%l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/sitefolders/hdnd/4413/web2017/so11/so 11.2017.pdf · tâm,...

32
BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN Số 11 - 2017 1

Upload: others

Post on 30-Oct-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 1

Page 2: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 2

Page 3: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 3

KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂMĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁM SÁT, CHẤT VẤN, GIẢI TRÌNH

ĐINH THỊ KIM THUPhó trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh

Chất vấn, yêu cầu giải trình là hoạt động thuộc chức năng giám sát của HĐND. Do vậy, để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử, yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát trong đó có hoạt động chất vấn, yêu cầu giải trình.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh Lào Cai cơ bản

thực hiện tốt chức năng giám sát tại kỳ họp và trong thời gian giữa hai kỳ họp. Đã tiến hành nhiều cuộc giám sát chuyên đề, với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, được cử tri và nhân dân trong tỉnh quan tâm như: Việc thực hiện dự án phát triển các khu, cụm công nghiệp; việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất, các khoản thu, chi nguồn quản lý qua ngân sách; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ; công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp; công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức cấp xã; công tác xét xử các vụ án hình sự, giải quyết các vụ việc dân sự của ngành Toà án; công tác thi hành án dân sự... Bên cạnh đó, Thường trực, các Ban đã rất chú trọng lắng nghe ý kiến nhân dân để triển khai một số cuộc khảo sát nhanh như việc thực hiện đầu tư các công trình xây dựng cơ bản trọng điểm; những vấn đề có nhiều dư luận trong quản lý đất đai, xây dựng, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường. Thông qua giám sát, khảo sát Thường trực, các Ban HĐND đã có kết luận, đánh giá những mặt làm được, đồng thời nêu lên những vấn đề còn hạn chế, kiến nghị xem xét sửa đổi và đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời, Thường trực, các Ban cũng rất chú trọng phối hợp xử lý linh hoạt thông tin giữa hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân với khảo sát, giám sát. Qua tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, những vấn đề lớn, phức tạp nổi cộm xét thấy cần thiết

sẽ thành lập đoàn giám sát chuyên đề hoặc chuyển thông tin để UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra.

Bên cạnh các cuộc giám sát chuyên đề, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã chú trọng nghiên cứu đổi mới phương pháp giám sát, trong

đó có việc kết hợp lựa chọn các nội dung để yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị giải trình, trả lời chất vấn tại kỳ họp về các vấn đề cử tri quan tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đây là hình thức giám sát rất hiệu quả, vì đã kết hợp giữa giám sát chuyên đề, đã nghiên cứu rất kỹ tài liệu, khảo sát thực tế (qua giám sát trực tiếp tại các đơn vị, cơ sở) với vấn đề cần chất vấn hoặc yêu cầu giải trình. Trước các kỳ họp thường kỳ của HĐND tỉnh, Thường trực gửi phiếu yêu cầu chất vấn, phiếu yêu cầu giải trình đến đại biểu HĐND; đại biểu HĐND có trách nhiệm nghiên cứu các vấn đề còn nổi cộm, bức xúc để đề xuất các nội dung cần chất hoặc yêu cầu giải

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát thực hiện tinh giản biên chế tại huyện Mường Khương.

Ảnh: Kim Thu

Page 4: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 4

trình. Các nội dung chất vấn, yêu cầu giải trình được các đại biểu đặt ra trên cơ sở khảo sát thực tế, nguyện vọng chính đáng của nhân dân hoặc trên cơ sở kết quả các giám sát chuyên đề. Thường trực HĐND, trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh kết hợp với việc xem xét các kiến nghị sau giám sát, ý kiến kiến nghị của cử tri, để từ đó lựa chọn những vấn đề cần thiết yêu cầu thủ trưởng các cơ quan trả lời chất vấn hoặc giải trình tại kỳ họp; các cơ quan có liên quan cùng tham gia giải trình nếu vấn đề có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý. Vì vậy, những vấn đề được đưa ra chất vấn, yêu cầu giải trình cũng rất cụ thể, rõ ràng, sát thực, có trọng tâm, đại biểu có nhiều thông tin, bằng chứng cụ thể để truy vấn, làm rõ trách nhiệm của cấp, ngành chức năng, hướng giải quyết, thời gian thực hiện... Phiên chất vấn và giải trình được truyền hình trực tiếp để được nhân dân theo dõi, giám sát, tham gia vào quản trị nhà nước. Có thể thấy, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, thực hiện giải trình tại kỳ họp của HĐND tỉnh Lào Cai đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề bức thiết liên quan đến đời sống, an sinh xã hội. Một số nội dung chất vấn, yêu cầu giải trình xuất phát từ các đợt giám sát, khảo sát, như: Ý kiến phản ánh của cử tri liên quan đến trình tự thu hồi đất trong dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai; việc triển khai hỗ trợ học phẩm và sách giáo khoa, cấp gạo cho học sinh nghèo, vùng đặc biệt khó khăn; chất lượng sửa chữa nâng cấp một số đoạn Quốc lộ 4E, tỉnh lộ 151, các đường gom, điểm cầu chui qua đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; công tác xét xử của Toà án nhân dân và vấn đề cho hưởng án treo; công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng viên chức ngành giáo dục... Sau khi có kết quả giám sát của các Đoàn giám sát, Thường trực HĐND đã chỉ đạo Văn phòng tham mưu xây dựng riêng báo cáo tổng hợp các ý kiến kiến nghị sau giám sát của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh để chuyển UBND tỉnh giải quyết và báo cáo kết quả tại kỳ họp tiếp sau của HĐND tỉnh. Nhờ sự đôn đốc, theo dõi sát sao của Thường trực, các Ban HĐND, các ý kiến kiến nghị sau giám sát của HĐND cơ bản được UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết ngày càng kịp thời, chất lượng hơn.

Hầu hết các kiến nghị sau giám sát và các vấn đề đưa ra chất vấn, yêu cầu giải trình đã được UBND tỉnh, các sở, ngành tiếp thu, triển khai thực hiện đạt kết quả, có chuyển biến rõ

nét như: Vấn đề tài nguyên, đất đai, khoáng sản được quản lý chặt chẽ hơn; ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp, tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh được chỉ đạo khắc phục; công tác xét xử của Toà án nhân dân và vấn đề cho hưởng án treo được chấn chỉnh nghiêm khắc; công tác chỉ đạo, triển khai xây dựng đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập, giải pháp về biên chế sự nghiệp giáo dục để thực hiện hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non và duy trì phổ cập giáo dục trong những năm tiếp theo... được quan tâm chỉ đạo theo kế hoạch và định mức quy định. Từ thực tiễn hoạt động giám sát của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh Lào Cai rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Thường trực, các Ban HĐND khi tổng hợp các kiến nghị sau giám sát cần chú ý các kiến nghị nêu ra phải thiết thực, rõ ràng, cụ thể, rõ địa chỉ thực hiện và có tính khả thi; tùy nội dung của từng cuộc giám sát mà phân loại cho rõ trách nhiệm của cấp nào, ngành nào, tính cấp thiết của vấn đề phải chấn chỉnh, khắc phục hay sửa đổi, bổ sung. Các kiến nghị sau giám sát phải nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân, thời gian và yêu cầu cần phải đạt được, như vậy mới khả thi và dễ đôn đốc, theo dõi thực hiện.

Đối với những kiến nghị đã đến thời hạn giải quyết mà chưa được thực hiện, Thường trực HĐND có thể gửi văn bản nhắc nhở, đôn đốc, yêu cầu báo cáo hoặc tổ chức tái giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Đối với các kiến nghị đã được giải quyết nhưng còn chậm, chưa dứt điểm, cần thiết phải đưa thành nội dung giải trình, chất vấn tại các kỳ họp HĐND; đây là biện pháp kiên quyết đối với những kiến nghị thực hiện chậm, việc chấn chỉnh, khắc phục hạn chế chưa đạt yêu cầu cần được trả lời công khai để cử tri theo dõi, giám sát.

Tại kỳ họp HĐND, xét thấy cần thiết có thể ban hành nghị quyết phê chuẩn kết quả giám sát của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh (ngoài Nghị quyết về kết quả giám sát của HĐND theo quy định). Việc ban hành nghị quyết sẽ là cơ sở pháp lý nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của Thường trực, các Ban HĐND; đồng thời để các cơ quan dân cử có cơ sở, điều kiện đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát hoặc triển khai thực hiện tái giám sát nếu thấy cần thiết.

Đ.T.K.T

Page 5: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 5

NĂNG LỰC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNMỘT SỐ YẾU TỐ CẦN BÀN

LƯU THỊ HIÊNTrưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND vừa là một quá

trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng của các cơ quan và đại biểu dân cử vừa là một yêu cầu đặt ra từ thực tiễn, từ đòi hỏi của cử tri đối với cơ quan quyền lực ở địa phương. Vì vậy để HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho nhân dân, nơi gửi gắm, củng cố, phát triển niềm tin của cử tri, ngoài những biện

pháp như nâng cao chất lượng kỳ họp, hiệu quả, chất lượng của công tác khảo sát, giám sát thì việc nâng cao năng lực của từng đại biểu HĐND là rất quan trọng. Năng lực của đại biểu chính là một trong những thành tố tạo nên thành công trong hoạt động của HĐND, bởi vì chính đại biểu tự mình nhận thức, thảo luận và cùng với tập thể HĐND đưa ra quyết định các vấn đề theo thẩm quyền, không ai có thể làm thay nhiệm vụ đại biểu.

Trong nhiệm kỳ qua, HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có những đóng góp

quan trọng vào sự phát triển toàn diện của địa phương; trong thành tựu chung đó có đóng góp không nhỏ của các đại biểu HĐND. Nhiều đại biểu HĐND đã nêu cao tinh thần trách nhiệm là người đại diện của nhân dân, tích cực học tập, nghiên cứu, đổi mới phương pháp làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Cử tri ngày càng tin tưởng vào HĐND,

đại biểu HĐND vì các đại biểu dân cử đã nói lên tiếng nói của người dân, lấy lợi ích của nhân dân làm cơ sở để ban hành các nghị quyết, các nghị quyết của HĐND đều đi vào thực tế cuộc sống và tạo được sự đồng thuận cao. Đại biểu HĐND đã phát huy vai trò và khẳng định được năng lực của mình trong mọi hoạt động. Qua hoạt động khảo sát, giám sát nhiều đại biểu phát hiện ra những vấn đề nổi cộm, bức xúc tại địa phương, từ đó đưa ra ý kiến chất vấn với các cơ quan liên quan hoặc kiến nghị với Thường trực HĐND để tổ chức các đoàn giám sát, nhằm làm rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị. Nhiều đại biểu đã kiên trì theo dõi vấn đề, trực tiếp chất vấn, kiến nghị

đến khi có kết quả, đã thể hiện rõ năng lực, bản lĩnh, tâm huyết trong hoạt động dân cử.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng cần nhìn nhận khách quan, hiện nay qua hoạt động của HĐND cho thấy năng lực của một số đại biểu còn hạn chế. Trước hết, cơ bản các đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm nên không thể dành nhiều thời gian cho hoạt động của HĐND hoặc tổ chức một số hoạt động nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao; đại biểu chuyên trách HĐND với số lượng ít, áp lực công việc nhiều, lĩnh

Ban Văn hóa - Xã hội phối hợp với các Ban HĐND giám sát tại trường tiểu học Lê Văn Tám (thành phố Lào Cai).

Ảnh: Lưu Hiên

Page 6: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 6

vực rộng nên thời gian dành cho nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên sâu phục vụ công việc cũng còn hạn chế...Từ đó, đôi lúc các đại biểu chưa đủ khả năng và tự tin để bảo vệ quan điểm của mình khi xem xét những vấn đề được trình tại kỳ họp, do vậy vẫn còn một số Nghị quyết HĐND thông qua về cơ bản được đại biểu HĐND nhất trí với đề nghị của UBND, cá biệt vẫn còn có Nghị quyết được ban hành nhưng khi triển khai thực hiện gặp khó khăn. Đối với hoạt động giám sát, đôi lúc đại biểu chỉ có ý kiến mang tính phản ánh hiện tượng mà chưa đi sâu phân tích nguyên nhân, chỉ ra trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, đơn vị nên việc nhận định, đánh giá đôi khi thiếu sức thuyết phục. Ngoài ra, một số đại biểu trúng cử lần đầu thiếu các kỹ năng trong việc phát huy vai trò của đại biểu HĐND như: kỹ năng giám sát, kỹ năng chất vấn, kỹ năng tiếp xúc cử tri, trả lời ý kiến của cử tri… còn hạn chế nhất định. Kỹ năng không phải muốn có là được ngay mà đòi hỏi phải trải qua thực tiễn và rèn luyện mới có thể tích luỹ. Điều này, cũng là nguyên nhân dẫn đến một số đại biểu chưa đủ bản lĩnh, tự tin để phát biểu, chất vấn tại các kỳ họp cũng như trong các đợt tiếp xúc cử tri.

