lẠc dƯƠng: chú trọng đầu tư cho giáo...

8
Sáng 14/9, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức hội nghị báo cáo viên trực tuyến tháng 9/2018. Tại điểm cầu Lâm Đồng, có sự tham gia của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 (trên địa bàn TP. Đà Lạt); đại diện Sở Giáo dục - Đào tạo, Liên đoàn Lao động tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Lạt, Đảng ủy Đại học Đà Lạt; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị, xã hội cấp tỉnh. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe thông tin nội dung xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và công tác chuẩn bị Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2018 - 2022; nghe thông tin về kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, những vấn đề đặt ra và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Cũng tại hội nghị, đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới, với một số nhiệm vụ trọng tâm như: Quán triệt nghiêm túc và đề ra nội dung thiết thực của ngành Tuyên giáo một cách thiết thực; tuyên truyền chuyến thăm của Tổng Bí thư tới Liên bang Nga, Bungari; tiếp tục tuyên truyền công tác đối ngoại; tuyên truyền kinh tế - xã hội trong nước… T.VŨ ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Cần xem lại một quyết định thu hồi đất và nhà của thành phố Đà Lạt TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5138 - THỨ HAI NGÀY 17/9/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc TRANG 7 VĂN HÓA - XÃ HỘI Ký ức của người cựu tù chính trị TRANG 4 TRANG 2 TRANG 5 TRANG 6 GƯƠNG SÁNG ĐỜI THƯỜNG Việc đầu tư xứng tầm, nâng cao chất lượng ngành giáo dục, sẽ góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, kéo gần khoảng cách giữa các dân tộc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Ảnh: N.Ngà Xác định chi bộ có vai trò quan trọng, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, Đảng bộ thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) tập trung thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tăng cường sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. TRANG 2 Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ (CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH, 6/1949, T. 5, TR. 642) Hội nghị báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 9/2018 LẠC DƯƠNG: Chú trọng đầu tư cho giáo dục Đến giờ, khi đã ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, thế nhưng gặp và trò chuyện với ông - Dược sĩ Chuyên khoa II, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thọ Biên (SN 1940) vẫn cho tôi nguồn cảm hứng bất tận về tinh thần làm việc hăng say, tình yêu nghề, yêu ngành dược liệu. Ông như một người thắp lửa tình yêu với cây cỏ cho nhân gian... Thị trấn Lạc Dương nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ TRANG 7 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, công chức, viên chức được nghỉ liền 9 ngày Thắp lửa tình yêu với cây cỏ Trồng nấm giữ rừng

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Sáng 14/9, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức hội nghị báo cáo viên trực tuyến tháng 9/2018.

Tại điểm cầu Lâm Đồng, có sự tham gia của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 (trên địa bàn TP. Đà Lạt); đại diện Sở Giáo dục - Đào tạo, Liên đoàn Lao động tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Lạt, Đảng ủy Đại học Đà Lạt;

đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị, xã hội cấp tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe thông tin nội dung xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và công tác chuẩn bị Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2018 - 2022; nghe thông tin về kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, những vấn đề

đặt ra và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Cũng tại hội nghị, đồng chí Lê Mạnh Hùng -

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới, với một số nhiệm vụ trọng tâm như: Quán triệt nghiêm túc và đề ra nội dung thiết thực của ngành Tuyên giáo một cách thiết thực; tuyên truyền chuyến thăm của Tổng Bí thư tới Liên bang Nga, Bungari; tiếp tục tuyên truyền công tác đối ngoại; tuyên truyền kinh tế - xã hội trong nước…

T.VŨ

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTCần xem lại một

quyết định thu hồi đất và nhà của thành phố Đà Lạt

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5138 - THỨ HAI NGÀY 17/9/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCKết nối mạng các cơ sở

cung ứng thuốcTRANG 7

VĂN HÓA - XÃ HỘIKý ức

của người cựu tù chính trịTRANG 4

TRANG 2

TRANG 5

TRANG 6

GƯƠNG SÁNG ĐỜI THƯỜNG

Việc đầu tư xứng tầm, nâng cao chất lượng ngành giáo dục, sẽ góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, kéo gần khoảng cách giữa các dân tộc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Ảnh: N.Ngà

Xác định chi bộ có vai trò quan trọng, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, Đảng bộ thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) tập trung thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tăng cường sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

TRANG 2

Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ

(CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH, 6/1949, T. 5, TR. 642)

Hội nghị báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 9/2018

LẠC DƯƠNG:

Chú trọng đầu tư cho giáo dục

Đến giờ, khi đã ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, thế nhưng gặp và trò chuyện

với ông - Dược sĩ Chuyên khoa II, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thọ Biên (SN 1940) vẫn cho tôi nguồn cảm hứng bất tận về tinh thần làm việc hăng say, tình yêu nghề, yêu ngành dược liệu. Ông như một người thắp lửa tình yêu với cây cỏ cho nhân gian...

Thị trấn Lạc Dương nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

TRANG 7

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, công chức, viên chức được nghỉ liền 9 ngày

Thắp lửa tình yêu với cây cỏ Trồng nấm giữ rừng

2 THỨ HAI 17 - 9 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Hiện nay, Đảng bộ TT Lạc Dương có 326 đảng viên, sinh hoạt tại 19 chi bộ, trong đó có 12 chi bộ tổ dân

phố (TDP), 5 chi bộ trường học, 2 chi bộ cơ quan. Nhiều năm trước đây, chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ thị trấn, đặc biệt là các chi bộ TDP còn bộc lộ một số tồn tại như: nội dung sinh hoạt còn đơn điệu; tinh thần tự phê bình và phê bình trong đảng viên chưa cao; đảng viên thường không tham gia phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt; nghị quyết chi bộ đề ra còn chung chung, chưa sát với tình hình thực tế…

Trước tình hình đó, năm 2016, Đảng ủy TT

Đầu tư mạnh cho giáo dụcNghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ

X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 nêu rõ: “Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường, lớp trên địa bàn, đảm bảo hợp lý. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ hóa, chuẩn hóa. Đảm bảo cơ cấu, số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, ngành học. Đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Làm tốt công tác duy trì sỹ số; duy trì kết quả phổ cập giáo dục. Ưu tiên các nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2020 có từ 50 - 60% số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I và một số trường đạt mức độ II”.

Thực hiện nội dung nêu ra trong Nghị quyết, trong nửa đầu nhiệm kỳ, trên 90 tỷ đồng đã được Lạc Dương phân bổ từ các nguồn vốn để đầu tư các công trình, dự án liên quan đến ngành giáo dục của huyện. Ông Nguyễn Văn Huynh - Phó Trưởng phòng Tài chính huyện Lạc Dương khẳng định thêm: Những năm qua, Lạc Dương đầu tư cho giáo dục rất mạnh. Nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho lĩnh vực này mỗi năm lên đến hàng chục tỉ đồng. Cụ thể, năm 2015 có 15 công trình liên quan tới trường học, với nguồn kinh phí trên 27 tỷ đồng. Năm 2016, ngành Giáo dục Lạc Dương có 22 công trình được đầu tư với kinh phí khoảng hơn 23 tỷ đồng. Năm 2017, có 21 công trình với kinh phí trên 30 tỷ đồng. Và từ đầu năm 2018 đến nay, đã có 9 công trình được đầu tư cho giáo dục với kinh phí trên 14 tỷ đồng…

Theo đánh giá của Phòng Giáo dục huyện Lạc Dương: Các cơ sở giáo dục đã thực hiện nghiêm túc các quy định về thu, chi tài chính, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, thực hiện có hiệu quả quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng tài chính, tài sản. Trong thời gian qua không có tình trạng lạm thu, làm thất thoát tài sản, kinh phí nhà nước trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Hàng năm, toàn ngành đã rà soát, lập kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các phòng học chức năng, phòng hiệu bộ, phòng học kiên cố đã được xây dựng. Không còn phòng học tạm, phòng học mượn; xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; khu nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà ăn cho trẻ từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. Bên cạnh việc nâng

LẠC DƯƠNG: Chú trọng đầu tư cho giáo dụcXác định cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học là hai yếu tố quyết định, bảo đảm chất lượng giáo dục nên từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Lạc Dương chú trọng đầu tư rất lớn cho công tác này, góp phần thay đổi gần như toàn diện cơ sở vật chất ngành giáo dục.

cấp cơ sở vật chất, ngành Giáo dục Lạc Dương còn kịp thời tham mưu với UBND huyện để đầu tư các trang thiết bị dạy học, phần mềm quản lý, dạy học với tổng kinh phí gần 12,5 tỷ đồng. Trong đó, ưu tiên mục tiêu các nguồn lực duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học và trên 6 buổi/tuần ở cấp THCS. Ngoài ra, ngành Giáo dục Lạc Dương còn thưc hiện có hiệu quả các chính sách về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong giáo dục, huy động nguồn lực từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp… để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, trao học bổng, khen thưởng học sinh nghèo vượt khó...

Thay đổi tư tưởng người dânBà Nguyễn Thị Thủy - Trưởng phòng Giáo

dục huyện Lạc Dương khẳng định: Chính quyền huyện Lạc Dương đặc biệt quan tâm đến phát triển toàn diện ngành giáo dục. Lạc Dương là địa bàn có 71,3% dân số là người DTTS. Việc đầu tư xứng tầm, nâng cao chất lượng ngành giáo dục sẽ góp phần duy trì sĩ số, nâng cao mặt bằng dân trí, kéo gần khoảng cách giữa các dân tộc trên địa bàn. Hơn nữa,

việc đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục cũng góp phần thay đổi căn bản tư tưởng của bà con vùng đồng bào DTTS về nghị lực phấn đấu vươn lên thay đổi cuộc sống cũng như sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, chính quyền địa phương đối với việc nâng cao đời sống người dân nói chung và giáo dục con em nói riêng.

Để chứng minh cho nhận định này, lãnh đạo ngành Giáo dục huyện Lạc Dương đã lấy ví dụ chứng minh “Những năm gần đây, các em học sinh của Trường TH&THCS Đưng K’Nớ đã không còn phải chịu cảnh hàng ngày vượt hơn 10 km trên con đường thường xuyên lầy lội vào mùa mưa để đến trường. Bởi từ tháng 11/2015, khu nhà bán trú với 2 phòng ở, 1 nhà bếp kết hợp với nhà ăn được Nhà nước đầu tư đầy đủ chăn màn, giường chiếu, khu vệ sinh,... đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong niềm phấn khởi của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Điều đó góp phần quan trọng trong việc duy trì sỹ số học sinh ra lớp, nhất là ở vùng sâu vùng xa đông đồng bào DTTS như Đưng K’Nớ. Với những hiệu quả thấy rõ như vậy nên mô hình nhà bán trú đang được nhiều trường ở Lạc Dương áp dụng như Trường THCS K’Long K’Lanh, Trường THCS Xã Lát…

Nhờ nhiều nỗ lực trong việc tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các em nên cũng dần thay đổi tư tưởng của phụ huynh học sinh.

