kinh a di ĐÀ qua pháp số viễn lưu -...

20
Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu 1 Kinh A Di Đà Qua Pháp SViễn Lưu Version 1.0 Email: [email protected] Website: bachyhuynhde.org (Tài Liu Tu Hành Ni Bcủa BYHĐ) Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày mật nghĩa ca Kinh A Di Đà qua cách luận gii pháp s. MĐầu: Theo lch sPht Giáo, ba tông phái sau cùng gm có Thin Tông, Mt Tông (Chân Ngôn Tông) và Tịnh Độ Tông được thành lp trong khong thi gian tnăm 600s ti 900s thuc triều đại nhà Tần và Đường. Bn kinh A Di Đà (Tịnh Độ Tông) thông dng Vit Nam là bn kinh được Tam Tạng Pháp Sư Cưu-ma-la-Thp dch ra tiếng Hán vào đời Tần. Đỗ TSư cũng dùng bn kinh này trong cuốn sách “Kinh A Di Đà”. Kinh A Di Đà là kinh đại thừa nên ý nghĩa thâm sâu chai mt Hin và Mật. Xưa nay các sách in ra chỉ thy được giảng nghĩa theo mặt Hin. Gần đây thì có cuốn “Kinh A Di Đà ca TSư Đỗ Thun Hu đã dùng bản kinh A Di Đà để gii thiu Pháp Lý Vô Vi Khoa Hc Huyn Bí Pht Pháp, và nói vMật nghĩa ca kinh. Cun sách rt hay, rt thâm thúy, rt lnhưng cũng khó đọc cho những người sơ căn hoặc ít quen thuc vi li viết bằng điển quang. Đỗ Tviết cun sách này bằng điển quang, tc là bng hu, bng trc giác, bng trí chkhông phi bng lý lun hay tư duy trên mặt chnghĩa để gii kinh. Trong bài viết này chúng tôi xin trình bày Mật nghĩa của kinh A Di Đà qua sự phân tách nhng n strong Kinh. Hiểu được mật nghĩa của kinh A Di Đà sẽ giúp cho chúng ta nm vng thêm phần lý trong bước đường tu hành. Tóm tt Tâm Thc 13 Tng: Trước khi vào phn chú thích kinh, chúng tôi xin được ôn li mt chút vnhng con strong tâm thc 13 tng: Tiên gia có chKhí nên nói mi sđều là khí hóa. Pht gia có chTâm nên nói mi sđều chng ngoài tâm! 13 tng tâm thc dùng để mô ttâm có định nghĩa như sau: D13 Đạo, Pht, Khí Hỗn Độn LX7 D12-D11 BTát LX6 Vô Sc D10-D9 A-La-Hán, Kim Tiên LX5 Vô Sc D8-D7 Thiên Tiên LX4 Sc D6-D5 Địa Tiên (Thn, Thánh) LX3 Sc D4-D3 Người, Động Vt LX2 Dc D2-D1 Tho Mc, Kim Loi LX1 Dc TD9 lên ti D13, các tng tâm thc thông vi nhau.

Upload: others

Post on 15-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

1

Kinh A Di Đà Qua Pháp Số

Viễn Lưu Version 1.0

Email: [email protected]

Website: bachyhuynhde.org

(Tài Liệu Tu Hành Nội Bộ của BYHĐ)

Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày mật nghĩa

của Kinh A Di Đà qua cách luận giải pháp số.

Mở Đầu:

Theo lịch sử Phật Giáo, ba tông phái sau cùng gồm có

Thiền Tông, Mật Tông (Chân Ngôn Tông) và Tịnh Độ

Tông được thành lập trong khoảng thời gian từ năm

600s tới 900s thuộc triều đại nhà Tần và Đường. Bản

kinh A Di Đà (Tịnh Độ Tông) thông dụng ở Việt Nam

là bản kinh được Tam Tạng Pháp Sư Cưu-ma-la-Thập

dịch ra tiếng Hán vào đời Tần. Đỗ Tổ Sư cũng dùng

bản kinh này trong cuốn sách “Kinh A Di Đà”.

Kinh A Di Đà là kinh đại thừa nên ý nghĩa thâm sâu

cả hai mặt Hiển và Mật. Xưa nay các sách in ra chỉ

thấy được giảng nghĩa theo mặt Hiển. Gần đây thì có

cuốn “Kinh A Di Đà của Tổ Sư Đỗ Thuần Hậu đã

dùng bản kinh A Di Đà để giới thiệu Pháp Lý Vô Vi

Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp, và nói về Mật nghĩa

của kinh. Cuốn sách rất hay, rất thâm thúy, rất lạ

nhưng cũng khó đọc cho những người sơ căn hoặc ít

quen thuộc với lối viết bằng điển quang. Đỗ Tổ Sư

viết cuốn sách này bằng điển quang, tức là bằng huệ,

bằng trực giác, bằng trí chứ không phải bằng lý luận

hay tư duy trên mặt chữ nghĩa để giải kinh.

Trong bài viết này chúng tôi xin trình bày Mật nghĩa

của kinh A Di Đà qua sự phân tách những ẩn số trong

Kinh. Hiểu được mật nghĩa của kinh A Di Đà sẽ giúp

cho chúng ta nắm vững thêm phần lý trong bước

đường tu hành.

Tóm tắt Tâm Thức 13 Tầng:

Trước khi vào phần chú thích kinh, chúng tôi xin

được ôn lại một chút về những con số trong tâm thức

13 tầng:

Tiên gia có chữ Khí nên nói mọi sự đều là khí hóa.

Phật gia có chữ Tâm nên nói mọi sự đều chẳng ngoài

tâm! 13 tầng tâm thức dùng để mô tả tâm có định

nghĩa như sau:

D13 Đạo, Phật, Khí Hỗn Độn LX7

D12-D11 Bồ Tát LX6 Vô Sắc

D10-D9 A-La-Hán, Kim Tiên LX5 Vô Sắc

D8-D7 Thiên Tiên LX4 Sắc

D6-D5 Địa Tiên (Thần, Thánh) LX3 Sắc

D4-D3 Người, Động Vật LX2 Dục

D2-D1 Thảo Mộc, Kim Loại LX1 Dục

Từ D9 lên tới D13, các tầng tâm thức thông với nhau.

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

2

Từ D8 xuống tới D5, tầng trên có thể thấu suốt tầng

dưới, nhưng ngược lại thì không được. Từ D4 tới D1

thì tầng nào thông với tầng đó. Ví dụ, người có tâm

thức là D4 nên người chỉ thông được với người chứ

không nói chuyện được với thú vật, cỏ cây.

Con người là một sinh vật có đủ bộ 13 tầng tâm thức

và 7 luân xa trong thân thể.

Phật/Bồ Tát/La Hán là người có tâm thức D9-D13 nên

có lục thông.

Chúng sanh là người có tâm thức D3/D4 nên không

có lục thông. Vì không thông được với những tầng

tâm thức còn lại nên giống như một tội hồn bị giam

hãm trong nhà tù thể xác tứ đại! Một cách nói khác là

lúc xưa ở trên Thiên Đàng, Cực Lạc sung sướng, vì

phạm tội nên bị đày xuống ngục tù thể xác D3/D4.

Muốn mãn hạn tù thì chỉ có cách tu hành giải thoát

khỏi cõi luân hồi.

