la 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh...

134
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TQUC DÂN HOÀNG THTHANH HƯƠNG ¸P DôNG CHIÕN L¦îC TR¸CH NHIÖM X· HéI CñA DOANH NGHIÖP (CSR) T¹I DOANH NGHIÖP QUY M¤ NHá Vμ VõA VIÖT NAM: NGHI£N CøU T×NH HUèNG NGμNH MAY Chuyên ngành: Qun trkinh doanh Mã s: 62340102 i h−íng dÉn khoa häc: i h−íng dÉn khoa häc: i h−íng dÉn khoa häc: i h−íng dÉn khoa häc: PGS TS LÊ CÔNG HOA Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Công Hoa Hà Ni - 2015 Viết thuê lun văn thc sĩ, lun án tiến sĩ tA-Z - http://luanvanaz.com

Upload: nhan-luan

Post on 12-Apr-2017

748 views

Category:

Education


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

���� ���� ����

HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG

¸P DôNG CHIÕN L¦îC TR¸CH NHIÖM X· HéI CñA

DOANH NGHIÖP (CSR) T¹I DOANH NGHIÖP QUY M¤ NHá Vµ VõA

VIÖT NAM: NGHI£N CøU T×NH HUèNG NGµNH MAY

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62340102

i h−íng dÉn khoa häc: i h−íng dÉn khoa häc: i h−íng dÉn khoa häc: i h−íng dÉn khoa häc: PGS TS LÊ CÔNG HOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Công Hoa

Hà Nội - 2015

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 2: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

1

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 3: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả có trong nghiên cứu là trung

thực và có nguồn gốc rõ ràng

Hoàng Thị Thanh Hương Hoàng Thị Thanh Hương

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 4: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ii

DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... iii

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. iv

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... v

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 11

1.1. Quan niệm CSR và chiến lược CSR .......................................................... 11

1.1.1. Sự ra đời và phát triển triết lý CSR trong quản trị kinh doanh ..................... 11

1.1.2. Khái niệm và bản chất CSR .......................................................................... 13

1.1.3. Quan niệm về chiến lược CSR ...................................................................... 15

1.2. Các lý thuyết về chiến lược CSR ................................................................ 20

1.2.1. Lý thuyết các bên hữu quan .......................................................................... 20

1.2.2. Lý thuyết dựa trên nguồn lực doanh nghiệp ................................................. 25

1.2.3. Lý thuyết Porter và Kramer ........................................................................... 26

1.3. Cơ sở lý thuyết về chiến lược CSR của DNNVV ...................................... 33

1.3.1. Các giai đoạn phát triển CSR của DNNVV .................................................. 33

1.3.2. Vai trò của chiến lược CSR đối với DNNVV ............................................... 36

1.3.3. Nội dung chiến lược CSR của DNNVV ....................................................... 38

1.4. Tổng quan nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................... 43

1.4.1. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 43

1.4.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 46

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 50

2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 50

2.1.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 50

2.1.2. Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 51

2.1.3. Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 57

2.2. Thống kê mô tả mẫu ................................................................................... 60

2.2.1. Cơ cấu doanh nghiệp khảo sát ....................................................................... 60

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 5: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

iv

2.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp khảo sát ............................................................ 63

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 66

3.1. Khái quát về CSR của DNNVV ngành may Việt Nam ............................ 66

3.2. Kiểm định thang đo ..................................................................................... 68

3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................................ 68

3.3.2. Kết quả phân tích EFA .................................................................................. 74

3.3. Kiểm định giả thuyết ................................................................................... 77

3.3.1. Kiểm định tương quan giữa các biến ............................................................ 77

3.3.2. Kiểm định giả thuyết ..................................................................................... 79

3.3.3. Kiểm tra các giả định cần thiết của mô hình hồi quy .................................... 83

3.4. Nghiên cứu tình huống ................................................................................ 84

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 91

4.1. Kết luận ........................................................................................................ 91

4.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 94

4.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................................................ 94

4.2.2. Đề xuất áp dụng chiến lược CSR tại DNNVV ngành may ........................... 95

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 101

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................ 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 104

PHỤ LỤC ................................................................................................................ 111

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 6: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

iii

DANH MỤC VIẾT TẮT

COC : Quy tắc ứng xử

CSR : Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EC : Liên minh châu Âu

ISO : Tổ chức tiêu chuẩn Thế giới

GSO : Tổng cục Thống kê

SA 8000 : Tiêu chuẩn quốc tế quản trị trách nhiệm xã hội

UNIDO : Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc

VCCI : Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 7: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Sự phát triển của các cách tiếp cận CSR .......................................... 12

Bảng 2.1: Thang đo CSR của doanh nghiệp..................................................... 53

Bảng 2.2: Thang đo lãnh đạo doanh nghiệp ..................................................... 54

Bảng 2.3: Thang đo môi trường nội bộ doanh nghiệp ..................................... 55

Bảng 2.4: Thang đo môi trường cạnh tranh ...................................................... 56

Bảng 2.5: Thang đo môi trường vĩ mô ............................................................. 57

Bảng 2.6: Đặc điểm doanh nghiệp theo khu vực địa lý.................................... 63

Bảng 3.1: Đặc điểm chiến lược CSR của DNNVV ngành may ....................... 67

Bảng 3.2: Cronbach Alpha của thang đo lãnh đạo doanh nghiệp .................... 69

Bảng 3.3: Cronbach Alpha của thang đo môi trường nội bộ ............................ 70

Bảng 3.4: Cronbach Alpha của thang đo môi trường nội bộ ............................ 71

Bảng 3.5: Kết quả Cronbach Alpha thang đo môi trường vĩ mô ..................... 72

Bảng 3.6: Cronbach Alpha của thang đo môi trường nội bộ ............................ 73

Bảng 3.7: Total Variance Explained ................................................................ 75

Bảng 3.8: Ma trận nhân tố xoay Rotated Component Matrix .......................... 76

Bảng 3.9: Ma trận hệ số tương quan ............................................................... 78

Bảng 3.10: Kết quả hồi quy tuyến tính ............................................................... 80

Bảng 3.11: Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê ........................................... 83

Bảng 3.12: Một số hình ảnh về CSR tại doanh nghiệp ...................................... 88

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 8: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình Kim tự tháp ........................................................................ 14

Hình 1.2: Liên kết CSR trong chuỗi giá trị doanh nghiệp ............................... 28

Hình 1.3: Khía cạnh xã hội của môi trường cạnh tranh doanh nghiệp ............ 30

Hình 1.4: Các giai đoạn chiến lược CSR của DNNVV ................................... 34

Hình 1.5: Sự chuyển dịch từ “công dân tốt” sang chiến lược CSR ................. 35

Hình 1.6: Nội dung của chiến lược CSR .......................................................... 39

Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 48

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 51

Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu định tính ........................................................ 58

Hình 2.3: Cơ cấu doanh nghiệp khảo sát theo địa lý ....................................... 60

Hình 2.4: Cơ cấu doanh nghiệp khảo sát theo năm thành lập .......................... 61

Hình 2.5: Cơ cấu doanh nghiệp khảo sát theo quy mô lao động ..................... 62

Hình 2.6: Tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát tham gia chuỗi cung ứng ................... 64

Hình 2.7: Các khó khăn chủ yếu cản trở sự thành công của doanh nghiệp ..... 65

Hình 3.1: Tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát có chứng nhận .................................... 66

Hình 4.1: Các bước thực hiện hiện chiến lược CSR tại DNNVV ................... 97

Hình 4.2: Lồng ghép hoạt động CSR vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp ...... 99

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 9: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

1

MỞ ĐẦU

1. Bối cảnh nghiên cứu

Hơn 20 năm qua, ngành may Việt Nam đã có những sự phát triển vượt

bậc với tỷ lệ bình quân 15%/năm. Ngành may đã trở thành ngành kinh tế hàng

đầu cả nước với kim ngạch xuất khẩu 10-15% GDP hàng năm. Hiện nay Việt

Nam đã trở thành một trong năm nhà xuất khẩu may mặc lớn nhất Thế giới

với thị phần chiếm giữ khoảng 4-5% với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ,

EU, Nhật (chiếm 75%). Hiện nay tổng số doanh nghiệp trong ngành may Việt

Nam xấp xỉ 4654 doanh nghiệp. Theo ước tính, số DNNVV ngành may xấp xỉ

90% tổng số doanh nghiệp. Như vậy DNNVV chiếm vị trí quan trọng trong

ngành may bởi số lượng đông đảo các doanh nghiệp.

Đặc trưng ngành may là chuỗi giá trị toàn cầu được dẫn dắt bởi khách

hàng - các công ty mua hàng có thương hiệu riêng trên thị trường hoặc/và các

công ty thương mại. Các DNNVV Việt Nam ở vị trí khá thấp trong chuỗi giá

trị toàn cầu. Đa phần các công ty lệ thuộc vào phương thức gia công (CMT:

cut-make-trim: cắt – ráp – hoàn thiện). Đây cũng là phương thức hoạt động

đòi hỏi kiến thức thấp nhất và cũng mang lại giá trị gia tăng thấp nhất. Chính

vì ở vị trí khá thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu mà quyền lực thương lượng

của các doanh nghiệp Việt Nam khá thấp. Áp lực từ khách hàng và nhà cung

ứng làm doanh nghiệp chỉ nhận được lợi nhuận biên thấp trên đơn vị sản xuất.

Trong khi đó, áp lực thực hiện CSR ngày càng gia tăng đối với các doanh

nghiệp Việt Nam.

Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, CSR đang trở thành

một trong những điều kiện trong buôn bán thương mại. Đối với các doanh

nghiệp, đó là các luật chơi mới, bắt buộc doanh nghiệp phải tham gia và nếu

chấp nhận cuộc chơi có khả năng đi xa hơn. Đặc biệt trong ngành may, để tìm

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 10: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

2

chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực đầu

tư, nỗ lực cải tiến, nỗ lực chứng minh các tiêu chuẩn lao động và môi trường.

Hay nói cách khác CSR chính là “giấy thông hành” đi vào thị trường thế giới

của doanh nghiệp ngành may. Cộng đồng nghiên cứu đã phát hiện rằng các

doanh nghiệp không kể quy mô, ngành nghề đều phải áp dụng mức độ nào đó

của CSR trong bối cảnh cạnh tranh hiện thời. Hay nói cách khác, động lực

cho DNVVN thực hiện CSR khá rõ ràng và ngày càng trở nên mạnh mẽ.Vì

thế, việc xây dựng và triển khai chiến lược CSR đóng vai trò quan trọng với

các DNNVV ngành may Việt Nam.

2. Lý do lựa chọn đề tài

2.1. Nhu cầu thực tiễn

Lý do lựa chọn đề tài trước hết xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Có thể

nói CSR là một yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng trên thị trường

dệt may và quần áo. Người tiêu dùng ngày nay – giáo dục tốt hơn và hiểu biết

hơn – muốn các doanh nghiệp phải thông tin cho họ về rất nhiều khía cạnh

khác nhau của hoạt động kinh doanh và thể hiện mong muốn này thường

xuyên hơn nhiều so với những gì họ làm trong quá khứ. Người tiêu dùng hỏi

những câu hỏi như “Đó có phải là một công ty tốt và trung thực không?”;

“Công ty đó hành động có đạo lý và đạo đức không?”; “Công ty đó có tôn

trọng nhân quyền và môi trường tự nhiên không?” Những câu hỏi trên sẽ

được hỏi thường xuyên hơn.

Do đó, nhu cầu thực hiện chiến lược CSR trước hết xuất phát từ sức ép

của môi trường bên ngoài ngày càng nhiều và cũng chính từ sự thay đổi nhận

thức và hành động của doanh nghiệp (O’Brien, 2001). Trong môi trường có

nhiều biến động, áp lực và rủi ro lớn, khi hoạch định chiến lược, doanh

nghiệp không chỉ thuần tuý quan tâm đến lợi nhuận. Ngày càng có nhiều sức

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 11: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

3

ép đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện CSR nhằm cân bằng các họat động kinh

doanh vì lợi nhuận với các mối quan tâm với các bên hữu quan bên trong và

bên ngoài doanh nghiệp.

Thực tiễn Việt Nam cho thấy khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực

hiện 6 hiệp định chính, trong đó có Hiệp định Hàng rào kỹ thuật thương mại

mà CSR là nội dung quan trọng. Đặt trong bối cảnh ngành may, CSR là “giấy

thông hành” để doanh nghiệp có vị thế cao hơn trong chuỗi cung ứng của

ngành. Đồng thời đó cũng là công cụ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trong

ngành may. Bởi lẽ CSR là yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng và là

yếu tố duy trì lao động chất lượng cao. Đây đang là khó khăn lớn đối với các

doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, sự hiện diện ngày càng

nhiều của hàng hóa và doanh nghiệp quốc tế tại các thị trường đòi hỏi

DNNVV Việt Nam phải áp dụng chiến lược CSR. không phải chỉ lựa chọn

chiến lược “tồn tại” mà phải nghĩ đến việc xây dựng “lợi thế cạnh tranh bền

vững”, trong đó CSR là một yếu tố cấu thành quan trọng.

2.2. Khoảng trống lý thuyết

Hơn nữa, lý do lựa chọn đề tài xuất phát từ khoảng trống lý thuyết. Có

thể khẳng định rằng trên Thế giới hiện nay, nghiên cứu về trách nhiệm xã hội

doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) theo quan điểm chiến

lược ngày càng được chú trọng (Mcwilliams, Siegel, và Wright, 2006). Mặc

dù đây không phải là chủ đề hoàn toàn mới nhưng càng ngày càng là chủ đề

“nóng” trong cộng đồng nghiên cứu và doanh nghiệp trong hơn một vài thập

niên trở lại đây.

Bằng cách phỏng vấn sâu DNNVV ở Australia, Suprawan và cộng sự

(2009) kiểm chứng sự nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội doanh

nghiệp của DNNVV. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp hiểu về trách nhiệm

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 12: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

4

xã hội doanh nghiệp theo cách tiếp cận các bên hữu quan. Các bên hữu quan

chủ chốt của DNNVV là người lao động, khách hàng và cộng đồng. Nghiên

cứu này cũng cho thấy DNNVV sử dụng các công cụ khác nhau để truyền

thông các các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới các nhóm hữu

quan khác nhau. Qua đó, cũng khẳng định mối quan hệ giữa trách nhiệm xã

hội doanh nghiệp và chiến lược thương hiệu doanh nghiệp. Một số tác giả

khác đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về việc DNNVV có hiểu biết và

thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan đến môi

trường, xã hội, thị trường và lực lượng lao động. Trong đó, có thể kể đến một

vài ví dụ như nghiên cứu về trường hợp DNNVV Thổ Nhĩ Kỳ của Ararat

(2008), trường hợp của Đan Mạch (Kramer và cộng sự, 2005), nghiên cứu

doanh nghiệp Cộng hoà Czech (Polášek, 2010) và thực tiễn tốt tại Châu Âu

của Mandl & Dorr (2007).

Như vậy, có thể thấy xu hướng các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội

doanh nghiệp của DNNVV tập trung vào ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội

doanh nghiệp tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp và các yếu tố thúc đẩy thực

hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Đa phần các nghiên cứu này đến từ

châu Âu. Mặc dù các doanh nghiệp ở Mỹ rất quan tâm đến trách nhiệm xã hội

doanh nghiệp và các bộ tiêu chuẩn (như SA 8000, ISO 14000, ISO 26000),

nhưng các nghiên cứu ở Mỹ thường hẹp hơn về phạm vi nghiên cứu. Cụ thể

các nghiên cứu thực nghiệm tại Mỹ tập trung các chủ đề hẹp hơn như chương

trình quản trị môi trường (Cordano và cộng sự 2010). Chỉ có một số ít nghiên

cứu liên quan về chủ đề vai trò của người chủ - người điều hành trong thực

hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (ví dụ Marshall và cộng sự, 2005;

Murrillo & Lozan, 2006).

Như vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới cho thấy các

nghiên cứu thực nghiệm về áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chiến

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 13: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

5

lược cho các DNNVV khá đa dạng. Các nghiên cứu này chủ yếu về tác động

của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới DNNVV với trọng tâm vào mối quan

hệ qua lại với các hoạt động kinh doanh trong bối cảnh xây dựng và duy trì

lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các bằng chứng chủ

yếu đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, các nghiên cứu doanh nghiệp ở

các nền kinh tế mới nổi vẫn còn rất ít.

Ở Việt Nam, có số lượng nhất định doanh nghiệp đã áp dụng CSR. Trên

thực tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có chương

trình giải thưởng CSR hàng năm cho các doanh nghiệp. Các chương trình về

quản trị kinh doanh cũng đã lồng ghép một phần của chủ đề này vào một số

môn học. Tuy nhiên các nghiên cứu về chủ đề này có rất ít. Do đó, trong phần

này, tác giả sẽ không chỉ đề cập đến nghiên cứu về CSR của DNNVV Việt

Nam mà còn tổng quan các nghiên cứu CSR nói chung tại Việt Nam.

Trong đó, Twose & Rao (2003) nghiên cứu về CSR ở Việt Nam trong

hai ngành dệt và da giày. Nghiên cứu này chủ yếu nhìn dưới góc độ tuân thủ

CSR theo yêu cầu từ người mua và tuân thủ quy định Luật. Undén (2007)

nghiên cứu về ảnh hưởng của tập đoàn đa quốc gia trên phương diện CSR đến

các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các tập đoàn đa quốc

gia là yếu tố xúc tác để các doanh nghiệp Việt Nam nghĩ về chiến lược dài

hạn trong đó có CSR. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ít quan

tâm và thiếu nguồn lực thực hiện.

Nghiên cứu về CSR của Nguyễn Hồng Hà và Nguyễn Thị Tuyết Mai

trong ngành thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc Việt Nam cũng cho thấy một số

phát hiện thú vị. Thông qua tiến hành nghiên cứu định tính, bằng việc phỏng

vấn sâu nhóm các nhà quản lý và các khách hàng trong ngành thức ăn chăn

nuôi, tác giả nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 14: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

6

nghiệp, cũng như khám phá những cảm nhận của khách hàng về hoạt động

này. Phát hiện từ nghiên cứu cho thấy, hầu như các doanh nghiệp trong ngành

đều ít nhiều triển khai các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Đa số

khách hàng đều cảm nhận việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

trong ngành là tương đối tốt, và các hệ quả của nó có được gồm danh tiếng

của doanh nghiệp, niềm tin và sự hài lòng của khách hàng.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng (2013) đi tìm câu trả lời cho hai câu

hỏi chủ yếu thông qua nghiên cứu định tính. Thứ nhất là doanh nghiệp nói

chung đang thực hiện trách nhiệm xã hội của mình như thế nào? Thứ hai là

điều gì đang gây cản trở cho việc thực thi trách nhiệm xa hội của doanh

nghiệp? Từ một số kết quả phỏng vấn với lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan

quản lý nhà nước, và tổ chức phi chính phủ về trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp cho thấy sức ép cạnh tranh lớn, hệ thống giám sát cộng đồng còn yếu,

cùng với nhận thức hạn chế của doanh nghiệp về lợi ích lâu dài đang là thách

thức lớn của việc thực thi trách nhiệm xã hội.

Như vậy, nghiên cứu về việc triển khai CSR theo quan điểm chiến

lược ở DNNVV Việt Nam vẫn còn hạn chế trong khi khái niệm này đã

được đưa vào cộng đồng nghiên cứu kinh doanh gần 10 năm trở lại đây. Áp

lực thực hiện CSR đang gia tăng ngày càng nhiều lên các doanh nghiệp bao

gồm cả cả DNNVV. Việc nghiên cứu về áp dụng chiến lược CSR đối với

DNNVV ngày càng trở nên quan trọng. Đây cũng chính là lý do để tác giả

thực hiện luận án này.

2.3. Lý do lựa chọn ngành may

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, nghiên cứu đã giới hạn phạm vi

nghiên cứu ở các DNNVV ngành may. Lý do lựa chọn nghiên cứu tình huống

ngành may có thể xem xét theo ba nguyên nhân chính.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 15: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

7

Thứ nhất, trong nền kinh tế Việt Nam đây là ngành có mức độ hội nhập

lớn nhất vào nền kinh tế thế giới (xét trên phương diện xuất nhập khẩu). Trong

thương mại quốc tế đối với các sản phẩm may, CSR được coi là “giấy thông

hành”, là các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Có

quá nhiều tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử trong ngành may do đó đòi hỏi doanh

nghiệp nên xây dựng và đầu tư chiến lược CSR hơn vì ứng phó thụ động.

Thứ hai, do bản chất sử dụng nhiều lao động của ngành, các doanh

nghiệp trong ngành đang đối mặt với khó khăn trầm trọng về việc tuyển và

lưu giữ lao động lành nghề, công nhân kỹ thuật và quản lý. Thậm chí các

doanh nghiệp ngành may còn cho rằng đây là khó khăn lớn nhất hiện nay.

Việc áp dụng chiến lược CSR cũng sẽ là yếu tố quan trọng để giúp các doanh

nghiệp vượt qua được khó khăn này bởi các hoạt động CSR luôn gắn liền với

lao động, môi trường, xã hội.

Thứ ba, ngành may Việt Nam trong những năm vừa qua có những bước

tiến quan trọng và đang vươn lên trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn

nhất của nền kinh tế. Đây là ngành định hướng xuất khẩu và sử dụng nhiều

lao động. Việc nghiên cứu các doanh nghiệp ngành may sẽ rút ra những kinh

nghiệm quý báu cho doanh nghiệp các ngành khác trong tiến trình hội nhập

kinh tế thế giới.

Do đó, nghiên cứu áp dụng chiến lược CSR đối với các DNNVV Việt

Nam là việc làm cần thiết nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh bền

vững của DNNVV Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa kinh tế. Đồng thời,

cũng đem lại lợi ích to lớn cho xã hội và cộng đồng.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án nhắm đến nghiên cứu kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến

CSR của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may và trên cơ sở đó đề xuất áp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 16: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

8

dụng chiến lược CSR tại các doanh nghiệp này. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ

thể bao gồm:

- Tổng hợp lý thuyết và luận giải cơ sở lý thuyết chiến lược CSR của

DNNVV

- Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết về mối quan

hệ giữa các bên hữu quan chủ chốt và yếu tố môi trường đối với

CSR của DNNVV ngành may

- Dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề xuất áp dụng chiến lược CSR

tại các DNVV ngành may.

4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các luận giải trên, đối tượng nghiên cứu là CSR của doanh

nghiệp vừa và nhỏ ngành may. Quy định DNNVV theo Nghị định

56/2009/NĐ-CP. Theo đó, DNNVV là doanh nghiệp có vốn< 100 tỷ đồng

hoặc quy mô lao động nhỏ hơn 300 lao động.

Phạm vi nghiên cứu là ngành may Việt Nam. Thời gian nghiên cứu chủ

yếu là là 2008-2014. Trong đó mẫu khảo sát định lượng và định tính diễn ra

trong năm 2011-2013.

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án kết hợp phương pháp

định tính và định lượng. . Trong đó việc sử dụng phương pháp định lượng nhằm

phát hiện các mối quan hệ và tương quan giữa các biến số. Phương pháp định tính

nhằm bổ trợ cho phương pháp định lượng thông qua việc kiểm chứng các kết quả

phân tích dữ liệu. Việc sử dụng kết hợp này sẽ giúp khắc phục điểm yếu của từng

phương pháp và tăng sự phong phú của nguồn dữ liệu. Trước hết, tác giả sử

dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu, nghiên

cứu có sẵn để phát triển cơ sở lý thuyết, mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 17: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

9

Phương pháp phân tích tình huống được sử dụng để khai thác các thông tin về

cách các nhân tố ảnh hưởng đến CSR của DNNVV ngành may. Phương pháp

định lượng được thực hiện qua điều tra khảo sát với quy mô mẫu 185 doanh

nghiệp từ ba miền Bắc, Trung, Nam. Dữ liệu định lượng được xử lý thông qua

phần mềm SPSS 16.

5. Những đóng góp mới của luận án

Luận án có đóng góp mới như sau.

Luận án phát triển các thang đo CSR của DNNVV trong bối cảnh ngành

may Việt Nam. Căn cứ trên việc đánh giá CSR theo quan điểm chiến lược của

Burke và Logsdon, tác giả đã phát triển các thang đo chiến lược CSR của

DNNVV. Thang đo này bao gồm 5 tiêu chí: trung tâm (centrality), cụ thể

(specificity), chủ động (proactivity), tự nguyện (voluntarism) và công bố

(visibility).

Luận án cung cấp các bằng chứng các yếu tố lãnh đạo doanh nghiệp, yếu

tố môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài có ảnh hưởng thuận chiều đến

CSR của DNNVV ngành may. Luận án xác nhận cơ sở cho rằng CSR của các

DNNVV ngành may đang ở mức ứng phó, thụ động hơn là chiến lược. Các

bằng chứng này được xác nhận thông qua các phân tích định lượng.

Luận án đề xuất mô hình PDCA để áp dụng chiến lược CSR tại các

DNNVV ngành may Việt Nam. Mô hình này cho phép liên kết CSR vào các

chủ đề chiến lược của doanh nghiệp và mang tính cải tiến liên tục. Điều này

rất phù hợp với thực hiện CSR theo các giai đoạn phát triển bởi lẽ áp dụng

CSR không phải là sự chuyển dịch ngay lập tức từ không đến có.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và các danh mục viết

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 18: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

10

tắt, bảng, hình vẽ, nội dung chính của luận án gồm 4 phần sau đây.

Chương 1: Cơ sở lý luận trình bày cơ sở lý thuyết của luận án và mô

hình, giả thuyết nghiên cứu.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu trình bày thiết kế nghiên cứu,

thống kê mô tả mẫu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu trình bày khái quát về CSR của

DNNVV ngành may Việt Nam và các kiểm định thang đo, phân tích EFA,

kiểm định giả thuyết và kết quả nghiên cứu tình huống.

