khoa tiẾt · web viewlại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của...

114
Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 5

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 5

Page 2: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Lá thư Vu LanĐạo nghĩa làm người: quân - sư - phụ cho trọn vẹn hay đạo hiếu trung cần phải giữ gìn cẩn thận để được xứng đáng bổn phận làm con, lưu lại tiếng thơm ở đời, và đồng thời làm gương để con cháu noi theo mà ăn ở cho phải đạo theo như truyền thống lâu đời của giống nòi.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.25536

Page 3: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Đạo vua tôi, đạo thầy trò, đạo cha con sao mà thân thương quá, gần gũi quá đối với nhiều người! Nhưng sao khó với quá, thiếu bình đẳng và mất tự do quá của một số ít người sống trong xã hội giàu vật chất, nhưng nghèo tình người, thiếu đạo đức như chúng ta đang sống vào đầu thế kỷ hai mươi mốt hôm nay. Không gì ngọt ngào, êm nhẹ bằng giọng hát ru con đưa vào giấc ngủ của mẹ hiền qua mấy điệu ca dao:Cha sinh, mẹ dưỡngĐức cù lao lấy lượng nào đongThờ Cha mẹ ở hết lòngẤy là chữ hiếu dạy trong luân thườngChữ đễ nghĩa là nhườngnhường anh nhường chị lại nhường người trênGhi lòng tạc dạ chớ quênCon em phải giữ lấy nền con emhoặc:Chiều chiều chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.Hay:Ngó lên hòn Kẽm đá DừngThương cha nhớ mẹ xin đừng bỏ nhau…Có còn chăng cảnh chung sống trong đại gia đình sum họp giữa ba thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cái gọi là tam đại đồng đường (Cùng mái ấm gia đình như xưa kia?)Nhưng, dù sao “giấy rách phải giữ lấy lề” để làm vừa lòng đấng sanh thành mà những người con may mắn đang còn đấng từ thân hiện thế.Để gọi là một chút tình đối với song thân, nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin gởi đến chư độc giả, quí thân hữu Pháp Bảo lời chúc nguyện:hiếu tâm trọn vẹnhiếu hạnh châu viênđể xứng đáng là giòng dõi con Lạc cháu Hồng nhất là hàng hậu duệ của đức hiếu tử Đại Hiếu Mục Kiền Liên, đối với người con Phật.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.

Ban Biên Tập Pháp Bảo

Chương trình Đại Lễ Vu Lan PL.2553Chủ nhật ngày 6.9.2009 tại chùa Pháp Bảo

(Nhằm ngày 18 Tháng 7 năm Kỷ Sửu)

9.30 giờ - Quý đồng hương và Phật tử tề tựu

10.15 - Thuyết pháp

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 7

Page 4: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

11.00 - Thỉnh 3 hồi chuông trống Bát Nhã – Chư Tăng Ni quang lâm lễ đài.

11.15 - Lễ chào cờ

- Phút nhập từ bi quán

- Giới thiệu thành phần tham dự

- Diễn văn khai mạc (Trưởng BTC – ĐĐ Thích Phổ Huân)

- Đạo từ Vu Lan (HT Giáo Hội Trưởng)

- Vũ dâng hoa và gắn hoa hồng (GĐPT PB)

- Lễ niệm hương

- Khóa lễ Kinh Vu Lan (tất cả đồng tụng)

- Cúng ngọ

- Cúng tiến chư hương linh thờ tại chùa

12.30 - Lễ cúng dường trai tăng

- Phật tử thọ trai

13.30 - Lễ mừng Chu Niên lần thứ 26 GĐPT Pháp Bảo

14.00 - Lễ truyền Tam Quy Ngũ giới

- (Quý Phật tử đã ghi danh quy y Tam Bảo, xin có mặt tại chánh điện lúc 13.45 giờ để thọ giới)

- Cúng thí thực cô hồn

17.00 - Hoàn mãn.

Hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên bất diệt

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI tại ÚC ĐẠI LỢI – TÂN TÂY LANThe Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia – New Zealand

HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH* Văn Phòng Hội Chủ, Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia

Tel 08-84478477; Fax 08-82401758; Email [email protected] * Văn Phòng Tổng Thư Ký, Chùa Pháp Quang, 12 Freeman Rd, Durack, QLD 4077, Australia

Tel 07-33721113; Mobile 0402-442431; Fax 07-33729988;Email [email protected]; www.phatgiaoucchau.com

Ngày 10 tháng 8 năm 2009Số 026 – 03/HĐĐH/HC/TB

Thông bạch Vu Lan

Pháp Bảo – Vu Lan PL.25538

Page 5: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

của Hòa Thượng Thích Như Huệ, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng NiKính thưa Quý thiện nam tín nữ Phật tử.

Vóc dáng đấng cha lành còn đó, hình ảnh pháp hội Linh Sơn như vẫn còn hiện hữu theo dấu chân hàng trưởng tử Như Lai kế thừa đạo pháp. Dù Đức Phật đã thị tịch cách nay 2553 năm, nhưng những lời giáo huấn của Ngài qua pháp âm vẫn còn vang vọng đâu đây để cho tứ chúng đệ tử hành trì tu tập đạo giải thoát, đạo nhân thừa mà hiếu đạo là nền tảng của cổ kim, con người không thể thiếu sót hay thờ ơ được. Phật dạy pháp an cư kiết hạ mỗi năm 3 tháng từ sau rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 âm lịch, và lễ tự tứ trong khi giải hạ, đồng thời cũng là lễ thọ tuế của người đệ tử xuất gia.

Lễ tự tứ hay đối thú đã có trên 2500 năm nay do Phật chế định cho chúng đệ tử Tỳ Kheo của Ngài hành trì. Lễ này tuy giản đơn nhưng mang ý nghĩa đầy tánh tự giác, dân chủ, bình đẳng trong tôn ty thứ bậc theo như pháp thức qui định. Hai vị Tỳ Kheo cùng quỳ gối, một vị bạch rằng: hôm nay là ngày chúng tăng tự tứ, con Tỳ kheo… cũng xin tự tứ, nếu thấy, nghe, nghi có tội, xin Đại Đức chỉ bảo cho con. Nếu con thấy có tội sẽ y như pháp mà sám hối. Vị thầy đối diện cũng bạch như thế. Nếu vị cao hạ lạp hơn thì ngồi, vị ít tuổi hạ quỳ bạch. Hai vị trưởng làm lễ đối thú xong được mời ngồi vào hai bàn ở hai bên Phật điện cho chư Tăng, ni làm lễ - cứ 3 người một lần – cho tới lúc trong chúng người cuối cùng lên tác bạch xong.

Thế nhưng có người đã cho rằng Phật Giáo tổ chức quá lõng lẻo nên các thế lực vô minh xen vào nội bộ làm xáo trộn, chao đảo, nhất là trong vài năm trở lại đây. Nói Phật Giáo không có Giáo quyền thì đúng hơn là phê phán, chê trách Phật Giáo thế này thế nọ không xác đáng thực tế. Điều này chỉ có người Phật tử chân chánh mới nắm rõ mà thôi.

Khi chư Tỳ Kheo chỉ lỗi cho nhau và nhận thấy có lỗi rồi không phải dừng ngay đó mà hứa nguyện trước Tam Bảo là tự thành tâm sám hối chừa bỏ lỗi lầm đã phạm không tái gây tạo thêm nữa. Trong tinh thần tự giác, ý thức vai trò trách nhiệm của mình Thầy Tỳ Kheo cứ miệt mài tu tập sửa đổi cho mỗi ngày tâm Bồ Đề càng bền vững, tuệ giác tinh nhuệ cho tới khi công viên quả mãn.

Nhân mùa Vu Lan - báo hiếu - Phật lịch 2553 năm nay, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội, tôi gởi lời mừng khánh tuế đến chư Tôn Hòa Thượng, quý Ni Trưởng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni hạ lạp viên thành, thân tâm an tịnh để lèo lái con thuyền Phật Giáo đang ngộ nạn trước trận đại cuồng phong giữa đợt sóng ngầm của đại dương đang gào thét tới được bến bờ an định, là báo ân đức Từ phụ trong muôn một. Đối với các giới Phật tử, xin cầu chúc quý vị cùng gia quyến đạo tâm kiên cố và tiếp tục vai trò hộ pháp cùng với Tăng Già để chấn hưng xây dựng tiền đồ Phật Giáo bắt được gốc rể trong lòng đất tự do nơi chúng ta đang sinh sống.

Cầu nguyện gương hiếu hạnh của Đức đại hiếu Mục Kiền Liên mãi sáng ngời trong tâm tư ý nguyện người con Phật giữa dòng đời biến thiên loạn động của đầu thế kỷ hai mươi mốt hôm nay.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 9

Page 6: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Nam Mô đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.

Thay mặt HĐĐH

Hội chủ

HT Thích Như Huệ

Lòng hiếu thảo của Thi Ca La ViệtHT Thích Bảo Lạc

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255310

Page 7: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

* Câu chuyện ông Bà la môn KathawanusMột trong những đức tánh cao đẹp của con người là hiếu hạnh mà muôn đời luôn

được ca ngợi tán dương khắp quốc độ Ta Bà trên cõi đời này. Khi Phật còn tại thế, tại thành Vương Xá (Rajagrha) có người Bà La Môn tên là Kathawanus, cùng với vợ đã quy y Phật và thành người Phât tử mộ đạo. Hai người hết lòng tôn kính cúng dường Phật, các bậc sa môn, nhưng có người con trai là Thi Ca La Việt (Singàlàka) tức Thiện Sanh, không tin Phật-Pháp-Tăng, lại còn tỏ ra bất bình khi thấy cha mẹ lễ lạy Phật và các thầy Tỳ kheo sát đất, cũng như đem dâng cúng dường thức ăn, đồ mặc, thuốc thang và những đồ cần dùng khác.Thiện Sanh nghĩ đơn giản về đời sống chư Tăng cũng như Đức Phật không phải là thần thánh tại sao chúng ta phải khép nép lễ kính qùy lạy sát đất, chấp tay, qùy gối một cách trịnh trọng quá đáng như thế? Do vậy nên sau bao lần khuyên bảo của cha mẹ, Singàlàka-Thiện Sanh- vẫn không nghe theo, không chịu đến hầu thăm Phật và các vị đại đệ tử của Phật như ngài Ca Diếp, Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, Ca Chiên Diên, Phú Lâu Na ... trong số những đệ tử xuất sắc của Phật. Thiện Sanh trả lời thẳng thắn dứt khoát rằng: “ Con không muốn đến thăm những vị ấy, vì mỗi lần đến thăm con phải quỳ lạy khúm núm trước họ làm đau đầu gối, phải ngồi trệt dưới đất làm lấm bẩn áo quần, rồi nếu quen biết họ, con phải dành một phần chi dụng đồ đạc cúng dường ẩm thực, y phục cho họ, làm mất thì giờ và tiền bạc “. Chàng trai đã có lý, không phải hiếu là nhắm mắt tin càng, nhất là việc nào không hiểu rõ nên

tìm hiểu tận tường trước khi bắt tay thực hiện.Thái độ của Thiện Sanh cũng nói lên tâm trạng của một số người trong gia đình tin Phật, nhưng lại có ít thành viên không tin. Đó là chưa kể, có khi những người này lại còn bài bác việc tin tưởng của người thân nữa. Theo như lời Đức Phật dạy: “Tin Ta mà không hiểu Ta là hủy báng Ta”. Ở đây, Thiện Sanh thấy những sự bất ổn do vì không hiểu lòng tín thành của người thân đối với Tam Bảo, nên nêu lên những ý nghĩ mà theo anh ta là phi lý, quá đáng, và cũng biết có vậy, chứ thật sự không tìm hiểu sâu rộng vấn đề một cách nghiêm túc. Nhưng thật ra Thiện Sanh vẫn không vượt ra ngoài vòng hiếu đễ đối với cha mẹ và anh chị em trong gia đình truyền thống.Cha sinh, mẹ dưỡngĐức cù lao (1) lấy lượng nào đongThờ cha mẹ ở hết lòngẤy là chữ hiếu dạy trong luân thường (2)Chữ đễ nghĩa là nhườngNhường anh, nhường chị lại nhường người trênGhi lòng tạc dạ chớ quênCon em phải giữ lấy nền con em.(1) Đức cù lao

Là công lao sanh thành nuôi dưỡng con cái khó nhọc của cha mẹ, nên có câu cửu tự cù lao, là chín chữ như: Sanh là sanh đẻ, hoài thai 9 tháng 10 ngày; Cúc là nâng đỡ, dìu dắt như chim mẹ tập chim con chuyền cành từ gần đến xa, cho tới khi con đủ lông cánh bay xa; Phủ là vỗ về, an ủi, trách cứ như câu: “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”; Xúc là cho bú mớm, ẳm bồng, nâng niu; Trưởng: nuôi cho khôn lớn nên người hữu dụng trong xã hội; Dục: dạy dỗ điều hay lẽ phải theo đúng tránh

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255314

Page 8: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

sai; Cố là trông nom từng li từng tí nửa bước không rời; Phục: chăm sóc dạy bảo; Phúc: bảo vệ, che chở như gà mẹ trông đàn con thơ chi chít, như có bài thơ dưới đây:

Gà và diều hâuHai con gà nở chung một mẹNhưng anh em cạnh kẹ cùng nhauHai gà sanh chuyện lôi thôi Xù lông gạt mỏ tức thời chọi nhauBổng một chú diều hâu bay đếnSà xuống ngay bắt nghiến cả haiKhôn ngoan đá đáp người ngoàiGà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

(2) Luân thườngLà đạo ăn ở với mọi người cho đúng, công bình hợp luân lý, đạo đức truyền

thống lâu đời. Theo như Khổng giáo có tam cang và ngũ thường. Tam cang là 3 giềng mối nối kết nhau thành một thực thể nhiều lớp người trong xã hội. Đó là Quân thần cang: vua tôi (vua chánh, tôi trung) Phụ tử cang: cha con (cha hiền, con thảo) Phu thê cang: vợ chồng (hòa ái, tương hợp). Ngũ thường là 5 đức tính căn bản của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (tương ứng như 5 giới căn bản của người Phật tử).

Vấn đề nhân luân theo truyền thống của người Việt Nam tình thương yêu ngoài gia đình, còn mở rộng đến đồng bào và đồng loại. Nhất là người Phật tử, khi gặp người hoạn nạn đau yếu phải giúp đỡ bằng tình thương yêu chân thật như lo cho chính bản thân. Chẳng hạn như:Thấy người hoạn nạn thì thươngThấy người tàn tật lại càng trông nomThấy người già yếu ốm mònThuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đầnTrời nào phụ kẻ có nhânNgười mà có đức, muôn phần vinh hoa.

(Nguyễn Trãi- Gia huấn ca)Theo như luân lý truyền thống Á Đông từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Miên, Lào, Việt Nam v.v... đều phải theo một mẫu mực nhứt định.

Và đó cũng là duyên hay biết đâu lại là cơ may để Kathawanus bị bệnh nặng biết mình không qua khỏi, gọi người con trai đến trăn trối, dặn dò việc lễ lạy sáu phương. Lúc còn mạnh khỏe, mặc dù đã nhiều lần khuyên bảo con không thành công, người cha vẫn kiên trì cho đến giờ phút cuối. Một hôm thân phụ Singàlàka muốn con hứa với mình một điều và chỉ một điều thôi, trước khi người nhắm mắt lìa đời. Đó là sau khi ông chết, Singàlàka hằng ngày sau khi thức dậy lễ lạy sáu phương. Singàlàka hứa vâng lời và kể từ sau ngày thân phụ quá vãng, chàng luôn hành lể sáu phương mỗi buổi sáng.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 15

Page 9: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

* Ước vọng người cha trước khi lìa đời:Điều mơ ước chân thành của người cha không cao xa hay triết lý gì nhiều, chỉ

muốn cho con mình biết cúi đầu và thi lễ. Thái độ lễ lạy của người Phật tử phải 5 vóc gồm đầu mình và tứ chi gieo xuống sát đất mới thể hiện đủ cung cách kính lễ, nhất là đối với chư Phật và Thánh chúng. Người nào lễ bái đầu không chấm xuống sát đất là trong tâm còn ngã mạn cống cao. Cho nên ngày nay nếu quý Phật tử nào đến hành hương xứ Phật, hẳn chứng kiến việc lễ bái của số người tâm thành tại các thánh tích như Bồ Đề Đạo Tràng (Budhagaya), Tỳ xá Ly (Vaisali), Câu Thi Na (Kushinagara), Lâm Tỳ Ni (Lumbini) ... để thấy rõ và chiêm nghiệm trong việc tu tập của mình.

Kinh Thi Ca La Việt là bản kinh sớm nhất trong Phật giáo không phải do Phật thuyết mà là của truyền thống Bà La Môn. Nhưng Đức Phật triển khai rộng theo luân lý xây dựng nền tảng gia đình, giúp người Phật tử hiểu rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, cũng như hiếu kính đối với đấng sinh thành. Bậc cha mẹ lo cho con từng li từng tí, lúc nhỏ chăm sóc con hết lòng cưng như trứng mỏng, nuông chìu, an ủi, bảo ban, lo từ miếng ăn, giấc ngủ... Đến khi trưởng thành cha mẹ lo cho con học hành, hướng nghiệp, hôn phối... để con theo kịp người, bắc được nhịp với đà tiến của môi trường cuộc sống. Cha mẹ còn lo về mặt tư tưởng cho con thật tận tình mà qua mẫu chuyện trên cho ta thấy: sắp đến giờ hấp hối, mối lo của người cha vẫn không rời đứa con yêu quí, miễn sao con tự hứa để cho cha yên lòng trước khi nhắm mắt lìa đời. Tình huyết thống giữa cha con đã có sự cảm thông, người con tỏ ra hiểu được tâm trạng của cha, hứa danh dự vâng lời cha để cho cha yên tâm trút hơi thở cuối cùng.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255316

Page 10: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Mặc dù trước đó, Thiện Sanh có những điểm bất đồng với cha mẹ, nhưng không vì thế mà chàng quên hiếu đạo của một người con trong gia đình nền nếp.

* Lòng hiếu thảo của Thiện SanhThi Ca La Việt dịch nghĩa là Thiện Sanh, cũng như Mục Kiền Liên

(Moggalana) là đại hiếu tử của bà Thanh Đề hồi thời Đức Phật tại thế. Như ta biết những bản kinh như Vu Lan Bồn, báo phụ mẫu trọng ân hay Thi Ca La Việt... đều là những kinh nói về đạo hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ hay bổn phận giữa vợ chồng, con cái, anh em, cha mẹ, người giúp việc (sẽ đề cập chi tiết hơn trong phần sau)... để xây dựng nếp sống gia đình lành mạnh theo mẫu mực của người Phật tử tại gia, biết kính Phật, trọng Pháp, ủng hộ Tăng già, quy y Tam bảo và thực hành hay tu tập năm giới.Năm giới là nền tảng của đạo làm người, nếu ai giữ trọn vẹn 5 điều hiện đời được mọi người kính nể, tôn trọng, đời sau ít nữa tái sanh cũng được làm người có đầy đủ phước đức cao quí.

Như người phát nguyện theo hạnh độ sanh của Bồ Tát, kiếp sau do theo hạnh nguyện mà rộng đường hóa độ chúng sanh ở các quốc độ thanh tịnh hay Phật quốc, hoặc nơi các cảnh giới cao hơn.

Thi Ca La Việt cũng như những chàng trai khác sanh trong một gia đình danh giá, có truyền thống đạo đức lâu đời, hẳn theo nếp sống nhà. Cha mẹ anh trước tin theo Bà La Môn, nhưng sau qui hướng Phật Đà, trở thành đệ tử thuần thành của Tam Bảo, sớm muộn gì anh ta cũng chịu ảnh hưởng về mặt tâm linh. Thật vậy, là người con có hiếu, Thiện Sanh không muốn cho người cha thân yêu của mình phải bận tâm lo nghĩ về mình quá nhiều mà hao mòn vóc thể, tinh thần. Bởi vì, hành xử như vậy là không theo đúng hiếu đạo. Với hiếu tâm đã sẵn, cộng thêm vào đó lời nhắc bảo khéo léo hay lời khuyên cuối cùng của cha. Anh quá xúc động, cũng để không làm cho cha thất vọng, hứa làm theo những gì cha ân cần căn dặn. Đó là món quà cao quí nhất của cha dành cho con - bài học luân lý - để người con trang bị xông pha đi vào đời. Rồi kể từ ngày người cha thương kính không còn hiện hữu trên cõi đời này nữa, anh ta cứ mỗi sáng thức dậy là lễ đủ sáu phương theo đúng như lời cha dặn, nhưng chưa kịp thỉnh vấn ý nghĩa của mỗi phương là gì, cho tới một hôm duyên may gặp Đức Phật đi hành hóa, nhờ Ngài chỉ dẫn, giải rõ tận tường việc làm từ trước của mình. Thiện Sanh lại càng tinh cần hơn và đem lòng thương kính người cha quá cố của mình nhiều hơn. Từ đó, chàng thanh niên vừa lạy sáu hướng để cầu sám hối nghiệp chướng của mình, và cũng để cầu siêu cho hương hồn người cha sớm được siêu thoát. Nhờ đó, ngày nay người Phật tử mới đủ cơ duyên nghiên cứu, đọc tụng, truyền dạy Kinh Thi Ca La Việt qua việc lễ bái sáu phương.

* Nội dung của Kinh Thi Ca La ViệtTheo như lời Phật dạy Thiện Sanh: “ cha con dạy lễ lạy sáu phương, không phải dùng thân lễ lạy như thế. Con đã hiểu sai ý của cha con rồi”. Nhân đó, Phật giảng giải tiếp: “ Hàng Trưởng giả, những người trí thức, nếu có thể trừ dứt sáu pháp xấu ác, đó chính là lễ lạy sáu phương”.

Sáu pháp đó chính là:1- Tham uống rượu2- Đam mê cờ bạc

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 17

Page 11: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

3- Ưa thích ngủ sớm dậy trể4- Ưa mời thỉnh khách khứa nhậu nhẹt5- Thích giao du với kẻ xấu6- Ham thích giết hại, lừa gạt, dan díu vợ người.

Đức Phật dạy rõ: “ Nếu con không trừ được sáu việc ấy thì sự lễ lạy nào có ích gì? Lại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một, kẻ xa người gần không còn ai kính trọng”.Sáu điều căn bản nêu trên, nếu ai giữ trọn sẽ tròn nhân cách hay nói cách khác đó cũng chính là 5 giới cho người Phật tử tại gia tu tập.Giới thứ nhất tính từ dưới lên cho tới số một chính là giới thứ năm, như xưa nay chúng ta vẫn hành trì. Thế nhưng, sống trong đời phiền tạp, người Phật tử cũng khó giữ trọn được những điều Phật dạy.

Không những ở Tây Vức thời xưa cách nay 3000 năm con người coi trọng đạo hiếu như thế, ngay tại Đông Độ mà điển hình là Trung Quốc qua nhiều ngàn năm với 24 gương hiếu (nhị thập tứ hiếu) muôn đời còn nhắc tới như những bài học luân lý trong đạo làm người. Đặc biệt trong Phật gia vào đời Đường thế kỷ thứ 9 thiền sư Qui Sơn Linh Hựu (771-853) trong văn Qui Sơn Cảnh Sách có nêu rõ: “Thân cận thiện hữu giả như vụ lộ trung hành, tuy bất thấp y, thời thời hữu nhuận. Áp tập ác giả, trưởng ác tri kiến. Một hậu trầm luân, nhất thất nhơn thân, vạn kiếp nan ngộ”, có nghĩa là thân cận học hỏi bạn lành như đi trong sương móc, tuy không ướt áo, nhưng mỗi lúc cũng thấm nhuần. Chơi thân kết giao với kẻ ác, ác tri kiến ngày càng tăng. Chết bị đọa lạc, một khi mất thân người, muôn kiếp khó được trở lại. Đức Phật dạy Thiện Sanh: “Này thiện nam tử, nên biết chọn người tốt để giao tiếp kết thân, học hỏi theo, tránh xa những người xấu ác. Như Ta từ vô số kiếp trước vẫn thường gần gũi những bậc thiện tri thức, nay mới được thành Phật quả”.

Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, là những bài học dạy con từ thuở còn thơ ấu mà bậc cha mẹ quan tâm trong việc xây dựng nếp sống gia đình.* Ý nghĩa việc lễ bái sáu phương như:

Phương Đông như vừng dương hướng về cha mẹ của người con biết phụng dưỡng có 5 điều: 1) Hết lòng hiếu kính, chăm nom thăm viếng làm cho cha mẹ vui lòng.2) Mỗi ngày lo dậy sớm, sắp xếp việc nhà, lo cơm nước, biết cần kiệm và luôn giữ nếp nhà.3) Thay cha mẹ làm những việc nặng nhọc.4) Luôn nhớ nghĩ đến ân đức của cha mẹ.5) Khi cha mẹ già yếu, bịnh tật hết lòng chăm sóc, lo lắng, tìm thầy thuốc chữa trị. Cha mẹ đối với con cũng có 5 điều:1) Dạy con bỏ điều ác, làm điều lành.2) Dạy con nên gần gũi những người hiểu biết.3) Dạy con chuyên cần, chú trọng việc học hỏi.4) Khi đến tuổi trưởng thành lo cố vấn việc hôn nhân.5) Chia tài sản trong gia đình cho con.

Phương Nam có ý nghĩa phụng sự thầy như kim chỉ nam. Người học trò phải nhớ 5 điều:

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255318

Page 12: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

1) Giữ lòng cung kính, nể sợ.2) Vâng lời thầy dạy bảo.3) Cần giúp đỡ như giặt giũ, sửa sang phải gắng sức làm.4) Chuyên cần học hỏi không chán nản.5) Sau khi thầy qua đời phải giữ lòng tôn kính, nhớ tưởng, ca ngợi những đức độ của thầy, nhất thiết không được luận bàn đến những điều sai trái, lầm lỗi trước của thầy. Thầy dạy đệ tử cũng có 5 điều:1) Hết lòng dạy bảo không mỏi mệt, khiến cho học trò mau được hiểu biết.2) Mong muốn học trò mình tiến bộ hơn nữa.3) Muốn cho học trò không quên những kiến thức đã học.4) Khi học trò gặp khó khăn, chỗ không hiểu, phải tận tình giảng rõ.5) Mong cho học trò có trí tuệ vượt trổi hơn thầy.

Phương Tây có ý nghĩa người vợ đối với chồng có 5 điều:1) Chồng đi đâu về nên chào đón niềm nở.2) Khi chồng vắng nhà phải lo chu tất mọi việc bên trong, giữ lòng kính trọng chờ đợi.3) Không được khởi tâm lang chạ với người đàn ông khác.4) Khi chồng có nặng lời, không được tùy tiện đối đáp, lộ vẽ giận tức; phải tỏ lộ sự thật không được dấu diếm, nhất là không được cất giấu vật sở hữu để dùng riêng.5) Phải đợi chồng nghỉ ngơi trước, mình lo xem xét cẩn thận việc nhà rồi mới đi nghỉ sau. Chồng đối với vợ cũng có 5 điều:1) Mỗi khi ra vào đều giữ lòng tương kính.2) Ăn uống phải theo giờ giấc để vợ khỏi nhọc nhằn và không buồn bực.3) Khi vợ muốn mua sắm đồ trang sức, tùy hoàn cảnh mà định liệu theo sở thích không quá khắc khe.4) Giao phó tài sản cho vợ coi sóc, giữ gìn.5) Không được tư tình với bất cứ một người đàn bà nào khác, khiến vợ sanh lòng ghen tuông, nghi ngờ, có thể đi tới chỗ ly tán tình nghĩa vợ chồng.

Phương Bắc có ý nghĩa trong sự giao tiếp cư xử với thân thuộc, bạn bè, đôi bên đều phải nhớ 5 điều:1) Có người làm việc xấu ác, lỗi lầm, những người khác phải thay nhau khuyên bảo, can gián, ngăn chặn.2) Khi có người gặp tai nạn rủi ro, ốm đau bệnh tật, những người khác phải quan tâm chia sẻ giúp đỡ.3) Khi trong gia đình có việc bất hòa không được mang ra nói với người ngoài.4) Phải giữ lòng kính trọng, ngợi khen điều tốt của nhau, duy trì quan hệ tới lui thăm viếng. Tha thứ, bỏ qua không để tâm hiềm giận, oán hờn.5) Nên giúp đỡ, hỗ trợ, cứu vớt lẫn nhau trong sự san sẻ hiểu biết.

Phương dưới có ý nghĩa người chủ đối với kẻ giúp việc phải biết 5 điều:1) Phải quan tâm tới các nhu cầu đời sống của kẻ giúp việc.2) Khi họ có bịnh phải lo mời thầy thuốc chữa trị.3) Không được dùng roi vọt đánh đập; cần phải tra xét sự việc rõ ràng, sau mới trách phạt. Việc nào có thể tha thứ thì nên tha thứ.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 19

Page 13: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

4) Không nên ép làm việc nhiều giờ, trả lương không tương xứng.5) Phải đối xử công bằng, bình đẳng như nhau, không nên có ý thiên vị.

Người giúp việc đối với chủ có 5 điều:1) Phải lo thức dậy sớm, không đợi chủ gọi.2) Phải biết những việc nên làm thì tự làm, không để nhọc lòng chủ sai khiến.3) Phải biết thương tiếc quí trọng tài sản của chủ không được xem thường mà vất bỏ, làm hư hỏng. 4) Mỗi khi chủ nhà có việc ra vào phải lưu tâm đưa đón. 5) Không được bàn nói những việc lỗi xấu của chủ, chỉ nên ngợi khen những điểm tốt đẹp mà thôi.

