kinh doanh quốc tế - giao trinh

Upload: bun-alien

Post on 07-Aug-2018

216 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    1/182

     

    HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯ U CHÍNH VIỄN THÔNG

    QUẢN TR Ị KINH DOANH

    QUỐC TẾ  

    (Dùng cho sinh viên hệ đ ào t ạo đại học t ừ  xa)

    Lư u hành nội bộ 

    HÀ NỘI - 2007

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    2/182

     

    HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯ U CHÍNH VIỄN THÔNG

    QUẢN TR Ị 

    KINH DOANH QUỐC TẾ  

    Biên soạn : TS. HÀ VĂN HỘI

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    3/182

      1

    LỜI NÓI ĐẦU

    Cùng vớ i xu thế “toàn cầu hoá kinh tế và hội nhậ p quốc tế” đang phát triển mạnh mẽ chưatừng thấy, hoạt động kinh doanh quốc tế  cũng ngày càng tr ở  nên đa dạng, phong phú và có ýngh ĩ a hết sức quan tr ọng đối vớ i mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Mỗi quốc gia đều tìmcách thâm nhậ p vào thị tr ườ ng nướ c ngoài nhằm tận dụng lợ i thế so sánh để mở  r ộng hoạt độngkinh doanh và phát triển kinh tế. Hơ n nữa, kinh doanh quốc tế là một l ĩ nh vực r ộng lớ n, đa dạngvà r ất phức tạ p, liên quan đến r ất nhiều vấn đề như con ngườ i, văn hoá, phong tục tậ p quán, địa lý,luật pháp...do vậy kinh doanh quốc tế  là một hoạt động r ất nhạy cảm đối vớ i mỗi quốc gia, đặc

     biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay. Từ nhiều năm qua, hoạt động kinh doanh quốc tế đã đượ c doanh nghiệ p của nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu và thực hiện. Việc đưa môn họckinh doanh quốc tế vào chươ ng trình đào tạo đại học các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành quảntr ị kinh doanh ở  hầu hết các nướ c, đã chứng tỏ tầm quan tr ọng của l ĩ nh vực kinh doanh này.

    Thực tế nhiều năm qua cho thấy, sự thành công ít hay nhiều trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc r ất lớ n vào sự nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệ p về môi tr ườ ng kinh doanh quốctế và chiến lượ c kinh doanh của mỗi doanh nghiệ p. Chính vì vậy, kinh doanh quốc tế là môn họccần thiết cho tất cả  các tổ  chức kinh doanh trong xu thế  toàn cầu hoá, tr ướ c hết là cho nhữngdoanh nghiệ p hoạt động trong l ĩ nh vực kinh doanh quốc tế.

    Vớ i ý ngh ĩ a đó, chúng tôi tổ  chức biên soạn Tài liệu hướ ng dẫn học tậ p môn học “kinhdoanh quốc tế” dành cho hệ đào tạo đại học từ xa ngành quản tr ị kinh doanh của Học viện côngnghệ bưu chính viễn thông.

    Môn học kinh doanh quốc tế góp phần trang bị những kiến thức và phươ ng pháp tư duy mớ icho các cán bộ hoạt động trên l ĩ nh vực kinh tế quốc tế, đặc biệt là những nhà kinh doanh để có thể đưa ra đượ c những quyết định tác nghiệ p hợ  p lý nhằm tối đa hoá lợ i nhuận, sử dụng và phát huytối ưu các lợ i thế về nguồn nhân lực, cũng như  thoả mãn các yêu cầu khác trong quan hệ kinhdoanh quốc tế. Hoạt động kinh doanh quốc tế gắn liền vớ i các việc đưa ra các quyết định về lựachọn chiến lượ c, chính sách và các hình thức kinh doanh.

     Nội dung môn học kinh doanh quốc tế nghiên cứu những vấn đề chủ yếu dướ i đây:

    1. Khái quát về kinh doanh quốc tế, các hình thức kinh doanh quốc tế chủ yếu và các nhân

    tố ảnh hưở ng tác động đến mục đích, hình thức và k ết quả kinh doanh.2. Môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế, phân tích một số loại môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế chủ 

    yếu, vớ i tư cách là các môi tr ườ ng thành phần hợ  p thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗimôi tr ườ ng thành phần là một bộ phận không tách r ờ i. Ảnh hưở ng của môi tr ườ ng kinh doanhquốc tế đối vớ i các hoạt động kinh doanh quốc tế và định hướ ng vận dụng các k ết quả đó vào việctổ chức hoạt động kinh doanh.

    3. Hoạt động của các công ty, nghiên cứu các thể chế quốc tế và thể chế quốc gia, chỉ ra ảnhhưở ng của các thể chế đó vớ i kinh doanh quốc tế. Nghiên cứu các công ty đa quốc gia, vai trò vàảnh hưở ng của nó trong nền kinh tế  thế giớ i và từng quốc gia. Đây là một trong những căn cứ 

    quan tr ọng cho việc xây dựng các chiến lượ c thích hợ  p và hiệu quả.

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    4/182

     2

    4. Chiến lượ c kinh doanh quốc tế, nghiên cứu và phân tích cơ   cấu của chiến lượ c kinhdoanh quốc tế, các bướ c hoạch định và thực hiện chiến lượ c kinh doanh. Một số chiến lượ c kinhdoanh quốc tế điển hình và vận dụng vào từng loại hình quốc gia.

    5. Tổ chức kinh doanh thươ ng mại, đầu tư và dịch vụ quốc tế: bao gồm việc nghiên cứu cáchình thức kinh doanh thươ ng mại, đầu tư và dịch vụ quốc tế cụ  thể, nội dung, các biện pháp tổ 

    chức có hiệu quả các hoạt động kinh doanh này.6. Các vấn đề về tài chính, nhân lực trong kinh doanh quốc tế: phân tích tài chính quốc tế 

    trong sự thay đổi tỉ giá hối đoái, các chính sách chủ yếu đối vớ i vốn lưu động và chính sách tàichính đối vớ i thươ ng mại và đầu tư quốc tế.

    Để biên soạn tậ p Tài liệu này, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nướ c,đồng thờ i chú tr ọng đến những điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam, để lựa chọn những nội dung phù hợ  p, thiết thực và mang tính cậ p nhật. Nội dung giáo trình đề cậ pđến nhiều l ĩ nh vực trong kinh doanh quốc tế như: thươ ng mại, đầu tư, dịch vụ...có gắn vớ i thựctiễn kinh doanh quốc tế hiện đại. Do đó, ngoài việc sử dụng làm Tài liệu chính thức cho hệ đào

    tạo đại học chính quy ngành quản tr ị kinh doanh, Tài liệu này còn có thể dùng làm tài liệu thamkhảo cho các khoá đào tạo bằng hai hai, hệ đào tạo tại chức, các lớ  p bồi dưỡ ng ngắn hạn của Họcviện.

    Vớ i thờ i gian còn hạn chế, mặc dù đã hét sức cố gắng nhưng chắc chắn Tậ p tài liệu hướ ngdẫn học tậ p này khó tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận đượ c ý kiến đóng góp của bạn đọc.

    TÁC GIẢ 

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    5/182

    Chươ ng 1: Khái quát về  hoạt động kinh doanh quố c t ế  

    3

    PHẦN THỨ  NHẤT. NHỮ NG VẤN ĐỀ CHUNG

    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH

    DOANH QUỐC TẾ 

    GIỚ I THIỆU

    Mục đích yêu cầu:

    Mục đích nghiên cứu của chươ ng này là giớ i thiệu những vấn đề khái quát về kinh doanhquốc tế và tầm quan tr ọng của kinh doanh quốc tế trong một thị tr ườ ng toàn cầu.

    Sự khác biệt giữa hoạt động kinh doanh quốc tế  vớ i kinh doanh nội địa cũng đượ c phân

     biệt để thấy đượ c những đặc tr ưng cơ  bản của kinh doanh quốc tế.Từ việc lý giải tại sao các doanh nghiệ p lại mở  r ộng hoạt động ra nướ c ngoài, các động cơ  

    thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, chươ ng này đi vào phân tích một cách tổng quát những hình thứckinh doanh quốc tế chủ yếu. Đồng thờ i cũng nêu rõ những nhân tố ảnh hưở ng tr ực tiế p và giántiế p đến hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay.

    Sau khi học xong chươ ng này, học viên phải đạt đượ c các yêu cầu sau:

    - Nắm đượ c khái niệm và hiểu rõ bản chất của kinh doanh quốc tế 

    - Ý ngh ĩ a và tác động của kinh doanh quốc tế đối vớ i nền kinh tế.

    - Những sự khác biệt mang tính đặc tr ưng của kinh doanh quốc tế so vớ i kinh doanh nội địa.- Nắm đượ c các yếu tố tác động đến kinh doanh quốc tế.

    Nội dung chính:

    - Khái niệm và sự ra đờ i của kinh doanh quốc tế 

    - Các đặc tr ưng của kinh doanh quốc tế 

    - Cơ  cấu của hoạt động kinh doanh quốc tế 

    - Các nhân tố ảnh hưở ng đến hoạt động kinh doanh quốc tế.

    NỘI DUNG1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ 

    1.1.1. Khái niệm và sự  ra đờ i của hoạt động kinh doanh quốc tế 

    - Kinh doanh quốc tế đượ c hiểu là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh đượ c thựchiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệ p, cá nhân vàcác tổ chức kinh tế.

    - Kinh doanh quốc tế đã xuất hiện r ất sớ m cùng vớ i quá trình giao lưu trao đổi, mua bánhàng hoá giữa hai hay nhiều quốc gia. Cùng vớ i sự ra đờ i và phát triển của chủ ngh ĩ a tư bản, kinh

    doanh quốc tế và các hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng đượ c mở  r ộng và phát triển. Vớ inhững lợ i thế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý... các công ty xuyên quốc gia trên thế giớ i đã vàđang nâng cao vị thế và tăng cườ ng thị phần của mình trong khu vực và trên thế giớ i nói chung.

