khoa tiếng pháp

48
10 năm một chặng đường Xây dựng và phát triển La Francophonie Ngày hội văn hoá và ngôn ngữ Nghiệp vụ sư phạm với tôi Khoa Pháp trong tôi Những kỷ niệm buồn vui ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2004 - 2014 Khoa Tiếng Pháp Kỷ Yếu + Nhiều thông tin hữu ích khác

Upload: nguyen-van-toan

Post on 06-Apr-2016

226 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Kỷ yếu Khoa Tiếng Pháp - Đại học Sư phạm Hà Nội

TRANSCRIPT

10 nămmột chặng đườngXây dựng và phát triển

La FrancophonieNgày hội văn hoá và

ngôn ngữ

Nghiệp vụ sư phạm

với tôi

Khoa Pháp trong tôiNhững kỷ niệm buồn vui

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

2004 - 2014

Khoa Tiếng PhápKỷ Yếu

+ Nhiều thông tin

hữu ích khác

2 3

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP Tổng Biên Tập

Th.s Trần Hương Lan

Phụ Trách Nội Dung

Trương Thị Thuý

Hà Minh Phương

Chu Đỗ Quyên

Nguyễn Thị Anh Đào

Nguyễn Văn Toàn

Mỹ Thuật, Trình Bày

Nguyễn Văn Toàn

Gương Mặt Trang Bìa

Nguyễn Thị Phương Anh

Trần Phương Anh

2 3

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

4 Khoa Tiếng Pháp Mười năm xây dựng và phát triển. Th.S Trần Hương Lan7 Nghiệp vụ sư phạm với tôi Th.S Nguyễn Thị Anh Đào10 Công đoàn Khoa tiếng Pháp Công tác nữ công công đoàn - 10 năm nhìn lại. CV. Chu Đỗ Quyên13 Một vài suy nghĩ về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Th.S Trương Thị Thuý14 Liên Chi đoàn & Hội Sinh viên Cánh chim trưởng thành và bay cao. G.V Hoàng Thị Hồng Vân Nguyễn Minh Hằng Phạm Trang Nhung18 Olympic Tiếng Pháp Sân chơi cho các bạn yêu tiếng Pháp. Th.S Hà Minh Phương20 La Francophonie Ngày hội văn hoá và ngôn ngữ. Th.S Đỗ Thị Thu Trang22 Kinh nghiệm - Trao đổi Học ngoại ngữ : những sai lầm thường gặp. Th.S Nguyễn Văn Toàn24 Con đường tôi đi 10 năm nhìn lại. Th.S Lê Thị Phương Thu26 Mừng khoa Pháp 10 năm thành lập (Thơ) Th.S Nguyễn Thị Thu Trang27 Khoa Pháp trong tôi (Thơ) Trần Thuỳ Linh - Lớp AK6328 Một vài dòng cảm nghĩ... Nguyễn Mai Khanh - Lớp AK6330 Khoa Pháp dấu yêu Lưu Thị Tuyết Nhung - Sinh viên K54 (2004-2008)34 Nơi tình yêu bắt đầu Phan Văn Lợi - Sinh viên K58 (2008-2012)36 Cô giáo của tôi Nguyễn Thị Dung - Lớp AK6138 Thư gửi các em sinh viên AK64 Trịnh Thị Ánh - Lớp AK6140 Khoa Pháp trong tôi Lưu Thị Huyền Trang - Lớp AK6242 Nơi chắp cánh những ước mơ Phạm Ngân Khánh - Lớp AK6444 Khoa Pháp trong trái tim tôi Phạm Thị Mỹ Duyên - Lớp AK6446 Khoa Pháp trong tôi Đỗ Thị Hải Yến - Lớp AK63

KHOA

Tiếng PhápSố đặc biệt

Liên hệ

Khoa Tiếng Pháp Đại học Sư phạm Hà Nội

Phòng 807 - Nhà V 136 Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Hà Nội Tel. (84-4) 437549499 Email : [email protected]

4 5

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Ngày 01 tháng 07 năm 2004, Khoa tiếng Pháp Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội chính thức được thành lập theo Quyết định số 943/QĐ-ĐHSPHN-TCCB, từ việc chia tách Khoa Ngoại ngữ. Khoa có tiền thân là tổ tiếng Pháp trong Bộ môn Ngoại ngữ từ năm 1976 đến năm 2003 và trở thành Bộ môn tiếng Pháp thuộc Khoa Ngoại ngữ từ năm 2003 đến năm 2004. Khoa Tiếng Pháp - trường Đại học Sư phạm Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ chính là đào tạo cử nhân sư phạm tiếng Pháp, trang bị cho họ những kiến thức và kĩ năng cơ bản, chuyên sâu, những hiểu biết về nghiệp vụ sư phạm để khi ra trường có thể trở thành giáo viên giảng dạy trong hệ thống các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, đại học trong cả nước. Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể làm việc ngoài ngành sư phạm, như các công ty, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, v.v.. có sử dụng Tiếng Pháp.

Ngoài việc giảng dạy cho các sinh viên trong khoa, Khoa còn giảng dạy tiếng Pháp cho sinh viên và học viên sau đại học thuộc các chuyên ngành khác trong toàn trường. Bên cạnh công tác đào tạo, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Khoa là

Đội ngũ giảng viên khoa Tiếng Phápmột số giảng viên đang được gửi đi đào tạo ở nước ngoài.

Nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học giáo dục về tiếng Pháp; biên soạn giáo trình, các tài liệu dạy - học tiếng Pháp, giáo trình tiếng Pháp chuyên ngành phục vụ đào tạo đại học, sau đại học của trường cũng như đáp ứng các nhu cầu học tiếng Pháp của xã hội.

10 năm xậy dựng và phát triển là 10 năm có nhiều thử thách và đầy khó khăn về mọi mặt không chỉ đối với lãnh đạo các cấp của Khoa mà còn đối với tất cả các cán bộ trong Khoa tiếng Pháp. Nhưng với quyết tâm, với danh dự của những người

tham gia xây dựng khoa, uy tín của ngành nghề và trách nhiệm đối với các thế hệ sinh viên trong khoa, trách nhiệm đối với Nhà trường và xã hội, toàn thể cán bộ công chức trong khoa đã đoàn kết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được nhà trường giao.

Qua 10 năm xây dựng và phát triển, các thành quả đạt được của Khoa tiếng Pháp còn rất khiêm tốn, nhưng bước đầu đã tạo ra được chỗ đứng và niềm tin đối với Nhà trường và xã hội.

10 Năm xây dựng & Phát triển

KHOA

Tiếng PhápThS. Trần Hương LanTrưởng khoa tiếng Pháp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

4 5

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Hội thảo khoa học giữa các trưởng, phó khoa Tiếng Pháp khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại TP HCM, 6. 2013.

Về đội ngũ giảng viên: Khi mới thành lập phần lớn các giảng viên của khoa mới chỉ có bằng cử nhân nhưng đến nay tất cả các giảng viên đã có bằng thạc sĩ trong đó có 3 nghiên cứu sinh tại Pháp và Canada. Đội ngũ cán bộ giảng viên được đào tạo bài bản tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước. Đa số giảng viên còn trẻ (93% ở độ tuổi dưới 40) nên đều tích cực hăng hái tham gia công tác. Đây là một thuận lợi rất cơ bản của Khoa tiếng Pháp: một Khoa thật trẻ trung, sung sức và hứa hẹn những sức bật mới trong tương lai.

Về chất lượng giảng dạy: Các giảng viên trong khoa, với sức trẻ, sự năng động, tâm huyết của mình, đều tích cực, cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc chuẩn bị tốt giáo án, liên tục cập nhật thông tin, đảm bảo bài giảng hấp dẫn, gắn lý thuyết với thực tiễn. Tất cả các giáo viên đều đã áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại (sử dụng phương tiện trình chiếu, khuyến khích tinh thần tự học, tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, tổ chức các buổi thuyết trình theo nhóm, viết tiểu luận...).

Về Nghiên cứu khoa học: Các cán bộ giảng viên trong khoa tích cực tham gia các họat động NCKH do nhà trường phát động. Hàng năm Khoa tổ chức từ 3 đến 5 hội nghị khoa học. Ngoài ra các cán bộ giảng viên của khoa cũng tích cực viết bài tham gia vào các hội thảo khu vực và quốc tế trong khối cộng đồng Pháp ngữ: hội thảo dành cho giáo viên – nghiên cứu viên trẻ các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hội thảo khoa học khu vực châu Á – Thái Bình Dương dành cho những nhà nghiên cứu có uy tín trong ngành tiếng Pháp ... Đặc biệt, trong thời gian 10 năm qua, các giáo viên của Khoa còn tham gia viết bài đăng trên các Tạp chí khoa học uy

tín trong nước và quốc tế, với khoảng 10 bài viết đã được đăng.

Khoa đã xây dựng chương trình và giáo trình ngành sư phạm tiếng Pháp, chương trình và giáo trình tiếng Pháp cho sinh viên không chuyên trong toàn trường, chương trình và giáo trình tiếng pháp cho học viên sau đại học. Sau mỗi khóa đào tạo và bồi dưỡng, hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa đều có sự

điều chỉnh nội dung kiến thức và khung chương trình sao cho phù hợp và đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế xã hội.

Về hợp tác quốc tế: Khoa tiếng Pháp là thành viên của Tổ chức các trường đại học Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CONFRASIE) và Tổ chức các trường đại học sư phạm Pháp ngữ quốc tế (RIFFEF). Ngoài ra, Khoa cũng tham gia tích

Cán bộ, giảng viên, sinh viên Khoa tiếng Pháp

làm việc với chuyên gia nước ngoài.

6 7

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

cực vào Đề án tăng cường giảng dạy tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục quốc dân (VALOFRASE).

Công tác Đảng và đoàn thể: 10

năm qua, công tác xây dựng Đảng, các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang ngày càng hoàn thiện, đổi mới và không ngừng phát triển. Xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, chi bộ Pháp-Nga liên tục được đánh giá là chi bộ trong sạch vững mạnh, 100% đảng viên

Chi bộ Pháp-Nga trong buổi lễ kết nạp đảng viên mới.

chi bộ được xếp loại đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; luôn là hạt nhân đoàn kết, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và kịp thời các đường hướng chiến lược, các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, đảng viên và nhân viên trong Khoa. Các tổ chức chính trị - xã hội luôn đoàn kết, đồng thuận, sát cánh xung quanh chi ủy và lãnh đạo đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ với tinh thần, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả, không ngừng nỗ lực học tập, làm việc và phấn đấu vì sự phát

triển liên tục và vững chắc của Khoa tiếng Pháp.

Một số thành tích nổi bậtTừ khi thành lập, Khoa tiếng

Pháp đã đào tạo được 7 khóa cử nhân sư phạm tiếng Pháp. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đang làm việc trong ngành giáo dục, các viện nghiên cứu, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, du lịch,… Giáo viên của Khoa cũng tích cực tham dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ sư phạm trong và ngoài nước với tư cách học viên hoặc báo cáo viên.

Mặc dù mới thành lập, Khoa tiếng Pháp đã phát huy truyền thống của đơn vị tiền thân, có những đóng góp đáng ghi nhận vào các thành tựu của Trường ĐHSP Hà Nội trong những năm vừa qua. Khoa liên tục đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc và đơn vị tiên tiến, nhiều cán bộ, giảng viên và chuyên viên của Khoa đã được tặng thưởng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bằng khen, giấy khen của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội.

Khoa tiếng Pháp Trường ĐHSP Hà Nội đang phát triển ổn định cả về số lượng và chất lượng. Được sự quan tâm của Lãnh đạo nhà trường, với đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản trong và ngoài nước có trình độ tốt và truyền thống đoàn kết, Khoa tiếng Pháp chắc chắn sẽ ngày càng lớn mạnh, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Cán bộ giảng viên và sinh viên khoa Tiếng Pháp

6 7

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Cái tính trách

nhiệm làm cho tôi

phải suy nghĩ

đi học hỏi kinh nghiệm của các khoa anh khoa chị có tên tuổi như Khoa Văn, Khoa Tâm Lý GD, khoa Sử, Khoa Giáo dục Tiểu học…. Tôi chăm chỉ ghi ghi chép chép xem các khoa có những hoạt động, nội dung gì hay và sát với đặc thù của khoa mình. Phần lớn các khoa lúc ấy tổ chức theo hình thức thi cá nhân, sinh viên các lớp, khối đăng ký và sẽ dự thi vấn đáp để chấm điểm, rồi chọn ra những cá nhân xuất sắc, tiết mục văn nghệ xuất sắc và lập thành đội tuyển thi cấp trường. Cái tính trách nhiệm khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ. Chừng ấy hoạt động, nào là tuần học nghề cho SV, nào là hội thi cấp khoa, nào là hội thi cấp trường…mà nhân lực chỉ có hạn. Khóa Sinh viên đầu tiên của Khoa Tiếng Pháp, K54, chỉ khoảng 20 sinh viên. Giáo viên của khoa cũng mới có 8 người, trong đó cán bộ trẻ mới chỉ có 4. Cả khoa chưa đầy ba chục con người. So thế nào với mấy trăm nhân lực của những khoa khác. Khoa khác có vài trăm sinh viên, chọn

nơi tôi học không hề có hoạt động này. Tất cả những hiểu biết và kỹ năng nghề mà chúng tôi có được là từ đợt thực tập sư phạm năm cuối.

Năm 2004, khoa Tiếng Pháp chính thức thành lập. Và nghiệp vụ sư phạm là một trong những mảng hoạt động chính của sinh viên khoa. Tôi bắt đầu gắn bó với mảng hoạt động này từ lúc ấy.

Tốt nghiệp và nhận bằng cử nhân sư phạm trường Đại học ngoại ngữ Đại học quốc gia Hà Nội, tôi bắt đầu sự nghiệp « trồng người » của mình với những kiến thức ngôn ngữ tích lũy được thời sinh viên. Lúc ấy, tôi thấy khá tự tin về kiến thức của

mình. Nhưng khi đứng trên bục giảng, tôi mới nhận rõ một điều : 1 tháng thực tập năm thứ tư là quá ít với tôi hay bất kỳ sinh viên sư phạm nào.

Còn nhớ, năm 2003 khi tôi vừa ra trường và về giảng dạy tại khoa (lúc ấy vẫn còn là Khoa Ngoại ngữ - ĐHSP Hà Nội), lần đầu tiên tôi nghe đến cụm từ « Tuần lễ Nghiệp vụ sư phạm ». Từng câu từng chữ ấy tưởng không có gì xa lạ với sinh viên sư phạm nhưng lại hoàn toàn mới mẻ với tôi. Nó không hề có trong vốn ký ức thời sinh viên của tôi. Trường sư phạm ngoại ngữ

Tổ chức kỳ thi NVSP cấp khoa đầu tiên…Tháng 10/2004, tôi được giao nhiệm vụ đi tìm hiểu học hỏi xem các “khoa lớn” trong trường ĐHSP Hà Nội tổ chức tuần lễ rèn luyện NVSP cho sinh viên ra sao, chọn đội tuyển thi cấp trường và tập tành rèn luyện thế nào để có thể ….giành giải trong Hội thi cấp trường. Tôi vác sách vở

với tôiNghiệp vụ sư phạm

Màn biểu diễn văn nghệ ở Hội thi cấp Khoa

ThS. Nguyễn Thị Anh ĐàoGiảng viên Khoa Tiếng Pháp

8 9

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

ra 5 hay 7 cá nhân xuất sắc không hề khó. Còn khoa mình, chỉ có chừng ấy con người, thực lực chỉ đến thế. Hơn nữa, tôi nghĩ, thi cá nhân như các khoa đang làm không tạo được phong trào thực sự trong nội bộ khoa. Cái chính là phải để hoạt động ấy đến được từng cá nhân các em sinh viên. Vậy, tổ chức hoạt động gì đây,

Và thế là, hội thi NVSP cấp khoa đầu tiên được tổ chức theo hướng riêng, không giống với đàn anh đàn chị nào ! Khi đó cả khoa chỉ có 1 lớp, sinh viên K54 chia thành 4 đội, số ít còn lại làm khán giả. Hội thi tổ chức tại hội trường nhỏ tầng 1 nhà D, với đầy đủ các phần : màn chào hỏi, thi hiểu biết sư phạm, xử lý tình huống sư phạm, văn nghệ, hiểu biết về con người -văn hóa Pháp và về cộng đồng Pháp ngữ. Hội thi đầu tiên ấy, tuy số lượng ít ỏi, nhưng không kém phần sôi nổi, kịch tính và hào hứng. Năm ấy thi cấp trường, khoa tiếng Pháp dù mới thành lập nhưng cũng đã để lại những dấu ấn đáng kể trên sân khấu

để vừa vui, vừa có ích, vừa mang bản sắc rất riêng của khoa Tiếng Pháp mà vẫn sát với hội thi cấp trường ??? Cuối cùng, tôi đề xuất không thi cá nhân, mà sẽ thi đồng đội với hình thức như thi cấp trường, nhưng những nội dung thi đa dạng, có thêm phần thi kiến thức Pháp ngữ riêng theo đặc thù của Khoa.

lớn. Lọt vào bảng có 5 đội, trong đó có 2 đội mạnh là « hạt giống » số 1 và 2 đầy kinh nghiệm, đội tuyển của khoa tiếng Pháp đã thi đấu ngoạn mục và giành điểm số xếp thứ 2, trở thành đội « hạt giống » của năm tiếp theo. Tuy không lọt vào vòng chung kết, nhưng ít nhiều màn thi đấu của khoa tiếng Pháp lúc ấy đã để lại nhiều cảm xúc khó quên cho tôi và nhiều cán bộ trong khoa cũng như, tôi tin, với nhiều khán giả khác !

