issn 1859-0144 4/2013 trong s này · trong số này: chỦỦ

52
Trong snày: CHTRƯƠNG - CHÍNH SÁCH # Chương trình hành động thc hin Nghquyết s20 ca Ban Chp hành Trung ương Đảng # Giám sát cht chmáy móc, thiết b, công nghnhp khu # Phê duyt Đề án tng thbo vmôi trường làng ngh# Đi u chnh quy hoch chung thành phHuế đế n năm 2030, t m nhìn đến năm 2050 KHOA HC VÀ CÔNG NGH# Nhng điu cn biết vmũ bo him đạt chun và trách nhim ca các bên liên quan # Mũ bo him cho người đi mô tô, xe máy # Xlý vn nn bèo tây bng chế phm sinh hc Micromix-3 thành phân hu cơ sinh hc # Thông báo tuyn chn tchc chtrì thc hin các dán thuc Chương trình htrphát trin tài sn trí tutrong 2 năm 2014-2015 # Thông báo kết qutuyn chn tchc, cá nhân chtrì nhim vkhoa hc công nghcp tnh năm 2013 KHOA HC VÀ ĐỜI SNG # Cây nén và kthut tr ng nén trên đất cát Tha Thiên Huế # Điu nhum-Cây cnh đa tác dng # Cnh báo cúm A/H7N9 xâm nhp vào ni địa NÔNG NGHIP - NÔNG THÔN # Đị nh h ướ ng s d ng đấ t t nh Th a Thiên Hu ế đế n n ă m 2020 VĂN HÓA - XÃ HI # Hthng giếng ctriu Nguyn: Lch sra đời và phát trin-Vn đề bo tn và phát huy giá tr NHP SNG CÔNG NGH# Cách khc phc khi mt kết ni Internet # Xut hin loi virus mi bùng phát qua USB TIN HOT ĐỘNG KHOA HC VÀ CÔNG NGH2 5 8 10 12 13 16 21 22 24 29 30 33 39 45 47 48 Chu trách nhim xut bn: PGS.TS TRN NGC NAM Ban biên tp: TRN NGC NAM NGUYN ĐỨC PHÚ NGUYN KHOA DIU HÀ Trình bày: PHAN NANH THƯ Địa chtòa son: 24 Lê Li, thành phHuế Đin thoi: 054.3825453- 3849266 Fax: 054.3838038 Email: [email protected] Website: http://skhcn.hue.gov.vn Gi y phép xut bn s: 01-10/GP-XBBT ngày 01/12/2010 do SThông tin và Truyn thông t nh Tha Thiên Huế cp. In ti Công ty Cphn In và Dch vTha Thiên Huế, np lưu chiu tháng 4 năm 2013. ISSN 1859-0144 4/2013 BN TIN KHOA HC VÀ CÔNG NGHTNH THA THIÊN HUnh bìa: Hoa Điu nhum

Upload: others

Post on 18-Aug-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

Trong số này:

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Giám sát chặt chẽ máy móc, thiết bị, công nghệ nhập khẩu Phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030,

tầm nhìn đến năm 2050 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Những điều cần biết về mũ bảo hiểm đạt chuẩn và

trách nhiệm của các bên liên quan Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy Xử lý vấn nạn bèo tây bằng chế phẩm sinh học Micromix-3

thành phân hữu cơ sinh học Thông báo tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện các dự án

thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trong 2 năm 2014-2015 Thông báo kết quả tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì

nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2013 KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG Cây nén và kỹ thuật trồng nén trên đất cát Thừa Thiên Huế Điều nhuộm-Cây cảnh đa tác dụng Cảnh báo cúm A/H7N9 xâm nhập vào nội địa NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN Định hướng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 VĂN HÓA - XÃ HỘI Hệ thống giếng cổ triều Nguyễn: Lịch sử ra đời và

phát triển-Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị NHỊP SỐNG CÔNG NGHỆ Cách khắc phục khi mất kết nối Internet Xuất hiện loại virus mới bùng phát qua USB TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

2 5 8

10

12 13

16

21

22

24 29 30

33

39

45 47 48

Chịu trách nhiệm xuất bản:

PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Ban biên tập: TRẦN NGỌC NAM

NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày: PHAN NỮ ANH THƯ

Địa chỉ tòa soạn:

24 Lê Lợi, thành phố Huế Điện thoại:

054.3825453- 3849266 Fax: 054.3838038

Email: [email protected] Website: http://skhcn.hue.gov.vn

Giấy phép xuất bản số: 01-10/GP-XBBT ngày 01/12/2010 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. In tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế, nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2013.

ISSN 1859-0144 4/2013

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Ảnh bìa: Hoa Điều nhuộm

Page 2: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 2

Ngày 29/3/2013, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 46/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (gọi tắt là Nghị quyết 20).

Mục tiêu của Chương trình hành động là tổ chức thực hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 20; xác định các nhiệm vụ để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 20 nhằm phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Chương trình hành động đã đề ra 6 nhiệm vụ chủ yếu, đó là:

(1) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

(2) Tiếp tục hoàn thiện thể chế để đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN;

(3) Triển khai các định hướng, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu;

(4) Phát huy và tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia;

(5) Phát triển thị trường KH&CN; (6) Hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN. Đối với việc tiếp tục hoàn thiện thể chế

để đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN, Chương trình hành động đã đề ra các nội dung cụ thể, theo đó cần sửa đổi Luật KH&CN và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để công tác lập kế hoạch, phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN phù hợp với đặc thù của lĩnh vực KH&CN và nhu cầu phát triển của quốc gia, ngành, địa phương, theo hướng căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí KH&CN của bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KH&CN và khoán kinh phí theo kết quả đầu ra; mở rộng áp dụng cơ chế tài chính của quỹ phát triển KH&CN trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ KH&CN; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; triển khai cơ chế đánh giá độc lập, tư vấn, phản biện xã hội trong hoạt động KH&CN; thực hiện cơ chế hợp tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Tăng cường liên kết giữa tổ chức KH&CN với doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực…

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20

CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Page 3: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 3

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

Sửa đổi Luật ngân sách nhà nước và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để cụ thể hóa nhiệm vụ “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính” của Nghị quyết 20 về phân bổ và điều tiết ngân sách nhà nước phù hợp với đặc thù của lĩnh vực KH&CN và nhu cầu phát triển của quốc gia, ngành, địa phương, theo hướng căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí KH&CN của bộ, ngành, địa phương.

Sửa đổi Luật chuyển giao công nghệ và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại; chấm dứt và ngăn chặn có hiệu quả việc nhập công nghệ lạc hậu, công nghệ gây nguy hại đến sức khỏe con người, tài nguyên, môi trường, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh; nghiên cứu, triển khai cơ chế sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế hỗ trợ đổi mới và chuyển giao công nghệ.

Sửa đổi Luật năng lượng nguyên tử và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để thúc đẩy đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; chuẩn bị cơ sở hạ tầng; bảo đảm an toàn, an ninh; nghiên cứu, ứng dụng và phát triển

năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, phục vụ có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế-xã hội và phát triển bền vững đất nước.

Sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển KH&CN; quy định doanh nghiệp nhà nước trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế để lập quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trích một phần thu nhập tính thuế để lập quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp hoặc đóng góp cho quỹ phát triển KH&CN của địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

Trong nội dung này, Chương trình hành động cũng đã đề ra việc sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để cụ thể hóa cơ chế giao quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; xác định cơ chế phân chia lợi ích giữa nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả. Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, mua thiết kế, thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực ưu tiên; cơ chế nhà nước chủ động mua kết quả KH&CN và hỗ trợ doanh nghiệp mua công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước; cơ chế đầu tư đặc biệt để triển khai dự án KH&CN quy mô lớn phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc có tác động mạnh mẽ tới năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm quốc gia...

Phấn đấu đến năm 2020, một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực và

thế giới (nguồn internet)

Page 4: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 4

Đối với việc triển khai các định hướng, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu, cần tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển khoa học cơ bản, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình quốc gia, chương trình cấp nhà nước về KH&CN; chú trọng ứng dụng KH&CN để khai thác có hiệu quả các lợi thế và điều kiện đặc thù của từng vùng, nhất là khu vực nông thôn, miền núi; hình thành các sản phẩm chủ lực của mỗi vùng…

Bộ KH&CN có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Nghị quyết 20, các chiến lược, chính sách, pháp luật về phát triển KH&CN. Bộ KH&CN chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối và bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động KH&CN để triển khai Chương trình hành động.

Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng phản ánh kịp thời, trung thực đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển và ứng dụng KH&CN. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ KH&CN bảo đảm nguồn lực và

điều kiện cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ đã được xác định trong Chương trình hành động này.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật về phát triển và ứng dụng KH&CN, đặc biệt ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm. Căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động của địa phương; định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện gửi Bộ KH&CN để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển KH&CN gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và là một nội dung thiết yếu trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động của bộ, ngành; định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện gửi Bộ KH&CN để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Ngoài ra cần xây dựng dự toán chi thực hiện Kế hoạch hành động tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ KH&CN để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Diệu Hà

Page 5: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 5

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ mới hoặc đã qua sử dụng thường gắn với từng hoạt động của doanh nghiệp, của một dự án đầu tư cụ thể. Công tác quản lý và cho phép doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư. Trong quá trình thẩm tra, xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan. Theo quy định nói trên, về lĩnh vực quản lý KH&CN, cần phải có ý kiến của Bộ KH&CN nếu là dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Các dự án còn lại cần phải lấy ý kiến của Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi dự kiến triển khai dự án. Mặc dù vậy, thực tế vẫn diễn ra, không ít chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án để thẩm định, phần thuyết minh sơ sài, không chú trọng phần thuyết minh về công nghệ nên bản thân Bộ KH&CN và các Sở KH&CN các địa phương cũng không đủ thông tin để xem xét, thẩm định. Có nhiều

trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư không tuân thủ trình tự thẩm tra hồ sơ dự án, nhiều hồ sơ dự án đầu tư không được gửi tới Bộ KH&CN hoặc Sở KH&CN để thẩm định theo đúng trình tự.

Những thực tế nêu trên là một trong các nguyên nhân gây nên sự không kiểm soát được máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng không nhập khẩu theo các dự án đầu tư.

Được biết, Bộ KH&CN vừa đề xuất với Chính phủ cấm nhập máy móc, thiết bị, công nghệ đã qua sử dụng của 18 ngành nghề. Cụ thể thế nào, thưa ông?

Thông qua các cơ quan, đại diện KH&CN của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ KH&CN đã có thông tin về việc một số quốc gia đưa ra các cảnh báo và loại bỏ một số nhà máy, công nghệ thiết bị đã lạc hậu, lỗi thời, kém hiệu quả. Đặc biệt, các cảnh báo từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố việc tiến hành loại bỏ 2.255 xí nghiệp có công nghệ lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ KH&CN đã có thông báo tới các bộ

GIÁM SÁT CHẶT CHẼ MÁY MÓC, THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ NHẬP KHẨU

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã công bố loại bỏ các nhà máy, công nghệ, thiết bị cũ lạc hậu, kém hiệu quả, tiêu hao nhiều năng lượng, ảnh hưởng tới môi trường. Trao đổi về thực trạng nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ ở nước ta, ông Đỗ Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết, Bộ đã có cảnh báo tới các bộ, ngành, doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ máy móc, thiết bị, công nghệ, nhập khẩu thuộc bộ, ngành mình quản lý. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin được đăng toàn văn bài viết này.

Page 6: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 6

ngành, địa phương biết và sớm có phương án khuyến cáo doanh nghiệp, trước khi có văn bản chính thức trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp cấp bách trước mắt và lâu dài nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả vào nước ta.

Các công nghệ, thiết bị được phía cơ quan chức năng của Trung Quốc cảnh báo thuộc vào 18 ngành nghề, lĩnh vực: sản xuất sắt thép, hợp kim, điện phân nhôm, luyện kẽm, sản xuất kính phẳng, sản xuất giấy, bột ngọt, acidcitric, thuộc da, nhuộm, in, sản xuất sợi hóa học…

Trong bài học thực tế của việc nhập khẩu máy móc, thiết bị cho đầu tư sản xuất trong nước, thời gian qua chúng ta đã ghi nhận được những bài học kinh nghiệm đắt giá như việc đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất mía đường, sản xuất xi măng lò đứng, lắp ráp xe gắn máy… thiết bị và công nghệ của các nhà máy này đều nhập từ Trung Quốc. Hậu quả là hiệu quả sản xuất thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường, tính cạnh tranh của sản phẩm thấp.

Với các doanh nghiệp khó khăn về vốn, ít có điều kiện đầu tư được công nghệ hiện đại, trong khi đó, công nghệ hiện đại thường giá thành rất cao, mà nhập công nghệ kém sẽ mang nhiều hệ lụy không tốt, làm thế nào hỗ trợ họ giải bài toán này?

Đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa có số liệu đầy đủ và chính xác để đánh giá được bao nhiêu phần trăm công nghệ nước ta hiện có là hiệu quả và bao nhiêu phần trăm là kém hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đa phần các công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả thường được các doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ đầu tư, sử dụng. Các doanh nghiệp đó do năng lực tài chính, nguồn nhân lực yếu kém… chính vì vậy, họ đã đầu tư sử dụng nhiều công nghệ, thiết bị có chi phí thấp và hiệu quả không cao.

Thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực KH&CN để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Gần đây, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020, các Chương trình quốc gia liên quan đến KH&CN như: Chương trình Đổi mới Công nghệ quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao... Các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ, thể hiện thông qua các đề án, dự án cụ thể sẽ được Bộ KH&CN xem xét và hỗ trợ để có cơ hội đầu tư.

Ngoài ra, nhà nước cũng đã có những hỗ trợ ưu đãi khác cho doanh nghiệp khi đổi mới và chuyển giao công nghệ, như cho phép doanh nghiệp khấu trừ 10% lợi nhuận trước thuế để hình thành quỹ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp mình; với không ít các dự án còn được ưu đãi, giảm thuế đất, chi phí sử dụng hạ tầng...

Ông Đỗ Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ (nguồn internet)

Page 7: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 7

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

Để kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị từ nước ngoài một cách hiệu quả, phục vụ đúng nhu cầu của thị trường trong nước, theo ông thời gian tới chúng ta cần có các giải pháp nào?

Trước mắt, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ KH&CN về việc tạm ngừng nhập khẩu những máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà các nước loại bỏ do lạc hậu, kém chất lượng và gây ô nhiễm môi trường.

Bộ KH&CN cũng đã đề nghị với Chính phủ đưa nội dung quản lý việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ vào dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định số 12/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Thương mại 2005. Đồng thời nghiên cứu, thực hiện quản lý máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị với Chính phủ quy định về quản lý các máy móc, thiết bị

cần nhập khẩu của các dự án đầu tư; quy định chi tiết thuyết minh về nội dung liên quan đến công nghệ mà chủ đầu tư cần giải trình trong hồ sơ dự án đầu tư gửi thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư. Vừa qua Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành rà soát lại danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng

gây mất an toàn thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành để sửa đổi, bổ sung những máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cần phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu và kịp thời ban hành các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng để quản lý.

Sắp tới, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ KH&CN sẽ thực hiện việc rà soát, đánh giá toàn diện cơ chế quản lý chất lượng đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu so với yêu cầu thực tế. Căn cứ các quy định của luật hiện hành: Luật Thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa… để thống nhất với các bộ, ngành liên quan thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu. Trong trường hợp vượt thẩm quyền, sẽ có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.

Xin cảm ơn ông! Anh Thư (theo Vietq.vn)

Sử dụng máy móc lạc hậu gây tiêu hao nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường (nguồn internet)

Page 8: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 8

Ngày 11/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm tăng cường mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường trong quản lý và phát triển làng nghề trên phạm vi toàn quốc, ngăn chặn việc phát sinh các làng nghề ô nhiễm môi trường mới; từng bước khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn một cách bền vững.

Theo đó, đến năm 2015, xử lý triệt để ô nhiễm tại 47 làng nghề ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng theo Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải

thiện môi trường giai đoạn 2012-2015. Đến năm 2020, di dời toàn bộ các cơ sở

sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa, nhuộm, giết mổ gia súc và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động trong khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp làng nghề. Bên cạnh đó, tiếp tục xử lý ô nhiễm tại 57 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định.

Một trong các nhiệm vụ của Đề án là thực thi có hiệu quả các công cụ quản lý môi trường. Cụ thể: Tổ chức điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại làng nghề và các cơ sở sản xuất trong làng nghề theo loại hình sản xuất và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; các làng nghề được công nhận, làng nghề chưa

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

Sản phẩm của làng nghề đúc đống Phường Đúc (nguồn internet)

Page 9: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 9

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

được công nhận và làng nghề truyền thống; mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề trên phạm vi toàn quốc.

Bên cạnh đó, lập quy hoạch tổng thể quản lý và phát triển làng nghề trên toàn quốc theo tính truyền thống, vùng nguyên liệu sản xuất, bản sắc văn hóa dân tộc,… gắn với các quy định về bảo vệ môi trường để triển khai có hiệu quả Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề.

Để định hướng cho việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên quy mô toàn quốc, sẽ lựa chọn, xây dựng và áp dụng thử nghiệm 6 mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường (2 mô hình làng nghề thủ công mỹ nghệ, 2 mô hình làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và 2 mô hình làng nghề sản xuất đồ gốm sứ) để đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi phổ biến, nhân rộng ra các địa phương có các loại hình làng nghề tương tự.

Bên cạnh đó, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề như hệ thống tiêu thoát nước; các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn (lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn).

Thực hiện thí điểm xây dựng 3 mô hình khu, cụm công nghiệp làng nghề để di dời các công đoạn, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường; đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi phổ biến, nhân rộng ra các địa phương có các loại hình làng nghề tương tự.

Để đạt được những mục tiêu nội dung nói trên, Đề án xác định giai đoạn 2013-2015 cần tập trung xây dựng, bổ sung, sửa đổi và

hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý, phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng các văn bản, chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề theo nguyên tắc phù hợp với trình độ nhận thức, hài hòa với phong tục, tập quán sản xuất của người dân nông thôn và phù hợp với năng lực tài chính; đặc biệt chú trọng các chính sách về ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường làng nghề.

Ngoài ra, một trong những nhóm giải pháp đặc biệt quan trọng cần duy trì thường xuyên và liên tục đối với công tác bảo vệ môi trường làng nghề trong giai đoạn hiện nay là tăng cường giáo dục và tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền các mô hình làng nghề thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; có kế hoạch và phân công cụ thể để tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức nhận thức bảo vệ môi trường cho các cán bộ quản lý môi trường làng nghề, các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội và cộng đồng làng nghề…

Diệu Minh

Làng nghề gạch ngói Hương Vinh đang được xây dựng dự án khắc phục ô nhiễm

Page 10: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 10

Ngày 16/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã đã ban hành Quyết định số 597/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của việc điều chỉnh quy hoạch là bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cố đô Huế; xây dựng thành phố có cơ cấu tổ chức không gian quy hoạch hợp lý, kiến trúc đô thị hài hòa với thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại đáp ứng vai trò, chức năng của đô thị có tính đặc thù về sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa của quốc gia và có ý nghĩa quốc tế; xây dựng thành phố Huế và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị trở thành khu vực đô thị trung tâm của đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai; trở thành một trong sáu đô thị trung tâm quốc gia; làm cơ sở pháp lý triển khai công tác đầu tư xây dựng đô thị đồng bộ; lập đề án nâng cấp, phân loại đô thị đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Kết luận số 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Chính trị.