Ông Bon Niêng Ha Buốt - người dân thôn Đưng Trang (thôn xa nhất ở Đưng K’Nớ), nói: “Ba đứa con trước đây phải ở trọ ngoài xã để đi học vì đường từ Đưng Trang tới trường xa quá, khó đi quá. Vì thế, nên nhiều khi mấy đứa phải nghỉ học vì đi lại, ở trọ tốn kém lắm. Bây giờ Nhà nước xây nhà bán trú ở trường rồi, tụi nhỏ yên tâm đi học thôi”.

Tại Hội nghị Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, điểm lại những thành tích nổi bật của Lạc Dương, ông Sử Thanh Hoài - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương nhấn mạnh về những nỗ lực trong đầu tư cho “quốc sách hàng đầu” này: Về công tác giáo dục, mạng lưới trường lớp theo các cấp học, ngành học tiếp tục được hoàn thiện theo quy hoạch. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Hầu hết các trường tiểu học, mầm non có đủ điều kiện tổ chức dạy 2 buổi/ngày và học bán trú. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được củng cố và tăng cường. Đến nay, 100% giáo viên đạt chuẩn theo quy định. Công tác duy trì sỹ số học sinh được chú trọng. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh lên lớp, học sinh tốt nghiệp các cấp học năm sau đều cao hơn năm trước. Chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt nhiều kết quả tích cực như: hằng năm có 100% học sinh tiểu học hoàn thành chương trình; trên 99% học sinh lớp 9 đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp; trên 92% học sinh lớp 12 đậu tốt nghiệp, tăng 6% so với đầu nhiệm kỳ; có từ 23 - 25 học sinh giỏi cấp huyện bậc THCS, từ 1 - 3 học sinh giỏi cấp tỉnh (đạt chỉ tiêu đề ra). Hiện Lạc Dương có 13/20 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 62% (cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh).

Nửa cuối nhiệm kỳ, Lạc Dương xác định cụ thể nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, địa phương tập trung duy trì sỹ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phấn đấu đến năm 2020 có 81% trường đạt chuẩn. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động toàn bộ xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo. NGỌC NGÀ

Việc đầu tư xứng tầm, nâng cao chất lượng ngành giáo dục, sẽ góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, kéo gần khoảng cách giữa các dân tộc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Ảnh: N.Ngà

Lạc Dương đã đề ra Chương trình hành động về việc nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên giai đoạn 2016 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 03 - NQ/HU, ngày 1/6/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Lạc Dương. Trong Chương trình hành động này, mục tiêu đầu tiên được đề cập đến chính là nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi ủy, chi bộ trực thuộc, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức đảng, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức…

Cùng với đó, Ban Thường vụ Đảng ủy thị trấn đề ra những giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là các chi bộ TDP. Các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ phụ trách các chi bộ TDP trực tiếp sinh hoạt cùng chi bộ để hướng dẫn về hình thức, nội dung, cũng như kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên và nhân dân. Từ đó đề xuất, tham mưu với Đảng ủy thị trấn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các nội dung, xử lý có hiệu quả những vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở...

Đồng chí Đỗ Quang Tỉnh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy TT Lạc Dương cho biết: “Thực hiện việc nâng cao chất lượng sinh hoạt

chi bộ, Đảng ủy đã thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo và định kỳ kiểm tra việc sinh hoạt chi bộ, gợi ý các nội dung sinh hoạt chuyên đề đối với cấp dưới, bố trí các đồng chí đảng ủy viên dự sinh hoạt với chi bộ, tăng cường kiểm tra, giám sát việc duy trì nề nếp, nội dung sinh hoạt của chi bộ. Các chi bộ phải bám sát vào chức năng nhiệm vụ, quy chế làm việc và tình hình thực tế ở TDP để lựa chọn nội dung sinh hoạt phù hợp, sinh hoạt theo chuyên đề và ra nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện. Bí thư, phó bí thư chi bộ phải chuẩn bị kỹ nội dung, thông báo để đảng viên biết trước nội dung sinh hoạt, đảm bảo nguyên tắc trong sinh hoạt. Theo dõi chặt chẽ đảng viên dự sinh hoạt, tạo điều kiện để đảng viên tham gia ý kiến tại các kỳ sinh hoạt chi bộ”.

Đồng thời, Đảng ủy TT Lạc Dương chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nội dung, chất lượng sinh hoạt tại các chi bộ, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và thông báo đến từng chi bộ giúp các chi bộ kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục, sửa chữa. Để nội dung ở các cuộc sinh hoạt chi bộ không còn là hình thức, chung chung, đồng chí bí thư chi bộ đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo bầu không khí thực sự dân chủ, khuyến khích các đảng viên cùng nhau bàn

bạc, thảo luận, đưa ra những ý kiến, đề xuất giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở TDP. Trong đó, tập trung vào những vấn đề mà nhiều đảng viên và nhân dân quan tâm như: giải phóng mặt bằng, công tác quản lý và bảo vệ rừng, liên kết sản xuất trong nông nghiệp…

Tại Chi bộ TDP Bon Đưng I, trước khi buổi sinh hoạt diễn ra, Chi ủy dành thời gian để thống nhất các nội dung, vấn đề cần đưa ra để bàn bạc, thống nhất trong chi bộ, nhất là những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của cấp ủy cấp trên. Nhờ vậy, một số tình hình của TDP như giải phóng mặt bằng để thực hiện việc xây dựng tuyến đường nối TDP Bon Đưng I với TDP Bon Đưng II được triển khai một cách có hiệu quả. Trong đó phải kể đến vai trò gương mẫu từ việc hiến đất làm đường của Bí thư Chi bộ TDP Bon Đưng I, ông Păng Tin Sing.

Nhờ thực hiện đồng bộ những giải pháp về nâng cao chất lượng sinh hoạt nên hầu hết các chi bộ, đặc biệt là chi bộ TDP trên địa bàn thị trấn đã có những chuyển biến tích cực trong công tác sinh hoạt Đảng, chế độ sinh hoạt được duy trì, số đảng viên tham gia đạt tỷ lệ cao… Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương. ĐỨC TÚ

Thị trấn Lạc Dương nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộXác định chi bộ có vai trò quan trọng, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, Đảng bộ thị trấn (TT) Lạc Dương (huyện Lạc Dương) tập trung thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tăng cường sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

3 3 THỨ HAI 17 - 9 - 2018KINH TẾ

Về xã Tu Tra những ngày này, chúng tôi bắt gặp những cánh đồng la ghim trải

rộng, xanh ngát đang được người dân thu hoạch. Ông Đinh Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Tu Tra tự hào khoe: Xã Tu Tra có 2.676 hộ với 13.023 khẩu, với hơn 64% là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, kinh tế người dân chủ yếu dựa vào cây lúa một vụ và bắp nên thu nhập chẳng đáng là bao. Từ năm 2015, chính quyền đã vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa, bắp sang trồng la ghim, nuôi bò sữa theo kế hoạch tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác nhằm ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân. Qua đó, xã đã vận động người dân mạnh dạn đầu tư, thay đổi tư duy, nhận thức đối với sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặt khác, chính quyền đồng hành với bà con trong việc tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản. Với những bước đi trên nhờ đó kinh tế của người dân được cải thiện đáng kể.

Ông Hoàng cho biết, người đồng bào dân tộc thiểu số ở Tu Tra đã từng bước thay đổi tư duy, chủ động học hỏi và cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong

Tu Tra tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người

ĐAM RÔNG: Tăng nhanh diện tích trồng dâu nuôi tằm

Thông tin từ Phòng NN& PTNT huyện Đam Rông, năm 2018, huyện đã tập trung phát

triển các diện tích dâu tằm ở những vùng có điều kiện sinh

thái thích hợp, vùng trũng, ven sông suối, bãi bồi, tăng diện

tích dâu toàn huyện đạt 220 ha, tăng 50 ha so với trước đây.

Theo đó, công tác khuyến nông được chú trọng, tổ chức

nhiều đợt chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nhân dân học tập

nên nhiều hộ dân trồng dâu nuôi tằm có thu nhập cao, tạo

được việc làm. Đặc biệt, đã phát triển được hơn 20 ha diện tích dâu tại khu vực 3 xã Đầm

Ròn - nơi tập trung người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây

Nguyên sinh sống. HOÀNG YÊN

Gần 17.000 ha sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể

Trồng dứa MD3 thu 100 tấn/ha/năm

50 tổ hợp tác chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm

Thông tin từ Văn Phòng Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh cho

biết, Lâm Đồng hiện có 4 vùng chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn

VietGAP với 50 tổ hợp tác. Các tổ liên kết 713 hộ, quy mô

xấp xỉ 100 ngàn con heo, sản lượng khoảng trên 14 ngàn tấn

thịt đạt chuẩn theo quy định. Được biết, hầu hết các tổ hợp

tác chăn nuôi heo cung cấp sản phẩm thông qua hợp đồng bao tiêu với các doanh nghiệp lớn

như Công ty Cổ phần CP…, cho thu nhập ổn định. Ngành

nông nghiệp đang tiếp tục động viên nông dân chăn nuôi thông qua các chuỗi liên kết tiêu thụ

sản phẩm để đảm bảo độ ổn định, tránh thiệt hại khi thị

trường biến động về giá cả.D.Q

Agribank Lâm Đồng mở hơn 1.700 tài khoản và thẻ cho tân sinh viên

Nhân dịp Trường Đại học Đà Lạt đón sinh viên khóa mới nhập học, Agribank Lâm Đồng

tổ chức chương trình khuyến mại “Mở tài khoản tặng số dư”

đến hết ngày 31/12/2018. Tất cả khách hàng cá nhân

là sinh viên Trường Đại học Đà Lạt lần đầu mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại tất cả

các điểm giao dịch trực thuộc Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đều được tặng số dư 50

ngàn đồng.Sau khi mở tài khoản tiền

gửi thanh toán, khách hàng còn thực hiện được các dịch vụ thẻ, dịch vụ Mobile Banking (SMS

Banking, Agribank E Mobile Banking). Ngay đợt nhập học của tân sinh viên khóa 42 vào

Trường ĐH Đà Lạt, đã có 1.700 tài khoản với 1.700 thẻ được mở và chính thức hoạt động.