Để tiếp tục nâng cao năng lực của đại biểu dân cử theo tôi, trước hết cần tập trung nâng cao chất lượng đại biểu. Đó là: HĐND từ việc xây dựng cơ cấu hợp lý. Cần cân nhắc để vừa bảo đảm tính cơ cấu vùng miền, dân tộc, tôn giáo, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhưng quan trọng là phải bảo đảm tiêu chuẩn đạo đức, năng lực, trình độ của đại biểu. Như vậy, người đại biểu HĐND không những phải đại diện cho ý chí và nguyện vọng mà còn phải là người tiêu biểu cho trí tuệ của cử tri, có như thế mới ngang tầm nhiệm vụ, mới đủ sức xem xét, quyết định những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND nói chung và quyết định của HĐND nói riêng; HĐND các cấp cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế để HĐND và cử tri giám sát, đánh giá kết quả

hoạt động của từng đại biểu. Hàng năm cần tổ chức cho đại biểu báo cáo hoạt động của mình trước cử tri, tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nêu rõ phương hướng hoạt động để cử tri nơi bầu ra đại biểu tham gia góp ý kiến và giám sát việc triển khai, thực hiện; tập trung nâng cao chất lượng của đại biểu, bằng cách thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho các đại biểu bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và phù hợp với thực tế. Có quy định chế độ về kinh phí, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho các đại biểu, đặc biệt là đối với dại biểu không chuyên trách, đại biểu không giữ chức vụ đầu ngành có điều kiện đi khảo sát, thẩm tra, xác minh, tiếp xúc, tham vấn ý kiến cộng đồng để các đại biểu an tâm cống hiến sức lực, tài trí cho sự phát triển của địa phương. Cần quan tâm cung cấp thông tin cần đầy đủ, kịp thời, nhất là những tài liệu về các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước; cập nhật tình hình kinh tế - xã hội của địa phương phải được chú trọng để giúp đại biểu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Bản thân các đại biểu phải không ngừng tự rèn luyện để nâng cao kỹ năng hoạt động bằng cách thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu, tự hoàn thiện năng lực cá nhân để phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu dân cử, xứng đáng với niềm tin mà nhân dân đã trao gửi.

Hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp phụ thuộc và quyết định chủ yếu bởi chất lượng, năng lực của đại biểu. Với sự tham gia đóng góp tích cực của các vị đại biểu HĐND, nhiều nghị quyết mà HĐND ban hành đi vào cuộc sống một cách hiệu quả; đa số ý kiến, nguyện vọng của người dân được phản ánh lên các cơ quan có thẩm quyền và đã được giải quyết kịp thời. Vì vậy, tiếp tục chú trọng nâng cao năng lực của đại biểu HDND là rất quan trọng bởi chính họ đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp.

L.T.H

Page 7: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 7

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

BÙI KHẮC HIỀN Trưởng Ban Kinh tế - Ngân Sách HĐND tỉnh

Giám sát là hoạt động cơ bản, là chức năng quan trọng của HĐND các cấp.

Trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước nhất là hoạt động kinh tế - xã hội đều được thể hiện qua hoạt động tài chính, ngân sách. Tài chính, ngân sách là một trong các lĩnh vực quan trọng của đất nước, của địa phương mà Quốc hội, HĐND có quyền và nghĩa vụ xem xét, quyết định và thực hiện quyền giám sát tối cao. Đây là lĩnh vực tổng hợp, thể hiện rõ hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng ngân sách trong các lĩnh vực của đời sống xã hội tại từng xã, huyện, thành phố và tỉnh. Do vậy vấn đề giám sát thu, chi, phân bổ và quyết toán ngân sách càng trở nên quan trọng đối với HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND đòi hỏi phải thực hiện công việc này đúng theo luật Ngân sách nhà nước (NSNN) và pháp luật liên quan.

Thời gian qua, những vấn đề kinh tế - tài chính được HĐND các cấp quyết định và thực hiện giám sát đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả và chất lượng tăng trưởng kinh tế, tăng tiềm lực tài chính, cải thiện và nâng cao chất lượng nhiều mặt đời sống kinh tế-xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan HĐND với các cơ quan của UBND nhất là trong việc thảo luận, tìm giải pháp phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ quyết định và giám sát các vấn tài chính, ngân sách vẫn còn một số khó khăn và tồn tại. HĐND đã thực hiện tốt hơn nhưng chưa thật đầy đủ quyền quyết định, giám sát tối cao các vấn

đề mang tính chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, các vấn đề tài chính, đặc biệt là quyết định dự toán NSNN, quyết định phân bổ ngân sách, giám sát tình hình

chấp hành ngân sách và phê chuẩn quyết toán Ngân sách Địa phương (NSĐP). Chất lượng quyết định các vấn đề tài chính, dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách địa phương và giám sát tình hình chấp hành ngân sách chưa cao, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân, của cử tri. Cần có sự đổi mới cả về nhận thức, nội dung, cả về phương pháp và đảm bảo đầy đủ các điều kiện để hoạt động thẩm tra, quyết định và giám sát của HĐND về tài chính, ngân sách thực chất hơn, thực quyền và đúng mức, có tác dụng thực sự.

Quyết định về nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế hàng năm và 5 năm, 10 năm của địa phương; khả năng huy động nguồn lực tài chính, dự toán ngân sách, về từng loại thu, từng lĩnh vực chi và cơ cấu chi đầu tư phát

Thường trực HĐND tỉnh Lào Cai giám sát đầu tư côngtại UBND tỉnh

Ảnh: B.K.H

Page 8: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 8

triển, chi trả nợ, mức kết dư ngân sách... là nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND. Hơn thế nữa, HĐND phải thảo luận và quyết định về phương án phân bổ ngân sách cho các cấp ngân sách, mức bổ sung cho từng huyện, thành phố; quyết định danh mục các chương trình dự án, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Đó là nhiệm vụ rất quan trọng, phức tạp của HĐND; một nhiệm vụ vừa mang tính cụ thể, vừa thể hiện vai trò điều tiết kinh tế. Thực hiện tốt, có chất lượng nhiệm vụ này sẽ khẳng định vị thế và nâng cao trách nhiệm của HĐND trước nhân dân, củng cố lòng tin đối với dân về thực quyền của HĐND và góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế, tài chính.

Để HĐND đảm bảo thực quyền và nâng cao chất lượng trong các quyết định và các họat động giám sát liên quan đến tài chính, ngân sách, cần làm tốt một số vấn đề sau đây:

Một là, Công tác chuẩn bị các báo cáo, chuẩn bị hoạt động giám sát về tài chính, ngân sách của UBND các cấp, của HĐND phải đúng quy định của luật pháp, nghiêm túc, đầy đủ và toàn diện. Thông tin và những nhận định, đánh giá phải khách quan, chính xác và có độ tin cậy.

Hai là, Công tác xem xét, thẩm tra của các Ban của HĐND, mà trước hết là của Ban Kinh tế và Ngân sách, hoạt động giám sát theo các phương thức của HĐND, của Thường trực HĐND, của các Ban và của Đại biểu HĐND phải đúng quy trình, công khai, chu đáo, thận trọng và khách quan. Ý kiến thẩm tra, đánh giá, ý kiến kết luận và đề xuất của từng cuộc giám sát phải toàn diện, vừa mang tính bao quát, vừa sâu sắc; thể hiện rõ chính kiến của cơ quan thẩm tra, của đoàn giám sát với những nhận định, phân tích và lý giải có căn cứ, có tính thuyết phục; vừa giúp cho đại biểu HĐND có định hướng trong thảo luận, có cơ sở hình thành các ý kiến độc lập và bày tỏ thái độ, vừa cung cấp các thông tin đa chiều, các nhìn nhận, đánh giá từ nhiều phía, trong quá trình thảo luận và đưa ra các quyết định.

Ba là, các đại biểu HĐND thảo luận và tham gia họat động giám sát với tinh thần trách nhiệm cao, trí tuệ, cởi mở và thẳng thắn. Xem xét và đưa ra các quyết định, đưa ra ý kiến với quan điểm toàn cục, nhưng rất sâu và cụ thể, có tính tới thực tế và tính khả thi của các giải pháp, các quyết định.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả trong công tác thẩm tra, giám sát cần phải có nhận thức đầy đủ và đúng mức về tài chính. Tài chính, ngân sách là sức mạnh của một quốc gia, của một địa phương và là công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, chức năng phân phối thu nhập của Tài chính ngày càng được coi trọng. Phân phối nguồn lực và thu nhập tài chính có chủ định, có căn cứ, phù hợp mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội sẽ là yếu tố quyết định cho phát triển kinh tế bền vững.

Thông qua hoạt động giám sát về tài chính-ngân sách để xem xét, đánh giá việc tuân thủ luật, tính hiệu quả, tính thực tiễn của các chủ trương, giải pháp, các chính sách kinh tế, tài chính - tiền tệ trong đời sống kinh tế, xã hội; tình hình chấp hành nghị quyết của HĐND, tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật ngân sách vì một nền kinh tế, nền tài chính lành mạnh. Chỉ có trên cơ sở giám sát thường xuyên, liên tục, toàn diện thì HĐND mới có đủ căn cứ tin cậy để xem xét và phê chuẩn quyết toán ngân sách đia phương. Đây là việc khó, phức tạp, nhưng rất quan trọng của HĐND những người thay mặt cử tri, chịu trách nhiệm trước cử tri trực tiếp xem xét, đánh giá và phê chuẩn kinh phí đã thu của nhân dân, vì sự phát triển lâu dài, bền vững. Đó cũng là sự tín nhiệm, tin cậy và uỷ thác của nhân dân, của cử tri cho những đại biểu của họ ở cơ quan quyền lực ở địa phương. HĐND đã và phải thực sự tập trung công sức, trí tuệ thực hiện tốt quyền lực này vì trật tự, kỷ cương, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

B.K.H

Page 9: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 9

LÀO CAI SAU 03 NĂM THỰC HIỆN LUẬT TIẾP CÔNG DÂN

NGÔ HỮU TƯỜNGVăn phòng HĐND tỉnh

Luật Tiếp công dân năm 2013 được Quốc hội Khóa XIII thông qua và có hiệu lực

thi hành từ ngày 01/7/2014 quy định cụ thể về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, địa phương trong cả nước cũng như các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh Lào Cai thực hiện tốt công tác tiếp công dân, gắn với việc xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật Tiếp công dân, các văn bản hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh được triển khai thực hiện từ tỉnh đến cơ sở đã tạo những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, giúp người dân thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình khi có việc cần khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực, kỹ năng ứng xử của cán bộ, công chức trực tiếp tham gia tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thực hiện Luật Tiếp công dân, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố kiện toàn cơ cấu, bộ máy Ban Tiếp công dân huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn thành lập tổ tiếp công dân; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân; chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố nâng cao vai trò người đứng đầu trong việc tiếp công dân, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc ở địa phương, hạn chế công dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp.

Ban Tiếp công dân tỉnh chủ trì thực hiện tốt công tác điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại trụ sở tiếp công

dân của tỉnh như: Ban Nội chính Tỉnh ủy; Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND và Đoàn ĐBQH tỉnh. Thực hiện thí điểm chuyển Ban Tiếp công dân từ Văn phòng HĐND-UBND sang cơ quan Thanh tra, từ năm 2016 tỉnh Lào Cai đã bố trí cho các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Sa Pa, Bát Xát và thành phố Lào Cai tổ chức thực hiện, việc thí điểm này nếu sau năm 2019 có hiệu quả, các huyện còn lại sẽ thực hiện tiếp vào năm 2020. Đối với Thanh tra tỉnh và các sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh tổ chức tiếp công dân tại trụ sở cơ quan; các đơn vị sự nghiệp công lập có liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách, quyền lợi của công dân, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm bố trí địa điểm tiếp công dân và phân công công chức, viên chức của bộ phận chuyên môn làm nhiệm vụ tiếp công dân theo đúng quy định. Tính đến nay, 9/9 huyện, thành phố đều thành lập được Ban Tiếp công dân; các sở, ban, ngành, các xã, phường, thị trấn đã bố trí địa điểm tiếp công dân và cán bộ tiếp công dân. Tính từ 01/7/2014 đến 01/7/2017 toàn

Ảnh: Hữu Tường

Page 10: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 10

tỉnh đã tổ chức tuyên truyền được gần 18.000 buổi cho 25.000 lượt người; cấp phát 71.227 cuốn tài liệu, tổ chức trên 60 lớp tập huấn, giáo dục pháp luật về công tác tiếp công dân; lồng ghép pháp luật về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng cho trên 5.000 lượt người. các cấp các ngành trong tỉnh tổ chức tiếp 14.271 lượt công dân, trong đó: cấp tỉnh tiếp 2.219 lượt công dân; cấp huyện tiếp 3.439 lượt công dân; cấp xã tiếp 4.781 lượt công dân; tiếp thường xuyên 10.923 lượt, tiếp định kỳ 3.074 lượt; tiếp đột xuất 298 lượt. Theo tính chất vụ việc, công dân khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai 1.375 vụ việc; lĩnh vực hành chính 105 vụ việc; về chính sách 64 vụ việc; tài sản 54 vụ việc; kiến nghị phản ánh 10.501 vụ việc. Toàn tỉnh đã giải quyết 1.884 vụ việc khiếu nại, 323 vụ tố cáo và 10.501 vụ việc kiến nghị, phản ánh. Tiếp nhận xử lý 12.287 đơn thư trong đó: đơn khiếu nại 2.805, đơn khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai 2.198, đơn về nhà tài sản 83, đơn về chính sách chế độ 65, đơn liên quan đến các lĩnh vực khác 329, đơn liên quan đến lĩnh vực tư pháp160; đơn tố cáo 672 đơn trong đó đơn tố cáo lĩnh vực hành chính 414, đơn thuộc lĩnh vực tư pháp 79, đơn về lĩnh vực đảng 06 đơn, đơn liên quan đến các lĩnh vực khác 166, còn lại 8.810 đơn nặc danh và đơn kiến nghị phản ánh khác. Các cấp các ngành trong tỉnh đã ban hành 1.814 văn bản hướng dẫn công dân gửi đơn; chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 2.597 đơn; ban hành 226 văn bản đôn đốc các đơn vị, địa phương giải quyết đơn thư của công dân...Trong quá trình tiếp công dân, các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, thị trấn đã cơ bản thực hiện đảm bảo đúng trình tự của Luật Tiếp công dân và các văn bản có liên quan. Công dân đến trụ sở tiếp công dân đều được tiếp, hướng dẫn theo đúng quy định của pháp luật. Cán bộ làm công tác tiếp công dân đã ghi chép và vào sổ đầy đủ các nội dung kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo

của công dân. Do đó, những nội dung thuộc thẩm quyền đã được tiếp nhận và xử lý theo quy định, đối với những vụ việc không thuộc thẩm quyền được cán bộ hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Đối với những vụ việc phức tạp, UBND tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn kịp thời giải quyết và trả lời công dân theo quy định.

