kỶ niỆm 73 nĂm ngÀy thÀnh lẬp trÒ chuyỆn cuỐi thÁng...

40
Số 66 - Tháng 12/2017 TỔNG BIÊN TẬP Đỗ Hồng Công ĐT: (024) 6282 0719 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Mai Hải Đường ĐT: (024) 6282 0711 TRỤ SỞ 79 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội Email: [email protected] www.baokiemtoannhanuoc.vn www.auditnews.vn ĐT: (024) 6282 0721 - Fax: (024) 6282 0708 TÀI KHOẢN Báo Kiểm toán 2601 0000 056239 NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông IN TẠI Công ty CP In KHCN mới Giá: 15.000đ KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ TRAO ĐỔI QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ VĂN HÓA - VĂN NGHỆ TỔNG MỤC LỤC ĐẶC SAN BÁO KIỂM TOÁN NĂM 2017

Upload: others

Post on 11-Aug-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

TỔNG BIÊN TẬPĐỗ Hồng Công

ĐT: (024) 6282 0719

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPMai Hải Đường

ĐT: (024) 6282 0711

TRỤ SỞ79 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội

Email: [email protected]

www.baokiemtoannhanuoc.vn

www.auditnews.vn

ĐT: (024) 6282 0721 - Fax: (024) 6282 0708

TÀI KHOẢNBáo Kiểm toán 2601 0000 056239

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chi nhánh Tây Hà Nội

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ INSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012

của Bộ Thông tin và Truyền thông

IN TẠICông ty CP In KHCN mới

Giá: 15.000đ

KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬPQUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG

VẤN ĐỀ HÔM NAY

CHUYÊN ĐỀ

TRAO ĐỔI

QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

VĂN HÓA - VĂN NGHỆ

TỔNG MỤC LỤC ĐẶC SAN BÁO KIỂM TOÁN NĂM 2017

Page 2: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

Đó là một trong những lời tuyên thệ của đội quânbộ đội Cụ Hồ trước Đảng, Nhà nước và nhân

dân. Đi cùng với lịch sử gần 7 thập kỷ ra đời, chiếnđấu và trưởng thành, quân đội ta đã thật sự là chỗdựa tin cậy của nhân dân, sinh ra từ nhân dân, vìnhân dân mà chiến đấu.

Trong dịp đến thăm, kiểm tra tổng hợp công táchuấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của một số đơn vị tạitrường bắn Q3 khu vực I, Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng khẳng định, mặc dù tình hình thế giới và khuvực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, các thếlực thù địch tăng cường chống phá Đảng, nhà nước,quân đội; tình hình thiên tai, lũ lụt diễn ra liên tục, gâynhiều thiệt hại cho nhân dân, song cán bộ, chiến sĩtoàn quân vẫn đoàn kết một lòng, tuyệt đối trung thànhvới Tổ quốc và nhân dân, nỗ lực vượt qua mọi khókhăn, thách thức, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.Lời ghi nhận, động viên của Tổng Bí thư hàm chứa sựkhẳng định về truyền thống quý báu của quân độinhân dân được xây dựng, bồi đắp, giữ gìn và phát huytốt trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Ngày nay trong thời bình, quân đội vẫn phải thựchiện tư tưởng “ngụ binh ư nông”, vẫn phải luôn trongtâm thế chuẩn bị chủ động đối phó với mọi tìnhhuống có thể xảy ra, kể cả hình thức xung đột caonhất là chiến tranh. Quân đội thời bình cũng phải đốichọi với những thách thức vô hình và hữu hình.Thách thức vô hình là những kẻ thù giấu mặt như“diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.Thách thức hữu hình là những tác động từ bên ngoàinhằm “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” quân đội.Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, mặt tráicủa cơ chế thị trường đang tác động sâu sắc đến tưtưởng, hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ quân độivới tư cách là thực thể xã hội, công dân. Những nhucầu vật chất đời thường tác động vào chiến sĩ quânđội đã làm diễn biến tư tưởng trở nên phức tạp hơn.Âm mưu “dân sự hóa” quân đội hàm chứa ý đồ xóabỏ kỷ luật kỷ cương quân đội, đánh đồng tổ chứcquân sự - chính trị với các tổ chức dân sự. Bởi lẽ, nếuquân đội kỷ luật lỏng lẻo, bỏ rơi lý tưởng hy sinh

cống hiến, phai nhạt lòng yêu nước cao cả thì chắcchắn sẽ mất sức chiến đấu, không thể chiến thắngđược kẻ thù. Tác động ngoài xã hội đối với lực lượngvũ trang nói chung và quân đội nói riêng thường thấylà kích thích bản năng con người về lòng ham muốnvật chất, ngại khó sợ khổ, thích hưởng an nhàn;không dám hy sinh, dấn thân; khêu gợi sự so sánh vềquyền lợi khi xã hội đang phân hóa mạnh giàu nghèo,người thiệt, người hơn… Số cán bộ, chiến sĩ gục ngãbởi các tác động đa chiều dù không lớn nhưng cũng làbài học cảnh tỉnh cho từng chiến sĩ và tổ chức quânđội ngày nay. Nếu xem nhẹ những tác động vừa âmthầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn biến” sẽ trởnên hiện hữu, nguy hiểm khôn lường.

Cùng với sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện củaĐảng, nhân dân cũng luôn dõi theo các hoạt động củaquân đội. Sự giám sát ấy vô cùng ý nghĩa, giúp quânđội luôn giữ vững bản chất quân đội cách mạng, sinhra từ nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu. Ở thời nàobộ đội Cụ Hồ cũng phải là những người dám dấn thânvà biết cống hiến. Theo đó, Đảng, Nhà nước và nhândân toàn xã hội luôn quan tâm chăm lo để lực lượngquân đội hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình mộtcách vẻ vang nhất, đồng thời giữ vững bản chất tốtđẹp, đầy sức mạnh. Từ lâu, hình ảnh đó đã trở thànhbiểu tượng đẹp khắc ghi trong lòng dân tộc.

Giữa cuộc sống hàng ngày quanh ta, nhiều tấmgương bộ đội Cụ Hồ vẫn tỏa sáng trên mặt trận họctập, lao động và chiến đấu. Phẩm chất bình dị màcao quý đã trở thành nét đẹp truyền thống và đangđược gìn giữ, phát huy trong hoàn cảnh mới. Lòngtin của xã hội đối với bộ đội Cụ Hồ vừa là động lựcquan trọng, vừa là đòi hỏi, thách thức lớn cho từngcán bộ, chiến sĩ. Lời hứa “trung với Đảng, trung vớinước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánhthắng” từ lâu đã trở thành phương châm hành độngcủa đội quân cách mạng. Và hôm nay, lời hứa đóvẫn đang được những người lính Cụ Hồ nghiêm túcthực hiện trong niềm vinh dự, tự hào, như mỗi lầnđọc lời tuyên thệ dưới lá cờ Tổ quốc.n

VĂN HÙNG

Page 3: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

Thưa ông, thời gian gần đây,vấn đề đặc khu kinh tế (ĐKKT)đã nhận được nhiều sự quan tâmtừ nghị trường Quốc hội cũngnhư giới chuyên gia và đông đảongười dân. Là người từng cónhiều nghiên cứu về vấn đề này,theo ông chúng ta cần hiểu nhưthế nào về ĐKKT?

ĐKKT được hiểu là một khuvực giới hạn về địa lý, được quảnlý bởi một cơ quan duy nhất,cung cấp các ưu đãi nhất địnhcho các DN trong khu vực. Mộtcách chung nhất, ĐKKT gồm 4đặc tính: khu vực độc lập hay córanh giới địa lý xác định với khuvực lân cận; chỉ chịu ảnh hưởngbởi một cơ quan quản lý duynhất; các thủ tục, chính sách ápdụng cho DN trong ĐKKT cómột cơ chế riêng, độc lập và cósự đột phá theo hướng ngày càng

gọn nhẹ; có những ưu đãi nhấtđịnh để thu hút đầu tư.

Việc hình thành ĐKKT thườngnhắm tới 5 mục tiêu: thu hút đầutư, nhất là đầu tư trực tiếp nướcngoài; phát triển cơ sở hạ tầng;thúc đẩy thương mại trong điềukiện chịu những ràng buộc chưathể cải cách; giải tỏa một phần áplực tăng dân số và nhu cầu việclàm; đồng thời là phòng “thínghiệm” cho các chính sách vàcách tiếp cận mới.

Với nhiều quốc gia trên thếgiới, vấn đề ĐKKT được thựchiện như thế nào, thưa ông?

Thực tế, việc sử dụng cácĐKKT để cải cách thể chế và tạođột phá đã được nhiều quốc gia trênthế giới áp dụng. Tuy nhiên đếnthời điểm này, các kết quả đem lạiđang mang tính trái chiều. Một sốnơi đã thành công và tạo tiền đềcho phát triển kinh tế quốc gia, điểnhình là Trung Quốc. Nước này đãsử dụng các ĐKKT làm "phòng thínghiệm chính sách" một cách hiệuquả và sau đó nhân rộng dần. ThâmQuyến thường được xem là mộtĐKKT thành công tiêu biểu khôngchỉ ở Trung Quốc mà với cả thếgiới. Trong vòng 30 năm, từ mộtlàng chài nhỏ có 30.000 dân, ThâmQuyến đã phát triển thành mộttrung tâm kinh tế năng động hàng

đầu của Trung Quốc với tốc độtăng trưởng GDP hàng năm đạt30%, năm 2007, tổng GDP đạt 100tỷ USD, GDP trên đầu người hơn10.000 USD và dự kiến đạt 20.000USD vào năm 2020.

Một ví dụ khác là Khu Thươngmại Tự do Thượng Hải - khu thuếquan đặc biệt đầu tiên của TrungQuốc đại lục được quản lý theotiêu chuẩn quốc tế. Những đặcđiểm chính của ĐKKT này làchính sách về thuế, hải quan, thànhlập DN với mức ưu đãi chưa cótiền lệ trong lịch sử Trung Quốc,như: danh sách cấm thay cho danhsách được phép hoặc khuyến khíchđầu tư, thông báo kinh doanh thaycho xin phép. Ban quản lý ĐKKTđược trao quyền tự chủ rất cao, thủtục hành chính “một cửa” nhanhchóng, thuận lợi, DN trong nướcvà nước ngoài được đối xử bìnhđẳng. Các DN trong ĐKKT có thểtiếp cận tín dụng ưu đãi, cơ chếquản lý ngoại hối linh hoạt, nguồnnhân lực quốc tế trình độ cao (ưutiên về visa, thuế thu nhập), cácdịch vụ chuyên nghiệp chất lượngcao (luật pháp, giáo dục, tư vấn)…

Tuy nhiên, mô hình ĐKKT ởmột số nơi chỉ gặt hái được thànhcông một phần, như trường hợpcủa Indonesia. Quốc gia này đã rấtthành công với ĐKKT Batamnhưng không thể nhân rộng do vấn

TS. HUỲNH THẾ DU - Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright - trò chuyện với phóng viêncủa Đặc san Kiểm toán

Page 4: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

đề thể chế. Một số quốc gia như ẤnĐộ và các nước châu Phi thì đãkhông hoặc chưa gặt hái được cáckết quả như mong đợi.

Cụ thể tại Ấn Độ, năm 1973ĐKKT được thành lập tại trung tâmthương mại Mumbai với mục tiêuphát triển ngành điện tử. Cuốinhững năm 80, quốc gia này đã cóthêm 5 ĐKKT được thành lập,nhưng kết quả đạt được rất khiêmtốn so với kỳ vọng: tỷ trọng DN FDItrong ĐKKT chưa đến 20%; khôngcó kết nối giữa ĐKKT và nền kinhtế. Đến năm 2000, Ấn Độ quyết tâmcách mạng các ĐKKT (cho tư nhânphát triển, tăng mạnh các ưu đãi tàichính và phi tài chính, ban hànhpháp luật thuận lợi, mở rộng cácngành nghề), tạo ra chuyển biếnbước đầu cho các khu vực này. Tuynhiên, vấn đề thu hồi đất và đền bùgiải tỏa không thỏa đáng đã gây ralàn sóng phản đối mạnh mẽ tại cácĐKKT trên toàn quốc, dẫn tới chínhquyền chùn tay và làm nản lòng nhàđầu tư trong và ngoài nước.

Theo ông, những nhân tốquyết định thành công của cácĐKKT trên thế giới là gì?

Dựa trên ngôn ngữ tiếp cận hiệnđại, muốn xây dựng ĐKKT thànhcông phải bao gồm 3 chữ “P” là:Position (vị trí), Policy (chính sách)và People (con người), trong đócon người là yếu tố then chốt vìcon người làm chính sách và chọnvị trí. Nếu nhìn theo triết họcphương Đông thì điều kiện thànhcông cần có ba yếu tố: thiên thời,địa lợi và nhân hòa. Tóm lại tôi chorằng, vị trí và cách làm là hai nhântố quyết định thành công của cácĐKKT trên thế giới.

Muốn vậy, vị trí phải đáp ứng 2điều kiện: một là, phục vụ cho thịtrường rộng lớn của ĐKKT; hai là,

phải có nền tảng để thu hút đượcngười giỏi, những người có kỹnăng và thực ra là cả người giàu.Bởi thế, vị trí không chỉ là thịtrường, kết nối với các hạ tầng cầnthiết mà còn là nguồn nhân lực cókỹ năng. Thành công của một sốnước như Singapore hay TrungQuốc quả là cám dỗ đối với ViệtNam. Tuy nhiên, cần phải nhìn vàomột thực tế rằng, cả Singapore vàTrung Quốc đã thành công vì họ cócác yếu tố rất cơ bản: vị trí đắc địavà hơn cả là sẵn có nguồn nhân lựcchất lượng cao với tinh thần khởinghiệp mạnh mẽ của cộng đồngngười Hoa ở cả Hong Kong haySingapore.

Bên cạnh đó, nhân tố mới vàcách làm sáng tạo là yếu tố thenchốt tạo ra sự thành công của mộtsố ĐKKT. Chúng ta đều biết, điềukiện tiên quyết để thu hút đầu tưvào các ĐKKT chính là mức độ tựdo cao nhất có thể, nhất là tự do vềmặt thể chế, thử nghiệm chính sáchđể có thể tạo ra sự đột phá, khácbiệt. Điều này sẽ tạo ra tính cạnhtranh đặc thù cho các ĐKKT.

Tựu trung lại, kinh nghiệm quốctế cho thấy, để phát triển ĐKKTthành công cần phải hội đủ 4 yếu tố:

vị trí gần các trung tâm kinh tế hoặcthị trường lớn; quyết tâm chính trịcủa lãnh đạo cao cấp trong một liênminh ủng hộ mạnh; các đối tác cólợi ích dài hạn từ thành công củaĐKKT; môi trường nuôi dưỡng sựsáng tạo và tìm tòi cái mới để tạo racác doanh nhân công - nhữngngười làm ở khu vực công nhưngcó tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ,dám làm và dám chấp nhận rủi ro.

Trở lại Việt Nam, ông đánhgiá như thế nào về việc chúng talựa chọn các địa phương VânĐồn (Quảng Ninh), Bắc VânPhong (Khánh Hòa) và PhúQuốc làm 3 ĐKKT?

Đối với Vân Đồn, nếu nhìn vàosự tương hỗ, gắn kết giữa nền kinhtế Việt Nam và Trung Quốc thì tôicho rằng nơi đây có những yếu tốquan trọng để thành công. Với PhúQuốc, việc lựa chọn này được xemlà để đón kênh đào đi qua TháiLan. Đấy cũng là một cách nhìn.Bản thân tôi thấy Phú Quốc là địađiểm kinh doanh du lịch rất tốt, cácDN đã có cơ sở phát triển du lịchlớn thì đó là một tiềm năng để gắncác ngành kinh tế liên quan đến dulịch. Còn Vân Phong, thú thật với

Page 5: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

hiểu biết của tôi, tôi chưa thấy đượcthị trường của Vân Phong là gì.

Về tiềm năng, tôi xếp Vân Đồnlà số 1, Phú Quốc là số 2 và VânPhong là số 3. Tôi cho rằng, TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội còn cótiềm năng hơn về ĐKKT. Nếu nóivề thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tôithấy 2 thành phố này dễ thànhcông hơn cũng như tạo ra sức lantỏa lớn hơn 3 nơi kia. Mặc dù TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội không cótrong danh sách nhưng nếu đánhgiá tiềm năng thì tôi thấy 2 thànhphố này là số 1, rồi sau mới đếnthứ tự của 3 ĐKKT kia.

Việc lựa chọn 3 ĐKKT nàycũng có những nhân tố xác suất đểthành công, nhưng tôi e rằng vớicách chọn như hiện nay thì dùthành công cũng khó mà tạo ra cúhuých để kéo cả nền kinh tế đi lên.

Nói như vậy có nghĩa là chúngta đang cần thay đổi một số địnhhướng trong việc phát triển cácĐKKT, thưa ông?

Theo tôi, trước hết, việc kết hợpgiữa ĐKKT và cụm ngành nênđược đặt ra và xem xét một cáchthấu đáo. Hạn chế lớn nhất củaĐKKT là chỉ có thể áp dụng cácchính sách ưu đãi hay đặc biệt trongbiên giới của ĐKKT, trong khinhiều hoạt động hay nhiều ngànhcần một phạm vi rộng lớn hơn.

Thứ hai, một vấn đề cực kỳ lớncủa Việt Nam nói chung và khuvực công nói riêng là cơ chếkhuyến khích ngược. Hiện nay,cách thức phân bổ nguồn lực phổbiến là nơi làm tốt thì đang “bịphạt” trong khi người làm khôngtốt hay nơi sử dụng nguồn lựckhông hiệu quả lại được ưu ái.Chưa kể, quan điểm “phải lấy bớtkhi ai đó thành công”, cố thu ngânsách càng nhiều càng tốt thay vì

nuôi dưỡng cũng như khuyến khíchvẫn còn rất nặng nề. Cái nhìnkhông thiện cảm với người giàu đểlấy nhiều hơn từ họ sẽ gây ranhững tác động tiêu cực rất lớn vềchữ tín, đảm bảo lòng tin cho DN,tác động đến môi trường đầu tư.

Bởi vậy, tôi cho rằng, với cácđịa phương không có lợi thế thu hútđầu tư hay các hoạt động kinh tế thìcác nguồn lực chỉ nên đầu tư choan sinh xã hội, phần còn lại nên tậptrung vào những nơi có khả năngtạo ra nhiều của cải hay giá trị choxã hội. Nói một cách hình ảnh, ViệtNam nên chọn ưu tiên làm cho cáibánh lớn lên thay vì quá quan tâmđến việc chia cái bánh.

Cụ thể, tôi xin đề xuất một sốkhuyến nghị chính sách sau:

Thứ nhất, quá trình hình thànhĐKKT không chỉ dừng lại ở sự đápứng các điều kiện theo quy địnhcủa pháp luật mà phải đánh giá tínhkhả thi trong việc huy động nguồnlực tài chính, phải xem xét vai tròhuy động nguồn lực từ khu vực tưnhân và các nhà đầu tư chiến lược.Vấn đề quy hoạch phát triển cácĐKKT phải tính đến các điều kiệnvề khả năng cạnh tranh, không chỉtrong nước mà còn là yếu tố liênkết vùng để có thể tạo ra sự cạnhtranh với khu vực và quốc tế.

Thứ hai, mạnh dạn trong phâncấp, phân quyền gắn với tráchnhiệm giải trình cho địa phươngmà cụ thể hơn là ban quản lýĐKKT, để họ có thể thực hiệnnhiệm vụ, đồng thời phát huy khảnăng sáng tạo trong cải cách hànhchính, để tinh gọn thủ tục xúc tiếnvà quản lý đầu tư vào ĐKKT.

Thứ ba, chuẩn bị nguồn nhânlực kết hợp tận dụng lao động địaphương, gắn kết các chương trìnhđào tạo nghề phù hợp với nhu cầuthực tế của DN.

Thứ tư, mạnh dạn thử nghiệmcác chính sách mới để tạo ra sựkhác biệt cho các ĐKKT so vớikhu công nghiệp và khu chế xuất.

Dự án Luật Đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt dự kiếnsẽ được trình Quốc hội thôngqua tại kỳ họp thứ 5 tới đây. Ôngcó cho rằng các ĐKKT sẽ pháttriển hiệu quả hơn sau khi có hẳnmột dự án luật để thực hiện?

Thực ra, bản chất của luật là để“trói” cách làm, nhưng tinh thầncủa luật, mà quan trọng hơn là tinhthần của lãnh đạo quốc gia là cầnphải ủng hộ những người dámnghĩ, dám làm. Có nghĩa là, trongnhững quy định của pháp luật vềcác vấn đề liên quan, việc chọnlàm “vùng xám” có thể rủi ronhưng nó có lợi cho nước, cho dân,có lợi cho cái chung thì cần phảidám làm. Như thế mới là thànhcông. Nếu tinh thần của luật vàtinh thần của lãnh đạo quốc giakhông tạo ra điều đó thì việc thựchiện sẽ rất khó.

Tôi nghĩ, cách làm mới là vấnđề then chốt chứ không phải chínhsách trên giấy hay khi ĐKKT đượcchính thức thành lập. Thực tế, vớihai khu công nghiệp Bình Dươngvà Nam Sài Gòn, ngân sách nhànước gần như không phải bỏ rađồng nào nhưng hiện đang lànhững “con gà đẻ trứng vàng” cùngvới rất nhiều lợi ích kinh tế khácđược tạo ra. Tuy không được gọi làĐKKT nhưng 2 khu này lại cónhiều bài học thành công trong thuhút đầu tư, thúc đẩy phát triển côngnghiệp, tạo ra các đô thị hiện đạiqua cách tiếp cận và quá trình pháttriển thực chất như các ĐKKT.

Trân trọng cảm ơn nhữngchia sẻ của ông!.n

XUÂN HỒNG (thực hiện)

Page 6: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

Chi tiêu công liên tục duytrì ở mức cao

Theo Bộ Tài chính, giai đoạn2006-2010, tổng chi NSNN ởmức cao, đạt bình quân 29,8%GDP, tăng trên 20%/năm, quymô chi NSNN năm 2010 gấp 2,5lần so với năm 2005. Cơ cấu chibước đầu có sự dịch chuyển từchi đầu tư phát triển sang chi chocon người. Bình quân cả giaiđoạn này, chi đầu tư phát triểnchiếm 28,8% tổng chi NSNN,giảm so với mức bình quân30,8% giai đoạn 2001-2005. Tỷtrọng chi thường xuyên có xuhướng tăng, từ mức 52,5% tổngchi NSNN năm 2006 lên 58%năm 2010.

Giai đoạn 2011-2015, tỷ trọngchi đầu tư phát triển bố trí trongdự toán tổng chi NSNN bìnhquân khoảng 18%. Tuy nhiên, doưu tiên nguồn tăng thu cho chiđầu tư phát triển, tăng giải ngânnguồn vốn ODA, nên tỷ trọngchi đầu tư thực tế bình quân đãlên khoảng 23,6%. Chi thườngxuyên có xu hướng tăng mạnh,

bình quân chiếm khoảng 67% dựtoán chi NSNN, thực hiện đạt63% tổng chi NSNN

Năm 2016, chi đầu tư chiếmkhoảng 24% tổng chi ngân sách(dự toán là 20%), chi thườngxuyên khoảng 61,7% (dự toántrên 64%).