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    6/182

    Chươ ng 1: Khái quát về  hoạt động kinh doanh quố c t ế  

    4

    - Ngày nay, dướ i sự tác động mạnh mẽ của các xu hướ ng vận động của nền kinh tế thế giớ iđặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướ ng khu vực hoá và toàn cầu hoá, đối vớ i nềnkinh tế từng quốc gia và thế giớ i, hoạt động kinh doanh quốc tế và các hình thức kinh doanh quốctế ngày càng đa dạng và tr ở   thành một trong những nội dung cực k ỳ quan tr ọng trong quan hệ 

    kinh tế quốc tế hiện đại.1.1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế 

    Sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức kinh doanh quốc tế đã chứng tỏ vai trò to lớ n củanó đối vớ i sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

    Tr ướ c hết, kinh doanh quốc tế giúp cho các doanh nghiệ p, các tổ chức kinh tế thỏa mãn nhucầu và lợ i ích của họ về trao đổi sản phẩm, về vốn đầu tư, về công nghệ tiên tiến.

    Kinh doanh quốc tế giúp cho các quốc gia tham gia sâu r ộng vào quá trình liên k ết kinh tế, phân công lao động xã hội, hội nhậ p vào thị tr ườ ng toàn cầu. Thị tr ườ ng thế giớ i có vai trò ngày

    càng quan tr ọng đối vớ i sự phát triển các quốc gia.Hoạt động kinh doanh quốc tế  tạo điều kiện cho các doanh nghiệ p tham gia chủ động và

    tích cực vào sự phân công lao động quốc tế và sự trao đổi mậu dịch quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia tr ở  thành một hệ thống mở , tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nướ c vớ i nền kinh tế thế giớ i, biến nền kinh tế thế giớ i thành nơ i cung cấ p các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các yếu tố đầu racho nền kinh tế quốc gia trong hệ thống kinh tế quốc tế.

    Đồng thờ i, tham gia vào thị tr ườ ng thế giớ i còn giúp cho các doanh nghiệ p khai thác triệt để các lợ i thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối ưu cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xâydựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động, chất lượ ng sản phẩm và hạ giá

    thành, thúc đẩy việc khai thác các nhân tố tăng tr ưở ng theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanhchóng các công nghệ mớ i, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng tr ưở ng và hiệuquả của nền kinh tế quốc dân.

    Hoạt động kinh doanh quốc tế đượ c thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như thôngqua các l ĩ nh vực xuất khẩu hàng hoá, các doanh nghiệ p hoạt động kinh doanh quốc tế  tăng thungoại tệ để tăng nguồn vốn dự tr ữ, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trong nướ c; bằng hình thức hợ  ptác đầu tư, thu hút vốn đầu tư nướ c ngoài để đầu tư, xây dựng cơ  sở  vật chất k ỹ thuật cho nền kinhtế; thông qua các hoạt động dịch vụ  thu ngoại tệ như du lịch, kiều hối để  tăng thêm nguồn thu bằng ngoại tệ thông qua lượ ng khách du lịch vào thăm quan; thông qua các nguồn vốn vay từ cácnướ c, các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên thế giớ i để bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nướ c trongkhi nguồn vốn tích lũy từ nội bộ của chúng ta còn thấ p; tăng thêm nguồn vốn bằng ngoại tệ bằngcách xuất khẩu lao động và chuyên gia cho các nướ c thiếu lao động, sử dụng hợ  p lý các nguồn tàinguyên, tạo thêm việc làm, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế.

    Mở  r ộng các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cườ ng hợ  p tác kinh tế, khoa học và chuyểngiao công nghệ, giúp cho các nướ c có nền kinh tế kém phát triển có cơ  hội cải tiến lại cơ  cấu kinhtế theo hướ ng công nghiệ p hoá, hiện đại hoá đất nướ c. Tạo cơ  hội cho việc phân phối các nguồnlực trong nướ c và thu hút các nguồn lực bên ngoài vào việc phát triển các l ĩ nh vực, các ngành củanền kinh tế quốc dân một cách có hiệu quả, khắc phục tình tr ạng thiếu các nguồn lực cho sự pháttriển đất nướ c như vốn, nhân lực có trình độ cao, công nghệ hiện đại, đồng thờ i tạo điều kiện cho

    các doanh nghiệ p trong nướ c vươ n ra thị  tr ườ ng thế  giớ i. Thị  tr ườ ng nội địa đối vớ i các nướ cđang phát triển thườ ng xuyên bị  bó hẹ p, không kích thích đượ c sự  tăng tr ưở ng của sản xuất.

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    7/182

    Chươ ng 1: Khái quát về  hoạt động kinh doanh quố c t ế  

    5

    Thông qua hoạt động kinh doanh quốc tế, phân công lao động quốc tế  giữa các doanh nghiệ ptrong nướ c vớ i các doanh nghiệ p ngoài nướ c đượ c đẩy mạnh, bảo đảm đầu vào và đầu ra cho cácdoanh nghiệ p trong nướ c một cách ổn định và phù hợ  p vớ i tốc độ phát triển kinh tế của đất nướ c,tạo điều kiện cho việc hình thành các tậ p đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhậ p vào

    nền kinh tế thế giớ i và khu vực.Mặt khác, chỉ  có thông qua các l ĩ nh vực hoạt động của kinh doanh quốc tế, các doanh

    nghiệ p Việt Nam có thể  tiế p thu kiến thức Marketing, mở   r ộng thị  tr ườ ng trong kinh doanhthươ ng mại quốc tế, tăng tính cạnh tranh sản phẩm. Hơ n nữa, thị tr ườ ng nướ c ngoài có thể cungcấ p cho thị  tr ườ ng nội địa các yếu tố của quá trình sản xuất, từ đó nâng cao năng lực sản xuất,nâng cao chất lượ ng sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm, đảm bảo cho hàng hoáđứng vững trên thị tr ườ ng nướ c ngoài.

    1.1.3. Cơ  sở  hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế 

    Có nhiều mục đích và động cơ  thúc đẩy các doanh nghiệ p tham gia mạnh mẽ vào các hoạt

    động kinh doanh quốc tế. Trong đó có 3 động cơ  chính là mở  r ộng cung ứng, tiêu thụ hàng hoá,tìm kiếm các nguồn lực ở  nướ c ngoài, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh.

    a. M ở  r ộng phạm vi thị tr ườ ng kinh doanh

    Số lượ ng hàng hoá và tr ị giá hàng hoá (doanh số) đượ c cung ứng và tiêu thụ tuỳ thuộc vàosố ngườ i quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệ p. Thị tr ườ ng nội địa luôn bị giớ ihạn về sức mua, về nhu cầu. Nếu doanh nghiệ p tham gia hoạt động kinh doanh ở  thị tr ườ ng nướ cngoài sẽ khắc phục đượ c sự chật hẹ p của thị tr ườ ng nội địa do số lượ ng khách hàng, sức mua vàkhả năng cung ứng của khách hàng trên thị  tr ườ ng thế giớ i luôn lớ n hơ n thị  tr ườ ng ở   từng quốcgia. Nếu doanh nghiệ p luôn mở  r ộng hoạt động kinh doanh ra nhiều khu vực thị tr ườ ng khác nhau

    sẽ cho phép doanh nghiệ p nâng cao doanh số kinh doanh của mình.Việc vươ n ra thị  tr ườ ng nướ c ngoài, mở   r ộng phạm vi tiêu thụ hàng hoá còn có tác dụng

    giúp cho các doanh nghiệ p mở  r ộng khối lượ ng cung ứng hoặc tiêu thụ, từ đó sẽ tạo điều kiện chodoanh nghiệ p thu đượ c lợ i nhuận cao hơ n. Vì vậy, chính việc mở  r ộng cung ứng hoặc tiêu thụ làmột động cơ  chủ yếu đối vớ i một doanh nghiệ p khi tham gia thực hiện hoạt động kinh doanh quốctế. Mặt khác, khi phải đứng tr ướ c một thị tr ườ ng nội địa đã bão hoà, các doanh nghiệ p kinh doanhquốc tế bắt đầu tìm kiếm các thị tr ườ ng nướ c ngoài. Tuy nhiên, khi mở  ra những thị tr ườ ng mớ i,các tổ chức kinh doanh quốc tế lại chịu áp lực phải tăng doanh số bán và lợ i nhuận cho tổ chứccủa mình. Họ thấy r ằng sự gia tăng thu nhậ p quốc dân đầu ngườ i và sự tăng tr ưở ng dân số của các

    quốc gia đã tạo ra những thị tr ườ ng đầy hứa hẹn cho hoạt động của họ.b. Tìm kiế m các nguồn l ự c nướ c ngoài

    Đối vớ i mỗi quốc gia, các nguồn tiềm năng sẵn có không phải là vô hạn mà chỉ có giớ i hạn.Do vậy, để có thêm nguồn lực mớ i, buộc các doanh nghiệ p phải vươ n tớ i các nguồn lực ở  bênngoài. Các nguồn lực ở  nướ c ngoài như: nhân công dồi dào và giá r ẻ, thị tr ườ ng tiêu thụ r ộng lớ nvà đa dạng, nguyên vật liệu phong phú,... Đây là những nguồn lợ i lớ n mà các doanh nghiệ p đanghướ ng tớ i nhằm giảm chi phí, tăng lợ i nhuận, ngày nay nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối cố gắngtiến hành sản xuất hay lắ p ráp sản phẩm ngay ở  nướ c ngoài và tiêu thụ ngay tại đó, tức là áp dụngr ộng rãi hình thức xuất khẩu tại chỗ.

    c. M ở  r ộng và đ a d ạng hoá hoạt động kinh doanh

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    8/182

    Chươ ng 1: Khái quát về  hoạt động kinh doanh quố c t ế  

    6

    Các doanh nghiệ p thườ ng mong muốn làm thế nào tránh đượ c sự biến động thất thườ ng củadoanh số mua, bán và lợ i nhuận. Cho nên, họ đã nhận thấy r ằng thị  tr ườ ng nướ c ngoài và việcmua bán hàng hoá ở  đó như là một biện pháp quan tr ọng giúp họ tránh đượ c những đột biến xấutrong kinh doanh. Chính việc đa dạng hoá hình thức và phạm vi kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệ p

    khắc phục đượ c tình tr ạng khan hiếm nguồn nhân lực trong khuôn khổ một quốc gia. Đa dạng hoácác hoạt động thươ ng mại và đầu tư nướ c ngoài cho phép doanh nghiệ p khắc phục những r ủi rotrong kinh doanh (phân tán r ủi ro), cho phép doanh nghiệ p khai thác hiệu quả các lợ i thế so sánhcủa mỗi quốc gia trong hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợ i nhuận.

