liÊn xÔ vỚi cuỘc chiẾn tranh viỆt namn tranh việt nam

32
LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1954 – 1975) – NHÌN TỪ CHIẾN TRANH LẠNH (KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA - LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG. VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM, HÀ NỘI 3 - 2010) Văn Ngọc Thành(*) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần từ Liên Xô, “người anh cả” của phe xã hội chủ nghĩa. Đó là sự thật lịch sử đã được khẳng định. Sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam phản ánh mối quan hệ hữu nghị, gắn bó đặc biệt giữa hai đất nước nhưng đồng thời nó cũng phản ánh sự phức tạp của tình hình thế giới trong thời kỳ này. Bài viết này muốn xem xét vấn đề đã được khẳng định đó trong khung cảnh cuộc chiến tranh lạnh, bởi lẽ: Thứ nhất, Liên Xô vừa là nước giúp đỡ lớn nhất cho nhân dân Việt Nam, vừa là nước đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, là một trong hai siêu cường chủ chốt của chiến tranh lạnh; và do đó, thứ hai, chiến tranh Việt Nam là một trong những điển hình của một trong những biểu hiện của chiến tranh lạnh mà giới nghiên cứu thường gọi là “chiến tranh đại diện” (proxy war) [13; 14]. Và do vậy, việc xem xét chính sách của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam không thể tách rời với việc xem xét âm mưu của Mỹ, cả ở cấp độ toàn cầu. 1.Từ khi Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh lạnh (3/1947), Mỹ và Liên Xô luôn coi châu Âu là khu vực trọng tâm chiến lược trong cuộc đấu tranh nhằm hạn chế sức mạnh và phạm vi ảnh hưởng của đối phương. Trong bối cảnh đó, châu Á - nơi đang diễn ra những cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước thuộc địa được coi là “khu

Upload: thang-thong-thai

Post on 08-Jul-2016

20 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM

TRANSCRIPT

Page 1: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1954 – 1975) – NHÌN TỪ CHIẾN TRANH LẠNH(KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA - LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG. VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM, HÀ NỘI 3 - 2010) 

Văn Ngọc Thành(*)Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam

đã nhận được sự giúp đỡ to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần từ Liên Xô, “người anh cả” của phe xã hội chủ nghĩa. Đó là sự thật lịch sử đã được khẳng định. Sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam phản ánh mối quan hệ hữu nghị, gắn bó đặc biệt giữa hai đất nước nhưng đồng thời nó cũng phản ánh sự phức tạp của tình hình thế giới trong thời kỳ này. Bài viết này muốn xem xét vấn đề đã được khẳng định đó trong khung cảnh cuộc chiến tranh lạnh, bởi lẽ: Thứ nhất, Liên Xô vừa là nước giúp đỡ lớn nhất cho nhân dân Việt Nam, vừa là nước đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, là một trong hai siêu cường chủ chốt của chiến tranh lạnh; và do đó, thứ hai, chiến tranh Việt Nam là một trong những điển hình của một trong những biểu hiện của chiến tranh lạnh mà giới nghiên cứu thường gọi là “chiến tranh đại diện” (proxy war) [13; 14]. Và do vậy, việc xem xét chính sách của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam không thể tách rời với việc xem xét âm mưu của Mỹ, cả ở cấp độ toàn cầu.

1.Từ khi Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh lạnh (3/1947), Mỹ và Liên Xô luôn coi châu Âu là khu vực trọng tâm chiến lược trong cuộc đấu tranh nhằm hạn chế sức mạnh và phạm vi ảnh hưởng của đối phương. Trong bối cảnh đó, châu Á - nơi đang diễn ra những cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước thuộc địa được coi là “khu vực biên duyên” chiến lược. Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi của tình hình quốc tế, châu Á dần trở thành địa bàn xung đột giữa hai siêu cường Mỹ, Xô và là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai hệ thống trên thế giới. Theo đó, vị trí của bán đảo Đông Dương trong chiến lược của Mỹ và Liên Xô cũng bắt đầu có sự thay đổi. Việt Nam từng bước trở thành địa bàn quan trọng trong các cuộc cạnh tranh quyền lực của hai siêu cường ở châu Á. Ban đầu, ở bán đảo Đông Dương, mà trọng điểm là Việt Nam, sự ảnh hưởng của xung đột Đông – Tây là khá mờ nhạt. Tuy nhiên, cùng với sự leo thang của chiến tranh lạnh, sự biến đổi phức tạp của tình

Page 2: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

hình quốc tế đã dẫn đến sự thay đổi chính sách về Đông Dương của cả Mỹ và Liên Xô.

Từ đầu năm 1950, giới cầm quyền Mỹ đã từng bước nhận thức lại vị trí chiến lược của Việt Nam, coi đây là chiến tuyến quan trọng để chống lại “sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản” ở khu vực châu Á. Do vậy, Mỹ đã tiến hành can thiệp ngày càng sâu vào Việt Nam. Sự thay đổi về chiến lược của Mỹ ở Việt Nam xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, sau thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc, cùng với việc nước Trung Hoa mới công khai ủng hộ cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam và ảnh hưởng của thuyết “Đôminô”, giới cầm quyền Mỹ cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ như một cơn sóng lan nhanh xuống khu vực Đông Nam Á và toàn bộ châu Á. Vì vậy, các chiến lược gia của Mỹ đã xác định Đông Dương trở thành bộ phận quan trọng trên tuyến ngăn chặn của Mỹ ở châu Á. Họ cũng cho rằng, Đông Nam Á là khu vực có tầm sinh tử đối với an ninh của Mỹ. Tháng 2-1950, Uỷ ban An ninh quốc gia của Mỹ đã ra văn kiện số 64 (NSC – 64), xác định Đông Dương là khu vực then chốt của Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ cũng đã cảnh báo nếu để cho chủ nghĩa cộng sản chinh phục khu vực này thì Mỹ sẽ phải chịu một thảm bại chính trị to lớn mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên khắp thế giới. Thứ hai, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và cục diện quốc tế trong cuộc chiến tranh này cũng là một nhân tố quan trọng làm thay đổi chính sách của Mỹ về Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Có thể nói, cuộc chiến tranh Triều Tiên đã ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Đông Dương dưới một hình thức gián tiếp nhưng rất quan trọng. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chiến tranh Triều Tiên đối với chiến lược của Mỹ, các nhà nghiên cứu cho rằng “những hạn chế về chính trị trong cuộc chiến tranh Triều Tiên đã chọc tức các tổ chức quân sự của Mỹ và đã ảnh hưởng đến những kiến nghị của họ về việc can thiệp vào Đông Dương”[9; tr. 34] và rằng “sự dính líu của Mỹ ở Triều Tiên đã hoàn thiện việc làm thay đổi thứ tự ưu tiên của Mỹ ở Đông Dương”[9; tr. 34]. Có thể nói, dưới tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan nói trên, Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược của Mỹ, mặc dù nơi đây vẫn không được coi là khu vực trung tâm mà chỉ là vùng “ngoại vi” của chiến tranh lạnh.

Page 3: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

Cùng với sự thay đổi về chiến lược Đông Dương của Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng dần nhận thức được tầm quan trọng của Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng, trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở châu Á. Do vậy, Liên Xô đã đi từ chỗ không can dự vào Đông Dương đến chỗ thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong những năm 50, Liên Xô đã thông qua Trung Quốc để ủng hộ Việt Nam và từ những năm 60, Liên Xô đã có sự viện trợ trực tiếp về kinh tế và quân sự cho Việt Nam. Tuy nhiên, cũng giống như Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn không coi Việt Nam là khu vực trọng điểm trong chiến lược của mình.

Như vậy, chúng ta thấy trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, bán đảo Đông Dương đều không được xác định là trọng tâm trong chiến lược của Mỹ và Liên Xô. So với châu Âu thì đây chỉ là khu vực “biên duyên chiến lược”, là nơi có vị trí thứ yếu trong chiến lược chung của hai siêu cường. Tuy nhiên bán đảo Đông Dương lại là một trong những nơi diễn ra cuộc “chiến tranh nóng” hết sức quyết liệt, tàn khốc và đẫm máu trong chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống trên thế giới. Điều này phản ánh một đặc điểm quan trọng của chiến tranh lạnh, đó là các cuộc xung đột quân sự thường phát sinh ở những khu vực không trực tiếp gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của hai siêu cường. Nó chứng minh tính chất vì lợi ích riêng trong đấu tranh chính trị quốc tế của các nước lớn.

