khoa häc 2015: à xã hội lao ®éng vµ x· héi ội nhập quốc tế filetòa soạn : số...

85
Tòa soạn : Số 2 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Telephone : 84-4-38 240601 Fax : 84-4-38 269733 Email : [email protected] Website : www.ilssa.org.vn NỘI DUNG Nghiên c ứu và trao đổi Trang 1. Viện Khoa học Lao động và Xã hội – Một số kết quả nghiên cứu năm 2014 5 2. Chất lượng lao động trình độ cao ở Việt Nam: Những hạn chế cơ bản – PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc, Ths. Đặng Đỗ Quyên 8 3. Năng suất lao động Việt Nam – Hướng tới cộng đồng kinh tế Asean – Ths .Nguyễn Huyền Lê, CN. Phạm Huy Tú và nhóm nghiên cứu 16 4. Chất lượng việc làm của người lao động trong khu vực phi chính thức ở Hà Nội – Ths. Chử Thị Lân 23 5. Một số nội dung chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất – Ths. Nguyễn Bích Ngọc, Ths. Phạm Thị Bảo Hà 36 6. Thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại Việt Nam – NCS Quách Thị Quế 43 7. Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế - CN.Tôn Thúy Hằng 54 8. Hệ thống dạy nghề ở Việt Nam và phát triển nghề nghiệp của người lao động – Ths. Trịnh Thu Nga, CN. Nguyễn Ngọc Bình 60 9. Lược dịch: Giáo dục dạy nghề bậc cao ở Trung Quốc – Lịch sử và triển vọng phát triển vọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Ths. Vũ Thị Hải Hà 69 10. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ lao động di cư quốc tế trở về và bài học rút ra cho Việt Nam – Ths. Lê ThKim Hân 76 Giới thiệu sách mới 84 Khoa häc Lao ®éng vµ x· héi Ấn phẩm ra một quý một kỳ Quý I 2015: Lao động và xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế KỶ NIỆM 37 NĂM THÀNH LẬP VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ Xà HỘI Tổng Biên tập: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG Phó Tổng Biên tập: PGS.TS. NGUYỄN BÁ NGỌC Trưởng ban Biên tập: Ths. PHẠM NGỌC TOÀN Uỷ viên ban Biên tập: TS. BÙI SỸ TUẤN Ths. TRỊNH THU NGA Chế bản điện tử tại Vi ện Khoa học Lao động v à Xã hội

Upload: others

Post on 11-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tòa soạn : Số 2 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà NộiTelephone : 84-4-38 240601 Fax : 84-4-38 269733Email : [email protected] Website : www.ilssa.org.vn

NỘI DUNGNghiên cứu và trao đổi Trang1. Viện Khoa học Lao động và Xã hội – Một số kết quảnghiên cứu năm 2014 5

2. Chất lượng lao động trình độ cao ở Việt Nam: Những hạnchế cơ bản –

PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc, Ths. Đặng Đỗ Quyên 8

3. Năng suất lao động Việt Nam – Hướng tới cộng đồng kinhtế Asean – Ths .Nguyễn Huyền Lê, CN. Phạm Huy Tú vànhóm nghiên cứu 16

4. Chất lượng việc làm của người lao động trong khu vực phichính thức ở Hà Nội – Ths. Chử Thị Lân 23

5. Một số nội dung chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèophát triển sản xuất –

Ths. Nguyễn Bích Ngọc, Ths. Phạm Thị Bảo Hà 36

6. Thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại Việt Nam –NCS Quách Thị Quế 43

7. Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trẻ của ViệnKhoa học Lao động và Xã hội trong bối cảnh hội nhập quốctế - CN.Tôn Thúy Hằng 54

8. Hệ thống dạy nghề ở Việt Nam và phát triển nghề nghiệpcủa người lao động –

Ths. Trịnh Thu Nga, CN. Nguyễn Ngọc Bình 60

9. Lược dịch: Giáo dục dạy nghề bậc cao ở Trung Quốc –Lịch sử và triển vọng phát triển vọng trong bối cảnh hội nhậpquốc tế - Ths. Vũ Thị Hải Hà 69

10. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ lao động di cưquốc tế trở về và bài học rút ra cho Việt Nam –

Ths. Lê Thị Kim Hân 76

Giới thiệu sách mới 84

Khoa häcLao ®éng vµ x· héiẤn phẩm ra một quý một kỳ

Quý I – 2015: Lao động và xã hộitrong quá trình hội nhập quốc tế

KỶ NIỆM 37 NĂM THÀNH LẬPVIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI

Tổng Biên tập:PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN

HƯƠNG

Phó Tổng Biên tập:PGS.TS. NGUYỄN BÁ NGỌC

Trưởng ban Biên tập:Ths. PHẠM NGỌC TOÀN

Uỷ viên ban Biên tập:TS. BÙI SỸ TUẤN

Ths. TRỊNH THU NGA

Chế bản điện tử tạiViện Khoa học Lao động và Xã hội

Office : No. 2 Dinh Le Street, Hoan Kiem District, HanoiTelephone : 84-4-38 240601 Fax : 84-4-38 269733Email : [email protected] Website : www.ilssa.org.vn

CONTENTResearch and exchange Page1. Institute of Labour Science and Social Affairs: Severalresearch results in 2014. 5

2.Quality of high level labour in Vietnam: some basiclimitations

Assoc.Prof.Dr. Nguyen Ba Ngoc - MA. Dang Do Quyen 8

3.Vietnam labour productivity towards Asean EconomicCommunity- MA. Nguyen Huyen Le, BA. Pham Huy Tu andresearch team 16

4. The employment quality of employees in informal sector inHanoi - MA. Chu Thi Lan 23

5. Some issues on the policy of preferential credit for thepoor households to develop production.

MA. Nguyen Bich Ngoc – MA. Pham Thi Bao Ha 36

6. Implementation of children’s rights to participation inVietnam - BA. Quach Thi Que

437. Some solutions for enhancing capacity of young staff ofInstitute of Labour Science and Social Affairs in the contextof international integration - BA. Ton Thuy Hang 54

8.Vocational training system in Vietnam and careerdevelopment for employees –

MA. Trinh Thu Nga & BA. Nguyen Ngoc Binh

60

9. Translation: Vocational training at the high level inChina: History and prospects of development in the contextof international integration - MA . Vu Thi Hai Ha 6910. International experience on the policy to support for thereturn of oversea migration workers and lesson learnt forVietnam - MSc. Le Thi Kim Han 76

New books introduction 84

Editor in Chief:Assoc.Prof.Dr. NGUYEN THI

LAN HUONG

Deputy Editor in Chief:Assoc.Prof.Dr. NGUYEN BA NGOC

Head of editorial board:MA. PHAM NGOC TOAN

Members of editorial board:Dr. BUI SY TUAN

MA. TRINH THU NGA

Desktop publishing at Institute ofLabour Science and Social Affairs

INSTITUTE OFLABOUR SCIENCE ANDSOCIAL AFFAIRSQuarterly bulletin

Quarter 1 – 2015Labour and social affairs in the context

of international integration

37 YEARS OF ILSSA

Thư Tòa soạn

Kỷ niệm 37 năm ngày thành lập Viện Khoa học Lao động và Xã hội (14/4/1978-14/4/2015), Ấn phẩm Khoa học Lao động và Xã hội với chủ đề Lao động và xã hội trongquá trình hội nhập quốc tế tập hợp các bài viết, kết quả nghiên cứu của cán bộ, nghiêncứu viên trong Viện hy vọng sẽ đem đến cho Quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Các sốtiếp theo của Ấn phẩm trong năm 2015 sẽ tập trung vào các chủ đề sau đây:

Số 43: An sinh xã hội

Số 44: Việc làm bền vững và an toàn vệ sinh lao động

Số 45: Lồng ghép giới trong lĩnh vực Lao động xã hội

Mọi liên hệ xin gửi về địa chỉ: Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Số 2 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Telephone : 84-4-38240601

Fax : 84-4-38269733

Email : [email protected]

Website : www.ilssa.org.vn

Xin trân trọng cảm ơn!

BAN BIÊN TẬP

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

5

VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘIMỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TIÊU BIỂU NĂM 2014

iện Khoa học Lao động và

Xã hội được thành lập ngày

14/4/1978. Viện là mộttrong số các viện đầu ngành có chứcnăng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứngdụng về lĩnh vực lao động, người cócông và xã hội. Kể từ ngày thành lập đếnnay, Viện đã có nhiều đóng góp quantrọng trong việc cung cấp cơ sở lý luậnvà thực tiễn phục vụ công tác xây dựngcác Nghị quyết của Đảng, Chiến lược,Đề án, Chương trình, chính sách củaChính phủ trong lĩnh vực lao động,người có công và xã hội.

Lập thành tích chào mừng ViệnKhoa học Lao động và Xã hội 37 tuổi,tập thể cán bộ và nghiên cứu viên củaViện tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết,chủ động, sáng tạo trong công tác nghiêncứu khoa học và đã đạt được nhiều thànhquả đáng tự hào trong năm vừa qua. Mộtsố kết quả tiêu biểu, gồm:

Một là, xây dựng báo cáo tổng kết30 năm đổi mới (1986-2016) thuộc lĩnhvực lao động, người có công và xã hội.Báo cáo đã tổng kết toàn diện quá trình

phát triển nhận thức của Đảng về giảiquyết các vấn đề xã hội; đánh giá kết quả

thể chế hóa các quan điểm, chủ trươngcủa Đảng và tình hình thực hiện chínhsách xã hội; nhận diện các vấn đề xã hộibức xúc nảy sinh; đề xuất các nhóm giảipháp phát triển xã hội đến năm 2020 và

tầm nhìn đến 2030. Báo cáo đã được Ban

Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận -

thực tiễn qua 30 năm đổi mới và Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội đánh giákhá cao.

Hai là, Báo cáo chuyên đề “Cải cáchchính sách tiền lương và phát triển thịtrường lao động giai đoạn 2016-2020” và“Phát triển nguồn nhân lực” (phục vụbáo cáo phương hướng, nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020).

Ba là, Báo cáo Phát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩaqua 30 năm đổi mới.

Bốn là, Đầu mối phối hợp với các cơquan xây dựng báo cáo Quốc gia về An

sinh xã hội 6 tháng và năm 2014 (theotinh thần Nghị quyết số 70/NQ-CP củaChính phủ về Chương trình hành độngcủa Chính phủ thực hiện Nghị quyết số15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung

V

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

6

ương Đảng một số vấn đề về chính sáchxã hội giai đoạn 2012-2020).

Năm là, Phối hợp Cục Phòng, chốngTệ nạn xã hội xây dựng báo cáo đánh giátác động về mặt kinh tế- xã hội do nghiệnma túy gây ra (báo cáo Phó Thủ tướngVũ Đức Đam); Đề án Quy hoạch mạnglưới cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộcđến năm 2020 và định hướng 2030.

Sáu là, Chủ trì xây dựng bản tin củaBộ về “Bản tin Cập nhật thị trường laođộng" và đã xuất bản được bản tin quý I,II và III/2014; Bản tin có sự phối hợp củaTổng cục Thống kê và hỗ trợ kỹ thuậtcủa Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Bảy là, nhiều nghiên cứu do Việnchủ trì thực hiện đã được xuất bản, như:Báo cáo quốc gia về lao động trẻ em;Báo cáo thường niên về xu hướng laođộng và xã hội; Bản tin cập nhật thịtrường lao động; Ấn phẩm hàng quý vềkhoa học lao động xã hội; v.v... là nguồntài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cácđối tác xã hội nói chung và các nhà

hoạch định chính sách nói riêng trong

việc xây dựng, bổ sung sửa đổi và hoànthiện các luật, chính sách thuộc lĩnh vựclao động, người có công và xã hội.

Tám là, các đề tài cấp Nhà nước, cấpBộ về lĩnh vực lao động, người có côngvà xã hội do Viện chủ trì thực hiện đượcHội đồng nghiệm thu các cấp đánh giácao, đều đạt loại xuất sắc và khá. Năm

vừa qua, Viện chủ trì và hoàn thành 3 đềtài cấp Nhà nước, 6 đề tài cấp Bộ.

Chín là, Hoạt động nghiên cứu và tưvấn hỗ trợ địa phương và doanh nghiệptiếp tục được thúc đẩy như: hỗ trợ các

tỉnh/thành phố Hà Nội, Hưng Yên, NinhThuận, Quảng Ninh, v.v... xây dựng cácđề án qui hoạch ngành lao động-thươngbinh và xã hội; hỗ trợ các doanh nghiệpxây dựng các bộ tiêu chuẩn và điều kiệnlao động, quy chế trả lương theo giá trịcông việc, định mức-định biên lao động.

Mười là, các nghiên cứu hợp tác vớicác Viện nghiên cứu, các tổ chức và

trường Đại học trong và ngoài nước như:Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trungương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Viện Xã

hội học, Viện Kinh tế Việt Nam, Trung

tâm Phân tích và Dự báo (Viện Hàn Lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam). Hợp tác vớimột số tổ chức quốc tế: Tổ chức Laođộng Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngânhàng Phát triển Châu Á, UNDP,UNICEF, UN Women, GIZ, HSF,

OECD, Viện Lao động Hàn Quốc, Đạihọc Copenhaghen (Đan Mạch), Đại họcNihon (Nhật Bản), v.v... triển khai 20nghiên cứu đánh giá các tác động của cảicách kinh tế vĩ mô, hội nhập quốc tế đếnlĩnh vực lao động - xã hội; đánh giánhanh về tình hình việc làm và thấtnghiệp của người tốt nghiệp đại học;nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh tế

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

7

của lao động di cư Việt nam trong thờigian ở nước ngoài và sau khi trở vềnước; lồng ghép các vấn đề xã hội trongchính sách phát triển kinh tế của một sốngành kinh tế trọng yếu; kết quả thựchiện các chính sách ASXH; vấn đềASXH cho dân tộc thiểu số; các nghiên

cứu đầu vào phục vụ xây dựng Đề án đổimới hệ thống TGXH ở Việt Nam; vấn đềthúc đẩy lồng ghép việc làm bền vững và

bình đẳng giới trong việc rà soát, nghiên

cứu và thực hiện một số chiến lược và

chương trình quốc gia trong lĩnh vực laođộng và xã hội; đánh giá công việc củaphụ nữ ở khía cạnh giới trên thị trườngvà tại nhà; bình đẳng giới trong đào tạonghề ở Việt Nam; điều kiện sống của laođộng nữ di cư trong doanh nghiệp FDI;….sự hợp tác này đã góp phần bổ sungvà hoàn thiện hệ thống lý luận và nâng

cao chất lượng các nghiên cứu của Viện,phục vụ ngày càng tốt hơn công tác quảnlý nhà nước thuộc lĩnh vực ngành lao

động-thương binh và xã hội.

Mười một là, các kết quả nghiên cứudo Viện chủ trì thực hiện không chỉ đượcphổ biến qua xuất bản ấn phẩm, cácphương tiện truyền thông (internet, đài

phát thanh, truyền hình...), trình bày tạicác hội thảo trong nước, v.v... mà một sốcòn được trình bày tại các hội thảo ởnước ngoài và được các tổ chức quốc tếxuất bản, góp phần khẳng định và nâng

cao vị thế của Viện Khoa học Lao độngvà Xã hội nói riêng, chất lượng nghiên

cứu khoa học của nước nhà nói chung

trên trường quốc tế.

Đạt được những kết quả trên, ngoài

nỗ lực của tập thể cán bộ, nghiên cứuviên của Viện còn là sự chỉ đạo sát saocủa Lãnh đạo Bộ, sự hỗ trợ và hợp táctích cực của tổ chức trong nước và quốctế. Có thể khẳng định, Viện Khoa họcLao động và Xã hội sẽ tiếp tục gặt háiđược nhiều thành công trong sự nghiệpnghiên cứu khoa học lao động - xã hội và

đóng góp hơn nữa vào mục tiêu phát

triển bền vững đất nước.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

8

CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRÌNH ĐỘ CAO Ở VIỆT NAM:NHỮNG HẠN CHẾ CƠ BẢN

PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc- ThS. Đặng Đỗ QuyênViện Khoa học Lao động và Xã hội

Tóm tắt: Việt Nam chưa có lực lượng lao động trình độ cao với cơ cấu và chất lượngnhư mong đợi. Chúng ta chưa có cơ chế đào tạo và sử dụng hợp lý để tạo được động lựccho lực lượng này làm trụ cột dẫn dắt nền kinh tế phát triển đúng hướng, cạnh tranh vàhiệu quả. Quy mô, chất lượng lao động trình độ cao nhỏ bé đồng thời với sử dụng lãng phínguồn lực quan trọng nhất của đất nước đã khiến cho năng suất lao động xã hội và sứccạnh tranh của nền kinh tế trở nên yếu kém.

Từ khóa: chất lượng lao động, trình độ caoAbstract: There has not been a high level labour force with expected structure and

quality in Vietnam. We have not any mechanism for training and rational utilizing tocreate the motivation for this workforce so that it becomes a leading pillar for economicdevelopment to go on the right track competitively and efficiently. The small size and lowquality of skilled workers as well as the wastefulness of utilization of this importantresources led to a low social labour productivity and weak competitiveness of theeconomy.

Keywords: labour quality, high-skilled workers

1. Quan niệm về lao động trình độcao

Theo chúng tôi, lao động trình độ caolà một bộ phận của nguồn nhân lực đanglàm việc ở những vị trí lãnh đạo, chuyên

môn kỹ thuật bậc cao và chuyên môn kỹthuật bậc trung theo phân loại nghề củaTổng cục Thống kê.

Lao động trình độ cao có đặc điểm làthường được đào tạo ở trình độ cao đẳng trởlên; có kiến thức và kỹ năng để làm các

công việc phức tạp; có khả năng thích ứngnhanh với những thay đổi của công nghệ và

vận dụng sáng tạo những kiến thức, nhữngkỹ năng đã được đào tạo trong quá trình lao

động sản xuất1.

Thực chất, lao động trình độ cao là

những người trực tiếp làm việc tại các vịtrí có liên quan mật thiết tới sự ra đời,phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức.

2. Quy mô nhỏ bé và cơ cấu chưahợp lý của lao động trình độ cao

1 Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước,KX.01/11-15, Đề tài KX.01.04/11-15 Các giải pháp nângcao chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độcao đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hướngCNH, HĐH, năm 2013 do PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc làmChủ nhiệm.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

9

Năm 2014, Việt Nam có gần 5,4 triệulao động trình độ cao, bao gồm 585 nghìn

lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các

đơn vị (chiếm 10,9% lao động trình độcao); 3.165 nghìn lao động chuyên môn

kỹ thuật bậc cao (chiếm 58,7%) và 1.638

nghìn lao động chuyên môn kỹ thuật bậctrung (chiếm 30,4%).

Giai đoạn 2009-2014, lao động trình

độ cao tăng khá nhanh, từ 4,5 triệu ngườilên 5,4 triệu người.

Hình 1. Quy mô lao động trình độ cao và tỷ trọng so với việc làm

Nguồn: TCTK, Điều tra Lao động Việc làm 2009-2014; Số liệu năm 2014 là số 6 tháng đầu năm

Hiện nay, trong số lao động trình độcao, có đến gần 1,4 triệu người (tươngđương ¼) không có bằng cấp hoặc chỉ cóbằng sơ cấp, trung cấp; người có trình độđào tạo cao đẳng trở lên chiếm 74,3% laođộng trình độ cao.

Mặc dù tăng nhanh nhưng quy mô laođộng trình độ cao vẫn còn nhỏ bé so vớiyêu cầu của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Với gần5,4 triệu người, lao động trình độ cao hiệnchỉ chiếm 10,2% tổng việc làm cả nước.

Giai đoạn 2009-2014, lao động trình

độ cao chỉ tăng bình quân mỗi năm 175

nghìn người, bằng 1/5 mức tăng của tổngviệc làm.

Lao động trình độ cao đang tập trungnhiều nhất trong ngành giáo dục và đàotạo (chiếm 30% số lao động trình độ cao,tỷ trọng lao động trình độ cao chiếm88,4% lao động của ngành), hoạt độngcủa Đảng, tổ chức chính trị xã hội, Quảnlý Nhà nước và An ninh quốc phòng

(chiếm 19%), y tế và hoạt động trợ giúpxã hội (chiếm 8%).

Công nghiệp chế biến, chế tạo - là

ngành chủ lực trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa chỉ chiếm 9% tổng sốlao động trình độ cao, trong khi với các

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

10

nước phát triển tỷ lệ nâng lên đến 40- 60%.

Hình 2. Cơ cấu lao động trình độ cao theo ngành năm 2014

Nguồn: TCTK, Điều tra Lao động Việc làm 6 tháng đầu năm 2014

3. Bất cập giữa đào tạo và sử dụngMặc dù rất thiếu lao động trình độ

cao nhưng hiện nay Việt Nam vẫn có rấtnhiều người có trình độ cao đẳng, đại họctrở lên hiện làm những công việc bậc thấp- một dạng của “thất nghiệp trá hình”. 6

tháng đầu năm 2014, có 1160 nghìn ngườicó trình độ chuyên môn kỹ thuật từ caođẳng trở lên đang làm công việc thấp hơnso với trình độ (từ nhóm nghề thứ 4 đếnthứ 9), trong đó có 631 nghìn người trình

độ đại học trở lên, chiếm 55,8%.

Bảng 1. Phân bố vị trí việc làm theo nghề và trình độ đào tạo (có bằng cấp, chứng chỉ) 6tháng đầu năm 2014

Khôngcó

CMKT

Sơcấp

Trungcấp,

THCN

Caođẳng

ĐHtrởlên

Tổngsố

1. Các nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị 101 6 93 32 353 5852. Chuyên môn kỹ thuật bậc cao trong các lĩnh vực 26 3 41 318 2776 31643. Chuyên môn kỹ thuật bậc trung trong các lĩnh vực 213 34 866 409 114 16364. Nhân viên trong các lĩnh vực 479 29 189 62 145 9045. Nhân viên dịch vụ và bán hàng 7334 174 453 164 256 83816. Lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp, lâmnghiệp và thủy sản 6301 58 109 24 32 6524

7. Thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuậtkhác có liên quan

5336 352 305 93 53 6139

8. Thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị 2600 719 267 66 56 37089. Lao động giản đơn 20742 137 380 120 89 2146810. Khác 35 5 33 12 51 136Tổng số 43167 1517 2736 1300 3925 52645

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

11

Nguồn: TCTK, Điều tra Lao động Việc làm 6 tháng đầu năm 2014Rất nhiều doanh nghiệp phản ánh

học sinh, sinh viên ra trường không đápứng được yêu cầu của doanh nghiệp.Năm 2012, Ngân hàng Thế giới công bốkết quả khảo sát về mức độ đáp ứng cáckỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại họcso với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam :“thái độ làm việc được đánh giá ở mứcthiếu hụt nghiêm trọng; các kỹ năng tưduy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thôngtin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyếtvấn đề thiếu hụt lớn”2. Báo cáo Phát triểnViệt Nam 2014 viết "Phần lớn người sửdụng lao động nói rằng tuyển dụng laođộng là công việc khó khăn vì các ứngviên không có kỹ năng phù hợp ("thiếukỹ năng") hoặc vì sự khan hiếm ngườilao động trong một số ngành nghề ("thiếuhụt người lao động có tay nghề")"3. Khảosát của ILSSA- Manpower năm 2013cũng cho thấy tình hình tương tự4 , gần30% doanh nghiệp FDI gặp khó khăntrong tuyển dụng lao động trực tiếp và

nhân viên văn phòng; ý thức về chấtlượng và đúng giờ/đáng tin cậy là nhữngkỹ năng thiếu hụt lớn nhất, với khoảng30%, trong nhóm lao động trực tiếp và

2 World Bank, Putting higher education to work,skill and research for growth in East Asia, RegionalReport , Washington DC, 2012.3 WB, Vietnam Development Report 2014, Skillingup Vietnam: Preparing the workforce for a modernmarket economy, Hanoi 2013.4 ILSSA-Manpower, Nhu cầu kỹ năng lao độngtrong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Hà Nội2014.

quản đốc phân xưởng; những kỹ năngthiếu hụt tiếp theo là khả năng thích nghivới những thay đổi, khả năng làm việcnhóm, khả năng nhận biết tiếp thu và ứngdụng công nghệ mới, kỹ năng máy tínhcơ bản.

Do hạn chế về chất lượng, người cótrình độ đào tạo cao vẫn đang gặp khókhăn trong quá trình tìm việc làm. 6

tháng đầu năm 2014, tỷ lệ thất nghiệpcủa người có trình độ cao đẳng là 6,3%;

đại học trở lên là 3,9% (tương ứng gấp3,1 và 1,9 lần tỷ lệ thất nghiệp chung) .

4. Một số nguyên nhân chủ yếuVề phía nhu cầu, mô hình tăng trưởng

của chúng ta vẫn chưa khuyến khích thúcđẩy nhu cầu lao động trình độ cao và nâng

cao chất lượng lao động trình độ cao. Môhình tăng trưởng hiện hành của Việt Namvới các trụ cột chính là: (i) khai thác tài

nguyên; (ii)lao động rẻ, chất lượng thấp;(iii) đầu tư vốn lớn và dễ dàng; (iv) khu

vực doanh nghiệp nhà nước có thế lựcmạnh nhưng với hiệu quả thấp. Hệ quả làchúng ta có một cơ cấu công nghiệp lệchlạc- thiếu nền tảng công nghiệp hỗ trợ,thiếu lực lượng doanh nghiệp có khả năng

liên kết và gia nhập chuỗi sản xuất thếgiới, thiếu lực lượng LĐCMKTTĐC đểdẫn dắt nền kinh tế, do đó không thể cạnhtranh và phát triển một cách bình thường.

Về trình độ công nghệ của sản xuất,hiện nay hầu hết các DN mới đầu tưkhoảng 0,2-0,3% doanh thu cho nghiên

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

12

cứu khoa học, đổi mới công nghệ, trongkhi tỉ lệ này ở Hàn Quốc là 10% và ẤnĐộ là 5% . Đáng chú ý, 80% các DN ViệtNam đang sử dụng công nghệ lạc hậu từ3-4 thế hệ so với thế giới, đa số DN sửdụng công nghệ của những năm 1980 và

năng lực nghiên cứu đổi mới công nghệrất hạn chế . Giai đoạn 2010-2011, mặcdù các chỉ tiêu vĩ mô đang được phục hồisau khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008-

2009, nhưng vẫn còn thấp. Tăng trưởngGDP bình quân 6,3%/năm, tăng trưởngvốn cố định vẫn trên 10%/năm, nhưngtăng trưởng việc làm chậm lại, khoảng2,3%/năm. Đóng góp vào tăng trưởng từvốn cố định chiếm 56,2%/năm, từ laođộng là 24,2%/năm (giảm nhẹ so với giaiđoạn 2006-2010). TFP tăng nhẹ(1,2%/năm) đóng góp 19,6% vào tăngtrưởng .

Về đào tạo, trong lúc nền kinh tếđang khan hiếm lao động trình độ cao ởnhiều ngành nghề như vị trí tư vấn, thiếtkế, quản trị nhân sự, lãnh đạo doanhnghiệp cấp cao, luật sư, khoa học môitrường, kỹ sư công nghệ thông tin, côngnghệ sinh học, kỹ sư điện, điện tử, cơ khí,logistics… thì thanh niên ra trường chủyếu là cử nhân tài chính, ngân hàng, kếtoán, luật, hành chính văn phòng…; vàđang thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuậtlành nghề để tăng năng suất và sức cạnhtranh của sản phẩm và doanh nghiệp thì

hầu hết thanh niên tốt nghiệp lớp 12 chọncon đường học đại học.

Trong khi những yêu cầu về kiếnthức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềmvà phẩm chất lao động công nghiệp hiệnđại tại doanh nghiệp thì thanh niên ra

trường thường chỉ được trang bị những lýthuyết chung, năng lực thực hiện yếu,thiếu những kỹ năng sống quan trọng.Đặc biệt, lao động trình độ cao yếu tinhọc và ngoại ngữ, thiếu những công cụsắc bén để làm việc đã ảnh hưởng rất lớnđến khả năng làm việc độc lập và nâng

cao năng suất.

Về dịch chuyển lao động theo các tínhiệu của thị trường, tỷ lệ di chuyển trên

thị trường lao động khá cao, theo số liệuĐiều tra Dân số và Nhà ở (2009), tỷ lệ laođộng trình độ cao di chuyển chiếmkhoảng 11.3% tổng số lao động dichuyển. Trong đó, nhóm di chuyển nhiềunhất là lao động có trình độ đại học,chiếm 71%. Lao động trình độ cao có xuhướng di chuyển đến những vùng, thành

phố và khu vực có thị trường lao động sôiđộng nhất (thành phố Hồ Chí Minh và Hà

Nội là 2 tỉnh có lượng lao động trình độcao di chuyển đến nhiều nhất, tương ứnglà 67,9% và 19,1%; chủ yếu làm việc ởkhu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, chiếm 36% số lao động di chuyển).Điểm chú ý là đi liền với khả năng dichuyển cao thì mức độ “nhảy việc” nhiều,không an tâm đầu tư phát triển nghềnghiệp lâu dài của một bộ phận lao độngtrình độ cao.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

13

Những bất cập trong mô hình tăngtrưởng và trình độ công nghệ của sản xuấtđã kéo theo sư mất cân đối nghiêm trọngtrong cấu trúc việc làm ở Việt Nam. Mâuthuẫn giữa lao động và việc làm càng trởlên gay gắt khi tiến hành tái cấu trúc nềnkinh tế từ năm 2012. Sự dịch chuyển laođộng giữa các khu vực, các ngành nghề và

nhu cầu kỹ năng làm cho một bộ phận lớnlao động trở nên dư thừa, đặc biệt là trong

khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Trongquá trình dịch chuyển này, nền kinh tếvừa thiếu đội ngũ lao động có kỹ thuật,công nhân lành nghề có khả năng làm

việc trong lĩnh vực công nghệ cao, cáckhu chế xuất và những doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, vừa thừa đội ngũlao động phổ thông không có tay nghềchuyên môn. Lao động vẫn tiếp tục bị dồnnén trong khu vực nông nghiệp, nôngthôn với năng suất thấp- năm 2013, tỷ lệlao động nông nghiệp chiếm gần 46%việc làm nhưng chỉ tạo ra 25,7% GDP;vẫn có đến gần 70% việc làm không chính

thức trong tổng việc làm với những đặcđiểm của lao động dễ bị tổn thương vàmới có 20,6% lực lượng lao động thamgia bảo hiểm xã hội (cơ chế an sinh xã hộichủ yếu với người lao động).

