việt nam trong chiến tranh tư hữu - nguyễn cao quyền

359
VIỆT NAM trong CHIẾN TRANH TƯ HỮU _________ CHƯƠNG MỞ ĐẦU Quyền tư hữu là một yếu tố cần thiết không những cho sự phát triển kinh tế mà còn cho sự bảo đảm tự do của con người và nền pháp trị của một quốc gia. Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại quyền tư hữu được ghi nhận như là một đối lực không thể thiếu để ngăn chặn sự lạm quyền của nhà nước. Ý niệm “tư hữu” đã bị chỉ trích rất nhiều ngay cả trước thời của Aristotle. Tuy nhiên những sự chỉ trích đó không quyết liệt như dưới thời của Marx và Engels. Marx muốn dùng trí óc của mình cải tạo thế giới theo một mẫu hình không tưởng nhưng tham vọng của ông đã thất bại. Cuộc chiến tranh tư hữu được những người cộng sản chính thức tuyên bố qua bản “Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản” phổ biến năm 1848. Đây không phải chỉ là một cuộc chiến dã man nhất mà còn một “điểm đen” trong lịch sử mà nhân loại cần nhận biết như một tọa độ đẫm máu để né tránh, trong tương lai, khi phải lựa chọn hướng đi. Ngày nay mối tương quan giữa “tư hữu” và “tự do” đã được xác định rõ rệt. Tư hữu là phương tiện căn bản để con người giữ được tự do cho chính mình và tôn trọng tự do của người khác. Ngoài ra “tư hữu” còn là định chế căn bản để thực hiện công bằng xã hội và củng cố hòa bình. 1

Upload: tuannguyen

Post on 24-May-2017

258 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

VIỆT NAM

trong CHIẾN TRANH TƯ HỮU

_________

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Quyền tư hữu là một yếu tố cần thiết không những cho sự phát triển kinh tế mà còn cho sự bảo đảm tự do của con người và nền pháp trị của một quốc gia. Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại quyền tư hữu được ghi nhận như là một đối lực không thể thiếu để ngăn chặn sự lạm quyền của nhà nước.

Ý niệm “tư hữu” đã bị chỉ trích rất nhiều ngay cả trước thời của Aristotle. Tuy nhiên những sự chỉ trích đó không quyết liệt như dưới thời của Marx và Engels. Marx muốn dùng trí óc của mình cải tạo thế giới theo một mẫu hình không tưởng nhưng tham vọng của ông đã thất bại.

Cuộc chiến tranh tư hữu được những người cộng sản chính thức tuyên bố qua bản “Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản” phổ biến năm 1848. Đây không phải chỉ là một cuộc chiến dã man nhất mà còn là một “điểm đen” trong lịch sử mà nhân loại cần nhận biết như một tọa độ đẫm máu để né tránh, trong tương lai, khi phải lựa chọn hướng đi.

Ngày nay mối tương quan giữa “tư hữu” và “tự do” đã được xác định rõ rệt. Tư hữu là phương tiện căn bản để con người giữ được tự do cho chính mình và tôn trọng tự do của người khác. Ngoài ra “tư hữu” còn là định chế căn bản để thực hiện công bằng xã hội và củng cố hòa bình.

Tư hữu và thịnh vượng liên hệ chặt chẽ với nhau. Tư hữu là động cơ cần thiết để làm cho đất nước phát triển và giàu mạnh. Trong một thời gian khá lâu những người cộng sản đã không tin tưởng định luật này. Hậu qủa là hệ thống cộng sản thế giới đã sụp đổ và những nước vẫn còn lưu luyến nhãn hiệu cộng sản đã phải thay đổi cách nhìn và trả lại cho tư hữu vị trí cũ.

Tuy chưa hoàn toàn chấm dứt nhưng chiến tranh tư hữu giờ đây đã giảm cường độ rất nhiều và đang ở trong giai đoạn cuối cùng của tiến trình phá hoại. Cuốn sách này sẽ mô tả lại tiến trình phá hoại của nó để giúp độc giả có đủ dữ kiện phán xét và tác động tích cực vào tiến độ tan rã của đại họa này cho nhân loại.

* * *

1

Page 2: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Cuộc chiến ý thức hệ trong thế kỷ 20 thật ra chỉ là một cuộc chiến tranh tư hữu. Chiến tranh tư hữu đã được những người cộng sản chính thức công bố qua bản Tuyên Ngôn của họ phổ biến năm 1848. Đây là một cuộc chiến với sức sát hại và tàn phá lớn lao và dã man nhất lịch sử loài ngưởi. Hàng trăm triệu sinh linh đã bị thiệt mạng oan uổng cộng thêm thù hận và ai oán chất cao như núi. Cuối cùng, tham vọng không tưởng của Marx (lúc tuổi trẻ) cũng không thực hiện được.

Sau khi Liên Xô và các chính quyền cộng sản Đông Âu tàn rụi, chủ nghĩa cộng sản đã bị loài người ruồng bỏ. Sự cáo chung của những chế độ cộng sản còn sót lại chẳng qua chỉ là vấn đề thời gian. Cho nên đã đến lúc cần phải suy ngẫm lại toàn diện và nhận định rõ rệt về chủ nghĩa Marx để không cho phép những bi kịch của dĩ vãng qúa kéo dài và để mỗi con người của thế hệ này và những thế hệ tiếp theo trên hành tinh chúng ta đang ở, từ nay có thể an vui thụ hưởng trọn vẹn tự do và phúc lợi của nền văn minh hiện đại.

Một cái nhìn về dĩ vãng .

Con người xưa và nay không có một nếp sống như nhau. Xã hội con người đã thay đổi với thời gian. Những gì thay đổi trong xã hội không phải là những thứ mà con người đã sản xuất và phương tiện sản xuất mà thiết yếu là phương thức sản xuất và việc ấn định người được hưởng lợi trong việc sản xuất.

Mỗi lần canh tân dụng cụ là một lần con người khắc phục được thiên nhiên nhiều hơn và gia tăng quyền lực của mình trên trái đất. Trong cộng đồng nguyên thủy, đấy đai và những dụng cụ để hái lượm, săn bắn, đều là sở hữu của tập thể.

Khi khả năng sản xuất của lao động gia tăng và người lao động đã có thể làm ra một số sản phẩm thặng dư cho người khác sử dụng thì loài người bắt đầu phân chia thành chủ nhân và nô lệ. Đó là bộ mặt của xã hội tổ tiên ta cách đây 2000 năm.

Những người nô lệ là vật sở hữu của chủ nhân. Giới chủ nhân và giới nô lệ làm thành hai giai cấp không cùng một thế đứng trên phương diện tổ chức sản xuất và hai giai cấp này xung đột lẫn nhau. Sang thời Trung Cổ, xã hội được mệnh danh là xã hội “phong kiến”, gồm giới “qúy tộc”sở hữu đất đai, sống đời nhàn hạ và nông dân nô lệ có cuộc sống vất vả ràng buộc vào mảnh đất. Hình thái xã hội phong kiến này cũng chỉ có một thời.

Ngày nay chúng ta sống trong xã hội tư bản. Giai cấp tư bản và giai cấp thơ thuyền là hai giai cấp chính yếu. Nhà tư bản là sở hữu chủ những phương tiện sản xuất và đối nghịch với sức lao động. Công nhân bán sức lao động cho giới chủ nhân để lấy một số tiền lương cần thiết cho cuộc sống.

Trong sinh hoạt chung, nhà tư bản muốn kiếm lợi nhuận, thường tổ chức để thợ thuyền sản xuất sản phẩm có giá trị nhiều hơn so với mức lương họ trả cho thợ. Sự khác biệt giữa hai khối giá trị này gọi là “gía trị thặng dư’. Khối giá trị thặng dư lớn dần theo thời gian và nhà tư bản mỗi ngày một giàu thêm trong khi người thợ tiếp tục phải sống trong cảnh khổ cực thiếu thốn. Đây là hiện tượng “khai thác” giữa con người với con người.

Đứng trước hiện tượng bất công này, người ta tranh đấu cho một xã hội cao hơn trong đó hiện tượng “khai thác” không còn nữa. Đó là hình thái xã hội “xã hội chủ nghĩa”, một thuật ngữ thuộc phạm trù tổ chức xã hội. Khi chuyển sang địa hạt chính trị người ta phân biệt “xã hội chủ

2

Page 3: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

nghĩa” với “cộng sản chủ nghĩa”. Những thuật ngữ này có nội dung hoàn toàn đối nghịch và được dùng để chỉ giai đoạn xã hội mới nối tiếp, sau khi bị cách mạng thay đổi.

Xã hội cộng sản.

Sau khi Thế Chiến II chấm dứt, những nhà “xã hội” trong Quốc Tế II chia làm hai phe: phe “cộng sản” và phe “xã hội chủ nghĩa”. (XHCN).

Phe “cộng sản” do Lenin cầm đầu , còn gọi là phe “chủ nghĩa xã hội bạo lực”. Phe này chủ trương cướp chính quyền bằng bạo lực và cai trị bằng chuyên chính. Căn cứ lý luận của chủ nghĩa Cộng Sản là bản “Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản” năm 1848 của Marx và Engels và cuốn I Tư Bản Luận cuả Marx.

Chế độ cộng sản được dựng lên sau khi phá bỏ hoàn toàn chế độ tư bản cũ. Trong chế độ mới này, quyền sở hữu các phương tiện sản xuất được tập trung toàn bộ vào tay nhà nước, mọi tự do của con người bị xóa bỏ, đảng cộng sản tự cho phép đứng trên nhà nước và quốc hội và cai trị không luật pháp.

Dưới danh nghĩa một “giai đoạn chuyển tiếp” lên “xã hội cộng sản đích thực”, theo giáo huấn chuyên chính của Marx , Lenin và Stalin (người kế nghiệp) thiết kế một “chế độ toàn trị” hoàn chỉnh. Lenin lập chế độ cộng sản ở Nga năm 1917, sau khi Cách Mạng Tháng 10 thành công. Giai đoạn chuyển tiếp hay “giai đoạn quá độ” cũng bắt đầu từ thời gian này.

Giai đoạn quá độ cộng sản kéo dài qua triều đại Stalin tới triều đại Gorbachev thì sụp đổ vào năm 1991. Tất cả là 74 năm, một thời gian khá dài trong đó chưa bao giờ thấy bóng “thiên đường cộng sản”, như Marx tô vẽ và hứa hẹn.

Xã hội “Dân Chủ Xã Hội”

Xã hội “Dân Chủ Xã Hội” (DCXH) là mẫu hình xã hội của phe xã hội xã hội dân chủ do Bernstein, một nhà xã hội Đức lãnh đạo. Phe này không chủ trương đập bỏ xã hội tư bản bằng bạo lực mà chỉ tranh đấu cải cách trong lòng xã hội tư bản để nắm quyền lãnh đạo và cải tạo xã hội. Căn bản lý luận của những người DCXH là cuốn III Tư Bản Luận của Marx và Lời Nói Đầu của Engels, viết cho tác phẩm “Đấu Tranh Giai Cấp ở Pháp”của Marx.

Sau thời gian bản “Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản” được công bố (1848), Marx và Engels nhận thấy có thể thay đổi xã hội bằng cải cách chứ không cần phải đập bỏ hoàn toản chế độ tư bản như các ông đã chủ trương thời còn trẻ.

Hai ông không lập đảng cộng sản nữa mà chuyển sang ủng hộ phong trào xã hội chủ nghĩa ôn hòa của Lassall. Dưới sự chỉ đạo của hai ông đảng “Dân Chủ Xã Hội” Đức ra đời như là đảng đầu tiên của thế giới thuộc loại này. Đây là một sự kiện quan trọng chiến tranh tư hữu mà, trong một thời gian khá dài, người ta đã cố ý bỏ quên.

Sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản năm 1866.

Năm 1866 thế giới trải qua một cuộc khủng hoảng lớn. Sau khi ra khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này, chủ nghĩa tư bản đã tự điều chỉnh bằng một sáng tạo mang tính lịch sử. Đó là sự ra đời của các “công ty cổ phần” và của các ngân hàng đầu tư quy mô lớn.

3

Page 4: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Với sự xuất hiện của công ty cổ phần, vốn của xí nghiệp không còn dựa vào tiền tiết kiệm và dự trữ của một số nhà tư bản nữa mà dựa vào những khoản tiền tiết kiệm và dự trữ của toàn xã hội. Sáng tạo này khiến Marx tìm được con đường “qúa độ hòa bình” sang một chế độ mới và lý do chính đáng để thiết lập lại chế độ “sở hữu cá nhân”.

Marx dùng cuốn III Tư Bản Luận sửa lại kết luận của cuốn I Tư Bản Luận, cho biết rằng không cần làm nổ tung cái vỏ ngoài của chủ nghĩa tư bản nữa. Làm xong việc này Marx chết vào năm 1883. Engels tiếp tục chỉ đạo đảng DCXH Đức tiến hành đấu tranh hợp pháp. Năm tháng trước khi ông từ trần (5/8/1895) Engels đã sửa lại toàn bộ hệ thống của chủ nghĩa Marx trong “Lời Nói Đầu” viết cho tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” của bạn ông.

Chủ nghĩa DCXH được xây dựng trên bốn kinh nghiệm qúy báu của nền văn minh nhân loại: chế độ đại nghị với tam quyền phân lập, chế độ pháp trị với luật pháp là tối thượng, chế độ tư hữu như động lực phát triển và chế độ phúc lợi để bảo đảm cuộc sống người dân đến trọn đời. Hình ảnh thiên đường của Marx, trong đó của cải chảy ra như suối, mà những người cộng sản không bao giờ đạt tới, hiện đang là thực tế hàng ngày của các quốc gia DCXH phát triển.

Qua tranh luận hàng thế kỷ về ý thức hệ giữa tư bản và cộng sản, chủ nghĩa DCXH đã tập hợp những ưu điểm của cả hai chủ nghĩa xã hội và tư bản, loại trừ khuyết tật của mỗi bên để trở thành con đường đang được loài người cùng chấp nhận.

* * *

Lenin và những người Bolsheviks cướp được chính quyền tại Nga năm 1917 bằng bạo lực. Ông thành lập đế quốc Liên Xô và nghĩ rằng thắng lợi của cách mạng vô sản Nga sẽ kéo theo thắng lợi của cách mạng vô sản Âu Châu và thế giới. Nhưng ông thất vọng vì cuộc cách mạng vô sản Đức, mà ông mong đợi, hoàn toàn thất bại. Thay vào đó cuộc nội chiến tiếp tục kéo dài và mức độ thù nghịch gia tăng, cả trong lẫn ngoài nước, đe dọa vị thế lãnh đạo của cách mạng.

Để đối phó với nguy cơ này, Lenin áp dụng chính sách “khủng bố đỏ” ở trong nước để tiêu diệt các lực lượng chống đối và thiết lập Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) để gây bạo loạn tại các nước thuộc địa với mục đích làm suy yếu và gây bất ổn tại các các cựu đế quốc thực dân. Luận thuyết khuyến khich tội ác diệt chủng là sáng tạo của Lenin. Theo các tài liệu mới được giải mã thì mật vụ Cheka của Lenin đã hành quyết khoảng 250.000 người trong thời gian ông cai trị.

Sau khi Lenin qua đời, Stalin thay thế vào năm 1928. Thành tích giết người của Lenin so với tội ác của Stalin không thấm vào đâu. Trong 35 năm cai trị, Stalin đã giết khoảng một triệu người trong cuộc Đại Thanh Trừng 1937-1938, 18 triệu người bị khổ sai trong các trại tù Gulag, 14.5 triệu người bị bỏ chêt đói và 9.5 triệu người bị đầy ải tới những vùng đất hoang vu giá lạnh miền Siberia và Bắc Cực.

Nhìn vào cuộc Đại ThanhTrừng người ta thấy Stalin giết gần hết những nhân vật tên tuổi của cuộc Cách Mạng tháng 10. Rốt cuộc chỉ còn lại một mình Stalin ngự trị trên lãnh thổ Nga như Peter Đại Đế mấy thế kỷ về trước.

Trung Quốc và Việt Nam là những nước đầu tiên bị lôi kéo vào âm mưu đế quốc của Lenin. Cả hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đều do Kremlin tổ chức và yểm trợ như những chi bộ của QTCS. Chính sách đế quốc của Lenin được áp dụng cho cả Đông Âu, Ấn Độ và một số nước ở Trung Đông.

4

Page 5: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Ảnh hưởng của Liên Xô nhanh chóng lan rộng trên thế giới là nhờ một chính sách đế quốc tốn kém. Ngày 6/3/1919 đại biểu của 21 đảng cách mạng thế giới họp hội nghị tại Moscow, dưới sự chủ tọa của Lenin, để thành lập Quốc Tế Cộng Sản (Communist International, viết tắt là Comintern). Đây là phương tiện bành trướng mạnh nhất trong lịch sử đế quốc của nhân loại.

Năm 1991 đế quốc Liên Xô sụp đổ. Lý do của sự sụp đổ này, một mặt là vì Liên Xô đã theo đuổi một chính sách đế quốc qúa tốn kém, mặt khác là vì nền kinh tế của Liên Xô không phát triển. Vào thập niên 1990 khi khoản chi viện cho các đảng cộng sản chư hầu lên tới 35 triệu Mỹ Kim một ngày thì nền kinh tế Liên Xô không chịu nổi và phá sản. Thật ra nền kinh tế này đã cho thấy dấu hiệu là không có khả năng phát triển ngay từ những ngày đầu áp dụng, nhưng những người cộng sản đã khéo che đậy bằng các thống kê gỉa tạo. QTCS trước khi bị giải tán vào năm 1943, đã bị Stalin mạt sát là “tổ chức của những kẻ ăn mày”.

Trung Quốc không sụp đổ theo Liên Xô là vì đã nhanh chân chuyển sang kinh tế thị trường trước hai thập kỷ. Sau “Bước nhảy vọt vĩ đại” và cuộc “Đại cách mạng văn hóa” của Mao Trạch Đông, làm chết 60 triệu người, nền kinh tế Trung Quốc đi vào tình trạng liệt bại. Do đó Đặng Tiểu Bình phải “mở một con đường sống” và chuyển sang kinh tế thị trường bằng mọi giá vào năm 1978.

Óc thực tế của Đặng Tiểu Bình không những đã cứu Trung Quốc khỏi sụp đổ mà còn mang lại cho Hoa Lục một sự thịnh vượng lẫy lừng sau 30 năm “mở cửa” với thế giới tư bản. Ngày nay giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhận định được rằng muốn phát triển thì phải chấp nhận “tư hữu” và trả lại cho cho các nhà tư bản vị trí “lực lượng sản xuất tiên tiến” của họ trong xã hội.

Sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, Giang Trạch Dân đưa ra thuyết “Ba Đại Diện” để bổ túc cương lĩnh của ĐCSTQ. Đại diện thứ ba là lực lượng “doanh nhân tiên tiến”, từ nay sẽ chung vai sát cánh với hai lực lượng công nông để đem lại một sự phát triển hài hòa cho xã hội.

Năm 2004, Hồ Cẩm Đào đã vận động đưa thuyết “Ba Đại Diện” và chế độ “sở hữu tư nhân” vào hiến pháp, đồng thời tuyên bố với thế giới là Trung Quốc sẽ đi theo con đường “Dân Chủ Xã Hội”. Thế giới đang im lặng theo dõi và chờ đợi sự lột xác chính trị của Hoa lục.

Việt Nam cũng đứng trong hàng ngũ của những nước cộng sản còn sót lại trên thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ. Từ năm 1986 mẫu hình phát triển kinh tế của Trung Quốc đã được Việt Nam rập khuôn. Tuy tình hình phát triển tạm ổn nhưng bàn tay Trung Quốc đã thọc sâu xuống tận hạ tầng cư sơ cũa ĐCSVN để kiểm soát. Chính sách cai trị của Hà Nội bây giờ là “ đàn áp để phát triển” và “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Nền kinh tế với những xí nghiệp quốc doanh làm ăn suốt đời thua lỗ là trận địa cuối cùng ĐCSVN đang ra sức trấn thủ để kéo dài vị thế cầm quyền. Đây chỉ là một biện pháp “đổi mới” nửa vời. Hệ thống xí nghiệp quốc doanh, tổ chức kinh tài của đảng, sẽ là lực cản nguy hiểm đối với sức phát triển toàn diện của nền kinh tế, khiến cho Việt Nam khó thoát ra khỏi sự tụt hậu.

Chỉ có tiến hành một cuộc “Đổi Mới” nghiêm túc để thực hiện “hiến chính dân chủ” mới có thể ra khỏi ngõ bí hiện nay. Hiến chính dân chủ có nghĩa là đảng không được ngồi trên hiến pháp, phải tôn trọng đa nguyên và triệt để áp dụng các nguyên tắc pháp trị cũng như tam quyền phân lập.

* * *

5

Page 6: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Bước sang thế kỷ mới, những nước cộng sản còn sót lại phải đối mặt với một “áp lực dân chủ” gia tăng, đến từ mọi phía. Truyền thống cầm quyền bằng bạo lực từ ngàn xưa để lại, vẫn tiếp tục trì hoãn thiện chí của giới lãnh đạo trong nhiệm vụ nâng cao trình độ văn hóa dân chủ cho người dân. Cho nên viễn cảnh sụp đổ đối với các quốc gia này là không thể nào tránh khỏi.

Duy trì đàn áp chính trị để kéo dài vị thế cai trị, trong một thế giới mà hình mẫu chế độ và tập tục dân chủ đã được phổ biến và lan tràn rộng khắp, là một hành động tốn kém. Duy trì chính danh bằng hiệu suất phát triển kinh tế, trong khi phẩm chất đời sống chính trị của người dân không được cải thiện, là một việc làm không thể kéo dài vì phát triển không thể nào liên tục, còn đòi hỏi dân chủ thì tiếp tục gia tăng nếu chưa được thỏa mãn đúng mức.

Đây là một vấn nạn lớn cần nhanh chóng giải quyết. Vấn đề là phải tìm thấy một căn bản lý luận mới, qua sự kiểm tra nghiêm chỉnh lý luận cũ, để phát hiện ra những điểm sai lầm dưới ánh sáng của nền văn minh hiện đại. Từ đó xây dựng hoặc lựa chọn một mô hình phát triển phù hợp với trình độ, khả năng, nhu cầu và văn hóa của dân tộc.

Năm 1991, khi tìm cách hàn gắn tình đoàn kết với Bắc Kinh, ĐCSVN hy vọng Trung Quốc sẽ thay Liên Xô khôi phục lại phong trào cộng sản thế giới. Tuy nhiên diễn biến của lịch sử từ hơn hai thập kỷ nay cho thấy hy vọng đó chỉ là ảo vọng. Nhân loại đã tiến sang một giai đoạn văn minh và tiến bộ hơn kỷ nguyên trước rất nhiều. Bạo lực đã hết là phương cách hữu hiệu để duy trì thế lực khi sự tôn trọng tự do và nhân quyền đã công nhận như một nếp văn hóa thiết yếu của nền văn minh nhân loại.

Trung Quốc đã tìm thấy chân lý là một đất nước không thể nào tiến lên bằng người nếu hai động lực phát triển là tư hữu và lực lượng sản xuất tiên tiến bị loại bỏ. Bằng chứng là Giang Trạch Dân đã đề ra thuyết “Ba Đại Diện” và Hồ Cẩm Đào đã đưa thuyết này vảo Cương Lĩnh Đảng và Hiến Pháp.

Mẫu hình “Dân Chủ Xã Hội” đã được Hồ Cẩm Đào tuyên bố là con đường tương lai của Trung Quốc. Tuy chưa được chính thức áp dụng nhưng trên thực tế mẫu hình này đang là nòng cốt của mẫu hình mang “sắc thái Trung Quốc”.

Với mẫu hình nói trên kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên Trung Quốc hiện nay mới chỉ là một nền kinh tế lớn chứ chưa là một nền kinh tế mạnh. Đoạn đường tiếp theo chắc chắn sẽ phải là sự kết hợp “mở cửa” kinh tế với “mở cửa” chính trị vì dân chủ là xu thế không thể đảo ngược của loài người.

Việt Nam , như vậy, cũng đã có mẫu hình để sao chép. Thực tế này sẽ xảy ra. Vấn đề chưa tiên đoán được là khả năng sao chép sẽ nhanh hay chậm. Nếu làm nhanh thì sẽ tránh được thiệt thòi về nhiều phương diện cho cả hiện tại lẫn mai sau. Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn Trung Quốc để ra khỏi ngõ bí hiện nay.

* * *

Quyển sách này gồm một chương mở đầu, ba phần chính và một chương kết.

Trong phần thứ nhất, tác gỉa trình bày ý niệm “quyền tư hữu” và sự phát triển của ý niệm này qua thời gian. Việc thấu triệt bản chất của tư hữu là bước đầu cần thiết để phá tan mây mù ý thức hệ bao phủ qúa lâu tư tưởng của con người, đến nay vẫn chưa hoàn toàn tan biến.

6

Page 7: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Chiến tranh giữa Cộng Sản và Tự Do trong thế kỷ 20,thực chất là một cuộc chiến tranh tư hữu. Chủ nghĩa cộng sản, phát xuất từ luận thuyết của Marx, đã được Lenin áp dụng trong thực tế và được Stalin khai triển như một thử nghiệm đẫm máu tại Âu Châu. Sau đó, cuộc thử nghiệm đẫm máu này lại được Mao Trạch Đông tiến hành tại phương Đông (Trung Hoa) với một mức độ tàn sát và diệt chủng nghiêm trọng hơn. Những sự kiện liên quan đến chiến tranh tư hữu được mô tả trong phần hai với một vài điều chỉnh căn cứ trên tài liệu mới khai phá.

Phần thứ ba được dành trọn để nói về Việt Nam : Việt Nam trong chiến tranh tư hữu chứ không phải trong chiến tranh ý thực hệ bị biến tạo. Tất cả được viết trong cố gắng trả lại tối đa sự thật cho lịch sử.

Chương kết đưa ra một tầm nhìn về tương lai của đất nước và dân tộc.

Ngày 1 tháng 4 năm 2010 Tác giả

*

7

Page 8: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG THỨ NHẤT

Ý NIỆM TƯ HỮU QUA THỜI GIAN

Từ thời hoàng kim cổ đạiđến thời kỳ hiện đại

Ý niệm tư hữu tại Anh thế kỷ 17Ý niệm tư hữu tại Pháp thế kỷ 18

Ý niệm tư hữu trong thế kỷ 19Ỵ niệm tư hữu trong thế kỷ 20

Định chế về tư hữu

Tư hữu là quyền của người làm chủ một tài vật được luật pháp công nhận. Quyền này cho phép khai thác tài vật sở hữu qua các hình thức bán lại, sang nhượng…hoặc bất cứ một hình thức nào khác. Tư hữu là một quyền tuyệt đối. Thời Cổ La Mã gọi tư hữu là dominium; Cổ Hy Lạp gọi tư hữu là proprius, có nghĩa là đặc biệt của một cá nhân.