Đến hội thi NVSP với đầy đủ bốn khoá sinh viên ...Năm 2007, khoa đón sinh viên K57, điểm mặt đủ 4 khóa, từ sinh viên năm thứ nhất

“đội tuyển của khoa đã thi đấu

ngoạn mục và về vị trí thứ 2”

“Hội thi NVSP cấp khoa đầu tiên được tổ chức theo hướng riêng, không giống với đàn anh đàn chị

nào ”

Màn đồng ca của K58 - Hội thi cấp khoa năm 2011

8 9

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

đến năm thứ 4. Tháng 11/2007, tôi quay trở lại sân chơi NVSP và lần này với một chức danh chính thức « trợ lý NVSP ». Với tôi, chức danh chỉ là một cái tên gọi. Bởi lẽ thành công của bất kỳ hoạt động nào trong khoa tiếng Pháp không đến từ những cái tên đơn lẻ. Mà nó là công sức của tập thể. Với một khoa nhỏ bé, luôn không vượt quá 10 giáo viên thì tôi hay bất kỳ ai cũng đều là trợ lý NVSP, trợ lý văn thể, trợ lý 20/3, trợ lý khoa học…. Chị em trong khoa đôi khi đùa mà bảo nhau : « Khoa mình ai cũng có chức sắc cả ! ». Và cứ đến 20/11, tuần lễ trọng điểm của NVSP là tôi lại bắt đầu lo lắng và bộn bề với kế hoạch và triển khai kế hoạch. Chỉ có 1 tuần trọng điểm nhưng khâu chuẩn bị thì cả tháng. Không biết công việc nhiều ít thế nào, chỉ biết giáo viên và sinh viên ai cũng mong « Bao giờ sang tháng 12 ».

Mỗi năm lại có chút thay đổi, thêm bớt nội dung thi, năm thì thi kịch, năm thì quay video clip, những năm gần đây thì thêm thi giảng, thi thiết kế hoạt động ngoại khóa…. Nhưng có lẽ, phần làm hội thi cấp khoa luôn hào hứng là phần thi riêng chỉ có ở khoa với hình thức đa dạng: hát tiếng Pháp, kịch, giải thích khái niệm, gói câu hỏi và thời gian đếm ngược, ….

Tôi vẫn nghĩ, điều thành công nhất của hội thi NVSP khoa tiếng Pháp không phải là những thành tích đạt được của từng lớp ở cấp khoa hay giải thưởng

của khoa khi đi thi đấu cấp trường. Cái được lớn nhất có lẽ là việc tạo ra được một phong trào và hoạt động tập thể để gắn kết sinh viên trong mỗi lớp với nhau, gắn kết các em với khoa và để lại cho sinh viên những kỷ niệm bên nhau thật khó quên thời sinh viên. Trong suốt 10 năm qua, khoa tiếng Pháp đã ít nhiều dành giải cấp trường ở từng nội dung thi. Cụ thể, ở phần thi Thiết kế đồ dùng học tập, khoa đã giành giải Nhì năm 2005, giải ba năm 2009 và 2011, giải khuyến khích năm 2007 và 2010. Ở nội dung thi Viết bảng, khoa đã giành giải Nhì năm 2005, giải Ba năm 2007. Với hai nội dung mới đưa vào thi bắt đầu từ năm 2011 là thi giảng và thi thiết kế hoạt Đội thi cấp trường - Năm 2011

động ngoại khóa, khoa đã giành giải Nhì Thi giảng năm 2012 và giải Nhì thiết kế hoạt động ngoại khóa 2013. Với phần thi Sân khấu hóa, thành tích cao nhất đạt được là 3 lần vào vòng chung kết. Về giải Toàn đoàn, nhiều năm khoa đều đạt giải Khuyến khích.Có lẽ dù chưa một lần giành giải ở nội dung thi sân khấu hóa (vì thiếu chút may mắn chăng ???), song ấn tượng và style của sinh viên khoa Pháp trong phong cách cổ vũ cho đồng đội thì nhiều khoa phải ngạc nhiên. Còn với tôi, giờ đây đã lùi về vị trí « cố vấn » của trợ lý NVSP, và dù đã từng đảm nhận nhiều vị trí trợ lý khác nhau chính thức hay không chính thức (tôi đã từng được giao làm trợ lý khoa học, hay tổ chức 20/3…) song tôi thấy, phần lớn thời kỳ «tuổi trẻ» của tôi là gắn với NVSP của khoa, kể từ những ngày đầu tiên, vất vả nhiều, đầu tư công sức và suy nghĩ cũng nhiều, được mất cũng có, buồn vui cũng không ít. Đôi khi tôi nghĩ đó có lẽ là cái «duyên». Cái duyên ấy đã đưa tôi đến với mảng NVSP cũng như đã từng đưa tôi đến với tiếng Pháp, đến với nghề giáo, rồi trở thành cán bộ giảng dạy tại ngôi trường nơi chị gái tôi đã từng học, nơi tôi đặt chân khi lần đầu đến Hà nội năm 1996 mà lúc ấy tôi không bao giờ nghĩ đấy là nơi tôi sẽ làm việc sau này. Cái «duyên» ấy giúp tôi có nhiều trải nghiệm đáng nhớ trong nghề. Và cũng chính cái «duyên» ấy đưa đến cho tôi những người bạn, người chị, người em – đồng nghiệp không dễ gì có được, những người đã thực sự yêu thương, chia sẻ cùng tôi vui buồn, những người mà tôi sẽ mãi yêu quý, trân trọng trong cuộc sống này!

10 11

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Nữ cán bộ Công đoàn Khoa

CÔNG ĐOÀN kHOA TIÊNG pHÁP'

CV. Chu Đỗ QuyênChủ tịch Công đoàn Khoa Tiếng Pháp

Hội thi Hát theo băng hình năm 2007

10 11

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Hội thi Hát theo băng hình năm 2007

Một buổi tổ chức sinh nhật của nữ cán bộ Khoa tiếng Pháp

Tham quan chùa Thầy năm 2014

“hoạtđộng của

Công đoàn cũng góp một phần rất quan

trọng vào sự tiến bộ chung của

tập thể Khoa tiếng

Pháp”

12 13

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

10NĂM

12 13

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

ọc tập và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ song song của mỗi sinh viên trong các trường

đại học. Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nâng cao năng lực sáng tạo, nâng cao khả năng tư duy lôgic và đặc biệt là tăng cường khả năng tự học, tự đào tạo. Nhận thức được điều đó, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói chung và Khoa Tiếng Pháp nói riêng rất coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Hàng năm hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học đều được Khoa tổ chức đều đặn với tinh thần làm việc rất nghiêm túc. Từ hội nghị được tổ chức, khoa Tiếng Pháp đều chọn lọc được đề tài xuất sắc để gửi dự thi ở cấp Trường và đã có đề tài đạt được Giải Nhất cấp trường của sinh viên Lê Thị Kiều Trang lớp AK59 dưới sự hướng dẫn của cô giáo Trần Hương Lan.

Phong trào và thành tích sinh viên nghiên cứu khoa học của

Khoa Tiếng Pháp trong những năm qua có được là thành quả của tinh thần say mê học tập, nghiên cứu của sinh viên và tâm huyết nhiệt tình của các giáo viên cũng như sự quan tâm sát sao của Ban Chủ nhiệm khoa. Gần đây nhất trong phòng trào nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2013 – 2014 với tổng số sinh viên của toàn khoa là hơn 100 sinh viên, đã có tới 20 sinh viên đăng ký làm nghiên cứu khoa học, tuy nhiên do số lượng giáo viên hướng dẫn hạn chế nên đã chỉ có 8 đề tài được chọn triển khai nghiên cứu chi tiết và khi hoàn thành cả 8 đề tài nghiên cứu đều được đánh giá tốt, có chất lượng tăng lên đáng kể so với các hội nghị trước.

Không bằng lòng với những gì đã đạt được, Khoa Tiếng Pháp

luôn xác định cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên bởi đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động

nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng chính là nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cáo chất lượng đầu ra. Để làm được điều đó, Khoa Tiếng Pháp đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Cụ thể là khuyến khích

Một vài suy nghĩ về hoạt động

H

động viên các em tham gia nghiên cứu khoa học bằng nhiều hình thức trong đó có cộng điểm môn học, là một trong những điều kiện để làm khoá luận tốt nghiệp, được xét khen thưởng, cộng điểm rèn luyện...Các em cũng được cung cấp thông tin đầy đủ và hệ thống về quy trình làm nghiên cứu khoa học ngay từ khi triển khai hoạt động, điều đó giúp các em chủ động trong quá trình làm nghiên cứu. Ngoài ra sinh viên được tạo điều kiện tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú của thư viện khoa về giáo trình, các sách lý thuyết, bài tập cũng như hệ thống các nghiên cứu khoa học, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên các khoá trước. Và một việc làm tưởng như rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng đó là việc tạo cho các em sự tự tin dám bắt tay vào nghiên cứu khoa học, vượt qua tâm lý e dè sợ sệt vì nghĩ nghiên cứu khoa học là điều gì đó rất trừu tượng, rất vĩ mô và không thuộc tầm với nhất là đối với những sinh viên đầu vào là tiếng Anh hoặc có tính cách e dè dù về học lực đạt mức khá, giỏi. Chính vì vậy những năm gầnđây nghiên cứu khoa học của sinh viên không còn là “sân chơi” dành riêng cho sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư mà đã đón nhận được sự tham gia nhiệt tìnhvà có chất lượng của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai. Gần đây nhất nhóm sinh viên năm thứ hai (Nguyễn Minh Hằng và Lê Thảo Uyên AK62) đã đạt giải nhất, nhóm sinh viên năm thứ nhất(Vũ Đức Vượng và Trần Thị

Tuyết Trang AK63) đã đạt giải ba tại hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2013 – 2014.

Sau mỗi hội nghị, qua trao đổi với sinh viên, các em đều khẳng

định bên cạnh các kiến thức mới có được, các em đều hình thành thêm được cho bản thân nhiều kỹ năng có ích: kỹ năng lên kế hoạch làm việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng tìm và chọn lọc tài liêu, kỹ năng trình bày vv. Điều đó chính là động lực trực tiếp nhất để giúp cho toàn bộ cán bộ giáo viên khoa tiếng Pháp thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

Hình hành được tinh thần nghiên cứu và kỹ năng nghiên cứu

khoa học của sinh viên không bao giờ là công việc đơn giản đối với bất cứ giáo viên cũng như sinh viên nào. Đó là một quá trìnhđòi hỏi sựmạnh dạn, kiên trì và nỗ lực to lớn đặc biệt là từ phía sinh viên. Tục ngữ có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim” “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng với sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ giảng viên và sinh viên khoa tiếng Pháp, phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên Khoa Tiếng Pháp sẽ càng ngày càng lớn mạnh và thu được nhiều thách tích xuất sắc hơn nữa.

Th.S Trương Thị Thuý Giảng viên khoa Tiếng Pháp

14 15

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

LIÊN CHI ĐOÀN &

HÔI SINH VIÊN

Cánh chim truong thành và bay cao10 năm một chặng đường

Giảng viên Hoàng Thị Hồng VânBí thư Liên chi Đoàn khoa tiếng Pháp (2012-2014)Nguyễn Minh Hằng (K62A-Chủ nhiệm CLB tiếng Pháp 2013-2014)Phạm Trang Nhung (K62 A- Chủ tịch Hội Sinh viên 2013-2014)

R a đời khi khoa tiếng Pháp-trường Đại học Sư phạm

Hà Nội được thành lập (2004), trải qua 10 năm hoạt động, Liên chi đoàn-Hội sinh viên khoa tiếng Pháp đã từng bước trưởng thành và khẳng định mình, trở thành đơn vị đi tiên phong trong các hoạt động của Khoa và Đoàn trường.

10 năm, 5 bí thư, 4 Đảng viên, 20 danh hiệu

Từ đồng chí bí thư đầu tiên (Hoàng Thanh Vân), đến các đồng chí bí thư kế nhiệm là Nguyễn Văn Toàn, Trần Hoàng Minh, Lê Thị Phương Thu, Hoàng Thị Hồng Vân , Liên chi đoàn khoa tiếng Pháp luôn đề cao sự kế thừa truyền thống hoạt động đoàn năng nổ, tích cực, sáng tạo và mang đậm bản sắc của Khoa tiếng Pháp.

Liên chi Đoàn khoa tiếng Pháp

được dẫn dắt bởi các thủ lĩnh Đoàn, các đồng chí Bí thư liên chi đoàn luôn đi đầu trong mọi hoạt động và phong trào đoàn của Khoa và Đoàn trường. Các thế hệ Bí thư luôn được ghi nhận với thành tích hoạt động Đoàn xuất sắc, liên tục dành được giấy khen cấp Thành Đoàn Hà Nội (2 đồng chí Trần Thị Hoàng Minh, Hoàng Thị Hồng Vân) và cấp Đoàn trường (Hoàng Thanh Vân, Nguyễn Văn Toàn, Trần Hoàng Minh, Lê Thị Phương Thu, Hoàng Thị Hồng Vân).

Trong 10 năm liên tiếp, Liên chi đoàn Khoa tiếng Pháp vinh dự được nhận Giấy khen dành cho Tập thể có thành tích Hoạt động Đoàn xuất sắc của Đoàn trường và 2 lần nhận giấy khen dành cho Tập thể có thành tích Hoạt động Đoàn xuất sắc cấp Thành đoàn Hà Nội (2010, 2014).

10 năm với sự trưởng thành và phấn đấu không ngừng, Liên chi đoàn đã giới thiệu rất nhiều đồng chí Bí thư vươn lên và vinh

dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, trong đó có 2 Bí thư Liên chi đoàn ( Nguyễn Văn Toàn, Trần Hoàng Minh), 1 Bí thư Chi đoàn cán bộ (Nguyễn Thị Anh Đào), 1 Ủy viên Ban chấp hành Liên chi đoàn Khoa và Chủ tịch Hội Sinh Viên (Nguyễn Thị Thanh Hương) và 2 đồng chí đang trong thời gian xét kết nạp Đảng (Trương Thị Thúy– Phó bí thư Chi đoàn cán bộ và Nguyễn Hạnh Dung (K61-Ủy viên BCH LCĐ).

Các đoàn viên sinh viên hoạt động Đoàn cũng trở thành những sinh viên tiêu biểu trong hoạt động tại Khoa và Đoàn trường qua tất cả các thời kì hoạt động, tiêu biểu có Đoàn Việt Hà (chủ tịch Hội Sinh viên Khoa 2009-2012); Nguyễn Thị Thanh Hương (Ủy viên BCH Liên chi Đoàn trường 2012-2014), Nguyễn Minh Trang (Đội Phó đội xung kích Trường 2011-2014), Nguyễn Minh Hằng (chủ nhiệm CLB tiếng Pháp của trường 2012-2014)…

.

14 15

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Các đoàn viên sinh viên hoạt động Đoàn cũng trở thành những sinh viên tiêu biểu trong hoạt động tại Khoa và Đoàn trường qua tất cả các thời kì hoạt động

ĐIỂM NHẤN

Cánh chim đầu đàn trong Hoạt độngTrong 10 năm hoạt động, dù lực lượng Đoàn viên khiêm tốn (dưới 150 đoàn viên), Liên chi đoàn-Hội sinh viên khoa tiếng Pháp vẫn luôn hoạt động tích cực và sáng tạo, tham gia vào mọi hoạt động của Đoàn trường và phát động các phong trào cấp Khoa.

Về hoạt động chính trị-tư tưởng, Liên chi đoàn tích cực giới thiệu các Đoàn viên có thành tích học tập xuất sắc và hoạt động Đoàn nổi trội tham gia lớp Đoàn viên ưu tú (hơn 200 đoàn viên ưu tú/10 năm) và lớp Cảm tình Đảng (hơn 150 sinh viên học Cảm tình Đảng).

Về hoạt động văn thể, Liên chi đoàn khoa tiếng Pháp liên tục đóng góp các tiết mục xuất sắc cho các Hội diễn văn nghệ cấp Trường (Nghiệp vụ Sư phạm Toàn quốc, Nghiệp vụ sư phạm

cấp trường, Ngày lễ chào mừng 20-11….) và tham gia tích cực vào các hoạt động thể dục thể thao do Đoàn trường phát động (Giải bóng đá-bóng chuyền toàn trường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Hội thi Thể thao chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3), Hội thi Nữ sinh Thanh lịch…cùng với các hoạt động chào mừng những ngày lễ lớn của Thủ đô và cả nước .Với đặc thù của Khoa tiếng Pháp, LCĐ cũng cùng phối hợp để Tổ chức Tuần lễ Nghiệp vụ Sư Phạm và Ngày hội Pháp ngữ 26-3.