Chương 4: Kết luận và kiến nghị. Chương này nêu lên các thảo luận kết

quả nghiên cứu và rút ra kết luận để đề xuất áp dụng chiến lược CSR tại

DNNVV

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 19: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

11

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Quan niệm CSR và chiến lược CSR

1.1.1. Sự ra đời và phát triển triết lý CSR trong quản trị kinh doanh

Thuật ngữ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) được đề cập từ

những năm đầu thế kỷ 20. Trong số đó, đáng lưu ý là tác giả Bowen với tác

phẩm “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” trong những năm 1950 được coi

là tiên phong trong cách tiếp cận trách nhiệm xã hội. Bowen đã định nghĩa

CSR là “nghĩa vụ của doanh nhân để theo đuổi các chính sách, ra các quyết

định hoặc thực hiện chuỗi các hoạt động được xã hội mong đợi xét về mục

tiêu và giá trị” (Bowen trích trong Carroll, 1979). Sau đó, có sự phát triển

mạnh mẽ trong quan niệm về CSR. Carrol (1979) cho rằng CSR bao hàm

cách trách nhiệm kinh tế, luật pháp, đạo đức và trách nhiệm đáp ứng sự kỳ

vọng của xã hội. Theo quan niệm của Cộng đồng Châu Âu, đó là “việc doanh

nghiệp cân nhắc các yếu tố môi trường và xã hội trong các họat động kinh

doanh của mình và trong quan hệ qua lại với các bên hữu quan dựa trên tinh

thần tự nguyện” (EC, 2003).

Xu hướng nghiên cứu về CSR cũng sự chuyển dịch mạnh mẽ thành các

phân nhóm khác nhau. Nếu như trước đây, trách nhiệm xã hội được gắn liền

với tính đạo đức thì nay đã là chủ đề nghiên cứu gắn liền với doanh nghiệp và

cơ chế quản trị.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 20: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

12

Bảng 1.1: Sự phát triển của các cách tiếp cận CSR

Góc độ tiếp cận CSR

Đạo đức Kinh doanh Quản trị công ty

Nghiên cứu Giá trị và Quy tắc Giá trị Tác động

Mục tiêu và cách tiếp cận

Hợp pháp Đạo đức Kinh doanh Triết lý đạo đức Kiểm soát đạo đức

Lợi thế cạnh tranh Kinh tế quản trị Quản trị chiến lược

Lợi thế phối kết hợp Khoa học chính trị Khoa học phức hợp Đổi mới hệ thống

Câu hỏi nghiên cứu Cái gì/Tại sao? Tại sao/ Như thế nào?

Câu hỏi “Tiếp đến là gì?”

Nguồn: Theo Nigel Roome trích trong MacGregor và Fontrodona (2011)

Ngày nay, CSR đã trở thành một triết lý về hành vi và quản trị của doanh

nghiệp được nhiều doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn áp dụng và con số này

không ngừng tăng lên (Carroll & Shabana, 2010). Lựa chọn này có thể không

phải do doanh nghiệp tự nguyện mà chỉ để tuân thủ theo pháp luật (ví dụ như

trong lĩnh vực môi trường), hoặc là doanh nghiệp tự nguyện đóng góp một số

nguồn lực (ví dụ con người, thời gian, kiến thức, kỹ năng hoặc là tiền) cho lợi

ích cộng đồng, hoặc đóng góp vào việc cải thiện một số điều kiện thường nằm

ngoài phạm vi của công ty (Moon & DeLeon, 2007).

Theo Carroll (2010), CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên

quan bên trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự

mong đợi của xã hội về quyền công dân, hoặc bao gồm các chương trình đang

hoạt động nhằm thúc đẩy phúc lợi và thiện chí của con người. Cũng theo

quan điểm tương tự như vậy, một định nghĩa phổ biến được sử dụng là "một

cam kết để cải thiện phúc lợi xã hội thông qua thực tiễn kinh doanh tự chủ và

đóng góp từ các nguồn tài nguyên của công ty "(Du, et al., 2010, p. 8; Kotler

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 21: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

13

& Lee, 2005; Mackey, et al., 2007; McWilliams & Siegel, 2000; Waddock &

Graves, 1997).

Như vậy, quan điểm của Carroll hay của các nhà nghiên cứu trước đây

chủ yếu sử dụng định nghĩa này theo quan điểm phi chiến lược và dựa trên lý

thuyết các bên hữu quan. Mặc dù các quan điểm này đã được áp dụng phổ

biến nhưng không hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu theo quan điểm

chiến lược.

Hiện nay, đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo cách tiếp cận CSR theo

quan điểm chiến lược thay vì đạọ đức kinh doanh như trước đây. Nói cách

khác, CSR đang hướng đến quan điểm chiến lược (thay vì đạo đức kinh

doanh) với cơ cấu tổ chức như là một đơn vị phân tích (thay vì là một đơn vị

của xã hội). Theo đó, CSR là: “những hành động nhằm nâng cao vị thế cạnh

tranh và uy tín của một công ty” (Hill, et al., 2008, p.6). Như vậy, doanh

nghiệp sử dụng CSR như là công cụ chiến lược để đáp ứng sức ép từ thị

trường và khách hàng với các hành động vượt hơn quy định của luật pháp về

môi trường, xã hội (Carroll & Shabana, 2010; Wood, 2010).

1.1.2. Khái niệm và bản chất CSR

CSR là sự bao hàm của ba khái niệm: doanh nghiệp, xã hội và trách

nhiệm. CSR chỉ ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp (hoặc các tổ chức lớn hơn)

và cộng đồng xã hội có liên quan. Theo đó “xã hội” được hiểu theo một nghĩa

rộng bao gồm nhiều cấp khác nhau trong đó có cả các bên hữu quan có lợi ích

hiện thời liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp (Werther & Chandler,

2006).

Xét về bản chất, CSR có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan

bên trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong

đợi của xã hội về quyền công dân, hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 22: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

14

động nhằm thúc đẩy phúc lợi và thiện chí của con người. Hình sau đây trình

bày rõ hơn mô hình Kim tự tháp của Carroll – được áp dụng rộng rãi trong

các nghiên cứu về CSR.

Hình 1.1: Mô hình Kim tự tháp

Trách nhiệm kinh tế: đây là trách nhiệm đầu tiên. Các mục tiêu như tối

đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết

bởi lẽ đây là mục tiêu tối thượng của doanh nhân. Mục tiêu kinh tế không

được thỏa mãn thì doanh nghiệp cũng không thể tồn tại để đáp ứng các trách

nhiệm khác. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm

kinh tế của doanh nghiệp.

Trách nhiệm tuân thủ pháp luật: chính là sự cam kết của doanh nghiệp

với xã hội. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nằm trong khuôn khổ pháp

luật. Trong quá trình tìm kiếm các mục tiêu kinh tế, doanh nghiệp chịu sự

điều chỉnh của luật pháp. Do đó, trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai thành tố

cơ bản, không thể thiếu của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 23: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

15

Trách nhiệm đạo đức: là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận

nhưng chưa được đưa vào văn bản luật. Việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật

là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Xã hội kỳ

vọng doanh nghiệp thực hiện các hoạt động có lợi ích cho xã hội hơn cả

những điều quy định trong luật pháp. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện

nhưng lại chính là trọng tâm của trách nhiệm xã hội.

Trách nhiệm từ thiện: là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài

sự trông đợi của xã hội, như quyên góp xây nhà tình nghĩa, ủng họ đồng bào

lũ lụt, tài trợ cho trẻ em vùng sâu vùng xa…Điểm khác biệt giữa trách nhiệm

từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Nếu doanh nghiệp

không thực hiện trách nhiệm xã hội đến mức độ này vẫn được coi là đáp ứng

đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi.

1.1.3. Quan niệm về chiến lược CSR

Ở góc độ thực tiễn và học thuật, thuật ngữ chiến lược CSR được sử

dụng ngày càng nhiều (Coutinho và Macedo-Soares, 2002, trích trong Sousa

Filho và cộng sự, 2010). Theo Andrews (1987), các chiến lược cấp doanh

nghiệp sẽ quyết định ngành kinh doanh của doanh nghiệp, sứ mệnh, mục đích

và các mối quan hệ giữa các cổ đông. Mintzberg (1983) với cái nhìn sâu sắc

hơn cho rằng trách nhiệm xã hội đã trở thành phần không thể thiếu trong

chiến lược doanh nghiệp. Nói một cách khái quát, chiến lược CSR là việc liên

kết CSR với chiến lược doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Pearce và Doh (2005) cho rằng khái niệm trách nhiệm xã hội khá phổ

biến trong cộng đồng kinh doanh và thường được liên kết với các hoạt động

quản trị, được thúc đẩy bởi các giá trị cá nhân và lợi thế cạnh tranh. Khái quát

hơn, theo quan điểm của Porter và Kramers thì doanh nghiệp và xã hội phụ

thuộc lẫn nhau. Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và các

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 24: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

16

hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ tạo ra các tác động tích cực hoặc tiêu cực

đến môi trường xã hội. Do đó, doanh nghiệp nên quan tâm đến kỳ vọng xã hội

và các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các hoạt động doanh nghiệp. Các ảnh

hưởng này không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh doanh mà còn mở rộng đến xã

hội và các bên hữu quan. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những lựa chọn chiến lược

khác nhau để hài hòa lợi ích doanh nghiệp và xã hội.

Trách nhiệm xã hội là thành tố chính trong hoạch định chiến lược (theo

cách tiếp cận mô hình chiến lược của Trường Kinh doanh Harvard) (Husted

và Allen, 2001). Husted và Allen (2001) định nghĩa chiến lược CSR là “định

vị của doanh nghiệp có quan tâm đến các chủ đề xã hội để đạt mục tiêu xã hội

dài hạn và tạo lợi thế cạnh tranh”. Từ đó, các tác giả này đề xuất mô hình

chiến lược xã hội bao gồm bốn thành tố “cấu trúc ngành, nguồn lực nội bộ

doanh nghiệp, văn hóa và giá trị doanh nghiệp và mối quan hệ các bên hữu

quan”. Như vậy, mục đích của chiến lược CSR là nhằm giúp doanh nghiệp

không chỉ tối đa hóa kết quả xã hội mà còn kết quả tài chính. Việc đầu tư xã

hội mang tính chiến lược có thể đem lại kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp như

nâng cao uy tín và hình ảnh doanh nghiệp, sự gắn bó của nhân viên.... Đây sẽ

là khái niệm được sử dụng trong luận án này.

Với lập luận rằng CSR theo quan điểm chiến lược nên tạo ra những lợi ích

đặc thù của công ty mà không phải là hàng hóa tập thể, Burke và Logsdon

(1996) thu hẹp phạm vi của các hoạt động CSR và bỏ qua các tình thế win – win

đối với doanh nghiệp và xã hội. Chẳng hạn, những lợi ích không đặc thù cho

công ty như các khoản tài trợ cho cộng đồng (hỗ trợ các dự án văn hóa...). Tuy

nhiên, những khoản tài trợ này có thể góp phần đáng kể trong việc nâng cao

danh tiếng của công ty, điều này sẽ tác động tới khách hàng hay là lòng trung

thành của nhân viên. Bằng cách đó, những hoạt động như vậy có thể sản xuất ra

hàng hóa công cộng đồng thời đem lại lợi ích kinh doanh quan trọng mà cuối

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 25: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

17

cùng sẽ dẫn tới tình thế đoi bên cùng thắng (win – win). Vì thế, những hoạt động

này cũng nên được đề cập trong thảo luận về CSR theo quan điểm chiến lược.

Husted và Salazar (2006) phân tích sản lượng xã hội và những chi phí và

lợi ích của một công ty từ các hoạt động CSR dưới một vài điều kiện. Từ đó,

họ phân biệt 3 trường hợp:

Thứ nhất, trường hợp theo chủ nghĩa vị tha trong đó công ty tìm cách tối

đa hóa phúc lợi xã hội mà không kỳ vọng sự đền đáp kinh tế cho công ty.

Thứ hai, trường hợp cưỡng ép những người vị kỷ: khi đó công ty bị

cưỡng ép phải đầu tư vào những vấn đề xã hội để tồn tại (đáp ứng ở mức tối

thiểu những kỳ vọng của xã hội để tránh bị khách hàng tẩy chay).

Thứ ba, trường hợp chiến lược trong đó các công ty sử dụng CSR như

một phương tiện vị thế cạnh tranh duy nhất hay là họ sử dụng những nguồn

lực và năng lực riêng biệt.

Các tác giả định nghĩa chiến lược CSR theo năm tiêu chí được xây dựng

bởi Burke và Logsdon (1996). Sử dụng phân tích kinh tế học vi mô, họ cho

thấy rằng lợi nhuận xã hội, được định nghĩa là sự khác biệt giữa lợi ích và chi

phí kinh doanh từ các hoạt động CSR, trong trường hợp CSR chiến lược cao

hơn trường hợp “vị kỷ”. Điều này được lý giải bởi một sự chuyển dịch của

đường chi phí và lợi ích bởi vì CSR chiến lược có thể khiến cho quản lý chi

phí CSR một cách hiệu quả hơn và/hoặc bổ sung thêm những lợi ích cụ thể

của công ty. Cuối cùng, chiến lược CSR sẽ đem lại sản lượng xã hội cao hơn

trong trường hợp “vị kỷ”.

Mặc dù một công ty theo chủ nghĩa vị tha tập trung vào việc tối đa hóa

phúc lợi xã hội sẽ mang lại sản lượng xã hội cao hơn, nhưng các tác giả lại

cho rằng “tổng sản lượng xã hội sản xuất ra bởi toàn bộ cộng động doanh

nghiệp sẽ lớn hơn trong trường hợp chiến lược” (Husted và Salazar 2006, 87).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 26: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

18

Theo ý kiến của họ, kết luận này được lý giải như sau: trong trường hợp

‘chiến lược’ động cơ đem lại ích lợi kinh doanh nhiều hơn từ CSR sẽ thúc đẩy

nhiều công ty tham gia vào CSR hơn là sự kêu gọi thuần túy về mặt đạo lý với

các công ty (Husted và Salazar 2006, 86f.).

Trong những đóng góp tiêu biểu cho CSR, Carroll (1979) lập luận

rằng các chiến lược CSR có thể “sắp xếp thành một dãy liên tục từ không

có phản ứng (không làm gì cả) tới chủ động phản ứng (làm rất nhiều)”

(Carroll 1979, 501). Ông đề xuất bốn chiến lược phản ứng được xây dựng

từ những đóng góp của các tác giả trước (xem Carroll 1979, 501-504;

Maignan et al. 2002, 643):

- Phản kháng: từ chối trách nhiệm của doanh nghiệp hoặc rút lui trước

một vấn đề xã hội cụ thể.

- Phòng thủ: tránh phải đề cập đến một vấn đề xã hội cụ thể bất chấp sự

liên quan của nó

- Thỏa hiệp: giải quyết các vấn đề xã hội bên ngoài lĩnh vực trọng tâm

hoặc tuân thủ theo những yêu cầu của pháp luật

- Chủ động: chủ động dự đoán và giải quyết các vấn đề xã hội

Kết hợp nghiên cứu CSR và các bên hữu quan, Gobel (1992, 231ff.)

phân biệt bốn chiến lược có khả năng giải quyết các nhu cầu xã hội của các

bên liên quan: kháng cự, thỏa hiệp, thoái lui, và không hành động. Liên quan

đến việc áp dụng các chiến lược trên, Gobel (1992) cho rằng các nhà quản lý

hàng đầu có thể thừa nhận một thái độ có trách nhiệm hay một thái độ thờ ơ

với trách nhiệm.

Giả sử rằng một nhà quản lý hàng đầu của một công ty tuân theo triết lý

thờ ơ với trách nhiệm, chiến lược phản kháng ám chỉ sự phủ nhận trách nhiệm

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 27: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

19

của nó, thỏa hiệp chỉ xảy ra sau khi bị áp lực ồ ạt từ phía các bên liên quan,

thoái lui bao hàm việc rút các hoạt động của một công ty vào những địa điểm

ít bị hạn chế (ví dụ bảo vệ môi trường) và không hành động có nghĩa cố ý bỏ

qua các vấn đề xã hội. Đối với một công ty định hướng trách nhiệm, phản

kháng hiểu theo nghĩa phối kết với các bên liên quan có lợi ích bền vững theo

giả định của công ty, thỏa hiệp sẽ bao gồm chủ động giải quyết vấn đề, thoái

lui chỉ việc hủy bỏ việc vận hành của công ty khỏi một hoạt động kinh doanh

có vấn đề, và không hành động chỉ xảy ra nếu các công ty chờ đợi thêm thông

tin để hành động cho hợp lý (xem Gobel 1992, 231-239).

Burke và Logsdon (1996) định nghĩa năm đặc điểm của chiến lược CSR

dựa trên việc xem xét các định nghĩa về chiến lược kinh doanh như mục

đích/nhiệm vụ/ mục tiêu, lợi thế cạnh tranh, kế hoạch, quá trình, hay là mô

hình. Quan điểm này sẽ được sử dụng để phát triển thang đo CSR của

DNNVV trong luận án này.

Theo quan điểm của các tác giả này, các hoạt động CSR là chiến lược

nếu chúng thỏa mãn các điều kiện sau:

- Tính trung tâm theo nghĩa liên quan chặt chẽ tới nhiệm vụ và các mục

tiêu của một công ty

- Cụ thể: bằng cách tạo nên những lợi ích riêng biệt đối với công ty và

không sản xuất hàng hóa tập thể

- Chủ động hay là có kế hoạch trong việc dự đoán các xu hướng kinh tế,

công nghệ, xã hội hay là chính trị

- Tự nguyện và không đơn thuần chỉ là một hành động tuân thủ theo

pháp luật

- Có thể nhìn thấy từ bên ngoài để cho phép một công ty có được danh

tiếng trong phạm vi những hoạt động CSR của họ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 28: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

20

1.2. Các lý thuyết về chiến lược CSR

1.2.1. Lý thuyết các bên hữu quan

Xuất phát điểm cho việc nghiên cứu chiến lược CSR thường được xem

xét trong lý thuyết các bên hữu quan. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện CSR

vì phải thỏa mãn yêu cầu của các bên hữu quan khác nhau. Hơn nữa, Freeman

(1984) cho rằng doanh nghiệp có thể đưa các các mối quan tâm về xã hội vào

trong chiến lược cấp doanh nghiệp.

Lý thuyết các bên hữu quan trong khoa học quản trị chiến lược được

đánh dấu bằng các nghiên cứu “Quản trị chiến lược – cách tiếp cận các bên

hữu quan” của Freeman. Theo Freeman (1984), các bên hữu quan là “bất kỳ

nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt mục

tiêu của tổ chức”. Clarkson (1995) cho rằng các bên hữu quan có thể yêu cầu

hoặc thực hiện quyền sở hữu/lợi ích đối với doanh nghiệp và ảnh hưởng tới

các hoạt động trong quá khứ, hiện tại và tương lai của doanh nghiệp đó.

Theo Freeman (1984) có tám bên hữu quan: đối thủ cạnh tranh, khách

hàng, người lao động, chính phủ, chủ sở hữu/cổ đông, nhóm quyền lợi đặc

biệt, nhà cung ứng, nhà quản trị cấp cao doanh nghiệp. Khi nhóm lại, có

thể có bốn nhóm hữu quan như trong hình vẽ sau. Điều cần lưu ý ở đây là

mối quan hệ với các bên hữu quan không phải bất biến mà mang tính chất

động thay đổi theo thời gian.

Theo cách phân loại nói trên, có bốn nhóm hữu quan như sau:

· Nhóm quyền lực bao gồm chính phủ, các cơ quan nhà nước liên quan,

cổ đông và hội đồng quản trị. Các bên hữu quan này có quyền lực đối với

công ty và ban hành các quyết định;

· Đối tác kinh doanh – người lao động, nhà cung ứng, hiệp hội thương

mại và các nhà cung cấp dịch vụ. Các bên hữu quan này giúp doanh nghiệp

đạt được mục tiêu của mình;

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 29: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

21

· Nhóm khách hàng – tất cả đối tượng khách hàng của doanh nghiệp;

· Các nhóm có ảnh hưởng bên ngoài – cộng đồng, truyền thông và các

bên khác có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.

Theo Freeman (1994), lý thuyết các bên hữu quan nhằm trọng tâm vào

hai câu hỏi sau. Đó là mục tiêu của doanh nghiệp là gì và trách nhiệm của

doanh nghiệp phải thực hiện đối với các bên hữu quan như thế nào? Để trả

lời, lý thuyết này chỉ ra rằng giá trị kinh tế được tạo ra do con người phối hợp

và hợp tác với nhau một cách tự nguyện; nhà quản trị phải phát triển quan hệ,

thúc đẩy các bên hữu quan và tạo ra các cộng đồng để mọi người cố gắng ở

mức tốt nhất tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Do đó, xem xét trong mối quan

hệ qua lại của doanh nghiệp với các bên hữu quan, chỉ tiêu lợi nhuận là kết

quả không phải là yếu tố dẫn dắt trong quá trình tạo ra giá trị của doanh

nghiệp. Nói theo cách khác, theo lý thuyết các bên hữu quan chỉ ra rằng chủ

sở hữu/cổ đông chỉ là một bên hữu quan và không phải là bên duy nhất mà

doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Do đó, CSR là cam kết của doanh nghiệp

để hoạt động bền vững, trong đó kinh tế chỉ là một khía cạnh.

Theo Freeman, có 5 chiến lược cấp doanh nghiệp nhằm giúp doanh

nghiệp đạt mục tiêu thỏa mãn các bên hữu quan, giá trị doanh nghiệp và các

chủ đề xã hội (Freeman, 1984). Cụ thể như sau:

- Chiến lược bên hữu quan nhất định: tập trung vào một hoặc một nhóm

nhỏ bên hữu quan và thỏa mãn nhu cầu của họ;

- Chiến lược cổ đông: tối đa hóa lợi ích cổ đông hoặc tối đa hóa giá trị

thị trường doanh nghiệp;

- Chiến lược vị lợi: tối đa hóa lợi ích cho xã hội

- Chiến lược tập trung vào nhóm bên hữu quan bất lợi nhất

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 30: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

22

- Chiến lược hài hòa xã hội: đảm bảo duy trì hoặc tạo ra sự hài hòa

xã hội

Tuy nhiên cách phân loại này chưa rõ ràng bởi lẽ các loại chiến lược là

không hoàn toàn loại trừ nhau (ví dụ chiến lược cổ đông cũng có thể là chiến

lược bên hữu quan nhất định....). Hơn nữa, các khái niệm không hoàn toàn rõ

nghĩa như tối đa hóa lợi ích xã hội và hài hòa xã hội. Do đó, cách phân loại

của Freeman (1984) khó áp dụng trên thực tế vì với một chiến lược doanh

nghiệp áp dụng, có thể có nhiều cách gọi tên xếp loại khác nhau. Sau này,

Freeman và Gilberth (1988) đã phát triển thành bày loại chiến lược nhưng vẫn

không giải quyết được vấn đề nêu trên. Hơn nữa, nếu nhìn rộng ra chiến lược

phải bao hàm sự phù hợp giữa các yếu tố bên ngoài (thời cơ và thách thức)

với các yếu tố bên trong (điểm mạnh và điểm yếu). Nói cách khác chiến lược

doanh nghiệp phải chỉ ra cách thức doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực phù

hợp với các yếu tố môi trường bên ngoài. Trong khi đó, cách tiếp cận của

Freeman mới chỉ đề cập đến các bên hữu quan - đó là hạn chế.

Mặt khác, các chiến lược các bên hữu quan đề xuất cách thức một công

ty phản ứng lại với những nhu cầu của các bên hữu quan tùy thuộc vào mức

độ ưu tiên. Đó chính là cách tiếp cận tập trung kinh doanh. Nhu cầu của các

bên hữu quan chỉ được thỏa mãn nếu điều đó đặt ra một mối đe dọa cho công

ty hay đem đến một cơ hội kinh doanh. Những lợi ích xã hội dường như chỉ

thu được dưới dạng sản phẩm phụ. Phương thức tiếp cận này không giải thích

được cách cư xử đối với xã hội của công ty là do những cân nhắc hợp lý của

quản lý thúc đẩy. Điều này cũng chưa chắc là đúng nếu lợi ích xã hội và lợi

ích kinh doanh đạt được tiềm năng lớn nhất do quản lý theo cách tiếp cận

phản ứng.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 31: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

23

Chiến lược các bên hữu quan dường như tập trung tối thiểu hóa chi phí

hơn là quản lý theo mục tiêu tạo ra giá trị. Từ những cách tiếp cận kể trên, chỉ

có chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp của Freeman tập trung vào tạo ra giá trị.

Ví dụ, chiến lược cổ đông của Freeman chú trọng tối đa hóa giá trị kinh tế cho

một doanh nghiệp trong khi chiến lược vị lợi của ông thì tập trung tối đa hóa

phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, do chiến lược vị lợi của Freeman tập trung vào số

lượng nhằm thỏa mãn một số lượng lớn nhất các bên liên quan, nên nó

không nhất thiết phải là cách hiệu lực nhất và hiệu quả nhất để giải quyết các

vấn đề xã hội.

Savage và cộng sự (1991) đã đưa ra cách nhìn khác về các bên hữu quan.

Theo đó, các bên hữu quan được chia thành bốn nhóm căn cứ vào (i) tính hợp

tác với doanh nghiệp và (ii) nguy cơ cho doanh nghiệp. Tương ứng với cách

phân loại này là bốn chiến lược:

- Khuyến khích sự tham gia của nhóm “hỗ trợ”: nhóm này có tính hợp

tác cao và ít gây ra nguy cơ cho doanh nghiệp

- Giám sát lợi ích của nhóm “cận biên”: nhóm có tính hợp tác và nguy

cơ đều ở mức thấp đối với doanh nghiệp

- Phòng thủ để giảm sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nhóm “không

hỗ trợ”: nhóm có tính hợp tác thấp và nguy cơ ở mức cao.