Quan điểm của việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế là phải phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, Quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; bảo tồn, phát huy và khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử và công trình của cố đô Huế bảo đảm phát triển bền vững môi trường sinh thái. Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các đô thị xung quanh nhằm phát huy tiềm năng về văn hóa, du lịch và khắc phục hạn chế

trong việc sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo sức lan tỏa cho việc phát triển đô thị toàn tỉnh; đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới; tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong vùng, khu vực và quốc tế; kế thừa các đồ án quy hoạch đã phê duyệt.

Theo đó, tính chất đô thị của thành phố Huế là một tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là khu vực đô thị trung tâm của đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai, là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á; là di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival cấp quốc gia và mang tầm quốc tế; là đầu mối giao lưu kinh tế trong vùng và trong trục hành lang thương mại quốc tế.

Theo Quyết định, cần xác định ngưỡng phát triển về quy mô dân số đối với khu vực thành phố Huế để giảm sức ép dân cư, nâng cao chất lượng và điều kiện sống, bảo tồn được không gian, kiến trúc, cảnh quan đặc thù của đô thị. Bên cạnh đó, đề xuất các phương thức khoanh vùng và bảo vệ các di

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HUẾ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Page 11: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 11

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

sản văn hóa; các giải pháp đẩy mạnh và tái tổ chức các khu vực di tích đặc biệt là khu vực Kinh Thành và các lăng tẩm các vua Triều Nguyễn. Đồng thời, đề xuất phân vùng cơ sở du lịch và hướng tuyến liên kết các cơ sở du lịch nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế (di sản cố đô Huế; các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; di tích lịch sử cách mạng; cảnh quan thiên nhiên rừng núi, biển, đầm phá,..) của đô thị Huế và các khu vực lân cận. Hạn chế phát triển (theo quy hoạch đề xuất) các khu dân cư đô thị dọc theo các tuyến giao thông hướng vào trung tâm thành phố. Tổ chức các vùng đệm giữa các khu vực đô thị bằng không gian xanh; đề xuất các vùng kiến trúc, cảnh quan trên cơ sở phát huy các đặc trưng về địa hình; bảo vệ cảnh quanh thiên nhiên khu vực dọc sông Hương và các khu cây xanh trong thành phố.

Việc lập điều chỉnh quy hoạch cần phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế-xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị; phân tích hiện trạng về quy hoạch, kiến trúc cảnh quan của đô thị và

đánh giá việc thực hiện Quyết định số 166/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020. Ngoài ra, việc phát triển không gian đô thị và đề xuất mô hình phát triển không gian đô thị phải bảo đảm sự gắn kết đồng bộ và ổn định giữa các không gian, phù hợp với các chiến lược phát triển đô thị. Phát triển không gian đô thị phải có sự chuyển tiếp hài hòa giữa các khu đô thị hiện hữu, các khu vực di tích và các khu đô thị mới. Đề xuất các phương án phân khu chức năng: Khu vực bảo tồn, khu vực chỉnh trang đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu vực phát triển công nghiệp, khu vực phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vùng bảo tồn môi trường thiên nhiên,... phát triển phải bảo đảm đô thị gắn kết với phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa thế giới đã được công nhận.

Theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch đã được duyệt, đến năm 2030, dân số thành phố Huế và các đô thị trong phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch chung khoảng 670.000 người, trong đó quy mô dân số thành phố Huế khoảng 410.000 người và quy mô dân số khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị khoảng 260.000 người. Đến năm 2050, dự báo dân số thành phố Huế và khu vực định hướng phát triển, mở rộng khoảng 1 triệu người.

Diệu Hà

Một góc thành phố Huế

Page 12: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 12

Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 02:2008/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định các chỉ tiêu an toàn đối với mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi mô tô, xe máy và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với MBH sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại MBH, các nhà sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng cần chú ý các thông tin sau:

1. Yêu cầu kỹ thuật đối với MBH Cấu tạo của mũ phải có 3 bộ phận sau: Vỏ

mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; mũ phải được sản xuất bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng có hại đến da và tóc của người sử dụng; Khối lượng của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo, không được lớn hơn 1,5kg (loại cỡ lớn che cả đầu, tai và hàm) và 1,2kg (loại cỡ nhỏ che cả đầu, tai và hàm), không được lớn hơn 1kg (loại cỡ lớn che nữa đầu) và 0,8kg (loại cỡ nhỏ che nửa đầu); bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc; không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khóa quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc; MBH phải có tác

dụng giảm chấn thương vùng đầu cho người đội khi xảy ra tai nạn giao thông; mũ phải được đánh giá chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN; phải được gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn chứng minh nguồn gốc hàng xuất xứ.

2. Người tiêu dùng khi mua và sử dụng MBH cần chú ý

Nhãn hàng hàng hóa in trên các sản phẩm MBH phải có đầy đủ các thông tin về: Tên, địa chỉ của đơn vị sản xuất; mũ phải có gắn dấu hợp quy CR; cỡ mũ, ngày/tháng/năm sản xuất; hướng dẫn sử dụng, bảo quản. Người tiêu dùng tuyết đối không mua và sử dụng các loại MBH không đầy đủ các thông tin trên.

Khi đội MBH phải cài quai đeo, không để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm. Cần kiểm tra lại bằng cách dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán lên rồi kéo ra đằng sau sao cho mũ không bật ra khỏi đầu.

3. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh MBH phải đảm bảo các yêu cầu

Chỉ bán các loại mũ bảo hiểm có nhãn hàng hóa đúng quy định theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và có gắn dấu hợp quy CR đầy đủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN; có hồ sơ chất lượng đầy đủ đối với từng loại MBH (hồ sơ công bố hợp quy, Giấy chứng nhận hợp quy đối với MBH sản xuất trong nước, thông báo tiếp nhận công bố hợp quy hoặc thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với MBH nhập khẩu).

(Xem tiếp trang 15)

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MŨ BẢO HIỂM ĐẠT CHUẨN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Cán bộ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra các cơ sở kinh doanh MBH

Page 13: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 13

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ngày 08/3/2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm (MBH) khi tham gia giao thông. Chỉ thị 04/CT-TTg nêu rõ xử lý nghiêm việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh MBH không đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng; vì lợi nhuận mà ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng.

Sự kiện này một lần nữa cho thấy chất lượng MBH lại là vấn đề nóng bỏng phải xử lý triệt để. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin được thông tin đến bạn đọc một số nội dung bắt buộc liên quan đến công tác quản lý chất lượng MBH cho người đi mô tô, xe máy:

1. MBH cho người đi mô tô, xe máy à một trong những sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhóm 2 (nhóm sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường). Vì vậy, MBH được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng. Cụ thể ở đây, người sản xuất MBH ngoài thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, thì về mặt chất lượng, trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa ra lưu thông trên thị trường, người sản xuất (kể cả nhập khẩu) phải tiến hành đánh giá chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy CR theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN, được ban hành theo Quyết định số 04/2008/

QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và ghi nhãn hàng hóa theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đang tràn ngập các sản phẩm có tên “mũ thể thao” hoặc “mũ thời trang” cách điệu với nhiều kiểu dáng nhái MBH như các kiểu vành rộng, màu sắc, hoa văn sặc sỡ hoặc có thể mua thêm vành bằng vải gắn vào để che nắng dành cho nữ giới; nam giới có kiểu tai bèo cứng, lưỡi trai cứng; ngoài ra còn có một số loại mũ chỉ còn có lớp xốp được bọc vải hoặc có loại mũ chỉ có một lớp vỏ nhựa bên ngoài.

Trước hết, phải khẳng định những loại mũ nhái kiểu dáng, biến tướng MBH như đã nêu trên không phải là MBH cho người đi mô tô, xe máy theo đúng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN, vì chúng không đáp ứng yêu cầu về cấu tạo, chất lượng và không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn QCVN2:2008/BKHCN. Nhưng với giá thành rẻ, cấu tạo gọn nhẹ và để đối phó lực lượng cảnh sát giao thông, nên không ít người tiêu dùng (đặc biệt là học sinh, sinh viên) vì sự tiện lợi mà quên đi việc đảm bảo an toàn cho bản thân đã mua, sử dụng loại mũ này.

Nếu mua những loại mũ thời trang, thể thao nhái MBH để đội khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy thì người tiêu dùng mới chỉ quan tâm đến yếu tố thời trang, sự tiện lợi mà không quan tâm đến yếu tố an toàn và đảm bảo chất lượng, trong khi đó đảm bảo an toàn khi sử dụng mới là chức năng chính của MBH. Các loại mũ thời

MŨ BẢO HIỂM CHO NGƯỜI ĐI MÔ TÔ, XE MÁY

Page 14: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 14

trang, thể thao nhái, giả MBH khi sử dụng để đi mô tô, xe máy nếu như xảy ra tai nạn thì rất nguy hiểm, do các nguyên nhân sau:

- Về thiết kế, cấu tạo và yêu cầu về chất lượng chúng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của QCVN2:2008/BKHCN;

- Các loại mũ này đã được cách điệu nên độ ôm đầu nông, lại được gắn thêm các phụ kiện như lưỡi trai, vành rộng bằng nhựa cứng không đảm bảo kỹ thuật sẽ gây lực cản gió lớn; khi xảy ra tai nạn té ngã lưỡi trai, vành mũ đập xuống mặt đường làm mũ dễ bị bật khỏi đầu, gây đứt quai đeo, các mảnh vỡ của lưỡi trai, vành nhựa cứng sẽ đâm vào vùng mặt hoặc đầu, gây thương tích hoặc nếu vành cứng không vỡ thì sẽ gây chấn thương đốt sống cổ của người đội mũ. Đối với những loại mũ chỉ có một lớp xốp, bên ngoài được bọc bằng vải, thì khi xảy ra tai nạn sẽ không đảm bảo được độ chịu lực va đập và độ đâm xuyên, vì lớp xốp chỉ có tác dụng giảm chấn động khi xảy ra va đập.

2. Đội MBH là để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, nên về nguyên tắc MBH che chắn càng nhiều thì phạm vi bảo vệ càng rộng và không phải ngẫu nhiên khi tiêu chuẩn chất lượng MBH của các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đều quy định kiểu dáng MBH bo tròn, có các bộ phận cấu tạo bắt buộc như vỏ cứng bằng nhựa, lớp xốp giảm xung động bên trong thân mũ, lớp đệm lót, quai đeo có khóa… Người tiêu dùng cần xác định đội MBH là hạn chế chấn thương sọ não, hạn chế những thương tích vùng đầu nếu chẳng may xảy ra tai nạn giao thông, chứ không chỉ vì muốn làm đẹp và sự tiện lợi mà không quan tâm đến yêu

cầu an toàn. Do đó người tiêu dùng cần phải chọn mua cho mình và người thân những chiếc MBH phù hợp quy chuẩn kỹ thuật mà nhà nước đã quy định.

MBH phải có gắn dấu hợp quy CR, có đầy đủ nhãn hàng hóa với các thông tin của nhà sản xuất và thông số kỹ thuật của sản phẩm, cụ thể như: Tên hàng hóa: Phải có cụm từ “MBH cho người đi mô tô, xe máy”; tên địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa, gồm tên cơ sở sản xuất và tên nước, vùng lãnh thổ sản xuất mũ (đối với mũ nhập khẩu); Cỡ mũ, thông số kỹ thuật; ngày sản xuất; các thông tin về cảnh báo an toàn, hướng dẫn sử dụng.

Nhãn hàng hóa và dấu hợp quy CR phải được gắn chắc chắn trên MBH, bao bì thương phẩm của MBH ở vị trí mà khi quan sát có thể dễ dàng nhận biết. Dấu CR phải có logo của các tổ chức nhân sự phù hợp được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định thực hiện thử nghiệm/giám định/chứng nhận MBH cho người đi mô tô, xe máy phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN (hiện tại cả nước có 5 tổ chức đã được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định là: QUATEST 1; QUATEST 2; QUATEST 3; QUACERT; BQC).

Khi mua MBH, người tiêu dùng cần lựa chọn những loại MBH có kết cấu chắc chắn, cấu tạo đáp ứng yêu cầu quy định như sau :

- Vỏ mũ: bằng nhựa có tác dụng vừa là lớp vỏ chống va đập vừa có tác dụng trang trí, nên chọn những chiếc mũ có bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc; đinh tán, bu lông, đai ốc, không có các gờ, cạnh nhọn, sắc và không cao hơn 2mm so với bề mặt mũ.

Page 15: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 15

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Lớp đệm xốp hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ: lớp đệm xốp cứng, chắc chắn; đối với mũ đạt chất lượng thì lớp đệm hấp thụ xung động và vỏ mũ được gắn khớp chắc chắn với nhau, khó tách rời.

- Quai đeo được đính, gắn chắc chắn vào vỏ mũ và có khóa tháo lắp một cách dễ dàng nhưng bảo bảo chắc chắn.

Với xu thế thị trường hiện nay, thời trang MBH là nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nhưng các nhà sản xuất trước hết phải tuân thủ đúng quy định của nhà nước trong quá trình sản xuất, có trách nhiệm đối với người tiêu dùng và xã hội, không chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà sản xuất những loại MBH không đảm bảo chất lượng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

Đối với người tiêu dùng, phải nhận thức rõ việc đội MBH là để bảo vệ chính mình khi

tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, do đó phải lựa chọn và mua đúng sản phẩm MBH cho người đi mô tô, xe máy. Không mua và sử dụng những loại mũ nhái MBH. Đội MBH phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đó là sự tuân thủ pháp luật, góp phần cùng với các cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất chân chính hạn chế và đẩy lùi MBH kém chất lượng, mũ nhái, biến tướng MBH trên thị trường.

Cùng với với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự ra quân đồng loạt, phối hợp chặt chẽ của các bộ ngành trung ương, chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, hy vọng trong thời gian gần nhất người dân có thể yên tâm mua, sử dụng những chiếc MBH đảm bảo chất lượng theo quy định.

PV (tổng hợp)

(Tiếp theo trang 12) 4. Nhà sản xuất, nhập khẩu MBH

phải thực hiện các điều kiện sau: Nhà sản xuất, nhập khẩu MBH phải

chứng nhận và công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 02: 2008/BKHCN, MBH phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng, có gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn đúng theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; cung cấp bản sao giấy chứng nhận hợp quy, thông báo tiếp nhận công bố hợp quy hoặc thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng nhập khẩu đối với MBH nhập khẩu cho các cửa hàng kinh doanh MBH.

Tóm lại, việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng MBH đạt chuẩn là biện pháp an toàn nhất để bảo vệ tính mạng cho người tham gia giao thông và đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Người tiêu dùng hãy nói không với MBH kém chất lượng và mua các loại MBH có thương hiệu, đã được chứng nhận hợp quy và có nguồn gốc rõ ràng để tránh các tai nạn giao thông đáng tiếc do MBH kém chất lượng gây ra.

Nguyễn Phước Nhân (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MŨ BẢO HIỂM …

Page 16: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 16

1. Đặt vấn đề Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên

Huế, bèo tây phát triển rất mạnh mẽ trên các ao hồ, sông nhỏ, phủ đầy mặt nước. Sự phát triển quá mức của bèo tây trên các ao hồ, sông nhỏ gây cản trở dòng chảy, sự lưu thông của nước và gây ảnh hưởng sinh hoạt và cuộc sống của người dân trong khu vực. Trong những năm qua các huyện, thị, thành và các xã phải tiêu tốn hàng trăm triệu đồng cho việc vớt bèo, thu dọn rơm rạ, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ, hạn chế việc sập cầu cống do bèo, rác vướng chân cầu. Tại các huyện/thị: Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc,... ở một số nơi cây bèo tây phát triển và sinh sản nhanh làm nghẽn ao hồ, kênh rạch, sông. Ngoài ra, do mật độ bèo tây quá nhiều nên dẫn đến tình trạng cây bèo tây chết với số lượng lớn gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ động thực vật của sông, hồ... Mặt khác, một thực trạng cần phải báo động trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là người dân hầu như chưa chú trọng sử dụng phân hữu cơ để chăm bón cho cây trồng mà chủ yếu sử dụng phân vô cơ. Vì vậy, đất canh tác ngày càng giảm độ tơi xốp, nghèo chất dinh dưỡng, làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến hiệu quả mang lại từ sản xuất không cao.

Đứng trước thực trạng đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thực hiện dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình xử lý vấn nạn bèo tây bằng chế phẩm sinh học Micromix-3 thành phân hữu cơ sinh học tại 5

huyện/thị, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đây là việc làm cần thiết nhằm giải quyết vấn nạn bèo tây gây tắc nghẽn dòng chảy, làm ô nhiễm môi trường, cảnh quan du lịch và có được sản phẩm phân hữu cơ sinh học (HCSH) phục vụ cho sản xuất nông nghiệp một cách bền vững.

Mục tiêu chung của dự án là nhân rộng mô hình xử lý bèo tây bằng chế phẩm sinh học Micromix-3 để giải quyết vấn nạn bèo tây phát triển mạnh gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường tại vùng hạ lưu các sông, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và cảnh quan du lịch, phát triển nông nghiệp bền vững tại 5 huyện/thị thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Cơ sở khoa học của dự án Bèo tây (Eichhornia crassipes Solms) còn

được gọi là lục bình, lộc bình, hay bèo Nhật Bản là một loài thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước, thuộc về chi Eichhornia của họ bèo tây (Pontederiaceae). Cây bèo tây xuất xứ từ châu Nam Mỹ, du nhập Việt Nam khoảng năm 1905, do đó trong tiếng Việt mới có tên bèo tây. Còn tên bèo Nhật Bản vì có người cho là mang từ Nhật về. Bèo tây sinh sản rất nhanh và sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ao hồ có nhiều chất hữu cơ và dinh dưỡng (hiện tượng phú dưỡng), ánh sáng nhiều, nhiệt độ tối ưu 300C, độ pH trong khoảng 5,5-9. Tốc độ phát triển bèo tây rất cao, một cây mẹ có thể đẻ cây con, tăng số gấp đôi mỗi 2 tuần, ở nơi giàu dinh dưỡng, trong hai tháng một cây bèo tây có thể đẻ ra một đàn con cháu tới 1.000 cá thể.