PHẠM LÊ

Nhờ chính sách trong phát triển kinh tế, trong đó chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang rau màu, đặc biệt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã giúp cho thu nhập bình quân đầu người của xã Tu Tra (Đơn Dương) đạt những con số ấn tượng.

sản xuất kinh tế… Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được người dân quan tâm đầu tư thực hiện. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đã nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. Thực hiện công tác chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi có hiệu quả nên đã dần thay thế các loại giống lúa địa phương, năng suất thấp sang gieo trồng một số giống lúa cao sản, kháng bệnh tốt, cho năng suất cao. Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn chuyển một số diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu cho thu nhập cao. Về chăn nuôi, từng bước thay thế đàn bò vàng sang chăn nuôi bò lai sind, bò sữa; thay thế giống heo địa phương sang chăn nuôi heo siêu nạc, qua đó đã nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương. Đặc biệt, trong những năm gần đây, trên địa bàn xã đã trồng một số loại cây cho giá trị kinh tế thay thế cho cây cà chua do bị bệnh xoắn lá như cà rốt, khoai tây, hành lá… Đặc biệt, trồng thành công mô hình cây

cà chua thân gỗ kết hợp với sâm Đương quy tại thôn Đa Hoa. Tính đến hiện tại, Tu Tra có tổng diện tích trồng rau hoa theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên 4.000 ha. Trong đó, diện tích nhà kính, nhà lưới là 93,67 ha, diện tích phủ bạt 1.405 ha, diện tích tưới tự động là 1.800 ha, diện tích trồng hoa là 114,9 ha.

Gia đình ông K’Biêr (thôn HaWai), trước năm 2015 chỉ biết trồng lúa nên kinh tế gia đình chỉ đủ ăn chứ không dư giả. Trăn trở làm sao để phát triển kinh tế gia đình, trong khi các hộ người Kinh có diện tích bằng mình, có khi còn ít hơn nhưng kinh tế rất khá giả. Ông cho biết thêm, nhờ làm công tác khuyến nông của xã nên ông cũng nắm được tinh thần phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, học hỏi được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy mà ông quyết định thế chấp nhà đất vay tiền vốn ngân hàng đầu tư đổ đất trên các chân ruộng lúa, xây dựng nhà lưới để trồng rau màu. Ban đầu, ông đầu tư trước 3 sào với chi phí là 60 triệu đồng/sào để trồng ớt chuông, sau 4 tháng ớt đã cho thu hoạch, với giá

ổn định là 14 nghìn đồng/kg. Khi đã có thu nhập tốt ông lại quay vòng vốn đầu tư thêm 4 sào nữa.

Hiện tại, với 7 sào nhà lưới trồng ớt, hằng tháng đều đặn gia đình ông thu nhập trên 50 triệu đồng.

Theo UBND xã Tu Tra, cũng như gia đình ông K’Biêr, nhờ thực hiện Cuộc vận động “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó rất nhiều hộ ở Tu Tra đã biết ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cho vườn sản xuất của mình, để phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững. Nếu như năm 2015 thu nhập bình quân đầu người của Tu Tra là 39 triệu đồng thì đến cuối năm 2017 đã lên 56,9 triệu đồng. Có được con số ấn tượng là nhờ các chính sách trong phát triển kinh tế của xã. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Tu Tra cũng từng bước được kéo giảm đến cuối năm 2017 chỉ còn dưới 4,47%.

HOÀNG YÊN

Ông K’Biêr có thu nhập cao nhờ thay đổi tư duy sản xuất. Ảnh: H.Y

Khảo sát mới đây của Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 2 liên hiệp hợp tác xã (HTX) và 183 HTX sản xuất, chăn nuôi trên tổng diện tích gần 17.000 ha, chiếm gần 6% trên tổng diện tích đất nông nghiệp.

Trong đó có gần 100 ha quản lý tập trung và 5 ha đất chuyên dùng xây dựng nhà xưởng, trụ sở làm việc của HTX; toàn bộ diện tích đất còn lại đều do hộ thành viên trực tiếp quản lý, trồng trọt, chăn nuôi ổn định.

Phần lớn HTX duy trì liên kết

với doanh nghiệp để cung ứng các loại vật tư, phân bón, nguồn giống cây trồng, vật nuôi với giá rẻ hơn thị trường, đồng thời tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho hộ thành viên. Riêng việc bao tiêu nông sản của hộ thành viên, hiện chỉ có khoảng

25 HTX triển khai thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng rau sạch trong cả nước.

Hạch toán lợi nhuận bình quân mỗi HTX hơn 1 tỷ đồng/năm; thu nhập cho lao động trong HTX khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.

V.VIỆT

Khảo sát mới đây của Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết: Công ty TNHH Lê Dương (Lộc Bảo, Bảo Lâm) đã xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu dứa MD3 trên diện tích khoảng 100 ha, trong đó 70 ha đang thu hoạch đạt năng suất bình quân 100 tấn/

ha/năm. Với giá bán từ 20 - 30.000 đồng/

kg ổn định ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, dứa MD3 của Công ty TNHH Lê Dương đạt doanh thu cao hơn dứa Cayen từ 11 - 18.000 đồng/kg.

Được biết, nguồn gốc giống dứa MD3 được nhập về từ Philipine, hiện đang canh tác khá thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của các địa bàn trong tỉnh Lâm Đồng như: Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Với mật độ

trồng từ 55 - 60.000 cây/ha, hàng năm trên diện tích 100 ha dứa MD3 trong thời kỳ kinh doanh, Công ty TNHH Lê Dương khai thác từ 22 - 24 triệu chồi giống, cung cấp cho nông dân Lâm Đồng trồng mới khoảng 400 ha.

VŨ VĂN

4 THỨ HAI 17 - 9 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Kiên trungtrong nhà tù tàn bạoChiến tranh đã lùi xa 43 năm,

cũng như bao cựu tù chính trị khác, mỗi khi nhắc đến các nhà tù được gọi là “địa ngục trần gian” thì ông Nguyễn Văn Hóa (70 tuổi, ngụ Thôn 3, xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai) vẫn luôn rùng mình trước những thủ đoạn tra tấn tàn bạo, dã man của kẻ thù. Song theo ông, chính những nhà tù này là “trường đào tạo” bản lĩnh chính trị và lòng kiên trung của các chiến sĩ cách mạng.

Ông Hóa sinh ra và lớn lên tại vùng đất giàu truyền thống cách mạng của huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi). Năm 1968, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hóa gia nhập đội quân du kích đánh Mỹ ở địa phương. Một năm sau, ông Hóa bị thương và bị giặc bắt đày từ nhà tù này đến nhà tù khác. Suốt 5 năm bị giam cầm tại Nhà tù Côn Đảo và Phú Quốc, mọi hình thức, thủ đoạn tra tấn của kẻ thù ông đều nếm đủ. Ông Hóa kể: “Năm 1969, tôi bị địch bắn bị thương và bắt đày ra Côn Đảo. Cũng như những chiến sĩ cách mạng khác bị giam cầm tại đây, tôi bị kẻ thù tra tấn đủ mọi hình thức như kẹp bàn tay, bàn chân ứa cả máu, bắt nhịn đói nhiều ngày... để moi thông tin. Có rất nhiều lần bị kẻ thù tra tấn đến lịm người, ngất xỉu nhưng tôi quyết không hé nửa lời”.

Sau 1 năm bị giam cầm, tra tấn ở Côn Đảo, song kẻ thù không “moi” được thông tin gì nên chúng quyết định đày ông qua Nhà tù Phú Quốc với âm mưu làm nhụt ý chí, hòng khai thác thông tin. Suốt 4 năm bị giam cầm tại Nhà tù Phú Quốc từ (1970 - 1973), kẻ thù đã dùng nhiều thủ đoạn từ “dụ dỗ” đến “tra tấn” nhằm lay chuyển, lôi kéo ông để tìm manh mối của các cơ sở cách mạng ở đất liền nhưng đều bất thành. “Ở Nhà tù Phú

Ký ức của người cựu tù chính trịBị giam cầm nhiều năm tại những nhà tù “địa ngục trần gian” như Côn Đảo, Phú Quốc và chịu đựng những đòn tra tấn man rợ, dù cái chết luôn cận kề nhưng những người cộng sản kiên trung như ông Hóa vẫn không chùn bước vì lý tưởng cách mạng. Thấm thoắt, chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, nhưng những đau thương, mất mát của một thời anh dũng đấu tranh thì vẫn còn sống mãi trong ký ức của những cựu tù chính trị như ông.

Quốc, lúc mới ra, họ tìm cách dụ dỗ cho chúng tôi ăn ngon. Nhưng rồi không khai thác được gì, chúng chuyển qua tra tấn bằng những trận đòn dã man. Thậm chí, chúng còn bắt chúng tôi chứng kiến cảnh xả súng bắn chết đồng đội mình ngay trước mặt. Những ký ức đó đã hằn sâu trong tâm trí tôi. Giờ nghĩ lại tôi càng xót thương cho những đồng đội đã anh dũng hy sinh và mãi mãi không có cơ hội quay về đoàn tụ với gia đình...” - ông Hóa xúc động.

Suốt những năm tháng bị giam cầm, tra tấn nhưng càng gian khổ bấy nhiêu thì lòng yêu nước, căm thù giặc của những cựu tù chính trị như ông Hóa càng thêm căng tràn và sục sôi ý chí. Đáp trả những thủ đoạn tra tấn của bọn cai ngục ở Nhà tù Phú Quốc, ông Hóa cùng đồng đội đã kiên cường đấu tranh

đòi dân sinh, dân chủ, chống chào cờ, chống chiến tranh... chờ đến ngày miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất.

Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Hóa cùng những chiến sĩ cách mạng đang bị giam giữ tại Nhà tù Phú Quốc đã được trao trả tự do, trở về quê hương sum họp cùng gia đình.

Xung phong đi làm kinh tế mớiNăm 1983, theo tiếng gọi của

Đảng, Nhà nước, ông Hóa cùng vợ con đã xung phong tạm biệt quê hương Mộ Đức (Quảng Ngãi) vào xã Hà Lâm (huyện Đạ Huoai) xây dựng vùng kinh tế mới. Tại vùng đất mới, bằng bản lĩnh, ý chí kiên trung của người cựu tù chính trị, ông Hóa đã cùng gia đình vượt qua

khó khăn để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và nuôi dạy các con nên người. Hiện nay, 3 người con của ông đã khôn lớn, trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định và tất cả đã lập gia đình. Ở tuổi 70, bản thân là thương binh 3/4 cùng với “tàn tích” của những trận đòn tại các nhà tù khiến sức khỏe của ông Hóa đang ngày một yếu dần. Không những vậy, ông còn chống chọi với 2 căn bệnh lao phổi và viêm gan C. Song, ông vẫn luôn lạc quan, yêu đời, sống vui tươi, sum vầy bên con cháu.