2.Chiến tranh Việt Nam là cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ - một nội dung cơ bản của quyền dân tộc. Tuy nhiên, quá trình phát triển của cuộc chiến cho thấy nó còn mang vóc dáng của cuộc xung đột quốc tế, trở thành chiến trường của những cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai siêu cường. Điều này liên quan trực tiếp đến những tính toán chiến lược của Mỹ, Xô và sự tham gia của hai nước lớn vào các cuộc chiến tranh này.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam sự tham gia của Mỹ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ không can dự đến can thiệp gián tiếp thông qua sự ủng hộ đối với Pháp và chính phủ Bảo Đại, rồi đến đưa quân xâm lược trực tiếp. Trong khi đó Liên Xô lại trực tiếp và công khai sự ủng hộ đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong cuộc đấu tranh chống Mỹ. Sự khác nhau cơ bản này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như về

Page 4: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

bối cảnh của cuộc chiến tranh, về diễn biến của tình hình quốc tế qua từng giai đoạn.

Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã lên tiếng phản đối chính sách thực dân cũ của Pháp ở Việt Nam, thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập từ tay thực dân Pháp và đưa ra chủ trương “thác quản quốc tế” trong vấn đề Đông Dương. Tiếp đó, do phải tranh thủ đồng minh để chống lai Liên Xô, trong những năm đầu sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chính phủ Mỹ đã tỏ thái độ không can thiệp vào Đông Dương. Tuy nhiên, từ cuối năm 1949, sau sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nhất là sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ (6-1950), thái độ của Mỹ đối với Đông Dương và Việt Nam đã có sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Từ chỗ không can thiệp, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Tháng 4-1950, Tổng thống Mỹ Truman đã thông qua bản ghi nhớ mang ký hiệu NSC 64 khẳng định sự cần thiết trong việc viện trợ cho Đông Dương nhằm “chống cộng sản ở Đông Nam Á vì thất bại của thế giới “tự do” ở đây sẽ làm nguy hại đến tương quan lực lượng của hai phe ở Đông Nam Á”[7; tr. 185]. Tiếp đó, tháng 12-1950, một hiệp định viện trợ được ký ở Sài Gòn giữa đại diện Mỹ, Pháp và Chính phủ Bảo Đại (Việt Nam) đã “đánh dấu sự bắt đầu Mỹ chính thức dính líu vào Việt Nam”[7; tr. 187]. Sang năm 1951, viện trợ của Mỹ cho Đông Dương đã lên tới 30,5 triệu đôla (gấp 3 lần so với năm 1950), đưa Việt Nam chiếm vị trí quan trọng thứ hai sau bán đảo Triều Tiên trong chương trình viện trợ quân sự cho nước ngoài của Mỹ. Việc Mỹ bắt đầu thay đổi thái độ đối với Đông Dương và tích cực ủng hộ Pháp trong cuộc chiến tranh Việt Nam xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có liên quan trực tiếp đến sự tính toán chiến lược của Mỹ ở Tây Âu. Các nhà nghiên cứu cho rằng “trong khung cảnh chiến lược đã thay đổi nhiều của năm 1950, việc ủng hộ Pháp ở Đông Dương được xem là điều thiết yếu cho an ninh ở Tây Âu. Những khoản chi tiêu lớn cho chiến tranh Việt Nam đã làm chậm quá trình phục hồi kinh tế cũng như quá trình tiến tới một mức độ ổn định chính trị cần thiết để chống chủ nghĩa cộng sản… Những đề nghị ban đầu của họ (Mỹ) là yêu cầu Pháp đóng góp một số quân lớn và đảm bảo tái vũ trang cho Tây Đức, đây chính là những việc làm mà Pháp rất có thể chống lại. Chính quyền Mỹ vì thế sợ rằng nếu họ không tích cực đáp ứng yêu cầu của đồng minh xin giúp đỡ ở Đông Dương, Pháp có

Page 5: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

thể không chịu hợp tác với kế hoạch chiến lược bảo vệ Tây Âu của mình”[4; tr.16]. Hơn nữa, “việc Mỹ sẵn sàng ủng hộ Pháp ở Đông Dương còn phản ánh một tâm trạng ngày càng lo ngại cho tương lai của Đông Nam Á. Cuộc chiến Đông Dương và những cuộc nổi dậy ở Mianma, Malaisia và Indonesia đều có nguồn gốc bản xứ, nhưng trong một thế giới đã phân cực thì chỉ riêng việc tồn tại các cuộc cách mạng và xu hướng tả khuynh của chúng đã làm cho người Mỹ tin rằng Đông Nam Á là mục tiêu của một cuộc tấn công phối hợp do Kremli chỉ huy”[4; tr. 16]. Như vậy, bên cạnh sự ảnh hưởng của thuyết “Đôminô” về mối đe doạ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam còn nằm trong mục tiêu lôi kéo đồng minh trong cuộc đấu tranh với Liên Xô ở Tây Âu - khu vực trọng tâm chiến lược của Mỹ trong chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, đầu những năm 50 của thế kỷ XX, sự tham gia của Mỹ cũng chỉ mới dừng lại ở hình thức gián tiếp thông qua sự ủng hộ đối với đồng minh của mình. Điều này xuất phát từ những nguyên do sau đây: Thứ nhất, mặc dù đã từng bước xác định vị trí quan trọng của Đông Dương trong chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á của mình, nhưng Mỹ vẫn coi đây là “khu vực biên duyên” trong chiến lược toàn cầu thời kỳ chiến tranh lạnh; Thứ hai, những bài học kinh nghiệm của chiến tranh Triều Tiên đã khiến Mỹ lo ngại xảy ra trường hợp tương tự là Trung Quốc sẽ đưa quân sang Việt Nam như trong chiến tranh Triều Tiên và có thể khiến Mỹ sa lầy trong cuộc chiến này;Thứ ba, Mỹ chưa tìm được “ngọn cờ hợp pháp” và chưa thể tranh thủ được sự ủng hộ của đồng minh để có thể đưa quân trực tiếp đến Việt Nam.

Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Mỹ bắt đầu đưa quân trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. Việc Mỹ trực tiếp đưa quân can thiệp vào Việt Nam có thể được giải thích bởi những nguyên nhân sau: Thứ nhất, trước sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Namtừ cuối những năm 50, Mỹ đã nhận thấy nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ thì chính quyền miền Nam Việt Nam do Mỹ dựng lên sẽ không thể tồn tại được lâu và chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng thế trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; Thứ hai, cùng với sự leo thang của chiến tranh lạnh, quan hệ Mỹ – Xô ngày càng căng thẳng. Vì vậy, việc Liên Xô công khai ủng hộ Việt Nam đã khiến Mỹ càng quyết tâm hơn trong việc biến miền Nam Việt Nam thành bàn đạp để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, nhằm ngăn chặn “Đông Nam Á hoá đỏ”.

Page 6: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

Như vậy, trước sự biến đổi phức tạp của tình hình quốc tế, Mỹ đã từng bước thay đổi chính sách về Đông Dương và can thiệp trực tiếp vào Việt Nam. Sự leo thang trong chính sách của Mỹ ở Việt Nam đã làm cho màu sắc chiến tranh lạnh trong chiến tranh Việt Nam ngày càng gia tăng.