Năm 2017, tăng tỷ lệ chi đầutư phát triển từ 20% dự toán tổngchi cân đối ngân sách năm 2016lên mức 25,7% dự toán, giảmdần tỷ lệ chi thường xuyên, cơcấu lại chi NSNN trong các lĩnhvực sự nghiệp công. Trong nămnày, dự toán NSNN đã giảm 530tỷ đồng chi sự nghiệp y tế vàgiảm 410 tỷ đồng chi sự nghiệpgiáo dục cho các đơn vị sựnghiệp công lập ở Trung ương sovới dự toán năm 2016...

Liên quan đến những thôngtin trên, PGS.TS. Vũ Sỹ Cường -Học viện Tài chính - cho biếtthêm: Thời gian gần đây, chi tiêucông của Việt Nam liên tục duytrì ở mức cao gây thâm hụtNSNN. Giai đoạn 2007-2016,tốc độ tăng chi cân đối NSNN

trung bình là 17,4% trong khi tốcđộ tăng thu cân đối NSNN trungbình chỉ là 15%. Tương tự, tốcđộ tăng chi thường xuyên là18,3% trong khi thu thườngxuyên chỉ tăng trung bình 14,5%.Về lâu dài, điều này sẽ đe dọatính bền vững của NSNN.

Cùng với đó, tỷ lệ chi tiêu củaChính phủ trên GDP ở Việt Namvẫn tương đối cao so với khuvực. Năm 2013, tỷ lệ chi NSNNcủa Việt Nam so với GDP là28,8%, thấp hơn mức bình quâncủa OECD (46%), Nam Phi(32%), Hàn Quốc (30%) nhưngcao hơn so với Ấn Độ (27%),Chi-lê (25%), Mexico (24%) vàTrung Quốc (23%).

Xét về mặt cơ cấu, sau giaiđoạn tăng mạnh, chi đầu tư từNSNN đang theo xu hướng giảmdần. Tỷ trọng chi đầu tư trongtổng chi tiêu công cao nhất là42% năm 2009 đã giảm còn32,4% vào năm 2012 và ước chỉđạt hơn 20% vào năm 2016. Từnăm 2009 đến năm 2012, tổngchi đầu tư công giảm xuống do

MINH ANH

Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, trong những năm qua, vấn đề chi NSNNđã từng bước được hoàn thiện theo hướng phân bổ hợp lý hơn, phân cấpmạnh hơn, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn với công khai, minh bạch,trách nhiệm giải trình... Tuy nhiên, vấn đề này vẫn phải đối mặt với nhiềuthách thức, đòi hỏi một quá trình tái cơ cấu chi toàn diện và bền vững.

Page 7: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

mỗi năm giảm khoảng 8,1% sốcông trình xây dựng mới.

Điều đáng nói, khoản chi lớnnhất trong tổng chi NSNN chínhlà chi thường xuyên. Trong cơcấu chi thường xuyên, có thểthấy chi cho giáo dục, đào tạo vày tế tăng lên rất nhanh. Bên cạnhđó, chi tiêu cho việc quản lý hànhchính cũng tăng do tăng lương vàtăng biên chế. Chi lương tăng vớitốc độ 11,7%/năm, còn số chiquản lý hành chính cho các cơquan trung ương đã tăng hơn 12lần trong 10 năm từ 3.000 tỷđồng năm 2004 lên 37.395 tỷđồng năm 2015.

Chi cho lương hưu và đảmbảo xã hội ngày càng chiếm tỷ lệlớn trong NSNN. Trong giai đoạn2010-2015, tốc độ tăng khoản chinày tới gần 18% mỗi năm so với11,1% mỗi năm của giai đoạn2001-2005. Trong khi đó, chi chokhoa học công nghệ chỉ chiếmkhoảng 0,9% trong tổng chithường xuyên.

Một trong những khoản chingày càng lớn trong tổng chiNSNN là chi trả nợ (gồm cả lãivà gốc). Nhiều khoản vay từ

những năm 1990 đã đến hạn trảnợ, nên hiện nay mỗi năm số nợphải trả đã chiếm khoảng 10-12% tổng chi NSNN.

Phân cấp mạnh cho chínhquyền địa phương

Hiện nay, phân cấp trong chitiêu công cũng là vấn đề rất đángquan ngại. Theo PGS.TS. Vũ SỹCường, Việt Nam là quốc giaphân cấp mạnh trong chi tiêucông và xu hướng này ngày càngtăng. Trong giai đoạn 2011-2015,chi tiêu của địa phương, kể cảnguồn bổ sung từ ngân sáchtrung ương (NSTW) chiếmkhoảng 55% tổng chi NSNN,tăng nhanh so với mức 50% củagiai đoạn 2006-2010. Trong giaiđoạn 2009-2012, các địa phươngquản lý khoảng 85% ngân sáchchi cho giáo dục và gần 80%ngân sách chi cho y tế.

Hiện nay, chi đầu tư của địaphương chiếm khoảng 70% tổngchi đầu tư công, đây là mức rấtcao so với các quốc gia trong khuvực và thế giới. Cơ cấu chi đầutư giữa NSTW và ngân sách địaphương (NSĐP) trong tổng chi

đầu tư NSNN đã thay đổi từ33:67 ở giai đoạn 2006-2010sang 27:73 ở giai đoạn 2011-2015. Nguyên nhân của sự thayđổi này là do đầu tư từ NSĐPtăng nhanh từ các nguồn dựphòng, nguồn tăng thu của NSĐP(như xổ số kiến thiết, đất đai) vànguồn bổ sung có mục tiêu từNSTW cho địa phương.

Nếu chỉ nhìn qua tỷ lệ thu vàchi của NSĐP trong tổng NSNNthì thấy dường như Việt Nam đãvà đang thực hiện phân cấp ngàycàng mạnh hơn cho chính quyềnđịa phương. Tuy vậy, khi xem xétkỹ về thực trạng thu - chi ngânsách thì có thể thấy mô hình phânchia ngân sách này chưa thực sựkhuyến khích được các địaphương nuôi dưỡng nguồn thu,cải thiện hiệu quả chi mà ngượclại đã “khuyến khích” các tỉnhtăng chi nhiều nhất có thể. Điềunày còn có thể làm giảm nguồnvốn của trung ương đầu tư đểthực hiện các dự án quan trọngcủa quốc gia. Ngoài ra, việc phâncấp quá mạnh sẽ dễ dẫn đến tìnhtrạng lãng phí nguồn vốn khi cácđịa phương đều có nhu cầu đầutư giống nhau về cơ sở hạ tầngnhư sân bay, cảng biển… Dĩnhiên, việc đầu tư dàn trải còn dokỷ luật lỏng lẻo, sự thiếu giámsát của các cấp cũng như chấtlượng quy hoạch thấp. Do vậy,Chính phủ càng phân cấp mạnhthì nguy cơ mất ổn định hệ thốngngân sách càng lớn.

Dẫn đến nhiều hệ lụy vàthách thức

Theo PGS.TS. Vũ Sỹ Cường,quy mô chi ngân sách cao và liêntục tăng đã khiến cho Việt Namphải đối diện với tình trạng mấtcân bằng ngân sách cao và kéo

Page 8: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

dài. Thống kê của Bộ Tài chínhcho thấy, trong nhiều năm quaViệt Nam luôn rơi vào tình trạngthâm hụt ngân sách. Cụ thể, thâmhụt ngân sách (không bao gồmchi trả nợ gốc) trong giai đoạn2004-2006 chỉ khoảng 1% nhưngđến 3 năm 2014-2015-2016 consố này đã lên tới gần 3% GDP.Thâm hụt ngân sách tổng thể (baogồm cả chi trả nợ gốc) theo thốngkê từ 2001 đến nay luôn tiệm cậnngưỡng 5% GDP, riêng năm 2015còn lên đến 6,2% GDP.

Mặc dù chỉ tiêu nợ công vẫnnằm trong ngưỡng cho phépnhưng Việt Nam đang phải đốimặt với nhiều rủi ro lớn. Nếu bộichi ngân sách và mức bảo lãnhcủa Chính phủ vẫn được duy trìnhư hiện nay thì tỷ lệ nợ côngtrên GDP của Việt Nam sẽ tăngvượt trần cho phép (65% GDP)trong những năm tới, kể cả khităng trưởng GDP được duy trì ởmức cao và chi phí huy động vẫncòn tương đối thuận lợi.

Mặt khác, dư địa ngân sáchđang ngày càng trở nên mỏngkhiến cho nợ công có thể mất bềnvững ngay cả khi chỉ có nhữngcú sốc nhẹ. Điều đáng lo ngạihơn là nghĩa vụ nợ dự phòngtiềm ẩn nếu thực sự xảy ra thì sẽlàm cho Việt Nam dễ tổn thương,dù việc cân đối ngân sách cơ bảnvẫn được quản lý cẩn trọng.

Một thách thức khác mà ViệtNam đang gặp phải là việc thayđổi hiệu suất chi thường xuyêntrong tổng chi NSNN. Mặc dùquỹ lương cũng như tổng biên chếcủa Việt Nam chưa phải là quácao so với bình quân của các nướccó thu nhập trung bình trên thếgiới nhưng nếu tốc độ tăng vẫntiếp diễn như thời gian qua thì sẽgây áp lực cho tài chính công.

Trong thời gian tới, Việt Namvẫn có nhu cầu đầu tư cao cho cảcơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.Nhu cầu này đòi hỏi Chính phủphải duy trì được mức độ đầu tưhợp lý, nâng cao hiệu suất chitiêu, sử dụng có hiệu quả các tàisản hiện có và ưu tiên phát triểnnguồn nhân lực chất lượng caocũng như nâng cao năng lực đổimới, sáng tạo. Đồng thời, Chínhphủ cũng phải gắn việc phân cấpchi NSNN với hiệu quả sử dụngkhi cung cấp hạ tầng dịch vụcông ở địa phương.

Cần cải cách chi ngân sáchtheo hướng bền vững

Để vượt qua những thách thứctrên, các chuyên gia tài chính đãđưa ra một số khuyến nghị:

Một là, Chính phủ cần tiến tớichấm dứt xu hướng giảm chi đầutư, đặc biệt ở cấp trung ương, cảithiện việc lập ngân sách đầu tưbằng cách quan tâm nhiều hơnđến các nhu cầu chi duy tu bảodưỡng liên quan đến đầu tư, quađó hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởngkinh tế.

Hai là, rà soát lại các mục tiêuchi tiêu công theo một khuôn khổchính sách nhất quán hơn, nhằmtạo điều kiện để Việt Nam gắn kếttốt hơn giữa chi tiêu và mục tiêu.Cần xem xét điều chỉnh một sốmục tiêu về phát triển hạ tầng quátham vọng cho phù hợp hơn vớikhả năng huy động nguồn lực.

Ba là, chi tiêu cho cácchương trình mục tiêu quốc giacần gắn với mục tiêu ưu tiên. Đểlàm được việc này, Chính phủphải thiết kế lại các phương thứcphân bổ nguồn lực để tập trungtrực tiếp hơn vào kết quả thựchiện thay vì các chỉ số phức tạpdựa trên đầu vào.

Bốn là, giảm tỷ lệ chi thườngxuyên bằng cách giảm tốc độtăng biên chế và quỹ lương chocán bộ, công chức và viên chứccủa Chính phủ. Trong trung hạn,cần có giải pháp gắn kết chilương và phụ cấp của Chính phủvới hiệu quả công việc của ngườilao động.

Năm là, xem xét lại mức độphân cấp chi đầu tư cho địa phươnggắn với hiệu quả tổng thể kinh tế -xã hội, trách nhiệm giải trình vànăng lực quản lý của địa phương.

Sáu là, gắn kết chi đầu tư vàchi thường xuyên. Cần tăngcường cơ chế phối hợp giữa cơquan kế hoạch và tài chính, nhằmđảm bảo nhu cầu chi khai thác vàduy tu bảo dưỡng được tính toánđầy đủ ngay từ khi lập dự toáncho các dự án đầu tư mới, tiếp đónó phải được lồng ghép đầy đủvào ngân sách các năm sau.

Bảy là, hoàn thiện cơ sở dữliệu về dự án đầu tư và hệ thốngtheo dõi tập trung nhằm cải thiệnchất lượng báo cáo đầu tư công,góp phần đưa ra những quyếtđịnh kịp thời để thực hiện các dựán một cách hiệu quả.

Tám là, tăng cường tính minhbạch và trách nhiệm giải trình vềtài chính ở cấp địa phương, thựchiện nghiêm kỷ luật tài khóa,đồng thời tăng cường hoạt độngkiểm tra, giám sát, trong đó cầnđề cao vai trò của các cơ quandân cử và KTNN.

Để thực hiện được các mục tiêucơ cấu chi ngân sách hướng tớiphát triển bền vững, theo Bộ Tàichính cần tập trung vào việc cơcấu chi NSNN cho phù hợp vớinguồn lực của nền kinh tế, thựchiện các mục tiêu cân đối ngânsách đồng thời nâng cao hiệu lực,hiệu quả chi ngân sách.n

Page 9: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

Cơ cấu chưa hợp lý, thể chếchưa hoàn thiện

Số liệu Tổng cục Thống kê chothấy, tỷ trọng vốn đầu tư côngđang có xu hướng giảm, từ 47,1%năm 2005 xuống còn 38,1% năm2010, sau đó nhích lên trong cácnăm 2012-2014, rồi lại giảm còn38% năm 2015 và dừng ở mức37,6% năm 2016. Về cơ cấunguồn vốn, khoảng 50% là vốntrực tiếp từ NSNN, trên 30% làvốn vay, còn lại 20% là vốn củacác DNNN và nguồn vốn khác.Thời kỳ 2005-2016, bình quânvốn đầu tư của trung ương là51,4%, địa phương là 48,6%, điềunày cho thấy sự phân cấp mạnhmẽ trong đầu tư công.

Phần lớn vốn đầu tư công đượcdành cho việc phát triển kết cấu hạtầng, gồm cả hạ tầng cứng nhưđường giao thông, sân bay, bếncảng, cấp thoát nước, điện, viễnthông và hạ tầng mềm như y tế,giáo dục… Tổng cộng các lĩnhvực này chiếm khoảng 53,6% tổngđầu tư công năm 2016, trong đólĩnh vực vận tải, kho bãi chiếm tỷ

trọng lớn nhất với 21,3%, lĩnh vựcđiện, nước xếp thứ hai với 14,4%.Với việc đầu tư như vậy, nhiều dựán đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất làgiao thông, cấp điện đã triển khaivà năng lực của hệ thống này đượcnâng lên đáng kể.

Tuy nhiên, theo PGS.TS. BùiTất Thắng - Viện trưởng ViệnChiến lược và phát triển, Bộ Kếhoạch & Đầu tư - lĩnh vực đầu tưcông vẫn tồn tại một số hạn chế,yếu kém cần được khắc phục.

Đó là, cơ cấu đầu tư công chưahợp lý. Trong cơ cấu đầu tư chungtoàn xã hội, vốn đầu tư cho khuvực nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao,trung bình giai đoạn 2011-2015,vốn này chiếm khoảng 39% vàchưa có xu hướng giảm. Ở một sốngành, vốn đầu tư nhà nước vẫnchiếm tỷ lệ quá lớn như ngànhgiáo dục - đào tạo và y tế. Năm2015, tỷ trọng vốn đầu tư côngtrên tổng đầu tư cho mỗi lĩnh vựcnhư sau: giáo dục - đào tạo chiếm

Khung pháp luật chưa hoàn thiện, cơ cấu không hợp lý, vốn đầu tư chokhu vực nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao, tiến độ giải ngân chậm làm ảnhhưởng đến hiệu quả đầu tư… Theo các nhà quản lý và giới chuyên gia,đó là những căn bệnh mà đầu tư công của nước ta đang mắc phải. Bởivậy, Nhà nước cần có sự điều chỉnh chính sách và thực hiện đồng bộcác giải pháp thì lĩnh vực này mới thật sự phát huy hiệu quả.

THU HƯỜNG

Page 10: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

tới 78,7%; tiếp đến là lĩnh vựcnghệ thuật, vui chơi và giải tríchiếm 71,7%; y tế là 67,2%...

Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư nộibộ ngành, lĩnh vực còn chưa hợplý, ví dụ như chi nông nghiệp chủyếu cho hệ thống thủy lợi, chi giaothông vận tải chủ yếu vào đườngbộ và chưa có sự gắn kết chặt chẽgiữa chi đầu tư và chi thườngxuyên trong việc đảm bảo cho vậnhành, duy tu, bảo dưỡng... Điềuđáng nói nữa, đầu tư vốn NSNNvẫn dựa chủ yếu vào nguồn bội chingân sách (vay trong và ngoàinước) do việc cân đối ngân sáchgặp khó khăn. Vì vậy, tỷ trọng chiđầu tư phát triển trên tổng chiNSNN cũng giảm dần theo mứcgiảm bội chi NSNN, năm 2015còn khoảng 17,4% trong khi năm2011 là 26,4%.

Tình trạng lãng phí, thất thoáttrong đầu tư công còn diễn biếnphức tạp; nợ đọng xây dựng cơbản chưa được xử lý triệt để vàchủ yếu tập trung ở địa phương;tình trạng đầu tư phân tán, dàntrải, hiệu quả thấp vẫn chưa đượckhắc phục; nhiều dự án dở dang,thời gian thi công kéo dài, chậmtiến độ, tăng tổng mức đầu tư,gây lãng phí thất thoát nguồn lựctài chính nhà nước chưa được xửlý triệt để.

Thể chế về đầu tư công chưahoàn thiện, chưa khắc phục triệtđể tình trạng chồng chéo giữacác văn bản pháp luật hoặc quyđịnh chưa phù hợp gây khó khăntrong việc thực hiện, làm ảnhhưởng tới tiến độ giải ngân. Cácdự án đầu tư theo hình thức đốitác công - tư (TPP) mới chỉ tậptrung vào lĩnh vực giao thông,năng lượng nhưng chất lượng dựán còn thấp. Việc quản lý các dựán BOT, BT còn nhiều hạn chế,

yếu kém, gây ra nhiều hệ lụy cảvề kinh tế lẫn xã hội.

Thực trạng trên do nhiềunguyên nhân, cả khách quan lẫnchủ quan. Nguyên nhân kháchquan chủ yếu vẫn là do nền kinh tếcòn kém phát triển, quy mô nguồnvốn để thực hiện đầu tư công cònnhỏ trong khi nhu cầu rất lớn. Tuynhiên, nguyên nhân chủ quan vềquản lý đầu tư công vẫn là chính,trong đó có vấn đề về chất lượngvăn bản pháp luật; về việc phâncấp, phân quyền giữa trung ươngvà địa phương; về công tác quản lývà cách thức triển khai dự án; vềviệc giải quyết nợ đọng xây dựngcơ bản; năng lực quản lý của chủđầu tư và ban quản lý dự án chưađáp ứng được yêu cầu; các chínhsách và quy định về đầu tư theohình thức TPP còn nhiều bất cập...

Nhiều giải pháp để cơ cấu lạiđầu tư công

Từ thực trạng trên, Viện Chiếnlược và phát triển, Bộ Kế hoạch &Đầu tư, kiến nghị:

Thứ nhất, việc đổi mới tư duyvề đầu tư công cần được nhìnnhận dưới nhãn quan chung vềphát triển bền vững của quốc gia.Theo đó, đầu tư công phải đảmbảo những yếu tố cơ bản, làm nềntảng cho sự phát triển kinh tế - xãhội, bảo vệ môi trường và ứng phóhiệu quả với những tác động xấucủa biến đổi khí hậu.

Về phương hướng đầu tư pháttriển hạ tầng kỹ thuật, trước mắtNhà nước cần ưu tiên hỗ trợ các dựán đầu tư xây dựng công trình hạtầng kinh tế - xã hội lớn, quantrọng, thiết yếu, có tính lan tỏatrong các vùng, miền, như: giaothông, điện, nước, thủy lợi, thủysản phục vụ đánh bắt xa bờ, hạ tầngviễn thông và công nghệ thông tin,

y tế, giáo dục, bảo vệ môi trườngvà các nguồn tài nguyên thiênnhiên, ứng phó với biến đổi khíhậu… Một mặt, tập trung nguồnlực cho các dự án, các vùng kinh tếđộng lực để nhanh chóng phát huynăng lực, tạo sức bật cho nền kinhtế. Mặt khác, NSNN phải ưu tiênhơn cho miền núi, đồng bào dântộc thiểu số, các vùng thườngxuyên bị thiên tai, bão lũ và cácvùng còn nhiều khó khăn.

Về cơ chế đầu tư, trong điềukiện kinh tế thị trường và nguồnvốn từ ngân sách rất hạn hẹp, việcbố trí vốn phải quán triệt nguyêntắc ưu tiên sử dụng vốn NSNN như“vốn mồi” để khai thác tối đanguồn vốn của các thành phần kinhtế. Đồng thời, mở rộng phươngthức đầu tư, đặc biệt là đầu tư theohình thức TPP. Thực hiện chủtrương xã hội hóa một cách rộngrãi đối với các dịch vụ công, nhất làtrong lĩnh vực y tế, chăm sóc sứckhỏe nhân dân, giáo dục đào tạo,văn hóa, thể thao, các công trình cơsở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinhhoạt của người dân ở nông thôn. Tổchức thực hiện có hiệu quả kếhoạch đầu tư công trung hạn gắnvới kế hoạch tài chính trung hạn vàkế hoạch vay, trả nợ công.

Thứ hai, cải cách mạnh mẽcông tác quản lý đầu tư công ở tấtcả các khâu của chu kỳ dự án, theođó cần nâng cao chất lượng côngtác lập và quản lý quy hoạch pháttriển làm căn cứ xây dựng cácchương trình và kế hoạch đầu tưcông trung hạn. Sớm đưa LuậtQuy hoạch năm 2017 vào cuộcsống nhằm khắc phục những bấtcập trong công tác quy hoạch.

Nhất thiết phải lựa chọn dự ánbằng hình thức đấu thầu công khai.Việc xét thầu cần thông qua hộiđồng xét thầu độc lập và chuyên

Page 11: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọngkhía cạnh công nghệ, kỹ thuật, thờigian và tài chính. Trên cơ sở kếtquả thẩm định của hội đồng này,các cơ quan quản lý nhà nước sẽquyết định lựa chọn người thắngthầu và xác định nội dung (cácđiều khoản) của hợp đồng.

Cần thực hiện nghiêm chế độbáo cáo theo định kỳ hoặc đột xuấtvà tăng cường công tác giám sátviệc thực hiện kế hoạch đầu tưcông, đặc biệt là đối với cácchương trình, dự án.

Cuối cùng, việc đánh giá dự áncần được thực hiện bởi một tổ chứcđánh giá độc lập và chuyên nghiệpdựa trên những tiêu chí rõ ràng,khách quan về công nghệ, hiệu quảtài chính, hiệu quả kinh tế - xã hộiso với hợp đồng và thuyết minh dựán. Kết quả đánh giá dự án cầnđược công khai với cơ quan quảnlý, nhà thầu và cộng đồng dân cư.