Để làm tốt hơn nữa công tác tiếp công dân trong thời gian tới, tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân; các huyện cần phải rà soát ban hành, sửa đổi quy chế tiếp công dân cho phù hợp, đúng với quy định; từng bước khắc phục những tồn tại hạn chế về cơ sở vật chất cũng như con người; xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm đối với nhân dân. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp công dân và thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân. Việc khiếu nại, tố cáo của người dân phải giải quyết đúng pháp luật ngay từ cơ sở. Chủ tịch các huyện, thành phố phải thống nhất trong chỉ đạo, gắn tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo; quan tâm đến đội ngũ cán bộ tiếp dân, bố trí cán bộ có trình độ, năng lực có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng làm tốt công tác dân vận; tăng cường kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu các lĩnh vực phát sinh khiếu nại, tố cáo, báo cáo kịp thời UBND tỉnh nếu có khiếu kiện đông người; chủ động đối thoại với tổ chức, cá nhân để giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo, trách sự lôi kéo của các phần tử xấu; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ chương chính sách Đảng, pháp luật của Nhà nước.

N.H.T

Page 11: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 11

KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC TRỒNG CHÈCỦA BAN DÂN TỘC HĐND TỈNH

HÀ THỊ THIỆPTrưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Lào Cai

Trong cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2017 Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã

tiến hành giám sát việc trồng chè trên địa bàn tỉnh; tính đến hết năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh có 5.509 ha chè, trong đó chủ yếu là chè kinh doanh chiếm 58%, còn lại là chè kiến thiết cơ bản; vùng trồng chè nhiều nhất trên địa bàn các huyện Mường Khương, Bảo Thắng; Bát Xát, Bắc Hà.

Qua giám sát cho thấy, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự chủ động của các ngành, các địa phương và việc hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trong vùng quy hoạch trồng chè, đã giúp cho việc trồng chè trên địa bàn tỉnh trong những năm qua không ngừng phát triển, kết quả thực hiện qua các năm đều đạt và vượt kế hoạch giao, điển hình từ năm 2015 đến năm 2017 toàn tỉnh trồng mới 1.455 ha, chủ yếu là giống chè Shan và chè có chất lượng cao; cơ bản các địa phương đã chủ động trong

quy hoạch chè tập trung thành từng vùng trọng điểm, thuận lợi cho công tác quản lý sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu chè Lào Cai; người dân trong vùng quy hoạch trồng chè đã chủ động giành các diện tích đất trồng sắn, ngô không hiệu quả sang trồng chè. Các công ty được phê duyệt dự án trồng, liên kết với nông dân trong việc trồng, tiêu

thụ, chế biến chè đã cơ bản chủ động được nguồn cây giống có chất lượng tốt cung ứng đầy đủ kịp thời cho nhân dân trồng theo kế hoạch. Doanh nghiệp bao tiêu nguyên liệu chè búp tươi ổn định theo hợp đồng, bình quân năm 2017 chè búp bán có giá 5.500đ-6.000đ/kg; giá thu mua chè búp tươi đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ Vietgap có giá từ 12.000đ-15.000đ/kg; năng suất bình quân diện tích chè kinh doanh năm 2016 - 2017 toàn tỉnh đạt khoảng 50,6 tạ/ha, sản lượng đạt 19.777 tấn chè búp tươi vì vậy tạo điều kiện cho các hộ gia đình trồng chè sản xuất có lãi; từ việc việc trồng chè đã đảm bảo khai thác đất sản xuất theo hướng ổn định

lâu dài và bền vững, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông nghiệp vùng nông thôn sản xuất theo hướng chuyên nghiệp hóa; các địa phương có nhiều diện tích chè, trồng chè mới hiệu quả và người dân thu nhập ổn định từ chè gồm: 8 xã của huyện Mường khương (Bản Lầu; Bản Xen; Lùng Vai; Thanh Bình; Lùng Khấu Nhin; Tả Thàng; Cao Sơn; La Pan Tẩn); 7 xã của huyện Bảo Thắng (Trì Quang; Xuân Quang; Phong Niên; Thái Niên; Xuân Giao; Phú Nhuận; Thị trấn Phong Hải); một số xã của huyện Bảo Yên; Bắc Hà; Bát Xát; từ giá trị

Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát việc trồng chè tại huyện Mường Khương.

Ảnh: Nguyễn Hương

Page 12: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 12

chè búp tươi toàn tỉnh cho thu nhập khoảng 1.186,62 tỷ/năm. Sản phẩm chè khô của Lào Cai, đã được các công ty chè trên địa bàn toàn tỉnh chế biến thành chè xanh, chè thô bán cho các nhà máy trong nước và xuất khẩu trực tiếp thông qua các hợp đồng ủy thác sang thị trường Trung Đông; Nhật Bản; Đài Loan mỗi năm đạt khoảng trên 135 tỷ đồng; điển hình như Công ty Chè Thanh Bình (Mường Khương) thu và chế biến đạt 1.300 tấn chè khô xuất sang thị trường Trung Đông giá từ 2,3 - 2,3 USD/kg, trị giá ước đạt 65 tỷ đồng; Công ty chè Bắc Hà (Hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền) thu mua, chế biến đạt 100 tấn chè khô xuất bán sang Đài Loan, Thái Lan, trị giá 8 USD/kg, giá sản phẩm đạt trên 15 tỷ; Công ty Lợi Sơn Điền thực hiện chế biến chè Ô Long khoảng 12 tấn chè khô/năm, giá bán 10 USD kg,100% sản phẩm được xuất sang Đài Loan, trị giá ước đạt 25 tỷ đồng…

Tuy nhiên, thực tế một số qui hoạch vùng trồng chè của Lào Cai so với nhiều địa phương trồng chè của các tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn như: Quy mô diện tích nhỏ; người dân chưa quen thâm canh nên năng xuất bình quân thu nhập thấp; một số diện tích chè trồng mới chăm sóc chưa đúng kỹ thuật vì vậy chậm cho thu hoạch; người trồng chè chủ yếu bán chè búp tươi cho các nhà máy và cơ sở chế biến chè tập chung my ni; đại đa số người trồng chè còn thiếu kỹ thuật tự sao, sấy, vì vậy giá cả phụ thuộc chủ yếu vào thị trường và số lượng tiêu thụ của nhà máy chè nên giá thành sản phẩm chưa cao; cá biệt có thời điểm công ty sao sấy chè ở địa phương khó khăn nên thu mua chè búp tươi giá thành thấp đến 4.000đ/kg nên thiệt hại cho người trồng chè và trồng chè tại một số địa phương chưa gắn với quy hoạch nhà máy chế biến, thu mua nên khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm vì vậy có nơi người dân bỏ hoang một số diện tích chè lớn đang cho thu hoạch, không thu hái, gây lãng phí.

Theo ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết: “Chất lượng chè của Lào Cai không kém chất lượng chè của một số tỉnh nổi tiếng về chè phía Bắc như Thái Nguyên; Điện Biên; chè của Lào Cai đã được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sang thị trường nước ngoài và rất được ưa chuộng; người tiêu thụ trong tỉnh cũng đã khá quen dùng thương hiệu chè Lào Cai. Nếu thực hiện đồng bộ việc trồng chè từ tất cả các khâu: trồng, chăm sóc, thu hái đảm bảo thì Lào Cai sẽ còn rất nhiều tiềm năng về thị trường cho người trồng chè”. Để vùng chè Lào Cai phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương rất cần sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách do HĐND tỉnh đã ban hành cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng chè, thực hiện liên kết mạnh giữa người trồng chè và doanh nghiệp sản xuất chè, doanh nghiệp và người dân thực hiện đúng cam kết từ khâu cung cấp giống đến trồng, chăm sóc, thu hái, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo các bên đều đầu tư có lãi, hạn chế thấp nhất tình trạng giá thị trường cao người dân bán chè ra ngoài, doanh nghiệp khó thu mua đến khi giá thấp thì người dân lại bán cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thu mua giá quá thấp, người trồng chè không thu hoạch…

Qua giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã kiến nghị với các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện tốt chính sách khuyến khích của tỉnh Lào Cai về trồng chè, đồng thời chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp chú trọng đến chất lượng, thương hiệu, tăng cường quảng bá thương hiệu chè Lào Cai đến người tiêu thụ trong, ngoài tỉnh và bạn bè trong nước, quốc tế biết đến đặc sản chè Lào Cai; tạo điều kiện cho người trồng chè có thu nhập ổn định, bền vững.

H.T.T

Page 13: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 13

MỘT SỐ KẾT QUẢ TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở BÁN TRÚ CHO HỌC SINH VÀ NHÀ CÔNG VỤ CHO GIÁO VIÊN CỦA TỈNH LÀO CAI

NGÔ QUYỀNPhó trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh

Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc nghèo, nhưng Tỉnh ủy, HĐND,

UBND luôn quan tâm đến phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục vùng cao, coi đó là một trong những chìa khóa để có được một nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc xây dựng nhà bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo vên đã góp phần không nhỏ trong nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.

Vừa qua, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát việc xây dựng nhà bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên tại các xã vùng cao, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trong 2 năm 2016, 2017. Năm học 2016-2017, toàn tỉnh có 232 trường có học sinh bán trú với 26.707 học sinh ở bán trú (ở bán trú tại trường 22.616 học sinh; ở ngoài nhà trường 4.091 học sinh). Năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 671 cơ sở giáo dục - đào tạo (667 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; 10 trung tâm GDNN và GDTX huyện, thành phố và 04 trường chuyên nghiệp) với 204.393 học sinh. Đội ngũ giáo viên hiện nay có tổng số 18.091 người, trong đó, số giáo viên đang ở tại trường 5.427 người (chiếm 30% tổng toàn ngành). Như vậy, nhu cầu đặt ra cho việc xây dựng nhà bán trú cho học sinh là rất lớn phục vụ cho việc rà soát hệ thống trường lớp, xóa bỏ các điểm trường lẻ có quy mô quá nhỏ. Trên cơ sở văn bản thỏa thuận số 01/HĐND - TT, ngày 4/8/2016 của TT-HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư nhà bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho

giáo viên. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2570/QĐ-UBND, ngày 10/8/2016 về giao kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ở bán trú cho học sinh và nhà công vụ nguồn

vốn đầu tư gồm ngân sách tỉnh; ngân sách cấp huyện cân đối từ các nguồn vốn của huyện và vốn huy động đóng góp của cán bộ công chức, viên chức toàn tỉnh và các nguồn khác; UBND các huyện, thành phố làm chủ đầu tư đối với các danh mục công trình thuộc các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn; Sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư đối với danh mục công trình các trường trung học phổ thông. Cùng với nguồn vốn ngân sách tỉnh, UBND các huyện đã chủ động cân đối bố trí đủ vốn để đầu tư xây dựng công trình và chịu trách nhiệm thực hiện đền bù, giải phóng, san gạt mặt bằng cho việc xây dựng nhà bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên. Với 135 công trình nhà ở học sinh bán trú với 738 phòng; 266 công trình nhà công vụ giáo viên 1.140 phòng, tổng kinh phí 195.029

Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát việc xây dựng nhà bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên tại huyện Bắc Hà.