Sự tham gia của Liên Xô vào chiến tranh Việt Nam đã trải qua các giai đoạn từ gián tiếp ủng hộ thông qua đồng minh của mình đến công khai và trực tiếp giúp đỡ nhân dân Việt Nam cả về kinh tế và quân sự để chống Mỹ. Quá trình tham gia của Liên Xô vào chiến tranh Việt Nam như trên có thể được giải thích từ những lý do sau: Thứ nhất, trong những năm 50 của thế kỷ XX, khi Mỹ còn chưa trực tiếp can thiệp vào Việt Nam thì Liên Xô cũng chưa công khai ủng hộ Việt Nam. Điều này là do Liên Xô lo ngại nếu công khai ủng hộ Việt Nam thì sẽ kéo theo sự tham gia của Mỹ như trong chiến tranh Triều Tiên. Hơn nữa, giai đoạn này, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp nên Liên Xô có thể thông qua Trung Quốc để ủng hộ Việt Nam; Thứ hai, cùng với việc gia tăng sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam, Liên Xô cũng tỏ rõ thái độ ủng hộ Việt Nam nhằm thể hiện lập trường quan điểm của mình trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ. Thứ ba, trong chiến tranh Việt Nam, khi Mỹ tham chiến dưới danh nghĩa lợi ích quốc gia của Mỹ thì Liên Xô cũng có lý do để công khai sự ủng hộ của mình. Việc gia tăng mức độ can thiệp của cả Mỹ và Liên Xô vào chiến tranh Việt Nam trong lúc chiến tranh lạnh đang được đẩy lên mức cao nhất là minh chứng cho nhận định trên, đồng thời nó cũng làm cho cuộc chiến ở Việt Nam diễn ra ngày càng quyết liệt và in đậm dấu ấn của xung đột Đông – Tây. Tính chất “quốc tế” của chiến tranh Việt Nam vì thế ngày càng rõ nét.

Như vậy, sự tham gia của Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam đã phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa hai siêu cường trong chiến tranh lạnh. Sự tham gia của Mỹ và Liên Xô là nhân tố có tác động sâu sắc đến diễn biến và tính chất của các cuộc chiến tranh này.

Do vị trí chiến lược của bán đảo Đông Dương trong chiến lược của Mỹ và Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh và sự tham gia của Mỹ, Xô trong chiến tranh Việt Nam, cho nên phương thức xử lý xung đột của Liên Xô trong cuộc chiến này là:

Thứ nhất, hết sức tránh sự đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai siêu cường. Mặc dầu có sự tham gia của Mỹ và cuộc chiến tranh rất gay go, quyết liệt, nhưng Liên Xô vẫn tuân thủ “luật chơi chung” là hạn chế và

Page 7: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

hết sức tránh một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô. Cả Mỹ và Liên Xô đều coi đây là nguyên tắc cao nhất trong xử lý mối quan hệ giữa hai bên trong các cuộc chiến tranh này.

Trong chiến tranh Việt Nam, chúng ta thấy sự dính líu của Mỹ là cả một quá trình đi từ không can dự đến ủng hộ đồng minh và cao nhất là trực tiếp đưa quân xâm lược. Vì vậy, tương tự với quá trình can dự của Mỹ, sự tham gia của Liên Xô vào chiến tranh Việt Nam cũng đi từ chỗ gián tiếp ủng hộ đến công khai viện trợ về kinh tế, vũ khí, và cố vấn quân sự. Mức độ can dự ngày càng sâu của Liên Xô diễn ra tương đồng với quá trình mở rộng chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã cho thấy tính chất quyết liệt trong việc cạnh tranh quyền lực của hai siêu cường và hai khối Đông – Tây trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh Việt Nam, cả Mỹ và Liên Xô đều hạn chế đến mức thấp nhất những hành động có thể gây ra sự kích động khiến cho đối phương có thể can thiệp sâu hơn và luôn thông qua con đường ngoại giao và tiếp xúc bí mật để nhằm tìm ra một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến. Điều này một mặt cho thấy thế cân bằng lực lượng giữa hai cường quốc và sự phức tạp của tình hình quốc tế trong chiến tranh lạnh, mặt khác đã thể hiện “sự khác biệt cơ bản giữa chiến tranh lạnh và các cuộc tranh giành khác giữa các siêu cường trong lịch sử là trong chiến tranh lạnh có cả những vấn đề về nguyên tắc chứ không chỉ về quyền lực”[2; tr. 142]. Đồng thời, đó cũng là nguyên nhân khiến cho chiến tranh Việt Nam mặc dù diễn ra rất gay go, quyết liệt, nhưng xét dưới góc độ xung đột quốc tế lại là những cuộc chiến tranh hạn chế.

Thứ hai, quá trình và mức độ tham gia cùng với cách thức xử lý xung đột Đông – Tây giữa Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam cho chúng ta thấy phương thức xử lý xung đột Mỹ – Xô trong hai cuộc chiến tranh này là hai siêu cường luôn đặt lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân lên trên sự đối đầu về ý thức hệ.

Như đã phân tích, mặc dù đã xác định Đông Dương là trọng điểm trong việc ngăn chặn “sự bành trướng” của chủ nghĩa cộng sản ở khu vực Đông Nam Á, nhưng trong thời gian đầu Mỹ tỏ ra thận trọng và dè dặt khi quyết định tham gia vào cuộc chiến. Phía Liên Xô cũng có những hành động tương tự. Mặc dù ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong việc tiến hành thống nhất đất nước, nhưng Liên Xô cũng không vì sự

Page 8: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

thắng thế của chủ nghĩa cộng sản mà trực tiếp đối đầu với Mỹ ở Việt Nam.

Như vậy, chúng ta thấy cả Mỹ và Liên Xô đều không vì sự đối đầu về ý thức hệ và mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của mình mà đẩy cuộc chiến lên đến mức có thể ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia. Điều này giải thích vì sao các cuộc “chiến tranh nóng” trong thời kỳ chiến tranh lạnh lại được giải quyết thông qua con đường hoà bình với sự thỏa thuận của các siêu cường.

Như đã phân tích, chiến tranh Việt Nam là cuộc đấu tranh nhằm thống nhất đất nước. Tuy nhiên, cuộc chiến này lại diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh, nên sự ảnh hưởng của chiến tranh lạnh và đối kháng Đông – Tây, nhất là quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô đã có tác động không nhỏ đến diễn biến và tính chất của cuộc chiến tranh này.

Xuất phát điểm của chiến tranh Việt Nam là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Đó hoàn toàn là cuộc đấu tranh vì quyền lợi dân tộc của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của chiến tranh lạnh, sự có mặt của quân đội Mỹ cùng đồng minh và cuộc đấu tranh chống Mỹ của Liên Xô và Trung Quốc đã làm cho tình hình chiến sự trên chiến trường Việt Nam trở nên phức tạp. Chính sự hiện diện của lực lượng quân sự nước ngoài, việc xử lý quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô trong các cuộc chiến này đã làm cho chiến tranh Việt Nam ở vào thế giằng co, kéo dài và diễn biến hết sức phức tạp. Xung đột ở Việt Nam cũng vì thế đã trở thành những cuộc xung đột quốc tế, là sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường và hai khối Đông – Tây. Vì vậy, xét dưới góc độ xung đột quốc tế, nếu như chiến tranh Triều Tiên là “chỗ vỡ cuối cùng” của những xung đột Mỹ – Xô trong thời gian đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì chiến tranh Việt Nam cũng có thể được coi là kết quả của những mâu thuẫn đã khá đầy đủ và nguy cơ chiến tranh thế giới thứ ba đã nhiều lần cận kề giữa hai khối từ khủng hoảng Berlin, Trung Đông, Trung Quốc đến Cuba...

Ngoài ra, sự phức tạp trong quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ Mỹ – Xô còn là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển về phạm vi, quy mô của chiến tranh Việt Nam. Xuất phát chính sách kìm chế lẫn nhau trong quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô, từ việc đặt lợi ích quốc gia lên trên sự đối đầu về ý thức hệ của Mỹ và Liên Xô, hai bên đã đi đến việc tìm ra

Page 9: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

giải pháp hoà bình nhằm chấm dứt sự xung đột trên bán đảo đảo Đông Dương vào năm 1973. Sự kìm chế lẫn nhau giữa Mỹ và Liên Xô cũng đã tạo ra thế cân bằng lực lượng ở Việt Nam. Đó là yếu tố quan trọng hạn chế việc mở rộng quy mô của các cuộc chiến tranh này. Do vậy, mặc dù chiến tranh Việt Nam diễn ra rất gay go, quyết liệt, nhưng dưới góc độ xung đột quốc tế thì đây đều là những cuộc chiến có quy mô hạn chế.

3. Như vậy, Chiến tranh Việt Nam có những điểm cơ bản là chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan hệ đối đầu Đông – Tây, nhất là quan hệ Mỹ – Xô trong chiến tranh lạnh, là cuộc “chiến tranh nóng” – một hình thức xung đột trong chiến tranh lạnh.

