nạn buôn bán thịt mèo tại việt nam: những nạn nhân thầm lặng

17
Tháng 08 năm 2020 Những phát hiện từ các cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc của FOUR PAWS và Tổ chức Thay đổi vì Động vật về nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam và các khuyến nghị nhằm bảo vệ phúc lợi động vật cũng như an toàn và sức khỏe cộng đồng. Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Tháng 08 năm 2020

Những phát hiện từ các cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc của FOUR PAWS và Tổ chức Thay đổi vì Động vật về nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam và các khuyến nghị nhằm bảo vệ phúc lợi động vật cũng như an toàn và sức khỏe cộng đồng.

Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Page 2: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 1

Loài mèo đóng vai trò vô cùng đặc biệt trong xã hội Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, những sinh vật nghịch ngợm này luôn sát cánh cùng người nông dân bảo vệ thóc lúa, mùa màng khỏi sự phá hoại của loài chuột. Ngày nay, mèo vẫn tiếp tục vai trò quan trọng này nhưng đồng thời cũng đảm nhận một vai trò mới trong xã hội: trở thành một thành viên yêu quý trong gia đình, mang đến niềm vui, sự dễ chịu và sự đồng hành không thể thiếu được.

Tuy nhiên, mối quan hệ đặc biệt này đang bị đe dọa bởi tình trạng buôn bán thịt mèo bất hợp pháp, tàn nhẫn và đầy nguy hiểm, khiến những người nuôi mèo luôn sống trong nỗi lo sợ thú cưng bị bắt trộm mang đi giết mổ, chế biến và trở thành món ăn phục vụ trong các nhà hàng. Hàng ngàn cá thể mèo đang biến mất mỗi ngày do nạn trộm cắp tràn lan, và các gia đình trên khắp đất nước rơi vào tình trạng suy sụp sau khi thú cưng mất tích. Họ thường tuyệt vọng tìm kiếm những người bạn yêu quý của mình tại các lò mổ bẩn thỉu và các nhà hàng. Chính những điều này đã dấy lên sự phản đối công khai ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam đối với hành vi buôn bán thịt mèo.

Đại dịch COVID-19 trong thời gian gần đây đã chứng minh thực tế phũ phàng về những nguy cơ của nạn buôn bán động vật sống. Tình trạng vận hành tương tự như tại Vũ Hán, nơi được xem là khởi nguồn của đại dịch COVID-19, cũng được tìm thấy trong nạn buôn bán thịt

mèo tại Việt Nam: động vật bị giam giữ trong điều kiện chật chội, tàn bạo, cách thức hoạt động mất vệ sinh, các loài động vật bị nhốt chung, bao gồm cả các cá thể bị bệnh – tạo nên một môi trường lý tưởng cho các chủng virus mới sinh sôi và phát triển. Đại dịch COVID-19 không chỉ tàn phá thế giới với những thiệt hại nặng nề về người mà còn về mặt kinh tế - đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh, đồng thời chỉ rõ yêu cầu đánh giá lại cách thức con người đối xử với động vật, bao gồm cả những động vật đang bị buôn bán thịt. Thêm vào đó, nạn buôn bán thịt mèo cũng cản trở các nỗ lực loại trừ bệnh dại của Việt Nam và thế giới với tình trạng những người tham gia vào hoạt động này vi phạm trắng trợn luật pháp về vận chuyển động vật và kiểm soát bệnh dại.

Đáng buồn thay, bất chấp những nguy hiểm và rủi ro về mặt sức khỏe mà nạn buôn bán thịt mèo tiềm ẩn, cuộc điều tra của chúng tôi đã cho thấy nạn buôn bán này hiện đang lan rộng khắp Việt Nam. Rõ ràng, tất cả các hành vi vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt mèo đều phụ thuộc vào các hoạt động bất hợp pháp và sự thiếu thực thi pháp luật, do đó, chúng ta cần hành động ngay để tăng cường, xã hội hóa và thực thi luật pháp nhằm chống lại và chấm dứt hoàn toàn nạn buôn bán thịt mèo.

Lời mở đầu

Josef PfabiganGiám Đốc Điều Hành, FOUR PAWS

Trân trọng cảm ơn:Tổ chức PAWS for Compassion | Tổ chức Vietnam Cat Welfare | Ngan DoFOUR PAW và Tổ chức Thay đổi vì Động vật đã hợp tác với Tổ chức Tracks Investigations thực hiện cuộc điều tra này vào năm 2019. Tracks Investigations là một tổ chức điều tra nhân đạo chuyên hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật của các tổ chức Phi chính phủ và từ thiện trên toàn thế giới.

© F

OU

R P

AW

S

Tình trạng sở hữu thú cưng đang tăng lên nhanh chóng tại Việt

Nam và cùng với đó là sự phát triển các trách

nhiệm chính trị và xã hội nhằm bảo vệ động vật

khỏi sự bóc lột và tàn ác

© F

OU

R P

AW

S

Page 3: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Mục lục

Tóm tắt chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1. Thông tin cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

2. Pháp luật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

3. Thông tin điều tra . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

4. Nguồn gốc và động lực tiêu thụ thịt mèo tại Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

5. Hoạt động của nạn buôn bán thịt mèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 5.1 Nguồn cung ứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 5.2 Hình thức bán buôn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

5.3 Quá trình vận chuyển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 5.4 Giết mổ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 5.5 Xử lý thịt mèo và phân phối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 5.6 Giá cả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

6. Tuyến đường buôn bán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 6.1 Hà Nội và các tỉnh lân cận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 6.2 Tỉnh Thái Bình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17 6.3 Miền Trung Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 6.3.1 Đà Nẵng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 6.3.2 Hội An (Tỉnh Quảng Nam, Điện Bàn) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 6.4 Thành phố Hồ Chí Minh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

7. Mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

8. Thiệt hại tiềm ẩn đối với ngành du lịch và danh tiếng quốc tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

9. Các khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

10. Tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

Phụ lục 1. Tuyên ngôn định vị của các tổ chức hàng đầu về phúc lợi mèo, các tổ chức thú y và các chuyên gia về mèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25

© F

OU

R P

AW

FO

UR

PA

WS

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 3

Page 4: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Nguồn gốc chính xác của việc ăn thịt mèo tại Việt Nam vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, các dữ liệu và chứng cứ hiện có cho thấy thói quen này đã ngày càng trở nên phổ biến chỉ trong thập kỷ vừa qua. Xuất phát là một mô hình kinh doanh trục lợi có quy mô tương đối nhỏ chủ yếu tập trung ở miền Bắc, ngày nay, hoạt động buôn bán thịt mèo đã phát triển được mạng lưới thương mại quốc tế và liên tỉnh phức tạp trải dài trên hơn 1.000 km, móc nối các khu vực giam giữ với các nhà hàng và lò mổ, tạo ra nguồn lợi nhuận đáng kể cho các đối tượng có liên quan.

Thịt mèo, thường được gọi là "tiểu hổ" trong tiếng Việt, hiện đang được buôn bán trên khắp Việt Nam. Sự tàn nhẫn và đau khổ cố hữu mà hoạt động này gây ra cho hơn một triệu cá thể mèo, nạn nhân của hoạt động buôn bán này mỗi năm, là vô cùng lớn. Bản chất tàn bạo của hành vi bắt trộm, vận chuyển đường dài, nhồi nhét trong những chiếc lồng chật hẹp và giết mổ dã man càng trở nên trầm trọng hơn bởi loài mèo vô cùng nhạy cảm với sự căng thẳng.

Các đối tượng tham gia vào hoạt động buôn bán này chủ yếu vì lợi nhuận, họ vi phạm luật pháp và các quy định hiện hành bao gồm lệnh cấm buôn bán thịt mèo, đồng thời lợi dụng lỗ hổng trong việc thực thi các quy định và luật pháp nói trên. Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh thịt chó không phải là hành vi bất hợp pháp và cũng chưa được quy định rõ ràng, trái lại, đã từng có luật pháp quy định rõ việc cấm săn bắt, giết mổ và tiêu thụ thịt mèo theo Chỉ thị được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào năm 19981. Các quy định

và pháp luật này, nếu được thực thi nghiêm túc có thể bảo vệ mèo khỏi nạn buôn bán thịt mèo. Tuy nhiên, với lỗ hổng trong công tác thực thi pháp luật như hiện nay, hành vi buôn bán thịt mèo có thể tự do phát triển.

Hành vi bắt trộm chó và mèo đang diễn ra tràn lan trên khắp Việt Nam. Quần thể mèo đang bị suy giảm ở một số khu vực, đẩy giá mua lên cao và càng khuyến khích các hành vi trơ tráo và hung hăng của những kẻ trục lợi từ hoạt động buôn bán này. Xu hướng này dẫn đến tình trạng gia tăng bất ổn xã hội và bạo lực, đặc biệt, trong một số trường hợp quá khích đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn, trên danh nghĩa công lý dân phòng, những tên trộm bị hành hung và thậm chí bị giết bởi những người chủ thú cưng đầy phẫn nộ.

Vào năm 2019, tổ chức FOUR PAWS và tổ chức Thay đổi vì Động vật (CFAF) đã thực hiện các cuộc điều tra trên toàn quốc về tình trạng buôn bán thịt mèo tại Việt Nam. Báo cáo này được cho là tài liệu đầu tiên cung cấp các thông tin chi tiết và các phát hiện gây sốc về hoạt động kinh doanh này.

■ Mặc dù không gây sự chú ý trên các phương tiện truyền thông như nạn buôn bán thịt chó, nạn buôn bán thịt mèo tác động trực tiếp đến hơn một triệu cá thể động vật mỗi năm. Mèo đen nói riêng là mục tiêu chính do loài này được cho là có giá trị dược liệu.

■ Tình trạng tiêu thụ thịt mèo đang ngày càng phổ biến; việc tìm nguồn cung cấp đủ mèo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cũng trở nên khó khăn hơn.

■ Để có thể đáp ứng nhu cầu trên toàn quốc, các cá thể mèo – nhiều cá thể thuộc sở hữu cá nhân – bị bắt trộm từ trên đường phố hoặc nhà dân, và bị vận chuyển trái phép trên các hành trình đôi khi kéo dài nhiều ngày trong điều kiện dã man. Nhiều cá thể đã chết trong quá trình vận chuyển do sốc nhiệt, kiệt sức hoặc bị thương khi bị bắt trộm và giam giữ.

■ Các phương pháp giết mổ vô cùng thô sơ, thường là dìm nước và đập chết khiến động vật phải chịu đựng một cái chết vô cùng đau đớn.

■ Động cơ tiêu thụ thịt mèo khác nhau, tuy nhiên việc tiêu thụ thịt mèo liên hệ chặt chẽ với sự mê tín, vai trò dược liệu và truyền thống ăn uống.

■ Việt Nam đã từng ban hành luật cấm săn bắt, giết mổ và tiêu thụ mèo; có thể xem xét khôi phục lại đạo luật này.

Tóm tắt chung

Các đối tượng tham gia vào hoạt động buôn bán này chủ yếu vì lợi nhuận, họ vi phạm luật pháp và

các quy định hiện hành bao gồm lệnh cấm buôn bán thịt

mèo, đồng thời lợi dụng lỗ hổng trong việc thực thi các quy định và luật pháp

nói trên

Đại dịch COVID-19 hiện nay đã thu hút sự chú ý toàn cầu về những nguy hiểm mà các chợ động vật sống có thể gây ra cho sức khỏe và an toàn cộng đồng. Kết quả từ các cuộc điều tra được nêu trong báo cáo này chứng minh các chợ, lò mổ và nhà hàng liên quan đến nạn buôn bán thịt mèo cũng thường đồng thời tham gia vào hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và hoạt động buôn bán thịt chó. Do đó, hoạt động buôn bán thịt mèo tại Việt Nam tiềm ẩn các điều kiện tương đồng với những nơi được cho là bắt nguồn đại dịch COVID-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Cần phải chấm dứt nạn buôn bán thịt mèo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn đại dịch thảm khốc trong tương lai.

Do đó, tổ chức FOUR PAWS và tổ chức Thay đổi vì Động vật kêu gọi Chính phủ Việt Nam hành động mạnh mẽ và ngay lập tức để thực thi luật pháp và các quy định hiện hành nghiêm cấm buôn bán, giết mổ và tiêu thụ thịt mèo, dựa trên các yếu tố: sự tàn ác cực độ, sự bất hợp pháp và nguy hiểm của các hoạt động có liên quan, mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng, và sự bất mãn cùng với bất ổn xã hội gây ra do thú cưng bị bắt trộm để cung ứng cho nạn buôn bán.

© F

OU

R P

AW

FO

UR

PA

WS

© F

OU

R P

AW

S

1 Circular 09/1998-CT-TTg. (1998)

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 54 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

Page 5: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Tình trạng buôn bán thịt chó và mèo tràn lan tại Việt Nam gây ra sự đau khổ của hàng triệu động vật mỗi năm, phần lớn trong số đó là thú cưng bị bắt trộm. Dữ liệu và bằng chứng thu thập được cho thấy khoảng năm triệu cá thể chó và hơn một triệu cá thể mèo bị buôn bán và giết mổ mỗi năm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt chó và mèo. Trong khi nạn buôn bán thịt chó đã nhận được sự chú ý đáng kể của các tổ chức bảo vệ động vật trong nước và quốc tế trong những năm gần đây cũng như được đưa tin trên các phương tiện truyền thông, mèo vẫn là những nạn nhân thầm lặng của một hình thức kinh doanh dã man và tàn nhẫn không kém.