Về hoạt động giáo dục tư tưởng, Liên Chi đoàn liên tục mở các lớp tọa đàm (về kỹ năng sống, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chủ tịch), các hoạt động hướng Đoàn viên đến lối sống lành mạnh, theo tác phong Sư phạm và các cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Thủ đô Hà Nội, phong trào Ba sẵn sàng…

Về hoạt động học tập,

Các bí thư qua các nhiệm kỳ2004-2006 : Hoàng Thanh Vân2006-2008 : Nguyễn Văn Toàn2008-2011 : Trân Thị Hoàng Minh2011-2012 : Lê Thị Phương Thu2012-2014 : Hoàng Thị Hồng Vân

Chủ nhiệm CLB Tiếng Pháp2012-2013 : Nguyễn Thị Thanh Hương2013-2014 : Nguyễn Minh Hằng

Chủ tịch Hội Sinh viên2008-2011 : Đoàn Việt Hà2011-2012 : Nguyễn Thị Thanh Hương2012-2014 : Phạm Thị Trang Nhung

16 17

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Liên chi đoàn khoa tiếng Pháp cũng đi đầu trong việc Tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi Kinh nghiệm thực tập và kiến tập sư phạm, trao đổi Kinh nghiệm giúp đỡ Sinh viên đầu vào tiếng Anh, tích cực tham gia các Hoạt động NCKH dành cho sinh viên…Liên chi đoàn khoa tiếng Pháp cũng được biết đến như đơn vị đóng góp tích cực vào Mùa hè tình nguyện, Hoạt động Hiến máu nhân đạo và các hoạt động vì cộng đồng chung khác.

Hội Sinh viên, đồng hành cùng Đoàn thanh niên

Trong 10 năm qua, Hội Sinh viên khoa tiếng Pháp đã có những cống hiến xuất sắc trong mỗi bước trưởng thành của phong trào thanh niên khoa, được công nhận là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên. Cùng với Liên chi đoàn, Hội sinh viên khoa tiếng Pháp là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của sinh viên, thanh niên trong khoa và nhà trường. Hiện nay, Hội Sinh viên khoa tiếng Pháp có hơn 120 hội viên đang sinh hoạt tại 4 chi hội. Dưới chỉ đạo của Hội sinh viên, kết hợp với Đoàn thanh niên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội sinh viên khoa tiếng Pháp là một trong các đơn vị tham gia tích cực các chương trình, hoạt động, phong trào, tiêu biểu như:

- Tuần lễ chào tân sinh viên- Hội thi NVSP hàng năm- Chuỗi chương trình S-festival - Cuộc thi HNUE got talent 2013- Gala Hội thi NVSP toàn quốc 2013- Các hoạt động tình nguyện hè

Hội Sinh viên còn đạt được nhiều thành tích đáng tự hào:- Giải nhất “Đêm chung kết lễ hội hóa trang S-festival 2013”- Giải nhất cuộc thi “Hành trình đôi S-festival 2014”

- Giải nhì cuộc thi “Hành trình đôi 2014”- Giải tài năng cuộc thi “Hành trình đôi 2014”

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban lãnh đạo khoa, cùng sự nhiệt tình, sáng tạo của các thế hệ sinh viên, Hội sinh viên khoa Sư phạm tiếng Pháp luôn hoạt động sôi nổi, thiết thực, thu hút sự tham gia của các hội viên, thanh niên trong khoa, trên các lĩnh vực: học tập NCKH, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động tình nguyện…, tạo uy tín đối với Hội sinh viên trường. Đây là ngôi nhà chung của các sinh viên, là môi trường để các cá nhân thể hiện tài năng, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Câu lạc bộ tiếng Pháp-Điểm nhấn trong hành trình 10 năm

Được thành lập ngày 24/04/2013, với chủ nhiệm đầu tiên là đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hương – chi đoàn K60A khoa Tiếng Pháp, và Cố vấn là đồng chí Hoàng Thị Hồng Vân (Bí thư Liên chi đoàn), Câu lạc bộ là một không gian mới dành cho những sinh viên yêu thích tiếng Pháp. Với những hoạt động ban đầu là các buổi sinh hoạt chuyên môn về văn hóa và ngữ pháp, CLB đã thu hút một lượng sinh viên nhất định tham gia định kỳ.

Tháng 8/2013, CLB tiếng Pháp chuyển mình với diện mạo hoàn toàn mới với một đội ngũ nhân sự mới, trẻ

16 17

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

trung, năng động, nhiệt tình, sáng tạo dưới sự dẫn dắt của chủ nhiệm là đồng chí Nguyễn Minh Hằng (Chi đoàn K62A). Các hoạt động được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức, không chỉ hướng đến những buổi sinh hoạt chuyên môn dúng chất sư phạm mà còn hết sức búng nổ trong những hoạt động ngoại khóa. Các sinh viên được tham gia vào những buổi học nhóm, tọa đàm thú vị mang tính ứng dụng cao. Sinh viên khóa trên chính là những người trực tiếp truyền đạt kinh nghiệm, hướng dẫn cho các tân sinh viên những kỹ năng học tập. Các buổi chuyên đề phát âm hay chuyên đề ngữ pháp đã một phần nào đó giúp các thành viên tích lũy kiến thức cho bản thân.Không chỉ vậy, hơn 50 thành viên CLB cùng nhau tổ chức và tham gia vào rất nhiều các hoạt động ngoại khóa dưới sự chỉ đạo của khoa, đoàn thanh niên, hội sinh viên trường. Tiêu biểu phải kể đến những hoạt động như sau:- Tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Tiếng Pháp – Lavende 10/2013.- Tham gia Hội trại Nghiệp vụ Sư phạm toàn quốc 10/1013.- Tham gia Hội trại S-festival 1/2014- Tham gia Hội trại Pháp ngữ 3/2014- Tổ chức cuộc thi ảnh sinh viên “Pháp – Dấu ấn và khoảnh khắc” 3/2014- Tham gia Cuộc thi năng đông “Concours Dynam-iques” do AUF tổ chức 3/2014.- Tổ chức hoạt động tình nguyện “Trung thu xanh – Tết xanh của người Việt” 9/2014.

Cùng với sự quan tâm của ban lãnh đạo khoa và nhà trường, câu lạc bộ tiếng Pháp

trở thành một tổ chức ngày càng lớn mạnh và thu hút sự tham gia của nhiều sinh viên và trở thành đại diện hình ảnh cho Liên chi đoàn khoa tiếng Pháp trẻ trung và năng động đối với Đoàn trường.

Là đơn vị hoạt động đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của sinh viên, 10 năm kể từ khi thành lập, Liên chi đoàn khoa tiếng Pháp luôn là người bạn đồng hành với sinh viên và là niềm tự hào của Khoa tiếng Pháp, trường Đại học sư phạm Hà Nội.

18 19

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

đôi chút thay đổi theo các năm. Nhưng nhìn chung sẽ có 2 mảng lớn cần chuẩn bị: Phần thi cho khối không chuyên và Phần thi cho khối chuyên.Khối không chuyên là toàn bộ sinh viên các khoa khác trong trường yêu thích và đam mê tiếng Pháp. Hiện nay do ngôn ngữ tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thương mại chính nên hầu như các em thường lựa chọn tiếng Anh khi học ngoại ngữ. Số lượng ít ỏi sinh viên đăng kí học ngoại ngữ Tiếng Pháp trong trường cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Ít nhưng không có nghĩa là không có phải không nào. Cũng bởi vì tình yêu với tiếng Pháp mà tôi đứng trên bục giảng, và tôi thực sự muốn truyền tình yêu đó cho các em sinh viên dù nhiều khi các em sẽ không cần dùng đến nó đặc biệt khi đó không phải là môn chuyên ngành.Tôi luôn tin rằng dưới mái trường

Nhắc đ ế n

Olympic bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Thế

vận hội Olympic Sochi 2014 hay chiến thắng của đội tuyển bóng

đá Olympic Việt Nam trước Iran? Từ Olympic trong tôi mang một ý nghĩa thật đặc

biệt, đó là hoạt động đầu tiên mà tôi phụ trách cũng như gắn bó suốt 3 năm qua kể từ khi về làm giảng viên tại

Khoa: Hội Thi Olympic Tiếng Pháp khối chuyên và không chuyên.

Thế vận hội Olympic không chỉ là một đua sức thể lực mà còn là biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình của toàn nhân loại. Xuất phát từ ý nghĩa đó, mỗi cuộc

thi mang tên này đều không chỉ đơn giản là một cuộc tranh tài tìm ra người thắng cuộc. Hội Thi Olympic Tiếng Pháp khối chuyên và không chuyên do Khoa Pháp - Trường Đại học sư phạm Hà Nội được tổ chức hàng năm với mong muốn tạo dựng một sân chơi đặc biệt kết nối những bạn

trẻ đam mê tiếng Pháp. Không chỉ kết nối các sinh viên – lớp thế hệ trẻ trong thời kỳ mới với nhau, cùng nhau tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa Pháp mà hội thi còn tạo ra môi

trường mang tính cạnh tranh cao, thúc đẩy sinh viên thể hiện mình, rèn luyện những kỹ năng thiết yếu như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình…

Là một giảng viên trẻ mới chân ướt chân ráo về trường, tôi đã rất lo lắng khi được giao nhiệm vụ này. Biết tổ chức

thế nào đây, làm thế nào để lôi kéo các em tham gia, làm thế nào để các em thật sự cảm thấy

thực sự hứng khởi và đạt được gì đó sau mỗi Hội thi.Bên cạnh đó, năm 2011

cũng mới chỉ là năm thứ 2 Hội thi này được tổ chức.

Hình thức thi có

Sư phạm này luôn có nhiều em mang niềm đam mê thứ ngôn ngữ lãng mạn ngọt ngào ấy, chỉ chờ cơ hội để thể hiện mà thôi. Đây chính là cơ hội mà các em mong đợi, vậy mình phải làm thế nào để các em tự tin nắm lấy nó? Trước Hội thi chính thức, trong mỗi buổi giảng của mình trên lớp hàng sáng thứ 7, tôi lại hé lộ phần nào thông tin về cuộc thi. Một chút thôi “nửa kín nửa mở”có lẽ lại càng gây háo hức cho các em sinh viên. Khi đã xác định thời gian chính thức, các thông tin về Hội thi sẽ được thông báo đến toàn thể sinh viên qua nhiều kênh thông tin khác nhau để các em biết và đăng ký dự thi: giảng viên phụ trách các lớp, băng rôn, áp phích, các trang mạng xã hội như facebook, email, v.v. Ngân hàng câu hỏi “nho nhỏ” được chuẩn bị rất kĩ

Th.S Hà Minh Phương Giảng viên – Khoa Tiếng Pháp – ĐHSP Hà Nội

18 19

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

lưỡng sao cho không quá khó tạo cảm giác như một kì thi kiểm tra trình độ ngôn ngữ mà chủ yếu là để các em thể hiện các hiểu biết của mình về các kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, văn minh Pháp nói riêng và các nước sử dụng tiếng Pháp nói chung. Các câu hỏi đều được đưa ra dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận ngắn như vì sao lại có hình tượng Gà trống Gaulois hay cờ nước Pháp có màu gì, nước Pháp có bao nhiêu loại Phomát, v.v. Tất cả các sinh viên tham gia đều vô cùng hứng thú với nhưng vấn đề được nêu ra, đôi khi còn tỏ ra vô cùng ngạc nhiên rất đáng yêu. Đây không những là cơ hội để các em thử sức ngoại ngữ mà còn là một dịp để các em tìm hiểu thêm về đất nước đáng yêu hình lục lăng. Không chỉ vậy, đây còn là dịp gặp gỡ của những trái tim yêu tiếng Pháp dù đã không lựa chọn nó như chuyên ngành chính của mình. Có những bạn cũ bất ngờ gặp lại nhau trước cuộc thi “Ơ cậu cũng học trường này sao?” cũng có những tình bạn mới nảy nở do họ có chung một sở thích. Kết thúc cuộc thi, dù chưa có kết quả ngay, dù có người làm đươc người không thì ai cũng mang trên môi một nụ cười rạng rỡ, và chính nụ cười

ấy xóa

tan đi mọi áp lực

trong tôi.

Sau phần thi cho khối không chuyên là phần thi

của khối chuyên - những sinh viên trong Khoa. Việc thông báo

trở nên đơn giản hơn nhưng phần nội dung lại cần chuẩn bị kĩ lưỡng hơn, làm

sao để các em có một sân chơi thực thụ để thể hiện mình với tiếng Pháp đồng thời giao lưu

gắn kết sinh viên của các khóa với nhau. Sẽ sai lầm nếu bạn nghĩ rằng sinh viên khóa trên, thời gian học lâu

hơn thì sẽ có khả năng “áp đảo” các em khóa dưới.

Phần thi được chia làm 3 vòng thi. Vòng sơ loại ban đầu tương tự với khối không chuyên sẽ là những câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức ngôn ngữ và văn hóa.Vào vòng 2, các em sẽ tiếp tục được thử thách với phần thi chuyên môn “khó khăn” hơn một chút. Từng kĩ năng nghe hiểu, đọc hiểu và diễn đạt viết đều được đánh giá kĩ lưỡng với những bài thi tiêu chuẩn dựa theo khung tiêu chuẩn chung Châu Âu (CECR). Cuối cùng, những “thí sinh” suất xắc nhất vượt qua 2 vòng đầu sẽ đến với vòng chung kết – thi hùng biện. Và tôi thực sự bất ngờ với khả năng diễn thuyết tuyệt vời của sinh viên trong Khoa. Có người Pháp đã nói với tôi rằng, tiếng Pháp luôn giữ vai trò là một ngôn ngữ chính thức trong các hội nghị, hội thảo quốc tế chính là vì khả năng thuyết phục của nó. Không giống như Tiếng Anh dùng làm ngôn ngữ

“Nếu như có thể, tôi thật sự muốn trao vòng nguyệt quế cho

tất cả các em“

thương mại quốc tế, Tiếng Pháp vừa đẹp, lại nhẹ nhàng và lãng mạn để dùng trong tình yêu vừa mang sức nặng thuyết phục lớn.

Thời điểm hội ý của Ban giám khảo thực sự rất khó khăn. Mỗi thí sinh đều rất xuất sắc. Nếu như có thể, tôi thật sự muốn trao vòng nguyệt quế cho tất cả các em, những sinh viên năng động, tài năng, những con người tương lai sẽ tiếp tục bước trên con đường của chúng tôi, đi truyền lửa, truyền tình yêu ngôn ngữ.

Vậy mà thấm thoát cũng đã gần 4 năm tôi gắn bó với Hội thi Olympic của khoa, tất bật chuẩn bị từng khâu để Hội thi được diễn ra tốt đẹp, nhưng mỗi lần đều là một lần đón nhận những niềm vui lớn lao. Qua từng năm có thể có một vài thay đổi nhỏ trong hình thức thi nhưng có một điều mãi mãi không bao giờ thay đổi: đây sẽ luôn là sân chơi, nơi gặp gỡ cho những trái tim yêu tiếng Pháp, là động lực khuyến khích phong trào học tập và sử dụng tiếng Pháp trong toàn trường, là nơi tìm ra những tài năng và trên hết thực sự là một ngày hội cho cả thầy và trò.

20 21

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Th.S Đỗ Thị Thu Trang

Vào tháng 3 hàng năm,

hơn 220 triệu người trên toàn

thế giới nô nức kỷ niệm ngày

Quốc tế Pháp ngữ. Đây cũng là dịp

để những người nói tiếng Pháp đến

từ các quốc gia, sắc tộc khác nhau

khẳng định tình đoàn kết, mong

muốn chung sống trong sự tôn trọng,

sự khác biệt và đa dạng.

TạiViệt Nam, Các hoạt động kỷ niệm

ngày hội được phối hợp tổ chức giữa

các cơ quan chức năng của nước ta

với các Đại sứ quán trong khối Pháp

ngữ, các phái đoàn và tổ chức Pháp

ngữ tại Hà Nội. Rất nhiều hoạt động

được tổ chức trên khắp đất nước Việt

Nam: liên hoan phim, triển lãm nghệ

thuật, ẩm thực, thi hát tiếng Pháp,

thi hùng biện tiếng Pháp …

Hoà chung không khí hân hoan đón chào

Ngày hội Pháp ngữ 20/3, Khoa Tiếng Pháp-

Trường ĐHSP Hà Nội vinh dự là một trong

các đơn vị thành viên tham gia “Hội trại

Pháp ngữ”- ngày hội liên văn hóa do Đại

sứ quán Pháp, Đại học Hà Nội và Hội Hữu

nghị Việt Pháp đồng tổ chức. Hội trại là nơi

hội tụ các Cơ quan Pháp ngữ lớn, các Đại

sứ quán, đại diện các Quốc gia Pháp ngữ

tại Việt Nam, các khoa tiếng Pháp của các

trường đại học, Hiệu sách Pháp ngữ và các

nghệ sĩ Pháp ngữ.