    1.1.4. Đặc trư ng của kinh doanh quốc tế 

    Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia và đượ c thực hiện trongmôi tr ườ ng kinh doanh mớ i và xa lạ. Vì vậy, các doanh nghiệ p kinh doanh không thể  lấy kinhnghiệm kinh doanh nội địa để áp đặt hoàn toàn cho kinh doanh vớ i nướ c ngoài. Các doanh nghiệ pmuốn kinh doanh ở  môi tr ườ ng nướ c ngoài một cách hiệu quả, tr ướ c hết phải nghiên cứu, đánh

    giá môi tr ườ ng kinh doanh nơ i mà doanh nghiệ p muốn thâm nhậ p hoạt động. Sự khác nhau giữakinh doanh quốc tế và kinh doanh trong nướ c (kinh doanh nội địa) thể hiện ở  một số điểm sau:

    Thứ   nhấ t , kinh doanh quốc tế  là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nướ c, còn kinhdoanh trong nướ c là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia và giữa các tế bàokinh tế của quốc gia đó.

    Thứ  hai, kinh doanh quốc tế đượ c thực hiện ở  nướ c ngoài, vì vậy các doanh nghiệ p hoạtđộng trong môi tr ườ ng này thườ ng gặ p phải nhiều r ủi ro hơ n là kinh doanh nội địa.

    Thứ  ba, kinh doanh quốc tế buộc phải diễn ra trong môi tr ườ ng kinh doanh mớ i và xa lạ, dođó các doanh nghiệ p phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả.

    Thứ  t ư  , kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệ p gia tăng lợ i nhuận bằng cách mở  r ộng phạm vi thị tr ườ ng. Điều này khó có thể đạt đượ c nếu doanh nghiệ p chỉ thực hiện kinh doanhtrong nướ c.

    1.1.5. Cơ  cấu của hoạt động kinh doanh quốc tế 

    Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhậ p, cùng vớ i sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinhdoanh toàn cầu, mỗi doanh nghiệ p và mỗi quốc gia đều phải đứng tr ướ c một vấn đề là làm thế nàođể có thể duy trì và giữ vững đượ c vị trí thuận lợ i trong thị tr ườ ng thế giớ i. Có ba vấn đề chính cóthể giúp các quốc gia tr ả lờ i đượ c những vấn đề đó. Một là, các quốc gia phải duy trì đượ c khả năng cạnh tranh kinh tế. Hai là, phải nắm vững những quy tắc, luật lệ về trao đổi thươ ng mại vớ i

    các quốc gia khác. Ba là, cho phép và mở  r ộng hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia.

    Trong khuôn khổ  pháp lý cho hoạt động kinh doanh quốc tế  mà pháp luật đã quy định,những thực tế của thị tr ườ ng đã dẫn các nhà kinh doanh đến việc tổ chức hoạt động kinh doanhcủa mình theo cách thức sao cho tối đa hóa những lợ i thế cạnh tranh của họ. Một số phươ ng pháptổ chức hoạt động kinh doanh đã tr ở  nên khá phổ biến trong buôn bán quốc tế ngày nay.

    Mặt khác, khi tiến hành kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệ p phải lựa chọn các hình thứckinh doanh phù hợ  p vớ i môi tr ườ ng và khả năng của doanh nghiệ p, đồng thờ i phải xem xét, cânnhắc tính đến các mục đích kinh doanh, các nguồn và khả năng từ đó có k ế hoạch nghiên cứu vàđánh giá các nhân tố thuộc về môi tr ườ ng kinh doanh (môi tr ườ ng trong nướ c và nướ c ngoài, môi

    tr ườ ng bên trong và môi tr ườ ng bên ngoài doanh nghiệ p).

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    9/182

    Chươ ng 1: Khái quát về  hoạt động kinh doanh quố c t ế  

    7

    Các hình thức kinh doanh quốc tế chủ yếu bao gồm nhiều hình thức khác nhau. Dướ i đây,chúng ta sẽ xem xét ba phươ ng thức chủ yếu để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm viquốc tế bằng cách tìm hiểu khuôn khổ pháp lý cho mỗi loại hoạt động đó. Mặc dù, các phạm trùnày không phải bao giờ  cũng có thể phân biệt rõ ràng, phần lớ n các hoạt động kinh doanh quốc tế 

    đều có hình thức của những quan hệ mua bán, quan hệ mua bán li-xăng và các quan hệ đầu tư.a. Thươ ng mại hàng hoá

    Mậu dịch quốc tế hay còn gọi là buôn bán quốc tế là việc mua bán hàng hoá của một nướ cvớ i nướ c ngoài, bao gồm các hoạt động xuất và nhậ p khẩu hàng hoá, các dịch vụ kèm theo việcmua bán hàng hoá (dịch vụ lắ p ráp, bảo hành, cung cấ p phụ tùng...), việc gia công thuê cho nướ cngoài hoặc nướ c ngoài gia công, hoạt động xuất khẩu tại chỗ và tái xuất khẩu các hàng hoá nhậ ptừ bên ngoài.

     Nội dung và hình thức của mậu dịch quốc tế ngày càng đa dạng, thể hiện sự phát triển củasự phân công lao động quốc tế. Mậu dịch quốc tế giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế 

    đối ngoại, vì suy cho cùng, k ết quả của các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đều đượ c thể hiệntrong kim ngạch ngoại thươ ng. Nhưng ngoại thươ ng sẽ không phát triển nhanh chóng nếu khôngdựa trên cơ  sở  phát triển quan hệ hợ  p tác kinh tế, hợ  p tác đầu tư và các hoạt động kinh tế đốingoại khác. Đặc biệt, khi thị tr ườ ng toàn cầu đang phát triển vớ i tốc độ r ất mạnh như hiện nay thìhoạt động trao đổi hàng hoá lại đượ c thúc đẩy phát triển ngày càng mạnh hơ n nữa.

    Thươ ng mại hàng hoá hay còn gọi là xuất nhậ p khẩu hàng hoá hữu hình. Đây là một trongnhững hình thức kinh doanh quan tr ọng nhất, nó phản ánh quan hệ thươ ng mại, buôn bán giữa cácquốc gia trong phạm vi khu vực và thế giớ i. Hình thức kinh doanh xuất nhậ p khẩu thườ ng là hoạtđộng kinh doanh quốc tế cơ  bản của một quốc gia, nó là "chìa khoá" mở  ra những giao dịch kinh

    tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nướ c khi tham gia vàocác hoạt động kinh doanh quốc tế. Kinh doanh xuất nhậ p khẩu cũng chính là một hoạt động kinhdoanh quốc tế đầu tiên của mỗi doanh nghiệ p. Hoạt động này vẫn đượ c tiế p tục duy trì ngay cả khi doanh nghiệ p đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh.

    b. Thươ ng mại dịch vụ 

    Kinh doanh xuất nhậ p khẩu còn diễn ra dướ i hình thức xuất nhậ p khẩu hàng hoá vô hình(dịch vụ). Thươ ng mại dịch vụ đượ c coi là một hoạt động cung cấ p dịch vụ từ lãnh thổ một bênvào lãnh thổ bên kia hoặc từ lãnh thổ một bên cho ngườ i sử dụng dịch vụ của bên kia. Hoạt độngthươ ng mại dịch vụ bao gồm: các dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính - tiền tệ, dịch vụ bưu chính -

    viễn thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ vận tải...Tr ướ c đây, ngườ i ta thườ ng cho r ằng xuất nhậ p khẩu chỉ liên quan đến hàng hoá vật chất

    như hàng tiêu dùng, hàng tư  liệu sản xuất. Nhưng ngày nay, khái niệm xuất nhậ p khẩu còn mở  r ộng ra và bao gồm các dịch vụ như du lịch, khách sạn, hàng không, bảo hiểm... như đã nêu ở  trên. Khi hoạt động hợ  p tác kinh tế và liên k ết kinh tế quốc tế phát triển càng mạnh thì hoạt độngthươ ng mại dịch vụ càng tr ở  nên một l ĩ nh vực thu hút các doanh nghiệ p, các công ty xuyên quốcgia tham gia. Hoạt động kinh doanh dịch vụ đượ c thực hiện thông qua các loại hình như:

     Đại lý đặc quyề n

    Là hình thức hoạt động kinh doanh mà qua đó một công ty trao cho một đối tác độc lậ p

    quyền sử dụng nhãn hiệu, mẫu mã và nó là một tài sản cần thiết cho việc kinh doanh của phía đốitác ấy và công ty cũng nhận đượ c một khoản tiền từ đối tác ấy. Như vậy, sự khác nhau giữa hợ  pđồng cấ p giấy phép và hợ  p đồng đại lý đặc quyền là ở  chỗ công ty không chỉ trao (cung cấ p) cho

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    10/182

    Chươ ng 1: Khái quát về  hoạt động kinh doanh quố c t ế  

    8

    công ty đại lý đặc quyền việc sử dụng nhãn hiệu mà còn tiế p tục giúp đỡ   trong hoạt động kinhdoanh, sự giúp đỡ  này cao hơ n mức danh ngh ĩ a.

     H ợ  p đồng quản lý

    Là những hợ  p đồng thông qua đó một công ty thực hiện sự giúp đỡ  một công ty khác bằng

    việc cung cấ p những nhân viên quản lý nhằm hỗ tr ợ  thực hiện những chức năng quản lý tổng quáthoặc chuyên môn sâu trong một khoảng thờ i gian đặc biệt để thu đượ c một khoản tiền thù lao nhấtđịnh từ sự giúp đỡ  đó.

    Hợ  p đồng theo đơ n đặt hàng: đây là những hợ  p đồng thườ ng diễn ra đối vớ i các dự án quálớ n và các sản phẩm gồm nhiều chi tiết, bộ phận phức tạ p đến mức mà một công ty (hay doanhnghiệ p) duy nhất khó có thể thực hiện đượ c.

    Chẳng hạn như việc thăm dò, khai thác dầu khí hoặc phát minh và sản xuất ra một loại máy bay mớ i... thì ngườ i ta thườ ng sử dụng các hợ  p đồng theo đơ n đặt hàng theo từng bộ phận côngviệc, từng chi tiết sản phẩm.

    Quan hệ mua bán licence(li-xăng)

    Một nhà kinh doanh có thể đi đến quyết định r ằng, việc sản xuất sản phẩm ở  nướ c ngoài sẽ đem lại hiệu quả  kinh tế  cao hơ n là sản xuất sản phẩm đó ở   trong nướ c r ồi mang bán ở   nướ cngoài. Đó là tr ườ ng hợ  p xảy ra khi nhà kinh doanh đó có thể quyết định việc cấ p li-xăng để sảnxuất và bán các sản phẩm của mình cho một công ty khác. Cấ p li-xăng là một biện pháp đặc biệtcó hiệu quả để một công ty có thể sử dụng trên khắ p thế giớ i công nghệ và quyền sở  hữu côngnghiệ p.