Thịt mèo, thường được gọi là “tiểu hổ” trong tiếng Việt, đang ngày càng phổ biến trên khắp Việt Nam, từ miền Bắc đến miền Nam; các nhà hàng thịt mèo cũng ghi nhận nhu cầu ăn thịt mèo đang tăng lên. Khi số lượng mèo giảm dần ở một số địa bàn nhất định do nạn trộm cắp tràn lan, các lái buôn buộc phải đi xa hơn để tìm nguồn cung ứng mèo. Hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao và ngày càng phát triển rộng rãi này dẫn đến một một hệ thống buôn bán, trao đổi quốc tế, xuyên quốc gia và liên tỉnh với hàng ngàn con mèo bị giết mổ mỗi ngày. Số lượng mèo này được nhập khẩu lậu qua biên giới với hai nước láng giềng là Trung Quốc và Lào, thậm chí cũng vượt qua các trạm kiểm dịch trong nước mà không hề bị kiểm tra. Bất kể nguồn gốc của những con mèo, sự tàn ác của hoạt động buôn bán thịt mèo này là vô cùng khủng khiếp và nó diễn ra trong tất cả các khâu của quá trình này; nhiều cá thể thậm chí vẫn còn đeo vòng cổ khi bị giết thịt – một dấu hiệu chứng tỏ chúng đã từng là thú cưng.

Hoạt động kinh doanh thịt chó và thịt mèo vẫn tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam mặc dù thị trường sở hữu thú cưng cũng đang phát triển, chủ yếu do sự thay đổi động lực xã hội, tăng đô thị hóa và tăng thu nhập khả dụng. Một bộ phận không nhỏ trong xã hội không còn coi mèo và chó chỉ đơn giản thực hiện các nhiệm vụ như giữ nhà hay kiểm soát dịch hại, mà ngày càng coi chúng như những thành viên thực sự trong gia đình. Việc sở hữu thú cưng ở Việt Nam đã tăng vọt trong 20 năm qua, bằng chứng là doanh số bán thức ăn cho thú cưng tăng lên. Phân khúc thị tường thức ăn cho thú cưng ở Việt Nam ước tính đạt 42 triệu Đô la Mỹ vào năm 2019 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự đoán là 7,3% đến năm 20232. Đặc biệt, trong năm 2014, thức ăn cho mèo chiếm khoảng 45% thị phần thức ăn cho thú cưng3.

Mặc dù việc sở hữu thú cưng ngày càng tăng, chủ thú cưng vẫn luôn lo sợ vật nuôi của họ bị đánh cắp để cung cấp cho nạn buôn bán thịt chó và mèo; hành vi trộm cắp thú cưng tràn lan cũng đang gây ra tình trạng bất ổn và bạo lực xã hội nghiêm trọng. Trong một số trường hợp quá khích đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn , trên danh nghĩa công lý dân phòng, những tên trộm đã bị hành hung và thậm chí bị giết bởi những người chủ thú cưng đầy phẫn nộ. Các phương tiện truyền thông ở Việt Nam tràn ngập những câu chuyện về các cuộc tấn công tự vệ chống lại những kẻ trộm chó và mèo4,5, do chủ sở hữu thú cưng ngày càng trở nên thất vọng với tình trạng thiếu thực thi pháp luật bảo vệ thú cưng của họ.

“ Không cá thể mèo (hoặc chó, hoặc động vật nào) đáng phải trải qua những đau khổ không cần thiết do quá trình vận chuyển, xử lý hoặc

giết mổ vô nhân đạo, và không chủ sở hữu nào đáng phải chịu đựng việc thú cưng yêu quý của mình bị bắt trộm. Chúng ta không nên vô tâm áp

đặt quan điểm văn hóa của mình lên người khác, nhưng cũng không thể dễ dàng im lặng bỏ qua những báo cáo về sự khổ đau. Bất kể đó là

quan điểm văn hóa của chúng ta hay người khác thì sở thích ăn uống không thể được xem

là lý do biện minh cho sự đau khổ tột cùng hoặc tình trạng trộm cắp.”

James Yeates, Giám đốc điều hành của tổ chứcBảo vệ Mèo, Vương quốc Anh

1. Thông tin cơ bản

4 Viet, H. (2019)5 Winter, Stuart. (2019)

2 Statista. (2019)3 Mordorintelligence.com. (2019)

Không giống như hoạt động buôn bán thịt chó, tại Việt Nam đã từng có quy định cấm thịt mèo. Hành vi săn bắt, giết mổ và tiêu thụ mèo bị cấm vào năm 1998 theo Chỉ thị ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ, trong một nỗ lực khuyến khích việc sở hữu mèo để kiểm soát quần thể chuột nhằm bảo vệ mùa màng. Sau khi Chỉ thị được ban hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Chỉ thị ở cấp tỉnh. Tuy nhiên, cả Chỉ thị và Thông tư này đều đã bị hủy bỏ vào ngày 03 tháng 01 năm 2020.

Việc nhập khẩu và vận chuyển quốc tế không được kiểm soát đối với mèo (và chó) đã được quy định là hành vi bất hợp pháp kể từ năm 2009 7. Ngày 14 tháng 9 năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các quy định theo pháp

lệnh thú y nhằm kiểm soát và loại bỏ bệnh dại bao gồm các quy định sửa đổi về vận chuyển mèo và chó, yêu cầu tất cả chó và mèo phải có giấy chứng nhận tiêm phòng và bệnh dại cùng với giấy chứng nhận nguồn gốc của động vật. Nếu những thông tin này không được cung cấp đầy đủ, các cơ quan chức năng/thanh tra có thể tịch thu động vật. Thêm vào đó, nếu thanh tra nghi ngờ rằng động vật bị nhiễm bệnh dại, họ có thể tịch thu và tiến hành an tử theo quy định. Tuy nhiên, hiếm khi những kẻ buôn bán bất hợp pháp bị chặn tại các trạm kiểm dịch, đồng thời, việc các quy định hiện hành không được thực thi cũng cho phép hoạt động buôn bán bất hợp pháp mèo và chó tiếp tục diễn ra. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể là do thiếu động lực trong việc thực thi Chỉ thị.

2. Pháp luật

Hiện tại, vẫn chưa có dữ liệu thống kê chính xác về tổng số mèo ở Việt Nam, nhưng ước tính con số này ở mức hàng triệu. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, mèo thường được nuôi làm thú cưng trong khi ở các tỉnh nông thôn thì thường là mèo hoang. Do những hạn chế trong năng lực quốc gia về triệt sản đối với loài mèo, số lượng mèo hoang được

kiểm soát chủ yếu do bệnh tật, tai nạn giao thông đường bộ và nạn trộm cắp để buôn bán thịt. Có rất ít các tổ chức bảo vệ động vật quan tâm đến quyền lợi của mèo trên khắp đất nước, và phần lớn bị thiếu hụt nguồn lực nghiêm trọng. Thậm chí, một tổ chức bảo vệ động vật đã bị bắt gặp bán động vật cần được giúp đỡ vào đường dây buôn bán thịt 6.

6 Clifton, Merritt. (2019)7 Humane Society International. (2014)

© F

OU

R P

AW

S

© F

OU

R P

AW

S

Tờ rơi tìm thú cưng đi lạc/bị bắt trộm tại Việt Nam

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 76 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

Page 6: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Nguồn gốc chính xác của thói quen ăn thịt mèo tại Việt Nam vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, các dữ liệu và chứng cứ hiện có cho thấy hoạt động này đang ngày càng trở nên phổ biến chỉ trong thập kỷ vừa qua. Về mặt lịch sử, Việt Nam từng phải trải qua các cuộc chiến tranh và nạn đói, do đó, việc sử dụng các loài động vật, bao gồm cả chó và mèo, làm thức ăn đã trở thành thói quen thông thường. Tuy nhiên, thói quen này vẫn tiếp tục tồn tại sau khi chiến tranh kết thúc và ngày nay, thịt mèo ngày càng được xem là một món ăn đặc biệt, và thói quen ăn thịt mèo có mối liên hệ chặt chẽ với phong tục tập quán, vai trò dược liệu và truyền thống ăn uống.

Ở Việt Nam, lịch âm đóng vai trò rất quan trọng, gắn liền với các hoạt động mê tín vào những thời điểm nhất định trong tháng và năm âm lịch nhằm mang lại may mắn và thịnh vượng. Điều này ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày cũng như phong tục và truyền thống ăn uống. Theo đó, mức độ tiêu thụ thịt mèo thay đổi tùy theo các ngày trong tháng hoặc trùng với các thay đổi của mặt trăng, vì việc ăn thịt mèo được coi là tốt lành khi ăn đúng thời điểm.

Ví dụ, ở một số vùng, thịt mèo được ăn vào cuối tháng âm lịch để giúp xua tan xui xẻo từ tháng trước; tại một số khu vực khác, thịt mèo được ăn vào đầu tháng nhằm mang lại may mắn cho tháng tới. Ngoài ra, trong tháng âm lịch, có một số ngày nhất định không được vận chuyển hoặc giết mèo vì được cho là mang lại xui xẻo.

Một số thực khách tin rằng thịt mèo có khả năng chữa bệnh đặc biệt. Tuy nhiên, không hề có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này. Ví dụ, xương mèo được nấu cao để chữa trị các cơn đau nhức. Những người khác cho biết, họ tin rằng thịt mèo có lợi cho sức khỏe hơn thịt chó. Một niềm tin phổ biến khác là thịt mèo đen nguyên chất hơn những con mèo khác và do đó có tác dụng tốt hơn đối với sức khỏe và chữa bệnh. Mèo đen đối diện với nguy cơ cao bị bắt trộm từ nhà và đường phố, và thường được bán với giá cao hơn thị trường. Mật từ mèo đen cũng thường được sử dụng để ngâm rượu thuốc.

Những người ăn thịt mèo nằm trong nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, một người ăn thịt mèo điển hình thường là nam giới, ít nhất đã tốt nghiệp trung học phổ thông, đã kết hôn, có con và đến từ các nhóm có thu nhập thấp10. Các thế hệ lớn tuổi hơn thường tin rằng ăn thịt mèo có lợi cho sức khỏe nhưng đối với thế hệ trẻ, ăn thịt mèo đang trở thành một hoạt động thời thượng, thường đi kèm với uống rượu.

Đến thời điểm hiện tại, dường như vẫn còn rất ít động lực khuyến khích thực thi các luật này, ngoại trừ một số trường hợp rất hiếm. Chẳng hạn, năm 2015, “ba tấn” mèo sống đang chen chúc nhau trong các sọt tre đã được tìm thấy trong một chiếc xe tải sau khi được đưa lậu vào Việt Nam từ Trung Quốc 8. Số lượng mèo này bị thu giữ tại Hà Nội, tuy nhiên các nhà chức trách lại không đủ khả năng xử lý những con mèo bị tịch thu và họ cũng không chấp nhận các đề nghị hỗ trợ quốc tế. Đáng thương thay, những con mèo đã bị tiêu hủy bằng hình thức chôn, trong khi hầu hết chúng được cho là vẫn còn sống. Sau đó, năm 2017, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng đã ngăn chặn một chiếc xe tải vận chuyển 1,5 tấn thịt mèo và thịt gà đang thối rữa đang được vận chuyển đến “điểm nóng” ăn thịt mèo của tỉnh Thái Bình9.

* Liên minh Châu Á vì Động vật (AfA) bao gồm 22 tổ chức bảo vệ động vật danh tiếng, tập trung vào việc cải thiện phúc lợi của động vật ở Châu Á

8 AFP. Business Insider. (2015)9 Hoa, Thanh. Thanhniennews.com. (2016)

“ Số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn khu vực và thế giới đang thông qua các

đạo luật tiến bộ cấm buôn bán thịt chó và mèo với lý do quyền lợi động vật cũng như sức khỏe của động vật và con người đang ngày càng gia tăng. Với tình hình sở hữu thú cưng đang tăng nhanh ở Việt Nam và trên thế giới, điều quan trọng là mối quan hệ và liên kết mật thiết giữa

động vật và con người phải được công nhận và bảo vệ một cách phù hợp theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi động vật

và sự hòa hợp xã hội.”Sarah Grant,

Liên minh Châu Á vì Động vật*

Năm 2019, FOUR PAWS và tổ chức Thay đổi vì Động vật (CFAF) đã ủy thác các cuộc điều tra trên toàn quốc về tình trạng buôn bán thịt mèo tại Việt Nam sau khi nghiên cứu sơ bộ và thu thập dữ liệu và bằng chứng cho thấy sự phát triển nhanh chóng của một hoạt động kinh doanh tàn bạo liên quan đến hơn một triệu động vật mỗi năm. Những phát hiện quan trọng được nêu rõ trong báo cáo này, bao gồm thông tin liên quan đến nguồn gốc và động lực tiêu thụ thịt mèo cùng với các dữ liệu chính liên quan đến cung và cầu, lợi nhuận và hoạt động buôn bán. Theo như các tác giả, đây là báo cáo đầu tiên cung cấp các thông tin chi tiết về hoạt động buôn bán thịt mèo tại Việt Nam.