Tám cõi luân hồi trong lục đạo nằm trong khoảng tâm

thức D8 và D1. Sáu luân xa là những tâm điểm để

điều chỉnh những cặp tâm thức từ nhị nguyên qua nhất

nguyên. Xin đọc thêm bài “Số 13 trong đạo học,

phần 3”.

http://www.bachyhuynhde.org/BaiViet/So13TrongDa

oHoc-p123.pdf

Việc tu hành giải thoát là việc làm thăng hoa hay nâng

cao tâm thức từ D4 lên tới D9.

Trong duy thức học Phật Giáo gọi là chuyển tám thức

thành bốn trí (thành sở tác trí, diệu quan sát trí, bình

đẳng tánh trí, đại viên cảnh trí).

Trong kinh Kim Cang là lìa tứ tướng (ngã, nhân,

chúng sinh, thọ giả).

Trong thiền thì đạt cửu thứ đệ định (Như Lai), hoặc

vô niệm kiến tánh thành Phật (Tổ Sư).

Chú Thích Kinh:

Chúng tôi dùng bản hán dịch của Tam Tạng Pháp Sư

Cưu-ma-la-thập và bản việt dịch của ông Đoàn Trung

Còn. Để dễ đọc, mỗi đoạn kinh có 3 phần: phần hán,

việt văn được in đậm (bold) và phần chú thích thì in

thường.

---oOo---

KINH A-DI-ĐÀ Dao Tần,Tam Tạng Pháp Sư Cưu-ma-la-thập dịch

Việt Dịch: Đoàn Trung Còn

Chú Thích: Viễn Lưu

Như thị ngã văn: Nhất thời Phật tại Xá-Vệ quốc,

Kỳ-thọ Cấp-Cô-Độc viên, dữ đại Tỳ Kheo tăng,

thiên nhị bá ngũ thập nhân câu, giai thị đại A-

La-Hán, chúng sở tri thức: Trưởng lão Xá-Lợi-

Phất, Ma-ha Mục-Kiền-Liên, Ma-ha Ca-Diếp,

Maha Ca-Chiên-Diên, Ma-ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

3

Đa, Châu-Lợi Bàn-ĐàDà, Nan-Đà, A-Nan-Đà, La-

Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Đề, Tân-Đầu-LôPhả-La-

Đọa, Ca-Lưu Đà-Di, Ma-ha Kiếp-Tân-Na, Bạc-

Câu-La, A-NậuLâu-Đà, như thị đẳng chư đại đệ

tử. Tinh chư Bồ-tát Ma-ha-tát: Văn-Thù Sư-Lợi

Pháp Vương Tử, A-Dật Đa Bồ-tát, Kiền-Đà-Ha-Đề

Bồ-tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ-tát, dữ như thị

đẳng chư đại Bồ-tát, cập Thích-Đề-Hoàn-nhơn

đẳng vô lượng chư Thiên, đại chúng câu.

Tôi nghe như thế này: Có một lúc, đức Phật ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, gần thành Xá-vệ, cùng với các vị đại tỳ-kheo tăng, tất cả là một ngàn hai trăm năm mươi vị, đều là bậc đại A-la-hán mà ai ai cũng biết, như: Trưởng lão Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền liên, Đại Ca-diếp, Đại Ca-chiên-diên, Đại Câu-hy-la, Ly-bà-đa, Châu-lỵ-bàn-đà-già, Nan-đà, A-nan-đà, La-hầu-la, Kiều-phạm ba-đề, Tân-đầu-lô-phả-la-đọa, Ca-lưu-đà- di, Đại Kiếp-tân-na, Bạc-câu-la, A-nậu-lâu-đà... các vị đệ tử lớn như thế. Lại có các vị đại Bồ Tát như: Pháp Vương Tử Văn-thù-sư-lỵ, Bồ Tát A-dật-đa, Bồ Tát Càn-đà-ha-đề, Bồ Tát Thường Tinh Tấn... các vị đại Bồ Tát như thế, cùng với vua cõi trời là Đế-thích và vô số chư thiên, đại chúng cùng quy tụ.

Chúng ta thường thấy trong kinh viết đức Phật lúc thì

đi với 500 vị La Hán hoặc lúc thì đi với 1250 vị đại tỳ

kheo tăng tại vườn này hoặc đô thị kia v.v. Thiển nghĩ

thời xa xưa 2500 năm trước, thành phố đô thị thì nhỏ,

người thì thưa thớt, khó mà có thể có nơi nào thường

xuyên cung cấp thức ăn hằng ngày cho một tăng đoàn

đông đảo như vậy. Vì thế đọc kinh không nên hiểu là

thật có 500 hay 1250 vị tỳ kheo lúc nào cũng tháp

tùng đức Phật tại mọi nơi giảng kinh như được tả

trong kinh … mà nên hiểu là con số 500 hay 1250 này

có thể có ẩn ý khác!

Ví dụ, trong Kinh Tiểu Thừa Mi Tiên Vấn Đáp thì

thấy dùng con số 500 như 500 voi, 500 La Hán v.v.

Còn Kinh Đại Thừa như kinh A-Di-Đà ở đây lại dùng

1250 Đại-A-La-Hán. Cần để ý điểm này.

Theo thiển ý, con số 1250 bỏ đi 0 còn 125. Kế tới 125

= 5x5x5 hay 3 lần của 5 tượng trưng cho 3 cấp hạ,

trung, thượng. Kinh này vì thế là kinh thượng thừa.

Đã là kinh thượng thừa thì ý nghĩa phải thâm sâu cả

về hiển lẫn mật. Hiển nghĩa trong kinh này là những

lời rất trừu tượng, khó tin, khó hiểu, và khó tưởng

tượng. Ví dụ như, “…qua mười vạn ức cõi Phật về

phương Tây …” …bạn sẽ hiểu hay tưởng tượng thế

nào cho đúng? Vì thế muốn hiểu kinh A Di Đà thì

không nên hiểu bằng hiển nghĩa của chữ mà cần truy

cho ra mật nghĩa. Để hiểu ý kinh thì cần xoay những

lời kinh vào bên trong bản thể thì mới mong bắt được

ý kinh. Chứ còn đọc tụng xuông như tụng kinh hằng

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

4

ngày thì chỉ có công dụng an tâm như tụng mọi kinh

khác mà thôi!

Kinh có nhiều nghĩa: kinh sách, kinh kệ, kinh điển,

kinh mạch.

Kinh điển là những dòng điện, sự sống chạy trong

máu nóng theo những đường kinh mạch, những sợi

gân trong người để duy trì sự hoạt động của tâm thức

và sự sống của cơ thể.

Đoạn văn trên kể tên của 16 vị Đại La Hán bắt đầu là

Trưởng Lão Xá Lợi Phất và cuối cùng là 4 vị Đại Bồ

Tát, tổng cộng là 20 vị. Nhìn qua thấy 16 vị Đại La

Hán chia làm 4 nhóm, 4x4 = 16, bởi Ấn Độ dùng số 4

tượng trưng cho tứ đại (đất, nước, gió, lửa). Nên ngoài

4 hướng đông tây nam bắc còn lập thêm hạ và thượng

phương đại diện cho trung cung. Vì vậy nhóm thứ 5

được thành lập với tên của 4 vị Đại Bồ Tát bắt đầu là

Văn Thù Sư Lợi và cuối là Bồ Tát Thường Tinh Tấn,

tổng cộng là 20 vị. Trong lúc số 5 là số ưa thích của

Trung Quốc, tượng trưng cho ngũ hành gồm có kim,

mộc, thủy, hỏa đại diện cho 4 hướng đông tây nam

bắc và cùng qui vào trung ương là mồ kỷ thổ. Xét kỹ

thì cả hai bên đều giống nhau và đồng nhất ở trị số 20

với 5 nhóm (kim mộc thủy hỏa thổ hay đông tây nam

bắc và trung cung).