    Một hình thức cấ p li-xăng đặc biệt có hiệu quả trong hoạt động buôn bán quốc tế là trao cácđặc quyền kinh doanh. Cả hàng hóa và dịch vụ đều có thể là đối tượ ng của loại giao dịch quốc tế này. Đôi khi, việc trao đặc quyền kinh doanh là một phươ ng pháp ít tốn kém để mở  r ộng sang cácthị tr ườ ng mớ i. Loại giao dịch này có liên quan đến việc cấ p giấy phép sử dụng nhãn hiệu hànghóa đối vớ i tên gọi của một sản phẩm và tên gọi dùng trong kinh doanh. Trong một số tr ườ ng hợ  p,đó là việc cấ p giấy phép sử dụng "bí quyết k ỹ  thuật" hay các bằng sáng chế. Những ví dụ điểnhình cho những ngườ i cấ p các đặc quyền kinh doanh có thể k ể đến là McDonals (tên một loại nhàhàng nổi tiếng ở  Mỹ vớ i món ăn sẵn đượ c phục vụ r ất nhanh), KFC, Servicemaster (dịch vụ thẻ tín dụng) và Pizza Hut (tên một loại bánh nổi tiếng của I-ta-li-a).

    c. Đầu tư  nướ c ngoài

    Khi một nhà kinh doanh tìm cách duy trì sự có mặt lâu dài trên một thị tr ườ ng, ngườ i đó cóthể quyết định đầu tư tr ực tiế p vào thị tr ườ ng đó dướ i hình thức một chi nhánh, một công ty conhay một liên doanh. Chi nhánh là hình thức đơ n giản nhất của đầu tư tr ực tiế p nó liên quan đếnviệc mở  một văn phòng, một nhà máy, một nhà kho, hay một số hoạt động kinh doanh khác. Chinhánh không có tư cách pháp nhân riêng và không tồn tại độc lậ p vớ i các bộ phận khác của doanhnghiệ p. Vì nhiều lý do, k ể cả do trách nhiệm pháp lý hạn chế, một nhà kinh doanh có thể thành lậ pmột pháp nhân riêng biệt, đượ c gọi là công ty con. Doanh nghiệ p thành lậ p ra nó thườ ng đượ c gọilà công ty mẹ. Nó có thể sở  hữu tất cả các cổ phần của công ty con (trong tr ườ ng hợ  p này nó đượ cgọi là công ty con 100% vốn) hay công ty mẹ có thể cho phép những ngườ i khác và các doanhnghiệ p khác, thườ ng ở  thị tr ườ ng nướ c ngoài, có một phần quyền sở  hữu công ty con. Nhiều nướ c

    đã quy định quyền sở  hữu của ngườ i nướ c ngoài đối vớ i các doanh nghiệ p.

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    11/182

    Chươ ng 1: Khái quát về  hoạt động kinh doanh quố c t ế  

    9

    Bằng hình thức đầu tư quốc tế, chủ đầu tư mong muốn giảm chi phí sản xuất, hạ giá thànhsản phẩm nhằm tăng thu lợ i nhuận. Đầu tư  tr ực tiế p là một bộ phận của đầu tư nướ c ngoài, nóđượ c thực hiện khi có sự điều khiển, quản lý gắn liền vớ i quá trình đầu tư, tức gắn quyền sở  hữuvà quyền sử dụng vốn của ngườ i đầu tư vớ i nhau.

    Hoạt động kinh doanh quốc tế gắn liền vớ i đầu tư tr ực tiế p chính là việc thành lậ p các côngty liên doanh (liên doanh công ty vớ i công ty, hoặc chính phủ vớ i công ty) hoặc thành lậ p các chinhánh sở  hữu hoàn toàn (theo Luật đầu tư nướ c ngoài tại Việt Nam gọi là doanh nghiệ p 100% vốnnướ c ngoài).

    d. Kinh doanh tài chính - tiền tệ quốc tế 

    Trong thờ i gian gần đây, các thị tr ườ ng tài chính cũng tr ở  nên mang tính hợ  p nhất rõ r ệt. Sự  phát triển này cho phép các nhà đầu tư tr ải r ộng các khoản đầu tư của họ khắ p thế giớ i.

    Vớ i xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giớ i, những rào chắn đối vớ i các dòng lưu chuyểnthươ ng mại và tài chính ngày càng giảm bớ t và mỗi biến cố tài chính quan tr ọng ở  mỗi quốc gia ít

    nhiều đều có ảnh hưở ng tức thờ i khắ p toàn cầu. Bên cạnh mối quan hệ khăng khít giữa các thị tr ườ ng tài chính nội địa vớ i thị tr ườ ng tài chính quốc tế  thống nhất, còn có thể  thấy r ằng nhữngvấn đề tài chính của các doanh nghiệ p và cá nhân ở  những vùng khác nhau trên thế giớ i cũng cómối quan hệ tươ ng đồng như thế. Do vậy, có thể khẳng định tính chất "quốc tế" của tài chính hiệnđại không chỉ thể hiện nét đặc tr ưng của nền kinh tế quốc tế hiện đại mà còn là một xu hướ ng tấtyếu đã và đang diễn ra.

    1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞ NG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ 

    1.2.1. Điều kiện phát triển kinh tế 

    Sự  tăng tr ưở ng các hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng phụ thuộc r ất nhiều vào sự tăng tr ưở ng kinh tế của mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Khi thunhậ p của dân cư ngày càng tăng, điều kiện sinh hoạt ngày càng đượ c cải thiện do nền kinh tế cósự tăng tr ưở ng mạnh, thì nhu cầu cho sản xuất cũng như cho tiêu dùng đòi hỏi phải đượ c đáp ứng.

    Trong khi đó, sự chật hẹ p của thị  tr ườ ng nội địa khó có thể đáp ứng đượ c những nhu cầuđó. Trong hoàn cảnh đó, mở  r ộng hoạt động kinh doanh ra phạm vi quốc tế mớ i có thể giải quyếtđượ c vấn đề nói trên.

    Mặt khác, những điều kiện kinh tế  có tác động r ất mạnh đến khối lượ ng buôn bán, đầutư...hàng năm. Song sự gia tăng buôn bán và đầu tư luôn có xu hướ ng biến đổi nhanh hơ n sự biến

    đổi của nền kinh tế. Sự  thay đổi về mức sống trên thế giớ i đã và đang ảnh hưở ng tr ực tiế p đếntoàn bộ hàng hoá lưu chuyển quốc tế.

    Tỷ lệ mậu dịch quốc tế đang có xu hướ ng tăng nhanh hơ n tỷ lệ tổng sản phẩm quốc tế trongdài hạn. Mức độ gia tăng khối lượ ng và giá tr ị hàng hoá kinh doanh tuỳ thuộc r ất lớ n vào mức độ can thiệ p của chính phủ. Thông qua các công cụ chính sách kinh tế v ĩ  mô mà Nhà nướ c thực hiệnsự điều tiết khối lượ ng hàng hoá từ nướ c ngoài vào và đặc biệt sẽ làm giảm bớ t nhậ p khẩu khi nềnkinh tế bị trì tr ệ.

    1.2.2. Sự  phát triển của khoa học và công nghệ 

    Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang thúc đẩymạnh tốc độ  tăng tr ưở ng và phát triển kinh tế ở   từng quốc gia, làm cho nhiều quốc gia có sự chuyển dịch cơ  cấu kinh tế theo hướ ng công nghiệ p hoá, hiện đại hoá.

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    12/182

    Chươ ng 1: Khái quát về  hoạt động kinh doanh quố c t ế  

    10

    Chính sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong thế k ỷ này đã làm xuất hiện sản phẩmmớ i thay thế những sản phẩm cũ và làm thay đổi vị trí của từng quốc gia, từng doanh nghiệ p tronghoạt động kinh doanh quốc tế. Nhiều sản phẩm mớ i như: máy tính, hàng điện tử, máy bay đangchiếm phần lớ n trong hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệ p.

    Hiện nay, hầu hết những k ỹ thuật, công nghệ mớ i, hiện đại, đều xuất phát từ các quốc giatiên tiến đã công nghiệ p hoá. Vì vậy, các doanh nghiệ p từ các quốc gia này đang nắm giữ phầnmậu dịch và đầu tư lớ n hơ n trong l ĩ nh vực công nghiệ p, đây là khu vực kinh tế tăng tr ưở ng nhanh.Tình hình này đang là một sức ép lớ n đối vớ i các quốc gia nghèo và các doanh nghiệ p có thị phầnít hơ n và khả năng cạnh tranh kém hơ n.

    1.2.3. Điều kiện chính trị, xã hội và quân sự  

    Sự ổn định hay bất lợ i về chính tr ị, xã hội cũng là những nhân tố ảnh hưở ng lớ n đến hoạtđộng kinh doanh và k ết quả kinh doanh của doanh nghiệ p. Hệ thống chính tr ị và các quan điểm về chính tr ị xã hội xét đến cùng tác động tr ực tiế p đến phạm vi, l ĩ nh vực, mặt hàng... đối tác kinhdoanh. Trong những năm của thậ p k ỷ 90, tình hình chính tr ị, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giớ i đã có nhiều biến động lớ n theo chiều hướ ng "bất ổn" đối vớ i quan hệ  song phươ ng và đa phươ ng giữa các quốc gia. Điều này đã dẫn đến thiệt hại và r ủi ro lớ n cho nhiều công ty và quốcgia trên thế giớ i. Các cuộc xung đột lớ n hay nhỏ về quân sự trong nội bộ quốc gia (nội chiến) vàgiữa các quốc gia đã dẫn đến sự thay đổi lớ n về các mặt hàng sản xuất. Cụ thể là xung đột quân sự đã làm phá vỡ  những quan hệ kinh doanh truyền thống, làm thay đổi hệ thống vận tải và chuyểnhướ ng sản xuất phục vụ  tiêu dùng dân cư  sang phục vụ  chiến tranh. Chính việc chuyển từ  sản

     phẩm tiêu dùng sang sản xuất sản phẩm phục vụ mục đích quân sự đã làm cho kinh doanh thayđổi, đầu tư bị gián đoạn, quan hệ giữa các quốc gia bị xấu đi và dần dần tạo lậ p nên những hàng

    rào "vô hình" ngăn cản hoạt động kinh doanh quốc tế.