Về cơ sở hạ tầng của thị trường laođộng, thông tin thị trường lao động nóichung hiện nay lạc hậu, không mang tínhhệ thống, bị chia cắt giữa các vùng miền,không phản ánh được những vấn đề nóngcủa thị trường lao động, khả năng bao

quát, thu thập và phổ biến thông tin chưađáp ứng được nhu cầu của các đối tác. Cơsở dữ liệu về thị trường lao động vừathiếu vừa không được cập nhật, hầu hếtcác cuộc điều tra về lao động - việc làm

không được công bố kịp thời. Hiệu quảcác hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giaodịch việc làm thấp. Hệ thống dịch vụ việclàm của cả nước mới chỉ đáp ứng 10-15%

nhu cầu thực tế về tư vấn và giải quyếtviệc làm, đặc biệt không đáp ứng yêu cầucủa lao động trình độ cao. Trên thị trườnglao động Việt Nam, các vị trí chủ chốtnhư kỹ thuật cao cấp, chức danh quản lýcao cấp (quản lý dự án, giám đốc nhân sựvà marketing...), doanh nghiệp phải tìmđến kênh chuyên nghiệp và hiệu quả hơn,chủ yếu thông qua các công ty "săn đầungười" nước ngoài.

Về cơ chế quản trị thị trường laođộng, các cơ chế hữu hiệu trên thị trườnglao động như đối thoại, thương lượng, kýkết thỏa ước lao động tập thể…chưa đượcthực hiện hoặc còn hình thức.

Chất lượng của lao động trình độcao theo đội ngũ một số “trụ cột” nhưcông chức, cán bộ khoa học công nghệ,giảng viên đại học, đội ngũ doanh nhân,công nhân kỹ thuật trình độ cao…. vẫnchưa đảm đương được sứ mệnh là “đầukéo của quá trình phát triển”.

5. Hậu quảNăng lực thực hiện yếu kém và cơ cấu

việc làm lạc hậu đã trực tiếp hạn chế khả

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

14

năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Năng suất lao động của Việt Nam năm2013 là 5.440 USD (theo giá so sánh PPP

năm 2005), cao hơn của Myanmar,Campuchia và Lào nhưng thấp hơn cácnước còn lại trong khối ASEAN (chỉbằng 55% của Indonesia, bằng 54% củaPhilippine, bằng 37% của Thailand, bằng15% của Malaysia và bằng 6% củaSingapore).

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầucủa Việt Nam thuộc nhóm thấp: năm2014 đứng ở vị trí 68 trong tổng số 144nước tham gia xếp hạng, mặc dù đã tăng2 bậc so với năm 2013 (70/148) và tăng 7bậc so với 2012 (75/144).

6. Những giải pháp cơ bảnNâng cao chất lượng lao động trình

độ cao Việt Nam phải trở thành nhân tốquan trọng nhất trong cạnh tranh và phát

triển. Làm thế nào để có lực lượng laođộng trình độ cao đủ về quy mô, hợp lý vềcơ cấu và nâng cao về chất lượng; làm thếnào để họ trở thành “đầu kéo phát triển”và để kết nối đào tạo với sử dụng.

Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa và nhu cầu cạnh tranh quốctế trong điều kiện hội nhập, dự báo ítnhất đến năm 2020 nền kinh tế cầnkhoảng 13,6% lao động trình độ caotrong tổng việc làm, nghĩa là phải tănghơn gấp đôi quy mô hiện nay (tăng thêm

hơn 4,3 triệu người), mỗi năm tăng 400-

500 nghìn người, tốc độ tăng khoảng 11-

12%/năm. Do vậy cần tập trung vào các

giải pháp cơ bản sau:1. Tạo dựng môi trường và vị thế để

lao động trình độ cao hoạt động

- Tạo dựng môi trường nuôi dưỡng,trọng dụng nhân tài;

- Đổi mới căn bản chính sách thu hút- tuyển dụng - sử dụng - đánh giá - đãi

ngộ đối với lao động trình độ cao;- Xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu

ngành trong các lĩnh vực trọng điểm gắnvới chiến lược công nghiệp hoá đất nước;

- Có các chính sách đặc thù thu hút

người tài và du học sinh Việt Nam ở nướcngoài trở về phục vụ đất nước.

2. Đổi mới giáo dục- đào tạo theohướng chuẩn hóa, hiện đại

- Thay đổi tư duy, chuyển đổi từ khảnăng hệ thống sang đáp ứng nhu cầu củathị trường lao động;

- Xây dựng các tiêu chí chất lượng

và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về nănglực nghề nghiệp hội nhập quốc tế;

- Rà soát, bổ sung quy hoạch mạnglưới các trường cao đẳng, đại học đảmbảo đáp ứng yêu cầu nhân lực cho côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnhtoàn cầu hóa;

- Đổi mới nội dung giáo dục - đàotạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại;

- Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho cácngành kinh tế mũi nhọn;

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

15

- Xây dựng “Xã hội học tập” theo

phương châm "học suốt đời“;- Gắn kết cơ sở đào tạo với doanh

nghiệp.

3. Đổi mới mô hình tăng trưởng,thực sự coi khoa học công nghệ là quốcsách hàng đầu

- Thay đổi mô hình kinh tế, thực hiệntái cơ cấu nền kinh tế theo chiều sâu, lấy"vốn con người" và khoa học công nghệlàm nền tảng cho phát triển;

- Phát triển các ngành kinh tế mũinhọn dựa vào các hướng công nghệ ưutiên và ứng dụng công nghệ cao;

- Tăng tỷ lệ chi nâng cao năng lựckhoa học và công nghệ quốc gia, ưu tiênđặc biệt cho công nghệ thông tin và truyềnthông; phát triển các vườn ươm công nghệ;đẩy mạnh R&D và chuyển giao công nghệ.

4. Kết nối cung - cầu lao động trình

độ cao và quản trị thị trường lao động

- Hoàn thiện khung pháp lý và địnhhướng chiến lược cho thị trường lao độnghoạt động;

- Xây dựng và phát triển hệ thống tưvấn, hướng nghiệp, dịch vụ việc làm và

thông tin thị trường lao động;

- Tăng cường vai trò phản biện củacác hiệp hội trí thức;

- Tạo điều kiện nâng cao chất lượnghoạt động của các công ty dịch vụ laođộng, đặc biệt là kết nối cung-cầu laođộng trình độ cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Các Chiến lược phát triển kinh tế-

xã hội, Chiến lược phát triển nhân lực,Chiến lược khoa học- công nghệ, Chiếnlược giáo dục và đào tạo, Chiến lược dạynghề giai đoạn 2011-2020 và các tài liệuđã được trích dẫn.

2. Báo cáo tổng hợp và các Chuyênđề nhánh thuộc Đề tài cấp nhà nướcKX.01.04/11-15

3. World Bank, Putting highereducation to work, skill and research forgrowth in East Asia, Regional Report ,Washington DC, 2012.

4. WB, Vietnam Development Report2014, Skilling up Vietnam: Preparing theworkforce for a modern market economy,Hanoi 2013.

5. ILSSA-Manpower, Nhu cầu kỹnăng lao động trong khu vực có vốn đầu tưnước ngoài, Hà Nội 2014.

6. Institute of Public Finance, Thecompetitiveness of Croatia's humanresources, Zagreb 2004.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

16

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VIỆT NAM – HƯỚNG TỚI CỘNG ĐỒNGKINH TẾ ASEAN

Th.s Nguyễn Huyền Lê, CN Phạm Huy Tú và nhóm nghiên cứuViện Khoa học Lao động và Xã hội

Tóm tắt: Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN là bước ngoặt đánh dấu sự hội nhậptrong khu vực một cách toàn diện, tạo ra một khu vực sản xuất, thương mại và đầu tư, thịtrường chung của các Quốc gia thành viên. Bài viết đề cập đến thực trạng năng suất laođộng Việt Nam và so sánh với các nước trong khu vực nhằm xác định những cơ hội cũngnhư thách thức liên quan đến tăng trưởng và vấn đề lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấymặc dù, năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp nhưng xét về khoảng cách năngsuất lao động giữa Việt Nam với các quốc gia có năng suất lao động cao thì đang có sự thuhẹp khoảng cách.

Từ khóa: Năng suất lao động, hội nhập

Abstract: On the threshold of ASEAN economic community integration - the turningpoint that marks comprehensive integration, creating a union of production, trade andinvestment, the common market of the member countries. This article refers to the realsituation of labour productivity of Vietnam in comparison with other countries in theregion to identify the opportunities and challenges related to growth and labour issues.The research results showed that: although Vietnam labour productivity is low, the gap oflabour productivity between Vietnam and other countries with high labour productivity isgetting narrower and narrower positively.

Keywords: labour productivity, economic integration

Hội nhập kinh tế ASEAN (AEC) là

vấn đề được tất cả các Quốc gia ASEAN

quan tâm và tích cực triển khai các hoạt

động chuẩn bị. AEC ra đời là một bước

ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một

cách toàn diện trong các nền kinh tếĐông Nam Á hướng tới mô hình một

cộng đồng kinh tế - an ninh – xã hội theo

kiểu Liên minh châu Âu. Đồng thời AEC

cũng sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 Quốc

gia thành viên thành một khối sản xuất,

thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường

chung khu vực nhằm mục đích tạo ra sựổn định, thịnh vượng và có tính cạnh

tranh cao của khu vực kinh tế ASEAN ởđó có sự tự do di chuyển cuả các luồng

hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và một dòng tựdo hơn nữa của vốn, sự phát triển kinh tếbình đẳng và giảm nghèo đói và chênhlệch kinh tế xã hội vào năm 2020. Điều

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

17

đó sẽ có những tác động, ảnh hưởng nhấtđịnh tới nền kinh tế Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam đã trải quanhững thay đổi cấu trúc mang tính chấtnền tảng từ khi bắt đầu công cuộc Đổimới năm 1986. Việt Nam đã đạt đượcthành công về tốc độ tăng trưởng kinh tếrất ấn tượng (tốc độ tăng trưởng GDP đạt7,2% bình quân giai đoạn 1990-2013),

gia nhập hàng ngũ các quốc gia có thunhập trung bình vào năm 2010 (thu nhậpbình quân đầu người tăng từ khoảng 100đo là Mỹ năm 1990 lên 1.960 đô la Mỹnăm 2013) và đóng góp làm giảm nghèo

nhanh chóng (tỷ lệ hộ nghèo giảm từ58% năm 1993 xuống 6% năm 2014).Điều kỳ diệu về kinh tế này có đượctrước tiên là nhờ tăng năng suất lao độngđáng kể - thể hiện qua GDP bình quân

tính theo đầu người tăng gấp đôi tronggiai đoạn 1990-2000 và nhờ vào hiệu quảtrong sản xuất nông nghiệp tăng lên và

việc dịch chuyển việc làm chuyển từ lĩnhvực nông nghiệp năng suất thấp sang cáccông việc phi nông nghiệp có năng suấtcao hơn5

Năng suất đề cập đến hiệu quả mà

con người hoặc các doanh nghiệp chuyểnđổi nguồn lực sản xuất – ví dụ như laođộng và vốn – thành đầu ra hàng hóa và

dịch vụ. Cải thiện năng suất lao động chophép một số lượng nhất định sản lượngđược sản xuất bởi ít nguồn lực hơn hoặc

5 Ngân hàng Thế giới, 2012b

đầu ra nhiều và tốt hơn được sản xuất bởinguồn giống ban đầu.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam,

năm 2014 năng suất lao động của toàn

nền kinh tế ước đạt 74,3 triệu đồng, trong

đó khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy

sản đạt 29 triệu đồng, khu vực Công

nghiệp và Xây dựng đạt 133 triệu đồng

và khu vực Dịch vụ đạt trên 100 triệu

đồng. Nhìn chung, từ 2005 đến nay năngsuất lao động của các ngành đều cải

thiện, với tỷ lệ tăng bình quân khoảng

3,5% một năm. Khu vực Nông, Lâm

nghiệp và Thủy sản tăng đều với tốc độkhoảng gần 3%/ năm; Khu vực Dịch vụcũng có sự gia tăng năng suất một cách

ổn định với mức tăng bình quân 2 - 3 %

một năm. Khu vực Công nghiệp và Xây

dựng sau tăng năng suất lao động đột

biến vào năm 2007 đã bị suy giảm mạnh

trong giai đoạn 2008 - 2010. Từ 2011

đến nay, năng suất lao động của khu vực

này đã có sự phục hồi đáng kể.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

18

Hình 1: Năng suất lao động theo ngành (theo giá hiện hành, triệu đồng/người)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2006- 2014), Niên giám thống kê các năm từ 2006-2014.

So sánh năng suất lao động ViệtNam và các nước ASEAN. Năm 2013NSLĐ của Việt Nam, tính theo sức muatương đương của đồng đô la Mỹ tại thờiđiểm 2005 ($PPP, 2005)6 là 5.440 USD7,

cao hơn của Myanma (2.828),Campuchia (3.989) và Lào (5.396 USD);

thấp hơn của các nước còn lại trong khốiASEAN: Indonesia (9.848 USD),

Philipine (10.026), Thái Lan (14.754),

6Sức mua tương đương là tỷ lệ trao đổi giữa haiđồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa muađược là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài khichuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngượclại. Để có thể so sánh với các nước, người ta quyđổi GDP và GDP bình quân đầu người sang mộtloại đồng tiền ví dụ đô-la Mỹ, dựa trên tỷ giá hốiđoái thị trường. Tuy nhiên, ở mỗi nơi trên thế giớithì đồng đô-la Mỹ lại có sức mua khác nhau.7 ILO- ADB (2014), Asean community 2015:Managing integration for better job and shareprosperity.

Malaysia (35.751), và Singapore (98.072

USD).

Về tốc độ, thời kỳ 2006-2012, tốc độtăng NSLĐ của Việt Nam đạt 3,6%, caohơn mức trung bình chung của ASEAN(2,84%), Việt Nam thuộc nhóm nước cótốc tăng NSLĐ ở mức trung bình (thấphơn của Trung Quốc (8,48%), Ấn Độ(5,99%), nhưng cao hơn Malaysia

(1,4%), Thái Lan (2,2%).

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

19

Hình 2: Tốc độ tăng năng suất lao động giai đoạn 2006-2012 (%) theo sứcmua tương đương giá cố định 2011

Nguồn: Báo cáo năng suất 2014 của APO, 2014

Mặc dù, năng suất lao động của ViệtNam vẫn còn thấp nhưng xét về khoảng

cách năng suất lao động giữa Việt Namvới các quốc gia có năng suất lao độngcao thì đang có sự thu hẹp khoảng cáchtích cực. Nếu năm 1990 năng suất laođộng của Singapore là 64,5 nghìn USD

trên một lao động, Malaysia 25,2 nghìn

USD trên một lao động. Thái Lan là 11

nghìn trên một lao động, Việt Nam chỉ lànăng suất lao động 2,7 nghìn USD, khi

đó, năng suất lao động của Singapore gấp24 lần Việt Nam, Malaysia gấp hơn 9lần, Thái Lan gấp 4 lần. Đến 2012,khoảng cách về năng suất đang được thuhẹp dần, tương đương với năng suất laođộng của Singapore gấp 14,5 lần ViệtNam, Malaysia gấp 5.8 lần và Thái Lan

gấp 2,9 lần. Năm 2007 mức năng suất laođộng bình quân của các nước ASEAN là

9173 US$ gấp 2.12 lần so với năng suấtlao động bình quân của Việt Nam thì đến

năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống còn 1.98

lần.

Nguyên nhân NSLĐ của Việt Namở trong nhóm nước có mức thấp trongkhu vực, gồm:

(i) Trình độ công nghệ sản xuất củaViệt Nam thấp. Năng suất, chất lượng,hiệu quả của từng ngành cũng như sứccạnh tranh của sản phẩm hàng hóa phụthuộc rất lớn vào trình độ công nghệnhưng đến nay việc sử dụng công nghệ ởta vẫn vô cùng lạc hậu, vào loại thấp nhấtkhu vực. Hầu hết DN Việt Nam sử dụngcông nghệ tụt hậu so với thế giới từ 2 đến3 thế hệ; gần 80% các loại thiết bị máy

móc đang sử dụng được nhập khẩu từthời kì 1960 -1970; hơn 75% thiết bị đã

quá thời hạn khấu hao nhưng không được

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

20

thay thế; trong tổng số thiết bị máy mócnhập khẩu, có hơn 50% thuộc loại tântrang. Đánh giá chung, có 52% thiết bịmáy móc lạc hậu và rất lạc hậu, riêng

khu vực sản xuất nhỏ, tỉ lệ này là hơn70%; chỉ có khoảng 10% thiết bị máymóc nằm trong nhóm hiện đại.

(ii) Việc làm vẫn tập trung ở nhómngành có năng suất thấp: Quý 2 năm2014, tỷ trọng lao động ngành nông

nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong

tổng số lao động đang làm việc là47,07%; tỷ trọng lao động ngành công

nghiệp và xây dựng là 21,11% nhưngtrong đó chủ yếu là các ngành gia công

tạo giá trị gia tăng thấp như ngành dệtmay, da giày (chiếm 32% trong ngành

công nghiệp chế biến, chế tạo); 62,6%

trong khu vực kinh tế hộ và tự làm.

(iii) Chất lượng lao động thấp: Quý

2 năm 2014 tỷ lệ lao động có bằng bằngcấp chứng chỉ mới đạt 18,25%. Trongkhi đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo củaThái Lan là 51,4%, Malaysia là 36%,

Philippine là 28,2%, Indonesia là 27%,

Lào là 16,7%, Campuchia là 15,8%.

(iv) Trình độ quản lý chưa cao vàđóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp(TFP) cho tăng trưởng kinh tế còn hạnchế: Hiệu quả quản lý cả ở tầm vĩ mô và

vi mô (doanh nghiệp) ở nước ta còn thấp.Giai đoạn 2011- 2015, tỷ lệ đóng góp củanăng suất nhân tố tổng hợp (TFP) chotăng trưởng GDP của Việt Nam, chỉ là

17,2%8, so với của Thái Lan là 21,32%,

của Trung Quốc là 37,49%, của Malaysialà 40,74%, của Hàn Quốc là 47,54%.

TFP ngày càng trở nên quan trọngtrong điều kiện phát triển dựa trên đổimới và tri thức, bằng sự nhấn mạnh vào

khả năng sáng tạo, phát triển khoa học kỹthuật và phương pháp quản lý tiên tiếncũng như các đầu tư mang lại giá trị giatăng cao.

Giai đoạn 2006 - 20109 tốc độ tăngTFP bình quân là (-) 0,27%, TFP giảmvào năm 2008 và 2009. Từ 2011, TFPtăng ổn định với tốc độ tăng bình quân là

1,44% một năm. Trong giai đoạn 2006đến 2014, tốc độ tăng TFP cao nhất vào

năm 2014, tăng 2,16% so với năm 2013.Xu hướng cho thấy TFP đang tăng dầnđều một cách ổn định. Nếu xét ba yếu tốtác động tới tăng trưởng kinh tế, tốc độtăng của vốn, lao động và TFP, thì vốnluôn có tốc độ tăng cao nhất với tốc độtăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là

11,67%, giai đoạn 2011 - 2014 là 7,52%.

Tốc độ tăng của lao động 2006 - 2010 và

2011 - 2014 lần lượt là 2,78% và 1,97%.

TFP có tốc độ tăng chậm nhất. Xét về xuhướng, vốn cố định và lao động đều cóxu hướng tăng chậm dần, trong khi đóTFP có xu hướng tăng nhanh dần lên

8 Đỗ Văn Thành- Đỗ Văn Lâm, Sản lượng tiềmnăng của kinh tế Việt Nam đến năm 2025, Kỷ yếuHội thảo Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: Cơ hộivà Thách thức, Hà Nội 10/2014.9 Viện Năng suất Việt Nam. Báo cáo Năng suấtViệt Nam 2014, 2014.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

21

trong những năm gần đây. Đây là sựchuyển biến theo hướng nền kinh tế tậptrung vào chất lượng tăng trưởng: nhưchất lượng lao động, chất lượng về vốn,nghiên cứu triển khai, khoa học kỹ thuậtvà hiệu quả kinh tế.

Ở các nước phát triển, tăng trưởngkinh tế thường chậm, trong đó tốc độtăng vốn và tăng lao động không cao,

đóng góp chủ yếu là từ cải tiến năng suất.Vì vậy, đóng góp của tăng TFP vào tăngGDP thường cao, thông thường trên

50%. Nước phát triển như Nhật Bản cóthể tới 80 đến 90%.

Do vậy, trước những thách thức mớimà Việt Nam đang phải đối mặt như tốcđộ tăng trưởng kinh tế và việc di chuyểnviệc làm từ khu vực nông nghiệp sangcác ngành khác đã chậm lại do những bấtổn kinh tế vĩ mô trong những năm gầnđây, đầu tư vốn, chứ không phải năngsuất lao động đã trở thành nguồn lựcchính của tăng trưởng kinh tế. Đây khôngphải là một mô hình bền vững để tiếp tụcduy trì tăng trưởng kinh tế cao. Mặc dù

quy mô lực lượng lao động vẫn tiếp tụcgia tăng, dân số trẻ của Việt Nam đanggiảm. Điều đó có nghĩa là Việt Namkhông thể chỉ dựa vào quy mô của lựclượng lao động để tiếp tục thành công đã

có, mà còn phải tập trung nỗ lực để làm

cho lực lượng lao động trở nên có năngsuất cao hơn10. Đây không phải là một

10 Ngân hàng Thế giới, Báo cáo Phát triển ViệtNam 2014 “ Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực

mô hình bền vững để duy trì mức độ tăngtrưởng kinh tế cao. Việt Nam cần lựachọn con đường nâng cao năng suất laođộng dựa trên sáng tạo nhằm thúc đẩyphát triển kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnhhội nhập AEC.

Do vậy, để thúc đẩy NSLĐ ViệtNam ngoài các yếu tố về Vốn, việc xemxét các yếu tố tác động thúc đẩy năngsuất do các yếu tố tổng hợp và Lao động(Kỹ năng lao động) là rất cần thiết, cần:

- Thúc đẩy nhu cầu về hàng hóa

trong nước cũng như xuất khẩu tăng lên,

tăng các cơ hội tiêu thụ hàng hóa, từ đótăng được đầu ra và kích thích được sảnxuất hàng hóa và dịch vụ, các nguồn lựcđược sử dụng và khai thác đầy đủ, tậndụng được lợi ích kinh tế theo quy mô và

theo phạm vi, tăng được năng suất (đâylà cơ hội đối với các quốc gia khi thamgia AEC).

- Xây dựng môi trường kinh doanh,chính sách và thể chế có tác động dướidạng tạo những điều kiện thuận lợi chohoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩysản xuất. Hoặc môi trường kinh doanhcạnh tranh lành mạnh và thuận lợi dẫnđến tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực,hiệu quả hoạt động, giảm những hoạtđộng không tạo giá trị gia tăng để tậptrung vào hoạt động tạo giá trị gia tăngcao hơn.

lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiệnđại ở Việt Nam”

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

22

- Tái cơ cấu kinh tế (phân bổ vốnvà lao động của nền kinh tế): Cơ cấu lạinền kinh tế là việc chuyển các nguồn lực(chủ yếu là vốn và lao động) từ nhữngngành và thành phần kinh tế kém năngsuất sang ngành và thành phần kinh tếcó năng suất cao. Việc phân bổ lại cácnguồn lực để có được ngành và thành

phần kinh tế có năng suất cao hơn sẽdẫn đến sử dụng có hiệu quả các nguồnlực dẫn đến TFP tăng cao. Thông qua cơcấu lại vốn và lao động các ngành sẽhoạch định tốt hơn nhằm tăng hiệu quảsản xuất, kinh doanh.

- Cải tiến đổi mới công nghệ và sảnphẩm: Tiến bộ trong công nghệ có tácđộng đến tăng TFP.

- Chất lượng lao động: Rõ ràng nềnkinh tế hoặc một doanh nghiệp không thểcó năng suất cao nếu chất lượng lao độngthấp. Chất lượng lao động thể hiện dướihai hình thái, trình độ lao động và thái độlàm việc. Việc đầu tư thiết bị, ứng dụngcông nghệ mới sẽ không có hiệu quả nếunhư người lao động không biết vận hành,

sử dụng, khai thác để tạo ra được nhữngsản phẩm tốt. Bên cạnh trình độ lao động,yếu tố thái độ làm việc cũng rất quantrọng. Chỉ có thái độ làm việc tích cựcmới phát huy hết khả năng lao động, đemlại được hiệu quả tổng thể về mặt kinh tếvà xã hội. Việc trang bị cho người laođộng những kỹ năng cần thiết sẽ là mộtphần quan trọng trong nỗ lực để tăng tốc

độ tăng trưởng kinh tế và tiếp tục quátrình cải cách kinh tế. Các kỹ năng đápứng nhu cầu dịch chuyển từ các công việcchủ yếu là thủ công và đơn giản sang cáccông việc kỹ thuật và đòi hỏi nhiều kỹnăng hơn. Tăng cường nguồn nhân lựccho đổi mới sáng tạo: Thu hút chất xám,nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả cáccấp, tạo điều kiện nâng cao kỹ năng cholực lượng lao động, chú trọng hơn nữađến năng lực kinh doanh và các kỹ năngmềm, thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa cáctrường đại học, các viện nghiên cứu củanhà nước và khu vực doanh nghiệp. Đẩymạnh sáng tạo trong các doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo1. Đỗ Văn Thành- Đỗ Văn Lâm, Sản

lượng tiềm năng của kinh tế Việt Nam đếnnăm 2025, Kỷ yếu Hội thảo Kinh tế ViệtNam đến năm 2025: Cơ hội và Thách thức,Hà Nội 10/2014.

2. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo Pháttriển Việt Nam 2014 “ Phát triển kỹ năng:Xây dựng lực lượng lao động cho một nềnkinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam”

3. Viện Năng suất Việt Nam. Báo cáonăng suất Việt Nam 2014, 2014

4. Tăng Văn Khiên - Tốc độ tăngNăng suất các nhân tố tổng hợp - Phươngpháp tính và ứng dụng, NXB Thống kê, Hà

Nội năm 2005.5. Bá Tân (08/05/2014), Quá lạc hậu,

Trang tin Đại đoàn kếthttp://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=13

72&Style=1&ChiTiet=81240.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

23

CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KHUVỰC PHI CHÍNH THỨC Ở HÀ NỘI

Ths.Chử Thị LânViện Khoa học Lao động và Xã hội

Tóm tắt: Nâng cao chất lượng việc làm của người lao động nói chung và lao đôngtrong khu vực phi chính thức nói riêng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Bài viết này tập trungphân tích đặc điểm việc làm, xác định các thang đo chất lượng việc làm, phân tích các nhân tốđánh giá chất lượng việc làm, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng việc làm của lao độngtrong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức trên địa bàn Hà Nội. Phương pháp nghiêncứu sử dụng gồm định tính và định lượng. Phân tích được thực hiện thông qua kiểm định thangđo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá-EFA, hồi quy các yếu tố tácđộng tới mức độ đánh giá của người lao động về việc làm của mình. Kết quả nghiên cứu chothấy có năm yếu tố cấu thành chất lượng việc làm theo thứ tự quan trọng đó là: Thời gianlàm việc và nghỉ ngơi, tiền lương, phát triển kỹ năng và mối quan hệ tại nơi làm việc,chính sách bảo hiểm và bảo đảm việc làm và điều kiện làm việc.

Từ khóa: Nhân tố, chất lượng việc làm, người lao động, phi chính thức

Abstract: Nowadays, improving the quality of employment in general andemployment in the informal sector in particular is an urgent requirement. This article aimsto analyze the characteristics of employment, to identify criteria of employment quality andpropose some regulation implies in order to improve the quality of employment in Hanoiinformal sector. Research methods used include qualitative and quantitative. The analysisis done through testing scale reliability coefficient Cronbach's Alpha, Exploratory FactorAnalysis-EFA and regression factors affecting the level of job satisfaction of employees.The study results showed by five elements of quality employments: working time and resttime; wages; skills development and relationships at work; insurance policy; job securityand working conditions.

Key words: factors, employment quality, employer working, informal enterprise

1. Mở đầuLao động - việc làm là một trong

những lĩnh vực quan trọng đối với mỗiquốc gia bởi con người vừa là nguồn lựcvừa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã

hội. Việc làm không đơn thuần là vấn đề

kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội và chính

trị, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đangcó nhiều chuyển đổi; việc làm tác độngđến nhiều khía cạnh của đời sống, kinh tế,xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sốngcủa bản thân người lao động.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

24

Mặc dù có tầm quan trọng như vậynhưng lĩnh vực lao động - việc làm ởViệt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều bấtcập, đó chính là chất lượng việc làm còn

thấp, đặc biệt trong khu vực phi chínhthức. Tiền lương, phúc lợi của người laođộng chưa được cải thiện, tiền lươngdanh nghĩa tăng nhưng với mức độ thấp;tỷ lệ lao động có tiền lương thấp tăng lên

cho thấy một bộ phận không nhỏ ngườilao động bị giảm thu nhập; số giờ làm

việc ở một số ngành giảm; độ bao phủbảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế(BHYT) chưa cao đặc biệt trong khu vựcphi chính thức; điều kiện làm việc chưa

được cải thiện (Chử Thị Lân, 2013).Trước thực trạng đó, tìm giải pháp nângcao chất lượng việc làm, tăng cường việclàm bền vững đã và đang trở thành mốiquan tâm hàng đầu, đặc biệt trong cơ sởsản xuất kinh doanh phi chính thức, nơi màchất lượng việc làm đang còn nhiều bấtcập. Với mục tiêu đó bài viết phân tích đặcđiểm việc làm, xác định các thang đo chấtlượng việc làm, phân tích các nhân tố đánhgiá chất lượng việc làm từ đó đưa ra mộtsố kết luận và hàm ý chính sách nhằmnâng cao chất lượng việc làm của lao độngtrong các cơ sở sản xuất kinh doanh phichính thức trên địa bàn Hà Nội11.

2. Nhân tố và phương pháp đánhgiá chất lượng việc làm

11 Là các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nôngnghiệp, có thuê lao động và không hoạt động theoLuật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.

Vận dụng thuyết nhu cầu trong

nghiên cứu nâng cao chất lượng việc làm

Năm 1943, nhà tâm lý học AbrahamMaslow (1908-1970) đã phát triển thangnhu cầu Maslow. Đây là lý thuyết về tâmlý được xem là có giá trị nhất trong hệthống lý thuyết tâm lý mà tầm ảnh hưởngcủa nó được thừa nhận và ứng dụng rộngrãi trong cuộc sống. Nó được chia làm 5

bậc: Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất lànhu cầu thể chất hay thể xác của conngười gồm nhu cầu ăn, mặc, ở…; Cấp độtiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầuđược bảo vệ; Cao hơn toàn là nhu cầuquan hệ như quan hệ giữa người vớingười, quan hệ con người với tổ chứchay quan hệ giữa con người với tự nhiên,

con người luôn có nhu cầu yêu thươnggắn bó; Ở trên cấp độ này là nhu cầuđược nhận biết và tôn trọng. Đây làmong muốn của con người nhận được sựchú ý, quan tâm và tôn trọng từ nhữngngười xung quanh và mong muốn bảnthân là một “mắt xích” không thể thiếutrong hệ thống phân công lao động xã

hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bảnthân từng cá nhân đều mong muốn trởthành người hữu dụng. Vì thế, con ngườithường có mong muốn có địa vị cao đểđược nhiều người tôn vọng và kính nể;Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu

cầu sự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗlực để đạt được mong muốn. Con ngườitự nhận thấy bản thân cần thực hiện mộtcông việc nào đó theo sở thích

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

25

và chỉ khi công việc đó được thựchiện thì họ mới cảm thấy hài lòng.

Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con

người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ởcấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu

cầu cấp thấp hơn được đáp ứng.

Hình 1. Ứng dụng thuyết nhu cầu Maslow trong đánh giá chất lượng việc làm

Trong một doanh nghiệp hoặc cơ sởSXKD nhu cầu cơ bản của người laođộng có thể được đáp ứng thông qua việcđược trả lương hay có thu nhập thỏa đángtheo các quan hệ thị trường, được cung

cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễnphí hoặc bảo đảm các khoản phúc lợikhác như tiền thưởng, tham quan, du

lịch, v.v. Để đáp ứng nhu cầu an toàn,

nhà quản lý có thể bảo đảm điều kiện làm

việc thuận lợi, bảo đảm công việc đượcduy trì ổn định và đối xử công bằng đốivới nhân viên. Để bảo đảm đáp ứng nhucầu quan hệ, người lao động cần đượctạo điều kiện làm việc theo nhóm, được

tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa cácbộ phận, khuyến khích mọi người cùng

tham gia ý kiến phục vụ sự phát triểndoanh nghiệp hoặc cơ sở SXKD. Để thỏamãn nhu cầu được tôn trọng người laođộng cần được tôn trọng về nhân cách,

phẩm chất. Bên cạnh được, họ cũngmong muốn được tôn vinh sự thành công

thông qua đề bạt vào những vị trí côngviệc mới có mức độ và phạm vi ảnhhưởng lớn hơn. Đối với nhu cầu tự hoàn

thiện, nhà quản lý hoặc ông chủ cần cungcấp các cơ hội phát triển những thế mạnhcá nhân. Đồng thời, người lao động cầnđược đào tạo và phát triển, cần được

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

26

khuyến khích tham gia vào quá trình cảitiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và

được tạo điều kiện để họ tự phát triểnnghề nghiệp.

Như vậy, theo thuyết bậc nhu

cầu của Maslow, để nâng cao chất lượngviệc làm cần cần nghiên cứu và tìm hiểucụ thể nhu cầu của người lao động và có

biện pháp hữu hiệu để đáp ứng.Phương pháp đánh giá chất lượng

việc làm:

Bài viết sử dụng hệ số CronbachAlpha và phân tích nhân tố EFA nhằmxác định và kiểm định các thang đo chấtlượng việc làm, đo lường ảnh hưởng củacác yếu tố đó thông qua hàm hồi quytuyến tính bội tới đánh giá của người laođộng về chất lượng việc làm của họ.Nguồn số liệu sử dụng là kết quả phỏngvấn trực tiếp 323 lao động đang làm việctrong 140 cơ sở SXKD phi chính thức và

364 lao động đang làm việc trong cácdoanh nghiệp chính thức trên địa bàn Hà

Nội.Phương pháp tính chỉ số chất lượng

việc làm tổng hợp: Chọn và tính toán ra

được các tiêu chí thành phần chuẩn hóatheo công thức:

Giá trị chuẩn hóa xij*= (xij –

mean)/standard deviation

Trong đó xij thể hiện giá trị của chỉtiêu thứ j cho nhóm (ngành, nghề, hình

thức sở hữu, v.v.), mean là giá trị trungbình chung và standard deviation là độ

lệch tiêu chuẩn của chỉ tiêu j. Giá trị xij*

là giá trị chuẩn hóa của xij.

Từ các tiêu chí thành phần này xây

dựng chỉ số tổng hợp phản ánh chấtlượng việc làm của các nhóm theophương pháp cân bằng (trung bình không

trọng số).

Công thức:

3. Đánh giá chất lượng việc làm

của lao động trong các cơ sở SXKD phichính thức trên địa bàn Hà Nội

Tiêu thức đánh giá

Để đánh giá chất lượng việc làm cầnphải xem xét đầy đủ các tiêu thức, chỉtiêu phản ánh, bao gồm các nhóm yếu tốsau:

(1) Tiền lương, thu nhập và phúc lợi(đo lường bởi 7 biến Tn1-Tn7) : Tiềnlương là chỉ tiêu phản ánh năng suất củaviệc làm, an ninh thu nhập của người laođộng, yếu tố này được đánh giá ở mứckhá ở khoảng 7/10 điểm. Các yếu tố nhưđược hưởng lương ngày nghỉ lễ, nghỉ tết,nghỉ phép; được nhận tiền thưởng và

phúc lợi khác ngoài lương cũng là chỉtiêu an ninh thu nhập bằng các khoản thunhập tăng thêm.

(2) Thời gian làm việc (đo lường bởi7 biến Tg1-Tg7); là chỉ tiêu quan trọngcủa chất lượng việc làm, giờ làm việc dài

hoặc không tuân theo tiêu chuẩn sẽ ảnhhưởng đến sức khỏe và cuộc sống củangười lao động, giờ làm việc ít trong khithu nhập không cao sẽ cho thấy tình

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

27

trạng thiếu việc làm của người lao động.Kết quả khảo sát cho thấy thời gian làm

việc về phân bố cũng như số giờ khá phù

hợp với điểm đánh giá khá cao (8-9/10

điểm).(3) Môi trường và điều kiện làm việc

(đo lường bởi 5 biến Dk1-Dk5): Rủi rothương tích hoặc tử vong có thể tồn tạitrên tất cả các loại hình công việc, và do

đó các chỉ số về sự an toàn của công việclà chỉ số quan trọng đo lường chất lượngcủa việc làm. Đặc biệt với những côngviệc chứa nhiều rủi ro về thương tíchhoặc ảnh hưởng sức khỏe cần trang bịthiết bị, kiến thức về an toàn vệ sinh laođộng. Thực tế cho thấy yếu tố này chưađược quan tâm trong các cơ sở SXKDphi chính thức với điểm đánh giá thấp.

(4) Tham gia các chính sách bảohiểm và bảo đảm việc làm (đo lường bởi9 biến Bh1-Bh9): Người lao động đượctham gia chính sách an sinh xã hội cũnglà một khía cạnh quan trọng của chấtlượng của việc làm ví dụ như bảo hiểmthất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế, v.v. Khi các khả năng rủi ro đến vớingười lao động những chính sách này có

tính chất nhằm giảm thiểu rủi ro thôngqua các chương trình bảo hiểm, tín dụngđặc biệt,…sẽ giúp họ giảm bớt những

khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên, kết quảđánh giá yếu tố này của người được hỏirất thấp, dưới 2/10 điểm.

(5) Mối quan hệ nơi làm việc (đolường bởi 4 biến Qh1-Qh4): Mối quan hệnơi làm việc quan hệ và đối thoại giữanhững người lao động với nhau, cũngnhư thông tin liên lạc giữa người laođộng và cấp trên, là yếu tố quan trọngcho sự thỏa mãn của người lao động vềviệc làm. Nó không chỉ cải thiện sự thỏamãn trong công việc mà còn cải thiệnhiệu suất công việc. Mặc dù người laođộng trong các cơ sở SXKD có mối quanhệ tại nới làm việc khá tốt nhưng vai trò,

tiếng nói của họ đối với các quyết địnhliên quan đến cơ sở còn hạn chế.

(6) Cơ hội đào tạo và phát triển kỹnăng (đo lường bởi 3 biến Pt1-Pt3):

Nhiều người lao động tham gia vào mộtcông việc với mong muốn và nguyện

vọng để có cơ hội phát triển hơn nữa kỹnăng và khả năng của mình. Người laođộng có thể nâng cao kỹ năng qua các cơhội đào tạo được cho là quan trọng đốivới nghề nghiệp hoặc sự phát triển củacá nhân họ.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

28

Bảng 1. Tiêu thức đề xuất và kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành chất lượngviệc làm

MãBiến Giải thích biến

Điểmtrungbình

MãBiến Giải thích biến

Điểmtrungbình

Thời gian làm việc Bh5Bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnhnghề nghiệp 1,9

Tg1 Việc làm đều trong năm 8,4 Bh6 Tử tuất 1,3

Tg2 Việc làm đều trong tháng 8,5 Bh7 Nghỉ phép hàng năm có lương 1,2

Tg3Số ngày làm việc trongtuần 8,7 Bh8 Chi phí y tế/BHYT 1,3

Tg4Phù hợp về số giờ làmviệc trong ngày

8,9 Bh9 Tham gia BHXH bắt buộc 1,2

Tg5Phù hợp về thời điểmlàm việc trong ngày

8,8 Môi trường và điều kiện làm việc

Tg6 Nghỉ giữa giờ làm việc 6,1 Dk1Tập huấn và giám sát về ATVSLĐ củaDN

2,5

Tg7 Thời gian làm thêm 7,2 Dk2 Trang bị thiết bị ATVSLĐ 3,6Tiền lương-Thu nhập-Phúc lợi Dk3 Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động 3,8

Tn1 Mức lương 7,0 Dk4Trang bị thiết bị giảm thiếu tác độngkhói, bụi, tiếng ồn, ánh sáng, nóng,v.v.

3,7

Tn2 Hình thức trả lương 7,7 Dk5Trang bị thiết bị xử lý rác thải, nướcthải 3,5

Tn3 Lương làm thêm 7,5 Đào tạo và phát triển kỹ năngTn4 Thưởng lễ tết 4,3 Pt1 Đào tạo phát triển kỹ năng 6,2Tn5 Hỗ trợ ăn trưa 2,8 Pt2 Phát triển nghề nghiệp 6,2Tn6 Hỗ trợ khác 1,7 Pt3 Có cơ hội thăng tiến 6,0

Tn7 Tăng lương 5,1 Mối quan hệ nơi làm việcChính sách BH và bảođảm việc làm

Qh1Có tiếng nói trong các quyết định liênquan đến doanh nghiệp/CSSX 4,1

Bh1 Nghỉ ốm có lương 1,2 Qh2Có tiếng nói trong các quyết định liênquan đến bản thân 8,0

Bh2 Nghỉ thai sản 1,2 Qh3 Quan hệ với chủ doanh nghiệp/CSSX 8,2Bh3 Hỗ trợ khi về hưu 1,3 Qh4 Quan hệ với đồng nghiệp 8,4Bh4 Trợ cấp thôi việc 1,2Nguồn: Kết quả khảo sát của các tác giả

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

29

Kiểm định và phân tích nhân tố đánhgiá chất lượng việc làm:

Theo mô hình nghiên cứu với 6nhóm nhân tố và 35 biến quan sát ảnhhưởng đến mức tự đánh giá về chấtlượng việc làm của người lao động đang

làm việc trong các cơ sở SXKD phichính thức. Tiến hành kiểm định cácthang đo nhằm điều chỉnh để phục vụcho việc chạy hồi quy mô hình tiếp theo,phương pháp trích yếu tố Principal Axisfactoring với phép quay Varimax sẽ đượcsử dụng cho phân tích EFA. Kiểm địnhKMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett

cho thấy sự tương thích của mẫu khảosát, các biến quan sát có tương quan vớinhau trong tổng thể và phân tích nhân tốEFA là phù hợp. Qua ba vòng phân tích,

đã có 5 biến bị loại khỏi mô hình, các

biến còn lại được nhóm thành 6 nhân tố.Sau khi phân tích nhân tố, có sự điềuchỉnh về số lượng các biến quan sát và

nhóm nhân tố. Nhóm nhân tố mới và các

biến được xắp xếp lại như sau:

- Nhóm F1: Chính sách bảo hiểm và

bảo đảm việc làm, bao gồm các yếu tố:Nghỉ ốm có lương (Bh1), nghỉ thai sản(Bh2), hỗ trợ khi về hưu (Bh3), trợ cấpthôi việc (Bh4), tử tuất (Bh6), nghỉ phéphàng năm có lương (Bh7), chi phí y

tế/BHYT (Bh8), tham gia BHXH bắtbuộc (Bh9).

- Nhóm F2: Hỗ trợ của chủ cơ sở và

trang bị thiết bị ATVSLĐ nơi làm việc,bao gồm các yếu tố: thưởng lễ tết (Tn4),

hỗ trợ ăn trưa (Tn5), trang bị thiết bịATVSLĐ (Dk2), trang bị dụng cụ bảo hộlao động (Dk3), trang bị thiết bị giảmthiếu tác động khói, bụi, tiếng ồn, ánhsáng, nóng (Dk4), trang bị thiết bị xử lýrác thải, nước thải (Dk5).

- Nhóm F3: Thời gian làm việc và

nghỉ ngơi, bao gồm các yếu tố: có việclàm đều trong năm (Tg1), có việc làm

đều trong tháng (Tg2), số ngày làm việctrong tuần (Tg3), phù hợp về số giờ làm

việc trong ngày (Tg4), phù hợp về thờiđiểm làm việc trong ngày (Tg5).

- Nhóm F4: Phát triển kỹ năng và

mối quan hệ tại nơi làm việc, bao gồmcác yếu tố: đào tạo phát triển kỹ năng(Pt1), phát triển nghề nghiệp (Pt2), có

tiếng nói trong các quyết định liên quan

đến bản thân (Qh2), quan hệ với chủdoanh nghiệp/CSSX (Qh3), quan hệ vớiđồng nghiệp (Qh4).

- Nhóm F5: Tiền lương- thu nhập,bao gồm các yếu tố: mức lương (Tn1),

hình thức trả lương (Tn2), lương làmthêm (Tn3).

- Nhóm F6: Vai trò, tiếng nói tại nơi

làm việc, bao gồm các yếu tố: Tập huấnvà giám sát về ATVSLĐ của doanhnghiệp/CSSX (Dk1), có tiếng nói trongcác quyết định liên quan đến doanhnghiệp/CSSX (Qh1).

Kiểm định nhân tố và các biến bằnghệ số Cronbach’s alpha:

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

30

Kết quả cho thấy có 5/6 nhân tố đạttiêu chuẩn và độ tin cậy hay nói cáchkhác các nhân tố này ảnh hưởng tới chấtlượng việc làm, bao gồm: (i) Chính sáchbảo hiểm và bảo đảm việc làm (F1); (ii)

Hỗ trợ của chủ cơ sở và trang bị thiết bịATVSLĐ nơi làm việc (F2); (iii) Thờigian làm việc và nghỉ ngơi (F3); (iv) Phát

triển kỹ năng và mối quan hệ tại nơi làm

việc (F4) và (v) Tiền lương (F5). Có thểnói chưa có đủ độ tin cậy để thấy đượcnhân tố ”vai trò, tiếng nói tại nơi làm

việc” (F6) có ảnh hưởng đến chất lượngviệc làm khi hệ số Cronbach Alpha = 0,6mặc dù hệ số tương quan biến-tổng củacác biến quan sát lớn hơn 0,3.

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tớichất lượng việc làm qua mô hình hồiquy:

Sử dụng mô hình hồi qui tuyến tínhbội giữa 5 nhân tố F1, F2, F3, F4, F5 vớibiến phụ thuộc là mức độ đánh giá củangười lao động về việc làm hiện tại củamình. Kết quả cho thấy mô hình không bịvi phạm đa cộng tuyến do hệ số phóngđại phương sai độc lập (VIF) đều nhỏhơn 3, phân tích ANOVA cho thấy thôngsố F có mức ý nghĩa =0 chứng tỏ môhình hồi quy là phù hợp với bộ dữ liệuthu thập được. Phương trình hồi quy códạng như sau:

Y= 0,12F1-

0,18F2+0,41F3+0,17F4+0,3F5

Kết quả hồi quy cho thấy các nhân tốF1, F3, F4, F5 ảnh hưởng thuận chiềuđến mức độ đánh giá của người lao độngvề việc làm của mình Trong đó, nhân tố”thời gian làm việc và nghỉ ngơi” có tácđộng mạnh nhất tới mức độ đánh giá củangười lao động về việc làm của mình.

Khi đánh giá về thời gian làm việc tănglên 1 điểm thì mức độ đánh giá của ngườilao động về việc làm của mình tăng trungbình là 0,41 điểm, và ngược lại trongđiều kiện các biến khác không đổi. Tiếpđến là nhân tố ”tiền lương-thu nhập” vớihệ số khá cao (0,3), phát triển kỹ năng và

mối quan hệ nơi làm việc (0,17) và chính

sách bảo hiểm và bảo đảm việc làm

(0,12) với cách giải thích tương tự. Tuynhiên, yếu tố hỗ trợ của chủ cơ sở về ăntrưa và trang thiết vị ATVSLĐ nơi làm

việc càng được đánh giá cao thì mức độđánh giá về việc làm giảm. Lý giải chođiều này, người lao động được khảo sátcho rằng nếu việc làm yêu cầu phải trangbị thiết bị ATVSLĐ nghĩa là môi trườnglàm việc nơi đó không tốt, mức độ vệsinh và an toàn không cao đối với ngườilao động, do vậy đó không phải là việclàm tốt nhất. Họ mong muốn một côngviệc có môi trường tốt không bị ảnhhưởng bởi khói, bụi, ô nhiễm, v.v. haykhông có nguy cơ mất an toàn hơn là

mức độ trang bị các thiết bị.

Kết quả phân tích trên khá tương

đồng với sự cảm nhận của các đối tượngkhảo sát về tầm quan trọng của các nhóm

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

31

yếu tố. Tuy nhiên, họ cảm nhận yếu tốtiền lương, thu nhập lại là quan trọngnhất, tiếp đến là thời gian làm việc, môitrường và điều kiện làm việc (không phải

mức độ trang bị ATVSLĐ), chính sáchbảo hiểm và bảo đảm việc làm, mối quanhệ nơi làm việc và cơ hội đào tạo pháttriển kỹ năng.

Hình 1. Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố chất lượng việc làm của các đốitượng phỏng vấn

Đơn vị: điểm

Nguồn: Kết quả khảo sát của các tác giả; Ghi chú: Điểm càng cao yếu tố càng có vaitrò quan trọng

Chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng việclàm

Từ kết quả kiểm định cho thấy có 5nhóm yếu tố đạt tiêu chuẩn và độ tin cậyđể tính chỉ số chất lượng việc làm, bao

gồm: (i) Chính sách bảo hiểm và bảo

đảm việc làm (F1); (ii) Hỗ trợ của chủ cơsở và trang bị thiết bị ATVSLĐ nơi làmviệc (F2); (iii) Thời gian làm việc và nghỉngơi (F3); (iv) Phát triển kỹ năng và mốiquan hệ tại nơi làm việc (F4) và (v) Tiềnlương (F5).

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

32

Hình 2. Phương pháp tính chỉ số chất lượng việc làm không trọng số

Sau khi chuẩn hóa và tính chỉ số tổnghợp theo phương pháp không trọng số chothấy chất lượng việc làm của lao động trongcác cơ sở SXKD phi chính thức thấp hơnnhiều so với khu vực chính thức kể cả khisắp xếp theo thuyết nhu cầu từ thấp lên caocủa Maslow:

- Đánh giá về yếu tố tiền lương của laođộng trong khu vực phi chính thức vẫn thấphơn rất nhiều so với khu vực chính thức vàmức trung bình kể cả ở khía cạnh mứclương, hình thức trả lương và tiền lương làmthêm giờ.

- Tương tự với yếu tố tiền lương, yếu tốthời gian làm việc của khu vực phi chínhthức cũng rất thấp với – 0,26 điểm với sựđánh giá việc làm không đều, thời gian làmviệc chưa phù hợp.

- Về chính sách bảo hiểm và bảo đảmviệc làm giữa hai khu vực, khu vực phichính thức chỉ đạt -0,08 điểm trong khi khu

vực chính thức đạt 0,08 điểm. Mặc dù chínhsách BHXH tự nguyện (giành cho người laođộng khu vực phi chính thức) có hiệu lực từ1/1/2008 (Quốc hội, 2006) nhưng thực tế tỷlệ tham gia các chính sách này trong các cơsở SXKD phi chính thức rất thấp.

- Về sự gắn bó và mối quan hệ nơi làmviệc cũng như yếu tố phát triển kỹ năng cũngtồn tại khoảng cách lớn giữa hai khu vựcnày, tương ứng là -0,25 điểm và 0,22 điểm.

- Yếu tố về sự hỗ trợ của doanh nghiệpvà trang thiết bị nơi làm việc của lao đôngtrong khu vực phi chính thức được đánh giácao hơn khu vực chính thức. Tuy nhiên, docách chọn chỉ tiêu thành phần cho thấy việcàm yêu cầu phải trang bị thiết bị ATVSLĐnghĩa là môi trường làm việc nơi đó khôngtốt, mức độ vệ sinh và an toàn không cao đốivới người lao động, trong khi công việc ởkhu vực chính thức có môi trường tốt hơn,không bị ảnh hưởng bởi khói, bụi, ô nhiễm,

Tg1 Tg2 Tg3 Tg4 Tg5

Tn1 Tn2 Tn3

Pt1Pt2Qh2Qh3Qh4

Tn4Tn5Dk2Dk3Dk4Dk5

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

33

v.v. hay không có nguy cơ mất an toàn hơn là mức độ trang bị các thiết bị.Bảng 2. Kết quả chỉ số chất lượng việc

Mã Tên chỉ tiêuĐiểm đánh giá (đã

chuẩn hóa)Phi chínhthức

Chínhthức

Nhóm F1: Chính sách bảo hiểm và bảo đảm việc làm -0,08 0,07Bh1 Nghỉ ốm có lương -0,06 0,06Bh2 Nghỉ thai sản -0,11 0,09Bh3 Hỗ trợ khi về hưu -0,13 0,12Bh4 Trợ cấp thôi việc -0,07 0,06Bh6 Tử tuất 0,04 -0,03Bh7 Nghỉ phép hàng năm có lương -0,09 0,08Bh8 Chi phí y tế/BHYT -0,14 0,13Bh9 Tham gia BHXH bắt buộc -0,07 0,06Nhóm F2: Hỗ trợ của chủ cơ sở và trang bị thiết bị ATVSLĐnơi làm việc 0,07 -0,06Tn4 Thưởng lễ tết -0,08 0,07Tn5 Hỗ trợ ăn trưa 0,22 -0,19Dk2 Trang bị thiết bị ATVSLĐ -0,02 0,02Dk3 Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động 0,08 -0,07

Dk4Trang bị thiết bị giảm thiếu tác động khói, bụi, tiếng ồn,ánh sáng, nóng, v.v. 0,12 -0,10

Dk5 Trang bị thiết bị xử lý rác thải, nước thải 0,12 -0,11Nhóm F3: Thời gian làm việc và nghỉ ngơi -0,26 0,23Tg1 Việc làm đều trong năm -0,33 0,29

Tg2 Việc làm đều trong tháng -0,30 0,26

Tg3 Số ngày làm việc trong tuần -0,28 0,25Tg4 Phù hợp về số giờ làm việc trong ngày -0,25 0,22Tg5 Phù hợp về thời điểm làm việc trong ngày -0,16 0,14Nhóm F4: Phát triển kỹ năng và mối quan hệ tại nơi làm việc -0,25 0,22

Pt1 Đào tạo phát triển kỹ năng -0,28 0,25Pt2 Phát triển nghề nghiệp -0,27 0,24Qh2 Có tiếng nói trong các quyết định liên quan đến bản thân -0,10 0,08Qh3 Quan hệ với chủ doanh nghiệp/CSSX -0,27 0,24

Qh4 Quan hệ với đồng nghiệp -0,33 0,29

Nhóm F5: Tiền lương- thu nhập -0,18 0,16Tn1 Mức lương -0,12 0,11Tn2 Hình thức trả lương -0,20 0,18Tn3 Lương làm thêm -0,23 0,20

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích số liệu của các tác giả

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

34

4. Kết luận và hàm ý chính sách

Kết quả nghiên cứu cho thấy có nămyếu tố cấu thành chất lượng việc làm

theo thứ tự quan trọng đó là: Thời gianlàm việc và nghỉ ngơi, tiền lương, pháttriển kỹ năng và mối quan hệ tại nơi làmviệc, chính sách bảo hiểm và bảo đảmviệc làm và điều kiện làm việc.

Hai yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhấttới sự hài lòng về việc làm đó là thời gianlàm việc và tiền lương. Trên thực tếngười lao động trong các cơ sở SXKDphi chính thức cũng khá hài lòng về haiyếu tố này với điểm đánh giá trung bình

tương ứng là 8,1 và 7,4. Tuy nhiên, các

phúc lợi như được hưởng lương ngàynghỉ lễ, tết, phép; được nhận tiền thưởngvà phúc lợi khác ngoài lương còn ở mứcdưới trung bình. Do vậy, để nâng caochất lượng việc làm các chủ cơ sở SXKDcũng cần có những chính sách phúc lợingoài việc chỉ trả tiền lương cho ngườilao động.

Người lao động trong các cơ sởSXKD phi chính thức ít có cơ hôi đượcđào tạo phát triển kỹ năng hay có cơ hộiphát triển nghề nghiệp của mình mặc dù

đây cũng là yếu tố tác động khá lớn tớimức độ hài lòng về việc làm của họ. Cáccơ sở SXKD cần phải quan tâm nhiềuhơn đến việc nâng cao kỹ năng, trình độcho người lao động của mình thông qua

các khóa bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn.Chính sách đào tạo, đào tạo lại người laođộng cũng cần phải tính đến đối tượnglao động trong khu vực này.

Người lao động chưa được khuyếnkhích cùng tham gia ý kiến phục vụ sựphát triển của cơ sở SXKD phi chính

thức nơi mình làm việc. Việc nâng caonhận thức cho người lao động về thể hiệnvai trò của mình trong phát triển đơn vịSXKD của mình không chỉ góp phầnphát triển SXKD mà còn nâng cao đượcchất lượng việc làm của chính bản thânhọ. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa

sẽ thúc đẩy sự phát triển của các cơ sởSXKD phi chính thức khi mục tiêu và lợiích các bên được đảm bảo và ngày càng

thỏa mãn. Người sử dụng lao động ngày

càng quan tâm hơn đến chế độ cho ngườilao động, như tiền thưởng, phụ cấp, cáckhoản hỗ trợ..., chú trọng xây dựngnguồn nhân lực, có chính sách đãi ngộthu hút nhân tài, tạo môi trường, điềukiện làm việc tốt hơn, luôn ứng xử cóvăn hóa. Ngược lại, người lao động cùng

sẵn sàng chia sẻ những khó khăn vớidoanh nghiệp; có ý thức làm việc vớitinh thần trách nhiệm đạt năng suất, chấtlượng, hiệu quả ngày càng cao.

Tham gia các chính sách bảo hiểmvà bảo đảm việc làm bao gồm các chínhsách cơ bản đó là: bảo hiểm xã hội, bảo

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

35

hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sẽ đảmbảo nhu cầu an ninh, an toàn về việc làm

cảu người lao động. Mặc dù chính sách

BHXH tự nguyện (giành cho người laođộng khu vực phi chính thức) có hiệu lựctừ 1/1/2008 (Quốc hội, 2006) nhưng chưathực sự hỗ trợ người lao động trong khu

vực này. Tỷ lệ tham gia các chính sáchnày trong các cơ sở SXKD phi chính thứcrất thấp. Điều này cho thấy việc tổ chứcthực hiện chính sách BHXH tự nguyệnchưa hiệu quả, chưa thu hút sự tham giacủa người lao động. Cần phải xem xét cácgiải pháp thiết thực nhằm khuyến khíchsự tham gia và gia tăng tỷ lệ bao phủ củacác chính sách này đối với khu vực phichính thức nói chung và các cơ sở SXKDnói riêng. Mở rộng sự tham gia của laođộng khu vực phi chính thức vào hệ thốngBHXH tự nguyện thông qua việc tiếp tụchoàn thiện các chính sách BHXH phù hợpvới đặc điểm việc làm và khả năng thunhập của người lao động. Nhà nước cóchính sách khuyến khích người lao độngthuộc nhóm hộ nghèo, cận nghèo tham

gia BHXH tự nguyện thông qua hỗ trợmột phần phí tham gia BHXH, đảm bảocho họ có lương hưu từ quỹ bảo hiểm xã

hội khi về già. Để mở rộng độ bao phủcủa BHYT cần thực hiện thông qua việcđăng ký kinh doanh của các cơ sở và lao

động sẽ tốt hơn là thông qua sự tự nguyện

của cá nhân họ. Tiếp tục nghiên cứu xâydựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp chocác đối tượng lao động khu vực phi chínhthức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Cling, Jean-Pierre (2009), Assessingthe Potential Impact of the Global Crisis onthe Labaur Market and the Infomal Sector inVietnam.2. Chử Thị Lân (2013), Chất lượng việclàm của lao động làm công ăn lương trong bốicảnh suy giảm kinh tế ở Việt Nam, Báo cáo Xuhướng Lao động và Xã hội Việt Nam 2013trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế,Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.3. Chử Thị Lân, Quyền Đình Hà (2013),Một số lý luận và kinh nghiệm đo lường chấtlượng việc làm.4. Jacnoun, A-T (2003), MeasuringPerceived Service Quality at UAE CommercialBanks. Internation Journal of Quality andReliability Management 20:4.5. Pierre, Gaëlle (2012), Recent LaborMarket Performance in Vietnam through aGender Lens.6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2006), Luật Bảo hiểm Xã hội, số71/2006/QH11.7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn MộngNgọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu vớiSPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP Hồ ChíMinh.8. Tổng cục thống kê (2013), Kết quảTổng điều tra Cơ sở kinh tế, hành chính, sựnghiệp năm 2012, Hà Nội.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

36

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO HỘNGHÈO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

ThS. Nguyễn Bích Ngọc, ThS. Phạm Thị Bảo Hà

Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Tóm tắt: Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất là một cấuphần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của ViệtNam. Chính sách này đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách kháctiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng cao điềukiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dântộc thiểu số.

Từ khoá: tín dụng ưu đãi, hộ nghèo, phát triển sảng xuất, cho vay hộ nghèo

Abstract: The policy of preferential credit for poor households to develop productionis an important component in the national target program for sustainable povertyreduction in Vietnam. This policy has supported poor people and other beneficiaries toaccess to the national preferential credit fund and gradually improved living standard andcreated significant comprehensive changes in poor and ethnic minority areas.

Key words: preferential credit, poor household, develop production, poor household loan.