Tư hữu có hai loại. Tư hữu để sản xuất sinh lợi như đất đại, tiền bạc, và tư hữu để sử dụng, như nhà cửa quần áo, tư trang … Đó là hiểu theo nghĩa đen. Hiểu rộng hơn thì tư hữu bao gồm mọi thứ liên quan đến một cá nhân, kể cả chính cuộc sống và sự tự do của người này.

Dọc theo tiến trình lịch sử nhân loại, ý niệm tư hữu được đánh giá bằng hai cách nhìn hoàn toàn đối lập. Người bênh vực, cho rằng tư hữu có thể đồng hóa với thịnh vượng và tự do, trong khi người đả phá coi tư hữu như nguyên nhân của tha hóa, bất công xã hội và chiến tranh. Tuy nhiên, nếu nhận xét theo thực tế khách quan qua sự phát triển của các giai đọan lịch sử, thì ở đâu và vào lúc nào, tư hữu cũng được coi như một nhu cầu cần thiết trong khi những thí nghiệm về cộng đồng phi tư hữu bằng ý muốn hay bằng bạo lực đều đã thất bại. Chúng ta thử nhìn lại từ thời Plato và Aristotle (1) đến nay.

Từ thời hoàng kim cổ đại đến thời kỳ hiện đại.

Thời hoàng kim cổ đại là một thời kỳ rất mơ hồ trong dĩ vãng. Trong thời kỳ này, tư hữu hoàn toàn vắng bóng. Không có cái gì là “của tôi” hoặc “của anh”. Tất cả đều là của chung. Đó là dưới triều vua Cronus của Hy Lạp, tương tự như thời kỳ Nghiêu., Thuấn ở bên Tàu. Của cải dư thừa, mọi người thương yêu nhau và thiên hạ thái bình.

Chứng tích đầu tiên về ý niệm tư hữu chỉ tìm thấy trong các tác phẩm The Republic (Nền Cộng Hòa) và The Laws (Luật Pháp) của triết gia Hy lạp Plato (427-343 TCN). Trước Plato không tấy một tác phẩm nào khác nói về ý niệm này. Plato viết các

8

Page 9: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

tác phẩm của ông vào thời kỳ Hy Lạp có chiến tranh trong nước. Sparta là thị trấn thắng trận vinh quang, làm Plato chú ý. Ông thấy người dân Sparta không có quyền tư hữu trên bất cứ một thứ gì kể cả vợ con. Hậu quả là xã hội không có những tệ nạn trộm cắp. hối lộ và kiện cáo. Hiện tượng này làm ông chóa mắt vì tại nơi ông sinh trưởng có quá nhiều điều xấu gây nên bởi những định chế tư hữu.

Quan điểm của Plato bị Aristotle, một triết gia Hy Lạp khác, phản bác. Aristotle (384-322 TCN) là học trò của Plato. Ông phê phán Plato đã lẫn lộn “gia đình” với “nhà nước” khi đồng ý cho “nhà nước” kiểm soát tư hữu. Theo ông, tư hữu không những bất khả triệt tiêu mà còn là một yếu tố tích cực cho sự phát triển của cộng đồng. Tính thiết dụng của tư hữu nằm trong khía cạnh đặc biệt này.

Các luật gia La Mã đã mang lại cho quyền tư hữu một cơ sở pháp lý. Luật La Mã định nghĩa rõ ràng : tư hữu là quyền được sử dụng hoặc tiêu thụ tài vật mình có và được luật pháp công nhận. Theo Cicero (106-43 TCN), luật gia kiêm chính trị gia xuất sắc của La Mã thì : “Chính quyền không thể can thiệp vào quyền tư hữu vì theo nguyên tắc chính quyền được lập nên đề bảo vệ quyền đó”.

*

Huyền thoại về thời “hoàng kim cổ đại” là một giấc mơ không bao giờ đạt tới của các dân tộc phương Tây trong suốt 10 thế kỷ. Quãng lịch sử đó kéo dài từ 476 là năm đế quốc La Mã biến khỏi Tây phương đến năm 1453 là năm đế quốc La Mã biến khỏi Đông phương. Trong thời kỳ đó, Tây phương tin rằng con người vì phạm tội “ tổ tông” (Original Sin) nên bị Chúa cấm không cho biết đến những “thiên đường hạ giới”. Các linh mục cũng ngờ rầng trên trái đất chắc phải có một vài nơi “tiên cảnh” như vậy.

Lúc đặt chân lên những hòn đảo vùng Caribbean vào cuối thế kỷ15, Kha Luân Bố (Christopher Columbus) (2) tưởng như là đã gặp cảnh “địa đàng” này, vì thổ dân ở đây, đàn ông cũng như đàn bà, không ai mặc quần áo, giống hệt như Adam và Eva trong Thánh Kinh. Ông cũng nhận xét là họ không tham lam và gian xảo và không bao giờ từ chối chia sẻ với người khác những thực phẩm hoặc những tài vật mà họ đang sử dụng. Kha Luân Bố cho đây là một mẫu hình “địa đàng” và ông đã ghi lại trong tác phẩm First Letter sau chuyến hải hành khám phá Mỹ Châu.

Sau Kha Luân Bố, nhà địa dư học người Ý, Amerigo Vespucci trong cuốn Voyages (1506) và nhà văn người Ý Peter Martyr đ´Anghiora trong cuốn New York (1516) cũng nói cùng một luận điệu. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau, những di dân đầu tiên đến châu Mỹ chung sống với thổ dân da đỏ, đã phản biện và mô tả đám thổ dân này như một loài man rợ như thú dữ. Họ không biết gì đến tư hữu và chì có thể thích hợp với tình trạng nô lệ, nghĩa là rất lạc hậu.

Sau khi thần tượng da đỏ sụp đổ, con mắt hoang tưởng của các dân tộc Tây phương vẫn không ngừng quan sát. Lần này, họ hướng tầm nhìn về đảo Tahiti, hòn đảo chính của quần đảo Society, phía Nam Thái Bình Dương. Ca ngợi cuộc sống thần tiên của dân bản xứ, Louis De Bougainville (người Pháp) cho biết họ tuyệt đối không có vấn

9

Page 10: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

đề tư hữu. Phụ nữ được coi như tài sản chung của mọi người. Trước Bougainville, Thomas More (3) người Anh, trong cuốn Utopia (1516) và Tommaso Campanella (4) người Ý, trong cuốn The City Of The Sun (1602) cũng đưa ra những mẩu chuyện về “thiên đường hạ giới” , trong đó tư hữu hoàn toàn vắng bóng. Hai tác phẩm này đã được Lenin đọc kỹ và làm cho Lenin tin tưởng vào sự nghiệp giải phóng nhân loại.

*

Các linh mục Thiên Chúa Giáo thời Trung Cổ rất bối rối mỗi khi phải đối diện với những vấn đề liên quan đến tư hữu. Theo Thánh Kinh, chúa Jesus thúc giục người giàu chia bớt của cải cho người nhèo vì sự giàu có là một cản trở cho con đường Cứu Rỗi. Thiên Chúa giáo công nhận tư hữu là một thức tế của cuộc sống và không ngớt hối thúc con chiên làm việc nghĩa,

Do Thái giáo không lên án sự giàu có, trái lại còn khuyến khích. Vì nếu ai cũng nghèo thì quả là một gánh nặng không chịu nổi trút lên vai cộng đồng. Tôn giáo này khuyến khích việc làm phước cho người ngèo trong cộng đồng mình và cả trong các cộng đồng khác.

Cả hai sáng lập viên đạo Tin Lành là Luther và Calvin đều ủng hộ tư hữu và cho rằng tư hữu không thể bị nhà vua hay giáo hoàng vi phạm. Nói chung, cuộc tranh chấp giữa Nhà Thờ và thế quyền thời Trung Cổ đã mang lại cho tư hữu sự nhìn nhận về tính hợp pháp cũng như về tính tuyệt đối của nó.

Thời kỳ hiện đại

Thời kỳ hiện đại bắt đầu từ khi nhân loại khám phá ra Tân Thế Giới. Sự phát triển nhanh chóng của thương mại với Tân Thế Giới đã làm nảy sinh ra một quan niệm mới về tư hữu. Trước kia , tư hữu chủ yếu có nghĩa là đất đai. Giờ đây, đối với nhiều vùng tại Âu Châu tư hữu có thêm nghĩa “tư bản” capital. Với nghĩa mới này, tư hữu không dính líu gì đến chính trị, được coi hoàn toàn là tài sản riêng biệt của cá nhân và trở thành cần thiết.

Jean Bodin (5) là một triết gia và thẩm phán người Pháp. Trong tác phẩm “Six Books Of Commonwealth” viết năm 1576, ông cho rằng tư hữu của gia đình công dân là nền móng của nhà nước. Do đó, quyền hành của nhà nước phải dừng lại khi đụng tới giới hạn của gia đình. Nhà vua không thể lấy của dân làm của mình, cũng như không thể đánh thuế nặng nếu không có sự ưng thuận của dân. Mặt khác, nhà vua cũng không có quyền nhượng đất cho ngoại bang vì lãnh thổ là của dân trao cho vua quản trị chứ không phải là tài sản triêng cùa nhà vua. Cuốn sách của Jean Bodin là tác phẩm đầu tiên bênh vực có hệ thống luật tư nhiên. Ý tưởng về luật tự nhiên , có từ thời Trung Cổ đã được khẳng định vào thời hiện đại. Nhà nước được lập nên chính là để bảo vệ những quyển này trong đó có quyền tư hữu.

Một cuốn sách thứ hai cần được mọi người lưu ý là cuốn “On The Law Of War And Peace” của Hugo Grotius (1583-1645)(6) một luật gia người Hòa Lan. Theo

10

Page 11: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Grotius, dân số trái đất mỗi này một đông, khiến con người phải đấu tranh để có những thứ khan hiếm cần thiết cho đời sống và hạnh phúc của bản thân, của gia đình. Do đó, quyền của người chiếm hữu đầu tiên (Right Of First Occupancy) xuất hiện. Quyền này được công nhận ngay từ khi có định chế về nhà nước. Ý niệm về luật tự nhiên lan tràn khắp các xã hội Tây Âu trong thế kỷ 17 với nhận thức là luật đó không bao giờ thay đổi, không thay đổi được và cao hơn luật xã hội của con người làm ra. Một trong những khía cạnh quan trọng của luật tư nhiên là tính cách bất khả xâm phạm của quyền tư hữu. Bất khả xâm phạm ngay cả khi người dân đã mất quyền công dân hay quyền chính trị.

Ý niệm tư hữu tại Anh trong thế kỷ 17

Vào thế kỷ 17 nước Anh đã trải qua thời kỳ xung đột dữ dội giữa vương quyền và quốc hội liên quan đến quyền hạn của mỗi bên, đặc biệt là quyền cũa nhà vua ra các thứ thuế mà không cần có sự ưng thuận của quốc hội. Sư xung đột này lên đế cao điểm vào năm 1649 là năm mà vua Charles I bị hành quyết.

Dưới chế độ “thịnh vượng chung” (Commonwealth) thay thế nền quân chủ bị lật đổ, tất cả tài sản về đất đai cung cấp lợi tức cho nhà vua đều bị tịch thu và chuyển vào tay nhà nước. Một số đất được bán lại cho tư nhân. Tình hình này làm nảy sinh ra những ý kiến chính trị xét duyệt lại mối tương quan giữa tư hữu và tự do.

Trong thời gian này, ý niệm tư hữu đã biến đổi và mang một ý nghĩa rộng lớn hơn, bao gồm không chỉ những vật thể mà còn gồm cả gì thuộc quyền bẩm sinh của con người, trong đó có tự do và luôn cả mạng sống. Theo dõi tiến trình phát triển của ý niệm tư hữu tại Anh quốc, không thể không chú ý tới đóng góp của John Locke trong tác phẩm “Two Treaties Of Government”.

Locke cho rằng tư hữu là nguồn gốc và lý do hiện hữu của mọi chính quyền. Tư hữu ở đây phải hiểu theo nghĩa bao trùm cả cuộc sống, tự do và của cải của con người, những thứ mà con người tuyệt đối làm chủ. Trái với Hobbes (7) Locke (8) cho rằng tư hữu có trước nhà nước, và trước khi có nhà nước con người sống chung trong những cộng đồng tự do, bình đẳng, chứ không phải trong những cộng đồng hung hãn cấu xé nhau như thú dữ. Trả lời câu hỏi tại sao con người lại bỏ các cộng đồng tự do để vào sống trong các cộng đồng kém tư do, Locke cho rằng đó là vì con người muốn bảo vệ quyền tư hữu, muốn sống an ninh hơn.

Locke cũng đề ra ý niệm nguồn gốc vật chất của tư hữu là lao động. Ý niệm này được đa số dân Anh tán thưởng vì ở Anh hồi đó, thợ thủ công, chủ nông trại và nhà buôn nhỏ là những thành phần của đa số tuyệt đối. Lý luận của Locke đẫn đến nhận định là nếu tư hữu xuất hiện khi con người dùng lao động để tạo ra sản vật bằng nguyên liệu không thuộc của ai thì những sản vật đó nhất định chỉ có thể là của họ. Hơn nữa, khi nói con người là sở hữu chủ của chính bản thân mình thì có nghĩa là con người được tư do quyết định số phận của mình. Qua ký luận trên, Locke đưa ra thông điệp là nhà vua không được xâm phạm tư hữu của nhân dân và nếu vua làm như vậy, chắc chắn sẽ có chiến tranh hoặc sẽ bị nhân dân bất tuân thượng lệnh.

11

Page 12: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Vào cuối thế kỷ 18, một ý niệm khác về tư hữu đã được người Anh lựa chọn để bảo đảm cho nước Anh phát triển kinh tế liên tục. Đó là ý niệm về tư hữu của David Hume (9). Hume cho rằng tư hữu chẳng qua chỉ là một giao ước (convention) có lợi cho cả đôi bên, cho nên được cả đôi bên tôn trọng. Kinh tế gia Adam Smith (10) cũng khuyến cáo mọi phía tôn trọng tư hữu vì nó làm lợi cho quốc gia với khả năng tăng trưởng sản xuất.

Ý niệm tư hữu tại Pháp trong thế kỷ 18

Trước kia dân Pháp không tin bản chất con người có thể thay đổi được, nhưng đến thế kỷ 18 thì một cái nhìn hoàn toàn mới về con người xuất hiện. Học thuyết mang tính tôn giáo về “tội tổ tông” bị bác bỏ và người ta cho rằng bàn chất con người chẳng qua chỉ là vấn đề “hạnh kiểm”, chịu ảnh hưởng của các mi trường xã hội và giáo dục.

Quyển sách phản bác quyền tư hữu mạnh nhất thời đó là cuốn “Code De La Nature” xuất bản năm 1755 do một người có bút hiệu Morelli. Morelli không đồng ý là con người không thể sửa đổi được và cho rằng con người bị tha hóa bởi các định chế xấu, đặc biệt là định chế tư hữu. Định chế này tạo ra cho con người lòng ham muốn chiếm hữu.

Tuy nhiên Morelli không phải là người đả phá tư hữu nối tiếng nhất. Người nổi tiếng nhất là Jean Jacques Rousseau (1712-1778)(11) với cuốn sách nghiên cứu về nguyên nhân của sự bất bình đẳng : “Discourse On The Origin Of Inequality” (1755). Trong nhận định của Rousseau tư hữu là nhân tạo (artificial) trong khi cộng hữu là tư nhiên (natural), nên tư hữu phải nhường bước cho cộng hữu mỗi khi có sư ̣ đụng chạm cần giải quyết.

Tư tưởng chống tư hữu ở Pháp thế kỷ 18 gặp sự phản đối kịch liệt của phái Trọng Nông (Physiocratic School) với người đứng đầu là Mercier De La Rivière. Ông này viết: “Nhờ Đấng Tạo Hóa mà con người có quyền sở hữu tuyệt đối về bản thân họ, cũng như đối với mọi vật thể tạo ra hoặc chiếm hữu bởi sức lao động hay quyết tâm của họ”. Phái Trọng Nông coi đất đai là mẫu hình toàn vẹn nhất của tư hữu và cho rằng: “Đúng ra nhà nước phải do các địa chủ điều khiển”.

Vì ảnh hưởng sâu rộng của môn phái này nên cuộc cách mạng dân chủ năm 1789 tại Pháp đã long trọng ghi nhận trong bản Tuyên Ngôn Về Quyền Con Người Và Công Dân rằng : “Tư hữu là một trong những quyền tư nhiên của con người không bị thời hiệu”.

Ý niệm tư hữu trong thế kỷ 19

Qua thế kỷ19, tư hữu đạt tới đỉnh cao của nó tại Âu Châu vì tư bản kiếm được, do kỹ nghệ phát triển, tập trung gần như toàn bộ vào trong tay tư nhân. Do đó tư hữu được các nhà tư bản định chế hóa bằng hiến pháp để chống lại sự xâm phạm của nhà nước, và bằng luật pháp để ngăn ngừa lòng tham của những người khác trong xã hội. Đứng về phía quần chúng thì tư hữu bị tấn công mãnh liệt và tấn công ngay vào cơ sở căn bản xưa nay vẫn được viện dẫn để bênh vực nó.

12

Page 13: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Khi tư hữu chuyển thành tư bản (capital) nhiều hơn là ở dạng ruộng ̣đất (land) , người ta thấy tác hại ghê gớm của hố chênh lệch tài sản giữa chủ và thợ về mặt luân lý. Người thợ làm công cho chủ để lãnh lương, rồi khi không cần đến nữa thì người chủ cho nghỉ việc và quan hệ giữa hai người chấm dứt từ lúc này. Người chủ không còn trách nhiệm nào về mặt luân lý cũng như về mặt xã hội đối với người thợ nữa. Rõ ràng là có một cái gì không ổn nếu xét về thân phận của những người thợ là những người đại diện cho số đông trong cộng đồng.

Tư bản càng phát triển bao nhiêu thì hố cách biệt giàu nghèo càng trầm trọng bấy nhiêu và sự đấu tranh chống tư hữu càng quyết liệt bấy nhiêu. Quyết liệt nhất là cuộc đấu tranh của một người Pháp tên Francois Noel Babeuf. Ông lập đảng để lật đổ chính phủ nhưng chưa thành công thì đã bị bắt và xử tử. Hành động của Babeuf khiến nhiều người nghĩ rằng cuộc cách mạng dân chủ năm 1879 đã bị bỏ dở và lẽ ra phải được tiếp tục bằng một cuộc cách mạng xã hội để thay thế tự do (liberty) bằng bình đẳng (equality. Có thể nói cho đến thập kỷ 1840 tất cả sự tấn công vào tư hữu chỉ mang tích cách luân lý.

*

Sau thời gian này, Karl Marx và F.Engels đã dựng lên một thế đả phá cụ thể hơn. Thế này bỏ sang bên, khía cạnh luân lý để chỉ tập trung vào khía cạnh mà hai ông gọi một cách chủ quan là “khoa học”. Cả Marx lẫn Engels đều nói rằng chủ nghĩa cộng sản có thể tóm gọn lại trong một câu : “Bãi bỏ tư hữu”. Nói như vậy, nhưng hai ông cho biết rất ít về nguồn gốc của tư hữu. Hai ông đưa ra một mẫu hình xã hội trước khi có hiện tượng tư hữu để căn cứ vào đó mà diễn tả tiến trình phát triển của hiện tượng này. Cả hai ông đều không có một chút hiểu biết nào về nhân chủng học, nhưng đã khéo mượn một số từ ngữ và ý kiến về kinh tế, xã hội và tâm lý học của những người khác để trang trí cho lý thuyết của mình và tạo cho nó một dáng dấp khoa học giả tạo.

Marx đã đảo lộn triết thuyết của Hegel về “duy vật sử quan”. Lời buộc tội của ông, cho rằng tư hữu tha hóa (alienating)(12) con người và làm cho con người lúc nào cũng ngụp lặn trong vũng lầy tiền tệ là những thuật ngữ vay mượn của Ludwig Feuerbach( 13). Marx và Engels nhắm mắt đồ tội cho tư bản là nguyên nhân chính yếu gây ra mọi khổ ải cho giai cấp cần lao. Hai ông gay gắt lên án tư hữu, cho rằng tư hữu đã thoát thai từ khi có tư bản, nhưng không đưa ra được một giải thích nào thỏa đáng.

*

Cho đến năm 1848, người ta biết được một cuốn sách nổi tiếng khác. Đó là cuốn “Principles Of Political Economy” (Nguyên Tắc Về Kinh Tế Chính Trị) của một kinh tế gia người Anh, tên John Stuart Mill. Trong cuốn sách này, Mill cho rằng chũ nhĩa cộng sản có thể thực hiện được vì nó gần với tự do, nhưng không đồng ý về vấn đề tư hữu. Dưới mắt một kinh tế gia, Mill vẫn ủng hộ tư hữu vì cho rằng tư hữu rất cần thiết ở chỗ nó gia tăng hiệu năng của lao động sản xuất.

13

Page 14: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Đối với tác giả này, thì tất cả những gì trong xã hội có khả năng nâng cao sức sản xuất để làm cho dân tộc phú cường và hạnh phúc thì cần phải phân phối đồng đều cho mọi người. Chẳng hạn phải ấn định một mức tối đa nào đó trong vấn đề thừa hưởng di sản của cha ông để lại, cũng như phải tịch thu những mảnh đất nào mà cá nhân không có khả năng khai thác tốt, lẽ cố nhiên là với một sự bồi thường thỏa đáng.

Tư tưởng của John Stuart Mill (14) đã mở đường cho một số cải cách xã hội sau này và làm xuất hiện mẫu hình “quốc gia phúc lợi” (welfare state). Khi nhân loại chuẩn bị bước vào thế kỷ 20 thì không ít nhà hoạt động cho “chủ nghĩa tự do” đã chấp nhận hạn chế quyền tư hữu. Họ thuận cho nhà nước thẩm quyền can thiệp vào lãnh vực tuyệt đối của tư hữu nếu sự can thiệp đó cần thiết để bảo đảm hay phát huy phúc lợi hoặc an ninh chung của xã hội. Với quan niệm này, tư hữu không còn là một quyền hạn mà còn là một chức năng.

Ý niệm tư hữu trong thế kỳ 20

Trong thế kỷ 20, học thuyết Darwin (15) về bản năng của con người (instincts) được dùng để giải thích hiện tương tư hữu. William Mc Dougall, người Mỹ (giáo sư đại học Harvard) và Dukes, trong cuốn “Introduction To Social Psychology” (1908) đã phân biệt nhiều bản năng của con người như : sự kinh tởm, tính hiếu kỳ, tính háo chiến và bản năng chiếm hữu (acquisitiveness). William James, một tác giả Mỹ khác, cho rằng chính bản năng chiếm hữu mới chi phối hành vi của con người chứ không phải văn hóa. Nhà nhân chủng học Pháp, Charles Letourneau, cũng có chung nhận định và xếp loại tính thích chiếm hữu như một bản năng tự tồn (instinct of self preservation).

Sự giải thích tư hữu bằng luận thuyết “bàn năng” đưa đến nhiều lạm dụng trong đó có sự kỳ thị về màu da (trắng-đen) và sự kỳ thị về chủng tộc (Do Thái). Vì thế, người ta quay về với lối giải thích bằng văn hóa. Nổi tiếng nhất là Franz Boas, một người Mỹ gốc Đức, với cuốn “The Mind Of Primitive Man” (1911). Boas cho rằng hành vi của con người không phải là hậu quả của tự nhiên mà do ảnh hưởng của văn hóa. Nhận xét đám trẻ con thuộc mọi màu da và chủng tộc, di cư sang Mỹ từ khắp nơi trên thế giới, ông thấy chúng và đám trẻ sinh trưởng tại địa phương khi lớn lên có cùng những đặc điểm về kiến thức và tâm lý. Nhà tâm lý học Mỹ John B. Watson cũng cho rằng các tính háo chiến, ưa thống trị và ham chiếm hũu là do ảnh hưởng lâu dài của văn hóa chứ không phải đến từ tự nhiên.

Cuộc tranh luận về nguồn gốc của tư hữu qua thời giant tưởng chừng như bất tận. Trường phái luật tự nhiên và trường phái luật xã hội đưa ra những luận thuyết của mình qua nhiều thế kỷ nhưng chưa bao giờ đồng ý với nhau về một mẫu số chung. Mặc dầu vậy, mẫu số chung đó đã dần dần xuất hiện.

Đến cuối thế kỷ 20, người ta chú trọng nhiều hơn đến tính cách thực dụng của định chế tư hữu. Vào thời điểm này, ai cũng nhận thấy tư hữu rất cần vì nó đóng góp vào sự thịnh vượng và thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Sau thế chiến II, chiến tranh tư hữu được cụ thể hóa dưới hình thức của hai cuộc thử nghiệm : kinh tế hoạch định và kinh tế thị trường. Qua quá trình thử nghiệm kéo dài hơn bảy thập niên, sự tan vỡ của đế quốc

14

Page 15: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

LIên Xô vào những năm 1989-1991, và sự từ bỏ kinh tế hoạch định của những nước cộng sản cò sót lại đã khẳng định thắng lợi và tính ưu việt của kinh tế thị trường.

Bước sang thế kỷ 21, thắng lợi này trở thành xu thế không thể đảo ngược của nhân loại. Định chế tư hữu đã được áp dụng trên địa bàn toàn thế giới để phát triển kinh tế của quốc gia và phát triển tự do của con người. Trào lưu tư hữu hóa, như nước thủy triều, đã tràn ngập khắp nơi với một tốc độ chưa từng thấy.

Định chế về tư hữu

Nhu cầu chiếm hữu là đặc tính chung cho cả loài vật lẫn loài người. Từ đứa trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành, từ những dân tộc man di cho đến những dân tộc văn minh nhu cầu đó luôn luôn xuất hiện như bản năng tự tồn để mang lại cho con người sức mạnh tin tưởng vào cuộc sống. Đối tượng của nhu cầu này, trước hết là những tài vật hữu hình, nhưng dần dần bao gồm cả những thứ vô hình như quyền sang tác, quyền phát minh…và cả cái không gian trong đó con người sinh sống. Trong tất cả những loại đối tượng này quan trọng nhất là đất đai vì ngay từ thời hoang sơ đất đai đã nuôi sống con người.

Trước khi có nhà nước quyền tư hữu chưa được định chế hóa và con người chỉ biết tới tình trạng sở hữu. Tình trạng này dựa trên cơ sở một sự chiếm dụng lâu dài được phong tục và tập quán chấp nhận. Tình trạng sở hữu chỉ trở thành quyền tư hữu từ khi định chế di sản ra đời. Thương mại càng phát triển bao nhiêu thì vai trò của tư hữu càng quan trọng bấy nhiêu. Tại Âu Châu, vào các thế kỷ 18,19, tư hữu trở thành một định chế bất khả xâm phạm.