Cuối tháng 11 vừa qua, Bộ Kếhoạch & Đầu tư đã trình Chínhphủ Dự thảo Đề án Cơ cấu lại đầutư công giai đoạn 2017-2020 và

một số định hướng đến năm 2025.Mục tiêu của Dự thảo Đề án làchuyển đổi và hình thành cơ cấuđầu tư hợp lý, nâng cao hiệu quảkinh tế - xã hội của hoạt động đầutư công; thu hút tối đa và sử dụngcó hiệu quả các nguồn lực đầu tưphát triển; nâng cao chất lượng thểchế về quản lý đầu tư công...

Một trong những nội dung quantrọng của Dự thảo là sẽ thu hẹplĩnh vực đầu tư của nhà nước. Cụthể là, đến năm 2020, tỷ trọng chiđầu tư phát triển trên tổng chiNSNN sẽ được cơ cấu lại theohướng tăng tỷ trọng chi đầu tư pháttriển lên 30% tổng chi NSNN; tỷtrọng vốn đầu tư nhà nước bìnhquân đạt khoảng 10-11% GDP.

Dự thảo cũng nêu rõ, không sửdụng NSNN đầu tư vào các lĩnhvực, dự án mà các thành phần kinhtế khác có thể đầu tư. Từng bướcgiảm vai trò đầu tư trực tiếp củaNhà nước, thực hiện nguyên tắcvốn NSNN chỉ là “vốn mồi” đểkhai thác tối đa nguồn vốn của cácthành phần kinh tế thông qua các

hình thức như PPP. Tạo đột phá đểthu hút đầu tư theo hình thức PPPbằng việc hoàn thiện hệ thống vănbản quy phạm pháp luật, đặc biệtlà các giải pháp về cơ chế, chínhsách cũng như quy định về nghĩavụ, trách nhiệm, quyền lợi của chủđầu tư, bảo đảm hài hòa giữa lợiích của Nhà nước và DN đối vớitừng hình thức đầu tư. Việc huyđộng và sử dụng nguồn vốn ODAphải gắn với việc quản lý hiệu quảnợ công, tiến tới giảm dần và chỉlựa chọn những khoản vay, nhữngdự án hiệu quả để đầu tư.

Cùng với việc thu hẹp lĩnh vựcđầu tư của Nhà nước, Dự thảo Đềán còn nêu rõ là sẽ mở rộng tối đaphạm vi và cơ hội cho nhà đầu tưtư nhân tham gia phát triển hạtầng cũng như các ngành, sảnphẩm có lợi thế…

Các chuyên gia kỳ vọng, vớinhiều giải pháp được tiến hànhđồng bộ, lĩnh vực đầu tư côngcủa nước ta sẽ thật sự phát huyhiệu quả và khởi sắc hơn trongthời gian tới.n

Page 12: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

XUÂN HỒNG

Các điều kiện đã tuyên bốbãi bỏ thì chắc chắn sẽ bãi bỏ!

Ngày 20/9/2017, Bộ trưởngBộ Công Thương Trần TuấnAnh đã ký Quyết định số3610a/QĐ-BCT ban hànhphương án cắt giảm, đơn giảnhóa điều kiện đầu tư, kinh doanhthuộc lĩnh vực quản lý nhà nướccủa Bộ Công Thương giai đoạn2017-2018. Theo đó, việc cắtgiảm liên quan đến khoảng 16ngành nghề được quy định tạiPhụ lục 4 Luật Đầu tư 2014.Trong số này, có nhiều ngànhnghề được xã hội quan tâm như:xăng dầu, khí hóa lỏng, hóachất, rượu, thuốc lá, logistics,dịch vụ giám định thương mại...

Quyết định chưa từng có trênkhiến không ít người sửng sốt,thậm chí hoài nghi, cho rằng đâylà chuyện chạy đua thành tích.Trả lời băn khoăn này, mới đâytại Tọa đàm: “Cắt giảm điều kiệnkinh doanh tại Bộ Công Thương:Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”,Thứ trưởng Trần Quốc Khánh

khẳng định, việc cắt giảm khôngphải vì thành tích mà dựa trên 5tiêu chí: Tiêu chí đầu tiên,chuyển từ tiền kiểm sang hậukiểm; Thứ hai, trong quá trìnhxây dựng điều kiện kinh doanhphải lưu ý các cam kết quốc tếcủa Việt Nam; Thứ ba, nếu tiếptục duy trì điều kiện kinh doanhthì các điều kiện đó phải đáp ứngĐiều 7 Luật Đầu tư 2014; Thứ tư,lưu ý tính khả thi cũng nhưnguồn lực của cơ quan quản lýnhà nước các cấp; Thứ năm, gắnvới cải cách thủ tục hành chính.

Đại diện Bộ Công Thươngcòn đặc biệt nhấn mạnh: “Chúngtôi khẳng định, các điều kiện đãtuyên bố bãi bỏ thì chắc chắn sẽbãi bỏ!”.

Trong lần cắt giảm này, lĩnhvực xăng dầu có sự điều chỉnhkhá rõ nét về điều kiện đối vớithương nhân kinh doanh, nhậpkhẩu xăng dầu. Theo đó, BộCông Thương bãi bỏ, không yêucầu DN sau 3 năm kể từ ngàyđược cấp giấy phép kinh doanh

xuất nhập khẩu xăng dầu phải sởhữu hoặc đồng sở hữu bằng sốvốn góp tối thiểu 51% đối với cácphương tiện vận tải xăng dầu nộiđịa. Lĩnh vực xăng dầu vốn là đầuvào quan trọng cho nhiều ngànhsản xuất. Bởi vậy, các chuyên gianhận định, việc cắt giảm sẽ giúpthị trường này có thêm nhiều DNtham gia, từ đó tăng tính cạnhtranh, cải thiện giá thành.

Trong khi đó, với ngành điện,Bộ Công Thương đã cắt giảm 18khoản, 3 điều. Việc cắt giảm nàysẽ tạo động lực thu hút các thànhphần kinh tế ngoài nhà nước thamgia vào thị trường ở cả ba khâu:sản xuất, truyền tải và phân phối.

Trước đó, theo Báo cáo “Điềukiện kinh doanh 2017: Khái niệm- Thực trạng - Con đường phíatrước” của Viện Nghiên cứu vàQuản lý Kinh tế Trung ương(CIEM), hiện nước ta có khoảng3.407 điều kiện kinh doanh ở tấtcả các ngành nghề, trong đóngành công thương chiếm tỷ lệlớn nhất với khoảng 700 điều

Vừa qua, Bộ Công Thương đã đưa ra một quyết định được xem là chưatừng có trong lịch sử của ngành khi chính thức cắt giảm 675 điều kiện đầutư, kinh doanh, chiếm tới 55,5% tổng số điều kiện và nhiều hơn 63 điềukiện so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, điều các chuyên gia và DN bănkhoăn nhất ở đây là: cắt xong thì làm sao để tránh mọc lại.

Page 13: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

kiện kinh doanh. Một số Bộ,ngành khác cũng đang duy trìhàng trăm điều kiện kinh doanhnhư: ngành tài chính 490 điềukiện, ngành giao thông vận tải376 điều kiện, ngành y tế 327điều kiện, ngành nông nghiệp270 điều kiện…

Đáng chú ý, nếu coi 243 ngànhnghề kinh doanh có điều kiện làngành nghề “mẹ” thì mỗi ngànhnghề “mẹ” phải gánh trên 20 điềukiện kinh doanh, chưa kể nhữngđiều kiện nảy sinh theo ngành nghề“con”, “cháu”. Đáng quan ngại,theo Phó Viện trưởng CIEM PhanĐức Hiếu, gần đây một số điềukiện kinh doanh đã được bãi bỏ từnhững năm 2000, 2003 dường nhưlại có xu hướng trỗi dậy, trong khicơ chế kiểm soát việc này chưa thểhiện được sự thành công.

Lâu nay, quy định về điều kiệnkinh doanh vẫn đang là vấn đềnhức nhối, làm tăng chi phí gianhập thị trường, triệt tiêu sáng

kiến trong hoạt động kinh doanh,làm giảm quy mô và sức cạnhtranh. Bởi vậy, Viện trưởng CIEMNguyễn Đình Cung đánh giá caosự chủ động và tự nguyện của BộCông Thương trong việc cắt giảmlần này. Ông Cung cho rằng,chúng ta cắt giảm điều kiện kinhdoanh để giảm chi phí cho DN.Như vậy, nếu DN có thua lỗ thìcũng mất ít hơn, khả năng hồiphục nhanh hơn. Chưa kể, chi phíkinh doanh giảm thì giá cả mặthàng cũng giảm xuống, điều nàysẽ tác động lan tỏa tới nền kinh tế.

Làm sao để tránh tái mọcsau khi cắt?

Mới đây, chỉ đạo phiên họpChính phủ cuối tháng 10, Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc mộtlần nữa yêu cầu các Bộ, ngành,địa phương phải đổi mới theohướng chuyển dần tư duy từ tiềnkiểm sang hậu kiểm, không đểtình trạng cắt giảm điều kiện kinh

doanh nhưng lại mọc thêm giấyphép con. Mặc dù nội dung nàykhông mới nhưng người đứngđầu Chính phủ vẫn phải nhắc đi,nhắc lại bởi một thực tế, giấyphép con gắn với quyền lực vàquyền lợi của các cơ quan quảnlý, không dễ nói cắt là cắt được,nói bỏ là bỏ được.

Thực tế, từ đầu những năm2000, nguyên Thủ tướng PhanVăn Khải đã ký Quyết định số19/2000/QĐ-TTg ngày03/02/2000 về bãi bỏ các loạigiấy phép trái với quy định củaLuật Doanh nghiệp. Quyết địnhnày được coi là bước cải cách vôcùng lớn, tạo sân chơi bình đẳngcho DN. Thế nhưng sau đókhông lâu, “ma trận” điều kiệnkinh doanh, giấp phép con lạimọc lên như nấm.

Theo nghiên cứu của chuyêngia chính sách công NguyễnQuang Đồng, một quốc gia khisửa đổi các hệ thống về kinh

Page 14: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

doanh đều phải làm hai việc, đólà cắt bỏ và cải cách hệ thốngquy định kinh doanh. Hệ thốngquy định kinh doanh lại bao gồmhai bước là ban hành và kiểmsoát. Trong trường hợp này, câuhỏi lớn được đặt ra: cắt xong điềukiện kinh doanh thì làm sao đểtránh tái mọc?

Viện trưởng CIEM lý giải, táimọc hay không là ở tư duy. Nếutư duy mang nặng tiền kiểm, sởhữu, kiểm soát và kìm nén, chỉcho DN làm trong phạm vi quảnlý được thì chắc chắn sẽ mọcngay, mọc nhiều. Còn nếu thayvào đó là tư duy điều tiết, thúcđẩy hỗ trợ thì hiện tượng táimọc sẽ ít đi, thậm chí khôngcòn. Bởi vậy, điều kiện tiênquyết là phải thay đổi tư duy vàcách thức quản lý nhà nước.Nếu việc quản lý vẫn đặt ranhững điều kiện để tiền kiểm thìkhông bao giờ hạn chế được cácđiều kiện kinh doanh.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánhkhẳng định: việc cắt giảm điềukiện kinh doanh được Bộ CôngThương bắt tay ngay từ đầunhiệm kỳ của Chính phủ mới(7/2016), thể hiện tư duy xuyênsuốt của Bộ trong hơn một nămqua. Như vậy, sẽ khó có thể nảysinh tư duy mâu thuẫn với chínhmình, cắt đi rồi tái lập. Thứ nữa,1 trong 5 nguyên tắc mà Bộ đề racho việc cắt giảm cũng như duytrì các điều kiện kinh doanh làphải tuân thủ các quy định, tiêuchí. Đó cũng là yếu tố cản trởviệc tái lập các điều kiện kinhdoanh đã bị cắt giảm.

Ông Khánh cũng thừa nhận:xóa bỏ điều kiện kinh doanh làcâu chuyện thay đổi tư duy quảnlý. Chúng ta sẽ chuyển từ tiềnkiểm sang hậu kiểm bằng việc

quy định một loạt các tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. NếuDN kinh doanh trong lĩnh vựcnày thì họ phải tuân thủ tiêuchuẩn này. Nếu cơ quan quản lýnhà nước kiểm tra đột xuất màDN không đáp ứng thì sẽ phảikhắc phục, nặng hơn là tạmdừng kinh doanh.

Tuy nhiên, ông Cung vẫn đặtnghi vấn: thay đổi từ tiền kiểmsang hậu kiểm là thay đổi về bảnchất, nội hàm của một cách thứcquản lý nhà nước. Vậy năng lực,công cụ quản lý sẽ như thế nào?Bên cạnh đó, trong việc banhành quy chuẩn, tiêu chuẩn cũngrất khó. Đầu tiên phải là tiêuchuẩn, quy chuẩn của người sảnxuất, của sản phẩm. Khi xâydựng xong, cần phải tuyêntruyền, giải thích, đào tạo. Đặcbiệt, xu hướng của rất nhiềungười mất quyền lợi khi thay đổitừ tiền kiểm sang hậu kiểm là sẽphản ứng bằng việc kháng cựlại, không thực hiện. Khi khôngthực hiện sẽ xảy ra thất bại, haythậm chí người ta cố tình gây ranhững thất bại, báo chí truyềnthông lại bắt đầu tỏa ra. Kết quảlà làm chậm quá trình thay đổihoặc quay lại xu hướng tiềnkiểm. Tất cả vấn đề này hoàntoàn có thể xảy ra, chúng ta cầnphải lường trước.

Giải đáp băn khoăn này, đạidiện Bộ Công Thương cho rằng:khi chuyển tư duy từ tiền kiểmsang hậu kiểm, có một vấn đềcần phải được truyền tải trên cácphương tiện thông tin đại chúngmột cách rõ ràng hơn, đó là vaitrò của các địa phương sẽ trở nênrất lớn. Bởi, nếu đã chuyển sanghậu kiểm thì không thể cóchuyện cán bộ của Bộ CôngThương đi khắp 63 tỉnh, thành

phố để kiểm tra đột xuất DN này,DN khác. Bộ Công Thương sẽđịnh ra các tiêu chuẩn, quychuẩn, còn địa phương nơi DNđóng trụ sở và kinh doanh phải lànơi kiểm soát xem DN có đápứng được tiêu chuẩn và quychuẩn ấy hay không.

Ông Khánh nhấn mạnh: việccắt giảm và xóa bỏ điều kiệnkinh doanh có hiệu lực trên toànquốc, không một chính quyền địaphương nào có thể đòi hỏi DNphải đáp ứng điều kiện kinhdoanh đã bị xóa bỏ. Bên cạnh đó,công tác kiểm tra sẽ dựa trên cáctiêu chuẩn và quy chuẩn do cơquan quản lý nhà nước ban hành.Các tiêu chuẩn và quy chuẩnđược đưa ra thường là nhữngđiều kiện đã được lượng hóa,công khai và minh bạch, cho nênbản thân người dân cũng có thểkiểm tra để xem mình có đáp ứnghay không.

Về lộ trình thực hiện, ôngKhánh cho biết, vì cắt giảm điềukiện kinh doanh có liên quan đến16 ngành nghề cho nên ít nhấtphải sửa 16 nghị định. Nếu sửa16 nghị định thì sẽ rất lâu, vì thếBộ đã đề xuất sửa đổi một nghịđịnh cùng lúc nhiều nghị định.

Các chuyên gia đánh giá,quyết định “tự lấy đá ghè vàochân mình” của Bộ CôngThương là một quyết định dũngcảm. Tiếp theo Bộ này, mới đâyBộ Tài nguyên và Môi trường,Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầutư cũng công bố kế hoạch cắtgiảm điều kiện kinh doanh tronglĩnh vực do mình quản lý. Có lẽ,đã đến lúc người dân và DN cóquyền hy vọng: “cuộc chiến”với điều kiện kinh doanh sắpđến hồi kết thúc!.n

Page 15: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

LTS: Thời gian qua, kiểm toán đánh giá tình hình nợ xấu và vấn

đề sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng đã trở thành một trong

những trọng tâm kiểm toán của KTNN. Các kết quả kiểm toán

đã cung cấp nhiều thông tin kịp thời và giàu tính thuyết phục,

góp phần không nhỏ vào quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ

thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Để bạn đọc có cái nhìn

cụ thể hơn về vấn đề này, Đặc san Kiểm toán xin trân trọng giới

thiệu Chuyên đề “KIỂM TOÁN NỢ XẤU VÀ SỞ HỮU CHÉO

TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG”. Đây cũng chính là những

tham luận được các kiểm toán viên của KTNN phát biểu trong

cuộc tọa đàm chuyên môn gần đây.

Page 16: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

Nợ xấu đã và đang tác độngtiêu cực đến việc lưu thông

dòng vốn vào nền kinh tế cũngnhư tính an toàn, hiệu quả kinhdoanh của chính các ngân hàng.Nếu dòng vốn từ các tổ chức tíndụng (TCTD) cho vay được xemnhư huyết mạch của nền kinh tếthì nợ xấu được ví như “cục máuđông”, có thể gây tắc nghẽn hoạtđộng của hệ thống TCTD và cảntrở nền kinh tế phát triển.

Tại sao nợ xấu của các TCTDtăng nhanh?

Những năm qua, nợ xấu tronghệ thống các TCTD tăng nhanh vàđang ở mức rất lớn. Số liệu báo cáokiểm toán của KTNN cho thấy:

Tại thời điểm cuối năm 2015nếu tính đầy đủ, nợ xấu sẽ vàokhoảng 476,8 nghìn tỷ đồng; cuốinăm 2016 là khoảng 600 nghìn tỷđồng. Việc nợ xấu phát sinh lớnvà tăng nhanh như vậy có nhiềunguyên nhân: từ những bất ổncủa nền kinh tế, từ phía ngườivay vốn, từ phía ngân hàng và từnhững bất cập trong các quy địnhpháp lý liên quan đến vấn đề xửlý nợ xấu.

Về nguyên nhân bất ổn củanền kinh tế: Xuất phát từ cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầunăm 2008, nền kinh tế thế giớibắt đầu suy giảm với tín dụngdưới chuẩn ở Mỹ, sau đó là nợ

công ở khu vực đồng tiền chungchâu Âu. Với những yếu kémtích tụ qua nhiều năm, kinh tếViệt Nam cũng bắt đầu suygiảm, lạm phát tăng cao, sảnxuất kinh doanh đình trệ (lạmphát năm 2010 là 11,75%, năm2011 là 18,58%); lãi suất ngânhàng tăng cao nhanh chóng(năm 2011 lãi suất cho vayVNĐ khoảng 17-20%/năm,thậm chí trên mức 37%/năm).Thanh khoản và khả năng sinhlời của hệ thống ngân hànggiảm sút, dẫn đến việc nhiềuDN phải giải thể, ngừng hoạtđộng và tạo ra nợ xấu.

Trong bối cảnh đó, nhiềuNHTM tại Việt Nam lại thuộcsở hữu của nhóm cổ đông chi

phối, sở hữu chéo giữa ngânhàng với DN khiến quan hệ chovay trở nên rất phức tạp. Nhiềucông ty không thuộc lĩnh vực tàichính nhưng lại đầu tư dài hạnvới vai trò nhà sáng lập, nhà đầutư chiến lược trong các ngânhàng dẫn đến tình trạng một sốngân hàng thu xếp vốn chonhững dự án đầu tư chưa minhbạch, ngân hàng tạo điều kiệnđể cho các DN sở hữu dễ dàngvay được vốn. Việc cho vay dễdàng, thiếu kiểm soát cộng vớiviệc thẩm định vốn vay khôngcẩn trọng đã làm phát sinh nợxấu một cách tất yếu.

Về phía các ngân hàng:Những năm gần đây, nhiều ngânhàng hoạt động rất yếu kém, quá

Th.S. LÊ VIỆT ĐỨC

Kiểm toán Nhà nước

Page 17: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

đề cao chỉ tiêu doanh thu, lợinhuận, tăng trưởng tín dụngnóng, đua nhau mở rộng mạnglưới chi nhánh, điểm giao dịch,cạnh tranh chiếm thị trường, sẵnsàng áp dụng mọi hình thức kinhdoanh để tận thu… trong khinăng lực quản lý, điều hành, điềukiện cấp tín dụng còn lỏng lẻo vàquy trình kinh doanh quản lý tíndụng thiếu chặt chẽ. Bên cạnhđó, đội ngũ cán bộ của các ngânhàng cũng còn hạn chế về nănglực, hệ thống kiểm soát, kiểmtoán nội bộ còn kém hiệu quả,chưa đáp ứng được yêu cầuphòng ngừa, phát hiện và xử lý,từ đó tạo ra kẽ hở để nhiều cánbộ nhân viên lợi dụng thực hiệnhành vi vi phạm pháp luật.

Về phía khách hàng vay vốn:Nhiều khách hàng còn cố tìnhchiếm dụng vốn của ngân hàng,cung cấp thông tin thiếu chínhxác trên hồ sơ vay vốn, làm sailệch về tình hình tài chính, tínhkhả thi của việc sử dụng vốn vayvà khả năng trả nợ, nâng giá trịtài sản thế chấp và thế chấp mộttài sản tại nhiều ngân hàng, làmgiả giấy tờ chứng nhận quyền sở

hữu tài sản... Ngoài ra, cũng cótrường hợp do khách hàng cótrình độ yếu kém, sản xuất kinhdoanh thua lỗ nên không trảđược nợ cho ngân hàng.

Về mặt chính sách pháp luật:Có thể thấy rằng, pháp luật hiệnhành đã có những khung pháplý cơ bản trong việc hạn chếcũng như giải quyết nợ xấu củacác TCTD, tuy nhiên, khi đi vàothực tế, nhiều quy định cònchưa phù hợp, bị lợi dụng vàkhông phát huy được hiệu quảkhiến cho tình trạng nợ xấuchẳng những không được cảithiện mà còn có xu hướng tănglên. Chẳng hạn:

Ngân hàng Nhà nước (NHNN)vẫn đang cho phép các ngân hàngđược lựa chọn 1 trong 2 phươngpháp phân loại nợ (định tính hoặcđịnh lượng) tùy theo khả năng vàđiều kiện thực hiện, do đó, cácngân hàng có thể che giấu tìnhtrạng nợ xấu của mình. Nhiềungân hàng đã lợi dụng quy địnhvề điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giahạn nợ để phản ánh sai lệch chấtlượng tín dụng, biến nợ xấu thànhnợ đủ tiêu chuẩn…

Hệ thống pháp luật để vậnhành thị trường mua bán nợ cũngchưa đầy đủ; quyền và tráchnhiệm của người mua nợ, ngườibán nợ, người xử lý nợ chưađược quy định rõ ràng; chủ thểtham gia thị trường mua bán nợđang bị hạn chế; việc định giákhoản nợ đến nay chưa có quyđịnh cụ thể, cơ sở xác định giá trịcủa khoản nợ rất phức tạp…

Nợ xấu đã được xử lý như thếnào và hiệu quả đến đâu?

