motor development. Am JClin Nutr. 2007; 86(2): 412-20.

60. Wang YY, Wang FZ, Wang K, Chen CM, Jin M. Effects of nutrient fortified complementary foodsupplements on development of infants and youngchildren in poor rural area of Gansu Province. WeiSheng Yan Jiu. 2006; 35(6): 772-4.

61. Phuka JC, Gladstone M, Maleta K, Thakwalakwa C,Cheung YB, Briend A, Manary MJ, Ashorn P (2011).Developmental outcomes among 18-montholdMalawians after a year of complementary feedingwith lipid-based nutrient supplements or corn-soyflour. Mat Child Nutr. doi: 10.1111/j.1740-8709.2011.00294.x

62. WHO, CDC. Worldwide prevalence of anaemia1993-2005. WHO global database on anaemia.Geneva: World Health Organization; 2008.

63. Brown KH, Rivera JA, Bhutta Z, Gibson RS, King JC,Lonnerdal B, et al. International Zinc Nutrition Consultative Group (IZiNCG) technical document#1. Assessment of the risk of zinc deficiency in populations and options for its control. Food NutrBull. 2004; 25(1 Suppl 2): S99-203.

64. De Benoist B, McLean E, Andersson M, Rogers L. Iodine deficiency in 2007: global progress since2003. Food Nutr Bull. 2008; 29(3): 195-202.

65. Lozoff B, Beard J, Connor J, Barbara F, Georgieff M,Schallert T. Longlasting neural and behavioral effects of iron deficiency in infancy. Nutr Rev. 2006;64(5 Pt 2): S34-43; discussion S72-91.

66. Walker SP, Wachs TD, Meeks-Gardner JM, Lozoff B,Wasserman GA, Pollitt E, et al. Child

development: risk factors for adverse outcomes indeveloping countries. Lancet. 2007; 369: 145-57.

67. Li Q, Yan H, Zeng L, Cheng Y, Liang W, Dang S, etal. Effects of maternal micronutrient supplementation on the mental development of infants in rural western China: Follow-up evaluationof a double-blind, randomized, controlled trial. Pediatrics. 2009; 123: e685-e92.

68. Zhou SJ, Gibson RA, Crowther CA, Baghurst P,Makrides M. Effect of iron supplementation duringpregnancy on the intelligence quotient and behaviorof children at 4 y of age: longterm follow-up of a randomized controlled trial. Am J Clin Nutr. 2006;83(5): 1112-7.

69. Christian P, Murray-Kolb LE, Khatry SK, Katz J,Schaefer BA, Cole PM, et al. Prenatal micronutrientsupplementation and intellectual and motor function in early school-aged children in Nepal.JAMA. 2010; 304(24): 2716-23.

70. WHO. Guideline: Use of multiple micronutrient powders for home fortification of foods consumedby infants and children 6-23 months of age. Geneva:World Health Organization; 2011.

71. Dewey KG, Chaparro CM. Iron status of breast-fed infants. Proc Nutr Soc. 2007; 66(3): 412-22.

72. Black MM, Quigg AM, Hurley KM, Pepper MR.Iron deficiency and irondeficiency anemia in thefirst two years of life: strategies to prevent loss of developmental potential. Nutr Rev. 2011; 69 Suppl 1:S64-70.

73. Pharoah POD, Buttfield IH, Hetzel BS. Neurologicaldamage to the fetus resulting from severe iodine deficiency during pregnancy. Lancet. 1971; 1: 308-10.

74. Bleichrodt N, Born MP. A metaanalysis of researchon iodine and its relationship to cognitive development. In: Stanbury JB, editor. The damagedbrain of iodine deficiency. New York: CognizantCommunication Corporation; 1994. p. 195-200.

75. Qian M, Wang D, Watkins WE, Gebski V, Yan YQ, LiM, et al. The effects of iodine on intelligence in children: a meta-analysis of studies conducted inChina. Asia Pac J Clin Nutr. 2005; 14(1): 32-42.

76. Thilly CH, Lagasse R, Roger G, Bourdoux P, ErmansAM. Impaired foetal and postnatal development andhigh perinatal death-rate in a severe iodine deficientarea. In: Stockigt JR, Nagataki S, editors. Thyroid Research VIII. Oxford: Pergamon; 1980. p. 20-3.

77. Connolly KJ, Pharoah PO, Hetzel BS. Fetal iodine deficiency and motor performance during childhood. Lancet. 1979; 2(8153): 1149-51.

78. O’Donnell KJ, Rakeman MA, Zhi-Hong D, Xue-YiC, Mei ZY, Delong N, et al. Effects of iodine supplementation during pregnancy on child growth

18

InsightSự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời

and development at school age. Dev Med Child Neurol. 2002; 44(2): 76-81.

79. Black MM. Zinc deficiency and child development.Am J Clin Nutr. 1998; 68(2 Suppl): 464S-9S.

80. Golub MS, Keen CL, Gershwin ME, Hendrickx AG.Developmental zinc deficiency and behavior. J Nutr.1995; 125(8 Suppl): 2263S-71S.

