lễ hội đua trâu bò ở một số nước châu Á · web viewthực tế này đương...

16
Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á ThS. Nguyễn Thanh Phong 1 1. Dẫn nhập Trong vô số các lễ hội có liên quan đến trâu bò trên thế giới hiện nay như lễ hội tắm trâu, lễ hội điều khiển trâu, lễ hội thuần phục trâu, lễ hội kính trâu của các tộc người thiểu số phía nam Trung Quốc, lễ hội ăn trâu ở Tây Nguyên và lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng của Việt Nam, lễ hội đấu bò tót ở Tây Ban Nha và các Tiểu vương quốc Ả Rập… thì các lễ hội đua trâu bò được xem là đặc sản văn hóa của các nước ở khu vực phía Đông Nam và Nam Châu Á. Cùng chia sẻ một nền văn hóa Đông Nam Á bản địa gắn liền với sản xuất nông nghiệp lúa nước, cùng tiếp thu những ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa Ấn Độ xán lạn thời cổ đại, người dân của khu vực này đương nhiên cũng chia sẻ nhiều nét tương đồng về phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, trong đó nổi bật là lễ hội đua trâu bò. Trâu bò là hai loài vật gần gũi, quen thuộc, gắn bó mật thiết với đời sống của con người. Trên thực tế, trâu bò đã có những đóng góp to lớn cho mọi hoạt động lao động sản xuất của người nông dân. Từ công đoạn đầu là cày bừa, làm đất, gieo sạ đến lúc thu hoạch, vận chuyển nông sản… đều cần có sự trợ giúp đắc lực của trâu bò. Trâu bò, vì vậy, đã trở thành tài sản lớn của người nông dân, là người bạn góp phần tạo nên sự sung túc và đầm ấm về của cải vật chất cho người nông dân. Thực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng, đề cao, thậm chí sùng bái vai trò của trâu bò trong đời sống của họ. Xuất phát từ thái độ trọng thị, yêu mến trâu bò, người nông dân đã tổ chức nhiều hoạt động gắn liền với trâu bò, trong đó có các cuộc đua trâu bò, mà sau này tổ chức có quy mô hơn thành các lễ hội đua trâu bò. Hoạt động đua trâu bò không giống nhau ở nhiều nước Đông Nam Á. Trên nền tảng khẳng định vai trò quan trọng của trâu bò đối với hoạt động sản xuất và đời sống, mỗi nước, mỗi nơi 1 Giảng viên Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm, Đại học An Giang. 1

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á · Web viewThực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng,

Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á

ThS. Nguyễn Thanh Phong1

1. Dẫn nhập

Trong vô số các lễ hội có liên quan đến trâu bò trên thế giới hiện nay như lễ hội tắm trâu, lễ hội điều khiển trâu, lễ hội thuần phục trâu, lễ hội kính trâu của các tộc người thiểu số phía nam Trung Quốc, lễ hội ăn trâu ở Tây Nguyên và lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng của Việt Nam, lễ hội đấu bò tót ở Tây Ban Nha và các Tiểu vương quốc Ả Rập… thì các lễ hội đua trâu bò được xem là đặc sản văn hóa của các nước ở khu vực phía Đông Nam và Nam Châu Á. Cùng chia sẻ một nền văn hóa Đông Nam Á bản địa gắn liền với sản xuất nông nghiệp lúa nước, cùng tiếp thu những ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa Ấn Độ xán lạn thời cổ đại, người dân của khu vực này đương nhiên cũng chia sẻ nhiều nét tương đồng về phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, trong đó nổi bật là lễ hội đua trâu bò.

Trâu bò là hai loài vật gần gũi, quen thuộc, gắn bó mật thiết với đời sống của con người. Trên thực tế, trâu bò đã có những đóng góp to lớn cho mọi hoạt động lao động sản xuất của người nông dân. Từ công đoạn đầu là cày bừa, làm đất, gieo sạ đến lúc thu hoạch, vận chuyển nông sản… đều cần có sự trợ giúp đắc lực của trâu bò. Trâu bò, vì vậy, đã trở thành tài sản lớn của người nông dân, là người bạn góp phần tạo nên sự sung túc và đầm ấm về của cải vật chất cho người nông dân. Thực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng, đề cao, thậm chí sùng bái vai trò của trâu bò trong đời sống của họ. Xuất phát từ thái độ trọng thị, yêu mến trâu bò, người nông dân đã tổ chức nhiều hoạt động gắn liền với trâu bò, trong đó có các cuộc đua trâu bò, mà sau này tổ chức có quy mô hơn thành các lễ hội đua trâu bò.