- Tăng cường sự hợp tác với nhóm có tính hợp tác và nguy cơ ở

mức cao.

Có thể nói các quan điểm trong lý thuyết các bên hữu quan đã đưa ra nền

móng về việc xây dựng chiến lược giải quyết mối quan hệ doanh nghiệp -xã

hội. Tuy nhiên, chưa đề cập một cách thấu đáo cách thức phân bổ nguồn lực

một cách dài hạn và tạo ra giá trị xã hội của doanh nghiệp.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 32: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

24

Các chiến lược CSR cũng tập trung vào những khả năng phản hồi đối với

các vấn đề xã hội. Chúng ngầm giả định cách tiếp cận tập trung vào hoạt động

kinh doanh hoặc là cách tiếp cận tập trung vào xã hội. Cho dù cuối cùng tất cả

các cách tiếp cận cũng dẫn đến sự tạo thành các giá trị kinh tế hoặc/và xã hội,

chúng không đặt trọng tâm chú ý quản lý vào việc đánh giá toàn diện lựa chọn

tạo ra giá trị lớn nhất.

Hiện nay, trong thực tiễn kinh doanh, quan điểm tạo ra giá trị đối với các

vấn đề xã hội dường như còn thiết sót. Như đã lập luận ở trên, có vẻ như rất

nhiều công ty giải quyết các vấn đề xã hội không liên tục và không theo một

cấu trúc nào cả. Điều này đặt các công ty trước tình thế tiến thoái lưỡng nan

và vì thế khó khăn gấp đôi. Bằng cách tập trung vào các vấn đề xã hội mà

không có đánh giá chiến lược, các công ty đóng góp vào quá trình tạo nên giá

trị xã hội nhưng không thể phát huy được đầy đủ tiềm lực giải quyết các vấn

đề xã hội xây dựng trên kỹ năng và năng lực đặc thù của mình. Mặt khác, nếu

chỉ tập trung vào lợi ích kinh doanh, các công ty khi tham gia vào hoạt động

xã hội phải đối mặt với sự chỉ trích như là quan hệ công chúng thuần túy hoặc

chỉ làm tiếp thị (xem Porter và Kramer 2006a, 189-192). Vì vậy, các nhà

nghiên cứu đòi hỏi phải có một cách tiếp cận kết hợp để giải quyết các vấn đề

xã hội- đẩy mạnh quá trình tạo ra giá trị xã hội đồng thời đem lại lợi ích kinh

doanh cho doanh nghiệp (xem Porter và Kramer 2002, 2006a và 2006b,

Habisch 2006). Theo luận điểm này, các chiến lược xã hội nên tập chung chú

ý quản lý vào ảnh hưởng của chúng tới xã hội và hoạt động kinh doanh để các

nhà quản lý tìm ra những cơ hội duy nhất phục vụ cho quá trình tạo ra giá trị

xã hội và kinh tế. Thảo luận về những chiến lược như vậy sẽ là tiêu điểm của

phần sau.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 33: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

25

1.2.2. Lý thuyết dựa trên nguồn lực doanh nghiệp

Cho đến nay lý thuyết về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã phát triển

thêm những bước tiến mới. Trong số đó, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

được nhìn nhận dưới góc độ chiến lược thường được coi là các lý thuyết

“công cụ”(instrumental theories) bởi vì coi các hoạt động xã hội là chiến lược

để đạt lợi thế cạnh tranh. Hay nói một cách khác, các lý thuyết này tập trung

vào lý giải cách thức phân bổ nguồn lực để đạt mục tiêu xã hội dài hạn và tạo

ra lợi thế cạnh tranh.

Trong hệ thống lý thuyết này, cách tiếp cận dựa trên nguồn lực của

doanh nghiệp (resource based view) được coi trọng. Từ góc độ này CSR

được coi là đem lại lợi ích bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như công

nghệ (know-how), văn hóa và danh tiếng của doanh nghiệp (McWilliams

et al., 2006).

Đầu tư vào các hoạt động trách nhiệm xã hội đem lại các lợi ích nội bộ

cho doanh nghiệp thông qua việc giúp doanh nghiệp phát triển các năng lực

và nguồn lực mới liên quan đến công nghệ và văn hóa doanh nghiệp. Từ đó

tạo ra các nguồn lực vô hình gắn kết với nguồn nhân lực.

Uy tín doanh nghiệp cũng có thể coi là nguồn lực vô hình được tạo dựng

và phát huy thông qua các hoạt động CSR này. Hơn nữa, cũng thông qua các

hoạt động CSR doanh nghiệp có thể cải thiện mối quan hệ với các bên hữu

quan bên ngoài. Do đó thu hút nguồn nhân lực tốt hơn và gia tăng sự gắn bó,

trung thành, cam kết của người lao động. Đó cũng là lý do CSR được áp dụng

và coi như chiến lược của doanh nghiệp.

Theo cách tiếp cận nguồn lực doanh nghiệp truyền thống, nguồn lực của

doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh phải đạt bốn yếu tố: giá trị, hiếm có,

ít có khả năng bắt chước và doanh nghiệp phải phối hợp, khai thác các nguồn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 34: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

26

lực một cách có hiệu quả. Hart (1995) phân tích trách nhiệm xã hội doanh

nghiệp từ giác độ nguồn lực doanh nghiệp bằng cách tập trung vào trách

nhiệm doanh nghiệp với môi trường. Theo Hart (1995), trách nhiệm môi

trường sẽ tạo ra nguồn lực và năng lực đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững

cho những loại doanh nghiệp nhất định.

Hạn chế của lý thuyết này hướng nội hơn là hướng ngoại. Đồng thời

không giải quyết được triệt để với sự chuyển dịch và không áp dụng được cho

tất cả các doanh nghiệp (Truss và cộng sự, 2012). Do đó cần kiểm định trước

khi áp dụng lý thuyết này.

1.2.3. Lý thuyết Porter và Kramer

Cách tiếp cận của Porter và Kramer là quan điểm đầu tư xã hội trong bối

cảnh cạnh tranh. Porter và Kramer (2002) được coi là những tác giả nổi tiếng

theo cách tiếp cận này. Dựa trên lý thuyết về lợi thế cạnh tranh (Porter, 1980),

Porter và Kramer cho rằng đầu tư trong các hoạt động mang tính xã hội là

cách tốt để cải thiện bối cảnh cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra giá trị xã

hội. Quan điểm này nhìn nhận việc triển khai CSR mang tính chiến lược kết

hợp với phân tích chuỗi giá trị và mô hình kim cương. Quan điểm này hoàn

toàn khác biệt với việc quan điểm tuân thủ CSR (CSR Compliance) như

thường thấy ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Tuân thủ CSR là việc

doanh nghiệp áp dụng cục bộ tiêu chuẩn CSR do khách hàng đưa ra, hoặc

theo SA 8000, ISO 14000 hoặc gần đây là ISO 26000. Điều này được các học

giả cho rằng không đem lại lợi ích lâu dài như mong đợi cho doanh nghiệp.

Bởi lẽ, đó vẫn là cách ứng phó thụ động hoặc theo cơ chế cứng nhắc có thể

không nhằm đến tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp.

Bằng lập luận tỉ mỉ chặt chẽ, Porter và Kramer cho rằng CSR theo quan

điểm chiến lược thật sự nên tập trung vào những lĩnh vực kết hợp lợi ích kinh

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 35: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

27

tế và xã hội và nơi các công ty áp dụng những nguồn lực riêng biệt của mình

để giải quyết các vấn đề xã hội. Họ cho rằng những lĩnh vực như vậy hàm ý

sự cải thiện về bối cảnh cạnh tranh – cải thiện các điều kiện vị thế của doanh

nghiệp bằng cách tận dụng những năng lực độc đáo của mình. Hơn nữa, CSR

theo quan điểm chiến lược theo cách giải thích của họ cũng chỉ các hoạt động

của chuỗi giá trị được chuyển hóa thành lợi ích của xã hội trong khi vẫn tăng

cường thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ cũng thừa

nhận rằng các hoạt động CSR thường đi theo cách tiếp cận danh mục đầu tư

bao gồm cả hoạt động CSR chiến lược và “phản ứng” liên quan đến nghĩa vụ

cộng đồng và xây dựng quan hệ hoặc là giảm bớt những tác động tiêu cực do

vận hành của doanh nghiệp gây nên (xem Porter và Kramer 2006b, 83-90;

Porter và Kramer 2002, 58-62; Porter và Kramer 2006a, 192-198 và 201-204).

Theo quan điểm này, Porter và Kramer xem CSR theo quan điểm chiến

lược như là định vị duy nhất để cải thiện vị thế cạnh tranh. Những định nghĩa

khác xem chiến lược như là một kế hoạch, đi theo một quá trình hay là một

mô hình cụ thể (xem ví dụ Burke và Logsdon 1996, 496f.). Bám sát quan

điểm về chiến lược này, các hoạt động CSR “phản ứng” của Porter và Kramer

cũng có thể coi như là CSR mang tính chiến lược nếu chúng là kết quả của

một quá trình lập kế hoạch chiến lược đem lại những lợi ích quan trọng cho

công ty để đảm bảo sự tồn tại trong dài hạn.

Như vậy, mô hình này cho thấy sự tác động qua lại giữa doanh nghiệp và

xã hội trên sự phối hợp của hai cách nhìn nhận: từ bên trong và từ bên ngoài.

Trên cơ sở đó, sẽ hình thành trách nhiệm xã hội doanh nghiệp mang tính

chiến lược thay vì cách làm phản ứng và không đem hiệu quả như mong đợi.

Cụ thể, hai cách nhìn nhận là:

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 36: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

28

Thứ nhất, liên kết trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được phát triển ở doanh nghiệp như là một

phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị, bổ sung cho cả các hoạt động “hỗ

trợ” và hoạt động “cơ bản” trong chuỗi. Thuật ngữ sử dụng là quan hệ “bên

trong – ngoài” (inside - out). Dựa trên các dữ liệu thu thập được, luận án sẽ

lý giải cách thức liên kết trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào chuỗi giá trị

của DNNVV Việt Nam.

Hình 1.2: Liên kết CSR trong chuỗi giá trị doanh nghiệp

Nguồn: Porter & Kramer (2006)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 37: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

29

Porter và Kramer (2006) chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

mang tính chiến lược khi đóng góp vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp (xem

Porter, 1985) hoặc cải thiện bối cảnh cạnh tranh (xem Porter, 1990). Porter

và Kramer (2006) đã mô tả cách thức các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh

nghiệp được tiến hành nhằm lồng ghép trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

thành một phần trong chuỗi giá trị doanh nghiệp. Theo đó, trách nhiệm xã hội

doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cả các hoạt động cơ bản và cả các hoạt động hỗ trợ

trong chuỗi giá trị. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo các yếu tố

đầu vào ví dụ như nguyên liệu thô an toàn với nguồn tài nhiên thiên nhiên,

giảm chi phí hoạt động, làm hoạt động hậu cần bên trong/bên ngoài trở nên dễ

dàng hơn hoặc đóng góp vào chức năng marketing và bán hàng trong chuỗi

giá trị của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có thể tạo giá trị

gia tăng của các hoạt động hỗ trợ (trong mua sắm, phát triển công nghệ...).

Thứ hai, dựa trên mô hình kim cương, nghiên cứu cũng sẽ chỉ ra sự tác

động qua lại giữa môi trường cạnh tranh và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

của doanh nghiệp. Thuật ngữ được sử dụng là “bên ngoài – trong” (outside -

in). Theo đó, các yếu tố của môi trường cạnh tranh sẽ có tác động đến trách

nhiệm xã hội doanh nghiệp của doanh nghiệp (ví dụ như sức ép từ cầu, sức ép

từ các ngành liên quan...). và doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tới môi trường

cạnh tranh.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 38: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

30

Hình 1.3: Khía cạnh xã hội của môi trường cạnh tranh doanh nghiệp

Nguồn: Porter & Kramer (2006)

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cải thiện bối cảnh cạnh tranh của

doanh nghiệp khi các hoạt động này mang tính chiến lược xét về bản chất

(hơn là mang tính tuân thủ). Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ cải thiện các

yếu tố sản xuất ví dụ như lao động có kỹ năng hoặc cơ sở hạ tầng - đó là

những yếu tố cần thiết để cạnh tranh trong ngành nhất định. Trách nhiệm xã

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 39: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

31

hội doanh nghiệp có thể tác động đến điều kiện cầu của thị trường bằng cách

khuyến khích cầu đối với các sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn tốt hơn, sản

phẩm an toàn hơn, thân thiện với môi trường hơn, có trách nhiệm xã hội hơn.

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ tác động đến cầu xét về tính chất

mà còn làm quy mô cầu tăng lên. Mặt khác, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

cũng dẫn đến việc hình thành nguyên tắc và quy định về quản lý và giám sát

cạnh tranh lành mạnh, bảo hộ quyền sở hữu trí thuệ và cải thiện môi trường đầu

tư. Điều này đến lượt nó sẽ tạo ra bối cảnh cạnh tranh thuận lợi cho doanh

nghiệp. Cuối cùng, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tác động tích cực đến “các

ngành liên quan và hỗ trợ” thông qua việc nâng cao năng lực ngành hỗ trợ để các

nhà cung ứng cung cấp nguyên liệu thô (thường là nguyên liệu mang tính quan

trọng) đúng chất lượng tại mức giá cạnh tranh đảm bảo về thời gian và số lượng.

Nhìn sâu hơn trong mô hình của Porter và Kramer (2006), cần chú ý

trước hết đến liên kết “bên trong-ngoài”: dùng cách tiếp cận chuỗi giá trị để

phân tích ảnh hưởng xã hội của doanh nghiệp. Sau đó, là mối liên kết “bên

ngoài-trong”: dùng mô hình kim cương để phân tích ảnh hưởng xã hội đến

tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các tác giả trên cũng cho rằng

doanh nghiệp nên dựa trên khung khổ phân tích đó để phát triển chiến lược

CSR riêng, không nên theo đuổi các chiến lược chung - vốn dĩ không đem lại

lợi ích như kỳ vọng.

Xét về quy trình, khuôn khổ lý thuyết về chiến lược CSR được Porter và

Kramer phát triển bao gồm năm bước. Thứ nhất là xác định điểm tương tác. Mối

quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội được định hình ở hai dạng: liên kết bên

trong - ngoài và bên ngoài - trong. Qua việc xem xét chuỗi giá trị, doanh nghiệp

có thể sơ đồ hóa tác động xã hội của hoạt động kinh doanh. Đồng thời, môi

trường bao hàm cả trách nhiệm xã hội cũng tác động đến các hoạt động của

doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ nhận diện được cơ hội và thách

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 40: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

32

thức để loại trừ các tác động xấu và tối đa hóa tác động tốt phù hợp với chiến

lược doanh nghiệp. Tính chiến lược được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp không thể

thực hiện tất cả các thay đổi mà sẽ chọn những thay đổi nào tạo giá trị lớn nhất,

đem lại lợi ích cho xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bước thứ hai là chọn các chủ đề xã hội để giải quyết. Porter và Kramer

cho rằng không doanh nghiệp nào có thể chịu được phí tổn để giải quyết tất cả

các chủ đề xã hội tại cùng một khoảng thời gian. Các doanh nghiệp nên chọn

một vài chủ đề phù hợp với mối quan tâm chiến lược của mình và tạo ra giá

trị chung đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội. Chủ đề xã hội có thể

phân thành ba nhóm. Thứ nhất, chủ đề xã hội chung là các chủ đề có tác động

lớn đến môi trường xã hội, nhưng ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp và lợi

thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ hai, tác động xã hội của chuỗi giá trị là

các chủ đề xã hội bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh doanh hàng ngày của

doanh nghiệp. Thứ ba, các chủ đề xã hội trong bối cảnh cạnh tranh là các chủ

đề tồn tại và phát sinh khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị ảnh

hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố môi trường. Dựa trên cách phân loại này,

Porter và Kramer khẳng định doanh nghiệp nên nhận diện đúng và sắp xếp

thứ tự ưu tiên của các chủ đề theo khả năng tác động.

Bước thứ ba là tạo ra chương trình hành động về xã hội doanh nghiệp.

Chương trình này trước hết cần đáp ứng tất cả các bên hữu quan. Tính đáp

ứng được thể hiện ở hai yếu tố: là công dân tốt và giảm các nguy hại do hoạt

động của doanh nghiệp gây ra. Sau đó, chuyển từ tính ứng phó”sang tính

“chiến lược” bằng cách xây dựng chiến lược CSR. Chiến lược trách nhiệm xã

hội không chỉ bao gồm thực hành và tuân thủ tốt mà còn bao hàm vị thế độc

đáo để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh xét theo chi phí thấp hay dịch

vụ tốt hơn. Chiến lược này sẽ đem lại lợi ích cho xã hội và nâng cao năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 41: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

33

Bước thứ tư là kết hợp hai mối liên kết bên trong -ngoài và bên

ngoài-trong trong các hoạt động thực tiễn. Có như vậy, trách nhiệm xã hội

sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của

doanh nghiệp.

Bước thứ năm, tạo ra khía cạnh xã hội trong việc định vị giá trị. Porter

và Kramer (2006) cho rằng phần quan trọng nhất trong chiến lược là định vị

giá trị độc đáo. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần nhận diện và thỏa mãn

cầu mà các doanh nghiệp khác không thể làm được. Chiến lược trách nhiệm

xã hội sẽ giúp doanh nghiệp định vị giá trị, mở rộng vị thế cạnh tranh.

Nói ngắn gọn, lý thuyết của Porter và Kramer là một sự phát triển kế tiếp

của mô hình kim cương và chuỗi giá trị doanh nghiệp vốn rất nổi tiếng trong

ngành quản trị chiến lược. Do đó, lý thuyết này đang được phát triển mạnh mẽ

trong nghiên cứu thực nghiệm.

Tuy nhiên, xuất phát điểm của cách tiếp cận của Porter và Kramer là dựa

trên phân tích cách doanh nghiệp quy mô vừa và lớn nên cần có sự điều chỉnh

phù hợp để áp dụng với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Đối với các doanh

nghiệp quy mô vừa và nhỏ, có những sự khác biệt nhất định như đã trình bày

ở trên. Cụ thể là, DNNVV không thể và cũng không cần thiết quan tâm tới tất

cả các bên hữu quan. Vì thế số lượng bên hữu quan cần quan tâm của các

doanh nghiệp này ít hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Thứ hai, do

DNNVV bị hạn chế về nguồn lực hơn doanh nghiệp quy mô lớn điều kiện

cũng như cách thức thực hiện chiến lược CSR cũng có sự khác biệt.

1.3. Cơ sở lý thuyết về chiến lược CSR của DNNVV

1.3.1. Các giai đoạn phát triển CSR của DNNVV

Theo Porter và Kramer, việc thực hiện CSR của doanh nghiệp sẽ là sựu

phát triển theo giai đoạn. Trong đó bao gồm hai giai đoạn chính. Một điều cần

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 42: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

34

lưu ý rằng tuy phân định thành hai giai đoạn, nhưng sự phát triển CSR tại

doanh nghiệp mang tính liên tục không phải là trạng thái có hoặc không. Theo

đó, các doanh nghiệp sẽ chuyển giai đoạn từ “phản ứng” sang “chiến lược”

nhằm đáp ứng nhu cầu đa phương của các bên hữu quan.

Porter và Kramer cho rằng trên thực tế các hoạt động CSR thường đi theo

kiểu quan hệ cơ cấu các bên hữu quan. Điều đó có nghĩa là bao gồm cả hoạt

động CSR chiến lược và “phản ứng” liên quan đến nghĩa vụ cộng đồng và xây

dựng quan hệ hoặc là giảm bớt những tác động tiêu cực do vận hành của doanh

nghiệp gây nên. Tuy vậy, Porter và Kramer vẫn khẳng định CSR theo quan điểm

chiến lược được coi là định vị duy nhất để cải thiện vị thế cạnh tranh. Cũng theo

quan điểm về chiến lược này, các hoạt động CSR “phản ứng” có thể coi như là

CSR mang tính chiến lược nếu chúng là kết quả của một quá trình lập kế hoạch

chiến lược đem lại những lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp để đảm bảo sự

tồn tại trong dài hạn.

Hình 1.4: Các giai đoạn chiến lược CSR của DNNVV

Nguồn: Tác giả dựa trên Porter và Kramer (2002)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 43: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

35

Ở mức độ CSR thụ động, mang tính ứng phó thì DNNVV là “công dân

tốt” - tuân thủ các quy định và luật lệ của pháp luật và xã hội. Đồng thời

doanh nghiệp nỗ lực giảm các tác động tiêu cực đến xã hội bằng cách kiểm

soát chuỗi giá trị của mình.

Ở mức độ cao hơn, chiến lược CSR đòi hỏi doanh nghiệp nhận diện các

cơ hội từ khía cạnh xã hội của môi trường cạnh tranh và sử dụng đó như là

đòn bảy để tạo định vị giá trị cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Mặt khác,

doanh nghiệp sẽ chuyển dạng chuỗi giá trị để bổ sung thêm tính chất xã hội

vào lợi thế cạnh tranh.

Sự dịch chuyển từ CSR thụ động sang chiến lược CSR đòi hỏi doanh

nghiệp phải có những thay đổi căn bản. Đó là chia sẻ tầm nhìn, chia sẻ giá trị

và sau đó là chuyển dạng chuỗi giá trị kết hợp với lực đòn bảy khía cạnh xã

hội của môi trường kinh doanh. Nội dung của chiến lược CSR theo các chủ

đề đã trình bày ở trên.

Hình 1.5: Sự chuyển dịch từ “công dân tốt” sang chiến lược CSR

Nguồn: Tác giả

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 44: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

36

Tác động đến hoạch định chiến lược CSR bao gồm các yếu tố bên trong

và bên ngoài doanh nghiệp. Đó là cơ hội thị trường, nguồn lực bên trong và

năng lực của doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp, cấu trúc ngành và các bên

hữu quan. Các yếu tố này sẽ kết hợp với ngành kinh doanh cốt lõi của doanh

nghiệp (Burke & Logsdon, 1996; Husted, 2003; Zadek, 2005). Các chương

trình hành động của doanh nghiệp phải giải quyết được các chủ đề xã hội,

chiến lược được hoạch định với trọng tâm vào khía cạnh xã hội của bối cảnh

cạnh tranh, tác động xã hội của chuỗi xã hội và các chủ đề xã hội chung

(Porter & Kramer, 2006).

Hoạt động CSR của doanh nghiệp sẽ được coi là chiến lược nếu thỏa

mãn 5 điều kiện (Burke & Logsdon, (1996)). Ngược lại, sẽ được coi là CSR

mang tính phản ứng, thụ động. Năm điều kiện đó là:

- Tính trung tâm theo nghĩa liên quan chặt chẽ tới nhiệm vụ và các mục

tiêu của một công ty

- Đặc thù: bằng cách tạo nên những lợi ích riêng biệt đối với công ty và

không sản xuất hàng hóa tập thể

- Chủ động hay là có kế hoạch trong việc dự đoán các xu hướng kinh tế,

công nghệ, xã hội hay là chính trị

- Tự nguyện và không đơn thuần chỉ là một hành động tuân thủ theo

pháp luật

- Có thể nhìn thấy từ bên ngoài để cho phép một công ty có được danh

tiếng trong phạm vi những hoạt động CSR của họ

1.3.2. Vai trò của chiến lược CSR đối với DNNVV

Nhìn lại lịch sử, CSR được khởi xướng ở Bắc Mỹ và Tây Âu và gắn

liền với doanh nghiệp quy mô lớn họat động toàn cầu, các tập đoàn đa quốc

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 45: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

37

gia, xuyên quốc gia nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của các doanh

nghiệp. Mặc dù vậy, Lepoutre và Heene (2006) cho rằng trách nhiệm xã hội là

cần thiết đối với tất cả doanh nghiệp, không phân biệt quy mô và ngành nghề.

Thực tiễn cho thấy chiến lược CSR có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát

triển của DNNVV trên nhiều phương diện (Jenkins, 2006). Do đó, chiến lược

CSR là cần thiết đối với DNNVV trên những phương diện sau đây.

Ngày càng nhiều các bằng chứng cho thấy chiến lược CSR giúp

DNNVV nâng cao sức cạnh tranh (Mandl, 2009). Thực tiễn ở các quốc gia

cho thấy CSR tác động đến năng lực cạnh tranh của DNNVV theo nhiều cách:

cải thiện quy trình sản xuất hoặc/và cải tiến sản phẩm, sự thỏa mãn và sự

trung thành khách hàng cao hơn, động lực và sự gắn bó người lao động cao

hơn, hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn, tiết kiệm chi phí và tăng tỷ suất lợi nhuận

do sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực (ví dụ xem nghiên cứu ở châu Âu của

Mandl, 2009; nghiên cứu tại Italia của Leonardi, 2011). Ở góc độ khác xem

xét chuỗi giá trị toàn cầu, CSR giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh bền vững

trong chuỗi (ví dụ trường hợp Đan Mạch của Jorgensen & Knudsen, 2006).

Udayasnakar (2008) cho rằng có bằng chứng cho thấy chiến lược CSR

giúp DNNVV tạo nên lợi thế dựa trên khác biệt hóa và tăng lợi thế để tiếp cận

nguồn lực. Vyakarnam và cộng sự (1997) cho rằng DNNVV thực hiện CSR

nhằm cải thiện uy tín, hình ảnh và tăng sự tự tin cũng như sự trung thành.