Thành Xá Vệ hay Xá Vệ Quốc là thân tứ đại của con

người. Bên trong có ngũ tạng, trong mỗi tạng có 250

vị La Hán làm việc ngày đêm để duy trì sự sống của

cơ thể, tổng cộng là 1250 vị La Hán.

Ngoài ra con số 20 trong đạo học còn ứng với bộ kỳ

kinh bát mạch trong người: 12 kinh + 8 mạch = 20, để

dẫn khí điển và máu luân lưu khắp đầu mình và tứ chi.

Nhĩ thời Phật cáo Trưởng lão Xá-Lợi-Phất: "Tùng

thị Tây-phương, quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế-

giới danh viết Cực-lạc, kỳ độ hữu Phật hiệu A-Di-

Đà, kim hiện tại thuyết pháp.

Lúc ấy, Phật bảo Trưởng lão Xá-lợi phất rằng: “Về

phương tây, cách đây mười vạn ức cõi Phật, có một

thế giới tên là Cực Lạc. Ở cõi ấy có đức Phật hiệu A-

di-đà hiện nay đang thuyết pháp.

Ở đây không nên hiểu là từ Trung Quốc hay Việt Nam

mà đi về hướng tây qua bên Ấn Độ là đi về Tây

Phương hay về xứ Phật. Đó là cách giải thích theo lối

hướng ngoại. Ngược lại, hướng nội là chúng ta đi bên

trong bản thể. Từ dưới lên, thận thủy là bắc phương

nằm ở dưới bụng. Nam lửa bính đinh ở đệ tam nhãn

nên nằm trên đầu. Phía lưng là hướng Tây và trước

ngực là hướng Đông.

Tu hành giải thoát là hành trình thăng hoa tâm thức

của cá nhân bằng cách đi nghịch chuyển theo cột

xương sống từ Vĩ Lư quan lên huyệt Bách Hội. Dưới

huyệt Bách Hội, ngay giữa óc, là Nê Hoàn Cung, là

cõi Cực Lạc Di Đà. Đây là đường đi Tây Phương xứ

phật, là đường đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

5

trong chuyện Tây Du Ký theo biểu đồ phương hướng

dưới đây.

Bắc

Na

m

Tây

Biểu Đồ Phương Hướng

Đông

Bắc

Nam

TâyĐông

13

Vĩ Lư

Long Hổ

Mệnh Môn

Giáp Tích

Huyền Xu

Thần Đạo

Đào Đạo

Thiên Trụ

Ngọc Chẩm

Bách Hội

10

1

9

Chín Phương Trời

Mười Phương Phật

Bảy LX, Cửu Khiếu

Nê Hoàn

Qua mười vạn cõi ức Phật, tức là vượt được tam quan

cửu khiếu tới được ải thứ 10, Nê Hoàn Cung, là xứ

Phật, D10.Tâm thức của loài người hiện nay đang ở

khoảng D3/D4. Muốn thành bậc bất thối chuyển thì

phải vượt ải thứ 9, Ngọc Chẩm Quan, D9.

Chín phương Trời là Tiên, Mười phương trời là Phật.

Xá-Lợi-Phất! Bỉ độ hà cố danh vi Cực-lạc? Kỳ

quốc chúng-sanh, vô hữu chúng khổ, đản thọ

chư lạc, cố danh Cực lạc

“Xá-lợi-phất! Tại sao cõi ấy gọi là Cực Lạc? Nơi

ấy chúng sanh không có những sự khổ não, chỉ

hưởng các điều vui sướng, nên gọi là Cực Lạc.

Tâm thức của chúng sanh ở nơi đây là từ D9 trở lên

nên không còn những dục lạc khổ não của dục và sắc

giới nữa. D9 trở lên là tâm thức của Tiên/Phật.

Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc danh vi Cực-lạc. “Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nơi cõi Cực Lạc, có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới bao phủ và bảy hàng cây, thảy đều có bốn món báu vây quanh. Cho nên cõi ấy gọi là Cực Lạc.

Tới đây rõ ràng là cõi Cực Lạc nằm sâu trong phần

tủy não nối liền với tủy sống trong xương sống. Trên

đầu phần não bộ, từ ngoài vào có lông tóc da (lan

thuẫn), kế tới là thịt mỡ (la võng), rồi tới lớp gân

xương sọ (hàng thọ). Tương tự thân thể từ ngoài vào

là da lông (lan thuẫn), kế tới thịt mỡ (la võng), rồi tới

gân xương (hàng thọ). Mỗi lớp dày 7 tầng tượng trưng

7 luân xa hay 13 tầng tâm thức phải vượt. Bốn món

báu vây quanh là thường, lạc, ngã, tịnh, cũng là tánh

chất của Niết Bàn. Nghĩa là nếu tâm thức của hành giả

an trú (24/24) được ở tầng 10 này thì hành giả đang ở

Niết Bàn.

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

6

Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ kim sa bố địa. Tứ biên giai đạo, kim, ngân, lưu ly, pha lê hiệp thành. Thượng hữu lâu các, diệc dĩ kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não nhi nghiêm sức chi. Trì trung liên hoa đại như xa luân: thanh sắc thanh quang, huỳnh sắc huỳnh quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết. “Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nơi cõi Cực Lạc có ao xây bằng bảy báu, trong chứa nước tám công đức, đáy ao tồn bằng cát vàng. Bốn phía có những bậc thang bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp lại. Bên trên có những lầu, gác cũng dùng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não trang hồng. Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe. Hoa xanh tỏa ánh sáng xanh, hoa vàng tỏa ánh sáng vàng, hoa đỏ tỏa ánh sáng đỏ, hoa trắng tỏa ánh sáng trắng, hương thơm lạ lùng.

Tức là phía bên trong não bộ, ao là vành chứa óc não

được làm bằng chất liệu của 7 báu là: huyết tương,

huyết, thịt, mỡ, xương, tủy, tinh (Ấn Độ). Còn nói

theo kiểu Trung Quốc thì 7 báu là tinh túy của ngũ

tạng là ngũ khí của ngũ hành cùng với hai luồng điển

cái nóng, lạnh tạo nên. Bên trong chứa đầy nước của 8

công đức. Nước này là tinh túy của khí nóng ngũ tạng,

nhất là tạng thận (tinh) đi lên theo cột xương sống tới

đầu gặp lạnh hóa nước. Một khi bộ đầu khai mở, thần

khí sung mãn, sẽ cảm thấy trong đầu đầy nước, mắt

sáng, nhắm mắt thấy ánh sáng hào quang, đầu mát mẻ,

tứ chi ấm áp, thân thể khỏe mạnh. Bậc thang bốn phía

là 4 đường gân chánh trên đầu: nhâm đốc trước sau và

hai bên thái dương phải trái. Vành óc trên của sọ cũng

làm bằng vật liệu 7 báu kể trên. Bên trong óc não là

những hoa sen tỏa ánh sáng xanh, vàng, đỏ, trắng …

là những hào quang chớp hiện khi nhắm mắt. Ngày

nay ta thường thấy khoa học diễn tả sự hoạt động của

tế bào não bằng những tia ánh sáng chớp tắt đủ màu.

Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm. “Xá-lợi-phất! Nơi cõi Cực Lạc có đầy đủ công đức trang nghiêm như thế.

Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc độ, thường tác thiên nhạc, huỳnh kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên Mạn-đà-la hoa. Kỳ độ chúng-sanh, thường dĩ thanh đán, các dĩ y kích, thạnh chúng diệu hoa, cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời, hoàn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành. “Lại nữa, Xá-lợi-phất! Cõi Phật ấy thường trỗi nhạc trời. Mặt đất tồn bằng vàng ròng. Ngày đêm sáu thời từ trên trời mưa xuống hoa mạn-đà-la. Chúng sanh cõi ấy vào sáng sớm thường

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

7

trải áo hứng lấy hoa quý, mang đi cúng dường mười vạn đức Phật ở các phương khác. Đến giờ ăn trong ngày liền trở về dùng cơm rồi đi kinh hành.

Cõi Phật ấy, Cực Lạc ở não bộ. Tủy Óc là phần quí

nhất của con người nên ví như mặt đất tồn bằng vàng

ròng. Ngày đêm sáu thời là 24/24 không lúc nào

ngừng nghỉ. Nhạc điển trời với hoa trời rơi xuống tức

là nhắm mắt thấy hào quang chớp nháng, tai nghe

nhạc điển trời như chim hót, tâm cảm được khí điển

trời vào tới nê hoàn cung mát lạnh nên thâu lấy đem

bồi bổ khắp cơ thể. Mười vạn đức Phật là mọi chư

Phật ở mọi chỗ khác trong xá vệ quốc. Số mười là số

lớn nhất trong mười con số từ 0 tới 9 nên hàm nghĩa

tất cả.

Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm. Nơi cõi Cực Lạc có đầy đủ những công đức trang nghiêm như thế. Cách hồi phục sức khỏe mau nhất sau những lúc lao

tâm lao lực hằng ngày bằng trí óc hay cơ bắp là nạp

thanh khí điển từ trời vào nê hoàn cung rồi đem cất

dưới hạ đan điền. Chỉ cần 6 hơi pháp luân thường

chuyển là hành giả sẽ hồi phục lại sức khỏe mất đi

trong ngày một cách dễ dàng.

Phục thứ Xá-Lợi-Phất! Bỉ quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu: Bạch-hạc,

Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng- tần-già, Cộng-mạng chi điểu, thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm. Kỳ âm diễn xướng: Ngũ-căn, Ngũ-lực, Thất-Bồ-đề-phần, BátThánh-đạo-phần, như thị đẳng pháp. Kỳ độ chúng-sanh, văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. “Lại nữa, Xá-lợi-phất! Cõi ấy thường có nhiều loài chim xinh đẹp đủ các màu sắc, như bạch hạc, khổng tước, anh võ, xá-lợi, ca-lăng-tần-già, cộng mạng ... Ngày đêm sáu thời, những loài chim ấy hòa tiếng kêu thanh nhã. Tiếng chim ấy lại thuyết giảng về Năm căn, Năm lực, Bảy phần Bồ-đề, Tám phần Thánh đạo. Chúng sanh ở cõi ấy nghe rồi đều nhớ nghĩ đến Phật, Pháp, Tăng. Theo Đỗ Tổ Sư thì chữ Ca Lăng Tần Già là hai chữ

cho 2 loại chim khác nhau Ca Lăng và Tần Già. Nên

tổng cộng có 7 loại chim với 7 mầu sắc khác nhau

tương ứng với 7 luân xa trong bản thể. 7 màu này là

hào quang thấy được trong lúc thiền định. Những màu

sắc này là do điển từ ngũ tạng tạo thành theo table

dưới đây

Bạch Hạc Trắng (nước màng óc). LX 7

Khổng Tước Đủ màu rực rỡ. Đệ tam nhãn. LX6

Anh Võ Vàng/Xanh. LX5

Xá Lợi Xanh lá cây. LX4

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

8

Ca Lăng Đỏ/đen hóa vàng từ Cật phải. LX3

Tần Già Phổi xanh + Gan đỏ + Bao Tử đen.

Công mạng Cật xanh + Gan đỏ. LX1

Màu sắc của 7 luân xa:

Một khi khí lực sung mãn và kinh mạch thông thì

hành giả sẽ thấy hào quang bay lượn trước mắt trong

lúc thiền định, đồng thời sẽ nghe được âm thanh của

điển như tiếng chim hót.

Năm căn (tín, tấn (tinh tấn), niệm, định, huệ) sinh năm

lực (tín, tấn, niệm, định, huệ).

Thất giác chi (7 yếu tố để thành tựu quả Bồ Đề) =

trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả.

Bát chánh đạo chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ,

chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh

niệm, chánh định.

7 loài chim luôn ca hát nhắc nhở hành giả về năm căn,

năm lực, thất giác chi và bát chánh đạo … đây là cách

tu hành dưới thời đức Thích Ca. Ở đây ý nói là khi về

tới cõi Cực Lạc, sẽ được 7 loại chim (điển) ngày đêm

nhắc nhở tu hành 24/24.

Trong Pháp Lý Vô Vi thì chúng ta niệm phật sáu điểm

24/24: Nam Mô A Di Đà Phật, tức là:

Nam Mô: Soi Hồn

A Di: Pháp Luân

Đà Phật: Thiền Định.

Xá-Lợi-Phất! Nhữ vật vị thử điểu, thiệt thị tội báo sở sanh. Sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc độ, vô tam ác đạo. “Xá-lợi-phất! Ông chớ tưởng rằng những loại chim ấy là do tội báo sanh ra. Vì sao vậy? Cõi Phật ấy không có ba đường ác. Ba đường ác: Tham, Sân, Si.

Cõi Cực Lạc nằm ở tầng D10 nên ba ác không có mặt

ở đây.

Xá-Lợi-Phất! Kỳ Phật quốc độ, thường vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thiệt, thị chư chúng điểu, giai thị A-Di-Đà Phật, dục linh pháp âm tuyên lưu, biến hóa sở tác. “Xá-lợi-phất! Cõi Phật ấy, đến tên gọi ba đường ác còn không có, huống chi là có thật? Các loài chim ấy đều là do đức Phật A-di-đà vì muốn cho tiếng thuyết pháp được truyền ra khắp nơi nên mới biến hóa tạo thành.

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

9

Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc độ, vi phong xuy động, chư bảo hàng thọ, cập bảo la võng, xuất vi diệu âm, thí như bá thiên chủng nhạc, đồng thời câu tác. Văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm.

“Xá-lợi-phất! Nơi cõi Phật ấy, gió nhẹ lay động những hàng cây báu và lưới báu, vang lên tiếng êm dịu vô cùng, như trăm ngàn tiếng nhạc cùng hòa nhau trỗi lên. Ai nghe được tiếng ấy tự nhiên sanh lòng tưởng niệm đến Phật, Pháp, Tăng.

Khi an trú trong tâm thức D10, tức là điển trụ trên đầu

thì nhắm mắt sẽ thấy đầu sáng, tai sẽ nghe tiếng điển

như chim hát bên tai nên lòng luôn tưởng niệm đến

Phật, Pháp, Tăng. Kinh Phật còn gọi đây là tiếng “Hải

Triều Âm”.

Xá-Lợi-Phất! Kỳ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm. “Xá-lợi-phất! Nơi cõi Cực Lạc có đầy đủ công đức trang nghiêm như thế.

Xá-Lợi-Phất! Ư nhữ ý vân hà? Bỉ Phật hà cố hiệu A-Di-Đà? “Này Xá-lợi-phất! Ý ông nghĩ sao? Tại sao đức Phật ấy có hiệu là A-di-đà?

Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quang minh vô lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A-Di-Đà. “Xá-lợi-phất! Hào quang của đức Phật ấy chiếu sáng vô cùng, soi khắp các cõi nước mười phương, không hề ngăn ngại. Vì thế nên có hiệu là A-di-đà. An trú trong D10, lúc này Mô Ni Châu rất sáng. Nên

khi nhắm mắt nhìn chỗ nào thì hào quang chiếu sáng

rực chỗ ấy, nên được hiệu là A Di Đà. Kinh có câu:

Duy Tâm Tịnh Độ, Tự Tánh Di Đà

Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật thọ mạng, cập kỳ nhơn dân, vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, cố danh A-Di-Đà. “Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đời sống của đức Phật và nhân dân cõi ấy kéo dài vô số a-tăng-kỳ kiếp nên gọi là A-di-đà.

Tới tầng tâm thức D9/D10 là đã thoát vòng sanh tử

luân hồi nên đời sống ở đây là vô tận, nên gọi là A-

Di-Đà.

Xá-Lợi-Phất! A-Di-Đà Phật thành Phật dĩ lai, ư kim thập kiếp. “Xá-lợi-phất! Đức A-di-đà thành Phật đến nay đã được mười kiếp.

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

10

Mười kiếp ở đây không có nghĩa về thời gian mà hàm

ý về không gian tức là vị trí đỉnh đầu của thân thể, con

số 10. Chín phương Trời, Mười phương Phật.

Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật hữu vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử, giai A-la-hán, phi thị toán số, chi sở năng tri, chư Bồ-tát chúng diệc phục như thị. “Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đức Phật ấy có vô số các vị đệ tử Thanh văn, thảy đều là bậc A-la-hán, không thể tính đếm mà biết được số lượng. Các vị Bồ Tát cũng nhiều như vậy. Cõi Cực Lạc có vô số các vị La Hán và Bồ Tát có tâm

thức từ D9 tới D12.

Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm. “Xá-lợi-phất! Cõi nước Phật ấy có đầy đủ những công đức trang nghiêm như thế.

Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ chúng-sanh sanh giả, giai thị a bệ bạt trí. Kỳ trung đa hữu, nhất sanh bổ xứ, kỳ số thậm đa, phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô lượng vô biên a tăng kỳ thuyết. “Lại nữa, Xá-lợi-phất! Chúng sanh được sanh về cõi Cực Lạc đều là những bậc không còn thối chuyển, trong đó có nhiều vị chỉ còn một lần sanh nữa là sẽ thành Phật. Số ấy rất nhiều,

không thể lấy sự tính đếm mà biết được, chỉ có thể gọi chung là vô số. Đây là những chúng sanh có tâm thức từ D5 tới D8,

chỉ còn thêm một lần sanh nữa là đắc đạo.

Xá-Lợi-Phất! Chúng-sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Sở dĩ giả hà? Đắc dữ như thị chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ. “Xá-lợi-phất! Chúng sanh nghe biết rồi, nên phát nguyện sanh về cõi ấy. Tại sao vậy? Để được chung sống với các bậc hiền thiện cao thượng. Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc. “Xá-lợi-phất! Người có ít nhân duyên phước đức căn lành không thể sanh về cõi ấy. Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A-Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu: nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn. Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A-Di-Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A-Di-Đà Phật Cực-lạc quốc độ. “Xá-lợi-phất! Như những kẻ nam, người nữ có lòng lành, nghe giảng nói về Phật A-di-đà, bèn

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

11

chuyên tâm niệm danh hiệu ngài, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, nhất tâm không tán loạn. Người ấy khi lâm chung liền thấy đức Phật A-di-đà cùng các vị thánh chúng hiện ra trước mắt. Khi mạng chung tâm không điên đảo, liền được sanh về cõi Cực Lạc của đức Phật A-di-đà. Một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu

ngày, bảy ngày nhất tâm bất loạn không chỉ mang ý

nghĩa về thời gian mà còn có ẩn ý khác. Nếu chỉ cần

niệm phật nhất tâm bất loạn liên tục trong 1 ngày thì

không cần phải nói 2, 3, 4, 5, 6 hay 7 ngày. Ngược lại

nếu cần niệm phật nhất tâm bất loạn liên tục trong 7

ngày thì không nói 1, 2, 3, 4, 5, hoặc 6 ngày! Cho nên

chúng ta cần phải tìm cho ra ẩn ý của đoạn văn trên.

Quan trọng nhất là chữ: Nhất Tâm Bất Loạn. Hàm

nghĩa không có tương đối, không còn nhị nguyên nên

là nhất nguyên.Theo thiển ý, những số 1, 2, 3, 4, 5, 6

và 7 là tương ứng với 7 luân xa trong người. 6 luân xa

đầu là chỗ để chỉnh sửa 6 cặp tâm thức nhị nguyên

(D1-D12) trở thành nhất nguyên.

Nhất nguyên là chỗ nhất tâm bất loạn. Để đạt quả bất

thối chuyển, A-la-hán, hành giả phải lìa tứ tướng đối

đãi giữa 8 tầng tâm thức (D1-D8). Nếu dùng cách nói

trong kinh này thì đó là trình độ của 5 ngày niệm phật

nhất tâm bất loạn. Xin xem thêm bài viết “con số 13

trong đạo học, p3”.

7 ngày D13 Thượng

6 ngày D11-D12 Thượng

5 ngày D9-D10 Thượng

4 ngày D7-D8 Trung Thọ Giả

3 ngày D5-D6 Trung Chúng Sinh

2 ngày D3-D4 Hạ Nhân

1 ngày D1-D2 Hạ Ngã

Cõi Cực Lạc chia làm 9 phẩm cho chúng sanh có trình

độ khác nhau theo table sau đây:

Thượng Phẩm Thượng Sanh Phật

Thượng Phẩm Trung Sanh Bồ Tát

Thượng Phẩm Hạ Sanh Kim Tiên, A-La-Hán

Trung Phẩm Thượng Sanh Thiên Tiên

Trung Phẩm Trung Sanh Địa Tiên

Trung Phẩm Hạ Sanh Thần, Thánh

Hạ Phẩm Thượng Sanh Thường Nhân

Hạ Phẩm Trung Sanh Thường Nhân

Hạ Phẩm Hạ Sanh Thường Nhân

Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử

ngôn. Nhược hữu chúngsanh, văn thị thuyết giả,

ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.

“Xá-lợi-phất! Ta thấy sự lợi ích đó, nên mới

giảng nói như vậy. Nếu có chúng sanh nào được

nghe, nên phát nguyện sanh về cõi ấy.

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

12

"Xá-Lợi-Phất! Như ngã kim giả, tán thán A-Di-Đà

Phật bất khả tư nghì công đức chi lợi. Đông

phương diệc hữu A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng

Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm

Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các

ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến

phú tam thiên đại thiên thế-giới, thuyết thành

thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín

thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất

Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh".

“Xá-lợi-phất! Cũng như ta nay xưng tán lợi ích

công đức không thể nghĩ bàn của Phật A-di-đà,

phương đông lại có chư Phật như: Phật A-súc-

bệ, Phật Tu-di Tướng, Phật Đại Tu-di, Phật Tu-di

Quang, Phật Diệu Âm..., vô số chư Phật như vậy,

mỗi vị đều từ cõi nước của mình, hiện tướng

lưỡi rộng dài bao trùm ba ngàn đại thiên thế

giới, nói ra lời chân thật này: Hết thảy chúng

sanh nên tin vào lời xưng tán công đức chẳng

thể nghĩ bàn của kinh mà tất cả chư Phật đều hộ

niệm.