3. Thông tin điều tra

4. Nguồn gốc và động lực tiêu thụ thịt mèo tại Việt Nam

© F

OU

R P

AW

S

© F

OU

R P

AW

S

10 FOUR PAWS and MSD. (2020)

Sau khi nghiên cứu sơ bộ và thu thập dữ liệu và bằng

chứng cho thấy sự phát triển nhanh chóng của một hoạt động kinh doanh tàn

bạo liên quan đến hơn một triệu động vật mỗi năm

© F

OU

R P

AW

S

© F

OU

R P

AW

S

Món thịt mèo

Xương mèo được phơi khô trên vỉa hè tại Hà Nội

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 98 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

Page 7: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Sự tàn nhẫn và đau khổ cố hữu mà hơn một triệu động vật là nạn nhân của nạn buôn bán thịt mèo phải chịu đựng mỗi năm là vô cùng khủng khiếp. Bản chất tàn bạo của hành vi trộm cắp, vận chuyển đường dài, giam cầm trong những nơi chật chội và sự giết mổ dã man càng trở nên trầm trọng hơn bởi đặc tính nhạy cảm với sự căng thẳng của loài mèo. Các đối tượng tham gia vào hoạt động buôn bán này chủ yếu vì lợi nhuận, họ vi phạm luật pháp và các quy định hiện hành bao gồm lệnh cấm buôn bán thịt mèo, đồng thời lợi dụng lỗ hổng trong việc thực thi các quy định và luật pháp nói trên.

“ Cả chó và mèo đều dễ bị căng thẳng, tuy nhiên, khác với loài chó, loài mèo đặc biệt nhạy

cảm. Phản ứng sinh lý của chúng đối với các tác nhân gây căng thẳng có thể biểu hiện dưới dạng

bị bệnh và thậm chí là tử vong. Trong khi loài mèo thường không thể hiện cảm xúc rõ ràng

như một số loài động vật khác và có xu hướng thu mình nhiều hơn, sự đau đớn của chúng khi đối mặt với các tác nhân gây căng thẳng là rất

lớn và chắc chắn chúng đã phải chịu đựng trong im lặng. Trên bình diện quốc tế, các sáng kiến

tập trung vào cải thiện quyền lợi cho mèo trong tình trạng nuôi nhốt đang có xu hướng ngày

càng tập trung vào việc giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng và căng thẳng, trên cơ sở nhận ra việc các

tác nhân tâm lý đã tác động tiêu cực đến sức khỏe và phúc lợi của mèo như thế nào.”

Julie Levy, DVM, PhD, DACVIM, DABVP(Shelter Medicine Practice)

Fran Marino, Giáo sư đặc biệt ngànhShelter Medicine Education, Đại học Florida

5.1 Nguồn cung ứngTrong khi hầu hết các phương tiện truyền thông chủ yếu tập trung vào các vụ trộm chó, tình trạng trộm mèo cũng đang diễn ra phổ biến và tàn nhẫn không kém.

Tình trạng trộm mèo hiện đang diễn ra tràn lan đến mức rất hiếm khi nhìn thấy một con mèo hoang tại Hà Nội, một điểm nóng về tiêu thụ thịt mèo. Đồng thời, các nhóm bảo vệ động vật địa phương tại Hà Nội cũng phải thiết lập và vận hành đường dây nóng và các trang mạng xã hội dành riêng cho việc giúp chủ vật nuôi tìm thấy thú cưng bị bắt trộm. Mặc dù bắt những con mèo cưng thường dễ dàng hơn nhưng một số chủ nhà hàng chia sẻ rằng mèo hoang được ưa thích hơn vì mèo nhà thường có xu hướng “quá béo”. Các thương lái thường đặc biệt nhắm tới mèo đen vì chúng được cho là “nguyên chất” hơn so với những con mèo khác và có lợi hơn đối với sức khỏe và chữa bệnh. Do đó, mèo đen được bán với giá cao hơn.

Các cuộc điều tra bí mật của chúng tôi chưa bao giờ tìm thấy hoạt động của bất kỳ “trang trại” hay “cở sở” nuôi mèo nào nhằm cung cứng cho hoạt động buôn bán thịt mèo tại Việt Nam. Tất cả nguồn cung cấp thịt hiện tại đều đến từ thú cưng bị bắt trộm hoặc mèo hoang trên đường phố. Trong vài trường hợp, khi chủ không còn muốn nuôi mèo cưng nữa, chúng thường được đổi với các thương lái để lấy nồi, chảo, hoặc một số tiền nhỏ.

Nhu cầu ngày càng tăng tại các “điểm nóng” tiêu dùng dẫn đến sự khan hiếm mèo tại các khu vực này đã buộc các thương lái phải đi xa hơn để tìm kiếm mèo. Tình trạng này đã tạo ra các tuyến đường xuyên quốc gia để vận chuyển mèo từ các khu vực có số lượng lớn mèo hoang và mèo cưng đến các khu vực có nhu cầu thịt mèo cao.

5. Hoạt động của nạn buôn bán thịt mèo

Buôn bán thịt mèo là một hành vi tàn bạo. Trong toàn bộ quá trình, từ khâu bắt giữ đến giết mổ, các cá thể mèo phải chịu đựng sự đau đớn khủng khiếp, không thể nào đo đếm được.

© F

OU

R P

AW

S

Những thương lái thường thu mua mèo từ những người chủ không có nhu cầu nuôi vào ban ngày. Những lái buôn này thường đi xe máy và chở theo nồi và chảo để đổi lấy những con mèo và chó mà chủ không muốn nuôi. Nếu ai đó có nuôi mèo trong nhà và chúng đẻ con, thì họ sẽ nuôi mèo con trong hai năm và bán cho các thương lái khi chúng lớn và có giá tốt trên thị trường. Các cá thể mèo bị đưa đi và vận chuyển trong các lồng được gắn trực tiếp vào xe máy.

Ngược lại, hành vi trộm cắp và bắt giữ những con mèo hoang thường xảy ra vào ban đêm, sử dụng bẫy lò xo có gắn mồi hoặc bẫy dây sắt siết chặt cổ mèo khi chúng cố ăn một miếng cá hoặc mồi. Mèo cũng có thể bị giăng lưới, đặc biệt là đối với những cá thể ít sợ người.

Sau khi bị bắt, mèo bị nhốt trong bao tải hoặc lồng gắn phía sau xe máy, sau đó được bán trực tiếp cho các nhà hàng hoặc cho một cơ sở bán buôn để tiếp tục phân phối trên toàn quốc. Không hề có bất kì câu hỏi nào về nguồn gốc của số mèo này và cũng không có bất kì giấy tờ - xác nhận nào được sử dụng trong các khâu của hoạt động buôn bán này.

Khi bị bắt, các cá thể mèo thường bị thương nặng dưới dạng các vết thương, vết rách, vỡ mắt và gẫy xương do bẫy và kẹp kim loại, hoặc bị đối xử thô bạo khi bị bắt và ném vào chuồng.

5.2 Hình thức bán buônSau khi bị bắt, mèo thường được giao đến cho các cơ sở bán buôn nơi chúng bị giữ lại hàng giờ cho đến nhiều ngày trong khi chờ vận chuyển hoặc giết mổ. Có thể nhanh chóng xác định được các cơ sở bán buôn mèo bởi mùi nước tiểu mèo vô cùng hôi thối. Các cơ sở này thường rất bẩn thỉu, mèo bị nhồi nhét trong những chiếc lồng quá

đông mà không hề có thức ăn hoặc nước uống, những con mèo đi tiểu và đại tiện lên nhau trong lồng. Nhiều con mèo có khi đã bị vận chuyển ròng rã nhiều hơn hai ngày trước khi đến được đây. Trong khi một số con mèo gào lên, tuyệt vọng tìm cách thoát khỏi lồng, hầu hết những con khác đã quá kiệt sức để phản kháng và không chống chọi nổi sự mệt mỏi và căng thẳng. Một số cá thể bị bệnh, nước mũi thòng lòng, thở khó nhọc và các nhóm bảo vệ động vật địa phương thậm chí đã chứng kiến những con mèo sinh con khi đang bị nhốt trong khu vực giam giữ, rất có thể là do sự kết hợp của căng thẳng cực độ và giai đoạn cuối của thai kì.

Một khi đã có đủ số lượng mèo để chi trả cho chi phí vận chuyển, mèo được đưa đến các lò mổ và nhà hàng trên toàn quốc. Tổ chức FOUR PAWS và Thay đổi vì Động vật biết được một số cơ sở bán buôn mèo ở miền Trung Việt Nam (Đà Nẵng và Hội An) đang vận chuyển mèo trong điều kiện vô nhân đạo nhằm cung ứng mèo sống cho các nhà hàng trên cả nước. Có khả năng có hàng chục những cơ sở như thế này trên toàn quốc. Một cơ sở giam giữ mèo ở Đà Nẵng cũng cho biết mỗi ngày, họ gửi một thùng mèo (150kg tương đương 60 con mèo) đến Hải Phòng bằng xe khách.©

FO

UR

PA

WS

© V

ietn

am C

at W

elfa

re©

FO

UR

PA

WS

© F

OU

R P

AW

S | C

hang

e Fo

r A

nim

als

Foun

dati

on©

FO

UR

PA

WS

Lồng vận chuyển mèo gắn sau xe máy

Bẫy mèo

Kìm kim loại được sử dụng để bắt và xử lý mèo

Cơ sở bán buôn với các lồng chứa đầy mèo

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 1110 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

Page 8: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

5.3 Quá trình vận chuyểnTrong khi một số con mèo được vận chuyển trực tiếp từ nơi bắt giữ đến nhà hàng, hầu hết những cá thể khác trong nạn buôn bán mèo bị vận chuyển hai lần: một lần từ nơi bị bắt đến cơ sở bán buôn và sau đó là nhà hàng hoặc lò mổ. Tùy thuộc vào nơi bị bắt, các cá thể mèo thường bị vận chuyển ròng rã trong các hành trình kéo dài nhiều ngày để đến đích cuối cùng, trải dài hàng trăm kilomet qua các tỉnh và thậm chí qua biên giới quốc tế.

Việc vận chuyển mèo khắp Việt Nam rất dã man, không hề có phương tiện chuyên dụng. Sau khi bị bắt, mèo thường bị nhốt vào bao tải hoặc bao lưới, hoặc cho vào một cái lồng ở phía sau xe máy, không hề có thức ăn hoặc nước uống. Các xe máy chở mèo thường được trang bị thêm lồng kim loại ở phía sau để có thể vận chuyển 10 – 15 con mèo cùng lúc. Khi lồng đã có từ 25 – 30 con mèo, nó được đưa đến một nhà hàng hoặc cơ sở bán buôn để cân và bán theo kilogram. Nhiều cá thể mèo không sống sót sau khi bị bắt, và những lái buôn mèo cũng thừa nhận rằng họ dự đoán sẽ có mất mát trên đường đi, vì mèo chết do say nắng, kiệt sức hoặc bị thương là khá phổ biến.

International Cat Care (iCatCare) là một tổ chức từ thiện được thành lập vào năm 1958 với mục đích cải thiện sức khỏe và phúc lợi của tất cả mèo ở khắp mọi nơi, tổ chức này hướng tới một thế giới nơi mỗi cá thể mèo sẽ trải nghiệm một cuộc sống tốt nhất có thể. Năm 2020, iCatCare đã ban hành một tuyên bố về tình trạng buôn bán thịt mèo, giải thích lý do tại sao nạn buôn bán thịt mèo lại mâu thuẫn trực tiếp với tầm nhìn của tổ chức, chủ yếu là do những tác động tiêu cực ảnh hưởng lớn đến phúc lợi của những cá thể mèo là nạn nhân.

“Những người chứng kiến đã ghi lại các quy trình liên quan đến nạn buôn bán thịt mèo như sau:

■ Trộm mèo cưng

■ Giam cầm và vận chuyển trong điều kiện vô nhân đạo

■ Lồng nhốt nhồi nhét quá đông các cá thể mèo hoàn toàn xa lạ với nhau

■ Không có nước, thực phẩm hoặc thiết bị vệ sinh trong lồng

■ Vận chuyển đường dài ròng rã trong nhiều giờ đến nhiều ngày

■ Thiếu kiểm soát nhiệt độ và thông gió thích hợp

■ Các phương pháp xử lý và giết mổ vô nhân đạo như dìm nước hoặc đập chết

Các quy trình này hoàn toàn đi ngược lại các tiêu chuẩn Năm Không (Five Freedoms) – tiêu chuẩn về chăm sóc động vật được quốc tế công nhận, áp dụng cho tất cả các động vật chịu sự kiểm soát của con người.”