Hoạt động đua trâu bò không giống nhau ở nhiều nước Đông Nam Á. Trên nền tảng khẳng định vai trò quan trọng của trâu bò đối với hoạt động sản xuất và đời sống, mỗi nước, mỗi nơi tùy theo đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán riêng biệt của nước mình, địa phương mình mà tổ chức lễ hội đua trâu bò theo những nguyên tắc, thể thức khác biệt nhau. Hoạt động đua bò truyền thống của người Khmer hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn hiện nay có nhiều chỗ tương đồng với hoạt động đua trâu bò ở các nước, thế nhưng cũng có những nét đặc sắc riêng không khó để nhận ra.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua các hoạt động đua trâu bò ở các nước hiện nay, giải thích hoạt động này trên nền tảng văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của mỗi nước, từ đó so sánh với hoạt động đua bò Bảy Núi ở An Giang để chỉ ra những chỗ tương đồng và khác biệt. Cuối cùng, chúng tôi cũng đưa ra vài kiến nghị để khôi phục, cải thiện và phát triển hoạt động đua bò Bảy Núi trong bối cảnh hiện nay.

2. Lễ hội đua trâu bò ở các nước

Lễ hội đua trâu bò hiện nay được xem là lễ hội truyền thống ở nhiều nước, nhiều địa phương trên thế giới, đặc biệt là các nước lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm hoạt động kinh tế chủ yếu, trong đó có thể kể Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam… Đa phần hoạt động đua trâu bò ở các nước diễn ra sau thời điểm

1 Giảng viên Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm, Đại học An Giang.

1

Page 2: Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á · Web viewThực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng,

thu hoạch nông sản, khi người nông dân thấy phấn khởi, vui tươi sau một mùa làm việc cực nhọc. Hoạt động đua trâu bò, vì vậy, mang tính chất mô phỏng quá trình cày bừa, chuyên chở đồ đạc trong thực tế lao động sản xuất của người nông dân. Gắn liền với trâu bò trong các cuộc đua thường là mảnh ruộng, cái cày, cái bừa, cây gậy… và quan trọng hơn hết là chính chủ nhân của những con trâu, con bò đó.

2.1. Lễ hội đua bò ở Ấn Độ:2.1.1. Con bò trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của người Ấn Độ

Vài hình ảnh về con bò và thần hủy diệt Shiva trong Ấn Độ giáo. Ảnh: vi.wikipedia.org

Ấn Độ là đất nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời. Con bò, đương nhiên có vị trí vô cùng quan trọng trong tâm trí người dân Ấn Độ. Không chỉ vậy, người Ấn Độ đặc biệt còn sùng bái bò, xem bò là con vật thiêng sản sinh ra cộng đồng dân tộc mình. Hiên nay, hơn 80% người dân Ấn Độ là tín đồ của Ấn Độ giáo, họ kính bò như kính thần, xem bò là Thánh thú, là tượng trưng cho sinh sôi nảy nở của đời sau, giúp duy trì cho sự sinh tồn của nhân loại.

Trong thần thoại Ấn Độ giáo, một trong ba vị chủ thần (Trimurti) là thần hủy diệt Shiva2, ngài cưỡi trên lưng một con bò đực. Làm bạn lâu với thần, bò cũng có linh tính, nên được con người xem như thần thánh mà lễ bái. Mỗi con bò đều mang trên lưng mình thần Shiva, người quan sát cả lục địa Ấn Độ, rồi đi khắp thế giới thần tiên lẫn thiên đình. Thánh Gandhi từng nói: “Bò là mẹ tinh thần của hàng chục triệu người dân Ấn Độ. Thánh hiền thời cổ đại, bất luận là ai, đều được sinh ra từ bò” . Trong quyển sách tôn giáo cổ xưa nhất là Kinh Phệ Đà (Veda) có ghi chép lời tán tụng và cách cư xử đối với bò, như bò là thần thánh, bò là mẹ của vũ trụ, mẹ của quá khứ và tương lai, là mẹ của muôn thần.

