khai thác ruộng bậc thang khu ... - trung tâm thông...

24
1 Khai thác Ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận cho phát triển du lịch Hoàng Mạnh Thắng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Du lịch Chuyên ngành: Du lịch học; Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn: TS Phạm Lê Thảo Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Hệ thống hóa một số vấn đề về du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng, các đặc điểm của du lịch nông thôn và điều kiện để phát triển du lịch nông thôn, tìm hiểu về di sản văn hóa ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận, đồng thời nghiên cứu những bài học trong nước và quốc tế về phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị của di sản văn hóa này cho phát triển du lịch. Phân tích những tiềm năng, lợi thế của khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận, trong đó tập trung phân tích giá trị của hệ thống cảnh quan nông nghiệp ruộng bậc thang, các nghi thức gắn liền với hình thức canh tác nông nghiệp này, những thuận lợi và khó khăn của khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận trong phát triển du lịch. Phân tích thực trạng chung về phát triển du lịch và thực trạng khai thác ruộng bậc thang cho phát triển du lịch tại Mù Cang Chải và vùng phụ cận. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác một cách hợp lý giá trị của ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận cho phát triển du lịch. Keywords. Du lịch; Mù Cang Chải; Ruộng bậc thang; Du lịch nông thôn Content. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ruộng bậc thang Tây Bắc nói chung và khu vực Mù Cang Chải nói riêng không chỉ là nguồn sinh kế cơ bản của đồng bào nơi đây mà còn cảnh quan nông nghiệp có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch Tây Bắc, nhất là du lịch nông thôn miền núi. Ruộng bậc thang không chỉ có ở Việt Nam còn có ở một số nơi trong khu vực Châu Á như ở Trung Quốc, Philipines, Indonesia, Thailand và Nepan, trong đó ruộng bậc thang của người Ifugao – Banaue, Philipines (được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1995), đã được khai thác cho hoạt động du lịch hàng thập kỷ nay và ngày nay nó đã trở thành một điểm đến nổi tiếng của Philipines. Tại Việt Nam, ruộng bậc thang Sapa cũng đã gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp và du lịch cộng đồng trong nhiều năm qua, đặc biệt nơi đây còn nhận được sự tài trợ của Hội nông dân Hà Lan (Agriterra) và bước đầu đã đem lại những thành công nhất định. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và vùng phụ cận Tú Lệ không chỉ là một danh thắng có sức hấp dẫn đối với du khách bởi những cảnh quan hùng vĩ mà ẩn trong đó là những giá trị văn hóa độc đáo của cư dân nơi đây. Khai thác những vẻ đẹp của ruộng bậc thang, những nghi thức gắn liền với hình thức canh tác này cũng như những giá trị văn

Upload: others

Post on 14-Jan-2020

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

Khai thác Ruộng bậc thang khu vực Mù Cang

Chải và vùng phụ cận cho phát triển du lịch

Hoàng Mạnh Thắng

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Du lịch

Chuyên ngành: Du lịch học; Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn: TS Phạm Lê Thảo

Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Hệ thống hóa một số vấn đề về du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói

riêng, các đặc điểm của du lịch nông thôn và điều kiện để phát triển du lịch nông thôn,

tìm hiểu về di sản văn hóa ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận,

đồng thời nghiên cứu những bài học trong nước và quốc tế về phát triển du lịch trên cơ

sở khai thác các giá trị của di sản văn hóa này cho phát triển du lịch. Phân tích những

tiềm năng, lợi thế của khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận, trong đó tập trung phân

tích giá trị của hệ thống cảnh quan nông nghiệp ruộng bậc thang, các nghi thức gắn liền

với hình thức canh tác nông nghiệp này, những thuận lợi và khó khăn của khu vực Mù

Cang Chải và vùng phụ cận trong phát triển du lịch. Phân tích thực trạng chung về phát

triển du lịch và thực trạng khai thác ruộng bậc thang cho phát triển du lịch tại Mù Cang

Chải và vùng phụ cận. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác một cách hợp lý giá trị

của ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận cho phát triển du lịch.

Keywords. Du lịch; Mù Cang Chải; Ruộng bậc thang; Du lịch nông thôn

Content.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ruộng bậc thang Tây Bắc nói chung và khu vực Mù Cang Chải nói riêng không

chỉ là nguồn sinh kế cơ bản của đồng bào nơi đây mà còn cảnh quan nông nghiệp có tiềm

năng lớn cho phát triển du lịch Tây Bắc, nhất là du lịch nông thôn miền núi. Ruộng bậc

thang không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở một số nơi trong khu vực Châu Á như ở

Trung Quốc, Philipines, Indonesia, Thailand và Nepan, trong đó ruộng bậc thang của

người Ifugao – Banaue, Philipines (được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm

1995), đã được khai thác cho hoạt động du lịch hàng thập kỷ nay và ngày nay nó đã trở

thành một điểm đến nổi tiếng của Philipines. Tại Việt Nam, ruộng bậc thang Sapa cũng

đã gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp và du lịch cộng đồng trong nhiều năm qua, đặc

biệt nơi đây còn nhận được sự tài trợ của Hội nông dân Hà Lan (Agriterra) và bước đầu

đã đem lại những thành công nhất định.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và vùng phụ cận Tú Lệ không chỉ là một danh

thắng có sức hấp dẫn đối với du khách bởi những cảnh quan hùng vĩ mà ẩn trong đó là

những giá trị văn hóa độc đáo của cư dân nơi đây. Khai thác những vẻ đẹp của ruộng bậc

thang, những nghi thức gắn liền với hình thức canh tác này cũng như những giá trị văn

2

hóa tiêu biểu khác của cư dân bản địa cho phát triển du lịch không những làm đa dạng

hóa cho các sản phẩm du lịch của tỉnh Yên Bái, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du

khách mà còn góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo cho

người dân bản xứ, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa và cảnh

quan khu vực này.

Trong mấy năm gần đây đã có một số hãng lữ hành khai thác các chương trình du

lịch bao gồm điểm du lịch này, đặc biệt “Chương trình du lịch về nguồn” trong khuôn

khổ hợp tác của ba tỉnh Phú Thọ, Lào Cai và Yên Bái cũng bao gồm hành trình khám phá

ruộng bậc thang của Mù Cang Chải và Sa Pa. Trong “Chương trình du lịch về nguồn”

của ba tỉnh này, “Tuần văn hóa, thể thao và du lịch” đã được tổ chức tại khu danh thắng

ruộng bậc thang Mù Cang Chải và đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan. Tuy

nhiên, việc phát triển du lịch ở đây vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ và tự phát, chưa có kế

hoạch cụ thể và quy hoạch bài bản. Ngoài ra, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu

sâu nào về việc khai thác các giá trị cảnh quan nông nghiệp này cũng như các giá trị văn

hóa bản địa tiêu biểu gắn liền với hình thức canh tác này phục vụ cho phát triển du lịch.

Đề tài “Khai thác Ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận cho phát

triển du lịch” được đưa vào nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần cho việc khai

thác một cách hợp lý tài nguyên nhân văn vô giá này cho phát triển du lịch tỉnh Yên Bái

nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch nhằm làm sáng tỏ điều kiện và hiện

trạng phát triển du lịch của địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du

lịch trên địa bàn.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề về du lịch và du lịch nông thôn, các đặc điểm của du

lịch nông thôn và điều kiện để phát triển du lịch nông thôn, ruộng bậc thang và vai trò

của ruộng bậc thang đối với cuộc sống của con người, đồng thời nghiên cứu những bài

học trong nước và quốc tế về phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị của ruộng

bậc thang được khai thác cho phát triển du lịch;

- Phân tích những tiềm năng, lợi thế của khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận,

trong đó tập trung phân tích giá trị của hệ thống ruộng bậc thang, các nghi thức gắn liền

với hình thức canh tác nông nghiệp này cùng với những nét văn hóa và tín ngưỡng tiêu

biểu nơi đây đối với du lịch, những thuận lợi và khó khăn của khu vực Mù Cang Chải và

vùng phụ cận trong phát triển du lịch;

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ

cận;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác một cách hợp lý giá trị của ruộng bậc

thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận cho phát triển du lịch.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hệ thống ruộng bậc thang tại khu vực Mù Cang Chải và

vùng phụ cận (Tú Lệ), tập quán canh tác và truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc

thiểu số khu vực này..

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống ruộng bậc thang, tập quán canh tác và truyền

thống văn hóa của đồng bào dân tộc Mông trên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, trong

đó tập trung chủ yếu các xã đã được công nhận là danh thắng quốc gia như La Pán Tẩn,

Dế Su Phình, Chế Cu Nha và địa bàn xã Tú Lệ thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:

+ Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo tạp chí, các

trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo của cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa

phương;

+ Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn một số

cán bộ chuyên trách du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bán bộ Phòng

Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Mù Cang Chải, một số người dân địa phương và du

khách.