“Những tháng ngày cực khổ bị tra tấn trong ngục tù giờ đã qua, nay được sống giữa tự do, sum vầy bên con cháu thì không vui sao được. Tôi luôn nhắc nhở con cháu rằng, ngoài bản thân tôi thì gia đình còn có 2 chú là thương binh... Và, trong thâm tâm tôi luôn mong muốn con cháu hãy tạc dạ, ghi nhớ công lao to lớn của cha ông, các thế hệ đi trước để chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp” - ông Hóa tâm sự.

Ông Nguyễn Trọng Bằng, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Lâm, tự hào: “Các bậc tiền bối lão thành cách mạng từng vào sinh, ra tử, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho ngày đất nước tự do, độc lập như ông Hóa luôn là “báu vật” của địa phương. Giờ đây và mãi mãi về sau, họ luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng tôi học tập, noi theo để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”.

KHÁNH PHÚC

Cựu tù chính trị Nguyễn Văn Hóa bên người vợ hiền. Ảnh: K.Phúc

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở VH-TT-DL phối hợp cùng các sở, ngành liên quan đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo Quyết định 22 ngày 8/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc ứng xử do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của

cộng đồng dân cư và được cơ quan nhà nước là UBND cấp huyện có thẩm quyền công nhận.

Việc xây dựng hương ước, quy ước nhằm phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, gìn giữ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư.

Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước phải dựa trên các nguyên tắc: phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, của cộng đồng dân cư; bảo đảm tự nguyện, trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất của cộng đồng dân cư, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, dựa trên nhu cầu tự quản của cộng đồng. Xây dựng hương ước, quy ước cũng nhằm bảo vệ, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây

dựng giá trị văn hóa phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư; không vi phạm quyền con người, quyền công dân, đảm bảo bình đẳng giới; không đặt ra các khoản phí, lệ phí, phạt tiền, phạt vật chất.

Hương ước, quy ước được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, được người dân tham gia ý kiến, biểu quyết thông qua; đồng thời người dân cũng có thể đóng góp ý kiến thảo luận để tiến hành bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế hương ước, quy ước không còn phù hợp.

QUỲNH UYỂN

Đam Rông phấn đấuđến 2020 đạt 60%trường đạt chuẩn quốc gia

Ông Trần Phú Vinh - Trưởng Phòng Giáo dục huyện Đam Rông cho biết, từ đầu tháng 9/2018 đến nay, huyện Đam Rông đã tổ chức lễ công nhận cho 3 đơn vị trường học đạt trường chuẩn quốc gia, gồm: Trường THCS Đạ Long, Trường Mầm non Đạ RSal và Trường Mầm non Rô Men. Tính đến nay, trong tổng số 33 đơn vị trường học ở các bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trong toàn huyện thì đã có 13 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (đạt gần 40%). Huyện Đam Rông phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện sẽ có 60% đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia.

LAM PHƯƠNG

Đến nay, huyện Di Linh đã thành lập Đội tình nguyện viên hiến máu với 380 thành viên đến từ các xã, thị trấn trong huyện. Bà Đinh Thị Tâm - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị trấn Di Linh cho biết, Câu lạc bộ (CLB) hiến máu tình nguyện thị trấn Di Linh là tiền thân của Đội

tình nguyện viên hiến máu. Lúc đầu, CLB chỉ có khoảng vài chục người chuyên tiếp nguồn máu sống cho Trung tâm Y tế Di Linh để cấp cứu bệnh nhân. Từ khi thành lập, đội đã tập hợp được các thành viên đến từ các xã, thị trấn trong huyện. Ngoài việc tổ chức, tham gia các sự kiện ở

trung tâm huyện; đội còn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Di Linh cùng tham gia các đợt hiến máu, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về phong trào hiến máu tình nguyện. Từ đó, tạo được sức lan tỏa sâu rộng đến với người dân, nhất là với các vùng đồng

bào dân tộc thiểu số về mục đích, ý nghĩa của hiến máu tình nguyện; là nguồn trợ sức đắc lực cho các xã, thị trấn trong các đợt hiến máu. Ngoài ra, đội còn gây quỹ tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường, tham gia các chương trình thiện nguyện vì cuộc sống cộng đồng... L.PHƯƠNG

Hội Người khuyết tật Lâm Đồng đã phối hợp cùng nhóm từ thiện Trái tim cao nguyên (Đà Lạt) tổ chức trao tặng nhà tình thương cho chị Tạ Thị Mến (thôn Thạch Thất, xã Tân Hà, Lâm Hà) với sự tham dự của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm cùng đông đảo người khuyết tật.

Cách đây 10 năm, chị Mến bị té khiến xương sống bị gãy, chấn thương tủy gây liệt hai chân, chỉ ngồi và nằm yên một chỗ. Người chồng thấy vậy, bán nhà, bỏ vợ liệt và ba đứa con nhỏ đi theo người phụ nữ khác. Cuộc sống của 4 mẹ con chị lay lắt qua ngày, chị phải nương nhờ bố mẹ đẻ cũng có hoàn cảnh khó khăn do có đến 8 người con.

Sau 3 tháng thi công, ngôi nhà rộng 55 m2 (5 m x 11 m) đã được hoàn thành. Tổng trị giá căn nhà là 130 triệu đồng; trong đó, nhóm từ thiện Trái tim cao nguyên (Đà Lạt) là những người phụ nữ làm nhiều nghề khác nhau, là tiểu thương buôn bán nhỏ đóng góp 105 triệu đồng, Ủy ban MTTQ xã Tân Hà hỗ trợ 25 triệu đồng. Anh em họ hàng góp công xây dựng ngôi nhà được dựng lên trên miếng đất của cha mẹ chị Mến.

Trong buổi trao nhà, Hội Người khuyết tật Lâm Đồng, các dì, các mẹ trong nhóm từ thiện Trái tim cao nguyên, chính quyền địa phương xã Tân Hà đã đóng góp, trao cho mẹ con chị Mến món quà bằng tiền mặt trị giá hơn 20 triệu đồng, cùng nhiều vật dụng sinh hoạt gia đình.

QUỲNH UYỂN

Trao tặng nhà tình thương cho người khuyết tật

Ông Trần Mạnh Thu - Chủ tịch Hội NKTLâm Đồng trao quyết định tặng

nhà tình thương cho chị Tạ Thị Mến.

Di Linh có 380 tình nguyện viên hiến máu

Đẩy mạnh xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước

5 THỨ HAI 17 - 9 - 2018

NHÂN NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/7

GƯƠNG SÁNG ĐỜI THƯỜNG

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đến giờ, khi đã ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, thế nhưng gặp và trò chuyện với ông - Dược sĩ Chuyên khoa II, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thọ Biên (SN 1940) vẫn cho tôi nguồn cảm hứng bất tận về tinh thần làm việc hăng say, tình yêu nghề, yêu ngành dược liệu. Ông như một người thắp lửa tình yêu với cây cỏ cho nhân gian...

Bước vào căn nhà xưa cũ số 95 Hai Bà Trưng, thành phố Đà Lạt của người dược s ĩ già

Nguyễn Thọ Biên khiến tôi vô cùng xúc động khi ông cùng gia đình đã có 40 năm gắn bó tại Đà Lạt và vẫn ở trong nếp nhà phố xưa cũ ấy. Nơi phòng khách nhỏ xinh, gọn gàng, ngăn nắp là bộ bàn ghế gỗ thời xa xưa, lối lên là những bậc cầu thang xi măng bóng nhoáng cho thấy dấu tích của thời gian. Tôi được ông mời lên phòng làm việc trên gác và thấy căn phòng được sắp xếp như một bảo tàng thu nhỏ với những tấm bằng khen được ông treo ở vị trí trang trọng. Ở đó có bằng khen ghi nhận về giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông; giải khoa học công nghệ tỉnh năm 2015; tấm bằng công nhận danh hiệu cao quý Thầy thuốc Nhân dân; những tấm Huân chương Kháng chiến; Huy hiệu 50 năm, 55 năm tuổi Đảng; nhiều kỷ vật ở những nước trên thế giới nơi ông đã từng học, nghiên cứu, làm việc và tham quan. Trong đó, phần lớn diện tích căn phòng ông dành cho tủ sách chuyên về ngành Dược liệu học - một ngành học, nghề nghiệp theo ông suốt cuộc đời. Đến thăm gia đình ông cho tôi cảm nhận về một lối sống giản dị, khiêm nhường và nét văn hóa gia đình của người Kinh Bắc khi ông giữ nguyên nếp sống cũ với ba đời ông bà - con - cháu cùng sinh sống dưới một nếp nhà nhỏ.

Bước vào căn bếp nhỏ, ông giới thiệu cho tôi về dụng cụ pha chế chiết xuất rượu thuốc từ dược liệu của Lâm Đồng để thỏa chí đam mê và cũng để phục vụ bạn bè, người thân uống thử để duy trì sức khỏe, tuổi thọ. Bên cạnh là một khoảnh đất nho nhỏ đủ để người dược sĩ già gieo thử nghiệm hạt giống dược liệu quý ở Mỹ do một người bạn tặng. Ông nói, nơi đây chính là nơi ông đã gieo trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh và nhiều giống cây dược liệu quý của Lâm Đồng.

Còn nhớ, có nhà báo từng gọi ông với cái tên thân thuộc là “từ điển sống” về cây thuốc, quả nhiên đúng vậy. Trong ông là một nguồn tư liệu sống vô giá về dược liệu nói chung và dược liệu Lâm Đồng nói riêng, mỗi loài cây, thậm chí là cỏ đều có một giá trị đặc biệt, có tác dụng đặc biệt và khi nghiên cứu

Thắp lửa tình yêu với cây cỏ

kỹ có thể đều sản xuất được thành thuốc phục vụ con người.

Ông chia sẻ: “Tôi có thuận lợi là từng công tác tại Tây Bắc khi mới 22 tuổi, về công tác tại Công ty Dược Hà Nội cấp 1, rồi vào Lâm Đồng làm Phó Giám đốc Sở Y tế 22 năm liền từ năm 1978, sau đó giữ cương vị Giám đốc Công ty Dược Lâm Đồng... Tôi yêu thích ngành dược liệu, say mê dược liệu nên đã đầu tư nghiên cứu để tạo ra thuốc. Tôi từng có thời gian đi điều tra dược liệu tại Lâm Đồng, sau đó viết thành sách. Đến 1995, tôi viết cuốn “Cây thuốc Lâm Đồng” và năm 2015 được giải C giải thưởng khoa học công nghệ Lâm Đồng. Tôi có 7 đề tài cấp tỉnh. Đã có 2 ngàn tên cây thuốc được tôi tổng hợp thành sách nhờ ghi chép lại qua nhiều năm liền... Nghỉ hưu từ năm 2000, giờ đây tôi có điều kiện về thời gian để đầu tư cho niềm đam mê của mình”.