XỬ LÝ VẤN NẠN BÈO TÂY BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC MICROMIX-3 THÀNH PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC

Page 17: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 17

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thời gian qua, các con sông ở Thừa Thiên Huế như sông An Cựu, Đông Ba, Kẻ Vạn, Bạch Yến và Ngự Hà... trong tình trạng ô nhiễm nặng do rác và bèo phủ kín mặt sông. Sông An Cựu đoạn từ cầu Ga đến cầu Tam Tây bèo hoa dâu phủ kín mặt sông. Ở sông Bạch Yến, đoạn từ cầu An Hòa xuống đến cầu tạm, bèo tây phủ kín mặt sông, hạn chế luồng lạch đi lại của tàu thuyền. Sông Ngự Hà quanh kinh thành Huế, nối thông với sông Hương, được sử dụng như là hệ thống thoát nước cho vùng Đại Nội, nhưng đã bị tắt nghẽn dòng chảy do sự phát triển quá mức của bèo tây. Năm 2009, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Kiểm định, Kiểm nghiệm (nay là Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ) cùng đơn vị chuyển giao công nghệ là Viện Công nghệ sinh học đã xây dựng và triển khai dự án cấp cơ sở: “Ứng dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ bèo tây, rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp khác góp phần phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Dự án đã xây dựng mô hình sản xuất phân HCSH từ nguyên liệu bèo tây, rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp khác bằng chế phẩm sinh học tại thị xã Hương Thủy và thử nghiệm cho trồng hoa tại Thủy Vân, trồng lúa tại Thủy Thanh thành công, thu hút được nhiều sự quan tâm của đại đa số quần chúng.

Từ kết quả khoa học của dự án trên cộng với vùng nguyên liệu dồi dào (nguồn bèo tây ở các sông, hói, nguồn rơm rạ, rác thải hàng năm và các phế phẩm nông nghiệp khác) nên hoàn toàn có cơ sở để thực hiện dự án "Hỗ trợ nhân rộng mô hình xử lý vấn nạn bèo tây bằng chế phẩm sinh học Micromix-3 thành phân hữu cơ

sinh học tại 5 huyện/thị, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm tránh lãng phí nguồn nguyên liệu này, đồng thời tiết kiệm được một khoản kinh phí khá lớn hàng năm từ ngân sách Nhà nước các cấp cho việc xử lý chúng để bảo vệ môi trường.

3. Kết quả đạt được của dự án 3.1 Kết quả xây dựng các mô hình trình diễn Trình diễn mô hình ứng dụng chế phẩm

sinh học Micromix-3 để xử lý bèo tây, rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp khác,... thành phân bón hữu cơ sinh học theo đúng quy trình kỹ thuật của Viện Công nghệ Sinh học tại 5 huyện/thị (2 mô hình/huyện, thị x 5 huyện/thị = 10 mô hình trình diễn). Cụ thể là các xã/thị trấn: Hương Phong, Hương Vinh (thị xã Hương Trà), Phong Bình (huyện Phong Điền), Quảng Thành, Quảng Phú (huyện Quảng Điền), Phú Đa, Vinh Thái (huyện Phú Vang), Thủy Vân, Thủy Thanh (Thị xã Hương Thủy).

Mô hình trình diễn xử lý vận nạn bèo tây thành phân bón hữu cơ sinh học đã thực hiện thành công tại 9 xã/5 huyện thị, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thôn xóm, qua đó tạo một lượng phân hữu cơ để phục vụ trong quá trình sản xuất nông nghiệp của các hộ dân tham gia mô hình, nhất là thay đổi thói quen khi sử dụng phân vô cơ trong trồng trọt, góp phần bảo vệ và tăng độ phì nhiêu cho đất…

3.2 Kết quả thực hiện việc nhân rộng mô hình xử lý vấn nạn bèo tây

Để xử lý vấn nạn bèo tây trên các sông, hói ở địa bàn 5 huyện/thị thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị chủ trì đã chủ động từ đầu trong việc phối hợp với tổ chức Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế để huy động Hội viên tại các huyện và các xã vớt một phần

Page 18: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 18

lớn bèo tây có ở sông, hói trên địa phương mình, đồng thời đơn vị chủ trì sẽ tập huấn, cung cấp tài liệu kỹ thuật, đặc biệt là cung cấp chế phẩm Micromix-3 cho các hội viên Hội Nông dân để chủ động đưa về mỗi hộ và xử lý toàn bộ lượng bèo tây vớt được. Sản phẩm phân HCSH được sản xuất ra sẽ phục vụ cho việc trồng trọt của gia đình các hội viên.

Đơn vị chủ trì đã phối hợp với chính quyền địa phương cũng như Hội nông dân các xã có tham gia nhân rộng mô hình xử lý vấn nạn bèo tây đã trục vớt phần lớn lượng bèo tây có ở các sông, hói tại địa phương để tiến hành xử lý thành phân bón HCSH. Số lượng bèo tây được vớt lên xử lý là 1.522m3 và cho ra 253,7 tấn phân HCSH đảm bảo yêu cầu.

Qua quá trình triển khai mô hình xử lý bèo tây thành phân bón HCSH của 250 hộ dân trong vùng dự án đã nâng cao được nhận thức về tầm quan trọng của việc xử lý bèo tây thành phân HCSH ở các hộ dân tham gia mô hình, giúp các hộ dân có một lượng phân bón HCSH đạt chất lượng, góp phần cải thiện môi trường đất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm của cây trồng, từ đó lan truyền và nhân rộng ra trong toàn xã, huyện lợi ích của mô hình thực hiện.

4. Đánh giá hiệu quả thực hiện dự án: 4.1 Hiệu quả thực hiện dự án so với

thuyết minh dự án - Dự án đã triển khai từ ngày 01/5/2012

đến ngày 20/01/2013, các hạng mục trong đề cương dự án đã được triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu đề ra. Hầu hết các sản

Người dân tham gia trục vớt bèo tây

Page 19: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 19

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

phẩm dự án đều đạt yêu cầu so với thuyết minh dự án. Quản lý và triển khai dự án, đơn vị chủ trì đã chủ động từ đầu nên không lúng túng, bị động trong thực hiện dự án, đã thành lập Ban quản lý dự án, lập kế hoạch thích hợp để triển khai các nội dung của dự án một cách có khoa học, hiệu quả, đã phối hợp chặt chẽ và tốt với các đơn vị phối hợp, cán bộ kỹ thuật, cán bộ cơ sở và người dân vùng dự án nên dự án được triển khai một cách bài bản, khoa học, đúng nội dung, tiến độ. Về tuyên truyền, quảng bá, đã in hơn 300 bộ tài liệu tập huấn và 1000 tờ rơi phổ biến kỹ thuật xử lý bèo tây, rơm rạ,... thành phân bón HCSH, đồng thời đã thực hiện 01 phóng sự chuyên đề xử lý vấn nạn bèo tây và phát trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế. Về trình diễn mô hình và triển khai xử lý vấn nạn bèo tây tại 5 huyện/thị đã thực hiện các hạng mục đúng kế hoạch đề ra, các hộ dân đã được hỗ trợ, cung cấp các nguyên vật liệu theo đúng yêu cầu của thuyết minh dự án. Qua kiểm tra theo dõi cho thấy các hộ thực hiện dự án đã thực hiện đúng theo những cam kết từ ban đầu. Các đống ủ đảm bảo đạt khối lượng, quá trình xới đảo kết hợp bổ sung chế phẩm Micromic-3 thực hiện tốt, nhiệt độ đống ủ đạt yêu cầu, độ hoai mục và phân huỷ của đống ủ tốt. Từ đó đã có kết quả của quá trình nhân rộng mô hình (260 hộ dân/5 huyện, thị, trong đó 250 hộ thuộc mô hình phân tán và 10 hộ thuộc mô hình trình diễn). Ngoài ra, thông qua mô hình các hộ dân trong và ngoài vùng dự án, có 28 hộ dân đã tiếp cận được quy trình kỹ thuật cũng như lợi ích mà nó đem lại và đã liên hệ đơn vị chủ trì để mua chế phẩm về xử lý các phụ phế phẩm, bèo tây, rơm rạ,… tạo lượng phân bón HCSH

tại nhà và sử dụng cho sản xuất nông nghiệp của gia đình. Về sử dụng phân HCSH trong quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân tham gia thực hiện dự án, hầu hết người dân sử dụng phân HCSH trong quá trình trồng rau màu là chính, một số ít dùng trong trồng hoa (xã Thủy Vân và Thủy Thanh) và trồng cây cảnh, lúa (Hương Vinh, Phú Đa và Vinh Thái). Mặt khác, theo phản ảnh của người dân, sau khi hoa màu được bón bằng phân HCSH của mô hình thì có tốc độ tăng trưởng tốt, ít sâu bệnh, sản phẩm có chất lượng và cho hiệu quả cao về sản lượng. Riêng về trồng hoa, thì cây sinh trưởng tốt, cho ra hoa đẹp (màu hoa đẹp, tươi thắm, bộ lá tốt, sẫm màu và nhiều hơn), không thấy tình trạng sâu hại cây.

4.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình Phân HCSH giá trên thị trường từ 1.500đ

- 1.900đ/kg, lấy giá trị thấp nhất là 1.500đ/kg thì suy ra lợi nhuận khi sản xuất 1kg phân HCSH của dự án là 860đ/kg. Như vậy, mỗi tấn phân HCSH, người nông dân tiết kiệm được 860.000 đồng. Tổng sản phẩm của dự án là: 10+250=260 tấn phân HCSH.

4.3 Hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường của mô hình

Về mặt xã hội: Người dân tận dụng được các nguyên liệu được xem như là không có giá trị như: bèo tây, rơm rạ, rác thải sinh hoạt,... và các phụ phẩm nông nghiệp khác để tự sản xuất phân bón hữu cơ hoặc HCSH sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất khi mua phân bón hóa học. Sử dụng phân HCSH sẽ thay thế một phần hoặc toàn bộ phân hóa học, giảm được chi phí sản xuất, góp phần cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng và đảm bảo an toàn thực phẩm, làm giảm các mầm bệnh và côn trùng

Page 20: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 20

có hại đến cây trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất. Giúp cho người dân hiểu biết thêm về phân hữu cơ, phân vi sinh, phân HCSH và công dụng của chúng. Tiết kiệm cho ngân sách nhà nước của tỉnh, huyện, thị xã hàng trăm triệu đồng mỗi năm trong việc xử lý bèo tây, rơm rạ,... làm tắt nghẽn dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch trên sông Hương và vùng hạ lưu.

Về môi trường: Góp phần khơi thông dòng chảy sông ngòi hạn chế ách tắc giao thông đường thủy trong mùa mưa bão, lũ lụt. Vào mùa nắng, mật độ bèo tây quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng cây bèo tây bị chết với số lượng lớn gây ô nhiễm môi trường nước, giảm lượng oxy hòa tan, làm thối nước do nhiều chất hữu cơ. Do vậy, xử lý vấn nạn bèo tây sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường nước. Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý vấn nạn bèo tây tại từng địa phương, sẽ cải thiện đáng kể điều kiện vệ sinh môi trường, cảnh quan du lịch trên địa bàn các huyện/thị/thành thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

5. Kết luận Dự án đã được thực hiện thành công, các

mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình xử lý vấn nạn bèo tây thành phân bón HCSH tại các 5 huyện/thị đã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo theo yêu cầu về mục tiêu, nội dung của dự án được duyệt. Đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng sản phẩm của dự án. Thông qua đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tổ chức các hội nghị đầu bờ cũng như tuyên truyền, quảng bá trên các báo, đài về quy trình kỹ thuật và kết quả thực hiện dự án đã giúp người dân trong và ngoài vùng dự án nắm bắt được kỹ thuật và tính hữu ích của việc xử lý bèo tây, rơm rạ... thành phân bón HCSH, đặc biệt là xử lý vấn nạn bèo tây, góp

phần bảo vệ môi trường, cảnh quan thôn xóm. Đơn vị chủ trì cùng cán bộ kỹ thuật đã phối hợp tốt với cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, Hội Nông dân các cấp cùng cán bộ cơ sở và người dân trong việc thực hiện dự án nên dự án được triển khai thuận lợi theo đúng yêu cầu, thu hút được nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương và người dân vùng dự án.

Phân bón HCSH thu được từ việc xử lý vấn nạn bèo tây trên địa bàn 5 huyện/thị bằng chế phẩm sinh học Micromix-3 đạt yêu cầu về chất lượng theo đánh giá của người dân, đã góp phần phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp của các nông hộ. Kết quả bón phân cho các cây trồng tại các nông hộ, đặc biệt là hoa và rau màu đã cho năng suất cao, chất lượng tốt, đã nâng cao khả năng nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện xử lý vấn nạn bèo tây trong vùng dự án vào khoảng tháng 5-8 trong năm (theo dương lịch) là thuận lợi nhất.

6. Kiến nghị Với kết quả thực hiện của dự án, đơn vị

chủ trì đã đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ, chính quyền địa phương, các đoàn thể cũng như Hội Nông dân các cấp quan tâm thúc đẩy việc nhân rộng mô hình bằng các hình thức tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật. Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ cho người dân về chế phẩm sinh học Micromix-3 cho các huyện/thị để xử lý được vấn nạn bèo tây trên toàn địa bàn tỉnh, để nhân rộng mô hình trong toàn huyện, toàn tỉnh.

ThS Hoàng Nhật Linh (Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN)

Page 21: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 21

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Quyết định số 761/QĐ-BKHCN 09 tháng 4 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn cho thực hiện trong 2 năm 2014- 2015 và Công văn số 3284/SHTT-HTTV ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn đơn vị chủ trì thực hiện dự án trong 2 năm 2014 - 2015, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế trân trọng kính mời các tổ chức trong và ngoài tỉnh tham gia đăng ký tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện các dự án sau:

1. Dự án: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên đài truyền hình của địa phương

* Mã hiệu: CT68/ĐF3/14-15 *Tóm tắt mục tiêu/yêu cầu: + Khai thác kết quả/sản phẩm của dự án “Chương trình Chắp cánh thương hiệu” + Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân trong địa bàn tỉnh về sở hữu trí tuệ *Sản phẩm dự kiến: + Kịch bản và hệ thống ngân hàng các câu hỏi, tình huống và dữ liệu các Chương trình + Các Chương trình được phát sóng trên Truyền hình; + Bộ đĩa DVD, VCD, DVCam, file điện tử … các Chương trình được phát sóng 2. Dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận bún bò Huế * Mã hiệu: CT68/ĐF1/14-15 * Tóm tắt mục tiêu/yêu cầu: + Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội + Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận * Sản phẩm dự kiến: + Nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ; + Quy trình, biện pháp quản lý nhãn hiệu chứng nhận được vận hành trên thực tế; + Mô hình mẫu về xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản

phẩm cùng loại để có thể nhân rộng - Thời hạn nộp hồ sơ: từ ngày ra thông báo đến trước 16 giờ 30 ngày 16/5/2013 - Hồ sơ đăng ký chủ trì thực hiện dự án gồm các tài liệu quy định tại Điều 10 Thông tư số

03/2011/TT-BKHCN ngày 20/4/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn tuyển chọn và quản lý dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015, như sau:

a) Phiếu đăng ký chủ trì thực hiện dự án (theo mẫu); b) Thuyết minh dự án (theo mẫu);

THÔNG BÁO TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC CHỦ TRÌ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG 2 NĂM 2014 - 2015

Page 22: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 22

c) Lý lịch khoa học của chủ nhiệm dự án (theo mẫu); d) Thuyết minh về khả năng chủ trì thực hiện dự án của đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện dự án; đ) Giấy xác nhận phối hợp thực hiện dự án; e) Tài liệu chứng minh đã hoàn thành đúng hạn việc thanh quyết toán các đề tài, dự án có sử

dụng ngân sách nhà nước đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao thực hiện (nếu có); g) Tài liệu chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác (trường hợp kinh phí

thực hiện dự án cần huy động từ nguồn khác ngoài nguồn kinh phí của Chương trình). Hồ sơ được làm thành 10 bộ (trong đó có 01 bộ bản gốc), được niêm phong kín, bên

ngoài ghi rõ các thông tin về dự án, đơn vị đăng ký chủ trì, cá nhân đăng ký chủ nhiệm và gửi về địa chỉ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 24 Lê Lợi, thành phố Huế.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế Số 24 Lê Lợi, thành phố Huế, ĐT: 054.3824935 - 3822439

Theo Quyết định phê duyệt số 1899/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu-thử nghiệm KHCN của tỉnh năm 2013, trong kế hoạch năm 2013 có 06 nhiệm vụ được thực hiện dưới hình thức tuyển chọn. Tính đến thời điểm mở hồ sơ, ngày 25 tháng 02 năm 2013, có 11 hồ sơ hợp lệ (05 nhiệm vụ có 02 hồ sơ/ nhiệm vụ, 01 nhiệm vụ có 01 hồ sơ). Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức các Hội đồng KHCN tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì 06 nhiệm vụ KHCN nói trên. Căn cứ vào kết quả của Hội đồng KHCN, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo kết quả như sau:

1. Dự án: Xây dựng mô hình chăn nuôi giống lợn địa phương (lợn rẫy) quy mô nông hộ tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mục tiêu: - Có được mô hình chăn nuôi giống lợn địa phương (lợn rẫy) phù hợp với điều kiện,

tập quán của các nông hộ ở A Lưới, có hiệu quả kinh tế và dễ nhân rộng. Không tuyển chọn được tổ chức, cá nhân chủ trì 2. Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất giống lạc TK10 kháng bệnh héo xanh vi

khuẩn, năng suất cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu: - Có được mô hình sản xuất giống lạc TK10 phù hợp với điều kiện địa phương, dễ phổ

biến và nhân rộng. Tổ chức được chọn: Trường Đại học Nông lâm Huế Cá nhân chủ nhiệm: TS. Lê Như Cương

THÔNG BÁO KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2013

Page 23: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 23

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3. Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình tạm thời vận hành liên hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền và A Lưới nhằm giảm lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho hạ du sông Hương.

Mục tiêu: - Có được cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng quy trình tạm thời vận hành liên

hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền và A Lưới. - Xây dựng được quy trình tạm thời vận hành liên hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền,

Hương Điền và A Lưới đảm bảo an toàn vận hành, giảm lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho hạ du sông Hương, đáp ứng mục tiêu cụ thể của từng hồ chứa.

Tổ chức được chọn: Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Cá nhân chủ nhiệm: PGS. TS. Lê Văn Nghị 4. Đề tài: Nghiên cứu, tìm nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng thay thế cát

lòng sông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu: - Có được nguồn nguyên liệu thay thế cát lòng sông đảm bảo chất lượng, có tài

nguyên dự báo đủ lớn và giá thành hợp lý để làm vật liệu xây dựng - cốt liệu nhỏ cho bê tông trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Tổ chức được chọn: Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế Cá nhân chủ nhiệm: TS. Nguyễn Đại Viên 5. Dự án: Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tôm chua Huế” cho sản phẩm

tôm chua của tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu: - Có được mô hình mẫu về sử dụng, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tôm

chua Huế”. - Xây dựng được hệ thống quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tôm chua Huế”

cho sản phẩm tôm chua của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nhãn hiệu tập thể “Tôm chua Huế” cho sản phẩm tôm chua của tỉnh Thừa Thiên

Huế được sử dụng và quản lý trên thực tế. Tổ chức được chọn: Chi cục Phát triển Nông thôn và Quản lý Chất lượng nông lâm

thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế Cá nhân chủ nhiệm: ThS. Phạm Đình Văn 6. Đề tài: Biên soạn Từ điển Việt - Pa Cô -Ta Ôi, Pa Cô - Ta Ôi - Việt. Mục tiêu: - Có được bản thảo Từ điển Việt - Pa Cô -Ta Ôi, Pa Cô - Ta Ôi - Việt hoàn chỉnh,

đảm bảo chất lượng để xuất bản. Tổ chức được chọn: Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam Cá nhân chủ nhiệm: PGS. TS. Tạ Văn Thông

Page 24: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 24

1. Giới thiệu - Vai trò cây nén như thế nào? Cây nén hay hành tăm/hành trắng (Allium schoenoprasum L.) thuộc họ Hành tỏi

(Alliaceae), là một loại rau ăn củ-gia vị khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt được trồng lâu đời ở vùng đất cát ven biển miền Trung. Cây nén có nguồn gốc tại Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ, đã được trồng và sử dụng từ hơn 5.000 năm. Nén mọc hoang ở vùng Địa Trung Hải và trải dài đến dãy Himalaya. Cây nén được mang vào trồng ở nước ta từ lâu đời, được sử dụng làm rau ăn lá, lấy củ làm thuốc và gia vị. Qua thời gian dài, cây nén được nhân giống vô tính bằng củ và tồn tại cho đến ngày nay.