Con bò trong giáo lý của Ấn Độ giáo có vai trò quan trọng, nó có liên quan đến quan niệm luân hồi chuyển sinh của thần học Ấn Độ. Từ một ác quỷ cần trải qua quá trình luân hồi chuyển sinh đến 86 lần mới có thể thành một con bò cái, chỉ cần thêm một lần chuyển sinh nữa thôi là linh hồn đó có thể biến thành người. Người giết chết một con bò cái thì linh hồn sẽ rơi xuống vị trí thấp hơn một bậc so với ác quỷ, lại bắt đầu một chu trình luân hồi mới. Muốn cứu rỗi linh hồn của người thân khỏi khổ đau, con cháu cần phải mang tài vật đến cung dâng cho đàn bò trong các miếu thần. Họ tin rằng người chết sẽ vượt qua được dòng sông lửa cháy nhờ việc nắm vào đuôi một con bò cái vượt qua 2 Hai vị khác là thần sáng tạo Brahma, thần bảo vệ Vishnu.

2

Page 3: Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á · Web viewThực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng,

biển lửa một cách thuận lợi. Vì vậy, một tín đồ Ấn Độ giáo truyền thống trước khi chết thường cầu nguyện được nắm cái đuôi bò.

Người Ấn Độ tin rằng, thần linh sống trong bụng của con bò cái, các nhà thần học cho rằng tổng số nam thần và nữ thần trong thân thể một con bò cái là 330 triệu vị. Nên người Ấn Độ tin tưởng rằng tất cả mọi thứ trong thân thể bò cái hoặc bò đực đều là thần thánh. Trước miếu thờ Siva ở khắp Ấn Độ đều có tượng của con bò đực, đa phần ở tư thế nằm, có khi đứng trên đài bên phải, có khi cõng trên lưng một ngôi tháp nhỏ, trở thành một ngôi miếu nhỏ độc lập. Tượng có khi bằng đá, có khi bằng đồng, có khi đơn sắc có khi nhiều màu sắc rực rỡ. Tất cả đều hiện lên vẻ uy nghi, sống động như thật. Lại có một vị thần là Krishna có hình dáng của một chú mục đồng trông giữ đàn bò. Thần có lòng từ bi và không chấp nhặt mọi chuyện của con người.

Trong Ấn Độ giáo có một câu chuyện lý thú, thần Shiva sau khi sinh ra bị bỏ đi, được một con bò cái đến cho bú sữa, nhờ đó mà thần được cứu sống. Sau đó, thần Shiva phát nguyện “dạy cho dân chúng mãi mãi tôn trong bò”, ngài bèn dùng bò làm vật cưỡi. Ngày xưa ở Ấn Độ, người sở hữu nhiều bò là người có quyền lực, vì trong nhà họ có sự tồn tại của thần thánh. Người làm nông nếu có nuôi một con bò, tức là họ có một tài sản vô cùng quý giá. Bò không chỉ giúp ích cho nông nghiệp, phân bò phơi khô còn được dùng để mồi lửa, mỗi năm bò cũng cung cấp nhiều sữa. Vì sùng bái bò, nhiều nơi của Ấn Độ còn ra luật cấm giết bò. Khi bò già, họ thả bò về rừng, cho bò tự sinh tự diệt, đây cũng là nguyên nhân có nhiều bò hoang ở Ấn Độ. Những con bò này không những không bị mọi người giết hại, mà ngược lại còn được mọi người quan tâm chăm sóc. Ngày nay, tín đồ Ấn Độ giáo ở Ấn Độ và Nêpan vẫn còn giữ gìn phong tục truyền thống này.

Trong nghi thức lễ bái vị thiên thần bảo vệ cho loài bò, người ta dùng phân bò tạo thành hình dáng thần, lấy sữa bò chế vào cuống rốn của tượng thần, sau đó đi vòng quanh tượng thần đặt trên mặt đất trong miếu. Chủ tế còn chế ra một thứ nước thánh, dùng sữa bò tươi, sữa đặc, bơ sữa, nước tiểu và phân bò làm chất liệu, sau đó tưới lên tượng thần và mình mẩy tín đồ, thể hiện cho sự ban phúc lành của thần thánh. Ngoài ra, mỗi ngày họ còn dùng sữa bò tươi để tắm cho tượng thần. Dầu thắp cúng thần linh trong miếu thần cũng được làm từ bơ sáp của sữa bò. Người phụ nữ trong gia đình cũng dùng phân bò khô và tro phân bò để tẩy rửa nhà cửa, mặt đất, bếp lò thêm phần thanh khiết, sạch sẽ.