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các nhà quản lý du lịch địa phương,

một số chuyên gia của Tổng cục Du lịch, các nhà điều hành du lịch và các chuyên gia

trong ngành.

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Trong phần này, tác giả có nêu lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trên thế giới và tại

Việt Nam, trong đó có thể thấy trên thế giới loại hình du lịch nông thôn đã được nghiên

cứu từ nhiều năm nay trong khi đó tại Việt Nam loại hình du lịch này mới được quan tâm

nghiên cứu và phát triển trong mấy năm gần đây.

- Với các công trình nghiên cứu về ruộng bậc thang, cũng có thể nói trên thế giới

đã có những công trình nghiên cứu từ rất sớm, nhất là các công trình nghiên cứu về ruộng

bậc thang của người Ifugao, Philipines và những tập quán canh tác cũng như những đặc

điểm tộc người của dân cư nơi đây. Tại Việt Nam, ruộng bậc thang cũng đã được nghiên

cứu nhưng số lượng còn có hạn và đặc biệt các công trình nghiên cứu về việc khai thác

hệ thống cảnh quan nông nghiệp này cho phát triển du lịch vẫn chưa có.

5. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm ba phần, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung được

chia thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng khai thác hoạt động du lịch tại Khu vực Mù Cang

Chải và vùng Phụ Cận

4

Chương 3: Một số giải pháp khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng

phụ cận cho phát triển du lịch

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số khái niệm về du lịch

1.1.1. Điểm du lịch

Hiểu theo nghĩa chung, điểm du lịch là nơi mà khách có thể đến tham quan và lưu

trú và sử dụng các dịch vụ tại đó.

Theo luật du lịch thì điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ

nhu cầu tham quan của khách du lịch. [17, tr.2].

1.1.2. Tuyến du lịch

Tuyến du lịch được hiểu là “là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở

cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ,

đường hàng không.” [17, tr.2]

1.1.3. Khu du lịch

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch

tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du

lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường [17, tr.2]

1.1.4. Chương trình du lịch

Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định

trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi [17,

tr.3].

1.1.5. Dịch vụ du lịch

Trong hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch chính là kết quả mang lại nhờ các hoạt

động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các

hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ

chức cung ứng du lịch [1, tr.194]. Còn theo luật du lịch thì dịch vụ du lịch là việc cung

cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin,

hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch [17, tr.2].

1.1.6. Sản phẩm du lịch

“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách

du lịch trong chuyến đi du lịch.” [17, tr.2]

1.1.7. Khách du lịch

“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,

làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [17, tr.2]

1.1.8. Tài nguyên du lịch

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn

hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được

5

sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,

điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” [17, tr.2]

1.1.9. Tham quan

Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên

du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. [17, tr.2]

1.1.8. Cơ sở lưu trú du lịch

Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ

khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu [17, tr.3]

1.1.9. Môi trường du lịch

Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn

ra các hoạt động du lịch [17, tr.3]

1.1.10. Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham

gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống [17, tr.3]

1.2. Du lịch nông thôn

1.2.1. Khái niệm về du lịch nông thôn

Du lịch nông thôn là loại hình du lịch diễn ra tại các khu vực nông thôn nơi chủ

yếu diễn ra các hoạt động nông nghiệp. Du khách có thể đến các khu vực này trải nghiệm

và thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên, những nét đẹp về văn hóa hay là để giải tỏa những áp

lực của công việc, lối sống đô thị để có những trải nghiệm thú vị.

1.2.2. Đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn

1.2.2.1. Đặc điểm của du lịch nông thôn

* Đặc điểm chung

Du lịch nông thôn có các đặc điểm cơ bản sau:

- Một là về mặt phạm vi không gian, loại hình du lịch này diễn ra tại khu vực nông

thôn.

- Hai là về mặt quy mô, du lịch nông thôn thường có quy mô nhỏ.

- Ba là nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp bao gồm các hoạt động

nông nghiệp, cảnh quan nông nghiệp và các sản phẩm hàng hóa từ nông nghiệp.

- Bốn là mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không gian

cho phù hợp với tình hình, như du lịch nông thôn khu vực đồng bằng, du lịch nông thôn

khu vực hải đảo và khu vực nông thôn miền núi.

- Năm là du lịch nông thôn mang đặc điểm chung của du lịch là có tính liên ngành

và liên vùng cao [9].

* Đặc điểm về nguồn khách

Khách du lịch nông thôn thường gồm 2 nguồn: nguồn khách phát sinh chủ yếu và nguồn

bổ sung.

- Nguồn phát sinh khách du lịch nông thôn chủ yếu:

+ Nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

+ Nguồn khách du lịch từ các trung tâm đô thị

6

Thông thường, họ các nhu cầu sau đây mà du lịch nông thôn cần phải đáp ứng:

- Nhu cầu thư giãn, gần gũi thiên nhiên, hoạt động ngoài trời;

- Nhu cầu khám phá kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian;

- Nhu cầu tìm hiểu các lễ hội truyền thống, các sản vật địa phương…

- Nhu cầu tìm hiểu đời sống cư dân nông thôn;

- Nhu cầu trãi nghiệm thực tế;

- Nhu cầu khám phá;

- Nhu cầu chứng kiến;

- Nhu cầu tiếp xúc trực tiếp;

- Nhu cầu tham vấn cộng đồng;

- Nhu cầu từ thiện;

- Nhu cầu nghiên cứu, học tập;

1.2.2.2. Nguyên tắc phát triển đối với du lịch nông thôn

Từ những đặc điểm trên, phát triển du lịch nông thôn phải bảo đảm các nguyên tắc

như bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia, đem lại lợi ích cho người dân địa

phương và phát huy nội lực ở từng địa phương; góp phần vào việc bảo tồn, phát huy vốn

di sản và bảo vệ môi trường; đổi mới và tạo sự khác biệt đồng thời tăng cường mối liên

kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú thêm sản phẩm.

1.2.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch nông thôn

Phát triển du lịch nông thôn có một số ý nghĩa quan trọng như giúp cộng đồng địa

phương nâng cao thu nhập và điều kiện sống, bảo tồn cảnh quan sinh thái tự nhiên và

nhân văn. Ngoài ra, làm đa dạng thêm sản phẩm du lịch…

1.2.4. Điều kiện để phát triển du lịch nông thôn

Để có thể phát triển phát triển được du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói

chung cần phải có một số điều kiện nhất định như điều kiện về tài nguyên du lịch, hệ

thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, điều kiện về vệ sinh môi trường nông thôn

và cơ chế chính sách về phát triển du lịch…

1.2.5. Lịch sử hình thành và phát triển du lịch nông thôn

- Khái niệm du lịch nông thôn đã xuất hiện cùng với sự hình thành của ngành

đường sắt ở châu Âu. Tuy nhiên, cho mãi đến những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ

XX, du lịch nông thôn mới được coi là một loại hình du lịch và phổ biến ở nhiều quốc

gia ở châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển... Khi

đó, khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm tương đồng với các loại hình du lịch ở

nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn...

- Ở nước ta cho đến nay, khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc tới một

cách chính thức trong các văn bản pháp lý, mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển

du lịch nông thôn. Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam phát triển đa dạng các

loại hình du lịch, tuy nhiên có thể thấy rằng du lịch nông thôn chưa phát triển. Lý do là

chưa lập được quy hoạch cụ thể cho từng địa phương để phát triển du lịch nông thôn, cụ

thể là chưa có một khung lý thuyết chung cho các khái niệm về loại hình du lịch này.

7

1.3. Ruộng bậc thang

1.3.1. Khái niệm

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư thì Ruộng bậc thang là phương thức canh

tác xây dựng đồng ruộng trồng lúa nước vùng đồi núi, đất ở sườn đồi, núi được san lấp

thành các vạt đất có cùng độ dốc theo đường đồng mức, tiếp nối nhau từ trên xuống theo

kiểu bậc thang.

Như vậy, có thể nói ruộng bậc thang là một hình thức canh tác nông nghiệp trên

địa hình đất dốc, chủ yếu ở các khu vực miền núi.

1.3.2. Vai trò của ruộng bậc thang với đời sống con người

- Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác nông nghiệp độc đáo và đầy sáng tạo

của con người, nhất là các dân tộc thiểu số sống tại các khu vực miền núi với địa hình

dốc.

- Ruộng bậc thang đã khắc phục bất lợi về độ dốc của địa hình, tạo ra các thửa

ruộng có cùng độ dốc theo đường đồng mức, tiếp nối nhau từ trên xuống rất thuận lợi cho

việc canh tác.