Một lần nọ, nhóm điều tra xác định một đại lý bán buôn ở tỉnh Quảng Nam (miền Trung Việt Nam) thu mua mèo từ những người buôn mèo địa phương và sau đó bán chúng cho một người mua ở Hải Phòng, cách đó hơn 850 km. Những cá thể mèo bị nhốt chặt trong lồng rồi đặt trong khoang để hàng của một chiếc xe chở khách trong một hành trình ròng rã kéo dài gần 20 giờ mà không hề có thức ăn, nước hoặc thông gió. Đại lý cũng thừa nhận rằng khi xe đi qua tỉnh Nghệ An, nằm trên đường đến Hà Nội, chính quyền địa phương thỉnh thoảng sẽ tiến hành kiểm tra xe khách và hàng hóa. Để tránh rắc rối có thể xảy ra, tài xế đã được chuẩn bị sẵn tiền hối lộ trong trường hợp bị chính quyền chặn lại.

© F

OU

R P

AW

S

Mèo cũng thường bị nhập lậu vào Việt Nam từ miền nam Trung Quốc, cả mèo sống lẫn thịt mèo. Trong quá trình điều tra, các chủ nhà hàng cũng cho biết họ thường ưu

tiên mèo có nguồn gốc từ Việt Nam vì thịt mèo từ Trung Quốc thường là đông lạnh chứ không còn “tươi”.

“ Một phương pháp vận chuyển thật sự khó tin, chúng tôi ghi nhận một thùng chứa đầy chó

và hai thùng chứa đầy mèo được đưa vào cốp để hành lý của xe khách. Những con mèo được xếp chồng lên nhau. Không hề có chút thức ăn hoặc nước uống nào, những nạn nhân tội nghiệp này

sau đó phải chịu đựng một chuyến đi ròng rã khoảng 20 giờ trở lên trong bóng tối và hoàn

toàn không có thông gió. Nhiệt độ bên ngoài vào khoảng 35 độ C và rất ẩm ướt, khỏi phải nói cũng có thể tưởng tượng được điều kiện khủng khiếp bên trong cốp hành lý đóng kín bằng kim loại của

một chiếc xe khách.”Điều tra viên

© F

OU

R P

AW

S | C

hang

e Fo

r A

nim

als

Foun

dati

on

5.4 Giết mổMèo thường bị nhốt trong các lồng kim loại chật chội tại lò mổ hoặc nhà hàng. Loài mèo có đặc tính vô cùng nhạy cảm với sự căng thẳng, vậy mà ở những nơi này, chúng đang phải thu mình trong chuồng, cố gắng chui rúc vào nhau để trốn, trong thời gian chờ bị giết thịt.

Công đoạn giết mổ mèo vô cùng tàn bạo và được thực hiện ngay trước mắt các cá thể khác. Các quy định về phúc lợi động vật không hề được coi trọng, và mèo bị giết mổ theo cách rẻ nhất và dễ nhất có thể. Phương thức giết mổ mèo phổ biến nhất là dìm nước; ngoài ra, còn có các phương thức khác được ghi lại bao gồm đập chết bằng búa, luộc sống và giật điện. Phương pháp giết mổ phụ thuộc vào các cơ sở giết mổ, hoặc lựa chọn của các nhà hàng. Chẳng hạn, một nhà hàng ở Hà Nội thường xuyên đập chết mèo bằng búa đã giải thích rằng, “nếu đập chết mèo bằng búa thì sẽ giữ lại được mật để sử dụng sau ”. Những chủ nhà hàng sử dụng phương pháp dìm nước thì giải thích rằng phương thức này được ưa thích hơn đập chết bởi vì có thể giữ lại nguyên vẹn phần đầu mèo để ăn.

Dìm nướcDìm nước là phương thức giết mổ mèo phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong môi trường nhà hàng, mèo bị bắt ra khỏi chuồng bằng một cái thòng lọng thắt chặt quanh cổ rồi sau đó bị nhấn chìm trong xô nước cho đến khi ngừng giãy giụa và chết đuối. ©

FO

UR

PA

WS

Hành trình của một cá thể mèo bị buôn bán thịt

Mèo đang bị nhét vào khoang để hàng của xe khách

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 1312 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

Bán trực tiếp cho cácnhà hàng/người mua

Bị bắt / trộm

Phương pháp giết mổ mèophổ biến nhất là dìm nước,ngoài ra các phương phápkhác cũng được ghi nhận

bao gồm đập chết bằng búa,luộc sống và giật điện.

Giết mổ và bán trực tiếpcho người tiêu thụ

Giết mổ

Phân phối tới các nhà hàngtrên toàn quốc (thịt đông lạnh)

Nhà hàngLò mổ

Cơ sở bán buôn

Mèo có thể bị nhốt nhiều ngày trong những chiếc lồngnhỏ bé, chật hẹp trước khi bị đưa đi phân phối trên

toàn quốc trong các cuộc hành trình kéo dài nhiều ngày

Giết mổ

Page 9: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Tại các cơ sở bán buôn quy mô lớn, mèo được lấy từ các thùng giam giữ và chuyển vào các bao tải lưới đã chuẩn bị sẵn. Quá trình xử lý và chuyển giao mèo cũng rất tàn bạo, thường được thực hiện bằng cách sử dụng kẹp kim loại hoặc kìm. Các bao tải chứa đầy mèo sau đó bị nhấn chìm cho đến khi những bọt khí cuối cùng nổi lên trên mặt nước. Quá trình dìm nước thường diễn ra trong vài phút. Một biến thể khác của hình thức dìm nước là sử dụng nước nóng thay vì nước lạnh. Theo quan sát chủ quan, những con mèo bị dìm chết trong nước nóng dường như ít giãy giụa hơn nhưng không có nghĩa là hình thức này ít gây đau đớn hay căng thẳng hơn cho con vật. Trong các lò mổ lớn hơn, những thùng chứa đầy mèo sống được hạ xuống nước một cách đơn giản và mèo sẽ bị chết đuối.

Đập chếtTừng cá thể mèo bị lôi ra khỏi lồng bằng một cái thòng lọng thắt chặt quanh cổ hoặc một cái kẹp kim loại. Sau đó chúng bị ném xuống sàn và đánh liên tục vào đầu bằng một cây búa nhỏ. Phương thức này thường gây ra một cái chết đau đớn với những con mèo co giật và kêu gào trên sàn nhà.

5.5 Xử lý thịt mèo & phân phối

Để chuẩn bị xẻ thịt, lông phải được làm sạch. Nếu làm theo cách thủ công, xác mèo sẽ được nhúng vào một xô lớn đựng nước sôi trước khi vặt lông. Còn nếu làm bằng máy thì xác mèo sẽ được đặt vào một thiết bị vặt lông,

“ Khi đến thời điểm giết mổ đã định, nhiều cá thể mèo đã không được ăn, uống trong nhiều

ngày, bị vận chuyển trong những điều kiện khủng khiếp. Do đó, khi bị lôi ra khỏi chuồng bằng tay rồi đặt vào lưới thép để đưa đi dìm

nước, điều tra viên nhận thấy những con mèo hầu như không giãy giụa…nhìn chúng vô cùng

mệt mỏi và sợ hãi, đơn giản là chúng không thể giãy giụa được nữa. Sau đó, người ta kéo

lê lưới trên sàn bê tông ra khỏi tòa nhà và mang ra ao, nơi chúng bị ném xuống nước một cách

thô bạo [để chết đuối]”Điều tra viên

“ Tại một nhà hàng, những con mèo bị đập chết bằng búa. Đây là một trong những hình thức khủng khiếp nhất để giết một con vật mà tôi từng

chứng kiến. Con mèo đầu tiên chết khá nhanh nhưng con mèo thứ hai bị đánh vào đầu nhiều

lần trong vài phút cho đến khi nó chết”Điều tra viên

© F

OU

R P

AW

S | C

hang

e Fo

r A

nim

als

Foun

dati

on

tương tự như máy vặt lông gia cầm. Những người bán thịt cho rằng vặt lông bằng tay thì tốt hơn vì máy vặt lông thường làm bầm thịt, tuy nhiên vặt lông bằng tay tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Sau đó thịt được cắt bằng dao phay, và xương được để riêng thành một đống để nấu cao.

Sau khi lông đã được làm sạch, xác mèo thường được thui trên lửa trước khi mổ bụng và nấu nướng. Đèn khò gas hoặc lửa thường được sử dụng để thui mèo. Hầu hết các bộ phận của mèo đều có thể ăn được ngoại trừ phổi, đuôi, chân và tai.

Người ta cũng thường giết mổ mèo tại các cơ sở bán buôn quy mô lớn sau đó phân phối thịt dưới dạng thịt đông lạnh. Thịt này được bán cho các nhà hàng trên cả nước và thường được phân phối bằng xe máy hoặc xe tải. Các nhà cung cấp cho biết thịt mèo đông đá có thể được vận chuyển trong vòng 16 tiếng.

5.6. Giá cảKhi nhu cầu tiêu thụ tiếp tục vượt xa nguồn cung ứng tại nhiều khu vực, giá thịt mèo đã tăng liên tục trong những năm qua. Một chủ nhà hàng ở Hà Nội cho biết giá thịt mèo trước đây là 30.000VND (1.30USD) / kg và hiện tại đã lên đến 200.000VND (8.50USD) / kg.

Giá cả cũng khác nhau tùy thuộc vào từng địa điểm và nhà hàng. Bảng giá sau đây thể hiện mức giá trung bình, mèo đen được định giá riêng.

■ Mèo sống (không phải mèo đen) – 150.000VND (6.50USD) / kg

■ Mèo sống (đen) – 200.000VND (8.50USD) / kg

■ Thịt mèo (không phải mèo đen) – 230.000 (10.00USD) – 260.000 VND (11.25USD) / kg

■ Thịt mèo (đen) – lên tới 500.000VND (21.50USD) / kg

■ Món thịt mèo (một phần ăn) – 150.000VND (6.50USD)

Biên lợi nhuận của các nhà hàng tự tìm nguồn cung ứng và giết mổ mèo sống thường cao hơn những nơi nhập hàng từ các cơ sở bán buôn.

© F

OU

R P

AW

FO

UR

PA

WS

© F

OU

R P

AW

S | C

hang

e Fo

r A

nim

als

Foun

dati

on©

FO

UR

PA

WS

| Cha

nge

For

Ani

mal

s Fo

unda

tion

© F

OU

R P

AW

S

Mèo bị dìm nước

Xác mèo đã làm thịt

Máy vặt lông gia cầm còn dính lông mèo

Thui mèo

Thịt mèo đông lạnh

Thực đơn các món thịt mèo

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 1514 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

Page 10: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Hầu hết các nhà hàng cho biết việc giết mổ trong thành phố phải được thực hiện trước bình minh, vào khoảng 4:00 sáng nhằm mục đích rửa sạch tất cả các vết máu trước khi trời sáng để nếu công an có đến kiểm tra, họ sẽ không thể phát hiện ra việc giết mổ.

Các chủ nhà hàng ở Hà Nội cũng trắng trợn thể hiện việc họ không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của mèo. Các chủ nhà hàng tuyên bố rằng họ không biết hoặc không quan tâm đến nguồn gốc của các con vật hoặc giả chúng có phải là thú cưng bị bắt trộm hay không. Tại những nhà hàng này, mèo thường bị dìm nước hoặc bị đập chết. Một chủ nhà hàng còn khoe rằng thực khách có thể tùy chọn mèo sống từ trong lồng, sau đó, con mèo sẽ bị giết trước sự chứng kiến của họ, rồi được chế biến và phục vụ trong vòng 30 phút.

6.2 Tỉnh Thái BìnhThái Bình là một tỉnh ven biển nằm ở phía Đông, cách Hà Nội khoảng 3 giờ đi xe và thường có biệt danh là “kinh đô thịt mèo” của Việt Nam. Thái Bình là nơi có cả nhà hàng thịt mèo và các cơ sở bán buôn lớn, giết mổ hàng trăm con mèo mỗi ngày. Nhóm điều tra đã đến tận nơi và ghi nhận ba cơ sở bán buôn. Tuy nhiên, có lẽ vẫn còn nhiều cơ sở khác đang hoạt động.

Mèo thường được nhập từ những nơi cách xa địa bàn tỉnh hơn 1.000 km. Tại một lò mổ mà nhóm điều tra ghé thăm, các xe tải cứ 2-3 ngày lại chở mèo đến một lần. Các chủ lò mổ cũng cho biết nhu cầu thịt mèo ngày càng tăng và việc cung cấp mèo cũng trở nên ngày càng khó khăn hơn vì đơn giản là không đủ mèo để đáp ứng nhu cầu.

Các cơ sở bán buôn cung cấp thịt mèo cho các nhà hàng địa phương ở Thái Bình và các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội. Tại một cơ sở bán buôn khác được nhóm điều tra ghé thăm, có những tủ đông chứa đầy thịt mèo đông lạnh, ngoài ra còn có nhiều loại động vật hoang dã khác (hổ, khỉ, v.v.) được ngâm rượu để bán.