Trong sử thi cổ điển Ramayana có đoạn liên quan đến bò thần vô địch. Đại ý là, một vị quốc vương nọ có con bò thần vô địch, việc gì cũng làm được, quốc vương muốn thứ gì thì bò thần lập tức đáp ứng. Điều này khiến cho một vị quốc vương khác ganh tỵ, bèn sai người đến cướp đoạt bò thần, dẫn đến một trận chiến tranh khốc liệt. Trong sử thi trên còn có nhiều đoạn thơ kể về bò mẹ, cho rằng tội giết bò ngang bằng với các trọng tội giết cha hay phản nghịch, đều bị xử tội chết. Trong sử thi Mahabharata có nói, người giết chết bò cái hay bò đực, tội ác vô cùng lớn.

Cũng có ý kiến cho rằng, truyền thống sùng bái bò là do người Arian truyền sang Ấn Độ. Người Arian cổ là dân tộc du mục, bò là vật nuôi chủ yếu và biểu trưng cho sự giàu có của gia chủ. Sau khi vào Ấn Độ, người Arian đã kết hợp chăn nuôi gia súc với sản xuất nông nghiệp, bò trong cả hai trường hợp đều chiếm vị trí quan trọng. Việc xem trọng công cụ sản xuất dần dần biến thành tôn sùng thần thánh, khiến người Ấn Độ xưa xem bò là hóa thân của đại địa, là tượng trưng của sự giàu có, dồi dào và sức sản xuất tự nhiên.

3

Page 4: Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á · Web viewThực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng,

2.1.2. Lễ hội đua bò ở Ấn Độ

Vài hình ảnh về lễ hội đua bò ở Ấn Độ. Ảnh: jandan.net

Hàng năm, vào ngày 15 tháng 8, tại tỉnh Kerala miền nam Ấn Độ, có một hoạt động thể thao liên quan đến bò là lễ hội Maramadi, lễ hội “lướt” bò. Sau mùa thu hoạch nông sản mỗi năm, những người nông dân cảm thấy phấn chấn bèn chọn con bò to khỏe nhất, có nhiều công lao nhất trong năm sản xuất vừa qua và hẹn nhau đến một mảnh ruộng tốt ở trong thôn, cùng nhau quyết đấu phân cao thấp.

Về thể thức thi đấu, một đội thi gồm 3 người và một cặp bò. Thông thường một cuộc đua có gần 30 đội, diễn ra từ buổi trưa đến chiều tối. Người ta đưa một cặp bò đực xuống mảnh ruộng ngập nước đến mắt cá chân, rộng bằng sân bóng đá. Người dự thi sẽ tóm đuôi bò, đứng trên một chiếc bừa đặt giữa hai con bò và lướt trên bùn. Người cổ vũ đứng xem ở một khoảng cách an toàn.

Một trong những lễ hội Maramadi nổi tiếng nhất được tổ chức ở làng Anandapali, huyện Pathnamthitta gần thành phố Adoor ở Kerala. Giống như những người đua ngựa, những thí sinh không chỉ được đào tạo tốt mà còn phải rất chuyên nghiệp trong việc điều khiển bò. Những con bò trong cuộc thi cũng được huấn luyện kĩ càng và được ăn khẩu phần riêng. Khi đó, người và bò hợp lại nhau thành đội, sau đó thi chạy với nhau trong ruộng lúa đã thu hoạch. Muốn giành được chiến thắng, người và bò cần phải phối hợp ăn ý, hợp sức với nhau thành một để có thể đưa bừa về đích trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Tóm lại, con bò trong Ấn Độ giáo chứa đựng nhiều ý nghĩa biểu trưng mang tính tôn giáo. Sự yêu quý của người Ấn Độ đối với bò cũng mang màu sắc sùng bái Tô-tem nguyên thủy. Bò của Ấn Độ giáo chính là vật tổ Tô-tem của người Ấn Độ, thái độ quý trọng hiện nay thực chất chính là hình thức nối dài của tín ngưỡng sùng bái Tô-tem nguyên thủy. Sùng bái Tô-tem là một trong những đặc trưng chủ yếu của tôn giáo nguyên thủy, sùng bái động vật là một trong nhiều loại sùng bái Tô-tem. Nhưng theo sự phát triển của lịch sử nhân loại, sùng bái động vật dần dần trở thành phạm trù tôn giáo hiện đại, còn Ấn Độ giáo thì khác, họ thần tượng hóa bò, sùng bái bò và xem bảo vệ bò là trọng tâm của việc hành đạo.  2.2. Lễ hội đua bò ở Pakistan:

4

Page 5: Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á · Web viewThực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng,

Vài hình ảnh về lễ hội đua bò ở Pakistan. Ảnh: xzone.vn

Lễ hội đua bò ở Pakistan được chỗ chức hằng năm ở các vùng nông thôn, thu hút hàng ngàn người tụ tập về đây tham gia và cổ vũ cho các đội dự thi.