Ảnh: Nguyễn Hương

Page 14: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 14

triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 143.094 triệu đồng; ngân sách huyện 51.935 triệu đồng. Các huyện thực hiện rà soát trên cơ sở nhu cầu cần xây dựng thực tế và diện tích đất có thể xây thêm nhà bán trú, nhà công vụ phù hợp. Tính đến thời điểm giám sát ngày 15/9/2017 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, đã hoàn thành bàn giao 117 công trình nhà bán trú với 617 phòng, đạt 87%; 239 công trình nhà công vụ với 1.003 phòng, đạt 90%. Đang thi công 14 công trình nhà bán trú với 94 phòng, chiếm 10%; 26 công trình nhà công vụ với 134 phòng, chiếm 10%. Công trình chưa khởi công 04 công trình nhà bán trú với 27 phòng, chiếm 3%; 01 công trình nhà công vụ với 03 phòng, chiếm 0,3% (Huyện Sa Pa).

Qua 2 năm thực hiện (năm 2016 - 2017)cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp các ngành có liên quan; thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất để giải phóng mặt bằng cho việc xây thêm các phòng bán trú cho học sinh, nhà công vụ cho giáo viên, đã xây dựng nhà bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu ở bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên, có 2.657 phòng ở bán trú cho học sinh, đạt 10,05 học sinh/phòng và 2.336 phòng ở công vụ cho giáo viên, đạt 2,3 giáo viên/phòng; thực hiện tốt Đề án về điều chỉnh mạng lưới trường lớp, đưa các em học sinh từ các trường lẻ thôn bản về học tại trường trung tâm, các em được ăn, ở bán trú có điều kiện học tập tốt hơn, có tính tự lập trong cuộc sống và có điều kiện tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp các em có thêm nhiều kĩ năng sống hòa nhập với cuộc sống hiện đại; các thầy giáo, cô giáo ở các xã đặc biệt khó khăn có chỗ ở và điều kiện làm việc tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được đó cũng còn 1 số

khó khăn, tồn tại đó là: Tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng các công cơ bàn còn chậm, cá biệt còn một số ít công trình đang triển khai san gạt nền và đào móng. Các công trình chậm là do nguyên nhân vướng mắc về giải phóng mặt bằng; có sự điều chỉnh thay đổi thiết kế và một phần do thời tiết mưa nhiều nên ảnh hưởng nhất định đến tiến độ xây dựng; Công tác phối hợp giữa cơ quan đơn vị liên quan trong việc xây dựng nhà bán trú, nhà công vụ giáo viên có nơi còn chưa chặt chẽ, thiếu sự bàn bạc trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng các công trình... Một số điểm trường được đầu tư xây dựng nhà bán trú cho học sinh nhưng còn thiếu các công trình phụ trợ thiết yếu như: Bếp nấu ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh, cá biệt có điểm trường thiếu nước sinh hoạt... trong khi việc xã hội hóa tại một số trường vùng cao còn hạn chế, nên rất cần được rà soát đầu tư xây dựng thêm các công trình phụ trợ cho các trường có học sinh ở bán trú.

Công tác xây dựng nhà ở bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên đã tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Việc đầu tư xây dựng nhà bán trú góp phần tăng quy mô học sinh ở trường chính, giảm điểm trường lẻ, nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng nguồn lực, khai thác tối đa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; tiết kiệm biên chế, sử dụng hiệu quả đội ngũ. Bước đầu chất lượng giáo dục được nâng lên đối với học sinh học ở điểm trường về học ở trường chính, các em được tham gia nhiều hơn các hoạt động tập thể, được học tin học, ngoại ngữ… Từ đó sẽ tạo đà cho đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục phổ thông làm cơ sở cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

N.Q

Page 15: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 15

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN BẢO YÊN

ĐÀO HẠNH

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp hoạt động giữa

Thường trực HĐND với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, chất lượng hoạt động của HĐND huyện Bảo Yên sau hơn một năm tái lập đã đạt được kết quả nhất định. Thường trực HĐND huyện đã chủ động nghiên cứu, vận dụng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng bộ huyện vào thực tiễn, từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Thường trực, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND huyện.

Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND huyện Bảo Yên khóa XVI được bầu 38 đại biểu, chia thành 4 tổ. Trong đó: Thường trực HĐND gồm có 06 thành viên gồm Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch và Trưởng các Ban HĐND huyện; Các Ban của HĐND gồm: Ban Kinh tế - xã hội có 07 thành viên, Ban Pháp chế có 05 thành viên, Ban Dân tộc có 05 thành viên. Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, HĐND huyện đã xây dựng Nghị quyết liên tịch ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND - UBND - Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Bảo Yên, nhiệm kỳ 2016 - 2021. HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết về Quy chế hoạt động của HĐND huyện, tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND các cấp; Đề án của Thường trực HĐND tỉnh về nâng cao hiệu quả hoạt động HĐND các cấp tỉnh Lào Cai, đồng thời xây dựng Đề án số 01/ĐA-HĐND, ngày 15/3/2017 nâng cao hiệu quả hoạt động HĐND các cấp huyện Bảo Yên nhiệm kỳ 2016 - 2021 để tổ chức triển khai thực hiện.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện đã tổ chức thành công 04 kỳ họp thường lệ và

01 kỳ họp bất thường. Các kỳ họp của HĐND huyện đều được thực hiện đúng luật định và Quy chế hoạt động đề ra. Việc chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp đều có sự thống nhất với UBND, Ủy ban MTTQ và báo cáo cấp ủy cùng cấp thông qua. Trên cơ sở nội dung, chương trình kỳ họp, Thường trực HĐND, đề nghị UBND huyện chỉ đạo giao cho các cơ quan, ban ngành chuẩn bị nội dung trình kỳ họp; giao các Ban của HĐND thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết. Qua 5 kỳ họp, HĐND huyện đã thông qua 33 nghị quyết, các nghị quyết do HĐND huyện thông qua và ban hành đúng luật định, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương. Thường trực HĐND huyện duy trì thường xuyên các hoạt động giữa 2 kỳ họp; tổ chức 09 phiên họp thường kỳ; xem xét cho ý kiến thỏa thuận 15 văn bản theo đề nghị của UBND huyện để điều chỉnh, bổ sung ngân sách và một số nhiệm vụ khác trên các lĩnh vực. Công tác thỏa thuận được triển khai đúng quy trình, có sự phân công thẩm tra, xem xét của các Ban HĐND huyện và lấy ý kiến của thành viên Thường trực HĐND trước khi Thường trực HĐND huyện ban hành văn bản thỏa thuận. Thực hiện tốt công tác điều hoà, phối hợp giữa Thường trực với các Ban HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND.

Thực hiện chức năng giám sát, HĐND huyện đã ban hành 02 nghị quyết về chương trình giám sát năm 2016, năm 2017 và chỉ đạo triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng các cuộc giám sát chuyên đề, giám sát thường xuyên theo nghị quyết của HĐND huyện đã đề ra. Thường trực, các Ban HĐND huyện đã ban hành Quyết định thành lập Đoàn, xây dựng kế hoạch giám sát, khảo sát và đề cương báo cáo; chủ trì, phối hợp tổ chức các cuộc giám sát, khảo sát trên các lĩnh vực; các cuộc giám

Page 16: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 16

sát, khảo sát có sự thống nhất, phối hợp giữa Thường trực HĐND huyện với các Ban HĐND; giữa HĐND cấp huyện với HĐND cấp xã. Sau hơn một năm hoạt động, Thường trực, các Ban HĐND huyện đã tổ chức được 21 cuộc giám sát, khảo sát (15 cuộc giám sát; 06 cuộc khảo sát). Các cuộc giám sát, khảo sát được triển khai đúng quy trình, việc lựa chọn nội dung giám sát

luôn bám sát tình hình thực tiễn địa phương. Qua giám sát, khảo sát đã phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như việc thực hiện nghị quyết của HĐND các cấp. Nhiều đề xuất, kiến nghị của Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND huyện đã giúp các cấp, các ngành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương. Ngoài ra, HĐND huyện còn duy trì hoạt động giám sát thường xuyên thông qua việc dành thời gian tại các kỳ họp để đại biểu HĐND xem xét báo cáo công tác của các cơ quan chức năng; quyền thảo luận, chất vấn của các đại biểu được phát huy, chất lượng hoạt động giám sát tại kỳ họp của HĐND huyện được nâng lên; qua hoạt động thảo luận, chất vấn đã có 16 ý kiến kiến nghị, đề nghị của đại biểu. Các ý kiến kiến nghị đã được UBND huyện, các cơ quan, đơn vị tiếp thu, giải trình làm rõ và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, góp phần thực

hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT) được thực hiện nghiêm túc, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đại biểu HĐND huyện đã tổ chức được trên 30 cuộc tiếp xúc với trên 2.350 lượt cử tri tại các xã, thị trấn, tiếp thu gần 300 ý kiến kiến nghị, phản ánh của cử tri. Các cuộc TXCT đã có sự

phối hợp linh hoạt, có sự kết hợp TXCT của đại biểu HĐND các cấp để thuận lợi cho việc tiếp thu của đại biểu HĐND, giảm bớt thời gian của cử tri. Các vị đại biểu HĐND huyện tham gia đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao. Các vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị đều được tổng hợp, phân loại, chuyển tới cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó, Thường trực, các Ban HĐND huyện cũng thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Thường trực HĐND huyện đã xây dựng lịch tiếp công dân theo định kỳ

vào các ngày 15 hàng tháng; các Ban HĐND huyện và Văn phòng HĐND - UBND huyện tiếp công dân hàng tuần tại Trụ sở tiếp công dân huyện. Ngoài ra, đại biểu HĐND huyện phối hợp với các xã (tại đơn vị bầu cử) tiếp công dân tại Trụ sở UBND xã, thị trấn. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND huyện đã tiếp 15 lượt công dân; các Ban HĐND, Văn phòng HĐND - UBND huyện đã tiếp 66 lượt công dân tại trụ sở tiếp công dân huyện. Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được các đại biểu quan tâm tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn và trả lời công dân, đồng thời xem xét, phân loại đơn kiến nghị của công dân chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết... Các hoạt động khác cũng được Thường trực HĐND huyện Bảo Yên quan tâm như: Duy trì chế độ giao ban định kỳ 2 lần/năm giữa Thường trực HĐND huyện với Thường trực HĐND xã, thị trấn; phối hợp với

Cử tri xã Xuân Thượng (Bảo Yên) kiến nghị với đại biểu HĐND.Ảnh: N.H

(Xem tiếp trang 22)

Page 17: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 17

THƯỜNG TRỰC HĐND HUYỆN BẢO THẮNGGIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND CẤP XÃ

NGUYỄN QUANG ÚYPhó Chủ tịch HĐND huyện Bảo Thắng

Thực hiện chương trình công tác năm 2017. Thường trực HĐND huyện Bảo

Thắng đã xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát hoạt động của HĐND xã, thị trấn từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021 đến 30/10/2017. Qua giám sát cho thấy, HĐND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bảo Thắng hoạt động cơ bản đảm bảo đúng quy định của Luật chính quyền địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn. Hoạt động giám sát, khảo sát đã có sự phối hợp khá chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nội dung Nghị quyết của HĐND đã được thông qua tại các kỳ họp; qua khảo sát, giám sát Thường trực, các Ban HĐND đã thảo luận thống nhất cùng với UBND xã, thị trấn, đánh giá đúng tình hình thực hiện các Nghị quyết của HĐND, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ, khắc phục; thường trực HĐND xã, thị trấn kịp thời có ý kiến, kiến nghị đối với công tác chỉ đạo, điều hành của UBND; việc chuẩn bị chương trình, nội dung các kỳ họp cơ bản đúng quy định. Thường trực HĐND các xã, thị trấn đã có nhiều cố gắng, tinh thần trách nhiệm cao, thể hiện được vai trò lãnh, chỉ đạo trong việc tổ chức, điều hoà, phân công, phối hợp mọi hoạt động của HĐND; phát huy được tính chủ động trong quá trình điều hành và xử lý công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các văn bản pháp luật có liên quan. Song bên cạnh đó hoạt động của HĐND xã, thị trấn cũng cùng còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục đó là:

Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động kỳ họp, xây dựng kế hoạch giám sát, khảo sát, và tổ chức các hoạt động còn lúng túng. Việc chuẩn bị báo cáo, tài liệu cho kỳ họp còn chậm, chất

lượng các báo cáo chưa cao; việc ban hành nghị quyết của một số xã, thị trấn chưa đảm bảo nội dung theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ban hành chưa đúng thẩm quyền; thể thức ký Nghị quyết HĐND phải ký chứng thực của Chủ tịch lại ký TM. HĐND; TM. TTHĐND hoặc ký Chủ tọa, còn nhầm lẫn trong việc ban hành văn bản thông thường và văn bản quy phạm, nội dung, thể thức ban hành văn bản quy phạm chưa đúng, một số văn bản kèm theo nghị quyết lại lấy số riêng; Quy chế hoạt động của HĐND còn chung chung chưa quy định cụ thể lần họp, thời gian họp, tiếp công dân, một số nội dung còn nhầm lẫn quy định trách nhiệm các cơ quan chuyên môn..., quy định hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND xã, (theo quy định xã không có Tổ đại biểu). Hoạt động của các điểm (khu vực) bầu cử, đại biểu chưa thường xuyên; việc nắm bắt

Đại biểu HĐND thăm mô hình cây ăn quả thôn kiểu mẫu xã Xuân Quang (Bảo Thắng).