- Với nhiều cộng đồng nông thôn miền núi, trong đó có các cộng đồng dân tộc

thiểu số tại Việt Nam như khu vực Tây Bắc, ruộng bậc thang là một nguồn sinh kế rất

quan trọng khi mà địa hình nơi đây có độ dốc cao, không có những khu vực bằng phẳng

để canh tác như các khu vực đồng bằng.

1.4. Một số khái niệm liên quan

1.4.1. Vùng phụ cận

Trong phạm vi đề tài này, vùng phụ cận được hiểu là khu vực giáp ranh với Mù

Cang Chải, cụ thể là khu vực xã Tú Lệ thuộc huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái, cách trung

tâm thị trấn Mù Cang Chải khoảng 40km theo hướng Tây.

1.4.2. Danh lam thắng cảnh

Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa

cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. [18;

tr.2]

1.4.3. Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa

học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền

nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết,

tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối

sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ

truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân

gian khác. [18; tr.2]

1.4.4. Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,

bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

[18; tr.2]

8

1.5. Kinh nghiệm khai thác cảnh quan nông nghiệp cho phát triển du lịch nông thôn

trên thế giới và tại Việt Nam

1.5.1. Trên thế giới

1.5.1.1 Hoạt động du lịch tại Banaue, Ifugao, Philipine

- Ifugao là một tỉnh không giáp biển của Philipines, nằm trên dãy núi Cordillera,

phía Bắc của đảo Luzon. Tên tỉnh này bắt nguồn từ tên một tộc người, đó là người

Ifugao. Từ “Ifugao” có nguồn gốc từ từ “Ipugo”, có nghĩa là “đến từ đồi núi.” (from the

hill). Từ Ipugo cũng chỉ một giống lúa được người Ifugao trồng trên ruộng bậc thang.

Những cánh đồng ruộng bậc thang của người Ifugao xứng đáng với vị trí là một

trong những kì quan hàng đầu của thế giới.

Thực trạng hoạt động du lịch tại Banaue

- Du lịch tại Banaue đã diễn ra trong nhiều thập kỷ qua.

- Kết quả chính của quá trình phát triển du lịch tại Banaue đó là tạo công ăn việc

làm cho người dân, đem lại những ảnh hưởng tích cực cho phát triển kinh tế nói chung,

nâng cao đời sống cộng đồng địa phương…Nhưng việc phát triển du lịch không có quy

hoạch và kiểm soát chặt chẽ đã dẫn đến những tác động tiêu cực không thể bù đắp được.

Ruộng bậc thang của người Ifugao trong đó có hệ thống ruộng bậc thang Banaue từ việc

được công nhận là Dịa danh di sản thế giới năm 1995 đã bị đưa vào Danh sách các địa

điểm di sản Thế giới đang bị đe dọa năm 2001.

1.5.1.2. Hoạt động du lịch tại Nguyên Dương, Hồng Hà, Trung Quốc

Vài nét về ruộng bậc thang người Hà Nhì – Nguyên Dương – Trung Quốc

- Ruộng bậc thang của người Hà Nhì thuộc Châu tự trị Hồng Hà, phía Đông Nam

tỉnh Vân Nam là một trong những cảnh quan nông nghiệp tuyệt đẹp trên thế giới. Đó là

một kiệt tác của các cộng đồng dân tộc thiểu số Hà Nhì, những người đã sinh sống trên

mảnh đất này hơn 1300 năm. Kể từ triều đại nhà Đường, người Hà Nhì đã được ghi nhận

vì những kỹ năng điêu luyện trong việc phát triển ruộng bậc thang.

- Rừng, bản làng, ruộng bậc thang và các dòng suối tạo thành thắng cảnh sinh thái

điển hình cho hệ thống ruộng bậc thang của người Hà Nhì, thể hiện mối quan hệ hài hòa

giữa con người với tự nhiên cũng như mối quan hệ của họ trong xã hội [31].

Hoạt động du lịch tại bản Thanh Khẩu, Nguyên Dương, Trung Quốc

- Hoạt dộng du lịch tại Thanh Khẩu được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị

văn hóa truyền thống của người Hà Nhì và các cảnh quan nông nghiệp ruộng bậc thang

nơi đây và trên cơ sở một quy hoạch cụ thể, bài bản do các nhà quy hoạch lập với sự

tham gia của chính quyền và cộng đồng địa phương.

- Phát triển du lịch nơi đây trở nên có hiệu quả về mặt kinh tế, đồng thời góp phần

vào quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Hà Nhì,

giúp cho Thanh Khẩu trở thành một điểm du lịch nổi tiếng và là hình mẫu về phát triển

du lịch ở tỉnh Vân Nam nói riêng và Trung Quốc nói chung.

9

1.5.2. Kinh nghiệm khai thác du lịch nông nghiệp và du lịch cộng đồng tại Sa Pa,

Việt Nam

- Ở Việt Nam, việc khai thác cảnh quan nông thôn cho phát triển du lịch chưa thực

sự rõ nét, các chương trình du lịch nông thôn thường tập trung ở việc đưa khách đến

vùng nông thôn, tham gia một phần vào cuộc sống lao động của người dân với những

chương trình như “Một ngày làm nông dân”…

- Đến nay, việc khai thác cảnh quan nông nghiệp và tập quán canh tác của người

dân cho phát triển du lịch nông thôn mới chỉ được triển khai rõ rệt tại Sa Pa, Lào Cai.

Dưới đây là một số thông tin về hoạt động du lịch này tại Sa Pa.

1.5.3. Các kinh nghiệm có thể rút ra từ các bài học trên

- Từ những kinh nghiệm về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn của các

nước, có thể rút ra bài học để áp dụng vào thực tiễn tại khu vực nghiên cứu. Để có thể

phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững, trước hết cần phải có quy hoạch, cơ

chế chính sách thuận lợi và chia sẻ lợi ích công bằng cho các bên tham gia, nhất là cộng

đồng địa phương đồng thời cần đảm bảo cân bằng các mục tiêu phát triển đó là: tăng

trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên và bảo tồn các giá trị văn hoá.

- Ngoài ra, cần có chiến lược và quy hoạch sử dụng đất hợp lý để tránh gây xung

đột trong quá trình phát triển và bảo tồn đồng thời cần có kế hoạch đào tạo và giáo dục

cộng đồng để nâng cao ý thức của họ nhằm đảm bảo cộng đồng không những có nghiệp

vụ chuyên môn trong kinh doanh du lịch, bảo vệ tài nguyên và môi trường mà còn có thế

ứng xử hợp lý nhằm xây dựng một hình ảnh đẹp cho điểm đến trong lòng du khách.

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã nghiên cứu lý luận về du lịch nông thôn, bao gồm

một khái niệm về du lịch; đặc điểm của du lịch nông thôn, các điều kiện, tiêu chí và

nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch nông thôn; ý nghĩa của phát triển du lịch nông

thôn.

Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG DU

LỊCH TẠI KHU VỰC MÙ CANG CHẢI VÀ VÙNG PHỤ CẬN

2.1. Tiềm năng cho phát triển du lịch khu vực Mù Cang Chải

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử tộc người và văn hóa

tộc người

* Điều kiện tự nhiên

- Huyện Mù Cang Chải nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội 300km và cách

thành phố Yên Bái 180km, có tọa độ địa lý từ 21039’ đến 21

050’ vĩ độ Bắc, 103

056’ đến

104023’ kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Văn Bàn - tỉnh Lao Cai; phía Nam giáp

huyện Mường La - tỉnh Sơn La; phía Đông giáp huyện Văn Chấn; phía Tây giáp huyện

Than Uyên - tỉnh Lai Châu. Tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn huyện là 1.201,96km2.

10

- Toàn huyện có 13 xã và một thị trấn: Nậm Có, Cao Phạ, Chế Cu Nha, La Pán Tẩn,

Dế Su Phình, Nậm Khắt, Mồ Dề, Kim Nọi, Chế Tạo, Hồ Bốn, Khau Mang, Púng Luông

và thị trấn Mù Cang Chải. Trung tâm huyện đặt ở thị trấn Mù Cang Chải với diện tích

7,42km2 nằm gọn trong thung lũng.

- Khí hậu Mù Cang Chải mang tính chất tiểu vùng rõ rệt, nhiệt độ trung bình là

190C, mát mẻ về mùa hạ và lạnh về mùa đông.

- Độ ẩm của Mù Cang Chải tương đối thấp so với các vùng khác, trung bình là

84%/năm, trên các núi cao tăng lên 82-86%/năm. Hàng năm hình thành một kỳ khô từ

giữa mùa đông đến đầu mùa hạ và một thời kỳ ẩm trong suốt mùa hạ đến đầu mùa đông,

độ ẩm chênh lệch từ 8 – 10%.