    1.2.4. Sự  hình thành các liên minh kinh tế 

    Việc hình thành các khối liên k ết về kinh tế, chính tr ị, quân sự đã góp phần làm tăng hoạtđộng kinh doanh buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên (trong khối), làm giảm tỉ lệ mậudịch vớ i các nướ c không phải là thành viên. Để khắc phục hạn chế này, các quốc gia thành viêntrong khối thườ ng tiến hành ký k ết vớ i các quốc gia ngoài khối những hiệ p định, thoả ướ c để từng

     bướ c nớ i lỏng hàng rào "vô hình" tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh quốc tế phát triển.

    Bên cạnh các hiệ p định song phươ ng và đa phươ ng giữa các quốc gia đã và đang đượ c ký

    k ết, các tổ chức kinh tế quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng thế giớ i (WB), Ngân hàng Phát triển châuÁ (ADB) có vai trò cực k ỳ quan tr ọng đối vớ i kinh doanh quốc tế. Chính các tổ chức này đã cungcấ p vốn cho những chươ ng trình xã hội và phát triển cơ  sở  hạ tầng như nhà ở , đườ ng giao thông, bến cảng,... Việc cho vay của các tổ chức này đã kích thích mậu dịch và đầu tư tr ực tiế p của cácdoanh nghiệ p. Thông qua đó, các quốc gia, doanh nghiệ p kinh doanh có thể mua đượ c những máymóc thiết bị cần thiết từ nướ c ngoài và xây dựng mớ i hoặc nâng cấ p cơ  sở  hạ tầng và do đó thúcđẩy hoạt động kinh doanh quốc tế có hiệu quả. Việc hình thành và phát triển của Liên minh châuÂu (EU) vớ i đỉnh cao là đưa đồng tiền chung EURO vào lưu hành chính thức (01/01/2002), làmcho vị thế của EURO đượ c nâng cao, đồng thờ i thúc đẩy kinh doanh quốc tế phát triển mạnh hơ n.

    TÓM TẮTKhái niệm về kinh doanh quốc tế:

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    13/182

    Chươ ng 1: Khái quát về  hoạt động kinh doanh quố c t ế  

    11

    Kinh doanh quốc tế đượ c hiểu là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh đượ c thựchiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệ p, cá nhân vàcác tổ chức kinh tế.

    Kinh doanh quốc tế ra đờ i r ất sớ m cùng vớ i quá trình giao lưu, trao đổi buôn bán giữa các

    quốc gia và hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển vớ i quy mô r ộng lớ n do nhu cầugiao lưu kinh tế giữa các quốc gia ngày càng lớ n.

    Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế:

    Kinh doanh quốc tế giúp cho các doanh nghiệ p, các tổ chức kinh tế thỏa mãn nhu cầu và lợ iích của họ về trao đổi sản phẩm, về vốn đầu tư, về công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, kinh doanhquốc tế còn giúp cho các doanh nghiệ p mở  r ộng các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cườ nghợ  p tác kinh tế, khoa học và chuyển giao công nghệ, giúp cho các nướ c có nền kinh tế kém pháttriển có cơ  hội cải tiến lại cơ  cấu kinh tế theo hướ ng công nghiệ p hoá, hiện đại hoá đất nướ c.

    Kinh doanh quốc tế hình thành trên cấc cơ  sở  sau:

    - Nhu cầu về  mở  r ộng phạm vi thị tr ườ ng kinh doanh

    - Nhu cầu tìm kiế m các nguồn l ự c nướ c ngoài

    - Nhu cầu về việc mở  r ộng và đ a d ạng hoá hoạt động kinh doanh

    Đặc trư ng của kinh doanh quốc tế 

    Thứ   nhấ t , kinh doanh quốc tế  là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nướ c, còn kinhdoanh trong nướ c là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia và giữa các tế bàokinh tế của quốc gia đó.

    Thứ  hai, kinh doanh quốc tế đượ c thực hiện ở  nướ c ngoài, vì vậy các doanh nghiệ p hoạt

    động trong môi tr ườ ng này thườ ng gặ p phải nhiều r ủi ro hơ n là kinh doanh nội địa.Thứ  ba, kinh doanh quốc tế buộc phải diễn ra trong môi tr ườ ng kinh doanh mớ i và xa lạ, do

    đó các doanh nghiệ p phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả.

    Thứ  t ư  , kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệ p gia tăng lợ i nhuận bằng cách mở  r ộng phạm vi thị tr ườ ng. Điều này khó có thể đạt đượ c nếu doanh nghiệ p chỉ thực hiện kinh doanhtrong nướ c.

    Cơ  cấu của hoạt động kinh doanh quốc tế 

    Các hình thức kinh doanh quốc tế chủ yếu bao gồm nhiều hình thức khác nhau. Đó là:

    - Thươ ng mại hàng hoá- Thươ ng mại d ịch vụ 

    - Đầu t ư  nướ c ngoài

    - Tài chính, tiề n t ệ quố c t ế  

    Các nhân tố ảnh hưở ng đến hoạt động kinh doanh quốc tế 

    - Điều kiện phát triển kinh tế 

    - Sự phát triển của khoa học và công nghệ 

    - Điều kiện chính tr ị, xã hội và quân sự 

    - Sự hình thành các liên minh kinh tế 

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    14/182

    Chươ ng 1: Khái quát về  hoạt động kinh doanh quố c t ế  

    12

    CÂU HỎI ÔN TẬP

    1. Trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế?

    2. Phân tích các cơ  sở  hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế?

    3. Phân tích đặc tr ưng của kinh doanh quốc tế ?4. Phân tích cơ  cấu của hoạt động kinh doanh quốc tế?

    5. Phân tích các nhân tố ảnh hưở ng đến hoạt động kinh doanh quốc tế?

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    15/182

    Chươ ng 2: Môi tr ườ ng kinh doanh quố c t ế  

    13

    CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ 

    GIỚ I THIỆU

    Mục đích yêu cầu:

     Như chươ ng tr ướ c đã nêu, kinh doanh quốc tế khác vớ i kinh doanh nội địa ở  điểm là một tổ chức kinh tế hoạt động vượ t ra ngoài biên giớ i phải đối phó vớ i những lực lượ ng tác động của môitr ườ ng: trong nướ c và quốc tế. Ngượ c lại, một công ty chỉ hoạt động trong phạm vi biên giớ i của mộtnướ c chỉ phải quan tâm chủ yếu tớ i môi tr ườ ng quốc nội mà thôi.

    Trong thực tế không một cơ  sở  kinh doanh trong nướ c nào thoát khỏi các lực lượ ng của môi

    tr ườ ng quốc tế, vì các tổ chức kinh doanh nội địa phải thườ ng xuyên đối phó vớ i sự cạnh tranh củahàng nhậ p hoặc của các nhà cạnh tranh nướ c ngoài thiết lậ p hoạt động tại chính thị tr ườ ng của họ.

    Sau khi học xong chươ ng này, học viên phải nắm vững:

    - Khái niệm và bản chất của môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế 

    - Xác định đượ c các yếu tố môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế và tác động của nó tớ i các hoạt độngkinh doanh quốc tế của doanh nghiệ p.

    Nội dung chính của chươ ng:

    - Khái niệm và phân loại môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế 

    - Các yếu tố của môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế - Mục tiêu và yêu cầu của việc phân tích các yêu tố thuộc môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế.

    NỘI DUNG

    2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TR ƯỜ NG KINH DOANH QUỐC TẾ 

    2.1.1. Khái niệm môi trườ ng kinh doanh quốc tế 

    Môi tr ườ ng kinh doanh nói chung đượ c hiểu là tổng hợ  p các yếu tố, các lực lượ ng xung quanhảnh hưở ng tớ i hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệ p. Các lực lượ ng này cũng có thể đượ c phân

    loại thành bên ngoài hoặc bên trong. Lực lượ ng không kiểm soát đượ c là các lực lượ ng bên ngoài màcác chủ thể kinh doanh phải thích ứng vớ i nó, nếu muốn duy trì sự tồn tại của mình.

    2.1.2. Phân loại môi trườ ng kinh doanh quốc tế 

    Khi nghiên cứu môi tr ườ ng ở  tr ạng thái “t ĩ nh”, có thể chia môi tr ườ ng kinh doanh thành phầnthành môi tr ườ ng địa lý, chính tr ị, pháp luật, kinh tế, văn hoá, thể chế.

    Khi đứng trên góc độ chức năng hoạt động (tức là xem xét môi tr ườ ng ở  khía cạnh động) thìmôi tr ườ ng kinh doanh gồm môi tr ườ ng thươ ng mại, tài chính - tiền tệ, đầu tư...

    Khi đứng trên góc độ điều kiện kinh doanh thì môi tr ườ ng kinh doanh phân chia thành môitr ườ ng trong nướ c, môi tr ườ ng quốc tế.

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    16/182

    Chươ ng 2: Môi tr ườ ng kinh doanh quố c t ế  

    14

    2.2. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TR ƯỜ NG KINH DOANH QUỐC TẾ 

    2.2.1. Môi trườ ng luật pháp

    Một trong những bộ phận của môi tr ườ ng bên ngoài ảnh hưở ng đến hoạt động kinh doanh của

    doanh nghiệ p là hệ thống luật pháp. Vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế tr ướ c hết đòi hỏi các nhàquản lý, các nhà kinh doanh phải quan tâm và nắm vững luật pháp: luật quốc tế, luật của từng quốcgia, mà ở  đó doanh nghiệ p đã và sẽ hoạt động, cũng như các mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa cácnướ c này và giữa các nướ c trong khu vực nói chung.

     Những yếu tố thuộc môi tr ườ ng pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệ p:

     M ột là, các luật lệ và quy định của các quốc gia bao gồm cả luật pháp của chính nướ c mà tại đónhà kinh doanh hoạt động (luật quốc gia) và luật pháp của các nướ c, nơ i hoạt động kinh doanh đượ ctiến hành. 

     Hai là, luật tư pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế, k ể cả các điều ướ c quốc tế và các tậ p quán

    thươ ng mại. Ba là, các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướ ng dẫn đối vớ i các quốc gia thành

    viên khi thực hiện các hoạt động hợ  p tác, liên k ết kinh tế hoặc yêu cầu sự giúp đỡ  của tổ chức đó trongviệc phát triển kinh tế xã hội.