Ông hồi tưởng lại kỷ niệm sâu sắc nhất khi bén duyên đất Lâm Đồng. Khi đó, ông đang công tác tại Hà Nội, ông có dịp đi cùng khảo sát nghiên cứu với đoàn Liên Xô tại Lâm Đồng với đề tài nghiên cứu về cây Anh Túc và cây Solemum (trà Úc) để tìm ra hướng điều trị các bệnh về hormone người sau này. Nhưng sau đó tình hình thế giới nhiều biến động, Liên Xô gặp khó khăn và sự hợp tác dự kiến giữa 2 nước Việt Nam - Liên Xô về 2 cây thuốc nói trên chưa thực hiện được.

Ngay sau chuyến khảo sát cùng đoàn Liên Xô tại Lâm Đồng, Dược sĩ Thọ Biên vô cùng yêu thích Đà Lạt, và quyết định rời Thủ đô Hà Nội vào Đà Lạt sinh sống và làm việc. Ông chỉ nghĩ đơn giản vì Đà Lạt có thời tiết đẹp, lại có nhiều viện nghiên cứu, có trường đại học, có đủ các cơ quan Trung ương nghiên cứu đóng chân tại Đà Lạt.

Như Tiến sĩ Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng từng viết: Trên cơ sở đúc kết những kết quả điều tra nghiên cứu và tiến hành các đợt khảo sát thực tế rất

công phu, đến nay Dược sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thọ Biên đã biên soạn, bổ sung xây dựng danh lục tài nguyên Dược liệu Lâm Đồng năm 2017. Trong đó, cây thuốc có 2.291 loài thuộc 283 họ thực vật, nhiều hơn danh lục tài nguyên Dược liệu Lâm Đồng năm 2012 là 627 loài và 46 họ thực vật. Đây là một tập sách có giá trị khoa học và thực tiễn để chúng ta tìm hiểu về tài nguyên dược liệu ở trong thiên nhiên nhằm phục vụ đời sống con người, nhất là nhu cầu sử dụng trên thế giới hiện nay với xu hướng dùng nguồn cây cỏ để phòng và chữa bệnh.

Chia sẻ về những kỳ vọng, mong muốn của mình, Chủ tịch Hội Dược liệu Lâm Đồng Nguyễn Thọ Biên cho biết: Nhà nước cần phải có quy hoạch rõ ràng và lâu dài về ngành dược liệu. Bởi vì, trong xu hướng hiện nay khi chủng loại rau hoa lên ngôi theo cơ thế thị thường thì tôi sợ rằng, lâu dài nguồn dược liệu sẽ bị mai một, cần có chính sách ưu đãi về vốn, đất đai, thuế, bao tiêu sản phẩm dược liệu, nhất là cần chú trọng đào tạo dược sĩ chuyên khoa về dược liệu để có những người chuyên nghiên cứu, giữ gìn lĩnh vực này mới tạo ra nguồn dược liệu ổn định cho đất nước. Trong khi nguồn tài nguyên của Lâm Đồng, của Việt Nam rất phong phú nhưng quan trọng là cần có quy hoạch để giữ gìn và phát triển như thế nào. Ví dụ như ở Cao Lâm - Lạc Dương có loài cây Đảng sâm rất quý, núi Langbiang có nhiều nguồn sâm quý, hiện ở Viện Khoa học Tây Nguyên đã trồng ở vườn Bidoup - Núi Bà, vườn Thương ở Tuyền Lâm có trồng sâm nhiều nhưng sau khi trồng và có nghiên cứu, đánh giá lại thì chất lượng của sâm chưa đạt giá trị cao lắm.

Ngoài ra, Dược sĩ Biên còn đóng vai trò của một nhà báo, một cộng tác viên, do đi nhiều nơi chụp ảnh để phát hiện ra nhiều đề tài về cây thuốc, sau đó viết bài đăng báo, tạp chí và trở thành cộng tác

viên đặc biệt của các báo, tạp chí chuyên ngành. Ông đã dành nhiều thời gian cho việc viết báo từ khi còn rất trẻ đến bây giờ cũng là để trau dồi kiến thức, lưu giữ tư liệu. Ông đã in thành tập sách với trên 200 bài báo của mình đã từng đăng trên các báo, tạp chí khoa học và cả báo Lâm Đồng để làm tư liệu cho thế hệ sau.

Phía sau người dược sĩ già tâm huyết ấy là một gia đình hạnh phúc, giản dị, một gia đình văn hóa tiêu biểu 10 năm liền được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tặng. Người vợ cũng là người đồng nghiệp - Dược sĩ. Hiện, ông là người lớn tuổi nhất trong Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật của tỉnh, là thành viên của Ủy ban MTTQVN tỉnh.

Với những đóng góp không ngưng nghỉ của ông về nghiên cứu dược liệu, tìm ra những bài thuốc quý để giúp ích cho đời, cho nền y học, Thầy thuốc Nhân dân - Dược sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thọ Biên vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vì có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2012-2016, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Đây là gương mặt duy nhất của tỉnh Lâm Đồng về dược liệu được nhận phần thưởng cao quý này, đó chính là động lực để dược sĩ Biên tiếp tục cống hiến sức mình cho sự nghiệp y dược của địa phương.

Tinh thần lao động cần mẫn, nghiêm túc, miệt mài của Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thọ Biên cho thấy chỉ có niềm đam mê với công việc, tình yêu nghề nghiệp mà cụ thể là tình yêu với cây, cỏ mới có thể khiến cho một người cao tuổi sống vui sống khỏe và thực sự có ích. Dược sĩ thực sự xứng đáng là tấm gương sáng giữa đời thường, là tinh thần sống giản dị, gương mẫu để con cháu noi theo, xã hội, cộng đồng tôn vinh.

ĐỨC KHIÊM

Dược sĩ Chuyên khoa II, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thọ Biên luôn tâm huyếtvà dành nhiều thời gian nghiên cứu về dược liệu Lâm Đồng. Ảnh: Đ.Khiêm

Đánh giá tiến độ dự ánchăm sóc sức khỏe nhân dânTây Nguyên giai đoạn 2

Trong 2 ngày 14 - 15/9, tại TP Đà Lạt, Ban Quản lý Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2 của Trung ương (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết đánh giá kết quả hoạt động 8 tháng đầu năm 2018, bàn giải pháp hoạt động của dự án các tháng cuối năm 2018 và hướng dẫn xây dựng kế hoạch dự án năm 2019.

Dự án này được thực hiện từ năm 2014-2019, với mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống y tế 5 tỉnh Tây Nguyên. Tổng vốn của dự án từ nguồn ODA của ADB là 70 triệu USD, tương đương 1.457,96 tỷ đồng, cùng với vốn đối ứng của Trung ương và địa phương là 137,5 tỷ đồng. Kết quả mong đợi của dự án sẽ hoàn thiện xây dựng cơ bản 9 bệnh viện huyện, 10 phòng khám đa khoa, 58 trạm y tế; cung cấp trang thiết bị cho 54 trạm y tế, 11 phòng khám đa khoa khu vực, 3 bệnh viện tỉnh, 26 bệnh viện hoặc trung tâm y tế huyện, 5 trường và viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; đào tạo 125 bác sĩ, dược sĩ liên thông, 162 bác sĩ chuyên khoa cấp 1-2, đào tạo ngắn hạn 10.647 cán bộ y tế, 200 giảng viên và cấp 600 suất học bổng cho học viên DTTS.

Đến nay, dự án đã triển khai xây dựng 72/83 công trình bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế, đạt 86,75% kế hoạch; bàn giao 22 xe ô tô cứu thương và các trang thiết bị thiết yếu cho các đơn vị thụ hưởng; hỗ trợ đào tạo dài hạn bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa 2, liên thông và các khóa đào tạo ngắn hạn...

Đến tháng 8/2018, dự án đã giải ngân khoảng 250 tỷ đồng, đạt gần 17% tổng vốn ODA. Nhìn chung tiến độ giải ngân chậm, nguyên nhân do năm 2017 cả 5 tỉnh Tây Nguyên đều không được giao vốn hành chính sự nghiệp nguồn vốn nước ngoài, do đó hầu hết các hoạt động của dự án tại tỉnh như mua sắm trang thiết bị, đào tạo, truyền thông... chưa triển khai theo kế hoạch được duyệt, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ hoàn thành dự án để kết thúc dự án vào 31/12/2019. DIỆU HIỀN

Hơn 200 ĐVTNtham gia sinh hoạt kỹ nănggiao tiếp công sở

Tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh đã tổ chức buổi sinh hoạt Chuyên đề Kỹ năng giao tiếp công sở cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Tham gia buổi sinh hoạt có hơn 200 ĐVTN đến từ 51 cơ sở đoàn thuộc Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh.

Tại buổi tập huấn, các ĐVTN đã được nghe anh Hoàng Ngọc Huy - Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trình bày về những yêu cầu, sự cần thiết và những kỹ năng giao tiếp cần có trong cuộc sống cũng như trong công sở bằng các hình thức sinh động như hỏi đáp, chơi trò chơi,...

Buổi sinh hoạt nhằm trang bị những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp công sở cho ĐVTN, dựa trên Quyết định 129 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính Nhà nước.

VIỆT QUỲNH

6 THỨ HAI 17 - 9 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Trong khi thu hồi đất và nhà của một ngôi nhà diện vô chủ để bán đấu giá, các ngành chức năng thành phố Đà Lạt đã tiến hành thu hồi luôn đất nhà của một hộ gia đình bên cạnh vốn đã sống ổn định từ năm 1972 đến nay.

Theo lời của người nhà ông Trần Kim Châu, sinh năm 1931, thường trú tại số 6B

- Phạm Hồng Thái, Phường 10, thành phố Đà Lạt, ngôi nhà rộng 32 m2 này gia đình ông đã ở từ năm 1972.

Nguyên gốc căn nhà này là của một người bà con của gia đình - ông Lê Xuân Thọ để lại cho ông và gia đình ông ở, nhà nằm sát ngôi nhà số 6 - Phạm Hồng Thái, Phường 10, thành phố Đà Lạt. Từ đó đến nay gia đình ông Châu gồm vợ chồng ông và các con trai - nay vợ ông đã mất - nhưng con trai ông vẫn ở tại đây.

Ngay sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, gia đình ông Châu

đã đến cơ quan chức năng thành phố để khai báo về ngôi nhà và cho đến nay hộ khẩu gia đình và mọi giấy tờ liên quan đến nhà ông đều ghi rõ đây là nhà số 6B - Phạm Hồng Thái để phân biệt với ngôi nhà số 6 - Phạm Hồng Thái bên cạnh.