Sự tham gia của Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam có thể được giải thích bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai siêu cường Xô – Mỹ ở những nơi có tầm quan trọng đối với việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Dù ở góc độ nào, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù bí mật hay công khai thì sự tham gia này cũng là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến quy mô, diễn biến và tính chất của cuộc chiến. Chiến tranh Việt Nam là cuộc “chiến tranh nóng” Đông – Tây trong chiến tranh lạnh. Đây là cuộc đấu tranh nhằm thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam, là công việc nội bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất phát từ vị trí chiến lược của bán đảo Đông Dương và do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh, nên sự tham gia của Mỹ và Liên Xô đã phản ánh diễn biến của quan hệ quốc tế trong hai cuộc chiến tranh này.

Trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô đã tuân thủ những nguyên tắc, “luật chơi” của cuộc chiến tranh lạnh. Vấn đề là, những tính toán chiến lược của Liên Xô đối với Mỹ trong cuộc chiến tranh này có sự trùng hợp lợi ích đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Sự trùng hợp này ít nhất cũng được thể hiện rõ ở những phương diện sau: Thứ nhất, kẻ thù lớn nhất của Liên Xô (với tư cách là một bên của cuộc chiến tranh lạnh) cũng là kẻ thù lớn nhất của dân tộc Việt Nam (với tư cách là một quốc gia bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ). Do đó, dưới góc độ của chiến tranh lạnh thì mối quan hệ giữa Liên Xô với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam được xây dựng trên cơ sở “hai bên cùng có lợi”. Thứ hai, nếu quan niệm chiến tranh lạnh là một cuộc chiến ý thức hệ thì cả hai nước Việt – Xô đều có chung lý tưởng, trong cùng một “phe”. Liên Xô, với tư cách là quốc gia đứng đầu của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, ngoài lợi ích của một “siêu cường” còn có

Page 10: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

trách nhiệm giúp đỡ cho Việt Nam – một quốc gia luôn tỏ ra kiên định với con đường chủ nghĩa xã hội và có mối quan hệ thủy chung với đất nước Xô Viết. Đây là những tiền đề quan trọng của mối quan hệ hữu nghị Việt – Xô thời kỳ này. Đồng thời, lịch sử của mối quan hệ Việt – Xô tự thân nó cũng là một cơ sở vững chắc của mối quan hệ Việt - Nga ngày nay.

 Việt nam cân bằng mâu thuẫn Xô Trung

Mâu thuẫn Xô - Trung đối với đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại của VNDCCH trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những vấn đề nổi bật trong những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của các học giả. Vấn đề này bao hàm nhiều nội dung rộng lớn, bài tiểu luận không có tham vọng trình bày mọi khía cạnh của nó mà tập trung phân tích đánh giá mâu thuẫn Xô – Trung về đường lối đánh – đàm của cách mạng Việt Nam cùng với những tác động của nó. Với định hướng đó, đầu tiên chúng tôi sẽ đi vào trình bày khái quát mâu thuẫn Xô – Trung đi từ nguyên nhân, các khía cạnh bộc lộ của nó. Trên cơ sở nêu lên các nhân tố khách quan và chủ quan chúng tôi khẳng định các động thái trong mâu thuẫn Xô – Trung có tác động không nhỏ đến đường lối kháng chiến và chính sách dối ngoại của VNDCCH. Vậy, sự tác động đó như thế nào, chúng tôi phân tích, đánh giá từ hai mặt: thuận lợi và khó khăn. Mở rộng vấn đề, bài tiểu luận đưa ra ý kiến mang tính tham khao khi đề cập đến nhận định trong một số trường hợp, đường lối chính sách của Việt Nam có nên điều chỉnh? Cuối cùng, chúng tôi tổng kết lại những vấn đề đã trình bày, đồng thời nêu lên những bài học của công tác đối ngoại thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

LƠI NOI ĐÂU

Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam đã qua đi gần nửa thế kỷ nay với thắng lợi thuộc về nhân dân Việt Nam. Thắng lợi ấy có được trong nhiều nhân tố phải kể đến đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cách mạng Việt Nam trên hành trình tìm ra đường lối cách mạng đúng đắn ấy đã tốn không ít thời gian, công sức và cả máu xương để rồi rút ra kết luận: đánh Mỹ và đánh bằng chiến lược vừa đánh vừa đàm, tức là kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. Xét từ góc độ quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt Nam chống Mỹ là một cuộc đụng độ lịch sử, là “chảo lửa” tập trung các mâu thuẫn của thế giới. Đó không chỉ là mâu thuẫn giữa hai phe CNXH và TBCN có tính chủ đạo trong chiến tranh lạnh; mà ngay trong bản thân khối XHCN, mâu thuẫn giữa hai “ông lớn” Liên Xô- Trung Quốc cũng hết sức gay gắt. Vấn đề được đặt ra là tại sao có mâu thuẫn ấy, bản chất và sự tác động của nó

Page 11: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

ra sao đến đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước?Thông qua quá trình tiếp thu các bài giảng, tiếp cận giáo trình và các tài liệu nghiên cứu về chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ 1954-1975, chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp cho các câu hỏi trên; trong đó, nội dung chú trọng vào sự tác động mâu thuẫn Xô – Trung đến chiến lược đánh – đàm của cách mạng Việt Nam. Bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô.

NỘI DUNG CHINH

I. Mâu thuẫn Xô - Trung 1. Nguyên nhân:Trên thực tế khu vực Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng không phải là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Liên Xô nhưng lại là khu vực ngoại vi có truyền thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc. Bởi vậy, trong giai đoạn đầu khi chiến tranh xảy ra ở khu vực này Liên Xô dường như không mấy mặn mà với cách mạng Việt Nam, trong khi Trung Quốc lại rất quan tâm đến vấn đề này. Song mâu thuẫn về chiến lược đánh - đàm của cách mạng Việt Nam giữa Liên Xô và Trung Quốc vẫn xảy ra vì:Thứ nhất, cả hai đều là những nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa. Do đó, Liên Xô và Trung Quốc luôn mang tư tưởng anh cả, có vai trò giúp đỡ định hướng cho các nước xã hội chủ nghĩa khác. Tuy nhiên, sự tồn tại đồng thời của hai “ông lớn” trong cùng một phạm vi ảnh hưởng không khỏi dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau, trong đó mâu thuẫn về đường lối kháng chiến của cách mạng Việt Nam chỉ là một biểu hiện nhỏ trong sự cạnh tranh gay gắt ấy.Thứ hai, sau khi Stalin mất (năm 1953) giới cầm quyền của Liên Xô có những thay đổi lớn về tư tưởng, phê phán chủ nghĩa cá nhân của Stalin đồng thời nêu cao khẩu hiệu “chung sống hòa bình” với các nước tư bản. Trong khi đó, giới cầm quyền Trung Quốc vốn đã không yên phận khi núp dưới bóng người khổng lồ Liên Xô đã bác bỏ khẩu hiệu “chung sống hòa bình”, cho rằng Liên Xô đã phản bội cách mạng. Do đó, khi Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Trung Quốc đã nêu cao khẩu hiệu ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ cũng như không phản đối Việt Nam dùng vũ lực đánh Mỹ, tuy nhiên Trung Quốc cũng nhấn mạnh biện pháp vũ lực chỉ nên dùng ở phạm vi nhỏ, trong thời gian dài.