Đó là nói về các quốc gia dân chủ trong đó quyền tư hữu được tôn trọng. Ngược lại, trong các xã hội độc tài thì quyền tư hữu không bao giờ được biết đến. Những ý niệm về tự do và quyền phát xuất từ thế kỷ 17 càng ngày càng được nới rộng để trở thành thuộc tính (propriety) cùa con người. Thuộc tính này bao gổm tất cả những quyền mà Thượng Đế đã ban cho và không ai có quyền từ khước. Quan trọng nhất là quyền tư hữu. Những quyền này đều mang tính nguyên tắc : nhà vua hay nhà nước đều không được phép xâm phạm của cải riêng tư của con dân củng như không đươc phép đụng chạm đến thân thể và tự do của họ. Đó là bộ mặt và thực chất của các quyền công dân và quyền chính trị trong thời đại ngày nay.

Sự tự lực về kinh tế bắt nguồn từ tư hữu về ruộng đất. Trong thời cổ đại, tình trạng này chỉ ̉ thấy xuất hiện tại ba nơi : Do Thái, Hy Lạp và La Mã. Không hề thấy có ở các quốc gia Trung Đông và rất ít tại Á Châu. Dấu vết của tình trạng này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đó là sự khác biệt giữa các nước dân chủ Tây Âu , đặc biệt là nước Anh, và các nước phương Đông do Nga đại diện.

Các nước dân chủ Tây Âu sớm biết tới lợi ích của tư hữu nên đã sớm thiết lập nhữnh định chế bảo vệ. Các nước phương Đông, vì tiếp cận với ý niệm này quá trễ, nên đã sơ sót tai hại trong việc bảo vệ người dân chống lại hiểm họa độc tài muôn thuở của nhân loại. Chúng ta sẽ xét hai trường hợp của nước Anh và nước Nga về việc áp dụng ý niệ tư hữu để thấy rõ vấn đề hơn.

15

Page 16: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHÚ THÍCH CHƯƠNG THỨ NHẤT

(1) Plato (427-384 TCN) : triết gia Hy Lạp, đệ tử của Socrate, viết nhiễu tác phẩm triết học và chính trị như Republic, Law, Phèdre, Parmenide… Trong tác phẩm Republic ông mơ tưởng một xã hội cai trị bởi những triết gia thông thạo và nắm vững luật biện chứng.

Aristotle (384-322) : triết gia Hy Lạp, học trò của Plato. Ông là triết gia nổi tiếng trong lịch sử tư tưởng Tây Phương. Ông viết đủ loại sách liên quan đến sinh vật học, siêu hình học, vật lý học, triết học, chính trị học và thơ văn.

(2) Kha Luân Bố (Christopher Columbus, 1450-1566) : nhà hàng hải người Ý khám phá ra Mỹ Châu. Năm 1502-1504, ông và thủy thủ đoàn đã đến bờ biển Honduras (Trung Mỹ ngày nay).

(3) Thomas More (1478-1535), luật gia người Anh được vua Henri VIII phong chức thượng thư năm 1529. Đến năm 1538 thì bị vua phế bỏ và xử tử. Năm 1516 ông viết cuốn Utopia, tác phẩm căn bản nói về lịch sử của các tư tưởng chính trị. Thomas More được những người Cộng Sản Nga coi như bậc tiền bối cũa họ và dựng một tượng đài của ông ở điện Kremlin (Moscow).

(4) Tommmaso Campanella, là nhà văn nời Ý. Ông viết tác phẩm Civitas Solos (City Of The Sun, 1602) nói về các thiên đường hạ giới, có nhiều điểm giống cuốn Republic của Plato. Ông cũng được những người Bolsheviks Nga coi là tiền bối và dựng tượng đài ở Kremlin.

(5) Jean Bodin (1530-1596) thẩm phán và triết gia Pháp. Năm 1576 ông viết cuốn La Republique (Thể Chế Cộng Hòa) trong đó ông đưa ra những nguyên tắc về một nền “dân chủ ôn hòa”với những quyền lực trung gian như quốc hội, hội đồng qúy tộc và hội nị các đại diện giai cấp.

(6) Hugo Grotius (1583-1645, luật gia và nhà ngoại giao Hòa Lan. Năm 1619 ông bị tù chung thân vì hoạt động chính trị. Vượt ngục sang Pháp, ông được vua Louis XIII trọng dụng và phong đại sứ Thụy Điển. Ông viết cuốn Dejure Belli Ac Paci, (1625) một tác phẩm về Quốc Tế Công Pháp.

(7) Thomas Hobbes (1588-1645), triết gia Anh, chủ trương quân chủ chuyên chính. Năm 1651 ông viết cuốn Leviathan. Trong tác phẩm này, ông khuyên con người nên ký khế ước xã hội, bằng lòng nhường một số quyền cho vua chúa, nhưng vị này phải có nhiệm vụ duy trì luật pháp trong nước.

16

Page 17: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

(8) John Locke (1632-1704), triết gia Anh, viết cuốn Essai sur L´Entendement Humain(1690), trong đó cho rằng xã hội nên dựa trên một loại khế ước và nhà vua phải tuân theo luật pháp.

(9) David Hume (1711-1776), triết gia và sử gia Anh, viết cuốn Essais Moraux Et Politiques (1741-1742), chủ trương áp dụng cho xã hội một số nguyên tắc thực dụng.

(10) Adam Smith (1723-1790) kinh tế gia người Anh nổi tiếng trên thế giới. Ông chủ trương kinh tế tự do, và cho rằng khi con người tìm kiếm lợi ích cá nhân thì đồng thời cũng mang lại lợi ích chung cho xã hội. Do đó nhà vua không nên cản trở công việc làm ăn của nhân dân.

(11) Jean Jacques Rousseau (1712-1786) nhà văn và triết gia nổi tiếng của Pháp. Năm 1744 ông sống tại Paris. Năm 1762 ông viết cuốn Le Contrat Social (Xã Ước) trong đó mô tả những nguyên tắc và điều kiện để có một cuộc sống cộng đồng hài hòa êm ấm. Ông cũng chủ trương quyền người dân là nguồn gốc cho tính chính danh của một chính quyền hợp pháp.

(12) Tha hóa ( alienating), Cho đến giữa thế kỷ 20, “tha hóa” có nghĩa là chuyển nhượng tài sản, quyền lợi. Sau đó, do ảnh hưởng của Marx và Engels, có thêm nghĩa là : mất phương hướng, xa lạ đối với chính mình vì quá nghèo túng, thiếu thốn.

(13) Lugwig Feuerbach (1804-1872), triết gia Đức, tác giả cuốn The Essence Of Christianity. Ông đã ảnh hưởng rất nhiều tới Marx và Engels trên lãnh vực “biện chứng pháp”.

(14) John Stuart Mill (1806-1873) kinh tế gia người Anh, chủ trương kinh tế thực dụng, là tác giả cuốn sách Principes d´Economie Politiique (1848) và L´Utilitarisme (1863) dùng trong kinh tế học. Ông được coi là một trong số những nhà kinh tế học đầu tiên.

(15) Charles Darwin (1809-1882), nhà sinh vật học người Anh, tác giả cuốn De L´Origine Des Espèces (1859). Darwin cho rằng cuộc đấu tranh cho sự sống và sự lựa chọn tự nhiên là hai động lực chính yếu của sự phát triền loài người trên trái đất.

*

17

Page 18: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG HAI

NƯỚC ANH VÀ QUYỀN TƯ HỮU

Nước Anh là quê hương của chế độ dân chủ đại nghị. Sử gia A.F Pollard coi chế độ này là sự đóng góp lớn nhất cho nền văn minh nhân loại. Montesquieu (1) đánh gíá dân Anh là dân tộc tự do nhất thế giới vì họ đã hạn chế được quyền lực của nhà vua. Bên cạnh đặc điểm này, nước Anh còn là nước đầu tiên được tổ chức thành một quốc gia (nation state ).

Tại sao quốc hội Anh có thể thắng nhà vua và giành lại cho dân những quyền và những hình thức tự do làm cả thế giới khâm phục?

Lý do là vì ở Anh, nhà vua không nắm toàn bộ tài sản quốc gia. Tài sản đó được chia đều, một nửa cho nhà vua và giới qúy tộc, nửa còn lại cho dân. Nếu nhà vua không khéo quản lý tài sản của triều đình hoặc tiêu pha quá nhiều vì chiến tranh, hoang phí, lạm phát.. thì lúc đó nhà vua phải tăng thuế đánh vào dân hoặc tăng quan thuế đánh vào các nghiệp vụ thương mại với nước ngoài. Quyết định tăng thuế cần được sự đồng ý của quốc hội cho nên, mỗi khi trường hợp này xẩy ra, vua phải hạn chế bớt quyền hạn của mình và nới rộng quyền hạn của người dân. Nói khác, dân lại được tự do hơn.

Cũng có khi vua cần tiền mặt và đề nghị dân cung cấp. Về phần người dân lúc, nào họ cũng sẵn sàng thỏa mãn nếu vua chịu ban hành những cải cách có lợi. Dần dần cứ như vậy, dân càng giàu thì họ càng được tự do hơn. Tấm gương chính trị ở Anh chứng minh một nguyên tắc dân chủ hàng đầu : tư hữu có tác dụng hạn chế và kiểm soát quyền lực của nhà nước. Để hiểu rõ thêm, chúng ta hãy lược qua lịch sử của nước Anh.

Thời kỳ trước khi bị người Norman đô hộ .

Trước thế kỷ 5, nước Anh bị đế quốc La Mã cai trị. Sau khi người La Mã rút đi người Anglo-Saxon đến thay và họ ở lại liên tục 6 thế kỷ. Đến thế kỷ 11 thì người Norman sang đô hộ.

Vào thời kỳ của đế quốc La Mã, tất cả đất đai đều thuộc nhà vua . Khi người Anglo Saxon sang, đất đai được chia làm ba phần : một phần của vua, một phần của tư nhân và một phần của công. Đất công bị vua chiếm dụng lần hồi rồi biến mất, chỉ còn lại phần đất của tư nhân.

Hai thế kỷ trước khi người Norman sang đô hộ, nước Anh đã thống nhất dưới quyền cai trị của một vị vua . Theo truyền thống, vua Anh không có quyền làm luật, chỉ được cai trị theo phong tục tập quán. Nhà vua có sự tiếp tay của hội đồng nhân sĩ gồm các lãnh tụ tôn giáo và qúy tộc. Hội đồng này được quyền làm luật . Tuy nhiên, đối với những đạo luật quan trọng thì phải được đại hội đồng dân chúng thỏa thuận. Đại hội đồng dân chúng, gồm những người tự do, đươc trao quyền lập pháp và có tiếng nói quyết định mỗi khi phải giải quyết những vấn đề trọng yếu.

18

Page 19: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Dưới thời người Anglo-Saxon cai trị, quyền tư hữu được coi như quyền đương nhiên và người dân có thể chuyển nhượng. Triều đình sống bằng lợi tức riêng do đất đai và các nghiệp vụ tài phán mang lại. Chế độ thuế khóa không cho phép vua được tự ý ban hành vì phải được nhân dân chấp thuận.

Nền cai trị của người Norman

Khi người Norman sang cai trị, họ tịch thu tất cả đất đai của nhà vua và đất đai của những người chống đối họ . Đất đai của những người chống đối được đem cho thuê. Người thuê có quyền khai thác lấy lời nhưng phải cung cấp cho triều đình lính kỵ mã và ngựa. Đất sẽ bị thu hồi nếu người thuê không thỏa mãn nổi điều kiện này.

Khoảng 60% ngân sách của triều đình là do các khoản tiền cho thuê mướn mang lại. Nhà vua chỉ đánh thuế khi nào cần chi phí quốc phòng. Ngay cả trong trường hợp này cũng cần phải có sự ưng thuận của nhân dân.

Nét đặc biệt này của nền chính trị Anh quốc đưa đến hai hệ luận : thứ nhất, quyền tư hữu được bảo vệ chắc chắn qua thời gian; thứ hai, nhà vua không thể cai trị hữu hiệu nếu không kiếm được đủ tiền cho các chi tiêu của triều đình.

Đến đây, cần nêu lên một số sử liệu liên quan đến “quốc hội” nước Anh. Định chế này xuất hiện vào thế kỷ 13 dưới triều đại vua Henry III. Trong thời gian này, những buổi họp đại biểu nhân dân để gỉải quyết những vấn đề trọng đại liên quan đến an ninh quốc gia hay nhu cầu tài chính của triều đình, không có tính cách định kỳ mà chỉ thi hành khi nào vua ra lệnh.

Cho đến năm 1530 luật lệ của nước Anh là những luật lệ bất thành văn do truyền thống lưu lại. Nhà vua không được sửa luật, nếu không sẽ mang tiếng là lạm dụng quyền hành. Sau thời điểm này, quyền làm luật hoàn toàn thuộc về quốc hội, gồm hai viện: thượng viện và viện dân biểu.

Ở Anh, vua cai trị dưới danh nghĩa là vua (regally) và dưới danh nghĩa của hiến pháp (constiutionally). Cai trị dưới danh nghĩa hiến pháp buộc vua không được phép tự ý thay đổi luật. Nhà vua cũng không được tùy tiện thay đổi chế độ thuế khóa để người dân được an tâm hưởng dụng quyền tư hữu của họ.

Đặc điểm này khác với quyền hạn của các vua ở Pháp và ở lục địa châu Âu. Tại các nơi này, vua cai trị dưới danh nghĩa là vua và không đếm xỉa gì đến hiến pháp như ở Anh.

Luật dân gian ở Anh

Đầu thế kỷ 13 tại nước Anh, song song với những trường đại học luật khoa dạy luật cổ điển và luật La Mã, các trường đào tạo chuyên gia về luật dân gian (common law) cũng xuất hiện rất nhiều.

Các chuyên gia về luật dân gian cũng có tư cách và uy tín như các luật sư và thẩm phán trong vai trò giải thích luật và hiến pháp mỗi khi có tranh chấp. Chính họ đã góp phần không nhỏ trong việc giải phóng nông nô và củng cố nguyên tắc: không ai có thể bị bỏ tù nếu không vi phạm luật pháp.

19

Page 20: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Nói về luật dân gian ở Anh, sử gia William Camden (2) cho biết: kể từ thế kỷ 12 và 13, luật dân gian ở Anh bao gồm phần lớn các luật liên quan đến ruộng đất, khai thác ruộng đất và liên quan đến quyền tư hữu cùng các dịch vụ gắn liền với quyền này.

Nói chung, phong tục tập quán nước Anh được cụ thể hóa bởi luật dân gian, và các luật này là trọng tài tối cao trong các cuộc tranh chấp xảy ra trong xã hội. Theo Sir Edward Coke, một luật gia nổi tiếng, quyền tối hậu trong việc giải thích luật pháp không nằm trong tay vua, cũng không nằm trong tay quốc hội, mà nằm trong tay tòa án khi cơ quan này áp dụng luật căn cứ vào án lệ.

Tinh thần thượng tôn luật pháp là một điểm son của nước Anh. Từ vua quan cho tới thứ dân, đâu đâu luật pháp cũng được triệt để tôn trọng. Thomas Paine (3) đánh giá: “Ở Anh, luật pháp là vua”. Tại nước này, luật dân gian bảo vệ rất hữu hiệu quyền tư hữu và quyền tự do của công dân.

Các triều đại Tudor

Dưới triều đại Tudor cuối thế kỷ 15, dân Anh đạt tới con số ba triệu người, trong đó 9/10 là nông dân. Chế độ nông nô đã chấm dứt và ai cũng là người tự do.

Theo truyền thống, ngân sách hàng năm của triều đình vẫn dựa trên tiền cho thuê đất đai và quan thuế. Đến năm 1485 số tiền cho thuê đất đai sụt giảm chỉ còn 30% tổng số thu nhập. Để ra khỏi ngõ bí này, vua Henry III quốc hữu hóa các tài sản của “nhà thờ”. Bìện pháp này được sự chấp thuận của quốc hội và không gặp đối kháng mạnh vì nhà vua cho những người thuê đất giữ quyền khai thác và hưởng dụng.

Sang triều đại nữ hoàng Elizabeth (1558-1603) hoàng gia tiếp tục thiếu tiền, phần vì tệ nạn tham nhũng và lạm phát, phần khác vì khả năng quản lý tài sản yếu kém. Ngoài ra, chiến tranh với Tây Ban Nha càng làm cho ngân sách thâm thủng trầm trọng thêm. Để giúp giải quyết khó khăn này, quốc hội chịu cung cấp hai triệu bảng Anh nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Nữ hoàng phải bán đất của triều đình, măc dầu biết rằng làm như thế thì khoản tiền cho thuê đất hàng năm lại kém đi. Vào thời điểm cuối trào, triều đình buộc phải truyền họp quốc hội liên tục để yêu cầu giúp đỡ về mặt tài chính.

Nhiều lần hoàng gia cũng đã thử ra những quyết định độc tài để giải quyết nhưng lần nào cũng gặp sự chống đối quyết liệt của nhân dân và tòa án. Do đó có thể nói rằng: ở Anh, quyền cai trị được chia sẻ đồng đều giữa nhà vua và quốc hội. Tục lệ này đã trở thành truyền thống không thể đảo ngược.

Các triều đại Stuart đầu tiên

James I là vị vua đầu tiên của các triều đại Stuart. Bị ảnh hưởng của nhà tư tưởng người Pháp Jean Bodin (4) ông cho rằng: vua phải ở trên luật pháp vì vua làm ra luật, và chỉ chịu trách nhiệm trước Thượng Đế về những hành động của mình; vua cũng là sở hữu chủ của tất cả của cải của quốc gia, và chỉ phải tôn trọng quyền tư hữu của nhân dân về mặt luân lý chứ không phải về mặt luật pháp. Tư tưởng của James I đi ngược lại truyền thống cố hữu của người Anh đến độ người ta cho rằng loại mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc cách mạng.

Nhà vua lên ngôi với một ngân khố trống rỗng và một hoàng gia nợ như “chúa Chổm”. Để kiếm tiền ông nghĩ ra nhiều thủ thuật lợi hại, chẳng hạn như bán chức tước (công, hầu, bá, tử, nam) của triều đình và phát hành công trái bắt buộc, nhưng tất cả

20

Page 21: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

những thủ thuật này đều không mang lại kết quả mong muốn. Cuối cùng ông lại phải trở về với phương thức bán đất truyền thống của triều đình. Đến khi con ông là Charles I lên nối ngôi thì đất đai của hoàng gia không còn bao nhiêu nữa.

Vua Charles I đăng quang vào năm 1625 và ngay từ ngày đầu tiên ngồi ngai vàng ông đã trở thành kẻ thù của nhân dân. Lý do thứ nhất, là vì ông lấy con gái vua Louis 13 của Pháp theo đạo Công giáo, vì thế nên không được lòng dân Anh theo đạo Tin Lành. Lý do thứ hai, là vì ông đánh thuế quá nhiều mà không qua quốc hội nên đã vi phạm trầm trọng truyền thống của dân tộc.

Trước những hành động đó, một không khí đối kháng tiềm tàng phát sinh giữa triều đình và nhân dân. Cho nên khi được vua yêu cầu thông qua một số dự án về thuế và quan thuế quốc hội đã phản ứng dữ dội. Không những quốc hội chỉ chấp nhận cho vua một phần rất nhỏ của ngân khoản yêu cầu mà còn truất quyền hưởng thụ suốt đời của vua về quan thuế. Từ đó về sau vua chỉ được trợ cấp quan thuế hàng năm.

Trước quyết định này, vua liền giải tán quốc hội và triệu tập một quốc hội khác vào năm 1626, gọi là quốc hội thứ hai. Với quốc hội mới này nhà vua cũng không được toại nguyện. Trái lại, quốc hội mới còn đòi nhà vua cách chức quận công Buckingham với lý do ông này có hành vi mờ ám biển thủ tài nguyên quốc gia và thiếu khả năng lãnh đạo quân đội khi chiến đấu. Khi quận công trả lời ông chỉ làm theo lệnh của nhà vua thì quốc hội phán thêm rằng: nếu nhà vua ra lệnh trái phép nước thì những lệnh đó được coi như vô giá trị và không phải thi hành. Phản ứng này từ đó về sau đã trở thành một nếp sinh hoạt dân chủ quan trọng của Anh quốc: các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước quốc hội. Ngay lúc đó thì hậu quả là quốc hội thứ hai lại bị vua giải tán.

Sau thời gian này, triều đình của vua Charles I cai trị không cần quốc hội. Bằng một số thủ thuật liều lĩnh, một mặt ông tiếp tục hưởng dụng quan thuế một cách bất hợp pháp, mặt khác ông tìm cách vay mượn một số công dân giàu có. Tất cả những thủ thuật này đều bị nhân dân kịch liệt lên án.

Trong khi đó chiến tranh với Pháp và Tây Ban Nha vẫn tiếp tục và chi phí của cuộc chiến vẫn leo thang. Nhà vua lại buộc phải triệu tập quốc hội lẩn thứ ba vào năm 1628. Thông cảm với những khó khăn của triều đình, lần này quốc hội vẫn thỏa mãn yêu cầu của nhà vua nhưng đòi hỏi một số nhượng bộ chính trị sâu rộng như chưa bao giờ đạtđược trong lịch sử.

Quốc hội yêu cầu vua ký một kiến nghị khẳng định quyền của công dân với nội dung: “không ai bị bắt buộc phải biếu xén, cho vay, giúp tiền từ thiện, đóng thuế hoặc làm những việc tương tự nếu không có sự ưng thuận của quốc hội” và “ các biện pháp tịch thu, tù đầy hoăc xử tử bị tuyệt đối cấm chỉ nếu không tuân theo những thủ tục do luật quy định”. Kiến nghị đó có tên là “Kiến nghị về quyền công dân” (Petition of Rights) được vua ký vào tháng 6 năm 1628 để đổi lấy số tiền vua yêu cầu. Sự kiện này là bước tiến đầu tiên trên lộ trình cấu tạo các hình thức tự do như chúng ta được biết ngày nay. Chỉ trong vòng sáu năm sau, nội dung của kiến nghị đã trở thành một phần căn bản của hiến pháp nước Anh.

Năm 1629 vua Charles I lại giải tán quốc hội với lý do xâm phạm quá nhiều vào quyền hành của nhà vua. Ông liên tục cai trị không có quốc hội mãi tới mười một năm sau. Trong thời gian này, để giảm chi phí chiến tranh ông ký hiệp ước hòa bình với Pháp và Tây Ban Nha. Để kiếm tiền cho hoàng gia ông bán “độc quyền” cho thương nhân và

21

Page 22: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

kỹ nghệ gia, mở rộng diện tích đất cho thuê, phong tước cho các chủ đất giàu v..v. Ngân sách hoàng tộc tạm đủ để chi dùng với những khoản tiền kiếm được như trên.

Đến năm 1634 Charles I tự nhiên có sáng kiến nới rộng “thuế tàu” (ship money). Thuế tàu là thứ thuế nhà vua có thể thu mà không cần có sự chấp thuận của quốc hội, nhưng chỉ được thu khi nào đất nước bị chiến tranh đe dọa và chỉ được đánh vào những tỉnh hoặc những vùng dân cư duyên hải. Charles I viện dẫn lý do là vùng biển nước Anh bị hải tặc quấy nhiễu để bắt toàn dân nộp thuế tàu, nhưng lý do này không được nhân dân đồng ý. Rút cuộc nhà vua chỉ thu được 1/5 số thuế dự trù.

Một thành viên của Hạ Viện Quốc Hội tên John Hampden không nộp thuế tàu bị đưa ra tòa xử. Tòa án gồm 12 thẩm phán do vua chỉ định. Với một đa số sát nút 7/5 tòa đã xử Hampden phải nộp thuế, nhưng thật ra trong vụ án này Hampden đã thắng kiện vì 5 vị thẩm phán bênh vực ông toàn là những quan tòa có uy tín lẫy lừng. Ông trở thành lãnh tụ được toàn thể dân Anh kính mến. Vu án “thuế tàu” được ghi nhận như một bước dài trong tiến trình dân chủ hoá nước Anh.

Năm 1640 khi nhân dân Scotland nổi dậy chống chính sách tôn giáo của nhà vua, Charles I lại phải triệu tập một quốc hội khác để xin ngân sách chống loạn quân nhưng quốc hội không cho. Ông bèn giải tán, vì thế quốc hội này có tên là “Short Parliament” (Quốc Hội Ngắn). Loạn Scotland tiếp tục hoành hành gây hao tổn cho ngân sách triều đình. Các ngân hàng lớn ở Luân Đôn không chịu tài trợ cho một hoàng gia chi tiêu phung phí. Cuối cùng, Charles I không còn phương cách nào khác hơn là yêu cầu quốc hội họp để giải quyết và lần này ông đã ưng thuận cho quốc hội tồn tại liên tục trong 13 năm.

Lãnh tụ hạ viện quốc hội John Pynn khai thác tối đa thế thắng của nhân dân. Trước tiên ông đòi hủy bỏ vụ kiện Hampden vì nó đi ngược lại truyền thống, trái luật, vi phạm trầm trọng quyền tư hữu và các quyền tự do khác của công dân. Tiếp theo ông buộc cơ quan hành chính của triều đình phải chịu trách hiệm trước quốc hội. Sau cùng ông không cho vua hưởng thu nhập quan thuế nữa ngoại trừ một ngân khoản rất nhỏ chỉ đủ để điều hành sinh hoạt của hoàng gia.

Vào năm 1641, quốc hội chuẩn thuận một đạo luật có tên là “Triennal Act” tự cho phép họp ba năm một lần không cần có lệnh triệu tập của nhà vua. Mỗi phiên họp được quyền kéo dài 15 ngày và triều đình không có quyền can thiệp, triển hạn hoặc hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của quốc hội.

Nhiều bước tiến quan trọng khác về hướng dân chủ hoá cũng được quốc hội thực hiện trong thời gian này, như bãi bỏ hoàn toàn quyền hưởng thụ quan thuế của nhà vua, giải tán những toà án không vô tư của hoàng gia và coi như vô hiệu những bản án liên quan đến việc chống “thuế tàu”.

Không khí đấu tranh chính trị giữa triều đình và quốc hội mỗi ngày một thêm căng thẳng và bùng nổ thành nội chiến khi quốc hội do John Pynn lãnh đạo đòi truất bỏ quyền chỉ hu quân lực của nhà vua. Đầu năm 1642, Charles I rời khỏi Luân Đôn khi nội chiến mở màn giữa phe bảo hoàng và phe ủng hộ quốc hội.

Phe bảo hoàng “The Cavaliers” gồm các thành phần qúy tộc giàu có nhờ ơn vua còn phe ủng hộ quốc hội “ The Roundheads” quy tụ các thành phần thương gia, địa chủ, giáo phái Puritans và các nhóm thuộc giai cấp trung lưu. Nội chiến kéo dài 6 năm (1642-1648). Olivier Cromwell tái lập hòa bình và dựng lên chế độ Thịnh Vượng Chung “Commonweath”. Vua Charles I bị xử tử vào tháng giêng năm 1649.