Phương trên có ý nghĩa việc cúng dường các bậc sa môn, hàng thiện tri thức có 5 điều: 1) Nên đem tâm chân thật hướng về. 2) Phải cung kính làm việc phụng sự không cho là khó nhọc. 3) Thường nhiều lần thưa hỏi đạo lý. 4) Phải lắng nghe, suy ngẫm rồi tu tập để dần dần tạo phước đức. 5) Phải thưa hỏi rõ ràng về tôn chỉ của việc niệm Phật, tham thiền, ngày đêm chuyên cần tu tập. Hàng sa môn, thiện tri thức khi chỉ bày cho người cũng phải nhớ 5 điều: 1) Dạy người tu tập các pháp bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, tu thiền, trí tuệ. 2) Dạy người các phép oai nghi, lễ tiết, không để buông thả, phóng túng. 3) Dạy người giữ lời nói và việc làm luôn tương xứng, không nên nói một đàng làm một nẽo. 4) Dạy người chuyên cần lễ bái Tam Bảo, khởi tâm thương xót hết thảy mọi loài chúng sanh. 5) Dạy người hồi hướng công đức, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, chứng đạt Bồ Đề rồi sẽ trở lại hóa độ chúng sanh.

Nghe lời Phật giảng giải rõ ràng, rành mạch của việc lễ bái sáu phương xong, Thi Ca La Việt liền xin thọ trì 5 giới, quy y Tam Bảo, và từ đó trở thành là một Phật tử chân chánh. Người Phật tử ý thức rõ lời Phật dạy các pháp đều vô thường, khổ không và vô ngã, không có gì sở hữu của ta kể cả mạng sống cũng chóng tan hoại như bài kệ sau đây:Phụ mẫu tình thâm chung hữu biệt Phu thê nghĩa trọng giả phân lyNhân tình tợ điểu đồng lâm túcĐại hạn lai thời các tự phi

Cha mẹ ân sâu còn ly biệtVợ chồng nghĩa nặng cũng lìa nhauNhân tình nào khác chim chung ngủSáng lại chia đường mỗi hướng bay.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255320

Page 14: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Theo Nhiếp luận của Chân Đế Tam Tạng pháp sư dịch vào đời Lương, Phật tử phải phát Bồ Đề tâm, thọ Bồ tát giới mới gọi là “chân thị chư Phật tử” (Đúng là những Phật tử chân chánh). Theo như tinh thần này, nghĩa của từ chân chánh chỉ hàng Đại thừa Bồ Tát phải hội đủ 5 điều kiện như sau:1- Dùng phương tiện làm cha: vận dụng mọi cách làm việc lợi người giúp vật như bố thí tài vật, ban rải giáo pháp để cải thiện đời sống của mọi người, mọi chúng sanh. Đem cho người sự lợi lạc bằng hướng nghiệp để bão đãm cuộc sống; và nhất là ban cho cái “dũng không sợ” để ai cũng có một đời sống an lành hạnh phúc.2- Dùng Bát Nhã làm mẹ: Bát nhã là trí tuệ hay trí mẫu, tức trí vượt hơn các trí thông thường của thế gian. Trí Bát Nhã gọi là tuệ trí do tập trung nội lực như vàng ròng tinh luyện thành, không còn xen tạp những chất bợn nhơ dục nhiễm.3- Dùng thiền định làm thai: đây cũng gọi là thánh thai, vì được trưởng dưỡng bằng món ăn thiền duyệt nuôi lớn thai nhi, sẽ sanh anh nhi trí tuệ.4- Dùng từ bi làm dưỡng dục: lòng thương yêu không phân biệt thân sơ, oán - thân là chất liệu bồi bổ tuệ giác Bồ Đề trên lộ trình giác ngộ.5- Lòng tin Đại thừa làm chủng tử: hạt giống lành là cái nhân tốt mới có kết quả tốt. Hạt giống Đại thừa hẳn là nhân hạnh Bồ Tát rộng đường hóa độ chúng sanh. Đây là lý tưởng của người Phật tử chân chánh, nếu phát tâm tu hành mà thiếu một trong 5 điều trên thì vẫn không thể gọi là chân Phật tử.

* Bài học xử thế của người con hiếu:Người con hiếu luôn luôn bão trọng hình hài trong thân xác do cha mẹ tạo thành theo lý duyên khởi: một là tất cả, tất cả là một hay cái này có thì cái kia mới có và ngược lại. Vì thế, tất cả muôn vật đều tồn tại nương tựa lẫn nhau như một chuỗi liên hoàn vô tận suốt dọc quá khứ, hiện tại cho tới vị lai.

Theo tinh thần Bát Nhã sự chằng chịt duyên sinh giữa vật chất và tinh thần liên hệ mật thiết với nhau như: “sắc tức là không, không tức là sắc, thọ tưởng, hành, thức (5 uẩn) cũng đều như thế”. Nói cách khác như trong gia đình, Cha cũng là Mẹ, Mẹ cũng là anh Cả, anh Cả cũng là anh Ba, anh Ba cũng là anh Tư, anh Tư cũng là chị Năm...

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 21

Page 15: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Bởi vì một thành viên trong gia đình có vấn đề là các thành viên khác chung nhau chia sẻ gánh vác, hầu an ủi lúc vui buồn đều có nhau. Như vậy giữ gìn thân thể không chưa đủ, người có đạo lý còn phải lo chăm sóc đời sống tinh thần hay tâm linh bằng cách tu tập chính bản thân, cũng như hướng thiện cha mẹ về với luân lý muôn đời của tổ tiên, quy y Phật đạo, nếu cha mẹ chưa sẵn sàng phát tâm. Việc phụng dưỡng cha mẹ cũng phải tùy duyên để tránh gây thêm ác nghiệp, đó chưa phải hiếu kính mà có khi còn đi ngược lại là đằng khác. Để làm vui lòng đấng sanh thành, Thi Ca La Việt đã thể hiện trọn vẹn được tâm hiếu của người con đối với cha mẹ, niềm tôn kính đối với huyết thống tổ tiên, ngưỡng phục đạo lý tôn giáo bao đời của giống nòi, như một trợ lực tinh thần anh đã giúp người cha mãn nguyện trước khi về hầu Phật bên Tây Phương Cực Lạc Quốc.

Ðó là duyên khởi để bản kinh Thi Ca La Việt ngắn gọn còn lưu truyền cho tới nay, và nhân vật chính Thiện Sanh của kinh nêu gương hiếu cho người Phật tử học hỏi noi theo mà không niệm phân biệt sang hèn, quí phái hay hạ tiện, màu da hay chủng tộc...Tất cả loài người trên mặt địa cầu ai chắc hẳn cũng muốn cho con cái mình có lòng hiếu thảo, thương yêu, kính quí đối với đấng sanh thành.

Tạm mượn mấy câu ca dao sau để kết thúc như:Công cha như núi Thái sơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con.hay:Có ông bà mới có taÔng bà là gốc, mẹ cha là cànhThân ta như thể lá xanhNhờ gốc vun bón, nhờ cành chở che.

Nhân mùa Vu Lan báo hiếu năm Kỷ Sửu, Phật lịch 2553, chúc những người con hiếu thảo còn cha mẹ phụng dưỡng chu đáo để làm vui lòng đấng thân trong muôn một; những ai có cha mẹ quá vãng biết thành tâm cầu nguyện cho thần thức song thân sớm thoát cảnh trầm luân sanh về Tịnh Ðộ. Và cầu chúc tất cả chúng ta có được một mùa lễ Vu lan hoan hỷ hiếu hạnh trọn đầy, tâm thành xông ngát hương hoa dâng cúng mười phương Tam bảo và cha mẹ hiện tiền, cùng quá cố với lòng biết ơn của phận làm con. Đa Bảo ngày 19 tháng 5 năm 2009.

Sách tham khảo:1. Ân nghĩa sanh thành do Tu Viện Quảng Ðức – Melbourne Úc ấn hành mùa Vu Lan 20052. Qui Nguyên trực chỉ quyển hạ của đại sư Tông Bổn, do nhà văn hóa Sàigon xuất bản năm 2008.3. Phật giáo Mỹ tập 2 của Trần Quang Thuận, do trung tâm học liệu Phật giáo xuất bản năm 20004. Từ điển Phật học Hán - Việt cuốn 2 do ngài Kim Cương tử chủ biên do phân viện nghiên cứu Phật học Việt nam ấn hành năm 1994.5. Danh từ Phật học thực dụng của Tâm Tuệ Hỷ biên soạn, nhà xuất bản tôn giáo ấn hành năm 2005.6. Kinh Phạm Võng Bồ Tát giới, bổn giảng ký 1 H.T Trí Minh dịch, chùa Viên Giác Ðức ấn hành 2001.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255322

Page 16: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

7. Kinh Thi Ca La Việt lục phương lễ, Ðại Tạng kinh bản chữ Vạn quyển 54, số 551 trang 418 - 422 do ngài An Thế Cao dịch sang chữ Hán vào đời Hậu Hán (Khoảng giữa thế kỷ 2)8. Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi.9. Nhiếp luận của tam tạng Pháp sư Chân Ðế dịch10. Ca dao, tục ngữ Việt Nam11. Phật thuyết Thiện Sanh tử kinh, Ðại Tạng kinh bản chữ Vạn, quyển 54 các trang 686-692, sa môn Chi Pháp Ðộ dịch vào đời Tây Tấn.12. Nghiên cứu văn hóa Ðồng Nai & Cửu Long qua bài “Tiếp chuyển những nét đặc sắc trong văn hóa VN sang thế hệ trẻ tại hải ngoại” của tiến sĩ Nguyễn Văn Bon, nhóm nghiên cứu văn hóa Ðồng Nai & Cửu Long - Úc Châu số 3 tháng 6 năm 2009

Lễ Tiểu TườngKính dâng Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Tăng Thống

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thoáng chốc thời gian đến Tiểu TườngChí thành dâng nguyện nén tâm hương

Lăng Già trăng khuyết giăng phong đỉnhLinh Thứu mây chùn khuất tịch dương

Biển khổ mênh mông ngàn hiểm họaĐường trần mờ mịt vạn tai ươngKhắp nơi hừng hực ngôi nhà lửa

Thảm cảnh nhơn sanh lắm đoạn trường

Thảm cảnh nhơn sanh lắm đoạn trườngNgưỡng Linh chứng giám Ngũ Phần Hương

Thiên tai dịch họa luôn tàn pháKhủng bố, chiến tranh lắm nhiễu nhương

Phật nhật mây giăng mù chướng khíPháp Thuyền ngược gió sóng trùng dương

Ma Sầu lũng đoạn tay lèo láiChúng khổ Ta Bà thật đáng thương

Chúng khổ Ta Bà thật đáng thươngKhát khao ước vọng cõi thanh lươngNgôi nhà Chánh Pháp hồi suy hoại

Nền tảng Thuần Phong phút thối ươn

Nhiễu loạn Tăng Già nơi Hải ngoạiLộng hành ma sự chốn Quê HươngLửa phiền tàn độc thiêu Tam Giới

Nhơn loại mong chờ đấng Pháp Vương

Nhơn loại mong chờ đấng Pháp VươngTừ Bi tế độ cõi vô thường

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 23

Page 17: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Màn trời chiếu đất thiên tai nạnMáu đỏ thây phơi họa chiến trường

Phép nhiệm hồi sanh nhờ Phật lựcThuốc lành cứu bịnh cậy lương phươngNguyện cầu hội nhập hàng Long TượngNhơn loại đang chờ đấng Pháp Vương.

Chí Tâm đảnh lễ Cố Đại Lão Hòa Thượng tam bái.Viên Huệ

Buổi nói chuyện thân mậtNguyên tác: Ðức Ðạt Lai Lạt MaChuyển ngữ: H.T.Thích Trí Chơn

Trích từ cuốn sách: “Universal Responsibility and the Good Heart”

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255324

Page 18: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Khi lần đầu tiên đặt chân đến Tây Phương, tôi nhận thấy một số sự việc tại đây không giống ở Ðông Phương, và đặc biệt nhất là đối với đất nước Tây Tạng chúng tôi. Tuy nhiên, điều dễ dàng để hiểu những sự khác biệt bên ngoài này hoàn toàn liên quan đến nền tảng văn hóa, lịch sử và địa dư mà chúng đã tạo thành nếp sống và phong tục tập quán đặc thù của mỗi quốc gia dân tộc. Nhưng trong ý tưởng của tôi, lúc nào tôi cũng nghĩ rằng các bạn là con người giống như tôi, cho nên trên căn bản tất cả chúng ta đều giống nhau là những con người. Sự khác biệt rất ít, vì điều cốt yếu tất cả chúng ta là con người, do đó mọi người chúng ta đều giống nhau. Tôi muốn có hạnh phúc và không thích khổ đau, các bạn cũng vậy. Tôi ước mong thành đạt sự hạnh phúc đó, các bạn cũng có quyền giống như tôi vậy.

Cho nên, không có điều sai khác căn bản giữa những dân tộc Ðông và Tây Phương hay giữa các bạn và tôi. Những sự khác biệt ấy chỉ là bề ngoài và giả tạo cho nên chúng không thể phân cách tách rời giữa con người với người. Khi gặp “những khách ngoại quốc” tôi cảm thấy không có sự ngăn chia giữa họ và chúng tôi. Ðối với tôi, những cuộc gặp gỡ đó là mối quan hệ thân thương giữa người với người và sự tiếp xúc giữa hai con tim.

Mối giao hảo, liên quan giữa người với người rất khẩn cấp cần thiết. Ngày nay thế giới con người ngày càng thu nhỏ lại và tương quan, lệ thuộc với nhau

nhiều hơn. Tất cả chúng ta đều phải nương nhờ vào nhau để sống còn. Thời xưa, mọi vấn đề khó khăn phần lớn giới hạn trong gia đình, cho nên phương cách giải quyết cũng ở mức độ gia đình, nhưng bây giờ hoàn cảnh không còn giống như trước. Ngày nay chúng ta ngày càng chặt chẽ phụ thuộc liên hệ với nhau mà nếu thiếu nhận thức trách nhiệm toàn cầu, chúng ta rất khó tồn tại và sống còn.

Chẳng hạn, những vấn đề của một quốc gia không thể tự mình đơn phương giải quyết hoàn toàn và trọn vẹn cho có kết quả, bởi lẽ còn tùy thuộc vào thái độ và sự hợp tác của nhiều nước khác. Cho nên, tôi tin rằng muốn tìm hạnh phúc cho con người, hành động của con người cần đặt nền tảng trên sự quan tâm, và giúp đỡ cho những kẻ khác. Qua nhiều thời đại, một số vị giáo chủ các tôn giáo đã cố gắng thuyết giảng cùng một giáo lý và tôi nghĩ ngày nay có thể chúng ta cần đến tín ngưỡng nhiều hơn trước đây.

Trừ phi chúng ta ý thức được trách nhiệm phổ quát, có chung cảm nghĩ sự đau khổ của tha nhân là của chính mình, hay nói khác là hành động với tâm hồn vị tha, thực khó có thể thành đạt hạnh phúc cho nhân loại và nền hòa bình thế giới. Tôi nghĩ mối liên hệ chân tình giữa con người, vượt qua những hàng rào ngăn cách như màu da và tôn giáo, có thể giải quyết nhiều vấn đề đang gây khó khăn cho chúng ta hiện nay. Nhờ vậy, chúng ta có thể thông cảm và hiểu biết nhau hơn, một sự hiểu biết thành thực, không còn đối xử vô nhân đạo giữa con người với nhau nữa.

Nếu chúng ta có thể phát triển sự hiểu biết giữa chúng ta, rồi trên căn bản của sự hiểu biết đó, chúng ta có thể chia xẻ và cố gắng diệt trừ nổi đau khổ, cũng như sẽ

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 21

Page 19: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

mang hạnh phúc lại cho kẻ khác. Tôi nghĩ số ít nên phát tâm hy sinh cho nhiều người. Hãy so sánh giữa chúng ta, các bạn và tôi, rõ ràng quý vị là số đông trong khi tôi chỉ là một cá nhân. Cho nên, tôi nghĩ các bạn (thính giả) là quan trọng hơn tôi, vì quý vị là đa số.

Lòng từ bi cứu giúp kẻ khác (quên bản thân mình) là một trong những giáo lý căn bản của nền Phật giáo Ðại thừa. Trong ý nghĩa này, tôi muốn trích dẫn lời Phật dạy sau đây diễn tả ý tưởng đó:

“Nếu các bạn không thể đánh đổi hạnh phúc của mình, Cho nỗi khổ đau của những kẻ khác. Quý vị không hy vọng thành đạt quả vị Phật, Cũng như sẽ không có hạnh phúc trong đời hiện tại”

Nghĩa là nếu chúng ta có thể hành động ngược lại tư tưởng của lời dạy này, các bạn không những chỉ đạt được mục đích tối thượng là thành Phật, mà sẽ còn có thể khắc phục những khó khăn hằng ngày để có tâm an lạc qua sự thực hành lời Phật dạy trên. Ðiều căn bản của tông phái Ðại thừa mà chúng ta cố gắng tu tập là thể hiện lòng từ bi. Theo Phật giáo Bắc Tông, các bạn cần hy sinh quên chính bản thân để đạt được sự giải thoát qua hành động cứu độ mọi chúng sinh.

Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của “Ðấng Ðại Từ Ðại Bi”, nhưng ý nghĩa chính của từ “Quán Thế Âm” (Avalokitesvara) là lòng từ bi. Nói khác, đức Quán Thế Âm là biểu tượng cho đức hạnh cao quý nhất của dân tộc Tây Tạng. Ðây là đức tính chúng ta nên cố gắng tu tập hành trì từ mức độ giới hạn đến vô hạn. Tâm đại bi không phân biệt, không tính toán và không hạn cuộc dành cho tất cả này rõ ràng không phải là tình thương thông thường đối với bạn bè, thân quyến hay gia đình của các bạn.

Tình thương chỉ giới hạn trong phạm vi các người gần gũi và thân yêu sẽ bị chi phối bởi vô minh và lòng tham đắm. Tình thương bao la chân thực là lòng từ bi mà quý vị có thể ban bố đến ngay cả người đã gây tai hại cho mình. Ðây là tâm từ bi được gửi đến mọi người và bao trùm khắp tất cả chúng sanh.

Sự phát triển tình thương, thân mến gần gũi mọi người không can dự với bất cứ loại tình cảm nào của tôn giáo mà chúng ta thường liên hệ. Tình thương đó không chỉ dành cho kẻ có tôn giáo, mà cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng hay đảng phái chính trị. Nó được dành cho bất cứ ai tự nhận mình trước tiên và trên hết là một thành viên trong đại gia đình của nhân loại, với cái nhìn mọi vật trong ý nghĩa rộng rãi hơn.

Có ai trong chúng ta, ngay vừa lúc mới chào đời, không nhờ tình thương của cha mẹ nuôi dưỡng? Chúng ta có ai không đồng ý rằng tình thương đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người? Nó an ủi khi chúng ta buồn khổ và không ai giúp đỡ. Nó vỗ về khi các bạn đến tuổi già và cô đơn.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255322

Page 20: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Tình thương là năng lực chủ động mà chúng ta nên phát triển và thực hành, nhưng chúng ta thường hay xao lảng quên nó, đặc biệt vào thời kỳ khi tuổi còn trẻ. Lý do chính đáng khiến chúng ta yêu thương kẻ khác vì mọi chúng sanh đều có quyền và ước muốn sống trong hạnh phúc và không thích khổ đau. Hơn nữa vì nhận thức rằng bạn, như một cá nhân cũng là một phần tử của sự sống khi so sánh với nhiều vô số kẻ khác đang không ngừng đi tìm hạnh phúc.

Theo Phật giáo Ðại thừa, các bạn không những chỉ nên thương xót con người mà là tất cả chúng sanh. Và cuối cùng thì chúng sanh nào cũng có khả năng thành Phật. Cho nên, chú ý đến ba điểm chúng tôi đã trình bày trên gồm có sự ước mong, có quyền cũng như có thể đạt được hạnh phúc và tránh khổ đau của con người. Chúng ta cũng luôn luôn nhớ rằng mình liên hệ cứu giúp một người không quan trọng bằng giúp đỡ cho nhiều người. Do vậy, có thể nói rằng chúng ta nên hy sinh quyền lợi cá nhân mình cho phúc lợi của những người khác. Khi bạn hành trì tu tập trong tinh thần ấy, thì ý nghĩa đích thực của tình thương, lòng từ bi và kính trọng mọi người sẽ trở thành một điều có thể làm và thực hiện được.

Hành động với cái nhìn tĩnh thức không mang ý nghĩa của một tập quán luân lý hay tôn giáo; nó không những chỉ tốt đẹp cho người mình muốn giúp đỡ mà cũng có lợi ích cho chính bản thân quý vị. Kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta xác nhận rằng người ích kỷ gặp khó khăn không những chỉ gây tai hại cho xã hội mà còn chính cá nhân họ nữa. Họ không giải quyết được vấn đề mà còn làm gia tăng sự khó khăn thêm. Ví dụ, khi chúng ta gặp một việc rắc rối, nếu chúng ta tự biết do lỗi của mình chứ không phải người khác, nhờ đó chúng ta có thể kiềm chế giữ được tâm thanh tịnh.

Trái lại, khi gặp một điều bất hạnh, chúng ta quy trách nhiệm và khiển trách những người khác, rồi chúng ta sanh tâm giận dữ, oán thù và ganh ghét họ. Tất cả

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 23

Page 21: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

những ý tưởng xấu này tăng trưởng dẫn đến kết quả là, chúng ta cảm thấy đời sống không có hạnh phúc. Chẳng hạn khi chúng ta buồn phiền, chúng ta sẽ ngủ không yên giấc, rồi chúng ta đau khổ. Các bạn bè và những người hàng xóm cũng không mấy gì vui.

Ngược lại, nếu khi gặp những điều không may, chúng ta biết tự chê trách lấy mình cũng như kính trọng và yêu thương mọi người khác; nếu hành động được như vậy, chúng ta có thể mang lại sự an lạc cho chính mình và tha nhân. Ðây là lời dạy căn bản của Ðại thừa Phật giáo.

Tôi sẽ chứng minh cho điều tôi nói bằng cách trích dẫn các lời dạy trong Phật giáo dưới đây:

“Tôi xem tất cả chúng sanh, còn quý hơn ngọc như ý. Với quyết tâm thành đạt mục đích cao cả nhất. Cho nên lúc nào tôi cũng nghĩ đến việc cứu giúp cho họ.”

Lời khuyên thứ hai cũng rất hữu ích cho cuộc sống hằng ngày của tôi là:

“Bất cứ ai tôi gặp gỡ tiếp xúc, Tôi luôn luôn nghĩ rằng họ có đức hạnh hơn tôi”

Cho nên khi gặp kẻ nào có ác tâm muốn làm hại hay gây đau khổ cho quý vị, chúng ta nên nghĩ đến các đức tính tốt của họ, nhờ đó các bạn có thể phát tâm từ bi xót thương họ.

Chúng ta nên ghi nhớ lời Phật dạy thâm thúy nhất như sau:

“Nếu có người mà ta đã hết lòng giúp đỡ, Và từ một kẻ mà ta mong chờ sẽ đối xử tốt với mình, Nhưng trái lại, người đó đã làm hại gây nhiều khổ đau cho ta.Ta vẫn xem họ như một bậc thầy cao quý nhất của mình.”

Người này là vị thầy vĩ đại của chúng ta vì lúc ta vui vẻ hay không bị các bạn thân chỉ trích thì ta khó tìm thấy những thói hư tật xấu của mình. Nhưng khi có người phê bình, vạch chỉ lỗi lầm của ta, lúc ấy ta mới biết điều sai quấy mà sửa đổi.

Cho nên kẻ thù của chúng ta là người bạn lành của ta vì nhờ họ giúp ta tu tập kiềm chế được nội tâm, phát khởi lòng từ bi và đối xử tốt với mọi người. Do đó, họ là vị thầy chân chính của ta. Thay vì oán giận hay thù ghét, ta nên kính trọng và biết ơn họ.

Mặc dù trên đây tôi trình bày các ví dụ trích dẫn từ nền giáo lý Phật giáo Ðại thừa, nhưng mục đích phát triển tình bạn, anh em chân thật, cũng như lòng từ bi và yêu thương mọi người là điều căn bản được tìm thấy trong tất cả những tôn giáo. Các tín ngưỡng đều giúp tâm con người đạt đến sự thanh tịnh và an lạc, nhưng không nhất thiết một người cần phải theo một đạo giáo để có điều hạnh phúc trên.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255324

Page 22: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Người ta có thể dùng phương pháp tu tập của Phật giáo nhằm rèn luyện các đức tính tốt để có tâm an lạc mà không cần trở thành một Phật tử. Tôi nghĩ những thiện tánh này vốn tự nhiên sẵn có nơi con người. Nếu chúng ta có lòng từ bi, tình thương biết kính yêu mọi người, thành thực và khiêm cung, được vậy chúng ta có thể tự gọi mình đích thực là một con người. Các tính xấu như giận hờn, tham lam, sân hận, ganh ghét và kiêu căng là những kẻ thù chung của chúng ta. Nếu chúng ta muốn trở thành những con người toàn hảo, chúng ta cần phải tu tập, rèn luyện các thiện tính, nhờ đó mà chúng ta tránh khỏi bớt phiền não và khổ đau.

Ngày nay, nhân loại đang phải đối đầu với nhiều vấn đề. Riêng các thiên tai thì chúng ta đành phải chấp nhận và nên tích cực đối phó. Nhưng có những khó khăn do chính con người tạo ra vì các ý nghĩ và hành động xấu ác, thì chúng ta nên cố gắng ngăn tránh. Một vài rắc rối phát xuất từ sự tranh chấp về ý thức hệ hay tôn giáo rồi con người bắn giết lẫn nhau và xem đó như là phương tiện để đạt cứu cánh gây tổn hại cho những kẻ khác.

Mọi tôn giáo và chủ trương chính trị chỉ là các phương tiện để đạt mục đích mang lại hạnh phúc cho con người trong cuộc đời này. Cho nên chúng ta không nên đặt phương tiện lên trên cứu cánh và luôn luôn nghĩ đến quyền lợi của con người vượt trội hơn hẳn vật chất. Những ý thức hệ, đảng phái chính trị và tôn giáo của thế giới đều nhằm giúp nhân loại thành đạt hạnh phúc cho con người.

Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ các bạn thân quen trong những chuyến đi du thuyết của chúng tôi. Về phương diện vật chất, Tây Tạng là một quốc gia vô cùng lạc hậu. Trong quá khứ, dân chúng Tây Tạng chưa bao giờ được hưởng cuộc sống đầy đủ tiện nghi và xa hoa như các bạn tại những nước tân tiến có nền khoa học và kỷ thuật văn minh tiến bộ. Nhưng về mặt tinh thần Tây Tạng rất giàu. Ngoài Phật giáo vốn bắt rễ sâu xa trong lòng dân tộc, nhiều nền khoa học, nghệ thuật và tư tưởng vĩ đại thời cỗ tại các quốc gia láng giềng cũng đã tìm thấy sự phát triển của chúng ở Tây Tạng mà dần dần nó trở thành nơi tụ cư của các nền văn minh Á Châu. Trước khi du hành thuyết giảng, chúng tôi vẫn nghĩ rằng kho tàng tâm linh của Tây Tạng là vĩ đại, và phần đông không ai biết đến sự lạc hậu về đời sống vật chất của chúng tôi.

Ðiều gây kinh ngạc cho tôi trong chuyến đi khi nhận biết rằng nhiều người Tây Phương đều lo âu về sự tiến bộ vật chất mà quý vị đã có được. Một số đông các bạn đã than phiền chống lại sự phát triển vật chất và trong khi ấy, điều nghịch lý mâu thuẩn là thế giới Tây Phương lại rất hãnh diện vì điều ấy. Tôi thấy không có gì sai lầm khi con người ưu tiên nghĩ đến sự tiến bộ vật chất. Thực vậy, tôi tin tưởng chắc chắn rằng để giải quyết những vấn đề khó khăn của con người trên mọi khía cạnh, chúng ta có thể kết hợp và hòa hợp những tiến bộ vật chất bên ngoài với sự phát triển tinh thần ở nội tâm.

Theo tôi, sự tiến bộ vật chất rất cần thiết, và là một việc tốt vì nó giúp ích cho nhân loại. Ðiều căn bản và để đạt nhiều lợi ích hơn là chúng ta nên làm cho cân bằng giữa tiến bộ vật chất với sự phát triển tâm linh. Tại các buổi nói chuyện trong những ngày vừa qua với đông đảo thính giả thuộc đủ mọi thành phần, tôi đã nhấn mạnh rằng con người cần được đặt lên trên duy vật chủ nghĩa và chúng ta phải nhận thức rõ về

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 25

Page 23: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

chân giá trị của hạnh phúc con người. Chủ nghĩa vật chất nên phục vụ cho con người chứ con người không phục vụ cho tiến bộ vật chất.

Khi còn nhỏ, tôi đã thích khoa học và kỹ thuật. Tôi nhận thức rằng hơn lúc nào hết hiện nay sự tiến bộ vật chất rất cần thiết cho nhân loại. Cùng lúc tôi cũng tin rằng vật chất giúp đời sống con người thêm tiện nghi, nhưng không mang lại sự an lạc ở nội tâm. Như tôi đã trình bày trên đây, những đức tính tốt của con người như ngay thẳng, thành thực và lòng từ bi không thể dùng tiền bạc để mua hay sản xuất bằng máy móc, mà chỉ phát xuất từ chính nơi tâm của quý vị. Chúng ta có thể gọi đó là ánh sáng tâm linh, phúc lành của Thượng đế hay đức hạnh của con người. Ðây là điều thiết yếu của nhân loại.

Nhằm phục vụ lợi ích cho con người, các tôn giáo đã đóng một vai trò rất quan trọng. Mặc dù khác biệt quan niệm về vũ trụ, hay đời sống sau khi chết vân vân, nhưng điều căn bản của các tôn giáo đều giống nhau trong mục đích nhằm phát triển các đức tính tốt nơi tâm các bạn hầu giúp chúng ta có thể trở thành những con người tốt hơn. Nếu muốn nghiên cứu sự khác biệt giữa các tín ngưỡng, dĩ nhiên, quý vị sẽ tìm thấy có rất nhiều vấn đề. Nhưng điều căn bản của tôn giáo là mở rộng tâm hồn, phát triển tình anh chị em ruột thịt, kính mến và yêu thương tất cả mọi người.Những bạn nào hâm mộ Phật giáo và đã trở thành Phật tử, bởi nhận thấy nó phù hợp với mình, mong quý vị cứ giữ niềm tin như vậy. Vì quyền lợi vật chất hay lý do không còn ưa thích tín ngưỡng bạn đang theo, chúng ta cũng không nên thay đổi tôn giáo. Tôn giáo là phương tiện tốt nhất giúp chúng ta thúc liểm thân tâm để làm các việc lành. Tôn giáo tồn tại không ngoài mục đích hướng dẫn con người kiểm soát tâm của mình nhằm cải đổi những ý tưởng xấu ác như giận hờn, tham lam, ngã mạn, ganh ghét và hận thù trở thành các đức tính tốt. Khi nhận thức bản chất tai hại của những ác niệm, chúng ta cần thực hành tôn giáo để chế ngự, diệt trừ chúng, và theo Phật giáo Đại thừa, chúng ta tu tập như vậy không những chỉ lợi ích cho chính mình mà còn cứu giúp được nhiều người khác.