Mù Cang Chải có nhiều nắng. Số giờ nắng một năm là 1.476 giờ, thời kỳ nhiều

nắng nhất là cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

Bảng 2.1 : Tổng hợp khí tượng thủy văn của Trạm Mù Cang Chải (năm 2008)

Nhiệt độ TB

(0C)

Số giờ nắng (h) Lượng mưa TB

(mm)

Độ ẩm tương đối

(%)

Cả năm 19,3 1.476 2.351,3 84

Tháng 1 13,7 167 33,6 81

Tháng 2 9,7 12 82,9 89

Tháng 3 18,4 153 83,4 80

Tháng 4 22,2 172 175,0 80

Tháng 5 23,1 153 196,9 79

Tháng 6 23,8 77 598,3 88

Tháng 7 23,8 90 474,6 87

Tháng 8 23,7 95 343,5 87

Tháng 9 22,4 166 163,3 84

Tháng 10 20,3 91 74,3 84

Tháng 11 16,3 166 119,9 81

Tháng 12 13,6 134 5,6 83

Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Yên Bái

* Đặc điểm dân cư

- Mù Cang Chải có dân số không đông, mật độ thưa. Thời nhà Lý, Mù Cang Chải

thuộc Châu Đăng. Đời Hậu Lê thuộc Châu Chiêu Tấn, Phủ An Tây trong Thừa tuyên

Hưng Hóa. Theo số liệu thống kê của Cục Thông kê tỉnh Yên Bái, năm 2009 tổng dân số

huyện là 49.160 người. Toàn huyện có 4 tộc người là: Mông, Kinh, Thái và Tày, trong đó

người Mông chiếm đa số (89%).

- Người Mông ở Mù Cang Chải chia thành 4 nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng);

Mông Đu (Mông Đen); Mông Lình (Mông Hoa); Mông Si (Mông Đỏ).

- Mông Hoa là nhóm đông nhất, chiếm trên 60% dân số.

- Mông Đỏ chiếm 30% dân số.

- Nhóm Mông Đen sống ở các xã: Nậm Có, Khau Mang, Lao Chải.

- Nhóm Mông Trắng có số lượng ít nhất.

11

* Khái quát về lịch sử tộc người.

- Người Mông vào Mù Cang Chải cách ngày nay khoảng hơn 200 năm và di cư

làm nhiều đợt. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, người Mông ở Quý Châu (Trung

Quốc) nổi dậy chống sự cai trị của nhà Thanh nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa đều bị

dìm trong bể máu. Người Mông phải di cư xuống Vân Nam và Việt Nam, vào Bắc Hà

(Lào Cai), từ đó di cư sang Mù Cang Chải.

- Tiếng Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao trong ngữ hệ Nam Á.

* Khái quát về văn hóa tộc người

- Một trong những đặc điểm nổi bật về vấn đề cư trú của người Mông là họ

thường cư trú ở những sườn đồi và sườn núi cao, địa hình hiểm trở. Người Mông ở Mù

Cang Chải có kinh nghiệm làm ruộng bậc thang rất giỏi.

- Người Mông trú trọng chăn nuôi gia đình ngoài ra hái lượm lâm sản như: sơn tra

(táo mèo), hoàn liên, hà thủ ô,…lấy mật ong và săn bắt chim.

- Dệt vải bằng sợi lanh là một nghề phổ biến của cộng đồng người Mông ở Mù

Cang Chải.

- Nguồn lương thực chủ yếu của đồng bào là lúa (lúa nương, lúa nước), ngoài ra là

ngô.

- Người Mông ở nhà đất, nguyên liệu làm nhà là gỗ, mái lợp truyền thống là gỗ

pơmu chẻ mỏng, nhà phải có ít nhất ba gian, gian giữa thờ cúng tổ tiên.

- Trang phục của người Mông khá phong phú, mỗi loại trang phục của mỗi nhóm

lại thể hiện thị hiếu thẩm mỹ và phản ánh thế giới quan của mình một cách khác nhau.

- Tín ngưỡng truyền thống của người Mông là thờ đa thần. Họ thờ cũng tổ tiên và

thờ cũng ông, bà, cha mẹ.

- Người Mông thường ăn tết sớm hơn tết cổ truyền của người Kinh, đó là vào đầu

tháng 12 âm lịch. Đây là dịp để anh hem họ hàng, bạn bè gặp mặt thăm hỏi, chúc tụng

nhau nên đồng bào chuẩn bị rất chu đáo cho ngày tết năm mới.

- Hình thái chủ đạo của gia đình người Mông là gia đình phụ hệ với 2, 3 thế hệ

cùng chung sống.

- Xã hội người Mông được điều hành theo dòng họ khép kín, có luật lệ, quy định

riêng của mỗi dòng họ, nó mang tính quy ước, được cộng đồng thừa nhận và phải tuân

thủ nghiêm ngặt.

- Người Mông ở Mù Cang Chải có nền văn hóa dân gian phong phú, phản ảnh

nhận thức về cuộc sống thực tại, gắn với thiên nhiên, những khao khát vươn tới cái đẹp,

cái thiện, cái tốt để dạy bảo con cháu trong cuộc sống.

Những đặc điểm văn hóa này là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có thể khai

thác cùng với các tài nguyên du lịch khác phục vụ phát triển du lịch.

2.1.1.2. Hệ thống Ruộng bậc thang

* Mô tả chung

- Ruộng bậc thang Mù Cang Chải phân bố rải rác khắp huyện, nhưng trong đó tập

trung và nổi bật nhất là các ruộng bậc thang tại các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Su

12

Phình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhân là danh thắng quốc gia năm

2007.

- Đối với người Mông, ruộng bậc thang trở thành cơ sở sản xuất ổn định và là loại

hình tư liệu sản xuất đặc biệt.

- Ruộng bậc thang là một phương thức canh tác nông nghiệp kết hợp nhuần

nhuyễn giữa canh tác nương rẫy với ruộng nước.

* Quá trình khai khẩn ruộng bậc thang

Quy trình khai khẩn ruộng bậc thang phải trải qua những bước cơ bản sau đây: lựa

chọn vùng đất, xác lập quyền khai khẩn, dọn sạch mặt đất, làm bờ ruộng và làm đường đi

lại.

Bảng 2.2: Diện tích ruộng bậc thang của ba xã năm 2007

STT Tên xã Dân số (người) Diện tích (ha) Diện tích ruộng bậc

thang (ha)

1 La Pán Tẩn 3566 3301.04 198.11

2 Chế Cu Nha 2608 4320.52 114

3 Dế Su Phình 1956 4413.92 18

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái

* Phân loại ruộng bậc thang

- Khái niệm “ruộng bậc thang” chỉ có thể là khái niệm mới, xuất hiện trong sự so

sánh đối chiếu với các loại của vùng đồng bằng rộng lớn phía dưới, bản thân nó đã mang

đặc điểm “bậc thang”, loại ruộng này tiếng Mông gọi là: “làn đáy”. Người Mông nơi đây

phân loại ruộng bậc thang dựa vào hệ thống thủy lợi và độ cao của ruộng:

- Ruộng bậc thang có hệ thống thủy lợi thuận tiện, có hệ thống mương máng lẫn nước

bao quanh có thể canh tác liên tục, gọi là ruộng bậc thang thâm canh (2 vụ).

- Ngoài ra, đồng bào còn chia theo độ cao, từ khoảng 300 trở lên là ruộng bậc thang

cao, từ 300

trở xuống là ruộng bậc thang thấp. Sự phân loại theo cách này chỉ theo sự ước

lượng của đồng bào chứ không phải dựa vào sự đo đạc cụ thể nào.

* Hệ thống dòng chảy

- Hệ thống dòng chảy đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động canh tác ruộng bậc

thang. Cũng như người Việt thường quan niệm yếu tố nước là yếu tố đứng hàng đầu

trong canh tác nông nghiệp thì đối với ruộng bậc thang, nước cũng đóng vai trò như vậy.

- Hệ thống thủy lợi của ruộng bậc thang được dẫn đến các chân ruộng thường được

bắt nguồn từ đầu con suối chảy trên núi cao, các khe nước giữa các kè đá và nguồn nước

tự nhiên được đùn lên từ các hốc đá và được điều hòa vào tất cả các thửa ruộng từ cao

xuống thấp

* Chu trình của một vụ lúa

Chu trình của một vụ lúa bao gồm nhiều công đoạn khác nhau và trải qua các thời

điểm khác nhau. Chu trình này bao gồm các công việc sau:

- Công việc làm đất.

- Gieo mạ và cấy lúa.

13

- Làm cỏ và bảo vệ.

- Thu hoạch và bảo quản.