Ảnh: P.V

Page 18: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 18

thông tin, phản ánh tâm tư nguyện vọng của cử tri, chế độ thông tin, báo cáo còn chưa kịp thời. Việc thảo luận tham gia góp ý, chất vấn của các đại biểu còn chưa tích cực; một số xã chưa chủ động ban hành chương trình giám sát hằng năm HĐND..., còn lúng túng trong ban hành Nghị quyết, kế hoạch, chương trình hoạt động của Thường trực, các Ban HĐND; Công tác phối hợp với MTTQ, UBND xã trong công tác chuẩn bị kỳ họp chưa chặt chẽ, tổ chức tiếp xúc cử tri chưa đảm bảo về số lần, số điểm tiếp xúc theo qui định, hồ sơ lưu không đầy đủ; tiếp công dân đã có lịch nhưng chưa thường xuyên thực hiện; Hoạt động giám sát chuyên đề hiệu quả sau giám sát chưa sâu; chưa quan tâm đến hoạt động giám sát thường xuyên, còn nhầm lẫn giữa giám sát của HĐND và giám sát của TT HĐND; Kỳ họp giữa năm của năm trước chưa Nghị quyết chương trình giám sát của HĐND trong năm sau, TT HĐND trước ngày 15/01 hằng năm chưa ban hành chương trình hoạt động; chương trình giám sát của TT HĐND; hồ sơ lưu trữ về hoạt động của HĐND chưa đầy đủ, chưa lưu theo hồ sơ công việc, hồ sơ kỳ họp, hồ sơ giám sát lưu chưa đầy đủ, không lôgic thời gian giữa các thành phần hồ sơ trong bộ hồ sơ.

Nguyên nhân dẫn đến một số tồn tại, hạn chế trên là do: Một số cấp ủy Đảng, Thường trực HĐND xã, thị trấn chưa bám sát Nghị quyết 07 ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy Lào Cai, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Lào Cai, Đề án 01 của HĐND tỉnh nên chưa cụ thể hóa Chương trình hành động của Ban Thường vụ huyện ủy Bảo Thắng về thực hiện nghị 07 của tỉnh ủy; Kế hoạch số 226 của HĐND huyện về nâng cao chất hiệu quả hoạt động của HĐND; Trưởng, Phó các Ban HĐND xã, thị trấn hoạt động kiêm nhiệm, chủ yếu là trưởng, phó các đoàn thể ở xã nên chưa giành nhiều thời gian tham gia hoạt động HĐND, nên thiếu kinh nghiệm hoạt động HĐND; một số đại biểu HĐND mới tham gia lần đầu nên ký năng hoạt động HĐND còn hạn chế, chưa chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động nên chưa tích cực

tham gia các hoạt động giám sát. Để khắc phục một số hạn chế và nguyên nhân nêu trên HĐND các xã, thị trấn cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là: Bám sát và cụ thể hóa đề án số 01 ngày 30/12/2016 của HĐND tỉnh Lào Cai về nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2016-2021; Kế hoạch số 226 ngày 17/01/2017 của Thường trực HĐND huyện về triển khai thực hiện Chương trình hành động nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy Lào Cai, của Huyện ủy Bảo Thắng, đặc biệt là quy trình hoạt động HĐND các cấp tại công văn số 206 ngày 29/8/2017 của HĐND tỉnh Lào Cai; thực hiện tốt việc theo dõi, đánh giá hoạt động của các Ban, đại biểu, phù hợp với tình hình thực tế của đại phương đảm bảo đạt hiệu quả cao.

Hai là: Nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND, đảm bảo kỳ họp HĐND được thực hiện công khai, dân chủ. Việc tổ chức kỳ họp phải có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và kịp thời gửi các báo cáo, tờ trình cho đại biểu nghiên cứu, dành thời gian thỏa đáng cho đại biểu thảo luận và chất vấn.

Ba là: Thực hiện tốt chức năng giám sát, khảo sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đặc biệt là giám sát việc chấp hành pháp luật và Nghị quyết của HĐND trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương. Cần thực hiện tốt hoạt động giám sát thường xuyên qua xem xét các báo cáo tại kỳ họp HĐND; chất vấn của đại biểu; kết quả hoạt động thực tế tại cơ sở.

Bốn là: Nâng cao chất lượng TXCT, đảm bảo số lần, số lượt TXCT/đơn vị bầu cử trước và sau kỳ họp theo quy định, tăng cường các hình thức TXCT trước và sau kỳ họp. đẩy mạnh hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân.

Năm là: Chủ động phối hợp các hoạt động của Thường trực HĐND với UBND, Ủy ban MTTQVN cùng cấp. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với HĐND huyện trong các hoạt động của HĐND xã, thị trấn theo luật định.

N.Q.U

Page 19: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 19

Lào Cai chung sức xây dựng nông thôn mới QUỲNH HƯƠNG

Với mục tiêu phấn đấu xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, cải thiện

vật chất và tinh thần cho người dân nên cấp ủy, chính quyền tỉnh Lào Cai đã có sự chỉ đạo quyết liệt thông qua việc triển khai đồng bộ các nội dung, giải pháp cùng sự đồng thuận,

chủ động thực hiện của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, chương trình xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh của tỉnh.

Từ đầu năm đến nay, để triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn của trung ương, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành chuyên môn tham mưu, đôn dốc triển khai thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát chương trình tại cơ sở; đã ban hành hơn 40 văn bản chỉ đạo điều hành, các sở ngành ban hành hơn 100 văn bản hướng dẫn, đôn đốc thực hiện; tổ chức 178 lớp tập huấn cho 12.750 lượt người nhằm nâng cao kiến thức về các lĩnh vực như xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc gia súc, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các cơ chế, chính sách mới trong nông nghiệp, nông thôn...; các huyện, thành phố và 100% các xã đã phát động phong trào: Làm đường giao thông

nông thôn, vệ sinh môi trường, phát triển sản xuất, xây dựng mô hình nhà sạch, vườn đẹp... được nhân dân đặc biệt quan tâm như ở xã Văn Sơn, Phú Nhuận, Cốc San, Lùng Vai, Yên Sơn..., người dân đã chủ động trong công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại, đường

làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp và đảm bảo an ninh trật tự nông thôn. Toàn tỉnh có 201 thôn đăng ký thực hiện mô hình, trong đó có 45 thôn đăng ký “Thôn kiểu mẫu”, 156 thôn đăng ký “Thôn Nông thôn mới”, nhân dân đã chủ động sửa chữa và làm mới 810 nhà vệ sinh, 516 nhà tắm, 412 chuồng tại chăn nuôi, xây dựng 65 lò đốt rác, xây dựng 07 bãi rác tập trung... Công tác rà soát, đánh giá hiện trạng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí của tỉnh Lào Cai được triển khai kịp thời, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình và nâng cao các tiêu chí đối với các xã đã hoàn thành. Các cơ quan truyền thông đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động tuyên

truyền, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, vận động nhân dân tích cực đóng góp đất đai, ngày công lao động, cây cối, hoa màu 9,419 tỷ đồng tiền mặt, 93.431 ngày công lao động, hiến 59.518 m2 đất và nhiều hiện vật khác…

Tính đến thời điểm này, Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh duy trì và giữ vững các tiêu chí tại 28 xã đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới; dự kiến hết năm 2017 có thêm 07 xã hoàn thành nông thôn mới, lũy kế có 35 xã hoàn thành. Đối với các tiêu chí cụ thể như: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh có 77/143 xã đạt tiêu chí quy hoạch. Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Tiêu chí giao thông, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện được 497,07/802,3 km đường giao thông, đạt 61,95% KH năm. Tiêu chí thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo tưới cho 97,77% diện tích lúa vụ Đông Xuân , tăng 4,77% so với cùng kỳ. Tiêu chí điện, đã xây dựng mới 112 km đường dây KV, 115 trạm

Mô hình trồng chè của bà con nông dân xã Lùng Vai (Mường Khương).

Ảnh: H.L

Page 20: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 20

35/0,4 KV với tổng công suất 11.750 KVA, 320 km đường dây hạ thế, lắp mới 13.120 công tơ, cấp điện tăng thêm cho 3.500 hộ dân được sử dụng điện trên địa bàn 28 thôn bản. Toàn tỉnh có 139/142 xã khu vực nông thôn đạt tiêu chí hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Tiêu chí trường học, đã đầu tư 327 công trình (phòng học văn hóa, phòng công vụ, phòng bán trú cho học sinh, trang thiết bị...), có 367/594 trường học đạt chuẩn, có 64/143 xã đạt chuẩn tiêu chí. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, toàn tỉnh có 61/143 xã có nhà văn hóa, 1.218/1.652 thôn có nhà văn hóa sinh hoạt. Có 96 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại. Tiêu chí thông tin truyền thông, có 114/142 xã có điểm phục vụ bưu chính, 109/143 xã có dịch vụ viễn thông và in ternet, 111/143 xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn, 116/143 xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành. Toàn tỉnh có 109/143 xã hoàn thành tiêu chí. Tiêu chí về nhà ở, đã vận động nhân dân chỉnh trang, sửa chữa, nâng cấp 842 nhà, xây mới 551 nhà ở, 7.230 hộ trồng cây xanh quanh nhà, có 44/143 xã đạt tiêu chí nhà ở...

Về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, đến nay toàn tỉnh ước đạt 305.334 tấn, bằng 101,8% so với kế hoạch. Diện tích cánh đồng một giống được các địa phương duy trì, mở rộng thực hiện 8.558 ha, đạt 202,3% so kế hoạch; năng suất bình quân cả năm đạt 62,55 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất đại trà là 15,9 tạ/ha, giá trị thu nhập trên một đơn vị ha tăng thêm 15 - 16 triệu đồng/ha/vụ. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có 966,2 ha, 7.765 ha diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao; có 9 cơ sở chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 333 trang trại chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao, 3 chuỗi chăn nuôi khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng... Đến nay, toàn tỉnh đã có 335 hợp tác xã (nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải...). Có 75/143 xã đạt chuẩn tiêu chí tổ chức sản xuất. Giải quyết việc làm cho 6.530 lao động, tăng 0,31% so với cùng kỳ năm 2016; dự kiến hết năm 2017 toàn tỉnh giảm được 5% tỷ lệ hộ nghèo...

Về phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng

chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn, năm 2017 có 19 xã đăng ký xây dựng hoàn thành Bộ tiêu chí quốc gia y tế; tổng số các đối tượng tham gia BHYT 693.201/703.425 đạt 98,5%; có 85% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn đạt theo quy định tại Quyết định 1980/QĐ-TTg. Toàn tỉnh hiện có 99/143 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

Hệ thống chính trị ở cấp xã và các khu dân cư thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đảm bảo đủ số lượng. Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Người dân được tiếp cận các thủ tục hành chính dễ dàng, có “cơ chế 1 cửa”, “Trung tâm dịch vụ hành chính công”, đưa các thủ tục hành chính công phục vụ người dân được tốt nhất…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn tồn tại những vấn đề như: Tiến độ thực hiện các tiêu chí của các xã đã đăng ký hoàn thành năm 2017 còn chậm; việc duy trì các tiêu chí đạt chuẩn tại các xã đã hoàn thành còn nhiều khó khăn do mức độ đạt chuẩn chỉ vừa cập… Chính vì vậy, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh năm 2017 và giai đoạn tiếp theo tỉnh Lào Cai đã có những giải pháp cụ thể như: Đổi mới hình thức tuyên truyền để Chương trình xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào lớn mạnh, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, sự góp sức của tất cả các tổ chức chính trị, các thành phần kinh tế; thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; đa dạng hoá các nguồn vốn huy động để thực hiện xây dựng nông thôn mới hiệu quả; tiếp tục có chính sách phát triển sản xuất, giảm hỗ trợ trực tiếp, tăng hỗ trợ tín dụng; xây dựng các mô hình, dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thu hút cá nhân, tập thể, hợp tác xã, doanh nghiệp… đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường, củng cố cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện môi trường, phát triển giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội gắn với xây dựng đời sống văn hoá mới ở nông thôn…

Q.H

Page 21: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 21

THÀNH PHỐ LÀO CAI: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRẦN XUÂN THẢO

Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh

Thành phố Lào Cai là trung tâm của tỉnh Lào Cai với tổng diện tích tự nhiên

216,9 km2, dân số là 123.000 người, thuộc 12 phường và 5 xã, gồm 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong thời gian qua, khu vực nông thôn trong thành phố được ưu tiên tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là công trình cấp nước sinh hoạt, được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, nhiều chương trình, tổng nguồn vốn đầu tư cho nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2005- 2016 là trên 31.849 tỷ đồng với 27 công trình tại 06 xã, phường (Cam Đường, Tả Phời, Hợp Thành, Đồng Tuyển, Vạn Hòa, Thống Nhất) để cung cấp nước sinh hoạt, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân.