Hoà vào dòng người tham gia Hội trại hàng

năm, sinh viên Khoa Tiếng Pháp-Trường

ĐHSP Hà Nội có cơ hội được thưởng thức

ẩm thực miễn phí trong gian trưng bày của

Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF), tham gia

các hoạt động trò chơi tập thể, cùng nhiều

câu hỏi nhanh, thi đố vui do các đơn vị

tham gia tổ chức với nhiều phần thưởng hấp

dẫn của Đại sứ quán Pháp, Tổ chức quốc tế

Pháp ngữ (OIF) và Cơ quan đại học Pháp

ngữ. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng phát động

Giảng viên Khoa Tiếng Pháp

Cắt bánh ga-tô kỷ lục tại Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2013Một góc tron

g gian trại của Khoa tiếng Pháp năm 2012

20 21

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

La francophonie, c'est un vaste pays, sans frontières. C'est celui de la langue française.

C'est le pays de l'intérieur. C'est le pays invisible, spirituel, mental,

và trao giải Cuộc thi chính tả dành cho các bạn sinh viên pháp ngữ tại Hà Nội. Cuộc thi được OIF và Tổ chức Xúc tiến và Phát triển cộng đồng Pháp ngữ vùng Flandre (vương quốc Bỉ) tài trợ.Bên cạnh đó, các hoạt động trong từng gian trại của mỗi đơn vị tham gia Hội trại cũng vô cùng phong phú: thi hát karaoke bằng tiếng Pháp, thi nấu ăn, làm các đồ hand-made, nhảy múa … Trại của Khoa Tiếng Pháp năm nào cũng được Ban tổ chức đánh giá cao về tính sáng tạo, nghệ thuật và mang đậm tính giáo dục-đặc trưng của ngành sư phạm.

Ngoài ra, nhiều thông tin hữu ích về các chương trình đào tạo, học bổng, tư vấn tuyển sinh và du học cung cấp tại Hội trại bởi các Cơ quan Quốc tế Pháp ngữ lớn, các Đại sứ quán, Đại diện các quốc gia Pháp ngữ tại Việt Nam, cùng các khoa tiếng Pháp các trường Đại học, sẽ mở ra nhiều cơ hội du học Pháp cho các sinh viên.

Năm 2014, các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Pháp ngữ tại Hà Nội trở nên đặc

biệt hơn với sự tham gia của ngài Abdou Diouf, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, người đã khai mạc Ngày Pháp ngữ tại Đại học Hà Nội, được tổ chức với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp.

Đến với Ngày hội, khách tham quan sẽ được thưởng thức nhiều tiết mục ca múa nhạc đặc sắc cùng các trích đoạn kịch nói do chính học sinh, sinh viên Hà Nội dàn dựng và trình diễn bằng tiếng Pháp. Sinh viên Khoa tiếng Pháp – Trường ĐHSP Hà Nội đã cống hiến hết mình cho khán giả rất nhiều tiết mục sôi động trên sân khấu chính tại Sân vận động trường Đại học Hà Nội: nhảy híp hốp, diễn kịch, trình diễn thời trang, ca hát, …

Tham gia vào các hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế Pháp ngữ 20/3, Khoa tiếng Pháp đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng các quan khách, bạn bè và công chúng. Qua đó, các em sinh viên của Khoa được gặp gỡ, giao lưu với các sinh viên trong khối Pháp ngữ, có cơ hội tìm kiếm việc làm, du học nước ngoài và nhất là quảng bá hình ảnh về nghề giáo-nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.

moral qui est en chacun de vous.

Hát tốp ca nữ

Tổng thư ký Tổ chức

Quốc tế Pháp ngữ thăm Hội trại Pháp ngữ năm

2014

22 23

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

HỌC NGOẠI NGỮ5 sai lầm thường gặp

Học một ngoại ngữ là học một kỹ năng bậc cao (kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ). Việc học ngoại ngữ chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn có phương pháp tốt và chăm chỉ rèn luyện hàng ngày thì việc sử dụng thành thạo một ngoại ngữ là điều hoàn toàn có thể. Trong quá trình học

một ngoại ngữ, chúng ta thường mắc những sai lầm cơ bản sau :

Giảng viên Khoa Tiếng PhápTh.S Nguyễn Văn Toàn

1Không luyện nghe thường xuyênNhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi con người bắt đầu học một ngôn ngữ thường bắt đầu bằng giai đoạn « im lặng và lắng nghe ». Điều này giống như một đứa trẻ, trước khi trẻ học nói, trẻ phải trải qua một giai đoạn dài (thường là 2-3 năm) chỉ nghe và chưa nói được. Trong suốt giai đoạn này, trẻ được nghe và « chìm » trong môi trường ngôn ngữ và văn hoá. Trẻ dần học cách phát âm các từ đơn lẻ và bắt trước phát âm theo người lớn. Để học một ngôn ngữ, bạn phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng nghe, từ đó giúp học tốt các kỹ năng khác như nói, viết…Bên cạnh đó, luyện nghe chính là quá trình củng cố khả năng nhớ từ vựng, phát hiện các cấu trúc câu thường gặp, hay các dạng câu đặc biệt, giúp phân biệt âm, ngữ điệu tốt và cuối cùng là tăng khả năng hiểu người đối thoại.Ngoài ra, như chúng ta biết, kỹ năng nghe (lắng nghe, nghe có chọn lọc, nghe hiểu, nghe tích cực…) là kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống. Đối với người học ngoại ngữ, vì thường không được « chìm » trong bầu ngôn ngữ và văn hoá đó, nên kỹ năng nghe thường bị hạn chế. Để khắc phục điều này, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (Internet, truyền hình, truyền

thanh…), người học ngoại ngữ có thể có nhiều cơ hội luyện tập kỹ năng nghe như : nghe nhạc bằng tiếng nước ngoài, xem các chương trình tivi hay radio bằng ngoại ngữ, nghe các video clip trên Internet…Tóm lại, để học tốt một ngoại ngữ, bạn cần phải «Nghe, nghe nữa, nghe mãi », nghe thường xuyên.

2Tư duy cứng nhắc và thiếu tính hiếu kì đối với các nền văn hoá và ngôn ngữ khácTrong việc học ngoại ngữ, thái độ và tính hiếu kỳ là những nhân tố quan trọng quyết định sự tiến bộ của bạn về mức độ am hiểu một nền văn hoá khác và khả năng sử dụng ngoại ngữ đó để giao tiếp. Ngôn ngữ là hệ thống các âm vị và ký hiệu phức tạp, mang tính quy ước và mặc định cao, được con người sáng tạo để liên lạc và giao thiệp với nhau. Nếu bạn thiếu tính hiếu kỳ và có tư duy cứng nhắc thì bạn khó mà hiểu được tại sao « phải nói như vậy » mà không phải nói khác (đặc biệt trong các thành ngữ, tục ngữ, cách nói…). Thiếu tính hiếu kỳ và thái độ khoan dung với cái mới, cái khác biệt thì bạn sẽ thường xuyên bị « tắc » trong việc tiếp thu một ngôn ngữ mới. Ngược lại, nếu bạn biết

Kinh nghiệm - Trao đổi

22 23

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

chấp nhận cái mới, chấp nhận cái khác biệt thì bạn sẽ dễ tiếp cận và hiểu được văn hoá và ngôn ngữ của nước khác. Tư duy rộng mở cũng cho phép bạn dễ dàng tiếp xúc và làm quen với người bản ngữ để học và nâng cao khả năng dùng ngoại ngữ.

3Học ngoại ngữ theo duy nhất một phương phápCho đến nay, các nhà ngôn ngữ và giáo học pháp đã sáng tạo và phát triển nhiều phương pháp dạy và học ngoại ngữ khác nhau, có thể kể đến như phương pháp ngữ pháp-dịch (thường gọi là phương pháp truyền thống), phương pháp (hay đường hướng) giao tiếp, phương pháp hợp nhất (ứng dụng nhiều phương pháp)…mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng, và không thể khẳng định phương pháp nào tốt hơn phương pháp nào vì điều này tuỳ thuộc vào mục đích, đối tượng, điều kiện….của việc học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, cách thức học tập, sở thích, thói quen…của người học cũng rất khác nhau. Có người thích học giao tiếp, nghe và nhắc lại (theo phương pháp nghe-nhìn phát triển mạnh ở những năm 1970), có người lại cảm thấy cần phải học và nắm vững ngữ pháp mới có thể giao tiếp, có người học từ vựng bằng cách tra từ điển và chuyển sang tiếng mẹ đẻ, có người thích « đoán » nghĩa của từ mới trong ngữ cảnh giao tiếp…mỗi cách học đều có cái hay riêng, và sẽ thật sai lầm khi bạn chỉ dựa trên một cách và một phương pháp duy nhất. Học ngoại ngữ là học cả 4 kỹ năng : nghe – nói – đọc – viết, bốn kỹ năng này không thể tách rời và nó hỗ trợ lẫn nhau. Để thành thạo một kỹ năng thì cần học theo các phương pháp đặc thù, ví dụ, chúng ta không thể có kỹ năng nói tốt nếu chỉ học ngữ pháp. Vì vậy cần kết hợp nhiều phương pháp học tập khác nhau để phát triển toàn diện các kỹ năng.

4 Sợ saiKhông quan trọng là bạn có thể nắm vững ngữ pháp, chia động từ đúng thời hay biết nhiều từ

vựng, để học và thực sự sử dụng một ngôn ngữ bạn cần phải NÓI.Trong quá trình học, bạn học cách sử dụng ngôn ngữ đó, học nói và diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ xa lạ, vì thế không tránh khỏi việc bạn nói sai (phát âm sai, dùng từ sai ngữ cảnh, cú pháp sai…), khi rơi vào tình trạng như vậy, bạn thường « xấu hổ », mất tự tin, sinh ra ngại giao tiếp. Điều này là sai lầm cơ bản, và mang tính chất văn hoá (người Á Đông thường sợ mất thể diện). Bạn nên biết, không ai có thể học và sử dụng thành thạo một ngôn ngữ mà không trải qua giai đoạn nói sai, viết sai, hiểu sai này. Chính những ngữ cảnh giao tiếp và việc giao tiếp thường xuyên mới giúp chúng ta phát hiện ra « lỗi » và sửa chữa kịp thời. Bạn càng nói nhiều, nói thường xuyên, bạn càng nhanh chóng nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của mình.

5Thiếu sự thường xuyên và tính chủ độngNhiều người thường mắc sai lầm là học ngoại ngữ một cách dồn dập, miệt mài trong một thời gian ngắn và hy vọng là mình có khả năng thành thạo ngôn ngữ đó sau một thời gian như thế. Trên thực tế, không ai có thể học và sử dụng thành thạo một ngôn ngữ khi « học dồn » trong thời gian ngắn rồi sau đó « bỏ bẵng » đi. Việc học ngoại ngữ là quá trình « mưa dầm thấm lâu », cần sự kiên trì, bền bỉ và quyết tâm cao độ. Nếu có một câu ngạn ngữ để miêu tả quá trình học ngoại ngữ thì đó chính là câu « có công mài sắt, có ngày nên kim ». Mỗi ngày học 30 phút và thường xuyên hàng ngày sẽ tốt hơn nhiều so với việc học nhiều tiếng trong một ngày rồi bỏ cả tuần không đụng đến. Để hiểu và ghi nhớ được ý nghĩa của một từ, cách sử dụng một cấu trúc câu và hình thành thói quen tư duy bằng ngoại ngữ thì cần phải có tần suất sử dụng thường xuyên, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Thay lời kết : hy vọng việc chỉ ra những sai lầm và một số gợi ý về cách khắc phục sẽ giúp các bạn học và sử dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả và tự tin hơn.

24 25

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Chặng đường 10 năm của Khoa Tiếng Pháp là một chặng đường không dài, nhưng là một chặng đường quan trọng được xây dựng bởi các thế hệ cán bộ giảng viên và sinh viên của khoa. Đó là những người có hiện tại và tương lai khác nhau, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, cùng sẻ chia những kí ức, những hoài niệm, những tâm huyết và ước mong dành cho Khoa Tiếng Pháp - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Và tôi cũng không ngoại lệ, tôi luôn tự hào khi được là một thành viên của đại gia đình khoa Pháp. Nghĩ về Khoa Tiếng Pháp, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là sự nhiệt tình, năng động, và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Lúc còn là sinh viên, tôi cũng đã có một quãng thời gian ý nghĩa, đầy nhiệt huyết tuổi trẻ với những hoạt động phong trào. Mỗi năm khoa đều có các hoạt động do nhà trường phát động về văn nghệ, văn hóa, thể thao như : Tuần lễ nghiệp vụ Sư Phạm 20/11, Hội thao toàn trường, Chào tân sinh viên, Ngày hội học sinh sinh viên, Ngày hội Pháp ngữ 20/3,... Những hoạt động văn nghệ luôn được các sinh viên hưởng ứng đón nhận, nhiệt tình tham gia, đạt

nhiều thành tích

tốt. Cùng với đó, khoa còn

có không ít sinh

viên là những hạt nhân tích cực trong các phong trào văn nghệ - thể dục thể thao. Tôi luôn nhận thấy rõ nét sự sôi nổi, nhiệt tình và cả sự sáng tạo, đầy sức trẻ của sinh viên trong mỗi buổi tập văn nghệ chuẩn bị cho buổi diễn sắp tới. Những tiết mục văn nghệ được dàn dựng và biểu diễn ngày càng công phu và hấp dẫn, thể hiện năng khiếu, sở trường, đáp ứng nhu cầu, sở thích của sinh viên ... Chính từ những hoạt động này đã giúp sinh viên phát huy được vai trò năng động, sáng tạo và cả

tài năng cá nhân.

Ngoài ra, Khoa cũng rất chú trọng đến việc giáo dục thể chất cho sinh

viên, tạo điều kiện rèn luyện thể thao bóng đá, bóng chuyền qua

những giải thi đấu trong toàn trường. Mặc

dù chưa năm nào Khoa có đủ lực lượng để thành

lập đủ một đội bóng đá nam, nhưng các bạn sinh viên vẫn luôn nhiệt tình, lien kết với các bạn nam khoa Tiếng Anh để lập một đội. Các bạn luôn

chủ động tập luyện, thi đấu hết mình, luôn phát huy tinh thần tập thể, sức

trẻ và lòng nhiệt tình. Không những thế, các

hoạt động thể thao này còn ngày càng thu hút,

đặc biệt là các tân sinh viên nhờ quá trình vận động và

tuyên truyền đạt hiệu quả cao của các cán sự trong khoa. Hiện tại, tuy còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực cũng như kinh phí hạn hẹp,… nhưng tất cả các thành viên đều luôn cố gắng phát huy tích cực nhất vai trò của mình. Những chương trình văn nghệ luôn được tổ chức quy củ và chuyên nghiệp bởi chính sinh viên của Khoa. Những trận đấu bóng đá, bóng chuyền, vật tay, nhảy xa, thi chạy ,… tuy chưa gặt hái được nhiều thành tích cao nhưng cũng thật đáng để tự hào.

M Ư Ờ I N Ă M N H Ì N L Ạ I ...

Th.S Lê Thị Phương Thu Giảng viên Khoa Tiếng Pháp

24 25

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

một thờiĐỂ NHỚ

"Tôi luôn

TỰ hàoLÀ MỘT THÀNH VIÊN

ĐẠI GIA ĐÌNHKHOA PHÁp"

26 27

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Mừng khoa Pháp 10 năm thành lập

Th.S Nguyễn Thị Thu TrangGiảng viên Khoa Tiếng Pháp

Dải đất Rồng bay, dải đất nhàTầm nhìn trải rộng, rộng bao la

Paris ngọn tháp, hiên ngang đứngTầng 8 nhà V, tiếng Pháp khoa

Vê kép tê ô (WTO), hòa hội nhập

Giảng đường luyện tập, bản tình caMười năm thành lập khoa ngôn Pháp

Mở mối giao lưu, dựng nước nhà.

26 27

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Ngẩn ngơ chiều nắng vàng phaiLòng chợt bối rối nhớ ngày đầu tiên

Khoa Pháp hiện ra dịu hiềnBuổi nhập học ấy ùa về tự nhiên

Ấn tượng vẫn còn giữ nguyênNhiệt tình chào đón 63 mới vào.

Khoa tôi còn trẻ biết baoMới 10 ấy nhưng đáng tự hàoGiảng viên xinh đẹp dịu dàng

Góp bao công sức cho trường cho khoaSinh viên năng động tài ba

Đầy ắp thành tích và siêu tyệt vời.

Lịch lãm tài giỏi xì tinLà khoa tôi đó tiếng Pháp thân thương.