2. Các phương diện bộc lộ mâu thuẫn:Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, nhìn chung cả Liên Xô và Trung quốc đều muốn Việt Nam duy trì đường lối cách mạng hòa bình:

Page 12: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chính trị, ngoại giao ở miền Nam. Cho đến năm 1960, cùng lúc với sự mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc về các vấn đề của phong trào cách mạng thế giới đã công khai bộc lộ, Đại hội Đảng lần thứ III đã xác định chuyển hướng cách mạng miền nam Việt Nam sang đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao. Đường lối kháng chiến này lập tức không được Liên Xô và Trung Quốc hoan nghênh, song sự phản đối của hai nước không giống nhau mà tồn tại trái chiều nhau.Với Liên Xô, họ lo sợ đấu tranh vũ trang ở miền nam Việt Nam sẽ làm căng thẳng mối quan hệ Đông – Tây, ảnh hưởng xấu đến chiến lược “chung sống hòa bình” của họ. Liên Xô không ủng hộ chiến lược dùng quân sự để thực hiện mục đích thống nhất của hai miền Nam – Bắc Việt Nam, họ mong muốn có sự nhất trí giữa hai nhà nước Việt Nam, thực hiện sự nghiệp thống nhất thông qua đàm phán và trưng cầu dân ý. Do đó, trong suốt tiến trình của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Liên Xô đã nhiều lần gợi ý làm trung gian thúc đẩy quá trình tiếp xúc, đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ.Ngược lại, phía Trung Quốc luôn tìm mọi cách để ngăn chặn cục diện đánh - đàm, họ muốn Việt Nam tiến hành chiến tranh vũ trang chống Mỹ. Song cuộc chiến mà Trung Quốc vạch ra cho cách mạng miền nam Việt Nam không phải là một cuộc chiến tổng lực trên quy mô lớn mà những nhà lãnh đạo của nước này hy vọng đây sẽ là một cuộc “chiến tranh nhân dân” lâu dài. Bởi vậy, Trung Quốc luôn vận động các nhà hoạch định chính sách cách mạng Việt Nam không nên nóng vội như lời phát biểu của Mao Trạch Đông: Việt Nam “thà nhìn thời gian lâu một chút, thấy khó khăn nhiều một chút” chứ không nên tiến hành chiến tranh vũ trang ồ ạt.Bên cạnh mâu thuẫn trái chiều như trên, trong quan điểm Xô – Trung cũng xuất hiện trên những mâu thuẫn thuận chiều. Khi tham gia vào chiến sự Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Quốc trong các động thái đều cố tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ, điều này tạo ra “tính giới hạn” trong thái độ ủng hộ Việt Nam kháng Mỹ. Mặt khác, cả Liên Xô và Trung Quốc đều không muốn Việt Nam tuột khỏi tầm kiểm soát của mình. Hai bên đều muốn tách Việt Nam ra khỏi đối phương, kéo Việt Nam về phía mình, thể hiện vai trò anh cả trong việc chỉ đạo đường lối cách mạng Việt Nam - cả hai đều muốn lợi dụng chiến tranh Việt Nam cho mục đích của mình.

II. Mâu thuẫn Xô - Trung tác động đến đường lối kháng chiến của cách mạng Việt Nam1. Nguyên nhân mâu thuẫn Xô - Trung tác động:Mối quan hệ nước lớn – nước nhỏ: Từ góc độ quan hệ quốc tế, do tương quan so sánh lực lượng, nên có sự phụ thuộc giữa các quốc gia khi tham gia vào một sự kiện quốc tế, bao gồm cả sự phụ thuộc về đường lối, sách

Page 13: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

lược của mỗi chủ thể. Việt Nam là một nước nhỏ nghèo nàn, lạc hậu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Để tồn tại và phát triển trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể tránh khỏi cái bóng của “những người khổng lồ” như Liên Xô và Trung Quốc. Ngược lại, Liên Xô và Trung Quốc - hai nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa - cũng không bỏ qua cơ hội để thể hiện vai trò, tầm quan trọng của mình với các nước nhỏ trong cùng hệ thống. Do đó, khi chiến tranh Việt Nam nổ ra, cả Xô – Trung đều không muốn mình là người ngoài cuộc. Cả Liên Xô và Trung Quốc đều tìm mọi cách can thiệp, chi phối cuộc chiến Việt Nam theo hướng có lợi cho mình. Chính tư tưởng nước lớn của Liên Xô và Trung Quốc đã mang theo mâu thuẫn giữa chúng tác động vào cuộc chiến tranh Việt Nam mà cụ thể ở đây là tác động vào đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Sự chủ động từ phía Việt Nam: Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ khi vừa mới ra khỏi cuộc kháng chiến chống Pháp đầy hi sinh, mất mát. Sức lực còn yếu, tình hình đất nước chưa ổn định cùng với kinh nghiệm trên chiến trường đối ngoại chưa nhiều buộc Việt Nam phải tìm một chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần cho cuộc chiến trường kỳ của dân tộc. Nhận thấy không thể đứng ngoài mâu thuẫn Xô-Trung, Việt Nam không chỉ chủ động tiếp nhận mà còn coi đó như nhân tố có thể lợi dụng bằng sách lược đúng đắn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc kháng chiến. Qua đó, có thể thấy sự tác động của mâu thuẫn Xô – Trung đến đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ là kết quả của một quá trình tổng hợp bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, là kết quả mang tính tất yếu của quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong mối tương quan với tình hình thế giới.2. Tác động của mâu thuẫn Xô – Trung: Về mặt thuận lợi: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài hơn 20 năm, Liên Xô và Trung Quốc là hai nước cung cấp viện trợ chủ yếu cho Việt Nam. Chính mâu thuẫn Xô – Trung còn đem đến cho đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại Việt Nam không ít những thuận lợi mang tính chiến lược. Trước hết, thế giằng co của Xô – Trung trong việc lôi kéo Việt Nam tạo điều kiện cho Việt Nam thể hiện tính độc lập tự chủ của mình. Có thể thấy trong lúc cách mạng Việt Nam bị lôi kéo theo hai hướng đối lập nhau đặt ra cho cách mạng Việt Nam một vấn đề là phải quyết định con đường của riêng mình. Trong hoàn cảnh đó, để thực hiện mục tiêu độc lập, thống nhất dân tộc Đảng và Chính phủ Việt Nam không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài mà phải tự xác định con đường riêng cho mình. Hơn nữa, do sự cạnh tranh giữa hai cường quốc mà cách mạng Việt Nam cũng không bị ràng buộc chặt chẽ vào cường quốc nào, bởi vậy Việt Nam có cơ hội nhiều hơn để tự quyết định vận mệnh dân tộc.

Page 14: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

Tiếp theo, mâu thuẫn Xô – Trung khiến chính sách của hai nước với Việt Nam mềm dẻo hơn, nhờ vậy mà tiếng nói của Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng có trọng lượng hơn với cả Liên Xô và Trung Quốc. Điều này được lí giải bởi mục tiêu của Liên Xô và Trung Quốc là nắm giữ được cách mạng Việt Nam. Sự ép buộc quá đáng của bất kỳ bên nào sẽ kéo theo mối lo ngại rằng Việt Nam sẽ nghiêng hẳn về phía còn lại, do đó trong một chừng mực nhất định, hai bên phải lắng nghe chủ kiến của Việt Nam, đồng thời cũng dễ dàng hơn trong việc xem xét, thỏa mãn những yêu cầu chính đáng của cách mạng Việt Nam. Cuối cùng, sự hỗ trợ to lớn nhất mà cách mạng Việt Nam nhận được từ Liên Xô và Trung Quốc là viện trợ phục vụ trực tiếp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Liên Xô và Trung Quốc cùng giúp đỡ Việt Nam nhưng họ không hề bắt tay nhau, không hề hợp tác với nhau hay nói cách khác cả hai nước, mỗi bên lại giúp đỡ Việt Nam theo cách riêng của mình. Viện trợ là một trong những công cụ mà cả Liên Xô và Trung Quốc sử dụng để lôi kéo Việt Nam về phía mình, muốn nhân cuộc chiến này để phục vụ cho những mục đích đối nội và đối ngoại của mình và nhất là để hạn chế bớt ảnh hưởng của bên kia, giành lấy uy tín cao trong phong trào cách mạng thế giới. Chính vì vậy, khi một bên tăng viện trợ thì bên kia cũng lập tức tăng viện trợ, sự cạnh tranh giữa hai bên đem đến cho Việt Nam cơ hội nhận được nhiều viện trợ hơn từ cả hai phía. Rõ ràng những khoản viện trợ này là những sự giúp đỡ không hề nhỏ bé nếu như không nói rằng đó là sự giúp đỡ hết sức quan trọng. Chỉ nhìn từ phương diện quân sự mà nói, nếu như Trung Quốc cung cấp cho ta một khối lượng lớn các vũ khí hạng nhẹ và đồ quân trang, quân dụng thì Liên Xô lại cung cấp cho ta những vũ khí hạng nặng như tên lửa phòng không, máy bay, xe tăng…Sức mạnh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, không chỉ đánh tan được những cuộc chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ mà còn có thể mở được những chiến dịch lớn, gây cho địch những tổn thất nghiêm trọng mà đỉnh cao là chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Nếu không có những sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc thì với sức mạnh vốn có Việt Nam khó có thể làm nên những chiến thắng thần kỳ như vậy. Việc chúng ta buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Paris cũng một phần nhờ thế của chúng ta trên chiến trường, chúng ta giành được những thắng lợi từng bước trên chiến trường một phần cũng nhờ sự giúp đỡ rất to lớn và quý báu từ Liên Xô và Trung Quốc. Về mặt khó khăn: Bên cạnh đó, mâu thuẫn Xô - Trung cũng đưa đến không ít tác động bất lợi cho cách mạng Việt Nam khăn trong việc duy trì sự giúp đỡ của bạn cũng như thực hiện chủ trương, đường lối của ta. Cần thấy rằng, mâu thuẫn Xô – Trung đặt Việt Nam vào vị trí ở giữa. Trong lúc chúng ta cần tận dụng sự giúp đỡ của cả hai, nếu nghiêng hẳn về một bên cách mạng Việt Nam sẽ không tránh khỏi bị phụ thuộc vào một bên, mất đi quyền tự chủ của mình. Đồng thời, nếu nghiêng hẳn về một phía