Trong tôn giáo không có biên giới quốc gia hay đường phân chia do con người tạo ra. Bất cứ dân tộc hay cá nhân nào cũng có thể theo tôn giáo khi nhận thấy có lợi ích cho họ. Ðiều quan trọng của mỗi tín đồ là tự chọn lựa cho mình một tôn giáo thích hợp nhất. Tuy nhiên tôi tin rằng khi một người theo tôn giáo đặc biệt như Phật giáo không có nghĩa là họ chống đối lại tín ngưỡng khác hay quay lưng với chính cộng đồng của họ.

Thực vậy, những ai đã theo Phật giáo, việc chủ yếu là họ không nên cắt đứt liên hệ với đoàn thể của mình mà quý vị nên tiếp tục chung sống với cộng đồng và các thành viên trong đó. Hành động như thế không những chỉ có lợi cho chính bản thân mà còn giúp cho nhiều người khác, bởi lẽ khi từ chối quay lưng với cộng đồng, chúng ta không có cơ hội giúp đỡ cho họ, mà đó chính là mục tiêu căn bản của tôn giáo.

Ở Tây Tạng, có số ít người theo Thiên chúa giáo, nhưng họ vẫn luôn luôn bảo vệ nếp sống văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc bản xứ. Một nhà sư Tây Tạng thời xưa có nói câu tục ngữ như sau: “Bạn thay đổi trong tâm, nhưng cố gắng giữ bản

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255326

Page 24: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

chất bên ngoài của mình”. Chúng ta nên kính trọng các tôn giáo. Như tôi đã nói trên mục đích căn bản của những tín ngưỡng đều giống nhau, là thể hiện ý nghĩa chân thực của tình huynh đệ anh em, mở rộng tâm hồn và kính mến mọi người. Nếu từ trong tâm, các bạn phát triển được những đức tính tốt này, tôi nghĩ chúng ta có thể thành đạt sự an bình chân thực.

Trên hết, quý vị nên tưởng nghĩ đến mọi người, và hãy quên bản ngã cá nhân mình đi. Mọi việc làm và suy nghĩ của chúng ta cần hướng dẫn bởi tâm từ bi xót thương những kẻ khác. Ðể thực hiện tinh thần này, chúng ta phải chấp nhận sự việc đơn giản là bất cứ điều gì các bạn muốn thì người khác cũng ước mong như vậy. Mọi cá nhân đều thích có hạnh phúc chứ không ưa gặp cảnh khổ đau. Trong cuộc sống nếu quý vị ích kỷ với ý đồ lợi dụng kẻ khác nhằm phục vụ cho quyền lợi cá nhân mình thì chúng ta có thể thành công trong nhất thời, nhưng về lâu dài các bạn sẽ thất bại không bao giờ có được hạnh phúc chân thật.

HỘI THIỀN HOAo0o

Hội nầy là hội Thiền HoaCảnh nầy thắng hội Thiền Trà truyền trao

Lần tràng đếm hạt sao rơiMan man cuộc thế vàng phơi nguồn đào

Suối mây tiên bỏ dấu hàiNhư chuông cổ độ ngân ngoài cõi xa

Trang Kinh trắng cõi Ta BàTrời trong cũng thể ngân hà đại thiên

Trống chiêng vang vọng tầng trênVào ra mấy nẽo tĩnh phần mộng mơ

Nụ hoa trên đá ai ngờNắng mai tan bóng sương mờ vàng in

Nguồn xưa nguyên vẹn bóng mìnhSoi ra đáy nước cũng hình trời mây

Chiều vàng sắc hướng về tâyCái tâm bặt dứt lưu đày phương nao

Chuông khuya ngăn giấc âm vàoTàng trăng bãng lãng với bao cội nguồn

Về đây Tam Bảo bóng rừngTàng cây che mát lửa bừng tiền sinh

Hội nầy là hội thiền xuânGió nầy như gió chưa từng thổi qua

Mây bay sạch bóng gian tàTiếng ve hạ nọ cũng là cõi không

Hướng đi trong chốn vô cùng

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 27

Page 25: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Cho ta tĩnh giấc mông lung kiếp nàoThì ra như giấc chiêm bao

Búp trầm hương nọ đã vào trường sinhMặt trời hốc núi hồi sinh

Chuông ngân vào chốn vô hình cõi không.o0o

Đọc trong đêm Thiền Trà tại chùa Pháp Bảo, Sydney, 16-7-2009o0o

Lâm Như Tạng

Thương yêu hiếu hạnh trong tinh thần cầu học BÁT NHÃ.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255328

Page 26: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

- Yếu nghĩa Bát NhãĐịnh nghĩa về Bát Nhã chỉ là gắng gượng tạm thời, và có lẽ sự gượng ép tạm

thời định nghĩa như vậy cho đến khi ngộ nhập chứng đạo mới thôi. Thật ra chúng sinh hễ còn đang trên đường học Phật thì chưa hiểu gì về Bát Nhã! Phải chứng đạo đắc quả, chừng ấy mới gọi là hiểu Bát Nhã, liễu ngộ Bát Nhã; và rồi sẽ không còn gì để gọi Bát Nhã hay không Bát Nhã, bởi vì hiểu biết thế gian trong dục giới chẳng thể luận bàn, chẳng thể nói được thế nào là trí Bát Nhã.

Tuy nhiên pháp Phật vi diệu, tâm Phật từ bi, trí Phật siêu việt, nên các pháp bất khả tư nghì hóa thành mọi thứ bình thường dung dị, khiến hàng phàm phu vô minh như chúng ta còn có cơ hội nhân duyên học hiểu; dù sự học hiểu chỉ sánh bằng một giọt nước trong biển pháp Như Lai.

Vậy chúng ta hiểu Bát Nhã như thế nào? Chúng ta hiểu Bát Nhã là trí huệ, một trí huệ không tìm được ở thế gian. Trí huệ đó không đưa đến khổ, cũng chẳng dao động khi vui mừng an lạc, trí huệ đó tự tại hết thảy trong đời sống; và trí huệ đó không bị bất cứ việc gì có thể làm trở ngại - nghĩa là trí huệ sẽ hiểu hết tất cả thế gian và xuất thế gian. Tóm lại nói thế nào cũng không nói hết được trí huệ của bậc chứng đạo!

Nhưng thật buồn thay, phàm phu chúng ta chỉ hiểu như vậy chứ tuyệt đối chưa bao giờ kinh nghiệm! Cũng không phải đời này chưa kinh nghiệm, cả vô lượng kiếp đến nay cũng chưa từng có. Chắc chắn như vậy, nếu không chúng ta đã chẳng bàn luận gì ở đây!

Chư Bồ Tát, Thánh Tăng có kinh nghiệm Bát Nhã, cho nên chẳng nói nhiều, chẳng cần giải thích, vì làm như thế không lợi gì cho các Ngài, hơn nữa có nói chúng ta cũng chẳng hiểu. Nếu phương tiện mà nói thì các Ngài cũng phải tùy duyên tùy cảnh mà thôi.

Vậy thì những gì phàm phu hiểu về Bát Nhã, chỉ qua văn từ nghĩa lý nơi kinh điển, luận giải của Phật và chư Thánh Tăng. Chẳng hạn Kinh luận dạy có ba loại Bát Nhã: Một là Thật tướng Bát Nhã, hai Quán chiếu Bát Nhã và ba là Phương tiện Bát Nhã, hoặc Văn Tự Bát Nhã.

Thật tướng chỉ bản thể sáng suốt, là trí giác, là Phật tánh bên trong chúng sanh. Quán Chiếu Bát Nhã là do vốn sẵn có tánh giác, nên quán chiếu được đối tượng vạn pháp đạt đến trí Bát Nhã. Và Phương tiện Bát Nhã là với trí lực tương đối của phàm nhân phán đoán các pháp sai biệt để tìm học Bát Nhã. Riêng Văn Tự Bát Nhã là kinh văn giải thích Thật tướng và Quán Chiếu Bát Nhã nên chúng sinh có thể hành trì tu tập.

Thiết nghĩ phần thứ ba, Văn Tự Bát Nhã phải là phần quan trọng trong thời mạt pháp ngày nay, vì không có kinh văn làm sao con người có nhân duyên tìm học để biết Phật tánh nơi mỗi chúng sinh mà quán chiếu! Cho nên dù hiểu thế nào muốn nhập đạo giải thoát phải qua Kinh Văn.

Như vậy hiểu biết Bát Nhã là phải nhờ Kinh Văn, phương tiện, quán chiếu; và đạt được Bát Nhã nghĩa là thành tựu quán chiếu, thành tựu phương tiện liễu giải kinh

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255326

Page 27: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

điển. Nếu một người thành tựu quán chiếu Bát Nhã và phương tiện Bát Nhã, thì có nghĩa người này đã có trí Bát Nhã mà không cần phải giải thích thế này thế kia. Hay nói đúng hơn người này đã đi vào dòng Thánh ngay tại thế gian này.

Vậy thì ai có thể làm được? Ai có thể có được trí Bát Nhã? Câu trả lời tự mỗi người biết rõ hơn ai. Bao giờ một người còn tự thấy mình sống trong phiền não, sống trong hạnh phúc, người đó chẳng bao giờ có được Bát Nhã! Nói như vậy cũng khó hiểu, vì các vị Thánh Tăng chứng quả vẫn có một đời sống bình thường như bao nhiêu người; và nếu sống bình thường như chúng sanh, thì các Ngài phải biết khổ, biết vui. Như thế chứng Bát Nhã có khác gì, có lạ chi đâu?

Vâng, Bát Nhã chỉ có lạ chỉ có khác đối với phàm phu cầu học như chúng ta, chứ đối với chư vị Bồ Tát, chư Phật, tuyệt đối không phải. Chúng ta phiền não vô minh nên cầu Bát Nhã để được giải thoát, còn chư Bồ Tát, chư Phật mọi hành động ngôn từ đều giác tỉnh, an định rọi sáng hết thảy vạn pháp thế gian, thì còn gì để biết Bát Nhã hay không Bát Nhã. Sự xuất hiện của các Ngài là xuất hiện Bát Nhã. Nhưng vì không thể không phương tiện độ sanh, nên phải tác tạo bao hình ảnh ngôn ngữ thuyết minh cho chúng sinh hiểu, và Bát Nhã đã được bàn đến, cũng như miễn cưỡng so sánh đối chiếu với pháp thế gian, gọi là thế gian trí tương đối, và Bát Nhã là trí huệ tuyệt đối. Cho nên nếu muốn được Bát Nhã, không phải dứt hết tham sân si là được, mà dứt cả cái dứt hết tham sân si luôn mới được.

Hẳn chúng ta thường nghe kinh Kim Cang Phật dạy rõ vấn đề này, nếu vị Bồ Tát còn thấy mình chứng đắc, thì xem như chẳng có chứng đắc gì; và nếu chứng đắc mà không xem mình chứng đắc, đó mới thật là chứng đắc! Rõ ràng là như vậy, vì sao? Vì những gì chứng đắc đó vốn đã thanh tịnh vốn đã tự tại siêu việt trong thể tánh; còn hiện tượng các pháp, các duyên đối tượng nhận thức, cũng vốn là nhân duyên sinh không thật có, thế thì chứng đắc là chứng đắc cái chi? Không lẽ chứng cái hư không vắng lặng? Cho nên trong Tâm Kinh Bát Nhã có đoạn: …không có trí huệ, cũng không có chứng đắc…(…vô trí diệc vô đắc...).

Đó là một sự thật, nói theo yếu nghĩa Bát Nhã mà chư vị Bồ Tát đã tu đã kinh nghiệm qua, hoàn toàn khác với phàm phu sống chìm trong sinh tử, chỉ hiểu biết trên mặt lý thuyết, nên thường sinh phiền não, dù biết phiền não vốn rỗng không chẳng thật có! Như thế rõ ràng ta chưa từng đạt một tí gì kinh nghiệm Bát Nhã.

Tạm hiểu Bát Nhã như thế, đến đây thử nhìn vào thế gian qua đời sống thương yêu chưa đạt nghĩa Bát Nhã.

- Yếu nghĩa thế gian trong thương yêu. Thử nói về tình thương yêu của chúng sinh chưa đạt Bát Nhã; ta sẽ thấy chỉ là

đau khổ, vì yêu thương bằng phân biệt tham chấp. Phân biệt người trong gia đình, phân biệt người thân kẻ sơ, cho đến quốc gia chủng tộc. Vì phân biệt nên sinh tham chấp, vì tham chấp chiến tranh bùng nổ.

Căn bản đạo đức của người thế gian, cao quý nhất là tình thương yêu Cha Mẹ Ông Bà; và theo truyền thống Á Đông, người con có hiếu Cha Mẹ thường được ca ngợi kính trọng, xem là một người gương mẫu, đáng học theo. Người con hiếu thảo này sẽ được ca tụng hơn, khen ngợi hơn, nếu cung cách hiền hòa yêu mến đối với anh chị em trong nhà. Rồi người cao quý này sẽ được bà con cô bác láng giềng ca tụng, nếu cứ một phong thái cư xử dung hòa hiền lương với mọi người chung quanh lối xóm. Cuối cùng người cao quý này thể hiện được nghĩa vụ lương thiện cao quý với

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 27

Page 28: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

xã hội quốc gia, để trở thành một danh nhân đức độ, một người nhân đức lưu danh hậu thế.

Như thế, đó là yếu nghĩa yêu thương hoàn hảo của một cá nhân đại diện cho nhân loại trong thế gian pháp. Yếu nghĩa này trọn vẹn mang tính đạo đức nhân thiện luôn được đề cao; và thời đại không gian nào nhân loại cũng ao ước có được con người như vậy.

Tuy nhiên dù sao người học Phật cũng không quên chân lý duyên sinh Thành Trụ Hoại Không; do đó tình thương của một con người còn trong tương đối thế gian vẫn thường hạn cuộc, và bậc gọi là vĩ nhân của thế gian vẫn có kẻ thù; và nhất định không một ai ở thế gian này có thể hài lòng với một thời gian thật hạn hữu của một đời người. Thế thì phải cần học hiểu giáo lý duyên sinh giải thoát của bậc Toàn Giác, để tánh lương thiện càng được thăng hoa hơn nữa, và không chỉ giải khổ cho mọi người bằng tình thương thế gian, mà bằng giáo pháp giải thoát, cuối cùng đạt được chân hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh không phân biệt.

Chúng ta chỉ suy diễn đề cập đến một cá nhân cao thượng khó tìm trong thế gian, chứ nhìn chung đa số nhân loại sống trên địa cầu, chỉ toàn lo cho mình cho bản ngã, hay nhiều lắm là đất nước quốc gia của mình. Nhưng dù đa số có muốn lo cho nhân loại được hòa bình toàn diện, thì cũng không ngoài cơ bản phải lo chính mình trước; thấy được tính tham chấp sân giận nơi tâm, chừng đó mới có thể biết được thế giới làm sao dứt được chiến tranh, làm sao có được hòa bình yên ổn.

Chúng ta thử nói thêm về niềm thương yêu quý kính nhất của một con người khi được sinh ra; tất nhiên tình yêu thương đó sẽ là hình ảnh cha mẹ chúng ta; thế mà niềm thương kính quý nhất đó chỉ được thể hiện một cách tương đối!

Và dù ta có muốn thương yêu tuyệt đối cũng không được! Vậy nghĩa là sao? Bởi vì cha mẹ, hai người đều có thân thể tâm thức riêng biệt, ta không thể nào thay thế gánh bớt trao đổi được. Cha mẹ đến ngày già yếu bịnh hoạn sắp lìa đời, bấy giờ ta mới thấy thương yêu trở thành bất lực. Rõ ràng như vậy, vì chính ta vẫn còn bất lực khi đau yếu không khác gì cha mẹ.

Thương yêu người thân nhứt, mà chẳng cứu được, suy ra bà con, láng giềng, rồi cứ thế mà nghĩ đến cả nhân loại làm sao cứu đây? Nhưng giả dụ ta có thể cứu được cha mẹ đi nữa, thì bấy giờ làm sao có đủ thời gian cứu hết mọi người. Đó là ta tự cho mình là người hiếu thảo; và mong ước rằng trên thế gian này ai cũng hiếu thảo như ta thì họ sẽ cứu hết được cha mẹ họ. Nhưng đó là giả thuyết không tưởng, vì làm gì có ai sống hoài không chết, chân lý Sinh Trụ Dị Diệt không cho phép chuyện đó xảy ra.Ta lại bất lực nhìn cha mẹ qua đời mà không cách nào khác hơn.

Yếu nghĩa thương yêu đền đáp của thế gian, qua hình ảnh cao quý của hai đấng sinh thành đủ để chứng minh là không chắc thật, không có gì bền vững kiên cố; như thế mà từ xưa đến nay đời sống thương yêu phải chịu mãi trong vòng lẫn quẩn vọng giả này. Đó chỉ lấy mặt thiện, tích cực luận bàn, không dám nói đến tiêu cực khổ đau, chứ thật sự thế gian có bao nhiêu người hiếu thảo cha mẹ, thương yêu anh chị em, trọn vẹn nghĩa vợ chồng… Hầu như tình thương chỉ trao đổi lợi hại mà thôi; hãy nhìn vào mỗi gia đình sẽ biết, tiếng khóc tiếng cười, tiếng nào nhiều hơn? Tuyệt đối tiếng khóc thật nhiều, nhiều như nước biển mà Phật đã từng dạy.Cho nên chúng sinh lấy trí thế gian, trí phân biệt để sống, kết quả tất nhiên là nước mắt phải nhiều, vì từ ban đầu không biết bao nhiêu kiếp, do trí phân biệt tham chấp thế gian mới được hình thành, hình thành trong đau khổ.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255328

Page 29: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Sau đây ta thử tìm hiểu thương yêu theo tinh thần Bát Nhã của người học Phật.

- Ý nghĩa Bát Nhã trong thương yêu thế gian.Tất nhiên như đã thưa, chúng ta chưa từng kinh nghiệm Bát Nhã, thì làm sao

hiểu để thương yêu thế nào là thương yêu trong tinh thần Bát Nhã. Xin thưa căn cứ lời Phật dạy, dựa theo luận giải chư Thánh Tăng, phàm phu

chúng ta có thể hiểu biết phần nào phiền não, và ngược lại phần nào dứt trừ phiền nào; dứt phiền não là an lạc định tâm, có thể so sánh tạm thấy nghĩa lý Bát Nhã.

Thật ra ngay cả phiền não chúng ta cũng chưa lãnh hội, chưa thấm nhuần nghĩa lý, nếu thấm nhuần hiểu biết phiền não, ta đã sợ, đã lo tu tập từ lâu; vì không sợ nên chỉ sợ quả không sợ nhân, ngược với chư Bồ Tát sợ nhân không sợ quả. Phiền não còn không hiểu thấu, lại đi nói Bát Nhã có phải là hý luận hay không?

Chúng ta phải sám hối, phải thường tàm quý khi tự xưng là người Phật tử mà khó hành theo lời Phật dạy; cho nên phải dè dặt chẳng vội bàn luận cao xa, huống chi Bát Nhã là kết quả của hành đạo giải thoát, không phải lý thuyết luận bàn, nếu để bàn luận, thì tuyệt đối không biết gì là Bát Nhã.

Tuy nhiên cũng hiểu, sự bàn luận về Bát Nhã dù không đi đến đâu, vẫn là phương tiện thúc đẩy việc thực hành tu niệm, còn hơn là bàn luận vấn đề ngược lại Chánh Pháp. Nhưng lại biết người cầu Bát Nhã không chấp vào đâu cả, và hết thảy hình ảnh việc làm thế gian, dù có ngược chiều Chánh Pháp cũng là pháp học cho sự quan sát, quán chiếu các pháp là nhân duyên, nhân quả giúp ta nỗ lực tu hành.

Đạo Phật vì từ bi, dùng nhiều phương tiện hóa độ chúng sinh; vậy ta thử phương tiện hiểu đời sống tinh thần tình thương qua Bát Nhã.

Lấy lại hình ảnh Cha Mẹ để suy diễn qua cách hiếu thảo của người con. Người hiểu Bát Nhã, là người thấy được vạn pháp do duyên sinh, có sinh tất có diệt. Thấy tình thương cha mẹ không phải chỉ đơn thuần có công sinh dưỡng nuôi nấng; mà tình thương cha mẹ đã có từ quá khứ trước khi sinh ra ta. Trong quá khứ đó ta đã cùng đi với cha mẹ không biết bao nhiêu lần, và không biết bao nhiêu vai tuồng cùng đóng chung với cha mẹ - có khi làm anh em, chị em, vợ chồng, con cháu… Mỗi lần đóng vai như vậy, cha mẹ và ta đã khóc và cười không biết bao nhiêu kể được, nhưng tuyệt đối khóc vẫn nhiều hơn. Khóc nhiều vì tham sân si, vì chưa hiểu luân hồi, cho nên tạo thành ân oán cứ tìm nhau mãi.

Nói riêng với cha mẹ là vậy, còn anh chị em, bà con cũng chẳng khác gì; bởi vì như đã nói, nếu ta đóng đủ vai trò trong vô vàn kiếp sống, thì những người bà con lại có khác gì cha mẹ ta? Thế là ta không chỉ có liên hệ với cha mẹ trong đời sống này, mà ta đã liên hệ tất cả người thân trong gia đình thân tộc. Cứ như vậy hiểu thêm cả làng ấp phố phường, và hết thảy người trong đất nước, ta cũng từng qua lại với nhau; và cuối cùng tất cả mọi người trên thế gian, ta vẫn có nhân duyên cùng nhau chung sống, cụ thể là sống chung nơi qua địa cầu này.

Vậy thì tình thương cha mẹ cũng là tình thương đất nước nhân loại, vì một sự nhân duyên liên hệ ràng buộc với nhau; nếu không có liên hệ che chở ta sẽ không thể được sinh ra, hay không thể sống được khi chào đời. Thử nghĩ nếu cha mẹ sống trong một xã hội đất nước đang chịu chiến tranh tàn khốc, hay bị bịnh dịch nguy hiểm hoành hành, thì ta có chịu ảnh hưởng không? Cho nên ta phải mang ơn tất cả, và hễ hiếu thảo cha mẹ bao nhiêu, ta cũng tư duy suy niệm hiếu sinh, hiếu dưỡng đến tất cả mọi người không phân biệt. Đó là tinh thần hiếu hạnh Bát Nhã của chư Bồ Tát; và

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 29

Page 30: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

nếu áp dụng thực hành theo, thì không những hòa bình thế giới được thực hiện, mà giải thoát luân hồi chắc chắn sẽ đến trong kiếp tương lai.

Tóm lại thương yêu trong tinh thần Bát Nhã là không phân biệt, không có dục lạc vị kỷ cá nhân, không tham, sân, si ái, mà thấy rõ tất cả là một dòng nhân duyên nhân quả trong định luật Thành Trụ Hoại Không. Như thế tình thương trí huệ (Bát Nhã) sẽ đem lại giải thoát chứ không chấp thủ khổ đau.

Qua việc tìm hiểu quan sát tình thương yêu hiếu thảo thế gian, và thương yêu của người học cầu Bát Nhã, chúng ta thấy rằng, chỉ có tình thương Bát Nhã chỉ có nhận ra tánh giác Phật tánh ở mỗi con người, thì mọi tình thương sẽ trở thành bất tử, không sinh cũng không diệt.

Cầu nguyện ánh sáng giải thoát tình thương Bát Nhã sẽ được chan hòa khắp cõi nhân gian, xóa đi bóng tối vô minh, hóa thành tịnh cảnh.

Nam Mô A Di Đà Phật.Thích Phổ Huân11/08/2009

Oan hồn lang bạc

Thương thay có những oan hồn Lang thang những buổi chiều hôm nắng tà

Nghe tiếng ai rền rỉLàn gió thoảng đưa quaNhững oan hồn lang bạcLang thang khắp Ta Bà

Gióng giả tiếng chuông chùaVong nhân trước gió lùaVu Lan ngày xá tộiLôi âm trống chuyển mùa

Rực rỡ ánh hào quangTăng Ni nơi lễ đànNguyện cầu mười phương PhậtCứu độ những hồn oan

Từ đây hết lang thangTrên khắp nẻo thế gianSiêu sanh về Tịnh ĐộSống vui ở cõi Nhàn

Tháng Bảy đúng ngày RằmNgày xá tội vong nhân

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255330

Page 31: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Chư Tăng Ni tự tứTứ Chúng khắp vui mừng

Nguyện thế giới hòa bìnhNguyện khắp cả chúng sanhĐồng quy y Tam BảoPhật Đạo sớm viên thành

“Chư ác mạc tác – Chúng thiện phụng hành”Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát Ma Ha Tát. Viên Huệ

Phật Ngọc và ước nguyệnThế giới hòa bình, Chúng sanh an lạc

Thích Nguyên Tạngwww.quangduc.com

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 31

Page 32: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Trong Kinh A Hàm có ghi nhận rằng vào mùa An Cư thứ 7 (năm 583 trước TL) Đức Phật Thích Ca vận thần thông đến cung trời Đao Lợi để giảng pháp độ mẫu thân, chính vì thế mà Đức Phật đã vắng mặt tại Ấn Độ ba tháng, không gặp được Phật trong một thời gian dài như thế, nên Vua Ưu Điền (Udayana) trị vì kinh đô Kosambi, thương nhớ buồn khổ mà sinh bệnh. Các quan đại thần triệu tập các điêu khắc gia lừng danh đương thời, dùng gỗ chiên đàn ở núi Ngưu-đầu khắc một pho tượng thật giống như Phật, cao năm thước, dâng lên đức vua. Vua nhìn thấy pho tượng Phật, tưởng như gặp lại Phật, liền đảnh lễ chiêm bái, lập tức đức vua liền khỏi bệnh. Ðó là pho tượng Phật Thích-Ca Mâu-Ni đầu tiên trong lịch sử của Phật Giáo thế giới, từ hơn hai ngàn năm trăm năm qua, hàng đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn biển đã tôn tạo không biết bao nhiêu pho tượng để tôn vinh, chiêm ngưỡng, cung kính và lễ bái Ngài trong quá trình tu tập của mình. Nhưng giờ đây, Phật Ngọc vẫn là pho tượng đầu tiên lớn nhất trên thế giới được tạc bằng ngọc thạch quý hiếm, pho tượng này được ông bà Đạo Hữu Ian Green và Judy thuộc Chùa Tây Tạng ở vùng Bendigo (Victoria, Úc Châu) tôn tạo từ một tảng ngọc thạch hơn 3000 năm tuổi, với ước nguyện thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Quả thật vậy, Phật Ngọc này được xem là pho tượng lớn nhất và trang nghiêm nhất trên thế giới hiện nay được điêu khắc từ tảng ngọc thạch. Tượng Phật (tính luôn pháp tòa và đài sen) có chiều  cao 4m85 và nặng 5 tấn. Với chiều kích và vẻ đẹp của tôn tượng, Phật Ngọc này được vinh danh là kỳ quan của thế giới hiện nay.

Tượng Phật Thích Ca được tôn thờ bên trong Bảo Tháp Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) được chọn làm khuôn mẫu cho Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới này, đơn giản vì pho tượng ở Bồ Đề Đạo Tràng là hình ảnh quen thuộc của hàng triệu đệ tử Phật trên khắp thế giới. Hiệp Hội Đại Bồ Đề đã cho phép nghiên cứu chụp hình một cách chi tiết tỉ mỉ pho tượng. Các nhà điêu khắc và tạc tượng ở Thái Lan đã dựa vào các hình ảnh chụp ấy để tôn tạo Phật Ngọc này.

Giá trị của pho tượng Phật Ngọc: Được chiêm bái và đảnh lễ tượng Phật được tạo ra từ một loại ngọc quý hiếm là một duyên lành khó có được trong cuộc đời này. Đức Phật đã từng đề cập điều này trong Kinh Thủ Ấn Tăng Tín Lực rằng: “ Chỉ một phút giây ngắn ngủi chiêm ngưỡng Phật tượng, hành giả ấy đã được vô lượng công đức rồi, huống chi người ấy được đối trước Phật tượng mà lễ bái, cúng dường, thì công đức còn nhiều hơn gấp bội”.

Hành Trình của Tượng Phật Ngọc: Tháng 12, 2006 Vận chuyển khối ngọc Polar Pride từ Vancouver đến Bangkok; Tháng 05, 2007 Mô hình đầu tiên được Lama Zopa Rinpoche điều chỉnh; Cuối 2007 Mô hình thứ hai được Lama Zopa Rinpoche điều chỉnh; Cuối 2007 Mô hình thứ ba được Jonathon Partridge điều chỉnh; Đầu 2008 Mô hình thứ tư được chấp thuận; Đầu 2008 Jade Thongtavee bắt đầu khắc tượng; Tháng 06, 2008 Hoàn tất công trình khắc tượng; Tháng 07, 2008

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 35

Page 33: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Hoàn tất công trình đánh bóng tượng; Tháng 12, 2008 Hoàn tất nghi lễ chú nguyện; Đầu năm 2009 Chương trình triển lãm bắt đầu.

Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới: Tượng Phật trong Bảo Tháp Đại Bồ Đề (Mahabodhi Stupa), ở Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) được chọn làm mẫu tượng cho Phật Ngọc. Tượng Phật uy nghi bắt ấn xúc địa (xem hình bên trên), ngài Lama Zopa Rinpoche chọn mẫu tượng này vì đây là hình ảnh quen thuộc của đức Phật trong lòng Phật tử ở khắp mọi nơi. Ban điều hành chùa Bồ Đề Đạo Tràng đặc biệt cho phép chụp nhiều hình ảnh ghi lại mọi chi tiết tỉ mỉ của tượng Phật để mang về cho các nhà khắc ngọc dựng mẫu tượng. Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới sẽ là một trong những pho tượng lớn nhất và uy nghi nhất được tạc bằng ngọc quí.