Nén là một loại cây trồng quan trọng trong vụ đông xuân, trong hệ thống cây trồng trên đất cát, rất phù hợp với điều kiện đất cát nghèo dinh dưỡng, có khả năng chịu rét, chịu nóng, vì thế canh tác nén cũng nhằm thích ứng với sự biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế. Cây nén có giá trị kinh tế cao, là cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng quê nghèo và được đánh giá như “hạt ngọc sáng” của đất nghèo dinh dưỡng. Trong điều kiện canh tác khó khăn nhưng biết đầu tư, chăm sóc tốt, trồng nén có thể thu lãi 2-3 triệu đồng/sào/vụ (nén lá, nén cây tươi). Tuy nhiên trong thực tế người dân trồng nén với diện tích còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa được đầu tư đúng mức, đầu ra trôi nổi trên thị trường, chưa có một quy trình kỹ thuật thống nhất để trồng nén có hiệu quả cao hơn.

- Tại sao nông dân vùng đất cát Thừa Thiên Huế chọn cây nén để trồng? Thừa Thiên Huế có diện tích đất cát khá lớn (46.760ha), chiếm 8,3% tổng diện tích đất tự

nhiên của tỉnh và 46,03% tổng diện tích đất đồng bằng. Đặc biệt dải đất cát chạy dọc ven biển từ bắc vào nam (huyện Phong Điền vào tới huyện Phú Lộc), trải dài hơn 100km. Đây là loại đất rất phù hợp để trồng cây nén. Nén là cây gia vị có củ, rất phù hợp đất cát địa phương, ít bị sâu bệnh hại, sinh trưởng nhanh nên thời gian quay vòng vốn nhanh (nén là đối tượng ít bị nhiễm sâu bệnh vì bản thân cây, củ nén có chứa hàm lượng tinh dầu cao và có chất kháng sinh Aliin có khả năng kháng với một số bệnh hại), có khả năng sản xuất với số lượng lớn và đảm bảo an toàn chất lượng, có thương hiệu. Cây nén là loại rau ăn củ, có đặc điểm sinh trưởng phù hợp với đất cát, hệ số nhân giống cao (hệ số củ lớn 10-12 lần), có thể luân canh, xen canh, tận dụng không gian thời gian và tăng hiệu quả kinh tế, phòng chống sâu bệnh cho một số loại rau khác (rau cải, ớt, cà…). Kỹ thuật trồng nén đơn giản, dễ làm, nhu cầu tiêu thụ mạnh, phương thức sử dụng phong phú và bảo quản đơn giản. Mức đầu tư thấp, nhưng mang lại lợi nhuận cao (gấp 3-4 lần so trồng lạc, môn, khoai, sắn...), có khả năng tiêu thụ cao trên thị trường, cho thu nhập cao hơn so một số cây trồng khác cùng trồng trên đất cát (gấp 1,5-2 lần), mang lại hiệu quả kinh tế cao.

CÂY NÉN VÀ KỸ THUẬT TRỒNG NÉN TRÊN ĐẤT CÁT THỪA THIÊN HUẾ

Page 25: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 25

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

- Trồng nén trên đất cát có tác dụng gì? Trồng nén trên đất cát nhằm thực hiện luân canh cây trồng hợp lý, theo hướng tăng cường

khả năng thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, phát huy được tiềm năng về đất cát, thời tiết khí hậu của địa phương, tận dụng không gian và thời gian trong sản xuất thâm canh cây trồng của địa phương. Tạo ra nhiều sản phẩm cho gia đình, xã hội. Tăng thu nhập cho người dân trong điều kiện canh tác khó khăn. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, thời tiết khí hậu từ đó phát huy thế mạnh của vùng cát trong sản xuất nông nghiệp. Cải tạo đất, phòng chống sâu bệnh trong canh tác.

Khi trồng nén trên đất cát thường gặp có những thuận lợi như tiềm năng đất đai lớn; thời tiết khí hậu có một mùa mưa kéo dài, lợi dụng độ ẩm để trồng hành tăm/nén trên nhưng cũng tránh ngập lụt trong mùa mưa; nguồn lao động dồi dào; nhu cầu đời sống ngày càng được tăng lên, thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển, tạo điều kiện trồng nén; nông dân có nhiều kinh nghiệm; chủ động được giống trồng. Ngoài ra, trồng nén sẽ giúp cho người trồng rau đỡ vất vả trong quá trình chăm sóc.

Tuy nhiên, người dân cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình trồng nén, đó là đất cát có biên độ nhiệt độ đất cao, sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày, ngày và đêm khá lớn; nhiệt tăng nhanh, mất nhiệt cũng nhanh nên sự thoát hơi nước nhiều, cây héo nhanh, sinh trưởng khó khăn, còi cọc dẫn đến năng suất và chất lượng thấp; đất cát thấm nước và thoát nước nhanh dẫn đến thiếu hụt nước và dinh dưỡng; phải bón nhiều phân và tưới nhiều nước; cây dễ bị ngộ độc khi bón phân vô cơ không đúng kỹ thuật; chất lượng giảm nếu chăm sóc không đúng kỹ thuật; đầu tư cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp nếu không có thị trường, tiêu thụ kịp thời; đất cát nghèo dinh dưỡng vì tính chất lý hóa của đất cát có thành phần cơ giới nhẹ, dí dẻ và độ xốp cao (35-45%). Sức chứa ẩm đồng ruộng rất thấp, thành phần cát chiếm đa số, đặc biệt là cát mịn lên tới 70-95%. Đất có tỷ lệ Silic cao, sét vật lý 10-15%. Đất rất nghèo mùn; đạm, lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất rất nghèo; NPK dễ tiêu trong đất rất thấp dẫn đến đất rất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ phân rất kém. Địa hình phức tạp, thiếu nước và không có điều kiện tưới tiêu. Thời vụ ngắn, chỉ trồng rau 2-3 tháng/năm, 9-10 tháng không trồng được hoặc trồng được nhưng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế thấp. Thiếu kỹ thuật, đặc biệt kỹ thuật bảo quản, để giống cho vụ sau; thu hoạch củ nén lâu, tốn nhiều công (củ nhỏ, nằm trong đất); năng suất không cao bằng một số loại rau khác (vì chỉ trồng giống địa phương); trình độ sản xuất thấp, đa số nông dân làm theo kinh nghiệm…

2. Kỹ thuật trồng nén 2.1 Giống trồng: Tốt nhất chọn giống địa phương, hoặc những giống nơi có điều kiện

sinh thái tương tự địa phương. Nguyên tắc chọn giống: Chọn 4 tốt (tại ruộng giống để giống cho vụ sau): Ruộng tốt,

đám tốt, cây tốt, củ tốt và không bị sâu bệnh. Chọn củ giống trước khi đi trồng: Củ chắc, tròn đều, không bị sâu bệnh, giập nát, củ tươi. Kích thước củ: Củ (thân) màu trắng, cỡ mút ngón

Page 26: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 26

tay út, đường kính khoảng 1,5-2cm, bao bọc bởi những vẩy dai (bảo vệ bên ruột củ và mầm), phần ngọn củ có xu hướng nảy mầm (lđã qua ngủ nghỉ) nên củ nhanh mọc.

2.2 Chọn đất, làm đất, lên luống: Chọn đất cao ráo, thoát nước tốt (trong mùa mưa), bằng phẳng, tầng canh tác dày, giải nắng. Yêu cầu đất trồng nén tơi xốp, thoáng khí. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, có hàm lượng mùn cao. Đất có độ dốc nghiêng từ 4-50 là tốt.

- Làm đất: Khi trời mưa, đảm bảo đủ độ ẩm, cày bừa lần thứ nhất (cày để ải). Cày lại và bừa kỹ trước khi trồng, lên luống bằng phẳng, nhặt sạch cỏ, tàn dư cây vụ trước, thu gom hoặc đốt để tiêu diệt mầm bệnh, đồng thời làm cho đất tơi xốp thoáng khí.

- Lên luống phải cao, to (nhằm đông ấm, hè mát) nhằm chống nóng trong mùa khô, chống mưa to, ngập úng trong mùa mưa, tạo điều kiện tốt cho củ phình to. Kích thước luống: rộng 1-1,5m, cao 15-20cm, ruộng khó thoát nước 25-30cm, rãnh luống rộng 20-25cm để dễ đi lại chăm sóc.

2.3 Thời vụ trồng: Nén là cây hàng năm, tổng thời gian sinh trưởng 6-7 tháng. Thời vụ chính trồng tháng 9, 10, thu hoạch vào tháng 4, 5. Chú ý: Trồng nén/đất cát cao khó giữ nước nên phải trồng thời vụ sớm để lợi dụng độ ẩm và nhiệt độ mát mẻ từ đầu mùa mưa-đất ẩm (tháng 8,9). Tránh được thời kỳ cây con gặp mưa lớn, thời kỳ ra lá, đẻ nhánh, hình thành củ lợi dụng độ ẩm mùa mưa, rút ngắn thời gian cây bị rét, mưa nhiều, sinh trưởng không thuận lợi. Nén để lấy rau thì có thể trồng nhiều vụ trong năm nếu chủ động được nước tưới.

2.4 Mật độ và khoảng cách trồng: Rạch hàng sâu khoảng 15cm (có thể dùng trâu bò rạch hàng là chủ yếu) để rễ, củ nằm trong luống nhằm giữ ẩm và chống hạn hán. Rải phân chuồng theo rãnh, lấp một lớp đất mỏng, đặt củ lên trên và lấp củ. Củ nén được đặt đều theo rãnh để giữ ẩm tốt và có điều kiện vun gốc. Lượng giống trồng: Nén được trồng bằng củ, lượng giống khoảng 20kg/sào 500m2. Mật độ trồng 50-55 củ/m2. Khoảng cách trồng: hàng x hàng: 20cm; củ x củ là 5cm.

2.5 Phân bón: Cây nén thích hợp môi trường đất có độ pH từ 6-6,5. - Nguyên tắc bón: Đầy đủ, cân đối để cây sinh trưởng khỏe, tăng tính chống chịu cho cây,

bón theo thời kỳ sinh trưởng của cây (sau trồng 30-45 ngày cây bắt đầu ra nhánh; sau 60-70 ngày cây bắt đầu ra củ; sau 90-100 ngày củ phình to).

- Loại phân, liều lượng và cách bón được thể hiện như sau:

Bảng lượng phân bón tính cho một sào (500m2)

Loại phân Tổng lượng phân bón

(kg/sào) Bón lót (kg)

Bón thúc (kg) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3

Phân chuồng 1.000-1.500 1.000-1.500 0 0 0 U rê 8 1 3 2 2

Su pe lân 30 30 0 0 0 Kali sul phát 10 2 2 3 3

Vôi bột 20-30 20-30 0 0 0

Page 27: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 27

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Ghi chú: Có thể bón thêm tro bếp, hoặc thay tro bếp cho kali (2 -3 tạ/sào). Nén ăn lá chỉ thúc 2 lần. Có thể thay thế lân, kali bằng 25-30kg phân tổng hợp NPK 16-16-8.

Vôi được bón lúc cày vỡ đầu tiên để cải thiện độ chua đất, diệt mầm mống sâu bệnh và tăng độ dẻo đất nhằm chống nóng, chống hạn cho cây.

Bón lót bằng phân chuồng: Toàn bộ phân chuồng bón lúc trồng để làm đất tơi xốp, cung cấp mùn và dinh dưỡng cân đối trong thời gian dài. (Phân chuồng là chính, yêu cầu hoai mục, chất lượng tốt để giữ ẩm, giữ phân, cung cấp dinh dưỡng cân đối cho cây, phân chuồng cần kết hợp bón lót phân vô cơ. Bón thúc được chia thành 3 đợt, phân sử dụng cho các đợt bón thúc là phân Urê và Kali Sul-phát với liều lượng tương đương nhau.

2.6 Chăm sóc: - Phủ luống sau trồng: Sau trồng thường dùng vật liệu che phủ là rơm khô để phủ luống

giữ ẩm, chống cỏ dại, chống mưa to làm xói mòn, phá vỡ kết cấu của luống. Theo kinh nghiệm của người nông dân tốt nhất là phủ luống bằng lá cây lồng mức hoặc lá các loại cây phân xanh. Vì những lá cây này có hàm lượng đạm cao, khả năng phân hủy nhanh nên thuận lợi cho cây mọc. Che phủ không quá thưa vì hiệu quả giữ ẩm kém, cũng không quá dày làm cho cây nảy mầm và phát triển khó.

- Làm cỏ, bón thúc: Đợt 1 sau trồng từ 30-45 ngày tiến hành làm cỏ, xới xáo, vun gốc nhẹ (vun thấp), kết hợp bón thúc đợt 1 (bón lúc 50% số cây/ruộng có 2 lá thật, bắt đầu đẻ nhánh). Bón thúc đợt 1 sẽ làm tăng nhanh số lá/cây, cây đẻ nhánh nhiều, tập trung. Đợt 2 khoảng 60-70 ngày sau trồng. Bón thúc kết hợp với vun gốc lần 2 (vun cao) tạo điều kiện thuận lợi cho củ phát triển (khi có 50% cây/ruộng bắt đầu hình thành củ con sẽ làm tăng số củ/cây). Đợt 3 từ 90-100 ngày sau trồng, nhổ cỏ (không xới xáo và vun gốc, để giữ ẩm). Hoặc bón sau đợt 2 khoảng 20-25 ngày. Mục đích bón đợt 3 là nhằm giúp cho cây nuôi củ, cây lâu tàn và chống chịu tốt.

- Trồng xen, trồng gối: Trồng xen cây nén với cây dài ngày như cây sắn, cây ớt (cây trồng chính) hoặc các cây khác. Trồng nén cùng một lúc với cây trồng chính để tận dụng không gian, thời gian khi các cây này chưa khép tán hoặc ra hoa. Thu hoạch nén trước khi cây trồng chính hình thành và phát triển củ, hoa quả. Trồng gối: Sau khi cây hoàn thành thời kỳ cây con (2-3 lá thật) và chuyển sang thời kỳ phình to củ, ta có thể trồng gối các loại cây như đậu phụng, ngô rau… để tận dụng diện tích. Khi cây trồng gối phát triển mạnh thì cây nén đã bắt đầu hoàn thành chu kỳ sinh trưởng. Sau khi thu hoạch cây nén thì tiến hành thu hoạch cây trồng gối.

Chú ý: Nếu trồng nén lấy củ, không nên bón đạm nhiều lần. Nếu bón đạm nhiều lần sẽ làm cho cây đẻ nhánh nhiều, cây sinh trưởng dinh dưỡng mạnh (ra lá nhiều), củ không lớn, năng suất giảm. Nếu trồng nén lấy cây ăn lá như hành lá thì bón đạm sớm và 15-20 ngày thúc đạm 1 lần.

- Phòng trừ sâu bệnh: Nén là đối tượng ít bị nhiễm sâu bệnh vì trong cây có hàm lượng tinh dầu cao và có chất kháng sinh Aliin có khả năng kháng với một số bệnh hại và làm cho các loại sâu hại không thích. Trong điều kiện sản xuất nén ăn lá, trồng với mật độ dày, cây

Page 28: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 28

non, bón nhiều đạm, ruộng, ẩm thường xuất hiện một số loại sâu bệnh như sâu hại, bệnh hại… Có thể hạn chế bệnh thán thư (thối lá, thối cây) cần xử lý giống trước khi trồng bằng thuốc Rovral, Anvil, Validacin, Ridomyl... Sâu xanh, dòi đục lá có thể sử dụng Padan, Furadan rãi vào gốc hoặc phun theo liều hướng dẫn trên bao bì.

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp: - Biện pháp canh tác: Luân canh với cây trồng khác họ để cắt đứt cầu nối sâu bệnh giữa

các vụ. Chọn giống sạch bệnh (chọn củ ở cây khỏe, cây không bị nhiễm bệnh hoặc ruộng không bị nhiễm bệnh). Mật độ trồng thích hợp. Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali. Nên bón thêm phân chuồng hoai vào lần bón lót hoặc phân hữu cơ vi sinh. Hạn chế việc tưới Urê bằng cách phun phân bón lá, phân bón HCSH. Vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ, tưới nước đủ ẩm, tỉa bỏ lá, cây bị sâu bệnh.

- Biện pháp vật lý-cơ học: Làm đất phơi ải, xử lý vôi 20-25kg/sào, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh. Lên luống cao, thoát nước tốt, phủ rơm sạch để tránh mầm bệnh lây lan.

- Biện pháp sinh học: Hạn sử dụng thuốc trừ sâu để bảo tồn thiên địch, nhất là ong ký sinh, cóc, ếch, nhái...

Sử dụng các chế phẩm sinh học như AIM trừ dòi đục lá hành và thuốc điều hòa sinh trưởng như: Mimic, Atabron trừ sâu xanh da láng.

2.7 Thu hoạch: Sau trồng khoảng 6-7 tháng, củ to, sáng da, củ căng đều, lá già và khô dần thì bắt đầu thu hoạch. Thu hoạch củ vào ngày nắng ráo, thu hoạch cẩn thận tránh làm củ bị dập nát, bị tổn thương vì làm cho củ dễ thối trong quá trình bảo quản. Củ sau khi thu về phải được để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào làm cho trọng lượng tươi của củ giảm và làm giảm chất lượng củ. Tránh để củ trực tiếp trên nền xi măng dễ làm củ thối nhanh. Nếu thu lá, nén được phát triển bằng cách tách bụi. Nên cắt lá nén đều đặn, lá sẽ tiếp tục phát triển và cọng của cây vẫn mềm mại (mỗi đợt nên cắt ngắn còn chừng 10cm, mỗi mùa hè có thể cắt tỉa 2-3 đợt).

2.8 Bảo quản: Có thể tồn trữ nén để dùng trong mùa đông lạnh bằng cách giữ trong bao plastic, để trong freezer (tủ lạnh) hay ngâm lá và hoa trong giấm. Hoa nén giữ trong giấm trắng, đổi sang màu hồng nhạt rất đẹp, đồng thời có vị hành tây nhẹ rất dễ chịu. Theo kinh nghiệm của người dân, người ta sẽ trộn đất bột khô sạch hoặc cát mịn khô vào với củ nén thì bảo quản rất lâu và hiệu quả, giữ được trọng lượng củ trong thời gian dài. Có thể bảo quản nén bằng cách cho củ vào giỏ và treo lên trong nhà bếp (khối lượng ít). Không nên bảo quản củ, đặc biệt là củ giống trên nền xi măng vì làm củ hô hấp đọng nước, dễ bốc nóng và thối. Chiều cao của khối củ nén cất giữ không quá 10cm.