     Những tác động, ảnh hưở ng chủ yếu của luật đối vớ i hoạt động của một doanh nghiệ p đượ c thể hiện ở  chỗ:

    - Các quy định về giao dịch: hợ  p đồng, sự bảo vệ các bằng phát minh, sáng chế, phát minh, luật bảo hộ nhãn hiệu thươ ng mại (mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm,...), bí quyết công nghệ, quyền tác giả, cáctiêu chuẩn k ế toán.

    - Môi tr ườ ng luật pháp chung: luật môi tr ườ ng, những quy định tiêu chuẩn về sức khoẻ và antoàn.

    - Luật thành lậ p doanh nghiệ p, các ngành, các l ĩ nh vực kinh doanh.

    - Luật lao động; luật chống độc quyền và các hiệ p hội kinh doanh; chính sách giá cả; luật thuế,lợ i nhuận...

    2.2.2. Môi trườ ng chính trị 

    - Môi tr ườ ng chính tr ị đang và sẽ tiế p tục đóng vai trò quan tr ọng trong kinh doanh quốc tế.

    - Mặt khác, tính ổn định về chính tr ị của các quốc gia sẽ là một trong những nhân tố thuận lợ i

    cho các doanh nghiệ p hoạt động trong môi tr ườ ng nướ c ngoài.- Không có sự ổn định về chính tr ị sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế, lành

    mạnh hoá xã hội.

    Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị tr ườ ng thế giớ i, doanh nghiệ p phải am hiểu môitr ườ ng chính tr ị ở  các quốc gia, ở  các nướ c trong khu vực mà doanh nghiệ p muốn hoạt động.

    2.2.3. Môi trườ ng kinh tế thế giớ i

    Khi xâm nhậ p vào thị tr ườ ng nướ c ngoài, các hoạt động của các doanh nghiệ p và tổ chức kinhtế tr ở  nên ngày càng phức tạ p hơ n, vì giờ  đây, các nhà quản lý phải hoạt động trong hai môi tr ườ ng

    mớ i: sự tác động của các yếu tố thuộc các quốc gia bên ngoài và các yếu tố vận động của nền kinh tế thế giớ i. Vì những lý do như vậy, các chính sách cho những hoạt động kinh tế trong một thị tr ườ ng cóthể hoàn toàn không thích hợ  p vớ i những hoạt động kinh tế  trong một thị  tr ườ ng khác. Ngoài việc

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    17/182

    Chươ ng 2: Môi tr ườ ng kinh doanh quố c t ế  

    15

    giám sát thị tr ườ ng nướ c ngoài, các nhà kinh tế phải theo k ị p vớ i hoạt động trong môi tr ườ ng kinh tế thế giớ i như các nhóm theo vùng (EU, AFTA) và các tổ chức quốc tế (UN, IMF, Ngân hàng thế giớ i).

    Ví dụ, các công ty Mỹ r ất quan tâm đến bướ c phát triển của EU trong việc đạt tớ i mục tiêu nhấtthể hoá châu Âu, cũng như đến ảnh hưở ng này vớ i quan hệ mậu dịch EU-Mỹ. Họ cũng theo dõi sát

    tiến bộ của WTO trong việc mở  r ộng tự do hoá thươ ng mại... bất k ỳ những hành động nào cũng ảnhhưở ng đến công ty r ất mạnh.

    Phân tích kinh tế thế giớ i nên cung cấ p dữ kiện kinh tế trong cả thị tr ườ ng thực và viễn cảnh,cũng như đánh giá lực lượ ng cạnh tranh. Vì tầm quan tr ọng của thông tin kinh tế đối vớ i chức năngkiểm soát và k ế hoạch ở  đầu não, việc thu thậ p dữ kiện và chuẩn bị báo cáo phải là trách nhiệm củanhân viên trong nướ c.

    Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng, của cácquốc gia trong khu vực và thế giớ i nói chung, có tác động tr ực tiế p đến hoạt động kinh doanh và hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệ p trên thị tr ườ ng nướ c ngoài. Tính ổn định về kinh tế, tr ướ c hết và chủ 

    yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế  lạm phát. Đây là điều các doanhnghiệ p kinh doanh r ất quan tâm và lo ngại vì nó liên quan đến k ết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệ p, đặc biệt là liên quan đến sự an ninh của đồng vốn của các doanh nghiệ p này ở  nướ cngoài.

    2.2.4. Nhữ ng ảnh hưở ng của địa hình

    Vị trí địa lý của một quốc gia r ất quan tr ọng, nó là một nhân tố giải thích mối quan hệ chính tr ị,thươ ng mại của nướ c đó. Các mối quan hệ này ảnh hưở ng r ất lớ n đến hoạt động của các công ty.Trong kiến thức kinh doanh tổng quát, các doanh nhân quốc tế cần phải biết nướ c đó nằm ở  đâu, trongkhu vực lân cận nào...

    Sự gần gũi về địa lý là lý do chính dẫn đến quan hệ thươ ng mại giữa hai nướ c. Chẳng hạn, đốitác lớ n nhất và đứng thứ tư về giao dịch thươ ng mại vớ i Hoa K ỳ là Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Cả hai đềutiế p giáp vớ i Hoa K ỳ. Việc giao hàng do vậy nhanh hơ n, chi phí vận tải thấ p hơ n và hàng bán ra cũnghạ hơ n. Đây cũng chính là lý do tại sao nhiều công ty của Hoa K ỳ đặt nhà máy về phía tiế p giáp vớ iMê-hi-cô. Hoặc gần gũi về thị tr ườ ng cũng là lý do giải thích cho việc Nhật Bản xuất khẩu hàng nhiềuhơ n vào khu vực các nướ c Đông Nam Á...

     Những biểu hiện trên bề mặt như núi, cao nguyên, hoang mạc, mạch nướ c cũng góp phần dẫnđến sự khác nhau về kinh tế, chính tr ị và cấu trúc xã hội, giữa các nướ c cũng như giữa các vùng trongmột nướ c. Điều đó cũng đòi hỏi sự nhận thức của các doanh nghiệ p kinh doanh quốc tế đối vớ i vấn đề này.

    2.2.5. Môi trườ ng văn hóa và con ngườ i

    Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau. Đây là vấn đề hết sức quan tr ọngđối vớ i các doanh nhân khi tham gia kinh doanh trên thị tr ườ ng quốc tế. Ảnh hưở ng của văn hoá đốivớ i mọi chức năng kinh doanh quốc tế như tiế p thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính... ở  nhiều nơ i, đặc biệt những nơ i có tính tự hào dân tộc cao như Nhật Bản, các công ty địa phươ ng cạnhtranh thành công hơ n so vớ i công ty nướ c ngoài do sử dụng văn hoá truyền thống dân tộc để quảngcáo.

    Mỗi một nền văn hoá lại có một mẫu thái độ và đức tin ảnh hưở ng đến hầu hết tất cả các khíacạnh của hoạt động con ngườ i. Các nhà quản lý càng biết nhiều về những thái độ và đức tin của conngườ i bao nhiêu thì họ càng đượ c chuẩn bị tốt hơ n để hiểu tại sao ngườ i ta làm như vậy.

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    18/182

    Chươ ng 2: Môi tr ườ ng kinh doanh quố c t ế  

    16

    Việc thuê mướ n nhân công, buôn bán của doanh nghiệ p đều đượ c điều chỉnh và sở  hữu bở i conngườ i. Vì vậy, doanh nghiệ p phải cân nhắc sự khác nhau giữa những nhóm dân tộc và xã hội để dự đoán, điều hành các mối quan hệ và hoạt động của mình. Sự khác nhau về con ngườ i đã làm gia tăngnhững hoạt động kinh doanh khác nhau ở  nhiều quốc gia trên thế giớ i. Điều đó buộc các nhà hoạt

    động quản lý, các nhà kinh doanh phải có sự am hiểu về văn hoá của nướ c sở  tại, văn hoá của từngkhu vực trên thế giớ i.

    Thị hiếu, tậ p quán tiêu dùng còn có ảnh hưở ng r ất lớ n đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hoá có chấtlượ ng tốt nhưng nếu không đượ c ngườ i tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó đượ c họ chấ p nhận.

    Vì vậy, nếu nắm bắt đượ c thị hiếu, tậ p quán của ngườ i tiêu dùng, doanh nghiệ p kinh doanh cóđiều kiện mở  r ộng khối lượ ng cầu một cách nhanh chóng. Chính thị hiếu và tậ p quán của ngườ i tiêudùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưở ng của các yếutố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.

     Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan tr ọng trong nền văn hoá của từng quốc gia. Nó cung cấ p cho

    các nhà sản xuất kinh doanh một phươ ng tiện quan tr ọng để giao tiế p trong quá trình kinh doanh quốctế.

    Tôn giáo có thể ảnh hưở ng đến hoạt động hàng ngày của con ngườ i và do đó ảnh hưở ng đếnhoạt động kinh doanh. Ví dụ, thờ i gian mở  cửa hoặc đóng cửa; ngày nghỉ, k ỳ nghỉ, lễ k ỷ niệm... Vìvậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệ p phải đượ c tổ chức cho phù hợ  p vớ i từng loại tôn giáođang chi phối thị tr ườ ng mà doanh nghiệ p đang hoạt động.

    2.2.6. Môi trườ ng cạnh tranh

    Môi tr ườ ng cạnh tranh của doanh nghiệ p kinh doanh quốc tế gồm các nhóm nhân tố sau:

    - Nhân t ố  thứ  1: Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàngĐó là sự xuất hiện các công ty mớ i tham gia vào thị tr ườ ng nhưng có khả năng mở  r ộng sản

    xuất, chiếm l ĩ nh thị tr ườ ng (thị phần) của công ty khác.

     Ngoài ra có thể lựa chọn địa điểm thích hợ  p nhằm khai thác sự hỗ tr ợ  của chính phủ và lựa chọnđúng đắn thị tr ườ ng nguyên liệu và thị tr ườ ng sản phẩm.

    - Nhân t ố  thứ  2: Khả năng của nhà cung cấ p là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa nhà cung cấ pvớ i công ty ở  mục đích sinh lợ i, tăng giá hoặc giảm giá, tăng chất lượ ng hàng hoá khi tiến hành giaodịch vớ i công ty.

    - Nhân t ố   thứ  3: Khả năng mặc cả của khách hàng (ngườ i mua). Khách hàng có thể mặc cả 

    thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượ ng hàng hoá mua từ công ty hoặc đưa ra yêu cầu chất lượ ngtốt hơ n vớ i cùng một mức giá.