Đội dự thi gồm một cặp bò và người điều khiển. Người ta lấy ách đặt lên cổ đôi bò sao cho vừa cân đối vừa chặt chẽ. Chúng kéo theo một người đàn ông trượt trên một tấm ván gỗ và cố gắng điều khiển những con bò đi đúng hướng. Lễ hội đua bò truyền thống thu hút sự tham gia của rất nhiều nông dân đến từ các tỉnh lân cận địa điểm diễn ra cuộc đua. Họ mang tới những con bò nhanh nhất, khỏe nhất với hy vọng giành được vị trí quán quân. Cách đích chừng 10m, ban tổ chức đặt một cây cột và yêu cầu các tay đua phải điều khiển bò lách qua cây cột đó. Nếu không vượt qua được chướng ngại vật này, để cho ván lật hay bò chạy ra khỏi đường đua, đội dự thi coi như bị loại khỏi cuộc chơi.

Đây là lễ hội đã có truyền thống 50 năm tuổi, thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa con người với bò, loài gia súc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp sữa tươi phục vụ cho đời sống thường nhật của người dân Pakistan.3

2.3. Lễ hội đua bò ở Inđônêsia:

Vài hình ảnh về lễ hội đua bò ở Inđônêsia. Ảnh: bbs.tiexue.net

Lễ hội đua bò là hoạt động truyền thống mừng được mùa ở Inđônêsia. Vào thế kỷ thứ 16, hoàng tử Katandur của Indonesia khuyên dân đảo Madura dùng bò kéo cày để tăng năng suất. Hoàng tử đã cho nhập nhiều đàn bò từ các đảo Java và Bali đến đảo Madura. Thuật ngữ “kerapan” ra đời từ đó với nghĩa “cày xới đất”. Cùng với việc cày bừa, nghề nuôi bò và lễ hội Kerapan Sapi dần dần phổ biến ở Madura. Dân đảo cho rằng, kinh tế sẽ phát triển nếu sử dụng những con bò thắng cuộc để nhân rộng giống bò to và khoẻ này.3 Tham khảo từ trang: http://xzone.vn/Web/77/482/81770/Truyen-thong-dua-bo-nhu-luot-van-o-Pakistan.html, ngày lên mạng: 10/09/2012.

5

Page 6: Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á · Web viewThực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng,

Lễ hội đua bò được chuẩn bị công phu. Bò đua được nuôi cẩn thận với chế độ ăn uống cao: mật ong, trứng sống, dược thảo, ớt khô và bia để phát triển thể trạng đến mức tốt nhất. Chúng ở trong chuồng rộng và được mát-xa hàng ngày để cơ bắp cân đối và mềm dẻo. Trong khi đó, nài bò thường là trai làng có tài, nhiều tuần trước cuộc đua, họ phải theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt gồm gạo và rau; sau đó là ngồi thiền, đọc kinh và ăn chay để "tẩy sạch đầu óc", giữ tinh thần mạnh mẽ suốt mùa đua. Những nài bò không ngại cực nhọc vì khi chiến thắng sẽ có uy tín rất lớn trong cộng đồng và bò giống thắng cuộc có giá bán rất cao.

Đầu tiên, vòng sơ tuyển diễn ra trên cánh đồng vừa thu hoạch xong, vào dịp nông nhàn tháng 9,10. Những con bò dẻo dai, mạnh mẽ và chạy nhanh nhất sẽ được chọn dự đua cấp làng, sau đó là cấp huyện. Đỉnh cao của mùa thi đấu là vòng chung kết giải vô địch đua bò toàn đảo Madura vào đầu xuân. Một tuần trước cuộc đua quan trọng này, những màn múa hát dân gian đầy màu sắc thật đẹp mắt làm không khí lễ hội thêm náo nức. Mỗi chủ bò dự thi đều có một lều ở và chuồng giữ bò gần nơi thi đấu. Họ bồi dưỡng thức ăn cho bò, nhất là bia và ớt khô, hát những bài dân ca Madura để ru bò ngủ.

Sau màn diễu hành của khoảng 50 đội đua trong tiếng nhạc, trống và kèn, các đội bước vào cuộc đua tranh hồi hộp và quyết liệt. Khi cờ hiệu xuất phát phất lên, những con bò to khoẻ bị kích động, chồm về phía trước. Nài bò dự đua đứng vững trên cái bừa do hai con bò to khỏe kéo, hai tay nắm lấy đuôi bò, chạy siết trên luống cày đầy bùn đất. Người điều khiển bò thỉnh thoảng lại cắn vào đuôi bò khiến cho bò đau mà chạy nhanh hơn. Bò chạy rầm rập, tung bụi mù mịt giữa tiếng reo hò, thúc giục cuồng nhiệt của đông đảo khán giả. Người chiến thắng và con bò vô địch được choàng vòng hoa, nhận cúp, tiền thưởng và được đón chào như vị anh hùng.