* Các nghi thức và tín ngưỡng có liên quan trong quá trình khai khẩn và canh tác ruộng

bậc thang

- Các nghi thức trong quá trình khai khẩn

Trong quá trình khai khẩn ruộng không ít người gặp những tai nạn rủi ro như: đá

lăn vào chân, bị rắn cắn, …vv Những trường hợp như vậy người ta quan niệm cái hồn

của mình đã bỏ mình đi, do đó phải mời thầy cúng gọi hồn về. Cúng xong, bài cúng được

thầy cúng nhúng vào rượu và đốt ngay tại ruộng [6].

- Các nghi thức tín ngưỡng trong quá trình canh tác

Từ khai khẩn sang canh tác là bước chuyển biến quan trọng trong quá trình trồng

lúa. Canh tác bao giờ cũng là khâu gặp nhiều khó khăn do điều kiện bất lợi của thời tiết

gây ra. Cùng với quá trình canh tác này, người Mông hình thành các nghi thức tín

ngưỡng và điều này giúp đồng bào ổn định về mặt tâm lý trong quá trình canh tác như

nghi thức cầu mưa, lễ hội mừng cơm mới…

Có thể nói những nghi thức gắn với hình thức canh tác nông nghiệp này là những

tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn cho phát triển du lịch nông thôn khu vực này.

2.1.2. Thực trạng khai thác du lịch tại khu vực Mù Cang Chải

2.1.2.1. Khả năng tiếp cận và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Mù Cang Chải là huyện nằm ở phía Tây của Tỉnh Yên Bái. Từ Hà Nội có thể

đến Mù Cang Chải theo tuyến Hà Nội – Sơn Tây – Trung Hà – Thanh Sơn – Nghĩa Lộ -

Tú Lệ rồi đến Mù Cang Chải với quãng đường khoảng 300km theo Quốc lộ 32.

- Xét tổng thể thì việc tiếp cận Mù Cang Chải theo tuyến này tương đối dễ dàng.

- Có thể đến Mù Cang Chải theo tuyến khác cũng qua Quốc lộ 32 như Hà Nội –

Lào Cai (thường đi tàu từ Hà Nội lên Lào Cai), qua Sapa – Đèo Ô Quý Hồ - Bình Lư –

Than Uyên – Mù Cang Chải. Đoạn từ Lào Cai đi Mù Cang Chải khoảng 159km.

- Các đường khác cũng có thể đến được Mù Cang Chải như đi từ Hà Nội qua Hòa

Bình đi Sơn La qua Mường La rồi đến Ngã Ba Kim của Mù Cang Chải. Cũng có một số

du khách tiếp cận theo tuyến Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Than Uyên –

Mù Cang Chải.

- Về hệ thống cơ sở hạ tầng nội huyện, tại khu vực trung tâm thị trấn hệ thống

đường xá rất đẹp. Ngoài ra, các đường thứ cấp từ trung tâm huyện lỵ đến tất cả các trung

tâm xã của huyện đều đã được bê tông hóa, thuận tiện cho việc tiếp cận.

- Về cơ sở y tế, hiện có một bệnh viên đa khoa huyện tại trung tâm thị trấn Mù

Cang Chải, phía bên kia suối Nậm Kim và trên đường xuống bản Kim Nọi. Tại tất cả các

xã đều đã có trạm y tế cơ sở xã, tuy nhiên điều kiện vật chất kỹ thuật còn kém và đội ngũ

y bác sỹ còn thiếu trầm trọng.

- Toàn huyện hiện có 02 chợ bán kiên cố là chợ Trung Tâm và chợ Ngã Ba Kim

(Púng Luông), 01 chợ tạm là chợ Khau Mang.

14

- Hệ thống viễn thông ở Mù Cang Chải cũng tương đối tốt, tại trung tâm huyện lỵ

có một bưu cục II và tại khu vực Ngã Ba Kim (Púng Luông) có một bưu cục III hoạt

động đầy đủ các nghiệp vụ cơ bản. Ngoài ra, mạng internet đã được kết nối. Tuy nhiên hệ

thống truyền hình cáp thì vẫn chưa tới được khu vực này.

- Về vấn đề điện năng, hiện nay huyện có hai trạm thuỷ điện nhỏ là Nậm Mơ ở xã

Hồ Dề công suất xây dựng 20KW, công suất thực phát là 12KW và thuỷ điện Nậm Kim

(xã Kim Nọi) công suất xây dựng 140KW. Hiện đường điện đã đến được tất cả các xã

trong huyện.

2.1.2.2. Cơ sở lưu trú

- Số lượng các cơ sở lưu trú khu vực Mù Cang Chải còn rất ít và chủ yếu tập trung tại thị

trấn huyện lỵ, chất lượng phục vụ còn thấp. Ngoài các cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, nhà

khách tại khu vực trung tâm thị trấn và tại Ngã Ba Kim, tại Bản Kim Nọi thuộc xã Kim

Nọi cũng cung cấp các cơ sở lưu trú homestay tại nhà dân.

Bảng 2.3: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ du lịch của các huyện trong tỉnh Yên

Bái

TT Địa phương Đơn vị

tính

Số

lượng

Chia ra

Nhà hàng

ăn uống

Cơ sở

lưu trú

Cty

Du lịch Khu du lịch

1 Thành phố Yên Bái Cơ sở 66 25 37 04

2 Huyện Yên Bình Cơ sở 16 5 09 02 01

3 Huyện Trấn Yên Cơ sở 01 0 01 -

4 Huyện Văn Yên Cơ sở 05 01 04 -

5 Huyện Lục Yên Cơ sở 13 03 09 - -

6 Thị xã Nghĩa Lộ Cơ sở 08 03 04 01 -

7 Huyện Văn Chấn Cơ sở 06 03 02 - 01

8 Huyện Trạm Tấu Cơ sở 01 - 01 - -

9 Huyện Mù Cang Chải Cơ sở 03 - 03 - -

Tổng cộng 119 40 70 07 02

Nguồn số liệu: Sở VHTTDL Yên Bái – 2009

2.1.2.3. Dịch vụ ăn uống

Dịch vụ ăn uống ở Mù Cang Chải còn nghèo nàn, phong cách phục vụ còn thiếu

chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ còn hạn chế.

2.1.2.4. Dịch vụ giải trí

- Dịch vụ giải trí trên địa bàn huyên hiện nay mới chỉ có vài quán café và

Karaoke, chưa có dự án đầu tư nào vào các lĩnh vực này.

- Việc thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí tại đây khiến cho du khách cảm thấy tẻ

nhạt vào buổi tối.

2.1.2.5. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động phát triển du lịch ở Mù Cang Chải hiện

thiếu toàn diện.

15

- Việc thiếu nhân sự cho ngành du lịch huyện một mặt cho thấy hoạt động du lịch

tại đây trong những năm qua chưa được quan tâm phát triển, mặt khác đó là một thách

thức lớn cho sự nghiệp phát triển du lịch ở Mù Cang Chải trong tương lai.

2.1.2.6. Lượng khách du lịch

- Lượng khách du lịch đến Mù Cang Chải còn rất khiêm tốn và mới chỉ tăng lên

trong hai năm gần đây. Năm 2009, tổng số khách du lịch đến Mù Cang Chải là 1.115 lượt

khách. Năm 2010, lượng khách đến Mù Cang Chải tăng lên gần gấp đôi đến 2.050 lượt.

Dự kiến năm 2011 số lượng khách sẽ đạt khoảng 3.200 lượt, trong đó 30% là khách quốc

tế.

2.1.2.7. Các sản phẩm du lịch hiện có

- Các hoạt động du lịch ở Mù Cang Chải trong mấy năm qua diễn ra một cách tự

phát, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở lưu trú và các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí.

2.1.2.8. Thu nhập từ Du lịch

Theo số liệu thống kê của Cục Thông kê tỉnh Yên Bái, doanh thu từ hoạt động du

lịch của huyện Mù Cang Chải chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú. Năm

2008 doanh thu này đạt 347 triệu đồng, năm 2009 con số này là 396 triệu đồng và năm

2010, doanh thu từ dịch vụ lưu trú của huyện Mù Cang Chải ước đạt 650.000.000đ. Ước

tính năm 2011 doanh thu là 1.000.000.000đ. Đây mới chỉ là doanh thu của riêng lĩnh vực

lưu trú, các nguồn thu khác từ các dịch vụ khác như dịch vụ ăn uống, mua sắm đặc sản

địa phương và đồ lưu niệm...vẫn chưa được thống kế cụ thể.

2.2. Khu vực phụ cận (Tú Lệ - Văn Chấn)

2.2.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư

- Tú Lệ là một xã nằm ở phía Tây huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Tú Lệ giáp với

xã Cao Phạ của huyện Mù Cang Chải ở phía Tây, xã Nậm Búng – huyện Văn Chấn ở

phía Đông, xã Nậm Có ở phía Bắc và xã Ngọc Chiến – huyện Mường La, tỉnh Sơn La ở

phía Nam với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.886,77ha, trong đó diện tích đất canh tác

nông nghiệp là 729 ha (trong đó diện tích trồng lúa là 213,14ha) chủ yếu phân bố ở thung

lũng Tú Lệ được bao bọc bởi ba ngọn núi cao là Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song.