Khoa Pháp trong tôiTrần Thuỳ Linh - lớp AK63

28 29

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Một năm trước, tiếng Pháp vẫn còn là một cái gì đó mơ hồ và mông lung lắm,

làm quen với một ngoại ngữ khác tiếng mẹ đẻ, khác tiếng anh đã học trong 12 năm qua thật khó khăn. Những khó khăn đầu tiên là tập phát âm tiếng Pháp, sau đó thì khó nhọc học cách chia động từ, vài hôm sau lại phát hoảng vì quy tắc hợp giống hợp số,…. Trong lớp có những bạn đã biết tiếng Pháp, đã học đến 12 năm, 7 năm,… trình độ cũng vì thế mà chênh lệch khá nhiều. Với những bạn học tiếng anh, để bắt kịp có lẽ sẽ là một con đường thật nhiều khó khăn,…. Nhưng trên con đường ấy, luôn có các cán bộ, giảng viên luôn bên cạnh giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo.

Ngay từ những buổi còn học bảng chữ cái tiếng Pháp, có một giảng viên của khoa đã nói như thế này: “ Các bạn thi tiếng Pháp đầu vào, trong quá trình học tập nếu chỉ cố gắng một, thì các bạn thi tiếng Anh vào, muốn đuổi kịp không phải chỉ cố gắng gấp 2, gấp 3 mà hãy cố gắng gấp mười, phải luôn cố gắng để sau này mình không cảm thấy hối tiếc”. Chỉ là môt câu nói, nhưng nó vẫn luôn đi theo từ lúc bước vào cánh cổng đại học cho tới tận bây giờ. Khoa Pháp có rất nhiều những giảng viên truyền cảm hứng học tập cho sinh viên bằng các cách học mới mẻ và thú vị. Có cô cho nghe những bài hát đơn giản, vui nhộn để làm quen với tiếng pháp, sau này, lại có cô khác giúp luyện nghe bằng những bài hát ý nghĩa,

Một vài dòng cảm nghĩ...Sinh viên Nguyễn Mai KhanhLớp AK63 - Khoa tiếng Pháp

K H O A P H Á P T R O N G T Ô I

28 29

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

phù hợp với trình độ chung, để sau mỗi tiết học, bài nghe đó sẽ không bị quên lãng, trôi qua vô thức như những đoạn hội thoại trong sách, mà sẽ được chúng tôi hát đi hát lại cả ngày, thậm chí có khi còn hát cho đến khi thuộc cả bài. Trước kia học ở các cấp dưới, cách học ngoại ngữ ở trường là đọc sách, làm bài tập, bài kiểm tra, thỉnh thoảng được chơi trò chơi hay xem các đoạn phim tìm hiểu văn hóa. Nhưng khi lên đại học, cách tiếp cận với tiếng Pháp được các cô đa dạng hóa qua những bài tập nhóm, tự học bài hát rồi dạy lại cho các bạn trong lớp, tìm một bức ảnh mình thích để tả, hay là những bài luyện đọc ghi âm, quay clip, diễn kịch theo những đoạn hội thoại tự chuẩn bị,…. Những điều đó thật mới mẻ và thú vị ! Ngoài ra, các cô còn rất tâm lý và hay trao đổi với sinh viên về kinh nghiệm học

tập, luôn sẵn sàng giúp đỡ. Vì thời gian trên lớp thực sự không nhiều, nên các cô còn tạo điều kiện khi giúp sửa những lỗi sai trong bài viết qua mail sinh viên gửi, là tổng đài giải đáp những thắc mắc những vấn đề về học tập.

Có một nơi mà mỗi sinh viên trước khi thực sự là thành viên của Khoa Pháp đều phải đến - Văn phòng khoa. Mặc dù không phải là giảng viên trực tiếp dạy trên lớp, nhưng các cô luôn là người hiểu rõ hoàn cảnh của từng sinh viên nhất. Mọi hồ sơ học bạ, điểm số các môn, hoạt động đều do các cô quản lý và thông báo. Những ai gặp khó khăn trong học tập hay có thắc mắc cũng đều được các cô nhiệt tình giúp đỡ và giải đáp, tạo điều kiện cho sinh viên trong học tập cũng như trong các hoạt động chung.

K H O A P H Á P T R O N G T Ô ITập hợp các bài viết của sinh viên

Điều làm tôi thay đổi

Sau một năm sau khi học tập tại Khoa tiếng Pháp- Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ trong học tập cũng như trong hoạt động của các cán bộ giảng viên, và cả các anh chị khóa trên, những khó khăn đã dần được lấp đầy bằng tình yêu tiếng Pháp.

Nhân kỉ niệm 10 năm thành lập Khoa, em xin được chúc Khoa tiếng Pháp – Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều thành tích, đào tạo được những thế hệ sinh viên năng động, nhiệt tình và sáng tạo !

”Các bạn thi tiếng Pháp đầu vào, trong quá trình học tập nếu chỉ cố gắng một, thì các bạn thi tiếng Anh vào, muốn đuổi kịp không phải chỉ cố gắng gấp 2, gấp 3 mà hãy cố gắng gấp mười, phải luôn cố gắng để sau này mình không cảm thấy hối tiếc”.

30 31

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Giảng viên Khoa Tiếng Phápchụp ảnh lưu niệm trước nhà Hiệu bộ

Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhắc đến sông là nhắc tới vô vàn những con sóng, nhắc đến trăng là nhắc đến triệu

triệu vì sao trên bầu trời, nhắc đến tuổi học trò của tôi là nhắc tới những tháng ngày học tập và làm việc tại Khoa tiếng Pháp của trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Nơi đây chính là nơi ghi dấu một thời để nhớ và cũng là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người, đánh dấu một bước ngoặt mới mở ra một chân trời mơ ước hứa hẹn một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Kể từ ngày bước vào giảng đường Khoa tiếng Pháp trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội đến nay thấm thoát đã 10 năm trôi qua nhưng bao nhiêu kỷ niệm vẫn còn đó lắng đọng trong tôi. Tôi nhớ con đường đến trường nhiều cây xanh, nhớ sân trường rộng, nhớ giảng đường thân thương, nhớ lớp học, nhớ bạn bè, nhớ những bài giảng trên lớp và những lần đi thực tế dã ngoại cùng bạn bè và đặc biệt hơn cả là nhớ về những thầy cô giáo của mình, trong lòng tôi lại có những cảm xúc rất khó diễn đạt.

Thấm thoát 10 năm đã đi qua, một chặng đường tuy không dài nhưng cũng đủ để chấp cánh ước mơ cho biết bao thế hệ học trò. Có lẽ mỗi người đều mang trong mình một kỷ

ức, một cõi nhớ khi nghĩ về trường xưa. Riêng tôi, những lúc này lại bồi hồi nhớ đến những ngày học tập tại Khoa Pháp thân thương của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đó là những ngày mà suốt cuộc đời này tôi không thể nào quên, mặc dù đã có không ít lần nước mắt tôi đã rơi mỗi khi kết quả học tập không như ý muốn, là những lần mà thầy cô, bạn bè chưa hài lòng về bài thuyết trình, bài tiểu luận, kết quả thi của mình… Nhưng chính điều đó đã tôi luyện cho tôi ý chí vươn lên không ngừng. Tôi trường thành hơn từ đây. Thư viện

của trường là nơi ghi dấu cho những nỗ lực cố gắng không ngừng của tôi. Các giảng đường D1, D2, A1, A5 là nơi mà chúng tôi gắn bó trong suốt 4 năm nghiên cứu học tập và trải qua những kỳ thi đầy khó khăn và thử thách. Những hàng ghế đá trong sân trường là nơi chúng tôi ngồi tâm sự chia sẻ những khó khăn, những vướng mắc về bài học của mình. Ở mỗi góc của sân trường mà chúng tôi đã đi qua đều in dấu những kỷ niệm đẹp khó phai mờ trong tôi.

Tôi con nhớ rất rõ vào một buổi sáng

Lưu Thị Tuyết NhungSinh viên K54, khoá 2004-2008

Khoa Pháp dấu yêu

30 31

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

mùa thu, khi những sợi nắng vàng mắc víu trên tán bàng xanh lá đã trở nên xa lắc xa lơ, nhường chỗ cho buổi đầu thu đón chào những tân sinh viên mới bỡ ngỡ bước chân vào cổng trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngày ấy chúng tôi là những sinh viên năm thứ nhất, với bao bỡ ngỡ về ngành học của mình - nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi, nhiều lo lắng, và một chút sợ sệt với một tâm trạng khép nép của một tân sinh viên mới bước vào Khoa Pháp. Tất cả mọi cái đối với tôi đều mới mẻ, tôi không biết phải bắt đầu từ đâu và phải làm như thế nào. Còn nhớ ngày đầu tiên chập chững bước vào Khoa Pháp đó là một kỷ niệm đáng nhớ đáng trân trọng về một người thầy. Hồi đó lớp tôi rất may mắn được thầy chủ nhiệm lớp chúng tôi trong suốt 4 năm học tại Khoa Pháp. Thầy có một dáng vóc nhỏ bé nhưng có một trái tim vô cùng bao la rộng lớn. Thầy chăm lo cho học sinh hết mực. Không phân biệt học sinh giỏi và học sinh yếu, ai Thầy cũng sẵn sàng nhận và dạy dỗ với một tấm lòng thương mến và công bằng. Khi đứng trên mục giảng Thầy là một người uyên bác với kiến thức hiểu biết rộng, chuyên môn sâu, trí tuệ thông thái và một trái tim yêu nghề đầy nhiệt huyết, Thầy đã toàn tâm toàn sức giảng giải cho chúng tôi những kiến thức không chỉ có trong sách vở mà cả những kiến thức rất thực tế về cuộc sống bên ngoài làm hành trang cho chúng tôi bước vào đời. Thầy giáo

chủ nhiệm của tôi – như một người anh cả trong gia đình - sẵn sàng chia sẻ với chúng tôi những lúc buồn – vui và cả những lúc chúng tôi gặp khó khăn trong cuộc sống. Tôi có người cô giáo giảng bài suốt 5 tiết không cần mic mà giọng vẫn sang sảng đầy nhiệt tình. Khi tôi mới vào trường và trở thành Bí thư của lớp, cô giáo vụ khoa của tôi đã dìu dắt hướng dẫn tôi từng chút một. Nói đến công lao to lớn của các thầy cô trong khoa thì không thể không nhắc tới “Người đã cầm cân nảy mực” chắp cánh ước mơ cho cả Khoa, Người đã lái “con tàu” trong suốt thời gian từ những ngày đầu khó khăn, gian khổ, nhiều sóng gió, để cho “con tàu” đó vững lái tay chèo, Người như kim chỉ nam định hướng cho “con tàu” đi đúng hướng và tới được bến bờ của sự thành đạt đó chính là công lao to lớn cô giáo Trưởng Khoa. Khi tiếp xúc và làm việc cùng cô chúng tôi học hỏi được rất nhiều điều quý giá, cô là một người rất nghiêm khắc nhưng cũng rất gần gũi, cao sang nhưng rất giản dị, khiêm nhường. Cô là tấm gương sáng để tôi học tập và noi theo.

Chúng tôi là những đứa con đầu tiên của khoa, là thành quả của một quá trình phấn đấu không ngừng của các thầy cô trong khoa đã lập nên Khoa Tiếng pháp. Chúng tôi được uống những “dòng sữa” ngọt ngào nhất của một đứa con đầu lòng được tận hưởng cảm giác yêu thương chân thành mà các thầy cô dành cho

chúng tôi, các thầy cô đã dành toàn bộ tâm huyết và tình yêu thương để nuôi dưỡng, dìu dắt, chắp cánh cho những đứa con “đầu lòng” của khoa. Chúng tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt đẹp cùng sống chung dưới một mái nhà k54 khoa SPTP, khoa chúng tôi là khoa bé nhất và cũng là khoa non trẻ nhất trong trường Đại học Sư phạm, nhưng những thành tích mà Tập thể Khoa chúng tôi đã đạt được thì rất đáng kể, chúng tôi đã tham gia tất cả các hoạt động của nhà trường phát động, thi nghiệp vụ sư phạm, thi cắm trại, kéo co, thi văn nghệ, nữ sinh thanh lịch, thi viết bảng, nấu ăn, bóng đá nữ......... mỗi cuộc thi mà chúng tôi trải qua đã làm lên tên tuổi của Khoa Tiếng Pháp, sánh vai cùng với các Khoa có bề dày trong trường, vị thế của Khoa Pháp ngày càng được củng cố bằng sự đoàn kết, quyết tâm cao của các thầy cô và các bạn sinh viên Khoa tôi. Tôi nhớ mãi cảm giác sung sướng khi khoa mình đoạt giải, chúng tôi run run cầm bó hoa dâng lên các thầy các cô như một lời tri ân. Có những buổi liên hoan, thầy cô và chúng tôi cùng vui vẻ đầm ấm như một gia đình, tôi làm sao quên được. Ngày đầu tiên ngồi trên giảng đường Đại học mà bấy lâu tôi hằng mơ ước đã làm tôi có cảm giác hụt hẫng sau buổi học đầu tiên vì phải tiếp cận một môi trường mới, khác khẳn so với những gì tôi đã học ở hồi Phổ thông Trung học về phương thức

Sinh viên tốt nghiệp Đại học sư Phạm Hà Nội

32 33

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

học, cách tiếp cận vấn đề, và môi trường học, tất cả mọi cái đều mới lạ đối với tôi. Nhưng bằng sự giúp đỡ nhiệt tình và tâm huyết của các thầy cô trong khoa, khoa mới thành lập nên phần lớn các thầy cô giáo trong khoa đều là giáo viên trẻ, bằng tình thương, lòng yêu nghề và trách nhiệm với công việc các thầy cô đã tận tình tìm mọi phương pháp phù hợp để giúp các bạn “tỉnh lẻ” nhanh chóng tiếp cận và thích nghi với cách làm việc và học tập mới, dần dần chúng tôi đã xóa bỏ được khoảng cách giữa các bạn sinh viên “tỉnh lẻ” với các bạn sinh viên sống ở Hà Nội. 10 năm trôi qua kể từ khi tôi bước chân vào giảng đường Khoa Pháp của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi đã hoàn thành biết bao nhiêu học trình, bao nhiêu môn học. Tôi vẫn nhớ rõ từng người thầy đã dìu dắt, chỉ bảo tôi. Nếu những người thầy là những người lái đò, thì con thuyền của tôi đã sang sông – giờ đây tôi đã là người trưởng thành. Trong lòng tôi đã có một chút gì luyến tiếc, khi nhớ về mái trường thân yêu, đặc biệt nhớ về Khoa Tiếng Pháp. Tôi vẫn muốn được là đứa học trò nhỏ để các thầy cô bảo ban. Dù đã trưởng thành, tung cánh bay xa, nhờ có những quãng thời gian học tập và

nghiên cứu tại Khoa Pháp đó chính là hành trang kiến thức để tôi bước vào đời và nhờ có quãng thời gian học tập đó tôi mới có được như ngày hôm nay. Tôi nhủ thầm rằng, mình phải xứng đáng với những tình cảm, niềm tin mà thầy cô đã trao gửi. Ở phía chiếc bóng đổ dài khi mặt trời gọi ngày xuống núi chiều nay, tự dưng nơi ánh mắt veo trong của tôi bỗng neo đậu lại cái hình ảnh về buổi ban đầu ấy. Nó không phải là “ngày đầu tiên đi học” không úp mặt khóc sướt mướt trên vai mẹ, ánh mắt sợ sệt…Mà trong lòng dậy lên một niềm vui, một thứ niềm vui mà mãi đến sau này tôi cũng không thể gọi thành một cái tên cụ thể nào được, chỉ biết nó thật lạ, thật khó tả và… thật khó để quên. Một chút ít bỡ ngỡ, một chút ít xao xuyến đó đã khiến tôi thêm chút ít bồi hồi. Đi qua một mùa thu, đi qua một mùa đông và những ngày xuân cuối cùng, giờ đây, sân trường tôi đã bắt đầu những ngày nắng hạ. Kỉ niệm về buổi ban đầu ấy đã chỉ còn là dòng hoài niệm của ngày hôm qua trong những trang nhật ký tôi viết.

Vậy là tôi đã có thêm một quê hương thứ hai từ khi bước chân đến học ở

ngôi trường này, để cho tôi yêu, để cho tôi nhớ trong những ngày tôi về nơi quê nhà làm việc và cống hiến; một quê hương để tôi lưu luyến và đầy tiếc nuối khi mùa hạ cuối cùng tôi còn được lên giảng đường với thầy cô, với đám bạn đã cùng tôi đi qua quãng đời sinh viên với những buồn - vui, những góc trời riêng tư, xa xôi một thời. Những áp lực, những rào cản đã dần vơi đi và dừng lại ở phía “không ranh giới”. Tôi đã có một mùa đông “không lạnh” bên bạn bè tôi- thầy cô- những người bạn mà trước đây vài năm đã chạy trốn những ánh mắt trong một lần nào đó vô tình chạm nhau, bên những con người tôi gặp hằng ngày dưới mái trường này, trong lòng Hà Nội phố. Lang thang qua trường cũ, cố tìm một chút hình ảnh dù chỉ là nhỏ nhoi nhất của trường xưa, nhưng tất cả đều đã thay đổi chỉ còn khoảng sân rộng, trống vắng phủ đầy những lá bàng thay cho những cánh hoa phượng rơi tả tơi trong gió ngày nào. Thả lòng mình trôi về những miền suy nghĩ miên man theo vòng xoay của thời gian. Ngày mai, mỗi cái Tôi trong cái Chúng Ta sẽ phải làm gì để góp thêm vào mốc son 10 năm kỷ niệm ngày thành lập Khoa Tiếng Pháp, 10 năm- xây dưng, 10 năm- phấn đấu và trưởng thành. 10 năm- của bề dày truyền thống và thành tích…?