Trong những năm qua, hộ nghèo

luôn nhận được Đảng và Nhà nước ta đầutư nhiều chương trình, chính sách để pháttriển kinh tế, chăm lo đời sống vật chấtvà tinh thần. Chương trình tín dụng ưuđãi cho hộ nghèo phát triển sản xuấtđược thực hiện theo Nghị định số78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 củaChính phủ về tín dụng đối với ngườinghèo và các đối tượng chính sách khác;Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày

27/12/2008 của Chính phủ những hộnghèo ở 64 huyện nghèo. Cùng với các

chính sách an sinh xã hội, chính sách tíndụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sảnxuất đã mang lại hiệu quả thiết thực, gópphần giảm nghèo.

1. Chính sách tín dụng ưu đãi cho

hộ nghèo phát triển sản xuất phù hợpvới nhu cầu vốn để phát triển kinh tếgia đình từ đó có cơ hội cải thiện cuộcsống

Đối tượng của chính sách ưu đãi tín

dụng là những hộ nghèo nhóm đối tượngyếu thế của xã hội cần được trợ giúp.Chính sách đã thể hiện được quyền được

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

37

bảo đảm về an sinh xã hội của người dân,đặc biệt là những người dân nghèo cầnđược trợ giúp an sinh xã hội để vươn lênthoát nghèo đảm bảo cuộc sống. Đốitượng của chính sách là hộ nghèo ở nôngthôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ400.000 đồng/người/tháng (từ 4,8 triệuđồng/người/năm) trở xuống; hộ nghèo ởthành thị là hộ có mức thu nhập bình

quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6triệu đồng/người/năm) trở xuống12.

Quy định về điều kiện vay vốn13

được ghi rõ trong văn bản pháp luật đểbảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng và hiệuquả của chính sách. Người vay vốn làngười đại diện hộ gia đình nghèo có điềukiện như sau mới được vay vốn hộnghèo: Hộ nghèo phải có địa chỉ cư trúhợp pháp tại địa phương được Uỷ bannhân dân (UBND) xã xác nhận trên danh

sách; có tên trong danh sách hộ nghèo tạixã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ nghèo

do Bộ Lao động thương binh và Xã hộicông bố từng thời kỳ; hộ nghèo phảitham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn(TK&VV) trên địa bàn.

Đa số đối tượng sử dụng vốn để pháttriển sản xuất và đủ tài chính để trả nợnhưng vẫn còn một bộ phận không thể

12 Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ ngày 30/1/2011ban hành chuẩn hộ nghèo,hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-201513 TT Số: 06/2009/TT-NHNN ngày 9/4/2009 củangân hàng nhà nước về quy định chi tiết về chínhsách cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗtrợ các huyện nghèo tại Nghị quyết số30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008

trả nợ được do không may gặp rủi rotrong sản xuất nên vẫn rơi vào nghèo đói.

Những hộ nghèo không được vay vốngồm: những hộ không còn sức lao động;những hộ độc thân đang trong thời gianthi hành án; những hộ nghèo được chínhquyền địa phương loại ra khỏi danh sáchvay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút,trộm cắp, lười biếng không chịu lao động;những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã

hội như già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăndo ngân sách Nhà nước trợ cấp.

Trong giai đoạn 2002-2014, đã có

trên 21,4 triệu lượt hộ nghèo và đốitượng chính sách khác được vay vốn từNHCSXH, trong đó có 3,2 triệu hộ vượtqua ngưỡng nghèo.

Cùng với xu hướng tỷ lệ hộ nghèo

giảm, số đối tượng thụ hưởng cũng giảmdần. Năm 2014 số đối tượng được vaychỉ còn bằng chưa đến 50% so với năm2010 tương ứng tỷ lệ hộ nghèo năm 2010là 14,3% so với tỷ lệ hộ nghèo 2014 ướckhoảng dưới 6%.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

38

Bảng 1: Đối tượng vay vốn tín dụng phát triển sản xuất

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 Ước 2014

Tỷ lệ hộ nghèo % 14,3 11,8 9,6 7,8 < 6Số đối tượng được vayvốn phát triển sản xuất Hộ 947.417 841.539 864.831 541.554 460.000

Việc gói gọn đối tượng thụ hưởngnhư vậy có ưu điểm là giảm bớt công tácxác định đối tượng vốn là một công việctốn nhiều công sức, thời gian và cả tàichính. Mặt khác NHCSXH cũng có thểchủ động hơn trong việc lập kế hoạch vàphân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, điểm hạnchế lớn nhất là không thể hỗ trợ lâu dàicho đối tượng. Vì để đảm bảo thoátnghèo bền vững và tránh rơi vào táinghèo thì các hộ này nên được nhận thêmhỗ trợ trong một khoảng thời gian nữa (ítnhất là 3 năm).

2. Chế độ hưởng lợi của chính sáchtín dụng ưu đãi phát triển hộ nghèo kháphù hợp với phương thức sản xuất kinhdoanh của người nghèo

Mức vay của hộ nghèo tương đối phù

hợp với phương thức sản xuất kinh doanhcủa hộ gia đình nghèo. Mức vay đượcNgân hàng Nhà Nước cùng với các Bộ,ngành (LĐTBXH, Tài chính, Nông nghiệpvà phát triển nông thôn) tính toán và đặt ratheo nhu cầu và phương án vay vốn củađối tượng: Đầu tư mua sắm các loại vật tư,giống cây trồng, vật nuôi, phân bón...,công cụ lao động, chi phí thanh toán cungứng lao vụ, đầu tư làm nghề thủ công, chiphí nuôi trồng, đánh

bắt, chế biến thủy hải sản. Mức vay tối đađã được tính trên cơ sở nhu cầu tiền vốndùng để sản xuất kinh doanh nhỏ, chủ yếusử dụng sức lao động của hộ nghèo.

Mức vay vốn đã tương đối đáp ứngnhư cầu vay vốn của hộ gia đình nghèo,đặc biệt trong lần điều chỉnh gần đây.Theo báo cáo của NHCSXH, mức vaybình quân của hộ nghèo cả nước vay vốnphát triển sản xuất khoảng 16,2 triệuđồng/hộ. Tại Quảng Nam mức vay bìnhquân của hộ nghèo cả nước vay vốn pháttriển sản xuất khoảng 20 triệu đồng/hộ.Tại Bắc Giang mức vay bình quân của hộnghèo cả nước vay vốn phát triển sảnxuất khoảng 22,8 triệu đồng/hộ, một sốhộ nghèo vùng núi sẵn sàng vay mức tốiđa là 50 triệu để trồng keo. Tại QuảngNam, qua tham dò nhu cầu vay vốn củahộ nghèo chỉ khoảng dưới 10% hộ nghèocó khả năng làm kinh tế, có khả năng trảnợ sẵn sàng vay ở mức tối đa. Đa số hộnghèo chỉ dám vay mức 20 triệu để chănnuôi heo, bò, họ còn e ngại khoảng nợlớn khó trả nợ do rủi ro trong sản xuất.Tuy nhiên, mức vay tối đa trên chưa thểđáp ứng vốn cho người nghèo trồng rừnghoặc trồng cây lâu năm như keo, trồng càphê hoặc nuôi trâu.

Lãi suất cho vay cần được điềuchỉnh linh hoạt hơn. Lãi suất cho vay

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

39

được Ngân hàng Nhà Nước tính toán trêncở sở chỉ số kinh tế vĩ mô, điều kiện chohộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanhvà có tham vấn các Bộ, ngành(LĐTBXH, Tài chính, Nông nghiệp vàphát triển nông thôn). Trước 1/10/2014,Nhà nước không tính lãi suất cho vay hộnghèo tại các huyện nghèo, dẫn đến cótình trạngvay về mang gửi tiết kiệm, gâylãng phí vốn. Việc phải trả lãi suất làmcho người dân có ý thức quen dần vớitính toán làm ăn, hội nhập với kinh tế thịtrường. Hiện nay lãi suất lãi suất cho vayhộ nghèo tại các huyện nghèo là3,6%năm bằng 50% mức lại suất cho vayhộ nghèo (7,2%/năm).

Tuy nhiên, lãi suất tín dụng cho hộnghèo hiện nay dường như ít tính ưu đãihơn do chưa linh hoạt giảm lãi suất nhưcác ngân hàng thương mại. Trong cácnăm 2013-2014, lãi suất cho vay của cácngân hàng thương mại đã được điềuchỉnh giảm đáng kể so với trước đây14,mặt bằng lãi suất cho vay ngân hàngthương mại hiện đã giảm. Lãi suất chovay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nôngthôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ vàvừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệpứng dụng công nghệ cao ở mức 7%-9%/năm tại các ngân hàng thương mại Nhànước. Trong khi đó, lãi suất cho vay đốivới người nghèo được điều chỉnh nhưngchậm và không nhiều hiện từ 3,6-7,2%.Nếu so sánh với mức lãi vay của ngân

14 Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chínhphủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sảnxuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu

hàng thương mại, mức lãi suất cho vayđược Ngân hàng CSXH áp dụng đối vớicác đối tượng chính sách trong chươngtrình tín dụng thì mức ưu đãi rất thấp.

Thời gian cho vay phù hợp vớiphương thức sản xuất kinh doanh của hộnghè. Đa số hộ nghèo dùng vốn vay vàosản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Thời giantừ khi bắt đầu đến khi thu hoạch đượcvào khoảng 3 đến 5 năm. Đây cũng làthời điểm hợp lý để họ bán sản phẩm đểthu tiền trả nợ gốc cho Ngân hàng.

3. Công tác tổ chức thực hiệnchính sách tín dụng ưu đãi đối với hộnghèo phát triển sản xuất

Mô hình tổ chức bộ máy quản lýđiều hành của NHCSXH được coi là môhình đặc thù, khác biệt các Ngân hàngThương mại Việt Nam ở Việt Nam vàcác nước trên thế giới. Cơ cấu mô hìnhgồm 3 cấp (TW, tỉnh, huyện) đã và đangphối hợp với 4 tổ chức chính trị - xã hội(tổ chức Hội) phát huy sức mạnh tổnglực của hệ thống chính trị xã hội, chuyênmôn nghiệp vụ và sức mạnh tiềm tàng từnhân dân. Phương thức cho vay uỷ tháctừng phần qua các tổ chức chính trị - xãhội đã tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lựccho NHCSXH và người vay vốn. Môhình quản lý đã giảm được nhiều laođộng trong biên chế bộ máy tác nghiệp vìđã có hàng vạn cán bộ, hội viên các tổchức chính trị - xã hội, cán bộ chínhquyền, cán bộ xoá đói giảm nghèo cáccấp và hơn 200.000 tổ trưởng Tổ Tiếtkiệm và vay vốn.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

40

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế.- Vẫn còn thiếu cán bộ tín dụng, đặc

biệt tại những vùng sâu, vùng xa, vùng khókhăn, vùng nhiều đối tượng do đó các cánbộ vẫn phải luân phiên hoặc 1 cán bộ phụtrách nhiều địa bàn. Mặc dù ngân hàng cóchế độ xếp loại cán bộ theo mức độ hoànthành nhiệm vụ (phân loại A, B, C) nhưngthực tế chênh lệch giữa các mức không caonên cũng chỉ mang tính khuyến khích,động viên về mặt tinh thần.

- Trình độ quản lý, nghiệp vụ làmdịch vụ ủy thác của cán bộ tổ chức Hộiđoàn thể trong việc kiểm tra, giám sátquá trình sử dụng vốn của tổ viên cònhạn chế, công tác tập huấn của các tổchức chính trị - xã hội cho cán bộ Hội,cho Tổ tiết kiệm và vay vốn còn chưađược nhiều, chưa chủ động.

Việc lập danh sách hộ nghèo đượclập công khai minh bạch có quy trình rõràng cơ bản đã bao phủ đầy đủ đối tượng

Ban giảm nghèo xã/phường thựchiện lập danh sách hộ nghèo theo quyđịnh của ngành LĐTBXH. Việc xác địnhnhư trên cơ bản đã xác đúng đối tượnghộ nghèo làm cơ sở lập được danh sáchhộ nghèo trên địa bàn thực hiện chínhsách. Tuy nhiên, tại một số địa phươngvẫn có tiêu cực, sai sót trong xác định hộnghèo. Việc bình chọn thông qua biểuquyết của thôn/bản nên có hiện tượng hộcó đông họ hàng anh em nên gia đình nàykhông đáng hộ nghèo thì được nghèo,còn gia đình nghèo chưa chắc đã đượcxét hộ nghèo vì hết chỉ tiêu. Một số hộ

gia đình không xem đói nghèo là nỗibuồn, mặc cảm để vươn lên, mà cứ muốntrông chờ vào sự giúp đỡ. Họ tìm đủ mọicách để được vào diện hộ nghèo, cụ thểlà các hộ có bố mẹ già thì tìm cách táchhộ, trong khi con của họ nhiều người cónhà cao cửa rộng; tìm cách tẩu tán, gửibớt tài sản đi để được chấm điểm trongdiện hộ nghèo; thậm chí hộ gia đình 2 vợchồng trẻ, nuôi con nhỏ cũng trong diệnhộ nghèo, trong khi đó lao động phổthông ở nông thôn bây giờ mỗi thángcũng kiếm được vài triệu đồng....

Quy trình cho vay đối với hộnghèo tương đối phù hợp và thông tinminh bạch. Quy trình cho vay có sự kếthợp chặt chẽ của NHCSXH, hội đoànthể, chính quyền địa phương nên đã chovay đúng tượng. Việc cho vay tại điểmgiao dịch xã đã tạo thuận lợi cho ngườidân được vay vốn dễ dàng. Đối tượngvay vốn được niêm yết công khai ngaytại trụ sở UBND xã, thông tin và các quyđịnh, hướng dẫn cụ thể, minh bạch.Người vay giao dịch trực tiếp vớiNHCSXH trước sự chứng kiến của Hộiđoàn thể, tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vayvốn và chính quyền xã đã tạo điều kiệnđể mọi người dân có thể kiểm tra, giámsát hoạt động của NHCSXH. Nhờ đó đãhạn chế được việc thất thoát, xâm tiêu,tham ô lợi dụng tiền vốn.

Công tác kiểm tra, giám sát thựchiện nghiêm túc bảo đảm cho vay đúngđối tượng và sử dụng vốn đúng mục đích

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

41

Quốc hội là cơ quan cao nhất thựchiện giám sát tình hình thực hiện chínhsách ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo.

Mặt khác, công tác giám sát đượcthực hiện ở các cấp. Trong nội bộNHCSXH, ban kiểm soát ở các cấp thựchiện kiểm tra giám sát nội bộ. Người dân,các hội đoàn thể, và Chính quyề xã giámsát, kiểm tra các hoạt động tại xã.

Hàng năm, NHCSXH tổ chức đoànkiểm tra gồm các thành viên hội đồngquản trị kiểm tra tình hình thực hiệnchính sách tín dụng. Bộ LĐTBXH cũngtổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểmtra thực hiện chính sách giảm ngheòtrong đó có CS tín dụng tại các tỉnh.

Nội dung giám sát, kiểm tra là thôngtin về đối tượng và tình hình sử dụngvốn, trả lãi, trả nợ của đối tượng đốitượng được NHCSXH quản lý tốt trên hệthống máy tính.

Việc giám sát, kiểm tra vay vốn cóđúng là hộ nghèo không, sử dụng vốnđúng mục đích được thực hiện bởi tổTK&VV có báo cho chính quyền xã vàNHCSXH.

Công tác kiểm tra, giám sát, thống kêlập báo cáo của NHCSXH rất tốt cóthông tin đầy đủ, kịp thời và chi tiết đảmbảo cho vay đứng đối tượng

Tuy nhiên việc cập nhật theo dõi tạiChính quyền xã chủ yếu là thủ công. Chưacó cơ chế dùng chung thông tin củaNHCSXH và Chính quyền Xã và BộLĐTBXH. Chỉ số về số đối tượng vay vốnthoát nghèo cũng khó cập nhật vì hàng năm

phải thông qua rà soát hộ nghèo mới pháthiện ra hộ vay vốn thoát nghèo.

Xử lý nợ xấu: Hiện nay, tỷ lệ nợ quáhạn năm 2014 là 0,73% có xu hướnggiảm so với năm 2010 (là 1,31%), tỷ lệkhông trả được nợ khá thấp (năm 2014 là0,84. Nếu so sánh tỷ lệ này với các ngânhàng thương mại, có thể nói đây là mộtkết quả rất tốt.

Nguyên nhân về việc có hiện tượngnợ xấu đó là: Người nghèo hạn chế vềtrình độ chuyên môn nên sử dụng vốnchưa hiệu quả; Vốn thường được hộ giađình đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi nhỏlẻ và phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiênnên ảnh hưởng rất nhiều vào rủi ro tựnhiên, thiên tai, dịch bệnh; Người nghèotại vùng sâu vùng xa khó tiếp cận với thịtrường, dù có vốn chăn nuôi trồng trọt,nhưng khó bán sản phẩm ra thị trường đểthu hồi được vốn trả nợ ngân hàng.

Thách thức trong việc thực hiệnchính sách tín dụng ưu đãi cho hộnghèo trong thời gian tới

- Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo vàhộ đồng bào DTTS lớn, trong khi nguồnvốn cho vay có hạn.

- Việc xác định đối tượng hộ nghèocòn bất cập so với thực trạng nghèo đói ởđịa phương, danh sách hộ nghèo khôngđược cập nhật kịp thời, trong khi thiên tai,dịch bệnh, ốm đau bệnh tật… và cácnguyên nhân khách quan bất khả khángkhác phát sinh thường xuyên làm tăng thêmsố hộ nghèo, gây khó khăn cho việc thựchiện tín dụng chính sách của Nhà nước.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

42

- Thiếu cơ chế gắn kết thống nhất vàhiệu quả để lồng ghép, phối hợp giữa cácchương trình, dự án kinh tế - xã hội trênmột địa bàn, giữa hoạt động tín dụng củaNHCSXH với các ngành LĐTBXH,Công thương, Nông nghiệp trong cáchoạt động khuyến công, khuyến nông,khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giaocông nghệ... của các tổ chức Nhà nước,các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp,các tổ chức chính trị - xã hội.

- Một bộ phận người nghèo, nhất làđồng bào dân tộc thiểu số nghèo thườngsống phân tán tại những vùng sâu, vùngxa, vùng đặc biệt khó khăn, giao thông đilại khó khăn, trình độ dân trí, nhận thứcthấp, kiến thức về sản xuất kinh doanhcòn nhiều hạn chế, gặp rủi ro thiên tai,dịch bệnh nên sử dụng vốn tín dụngkhông hiệu quả dẫn đến nợ xấu.

- Một bộ phận đối tượng thụ hưởngcòn trông chờ, ỷ lại vào chính sách chếđộ, xem việc vay vốn như chính sách chokhông của Nhà nước, sử dụng vốn kémhiệu quả, có hiện tượng đã thoát nghèonhưng chây ỳ không trả nợ. Mặt khác, cómột bộ phận người nghèo là đồng bàodân tộc thiểu số chưa biết sử dụng vốnnhưng chưa được các cơ quan, chínhquyền, Hội đoàn thể quan tâm giúp đỡ,hướng dẫn cách làm ăn nên họ chưamạnh dạn vay vốn.

Một số kiến nghịĐiều chỉnh cơ chế tạo lập vốn cho

NHCSXH theo phương châm “Nhà nước,doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”, tức

là nguồn vốn được tạo lập từ các nguồn.Đề nghị Quốc hội quy định một tỉ lệ nhấtđịnh từ nguồn vượt thu ngân sách Trungương hàng năm để bổ sung nguồn vốn chovay các chương trình tín dụng chính sách.

Điều chỉnh, bổ sung kịp thời vàodanh sách thuộc diện nghèo của địaphương, để đảm bảo các hộ nghèo mớiphát sinh được được thụ hưởng chínhsách tín dụng ưu đãi kịp thời.

Các cơ quan, đơn vị, chính quyền địaphương đẩy mạnh công tác phối hợp thựchiện cùng với chính sách đào tạo, khuyếnnông, khuyến lâm, khuyến ngư để tạođiều kiện cho hộ nghèo được phổ biếnkiến thức, cách thức sản xuất, chuyểngiao kỹ thuật...

Tăng cường công tác kiểm tra, giámsát hoạt động tín dụng chính sách đảmbảo vốn đến đúng đối tượng thụ hưởngvà phát huy hiệu quả.

Ngân hàng Chính sách xã hội tiếptục cải tiến thủ tục vay vốn; chỉ đạo cácđơn vị trực thuộc duy trì và thực hiệnnghiêm túc công tác giao dịch lưu độngtại xã, đảm bảo việc giải ngân, thu nợ,thu lãi, thu tiết kiệm... Nâng cao chấtlượng hoạt động của đơn vị nhận uỷ thácvà Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Phối hợpvới các tổ chức chính trị xã - xã hội cáccấp tăng cường công tác kiểm tra, giámsát, củng cố hoạt động của các Tổ tiếtkiệm và vay vốn./.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

43

THỰC HIỆN QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM TẠI VIỆT NAMNCS. Quách Thị Quế

Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Tóm tắt: Việt Nam là một trong những quốc gia phê chuẩn Công ước quốc tế vềquyền trẻ em từ rất sớm. Đây là văn kiện quan trọng nhất về quyền con người của trẻ emtrong hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người, bao gồm các điều luật như: Trẻ emcó quyền được lắng nghe, được tự do bày tỏ quan điểm về tất cả các vấn đề có tác độngđến trẻ, được tự do phát biểu, suy nghĩ, hội họp và tiếp cận thông tin, thúc đẩy lợi ích tốtnhất của trẻ và tăng cường sự phát triển cá nhân; Có quyền tham gia bình đẳng với nhaukhông phân biệt; Có quyền được bảo vệ tránh khỏi bị lôi kéo, bạo lực, lạm dụng và bóclột... Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền tham gia của trẻ em còn có thể vận dụngtrong các quyền công dân nói chung như giao dịch nhân sự, quyền nhân thân, quan hệ hônnhân và gia đình, ngôn luận và tiếp cận thông tin, kết giao và hội họp hòa bình, tố tụng dânsự, xử lý vi phạm hành chính, tố tụng hình sự, khiếu nại tố cáo...

Từ khóa: Trẻ em, bình đẳng, quyền tham giaAbstract: Viet Nam is one of the countries approving the International Convention on

the rights of the child from the very beginning. This is the most important documentinvolving human rights for children under the international legal system of human rights,including: children have the right to have their voices heard; to have their thoughts solicitedand taken into account and to have freedom of expression their views on matters that affectthem; freedom of thought, association and access to information; bringing benefits andenhancing personal development; to have equal rights to participation withoutdiscrimination; Children have the right to be protected from violence, exploitation andabuse. In the Vietnamese legal system, the participation rights of the child can apply tocitizenship in general, such as human transaction rights, moral rights, marriage and familyrelations, speech and access to information, peaceful assembly and association, criminalprocedure, handling of administrative violations, complaints and denunciations, etc.

Key words: Child, equality, participation rights

1. Đặt vấn đềMặc dù Công ước Quốc tế về Quyền

trẻ em không đề cập riêng “Quyền đượctham gia” trong một điều khoản riêng

biệt nào, nhưng nó có mặt trong mộtnhóm các điều khoản của Công ước như

“các điều khoản về tham gia”. Các quyềnnằm trong nhóm này là: Quyền được bày

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

44

tỏ ý kiến và Quyền được lắng nghe (Điều12); Quyền tìm kiếm thông tin và tự dobày tỏ ý kiến (Điều 13); Quyền riêng tư(Điều 16); Quyền được tự do kết giao vàhội họp (Điều 15); Quyền tự do tínngưỡng và tôn giáo (Điều 14).

Công ước Quốc tế về Quyền trẻ emkhuyến khích mọi trẻ em tham gia vàcung cấp các hỗ trợ cần thiết để khuyếnkhích việc này. Công ước quốc tế vềQuyền trẻ em đã mang lại cách nhìn mớivề trẻ em như là những nhân tố thay đổi.Mặc dù là “người dễ bị tổn thương cầncó sự bảo vệ và trợ giúp của gia đình, xãhội và nhà nước”, nhưng mỗi trẻ em cóthể “hình thành và bày tỏ ý kiến, thamgia vào quá trình đưa ra quyết định vàtạo ảnh hưởng tới các giải pháp, canthiệp trong vai trò là người cộng táctrong quá trình thay đổi xã hội và xâydựng dân chủ. Tuy nhiên những ngườixung quanh trẻ em, đặc biệt là cha mẹhoặc người giám hộ, người chăm sóc vàthầy cô giáo nên đảm bảo sự tham gianhư vậy được thúc đẩy theo cách khôngảnh hưởng tiêu cực tới những lợi ích vàsự phát triển của trẻ em.

Có nhiều lý do khiến sự tham gia củatrẻ em trở nên quan trọng. Trước tiên, sựtham gia của trẻ em cải thiện quá trìnhđưa ra quyết định của các tổ chức vàChính phủ. Sự tham gia của các em giúpđảm bảo các quyết định này đáp ứng nhucầu thực sự các mối quan tâm của trẻ em,như các em đã bày tỏ chứ không phảingười lớn giả định. Trẻ em có những mối

quan tâm, nhu cầu và mong muốn khácso với người lớn, các em có thể khôngtạo được ảnh hưởng đối với các quyếtđịnh trừ khi có những nỗ lực tạo điềukiện cho các em làm được điều này. Hơnnữa, sự tham gia đảm bảo rằng trẻ emvới kinh nghiệm trực tiếp trong một sốtình huống nhất định có thể nêu lên ýkiến về vấn của mình. Sự tham gia cũngmang lại những lợi ích cụ thể cho nhómtrẻ em bị sao nhãng và trẻ em nghèo làphương tiện để nói lên tiếng nói củamình. Sự tham gia của trẻ em cũng ghinhận thay đổi từ quan điểm trẻ em “làngười hưởng lợi” của các can thiệp củangười lớn sang quan điểm tôn trọngnguyên tắc trẻ em cũng có quyền. Đồngthời, sự tham gia là một phương tiệnquan trọng để trẻ em đươc sống trong xãhội như những công dân năng động vàgóp phần thay đổi mối quan hệ quyền lựcgiữa trẻ em và người lớn.

Trong số các nhóm quyền được quyđịnh trong Công ước, nếu như các nhómquyền sống còn, nhóm quyền phát triển,nhóm quyền bảo vệ thể hiện tinh thầnbảo vệ các quyền của trẻ em một cáchthụ động, thông qua việc liệt kê cácquyền và trách nhiệm của gia đình, nhànước và toàn xã hội trong việc bảo đảmcác quyền đó của trẻ em thì nhóm quyềntham gia thể hiện rõ hơn tinh thần xácđịnh trẻ em là chủ thể có quyền tham giavà đưa ra các quyết định của mình trongquá trình phát triển, sự tham gia của cácem đóng một vai trò quan trọng trong đời

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

45

sống xã hội chứ không phải là đối tượngthụ hưởng, đối tượng cần sự thương hại,cứu trợ và lòng từ thiện thuần tuý. Đâyđược xem như là điểm nhấn quan trọngcủa Công ước, thể hiện rõ sự thành côngcủa Công ước trong việc gắn các quyềndân sự và chính trị với các quyền kinh tếxã hội và văn hoá.

Quyền tham gia là một khái niệm mởvà được diễn giải theo nhiều cách khácnhau. Quyền tham gia thường được kháiniệm một cách khái quát như là một quátrình tham gia của con người vào các quátrình ra quyết định có ảnh hưởng đến cuộcsống của người đó hay ảnh hưởng tớicộng đồng nơi người đó sinh sống. Đượccoi như là một thuật ngữ tiếp cận dướinhiều góc độ, quyền tham gia của trẻ embao gồm nhiều hoạt động khác nhautương ứng với sự phát triển của trẻ em ởcác độ tuổi: thể hiện mong muốn, hìnhthành và trình bầy quan điểm, tham khảoý kiến trong quá trình ra quyết định, tổchức, thành lập và tham gia vào các hội,được tìm kiếm, tiếp cận thông tin, ….

Để xác định được đâu là lợi ích tốtnhất cho trẻ em, điều quan trọng là bảnthân đứa trẻ phải có quyền được nêu ýkiến của mình và phải được lắng nghe.Càng lớn và trưởng thành hơn, trẻ emcàng phải được có quyền hơn trong việcgây tác động và trực tiếp quyết định. Đểquyết định như thế nào là lợi ích tốt nhấtcho trẻ em luôn cần có sự tham gia thựcsự của các em trong quá trình ra quyếtđịnh, nếu không tham khảo ý kiến của trẻ

sẽ dẫn đến những kết luận chủ quanmang tính sai lệch và cho kết quả khôngtốt cho các em.

2. Quyền tham gia của trẻ em trongCông ước quốc tế và vấn đề đặt ra chocác Quốc gia thành viên

Khi phê chuẩn Công ước, các quốcgia thành viên đã cam kết thực hiện bằngmọi phương tiện những quyền của trẻ emđã được ghi nhận trong Công ước. Cácquốc gia thành viên không chỉ bảo đảmvề mặt luật pháp mà cần phải có nhữngbiện pháp về cơ chế, chính sách bảo đảmcho việc thực hiện các điều khoản đó.

Về mặt pháp luật, các quốc gia thànhviên phải xây dựng hệ thống pháp luật vềquyền trẻ em, trong đó có quyền thamgia, phù hợp với tinh thần và nội dungcủa Công ước. Trong đó, Nhà nước bêncạnh việc ghi nhận quyền tham gia củacác em trong tất cả các lĩnh vực có liênquan đến các em, thì cũng phải xác địnhrõ phạm vi và mức độ tham gia ý kiếnphù hợp với lứa tuổi của các em trongcác lĩnh vực đó. Nhà nước phải xây dựngcơ chế tiếp nhận và xem xét các ý kiếncủa trẻ em, trong đó khai thác những môhình và kênh thu thập ý kiến thích hợp vàmang tính đại diện cao tương ứng vớigiới tính, tuổi, dân tộc tầng lớp xã hội,tôn giáo và vùng địa lý.

Lắng nghe các em không đơn thuầnlà việc xác nhận ý kiến của các em màquan trọng hơn là phải cho phép các emhọc được các cách thức có tính xây dựngtrong việc ảnh hưởng đến thế giới xung

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

46

quanh. Bởi vì, người chưa thành niênkhó có thể tham gia một cách hiệu quảtrong một môi trường hạn hẹp, ít cónhững cơ hội để tham gia các hoạt độngcó ý nghĩa vào đời sống xã hội. Do vậy,bên cạnh việc thừa nhận quyền tự do lậphội, và hội họp của trẻ em với tư cách làquyền công dân, Nhà nước cần phải cócác biện pháp hỗ trợ hình thành các tổchức tăng tối đa sự tham gia của ngườichưa thành niên một cách dân chủ, giúpcho người chưa thành niên phát triển cáckỹ năng cần thiết trong đời sống xã hội,tăng cường sự tự tin, cung cấp khônggian cần thiết cho các em tham gia mộtcác tích cực vào đời sống xã hội.