Điều này có thể duy trì sự ổn định lực lượng lao động và mối quan hệ với các

tổ chức tài chính (Murillo & Lozano, 2006). Nghiên cứu về trách nhiệm môi

trường của DNNVV, Masurel (2006) cho rằng động lực chính xuất phát từ

nắm bắt cơ hội thị trường hoặc/và chấp hành luật pháp.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, chiến lược CSR có vai trò

quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trước hết, bởi lẽ các tiêu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 46: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

38

chuẩn CSR đang trở thành một trong những điều kiện trong buôn bán thương

mại. Đối với các doanh nghiệp, đó là các luật chơi mới, bắt buộc doanh

nghiệp phải áp dụng và triển khai CSR nếu muốn đi xa hơn. Trong những

ngành có đặc trưng bởi chuỗi cung ứng toàn cầu do khách hàng dẫn dắt như

ngành may thì chiến lược CSR càng có ý nghĩa quan trọng. Các DNNVV cần

có CSR để tìm và duy trì chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hay nói

cách khác, CSR chính là “giấy thông hành” đi vào thị trường thế giới của

doanh nghiệp ngành may.

Nói tóm lại, vai trò của chiến lược CSR ngày càng thể hiện rõ đối với

các DNNVV. Điều này càng trở nên quan trọng khi mà DNNVV ngày càng

đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Theo nghĩa đó

ảnh hưởng của DNNVV tới xã hội ngày càng được cộng đồng quan tâm và

điều này cũng tạo sức ép đối với DNNVV thực hiện CSR.

1.3.3. Nội dung chiến lược CSR của DNNVV

Dựa trên lý thuyết các bên hữu quan, chiến lược CSR có gồm ba

nhóm chính: môi trường, xã hội và lao động. Đây là ba nội dung lớn của

chiến lược CSR.

Nếu chia nhỏ hơn thì có thể chia thành 7 nội dung cơ bản. Đây không

phải là tiêu chuẩn mang tính bắt buộc mà là những chỉ dẫn chiến lược mang

tính nguyên tắc mang tính chất tự nguyện hướng doanh nghiệp đến sự phát

triển bền vững. Theo đó, chiến lược CSR là sự cam kết chiến lược mạnh mẽ

từ lãnh đạo doanh nghiệp về bảy chủ đề cơ bản. DNNVV do nguồn lực hạn

chế nên có thể không áp dụng đồng đều tất cả các nội dung chiến lược này mà

lựa chọn những yếu tố cấu thành trọng yếu để xây dựng chiến lược.

Hình vẽ sau biểu thị nội dung của chiến lược CSR. Trong thực hành thì lãnh

đạo doanh nghiệp và nhân quyền có thể kết hợp với nhau thành một nội dung.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 47: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

39

Hình 1.6: Nội dung của chiến lược CSR

Nguồn: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế 2013

Lãnh đạo doanh nghiệp và nhân quyền

Theo quan điểm về CSR, lãnh đạo doanh nghiệp là hệ thống hoạch định

chính sách tại doanh nghiệp, có thể tạo điều kiện và thúc đẩy các nguyên tắc

cũng như những hoạt động về CSR. Các vấn đề liên quan bao gồm xây dựng

chính sách, chiến lược, mục tiêu và mục đích, phản ánh mức độ cam kết của

doanh nghiệp về CSR, khuyến khích tăng cường các hoạt động liên quan tới

CSR, khuyến khích nhân viên các cấp tham gia các hoạt động trách nhiệm xã

hội, ghi nhận lại quyết định về CSR và kết quả nhận thấy từ các hoạt động

CSR để tham khảo và tiến hành các hoạt động cần thiết sau này.

Nhân quyền bao gồm các quyền cơ bản của con người. Những doanh

nghiệp muốn đảm bảo về nhân quyền tại doanh nghiệp cần phải chú ý tới các

vấn đề sau:

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 48: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

40

o Chính sách về nhân quyền và việc tích hợp các chính sách ấy vào các

hoạt động của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả của các hoạt động tới nhân

quyền, quan trắc và hành động để cải tiến thực trạng;

o Quan tâm đặc biệt tới những môi trường làm việc có tồn tại nguy cơ vi

phạm nhân quyền;

o Tránh liên quan, tạo điều kiện cho mọi vi phạm nhân quyền tại các tổ

chức hoặc doanh nghiệp khác (đồng lõa trực tiếp, đồng lõa vì lợi nhuận hoặc

đồng lõa trong im lặng);

oXây dựng và vận hành cơ chế giải quyết tranh chấp nhằm thực hiện

nghĩa vụ tôn trọng vấn đề nhân quyền của các bên có liên quan.

o Đảm bảo đối xử công bằng với mọi cá nhân, không phân biệt chủng

tộc, màu da, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, tàn tật, phụ nữ mang thai,

tình trạng sức khỏe (như: HIV/AIDS...), quan điểm chính trị…

o Tôn trọng quyền công dân bao gồm đời sống cá nhân, tự do ngôn luận,

tự do gặp gỡ, họp mặt, quyền sở hữu, tiếp cận với trình tự tố tụng hợp pháp,

quyền được lắng nghe trước khi thi hành biện pháp kỉ luật nội bộ (nghiêm

cấm các hình thức kỉ luật gây tổn thương cơ thể và mang tính vô nhân đạo…);

o Tôn trọng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, làm việc trong môi

trường phù hợp, hưởng tiêu chuẩn đầy đủ về sức khỏe và đời sống (cơm ăn,

áo mặc, nhà ở và được bảo vệ về mặt xã hội: bảo hiểm thất nghiệp, chế độ

nghỉ ốm, thương tật, nghỉ hưu…)

Thực hành kinh doanh trung thực

Các biện pháp thực hành kinh doanh trung thực là những cách ứng xử

mang tính đạo đức mà doanh nghiệp nên có khi làm việc với các tổ chức khác

như các cơ quan chính phủ, nhà cung cấp, nhà thầu, khách hàng, đối thủ cạnh

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 49: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

41

tranh và các đối tác khác. Để thiết lập và duy trì các biện pháp thực hành kinh

doanh trung thực, doanh nghiệp cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Các hoạt động chống tham nhũng bao gồm xác định nguy cơ tham nhũng,

cam kết/chính sách chống tham nhũng, tăng cường nhận thức/đào tạo/hỗ trợ

nhân viên cách thức phòng chống tham nhũng, đảm bảo trả thù lao thỏa đáng

cho nhân viên và những dịch vụ hợp pháp và khuyến khích các đối tác thông báo

về những hành vi vi phạm với chính sách và quy định của doanh nghiệp;

- Tham gia một cách có trách nhiệm vào những hoạt động chính trị bao

gồm những hỗ trợ mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho các tiến trình chính

trị công và việc xây dựng những chính sách công có thể mang lại lợi ích cho

xã hội, sự minh bạch trong chính sách và hoạt động chính trị và ngăn chặn

những hậu quả xấu có thể xảy ra (vd: thông tin sai, vận hành sai, hiểm họa, áp

bức…) trong các hoạt động chính trị;

- Cạnh tranh công bằng bao gồm các hoạt động chống lại việc cạnh tranh

không lành mạnh như: ép giá, thông thầu, ấn định giá…

- Tăng cường trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị bao gồm việc khuyến

khích các bên tham gia vào chuỗi cung cấp và phân phối của doanh nghiệp

cùng thực hiện các chính sách CSR.

- Tôn trọng quyền sở hữu bao gồm những hoạt động tuân thủ theo những

quy định về quyền sở hữu đối với các tài sản vật thể và tài sản trí tuệ.

Môi trường

Mọi quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đều đi kèm với tác động

xã hội như phát thải ra không khí, môi trường nước, sử dụng và thải bỏ các

chất độc và nguy hại cùng với các loại ô nhiễm khác (tiếng ồn, mùi, ánh sáng,

độ rung, phát điện từ, phóng xạ, nhân tố lây nhiễm, chất nguy hại sinh học…)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 50: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

42

Xét về khía cạnh môi trường, các hoạt động của doanh nghiệp có thể liên

quan tới việc suy giảm tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, suy giảm đa

dạng sinh học và sinh vật...

Lao động

Các vấn đề về lao động bao gồm toàn bộ chính sách và hoạt động có liên

quan tới công việc được thực hiện bởi nhân viên và các nhà thầu phụ của

doanh nghiệp. Chủ đề chính này bao gồm các vấn đề về lương, điều kiện làm

việc (thời gian làm việc, an toàn và sức khỏe, đào tạo và truyền thông, phúc

lợi, nghỉ lễ, nghỉ phép…), bảo vệ về mặt xã hội (bảo hiểm, bảo hiểm y tế,

quyền lợi cho gia đình, giảm nguy cơ thất nghiệp cho nhân viên…), chính

sách khuyến khích, tuyển dụng và kết thúc hợp đồng tuyển dụng, phân bổ

nhân công, đàm phán tập thể, đối thoại xã hội.

Người tiêu dùng

Khi mua và sử dụng bất kì một sản phẩm nào, người tiêu dùng cần phải

được đảm bảo về an toàn, được thông tin đầy đủ về sản phẩm/dịch vụ và

những đánh giá khách quan về sản phẩm, tôn trọng quyền riêng tư, được

thông báo trước về rủi ro có thể xảy ra...

Hòa hợp và phát triển cộng đồng

Doanh nghiệp không nên tách rời cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt

động. Hòa hợp và phát triển cộng đồng nghĩa là doanh nghiệp cần phải tôn

trọng cộng đồng, thực hiện các hoạt động như hỗ trợ và xác định ưu tiên cho

đầu tư xã hội và phát triển trong cộng đồng, góp phần thực hiện các mục tiêu

về hàng hóa công và phát triển xã hội, quan tâm tới những nhóm đối tượng dễ

bị tổn thương, tư vấn và hỗ trợ cộng đồng trong phát triển chung của doanh

nghiệp, thiết lập mối quan hệ minh bạch với các cơ quan địa phương, xúc tiến

cơ hội đào tạo và giáo dục cho cộng đồng, tôn trọng và thúc đẩy các hoạt

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 51: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

43

động văn hóa, tạo công ăn việc làm và hỗ trợ các hoạt động phát triển kĩ năng

tại địa phương, ứng dụng kiến thức, kĩ năng và công nghệ hợp lý để giải quyết

các vấn đề về môi trường và xã hội tại doanh nghiệp.

1.4. Tổng quan nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu

1.4.1. Tổng quan nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở lý

thuyết phân tích tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến CSR của DNNVV. Các

DNNVV khác biệt nhau về phạm vi kinh doanh, sứ mệnh, quy mô… do đó

các cam kết về chiến lược CSR cũng rất khác biệt nhau. Hay nói cách khác là

có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và cam kết chiến lược CSR của

DNNVV. Tổng quan nghiên cứu cho thấy có các yếu tố sau đây ảnh hưởng

đến CSR của DNNVV.

Lãnh đạo doanh nghiệp

Lepoutre và Heene (2006) nghiên cứu và phát hiện các yếu tố như đặc

điểm cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp, các yếu tố nội bộ doanh nghiệp và

các yếu tố thuộc về môi trường lý giải sự khác biệt trong các cam kết và thực

hiện CSR của các DNNVV. Tương tự, Labelle và Saint Pierre (2010) cũng

xác định ba nhóm nhân tố (môi trường bên ngoài, môi trường doanh nghiệp

và yếu tố người lãnh đạo) ảnh hưởng đến các quyết định thực hiện CSR.

Trong đó, lãnh đạo doanh nghiệp được phát hiện là yếu tố ảnh hưởng

đến quyết định chiến lược CSR của doanh nghiệp bởi lẽ khác với doanh

nghiệp lớn, quyền hạn và nhiệm vụ của lãnh đạo các DNNVV khá lớn và

thường bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Hay nói

cách khác, DNNVV không hoàn toàn có hệ thống quản lý nhiều bộ phận,

phòng ban như các doanh nghiệp quy mô lớn hơn nên quyền quyết định phần

nhiều phụ thuộc vào lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp. Jenkins (2006) cho rằng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 52: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

44

cơ cấu quản trị ít cấp và tập trung quyền của phần lớn DNNVV làm cho giá

trị cá nhân của người chủ - người điều hành là yếu tố quan trọng trong việc

thực hiện CSR. Nói cách khác, người chủ/người điều hành doanh nghiệp là

yếu tố chính yếu để doanh nghiệp thực hiện CSR. Khoảng cách giữa cấp

chiến lược và cấp tác nghiệp trong DNNVV thường hẹp hơn nhiều so với

doanh nghiệp lớn. Điều này lại càng đúng với các doanh nghiệp nhỏ và siêu

nhỏ khi tại đó chủ doanh nghiệp thường là lãnh đạo doanh nghiệp. Điều này

cũng có thể dẫn đến hàm ý rằng CSR ở DNNVV có xu hướng mang tính đạo

đức nhiều hơn động cơ kinh tế. Ede và cộng sự (2000) phát hiện rằng tuổi của

lãnh đạo doanh nghệp đóng vai trò quan trọng trong hệ giá trị của lãnh đạo

doanh nghiệp và kết luận rằng các lãnh đạo trẻ thường có trách nhiệm xã hội

hơn thế hệ già hơn. Tuy nhiên, giới tính và bằng cấp lại không đóng vai trò

quan trọng nào. Nói tóm lại, tầm nhìn của lãnh đạo về tương lai doanh nghiệp;

nhận thức và hiểu biết của lãnh đạo về các nguồn lực nội tại tác động đến cam

kết CSR của doanh nghiệp (Spence và cộng sự, 2007)

Môi trường nội bộ doanh nghiệp

Các yếu tố về doanh nghiệp được viện dẫn bao gồm: nguồn lực tài chính,

quyền lực thương lượng. Các nghiên cứu thực nghiệm (được tổng hợp trong

Lepoutre & Heene, 2006) cho thấy các DNNVV hạn hẹp nguồn lực tài chính

và ít quyền lực thương lượng và điều này làm giảm động lực thực hiện chiến

lược CSR. Khi nói đến quyền lực thương lượng thì áp lực từ các bên hữu

quan chủ chốt thường được nhấn mạnh. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng

phát hiện rằng các bên hữu quan như người lao động, khách hàng và nhà cung

ứng ảnh hưởng nhiều hơn tới CSR của DNNVV. Thậm chí theo nhiều tác giả

đây là ba bên hữu quan ảnh hưởng nhiều nhất tới DNNVV (Murillo &

Lozano, 2006; Perrini và cộng sự, 2007; Saulquin & Schier, 2005, Gadenne

và cộng sự, 2009). Darnall và cộng sự (2010), Murillo & Lozano (2006) phát

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 53: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

45

hiện rằng CSR trong DNNVV bị ảnh hưởng nhiều hơn từ mối quan tâm người

lao động và gia đình họ hơn là các bên hữu quan bên ngoài. Hơn nữa,

DNNVV có nguồn lực hạn chế không chỉ tài chính mà còn nhân sự có chất

lượng cao và thời gian do đó để hiểu và áp dụng CSR gặp nhiều khó khăn

(Aragón-Correa và cộng sự, 2008; Lepoutre & Heene, 2006). Điều này càng

đúng trong ngành may với bản chất là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt

là lao động nữ.

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến CSR của DNNVV bao gồm

môi trường vĩ mô (yếu tố chính phủ, cộng đồng địa phương và các tổ chức

hiệp hội phi chính phủ) và môi trường cạnh tranh (theo Porter và Kramer,

2006). Các yếu tố môi trường vĩ mô có ảnh hưởng tới CSR của doanh nghiệp

nhưng nhiều bằng môi trường cạnh tranh bởi lẽ DNNVV không đủ nguồn lực

để đáp ứng tất cả các bên hữu quan.

Môi trường cạnh tranh thể hiện các áp lực của các bên hữu quan chủ chốt

tới doanh nghiệp. Như đã trình bày ở trên, đới với DNNVV hai bên hữu quan

chủ chốt bên ngoài được nhận định là khách hàng và nhà cung ứng. Đặc biệt

đối với các doanh nghiệp may – vốn bị chi phối của chuỗi may mặc toàn cầu

thì áp lực này càng lớn hơn. Đó là xu thế ngày càng nhiều DNNVV hợp tác

với các doanh nghiệp lớn và do đó họ phát triển các phương thức sản xuất

kinh doanh để đáp ứng các điều kiện kinh doanh toàn cầu trong đó có các điều

khoản về CSR. Các doanh nghiệp ngành may thường nằm trong nhóm này khi

mà các chuỗi cung ứng toàn cầu chi phối phần lớn ngành dệt may trên toàn

thế giới. Các công ty mua hàng và nhà ứng sẽ chi phối toàn bộ chuỗi và gây

áp lực cho các thành viên trong chuỗi cung ứng toàn cầu tuân thủ CSR. Hay

nói cách khác, áp lực này rất lớn do việc tuân thủ CSR được coi là giấy thông

hành để các DNNVV ngành may đi vào thị trường quốc tế.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 54: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

46

Các yếu tố khác

Các luận giải về CSR của DNNVV có thể không hoàn toàn đồng nhất

vì tùy thuộc vào các yếu tố khác. Ví dụ như về quy mô doanh nghiệp hoặc số

năm hoạt động doanh nghiệp. Ví dụ như quy mô doanh nghiệp cũng ảnh

hưởng trực tiếp đến CSR của DNNVV (Labelle & Saint Pierre, 2010). Nhiều

nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ dương giữa quy mô doanh

nghiệp và cam kết thực hiện CSR (Lepoutre & Heene, 2006; Perrini và cộng

sự, 2007; Cabagnols & Le Bas, 2008). Các DNNVV có quy mô lớn hơn

thường “nhạy cảm” hơn với các chủ đề CSR, đặc biệt là các chủ đề về môi

trường – đó là kết quả nghiên cứu của Sharma (2000). Điều này có thể do các

DNNVV có quy mô lớn hơn thường có nguồn lực tốt hơn để thực hiện CSR.

Nói tóm lại cơ sở lý thuyết cho thấy các yếu tố thuộc môi trường bên

ngoài, môi trường nội bộ doanh nghiệp, yếu tố nhà lãnh đạo có tác động đến

áp dụng chiến lược CSR của DNNVV. Các yếu tố này sẽ được phát triển ở

các phần kế tiếp của luận án để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong bối

cảnh DNNVV ngành may Việt Nam.

1.4.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên các tổng quan nghiên cứu đã trình bày ở các phần trên, tác giả

đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm xem xét ảnh hưởng tới chiến lược CSR của

doanh nghiệp theo các nhóm nhân tố: lãnh đạo doanh nghiệp, môi trường nội

bộ doanh nghiệp, môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài

doanh nghiệp theo Porter và Kramer (2006) có thể được chia thành hai cấp

độ: môi trường cạnh tranh (ngành) và môi trường vĩ mô do mức độ ảnh hưởng

đến CSR của doanh nghiệp của các nhóm yếu tố môi trường này là khác nhau.

Do đó, luận án sẽ có bốn nhóm nhân tố là bốn biến độc lập: (i) lãnh đạo doanh

nghiệp; (ii) môi trường nội bộ doanh nghiệp; (iii) môi trường cạnh tranh; (iv)

môi trường vĩ mô.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 55: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

47

Biến phụ thuộc là chiến lược trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Hoạt

động CSR nêu trên của DNNVV ngành may sẽ được đánh giá theo các đặc

điểm của chiến lược CSR – lý thuyết được đề xuất bởi Burke và Logsdon

(1996). Theo đó, CSR sẽ được đánh giá theo 5 đặc điểm sau đây:

- Tính trung tâm theo nghĩa liên quan chặt chẽ tới nhiệm vụ và các mục

tiêu của một công ty

- Cụ thể: bằng cách tạo nên những lợi ích riêng biệt đối với doanh

nghiệp.

- Chủ động hay là có kế hoạch trong việc dự đoán các xu hướng kinh

tế, công nghệ, xã hội hay là chính trị

- Tự nguyện và không đơn thuần chỉ là một hành động tuân thủ theo

pháp luật.

- Có thể nhìn thấy từ bên ngoài để cho phép một công ty có được danh

tiếng trong phạm vi những hoạt động CSR của họ. Điều này thể hiện ở các

báo cáo CSR của doanh nghiệp ra cộng đồng bên ngoài.

CSR của doanh nghiệp được coi là chiến lược CSR khi mà hoạt động

CSR đều thỏa mãn 5 điều kiện nêu trên. Mức độ không thỏa mãn các điều

kiện nêu trên càng cao càng chứng tỏ CSR của doanh nghiệp đó mang tính

thụ động, ứng phó. Trên cơ sở đó, khẳng định rằng hành động CSR của doanh

nghiệp không phải là chiến lược CSR mà chỉ là phản ứng thụ động.

Các biến kiểm soát được đưa vào nhằm bảo đảm sự chặt chẽ của mô

hình bao gồm: số năm hoạt động doanh nghiệp, và quy mô doanh nghiệp. Các

biến kiểm soát này được đưa vào dựa theo kết luận của các nghiên cứu thực

nghiệm trước đó.

Các biến và mối quan hệ giữa các biến được thể hiện trong mô hình sau đây.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 56: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

48

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các biến được sử dụng thang đo đã được phát triển trong các nghiên

cứu trước đây. Điều này được thể hiện bằng các câu hỏi và các tuyên bố

xoanh xung quanh nội hàm của các biến để người trả lời đưa ra nhận định và

quan điểm của họ. Thang đo Likert được sử dụng từ mức độ 1 đến 4. Theo

Kline (1998, 2006) thì thang đo 4 mức độ là tối ưu. Hơn nữa, theo kinh

nghiệm của tác giả thì bản chất người Việt Nam hay do dự khi trả lời do đó

tác giả chọn thang đo chẵn với kỳ vọng nhận được câu trả lời rõ ràng.

Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra dựa trên cơ sở lý thuyết và mô

hình nghiên cứu ở trên được trình bày như sau.

CSR

Môi trường DN

Môi trường cạnh tranh

Môi trường vĩ mô

H1

Biến kiểm soát

H2

H3

Lãnh đạo DN

H4

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 57: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

49

Giả thuyết H1: Hiểu biết CSR và mong muốn của lãnh đạo doanh

nghiệp ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp

Giả thuyết H2: Môi trường nội bộ doanh nghiệp có sức ép ảnh hưởng

thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp

Giả thuyết H3: Môi trường cạnh tranh có sức ép ảnh hưởng thuận chiều

đến CSR của doanh nghiệp

Giả thuyết H4: Môi trường vĩ mô có sức ép ảnh hưởng thuận chiều đến

CSR của doanh nghiệp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 58: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

50

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.1.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu là quá trình tìm kiếm các tri thức được khái quát hóa để có

thể áp dụng vào việc giải thích cho một vấn đề. Phương pháp nghiên cứu có

thể chia thành hai nhóm: phương pháp định lượng và định tính. Sự khác biệt

chủ yếu giữa hai phương pháp này là về dữ liệu. Phương pháp định lượng bao

hàm các nghiên cứu thu thập dữ liệu có thể được phân tích theo dạng số.

Trong khi đó, định tính mô tả sự kiện, con người ... một cách khoa học và

không thu thập dữ liệu dạng số (Saunders và cộng sự, 2003).

Trên thực tế, việc sử dụng loại phương pháp thực nghiệm nào lại phụ

thuộc vào loại số liệu cần được thu thập. Luận án cần thông tin định lượng

như các bên hữu quan chủ yếu của doanh nghiệp, các hoạt động CSR đã tiến

hành tại doanh nghiệp.... Do đó phương pháp định lượng được lựa chọn.

Ngoài ra, luận án cũng cần những thông tin sâu và chi tiết về quan

điểm, tầm nhìn, hành động CSR của DNNVV trong bối cảnh môi trường kinh

doanh biến động. Nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận nhằm tìm

cách mô tả và phân tích đặc điểm và hành động của doanh nghiệp theo quan

điểm chiến lược CSR. Do đó, phương pháp này cho phép phát hiện những chủ

đề quan trọng mà trước đó có thể tác giả chưa dự kiến được. Tác giả lựa chọn

hai công ty quy mô vừa và nhỏ để nghiên cứu tình huống. Trong nghiên cứu

định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được

chuẩn bị trước. Tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn có thể được điều chỉnh

cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện. Đây cũng là điểm khác biệt

giữa phương pháp định tính và định lượng.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 59: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

51

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Nói tóm lại, mỗi phương pháp có những ưu thế khác nhau trong việc thu

thập dữ liệu. Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn áp dụng đồng thời

cả phương pháp định lượng và định tính. Trong đó việc sử dụng phương pháp

định lượng nhằm phát hiện các mối quan hệ và tương quan giữa các biến số.

Phương pháp định tính nhằm bổ trợ cho phương pháp định lượng thông qua việc

kiểm chứng các kết quả phân tích dữ liệu. Việc sử dụng kết hợp này sẽ giúp khắc

phục điểm yếu của từng phương pháp và tăng sự phong phú của nguồn dữ liệu.

2.1.2. Nghiên cứu định lượng

Về phương pháp định lượng, tác giả sẽ sử dụng điều tra (survey).

Theo đó, một bảng hỏi đã được chuẩn bị trước theo cấu trúc nhất định cho

đối tượng nghiên cứu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 60: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

52

Quy mô chọn mẫu được xác định dựa trên kỳ vọng về độ tin cậy, phương

pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng tham số và các tham số cần

ước lượng. Bởi lẽ nghiên cứu định lượng của luận án dựa chủ yếu trên phân

tích hồi quy do đó cần xác định quy mô mẫu hợp lý để phân tích hồi quy tốt

nhất. Theo Tabachnick và Fitdell (1996) kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc

bằng 8m + 50 (trong đó m là số biến trong mô hình). Đối với phân tích nhân

tố, Hair và cộng sự (2006) cho rằng quy mô mẫu cần gấp 5 lần số lượng biến.

Như vậy, quy mô mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu định lượng trong luận án

này là 74. Với nỗ lực để đảm bảo tính tin cậy của điều tra, tác giả đã phát đi

250 bảng hỏi, gấp hơn 3 lần quy mô mẫu tối thiểu cần thiết theo yêu cầu.