Là một người trưởng thành từ nơi đây, tôi tự nhủ rằng, mai sau dù có làm gì, ở tận chân trời nào đi chăng nữa, từ trong những góc nhỏ sâu thẳm trong tâm hồn, tôi luôn nhớ về Khoa Tiếng Pháp. Ở đó là những tháng ngày tôi đã sống và học tập, những tháng ngày đẹp nhất của tuổi học trò, những ngày tháng nơi giảng đường lắm buồn vui và cũng thật nhiều những lo toan, trăn trở, làm sao có thể giấu nổi sau bao nhiêu thanh âm khúc khích mỗi lúc tan trường về !?!

Thầy và tròsinh viên K54 trong một giờ học ngoài thực địa

32 33

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Album

Sinh viên K54 - Khoá 2004-2008PHOTOSMột số hình ảnh gợi lại những khoảnh

khắc đáng nhớ của tập thể lớp K54. Đó có thể là buổi dã ngoại, giờ nghỉ giữa các môn học, hay buổi lễ tốt nghiệp, tất cả đều là những kỷ niệm thật sâu đậm. Dù có đi nghìn trùng, chúng tôi cũng luôn nhớ về những ngày tháng học tập và làm việc tại Khoa tiếng Pháp.

Nice subtitle here!Auis sed quam nature num sunt quiaspisim con reiumquo to quid eos rersped sed quam sunt sil aquam molorum fuga. Bea in net ea nobis ipis assent, sitium volorion rempos repel-lenda con numquis suntio qui blaci is di unt, que ipsapid en-ditinti dolorumqui. Ti ctur, quas am amus, consequia do piet aceptio reicte velique eliber-isqui nimagnam utatem isnis autate es. Andandipid ut haru-met labo. Hil iditibe rundist, con re ea cone pore pliqui nonsenisquo tem inctas a non-serum, consequ issitas maior auda eos nimus explantem

ipieni sedit ut eumquis deseria as preruptia con rehenti non-sequid eum as voluptatur sim sollores. Gent eat excerioreici delenecte verfere roreprehen-da commolo tem remquiduciis doluptatem fuga. Ut quiam et. Ciliqui bla natem rem end-erspid quosam cullupt ati-bus volore derehendem que.

34 35

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Thời gian thấm thoát trôi, đã hơn hai năm kể từ ngày tôi tốt nghiệp và mang theo biết bao ước mơ, dự định mới cho tương lai. Cuộc sống của tôi

sau khi ra trường đang diễn ra với tốc độ của một chiếc tàu TGV lừng danh của Pháp. Bất chợt tôi nhớ lại quãng đời sinh viên trong bốn năm học tập tại khoa tiếng Pháp, dưới mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội với biết bao kỉ niệm, vui có, buồn có, nhưng đọng lại trong trái tim tôi vẫn là những cảm xúc ấm áp của những năm tháng cùng sống, cùng học tập và trưởng thành dưới mái trường thân yêu này. Và với tôi, nó bông nhiên trở thành một quãng thời gian đáng nhớ nhất trong chặng đường rèn luyện của mình.Bằng sự nỗ lực mười hai năm đèn sách của bản thân, tôi đã được đền đáp xứng đáng khi nhận được tờ giấy báo trúng tuyển của khoa tiếng Pháp trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội. Ngày đó thật đáng nhớ, đánh dấu sự thành công ban đầu của tôi: Ước mơ trở thành sinh viên khoa Sư phạm tiếng Pháp thành sự thật. Cuộc sống như dang thêm đôi cánh đón tôi vào đời với một tâm hồn tươi mát.Tôi vẫn nhớ như in buổi đầu tiên bỡ ngỡ, bước chân vào cổng trường tham dự lễ khai giảng. Lòng tôi đan xen biết bao cảm xúc, vừa hân hoan trong niềm vui của một tân sinh viên, vừa lo lắng sợ sệt không biết cuộc sống sắp tới sẽ như thế nào…Nhưng rồi, tất cả cảm xúc ấy cũng trôi qua khi tôi làm quen được nhiều người bạn ở khắp mọi miền. Kìa những đôi mắt ấy ánh lên niềm tự hào và hy vọng khi bước vào một chân trời tri thức mới, kìa những nụ cười thân thiện, cử chỉ tận tâm của những người “cha”, người “mẹ” dưới ngôi nhà chung ấy khiến tôi càng thêm rạo rực. Cũng từ đó tôi nuôi trong mình một quyết tâm phấn đấu để trở thành một trong những sinh viên ưu tú của trường.Thế là tôi lại tìm thấy cho mình niềm đam mê, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ.Hình ảnh cô Trang dịu dàng trò chuyện, chỉ dẫn

chúng tôi trong buổi đầu tiên ấy khiến tôi không thể nào quên. Tôi cảm thấy tự hào vì đã chọn cho mình được một ngành học ý nghĩa và tự nhủ tôi sẽ biến những kiến thức trên giảng đường này trở thành những kiến thức ứng dụng thực tế để phục vụ cho công việc của mình sau này và cho cả cộng đồng.Học khoa tiếng pháp mà bản thân tôi thi đầu vào bằng tiếng anh, tôi là một trong sáu bạn hiếm hoi phải đối mặt với những khủng hoảng về tinh thần thực sự. Học kỳ đầu tiên đối với tôi thật nặng nề, có lẽ vì tôi chưa quen với những phương pháp dạy và học mới. Thêm vào đó, tôi phải tiếp xúc với những kiến thức hoàn toàn mới trong khi tôi chưa chuẩn bị được nền tảng. Nhìn những cuốn giáo trình “dày và nặng” tôi thật sự không biết mình phải làm gì để theo kịp các bạn khác. Tôi như ngộp thở trong bể kiến thức mới tinh và tôi bắt đầu bi quan. Rồi độ khó của các môn học ngày càng tăng lên, thêm vào đó là những khó khăn của cuộc sống vật chất như muốn nhấn chìm tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy

như đang tẩu hỏa nhập ma và bắt đầu lung lay ý chí. Nhưng thật may cho tôi,

những lời động viên, sự giúp đỡ của các bạn trong lớp đã khiến tôi dũng cảm hơn và sẵn sàng đối đầu với thử thách hơn. H ì n h

ảnh thằng Quảng Quỳnh, H ù n g

Quý, Mai béo, An

điên, Xuân tóc đỏ (biệt danh của những đứa bạn tôi) tự nhiên lại hiện về. May nhờ có những người bạn này mà tôi cảm thấy cuộc sống trở nên vui hơn và việc học tập trở nên dễ dàng hơn. Và đặc biệt, tôi không thể không kể đến người “mẹ” hiền của tôi ngày ấy, cô

Phan Văn Lợi, Sinh viên K58 (2008-2012)

34 35

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Thanh Vân, cô đã giúp đỡ tôi thật nhiều, giúp tôi có phương pháp học phù hợp, chỉ bảo tôi tận tình. Rồi cô tặng tôi những quyển giáo trình, tài liệu dành cho những người mới bắt đầu và cứ thế, mỗi ngày cô lại giúp đỡ tôi học. Cô động viên tôi, cô dạy tôi học, dạy tôi sống và thế là dần dần,

tiết học tiếng pháp với tôi không còn là nỗi kinh hoàng như ngày nào. Và từ

đây niềm đam m ê với ngôn

n g ữ này của tôi bắt đầu. Tôi thực sự hứng thú khi học môn nghe với cô Dương, môn văn học với cô Hoài Anh, môn văn minh với cô

Đào, môn địa lý với cô Minh… Tôi

luôn nhớ một câu trong b à i văn “Mùa lạc” của nhà văn Nguyễn Khải hồi học phổ thông : “Sự sống nảy sinh t ừ trong cái chết, hạnh

phúc hiện hình trong những hi sinh gian khổ, sống ở đời không có đường cùng,

chỉ có những ranh giới, vấn đề cốt yếu là phải có sức mạnh

để vượt qua ranh giới ấy”. Thế rồi tôi

đ ã cải thiện được kết quả học tập của mình và như một

món quà dành cho những cố gắng đó, tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành với tấm giấy khen Thủ khoa đại học.Và cũng từ cái nôi ấy, từ buổi diễn văn nghệ thi nghiệp vụ sư phạm và từ niềm vui học tiếng pháp của mình, tôi đã tìm được Vân Anh, người

bạn thân tri kỷ cùng lớp của tôi. Chúng tôi trò chuyện với nhau đủ thứ trên đời, chia sẻ kiến thức sau những buổi học trên lớp. Chúng tôi hay cùng nhau đi dạo và trò chuyện trên con đường nhỏ thơm dịu mùi hoa sữa dẫn lối vào kí túc xá. Quãng thời gian êm ả ấy tuy không dài nhưng cũng đủ giúp chúng tôi trở nên đồng điệu với nhau về mọi thứ. Và, tiếng pháp đã giúp chúng tôi gắn kết lại với nhau suốt cả chặng đường đời còn lại.Ngày hôm nay, khi ai đó hỏi tôi quyết định gì là quyết định chính xác nhất trong đời bạn, tôi có thể tự hào nói rằng vào trường Đại học Sư phạm và học tập tại khoa tiếng Pháp là lộ trình đúng đắn bởi nơi đây đã giúp tôi tìm được một nửa hạnh phúc của bản thân mình. Chính là cánh cửa mở ra cho tôi nhiều cơ hội, chính nơi đây đã cho tôi đôi cánh để bay xa, vươn xa…

36 37

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

CÔ giáocủa tôi

Cô là giảng viên dạy tôi môn Văn hóa văn minh năm thứ hai, một môn học mà mới

nghe thôi đã mang bao thú vị, nó nhắc tôi nhớ về những mộng mơ ngày đầu khi đến với tiếng Pháp, với nước Pháp, là những tiệm bánh ngọt giữa lòng thủ đô Paris hoa lệ, là tháp Eiffel nguy nga rực rỡ hay những công trình kiến trúc mang đậm phong vị Châu Âu… Cũng giống như những cô giáo trong khoa tiếng Pháp, cô có chút gì đó rất nhẹ nhàng và thanh lịch, dáng người nhỏ nhắn, đôi chân thon dài, làn da trắng và nụ cười tươi, cô khiến cả lớp tôi dù là con gái đều yêu mến và ngưỡng mộ. Nhưng không chỉ có vậy, cô cũng mang cho chúng tôi nguồn thi thức mới mẻ và thú vị, những bài giảng của cô giúp tôi hình dung sống động về cuộc sống, con người Pháp, đưa tôi qua hết những danh lam thắng cảnh nổi tiếng lộng lẫy và xa hoa.

Vừa là giáo viên giảng dạy vừa kiêm chủ nhiệm lớp

nên thời gian cô gắn bó với lớp cũng nhiều hơn, những hoạt động đoàn thể, văn nghệ cô đều khuyến khích chúng tôi tham gia, vừa tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, vừa đóng góp hoàn thiện tập thể khoa Tiếng Pháp đoàn kết, vững mạnh. Cô luôn tham gia cùng với lớp những công việc tập thể không ngại vất vả hay khó khăn, có lẽ chính vì vậy mà chúng tôi dành ưu ái cho cô nhiều hơn cả !!

Sinh nhật cô năm ấy, cũng đúng vào giờ dạy của cô với lớp tôi.

Một kế hoạch nhanh chóng được vạch ra, chỉ đơn giản là một chiếc bánh sinh nhật và hát tặng cô bài hát chúc mừng nhưng đó là tình cảm mà chúng tôi dành cho cô. Mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, chỉ có một điều chúng tôi không thể đoán trước chính là cảm giác hạnh phúc ngập tràn trong đôi mắt cô, nhìn cô chúng

tôi biết rằng cô cũng thương cả lớp, yêu cả lớp và trân trọng tình cảm cả lớp dành cho cô.

Và chúng tôi đã có những giây phút hạnh phúc như thế.

Bản thân tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ tìm thấy cảm giác gần gũi như một gia đình trong môi trường đại học, nhưng tất cả các bạn, các cô giáo đầy nhiệt huyết đã làm tôi thay đổi ý nghĩ đó. Giờ đây, tôi đã là sinh viên năm cuối, những ngày tháng học tập ở đây sẽ không còn dài nữa, bao nuối tiếc muốn níu giữ những gì thân thương nhất cứ mãi quanh quẩn đâu đây. Dù ra trường có phải đối mặt với vô vàn khó khăn, vất vả nhưng tôi vẫn luôn tự hào khi nghĩ lại mình đã có một khoảng trời gian rất đẹp dưới mái trường ấy, với các cô giáo và bạn bè thân thương ấy !!!

chỉ có một điều chúng tôi không thể đoán trước chính là cảm giác hạnh phúc ngập tràn trong đôi mắt cô, nhìn cô chúng tôi biết rằng cô cũng thương cả lớp, yêu cả lớp và trân trọng tình cảm cả lớp dành cho cô.

Nguyễn Thị Dung - lớp AK61

36 37

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

38 39

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Thư gửi các eme

Trịnh Thị Ánh - lớp AK61

SINH VIÊN AK64 Gửi các em tân sinh viên K64 Khoa Pháp thân mến,Nếu năm tháng học trò qua đi trong những mơ mộng đầu đời tinh khôi của tuổi mới lớn, thì có lẽ, năm tháng sinh viên là những khoảnh khắc ta cảm nhận nhiều nhất về sự trưởng thành trước cuộc sống. Cứ ngỡ khoảng thời gian 4 năm đại học sẽ dài lắm, nào ngờ chỉ là một thoáng thoi đưa. Tính đến khoảnh khắc này đây, chị đã đi được 3/4 chặng đường ấy và sắp bắt đầu một chặng đường khác, đó chính là đường đời. Cảm giác bắt đầu năm học mới này thật khiến người ta thấy ngột ngạt, sợ hãi, đan xen chút hụt hẫng, âu lo. Nhìn các em làm thủ tục nhập học với những khuôn mặt thơ ngây, non nớt…không giấu được sự háo hức, niềm vui, niềm tự hào trong những ánh mắt kia…Trong chị lại trực trào dâng cảm xúc, xúc cảm của một tân sinh viên bắt đầu bước vào cổng trường đại học, bắt đầu hành trình theo đuổi ước mơ của bản thân. Cũng như bao bạn bè khác, mang trong mình ước mơ trở thành một cô giáo dạy tiếng Pháp giống như cô giáo chủ nhiệm cấp 3, chị đã chọn Khoa tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhớ ngày ấy, chị đã vui sướng và hạnh phúc biết bao khi nhận được giấy báo nhập học, có lẽ giờ phút này các em vẫn còn vẹn nguyên niềm vui đó nhỉ? Trên con đường đến trường làm thủ tục nhập học, cái cảm giác hồi hộp xen chút mặc cảm, tự ti về bản thân, và run sợ nữa, với chị, ngày đó như mới là hôm qua… Và rồi chị bắt đầu hành trình thực hiện ước mơ ấy. Lần đầu tiên sống xa gia đình, xa bố mẹ, cảm giác lạc lõng và hoang mang bao vây lấy chị trong suốt những tháng ngày đầu tiên đó. Chị dần hiểu được cuộc sống sinh viên xa nhà, dần hiểu được cách học ở môi trường đại học thật chẳng giống như thời phổ thông, và càng hiểu được rằng

vốn kiến thức của một cô bé quyết tâm trở thành sinh viên Khoa tiếng Pháp thật quá ít ỏi, quá đỗi bình thường. Các em biết không? Càng tự tin bao nhiêu thì sau khi bắt đầu những buổi học đầu tiên trên giảng đường chị lại tự ti bấy nhiêu. Chị thực sự rơi vào bế tắc và nỗi sợ hãi. Học chung lớp với những bạn chuyên 12 năm tiếng Pháp, các bạn ấy giỏi lắm chứ chẳng như chị đâu ! Có những hôm học trên lớp vất vả, khó khăn,…Chị gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm, cũng là cô giáo dạy tiếng Pháp cấp 3 khóc nức nở “Em không học nữa đâu cô ơi, em sợ tiếng Pháp lắm, chẳng bao giờ em có thể thành cô giáo tiếng Pháp như cô được cô ạ !”… Và rồi thời gian cứ thế…cứ thế trôi đi trong sự hoang mang, lo lắng. Nhưng, lạ thay, mỗi ngày đến lớp của chị không còn là những giờ học dài miên man đến nghẹt thở, thay vào đó là những niềm vui, sự hứng khởi được khám

Thầy chuyên gia và tập thể giảng viên, sinh viên Khoa tiếng Pháp

38 39

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

phá thứ ngôn ngữ mà mình yêu thích, say mê. Cảm

giác như ai đó vừa trả lại ước mơ cho chị vậy…Chính

những cô giáo của chúng ta đã đem ước mơ của chị trở

về với sức mạnh mới, dũng khí mới các em ạ. Sự ân

cần dìu dắt của các cô đã cho chị thêm tự tin để tiếp

tục học tập, tiếp tục phấn đấu theo đuổi ước mơ. Một

người thầy nhưng lại cho ta cảm giác như một người chị

gái. Mỗi khi những “đứa em” của mình nản lòng, chán

chường, tự ti, các cô lại truyền thêm niềm tin cho các

em. Những giờ học trên lớp không chỉ đơn thuần là học

kiến thức sách vở, mà đó còn là những bài học quý báu

cho cuộc sống, cho “trường đời”. Cho đến giờ phút này

đây, chị vẫn thầm cám ơn các cô nhiều lắm. Cám ơn các

cô-những người chị đã cho chị thêm động lực, thêm niềm

tin để chị được tiếp tục là sinh viên Khoa tiếng Pháp

thân yêu và đầy tự hào của chúng ta.