- Theo kết quả điều tra về tình hình nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm

2011, tổng dân số của xã Tú Lệ tính đến hết năm 2010 là 5.422 người với ba dân tộc sinh

sống trên địa bàn xã là dân tộc Thái, dân tộc kinh và dân tộc Mông, trong đó người Thái

chiếm 95% tổng dân số, người Kinh chiếm 3,6% còn người Mông chiếm 1.5%.

2.2.2. Hệ thống giao thống và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật

- Từ Hà Nội lên Tú Lệ khoảng 240km theo Quốc lộ 32. Nói chung, đường từ Hà

Nội bắt đầu sang địa phận của Phú Thọ trở đi qua nhiều đèo núi, nhưng cũng tương đối

tốt. Nếu đi ô tô mất khoảng 5 tiếng đồng hồ. Tuyến Quốc lộ 32 giờ trở thành tuyến giao

thông chính nối Hà Nội – Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu. Lượng xe khách lưu thông trên

tuyến này cũng khá nhiều.

16

- Đoạn Quốc lộ 32 chạy qua xã là trục đường chính của Tú Lệ với kết cấu mặt

đường bê tông nhựa mịn và sạch sẽ. Đường liên xã cũng được làm bằng bê tông chạy từ

gần trung tâm xã vào xã Nậm Có của huyện Mù Mang Chải. Còn lại, hệ thống đường thứ

cấp vào các bản vẫn là đường đất và đường liên thôn/bản cũng là những con đường mòn

chưa được bê tông hóa hay rải đá cấp phối. Tuy nhiên, chính những con đường này cùng

với hệ thống đường mòn xuyên qua những cánh đồng và men theo các bờ suối lại tạo nên

“con đường du lịch” rất hấp dẫn.

- Về hệ thống điện, theo ông Sầm Văn Mới tất cả các bản hiện nay đều đã có điện

trừ bản Khau Thán - một bản duy nhất của người Mông trên núi cao là chưa có điện. Kế

hoạch của xã là đến cuối năm 2011, sẽ đưa điện về bản này.

- Về hệ thống nước, hiện có 6/11 bản đã có hệ thống nước do chính quyền địa

phương xây dựng vào tận các hộ.

- Hệ thống viễn thông cũng đã đến được nơi đây, kể cả mạng Internet. Duy mạng

truyền hình cáp là chưa có nên dẫn tới việc truyền hình không bắt được nhiều kênh hấp

dẫn, nhất là các kênh thể thao – giải trí.

- Tại trung tâm xã, có một chợ nằm phía bên phải Quốc lộ 32 hướng từ Nghĩa Lộ

lên. Chợ còn đơn sơ và chưa nhiều mặt hàng.

- Về cơ sở lưu trú, hiện cả xã có 05 nhà nghỉ với mức giá dao động từ

120.000/phòng/đêm đến 250.000/phòng/đêm.

- Về hệ thống nhà hàng, các nhà nghỉ ở đây đều có nhà hàng phục vụ ăn uống cho

du khách luôn. Ngoài ra, có Nhà hàng Cơm Nhà Sàn và một số nhà hàng nhỏ khác phục

vụ cơm bình dân.

- Các dịch vụ vui chơi giải trí còn hạn chế

2.2.3. Hệ thống ruộng bậc thang

- Ruộng bậc thang ở Tú Lệ chủ yếu tập trung ở Thung lũng Tú Lệ và các sườn núi

bao bọc thung lũng này. Nếu như ở Mù Cang Chải, ruộng bậc thang thường có độ cao

cách nhau khoảng 40cm đến 120cm, thậm chí theo quan sát của tác giả có nơi cao đến

150cm thì ở Tú Lệ chiều cao ruộng bậc thang này khá thấp ở khoảng 30 – 60cm. Ở một

số khu vực sườn núi cao, khoảng cách này ước chừng 50cm – 100cm. Tổng diện tích

ruộng bậc thang của cả xã là 213 ha chủ yếu phân bố ở thung lũng Tú Lệ và trên các triền

núi bao bọc cánh đồng Tú Lệ.

- Cảnh sắc của Tú Lệ mỗi mùa một nét gợi cảm riêng biệt, thú vị và không bao giờ

gây nhàm chán.

2.2..4. Thực trạng khai thác du lịch

-Hoạt động du lịch đã diễn ra ở đây từ nhiều năm nay. Tú Lệ đã trở nên quen

thuộc và nổi tiếng đối chủ yếu khách du lịch “bụi”, đặc biệt là các khách du lịch chụp ảnh

nghiệp dư và các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp vì nơi đây sơn thủy hữu tình, nhất là vào

mùa cấy hoặc mùa lúa chín.

- Điểm mạnh của Tú Lệ là do có hệ thống suối nước chảy quanh năm nên mỗi

năm Tú Lệ canh tác được hai vụ lúa. Điều này có lợi thế hơn các nơi khác ngay cả so với

17

khu vực Mù Cang Chải một năm thường chỉ làm một vụ chính, khiến cho Tú Lệ trở nên

hấp dẫn hơn và đảm bảo mùa du lịch lâu hơn nếu phát triển du lịch một cách có kế

hoạch.

- Về nhân lực du lịch, tại tất cả các cơ sở lưu trú của xã chưa có ai được đào tạo

qua về nghiệp vụ du lịch – khách sạn. Tổng nhân lực phục vụ tại các cơ sở này hiện là 42

người.

Nhìn chung, các hoạt động kinh doanh du lịch ở đây vẫn mang tính tự phát và chủ

yếu mới chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú.

Tiểu kết chương 2

Khu vực Mù Cang Chải và Tú Lệ tuy cách xa trung tâm Hà Nội nhưng lại nằm

trên tuyến quan trọng đi Tây Bắc. Đặc biệt với hệ thống ruộng bậc thang đẹp nhất Tây

Bắc như đã được công nhận là Danh thắng quốc gia, đây là khu vực rất có tiềm năng cho

phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch tại các khu vực này còn tự phát và

nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch cụ thể, nguồn nhân lực thiếu toàn diện. Ngoài ra, hệ thống cơ

sở vật chất còn nghèo nàn, trình độ dân trí còn thấp. Chính vì thế việc phát triển du lịch

trong thời gian qua còn chưa tương xứng với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn nơi

đây.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC RUỘNG BẬC THANG KHU VỰC

MÙ CANG CHẢI VÀ VÙNG PHỤ CẬN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH

3.1. Chủ trương và quan điểm phát triển du lịch

- Ở tầm vĩ mô loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn cũng đã được

đưa vào dự thảo chiến lược phát triển.

- Ở cấp địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái và UBND

huyện Mù Cang Chải đều có một quan điểm chung là trong những năm tới sẽ đẩy mạnh

hoạt động du lịch tại khu vực này trên cơ sở khai thác hiệu quả và bền vững những giá trị

văn hóa và cảnh quan nông nghiệp và các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nơi đây.

Tuy nhiên để có thể phát triển du lịch mang lại hiệu quả và bền vững cần phải chú

trọng những vấn đề sau:

Trước hết phải bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia, đem lại lợi ích

cho người dân địa phương và phát huy nội lực ở từng địa phương;

Thứ hai phải góp phần vào việc bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi

trường;

Thứ ba, luôn đổi mới và tạo sự khác biệt đồng thời tăng cường mối liên kết theo

chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú thêm sản phẩm; giữ gìn bản sắc, xây dựng

hình ảnh đẹp trong lòng du khách.

18

3.2 Một số giải pháp thực hiện

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch

Để phát triển du lịch một cách bài bản cần phải có quy hoạch du lịch cụ thể cho

từng vùng

- Qua việc nghiên cứu các bài học kinh nghiệm ở Banaue và Nguyên Dương trong

Chương 1 cũng như qua khảo sát thực tiễn tại khu vực nghiên cứu cho thấy việc lập quy

hoạch còn phải chú trọng đến sự kết hợp hài hòa giữa quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch

trồng rừng, quy hoạch xây dựng nhà ở, quy hoạch giao thông với quy hoạch hệ thống hạ

tầng kỹ thuật như điện, nước...để sao cho không chỉ bảo tồn tốt hệ thống ruộng bậc thang

và các giá trị văn hóa bản địa, hệ sinh thái tự nhiên mà còn tạo cơ sở cho việc phát triển

du lịch nông nghiệp, nông thôn hiệu quả và bền vững.

3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch

Cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cụ thể nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức

về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học ngoại ngữ; vốn hiểu biết về lịch sử, văn hoá, tự nhiên,

xã hội, kỹ năng giao tiếp ứng xử… cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ,

hướng dẫn viên và lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch.