Điều hứng thú mọi người là cuộc thi thể hiện được niềm vui tươi phấn khởi của các hộ nông dân vì được mùa. Sau cuộc đua, những ngày tiệc tùng, lễ hội tưng bừng cả tháng để mọi người lấy khí thế bước vào vụ mùa và vụ chăn nuôi bắt đầu từ tháng hai.4

2.4. Lễ hội đua trâu bò ở Thái Lan:

Ngày 10 tháng 10 hằng năm, tại tỉnh Chonburi miền Trung Thái Lan (phía đông nam thủ đô Băng Cốc) cũng diễn ra lễ hội đua trâu. Hoạt động này tiến hành khi kì lễ an cư kiết hạ truyền thống của Phật giáo Thái Lan sắp kết thúc. Lễ hội đua trâu này tổ chức để mừng một năm lương thực bội thu.

4 Tham khảo từ trang: http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=118877&ChannelID=333 và trang http://news.xinhuanet.com/sports/2009-11/10/content_12420846.htm, ngày lên mạng: 10/09/2012.

6

Page 7: Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á · Web viewThực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng,

Vài hình ảnh về lễ hội đua trâu ở tỉnh Chonburi, miền Trung Thái Lan. Ảnh: xinhua.net

Ở làng Phetchaburi miền nam Thái Lan hằng năm cũng có diễn ra lễ hội đua bò cực kì hấp dẫn. Hoạt động cũng diễn ra sau khi thu hoạch mùa màng, các nông dân cùng mang bò nhà mình đến tham gia thi đấu. Hai con bò sẽ kéo theo một cỗ xe bò bằng gỗ dưới sự điều khiển của một nài bò. Nài bò thường là chủ nhân của đôi bò, đứng cầm gậy đâm vào mạn sườn để kích thích đôi bò chạy nhanh về đích.5

Hình ảnh về lễ hội đua bò ở làng Phetchaburi, miền nam Thái Lan. Ảnh: travel.people.com.cn

2.5. Lễ hội đua trâu ở Campuchia:

Vài hình ảnh về lễ hội đua trâu ở Campuchia. Ảnh: xinli110.com

Ở Campuchia có tết dành cho người đã mất, hình thức khá giống tết thanh minh của người Việt và người Hoa. Theo truyền thống Campuchia, tết này được diễn ra từ ngày 01 đến ngày 15 tháng 10 theo Phật lịch hằng năm. Tại làng Vihear Suor cách thủ đô Phnom Pênh 35 km về phía đông bắc, ngày cuối cùng của lễ người mất thường tổ chức lễ hội đua trâu. Đối với người dân Campuchia, con trâu không chỉ là con vật phục vụ cày cấy, mà còn giúp con người vận chuyển đồ đạc. Trong một lần rất nhiều trâu trong làng đột ngột bệnh chết, người dân bèn hướng về thần linh cầu nguyện cho số trâu còn lại khỏi bệnh, đồng thời hằng năm tổ chức hột đua trâu để thể hiện lòng biết ơn. Từ đó, đua trâu và đốt hương cầu phúc đã trở thành những nghi thức không thể thiếu trong lễ người chết ở Campuchia.6

2.6. Lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Giang, Việt Nam

5 Tham khảo từ trang: http://travel.people.com.cn/GB/14352896.html, ngày lên mạng: 10/09/2012.6 Tham khảo từ trang: http://www.xinli110.com/luyoi/cjy/yzy/wg/200712/67001.html, ngày lên mạng 15.9.2012.