Thiên Đường Bảo Sơn

TRUNG HOÀ

Hanoi

THANH TRÌ

TỨ LIÊNTAY TUU

THỤY PHƯƠNG PHÚ THƯỢNG

XUÂN ĐỈNH

KIM CHUNGMAI DỊCH

BACH KHOA

NHỔN

KHU ĐÔ THỊ ROYAL CITYAN KHÁNH

VĂN ĐIỂN

KHU ĐÔ THỊ XA LA

PHÚ LÃM

QUANG TRUNG

VẠN PHÚCDUONG NOI

VIỆT HƯNG

CẦU THĂNGLONG

CỔ LOA

Duong River

Red River

Red River

Red River

NHẬT TÂN

NGOC THUY

Hữu Hưng Street

Tây Mỗ,

ThanhTrìHữu Hòa

Phú Diễn village

Các tuyến đường buôn bán mèo rất rộng lớn và khó xác định vì có thể dễ dàng che giấu mèo trong quá trình vận chuyển và nếu bị phát hiện, các cán bộ thường được nhận tiền hối lộ để có thể tiếp tục hành trình mà không gặp rắc rối nào. Tuy nhiên, các cuộc điều tra của chúng tôi đã tiết lộ sự tồn tại của một vài “điểm nóng” thu thập, giam giữ, giết mổ, phân phối và tiêu thụ mèo, cũng như các tuyến đường buôn bán, theo như chi tiết trong bản đồ dưới đây.

6. Tuyến đường buôn bán

Tuy nhiên, các cuộcđiều tra của chúng tôi

đã tiết lộ sự tồn tạicủa một vài “điểm nóng”

© F

OU

R P

AW

FO

UR

PA

WS

Một trong những khu vực được nhiều người biết đến là đường Hữu Hưng, Tây Mỗ, Hà Nội. Có rất nhiều cửa hàng bán thịt chó cùng với một số cửa hàng bán mèo sống nhốt trong lồng.

Làng Phú Diễn, Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội nằm cách thành phố Hà Nội khoảng 30 km. Khá khác biệt so với một Hà Nội nhộn nhịp, Phú Diễn là một ngôi làng cổ được bao quanh bởi cánh đồng lúa. Khoảng 20 năm trước, ở đây chỉ có hai cửa hàng bán thịt mèo. Hiện tại, có đến mười hai nhà hàng và tất cả đều cho biết tình hình kinh doanh đang phát triển rất tốt. Người dân Hà Nội thường đến ăn thịt mèo tại các nhà hàng ở đây hoặc mua thịt mèo tươi mang về. Việc buôn bán thịt mèo ở đây rất phát đạt và mọi người cũng công khai quảng cáo công việc kinh doanh của mình. Một số cơ sở ở đây giết mổ số lượng lớn mèo mỗi ngày.

1

21

2

Thịt mèo đông lạnh

Tiểu Hổ ngâm rượu

16 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 17

6.1 Hà Nội và các tỉnh lân cậnBất chấp tuyên bố gần đây của Phó Chủ tịch Hà Nội về việc cấm buôn bán thịt chó và mèo tại các quận trung tâm Hà Nội vào năm 2021, các nhà hàng thịt chó và mèo vẫn đang phát triển mạnh và hoạt động tự do, ngay cả tại trung tâm thành phố. Hầu hết các nhà hàng tự giết mổ động vật, thay vì dựa vào một nhà phân phối. Phần lớn các nhà hàng giết

mổ mèo hàng ngày, và hầu hết đều cho biết nhu cầu thịt mèo thường cao hơn vào ngày đầu tiên của tháng âm lịch. Tuy nhiên, các nhà hàng vẫn bán quanh năm suốt tháng. Mèo thường được giết mổ theo yêu cầu, và thường có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam hoặc thậm chí xa hơn nữa.

Hà Nội

Đà NẵngHội An

TỈNH ĐỒNG NAIThành phố

Hồ Chí Minh

TRUNG QUỐC

LÀOTHÁI LAN

CAMPUCHIA

VIỆT NAMNẠN BUÔN BÁN THỊT MÈO

0

200

400

600

800

1000km

VIỆT NAM

Trung tâm cung ứng và phân phối.

Các điểm nóng tiêu thụ thịt mèo.

Mèo sống và xác mèo đônglạnh nhập khẩu từ miềnNam Trung Quốc.

Tình hình tiêu thụ thịt mèo vàcác hoạt động liên quan(tìm nguồn cung ứng và phânphối) ngày càng trở nên phổbiến từ Bắc đến Nam.

Hà Nội: Mặc dù chính quyền Hà Nội tuyên bố rằng thịt chó và mèo sẽ bị xóa sổ khỏi các quận trung tâm vào năm 2021, các nhà hàng thịt chó và mèo vẫn đang phát triển mạnh mẽ và hoạt động tự do, thậm chí ngay tại trung tâm thành phố.Tỉnh Thái Bình: Thái Binh

gắn liền với biệt danh “kinh đô thịt mèo tại Việt Nam”.

Đà Nẵng và Hội An: Các tỉnh miền Trung đóng vai trò là các điểm nóng cung ứng và trung tâm phân phối quan trọng. Các cơ sở bán buôn quy mô lớn đã được tìm thấy tại các điểm du lịch nổi tiếng Đà Nẵng và Hội An.

Thành phố Hồ Chí Minh: Các nhà hàng cho biết thịt mèo ngày càng trở nên phổ biến và thậm chí họ còn công khai trưng bày và giết mổ mèo.

Page 11: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

11 ASEAN. (2015)12 WHO. (2017)

6.3 Miền Trung Việt NamCác tỉnh miền Trung đóng vai trò là điểm nóng cung ứng và trung tâm phân phối quan trọng.

6.3.1 Đà NẵngTại một cơ sở bán buôn thịt mèo lớn, trung bình lưu giữ khoảng 125 -150 con mèo bị nhồi nhét trong năm chiếc thùng. Những con mèo này không hề được cho ăn hoặc uống nước. Các điều tra viên nhìn thấy nhiều con phải thở bằng miệng do căng thẳng và nóng. Hàng ngày, số lượng mèo này được vận chuyển đến một địa điểm không xác định.

6.3.2 Hội An (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam)Hội An là nơi có cơ sở bán buôn và phân phối mèo sống quy mô lớn. Mỗi tuần, cơ sở này thu nhận, giam giữ và buôn bán hàng trăm con mèo trên khắp đất nước, với những chiếc lồng mèo được đưa đến và mang đi hàng ngày. Bên trong cơ sở này, mèo bị nhốt trong các chuồng

chật chội mà không hề được cho ăn. Trong chuyến thăm của các điều tra viên của chúng tôi, chủ cơ sở cho biết ông ta có thể cung cấp số lượng mèo không giới hạn theo nhu cầu của khách hàng.

6.4 Thành phố Hồ Chí MinhMặc dù thói quen tiêu thụ thịt mèo phổ biến hơn ở miền Bắc nhưng các nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết thói quen này cũng đang ngày càng phổ biến tại đây. Nhiều nhà hàng đã công khai buôn bán và giết mổ mèo, nhiều người bán hàng trưng bày lồng sắt chứa mèo sống. Các chủ nhà hàng được phỏng vấn cho biết trung bình họ giết mổ 10 con mèo mỗi ngày, hầu hết theo yêu cầu và dìm nước là phương thức giết mổ được sử dụng nhiều nhất.

Mặc dù việc tiêu thụ thịt mèo thường phổ biến hơn ở miền Bắc, các nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

cũng cho biết, thịt mèo đang ngày càng trở nên

phổ biến hơn tại đây.

© F

OU

R P

AW

S | C

hang

e Fo

r A

nim

als

Foun

dati

on

© F

OU

R P

AW

S

Bệnh dại là một bệnh do virus gây ra có thể lây nhiễm cho tất cả các loài động vật máu nóng, bao gồm mèo, chó và cả con người. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại thì gần như là không thể cứu chữa. Ở Đông Nam Á, chó và mèo là vật trung gian truyền bệnh dại chính. Bất chấp những nỗ lực liên tục nhằm loại bỏ căn bệnh này, bệnh dại vẫn tiếp tục tồn tại với tư cách là một bệnh phải khai báo trong hơn 40 năm qua tại Việt Nam.

Một yếu tố quan trọng làm suy yếu các nỗ lực kiểm soát bệnh dại là hoạt động vận chuyển đường dài, nhập khẩu, giết mổ và tiêu thụ chó và mèo không rõ tình trạng bệnh tật và tiêm phòng. Nạn buôn bán thịt chó và mèo đi ngược lại với cam kết ASEAN + 311 nhằm xóa bỏ bệnh dại vào năm 2020 và gây trở ngại cho kế hoạch chiến lược toàn cầu “Zero by 2030” 12 với mục tiêu loại trừ bệnh dại vào năm 2030. Hành vi buôn bán này rõ ràng vi phạm luật pháp và quy định kiểm soát dịch bệnh quốc gia, cũng như các khuyến nghị về tiêm phòng đại trà và hạn chế di chuyển động vật được đưa ra bởi các cơ quan tư vấn sức khỏe động vật và con người hàng đầu, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Y tế Pan American ( PAHO), Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). Tình trạng buôn lậu và buôn bán động vật chưa được tiêm phòng vào Việt Nam, đặc biệt là từ các quốc gia không có chương trình kiểm soát bệnh dại chính thức, là vấn đề rất đáng quan ngại.

Theo Hiệp hội Thú y Thú nhỏ Thế giới (WSAVA) – một cơ quan thú y quốc tế hàng đầu,

“ Vì những mối lo ngại liên quan đến phúc lợi động vật và sức khỏe cộng đồng, chúng tôi

hoàn toàn không khuyến khích hành vi tiêu thụ và buôn bán thịt chó và mèo. Thay vào đó,

chúng tôi khuyến khích thực thi nghiêm ngặt pháp luật hiện hành và ủng hộ các biện pháp

kiểm soát và các quy định mới nhằm mục đích cấm những hành vi được xem là vô nhân đạo

và nguy hiểm.”Phần lớn các trường hợp mắc bệnh dại ở người trong khu vực là do lây truyền từ chó, tuy nhiên mèo bị nhiễm bệnh dại cũng có thể truyền bệnh sang người. Một vết cắn từ một con mèo bị nhiễm bệnh dại có thể gây tử vong. Thời gian ủ bệnh trung bình ở mèo là hai tháng nhưng có thể dao động từ 2 tuần đến vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm, tùy thuộc vào lượng virus truyền sang và mức độ nghiêm trọng cũng như vị trí của vết thương. Ở nước láng giềng Campuchia, đầu năm 2019, đã có một đoạn video mô tả một bé gái Campuchia 10 tuổi đang sắp chết vì bị nhiễm bệnh dại, do bị mèo cắn. Video đã lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang trên khắp đất nước13. Nạn buôn bán thịt mèo khiến những người bắt và giết mổ mèo có nguy cơ bị phơi nhiễm bệnh dại trong quá trình bắt và xử lý mèo phục vụ cho hoạt động kinh doanh này.

Do các nguy cơ sức đối với sức khỏe cộng đồng liên quan đến việc mèo dễ bị lây nhiễm sau khi tiếp xúc với động vật bị bệnh dại, các cơ quan thú y hàng đầu khuyến cáo rằng tất cả các cá thể mèo ở khu vực có bệnh dại cần phải được tiêm phòng14. Bệnh dại ở mèo có thể được kiểm soát bằng vắc-xin bất hoạt truyền thống và hiện tại, trên thị trường

7. Mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng

© F

OU

R P

AW

S

© F

OU

R P

AW

S | C

hang

e Fo

r Ani

mal

s Fo

unda

tion

Mèo sắp bị giết mổ và xô dùng để dìm nước

Khu vực giam giữ mèo tại Đà Nẵng

Xác mèo sau khi da đã được thui sạch

13 Taing, R. (2019)14 D, M.J., Horzinek, M.C., Schultz, R.D. and Squires, R.A. (2016)

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 1918 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

Mèo tại nơi giam giữ

Page 12: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

16 AP News. (2018)17 Fankhauser, P. (2018)18 Kantar Research on Behalf of World Animal Protection. (2017)

đang có sẵn nhiều sản phẩm như vậy. Những sản phẩm này đã được chứng minh là gây ra phản ứng miễn dịch bảo vệ chỉ sau một lần tiêm chủng. Nạn buôn bán thịt mèo đang trực tiếp làm suy yếu các chương trình tiêm phòng mèo thông qua việc loại bỏ những con mèo đã được tiêm phòng khỏi quần thể mèo, điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ một trong những rào cản tự nhiên bảo vệ con người khỏi bệnh dại.

Đã có báo cáo về các trường hợp tử vong ở người do quá trình chế biến thịt mèo. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS Medicine, Tiến sĩ Heiman Wertheim và các đồng nghiệp tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tại Hà Nội đã báo cáo trường hợp 2 bệnh nhân tử vong vì nhiễm bệnh dại15. Trong trường hợp đầu tiên, bệnh nhân đã chế biến và ăn thịt một con chó đã bị chết trong một vụ tai nạn giao thông đường bộ; những cá thể chó dại được cho là sống trong khu phố. Bệnh nhân thứ hai đã giết mổ và ăn thịt một con mèo đã bị bệnh trong nhiều ngày.