Để xử lý tình hình nợ xấu vàphòng ngừa hạn chế nợ xấu giatăng tại các TCTD, thời gian qua,Đảng, Quốc hội và Chính phủ đãđưa ra nhiều giải pháp xử lý nợxấu tại Đề án "Xử lý nợ xấu củahệ thống các tổ chức tín dụng" vàĐề án "Thành lập Công ty Quảnlý tài sản của các tổ chức tíndụng Việt Nam". Ngoài ra, nhiềubiện pháp xử lý nợ xấu cũng đãđược các TCTD thực hiện như:bán, phát mại tài sản để thu hồinợ; xử lý bằng nguồn dự phòngrủi ro; bán nợ xấu (trong đó cóbán cho VAMC) và nhận lại bằngtrái phiếu đặc biệt…

X lý n

x u

X lý n x u (t ng)

T ng s KH tr

n

TCTD

nh n

TS B

thay cho

ngh a v

tr n

Bán phát

m i

TS B

thu h i

n

S d ng

d

phòng

r i ro

Chuy n

n x u

thành

v n góp

Bên

th 3

tr

n

Bán n

Hình

th c

khác T ng s

Bán

cho

VAMC

N m 2012 74.676 25.322 0 4.077 35.176 0 0 3.743 0 6.358

N m 2013 87.976 15.944 0 2.533 30.387 0 0 36.150 29.578 2.962

N m 2014 143.549 21.610 199 3.374 30.556 0 437 83.448 79.612 3.926

N m 2015 186.894 29.069 1.656 3.931 35.433 136 690 96.607 95.049 19.372

Page 18: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

Cụ thể, kết quả xử lý nợ xấu đạtđược như sau:

Trong tất cả các biện pháptrên, việc xử lý nợ xấu bằng biệnpháp bán nợ cho VAMC chiếm tỷlệ cao nhất. Sau 4 năm đi vào hoạtđộng, tính đến 31/12/2016, tổngdư nợ xấu đã mua và được VAMCquản lý là 235.872 tỷ đồng vớimệnh giá trái phiếu đã phát hành(bằng với giá mua nợ) là 207.685tỷ đồng. Lũy kế từ khi thành lậpđến hết năm 2016, VAMC đã thuhồi được 50.165 tỷ đồng nợ xấu,trong đó bao gồm: bán lại nợ choTCTD 8.083 tỷ đồng; bán tài sảnđảm bảo (TSĐB) 12.219 tỷ đồng;khách hàng tự trả nợ 29.863 tỷđồng; tổng số nợ xấu được điềuchỉnh lãi suất là 1.981 tỷ đồng; nợxấu được cơ cấu lại thời hạn trảnợ là 907 tỷ đồng; nợ xấu đượcmiễn giảm lãi là 2.137 tỷ đồng.Tuy nhiên thực tế cho thấy, hầuhết số thu hồi nợ cũng như cơ cấunợ đều được VAMC ủy quyền chocác TCTD bán nợ xử lý, thu hồi,còn một phần khách hàng tự trảcho các TCTD. Năm 2016,VAMC chỉ thực hiện phối hợp vớiTCTD bán TSĐB bảo để thu hồisố tiền 603 tỷ đồng. Như vậy,VAMC chỉ hoàn thành nhiệm vụmua nợ xấu bằng trái phiếu đặcbiệt theo kế hoạch được NHNNphê duyệt, góp phần ổn định hệthống các TCTD, còn các nhiệmvụ khác như mua nợ theo giá thịtrường, xử lý các khoản nợ đãmua... theo quy định tại Nghị địnhsố 53/2013/NĐ-CP ngày18/5/2013 của Chính phủ thìVAMC chưa thực hiện, hoặc thựchiện được rất ít.

Tình trạng này được NHNNlý giải là do một số cơ chế,chính sách tối thiểu bảo đảmcho VAMC hoạt động an toàn,

hiệu quả vẫn chưa hoàn chỉnh.VAMC chưa có các cơ chế,chính sách, quy định pháp lýmang tính đặc thù, đặc biệt đểxử lý nhanh đối với nợ vàTSĐB của khoản nợ đã mua...Mặc dù vậy, trên thực tế, khảnăng xử lý của VAMC vẫn chưađáp ứng được yêu cầu vì bị hạnchế rất nhiều về các nguồn lựcvà việc nắm bắt thông tin cáckhoản nợ. Hiện tại, việc xử lýnợ xấu do các TCTD tự thựchiện vẫn đang hiệu quả hơn, doTCTD nắm bắt được thực trạngkhoản nợ, TSĐB, có nguồn lựccon người và gắn lợi ích trựctiếp của các TCTD.

Cần có những giải pháp lâudài, đồng bộ và thiết thực

Việc phòng ngừa và hạn chếnợ xấu có ý nghĩa hết sức quantrọng, hơn cả việc xử lý nợ xấuthế nào cho nhanh và hiệu quả.Bức tranh nợ xấu cũng như cácbiện pháp xử lý nợ xấu trong thờigian qua đã cho thấy, việc hạnchế, phòng ngừa nợ xấu phát sinhvà tăng nhanh cần có những giảipháp lâu dài, đồng bộ, thiết thực.

Về phương diện điều hành nềnkinh tế, Chính phủ cần điều hànhchủ động, linh hoạt các chínhsách phát triển; kịp thời ứng phó

có hiệu quả đối với các bất ổn cóảnh hưởng xấu đến nền kinh tế;tạo mọi điều kiện thuận lợi, bìnhđẳng về mặt pháp lý cho các DNhoạt động sản xuất, kinh doanh.

Về khung pháp lý, cần khắcphục ngay các lỗ hổng dẫn đếnnguy cơ hình thành nợ xấu như:tình trạng sở hữu chéo, đầu tưchéo, thao túng, chi phối ngânhàng của một nhóm cổ đông haycổ đông lớn để cho vay sân sau...Hạn chế và ngăn ngừa các tậpđoàn kinh tế, tổng công ty nhànước đầu tư tràn lan ngoài lĩnhvực hoạt động chính, thiếu sựkiểm soát, trong khi kinh nghiệmquản trị điều hành cũng như hiểubiết về các lĩnh vực đầu tư tàichính còn hạn chế.

Về mặt quản lý nhà nước, cầntăng cường chức năng giám sát,kiểm tra, thanh tra của các cơ quanquản lý nhà nước, đảm bảo hiệuquả và hiệu lực đối với hoạt độngcủa các TCTD.

Hệ thống TCTD cần phải kiểmsoát và nâng cao chất lượng tíndụng, hạn chế việc cho vay đầu tưvào những lĩnh vực tiềm ẩn nhiềurủi ro như bất động sản, chứngkhoán; nâng cao chất lượng thẩmđịnh, xét duyệt cho vay, đảm bảochặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các quyđịnh của pháp luật.n

Tính đến ngày 31/12/2016, nợ xấu nội bảng của các TCTD hiện nay làtrên 150.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu Công tyVAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là trên 195.000 tỷ đồng, chiếm3,29% tổng dư nợ. Nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xửlý được là trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ. Nếu tính giá trịtoàn bộ các khoản nợ bản chất là nợ xấu thì nợ xấu chiếm khoảng 10,08%dư nợ. Trong tổng số nợ xấu nội bảng và nợ xấu bán cho VAMC, nợ các DNngoài quốc doanh chiếm khoảng gần 64%; nợ của các DNNN chiếm khoảng6,3%; nợ của hộ kinh doanh và cá nhân chiếm khoảng trên 21%; nợ củacác DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,8%.n

(Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trình Quốc hội tại Kỳ họpthứ 3 Quốc hội Khóa XIV)

Page 19: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

Th.S. NGUYỄN THANH HUỆ

Kiểm toán Nhà nước

Tài chính - ngân hàng là mộtlĩnh vực nhạy cảm, luôn được

các cơ quan quản lý nhà nước vàdư luận đặc biệt quan tâm, bởi lẽbất cứ sự thay đổi nào về chínhsách tiền tệ cũng có thể ảnhhưởng đến toàn bộ nền kinh tế,đến từng người dân và DN. Xácđịnh được tầm quan trọng đó,hàng năm KTNN đều thực hiệncác cuộc kiểm toán liên quan đếnlĩnh vực này. Những năm gần đây,kiểm toán hoạt động tín dụng,đánh giá tình hình nợ xấu và vấnđề sở hữu chéo tại các ngân hàngthương mại (NHTM) được KTNNxác định là một trong những trọngtâm kiểm toán.

Tình hình nợ xấu và vấn đề sởhữu chéo tại các TCTD

Về tình hình nợ xấu, kết quảkiểm toán cho thấy:

Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tíndụng (TCTD) còn cao. Đến ngày31/12/2015, nếu tính đầy đủ, nợ xấucủa hệ thống TCTD là 476,8 nghìntỷ đồng, chiếm 8,85% tổng dư nợ.

Hầu hết các TCTD được kiểmtoán còn có tình trạng phân loạinhóm nợ chưa đúng quy định củaNgân hàng Nhà nước (NHNN),trích thiếu dự phòng rủi ro tíndụng, nhiều nhất là Agribank.Năm 2015, ngân hàng này đã trích

thiếu dự phòng rủi ro tín dụng2.848,7 tỷ đồng.

Công ty Quản lý tài sản VAMCchưa chủ động xử lý nợ xấu màchủ yếu thông qua các tổ chức tíndụng bán nợ tự thực hiện với kếtquả thấp, tổng thu hồi nợ từ năm2013 đến 2015 là 22.902 tỷ đồng,chỉ chiếm 10,4% dư nợ đã mua.

Các NHTM được kiểm toán cònsai sót về trình tự, thủ tục cho vay,một số khoản vay thẩm định thiếuchặt chẽ, thiếu tài sản đảm bảo, giảingân không đúng mục đích, khôngđược kiểm soát, giám sát chặt chẽviệc sử dụng vốn vay.

Ngân hàng Vietcombank chưahạch toán theo phương pháp dồntích đối với các khoản lãi và phíphải thu thẻ tín dụng; chưa tính vàhạch toán đầy đủ trên hệ thống phầnmềm tiền lãi của các tài khoản tiềngửi không kỳ hạn nhỏ hơn 1.000VND hoặc 0,1 đơn vị ngoại tệ.

Một số TCTD có tình hình tàichính rất yếu kém, bị kiểm soát đặcbiệt; nhiều NHTM tồn đọng nhiềukhoản cho vay, công nợ khó thu hồido lãnh đạo ngân hàng cố ý làm trái,vi phạm pháp luật, việc xử lý hết sứckhó khăn và tỷ lệ thu hồi rất thấp.

Đối với vấn đề sở hữu chéo,kết quả kiểm toán cũng chothấy, hệ thống TCTD đang tồntại 3 cặp ngân hàng sở hữu lẫn

nhau (Sacombank sở hữu 2,55%Eximbank và Eximbank sở hữu8,76% Sacombank; ACB sở hữu1,95% Vietbank và Vietbank sở hữu1,26% ACB; Sacombank sở hữu1,84% của LienvietpostBank vàLienvietpostBank sở hữu 3,52%Sacombank); 6 TCTD có sở hữutrên 5% cổ phần các TCTD khác,chưa đáp ứng quy định tại điểm b,khoản 3, Điều 20 Thông tư số36/TT-NHNN (Eximbank, VCB,Vietinbank, Maritime bank, MB,An Bình).

Bên cạnh đó, còn 7 TCTD cócổ đông là các tổ chức kinh tế sởhữu cổ phần trên 15% vốn điều lệ,vượt mức quy định tại Điều 55Luật Các TCTD (Ngân hàng SàiGòn Công thương, Ngân hàngTMCP xăng dầu Petrolimex, BảoViệt, Ngân hàng Đại Chúng, Côngty tài chính Sông Đà, Công ty tàichính Vinaconex Viettel, Công tytài chính Xi măng); 4 TCTD có cổđông và người có liên quan sở hữutrên 20% vốn điều lệ (Ngân hàngTMCP Bảo Việt, Ngân hàngTMCP Xăng dầu Petrolimex,Công ty tài chính Sông Đà, Côngty tài chính Điện lực).

Có 8 cặp sở hữu chéo trực tiếplẫn nhau tại các TCTD (BIDV,Sacombank, Đông Á, Eximbank,An Bình, SG-HN bank, Việt Á và

Page 20: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

các DN khác ); 8 NHTM nắm giữcổ phần hơn 2 TCTD khác, chưađúng quy định tại khoản 3, Điều20, Thông tư số 36/TT-NHNN(Agribank nắm giữ cổ phần 4TCTD; Vietcombank nắm giữ 5TCTD; Maritime bank nắm giữ 5TCTD; Ngân hàng Xây dựng nắmgiữ 5 TCTD; Ngân hàng Đại Chúngnắm giữ 4 TCTD; Sacombank nắmgiữ 4 TCTD; ACB nắm giữ 3TCTD; BIDV nắm giữ 3 TCTD.

Một số giải pháp từ kiến nghịkiểm toán

Thông qua kết quả kiểm toán,KTNN đã đề xuất một số giải phápđối với các cơ quan quản lý nhànước, NHNN nhằm kiểm soát chặtchẽ hơn đối với hoạt động tíndụng, hạn chế tình hình nợ xấu vàsở hữu chéo tại các NHTM.

Một là, kiểm soát hoạt động tíndụng và hạn chế tình hình nợ xấu

Chính phủ và các cơ quan giúpviệc liên quan như NHNN, Bộ Tàichính cần xây dựng, duy trì, thiếtlập hệ thống tài chính vững chắc,bao gồm việc quy định các chuẩnmực, quy tắc, chế độ kiểm toán,quyết toán, kế toán, quản trị riêngbiệt, khuôn khổ điều tiết, giám sátthị trường tài chính, thị trường tiềntệ... nhằm xác định những mục tiêucốt lõi hỗ trợ hệ thống tài chínhhoàn thành vai trò của mình;

Siết chặt các quy chế điều tiếtđể bảo đảm vấn đề an toàn hệthống sẽ luôn được đặt lên trướchết. Bất kể khi nào hệ thống ngânhàng cũng sẵn sàng đối mặt vớinguy cơ rủi ro cao, bao gồm cả cácmối đe dọa như khủng hoảng hoặcthậm chí là phá sản;

Giám sát nợ xấu một cách cóhiệu quả thông qua hoạt động phântích, phân loại nợ xấu theo định kỳ.

Sớm cảnh báo, phát hiện các khoảnnợ xấu phát sinh, duy trì thườngxuyên việc kiểm tra, phân tích, đánhgiá thực trạng, nguyên nhân phátsinh nợ xấu. Làm rõ trách nhiệmcủa cá nhân có liên quan, nhất là ởnhững đơn vị, cá nhân phụ trách cótỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, gắn tráchnhiệm thu hồi nợ xấu, xử lý rủi rovới trách nhiệm của cá nhân tronghoạt động cho vay;

Tăng cường pháp chế là giảipháp cần thực hiện nhanh chóng đểcó một chế độ và trật tự pháp luật,trong đó tất cả các chủ thể quản lýcũng như đối tượng bị quản lý đềuphải tôn trọng và thực hiện phápluật một cách nghiêm chỉnh, triệtđể, chính xác;

Tăng cường các cơ chế thỏathuận, thương lượng trong xử lý nợxấu giữa các NHTM (bên cho vay)và các DN (bên đi vay) để có sựđồng thuận giữa hai bên trong việcgiải quyết hậu quả của nợ xấu. Cảhai bên cần bàn bạc để đưa ra giảipháp hợp lý như: các phương án trảnợ, xác định thời điểm trả nợ, thayđổi các điều khoản, nội dung hợpđồng tín dụng để phù hợp với nhucầu và tình hình thực tế của các bên.

Hai là, kiểm soát việc sở hữuchéo tại các NHTM

Việc hạn chế các ảnh hưởng tiêucực của sở hữu chéo là một yêu cầucấp thiết được đặt ra cho cơ quanquản lý. Trong đó, vấn đề mấu chốttrong công tác xử lý sở hữu chéo làphải đảm bảo ngăn ngừa hành vi cốtình vi phạm, đồng thời triệt tiêu lợiích từ việc sở hữu chéo của các cánhân và tổ chức. Để thực hiện điềunày, giữa NHNN và các Bộ, ngànhliên quan phải có sự phối hợp đồngbộ trong việc ban hành các văn bảnpháp quy cũng như việc kiểm soátviệc thực thi các điều khoản quy

định; Bổ sung thuật ngữ sở hữuchéo vào Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNNquy định về các tỷ lệ bảo đảm antoàn trong hoạt động của tổ chức tíndụng, đồng thời hình sự hóa các vấnđề liên quan đến sở hữu chéo đểngăn ngừa tối đa hành vi này. Cáccơ quan quản lý cần thường xuyêngiám sát, yêu cầu các TCTD tuânthủ nghiêm Điều 55 của Luật CácTCTD về quy định giới hạn sở hữucổ phần của cổ đông cá nhân, cổđông pháp nhân và những người cóliên quan, bao gồm cả phần cổ phầnủy thác cho cá nhân, tổ chức khácđứng tên. Nếu vi phạm, các cá nhânvà người đứng đầu tổ chức phảichấp nhận bị xử lý theo luật hình sự.

Các quy định về kế toán, hệthống các quy định an toàn cần đượcliên tục nâng cao tính minh bạch,đảm bảo phù hợp với thông lệ quốctế. Chẳng hạn, để loại trừ tính nhiễucủa sở hữu chéo trong vốn tự có nhưđã đề cập ở trên, khoản đầu tư củaTCTD này đầu tư vào TCTD khácphải được xác định rõ và loại trừkhỏi vốn cấp 1 của tổ chức đượcgóp vốn khi tính hệ số an toàn vốn(CAR) của tổ chức này, tránh tìnhtrạng vốn chảy lòng vòng trong hệthống dẫn tới việc tăng vốn khôngthực chất. Đặc biệt, các quy định vềphòng chống rửa tiền cũng phảiđược thực thi một cách nghiêm túc.

Cần nâng cao hiệu quả quản trịDN trong nội bộ ngân hàng, yêucầu ban kiểm soát phải thực sự độclập với hội đồng quản trị và cóquyền phủ quyết các quyết định cóảnh hưởng tiêu cực hoặc rủi ro caođối với quyền lợi của các nhà đầu tưnhỏ lẻ; phải can thiệp, ngăn chặn,phát hiện, báo cáo với cơ quan quảnlý nhà nước trong trường hợp hộiđồng quản trị có những quyết địnhtrái pháp luật.n

Page 21: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

Th.S. TRẦN NHẬT THÀNH

Kiểm toán Nhà nước

Trong thời gian qua, nợ xấu đãtrở thành một nỗi lo thường

trực của nhiều ngân hàng thươngmại (NHTM), không chỉ với thếgiới mà còn với hệ thống tổ chức tíndụng tại Việt Nam. Đây được coi lànguyên nhân chính gây kìm hãm,hạn chế sự lưu thông của dòng tíndụng trong nền kinh tế. Nợ xấu tồnđọng trong nhiều hoạt động củangân hàng nhưng nhiều nhất làtrong hoạt động tín dụng. Việc vaytiền, cho vay tiền luôn chứa đựngnhiều rủi ro. Bản chất của nợ xấu làmột khoản tiền mà ngân hàng chokhách hàng vay, nhưng khi đến hạnthu hồi nợ lại không thể đòi đượcdo nhiều nguyên nhân: khách hàngvay vốn làm ăn thua lỗ, phá sản,dẫn đến tình trạng mất khả năngthanh toán, không trả được khoảnnợ vay khi đến kỳ hạn; khách hàngvay gặp khó khăn do thiên tai, địchhọa, do biến động của thị trường, dosử dụng vốn vay không đúng mụcđích, do tác động của cơ chế, chínhsách… Mặt khác, cũng không loạitrừ nguyên nhân do chính ngânhàng chấp hành các quy định vềcho vay không nghiêm túc, chưađầy đủ, thiếu chặt chẽ… Nói chungnợ xấu càng cao thì rủi ro và tổnthất của các NHTM càng lớn.

Những năm gần đây, Chínhphủ và Ngân hàng Nhà nước(NHNN) đã có nhiều biện pháp đểxử lý nợ xấu, thông qua Đề án táicơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng

(TCTD) giai đoạn 2011-2015, Đềán Xử lý nợ xấu của hệ thống cácTCTD, Đề án thành lập Công tyQuản lý tài sản của các TCTDViệt Nam và nhiều văn bản chỉđạo, hướng dẫn của NHNN...Mục đích của các giải pháp xử lýnợ xấu là tạo điều kiện để hệthống ngân hàng mở rộng tíndụng với lãi suất hợp lý, góp phầntháo gỡ khó khăn cho sản xuấtkinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng,ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiệnthanh khoản và nâng cao sự antoàn, lành mạnh cho các TCTDcũng như thị trường tiền tệ.

Có những ngân hàng xử lý nợấn tượng như Vietcombank...

Trong rất nhiều ngân hàng phảithực hiện các giải pháp xử lý nợxấu, Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam (Vietcombank)được xem là một đơn vị nhận thứcrõ tầm quan trọng của vấn đề này.Với phương châm “Đổi mới +Quyết liệt + Kết nối”, Vietcombankđã huy động mọi nguồn lực từ Trụsở chính đến các đơn vị thành viênthực hiện đồng bộ nhiều giải phápxử lý nợ xấu theo sự chỉ đạo củaChính phủ. Cụ thể là: đổi mới trongphân nhóm khách hàng nợ xấu đểcó phương án xử lý nợ hiệu quả;giao kế hoạch xử lý nợ xấu; quyếtliệt xử lý nợ xấu từ Hội đồng quảntrị, Ban điều hành, phòng ban Trụsở chính, đơn vị thành viên...; thànhlập Ban xử lý có vấn đề tại các đơnvị có nợ xấu lớn; xây dựng Đề án“Ngân hàng tốt – Ngân hàng xấu”đối với đơn vị thành viên có tỷ lệnợ xấu cao; kiên quyết xử lý nợbằng biện pháp mạnh như khởi

Page 22: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

kiện, chuyển cơ quan điều tra đốivới những khách hàng không thiệnchí... Kết nối xử lý nợ xấu từ Trụ sởchính đến các đơn vị thành viên;thường xuyên phối hợp làm việcvới các cơ quan, ban ngành để hỗtrợ công tác xử lý nợ, đặc biệt là tòaán nhân dân các cấp, Tổng cục Thihành án.

Từ năm 2014 đến nay, mô hìnhtổ chức của bộ máy xử lý thu hồinợ trên toàn hệ thống Vietcom-bank đã được kiện toàn. Đơn vị đãphân công các thành viên trongban lãnh đạo phụ trách và chịutrách nhiệm chỉ đạo xử lý, thu hồinợ của các chi nhánh có nợ xấulớn, trong đó chỉ đạo chi tiết từngkhách hàng nợ có vấn đề. Phâncông và giao các phòng thuộc Trụsở chính trực tiếp làm việc với chinhánh để phối hợp, tháo gỡ khókhăn vướng mắc tại các chi nhánhđang có nợ gặp vấn đề lớn. Trụ sởchính cử các lãnh đạo và cán bộcó kinh nghiệm tham gia hỗ trợmột số chi nhánh trong công tácxử lý thu hồi nợ.

Tại các chi nhánh, ban xử lý nợ,đứng đầu là giám đốc chi nhánhđược giao làm bộ phận đầu mối xửlý thu hồi nợ, có nhiệm vụ xử lýtrực tiếp các khoản nợ, kết nối,phối hợp với Trụ sở chính và cáccơ quan hữu quan để hỗ trợ, tư vấnxử lý nợ. Ban xử lý nợ định kỳhàng tuần, hàng tháng thực hiện ràsoát, đánh giá thực trạng của từngkhách hàng, từng khoản nợ có vấnđề về khả năng thu hồi, đưa ra biệnpháp và tiến độ thu hồi; đánh giátrách nhiệm từng cá nhân đượcgiao thực hiện xử lý thu hồi nợ, kểcả các thành viên ban giám đốc.