Tôn tượng Phật gồm cả đài sen và pháp tòa cao 4m85, nặng 5 tấn, Phật Ngọc được tạc từ khối ngọc thạch vĩ đại mang tên “Polar Pride”. Đây là một kỳ quan của thế giới. Lạt Ma Zopa Rinpoche nói rằng, “Phật Ngọc sẽ thắp sáng toàn cõi thế gian này, Phật Ngọc sẽ mang niềm an lạc, hạnh phúc không thể nghĩ bàn đến cho chúng sanh, sự ảnh hưởng của Phật Ngọc sẽ góp phần ngăn chận những cuộc chiến tranh, những hủy hoại tàn phá đang xảy ra khắp nơi trên thế giới”.

Niềm kiêu hãnh của Bắc Cực : Sâu thẳm trong lòng đất miền Bắc Gia Nã Đại, dưới bóng rặng núi British Columbian là nền đá ngọc thạch. Ở đây, giữa những đồi cỏ xanh tươi đầy hoa dại, đá ngọc thạch nằm với trọn vẻ trang nghiêm. Được khám phá đầu tiên vào thập niên 60 và 70, nền đá ngọc thạch này được xem là nền ngọc lớn nhất trên thế giới. Vào cuối thập niên 90 xảy ra một điều bất ngờ. Người ta tìm thấy ở phía Nam biên giới Yokon một nền ngọc thạch với màu xanh rực rỡ sáng đẹp chưa từng thấy ở các tảng ngọc thạch được tìm thấy trước đây. Lấy bối cảnh đặt tên, tảng ngọc này được gọi là "Ngọc Bắc Cực" (Polar Jade). Các nhà nghiên cứu khoa học cho biết loại ngọc này cứng chắc hơn bất cứ loại ngọc thạch Nephrite nào khác. Màu ngọc sáng bóng, chất lượng được đánh giá là loại ngọc quí dùng làm nữ trang. Trong thế giới tâm linh, người ta thường tin rằng ngọc thạch chứa đựng nguồn năng lực linh thiêng phi thường. Những tác phẩm điêu khắc bằng ngọc thạch thường được thế giới đánh giá cao. Thật sự Ngọc Bắc Cực đã thay đổi cách nhìn của cả thế giới về ngọc thạch Nephrite.

Vào năm 2000, người ta tìm thấy một khối ngọc khiến cho toàn thế giới kinh ngạc. Khối ngọc này vĩ đại chưa từng thấy, hoàn toàn không tì vết, phẩm lượng đá quí Ngọc Bắc Cực. Khối ngọc nặng 18 tấn được gọi tên là “Polar Pride”, nghĩa là "niềm Kiêu Hãnh của Bắc Cực". Khối ngọc này được một nhà nghiên cứu đá quí lừng danh thế giới, ông Fred Ward, đánh giá là một "khám phá của thiên niên kỷ".

Sau khi khối ngọc “Polar Pride” được tìm thấy, người ta hỏi ông Kirk Makepeace, giám đốc công ty khai thác ngọc rằng ông sẽ làm gì với khối ngọc này? “Tôi sẽ để thế giới quyết định”, và ông đã nói , “Tôi gọi khối ngọc này là Polar Pride, và tôi

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255336

Page 34: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

sẽ không xẻ thêm chút nào vào khối ngọc này nữa. Tôi sẽ để nguyên như vậy mà đấu giá, vì đây là một kỳ quan của thiên nhiên. Tôi mong đợi khối đá này sẽ trở thành một món vật đặt trong viện bảo tàng, một công trình lớn, một biểu tượng; là khối ngọc thạch nephrite với màu xanh sáng đẹp chưa từng thấy trên toàn thế giới.”

Một đêm nọ từ miền núi tại thung lũng Kathmandu thuộc Nepal, Lạt Ma Zopa, vị Thầy lãnh đạo tối cao của Hội Bảo Tồn Phật Giáo Đại Thừa (fpmt.org) đã nằm mộng nhìn thấy khối ngọc tại Canada, giật mình thức giấc, Ngài đã gọi điện cho đệ tử Ian Green và khuyến khích ông nên tìm đến nơi để thỉnh cho được khối ngọc ấy và tạo dựng tượng Phật, với nguyện ước ánh sáng của Phật ngọc sẽ mang niềm an lạc, hạnh phúc đến cho thế giới nhân sinh và cũng là mục đích ngăn chận những hiểm họa tàn phá của ô nhiễm môi trường và chiến tranh. Ông Ian Green lúc đó đang bận rộn công việc xây dựng Bảo Tháp Đại Từ Bi nhưng đã bỏ ngang để lên đường tìm đến Canada và cuối cùng đã thương lượng cùng với Kirk Makepeace để thỉnh được khối ngọc. Khối ngọc đã bắt đầu một cuộc hành trình vận chuyển từ hải cảng Vancouver đến thủ đô Bangkok vào tháng 12 năm 2006.  Sau nhiều tháng phân vân và chọn lựa, cuối cùng tượng Phật tại bảo tháp Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật thành đạo tại Ấn độ được chọn làm kiểu mẫu, vì hàng vạn đệ tử Phật đã quen với dáng ngồi, nét mặt, nụ cười của pho tượng này. 

Phật Ngọc Quanh Thế Giới : Trên thế giới trước đây đã có một vài tượng Phật bằng ngọc, danh tiếng nhất là Phật Ngọc ở Chùa Shwedagon, Miến Điện (hình bên dưới), "Phật Ngọc Lục Bảo" ở Thái Lan, và Phật Ngọc ở Chùa Phật Ngọc, Thượng Hải. Phật Ngọc khắc từ khối ngọc thạch Polar Pride nhất định cũng sẽ tràn đầy ý nghĩa như các tượng Phật Ngọc nói trên.

Về công ty khắc ngọc: Công trình khắc tượng Phật Ngọc do công ty Jade Thongtavee đảm nhận. Đây là một công ty Thái Lan làm việc lâu năm và uy tín trong giới khắc ngọc, cơ sở tọa lạc gần Chiangrai phía Bắc Thái Lan. Công Ty Jade Thongtavee do ông Boonthong Yotharvut thành lập. Sau nhiều năm kinh nghiệm khắc ngọc ở Thái, ông Yotharvut đã sang Trung Hoa tu học kỹ thuật chạm ngọc trên hơn một năm. Khi trở lại Thái Lan, ông thành lập công ty Jade Thongtavee vào năm 1973.

Jade Thongtavee nay có hơn 30 tay thợ khắc ngọc lão luyện, tạo ra nhiều sản phẩm mỹ thuật nổi tiếng có giá trị nghệ thuật cao, được các nhà sưu tập và chùa chiền ở khắp nơi ưa chuộng. Công trình điêu khắc Phật Ngọc này là do ông Vanit Yotharvut, con trai của nhà sáng lập công ty và cũng là giám đốc đương thời của công ty Thongtavee, trực tiếp giám sát và theo dõi từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn mãn. Ông Vanit đã được mời đến tham dự Lễ Khai Mạc Triển Lãm Phật Ngọc tại địa điểm đầu tiên ở VN, Chùa Quán Thế Âm, Đà Nẵng, vào đầu tháng 3 năm 2009 vừa qua.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 37

Page 35: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Công ty này đã thực hiện hai mô hình trước khi bắt đầu khắc tượng, một mô hình thu nhỏ và một mô hình đúng kích thước. Các mô hình khắc tượng được lãnh đạo tinh thần của công trình khắc tượng này là Lạt Ma Zopa Rinpoche đích thân kiểm soát và phê chuẩn.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới triển lãm Phật Ngọc Hoà Bình: Lần đầu tiên Việt Nam triển lãm một tượng Phật bằng đá quý vĩ đại này và cũng là nước đầu tiên trên thế giới có thắng duyên được triển lãm Phật Ngọc. Sau khi kết thúc chương trình triển lãm ở Việt Nam, Phật Ngọc này sẽ được thỉnh đến triển lãm ở các thành phố lớn của Úc Đại Lợi như Brisbane, Sydney, Perth, Adelaide và Melbourne, trước khi đến Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu.

Lịch trình triển lãm tượng Phật Ngọc ở Việt Nam: Từ ngày 13/3 -15/3: Chùa Quán Thế Âm (Non Nước, Đà Nẵng); Từ ngày 21/3 - 26/3: Chùa Đại Tùng Lâm (Bà Rịa Vũng Tàu); Từ ngày 29/3 – 5/4: Chùa Phổ Quang (Quận Tân Bình, Sài Gòn); Từ ngày 9/4 – 24/4: Chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, Sài Gòn); Từ ngày 1/5 – 10/5: Chùa Vạn An (Châu Thành, Đồng Tháp) Từ ngày 16/5– 22/5: Chùa Phật Tích (Bắc Ninh, Việt Nam)

Lịch trình triển lãm tại Úc Châu như sau: - June 19-23 : Reddacliff Place (Queensland) ; - June 24-July 5: Wat Thai Buddharam (Queensland); - July 10- August 9: Chinese Gardens, Darling Harbour (Sydney); - August 07-16 : Van An Temple (Sydney); - August 22- September 20: Minh Quang Temple (Sydney); - October 3-18: Pháp Hoa Temple (Adelaide); - October 30-November 15: Venue TBC ( Perth); - December 1-2: Sydney Entertainment Centre ( Sydney); - December 5-20, 2009: Quang Duc Monastery (Melbourne).

Lịch trình triển lãm tại Hoa Kỳ và Canada: Jan and Feb 2010:  Phat Da Temple (California); - Feb 2010:  Bao An Temple (Florida); - Mar 2010:  Kim Cang Monastery (Georgia); - Mar 2010:  Minh Dang Quang Nunnery (Florida);- Mar 2010:  Vietnam Temple (Texas); - Apr 2010: Wat Buddharangsi (Florida); - May 2010:  Linh Son Temple (Massachusetts) ; - Jun 12-20, 2010:  Phap Van Temple (Ontario, Canada); - July 25 – July 18, 2010:  Tuong Van Monastery (Virgina, USA); - July 24 – August 01, 2010:  Truc Lam Monastery (Edmonton, Canada) ; - August 20-September 01, 2010:  Bat Nha Temple (Santa Ana, USA) ; - September 04-12, 2010:  Compassionate Eyes (Santa Ana, USA) ; - October 14-24, 2010:  Maitreya Buddhist Cultural Center (Santa Jose, USA) ; - December 23-January 2, 2011: Phat To Temple (Long Beach, USA)

Lịch trình triển lãm tại Châu Âu như sau: - June 4-12, 2011: Phat Hue Temple (Frankfurt, Germany) ; - June 18-26, 2011: Vien Giac Temple (Hannover, Germany) ; - July 02-10, 2011: Linh Thuu Temple (Berlin, Germany) ; - July 16-

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255338

Page 36: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

24, 2011: Tam Giac Temple (Munich, Germany) ; - July 30-August 07, 2011: Tu Dam Temple (Birmingham, UK) .

Mục đích của việc triển lãm: Mục đích của việc triển lãm tượng Phật Ngọc & Xá lợi Phật là tạo cơ duyên cho nhiều người đến chiêm bái và đảnh lễ, không phân biệt tôn giáo, tất cả đều có thể tới tham dự miễn là chúng ta dành một chút thời gian để khi chiêm bái, ta có dịp thấy rõ hơn về giá trị của hòa bình, để cầu nguyện Phật Ngọc và Xá lợi Phật sẽ đem lại hòa bình cho thế giới, bình an cho các mối quan hệ, bình an cho gia đình và bè bạn, bình an trong công sở, và sự thanh thản trong tâm hồn. Chúng tôi kỳ vọng rằng với niềm khát khao mãnh liệt ấy sẽ mang đến niềm hoan hỷ và khích lệ lớn lao cho những ai có cơ hội được chiêm ngưỡng tượng Phật Ngọc, đặc biệt trong thời điểm thế giới của chúng ta đang bị bao vây bởi những bóng đen của chiến tranh và thiên tai.

Đôi nét về người phát tâm tôn tạo pho tượng Ngọc Phật này: Như đã nói, với lời khuyến khích của Lạt Ma Zopa, Đạo hữu Ian Green đã phát tâm tôn tạo pho tượng Ngọc Phật này. Đạo hữu Ian Green đã là một Phật tử hơn 35 năm qua. Năm 1970, sau khi tốt nghiệp Đại Học, ông Ian đã lên đường hành hương sang Ấn Độ. Tại đây, giống như nhiều Phật tử Tây Phương khác, ông đã xúc động thật sự khi phát hiện ra nền đạo học Đông phương huyền bí, ông cho biết “ tôi thích thú khi hiểu rằng đời sống tâm linh đóng vai trò rất quan trọng trong nền văn hoá Á Đông, điều đó đã giúp tôi thấy rõ xã hội phương Tây quả là thiên về vật chất”. Đạo hữu Ian Green đã đến chiêm bái thành Ba La Nại, nằm dọc theo sông Hằng và đến tận gần vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật Thích Ca lăn chuyển bánh xe Pháp đầu tiên. Ông vẫn còn nhớ mãi vẻ tĩnh lặng không cùng ở nơi này, trái ngược với cả những gì náo nhiệt, ồn ào ở các thành phố khác của xứ Ấn. Ian cũng thấy tâm của ông hoàn toàn an tịnh tại vườn Lộc Uyển, như thể là ông đã về đến nhà của mình. Ông cũng ngập tràn cảm xúc khi chiêm ngưỡng những bức phù điêu chạm trổ tại Thánh tích này, vì đây một công trình tạc khắc từ đá ở vườn Lộc Uyển mà theo ông “dường như có một năng lực khó tin tỏa ngời từ bên trong”.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 39

Page 37: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Đạo hữu Ian Green đã chiêm ngưỡng Đại Tháp ở vườn Lộc Uyển nơi được đánh dấu là Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên sau khi Ngài chứng ngộ, cũng là một trong bốn Thánh tích quan trọng của Phật giáo. Sau khi viếng thăm vườn Lộc Uyển, ông mua một cuốn sách, đề tài “Phật giáo là gì?” để tìm hiểu những ý niệm của Phật giáo như Nhân Quả, Nghiệp Báo, Tái Sanh….. Ông nói “Tôi có cảm tưởng tôi đã biết tất cả những điều này, dù rằng chưa từng thấy những lời dạy này trước đó”. Ian Green bây giờ cũng cảm nhận rằng bản thân của mình đã có cơ duyên tiếp cận với Phật giáo từ những kiếp quá khứ…. Và cố nhiên ông đã “không có một chọn lựa nào khác hơn mà tự xem mình là một Phật tử”. Tiếp đó, ông có duyên gặp được hai vị Lạt Ma Tây Tạng tại Tu Viện Kopan nằm trong thung lũng Kathmandu ở Nepal vào năm 1975 và khi đó ông tham dự khóa tu một tháng cùng với nhiều bạn trẻ người Tây Phương khác, dưới sự dẫn dắt của hai vị Thầy, đó là Lạt Ma Yeshe và Lạt Ma Zopa.

Năm 1981, Ian Green đã cung thỉnh hai vị Thầy đến thăm gia đình ông ở Bendigo. Trong dịp này, thân phụ của ông đã phát tâm cúng dường 50 mẫu đất cho Lạt Ma Yeshe để kiến lập một trung tâm Phật giáo. Lạt Ma Yeshe sau đó đã đích thân phác họa sơ đồ chính trên khu đất mênh mông này, ngài quyết định khu nào xây dựng cái gì, ví dụ khu đất cao nhất, ngài cho xây dựng Bảo Tháp Đại Bi và xung quanh khu đất này là Chánh Điện Atisha, Thiền Đường Thubten Shredrup Ling, Thư Viện…. Rất tiếc Lạt Ma Yeshe đã không nhìn thấy được những thành quả như ngày hôm nay, vì Ngài đã viên tịch vào năm 1984, và mọi công trình Phật sự dang dở của Hội đã được Lạt Ma Zopa thừa kế cho đến tận ngày hôm nay.

Bảo Tháp Đại Từ Bi đã trở thành công trình của cả cuộc đời Đạo hữu Ian Green. Lúc chưa khởi công, Ian Green chỉ dám ước mơ là mình chỉ thực hiện phần nền móng và dàn sắt, nay ước mơ đó thành tựu, ông đã hoàn tất phần nền móng và dàn sắt kiên cố với chi phí hai triệu đô la Úc, dự án còn lại là xây dựng 9 tầng, với tổng chi phí khoảng 20 triệu đô la (tính trong thời điểm 2009 này). Xin cầu nguyện và tha thiết kêu gọi quý Phật tử xa gần ủng hộ và tiếp tay giúp cho Ian Green và PG Tây Tạng sớm thành tựu công trình xây dựng này.

Bảo Tháp Đại Từ Bi này đã khởi nguồn từ niềm mơ ước của Lạt Ma Yeshe, vì Ngài muốn tái tạo lại Đại Tháp Gyantse ở bên ngoài xứ sở Tây Tạng. Do vậy mà Ian Green cố gắng thực hiện hoài bảo của Sư Phụ bằng cách cho vẽ họa đồ Bảo Tháp Đại Từ Bi ở Bendigo có cùng kích thước và kiến trúc giống như Bảo Tháp Gyantse ở Tây Tạng (xây dựng hoàn thành vào thế kỷ thứ 15, cao 48 mét, gồm có 9 tầng, 108 cửa vào, bên trong có 75 điện thờ khác nhau, và trưng bày trên 100,000 hình tượng Phật, Bồ Tát khắp nơi trong Bảo Tháp). Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói thêm về Bảo Tháp Đại Từ-Bi như sau “Ngay ở thời điểm này, khi những di sản văn hóa Tây tạng đang dần bị tiêu diệt, kiểu mẫu Tháp theo phương cách Tây Tạng mang lại nhiều ý nghĩa cho đời sống tâm linh của Phật tử và cho văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Hỗ trợ cho dự án cao quý này là pháp hạnh tốt để tạo thiện nghiệp”.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255340

Page 38: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Đạo hữu Ian Green là Trưởng Ban Điều hành công trình Pháp-Giới Từ-Bi Đại-Bảo-Tháp kiêm Giám đốc Dự án Phật Ngọc Thạch. Ông cũng là Chủ tịch của Hiệp Hội Dalai Lama in Australia Ltd, một tổ chức chuyên về những chuyến công du của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Úc. Đạo hữu Ian và phu nhân là Judy thường hợp tác trong công việc phát triển Trung Tâm Atisha và Đại-Bảo-Tháp. Ngoài ra bà Judy còn là Quản lý Dự án Phật Ngọc Thạch.

 Xin chấp tay nguyện cầu cho công cuộc triển lãm Phật Ngọc tại Úc và vòng quanh thế giới được thành tựu viên mãn trước khi Ngọc Phật được thỉnh về tôn thờ tại Bảo Tháp Đại Từ Bi ở Bendigo, Victoria, Úc Đại Lợi

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng (tổng hợp từ www.jadebuddha.org.au)

HƯƠNG THIỀNKính tặng HT Bảo Lạc – Thầy Phổ Huân –

quý Sư Cô và quý Phật Tử đạo tràng chùa Pháp Bảo Sydney.

Nói sao hết nghĩa tình đạo bạnThương dáng Thầy chiếc áo vàng phai

Đầu đà hạnh giữa dòng nhung gấmVượt ái hà biển lặng trời xanh.

Pháp Bảo nuôi xanh rừng Đa BảoNước xuôi nguồn mát lại cội xưa

Bước chân Thầy thảnh thoát thoi đưaPháp Bảo – Vu Lan PL.2553 41

Page 39: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Dệt cầu nối lên bờ giải thoát.

Đất Úc xa xôi chừ nhớ quáMái chùa Pháp Bảo níu chân điTình đạo thâm sâu biết nói gì

Nguyện giữ mãi lòng son tri kỷ.

Gói trọn đạo tình trong khóm mâyGió đưa ngàn dặm vẫn còn đầy

Trăng rằm soi sáng tình pháp hữuĐất nở hương thiền mát cỏ cây.

Sài Gòn Việt Nam Quảng Từ Vân

CÁC TÂM SỞ THIỆNQuán xem mười một tâm thiện

Người dù khó tánh thoáng hiện cảm tìnhHoàn toàn tâm lý hiền lành

Ưa làm lợi ích chúng sanh giúp đờiGiác ngộ giải thoát tuyệt vời

Thế hay xuất thế đồng thời dựng nênĐặt định cơ sở móng nền

Xây tòa an lạc vững bền dài lâuTín là tin tưởng lẫn nhau

Chân thành chánh đáng trước sau xét dòCó ba tính chất điểm tô

Thật-đức- năng lực cực cao hiển bàySự thật đức tánh quý hay

Đúng luật nhân quả một mày chẳng saiLý thật chân tánh không hai

Là lý duy thức trình bày lớp langNăng lực thể hiện sẵn sàng

Khả năng chuyển hóa phàm toàn thánh nhơnĐời ác tội lỗi thế gian

Chuyển thành cõi nước lạc an thanh bìnhTinh tấn là hạnh chuyên tinh

Siêng năng thắng lướt ngoại hình quản chiÁc chưa sanh quyết trừ đi

Sanh rồi diệt sạch dứt truy đến cùngThiện tiềm ẩn khiến phát sanh

Thiện đã thành cố cần hành gia tăngTàm là tự xấu hổ riêng

Tôn trọng danh dự thiêng liêng của mìnhKhông làm thương tổn ô danh

Giữ gìn thể hiện tiếng lành đồn xaTrái với tâm lý này là

Vô tàm càng bướng nào tha ác hành

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255342

Page 40: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Quý càng e thẹn người bênLo sợ dư luận kíp kềm dừng tay

Đối trị vô quý dứt ngayNgăn ngừa việc ác khó mà phát sanh

Vô tham là hạnh đẹp xinhCủa tiền bố thí hòa bình ngoài trong

Thái độ thân thiện ân cầnPhấn chấn vui vẽ phát tâm bồ đề

Đối trị lòng tham do mêNhưng không cản được đam mê làm lành

Vô sân là liều thuốc thầnChữa trị căn bệnh nóng giận thù hằn

Dù gặp nghịch cảnh trái ngangTâm luôn bình tĩnh vui an trọn đầy

Sẵn sàng nhẫn nhịn cam gayKhông hề than thở trách rày trời cao

Chận ngay đóng bít sân tràoĐể cho thiện niệm dạt dào phát sanh

Vô si có vẽ đàn anhUng dung tâm thái tâm thành sáng trong

Thông minh tư chất thong dongPhân biệt chánh tà chân vọng quyết tâm

Chẳng cho mê muội lạc lầmMột bề sáng suốt kiếm tầm minh sư

Khinh an nhẹ bước vân duAn nhiên tự tại tâm thư thái hòa

Điềm tĩnh trước mọi vấn đềHọa tai biến cố chưa hề động dao

Không bao giờ ngã đổ chaoĐối diện bất luận khổ đau vui buồn

Không vui vội chẳng vụt mừngDù điều may mắn đã từng diễn ra

Lo âu sợ sệt rũi roHối tiếc khuấy động dễ nào bất an

Bất phóng dật thật thiện toànKhông buông lung ấy mới trang anh hào

So tài đấu trí thấp caoLồng trong khuôn khổ nhà giao đức dày

Mẫu người tận tụy hăng sayLo làm điều thiện trọn ngày thâu đêm

Không giờ phút nào lãng quênThân tâm thúc liễm cần chuyên giữ gìn

Ngồi nằm đi đứng nói năngThể hiện phong cách dưới trên lương thuần

Hành xã mọi việc thỏng buôngHành mà không chấp in tuồng khó thay

Không quan tâm đến khen chêKhông tự hào cũng chẳng hề nêu công

Việc thi ân bố đức xongChẳng còn dính mắc trong lòng mảy may

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 43

Page 41: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Tu chứng giác ngộ chăng làCũng xem như gió thoảng qua bầu trời

Con người tự tại thanh maiAn vui giải thoát gót hài nhẹ lâng

Bất hại tâm lý sau cùngKhông làm tổn hại muỗi mòng sanh linh

Tâm từ trải rộng thênh thênhTôn trọng sự sống vững bền chúng sanh

Cỏ cây đất đá vô tìnhNúi sông biển cả môi sinh cũng vầy

Hết lòng bảo vệ như nhauXây đời an lạc dài lâu thái bình.

Trường hạ Pháp Bảo, SydneySông Thu

Bông Hồng Hiếu HạnhMặc Giang

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255344

Page 42: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Trước Phật đài Tam Bảo chứng minh. Trong bửu điện trang nghiêm thanh tịnh. Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội thập phần viên mãn. Mùa Báo Hiếu thiêng liêng lan tỏa khắp mười phương. Chắc chắn ba ngàn thế giới lay chuyển sáu lần rung động. Chắc chắn mười tám tầng địa ngục sẽ được mở toang. Bởi công ơn Cha Mẹ là một sự hiện hữu nhiệm mầu, tình thương Cha Mẹ là tất cả đất trời cao rộng, ngân hà xao xuyến, vũ trụ nao nao, trăng sao vằng vặc. Là con hiền cháu thảo, ai ai cũng lặng yên, ai ai cũng trầm lắng, để nghe trong sâu thẳm tâm hồn tiếng nói dâng lên cho Cha, dâng lên cho Mẹ trong giờ phút trang trọng này đây.

Một bông hồng nào xin dâng lên quý Thầy ! Một bông hồng nào xin dâng lên quý Sư Cô ! Bông hồng nào cho Bác, cho Chú, cho Thím ! Bông hồng nào cho anh, cho chị, cho em ! Và xin hỏi, còn bông hồng nào cho tôi ?

Chúng ta hãy đón nhận thật chân thành, thật trọn vẹn. Hạnh phúc thay cho những ai còn mẹ ! Diễm phúc thay cho những ai còn cha ! Và, chữ và, xin chia sẻ với những ai đang cài hoa trắng !

Nhìn đóa hoa màu hồng trên áo quý vị, xin không cần nói một lời nào, mà quý vị

hãy lặng yên, mỉm cười, sung sướng và sống trọn vẹn đi !Nhìn đóa hoa màu trắng, biết chia sẻ gì đây, sẽ không có một ngôn từ nào thấm cùng

trong nỗi lòng sâu lạnh, dù có lớn bao nhiêu, cũng sẽ mang cho đến trọn đời thân phận mồ côi.

Hai chữ Mẹ Cha, chúng ta không cần nói nhiều, mà chỉ ao ước còn tiếng Mẹ để chúng ta thưa, còn tiếng Cha để chúng ta trân quý. Không cao kỳ, không trau chuốt, không phết sơn. Bởi còn cha mẹ là còn tất cả,

mất cha mẹ là mất tất cả. Đức Phật từng dạy “Phụ mẫu tại tiền như Phật tại thế”, nghĩa là Cha Mẹ còn sống giống như Đức Phật đang còn trên thế gian này. Ca dao Việt Nam cũng nói : “Còn cha còn mẹ là hơn, Không cha không mẹ như đờn đứt dây”.

Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận và suối nguồn của đạo đức bao la, đã góp phần rất lớn trong gia tài văn hóa văn học nhân loại. Hai chữ Cha Mẹ, đã làm cho sách báo, văn chương, thi phú được chồng lên cao hơn. Vào nhà sách, thư viện, ghé mắt vào những tựa đề về Mẹ, về Cha, tình mẫu tử, tình phụ tử, các nhà văn nhà thơ đã đào sâu trong tận đáy con tim và mọi góc cạnh khối óc, sẽ thấy hai chữ Cha Mẹ được diễn tả tuyệt siêu, nhưng vẫn chưa hết và đôi khi ngượng ngập ngôn từ. Không những thế, trong cung

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255338

Page 43: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

bậc Tao đàn, trên sân khấu nhạc hội, và rừng hội họa nghệ thuật cũng diễn xuất không cùng. Thời đại tin học hôm nay, những gì về Cha về Mẹ cỡi trên sóng điện vi tính thiên thần, kỳ ảo thêm, diễm lộng thêm.

Ngôn từ Cha Mẹ còn bình dân hơn, gần gũi hơn, đơn sơ hơn. Tiếng võng đưa kẽo kẹt sau hè, hay nằm trong nôi em khóc, mẹ sẽ hát sẽ ru em ngủ, chị sẽ hát sẽ ru em ngủ ! Chắc chắn nhiều khi, có những hình ảnh thật tội nghiệp, người Cha hay người anh khốn khổ ẵm em em cũng khóc, ru em em cũng khóc, và người cha hay người anh nhìn em bằng ánh mắt gần như van lơn mà vẫn bất lực, không biết phải làm gì cho em. Trong chúng ta, tôi dám quả quyết ai cũng đã hơn một lần đã làm như thế !

Em bé “Ba năm bồng ẵm cảm ơn Cha”, đã biết nói hai tiếng Ba, Ba đầu đời. “Chín tháng cưu mang nhờ đức mẹ”, trong vòng tay bú mớm, em đã biết nói hai tiếng Má, Má thương yêu. Đến lúc lớn lên, trưởng thành, đi vào trường đời, đi vào xã hội, dù có làm ông nọ bà kia, hay phập phù giữa bại thành cuộc thế, dù được sống gần hay đang ở đâu xa, vẫn hỏi thăm và thưa ba thưa mẹ. Trong quán trọ vô thường một khi băng qua khúc rẽ ly tan, dòng tử sinh đôi bờ một khi gõ nhịp đành đoạn tạ từ, ta sẽ thảng thốt kêu lên Mẹ ơi, Ba ơi, và thế là nước mắt ta ràn rụa, lòng ta nát tan, trăng sao kia sẽ không đủ sáng giữa vòm trời, vật chất phù du kia sẽ tả tơi theo bèo bọt. Không phải chỉ đang lúc đó, mà kể từ ngày đó trở đi, cho đến bây giờ, mãi mãi mai sau, mỗi khi thương cha nhớ mẹ, ta như con đom đóm lập lòe tìm gọi bóng đêm, hay như kẻ lạc loài mò mẫm giữa hư vô và cúi mặt trước lâu đài phụ mẫu, nghe tiếng lòng thổn thức.