22

Page 23: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG BA

NƯỚC NGA VÀ TRUYỀN THỐNGXA LẠ VỚI ĐỊNH CHẾ TƯ HỮU

Trước năm 1991, trừ một thập niên duy nhất 1906-1917, nhân dân Nga và nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của đế quốc cộng sản này, chưa bao giờ được hưởng các quyền con người và quyền công dân.

Trong thời kỳ phong kiến quân chủ, các vua Nga cai trị độc tài hơn các vua chúa Tây phương rất nhiều. Đến khi chế độ dân chủ được các nước phương Tây áp dụng thì tại Nga và các nước chư hầu, các thể chế quân chủ và chuyên chính vẫn tiếp tục tồn tại. Dòng dã bảy thế kỷ, dưới ách cai trị của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, nhân dân các nước đó đã bị tước đoạt hoàn toàn mọi hình thức tự do, tới một mức độ chưa bao giờ thấy trong lịch sử loài người. Đại đa số dân Nga trong suốt thời gian hai thế kỷ rưỡi (1600-1861) đã phải sống với thân phận nông nô cho các vua chúa, và tuyệt đối không có trong tay một phương thức nào để tự bảo vệ chống lại những lạm dụng của các chủ nô tàn bạo.

Nước Nga cũng là một phần đất cuả Âu Châu nên người ta tự hỏi tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Câu trả lời là vì ở Nga quyền tư hữu của nhân dân đã bị bóp chết ngay từ lúc ban đầu. Vì không có tư hữu nên dân Nga không có phương cách gì để chống lại sự độc tài của vua chúa. Bao nhiêu của cải của đất nước và của dân, kể cả sinh mạng của họ, đều thuộc quyền sở hữu tuyệt đối của nhà vua nên triều đình chẳng khi nào cần triệu tập quốc hội để giải quyết nhu cầu tiền bạc như ở Anh.

Những đoạn viết tiếp theo sẽ chứng minh và nhắc nhở một sự thật muôn thuở của loài người: thiếu vắng tư hữu là nguyên nhân chính yếu để các chế độ độc tài xuất hiện và tồn tại lâu dài.

Nước Nga trước thời kỳ Mạc Tư Khoa trở thành trung tâm chinh trị

Như mọi người đều biết, một của cải muốn được coi như tư hữu (property) phải hội đủ hai tiêu chuẩn: thứ nhất, phải được con người ưa thích, và thứ hai, phải khan hiếm.

Ở nước Nga, vào thời cổ đại, đất đai quá nhiều nên chẳng bao giờ xảy ra tranh chấp. Cái mà người ta qúy là sức lao động chứ không phải những thửa đất. Chẳng hạn như cây cối trong rừng thì chẳng ai quan tâm đến, nhưng khi cây đã được đốn ngã và chặt thành củi, thành gỗ thì người chặt coi những bó củi và những thanh gỗ đó là của mình. Nói như vậy để thấy rằng ý niệm về tư hữu ở Nga không xuất phát từ những quan tâm về ruộng đất như ở Tây Âu.

23

Page 24: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Những vùng dân cư đầu tiên tại nước Nga xuất hiện dưới thời chiếm đóng của các bộ lạc Vikings Thụy Điển. Những người thuộc các bộ lạc này không phải là những kẻ đi chiếm đất mà là những con buôn có đầu óc mạo hiểm. Loại Vikings này khác Vikings Na Uy và Đan Mạch là những bộ lạc đã tràn sang Anh, Pháp và Tây Ban Nha để định cư ở đó và canh tác để kiếm sống.

Trên lành thổ Nga những người Vikings Thụy Điển thiết lập một con đường để chuyển hàng tới Constantinople (Istambul ngày nay). Dọc theo con đường này họ xây những thành thị có cư dân sinh sống để làm trạm nghỉ chân. Rồi họ lấy vợ là phụ nữ địa phương và sinh con đẻ cái. Dân số mỗi ngày một gia tăng và các thành thị cũng phát triển theo. Thủ đô của hệ thống dân cư này là Kiev, một thị tứ trên bờ sông Dnieper. Quyền cai trị Kiev được giao cho vị thủ lãnh thâm niên nhất. Những thành thị nhỏ hơn được giao cho những thủ lãnh ít thâm niên hơn. Trong mỗi thành thị, thủ lãnh được một hội đồng dân chúng gồm những người tự do phụ tá và trợ lực. Các hội đồng dân chúng được gọi là “veches”.

Thời kỳ này có tên là “thời kỳ Kiev”. Nó kéo dài từ thế kỷ thứ 10 đến giữa thế kỷ 13. Sử liệu không đề cập gì đến quyền tư hữu đất đai. Năm 1200 con đường thương mại giữa Kiev và Contantinople bị cắt đứt vì các thảo nguyên đưa ra Hắc Hải bị các bộ lạc Thổ Nhĩ Kỳ có tên là Pechenegs và Polovtsky đến chiếm giữ.

Không sống được bằng thương mại các bộ tộc Vikings Thụy Điển quay ra sống bằng canh tác vùng đất xung quanh các thị tứ họ đã thành lập. Đất đai canh tác bắt đầu được chú trọng đến kể từ thời gian này.

Năm 1242 thủ phủ Kiev bị quân Mông Cổ sang xâm chiếm và phá hủy. Sự thất thủ của Kiev khiến nước Nga hoàn toàn tan rã. Phía Nam và Tây Nam bị Lithuany và Ba Lan đô hộ. Khu trung tâm bị chia thành nhiều vùng, mỗi vùng do một lãnh chúa Nga chiếm giữ. Tất cả những vùng này họp thành một tỉnh của đế quốc Mông Cổ, mỗi năm phải đến Sarai trên bờ sông Volga để triều cống. Duy chỉ có vùng Novgorod phía Bắc là không bị quân Mông Cổ đụng tới nên trở thành vùng tự trị. Tuy nhiên vẫn phải nộp thuế cho đế quốc của Genghis Khan.

Sự có mặt của quân Mông Cổ trên đất Nga không lâu dài nhưng họ đã mang sang nước nà truyền thống của một nền quân chủ chuyên chế tuyệt đối. Tất cả những gì trong nước đều thuộc quyền của nhà vua. Vua ban cho thứ gì thì được hưởng thứ đó chứ không có quyền đòi hỏi hoặc khiếu nại.

Như đã nói, trước khi quân Mông Cổ sang xâm chiếm, các thủ lãnh vùng đều được các hội đồng dân chúng, gọi là “veches”, phụ lực. Quyền hành của các “veches” không phải là nhỏ vì hội đồng này có quyền bãi nhiệm nếu lãnh tụ thua trận hoặc không đủ khả năng đem lại cho quần chúng những kỳ vọng họ mong đợi. Tập tục này là mảnh đất tốt cho các quyền tự do phát triển. Thế nhưng quân Mông Cổ đã hủy hoại sự phát triển đó vì các “veches” là những trung tâm đối kháng sự bóc lột của họ. Hơn nữa các lãnh chúa Nga cũng không có lợi gì để duy trì các “veches”vì tất cả những rắc rối cho nhiệm vụ thu thuế của họ đều đến từ các hội đồng này. Do đó các “veches” đã biến mất kể từ cuối thập kỷ thứ 13. Bắt đầu từ thời gian này, các lãnh chúa Nga tha hồ tùy tiện cai trị dân mà không gặp bất cứ một cấm kỵ nào cản trở.

Vào thế kỷ thứ 15, đất đai của lãnh chúa chia làm ba loại: loại thứ nhất là đất của triều đình; loại thứ hai là đất trắng không phải đóng thuế, của qúy tộc và tăng lữ; loại thứ ba là đất đen của bần dân. Đất đen phải đóng thuế và có thể bị tịch thu. Giới qúy tộc

24

Page 25: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

thường lợi dụng quyền tịch thu này để biến đất đen thành đất trắng cho nên đất đen đã biến hết vào thế kỷ 17, trừ một vài nơi ở phía Bắc.

Đất trắng trở hành hình thức tư hữu đầu tiên ở nước Nga nhưng chỉ tồn tại được đến cuối thế kỷ 15 thì chấm dứt vì dưới triều đình Ivan III luật vua quy định rằng tất cả các đất đai, bất kể nguồn gốc xuất phát, đều phải cung cấp dịch vụ cho vua. Ít lâ sau, tất cả những đất này đều bị quốc hữu hóa và quyền tư hữu về đất hoàn toàn bị hủy bỏ.

Novgorod

Người Vikings Thụy Điển thành lập xứ Novgorod vào thế kỷ 9̣ và coi đó như một thành trì để phát triển ra các vùng khác của nước Nga. Gần đó, Pskov là thành trì thứ hai của họ. Cả hai nơi này may mắn không bị quân Mông Cổ đánh chiếm, cho nên giữ nguyên vẹn được các định chế truyền thống của mình.

Novgorod không những đã giữ nguyên “veche” trung ương mà còn thiết lập thêm năm “veches” địa phương. Tất cả những người tự do đều được tham dự và có ý kiến tại các hội đồng dân chúng đó. Pskov cũng tổ chức giống như Novgorod.

Vì đất đai cằn cỗi nên nông nghiệp ở hai xứ này không phát triển. Họ phải nhập cảng từ các xứ trung tâm và từ ngoại quốc. Vào thế kỷ 13 họ đã phải buôn bán với tổ chức thương mại HANSEATIC vùng Baltic. Sau đó, họ phát triển thương mại với tứ phía xung quanh.

Định chế quan trọng nhất của Novgorod lúc nào cũng là “veche”. Các ông hoàng đứng đầu xứ không có quyền hành gì đối với đất đai cũng như đối với các tài sản khác của xã hội. Với nhiệm vụ chính thức dân chúng giao cho là chỉ huy quân đội, các ông hoàng được “veche” bầu lên hoặc bãi nhiệm. Vị trưởng hành chánh (posadnick) cũng như vị giám mục Kiev cũng do “veche” bầu lên. Có thể nói rằng, vào giữa thế kỷ 12 Novgorod đã có một chính thể cộng hòa, theo nghĩa những chức chưởng điều hành, từ ông hoàng trở xuống, đều do dân chúng bầu lên.

Các ông hoàng Novgorod không có nguồn lợi riêng tư nên ngân qũy của họ đều do các “veches” cung cấp. Từ 1095 đến 1304 Novgorod có 58 ông hoàng làm việc với nhiệm kỳ trung bình là 3.6 năm. Đến năm 1300 thì không còn ông hoàng nào nữa và Novgorod đã trở thành một nền cộng hòa dân chủ theo đúng nghĩa của nó, một nền cộng hòa dân chủ duy nhất ở nước Nga cho đến thập kỷ 1990.

Dân chủ và quyền tư hữu luôn luôn là những bạn đồng hành. Vào cuối thế kỷ 15 khi bị Moscow xâm chiếm, 60% đất đai của Novgorod thuộc quyền tư hữu của nhân dân. Đàn bà cũng được quyền sở hữu đất như đàn ông. Mọi người sống trong một bầu không khí chính trị dân chủ và một nền kinh tế hài hòa thịnh vượng.

Nhân dân Novgorod cũng được hưởng một nền tư pháp độc lập. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật bất kể họ thuộc thành phần qúy tộc, giai cấp trung lưu hoặc những giai cấp thấp hơn.

Xứ Pskov, tách rời khỏi Novgorod vào năm 1348 , cũng vẫn giữ một chế độ chính trị tương tự. Quyền hành của ông hoàng lúc nào cũng ở vị trí một công chức chính yếu của hội đồng quần chúng “veche”, nghĩa là một người được hưởng thù lao để thống lãnh và chỉ huy quân đội cho đến khi nào hết khả năng giữ gìn an ninh cho xứ sở. Nguồn lợi duy nhất của ông hoàng đến từ nghiệp vụ tư pháp, theo một cách không trọn vẹn.

25

Page 26: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG BỐN

THẾ KỶ 20 : THỜI GIAN QUYỀN TƯ HỮUBỊ RƠI VÀO QUÊN LÃNG

Những tư tưởng xã hội đầu tiênTư tưởng của Marx và EngelsMột cuộc thử nghiệm đắt giá

Lược qua lịch sử của thế giới ta thấy rằng quyền tư hữu đã xuất hiện từ thế kỷ 17 tại Anh quốc, rồi dần dần phát triển sang những nước khác trong lục địa Âu Châu trong thế kỷ 18. Đến thế kỷ 19, quan niệm về quyền tư hữu (trong đó bao gồm cả quyền sống và các quyền tự do khác của con người) đã đạt tới cao điểm của nó, nhưng ̣đà phát triển này đã bị chặn đứng lại vì các xáo trộn xã hội gây ra bởi cuộc cách mạng kỹ nghệ tại Âu Châu.

Bước vào thế kỷ 20, cuộc cách mạng kỹ nghệ đã làm cho nền kinh tế tư bản phát triển đến độ gần như mọi người đều trở thành những kẻ làm công, những người không còn được trực tiếp hưởng dụng thành quả của các phương tiện sản xuất do chính mình khai thác. Tình trạng này đã dấy lên một làn sóng chỉ trích và buộc tội chế độ tư bản là đã tạo ra một giai cấp nghèo khó, một tầng lớp công nhân phải lao động cực nhọc trong những điều kiện khắt khe, và mở rộng hố cách biệt giàu nghèo. Làn sóng chỉ trích gồm gồm cả hai loại tư tưởng xã hội và cộng sản.

Những tư tưởng xã hội đầu tiên

Ý tưởng về một xã hội tổ chức trên căn bản sở hữu công cộng đã có từ thời cổ đại. Trong tác phẩm “Republic” ra mắt vào thế kỷ 4 trước Tây lịch, triết gia Hy Lạp Plato cho rằng nều giữ được sự bất bình đẳng xã hội ở mức độ tối thiểu thì có thể thăng tiến hòa bình trong cuộc sống xã hội và nâng cao phẩm chất của chính quyền. Hình mẫu lý tưởng của một nền cộng hòa, dưới con mắt của Plato, là một giai cấp trí thức tài giỏi làm cố vấn cho vua và kìm hãm tham vọng của giai cấp sản xuất gồm thợ thủ công và nông dân. Để giai cấp trí thức dốc lòng phục vụ cho nhà nước thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng tư, Plato cho rằng, họ không nên có tư hữu và nên sống chung trong một cộng đồng, nuôi dưỡng con cái theo cung cách tập thể.

26

Page 27: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Sang thời Trung Cổ, đã xuất hiện những cộng đồng Công Giáo với những thành viên cùng làm cùng hưởng trên những thửa đất không thuộc về ai. Dân cư các cộng đồng đó tin rằng chấp nhận tư hữu là thiếu bổn phận vời Chúa và láng giềng.

Vào thế kỷ16, văn sĩ người Anh Thomas More, trong tác phẩm “Utopia” (1516) đã vẽ ra một xã hội xây dựng trên căn bản sở hữu công cộng và cai trị bằng lý trí, nhưng cuốn sách này không được dư luận Âu Châu tán thưởng. Trong thế kỷ 17 nhiều nhóm Thanh Giáo (Puritan) (1) ở Anh, chẳng hạn như nhóm Diggers, cũng hô hào bãi bỏ quyền tư hữu về ruộng đất .

Làn sóng chỉ trích quyền tư hữu tiếp tục lan rộng sang tới thời kỳ Khai Sáng trong thế kỷ 18, qua tư tưởng của Immanuel Kant (Đức) (2) và Jean Jacques Rousseau (Pháp). Các triết gia thời Khai Sáng chủ trương rằng bản chất tự nhiên của con người đòi hỏi được chia sẻ quân bình về quyền chính trị và thù lao trong lao động. Cuộc cách mạng Pháp 1789 lật đổ chế độ quân chủ được tiến hành trên căn bản triết lý này.

Nhà cách mạng bạo động Pháp Francois Noel Babeuf hô hào tiến đến mục tiêu sở hữu công cộng về ruộng đất và bình đẳng về kinh tế và chính trị. Ông bị xử tử năm 1797 vì hoạt động lật đổ chính quyền Pháp, nhưng triết lý chính trị của ông đã có ảnh hưởng lớn mạnh đối với một số nhà cải cách mang tư tưởng cộng sản tại Pháp và Ý đầu thế kỷ 19.

Nhà xã hội Pháp Louis Blanc (1811-1882) đưa ra sáng kiến thành lập những hiệp hội công nhân do công nhân kiểm soát. Theo ông phương thức này thăng tiến và quân bình nhân cách con người, đồng thời loại bỏ những ý đồ cạnh tranh xấu xa được tư bản khuyến khích. Louis Blanc đã ảnh hưởng Marx về nhiều mặt, đặc biệt là về công thức “làm việc theo khả năng và hưởng thu theo nhu cầu”.

Louis Auguste Blanqui (1805-1881) lý thuyết gia xã hội Pháp, người đã phải trả giá 36 năm tù vì hoạt động chính trị, cho rằng cuộc cách mạng vô sản do công nhân tiến hành sẽ không thể thành công nếu không được lãnh đạo bởi một tổ chức có kỷ luật sắt. Tư tưởng này đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc cách mạng 1848 lật đổ chế độ quân chủ tái lập tại nước ông và đã được Lenin dùng làm phương châm chỉ đạo trong việc tổ chức đảng Bolchevick cũng như trong việc cướp chính quyền tại Nga năm 1917.

Đầu thế kỷ 19, một số nhà xã hội có tư tửởng cộng sản, trái lại, đã bác bỏ phương thức cách mạng lật đổ và chủ trương cách mạng trường kỳ. Charles Fourier (1772-1837) kinh tế gia xã hội Pháp, cho rằng tình trạng vô trật tự, sự phí phạm cũng như sự tha hóa đều là sản phẩm của nền tư bản hiện đại. Ông đề nghị xã hội tổ chức thành từng nhóm 1600 người gọi là “Phalanstery”, tự quản và sinh hoạt chung trong công tác sản xuất.

Một lý thuyết gia xã hội khác, Claude Henri de Rouvroy, tức bá tước Saint Simon của Pháp (1760-1825), phối hợp các tư tưởng xã hội và Cơ Đốc giáo. Ông tin rằng phương cách tốt đẹp để điều hành một xã hội là giao nhiệm vụ này cho thành phần thông thạo nhất trong công đồng công nghiệp như khoa học gia, kỹ sư, kỹ nghệ gia… Lý do là vì khi nhóm lãnh đạo này thấy quyền lợi của họ phụ thuộc vào quyền lợi của cộng đồng

27

Page 28: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

thì đương nhiên họ sẽ phải lo liệu hết mình để cải thiện đời sống và quyền lợi của công nhân. Xã hội sau đó sẽ phát triển hài hòa theo giáo lý của đạo Cơ Đốc.

Ở Anh, kỹ nghệ gia Robert Owen (1771-1858), bất mãn trước những nghịch cảnh của cuộc cách mạng kỹ nghệ, đã cố gắng cải thiện phúc lợi của công nhân. Là quản lý một nhà máy kéo bông sợi, ông đã nâng cấp môi trường sống của thợ bằng cách tiện nghi hóa nơi cư trú của họ, cải tiến máy móc để công nhân có điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh hơn, tổ chức các chợ bán hàng rẻ và trường học cho con cái họ. Owen cho rằng chính công nhân phải sáng tạo những định chế cho tương lai họ chứ không nên trông chờ vào chính phủ. Họ phải đặt quyền lợi chung lên trên lợi tức riêng và họp thành những hợp tác xã buôn bán tiện nghi và hàng hóa.

Năm 1825 Owen tổ chức một hợp tác xã theo hình mẫu đó ở Indiana, đặt tên là “New Harmony” nhưng chỉ hoạt động được có ba năm thì giải tán. Nhiều cộng đồng mang tính xã hội khác cũng được Fourier thành lập tại Pháp, Etienne Cabet tổ chức tại Nauvoo (Illinois) và các đồ đệ của Saint Simon tổ chức tại Menilmontant gần Paris (Pháp).

Tư tưởng của Marx và Engels

Tư tưởng của Marx và Engels đã đặt nền móng cho những cuộc cách mạng và các chế độ cộng sản trong thế kỷ 20. Marx và Engels là những trí thức Đức sống bằng nghề dạy học, làm báo và hoạt động chính trị tại nhiều thành phố tại Âu Châu.

Năm 1947, cùng với một số công nhân, Marx và Engels thành lập Liên Đoàn Cộng Sản (Communist League) và được yêu cầu họach thảo cương lĩnh họat động cho tổ chức.

Bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản phổ biến năm 1848 là tác phẩm của hai người. Trong bản tuyên ngôn này, Marx và Engels chối bỏ tất cả những nhà xã hội tiên phong, đánh giá họ là không tưởng và cho rằng những kế hoạch về sở hữu công cộng của họ không thể tiến hành và hoàn tất được trong các xã hội tư bản. Hai ông hô hào công nhân thế giới đoàn kết lại để thực hiện một “mẫu hình xã hội khoa học”, một chế độ cộng sản.

Hai ông lớn tiếng loan báo chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết vô cảm phát xuất từ những quy luật bất di dịch của lịch sử. Kèm theo, hai ông còn đưa ra lời đe dọa là “bóng ma cộng sản” đang ám ảnh toàn cõi Âu Châu và được nhìn nhận bởi tất cả những quyền lực chân chính của lục địa này.

Marx dùng thời gian tiếp theo để triễn khai một lý thuyết tổng quát về xã hội và lịch sử. Marx xác định rằng, chìa khóa để hiểu văn hóa và lịch sử nhân lọai là “đấu tranh giai cấp”. Thuật ngữ “giai cấp” dùng để chỉ một nhóm người có cùng quy chế xã hội và knh tế. Marx cho biết, trong lịch sử, đấu tranh giai cấp đã xảy ra tại mọi xã hội bất kể cơ cấu kinh tế hoặc hình thái sản xuất. Trong mỗi loại xã hội đó, luôn luôn có một thiểu số nắm giữ và kiểm soát các phương tiện sản xuất như : tiền, đất đai, nguyên liệu, dụng cụ, nhân công, máy móc. Thiểu số đó họp thành giai cấp cai trị. Gần như toàn thể dân số

28

Page 29: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

còn lại không sở hữu và cũng không kiểm soát thứ gì ngoài khả năng lao động của họ. Giai cấp cai trị dùng quyền lực kinh tế để bóc lột nhân dân và chiếm đoạt “thặng dư lao động” của những người này. Nói khác, công nhân bị bắt buộc lao động không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu của chính họ mà còn để thỏa mãn cả nhu cầu của giai cấp cai trị nữa.

Marx mô tả sự thay đổi lịch sử Tây phương như tiến trình của một chuỗi hình thái xã hội khác nhau. Đấu tranh giai cấp là động cơ của sự thay đổi đó, phát sinh ra cách mạng và dẫn dắt lịch sử đi từ thời kỳ này sang thời kỳ kế tiếp. Xã hội nông dân nguyên thủy đã tồn tại nhiều thế kỷ trước khi chuyển sang hình thái xã hội Trung Cổ. Theo cùng quy luật, Âu Châu Trung Cổ đã biến đi để nhường chỗ cho Âu Châu tư bản kỹ nghệ. Và lẽ cố nhiên, Âu Châu tư bản cũng không thể tồn tại mãi mãi. Nó đang trên đà chuyển động.

Phân tích xã hội tư bản trong thế kỷ 19, Marx thấy sự đấu tranh giữa giai cấp tư bản nắm giữ các phương tiện sản xuất và giai cấp vô sản gồm toàn bộ công nhân làm thuê đang trên đà phát triển. Giai cấp tư sản đã chiếm đoạt sự giàu có của giai cấp vô sản bằng cách trả thù lao thấp và giữ lại phần lớn lợi tức cho họ, do việc bán sản phẩm và cải tiến kỹ thuật. Do đó giai cấp tư sản mỗi ngày một giàu lên và giai cấp vô sản mỗi ngày một nghèo đi. Khi hố cách biệt giàu nghèo đạt tới đỉnh cao thì cách mạng sẽ nổ ra. Giai cấp vô sản sẽ dùng các cuộc đình công, các cuộc bầu cử và cả bạo lực nếu cần để thay thế giai cấp tư sản và bước lên vị thế cai trị. Theo cách nhìn của Marx thế nào cũng phải có một cuộc cách mạng để phá bỏ cái “nhà nước” bóc lột của giai cấp tư bản.

Marx và Engels không nói nhiều về thời kỳ sau khi cách mạng vô sản thành công. Hai ông chỉ cho biết sơ qua đó là thời kỳ đó là thời kỳ giai cấp công nhân xây dựng xả hội “xã hội chủ nghĩa” bằng những phương tiện sản xuất đã thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Trong thời kỳ đó, giai cấp công nhân sẽ tạm thời cai trị bằng “chuyên chính vô sản” để lấy lại những sở hữu của giai cấp tư sản và bóp chết những âm mưu phá hoại chống đối chính quyền nhân dân. Mục đích của họ là tiến tới một chế độ hợp tác trong đó những người vô sản cai trị vì phúc lợi của mọi người. Làm như vậy để xã hội tiến lên giai đoạn “cộng sản” trong đó của cải sẽ dồi dào, giai cấp sẽ bị xóa bỏ và sự phân chia lao động làm tha hóa con người sẽ chấm dứt.

Chũ nghĩa Marx, một thời, được nhiều người ưa chuộng. Để đẩy mạnh phong trào, Marx và Engels tích cực vận động chính trị trên cả hai phạm vi quốc nội và quốc tế. Hai ông đặc biệt năng nổ trong Quốc Tế I (1864-1876). Sau khi Marx chết vào năm 1883, Engels tiếp tục hoạt động trong Quốc Tế II (1889-1914) cho đến khi ông từ gĩa cõi đời (1895).

Trong thế kỷ 20, những người Mác-xít chia thành nhiều hệ phái. Nhóm cuồng nhiệt nhất là nhóm cộng sản. Nhóm này chủ trương đẩy mạnh đấu tranh không khoan nhượng để rút ngắn ngày tàn của chế độ tư bản, và nhảy ra cướp chính quyền bằng bạo lực. Nhóm thứ hai, bác bỏ phương thức cách mạng bạo lực và cho rằng nền kinh tế của một quốc gia có thể uốn nắn bằng phương cách hòa bình, bằng bầu cử hay bằng sự tham gia vào những vị trí điều hành chính phủ. Nhóm thứ ba, đặt lại vấn đề phân tích của Marx liên quan đến chủ nghĩa tư bản và muốn thực hiện một vài khía cạnh của chủ nghĩa

29

Page 30: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

xã hội trong lòng xã hội tư bản. Nhóm này do Eduard Bernstein đứng đầu và được gọi là nhóm “xét lại”.