Hàng năm, các chi nhánh vàcác phòng ban liên quan Trụ sởchính đều được giao kế hoạch nợnhóm 2, kế hoạch nợ xấu và kế

hoạch thu hồi nợ ngoại bảng theoquý gắn với chỉ tiêu chấm điểmKPI của chi nhánh. Đồng thờihàng quý, Vietcombank đều tổchức hội nghị kinh doanh nhằmtổng kết, đánh giá những kết quảđạt được và triển khai nhiệm vụcho thời gian tiếp theo, trong đónhiệm vụ xử lý, thu hồi nợ đượcxem là một nhiệm vụ trọng tâmcủa hội nghị. Sau mỗi hội nghị,ban lãnh đạo đều có các kết luận,chỉ đạo cụ thể gửi đến các chinhánh. Ngoài ra, đối với các chinhánh phát sinh nợ có vấn đề lớnhoặc công tác xử lý thu hồi nợchậm trễ, các thành viên Hội đồngquản trị và Ban điều hành đã thànhlập đoàn công tác và chỉ đạo trựctiếp đối với từng khoản nợ này.Phòng công nợ và các chi nhánhphối hợp với nhau, bám sát các chỉđạo để thực thi nhiệm vụ cụ thểnhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Với hàng loạt giải pháp tăngcường xử lý thu hồi nợ quyết liệt,trong 4 năm từ năm 2013 đến năm2016, Vietcombank đã xử lý đượckhoảng 35.500 tỷ đồng nợ xấu,trong đó, số nợ ngân hàng tự xử lýđạt khoảng 29.040 tỷ đồng, số nợbán cho VAMC khoảng 6.460 tỷđồng, thu hồi nợ ngoại bảng đạttổng cộng 7.559 tỷ đồng, ghi nhậnthu nhập 6.285 tỷ đồng. Riêngnăm 2016, Vietcombank đã tự xửlý tổng cộng 7.500 tỷ đồng vàkhông bán nợ xấu cho VAMC, thunợ ngoại bảng đạt 2.266 tỷ đồng,ghi nhận thu nhập 2.185 tỷ đồng.Mua lại nợ đã bán cho VAMC vớimệnh giá trái phiếu VAMC là3.309 tỷ đồng, xử lý từ nguồn dựphòng rủi ro. Phát hành trái phiếuDN14.968 tỷ đồng, trong đó cơcấu nợ là 7.199 tỷ đồng (48%) vàphục vụ sản xuất kinh doanh là7.769 tỷ đồng (52%).

Cũng năm 2016, Vietcombankthực hiện thu hồi nợ đã xử lý rủi rovới kết quả thu được là 2.185 tỷđồng, trong đó, thu nợ gốclà 1.992tỷ đồng, thu nợ lãi 192 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợxấu của Vietcombank là 1,46%,thấp hơn kế hoạch đã đăng ký vớiĐại hội cổ đông. Với những kếtquả đã đạt được, Vietcombank hiệnlà một trong những ngân hàng có tỷlệ nợ xấu thấp nhất và kết quả xử lýthu hồi nợ ấn tượng nhất trong hệthống ngân hàng.

…nhưng pháp luật về xử lýnợ xấu vẫn còn bất cập

Ngoài Vietcombank, nhìnchung nhiều TCTD khác cũng đãtích cực nâng cao chất lượng tàisản, kiểm soát chất lượng tíndụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt lànỗ lực tự xử lý nợ.Quá trình xửlý nợ xấu bước đầu đã đạt đượcmột số kết quả khả quan, tuynhiên trên thực tế, pháp luật vềxử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo(TSĐB) còn nhiều điểm bất cập,vướng mắc, đòi hỏi các cơ quanquản lý nhà nước phải tiếp tụcđưa ra giải pháp xử lý quyết liệttrong thời gian tới, không để tácđộng xấu đến an toàn hệ thống vàbảo đảm tính khả thi của việc xửlý TCTD yếu kém.

Sự bất cập của các quy địnhpháp luật đối với việc xử lý tài sảnbảo đảm để thu hồi nợ thể hiện trêncác phương diện sau:

Về quyền thu giữ tài sản: Bộluật dân sự 2015 đã bỏ quyền thugiữ TSĐB của bên nhận bảođảm, trừ trường hợp luật liênquan có quy định khác. Điều nàysẽ gây khó khăn rất lớn đếnquyền xử lý TSĐB của cácTCTD, bởi lẽ TCTD không thể

(Xem tiếp trang 25)

Page 23: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

Nền kinh tế Việt Nam phụthuộc phần lớn vào nguồn tín

dụng ngân hàng. Việc tồn tạinhững khoản nợ xấu khổng lồđồng nghĩa với việc hàng trămnghìn tỷ đồng tiền chết không thểđưa vào nền kinh tế. Trong 3 nămliên tiếp, KTNN tiến hành 3 cuộckiểm toán việc thực hiện “Đề án cơcấu lại hệ thống các tổ chức tíndụng giai đoạn 2011-2015” tại cácngân hàng thương mại (NHTM),trong đó đặc biệt tập trung vào vấnđề xử lý vốn sở hữu chéo và nợxấu. Theo kiến nghị của KTNN,các NHTM dần dần giảm tỷ lệ sởhữu tại các tổ chức tín dụng(TCTD) và mức vốn đầu tư ngoàingành, tăng mức an toàn vốn vàthanh khoản theo lộ trình Basel II.

Nợ xấu tại NHCT đang ởmức cao

Kết quả kiểm toán của KTNNcho thấy, nếu tính đầy đủ cả nợ xấunội, ngoại bảng, tỷ lệ nợ xấu củaNgân hàng Công thương Việt Nam(NHCT) trong các năm 2011-2016xác định ở mức cao, cụ thể là:

Tại thời điểm 31/12/2014, nợxấu ở mức 1,12%, bao gồm cả nợbán cho VAMC là 6.938 tỷ đồngtăng so với báo cáo là 0,22%;

Tại thời điểm 31/12/2016, sốliệu báo cáo tài chính của NHCTvề nợ xấu có tổng dư nợ hơn31.081 nghìn tỷ đồng, trong đógồm: nợ xấu nội bảng trên 6.000 tỷ

đồng (1% tổng dư nợ cho vay); nợcơ cấu nhiều lần giữ nguyên nhóm1; nợ đã bán VAMC; nợ xấuchuyển thành vốn góp; nợ đã xử lýrủi ro; nợ cấp tín dụng qua đầu tưtrái phiếu DN được cơ cấu. Nhưvậy, tổng nợ xấu của NHCT có thểtăng cao, chiếm tỷ lệ 5,2%/ tổng dưnợ. So với thời điểm năm 2015,tổng nợ xấu nội bảng có tỷ lệ tăngkhông đáng kể, tuy nhiên mức tăngnợ xấu ngoại bảng là rất lớn doviệc xử lý rủi ro từ nguồn dựphòng rủi ro và nợ bán cho VAMClũy kế từ 2014-2015 tăng đột biếntheo áp lực thực hiện siết chặt phânloại nợ của Ngân hàng Nhà nước(NHNN).

Hiện tại, nợ xấu của NHCTchủ yếu là các khoản vay trongthời kỳ 2011-2012, tập trung vàocác nhóm dự án lớn gồm: các dựán đầu tư nhóm A thuộc các tậpđoàn DNNN như 7 dự án thuộclĩnh vực công nghiệp của BộCông Thương với tổng dư nợ tại31/12/2016 là 11.448 tỷ đồng; cácdự án vay đầu tư bất động sản, sảnxuất vật liệu xây dựng, côngnghiệp vận tải biển... với tổng dưnợ 14.514 tỷ đồng.

Đến ngày 31/12/2016, tổng sốkhoản nợ đã cơ cấu giữ nguyênnhóm nợ của NHCT là 2.176khoản, dư nợ trên 50 nghìn tỷđồng. Tình hình dư nợ đã có tínhiệu tốt, thực hiện trả hết nợ là1.153 khoản, dư nợ gần 10 nghìn

tỷ đồng. Số nợ tiếp tục thực hiệncơ cấu giữ nguyên nhóm nợ với dưnợ trên 23 nghìn tỷ đồng, trong đócó 40% dư nợ cơ cấu chưa thựchiện trả nợ đúng cơ cấu. Đây thựcchất là nợ xấu tiềm ẩn, chưa phảnánh đúng thực chất của NHCTtrong nhiều năm và là nguyên nhântăng nợ tồn đọng của NHCT, trongđó bao gồm các nhóm dự án vayđã nêu trên.

Riêng về tình hình sở hữu chéo,đây là vấn đề không lớn đối vớiNHCT. Tính đến hết 2016, NHCTđã tuân thủ các quy định củaThông tư TT36/NHNN về tỷ lệvốn chủ sở hữu tại các TCTD, đảmbảo dưới 5%. So với trước đây,NHCT đã thoái 100% vốn tại 3/4ngân hàng góp vốn cổ phần. HiệnNHCT chỉ còn nắm giữ 4,9% cổphần tại Ngân hàng SGB và 50%vốn góp liên doanh tại Ngân hàngIndovina từ nhiều năm. Theo đánhgiá của KTNN, không có vi phạmvà tình trạng lũng đoạn vốn chủ sởhữu chéo tại NHCT cũng như đốivới các ngân hàng khác có vốn gópcủa NHCT.

Xác định nguyên nhân vànhững nỗ lực của NHCT trongviệc xử lý nợ xấu

Nguyên nhân nợ xấu của NHCT:

Về mặt chủ quan, chất lượngthẩm định cho vay của NHCTchưa đảm bảo, hệ thống quản trị

NGUYỄN THỊ THANH LOANKiểm toán Nhà nước

Page 24: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

rủi ro tín dụng chưa đáp ứng, kiểmsoát thiếu chặt chẽ, việc đánh giáxếp hạng tín dụng chưa phù hợptheo đối tượng khách hàng.

Về mặt khách quan, nguyênnhân lớn nhất phát sinh nợ xấu chủyếu là do hầu hết các dự án bị chậmtiến độ, điều chỉnh tăng mức tổngđầu tư quá cao, các dự án côngnghiệp của Bộ Công Thương còncó yếu tố tranh chấp với nhà thầu(chủ yếu là nhà thầu Trung Quốc).Phần lớn các dự án đều đã đi vàohoạt động và có doanh thu, tuynhiên do chi phí phát sinh lớn vềđiều chỉnh tiến độ và vốn đầu tư,thời gian hoàn thành sản xuất khôngđúng kỳ vọng đầu tư, các thay đổithị trường khác xa với dự tính nênhầu hết vẫn đang rơi vào thời gianlỗ kế hoạch, chưa thể đảm bảo trảnợ cho NHCT. Một số dự án khôngthể giải quyết các vướng mắc nhàthầu và có dấu hiệu vi phạm đầu tưnhà nước, hiện NHCT đang đối mặtkhó khăn xử lý dần các trường hợpnợ xấu tồn đọng này.

Trong 3 năm trở lại đây, NHCTlà một trong những ngân hàng cónhiều biện pháp quyết liệt để xử lýnợ xấu và thu hồi nợ, tuy nhiên,tổng số nợ thu hồi không đáng kể,chỉ hơn 1.808,8 nghìn tỷ đồng, việcxử lý thu nợ cũng rất khó khăn.Các biện pháp cụ thể được NHCT-thực hiện bao gồm:

Tiếp tục trình NHNN và Chínhphủ phương án tái cơ cấu, hỗ trợcác dự án đã đi vào hoạt động sảnxuất kinh doanh ổn định, cấp vốnlưu động duy trì sản xuất, cơ cấucác kỳ hạn gốc lãi hợp lý với dòngtiền của DN để tạo thuận lợi thúcđẩy sản xuất, thu nợ dần.

Đối với các dự án lớn, phụthuộc vào các quyết sách của Chínhphủ (nhóm dự án đầu tư lớn thuộcBộ Công Thương), NHCT có cơ

cấu nợ từng trường hợp cụ thể vàcó các dự kiến bán đứt nợ, nhằmtạo điều kiện cho các DN tái cấutrúc hoạt động, thu nợ dứt điểm.

Đối với các dự án không hoạtđộng hiệu quả, NHCT chủ độngchuyển nợ xấu và trích dự phòngrủi ro theo lộ trình.

Tuy nhiên, theo đánh giá củaKTNN, với lượng lớn nợ xấu tồnđọng trên, nếu NHCT phải thựchiện phản ánh số liệu tài chính theocác quy định của Nhà nước thì ảnhhưởng rất lớn đến Báo cáo tài chínhnăm 2016 của NHCT cũng nhưtoàn hệ thống ngân hàng và bảnthân các DN vay vốn (do các dự ánlớn đều có cho vay đồng tài trợ,hoặc liên quan thông tin CIC đốivới các ngân hàng khác tham giacấp tín dụng). Như vậy, thực chấtsố nợ trên còn kéo theo hàng loạtcác khoản nợ của DN phát sinhtoàn hệ thống (tính cả vốn lưuđộng, vốn vay dài hạn, cấp tín dụngtrái phiếu…).

Để nợ xấu được xử lý hiệu quả

Để vấn đề nợ xấu tại NHCT nóiriêng và các NHTM nói chungđược xử lý một cách hiệu quả, bảnthân các ngân hàng cũng như cáccơ quan quản lý nhà nước và cơquan KTNN cần thực hiện tốt cácbiện pháp sau:

Đối với NHCT:Phải thực hiện phân loại đánh

giá cụ thể tình trạng của các dự ántồn đọng nợ, cơ cấu nợ, bán nợ theocác nhóm khách hàng, gồm: tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanhhiện tại, các nguyên nhân kháchquan, chủ quan của khách hàng ảnhhưởng đến tài chính, kinh doanh...để xử lý phù hợp. Rà soát cáckhoản nợ xấu, tình hình trích lập dựphòng, đánh giá về giá trị và khảnăng phát mại tài sản để thu hồi nợ

của tài sản đảm bảo và khả năng thuhồi của các khoản nợ xấu, xử lý dứtđiểm các khoản nợ đã bánVAMC..., nhằm mục đích đề raphương án để xử lý nợ xấu có hiệuquả và an toàn cho hệ thống NHCT;

Rà soát củng cố hệ thống tiêuchí xếp hạng tín dụng, xem xétnhững bất cập về tiêu chí chấmđiểm khách hàng cả về định lượngvà định tính theo chuẩn hóa quốc tế(thực hiện đúng Basel II) nhằmđánh giá đúng khách hàng từ bướctiếp cận ban đầu, giảm thiểu rủi ro;

Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệthống công nghệ thông tin, đáp ứngyêu cầu quản trị (dữ liệu đầu vào,đầu ra, các chốt kiểm soát qua côngnghệ thông tin...) đảm bảo chặt chẽ,an toàn, nhanh chóng; khối lượngdữ liệu xử lý và lưu trữ đáp ứngquy mô hoạt động khối lượng quảntrị để không sai sót, không phụthuộc vào chủ quan hay chủ ý củabất kỳ ai;

Cần báo cáo NHNN, Chính phủvề các vướng mắc đối với nhữngdự án lớn, phức tạp, có tranh chấpnhà thầu, các nhóm dự án gặp khókhăn khách quan về thị trường,chịu tác động của các chính sách vĩmô nhà nước về thuế, hàng rào kỹthuật bảo trợ giá cạnh tranh hàngnhập khẩu cùng lĩnh vực, cácvướng mắc về quyền xử lý tài sảnđảm bảo, các khoản nợ đã bán chocác tổ chức mua bán nợ nhà nướcqua phát hành trái phiếu đặc biệt,…đề xuất phương án xử lý cụ thể đểthu hồi, xử lý nợ phù hợp với địnhhướng tại Nghị quyết số42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 củaQuốc hội về việc thí điểm xử lý nợxấu của các tổ chức tín dụng.

Đối với NHNN:Cần đánh giá việc thực hiện

quy định về rủi ro tín dụng tạiThông tư số 02/2013/TT-NHNN

Page 25: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 củaNHNN; đánh giá hiệu quả việcthực hiện Quyết định số780/2013/NHNN để từ đó rà soát,tổng kết đúng thực trạng nợ xấuhiện tại của hệ thống NHTM. Tổngkết đánh giá việc ban hành, sửa đổicác văn bản để phù hợp Nghịquyết số 42/2017/QH14 ngày21/6/2017 của Quốc hội. Tạo điềukiện để NHCT xử lý nợ xấu tồnđọng, khơi thông vốn tín dụngnhiều năm, như: các văn bảnhướng dẫn liên quan đến mua bánnợ đối với các đối tượng cá nhân tổchức theo quy định, các văn bảnquy định về tài sản đảm bảo đốivới các quyền tài sản hình thànhtrong tương lai, quyền thu giữ tàisản đảm bảo của các TCTD…;

Rà soát lại nợ xấu và bản chấtnợ để có số liệu chuẩn về thựctrạng nợ của các NHTM, đưa racác phương pháp phân loại nợ, xếp

hạng tín dụng tiệm cận quốc tế, cóchỉ đạo cụ thể, thống nhất với cácTCTD nhằm đảm bảo lượng hóađược rủi ro, đồng thời có giải pháptổng thể về tồn đọng nợ xấu;

Xây dựng các tiêu chí giám sát,đánh giá các TCTD về việc thựchiện nâng cao chất lượng quản trịrủi ro theo yêu cầu Basel II, trongđó chú trọng rà soát đánh giá hệthống đo lường rủi ro tín dụng, rủiro thị trường, rủi ro hoạt động, đảmbảo an toàn vốn của các TCTD,đảm bảo, minh bạch, công khai,phù hợp. Đồng thời, NHNN có chỉđạo cụ thể, thống nhất với cácTCTD để đảm bảo phân bổ, quảntrị rủi ro, chuẩn hóa đánh giá rủi rotín dụng đối với NHTM nhằm ngănngừa nợ xấu phát sinh từ yếu kémcủa các quy trình quản trị.

Đối với KTNN:Trong kế hoạch kiểm toán giai

đoạn 2018-2020, KTNN cần đưangành ngân hàng vào đối tượng

trọng tâm kiểm toán hàng năm vềbáo cáo tài chính, việc thực hiệncác giải pháp tái cơ cấu ngân hànggắn với xử lý nợ xấu theo Nghịquyết số 42/2017/QH14 về xử lýnợ xấu các TCTD;

Nâng cao số lượng, chất lượngvà đầu mối các cuộc kiểm toán lĩnhvực ngân hàng và chuyên đềchuyên sâu về quản trị rủi roNHTM, công nghệ thông tin theochuẩn Basel II, an toàn vốn và sởhữu chéo của các NHTM trongtoàn ngành ngân hàng;

Cần thực hiện kiểm toán thườngxuyên, không chỉ là kiểm toán báocáo tài chính mà lồng ghép có chấtlượng với kiểm toán hoạt động,không chỉ bó hẹp trong phạm vi cácNHTM nhà nước mà gồm cả cácNHTM cổ phần khác bởi việc thựchiện chính sách tiền tệ và tính rủi rohệ thống của ngành ngân hàng là rấtlớn, có khả năng ảnh hưởng rộngtới mọi lĩnh vực kinh tế.n

chủ động thu giữ nếu các chủ tàisản không đồng thuận, cố tìnhchống đối, thậm chí tạo ra cáctranh chấp khác liên quan đếnTSĐB để khởi kiện ra tòa nhằmkéo dài thời gian xử lý. TCTD sẽphải chờ bản án của tòa án, tạotâm lý chây ỳ trả nợ của bên cónghĩa vụ, tạo áp lực lên các cơquan xét xử. Theo đó, việc xử lýTSĐB của TCTD sẽ bị kéo dàithời gian, ảnh hưởng lớn đếnhiệu quả xử lý nợ xấu. Trong khiđó, quyền thu giữ TSĐB đã đượccác TCTD thực hiện từ hơn 10năm qua theo quy định tại Điều63 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

Về quyền xử lý TSĐB là dự ánbất động sản: Hiện nay, pháp luậtđang cho phép thế chấp/nhận thếchấp tài sản hình thành trongtương lai (bao gồm cả các dự ánbất động sản). Khi bên vay khôngtrả được nợ, về nguyên tắc, TCTDphải được quyền xử lý TSĐB đãnhận thế chấp hợp pháp. Các dựán là TSĐB cơ bản đều đã đượcđánh giá, xem xét về hiệu quả,tiềm năng và đều nhận được sựquan tâm của các nhà đầu tư. Việcchuyển nhượng được các TSĐBnày sẽ góp phần mang lại hiệuquả cho nền kinh tế bên cạnh việcxử lý nợ xấu của TCTD. Tuynhiên, theo điểm b khoản 1 và

khoản 2 Điều 49 Luật Kinh doanhbất động sản 2014, các TCTD chỉđược xử lý TSĐB là dự án bấtđộng sản khi đã đáp ứng đầy đủđiều kiện chuyển nhượng dự ánbất động sản. Đây có thể xem làyêu cầu không khả thi, bởi lẽ rấtnhiều khoản nợ xấu đã bán choVAMC có TSĐB chỉ là tài sảnhình thành trong tương lai, hoặc làcác dự án bất động sản chưa hoànthành “công trình hạ tầng kỹ thuậttương ứng theo tiến độ ghi trongdự án đã được phê duyệt”, hoặc làdo chủ đầu tư “chưa có đủ giấychứng nhận quyền sử dụng đất đốivới toàn bộ hoặc phần dự ánchuyển nhượng”....n

(Tiếp theo trang 22)

Page 26: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

Ngân hàng Hợp tác xã ViệtNam (sau đây gọi là

NHHTX) tiền thân là Quỹ tíndụng nhân dân Trung ương đượcthành lập ngày 05/08/1995 và năm2013 được chuyển đổi sang thànhNgân hàng Hợp tác xã Việt Nam.Đây là loại hình ngân hàng đượctổ chức theo mô hình hợp tác xã,hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ,tín dụng và dịch vụ ngân hàng vớimục tiêu chủ yếu là liên kết, bảođảm an toàn của hệ thống thôngqua việc hỗ trợ tài chính và giámsát hoạt động trong hệ thống quỹtín dụng nhân dân (QTDND).

Cho vay với đối tượng đặcthù nhưng vẫn phát sinh nợ xấu

Tại thời điểm 31/12/2016,ngân hàng có vốn điều lệ là 3.024tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay là18.194 tỷ đồng. Trong đó, dư nợcho vay các QTDND là 4.866 tỷđồng; dư nợ cho vay DN và cánhân không phải là các QTDNDthành viên là 13.329 tỷ đồng.

So với các ngân hàng thươngmại (NHTM) thì quy mô củaNHHTX tương đối nhỏ và tậptrung vào một số đối tượng mangtính đặc thù. Do đó, bên cạnhquản lý chung của hệ thống ngânhàng, NHHTX có các các vănbản quản lý riêng. Đặc biệt trongđó, quy định phân loại nợ vàtrích lập dự phòng rủi ro khôngtheo Thông tư 02/2013/TT-

NHNN đối với các NHTM vàcác văn bản có liên quan mà thựchiện theo quy định riêng phù hợpvới hệ thống và đặc điểm hoạtđộng. Cụ thể là ngân hàng vẫn ápdụng việc phân loại nợ và tríchlập dự phòng rủi ro theo Quyếtđịnh số 493/2005/QĐ-NHNNngày 22/4/2005 của NHNN vàQuyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 củaNHNN sửa đổi Quyết định493/2005/QĐ-NHNN.