Page 15: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

sự giúp đỡ mà chúng ta nhận được cũng giảm đi, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì và giành thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ. Do đó, vấn đề đặt ra cho các nhà ngoại giao là làm thế nào để dung hòa được mâu thuẫn của hai bên, không khiến bên nào hiểu lầm về chính sách của Việt Nam, không mất đi sự ủng hộ của bên nào. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự tinh tế cao trong công tác đối ngoại. Mặt khác, chính sự không ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc về chiến lược đánh – đàm của cách mạng Việt Nam khiến cho cách mạng Việt Nam một thời kỳ bị rơi vào tình trạng chia rẽ trong nội bộ Nam mà điển hình là “vụ án xét lại” năm 1967. Khi đó những người thân với Liên Xô bị coi là theo chủ nghĩa xét lại và đã phải chịu những ảnh hưởng hết sức nặng nề. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong thời kỳ đầu cũng bị ảnh hưởng bởi mâu thuẫn Xô – Trung do đó không đưa ra được quyết sách nhanh chóng, kịp thời. Bản thân cách mạng Việt Nam cũng bị đẩy vào một quá trình thăm dò tìm đường kéo dài và phải trả giá bằng những hi sinh mất mát nặng nề.Không những vậy, mâu thuẫn Xô - Trung đã khiến cho cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài, không chỉ cuộc chiến trên chiến trường mà còn là cuộc chiến trên bàn đàm phán tại hội nghị Paris. Giai đoạn sau của cuộc chiến, tức là từ năm 1968 trở đi, mâu thuẫn Xô-Trung ngày càng gay gắt, tạo điều kiện cho Mỹ chia rẽ, qua đó cô lập và làm giảm sức mạnh của Việt Nam, vì lợi ích dân tộc là chống Liên Xô, Trung Quốc đã có những động thái tiến gần hơn với Mỹ, trên thực tế lúc này Trung Quốc đã trở thành đồng minh của Mỹ chống Liên Xô và Việt Nam. Trung Quốc trước sau ngăn cản Việt Nam tiến hành đàm phán với Mỹ, mục đích của Trung Quốc là muốn cuộc chiến tranh của Việt Nam kéo dài trên quy mô nhỏ bởi lẽ Trung quốc không muốn thấy một nước Việt Nam thống nhất, muốn cuộc chiến tranh kéo dài là để Việt Nam cạn kiệt cả về sức người sức của, khi đó Trung Quốc sẽ đứng ra thay mặt Việt Nam đàm phán với Mỹ. Đó là một âm mưu nguy hiểm gây tổn hại nghiêm trọng cho cách mạng Việt Nam. Quả thật Trung Quốc đã có những động thái thể hiện âm mưu ấy như việc cắt giảm mạnh viện trợ cho Việt Nam, khi cuộc chiến lên tới đỉnh cao (trước khi Nixon ném bom Hà Nội năm 1972) Trung Quốc đã ngầm thông báo sẽ không đánh nhau với người Mỹ, thậm chí thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai còn tuyên bố “Mỹ không thể thua”… Rõ ràng từ mâu thuẫn riêng đối với Liên Xô mà Trung Quốc đã có những bước đi gây tổn hại rất lớn cho cách mạng Việt Nam, khiến nhân dân Việt Nam không những hao tổn tiền của mà còn hi sinh biết bao xương máu.Tóm lại, cần phải khẳng định mâu thuẫn Xô – Trung có tác động rất lớn đến đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại của Việt Nam, đó là sự tác động hai chiều. Một mặt, mâu thuẫn Xô – Trung làm cho đường lối cách mạng Việt Nam mang tính độc lập tự chủ cao, phát huy được nội

Page 16: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

lực, phục vụ tích cực cho con đường cách mạng Việt Nam. Mặt khác, đứng trước mâu thuẫn của hai cường quốc đặt ra cho công tác đối ngoại của Việt Nam nói riêng và cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam nói chung không ít những thách thức. Tuy nhiên có thể thấy, ngoại giao Việt Nam thời kỳ này đã đạt được thắng lợi to lớn, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc trước đế quốc Mỹ hùng mạnh khi có thể giữ thế cân bằng trước mâu thuẫn của hai cường quốc, đồng thời còn khai thác được mâu thuân ấy phục vụ đắc lực cho cách mạng Việt Nam. Phong trào cách mạng trên thế giới cùng với phong trào phản chiến, ủng hộ công cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam phát triến mạnh mẽ. Đây là một trong những nhân tố quan trọng gây sức ép đối với Liên Xô và Trung Quốc, khiến hai nước này can thiệp vào chiến tranh Việt Nam theo chiều hướng tích cực hơn, có lợi cho nền hòa bình thống nhất của dân tộc Việt Nam. Đồng thời sự ủng hộ của bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới cũng giúp cách mạng Việt Nam có chỗ dựa vững chắc trong việc xử lý mối quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc.Trong khi đó, Mỹ cũng tìm mọi cách để tranh thủ mâu thuẫn Xô – Trung, từng bước thiết lập quan hệ hòa dịu với hai nước này nhằm hạn chế sự viện trợ của họ cho chiến tranh Việt Nam, tách cách mạng Việt Nam ra khỏi sự bảo trợ của Xô – Trung. Toan tính ấy của Mỹ đã khoét sâu mâu thuẫn Xô – Trung, khiến mâu thuẫn này tác động xấu đến cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.Còn tại Việt Nam, đối mặt với kẻ thù hùng mạnh – đế quốc Mỹ nhưng nhân dân ta vẫn mang một niềm tin tất thắng, toàn Đảng, toàn dân Việt Nam đoàn kết một lòng, giương cao ngọn cờ kháng chiến chống Mỹ, đấu tranh cho độc lập tự do và thống nhất nước nhà. Chính tinh thần kiên cường của nhân dân Việt Nam đã trở thành động lực, thành nguồn cổ vũ cho Đảng ta thực hiện đường lối cách mạng độc lập, tự chủ khi đối mặt với mâu thuẫn Xô – Trung. Có hay không: “ Chúng ta có thể làm khác”?Một số ý kiến cho rằng, mặc dù chúng ta đã rất thành công trong việc đối phó với mâu thuẫn Xô-Trung nhưng vẫn không tránh khỏi một số sai lầm mà đáng lẽ chúng ta có thể làm tốt hơn. Trước những năm 1965, quan hệ Việt Nam-Liên Xô có nhiều xung khắc. Có ý kiến cho rằng ta hơi thái quá trong việc đứng về phía Trung Quốc phê phán chủ nghĩa “xét lại”. Tại Hội nghị Trung ương IX (tháng 12/1963): “Đảng Lao động Việt Nam cần ra sức đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-LêNin, chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh là nguy cơ chủ yếu của phong trào cộng sản quốc tế…” . Trong khi nội lực ta còn yếu, tránh xung đột căng thẳng với Liên Xô, Đông Âu là điều cần thiết để nhận được sự giúp đỡ từ các nước này. Phải chăng, cần có một chính sách dung hoà, linh hoạt hơn?