2.9 Để giống: Củ nén được chọn làm giống đuợc thu hoạch sớm hơn, chọn lọc kỹ hơn củ nén để ăn. Củ làm giống là những củ có đường kính từ 1-1,5cm, tròn, không bị sâu bệnh, xây xát và chưa nảy mầm. Củ chắc, vỏ láng, sáng và được bảo quản riêng. Củ có mầm dài khoảng 1-2mm, chưa ra rễ là tốt.

PGS, TS Lê Thị Khánh (Trường Đại học Nông Lâm Huế)

Page 29: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 29

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Điều nhuộm có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Mỹ, thuộc dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ. Dần dần được trồng phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới trên toàn cầu, trong đó có các nước Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, cây được trồng phổ biến từ Bắc chí Nam. Ở các tỉnh Tây Nguyên, Điều nhuộm được trồng khá tập trung để lấy hạt bán đi khắp nước.

Cây cho quả có vỏ mang nhiều lông gai, khi non màu xanh, lúc chín màu đỏ tía, sau khô dần chuyển qua màu nâu rồi nứt ra để lộ nhiều hạt màu đỏ nâu. Quả không ăn được, nhưng hạt được thu hoạch để làm chất nhuộm màu thực phẩm. Ở nước ta, hạt Điều được bày bán khá phổ biến ở các quầy hàng gia vị của nhiều chợ, từ thành thị đến nông thôn của nhiều tỉnh thành khắp nước. Khi sử dụng, người ta có thể ngâm hạt trong nước cho màu thẩm thấu ra dần hoặc đâm nhuyễn, hay nghiền nát cho vào dầu mỡ để chiên xào thức ăn, hay tẩm vào thịt, cá để tạo màu đỏ bắt mắt. Hạt cũng được phơi khô, nghiền nát để làm bột cà-ri, nên cây còn có tên là cây Cà-ri.

Ở các nước châu Mỹ La-tinh, Jamaica và Philippines, hạt Điều được dùng phổ biến như một chất phụ gia cho màu không vị của thực phẩm. Ở vùng nguyên sản, hạt được dùng để vẽ lên môi nên cây có tên là cây Son môi (Lipstick tree), ngoài ra còn có tên An-natto dye, Achiote.

Ngoài việc dùng cho thực phẩm, nhiều bộ phận của cây còn được dùng để hạ sốt và chữa lỵ. Nước sắc lá được dùng chống nôn mửa, điều trị chứng ợ nóng, bệnh tuyến tiền

liệt, đường tiết niệu và các chứng dạ dày. Hạt được dùng trị viêm xoang, hen suyển, chứng táo bón, cholesterol cao, huyết áp cao và rối loạn chức năng da...

Cây có hoa lớn, thường có 2 giống, giống cho hoa màu hồng và giống cho hoa màu trắng, nhưng giống màu hồng đẹp mã hơn; quả lúc chín trổ màu cũng đẹp mắt; nên có thể dùng làm cây cảnh rất phù hợp.

Thiết nghĩ, Điều nhuộm là một nguồn gen có giá trị nhiều mặt, cần nhân rộng để tôn tạo sân vườn, công viên, điểm xanh... đồng thời thu hạt để làm màu thực phẩm không gây hại sức khỏe.

Có thể nhân giống từ hạt hoặc giâm cành. Khi trồng cần lưu ý: Cây ưa sáng toàn phần, tránh nơi gió lùa mạnh vì lá cây rộng bản, phiến mỏng rất dễ bị tổn thương. Cây có thể sống được từ vùng đồng bằng thấp trũng cho đến vùng núi cao. Tên khoa học của cây là Bixa orellana, họ Bixaceae.

Đỗ Xuân Cẩm

ÑIEÀU NHUOÄM-CAÂY CAÛNH ÑA TAÙC DUÏNG

Quả Điều nhuộm

Page 30: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 30

Trong thời gian qua, cúm A/H1N1, cúm A/H5N1 đã xảy ra ở một số địa phương tại nước ta gây nguy cơ bùng phát dịch; đã có một số trường hợp bị tử vong. Đối mặt hiện nay là thời điểm thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, trong đó cúm A/H7N9 từ nước láng giềng Trung Quốc cũng đang có điều kiện xâm nhập vào nội địa Việt Nam qua con đường nhập lậu gia cầm ở biên giới và có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cộng đồng người dân. Vì vậy cần cảnh báo, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh ngoại nhập.

Đặc điểm bệnh cúm A/H7N9 Cúm A/H7N9 được xem là một loại cúm

gia cầm giống cúm A/H5N1 do virus gây nên, chúng được phát hiện tại Trung Quốc gần đây vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2013. Theo thống kê ghi nhận đến ngày 11/4/2013, Trung Quốc đã có 38 bệnh nhân ở Thượng Hải, Giang Tô, An Huy, Triết Giang... nhiễm cúm A/H7N9 làm cho 10 trường hợp bị tử vong. Cúm A/H7N9 và cúm A/H5N1 được gọi thông thường là cúm gia cầm, bệnh có nguy cơ lây lan từ các loại gia cầm bị nhiễm mầm bệnh sang người và theo Tổ chức Y tế Thế giới chưa có bằng chứng cụ thể xác định loại cúm này có khả năng lây truyền từ người sang người. Trước tình hình nhập lậu các loại gia cầm từ biên giới Trung Quốc sang Việt nam không kiểm soát được hết sẽ là yếu tố nguy cơ và thuận lợi để cúm A/H7N9 xâm nhập vào nước ta gây lây lan, bùng phát dịch nếu không có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn.

Cúm thông thường gây triệu chứng bệnh lý và có bệnh cảnh lâm sàng gần giống

nhau, thực tế cho thấy nhiều người đã bị mắc cúm một vài lần trong cuộc đời mình. Phần lớn người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà và khỏi bệnh mà không cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để điều trị. Bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng lâm sàng thông thường là hắt hơi, sổ mũi, ho khan, đau họng, đau mỏi người; nếu không có bội nhiễm và các biến chứng bất thường thì bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số loại cúm có thể lây lan mạnh, bùng phát thành những ổ dịch lớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của người dân.

Tại nước ta thời gian gần đây đã ghi nhận hai loại dịch cúm đáng chú ý là cúm gia cầm A/H5N1 và cúm đại dịch A/H1N1. Trường hợp mắc cúm gia cầm A/H5N1 xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2003, đến nay virus cúm này đã biến đổi thành một chủng có độc lực mạnh, gây tỷ lệ tử vong cao, có thời điểm chiếm tỷ lệ đến 100%. Cúm đại dịch A/H1N1 có nguồn gốc từ lợn lây lan sang người bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009 với tốc độ lây lan cao; đã có hàng ngàn người bị nhiễm virus cúm này và hơn 50 trường hợp tử vong; đến nay loại virus này tồn tại và gây bệnh giống như một loại cúm thông thường.

Hiện tại, cúm A/H7N9 được phát hiện tại Trung Quốc nên những bệnh nhân đã bị tử vong hoặc đang ở trong tình trạng nguy kịch được xác định đều có liên quan đến công việc giết mổ gia cầm với các triệu chứng mắc phải như ho, chóng mặt, sốt, khó thở, suy hô hấp... Vì vậy cúm A/H7N9 được khẳng định do nhiễm một loại virus có nguồn gốc từ gia cầm. Tổ chức Y tế Thế

CẢNH BçO CıM A/H7N9 XèM NHẬP VæO NỘI ĐỊA

Page 31: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 31

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

giới (WHO) thông báo đây là lần đầu tiên loại cúm này gây bệnh nặng ở trên người và chưa có bằng chứng xác nhận cụ thể bệnh có khả năng lây từ người sang người. Với những trường hợp đầu tiên bị nhiễm virus cúm A/H7N9 gây bệnh nặng và tử vong cho một số bệnh nhân ở Trung Quốc nên các nhà khoa học đang hết sức cảnh báo và theo dõi vì đặc điểm chung của các loại virus gây cúm thường có khả năng biến đổi cao. Nếu xuất hiện chủng virus cúm A/H7N9 mới đã biến đổi, có độc lực cao và có khả năng lây từ người sang người thì rất đáng lo ngại.

Nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập vào nội địa

Cục Y tế Dự phòng-Bộ Y tế cho biết trong 50 năm qua, virus cúm A/H7 đã thường xuyên xuất hiện trong các vụ dịch và trong 10 năm trở lại đây đã xảy ra 6 vụ dịch có chủng cúm A/H7N1, A/H7N2, A/H7N3... Đến cuối tháng 3 đầu tháng 4/2013 mới phát hiện trường hợp mắc cúm A/H7N9 lần đầu tiên tại Trung Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định chủng virus A/H7N9 là chủng virus cúm gia cầm đầu tiên lây sang người được ghi nhận và các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy một số đoạn gen của virus này có nguồn gốc từ gia cầm và đàn chim trời. Vì vậy cần phải

có những nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc gen để tiên lượng độc lực của chủng virus có ảnh hưởng đến mức độ nào nhằm có biện pháp xử trí phù hợp.

Đường lây truyền chủ yếu của virus cúm A/H7N9 là từ gia cầm sang người, còn khả năng lây truyền từ người sang người đang được các nhà khoa học nghiên cứu xác định. Nguyên nhân truyền bệnh chủ yếu là chất thải của gia cầm thải ra môi trường và từ môi trường mầm bệnh lây lan sang người. Đặc biệt đối với những người trực tiếp giết mổ, chế biến thực phẩm gia cầm có nguy cơ lây nhiễm cúm rất lớn. Điều này đã được khẳng định qua các trường hợp bị mắc bệnh và tử vong do nhiễm cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đều có liên quan đến công việc giết mổ, chế biến thực phẩm gia cầm với các biểu hiện của bệnh cúm thông thường như ho, chóng mặt, sốt, khó thở... Đặc tính của virus cúm là có sự đột biến và biến đổi cao nên thường có độc lực mạnh, từ đây có khả năng lây lan từ người sang người nhưng hiện nay chưa có bằng chứng rõ ràng.

Mới đây, Phòng thí nghiệm trọng điểm nguồn vi sinh học và miễn dịch học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố ghi nhận gen chủng virus cúm H7N9 hình thành từ sự kết hợp gen giữa chim hoang dã ở Đông Á với gà nuôi tại thành phố Thượng Hải, tỉnh Triết Giang và tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. Thêm vào đó, sự đột biến gen của bản thân virus này có thể là nguyên nhân khiến chủng virus H7N9 lây sang người và dẫn dến tỷ lệ tử vong cao. Khu vực châu thổ sông Trường Giang ở Trung Quốc có thể là nơi phát sinh ra nguồn gen kết hợp trên. Chủng virus mới có thể là kết quả từ sự kết hợp gen giữa chim hoang dã di chuyển từ

Cấu trúc của virus mới

Page 32: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 32

châu Âu sang châu Á với gen chủng virus cúm gà và vịt ở khu vực châu thổ sông Trường Giang.

Dù sao những trường hợp nhiễm bệnh và tử vong do nhiễm virus cúm A/H7N9 có khả năng từ gia cầm lây lan sang người lần đầu tiên phát hiện tại Trung Quốc đã được báo cáo và chưa có bằng chứng cụ thể lây từ người sang người nhưng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đã khuyến cáo cần thực hiện các biện pháp hữu hiệu là phòng ngừa, không tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không bảo đảm an toàn, chỉ sử dụng các sản phẩm gia cầm đã qua nấu chín kỹ. Một vấn đề cần quan tâm là chủ động thực hiện giải pháp ngăn chận chủng virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào nội địa nước ta để gây dịch bệnh.

Khó chẩn đoán, chưa có thuốc chữa và vaccine phòng bệnh cúm A/H7N9

Khó khăn hiện nay trong việc chẩn đoán các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 là bệnh cảnh lâm sàng tương tự như các bệnh cúm thông thường khác nên rất khó phân biệt. Hầu hết bệnh nhân nhiễm cúm đều có triệu chứng ho, sốt, viêm kết mạc; sau đó có thể có triệu chứng viêm phổi cấp tính.

Thuốc Tamiflu chữa bệnh cúm chưa xác định được hiệu lực đối với virus cúm A/H7N9 mới phát hiện này nên việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, đồng thời được xem như chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị có hiệu quả tốt nhất. Đối với chủng virus đã biến đổi, kết hợp với các chủng virus khác sẽ hình thành một chủng mới có độc lực cao thì nguy cơ bùng phát dịch là điều có thể xảy ra vì không có thuốc đặc hiệu nhằm khống chế. Hiện tại cũng chưa có vaccine để phòng bệnh cúm A/H7N9.

Tuy vậy, trước nguy cơ cúm A/H7N9 ngoại nhập từ Trung Quốc và khả năng ở một số nước khác như Campuchia, Lào... sẽ có nguy cơ lây lan vào nước ta với hậu quả bùng phát dịch bệnh khó lường, Bộ Y tế đã khuyến cáo cộng đồng người dân tích cực thực hiện một số biện pháp để chủ động phòng bệnh. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đặc biệt phải thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn; bảo đảm các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên hạn chế tiếp xúc và gần gũi với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, tránh thói quen đưa tay lên mũi và miệng; làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc; thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ, đồ vật chung quanh người bệnh bằng các chất tẩy rửa thông thường. Đồng thời chú ý nâng cao sức đề kháng và sức khỏe bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao hợp lý... Một vấn đề phải lưu ý là không buôn bán, giết mổ, sử dụng các loại gia cầm, gia súc bị ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc. Trường hợp bị nhiễm cúm, nên mang khẩu trang y tế để tránh sự lây truyền bệnh cho những người khác ở chung quanh. Khí có biểu hiện triệu chứng sốt cao, ho, đau ngực, khó thở... phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất và thuận tiện nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Cần cảnh báo và chủ động phòng ngừa cúm A/H7N9 xâm nhập vào nội địa nước ta và tại các địa phương có nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng các giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi trước khi dịch bệnh bùng phát với những hậu quả khó lường; khi đó thì đã quá muộn.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

Page 33: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 33

NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, là nơi để xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai còn là loại tài nguyên không tái tạo và có nguồn cung cố định.

Sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý là nhiệm vụ mang tính cấp bách và lâu dài của tỉnh ta, đây là vấn đề liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đất đai chỉ thật sự phát huy vai trò vốn có của mình dưới sự quản lý chặt chẽ, thống nhất, phù hợp của nhà nước. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, việc khai thác và sử dụng đất đai luôn bảo đảm nguyên tắc phục vụ lợi ích toàn xã hội.

Thừa Thiên Huế có diện tích không lớn, nhưng đất đai đa dạng và được hình thành từ các nhóm đất khác nhau. Với tổng diện tích tự nhiên 503.320,53ha, trong đó có nhiều loại đất hiệu quả khai thác chưa cao trong sản xuất nông nghiệp như: Đất cồn cát và cát ven biển, đất mặn, đất phèn, có 10 loại đất chủ yếu được phân bổ như sau:

- Đất cát: Nhóm này gồm có 2 loại: Cồn cát trắng và đất cát biển, có diện tích 43.962ha, chiếm 8,7% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, phân bổ dọc bờ biển từ Phong Điền đến Phú Lộc. Là loại đất nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng, một số vùng cát nội đồng còn có tầng kè dưới lớp cát khó thấm nước làm úng về mùa mưa, hạn về mùa khô. Một số diện tích đã được trồng cây lâm nghiệp và nông nghiệp, nhưng còn nhiều diện tích cần đầu tư, cải tạo mới khai thác được.

- Đất mặn: Có diện tích 6.290ha, chiếm 1,24% diện tích tự nhiên, phân bổ tại các vùng thấp của đồng bằng ven biển từ Phong Điền-Quảng Điền đến Phú Lộc. Đất này chịu ảnh hưởng xâm thực của nước biển, có hai loại đất mặn nhiều và mặn trung bình ít. Loại mặn trung bình ít dùng để trồng lúa nhưng năng suất thấp, cần phải có nước ngọt thường xuyên để hạn chế bốc mặn ảnh hưởng đến cây trồng.

- Đất phèn: Có diện tích 6.888ha chiếm 1,36% diện tích tự nhiên, phân bổ ở vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của nước sông và biển theo mùa tại cửa sông thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc. Thường ở vùng trũng khó thoát nước, chủ yếu bố trí trồng lúa, đây là loại đất khá tốt nhưng lại chứa các độc tố Al3+, SO42- gây chua ảnh hưởng đến cây trồng.

- Đất phù sa: Được hình thành do sự bồi đắp của các dòng sông có diện tích 41.002ha chiếm 8,11% diện tích đất tự nhiên. Có 7 loại: Đất phù sa được bồi, phù sa không được bồi, phù sa glây, phù sa có tầng loan lổ đỏ vàng, phù sa trên nền cát biển, phù sa úng nước, phù sa ven ngòi suối.

- Đất lầy và than bùn: Có diện tích 100ha chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên, phân bổ ở Phong Điền, Phú Lộc. Được hình thành ở vùng thấp, trũng, quanh năm đọng nước hoặc nơi có mực nước ngầm dâng cao. Đất này giàu mùn nhưng rất chua có hại cho cây trồng.

- Đất xám bạc màu: Có diện tích 800ha chiếm 0,16% diện tích đất tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở Phong Điền, A Lưới, thành phần cơ

ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

Page 34: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 34

giới nhẹ, thô, ở địa hình dốc nên quá trình rửa trôi mạnh nên tầng đất mặt trở nên bạc màu, khi canh tác cần đầu tư thâm canh và chống xói mòn nếu không đất sẽ trơ sỏi đá.

- Đất đỏ vàng: có diện tích 347.431ha chiếm 68,74% diện tích đất tự nhiên. Đất này chủ yếu là đất rừng, đất trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, ở gần khe suối nhân dân san phẳng để trồng lúa nước.

- Đất thung lũng dốc tụ: 640ha chiếm 0,13% đất tự nhiên, phân bổ ở Phong Điền, Hương Thủy, Phú Lộc. Loại đất này ở địa hình thấp trũng quanh các chân đồi núi, đất chua, hiện đang trồng lúa nước.

- Đất mùn vàng đỏ trên núi: Có diện tích 15.942ha chiếm 3,15% diện tích đất tự nhiên, phân bổ ở Phú Lộc, Nam Đông, Phú Lộc nằm ở độ cao 900m trở lên. Đất này trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 5.200ha chiếm 1,03% diện tích đất tự nhiên, phân bổ ở Hương Trà, Phong Điền, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới, đất không có kết cấu, sử dụng đất này rất khó khăn đòi hỏi đầu tư lớn với thời gian dài.

I. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ở Thừa Thiên Huế

1. Cơ cấu sử dụng đất a. Đất nông nghiệp Có 385.248,11ha chiếm 76,54% diện tích

tự nhiên của tỉnh, được phân bổ như sau: - Đất sản xuất nông nghiệp: Có

59.143,29ha chiếm 15,35% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm: 44.364,80ha (trồng lúa 32.086,55ha, đất cỏ dùng cho chăn nuôi 125,83ha, đất trồng cây hàng năm khác 12.152,42ha). Đất trồng cây lâu năm: 14.778,49ha (Cây công nghiệp lâu năm 10.010,18ha, chủ yếu cây cao su và cà phê).