Với đặc điểm là một ngânhàng hợp tác, đối tượng vay vốnở đây chủ yếu là các QTDND vàcác tổ chức cá nhân có quy mônhỏ, là các công chức, viênchức… Do đó, hoạt động tíndụng của NHHTX cũng cónhững đặc điểm hoạt động riêng,ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng của ngân hàng. Cụ thể là:

Vì không cho vay các dự ánlớn với tập trung dư nợ, ngânhàng không có các khoản nợ xấutại các ngành chịu tác động củanền kinh tế trong thời gian vừaqua như sản xuất thép, xây dựng,sản xuất chế biến thủy sản, bấtđộng sản…;

Số lượng khách hàng lớnnhưng dư nợ mỗi khách hàngnhỏ, do đó rủi ro được phân tán.Xác suất rủi ro mất vốn cũngđược giảm thiểu;

Tuy nhiên, cũng vì đối tượngcho vay của NHHTX là cácQTDND, nơi mà quy trình, điềukiện cho vay chưa chặt chẽ vàcòn mang tính chất nhỏ lẻ, hỗtrợ… nên việc báo cáo, quản trịrủi ro, kiểm soát chất lượng tíndụng còn hạn chế.

Và thực tế, tình trạng nợ xấucủa NHHTX vẫn xảy ra.

VŨ VĂN CƯỜNGKiểm toán Nhà nước

Page 27: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Theo kết quả kiểm toán củaKTNN, tại thời điểm 31/12/2016,tổng dư nợ cho vay của ngânhàng là 18.194 tỷ đồng, tăng2.110 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 13,12%)so với 31/12/2015. Trong đó, dưnợ cho vay các QTDND là 4.866tỷ đồng, dư nợ cho vay DN và cánhân không phải là các QTDNDthành viên là 13.329 tỷ đồng.

Nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đếnnhóm 5) đến 31/12/2016 là 242,4tỷ đồng tương đương 1,33% tổngdư nợ, giảm so với 31/12/2015 là15,8 tỷ đồng (với tỷ lệ giảm là0,27%). Trong đó, nợ xấu cho vaycác tổ chức kinh tế và cá nhân là192 tỷ đồng, chiếm 79,8% tổng dưnợ xấu; nợ xấu của các QTDNDthành viên là: 50 tỷ đồng, chiếm20,6% tổng dư nợ xấu.

Cũng tại thời điểm 31/12/2016,số nợ xấu NHHTX đã bán choVAMC đang theo dõi ngoại bảnglà 341 tỷ đồng, chiếm 1,8% tổngdư nợ. Sau kiểm toán, tỷ lệ nợ xấunội bảng tăng từ 242,4 tỷ đồng lên360,7 tỷ đồng (tăng 118,5 tỷ đồngso với số báo cáo) và bằng 1,98%tổng dư nợ. Nếu tính cả số dư nợxấu đã bán cho VAMC, tổng sốnợ xấu là 702,2 tỷ đồng, chiếm3,86% tổng dư nợ.

Ngoài ra, một số khách hàngvay vốn là QTDND chưa đượcphân loại nợ theo Quyết định số493/2005/QĐ-NHNN ngày22/4/2005 và Quyết định số18/2007/QĐ-NHNN ngày25/4/2007 của NHNN sửa đổiQuyết định 493/2005/QĐ-NHNNvới dư nợ 97 tỷ đồng. Nếu tính cảsố dư nợ này, nợ xấu củaNHHTX sẽ là 799,2 tỷ đồngtương đương 4,39% tổng dư nợ.

Bên cạnh đó, còn một sốkhoản nợ đã được ngân hàng cơcấu nợ giữ nguyên nhóm nợ với

dư nợ 503 tỷ đồng. Các khoản nợnày nếu không được cơ cấu lạithời hạn trả nợ thì chắc chắn sẽphát sinh nợ xấu.

Kết quả kiểm toán cho thấy,đối tượng nợ xấu tập trung chủyếu vào các tổ chức kinh tế và cánhân, chiếm 79,8% tổng dư nợxấu; nợ xấu của các QTDNDthành viên chiếm 20,6% tổng dưnợ xấu.

Mặc dù vậy, nếu so sánh thì tỷlệ nợ xấu của NHHTX (cả nội vàngoại bảng) đều thấp hơn tỷ lệ nợxấu của toàn nền kinh tế.

Phát sinh nợ xấu do đâu?Việc phát sinh nợ xấu của

NHHTX có cả nguyên nhânkhách quan và chủ quan.

Về mặt khách quan:Hoạt động cho vay của ngân

hàng chủ yếu tập trung vào lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn, mộtlĩnh vực phụ thuộc nhiều vào yếutố thời tiết, cây/con giống. Trongnhững năm qua, thời tiết và môitrường của nước ta lại rất khắcnghiệt, dịch bệnh liên tiếp xảy raở nhiều nơi, gây tác động xấuđến các DN hoạt động trong lĩnhvực này, khiến DN vay vốn lâmvào tình trạng phá sản, giải thể,mất khả năng trả nợ;

Các DN vay vốn chủ yếu làcác cá nhân, DN nhỏ hoặcQTDND, năng lực quản trị DNcòn nhiều hạn chế, vốn kinhdoanh chủ yếu là đi vay, do vậy,việc lãi suất tăng cao đột biến đãảnh hưởng lớn đến kết quả kinhdoanh cũng như tác động đếnnguồn trả nợ của khách hàng;

Ngoài ra, một bộ phận kháchhàng còn cố ý vi phạm các quyđịnh về sử dụng vốn vay, kinhdoanh không có hiệu quả, khảnăng thanh khoản thấp dẫn đến

mất cân đối về nguồn vốn; một sốtrường hợp vay còn có biểu hiệnchây ỳ và trốn tránh nghĩa vụ trảnợ; một số QTDND quá chútrọng vào việc tăng trưởng tíndụng nóng mà chưa quan tâm đếnviệc đảm bảo các chỉ tiêu an toàn;

Nhiệm vụ chính của ngânhàng là cho vay các QTDNDnhưng vấn đề này lại chưa pháttriển được do số lượng quỹ còn ítvà hoạt động chưa hiệu quả,nhiều địa bàn trong cả nước cònkhông có QTDND hoạt động;

Trên thực tế, NHHTX cũngchưa được các cơ quan quản lýthực hiện kiểm tra toàn diện cáchoạt động mà chỉ kiểm tra tìnhhình sử dụng phần vốn cho vaycủa các quỹ. Hoạt động kiểm tragiám sát của NHNN đối với cácquỹ tín dụng chưa được quan tâmđúng mức, một số trường hợpkhông phát hiện sai phạm khikiểm tra nhưng ngay sau đó lạilâm vào tình trạng khó khăn.

Về mặt chủ quan:Quy trình tín dụng của

NHHTX chưa được thiết lập đầyđủ, thiếu chặt chẽ, tạo kẽ hở đểcán bộ ngân hàng và khách hànglợi dụng, công tác thiết lập hồ sơvay vốn còn nhiều sai sót ở cả 3khâu: trước, trong và sau cho vay;

Năng lực quản trị rủi ro cònhạn chế. Bên cạnh đó, hệ thốngcông nghệ thông tin của ngânhàng còn lạc hậu, chưa đáp ứngđược yêu cầu quản trị;

Công tác kiểm tra, kiểm soátnội bộ chưa phát huy được hiệuquả, tính tuân thủ các quy chếchưa cao, các chuẩn mực đạo đứcđối với cán bộ cận tín dụng ngânhàng chưa được quan tâm, dẫn đếnnhững rủi ro trong việc cho vay;

Hoạt động chính của ngânhàng là cho vay điều hòa vốn đối

[email protected]

Page 28: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

với hệ thống QTDND, tuy nhiêndư nợ cho vay đối với kháchhàng là các tổ chức kinh tế và cánhân ngoài hệ thống gần gấp 3lần dư nợ của hệ thống quỹ, trongkhi nợ xấu phát sinh và nợ xấutiềm ẩn chủ yếu xuất phát từ đốitượng khách hàng này;

Ngoài ra, một bộ phận cán bộcủa ngân hàng và QTDND còn viphạm chuẩn mực đạo đức, lợidụng chức vụ quyền hạn, câu kếtvới khách hàng để cố ý làm tráicác quy định về cho vay.

Cần thực hiện các khuyếnnghị của KTNN

Qua quá trình kiểm toán,KTNN đã khuyến nghị NHHTXvà các cơ quan liên quan thựchiện đồng bộ các biện pháp,nhằm xử lý hiệu quả tình trạngnợ xấu của ngân hàng.

Một là, phải rà soát, chỉnh sửavà bổ sung hoàn thiện quy trìnhcho vay, đặc biệt với đối tượngkhách hàng không phải là

QTDND, như các tổ chức kinh tếvà cá nhân;

Hai là, thẩm định chặt chẽ vềnguồn trả nợ, phân tích đầy đủcác rủi ro, xác định đúng nhu cầuvay vốn và thời hạn vay, đánh giáđầy đủ tính khả thi và hiệu quảcủa phương án vay vốn; chấnchỉnh các hạn chế về hồ sơ pháplý, hồ sơ tài sản đảm bảo, thườngxuyên, định kỳ định giá lại nhữngtài sản này và hạch toán theođúng quy định;

Ba là, tăng cường chất lượngcông tác kiểm tra sau cho vay,đánh giá hiệu quả, khả năng trảnợ của khách hàng theo đúngthực trạng hoạt động kinh doanhcủa khách hàng;

Bốn là, khi xét duyệt cơ cấunợ khách hàng, cần đánh giá kỹcác phương án cơ cấu nợ, nhất làtính khả thi của các nguồn trả nợ,có biện pháp quyết liệt hơn đểthu hồi nợ xấu;

Năm là, thực hiện chỉ đạođiều hành lãi suất huy động

một cách linh hoạt, đảm bảocân đối nguồn vốn huy động vàcho vay khu vực các QTDND.Nghiên cứu ban hành các chínhsách hỗ trợ nhằm tăng trưởngdư nợ cho vay đối với QTDND;duy trì dư nợ tín dụng đối vớicác tổ chức cá nhân khác ởmức hợp lý, phù hợp với nănglực quản trị, nhằm đáp ứng mụctiêu chính của NHHTX là liênkết hệ thống, hỗ trợ tài chính,điều hòa vốn trong hệ thốngQTDND, đảm bảo an toàn vàhiệu quả vốn nhà nước;

Sáu là, báo cáo Ngân hàngNhà nước xử lý nghiêm cácQTDND vi phạm chế độ thôngtin báo cáo, hoạt động yếu kém,thua lỗ kéo dài và mất khả năngchi trả;

Bảy là, xây dựng và ban hànhchiến lược phát triển hệ thốngCNTT với các lộ trình cụ thể củaNHHTX, đáp ứng được yêu cầuquản lý và các quy định an toàncủa các TCTD.n

Page 29: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

TS. NGUYỄN ĐĂNG HUYĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Chuẩn mực báo cáo tài chínhquốc tế (IFRS) đang nhanh

chóng trở thành chuẩn mực phổbiến trên thế giới với hơn 100 quốcgia chấp nhận và áp dụng cũng nhưcó kế hoạch áp dụng. Tuy nhiên,hiện Việt Nam vẫn chưa chính thứccam kết sẽ áp dụng và triển khai bộchuẩn mực này, mặc dù nhiều tiêuchuẩn trong đó đã quen thuộc vớiDN nước ta. Trước bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế ngày càng sâurộng và sự phát triển mạnh mẽ củathị trường vốn đa quốc gia, để nângcao khả năng thu hút vốn đầu tư,các DN Việt Nam sẽ cần phải thựchiện việc lập báo cáo tài chính(BCTC) của mình theo IFRS. Dođó, việc đào tạo các kế toán viên cótrình độ chuyên môn và hiểu biếtvề IFRS là yêu cầu tất yếu của cáctrường đại học hiện nay.

Các trường đại học Việt Namkhó khăn trong việc đào tạoIFRS

Trên thực tế, việc đào tạo IFRStại các trường đại học Việt Namhiện vẫn rất khó khăn.

Về phía các cơ quan chức năng:Do trình độ nhân lực còn hạn

chế nên việc ban hành các thông tincó liên quan đến IFRS thườngchậm trễ. Các chuyên gia đào tạovề IFRS tại Việt Nam cũng đang rất

thiếu về số lượng, yếu về chấtlượng và chưa có nhiều kinhnghiệm. Bên cạnh đó, sự phối hợp,hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quanban hành chính sách với cácchuyên gia IFRS có kinh nghiệmvà các tổ chức đào tạo chuyênnghiệp như ACCA, CPA cũng chưanhịp nhàng để có thể cho ra nhữngchính sách thích hợp với việc đàotạo và áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Về phía các trường đại học:Thứ nhất, các trường đại học tại

Việt Nam chưa có chương trìnhđào tạo về IFRS một cách hệ thống,bài bản. Hầu như các trường đạihọc, đặc biệt các trường nhóm giữavà nhóm dưới chưa đưa các nộidung của IFRS vào chương trìnhđào tạo cho sinh viên hoặc chỉ đưavào giới thiệu trong môn Kế toánquốc tế, dẫn đến tình trạng sinhviên khi ra trường chưa biết gì vềIFRS. Hiện mới chỉ có một số ítcác tổ chức nghề nghiệp quốc tếnhư Hiệp hội Kế toán Anh quốc(ACCA), Hiệp hội Kế toán côngchứng Australia (CPA Australia),Viện Kế toán Công chứng Anh vàxứ Wales (ICAEW) có chươngtrình đào tạo IFRS cho một số íthọc viên. Một số công ty kiểm toánnhư các công ty trong nhóm Big 4cũng chỉ đào tạo IFRS chủ yếu chocác nhân viên trong công ty.

Thứ hai, các tài liệu về IFRShiện nay chủ yếu chỉ có những tàiliệu liên quan bằng tiếng Anh, khảnăng tiếp cận cũng khá hạn chế,còn các tài liệu bằng tiếng Việt hầunhư rất ít và cũng không kịp cậpnhật với những thay đổi của IASBtheo từng quý, từng năm. Đâychính là trở ngại không nhỏ cho cácgiảng viên và sinh viên tại cáctrường đại học ở Việt Nam khimuốn đi sâu tìm hiểu về IFRS cũngnhư các văn bản hướng dẫn liênquan của bộ chuẩn mực này.

Thứ ba, hiện nay Bộ Tài chínhchưa ban hành các văn bản để địnhhướng rõ ràng lộ trình áp dụng vàtriển khai IFRS tại Việt Nam sẽtheo hướng nào, sử dụng đúngnguyên mẫu của IFRS hay bổ sung,sửa đổi các VAS theo hướng củaIFRS. Do đó, các trường đại họccũng khó khăn trong việc địnhhướng giảng dạy IFRS cho các sinhviên ngành kế toán. Thực tế, cácDN Việt Nam vẫn phải thực hiệncông tác kế toán và lập BCTC theohướng dẫn của Thông tư200/2014/TT-BTC nên việc giảngdạy kế toán cho sinh viên vẫn phảitheo thông tư này.

Thứ tư, chưa có các chế độchính sách phù hợp để khuyếnkhích đội ngũ giảng viên và sinhviên thực hiện các đề tài, dự án tìm

Page 30: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

hiểu về IFRS cũng như tham giabiên soạn, biên dịch các giáo trình,tài liệu về IFRS.

Về phía người dạy:Thứ nhất, khó khăn nhất trong

việc áp dụng dạy IFRS là vấn đềnguồn nhân lực. Vì bộ chuẩn mựcvẫn được xem xét, bổ sung hàngnăm nên giảng viên phải liên tụccập nhật và tìm đọc những nộidung sửa đổi cũng như nhữngIFRS được ban hành mới. Đây làmột thách thức không nhỏ đối vớinhững giảng viên phải đảm nhậngiảng dạy về IFRS.

Thứ hai, IFRS là bộ chuẩn mựcđược thiết kế dựa trên các nguyêntắc. Bởi vậy, người dạy kế toáncần có kiến thức tốt để giảng dạyIFRS bằng việc sử dụng phươngpháp dựa trên các nguyên tắc. Tuynhiên, hiện nay phương pháp nàychưa được áp dụng phổ biến tronggiảng dạy kế toán tại các trườngđại học và cao đẳng tại Việt Nam.

Cùng với đó, người dạy kế toáncần phải được tiếp cận các phươngpháp giảng dạy sáng tạo như môphỏng, đóng vai, học dựa trên giảiquyết vấn đề... Tuy nhiên, cơ hộitiếp cận đến nguồn tài liệu kế toánđể tăng cường giảng dạy IFRS làrất hạn chế. Ngoài ra, các trườngcũng chưa có chính sách hỗ trợ vềtài chính nên giảng viên phải tự bỏtiền túi để đăng ký thuê bao cáctrang thông tin trên mạng.

Thư ba, để giảng dạy IFRS cóhiệu quả thì giảng viên cần cóthêm kinh nghiệm thực tế, thếnhưng hầu hết các giảng viên kếtoán hiện nay chưa đầu tư để cóthêm các chứng chỉ nghề nghiệpkế toán như ACCA, CPA,...

Thứ tư, một bộ phận khôngnhỏ giảng viên dù đảm nhận giảngdạy kế toán nhưng chưa từng nghehay biết gì về IFRS hoặc có sựhiểu biết rất hạn chế. Điều nàycũng do Việt Nam chưa chính thức

cam kết áp dụng và triển khaiIFRS nên nhiều giảng viên giảngdạy kế toán cũng chưa quan tâm,chú ý tìm hiểu.

Cuối cùng, rào cản ngôn ngữcũng là một trở ngại không nhỏ.Trình độ ngoại ngữ trong đội ngũgiảng viên đại học hiện nay dù đãđược cải thiện nhiều so với trước,nhưng không phải tất cả các giảngviên đều có thể đọc và hiểu rõđược toàn bộ nội dung trong cácgiáo trình và tài liệu về IFRS bằngtiếng Anh. Đó là chưa nói đến việccó thể sử dụng và dịch lại đượcđầy đủ các nội dung của IFRSsang tiếng Việt để giảng dạy.

Để vấn đề đào tạo IFRS đápứng được yêu cầu mới

Để công tác đào tạo IFRS tại cáctrường đại học ngày càng hoànthiện, đáp ứng được các yêu cầu, đòihỏi của nghề nghiệp, cần phải thựchiện những nhóm giải pháp sau:

Page 31: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

Đối với các cơ quan chức năng:Trước hết, Bộ Tài chính cần

sớm ban hành các văn bản nêu rõđịnh hướng áp dụng và triển khaiIFRS tại Việt Nam, đó là áp dụngnguyên mẫu hay bổ sung sửa đổiVAS cho phù hợp hơn với IFRS.

Tiếp đó, xây dựng và phát triểnđội ngũ, ban hành chính sách kếtoán chuyên gia về IFRS. Có thểthuê các nhà tư vấn nước ngoài cókinh nghiệm trong lĩnh vực IFRSđể hướng dẫn thêm.

Thành lập các nhóm nghiên cứu,soạn thảo VAS và biên soạn, biêndịch các tài liệu, văn bản về IFRS.

Tổ chức các hội thảo về pháttriển IFRS tại Việt Nam để có thểtiếp thu thêm nhiều thông tin, ýkiến từ các chuyên gia.

Đối với các trường đại học:Một là, sớm đưa IFRS vào

chương trình đào tạo cho các sinhviên ngành kế toán, và xa hơnnữa là các sinh viên ngành kinhtế. Khi mới triển khai việc đàotạo IFRS cho sinh viên, chắc chắncác trường sẽ không tránh khỏinhững khó khăn, vướng mắc, bấtcập trong quá trình giảng dạy, bởithế hàng năm, các giảng viên đảmnhận giảng dạy IFRS cần tiếnhành những buổi sinh hoạt họcthuật, hội thảo trong bộ môn hoặcgiữa các trường với nhau để chiasẻ kinh nghiệm giảng dạy cáckiến thức này.

Hai là, cần tổ chức các lớp tậphuấn để hướng dẫn giảng viênnhanh chóng chuyển đổi từphương pháp giảng dạy kế toándựa trên quy tắc như hiện naysang phương pháp giảng dạy kếtoán dựa trên nguyên tắc để phùhợp hơn với giảng dạy IFRS. Mờichuyên gia đào tạo IFRS kinhnghiệm trên thế giới đến tập huấncho các giảng viên về đào tạo

IFRS, hướng đến mô hình đào tạokế toán gắn liền với IFRS.

Ba là, hỗ trợ giảng viên mộtcách tối đa trong việc tiếp cậnvới các nguồn tài liệu cần thiếtcho quá trình đào tạo IFRS. Hỗtrợ chuẩn hóa thư viện trong cáctrường đại học. Bên cạnh đó, cáctrường cũng nên có chế độ chínhsách khuyến khích giảng viên vàsinh viên tham gia thực hiện cácđề tài, dự án nghiên cứu về IFRScũng thực hiện biên soạn, biêndịch IFRS để các giáo trình, tàiliệu về IFRS bằng tiếng Việt sẽngày càng hoàn thiện hơn vềchất lượng và nhiều về số lượng,đáp ứng được quá trình đào tạovề IFRS.

Bốn là, đổi mới phươngpháp, chương trình đào tạo.Trong bối cảnh thời lượng đàotạo môn kế toán có hạn, lại bịchi phối bởi các môn học kháctrong chương trình đào tạo tổngthể, việc xây dựng phương phápđào tạo kế toán phù hợp vớiIFRS càng đóng vai trò quantrọng trong việc cung cấp nguồnnhân lực có chất lượng cho xãhội. Theo đó, người dạy phải tựtích lũy các kiến thức về IFRScũng như nhận được sự giúp đỡcủa các cơ quan quản lý nhànước về kế toán và các hiệp hộikế toán. Đây là cơ hội để cácnhà đào tạo kế toán thay đổichương trình đào tạo theohướng giảng dạy dựa trên chuẩnmực chung và sử dụng nguồn tàiliệu đa dạng cho giảng dạyIFRS. Để đạt được mục tiêunày, người dạy kế toán cần phảitiếp cận các phương pháp giảngdạy sáng tạo như mô phỏng,đóng vai, học dựa trên giảiquyết vấn đề, phân tích trườnghợp điển hình với nhiều giải

pháp thay thế, trình bày trênlớp… Ngoài việc giảng dạy theophương pháp, tập trung vào sinhviên (student centered) thì còn cóthêm một số phương pháp giảngdạy trực tuyến. Thực tế, các quốcgia vẫn còn sự khác biệt về chấtlượng kế toán, do vậy người dạycần nhận biết sự khác biệt này đểđiều chỉnh trong cách giảng dạyvề IFRS cũng như việc nhận diện,giải thích và áp dụng IFRS.

Đối với người dạy:Các giảng viên cần không

ngừng nỗ lực trau dồi kiến thứcchuyên môn và khả năng ngoạingữ để có đủ trình độ đọc hiểuđược nội dung trong các giáotrình, tài liệu về IFRS bằng tiếngAnh. Từ đó, tham gia vào việcbiên soạn, biên dịch các giáo trình,tài liệu này sang Tiếng Việt để đápứng cho việc đào tạo. Đồng thời,phải thường xuyên cập nhật nhữngbổ sung, sửa đổi cũng như cácIFRS mới được ban hành để việcgiảng dạy IFRS không bị lỗi thờivà lạc hậu. Bên cạnh đó, giảngviên giảng dạy kế toán cũng cầnđầu tư thêm các chứng chỉ nghềnghiệp kế toán uy tín trên thế giớinhư CPA, ACCA,...