Một trong những nghĩa vụ của cácquốc gia thành viên là phải phổ biến rộngrãi Công ước cho mọi tầng lớp xã hộidưới nhiều hình thức khác nhau và quanhững phương tiện thông tin đại chúng.Dưới góc độ này thì các phương tiệnthông tin đại chúng có vai trò quan trọngtrong việc tạo điều kiện cho các em hiểubiết đầy đủ về những quyền của mình màtạo cho các em có thói quen thực hiệnnhững quyền đó trong cuộc sống hiện tạivà tương lai. Trẻ em không những cóquyền tiếp cận với thông tin mà còn cầnđược tham gia vào việc làm ra các thôngtin đó. Cần có các nỗ lực tích cực để tạođiều kiện cho sự tham gia này theo đúngnghĩa của nó, trong đó có việc đào tạocho trẻ và làm cho trung tâm thông tinthành môi trường thân thiện hơn với trẻ.Vì vậy, Nhà nước với vị trí đặc biệt của

mình trong xã hội, một mặt, có tráchnhiệm thúc đẩy sự phát triển đa dạng cácphương tiện thông tin đại chúng có lợicho sự phát triển của trẻ em, trong đó cócả những đối tượng trẻ em thuộc các dântộc khác nhau, mặt khác, có trách nhiệmngăn chặn trẻ em tiếp cận những thôngtin và tư liệu có hại cho trẻ em.

Mặc dù việc quy định về quyền thamgia của trẻ em trong Công ước chỉ là việckhẳng định lại các quyền công dân, chínhtrị được quy định trong nhiều văn bảnquốc tế khác về quyền con người, tuynhiên, việc khẳng định quyền tham giatrong một Công ước dành riêng cho trẻem là một bước tiến quan trọng trong việckhẳng định vị thế và tầm quan trọng củaviệc bảo đảm cho sự phát triển một cáchthực sự của trẻ em- chủ nhân tương laicủa thế giới. Việc bảo đảm thực hiệnquyền tham gia của trẻ em rõ ràng phụthuộc rất nhiều yếu tố như: khả năng củabản thân các em, nhận thức đúng đắn củangười lớn, của cha mẹ của cộng đồng vàxã hội, trong đó quan trọng hơn cả làtránh nhiệm của Quốc gia tham gia Côngước trong việc xây dựng các cơ sở pháp lývà các chính sách thúc đẩy cần thiết choviệc thực hiện quyền tham gia của cácem. Do vậy, một sự nỗ lực và hợp tác củatoàn xã hội vì mục tiêu thúc đẩy quyền trẻem thì mới có thể thu hẹp khoảng cáchgiữa việc ghi nhận và thực thi trên thực tếcác quyền trẻ em nói chung và quyềntham gia của trẻ em nói riêng.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

47

3. Quyền tham gia của trẻ emtrong Pháp luật Việt Nam

Đảng và Chính Phủ Việt Nam luônxác định con người vừa là mục tiêu, vừalà động lực của sự nghiệp xây dựng đấtnước. Nhà nước Việt Nam khẳng địnhcon người, trong đó có trẻ em luôn làtrung tâm của các chính sách kinh tế - xãhội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngườinói chung và quyền trẻ em nói riêng lànhân tố quan trọng cho sự phát triển bềnvững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp đổimới đất nước. Mọi chủ trương, đường lối,chính sách của Việt Nam đều nhằm phấnđấu cho mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tấtcả vì con người và cho con người.

Việt Nam chủ trương xây dựng mộtNhà nước pháp quyền của dân, do dân vàvì dân. Nhà nước Việt Nam thực hiệnphương châm "dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra"; nhân dân là ngườiquyết định mọi công việc của Nhà nướcdo vậy, vị trí và vai trò của người dân nóichung và trẻ em nói riêng trong đời sốngxã hội đã có những chuyển biến tích cực,thể hiện rõ vai trò làm chủ của đất nước.

Với nhận thức trẻ em là những côngdân nhỏ tuổi không những có đầy đủ cácquyền cơ bản của con người về chính trị,kinh tế, xã hội, văn hoá… mà còn là hạnhphúc của gia đình, là tương lai của đấtnước, do vậy trẻ em được Đảng, Nhànước và toàn xã hội yêu thương, quantâm, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm đầy đủcác quyền con người, được tôn trọng, tin

tưởng vào khả năng đóng góp trong hiệntại cũng như tương lai.

Việt Nam là nước Châu Á đầu tiên vànước thứ hai trên thế giới ký và phê chuẩnCông ước Quốc tế về Quyền trẻ em, lànước tích cực thực hiện cam kết, hợp tácvới quốc tế nhằm cải thiện phúc lợi trẻ emtrong điều kiện thu nhập bình quân đầungười còn thấp. Mặc dù còn nhiều khókhăn, nhưng với sự nỗ lực kiên trì, cùngvới những thành tựu to lớn về phát triểnkinh tế-văn hoá-xã hội, trong hơn mộtthập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọngtrong việc cải thiện chất lượng cuộc sốngcủa trẻ em và trong sự nghiệp bảo vệ,chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Từ cách nhìn tổng thể để bảo vệquyền trẻ em - chủ thể tương lai của đấtnước, vị trí, vai trò của trẻ em trong đờisống xã hội không chỉ đươc bảo đảm bởicác quy định về quyền con người đượcáp dụng đối với mọi công dân mà cònđược bảo đảm bởi các quy định dànhriêng cho các em.

Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi,bổ sung năm 2013), với tư cách là đạoluật cơ bản, có hiệu lực cao nhất trong hệthống pháp luật Việt Nam đã thể hiện rõviệc thể chế hóa các quan điểm bảo vệquyền con người nói chung, trong đó cócác quyền tham gia của công dân vào đờisống xã hội. Hiến pháp 1992 khẳng định:“…các quyền con người về chính trị,…xã hội được tôn trọng, thể hiện ởquyền công dân và được quy định trong

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

48

Hiến pháp và luật” ; “Công dân có quyềntham gia quản lý Nhà nước và xã hội,tham gia thảo luận về những vấn đềchung của cả nước và địa phương, kiếnnghị với các cơ quan nhà nước…”; “Nhànước tạo điều kiện để công dân tham giaquản lý nhà nước và xã hội; công khai,minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ýkiến, kiến nghị của công dân”; (Điều 28,Hiến pháp 1992 và sửa đổi, bổ sung2013).

Trên cơ sở các quyền Hiến định này,quyền tham gia của trẻ em với tư cách làmột công dân - được thể hiện trong cácvăn bản khác như Bộ luật dân sự 2005,Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Bộ luật tốtụng hình sự 2003, Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính 2002… Đặc biệt làquyền tham gia của trẻ em đã được quyđịnh trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc vàGiáo dục trẻ em 2004 – văn bản dànhriêng cho việc bảo vệ và chăm sóc giáodục trẻ em. Điều 20 Khoản 1 Luật Bảovệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004quy định: "Trẻ em có quyền được tiếpcận thông tin phù hợp với sự phát triểncủa trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyệnvọng về những vấn đề mình quan tâm".

Các văn bản trên tạo thành hệ thốngcơ sở pháp lý quan trọng không chỉkhẳng định vai trò chủ thể độc lập của trẻem trong xã hội mà còn là cơ sở để giađình, các cơ quan, tổ chức có liên quanvà Nhà nước có những hoạt động, chínhsách phù hợp với yêu cầu, nguyện vọngvà lợi ích của các em.

4. Trách nhiệm bảo đảm Quyềntham gia của trẻ em

Pháp luật Việt Nam luôn coi việcchăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em làvấn đề có tầm quan trọng đến sự pháttriển của đất nước. Đảng và Chính PhủViệt Nam luôn xác định trẻ em khôngphân biệt gái, trai; không phân biệt dântộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địavị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặcngười giám hộ, đều có những khả năngxã hội như nhau để phấn đấu trở thànhngười có ích cho xã hội, đều được hưởngcác quyền và thực hiện các nghĩa vụcông dân. Do vậy, bên cạnh ghi nhận cácquyền của trẻ em, trong đó có quyềntham gia, pháp luật khẳng định tráchnhiệm của nhà nước, gia đình và toàn xãhội trong việc bảo đảm thực hiện quyềncủa trẻ em. Điều 56 Hiến pháp 1992khẳng định "Trẻ em được gia đình, Nhànước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáodục" và tại Điều 40 "Nhà nước, xã hội,gia đình, và công dân có trách nhiệm bảovệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em".

Đối với trách nhiệm bảo đảm quyềntham gia của trẻ em, Điều 32 Luật bảovệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, quyđịnh: “Gia đình, Nhà nước và xã hội cótrách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ emđược tiếp cận thông tin phù hợp, đượcphát triển tư duy sáng tạo và bày tỏnguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghevà giải quyết nguyện vọng chính đángcủa trẻ em”.

Trách nhiệm của gia đình

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

49

Gia đình là môi trường tự nhiên chosự phát triển và hạnh phúc của trẻ emđồng thời có vai trò quan trọng hìnhthành những phẩm chất của một côngdân tương lai. Trong gia đình, mọi quyếtđịnh của cha, mẹ không chỉ ảnh hưởngngay đến trẻ khi quyết định đó thực hiệnmà còn ảnh hưởng tới cách hiểu của trẻvề việc lắng nghe người khác và làm thếnào để giải quyết xung đột về lợi ích. Vìvậy, phương pháp và cách thức giáo dụccủa gia đình có vai trò quan trọng trongviệc hình thành nhân cách của trẻ em.Liên hợp quốc luôn khuyến khích cha mẹcùng với con cái giải quyết vấn đề về cácquyền của trẻ em “… một cách phù hợpvới khả năng tư duy của trẻ em” (điều 5Công ước quốc tế).

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em - 2004 cũng đề ra những nguyêntắc chung liên quan đến việc nghiêm cấmbạo lực đối với trẻ em và quy định cáchành vi bạo lực có thể bị nghiêm cấm.Khoản 2 điều 6 của Luật này quy định:"Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em,làm tổn hại đến sự phát triển bình thườngcủa trẻ em đều bị nghiêm trị theo quyđịnh của pháp luật", quy định bố dượng,mẹ kế không được ngược đãi, hành hạ,xúc phạm con riêng của vợ hoặc chồng(Khoản 2 Điều 34, Khoản 3 Điều 38 Luậthôn nhân gia đình).

Trong trường hợp, cha mẹ có cáchành vi bạo lực đối với con thì tùy từngmức độ vi phạm có thể bị hạn chế quyềncủa cha mẹ, bị xử lý vi phạm hành chính

hoặc bị truy cứu theo các quy định củaBộ luật hình sự (Điều 26 Nghị định số49/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ vềxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực an ninh trật tự, Nghị định số87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm2001 về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực hôn nhân và gia đình,BLHS năm 1999 có các điều 93, 94, 95,96, 97, 100, 103, 104, 105, 106, 107,110, 151, 298, 299….) quy định các tộixâm phạm tính mạng, sức khoẻ của conngười, các tội xâm phạm chế độ hônnhân và gia đình và các tội xâm phạmhoạt động tư pháp trực tiếp hoặc giántiếp có liên quan đến việc lạm dụng thểchất đối với trẻ em.

Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quyđịnh khá đầy đủ trách nhiệm của cha mẹtrong việc bảo đảm quyền của trẻ em nóichung và quyền tham gia nói riêng. Tuynhiên, các nhà làm luật Việt Nam đangcòn lúng túng trong việc xác định gianhgiới giữa việc áp dụng các biện phápgiáo dục của gia đình với các hình thứcbị pháp luật cấm. Một thực tế hiện naycho thấy, việc tham gia của trẻ em tronggia đình và nhà trường vẫn còn bị ảnhhưởng nặng nề của truyền thống văn hoáá đông khi coi ý kiến của người lớn tuổihay “bề trên” là “tối thượng”, là luônluôn đem lại những điều tốt đối vớingười ít tuổi và đặc biệt là trẻ em, dovậy, trẻ em buộc phải tuân thủ. Côngtrình nghiên cứu về sự xâm hại trẻ em doViện Nghiên cứu thanh niên của đoàn

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

50

thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiếnhành về những hình phạt của cha mẹ đốivới con cái họ cho thấy trẻ em Việt Namthường hay bị phạt trước rồi sau đó mớiđược phép trình bày cho cha mẹ biếtnguyên nhân sự việc xảy ra như thế nào(72,4 %). Gần 10% trẻ em bị cha mẹ phạtmà trước đó hay sau đó không có mộtcách nào để giải thích cả (9,5%).

Trách nhiệm của Nhà trườngNhà trường là nơi các em được học

tập, được vui chơi, giải trí lành mạnh, lànơi hình thành và củng cố tình yêu quêhương đất nước, yêu ông bà, cha, mẹ, anhchị em, là nơi hình thành và củng cố ýthức chấp hành pháp luật cũng như nộiquy của Nhà trường. Do vậy, bên cạnh vaitrò không thể thiếu của gia đình với việchình thành nhân cách và phát triển ý thứccủa các em, thì vai trò của nhà trườngtrong việc giáo dục và rèn luyện các emtrở thành công dân mẫu mực trong xã hộicũng không kém phần quan trọng.

Trong việc bảo đảm quyền tham giacủa trẻ em trong quá trình học tập tạitrường, Luật giáo dục năm 2005 đãkhẳng định trách nhiệm của nhà trườngcũng như của thầy cô giáo như sau:

Nhà trường phải chủ động phối hợpvới gia đình để thực hiện mục tiêu,nguyên lý giáo dục, thường xuyên cungcấp thông tin về công tác giáo dục chongười học, cha mẹ hoặc người giám hộ,phải tổ chức các hoạt động xã hội đểngười học tham gia.

Thầy cô giáo không được xúc phạmdanh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thểcủa người học. Nếu vi phạm thì tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷluật, xử phạt vi phạm hành chính hoặctruy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gâythiệt hại thì phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật.

Theo Luật Giáo dục năm 2005nghiêm cấm các hành vi hành hạ, ngượcđãi học sinh trong các cơ sở giáo dục(Điều 118). Tuy nhiên, pháp luật ViệtNam chưa có quy định về thủ tục chophép trẻ em trong các cơ sở giáo dục, cơsở trợ giúp trẻ em, cơ sở y tế, trung tâmphục hồi, trung tâm bảo trợ xã hội vànhất là những cơ sở giáo dục trẻ em viphạm pháp luật như trường giáo dưỡng,tìm kiếm lời khuyên một cách bí mật vàkhiếu nại khi bị lạm dụng thể chất.

Luật giáo dục năm 2005 nghiêm cấm“ngược đãi” học sinh, nhưng không địnhnghĩa thế nào là “ngược đãi” và cũngkhông rõ thuật ngữ này có bao gồm mọihình thức trừng phạt thân thể hay không.Trong khi đó, trên thực tế, việc sử dụnghình thức trừng phạt thân thể để uốn nắntrẻ của cha mẹ, các thành viên trong giađình và giáo viên hiện nay vẫn còn kháphổ biến. Bảo vệ trẻ em tránh khỏi hìnhthức lạm dụng này đòi hỏi phải có nhữngnỗ lực đồng bộ hơn của các cơ quan thihành pháp luật, đặc biệt ở các cơ sở giáodục, trung tâm bảo trợ xã hội và cáctrung tâm phục hồi, cũng như giáo dục

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

51

và nâng cao nhận thức của cha mẹ vàcộng đồng.

Trách nhiệm của Nhà nướcBên cạnh việc ghi nhận quyền tự do

ngôn luận, tiếp cận thông tin của công dânnói chung và của trẻ em nói riêng, Nhànước còn tạo điều kiện thuận lợi để côngdân thực hiện quyền tự do báo chí, quyềntự do ngôn luận trên báo chí và để báo chíphát huy đúng vai trò của mình trongkhuôn khổ pháp luật và được Nhà nướcbảo hộ, không một tổ chức, cá nhân nàođược hạn chế, cản trở. Báo chí không bịkiểm duyệt trước khi in, phát sóng. Tronglĩnh vực xuất bản, Nhà nước bảo đảmquyền phổ biến tác phẩm dưới hình thứcxuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản vàbảo hộ quyền tác giả. Nhà nước khôngkiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản(Điều 5 Luật xuất bản 2005).

Nhà nước quy định trách nhiệm củacác cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt độngthông tin trong việc bảo quyền tiếp cậnthông tin của trẻ em, bao gồm: “Thựchiện quyền tự do báo chí và bảo đảmquyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trênbáo chí của công dân; có trách nhiệm tiếpnhận và đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin,bài, ảnh và các tác phẩm báo chí khác củacông dân có nội dung phù hợp; Thông tintrung thực về tình hình trong nước và thếgiới phù hợp với lợi ích của trẻ em;Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nướcvề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa,

thông tin lành mạnh của của trẻ em; Phảnánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làmdiễn đàn thực hiện quyền tiếp cận thôngtin của trẻ em; Trong phạm vi quyền hạn,nhiệm vụ của mình có quyền khai thácvà nghĩa vụ cung cấp thông tin, đảm bảothông tin chính xác, kịp thời… “ (Điều 6và điều 15 Luật báo chí; Điều 35 LuậtBVCSTE 2004; Điều 2 Nghị định số51/2002 NĐ-CP).

Nhà nước có chính sách khuyếnkhích, hỗ trợ, tạo điều kiện để cơ quan,tổ chức, cá nhân tham gia vào việc bảođảm quyền tiếp cận thông tin của trẻ emnhư: Ưu đãi về thuế đối với việc xuất bảnsách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạyhọc; sản xuất và cung ứng thiết bị dạyhọc, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách,báo, tài liệu, thiết bị dạy học, thiết bịnghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sởgiáo dục khác. Đặt hàng đối với xuất bảnphẩm phục vụ thiếu niên, nhi đồng, đồngbào dân tộc thiểu số, người khiếm thị; trợcước vận chuyển đối với xuất bản phẩmcho vùng có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn; xuất bản phẩmphục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại;xuất bản phẩm phục vụ đồng bào miềnnúi, hải đảo; Mua bản thảo đối vớinhững tác phẩm có giá trị nhưng thờiđiểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đốitượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bảnquyền đối với tác phẩm trong nước vànước ngoài có giá trị phục vụ phát triểnkinh tế, văn hoá, xã hội.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

52

Nhằm đảm bảo hơn nữa quyền thôngtin của công dân nói chung, quyền tiếpcận thông tin của trẻ em nói riêng, Thủtướng chính phủ đã ban hành các Quyếtđịnh phê duyệt Chiến lược phát triểncông nghệ thông tin và truyền thông ViệtNam đến năm 2010 và định hướng đếnnăm 2020. Trong đó, chiến lược đã xácđịnh nhiều chính sách khuyến khích vàtạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức vàcá nhân trong và ngoài nước phát triển hệthống công nghệ thông tin và truyềnthông….

Song song với việc khuyến khích,tạo điều kiện đảm bảo quyền thông tin,tăng cường thông tin lành mạnh cho trẻem, Nhà nước có vai trò quan trọng trongviệc đấu tranh phòng chống, ngăn chặncác nguồn thông tin có hại cho lợi ích, sựphát triển của trẻ em nói riêng và xã hộinói chung.

5. Kết luận và một số giải pháp vềthực hiện Quyền tham gia của trẻ em

Pháp luật Việt Nam đã quy định mộtcách khá đầy đủ các quyền tham gia, phátbiểu ý kiến về những vấn đề có liên quanđến trẻ em và phù hợp với các tiêu chuẩncủa Công ước về quyền của trẻ em.

Quyền tham gia của trẻ em được thểhiện khá đầy đủ thông qua các quy địnhcủa pháp luật về quyền của công dân nóichung và đặc biệt được quy định trongmột số văn bản pháp luật dành riêng chotrẻ em.

Các quyền tham gia của trẻ em đượcpháp luật hóa trên cơ sở bảo đảm nguyên

tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em đồng thờitôn trọng ý kiến của các em về các vấn đềliên quan đến quyền của các em, từngbước phát huy vai trò và sự đóng góp củacác em đối với xã hội với tư cách là mộtchủ nhân tương lai của đất nước.

Việc ghi nhận quyền của trẻ em đóđược dựa trên các yếu tố về độ tuổi vàtrình độ về nhận thức của các em. Trongnhiều trường hợp sự tham gia của các emlà thủ tục bắt buộc và ý kiến của các emcó ảnh hưởng rất lớn đến các quyết địnhcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quyền tham gia của người chưa thànhniên trong các thủ tục tố tụng được bảođảm ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộcvào tư cách của người chưa thành niêntrong quá trình tố tụng. Pháp luật tố tụngcũng đã có quy định các cơ chế bảo đảmcho người chưa thành niên có thể tiếp cậnhệ thống tư pháp một cách tự do theo ý chícủa họ, mà không bị de doạ, cưỡng ép.Việc bảo vệ quyền của người chưa thànhniên nói chung và quyền đưa ra ý kiến cònđược thực hiện thông qua người đại diệnhợp pháp và chế định luật sư.

- Cần xây dựng trong Luật hôn nhângia đình nguyên tắc tôn trọng ý kiến củatrẻ em làm một trong những nguyên tắc cơbản. Bởi vì, ngoài mối quan hệ với cha,mẹ, trong gia đình, trẻ em còn có mối quanhệ với những người lớn tuổi khác.

- Cần ghi rõ trong Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em các quyềnvề tự hội họp và lập hội một cách hoàbình chứ không nên ghi chung chung là

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

53

quyền tham gia các hoạt động xã hộikhác phù hợp với lứa tuổi.

- Cần bổ sung quyền bày tỏ ý kiếncủa trẻ em trong các lĩnh vực: Cử ngườigiám hộ cho người chưa thành niên, hạnchế quyền của cha mẹ đối với con chưathành niên.

- Cần thừa nhận năng lực hành vi thamgia tố tụng hành chính của người chưathành niên. Theo đó, người chưa thành niênlà một bên của quan hệ hành chính cóquyền khiếu nại, khởi kiện hành chính.

- Cần quy định cho phép người chưathành niên tham gia vào trong các quyếtđịnh xử lý hành chính có ảnh hưởng trựctiếp đến quyền của các em như trong quátrình quyết định áp dụng biện pháp đưavào trường giáo dưỡng, quyết định ápdụng biện pháp giáo dục tại xã phường..

- Cần đảm bảo cho người chưa thànhniên bắt buộc phải có người bào chữa trongquá trình xử lý hành chính đối với họ.

- Cần có văn bản hướng dẫn cơ chếthực hiện quyền tố cáo phù hợp với cácđặc điểm đặc thù của người chưa thànhniên (cách thức, thời điểm, những quyđịnh đặc thù để tiếp nhận và giải quyếttin báo của trẻ em, trong đó có các quyđịnh cho phép tiếp nhận và giải quyết tốcáo). Đồng thời pháp luật tố cáo cũngcần quy định cụ thể về nghĩa vụ tố cáobắt buộc, các trường hợp phải báo cáo vàchế tài trong trường hợp vi phạm nghĩavụ đối với một số đối tượng thườngxuyên tiếp xúc với trẻ em như: cha, mẹ,thầy cô giáo...

- Về lâu dài, Việt Nam cần xây dựngToà án người chưa thành niên để tiếnhành xử lý người chưa thành niên cóhành vi vi phạm pháp luật và là đốitượng của hành vi bạo lực. ở các cơ quantố tụng khác như Cơ quan điều ra, ViệnKiểm sát cũng cần thành lập bộ phậnchuyên trách để giải quyết các vụ việc cóliên quan đến người chưa thành niên.Đồng thời, nên xây dựng một trình tự, thủtục riêng khác với thủ tục xử lý người đãthành niên để xử lý người chưa thành niêntheo hướng ít chính thức và bài bản bảođảm được môi trường và cơ hội tốt nhấtcho các em thể hiện chính kiến, nguyệnvọng, quyền tự quyết của bản thân cũngnhư các điều kiện khác bảo đảm cho quátrình tố tụng đặc thù này.

Cần nghiên cứu bổ sung Quy chế vềtrường giáo dưỡng (ban hành theo Nghịđịnh số 142/NĐ-CP ngày 24/11/2003)các điều khoản quy định cụ thể về thủ tụcđể trẻ em thực hiện các quyền của trẻ emnói chung và quyền tham gia nói riêngtrong các quy chế về các cơ sở giáo dụctrẻ em vi phạm pháp luật.

Tài liệu tham khảo1. Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm

2013).2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em3. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ

em, 20044. Luật hôn nhân gia đình, 20055. Luật giáo dục, 20056. Luật báo chí7. Bộ luật dân sự, 2005...8. Quyết định của Chính phủ về chiến

lược phát triển công nghệ thông tin và truyền

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

54

thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướngđến năm 2020.

9. Công trình nghiên cứu về sự xâm hạitrẻ em do Viện Nghiên cứu thanh niên của đoànthanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ TRẺ CỦAVIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP QUỐC TẾTôn Thúy Hằng

Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Tóm tắt: Xu thế trẻ hóa đội ngũ cán bộ là một thuận lợi và cũng là một thách thức củaViện Khoa học Lao động và Xã hội trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Kết quả khảo sát, số liệu báo cáo hàng nămcho thấy đội ngũ cán bộ trẻ của Viện đông đảo, được đào tạo cơ bản và trang bị khá tốt vềkỹ năng ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm phục vụ hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên,để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiêntiến của khu vực và thế giới, cán bộ trẻ của Viện cần nâng cao hơn nữa về trình độ chuyênmôn, ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý,... Bài viết đưa ra một số giải pháp trong côngtác đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện vị trí việc làm và các chính sách ưu đãi, phát triển nhằmnâng cao năng lực cho cán bộ trẻ, góp phần xây dựng đội ngũ nghiên cứu viên có đủ nănglực, trí tuệ và tâm huyết với nghiên cứu khoa học.

Từ khóa: năng lực cán bộ, cán bộ trẻ, năng lực cán bộ trẻ

Abstract: The trend of younger staff is an advantage but also challenge of Institute ofLabour Science and Social Affairs in training and developing high quality human resourceto meet requirement of international integration. Annual survey result and report datashows that there are many young staff in ILSSA, who are basically trained and wellequipped foreign language, computer and soft skill for research activities. However, toenhance research quality and access to advance science and technology of region and theworld, ILSSA’s young staff should improve qualification, foreign language skill andmanagement skill. This article proposes some solutions in training and improving workingposition, offers preferential and development policies for young staff in order to enhancetheir capacity and to develop a team of capable and intellectual researchers who havepassion for scientific.

Key word: staff capacity, young staff, young staff capacity

1. Lời nói đầu

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

55

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội2011-2020 (Đại hội XI của Đảng) khẳngđịnh “Phát triển và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lựcchất lượng cao là một đột phá chiến lược,là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triểnvà ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấulại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng

trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọngnhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệuquả và bền vững”. Vì thế, nâng cao nănglực đội ngũ cán bộ là yêu cầu cấp bách và

có vai trò quan trọng hàng đầu nhằm duytrì và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Với mục tiêu đến năm 2020 trở thành

một trong 60 tổ chức nghiên cứu cơ bảnvà ứng dụng đạt trình độ khu vực và thếgiới, đủ năng lực giải quyết những vấn đềtrọng yếu quốc gia trong lĩnh vực laođộng, người có công và xã hội, ViệnKhoa học Lao động và Xã hội luôn quan

tâm, chú trọng đến công tác phát triểnnguồn nhân lực, đặc biệt là nâng cao nănglực cho đội ngũ cán bộ trẻ có khả năngnghiên cứu khoa học, có tư duy độc lập,sáng tạo và được trang bị các kỹ năng cầnthiết phục vụ hoạt động nghiên cứu.

2. Thực trạng năng lực cán bộ trẻcủa Viện KHLĐ&XH

Cán bộ trẻ trong phạm vi bài viết lànhững cán bộ có độ tuổi không quá 35.Năng lực cán bộ trẻ là khả năng thựchiện tốt các nhiệm vụ chính trị và chuyên

môn được giao trên cơ sở phát huy phẩm

chất, trình độ kết hợp với các yếu tố bên

ngoài trong những điều kiện nhất định15.

Để phát huy năng lực cán bộ trẻ thựchiện tốt nhiệm vụ chính trị của Viện,

15 Đề tài cấp Bộ “Một số giải pháp nâng cao nănglực cán bộ trẻ ngành Lao động- Thương binh và Xãhội giai đoạn đến 2020”, mã số: CB2011-02-09

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

56

trong những năm qua, Viện Khoa họcLao động và Xã hội đã xây dựng đội ngũ

này lớn mạnh về số lượng và chất lượng.

* Ưu điểm:Cán bộ trẻ của Viện chiếm tỷ lệ khá

lớn về số lượng, tính đến 31/12/2014, có59 người độ tuổi từ 35 trở xuống (61,5%

tổng số cán bộ Viện), trong đó cán bộ nữlà 43 người (chiếm 72,9% số lao độngtrẻ)..

Biểu số 1: Cơ cấu cán bộ trẻ chiatheo vị trí công việc, tuổi, giới tínhnăm 2014

Đơn vị: NgườiVị trí côngviệc

Tổngsố

Từ 35tuổi trởxuống

Nữ Nữ từ 35tuổi trởxuống

Lãnh đạoViện

4 0 1 0

Khối quản lý 30 20 23 16Khốinghiên cứu

62 39 41 27

Tổng số 96 59 65 43Nguồn Viện KHLĐ&XH: báo cáo tổng kếtcông tác tổ chức cán bộ năm 2014

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,100% cán bộ trẻ có trình độ từ đại họctrở lên, trong đó có 20 người trình độThạc sỹ (33,9%); 39 người trình độ cửnhân (66,1%).

Biểu số 2: Cơ cấu cán bộ trẻ chiatheo trình độ chuyên môn nghiệp vụnăm 2014Nguồn Viện KHLĐ&XH: báo cáo tổng kếtcông tác tổ chức cán bộ năm 2014

Với lực lượng cán bộ trẻ đông đảo,được đào tạo cơ bản, Viện có thuận lợiđể nâng cao chất lượng nghiên cứu khoahọc, phát huy sức trẻ, tinh thần nhiệthuyết, sự sáng tạo và hội nhập nhanh vớicông tác nghiên cứu khoa học trong thờikỳ đổi mới.

Bên cạnh đó, cán bộ trẻ đã và đangkhông ngừng học tập, bồi dưỡng nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹnăng làm việc, đặc biệt là tăng cườngtham gia học tập sau đại học và dự cáchội nghị, hội thảo quốc tế.

Năm 2014, có 13 cán bộ học Thạc sỹở trong nước và nước ngoài (22 %); 11lượt tham gia hội thảo quốc tế (18,6%)và hơn 120 lượt tham gia các khóa bồidưỡng, tập huấn ngắn hạn ở trong nướcvà nước ngoài (89%).