Trong chánh điện này đây, trước lễ đài này đây, giữa hội trường này đây, dù ai cài hoa hồng vẫn lo sợ, lo sợ gì mà “Đêm đêm thắp ngọn đèn trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con”. Còn những ai cài hoa trắng thì, chừng như tấm lòng quý vị trống vắng không cùng, và chừng như hai con mắt của quý vị nhìn thật xa xôi. Kia kìa, thấy chưa, không phải chừng như, mà thật sự hai con mắt quý vị đang tròn xoe, bờ mi đã ướt lên rồi. Một cụ già, đôi vành khô vẫn còn đủ sức long lanh, vài cụ lớn tuổi đôi bờ khô khốc, nhưng nước gì đang chảy ra, gạt lệ tay lau. Người trung niên cũng lặng lẽ, trầm ngâm. Thế còn anh, còn chị, còn em, sao lại cúi xuống, đỏ hoe ! Cả Thầy nữa, rồi Sư Cô nữa ! Xin lỗi nghe, chúng tôi không có dám đâu, và đâu có làm gì ?

Thưa quý vị. Hình ảnh trên đây không phải chỉ có hôm nay, mà đã nhiều lần, thật nhiều lần, vào mỗi độ Trung Nguyên, mỗi Mùa Hiếu Hạnh. Ngay cả chỉ một Mùa Báo Hiếu thôi, trong quý vị sẽ có người đi dự nhiều nơi, tôi đã chứng kiến đôi mắt quý vị lại tái lập như thế. Nếu hỏi tại sao, thì quả thật vô tình, một câu hỏi rất vô duyên. Nước mắt cho cha cho mẹ mà không biết chảy ra, không biết ngấn lệ, không biết vo tròn, thì xin lỗi, ta còn thua em bé và ta chưa lớn nổi làm người ?

Trong chúng ta, ai không nằm lòng “Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ai không từng nghe “Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào” hay “Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một như đường mía lau”. “Bao nhiêu sách vở viết về Đức MẹBao nhiêu chữ nghĩa viết về Công ChaDù có nhiều như vũ trụ bao laCũng không thể diễn tả hết được Tình Cha Nghĩa Mẹ”“Tình thương Mẹ, biển Đông thấm vào đâuCông đức Cha, núi Thái làm sao sánhDù đem cả hằng hà sa pháp giớiCũng không sao đánh đổi hai chữ Song ĐườngXin đi khắp cõi vô thườngSoi ngàn đuốc tuệ thắp đường Từ ThânXin đi khắp cõi phù vânNoi gương hiếu hạnh ân cần Mẹ Cha”

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 39

Page 44: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Hãy hình dung thời Đức Phật còn tại thế, hình như đôi mắt của Ngài mà ta tôn xưng Phật nhãn, vẫn lưng tròng khi Phụ Hoàng băng hà, vẫn rưng rưng khi đứng hầu kim quan, và trên đường di quan vẫn từng bước chân nặng trĩu. Lại một lần kia, khi cùng Tăng Đoàn đi khất thực, hỏi còn hình ảnh nào rung cảm hơn, xúc động hơn, chính Đức Phật đã :

“Đáo bán lộ rành rành mắt thấyNúi xương khô bỏ đấy lâu đờiThế Tôn bèn vội đến nơiLạy liền ba lạy rồi rơi giọt hồng”

Ôi, cao thượng thay Đấng Thiên Nhơn chi Đạo Sư !Ôi, quý hóa thay Đấng tứ sanh chi Từ Phụ !Phải chi Ngài điều ngự nơi đây cho chúng con đãnh lễ tôn thờ. Một kiếp này thôi, ân nghĩa cha mẹ, chúng con chưa trọn vẹn, nói chi đến quá khứ đa sanh phụ mẫu ! Một kiếp này thôi, bổn phận con hiền cháu thảo, chúng con mang bao nỗi đành đoạn đắng cay, thì làm sao đền đáp công ơn cha mẹ nhiều đời.

Phải chi Bồ Tát Mục Kiền Liên đang ở đâu đây, chúng con xin nương theo thần lực của Ngài để đi tìm khắp muôn hướng ngàn phương, đi sâu vào địa ngục dù có vô số cửa ngõ A Tỳ, chỉ cần nhìn thấy, Mẹ chúng con đang ở đâu, Ba chúng con đang ở đâu, rồi muốn làm gì chúng con xin nguyện tận lực hành trì.

Đâu cần nói chi xa phải không thưa quý vị ? Trong cuộc đời, bao nhiêu người được sống nơi chốn quê nhà, nhưng biết bao nhiêu người phải sống tha phương bởi duyên nghiệp hay hoàn cảnh khác nhau. Chỉ mong sao được về thăm nơi chôn nhau cắt rốn, được nhìn lại bàn thờ từ đường, ấp ủ dưới mái nhà tranh, bếp lửa hồng êm vợn khói, thoang thoảng hương cau, thơm thơm gạo mới. Và kia, dòng sông Quê Ngoại, bến cũ Quê Nội, đường đất bên làng, lối ngõ đầu thôn, rẽ ngang xóm nhỏ , ruộng lúa ngô đồng, “Làng quê nghèo cuối phương trời biền biệt, Bóng thời gian không đủ sức nguôi ngoai, Vẫn đong đầy và sống mãi trong tôi, Lỡ nhắm mắt ôm khối sầu muôn thuở”.

Và kia, ai sống thị thành, phố phường đô hội, “Những lối đi chạy ngang qua đất đỏ, Những lối về chạy dọc dưới trời xanh, Những mạch máu của trái tim thành phố, Những đốt xương của thân thể châu thành, Những con đường chúng mang hồn dân tộc, Qua không gian không thay đổi danh từ, Lối cỏ mới đề huề reo ánh sáng, Khách đi về cảm thấy khác tâm tư”. Rồi được đến thăm nấm mồ của Mẹ của Ba, bên Ông Bà Nội Ngoại Tổ Tiên, lục thân quyến thuộc quá vãng, để quỳ, để khóc, để thương, để nhớ, để được thắp một nén hương, mà kiếp sống xa nhà, dù đã 10 năm, 20 năm, 30 năm, hay hơn nữa, nhưng vẫn xin khẳng quyết mọi vùng đất dung thân không phải là cố quận, lại càng không phải quê hương của mình. Nhưng, “Khung trời quê vẫn ngậm sầu, nghìn trùng xa cách. Cõi trời quê vẫn chôn chặt, tận đáy hồn đau”. Xin Cha tha cho chúng con. Xin Mẹ tha cho chúng con. Xa hơn nữa, chúng con xin tạ tội với người Cha cội nguồn của Văn Lang, xin khấu đầu với người Mẹ đầu tiên của Bách Việt, đã cho chúng con được mang dòng giống Lạc Hồng, tóc đen da vàng máu đỏ, nhưng lại mang một mảnh hồn đau và một trái tim nhức nhối.

Bạch quý Thầy, quý Sư Cô,Thưa quý vị lớn tuổi cùng toàn thể anh chị em,Một bông hồng đã đầy đủ chưa? Một bông trắng đã thấm thía chưa? Theo tôi, phải là

một rừng bông hồng để dâng lên Mẹ, hay một rừng bông trắng để khóc cho Cha. Một rừng bông hồng để khơi động tình thương, và một rừng bông trắng để xóa tan vụn vỡ. Một rừng bông hồng để gìn giữ nâng niu, và một rừng bông trắng để tạ từ miên viễn.Nguyện cầu mười phương Chư Phật chứng minhNguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộNguyện cầu Đức Đại Hiếu Mục Kiền Liên soi sáng cho chúng con

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255340

Page 45: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Nguyện cầu hồn thiêng sông núi Việt Nam gia hộ cho toàn dân nước Việt.Và mầu nhiệm thay, thiêng liêng thay, chúng ta cùng nhắm mắt, chắp tay :

Ba ngàn thế giới đang rung động !Tam đồ bát nạn đang mở toang !Một bông hồng biến thành vô số bông hồng để trọn vẹn mùa hiếu hạnh.Một bông trắng thấm sâu vô số bông trắng để kết nẻo phương đài.Đó mới thật sự là Bông hồng cài áo !Đó mới thật sự là bông trắng cưu mang !Đó mới thật sự là Mùa Vu Lan Thắng Hội !Đó mới thật sự là Giải Cứu Đảo Huyền, độ thoát hàm linh !Trân trọng và trân trọng nhớ ân !Chân thành và chân thành nhớ mãi !Ngưỡng dâng Chư Tôn Đức Tăng NiKính chào toàn thể liệt quý vị.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.Mùa Hiếu Hạnh 2009

TNT Mặc Giang

BẢN GIÁC(Tiếp theo)

T/S Lâm Như Tạng

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 41

Page 46: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

II- NHỮNG TỪ NGỮ KHÁC CÓ LIÊN HỆ VỚI BẢN-GIÁC: A-Thủy Giác

1-Khảo sát mộtTheo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì :“Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẵn có lòng thanh

tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác (vốn tỉnh giác sẵn). Cái Bổn Gíac ấy do bề trong ung đúc và nhờ cái duyên ngoài thầy dạy, mới khởi ra cái lòng chán chuyện tham cứu thuận theo bổn giác lần lần sanh ra có trí giác ngộ kêu là Thủy Giác (sau mới tỉnh giác).

Bổn Giác đó tức là bốn đức (thường, lạc, ngã, tịnh) vốn thành sẵn vậy. Thủy Giác là bốn đức mới thành ra sau nầy vậy.”

Trong từ điển A Dictionary of Chine Buddhist Terms có viết về Thủy Giác như sau: “Thủy Giác: The initial functioning of mind or intelligence as a process of

“becoming”, arising from Bổn Giác which is Mind or Intelligence, self-contained, unsullied, and considered as universal, the source of all enlightenment. The “initial intelligence” or enlightenment arises from the inner influence “Huân” of the Mind and from external teaching. In the “original intelligence” are the four values adopted and made transcendent by the Nirvãna-Sũtra, viz. (Thường, Lạc, Ngã, Tịnh) perpetuity, joy, personality, and purity; these are acquired through the Thủy Giác process of enlightenment. Cf. Khởi Tín Luận Awakening of Faith.”

Trong Từ Điển Phật Học Hán Việt (đã trích dẫn ở phần trước) thì:

“Thủy Giác: Tâm thanh tịnh, tự tính của bản tính của hết thảy chúng sinh vốn có đức sáng gọi là Bản Giác. Do sự hun đúc bên trong của Bản Giác ấy, cùng với sự truyền dạy của thầy làm nhân duyên bên ngoài mà bắt đầu khởi lòng chán nản đối với mọi tham cầu, từ đó dần dần nẩy sinh trí tuệ giác ngộ, gọi là Thủy Giác. Bốn đức (Thường, Lạc, Ngã , Tịnh) vốn có sẵn, gọi là Bản Giác: bốn đức mới hình thành gọi là Thủy Giác.

Luận Đại Thừa Khởi Tín viết: Vì nương theo Bản Giác mà còn có sự không tự giác, cho nên gọi là Thủy Giác (mới giác ngộ, mới tỉnh giác)”.

2- Khảo sát haiTrong “Phật Quang Đại Từ Điển” viết về Thủy Giác như sau:

“Thủy Giác, đối lại với Bản Giác. Sự giác ngộ do quá trình tu tập hậu thiên mà đạt được.Luận Đại Thừa Khởi Tín cho rằng thức A Lại Da có hai nghĩa là Giác và Bất Giác.

Giác lại có Thủy Giác và Bản Giác khác nhau. Trong đó, trải qua quá trình tu tập hậu thiên, dần dần đoạn trừ vọng nhiễm từ vô

thủy đến giờ mà biết được nguồn tâm tiên thiên, gọi là Thủy Giác cũng tức là phát tâm tu hành, lần lượt sinh khởi trí đoạn hoặc, phá vô minh, trở về bản tính thanh tịnh của Bản Giác. Đại thừa cho rằng tâm người ta xưa nay vốn lặng lẽ bất động, không sinh không diệt, thanh tịnh vô nhiễm gọi là Bản Giác (tâm thể giác xưa nay vốn lìa niệm); sau vì gió vô minh dấy động, sinh ra các hoạt động ý thức thế tục, từ đó có các sự sai biệt ở thế gian, đó gọi là Bất Giác; cho đến khi được nghe Phật Pháp, mở ra Bản Giác, huân tập Bất Giác, đồng thời dung hợp Bất Giác và Bản Giác làm một, tức gọi là Thủy Giác.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255342

Page 47: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Luận Đại Thừa Khởi Tín lại chia Thủy Giác làm 4 giai vị, đồng thời phối hợp 4 giai vị nầy với các giai đoạn tu hành của Bồ Tát Đại Thừa, đó là:

(4 giai vị dưới đây đã nêu ra trong phần nói về Bản Giác ở trên nhưng trong phần nầy xin ghi lại để độc giả có cái nhìn so sánh rõ hơn về sự khác biệt giữa Bản Giác và Thủy Giác)

(1)- Bất Giác: Giai vị Thập Tín (ngoại phàm vị) tuy đã biết quả khổ là do các ác nghiệp mang lại, nên thân, khẩu không còn tạo tác các việc ác, nhưng vẫn chưa sinh khởi trí đoạn hoặc.

Thập Tín: mười đức tu hành mà tín tâm là đức đứng đầu, nên gọi là Thập Tín. Trong hàng 52 địa vị tu hành của Bồ Tát 10 địa vị hàng thứ nhất gọi là Thập Tín. Vì muốn vào hàng Giáo Pháp của Phật trước hết phải có lòng tin. Thập Tín được ghi như sau:1/ Tín Tâm (lòng tin): diệt hết tất cả các mối vọng tưởng, ấy trung đạo thuần chơn.2/Niệm Tâm: Lòng chơn tín đã tỏ rõ rồi, tất cả viên thông, trải qua bao nhiêu cuộc sống thác chẳng sót quên cái tập khí hiện tiền.3/ Tinh Tấn Tâm: diệu viên thuần chơn, đem sự tinh minh mà tu tiến tới cõi chơn tịnh.4/ Huệ Tâm: lòng tinh tấn đã hiện ra thì trí huệ thuần chơn tự nhiên phát khởi. 5/ Định Tâm: chấp trì trí sáng thì lòng tịch tỉnh trong sáng bủa khắp cả, thường chú tâm vào một cảnh vật… 6/ Bất thối tâm: định quang phát minh thì tánh sáng càng vô sâu, chỉ tiến mà chẳng thối lui.7/ Hộ pháp tâm: lòng tấn tới một cách an nhiên thì bảo trì được tất cả Phật Pháp mà chẳng bỏ rơi. Chư Phật Như Lai mười phương đều truyền cho mình phần khí giao thiệp…8/ Hồi hướng tâm: Giác và Minh đã được bão trì, mình có thể đem diệu lực cảm được hào quang của Phật chiếu lại, hướng về Phật mà an trụ.9/ Giới Tâm: ánh sáng quay lại trong lòng, mình an trụ trong cảnh vô vi mà chẳng sai sót.)10/ Nguyện Tâm: Trụ ở giới hạnh thì được tự tại, mình có thể đi khắp mười phương, làm mọi công việc tùy theo sở nguyện của mình vậy.

(2) Tương tự giác: Hàng nhị thừa và Bồ Tát giai vị Tam Hiền tuy đã xa lìa ngã chấp, biết lý ngã không, đoạn trừ các phiền não tham, sân, kiến, ái… nhưng vẫn chưa lìa bỏ ý niệm phân biệt pháp chấp.

Tam Hiền, ba bực Hiền: đó là Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng. Hiện là bực phát khởi cái ý muốn giải thoát khỏi các điều mê lầm. Vì chưa chứng quả Thánh nên gọi là Hiền.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 43

Page 48: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

(a) Thập Trụ: Mười địa vị an trụ của Bồ Tát Đại Thừa. Bồ Tát chứng được trụ vị thứ 10 là địa vị cao nhất tức Thập Trụ Bồ Tát Ma Ha

Tát. Thập Trụ có giải rõ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển 8 như sau:1/ Phát Tâm Trụ: Đem cái phương tiện chơn thật mà phát khởi 10 mối lòng trụ thiệp vào chỗ dụng của 10 lòng tin (Thập Tín) viên thành địa vị nhất tâm vậy.2/ Trì Địa Trụ: tâm sáng trong như trong kiến pha lê hiện ra chất tinh kim, đem cái tâm mầu nhiệm trước mà quản trị nó, cho nên gọi là Trì Địa.3/ Tu hành Trụ: nhờ đã trải qua địa vị trước, sự hiểu biết trở nên minh bạch hiểu liễu bèn chu du mười phương mà chẳng lưu ngại.4/ Sanh Quí Trụ: nhận lấy phần khí lực của Phật, thông bề nầy và bỏ bề kia, bèn nhập dòng giống Như Lai.5/ Phương Tiện Cụ Túc Trụ: tự lợi và lợi tha, phương tiện đều đủ, tướng mạo chẳng khuyết lậu.6/ Chánh Tâm Trụ: chẳng những tướng mạo, tâm tướng cũng đồng với Phật.7/ Bất Thối Trụ: thân tâm hiệp thành, càng ngày càng tăng trưởng, không còn lui bước đối với Phật quả.8/ Đồng Chơn Trụ: cái tướng thiêng liêng của Mười Thân Phật đồng thời đủ hết.

Mười Thân Phật có 2 loại: (a) Một là mười thân dung thông ba thế gian: 1/ Thân chúng sanh. 2/ Thân quốc độ. 3/ Thân nghiệp báo. 4/ Thân Thanh Văn. 5/ Thân Độc Giác. 6/ Thân Bồ Tát. 7/ Thân Như Lai. 8/ Thân Trí : là thân đức Phật có đủ, chứng được cái thật trí. 9/ Thân Pháp: là thân Phật có đủ, chứng được chơn lý. 10/ Thân hư không: là thân lìa khỏi hai tướng Nhiễm và Tịnh nhưng theo hai phần nhiễm, tịnh ấy biến ra khắp pháp giới, là cái thật thể vô hình như vậy.

(b) Hai là 10 thân mà Phật có đủ: 1/ Thân Bồ Đề. 2/ Thân nguyện. 3/ Thân hóa. 4/ Thân trụ trì. 5/ Thân tướng hảo trang nghiêm. 6/ Thân thế lực. 7/ Thân như ý. 8/ Thân phước đức. 9/ Thân trí. 10/ Thân pháp. 9/ Pháp Vương Tử Trụ: Bồ Tát thành bực Pháp Vương Tử (Kumara) , con tinh thần của bực Pháp Vương, làm tiếp công việc với bực Pháp Vương, làm nỗi Phật sự.Từ trụ vị thứ nhất là Phát Tâm Trụ đến trụ vị thứ tư là Sanh Quí Trụ, gọi là Nhập Thánh Thai.

Từ trụ vị thứ năm là Phương Tiện Cụ Túc Trụ đến trụ vị thứ tám là Đồng Chơn Trụ, gọi là Trưỡng Dưỡng Thánh Thai. Ở trụ vị thứ chín nầy có hình tướng đều đủ gọi là Xuất Thánh Thai.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255344

Page 49: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

10/ Quán Đảnh Trụ: Bồ Tát đã thành Pháp Vương Tử , đảm đương nổi Phật sự, Phật bèn đem nước trí tuệ mà rưới lên đỉnh đầu. Đó cũng như vị vương tử dòng Sát-Lỵ khi lên ngôi quốc vương thì thọ lễ quán đảnh nơi tay một vị sư Bà La Môn vậy.Kinh Niết Bàn, quyển 27 viết: bực Bồ Tát còn trụ nơi Thập Trụ cho nên chẳng thấy rõ Phật Tánh. Bậc Thế Tôn, bậc Như Lai vốn là bất trụ, bất khứ cho nên thấy rõ Phật Tánh. (b) Thập Hạnh: Bồ Tát trong khi tu hành kể cả tự lợi và lợi tha. Về việc tự lợi thì tu theo Thập Tín, Thập Trụ. Về lợi tha cần tu Thập Hạnh như sau: 1/ Hoan hỷ hạnh. 2/ Nhiêu ích hạnh. 3/ Vô Sân Hạnh. 4/ Vô Tận Hạnh. 5/ Ly Si Loạn Hạnh. 6/ Thiện Hiện Hạnh. 7/ Vô Trước Hạnh. 8/ Tôn Trọng Hạnh. 9/ Thiện Pháp Hạnh. 10/ Chơn Thật Hạnh. (Tham khảo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 8) (c) Thập Hồi Hướng: hồi hướng là đem công đức tu hành của mình mà xây về cho chúng sinh, xây về quả Phật…:1/ Cứu hộ chúng sinh, ly chúng sanh tướng hồi hướng.2/ Bất hoại hồi hướng. 3/ Đẳng nhứt thiết chư Phật hồi hướng.4/ Chí nhứt thiết xứ hồi hướng. 5/ Vô tận công đức tạng hồi hướng. 6/ Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng.7/ Tùy thuận đẳng quán nhứt thiết chúng sanh hồi hướng.8/ Chơn như tướng hồi hướng. 9/ Vô phược giải thoát hồi hướng. 10/ Pháp giới vô lượng hồi hướng.

(3) Tùy phần giác: Hàng Bồ Tát từ sơ địa trở lên đến địa thứ 9 đã xa lìa niệm Pháp chấp, rõ biết tất cả pháp đều do tâm biến hiện, tức sự giác biết tùy theo cảnh giới tu chứng và địa vị chuyển lên mà ngộ một phần lý chân như pháp thân.

Thập Địa Bồ Tát: (Dasabhũmi) y cứ trong các kinh đại thừa như Hoa Nghiêm, Nhơn Vương có Đại Thừa Bồ Tát Thập Địa như sau:

1/ Hoan hỷ địa. 2/ Ly cấu địa. 3/ Phát quang điạ. 4/ Diễm huệ điạ. 5/ Cực nan thắng địa. 6/ Hiện tiền địa. 7/ Viễn hành địa. 8/ Bất động địa. 9/ Thiện huệ địa. 10/ Pháp vân địa.

(4) Cứu Cánh Giác: Hàng Bồ Tát Địa thứ 10 đã đầy đủ nhân hạnh, dùng tuệ giác tương ứng với một niệm để giác biết chỗ sơ khởi của tâm, đồng thời xa lìa niệm vi tế, thấy suốt toàn bộ tâm tính.

Theo luận Thích Ma Ha Diễn thì giáo nghĩa của Mật Giáo cũng chia “Giác Tính” làm 4 thứ, trong đó hai thứ trước tức là Bản Giác và Thủy Giác , rồi lại y cứ theo sự Nhiễm và Tịnh khác nhau của mỗi thứ mà chia thành Thanh Tịnh Bản Giác, Nhiễm Tịnh Bản Giác, Thanh Tịnh Thủy Giác, Nhiễm Tịnh Thủy Giác …, đồng thời nói rõ về mỗi thứ mà luận chỉ ý thú khác với thuyết của luận Đại Thừa Khởi Tín được trình bày ở trên.

Mật Giáo lại gọi Hiển Giáo là Thủy Giác Tông và gọi tông mình là Bản Giác Tông. Vì Mật Giáo cho rằng Hiển Giáo phải tu hành trải qua nhiều kiếp mới giác ngộ được bản chân, trừ bỏ mê tình mà trở về chân lý vô tướng.(Luận Thích Ma Ha Diễn q.3; Đại Thừa Khởi Tín Nghĩa Ký q. trung, phần đầu, xt Bản Giác).

(còn tiếp)

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 45

Page 50: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

KiamaTham quan cảnh trí thiên nhiênKiama vẽ đẹp thần tiên tuyệt trầnHang thiêng nước cuộn trắng ngầnDâng cao tỏa ánh hào quang sáng lòaCầu vồng lóng lánh năm màuXanh vàng đỏ tím hồng bay tung mùTrời trong sóng lặng êm ru Gió lùa vần vũ tiếng ù rền vangNhư làm rúng động không gianTiếng hò reo tiếng hân hoan đón mừngTiếng người tiếng sóng hòa chungTạo thành sức mạnh trầm hùng ngàn khơi…Xa xa mặt biển chân trờiBao la vũ trụ muôn đời tinh khôiNon sông gấm vóc ngàn đờiBiển hồ điệp khúc vòm trời thiên thanh.

Sydney ngày 27/06/2009Sông Thu

Truyền thống An Cư

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255346

Page 51: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về một nơi kiết giới An Cư để thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới Định Huệ hầu tăng trưởng đạo lực thực hành giới luật và hoằng dương chánh pháp.

Tại quê nhà, chư Tăng Ni thường tác pháp An Cư Kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày ngày 16 tháng 7 âm lịch đúng theo truyền thống “Tam nguyệt an cư, cửu tuần tu học”.

Tuy nhiên, khi Phật Giáo Việt Nam truyền ra hải ngoại, vì hoàn cảnh địa dư, vì thời tiết khác biệt với quê nhà, nên khóa An Cư cũng theo đó mà thay đổi cho phù hợp với thời đại.

Các chùa, các tự viện tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan đã tổ chức khóa An Cư hàng năm tại một trụ xứ kể từ năm 1999 trong hầu hết các tiểu bang của Úc Đại Lợi. Năm nay 2009, Khóa An Cư được tổ chức tại chùa Pháp Bảo vùng Bonnyrigg với số lượng Tăng Ni đông đão (78 vị) cùng trên dưới 100 Phật tử cả tòng hạ lẫn dự thính.

Ngôi tự viện ấm cúng trang nhã đã bừng lên niềm pháp lạc với những tia nắng ấm chan hòa, với màu y vàng rực rỡ lẫn với các tà áo lam dịu dàng thấp thoáng bên cội Bồ Đề đề rợp bóng mát.

Ngày đầu tiên kiết giới An Cư, không khí ngôi thiền đường im lặng kính cẩn trang nghiêm lắng nghe chư Tôn Đức ban huấn thị. Đạo lực của các Ngài tỏa rạng trong ánh hào quang của chư Phật đã sách tấn các Tăng Ni trẻ cũng như đã soi sáng trí tuệ cho toàn thể Phật tử tòng hạ, khiến những buổi công phu, tụng kinh, tọa thiền v.v… của đại chúng càng thêm tinh tấn.

Đại chúng được đánh thức sau giấc ngủ co ro trong trại lều ấm áp lúc 5 giờ sáng bởi tiếng lắc linh quen thuộc của chú Hạnh Duyên. Buổi công phu sáng nào cũng làm cho đại chúng xúc động, tín

thành theo từng lời tán tụng, từng câu kinh sâu sắc. Mười buổi công phu với mười lần khai thị đã khai mở tâm hồn cho người con Phật

phát tâm dũng mãnh tu tập và thêm thấm nhuần ý thức của sự giải thoát sinh tử luân hồi.Đặc biệt trong kỳ An Cư năm nay trong khi quý Tăng Ni trẻ ôn luyện giới luật thì

đại chúng Phật tử được kính lễ Vạn Phật qua các thời sám hối mỗi buổi sáng. Lòng người Phật tử vô cùng hoan hỷ và thành kính trong từng động tác “đầu diện tiếp túc quy mạng lễ” để thiết tha cầu chư Phật, chư Bồ Tát chứng minh tấm lòng thành biết ăn năn sám hối những tội lỗi do vô tình hay cố ý mà không phải chúng con đã phạm ở đời này và cả từ vô lượng kiếp xa xưa…

Những buổi lễ lạy sám hối đã giúp chúng con thức tỉnh, lòng chúng con thêm kính ngưỡng công hạnh tu tập và đạo hạnh thanh tịnh của chư Phật quá khứ trang nghiêm kiếp, chư Phật hiện tại hiền kiếp và chư Phật vị lai tinh tú kiếp.

Đặc biệt điều vô cùng quý báu và diễm phúc cho chúng con là được quý Ngài cho chúng con trì tụng Lương Hoàng Sám Pháp và Pháp Từ Bi Thủy Sám, từ đó chúng con biết rõ được các quả báo của sự tự tác, do ba nghiệp thân khẩu ý đã làm cho nghiệp chướng của chúng con nặng nề, tội lỗi sâu dầy và oan khiên bám chặt.

Chúng con cũng lãnh hội được cái sâu sắc của sám pháp để mà cải ác tùng thiện. Mỗi chữ mỗi câu không chỉ giúp chúng con biết ăn năn sám hối mà còn cầu nguyện cho tam đồ thoát khỏi cảnh trầm luân, xin vì pháp giới chúng sanh mà nương theo chư Phật, chư Bồ Tát phát lời đại thệ nguyện.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 45

Page 52: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Những buổi công phu chiều do các Tăng Ni trẻ đảm trách. Nhìn các chú Sa Di sử dụng chuông mõ, tụng đọc vang vang mà cảm thấy quý thương vô cùng. Đây là những người quý hiếm biết thức tĩnh, biết xả bỏ các hệ lụy trần ai mà dấn thân trên con đường giải thoát. Thật đáng ngưỡng phục vô cùng!

Đại chúng Phật tử cũng được quý Ngài ban cho các bài pháp vui tươi dí dõm khiến hội chúng không ngớt tiếng cười hoan hỷ. Tâm Bồ Đề của chúng con được phát khởi, quyết tâm thực hành Bồ Tát hạnh để hỗ trợ cho sự tu tập của mình. Chư tôn đức còn tạo phương tiện cho chúng con giữ được chân niệm, niệm lại tánh giác thanh tịnh của mình giữa cảnh trần loạn động nầy. Toàn thể đại chúng đã được đi kinh hành nhiễu Phật, lễ Phật niệm Phật … để thể hiện cái dụng công tha thiết trong niềm tin chánh tín cũng như chí nguyện chân thành của mỗi một hành giả trong khóa học cũng như mỗi một ngày tu học trong cuộc đời mình.

Đại chúng được tòng hạ và tham dự các buổi cúng quá đường để có dịp tự quán xét công hạnh của mình trước công đức cần lao vất vã của cả một quá trình gian lao khổ cực mới có bát cơm nóng và thực phẩm ngon miệng (dù chỉ rau dưa đạm bạc!).