Tác giả dựa trên khung chọn mẫu được tổng hợp từ các nguồn: danh

sách các DNNVV dệt may tham gia các khóa đào tạo DNNVV của VCCI và

các danh mục khác từ các công cụ tìm kiếm trên mạng, trang vàng điện thoại

và danh sách các doanh nghiệp được giới thiệu.

Tác giả sử dụng máy chọn số ngẫu nhiên để lựa chọn ngẫu nhiên các

doanh nghiệp để tiến hành phỏng vấn theo số thứ tự cho sẵn trong danh sách.

Các doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn thay thế cũng tiếp tục được chọn

theo cách này. Tác giả gửi email hoặc gọi điện để liên hệ phỏng vấn.

Các dữ liệu điều tra được khảo sát trong năm 2012-2013 tại 3 thành phố:

Hà nội, TP Hồ chí minh, Đà nẵng. Lý do lựa chọn 3 địa phương này là (i) 3

địa phương có số lượng doanh nghiệp may nhiều nhất trong mỗi vùng (Bắc,

Trung, Nam). Miền Bắc có 1035 doanh nghiệp, trong đó Hà Nội nhiều nhất

với 427 doanh nghiệp. Miền Trung có 306 doanh nghiệp trong đó Đà nẵng là

địa phương có nhiều doanh nghiệp may đăng ký nhất (65). Miền Nam có

2673 doanh nghiệp trong đó TP Hồ chí minh có nhiều doanh nghiệp đăng ký

nhất (2197 doanh nghiệp).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 61: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

53

Tổng số có 250 bảng hỏi phát đi và thu về được 185 bảng hỏi được trả

lời đủ tiêu chuẩn. Mô tả mẫu điều tra được trình bày ở nội dung kế tiếp.

Bảng hỏi định lượng bao gồm bốn phần chính. Phần thứ nhất là thông tin

cơ bản doanh nghiệp như địa điểm, ngành nghề, quy mô.... Phần này cho biết

tổng quan về doanh nghiệp. Phần thứ hai sẽ bao gồm các câu hỏi về quan điểm

chiến lược của lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp. Đồng thời, cũng khảo sát thông

tin về việc xác định các bên hữu quan chủ yếu của doanh nghiệp. Phần thứ ba

nhằm tìm hiểu về các hoạt động CSR đang tiến hành tại doanh nghiệp. Tác giả

dùng thang đo likert 1 - 4 để đo lường mức độ thực hiện các nội dung CSR theo

quan điểm đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp. Phần cuối là các câu hỏi về kết

quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các biến và thang đo được trình bày như sau.

Thang đo biến phụ thuộc: CSR của doanh nghiệp được phát triển trên cơ sở

lý thuyết chiến lược CSR của Burke và Logsdon (1996). Theo đó, có năm tiêu

chí để đánh giá CSR của doanh nghiệp ( đã trình bày ở phần trên)>

Bảng 2.1: Thang đo CSR của doanh nghiệp

Ký hiệu Thang đo

csr1 CSR gắn với nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp

csr2 CSR đem lại lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp

csr3 Doanh nghiệp có chiến lược và kế hoạch kinh doanh chủ động

csr4 Doanh nghiệp có áp dụng CSR tự nguyện

csr5 Doanh nghiệp có báo cáo về CSR hàng năm cho các bên hữu

quan nhất định

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 62: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

54

Thang đo lãnh đạo doanh nghiệp dựa trên tổng quan nghiên cứu đã

trình bày ở phần trên (Spence và cộng sự, 2007). Các thang đo được xây dựng

nhằm đánh giá nhận thức, hiểu biết của lãnh đạo doanh nghiệp về CSR. Đồng

thời cũng đánh giá quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với các bên hữu

quan chủ chốt. Điều này cũng thể hiện tầm nhìn của lãnh đạo, chi phối toàn

bộ hoạt động CSR của doanh nghiệp.

Bảng 2.2: Thang đo lãnh đạo doanh nghiệp

Ký hiệu Thang đo

ld1 Anh/chị có hiểu biết như thế nào về nội dung CSR

ld2 Anh/chị có đánh giá như thế nào về lợi ích CSR

ld3 Anh/ chị hiểu biết như thế nào về bên hữu quan

Anh/ chị đánh giá thế nào về trách nhiệm của doanh nghiệp

với các bên hữu quan chủ chốt

Thang đo nội bộ doanh nghiệp được sử dụng nhằm đánh giá các yếu tố

về cơ chế quản trị và ảnh hưởng từ bên hữu quan chủ chốt trong nội bộ doanh

nghiệp (người lao động ). Việc phát triển các thang đo này dựa trên quan

điểm của Darnall và cộng sự (2010), Murillo & Lozano (2006). Như vậy, môi

trường nội bộ sẽ phản ánh sức ép thực hiện CSR của doanh nghiệp từ các yếu

tố nội bộ.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 63: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

55

Bảng 2.3: Thang đo môi trường nội bộ doanh nghiệp

Ký hiệu Thang đo

nb1 Sức ép từ người lao động đối với doanh nghiệp như thế nào

nb2 Đảm bảo tuân thủ luật lao động và đảm bảo các điều kiện

làm việc công bằng đối với công nhân có ảnh hưởng tới

doanh nghiệp

nb3 Thực hiện các chính sách về sức khoẻ cũng như an toàn lao

động và có thống kê trong báo cáo hàng năm có ảnh hưởng

tới doanh nghiệp

nb4 Chính sách khuyến khích người lao động phát triển kỹ năng

thực tế và năng lực làm việc có ảnh hưởng tới doanh nghiệp

nb5 Thực hiện các hành động thích hợp chống lại tất cả các hình

thức phân biệt ở nơi làm việc và trong thời gian tuyển dụng

nhân sự có ảnh hưởng tới doanh nghiệp

nb6 Tham khảo ý kiến của người lao động trong những vấn đề

quan trọng có ảnh hưởng tới doanh nghiệp

Theo Porter và Kramer (2006) các yếu tố thuộc môi trường cạnh có ảnh

hưởng đến CSR của doanh nghiệp. Dựa trên quan điểm này, luận án phát triển

thang đo phản ánh sức ép của các yếu tố môi trường cạnh tranh về khách

hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, quy định/tiêu chuẩn của ngành may

và các thị trường. Đây được coi là các nhóm yếu tố chính của môi trường

cạnh tranh ảnh hưởng tới CSR DNNVV.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 64: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

56

Bảng 2.4: Thang đo môi trường cạnh tranh

Ký hiệu Thang đo

ct1 Khách hàng có ảnh hưởng đến doanh nghiệp

ct2 Nhà cung ứng có ảnh hưởng đến doanh nghiệp

ct3 Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến doanh nghiệp

ct4 Thực hiện các cuộc điều tra/ thăm dò chính thức hoặc phi

chính thức để tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng có ý

nghĩa đối với doanh nghiệp

ct5 Các quy định và tiêu chuẩn của ngành/ thị trường về CSR

ảnh hưởng đến doanh nghiệp

ct6 Chính sách mua hàng công bằng trong chuỗi cung ứng có

ảnh hưởng đối với doanh nghiệp

Theo Porter và Kramer (2006) các yếu tố môi trường vĩ mô có ảnh hưởng

tới CSR của doanh nghiệp. Mặc dù một số nghiên cứu thực nghiệm về DNNVV

không cho thấy tác động rõ rệt của các yếu tố này nhưng luận án này vẫn đưa

vào mô hình. Bởi lẽ ở Việt Nam, các DNNVV áp dụng chiến lược CSR chưa

nhiều và do đó nhiều DNNVV mới chỉ ở mức tuân thủ do chịu áp lực từ phía

chỉnh phủ và các bên hữu quan khác thuộc môi trường vĩ mô. Do đó, cần thiết

kiểm định sự ảnh hưởng này trong bối cảnh Việt Nam.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 65: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

57

Bảng 2.5: Thang đo môi trường vĩ mô

Ký hiệu Thang đo

vm1 Toàn xã hội có ảnh hưởng đến doanh nghiệp

vm2 Cộng đồng địa phương có ảnh hưởng đến doanh nghiệp

vm3 Chính phủ (quy định, chính sách…) ảnh hưởng đến doanh

nghiệp

vm4 Các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ ảnh hưởng đến

doanh nghiệp

2.1.3. Nghiên cứu định tính

Về nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng tình huống (case study). Đối

tượng được lựa chọn là Công ty CP May Hải Nam (Hà Nội) và Công ty

TNHH May Gon Mai (TP Hồ Chí Minh). Khảo sát được diễn ra trong năm

trong năm 2014.

Quy trình nghiên cứu tình huống được mô tả trong hình vẽ sau. Theo đó,

tác giả sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng

vấn sâu, phỏng vấn nhóm.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 66: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

58

Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu định tính

Nguồn: Tác giả

Trước hết, tác giả liên hệ và đề nghị Công ty cung cấp hệ thống các văn

bản tài liệu có liên quan đến CSR của doanh nghiệp. Đó là các văn bản về họp

HĐQT, quy chế hoạt động, hợp đồng lao động.... Tuy nhiên, có thể nói rằng

Công ty Hải Nam là doanh nghiệp quy mô nhỏ do đó hệ thống văn bản còn

nhiều hạn chế, chưa được chuẩn hóa và đồng bộ.

Tiếp đến, tác giả tham quan dây chuyền sản xuất và các phòng ban của

Công ty để ghi nhận quy trình sản xuất và các vấn đề về hiện trạng có liên quan

đến CSR. Trong quá trình quan sát, tác giả có tương tác với người lao động tại

các bộ phận nhằm tìm hiểu cảm nhận của họ về các hoạt động Công ty.

Thông tin có được từ tổng quan tài liệu và quan sát giúp tác giả xây dựng

bảng hỏi bán cấu trúc. Cuộc phỏng vấn nhóm được tổ chức như một cuộc thảo

luận cởi mở về CSR của doanh nghiệp. Nhóm trả lời phỏng vấn bao gồm một

Phó giám đốc, một cán bộ phòng xuất nhập khẩu, một cán bộ phòng kế toán

(kế toán trưởng), và một cán bộ phòng Tổ chức.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 67: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

59

Cuối cùng, tác giả phỏng vấn sâu Giám đốc về CSR của Công ty theo

quan điểm chiến lược. Cuộc phỏng vấn này được thiết kế như thảo luận nhỏ

nhằm tìm hiểu sâu về bối cảnh kinh doanh, sức ép các bên hữu quan và định

hướng chiến lược CSR của doanh nghiệp.

Trên thực tế, tác giả đã thực hiện phỏng vấn dựa trên một hệ thống bảng

hỏi dạng bán cấu trúc. Theo đó, tác giả sẽ đặt các câu hỏi mở để đáp viên đưa

ra ý kiến của mình. Các bảng hỏi được thiết kế theo các nội dung CSR trình

bày ở phần trên. Tương ứng với mỗi nội dung CSR sẽ có hai nhóm phiếu (gọi

là 1-x và 2-x, trong đó x tương ứng với tên chủ đề CSR khảo sát).

Trong nhóm phiếu 1-x, câu hỏi đầu tiên liên quan tới xác định trọng số

để xếp thứ tự mức độ ảnh hưởng của từng chủ đề đối với doanh nghiệp. Trên

thực tế, tác giả phỏng vấn dưới dạng câu hỏi mở để gợi ý đáp viên thảo luận

và đưa ra ý kiến. Sau đó, tác giả sẽ thông nhất với đáp viên về trọng số. Tỷ

trọng thay đổi tùy thuộc vào quan điểm của từng doanh nghiệp về 3 khía cạnh

quan trọng nhất: lợi nhuận, sản lượng và hình ảnh doanh nghiệp. Trọng số đó

sẽ cho thấy quan điểm của doanh nghiệp về những tác động của các vấn đề tới

doanh nghiệp.

Câu hỏi thứ 2 để đánh giá về cách thức doanh nghiệp có thể thay đổi

những vấn đề có liên quan. Nếu câu trả lời là “nhiều” hoặc đáp viên trả lời các

từ tương đương nghĩa là công ty có khả năng hành động ở mức độ cao để thúc

đẩy các vấn đề. Trong khi câu trả lời “không ảnh hưởng” hoặc các từ có nghĩa

tương đương hàm ý rằng công ty nên tìm một hướng khác thích hợp hơn để

vượt qua thực trạng đó.

Nhóm phiếu 2-x là danh mục những hoạt động doanh nghiệp đang thực

hiện kiểm soát những chủ đề đã được thảo luận ở trên. Bằng cách đánh dấu vào

những hoạt động đã có tại doanh nghiệp, chúng ta sẽ có được cái nhìn tổng

quan về cách thức doanh nghiệp đang quản lý các nội dung CSR có liên quan.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 68: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

60

2.2. Thống kê mô tả mẫu

2.2.1. Cơ cấu doanh nghiệp khảo sát

Tổng số bảng hỏi hợp lệ thu về là 188. Sau khi làm sạch số liệu và

kiểm tra chất lượng, nhận được 185 bảng hỏi đạt yêu cầu. Cơ cấu doanh

nghiệp khảo sát phân theo khu vực được thể hiện ở hình sau. Trong đó,

doanh nghiệp ở Hà nội chiếm 25%, Đà nẵng chiếm 8% và Thành phố Hồ

Chí Minh chiếm 67%.

Hình 2.3: Cơ cấu doanh nghiệp khảo sát theo địa lý

Nguồn: Điều tra của tác giả Tiếp đến, sẽ xem xét cơ cấu doanh nghiệp khảo sát theo năm thành lập.

Trong bảng hỏi có câu hỏi về năm thành lập ngoài mục tiêu tính “tuổi” của

doanh nghiệp cũng là để loại bỏ những doanh nghiệp có ít hơn 2 năm thành

lập. Lý do loại bỏ các DNNVV có ít hơn 2 năm thành lập là bởi lẽ trong

những năm đầu thành lập các doanh nghiệp loại hình này chủ yếu mục tiêu

tồn tại hơn là tăng trưởng và phát triển. Hơn nữa, những doanh nghiệp mới

thành lập có hệ thống sổ sách và dữ liệu tương đối yếu nên khó có thể trả lời

hết các câu hỏi trong bảng hỏi.

Ở đây, tác giả phân nhóm năm thành lập của doanh nghiệp dựa trên

những mốc thay đổi quan trọng của Luật Doanh nghiệp. Năm 2000 đánh dấu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 69: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

61

mốc Luật Doanh nghiệp ra đời với thay đổi cơ bản về môi trường thể chế cho

việc thành lập doanh nghiệp và kinh doanh. Điều này dẫn đến sự tăng lên

nhanh chóng các doanh nghiệp được thành lập mới đặc biệt khối doanh

nghiệp vừa và nhỏ. Dấu mốc thứ 2 là 2005. Đây không chỉ bởi vì đó là dấu

mốc năm Luật doanh nghiệp sửa đổi mà còn là mốc thời gian đánh dấu thời

điểm Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO (năm 2006). Ngành dệt may là một

trong những ngành ảnh hưởng nhiều nhất trong tiến trình Việt Nam hội nhập

kinh tế Thế giới, đặc biệt là WTO. Trên cơ sở các lý do đó, tác giả đã phân

nhóm doanh nghiệp theo năm thành lập theo ba nhóm.

Thứ nhất là nhóm thành lập trước năm 2000, thứ hai là nhóm thành lập

sau Luật Doanh nghiệp (từ 2000 đến 2005) và nhóm thành lập từ 2005 trở lại.

Kết quả thu thập dữ liệu cho thấy có 31% doanh nghiệp khảo sát được thành

lập trước khi có Luật Doanh nghiệp. Có 25% doanh nghiệp thành lập trong

giai đoạn 2000-2005 và có 44% doanh nghiệp thành lập từ 2005 trở lại đây.

Kết quả trên cho thấy mẫu điều tra tương đối tốt vì có tỷ lệ cao các doanh

nghiệp có nhiều năm hoạt động.

Hình 2.4: Cơ cấu doanh nghiệp khảo sát theo năm thành lập

Nguồn: Điều tra của tác giả

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 70: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

62

Bảng hỏi có thiết kế câu hỏi về lao động trung bình của doanh nghiệp.

Đây sẽ là căn cứ để xác định quy mô doanh nghiệp. Trên lý thuyết thì có hai

căn cứ đang được áp dụng hiện thời ở Việt Nam để đánh giá quy mô doanh

nghiệp đó là: vốn và lao động. Tuy nhiên do DNNVV có hệ thống sổ sách tài

chính thường là hạn chế hơn doanh nghiệp lớn. Hơn nữa các DNNVV Việt

Nam có xu hướng khai báo vốn điều lệ thấp hơn thực tế để tránh thuế do đó

tác giả tin rằng sử dụng thước đo quy mô lao động sẽ tốt hơn.

Dữ liệu thu về cho thấy có đến 62% doanh nghiệp được khảo sát có ít

hơn 100 lao động. Trong đó chỉ có 18% doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao

động và có 20% doanh nghiệp có trên 300 lao động. Như vậy chủ yếu mẫu

điều tra bao gồm các doanh nghiệp nhỏ.

Hình 2.5: Cơ cấu doanh nghiệp khảo sát theo quy mô lao động

Nguồn: Điều tra của tác giả

Để nhìn sâu hơn về mẫu khảo sát, bảng sau đây sẽ tóm tắt các đặc điểm

doanh nghiệp theo khu vực địa lý. Theo đó, doanh nghiệp ở Hà Nội được

thành lập trước 2000 nhiều hơn hai thành phố còn lại. Doanh nghiệp ở thành

phố Hồ chí minh có “độ tuổi” tương đối trẻ với tkhoangr 51.61% doanh

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 71: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

63

nghiệp thành lập sau năm 2005. Xét về quy mô lao động thì tỷ lệ doanh

nghiệp có quy mô nhỏ (ít hơn 100 lao động) phổ biến hơn ở TP Hồ chí minh.

Xét về tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì doanh nghiệp ở Đà Nẵng có

tỷ lệ tham gia chuỗi cao nhất (64.29%); thứ nhì là Hà Nội (trên 48%).

Bảng 2.6: Đặc điểm doanh nghiệp theo khu vực địa lý

Hà nội Đà nẵng TP Hồ

Chí Minh

Theo năm thành lập

Trước 2000 53.19 35.71 22.58

Từ 2000 đến 2005 19.15 35.71 25.81

Sau 2005 27.66 28.57 51.61

Theo số lượng lao động

Dưới 100 lao động 34.04 35.71 50.27

Từ 100 đến 300 lao động 29.79 7.14 10.27

Trên 300 lao động 36.17 57.14 6.49

Tham gia chuỗi cung ứng 48.94 64.29 15.32

Nguồn: Điều tra của tác giả

2.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp khảo sát

Tổng quan từ tài liệu nguyên cứu chỉ ra rằng ngành may là ngành đặc

trưng bởi chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời cũng chỉ ra rằng mức độ tham gia

chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ có ảnh hưởng nhất định tới chiến lược và phương

thức kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, trong bảng hỏi tác giả có câu hỏi

nhằm xác định doanh nghiệp có tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu dưới bất kỳ

hình thức nào (xuất khẩu trực tiếp hoặc gia công một phần hoặc toàn phần).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 72: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

64

Kết quả dữ liệu thu thập được cho thấy có 72% doanh nghiệp khảo sát có

tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Con số này cho thấy đặc điểm của mẫu

điều tra tương đối hợp lý để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng chiến lược CSR

trong bối cảnh ngành may hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Hình 2.6: Tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát tham gia chuỗi cung ứng

Nguồn: Điều tra của tác giả

Tiếp đến, khi đề cập về các khó khăn chủ yếu cản trở sự thành công của

doanh nghiệp thì các doanh nghiệp “than phiền” nhiều nhất về thiếu lao động

có tay nghề. Điều này là nguyên nhân của thực trạng lương trung bình của lao

động ngành may thấp hơn tương đối so với mức trung bình của xã hội. Hay

nói cách khác sức hút của nghề may đối với xã hội ở mức thấp. Trong khi đó,

các đơn hàng xuất khẩu luôn gây áp lực về thời gian giao hàng. Do đó,

doanh nghiệp may, đặc biệt DNNVV khó có thể tuyển dụng lao động có kỹ

năng tay nghề. Thực tế là các doanh nghiệp may đã phải di dời về các vùng

nông thôn để mở xưởng cho dễ dàng thu hút lao động.

Khó khăn thứ hai cản trở sự thành công của doanh nghiệp được viện

dẫn là cạnh tranh toàn cầu gay gắt. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn và có ý

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 73: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

65

nghĩa giữa khó khăn về cạnh tranh và khó khăn về lao động. Điều này hàm ý

khó khăn về cạnh tranh tuy cần quan tâm nhưng không phải là quá quan trọng

khi đặt cạnh yếu tố thiếu lao động. Lưu ý rằng thời điểm phỏng vấn doanh

nghiệp là giai đoạn 2011-2012, giai đoạn nền kinh tế Thế giới suy thoái do đó

áp lục cạnh tranh toàn cầu cũng khốc liệt hơn nhiều.

Tiếp đến yếu tố về nguồn nguyên liệu cũng được xếp là trở ngại. Điều

này phản ánh đúng thực trạng ngành may Việt Nam vì công nghiệp phù trợ

quá nhỏ bé và không theo kịp sự phát triển của ngành may, đặc biệt là may

xuất khẩu. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn

cầu, việc cung ứng nguyên liệu thô sẽ được các MNCs hoàn toàn chỉ định. Sự

bị động về nguồn nguyên liệu hẳn nhiên là khó khăn đối với doanh nghiệp.

Hình 2.7: Các khó khăn chủ yếu cản trở sự thành công của doanh nghiệp

Nguồn: Điều tra của tác giả

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 74: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

66

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về CSR của DNNVV ngành may Việt Nam

Phần này sẽ xem xét thực trạng CSR của doanh nghiệp khảo sát bao gồm

các nội dung thực hiện CSR tại doanh nghiệp. Có 44.86% DNNVV được

khảo sát trả lời rằng đã xây dựng và áp dụng bộ quy tắc ứng xử (COC).

Chỉ có khoảng 47.6% doanh nghiệp đã có chứng nhận liên quan về hệ

thống quản lý chất lượng hoặc liên quan tới CSR. Trong đó, tỷ lệ doanh

nghiệp có chứng nhận ISO 9000 cao nhất (chiếm 16.7% so với toàn bộ doanh

nghiệp khảo sát) sau đó là SA 8000 (11.9%). Tỷ lệ doanh nghiệp có ISO

14000 và OHSAS thấp hơn đáng kể (lần lượt là 6.5 và 1.6%).

Hình 3.1: Tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát có chứng nhận

Nguồn: Điều tra của tác giả

Như đã trình bày ở trên, các hoạt động CSR của doanh nghiệp sẽ được

nhóm lại từ 3 nhóm hoạt động chính: hoạt động xã hội bên trong doanh

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 75: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

67

nghiệp, hoạt động xã hội bên ngoài doanh nghiệp và các hoạt động môi

trường. Trong đó, hoạt động xã hội bên trong doanh nghiệp là các chủ đề về

lao động, nhân quyền, cơ chế quản trị….. Hoạt động xã hội bên ngoài doanh

nghiệp là kinh doanh trung thực, trách nhiệm với đối tác, khách hàng… Hoạt

động môi trường là sản xuất sạch hơn, phòng trừ và giảm ô nhiễm môi

trường, sử dụng năng lượng bền vững….

Tiếp đến, hoạt động CSR nêu trên của DNNVV ngành may sẽ được đánh

giá theo các đặc điểm của chiến lược CSR – lý thuyết được đề xuất bởi Burke

và Logsdon (1996). Như đã trình bày ở phần trên, CSR sẽ được đánh giá theo

5 đặc điểm sau đây:

- CSR gắn với nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp

- CSR tạo nên những lợi ích riêng biệt đối với doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có kế hoạch dài hạn

- Doanh nghiệp có thực hiện CSR tự nguyện

- Doanh nghiệp có báo cáo CSR ra cộng đồng bên ngoài.

Bảng 3.1: Đặc điểm chiến lược CSR của DNNVV ngành may

Variable Mean Std. Dev.

csr1 2.037838 0.996557

csr2 2.697297 0.935556

csr3 2.178378 1.040259

csr4 2.427027 1.154539

csr5 2.275676 1.172466

Nguồn: Phân tích của tác giả

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 76: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

68

CSR của doanh nghiệp được coi là chiến lược CSR khi mà hoạt động

CSR đều thỏa mãn 5 điều kiện nêu trên. Mức độ không thỏa mãn các điều

kiện nêu trên càng cao càng chứng tỏ CSR của doanh nghiệp đó mang tính

thụ động, ứng phó. Trên cơ sở đó, có thể khẳng định rằng nhìn chung CSR

của doanh nghiệp không phải là chiến lược CSR mà chỉ là phản ứng thụ động.

3.2. Kiểm định thang đo

3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Kiểm định độ tin cậy của thang đo trong luận án được thực hiện thông

qua hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach Alpha là hệ số cho phép đánh

giá mức độ tin cậy của việc thiết lập một biến tổng hợp trên nhiều biến đơn

(item). Hair et al (2006) đưa ra quy tắc đánh giá như sau:

- Hệ số < 0.6. Thang đo nhân tố là không phù hợp (có thể trong môi

trường nghiên cứu đối tượng không có cảm nhận về nhân tố đó)

- Hệ số từ 0.6 đến 07: Chấp nhận được với các nghiên cứu mới

- Hệ số từ 0.7 đến 0.8: Chấp nhận được

- Hệ số từ 0.8 đến 0.95: tốt

- Hệ số >= 0.95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xét xét các biến

quan sát có thể có xảy ra hiện tượng trùng biến.