Đại dịch COVID-19 gần đây đã thu hút sự chú ý toàn cầu về mối nguy hiểm mà các chợ động vật sống có thể gây ra cho sức khỏe và an toàn cộng đồng. Các cuộc điều tra trên toàn quốc đã cho thấy hầu hết các chợ, lò giết mổ và nhà hàng tham gia vào hoạt động buôn bán thịt mèo cũng liên quan đến buôn bán động vật hoang dã và thịt chó bất hợp pháp. Những địa điểm nêu trên thường có điều kiện gần giống với những nơi được cho là xuất hiện COVID-19 ở Vũ

Hán (Trung Quốc): nhiều loài động vật có nguồn gốc khác nhau được đưa đến các thành phố đông đúc dân cư và bị giam giữ nhiều ngày trong điều kiện quá chật chội và mất vệ sinh trước khi bị giết mổ. Trong những điều kiện như vậy, động vật bị căng thẳng và giảm sức đề kháng, cũng như bị rụng lông và tiếp xúc trực tiếp với các mầm bệnh mà sau đó có thể dễ dàng truyền sang động vật khác và con người. Hơn nữa, không thể đảm bảo rằng thịt được bán tại các chợ này an toàn đối với con người bởi vì lượng thịt này có thể tiềm ẩn nguy cơ phơi nhiễm hàng chục ngàn người mỗi ngày với các loại bệnh động vật có thể lây sang người, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế trong nước và quốc tế.

Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng về mặt kinh tế của ngành du lịch đối với Việt Nam. Hình ảnh của đất nước hiện ra trên trường quốc tế cũng vô cùng quan trọng. Các chính phủ đều mong muốn đất nước mình được coi là tiên tiến và tiến bộ, vấn đề phúc lợi động vật đang được cả khách du lịch quốc tế và các chính phủ ngày càng quan tâm. Ngành du lịch Việt Nam đóng góp khoảng 6 triệu việc làm trực tiếp và 2 triệu việc làm gián tiếp16. Trong khi Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trong số những điểm đến du lịch chính thì các thành phố khác bao gồm Đà Nẵng và Hội An đang được tích cực quảng bá là điểm đến du lịch. Các nghiên cứu về ngành du lịch và thái độ của con người đối với phúc lợi động vật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không phải chứng kiến các hành động tàn nhẫn đối với động vật:

■ 90% số người được hỏi nói rằng điều quan trọng là công ty du lịch của họ coi trọng vấn đề phúc lợi động vật17.

■ 83% số người được hỏi cảm thấy các công ty lữ hành nên tránh các hoạt động gây đau khổ cho động vật hoang dã18.

■ 64% đồng ý rằng các công ty du lịch không nên quảng bá hoặc bán các điểm tham quan có động vật bị nuôi nhốt19.

■ 54% đồng ý họ sẽ khiếu nại với công ty du lịch của họ nếu họ cảm thấy một con vật bị ngược đãi20.

■ 52% đồng ý rằng họ sẽ không quay trở lại một quốc gia nữa sau trải nghiệm như vậy21.

■ 52% đồng ý họ sẽ hành động nếu nhìn thấy động vật bị ngược đãi 22.

Số liệu thống kê đã cho thấy nếu một điểm đến mang tiếng xấu về vấn đề phúc lợi động vật thì ngành du lịch của nơi đó cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Chính quyền một số nước Châu Á đã nhận ra vấn đề này, Hà Nội là một ví dụ. Năm 2018, Văn phòng Phó Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Văn Sửu đã đưa ra một tuyên bố có nội dung: “Giết mổ và ăn thịt chó và mèo đã dấy lên sự phản đối trong cộng đồng khách du lịch và người nước ngoài sống ở Hà Nội, ảnh hưởng đến hình ảnh của một thủ đô văn minh” 23. Tương tự, vào tháng 9 năm 2019, Ban quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi người dân địa phương ngừng ăn thịt chó nhằm nỗ lực cải thiện hình ảnh quốc gia, cũng như nêu rõ các nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người của thịt chó 24.

Không thể phủ nhận rằng, sự tàn bạo và quy mô của hoạt động giết mổ mèo, một sinh vật vốn được rất nhiều người trên thế giới yêu thích, có khả năng tác động tiêu cực đến ngành du lịch và hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.

8. Thiệt hại tiềm ẩn đối với ngành du lịch và danh tiếng quốc tế

19, 20, 21, 22 ABTA. (2019)23 Murray, B. (2018)24 Australian Associated Press. (2019)

15 Wertheim HFL, Nguyen TQ, Nguyen KAT, de long MD, Taylor WRJ, et al. (2009)

© B

alat

e D

orin

| iS

tock

Pho

tos

© F

OU

R P

AW

S | C

hang

e Fo

r Ani

mal

s Fo

unda

tion

© F

OU

R P

AW

S

Thịt mèo được bày bán tại Hà Nội

Người bán thịt mèo tại Hà Nội

Những cá thể mèo chờ giết mổ

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 2120 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

© F

OU

R P

AW

S

Page 13: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới ban hành các đạo luật tiến bộ nghiêm cấm hành vi buôn bán thịt chó và mèo vì lý do phúc lợi động vật và sức khỏe của động vật và con người đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

Với việc sở hữu thú cưng đang tăng nhanh ở Việt Nam và trên thế giới, điều quan trọng là mối quan hệ và liên kết mật thiết giữa động vật và con người phải được công nhận và bảo vệ một cách phù hợp theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ phúc lợi động vật và sự hòa hợp xã hội.

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định cấm tất cả các hoạt động liên quan đến buôn bán thịt mèo, tuy nhiên các cuộc điều tra của chúng tôi đã cho thấy sự lan rộng nhanh chóng của loại hình kinh doanh này, đồng thời, việc ăn thịt mèo cũng đang ngày càng phổ biến. Sự phổ biến ngày càng rộng rãi này dẫn đến gia tăng các hoạt động bất hợp pháp, bất ổn xã hội và đe dọa sức khỏe và phúc lợi của con người và động vật tại Việt Nam, cũng như danh tiếng của đất nước trên trường quốc tế.

Trong khi các đối tượng tham gia vào hoạt động buôn bán thịt mèo đang thu lợi nhuận thì đất nước phải gánh chịu thiệt hại cả về kinh tế, sức khỏe cộng đồng và chi phí xã hội, đặc biệt là nguy cơ tiềm ẩn phát sinh mầm bệnh mới như trường hợp nhãn tiền của đại dịch COVID-19. Thiệt hại bao gồm các chi phí do tác động tiêu cực của nạn buôn bán dẫn đến tình trạng lây truyền bệnh dịch tiếp tục được duy trì và thậm chí trầm trọng thêm. Ngoài ra, phải kể đến những thiệt hại về danh tiếng quốc tế của Việt Nam, ảnh

hưởng tiêu cực đến ngành du lịch và các cơ hội đầu tư cũng như tình trạng bất ổn xã hội.

Vì những lý do trên, Tổ chức FOUR PAWS và tổ chức Thay đổi vì Động vật kêu gọi Chính phủ Việt Nam tiến hành các biện pháp khẩn cấp và mạnh mẽ nhằm phục hồi và thực thi Chỉ thị số: 09/1998 / CT-TTg, về việc cấm săn bắn, giết mổ và tiêu thụ mèo.

Tổ chức FOUR PAWS, tổ chức Thay đổi vì Động vật và các tổ chức đối tác của chúng tôi tại Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ chính phủ với các chiến dịch toàn quốc chủ động và hiệu quả nhằm xử lý các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến nạn buôn bán thịt mèo. Chúng tôi dựa trên kinh nghiệm làm việc nhiều năm của mình trong khu vực và toàn cầu về các vấn đề phúc lợi động vật - bao gồm nạn buôn bán thịt chó và mèo cũng như tịch thu động vật sống, cứu hộ và tái hòa nhập. Thông qua các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, giúp đỡ, phối hợp và cung cấp các nguồn lực, chúng tôi có thể hỗ trợ triển khai các phương pháp tiếp cận toàn diện cần thiết để giải quyết các vấn đề phức tạp. Cụ thể là nhắm vào các hoạt động bất hợp pháp, đồng thời hỗ trợ giáo dục cộng đồng về các mối đe dọa và sự nguy hiểm của nạn buôn bán thịt mèo. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến nghị phục hồi Chỉ thị cấm giết mổ mèo và sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động đẩy mạnh xã hội hóa Chỉ thị này một khi nó được phục hồi.

Dựa trên các cuộc điều tra sâu rộng cũng như kinh nghiệm thực địa, chúng tôi đề xuất và khuyến khích Chính phủ Việt Nam phối hợp với các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế thực hiện các hành động sau:

9. Các khuyến nghị 1. Nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm và bản bất hợp pháp của hành vi buôn bán thịt mèo, cũng như khuyến khích việc sở hữu thú cưng có trách nhiệm nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, phúc lợi và sự ổn định của quần thể mèo.

2. Cập nhật và củng cố luật pháp và chỉ thị liên quan đến hoạt động buôn bán thịt mèo, với các hình phạt cụ thể rõ ràng cho các hành vi vi phạm.

3. Thực hiện các hành động cụ thể nhằm xã hội hóa bản chất bất hợp pháp của hành vi buôn bán thịt mèo cũng như sự phản đối của chính phủ đối với hành vi này, đồng thời đảm bảo thực thi pháp luật, bao gồm:

a. Xác định rõ và công khai ngày bắt đầu thực thi. Việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm mục đích:

i. Tạo điều kiện thực thi pháp luật;

ii. Khuyến khích những người tham gia vào hoạt động buôn bán thịt mèo tự nguyện tìm các nguồn thu nhập / sinh kế thay thế khác;

iii. Giảm thiểu số lượng động vật bị tịch thu từ các thương lái và các cơ sở chế biến giết mổ mèo bất hợp pháp.

iv. Nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng chủ sở hữu vật nuôi đang ngày càng lớn mạnh cả trong nước và quốc tế.

v. Tranh thủ sự ủng hộ về mặt chính trị cũng như ủng hộ từ cộng đồng quốc tế

b. Đào tạo và có hình thức khích lệ đối với các cơ quan cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực thi pháp luật nhằm mục tiêu xã hội hóa và hỗ trợ thực thi các luật có liên quan.

4. Xây dựng năng lực thú y trong nước để tạo điều kiện cho các chiến lược nhân đạo nhắm đến quần thể thú hoang, bao gồm triệt sản mèo và tiêm phòng. Có thể kết hợp hoạt động này với chương trình “Mèo cũng quan trọng” – hoạt động do FOUR PAWS hợp tác cùng các tổ chức từ thiện địa phương “PAWS for Compassion” và “Vietnam Cat Welfare” tiến hành ở miền Trung Việt Nam. Chương trình thực hiện triệt sản và cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho mèo, cùng với đó là tổ chức các hội thảo giáo dục về các nguy cơ tiềm ẩn khi ăn thịt mèo nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng để đảm bảo an toàn cho mèo.

5. Lập kế hoạch hành động phối hợp với các bên liên quan chính để đảm bảo cung cấp sự chăm sóc đầy đủ cho các cá thể mèo bị tịch thu sau khi các cơ sở hoạt động bất hợp pháp bị đóng cửa – sau khi xã hội hóa pháp luật. Hành động này sẽ:

a. mang lại những kết quả tốt nhất cho động vật;

b. giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về sự nguy hiểm và tàn nhẫn của nạn buôn bán thịt chó và mèo;

c. Khuyến khích phủ sóng truyền thông quốc gia và quốc tế cũng như tranh thủ sự ủng hộ trong và ngoài nước.

6. Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể tiến tới thực hiện cam kết đã được công bố rộng rãi: 21 quận trung tâm của Hà Nội không kinh doanh, buôn bán, giết mổ chó và mèo vào năm 2021.

© F

OU

R P

AW

S

© F

OU

R P

AW

S

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 2322 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

Page 14: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

10. Tham khảo

Tổ chức International Cat Care

iCatCare là một tổ chức từ thiện hướng đến mục đích cải thiện phúc lợi cho mèo, bao gồm cả mèo có chủ và mèo hoang trên toàn cầu. Thông qua các hoạt động từ thiện khác nhau, iCatcare mong muốn con người nhận thức rõ hơn về nhu cầu cá nhân và góc nhìn của mèo, để có thể tự tin hành động vì những lợi ích cao nhất cho mỗi cá thể mèo cũng như phúc lợi của chúng.

Theo đuổi mục tiêu này, iCatCare nhận thấy nạn buôn bán thịt mèo đang diễn ra tại một số quốc gia Đông Nam Á mâu thẫn với tầm nhìn của tổ chức, đặc biệt là những tác động vô cùng tiêu cực đến vấn đề phúc lợi của mèo.

Chẳng hạn, những người chứng kiến đã ghi lại các quy trình liên quan đến nạn buôn bán thịt mèo như sau:

■ Trộm mèo cưng

■ Giam cầm và vận chuyển trong điều kiện vô nhân đạo

■ Lồng nhốt nhồi nhét quá đông các cá thể mèo hoàn toàn xa lạ với nhau

■ Không có nước, thực phẩm hoặc thiết bị vệ sinh trong lồng

■ Vận chuyển đường dài ròng rã trong nhiều giờ đến nhiều ngày

■ Thiếu kiểm soát nhiệt độ và thông gió thích hợp

■ Các phương pháp xử lý và giết mổ vô nhân đạo như dìm nước hoặc đập chết

Các quy trình này hoàn toàn đi ngược lại tiêu chuẩn Năm Không (Five Freedoms) về chăm sóc động vật được quốc tế công nhận, áp dụng cho tất cả các động vật chịu sự kiểm soát của con người:

■ Không bị đói khát.