81. Caulfield LE, Putnick DL, Zavaleta N, Lazarte F, Albornoz C, Chen P, et al. Maternal gestational zincsupplementation does not influence multiple aspectsof child development at 54 mo of age in Peru. Am JClin Nutr. 2010; 92(1): 130-6.

82. Tamura T, Goldenberg RL, Chapman VR, JohnstonKE, Ramey SL, Nelson KG. Folate status of mothersduring pregnancy and mental and psychomotor development of their children at five years of age. Pediatrics. 2005; 116: 703-8.

83. Hamadani JD, Fuchs GJ, Osendarp SJ, Khatun F,Huda SN, Grantham-McGregor S. Zinc supplementation during pregnancy and effects onmental development and behavior of infants: a follow up study. Lancet. 2002; 360: 290-4.

84. Lind T, Lonnerdal B, Stenlund H, Gamayanti IL, Ismail D, Seswandhana R, et al. A community-basedrandomized controlled trial of iron and zinc supplementation in Indonesian infants: effects ongrowth and development. Am J Clin Nutr. 2004; 80:729-36.

85. Black MM, Baqui AH, Zaman K, Persson LA, Arifeen SE, Le K, et al. Iron and zinc supplementation promote motor development andexploratory behavior among Bangladesh infants. Am J Clin Nutr. 2004; 80: 903-10.

86. Katz J, Khatry SK, Leclerq SC, Mullany LC, Yanik EL,Stoltzfus RJ, et al. Daily supplementation with ironplus folic acid, zinc, and their combination is not associated with younger age at first walking unassisted in malnourished preschool children froma deficient population in rural Nepal. J Nutr. 2010;140(7): 1317-21.

87. Gardner JM, Powell CA, Baker-Henningham H,Walker SP, Cole TJ, Grantham-McGregor S. Zincsupplementation and psychosocial stimulation: effects on the development of undernourished Jamaican children. Am J Clin Nutr. 2005; 82: 399-405.

88. Hamadani JD, Fuchs GJ, Osendarp SJ, Khatun F,Huda SN, Grantham-McGregor SM. Randomizedcontrolled trial of the effect of zinc supplementationon the mental development of Bangladeshi infants.Am J Clin Nutr. 2001; 74(3): 381-6.

89. Friel JK, Andrews WL, Matthew JD, Long DR, Cornel AM, Cox M, et al. Zinc supplementation in

very-low-birth-weight infants. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 1993; 17(1): 97-104.

90. Castillo-Duran C, Perales CG, Hertampf ED, MarinVB, Rivera FA, Icaza G. Effect of zinc supplementation on development and growth ofChilean infants. J Pediatr. 2001; 138: 229-35.

91. Sazawal S, Bentley M, Black RE, Dhingra P, GeorgeS, Bhan MK. Effect of zinc supplementation on observed activity in low socioeconomic Indian preschool children. Pediatrics. 1996; 98(6 Pt 1):1132-7.

92. Bentley ME, Caulfield LE, Ram M, Santizo MC,Hurtado E, Rivera JA, et al. Zinc supplementationaffects the activity patterns of rural Guatemalan infants. J Nutr. 1997; 127(7): 1333-8.

93. Snow CE, Van Hemel SB, editors. Early ChildhoodAssessment: Why, What, and How. Washington, DC:The National Academies Press; 2008.

94. Butterworth RF. Thiamin deficiency and brain disorders. Nutr Res Rev. 2003; 16: 277-83.

95. Khounnorath S, Chamberlain K, Taylor AM,Soukaloun D, Mayxay M, Lee SJ, et al. Clinically unapparent infantile thiamin deficiency in Vientiane, Laos. PLoS Negl Trop Dis. 2011; 5(2): e969.

96. Fattal I, Friedmann N, Fattal-Valevski A. The crucialrole of thiamine in the development of syntax andlexical retrieval: a study of infantile thiamine deficiency. Brain : a journal of neurology. 2011;134(Pt 6): 1720-39.

97. Huffman SL, Harika RK, Eilander A, Osendarp SJ.Essential fats: how do they affect growth and development of infants and young children in developing countries? A literature review. Mat ChildNutr. 2011; 7 Suppl 3: 44-65.

98. Tofail F, Persson LA, Arifeen SE, Hamadani JD,Mehrin F, Ridout D, et al. Effects of prenatal foodand micronutrient supplementation on infant development: a randomized trial from the Maternaland Infant Nutrition Interventions, Matlab (MINIMat) study. Am J Clin Nutr. 2008; 87: 704-11.

99. McGrath N, Bellinger D, Robins J, Msamanga GI,Tronick E, Fawzi WW. Effect of maternal multivitamin supplementation on the mental andpsychomotor development of children who are bornto HIV-1-infected mothers in Tanzania. Pediatrics.2006; 117(2): e216-e25.

100. Faber M, Kvalsvig JD, Lombard CJ, Spinnler BenadeAJ. Effect of a fortified maize-meal porridge on anemia, micronutrient status, and motor develop-ment of infants. Am J Clin Nutr. 2005; 82: 1032-9.