Cán bộ trẻ còn khẳng định sự tiếnbộ, hội nhập nhanh với quốc tế thông quaviệc nâng cao khả năng ngoại ngữ, tinhọc và các kỹ năng mềm phục vụ nghiêncứu. Hiện nay, 16,9% cán bộ có khảnăng làm việc độc lập với chuyên gia

Trình độ Số lượng Tỷ lệ %

Tổng số 59 100Thạc sỹ 20 33,9Đại học 39 66,1CĐ, TC, khác 0 0

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

57

nước ngoài, 33,9% có khả năng dịch/đọc tài liệu tham khảo nước ngoài.

Biểu số 3: Cơ cấu trình độ ngoại ngữ của cán bộ trẻ

Nguồn: Viện KHLĐ&XH, Báo cáo kết quả khảo sát trình độ cán bộ năm 2014.

Về trình độ tin học, 72,8 % cán bộtrẻ có khả năng thao tác và lập trình, xửlý số liệu bằng các phần mềm thống kê,

đây là công cụ hữu ích để tiến hành phân

tích, đánh giá và đưa ra các kết quả, nhậnđịnh trong nghiên cứu.

Cán bộ trẻ được Viện quan tâm,

trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm phụcvụ nghiên cứu khoa học như: viết báocáo, thuyết trình, làm việc nhóm, giaotiếp và đàm phán. Có 39% cán bộ có kỹnăng viết báo cáo tốt, 52% làm việcnhóm tốt, 40% có kỹ năng thuyết trình và

kỹ năng giao tiếp tốt, trong đó có nhiềucán bộ đã thể hiện bản lĩnh, tự tin trongtrình bày tham luận, báo cáo tại các hộithảo, hội nghị khoa học ở trong nước và

quốc tế.

Với sự nỗ lực, phấn đấu trong thựchiện nhiệm vụ và học tập nâng cao trình

độ, nhiều cán bộ trẻ đã trưởng thành

trong công tác và được tin tưởng giaonhiệm vụ giữ các chức vụ quản lý cũngnhư quy hoạch nguồn cán bộ kế cận.Hiện nay, trong số cán bộ trẻ, có 11,9%giữ chức vụ từ Phó Trưởng phòng trởlên, 1,7% được quy hoạch Lãnh đạo Việnvà 23,7% quy hoạch cấp phòng. Đâychính là động lực để cán bộ trẻ tiếp tụchọc tập, phấn đấu.

Trong thời gian qua, Viện Khoa họcLao động và Xã hội đã ban hành hệthống vị trí việc làm và phân công, bố trícán bộ theo vị trí việc làm, tạo điều kiệnthuận lợi để cán bộ trẻ chủ động và phát

huy năng lực công tác. Theo kết quảphân loại vị trí việc làm, đa số cán bộ trẻở vị trí việc làm nghiên cứu viên bậc 316

16 Nghiên cứu viên bậc 3: Là viên chức chuyên mônthực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo lĩnh vực phâncông; chịu trách nhiệm tổng hợp hệ thống cơ sở dữliệu, cơ sở lý luận và chính sách thuộc lĩnh vựcchuyên môn.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

58

trở xuống, chỉ có một số ít cán bộ lànghiên cứu viên bậc 417.

Cán bộ trẻ là lực lượng nòng cốt và

đi đầu trong các hoạt động thanh niên và

phong trào của Viện. 100% cán bộ trẻ làđoàn viên, thanh niên tích cực tham giacác phong trào “xây dựng văn hóa nơicông sở” “thanh niên với nghiên cứukhoa học”, “xây dựng hình mẫu thanhniên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”.Qua hoạt động phong trào đã khơi dậytinh thần làm việc, xung kích, dám nghĩ,dám làm của tuổi trẻ.

* Hạn chếCó thể nói, cán bộ trẻ của Viện ngày

càng khẳng định vai trò, vị trí trong hoạtđộng chuyên môn cũng như hoạt độngphong trào. Tuy nhiên để đáp ứng yêu

cầu của nghiên cứu khoa học trong thờikỳ hội nhập quốc tế, cán bộ trẻ vẫn còn

tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thểnhư sau:

Kỹ năng đàm phán, làm việc với cáccơ quan, tổ chức ở trong và ngoài nướccủa cán bộ trẻ vẫn còn hạn chế (số cán bộtrẻ trẻ có kỹ năng đàm phán tốt chỉ chiếm20%).

17 Nghiên cứu viên bậc 4: Là viên chức chuyên mônthực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo lĩnh vực phâncông; tham gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu vàhỗ trợ, tham mưu cho Trưởng phòng trong lĩnh vựcnghiên cứu; thực hiện báo cáo tổng hợp cơ sở dữliệu và chính sách của đơn vị.

Khả năng hạn chế về ngoại ngữ củamột bộ phận nghiên cứu viên gây khó

khăn trong quá trình tiếp cận thông tin,kỹ thuật tiên tiến cũng như và trao đổi,làm việc với các đối tác quốc tế.

Số cán bộ trẻ từ nghiên cứu bậc 4 trởlên chiếm tỷ lệ thấp cho thấy phần lớncán bộ chưa đảm nhận được các khâuphức tạp và đòi hòi khả năng phân tích,tổng hợp cao trong nghiên cứu.

3. Một số giải pháp nâng cao nănglực cán bộ trẻ của Viện KHLĐ&XH

Xu thế toàn cầu hóa, hợp tác quốc tếtạo ra nhiều cơ hội và cũng nhiều tháchthức đối với Viện Khoa học Lao động và

Xã hội trong việc tiếp cận và nghiên cứu,áp dụng những thành tựu nghiên cứukhoa học, kinh nghiệm của các nướctrong lĩnh vực lao động, người có côngvà xã hội, tăng cường hoạt động thông

tin, kỹ thuật, tài chính, hỗ trợ, liên kếtđào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũcán bộ, nghiên cứu. Trong bối cảnh đó,cán bộ trẻ đã đáp ứng phần nào yêu cầucủa công tác nghiên cứu khoa học. Tuynhiên để trở thành các nghiên cứu viên

giỏi, có khả năng thực hiện nghiên cứuđộc lập, đảm nhận các nhiệm vụ trọngyếu của ngành đồng thời hội nhập nhanhvới nền khoa học và công nghệ tiên tiếncủa khu vực và thế giới, tác giả xin kiếnnghị một số giải pháp nâng cao năng lựccho cán bộ trẻ của Viện Khoa học Lao

động và Xã hội như sau:

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

59

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác đàotạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nănglực chuyên môn cho cán bộ trẻ. Đây lànhiệm vụ cần được ưu tiên, quan tâmhàng đầu.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Viện cầnhoàn thiện Quy chế về đào tạo trong đó

quy định cụ thể về chương trình, nộidung đào tạo, kế hoạch đào tạo gắn vớitừng giai đoạn nhất định và phù hợp vớiyêu cầu của vị trí việc làm. Ngoài ra cầntăng cường các chính sách hỗ trợ, khuyếnkhích trong đào tạo, tạo điều kiện hơnnữa cho cán bộ tham gia các hội thảokhoa học quốc tế, viết báo, tạp chíchuyên ngành trong nước và quốc tế.

Thứ hai, tăng cường cơ chế quản lývà giám sát đối với việc thực hiện nhiệmvụ theo vị trí việc làm. Cần có sự đánhgiá thường xuyên về trình độ, năng lựcvà chất lượng của các công việc theo vịtrí việc làm, tìm ra điểm mạnh, điểm yếucủa cán bộ, từ đó có kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng, phân công, bố trí cán bộ, kịpthời phát hiện những cán bộ trẻ có tố chấtvà năng lực để đảm nhận các vị trí việclàm cao hơn.

Thực hiện đột phá trả lương theo vị tríviệc làm, chất lượng, hiệu quả công việc,khắc phục tình trạng trả lương bình quân.

Giải quyết tốt chính sách tiền lương, thưởngvà phụ cấp cho cán bộ trẻ sẽ góp phần tạođộng lực làm việc, tăng thu nhập, góp phầnổn định cuộc sống, yên tâm công tác và gắnbó lâu dài với Viện.

Thứ ba, xây dựng và phát triển độingũ cán bộ nghiên viên trẻ trở thành

các chuyên gia về lĩnh vực lao động- xã

hội. Thực hiện phân tầng cán bộ và các ê

kip làm việc nhóm. Đây là cơ hội để cánbộ trẻ phấn đấu, nâng cao năng lực, tăngcường tính chủ động, xung kích trongcông tác nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, có cơ chế sử dụng, ưu đãi,

trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiệnthuận lợi để cán bộ, nghiên cứu viên trẻsáng tạo và cống hiến. Cần tin tưởng và

nâng cao tính tự chủ cho cán bộ trẻ, tạomọi thuận lợi để cán bộ trẻ phát huy nănglực và sở trường công tác.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả củacông tác quy hoạch và phát triển cán bộ.

Đây là giải pháp quan trọng để phát huynăng lực cán bộ trẻ. Cán bộ cần được dìu

dắt, phát triển thông qua công tác quyhoạch, bồi dưỡng, qua đó phát hiện, đào

tạo, bồi dưỡng những nhân tố mới cónăng lực và triển vọng. Ngoài ra, cần bồidưỡng, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quảnlý, kỹ năng hội nhập quốc tế, kiến thứcxã hội và tư duy, tầm nhìn trong việc xâydựng, định hướng phát triển về lĩnh vựcchuyên môn đối với cán bộ trẻ đang giữchức vụ quản lý.

Thứ sáu, tăng cường vai trò của tổchức đoàn thanh niên, xây dựng mô hình

hoạt động Đoàn phù hợp với nhiệm vụchính trị của ngành và đặc điểm, tình

hình của Viện. Đoàn thanh niên đóng vai

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

60

trò là cầu nối, kênh thông tin tổ chức cáchoạt động trao đổi, tọa đàm về nghiên

cứu khoa học cũng như chia sẻ tâm tư,nguyện vọng, khích lệ tinh thần cho cánbộ trẻ. Thông qua họat động đoàn, cán bộđược rèn luyện và phát triển, tích cựcđóng góp tâm huyết, trí tuệ vào sự nghiệpnghiên cứu khoa học của Viện Khoa họcLao động và Xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Chiến lược phát triển kinh tế- xã

hội, Chiến lược phát triển khoa học vàcông nghệ giai đoạn 2011 – 2020

2. Đề án vị trí việc làm, Báo cáo tổchức cán bộ và báo cáo kết quả khảo sát

trình độ cán bộ của Viện Khoa học Laođộng và Xã hội năm 2014

3. Viện Khoa học Lao động và Xã hội(2011), Một số giải pháp nâng cao nănglực cán bộ trẻ ngành Lao động- Thươngbinh và Xã hội giai đoạn đến 2020, Đề tàicấp Bộ, mã số: CB2011-02-09

4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011),Quyết định số 4009/QĐ-BKHCN về Phêduyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngànhkhoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020.

5. Tạ Doãn Trịnh (2012), Các giảipháp nâng cao chất lượng lao động chuyênmôn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa, Đề tài cấp Nhà nước,Viện Chiến lược và Chính sách Khoa họcvà Công nghệ

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

61

HỆ THỐNG DẠY NGHỀ Ở VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂNNGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Ths. Trịnh Thu Nga & CN. Nguyễn Ngọc Bình

Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Tóm tắt: Trong thời gian qua, hệ thống dạy nghề đã và đang thực hiện đổi mới khámạnh mẽ, chuyển từ hệ thống dạy nghề với hai chương trình đào tạo (dài hạn và ngắn hạn)sang hệ thống dạy nghề với 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề);chuyển dần từ đào tạo theo hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động (TTLĐ).Số lượng học sinh học nghề và tốt nghiệp tăng lên hằng năm đã phần nào đáp ứng nhu cầuphát triển nghề nghiệp cho người lao động nói riêng và góp phần vào việc đáp ứng nhu cầunhân lực lao động kỹ thuật trực tiếp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hệ thốngdạy nghề đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tỷ lệ học sinh tốt nghiệptrung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) vào học nghề còn rất thấp .Theođó, số người đến với học nghề còn rất ít, trong khi lao động qua đào tạo nghề lại là lựclượng lao động chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hệ thốngdạy nghề vẫn còn thiếu một định hướng chiến lược phát triển nghề nghiệp cho người laođộng, tiếp tục cần được củng cố về chính sách và thể chế.

Từ khóa: Dạy nghề, hệ thống dạy nghề, sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề

Abstract: Over the past years, the vocational training system has markedly improvedfrom two training programmers (short-term and long-term) to three training levels(primary, secondary and tertiary vocational training); training orientation has beentransforming gradually from supply into labour market demand. The number of vocationaltrainees and graduates is inclined to increase annually in order to be able to partly meetthe needs of career development for employees in particular and directly meet the needs ofskilled laborers for the country’s economic development. However, the system has copedwith a myriad of difficulties and challenges, particularly, a relatively low proportion ofstudents graduating from lower and upper secondary education attend vocational trainingschools. Therefore, the number of vocational trainees is still limited, while labourersthrough vocational training are an integral part of labour force in the industrializationand modernization process. The vocational training system lacks of strategic orientation ofcareer development for employees and its policies and institutions need to be furtherstrengthened.

Key words: Vocational training, vocational training system, primary vocationaltraining, secondary vocational training and tertiary vocational training

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

62

I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂNHỆ THỐNG DẠY NGHỀ

1.1. Hệ thống dạy nghềTheo Luật giáo dục Việt Nam năm

1998, dạy nghề là một bộ phận thuộcgiáo dục nghề nghiệp, bao gồm loại hình

dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) và dạynghề dài hạn (từ 1-3 năm). Hai loại hình

này được thực hiện tại các trường dạynghề, trường trung học và cao đẳng códạy nghề. Ngoài ra, dạy nghề ngắn hạncòn được thực hiện tại các trung tâm dạynghề. Từ khi Luật Dạy nghề có hiệu lực(từ 31/7/2007), hệ thống chính sáchkhuyến khích học nghề cũng được hoàn

thiện và phát triển, đã đánh dấu bướcngoặt quan trọng trong phát triển nghềnghiệp cho người lao động. Hai loại hình

dạy nghề (ngắn hạn và dài hạn) đượcchuyển thành dạy nghề theo 3 cấp trình

độ: cao đẳng nghề (CĐN), trung cấpnghề (TCN), sơ cấp nghề (SCN) và dạynghề thường xuyên.

Theo đó, các cơ sở dạy nghề đượcphát triển theo quy hoạch rộng khắptrên toàn quốc, đa dạng về hình thức sởhữu và loại hình đào tạo. Số lượng cơ sởdạy nghề nói chung và cơ sở tư thục nóiriêng tăng nhanh. Năm 2013, cả nước có1339 cơ sở dạy nghề (CSDN), trong đócó: 162 trường cao đẳng nghề (chiếm12,1%), 302 trường trung cấp nghề(22,6%) và 875 trung tâm dạy nghề(65,4%). Nhìn chung, mỗi tỉnh đã có ít

nhất một trường nghề, một số huyện,cụm huyện đã có trường trung cấp nghề.Nếu tính cả các cơ sở khác có dạy nghề(bao gồm đại học, cao đẳng, trung tâmkhác có dạy nghề) thì mạng lưới cơ sởdạy nghề cả nước năm 2013 có gần 2040cơ sở, trong đó cơ sở dạy nghề công lậpchiếm khoảng 60%. Đặc biệt, thực hiệnQuyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng

11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt “Đề án Đào tạo nghề choLĐNT đến năm 2020”, mạng lưới trungtâm dạy nghề cấp huyện đã được mởrộng. Năm 2013 có trên 430 trung tâm

dạy nghề cấp huyện nhằm đáp ứng nhucầu đào tạo nghề cho lao động nôngthôn.

Tuy nhiên, việc phân bố mạng lướicơ sở dạy nghề vẫn còn nhiều bất cập.Các trường, trung tâm dạy nghề chủ yếutập trung ở các thành thị, các khu côngnghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọngđiểm. Trong khi đó, vùng nông thôn, sốtrường, trung tâm dạy nghề rất ít ỏi. Đếnnay còn trên 150 huyện chưa có trungtâm dạy nghề công lập cấp huyện, chưatạo điều kiện thuận lợi cho người dân ởcác vùng này được học nghề, đồng thờikhó triển khai các chủ trương học tậpsuốt đời.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

63

Biểu 1. Số lượng cơ sở dạy nghề theo loại hình cơ sở đào tạo

Cơ sở dạy nghề 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013Trường cao đẳng

nghề - 62 92 107 123 136 155 162Trường Trung cấp

nghề - 180 214 280 300 308 305 302

Trường Dạy nghề 262 52 27 15 10 - - -Trung tâm dạy nghề 599 656 684 777 810 849 867 875

Tổng cộng 861 950 1,017 1,179 1,243 1,293 1,327 1,339Nguồn: Tổng cục Dạy nghề, 2006-2013

Đào tạo nhân lực chất lượng cao đã

và đang được đặc biệt quan tâm ở hệthống dạy nghề. Mạng lưới các trường

trung cấp, cao đẳng nghề chất lượng cao

trọng điểm quốc gia, đạt chuẩn khu vực

đã được hình thành và phát triển để đàotạo đội ngũ nhân lực nghề chất lượng cao

đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao

của thị trường lao động trong nước và

khu vực, quốc tế. Học sinh Việt Nam đã

tham dự và đạt nhiều giải cao trong các

kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới18.

Các điều kiện đảm bảo chất lượngdạy nghề được cải thiện. (i) Về đội ngũgiáo viên, giảng viên dạy nghề từng bước

được phát triển cả về số lượng và chất

lượng. Đến năm 2013 có 33.270 giáoviên dạy nghề tại các trường cao đẳng,

trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề và

có gần 16 nghìn giáo viên thuộc các cơsở khác tham gia dạy nghề. Bên cạnh đó,còn có hàng nghìn người dạy nghề ở các

lớp dạy nghề thuộc doanh nghiệp, làng

18http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=22069

nghề hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ trong các chương trình,

đề án như Đề án đào tạo nghề cho lao

động nông thôn đến năm 2020; (ii) về cơsở vật chất, thiết bị dạy nghề, công tác

chuẩn hóa, hiện đại hóa trang thiết bị dạy

nghề đã được quan tâm. Một số trường,

trung tâm đã được trang bị đồng bộ, hiện

đại ở một số nghề, nhất là nhưng cơ sởthụ hưởng các dự án ODA và Chươngtrình Mục tiêu Quốc gia; (iii) về kiểm

định chất lượng dạy nghề và (iv) đánhgiá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề là hai

hoạt động mới của dạy nghề đã được chú

trọng.

1.2.Kết quả Dạy nghềa. Tuyển sinhHệ thống dạy nghề phát triển đã tạo

cơ hội cho mọi người có nhu cầu học

nghề đều được học nghề phù hợp. Trong

giai đoạn 2007-2013, tổng số tuyển sinhhọc nghề là 11,2 triệu người, trong đócao đẳng nghề là 505,864 nghìn người(chiếm 4,52%), trung cấp nghề là1.108,564 nghìn người (9,9%), sơ cấp

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

64

nghề là 6,149 triệu người (54,89%) và

dạy nghề dưới 3 tháng là 3,438 triệungười (30,69%). Bình quân mỗi năm, hệthống dạy nghề tuyển mới khoảng 1,6triệu người trong cùng giai đoạn, bằng2,4 lần so với con số tương ứng của giaiđoạn 1978 – 2006 (668 nghìn

người/năm).

Chương trình đào tạo nghề đã chú

trọng đến các nhóm đối tượng chínhsách, các nhóm đối tượng “yếu thế” trên

TTLĐ. Trong giai đoạn 2009 – 2013, sốlao động nông thôn được hỗ trợ học nghềtheo chính sách của Đề án “Đào tạo nghềcho lao động nông thôn đến năm 2020”là khoảng 1,619 triệu người, trong đó, có35,2 nghìn người được hưởng chính sáchưu đãi người có công với cách mạng,330,2 nghìn người dân tộc thiểu số,178,1 nghìn người thuộc hộ nghèo, 36,4

nghìn người thuộc hộ bị thu hồi đất, 9,5nghìn người là người khuyết tật, 78,5nghìn người thuộc hộ cận nghèo và

943,5 nghìn người thuộc đối tượng laođộng nông thôn khác. Tuy nhiên, trên

thực tế, hiện nay, người học nghề đaphần là lao động nông thôn, vùng sâu,

vùng xa, vùng khó khăn hoặc thuộc đốitượng nghèo, cận nghèo. Do vậy họ rấtkhó khăn khi học nghề, nhiều ngườikhông có điều kiện đi học nghề. Đặcbiệt, đối với người DTTS, hiện nay theoquy định hiện hành, chính sách học nghềnội trú chỉ áp dụng cho học sinh tốtnghiệp THCS dân tộc nội trú hoặc THPT

dân tộc nội trú và phải được UBND tỉnhcử tuyển. Với quy định này, đến nay mớichỉ có vài tỉnh trong số 52 tỉnh có dạynghề cho người DTTS thực hiện chínhsách này. Trong khi đó, số học sinhDTTS tốt nghiệp THCS, THPT thuộc hộnghèo, cận nghèo, người khuyết tật cónhu cầu học nghề nhưng không có điềukiện. Do đó, cần mở rộng thêm đối tượnghỗ trợ học nghề nội trú cho các đối tượngDTTS yếu thế này.

Quy mô cơ cấu nghề đào tạo đượcmở dần theo nhu cầu thực tế của doanhnghiệp với danh mục nghề của gần 400nghề đào tạo ở trình độ cao đằng và

khoảng 470 nghề đào tạo ở trình độ trungcấp. Các cơ sở dạy nghề đã mở thêm

nhiều ngành nghề đạo tạo mới mà thịtrường cần. Cùng với việc đào tạo cácnghề phục vụ cho các khu công nghiệp,khu chế xuất, các cơ sở dạy nghề đã đàotạo các nghề phục vụ cho việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn và giải quyết việc làm cho người laođộng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trườngnghề vẫn tập trung tuyển sinh và đào tạongắn hạn và ở những ngành nghề có chiphí thấp như kế toán, tài chính, lái xe,

dịch vụ, v.v…Việc chuyển từ đào tạonghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạynghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thịtrường lao động còn chậm. Đặc biệt, sựtham gia của doanh nghiệp vào dạy nghềcòn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều trườngkỹ thuật đang gặp khó khăn trong tuyển

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

65

sinh đối với các nghề nặng nhọc độc hạinhưng TTLĐ có nhu cầu như nghề hàn,

cắt gọt kim loại, nề, các nghề thuộcnhóm nghề mỏ hầm lò, .v.v…Nếu khôngcó ưu đãi thì cơ cấu nguồn nhân lực quađào tạo nghề sẽ mất cân đối nghiêm

trọng, nhiều nghề khủng hoảng thừa,nhiều nghề khủng hoảng thiếu.

Cơ cấu học sinh học nghề theotrình độ còn hạn chế, mới chỉ tập trungvào trình độ Sơ cấp nghề và Dạy nghề

dưới 3 tháng, trong khi tỷ lệ học sinh họcở trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấpnghề rất thấp (xem Biểu 2). Nguyên nhân

chủ yếu ở đây là do nhận thức của ngườidân không muốn học nghề, học sinh tốtnghiệp THPT phần lớn có xu hướng đihọc đại học hay cao đẳng chuyên nghiệp,các trường nghề gặp khó khăn trongtuyển sinh ở trình độ cao đẳng nghề và

trung cấp nghề.

Biểu 2. Số lượng và cơ cấu tuyển sinh học nghề theo cấp trình độ,giai đoạn 2007 – 2013.

Năm học Tổng số(người)

Cơ cấu (%)Cao đẳng

nghềTrung

cấp nghềSơ cấpnghề

Dạy nghềdưới 3 tháng

2007 1.311.500 2,25 11,51 66,31 19,932010 1.745.527 5,53 10,34 41,68 42,45

2012 1.492.579 5,64 8,66 61,22 24,49

2013 1.744.723 3,83 6,28 50,25 39,63Tổng cộng2007-2013 11.201.295 4,52 9,90 54,89 30,69

Nguồn: Tổng cục Dạy nghề, 2014

Một vấn đề khác, trong những nămqua, số lượng học sinh tốt nghiệpTHCS và THPT tham gia học nghề cònkhiêm tốn. Theo thống kê, số học sinhtốt nghiệp THCS được tuyển mới đểtham gia học trung cấp nghề trong năm2012 là 98 nghìn người, chỉ chiếm 8,3%tổng số học sinh tốt nghiệp THCS. Điềunày, ảnh hưởng đến chính sách phânluồng học sinh tốt nghiệp THCS đi họcnghề với mục tiêu đến năm 2020 có ítnhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS đi

học nghề19, gây mất cân đối cơ cấu nhânlực đào tạo nghề. Nguyên nhân chủ yếu ởđây là, phần lớn học sinh tốt nghiệpTHCS và THPT có tâm lý không muốnđi học nghề. Mặt khác quy chế tuyểnsinh Đại học ngày càng cởi mở, chi phícho đào tạo đại học thấp hơn dạy nghề.Vấn đề phân luồng học sinh vào họcnghề sau tốt nghiệp THCS và PTTH thờigian qua không hiệu quả. Hiện nay đangthực hiện giảm 50% học phí cho các đối

19 Chỉ thị số 10 – CT/TW ngày 5/12/2012 của BộChính trị.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

66

tượng này nhưng cũng không thu hútđược người học.

b. Tốt nghiệpTrong giai đoạn 2007-2013, tổng số

học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề là hơn 7triệu người. Trong đó, học sinh tốtnghiệp cao đẳng nghề và trung cấp nghề

là 1,253 triệu người, tốt nghiệp Sơ cấpnghề là 2,019 triệu người và Dạy nghềthường xuyên (dưới 3 tháng) là 3,7 triệungười. Bình quân mỗi năm, hệ thống dạynghề đào tạo được 1,168 triệu ngườitrong cùng giai đoạn, bằng 2,8 lần so vớigiai đoạn trước (1978 – 2006).

Biểu 3. Kết quả tốt nghiệp đào tạo nghề giai đoạn 2007 – 2013

Đơn vị: 1000 người

Cấp trình độ Năm2013

Giai đoạn2007 – 2013

I Tốt nghiệp đào tạo nghề có bằng cấp/chứng chỉ: 905,9 3272,81 Cao đẳng nghề 45,8

1253,82 Trung cấp nghề 59,93 Sơ cấp nghề (từ 3 tháng đến dưới 1 năm) 800,2 2019,0

II Tốt nghiệp dạy nghề không có bằng cấp/chứng chỉ4 Dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) 639,0 3733,1

Tổng cộng =(1) + (2)+ (3)+(4) 1544,9 7005,9

Nguồn: Tổng cục Dạy nghề, 2014

Nhìn chung, trong thời gian vừa qua,

số lượng học sinh tốt nghiệp hằng nămmặc dù đã tăng song do cơ cấu tuyển

sinh số học sinh tốt nghiệp hằng năm vẫn

chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn có

trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng

không chứng chỉ (giai đoạn đoạn 2007 –2013, cơ cấu học sinh tốt nghiệp theo

trình độ cao đẳng, trung cấp nghề - sơcấp nghề - dạy nghề dưới 3 tháng tươngứng là 17,9% - 28,8% - 53,29%). Điều

này sẽ gây nên sự mất cân đối về trình độvà sự cải thiện chậm về chất lượng lực

lượng lao động trong tương lai.

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG LAO

ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀTheo số liệu Điểu tra Lao động –

Việc làm của Tổng cục Thống kê, đếnquý 4/2013, cả nước có 18,432 triệungười qua đào tạo nghề, chiếm 34,33%tổng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên của cảnước. Trong đó, số lượng lao động quađào tạo nghề chính quy (có bằngcấp/chứng chỉ) còn rất ít, 2,851 triệungười, mới chỉ chiếm 5,26% tổng LLLĐtừ 15 tuổi trở lên.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

67

Hình 1. Số lượng lao động qua đào tạo nghề có bằng cấp/chứngchỉ theo các cấp trình độ, Quý 4/2013

Đơn vị: 1000 người

Nguồn: TCTK (2013), Điều tra Lao động – Việc làm Quý 4/2013

Nhìn chung, theo đánh giá của các

doanh nghiệp20, kỹ năng nghề của học

sinh tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề đã

được nâng lên với 80 – 85% số lao động

qua đào tạo nghề được sử dụng đúngtrình độ đào tạo; 30% có kỹ năng nghề từkhá trở lên. Ở một số nghề (nghề hàn,

dịch vụ nhà hàng, nấu ăn, thủy thủ tàu

biển, thuyền trưởng và một số nghềthuộc lĩnh vực viễn thôn, v.v…), kỹ năngnghề của lao động Việt Nam đã đạt

chuẩn quốc tế. Lao động qua đào tạo

nghề tham gia vào hầu hết các lĩnh vực

của nền kinh tế quốc dân và đảm nhận

được các vị trí công việc phức tạp mà

trước đây phải do chuyên gia nước ngoài

thực hiện; khoảng 70% học sinh tìm

được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay

sau khi ra trường, ở một số nghề và một

số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%.

20 Tại Hội nghị "Phát triển nhân lực qua đào tạonghề đáp ứng nhu cầu xã hội" do Tổng cục Dạynghề (Bộ LĐTB&XH) tổ chức ngày 11/12/2014.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng laođộng qua đào tạo nghề làm trái ngành

nghề, trình độ đào tạo. Theo số liệu Điềutra Lao động – Việc làm Quý 4/2013 củaTổng cục Thống kê cho thấy, trong sốnhững người có trình độ cao đẳng nghề,trung cấp nghề và sơ cấp nghề, có 280nghìn người (chiếm 9,8%) đang làm các

công việc giản đơn và 88 nghìn người(chiếm 3,1%) bị thất nghiệp. Điều này

phản ánh sự mất cân đối giữa đào tạo và

sử dụng lao động qua đào tạo nói chungvà qua đào tạo nghề nói riêng hiện nay.Đó là sự khập khiễng giữa kỹ năng củalao động qua đào tạo nghề và yêu cầucủa thị trường, cũng như thiếu hụt trình

độ và kỹ năng cần thiết như tác phongcông nghiệp, khả năng làm việc theo tổ,nhóm. Nhìn chung, kỹ năng nghề và

năng lực nghề nghiệp của lao động ViệtNam vẫn còn khoảng cách lớn so với cácnước phát triển trong khu vực và trên thếgiới.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

68

Theo kết quả khảo sát của 101 trườngnghề (năm 2011), mức lương khởi điểmbình quân cho học viên sau khi tốt nghiệpđạt từ khoảng 3 đến 3, 5 triệu đồng/tháng.Mức lương có sự chênh lệch ở các nghềđào tạo, cụ thể, nhóm nghề kỹ thuật cólương bình quân cao hơn, đạt khoảng 3,5triệu đồng/tháng. Các nghề dịch vụ nhưkhách sạn, nhà hàng, lương bình quân

thấp, chỉ ở mức 2,2 triệu đồng/tháng. Mứclương khiêm tốn này cũng là một nguyên

nhân quan trọng khiến các em học sinhkhông mặn mà với học nghề sau khi tốtnghiệp THPT.