Tóm lại, nhu cầu đào tạo IFRStại các trường đại học trong thờigian sắp tới trở nên cấp thiết hơnbao giờ hết và đang trở thành mộttrong những nhiệm vụ cần đượcquan tâm nhất hiện nay. Trongtiến trình đó, các trường đại họcvà cao đẳng của Việt Nam cầnphải vượt qua những khó khăn,thách thức để có thể xây dựng vàphát triển đội ngũ nhân lực choquá trình đào tạo, khắc phục đượccác trở ngại phát sinh trong việctiếp cận IFRS cho sinh viên cũngnhư chuẩn hóa trình độ người họcphù hợp với nhu cầu mới.n

Page 32: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

Dự án cấp nước cho khu kinhtế Vũng Áng được xem là dự

án đa mục tiêu quan trọng, có ýnghĩa đặc biệt trong việc phục vụnhu cầu sản xuất cho khu liên hợpgang thép, cảng nước sâu SơnDương của Công ty TNHH Gangthép Hưng nghiệp Formosa. Dựán có công suất cấp nước1.005.000m3/ngày đêm; xả trả lạimôi trường lưu lượng tối thiểu2,1m3/s; cấp nước tưới cho 1.335ha đất canh tác, 300 ha nuôi trồngthủy sản, giảm lũ cho vùng hạdu... Sau hai lần điều chỉnh, tổngmức đầu tư của Dự án lên tới hơn4.415 tỷ đồng và được Chính phủ,UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phépthực hiện hình thức chỉ định thầuđể kịp tiến độ.

Do tính chất quan trọng củaDự án, Chính phủ và các Bộ,ngành trung ương cũng như tỉnhHà Tĩnh đã bám sát chỉ đạo, yêucầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện.Đồng thời, phía Formosa cũng cửmột tổ giám sát thường xuyênthúc giục tiến độ thi công. Tuynhiên, khi Dự án đã sẵn sàng thìvụ việc Formosa xả thải ra môitrường bị phát hiện. Sau đó, côngty này đột ngột xin hoãn thời giansử dụng nước 2 năm và giảm nhucầu dùng nước xuống 1/3 so vớicam kết ban đầu, gây thất thoát,thua lỗ cho Dự án. Bên cạnh đó,Dự án cũng gặp phải hàng loạt saiphạm liên quan đến thiết kế, dự

toán, nghiệm thu, giải phóng mặtbằng (GPMB), tiến độ…

Bỏ qua sai phạm từ nhữngkhâu đầu

Theo báo cáo kiểm toán củaKTNN, ngay từ đầu, Dự án đầu tưđược lập đã thiếu một số nội dungvề điều tra tình hình dân sinh, kinh

tế, văn hóa, xã hội trong vùngthuộc dự án và các vùng liên quan;chưa nêu tình hình thiên tai vàmức độ ảnh hưởng của thiên taitrong những năm qua.

Các đơn vị liên quan đã thựchiện thẩm định và phê duyệt dự ánđầu tư khi chưa xác định đượcchính xác về nguồn vốn. Báo cáo

THÙY LÊ

Page 33: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

kết quả khảo sát địa chất không cóbiên bản lấy mẫu thí nghiệm, biênbản bàn giao mẫu phù hợp với kếtquả báo cáo thí nghiệm mẫu;không có biên bản kiểm tra điềukiện năng lực hoạt động xây dựngcủa các nhà thầu khảo sát xây dựngso với hồ sơ dự thầu về nhân lực,thiết bị máy móc phục vụ khảo sát.

Kết quả kiểm toán cũng chothấy, số liệu tính toán giá thành vàdự toán kết quả sản xuất kinhdoanh trong thuyết minh dự án thểhiện nhiều số liệu chưa chính xácvà thiếu căn cứ. Cụ thể, chưa xácminh chính xác nhu cầu sử dụngnước hàng năm để tính toán; tínhchi phí khấu hao nhanh trong vòng20 năm, trong khi yêu cầu mức độ

kiên cố của Dự án là đảm bảo antoàn và cấp nước cho Fomosa sảnxuất với dự kiến hoạt động 70 năm.

Đặc biệt, trong khi Dự án đượcquan tâm với số vốn đầu tư lớn thìhồ sơ Dự án lại thiếu những vănbản cam kết ràng buộc giữa nhàđầu tư và các đơn vị có nhu cầusử dụng nước để đảm bảo có sốliệu chính xác làm cơ sở đầu tư,tính toán phân kỳ đầu tư theo nhucầu từng giai đoạn, tránh đầu tưmột lần gây lãng phí vốn.

KTNN còn chỉ rõ, việc tínhtoán khối lượng trong thiết kế bảnvẽ thi công chưa chính xác, chưalường hết các thay đổi so với thựctế ngoài hiện trường, dẫn đến quátrình thi công phải điều chỉnh, bổ

sung thiết kế dự toán nhiều lần,làm ảnh hưởng đến tiến độ củacác gói thầu. Thậm chí, một số góithầu thi công phải điều chỉnh, bổsung thiết kế đến 3 lần. Công táclập dự toán đào đắp đất, phân chiatỷ lệ đào đắp bằng thủ công vàbằng máy cũng không xác định vịtrí, tính toán cụ thể, còn áp dụngmột số định mức, đơn giá dự toánchưa phù hợp chế độ quy định.

Đối với công tác lựa chọn nhàthầu và ký kết hợp đồng, KTNNcũng chỉ ra hàng loạt sai phạm. Đólà, chưa thực hiện thương thảo hợpđồng trước khi ký hợp đồng chínhthức; giá trị hợp đồng một số hạngmục chưa chính xác. KTNN đãkiến nghị giảm trừ giá trị hợp đồngvới phần chưa thi công gần 46 tỷđồng. Riêng tại Gói thầu thi cônghạng mục Tuynen chuyển nước vềhồ Thượng sông Trí, KTNN xácđịnh hồ sơ của Công ty Cổ phầnxây dựng Lũng Lô 9 chưa đáp ứngđược các điều kiện đề ra, cụ thểnhư: thiếu các tài liệu để chứngminh cấp công trình tương tự đãthực hiện và cấp công trình trong hồsơ năng lực của chỉ huy trưởng, chủnhiệm công trình; không có hồ sơnăng lực của đơn vị thí nghiệm hiệntrường; hồ sơ năng lực không đóngdấu chứng thực, hoặc không có bảngốc để đối chiếu. Các nội dung trênđã được hội đồng thẩm định nănglực nhà thầu phát hiện và có vănbản xác nhận cụ thể, nhưng thay vìlựa chọn đơn vị thi công có đủ nănglực, chủ đầu tư lại phân chia Góithầu thành hai phần độc lập và chỉđịnh cho 2 đơn vị thi công là Côngty cổ phần Lũng Lô 9 và Tổng côngty xây dựng Lũng Lô thực hiện.Còn tại Gói thầu thi công hạng mụcđập tràn, đập dâng và cống xả hạlưu, trong quá trình thẩm định, phêduyệt kết quả trúng thầu, tổ chuyên

Page 34: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

gia và chủ đầu tư không phát hiệnlỗi sai, cộng thiếu giá trị phục vụ thicông hơn 15,7 tỷ đồng.

Dự án không đạt hiệu quả,nhà đầu tư khó thu hồi vốn

Sau sự cố xả thải gây ô nhiễmmôi trường, số liệu thông báo nhucầu sử dụng nước của Formosalần đầu bị phá vỡ mà không đượcxác định trách nhiệm về kinh tế.Thêm vào đó, giá bán nước chưađược thống nhất nên việc tínhtoán hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa nhà đầu tư bị động, kém hiệuquả, việc thu hồi vốn gặp khókhăn. UBND tỉnh Hà Tĩnh đếnnay vẫn chưa chủ trì làm việc vớiFomosa về thời gian, nhu cầu sửdụng, giá bán nước để các bên cótrách nhiệm bồi thường khi phávỡ hợp đồng và đảm bảo quyềnlợi cho các bên.

Đến thời điểm kiểm toán, Dự ánđã hoàn thành một số hạng mụcđáp ứng nhu cầu cấp nước sinhhoạt và sản xuất cho Nhà máyNhiệt điện Vũng Áng I và For-mosa. Tuy nhiên, do nhà máy cósản lượng nước theo thiết kế lớngấp 3 lần so với nhu cầu hiện tạicủa Formosa (chỉ sử dụng 1/3 sovới cam kết ban đầu) dẫn đến thờigian thu hồi vốn cho Dự án kéo dài,ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

Báo cáo kiểm toán của KTNNcũng đã chỉ rõ nhiều sai phạmtrong công tác quản lý chất lượngcông trình. Chẳng hạn, nhật ký thicông công trình ghi chép thiếu chitiết, chưa phản ánh cụ thể toàn bộquá trình thực hiện và những thayđổi, phát sinh trong quá trình thicông so với bản vẽ thi công; thiếubiên bản kiểm tra phòng thínghiệm chuyên ngành xây dựng,hệ thống quản lý chất lượng củanhà thầu thi công xây dựng công

trình; thiếu nhật ký giám sát côngtác khảo sát xây dựng; thiếu nhậtký khảo sát của chủ đầu tư để ghichép tình hình và kết quả kiểmtoán, kiểm tra vị trí, khối lượngkhảo sát cũng như việc thực hiệnquy trình khảo sát theo phương ánkỹ thuật đã được phê duyệt.

Qua kiểm toán chi phí đầu tư,giá cả, KTNN xác định giảm trừnghiệm thu thanh toán hơn 25,5tỷ đồng. Công tác tính toán thiếtkế, dự toán, đơn giá, nghiệm thukhối lượng của các gói thầu cònsai sót làm tăng giá trị dự toánhơn 71,4 tỷ đồng.

Riêng về công tác tạm ứng,thanh toán, KTNN kết luận, việcUBND tỉnh Hà Tĩnh cho nhà đầu tưứng 617,9 tỷ đồng từ nguồn chi trảbồi thường GPMB để đẩy nhanhtiến độ các hạng mục xây lắp làkhông đúng theo quy định của LuậtNSNN. Đến nay, Công ty CP đầu tưvà phát triển Vũng Áng mới hoàntrả NSNN 184,6 tỷ đồng, còn thiếuhơn 433 tỷ đồng. Ngoài ra, số tiền1,43 tỷ đồng được Công ty CP đầutư Vũng Áng cho 2 đơn vị thi côngtạm ứng thực hiện Gói thầu trích đobản đồ địa chính phục vụ công tácđền bù GPMB đến thời điểm kiểmtoán vẫn chưa được thu hồi.Nguyên nhân là do năm 2012UBND tỉnh Hà Tĩnh giao cho Côngty CP đầu tư Vũng Áng thực hiệnphần đền bù GPMB, nhưng sau đólại chuyển sang Hội đồng bồithường GPMB huyện Kỳ Anh thựchiện. Công ty CP Đầu tư Vũng Ángđã có công văn báo cáo về việc nàynhưng đến nay vẫn chưa có thủ tụchoàn trả số tiền trên.

Kiến nghị xử lý tài chính vàthu hồi tiền tạm ứng

Từ những sai phạm nêu trên,KTNN đã kiến nghị xử lý tài

chính hơn 80,7 tỷ đồng, trong đó,giảm giá trị nghiệm thu, thanhtoán hơn 25,4 tỷ đồng, giảm giátrị hợp đồng gần 46 tỷ đồng vàgiảm chi phí lãi vay trong báo cáoquyết toán hơn 9,3 tỷ đồng; thuhồi về chủ đầu tư gần 67,7 triệuđồng do tính thừa chi phí quản lýDự án.

Công ty CP đầu tư và phát triểnVũng Áng cần hoàn thiện hồ sơ,thủ tục quyết toán các khoản tiềnhỗ trợ từ NSNN theo quy định,hoàn trả các khoản tạm ứng từnguồn chi GPMB theo đúng camkết ban đầu và đẩy nhanh tiến độthi công các hạng mục còn lại.Công ty cần sớm phối hợp vớiUBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đàmphán, thương thảo với Formosa vềthời gian, nhu cầu sử dụng nướccùng giá bán để có cơ sở tính toán,lập phương án tài chính phù hợp.Bên cạnh đó, cần xây dựng quychế vận hành nhà máy, hệ thốnghồ đập an toàn và hiệu quả, đảmbảo quyền lợi của nhà đầu tư đểtrình cấp có thẩm quyền phê duyệttheo đúng quy định.

Ban quản lý khu kinh tế VũngÁng và các đơn vị có liên quanthực hiện quản lý công tác nghiệmthu thanh toán, tiến độ thực hiệndự án, thẩm định điều chỉnh hồ sơthiết kế dự toán các hạng mục củadự án đảm bảo đúng quy định.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cần chỉđạo thu hồi số tiền tạm ứng hơn433 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợGPMB và tập trung GPMB; chỉđạo các đơn vị liên quan rút kinhnghiệm đối với những hạn chếtrong công tác quản lý, để xảy rasai sót như KTNN đã nêu; chủ trìlàm việc với Formosa để đàmphán về thời gian, nhu cầu sửdụng và giá bán nước nhằm đảmbảo lợi ích cho các bên.n

Page 35: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

Đạo luật SOX với mục tiêuđối phó các gian lận tài chính

Đạo luật SOX gồm 11 Điều,được ban hành vào ngày 30/7/2002,sau khi nhiều vụ bê bối lớn xảy ra,liên quan đến các sai phạm trongcông tác quản lý DNNN và hoạtđộng kế toán, kiểm toán. Đây lànhững vụ bê bối tài chính phát sinhtừ việc lãnh đạo nhiều công ty, DNcố tình thao túng các báo cáo tàichính, lạm dụng quỹ, báo cáo saingân sách, phóng đại doanh thu vàgiá trị tài sản, che giấu nợ… nhằmlừa dối các cổ đông và nhà đầu tư.Những bê bối này được coi là mộtloại hình tội phạm và thường đượcđiều tra bởi các cơ quan giám sátcủa Chính phủ liên bang như Ủyban Chứng khoán và sàn giao dịchHoa Kỳ (SEC).

Một trong những vụ bê bối lớnnhất phải kể đến Enron Corporation- tập đoàn sản xuất, cung cấp cácsản phẩm, dịch vụ về lĩnh vực nănglượng, được thành lập vào năm1985, có trụ sở tại thành phố Hous-ton, bang Texas. Trước khi phá sảnvào ngày 02/12/2001, Enron đãquản lý hơn 20.000 nhân viên và là

một trong những công ty cung cấpđiện, khí đốt, giấy, bột giấy, dịch vụvận tải… lớn nhất thế giới với thunhập gần 101 tỷ USD trong năm2000, được Tạp chí Fortune bìnhchọn là “Công ty sáng tạo nhất củaHoa Kỳ” trong 6 năm liên tiếp. Tuynhiên, do Ban lãnh đạo tập đoàn cónhững sai phạm tài chính nghiêmtrọng, Enron đã bị “khai tử” trướcsự ngỡ ngàng của giới DN toàn cầu.

Với mục đích đối phó với cácvụ gian lận tài chính từng làm rungchuyển giới DN toàn cầu như vậy,Đạo luật đã nhận được nhiều ý kiếnđánh giá của các nhà phê bình, nhàđầu tư. Đạo luật này được gọi là“Đạo luật Bảo vệ nhà đầu tư và cảicách kế toán các DNNN” hay “Đạoluật Tính minh bạch và trách nhiệmgiải trình trong hoạt động kiểm toánvà DN”, nó cũng thường được gọilà Đạo luật Sarbox.

Trong Đạo luật, Chính phủ liênbang Hoa Kỳ đã đặt ra các yêu cầu,quy định mới, hoặc sửa đổi, bổsung với mục tiêu hướng đến tất cảban lãnh đạo, ban giám đốc cácDNNN cũng như các hãng kế toán,kiểm toán công. Đó là, quy định

trách nhiệm của ban lãnh đạo cácDNNN, bổ sung các hình phạt hìnhsự đối với một số sai phạm, yêu cầuSEC đưa ra các quy định cụ thể vềviệc DNNN phải tuân thủ luậtpháp.

Ngoài ra, Đạo luật cũng có mộtsố điều khoản áp dụng cho cáccông ty tư nhân, ví dụ, việc xử phạtđối với hành vi cố ý che giấu, hủybỏ các bằng chứng, gây cản trở việcđiều tra của các cơ quan thuộcChính phủ Liên bang...

DNNN phải có đội ngũkiểm toán viên độc lập, nênhay không?

Trong Đạo luật SOX, Điềukhoản 404(b) quy định: DNNNphải có đội ngũ kiểm toán viên độclập chịu trách nhiệm đánh giá côngtác kiểm soát nội bộ của DN đốivới các báo cáo tài chính. Thếnhưng, chung quanh quy định này,rất nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra.

Trong một cuộc điều trần trướcQuốc hội vào tháng 7 vừa qua,Giám đốc Sở Giao dịch chứngkhoán New York Thomas Farleynhấn mạnh rằng, Điều khoản

THANH XUYÊN

Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX) ra đời nhằm mục tiêu đối phó với các gianlận tài chính. Tuy nhiên, Đạo luật cũng quy định một điều khoản gây nhiềutranh cãi khi nó có thể đem lại gánh nặng tài chính cho các DN. Với một nghiêncứu vừa công bố, Hiệp hội Kế toán Mỹ (AAA) đã đưa ra những bằng chứngkhách quan nhằm cung cấp cho các nhà lập pháp cũng như các cơ quan quảnlý có thêm cơ sở để cân nhắc trước khi bãi bỏ hoặc sửa đổi quy định này.

Page 36: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

404(b) là nguyên nhân khiến sốlượng các DNNN tại Hoa Kỳ ngàycàng giảm sút, vì nó gây nhiều bấttiện và tốn kém cho các DN, đặcbiệt là các DN nhỏ. Bởi lẽ, với giátrị vốn hoá thị trường chỉ từ 75 triệuđến 250 triệu USD, nhiều DN nhỏkhó có thể gánh khoản chi phí khálớn để duy trì đội ngũ kiểm toánviên chịu trách nhiệm giám sátcông tác kiểm soát nội bộ của DN.Ông Giám đốc Sở Giao dịch chorằng, vì Điều khoản 404(b), cáccông ty phải gánh một khoản chiphí đáng kể, trong khi thực tế chưachứng minh được rằng, việc ápdụng đó đã giúp giảm bớt tỷ lệ gianlận tại các DNNN.

Tuy nhiên, một công trìnhnghiên cứu của AAA được thực hiệnbởi các giáo sư: ông Matthew Egeđến từ Đại học Texas A & M, ôngDain Donelson và John McInnisđến từ Đại học Texas, thành phốAustin mang tên “Kiểm toán: Thựctiễn và lý thuyết” lại bày tỏ quanđiểm ủng hộ điều khoản trên. Theocác tác giả nghiên cứu, Điều 404(b)đã cung cấp “một hệ thống cảnhbáo sớm” đối với những sai phạm,gian lận xảy ra tại các DN. Nghiêncứu này cho thấy, những yếu kémtrong công tác kiểm soát nội bộ vànhững sai phạm, gian lận tiềm ẩn cómối liên quan đáng kể. Bởi thực tếcho thấy, trong rất nhiều trườnghợp, sự yếu kém trong công táckiểm soát nội bộ đã tạo cơ hội đểnhững sai phạm, gian lận nảy sinh.

Nghiên cứu trên cho biết, tỷ lệsai phạm tại các DN có tới 80%đến 90% là do công tác quản lýyếu kém, phần còn lại là do tất cảnhững nguyên nhân khác. Khôngnhững thế, có 36/127 trường hợpgian lận (chiếm gần 30%) bị pháthiện trong cuộc nghiên cứu này đãđược các kiểm toán viên dự báo

trước, sau khi họ phát hiện rấtnhiều yếu kém trong công tácquản lý, kiểm soát nội bộ của cácDN bị kiểm toán.

Ông Matthew Ege cho hay:“Các báo cáo chỉ trích sự yếu kémtrong công tác quản lý chủ yếuphản ánh những sai sót về kế toánvà những dấu hiệu gian lận bấtthường. Tuy nhiên, trong thực tế,các trường hợp gian lận đã vượtquá 30% so với dự đoán khiến cácnhà đầu tư, nhà quản lý, nhà lậppháp tỏ ra rất quan ngại”.

Sự yếu kém trong công tác kiểmsoát nội bộ có liên quan đến gianlận hay không? Thực ra, đây là mộtvấn đề từng được tranh cãi nhiềutrong lĩnh vực kế toán.

Vào thời điểm SOX bắt đầuđược thực hiện, các ủy viên củaSEC đã bày tỏ sự tin tưởng mạnhmẽ rằng, yêu cầu các DN tiến hànhcông tác đánh giá kiểm soát nội bộsẽ ngăn chặn các hành vi gian lậnnghiêm trọng, như trường hợp củaEnron và nhiều DN lớn khác. Dùvậy, nhiều học giả và các chuyêngia kế toán vẫn tỏ ra hoài nghi, họtranh luận rằng, các lãnh đạo cấpcao của DN có thể tác động lên cácbáo cáo kiểm soát nội bộ theonhiều hướng khác nhau nhằm thựchiện những mục đích cá nhân.

Trên thực tế, một số chuyên gialập luận rằng, các nhà lãnh đạo DNkhôn ngoan sẽ ủng hộ việc thắt chặtcông tác kiểm soát, bởi điều đó sẽgiúp giảm thiểu việc phát sinh saiphạm. Nếu có gian lận xảy ra, tráchnhiệm của họ cũng bị giảm nhẹ điphần nào, bởi dù sao họ cũng đã cốgắng hoàn thành trách nhiệm củamình ở vị trí lãnh đạo DN.

Tác giả của công trình nghiêncứu trên đã tiến hành thu thập hơn14.000 ý kiến đánh giá về công táckiểm soát nội bộ trong báo cáo

kiểm toán các DN lớn và vừa, sauđó, phân tích mối liên quan giữacác báo cáo trình bày những điểmyếu lớn và những gian lận bị pháthiện trong 3 năm tiếp theo của DN.

Cụ thể, các kiểm toán viên đượcyêu cầu soạn thảo khoảng 1.500báo cáo đánh giá những yếu kémcủa từng DN, sau đó, tiến hành theodõi 127 trường hợp trong vòng 3năm để xem xét tỷ lệ sai phạm, gianlận bị phát hiện tại các DN này. Kếtquả cho thấy, có 36 DN (khoảng30%) để xảy ra sai phạm do côngtác quản lý yếu kém; 111 trườnghợp sai phạm do các giám đốc điềuhành trực tiếp gây ra và 108 trườnghợp do các giám đốc tài chính.

Nghiên cứu cũng cho thấy, khinộp báo cáo tài chính, chỉ một sốcông ty chú trọng đến việc kèmtheo báo cáo tổng kết những điểmyếu của DN, bất chấp việc họ sẽ bịcác cơ quan quản lý có thẩm quyềnra quyết định phạt vì đã không thựchiện đúng quy định. Theo khuyếnnghị từ nghiên cứu, các nhà đầu tưvà các nhà quản lý cần đặc biệtthận trọng với những điểm yếu, saisót tồn tại trong nội bộ mỗi côngty, bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng cóthể là mầm mống gây ra những saiphạm lớn, đặc biệt trong hoạt độngkế toán, tài chính.