Những người Mác-xít chủ trương dùng bạo lực thường chỉ cướp được chính quyền tại những nước mà điều kiện phát triển của tư bản chưa hội đủ, chẳng hạn như ở nước Nga. Nghĩa là trái ngược với những gì Marx đã giảng dạy. Tại Nga, chính quyền Liên Xô đã áp dụng chủ nghĩa Marx một cách sai lạc và quá khích bằng một cơ chế chính trị độc tài và sắt máu. Sau hơn bảy thập niên bị áp bức và đè nén, kết quả là Liên Xô đã bị sụp đổ năm 1991.

Một cuộc thử nghiệm đắt giá

Chủ nghĩa cộng sản hứa hẹn với nhân loại một tương lai huy hoàng nhưng hứa hẹn này lại bị thức tế phủ nhận. Marx đã khổ công phê phán chủ nghiã tư bản bằng một công trình phân tích mang tính triệt để và tự cho là “khoa học”, nhưng khi nói về chủ nghĩa cộng sản thì cách tiếp cận của ông lại quá hời hợt và mang sắc thái một lời tiên tri phỏng đoán. Những cuộc cách mạng tin theo lời chỉ dạy của ông đã nổ ra như pháo hội trong suốt thế kỷ 20 nhưng nội dung những điều thuyết giảng của ông không được chứng nhận qua thời gian.

Sơ xuất lớn nhất của Marx là đã coi thường và miệt thị kinh tế tư bản. Kinh nghiệm thực tế cho thấy quyền tư hữu và kinh tế thị trường tự do có một sức mạnh và một tính năng động vượt xa tầm hiểu biết của nhà tiên tri cộng sản. Trên toàn thế giới, xí nghiệp tự do trong một thời gian dài đã đạt những thành tích vững chắc về tăng trưởng sản xuất và không ngừng đóng góp tích cực vào tiến trình nâng cao mức sống của con người. Giấc mơ “hàng hóa chảy ra như suối”, không bao giờ đạt được tại các xã hội cộng sản, hiện đang là thực tế hàng ngày trong các xã hội tư bản như mọi người đề thấy.

Còn trong các nước mà cách mạng vô sản thành công, trái với lời răn dạy của Marx, thì điều gì đã xảy ra ? Thiên đường cộng sản chưa bao giờ xuất hiện trong khi ngèo đói cứ tiếp tục tồn tại hết năm này qua năm khác. Đấy là chưa kể dân chúng phải chịu sự hành hạ thiếu nhân đạo của các chế độ độc tài vô trách nhiệm, tham nhũng và tham quyền cố vị.

Lẽ cố nhiên là sức chịu đựng của con người có hạn. Sư sụp đổ của Liên Xô đầu thập niên 1990 đã kéo theo sự ra đi hàng loạt của hầu hết các chế độ cộng sản trên thế giới. Chỉ còn lại một số nước ít ỏi như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Lào và Cuba. Để sống còn và có lý do tồn tại hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đã phải chấp nhận kinh tế thị trường.

Cuộc thử nghiệm cộng sản như vậy là đã chấm dứt. Hệ thống chính trị độc tài, có lúc kiểm soát một phần ba nhân loại, đả thực sự tan rã. Tàn dư của một vài đảng cộng sản tan vỡ đang gắng gượng sống thêm, nhưng tất cả đã biến thành những phong trào cải cách chấp nhận sinh hoạt bình thường trong môi trường dân chủ.

30

Page 31: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Bước sang thế kỷ 21 này, họ không còn nhu cầu giải phóng giai cấp công nhân nữa nhưng vẫn phải quan tâm đẩy mạnh và hoàn chỉnh sinh hoạt kinh tế thị trường để mau chóng ra khỏi tình trạng lạc hậu, và hội nhập ngang hàng với các quốc gia phát triển vào nền văn minh nhân loại./.

*

CHÚ THÍCH CHƯƠNG BỐN

(1)-Thanh Giáo (Puritan) là một thành phần của Giáo Hội Trưởng Lão Presbytériens chủ trương chống lại Anh Giáo và sự bất bình đẳng trong hệ thống giáo phẩm. Năm 1570 Thanh Giáo bị nữ hoành Anh Elizabeth triệt hạ. Vì biến cố này mà nhiểu người theo Thanh Giáo di cư sang Mỹ và Hòa Lan. Thanh Giáo đã gây ảnh hưởng thuận lợi cho sự xuất hiện của chế độ dân chủ đại nghị. Theo nghĩa hiện đại, Thanh Giáo chỉ những thành phần tôn trọng vị trí của cá nhân con người trong cuộc sống tín ngưỡng.

(2) Immanuel Kant(1724-1804) là triết gia người Đức, giáo sư biện luận học và siêu hình học. Ông viết rất nhiều loại sách như Critique of Pure Reason(1781) Critique of Practical Reason (1788 . Về chính trị ông viết cuốn Perpetual Peace (1795). Kant có ảnh hưởng lớn đội với các triết gia nổi tiếng như Fichte, Hegel, Hume…

*

31

Page 32: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG NĂM

TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢNĐỆ NHẤT VÀ ĐỆ NHỊ QUỐC TẾ

Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels Liên Đoàn Cộng Sản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản Tư Bản Luận Đệ Nhất Quốc Tế Đệ Nhị Quốc Tế

Chiến tranh tư hữu là một hình thái chiến tranh độc đáo. Nó không chỉ xảy ra giữa hai hay nhiều quốc gia mà còn xảy ra giữa các giai cấp trong cùng một quốc gia. Đặc tính thứ hai này đã làm cho nó trở thành một tại họa đẫm máu kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người tính cho đến ngày nay.

Những người chủ mưu phát động cuộc chiến tanh khốc liệt này là Karl Marx và Friedrich Engels. Tòng phạm là Lenin, Stalin,Mao Trạch Đông và một số lãnh tụ của các đảng cộng sản khác trên thế giới. Thực chất của cuộc chiến là tranh đoạt tư hữu của những người tư bản bởi những người vô sản, do những người cộng sản tiến hành và lãnh đạo. Vỏ ngoài mang nhãn hiệu “Chiến Tranh Ý Thức Hệ”.

Tất cả bắt nguồn từ chủ nghĩa Marx, một giấc mơ với tham vọng hão huyền, hình thành trên một triết lý sai lầm về lịch sử và một học thuyết tâm lý phi thực tế. Luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Marx về sở hữu tư nhân là hoàn toàn không đúng. Sở hữu tư nhân không phải là một hiện tượng nhất thời mà là một thành tố thường trực của xã hội và không thể bãi bỏ được.

Vì coi chủ nghĩa tư bản là một hiện tượng toàn cầu nên trong Bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản công bố năm 1848, Marx và Engels hô hào “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại”. Từ đó đến nay thực tế đã chứng minh sự thống nhất của giai cấp vô sản chỉ là

32

Page 33: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

một điều hoang tưởng. Dù tình cảm và liên hệ giai cấp có gắn bó đến đâu thì tình yêu quê hương và giống nòi vẫn được coi trọng hơn nhiều. Các đảng xã hội thuộc Quốc Tế II đã học được kinh nghiệm này vào năm 1914 trước khi Thế Chiến I bùng nổ.

Kinh nghiệm này cũng đưa tới sự xuất hiện “chủ nghĩa xét lại” đủ mọi trường phái, khiến những người cộng sản cuồng tín lao vào những vụ chém giết điên loạn. Kết qủa là từ Lenin đến Stalin, từ Stalin đến Mao, từ Mao đến Pol Pot, chủ nghĩa cộng sản đã để lại trên đường đi của nó cả biển máu những người vô tội.

Stephane Courtois trong tác phẩm “Sách đen về chủ nghĩa cộng sản” đã tính có từ 85 đến 100 triệu người thiệt mạng, nghĩa là gấp 1,5 lần số người chết trong cả hai cuộc Thế Chiến. Những người sống sót cũng phải gánh chịu nhiêu mất mát. Họ đã bị bỏ tù, lưu đầy, bịt miệng chỉ vì không chấp nhận độc tài, áp chế.

Kết qủa là một cuộc tiến hóa dật lùi: những kẻ chỉ biết vâng lời thì được sống, còn những người tài năng tháo vát, có suy tư về xã hội, về sự phát triển của đất nước thì bị giết hại. Với cách cai trị tàn bạo đó, xã hội cộng sản đã đánh mất những công dân ưu tú của mình, Vì vậy mà phải lún sâu trong cảnh nghèo đói để cuối cùng thì sụp đổ.

*

Cuộc cách mạng kỹ nghệ của thế kỷ18 gây nhiều xáo trộn trong các nước tiền tiến Tây Phương . Xáo trộn trầm trọng nhất là hiện tượng các nhà tư bản nhanh chóng trở nên giàu có, trong khi giới công nhân, bị máy móc cạnh tranh, trở thành thất nghiệp và lâm cảnh phải chấp nhận những điều kiện khắt khe của giới chủ để có việc làm. Ở đâu nhà nước cũng tỏ ra bất lực, còn thị trường thì vô cảm trước thảm cảnh này. Từ đó nảy sinh ra làn sóng bất mãn phải đối đến từ khắp nơi cùng với những đề nghị cải cách xã hội để giúp đỡ công nhân.

Những giải pháp đề nghị không giống nhau nhưng có một mẫu số chung : mọi người đồng thanh đổ tội cho tư hữu là nguyên nhân phát sinh ra thảm cảnh. Trên thực tế không có giải pháp nào đáp ứng được một đòi hỏi quá rộng lớn mang kích thước toàn cầu như vậy. Thời gian tiếp tục trôi và đến khoảng giữa thế kỷ 19 thì người bắt đầu chú ý đến cách tiếp cận táo bạo để giải quyết vấn đề, của hai nhân vật mang tên Marx và Engels.

Karl Heinrich Marx và Fiedrich Engels Marx là một triết gia và Engels là con một doanh nhân giàu có trong ngành dệt.

Cả hai đều là người Đức. Họ gặp nhau lần đầu vào tháng 9/1844 rồi trở thành đôi bạn tâm giao vì đồng quan điểm trên một số vấn đề triết học và thế giới quan.

Thời gian đó Marx là một nhà báo nổi tiếng với những bài bình luận chính trị mang nặng tính đấu tranh. Ông viết nhiều về duy vật sử quan, phương thức sản xuất tư bản, sự tha hóa và sự bóc lột công nhân. Bài phân tích làm ông nổi tiếng liên quan đến lịch sử của đấu tranh giai cấp.

33

Page 34: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Vì những bài bình luận mang tính đối kháng, Marx bi ̣ chính quyền Pháp trục xuất vào tháng giêng năm 1845. Cùng với Engels ông di cư sang Bỉ sống tại thủ đô Brussels. Đầu năm 1846 hai ông thành lập một tổ chức đấu tranh lấy tên là Ủy Ban Thư Tín Cộng Sản (Communist Correspondence Committee). Tháng 6/1847, họ gia nhập một tổ chức cộng sản đã có sẵn Communist League (Cộng Sản Liên Đoàn).

Cộng Sản Liên Đoàn (Communist League)

Liên Đoàn Cộng Sản là tổ chức Mác Xít đầu tiên và là hậu thân của Liên Đoàn Những Người Công Chính (League Of The Justs) thành lập năm 1936 tại Paris (Pháp) bởi một nhóm công nhân Đức chịu ảnh hường của Gracchus Babeuf.

Liên Đoàn Cộng Sản ra đời vào tháng 6/1847 tại London do sự kết hợp của Liên Đoàn Những Người Công Chính và 15 người của các Ủy Ban Thư Tín Cộng Sản tại Brussels và tại vài nơi khác. Sau khi kết hợp, tổ chức được đặt dưới quyền lãnh đạo của Marx và Engels. Trong buổi họp khai mạc, khẩu hiệu chiến đấu của tổ chức cũ “Tất cả mọi người là anh em” được đổi thành “Công nhân tất cả các nước, liên hiệp lại”. Cũng trong buổi họp này, tổ chức ra tranh đấu công khai. Marx và Engels được toàn thể tổ chức tín nhiệm và giao cho công việc soạn thảo văn kiện ra mắt: “Bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản”. Năm 1850, danh sách các thành viên của Liên Đoàn bị tên gián điệp Wilhem Shieber lọt vào nhà Karl Marx lấy trộm rồi mang nộp cho cơ quan an ninh Pháp và Đức. Kết quả là nhiều người bị đi tù và tổ chức tan rã cuối năm 1852.

Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản

Karl Marx viết song bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản vào tháng 2/1848, theo yêu cầu của Communist League. Bản Tuyên Ngôn bằng tiếng Đức được công bố tháng 2/1848 tại London với hai tên tác giả là Marx và Engels. Tuy nhiên ai cũng biết Marx là tác giả chính của văn kiện lịch sử này.

Bản Tuyên Ngôn là khí cụ sắc bén của giai đoạn đầu đấu tranh tư tưởng và là hoạt động quyết liệt của Marx và Engels nhằm đưa ra một thế giới quan mới. Nó là cái khung của tư tưởng Mác Xít sau này. Hai ông lưu ý rằng, khác với thời gian trước của lịch sử, những phong trào chính trị thường chỉ do một nhóm thiểu số tiến hành vì quyền lợi của một thiểu số, phong trào cách mạng vô sản là phong trào của đa số, đấu tranh cho quyền lợi của đa số. Và không phải chỉ cho đa số nhân dân trong một nước mà cho đa số nhân loại trên thế giới. Tư tưởng này hàm chứa trong lời hô hào chót của Bản Tuyên Ngôn : “Vô sản toàn thế giới ! Liên hiệp lại!”.

Trong một đoạn khác của bản Tuyên Ngôn, những người cộng sản minh xác là đảng của họ là quyết liệt và tiên tiến nhất trong mỗi nước để hướng dẫn công cuộc đấu tranh. Đoạn chót của bản Tuyên Ngôn chỉ trích các đảng xã hội khác là không tưởng, đồng thời lên án họ là chối bỏ đấu tranh giai cấp và đấu tranh cách mạng. Bản Tuyên Ngôn là một tài liệu lịch sử quan trọng vì nó là bản tuyên chiến giữa hai phe cộng sản và tư bản trong chiến tranh tư hữu.

34

Page 35: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tư Bản Luận (Das Kapital)

Bị truy lùng vì đã công bố bản Tuyên Ngôn, Marx và gia đình di tản qua London vào mùa hè năm 1849. Lúc này, Marx mới 31 tuổi. Trong thời gian sống giữa khu Soho buồn tẻ, mỗi ngày Marx thường ra thư viện Anh quốc tìm tài liệu để viết tác phẩm Tư Bản Luận. Sách được soạn thảo trong18 năm trường và tập đầu tiên xuất bản năm 1867. Tập I, được coi là thánh kinh của giai cấp lao động, là một bản phân tích phương thức sản xuất tư bản rất công phu và sâu rộng. Marx chết năm 1883, trước khi phần còn lại của công trình nghiên cứu được in thành sách.

Sau khi Marx qua đời, tập II và tập III do Engels xuất bản vào các năm 1885 và 1894. Hai tập sau này nói về hiện tượng lưu chuyển tư bản và các hình thái cạnh tranh trong thế giới tư bản. Thật ra Marx trù liệu viết 6 tập chứ không phải 3. Ba tập chót đề cập đến các vấn đề nhà nước, ngoại thương và kinh tế thị trường. Ngoài ra Marx còn viết về “Lý Thuyết Thặng Dư Giá Trị” (The Theory Of Surplus Value). Lý thuyết này do Karl Kautsky biên tập từ các bản thảo Marx để lại và xuất bản tại Đức trong quãng thời gian 1905-1910.

Dưới con mắt của Marx, xã hội tư bản là một xã hội trong đó một nhóm nhỏ những nhà tư bản cai tri và bóc lột đại đa số những người vô sản thuộc giai cấp lao động. Thuyết “thặng dư giá trị” chứng minh là trong chế độ tư bản người công nhân bắt buộc phải sản xuất nhiều hơn nhu cầu của chính bản thân để làm lợi cho các nhà tư bản. Họ phải làm việc dưới sự chỉ đạo của chủ và sự đe dọa mất việc. Chính sự đe dọa này buộc họ phải làm thêm cho chủ hưởng phần giá trị thặng dư. Sự tích lũy của giá trị thặng dư khiến giới chủ mỗi ngày một giàu thêm và có thêm quyền lực. Khi sự tích lũy vượt quá một giới hạn nào đó thì khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra.

Theo quan niệm của Marx thì người công nhân trong xã hội tư bản bị “ tha hóa” (alienated) , nghĩa là họ không kiểm soát được, quyết định được những loại hàng hóa họ làm ra. Vì bị tha hóa nên họ không biết họ là gì, là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội. Giải pháp giúp họ ra khỏi tình trạng này là họ phải liên hiệp lại thành những nghiệp đoàn, những đảng chính trị, để đấu tranh giành quyền lực từ tay những người tư bản. Marx cho rằng đó là con đường duy nhất để giai cấp công nhân có thể tự giải thoát một cách tập thể.

Ý thức hệ Mác Xít như mô tả ở trên rõ ràng là một bài hịch kêu gọi công nhân nổi loạn để cướp lại tư hữu. Cướp lại tư hữu không phải để phân phát một cách công bằng hơn mà để tập trung toàn bộ vào tay một nhóm nhỏ khác, cai trị không phải chỉ bằng cách bóc lột mà còn bằng một chính sách độc tài diệt chủng tàn bạo chưa từng thấy trong lịch sử loài người, như cuộc thử nghiệm cộng sản đã chứng minh trong thế kỷ qua. Ngày nay, thật may mắn là chúng ta đã có thể nói lên và cùng nhau xác nhận điều này nhờ thời gian và lịch sử cho phép.

Đệ Nhất Quốc Tế (Quốc Tế I)

35

Page 36: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Karl Marx trưởng thành trong một thời kỳ hỗn loạn giữa các cuộc cách mạng diễn ra tại Âu Châu vào các năm 1848-1849. Người dân Âu Châu vào thời kỳ này đòi hỏi các chính quyền và xã hội phải giảm bớt mọi lạm dụng gây nên do cuộc kỹ nghệ hóa và xóa bỏ các tàn tích phong kiến còn sót lại.

Đệ Nhất Quốc Tế (1864-1876) có tên gọi chính thức là “Hiệp Hội Các Công Nhân Quốc Tế” (The International Working Men Association). Đó là một hội nghị của các công nhân Tây Âu và Trung Âu hồi sức sau các cuộc đàn áp năm 1848 và 1849. Nòng cốt của hội nghị này là các đại biểu công nhân đến từ Paris và London, nhưng những người lãnh đạo thực sự là Marx và Engels.

Đệ Nhất Quốc Tế kết nạp cả các cá nhân và các nhóm địa phương làm đoàn viên để phô trương thanh thế. Đại Hội Đồng họp hàng năm tại London. Trong những năm đầu tiên cương lĩnh chỉ đạo của Đại Hội Đồng do Marx soạn thảo chỉ đề cập đến một số hành động tương đối hạn chế như : chống xuất cảng công nhân, thay thợ đình công, chống hành hạ tù nhân, và chống chiến tranh. Sau bốn năm hoạt động, nương theo đà phát triển của phong trào xã hội, Marx đẩy mạnh thế tấn công và đòi hỏi quốc hữu hóa các hầm mỏ, đường sắt, đất trồng trọt và hệ thống giao thông.

Công Xã Paris nổ ra năm 1871 là một bước ngoặt cho Đệ Nhất Quốc Tế. Khi biến cố xảy ra, Engels đã vội vã đánh giá Công Xã Paris như đứa con tinh thần của QT-I, mặc dầu giữa tổ chức này và biến cố kia không hề có một giây liên lạc nào. Chớp thời cơ, Đại Hội Đồng QT-I tổ chức ngay một chiến dịch đoàn kết để ủng hộ Công Xả. Marx viết ngay tác phẩm”Nội Chiến Tại Pháp” (Civil War In France ) để tranh công.

Công Xã Paris đã gợi ý cho Marx và Engels thay đổi chiến thuật đấu tranh bằng cách biến các đòi hỏi thành hành động chính trị. Theo đề nghị của hai ông, tháng 9/1871, QT-I nhân kỷ họp tại London, chính thức ủng hộ sự thành lập một đảng chính trị của công nhân quốc tế. Quyết định này được đưa vào cương lĩnh của QT-I như một dự án và được chính thức công nhận tại Đại Hội The Hague (Hòa Lan) năm 1872. Từ đó, chiến thuật đấu tranh giành quyền lực trở thành nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của công nhân quốc tế.

Chiến thuật này bị Bakunin, nhân vật chủ trương “vô chính phủ”, chống đối. Bakunin và tổ chức Liên hiệp Quốc Tế Dân Chủ Xã Hội (International Alliance Of Socia-list Democracies) của ông gia nhập QT-I vào năm 1868. Cuộc tranh chấp giữa Marx và Bakunin tiếp tuc leo thang để giành quyền kiểm soát và lái QT-I theo đường hướng tổ chức của mỗi người. Lập trường của Bakunin được sự ủng hộ của các đại diện đến từ Thụy Điển, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha và đông đảo các đại biểu của Anh.

Đại Hội The Hague năm 1872 gồm 65 đại biểu đến từ 32 quốc gia Âu Châu, Úc và Hoa Kỳ. Đây là Đại Hội lớn nhất kể từ khi QT-I được thành lập. Đại Hội quyết định tăng cường quyền lực cho Đại Hội Đồng và trục xuất Bakunin cùng người bạn của ông là Guillaume vì lý do có hành động mờ ám muốn biến tổ chức quốc tế thành một hội kín.

36

Page 37: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Đại Hội cũng quyết định rời trụ sở của QT-I từ London qua New York. Việc rời trụ sở là do Marx và Engels đề nghị vì hai ông không muốn QT-I bị nhóm đại diện người Pháp, đàn em của Louis Auguste Blanqui kiểm soát. Sau phiên họp chót tại Philadelphia (Hoa Kỳ) năm 1876, Đệ Nhất Quốc Tế không còn nữa.

Thành tích đấu tranh của QT-I là những gì Marx đã đóng góp được cho phe Cộng Sản vào giai đoạn đầu của cuộc ChiếnTranh Tư Hữu. Cái bóng ma Cộng Sản mà Marx đề cập trong bản Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản năm 1884 đã hiện hình và bắt đầu tác động qua những đấu tranh của QT-I. Marx từ giã cõi đời hơi sớm (1883) mang theo niềm tin là ước mơ của ông sẽ thành sự thật. Nhưng người ta tiếc rằng ông không bao giờ được chứng kiến những di hại mà ông đã để lại cho nhân loại.

Đệ Nhị Quốc Tế (Quốc Tế II) (1889-1914)

Đế Nhị Quốc Tế được thành lập năm 1889 nhân một phiên họp tại Paris của Đại Hội Tổ Chức Công Nhân Thế Giới (International Worker´s Congress) do các phần tử Mác Xít chủ xướng. Thành phần tham dự đa số đến từ Âu Châu, trong đó nổi bật nhất là vai trò của Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức.

Đệ Nhị Quốc Tế (QT-II) trên thực tế là sự liên minh của một số nghiệp đoàn và một số đảng xã hội đã có những hoạt động chính trường. Năm 1904 họ đại diện cho 6.6 triệu cử tri và 261 ghế quốc hội tại tổng số các quốc gia họ cư trú. Năm 1914 họ đại diện cho 12 triệu phiếu cư tri và 4 triệu thành viên của QT-II. Ngoại trừ Đảng Lao Động Anh gia nhập năm1908, đa số các đảng khác đều mang nhãn hiệu Mác Xít. Hai lý thuyết gia có ảnh hưởng nhiểu nhất, sau khi Engels chết vào năm 1895, là Karl Kautsky và Georgy Plekhanov.

Năm 1900 , một Văn Phòng Quốc Tế Xã Hội Chủ Nghĩa (International Socialist Bureau) được thiết lập tại Brussels Bỉ với vai trò phối hợp và trợ giúp kỹ thuật cho các phong trào công nhân. Văn phòng này do Camille Huysman làm thư ký thường trực.

Đệ Nhị Quốc Tế họp hai hoặc bốn năm một lần để thảo luận và quyết định về chương trình hành động. Một trong những hành động đáng chú ý nhất là các cuộc biểu tình tại các quốc gia hội viên nhân ngày Lễ Lao Động tháng 5 mỗi năm để ủng hộ cho đòi hỏi “Ngày Lao Động 8 giờ”.

Đại Hội năm 1900 nhóm họp tại Paris cũng đã thảo luận sôi nổi về trường hợp đảng viên xã hội Pháp Millerand tham gia chính phủ tư sản. Vấn đề này được Kautsky dàn xếp và kết quả là cho phép, nhưng chỉ có tính cách tạm thời và phải được sự ưng thuận của đảng.

Đại Hội năm 1904 nhóm họp tại Amsterdam (Hòa Lan) để giải quyết vấn đề “xét lại” (revisionism( của Bernstein được đảng Dân Chủ Xã Hội Đức chấp thuận tại Dresden năm 1903. Một cuộc tranh luận nổ ra kịch liệt giữa lãnh tụ Bebel (Đức) và lãnh tụ Jaurès (Pháp), mỗi người bênh vực quan điểm của mình. Sau cùng, nghị quyết Dresden đã được

37

Page 38: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

ủng hộ với số phiếu 25/5 nhưng phe “xét lại” cũng như Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức trên thực tế đã bị QT-II cô lập.

Vấn đề quan trọng khác được Đại Hội mang ra mổ xẻ là Chủ Nghĩa Thực Dân (Colonialism). Sau nhiều phân tích lợi hại và những cân nhắc kỹ lưỡng, Đại Hội bằng 127 phiếu thuận và 108 phiếu chống đã ra một bản văn lên án chủ nghĩa Thực Dân như một chính sách diệt chủng, nô lệ hóa và khổ sai hóa dân tộc bản xứ.

Khi Đại Hội 1907 nhóm họp tại Stuttgart (Đức) thì những đám mây đen của chiến tranh đã bắt đầu kéo đến Âu Châu. Vấn đề chống chiến tranh, mối quan tâm phát sinh từ những ngày đầu của QT-I, lại trỗi dậy để trở thành vấn đề trung tâm của Hội Nghị. Sau nhiều ngày tranh luận và mặc dầu còn nhiều khác biệt, Đại Hội đã chấp thuận một nghị quyết. đệ trình bởi Lenin, Rosa Luxembourg và Martov, kêu gọi QT-II phải vận dụng mọi nỗ lực có thể có để ngăn ngừa chiến tranh khỏi xảy ra, và nếu không ngăn ngừa được thì các phong trào nhân dân phải lợi dụng các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị gây ra bởi chiến tranh để thúc giục dân chúng nổi lên lật đổ chính quyền tư bản.