Nhận thức được vấn đề này, trong

thời gian qua Chính phủ và cơ quan quảnlý Nhà nước các cấp về dạy nghề đã và

đang nỗ lực trong việc cơ cấu lại hệthống dạy nghề và đề xuất sửa đổi LuậtDạy nghề nhằm cải cách dạy nghề gắnvới thị trường lao động, gắn với ngành

nghề kinh tế trọng điểm, sản phẩm kinhtế mũi nhọn của quốc gia; khuyến khíchcác trường nghề liên kết với doanhnghiệp trong đào tạo và sử dụng lao độngqua đào tạo nghề. Hiện đã có nhiều môhình thành công, thí dụ hiện nay cáctrường liên kết với các doanh nghiệpĐức, Nhật Bản, Hàn Quốc đào tạo chútrọng chất lượng nên đầu ra bảo đảm tốt.Tuy nhiên, số người được hưởng lợi từcác mô hình này còn rất khiêm tốn,chiếm khoảng 10% trong tổng số ngườitốt nghiệp đào tạo nghề.

III. HÀM Ý CHÍNH SÁCH THU

HÚT HỌC NGHỀ ĐÁP ỨNG NHUCẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Bổ sung thêm các chính sách chongười học sau tốt nghiệp. Trong thờigian qua, Chính phủ đã ban hành nhiềuchủ trương, chính sách nhằm tăng cườngkhả năng tiếp cận dịch vụ đào tạo nghềcho người dân, cũng như khuyến khíchngười dân nói chung và các nhóm đốitượng đặc thù tham gia đào tạo nghềnhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp,góp phần tăng năng suất lao động, tăngthu nhập, giảm nghèo ở Việt Nam. Tuynhiên, các chính sách dạy nghề cũng nhưcác giải pháp dạy nghề chưa hấp dẫn và

chưa đủ sức thuyết phục với xã hội. Mặcdù đã có một số chính sách cho ngườihọc, tạo sức hút đối với người học nhưchính sách miễn, giảm học phí; cơ chếdạy nghề "mở" (vừa học vừa làm, học từxa, liên thông dọc, ngang trong hệthống...), hình thức học tập đa dạng(chính quy, thường xuyên), nội dung họctập phong phú (vừa học nghề, vừa họcvăn hóa) bảo đảm quyền học nghề củamỗi người, song những chính sách này

còn chưa đủ mạnh, chưa sát với đặcđiểm, tính chất của dạy nghề trong hệthống giáo dục quốc dân hiện nay. Dovậy, ngoài các cơ chế, chính sách nêu

trên nên mở rộng phạm vi điều chỉnh, bổsung thêm các chính sách cho người họcsau khi tốt nghiệp (chính sách tiền lươngcho người học sau tốt nghiệp, tôn vinh

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

69

người lao động .v.v...) để người lao độngchuyên tâm với nghề. Đây cũng là cách

để thu hút người học đến với học nghề.

Mở rộng đối tượng thụ hưởngchính sách cho học sinh dân tộc thiểusố. Để góp phần xóa đói giảm nghèo,

phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS,

thu hút học sinh dân tộc thiểu số thamgia học nghề là hết sức cần thiết. Do đó,cần phải mở rộng đối tượng thụ hưởngchính sách dạy nghề cho người DTTSnội trú đến các đối tượng là người DTTSthuộc nhóm yếu thế (người nghèo, cậnnghèo và người khuyết tật).

Miễn học phí học nghề là giải phápquan trọng để có người học nghề. Đểtạo điều kiện cho người học nghề, thu hútngười học nghề, cần có cơ chế miễn họcphí cho tất cả các đối tượng yếu thế khitham gia học nghề. Bên cạnh đó, miễnhọc phí cho học sinh tốt nghiệp THCSvào học trung cấp nghề nhằm đẩy mạnhphân luồng học sinh vào học nghề. Đặcbiệt, miễn học phí cho người học trungcấp nghề, cao đẳng nghề đối với nhữngnghề nặng nhọc độc hại, những nghề khótuyển sinh để đảm bảo cơ cấu nhân lựcđối với những ngành nghề này.

Thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữacác doanh nghiệp với các cơ sở dạynghề để tăng cường chất lượng và kỹnăng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầudoanh nghiệp và thị trường lao động.

Cần có quy định, văn bản xác định rõ vịthế của doanh nghiệp là một chủ thể

chính của đào tạo nghề. Về tăng cườnghợp tác gắn kết giữa nhà trường và

doanh nghiệp, cần đẩy mạnh mô hình,

phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanhnghiệpvà cơ sở đào tạo; mở rộng hình

thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạohoặc đặt hàng giữa doanh nghiệp và cơsở dạy nghề; tăng cường sự tham gia củadoanh nghiệp, hợp tác xã vào xây dựngchương trình dạy nghề, tiêu chuẩn kỹnăng nghề, cùng tuyển chọn học viên,

cùng tham gia đào tạo thực hành và đánhgiá học viên sau khi tốt nghiệp và tư vấnnghề nghiệp cho người học, sắp xếp bốtrí đầu ra cho hoạt động đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ Luật Lao động, Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóaXIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng6 năm 2012.

2. Luật Dạy nghề, Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóaXI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày01/6/2007.

3. Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011,2012, Viện nghiên cứu khoa học Dạy nghề,NXB Lao động – Xã hội.

4. Báo cáo tổng kết 5 năm thi hànhLuật Dạy nghề.

5. Báo cáo kết quả tuyển sinh và dạynghề năm 2013 và phương hướng nhiệmvụ năm 2014, Tổng cục Dạy nghề (2013)

6. Bản tin cập nhật Thị trường laođộng Việt Nam số 1 năm 2014.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

70

LƯỢC DỊCHGIÁO DỤC DẠY NGHỀ BẬC CAO Ở TRUNG QUỐC: LỊCH SỬ VÀ TRIỂN

VỌNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾThs. Vũ Thị Hải Hà

Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Tóm tắt: Lịch sử phát triển giáo dục dạy nghề bậc cao của Trung Quốc được đánh dấutừ khi phát triển hệ thống giáo dục dạy nghề 5 năm trong đại học vào những năm 80. Sauhơn 40 năm phát triển, hệ thống này đã trải qua những giai đoạn phát triển nhất định, gắnliền với những bước phát triển về kinh tế - xã hội của riêng Trung Quốc, cũng như đặttrong bối cảnh hòa nhập kinh tế quốc tế.

Bài lược dịch “Giáo dục dạy nghề Trung Quốc: lịch sử và triển vọng phát triển trongbối cảnh hội nhập quốc tế” tóm lược lại những dấu mốc phát triển của trong lịch sử giáodục dạy nghề của Trung Quốc từ những bài viết của các học giả Trung Quốc, đồng thờicũng đưa ra những triển vọng phát triển trong thời gian tới. Hi vọng bài lược dịch này sẽ làmột tư liệu để các nhà nghiên cứu Việt Nam có thể tham khảo và làm tư liệu trong quátrình nghiên cứu về giáo dục dạy nghề ở Việt Nam

Từ khóa: giáo dục dạy nghề, hội nhậpAbstract: The history of high level vocational education in China has been marked

from developing vocational education system in 5 years at university in the 80s. After morethan 40 years of developing, this system has experienced certain period of developing,associated with the development of socio-economic of China, as well as in the context ofinternational economy integration.

The loose translation: “Vocational education at high level in China: History andprospect of development in the context of international integration” summarizesdevelopment highlights in the history of Chinese vocational education from articles ofChinese scholars. Hopefully, it will be a material for Vietnamese researchers to consultand reference in research on vocational education in Vietnam.

Key words: vocational education, integration.

1. Lịch sử phát triển giáo dục dạynghề bậc cao ở Trung Quốc

Giai đoạn sơ khởi: Nhằm đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, vàothập kỷ 80 của thế kỷ 20, tại một số nơimà kinh tế tương đối phát triển ở vùngduyên hải Đông Nam của Trung Quốc,một số trường đại học kỹ thuật đã ra đời.Việc ra đời những trường đại học kỹ

thuật này được cho là bước khởi đầu,đánh dấu sự ra đời của hệ thống trườngmang tính dạy nghề kỹ thuật cao ở TrungQuốc. Từ năm 1980 đến 1985, nguyênỦy ban Giáo dục quốc gia đã phê chuẩnviệc thành lập hơn 120 trường đại học kỹthuật dạy nghề. Đặc điểm của các trườngnày đều là “miễn phí đào tạo và hỗ trợ đi

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

71

lại”. Qua thời gian, các trường dạy nghềnhư vậy đã không ngừng phát triển, đadạng hóa các hình thức hợp tác, cùngnghiên cứu phát triển hệ thống giáo dụcdạy nghề bậc cao, đạt được những kếtquả nhất định. Tuy nhiên, bởi các nguyênnhân như thời gian phát triển không dài,kinh nghiệm chưa đủ, chưa coi trọngcông tác dạy nghề, cũng như chưa phùhợp trong chính sách dành cho giáo dụcdạy nghề, phát triển chưa cân bằng giữacác vùng, tính chuyên nghiệp chưarõ…kết quả là rất nhiều trường giáo dụcdạy nghề bậc cao đều hoạt động giốngnhư các trường chuyên khoa phổ thông.Trải qua thời kỳ đổi mới và phát triển,một bộ phận những trường kiểu như vậyđã thoát ra khỏi tình trạng cũ, trở thànhtrường dạy nghề bậc cao, là lực lượngquan trọng trong sự nghiệp cải cách củaTrung Quốc.

Giai đoạn thứ hai được coi là giaiđoạn bắt đầu phát triển và tương đốithành công của giáo dục dạy nghề TrungQuốc với hệ thống giáo dục dạy nghề bậccao 5 năm. Năm 1985, chính phủ TrungQuốc đưa ra phương châm “phát triểnmạnh mẽ giáo dục dạy nghề, cần thiếtphải phát triển hệ thống trường dạy nghềkỹ thuật bậc cao”. Nhằm biến phươngchâm thành hiện thực, nguyên ủy bangiáo dục quốc gia Trung Quốc đã raquyết định chọn 3 trường kỹ thuật bậccao ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Tây Anđể thử nghiệm hệ thống giáo dục kỹ thuật5 năm, gồm các trường: Trường kỹ thuậtchuyên nghiệp chế tạo điện máy ThượngHải, Trường kỹ thuật bậc cao hàng

không Tây An và Trường kỹ thuật bậccao phòng chống thiên tai Bắc Kinh.Thực tế đã chứng minh hệ thống trườngkỹ thuật bậc cao 5 năm đã tạo ra một lựclượng lao động có kỹ thuật, đáp ứng nhucầu phát triển kinh tế thời kỳ đó, cũngnhư đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạnghóa các loại hình dạy nghề, và được sựủng hộ của các doanh nghiệp.

Giai đoạn thứ 3: Phiên họp toàn thểlần thứ 3, Đại hội lần thứ 11 đã đưa ramục tiêu xây dựng một nhà nước xã hộichủ nghĩa hiện đại hóa, phát triển mộtnền kinh tế bậc cao trong thập kỷ 90 củathế kỷ 20. Phát triển kinh tế cao đòi hỏiphải có một lực lượng nhân tài kỹ thuậtcao. Trong bối cảnh đó, tháng 1 năm1991, nguyên Ủy ban giáo dục quốc giavà Tổng bộ hậu cần đã cùng phê chuẩnthành lập trường dạy nghề kỹ thuật bậccao đầu tiên trong hệ thống trường côngnghiệp nhu yếu của quân đội giải phóngnhân dân Trung Quốc, và cũng là trườngđầu tiên thử nghiệm hệ thống giáo dụctrung học chuyên nghiệp. Khi đó, họcsinh tốt nghiệp các trường thử nghiệmnày sẽ được đồng thời cấp chứng nhậntốt nghiệp trung học và chứng nhận nghề.Sau một vài năm thử nghiệm, đây đượccoi là “một mô hình” trong lịch sử hệthống giáo dục dạy nghề ở Trung Quốc.Năm 1994, hội nghị công tác giáo dụctoàn quốc thông qua phương châm “tamcải nhất bù” trong phát triển giáo dục dạynghề bậc cao của Trung Quốc. Đây cóthể coi là một sự thay đổi lớn trong chínhsách giáo dục dạy nghề, tích hợp cácnguồn tài nguyên hiện có trong hệ thống

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

72

giáo dục bậc cao21. Trên phương châmđó, các trường đều tiến hành thực hiệncải cách, cải tổ và đổi mới cơ chế theohướng đa dạng hóa các kênh đào tạo, môhình đào tạo. Đồng thời, các trường đềuthực hiện đổi lại tên trường thống nhấttheo quy định của nhà nước thành hailoại hình trường là trường kỹ thuật dạynghề và trường dạy nghề. Tới năm 1998,tại 20 tỉnh trong cả nước đã chiêu sinhtới 11 vạn học sinh. Giai đoạn này có thểcoi là bước đầu hình thành mô hình đàotạo nhân tài dựa trên trọng tâm là giáodục năng lực nghề.

Giai đoạn thứ tư (giai đoạn mởrộng): Đây là giai đoạn có rất nhiềuchính sách được ban hành. Tháng 2 năm1999, Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa rachính sách “ba không một cao”, nghĩa là“không bao cấp; không sử dụng giấy giớithiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệpvà toàn quốc không còn cùng thống nhấtmột quy cách văn bằng tốt nghiệp; sinhviên đóng học phí”. Chính sách này làtiêu chí quan trọng đánh dấu sự phát triểntrong đổi mới giáo dục dạy nghề bậc cao,thay thế mô hình giáo dục dạy nghềtruyền thống, tiến bước vào giai đoạnphát triển kỹ thuật cao. Tháng 1 năm2002, hội nghị công tác giáo dục dạynghề toàn quốc lần thứ 4 đã đưa ra thểchế quản lý để từng bước hoàn thiện hệthống giáo dục dạy nghề như sau “dướisự lãnh đạo của quốc vụ viện22, phân cấp

21 Tam cải nghĩa là cải cách, cải tổ và đổi mới cơchế. Nhất bù nghĩa là thống nhất lại tên các trườngdạy nghề.22 Tương đương với Quốc hội ở Việt Nam.

quản lý, địa phương làm chủ, chính phủquản lý vĩ mô, xã hội tham gia”. Việcban hành cơ chế quản lý này cũng nhưmột số chính sách để hiện thực hóađường lối đưa ra trong hội nghị lần thứ 4này đánh dấu bước khởi đầu vào thế kỷmới trong tư tưởng hoạch định chínhsách và phương hướng đổi mới củaTrung Quốc trong lĩnh vực giáo dục dạynghề. Tới cuối năm 2006, toàn TrungQuốc có 1.147 trường dạy nghề độc lập;số lượng tuyển sinh tại các trường caođẳng dạy nghề lên tới 2,93 triệu người,vượt qua số lượng tuyển sinh đại học; sốtuyển sinh tại nghề kỹ thuật trong trườngđại học23 là 7,96 triệu, gần bằng số tuyểnsinh đại học.

Về nguyên tắc thành lập, giáo dụcdạy nghề Trung Quốc thực hiện “đa hìnhthức, đa cơ chế, đa mô hình”. Vì vậy, chotới nay, hệ thống giáo dục dạy nghềTrung Quốc có những loại hình trườngdạy nghề sau: cao đẳng nghề ngắn hạn,cao đẳng kỹ thuật nghề, trường kỹ thuậtbậc cao phổ thông, trường công nhân kỹthuật bậc cao độc lập, trường nghề nằmtrong trường đại học (trường nhị cấp).

2. Những thành quả trong giáodục dạy nghề bậc cao ở Trung Quốc

Trải qua gần 40 năm hình thành vàphát triển, giáo dục dạy nghề ở TrungQuốc đã có những thành quả nhất định,thể hiện ở những mặt sau:

23 Loại hình trường học hai cơ chế, nghĩa là cótrường dạy nghề trong trường đại học.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

73

1/ Tạo lập được vị trí quan trọngtrong sự nghiệp phát triển xã hội của đấtnước

Trên phương diện khuôn khổ luậtpháp, giáo dục dạy nghề từ vị trí là mộtkênh bổ sung cho hệ thống giáo dục đãtrở thành một bộ phận chủ đạo của hệthống giáo dục bậc cao. Một loạt cácquyết sách của nhà nước đã dần đưa giáodục dạy nghề tới vị trí như vậy. Có thể kểở đây một số những văn bản quy phạmpháp luật quan được ban hành như:

- Quyết định toàn lực phát triển giáodục dạy nghề ban hành năm 199;

- Luật giáo dục dạy nghề nước cộnghòa dân chủ nhân dân Trung Hoa banhành năm 1996; đánh dấu bước tiến lớntrong lịch sự giáo dục dạy nghề TrungQuốc, đưa giáo dục dạy nghề vào khuônkhổ luật pháp.

- Năm 2006, bộ Giáo dục ban hành“Một số quan điểm về nâng cao chấtlượng các trường giáo dục dạy nghề bậccao”, trong đó nhấn mạnh: giáo dục dạynghề bậc cao là một loại hình giáo dụcmới ở Trung Quốc. Điều này cũng khẳngđịnh vị trí quan trọng của giáo dục dạynghề trong hệ thống giáo dục bậc cao.

Trên phương diện kinh tế, giáo dụcdạy nghề có mối quan hệ trọng yếu vớicon đường công nghiệp hóa của đấtnước. Không những thúc đẩy điều chỉnhcơ cấu sản xuất và chuyển biến phươngthức tăng trưởng kinh tế, mà còn thúcđẩy ngành công nghiệp chế tạo và côngnghiệp dịch vụ hiện đại phát triển, cũngnhư góp phần xây dựng nông thôn mới,

thúc đẩy việc làm và tạo việc làm. Đócũng là lý do tại sao Trung Quốc lại đưagiáo dục dạy nghề lên một vị trí quantrọng trong hệ thống giáo dục. Năm2002, Quốc vụ viện khai mạc Hội nghịcông tác giáo dục dạy nghề toàn quốc,quyết định mục tiêu và nhiệm vụ để pháttriển và cải cách giáo dục dạy nghề giaiđoạn 15 năm. Năm 2005, Hội nghị côngtác giáo dục dạy nghề toàn quốc lần thứhai được tổ chức, đề ra định hướng “pháttriển giáo dục dạy nghề là nền tảng quantrọng để phát triển kinh tế xã hội và làtrọng điểm trong công tác giáo dục”.

2/ Tư tưởng phát triển và cải cáchgiáo dục dạy nghề bậc cao ngày càng rõràng, chủ động phục vụ sự phát triển kinhtế xã hội

Qua vài năm thăm dò và tìm đườngphát triển, trải qua những lần thử nghiệmtrong giai đoạn sơ khởi, hệ thống giáodục dạy nghề bậc cao ở Trung Quốc đãtiến từng bước vững trãi trên con đườngphát triển. Con đường này luôn đi theophương châm mà bộ Giáo dục TrungQuốc đã khuyến khích, đó là “lấy phụcvụ làm tôn chỉ, lấy việc làm hướng đi”.Phát triển giáo dục dạy nghề bậc caocũng tức là góp phần phát triển kinh tế xãhội đất nước đi theo con đường hiện đạihóa mà chính quyền trung ương và địaphương đã lựa chọn.

3/ Đa dạng hóa hệ thống giáo dụcdạy nghề bậc cao, quy mô các trườngdạy nghề không ngừng mở rộng

Nhanh chóng thay thế mô hình tậptrung hóa, nhà nước tập quyền bằng hình

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

74

thức chính phủ chỉ đạo, doanh nghiệp vàcác lực lượng xã hội cùng tham gia, địaphương làm chủ để phát triển đa dạnghóa các loại hình trường dạy nghề, huyđộng được sự góp sức của tất cả các lựclượng trong xã hội. Hiện nay, số lượngcác trường dạy nghề, số lượng họcsinh/sinh viên, số lượng sinh viên tốtnghiệp đều ngang bằng hoặc vượt qua sốlượng trường đại học.

4/ Không ngừng hoàn thiện thể chếquản lý giáo dục dạy nghề

Năm 1999, Trung Quốc đã tiến hànhcải cách phương pháp quản lý khi đó,ban hành mô hình quản lý mới. Sau vàinăm, cơ chế quản lý theo phương châm“Quốc vụ viện lãnh đạo, phân cấp quảnlý, địa phương làm chủ, chính phủ quảnlý vĩ mô, xã hội tham gia” được áp dụng.Cách đi này đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế xã hội của đất nước khi đó.Tháng 6 năm 2004, được Quốc vụ việnphê chuẩn, 7 bộ ngành trong đó có BộGiáo dục Trung Quốc và Ủy ban cải cáchquốc gia đã thành lập chế độ “hội nghịliên tịch công tác giáo dục dạy nghề”.Hiện nay, trên toàn quốc, rất nhiều tỉnhthành phố đều đã thành lập chế độ” hộinghị liên tịch” như vậy. Việc thành lậphội nghị liên tịch làm tăng cường sự lãnhđạo tập trung của chính phủ với công tácdạy nghề, thúc đẩy chính phủ và các bộngành liên quan coi trọng và hợp táctrong lĩnh vực này. Đây có thể coi là mộtsáng tạo quan trọng trong lịch sử pháttriển của giáo dục dạy nghề, có ý nghĩavô cùng quan trọng trong công cuộc đổi

mới và phát triển giáo dục dạy nghề vàmang sắc thái riêng của Trung Quốc.

3. Những vấn đề tồn tại hiện nay củagiáo dục dạy nghề bậc cao của Trung Quốc

1/ Thiếu nguồn lực tài chính

So với nguồn lực tài chính dành chogiáo dục phổ thông thì nguồn lực tài chínhdành cho giáo dục dạy nghề còn cách biệtmột khoảng nhất định. Mặc dù có nhữngquy định nhất định trong đầu tư về giáodục dạy nghề, đó là tỷ lệ chi tiêu cho giáodục không thấp hơn 20%, chi tiêu đầu tưthiết bị giáo dục không thấp hơn 50%, tuynhiên trong thực tế thì quy định nàykhông được thực hiện đầy đủ. Nguồn lựctài chính hiện dành cho giáo dục dạy nghềkhông đủ đáp ứng như cầu giáo dục.Nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dụcdạy nghề thiếu hụt nghiêm trọng.

2/ Sự phối hợp giữa trường đạihọc/cao đẳng dạy nghề với các doanhnghiệp chưa hiệu quả

Mục tiêu của giáo dục dạy nghề lànhằm cung ứng một nguồn lực lao độngchuyên nghiệp, có tay nghề và trình độnhận thức cao cho các doanh nghiệp vàcho xã hội. Do vậy, các trường đại học/cao đẳng nghề cần nâng cao chất lượnggiáo dục trong trường, tất yếu phải liênkết với các doanh nghiệp trong mọi hoạtđộng của cả hai phía. Tuy nhiên, đa sốcác doanh nghiệp chưa có sự coi trọngcao với lực lượng lao động được đào tạonghề, còn các trường dạy nghề không cóhợp tác cao với các doanh nghiệp, vàcũng chưa tạo lập được hệ thống giới

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

75

thiệu việc làm hiệu quả từ nhà trường tớidoanh nghiệp.

3/ Thiếu tính chuyên môn trong giáodục dạy nghề

Biểu hiện chủ yếu của vấn đề này làđa số các trường dạy nghề đều khôngmang tính chuyên biệt, không có gì đặcsắc của mỗi trường, mà gần như pháttriển giống nhau, đều chú trọng xây dựngcơ sở hạ tầng và phát triển dựa trênnguồn tài nguyên sẵn có. Mặt khác, đa sốcác trường chuyên môn hóa đều đượcthành lập từ giai đoạn sơ khởi, do vậy đốivới những xu hướng phát triển và thayđổi của xã hội thường chậm hơn vàkhông có quan tâm nghiên cứu về mốitương quan giữa phát triển và giáo dụcnghề chuyên nghiệp.

4. Xu thế phát triển của giáo dụcdạy nghề Trung Quốc trong bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế

1/ Yêu cầu của thị trường sẽ là độnglực cơ bản thúc đẩy sự phát triển của giáodục dạy nghề bậc cao

Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, cùngvới nhu cầu của con người về dạy nghềvà học nghề không ngừng gia tăng và sựphát triển đại chúng hóa của giáo dụcdạy nghề bậc cao, quy mô giáo dục dạynghề Trung Quốc sẽ được mở rộng chưatừng có. Tuy nhiên, mở rộng quy môkhông chỉ có nghĩa là thỏa mãn nhu cầuphát triển kinh tế xã hội, mà còn phải đápứng nhu cầu đào tạo nhân tài trong giáodục dạy nghề. Trong khi hiện nay cácdoanh nghiệp cần người tài có kỹ thuậttốt, thao tác nhanh và giỏi, có khả năng

thích ứng nhanh công việc, thì đa số cáctrường dạy nghề hiện mới chỉ cung ứngđược một lực lượng lao động đã đượcđào tạo theo nhu cầu của đơn vị đào tạo,mục tiêu đào tạo, thiếu năng lực tìm việc,khó thích ứng với yêu cầu và kỷ luật caotrong các doanh nghiệp hiện đại hóa. Dovậy, yêu cầu đặt ra là cần các trường dạynghề lấy nhu cầu của các doanh nghiệplàm phương hướng đào tạo, cần tăngcường sự kết hợp giữa trường dạy nghềvà các doanh nghiệp trong đào tạo vàgiải quyết việc làm, không ngừng đổimới và áp dựng các mô hình đào tạo tiêntiến. Làm được điều này thì các trườngdạy nghề mới thật sự tự mình phát triểnđược trong bối cảnh kinh tế xã hội đềuphát triển nhanh và mạnh như hiện nay.

2/ Phương hướng phát triển trọngđiểm trong thời gian tới của giáo dụcdạy nghề chính là phát triển nội hàm

Những năm gần đây, quy mô giáodục dạy nghề Trung Quốc phát triểnrộng, năng lực phục vụ nền kinh tế xã hộiđược cải thiện, để hoàn thiện kết cấu giáodục bậc cao thì cần phát huy tác dụng đạichúng hóa. Tuy nhiên, hiện nay các điềukiện thành lập trường đại học/cao đẳngdạy nghề ở Trung Quốc còn khá hạn chế,số lượng giáo viên vừa đáp ứng được yêucầu dạy đại học, vừa có thể dạy nghề bậccao là không đủ (trong các trường hai cơchế), chất lượng chưa bảo đảm, cơ chếvận hành các trường dạy nghề còn nhiềutồn tại… Trong tình hình đó, tháng 11năm 2006, bộ Giáo dục và bộ Tài chínhTrung Quốc đã phối hợp thực hiện “Quyhoạch xây dựng trường đại học/cao đẳng

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

76

dạy nghề chuyên nghiệp” nhằm nâng caokhả năng đáp ứng yêu cầu xã hội củagiáo dục dạy nghề bậc cao. Trọng tâmcủa quy hoạch này là nhằm tăng cườngcải cách và phát triển các trường nghềchuyên nghiệp, nâng cao chất lượng đàotạo nghề và phát huy tính sáng tạo theohướng phát triển hiện đại hóa nôngnghiệp và công nghiệp dịch vụ của đấtnước. Sáng kiến này sẽ từng bước thúcđẩy các trường đại học/cao đẳng nghềtăng cường hơn nữa việc xây dựng nộihàm phát triển và nâng cao chất lượnggiáo dục dạy nghề, đồng thời chuyểntrọng tâm của công tác dạy nghề sangxây dựng nội hàm.

3/ Nguồn nhân lực được đào tạo sẽchuyển đổi từ đào tạo năng lực dạy nghềđơn thuần sang đào tạo nhân lực toàn diện

Trong bối cảnh kinh tế xã hội pháttriển không ngừng, nhu cầu của cácdoanh nghiệp cũng theo đó không ngừngbiến hóa, nguồn nhân lực được đào tạotheo phương thức cũ hiện đã không thểđáp ứng được nhu cầu của thị trường.Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải đào tạođược nguồn nhân lực không chỉ có kỹthuật cao, mà còn có tính sáng tạo, nănglực làm việc độc lập, cũng như biết cáchlàm việc tập thể, có những tố chất đápứng được yêu cầu của doanh nghiệp trênthế giới chứ không chỉ ở trong nước.Như vậy, yêu cầu đặt ra là không thểkhông đa dạng hóa năng lực của nguồnnhân lực được đào tạo, mà còn nâng caongay cả đội ngũ đào tạo nghề.

4/ Giáo dục dạy nghề sẽ luôn là mộtthành phần không thể thiếu của giáo dụcbậc cao

Hiện nay, học tập không ngừng làmột nhu cầu và xu hướng không thể thayđổi, do đó hệ thống giáo dục cũng luôncần phải không ngừng hoàn thiện để đápứng xu hướng đó. Trong tương lai, trungtâm vận hành giáo dục dạy nghề khôngphải là trường nghề, cũng không phải làdoanh nghiệp, mà là tự bản thân mỗingười. Do vậy, chỉ cần giáo dục dạynghề cởi bỏ được những tư duy truyềnthống, vận hành theo yêu cầu đổi mớicủa xã hội, tất sẽ thực hiện được theo tưduy học tập không ngừng nói trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Quách Tuấn Triều. Lịch sử phát

triển giáo dục dạy nghề của Trung Quốc.Tạp chí Học viện Sư phạm kỹ thuật GiangTô, số 1 năm 2010.

2. Hồ Tú Miên. Phân tích bối cảnhchính sách và tư tưởng phát triển giáo dụcdạy nghề bậc cao của Trung Quốc. Diễnđàn giáo dục dạy nghề. 2006.

3. Mã Thụ Siêu và Quách Dương. Conđường phát triển giáo dục dạy nghề ởTrung Quốc. Diễn đàn giáo dục dạy nghề.2008.

4. Mã Thụ Siêu và Quách Dương.Thành quả và kinh nghiệm cải cách pháttriển giáo dục dạy nghề bậc cao ở TrungQuốc. Tạp chí nghiên cứu giáo dục dạynghề, số 17 năm 2009.