Năm 1977, theo yêu cầu của cơ quan thuế, gia đình ông Châu đã đóng thuế thổ trạch nhà 6B này và vẫn còn giữ biên lai thuế theo yêu cầu cơ quan thuế. Năm 1978 gia đình ông được cấp giấy chứng nhận kê khai đăng ký nhà ở do UBND Phường 5 - Đà Lạt lúc đó cấp. Đến năm 1997, gia đình ông đã đăng ký kê khai nhà và đất nông nghiệp, được chính quyền địa phương xác nhận, gia đình ông luôn tuân thủ pháp luật, đóng thuế đất hằng năm.

Tuy nhiên, trong tháng 3 năm 2010, gia đình ông Châu trong sự ngạc nhiên khi nhận được quyết định của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Đà Lạt thông báo rằng trong khi thu hồi toàn bộ nhà và đất của căn nhà số 6 - Phạm Hồng Thái bên cạnh lại thu hồi cả đất và nhà 6B của ông, dù ông đã

ở ổn định từ năm 1972 đến nay. Khi nhận được thông báo này, gia

đình ông Châu đã kịp thời làm đơn gửi đến Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Đà Lạt, UBND thành phố Đà Lạt và Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt để kiến nghị xem xét lại thông báo này, nhưng chờ mãi gia đình ông vẫn không nhận được văn bản trả lời. Nghĩ rằng mọi việc đã được giải quyết, nhưng sau đó gia đình ông lại nhận được thông tin rằng thành phố Đà Lạt đã bán đấu giá toàn bộ khu nhà, gồm cả nhà số 6 và nhà 6B cho một cá nhân là ông Hồ Bảo Thái, cấp cả giấy chứng nhận cho người mua trong đó bao gồm cả nhà ở và đất ở của gia đình ông.

Gia đình ông sau đó, có làm thủ tục xin cấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nhưng bị từ chối, không được chấp nhận. Ngày 15/5/2017, Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt có thông báo mời gia đình ông rời khỏi nhà và để được bố trí tạm cư.

Cũng nói thêm một chút về ngôi nhà bên cạnh nhà ông Châu, đó là ngôi nhà số 6 - Phạm Hồng Thái, nhà của ông Lê Xuân Thọ - một

người bà con của gia đình ông Châu. Sau ngày đất nước thống nhất, gia đình ông Thọ đi định cư tại Mỹ, ngôi nhà này sau đó thuộc diện vắng chủ, được bố trí cho các cán bộ, công nhân viên của Sở Thể dục Thể thao Lâm Đồng để ở. Gia đình ông Thọ tại Mỹ đến nay vẫn thường liên lạc với gia đình ông Châu.

Cần nói rõ rằng ngôi nhà số 6 - Phạm Hồng Thái này và ngôi nhà 6 B Phạm Hồng Thái bên cạnh khá tách biệt nhau, nằm độc lập với nhau. Nhưng không biết vô tình hay hữu ý khi ngành chức năng thành phố Đà Lạt bán đấu giá ngôi nhà số 6 - Phạm Hồng Thái lại bán luôn cả đất và nhà của gia đình ông Châu bên cạnh và cho rằng đây là đất và nhà của ngôi nhà số 6 - Phạm Hồng Thái.

Gia đình ông Châu cho biết, từ khi bán đấu giá ngôi nhà này cho tư nhân đến nay, các chủ mua đất đã mua đi bán lại qua tay nhiều chủ và những lần mua bán đó họ cứ đến liên tục ngó nghiêng xem xét nhà ở gia đình ông.

Vì sao một ngôi nhà với một gia

đình đã và đang ở ổn định từ trước năm1975 đến nay, nguồn gốc rõ ràng, đã khai báo với chính quyền, đã được cấp giấy chứng nhận kê khai đăng ký nhà từ năm 1978, đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo luật đất đai qui định, có giấy tờ chứng minh đầy đủ việc sinh sống ổn định nơi đây nhưng lại không được công nhận quyền sử dụng nhà ở và đất ở, lại bị rao bán và yêu cầu chủ nhân rời khỏi căn nhà này.

“Điều rất buồn là chúng tôi không biết gì cả về chuyện mua bán này, không có lấy một lời hỏi, một ý kiến của gia đình chúng tôi rằng có đồng ý hay không?” - con trai ông Châu cho biết.

Nguyện vọng của gia đình ông Châu là xin thành phố Đà Lạt và các ngành chức năng xem lại quyết định này. “Cha tôi nay đã gần 90 tuổi, gần đất xa trời, chỉ mong các cấp giúp đỡ chúng tôi làm thủ tục công nhận quyền sở hữu đất và nhà để gia đình an tâm được tiếp tục sinh sống ở đây” - anh Long, con trai ông Châu mong muốn.

GIA KHÁNH

Cần xem lại một quyết định thu hồi đất và nhà của thành phố Đà Lạt

Chúng tôi theo chân TS. Nguyễn Bình Nguyên, chuyên gia về các loài nấm

và là Giám đốc Công ty Cổ phần Nấm Nguyên Long (NNL) cùng ông Tôn Thất Minh, đại diện của Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững - Hợp phần Đa dạng sinh học tại tỉnh Lâm Đồng do Tổ chức JICA tài trợ. Nơi chúng tôi đến tham quan là mô hình trồng nấm Hương, còn gọi là nấm Đông cô (Lentinula Edodes) của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương. Chủ hộ KonSa Senty ở thôn Dà Bla dẫn chúng tôi vào nhà trồng nấm phía sau. Với tổng diện tích 55 m2, công suất tối đa đặt được 5.000 cục phôi, nhưng trước mắt anh đã đặt 3.000 cục. Chúng tôi cũng mục sở thị nơi sản xuất và cung cấp phôi - Công ty NNL. Ở đây, quy trình kỹ thuật khép kín rất công phu. Phôi làm bằng mùn cưa gỗ cao su, cám gạo…, sau gần 3 tháng qua các khâu như đóng phôi, hấp phôi, cấy giống... Đặc biệt, theo TS. Nguyên, phôi này hoàn toàn không có chất vô cơ; quá trình chăm sóc nấm phát triển và thu hoạch cũng hoàn toàn không sử dụng bất cứ loại hóa chất nào. Vì vậy, sản phẩm nấm Hương hoàn toàn an toàn về mặt đảm bảo sức khỏe đối với người tiêu dùng.

Mỗi cục phôi có giá bán 10.000 đồng, được Dự án trực tiếp thanh toán cho bà con nông dân. Với hộ anh Senty, bắt đầu mang phôi về là ngày 20/5/2018 đợt 1. Công ty NNL chịu trách nhiệm hỗ trợ hướng dẫn các kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm. Ngày 4/6/2018, anh Senty đã thu hoạch lứa nấm đầu tiên, chỉ sau 20 ngày. Đến nay, với 3.000 cục phôi,

Trồng nấm giữ rừngNâng cao thu nhập đối với hộ gia đình sống vùng rừng là một giải pháp rất quan trọng để không tạo áp lực lên rừng và bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên. Đây là sự hướng đến của Tổ chức JICA Nhật Bản đối với người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà.

gia đình anh đã thu được khoảng 900 kg nấm, một sản lượng theo TS. Nguyên là đã rất cao đối với loại nấm Hương. Nấm được Công ty mua 70.000 đồng/kg, trả tiền trực tiếp cho các hộ sản xuất.

Với mỗi cục phôi cho 0,3 kg nấm trong 2,5 tháng, hộ anh Senty có thu nhập trung bình mỗi tháng 10 triệu đồng (sau khi đã trừ các khoản chi phí).

Cũng tham gia liên kết hợp tác với Công ty NNL bằng phương thức này, hộ vợ chồng anh Y Sãi KaSa và KaNiê thôn Đarahoa hiện đang trồng 3.000 cục phôi/50 m2. Anh KaSa đầu tư nhà trồng kỹ càng hơn, từ mái che, nền láng xi

măng và cách phun nước đều, độ ẩm giữ rất tốt nên phôi sử dụng được lâu hơn. Anh đưa phôi từ Công ty NNL về thời gian sau Senty nhưng đến nay đã thu hoạch được 700 kg nấm Đông cô.

Giá trị đem lại cho các hộ đồng bào từ sản xuất nấm Hương rất lớn. Nếu so sánh với trồng cà phê, trồng nấm có thu nhập cao hơn nhiều; trong lúc công chăm sóc nhẹ nhàng, không mất nhiều thời gian, lâu lâu chỉ nhúng phôi cho hút no nước lại đặt lên giá đỡ. Mặt khác, đầu tư cũng ít tốn kém, chỉ bỏ tiền làm nhà sản xuất lần đầu, sau đó cứ khoảng 2,5 tháng lại đổi phôi mới. Bà con cũng không phải đi xa lên rẫy, chịu nắng mưa mà trồng nấm ngay bên nhà nên làm được nhiều việc nhà, nhất là phụ nữ. Chị KaNiê vừa bồng con

vừa bày tỏ niềm vui: “Rất thích thú việc trồng cây nấm này. Thích nhất là không phải hít mùi thuốc trừ sâu”. Còn anh Senty cho biết: Trước đây, gia đình anh trồng khoảng 8 sào cà phê, mỗi năm thu hoạch khoảng 4 tấn hạt tươi, bán chỉ được 32 triệu đồng, nhưng phải mất 3 lần bón phân tốn 20 triệu đồng, 1 lần xịt thuốc bảo vệ thực vật mất 12 triệu đồng nữa, chưa kể công cán, lỗ nặng.