Đại Hội Basle (Thụy Sĩ) năm 1912 là đại hội sau cùng trước Thế Chiến I. Đại hội tự nó đã trở thành nột biểu chương cho hòa bình và một hăm dọa cho các phe tham chiến. Hăm dọa đó là lời kêu gọi tổng nổi dậy khắp mọi nơi để tiến hành một cuộc cách mạng xã hội toàn cầu. Lời hăm dọa không mang lại mảy may hiệu quả. Hai năm sau (1914) chiến tranh vẫn nổ ra và các đảng lãnh đạo của QT-II , thay vì làm theo như đề nghị của Lenin, đã quay về ủng hộ chính quyền của nước họ. Sự thất bại nhục nhã này làm cho QT-II tan rã. Chỉ còn lại đại biểu của dăm ba nước trung thành là các đại biểu của Nga, Ý, Mỹ, Serbie, Bulgary, Roumany và một vài nước nhỏ khác.

*

Trong thời gian chiến tranh, đại biểu của một số nước trung lập cố gắng làm sống lại QT-II nhưng không thành công. Sau khi chiến tranh chấm dứt, năm 1919, vài chục đại biểu họp ở Berne Thụy Sĩ và quyết định mở đại hội vào năm 1920 ở Genève. Đại hội lần này chỉ có đại biểu của 17 quốc gia tham dự.

Năm 1921, đại biểu của 10 đảng xã hội cánh tả trong đó có Đảng Xã Hội Đức (USDP), Đảng Xã Hội Áo (SPO), Đảng Lao Động Anh (ILP) họp tại Vienna (Áo) và quyết định thành lập “Liên Hiệp Công Nhân Quốc Tế Của Các Đảng Xã Hội” (International Working Union Of Socialist Parties). Tổ chức này về sau được gọi là Quốc Tế Hai Rưỡi. Năm 1923, Quốc Tế Hai Rưỡi lại phối hợp với những thành phần trung thành của QT-II cũ trong một phiên họp ở Hamburg (Đức) để thảnh lập “Quốc Tế Lao Động Và Xã Hội” (Labour And Socialist International). Tổ chức này ngưng hoạt động vào năm 1940.

Năm 1951, Quốc Tế Xã Hội (Socialist International) ra đời và tồn tại cho đến ngày nay. Đây là một tổ chức của các Đảng Xã Hội và Dân Chủ Xã Hội trên toàn thế giới có trụ sở tại London (Anh). Vào năm 1989 tổ chức này có tất cả 51 hội viên thường trực toàn thời gian, 23 trong đó là các đảng thuộc Thế Giới Thứ Ba và Đảng Cộng Sản Ý

38

Page 39: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

(nay đổi thành Đảng Dân Chủ). Một số Đảng Xã Hội (cựu Cộng Sản ở Đông Âu) cũng tỏ ý muốn gia nhập.

Tiến trình tan rã của QT-II đánh dấu một bước lùi quan trọng của phong trào Cộng Sản thế giới sau những thắng lợi dồn dập gặt hái được trong thời gian hoạt động của QT-I. Đây đồng thời cũng là khởi điểm của một phản ứng bất lợi trong áp dụng thực tế của cuộc thử nhiệm cộng sản mà Marx và Engels đã tuyệt đối tin tưởng vào sự thành công tối hậu.

CHÚ THÍCH CHƯƠNG 5

(1) Georgy Plekhanov (1856-1918) là một nhà Mác Xít Nga kỳ cựu. Ông vừa là sử gia vừa là nhà báo. Năm 1880, ông rời nước Nga sang Thụy Sĩ và thành lập nhóm “Giải Phóng Lao Động” (Liberation Of Labour Grou)p. Ông đã ảnh hưởng nhiều đến Lenin nhưng đứng về phe Mensheviks và cực lực lên án Cách Mạng Tháng 10 Nga.

(2) Alexandre Millerand (1859-1943) là Tổng Thống Pháp từ 1920 đến 1924. Trước khi làm tổng thống, ông là một dân biểu xã hội, rồi là Tổng Trưởng Thương Mại Kỹ Nghệ (1899-1902) Trong thời gian tại chức ông đã thực hiện nhiều cải cách xã hội cho nước Pháp. Ông cũng là Tổng Trưởng Chiến Tranh của nước Pháp trong Thế Chiến Thứ Nhất.

*

39

Page 40: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG SÁU

PHONG TRÀO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ KARL MARX.

Bất đồng ý kiến trong nội bộ phong trào XHCNKarl Heindrich Marx

Chủ nghĩa MarxPhê phán chủ nghĩa Marx

Giữa lý thuyết (theory) và chủ nghĩa (doctrine) có một sự khác biệt. Lý thuyết nằm trong giới hạn suy tư thuần túy, trong khi chủ nghiã đem lý thuyết (hoặc một điểm nào của lý thuyết) vào thực tế như một khí cụ đấu tranh.

Marx đã không ngừng ở lý thuyết duy vật mà đã đưa lý thuyết duy vật vào đời sống. Ông vận dụng lý thuyết duy vật vào việc giải thích lịch sử và sự thay đổi của thế giới. Cho nên chúng ta có chủ nghĩa Marx.

Chủ nghĩa Marx được coi như một trường phái của phong trào xã hội chủ nghĩa toàn cầu. Nếu tính từ thời điểm Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản được công bố (1848) đến thời điểm Quốc Tế II tan rã (1914) thì khoảng cách 66 năm chưa đến nỗi quá dài. Vậy mà trong khoảng thời gian này chủ nghiã Marx đã gặt hái được một số kết quả tương đối khả quan lúc ban đầu. Tuy nhiên nếu đi sâu vào chi tiết thì đã thấy xuất hiện những dấu hiệu chia rẽ, hậu qủa của nhiều bất cập trên phương diện thuyết phục và tính thiếu nhân bản trên phương diện đấu tranh.

Thực vậy, từ một nhóm nhỏ của Cộng Sản Liên Đoàn và 15 thành viên của Ủy Ban Thư Tín Cộng Sản, Quốc Tế II đã có bốn triệu thành viên tượng trưng cho 12 triệu phiếu cử tri tại các quốc gia họ đại diện trên toàn thế giới. Đây là một thực tế ai cũng phải nhìn nhận, nhưng đồng thời cũng có một thực tế thứ hai mà không ai chối cãi: phong trào xã hội chủ nghĩa có quá nhiều trường phái cạnh tranh nhau. Tình trạng phân hóa nổ ra ngay trong lòng Quốc Tế I và tiếp tục mãi cho đến khi Engels mất vào năm 1895 vẫn chưa chấm dứt.

40

Page 41: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Phân hóa trong lòng Quốc Tế I và Quốc Tế II.

Trong thời gian sinh hoạt của QT-I và Quốc tế II, Marx và Engels phải đấu tranh liên tục để bảo vệ quan điểm của mình. Hai trường phái đe dọa nhất là phái Lassalle và phái “vô chính phủ” (anarchism).

Ferdinand Lassalle (1825-1864) là một lãnh tụ lớn của phong trào công nhân Đức. Ông đã từng liên kết hoạt động với Marx và Engels trong thời cách mạng 1848 , nhưng về sau giữa họ có sự khác biệt vầ một số quan điểm.

Lassalle tin tưởng vào sự tác động của một quy luật kinh tế mà ông gọi là “quy luật sắt của tiền công”. Quy luật này ngăn cản không cho công nhân cải thiện những điều kiện sống của họ trong xã hội tư bản. Để bênh vực quyền lợi của công nhân, ông chủ trương thành lập các hiệp hội hoặc hợp tác xã của những người sản xuất với sự trợ giúp và giám sát của nhà nước.

Lassalle mất sớm, (lúc mới 39 tuổi) nhưng phái Lassalle vẫn là một lực lượng mạnh trong phong trào công nhân Đức. Năm 1875, tại Đại Hội Gotha, Đảng Công Nhân Xã Hội Chủ Nghĩa Đức được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai phái Lassalle và Mác-Xít. Marx không đồng ý với cương lĩnh Gotha nên tháng 5 năm 1875 đã viết một bài phê phán gay gắt cương lĩnh này.

Quan điểm chính trị của phái Lassalle là muốn dựa vào nhà nước hiện tồn để xây dựng chủ nghĩa xã hội và tìm cách biến nhà nước đó thành nhà nước thật sự dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo. Còn Marx thì không tin vào nhà nước hiện tồn vì nó là một sản phẩm mang tính chất tư sản. Đối với Marx chỉ có tự do thật sự trong một xã hội cộng sản, nghiã là một xã hội trong đó nhà nước đã tiêu vong. Điểm bất đồng căn bản giữa Marx và Lassalle là không thể biến cải nhà nước tư sản hiện tồn mà chỉ có mỗi một cách là đập tan nó để xây dựng chuyên chính vô sản nhằm tiến tới xã hội cộng sản không còn nhà nước.

Trường phái “vô chính phủ”(1) (anarchism). Trường phái này có hai nhân vật nổi bật là Pierre Joseph Proudhon (1809-1865) và Mikhail A. Bakunin (1814-1876). Chương này không đề cập đến Proudhon mà chỉ nói về Bakunin.

Mikhail A Bakunin trở thành người đứng đầu trường phái “vô chính phủ” sau khi Proudhon mất. Khác với Proudhon, Bakunin thiên về những hành động có tổ chức. Engels cho rằng Bakunin có một học thuyết riêng, một sự trộn lẫn chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa Proudhon. Điểm khác biệt với chủ nghiã cộng sản nằm ở chỗ Bakunin khẳng định rằng nhà nước đã tạo ra tư bản và nhà tư bản sở dĩ có được tư bản là nhờ ân hụê của nhà nước. Do đó, vì nhà nước là tai họa chính nên trước hết phải thủ tiêu nó, rồi sau chủ nghĩa tư bản sẽ tiêu vong. Theo Bakunin, Quốc Tế được thành lập không phải để đấu tranh chính trị mà để thay thế ngay lập tức tổ chức nhà nước cũ sau khi tiến hành thanh toán về mặt xã hội. Cho nên Quốc Tế phải hết sức gần với quan niệm của Bakunin về xã

41

Page 42: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

hội tương lai. Trong xã hội này, trước hết là không có quyền uy nào cả vì quyền uy là nhà nước và nhà nước là tai họa tuyệt đối.

Bác bỏ quyền uy có nghĩa là bác bỏ cả quyền uy của Tổng Hội Đồng QT-I, nghiã là nhắm vào Marx và Engels. Chính vì vậy mà tại Đại Hội The Hague (Hoà Lan) năm 1872, Marx đã tìm cách trục xuất Bakunin khỏi tổ chức này.

Bakunin chủ trương hành động bằng bạo lực. Theo ông niềm đam mê bạo lực cũng là một sự thúc đẩy mang tính sáng tạo. Ông là người Nga. Từ đầu thập niên 1860 , sau khi thoát khỏi cảnh tù đầy ở Siberia, Bakunin đã truyền bá quan điểm của ông khắp Âu Châu. Tư tưởng của ông đã trở thành xu hướng thống trị trong phong trào xã hội kể từ thời QT-I cho đến cuối cuộc nội chiến ớ Tây Ban Nha năm 1939.

Engels mất vào năm 1895. Thời gian sau đó là thời gian chia rẽ trong nội bộ Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức. Chia rẽ giữa hai trường phái có tư tưởng khác nhau: phái cải cách và phái cách mạng.

Eduard Bernstein (1850-1932) . Sự hình thành của phái “cải cách” trong phong trào Mác-Xít bắt đầu trước hết từ Eduard Bernstein, người được coi như cha đẻ của “chủ nghĩa xét lại”(revisionism).

Theo Bernstein chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang một giai đoạn mới với những đặc điểm mới vượt ra ngoài dự kiến của Marx và Engels như: hệ thống tư bản chủ nghĩa có khả năng tự điều chỉnh để tránh khủng hoảng, chế độ dân chủ đại nghị tạo điều kiện cho giai cấp công nhân đấu tranh hữu hiệu một cách hòa bình trong khuôn khổ nhà nước hiện hành, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, của các tổ chức độc quyền và các phương tiện giao thông, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, của các nhóm xã hội trung gian song song với xu hướng tập trung sản xuất…là những điều Marx chưa bao giờ nhìn thấy. Căn cứ vào những đặc điểm mới đó, ông trình bày một loạt luận điểm nhằm “xét lại” và “điều chỉnh” chủ nghiã Marx. Đối với ông, chủ nghĩa xã hội không phải là một “mục đích” như những người Mác Xít chủ trương mà là một quá trình tiếp diễn không ngừng.

Bernstein tin vào các phương pháp của chế độ dân chủ hơn là “chuyên chính vô sản” trong đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. Ông định nghĩa dân chủ như tình trạng vắng mặt của chính quyền mang tính giai cấp, cho dù giai cấp chưa được tuyệt đối xóa bỏ. Ông tin vào các phong trào công đoàn và hợp tác xã như những phương tiện để đạt tiến bộ, và coi quyền phổ thông đầu phiếu như một sự thay thế cho cuộc cách mạng bằng bạo lực.

Bernstein đánh giá “chuyên chính vô sản” là một thuật ngữ lỗi thời, một thuật ngữ thuộc về một nền văn minh thấp hơn, một sự thụt lùi. Đối với ông, chế độ phong kiến với những tổ chức và hội đoàn cứng nhắc của nó, cần phải phá hủy bằng bạo lực. Trái lại, những tổ chức tự do của xã hội hiện đại khác hẳn ở chỗ chúng mềm dẻo và có khả năng thay đổi cũng như phát triển. Cho nên không cần phá hủy chúng mà chỉ cần phát triển thêm bước nữa. Để đạt được điểm đó chỉ cần họat động mạnh mẽ và có tổ

42

Page 43: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

chức, không cần đến một nền chuyên chính cách mạng. Theo Bernstein đảng Dân Chủ Xã Hội phải là một đảng đấu tranh cho sự biến đổi xã hội bằng những phương tiện của một cuộc cải cách về dân chủ và kinh tế.

Karl Kautsky (1854-1938). Vào thời đó Karl Kautsky được coi như đại diện cho phái Mác Xít chính thống. Ông phê phán kịch liệt chủ nghĩ “xét lại” của Bernstein nhưng giống như Bernstein lại cho rằng cách mạng không nhất thiết phải là một cuộc biến động bằng bạo lực. Kautsky nhận định rằng đối với giai cấp công nhân, bạo lực là một vũ khí yếu ớt, không hiệu qủa bằng những phương pháp hòa bình như: quyền tự do tổ chức, tự do báo chí và quyền phổ thông đầu phiếu.

Những phương pháp hòa bình bao gồm chế độ nghị viện, đình công và tuyên truyền báo chí, bảo đảm được một cơ hội thành công lớn hơn trong những nước có trình độ dân chủ cao, trong những tập thể có lòng tin vững chắc vào chính mình và vào lý tưởng của mình. Ông cũng thừa nhận tác dụng của những biện pháp cải cách như: công đoàn, hợp tác xã, pháp chế lao động và quốc hữu hóa một số ngành phục vụ lợi ích công cộng.

Khi bàn về những quan điểm “xét lại” thì điều đáng nói nhất là: do ảnh hưởng mạnh mẽ của những quan điểm này nên trước năm 1914, những nhà dân chủ xã hội lỗi lạc nhất, mặc dầu về mặt chính thức vẫn còn đặt lòng tin vào chủ nghĩa Marx, nhưng trong hoạt động thực tiễn hàng này đã áp dụng những biện pháp cải cách xã hội mang tính hòa bình.

Lenin (Vladimir Ilitch Oulianov – 1870-1924). Lenin vốn là một người hâm mộ Kautsky và chỉ bắt đầu mâu thuẫn với Kautsky trong thời gian Thế Chiến I.

Cuộc sung đột về lý luận giữa hai người được bộc lộ đầy đủ nhất trong tác phẩm hàng đầu của Lenin là cuốn “Nhà nước và cách mạng”. Trong tác phẩm này ông gỉải thích lại những quan điểm của Marx và Engels và cực lực đả phá ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội mà tiêu biểu là Kautsky.

Lenin coi “cách mạng bạo lực” là nền móng của toàn bộ học thuyết Marx-Engels, và coi “chuyên chính vô sản” như tiêu chuẩn để phân biệt những người “cơ hội chủ nghĩa” với những người Mác Xít chân chính. Đối với Lenin chỉ người nào mở rộng đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận “chuyên chính vô sản” mới là người Mác Xít.

Cuộc sung đột về mặt lý luận, tư tưởng giữa Lenin đại diện cho phái “cách mạng” và Kautsky đại diện cho phái “cải cách” là tiền đề cho sự phân hóa của phong trào Mác Xít nói riêng và phong trào xã hội chủ nghĩa nói chung: phái “cách mạng” trở thành những người “cộng sản” (Quốc Tế III) tách khỏi phái “cải cách” tức những người “dân chủ xã hội” (Quốc Tế II).

Cuộc sung đột này, ngày nay, đã được lịch sử phân thắng bại sau khi chủ nghiã cộng sản bị phá sản vào cuối thế kỷ 20. Phe “dân chủ xã hội” đã thắng cả trên phương diện lý luận lẫn trên phương diện thực tế. Giờ đây trước xu hướng “toàn cầu hóa”, nhu

43

Page 44: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

cầu hội nhập vào nền văn minh mới của nhân loại đang đặt những nước cộng sản còn sót lại trước một thôi thúc lựa chọn vô cùng quan trọng vì mang tính sinh tử.

Tiểu sử Karl Marx

Karl Marx là một nhà tư tưởng có tác động mạnh mẽ vào nhân loại trong thế kỷ 20. Trên hết, Marx là một nhà cách mạng và chủ đích chính trong cuộc đời của ông là lật đổ xã hội tư bản cùng các định chế do chế độ này lập nên.

Karl Heindrich Marx chào đời vào ngày 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier trong miền sông Rhin thuộc nước Phổ (Prussia). Ông nội của Marx là một giáo sĩ Do Thái. Cha của Marx là một luật sư giàu có. Cả hai phía cha mẹ đều thuộc dòng dõi Do Thái nhưng khi Marx tới tuổi thiếu niên thì gia đình chuyển sang đạo Thiên Chúa vì các lý do thương mại và xã hội.

Năm 1835 Marx theo học ngành luật tại trường đại học Bonn rồi qua năm sau đổi sang đại học Berlin. Trong thời gian sống tại Berlin, Marx rất ưa thích triết học và có cơ hội đọc triết thuyết của Wilheim Friedrich Hegel. Ông tham gia vào các nhóm sinh viên và giáo sư cấp tiến, thiên về phe tả và thường hay chỉ trích gay gắt cách quản trị xã hội của chính quyền nước Phổ.

Năm 1841, Marx đậu tiến sĩ triết học nhưng không trở thành giáo sư đại học được vì các tư tưởng chống đối chính quyền. Do đó, ông quay sang ngành báo chí và đã viết nhiều bài theo đường lối cấp tiến cho nhiều báo chí trong vùng, đặc biệt là cho tạp chí sông Rhin (The Rheinische Zeitung) xuất bản vào năm 1842.

Năm 1843, Marx lập gia đình với cô Jenny Von Westphalen, một thiếu nữ trẻ đẹp con gái của một sĩ quan Phổ, mặc dầu cuộc hôn nhân này không được hai bên gia đình chấp thuận. Vì những bài viết có tính cách chống đối, Marx bị chính quyền theo dõi. Để khỏi bị bắt, Marx cùng vợ chạy qua Pháp và ở tại thủ đô Paris. Tại đây Marx gặp Friedrich Engels, cũng là một người Đức cấp tiến. Ý hợp tâm đầu, hai người trở nên bạn thân và cộng tác với nhau qua nhiều bài viết. Engels là con trai của một chủ nhân xưởng dệt giàu có. Nguồn gốc cuốn “Tư Bản Luận” của Marx là tác phẩm “Tình trạng của các giới lao động tại nước Anh” (Condition of The Working Classes in England) của Engels.

Sống ở Pháp đến năm 1845, vợ chồng Marx bị trục xuất khỏi Paris do sự can thiệp của chính quyền Đức với nhà nước Pháp. Marx đem gia đình sang Brussels (Bỉ), trú ngụ ba năm rồi trở về Đức. Thời gian này ông trở thành chủ nhiệm của tạp chí “Sông Rhin Mới” và bắt đầu nổi tiếng như một người phát ngôn của đường lối cải tổ dân chủ cấp tiến.

Sau khi cách mạng 1848 thất bại tại Đức, gia đình ông lại bỏ chạy qua Paris. Cùng năm này, Marx đã hợp tác với Engels viết ra bản Tuyên Ngôn Cộng Sản kêu gọi công nhân các nước sử dụng bạo lực để làm cách mạng thế giới. Bị truy lùng vì đã công bố bản tuyên ngôn đó, Marx và gia đình lại bỏ chạy qua London vào mùa hè năm 1849. Lúc này Marx mới 31 tuổi.

44

Page 45: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tại London, Marx đã sống phần còn lại của cuộc đời trong cảnh túng thiếu. Vợ chồng ông sinh hạ được bảy người con: (1) Jenny Caroline (1844-1883) lấy Charles Longuet, một nhà báo Mác Xít Pháp; (2) Jenny Laura (1845-1911) vợ của Paul Lafargue, lãnh tụ sáng lập nhóm Mác Xít Pháp; (3) Edgar (1847-1855); (4) Henry Edward Guy (1849-1850); (5)Jenny Eveline Frances (1851-1852); (6) Jenny Julia Eleanor (1855-1898) và (7) một người con út chết chưa kịp đặt tên. Bảy người con nhưng chỉ nuôi khôn lớn được ba người. Trong cảnh sống cơ cực gia đình Marx đã được Engels trợ cấp cho khỏi chết đói. Thêm vào lợi tức nuôi gia đình, Marx chỉ kiếm được một khoản tiền rất nhỏ nhờ viết cho tờ báo New York Tribune. Vợ ông chết trước ông hai năm (1881).

Sinh thời Marx là một người học rộng nhưng tự kiêu, ít bạn và rất nhiều kẻ thù. Ông mất tại London ngày 14 tháng 3 năm 1883. Ngày 17 tháng 3 năm 1883 ông được chôn cất tại nghĩa trang Highgate (London). Trên mộ bia có khắc câu “Workers of all lands unite” là câu chót của bản Tuyên Ngôn Cộng Sản. Dự đám tang chỉ có 8 người: hai rể, hai con, Engels và vài ba người bạn.

Chủ nghĩa Marx

Chủ nghĩa Marx là chiến lược căn bản của phe cộng sản trong chiến tranh tư hữu. Chủ nghĩa này gồm một số luận thuyết mà phần lớn nếu không sai lầm thì cũng vô ý nghĩa. Marx đã để lại nhiều ảnh hưởng, song ảnh hưởng của ông chưa bao giờ đặt nền móng trên những lý luận hàm chứa chân lý khoa học mà chỉ trên hấp lực tâm lý.

Trong khi lập thuyết Marx phát hiện ra rằng để có sức truyền cảm, lý thuyết của ông cần có diện mạo khoa học và ông đã cố gắng làm việc đó. Tuy nhiên trên thực tế mớ lý thuyết của ông không bao hàm những tiên đoán có thể kiểm nghiệm được. Hầu hết những tiên đoán đó đều có dáng dấp những lời tiên tri DoThái giáo.

Để tìm hiểu chủ nghĩa Marx chúng ta hãy thử phân tích ba lãnh vực mà ông tự hào là đã có những đóng góp mang tính khám phá: duy vật biện chứng, thuyết thặng dư giá trị và đấu tranh giai cấp.

Trước hết, xin nói về “duy vật biện chứng”. Marx là một người có kiến thức triết học. Ông chịu ảnh hưởng nhiều nhất của Feuerbach và Hegel. Đặc biệt, ông đã vay mượn “biện chứng pháp” của Hegel nhưng đã đảo lộn biện chứng pháp đó.

Biện chứng là một lý thuyết cho rằng bất cứ cái gì (chẳng hạn như tư duy con người) cũng phát triển theo một cách thức được gọi là tam đoạn biện chứng: chính đề, phản đề và hợp đề.

Đầu tiên có một lý tưởng, một lý thuyết hoặc một xu hướng vận động nào đó được gọi là “chính đề”. Một chính đề như thế thường tạo ra cái “đối lập”, bởi vì giống như hầu hết các sự vật trên đời nó chỉ có giá trị hạn chế và bao hàm các điểm yếu.

Ý tưởng hoặc xu hướng đối lập gọi là “phản đề” vì nó nhằm phản lại cái đầu tiên, tức là “chính đề”.

45

Page 46: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Cuộc đấu tranh giữa “chính đề” và “phản đề” diễn ra cho đến khi đạt được một giải pháp nào đó mà, theo một nghĩa nhất định, vượt lên trên cả “chính đề” và “phản đề”, do nó phát hiện ra được cái giá trị riêng của chúng, và do nó bảo tồn được các tinh hoa và tránh được các hạn chế của cả hai. Giải pháp đạt được ở bước thứ ba này được gọi là “hợp đề”.

Một khi đạt được, “hợp đề” đến lượt nó có thể lại trở thành bước thứ nhất trong một giai đoạn biện chứng khác, và quá trình sẽ lại tiếp diễn như thế nếu “hợp đề” trở nên thiếu thuyết phục hoặc không thỏa mãn. Đó là toàn bộ cái được gọi là “tam đoạn biện chứng”. Phép biện chứng là một lý thuyết thực nghiệm, một lý thuyết về tiến hóa. Nó không phải là một lý thuyết nền tảng mà chỉ đơn thuần có tính mô tả.

Tiện đây cũng cần nói thêm là trong cách diễn đạt, các nhà biện chứng thường hay sử dụng các thuật ngữ: “phủ định của chính đề” thay cho “phản đề”, “phủ định của phủ định” thay cho “hợp đề”. Và họ cũng thích sử dụng thuật ngữ “mâu thuẫn” (contradiction) thay cho “tranh chấp” (conflict) “xu hướng đối lập (opposing tendency) hoặc “lợi ích đối lập” (opposing interest).

Marx vứt bỏ “duy tâm biện chứng” của Hegel và thay thế vào đó bằng “duy vật biện chứng”. Nhưng xã hội học của Marx vẫn giữ lại của Hegel quan niệm rằng xã hội học cũng như sử học phải trở thành các lý thuyết về sự phát triển của xã hội và quá trình phát triển này phải được giải thích dưới góc độ biện chứng.

Theo Marx, nhiệm vụ trọng tâm của khoa học xã hội là phải chỉ ra xem những lực lượng biện chứng này vận động trong lịch sử như thế nào để căn cứ vào đó mà tiên đoán quá trình của lịch sử. Chính quy luật bịện chứng của sự vận động, quy luật phủ định của phủ định, đã trang bị cho Marx cơ sở để tiên tri về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Ông nói: “phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa…là sự phủ định lần thứ nhất…Nhưng như là một quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi, chủ nghĩa tư bản sinh ra sự phủ định của chính nó. Đó chính là sự phủ định của phủ định”.

Biện chứng của Hegel hay phiên bản duy vật chủ nghĩa của nó không thể được xem như là một nền tảng đúng đắn cho các dự báo khoa học. Tại sao? Tại vì, phép biện chứng mơ hồ và linh động đến mức có thể lý giải tình huống không biết được trước, giống hệt như nó đã lý giải cái tình huống mà nó có thể tiên đoán trước. Nói khác, bất kỳ quá trình phát triển nào cũng có thể khớp với giản đồ biện chứng.