■ Không bị khó chịu.

■ Không bị sợ hãi và khổ sở.

■ Không bị đau đớn, tổn thương và bệnh tật.

■ Không bị hạn chế các tập tính tự nhiên.

Các khâu của hoạt động buôn bán thịt mèo hiện tại rõ ràng khiến mèo có những trải nghiệm hoàn toàn trái ngược với các quyền tự do nêu trên, gây sự đau đớn quá lớn về thể chất và tinh thần. Vì vậy, iCatCare lên án nạn buôn bán thịt mèo.

Tổ chức American Association of Feline Practitioners (AAFP)

AAFP là một Hiệp hội chuyên về chăm sóc sức khỏe và cải thiện phúc lợi cho mèo thông qua các tiêu chuẩn cao về giáo dục và cung cấp sự hỗ trợ cho các chuyên gia thú y. Chúng tôi nhận ra rằng mèo là động vật có tri giác và chúng xứng đáng có được cơ hội sống đúng theo tuổi thọ tự nhiên và được hưởng tiêu chuẩn Năm Không:

■ Không bị đói, khát và thiếu dinh dưỡng.

■ Không bị khó chịu về mặt thể chất.

■ Không bị sợ hãi và khổ sở.

■ Không bị đau đớn, tổn thương và bệnh tật.

■ Không bị hạn chế các tập tính tự nhiên.

Vì những lí do trên, chúng tôi lên án nạn buôn bán thịt mèo.

Hiệp hội Thú y thú nhỏ Thế giới (WSAVA)

Việc nuôi và buôn bán chó và mèo phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của con người được cho là một trong những vấn đề chính và gây tranh cãi nhất trong các vấn đề về phúc lợi động vật đồng hành đương thời, đặc biệt là ở khu vực châu Á và châu Phi.

Ước tính có khoảng 25-30 triệu con chó và một số lượng mèo chưa rõ là nạn nhân trực tiếp của nạn buôn bán này mỗi năm. Chó và mèo có thể bị bắt trộm (hoặc mua) từ chủ của chúng, bắt đi từ đường phố, hoặc có nguồn gốc từ các trang trại. Những con vật này thường xuyên bị vận chuyển đường dài và sau đó bị giết thịt một cách vô nhân đạo. Các cuộc điều tra đã ghi nhận mức độ tàn ác nghiêm trọng cố hữu trong tất cả các khâu của nạn buôn bán thịt chó bao gồm tìm nguồn cung ứng, vận chuyển, buôn bán và giết mổ.

Hiệp hội Thú y thú nhỏ Thế giới (WSAVA) tin rằng chó và mèo là những sinh vật có tri giác và có khả năng chịu đựng. Bất cứ khi nào động vật được nuôi bởi con người, phúc lợi của chúng phải được đảm bảo, đồng thời bằng mọi cách, phải ngăn chặn những đau khổ mà chúng phải chịu đựng. Chúng ta phải luôn cố gắng để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn Năm Không:

■ Không bị đói hoặc khát vì luôn có sẵn nước uống và một chế độ ăn lành mạnh để duy trì sức khỏe và sinh lực.

■ Không bị khó chịu vì được sống trong một môi trường thích hợp bao gồm chỗ ở và một khu vực thoải mái chơi đùa.

Phụ lục I. Tuyên ngôn định vị của các tổ chức hàng đầu về Phúc lợi Mèo, các tổ chức Thú y và các Chuyên gia về Mèo

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 2524 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

■ ABTA – The Travel Association. (2019). Animals in Tourism. https://www.abta.com/industry-zone/raising- standards-in-the-industry/animals-in-tourism

■ AFP. (2015, January 29. 3 Tons Of Live Cats Destined To Be Eaten Have Been Seized In Vietnam. Business Insider. https://www.businessinsider.com/afp-thousands-of-live-cats-from-china-seized-in- vietnam-2015-1

■ AP NEWS. (2018, September 11). Vietnam’s Capital Urges Residents to Stop Eating Dog Meat. https://apnews.com/f39266416eb34ad6b41fdfe9efee1899

■ Association of South-East Asian Nations. (2015). ASEAN Rabies Elimination Strategy. https://asean.org/storage/2017/02/ASEAN-Rabies-Elimination-Strategy.pdf

■ Australian Associated Press. (2019, September 16). Ho Chi Minh City tries to deter dog eating. Canberra Times. https://www.canberratimes.com.au/story/6388949/ho-chi-minh-city-tries-to-deter-dog-eating/

■ Clifton, M. (2016, April 25). Viet shelter sold dogs for meat; U.S. shelters sold dogs to fighters. Animals 24-7. https://www.animals24-7.org/2016/04/25/viet-shelter-sold-dogs-for-meat-u-s-shelters-sold- dogs-to-fighters/

■ Day, M. J., Horzinek, M. C., Schultz, R.D. & Squires, R.A. (2016), WSAVA. Guidelines for the vaccination of dogs and cats. J Small Anim Pract, 57: E1-E45. https://doi.org/10.1111/jsap.2_12431

■ Fankhauser, P. (2018). The Next Step in Our Animal Welfare Policy. Thomas Cook Group. https://www.thomascookgroup.com/blog/details/the-next-step-in-our-animal-welfare-policy

■ FOUR PAWS and MSD. (2020). Dog and Cat Meat Consumption in Vietnam. Manuscript in Preparation.

■ Hoa, T. (2016, January 13). 1 Ton of Dogs, Cats Seized before Reaching Northern Vietnam Restaurants. Thanh Nien News. http://www.thanhniennews.com/society/1-ton-of-dogs-cats-seized-before-reachingß- northern-vietnam-restaurants-58045.html

■ Humane Society International. (2014, February 13). Vietnam Gets Tough on Illegal Cross-Border Dog Trading. https://www.hsi.org/news-media/vietnam-dog-meat-trade-crack-down-021314/

■ Kantar Research on behalf of World Animal Protection. (2017). Wild Animals in Entertainment. World Animal Protection.

■ Mordor Intelligence. (2019). Vietnam Pet Food Market | Size | Growth | Forecast (2017-2022). https://www.mordorintelligence.com/industry-reports/vietnam-pet-food-market

■ Murray, B. (2018, September 14). Vietnam dog meat diners are out of Fashion – meet the vendors keeping the tradition alive. Inews. https://inews.co.uk/news/world/vietnam-dog-meat-restaurants- vendors-hanoi-protests/

■ Socialist Republic of Vietnam. (1998). Directive No. 09/1998/CT-TTg Urgent Measures of Rat Eradication for Crop Protection. https://vanbanphapluat.co/thong-tu-05-1998-tt-bnn-bvtv-bien-phap-cap-bach-diet- tru-chuot-bao-ve-mua-mang-huong-dan-chi-thi-09-1998-ct-ttg

■ Statista. (2019). Food Report 2019 - Pet Food. https://www.statista.com/study/48838/food-report-pet-food/

■ Taing, R. (2019, March 1). Rabies Phobia. Khmer Times. https://www.khmertimeskh.com/583032/rabies-phobia/

■ Viet, H. (2017, Oct. 17). Dog Thief Killed During Fight With Angry Villagers In Hanoi. Vnexpress International. https://e.vnexpress.net/news/news/dog-thief-killed-during-fight-with-angry- villagers-in-hanoi-3656349.html

■ Wertheim, H. F. L, Nguyen, T. Q., Nguyen, K. A. T., de Jong, M. D. , Taylor W. R. J., Tan, V. L., Nguyen, H. H., Farrar, J., Horby, P., & Nguyen, H. D. (2009). Furious Rabies after an Atypical Exposure. PLOS Medicine 6(3): e1000044. https://doi.org/10.1371/journal.pmed.1000044

■ Winter, S. (2016, August 17). 'Dog Thief' beaten unconscious by Vietnamese ,ob furious over growing pet meat trade. Express. https://www.express.co.uk/news/nature/701091/Dog-thief-beaten-unconscious- furious-mob-Vietnam

■ World Health Organisation. (2017). Towards a rabies-free world as unparalleled global initiative gets underway. https://www.who.int/neglected_diseases/news/WRD_2017_Press_release/en/

Page 15: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

■ Không bị đau đớn, tổn thương và bệnh tật vì được tiêm phòng hoặc chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.

■ Không bị hạn chế các tập tính tự nhiên vì có đầy đủ không gian, trang thiết bị phù hợp và bạn đồng hành cùng loài.

■ Không bị sợ hãi và khổ sở vì được đảm bảo các điều kiện và được đối xử tử tế, tránh gây đau khổ về tinh thần.

Nạn buôn bán thịt chó và mèo làm gia tăng sự di chuyển hàng loạt và không được kiểm soát của các cá thể động vật đồng hành không được tiêm chủng cả trong và ngoài nước. Ngày càng có nhiều bằng chứng định tính và định lượng chứng minh mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng cũng như sự tổn hại đến các nỗ lực kiểm soát bệnh dại trong khu vực mà nạn buôn bán thịt chó và mèo gây ra. Hành vi buôn bán, giết mổ và tiêu thụ thịt chó tiềm ẩn nguy cơ lây truyền bệnh sang con người, đáng chú ý là bệnh dại, bệnh tả và bệnh giun xoắn. Các nghiên cứu đã cho thấy một số lượng đáng kể các mẫu mô thịt chó bị nhiễm bệnh dại tại các nhà hàng, lò mổ và chợ – những địa điểm chế biến và bán thịt chó.

Ngoài ra, các chất kháng khuẩn và dư lượng dược phẩm / hóa chất có trong thịt chó cũng là vấn đề nghiêm trọng. Thịt chó hiếm khi chịu sự ảnh hưởng của luật an toàn thực phẩm hoặc quy định về vệ sinh đối với thịt, đồng thời không bị kiểm dịch tại nguồn cung ứng cũng như trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Do đó, đây là một mối lo ngại đối với thú y và sức khỏe cộng đồng, và cũng là một vấn đề kháng kháng sinh tiềm ẩn.

WSAVA rất nhạy cảm với sự khác biệt văn hóa và nhận ra rằng, trong khi ở các xã hội phương tây, hành vi tiêu thụ thịt chó hoặc mèo được xem là không thể chấp nhận được thì đối với các xã hội khác, hoạt động này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn về mặt văn hóa và truyền thống. Tuy nhiên, do những mối lo ngại về phúc lợi động vật và sức khỏe cộng đồng, WSAVA rất không khuyến khích việc tiêu thụ và buôn bán thịt chó và mèo. Thay vào đó, tổ chức này khuyến khích thực thi nghiêm ngặt các luật hiện hành và ủng hộ các biện pháp kiểm soát và các quy định mới nhằm mục đích cấm các hành vi được coi là vô nhân đạo và nguy hiểm.

Liên minh Châu Á vì Động vật (AfA)

Liên minh Châu Á vì Động vật (AfA) bao gồm 22 tổ chức bảo vệ động vật danh tiếng với mục tiêu chung là cải thiện phúc lợi động vật tại châu Á. Liên minh nhận được sự ủng hộ tích cực của một mạng lưới toàn cầu gồm hàng trăm tổ chức bảo vệ động vật cùng hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan trên khắp châu Á.

Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng một triệu cá thể mèo và năm triệu cá thể chó bị bắt, buôn bán và giết mổ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của con người. Những hoạt động buôn bán tầm cỡ, liên quan đến việc vận chuyển quy mô lớn động vật không rõ bệnh tật và tình trạng tiêm phòng này, tiếp tục hoạt động tự do và công khai, mặc dù được coi là bất hợp pháp. Một Chỉ thị đã được ban hành nghiêm cấm tất cả các khâu của hoạt động buôn bán thịt mèo, ngoài ra, luật pháp và các quy định khác cũng hạn chế hành vi vận chuyển không được kiểm soát và giết mổ / buôn bán chó và các sản phẩm thịt có liên quan. Các đối tượng tham gia vào hoạt động buôn bán này chủ yếu vì lợi nhuận, họ vi phạm luật pháp hiện hành nhằm bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của con người và động vật. Liên minh Châu Á vì Động vật (AfA) lên án mạnh mẽ việc buôn bán thịt chó và mèo.

Nạn buôn bán thịt chó và mèo gây ra sự tàn ác nghiêm trọng đối với động vật từ khâu bắt giữ, vận chuyển đến giết mổ. Phần lớn động vật là thú cưng bị bắt trộm, gây ra biết bao đau khổ và bất ổn xã hội tại một quốc gia nơi mà việc sở hữu thú cưng đang gia tăng nhanh chóng, đồng thời chó và mèo cũng được nhiều người coi là thành viên trong gia đình. Những con vật bị bắt trộm rồi nhốt trong điều kiện bẩn thỉu, bị vận chuyển đường dài (thường trong nhiều ngày) mà không hề có thức ăn hoặc nước uống; và cuối cùng bị giết mổ bằng những phương thức dã man như đập chết, dìm nước lạnh hoặc nước sôi, cắt tiết và/hoặc siết cổ . Không một phương pháp giết mổ nào trong số những phương pháp nêu trên được coi là quy trình giết mổ nhân đạo hoặc an toàn đối với bất kỳ loài động vật nào, huống hồ là chó và mèo. Việc giết mổ được thực hiện ngay trước mắt các cá thể khác và thường diễn ra tại các khu vực công cộng. Các cá thể mèo và chó thể hiện rõ các dấu hiệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và sinh lý bao gồm: thở nặng nhọc, chảy nước mũi, rụng lông, chảy dãi, nôn mửa, lờ đờ, bị thương do gặm chuồng, có các hành giống nhau và kêu la.