Hiện, rất nhiều hộ cũng muốn hợp tác sản xuất nấm với Công ty NNL. Tuy nhiên, Giám đốc Nguyễn Bình Nguyên cho biết, mặc dù người dân đã trồng nấm Hương cho kết quả tốt, năng suất cao, đảm bảo các yêu cầu, nhưng trước mắt chỉ tiếp tục giao phôi cho các hộ đang có kinh nghiệm trồng, còn muốn nhân rộng đến các hộ

mới Công ty đang tìm đầu ra sản phẩm nấm. Nấm của Công ty NNL hiện cung ứng thị trường thành phố Hồ Chí Minh tại hệ thống siêu thị. Nấm Đông cô có chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, cung cấp vitamin B, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa và điều trị bổ sung với một vài loại bệnh ung thư, ngăn chặn độc tố của vi khuẩn lao, giúp giảm cân, giữ thon dáng và chăm sóc làn da hoàn hảo…Thế nhưng, TS. Nguyễn Bình Nguyên tâm tư: Mặc dù người Việt rất thích nấm Đông cô Việt Nam vì không có chất bảo quản nhưng công vận chuyển cao, do đó người bán rất khó bán so với nấm Trung Quốc do giá rẻ hơn rất nhiều. Người bán cũng muốn bán nấm Trung Quốc vì nhờ chất bảo quản nên giữ được lâu. Thực tế, chợ là nơi tiêu thụ mạnh nhất nhưng điều kiện bảo quản không đảm bảo nên nấm Hương cũng khó ra chợ. Trong lúc đó, nấm Đông cô của Lâm Đồng là xứ lạnh khi về các xứ nóng càng rất khó bảo quản. TS. Nguyễn Bình Nguyên thông qua truyền thông rất muốn người dùng Việt Nam cần nhận thức rõ vấn đề chất lượng. Hiện tại, nấm Đông cô Việt Nam tươi sạch, chất lượng tốt thông thường giá 160 nghìn đồng/kg, nấm Đông cô Trung Quốc giá rẻ khoảng một nửa. Với mô hình trồng nấm của các hộ dân Lâm Đồng đã rõ về hiệu quả và đạt ý nghĩa nhiều mặt. Nên chăng, các ngành chức năng của địa phương chung tay hưởng ứng bằng những giải pháp thực sự thiết thực, trong đó, xây dựng chuỗi liên kết, từ hỗ trợ phát triển nhân rộng mô hình sản xuất, quản lý thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm…

MINH ĐẠO

TS. Nguyễn Bình Nguyên (bên trái) và anh Senty tại nhà trồng nấm Đông cô. Ảnh: M.Đ

7 THỨ HAI 17 - 9 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế về việc bán thuốc kháng sinh ở các

cơ sở bán lẻ thuốc vùng nông thôn và thành thị cho thấy: Nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn chiếm 88% ở thành thị và 91% ở nông thôn. Kháng sinh đóng góp 13,4% ở thành thị và 18,7% ở nông thôn trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc; việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn còn phổ biến. Hiện nay, vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng, đáng báo động, nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh.

Việc ứng dụng CNTT kết nối các cơ sở cung ứng thuốc sẽ thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận với các thông tin của thuốc như: nguồn gốc xuất xứ, hạn dùng, cách dùng, liều dùng… Các cơ sở cung ứng thuốc có công cụ hữu hiệu phục vụ hoạt động kinh doanh như: chức năng thống kê, báo cáo, kiểm soát chặt chẽ hạn dùng của thuốc, đưa ra cảnh báo khi thuốc sắp hết hạn, tiếp nhận kịp thời các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý (thông tin thuốc bị thu hồi, thuốc không đạt chất lượng…). Cơ quan quản lý Dược nắm bắt được toàn bộ đường đi của thuốc từ khâu sản xuất, nhập khẩu cho đến tay người tiêu dùng, giảm hồ sơ giấy tờ báo cáo, đảm bảo thu hồi triệt để thuốc khi thuốc bị thu hồi bắt buộc, kiểm soát giá cả, nguồn gốc xuất xứ của thuốc, ngăn chặn tình trạng bán thuốc phải kê đơn không đúng quy định; phân tích được dữ liệu sử dụng thuốc ở các địa bàn, chỉ đạo luân chuyển thuốc kịp thời khi có dịch bệnh.

Kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốcUBND tỉnh vừa làm việc với Sở Y tế về nội dung thực hiện “Kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối cơ sở cung ứng thuốc nhằm kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn” của Bộ Y tế và chỉ đạo triển khai hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh, tăng cường quản lý kết nối các cơ sở cung ứng thuốc.

Theo BS Trịnh Văn Quyết - Phó Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng, qua khảo sát thực trạng các cơ sở hành nghề dược trên địa bàn tỉnh, hiện có 770 cơ sở, gồm: 6 công ty, 5 chi nhánh, 169 nhà thuốc, 584 quầy thuốc; 6 cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. Trong đó: 1 công ty đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” GMP; 1 công ty đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP, tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc GSP, Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc GLP, tiêu chuẩn Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc GDP; 4 công ty và 5 chi nhánh công ty đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc” GDP; có 728/759 nhà thuốc, quầy thuốc và cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt Cơ sở bán lẻ thuốc GPP.

Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc tương đối nhiều, phân bố cơ bản rộng khắp các huyện, thành phố trong tỉnh đã góp phần đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời thuốc cho người dân trên địa bàn. 100% các nhà thuốc đã được kết nối đầy đủ internet, tuy nhiên, tỷ lệ kết nối internet tại các cơ sở hành nghề là quầy thuốc còn thấp (15,7%). Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng phần mềm quản lý thuốc còn thấp (nhà thuốc: 25,67%, quầy thuốc: 7,86%). Qua khảo sát, có 17 phần mềm quản lý thuốc được các nhà thuốc, quầy thuốc sử dụng và các phần mềm được các cơ sở sử dụng chưa đồng nhất, chưa kết nối với nhau thành hệ thống (chủ yếu

các cơ sở tự mua và sử dụng một cách độc lập).

Sở Y tế Lâm Đồng đã xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh. Rà soát cơ sở hạ tầng mạng, đánh giá hiện trạng, triển khai hệ thống mạng internet, trang bị máy tính 100% các đơn vị cung ứng thuốc (bao gồm: nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc) trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn để đảm bảo 100% các cơ sở cung ứng thuốc sử dụng thành thạo phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc (do Viettel cung cấp). Mục tiêu đảm bảo hoàn thiện kết nối liên thông từ nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã và các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trong tỉnh đến Cục quản lý Dược theo Thông tư 02/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.

Việc triển khai ứng dụng CNTT kết nối mạng các nhà thuốc tại địa phương đến trung ương phải đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường của các cơ sở cung ứng thuốc. Đồng thời, các cơ sở cung ứng thuốc bắt buộc phải tuân thủ các quy định theo Thông tư 02/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định lộ trình các cơ sở bán lẻ thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng CNTT, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra; Thông tư 03/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc, quy định các cơ sở bán buôn thuốc phải có phần mềm quản lý bán hàng và kết nối với cơ quan quản lý. Theo đó, cơ sở bán lẻ thuốc (đối với

nhà thuốc và tủ thuốc trạm y tế xã từ ngày 1/1/2019, quầy thuốc từ ngày 1/1/2020) phải có thiết bị và triển khai ứng dụng CNTT, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra; có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu. Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có máy tính kết nối internet và thực hiện quản lý hoạt động phân phối thuốc bằng phần mềm vi tính; có cơ chế chuyển thông tin về việc phân phối thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà sản xuất với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu.

Để thực hiện hiệu quả việc kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn toàn tỉnh, Sở Y tế đã đề xuất với tỉnh về việc xây dựng chính sách hỗ trợ về trang thiết bị phục vụ việc kết nối cho các cơ sở có quy mô nhỏ, cơ sở thuộc diện vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ kinh phí trong công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến nhằm tăng cường nhận thức, kiến thức cho người dân trong việc sử dụng thuốc kê đơn. Lắp đặt thêm đường truyền đối với những vùng chưa có đường truyền intenet để đảm bảo tất cả cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh đều sử dụng được internet trong kết nối phần mềm CNTT. Tăng số lượng biên chế cho việc quản lý hành nghề Dược.

AN NHIÊN

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, công chức, viên chức được nghỉ liền 9 ngàyNgày 12/9, UBND tỉnh Lâm

Đồng đã có Công văn số 5842/UBND-VX2 thông báo thời gian nghỉ lễ, tết năm 2019 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Cụ thể, Tết Dương lịch, công chức, viên chức nghỉ từ thứ hai, ngày 31/12/2018 đến hết thứ ba, ngày 1/1/2019; và đi làm bù vào thứ bảy ngày 5/1/2019. Như vậy, dịp Tết Dương lịch, công chức, viên chức được nghỉ liền 4 ngày (từ thứ bảy, ngày 29/12/2018 đến hết thứ ba, ngày 1/1/2019).

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019,

công chức, viên chức được nghỉ từ thứ hai, ngày 4/2/2019 đến hết thứ sáu, ngày 8/2/2019. Như vậy, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 công chức, viên chức được nghỉ liền 9 ngày, từ thứ bảy 2/2/2019 đến hết chủ nhật, ngày 10/2/2019 (bao gồm 4 ngày nghỉ cuối tuần).

Dịp lễ Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, công chức, viên chức nghỉ từ thứ hai, ngày 29/4/2019 đến hết thứ tư, ngày 1/5/2019 và sẽ đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 4/5/2019. Như vậy, dịp này công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liền từ thứ bảy, ngày 27/4/2019 đến hết thứ tư, ngày 1/5/2019 (bao gồm 2 ngày nghỉ

cuối tuần).Các ngày nghỉ lễ khác (giỗ Tổ

Hùng Vương, Quốc khánh 2/9), thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Để thực hiện lịch nghỉ lễ, tết nêu trên đúng quy định, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên lưu ý thực hiện bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, cá nhân. Các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật hàng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn

thể, đơn vị; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp hành nghiêm túc chế độ làm việc đối với những ngày làm bù và thông báo cho các tổ chức, cá nhân và nhân dân biết để liên hệ công việc.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh thông tin rộng rãi để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong tỉnh biết lịch nghỉ lễ, tết và thời gian làm bù trong năm 2019.

LHT

Sẽ có trên 8.000 người tham gia Lễ khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII

Theo kịch bản Lễ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII năm 2018 vừa được UBND

tỉnh phê duyệt, sẽ có trên 8.000 người tham gia vào sự kiện này.

Trong đó, khối diễu hành các lực lượng 1.617 người (gồm 3 khối, cụ thể: khối

nghi thức 98 người, khối diễu hành biểu dương lực lượng 663 người và khối vận

động viên - trọng tài 856 người); lực lượng tham gia biểu diễn nghệ thuật tổng hợp 1.945 người (gồm 125 diễn viên múa

chuyên nghiệp, 150 học sinh người dân tộc thiểu số biểu diễn cồng chiêng, 200 người cao tuổi biểu diễn thể dục dưỡng

sinh, 150 võ sinh võ cổ truyền biểu diễn quyền thuật, 250 học sinh đồng diễn thể

dục xếp hình, 150 em thiếu nhi biểu diễn aerobic và 20 vận động viên tiêu biểu đại diện cho vận động viên tỉnh Lâm Đồng); và lực lượng dự khán 5.500 người (gồm

4.000 sinh viên học sinh trên địa bàn thành phố Đà Lạt, 1.000 đoàn viên, thanh

niên thuộc Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, 500 cán bộ và nhân dân các phường, xã thành

phố Đà Lạt).Được biết, Lễ khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII năm 2018 dự kiến diễn ra vào ngày 14/10/2018.