Ông Ege cho biết: “Đa sốnhững người chỉ trích Điều khoản404(b) này đều đưa ra lý do liênquan đến chi phí các công ty phảigánh chịu, tuy nhiên, nghiên cứutrên không đề cập đến vấn đề nàymà chỉ tập trung đưa ra những bằngchứng khách quan nhằm cung cấpthêm thông tin, cơ sở, giúp các nhàlập pháp, các cơ quan quản lý cânnhắc trước khi bãi bỏ hoặc sửa đổiĐiều khoản cho hiệu quả và phùhợp với mọi DN”.n

(Theo CFO và Tổng hợp)

Page 37: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

Tùy tưởng về năm thángTam Mao

Khi ta ba mươi, nỗi buồn tuổi hai mươi sẽkhông trở lại.

Khi năm mươi nhớ về sinh nhật tuổi ba mươi,sao đẹp đẽ thế

Khi chín mươi chín, nghĩ về cả cuộc đời mìnhđã bình yên trôi qua, có lẽ sẽ vui mừng cười hỉhả như tên trộm chưa từng bị tóm.

Hãy tin vào cuộc sống và thời gian,Cho dù cuộc sống có thể sẽ không tạo được

cho ta niềm vui mớinhưng thời gian cũng giúp ta xoá hết tất cả

mọi nỗi đớn đau.

Sưu tầm...

Mặt trăng và Mặt Trời tranh cãi với nhau về

Trái Đất. Mặt Trời nói, lá và cây cối, tất cả đều

màu xanh. Nhưng Mặt Trăng thì lại cho rằng, tất

cả chúng mang một ánh bạc lấp lánh. Mặt Trăng

bảo, con người trên Trái Ðất thường ngủ. Còn

Mặt Trời lại quả quyết, con người luôn hoạt

động đấy chứ!

- Con người hoạt động, vậy tại sao trên Trái

Ðất lại yên ắng đến thế? - Mặt Trăng cãi.

- Ai bảo là trên Trái đất yên lặng ? - Mặt Trời

ngạc nhiên - Trên Trái Đất mọi thứ đều hoạt

động và còn rất ồn ào, náo nhiệt nữa.

Và họ cãi nhau rất lâu, cho đến khi Gió bay

ngang qua.

- Tại sao các bạn lại cãi nhau về chuyện này

chứ? Tôi đã ở bên cạnh Mặt Trời khi Mặt Trời

nhìn xuống Trái Ðất, và tôi cũng đi cùng Mặt

Trăng khi Mặt Trăng xuất hiện. Khi Mặt Trời

xuất hiện, mọi thứ là ban ngày, cây cối màu

xanh, con người hoạt động. Còn khi Trăng lên,

đêm về, mọi người chìm vào giấc ngủ.

Nếu chỉ nhìn mọi việc dưới con mắt của

mình, thì mọi thứ chẳng có gì là chính xác, trọn

vẹn cả. Không thể đánh giá Trái Ðất chỉ bằng

con mắt của Mặt Trời hoặc Mặt Trăng.

Cũng như vậy, khi đánh giá một con người,

một sự việc, ta không thể nhìn từ một phía...n

(Sưu tầm từ internet)

Không thể nhìn từ một phía

Page 38: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

TT TÊN TÁC GI TÊN BÀI - CHUYÊN M C S1 Th c a Ch t ch Qu c h i Nguy n Th Kim Ngân 12 V n Hùng N m con gà ngh v ng i nông dân 13 V ng H u Nh n Nh mùa ông! Nh các c ng s nh ng ngày u! 14 Tr ng tâm ki m toán n m 2016 3

1 inh Ti n D ng B Tài chính ã th c hi n nghiêm túc h u h t các ki n ngh c a KTNN 12 V V n H a ã có nhi u gi i pháp quy t li t tránh ch ng chéo, trùng l p trong ho t ng thanh tra, ki m toán 1

1 Nguy n c Kiên i m sáng v n ch o trong b c tranh kinh t xã h i Vi t Nam n m 2016 12 Nguy n Bích Lâm M c tiêu t ng t ng v n là m t cách th c cho n m 2017 13 V ình Ánh L m phát n m 2016 ã c ki m soát trong b i c nh u tiên t ng tr ng 14 Bùi Ng c S n Kinh t Vi t Nam n m 2016 và tri n v ng 2017 trong b i c nh qu c t có nhi u thay i 15 Ph m H ng S n Th tr ng ch ng khoán Vi t Nam: ón i i m sáng n m 2017 16 Ngô Trí Long Ch s giá tiêu dùng n m 2017 - d báo và gi i pháp th c hi n m c tiêu 1

1 ng Hùng Võ H i chuông môi tr ng n m 2016 và ph ng châm hành ng cho t ng lai 12 Tr ng V n Ph c án c c u l i các t ch c tín d ng giai o n 2 s c n nh ng kinh nghi m t k t qu ki m toán 1

1 Nguy n Trí Hi u KTNN c n th hi n vai trò giám sát quá trình tái c c u ngân hàng m t cách m nh m h n 22 Nguy n Th Thu Trang c và m t sau h n m t n m tham gia C ng ng kinh t ASEAN 33 ng Quy t Ti n Quá trình xác nh giá tr doanh nghi p s c rút ng n n u KTNN tham gia ngay t u 44 Hoàng Quang Hàm D th o Lu t QLNC (s a i) c n quy nh c th h n v nhi m v c a KTNN trong ki m toán n công 55 Hà Th M Dung “Ki m toán môi tr ng vì s phát tri n b n v ng” 66 Ross Campbell Làm th nào ánh giá tính hi u qu trong công tác qu n lý, i u hành c a c quan nhà n c 77 Nguy n c Kiên C n kh c ph c m t s v n trong các cu c ki m toán d án BOT 88 Lê ình Th ng V n t ng thu c n c t trong b i c nh t ng th c a NSNN 99 Tr n Du L ch Các d án BT c n ch m d t cách làm theo ki u “l y con gà i ký mu i” 10

10 Tr ng Thanh c Th t thoát, tiêu c c trong d án BT là l i h th ng, không th h t cho nhà u t 1111 Hu nh Th Du C n ng h nh ng ng i dám ngh , dám làm, dám ch p nh n r i ro 12

1 Tr n V n Hi u Nên ki m toán t khâu d toán i v i các kho n chi l n c a qu c gia 22 Nguy n Minh Phong Gi i pháp nào cho 12 d án nghìn t ? 23 H ng Nhung u th u cung ng d ch v công ích t i các ô th - t i sao không? 24 Minh Anh Phí và l phí chuy n sang c ch giá s không nh h ng n thu ngân sách 25 Thùy Anh C n gi l a cho phong trào Kh i nghi p 26 Nhi u tác gi N m 2017: Th tr ng d ch v ki m toán s ti p t c t ng tr ng 27 Tr n c Th ng Khoán kinh phí s d ng xe công s gi m n 50% chi phí so v i hi n t i 38 H ng Nhung Ch m chuy n giao doanh nghi p v SCIC: C t lõi là do thi u ch tài x lý 39 Krisralina I.Georgieva C n phát huy t i a hi u qu c a t ng ng v n vay t Ngân hàng Th gi i 4

10 Nguy n Anh Tu n Ngành nông nghi p c n nh ng “cú huých” t t phát tri n b n v ng 411 Thùy Lê Gi i pháp nào kéo ngành ng s t i lên? 412 H ng Nhung S th n tr ng c n thi t khi thay i chính sách 413 Nguyên S n Tình tr nh th t thoát “qu t vàng” t i doanh nghi p CPH s c ng n ch n b i chính sách m i 514 H ng Nhung Khai thác khoáng s n: Còn nhi u l h ng trong c p phép và qu n lý thu thu , phí 515 Thùy Lê Khó kh i ki n doanh nghi p tr n óng BHXH - v ng m c t âu? 516 Ph m V n Tr ng i m i ho t ng c a n v SNCL: Ch có th t m c ích khi quy t li t th c hi n ng b các gi i pháp 617 Thu H ng C n làm gì chính sách u ãi thu không làm gi m ngu n thu? 618 Nguy n Ly Công nghi p môi tr ng và ti t ki m n ng l ng: M nh t còn nhi u kho ng tr ng 619 H ng Nhung Bài toán m b o m c tiêu t ng tr ng và v t b y thu nh p trung bình 720 H ng Anh Qu n lý, s d ng v n nhà n c t i DN: K v ng nh ng quy nh m i 721 B c S n N ng xây d ng c b n: DN kêu c u! 722 Thùy Anh Làm th nào thu thu ng i bán hàng qua Facebook? 723 Thùy Anh Gi i pháp c p bách kh c ph c tình tr ng “có ti n mà không tiêu c” 824 H ng Nhung R i ro kh ng ho ng tài chính: Nh n di n và phòng ng a 825 Minh Anh ng DN b bán h vì thi u giá tr th ng hi u 826 Thùy Lê Các d án i n ph i d t khoát t ch i công ngh gây ô nhi m 827 Xuân H ng xu t ánh thu nhà th hai và hai chi u tranh lu n 928 H ng Nhung Khuy n khích ch không ph i là ban phát ngân sách 929 B c S n Làm sao phát tri n i t ng tham gia b o hi m xã h i? 930 Minh Anh Kh n tr ng i m i t ch c ho t ng c a các n v s nghi p công l p 1031 Thùy Anh Khuy n ngh chính sách cho ho t ng tài chính và ki m toán 10

T NG M C L C C SAN BÁO KI M TOÁN N M 2017

TRÒ CHUY N U N M

NHÌN L I 2016 VÀ TRI N V NG 2017

PH NG V N U XUÂN

TRÒ CHUY N CU I THÁNG

V N HÔM NAY

Page 39: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

[email protected]

32 H ng Nhung “V tr n” quy ho ch và gi i pháp cho bài toán an ninh n ng l ng 1033 B c S n DN làm t thi n - ng chính sách tr thành rào c n 1034 Thùy Anh Cu c tranh lu n v chính sách t giá h i oái: L a ch n nào cho Vi t Nam? 1135 Xuân H ng Thu hút nhà u t chi n l c: Ph i linh ho t m i mong tìm c b n ng hành lâu dài 1136 Nguy n Ly doanh nghi p không còn lo ng i v hóa n i n t 1137 H ng Nhung D ch v logistics: Chi phí cao c n tr h i nh p kinh t 1138 Minh Anh Th c tr ng chi ngân sách Vi t Nam: nhi u h l y và thách th c 1239 Thu H ng u t công s c c c u l i b ng nhi u gi i pháp 1240 Xuân H ng i u ki n u t , kinh doanh: ã c t r i ng m c l i! 12

1 ng V n Thanh Ki m soát o c ngh nghi p c a KTV b ng nhi u bi n pháp và nhi u c p 22 ng V n H i T ng c ng giáo d c o c ngh nghi p cho ki m toán viên áp ng yêu c u hi n nh 23 Lê Th Vi t Nh ng nguy c vi ph m o c trong quá trình hành ngh c a KTV 24 ng Th Hoàng Liên Tuân th o c ngh nghi p: Kinh nghi m c a KTNN Hoa K và bài h c cho KTNN Vi t Nam 2

1 Tr nh c Vinh nh h ng và l trình hoàn thi n khuôn kh pháp lý v Chu n m c báo cáo tài chính tài Vi t Nam 32 Tr n Anh Quân Làm th nào áp d ng Chu n m c báo cáo tài chính qu c t t i Vi t Nam? 33 Nguy n Th Th Các công ty niêm y t c n tiên phong trong vi c áp d ng Chu n m c báo cáo tài chính qu c t 34 Tr n Th Thu Hoài Nh ng khó kh n c a EVN khi áp d ng Chu n m c báo cáo tài chính qu c t 35 L u Th Th o Áp d ng Chu n m c báo cáo tài chính qu c t là m t th thách l n i v i VPBank 3

1 Nguy n S Minh Nhi u b t c p trong quá trình xác nh giá tr DN c ph n hóa 42 Hoàng Th M Dung Th c t ki m toán k t qu nh giá và x lý các v n tài chính DN c ph n hóa 43 Hu nh H u Th Nh n di n khó kh n cho các cu c ki m toán k t qu nh giá DN c ph n hóa 44 oàn Tr n Phú T ch c ki m toán k t qu nh giá và x lý tài chính DN tr c CPH - nh ng v ng m c c n tháo g 45 Lê Vi t Minh M t s khó kh n khi xác nh giá tr doanh nghi p b ng ph ng pháp dòng ti n chi t kh u 4

1 ng Quy t Ti n DNNN ph i t thân v n ng khi Chính ph d ng b o lãnh 52 Nguy n Minh Phong Không n DNNN làm y n công 53 V ình Ánh Không nên a n DNNN vào n công 54 Nguy n Minh Giang H p lý và phù h p v i thông l qu c t 5

1 Phan c Hi u C ph n hóa DNNN c n óng góp tích c c và hi u qu vào công cu c tái c c u kinh t 62 Nguy n Minh Phong Nhi u k h th t thoát tài s n công trong c ph n hóa DNNN 63 Nguy n i Lai xu t gi i pháp c ph n hóa DNNN trong chi n l c tái c u trúc n n kinh t 64 Lê Anh Duy “B t l h ng” gây th t thoát trong quá trình c ph n hóa DNNN 6

1 Tr n Phú S n Vi c ánh giá r i ro chi m ph n l n trong t ng th i gian th c hi n cu c ki m toán 72 V c Nguyên Ki m toán d a trên ánh giá r i ro, xác nh tr ng y u: kinh nghi m t Deloitte 73 Nguy n ng Huy Ki m toán viên c l p i v iv i c phát hi n gian l n và sai sót trong ki m toán báo cáo tài chính 74 Ngô Minh Ki m Bài h c kinh nghi m t cu c ki m toán thí i m 75 Lê Huy Tr ng và

L i H ng Th oNh n di n r i ro ti m tàng trong huy ng các ngu n l c tài chính cho Ch ng trình Xây d ng nông thôn m i 7

1 Nguy n Kh c Chí Th c tr ng m t cu c ki m toán chuyên vi c qu n lý và s d ng t ai ô th … 82 Nguyên S n Ki m toán xác nh giá tr t ai - nh ng tình hu ng khó và kinh nghi m x lý 83 Tr n V n H o Nh n di n sai sót trong xác nh giá t làm c s tính ti n thuê t và s d ng t 84 Thu H ng V n i u ch nh quy ho ch xây d ng và nh ng b n kho n trong quá trình ki m toán 8

1 ng Hùng Võ “S d ng qu t phát tri n h t ng” - m t c ch ch a ng nhi u nguy c th t thoát và tham nh ng 9

2 Nguy n Minh Phong Nh ng s h áng quan ng i trong qu n lý d án BT 93 V ình Ánh C n y m nh ki m toán i v i các d án BT 94 Nguy n Ti n L p “Lách lu t” và tr c l i chính sách t c ch u t theo hình th c BT 95 Nguy n Trí Hi u Khi ngân hàng tài tr v n cho các d án BT 9

1 Blucer Welington Rajagukguk Cân b ng ba tr c t: phát tri n kinh t , b o v môi tr ng và phúc l i xã h i 102 Liu Jiayi Ki m toán môi tr ng - m t n i dung quan tr ng trong chi n l c v n minh sinh thái c a Trung Qu c 10

CHUYÊN “CHUNG TAY KI M TOÁN MÔI TR NGVÌ M C TIÊU PHÁT TRI N B N V NG”

CHUYÊN “KI M TOÁN VI C QU N LÝ, S D NGT AI - NH NG KHÓ KH N C N THÁO G ”

CHUYÊN “KI M TOÁN D A TRÊN ÁNH GIÁ R I ROVÀ XÁC NH TR NG Y U”

CHUYÊN “KI M TOÁN K T QU NH GIÁ VÀ X LÝ CÁC V N TÀI CHÍNH C A DN TR C KHI C PH N HÓA”

CHUYÊN “ÁP D NG CHU N M C BÁO CÁO TÀI CHÍNH QU C T VI T NAM - C H I VÀ THÁCH TH C”

CHUYÊN “ O C NGH NGHI P C A KI M TOÁN VIÊN - M T V N THEN CH T”

CHUYÊN “ B T L H NG TH T THOÁT T HÌNH TH C U T BT”

CHUYÊN “N DOANH NGHI P NHÀ N C VÀ N CÔNG”

CHUYÊN “GI I PHÁP HI U QU CHO QUÁ TRÌNH C PH N HÓA DNNN”

Page 40: KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3... · thầm vừa quyết liệt ấy, nguy cơ “bị diễn

Số 66 - Tháng 12/2017

3 Chiew Koh Chon Vai trò quan tr ng c a ki m toán môi tr ng trong vi c th c hi n các m c tiêu toàn c u v PTBV 104 Lê Doãn Hoài Nhi u sai ph m trong ho t ng qu n lý và x lý n c th i t i KCN Khánh phú, t nh Ninh Bình 105 Nguy n Phú Giang Ki m toán môi tr ng i v i D án Tài chính nông thôn III - m t s k t qu và khuy n ngh 10

1 Tr ng H i Y n T k t qu ki m toán 21 d án u t theo hình th c BT 112 Lê Huy Tr ng C n ki m toán ho t ng i v i d án BT ánh giá theo nh ng tiêu chí m 113 Nguy n Tr ng Tu n Sai sót h n ch c a d án BT - nhìn t k t qu m t s cu c ki m toán 114 Tr n Minh Ti n L a ch n nhà u t không c nh tranh - kh i ngu n c a nh ng b t c p 115 Thái H ng L nh Nh ng v n c n l u ý khi ngân hàng th ng m i tài tr cho các d án BT 11

1 Lê Vi t c Phá tan “c c máu ông” n x u “thông huy t m ch” cho n n kinh t 122 Nguy n Thanh Hu K t qu ki m toán tình hình n x u và s h u chéo t i các ngân hàng th ng m i 123 Tr n Nh t Thành Vietcombank huy ng m i ngu n l c x lý n x u 124 Nguy n Th Thanh Loan Gi i pháp x lý n x u t i Ngân hàng TMCP Công th ng Vi t Nam 12

5 V V n C ng N x u m t ngân hàng có ho t ng mang tính c thù 12

1 Nguy n Quán H i Bàn v các m c tiêu và tiêu chí ki m toán khi ki m toán ho t ng d ch v công trong l nh v c y t 2

2 V ình Ánh Ki m toán k t qu t v n nh giá doanh nghi p c ph n hóa - m t s v n c n l u tâm 3

3 Tr n V n Hòe Nh ng kinh nghi m khi ki m toán n chính quy n a ph ng 4

4 Tr n Ph ng Thùy M t s i m c n l u ý khi ki m toán công ngh thông tin trong các ngân hàng th ng m i 5

5 ng V n H i Nh ng v n pháp lý v quy nh x ph t vi ph m hành chính trong l nh v c KTNN 6

6 ng Anh Tu n Kho ng tr ng và mâu thu n trong c ch tài chính i v i các ban qu n lý xây d ng 7

7 Minh Anh Vai trò m i c a ngh k toán trong th i i s hóa 7

8 Tr ng H ng H i Gia t ng vài trò c a KTNN trong vi c nh giá tài s n DN c ph n hóa 8

9 TS. Jose Oyola Th c hi n ánh giá chéo là m t bi n pháp giúp báo cáo ki m toán không có l i 9

10 TS. Jose Oyola M t ph ng án x lý khó kh n khi ki m toán d toán ngân sách 10

11 Nguy n Qu c Tu ní ê

Hoàn thi n và nâng cao công tác ki m tra, i chi u thu trong ho t ng ki m toán ngân sách a ph ng 11

12 Nguy n ng Huy V n d ng chu n m c IFRS trong ào t o c nhân k toán - ki m toán t i Vi t Nam 12

1 B c S n u t tràn lan trong b i c nh h t thu ngân sách 22 Lê Doãn Hoài Phát hi n nhi u sai ph m trong ho t ng qu n lý và s d ng n c th i t i KCN Khai Quang 33 Thùy Lê N l c tránh sai ph m trong qu n lý và s d ng v n u t 34 Tr n V n L ng Ch ng trình xây d ng nông thôn m i: C n s m x lý tình tr ng n ng xây d ng c b n 45 Thùy Anh D án xây d ng nhà ga hành khách T2: Nh ng n l c phía sau gi i th ng C ng hi n 56 B c S n D án Xây d ng l i i n nông thôn Qu ng Ninh: Hoàn thành m c tiêu a i n v thôn b n 57 Thùy Lê N công n ng gánh vì qu n lý và s d ng thi u hi u qu 68 Thùy Lê K t qu ki m toán thu n m 2015: Thu NSNN v n còn nhi u khó kh n và h n ch 79 B c S n Chi u t phát tri n n m 2015: t ng m c u t và n ng xây d ng c b n u t ng 8

10 Nguy n Ly Nhi u d án huy ng v n ngoài ngân sách nhà n c b phát hi n sai ph m, lãng phí 811 Thùy Lê Hàng lo t sai ph m t i D án Qu n lý th y l i ph c v phát tri n nông thôn vùng BSCL 912 Hoàng Duy Trung D án BT u tiên c a Thành ph H Chí Minh d i góc nhìn ki m toán 1013 Thùy Lê M t d án có nhi u gi i pháp m b o tính kinh t và hi u qu 1014 Thùy Lê N l c ti t ki m chi phí nh ng v n quá nhi u sai sót 1115 Thùy Lê Khó thu h i v n vì s c Formosa 12

1 Ng c Qu nh Tòa Ki m toán Rumani th c hi n KTH i v i h th ng giao thông ng m c a th ô Bucharest 2

2 Ng c Qu nh Ki m toán ho t ng góp ph n c i thi n qu n lý tài chính trong kh i EU 33 Thanh Xuyên Kenya: S p h th ng thông tin qu n lý tài chính vì nh ng thi u sót nghiêm tr ng 44 Thanh Xuyên Các hãng ki m toán ph i ch u án ph t khi x y ra h u qu to l n i v i khách hàng 55 Ng c Qu nh Trung Qu c thúc y ng d ng CNTT trong ho t ng ki m toán 66 Thanh Xuyên IRBA th c hi n nhi u bi n phát c i thi n ho t ng ki m toán 77 Thanh Xuyên Ch t l ng ki m toán c a Big Four nh th nào d i s ánh giá c a FRC? 88 Thanh Xuyên Các hãng ki m toán Nam Phi tiên phong “cách m ng hóa” báo cáo ki m toán 99 Thanh Xuyên Ki m toán n ng l ng - v n ang c quan tâm t i nhi u qu c gia 10

10 Ng c Qu nh Xác nh vai trò x lý gian l n và tham nh ng theo mô hình t ch c ki m toán 1111 Thanh Xuyên o lu t SOX gây tranh cãi vì quy nh ki m soát n i b t i các DNNN 12

TRAO I

CHUYÊN “KI M TOÁN N X U VÀ S H U CHÉOT I CÁC T CH C TÍN D NG”

CHUYÊN “B T C P, H N CH C A CÁC D ÁN BT T GÓC NHÌN KI M TOÁN”

QUA K T QU KI M TOÁN

HO T NG KI M TOÁN QU C T