Page 17: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

Trường hợp khác là vụ “mùa xuân Praha” năm 1968 khi Liên Xô và các nước đồng minh đưa quân vào thủ đô Tiệp Khắc nhằm cứu chế độ xã hội chủ nghĩa ở đây. Đó là một việc làm hoàn toàn sai vì đã vi phạm nghiêm trọng các quy tắc quốc tế nhưng để tranh thủ Liên Xô (có lẽ để phục vụ cho tổng tiến công Mậu Thân) mà chúng ta đã bày tỏ sự ủng hộ Liên Xô qua một tuyên bố cấp cao, điều đó đã phá vỡ sự cân bằng trong quan hệ với hai nước. Trung Quốc đánh giá Việt Nam ở cùng một phe với Liên Xô nên đã cắt giảm viện trợ đối với Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc chiến, xa hơn sau này là việc Trung Quốc coi Việt Nam là kẻ thù và gây ra cuộc chiến tranh biên giới 1979. Nhận định trên đây chỉ mang tính tham khảo bởi vấn đề vẫn ,đang và cần thiết tiếp tục được nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện nhất.

QUAN HỆ MỸ - XÔ – TRUNGVÀ ĐƯƠNG LỐI ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA VIỆT NAMTRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

Nguyễn Khắc Huỳnh (Nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao và quan hệ quốc tế)Số hóa: dongadoan, ptlinh

Một  đặc điểm lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam là cả ba nước lớn Liên Xô-Trung Quốc-Mỹ đều trực tiếp dính líu và đều có vai trò trong cuộc chiến, khác nhiều so với các cuộc chiến tranh thời cận, hiện đại như chiến tranh Triều Tiên,chiến tranh Trung Đông. Bài viết này nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nước lớn, từ đó nhìn rõ đường lối ứng xử của ngoại giao Việt Nam nhằm đảm bảo thắng lợi trong bối cảnh quốc tế rất phức tạp.

I, BA NƯỚC LỚN VỚI CHIẾN TRANH VIỆT NAM.

  Đông Dương, Đông Nam Á không phải là trọng điểm chiến lược của Mỹ. Mỹ xâm lược Việt Nam không phải vì mục tiêu kiểu thực dân cũ -chiếm một khu vực địa lý nhất định để khai thác, mà vì chiến lược toàn cầu của Mỹ là ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) và đánh phủ đầu phong trào giải phóng dân tộc. Mỹ lao vào chiến tranh Việt Nam trong một thế quốc tế và quốc nội rất không thuận nên họ rất coi trọng hoạt động ngoại giao. Trong đó, các mũi ngoại giao quan trọng nhất mà Mỹ nhằm vào là Liên Xô và Trung Quốc, hai địch thủ lớn nhất của Mỹ, hai đồng minh chủ yếu của Việt Nam.   Đối với Mỹ, nhiệm vụ của ngoại giao với hai nước này là kiềm chế, giữ chân hai nước để hai nước không trực tiếp can thiệp vào chiến tranh, tác động để hai nước giảm giúp Việt Nam, lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước để làm suy yếu hậu phương quốc tế của Việt Nam và khi cần thì vận dụng vai

Page 18: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

trò của hai nước trong việc thực hiện các ý đồ của Mỹ.   Chiến lược của Liên Xô lúc này là giữ gìn hoà bình, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo hoà hoãn Đông-Tây, hoà hoãn với Mỹ. Liên Xô đặt cao nhiệm vụ giúp Việt Nam đánh Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam phù hợp với chiến lược của Liên Xô, kiềm chế Mỹ,góp phần làm cho Mỹ suy yếu, tạo điều kiện để Liên Xô vươn lên cân bằng với Mỹ về chiến lược. Liên Xô giúp Việt Nam vì lợi ích chiến lược đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với một đồng minh XHCN thân cận. Giúp Việt Nam, vị thế của Liên Xô trong phong trào cách mạng thế giới càng được nâng cao và cũng để bác bỏ mưu toan của Trung Quốc dùng vấn đề giúp Việt Nam để hạ bệ Liên Xô. Về lâu dài, Liên Xô xây dựng quan hệ gắn bó với Việt Nam, lấy Việt Nam làm bàn đạp phát triển quan hệ với Đông Nam Á.   Chiến tranh Việt Nam liên quan trực tiếp với Trung Quốc. Mỹ là kẻ thù của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước căng thẳng từ chiến tranh Triều Tiên. Mỹ xâm lược Việt Nam, đưa chiến tranh sát biên giới Trung Quốc, uy hiếp an ninh Trung Quốc từ phía Nam. Việt Nam là đồng minh thân thiết của Trung Quốc từ ngày cách mạng Trung Quốc thành công. Trung Quốc giúp Việt Nam vừa là nghĩa vụ đối với đồng minh vừa vì lợi ích chiến lược, kiềm chế ngăn chặn Mỹ, làm cho Mỹ suy yếu, bảo đảm an ninh của TrungQuốc. Trung Quốc cũng tính toán, do vai trò quan trọng của mình, đến một lúc nào đó, họ có thể phát huy vai trò nước lớn trong một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh. Khi giúp Việt Nam, Trung Quốc cũng tính đến vị thế của mình trong phong trào cách mạng thế giới, đồng thời cũng muốn phá ý đồ của Liên Xô độc quyền nắm ngọn cờ giúp Việt Nam.II, QUAN HỆ XÔ - MỸ TRONG CHIẾN TRANH

Đây là thời kỳ đối đầu của hai phe trong chiến tranh lạnh Xô-Mỹ đối địch nhau, có quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Vấn đề Việt Nam luôn nổi cộm lên trong quan hệ giữa hai nước. Mỹ rất coi trọng vai trò của Liên Xô bởi Liên Xô là nguồn chi viện chủ yếu cho Việt Nam, lại là Đồng Chủ tịch Hội nghị Genève năm 1954. Thời kỳ Khrouchev nắm quyền đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Liên Xô coi trọng hoà hoãn với Mỹ, chưa tỏ thái độ mạnh mẽ trong vấn đề Việt Nam, chỉ giúp Việt Nam chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ. Với Sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8-1964),Liên Xô chỉ có tuyên bố của Thông tấn xã TASS và thư riêng của lãnh đạo Liên Xô nhắc nhở Tổng thống Mỹ. Việc đó làm Việt Nam thất vọng. Đầu năm 1965, Liên Xô có ban lãnh đạo mới. Mỹ bắt đầu leo thang chiến tranh. Liên Xô tăng cường giúp Việt Nam và tỏ thái độ mạnh lên án Mỹ. Mỹ đã sớm tính tới vai trò trung gian của Liên Xô. Tháng 5-1965, đại diện Mỹ qua Liên Xô sắp xếp cuộc gặp giữa người đứng đầu hai cơ quan đại diện Việt Nam-Mỹ ở Mát-xcơ-va. Ngày 14-5, hội đàm ở Vienne (Áo), Ngoại trưởng Mỹ Rusk yêu cầu Ngoại trưởng Gromyko hoạt động

Page 19: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

cho một giải pháp ở Việt Nam. Tiếp đó, ngày 27-7, Harriman-đặc phái viên của Johnson gặp Kosyghin. Sau cuộc gặp, Harriman nhận xét: Liên Xô muốn chấm dứt chiến tranh nhưng không muốn tỏ ra mềm yếu trước con mắt của Bắc Kinh. Lấy Liên Xô làm trung gian không thành, Mỹ đẩy mạnh vận động trung gian qua các nước Tây Bắc Âu, châu Phi, thế giới thứ ba và cả Canada, Nhật Bản. Một số nước XHCN Đông âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggary, Rumani cũng đóng vai trò trung gian, có sự hỗ trợ kín đáo của Liên Xô.