Đối với thang đo lãnh đạo doanh nghiệp, Cronbach Alpha là 0.854. Hệ

số tương quan biến tổng và tương quan bội bình phương có giá trị cao, hệ số

Cronbach Alpha nếu bỏ biến thấp hơn Cronbach Alpha của thang đo. Điều

này cho thấy thước đo đảm bảo độ tin cậy

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 77: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

69

Bảng 3.2: Cronbach Alpha của thang đo lãnh đạo doanh nghiệp

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.854 4

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item Deleted

ld1 7.46 5.130 .779 .780

ld2 7.31 6.106 .760 .790

ld3 7.37 6.920 .650 .837

ld4 7.97 6.113 .633 .843

Nguồn: Phân tích của tác giả

Đối với thang đo môi trường nội bộ doanh nghiệp Cronbach Alpha là

0.869 cho 6 item. Hệ số tương quan biến tổng và tương quan bội bình phương

có giá trị cao, hệ số Cronbach Alpha nếu bỏ biến thấp hơn Cronbach Alpha

của thang đo. Điều này cho thấy thước đo đảm bảo độ tin cậy

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 78: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

70

Bảng 3.3: Cronbach Alpha của thang đo môi trường nội bộ

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.869 6

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item Deleted

nb1 14.26 10.117 .679 .844

nb2 14.37 9.658 .734 .834

nb3 14.42 10.397 .659 .848

nb4 14.50 10.164 .682 .844

nb5 14.39 10.816 .643 .851

nb6 14.49 10.566 .607 .857

Nguồn: Phân tích của tác giả

Đối với thang đo môi trường cạnh tranh, Cronbach Alpha là 0.886 cho 6

item. Hệ số tương quan biến tổng và tương quan bội bình phương có giá trị

cao, hệ số Cronbach Alpha nếu bỏ biến thấp hơn Cronbach Alpha của thang

đo. Điều này cho thấy thước đo đảm bảo độ tin cậy

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 79: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

71

Bảng 3.4: Cronbach Alpha của thang đo môi trường nội bộ

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.886 6

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item Deleted

ct1 14.46 14.761 .595 .883

ct2 14.91 13.406 .698 .867

ct3 14.86 13.183 .760 .857

ct4 14.97 13.744 .676 .871

ct5 14.83 13.046 .754 .858

ct6 14.96 13.047 .723 .863

Nguồn: Phân tích của tác giả

Đối với thang đo môi trường vĩ mô, Cronbach Alpha là 0.665 cho 4 item.

Kết quả cho thấy nên loại bỏ biến vm4. Kết quả Cronbach Alpha khi loại biến

này là 0.749 >0.7 – mức chấp nhận được.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 80: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

72

Bảng 3.5: Kết quả Cronbach Alpha thang đo môi trường vĩ mô

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha

N of Items

.777 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

vm1 6.52 3.849 .654 .682

vm2 6.50 3.610 .689 .661

vm3 6.61 3.174 .712 .649

vm4 7.99 5.723 .312 .830

Nguồn: Phân tích của tác giả

Đối với thang đo CSR doanh nghiệp, Cronbach Alpha là 0.777 cho 5

item. Hệ số tương quan biến tổng và tương quan bội bình phương có giá trị

cao, hệ số Cronbach Alpha nếu bỏ biến thấp hơn Cronbach Alpha của thang

đo. Điều này cho thấy thước đo đảm bảo độ tin cậy

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 81: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

73

Bảng 3.6: Cronbach Alpha của thang đo môi trường nội bộ

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.777 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

csr1 9.58 9.723 .680 .694

csr2 8.92 11.531 .399 .780

csr3 9.44 10.454 .507 .750

csr4 9.19 9.535 .572 .728

csr5 9.34 9.248 .606 .716

Nguồn: Phân tích của tác giả

Kết luận là sau khi điều chỉnh biến môi trường vĩ mô, các thang đo đều

có hệ số Cronbach Alpha >0.7 ( thấp nhất là 0.777 của biến csr, các biến độc

lập đều có Cronbach Alpha >0.8) do đó đều đảm bảo độ tin cậy. Hệ số tương

quan biến tổng của các biến đều >0.3 và giá trị của Cronbach Alpha khi bỏ

biến đều thấp hơn giá trị này của biến tổng. Điều này khẳng định thang ddo

tin cậy cho các phân tích tiếp theo.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 82: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

74

3.3.2. Kết quả phân tích EFA

Mô hình nghiên cứu với bốn nhóm nhân tố với 20 biến quan sát tác

động đến CSR của DNNVV. Trước hết kết quả của kiểm định KMO và

Barlett với hệ số KMO = 0.912 >0.5 và sig. =0.000 – có ý nghĩa về mặt thống

kê. Điều này cho thấy có cơ sở bác bỏ Ho (giả thuyết các biến không có tương

quan với nhau) và phân tích nhân tố EFA là phù hợp.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .912

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 1.972E3

df 171

Sig. .000

Nguồn: Phân tích của tác giả

Tiếp đến, để xác định số lượng nhân tố sử dụng trong quá trình phân

tích, tác giả xem xét Total variance explained các nhân tố ảnh hưởng. Dựa

vào tiêu chí Eigevalue > 1 và thì có 4 nhân tố được rút trích ra. Bốn nhân tố

này sẽ giải thích 67.58% biến thiên của dữ liệu nghiên cứu. Giá trị này cũng

thỏa mãn điều kiện phương sai tích lũy (>60%).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 83: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

75

Bảng 3.7: Total Variance Explained

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues

Total % of Variance Cumulative %

1 7.972 41.959 41.959

2 2.196 11.556 53.515

3 1.549 8.154 61.669

4 1.123 5.911 67.580

5 .776 4.085 71.665

6 .617 3.248 74.913

7 .603 3.171 78.084

8 .545 2.869 80.953

9 .469 2.468 83.421

10 .449 2.366 85.787

11 .434 2.285 88.072

12 .376 1.977 90.048

13 .343 1.805 91.853

14 .310 1.634 93.487

15 .296 1.556 95.043

16 .283 1.489 96.532

17 .275 1.448 97.980

18 .226 1.188 99.169

19 .158 .831 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nguồn: Phân tích của tác giả

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 84: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

76

Tiếp đến, kết quả của ma trận nhân tố xoay cho thấy tât cả các biến

thỏa mãn điều kiện hệ số tải nhân tố >0.4 (xem bảng Ma trận nhân tố xoay).

Các biến trong từng nhóm nhân tố có tương quan mạnh với nhau và phù hợp

với mô hình nghiên cứu đề xuất.

Bảng 3.8: Ma trận nhân tố xoay Rotated Component Matrix

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

ct3 .801

ct6 .791

ct5 .773

ct4 .720

ct1 .654

ct2 .638

nb4 .770

nb6 .722

nb3 .717

nb2 .708

nb5 .701

nb1 .588

ld1 .829

ld2 .828

ld4 .750

ld3 .744

vm2 .844

vm1 .788

vm3 .707

Extraction Method: Principal Component

Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser

Normalization.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 85: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

77

Dựa trên các kết quả phân tích nêu trên, mô hình nghiên cứu điều chỉnh

như sau. Thứ nhất vẫn giữ nguyên 4 nhân tố ảnh hưởng CSR của doanh

nghiệp. Thứ hai, bỏ biến vm4 (Các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ ảnh

hưởng đến doanh nghiệp). Như vậy các giả thuyết nghiên cứu vẫn giữ nguyên

như trong đề xuất.

3.3. Kiểm định giả thuyết

3.3.1. Kiểm định tương quan giữa các biến

Luận án kiểm định tương quan giữa các biến thông qua hệ số tương

quan Pearson. Phương pháp này sẽ kiểm tra mối quan hệ tương quan tuyến

tính giữa các biến. Các tiêu chí đánh giá bao gồm hệ số Pearson (r) và mức ý

nghĩa về mặt thống kê.

Bảng kết quả ma trận hệ số tương quan cho thấy tất cả các hệ số

Pearson >0 và <0.8. Điều này cho thấy các biến có mối quan hệ thuận chiều,

phản ánh đúng theo cơ sở lý thuyết.

Bảng kết quả ma trận hệ số tương quan cũng cho thấy biến phụ thuộc

và các biến độc lập có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức tối thiểu 0.05. Đồng

thời không có dấu hiệu bất thường. Hệ số không thể hiện dấu hiệu đa cộng

tuyến. Tất cả các kết quả trên cho thấy có thể sử dụng các phân tích thống kê

khác để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 86: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

78

Bảng 3.9: Ma trận hệ số tương quan

Correlations

csr ld nb ct vm age_ent lnnoemp

csr Pearson Correlation

1

Sig. (2-tailed)

N 185

ld Pearson Correlation

.241** 1

Sig. (2-tailed) .001

N 185 185

nv Pearson Correlation

.485** .015** 1

Sig. (2-tailed) .000 .001

N 185 185 185

ct Pearson Correlation

.586** .201 .021** 1

Sig. (2-tailed) .000 .218 .002

N 185 185 185 185

vm Pearson Correlation

.245** .117 .026 .021** 1

Sig. (2-tailed) .001 .010 .312 .018

N 185 185 185 185 185

age_ent Pearson Correlation

.306** .110 .121 .224** .007 1

Sig. (2-tailed) .000 .137 .125 .002 .922

N 185 185 185 185 185 185

lnnoemp Pearson Correlation

.610** .170* .206** .449** .218** .476** 1

Sig. (2-tailed) .000 .021 .005 .000 .003 .000

N 185 185 185 185 185 185 185

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Nguồn: Phân tích của tác giả

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 87: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

79

3.3.2. Kiểm định giả thuyết

Trong phần này, luận án trình bày và luận giải kết quả hồi quy kiểm

định các giả thuyết. Với kết quả hồi quy tuyến tính có được, phương trình hồi

quy được viết lại như sau:

csr = 1.874 + 0.156ld + 0.339 nb + 0.375ct + 0.154vm + 0.002 age_ent

+ 0.103 lnnoemp

Trong đó:

- csr: biến CSR của doanh nghiệp

- ld: biến lãnh đạo doanh nghiệp

- nb: biến môi trường nội bộ doanh nghiệp

- ct: biến môi trường cạnh tranh doanh nghiệp

- age_ent: biến số năm hoạt động doanh nghiệp

- lnnoemp: biến quy mô doanh nghiệp

Kết quả hồi quy cho thấy các hệ số beta đều có giá trị > 0 . Hệ số R2 điều

chỉnh ( Adj R squared) có giá trị =0.722 với p=0.000 (có ý nghĩa thống kê ở

mức ý nghĩa 0.01). Điều này phản ánh các biến độc lập trong mô hình giải

thích được 72.2% sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 88: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

80

Bảng 3.10: Kết quả hồi quy tuyến tính

Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig.

Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 1.874 .098 19.030 .000

ld .156 .031 .202 5.089 .000 .958 1.043

nb .339 .031 .438 10.937 .000 .941 1.063

ct .375 .034 .485 10.977 .000 .771 1.296

vm .154 .031 .199 4.908 .000 .920 1.087

age_ent .002 .003 .022 .482 .630 .759 1.317

lnnoemp .103 .025 .214 4.121 .000 .559 1.789

a. Dependent

Variable: csr

Nguồn: Phân tích của tác giả

Hệ số beta cho thấy các biến độc lập có mối quan hệ thuận chiều với

biến phụ thuộc. Tất cả các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0.01

trừ biến về số năm hoạt động doanh nghiệp. Có thể sắp xếp các yếu tố theo

mức độ giảm dần như sau: (i) môi trường cạnh tranh; (ii) môi trường nội bộ;

(iii) lãnh đạo doanh nghiệp; (iv) môi trường vĩ mô. Biến quy mô có ảnh

hưởng đến CSR của doanh nghiệp trong khi đó số năm thành lập không có

ảnh hưởng có ý nghĩa về mặt thống kê.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 89: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

81

Có thể nói các kết quả phân tích định lượng ủng hộ các giả thuyết

nghiên cứu. Mức độ ảnh hưởng của biến môi trường cạnh tranh là cao nhất

điều này hoàn toàn phản ánh đúng thực tế. Bởi lẽ như đã trình bày ở các

phần trên, ngành may là ngành có chuỗi cung ứng toàn cầu và bị dẫn dắt bởi

khách hàng. Chính các công ty mua hàng (tập đoàn đa quốc gia) áp đặt các

quy tắc CSR cho toàn bộ chuỗi. Do đó, CSR được coi là giấy thông hành đi

vào nhiều thị trường may trên Thế giới và trong ngành may cũng có nhiều

tiêu chuẩn CSR.

Các công ty mua hàng đòi hỏi các DNNVV trong chuỗi cung ứng phải

đầu tư nhiều hơn cho con người, môi trường và các chủ đề xã hội khác. Mỗi

công ty mua có những chiến lược và mục đích cụ thể thể hiện rõ động lực của

mình trong việc yêu cầu các đối tác thực hiện trách nhiệm xã hội. Thực hiện

CSR là tự nguyện không ép buộc, việc chấp thuận thực hiện là nhằm chứng

minh doanh nghiệp có đủ điều kiện hội nhập để có thể ký kết được hợp đồng

kinh tế với bạn hàng, tạo lập và gây uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp.

Mỗi công ty mua hàng sẽ có những bộ quy tắc ứng xử riêng (COC: code of

conduct). Ví dụ như Nike Code of Conduct; Adidas (Standards of

Engagements – SOE); (Timberland Code of Conduct)...hoặc bộ quy tắc ứng

xử của bên thứ 3 (tổ chức độc lập) như WRAP của Tổ chức may mặc toàn

cầu, SA 8000 của Tổ chức SAI, hay tiêu chuẩn FLA của Hiệp hội lao động

công bằng v..v... Các bộ quy tắc ứng xử đều được xây dựng trên cơ sở các

Công ước quốc tế của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và đề cao nguyên tắc

tuân thủ pháp luật của nước sở tại. Nội dung của các bộ quy tắc ứng xử

thường được bên mua cụ thể hóa trong các tài liệu hướng dẫn thực hiện cụ thể

(Guidelines).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 90: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

82

Biến môi trường nội bộ có ảnh hưởng lớn thứ hai. Điều này được luận

giải bởi bản chất của ngành may sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động

nữ. Các doanh nghiệp may Việt Nam, đặc biệt DNNVV luôn gặp khó khăn

trong việc thu hút việc thu hút và duy trì lao động, đặc biệt lao động lành

nghề. Điều này phù hợp với các nghiên cứu gần đây về ngành dệt may. Các

nghiên cứu này cho thấy các DNNVV chịu áp lực thực hiện CSR liên quan

đến lao động nhiều hơn các nội dung khác. Nghiên cứu gần đây của UNIDO

(2012) chỉ ra rằng xấp xỉ 50% doanh nghiệp dệt may và da giày có thực hiện

các hoạt động CSR chính thức thông qua việc cải thiện điều kiện làm việc và

các tiêu chuẩn lao động. Trong khi đó con số này đối với cải thiện môi trường

vật chất là 1/3, môi trường làm việc là ¼, Rất tiếc là nghiên cứu này không

tách biệt con số riêng của ngành may nhưng điều này cũng cho chúng ta thấy

CSR liên quan đến lao động luôn là nội dung được DNNVV ngành may quan

tâm hơn. Điều này hàm ý rằng những người quản lý trong các doanh nghiệp

may đang chịu áp lực của môi trường nội bộ đối với việc thực hiện CSR.

Biến lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của

doanh nghiệp với mức ý nghĩa thống kê 0.01. Điều này phù hợp với cơ sở lý

thuyết khẳng định rằng hiểu biết và mong muốn của nhà lãnh đạo doanh

nghiệp có ảnh hưởng tới CSR của doanh nghiệp.

Môi trường vĩ mô cũng có ảnh hưởng tới CSR của doanh nghiệp ở mức

ý nghĩa thống kê 0.01 nhưng hệ số beta không cao. Điều này hàm ý sự ảnh

hưởng của môi trường vĩ mô có nhưng không lớn. Điều này phù hợp với cơ

sở lý thuyết với luân giải cho rằng DNNVV với nguồn lực hạn chế không thể

đáp ứng hết tất cả các bên hữu quan. Do đó, các yếu tố môi trường vĩ mô có

ảnh hưởng nhưng mức độ sẽ không lớn.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 91: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

83

Bảng 3.11: Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê

Giả thuyết Nội dung Kết quả

H1 Hiểu biết CSR và mong muốn của lãnh đạo

doanh nghiệp ảnh hưởng thuận chiều đến

CSR của doanh nghiệp

Ủng hộ

H2 Môi trường nội bộ doanh nghiệp có sức ép

ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh

nghiệp

Ủng hộ

H3 Môi trường cạnh tranh có sức ép ảnh

hưởng thuận chiều đến CSR của doanh

nghiệp

Ủng hộ

H4 Môi trường vĩ mô có sức ép ảnh hưởng

thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp

Ủng hộ

Nguồn: Phân tích của tác giả

3.3.3. Kiểm tra các giả định cần thiết của mô hình hồi quy

Nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình, luận án sử dụng phân tích

ANOVA. Kết quả ANOVA trình bày ở bảng sau đây cho thấy mức ý nghĩa

của kiểm định F rất nhỏ. Cụ thể F =80.793 với mức ý nghĩa sig=0.000, bác bỏ

giả thuyết H0 . Điều này cho thấy mô hình hồi quy trình bày trong luận án phù

hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng cho tổng thể.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 92: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

84

ANOVAb

Model Sum of Squares df

Mean Square F Sig.

1 Regression 80.449 6 13.408 80.793 .000a

Residual 29.541 178 .166

Total 109.990 184

a. Predictors: (Constant),ld, nb, ct, vm, lnnoemp, age_ent

b. Dependent Variable: csr

Nguồn: Phân tích của tác giả

Một vấn đề các mô hình hồi quy hay gặp phải là đa cộng tuyến. Về

kiểm định đa cộng tuyến của mô hình, ở bảng trên về kết quả hồi quy cho

thấy hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của tất cả

các biến đều <10. Do đó, có thể bác bỏ giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến.

Luận án cũng kiểm định thống kê Durbin-Watson để xem xét có hiện

tượng tự tương quan (auto-correlation) trong phần dư của phân tích hồi quy.

Kết quả Durbin-Watson cho giá trị = 1.925 xấp xỉ 2. Do đó có thể cho rằng

các phần dư độc lập với nhau, không có hiện tượng tự tương quan.

3.4. Nghiên cứu tình huống

Nhằm kiểm chứng các kết quả phân tích định lượng, tác giả đã tiến hành

nghiên cứu tình huống. Công ty nghiên cứu ở đây là Công ty CP Hải Nam.

Công ty này được chọn làm điển hình nghiên cứu vì các lý do chủ yếu sau

đây. Thứ nhất, đây là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, hoạt động trong

ngành may – phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Doanh nghiệp tham gia trong

chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua gia công hàng xuất khẩu. Thứ hai, doanh

nghiệp có một quá trình phát triển. Công ty Hải Nam vốn là xưởng may thực

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 93: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

85

tập của Trường nghề may được thành lập từ năm 1999. Đến năm 2008, xưởng

may được phát triển thành công ty cổ phần trong đó cổ đông lớn là phần vốn

góp của Nhà nước đại diện bởi Trường Cao đẳng Công nghiệp dệt may thời

trang. Như vậy quá trình phát triển của doanh nghiệp này khá dài, từ xưởng

lên Công ty. Đó cũng là bước đi của phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa

của Việt Nam trong thời gian vừa qua, mặc dù có thể khác nhau về nguồn vốn

chủ sở hữu. Thứ ba, trong năm 2012-2013 – thời điểm tác giả luận án tiến

hành nghiên cứu sinh, tổng giám đốc doanh nghiệp Hải Nam được Vinatexx

bổ nhiệm vốn là Phó Tổng giám đốc Công ty May 10. Do đó, tổng giám đốc

hiểu rất rõ về CSR và lợi ích CSR đem lại tuy nhiên những hạn chế vè nguồn

lực tại doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ cản trở khá nhiều đến nội dung thực

hiện CSR tại doanh nghiệp. Nói ngắn gọn, nhận thức của lãnh đạo doanh

nghiệp về CSR rất cao nhưng các rào cản của doanh nghiệp hạn chế đến việc

phát triển của doanh nghiệp nói chung và chiến lược CSR nói riêng. Như vậy,

việc nghiên cứu từ tình huống này sẽ đem lại những kết luận thú vị, nhằm lý

giải thêm những kết quả phân tích định lượng.

Công ty cổ phần may Hải Nam có trụ sở chính tại thôn Lệ Hồ, xã Lệ

Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thời điểm khảo sát Công ty có 431 lao động

trong đó 48 người là lao động gián tiếp. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là áo

jacket, quần áo bảo hộ lao động….. Thị trường chủ yếu là hàng xuất khẩu

châu Âu (65% doanh thu), kế tiếp là Nhật (30%), Hoa Kỳ khoảng 5%. Do

hàng rào kỹ thuật vào thị trường Mỹ khắt khe do đó công ty chủ yếu là nhà

thầu phụ. Nói tóm tắt, toàn bộ hoạt động của Công ty là CMT (cut- make –

trim). Tại thời điểm phỏng vấn lãnh đạo công ty rất mong muốn đầu tư vào

chiến lược CSR để cải thiện vị thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 94: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

86

Xét về mô hình cơ cấu tổ chức. Công ty Hải Nam bao gồm hai nhánh:

sản xuất và bộ phận chức năng. Quy trình sản xuất và kinh doanh bao gồm (i)

chuẩn bị mẫu, (ii) quản lý kho, cắt (iii), may (iv), và (v) hoàn thiện và đóng

gói. Trong một số trường hợp, Công ty sẽ kiểm tra kim gãy nếu khách hàng

yêu cầu. Khách hàng và /hoặc công ty hậu cần sẽ quản lý vận chuyển từ kho

hàng của nhà máy. Do Công ty thực hiện CMT 100% do đó nguyên vật liệu

do khách hàng cung ứng.

Đánh giá chung về nhận thức CSR của lãnh đạo doanh nghiệp, tổng

giám đốc của Hải Nam vốn là phó tổng giám đốc May 10 – một công ty đầu

đàn trong ngành may ở Việt Nam – nên rất am hiểu về CSR. Tuy nhiên, các

thành viên khác trong ban giám đốc chưa hiểu rõ về CSR mà chỉ biết chung

chung là CSR là “giấy thông hành” để đi vào thị trường Thế giới. Đánh giá về

các trở ngại triển khai CSR, lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng trước hết đó là

nguồn lực vật chất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Hải Nam nằm trong

khuôn viên của Trường nên chỉ có thể cải tạo. Không thể xây dựng hệ thống

CSR hoàn toàn mới trên nền tảng cơ sở vật chất đó.

Trả lời câu hỏi về đánh giá thực trạng CSR tại doanh nghiệp, ban giám

đốc công ty cho rằng mới ở dừng ở mức ứng phó thụ động. Tuy nhiên công ty

cũng không thực hiện hết các chủ đề về CSR mà chỉ áp dụng cải tiến dần dần

cơ sở hiện có theo hướng CSR. Như vậy, các hoạt động CSR hiện tại còn

manh mún và chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh doanh nghiệp lựa chọn lợi thế cạnh giá là chi phí thấp thì

các hoạt động CSR của doanh nghiệp vẫn dừng ở mức giảm các gây hại hơn

là mang tính chiến lược. Theo đó, doanh nghiệp đang áp dụng các tiêu chuẩn

do bên mua hàng đề ra hơn là hành động mang tính chủ động và chiến lược.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 95: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

87

Cụ thể trong dây chuyền sản xuất việc giảm thiểu các mối nguy hại như

cháy nổ, an toàn lao động... không được coi trọng đúng mức. Việc tổ chức

quy trình kinh doanh còn nhiều hạn chế như quản lý xả thải và lãng phí không

được thực hiện một cách có tổ chức.

Tiếp đến, nội dung các hoạt động CSR của công ty được đánh giá như sau:

- Lãnh đạo doanh nghiệp và nhân quyền: là DNNVV nên hệ thống quản

trị của doanh nghiệp chưa được chuẩn hóa quy trình và văn bản. Doanh

nghiệp đang gặp các vấn đề sau đây: không có mô tả công việc, vượt quá giờ

làm việc (61,5 giờ một tuần), không có thỏa ước lao động tập thể.

- Lao động: lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức tầm quan trọng của đối

thoại nhưng chưa thực hiện. Tuy nhiên điều kiện làm việc chưa đảm bảo an

toàn và giảm mối nguy hại trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, có tỷ lệ cao

công nhân chưa ký hợp đồng lao động cũng là vấn đề cần giải quyết.

- Phát triển cộng đồng: Công ty phát triển quan hệ khá tốt với chính

quyền sở tại và các hoạt động tại địa phương. Với cộng đồng doanh nghiệp

may tại địa phương còn có những thỏa thuận về việc tranh giành thu hút lao

động. Đây là một điều rất quan trọng vì sự ổn định lao động là điều kiện quan

trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp may.

- Môi trường: quản lý xả thải đặc biệt nước và nguyên liệu thừa vẫn là

một vấn đề. Trong khuôn viên nhà máy còn có ống xả thải hơi nước nóng rò rỉ

- Kinh doanh trung thực và người tiêu dùng: Vì công ty hoàn toàn gia

công nên ban lãnh đạo cho rằng mình không liên quan đến hai chủ đề này.

Tuy nhiên nhìn ở phạm vi rộng hơn thì Công ty chưa quan tâm đúng mức đến

chủ đề này. Bởi lẽ vào những tháng cao điểm gia công đơn hàng, Công ty

thuê thêm lao động là học sinh trường nghề may làm phụ thêm ở nhà nhưng

không quản lý mẫu. Thông thường tùy theo nhà cung ứng, mẫu phải được các

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 96: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

88

công ty gia công bảo mật từ vài tháng đến vài năm. Tương tự như vậy, việc rà

soát kim gãy chỉ thực hiện với các đơn hàng được yêu cầu; không áp dụng

chung cho tất cả các đơn hàng.