Qua giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại thành phố cho thấy cơ bản các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được đầu tư trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay, hầu hết là dùng nguồn nước tự chảy, có bể lắng để lọc, bể chứa và hệ thống đường ống cấp nước về đến nhà dân. UBND các xã trên địa bàn thành phố đã giao cho các tổ quản lý có trách nhiệm ký kết hợp đồng với các hộ dân về việc cung cấp nước, thu tiền sử dụng nước hàng tháng, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình; kinh phí để phục vụ cho việc quản lý vận hành, bảo dưỡng thường xuyên được dùng từ nguồn thu tiền sử dụng nước của các hộ dân và tiền ngân sách cấp hỗ trợ theo quy định tại Quyết định của UBND tỉnh.

Tuy nhiên, thực tế giám sát cho thấy trong tổng số 27 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã được đầu tư tại 06 xã, phường trên địa bàn thành phố, tính đến nay số công trình đang khai thác sử dụng tốt, có hiệu quả là 03 công trình, chiếm tỷ lệ 11%. Số công trình hoạt

động còn giá trị sử dụng, nhưng đã hỏng hóc một phần 08/27 công trình, chiếm 29,7%. Số công trình hoạt động kém hiệu quả 05/27 công trình, chiếm 18,5%. Số công trình không hoạt động 07/27 công trình, chiếm 25,9%. Công trình đang được sửa chữa, nâng cấp 02 công trình, chiếm 7,4% và số công trình khởi công xây mới chưa đưa vào sử dụng là 02 công trình, chiếm 7,4%. Đặc biệt có 20/27 công trình chưa thu được tiền sử dụng nước. Một số tổ quản lý không ký kết hợp đồng với các hộ dân về việc cung cấp nước, không thu tiền sử dụng nước của các hộ dân hoặc nếu thu mức thu là rất thấp không đúng theo quy định; việc thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí sửa chữa công trình (10.000 đồng/người/năm) theo quyết định 59/2011/QĐ-UBND và hiện nay là Quyết định số 141/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh tại hầu hết các xã chưa được thực hiện cơ bản do các xã không lập kế hoạch hoặc một số xã có lập, nhưng chưa được cấp kinh phí hỗ trợ. Các phòng chuyên môn thành phố cũng chưa quan tâm đến số tiền sử dụng nước phải thu hàng năm của các xã. Vì vậy, các cơ chế chính sách về mức thu tiền sử dụng nước sinh hoạt và mức hỗ trợ sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt tập trung khu vực nông thôn nhiều năm nay chưa được triển khai thực hiện nên nhiều công trình cấp nước không được duy tu, sửa chữa thường xuyên, chưa đảm bảo vệ sinh. Một số công trình nước sinh hoạt nông thôn hỏng hóc không được sửa chữa kịp thời. Còn tình trạng người dân chưa nhận thức đầy đủ về việc bảo quản, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt và sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, nếu có các công trình cấp nước thì sử dụng, nếu không có nước thì họ đào giếng, hoặc tự dẫn nước về để dùng. Một số xã chưa

Page 22: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 22

thực sự quan tâm đến công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt, cùng với nhận thức hạn chế của người dân đã dẫn đến nhiều công trình được đầu tư xong không phát huy được tác dụng gây lãng phí nguồn lực đầu tư của nhà nước. Cá biệt, còn xã Đồng Tuyển các công trình nước sinh hoạt được thi công từ năm 2014 đến nay vẫn chưa hoàn thiện đi vào sử dụng. Nguyên nhân do công tác tư vấn thiết kế chưa phù hợp, một số hạng mục công trình chưa đảm bảo theo yêu cầu, tiến độ thời gian hoàn thiện công trình đã quá chậm không phát huy được tác dụng, hiệu quả công trình.

Để phát huy hết công năng sử dụng của các công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung rất cần các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo thống nhất trong toàn tỉnh việc đầu tư xây dựng các công trình hàng năm có sự thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để phát huy hiệu quả đầu tư. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của chính quyền xã, thôn; nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh và bảo vệ công trình cấp nước. Đặc biệt, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các phòng ban chuyên môn, UBND thành phố và cơ quan quản lý

chuyên ngành về nước sạch nông thôn trong công tác quản lý, kiểm tra của mình; đôn đốc các xã định kỳ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa phương. Thực hiện nghiêm việc thu tiền sử dụng nước của các hộ dân theo đúng quy định. Tăng cường công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa đường ống, thau rửa bể lắng để bảo đảm cung cấp nước hợp vệ sinh cho người dân. Triển khai, thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ kinh phí sửa chữa theo Nghị quyết 87/2016/NQ-HĐND tỉnh và Quyết định số 141/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai. Bên cạnh đó, cần phải đánh giá toàn diện công tác khảo sát, thiết kế, đầu tư, quản lý, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn thành phố để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc bất cập ở cơ sở. Có chế tài xử lý đối với những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm dẫn đến đầu tư chậm, đầu tư chưa đảm bảo các hạng mục công trình theo quy định; thiếu trách nhiệm trong quản lý vận hành dẫn đến không phát huy được hiệu quả của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn thành phố Lào Cai.

T.X.T

HĐND các xã, thị trấn tổ chức TXCT, thực hiện nhiệm vụ khảo sát, giám sát; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ năng hoạt động dành cho đại biểu HĐND cấp xã... Bên cạnh đó, hoạt động của HĐND huyện vẫn còn một số tồn tại đó là: Hoạt động giám sát thường xuyên giữa 2 kỳ họp chưa được nhiều; các đại biểu HĐND huyện đa số là hoạt động kiêm nhiệm, chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu thực hiện tốt vai trò người đại biểu; công tác phối hợp và tổ chức thực hiện giám sát chuyên đề ở cơ sở có lúc, có việc còn chưa tốt; việc theo dõi, đôn đốc giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri chưa triệt để, nhiều ý kiến trả lời cử tri còn chung chung, chưa trọng tâm, chưa có mốc thời gian cụ thể...

Để đạt được kết quả như trên trước hết HĐND huyện Bảo Yên luôn đoàn kết, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND huyện giữ vai trò nòng cốt, chủ động trong công tác điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động của HĐND. Thường trực HĐND phát huy tốt vai trò trong việc điều hòa, phối hợp, nhất là trong các hoạt động thẩm tra, giám sát. Các kỳ họp được chuẩn bị chu đáo về nội dung, chương trình; hoạt động giám sát, khảo sát có trọng tâm, trọng điểm; công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết ý kiến kiến nghị cử tri, khiếu nại tố cáo của công dân được tăng cường... góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.

Đ.H

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG...(Tiếp theo trang 16)

Page 23: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 23

TIN HOẠT ĐỘNG

ĐOÀN ĐBQH TỈNH LÀO CAI Triển khai kế hoạch tiếp xúc cử tri

sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV

Thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội, Qui chế hoạt động của Đại biểu Quốc

hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBMTTQVN, ngày 27/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai đã xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV tại các huyện, thành phố: Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Yên, Si Ma Cai. Thành phần tham gia các buổi tiếp xúc cử tri bao gồm: Đại biểu Quốc hội; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; đại biểu HĐND tỉnh tại địa phương; Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Lào Cai, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ các huyện nơi Đại biểu Quốc hội đến tiếp xúc cử tri; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan; cử tri thuộc các cơ quan, đơn vị, trường học, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn thành phố, các huyện, xã và cử tri các xã lân cận nơi Đại biểu Quốc hội đến tiếp xúc cử tri... Tại các buổi tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai báo cáo với cử tri kết quả kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV; kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đoàn ĐBQH năm 2017; kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và việc thực hiện chương trình hành động của đại biểu trước cử tri, đồng thời đại biểu Quốc hội tỉnh có trách nhiệm tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri đối với Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan. Thời gian tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4 được thực hiện ngày 11/12/2017 đến ngày 13/12/2017.

Thùy Linh

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNHBan hành Quy định về khen thưởng

đối với hoạt động của HĐND các cấptỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2016 - 2021Ngày 08/11/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh

ban hành Quyết định số 4987/QĐ-UBND Quy định về khen thưởng đối với hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2016

- 2021. Quy định này quy định về đối tượng, mục đích, nguyên tắc, hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng đối với hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Quy định gồm 03 chương, 09 điều. Đối tượng áp dụng: Các Ban của HĐND tỉnh; các Tổ đại biểu của HĐND tỉnh, huyện, thành phố; HĐND các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn; đại biểu HĐND cấp tỉnh nhằm tuyên dương, đáng giá, ghi nhận thành tích xuất sắc của tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động HĐND các cấp hàng năm và cả nhiệm kỳ. Nguyên tắc: Việc xét khen thưởng đảm bảo tính chính xác, công khai, công bằng, kịp thời theo quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn; các tập thể, cá nhân được đề nghị xét khen thưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động của HĐND các cấp và được cấp có thẩm quyền công nhận; khen thưởng đúng đối tượng và số lượng theo quy định và dựa trên các tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các lĩnh vực hoạt động của HĐND các cấp; đối với cá nhân: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ khen cho đại biểu HĐND cấp tỉnh (đại biểu HĐND huyện, xã do huyện, xã khen); trong nhiệm kỳ mỗi tập thể, cá nhân được đề nghị không quá 01 bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; các tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen trong hoạt động của HĐND các cấp thì không trình Chủ tịch tặng Bằng khen trong phong trào thi đua thường xuyên hàng năm. Ban và Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND cấp huyện tổ chức bình xét thi đua và gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Văn phòng HĐND tỉnh trước ngày 10/01 hàng năm để Văn phòng HĐND tỉnh tổng hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng.

Ngân Hà

VĂN PHÒNG HĐND TỈNHPhát động đợt thi đua đặc biệt chào mừngkỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ thăm Lào Cai...Vừa qua, Văn phòng HĐND tỉnh đã phát

động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2018), 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018) nhằm tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua sôi nổi, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Page 24: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 24

Minh trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn cơ quan, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2018), 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018) qua đợt thi đua phát hiện, biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tuyên truyền, phổ biến nhân rộng, đồng thời thông qua đợt thi đua đặc biệt tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng công tác, chất lượng làm việc của cán bộ, công chức trong cơ quan, thúc đẩy tinh thần sáng tạo của cá nhân, tập thể để quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nội dung thi đua: Các tập thể, cán bộ, công chức cơ quan Văn phòng thi đua đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thi đua thực hiện lời dạy của Bác Hồ tại buổi nói chuyện với đồng bào các dân tộc và cán bộ, bộ đội, công nhân tỉnh Lào Cai “Cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính, phải một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, luôn luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phải làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ...”; đối với cơ quan phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2017 và năm 2018, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới phương thức hoạt động, phấn đấu hoàn thành tốt công tác tham mưu, phục vụ các hoạt động của cơ quan và đại biểu dân cử...

Thùy Linh

Triển khai kế hoạch tập huấn sử dụng phần mềm hệ thống thông tin phục vụ

hoạt động HĐND các cấpVừa qua, Văn phòng HĐND tỉnh Lào

Cai chủ trì, phối hợp cùng Viễn thông Lào Cai (VNPT) tổ chức triển khai kế hoạch tập huấn phần mềm Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp cho các huyện, thành phố trong tỉnh. Sau khi tiếp nhận các công văn, kế hoạch và thông tin từ các huyện, thành phố, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh phân công hai tổ công tác và các cán bộ, công chức tham gia triển khai tập huấn

tại các huyện, thành phố nhằm từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo lập môi trường giao tiếp điện tử phục vụ hoạt động của đại biểu HĐND các cấp; đảm bảo 100% đại biểu HĐND cấp huyện được tập huấn đạt yêu cầu, sử dụng thành thạo phần mềm khai thác thông tin thường xuyên trên hệ thống.

Tại các buổi tập huấn, đại biểu Hội đồng nhân dân các huyện, thành phố đã được cán bộ Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Viễn thông Lào Cai phối hợp cùng cán bộ công nghệ thông tin Văn phòng HĐND và UBND các huyện, thành phố triển khai giới thiệu chung về phần mềm; hướng dẫn việc đăng nhập phần mềm hệ thống thông tin hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp; khai thác, sử dụng các chức năng của phần mềm như: chức năng hệ thống, chức năng xử lý văn bản đến, chức năng xử lý văn bản đi, chức năng văn bản nội bộ, chức năng thông tin điều hành... Thông qua đợt tập huấn, các đại biểu HĐND cấp huyện được trang bị tài khoản sử dụng riêng để truy cập nghiên cứu các dữ liệu, thông tin về hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Phục vụ công tác tra cứu, lưu trữ điện tử, cung cấp các thông tin thường xuyên phục vụ các hoạt động của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được kịp thời, hiệu quả.