    - Nhân t ố  thứ  4: Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ hiệntại tăng lên thì khách hàng có xu hướ ng sử dụng sản phẩm dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát về thị tr ườ ng của công ty. Các công ty cạnh tranh đưa ra thị tr ườ ng những sản phẩm thay thế có khả năng khác biệt hoá cao độ so vớ i sản phẩm của công ty hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi hơ n về các dịch vụ hay các điều kiện tài chính.

    - Nhân t ố   thứ  5: Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Trong điều kiện này các công ty cạnh tranhkhốc liệt vớ i nhau về giá cả, sự khác biệt hoá về sản phẩm hoặc đổi mớ i sản phẩm giữa các công ty

    hiện đang cùng tồn tại trong thị tr ườ ng.

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    19/182

    Chươ ng 2: Môi tr ườ ng kinh doanh quố c t ế  

    17

    2.3. Phân tích tác động của môi trườ ng kinh doanh quốc tế 

    2.3.1. Mục tiêu của việc phân tích môi trườ ng kinh doanh quốc tế 

    Mục tiêu của phân tích môi tr ườ ng kinh doanh là phải tìm ra và xác định chính xác các nhân tố 

    cơ  bản có ảnh hưở ng đến hoạt động kinh doanh quốc tế cuả công ty. Các nhân tố này cũng luôn biếnđổi. Do đó, điều quan tr ọng là phải nắm và dự đoán đượ c xu hướ ng vận động của chúng, để từ đó đưara chiến lượ c hội nhậ p thích ứng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Việc phântích kinh doanh phải đảm bảo các yếu tố cơ  bản sau đây:

    Thứ  nhấ t , phân tích môi tr ườ ng phải chỉ ra đượ c những cơ  hội kinh doanh cho công ty trongviệc xâm nhậ p thị tr ườ ng, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, đầu tư.

    Thứ  hai, việc phân tích phải tính đến những mối đe dọa, thách thức của môi tr ườ ng đối vớ i côngty, để từ đó giúp công ty tiến hành những hoạt động thích ứng nhằm chớ  p thờ i cơ  đạt k ết quả lớ n.

    Thứ  ba, phải nắm đượ c khả năng nội tại của công ty, nếu không đánh giá đúng khả năng mà đưa

    ra mục đích quá cao, chắc chắn sẽ khó thành công, thậm chí thất bại. Việc đánh giá tiềm năng củacông ty đượ c xem xét trên các mặt: khă năng về vốn; tiềm năng về công nghệ; về năng lực quản lý;

     phân phối, chất lượ ng sản phẩm, mẫu mã...

     Như vậy, sự phân tích môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế nhằm giúp cho công ty thích ứng và thíchnghi trong các hoạt động kinh doanh, giảm thách thức và tăng thờ i cơ  kinh doanh, gia tăng k ết quả vàhạn chế r ủi ro.

    2.3.2. Yêu cầu của việc phân tích môi trườ ng kinh doanh quốc tế 

    Để đạt đượ c thành công khi tham gia vào môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế, doanh nghiệ p phảiluôn điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợ  p vớ i các yêu cầu và cơ  hội ở  nướ c ngoài. Điều đócó ngh ĩ a là doanh nghiệ p không thể can thiệ p vào môi tr ườ ng để làm thay đổi nó, trái lại doanh nghiệ p

     phải tự điều chỉnh cho phù hợ  p vớ i môi tr ườ ng mớ i. Ở đây các phươ ng thức kinh doanh hoàn toànmớ i mẻ.

    Về cơ  bản, doanh nghiệ p phải chấ p nhận môi tr ườ ng nướ c ngoài, nếu như muốn tham gia vàohoạt động kinh doanh ở  đó. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu việc chấ p nhận môi tr ườ ng bên ngoài trongkinh doanh không có ngh ĩ a là doanh nghiệ p hoàn toàn thụ động vớ i nó. Trái lại, tuỳ theo hiện tr ạngcủa từng môi tr ườ ng, doanh nghiệ p tìm ra cách thức hội nhậ p thích ứng, nhằm tạo thờ i cơ  mớ i chohoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệ p, cho phép doanh nghiệ p đượ c thực hiện những hình thức kinhdoanh nào, hình thức nào là chủ yếu, hình thức nào đượ c thực hiện...

    Để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong môi tr ườ ng có hệ thống kinh tế, chínhtr ị, luật pháp, văn hoá... khác nhau, tr ướ c hết các doanh nghiệ p phải đưa ra những lờ i giải thích hữuhiệu cho các vấn đề cơ  bản dướ i đây:

    1. Ở các quốc gia mà các công ty sẽ hoạt động kinh doanh, cơ  cấu chính tr ị có đặc điểm gì, ảnhhưở ng của nó tớ i hoạt động của doanh nghiệ p ra sao?

    2. Quốc gia đó (nướ c sở  tại) hoạt động theo hệ thống kinh tế nào?

    3. Ngành công nghiệ p của nướ c sở  tại thuộc khu vực tư nhân hay công cộng?

    4. Nếu ngành công nghiệ p đó thuộc khu vực công cộng thì chính phủ có cho phép cạnh tranh ở  

    khu vực đó không? Hoặc nếu có ở  khu vực tư nhân thì xu hướ ng có chuyển sang khu vực công cộngkhông?

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    20/182

    Chươ ng 2: Môi tr ườ ng kinh doanh quố c t ế  

    18

    5. Chính phủ sở  tại có cho phép nướ c ngoài tham gia cạnh tranh hay k ết hợ  p vớ i doanh nghiệ pnhà nướ c hoặc tư nhân không?

    6. Nhà nướ c điều hành quản lý các doanh nghiệ p tư nhân như thế nào?

    7. Các doanh nghiệ p tư nhân phải đóng góp bao nhiêu cho chính phủ để thực hiện các mục tiêu,

    nhiệm vụ kinh tế chung.

    Việc tr ả lờ i các vấn đề trên không đơ n giản mà khá phức tạ p vì sự biến đổi của hệ thống chínhtr ị, kinh tế, pháp luật... đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế chính tr ị trên thế giớ i đang cónhiều biến động. Tuỳ thuộc vào mục đích và hoạt động kinh doanh cụ thể của mình mà công ty lựachọn môi tr ườ ng kinh doanh cho phù hợ  p. Dựa vào k ết quả nghiên cứu môi tr ườ ng kinh doanh quốctế, công ty phải xác định đượ c nên kinh doanh ở  nướ c nào, hình thức kinh doanh nào là chủ yếu.

    - Nếu là hoạt động xuất nhậ p khẩu thì mặt hàng kinh doanh là mặt hàng gì, quy cách, chấtlượ ng, phẩm chất, nhãn hiệu, bao bì... như thế nào.

    - Nếu là hoạt động kinh doanh đầu tư thì loại hình nào là thích hợ  p, nguồn vốn dự kiến là baonhiêu, lấy ở  đâu.

    Trên cơ  sở  k ết quả của việc nghiên cứu, phân tích môi tr ườ ng kinh doanh, cho phép các nhàquản lý xây dựng các chiến lượ c kinh doanh quốc tế: Chiến lượ c xuất nhậ p khẩu hàng hoá, dịch vụ,chiến lượ c đầu tư quốc tế, chiến lượ c tài chính, chiến lượ c chuyển giao công nghệ, chiến lượ c conngườ i, chiến lượ c cạnh tranh... Các chiến lượ c này đượ c thực hiện có hiệu quả đến mức nào, điều nàyhoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thích ứng và ứng xử linh hoạt của công ty cho phù hợ  p vớ i sự thayđổi của môi tr ườ ng kinh doanh.

    Muốn vậy, cần đánh giá chính xác và phát hiện k ị p thờ i các cơ  hội kinh doanh ở  nướ c ngoài,thực hiện các hợ  p đồng kinh doanh đa dạng; lựa chọn thị tr ườ ng mục tiêu có hiệu quả; linh hoạt thíchứng vớ i những thay đổi có tính chất toàn cầu.

    TÓM TẮT

    Khái niệm môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế:

    Môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế  là tổng thể các môi tr ườ ng thành phần như môi tr ườ ng phápluật, chính tr ị, kinh tế văn hóa, cạnh tranh..., chúng tác động và chi phối mạnh mẽ đối vớ i các hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệ p, buộc các doanh nghiệ p phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thứcvà chức năng hoạt động của mình cho thích ứng nhằm nắm bắt k ị p thờ i các cơ  hội kinh doanh và đạt

    hiệu quả cao trong kinh doanh.Các yếu tố thuộc môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế gồm có:

    Môi trườ ng luật pháp

    Hoạt động kinh doanh quốc tế tr ướ c hết đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải quantâm và nắm vững luật pháp: luật quốc tế, luật của từng quốc gia, mà ở  đó doanh nghiệ p đã và sẽ hoạtđộng, cũng như các mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa các nướ c này và giữa các nướ c trong khu vựcnói chung.

    Môi trườ ng chính trị 

    Môi tr ườ ng chính tr ị đang và sẽ  tiế p tục đóng vai trò quan tr ọng trong kinh doanh quốc tế.

    Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị tr ườ ng thế giớ i, doanh nghiệ p phải am hiểu môi tr ườ ngchính tr ị ở  các quốc gia, ở  các nướ c trong khu vực mà doanh nghiệ p muốn hoạt động.

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    21/182

    Chươ ng 2: Môi tr ườ ng kinh doanh quố c t ế  

    19

      Môi trườ ng kinh tế thế giớ i

     Ngoài việc giám sát thị tr ườ ng nướ c ngoài, các nhà kinh tế phải theo k ị p vớ i hoạt động trongmôi tr ườ ng kinh tế thế giớ i như các nhóm theo vùng (EU, AFTA) và các tổ chức quốc tế (UN, IMF,

     Ngân hàng thế giớ i).

    Phân tích kinh tế thế giớ i nên cung cấ p dữ kiện kinh tế trong cả thị tr ườ ng hiện tại và tươ ng lai.Vì tầm quan tr ọng của thông tin kinh tế đối vớ i chức năng kiểm soát và k ế hoạch ở  đầu não, việc thuthậ p dữ kiện và chuẩn bị báo cáo phải là trách nhiệm của nhân viên trong nướ c.