- Đất lâm nghiệp: Có 319.958,78ha (rừng sản xuất 140.086,11ha, rừng phòng hộ 100.805,64ha, rừng đặt dụng 79.067,03ha). Chiếm 83% đất nông nghiệp. Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặt dụng chủ yếu tập trung ở khu vực đầu nguồn các hệ thống sông lớn như sông Bồ, sông Hương.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Có 5.848,62ha (đất nuôi trồng nước lợ, mặn 4.465,32ha, nước ngọt 1.383,30ha), chiếm 1,51% diện tích đất nông nghiệp. Trong những năm gần đây diện tích đất nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng. Các huyện có nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển mạnh như: Quảng Điền (889ha), Phú Vang (1.918ha), Phú Lộc (1.408ha), Phong Điền (759ha).

b. Đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp có 85.567,07ha chiếm

17% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó: Đất ở: Có 17.786,14ha, (đất ở tại đô thị 4.175,06ha, đất ở tại nông thôn 13.611,08ha) chiếm 20,78% đất phi nông nghiệp. Đất chuyên dùng: Có 25.870,59ha, chiếm 30,23% diện tích phi nông nghiệp. Đất tôn giáo tín ngưỡng: 1.010,57ha; chiếm 1,18% đất phi nông nghiệp. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 9.696,35ha, chiếm 11,33%. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 31.192,34ha (sông ngòi, kênh rạch, suối: 8.240,57ha, mặt nước chuyên dùng: 22.951,77ha) chiếm 36,45% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 6,19% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

c. Đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng có 32.505,34ha chiếm

6,46% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó đất bằng chưa sử dụng 6.619,78ha, đất đồi núi chưa sử dụng 25.166,86ha, núi đá không có rừng cây 718,70ha. Diện tích đất chưa sử dụng phân bổ rãi rác, phần lớn nằm ở các vùng có địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn tập

Page 35: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 35

NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

trung ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang.

2. Mức độ thích hợp của đất so với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội

Qua hiện trạng sử dụng đất cho thấy đất đã được sử dụng 93,54% so với đất tự nhiên, phần lớn đất đã được sử dụng ổn định và có hiệu quả. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển chuyển hướng theo cơ cấu Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp nên ngoài một số diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng thì phần lớn đất đai phục vụ cho nhu cầu phát triển là do chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất với nhau để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Những tồn tại trong sử dụng đất, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục

Trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Việc khai thác sử dụng đất hợp lý đã góp phần rất lớn cho những thành tựu mà tỉnh đạt được cả về kinh tế và xã hội. Do đó đất đai là tài sản đặc biệt, các quan hệ về đất đai rất phức tạp, chính sách về đất đai đang từng bước được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, nhận thức của người dân về quyền sở hữu đất đai không giống nhau nên dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý sử dụng đất. Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, thiếu, chưa đồng bộ và chất lượng chưa cao, chưa lập được quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch ngành; định hướng chưa rõ, tầm nhìn chưa xa dễ bị lạc hậu làm ảnh hưởng rất lớn đến quản lý và đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội. Một số địa phương, tổ chức, cá nhân chưa thật sự coi trọng hiệu quả sử dụng đất dẫn đến sử dụng đất một cách tùy tiện, lãng phí, vi phạm quy hoạch đã được duyệt. Trong quá trình sử dụng đất, các doanh

nghiệp còn xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường dẫn đến ô nhiễm, hủy hoại đất.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác quản lý còn lỏng lẻo đồng thời ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm chỉnh Luật Đất đai.

Để khắc phục trình trạng này, đối với nhà nước cần coi trọng công tác quản lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường hơn nữa việc xây dựng và quản lý quy hoạch đã được duyệt, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức và thực thi pháp luật của các cấp, các ngành. Người sử dụng đất tiến tới giảm dần các vi phạm về đất đai, môi trường, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

II. Định hướng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

1. Quan điểm sử dụng đất đến năm 2020 Đất đai là tài nguyên có hạn, việc sử dụng

đất phải vì sự phát triển của con người. Vì vậy, quan điểm tổng quát trong việc khai thác sử dụng đất phải phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhằm phát huy được nguồn lực, lợi thế của từng địa phương. Đồng thời phải xuất phát từ tình hình đất đai cụ thể, phù hợp với định hướng chung trong khai thác sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng Trung Bộ. Trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, một số quan điểm khai thác sử dụng quỹ đất làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

1) Sử dụng đất đai phải trên quan điểm bền vững như: Tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu theo định hướng phát triển kinh tế xã hội. Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.

Page 36: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 36

2) Để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2020 cần phải đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa được đặt lên vị trí hàng đầu. Vì vậy tỉnh phải giành quỹ đất thích đáng và hợp lý để phát triển các khu thương mại-dịch vụ, khu công nghiệp tập trung, một số điểm xử lý chất thải công nghiệp, tăng hệ số sử dụng đất xây dựng, sử dụng đất có hiệu quả. Dành quỹ đất cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và vùng Trung Bộ.

3) Trong những năm tới nông nghiệp của tỉnh vẫn là ngành mang lại nguồn thu nhập chính cho đại bộ phận nông dân. Tuy nhiên, dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế sẽ có một số diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các loại đất khác. Để góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia và ổn định đời sống nông dân thì tỉnh chủ trương phải duy trì diện tích đất nông nghiệp ở một tỷ lệ hợp lý, đặt biệt là đất trồng lúa. Đồng thời tăng cường các biện pháp thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và hiệu quả sản xuất trên từng đơn vị diện tích. Phát triển nông nghiệp toàn diện và tổng hợp tạo bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chú trọng phát triển lúa chất lượng cao, tăng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất canh tác trong nông nghiệp được xem xét một cách tổng hợp về điều kiện sinh thái môi trường phù hợp với tính chất đất, điều kiện thủy văn, hiệu quả mang lại, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

4) Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ từng bước bố trí lại hệ thống dân cư nông thôn, khu tái định cư dân thủy diện trên sông trên phá đáp ứng nhu cầu ăn ở, môi

trường sống và điều kiện văn hóa tinh thần của nhân dân. Hình thành các khu trung tâm cụm dân cư tập trung thông qua mở rộng khu dân cư cũ hoặc hình thành khu dân cư mới có quy mô đủ lớn để tiết kiệm đất xây dựng cơ sở hạ tầng. Chú trọng bố trí dân cư kết hợp với phát triển giao thông, thủy lợi, kết hợp với bảo vệ an ninh chính trị.

5) Khai thác sử dụng đất phải coi trọng mục tiêu phòng thủ an ninh Quốc gia, ưu tiên bố trí những địa thế tự nhiên thuận lợi kết hợp kinh tế với quốc phòng.

2. Định hướng sử dụng đất năm 2020 a. Đối với đất nông nghiệp Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật

pháp, chính sách đồng bộ về phát triển nông nghiệp; hệ thống quản lý và bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, các giống cây trồng, vật nuôi, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác sử dụng trong nông, lâm, ngư nghiệp; các phương pháp canh tác tiên tiến và vấn đề bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường sự phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, môi trường và các cơ quan quản lý khác.

Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ quản lý ở địa phương nhằm nâng cao năng lực đội ngũ quản lý cho phát triển nông nghiệp bền vững. Quy hoạch phát triển nông thôn, khuyến khích đô thị hóa nông thôn một cách hợp lý thông qua các chính sách tài chính, phát triển công nghệ và chính sách dân số, nhằm tạo sự phát triển bền vững ở cả nông thôn và đô thị, tạo lập mối quan hệ hợp lý về phân công lao động, trao đổi và thúc đẩy lẫn nhau giữa nông thôn và đô thị, làm cho đời sống vật chất ở nông thôn ngày càng đầy đủ tiện nghi và đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng văn minh, tiến bộ.

Page 37: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 37

NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi, tích tụ ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, phân tán, tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo những phương thức lớn, hiện đại. Xây dựng và thực hiện những chương trình nâng cao năng suất đất đai, sử dụng hợp lý nguồn nước ở các địa phương, áp dụng những hệ thống sản xuất kết hợp nông-lâm-ngư nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các loại tài nguyên đất, nước và khí hậu. Mở rộng sản xuất và thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dùng niềm tin vào mức độ vệ sinh, an toàn của nông sản, thực phẩm. Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi, lương thực, rau, hoa quả, gỗ rừng trồng để tăng chủng loại, quy mô và hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm, rừng kinh tế. Cải thiện chất lượng môi trường công nghiệp chế biến. Hoàn thiện các hệ thống kho lưu giữ, bảo quản, hệ thống chế biến và phân phối lương thực, thực phẩm ở cấp tỉnh huyện.

Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp, giống cây trồng vật nuôi và sử dụng nguồn lao động nông thôn. Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định, giảm bớt sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị. Củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống dịch vụ kỹ thuật hiện có đối với các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi. Thiết lập một hệ thống hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ nông sản. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển các công trình thuỷ lợi nhằm tăng diện tích được tưới tiêu chủ động. Giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho người

dân và vật nuôi ở những vùng dân cư nghèo. Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp

phi nông nghiệp ở nông thôn phải đi đôi với việc xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp, làng nghề tập trung, có đủ kết cấu hạ tầng bảo đảm hạn chế khả năng gây ô nhiễm. Nghiên cứu để hình thành mạng lưới các tổ chức làm công tác tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống. Chủ động quy hoạch và xây dựng các cụm làng nghề, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung ở vùng nông thôn để phát triển kinh tế, đồng thời làm giảm ô nhiễm môi trường do các ngành nghề này gây ra.

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao, không thoái hóa, không làm tổn hại tới đa dạng sinh học. Hình thành các trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, nhập khẩu có chọn lọc và thẩm định kỹ những giống cây trồng, vật nuôi của nước ngoài. Phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón phân giải chậm phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái. Mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi của địa phương. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến để bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.

b. Đất phi nông nghiệp Đến năm 2020 được sử dụng theo hướng

rà soát các loại đất sử dụng ít hiệu quả, còn lãng phí để bổ sung đất phát triển các khu công nghiệp, phát triển hạ tầng.

Page 38: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 38

Diện tích đất phi nông nghiệp sẽ có 87.400ha chiếm 17,36% đất tự nhiên, trong đó: đất quốc phòng: 1.520ha tăng 150ha so năm 2010 chiếm 1,78% đất phi nông nghiệp; đất an ninh: 1.825ha tăng 105ha, so năm 2010 chiếm 2,13% đất phi nông nghiệp; đất bãi rác, xử lý chất thải: 190ha tăng 116ha, chiếm 0,22% so với đất phi nông nghiệp; đất khu công nghiệp: 3.930ha tăng 3.553ha, chiếm 4,59% đất phi nông nghiệp. Đối với đất nghĩa địa: Chấn chỉnh và tăng cường quản lý đất xây dựng mồ mã, cấm mở rộng đất nghĩa địa trên đất nông nghiệp. Bên cạnh đó vận động nhân dân thay đổi tập quán chôn cất từ “địa táng” sang “hỏa táng” mục đích là giảm đất nghĩa địa.

3. Một số chính sách sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất:

* Về chính sách, pháp luật: Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các

chính sách và pháp luật về quyền sở hữu, sử dụng và quản lý nhà nước về đất đai. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin về tài nguyên đất. Quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên đất đối với tất cả các đối tượng sử dụng đất. Tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách, các quy định về quản lý đất dốc, đất lưu vực sông và đất ngập nước. Lồng ghép tốt hơn nữa các chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hóa và sử dụng đất bền vững.

* Về kinh tế: Điều hòa sự phân bố dân số và di dân giữa

các vùng nhằm giảm áp lực của dân số đối với tài nguyên đất. Có những giải pháp hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực vùng núi, định canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mòn đất. Xây dựng các chương trình tổng hợp nhằm bồi dưỡng, “trẻ hóa” đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng đông dân.

Nghiên cứu và áp dụng các hệ thống sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp liên hoàn ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.

* Về kỹ thuật: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp

(nông học, sinh học, hóa học, cơ học...) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu. Thực hiện tuần hoàn hữu cơ trong đất. Trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất và thực hiện các hệ thống nông-lâm-súc kết hợp ở vùng đất dốc. Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ cân bằng sinh thái và điều hòa các tác động lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi. Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông-lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất và sử dụng bền vững đất dốc.

* Về nhận thức: Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử

dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất. Đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến thức của nhân dân về công nghệ, kỹ thuật sử dụng và quản lý đất. Tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng áp dụng các mô hình tiên tiến về sử dụng bền vững tài nguyên đất.

Hoàng Trung Ân (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Page 39: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 39

VĂN HÓA - XÃ HỘI

IV. Nhận xét 1. Về đặc điểm phân bố, loại hình và

niên đại: a. Về đặc điểm phân bố. - Giếng cổ trong khu vực Hoàng Thành-

Tử Cấm Thành. + Khu vực Tiền Triều, nơi phục vụ cho các

lễ nghi tuyệt đối không có giếng nước. Điều này có thể là do quan niệm của người xưa về địa lý phong thuỷ: hạn chế tối đa mọi sự đụng chạm vào lòng đất tại khu vực được coi là “rốn rồng” nhằm bảo đảm sự yên ổn, bền vững của triều đại. Có lẽ do quan niệm này chi phối nên không chỉ khu vực Tiền Triều không có giếng mà toàn bộ khu vực suốt dọc trục trung tâm của Hoàng Thành-Tử Cấm Thành, mà chúng tôi thường gọi là “vùng chủ trục” đều không thấy có giếng đào;

+ Tại khu vực vườn Ngự ở phía đông bắc không thấy có giếng đào, nhưng chưa chắc chắn. Nhiều khả năng tại đây đã từng có giếng nhưng đã bị lấp. Ngoài ra, tại khu vực này cũng có rất nhiều hồ ao (diện tích hồ ao chiếm khoảng 3/4 diện tích toàn khu vực) có lẽ vì thế nên người ta không nhất thiết phải đào nhiều giếng;

+ Tại khu vực các miếu thờ, số lượng giếng đào khá hạn chế, cụ thể là mỗi điểm (dù diện tích rất lớn) cũng chỉ được bố trí từ

01 đến 02 giếng. Và phần lớn giếng đều được bố trí ở đầu hồi phía tây-nam của nhà bếp hay nhà kho để tiện cho việc dùng nước trong việc nấu nướng, sinh hoạt…

+ Trong khu vực Tử Cấm Thành, các giếng đào tập trung nhiều ở phía đông hơn (3/4 chiếc), ở phía tây chỉ có 01 chiếc tại khu Lục Viện. Điều cần lưu ý như ở trên chúng tôi đã đề cập là, dọc trục trung tâm hoàn toàn không có chiếc giếng nào. Với số lượng chỉ có 04 chiếc giếng trên một khu vực rộng lớn (khoảng 9ha) lại tập trung rất nhiều công trình kiến trúc phục vụ nhà vua và gia đình sinh hoạt, điều đó khiến chúng ta có quyền nghĩ rằng, vương triều Nguyễn rất thận trọng, cân nhắc khi bố trí cho đào giếng bên trong khu Nội Đình.

+ Khu vực các cung điện dành cho Thái hậu ở phía tây dường như không bị hạn chế việc đào giếng, đặc biệt là tại cung Diên Thọ (có đến 04 giếng đào trong thời Nguyễn). Điều này thể hiện sự ưu ái đặc biệt của các vua triều Nguyễn dành cho Thân mẫu của mình.

+ Cũng cần chú ý rằng, tại tất cả các khu vực có giếng đào trong thời Nguyễn (không chỉ tại khu vực Hoàng Thành-Tử Cấm Thành mà trên tất cả các di tích thuộc Kinh Thành), dù nhiều hay ít thì các giếng trên đều được phân bố ở hai bên trục kiến trúc công trình

HỆ THỐNG GIẾNG CỔ TRIỀU NGUYỄN: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN-VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

LTS: Bản tin Khoa học và Công nghệ số 3/2013 đã giới thiệu bài viết “Hệ thống giếng cổ triều Nguyễn: Lịch sử ra đời và phát triển-Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị” của tác giả Trịnh Nam Hải. Tuy nhiên, do khuôn khổ hạn hẹp của một bản tin, chúng tôi chỉ mới giới thiệu phần đầu của bài viết (Đặt vấn đề, Giếng trong khu vực Hoàng Thành-Tử Cấm Thành, Giếng khu vực Kinh Thành, Hệ thống giếng ở các lăng). Trong Bản tin Khoa học và Công nghệ số này, chúng tôi xin trân trọng được giới thiệu phần tiếp theo của bài viết.

Page 40: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 40

hoặc tại các góc khuất, tuyệt đối không có hiện tượng đào giếng trên trục trung tâm của kiến trúc. Điều này cho thấy, việc đào giếng dưới thời Nguyễn đã tuân thủ rất nghiêm ngặt những nguyên tắc quy định về phong thuỷ và kiến trúc. Tuy nhiên, về vấn đề này cần có sự đầu tư nghiên cứu kỹ càng hơn và đây là vấn đề mà chúng tôi đang tiếp tục triển khai;

+ Một đặc điểm nữa cũng cần lưu ý là, ngày xưa sau khi đã đào được giếng người ta rất kiêng chuyện lấp bỏ. Cổ nhân có câu: “Cải ấp bất cải tỉnh” (tức là thay đổi chỗ ở chứ không thay giếng đào), nguyên do là việc đào giếng, xây giếng không phải đơn giản, lại đụng chạm rất nhiều đến các quan niệm về đất đai phong thủy. Bởi vậy, theo chúng tôi, dù qua thời gian các cung điện có thể có sự dịch chuyển, thay đổi vị trí nhưng các giếng cổ thì vẫn còn nguyên vẹn. Chúng ta có thể dựa vào đặc điểm này để xác định quy hoạch cung điện nguyên thủy cũng như sự thay đổi của quy hoạch trên qua thời gian.

- Khu vực Kinh Thành: + Giếng trong khu vực Kinh Thành được

phân bố ở ba khu vực chính, một là tại các khu tập trung dân cư (làng, xóm), một số ít trong các khu công sở như Tam Tòa, Lục Bộ… số còn lại trong các hộ gia đình;

+ Cũng như các giếng ở trong Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, các giếng nước khu vực Kinh Thành đều được bố trí ở các vị trí thuận lợi cho việc sử dụng như gần bếp, đầu hồi, hoặc phía sau nhà;

+ Với số lượng 30 giếng thống kê được qua lần khảo sát này, trên địa bàn 04 phường thuộc Kinh Thành (Thuận Thành (06); Thuận Lộc (05); Thuận Hòa (11); Tây Lộc (08) thì quả thật số lượng giếng đào dưới

triều Nguyễn ở khu vực Kinh Thành quá khiêm tốn so với tỷ lệ người dân sống trên một địa bàn rộng trên 360ha (không loại trừ số giếng bị lấp, giếng chưa thống kê). Phải chăng ở thời điểm đó mật độ dân số trong khu vực này chưa nhiều, thêm nữa với một số lượng trên 40 ao, hồ cùng hệ thống sông Ngự Hà… là nguồn nước dồi dào cung cấp cho người dân sử dụng.