P.VTHƯỜNG TRỰC HĐND HUYỆN VĂN BÀN: Triển khai kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng

kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã năm 2018

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Quy chế hoạt động của Hội

đồng nhân dân huyện Văn Bàn; kế hoạch của HĐND tỉnh, kế hoạch HĐND huyện Văn Bàn về

Quang cảnh buổi tập huấntại huyện Si Ma Cai.

Ảnh: Đỗ Xuân Quyết

»

Page 25: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 25

GIỚI THIỆU VĂN BẢN

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ GÓI DỊCH VỤ Y TẾ CƠ BẢN CHO TUYẾN CƠ SỞNgày 18/10/2017, Bộ Y tế đã ban hành thông tư Số: 39/2017/TT-BYT quy định gói dịch

vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở, cụ thể một số quy định như sau:Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp

dụng: Quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản bao gồm các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, hóa chất, vật tư để chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị áp dụng đối với các cơ sở y tế tại tuyến y tế cơ sở (gồm tuyến huyện và tuyến xã) và mọi người dân.

Gói dịch vụ y tế cơ bản: Gói dịch vụ y tế cơ bản gồm “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ

bảo hiểm y tế chi trả” và “Gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe”:

1. “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả” gồm các dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số I và danh mục thuốc sử dụng tại tuyến xã quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương, phòng khám bác sĩ gia đình độc lập, trạm y tế quân dân y và phòng khám quân dân y (sau đây gọi chung là cơ sở y tế tuyến xã).

2. “Gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe” gồm các dịch vụ thiết yếu quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng tại trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là trung tâm y tế huyện) và các trạm y tế xã, phường, thị trấn để chăm sóc sức khỏe, dự phòng và nâng cao sức khỏe.

3. Gói dịch vụ y tế cơ bản được cập nhật định kỳ từ 1-2 năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

Thanh toán các dịch vụ y tế thuộc “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả”:

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi sử dụng các dịch vụ y tế thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản được hưởng quyền lợi theo phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và các quy định tại Thông tư này.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế và các quyền lợi khác không thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư này tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn

tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp, Thường trực HĐND huyện đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã năm 2018 nhằm nâng cao kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng để giúp cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã huyện Văn Bàn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động HĐND. Nội dung tập huấn bao gồm các chuyên đề: Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Tổ đại biểu HĐND; kỹ năng giám sát, kỹ năng tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; kiến thức và kỹ năng về công tác thẩm tra của các Ban HĐND; kỹ năng tiếp công dân, quy trình xử lý ý kiến kiến nghị và đơn thư của công dân; vai trò của Văn phòng HĐND và mối quan hệ giữa đại biểu với Văn phòng HĐND trong trao đổi, cung cấp thông tin và triển khai một số quy trình hoạt động của HĐND các cấp, đồng thời tổ chức học tập kinh nghiệm thực tế giữa HĐND các cấp trong và ngoài tỉnh. Đối với hội nghị tập huấn đại biểu HĐND cấp huyện thực hiện theo kế hoạch tổ chức tập huấn của HĐND tỉnh, dự kiến thời gian tổ chức tháng 3/2018; hội nghị tập huấn đại biểu HĐND cấp xã, dự kiến tổ chức trong tháng 4/2018; đối với nội dung tổ chức học tập kinh nghiệm thực tế giữa HĐND các cấp trong và ngoài tỉnh dự kiến tổ chức vào tháng 8/2018.

Ngân Hà

»

Page 26: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 26

GIỚI THIỆU VĂN BẢN

quốc được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

3. Giá các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

4. Giá thuốc, vật tư y tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế.

Thanh toán các dịch vụ thuộc “Gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe”:

1. Đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dự phòng và nâng cao sức khỏe để thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu y tế - dân số: do kinh phí của Chương trình mục tiêu y tế - dân số chi trả theo quy định tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020. Nguồn kinh phí, nội dung, mức chi thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dự phòng và nâng cao sức khỏe cho các đối tượng được Nhà nước bảo đảm kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành: thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dự phòng và nâng cao sức khỏe ngoài các dịch vụ quy định tại Khoản 1, 2 Điều này: do ngân sách địa phương bảo đảm từ nguồn chi sự nghiệp y tế theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ

dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017.

4. Đối với các dịch vụ khác ngoài các dịch vụ quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này: được phép thu của người sử dụng dịch vụ theo các quy định của pháp luật hiện hành, từ nguồn

kinh phí xã hội hóa và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các cấp thanh toán đủ chi phí của các dịch vụ thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả mà các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp trong thực tế theo hướng dẫn thanh toán quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan bố trí ngân sách địa phương, kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có) để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm nguyên tắc không dàn trải và hiệu quả; bố trí nhân lực để các cơ sở y tế có đủ điều kiện cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản... Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.

Hoàng Linh

Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh trao đổi với các y bác sỹ Trạm y tế xã Lùng Sui (Si Ma Cai)

Page 27: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 27

TRẢ LỜI Ý KIẾN KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI(Tiếp theo kỳ trước)

VỀ QUY HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN13. Cử tri huyện Văn Bàn đề nghị mở mới

tuyến đường từ thôn Nậm Hò (Dần Thàng) - sang Tu Hạ (Nậm Xé) dài 12 km để phục vụ giao thông 3 xã Dần Thàng - Nậm Chày - Nậm Xé; đề nghị mở mới 1km đường giao thông từ Trạm y tế xã Thẳm Dương xuống thôn Bản Ngoang.

Ý kiến của UBND tỉnh:Việc đề nghị đầu tư xây dựng mới, nâng cấp

các tuyến đường GTNT: Đường từ thôn Nậm Hò (Dần Thàng) - Tu Hạ (Nậm Xé) dài 12 km để phục vụ giao thông 3 xã Dần Thàng, Nậm Chày, Nậm Xé của huyện Văn Bàn; Đường giao thông từ Trạm y tế xã Thẳm Dương xuống thôn Bản Ngoang dài 1km của cử tri là cần thiết để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong điều kiện cân đối ngân sách của tỉnh hết sức khó khăn, để đảm bảo tính khả thi trong việc triển khai xây dựng các tuyến đường trên, Sở Giao thông Vận tải đề nghị UBND huyện Văn Bàn sớm tổng hợp danh mục trình UBND tỉnh để cân đối giao kế hoạch triển khai thực hiện trong năm 2017-2018 theo cơ chế xây dựng đường giao thông nông thôn quy định tại Quyết định số 134/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh Lào Cai.

14. Đề nghị tỉnh sớm thi công tuyến đường từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (nút IC 16) đi Than Uyên và đi Nậm Tha - Văn Bàn; Phong Dụ - Yên Bái.

Ý kiến của UBND tỉnh:- Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Nhằm phát huy hiệu quả của tuyến đường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Lào Cai, Lai Châu tại Thông báo số 1086/TB-BGT-VT ngày 31/12/2015 thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT tại cuộc họp về dự án kết nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với thành phố Lai Châu, Bộ trưởng Bộ GTVT đã chỉ đạo phương án kết nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với tỉnh Lai Châu đi theo hướng qua Quốc lộ 279 đoạn Tân An - Khau Co và thống nhất áp dụng yếu tố hình học theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi TCVN 4054-2005 đảm bảo đồng bộ toàn tuyến kết nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với tỉnh Lai Châu. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án 2 khẩn trương tổ

chức lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, trình duyệt xong trong tháng 12/2017. Dự kiến sẽ ký hiệp định vay vốn ADB trong tháng 01/2019 và triển khai thi công dự án từ 2019-2021.

- Dự án xây dựng đường vào xã Nậm Tha (đoạn Nậm Tha - Phong Dụ Hạ): Được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư là 60,28 tỷ đồng (nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ). Chiều dài tuyến 5,5km, thiết kế tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, chiều rộng nền đường 6m, chiều rộng mặt đường 3,5m; mặt đường láng nhựa 2 lớp; hệ thống thoát nước (cống, rãnh) đầy đủ.

Hiện nay dự án đã thi công hoàn thành 5,0/5,5km nền đường, rải nhựa đạt 3,5/5,5km, tổng giá trị khối lượng hoàn thành của dự án khoảng 35 tỷ đồng.

+ Lũy kế vốn được bố trí của dự án: 31,33 tỷ đồng (gồm: 20 tỷ đồng vốn của dự án, 11,333 tỷ đồng vốn tạm ứng ngân sách tỉnh).

+ Giá trị vốn còn thiếu của dự án là 40,28 tỷ đồng (bao gồm cả phần để trả nợ vốn đã tạm ứng).

Sở Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan xem xét điều chỉnh lại dự án, cân đối, bố trí bổ sung vốn cho công trình để sớm thi công hoàn thành trong năm 2017-2018.

15. Đầu tư xây dựng cầu dân sinh qua suối Dần Thàng phục vụ đi lại cho nhân dân 3 thôn Dần Thàng, Tà Mòong (Dần Thàng), Tà Mòong (Nậm Chày).

Ý kiến của UBND tỉnh:Theo Văn bản số 10291/VPCP-KTN ngày

29/11/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phủ về việc cập nhập danh mục cầu trong chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT vùng dân tộc thiểu số và trong Dự án LRAMP sử dụng vốn vay WB (theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải tại Văn bản số 12785/BGTVT-KHĐT ngày 31/10/2016). Trong đó tỉnh Lào Cai được hỗ trợ đầu tư xây dựng 160 cầu trong Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (Dự án LRAMP), sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới. Bộ Giao thông Vận tải ủy quyền cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai thực hiện trong giai đoạn 2017-2019.

Page 28: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 28

Cầu dân sinh qua suối Dần Thàng, xã Dần Thàng, huyện Văn Bàn phục vụ cho nhân dân 03 thôn Dần Thàng, Tà Moòng (xã Dần Thàng), Tà Moòng (xã Nậm Chày) thuộc danh mục đầu tư 160 cầu của Dự án LRAMP. Theo kế hoạch cầu Dần Thàng sẽ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trong trong năm 2018-2019.

16. Đề nghị đầu tư nguồn vốn mở tuyến giao thông từ Nậm Cang đi Nậm Pá sang Nậm Chày (Văn Bàn) để thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa các vùng.

Ý kiến của UBND tỉnh:Đường giao thông từ Nậm Cang đi Nậm

Pá sang Nậm Chày (Văn Bàn) nằm trong quy hoạch đường tỉnh lộ 152B của tỉnh theo Quyết định số 3802/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Trong giai đoạn 2017-2020 và các năm sau này, nguồn đầu tư công từ ngân sách nhà nước là hết sức khó khăn. Sở Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành chức năng nghiên cứu, cân đối tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn lực để triển khai đầu tư xây dựng đoạn đường này.

17. Đề nghị tỉnh chỉ đạo hỗ trợ kinh phí để tháo dỡ cầu treo thôn Nậm Than đã xuống cấp nghiêm trọng nguy hiểm cho nhân dân. Đầu tư xây dựng cầu treo, chiều dài khoảng 100 m qua ngã ba suối Nậm Pá, Nậm Cang đi Nậm Si trước mùa mưa lũ 2017 để nhân dân đi lại được thuận tiện.

Ý kiến của UBND tỉnh:Theo Văn bản số 10291/VPCP-KTN ngày

29/11/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phủ về việc cập nhập danh mục cầu trong chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT vùng dân tộc thiểu số và trong Dự án LRAMP sử dụng vốn vay WB (theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Văn bản số 12785/BGTVT-KHĐT ngày 31/10/2016). Tỉnh Lào Cai được hỗ trợ đầu tư xây dựng 160 cầu thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (Dự án LRAMP), sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới. Bộ Giao thông Vận tải ủy quyền cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai thực hiện trong giai đoạn 2017-2019.

Cầu treo dân sinh Nậm Than II, xã Nậm Can, huyện Sa Pa thuộc danh mục đầu tư 160 cầu của Dự án LRAMP trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Theo kế hoạch cầu Nậm Than II sẽ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai xây dựng trong trong năm 2018-2019. Trong thời gian chưa triển khai công trình, đề nghị UBND huyện Sa Pa chỉ đạo các phòng chuyên môn kiểm tra hiện trạng công trình, tham mưu biện pháp đảm bảo an toàn để nhân dân đi lại qua cầu. Trường hợp cầu không đảm bảo an toàn, không thể khai thác sử dụng được thì yêu cầu UBND huyện Sa Pa chỉ đạo tổ chức tháo dỡ cầu để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho nhân dân.

18. Cử tri huyện Mường Khương đề nghị tỉnh sớm đầu tư, nâng cấp tuyến đường 154 hiện tại đã xuống cấp trầm trọng; đầu tư, nâng cấp đoạn nối Thủy điện Cốc Ly lên xã Tả Thàng hiện nay đường hỏng nặng gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân.

Ý kiến của UBND tỉnh:Đoạn tuyến này thuộc Km37-Km92, ĐT 154

được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2003-2005, kết cấu mặt đường láng nhựa (riêng 1,5 km đoạn thủy điện Cốc Ly là mặt đường cấp phối, đã hư hỏng nặng). Sau hơn 12 năm khai thác, sử dụng trong điều kiện địa hình miền núi, thường xuyên chịu tác động của thiên tai, mưa lũ tuyến đường đã bị hư hỏng, xuống cấp.