    Nhữ ng ảnh hưở ng của địa hình

    Vị trí địa lý của một quốc gia r ất quan tr ọng, nó là một nhân tố giải thích mối quan hệ chính tr ị,thươ ng mại của nướ c đó. Sự gần gũi về địa lý là lý do chính dẫn đến quan hệ thươ ng mại giữa hainướ c. Những biểu hiện trên bề mặt như núi, cao nguyên, hoang mạc, mạch nướ c cũng góp phần dẫnđến sự khác nhau về kinh tế, chính tr ị và cấu trúc xã hội, giữa các nướ c cũng như giữa các vùng trongmột nướ c. Điều đó cũng đòi hỏi sự nhận thức của các doanh nghiệ p kinh doanh quốc tế đối vớ i vấn đề 

    này.

    Môi trườ ng văn hóa và con ngườ i

    Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau. Đây là vấn đề hết sức quan tr ọngđối vớ i các doanh nhân khi tham gia kinh doanh trên thị tr ườ ng quốc tế. Ảnh hưở ng của văn hoá đốivớ i mọi chức năng kinh doanh quốc tế như tiế p thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính...Thị hiếu, tậ p quán tiêu dùng còn có ảnh hưở ng r ất lớ n đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hoá có chất lượ ng tốtnhưng nếu không đượ c ngườ i tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó đượ c họ chấ p nhận.

    Vì vậy, nếu nắm bắt đượ c thị hiếu, tậ p quán của ngườ i tiêu dùng, doanh nghiệ p kinh doanh cóđiều kiện mở  r ộng khối lượ ng cầu một cách nhanh chóng. Chính thị hiếu và tậ p quán của ngườ i tiêudùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưở ng của các yếutố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.

    Môi trườ ng cạnh tranh

    Mỗi doanh nghiệ p, mỗi ngành kinh doanh hoạt động trong môi tr ườ ng và điều kiện cạnh tranhkhông giống nhau và môi tr ườ ng này luôn luôn thay đổi khi chuyển từ nướ c này sang nướ c khác. Hoạtđộng kinh doanh ở  nướ c ngoài, một số doanh nghiệ p có khả năng nắm bắt nhanh cơ  hội và biến thờ icơ  thuận lợ i thành thắng lợ i. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệ p luôn gặ p phải những khó khăn,thử thách và r ủi ro cao vì phải đươ ng đầu cạnh tranh vớ i những công ty quốc tế có nhiều lợ i thế vàtiềm năng lớ n.

    Sự cần thiết của việc nghiên cứu môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế 

    Trong những điều kiện của xu hướ ng quốc tế hoá, toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giớ i và nền kinh tế mỗi quốc gia, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng đượ c mở  r ộng và phát triển,để thích ứng vớ i xu hướ ng này, các doanh nghiệ p đang từng bướ c tăng dần khả năng hội nhậ p, thíchứng của mình vớ i điều kiện mớ i của môi tr ườ ng kinh doanh trong và ngoài nướ c nhằm tăng cơ  hội,giảm thách thức, hạn chế r ủi ro và gia tăng lợ i nhuận.

    Do đặc thù của môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế, đồng thờ i những thành phần cơ  bản của môitr ườ ng quốc tế tại mỗi nướ c có sự thay đổi tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi quốc gia dẫn đến trách

    nhiệm của các nhà quản tr ị quốc tế phức tạ p hơ n nhiều so vớ i trách nhiệm của các nhà quản tr ị trongnướ c.

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    22/182

    Chươ ng 2: Môi tr ườ ng kinh doanh quố c t ế  

    20

     Những tr ở  ngại đối vớ i kinh doanh quốc tế như sự bất ổn định về chính tr ị, hạ tầng cơ  sở  yếukém, sự kiểm soát ngoại hối một cách chặt chẽ, những hạn chế về mậu dịch và hàng rào thuế quan và

     phi thuế quan...

    CÂU HỎI ÔN TẬP1. Trình bày khái niệm và phân loại môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế?

    2. Phân tích nội dung của yếu tố môi tr ườ ng luật pháp?

    3. Phân tích nội dung môi tr ườ ng chính tr ị?

    4. Phân tích nội dung môi tr ườ ng kinh tế thế giớ i?

    5. Phân tích nội dung những ảnh hưở ng của địa hình?

    6. Phân tích nội dung môi tr ườ ng văn hóa và con ngườ i?

    7. Phân tích nội dung môi tr ườ ng cạnh tranh?

    8. Phân tích mục tiêu của việc phân tích môi tr ườ ng kinh doanh quốc tế?

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    23/182

    Chươ ng 3: Các định chế  và các chủ thể  trong kinh doanh quố c t ế  

    21

    CHƯƠNG 3: CÁC ĐỊNH CHẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ 

    GIỚ I THIỆU

    Mục đích yêu cầu:

    Cùng vớ i xu thế toàn cầu hoá và hội nhậ p, nhiều tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế có tính khuvực và toàn cầu đượ c hình thành và không ngừng phát triển như: WTO, APEC, EU, IMF, WB,ASEAN/AFTA, NAFTA...Những tổ chức nói trên có những tác động không nhỏ trong việc thúc đẩycác hoạt động kinh doanh quốc tế của các quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu.

    Chươ ng này tậ p trung giớ i thiệu một cách tổng quát một số các định chế kinh tế tài chính quốctế điển hình. Đồng thờ i giớ i thiệu hoạt động của các công ty đa quốc gia, một trong những chủ thể quan tr ọng của kinh doanh quốc tế ngày nay.

    Sau khi học xong chươ ng này, học viên phải nắm vững:

    - Yêu cầu khách quan của việc hình thành các tổ chức kinh tế thế giớ i và khu vực

    - Cơ  chế hoạt động và tác động của các định chế kinh tế thế giớ i và khu vực đến các hoạt độngkinh doanh quốc tế.

    Nội dung chính:

    - Các định chế kinh tế quốc tế.- Các chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế.

    NỘI DUNG

    3.1. CÁC ĐỊNH CHẾ KINH TẾ, TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 

    Các định chế kinh tế quốc tế là các tổ chức kinh tế quốc tế gồm nhiều quốc gia thành viên đượ chình thành nhằm tăng cườ ng phối hợ  p và điều chỉnh lợ i ích giữa các bên tham gia, giảm bớ t sự khác

     biệt về điều kiện phát triển giữa các bên và thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế trong các l ĩ nh vựcthươ ng mại, đầu tư... Dướ i đây, chúng ta xem xét một số định chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

    3.1.1. Tổ chứ c Thươ ng mại thế giớ i (WTO)

    a. Quá trình hình thành

    Tổ chức thươ ng mại thế giớ i (WTO) đượ c thành lậ p ngày 01 tháng 01 năm 1995. Sự ra đờ i củaWTO là hiện thân cho k ết quả của vòng đàm phán U-ru-goay và là tổ chức k ế  thừa của Hiệ p địnhchung về thuế quan và mậu dịch (GATT). GATT chính thức có hiệu lực vào tháng 01/1948. Tronggần 48 năm hoạt động, GATT đã có những thành công nhất định trong việc xúc tiến và bảo đảm sự tự do hóa thươ ng mại toàn cầu. Các danh mục thuế quan giảm liên tục là một nhân tố thúc đẩy sự tăngtr ưở ng của kim ngạch buôn bán quốc tế (trung bình khoảng 8% hằng năm tính cho những năm của

    thậ p niên 50 và 60).Đồng thờ i tỉ lệ tăng tr ưở ng thươ ng mại đã vượ t quá mức tăng tr ưở ng sản xuất trêntoàn thế giớ i trong k ỷ nguyên của GATT. GATT chấ p nhận việc các nướ c tiế p tục có quyền duy trìthuế quan như công cụ chính thức và phổ biến để bảo hộ nền sản xuất trong nướ c. Qua các vòng đàm

  • 8/20/2019 Kinh Doanh Quốc Tế - Giao Trinh

    24/182

    Chươ ng 3: Các định chế  và các chủ thể  trong kinh doanh quố c t ế  

    22

     phán thuế quan trung bình đối vớ i hàng công nghiệ p của các nướ c tham gia GATT tr ướ c đây và nay làWTO đã giảm tớ i mức từ 40-50% xuống còn 3,3% vào thờ i điểm thành lậ p WTO. Chính những điềukiện mở  cửa thị tr ườ ng thế giớ i quy mô đó đượ c coi là nhân tố cơ  bản để thươ ng mại thế giớ i có đượ cnhững bướ c nhảy vọt trong những thậ p k ỷ qua.

    Tuy nhiên do thươ ng mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở   r ộng diện hoạtđộng, đàm phán không chỉ về  thuế quan, mà còn tậ p trung xây dựng các hiệ p định, hình thành cácchuẩn mực, luật chơ i điều tiết các vấn đề về hàng rào phi thuế quan, về thươ ng mại dịch vụ, quyền sở  hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan đến thươ ng mại, về thươ ng mại hàng nông sản, hàng dệtmay, cơ  chế giải quyết tranh chấ p. Vớ i diện điều tiết của Hiệ p định thươ ng mại đa biên đượ c mở  r ộng,nên Hiệ p định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) vớ i tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nộidung mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợ  p. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesk (Ma-r ốc),các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệ p định thành lậ p Tổ chức Thươ ng mại Thế giớ i (WTO)nhằm k ế tục sự nghiệ p của GATT. Theo đó, WTO chính thức đượ c thành lậ p độc lậ p vớ i hệ thống

    Liên hợ  p quốc.V ề  thươ ng mại hàng hóa: Các nướ c đang phát triển đặc biệt quan tâm đển mở  cửa thị tr ườ ng

    hàng hóa. Nông sản, dệt may, sản phẩm nhiệt đớ i, giầy dép và nhiều loại hàng tiêu dùng không sử dụng quá nhiều vốn và công nghệ phức tạ p, những l ĩ nh vực mà các nướ c đang phát triển r ất quan tâm.

    V ề  thươ ng mại d ịch vụ: Các ngành dịch vụ đã tr ở  thành một bộ phận tr ọng yếu trong nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế thế giớ i. Hiệ p định chung về thươ ng mại dịch vụ (GATS) lần đầutiên đượ c đưa ra thươ ng thảo tại vòng đàm phán U-ru-goay và đã tr ở  thành một bộ phận không thể tách r ờ i trong hệ thống pháp lý của Tổ chức Thươ ng mại Thế giớ i. Mục đích chính của GATS là tạo ramột khuôn khổ pháp lý cho tự do hoá thươ ng mại dịch vụ. Các nướ c thành viên đưa ra các cam k ết về 

    mở  cửa thị tr ườ ng dịch vụ và không phân biệt đối xử trên cơ  sở  điều chỉnh luật trong nướ c. Việc điềuchỉnh luật sẽ