Thấm thoát, mà mười ngày tu tập An Cư đã sắp viên mãn! Đêm Thiền trà do ĐĐ Tịnh Giác tổ chức một cách sinh động đạo tình với một khung cảnh nên thơ, đậm nét thiền với không khí náo nức hòa vui cùng với sự đóng góp lời ca tiếng hát phong phú điêu luyện của Tăng Ni Phật tử. Đại chúng không ngớt tiếng cười qua các hoạt cảnh đạolý hay dí dõm nên nhiều lúc đã bật lên những tràng vỗ tay ròn rả để tán thán.

Phật tử chúng con thành tâm tri ân công đức cao cả và lòng từ bi đại lượng của chư Tôn Đức dành cho chúng con, đã cho phép chúng con được hòa mình vào dòng suối thanh lương của không khí chốn già lam thanh tịnh, được thúc liễm thân tâm mà tu tập Giới Định Huệ để gội rửa tội lỗi nhiều đời nhiều kiếp.

Xin chân thành cảm tạ quý Sư Cô, quý Ban Ẩm thực chùa Liên Hoa, Tu Viện Minh Giác, chùa Huyền Quang, chùa Pháp Bảo, cô Phật tử Linh Trang Melbourne, hai bác Quảng Sa, Diệu Thu, bác Chúc Liêm… cùng tất cả Phật tử phát tâm cúng dường trai phạn, tịnh tài để việc tổ chức Trường Hạ được thập phần viên mãn.

Chúng tôi thật vui và biết ơn các em Phật tử trẻ từ Adelaide, Melbourne, Queensland … đã về tự viện Pháp Bảo tu học, làm ấm áp sinh động thêm cho đạo tràng Pháp bảo bằng sự hiện diện đông đảo, bằng sự tham dự các buổi giảng pháp, các buổi tụng kinh, các công tác hành đường chấp tác hăng say của quý vị.

Chúng con thành tâm kính chúc chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni pháp thể khinh an, tuệ đăng thưòng chiếu, phước trí nhị nghiêm mãi mãi là ngọn hải đăng tỏa ánh từ bi trí tuệ cho chúng con được nương nhờ.

Kính chúc tất cả quý đạo hữu thân tâm an lạc, Bồ Đề tâm kiên cố, tinh tấn hành trì để thăng tiến mãi trên bước đường tu học.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Phật tử Tâm Huệ

Đời ngườingắn ngũi

Kiếp con người ôi sao chóng vánhPháp Bảo – Vu Lan PL.255346

Page 53: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Sự nghiệp gì, vinh hạnh gì đây?Sắc thân tàn tạ đổi thay,Rõ ràng cuộc sống cõi nầy mong manh!

Đi chậm bước không nhanh như trước Tai nghe thì tiếng được tiếng khôngMắt đeo kiếng nặng đôi tròngNgày xanh qua lẹ tuổi chồng chất cao!

Có ai dám tự hào trẻ mãiThân vô thường tứ đại khổ khôngNhân gian do nghiệp chẳng đồng,Giàu nghèo, thọ yểu mình không thể lường.

Ai cũng muốn tình thương thân thiết,Sống cuộc đời cho thiệt tiện - nghi,Ai nào thích cảnh buồn chi,Ai nào muốn cảnh chia ly ngập sầu?

Mong muốn vậy, nào đâu có toạiBởi cuộc đời thành hoại trụ không.Phước duyên may được như lòng,Còn như ít phước, long đong trọn đời!

Người học Phật nay thời được rõ,Nghiệp luân hồi nên bỏ nên xa.Vâng lời Phật tổ Thích Ca,Tu hành giới đức phải mà trang nghiêm.

Từ vô thỉ ba chìm bảy nổi,Vì vô minh tạo tội không hay.Phước duyên may được kiếp này,Là chân con Phật đêm ngày lo tu

Trau trí tuệ đừng lu, đen tối,Cửa Niết bàn mở lối chờ ta.Một lòng tu tập thiết tha.Từ bi tâm hạnh trải mà tình thương

Ta rõ biết vô thường cuộc sống.Thân tâm nầy chao động vì mê.Đắm say quên hẳn đường về,Trầm luân chẳng thấy ê chề hay sao?

Nay giác ngộ, lẽ nào mê lại?Đã khôn rồi, hoàn dại nữa ư?

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 47

Page 54: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Chơn thường tâm Phật như như,Tuệ là sự nghiệp đầu tư của mình

Người sứ giả quang minh đỉnh đạt,Hạnh từ bi cứu bạt nhơn sinh.Độ tha tức thị độ mình,Mười phương chư Phật nhiệt tình ngợi khen!

TN Chân Giác

Còn gì để lại trước khi đi(tiếp theo)

Minh Đăng

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255348

Page 55: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Như chúng ta được biết, thế giới ngày nay đã lâm vào hoàn cảnh vô cùng nguy khốn, không phải chỉ vì chiến tranh vẫn tiếp diễn mà thảm hại hơn cả chiến tranh – vì tình trạng- ô nhiễm sinh môi và- hâm nóng toàn cầu.

Hành tinh xanh với muôn loài vạn vật, sông biển núi rừng, cỏ cây đất đá, đang trên đà bị hủy diệt.

Trước đây, trong hai tờ Pháp Bảo số 82 và 83 (trong dịp Tết Kỷ Sửu và Phật Đản 2633), chúng tôi có đề cập đến quan niệm Phật Giáo về vấn đề sinh môi. Chúng tôi cũng đã trình bày sơ lược về chánh niệm, về tương tức tương nhập và về vô ngã và duyên sanh.

Hôm nay, chúng tôi xin được đóng góp một chút nghĩ suy của người con Phật về tình trạng vô cùng thảm khốc: ô nhiễm sinh môi và hâm nóng toàn cầu.

Phần trình bày của chúng tôi gồm có các điểm sau đây:- Sống trong lãng quên- Lãng quên nên gây tội lỗi.- Chánh niệm: Hiểu và Thương

I. SỐNG TRONG LÃNG QUÊN 1/ Sống trong lãng quên, chúng ta không nghĩ rằng qua nhiều thế hệ, loài người đã thay đổi sinh môi rất là khủng khiếp. Cái sinh môi rất thanh tịnh, trong đó tổ tiên chúng ta sống với không khí trong lành, trời biển bao la, đất đai sạch sẽ, núi rừng tươi mát, cái sinh môi với muôn loài vạn vật, cỏ cây đất đá không bị ô nhiễm đã biến mất rồi.

Bây giờ đây, trên mặt đất thì bao nhiêu rừng núi, cỏ cây, đất đá đã biến thành những phố xá nguy nga, với những cao ốc, những cầu cống, những cơ xưởng,

những xe cộ đủ loại rầm rầm rộ rộ, phun khói ngập trời.Con người đi chân đất, không mặc áo quần, sống trong rừng núi, hòa đồng với thiên nhiên đã trở thành con người sống chen chúc nhau trong phố thị, ngồi trên xe hơi, nằm trên tàu thủy, bay trên không trung với quần áo muôn kiểu muôn màu, tóc tai đủ loại: trắng đen, xanh đỏ, tím vàng…

Tiếng hú ngày xưa đã được thay thế bằng những ngôn ngữ tinh vi mà quái ác khiến cho trời đất điếc tai long óc. Nụ cười và tiếng khóc hồn nhiên ngày xưa đã trở thành nụ cười và tiếng khóc rắc rối khôn lường.

2/ Sống trong lãng quên, chúng ta không ý thức rằng bầu trời thênh thang và biển rộng bát ngát ngày xưa đã trở thành những bãi chiến trường khủng khiếp để cho loài người tàn sát lẫn nhau và phá hoại sinh môi bằng những phi cơ, những tàu chiến được trang bị đủ loại vũ khí tối tân. Ngoài ra, các tàu đánh cá, với kỹ thuật tân tiến, đang trên đà hủy diệt các loài cá tôm, các loài san hô, hải sản.

3/ Sống trong lãng quên, chúng ta cũng không nghĩ rằng từ ngàn xưa, chúng ta đã vào rừng bắt không biết bao nhiêu loài súc vật: trâu bò, voi ngựa, chó mèo, heo dê… cùng bao nhiêu là gà, vịt, ngỗng, bồ câu… để ban cho chúng nó một cái tên rất đẹp là “gia hóa”. Thật ra, với kỹ thuật “gia hóa” những con “thiên nhiên súc” đã trở thành “gia súc” thuộc quyền quản lý của loài người và sống dưới chế độ nô lệ vô cùng thảm khốc. Đối với những tên nô lệ này, loài người muốn cỡi thì cỡi, muốn bắt kéo cày thì kéo cày, muốn bắt kéo xe thì kéo xe, muốn bắt sủa thì sủa… và sau cùng, muốn ăn cho ngon miệng thì đập đầu, cắt cổ, nhổ lông…

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 49

Page 56: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

II. LÃNG QUÊN NÊN GÂY TỘI LỖI Vì sống trong lãng quên, loài người dựa vào tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, xa rời

đời sống tâm linh, chạy theo nhu cầu vật chất và sau cùng thỏa mãn tham dục của mình bằng những hành động tội lỗi. Chẳng những loài người vẫn tiếp tục xâm chiếm núi rừng để mở rộng thành phố, để khai thác chăn nuôi, mà loài người còn tiếp tục phá hoại và làm ô nhiễm núi rừng. Theo kỹ thuật chăn nuôi ngày nay, các loài vật từ gà vịt đến heo bò… phải sống trong nhục hình kinh khủng, miễn sao loài người có được năng suất thật cao để thỏa mãn lòng tham của mình.

Sống trong lãng quên, chạy theo nhu cầu vật chất để vinh thân phì gia, loài người đã không từ nan xây cất thêm những cơ xưởng kỹ nghệ, chế tạo thêm xe hơi, sẵn sàng thải ra sông ngòi biển cả những chất dơ bẩn, kể cả những hóa chất vô cùng nguy hiểm, và sẵn sàng phun lên không trung khói bụi và hóa chất độc hại.

Sống trong lãng quên, có những quốc gia giàu mạnh đã gây tội lỗi bằng cách dùng thế lực tiền tài để mở các cơ xưởng kỹ nghệ nơi các quốc gia nghèo khổ, để hưởng được nhân công rẽ mạt, đồng thời tránh được ô nhiễm cho quốc gia mình.

Thậm chí có những quốc gia còn cậy thế hiếp cô, điển hình là Trung Quốc có thể sử dụng và khai thác con sông Mékong theo ý của mình và do đó, tự do gây lụt lội hoặc hạn hán cho Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc đã và đang tìm cách khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên, Bắc Việt để thủ lợi, dẫu rằng việc khai thác này tác hại rất nhiều cho sinh môi.

III. CHÁNH NIỆM: HIỂU VÀ THƯƠNG.Vì sống trong lãng quên, chúng ta đã làm nhiều điều tội lỗi, chúng ta đã làm ô nhiễm

sinh môi. Do đó, người con Phật nhứt định phải có lối sống khác hơn: chúng ta phải sống trong chánh niệm, chúng ta phải dừng tâm lại để nhìn thật sâu, để nhận định đâu là thiện, đâu là ác, để thấy rõ cái khổ đau, để hiểu và thương muôn loài. Từ cái hiểu và thương, chúng ta có hành động thích nghi, chúng ta hăng say hành đạo. CHÁNH NIỆM đưa đến Bi Trí Dũng.

Như vậy, theo quan niệm Phật giáo, chánh niệm là điều kiện trọng yếu để làm lành lánh ác, nhưng trong xã hội, ít ai để cập đến chánh niệm, mà người ta thường nói đến trách nhiệm, nghĩa vụ và sứ mệnh.

“Trách nhiệm” và “nghĩa vụ” là hai từ rất thông dụng để nhà nước kêu gọi nhân dân làm điều tốt cho xứ sở. Trách nhiệm và nghĩa vụ cũng được dùng rất nhiều để kêu gọi bảo vệ sinh môi. Ngoài ra, nhà nước cũng tự cho mình có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc trị dân. Các nhà giáo cũng tự cho mình có trách nhiệm dạy dỗ học sinh, sinh viên. Các bậc cha mẹ cũng tự cho mình có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái… để tỏ ra quan trọng hơn, có những nhà cầm quyền lúc nào cũng hô hào: trách nhiệm thiêng liêng, sứ mạng cao cả.

Theo thiển ý thì trách nhiệm, nghĩa vụ là những điều rất cần thiết mà chúng ta cần phải có. Tuy nhiên, trách nhiệm, nghĩa vụ thường chỉ giải quyết các vấn đề trong giai đoạn ngắn. Điều tai hại hơn nữa là trách nhiệm, nghĩa vụ và sứ mạng thường bị lạm dụng để làm điều xấu ác, để thủ lợi cho mình. Điều này, chúng ta có thể nhìn qua diễn tiến lịch sử để thấy rõ:

1/ Các nhà vua Trung quốc trải qua bao nhiêu thế kỷ tự cho mình là Thiên Tử (con của ông Trời) và gán cho mình cái vai trò đại diện Trời để cai trị thiên hạ, với cái sứ mệnh thiêng liêng cao cả (thiên mệnh). Để bảo vệ cái sứ mệnh do Trời giao phó, các nhà vua Trung Quốc đã tiếp tục đồng ý với nhau: “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255350

Page 57: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Đồng thời, Trung Quốc cũng có cái truyền thống vừa hợp với thiên triều vừa đúng với Nho giáo là: Trong xã hội Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh, đại để có hai giai cấp, đó là QUÂN TỬ và TIỂU NHÂN.

Quân tử gồm thiểu số có học, phần nhiều ra làm quan, có nhiệm vụ phò vua và có khả năng hiểu biết về Tam Cang và Ngũ Thường…

- Tam Cang là Quân Thần Cang, Phụ Tử Cang và Phu Thê Cang.(Nghĩa vụ của Vua Tôi, Cha con và vợ chồng)- Ngũ thường là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Quân tử phải hiểu thật rõ Tứ thư và Ngũ

kinh của Thánh hiền.- Tứ Thư là Đại Học, Trung Dung, Luận ngữ và Mạnh Tử,- Ngũ Kinh gồm có Kinh Dịch, Kinh Thơ, Kinh Thi, Kinh lễ và Kinh Xuân Thu. Với những kiến thức nêu trên, người quân tử lý tưởng phải là người con chí hiếu,

người tôi chí trung.Tiểu nhân gồm đại đa số quần chúng không có học hoặc học rất kém và dứt khoát

không có ra làm quan.(Từ “Quân Tử” “Tiểu Nhân” Không có ám chỉ đức hạnh hoặc thói xấu như quan

niệm ngày nay)Vì có những vị vua không làm tròn “sứ mạng thiên triều”, có nhiều quân tử không thi

hành trách nhiệm mà lại khoe khoang chữ nghĩa, lạm dụng danh từ làm cho nhân dân khốn khổ, nên tư tưởng Lão Trang xuất hiện với chủ trương sống hòa đồng với thiên nhiên, không gò bó trong danh từ hoa mỹ, trong chủ nghĩa giáo điều. Dĩ nhiên, Lão Trang không chấp nhận cái hô hào trách nhiệm cao cả, sứ mạng thiêng liêng, mà thực chất là giả dối ích kỷ, hại dân.

Sau đó, Mạnh Tử, đệ tử lớn nhứt của Khổng tử (Sanh sau Khổng Tử khoảng bảy mươi năm), rất đau lòng khi đứng trước hai tư tưởng trái với truyền thống Nho Giáo:- Một bên là Dương Chu chủ trương VỊ NGÃ và- Một bên là Mặc Địch chủ trương KIÊM ÁI.

Để bênh vực và bảo vệ Nho Giáo, Mạnh Tử đã không chấp nhận cả hai chủ trương nêu trên.Mạnh Tử cho rằng:

“Mặc Tử kiêm ái, ma đỉnh phóng chủng lợi thiên hạ, vi chi”. (Mặc Tử thương đồng đều tất cả mọi người, không phân biệt, mòn trán lỏng gót, cái gì có lợi cho thiên hạ thì làm)- “Dương Chu thủ vị ngã, bạt nhứt mao nhi lợi thiên hạ, bất vi” (Dương Chu chủ trương vì cá nhân mình nhổ một sợi lông để có lợi cho thiên hạ, không làm).

Nếu không tìm hiểu kỹ về Dương Chu, thì chúng ta không tránh khỏi sai lầm: cho rằng Dương Chu vô cùng ích kỷ. Thật ra, Dương Chu là ông Thầy của thuyết nhân vị, một trong những người tiên phong nêu lên cái tự do cá nhân triệt để. “Thủ vị ngã, bạt nhứt mao nhi lợi thiên hạ, bất vi” có nghĩa là: Không ai có quyền bắt buộc cá nhân tôi phải nhổ một sợi lông để có lợi cho cả nhân loại (từ nhổ một sợi lông cho đến hy sinh tánh mạng, tất cả những cái đó thuộc quyền tuyệt đối của tôi.)

Như vậy, chắc chắn rằng Dương Chu dứt khoát không chấp nhận bất cứ kẻ nào, vua chúa hay quân tử, hô hào trách nhiệm hay sứ mạng để lấn áp thiên hạ, để sống ích kỷ, giả dối và thủ lợi.

2/ Cái bịnh chạy theo danh từ hoa mỹ, hô hào trách nhiệm cao cả, sứ mệnh thiêng liêng đã gây cho Trung Quốc cái cảnh phải trái rối bời, vàng thau lẫn lộn, hư thiệt bất phân. Cái bịnh đó vẫn tiếp diễn và đang có mặt ở khắp nơi.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 51

Page 58: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Chúng ta hãy nhìn lại cuộc nội chiến kéo dài ba mươi năm, gây tang tóc điêu linh cho quê hương dân tộc.

- Một bên, Nga và Tàu đã khẳng định có trách nhiệm cao cả, có sứ mệnh thiêng liêng phải giúp cho Việt nam thoát khỏi chế độ tư bản bóc lột và thực hiện chế độ Cộng Sản bình đẳng và công bằng .

- Một bên, Hoa Kỳ và các nước đồng minh đồng thanh thi hành trách nhiệm cao cả, sứ mệnh thiêng liêng để bảo vệ Việt Nam và thế giới tự do trước ý đồ bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản.

Nhưng cái tai hại quỷ khóc thần sầu không nằm trong ba mươi năm chiến tranh tang tóc, mà đã xuất hiện kể từ ngày 30 tháng tư năm 1975, ngày hòa bình trong tủi hờn dân tộc.

Và cũng kể từ ngày đó cho đến nay trong lúc đồng bào cực kỳ khốn khổ, thì người ta tiếp tục hộ hào mỗi lúc một to hơn, trách nhiệm cao cả, sứ mệnh thiêng liêng phải thực hiện để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.

Nếu xã hội Trung Quốc dưới thời vua chúa xa xưa có hai giai cấp: Quân Tử và Tiểu Nhân, thì xã hội Việt Nam ngày nay, oai phong lẫm liệt, tất cả các giai cấp đều được san bằng chỉ còn lại ÔNG CHỦ và đám ĐÀY TỚ TRUNG THÀNH.

Hơn 34 năm qua, kể từ ngày hòa bình, nhân dân Việt Nam sống vẻ vang dưới cái búa CHIẾN THẮNG, trên cái đe VINH QUANG.

Toàn bộ tài sản của ÔNG CHỦ đã được đám ĐÀY TỚ TRUNG THÀNH chiếu cố và “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”. Đám đày tớ đã và đang tung hoành trong trách nhiệm cao cả, trong sứ mệnh thiêng liêng, trong vai trò vô sản.

Các bạn ơi, tôi thấy đau lòng quá:

Trong đêm vắngÂm thầm lặng lẽTrong từng cơnGió thoảng vi vuAi có nghe chăngtiếng rên siết của dân tộc lầm thanai có nghe chănglời kêu gọi của hồn thiêng sông núi:“Hởi đứa con hoanghãy dừng tâm lạiDứt bỏ si thamThành tâm sám nguyệnNhìn sâu để hiểu để thươngQuê hương sụp đổ, đồng hương chết mòn”.Tôi xin được trở lại CHÁNH NIỆM: HIỂU VÀ THƯƠNG trong vấn đề bảo vệ sinh môi.

(còn tiếp)

Minh Đăng.Mùa Vu Lan, Phật lịch 2553

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LÀ CHÂN THẬT BÁO HIẾU

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255352

Page 59: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Ân Cha nghĩa Mẹ mãi mãi là tiếng lòng ấm áp thiêng liêng nhất trong tất cả những tình cảm của con người. Nhớ những ngày còn cắp sách đến trường, tuổi ấu thơ đã ra rã thuộc lòng từng vần điệu:

Ân Cha lành cao như núi TháiĐức Mẹ hiền sâu tợ biển khơiDù cho dâng trọn một đờiCũng không trả hết ân người sinh ta.…Mãi đến khi tỉnh giấc mộng đời, vào chốn thiền môn, bên tai vẫn còn văng vẳng:Thế Tôn chủ ba cõiĐại hiếu Thích Ca VănTrần kiếp báo thâm ânTích niên thành Chánh Giác.Thế gian lấy Hiếu để xây dựng tư cách một người có đạo đức trong xã hội, Đạo Phật

lấy Hiếu làm nền tảng cho Giác ngộ và Giải thoát. Không có hiếu nghĩa là không có đạo đức. Không có hiếu, dù có tu đến bao nhiêu cũng đừng mong thoát khỏi phiền não sinh tử. Công ơn của cha mẹ không thể lấy gì đền đáp cho hết được, duy chỉ có lấy Hiếu làm động lực tu hành, sớm cầu quả vị giác ngộ, thoát khỏi sinh tử luân hồi, phổ độ chúng sanh trong đó có cha mẹ, không chỉ đời này mà còn vô lượng đời trước, đó mới đúng là chân thật báo hiếu.

Quả thật như vậy, ai có từng làm cha làm mẹ mới cảm hết công ơn khó nhọc của cha mẹ mình. Chín tháng gìn giữ thai nhi, theo dõi chăm nom từng giờ từng khắc. Con lớn dần trong thai Mẹ, từ lúc còn bé xíu cho đến khi biết cựa quậy, chuyển mình. Đến kỳ sinh nở, có lẽ trong tất cả những nỗi đau thể xác, chắc khó có đau nào bằng cái đau của người mẹ khi chuyển dạ sinh con. Thế mà khi con vừa lọt lòng, nỗi đau ấy dường như tan biến khi Mẹ nghe tiếng con khóc chào đời. Con khóc

mà mẹ cười! Ôi, thế gian này có tình thương nào dâng trào hơn thế chăng?Và từ đó, con lớn khôn, trưởng thành nên người trong xã hội. Con bao nhiêu tuổi,

đếm lại bao nhiêu tháng ngày là bấy nhiêu cực khổ, thương yêu, nhung nhớ của mẹ cha. Có được mấy khi con làm cha mẹ hài lòng, vui sướng. Những phút giây an vui của con đem lại, ít ỏi như hạt cát giữa sa mạc mênh mông, so với những gì Cha Mẹ đã ban phát cho đàn con thân yêu.

Nếu con có phước còn có thời gian và cơ hội để chăm sóc cha mẹ khi tuổi già sức yếu. Ngược lại, con yểu mạng, ra đi trước, đã không được đền ân, còn làm cha mẹ thêm một lần đau buồn bạc tóc trước cảnh “tre già phải khóc măng non”. Những cảnh xót xa ấy thật không thiếu xung quanh chúng ta. Đó là chưa kể có những cảnh đời buồn hơn, khi cha mẹ còn sinh tiền, nhưng vì hoàn cảnh thế tình nào đó mà phận làm con không thể viếng thăm, chăm sóc hay còn vô tình để cha già mẹ yếu, trống vắng côi cút như chưa từng có mặt đứa con. Thế nhưng, dầu con có ra sao, bậc làm cha mẹ vẫn tha thứ, bao dung khi con tìm về bên cha, bên mẹ.

Đức Phật dạy rằng, giả sử một vai cõng cha, một vai cõng mẹ, đi giáp vòng hòn núi Tu Di, cũng không bao giờ đền đáp được công ơn cha mẹ. Đây chỉ tính công ơn cha mẹ trong một đời này, một khoảng thời gian ngắn ngủi của kiếp nhân sinh. Trong vòng sinh tử luân hồi bất tận, từ vô thỉ kiếp không thể tính đếm cho đến kiếp này, chúng ta đã sanh đi sanh lại qua biết bao thân mạng. Tùy vào nghiệp báo mà phải thọ thân trong khắp nẻo

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255352

Page 60: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

luân hồi. Kiếp này làm người, tất nhiên đã từ nhiều kiếp làm người, lúc đủ phước báu sinh lên cõi trời, nhưng cũng lắm lúc phải đọa súc sanh… Tuy nhiên kiếp nào chúng ta cũng có cha mẹ và phải thọ ân cha mẹ. Tình thương cha mẹ nào cũng dành cho con như nhau. Số kiếp luân hồi của chúng ta vô lượng vô biên, như vậy số cha mẹ mà chúng ta thọ ân cũng vô lượng vô biên. Vì thế, nên trong Kinh Phạm Võng, Đức Phật đã nhắc nhở hàng đệ tử rằng “hãy xem tất cả người nam từng là cha ta, hãy xem tất cả người nữ từng là mẹ ta” là vì thế.

Công ơn cha mẹ trong đời này và vô lượng đời trước nặng sâu như thế, thử hỏi làm con có cách nào đền đáp được chăng? Nếu dùng chút phương tiện vật chất với đôi lời thăm hỏi không khác xả giao, thậm chí có khi còn tệ bạc hơn so với chồng, với vợ mình, thì có thật gọi là đúng nghĩa của đền ân? Những lúc cha mẹ già yếu, đau bịnh, cho đến lúc sinh ly tử biệt, cái đau đớn từ thể xác cho đến tinh thần, làm con dù có muốn nhưng làm sao san xẻ, gánh chịu thay cho cha mẹ? Vô thường là chân lý, sinh già bệnh và chết là những điều bắt buộc phải xảy đến trong cuộc sống. Những lúc như thế, con đành phải bất lực cam tâm đứng nhìn. Lòng con thảo hiếu kính cha mẹ, thật không thể nào chịu đựng được phút giây đau đớn ấy.

Thái Tử Tất Đạt Đa vốn là người con hiếu thảo khó ai sánh bì, nhưng cũng vì động lực của sinh già bịnh chết, mà đành từ giã cha già, ngôi báu, gia đình, vợ con… ra đi tìm chân lý, tìm con đường không còn bóng dáng của khổ đau. Phải chăng hành động giữa đêm xuất gia vượt thời gian, không gian ấy, khởi đi từ động lực quá thương cha, thương mẹ, thương người thân nhất của mình? Tình thương vô bờ khiến Ngài không đành chịu khép mình quay theo nghiệp báo luân hồi. Cho dù có thương, có yêu đến mấy, giàu sang vật chất đến đâu, cũng đâu thể tránh được không già, không bệnh và không chết? Và chết là phút giây phân ly ai oán nhất giữa những người thương yêu ràng buộc với nhau. Càng thương yêu thì càng đau khổ. Chắc chắn với tình thương và sức thông minh vượt bực, Thái tử Tất Đạt Đa không thể chấp nhận vòng xoáy khắc nghiệt đó của sinh tử luân hồi. Tình thương bất tận mà cũng là động lực vô biên, khiến Ngài đã chứng ngộ, thành tựu bậc Toàn Giác. Ánh sáng giác ngộ của Ngài đã soi rọi Hoàng hậu Ma Da trên cung trời Đao Lợi, tiếp dẫn vua Cha Tịnh Phạn an lành đi vào cảnh Thánh, phổ độ kế mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề, công nương Da Du Đà La, hoàng tử La Hầu La và vô số hoàng thân quốc thích khác chứng nhập quả Thánh, vĩnh viễn thoát ly sinh tử.

Con đường đi đến giác ngộ và giải thoát phải từ Hiếu mà sinh. Chân thật Hiếu là thương cha, thương mẹ đang trôi lăn trong cảnh luân hồi. Không biết khi cái chết đến rồi, liệu cha mẹ có còn tiếp tục thọ hưởng thân người hay không, hay phải đọa lạc vào cảnh giới đau khổ nào khác? Thậm chí, nếu cha mẹ có chút phước đức, được sanh vào cõi trời, nhưng cũng có lúc thọ hết phước báu, phải quay trở lại đền nợ trả nợ, thật đau đớn biết chừng nào. Cha mẹ đời này thì vậy, còn vô số cha mẹ kiếp trước thì sao? Như vậy, chỉ có bản thân vượt thoát luân hồi, mới là cách duy nhất đền ân cứu giúp cha mẹ.

Đức Phật đã tìm đạo giác ngộ, ví như người đào giếng, chúng ta may mắn được thừa hưởng nguồn nước từ giếng mát trong ấy. Trong cơn khát của tham ái, vô minh, say sưa trong thương yêu, ràng buộc, Đức Phật chỉ mong mỏi đàn con hãy quay về uống dòng nước thanh lương. Chúng ta không cần phải đào giếng, vì giếng đã có sẵn. Đức Từ Bi đã dẫn đường, chúng ta chỉ có việc đi theo. Vậy mà do tầng tầng lớp lớp của vô minh, nên con đường tu niệm vẫn còn xa xôi quá.

Phát Bồ Đề Tâm là tâm tha thiết, tâm chân thành vì phổ độ chúng sanh, cầu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Như vậy Bồ Đề Tâm là tâm quan yếu nhất, là điều cần thiết nhất của người tu đạo. Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật từng nhấn mạnh “đánh mất Bồ Đề Tâm, dù làm mọi việc thiện cũng thành ma đạo”.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 53

Page 61: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Đầu tiên, biểu hiện của Bồ Đề Tâm là tâm tinh tấn cầu học để đạt đạo giải thoát. Kế, thường khởi tâm đau xót, thương nhớ đến chúng sanh trong đó có cha mẹ ta, giờ này vẫn còn chìm đắm trong đau khổ luân hồi, chưa biết đến ngày nào thoát khỏi. Điểm đặc biệt để nhận thấy sức mạnh Bồ Đề Tâm trong từng con người, đó chính là nỗ lực cầu sanh về thế giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Nơi đó là nơi Đức Phật Thích Ca đã khuyên bảo, giảng dạy chân thành cho chúng ta trong thời mạt pháp. Đó là con đường gần nhất, dễ dàng nhất để hoàn thành tâm niệm thành Phật độ sanh. Hơn nữa, càng tin sâu Tịnh độ, càng cầu sanh Cực Lạc, thì càng chứng tỏ tâm niệm mong muốn xa lìa cõi khổ, mong muốn cùng các bậc Thánh chứng đạo giải thoát.