Harriman - Đại sứ Mỹ tại Moscow. Từ năm 1967, sau khi Việt Nam có tuyên bố chính thức đòi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc để nói chuyện, Liên Xô phát huy vai trò của mình mạnh mẽ hơn. Tháng 1-1967, Ban lãnh đạo Liên Xô thông qua chính sách ngoại giao về quan hệ với Mỹ và vấn đề Việt Nam với ba ý chính: - Không để trực tiếp bị lôi cuốn vào chiến tranh. - Tiếp tục giúp Việt Nam dân chủ cộng hoà tăng cường khả năng quốc phòng. - Không từ chối thảo luận với Mỹ các vấn đề cùng mong muốn giải quyết nếu không trái với lập trường của Liên Xô trong vấn đề Việt Nam. Dưới sức ép quốc tế đòi Mỹ chấm dứt ném bom để nói chuyện, Mỹ cũng quan tâm hơn vai trò của Liên Xô. Mỹ cho rằng, dù Liên Xô có thể chừng nào không nào đó không gây sức ép với Hà Nội, nhưng khi nhận đề nghị của Mỹ, qua Liên Xô, Hà Nội buộc lòng phải trả lời nghiêm chỉnh. Nhân dịp Kosyghin thăm Anh quốc, hai Đồng Chủ tịch Hội nghị Genève 1954 tham gia cuộc vận động hoà bình. Mỹ vẫn đòi ngừng ném bom có điều kiện. Cuộc vận động này (còn gọi là Sun flower-hoa hướng dương) không thành. Tháng 6-1967, nhân Thủ tướng Liên Xô dự họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, cuộc hội đàm cao cấp diễn ra giữa Johnson và Kosyghin. Thủ tướng Liên Xơ khẳng định: Mỹ chấm dứt ném bom, Việt Nam sẽ nhận nói chuyện. Johnson đòi nếu Mỹ chấm dứt ném bom phải nói chuyện ngay,không được chơi trò kéo dài.'  Khi cuộc vận động bầu cử Tổng thống ở Mỹ (1968) lên đến cao trào, Liên Xô tỏ ý ủng hộ Humphrey - ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ và tích cực phối hợp với Việt Nam tại cuộc đàm phán ở Paris để sớm đạt thoả thuận ngừng ném bom miền Bắc. Từ khi có đàm phán 4 bên ở Paris, Liên Xô luôn luôn theo sát lập trường của các bên.

 Humphrey - Ứng cử viên Tổng thống Mỹ được cả Liên Xô và Việt Nam ngầm ủng hộ.Nixon vào Nhà Trắng, luôn coi trọng vai trò của Liên Xô và lập ra kênh quan hệ Mỹ-Xô với Kissinger và Dobrynin (Đại sứ Liên Xô). Nixon cho rằng, muốn cải thiện quan hệ với Liên Xô, quan trọng nhất là đừng để bất

Page 20: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

đồng phát triển đến độ bùng cháy nguy hiểm. Tuy nhiên, dịp 30-10-1969, kỷ niệm 1 năm ngày Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam, Nixon cho mở một chiến dịch nhằm đe doạ Việt Nam và Liên Xô (gọi là Chiến dịch Vịt đá), bao gồm cả báo động lực lượng tên lửa chiến lược. Việt Nam không tỏ thái độ, Liên Xô không có tín hiệu gì. Do chiến tranh Việt Nam, quan hệ Xô-Mỹ mưa nắng thất thường. Từ đầu năm1971, Nixon bắt đầu tính tới bầu cử 1972, muốn đẩy mạnh quan hệ với Liên Xô và hoà hoãn với Trung Quốc để nâng thanh thế và hỗ trợ "Việt Nam hoá" để kết thúc chiến tranh. Liên Xô cũng muốn tăng cường quan hệ với Mỹ, ngăn chặn Mỹ-Trung hoà hoãn với nhau chống Liên Xô. Vì lợi ích chiến lược lớn, hai bên tính một cuộc gặp cấp cao, nhưng Mỹ-Trung lại nhanh hơn, tổ chức cuộc gặp cấp cao trước vào đầu năm 1972. Đến khi Xô-Mỹ thoả thuận cấp cao vào tháng 5-1972 thì lại xảy ra nhiều việc khẩn trương. Tháng 3, Hà Nội mở chiến dịch Xuân-Hè, Mỹ ném bom lại miền Bắc, rồi phong toả đường vận tải đường sông, biển của Việt Nam vào giữa tháng 4. Hà Nội đề nghị Liên Xô hoãn cuộc gặp cấp cao. Lại xảy ra chuyện tàu của Liên Xô đậu ở cảng Hải Phòng trúng bom Mỹ. Trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô có ý kiến khác nhau về việc đón Nixon. Quan hệ Xô-Mỹ luôn luôn vấp vấn đề Việt Nam. Cuối cùng, với lợi ích chiến lược toàn cầu-nhất là Trung Quốc đã đón Nixon-nên cuộc gặp cấp cao Xô-Mỹ đã diễn ra từ 22-5. Hai bên bàn các vấn đề quốc tế lớn: thoả thuận quan trọng nhất là cắt giảm vũ khí chiến lược (SALT). Vấn đề Việt Nam được trao đổi nhiều nhưng không đi đến thoả thuận nào. Liên Xô giữ lập trường ủng hộ Việt Nam. Dư luận cho rằng nếu mục tiêu của Nixon đến Mát-xeơ-va để thúc đẩy giải quyết vấn đề Việt Nam thì chuyến đi của Nixon coi như không thànhcông. Hà Nội không bằng lòng về bản Thông cáo chung không lên án việc Mỹ ném bom lại và phong toả miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, từ giữa năm 1972, khi đàm phán Paris đi vào thực chất, cho đến khi ký Hiệp định Paris, thì quan hệ Xô-Mỹ không còn gay cấn mấy vì vấn đề Việt Nam. Thời kỳ đầu năm 1972, chuyến thăm của Nixon sang Trung Quốc và Liên Xô đã tác động tiêu cực và gây nhiều khó khăn cho ngoại giao Việt Nam.III, QUAN HỆ MỸ-TRUNG VỚI CHIẾN TRANH VIỆT NAM.

  Khác với quan hệ Mỹ-Xô, thời kỳ này quan hệ Mỹ-Trung đang là thù địch. Từ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Mỹ coi Trung Quốc là mối đe doạ chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản với Đông Nam Á. Mỹ lao vào chiến tranh Việt Nam với chiến lược toàn cầu, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội, ngăn chặn Trung Quốc. Trung Quốc hết lòng chi viện cho Việt Nam vì nghĩa vụ đối với đồng minh, vì an ninh của chính Trung Quốc.  Chính sách của Mỹ đối với Trung quốc là kiềm chế, ngăn chặn tránh trực tiếp đụng độ, tránh để Trung Quốc trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. Mỹ tránh đánh vào các đơn vị cao xạ, công binh Trung Quốc sang giúp Việt

Page 21: LIÊN XÔ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAMn Tranh Việt Nam

Nam, tránh ném bom những khu vực gần biên giới Trung Quốc. Tháng 3-1966, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra 10 điểm trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, trong đó toát lên tinh thần kiềm chế Trung Quốc nhưng sẵn sàng mở các cuộc đối thoại với Trung Quốc.   Trung Quốc cũng nhiều lần đánh những tín hiệu cho Mỹ theo hướng tránh đụng độ trực tiếp. Giữa tháng 12-1964, khi chiến tranh Việt Nam có chiều hướng mở rộng, qua E.Snow, Mao Trạch Đông bắn tin: Trung Quốc sẽ không lao vào một cuộc chiến tranh với Mỹ chừng nào lãnh thổ Trung Quốc chưa bị tấn công.

 Kissinger và Chu Ân Lai  Tháng 4-1966, đáp lại đề nghị 10 điểm của Mỹ, Thủ tướng Chu Ân Lai đưa ra tuyên bố chính sách 4 điểm của Trung Quốc đối với Mỹ, nói rõ Trung Quốc không chủ động gây chiến với Mỹ. Sau đó nhiều lần các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Trần Nghị . . . khẳng định Trung Quốc ủng hộ Việt Nam nhưng không đưa quân ra ngoài biên giới. Cũng dễ hiểu thái độ kiềm chế này của Trung Quốc ít nhiều bất lợi cho Việt Nam, nhưng cũng có căn nguyên của nó: Cách mạng thắng lợi,chưa kịp xây dựng thì phải dính vào chiến tranh Triều Tiên tốn kém lớn, rồi lại chi viện cho Việt Nam chống Pháp, phải chắt chiu trả nợ Liên Xô. Nay Trung Quốc lại vướng Cách mạng văn hoá.