5. Lê Tá Thành. Luận xu hướng pháttriển giáo dục dạy nghề Trung Quốc. Tạpchí nghiên cứu giáo dục dạy nghề, số 3năm 2014.

.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

77

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LAO ĐỘNGDI CƯ QUỐC TẾ TRỞ VỀ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

ThS. Lê Thị Kim HânCục Quản lý lao động ngoài nước

Tóm tắt: Hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một chủtrương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo việc làm và nâng cao trình độ cho người laođộng, và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Trong những năm qua, hoạt động này đãmang lại nhiều lợi ích cho bản thân người lao động, cho gia đình họ và cho xã hội. Tuynhiên, lao động sau khi làm việc ở nước ngoài về nước còn gặp khó khăn trong việc tái hòanhập khi nhiều lao động không thể tìm việc làm phù hợp, nhiều người khác lại không thểmở cở sở sản xuất kinh doanh như mong muốn. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam lạichưa có nhiều chính sách hỗ trợ lao động trở về trong việc tái hòa nhập. Kinh nghiệm củamột số quốc gia và khu vực trên thế giới như Philippine, Kerala, và một số quốc gia pháicử lao động ở Châu Âu đã rút ra nhiều bài học cho Việt Nam trong việc thực hiện cácchính sách hỗ trợ nhằm giúp lao động trở về tái hòa nhập nhanh và hiệu quả.

Từ khóa: lao động di cư, lao động làm việc ở nước ngoàiAbstract: Bringing Vietnamese workers to work overseas is a major policy of the

Party and the State in order to create jobs and improve qualification of workers,contribute to the national economy development. Over last years, this activity has broughtbenefits to workers, their families and society. However, returned workers are facing withdifficulties in reintegration such as unable to find appropriate jobs or to start expectedbusiness. Meanwhile, there have not enough policies to support them in reintegration. Theexperiences of some countries such as Philippine, Kerala and some other sendingcountries in Europe have provided many lessons for Vietnam in implementing policies tosupport returned workers to reintegrate quickly and efficiently.

Key words: migrant workers, workers working overseas.

I. Vài nét về tình hình lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài vàtrở về

Việt Nam là một nước có nền kinh tếđang phát triển, với dân số 90 triệu dân,Việt Nam cũng là quốc gia có nguồnnhân lực dồi dào. Tuy nhiên, do tìnhtrạng phát triển kinh tế nên nhu cầu giảiquyết việc làm cho lực lượng lao độngtrong nước luôn là vấn đề cấp thiết đốivới Nhà nước và toàn xã hội. Cùng với

chương trình phát triển việc làm trongnước, hoạt động đưa người lao động đilàm việc ở nước ngoài (hay còn là xuấtkhẩu lao động) là một bộ phận quantrọng của chương trình việc làm quốcgia, là một chủ trương lớn của Đảng vàNhà nước, đã được thể chế hóa trongLuật Người lao động Việt Nam đi làmviệc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trong những năm qua, số người ViệtNam đi làm việc tại nước ngoài có xu

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

78

hướng ngày càng tăng. Theo số liệu củaCục Quản lý lao động ngoài nước – BộLao động, Thương binh và Xã hội, hiệncó hơn 500.000 người Việt Nam đanglàm việc tại hơn 40 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới.

Thực tế cho thấy rằng, hoạt độngđưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài những năm qua đã đóng góp đángkể nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tạocông ăn việc làm, thu nhập cho người laođộng, đồng thời nâng cao trình độchuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ và tácphong sản xuất công nghiệp tiên tiến chongười lao động trong quá trình làm việcở nước ngoài, từng bước đáp ứng các yêucầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước khi họ trở về nước; bêncạnh đó, hoạt động đưa người lao độngđi làm việc ở nước ngoài cũng góp phầntăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tácgiữa Việt Nam với các nước nhận laođộng, đẩy nhanh quá trình hội nhập củanước ta với các nước trong khu vực vàtrên thế giới.

Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn củachiến lược đưa lao động đi làm việc ởnước ngoài của Việt Nam dường như vẫnchưa đạt được khi lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài trở về vẫn gặp khókhăn trong tái hòa nhập cộng đồng cũngnhư thị trường lao động. Sau thời gianlàm việc ở nước ngoài, người lao độngđã tích lũy được nhiều kiến thức, kinhnghiệm, kỹ năng và tác phong làm việcchuyên nghiệp. Thế nhưng khi trở về

nước, nhiều lao động không thể tìm đượccông việc phù hợp với những gì mà họđã học được ở nước ngoài. Vì thế, họđành bỏ lại những kiến thức, kỹ năng đãhọc hỏi, tích lũy được để đi làm mộtcông việc khác nhằm ổn định cuộc sống.Bên cạnh khó khăn trong tìm kiếm việclàm của một bộ phận lao động trở về,một bộ phận khác lại gặp khó khăn trongviệc đầu tư sản xuất kinh doanh. Với sốvốn tích lũy được sau thời gian chăm chỉlàm việc ở nước ngoài, nhiều lao độngtrở về ấp ủ ước mơ mở cơ sở sản xuấtkinh doanh để tạo việc làm cho bản thânvà những người xung quanh và cũng đểvươn lên làm giàu. Tuy nhiên, phần lớntrong số họ còn thiếu kiến thức về đầu tưsản xuất kinh doanh, họ lúng túng khôngbiết bắt đầu từ đâu và còn mơ hồ về lĩnhvực nên đầu tư. Nhiều người đã xác địnhđược lĩnh vực đầu tư, huy động đượcnguồn lực con người nhưng lại thiếu vềnguồn vốn. Bên cạnh những khó khăn nêutrên, lao động đi làm việc ở nước ngoàitrở về còn gặp nhiều khó khăn khác.Trong khi đó, nhà nước Việt Nam lạichưa có nhiều chính sách hỗ trợ lao độngđi làm việc ở nước ngoài trở về. Nhữngquy định pháp luật hiện có về hoạt độngđưa lao động đi làm việc ở nước ngoàichủ yếu chỉ quy định về quá trình trướckhi đi và trong khi làm việc ở nước ngoàimà còn để hổng mảng chính sách, phápluật về sau khi lao động về nước.

Trong khi Việt Nam còn chưa làm gìnhiều để hỗ trợ lao động đi làm việc ở

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

79

nước ngoài trở về, nhiều nước phái cửlao động khác trên thế giới đã và đangthực hiện rất tốt các chính sách hỗ trợ laođộng của nước họ đi làm việc ở nướcngoài trở về. Các chính sách này đã giúpnâng cao hiệu quả dài hạn và bền vữngcủa việc đi làm việc ở nước ngoài cũngnhư thúc đẩy người lao động về nướcđúng thời hạn sau khi hết hạn hợp đồng.

II. Kinh nghiệm của một số quốcgia trên thế giới về các chính sách hỗtrợ lao động di cư quốc tế trở về

1. Philippin

Philippin là một trong những quốcgia phái cử lao động lớn nhất trên thếgiới. Chính phủ Philippin đang triển khaiđồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ dànhcho lao động đi làm việc ở nước ngoàitrở về. Cụ thể, Philippin đang triển khaichương trình thông tin toàn diện, gồmchương trình thông tin định hướng cholao động trước khi đi làm việc ở nướcngoài, chương trình thông tin cho ngườilao động sau khi nhập cảnh nước đến làmviệc, chương trình thông tin cho lao độngtrước khi về nước, và chương trình thôngtin dành cho lao động sau khi về nước.Những chương trình thông tin này đềuhướng tới mục tiêu giúp người lao độngcó thông tin để có sự chuẩn bị tốt nhấtcho việc trở về, từ đó người lao động cóthể tái hòa nhập một cách dễ dàng vàhiệu quả sau khi trở về.

Bên cạnh chương trình thông tin nêutrên, Chính phủ Philippin còn thực hiện

nhiều chương trình, dịch vụ hỗ trợ khácdành cho lao động trở về, cụ thể như sau:

- Dịch vụ tư vấn: Chính phủPhilippin cung cấp dịch vụ tư vấn đối vớilao động đi làm việc ở nước ngoài trở về,trong đó có hướng dẫn những việc ngườilao động cần chuẩn bị khi về nước; tưvấn về những lựa chọn việc làm khi trởvề (có thể đi làm công ăn lương hoặc mởcở sở sản xuất kinh doanh, hay tham giakhóa đào tạo để nâng cao trình độ, nângcao kỹ năng trước khi tìm việc mới...); tưvấn về cách quản lý và sử dụng tiền tiếtkiệm hiệu quả, các lựa chọn đầu tư, cácmục tiêu của gia đình. Bên cạnh đó,chương trình này còn tư vấn, hỗ trợ pháplý cho người lao động trong trường hợpngười lao động gặp vấn đề liên quan tớichủ sử dụng hay công ty phái cử.

- Chương trình đào tạo nâng caonăng lực: Chính phủ Philippin triển khaihàng loạt các chương trình đào tạo khácnhau dành cho lao động trở về nhằmnâng cao trình độ, kỹ năng cho họ cũngnhư trang bị cho họ những kiến thức cầnthiết để có thể hòa nhập nhanh chóng vàhiệu quả vào thị trường lao động trongnước. Các chương trình đào tạo này baogồm đào tạo kỹ năng để làm việc, đàotạo kỹ năng làm chủ, đào tạo kỹ năngquản lý tài chính cho những lao động trởvề và các thành viên gia đình họ; và cáckhóa đào tạo cho những người thực hiệnchương trình này;

- Chương trình hỗ trợ tìm việc:Chính phủ Philiipin cũng thực hiện

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

80

chương trình hỗ trợ lao động Philippinlàm việc ở nước ngoài trở về tìm việc tạicác doanh nghiệp địa phương và hỗ trợtìm công việc phù hợp ở nước ngoài chonhững người có ý định đi làm việc ởnước ngoài tiếp. Để làm được điều này,những người thực hiện chương trình đãphối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhànước tại địa phương, các trang việc làmtại Philippin và cơ quan việc làm ngoàinước Philippin;

- Chương trình hỗ trợ phát triểndoanh nghiệp nhỏ: Bên cạnh nhữngchương trình hỗ trợ nêu trên, Chính phủPhilippin còn thực hiện chương trình hỗtrợ tài chính đối với lao động trở về đểhọ có thể mở doanh nghiệp, như hỗ trợtiếp cận nguồn tín dụng. Những ngườithực hiện chương trình đã và đang phốihợp với các ngân hàng để thực hiệnchương trình này. Ngoài ra, người laođộng trở về còn được hỗ trợ về côngnghệ, phát triển sản phẩm và thị trườngkhi quyết định đầu tư kinh doanh.

Để thực hiện các chương trình nêutrên, Chính phủ Philippin đã thành lậptrung tâm giám sát và bố trí việc làm lại(RPMC) và trung tâm tái hòa nhập quốcgia cho lao động Philippin làm việc ởnước ngoài (NRCO) thuộc Bộ Lao độngvà việc làm Philippin. Hai cơ quan nàyđược Chính phủ Philippin giao nhiệm vụphụ trách triển khai thực hiện nhữngchương trình hỗ trợ nêu trên dành cho laođộng Philippin đi làm việc ở nước ngoàitrở về. Ngoài ra, những cơ quan này cũng

thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ban hànhnhững chính sách hỗ trợ mới phù hợp vớitình tình lao động Philippin đi làm việc ởnước ngoài về nước.

2. Kerala (Ấn Độ)Kerala là một bang lớn ở miền Nam

Ấn Độ, nơi có rất đông lao động đi làmviệc ở nước ngoài. So với các bang khácở Ấn Độ, và so với các chính sách quốcgia, bang Kerala có một hệ thống chínhsách toàn diện hơn về việc hỗ trợ dànhcho lao động trở về. Cũng giống nhưPhilippin, Kerala đang triển khai đồng bộnhiều chính sách hỗ trợ lao động đi làmviệc ở nước ngoài trở về. Kerala đã thànhlập cơ quan quản lý lao động Kerala làmviệc ở nước ngoài (NORKA) vào năm1996. NORKA hiện là nhà cung cấpchính các dịch vụ cho lao động Kerala đilàm việc ở nước ngoài trở về và đóng vaitrò quan trọng trong việc hỗ trợ lao độngKerala gặp khó khăn ở nước ngoài. Bêncạnh đó, bang Kerala cũng thành lậpNorka Roots như một bộ phận cốt lõithuộc cơ quan NORKA. Norka Rootshoạt động như đơn vị trung gian giữa laođộng Kerala làm việc ở nước ngoài vàchính quyền bang Kerala và cũng là đơnvị giải quyết những vấn đề lao độngKerala làm việc ở nước ngoài gặp phải,bảo vệ quyền lợi của họ và giúp họ táihòa nhập khi trở về. Hoạt động củaNorka Roots cung cấp nhiều dịch vụ hữuích cho lao động đi làm việc ở nướcngoài và những lao động trở về.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

81

Bên cạnh đó, NORKA đang tiếnhành chương trình đăng ký đối với laođộng Kerala trở về. Số liệu về lao độngtrở về là một trong những cơ sở quantrọng để xây dựng và thực thi chính sáchdành cho lao động trở về. Do đó, chươngtrình đăng ký dành cho lao động trở về làmột bước tiến tới xây dựng ngân hàng dữliệu đáng tin cậy về lao động Kerala làmviệc ở nước ngoài trở về để từ đó thiếtlập chính sách hỗ trợ họ tái hòa nhập.Việc thiếu thông tin về cơ hội việc làmsau khi trở về là thách thức đối với quátrình tái hòa nhập về kinh tế của lao độngtrở về. Để hạn chế khó khăn này, năm2010 NORKA đã thành lập trung tâm tưvấn qua điện thoại dành cho lao động trởvề. Norka Roots luôn tích cực trong việcthảo luận các vấn đề mà lao động Keralalàm việc ở nước ngoài gặp phải và hỗ trợhọ giải quyết vấn đề ở nước ngoài cũngnhư khó khăn khi trở về. Để đạt đượcmục tiêu này, Norka Roots tiến hànhcuộc họp hàng năm với lao động Keralalàm việc ở nước ngoài và khi trở về.

Ngoài ra, chính quyền bang Keralacòn tiến hành nhiều chính sách khácnhau để hỗ trợ kinh tế cho lao động trởvề. Một số chính sách điển hình có thể kểra như chính sách hỗ trợ phát triển doanhnghiệp, chương trình đào tạo nâng cao kỹnăng, dự án quê hương tôi – giấc mơtôi... Điểm chung của những chính sáchnày là nâng cao lợi ích của lao động trởvề thông qua những chương trình hỗ trợtài chính khác nhau để người lao động có

vốn khởi sự doanh nghiệp hoặc được đàotạo nâng cao kỹ năng qua đó có thể táihòa nhập dễ dàng với thị trường lao độngtrong nước.

3. Một số nước ở khu vực Châu ÂuMột số nước Châu Âu cũng đang áp

dụng những chính sách để giúp công dâncủa họ tái hòa nhập nhanh và hiệu quảsau khi trở về và khuyến khích lao độngnhững nước này đi làm việc ở nướcngoài về nước đúng hạn. Như Estoniathực hiện tuyên truyền thông tin cho laođộng nước này làm việc ở nước ngoàithông quan các đại sứ quán và tổ chứccủa nước này ở nước ngoài. Thông tinchi tiết về những hỗ trợ khi trở về đượcđăng tải trên trang chủ của cơ quan di cưEstonia để lao động nước này làm việc ởnước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận. Litvathành lập những trung tâm việc làm cholao động trở về và tổ chức những khóađào tạo dành cho lao động trở về để giúphọ tái hòa nhập hiệu quả thị trường laođộng. Ngoài ra, nước này cũng hỗ trợ tàichính đối với những lao động trở về cónhu cầu đầu tư kinh doanh. Tương tự,Cộng hòa Síp dành ưu tiên việc làm cholao động nước này đi làm việc ở nướcngoài trở về và những lao động Síp làmviệc ở nước ngoài có thể gửi đơn xin việcqua mạng từ khi còn đang làm việc ởnước ngoài và chuẩn bị về nước. Cộnghòa Síp cũng cho lao động trở về vayvốn với lãi suất ưu đãi nếu dự án của họđáp ứng một số tiêu chí cơ bản như tínhkhả thi về tài chính cũng như khả năng

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

82

của người lao động. Ba Lan cũng hỗ trợđào tạo nghề, kỹ năng cho lao động đilàm việc ở nước ngoài trở về. Nếu ngườilao động trở về không tìm được việc làm,cơ quan lao động địa phương nơi ngườilao động cư trú có trách nhiệm hỗ trợ họmột phần chi phí đào tạo nâng cao trìnhđộ để họ có thể dễ dàng tìm được việclàm phù hợp. Bên cạnh đó, chính phủ BaLan cũng có chính sách khuyến khíchcác doanh nghiệp trong nước tuyển dụnglao động nước này đi làm việc ở nướcngoài trở về vào làm việc. Trong trườnghợp doanh nghiệp phải đào tạo lao độngđi làm việc ở nước ngoài về nước để đápứng yêu cầu của công việc thì chínhquyền địa phương nơi doanh nghiệp hoạtđộng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp một phầnchi phí đào tạo nêu trên.

III. Bài học rút ra cho Việt NamTừ kinh nghiệm thực tế của một số

nước nêu trên, có thể thấy rằng các quốcgia phái cử lao động có thể hỗ trợ laođộng đi làm việc trở về tái hòa nhập mộtcách hiệu quả thông qua việc thực hiệncác nhóm chính sách gồm chính sáchthông tin, chính sách khuyến khích kinhtế, và chính sách về thể chế. Chính sáchthông tin hướng tới cung cấp thông tin rõràng cho người lao động về các cơ hộikinh tế tại quê nhà khi họ trở về. Chínhsách khuyến khích kinh tế cung cấp cholao động di cư trở về những hỗ trợ tàichính. Trong khi đó, chính sách về thểchế liên quan tới những sáng kiến về tổchức, pháp lý, và chính sách có thể giúp

lao động trở về hòa nhập với cộng đồngvới hiệu quả kinh tế cao hơn. Với thựctrạng lao động đi làm việc ở nước ngoàitrở về hiện nay của Việt Nam, rõ ràngViệt Nam cần học hỏi các quốc gia đitrước về những chính sách nêu trên,những chính sách mà họ đang áp dụnghiệu quả để giúp lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài trở về tái hòa nhậphiệu quả hơn và cũng để khuyến khíchlao động ta làm việc ở nước ngoài vềnước đúng thời hạn.

- Chính sách thông tin dành cho lao

động trở vềChính sách thông tin thường tập

trung cung cấp cho lao động trở vềnhững thông tin có thể giúp họ tái hòanhập cộng đồng hiệu quả hơn. Nhữngthông tin này bao gồm cơ hội việc làm vàkinh doanh, các chính sách hỗ trợ kế sinhnhai, các tổ chức người lao động có thểliên hệ để được tư vấn khi họ gặp vấn đềhoặc muốn tìm những cơ hội mới, vànhững vấn đề về pháp lý liên quan đếnlao động trở về. Rõ ràng, chính sách nàycó thể giúp lao động trở về nắm đượcthông tin tốt hơn, nhờ đó tự tin và chủđộng hơn khi trở về.

Cung cấp thông tin về trở về có thểbắt đầu trước khi lao động rời đất nướcđể đi làm việc ở nước ngoài. Việc này cóthể được liên kết với chương trình Giáodục định hướng trước khi đi về quyền vànghĩa vụ của họ, về tình hình việc làm vàvề các quy định hỗ trợ họ ở nước đếnlàm việc, tất cả sẽ giúp họ lập kế hoạch

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

83

làm việc ở nước ngoài và trở về hiệu quảhơn. Thông tin cũng có thể được truyềntải thông qua những cuốn cẩm nang phátcho người lao động trước khi họ đi làmviệc ở nước ngoài.

Trước khi hợp đồng của lao động ởnước ngoài kết thúc, cũng cần cung cấpcho họ những thông tin về điều kiện vàcơ hội đang chờ đợi họ ở quê hương.Điều quan trọng là cần cung cấp cho họnhững thông tin này kịp thời khi họ cânnhắc về các dự định sau khi trở về nhưtìm cơ hội đi làm việc ở nước khác, haytìm việc làm trong nước, hay đầu tư sảnxuất kinh doanh. Tại thời điểm này, cácbuổi thông tin có thể cung cấp cho ngườilao động dữ liệu cập nhật về tình hình thịtrường lao động trong nước, các quy địnhvà cơ hội về đào tạo, các chương trìnhcho vay và phát triển kinh doanh.

Những chương trình đó có thể đượctiến hành theo nhiều hình thức khácnhau, như thông qua trang thông tin điệntử của cơ quản lý nhà nước về hoạt độngđưa lao động đi làm việc ở nước ngoài,hoặc thông qua các buổi họp, hay hộithảo. Cơ quan quản lý nhà nước củanước phái cử và nước tiếp nhận có thểphối hợp với doanh nghiệp đưa đi củanước phải cử và doanh nghiệp sử dụnglao động của nước tiếp nhận tổ chức cácbuổi hội thảo thông tin dành cho nhữnglao động sắp hết hạn hợp đồng để hướngdẫn họ những thủ tục về nước cũng nhưcung cấp cho họ thông tin về các chínhsách hỗ trợ và cơ hội việc làm khi về

nước. Những buổi thông tin này có thểkhuyến khích lao động trở về và tham giavào việc phát triển cộng đồng, phát triểnkinh doanh và các chương trình đào tạoviệc làm khi trở về.

Ngoài ra, chính phủ các nước pháicử lao động có thể cung cấp thông tincho lao động trở về qua các bàn trợ giúptại các sân bay chính nơi có nhiều laođộng đi làm việc ở nước ngoài về nướchạ cánh. Các trung tâm tái hòa nhập cũngcó thể hướng dẫn người lao động tới cácchương trình và sự hỗ trợ để đẩy nhanhsự tái hòa nhập kinh tế và xã hội của họ.

- Chính sách khuyến khích kinh tếdành cho lao động trở về

Có thể khuyến khích lao động trở vềvà hỗ trợ cho việc trở về của người laođộng bằng cách cung cấp các khoản trợcấp hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi khilao động về nước. Những chương trìnhhỗ trợ này có thể được thực hiện như góihỗ trợ "chào đón lao động trở về" hoặcđược gắn với những kế hoạch kinh doanhcụ thể, các chương trình đào tạo và cácchương trình phát triển nhân lực khác màngười lao động lựa chọn theo đuổi. Cáchlàm này có thể được liên kết với nhữngưu tiên phát triển cụ thể. Chẳng hạn, nếuchính phủ xác định được nhu cầu đào tạođối với các công việc cụ thể, thì các cơquan có thể hỗ trợ cho những lao độngtrở về đồng ý tham gia vào các chươngtrình đào tạo đó. Việc làm này sẽ đặc biệtcó giá trị nếu lao động trở về có thể làmviệc như những người đào tạo cho những

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

84

lao động khác có nhu cầu đi làm việc ởnước ngoài trong ngành nghề tương tự.Do đó, có thể giúp quốc gia phái cử laođộng tối đa hóa những gì mà người laođộng tích lũy được trong quá trình làmviệc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, chínhphủ cũng có thể hỗ trợ lao động trở vềthực hiện và phát triển kế hoạch kinhdoanh. Cho vay với lãi suất ưu đãi haythậm chí các khoản trợ cấp có thể khuyếnkhích lao động trở về tham gia tích cựchơn vào những dự án kinh doanh.

- Chính sách đào tạo, nâng cao kỹnăng nghề, hòa nhập thị trường lao độngtrong nước

Một trong những chính sách quantrọng khắc là chính sách hỗ trợ lao độngtrở về hòa nhập nhanh hơn và hiệu quảhơn vào thị trường lao động. Điều này cóthể được thực hiện bằng cách khuyếnkhích các doanh nghiệp tại nước phái cửcông nhận và sử dụng những kinhnghiệm và kỹ năng mà người lao động đãtích lũy được trong thời gian làm việc ởnước ngoài. Bên cạnh đó, cần nắm đượcnhững kỹ năng và nguyện vọng của laođộng trở về để có thể kết nối họ với việclàm phù hợp.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh bố trí việclàm phù hợp cho lao động trở về có thểđược thực hiện cùng với các chươngtrình đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năngcho lao động trở về. Bởi không phải laođộng nào đi làm việc ở nước ngoài trở vềcũng có kỹ năng tay nghề được nâng caovà có thể ngay lập tức đóng góp vào sự

phát triển của đất nước. Trong khi đó,nhiều lao động trở về không chấp nhậnmức lương thấp trong nước. Do đó, cầnđào tạo nâng cao tay nghề cho người laođộng để họ có thể tìm được việc làm phùhợp với mức thu nhập tương xứng.

Để thực hiện những khuyến nghị vềchính sách nêu trên, cần có sự tham giacủa các cơ quan chính phủ. Do đó, mộtsố nước đã thành lập cơ quan/bộ phậnmới để xây dựng và thực hiện các chínhsách dành cho lao động trở về./.

Tài liệu tham khảo:1. Cục Quản lý lao động ngoài nước,

Báo cáo tình hình đưa lao động Việt Namđi làm việc ở nước ngoài hàng năm.

2. Viện Khoa học Lao động và Xã hội(ILLSA, 2012): "Đánh giá thực trạng laođộng đi làm việc ở nước ngoài đã trở vềViệt Nam".

3. Willoughby và Heath Henderson(2009): "Chuẩn bị cho việc trở về và táihòa nhập của lao động – vì mục tiêu pháttriển".

4. Muhammed Jabir M M (2014):"Tái hòa nhập của lao động Kerala di cưtrở về: Những sáng kiến chính sách vàthách thức".

5. Mareike Beusse (2009): "Tổngquan về các chính sách tái hòa nhập vàviệc thực hiện ở một số nước thành viênliên minh Châu Âu".

Republic of the Philippines,Department of Labour and Employment,National Reintegration Center for OFWs,Programs and Services,http://www.nrco.dole.gov.ph/index.php/programs-and-services/10k-livelihood-program#, 2014.

Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I- 2015

85

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

1. Doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn2006 – 2011.- Tổng cục Thống kê.- NXB

Thống kê, 2014.

Cuốn sách dựa trên kết quả điều tradoanh nghiệp hàng năm, cung cấp nhữngthông tin hữu ích về số liệu cơ bản, cácnhận định, đánh giá tổng quan về kết quảhoạt động, sự phát triển về quy mô, hiệuquả, xu hướng chuyển dịch cơ cấu doanhnghiệp nhà nước trong 6 năm từ 2006 –2011. Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:

Phần A: Tổng quan sự phát triển củadoanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006 –2011

Phần B: Số liệu cơ bản về doanhnghiệp nhà nước giai đoạn 2006 – 2011

2. Báo cáo điều tra lao động việc làm

Việt Nam năm 2013.- Tổng cục Thốngkê, 2014

Báo cáo này trình bày các kết quảchủ yếu của cuộc Điều tra lao động và

việc làm trong cả năm 2013, có tính kếthừa và so sánh với số liệu các cuộc điềutra lao động việc làm hàng năm trướcđây của Tổng cục Thống kê, nhằm cungcấp các thông tin về lao động và việclàm.

3. Điều tra biến động dân số và kếhoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013-

Các kết quả chủ yếu.- Tổng cục Thốngkê, 2014.

Cuốn sách cung cấp thông tin về kếtquả điều tra về dân số, biến động dân số(sinh, chết và di cư) cũng như thông tincơ bản về tình hình sử dụng các biệnpháp tránh thai và sức khỏe sinh sản củaphụ nữ.

4. Phát triển kinh tế xanh trong nôngnghiệp Việt Nam – Một số vấn đề lý luậnvà thực tiễn.- Nguyễn Song Tung, TrầnNgọc Ngoạn.- NXB Khoa học xã hôi,

2014.

Phát triển kinh tế xanh đã và đang làmục tiêu hướng tới của các quốc gia trên

thế giới, bao gòm cả các quốc gia pháttriển và đang phát triển. Cuốn sách ngoài

phần lý luạn chung về tăng trưởng xanh,

kinh tế xanh nói chung và tăng trưởngxanh trong ngành nông nghiệp nói riêng

còn có kết quả khảo sát về các mô hình

phát triển theo hướng tăng trưởng xanhtrong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôigia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sảncũng như mô hình sản xuất kinh doanhtổng hợp, kết hợp cả ba lĩnh vực đó ởvùng đồng bằng, trung du và miền núi và

vùng ven biển.5. Cải cách doanh nghiệp Nhà nước

ở Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới –Thực trạng và giải pháp.- GS.TS.

Nguyễn Quang Thuấn.- NXB Khoa họcxã hội, 2014.

Giíi thiÖu s¸ch míi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 42/Quý I - 2015

86

Cuốn sách phân tích những kết quảđạt được cũng như những hạn chế trongquá trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao

hiệu quả DNNN kể từ năm 1986 trở lạiđây, đồng thời chỉ ra những cơ hội và

thách thức mà quá trình sắp xếp, đổi mớivà nâng cao hiệu quả DNNN ở nước tađã và sẽ phải đối mặt trong bối cảnh hộinhập ngày càng sâu rộng. Nội dung cuốnsách bao gồm:

Chương 1: Kinh nghiệm quốc tế vềcải cách doanh nghiệp nhà nước và bài

học cho Việt NamChương 2: Thực trạng cải cách

doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai

đoạn 1986 – 2014

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếunhằm thúc đẩy cải cách DNNN trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025.

6. Kinh tế Việt Nam : những vấn đềcủa khu vực doanh nghiệp.- PGS.TS.

Trần Đình Thiên.- NXB Khoa học xã

hội, 2014.Khu vực doanh nghiệp và các thể

chế liên quan được tác giả tập trungnghiên cứu bởi hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp hiện đang lên

tới đỉnh điểm của khó khăn để tiến tớinăm 2020 với nhiều mục tiêu lớn đặt ratrong chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội. Cuốn sách bao gồm các nội dung:

Chương 1: Kinh tế Việt Nam năm2013: các xu hương chính, vấn đề và

triển vọng

Chương 2: Thực trạng phát triểndoanh nghiệp

Chương 3: Thể chế kinh tế ràng buộcsự phát triển của doanh nghiệp

Chương 4: Kết luận và khuyến nghịchính sách

7. Nhân loại cần một thế giới khôngcó chiến tranh, không còn đói nghèo.-Thông điệp tại Đại hội đồng Liên hợpquốc.- NXB Thế giới, 2014.

Cuốn sách giới thiệu các sự kiệnhoạt động của Thủ tướng Nguyễn TấnDũng tại chuyến thăm chính thức Cộnghòa Pháp, tại Diễn đàn của Đại hội đồngLiên hợp quốc đều diễn ra vào cuối tháng3 năm 2013, cùng cới các bài bình luận,phân tích, đánh giá của các học giả, nhà

nghiên cứu nổi tiếng và các nhà báo

trong nước và quốc tế xung quanh sựkiện này.

8. Đô thị hóa và việc làm lao độngngoại thành Hà Nội.- TS. Nguyễn ThịHải Vân.- NXB Khoa học xã hội, 2013.

Cuốn sách đánh giá và dự báo đểđưa ra giải pháp cơ bản và bền vững chonhững vấn đề về việc làm, đô thị hóa

nhằm hoàn thiện mô hình công nghiệphóa và đô thị hóa thủ đô Hà Nội theohướng kết hợp hài hòa giữa đô thị hóa và

tam nông, gắn kết công nghiệp và dịchvụ với phát triển nông nghiệp ven đôtheo hướng sinh thái bền vững.