- Khu vực các lăng triều Nguyễn: + Số liệu khảo sát, thống kê cho thấy với

06 lăng chỉ có 12 giếng, phân bố không đồng đều, giữa các lăng, ví dụ lăng Tự Đức có đến 04 giếng trong khi đó ở lăng Gia Long và Minh Mạng với diện tích hàng trăm ha lại chỉ có hai giếng cho mỗi lăng. Với lăng Tự Đức không chỉ là nơi an táng mà còn là nơi nghỉ ngơi thưởng ngoạn của nhà vua khi còn sống, vì thế chúng ta thấy ở đây có khá nhiều công trình phục vụ sinh hoạt của nhà vua và những người liên quan có lẽ vì vậy mà ở đây người ta bố trí đến 04 giếng;

+ Ở lăng Minh Mạng, Gia Long, tại các lăng này mỗi lăng chỉ có 02 giếng, tuy nhiên khu vực này có khá nhiều hồ nước rộng, suối, nguồn nước tự nhiên rất dồi dào và có lẽ vì thế khi xây dựng lăng người ta sử dụng nguồn nước tự nhiên là chính, giếng chỉ chỉ dùng cho ăn uống sinh hoạt…

2. Về đặc điểm loại hình-Vật liệu, kỹ thuật xây dựng giếng

- Loại hình giếng: Kết quả khảo sát trong tổng số 57 giếng,

cho thấy: + Giếng tròn 26 (tỷ lệ 45,61%); + Giếng vuông 31 (tỷ lệ 55,36%). Một thực tế là trong số 15 giếng ở

Hoàng Thành-Tử Cấm Thành thì chỉ có 03 giếng tròn, tương tự như vậy ở các lăng

Page 41: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 41

VĂN HÓA - XÃ HỘI

tổng số giếng là 12 cũng chỉ có 4 giếng tròn, trong khi đó tổng số giếng ở Kinh Thành là 30 thì lại có đến 19 giếng tròn, sự chênh lệch về số lượng giếng tròn và giếng vuông giữa các khu vực cho phép chúng ta đặt ra câu hỏi.

* Tại sao tỷ lệ giếng vuông ở khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành và các lăng triều Nguyễn cao hơn hẳn so với khu vực Kinh Thành? Phải chăng có một định chế nào qui định của chính quyền trung ương lúc bấy giờ?

* Có hay không việc kế thừa cả về mặt về kỹ thuật đào giếng, cũng như việc sử dụng lại giếng của cư dân bản địa?

Sự áp đảo của loại hình giếng vuông so với giếng tròn cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách giếng Chăm đối trong kỹ thuật đào giếng thời Nguyễn tại khu vực Huế khá rõ nét. Như chúng ta đã biết, những chiếc giếng cổ được phát hiện qua đợt khai quật khảo cổ học tại kinh thành Thăng Long-Hà Nội đều là những chiếc giếng tròn. Điều đó chứng tỏ qua suốt cả ngàn năm lịch sử, phong cách chủ đạo của giếng Việt là giếng tròn, tức là hoàn toàn khác so với giếng Chăm ở Đàng Trong-vốn quen với phong cách giếng vuông.

Rõ ràng là hệ thống giếng Kinh đô Huế dưới thời Nguyễn, vừa kế thừa truyền thống dân tộc trong kỹ thuật đào giếng, vừa tiếp thu và phát huy những nét ưu việt của kỹ thuật giếng Chăm (người bản địa) đã tạo nên một hệ thống giếng phong phú, được xây dựng công phu, gồm cả hai phong cách giếng tròn và giếng vuông, phản ánh sự kết hợp hài hòa, giao thoa văn hóa giữa dân tộc Việt và dân tộc Chămpa trong lịch sử.

- Về vật liệu-Kỹ thuật xây dựng: Hệ thống giếng cổ tại Huế, dù là loại

hình giếng tròn hay giếng vuông đều có một số đặc điểm sau:

+ Vật liệu chính xây dựng các giếng này chủ yếu có 03 loại: Gạch vồ hoặc gạch thẻ; đá gan gà (đá núi); đá Thanh; một vài giếng còn sử dụng đá sa thạch, ván gỗ Lim lót dưới đáy;

+ Có thành xây kiên cố bằng gạch vồ hoặc bằng đá (chủ yếu là loại đá gan gà-đá núi), thành giếng có vữa liên kết; độ cao trung bình của thành giếng là từ 0,50m đến 0,60m; độ dày trung bình 0,30m;

+ Lòng giếng đều được xây kè công phu, vật liệu kè giếng là gạch vồ hoặc đá núi (chỉ có một trường hợp kè bằng đá tổ ong); giữa các lớp gạch hay đá không dùng vữa liên kết;

+ Tại một vài giếng, thành giếng (phần nổi trên mặt đất) như giếng Thanh Phương, một số giếng trong khu vực Hoàng Thành-Tử Cấm Thành… gép bằng những viên đá Thanh được gia công cẩn thận, thậm chí có giếng, thành giếng được ghép đá sa thạch mịn, như giếng ở lăng Minh Mạng.

+ Một số giếng, lòng giếng được xếp kè bằng gạch vồ thì đều kè ngang viên gạch, hướng phần lưng(tức phần dài nhưng mỏng nhất) ra ngoài. Điều này hơi khác cách kè gạch lòng giếng ở một số giếng cổ phát hiện tại khu vực Ba Đình-Thăng Long. Qua khảo sát một số giếng cổ phát hiện được tại đây (Huế) chúng tôi thường thấy có hai cách xây kè lòng giếng bằng gạch vồ như sau: Cũng là kè ngang viên gạch nhưng xếp phần mặt cuối viên gạch(mặt có các cạnh ngắn nhất) hướng ra ngoài. Không kè ngang mà kè hai viên gạch chéo hình chữ V, tạo nên những lớp sóng như vẩy cá). Trường hợp lòng giếng kè đá thì các viên đá núi đều được cắt mài cẩn

Page 42: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 42

thận để có độ phẳng tương đối, Viên đá cũng được kè ngang, hướng phần lưng ra mặt trước để tạo độ vững chắc cho lớp kè.

3. Về niên đại của giếng Như đã trình bày trong phần mở đầu, khó

khăn không nhỏ trong quá trình triển khai đề tài là việc xác định niên đại của hệ thống giếng cổ, bởi hầu hết các nguồn sử liệu chính thống trong các Bộ sử triều Nguyễn không đề cập đến việc xây dựng giếng nước, trong-khi đó giếng nước gắn liền với các công trình kiến trrúc triều Nguyễn từ chốn Hoàng cung đến các lăng tẩm cũng như trong các khu dân cư trong Kinh Thành. Tuy nhiên, mối quan hệ mật thiết giữa hệ thống giếng cổ triều Nguyễn gắn liền với lịch sử xây dựng các công trình kiến trúc như cung điện, miếu thờ, lăng tẩm, các khu dân cư…, kết hợp với vật liệu, kỹ thuật xây dựng giếng đã phần nào giúp chúng tôi xác định niên đại, thời điểm xây dựng giếng. Một trong những căn cứ đó là những ký tự trên các viên gạch vồ tại một số giếng nước… trùng hợp, tương đồng với vật liệu xây dựng các công trình kiến trúc; Giếng nước chỉ được xây dựng khi ở nơi đó có nhu cầu sử dụng, giếng nước được xây dựng khi ở đó có sự sống, đó chính là cơ sở cho phép chúng ta khẳng định, sự có mặt của các giếng nước gắn liền với việc xây dựng công trình kiến trúc thuộc triều Nguyễn, bởi lý do nước cung cấp trong quá trình xây dựng, nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt…

Từ những căn cứ trên chúng ta có thể kết luận niên đại của hệ thống giếng dưới triều Nguyễn gắn liền với sự ra đời, và phát triển của triều Nguyễn trong lịch sử, từ nửa đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Tất nhiên không thể phủ nhận trong quá trình xây dựng, tồn tại và phát triển các vua triều

Nguyễn bên cạnh việc mang phong cách truyền thống trong việc đào giếng (giếng tròn) của người Việt, vẫn không quên tiếp thu, kế thừa phong cách đào giếng của người dân bản địa (người Champa).

4. Về hiện trạng Trong một thời gian dài hệ thống giếng cổ

dưới triều Nguyễn đã gắn bó, phát huy tối đa công năng của mình phục vụ cho các sinh hoạt của Hoàng cung, cho cộng đồng dân cư. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử… hệ thống giếng cổ dưới triều Nguyễn dần bị mất vai trò, rơi vào lãng quên, nhất là khi bắt đầu có sự xuất hiện của hệ thống nước sạch. Tình trạng nhiều giếng bị lấp chỉ vì những lý do tưởng như rất đơn giản như không không còn nhu cầu sử dụng, hay lấp giếng để mở rộng phòng học (trường hợp 03 giếng ở phủ Nội Vụ), lấp giếng để mở rộng diện tích sân vườn…

Kết quả khảo sát cho thấy một thực tế đáng lo ngại là 85% hệ thống giếng cổ triều Nguyễn đang có nguy cơ trở thành những phế tích, thực tế này không chỉ diễn ra ở hệ thống giếng trong khu vực Kinh Thành (04 phường Nội Thành-khu dân cư) mà ngay cả ở những khu vực được coi là có chế độ quản lý khá tốt như Hoàng Thành-Tử Cấm Thành; các lăng vua triều Nguyễn. Đã đến lúc cần có

Giếng ở cung Diên Thọ

Page 43: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 43

VĂN HÓA - XÃ HỘI

những hành động kịp thời, hiệu quả nhằm từng bước khôi phục diện mạo ban đầu của hệ thống giếng cổ, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các giá trị của hệ thống giếng cổ trong lịch sử, để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực trong công tác phục hồi, bảo tồn, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng nguồn nước các giếng tốt phục vụ dịch vụ, hướng dẫn tham quan du lịch…

Một thực tế là sau năm 1945, khi triều Nguyễn sụp đổ, những người tiếp tục quản lý hệ thống kiến trúc cung đình dường như lãng quên hệ thống các giếng đào xưa. Những giếng có cơ may tồn tại tiếp tục được sử dụng thường là nơi có người đang sống gần giếng, số còn lại đều bị bỏ hoang rồi trở thành phế tích, không ít giếng đã bị lấp bỏ. Mặc dù vậy, trong khu vực kiến trúc cung đình Huế vẫn còn đến hàng chục chiếc giếng, tất cả đều rất đẹp và được xây dựng công phu cũng đang trong tình trạng báo động về sự xuống cấp nếu không có những giải pháp đồng bộ kịp thời. Hệ thống giếng này nếu được bảo tồn, tu bổ để phát huy tác dụng phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tốt đẹp. Có thể nói những chiếc giếng cổ luôn luôn hấp

dẫn du khách bởi xung quanh chúng luôn luôn ẩn chứa những huyền thoại kỳ bí. Tiến sĩ Phan Thanh Hải kể câu chuyện về một giếng cổ tại Cố Cung Bắc Kinh trong một dịp công tác,… khi đến đây ai cũng khao khát được tận mắt trông thấy Trân Phi Tỉnh - chiếc giếng mà nàng Trân Phi xinh đẹp của vua Quang Tự đã bị ném xuống do trái ý Thái hậu Từ Hy!

Và những chiếc giếng cổ trong chốn cung điện Huế cũng không kém phần hấp dẫn, thi vị. Chúng tôi đã từng chứng kiến rất nhiều du khách đứng băn khoăn, thẫn thờ bên cạnh chiếc giếng vuông sau cửa Vụ Khiêm (lăng Tự Đức) hay chiếc giếng tròn sau nhà Tả Vu (điện Cần Chánh). Đáng tiếc thời gian qua chúng ta chưa làm tốt, phát huy không hiệu quả những gì mình đang có! Hãy tưởng tượng, giữa mùa hè oi ả này khi vào thăm cung Diên Thọ, nơi từng sinh sống của các bà Thái Hậu triều Nguyễn, lại được tự tay múc một gàu nước trong veo, mát lạnh từ một chiếc giếng cổ để rửa mặt thì tuyệt vời làm sao. Rồi trong lúc ngồi nghỉ, bạn lại được mời uống một chén trà thơm lựng pha bằng chính nguồn nước giếng ấy, được người bán trà (hoặc hướng dẫn viên du lịch) kể về những huyền thoại xung quanh chiếc giếng cổ, về cách chế biến trà, pha trà cầu kỳ công phu của các ông hoàng bà chúa xưa...! Nước giếng trong lành, thơm mát cũng là loại nước tốt nhất dùng để dâng cúng Phật, Thánh. Và chúng tôi mong sẽ có một ngày những chiếc giếng cổ trong khu vực Hoàng Thành-Tử Cấm Thành, cũng như giếng tại các lăng lại được hồi sinh, những giá trị đích thực của hệ thống giếng cổ sẽ làm phong phú thêm món ăn tinh thần cho du khách khi đến nơi này thăm quan thưởng ngoạn. Giếng ở phường Thuận Hòa

Page 44: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 44

V. Bảo tồn và phát huy hệ thống giếng cổ Có thể thấy sự tồn tại của hệ thống các

giếng cổ triều Nguyễn, khu vực Kinh Thành nói chung, trong Hoàng Thành-Tử Cấm Thành và các lăng vua nói riêng, đã có vai trò quan trọng, đóng góp xứng đáng trong đời sống xã hội suốt một chặng đường dài lịch sử của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam-triều đại Nhà Nguyễn (đầu thế kỷ 19).

Vì vậy, việc bảo tồn, tu bổ, phục hồi hệ thống giếng cổ triều Nguyễn là việc làm cần thiết lúc này, nhằm phát huy tốt nhất, đầy đủ nhất các giá trị của hệ thống giếng cổ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan của các đối tượng du khách, từng bước khai thác giá trị nguồn nước từ các giếng trong hoạt động dịch vụ, góp phần đáng kể cho công tác quảng bá, làm đẹp thêm cảnh quan, môi trường sinh thái trong các khu di tích, nhất là việc làm phong phú thêm hoạt động hướng dẫn tham quan thông qua những câu truyện, truyền thuyết hấp dẫn thu hút du khách.

Để hoạt động bảo tồn, tôn tạo, chấn hưng hệ thống giếng cổ triều Nguyễn, đạt hiệu quả chúng tôi mạnh dạn đề xuất:

1. Căn cứ kết quả đề tài: “Nghiên cứu khảo sát, thống kê, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống giếng cổ khu vực Kinh Thành Huế và các lăng vua triều Nguyễn” tiến hành ngay việc xây dựng dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống giếng cổ triều Nguyễn” trên cơ sở đó lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo, phục hồi hệ thống giếng cổ cho từng khu vực, bằng những bước đi cụ thể trước mắt cũng như lâu dài (thời gian, kinh phí…) trình giám đốc phê duyệt;

2. Trước mắt ưu tiên tu bổ, tôn tạo các giếng nước trong khu vực Hoàng Thành - Tử

Cấm Thành và các lăng (tổng số: 27 giếng; Hoàng Thành-Tử Cấm Thành 15 giếng; các lăng 12 giếng):

- Phân loại, đánh giá mức độ hư hại, thẩm định nguồn nước (lấy mẫu nhờ các cơ quan chuyên môn), nhận định, khả năng phát huy giá trị, nếu giếng được tu bổ phục hồi! tiếp đó là lựa những giếng có khả năng phát huy tốt nhất để bảo tồn phục hồi. Có thể xây dựng bộ tiêu chí cho việc phục hồi giếng, ví dụ: kiểu dáng, vật liệu xây dựng, nguồn nước tốt, dồi dào, vị trí thuận lợi, dễ phát huy… những giếng gắn liền với lịch sử những công trình kiến trúc có giá trị. Không nhất thiết giếng nào cũng phục hồi tu bổ toàn diện mà phải căn cứ và các tiêu chí để đưa ra giải pháp, qui mô tu bổ phục hồi phù hợp, hiệu quả, ví dụ có giếng chỉ cần bảo tồn kiểu dáng đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham quan, ngược lại có những giếng phải bảo tồn một cách đầy đủ để phát huy, khai thác phục vụ dịch vụ…

- Bước tiếp theo tổ chức nạo vét, khơi thông sau khi được xem xét, chọn lựa;

- Tiến hành tu bổ phục hồi giếng trên cơ sở thiết kế được phê duyệt, tuân thủ nguyên tắc phục hồi phải đảm bảo tính nguyên gốc cả về kiểu dáng cũng như vật liệu xây dựng;

- Chọn một số giếng có nguồn nước tốt, gần các công trình liên quan như giếng ở Ngự Y Viện, Cung Diên Thọ… đưa vào phát huy khai thác sử dụng, phục vụ hoạt động dịch vụ, giới thiệu cho du khách;

- Có thể tham khảo cách làm của người Nhật Bản trong việc tu bổ, phục hồi cũng như phát huy giá trị các giếng cổ trong việc giới thiệu cho du khách, như dựng bảng giới thiệu lịch sử giếng nước (địa điểm, vị trí…).

Trịnh Nam Hải (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế)

Page 45: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 45

NHỊP SỐNG CÔNG NGHỆ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính không thể kết nối mạng, trong đó phổ biến nhất là những lỗi liên quan đến thiết lập tài khoản, IP, DNS, Proxy, lỗi đường truyền…

Proxy không đúng Để tiết kiệm lượng dữ liệu tải về, kiểm soát

thông tin và đảm bảo an toàn khi truy cập Internet thì một số hệ thống thiết lập thêm máy chủ proxy (tại trường học, quán cà phê...). Khi đó, nếu muốn kết nối đến Internet từ hệ thống trên, máy tính phải đặt proxy cố định theo yêu cầu. Một trường hợp khác là người dùng sử dụng UltraSurf để vào Facebook, rồi sau đó không vào mạng được nữa. Với lỗi này, mỗi trình duyệt sẽ có những thông báo khác nhau, chẳng hạn Google Chrome là “Unable to connect to the proxy server”.

Nếu cần truy cập Internet tại những nơi có proxy, bạn hãy hỏi nhân viên hoặc những người xung quanh địa chỉ proxy, rồi thiết lập trên trình duyệt của mình. Lưu ý, bạn nên thiết lập proxy trên Internet Explorer vì có thể dùng chung cho các trình duyệt khác và các ứng dụng như Yahoo! Messenger, Skype…

Trên giao diện chính của trình duyệt Internet Explorer, bạn vào “Tools > Internet options > Connections > LAN settings”, đánh dấu chọn vào “Use a proxy server for your LAN”, nhập địa chỉ proxy vào ô Address và nhập cổng proxy vào ô Port bên dưới. Ngược lại, khi truy cập Internet từ nơi khác, bạn phải hủy chọn sử dụng proxy. Proxy là một máy chủ làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin và kiểm soát, tạo sự an toàn cho việc truy cập

Internet của các máy khách. Trạm cài đặt proxy gọi là proxy server. Proxy hay trạm cài đặt proxy có địa chỉ IP và một cổng truy cập cố định. Ví dụ: 123.234.111.222:80 với địa chỉ là 123.234.111.222 và cổng truy cập là 80.