Bên ngoài có bao nhiêu vị phật thì bên trong cơ thể

cũng có bấy nhiêu vị. Điều này hàm ý là khi hành giả

tu hành thăng hoa tâm thức của mình về tới cõi Cực

Lạc, D10, thì sẽ hiểu sự làm việc của các chư phật

trên xá vệ quốc của mình.

Ba ngàn đại thiên thế giới bao trùm 3 cõi dục, sắc, vô

sắc nên là xá vệ quốc của hành giả.

Đông phương có 5 vị Phật chính hay 5 luồng điển, khí

chính trong người. Đông phương là Mộc thuộc tạng

gan, tượng cây núi (Tu Di).

A-Súc-Bệ: luồng điển sắc xanh/vàng từ nơi gan.

Tu-Di-Tướng: luồng điển tập hợp tinh khí thần.

Đại-Tu-Di: luồng điển tại Hà Đào Thành.

Tu-Di-Quang, Diệu Âm Phật: ánh sáng và âm thanh

của những luồng điển của tạng gan.

Xá-Lợi-Phất! Nam phương thế-giới hữu Nhật

Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại

Diệm Kiên Phật, Tu Di Đăng Phật, Vô Lượng

Tinh Tấn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư

Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt

tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế-giới,

thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh

đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công

Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh".

“Xá-lợi-phất! Các thế giới về phương nam có

chư Phật như: Phật Nhật Nguyệt Đăng, Phật

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

13

Danh Văn Quang, Phật Đại Diệm Kiên, Phật Tu-

di Đăng, Phật Vô Lượng Tinh Tấn..., vô số chư

Phật như vậy, mỗi vị đều từ cõi nước của mình,

hiện tướng lưỡi rộng dài bao trùm ba ngàn đại

thiên thế giới, nói ra lời chân thật này: Hết thảy

chúng sanh nên tin vào lời xưng tán công đức

chẳng thể nghĩ bàn của kinh mà tất cả chư Phật

đều hộ niệm.

Nam phương có 5 vị Phật hay 5 luồng điển chánh.

Nam phương tượng là lửa. Mắt và trán là nơi điển lửa

tụ tập và hào quang phát xuất.

Nhật Nguyệt Đăng: Lửa của hai mắt là do lửa của ngũ

tạng họp lại tạo thành Danh Văn Quang và Đại Diệm

Kiên hai bên, và Tu Di Đăng là ngọn đèn ở giữa hai

mắt.

Vô Lượng Tinh Tấn: lửa từ bao tử, tam muội hỏa tặc

do hô hấp và đồ ăn tạo nên.

Xá-Lợi-Phất! Tây-phương thế-giới hữu Vô

Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, Vô

Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh

Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, như thị

đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất

quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên

đại thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ

đẳng chúng-sanh đương tín thị: Xưng Tán Bất

Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở

Hộ Niệm Kinh".

“Xá-lợi-phất! Các thế giới về phương tây có chư

Phật như: Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng

Tướng, Phật Vô Lượng Tràng, Phật Đại Quang,

Phật Đại Minh, Phật Bảo Tướng, Phật Tịnh

Quang..., vô số chư Phật như vậy, mỗi vị đều từ

cõi nước của mình, hiện tướng lưỡi rộng dài

bao trùm ba ngàn đại thiên thế giới, nói ra lời

chân thật này: Hết thảy chúng sanh nên tin vào

lời xưng tán công đức chẳng thể nghĩ bàn của

kinh mà tất cả chư Phật đều hộ niệm.

Phương Tây có 7 phật hay 7 luồng điển chánh. Tây thì

thuộc tay trái nên chủ về sức sống/hô hấp của con

người. Các luồng điển ở đây mang tên hàm nghĩa sức

sống lâu dài mang tính chất của tạng phế (kim) và

thận Thủy (thủy).

Vô Lượng Thọ: sống lâu liên hệ với hệ hô hấp từ mũi.

Vô Lượng Tướng, Vô Lượng Tràng: hình tướng của

thân thể, tức là tướng của vía.

Đại Quang, Đại Minh: Thận, phế tốt thì mắt sáng, tai

thính, trí sáng.

Bảo Tướng: Hình ảnh bóng tướng của bản thể. Thận

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

14

phế tốt thì xương cốt rắn chắt, khỏe mạnh.

Tịnh Quang: Tất cả cử động đi đứng nằm ngồi đều do

thận, phế chi phối.

Xá-Lợi-Phất! Bắc phương thế-giới hữu Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Âm Phật, Nan Trở Phật, Nhật Sanh Phật, Võng Minh Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh". “Xá-lợi-phất! Các thế giới về phương bắc có chư Phật như: Phật Diệm Kiên, Phật Tối Thắng Âm, Phật Nan Trở, Phật Nhật Sanh, Phật Võng Minh..., vô số chư Phật như vậy, mỗi vị đều từ cõi nước của mình, hiện tướng lưỡi rộng dài bao trùm ba ngàn đại thiên thế giới, nói ra lời chân thật này: Hết thảy chúng sanh nên tin vào lời xưng tán công đức chẳng thể nghĩ bàn của kinh mà tất cả chư Phật đều hộ niệm. Bắc phương có 5 vị Phật hay 5 luồng điển chánh

thuộc tạng thận. Bắc phương thuộc tay mặt nên ở đây

thiên về Thận phải.

Diệm Kiên: luồng điển lửa thận hỏa.

Tối Thắng Âm: luồng điển lạnh chánh thuộc thủy trợ

giúp cho Nan Trở và Nhật Sanh làm việc.

Nan Trở: luồng điển từ gan.

Nhật Sanh, Võng Minh: luồng điển tam muội hỏa tặc

tham sân si.

Xá-Lợi-Phất! Hạ phương thế-giới hữu Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Đạt-Ma Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ đẳng chúng-sanh đương tín thị: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh". “Xá-lợi-phất! Các thế giới về phương dưới có chư Phật như: Phật Sư Tử, Phật Danh Văn, Phật Danh Quang, Phật Đạt Ma, Phật Pháp Tràng, Phật Trì Pháp..., vô số chư Phật như vậy, mỗi vị đều từ cõi nước của mình, hiện tướng lưỡi rộng dài bao trùm ba ngàn đại thiên thế giới, nói ra lời chân thật này: Hết thảy chúng sanh nên tin vào lời xưng tán công đức chẳng thể nghĩ bàn của kinh mà tất cả chư Phật đều hộ niệm.

Hạ phương có 6 vị Phật hay 6 luồng điển chánh. Hạ

phương ở bụng (thổ), hạ thừa, thuộc lục phủ, có đầy

đủ ngũ hành nhưng thuộc loại trược đục. Những luồng

điển ở đây thuộc vía cai trị, dữ nhiều hiền ít.

Sư Tử: lửa hung tợn của tam muội.

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

15

Danh Văn: tánh nước, để điều hòa Sư Tử.

Danh Quang, Đạt Ma: điển màu sáng đỏ bầm. Tánh

chất ngưng trệ, đầm đầm để giúp vía phách làm chủ.

Pháp Tràng, Trì Pháp: là chỗ điển trược ở hạ phương

xông lên tận đầu (niết bàn). Nên mọi hành động, tội

lỗi của phần hạ thừa đều được ghi chép đầy đủ.

Xá-Lợi-Phất! Thượng phương thế-giới hữu

Phạm-Âm Phật, Tú Vương Phật, Hương Thượng

Phật, Hương Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật,

Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật, Ta La Thọ

Vương Phật, Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhất Thiết

Nghĩa Phật, Như Tu Di Sơn Phật, như thị đẳng

hằng hà sa số chư Phật, các ư kỳ quốc, xuất

quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên

đại thiên thế-giới, thuyết thành thiệt ngôn: "Nhữ

đẳng chúng-sanh đương tín thị: Xưng Tán Bất

Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở

Hộ Niệm Kinh".