Với chủ đề “Thể dục thể thao Lâm Đồng - Hội nhập và Phát triển”, chương trình

biểu diễn nghệ thuật tại Lễ khai mạc Đại hội, gồm 3 chương với 7 cảnh diễn,

kéo dài trong thời gian 120 phút, được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh -

Truyền hình tỉnh Lâm Đồng.LHT

Nghiên cứu đổi mới chính sách đối với đồng bào dân tộc, miền núi

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục nghiên cứu

đổi mới chính sách đối với đồng bào dân tộc và tổ chức thực hiện hiệu quả các

chính sách đã được ban hành, tập trung vào các địa phương thuộc vùng miền núi

phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung.

Đồng thời rà soát, cân đối, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc

thiểu số và miền núi đang có hiệu lực, đặc biệt, chú trọng tới chính sách đối với

đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người; trước mắt bố trí vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương, nguồn dự phòng

vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Từ nay đến năm 2020, bảo đảm bố trí đủ kinh phí thực hiện chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền

núi bằng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay ODA và xã hội hóa.

Nghiên cứu thu gọn đầu mối quản lý, thực hiện chính sách dân tộc theo hướng một cơ quan chịu trách nhiệm chính. Rà

soát, đánh giá hệ thống chính sách đã ban hành, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất chương trình mục tiêu chung phát triển

kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới có tính dài hạn.

Rà soát, đánh giá, nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phân định miền núi, vùng

cao và phân định vùng dân tộc thiểu số miền núi theo trình độ phát triển bảo đảm

khách quan, khoa học, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, hoàn thành trước

năm 2020NGUYÊN THI

8 THỨ HAI 17 - 9 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Huoai có tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của bà Hà Thị Kim Châu;

+ Thửa đất số 3, 8, 9, 10 diện tích: 2.441 m2 đất trồng cây lâu năm (HNK), tờ bản đồ 01, xã Đạ Tồn;

Thời hạn sử dụng đất: Tháng 10/2063;Giấy CNQSD đất số hiệu: B 611482, số vào sổ cấp giấy: 00176 QSDĐ của hộ ông Nguyễn

Trung do UBND huyện Đạ Huoai cấp ngày 10/8/1995.Ngày 11/6/2004, hộ ông Nguyễn Trung sang nhượng bằng giấy viết tay cho bà Hà Thị

Kim Châu nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho bà Hà Thị Kim Châu.Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Huoai thông báo hộ ông Nguyễn Trung ở

đâu đề nghị ông, bà liên hệ Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Huoai để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông tỉnh Lâm Đồng, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Huoai để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếzu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Huoai sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho bà Hà Thị Kim Châu tại các thửa dất nêu trên theo luật định.

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của bà Trần Thị Ánh Ngọc sử dụng đất tại TT Lộc Thắng. Với các thông tin cụ thể như sau:

Thửa đất số 81, diện tích 1.021 m2; Mục đích sử dụng: Đất trồng cây lâu năm (CLN); Tờ bản đồ số: 43, TT Lộc Thắng; Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.

- Giấy CNQSD đất số hiệu T 713723 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho hộ ông Trần Xuân Thủy ngày 26/12/2001, số vào sổ theo dõi cấp giấy: H 02258/QSDĐ.

Năm 2004, ông Trần Xuân Thủy cùng vợ là bà Nguyễn Thị Liên sang nhượng cho bà Trần Thị Ánh Ngọc theo Hợp đồng chuyền nhượng QSD đất số: 76/CN/2004; nhưng tại thời điềm đó chủ sử dụng đất chưa liên hệ với cơ quan có thẩm quyền lập thủ tục sang nhượng theo quy định, mà chỉ giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu: T 713723 và Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất số: 76/CN/2004 cho bà Trần Thị Ánh Ngọc quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:Ông Trần Xuân Thủy cùng vợ là bà Nguyễn Thị Liên ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật đinh.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho bà Trần Thị Ánh Ngọc tại thừa đất nêu trên theo quy định.

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

THÔNG BÁO Việc xử lý công nợ của Công ty TNHH Đăng Phong

tại huyện Bảo Lâm (lần 3)Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng thông báoThực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc tiếp tục

xử lý các khoản nợ liên quan đến Công ty TNHH Đăng Phong, địa chỉ tại Thôn 5, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm - do ông Chiu Mou Sheng làm Giám đốc.

Sở Tài chính Lâm Đồng thông báo lần thứ 3 đến các tổ chức, cá nhân có liên quan các khoản nợ của Công ty TNHH Đăng Phong biết và liên hệ với Sở Tài chính để cung cấp các hồ sơ, chứng từ có liên quan chứng minh các khoản nợ của Công ty TNHH Đăng Phong để được xem xét xử lý theo quy định.

Địa chỉ liên hệ và cung cấp hồ sơ: Phòng Quản lý Giá và Công sản - Sở Tài chính Lâm Đồng (Tầng 5, Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày thông báo đến hết ngày 12/10/2018).

Đây là thông báo lần cuối, Sở Tài chính Lâm Đồng sẽ không tiếp nhận để xem xét, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ liên quan các khoản nợ của Công ty TNHH Đăng Phong sau ngày 12/10/2018.

Sở Tài chính Lâm Đồng thông báo đến các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và thực hiện.

Khắc phục tạm thời, đảm bảo ATGT đường đèo MimosaSau khi báo chí phản ánh về tình trạng

đường đèo Mimosa (TP Đà Lạt) bị xuống cấp, gây khó khăn cho việc đi lại, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, Sở GTVT Lâm Đồng đã cho khắc phục tạm thời mặt đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) cho người và phương tiện…

Ngày 14/9, Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong thời gian chờ Bộ GTVT có chủ trương sửa chữa, nâng cấp đường đèo Mimosa (dài khoảng 10 km, đoạn từ thác Prenn đến Ngã 3 Điện lực, TP Đà Lạt), trước mắt địa phương cho khắc phục tạm thời bằng cách rải đá, dặm vá

các điểm xuống cấp bị “ổ gà”, “ổ voi”… Sau đó tiến hành thảm nhựa tại những điểm trên, nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện qua lại trên tuyến đường này.

Trước đó, như baolamdong.vn phản ánh về tình trạng từ năm 2016 đến nay, do không được duy tu, bảo trì khiến cho một trong những tuyến đường cửa ngõ dẫn vào thành phố Đà Lạt - đường đèo Mimosa bị xuống cấp nghiêm trọng. Việc này không chỉ gây trở ngại cho các phương tiện vào, ra thành phố mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.

THỤY TRANG

Triển khai 7 nhóm giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Tại đầu cầu Lâm Đồng có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S chủ trì với sự tham dự của các sở, ngành chức năng và lãnh đạo chính quyền cấp huyện trên địa bàn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn trình bày báo cáo cho biết: Tính từ năm 2005 đến nay, ngành chăn nuôi cả nước đạt các tỷ lệ tăng sản lượng hàng năm khá cao như: sữa tươi (gần 19 lần), trứng (gần 4 lần) và thịt các loại (3 lần). Riêng đàn lợn trong quý 2/2018 với 2,5 triệu lượt hộ chăn nuôi đạt sản lượng 830 ngàn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước chỉ xảy ra 1 ổ dịch tai xanh với 20 con lợn mắc bệnh ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cơ quan thú y đã kịp thời kiểm soát và không để lây lan.

Đáng chú ý bệnh dịch tả lợn châu Phi đến

ngày 10/9/2018 đã có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh của Trung Quốc, buộc phải tiêu hủy hơn 38.000 con, hiện đang có chiều hướng lây lan đến các tỉnh gần biên giới Việt Nam.

Bộ NN&PTNT chỉ đạo 7 nhóm giải pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam gồm: Tổ chức diễn tập ứng phó với tình huống có dịch bệnh; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vận chuyển trái phép động vật từ nước ngoài về; tăng cường thực hành chăn nuôi sinh học; chủ động giám sát, cảnh báo dịch bệnh; khoanh vùng dịch, vùng đệm, tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh; chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác quốc tế; cập nhật thông tin tình hình bệnh dịch tả châu Phi trên thế giới, nhất là Trung Quốc, nêu ra các biện pháp chủ động ngăn chặn lây lan.

Trên địa bàn Lâm Đồng đến ngày 14/9/2018 vẫn được kiểm soát an toàn dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm. Ngành Thú y Lâm Đồng tiếp tục phối hợp với Cục Thú y, các địa phương, sở, ngành trong tỉnh chủ động biện pháp ngăn chặn từ xa dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn.

VĂN VIỆT

Triển khai Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch quý 4/2018Thành phố Đà Lạt vừa thông qua kế

hoạch triển khai Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch quý 4/2018 trên địa bàn.

Theo đó, thành phố Đà Lạt tiếp tục in ấn, cấp phát 12.000 Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch và 6.000 tập gấp “Tìm hiểu một số quy định về pháp luật du lịch” cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển, khu điểm tham quan...

Đồng thời soạn thảo và cấp phát các hãng taxi vận chuyển khách du lịch với 1.000 tập tài liệu “Giới thiệu truyền thuyết các khu

điểm du lịch là di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Đà Lạt”, “Danh sách các địa chỉ dịch vụ du lịch tin cậy tại Đà Lạt”.

Đặc biệt, tổ chức phổ biến từng dân cư thành phố Đà Lạt về “Vai trò quan trọng của việc xây dựng môi trường xã hội an toàn - thân thiện; môi trường tự nhiên xanh - sạch - đẹp; môi trường kinh doanh văn minh, phát triển du lịch chất lượng cao ở Đà Lạt ”…

Đường dây nóng tiếp nhận thông tin hỗ trợ cho khách du lịch Đà Lạt mới thiết lập một tổng đài duy nhất là 19001067.

MẠC KHẢI

Thuê 216 ha rừng Bidoup - Núi Bà để làm du lịch

Đề án cho thuê hơn 216 ha rừng Bidoup - Núi Bà để hoạt động du lịch sinh thái vừa được cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng phê duyệt với thời hạn 50 năm.

Đây là Đề án của Công ty TNHH GBQ (xã Lát, huyện Lạc Dương) thuê rừng tại tiểu khu 75B, xã Lát, huyện Lạc Dương và tiểu khu 103, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Trong đó, gồm đất lâm nghiệp có rừng (gần 213 ha) và đất lâm nghiệp không có rừng (hơn 3 ha). Tổng trữ lượng gỗ kiểm kê gần 47.700 m3.

Giá cho thuê rừng ban đầu là 2% trên tổng

doanh thu hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, sau đó 5 năm điều chỉnh một lần. Và chu kỳ 10 năm đánh giá tác động môi trường để làm căn cứ xem xét ký hợp đồng thuê rừng tiếp theo.

Yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động du lịch sinh thái trên diện tích 216 ha rừng thuê của Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà là bảo vệ bản sắc văn hóa cộng đồng dân cư địa phương, không ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, đời sống tự nhiên các loài động - thực vật hoang dã; không tổ chức bán hàng dưới mọi hình thức trong rừng…

MẠC KHẢI