Mặc dầu thích khoe luận thuyết của mình là khoa học nhưng cả Marx và Engels đều nhấn mạnh rằng khoa học không nên được xem như một hệ thống tri thức cuối cùng đã được hoàn thiện mà phải xem như đó chỉ là một cái gì đang phát triển một cách biện chứng. Thái độ này khác với thái độ của các nhà Marxist theo chân Marx. Họ không khi nào chấp nhận sự phê phán chủ nghiã Marx, vì cho rằng chủ nghĩa Marx là giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của một quá trình phát triển. Đối với họ những kẻ phê phán đều là những kẻ phản bội. Thái độ này là một vật cản tồi tệ đối với sự phát triển của khoa học vì khoa học sẽ không phát triển được nếu không có cạnh tranh tự do về tư tưởng.

46

Page 47: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Marx đã dùng triết học biện chứng của Hegel để làm cơ sở cho các quan điểm

chính trị của mình vì nó phù hợp với lý thuyết cách mạng mà ông đang ra công xây dựng.

Lý thuyết “duy vật biện chứng” cho rằng vật chất có trước tư tưởng. Vũ trụ này là hoàn toàn vật chất và tất cả những hiện tượng ta thấy trong vũ trụ đều là những sự chuyển động của vật chất. Tư duy cũng là sự phản ánh của thế giới vật chất vào bộ óc của con người.

Sau khi đưa ra luận điểm duy vật như vậy, Marx khuyên triết học nên chấm dứt những cuộc tranh luận vô bổ về siêu hình học để bắt tay ngay vào việc cải tạo thế giới, bắt đầu bằng việc yểm trợ các phong trào công nhân đang tranh đấu sôi nổi tại Anh, Pháp và Đức. Ông yêu cầu các nhà duy vật biện chứng ưu tiên ủng hộ đấu tranh giai cấp.

Tiếp tục dòng tư tưởng nói trên, ông cho rằng sự phát triển của chính trị, tôn giáo, nghệ thuật… được quyết định bởi sự phát triển của kinh tế, nhân tố mà dưới chủ nghĩa tư bản, đã làm những người chủ tư bản đối lập với những người vô sản. Cuộc đấu tranh giai cấp này quyết định và xác lập lộ tuyến của lịch sử. Nó sẽ không tránh khỏi và trở nên càng ngày càng quyết liệt một khi chủ nghĩa tư bản phát triển: sự giàu có sẽ được tập trung hóa, nỗi thống khổ bần cùng của giai cấp vô sản sẽ gia tăng, khủng hoảng sẽ xảy ra và chiến tranh sẽ bùng nổ. Tất cả những hiện tượng đó xuất phát từ các loại “mâu thuẫn” trong chế độ tư bản. Cuối cùng thì công nhân, những con người chẳng có gì để mất, sẽ đạp đổ hệ thống và thay thế nó bằng chủ nghĩa xã hội, một chế độ trong đó quyền tư hữu về phương tiện sản xuất bị bãi bỏ, giai cấp bị thủ tiêu và đấu tranh giai cấp sẽ không còn nữa. Mọi xấu xa lầm lỗi của thế giới này rồi sẽ tiêu tan bởi chúng đều có nguyên do từ hệ thống tư bản chủ nghiã.

Marx tin rằng mọi người đều lương thiện và chỉ bị biến chất bởi các xã hội tồi dở. Ông không nhìn nhận việc những kẻ bất lương làm hư hỏng các hệ thống tốt đẹp cũng thông thường như điều ngược lại vậy. Người ta tự hỏi, đây có phải là một sự lầm lẫn hay một sự cố ý lầm lẫn của Marx ?

Marx buộc tội chế độ tư bản như là nguyên nhân chính yếu của mọi khổ hạnh mà giới lao động phải chịu đựng. Thật ra đó chỉ là tàn dư của chế độ phong kiến. Trên thực tế, bất cứ ở đâu, khi chủ nghĩa tư bản phát triển, nó sẽ tạo ra những biến động về thành phần giai cấp và nới lỏng những ràng buộc giai cấp. Ngược hẳn với dự đoán của Marx, nỗi thống khổ của người lao động trong các xã hội tư bản phát triển không gia tăng mà trái lại chuẩn mức sinh hoạt của họ còn được nâng lên nhiều, có phần còn nhanh chóng hơn so với mức sống của các tầng lớp trung lưu và thượng lưu.

Chính vì thế, cuộc cách mạng vô sản mà Marx trù liệu xảy ra tại các quốc gia tư bản phát triển đã chỉ xảy ra tại những nơi mà chủ nghĩa tư bản vắng mặt. Không những không hề trở thành gông cùm đối với sản xuất, chủ nghĩa tư bản còn không ngừng phát triển, tăng tốc cho những tiến bộ kinh tế kể từ thời Marx.

Lý thuyết về “giá trị lao động”, cột trụ chính yếu của kinh tế luận Marxist, là phần quan trọng nhất trong tác phẩm đồ sộ “Tư bản luận” của Marx. Lý thuyết này có

47

Page 48: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

thể được hiểu như sau: giá trị của một tiện nghi (commodity) có thể đo được bằng số giờ lao động trung bình phải bỏ ra để sản xuất tiện nghi đó.

Lý thuyết “giá trị lao động” xuất hiện vào giữa thế kỷ 18 qua các tác phẩm về kinh tế của Adam Smith “The wealth of Nations” (1776) và của David Ricardo “Principles of Political Economy” (1817), chứ không phải là một phát minh của Marx.

Trong khi Adam Smith và David Ricardo dùng luận thuyết này để bênh vực hiện tượng tư bản thỉ Marx lại dùng nó để đả phá hiện tượng này. Marx dùng luận thuyết “giá trị lao động”để giải thích giá trị của mọi loại tiện nghi (commodity) kể cả tiện nghi mà người thợ bán cho người chủ để lấy tiền công. Marx gọi loại tiện nghi này là “sức lao động” (labor power).

Marx định nghĩa “sức lao động” là khả năng của người thợ (hay người lao động) trong việc sản xuất ra hàng hóa (goods) và dịch vụ (services). Cái giá của sức lao động là số giờ làm việc mà xã hội phải bỏ ra để cung cấp cho người thợ đầy đủ lương thực, quần áo, nơi cư trú, để người thợ có thể duy trì khả năng đó. Nói khác, lương của người thợ phải bằng số tiền trả cho người thợ để người này có thể sống và làm việc. Thí dụ, nếu một người thợ cần 5 Mỹ kim để sống một ngày và giá lao động là 1 Mỹ Kim/giờ thì người chủ phải trả công cho người thợ là 5 Mỹ Kim/ngày, và người thợ chỉ phải làm việc 5giờ/ngày.

Sau khi lập luận như vậy, Marx tự đặt câu hỏi: nếu tiền trả công thợ ngang bằng giá bán tiện nghi thì người chủ kiếm đâu ra lợi nhuận? Để trả lời câu hỏi này Marx nói như sau: vì người chủ nắm quyền sở hữu các phương tiện sản xuất nên họ bóc lột rất tàn nhẫn người công nhân. Nếu họ phải trả cho người thợ 5 Mỹ Kim/ngày để người thợ có thể sống và làm việc thì họ sẽ bắt người thợ làm việc không phải 5 giờ và là 12 giờ/ngày. Và như vậy người thợ sẽ sản xuất ra một tiện nghi đáng giá 12 mỹ Kim cho người chủ mà người chủ chỉ phải trả có 5 Mỹ kim cho người thợ. Người chủ được hưởng cái “thặng dư giá trị” này (surplus value) và đó là lợi nhuận (profit) của hắn.

Những nhà kinh tế học trước Marx hơi lúng túng khi phải giải thích về lợi nhuận tư bản. Với thuyết “giá trị thặng dư”, Marx tự coi mình là khoa học hơn các vị tiền bối khi giải thích vấn đề này, nhưng đối với các kinh tế gia đương thời thì cách giải thích của Marx cũng sai lầm và không còn dùng được nữa. Ngày nay không còn ai tin rằng lợi nhuận tư bản kiếm được là nhờ sự bóc lột nhân công như Marx nói. Các doanh nhân tư bản của thời đại bây giờ kiếm được nhiều lợi nhuận là vì biết tiên đoán sự phát triển của sức tiêu thụ, dám chấp nhận rủi ro khi đầu tư và biết tổ chức sản xuất.

Marx cũng như Engels đều nghĩ và viết rằng: “lịch sử của tất cả các xã hội, cho đến ngày nay, là lịch sử của đấu tranh giai cấp”. Marx nhìn giai cấp dưới góc cạnh “tương quan với phương tiện sản xuất” chứ không dưới góc cạnh tiền lương kiếm được hàng năm hay sự giàu có, như ngày nay ta thường nói giai cấp trung lưu hoặc thượng lưu.

Trong xã hội tư bản, Marx chỉ nhìn thấy có hai giai cấp: giai cấp lao động và giai cấp tư bản. Giai cấp lao động, gồm các công nhân và những người vô sản, là những người phải kiếm sống bằng cách bán sức lao động của chính mình cho những nhà tư bản

48

Page 49: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

vì không có con đường nào khác. Giai cấp tư bản, gồm những nhà tư sản hay tư bản, là những người kiếm sống bằng thặng dư giá trị của những công nhân làm việc cho họ. Lợi tức của họ, chủ yếu đến từ sự bóc lột công nhân là những người vô sản.

Dưới nhãn quan của Marx, các nhà tư bản sẽ lao vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt đến độ đa số các nhà tư bản nhỏ sẽ phá sản để chỉ còn lại một số rất ít nhà tư bản lớn nắm quyền kiểm soát toàn bộ vấn đề sản xuất.

Một trong những “mâu thuẫn nội tại” của hiện tượng tư bản đang xảy ra trong thực tế là: cạnh tranh ráo riết thay vì sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn và rẻ hơn cho người tiêu thụ. Trong trường kỳ, sự cạnh tranh sẽ làm nảy sinh ra nạn “độc quyền” bóc lột cả người lao động lẫn người tiêu thụ.

Rồi số phận những nhà tư bản phá sản sẽ ra sao? Những người này sẽ rơi vào hàng ngũ những người vô sản làm cho số cung lao động lớn lên và thù lao của họ kém đi. Marx gọi hiện tượng này là sự tăng trưởng của “đạo quân thất nghiệp trừ bị”.

Marx cho rằng tính lộn xộn và bản chất vô kế hoạch của nền kinh tế thị trường phức tạp nhất thiết sẽ đưa đến những cuộc khủng hoảng kinh tế vì số cung và số cầu không tương xứng là nguyên nhân của sự lên xuống thất thường trong công việc kinh doanh để sau cùng đưa đến suy thoái kinh tế.

Kinh tế tư bản càng tiến bộ bao nhiêu thì mâu thuẫn nói trên càng trầm trọng bấy nhiêu. Kinh tế tư bản càng lớn mạnh bao nhiêu thì triển vọng tự tiêu diệt càng nhanh chóng bấy nhiêu. Sau cùng giai cấp vô sản sẽ nhận thức được rằng họ có sức mạnh hợp đồng để lật đổ đám tư sản èo uột còn sót lại, và lật đổ luôn cả hệ thống chính trị của nó.

Sau cuộc cách mạng này, toàn bộ hệ thống tư bản với những quyền sở hữu tư nhân, tiền tệ, trao đổi thị trường, lời lỗ kế toán, thị trường lao động…sẽ bị hủy bỏ và được thay thế bằn một nền kinh tế hoạch định tự quản. Nền kinh tế này chấm dứt một cách hoàn toàn và triệt để sự bóc lột và sự tha hóa con người. Điều cần phải nhấn mạnh là cuộc cách mạng xã hội này sẽ không thể nào tránh khỏi.

Phê phán chủ nghĩa Marx

Marx là một nhà tư tưởng có chiều sâu và được nhiều người ủng hộ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những tiên đoán của ông không đứng vững qua thử nghiệm của thời gian. Từ hơn 150 năm qua, thị trường tư bản đã thay đổi nhiều nhưng chưa bao giờ đưa đến tình trạng độc quyền như Marx nói. Lương bổng thực thụ tăng gia liên tục và chỉ dấu lợi tức chưa lúc nào đi xuống. Cái đạo quân thất nghiệp trừ bị mà Marx tiên đoán cũng không phát triển như Marx tưởng. Nền kinh tế tư bản đôi khi cũng gặp những đợt suy thoái và trồi sụt ngoài ý muốn nhưng theo các kinh tế gia tư bản thì đó là hậu qủa của những can thiệp hơi quá tay nhưng không cố ý của nhà nước, hơn là một hiện tượng liên quan đến bản chất của thị trường tự do.

49

Page 50: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Cách mạng xã hội đã xảy ra tại một vài nơi trên thế giới, nhưng chưa bao giờ nổ ra tại những nơi mà lý thuyết của Marx tiên đoán, nghiã là tại các quốc gia tư bản phát triển nhất. Ngược lại, cách mạng xã hội đã chỉ thành công tại những nước nghèo, lạc hậu thuộc thế giới thứ ba.

Tại những nơi đó, cách mạng xã hội chỉ mang lại sự nghèo đói về mặt kinh tế và sự độc tài về mặt chính trị. Trong thực tế, chủ nghĩa xã hội “khoa học” của Marx đã thất bại khi muốn cứu vãn con người thoát khỏi tình trạng bị tha hóa và cũng thất bại luôn cả trong phương án tạo ra một xã hội được kế hoạch hóa và tự quản hoàn toàn. Cách mạng xã hội đó đã không giải phóng quần chúng mà trái lại đã nghiền nát quần chúng dưới sức nặng lạm quyền của nhà nước chuyên chính theo nghĩa đen của thuật ngữ này.

Trái với các nước “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” của thế kỷ 20, những quốc gia nhìn nhận quyền tư hữu và chấp nhận kinh tế thị trường đã được hưởng một sự tăng trưởng kinh tế đáng khen ngợi, mặc dù ở những mức độ khác nhau. Kinh tế thị trường tự do đã lấy quần chúng ra khỏi nghèo đói và đã tạo lập những điều kiện cần thiết, mang tính định chế để mọi người có thể được hưởng tự do chính trị.

Vào thời của Marx, ông chưa được hưởng những điều kiện này. Những người theo ông cũng vậy. Triết thuyết “duy vật biện chứng”, lý thuyết “thặng dư gíá trị”, những luật chi phối lịch sử của ông… tuy có tạo nên một tầm nhìn quyến rũ về một trật tự thế giới mới, nhưng đã không đứng vững được trước thử thách của ba phần tư thế kỷ 20. Phần còn lại của thế kỷ đã chứng minh là tầm nhìn đó hoàn toàn không có gì là “khoa học” vì không thể thực hiện được.

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 6

(1)Trường Phái Vô Chính Phủ: Anarchism. Chủ nghĩa “vô chính phủ” chủ trương triệt tiêu nhà nước và mọi giàng buộc hoặc áp lực trên cá nhân con người. Chủ nghĩa này là sản phẩm của Proudhon và Bakunin, xuất hiện vào thế kỷ 19.

Proudhon chủ trương phải triệt tiêu mọi hình thái quyền lực, quan trọng nhất là quyền lực của nhà nước. Chủ nghĩa này gần giống chủ nghĩa xã hội, chỉ khác ở chỗ là không cần có nhà nước.

Bakunin đại diện cho phe “vô chính phủ” tại Quốc Tế I. Để phổ biến chủ nghĩa của họ những người “vô chính phủ” khuyến khích thành lập các hiệp hội sản xuất và trao đổi, qua những chương trình huấn luyện.

Phe “vô chính phủ” bị loại khỏi Quốc Tế I sau kỳ họp đại hội lần thứ ba. Từ đó họ hành động bằng bạo lực và nổi loạn. Phong trào này kéo dài trong lịch sử đến tận năm 1917 tại Nga qua hành động của N.T Makno và đến năm 1936 tại Tây Ban Nha qua hành động của Durruti.

Tại Tây Ban Nha vào thời gian đó những người “vô chính phủ” lập nên những cộng đồng tự do, những tổ chức cố vấn cho công nhân, tiến hành cải cách điền địa và đề

50

Page 51: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

ra phương pháp giáo dục mới. Họ bị những người theo tướng Franco và những người cộng sản chống đối và tìm cách ám sát, nên bị triệt tiêu.

CHƯƠNG BẢY

CÔNG XÃ PARIS VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ENGELS

Chuyên chính vô sảnCông xã Paris

Đóng góp của Engels Nhà nước tự tiêu vong

Bản Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản được công bố vào năm 1848. Thời gian này cũng là thời gian mà cuộc cách mạng dân chủ ở Âu Châu bị đàn áp khốc liệt. Marx và Engels phải lưu vong sang Anh. Trong những năm tháng lưu vong họ đã xây dựng quan niệm “chuyên chính vô sản”(1) như một chiến thuật chủ yếu trong cương lĩnh đấu tranh cụ thể của phe cộng sản nhằm lật đổ phe tư bản để cướp tư hữu và quyền tư hữu.

Quan niệm “ chuyên chính vô sản” (CCVS) được sửa đi sửa lại và bổ túc nhiều lần. Thoạt đầu, như đã định nghĩa trong bản Tuyên Ngôn 1848, Marx coi CCVS như một giai đoạn dân chủ chiến lược nghĩa là: dựa vào chế độ dân chủ đã hình thành trong xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN) để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Hai năm sau (1850), trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, thuật ngữ CCVS của Marx mang một nội dung mới. Ông viết: “Cuộc đấu tranh giai cấp nhất thiết sẽ dẫn tới CCVS; bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới việc thủ tiêu tất cả mọi giai cấp, và tiến tới một xã hội không giai cấp…”.

Hai năm sau nữa (1852), trong cuốn “Ngày 18 tháng Sương Mù của Louis Bonaparte” Marx nhất quyết cho rằng phải đập bỏ bộ máy nhà nước tư sản thay vì tiếp thu hay hoàn thiện nó. Marx cũng nói thêm là “ Bạo lực là bà đỡ của mọi chế độ xã hội cũ đang thai nghén một chế độ mới.”.

51

Page 52: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Mặc dù thuật ngữ CCVS đã được Marx điều chỉnh và bổ sung nhưng vẫn còn mang tính chất mơ hồ. Nó cần một nội dung cụ thể hơn và Marx đã tìm thấy lời giải đáp trong kinh nghiệm của Công Xã Paris.

Công xã Paris

Tháng bảy năm 1870, hoàng đế Pháp Napoleon III (Louis Napoleon Bonaparte) gây chiến tranh với nước Phổ (Đức), và bị thua trận. Thủ đô Paris bị quân Phổ vây hãm bốn tháng, trước khi Chính Phủ Cứu Quốc đạt được một hiệp định đình chiến.

Công xã Paris là một chính quyền “nổi dậy” tại thủ đô nước Pháp sau khi quân Phổ chấm dứt vây hãm thành phố. Chính quyền này chỉ tồn tại từ 18 tháng 3 đến 27 tháng 5 năm 1871. Trong thời gian Paris bị vây hãm, chính phủ Pháp do Quốc Hội bảo thủ lãnh đạo rút sang vùng Versailles.

Sự vụng về của quốc hội bảo thủ, nỗi tủi nhục của sự đầu hàng, việc không trả lương lực lượng an ninh quốc gia cộng thêm tình trạng khổ cực quá kéo dài trong thời gian bị vây hãm đã là những nguyên nhân của cuộc “nổi dậy”.

Ủy ban trung ương của lực lượng An Ninh Quốc Gia và Tổng Hội Đồng của Công Xã Paris là hai cơ quan chủ yếu của chính quyền “nổi dậy”, được bầu lên vào tháng 3 năm 1871. Công xã áp dụng một chương trình xã hội và thiết lập định chế phân tách Nhà Nước với Nhà Thờ.

“Tuần lễ đẫm máu” từ 21 đến 28 tháng 5, 1871 là một biến cố cần ghi nhận. Khi quân Versaillais của Quốc Hội Bảo Thủ tiến vào Paris để giải phóng thành phố khỏi bàn tay của chính quyền “nổi dậy” thì thành phố được bố trí chướng ngại vật khắp nơi. Lực lượng “nổi dậy” chiến đấu chống lực lượng Quốc Hội vô cùng quyết liệt. Chiến tranh diễn ra từng đường phố. Điện Tuileries và tòa đô chính bị đốt cháy. Trận chiến chỉ chấm dứt sau khi quân Versaillais tiến chiếm nghĩa trang Père Lachaise và xử bắn hàng loạt những thành phần nổi loạn.

Cuộc đàn áp đã làm mất một số lãnh đạo chủ yếu của quân nổi dậy nhưng công xã đã ảnh hưởng lâu dài đến trào lưu cộng sản quốc tế.

Công xã Paris đã nổ ra giữa lòng Quốc Tế I. Engels lập tức coi công xã như đứa con tinh thần của tổ chức chính trị này. Marx viết ngay tác phẩm “Nội chiến tại Pháp” để lên tiếng ủng hộ.

Kinh nghiệm của Công xã đã thúc đẩy Marx và Engels kêu gọi QT-I chuyển hướng hoạt động từ đấu tranh tư tưởng sang hoạt động chính trị. Theo đề nghị của hai ông, tháng 9 năm 1871, QT-I họp hội nghị tại London để bàn về việc thành lập các đảng chính trị từ những lực lượng công nhân đấu tranh.

Năm 1872, QT-I họp đại hội tại The Hague (Hoà Lan). Mục tiêu này được Marx viết thành điều 7a của hiến chương và điều này đã được đại hội chấp thuận. Điều 7a xác định: “Việc cướp chính quyền trở thành công tác chính yếu của giai cấp vô sản”. Chiến

52

Page 53: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

tranh tư hữu bắt đầu bước ra khỏi giai đoạn đấu tranh tư tưởng để tiến sang một giai đoạn mới: giai đoạn chiến tranh bạo lực.

Công xã Paris đã làm được những gì cho chủ nghĩa Marx ?

Công xã đã đập tan bộ máy “nhà nước” cũ bằng cách :- bãi bỏ quân đội thường trực và thay thế bằng nhân dân vũ trang,- xóa bỏ toàn bộ cơ sở hành chánh và bộ máy công chức cũ. Đồng thời

với việc xóa bỏ bộ máy hành chánh cũ, công xã cũng thủ tiêu luôn chế độ đại nghị . Tính độc lập của ngành tư pháp không còn nữa.

Để tránh cho bộ máy tập trung quyền hành trở thành một bộ máy quan liêu, Công

xã áp dụng những biện pháp sau đây :- viên chức nhà nước phải được bầu lên và có thể bị bãi miễn,- các công chức lãnh lương ngang với công nhân,- nguyên tắc công khai hóa mọi hành động được áp dụng .

Marx đã biến kinh nghiệm của Công xã Paris thành tài sản chung của phong trào

công nhân quốc tế khi ông viết cuốn “Nội chiến ở Pháp”. Tác phẩm đã thành hình chỉ vài ngày sau khi Công xã Paris thất bại, và được xuất bản lần đầu tiên ở London vào ngày 13 tháng 6 năm 1871.

Phê phán “chuyên chính vô sản”

Theo lập luận của Marx thì “chuyên chính vô sản” (CCVS) có mục đích trấn áp giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Như vậy, sự tồn tại của CCVS liên quan đến hai điều kiện: kẻ thù giai cấp và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

Về điều kiện thứ nhất, khái niệm “kẻ thù giai cấp” là một khái niệm hết sức mơ hồ. Sau này, cả Lenin lẫn Stalin đều gặp khó khăn, không thể giải quyết, khi phải đối mặt với tính phức tạp của khái niệm này.

Về điều kiện thứ hai, nếu sự thực chế độ tư hữu tư liệu sản xuất phát sinh ra “nhà nước” thì có thể đồng ý rằng sự tiêu diệt chế độ tư hữu tất yếu sẽ dẫn đến sự tiêu vong của “nhà nước”. Thế nhưng, nếu “nhà nước” có một nguồn gốc độc lập không liên quan gì đến lãnh vực kinh tế thì việc xóa bỏ tư hữu để tập trung toàn bộ tư liệu sản xuất của xã hội vào tay “nhà Nước” sẽ không làm cho “nhà nước” tiêu vong, mà ngược lại, sẽ làm cho “nhà nước” ngày càng bành trướng hơn. Kinh nghiệm này nhiều dân tộc đã trải qua và huyền thoại về sự tự tiêu vong của “nhà nước” thật ra chỉ là một ảo tưởng, hay nói cho đúng hơn, một thủ đoạn lừa bịp.

Theo sự “dụ dỗ” của Marx thì CCVS chỉ có tính cách tạm thời. Nhưng tạm thời là bao lâu và làm thế nào để tránh sự lạm dụng của những kẻ nhân danh giai cấp vô sản để kéo dài quá mức cần thiết của CCVS. Kinh nghiệm này, rất nhiều dân tộc đã phải trả giá đắt trong đó có Việt Nam.

53

Page 54: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Để kết hợp hai khái niệm dân chủ và chuyên chính, đối nghich nhau như nước với lửa, Marx ngụy biện: chế độ dân chủ, từ trước tới nay, chỉ dành đặc quyền đặc lợi cho một thiểu số, nên nếu muốn đạt tới một chế độ dân chủ tuyệt đối bình đẳng cho tất cả mọi người về mặt kinh tế, một chế độ không có “nhà nước”, thì phải chấp nhận một nền độc tài tạm thời. Ngụy luận này thật khó nghe. Vậy mà trong dĩ vãng, nó đã đánh lừa được một bộ phận không nhỏ của nhân loại chỉ vì cái ảo ảnh của một thiên đường hạ giới không bao giờ đạt tới.

Theo thói thường, kẻ cầm quyền không bao giờ thiết tha với việc mở rộng dân chủ vì sợ mất địa vị và đặc quyền đặc lợi của mình. Đó là lý do giải thích tại sao ở tất cả các nước áp dụng CCVS, dân chủ đều vắng mặt.

Sự phát triển của lịch sử loài người cho thấy nền dân chủ của xã hội hiện đại là kết qủa của một quá trình đấu tranh lâu dài. Lúc đầu nó chỉ là nền dân chủ của một thiểu số người trong xã hội. Nhưng theo thời gian và cùng với sự trưởng thành của mỗi dân tộc nền dân chủ ấy ngày càng mở̉ rộng cho mọi cá nhân, mọi tầng lớp, mọi giai cấp trong nước như ta đã thấy. Đó chính là sự vận động tự nhiên trong quá trình phát triển của nền dân chủ ngày nay.

Chủ nghĩa Marx là một chủ nghĩa đấu tranh bạo lực. Nó có hai mũi nhọn tấn công chiến lược được ngụy trang dưới hình thức huyền thoại: chuyên chính vô sản và nhà nước tự tiêu vong. Hai huyền thoại này đã tạo nên một hấp lực tâm lý sâu rộng, đã lừa đảo một phần không nhỏ của nhân loại và tạo điều kiện cho một dân tộc chậm tiến trở thành một đế quốc hung hãn và đa sát nhất lịch sử loài người.