Tuy nhiên, để chân thành phát tâm Bồ Đề, cầu sanh Tịnh Độ, là một điều hoàn toàn không dễ. Quả thật như vậy, những bậc đạo sư thường hỏi, nếu cho chúng ta ít phút hoàn toàn nghỉ ngơi, vậy thử theo dõi xem, mặc dù thân yên lặng, nhưng tâm ta nghĩ gì? Phải chăng chắc chắn là lăn xăng chuyện này chuyện kia, và trong tất cả những điều suy nghĩ ấy, chỉ quay xung quanh một điểm cá nhân mình, cuộc sống mình, con mình, gia đình mình, danh dự mình, mình đang buồn, đang vui, đang khổ… tất cả đều là Mình. Thử mấy khi chúng ta nghĩ đến tha nhân. Thật hiếm khi chúng ta bức xúc, buồn khổ cho những cảnh đời đang khổ cực khác. Càng khó hơn, hiếm hoi hơn và thậm chí không có, khi khởi tâm dũng mãnh vì chúng sanh, hy sinh cá nhân, dấn thân cầu đạo cho tha nhân. Vì nếu có, thì giờ này chúng ta đã không cùng một cảnh giới này.

Một điều khác nữa, vì sao khởi tâm chân thành cầu sanh Tịnh Độ rất khó. Trong cuộc sống hằng ngày, cái bẫy của dục lạc, của tiền tài, danh vọng, sắc dục… thường mang hình dáng của lý tưởng, của ngọt ngào… trong khi tâm thức phàm phu thường quen với vô minh, không thể phân biệt. Tất cả những mật ngọt ấy làm chúng sanh say đắm, giữa phong ba bão táp mà tưởng biển lặng, sóng êm; giữa phù sinh tham ái mà tưởng an lạc, tịnh độ. Trước những bẫy sập ngũ dục ấy, khiến tâm thức phàm phu không thể nào đề khởi lòng mong muốn rời xa, không thể nào chấp nhận niềm tin cầu sanh Tịnh Độ. Chúng sanh tự gạt mình, chấp nhận bản ngã mình và tìm mọi cách để chấp nhận hoàn cảnh này, thế gian này đã là nơi tự tại, an lạc. Chính vì lẽ ấy, mà Đức Phật đã từng nói, niềm tin vãng sanh trong thời mạt pháp là “nan tín chi pháp”, là pháp khó tin khó hành.

Thế nhưng, tiếng gọi của chữ Hiếu dù có trong hoàn cảnh nào cũng đang thôi thúc chúng ta hành động. Tình thương của cha mẹ dành cho ta vẫn luôn là điều dễ thấy, dễ chấp nhận nhất cho dù chúng ta có lạc bến nơi đâu. Dầu con có bạc đầu, con vẫn là con của cha mẹ. Cha mẹ vẫn luôn mở rộng vòng tay, âu yếm đón con trở về. Vì thế, mà chư Phật đã ví đức Từ Bi của các Ngài vô luợng vô biên như tình Mẹ thuơng con. Dầu cho chúng ta có đau khổ lặn lội đến mấy, nhưng một khi đã phát tín tâm quay về, thì chưa bao giờ là muộn màng cả.

Tình thương của cha mẹ đang vẫy gọi ta, đang thúc dục ta tiến bước trên con đường tìm cầu giải thoát. Cho dù hoàn cảnh nào, khó khăn nào, cũng xin vì hết thảy chúng sanh trong đó có cha mẹ đời này và nhiều đời trước, trưởng dưỡng tâm Bồ Đề không bao giờ thối chuyển.

Đây đóa sen hồng vọng kính dângÂn cha nghĩa mẹ, ánh trăng ngầnCông ơn trời biển, chừ khôn tả

Bồ đề nguyện phát, báo thâm ân.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Chùa Pháp Bảo, SydneyPháp Bảo – Vu Lan PL.255354

Page 62: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Kỷ niệm mùa Vu Lan, PL 2553 – 2009Thich nữ Giác Anh

Đối thoại thiềnGiai Không

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 55

Page 63: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Góp ý của Khiêm Từ

1/ Thế nào bình thường tâm là đạo?- Trước hết chúng ta nên hiểu Đạo là gì? Đạo đây là PHẬT TÁNH, TÂM GIÁC, tức

BẢN TÂM THANH TỊNH, Đức Phật đã từng dạy “Mỗi chúng sanh đều có Phật Tánh” hoặc “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Còn “Bình thường tâm là Đạo”, xin trích dẫn một đoạn đối thoại giữa Ngài Triệu Châu và Ngài Nam Tuyền như sau (trích Thiền Sư Trung Hoa tập I – trang 341).Sư hỏi Nam Tuyền:- Thế nào là Đạo?Nam Tuyền đáp:- Tâm Bình thường là Đạo - Lại có thể nhằm tiến đến chăng?- Nghĩ nhằm tiến đến là trái - Khi chẳng nghĩ làm sao biết là Đạo?- Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang, rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy?Ngay câu nói này Sư ngộ lý.Qua đối thoại trên, tâm bình thuờng là tâm ví như hư không thênh thang, rỗng rang, ý nói tâm rộng bao trùm cả hư không, không một vật đó là TÁNH GIÁC. Muốn đạt tâm thanh tịnh như trên, chỉ có buông hết vọng tưởng, buông hết cố chấp vọng niệm lặng thì tới VÔ NIỆM, VÔ TÂM, đạt AN LẠC, GIẢI THOÁT vậy.

2/ Sự khác nhau giữa tri thức và cảm giác.Tri thức do kinh nghiệm hoặc học hỏi mà biết, còn cảm giác do các căn tiếp

xúc ngoại cảnh, tỷ dụ tay sờ tách trà biết nóng lạnh, mũi ngửi biết mùi thơm, tai nghe nhạc nhận ra âm thanh trầm bổng v.v… Trong thiền tập các tri thức, cảm thọ

này hay tâm hành đều là pháp vô thường, sanh diệt, không tự thể vô ngã. Chúng là trở ngại lớn vì tâm duyên cảnh sẽ sanh buồn thương, giận, ghét… Tu thiền luôn hướng về TÂM GIÁC tức BẢN TÂM, không phóng tâm ra ngoài, không dính cảnh, đương nhiên tâm an định, tập khí yếu dần cho tới lúc mây vọng niệm tan biến và mặt trời trí tuệ rực sáng!

3/ Nghi ngờ có gì đáng lo lắng? Bạn nghĩ gì về tâm nghi ngờ? - Hễ có tâm nghi ngờ thì khó đạt đạo. Tỷ dụ nghi lời Phật dạy trong kinh như sau:

Phật dạy có 8 thứ khổ: sanh khổ, già khổ, bệnh khổ chết khổ, yêu thương bỗng xa lìa là Khổ, oán ghét gặp nhau hoài là khổ, mong cầu không gặp là khổ, 5 uẩn xí thạnh là khổ. Nếu tu Phật pháp mà còn nghi ngờ tám khổ trên, nhất định sẽ buông lung và tu không thể có kết quả. Hoặc trong Tâm Kinh Bát Nhã, Phật dạy “Ngũ uẩn giai không”, nếu không hiểu ý kinh sẽ sinh ra nghi ngờ; khi đã nghi thì hành sai lời Phật, nhất định không thể đạt an lạc giải thoát và tiếp tục chịu luân hồi sinh tử, uổng một kiếp người!

4/ Cái mà người khác có không phải là cái của ta, bạn nghĩ sao?- Câu hỏi này ý bao quát, xin dẫn chứng cụ thể như sau:

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255358

Page 64: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Cái người khác có không nhất thiết phải là tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, mà còn là tri thức, tri kiến, kinh nghiệm, đạo đức, pháp tu v.v… Tỷ dụ một thanh niên có bằng cấp kế toán, anh ta học nên anh ta biết làm kế toán, còn ta đứng ngoài làm sao biết? Một chị khác làm y tá, chị biết chăm sóc bệnh nhân, biết dùng thuốc và chích thuốc, còn ta không học làm sao hành nghề y tá? Cho đến vấn đề chọn pháp tu, ai chọn pháp nào hành pháp nấy, ta không biết pháp làm sao tu? Chỉ nhìn người khác mà không học, không hành đến nơi đến chốn thì chẳng bổ ích gì!

Tu Phật có Tam Huệ học gồm “Văn, Tư, Tu”, tức nghe pháp cho kỹ, suy nghĩ chín chắn xem có hạp căn cơ mình hay không, nếu hạp cần phải ra quyết tâm hành và hành kiên trì để đạt đạo, tiếp trả 4 ân, ơn cha mẹ nuôi dưỡng, ơn Thầy, Tổ hướng dẫn, ơn quốc gia thủy thổ và ơn Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Đạt đạo rồi còn phải phát tâm Bồ Đề phục vụ chúng sanh, giúp chúng sanh thoát khổ, đạt an lạc giải thoát, đó là Bồ Tát hạnh, đó mới là tu theo ý Phật, Tự giác – Giác tha vậy!

5/ Làm thế nào để cảm nhận mỗi mùa đều là mùa xuân?- Quả đất quay xung quanh mặt trời, các vùng tiếp nhận ánh mặt trời khác nhau, gần xích đạo thì nóng 30 - 40 độ C, còn xa xích đạo nhiệt độ xuống dần, mát mẻ hơn, cho tới gần hai cực nam, cực bắc thì nhiệt độ xuống không độ và có khi lạnh tới âm 30 - 50 độ. Do vậy mà có 4 mùa, tất cả không cố định, đều do các yếu tố nhân duyên mà có.

Trong bài vô môn bình luận “Bình thường là Đạo” Kết thúc bằng 8 câu thơ tự do, trong đó có hai câu chót là “Nếu vật không vướng mắc nơi tâm, mùa nào chẳng là mùa đẹp xinh”. Vậy Vô Môn đã nói rõ “Vật và Tâm” hay “cảnh và tâm” không đến nhau, rõ ràng mùa nào cũng đẹp xinh tức mùa xuân vậy!

Trong thiền, muốn tâm như cảnh như, tức không đến nhau thì phải rèn tâm. Tâm chúng ta hay phóng ra ngoài nên mắt dính cảnh ham cái đẹp, chê cái xấu, tai thích nghe âm thanh dịu dàng, lời nói tâng bốc nịnh hót, mũi thích mùi thơm v.v… Tu Thiền hay tu Tịnh đều phải tu SÁU CĂN KHÔNG DÍNH SÁU TRẦN nếu dính liền có THAM, SÂN, SI tạo nghiệp sinh tử luân hồi!

Trong các vị Bồ Tát, có Bồ Tát Di Lặc, tượng hình giống một vị Hòa Thượng có bụng bự, miệng cười thoải mái, ngực trần, chung quanh có sáu đứa bé chọc Ngài, đứa chọc mắt, đứa móc miệng, đứa thọc tai v.v… Đó là hình ảnh lục tặc quấy phá Ngài, thế nhưng với đức HỶ XẢ, Ngài bỏ qua hết. Mắt Ngài không đắm nhiễm khi gặp sắc trần, tai Ngài không hề say mê âm thanh, mũi Ngài coi thường các hương vị… Tu Phật, chúng ta cần học đức Hỷ Xả, buông bỏ mọi thứ dục lạc, buông cái TA, cái của TA, buông cả các điều lành dữ, hơn thua, phải quấy của thế gian tức buông hận thù, tham chấp, buông mọi cố chấp cả NGÃ PHÁP. Ngài Di Lặc tu quán pháp Duy Thức gồm BIẾN KẾ SỞ CHẤP, Y THA KHỞI, VIÊN THÀNH THẬT, do đó Ngài rõ các pháp thế gian không thật, do duyên tạm có, chỉ giả danh, nên Ngài không chấp pháp, lúc nào cũng vui vẻ hồn nhiên. Nhờ đức Hỷ Xả, Bồ Tát Di Lặc, với nụ cười tự tại, đã chinh phục chúng ta, khiến chúng ta đảnh lễ ngài và áp dụng hạnh HỶ XẢ, luôn vui vẻ, buông mọi cố chấp, tất nhiên lúc nào cũng có MÙA XUÂN TRONG LÒNG vậy.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 59

Page 65: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Góp ý của Quốc Vinh

1) Thế nào bình thường tâm là đạo ?Lão Tử nói: Đạo mà nói ra được là không phải là Đạo (Đạo khả đạo phi thường

đạo). Vì Đạo là đạo không thể giải thích, diễn dịch bằng ngôn từ được. Như thiền thoại có câu: đói ăn, khát uống, mệt nghỉ, buồn ngủ cứ đi ngủ... thật hết sức tự do thoải mái, nhưng không vượt ngoài quy tắc thiền gia. Hành giả đừng lầm tưởng chỗ lỏng lẽo tinh tế này mà rơi hầm sụp hố, nếu không muốn nói tội nghiệp, rất đáng thương hơn là đáng trách. Bởi lẽ, đạo tâm chưa tinh thuần, bề dày chưa luyện đủ để hứng chịu bao nhiêu sức nặng vô tình cứ giáng xuống, như ngàn cân trên đôi vai gầy yếu với chiếc thân bé nhỏ không đủ nội lực qua chiều dài của năm tháng. Thế nên, đừng có mơ tưởng hão huyền tìm đâu xa mà ngay chính bản tâm mình, nguồn đạo nhiệm vi tế qua những sinh hoạt bình thường bằng sự tỉnh thức, với tinh thần tự giác giúp ta thành tựu sự nghiệp giác ngộ ngay trong đời sống hiện tại.

2) Sự khác nhau giữ tri thức và cảm giác.Đây là thuật ngữ nằm trong lãnh vực chuyên môn về tri thức và cảm giác. Mới nhìn

thoáng qua ta nhận ra được ngay giữa chúng như có sự tương đồng tri thức là hiểu biết, cảm giác là nhận biết. Như vậy, cái biết của hiểu biết và cái biết của cảm giác, mặc dù cả hai đếu biết, nhưng hoàn toàn không giống nhau. Đó là hiểu biết do trí tuệ và hiểu biết do giác quan. Trí tuệ nhờ học hỏi sáng kiến hay tinh thần sáng tạo, cần đòi hỏi thời gian và kinh nghiệm mới có được, trong khi các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân nhờ tiếp cận (xúc) với ngoại cảnh (trần cảnh) mà thấy, nghe, ngữi, nếm, xúc chạm để thấy rõ, phân biệt mùi vị, chọn lựa, thơm-hôi, ngon ngọt, trơn-nhám, mịn láng, ngắn dài, vuông tròn, thẳng xiên, cong vạy v.v... Nói chung, các màu sắc, âm thanh, mùi hương, vị lạ, những cảm nhận dễ ưa, đáng ghét, chán chường... và hằng trăm thứ cảm giác khác dàn trãi chung quanh cuộc sống chúng ta.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255360

Page 66: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

3) Nghi ngờ có gì đáng lo lắng? Bạn nghĩ gì về tâm nghi ngờ?Tại sao không đáng lo chứ? Vì như bạn biết đó, nghi là chướng ngại, nếu không

muốn nói là chướng nạn trên đường tu giải thoát kia mà! Người mang tâm nghi như chiếc cầu bị gãy nhịp không thể nào qua bờ bên kia được mà không khéo, nhiều khi còn bị chết đuối giữa dòng nữa là đằng khác! Nghi có nhiều cấp độ khác nhau, chẳng hạn như không tin lý nhân quả, nghiệp báo luân hồi, nghi con người sau khi chết vẫn trở lại làm người, nghi người chết rồi mất hẳn không có đầu thai thoát kiếp... Đó là những mối nghi lớn nhất vô cùng tệ hại, là một thách thức cho những ai trên đường tìm cầu giải thoát.

4) Cái mà người khác có không phải là cái của ta. Bạn nghĩ sao?Ở đời có muôn mặt, được mặt này lại yếu kém mặt khác mà không thể nào toàn

thiện được. Đói tự ăn, khát tự uống, no bụng hay đả khát cho chính ta chứ không cho người khác được. Cũng vậy, cái hay của người này chưa hẳn là cái hay của người kia, ví dụ như một bài Pháp hay đối với ta, nhưng lại không hay đối với người khác, một bản nhạc ta ưng ý nhất, đâu phải ai cũng tin lời chấp nhận dễ dàng. Thế nhưng, ở đời có điều lạ, hai đứa trẻ sanh đôi cái gì cũng muốn làm cho giống nhau ngoại diện, còn nội tâm là cả một vấn đề quanh co, phức tạp không thể có hai người tánh tình giống hệt nhau. Đó hẳn là nghĩa thế gian này vậy.

5) Làm thế nào để cảm nhận mỗi mùa đều là mùa xuân ?Nói đến mùa xuân ta thường liên tưởng tới cây cỏ xanh tươi, hoa lá đầy cành, vạn

vật như thay đổi bộ mặt mới dưới ánh nắng chan hòa của bầu trời thanh quang tươi sáng không một gợn mây. Cũng như tuổi trẻ vươn lên sức sống đi dệt mộng tương lai, có đủ nghị lực dời non lấp biển mà hầu như chẳng sờn lòng nản chí. Thế nhưng cái nhuệ khí, bầu nhiệt huyết này chỉ được một thời rồi đành thúc thủ với tuổi đời chồng chất qua bao nhiêu vai trò và trách nhiệm phải nghiêng vai gánh vác. Cho dù ở độ tuổi nào hay hoàn cảnh nào, nếu ta biết tự an hẳn cũng được niềm vui trong cuộc sống. Đó há chẳng phải mùa xuân là gì?

Nhận xét góp ý

1) Nguyệt Khê thiền sư tới tham vấn Thiết Nham Hòa thượng, hỏi: “Lão Hòa thượng ở đây làm gì?”.- Nham bảo: “mặc áo, ăn cơm, ngủ nghỉ, dạo núi, ngắm sông”.Sư nói: ‘Đáng tiếc cho sự uổng qua ngày tháng của Ngài!”- Nham nói: “Ta uổng qua thì được, nhưng ngươi không thể học ta uổng qua. Nếu ngươi đến được miếng điền địa kia thì cũng có thể học ta uổng qua vậy! “Sư hỏi: “Thế nào là miếng điền địa kia?”Nham dựng một ngón tay lên.Sư đáp lại: “Con không biết.” Sư hỏi: “ Hiện nay con đem vọng niệm dứt sạch, chẳng trụ Hữu-Vô, vậy có phải là miếng điền địa kia không?”- Nham bảo: “Không phải, đó là cảnh giới vô thỉ vô minh.”Sư hỏi: ‘ Lâm Tế Tổ sư nói là hầm sâu đen tối của vô minh thật đáng sợ, có phải vậy không?’- Nham bảo: “Phải.” Sư trình câu nói của nhà Phật học về ‘Dùng cách nào mới có thể minh tâm kiến tánh được?”

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 61

Page 67: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

- Nham bảo:” Ngươi chớ nên dứt vọng niệm, nên dùng nhãn căn nhìn thẳng vào chỗ hầm sâu đen tối chẳng trụ hữu vô ấy, đi đứng nằm ngồi chẳng được gián đoạn, khi nhân duyên đến, “ồ” lên một tiếng, hầm sâu đen tối của vô minh tan rã thì được minh tâm kiến tánh.”

Sư nghe lời này liền khổ công tham luyện ngày đêm thì một hôm hoát nhiên đại ngộ, mồ hôi toát ra như tắm mà rằng “ồ” là vậy là vậy...Dẫn thêm ngữ lục chứng minh.Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: “ Thế nào là Đạo?” Tuyền nói: “ Bình thường tâm là Đạo”. Châu nói: “có chỗ xu hướng chăng?” Tuyền nói: “ Muốn hướng thì sai”. Châu nói: “ Chẳng hướng sao biết là Đạo?”. Tuyền nói: “Đạo chẳng thuộc biết, chẳng thuộc không biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu chơn đạt đến cái Đạo “chẳng hướng” thì giống như hư không, mênh mông trống rỗng, đâu có thể cưỡng cho là đúng sai ư?” Châu ngay đó đại ngộ.

Theo như H.T Duy Lực nhận xét: “Bình thường tâm là Đạo” của Nam Tuyền, ý nói sau khi kiến tánh, khởi niệm động niệm đều là Phật tánh, đi đứng nằm ngồi, mặc áo, ăn cơm, cuộc sống hằng ngày đều là chơn như, ấy là cảnh giới sau khi chứng ngộ. Nay người ta hiểu lầm câu: “bình thường tâm là đạo” tức là bình bình thường thường để qua ngày. Bình bình thường thường làm một người tốt, chẳng làm thiện, chẳng tạo ác, mặc kệ tùy duyên uổng qua một đời tu tập như vậy, khác chi người lười biếng, ăn no suốt ngày chẳng làm việc gì! Thật đáng thương xót!(Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu trì của Thiền tông, H.T. Duy Lực dịch, Pháp Bảo ấn tống năm 2002, các trang 92,93,120,121)

2) Có thể nói cách ngắn gọn: tri thức là sự hiểu biết có tính lâu dài cần đòi hỏi thời gian và nhiều kinh nghiệm, cảm giác là sự nhận biết nhất thời, có khi không tồn tại được lâu, chợt hiện qua năm giác quan nhận biết để rồi chìm theo dòng đời phù du tan biến, như dã tràng xe cát, lầu sò chợ biển, bong bóng nước mưa giông v.v...

3) Nghi là một mối họa hại không ít đối với người tu Đạo giác ngộ. Trong 10 sử (mối thắt buộc) nghi đứng hàng thứ tư, thuộc độn sử, tức là nặng nề, trì trệ gây khó khăn, chướng ngại cho hành giả trong tiến trình giải thoát. Người tu không tin nhân qủa, nghi không có nghiệp báo luân hồi v.v... chắc hẳn không phải tu theo Phật đạo rồi. Đó là chưa kể, kẻ nghi còn làm cho người khác thoái tâm Bồ Đề, tạo nên sự “khủng hoảng” không cần thiết trong giới tu hành và cho người của đạo khác.

4) Cũng như ăn mía, không ai nuốt cả nước lẫn bả mía bao giờ. Muốn thưởng thức cái ngọt, bạn chỉ cần hít nước mía dẫn thấm chất ngọt từ môi, cuống họng đến ruột hay bộ phận tiêu hóa. Như vậy, ta không thể nào diễn tả hết được cái cảm giác khoan khoái của ta khi ăn mía hay uống nước lúc khát cho người khác biết như thế nào. Đó là về phần ngoại, mặt sinh lý; còn về phần nội hay tâm lý, nhất là trong lãnh vực tâm linh lại còn phức tạp gấp nhiều lần hơn. Như câu tục ngữ: “Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng”, cũng nói lên phần nào để trả lời câu hỏi, chừng như đơn giản mà các bạn đang tìm câu giải đáp sao cho thỏa đáng trong sự hợp tình hợp lý.

5) Cổ Đức có 2 câu chúc như thế này:Xuân thụ phu vinh nhứt bách xuân thu ca thượng thọBàn đào hiến thụy tam thiên chu lý khánh cao niên.nghĩa là:Cây cối khoe tươi, trăm năm xuân thu mừng thượng thọ

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255362

Page 68: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Đào tiên dâng hiến, ba nghìn giày ngọc chúc cao niên.Cho dù sống thọ tới 800 tuổi như Bành Tổ cũng đâu có hạnh phúc gì, phải không

các bạn? Thà sống ngắn ngủi mà làm được nhiều việc lợi ích tha nhân, còn hơn sống tới trăm năm mà mang thân bịnh, tâm não, sống ấy cũng bằng thừa. Đó là ý nghĩa của 4 mùa suốt quanh năm dù có thay hình đổi dạng, nhưng cái tâm an lạc, tươi sáng, không phải mùa xuân thì gọi là mùa gì nhỉ?

Bài tham khảo kỳ tới

Tozan’s Three BlowsTozan went to Ummon. Ummon asked him where he had come from.Tozan said: “From Sato village”.Ummon asked: “In what temple did you remain for the summer?”Tozan replied: “The temple of Hoji, south of the lake”.“When did you leave there? Asked Ummon, wondering how long Tozan would continue with such factual answers.The twenty –fifth of August”, answered Tozan.Ummon said: “I should give you three blows with a stick, but today I forgive you”.The next day Tozan bowed to Ummon and asked: “Yesterday you forgave me three blows. I don’t know why you thought me wrong.”Ummon, rebuking Tozan’s spiritless responses, said: “You are good for nothing. You simply wander from one monastery to another.”Before Ummon’s words were ended Tozan was enlightened.Mumon’s comment: Ummon fed Tozan good Zen food. If Tozan can digest it, Ummon may add another member to his family.In the evening Tozan swam around in a sea for good and bad, but at dawn Ummon crushed his nut shell. After all, he wasn’t so smart.Now, I want to ask: Did Tozan deserve the three blows? If you say yes, not only Tozan but every one of you deserves them. If you say no, Ummon is speaking a lie. If you answer this question clearly, you can eat the same food as Tozan.The lioness teaches her cubs roughly;The cubs jump and she knocks them down.When Ummon saw Tozan his first arrow was light; His second arrow shot deep.

Dịch nghĩaBa cú thổi của Đông SanĐông San tới gặp Vân Môn. Vân Môn hỏi ông từ đâu đến?- Từ làng Đường Tô tới, Đông San trả lời.Mùa hạ vừa qua ông ở chùa nào?- Chùa Pháp Ấn ở mé hồ phía Nam.Ông rời chùa đó khi nào? Đông San hơi quýnh quáng một lúc mới tiếp trả lời câu hỏi xác thật đó:- Ngày hai mươi lăm tháng tám.Tôi tặng ông ba cú thổi với một hèo, nhưng bửa nay thì tha cho.Ngày kế Đông San tới xá Vân Môn và hỏi:- Hôm qua ngài tha con ba cú thổi. Con không biết tại sao Ngài nghĩ con có lỗi?Vân Môn quở trách câu trả lời vô hồn đó của Đông San, nói:

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 63

Page 69: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

- Ông chẳng được tích sự gì mà chỉ lang thang từ chùa này tới chùa nọ.Qua những lời trách Vân Môn vừa dứt, Đông San thoạt ngộ.

Vô Môn bình luận:Vân Môn nuôi Đông San bằng thuyền duyệt thực. Nếu Đông San khơi sâu hơn thêm nữa, Vân Môn hẳn có thêm một thành viên nơi môn phong của mình.Vào một tối nọ Đông San ngụp trong biển phù trầm, nhưng lúc bình minh Vân Môn phá nát vỏ hồ đào của đương sự. Sau cùng Đông San không còn đau đớn nữa.Bây giờ tôi muốn hỏi: Đông San có đáng hưởng ba cú thổi không?Nếu bạn trả lời có thì không những chỉ Đông San mà mỗi một trong các bạn cũng có phần. Còn như trả lời không thì Vân Môn nói lời không chân thật. Như bạn trả lời câu hỏi này rõ ràng, hẳn bạn thưởng thức được cùng món ăn như Đông San.Sư tử mẹ dạy con cách tàn bạoBầy con nhảy mẹ hất té lật nhàoVân Môn thấy Đông San lóe tên đầuMũi thứ nhì bị bắn thủng ghim sâu.

Câu hỏi gợi ý1) Bạn thử cho biết có mấy cách thọ thực? Và hãy giải thích2) Môn phong là gì? Được xử dụng trong trường hợp nào?3) Đông San có đáp ứng được lòng hoài vọng của Vân Môn muốn kết nạp thêm một thành viên mới? Tại sao?4) Hình ảnh sư tử cái và sư tử con cho vào đây nhằm dụng ý gì? Tại sao Phật thuyết pháp thường được ví như tiếng gầm của sư tử?5) Xin bạn hãy dành tâm tư và ý lực suy nghĩ câu thoại nêu ra của Vô Môn bình luận.

Khóa An Cư Kiết Đông của Giáo Hội tại Chùa Pháp Bảo – Sydney, thành tựu viên mãn

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255364

Page 70: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Ðịnh, Tuệ, là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Tại quê nhà, chư Tăng Ni thường tác pháp an cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch, đúng theo truyền thống “ tam nguyệt an cư, cửu tuần tu học” (ba tháng cấm túc an cư, chín mươi ngày chuyên tinh hành trì tụ học). Tuy nhiên khi PGVN truyền ra hải ngoại, vì hoàn cảnh, địa dư, thời tiết khác biệt với quê nhà nên khóa an cư cũng theo đó mà thay đổi để phù hợp với thời đại. 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Ðại Lợi-Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, quy tụ hầu hết các tự viện trên toàn liên bang Úc, mỗi năm đều qui tụ tại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày. Chín kỳ an cư trước đây được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, South Australia (2000), Chùa Pháp Bảo, New South Wales (2001), Chùa Linh Sơn, Victoria (2002), Tu Viện Vạn Hạnh, thủ đô Canberra (2003), Tu Viện Quảng Đức, Victoria (2004), Chùa Phổ Quang, Perth (2005), Chùa Pháp Bảo, Sydney lần thứ 2 (2006); Chùa Pháp Hoa, Adelaide, (2007); Chùa Linh Sơn lần thứ 2 (2008). Và năm nay, khóa An Cư  Kiết Ðông kỳ 10 lại được tổ chức lần thứ 3 tại Chùa Pháp Bảo, thành phố St.Johns Park, tiểu bang New South Wales, do HT Thích Bảo Lạc và ĐĐ Thích Phổ Huân hoan hỷ đảm nhận trọng trách tổ chức , bắt đầu từ ngày 7-7 đến 17-7-2009.

Sáng ngày 07/7/2009, chư Tôn Đức vân tập nơi Thiền Đường Chùa Pháp Bảo để làm lễ kiết giới an cư.  Hàng Phật tử tại

gia có đầy đủ phước duyên được tùng hạ để cúng dường hộ hạ và tu học Phật Pháp. 