Tuy nhiên do điều kiện ngân sách của tỉnh còn hết sức khó khăn. Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo đơn vị bảo dưỡng sử dụng nguồn kinh phí bảo dưỡng thường xuyên hằng năm sửa chữa cục bộ một số vị trí ổ gà, sình lún để nhân dân đi lại được thuận tiện, đồng thời sẽ báo cáo UBND tỉnh cân đối nguồn vốn sự nghiệp trong kế hoạch năm 2017-2020 để sửa chữa và rải nhựa đoạn 1,5km qua thủy điện Cốc Ly.

19. Đề nghị sớm có kế hoạch nâng cấp tuyến đường Bãi Bằng - La Pan Tẩn với tổng chiều dài 4,5 km; đầu tư (rải nhựa) tuyến đường La Pan Tẩn - Mường Lum dài 7km (đã thi công xong giai đoạn 1).

Ý kiến của UBND tỉnh:Tuyến đường Bãi Bằng - La Pan Tẩn nằm

trong dự án xây dựng Đường TL154 đến thôn Ma Cái Thàng, xã La Pán Tẩn, huyện Mường Khương đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3795/QĐ-UBND ngày 30/10/2015, với quy mô cụ thể như sau:

Tổng chiều dài toàn tuyến theo dự án là 10,3km (gồm 2 đoạn):

- Đoạn 1 (tuyến chính): Chiều dài 5,6km: Điểm đầu tại nối Tỉnh lộ 154 (thôn Bãi Bằng), điểm cuối tại thôn Ma Cái Thàng, xã La Pán Tẩn. Quy mô thiết kế: 300m đi qua trung tâm

Page 29: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 29

xã La Pán Tẩn có nền đường rộng 9,0m, mặt đường rộng 7m; các đoạn còn lại cơ bản thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp A-GTNT nền đường rộng 5,0m, mặt đường rộng 3,5m. Kết cấu mặt đường láng nhựa 3kg/m2, những đoạn có độ dốc lớn thiết kế mặt đường BTXM dày 20cm.

- Đoạn 2 (tuyến nhánh): Chiều dài 4,7km: Nối từ tuyến chính đến ngã 3 đi Bản Sen và đi Mường Lum. Quy mô: Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp B-GTNT, chiều rộng nền đường 4,0m, chiều rộng mặt đường 3,0m. Kết cấu mặt đường láng nhựa 3kg/m2, những đoạn có độ dốc lớn thiết kế mặt đường BTXM dày 20cm.

Tuyến đường do UBND huyện Mường Khương được giao làm chủ đầu tư. Dự kiến đầu Quý III/2017 sẽ tổ chức khởi công xây dựng công trình.

20. Đề nghị tỉnh xem xét nâng cấp tuyến đường Hoàng Liên Sơn II từ Mường Khương đến Cốc Ly huyện Bắc Hà với tổng chiều dài là 53km.

Ý kiến của UBND tỉnh:Đường từ Trung tâm thị trấn Mường Khương

đến Cốc Ly thuộc Km37-Km92, ĐT 154 được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2003-2005, kết cấu mặt đường láng nhựa (riêng 1,5 km đoạn thủy điện Cốc Ly là mặt đường cấp phối, đã hư hỏng nặng). Sau hơn 12 năm khai thác, sử dụng trong điều kiện địa hình miền núi, thường xuyên chịu tác động của thiên tai, mưa lũ tuyến đường đã bị hư hỏng, xuống cấp.

Tuy nhiên do điều kiện ngân sách của tỉnh còn hết sức khó khăn. Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo đơn vị bảo dưỡng sử dụng nguồn kinh phí bảo trì thường xuyên hằng năm sửa chữa cục bộ một số vị trí ổ gà, sình lún để nhân dân đi lại được thuận tiện, đồng thời sẽ báo cáo UBND tỉnh cân đối nguồn vốn sự nghiệp trong kế hoạch năm 2017-2020 để sửa chữa và rải nhựa đoạn 1,5km qua thủy điện Cốc Ly, kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 20 tỷ đồng.

21. Đề nghị tỉnh đôn đốc chủ đầu tư tiếp tục triển khai thi công tuyến đường ra biên giới từ Quốc lộ 4Đ cửa khẩu Mường Khương đi sang Tung Chung Phố (đã ngừng thi công 3 năm nay).

Ý kiến của UBND tỉnh:Dự án đường ra biên giới từ Quốc lộ 4D (cửa

khẩu Mường Khương) đi sang Tung Chung Phố, do UBND huyện Mường Khương làm chủ đầu tư được đầu tư xây dựng theo 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Năm 2008, thi công đoạn tuyến dài 5,0km. Điểm đầu nối vào đường giải phóng 11-11 (Bệnh viện đa khoa huyện) thôn Xóm Mới 1, thị trấn Mường Khương, điểm cuối tuyến tại thôn Tả Chu Phùng xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương. Quy mô xây dựng nền đường rộng 5,0m, mặt đường 3,0m, thiết kế láng nhựa 3,0kg/m2. Tổng kinh phí là 7,7 tỷ đồng, được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung là 12,3 tỷ đồng (Quyết định số 967/QĐ-UBND ngày 04/5/2012 của UBND tỉnh Lào Cai). Tháng 10/2012, công trình đã hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

- Giai đoạn 2: Thực hiện năm 2009, thi công xây dựng đoạn 5,5 km, đầu tuyến nối tiếp với giai đoạn I (Tả Chu Phùng xã Tung Chung Phố), cuối tuyến nối vào QL4D (thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương). Quy mô thiết kế theo tiêu chuẩn cấp A-GTNT, nền đường rộng 4,0m, mặt đường rộng 3,0m, thiết kế láng nhựa 3,0kg/m2. Tổng kinh phí dự án duyệt là 15.9 tỷ đồng (tại Quyết định số 1195/QĐ-UBND ngày 08/5/2009), được phê duyệt điều chỉnh bổ sung là 16.9 tỷ đồng (tại Quyết định số 1870/QĐ-UBND ngày 27/7/2012). Công trình đã được tổ chức thi công hoàn thành các hạng mục theo phê duyệt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa lũ năm 2014, trên tuyến bị sạt lở đất đá với khối lượng lớn ở 02 vị trí (Km9+900 và Km6+800).

Trên cơ sở kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải, UBND huyện Mường Khương chỉ đạo đơn vị thi công đảm bảo giao thông để nhân dân đi lại được thuận lợi, an toàn.

22. Cử tri huyện Si Ma Cai phản ánh, năm 2012 tỉnh thực hiện mở rộng tuyến đường Bắc Hà - Si Ma Cai, trong quá trình thi công đơn vị thi công đã phân luồng xe đi qua tuyến đường Lùng Sui - Lùng Phình do đó tuyến đường đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Sở Giao thông Vận tải đã có ý kiến nâng cấp tuyến đường, tuy nhiên hiện nay tuyến đường vẫn chưa được sửa chữa. Đề nghị tỉnh sớm bố trí kinh phí để sửa chữa, nâng cấp tuyến đường để việc đi lại của nhân dân được thuận tiện.

Ý kiến của UBND tỉnh:Tuyến đường Lùng Sui - Lùng Phình là

đường huyện do huyện Si Ma Cai khai thác, quản lý. Chiều dài tuyến khoảng 11km, quy mô đường cấp A-GTNT, mặt đường cấp phối đá dăm. Trong thời gian 2012-2014, thực hiện Dự

Page 30: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 30

án cải tạo nâng cấp đường Bắc Hà - Si Ma Cai, Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với UBND huyện Si Ma Cai phân luồng các phương tiện giao thông đi qua tuyến đường trên. Sau khi dự án hoàn thành, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các nhà thầu sửa chữa xong các hư hỏng trên tuyến Lùng Sui - Lùng Phình và bàn giao cho huyện Si Ma Cai quản lý.

Qua thời gian dài khai thác, sử dụng trong điều kiện địa hình miền núi, thường xuyên chịu tác động của thiên tai, mưa lũ tuyến đường đã bị hư hỏng, xuống cấp. Trong điều kiện ngân sách của tỉnh rất khó khăn, trước mắt yêu cầu UBND huyện Si Ma Cai chỉ đạo đơn vị bảo dưỡng sử dụng nguồn kinh phí bảo trì hằng năm để sửa chữa phục vụ đi lại được êm thuận.

23. Cử tri huyện Bát Xát đề nghỉ tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường Kim Thành - Ngòi Phát, đặc biệt là cầu, cống thoát nước để nhân dân đi lại được thuận tiện.

Ý kiến của UBND tỉnh:Đoạn Kim Thành - Ngòi Phát thuộc Dự án cải

tạo nâng cấp TL156: Được UBND tỉnh phê duyệt dự toán là 386,5 tỷ đồng. Liên danh Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Đồng Tâm là đơn vị thi công. Đến nay công trình đã thi công hoàn thành được móng lớp trên 11/13km, móng lớp dưới 9,5/13km, mặt đường láng nhựa 9,5/13km; cầu Bản Qua và cầu Quang Kim cơ bản hoàn thành; cầu Bản Vược lao lắp được 4/12 dầm, giá trị khối lượng hoàn thành 258,3/308,4 tỷ đồng (đạt 83%). Đã giải ngân cho khối lượng hoàn thành 217,5 tỷ đồng, hiện còn nợ giá trị xây lắp hoàn thành của các nhà thầu là 40,8 tỷ đồng, vốn còn thiếu để thực hiện dự án là 90,9 tỷ đồng (bao gồm cả khối lượng hoàn thành còn nợ nhà thầu).

Để giải quyết khó khăn về vốn cho dự án, trước mắt Sở Giao thông Vận tải đã có Công văn số 458/GTVT-KHTC ngày 07/4/2017 gửi Sở Tài chính đề nghị cân đối tham mưu cho UBND tỉnh xem xét bố trí trước 8,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để thi công hoàn thành cầu Bản Vược phục vụ nối thông toàn tuyến để giảm tải, chống xuống cấp cho đoạn Quang Kim - Bản Vược, tỉnh lộ 156.

24. Đề nghị tỉnh sửa chữa nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 158 từ Mường Hum lên Y Tý hiện nay tuyến đường này đã xuống cấp nhân dân đi lại rất khó khăn.

Ý kiến của UBND tỉnh:Đường tỉnh 158, được đầu tư xây dựng và đưa

vào sử dụng năm 2006 với quy mô đường cấp A giao thông nông thôn, chiều rộng nền đường Bn=5m, chiều rộng mặt đường Bm=3,5m, kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa.

Qua 10 năm khai thác, chưa được đầu tư sửa chữa lớn, mặt đường đã xuất hiện hư hỏng nhỏ. Tuy nhiên hằng năm, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo đơn vị duy tu bảo dưỡng thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa nhỏ những hư hỏng phát sinh, do đó tuyến đường vẫn đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện.

Do ảnh hưởng của các cơn bão số 2, 3 và đợt mưa lớn ngày 09-10/9/2016, đã làm sạt lở, sụt lún nền đường, xói trôi phần lớn mặt đường láng nhựa và hư hỏng một số công trình thoát nước, hiện tại giao thông trên tuyến gặp nhiều khó khăn, gây nguy cơ mất an toàn giao thông. Sở Giao thông Vận tải đã có Văn bản số 1315/GTVT-QLHT ngày 28/9/2016 đề xuất với UBND tỉnh danh mục dự án cấp bách, khắc phục hậu quả thiên tai; đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh đã báo cáo Bộ GTVT và Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương hỗ trợ kinh phí. Tuy nhiên, do khó khăn chung hiện nay Bộ GTVT chưa cân đối bố trí được kinh phí để hỗ trợ cho tỉnh sửa chữa nâng cấp tuyến đường trên.

Để đảm bảo giao thông, duy trì năng lực vận tải của tuyến đường trên, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo đơn vị duy tu bảo dưỡng thực hiện tốt công tác bảo trì để đảm bảo giao thông, đồng thời tiếp tục báo cáo các sở, ngành chức năng liên quan sớm cân đối nguồn lực từ ngân sách tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch cải tạo nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 158 đoạn Mường Hum đi Y Tý trong kế hoạch 2018-2020.

25. Đề nghị tỉnh sớm khắc phục tuyến đường tỉnh lộ 156 đi Mỏ tuyển đồng Sin Quyền (khu vực phòng khám Đa khoa Bản Vược) chưa có cống thoát nước dẫn đến trời mưa nước không thoát được người dân đi lại khó khăn.

Ý kiến của UBND tỉnh:Tiếp thu ý kiến của cử tri huyện Bát Xát,

UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở, ngành, kiểm tra và đề xuất phương án xử lý thoát nước, trình UBND tỉnh xem xét quyết định trong kế hoạch năm 2017-2018.

(Kỳ sau đăng tiếp)

Page 31: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 31

Page 32: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1laocai.gov.vn/SiteFolders/HDND/4413/Web2017/So11/So 11.2017.pdf · tâm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 11 - 2017 32