3.2.3. Phát triển hệ thống giao thông và hệ thống cơ sở hạ tầng khác

3.2.3.1. Phát triển hệ thống giao thông tại khu vực Mù Cang Chải

- Cần nâng cấp trục đường chính qua huyện Mù Cang Chải.

- Các đường vào xã và thôn bản cũng cần phải được cải thiện để tạo điều kiện đi

lại thuận tiện cho người dân cũng như du khách.

- Ngoài ra, cần bố trí và xây dựng những con đường mòn đủ rộng tại những cánh

đồng ruộng bậc thang với các bậc lên xuống chắc chắn để du khách có thể đi bộ ngắm

cảnh xuyên qua những thửa ruộng này.

3.2.3.2. Phát triển hệ thống giao thông tại khu vực Tú Lệ

Trục đường chính của xã là đoạn quốc lộ 32 đã được nâng cấp năm 2009 có kết

cấu mặt đường bê tông nhựa rất đẹp. Tuy nhiên các đường vào thôn bản gần như vẫn là

đường đất. Cần nâng cấp các trục đường chính trong bản để đảm bảo vệ sinh và đi lại

thuận tiện hơn. Ngoài ra, có thể kè lại các con đường ven suối Tú Lệ và các con đường

chính xuyên qua cánh đồng Tú Lệ để du khách có thể đi bộ tham quan một cách thuận

tiện.

3.2.3.3 Thông tin liên lạc và truyền hình

Cả hai khu vực Mù Cang Chải và Tú Lệ đều được các mạng viễn thông như

Vinaphone, Mobilephone và Viettel phủ sóng. Cần đưa truyền hình cáp tới các khu vực

này để đa dạng hóa các kênh truyền hình. Hệ thống Internet cũng cần phải được nâng cấp

vì tốc độ truy cập hiện nay rất chậm.

3.2.3.4. Hệ thống cung cấp điện, cấp và thoát nước

Hiện nay, các khu vực này chưa có hệ thống cung cấp nước sạch. Toàn bộ khu

vực vẫn sử dụng nước tự nhiên dẫn từ các dòng suối trên núi xuống. Tại khu vực trung

19

tậm Huyện Mù Cang Chải, nước có được xử lý qua tại một số trạm xử lý nước, nhưng

quy mô còn đơn sơ và nhỏ, mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân tại thời điểm

hiện nay. Trong thời gian tới, cần xây dựng hệ thống nước sạch để có thể đảm bảo phục

vụ nhu cầu của du khách.

3.2.3.5. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe

Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe ở Mù Cang Chải còn quá thiếu. Ngay cả hệ

thống ý tế để phục vụ người dân địa phương cũng đang là cả một vấn đề. Đây thực sự là

một khó khăn và thách thức đối với việc phát triển du lịch.

3.2.4. Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú

- Cần xây dựng thêm các cơ sở lưu trú tại các khu vực Mù Cang Chải và Ngã Ba

Kim cũng như ở Tú Lệ.

- Nên nghiên cứu để khai thác mô hình lưu trú homestay tại cả khu vực Mù Cang

Chải và Tú Lệ.

3.2.5. Phát triển các cơ sở vật chất và dịch vụ khác

Hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ khác cũng không kém phần quan trong. Cần

phát triển các cơ sở vật chất sau để đáp ứng nhu cầu của du khách trong tương lai như bãi

cắm trại, các dịch vụ liên quan đến nhiếp ảnh, lập bảo tàng tại nhà dân, xây dựng các

điểm ngắm cảnh, các tuyến đường mòn đi bộ…

3.2.6. Nghiên cứu phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ

- Đối với công tác phát triển sản phẩm du lịch, cần phải có sự quản lý và định

hướng chỉ đạo đúng đắn kịp thời của chính quyền địa phương. Trong đó, cần xác định: đa

dạng hóa các sản phẩm du lịch nhưng không được hạ thấp giá trị các sản phẩm văn hóa

truyền thống độc đáo của địa phương;

- Để có thể khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên này, cần phải xem

xét xem tài nguyên này phù hợp với những loại hình du lịch nào và cần xây dựng các sản

phẩm cụ thể để có thể khai thác một cách hiệu quả. Tác giả xin đưa ra một số đề xuất

sau:

- Phát triển du lịch chuyên đề chụp ảnh.

- Tập trung phát triển du lịch sinh thái nông thôn miền núi.

- Phát triển các loại hình du lịch văn hoá - lịch sử.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch mua sắm hàng hoá...

- Tạo ra những sản phẩm du lịch chuyên đề.

- Tạo ra các sản phẩm độc đáo đặc trưng

3.2.7. Về thị trường khách

Trước hết cần xác định thị trường khách du lịch trong đó có hai đối tượng khách là

khách quốc tế và khách nội địa. Có thể thấy rằng tại thời điểm hiện tại khách nội địa

chiếm tỷ lệ lớn (khoảng hơn 70%) trong tổng lượng khách đến khu vực này. Tuy nhiên,

trong tương lai một khi cơ sở hạ tầng được nâng cấp và nếu như khu Danh thắng ruộng

bậc thang Mù Cang Chải được UNESCO công nhận là Di sản thế giới khi đó lượng

20

khách quốc tế chắc chắn sẽ tăng lên. Chính vì thế đối tượng khách quốc tế là mục tiêu thu

hút trong dài hạn.

3.2.8. Tăng cường liên kết với các tỉnh lân cận và với các hãng lữ hành

- Cần tăng cường liên kết với các vùng phụ cận và các huyện trong tỉnh.

- Ngoài sự liên kết nói trên, việc liên kết với các hãng lữ hành trong và ngoài nước

để quảng bá thêm hình ảnh của điểm đến.

3.2.9. Thu hút tối đa nguồn lực để đầu tư phát triển

Để có thể thu hút đầu tư vào các khu vực này cần phải có quy hoạch cụ thể, trong

đó nêu rõ các lĩnh vực và các dự án cần kêu gọi đầu tư, trong đó cần chú trọng đầu tư vào

các lĩnh vực sau:

- Đầu tư vào cơ sở lưu trú

- Đầu tư vào các cơ sở dịch vụ như ăn uống, giải trí

- Các dịch vụ đưa đón tham quan

- Các dự án về nông lâm nghiệp, trong đó cần kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy

chế biển quả Sơn Tra để tạo ra sản phẩm đặc trưng cho khu vực này, các dự án đầu tư

vào trồng chè…

- Các dự án về cơ sở hạ tầng, điện, nước, giáo dục…

3.2.10. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các qui định về bảo vệ tài nguyên và môi

trường

Tài nguyên du lịch và môi trường du lịch là các yếu tố quan trọng trong phát triển

du lịch. Việc bảo vệ môi trường là những hoạt động góp phần giữ cho môi trường trong

lành, sạch đẹp, cải thiện sự xuống cấp của môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái tự

nhiên, ngăn chặn và khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra

cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

3.3. Một số khuyến nghị

3.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông

Thứ nhất, Chính phủ cần nghiên cứu ban hành các chính sách về phát triển du lịch

gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số phục vụ cho phát triển bền vững.

Thứ hai, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành tích cực liên kết chặt chẽ và tạo điều

kiện hỗ trợ cho sự phát triển du lịch.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo, quản lý sát sao công tác quy hoạch

phát triển du lịch một cách bền vững tại các địa phương để sớm có ý kiến với Chính phủ

để có giải pháp phù hợp.

Đối với Bộ Giao thông vận tải, cần nghiên cứu các hình thức đầu tư để nâng cấp

tuyến quốc lộ 32 trên địa phận tỉnh Yên Bái.

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cần có quy hoạch sử dụng đất

và quy hoạch trồng rừng cụ thể.

3.3.2. Khuyến nghị với tỉnh Yên Bái và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Yên Bái

21

- UBND tỉnh Yên Bái cần chỉ đạo các ban, ngành thực hiện các giải pháp phát triển

kinh tế gắn liền với phát triển du lịch theo hướng bền vững. Tạo cơ chế thông thoáng và

thuận lợi cho người dân tham gia vào lĩnh vực du lịch; ban hành và thực hiện các chính

sách ưu tiên ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm khuyến khích họ tham gia

vào các hoạt động du lịch.

- Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống đa dạng độc đáo

của các đồng bào dân tộc thiểu số tại Mù Cang Chải và khu vực Tú Lệ, sớm nghiên cứu

mô hình Hợp tác xã du lịch để triển khai thí điểm tại Mù Cang Chải, sau đó nếu có kết

quả tốt có thể nhân rộng sang các huyện khác trên địa bàn tỉnh.