 Ban chức sự trường hạ gồm có :Chứng Minh: HT. Thích Huyền Tôn, HT Thích Như Huệ ; Ban Giáo Thọ : T.T Thích Quảng Ba,  TT Thích Minh Hiếu, TT Thích Nguyên Trực; Ban Giám Luật: TT Thích Thiện Hiền, TT  Thích Tâm Phương, TT Thích Nhật Tân; Ban Giáo Thọ phụ trách 9 buổi hội thảo luật Cụ túc (HT Bảo Lạc , TT Quảng Ba, TT Nhật Tân, TT Nguyên Trực, TT Như Định, TT Thiện Hiền, TT Tâm Phương, TT Quảng Hòa, Ni Trưởng Như Tịnh, Ni Sư Khiết Thiền.)..; Dạy Luật Sa Di – Oai nghi cho chúng Thức Xoa, Sa di , Sa di ni (TT Quảng Hòa, ĐĐ Hạnh Phẩm, ĐĐ Đạo Thông; ĐĐ Phổ Hương, ĐĐ Nguyên Tạng, ĐĐ Hạnh Phẩm, ĐĐ Đạo Thông ĐĐ Hạnh Tri, ĐĐ Hạnh Phát, ĐĐ Tịnh Giác, ĐĐ Hạnh Hiếu;  ĐĐ Viên Trí, ĐĐ Phổ Huân, ĐĐ Đạo Nguyên, ĐĐ Quảng Trung, ĐĐ Quảng Hải, ĐĐ Tánh Thiền, SC Viên Thông, SC Tịnh Vân); Ban Giảng Sư, thuyết pháp cho Phật tử tại gia ( HT Thích Bảo Lạc, TT Thích Quảng Ba, TT Thích Minh Hiếu, TT Thích Như Định, ĐĐ Thích Nguyên Tạng). Khóa An Cư năm nay quy tụ hơn 78 Tăng Ni, trên 100 Phật Tử tại gia từ các tiểu bang và tại NSW cùng về tham dự tu học, thật là một đạo tràng trang nghiêm, thanh tịnh, và thể hiện tính hòa hợp, thanh tịnh, nhiệm mầu, qua việc tác pháp yết ma, lớn nhỏ gì ai muốn kiết giới cũng phải tuân thủ theo. 

Theo thiền môn quy củ, mỗi sáng 5 giờ thức chúng, 5.45am đại chúng vân tập vào điện Phật để tỉnh tọa 15 phút trước thời công phu sáng. Sau thời Kinh Lăng Nghiêm, chư Tôn Đức có lời khai thị để tăng ni và hàng Phật tử tùng hạ có nơi quy hướng.  Buổi sáng, chư Tăng Ni

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 65

Page 71: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

được học về Ngũ Phần Luật, ngõ hầu để củng cố đạo lực trên lộ trình tu tập và làm việc, trong khi quý Phật tử được hướng dẫn lễ Phật Hồng Danh sám hối. Buổi trưa đại chúng cúng quá đường, kinh hành niệm Phật và buổi chiều từ 2.30pm là thời thọ trì Lương Hoàng Sám, một bản sám văn quan trọng để sám hối nghiệp chướng và tăng trưởng phước huệ (Trong suốt khóa An Cư chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử đã trì tụng trọn bộ Kinh này gồm 500 trang và 2000 lạy danh hiệu Phật); Tiếp đó là thời Mông Sơn Thí Thực và thời công phu Tịnh Độ để huân tu niệm Phật. Buổi tối, sau thời giảng pháp là hô canh tọa thiền, để nhắc lại một ngày đã trôi qua trong an lạc, nhắc nhở vô thường để cố gắng tiến tu. Ngoài những thời khóa pháp thực đầy an lạc, sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến những buổi tảo thực, ngọ trai, dược thực đầy bổ dưỡng do ban trai soạn đã thức khuya dậy sớm để cung cấp cho hành giả đủ năng lượng duy trì mười ngày an cư vui đẹp. 

Khóa An Cư năm nay có sự thay đổi về thời khóa giảng pháp, thay vì đêm nào cũng có thời giảng pháp cho Phật tử tại gia như các khóa An Cư trước đây, năm nay Ban Giáo Thọ đã quyết định chỉ có 5 buổi giảng mà thôi, đó là các buổi giảng của ĐĐ Nguyên Tạng “ Giới thiệu về Lương Hoàng Sám”; TT Như Định “ tổng quát về Kinh Pháp Hoa”; TT Quảng Ba “ những thách thức của Tăng Già trong thời hiện đại”; HT Bảo Lạc “ phát Bồ Đề Tâm” và thời pháp cuối cùng do TT Minh Hiếu giảng với đề tài “ tìm hiểu về An Cư tu học” (xem lịch giảng). Tất cả những thời pháp đều đem lại cho Tăng Ni và Phật tử những kiến thức về giáo lý và tăng thêm niềm tin vào Phật Pháp nhiệm mầu. Cũng như mọi năm các thời giảng pháp này được truyền âm online vào paltalk qua room Phật Pháp Nhiệm Mầu (do Thầy Đồng Trí từ USA làm chủ nhiệm) để chia sẻ

Pháp Bảo – Vu Lan PL.255366

Page 72: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

đến quý Phật tử gần xa, đặc biệt dành cho nhiều Phật tử đang sinh sống ở các quốc gia không có chùa Việt Nam như Trung Quốc, Hồng Kồng, Nhật Bản, Tiệp Khắc, Ba Lan, Irag, A Phú Hãn… đã có hơn 600 Phật tử (xem danh sách ghi nhận) đã nghe trực tuyến các buổi giảng pháp của khóa hạ này. Các buổi tối còn lại là thời gian dành để thọ trì Thủy Sám Văn, cũng là một bản Kinh văn sám hối nghiệp chướng, cầu nguyện cho tự  thân và pháp giới chúng sanh không rơi rớt vào ba đường ác đạo, địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh.

Về phần khai thị mỗi sáng sớm sau thời công phu khuya vẫn giữ theo truyền thống như các khóa An Cư trước, tức là sau mỗi thời Kinh khuya một vị tôn túc trong khóa Hạ có lời khuyến tấn đại chúng tu tập theo lời dạy của chư Phật, chư Tổ trong xuyên suốt chiều dài lịch sử hai ngàn năm trăm năm qua, những lời khai thị của chư Tôn Đức đã mang lại cho đạo tràng tu học niềm pháp lạc vô biên, giúp cho đại chúng giữ vững sơ tâm,  Bồ đề tâm và quyết tâm thực hành Bồ tát hạnh ở ngay trong cõi đời mong manh này.

 Hội họp để rồi phân ly, mười ngày An cư rồi cũng đã đến hồi kết thúc trong niềm phúc lạc vô biên, một đêm Thiền trà đầy thiền vị được tổ chức để cho toàn thể, nhất là những Tăng Ni trẻ và chư Phật tử có tinh thần văn nghệ, đem những lời thơ ca Phật Pháp hay những mẫu chuyện đạo góp vui cùng đại chúng, cho niềm an lạc được chan hoà và vơi đi những nỗi nhọc nhằn của những vị đã tận lực hy sinh thời gian và công sức để phục vụ cho khóa tu này. Đặc biệt đêm văn nghệ qua vở thoại kịch “ thỉnh vấn sư phụ” do chính H.T Bảo Lạc thủ vai chính cùng với tài diễn xuất sắc của nhóm “Cái Bang” đã làm cho khán giả vô cùng hoan hỷ.

Sáng sớm cuối cùng, 17-7-09, 6 giờ sáng thay vì công phu khuya như thường lệ, chư Tôn Đức Tăng Ni đã tác pháp yết ma xả giới tự tứ sau 10 ngày cấm túc an cư tu học, buổi lễ thật trang nghiêm và cảm động.  Đến 9.30am sáng là lễ bế mạc khóa An Cư cùng với lễ tấn phong giáo phẩm Thượng Tọa cho hai vị Tỳ Kheo Thích Phổ Hương (thọ Cụ túc Giới năm 1987) và Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng (thọ giới năm 1988), toàn thể đạo tràng An Cư đã hân hoan chúc mừng hai vị khi Hội  Đồng Giáo Phẩm Trung Ương của Giáo Hội chính thức tuyên bố và trao quyết định tấn phong đến cho hai vị. Buổi lễ tấn phong này đã kết thúc Khóa An Cư tu học 10 ngày tại Chùa Pháp Bảo, Sydney. Mời xem toàn bộ hình ảnh khóa An Cư năm 2009 tại địa chỉ: http://www.quangduc.com/photo/ancu/2009/index.html

Tất cả đều vui mừng, vì mọi Phật sự của Giáo Hội đã được diễn ra và kết thúc trong sự thành tựu viên mãn. Trong hai năm qua, Giáo Hội đã bị đánh phá, chụp mũ, tưởng chừng có lúc phải ngưng sinh hoạt, nhưng vì sự kiên tâm, trì chí, chư Tôn Đức trong Giáo Hội đã sát cánh bên nhau để cùng nhau lèo lái con thuyền của Giáo Hội vượt qua cơn sóng gió của cuộc đời. Tại khóa An Cư này, Giáo Hội có phiên họp định kỳ của Hội Đồng Điều Hành và thành viên của Giáo Hội, để nghe báo cáo sinh hoạt của các tổng vụ cũng như một lần nữa khẳng định về vị  thế của Giáo Hội trong thời điểm khó khăn này. Tất cả thành viên của Giáo Hội đều hoan hỷ với sự đứng vững của

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 1

Page 73: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Giáo Hội và sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào về nhân sự cũng như các sinh hoạt khác của Giáo Hội cho đến kỳ Đại Hội Khoáng Đại lần thứ 4 vào giữa năm 2011.

Ngày nay Phật pháp phát triển khắp nơi trên thế giới; hàng đệ tử Phật dù chỉ cảm nhận An Cư Kiết Hạ qua tinh thần lý học, hơn là kinh nghiệm thực tế  đời sống ngày xưa, nhưng điều này vẫn tạo được cơ hội nhân duyên tụ về một nơi nhắc nhở sách tấn ôn lại hình ảnh đời sống sinh hoạt của đấng Thế Tôn. Và ngay nơi việc tụ họp về một nơi, tụng kinh học giới đã là thực hiện lòng từ bi của người con Phật, bởi vì theo lời Phật dạy, ngày nào mà các đệ tử của Ngài còn tụ họp, hòa hợp, thảo luận chung lo cho Phật pháp thì ngày đó giáo pháp giải thoát của Như Lai vẫn còn sáng ngời ở thế gian này. Như thế quả thật Ðức Phật đã đưa ra một pháp tu thiết thực và quan trọng nhất của đời sống người tu sĩ qua mùa tu học Kiết Giới An Cư trong mỗi năm, và dù hoàn cảnh hay thời gian nào, ý nghĩa thâm sâu đó vẫn mãi mãi không bao giờ phai nhạt.

Được biết khóa An Cư của Giáo Hội vào năm tới 2010, sẽ được tổ chức tại Thiền Viện Minh Quang do Thượng Tọa Minh Hiếu trụ trì, tuy nhiên trước mắt mọi người đều nên nhắc nhở cùng nhau về tham dự đông đủ trong Khóa Tu Học Úc Châu kỳ 9 sẽ được tổ chức tại vùng đồi núi thuộc vùng Bringelly, cách trung tâm thành phố Sydney, 1 tiếng lái xe. Khóa tu sẽ kéo dài trong 5 ngày, bắt đầu từ ngày 31 tháng 12 năm 2009 đến ngày 04 tháng 01 năm 2010. Kính mời quý đồng hương Phật tử xa gần, nhất là các bạn trẻ, sinh viên, học sinh mạnh dạn đăng ký tham dự khóa tu nhân kỳ nghỉ lễ cuối năm nay. Đây là một khóa học Phật Pháp được chuẩn bị chu đáo để mang lại an lạc và lợi ích cho người tham dự. Xin quý Phật tử liên lạc và ghi danh tại các Tự viện địa phương trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan để được tham dự. Cần tu Giới Định Tuệ, để diệt tham sân si, hãy tinh tấn tu tập để được an lạc và giải thoát. Mong lắm thay.

Nam Mô A Di Đà Phật

Phổ Trí (ghi nhanh)

Tin sinh hoạt- Vesak’s dayThứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2009, ngày Vesak’s day do Tổng Hội Phật Giáo Úc (Australia Federation of Buddhism) tổ chức tại Olympic Park. Thượng tọa Sudhammo Chủ Tịch mời H.T T.Bảo Lạc cố vấn Ban Tổ Chức đại lễ và đọc Đạo từ dịp này. Đạo từ có đoạn viết: Thế giới ngày nay đang bị thách thức bởi xung đột, thiên tai, chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh, ung thư, ô nhiễm môi sinh v.v… thay vì theo đuổi phú hữu, chúng ta cần phải đầu tư trí tuệ để cứu hành tinh này” (our world today is being challenged by conflict, calamity, war, terrorism, cancer, pollution of environment etc… instead of chasing wealth, we ought to invest our wisdom in order to save our planet).

- Đại lễ Phật Đản Đại lễ Phật Đản được tổ chức trọng thể tại chùa Pháp Bảo vào chủ nhật 10/8/09 với

gần 2000 người tham dự. H.T Bảo Lạc thuyết pháp qua chủ đề “Tự sửa đổi lỗi lầm”, đã được thính giả vô cùng hoan hỷ với cách trình bày rõ ràng đi vào thực tế qua tu tập của

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 2

Page 74: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

mỗi người. Buổi chiều lễ quy y cho một số Phật tử do Đại Đức Trụ Trì Thích Phổ Huân truyền Tam quy Ngũ giới lúc 13.30 giờ. Đại lễ Phật Đản kết thúc sau khi cúng thí thực âm linh lúc 15 giờ là hoàn mãn, trong sự tri ân Đức Phật của người con Phật.

- Lễ tiểu tường Đức Tăng ThốngĐức Tăng Thống Thích Huyền Quang viên tịch ngày mồng 2 tháng 6 năm Mậu Tý

(2008) nhằm ngày 6/7/2008. Nhưng năm nay (2009) nhuần 2 tháng 5 âm lịch, Giáo Hội chọn 29/5 Nhuần tưởng niệm lễ Tiểu Tường tại chùa Pháp Hoa – Nam Úc, nơi HT. Thích Như Huệ đang là Hội Chủ của Giáo Hội.

Buổi lễ vào 2 ngày 20 và 21 tháng 6 năm 2009 gồm lễ Khai Kinh cầu nguyện và đêm thắp nến truyền đăng nhắc lại công hạnh tu trì của Đức Đệ Tứ Tăng Thống vào thứ bảy, đã do chư Tăng Ni chủ trì và Phật tử tham dự phát biểu cảm niệm ân đức Bậc danh tăng suốt đời dấn thân cho dân tộc, đạo pháp. Lễ chính thức được trang trọng cử hành và chủ nhật 21.6.09 với sự tham dự của trên 40 Tăng Ni trong toàn Giáo Hội và hàng trăm đồng hương Phật tử đứng kín cả chánh điện, lấn sang hai bên Đông Tây linh đường; tất cả lắng lòng nghe đọc tiểu sử qua hành trạng cuộc đời Đức Tăng Thống với 4 tiêu chí của Ngài là:

Sống không nhà, đi không đườngTù không tội và chết không mồ.

Nên ai nấy đều xúc động chùng lắng tâm tư vọng hướng về giác linh Ngài cầu nguyện quê hương Việt Nam được tự do dân chủ nhân quyền, cho đạo pháp được trường tồn và GHPGVNTN sớm phục hoạt như tâm tư của các nhà lãnh đạo Giáo Hội, cũng như ước nguyện chân thành của người Phật tử.

- Đàn giới truyền Sa di thập giới.Cũng trong dịp chư Tăng Ni câu hội về đạo tràng chùa Pháp Hoa làm lễ Tiểu tường

H.T Tăng Thống, một giới đàn truyền Sa di Thập giới được tổ chức vào sáng chủ nhật 21/6/09 cho 4 sa di và 1 sa di ni.

Hội đồng giới sư gồm có: H.T Như Huệ - Đàn đầu, H.T Bảo Lạc, Yết ma A Xà lê, T.T Quảng Ba – Giáo thọ A Xà Lê, thất vị tôn chứng T.T Nhật Tân, T.T Thiện Hiền, Đ.Đ Nguyên Tạng, Đ.Đ Tịnh Giác, Đ.Đ Giác Tín, Đ.Đ Nhuận Chơn, Đ.Đ Hạnh Hiếu và ĐĐ Viên Trí dẫn thỉnh sư.

Mặc dù Phật Giáo Việt Nam tại Úc nói riêng và các Châu nói chung trong thời gian qua đã bị đánh phá, qui kết, chụp mũ vô bằng cớ, khiến cho lòng người chao đảo, Phật tử chùn bước e dè. Thế nhưng, không làm ngăn được chí hướng thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh của người mang tâm nguyện xuất trần mà các giới tử trong Giới đàn này là một chứng minh.

- Cựu Tăng sinh chúng Huyền TrangĐạo hữu Quảng Hạo là cựu Tăng sinh chúng Huyền Trang tại Huệ Nghiêm niên khóa

1963-1967, là đồng song với H.T Bảo Lạc gần nửa thế kỷ về trước. Tình hình đất nước đầy biến động cho tới năm 1967 Phật học viện Huệ Nghiêm phải giải tán, các Tăng sinh phải tản mát ra nhiều nơi. Trong số đó, 7 huynh đệ chúng Huyền Trang ra thành lập Lưu Học Xá Huyền Trang và chùa Huyền Trang ở đường Lạc Long Quân quận Tân Bình – Gia Định. Tới năm 1974, ĐĐ Bảo Lạc du học Nhật Bản chưa bao lâu thì Sài Gòn đổi chủ vào cuối tháng 4 năm 75, đời sống Tăng Ni trẻ bắt đầu khó khăn, bị áp lực mọi phía nên buộc lòng đa số phải hoàn tục theo kế sách và chủ trương của chính quyền C.S. Ông

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 3

Page 75: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Quảng Hạo phải ra đời năm 1976 và sinh hoạt như người Phật tử tại gia với mái gia đình thu hẹp.

Tháng 6 vừa qua, Ông bà Quảng Hạo - Diệu Vinh đến thăm con tại Úc và có ghé chùa Pháp Bảo thăm một pháp hữu kỳ cựu là H.T Bảo Lạc. Và một buổi tiệc đạo tình đã được diễn ra tại phòng Đa Dụng chùa Pháp Bảo – Sydney chiều chủ nhật 28/6/09 vô cùng thiết thân đạo vị. Có nhiều Phật tử các Ban Quát Quan Trai, Huân tu Tịnh Độ… tham dự buổi liên hoan này, để chia vui với quí Thầy, Cô.

- Đại hội Tăng Già Úc Châu ASAVào ngày 2.7.2009 vừa qua, Hội Tăng Già Úc Châu (Australian Sangha Association) đã tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 4, địa điểm tại khuôn viên Thiền đường Chùa Pháp Bảo. Chương trình Đại hội được khai mạc với phần thuyết trình của GS Phật Học Mark Allon về Phật Giáo vùng Trung Á và sự khám phá những bản Kinh Cổ ngữ Ấn Độ. Vị khách mời tiếp theo là Ni sư Karma Lekshe Tsomo từ Hoa Kỳ với đề tài “Chết và tái sinh theo truyền thống Trung Hoa và Tây Tạng”. Thầy Ajahn Brahm và Bhante Sujato với “An lạc trong nếp sống tu viện” và “Gìn giữ ngôi chùa màu Xanh”. Đại Hội đã kết thúc với phần Bầu cử thường niên trong niềm vui hoan hỷ và ấm áp đạo tình giữa các truyền thống Phật Giáo.

- An cư kiết hạ tại Pháp BảoKhóa an cư kiết hạ thứ 10 của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại – Úc được tổ chức tại

Tự viện Pháp Bảo từ ngày 7 đến 17 tháng 7 năm 2009. Có mấy điểm nổi bật đáng chú ý như sau:

* Chư Tăng ni tham dự đông nhất: 78 vị* Thọ trì, bái sám tinh cần nhất: 10 bửa trì tụng Lương Hoàng Sám, 9 bửa lạy tam

thiên Phật danh hiệu.* Ít thời giảng pháp nhất: trong 10 ngày an cư, chỉ có 5 thời pháp, thay vì 9 thời như

các khóa An cư trước.* Đạo tràng nghiêm tịnh nhất: mỗi thời công phu sáng với trên 40 Tăng Ni cùng với

chúng Phật tử tòng hạ trì tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm hùng hồn và thanh thoát. * Không khí tu học khởi sắc nhất: nhìn chung từ chánh điện tới thiền đường, từ lớp

học tới trù phòng, trai đường… ở đâu cũng toát lên thiền vị, vì mọi người ai cũng biết tỉnh thức, trật tự và giữ môi trường chung quanh sạch sẽ.

* Nhiều chùa cúng dường trai phạn nhất: trong 11 ngày tu học, trừ ngày đầu, 10 ngày sau do các chùa hay các Phật tử hoan hỷ đích thân tới tận chỗ sửa soạn thức ăn dâng cúng Phật và chư Đại Đức Tăng Ni trường hạ.

* Ban công quả hùng hậu nhất: có từ 50 đến 70 Phật tử sẵn sàng thay nhau phục vụ khóa tu 10 ngày trọn vẹn trong sự phát nguyện nhiệt tình.

* Ban dọn rửa chu đáo nhất: khâu rửa chén bát có thể nói Ban Tổ Chức các lễ lớn ai cũng ngán. Nhưng lần này nhờ các boys thiện chiến và mấy chú Sa di tinh tấn của chùa Pháp Hoa và Linh Sơn xăn tay áo làm gọn ơ từ A đến Z.

* Bịnh dịch cúm đe dọa nhất: Khóa tu có được cái may mắn nhờ vị nữ bác sĩ Chúc Hân – Lâm Kim Loan trực tiếp săn sóc theo dõi bịnh trạng. Mặc dù có một số vị hơi cảm sốt, nhưng chỉ bị xoàng một vài hôm rồi cũng theo kịp đại chúng. Cái trớ trêu ở chỗ: quí cụ lớn tuổi không ai ngã bệnh, còn người trẻ là bị thôi!

* Đêm thiền trà gây nhiều ấn tượng nhất: khung cảnh thiền đường thật trữ tình, thơ mộng, do tài quán xuyến của ĐĐ Tịnh Giác việc trang hoàng, ánh đèn màu lúc tỏ khi mờ… làm cho ai nấy thoải mái dễ chịu. Nhất là nội dung phong phú qua thi ca, nhạc

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 4

Page 76: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

kịch… đã làm người xem vô cùng hoan hỷ cho tới giờ chấm dứt trong sự nhiệt tình thưởng thức và tán dương qua những tràng pháo tay dòn tan và dự tới chấm dứt.

Cám ơn tất cả những ai đã tham dự đêm thiền trà 16.7.09 vừa qua và chúc quí vị an lạc, tinh tấn và hẹn mùa An Cư năm sau nơi thiền viện Minh Quang cũng tại Sydney.

- Lễ tấn phong giáo phẩm:

Theo như thư Thông Báo của Tổng vụ Tăng sự có đoạn viết:Chiếu thư đề nghị tấn phong của TVTS ngày 12.10.08

Chiếu phiên họp HĐGP ngày 30.12.08 tại SydneyChư tôn đức HĐ Giáo Phẩm Trung Ương Giáo Hội qua phiên họp bàn thảo cẩn trọng tại khóa tu học kỳ 8 tại Sydney của Giáo Hội, đã tác pháp Yết Ma tấn phong giáo phẩm các vị Đại Đức:1. Thích Phổ Hương 2. Thích Nguyên Tạng lên hàng Thượng Tọa.

Buổi lễ tấn phong sẽ được tổ chức trong khóa an cư kiết hạ của Giáo Hội tại chùa Pháp Bảo ngày 17.7.09 tại Sydney.Lễ tấn phong vào lúc 11 giờ 30 phút, sau khi lễ bế mạc khóa an cư gần chấm dứt, gồm các mục: tán dương hành hoạt, đạo từ của HT Huyền Tôn, Tuyên đọc quyết định, trao quyết định, lời phát nguyện phục vụ của hai vị Tân Thượng Tọa, cảm tạ của Thầy Hóa chủ trường hạ - ĐĐ Thích Phổ Huân, đọc tứ hoằng thệ nguyện và hồi hướng.

Buổi lễ tuy đơn sơ nhưng không kém phần trang nghiêm và cảm động, như còn lưu lại nơi tâm tư của người Phật tử nhiều dấu ấn khó phai mờ trong mùa An Cư này.

- Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu

Lễ Vu Lan rằm tháng bảy năm nay nhằm giữa tuần nên tự viện Pháp Bảo chọn tổ chức vào chủ nhật 6.9.2009 (18 tháng 7 ÂL). Lễ khai kinh Vu Lan và báo ân phụ mẫu vào ngày 20 tháng 8 năm 2009, có nghĩa trước lễ hai tuần chư Tăng Ni mỗi đêm đều trì tụng Kinh này và Phật tử cùng tụng để cầu nguyện kẻ còn, người mất đều được lợi lạc, nhất là thân quyến của các Phật tử.

Chánh lễ gồm có: lễ chào cờ, phút mặc niệm, diễn văn khai mạc, đạo từ, vũ dâng hoa cúng dường báo hiếu, gắn hoa hồng, tụng kinh Vu Lan, cúng ngọ, cúng tiến chư hương linh, lễ cúng dường trai Tăng, buổi chiều mừng chu niên 26 của GĐPT Pháp Bảo, lễ quy y, cúng thí thực cô hồn và hoàn mãn.

Nhìn chung buổi lễ khá thành công, vì đông đảo đồng hương Phật tử về chùa dự lễ như ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Sau lễ, ban trai soạn Pháp Bảo đã lo liệu bửa ngọ trai đầy đủ để cúng chúng nên mọi người vừa dùng cơm trưa vừa nói chuyện thật vui và đầy tình đạo hữu trong ngày đại lễ.

- Sách mới – Ý thức giải thoátSách “Ý thức giải thoát” là tác phẩm mới nhất của Đại Đức Thích Phổ Huân. Sách

dày trên 200 trang, được tập họp từ những bài văn ngắn, viết trong suốt thời gian 10 năm qua. Nội dung chia xẻ niềm cảm thức, niềm chánh tín học tu, học đạo giải thoát. Phần lớn bài viết giới thiệu căn bản Phật học cho người mới vào đạo; và cũng ít bài chia xẻ niềm ưu tư học đạo của tác giả.

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 5

Page 77: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Sách ấn tống. Muốn thỉnh sách, xin quí đọc giả liên lạc về Chùa Pháp Bảo qua điện thoại (02) 9610 5452.

- Khóa học Phật Pháp lần thứ 9Khóa học Phật Pháp của Giáo Hội lần thứ 9 năm nay được tổ chức tại Sydney như:

* Trưởng Ban Tổ Chức: T.T Thích Tâm Minh, Trú trì Chùa Trúc Lâm Bankstown đảm trách.

* Địa điểm: Trung tâm sinh hoạt tại vùng Bringelly cách chùa Pháp Bảo 30 phút lái xe.* Lệ phí và các chi tiết khác xem thêm Thông Báo trong số báo này.* Thời gian từ 31/12/09 đến 4/1/2010. Quý vị ghi danh nơi chùa mình sinh hoạt từ nay

cho tới 10/12 là hạn chót. Đây là khóa tu học cho Phật tử, nhất là sinh viên, học sinh nhân mùa holiday cuối năm vô cùng lợi lạc, nên sắp xếp thời giờ đăng ký để cùng về tu học trong đại gia đình hòa lạc an lành. Khóa tu học năm rồi cũng tại Sydney có một phần ba tổng số học viên tham dự là giới trẻ. Hy vọng theo cái đà đó năm nay khóa tu học có nhiều khởi sắc hơn.

- Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14Năm rồi (tháng 6/08) phát biểu trong lễ bế mạc khóa tu một tuần, Ngài giảng Kim

Cang Bát Nhã hay tuệ giác cốt lõi cho Tăng Ni và Phật tử tại Olympic Park, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho hay tôi có nhân duyên rất nhiều đối với nước Úc, nhất là cộng đồng Phật Giáo nói riêng. Do vậy, hy vọng năm tới tôi lại có mặt ở đây nữa.

Đúng là lời nói của vị Phật vương, nó không hề sai lệch chút nào, mặc dù Ngài rất bận rộn bao nhiêu việc: đời - đạo. Được biết cuối năm nay khối dân biểu quốc hội (Parliamentary’s commission) tổ chức hội nghị quốc tế tại Melbourne và mời Ngài như là một diễn giả chính. Đặc biệt, Đức Đạt Lai Lạt Ma rất quan tâm tới cộng đồng Việt Nam tỵ nạn, nhất là người Phật tử, nên Ngài có nhã ý dành cho Phật tử Việt Nam tại Sydney Entertainment Center buổi gặp gỡ tiếp xúc riêng tại Sydney vào trưa ngày 2/12/2009. Số chỗ có giới hạ, quý vị nào muốn tham dự xin ghi danh nơi cơ sở tự viện của mình qua vị Trụ Trì để tiện việc sắp xếp. Buổi tiếp kiến này hoàn toàn free, tuy nhiên quí vị muốn phát tâm cúng dường Ngài là tùy hỷ, nhưng phải cho gọn khéo để tránh sự lủng củng có thể làm cho cuộc gặp gỡ không đẹp.

Được gặp bậc lãnh tụ thế quyền và giáo quyền như Đức Đạt Lai Lạt Ma không dễ, Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại Úc mong được quý Phật tử nhiệt liệt ghi danh càng sớm càng tốt để cho Ban Tổ Chức dễ dàng sắp đặt mọi việc tốt đẹp chu toàn.

Lời tâm sự

Đặc san Pháp Bảo duy trì cho tới nay đã gần 30 năm xuân thu tuế nguyệt, là do công của đóng góp tự nguyện của Tăng Ni, Phật tử và quý vị có lòng. Đó là tiếng nói của người Phật tử thiết tha tới tiền đồ đạo pháp của đức Thế Tôn. Mong quý độc giả nhỏ giọt chút chiếu cố cho tờ báo trường thọ!

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 6

Page 78: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

Pháp Bảo – Vu Lan PL.2553 7

Page 79: KHOA TIẾT · Web viewLại càng lan tràn tiếng xấu, việc nhà rối loạn, tiền của hao tổn, thân thể yếu đuối gầy còm, việc lành ngày càng mai một,

8