7

Page 8: Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á · Web viewThực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng,

Vài hình ảnh về lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang. Ảnh: pda.vietbao.vn

Lễ hội đua bò Bảy Núi là một hình thức sinh hoạt dân gian truyền thống của người Khmer. Hoạt động đua bò gắn liền với tập quán sản xuất nông nghiệp lúa nước. Khi đó, mảnh ruộng xăm xắp nước sau mùa gặt trở thành sân đua, con bò và chiếc bừa là vật đua, người nông dân là người điều khiển vật đua, công việc cày bừa hằng ngày trở thành nội dung thi thố với nhau, kết quả cuộc đua là niềm vui cho tất cả mọi người và một mùa gieo trồng mới gặt hái nhiều thành quả. Ngoài ý nghĩa tâm linh là cầu phước cho linh hồn tổ tiên và người thân đã khuất, biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của tiền nhân, đua bò còn là một môn thể thao tiêu khiển độc đáo. Điều khiển cùng một lúc hai con bò, người thi đấu phải khéo léo tác động làm sao cho cả hai con cùng chạy nước rút cân bằng, đồng đều nhau, tránh tình trạng con chạy trước con chạy sau làm chiếc bừa mất cân bằng, đồng thời người thi đấu phải giữ thăng bằng để không bị ngã ra khỏi giàn bừa.

Lễ hội đua bò ở An Giang thường được tổ chức vào dịp lễ Sena Dolta, còn gọi là lễ cúng ông bà, từ ngày 29/8 – 01/9 âm lịch. Đây là lễ hội quan trọng, chỉ sau tết Chol Chnam Thmay (15-17/4) của người Khmer. Người Khmer sống rải rác khắp Nam bộ, nhiều nhất ở Sóc Trăng, Trà Vinh nhưng đua bò lại xuất phát từ vùng Bảy Núi, An Giang. Văn hóa người Khmer gắn liền với chùa, sau mùa thu hoạch, chùa hay tổ chức nhiều trò vui để tạ ơn trời đất, tri ân những người đã khuất, đua bò là một trong số trò vui đó. Ban đầu, mục đích của hoạt động là động viên nông dân chăm sóc bò tốt, bò khỏe cho vụ mùa năm sau, là dịp người và bò cùng vui vẻ sau một mùa lao động vất vả. Dần dần, các chùa lân cận tổ chức đua với nhau và cuộc đua ngày càng mở rộng.7

3. Kết luận và kiến nghị

Từ kết quả tìm hiểu phía trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:Thứ nhất, hoạt động đua trâu bò là sản phẩm văn hóa đặc sắc của các nước Đông và

Nam châu Á. Người dân ở các quốc gia này chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp. Hoạt động tiểu nông tự cung tự cấp vốn là phương thức sinh sống cơ bản của hàng chục triệu nông dân. Khi đó, trâu bò chính là một trợ thủ đắc lực và là công cụ sản xuất cơ bản của người nông dân, là tài sản quý giá nhất trong gia đình. Các hoạt động cày bừa, vận chuyển hàng hóa, gieo hạt, thu hoạch, phơi sấy… đều cần đến sự giúp sức của trâu bò. Một số nước, vùng miền cũng có truyền thống sản xuất lúa nước như Trung Quốc, miền Bắc và miền Trung Việt Nam… nhưng không có lễ hội đua trâu bò mà thay vào đó là các lễ hội khác gắn liền với trâu bò. Phải chăng hoạt động đua trâu bò gắn liền với nền văn

7 Tham khảo từ trang: http://www.baomoi.com, ngày lên mạng 13.9.2012.

8

Page 9: Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á · Web viewThực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng,

hóa nông nghiệp Đông Nam Á bản địa, gắn liền với các nước, các vùng miền từng diễn ra quá trình giao lưu và tiếp thu sâu nặng nền văn hóa truyền thống Ấn Độ?

Thứ hai, chúng tôi cho rằng, hoạt động đua bò không đơn thuần chỉ thể hiện thái độ yêu mến, quý trọng của người nông dân đối với con bò, mà sâu xa hơn thế, hoạt động này thể hiện sự sùng bái của con người đối với bò, xem bò là đấng thần linh mà tạo hóa ban tặng cho con người. Có thể văn hóa, tư tưởng của đạo Bà La Môn, tức tiền thân của Ấn Độ giáo ngày nay, đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân sản xuất nông nghiệp ở hầu khắp Đông Nam Á, điển hình là sự ảnh hưởng của tín ngưỡng sùng bái bò. Thư tịch sách vở, kinh điển của Bà La Môn giáo, nhất là những câu chuyện thần thoại, sử thi gắn liền với bò trong Kinh Phệ Đà, Áo Nghĩa Thư, Ramayana, Mahabharata… thời gian đầu cũng đã truyền bá mạnh mẽ đến hầu khắp khu vực Đông Nam Á. Mặc dù nhiều nước khu vực này về sau xem Phật giáo (Tiểu thừa) là quốc giáo, thế nhưng dấu ấn của Bà La Môn giáo trong nền văn hóa vẫn còn rất sâu đậm.