“Xá-lợi-phất! Các thế giới về phương trên có chư

Phật như: Phật Phạm Âm, Phật Tú Vương, Phật

Hương Thượng, Phật Hương Quang, Phật Đại

Diệm Kiên, Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân,

Phật Ta-la Thọ Vương, Phật Bảo Hoa Đức, Phật

Kiến Nhất Thiết Nghĩa, Phật Như Tu-di Sơn..., vô

số chư Phật như vậy, mỗi vị đều từ cõi nước của

mình, hiện tướng lưỡi rộng dài bao trùm ba

ngàn đại thiên thế giới, nói ra lời chân thật này:

Hết thảy chúng sanh nên tin vào lời xưng tán

công đức chẳng thể nghĩ bàn của kinh mà tất cả

chư Phật đều hộ niệm.

Thượng phương có 10 phật hay 10 luồng điển chánh:

Phạm-Âm: thuộc Nhựt Dương Quang Phật (Hỏa).

Đại Diệm: Điển lửa đỏ từ tạng can (Hỏa).

Tú Vương: thuộc Nguyệt Âm Phật (Thủy).

Kiến Nhất Thiết Nghĩa: Luồng điển về trí tuệ nên

thuộc thận (Thủy).

Hương Quang, Hương Thượng: Mùi hương thơm

trong lúc thiền định, để tiếp xúc với điển trên Thiên

Không. Là điển từ tạng phế (Kim)

Tu-Di-Sơn,Ta La Thọ Vương: Luồng điển thuộc về

tạng can (Mộc)

Tạp Sắc Bửu Hoa Nghiêm, , Bửu Hoa Đức: Điển từ

bao tử (Thổ) có công đức huyền diệu để hóa sanh vật

chất.

Thượng phương có đủ bộ ngũ khí triều nguyên (Kim,

Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

16

Mật nghĩa trong những ẩn số Đông, Tây, Nam, Bắc,

Thượng và Hạ phương:

Đông = Nam = Bắc = 5 vị Phật.

Tây = 7 vị Phật

Hạ = 6 vị Phật.

Thượng = 10 vị Phật.

Thượng là phần trên hay đầu, hàm ý cõi Cực Lạc,

D10, nên có số 10. Số 10 Thượng này có đủ bộ ngũ

khí triều nguyên (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Mỗi khí

có 2 vị Phật (âm dương đầy đủ).

Ngoài đầu là cơ thể, tức vũ trụ, là bốn phương tám

hướng. Nên số của vũ trụ là tổng số của Đông, Tây,

Nam, Bắc và Hạ phương, bằng 5+5+5+7+6 = 28 = 7 x

4.

7 = 7 cõi, 7 luân xa tương ứng với 13 tâm thức, v.v.

4 = tứ đại, bốn tầng thiền, v.v.

Vì thế vũ trụ quan của Phật Giáo chia thế giới hiện

tượng thành 28 tầng trời (4 tầng thiền x 7 cõi/tầng =

28 cõi trời)!

Quả thật những con số này chứa nhiều mật nghĩa kỳ

diệu, lạ lùng và lý thú!

Xá-Lợi-Phất! Ư nhữ ý vân hà, hà cố danh vi

"Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh"?

“Xá-lợi-phất! Ý ông nghĩ sao? Vì sao kinh này

được gọi là: Tất cả chư Phật đều hộ niệm?

Tầng tâm thức D10 là Phật giới. Ở đây một Phật cũng

là vạn Phật vì đã về tới bổn tâm. Nên nói được tất cả

chư Phật hộ niệm.

Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ

nhân, văn thị kinh thọ trì giả, cập văn chư Phật

danh giả, thị chư thiện nam tử, thiện nữ nhân,

giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai

đắc bất thối chuyển, ư anậu-đa-la tam-miệu

tam-Bồ-Đề. Thị cố, Xá-Lợi-Phất! Nhữ đẳng giai

đương, tín thọ ngã ngữ, cập chư Phật sở thuyết.

“Xá-lợi-phất! Nếu những kẻ nam, người nữ có

lòng lành, nghe được kinh này mà thọ trì, cũng

như nghe danh hiệu chư Phật, thì những kẻ

nam, người nữ có lòng lành ấy liền được tất cả

chư Phật hộ niệm, thảy đều được địa vị không

còn thối chuyển đối với quả vị Vô thượng Chánh

đẳng Chánh giác. Xá-lợi-phất! Vì vậy mọi người

nên tin theo lời ta và chư Phật đã nói.

Một khi hành giả thọ trì tụng niệm danh hiệu Phật thì

phần bổn tâm của mình, D10, nơi các chư Phật ngự,

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

17

sẽ chứng giám nên nói là được tất cả chư Phật hộ

niệm. Lúc này vì tưởng nhớ tới đức Di Đà trên đầu ở

nê hoàn cung nên luồng điển trong người hướng

thượng, nên nói là thảy đều được địa vị không còn

thối chuyển đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng

Chánh Giác.

Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu nhân, dĩ phát nguyện,

kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sanh

A-Di-Đà Phật quốc giả, thị chư nhân đẳng, giai

đắc bất thối chuyển, ư a-nậu-đa-la tam-miệu

tam-Bồ-Đề, ư bỉ quốc độ, nhược dĩ sanh, nhược

kim sanh, nhược đương sanh. Thị cố, Xá-Lợi-

Phất! Chư thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược

hữu tín giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ

quốc độ.

“Xá-lợi-phất! Như có người nào trước đã phát

nguyện, hoặc nay mới phát nguyện, hoặc sau

này sẽ phát nguyện sanh về cõi Phật A-di-đà, thì

những người ấy đều được địa vị không còn thối

chuyển đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng

Chánh giác. Những người ấy hoặc đã được sanh,

hoặc nay được sanh, hoặc sau này sẽ được sanh

về cõi ấy. Xá-lợi-phất! Vậy nên những kẻ nam,

người nữ có lòng lành, nếu có đức tin, nên phát

nguyện sanh về cõi ấy.

Tương tự như trên, một khi người nào phát nguyện thì

lời nguyện sẽ được ghi khắc vào tâm, tức là ở tầng

phật giới của mình, nên sẽ không bao giờ bị mất hay

quên lãng. Vì thế Phật khuyên kẻ nam người nữ nếu

có được tin nên nguyện phát sanh về cõi ấy. Vì trong

muôn kiếp luân hồi, sẽ có kiếp mà nhân duyên này trổ

quả, và lúc đó sẽ được sanh về cõi Cực Lạc.

Xá-Lợi-Phất! Như ngã kim giả, xưng tán chư

Phật bất khả tư nghì công đức, bỉ chư Phật

đẳng, diệc xưng tán ngã bất khả tư nghì công

đức, nhi tác thị ngôn: "Thích-ca Mâu-ni Phật

năng vi thậm nan, hy hữu chi sự, năng ư Ta-bà

quốc độ, ngũ trược ác thế: kiếp trược, kiến

trược, phiền não trược, chúng-sanh trược,

mạng trược trung, đắc a-nậu-đa-la tam miệu

tam-Bồ-Đề, vị chư chúng-sanh thuyết thị, nhất

thiết thế-giới nan tín chi pháp".