101. Aburto NJ, Ramirez-Zea M, Neufeld LM, Flores-Ayala R. The effect of nutritional supplementation on physical activity and

exploratory behavior of Mexican infants aged 8-12months. Eur J Clin Nutr. 2010; 64: 644-51.

102. Delange F, de Benoist B, Alnwick D. Risks of iodine-induced hyperthyroidism after correction ofiodine deficiency by iodized salt. Thyroid : officialjournal of the American Thyroid Association. 1999;9(6): 545-56.

103. Dewey KG, Adu-Afarwuah S. Systematic review ofthe efficacy and effectiveness of complementaryfeeding interventions in developing countries. MatChild Nutr. 2008; 4 Suppl 1: 24-85.

104. Greenough WT, Black JE. Induction of brain structure by experience: Substrates for cognitive development. In: Gunnar MR, Nelson CA, editors.Dev Behav Neurosci. Hillsdale, N. J.: Erlbaum; 1992.

105. Maguire EA, Gadian DG, Johnsrude IS, Good CD,Ashburner J, Frackowiak RS, et al. Navigation-related structural change in the hippocampi of taxidrivers. P Natl Acad Sci USA. 2000; 97(8): 4398-403.

106. Pelto G, Dickin K, Engle P. A critical link: Interventions for physical growth and psychologicaldevelopment. Geneva: World Health Organization;1999.

107. Lezak MD. Neuropsychological assessment. 4th ed.Oxford: Oxford University Press; 2004.

108. Johnson MH. Functional brain development in humans. Nat Rev Neurosci. 2001; 2(7): 475-83.

109. Bayley N. Bayley scales of infant development. 2nded. San Antonio, TX: Psychological Corporation;1993.

110. Bayley N. Bayley scales of infant and toddler development - 3rd ed. San Antonio, TX: HarcourtAssessment; 2006.

111. Fagan JF, Detterman DK. The Fagan test of infant intelligence: A technical summary. J App Dev Psych.1992; 13: 173-93.

112. Bornstein MH, Sigman MD. Continuity in mentaldevelopment from infancy. Child Dev. 1986; 57(2):251-74.

113. Wechsler D. Wechsler preschool and primary scaleof intelligence - 3rd ed. (WPPSI - III). San Antonio,TX: Harcourt Assessment, Inc; 2002.

114. Wechsler D. The Wechsler intelligence scale for children - 4th ed. London: Pearson Assessment;2004.

115. Dunn LM, Dunn DM. Peabody picture vocabularytest - 4th ed. San Antonio, TX: Pearson; 2007.

116. Raven J, Raven JC, Court JH. Manual for Raven’sprogressive matrices and vocabulary scales. San Antonio, TX: Harcourt Assessment; 1998 updated2003.

117. WHO Multicentre Growth Reference Study Group.WHO motor development study: windows ofachievement for six gross motor development milestones. Acta Paediatr Suppl. 2006; 450: 86-95.

118. Griffiths R. The abilities of young children. HighWycombe, UK: The Test Agency; 1976.

119. Achenbach TM, Ruffle TM. The child behaviorchecklist and related forms for assessing behavioral/emotional problems and competencies.Pediatr Rev. 2000; 21(8): 65-71.

120. Caldwell BM, Bradley RH. Home observation formeasurement of the environment: administrationmanual. Tempe, AZ: Family & Human DynamicsResearch Institute, Arizona State University; 2003.

121. Kariger P, Frongillo EA, Engle P, Britto R, SywulkaSM, Menon P. Indicators of family care for development for use with multi-country surveys. J Health Popu Nutr. In Press.

19

Cập nhật chuyên đề A&TSố 4, tháng 01/2012

Alive & Thrive, do Quỹ Bill & Melinda Gatestài trợ, là một sáng kiến nhằm cải thiện cácthực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở Bangladesh,Ethiopia và Việt Nam và cung cấp thông tinvề các chính sách và chương trình trên toànthế giới.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:www.aliveandthrive.org

Insight là loạt các ẩn phẩm cung cấp thông tinchuyên môn vắn tắt về các thực hành tối ưu đểnuôi dưỡng trẻ nhỏ, bao gồm cho bú sớm, nuôicon bằng sữa mẹ hoàn toàn và cho trẻ ăn bổsung hợp lý trong hai năm đầu đời của trẻ. Mụctiêu của Dự án Alive & Thrive là cải thiện thựchành nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong thời kì quantrọng này nhằm làm giảm tử vong trẻ em, ngănchặn tình trạng suy dinh dưỡng và khuyếnkhích tăng trưởng tối ưu. Loạt ấn phẩm này donhóm các tổ chức tham gia triển khai Dự ánAlive & Thrive xây dựng, bao gồm: FHI 360,BRAC, GMMB, IFPRI, Save the Children, UC-Davis, và World Vision.

Alive & Thrive Việt NamP.203-204, Nhà E4BKhu ngoại giao đoàn Trung TựSố 6 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 04-35739066 • Fax: 04-35739063aliveandthrive.orgmattroibetho.vn