Nạn buôn bán thịt chó và mèo không chỉ tàn nhẫn, gây bất ổn xã hội, và cổ xúy các hoạt động hăm dọa và nguy hiểm mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an toàn và sức khỏe cộng đồng. Hoạt động buôn bán này chủ yếu dựa vào hiện trạng thiếu thực thi luật pháp trong nước và quốc tế cũng như các hướng dẫn về kiểm soát dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh, sức khỏe và phúc lợi động vật. Theo nhiều kết quả điều tra, phần lớn khách du lịch phản đối mạnh mẽ các hành vi lạm dụng phúc lợi động vật tại các quốc gia mà họ đến du lịch.

Các cuộc điều tra trên khắp Việt Nam cũng đã ghi nhận tình trạng vô cùng mất vệ sinh tại các chợ, lò mổ và nhà hàng – nơi thịt chó và mèo được chế biến và tiêu thụ. Điều

kiện vệ sinh như vậy tạo ra môi trường hoàn hảo để truyền bệnh và có lẽ mối quan tâm lớn nhất hiện nay là nguy cơ bùng phát bệnh dại, một tình trạng đã từng xảy ra trong quá khứ. Các cuộc điều tra tại các lò mổ tại Hà Nội và các khu vực lân cận đã cho thấy tỷ lệ chó dương tính với bệnh dại cao. Nhu cầu về thịt chó và mèo thúc đẩy hoạt động buôn bán trái phép có quy mô và phạm vi lớn các cá thể động vật không rõ bệnh và tình trạng tiêm phòng; đi ngược lại các quy định, luật pháp và hướng dẫn toàn cầu về việc hạn chế truyền bệnh. Việc vận chuyển chó nhiễm bệnh dại vào các khu vực trước đây không có bệnh dại tại các quốc gia khác đã gây ra mối đe dọa lâu dài đối với sức khỏe cộng đồng. Nạn buôn bán thịt chó có mối liên hệ trực tiếp với sự bùng phát bệnh dại và dịch tả tại Việt Nam.

Hơn nữa, do tính chất bất hợp pháp và không được kiểm soát của hoạt động kinh doanh này, các cá thể chó và mèo thường bị bán và giết mổ cùng với các loài động vật khác bao gồm cả động vật hoang dã. Những mối lo ngại toàn cầu đang ngày càng gia tăng xoay quanh sự xuất hiện của các loại virus mới và gây chết người từ các chợ bán và giết mổ nhiều loài động vật. Những khu chợ thịt sống này có môi trường lý tưởng cho sự tái tổ hợp virus và lây truyền giữa các loài, dẫn đến những kết quả chết người, như chúng ta đã nhiều lần chứng kiến.

Mặc dù thói quen và văn hóa là những điều không dễ thay đổi, nhưng trách nhiệm của chính phủ là đảm bảo luật pháp của quốc gia được tuân thủ, được thực thi và tuân theo các tiêu chuẩn phúc lợi động vật toàn cầu cũng như các biện pháp phòng chống bệnh động vật đã được chứng minh là có khả năng hạn chế sự lây lan của các bệnh động vật sang người, bao gồm cả bệnh dại – một bệnh đặc hữu tại châu Á.

Số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn khu vực và thế giới đang thông qua các đạo luật tiến bộ cấm buôn bán thịt chó và mèo với lý do quyền lợi động vật cũng như sức khỏe của động vật và con người đang ngày càng gia tăng. Với tình hình sở hữu thú cưng đang tăng nhanh ở Việt Nam và trên thế giới, điều quan trọng là mối quan hệ mật thiết giữa động vật và con người phải được công nhận và bảo vệ một cách phù hợp theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi động vật và sự hòa hợp xã hội.

Các tổ chức thành viên của Liên minh Châu Á vì Động vật từ khắp nơi trên thế giới cùng với hàng triệu thành viên kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo tăng cường và thực thi các luật và quy định hiện hành chống lại nạn buôn bán thịt chó và mèo. Động thái này sẽ phục vụ lợi ích của đa số người dân Việt Nam và bảo vệ phúc lợi động vật, thay vì nhượng bộ sở thích và lợi nhuận của một số ít người.

James YeatesGiám đốc điều hành , Tổ chức Bảo vệ Mèo

“Không cá thể mèo (hoặc chó, hoặc động vật nào) đáng phải trải qua những đau khổ không cần thiết do quá trình vận chuyển, xử lý hoặc giết mổ vô nhân đạo, và không chủ sở hữu nào đáng phải chịu đựng việc thú cưng yêu quý của mình bị bắt trộm.

Chúng ta không nên vô tâm áp đặt quan điểm văn hóa của mình lên người khác, nhưng cũng không thể dễ dàng im lặng bỏ qua những báo cáo về sự khổ đau. Bất kể đó là quan điểm văn hóa của chúng ta hay người khác thì sở thích ăn uống không thể được xem là lý do biện minh cho sự đau khổ tột cùng hoặc tình trạng trộm cắp.”

Julie Levy, Bác sĩ thú y, PhD, DACVIM, DABVP (Shelter Medicine Practice)

Fran Marino, Giáo sư đặc biệt ngànhShelter Medicine Education, Đại học Florida, Hoa Kỳ

Mèo có lẽ là loài sinh vật duy nhất thực sự được thuần hóa và tồn tại cùng xã hội loài người trong hơn 10.000 năm. Loài mèo đóng nhiều vai trò khác nhau và quan trọng đối với con người trong xã hội hiện đại, vừa là thành viên gia đình và bạn đồng hành, vừa kiểm soát hiệu quả số lượng loài chuột, giúp bảo vệ mùa màng và ngăn chặn sự lây truyền dịch bệnh. Cả chó và mèo đều dễ bị căng thẳng, tuy nhiên, khác với loài chó, loài mèo đặc biệt nhạy cảm. Phản ứng sinh lý của chúng đối với các tác nhân gây căng thẳng có thể biểu hiện dưới dạng bị bệnh và thậm chí là tử vong. Trong khi loài mèo thường không thể hiện cảm xúc rõ ràng như một số loài động vật khác và có xu hướng thu mình nhiều hơn, sự đau đớn của chúng khi đối mặt với các tác nhân gây căng thẳng là rất lớn và chắc chắn chúng đã phải chịu đựng trong im lặng. Trên bình diện quốc tế, các sáng kiến tập trung vào cải thiện quyền lợi cho mèo trong tình trạng nuôi nhốt đang có xu hướng ngày càng tập trung vào việc giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng và căng thẳng, trên cơ sở nhận ra các tác nhân tâm lý đã tác động tiêu cực đến sức khỏe và phúc lợi của mèo như thế nào.

Tại Việt Nam, mỗi ngày, hàng chục ngàn cá thể mèo bị buôn bán và giết mổ phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. Tất cả những cá thể này đều phải chịu sự tàn nhẫn và căng thẳng cực độ. Tình trạng buôn bán thịt mèo tại Việt Nam chứa đựng đầy rẫy sự tàn bạo và bất chấp những nguyên tắc phúc lợi động vật cơ bản nhất, từ khâu bắt giữ, vận chuyển cho đến giết mổ. Sau khi bị bắt trộm từ nhà hoặc trên đường phố, mèo bị đối xử tàn nhẫn, bị nhốt trong chuồng quá đông đúc chật chội mà không hề có nước hoặc thức ăn, sau đó bị vận chuyển trong điều kiện

Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam | 2726 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

Page 16: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

vô nhân đạo xuyên qua biên giới các tỉnh và thậm chí các quốc gia. Nhiều cá thể mèo chết dọc đường vì kiệt sức, say nắng hoặc do bị thương trong quá trình bắt giữ, vận chuyển và bị nhốt. Những cá thể sống sót sau hành trình rõng rã sẽ tiếp tục phải chịu đựng các phương pháp giết mổ đặc biệt tàn bạo và không tuân thủ bất kỳ hướng dẫn được công bố nào về giết mổ nhân đạo đối với bất kỳ động vật nào, chứ đừng nói đến việc trợ tử thích hợp cho mèo. Các phương pháp được sử dụng phổ biến bao gồm dìm nước và đập chết được thực hiện ngay trước mắt các cá thể mèo khác và rõ ràng đã gây đau đớn và căng thẳng kéo dài.

Không thể dùng lý do lợi nhuận hay văn hóa để biện hộ cho sự đau đớn và khốn khổ khôn cùng mà loài mèo

phải chịu đựng trong tất cả các khâu của hoạt động buôn bán thịt mèo – hình thức kinh doanh vốn không còn chỗ đứng trong xã hội hiện nay. Xã hội và chính phủ có trách nhiệm đảm bảo luật pháp quốc gia được tuân thủ và thực thi, đồng thời tuân theo các tiêu chuẩn phúc lợi động vật toàn cầu.

Cho đến nay, chưa có quốc gia nào phát minh ra một phương thức giết mổ mèo nhân đạo phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ thịt của con người; và cũng không có bằng chứng đã được chứng thực nào cho thấy việc điều tiết kinh doanh sẽ giải quyết được sự tàn bạo có hệ thống của nạn buôn bán thịt mèo.

© F

OU

R P

AW

S

Tại FOUR PAWS và Tổ chức Thay đổi vì Động vật, chúng tôi quan tâm đến quyền lợi của tất cả các sinh vật sống

và nỗ lực không ngừng nghỉ để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất

cả chúng sinh.

28 | Nạn buôn bán thịt mèo tại Việt Nam

Page 17: Nạn Buôn bán Thịt Mèo tại Việt Nam: Những Nạn nhân Thầm lặng

Hìn

h bì

a trư

ớc v

à sa

u: ©

FO

UR

PAW

S T

hiết

kế:

Virt

ualit

y.

Change For Animals Foundation6 Fern Cottages,Dorking Road, Abinger HammerSurrey RH5 6SA, United [email protected]

changeforanimals.org

facebook.com/ChangeForAnimalsFoundation

twitter.com/CFAF_org

youtube.com/user/changeforanimals

instagram.com/change_for_animals_foundation

FOUR PAWSFOUR PAWS là tổ chức bảo vệ phúc lợi động vật toàn cầu tập trung vào các động vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của con người. Thông qua các hoạt động của mình, FOUR PAWS chỉ ra sự đau khổ mà động vật phải chịu đựng, tiến hành giải cứu động vật gặp nguy hiểm và bảo vệ chúng. Được thành lập bởi Heli Dungler vào năm 1988 tại Vienna, FOUR PAWS chủ trương xây dựng một thế giới nơi con người đối xử với động vật với sự tôn trọng, đồng cảm và thấu hiểu. Các chiến dịch và dự án bền vững của FOUR PAWS tập trung vào động vật đồng hành bao gồm chó và mèo hoang, vật nuôi trang trại và động vật hoang dã - như gấu, báo, đười ươi và voi – đang bị nuôi nhốt trong điều kiện không phù hợp cũng như tại các khu vực đang chịu thảm họa và xung đột. Với các văn phòng đại diện tại Úc, Áo, Bỉ, Bulgaria, Đức, Kosovo, Hà Lan, Thụy Sĩ, Nam Phi, Thái Lan, Ukraina, Hungary, Anh, Mỹ và Việt Nam cũng như các khu bảo tồn động vật được giải cứu tại mười hai quốc gia, FOUR PAWS cung cấp sự hỗ trợ ngay lập tức cũng như các giải pháp lâu dài.

Change For Animals FoundationTổ chức Thay đổi Vì Động vật (CFAF) hoạt động hướng tới sự thay đổi mạnh mẽ và lâu dài, giải quyết các vấn đề phúc lợi động vật cấp bách nhất trong thời đại hiện nay. Được thành lập vào năm 2012, mục tiêu của tổ chức là truyền cảm hứng và tiến hành các chiến dịch, dự án và các chủ trương mạnh mẽ và hiệu quả nhằm đấu tranh cho quyền lợi động vật. Các hoạt động này bao gồm chấm dứt nạn buôn bán thịt chó và mèo ở Đông Nam Á, chấm dứt bóc lột động vật hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt, bảo vệ động vật khỏi nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và cải thiện phúc lợi của chó và mèo hoang trên đường phố. CFAF hợp tác với các tổ chức trên toàn thế giới trao quyền cho mọi người dân, cộng đồng, tổ chức, cơ quan và chính phủ nhằm thay đổi chính sách, thái độ và hành vi để tạo ra một thế giới nơi cuộc sống và phúc lợi của mọi động vật đều được tôn trọng.

VIER PFOTEN InternationalLinke Wienzeile 236Thành phố Viên, Áo (mã bưu chính 1150) Điện thoại: +43-1-545 50 [email protected]

four-paws.org

facebook.com/fourpaws.org

twitter.com/fourpawsint

youtube.com/fourpawsinternational

instagram.com/four_paws_international