“Xá-lợi-phất! Như nay ta xưng tán công đức

không thể nghĩ bàn của chư Phật. Tất cả chư

Phật cũng đều xưng tán công đức không thể

nghĩ bàn của ta, nói ra lời này: Phật Thích-ca

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

18

Mâu-ni làm được việc rất khó khăn ít có. Từ

trong cõi Ta-bà là cõi ác có năm thứ uế trược

như: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược,

chúng sanh trược, mạng trược, mà thành đạo

Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì chúng

sanh mà thuyết dạy pháp môn khó tin nhận nhất

trong thế gian này.

Như đã nói ở trên, khi một vị Phật nói thì cũng tức là

muôn Phật nói.

Ta bà có ngũ trược: (kiếp, kiến, phiền não, chúng

sanh, mạng) trược.

Kiếp trược: còn gọi là kỳ kiếp trược vào thời giảm

kiếp, con người ta tuổi thọ giảm dần. Trong thời kỳ

này có đủ 4 uế trược (kiến, phiền não, chúng sinh,

mạng).

Kiến trược: Cái thấy biết điên đảo, tà vạy, thiên lệch.

Phiền não trược: Các mối phiền muộn của tham sân si

do nơi kiến trược.

Chúng sanh trược: Chúng sanh mê chấp, bám víu lấy

thân này.

Mạng trược: Cách sống tội lỗi do (kiến, phiền não,

chúng sanh) trược tạo ra. Không tu hành giải thoát mà

chỉ tìm hưởng các điều thỏa thích về sắc, dục, sắc nên

gây tạo vô số nghiệp chướng.

Xá-Lợi-Phất! Đương tri ngã, ư ngũ trược ác thế,

hành thử nan sự, đắc a-nậu-đa-la tam-miệu

tam-Bồ-Đề, vi nhất thiết thế-giới thuyết thử, nan

tín chi pháp, thị vi thậm nan." Phật thuyết thử

Kinh dĩ, Xá-Lợi-Phất cập chư Tỳ-kheo, nhất thiết

thế gian: Thiên, Nhân, A-tu-la đẳng, văn Phật sở

thuyết, hoan hỷ tín thọ, tác lễ nhi khứ.

“Xá-lợi-phất! Nên biết rằng, ta ở trong cõi đời

xấu ác có năm thứ uế trược, làm nên việc khó

khăn, đạt được quả Vô thượng Chánh đẳng

Chánh giác, vì tất cả thế gian thuyết dạy pháp

môn khó tin nhận này, thật là một điều rất khó

lắm thay!” Phật thuyết kinh này xong, Xá-lợi-

phất cùng với chư tỳ-kheo, hết thảy thế gian,

trời, người, a-tu-la... nghe Phật thuyết dạy đều

vui mừng tin nhận, lễ bái lui về.

PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ

---oOo---

Tổng Kết:

Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà tuy xa mà gần, tuy gần

mà xa. Ai cũng có trong mình cõi Cực Lạc của Đức

Di Đà cả, nhưng có tới được cõi đó không mới là vấn

đề!

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

19

Nội dung bài viết cho thấy cõi Cực Lạc nằm ở tầng

tâm thức D10, chiếm vị trí não bộ trong cơ thể con

người. Cho nên nếu hướng ngoại mà kiếm cõi Cực

Lạc của Phật A Di Đà trong không gian D3/D4 thì dĩ

nhiên sẽ chẳng bao giờ tới được. Ngược lại nếu biết đi

xuyên qua những tầng tâm thức nội tâm thì cõi Cực

Lạc ở ngay trong phần não bộ của bộ đầu. Do đó

chuyện những vị tu hành đắc đạo hiện đời D9/D10 có

thể xuất hồn/xuất thần đi thăm cõi Cực Lạc một cách

tự tại là chuyện có thật. Ngoài ra còn có nhiều trường

hợp những chúng sanh hữu duyên trong giấc ngủ

được Tiên/Phật đến dắt hồn/thần thức đi thăm cõi Cực

Lạc rồi về kể lại, cũng đã/đang xảy ra rất nhiều.

Hiện tại với tâm thức D3/D4, loài người mới chỉ sử

dụng khoảng 10-15% khả năng của khối óc.

Kinh A Di Đà là cuốn kinh đặc biệt đã có từ hơn ngàn

năm trước. Kinh tả cấu trúc và sự vận hành của cõi

Cực Lạc qua các đường kinh mạch trong cơ thể tượng

trưng bằng những vị La Hán, Bồ Tát và Chư Phật

mười phương trong cơ thể. Ở tầng tâm thức D3/D4,

hồn trong tim ngăn cách với cõi Cực Lạc ở đầu bởi 3

lớp lan thuẫn (da lông), la võng (thịt mỡ), và hàng thọ

(xương tủy). Mỗi lớp dày 7 tầng tương ứng với 13

tầng tâm thức. Nói theo tung độ là từ Vĩ Lư tới Nê

Hoàn là 10 vạn cõi ức Phật phải qua. Nói theo hoành

độ là 3 lớp hàng rào tâm thức phải vượt để đến được

cõi Cực Lạc. Sự thành lập và duy trì hoạt động của

ngục tù bản thể cho một kiếp người là việc làm trong

điển giới của vô số các vị La Hán, Bồ Tát và Chư Phật

10 phương trong bản thể và khắp vũ trụ, được tượng

trưng trong kinh bằng 1250 vị đại tỳ kheo chia đều

cho ngũ tạng, mỗi tạng là 250 vị.

Vì thế nếu muốn về cõi Cực Lạc D10 từ tâm thức D4

thì chỉ có độc nhất một đường là tu hành thăng hoa

tâm thức của mình. Đây là Lý Tu Hành.

Tu hành hiện nay lại chia làm hai phái: Tánh và

Mệnh. Một bên thích dùng Tánh đoạt Mệnh (Phật

Gia). Hoặc ngược lại là dùng Mệnh đoạt Tánh (Tiên

Gia). Đó là tùy căn cơ của hành giả. Đức Diêu Trì

Kim Mẫu có cho thơ khuyên hàng cư sĩ đời đạo song

tu ở hạ ngươn kỳ ba dùng Tánh Mệnh Song Tu (Pháp

Thiền Vô Vi của Thầy Tám và Bát Chánh Đạo của

Đức Thích Ca) là hữu hiệu và nhanh chóng nhất.

Bài viết này chỉ mới là bài giới thiệu sơ đẳng về mật

nghĩa của kinh A Di Đà. Nếu các bạn còn thắc mắc và

muốn tìm hiểu thêm về mật nghĩa của kinh A Di Đà

Kinh A DI ĐÀ Qua Pháp Số Viễn Lưu

20

thì xin mời các bạn đọc thêm cuốn “Kinh A Di Đà”

của Tổ Sư Đỗ Thuần Hậu.

http://www.bachyhuynhde.org/KinhSach/adida_book

_vovi.pdf

Chúng tôi hy vọng bài viết này mang lại lợi ích cho

các bạn.

Trước khi dứt lời, xin tặng các bạn bài thơ sau đây:

Cõi Cực Lạc

Cực Lạc Di Đà có đâu xa?

Mười phương cõi Phật tại đầu ta

Lan thuần la võng cùng hàng thọ

Bảy lớp luân xa chận kẻ phàm

Đổi Thánh bỏ phàm nào có khó

Vô Vi Pháp Lý giải nghiệp tâm

Di Đà lục tự niệm sáu điểm

Cửu khiếu tam quan hướng về nhà.

KB: Viễn Lưu, Dec/24/2016

Kính bút,

Viễn Lưu, Dec/24/2016

Email: [email protected]

Website: bachyhuynhde.org

---oOo---