Thứ ba, các nước ở khu vực Đông Nam Á do có bối cảnh văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán khá tương đồng, nên các hoạt động đua trâu bò về mặt mục đích, ý nghĩa, hình thức thi đấu, nội dung thi đấu… nhìn chung là đại đồng tiểu dị. Những điểm có thể tạo nên bản sắc riêng cho lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Giang có thể kể là: (1) Hoạt động đua bò luôn gắn với chùa chiền, điều này cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa người nông dân với hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt tôn giáo ở chùa chiền; (2) Hoạt động đua bò diễn ra trong dịp lễ cúng ông bà, chắc chắn việc đua bò ít nhiều có liên quan đến việc cầu nguyện những điều tốt lành sẽ đến với người đã khuất, ý nghĩa tâm linh của hoạt động này so với các nước là sâu sắc hơn, chứ không đơn thuần chỉ là một trò chơi tiêu khiển tranh thắng thua; (3) Cuộc đua được tổ chức bài bản, có nguyên tắc, có luật chơi, có trọng tài, có phần thưởng… điều này cho thấy hoạt động đua bò có truyền thống lâu đời và diễn biến trong thời gian dài, được khôi phục và không ngừng hoàn thiện để trở thành một hoạt động thi đấu hiện đại.

Dưới đây, chúng tôi xin được đề xuất một số kiến nghị để khôi phục, xây dựng và phát triển hoạt động đua bò Bảy Núi trong bối cảnh hiện nay:

Một là, hoàn chỉnh các thủ tục để xin phép nâng cấp lễ hội này lên lễ hội cấp quốc gia, tăng cường quảng bá nét đặc sắc của lễ hội đua bò cho khách du lịch trong nước và quốc tế.

Hai là, mặc dù lễ hội đua bò thu hút được sự yêu thích của các cộng đồng người Kinh, Hoa, Chăm…, thế nhưng đây vẫn là hoạt động truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Làm sao để bảo vệ được những giá trị truyền thống mang ý nghĩa tâm linh của chính người Khmer trong hoạt động này, giảm thiểu tác động tiêu cực của xu hướng thương mại hóa do việc thúc đẩy phát triển du lịch và mở rộng phạm vi của lễ hội. Nên chăng vẫn để cho người Khmer tự quyết định mọi hoạt động trong lễ hội của cộng đồng mình. Để khai thác hiệu quả lễ hội này cho phát triển du lịch, chính quyền địa phương nên chăng xây dựng một trường đua bò theo quy chuẩn và tổ chức đua bò thường xuyên chuyên phục vụ cho nhu cầu tham quan của khách du lịch đến với An Giang.

Ba là, cần hoàn thiện hình thức và nội dung thi đấu trên cơ sở nghiên cứu kĩ phong tục tập quán và tín ngưỡng của người Khmer; phát huy cao độ những giá trị nhân văn mà lễ hội mang lại như lòng yêu kính ông bà tổ tiên, thái độ yêu quý và biết ơn gia súc mà cụ thể là bò, niềm hăng say lao động sản xuất để có những mùa bội thu, sự đoàn kết và giao lưu giữa mọi người trong cộng đồng…Bên cạnh đó, cần hạn chế những biểu hiện không

9

Page 10: Lễ hội đua trâu bò ở một số nước Châu Á · Web viewThực tế này đương nhiên dẫn đến một kết quả là người nông dân yêu mến, xem trọng,

hay như ngược đãi súc vật (dùng cây gậy có gắn đinh đâm vào mông bò khiến bò chảy máu đau đớn và bị thương, nên chăng đổi thành động tác giật đuôi bò hay chọt gậy vào mông bò), quá xem trọng việc thắng thua giữa các đội, các đôi bò.

Nguyễn Thanh Phong

Tài liệu tham khảo:

1. Mai Thị Ánh Tuyết, Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 (Luận văn thạc sĩ kinh tế), Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2007. 2. Nhiều tác giả, Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003.3. Lưu Đức Trung, Văn học Ấn Độ, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007.4. Lưu Đức Trung – Phan Thu Hiền, Hợp tuyển Văn học Ấn Độ, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2002.5. http://xzone.vn/Web/77/482/81770/Truyen-thong-dua-bo-nhu-luot-van-o-Pakistan.html6. http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=118877&ChannelID=3337. http://news.xinhuanet.com/sports/2009-11/10/content_12420846.htm8. http://travel.people.com.cn/GB/14352896.html9. http://www.xinli110.com/luyoi/cjy/yzy/wg/200712/67001.html10. http://www.baomoi.com

10