Bảng 3.12: Một số hình ảnh về CSR tại doanh nghiệp

Chủ đề Hình ảnh

An toàn lao động: thiết bị rỉ sét

An toàn lao động: thiết bị cũ,

không đưa vào sử dụng

Môi trường và lao động: rỉ vòi

nước xả khí nóng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 97: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

89

Quy trình sản xuất: không

ngăn nắp, không tổ chức thành

các chuyền một cách công

nghiệp

Điều kiện lao động: không có

khẩu trang khi lao động trong

môi trường bụi

Nguồn: Tác giả

Trả lời câu hỏi về chuyển đổi mô hình thực hiện CSR từ thụ động sang

chiến lược, ban giám đốc doanh nghiệp cho rằng lãnh đạo rất muốn làm điều

này. Bởi lẽ họ ý thức được CSR là chứng nhận giấy thông hành đi vào thị

trường Thế giới. Hiện tại tuy Công ty đang có nhiều đơn hàng nhưng để nhận

các đơn hàng có giá trị cao hơn thì CSR là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên rào

cản đến trước hết là do nguồn lực vật chất (chia sẻ chung cơ sở với Trường

nghề) nên khó thực hiện trong tương lai gần. Việc cải tiến dần dần các hoạt

động CSR đang được diễn ra và coi như là một phần tất yếu trong hoạt động

quản trị tại Công ty.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 98: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

90

Tóm lại, các kết luận rút ra từ nghiên cứu tình huống xác nhận tính đúng

đắn và hợp lý của nghiên cứu định lượng dựa trên điều tra. Trước hết xác

nhận rằng việc thực hiện CSR của DNNVV là quá trình thực hiện liên tục từ

ứng phó thụ động sang chiến lược, tổng thể. Tiếp đến, do nguồn lực có hạn

các DNNVV không thực hiện đồng đều các nội dung của CSR mà lựa chọn

thực hiện từng nhóm nội dung theo tính cấp thiết đối với doanh nghiệp. Cuối

cùng, khách hàng và lao động là hai yếu tố tiên quyết dẫn dắt quá trình thực

hiện CSR của doanh nghiệp.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 99: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

91

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Các phân tích ở trên cung cấp bằng chứng cho thấy các DNNVV ngành

may đang áp dụng CSR ở mức độ ứng phó thụ động, thay vì áp dụng chiến

lược CSR. Điều này thể hiện ở một số điểm sau. Thứ nhất, các DNNVV

ngành may mới giảm tác động có hại của một số hoạt động trong chuỗi giá trị,

hơn là cấu trúc lại toàn chuỗi theo hướng phát triển bền vững. Thứ hai, các

hành động CSR mang tính bị động theo yêu cầu của bên hữu quan chủ yếu

hơn là xuất phát từ tầm nhìn và năng lực lõi của doanh nghiệp. Ví dụ như chỉ

kiểm tra kim gãy khi khách hàng yêu cầu. Các yếu tố hạn chế áp dụng chiến

lược CSR ở các DNNVV ngành may đó là tài chính, nhân lực. Bên cạnh đó,

các yếu tố bên ngoài như thiếu tổ chức trung gian tư vấn độc lập về CSR để

hỗ trợ DNNVV cũng là một vấn đề quan trọng. Thứ ba, CSR của hầu hết

DNNVV chưa thỏa mãn đồng thời các điều kiện của chiến lược CSR.

Các nghiên cứu định lượng và định tính ở các phần trên cho thấy CSr

của các DNNVV đang chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên

ngoài doanh nghiệp. Mặc dù vậy, vai trò của các yếu tố này không hoàn

toàn giống nhau.

Đối với mỗi doanh nghiệp, sức ép từ phía môi trường vĩ mô bao gồm

chính phủ và các bên liên quan có ảnh hưởng tuy mức độ không nhiều đối với

CSR của doanh nghiệp. Các nghiên cứu ở trên cho thấy ảnh hưởng của các

yếu tố môi trường vĩ mô sẽ là yêu cầu tối thiểu để doanh nghiệp thực hiện

CSR. Nhìn sâu hơn về khung pháp lý và các chính sách của chính phủ và các

bên liên quan cho thấy sự phù hợp với các quy định và công ước quốc tế.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 100: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

92

Theo đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Bộ Luật lao động Việt

Nam tiến bộ so với các quốc gia trong khu vực.1 Khi so sánh với các quy tắc

ứng xử COCs của các tập đoàn đa quốc gia cũng có thể thấy có nhiều điểm

tương đồng giữa luật pháp Việt Nam và quy định CSR của các MNCs (xem

phụ lục)

Đồng thời qua các phân tích ở trên cho thấy môi trường cạnh tranh có

ảnh hưởng đến CSR của DNNVV. Sức ép này có mức độ lớn và có ý nghĩa về

mặt thống kê. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc trưng ngành may vì

chuỗi cung ứng của ngành bị dẫn dắt bởi khách hàng. Các tiêu chuẩn CSR đã

là các quy định bắt buộc để các DNNVV ngành may tìm chỗ đứng trong

chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sức ép từ môi trường nội bộ cũng đóng vai trò quan trọng. Với bản chất

doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, các bên hữu quan nội bộ có ảnh

huwongr nhiều đến quyết định và chính sách của DNNVV ngành may. Điều

này càng đặc biệt hơn trong bối cảnh Việt Nam khi mà các doanh nghiệp phải

“ganh đua” để có lao động có kỹ năng.

Các kết quả phân tích nêu trên cũng cho thấy rằng việc chuyển dịch giai

đoạn thực hiện CSR (từ ứng phó thụ động sang chủ động chiến lược) phụ

thuộc rất nhiều vào lãnh đạo doanh nghiệp. Trong khi hầu như tất cả các

doanh nghiệp khảo sát đều thực hiện một phần nội dung nào đó của CSR thì

chỉ có rất ít doanh nghiệp theo hướng thực hiện chiến lược CSR. Việc thực

hiện CSR tuân thủ, mang tính ứng phó thụ động không đem lại nhiều lợi ích

cho doanh nghiệp. Trong khi đó việc thực hiện chiến lược CSR sẽ đem lại lợi

ích tổng thể, toàn diện và bền vững cho doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh

cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên các doanh nghiệp thường viện dẫn

các lý do "không có ngân sách" hay " không có thời gian để làm việc đó".

1 Báo cáo tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Bộ Luật Lao động 2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 101: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

93

Việc thiếu ngân sách thường là hậu quả của chính sách giá cạnh tranh gắt

gao, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực và vấn đề chất lương (bao gồm cả

chất lượng sản phẩm và chất lượng nguồn nhân lực). Trong khi đó, việc thiếu

thời gian lại là hậu quả của những sức ép tài chính - thực hiện những hợp

đồng mới với thời hạn gấp rút, kế hoạch không đầy đủ hoặc các nhà cung ứng

không đáng tin cậy? Tất cả những vấn đề trên gây cản trở đến hoạt động của

doanh nghiệp. Và khi đó, "đối phó" trở thành cách các doanh nghiệp vận dụng

trong quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Mặc nhiên, nó trở thành cái

vòng luẩn quẩn mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Và để phá vỡ cái chu

trình này, doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian và một khoản ngân sách

nhỏ. Điều này một lần nữa lại nhấn mạnh đến vai trò nhận thức của lãnh đạo

doanh nghiệp.

Trong một thời gian dài, chi phí sản xuất thấp là yếu tố hàng đầu để đạt

tới thành công của những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Tuy

nhiên hiện nay, CSR ngày càng trở nên vai trò quan trọng để giúp doanh

nghiệp tìm chỗ đứng trên thị trường và phát triển lợi thế cạnh tranh. CSR là cả

một quá trình mà nếu doanh nghiệp không thực hiện nó đúng thời điểm, rất có

thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội và thậm chí là thất bại trong việc kinh doanh. Do

vậy, CSR không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà có ý nghĩa hơn cả,

nó mang ý nghĩa là một cơ hội mà doanh nghiệp có được.

Áp dụng chiến lược CSR là một quá trình cải tiến liên tục và không đòi

hỏi nhiều chi phí. Thực hiện CSR đóng góp vào thành công của các doanh

nghiệp bắt đấu với những vấn đề cơ bản như môi trường và lao động. Việc

tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác giúp doanh nghiệp cắt giảm chi

phí. Trong khi đó việc tạo dựng môi trường làm việc tốt, an toàn và bảo đảm

sức khỏe cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp thu hút những nhân công

có tay nghề cao, qua đó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp. Thực hiện chiến

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 102: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

94

lược CSR, doanh nghiệp sẽ chuyển từ thế bị động sang chủ động. Vì thế,

chính doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc ngăn chặn những rủi ro và nắm lấy cơ

hội bằng cách thực hiện chiến lược CSR.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Có thể nói, khung pháp lý Việt Nam được hoàn thiện và tạo điều kiện

cho việc thực hiện CSR. Chính phủ có một hệ thống đảm nhiệm việc thực thi

luật pháp, tạo điều kiện cho các bên tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội có

một cơ sở pháp lý trong hoạt động và hỗ trợ việc thực hiện một cách hiệu quả.

Hệ thống luật pháp lao động Việt Nam đang được hoàn chỉnh theo

hướng thể chể hoá các điều khoản của luật, tăng cường đối thoại với các

doanh nghiệp để hoàn thiện luật pháp lao động phù hợp với thông lệ quốc tế

trong bối cảnh hội nhập. Trong đó có 2 luật căn bản: Bộ Luật lao động Việt

Nam quy định quyền và nguyên tắc cơ bản tại nơi làm việc; Luật Bảo hiểm xã

hội quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao

động, tổ chức bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội

cho người lao động. Bao gồm chế độ BHXH bắt buộc (ốm đau, thai sản, tai

nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và tử tuất) Tự nguyện (Hưu

trí, tử tuất) và bảo hiểm thất nghiệp. Các kết quả phân tích ở trên cho thấy

Chính phủ nên chăng thúc đẩy thực hiện CSR bằng cách trao quyền cho cơ

quan điều phối việc thực hiện trách nhiệm xã hội và thực hiện quy định

nguyên tắc hoạt động, xây dựng hệ thống thông tin quản lý, giám sát, kiểm

tra, báo cáo… Việc giám sát thực hiện các luật và các quy định cần được quan

tâm và phối howpj tốt hơn giữa các cơ quan Bộ ban ngành.

Việt Nam có tương đối đầy đủ hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện

cũng như cơ chế thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ luật pháp lao động. Bao

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 103: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

95

gồm khoảng 40 nghị định, quyết định và khoảng 100 thông tư cấp bộ và liên

bộ. Đồng thời, cũng đã phê chuẩn 17 công ước về các nguyên tắc và quyền

cơ bản tại nơi làm việc của Tổ chức lao động quốc tế ILO. Đây là nguồn

pháp luật quan trọng trong việc xây dựng luật pháp cũng như quá trình thực

hiện luật pháp lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn cần

nỗ lực của các cơ quan Chính phủ trong việc sửa đổi các quy định pháp lý

không còn phù hợp và cụ thể hóa, thống nhất giữa các văn bản quy định

pháp lý từ cao xuống thấp và giữa các ngành. Trên cơ sở đó, hướng tới

những tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới để tạo điều kiện hội nhập tốt hơn về

CSR cho các doanh nghiệp.

Các nghiên cứu ở trên cho thấy cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ

quan quản lý vĩ mô trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của xã hội nói

chung và doanh nghiệp nói riêng về CSR.Việt nam hiện nay đã có một hệ

thống luật pháp và quy định về các vấn đề lao động và môi trường. Tuy nhiên,

nhận thức và việc tuân thủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tương đối

thấp. Trong bối cảnh đó, hoạt động tăng cường vai trò của những khách hàng

trong nước cũng quan trọng như việc xem xét những nguyên tắc của sản xuất

và tiêu dùng bền vững. Vì vậy, vai trò của các nhà lập pháp không chỉ là tập

trung can thiệp trực tiếp mà còn hỗ trợ và tạo ra những yêu cầu mới cho thị

trường nội địa. Điều này cũng tránh được tình trạng phân biệt đối xử giữa

những doanh nghiệp xuất khẩu "tốt" và nhà sản xuất nội địa "tồi".

4.2.2. Đề xuất áp dụng chiến lược CSR tại DNNVV ngành may

Không có công thức chung áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Bản thân mỗi

doanh nghiệp là đơn vị tương đối độc lập và có những đặc điểm đặc thù ảnh

hưởng đến các quyết định quản trị của doanh nghiệp đó. Do đó sự nhận thức

và bối cảnh thực hiện CSR của csc doanh nghiệp cũng khác nhau.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 104: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

96

Các phân tích bên trên đã chỉ rõ nếu áp dụng CSR tổng thể và chiến lược

sẽ đem lại lợi ích to lớn cho các DNNVV. Đó là khoản đầu tư hơn là chi phí.

Đặc biệt khi CSR được đặt trong chiến lược của doanh nghiệp, hài hòa với sứ

mệnh của doanh nghiệp, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp sẽ là đòn bảy tạo

nên sức cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Ngày càng nhiều doanh

nghiệp quy mô nhỏ và vừa thực hiện các chủ đề của CSR và bao hàm nó trong

nội dung của chiến lược công ty.

Khi thực hiện CSR tại cấp doanh nghiệp, cần nhấn mạnh đến cách tiếp

cận chiến lược CSR và đặt trong bối cảnh cân nhắc các chủ đề sau:

- Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp;

- Văn hóa tổ chức của doanh nghiệp;

- Ngành kinh doanh của doanh nghiệp;

- Chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp;

- Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất cách tiếp cận chiến lược CSR cho các

DNNVV theo phương pháp PDCA – vốn dĩ rất phổ biến trong quản trị kinh

doanh. Lý do tác giả vận dụng phương pháp PDCA ở đây là bởi lẽ

- PDCA là công cụ hữu hiệu, phương pháp luận khoa học để giải quyết

vấn đề. Công cụ này giúp liên kết CSR vào trong các chủ đề chiến lược

của doanh nghiệp.

- Được thiết kế để áp dụng liên tục, nhiều lần

- Bao gồm các hoạt động theo vòng khép kín

- Mục đích cuối cùng của chu trình PDCA là cải tiến liên tục và như vậy

rất phù hợp với thực hiện CSR theo các giai đoạn phát triển bởi lẽ sự

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 105: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

97

phát triển CSR như đã trình bày ở trên không phải là sự chuyển dịch từ

0 đến 1.

Hình 4.1: Các bước thực hiện hiện chiến lược CSR tại DNNVV

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Bước 1 (Plan) bao gồm:

- Cam kết của lãnh đạo: nhận thức của lãnh đạo đóng vai trò chủ chốt đối

với mức độ thực hiện CSR. Do đó muốn thực hiện tốt CSR cần có sự cam kết

mạnh mẽ từ phía lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp

- Nhận diện các bên hữu quan chủ chốt: các DNNVV do nguồn lực hạn

chế không thể đáp ứng hết các bên hữu quan hiện có. Việc quản trị đa phương

của DNNVV chỉ tập trung vào một số bên hữu quan chủ chốt mà thôi. Tùy

theo từng giai đoạn chiến lược mà doanh nghiệp quyết định đâu là các bên

hữu quan chủ yếu cần quan tâm.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 106: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

98

- Phân tích tình hình: đánh giá hiện trạng CSR đang thực hiện cũng như

điểm mạnh và yếu nói chung của doanh nghiệp. Một công cụ tốt dùng để đánh

giá là theo chuỗi giá trị của M. Porter như trong nội dung trên tác giả đã sử

dụng. Mục đích của bước này là tìm ra ưu và nhược điểm của hiện trạng CSR

của doanh nghiệp.

- Hình thành giá trị và nguyên tắc: Nội dung CSR bao gồm ba nhóm

chính: môi trường, xã hội và lao động. Tuy nhiên phạm vi lại rộng và bao

trùm nhiều lĩnh vực liên quan. Do đó DNNVV không thể bao trùm toàn bộ

các lĩnh vực này. Doanh nghiệp cần xác định rõ các giá trị và nguyên tắc cơ

bản để thực hiện CSR. Đây sẽ là các nguyên tắc chung chỉ dẫn xuyên suốt quá

trình thực hiện CSR của doanh nghiệp.

- Hình thành mục tiêu, phương pháp tiếp cận CSR và chiến lược CSR:

xây dựng các mục tiêu cụ thể CSR cho từng thời kỳ, từng cấp và bộ phận.

Tiếp đến doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực (vật chất, nhân lực) theo từng

kỳ đầu tư cho chiến lược CSR. Việc chuyển đổi CSR thụ động sang chiến

lược CSR tổng thể rõ ràng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Do đó việc

phân kỳ đầu tư chiến lược CSR rất quan trọng đối với DNNVV – vốn hạn chế

về nguồn lực.

Bước 2 (Do) bao gồm:

- Thực hiện chiến lược CSR: triển khai CSR thành các chính sách và thủ

tục. Do giai đoạn trên đã kế hoạch chiến lược CSR theo từng giai đoạn nên

bước này cũng sẽ được thực hiện phù hợp với doanh nghiệp.

Liên kết các hoạt động CSR vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Việc

làm này có thể tiến hành như mô hình sau đây.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 107: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

99

Hình 4.2: Lồng ghép hoạt động CSR vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Nguồn: tác giả dựa trên Porter và Kramer

Bước 3 (Check) bao gồm:

- Đánh giá: được thực hiện xuyên suốt quá trình thực hiện CSR, ngay cả

từ khâu đầu tiên Plan. Mục tiêu của đánh giá nhằm kiểm tra tính đúng đắn và

hiệu quả của thực thi chiến lược CSR; đồng thời rà soát kế hoạch và mục tiêu

chiến lược CSR cho phù hợp với thực tế

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 108: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

100

- Truyền thông và báo cáo: cần nhấn mạnh vào trách nhiệm giải trình với

các bên hữu quan chủ chốt. Việc báo cáo định kì giúp cho quản trị đa phương

tốt hơn là cơ sở để chiến lược CSR thực hiện tốt. Việc truyền thông CSR cũng

là cách tốt để biến CSR thành công cụ tạo lợi thế cạnh tranh của doanh

nghiệp, bên cạnh ý nghĩa là trách nhiệm giải trình.

Bước 4 (Act) bao gồm:

- Điều chỉnh và cải tiến các thang đo: thực hiện khi cần thiết làm cho

chiến lược CSR được thực hiện nhịp nhàng và đồng bộ, phù hợp với sự thay

đổi của môi trường trong và ngoài doanh nghiệp.

Nói tóm lại, PDCA là công cụ hữu hiệu để liên kết CSR vào chiến lược

của doanh nghiệp. Áp dụng công cụ này, DNNVV có thể xxaay dựng lộ

trình triển khai chiến lược CSR một cách phù hợp với ngân sách và thực tiễn

doanh nghiệp.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 109: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

101

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, các tiêu

chuẩn CSR ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát

triển bền vững của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp may Việt Nam,

CSR là “giấy thông hành” đi vào thị trường thế giới của doanh nghiệp. Xét ở

bình diện khác, trong ngành may mặc thời trang ngay cả DNNVV Việt Nam

chỉ hoạt động ở thị trường nội địa cũng phải có cân nhắc đầu tư chiến lược

CSR vì CSR là yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng và là yếu tố thu

hút và lưu giữ lao động chất lượng cao.

Đối với mỗi doanh nghiệp, sức ép từ phía chính phủ và các bên liên quan

về việc áp dụng và tuân thủ luật pháp luôn là yêu cầu tối thiểu để thực hiện

CSR. Đồng thời qua các phân tích ở trên, nhận thấy sức ép đến từ khách hàng,

cũng là yếu tố dẫn dắt DNNVV ngành may thực hiện CSR trong thời gian vừa

qua. Bên cạnh đó, nhận thức của lãnh đạo DNNVV ngành may Việt Nam

cũng đang thay đổi tích cực khi nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của

CSR trong việc tiếp cận khách hàng và các đơn hàng lớn và thu hút lao động

Các phân tích định tính và định lượng cho thấy các DNNVV ngành may

đang áp dụng CSR ở mức độ ứng phó thụ động, thay vì áp dụng chiến lược

CSR. Các kết quả phân tích nêu trên cũng cho thấy rằng việc chuyển dịch giai

đoạn thực hiện CSR phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của lãnh đạo doanh

nghiệp. Trong khi hầu như tất cả các doanh nghiệp khảo sát đều thực hiện một

phần nội dung nào đó của CSR thì chỉ có rất ít doanh nghiệp theo hướng thực

hiện chiến lược CSR. Việc thực hiện CSR tuân thủ, mang tính ứng phó thụ

động không đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trong khi đó việc thực

hiện chiến lược CSR sẽ đem lại lợi ích tổng thể, toàn diện và bền vững cho

doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 110: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

102

nhiên các doanh nghiệp thường viện dẫn các lý do "không có ngân sách" hay

" không có thời gian để thực hiện".

Trên cơ sở đó tác giả khuyến nghị các quan điểm và cách tiếp cận lồng

ghép và triển khai chiến lược CSR tại các DNNVV. Đó không phải là các quy

định mang tính bắt buộc mà là cách tiếp cận mang tính mềm dẻo bởi lẽ việc

thực hiện chiến lược CSR trước hết phụ thuộc vào cam kết của lãnh đạo và

điều kiện của doanh nghiệp.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 111: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

103

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. (2012) Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp xã hội theo cách tiếp cận

chiến lược, Kỷ yếu Hội thảo " Phát triển doanh nghiệp xã hội thông qua

các trường đại học ở Việt Nam- Thách thức và cơ hội", Đại học Kinh tế

quốc dân

2. (2012) Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Công cụ tạo lợi thế cạnh

tranh bền vững của doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế và Phát triển 189(II)

3. Đồng tác giả (2013) Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may và chiến

lược trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, Tạp chí Kinh tế và Phát triển Số

đặc biệt

4. Đồng tác giả (2014) International entrepreneurship: The four cases of

Vietnamese private SMEs in ICT sector, Hội thảo quốc tế “Cùng doanh

nghiệp vượt qua thử thách – Quản lý đổi mới và sáng tạo trong doanh

nghiệp vừa và nhỏ (ICECH2014”, Đại học Bách khoa Hà Nội

5. (2015) Doanh nghiệp xã hội: Triển vọng và hàm ý nghiên cứu tại Việt

Nam, Hội thảo quốc tế “Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam: Vai trò của

Trường Đại học và các tổ chức nghiên cứu”, Đại học KTQD và Hội

đồng Anh đồng tổ chức

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 112: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thương (2008), Qui hoạch phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến

năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.

2. Dương Đình Giám (2001), Phương huớng và các biện pháp chủ yếu nhằm

phát triển ngành công nghiệp dệt – may trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế công nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội.

3. Hiệp hội Dệt May (2010), Báo cáo tình hình thị trường dệt may năm 2009,

http://www.vietnamtextile.org, ngày 7/10/2009, trang 1-3.

4. Vĩnh Hồng, “Tương lai ngành dệt may Thái Lan nằm ở công nghệ mới và thân

thiện với môi trường”, http://www.vinatex.com, ngày 31/08/2009, trang 1.

5. Lan Hương (2009), “Biện pháp chống đỡ cho dệt may và da giày 2009”,

http:// www.agtek-hcm.com, ngày 3/2/2009, trang 1-2.

6. Phạm Thu Hương (2006), Chiến lược và năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp dệt may Việt Nam sau khi dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch dệt may- một

cách tiếp cận trong chuỗi giá trị toàn cầu, Báo cáo nghiên cứu của Đại học

Ngoại Thương, , Hà Nội.

7. Phạm Thị Thu Phương (2000), Những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao

hiệu quả ngành may Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Uyên Hương (2009), Doanh nghiệp dệt may liên kết chặt chẽ hơn để tồn tại,

http://www.thanhnien.com.vn, (13/02/2009), trang 1-2.

9. Diệp Thành Kiệt (2007), Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia

nhập WTO, Tham luận tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, Hà Nội.

10. Kenichi Ohno (2006), Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan,

Malaysia và Nhật Bản, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

11. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển

công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 113: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

105

12. Nguyễn Hoàng Linh (2009), Tại sao hàng dệt may Trung Quốc khuynh đảo

Châu Âu, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn, 11/6/2009, trang 1-3.

13. Nguyễn Thị Loan (2008), Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Báo

cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.

14. Phương Loan (2007), Chỉ gia công, Việt Nam mãi là kẻ làm thuê,

http://vietnamnet.vn, ngày 24/08/2007, trang 1-2.

15. Micheal E. Porter (2008), Chiến lược cạnh tranh: Những kỹ thuật phân tích

ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh, Bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản

Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Micheal E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Bản dịch tiếng Việt,

Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Micheal E. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh: Tạo lập và duy trì thành tích

vượt trội trong kinh doanh, Bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố

Hồ Chí Minh.

18. Ngô Thị Việt Nga (2009), “Ứng xử của các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam

trước khủng hoảng kinh tế thế giới”, Kinh tế và Phát triển, kỳ 2 tháng 7/2009,

trang 65- 67.

19. Nguyễn Ngọc Sơn (2007), “Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành

dệt may”, Kinh tế và Phát triển, Tập 2 (số 74), trang 65-67.

20. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), “Dệt May Việt Nam thời kỳ hậu WTO: Thực trạng

và Giải pháp”, Kinh tế và Dự báo, (Số 11), trang.

21. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2007), Báo cáo tình hình hoạt động và triển

vọng của ngành Dệt May Việt Nam, http://vinatex.com.vn.

22. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2010), Điểm tin thị trường dệt may ngày

29/12/2010, http://vinatex.com.vn.

23. Ngô Kim Thanh (2009), “Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đối phó với suy

thoái kinh tế toàn cầu”, Kinh tế và Phát triển, Tập 2 tháng 7/2009, trang 56- 58.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 114: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

106

24. Nguyễn Đức Thành (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà xuất bản Thống

kê, Hà Nội.

25. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

chiến lược phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược

phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội ngày 23/4/2001.

26. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển

ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội

ngày 10/3/2008.

27. Ninh Thị Thu Thủy (2007), “Tổ chức sản xuất ngành dệt may sau khi bãi bỏ

chế độ hạn ngạch”, Khoa học, Đại học Đà Nẵng, Số 14, trang 4.

28. Tổng cục Hải Quan (2009), Báo cáo về xuất nhập khẩu hàng dệt may, Báo cáo

định kỳ hàng năm, Hà Nội.

29. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê năm 2010, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội.

30. Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm, (2010),

“Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam”, Khoa

học và Công nghệ, (số 2 (37)), Đà Nẵng.

31. Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (2005), Tài liệu nghiên

cứu ngành hàng Dệt May Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Đào Văn Tú (2009), Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam,

luận án tiến sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

33. Nguyễn Kế Tuấn (2010), Kinh tế Việt Nam 2009: Nhìn lại mô hình tăng trưởng

giai đoạn 2001- 2010, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

34. Đức Vương (2007), “Dệt may không bán phá giá tại Mỹ”,

http://vneconomy.vn, Báo điện tử số ngày 23/4/2007.

35. World Bank, UNIDO và WTO (2010), “Dự báo hàng dệt may Việt Nam đến

năm 2013”, http://www.vndn.vn, Báo điện tử số ngày 30/9/2010.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 115: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

107

Tiếng Anh

1. Aragón-Correa, J., Hurtado-Torres, N., Sharma, S., & García-Morales, V.

(2008). Environmental strategy and performance in small firms: A

resource-based perspective. Journal of Environmental Management, 86(1),

88-103.

2. Ararat, M. (2008). A development perspective for Corporate Social

Responsibility: Case of Turkey. Journal of Corporate Governance, 8(3),

271-281.

3. Baker, M. (2003) Doing it small. Ethical Corporation Magazine August 20th

4. Besser, T., & Miller, N.(2004). The risks of enlightened self-interest: Small

businesses and support for community. Business & Society, 43(4), 398-425

5. Clarkson M. B. E. (1995). A Stakeholder Framework for Analyzing and

Evaluating Corporate Social Performance. Academy of Management

Review, 20 (1), 92-117

6. Cordano, M., Marshall, R., & Silverman, M. (2010). How do Small and Medium

Enterprises Go “Green”? A Study of Environmental Management Programs in

the US Wine Industry. Journal of Business Ethics, 92(3), 463-478

7. Dell (2007), Dell's Sustainability Report for fiscal year 2006, available at:

http://www.dell.com/downloads/global/corporate/environ/2006_sustainability_re

port.pdf

8. Darnall, N., Henriques, I., & Sadorsky, P. (2010). Adopting Proactive

Environmental Strategy: The Influence of Stakeholders and Firm Size. Journal

of Management Studies, 47(6), 1072-1094

9. European Communities (2003). Responsible entrepreneurship - A collection of

good practice cases among small and medium-sized enterprises across

Europe. Luxembourg: Office for Official Publications of the European

Communities.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 116: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

108

10. Fassin, Y.(2008). SMEs and the fallacy of formalising CSR. Business Ethics: A

European Review, 17(4), 364-378.

11. Fombrun, C. & Shanley, M. (1990) What’s in a name? Reputation building and

corporate strategy. Academy of Management Jourrnal, 33 (2), 233-258

12. Freeman R.E. (1984). Strategic Management: A Stakeholder Approach.

Marshfield, MA: Pitman Publishing

13. Freeman,R.E.(1994). The politics of stakeholder theory. Business Ethics

Quarterly, 4 (4), 409–421

14. Gadenne, D. L., Kennedy, J., & McKeiver, C. (2009). An Empirical Study of

Environmental Awareness and Practices in SMEs. Journal of Business Ethics,

84(1), 45-64. http://dx.doi.org/10.1007/s10551-008-9672-9

15. Hart S.L. (1995). A Natural-Resource-Based View of the Firm. Academy of

Management Review, 20(4), 986-1014.

16. Jenkins, H. (2006). Small business champions for corporate social

responsibility. Journal of Business Ethics, 67(3), 241-256.

17. Jones T. (1995). Instrumental stakeholder theory: a synthesis of ethics and

economics. Academy of Management Review 20(2), 404-437.

18. Kramer, M; Pfitzer, M.; & Lee, P. (2005). Competitive Social Responsibility:

Uncovering the Economic Rationale for Corporate Social Responsibility

among Danish Small- and Medium-sized Enterprises. Foundation Strategy

Group & Center for Business and Government, John F. Kennedy

School of Government, Harvard University

19. Lepoutre, J., & Heene, A. (2006). Investigating the impact of firm size on small

business social responsibility: a critical review. Journal of Business Ethics,

67(3), 257-273.

20. Litz, R. (1996). A Resource-based-view of the Socially Responsible Firm:

Stakeholder Interdependence, Ethical Awareness, and Issue Responsiveness

as Strategic Assets. Journal of Business Ethics, 15(12), 1355-1363

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 117: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

109

21. Mandl, I. (2007). CSR and Competitiveness - European SMEs’ Good Practice.

National Report Austria (KMU Forschung Austria,Wien).

22. Mandl, I. & Dorr, A. (2007). CSR and Competitiveness - European SMEs’

Good Practice – Consolidated European Report.

23. Mandl, I. (2009). The Interaction between Local Employment Development

and Corporate Social Responsibility – Contract Reference no

VC/2007/0559.

24. Marshall, R., Cordano, M., & Silverman, M. (2005). Exploring individual and

institutional drivers of proactive environmentalism in the US wine industry.

Business Strategy and the Environment, 14(2), 92-109

25. Murillo, D., & Lozano, J. (2006). SMEs and CSR: an approach to CSR in their

own words. Journal of Business Ethics, 67(3): 227-240.

26. Murillo, D., & Lozano, J. M. (2009). Pushing forward SME CSR through a

network: an account from the Catalan model. Business Ethics: A European

Review, 18(1), 7-20. http://dx.doi.org/10.1111/j.1467-8608.2009.01545.x

27. Perrini, F., Russo, A., & Tencati, A. (2007). CSR Strategies of SMEs and

Large Firms. Evidence from Italy. Journal of Business Ethics, 74(3), 285-300.

http://dx.doi.org/10.1007/s10551-006-9235-x

28. Porter, M., E. & Kramer, M., R., (2002). The Competitive Advantage of

Corporate Philanthropy. Harvard Business Review, 80(12), 56-68

29. Porter, M. E. & Kramer, M. R. (2006). Strategy and Society: The Link

Between Competitive Advantage and Corporate Social Responsibility,

Harvard Business Review, 84(12), 78-92

30. Saulquin, J.-Y., & Schier, G. (2010). Performance organisationnelle et

responsabilité sociale de l’entreprise. In Dion, M. & Wolff, D. (EdS.), Le

développement durable, théories et applications au management, Ed. Dunod

2ème Ed., pp. 127-142.

31. Sharma, S. (2000). Managerial Interpretations and Organizational Context as

Predictors of Corporate Choice of

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 118: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

110

32. Environmental Strategy. Academy of Management journal, 43(4), 681-697.

33. http://dx.doi.org/10.2307/1556361

34. Spence, L. J. (1999). Does size matter? The state of the art in small business

ethics. Business Ethics: A European

35. Review, 8(3), 163-174. http://dx.doi.org/10.1111/1467-8608.00144

36. Spence, L. J., & Lozano, J. F. (2000). Communicating about ethics with small

firms: experiences from the UK and

37. Spain. Journal of Business Ethics, 27, 43-53.

http://dx.doi.org/10.1023/A:1006417425446

38. Spence, L. J., Habisch, A., & Schmidpeter, R. (2004). Responsibility and

Social Capital: The World of Small and

39. Medium Sized Enterprises. Basingstoke: Palgrave Macmillan.

40. Spence, L. (2007). CSR and Small Business in a European Policy Context: The

Five" C" s of CSR and Small Business Research Agenda 2007. Business

and Society Review, 112(4), 533-552.

41. Suprawan, L., Nigel De Bussy, and Dickinson, S (2009). Corporate social

responsibility in the SME sector: an exploratory investigation. In Proceedings

of Australian and New Zealand Marketing Academy conference, edited by

Dewi Tojib, Australia: Australian and New Zealand Marketing Academy.

42. Twose, N & Rao, T. (2003). Strengthening Developing Country Governments'

Engagement with CSR: Conclusions and Recommendations from Technical

Assistance in Vietnam. World Bank

43. Unden, C. (2007). Multinational Corporations and Spillovers in Vietnam –

Adding Corporate Social Responsibility. MA thesis, Lund University, Sweden

44. Vives, A. (2006). Social and Environmental Responsibility in Small and

Medium Enterprises in Latin America. The Journal of Corporate Citizenship,

21, 39-50.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 119: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

111

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng hỏi khảo sát doanh nghiệp

Phiếu 1-1: Xem xét nhanh các vấn đề liên quan tới “Các biện pháp thực hành

kinh doanh trung thực”

Các vấn đề liên

quan tới “Các

biện pháp thực

hành kinh doanh

trung thực

Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng như thế nào

tới doanh nghiệp? (không ảnh hưởng =0; ít =

1; trung bình = 2; nhiều = 3; rất nhiều =4)

Mức độ ảnh hưởng

tới doanh nghiệp?

(không ảnh hưởng

=1; ít = 2; nhiều =3)

Tổng Chú thích

Lợi nhuận Sản lượng Hình ảnh Tính

tổng

Tỷ trọng

1. Chống tham

nhũng

2. Tham gia 1 cách

có trách nhiệm vào

những hoạt động

chính trị

3. Cạnh tranh công

bằng

4. Xúc tiến SR

trong chuỗi giá trị

5. Tôn trọng quyền

sở hữu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 120: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

112

Phiếu 2-1: Đánh giá thực trạng “Các biện pháp thực hành kinh doanh trung thực”

Những vấn đề

liên quan tới

“Các biện pháp

thực hành kinh

doanh trung thực

Doanh nghiệp quản lý các vấn đề như thế nào?

Chú thích Không

quản lý

Nhận t

hức được

nhưng ít

hành

động

Chính

sách

Đào tạo

cho nhân

viên và

truyền

thông

Kế

hoạch

hành

động

Triển khai

đúng đắn

kế hoạch

hành động

Quan

trắc kết

quả

Đánh giá

hàng năm

để đưa ra

cải tiến

1. Chống tham

nhũng

2. Tham gia 1

cách có trách

nhiệm vào những

hoạt động chính

trị

3. Cạnh tranh

công bằng

4. Xúc tiến SR

trong chuỗi giá trị

5. Tôn trọng

quyền sở hữu

2. Môi trường

Các hoạt động của doanh nghiệp có thể liên quan tới việc suy giảm tài nguyên thiên

nhiên, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và sinh vật... CSR quan tâm đến doanh

nghiệp có hoạt động theo hướng bảo vệ môi trường hay không.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 121: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

113

Phiếu 1-2: Xem xét nhanh các vấn đề liên quan tới “Môi trường”

Các vấn đề liên

quan tới “Môi

trường”

Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng như thế nào

tới doanh nghiệp? (không ảnh hưởng =0; ít =

1; trung bình = 2; nhiều = 3; rất nhiều =4)

Mức độ ảnh hưởng

tới doanh nghiệp?

(không ảnh hưởng

=1; ít = 2; nhiều =3)

Tổng Chú thích

Lợi nhuận Sản lượng Hình ảnh Tính

tổng Tỷ trọng

1. Phòng ngừa ô

nhiễm

2. Sử dụng tài

nguyên bền vững

3.Giảm nhẹ và

thích ứng với thay

đổi khí hậu

4. Bảo vệ môi

trường, đa dạng

sinh học và phục

hồi môi trường

sống tự nhiên

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 122: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

114

Phiếu 2-2: Đánh giá thực trạng “Môi trường”

Đối tượng

chính

Môi trường

Doanh nghiệp quản lý các vấn đề như thế nào?

Chú thích Không

quản lý

Nhận t

hức được

nhưng ít

hành

động

Chính

sách

Đào tạo cho

nhân viên

và truyền

thông

Kế

hoạch

hành

động

Triển khai

đúng đắn

kế hoạch

hành động

Quan trắc

kết quả

Đánh giá

hàng năm

để đưa ra

cải tiến

1. Phòng ngừa ô

nhiễm

2. Sử dụng tài

nguyên bền

vững

3.Giảm nhẹ và

thích ứng với

thay đổi khí hậu

4. Bảo vệ môi

trường, đa dạng

sinh học và

phục hồi môi

trường sống tự

nhiên

3. Lao động

Các vấn đề về lao động bao gồm toàn bộ chính sách và hoạt động có liên quan tới

công việc được thực hiện bởi nhân viên và các nhà thầu phụ của doanh nghiệp. Chủ đề

chính này bao gồm các vấn đề về lương, điều kiện làm việc ...

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 123: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

115

Phiếu 1-3: Xem xét nhanh các vấn đề liên quan tới “Lao động”

Các vấn đề liên

quan tới “Lao

động”

Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng như thế nào

tới doanh nghiệp? (không ảnh hưởng =0; ít =

1; trung bình = 2; nhiều = 3; rất nhiều =4)

Mức độ ảnh hưởng

tới doanh nghiệp?

(không ảnh hưởng

=1; ít = 2; nhiều =3)

Tổng Chú thích

Lợi nhuận Sản lượng Hình ảnh Tính

tổng Tỷ trọng

1. Thuê nhân viên

và quan hệ việc

làm

2.Điều kiện làm

việc và bảo vệ về

mặt xã hội

3.Đối thoại xã hội

4. An toàn và sức

khỏe trong công

việc

5. Phát triển và đào

tạo con người tại

nơi làm việc

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 124: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

116

Phiếu 2-3: Đánh giá thực trạng “Lao động”

Đối tượng

chính

Lao động

Doanh nghiệp quản lý các vấn đề như thế nào?

Chú thích Không

quản

Nhận t hức

được nhưng

ít hành động

Chính

sách

Đào tạo cho

nhân viên và

truyền thông

Kế hoạch

hành

động

Triển khai

đúng đắn

kế hoạch

hành động

Quan trắc

kết quả

Đánh giá

hàng năm

để đưa ra

cải tiến

1. Thuê nhân

viên và quan hệ

việc làm

2.Điều kiện làm

việc và bảo vệ

về mặt xã hội

3.Đối thoại xã

hội

4. An toàn và

sức khỏe trong

công việc

5. Phát triển và

đào tạo con

người tại nơi làm

việc

4. Người tiêu dùng

Theo CSR, doanh nghiệp sẽ phải quan tâm đến người tiêu dùng cuối cùng. Đó là việc

tiếp thị đúng mực, bảo vệ thông tin người tiêu dùng....

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 125: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

117

Phiếu 1-4: Xem xét nhanh các vấn đề về “Người tiêu dùng”

Các vấn đề liên

quan tới “Người

tiêu dùng”

Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng như thế nào

tới doanh nghiệp? (không ảnh hưởng =0; ít =

1; trung bình = 2; nhiều = 3; rất nhiều =4)

Mức độ ảnh hưởng

tới doanh nghiệp?

(không ảnh hưởng

=1; ít = 2; nhiều =3)

Tổng Chú thích

Lợi nhuận Sản lượng Hình ảnh Tính

tổng Tỷ trọng

1. Tiếp thị đúng

mực, thông tin

trung thực và lập

hợp đồng công

bằng

2. Bảo vệ sức khỏe

và an toàn cho

người tiêu dùng

3. Tiêu thụ bền

vững

4. Dịch vụ hỗ trợ,

giải quyết tranh

chấp, khiếu nại với

khách hàng

5. Bảo mật dữ liệu

và thông tin cá

nhân của người

tiêu dùng

6. Tiếp cận với các

dịch vụ cần thiết

7. Giáo dục và

nhận thức

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 126: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

118

Phiếu 2-4: Đánh giá hiện trạng “Người tiêu dùng”

Chủ đề chính

Các vấn đề liên quan tới người tiêu dùng Doanh nghiệp quản lý các vấn đề như thế nào?

Chú thích Không quản

Nhận t hức được

nhưng ít hành động

Chính sách

Đào tạo cho nhân viên và truyền

thông

Kế hoạch hành động

Triển khai đúng đắn kế hoạch

hành động

Quan trắc kết quả

Đánh giá hàng năm để đưa ra

cải tiến

1. Tiếp thị đúng mực, thông tin trung thực và lập hợp đồng công bằng

2. Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng

3. Tiêu thụ bền

vững

4. Dịch vụ hỗ trợ,

giải quyết tranh

chấp, khiếu nại

với khách hàng

5. Bảo mật dữ liệu

và thông tin cá

nhân của người

tiêu dùng

6. Tiếp cận với các dịch vụ cần thiết

7. Giáo dục và nhận thức

5. Hòa hợp và phát triển cộng đồng

Hòa hợp và phát triển cộng đồng nghĩa là doanh nghiệp cần phải tôn trọng cộng

đồng. Bao gồm các hoạt động nhằm phát triển cộng đồng một cách bền vững.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 127: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

119

Phiếu 1-5: Xem xét nhanh các vấn đề về “Hòa hợp và Phát triển Cộng đồng”

Các vấn đề liên

quan tới “Hòa

hợp và Phát triển

Cộng đồng”

Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng như thế nào

tới doanh nghiệp? (không ảnh hưởng =0; ít =

1; trung bình = 2; nhiều = 3; rất nhiều =4) Mức độ ảnh hưởng

tới doanh nghiệp?

(không ảnh hưởng

=1; ít = 2; nhiều =3)

Tổng Chú thích Lợi nhuận Sản lượng Hình ảnh Tính

tổng

Tỷ trọng

1. Hòa hợp với

cộng đồng

2. Giáo dục và văn

hóa

3. Tạo công ăn việc

làm và phát triển kĩ

năng

4. Phát triển và tiếp

cận công nghệ

5. Tạo ra phúc lợi

và thu nhập

6. Sức khỏe

7. Đầu tư mang

tính xã hội

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 128: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

120

Phiếu 2-5: Đánh giá thực trạng “Hòa hợp và Phát triển Cộng đồng”

Chủ đề chính

Hòa hợp và Phát triển Cộng đồng

Doanh nghiệp quản lý các vấn đề như thế nào?

Chú thích Không

quản lý

Nhận t hức

được nhưng

ít hành động

Chính

sách

Đào tạo cho

nhân viên và

truyền thông

Kế hoạch

hành

động

Triển khai

đúng đắn

kế hoạch

hành động

Quan trắc

kết quả

Đánh giá

hàng năm

để đưa ra

cải tiến

1. Hòa hợp với

cộng đồng

2. Giáo dục và

văn hóa

3. Tạo công ăn

việc làm và phát

triển kĩ năng

4. Phát triển và

tiếp cận công

nghệ

5. Tạo ra phúc

lợi và thu nhập

6. Sức khỏe

7. Đầu tư mang

tính xã hội

6. Lãnh đạo doanh nghiệp và nhân quyền

Theo quan điểm về CSR, lãnh đạo doanh nghiệp là hệ thống hoạch định chính sách

tại doanh nghiệp, có thể tạo điều kiện và thúc đẩy các nguyên tắc cũng như những hoạt

động về CSR. Nhân quyền bao gồm các quyền cơ bản của con người. Phiếu 1-6: Xem xét

nhanh các vấn đề về “Lãnh đạo doanh nghiệp và Nhân quyền”

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 129: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

121

Các vấn đề liên

quan tới “Lãnh

đạo doanh nghiệp

và Nhân quyền”

Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng như thế

nào tới doanh nghiệp? (không ảnh hưởng

=0; ít = 1; trung bình = 2; nhiều = 3; rất

nhiều =4)

Mức độ ảnh hưởng

tới doanh nghiệp?

(không ảnh hưởng

=1; ít = 2; nhiều =3)

Tổng Chú thích

Lợi nhuận Sản lượng Hình ảnh Tính

tổng Tỷ trọng

1. Lãnh đạo doanh

nghiệp

2. Đánh giá tác

động của lãnh đạo

doanh nghiệp về

vấn đề nhân quyền

với tinh thần trách

nhiệm cao nhất

3. Tình huống có

rủi ro tới nhân

quyền

4. Tránh đồng lõa

5. Giải quyết bất

đồng

6. Phân biện đối xử

và các nhóm dễ bị

tổn thương

7. Quyền công dân

và quyền lợi chính

trị

8. Quyền kinh tế,

xã hội và văn hóa

9. Nguyên tắc cơ

bản về quyền lợi tại

nơi làm việc

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 130: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

122

Phiếu 2-6: Đánh giá thực trạng “Lãnh đạo doanh nghiệp và Nhân quyền”

Chủ đề chính Lãnh đạo doanh nghiệp và Nhân quyền

Doanh nghiệp quản lý các vấn đề như thế nào? Chú thích

Không quản

Nhận t hức được nhưng ít hành động

Chính sách

Đào tạo cho nhân viên và truyền thông

Kế hoạch hành động

Triển khai đúng đắn kế hoạch

hành động

Quan trắc kết quả

Đánh giá hàng năm để đưa ra

cải tiến

1. Lãnh đạo doanh nghiệp

2. Đánh giá tác động của lãnh đạo doanh nghiệp về vấn đề nhân quyền với tinh thần trách nhiệm cao nhất

3. Tình huống có rủi ro tới nhân quyền

4. Tránh đồng lõa

5. Giải quyết bất đồng

6. Phân biện đối xử và các nhóm dễ bị tổn thương

7. Quyền công dân và quyền lợi chính trị

8. Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

9. Nguyên tắc cơ bản về quyền lợi tại nơi làm việc

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 131: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

123

Phụ lục 2: So sánh Pháp luật Việt Nam và quy định CSR của các MNCs

STT Nội dung cơ bản Pháp luật Việt Nam Quy định CSR của các MNCs

1 Lao động trẻ em Cấm sử dụng

Quy định tuổi tối thiểu phân theo điều kiện lao động (15 tuổi đối với điều kiện bình thường, 18 tuổi trong điều kiện nặng nhọc độc hại nguy hiểm)

Quy định khắt khe đối với lao động tuổi vị thành viên (15<18 tuổi)

Có chế tài xử phát người sử dụng lao động nếu sử dụng lao đọng trẻ em, lao động vị thành niên trái quy định

Nhìn chung quy định của Việt Nam chặt chẽ hơn chính sách CSR của MNCs

Cấm sử dụng

Quy định tuổi tối thiểu chung: 15. Riêng Nike quy định ngành may mặc 16; da giày: 18

Có 1 số bộ quy tắc quy định điều kiện học tập làm việc đối với lao động vị thành niên

Không có quy định xử phạt

2 Lao động cưỡng bức

Cấm ngược đãi người lao động, cấm cưỡng bức lao động dưới bất kỳ hình thức nào

Cấm sử dụng ình thức lao động nhà tù

Có chế tài xử phạt chặt chẽ

Cấm mọi hình thức kể cả lao động trừ nợ, thế chân, đặt cọc tiền, giấy tờ tùy than

Cho phép sử dụng lao động nhà tù

Không có quy định xử phạt

3 Phân biệt đối xử, Mọi công dân đều bình đẳng Quy định rõ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 132: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

124

STT Nội dung cơ bản Pháp luật Việt Nam Quy định CSR của các MNCs

lạm dụng kỷ luật trước pháp luật. Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xức phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau

Pháp luật chưa quy định cụ thể về hành vi quấy rối, lạm dụng tình dục

Pháp luật có quy định xử phạt các hành vi vi phạm phân biệt đối xử, kỹ luật lao động rõ ràng

không phân biệt đối xử vì lý do chủng tộc, tầng lớp, tôn giáo, khuyết tật, giới tính, xu hướng tình dục, xu hướng hôn nhân, sự tham gia vào cac tổ chức công đoàn, xu hướng chính trị hoặc tuổi tác

Không phân biệt đối xử trong tuyển dụng và sử dụng lao động

Quy định rõ các hành vi quấy rối. Không cho phép các hành vi bao gồm cử chỉ, ngôn ngữ và va chạm than thể có tính chất ép buộc, đe dọa, lạm dụng hoặc bóc lột tình dục.

Cấm sử dụng các hình thức nhục hình ohajt

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 133: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

125

STT Nội dung cơ bản Pháp luật Việt Nam Quy định CSR của các MNCs

tiền để kỷ luật người lao động

4 Tiền công, đãi ngộ khác

Mức lương tối thiểu được ấn dịnh theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao độnglàm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng

Việt Nam không công bố nhu cầu cơ bản của người lao động

Quy định trả lương them già

Xây dựng thang bảng lương

Quy định chế độ thưởng, nâng lương hàng năm

Chính sách đào tạo: doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động và đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác trong doanh nghiệp.

Chế độ trợ cấp thôi việc: khi chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải trợ cấp cho người lao động mỗi năm từ ½ tháng lương đến 1 tháng lương.

Chế độ trả lương ngừng việc:

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com

Page 134: La 08.001 áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (csr) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam nghiên cứu tình huống ngành may

126

STT Nội dung cơ bản Pháp luật Việt Nam Quy định CSR của các MNCs

Nếu do lỗi người sử dụng lao động hoặc do lý do điện nước, bất khả kháng phải thanh toán nguyên lương hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng khong được tháp hơn mức lương tối thiểu.

Điều kiện sinh hoạt: vệ sinh, nước uống, ăn ở, hỗ trợ phương tiện đi lại mang tính khuyến khích, riêng cách doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ bắt buộc phải bảo đảm điều kiện nhà vệ sinh.

Có quy định xử phạt vi phạm về tiền lương tiền thưởng

5 Thời giờ làm việc nghỉ ngơi

8h/ ngày, 48h/ tuần. Sau 6 ngày được nghỉ ít nhất 1 ngày.

Nguồn: ILO

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z - http://luanvanaz.com