Khoa tiếng Pháp của ta tuy còn khá non trẻ, nhưng

các em sẽ thấy thành tích mà khoa ta đạt được chẳng

hề non trẻ so với những khoa khác trong trường. Rồi

các em sẽ được hòa mình vào từng bước đi lên và trưởng

thành của khoa ta. Các em sẽ được rèn luyện và đào

tạo với những kiến thức, những kỹ năng mà chắc chắn

nó sẽ giúp các em trong cuộc sống đầy rẫy những thử

thách, chông gai kia. Chị không biết liệu mai đây các

em sẽ có những suy nghĩ, những cảm xúc như chị hay

không, nhưng đối với chị quãng thời gian được là sinh

viên Khoa tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm Hà Nội

thật quý giá và đáng tự hào.

Với chị, những lần được tham sự Ngày quốc tế pháp

ngữ sẽ mãi là những kỷ niệm đẹp nhất, tự hào nhất.

Được giao lưu, học hỏi, được gặp gỡ với trường bạn, với

bạn bè trong cộng đồng Pháp ngữ, được thưởng thức

những món ăn đặc trưng của nước Pháp, chị cảm thấy

thật may mắn vì đã dành tình yêu với tiếng Pháp, may

mắn vì được nói tiếng Pháp, và may mắn vì chị được là

sinh viên của Khoa tiếng Pháp này.

Rồi mai đây các em sẽ thấy yêu tiếng Pháp nhiều hơn,

yêu Khoa tiếng Pháp của chúng ta nhiều hơn, và đặc

biệt các em sẽ thấy yêu nghề giáo này nhiều hơn nữa.

Các em sẽ thấy mình cần cố gắng phấn đấu nhiều hơn

nữa, có trách nhiệm hơn nữa với việc học tập và rèn

luyện của bản thân để xứng đáng là người thầy giỏi

nhất, cô giáo tốt nhất.

Không lâu nữa đâu, các em sẽ được đứng trên bục

giảng, sẽ được trải nghiệm cái cảm giác được làm thầy,

làm cô, cảm giác có những em học sinh đầu tiên trong

đời thật kỳ lạ và cũng thật kỳ diệu. Các em sẽ thấy

Cam giac như ai đo vưa tra lai ước mơ...

chúng thật đáng yêu và dễ thương đến chừng nào. Đó là những cảm xúc không thể nói được bằng lời, chỉ khi đó các em mới thấu hiểu được khoảnh khắc thiêng liêng ấy. Đó là tất cả những điều chị muốn nói, muốn chia sẻ những cảm xúc của riêng mình với các em. Giờ đây, chị

đang tiến đến chặng cuối của cuộc hành trình này, cuộc hành trình mà có lẽ sinh viên nào cũng không muốn nó kết thúc. Giá như có hai từ “Giá như…” . Rồi đây chị cũng sẽ bước ra ngoài cánh cổng trường đại học, bước ra khỏi sự dìu dắt, nâng đỡ của thầy cô, chị cũng sẽ phải tự tìm cho mình một hướng đi, một nẻo đường cho riêng mình. Những ngày tháng cuối cùng của thời sinh viên chị sẽ dành sự cố gắng nỗ lực hết mình để cảm ơn tấm lòng dạy dỗ, công ơn của các thầy cô Khoa tiếng Pháp. Chị hi vọng các em sẽ có những năm tháng thời sinh viên thật đầy ý nghĩa. Chúc các em sẽ phấn đấu không ngừng nghỉ, bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, để ngày mai đây, từ mái trường này, các em sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, sẽ luôn vững vàng trên con đường đã chọn, sẽ là niềm tự hào của thầy cô Khoa tiếng Pháp nói riêng và nhà trường Sư phạm Hà Nội nói chung.

“Những học sinh đầu tiên của tôi”(Thực tập sư phạm tại Trường Tiều học

Nghĩa Tân,

Ngày hội quốc tế Pháp ngữ tại Đại học Hà Nội

40 41

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Trong cuộc đời mỗi người đều có những bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự

thay đổi hoặc sự trưởng thành của bản thân. Đối với tôi, ngày đặt bút viết vào hồ sơ tuyển sinh thi vào đại học cũng chính là thời điểm đánh dấu bước ngoặt đó. Cầm tờ giấy báo điểm mà tôi không thể nào giấu nổi cảm xúc vui sướng, nghẹn ngào cùng nỗi lo lắng. Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội nổi tiếng với bề dày lịch sử và truyền thống giáo dục; là

Lưu Thị Huyền Trang - lớp AK62

40 41

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

một trong những trường sư phạm trọng điểm, đầu ngành của quốc gia; là nơi đã sản sinh ra thầy cô giáo làm rạng danh nền giáo dục nước nhà, những người đã chắp cánh bao ước mơ tươi đẹp của hàng ngàn thế hệ học sinh sinh viên. Và điều quan trọng hơn nữa đó là ở ngôi trường xinh đẹp này có Khoa tiếng Pháp, là ngành học mà tôi đã gửi trọn niềm tin, đam mê, ước mơ và hoài bão của mình trong những năm tháng sinh viên quý giá của cuộc đời.

Giờ đây, khi ngồi viết những dòng chữ này cũng là lúc những kí ức của những ngày đầu mới vào trường đang ùa về và chưa bao giờ những kí ức đó phai nhạt trong tâm trí tôi. Bước vào một môi trường mới cùng bạn bè mới, cách học mới, ngôn ngữ mới, … tất cả đều mới, tôi thực sự bối rối. Nhưng có vẻ như với tôi, không quá khó khăn để vượt qua giai đoạn đó. Giờ nghĩ lại, tất cả cứ như ngày hôm qua vậy.

Tôi nhớ rằng, buổi Chào Tân sinh viên K62 Khoa tiếng Pháp, một buổi lễ mà bất cứ bạn tân sinh viên nào đến với ngôi trường Sư phạm đều được trải qua, diễn ra với không khí rất đầm ấm trong tiết trời mùa thu se lạnh. Ấn tượng trong tôi về buổi lễ đó là gương mặt phúc hậu và giọng nói trầm ấm đi vào lòng người của Cựu trưởng khoa Khoa Pháp- cô Nguyễn Thị Thu Hường. Ánh mắt cô luôn nhìn chúng tôi một cách trìu mến và nụ cười hết sức thân thiện.

Tôi là một học sinh khối D1 nhưng lại thi vào Khoa tiếng Pháp, vì vậy tôi gần như là bắt đầu bằng con số 0 so với các bạn khối D3. Tôi rất lo lắng rằng liệu mình có theo kịp các bạn ấy, bởi học một ngoại ngữ mới là không hề đơn giản. Huống hồ chúng tôi lại là người mới bắt đầu. Và các cô giáo đã trấn an rằng: “Đừng nên tự ti vì các em là D1, chỉ cần các em cố gắng, nỗ lực hết mình thì rất có thể các em còn vượt cả các bạn D3 nữa đấy, các anh chị khóa trên là một ví dụ”. Chính những lời động viên kịp thời ấy đã giúp tôi và các bạn khối D1 khác vượt qua những cảm giác tự ti ban đầu.

Tôi nhận thấy rằng các cô giáo Khoa tiếng

Pháp rất trẻ và xinh đẹp! Dần dần, khi được tiếp xúc, nói chuyện, làm việc với các cô, tôi thấy ở các cô không chỉ có tài năng, sự nhiệt huyết, sự năng động của tuổi trẻ mà còn có cả sự tâm huyết với nghề giáo dục nữa. Các cô còn rất hiểu tâm lí sinh viên bởi một phần vì các cô cũng đã từng trải qua và hiểu những ngày tháng sinh viên là như thế nào. Từ những ngày đầu, khi chúng tôi chập chững làm quen với bảng phiên âm, những kí tự, những quy tắc, rồi những âm tiết rất khó đọc như âm mũi…, các cô đã tìm mọi biện pháp để đưa những kiến thức đó đến với chúng tôi một cách dễ hiểu nhất có thể. Đó là: học tiếng Pháp qua bài hát, chơi trò chơi, cung cấp mọi tài liệu để chúng tôi tham khảo, … Với tất cả những việc làm đó, tôi có thể cảm nhận được rằng các cô rất tâm huyết với nghề và rất rất rất mong muốn chúng tôi tiến bộ hơn từng ngày. Có một hoạt động rất thú vị mà tôi háo hức mong chờ, đó là Ngày hội Quốc Tế Pháp Ngữ được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 3 tại Đại học Hà Nội mà chỉ những trường Đại Học hoặc các trường THPT có giảng dạy bộ môn tiếng Pháp được tham dự. Mỗi trường sẽ có một gian hàng được trang trí theo những ý tưởng sáng tạo có liên quan đến nước Pháp. Trang trí gian hàng là một trong những hoạt động tôi yêu thích vì nó là một hoạt động giúp kết nối bạn bè, làm việc cùng nhau giúp hiểu thêm về nhau và trên hết là có những kỉ niệm đẹp cùng nhau. Ngoài ra, đến với ngày hội này, chúng tôi còn có cơ hội hiểu biết thêm về nền văn hóa Pháp, về cộng đồng các nước nói tiếng Pháp và tham gia những trò chơi thú vị. Thật vinh dự cho tôi khi được viết những dòng tâm sự của mình về Khoa Pháp thân yêu trong không khí rộn rã, tất bật của ngày kỉ niệm 10 năm thành lập. Đối với tôi, 2 năm vừa qua là khoảng thời gian không dài để cho tôi có thể hiểu hết về chiều dài lịch sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói chung và của Khoa tiếng Pháp nói riêng, nhưng đó là khoảng thời gian vừa đủ để tôi có cái nhìn sâu sắc và dành tình cảm nhiều hơn cho Khoa Pháp, lớp Pháp thân yêu. Dù sau này có đi đâu về đâu, tôi sẽ luôn dành một góc nhỏ trong tim mình để nhớ về Khoa Pháp, nơi tôi đã gắn bó trong quãng đời sinh viên, nơi tôi đã có những kỉ niệm đẹp nhất bên bạn bè và thầy cô giáo. Hi vọng trong tương lai, Khoa Pháp - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày càng phát triển hơn, lớn mạnh hơn, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp trồng người của nền giáo dục nước nhà.

Tập thể lớp AK64Khoa Tiếng Pháp - ĐHSP Hà Nội

Cùng một sự vật, hiện tượng với mỗi cá nhân khác nhau sẽ có cái nhìn khác nhau. Và với tôi,

tiếng Pháp là một duyên may và tôi gắn với khoa Pháp trường đại học Sư phạm Hà Nội như là một duyên số.

Bố từng nói với tôi: “Tiếng Pháp là ngôn ngữ được đại phần đa

dân cư trong cộng đồng chung châu Âu sử dụng và cũng là một trong những ngôn ngữ quan trọng trên thế giới. Nếu con để ý, trong những tài liệu nước ngoài, người ta thường dịch ra ba thứ tiếng: Anh, Pháp và Trung.... Vì vậy, bố nghĩ tiếng Pháp sẽ là lựa chọn đúng đắn....” Khi mới đầu, với những bỡ ngỡ không thể tránh khỏi, tôi rất nản vì thấy tiếng

Pháp học thật vất vả, thật khó!!! Nhưng càng học tôi càng cảm thấy đây là một ngôn ngữ vô cùng thú vị. Sự đam mê ấy đã đưa tôi đến quyết định trở thành một cô giáo tiếng Pháp để có thể truyền tình yêu tiếng Pháp cho những thế hệ sau. Và khoa tiếng Pháp trường Đại học sư phạm Hà Nội chính là chiếc nôi giúp tôi từng bước thực hiện ước mơ này.

Bởi học cùng với các bạn thi đầu vào D1, chương trình học

bắt đầu từ vỡ lòng và với một học sinh học đã học 12 năm tiếng Pháp như tôi, đáng nhẽ tôi sẽ cảm thấy vô cùng nhàm chán với những bài học tưởng như không hề xa lạ. Thế nhưng với sự nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô, từ những buổi học đầu tiên đến nay, tôi thấy vô cùng hứng thú và hết sức tập trung. Tập

trung vì những lỗi sai về phát âm mà chúng tôi cần phải sửa dù đã có khả năng giao tiếp với người bản địa. Tập trung vì những kiến thức ngữ pháp còn hổng, cần phải bổ sung. Và cũng tập trung bởi những kinh nghiệm, những ghi chép về cách lên lớp, giảng bài sao cho bài giảng trở nên thú vị của các thầy cô.

Thời gian học tập ở khoa của tôi chưa lâu, nhưng với những

cảm nhận, ấn tượng ban đầu tôi tin với 4 năm học tập tại khoa, khả năng ngôn ngữ của tôi sẽ ngày càng được trau dồi và nâng cao. Hơn nữa, được tiếp xúc và quan sát cách giảng dạy của các thầy cô cũng sẽ giúp chúng tôi bổ sung vào kho tàng tri thức của mình những kĩ năng sư phạm cần thiết để có thể truyền đạt những kiến thức ngôn ngữ tiếng

Pháp cho những thế hệ học sinh của mình

So với các khoa khác, có lẽ, khoa Pháp vẫn còn

là một khoa non trẻ. Nhưng với sự nhiệt huyết, tinh thần sôi nổi của những sinh viên “Francophones” cùng sự dẫn dắt tuyệt vời của các thầy cô trong khoa, trong tương lai, khoa Pháp chúng ta sẽ trở thành một trong những khoa lớn mạnh nhất, với những hoạt động thú vị, thu hút nhiều sinh viên.

Khoa PhápNơi chắp cánh những ước mơ

Phạm Ngân Khánh - lớp AK64

42 43

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

cảm xúc của ngày đến nộp hồ sơ nhập học, những ấn tượng về buổi đầu nhập học. Thế nhưng ngay từ ngày đầu tiên làm thủ tục nhập học, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các anh chị sinh viên khóa trên. Anh chị đã tạo mọi điều kiện để cho tôi cũng như các bạn tân sinh viên khác làm thủ tục rất nhanh chóng. Chúng được mọi người giới thiệu về truyền thống của khoa, các cô giáo thầy giáo giảng dạy của khoa, các hoạt động sắp tới, trao đổi các kinh nghiệm học tập... Từ những bỡ ngỡ, e ngại ban đầu, tôi cảm thấy vững tin vàvô cùng hào hứng khi được học tập ở ngôi trường này. Những tân sinh viên chúng tôi được các thầy cô và anh chị sinh viên khoá trước tổ chức cho bữa tiệc nhỏ “Chào mừng tân sinh viên K64 Khoa tiếng Pháp” để giao lưu và làm quen, tạo sự gần gũi thân thương, xua tan đi cái lạ lẫm, bỡ ngỡ, khoảng cách.

Tôi đã từng nghĩ, đối với một ngôi trường như sư phạm, chắc hẳn giảng viên và sinh viên nơi đây rất cứng nhắc, nghiêm khắc. Nhưng khi đến với khoa Sư Phạm Tiếng Pháp trường Đại Học sư phạm Hà Nội, tôi đã thay đổi cách suy nghĩ của mình. Các thầy cô, các anh chị khóa trên hết sức trẻ trung, thân thiện, không quá nghiêm khắc mà tạo cho sinh viên sự gần gũi, thân thuộc. Thầy cô vô cùng đáng yêu, trẻ trung, năng động và luôn đem lại những phương pháp giảng dạy mới mẻ đầy sức thu hút cho sinh viên. Khoa sư phạm tiếng Pháp tuyển sinh cả D1 và D3, các bạn sẽ được học lại từ đầu, được học nghe-nói, đọc-viết, nên các bạn D1 không cần phải lo ngại gì cả, các thầy cô giáo ở khoa vô cùng nhiệt tình, tạo điện kiện tốt nhất có thể cho các bạn. Ngoài những tiết học thường ngày, tôi còn được tham gia những hoạt động ngoại khóa do khoa tổ chức nhằm mục đích không chỉ học tập mà còn rèn luyện các kỹ năng, hoạt động xã hội hoạt động tập thể rất bổ ích. Mới chỉ bước chân vào giảng đường đại học được hơn một tháng nhưng tôi cảm thấy nơi đây rất thân quen không hề lạ lẫm như mới nhập học. Và tôi vô cùng tự hào khi là sinh viên Khoa tiếng Pháp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội .

Cảm xúc "Tân binh"Rời xa tuổi học trò, chia tay bạn bè chia tay thầy cô, chia tay mái trường cấp ba để lựa chọn cho tương lai của bản thân, trong bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời học sinh, tôi đã cố gắng, nỗ lực hết sức mình và đã trúng tuyển vào khoa tiếng Pháp - trường Đại học Sư phạm Hà Nội - ngôi trường đứng đầu ngành sư phạm cả nước, là một trong những trường đại học trọng điểm của cả nước về giảng dạy và nghiên cứu khoa học.Khi biết tin đỗ vào Trường đại học Sư phạm Hà Nội tôi rất vui vì từ nhỏ tôi đã mơ ước được học tập trong Trường đại học sư phạm Hà Nội để sau này trở thành một giáo viên giỏi.Bước những bước chân đầu tiên tới giảng đường Đại học, chắc hẳn cũng như mình, các bạn tân sinh viên ít nhiều đều mang trong mình những cảm xúc mới mẻ, lạ lẫm, hạnh phúc và vui sướng. Những bỡ ngỡ của cuộc sống xa nhà, xa vòng tay cha mẹ với biết bao lo toan, rồi những cảm nhận khác nhau về trường mới, lớp mới với những bạn bè mới, những

42 43

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

KHOA PHÁP

ĐẾN

VỚI TÔITỰ NHIÊN LẮMTÔI YÊU NƯỚC PHÁPtÔI YÊU NHỮNG ÁNG VĂN PHÁP...

KHOA PHÁP

TRONG TIM TÔI Namulupti odio te vero cum que

C ũng giống như bao học sinh trung học phổ thông sắp

bước vào kì thi đại học tôi mang trong mình sự lo lắng khó tả. Ban đầu là nỗi lo chọn ngành sau đó là nỗi lo chọn trường, và cũng còn phải kể đến sự băn khoăn xem mình đã mang đủ hành trang để bước vào kì thi đại học cam go hay chưa?!

Tôi biết đến trường Đại học Sư phạm Hà Nội qua lời kể

của những thầy cô mà tôi rất kính trọng, cả những người thân xung quanh tôi và cả những người mà đôi khi tôi chỉ tình cờ gặp. Họ luôn dành những lời nói, những tình cảm tốt đẹp cho mái trường sư phạm mà hiện tại tôi đang theo học. Tình cảm tôi dành cho sư phạm cứ thế lớn dần và tôi quyết định đăng kí vào Khoa Tiếng Pháp để thỏa ước mơ được đứng trên bục giảng, được trở thành nhà giáo tương lai, được đứng trong hàng ngũ của những con người luôn được tôn vinh là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

Khoa Pháp đến với tôi tự nhiên lắm, tôi yêu nước

Pháp, tôi yêu những áng văn của Pháp, những công trình khoa học, kiến trúc đồ sộ và tinh túy bậc nhất thế giới. Đã từ lâu tôi ấp ủ ước mơ được đến nước Pháp mộng mơ và hoa lệ. Còn gì thú vị hơn khi nhâm nhi một ly rượu vang lấy trực tiếp từ thùng

rượu đã ủ hàng chục năm, ngắm nhìn những cánh đồng nho bạt ngàn và chìm đắm trong hương thơm ngây ngất của ngững bông hoa oải hương. Được học ở khoa Pháp chính là bước đà đầu tiên để tôi thực hiện ước mơ của mình: ước mơ được làm giáo viên và ước mơ được ngắm nhìn tận mắt nước Pháp.“Đại bản doanh” của khoa Pháp là khu nhà V nằm gần cổng 2 của trường Đại học Sư phạm, lần đầu tiên bước chân vào trường tôi đã phải mất kha khá thời gian để tìm ra khu nhà này và đến hiện tại khi đã quen hơn với Đại học Sư phạm tôi biết tất cả các con đường dẫn đến khu nhà này phải là ngoại lệ. Đối với một người không giỏi nhớ đường như tôi thì đó được xem như một thành tựu. Ban đầu luôn là khái niệm chứa đựng đầy rẫy những khó khăn và với tôi không phải là ngoại lệ, tiếp xúc với một ngôn ngữ mới đem đến cho tôi vừa là sự háo hức vừa là sự lo lắng nhưng nhờ có sự tận tình của các thầy cô khi biết được khó khăn của chúng tôi và cả sự nhiệt tình của các bạn đã biết tiếng Pháp tôi dần thích nghi và ngày càng yêu quý khoa Pháp hơn.

Khoa Pháp mang đến cho tôi những niềm vui, tiếng cười

hiểu biết mới mẻ. tôi luôn tâm niệm rằng lựa chọn khoa Pháp là nơi đặt chân cuối cùng là một điều hết sức đúng đắn.

Nhân kỉ niệm 10 năm thành lập khoa Pháp, tôi xin gửi

lời chúc sức khỏe dến các thầy cô đã tâm huyết với khoa, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Chúc cho tiếng tăm và uy tín khoa ngày một nâng cao. Chúc các anh chị K61 có một năm học ý nghĩa và hoàn thành xuất sắc khóa luận tốt nghiệp. Chúc các bạn K64, các anh chị K62, K63 khỏe mạnh, học tập tốt.

Phạm Thị Mỹ DuyênSinh viên lớp AK64

44 45

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

44 45

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

Trong quá khứ, tôi - một học sinh tỉnh lẻ chưa từng có định hướng rằng mình sẽ chọn tiếng Pháp. Giờ đây, nếu có ai hỏi lý do tại sao chọn Khoa tiếng Pháp của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi cũng chẳng thể giải thích được nữa. Nhưng hãy hỏi tôi rằng “ Em có thích tiếng Pháp không?”, tôi sẽ chẳng ngại ngần khi trả lời “ đam mê là đằng khác!”.

25/08/2013: “ Tiếng Pháp à? Học tiếng Pháp sau này ra làm gì? Xin việc trường Sư phạm thì khó lắm?” “ Con gái đi hướng dẫn viên du lịch thì cũng ổn” “ Học đi biết đâu được sau này tiếng Pháp nó thông dụng thì sao” …

Đó là tất cả những gì tôi nhận được cùng với tớ giấy báo nhập học trên tay, với những ý kiến tích cực có, tiêu cưc có.Với số điểm 32,5 điểm NV1 tôi có 1 chút tiếc nuối nhè nhẹ.

26/08: Ngày K63 Khoa Tiếng

Pháp nhập học : Đánh dấu mốc rời xa tuổi học trò, ai đó sẽ bước những bước chân đầu tiên tới giảng đường Đại Học, cũng dù ít dù nhiều đều mang trong mình những cảm xúc mới mẻ. Tôi cũng vậy. Tránh sao khỏi những bỡ ngỡ của cuộc sống xa nhà với biết bao lo toan, rồi những cảm nhận khác nhau về trường mới, lớp mới, bạn bè mới. Ngày đầu tiên trên mảnh đất Hà Nội, thực sự là rất khó khăn, cảm giác cô đơn, nhớ nhà.Tôi vốn là đứa nhút nhát nên chẳng muốn chỉa sẻ với ai trong phòng Ký túc xá.Tôi tự nhắc bản thân : Cố lên, rồi sẽ ổn thôi!

Trở thành sinh viên của một trường đại học là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu không chỉ của riêng tôi mà còn của bao bạn trẻ khác trong suốt những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi đã làm được điều đó. Tôi nên tự hào thay vì nuối tiếc. Tôi thầm nghĩ: Mình nên tin vào số phận. Mình với tiếng Pháp chắc là có cơ duyên.

Buổi chào tân sinh viên K63 của khoa Tiếng Pháp, tôi đã có cơ hội được biết đến các cô giáo và anh chị trong khoa mình. Hôm ấy tập thể lớp chúng tôi đã nhận được sự chào đón vô cùng nồng nhiệt từ mọi người.

Tôi đăng kí tham gia câu lạc bộ tiếng Pháp và đi dự đầy đủ những buổi sinh hoạt CLB tổ chức. Các chị K62 và K61 thật sự rất dễ gần, họ chia sẻ kinh nghiệm học rất cởi mở và nhiệt tình. Hàng

tuần đều có các buổi luyện phát âm do chị Hạnh Dung hướng dẫn đều rất thu hút những bạn D1 chúng tôi. Ngoài hoạt động học tập, các chị còn tổ chức những trò chơi bằng tiếng Pháp bổ ích. Sau mỗi lần ra về thì lần nào cũng rất vui. Tôi cảm thấy CLB tiếng Pháp thật sự là rất bổ ích. Từ khi vào khoa Tiếng Pháp, tôi đã trở thành một người “khác”, khác hoàn toàn với một tân sinh viên ngày nào còn rụt rè, e ngại không dám phát biểu trước đám đông.

Tiết học đầu tiên là tiết học tiếng Pháp của cô chủ nhiệm - Cô Nguyễn Trang. Ấn tượng về cô Chủ nhiệm trong tôi là một cô giáo nói tiếng Pháp “đặc biệt” nhất. Cô giảng bài cho chúng tôi rất nhiệt tình, cô hướng dẫn cách phát âm, học từ mới, … Cô luôn quan tâm đến hoạt động của lớp, luôn luôn hỏi han, chỉa sẻ với chúng tôi những khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi học tiếng Pháp. Tôi cảm nhận được sự quan tâm ấy thật sự là rất lớn, rất lớn.Tôi là một học sinh theo hệ 7 năm tiếng Anh. Tiếng Pháp : Tôi không hiểu thật rõ về nó như là tôi đã hiểu tiếng Anh. Tôi thấy các bạn D3 rất giỏi và tự nhủ mình các bạn học 1 thì mình phải học 10.

Sau đó là các cô : Thy Giang phụ trách kỹ năng Nghe; cô Phương Thu kỹ năng Nói; cô Thảo Hương kỹ năng Đọc. Các cô đều rất yêu nghề, yêu trò nên mỗi tiết học Tiếng Pháp chúng tôi đều cảm thấy hứng thú.

KHOA

PHÁP

Tron

g tô

i

Đỗ Thị Hải YếnSinh viên lớp AK63

46 47

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

"TÔI ĐÃ LỰA CHỌN ĐÚNG "

Năm thứ nhất, tôi không đi học thêm ở các trung tâm. Và thật may mắn khi tôi được biết Khoa mở cho những bạn như tôi lớp học phụ đạo. Ở đây, chúng tôi được học theo những chủ đề mà các cô xây dựng từ trước với mục đích rút ngắn khoảng cách kiến thức giữa các bạn đầu vào tiếng Pháp và tiếng Anh. Lớp học phụ đạo nhỏ ấy đã cho tôi một lượng kiến thức rất lớn, đặc biệt là phần ngữ pháp.

Tuần nghiệp vụ sư phạm 20/11/2013: Chúng tôi được học những buổi rèn luyện bổ ích. Các anh chị K60 đã đến lớp và chia sẻ những kinh nghiệm khi thực hành các kỹ năng trong tiếng Pháp. Tôi thực sự rất ấn tượng với chị Ngân K60, chị cũng xuất phát từ mốc D1 và nhận được bằng tốt nghiệp loại Giỏi. Các anh chị luôn lắng nghe chúng tôi tâm sự những khó khăn rồi tư vấn cách để vượt qua, khắc phục nó. Các cô trong khoa cũng vậy, mọi người luôn sẵn sàng giải đáp bài tập cho chúng tôi. Lần nào gửi mail hỏi bài tập, dù rất bận thì các cô cũng mail lại và giải thích rất cặn kẽ.

20/03/2014 : Đó là lần đầu tiên trong đời những đứa D1 chúng tôi biết đến Ngày hội Pháp ngữ. Tôi đã thêm hiểu hơn về tiếng Pháp, các nước nói tiếng Pháp, lợi thế khi học thứ ngôn ngữ này khi đi du học, trong tìm kiếm việc làm, …Chưa kể vào ngày hôm ấy, tôi còn được mở mang tầm mắt về tài năng của các bạn sinh viên trường ngoài. Đến khi trở về, tôi cảm thấy gần gũi và có thêm động lực học tiếng Pháp hơn. Học ngoại ngữ, chúng tôi cần được tiếp

xúc với giáo viên nước ngoài và Khoa đã tạo điều kiện cho sinh viên trong khoa chúng tôi rất nhiều. Khoa đã mời thầy chuyên gia Patrick Dahlet đến giảng dạy cho chúng tôi trong 1 tháng. Đó cũng là lần đầu tiên bản thân tôi được tiếp xúc với giáo viên nước ngoài. Qua cơ hội này tôi cảm thấy mình đã nhận được rất nhiều kỹ năng quý báu mà tôi chưa từng nghĩ đến. Tôi luôn cố gắng tham gia và theo dõi các hoạt động ngoại khóa và luôn nhìn thấy khoa Pháp được xếp ở một vị thế rất cao trong các cuộc thi Đoàn trường tổ chức. Tuy rằng có một sự thật là khoa Pháp có hơi hạn chế về số lượng sinh viên nhưng về chất lượng thì các khoa khác phải ngưỡng mộ. Ví dụ như cuộc thi Nghiệp vụ sư phạm cấp trường về sáng tạo đồ dùng học tập, Miss Sinh viên, S-festival Hành trình đôi, Olympic Tiếng Anh khối không chuyên, … Khoa Pháp luôn đứng ở những vị trí hàng đầu. Đó là điều mà mỗi sinh viên trong khoa Pháp đều đáng để tự hào.Giờ đây trong tôi không còn là cái cảm giác sợ hãi, nhút nhát òa khóc vào lòng mẹ như ngày đầu tiên vào lớp 1 nữa. Cũng không còn là cảm giác rụt rè với những mơ ước trong sáng rất đỗi ngây thơ khi ngày đầu tiên bước vào cấp II. Cũng chẳng còn cái cảm giác hồi hộp, lo âu như lúc bước vào cấp III. Và cũng đã kết thúc cái cảm giác mang tên “ ngày đầu nhập học”. Tôi đã trưởng thành hơn trong suy nghĩ, dường như cảm xúc đang nói với suy nghĩ tôi: “Ta đã lớn rồi!” Bước chân tôi giờ đã chững chạc và tự tin để bước tiếp trên con đường mà chính tôi chọn. Sẽ có nhiều khó khăn thử thách nhưng tôi tin vào một tương lai với cơ hội việc làm Tiếng Pháp mở rộng hơn đón chờ phía trước.Trải qua thời gian hơn 1 năm tiếp xúc với môi trường mới. Tôi thực sự ấn tượng về ngôi trường và ngành học mà mình đã chọn. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời không những đối với tôi mà còn của nhiều sinh viên như tôi. Chúng tôi hiểu và yêu Trường, yêu ngành Tiếng Pháp mà tôi đã chọn, và tin tưởng với sự lựa chọn của mình. Tôi nhận thấy rằng đây là một môi trường học đường lý tưởng, với đội ngũ giảng viên tâm huyết, có trình độ cao, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; trang thiết bị dạy và học hiện đại, cơ sở vật chất không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện hơn. Không chỉ có vậy, tổ chức Đoàn – Hội, câu lạc bộ hoạt động rất sôi nổi và hiệu quả. Những hoạt động như: các cuộc thi đá bóng, văn nghệ, hội thi nấu ăn – cắm hoa ngày 8/3,

Célina Ramseur và tôi trong ngày hội Pháp ngữ

46 47

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA 2004-2014 | | KỶ YẾU - KHOA TIẾNG PHÁP

còn nữa...

cuộc thi Olympic Tiếng Pháp… đã là những động lực mạnh mẽ giúp chúng tôi vượt qua tất cả điều đó, và củng cố lòng quyết tâm hơn nữa trong học tập và rèn luyện. Giờ đây tôi có thể tự tin nói với người thân và bạn bè rằng: “Tôi đã lựa chọn đúng!”

Qua bài viết này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô giáo trong khoa tiếng Pháp- những người đã truyền lửa cho thế hệ sinh viên như chúng em- những tấm gương nhà giáo mẫu mực mà sau này chúng tôi có nhiệm vụ kế thừa và phát triển hơn nữa.Em cũng muốn nói lời cảm ơn tới các anh, chị khóa trên vì đã dành những tình cảm chân thành để chỉ bảo những kinh

nghiệm sống, học tập cho những đàn em khóa dưới.

Sau cùng, em xin kính chúc các cô giáo kính mến của Khoa Tiếng Pháp thật dồi dào sứckhỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ chúng em và thế hệ mai sau. Em mong rằng khoa Tiếng Pháp sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả hơn nữa, sẽ tiếp tục đón nhận nhiều lớp sinh viên tài năng. Sinh viên chúng em trong khoa sẽ cố gắng để trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. Và xin chúc cho ngày kỷ niệm 10 năm thành lập khoa Tiếng Pháp thành công tốt đẹp !

Phòng 807 - Nhà V136 Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Hà Nội

Tel : (84-4) 437549499 Email : [email protected]

Tiếng PhápKHOA

Kỷ yếu chào mừng 10 năm thành lập