Lỗi DNS Với lỗi này, trình duyệt Internet Explorer

sẽ hiện thông báo “Internet Explorer cannot display the webpage” khi một trang web không truy cập được, trong đó có thể do lỗi từ DNS. Còn trình duyệt Google Chrome thì rõ ràng hơn, ngoài dòng thông báo “This webpage is not available”, bạn còn dễ dàng nhận diện lỗi DNS qua thông tin “because the DNS lookup failed”. Mặc định, máy tính sử dụng hệ thống DNS của nhà cung cấp dịch vụ để nhận diện các địa chỉ web nhập vào, nhưng có những địa chỉ bị loại bỏ khỏi hệ thống DNS này, khiến người dùng không truy cập được, như www.facebook.com. Để xử lý, bạn có thể sử dụng một hệ thống DNS khác, của Google là 8.8.8.8/8.8.4.4. Ví dụ trên Windows 7, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng Internet dưới góc phải màn hình, chọn Open Network and Sharing Center, sau đó Change adapter set-tings. Nhấn chuột phải lên biểu tượng card mạng đang dùng kết nối Internet (dùng mạng dây thường là Local Area Connection, còn dùng Wi-Fi thường là Wireless Network Con-nection), chọn Properties, nhấn đôi chuột vào Internet Protocol Version 4 trong danh sách “The connection users the following items”. Trên cửa sổ hiện ra, bạn đánh dấu chọn vào “Use the following DNS server address”, nhập

CÁCH KHẮC PHỤC KHI MẤT KẾT NỐI INTERNET

Page 46: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

NHỊP SỐNG CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 46

địa chỉ DNS chính vào ô “Preferred DNS server”. Thông thường, một hệ thống DNS sẽ có thêm địa chỉ DNS phụ, bạn nhập vào ô Alternate DNS server.

Vấn đề liên quan đến IP Cũng trên cửa sổ thiết lập DNS ở trên,

bạn thấy những dãy số được điền sẵn trong mục “Use the following IP address”, được gọi là IP tĩnh. Đây có thể là nguyên nhân khiến không vào mạng được. Xử lý bằng cách chuyển dấu chọn sang “Obtain an IP address automatically” để máy tính tự động xác định địa chỉ IP và một số thông tin khác cho việc kết nối Internet. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ máy tính của những người xung quanh cũng dùng chung hệ thống mạng để kiểm tra IP và Default gateway (nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ cmd, nhập vào ipconfig /all, rồi nhấn Enter). Từ đó, có thể tự thiết lập trong mục “Use the following IP address” sao cho tương ứng. Chẳng hạn, máy khác có thông số IP address 192.168.5.6, Default gateway 192.168.1.1 thì bạn khai báo IP address của mình là 192.168.5.xx (xx khác 6 và linh động thay đổi sao cho đảm bảo không trùng với máy nào xung quanh), còn Default gateway sử dụng giống nhau, hệ thống tự điền thông số cho ô Subnet mask.

Vấn đề với tường lửa Tường lửa (Firewall) tích hợp sẵn trên

Windows ít có khả năng làm mất truy cập Internet của máy tính, nhưng tường lửa trên chương trình diệt virus thường là tác nhân khiến “rớt mạng”. Đối với các truy cập bị tường lửa ngăn chặn sẽ có thông báo rõ ràng, có từ khóa quan trọng là “firewall”.

Bạn vào phần thiết lập (Settings) của chương trình diệt virus, tìm đến thẻ Firewall, rồi thử bỏ dấu Enable, nhấn OK để xem kết quả. Nếu vẫn không truy cập Internet được thì vấn đề không phải ở đây, bạn hãy chọn Enable lại hệ thống tường lửa để đảm bảo an toàn bảo mật cho máy tính.

Thiết lập sai tài khoản Biểu tượng kết nối Internet ở dưới góc

phải màn hình có dấu chấm than hoặc dấu x màu đỏ báo hiệu không có kết nối Internet. Tuy nhiên, dấu hiệu trên cũng chưa hẳn là do thiết lập sai mà còn có thể do một số nguyên nhân khác, như dây mạng bị đứt, cổng mạng hay modem bị hư. Song, bạn cần truy cập vào trang quản lý modem để biết rõ nguyên nhân.

Thông thường, trang thiết lập modem có địa chỉ là 192.168.1.1, username/password đăng nhập là Admin/Admin (hoặc admin/admin, root/admin, admin/root…). Sau khi đăng nhập thành công, bạn chú ý thông tin tại trường State, nếu thông báo Disconnect tức là tài khoản thiết lập chưa chính xác. Lúc này, hãy khai báo lại tài khoản đường truyền cho modem là được (tài khoản này khác tài khoản truy cập vào trang quản lý modem và thường được khai báo trong hợp đồng khi đăng ký Internet). Nếu chưa có thông tin tài khoản Internet, bạn có thể gọi điện đến tổng đài nhà mạng nhờ hỗ trợ. Ghi chú, theo kinh nghiệm thực tế, bạn nên hỏi nhân viên kỹ thuật thông tin tên tài khoản và mật mã ngay khi họ vừa đến lắp đặt Internet. Trước khi thiết lập lại tài khoản như trên, bạn cũng cần gắn lại các đầu dây mạng cho chắc chắn.

Anh Thư

Page 47: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 47

NHỊP SỐNG CÔNG NGHỆ

Công ty An ninh mạng Bkav vừa phát hiện một loại virus mới W32.UsbFakeDrive có tốc độ lây nhiễm chóng mặt. Đây sẽ là mã độc thay thế các dòng virus AutoRun, phát tán qua USB trước đây.

Khi mở USB bị nhiễm virus, người sử dụng sẽ thấy một ổ đĩa nữa trong USB đó và phải mở tiếp ổ đĩa thứ hai này mới thấy được dữ liệu. Thực chất, ổ đĩa thứ hai chính là một shortcut chứa file virus. Khi người dùng mở dữ liệu cũng là lúc máy tính bị nhiễm mã độc từ USB.

Trước đây, virus AutoRun từng hoành hành với cơ chế mở ổ đĩa là kích hoạt mã độc. Điều đó khiến tốc độ lây lan của dòng virus này trở nên không thể kiểm soát. Microsoft đã buộc phải quyết định cắt bỏ tính năng AutoRun đối với USB từ Windows 7 và trên cả Windows XP phiên bản cập nhật. Dù cơ chế AutoRun đã bị loại bỏ,

nhưng với sự xuất hiện của W32.UsbFakeDrive, virus có thể lây lan bùng phát chỉ với thao tác đơn giản là mở ổ đĩa của người dùng.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu của Bkav (Bkav R&D) cho biết: “Theo nghiên cứu gần đây nhất của Bkav, tại Việt Nam USB vẫn là nguồn lây nhiễm virus phổ biến với tỉ lệ lên tới 88%. Với sự xuất hiện của virus W32.UsbFakeDrive thì nguy cơ này sẽ còn tăng cao trong thời gian tới”.

Các chuyên gia khuyến cáo trường hợp đã mở USB ra mà chưa thấy dữ liệu ngay, thay vào đó là một ổ đĩa khác, cần nghĩ ngay đến việc đó có thể là virus và không tiếp tục bấm mở.

Theo Bkav, trong tháng 3 đã có 2.120 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 3.707.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất

trong tháng qua là W32.Sality.PE đã lây nhiễm trên 328.000 lượt máy tính. Cũng trong tháng 3, đã có 315 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 10 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 305 trường hợp do hacker nước ngoài.

Anh Thư

XUẤT HIỆN LOẠI VIRUS MỚI BÙNG PHÁT QUA USB

Shortcut ổ đĩa giả mạo trên USB do virus tạo ra

Page 48: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 48

Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện Nam Đông đã tổ chức Hội nghị giao ban ngành KH&CN quý I/2013.

Tại hội nghị, ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN đã báo cáo kết quả hoạt động KH&CN quý I/2013 và kế hoạch các nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2013 trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong quý I, công tác quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu-thử nghiệm cấp tỉnh và cấp trung ương được triển khai chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình, trong đó đã tổ chức xét duyệt 10/20 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh của năm 2013, nghiệm thu 2 nhiệm vụ, quyết toán 2 nhiệm vụ. Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp trung ương, Bộ KH&CN đã giao triển khai 5 dự án mới, trong đó có 4 dự án trung ương ủy quyền địa phương quản lý, đó là (1) dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình chăn nuôi gia trại lợn nái lai F1 và lợn thương phẩm ¾ máu ngoại tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”; (2) dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý nón lá Huế”; (3) dự án “Tổ chức hoạt động sở hữu trí tụê trong các trường đại học”; (4) dự án “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 3” (năm 2013-2014) và 1 dự án trung ương trực tiếp quản lý “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong mô hình xây dựng đàn bò chất lượng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Sở KH&CN cũng đã phát huy tốt vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động

chuyên môn, đặc biệt đã bám sát chương trình công tác của UBND tỉnh để triển khai thực hiện kế hoạch của ngành. Công tác quản lý hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã được đẩy mạnh, đặc biệt là việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán.

Hoạt động sở hữu trí tuệ đã tập trung vào việc xây dựng Chiến lược phát triển sản phẩm mang thương hiệu Huế. Các huyện/thị/thành phố bắt đầu chú trọng đến công tác sở hữu trí tuệ, đã tập trung vào khảo sát các sản phẩm của địa phương để xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu. Đối với hoạt động quản lý công nghệ, trong 3 tháng đầu năm đã tổ chức thẩm tra 6 công nghệ; các cơ sở X quang y tế đã đi vào nề nếp, trong quý I đã cấp 4 giấy phép an toàn bức xạ, gia hạn 3 giấy phép, hướng dẫn cấp mới 4 giấy phép và hướng dẫn gia hạn 4 giấy phép. Các sở, ban, ngành đã quan tâm đến công tác đề xuất và nhận triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết của ngành, góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung. Ngoài ra, các đơn vị cũng đã tập trung vào triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để điều hành xử lý công việc, triển khai cung cấp các dịch cụ công.

Trong phần thảo luận, các đại biểu đã nêu ra những khó khăn trong hoạt động KH&CN như biên chế chuyên trách KH&CN tại địa phương chưa có mà phải kiêm nhiệm nhiều mảng công tác; hoạt động

GIAO BAN NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

QUÝ I/2013

Page 49: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 49

TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

của Hội đồng KH&CN cấp huyện gặp nhiều khó khăn do công tác kiêm nhiệm; công tác phối hợp thanh tra, quản lý nhà nước về tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng trên địa bàn chưa đạt hiệu quả cao; đề xuất tăng kinh phí sự nghiệp KH&CN cho các huyện, thành phố để hoạt động KH&CN đạt hiệu quả hơn; các phòng, đơn vị trực thuộc Sở KH&CN cần hỗ trợ hơn nữa về công tác chuyên môn cho cán bộ phụ trách KH&CN cấp huyện…

Ngoài các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ của ngành, quý II/2013 ngành KH&CN nghệ sẽ phối hợp với Ban KH&CN địa phương, Bộ KH&CN xây dựng kế hoạch tổ chức giao ban KH&CN vùng Bắc Trung Bộ lần thứ XI trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá việc triển khai Chương trình Nông thôn Miền núi đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2004-2010, 2011-2015; hướng dẫn

và tổ chức thảo luận xây dựng kế hoạch KH&CN năm 2014 đối với các huyện, thị xã và thành phố Huế; tổ chức đoàn tham gia lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước về KH&CN cho các chuyên viên phụ trách KH&CN các huyện, thị xã, thành phố… Ngoài ra, các huyện, thị xã và thành phố Huế cần lập kế hoạch và chủ động thực hiện để hoạt động KH&CN năm 2013 đạt hiệu quả.

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự cũng đã được đại diện Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng đề xuất nhiệm vụ KH&CN năm 2014 và xây dựng báo cáo tổng kết đánh giá các dự án Nông thôn-Miền núi giai đoạn 2007-2012; hướng dẫn xây dựng kế hoạch và kinh phí hoạt động KH&CN năm 2014. Hội nghị đã dành thời cho các đại biểu tham quan mô hình nuôi ong lấy mật, chồn hương và chim trĩ tại thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông.

Diệu Hà

Trong 2 ngày 24-25/4/2013, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về đảm bảo chất lượng và đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Tham dự lớp tập huấn có gần 50 học viên đến từ các cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị, ông Trần Quốc Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã nêu lên tầm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, vì vậy, công tác đảm bảo chất lượng và đo lường đối với lĩnh vực này cần được thực hiện tốt và nghiêm túc nhằm đảm bảo ổn định đối với đời sống và an ninh quốc phòng.

Các học viên tham dự hội nghị đã được đại diện Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình bày các nội dung liên quan đến nghiệp vụ đảm bảo đo lường, chất lượng trong hoạt động LPG như quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng trong kinh doanh LPG, đo lường và quản lý đo lường trong kinh doanh LPG… Kết thúc lớp tập huấn các học viên đã được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện trong kinh doanh LPG.

Đông Hiếu

TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ ĐO LƯỜNG TRONG KINH DOANH LPG

Page 50: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 50

Ngày 14/4/2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị nghiệm thu dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng tin học cung cấp thông tin khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa bàn xã vùng nông thôn và miền núi” do Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ chủ trì và ông Trần Đình Duy Hinh làm chủ nhiệm dự án.

Mục tiêu định hướng của dự án là có được mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phù hợp, hiệu quả cho nông dân ở địa bàn xã và dễ nhân rộng. Mục tiêu cụ thể là xây dựng tại 6 xã thụ hưởng dự án (xã Hương Giang-huyện Nam Đông, xã Phú Lương-huyện Phú Vang, xã Điền Lộc-huyện Phong Điền, phường Hương An-thị xã Hương Trà, xã Lộc Bổn-huyện Phú Lộc,

xã Quảng Thành-huyện Quảng Điền) một điểm thông tin khoa học và công nghệ, qua đó xây dựng cơ chế trao đổi thông tin đa chiều từ trên xuống, từ dưới lên và trao đổi thông tin theo chiều ngang giữa các địa phương, từ đó đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại chỗ đủ năng lực tiếp nhận, triển khai và phát huy lâu dài hiệu quả của dự án để phổ biến tri thức và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

Trong quá trình thực hiện, dự án đã mang lại một số hiệu quả phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội, qua đó đã tìm và cung cấp tại chỗ những thông tin phù hợp một cách nhanh chóng và thiết thực. Đây là cầu nối góp phần thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất của cư dân trên địa

bàn xã, làm tăng năng suất, cây trồng, vật nuôi. Mô hình điểm thông tin khoa học và công nghệ đã trở thành một trong những điểm học tập cộng đồng để phục vụ đời sống sản xuất của người dân và nâng cao trình độ dân trí trên địa bàn.

Diệu Hà

HỖ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIN HỌC CUNG CẤP THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ-XÃ HỘI Ở ĐỊA BÀN VÙNG NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI

Page 51: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 51

TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ngày 15/4/2013, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 708/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI-năm 2013 (gọi tắt là Hội thi). Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh là các cơ quan tổ chức, trong đó giao cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật là cơ quan thường trực Hội thi.

Hội thi được tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của toàn dân trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tôn vinh và ghi nhận công lao của những người có các giải pháp kỹ thuật hữu ích, các sáng kiến hay đã được áp dụng trên địa bàn Thừa Thiên Huế và đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao; đồng thời đây là dịp để tuyển chọn các giải pháp kỹ thuật tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ XII-năm 2013.

Lĩnh vực dự thi gồm tất cả các giải pháp sáng tạo kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống, kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Các giải pháp dự thi được đăng ký theo các nhóm lĩnh vực: (1) Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; (2) Cơ khí tự động hóa, xây dựng và giao thông vận tải; (3) Vật liệu, hóa chất, năng lượng; (4) Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường; (5) Y dược; (6) Giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác.

Mọi cá nhân không phân biệt lứa tuổi, thành phần dân tộc, nghề nghiệp có các giải pháp kỹ thuật được tạo ra và áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đều có quyền tham dự Hội thi. Mọi tổ chức đã đầu tư nguồn lực để tạo ra giải pháp kỹ thuật đều có quyền đứng tên dự thi. Trong trường hợp này, những người trực tiếp tham gia sáng tạo ra giải pháp kỹ thuật được tổ chức đứng tên dự thi đăng ký là tác giả hoặc nhóm tác giả của giải pháp kỹ thuật dự thi.

Cơ cấu giải thưởng Hội thi: Giải Nhất 7 triệu đồng; Giải Nhì 5 triệu đồng; Giải Ba 3 triệu đồng; Giải Khuyến khích 2 triệu đồng. Ngoài ra, các tác giả đoạt giải được đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng “Bằng Lao động Sáng tạo”, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng “Huy hiệu Tuổi trẻ Sáng tạo”. Các giải pháp kỹ thuật đoạt giải sẽ được tuyển chọn tham dự Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc.

Theo kế hoạch tháng 12/2013 sẽ tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi.

Vỹ Khang

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ VI-NĂM 2013

Trao giải cho tác giả, nhóm tác giả đạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ V

Page 52: ISSN 1859-0144 4/2013 Trong s này · Trong số này: CHỦỦ

TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 4/2013 52

Ngày 16/4/2013, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 725/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu Làng nghề, Làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế cho 8 đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Danh hiệu làng nghề được trao cho cho 4 đơn vị là: Làng nghề Bún Bánh Ô Sa (xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền); Làng nghề Chế biến mắm, nước mắm Tân Thành (xã Quảng Công, huyện Quảng Điền); Làng nghề Đan lát mây tre Thủy Lập (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền); Làng nghề Trồng nấm rơm Lê Xá Đông (xã Phú Lương, huyện Phú Vang).

Danh hiệu làng nghề truyền thống được trao cho cho 4 làng nghề là: Làng nghề Đúc đồng Huế (phường Phường Đúc và phường Thủy Xuân, thành phố Huế); Làng nghề Đan lát mây tre Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền); Làng nghề Hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang); Làng nghề Nón lá Mỹ Lam (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang).

Ý An

Trong 2 ngày 22-23/4/2013, Đoàn đánh giá của Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert) thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã mở đầu đợt đánh giá cấp giấy chứng nhận cho Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2008 tại UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại buổi họp mở đầu đợt đánh giá, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết từ năm 2006, tại UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh đã triển khai xây dựng, áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2000. Văn phòng UBND tỉnh là đơn vị hành chính đầu tiên của tỉnh áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Vào năm 2007, đơn vị đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận cho 20 hoạt động của đơn vị. Thông tư số 27/2011/TTBKHCN ngày 04/10/2011 về việc hướng dẫn một số nội dung triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2008 đã nêu rõ UBND cấp tỉnh và Văn phòng UBND cấp tỉnh xây dựng và áp dụng chung một hệ thống bao gồm các lãnh đạo, đơn vị và cá nhân tham gia trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi trả kết quả thực hiện. Từ đó, UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh đã xây dựng và đưa vào triển khai áp dụng hệ thống này, gồm 58 quy trình của UBND tỉnh và 38 quy chế, quy định và các quy trình của Văn phòng UBND tỉnh. Tại buổi đánh giá, ông Phan Ngọc Thọ mong muốn đoàn đánh giá sẽ xem xét, phân tích một cách có hệ thống về các quy định, quy trình nói trên để xác định mức độ phù hợp của hệ thống đang thực hiện với các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, giúp UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh đủ điều kiện được cấp chứng nhận, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước cũng như đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và rút kinh nghiệm cho các đơn vị khác trong tỉnh thực hiện. PV

CÔNG NHẬN DANH HIỆU LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

ĐÁNH GIÁ CẤP CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2008