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cần quan tâm chỉ đạo chặt chẽ hơn

nữa hoạt động phát triển du lịch tại Mù Cang Chải và khu vực phụ cận như hoạt động

quản lý và khai thác tài nguyên, chú trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch, đào tạo

bồi dưỡng nguồn nhân lực, hướng dẫn địa phương cấp xã, thôn bản về cách thức tổ chức

các hoạt động du lịch. Đặc biệt, cần nghiên cứu về cơ chế chia sẻ lợi ích cho cộng đồng

các dân tộc thiểu số.

3.3.3. Khuyến nghị với chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương

- Chính quyền địa phương cần nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của du

lịch đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình quản lý; khuyến khích cộng

đồng dân cư tham gia phát triển du lịch, bảo tồn và giữ gìn nền văn hóa truyền thống, bảo

vệ môi trường và tài nguyên.

- UBND huyện Mù Cang Chải cần bổ sung đội ngũ cán bộ được đào tạo về du lịch

để chuyên trách quản lý hoạt động du lịch tại khu vực, điều tra sở thích và nhu cầu, mong

muốn của từng thị trường khách để báo cáo tổng hợp lên Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch tỉnh Yên Bái.

- Đối với cộng đồng địa phương, cần phải học hỏi dần dần để nâng cao ý thức,

hiểu biết và nghiệp vụ quản lý, kinh doanh để có thể thực hiện các hoạt động du lịch một

cách bài bản và chuyên nghiệp.

3.3.4. Khuyến nghị với các công ty du lịch

- Có ý thức nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch nông thôn gắn với việc

khai thác giá trị của ruộng bậc thang và các nét văn hóa tiêu biểu khác của cộng đồng dân

tộc thiểu số tại Mù Cang Chải theo hướng phát triển bền vững, tăng cường hợp tác với

chính quyền địa phương trong việc phát triển sản phẩm du lịch và tìm kiếm thị trường,

đem lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội cho cả hai bên.

- Chú trọng cơ chế chia sẻ lợi ích hợp lý, công bằng cho cộng đồng dân tộc thiểu

số cũng như các bên tham gia.

- Tuyên truyền cho khách du lịch ý thức bảo tồn và tôn trọng tài nguyên du lịch tự

nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tại địa phương.

3.3.5. Khuyến nghị đối với du khách

Đi du lịch là để đi chơi và trải nghiệm, chính vì thế mà du khách cẩn phải ý thức

được việc tôn trọng các phong tục tập quán tại điểm đến, ý thức bảo vệ môi trường sinh

22

thái tự nhiên và tránh các hành vi ứng xử không phù hợp, nhất là đối với các đồng bào

dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi.

Tiểu kết chương 3

Với mục tiêu là phát triển du lịch dựa vào việc khai thác các giá trị cảnh quan

nông nghiệp ruộng bậc thang và các nghi thức gắn liền với hình thức canh tác này tại khu

vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận, mong muốn của tác giả là đề xuất một số các giải

pháp có thể góp phần vào quá trình phát triển du lịch tại khu vực này. Dựa trên cơ sở lý

luận ở phần chương 1 và thực trạng phát triển du lịch ở được phân tích ở Chương 2, trong

chương này tác giả đã tập trung vào các giải pháp thực hiện và khuyến nghị đối với các

bên liên quan. Để có thể phát triển du lịch hiệu quả cần phải thực hiện những giải pháp

đồng bộ với sự phối hợp nhịp nhàng của các bên liên quan.

KẾT LUẬN

Khu vực Mù Cang Chải và Tú Lệ là những khu vực nông thôn vùng cao, trong đó

huyện Mù Cang Chải là huyện nghèo gần nhất cả nước, kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy

nhiên, đây là khu vực giàu tài nguyên tự nhiên và nhân văn trong đó nổi bật lên là hệ

thống ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải đã được công nhận là Danh thắng cấp

quốc gia. Ruộng bậc thang khu vực này là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá cho phát

triển du lịch nông thôn.

Tuy nhiên, hiện nay du lịch ở khu vực này còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát do

chưa có quy hoạch và kế hoạch phát triển cụ thể, nguồn nhân lực còn thiếu thốn, cơ sở

vật chất kỹ thuận nghèo nàn…

Để có thể phát triển du lịch nông thôn nơi đây một cách hiệu quả và bền vững, cần

phải thực hiện tốt các giải pháp như công tác quy hoạch, các giải pháp về đào tạo nguồn

nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thị trường…với sự tham gia, ủng hộ của

Chính Phủ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn, các chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương và các

doanh nghiệp lữ hành.

References.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008) – Kinh tế du lịch – NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Nguyễn Hồng Giáp (2002) - Kinh tế du lịch - NXB Trẻ, Hà Nội

3. Nguyễn Trường Giang (2005) – Quá trình khai khẩn ruộng bậc thang ở Sa Pa

(Luận án tiến sĩ), Hà Nội

4. Nguyễn Đình Hòe (2001) - Du lịch bền vững - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội.

23

5. Bùi Thị Lan Hương (2007) - Khảo sát tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển

loại hình du lịch nông thôn bền vững cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc

Dự án nghiên cứu, Trường Quản lý cán bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Nguyễn Kim Lê (2007) - Hồ sơ di tích Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Yên Bái

7. Hoàng Lương (2005) – Văn hóa các dân tộc Tây bắc – NXB Đại học Văn Hóa Hà

Nội, Hà Nội

8. Đổng Ngọc Minh và cộng sự (2001), Kinh tế du lịch và Du lịch học – NXB Trẻ,

Hà Nội.

9. Bùi Xuân Nhàn (2009) – Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay, Tạp chí

cộng sản số 9 tháng 9 năm 2009

10. Trần Đức Thanh (2003) – Nhập môn khoa học du lịch – NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

11. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (1999) - Địa lý du lịch – NXB Thành phố HCM,

Tp. Hồ Chí Minh.

12. Cầm Trọng và cộng sự (1998) – Văn hóa và Lịch sử người Thái ở Việt Nam -

NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

13. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2009) – Tài nguyên du lịch – NXB Giáo

dục, Hà Nội.

14. Viện Dân tộc học Việt Nam – Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005) – Người

HMông ở Việt Nam – NXB Thông Tấn, Hà Nội.

15. Viện Dân tộc học Việt Nam – Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005) – Người

Thái ở Việt Nam – NXB Thông Tấn, Hà Nội.

16. Thông tấn xã Việt Nam (1998) - Việt Nam – Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc –

Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội.

17. Luật du lịch 2005;

18. Luật Di sản 2001;

19. Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái - Tổng quan di tích danh lam thắng

cảnh cấp quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải (2010), Yên Bái.

20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Báo cáo Tổng kết công tác văn hoá, thể thao

và du lịch năm 2010 phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Yên Bái.

21. UBND tỉnh Yên Bái – Quyết định về việc phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể

phát triển sự nghiệp Văn hoá, Thể dục thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn

2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, số 341/QĐ – UBND ngày 16 tháng 03 năm

2010, Yên Bái.

Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài:

22. Beeton S., (1999) - Rural tourism policy, Flagstaff, Arizona

23. Butler R., Hall M., Jenkins J., (1998) - Tourism and recreation in rural areas,

Wiley,

24. Chichester Hall D., Kirkpatrick I., Mitchell M. . (2005), Rural Tourism and

Sustainable Business, Channel View Publications, UK;

24

25. Kotas E.Sillignakis – Rural tourism: An opportunity for substainable

development of rural area” (www.sillignakis.com)

26. O’Halloran., (2000) - Rural tourism in Australia – School of tourism and

hospitality, La Trode University,

27. Margaret M. Calderon (2008): Towards the Development of a Sustainable

Financing Mechanism for the Conservation of the Ifugao Rice Terraces

(http://idl-bnc.idrc.ca/dspace/handle/)

28. Page J., Getz D., (1997) - The Business of Rural Tourism – Thomson Business

Express, London,

29. Richard Buck (2008): Rural Tourism and Agri-Tourism A practical approach to

niche tourism, Aronto Publishing, Canada

30. Tribe J., et al (2000) - Environmental management for rural tourism and

recreation, Cassel, London.

31. Unesco Bangkok 2008: The effects of tourism on Culture and the Environment in

Asia and the Pacific: Sustainable Tourism and the Preservation of the World

Heritage Site of the Ifugao Rice Terraces,

Philipines.(http://unesdoc.unesco.org/images/0018/001826/182647)

32. Yu Gao at el (2007): The Role of Tourism in Sustainable Development – A case

study in Yunnan, China - Paper presented at the 13th

Annual International

Substainable Development Research Conference, Vasteras, Sweden 9th

– 12th

June, 2007 (http://eprints.hud.ac.uk/)

33. Winter M., (1997) - Conflict and practise in rural tourism, Butterworth-

Heinemann, Lodon

Websites:

http://www.vietnamtourism.org.vn

http://www.yenbai.gov.vn

http://www.baoyenbai.com.vn

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ruộng_bậc_thang