Huyền thoại “chuyên chính vô sản” cùng những nghịch lý của nó đã được phân tích trong những đoạn trên. Những đoạn viết tiếp theo sẽ đề cập đến huyền thoại “nhà nước tự tiêu vong”.

Đóng góp của Engels

Marx không viết một tác phẩm nào bàn riêng về vấn đề “nhà nước”. Quan niệm về “nhà nước” của ông chỉ thấy xuất hiện mộ̣t cách tương đối rõ ràng trong cuốn “Hệ tư tưởng Đức” viết chung với Engels trong những năm 1845-1846. Về nguồn gốc, Marx cho rằng sự xuất hiện của nhà nước bắt nguồn từ phân công lao động trong xã hội, gắn liền với sự ra đời của chế độ sở hữu tư nhân. Sự phân công lao động và chế độ sở hữu tư nhân làm phát sinh mâu thuẫn giữa lợi ích riêng và lợi ích chung. Nhà nước ra đời để giải quyết mâu thuẫn đó, dưới danh nghĩa là đại diện cho lợi ích chung của xã hội. Marx nói thêm là trong thực tế nhà nước chỉ đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị mà thôi, còn đối với giai cấp bị trị nó trở thành xiềng xích trói buộc. Sau khi Marx chết, người có công bổ túc lý thuyết về nhà nước của Marx là Engels.

Friedrich Engels (1820-1895)

54

Page 55: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Friedrich Engels là một lý thuyết gia xã hội chủ nghĩa, người Đức. Ông là bạn thân của Marx, đã cưu mang và giúp đỡ Marx và gia đình trong suốt cả cuộc đời. Ông cũng là nhân vật chính, sau Marx, đã vận động cho Quốc Tế II.

Năm 1845 Engels xuất bản cuốn sách “Tình trạng của giai cấp lao động tại Anh” để trình bầy những ý kiến chủ đạo của chủ nghĩa Marx. Viết chung với Marx thì phải kể tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” nói về những nét căn bản của duy vật sử quan và văn kiện nổi tiếng là bản “Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản”.

Ông cũng phân tích “duy vật biện chứng” trong cuốn “La dialectique de la Nature”, viết xong năm 1883 nhưng chỉ xuất bản vào năm 1925. Sau khi Marx chết, ông phụ trách xuất bản nốt những phần còn lại của tác phẩm đồ sộ “Tư Bản Luận” của người bạn chí thiết mà ông ngưỡng mộ suốt đời.

Trong tất cả các tác phẩm ông để lại cho hậu thế thì cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước” (1884) là tài liệu đã đóng góp thêm cho lý thuyết về nhà nước của Marx.

Engels viết tác phẩm này để thực hiện di chúc của Marx. Trong tác phẩm, ông trình bày sự ra đời, phát triển và tiêu vong của nhà nước qua lịch sử.

Về nguồn gốc của nhà nước, Engels nghiên cứu lịch sử Âu Châu thời cổ đại và chứng minh rằng các nhà nước nảy sinh ra từ sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy.

Dưới chế độ công xã nguyên thủy, “thị tộc” (gens, clan) là đơn vị căn bản của xã hội. Cơ quan quyền lực tối cao của thị tộc là Hội Đồng Thị Tộc, gồm tất cả các thành viên nam nữ của thị tộc. Hội đồng này bầu ra và bãi miễn tù trửởng và thủ lĩnh quân sự. Tù trưởng chỉ là gia trưởng trông nom về mặt đạo đức. Thủ lĩnh quân sự chỉ có thể ra mệnh lệnh khi xuất chinh mà thôi.

Nhiều thị tộc họp thành “bào tộc” (phratry), nhiều bào tộc họp thành “bộ lạc” (tribu). Đứng đầu bộ lạc là Hội Đồng Bộ Lạc, bao gồm tất cả các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự. Nhiệm vụ chính của Hội Đồng Bộ Lạc là điều tiết các quan hệ đối ngoại với các bộ lạc khác, tuyên chiến và ký hòa ước.

Về phân công lao động, Engels thấy rằng dưới thời cộng sản nguyên thủy, sự phân công lao động hoàn toàn mang tính cách tự nhiên: phân công giữa nam, nữ. Cái gì làm ra cũng dùng chung. Tài sản cũng là của chung như nhà cửa, vườn tược, thuyền độc mộc v..v.

Sự phân công lao động xã hội lớn đầu tiên là sự tách rời trồng trọt và chăn nuôi. Sản xuất tăng nhanh và sở hữu tư nhân bắt đầu xuất hiện. Gia súc trở thành tiền tệ. Sự phát tiển nhanh chóng của sản xuất đẻ ra nhu cầu thu hút sức lao động mới. Tù binh trong chiến tranh biến thành nô lệ. Như vậy, từ sự phân công lao động lần thứ nhất, đã làm nảy sinh ra sự phân chia giai cấp đầu tiên: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.

55

Page 56: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Thời đại đồ sắt chứng kiến sự phân công lao động lớn lần thứ hai: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Giai cấp nô lệ trở thành rõ nét hơn. Hố cách biệt giàu nghèo bắt đầu xuất hiện. Đất đai do thị tộc cấp dần dần chuyển thành sở hữu tư nhân. Sự hợp nhất các bộ lạc biến lãnh thổ riêng thành lãnh thổ chung. Thủ lĩnh quân sự do dân bầu ra trở thành viên chức thường trực. Các cơ quan của xã hội thị tộc phát triển thành nền dân chủ quân sự (démocratie militaire). Lúc đầu là công cụ của ý chí nhân dân các cơ quan này đã trở thành những cơ quan độc lập nhằm thống trị nhân dân.

Sự xuất hiện của thương nghiệp đánh dấu sự phân công lao động lớn lần thứ ba. Người ta thấy một giai cấp, tuy hoàn toàn không sản xuất , nhưng lại chiếm toàn quyền lãnh đạo sản xuất và bắt những người sản xuất phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế.

Hàng hóa mỗi ngày một nhiều. Ruộng đất cũng trở thành hàng hóa. Tiền kim loại xuất hiện. Của cải tập trung vào tay một số ít người, số nô lệ tăng lên rất đông. Lao động cưỡng bách của nô lệ là cơ sở trên đó kiến trúc thượng tầng của toàn bộ xã hội được xây dựng. Xã hội thị tộc tan rã nhường chỗ cho xã hội có giai cấp đối kháng.

Xã hội mới này bị phân chia thành những mặt đối lập không thể điều hòa. Muốn cho những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn không đi đến chỗ tiêu diệt nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội, thì phải có một lực lượng cần thiết, đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm giảm bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự. Lực lượng đó là “nhà nước’. Nó từ xã hội sinh ra nhưng lại đứng trên xã hội và càng ngày càng xa rời xã hội. Quyền uy mang tính cách cưỡng bách thay cho lòng tôn kính tự nguyện trước kia.

Tóm lại, khi nghiên cứu nguồn gốc của nhà nước, Engels đã thấy những xã hội không cần đến “nhà nước”. Và “nhà nước” chỉ trở thành tất yếu khi sự phát triển kinh tế tiến tới một giai đoạn phân chia xã hội thành giai cấp. Do đó ông biện luận rằng: bây giờ chúng ta đang bước nhanh tới một giai đoạn phát triển sản xuất trong đó mọi giai cấp nhất định sẽ phải biến mất cũng như xưa kia chúng nhất định phải xuất hiện. Giai cấp tiêu vong thì “nhà nước” cũng không tránh khỏi tiêu vong theo.

Huyền thoại nhà nước tự tiêu vong

Nhà nước là một hiện thực sinh ra từ lúc loài người có mặt trên trại đất. Khi con người còn sống trong các thị tộc, với mối quan hệ dựa trên huyết thống thì nhà nước chỉ là một tổ chức đơn giản nằm trong cộng đồng. Nhưng khi cộng đồng phát triển, trở thành rộng lớn hơn, quan hệ thị tộc bị phá vỡ, thì nhà nước buộc phải trở thành một tổ chức phức tạp hơn, tách rời khỏi cộng đồng. Đó là biểu hiện của sự trưởng thành chứ không phải là một sự tha hóa như Marx nghĩ.

Khi nhà nước tách rời khỏi xã hội, thì trong lịch sử nhân loại đã có những thời kỳ quyền lực chính trị bị chiếm hữu bởi một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay một cá nhân, và họ đã tìm cách phủ lên nhà nước một cái vỏ thần bí để hợp lý hóa sự chiếm hữu (chẳng hạn như thuyết “Thiên Mệnh” ở Đông Phương). Nhưng rồi nhân loại trưởng thành hơn, người ta ý thức được vấn đề chủ quyền của nhân dân, và kể từ thế kỷ 18, các

56

Page 57: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

nhà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã mở ra hướng đấu tranh để biến nhà nước thành ra nhà nước của toàn dân. Chế độ dân chủ bắt đầu hình thành từ lúc đó. Nền dân chủ này, lúc đầu không tránh khỏi được những khiếm khuyết, nhưng theo thời gian, ngày càng được củng cố và hoàn chỉnh.

Huyền thoại “nhà nước tự tiêu vong” đã làm sụp đổ toàn bộ lý thuyết về “nhà nước” của chủ nghĩa Marx. Marx định nghĩa “nhà nước” là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác. Thật ra, trước khi trở thành “nhà nước” của một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay một cá nhân, “nhà nước” đã là một tổ chức bảo vệ lợi ích công cộng, một quyền lực công cộng. Với nhân định này, ta thấy tính chất giai cấp chỉ là tính chất phụ thuộc chứ không phải là tính chất cơ bản của “nhà nước”. Bản chất của “nhà nước” là tính chất công cộng, tính chất xã hội, còn tính chất giai cấp chỉ là một sự bóp méo, xuyên tạc bản chất đó, do sự chiếm dụng “nhà nước” bởi một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay một cá nhân nào đó mà thôi.

Khôi phục bản chất của “nhà nước”, tức là “dân chủ hóa”, đòi hỏi phải xóa bỏ tính giai cấp của “nhà nước” để nhà nước trở thành nhà nước của toàn dân. Đây là điểm cốt yếu trong đấu tranh dân chủ.

Thay thế một “nhà nước” giai cấp này bằng “nhà nước” giai cấp khác, như Marx đề nghị, thì con đường dân chủ khó khai thông vì không thể nào tránh được tình trạng lạm quyền khi con người có quyền thống trị trong tay. Vì không nắm được bản chất của quyền lực chính trị nên Marx không thấy được một sự thật: quyền lực chính trị có khả năng làm hư hỏng con người (le pouvoir corrompt). Khi nắm quyền hành trong tay thì không ai có thể được “miễn nhiễm” trước sự cám dỗ của quyền lực, nhất là đối với những người trong giai cấp bị bóc lột. Tin vào “tính thánh thiện” của giai cấp vô sản khi họ nắm chính quyền, hoàn toàn chỉ là một trò giả bộ “ngây thơ” lừa bịp.

Dân chủ là giá trị chung của nhân loại. Chế độ dân chủ với những nhược điểm

chưa khắc phục vẫn là chế độ của tương lai vì nó có khả năng tự điều chỉnh, tự sửa chữa và có khả năng bao dung được mọi xu hướng chính trị, mọi tín ngưỡng tôn giáo, mọi chủng tộc, mọi lợi ích giai cấp.

Nhà nước dưới chế độ dân chủ là một nhà nước bị hạn chế quyền lực, bị kiểm soát bởi các cơ quan dân cử, bởi sự canh tranh lành mạnh của các đảng phái chính trị, bởi các tổ chức phi chính phủ, bởi báo chí và phương tiện truyền thông đại chúng… Nó không còn là bộ máy quan liêu đứng trên và tách rời khỏi nhân dân như những nhà tư tưởng giáo điều Marxist phê phán.

57

Page 58: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 7

(1) Chuyên Chính Vô Sản . Thời Cổ La Mã danh từ “ Dictatura” (chuyên chính) dùng để chỉ một hình thái chính quyền ngắn hạn, một chế độ quân sự tạm thời 6 tháng, để đối phó với một tình hình chính trị khẩn cấp.

Theo học thuyết của Marx, chuyên chính vô sản cũng chỉ là một thời kỳ chuyển tiếp tạm thời trong đó các đại diện giới vô sản có toàn quyền hành động để triệt tiêu “nhà nước” tư sản, dọn đường cho sự tiến tới một xã hội không giai cấp.

Như vậy đặc trưng của một chế độ chuyên chính là thẩm quyền ngắn hạn và tạm thời của nó. Khi chế độ này rơi vào tay những người cộng sản thì nó trở thành thường trực và không bao giờ chấm dứt. Đây là một điểm căn bản cần phân biệt.

Chuyên chính đối lập với “dân chủ”. Theo ngôn ngữ La Mã thì “demo” là dân và “kratia”là quyền hành. Ghép lại “demokratia” là chính quyền bởi dân, còn gọi là thể chế Dân Chủ Tự Do (Liberal Democracy).

Thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, khi người La Mã đưa ý niệm “dân chủ” vào tổ chức chính quyền tại nhiểu nước thì đã có những sự tranh cãi lâu dài về những nhân tố cấu thành một chế độ dân chủ.

Nhân tố thứ nhất là phải giải quyết ý niệm “dân” (people). Dân là những ai? Câu trả lời được sự chấp nhận rộng rãi phải đợi đến thế kỷ 20 mới được giải quyết: dân là tất cả những người trưởng thành trong cộng đồng.

Nhân tố thứ hai liên quan đến vấn đề: bằng cách nào người dân sẽ cai trị ? Câu trả lời là: vì kích thước của lãnh thổ mỗi ngày một rộng thêm theo thời gian nên việc cai trị trực tiếp (direct democracy) không thể thực hiện được mà phải nhờ đến sự trung gian của những người đại diện được lựa chọn qua bầu cử (election). Những người đại diện này phải có những chương trình cai trị khác nhau để người dân đi bầu lựa chọn.

Nhân tố thứ ba là phải bảo đảm cho người dân đi bầu những điều kiện công bằng về tư cách pháp lý và công bằng về cơ hội được thông báo đầy đủ về những tin tức họ cần biết.

Tóm lại một chính quyền dân chủ phải được dân bầu lên để có chính danh lãnh đạo. Để cho cuộc bầu cử được công bằng người dân phải đủ tư cách đi bầu (sự trưởng thành) vả phải được tạo cho những điều kiện về pháp lý cũng như về cơ hội đồng đều để lựa chọn những chương trình cai trị phù hợp với ý muốn của họ. Quan trọng nhất là họ phải được thông tin đầy đủ về những gì họ cần biết.

58

Page 59: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

*

CHƯƠNG TÁM

CHIẾN TRANH TƯ HỮU : GIAI ĐOẠN XUNG ĐỘT NỘI BỘ

Chủ Nghĩa Marx-LeninLenin, Vladimir

Cách mạng tháng mườiNội chiến ở Nga

Khủng bố đỏ và dân chủ vô sản

Chủ nghĩa Marx-Lenin là một sự ứng dụng chủ nghĩa Marx vào thực tế, do Lenin khai triển. Công thức này đã mang lại thắng lợi cho cuộc cách mạng cộng sản Nga tháng10 năm 1917, và đã trở thành nền tảng ý thức hệ của phong trào cộng sản thế giới với trung tâm là Liên Xô.

Vào thế kỷ 20, tất cả những nước tự coi là cộng sản và tất cả những đảng cộng sản tại các quốc gia khác đều được thiết lập trên các nguyên tắc của chủ nghĩa Marx-Lenin. Hạt nhân ý thức hệ của chủ nghĩa này là : “Cách mạng vô sản không xuất phát một cách tự nhiên từ một nước tư bản. Nhất thiết cần phải có một đảng cách mạng chuyên nghiệp tiền phong hướng dẫn giai cấp công nhân trong việc lật đổ chế độ tư bản bằng bao lực, để rồi sau đó lập nên một thể chế chuyên chính vô sản, như là bước đầu tiến tới xã hội cộng sản”.

Chủ nghĩa Marx-Lenin lập luận rằng, sở dĩ công nhân trong các nước tư bản tiên tiến không chọn lựa cách mạng là vì chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang một giai đoạn mới trong đó các nhà tư bản mang tiền đến các thuộc địa khai thác bóc lột và làm giàu, rồi dùng số tiền kiếm được này để đút lót công nhân trong nước bằng cách tăng lương cho họ. Lập luận này đưa đến nhận định phải coi thế giới đang phát triển (thế giới thứ ba) như là tuyến đầu của cuộc đấu tranh chống đế quốc. Khi các thị trường thuộc địa bị phong trào giải phóng dân tộc phá vỡ thì tư bản thuộc địa lại phải trở về với mẫu quốc, và cách mạng vô sản lại nổ ra ở đó.

Thuật ngữ “Marxism-Leninism” được dùng nhiều nhất tại Liên Xô dưới thời Stalin và được coi như một di sản qúy báu của Lenin. Đến thời Nikita Krushchev thuật ngữ này lại được đàn em của Krushchev dùng để hạ bệ Stalin. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên có vẻ lãnh đạm với thuật ngữ này nhưng cũng không ra mặt phản đối. Còn đối với

59

Page 60: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Việt Nam, Lào và Cuba thì thuật ngữ này là thành phần không thể thiếu trong ngôn từ cửa miệng.

Thuật ngữ Marxism-Leninism được ưa chuộng không những trong sinh hoạt của Đệ Tam Quốc Tế mà còn cả trong nội bộ các đảng cộng sản nhỏ trên khắp thế giới. Tại sao ? Vì chính chủ nghiã Marxism-Leninism đã đưa ra mẫu hình chung cho mọi cuộc cách mạng vô sản cướp chính quyền tại “thế giới thứ ba” cũng như tại một vài nơi khác. Nó chú trọng vào thực tế hơn là vào lý thuyết, cho nên rất cần thiết cho việc huấn luyện và đào tạo cán bộ đảng viên.

Thanh thế và quyền lực của cộng sản đã bành trướng nhanh chóng trong thế kỷ 20 vì Lenin đã coi “đế quốc”, chứ không phải “tư bản”, là kẻ thù chính như Marx đã giảng dạy. Cách tiếp cận của ông với chủ nghĩa cộng sản thực tế hơn lý thuyết cổ điển của Marx, và cũng chính vì thế mà ông ̣đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vô sản đầu tiên tại Nga năm 1917.

Với khả năng nhạy bén về chính trị hiếm có, Lenin nhận ra ngay bản chất bạo tàn của chủ nghiã Marx. Đây là con đường đấu tranh mà từ lâu ông tìm kiếm. Cho nên ông chỉ cần thêm vào đó một cơ chế chính trị để biến tư tưởng thành hiện thực.

Ông cũng nghĩ rằng cơ chế chính trị này không thể do các người vô sản vụng về và ít học xây dựng được mà phải do chính tay ông làm lấy. Do đó chủ nghĩa Marx-Lenin xuất hiện. Chủ nghĩa này không xây dựng được một xã hội hoàn thiện. Nó đã trở thành công cụ thô thiển để cướp giữ chính quyền của một nhóm người háo danh và tham lợi.

Năm 1917 Lenin trở thành chúa tể của nước Nga. Lúc đó ông phát hiện ra rằng hàng triệu công nhân và nông dân không chấp nhận tư tưởng của Marx. Trước hiện thực này, ông thấy chỉ có thể giữ quyền lực cho đảng cộng sản bằng vũ lực, khủng bố và áp bức. Cho nên ông đã ra lệnh bắn giết hàng vạn người và bỏ chết đói hàng triệu người khác. Khi làm như vậy, ông đã dùng tư tưởng của Marx về “tính tất yếu của cách mạng” để biện hộ cho những tội ác của mình. Cuối cùng, mục đích đã biện minh cho phương tiện. Lenin được coi như tín đồ cuồng nhiệt nhất của chủ nghĩa Marx.

Vladimir Ilitch Oulianov (1870-1924)

Lenin tên thật là Vladimir Ilitch Oulianov. Ông là người Nga, theo chủ nghĩa Marx và suốt đời hoạt động chính trị. Năm 25 tuổi, ông thành lập tại thành phố Saint Petersburg tổ chức Liên Hiệp Đấu Tranh Giải Phóng Giai Cấp Công Nhân. Vì hành động này mà ông bị tù, đầy đi Siberia và bị giam cầm ba năm từ 1897 đến 1900.

Ra tù, ông rời nước Nga và đến định cư tại Thụy Sĩ. Tại đây, ông cho ra đời tờ báo ISKRA để truyền bá tư tưởng của Marx. Cũng từ thời gian này ông viết tác phẩm “Làm gì?” (Que faire?) xuất bản vào năm 1902. Trong cuốn sách này ông trình bày quan điểm tổ chức một chính đảng gồm toàn những người cách mạng chuyên nghiệp, đội tiền phong của giai cấp công nhân, để tiến hành đấu tranh với giai cấp tư sản.

60

Page 61: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Quan điểm đó mở đường cho ông tới Đại Hội Đảng Dân Chủ Xã Hội Nga vào năm 1903. Trong nội bộ đảng này, những người theo ông thành lập Phe Đa Số (Bolshevik) đối lập với Phe Thiểu Số (Menshevik).

Ông sang Pháp, sống tại Paris từ năm 1908 đến năm 1911. Sau đó ông trở về Ba Lan, sống tại Cracovie, rồi trở lại Thụy Sĩ năm 1914. Trong khoảng thời gian này ông có tham gia Quốc Tế II , nhưng chê Quốc Tế này phản bội chủ nghĩa cộng sản.

Tháng tư năm 1917 ông di chuyển qua Đức để về lại Petrograd (Nga). Quan điểm chính trị của ông được Đảng Dân Chủ Xã Hội Nga và các Xô Viết địa phương ủng hộ. Với tư thế lãnh tụ, ông đã chỉ đạo thành công cuộc cách mạng vô sản tháng 10 năm 1917.

Ngay sau khi trở thành chủ tịch nước Nga Xô Viết ông thành lập Quốc Tế Cộng Sản vào năm 1919 để phổ biến, phát triễn và điều hành phong trào cách mạng vô sản quốc tế. Tuy nhiên, nội chiến ở Nga và sự thất bại của phong trào cách mạng ở Âu Châu đã buộc ông phải rút về công việc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại nước Nga, rồi tại Liên Bang Xô Viết, thành lập năm 1922.

Sau cuộc nội chiến (1918-1921) nước Nga gặp khó khăn kinh tế. Để ra khỏi hoàn cảnh khó khăn này, Lenin đã ban hành chính sách “Tân Kinh Tế” (NEP).

Năm 1922 Lenin lâm bệnh bán thân bất toại, hậu qủa của vụ ám sát năm 1918 với một viên đạn nằm trong lồng ngực không lấy ra được. Ông từ trần vào năm 1924.

Sinh thời, Lenin là một chính trị gia khôn khéo, mềm mỏng. Tuy nhiên ông rất cứng rắn và quyết liệt khi phải đối diện hoặc đấu tranh với bất cứ một hình thức đối lập nào. Trong thời gian lãnh đạo, ông không đồng ý với cung cách tàn bạo của Stalin. Ông có viết một di chúc để lại cho những người tiếp tục sư nghiệp của ông để cảnh báo về hiểm họa này.

Cách mạng tháng Mười

Cuộc cách mạng tháng10 năm 1917 ở Nga, thật ra, chỉ là một cuộc đảo chính của những người Bolsheviks, cầm đầu bởi Lenin.

Trước đó ít lâu, cuộc cách mạng tự phát lật đổ chế độ Sa Hoàng và chấm dứt các triều đại Romanov đã xảy ra vào tháng 2 năm 1917. Cuộc cách mạng này mang tính tự phát vì không được hoạch định trước và cũng không do ai lãnh đạo. Nó có nguyên nhân từ sự thất trận liên hồi của đế chế Nga trong Thế Chiến I, từ tình trạng thối nát của triều đình Sa hoàng Nicholas II và từ sự suy sụp của nền kinh tế Nga lúc bấy giờ.

Mùa đông năm 1917 rét lạnh một cách bất thường. Nạn đói và tình trạng thiếu

thực phẩm leo thang. Gần hai triệu binh sĩ bỏ mạng tại chiến trường và sáu triệu binh sĩ bị thương thiếu người chăm sóc. Nỗi khổ cực của người dân vượt quá sức chịu đựng.

61

Page 62: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tháng 2 năm 1917, tại thành phố Petrograd, công nhân bắt đầu đình công và biểu tình. Ngưỡi biểu tình bị lính của triều đình bắn giết, nhưng làn sóng phản đối tiếp tục lan rộng. Công nhân hô to khẩu hiệu đòi “bánh mì”. Ngày 25 tháng 2 , Petrograd giống như một thành phố chết : mọi sinh hoạt bị đình chỉ. Học sinh và các thầy giáo cũng kéo nhau xuống đường ủng hộ công nhân. Quân đội được phái đến tái lập trật tự không tuân hành lệnh cấp trên. Họ mang súng chạy sang hàng ngũ công nhân thay vì đàn áp. Tình hình nổi loạn của dân chúng phát triển ngoài khả năng kiểm soát của triều đình. Cách mạng bùng nổ như sấm sét và đi đến thành công.

Ngày 2 tháng 3, Sa hoàng Nicholas II thoái vị. Ông chỉ định quận công Michael Alexandrovich kế vị nhưng ông này từ chối. Một chính phủ lâm thời được thành lập cùng lúc với “Xô Viết Petrograd” của những nhà xã hội. Nước Nga được đặt dưới quyền cai trị của một chính quyền mới mang tính “lưỡng đầu chế”.

Chính phủ lâm thời, thoạt đầu do hoàng thân Georgy Yevgenyevich Lvov, một thành viên của đảng Dân Chủ Lập Hiến, lãnh đạo. Vì những vụ lộn xộn trong tháng 7 (July Days), hoàng thân từ chức. Ông được nhà xã hội cách mạng Alexandr Kerensky thay thế. Ngay trong những ngày đầu tiên cầm quyền, Kerensky đã gặp khó khăn vì không thực hiện nổi những lời hứa liên quan đến công ăn việc làm, thực phẩm, ruộng đất và chiến tranh. Thấy thế Lenin quyết định về nước.

Lúc đó Lenin đang ở Thụy Sĩ và Thế Chiến I đang ở trong thời kỳ sôi động. Vấn đề di chuyển trở nên vô cùng khó khăn vì chiến tranh. Nhờ sự vận động khéo léo của một người cộng sản Thụy Sĩ tên Fritz Platten, chính quyền Đức thuận cho ông cùng đoàn tùy tùng dùng xe lửa băng qua nước Đức để tới Thụy Điển. Tiếp theo, những người cộng sản Thụy Điển Otto Grimlund và Ture Nerman giúp ông vượt biên giới sang Petrograd.

Ngày 16 tháng 4 năm 1917, sau khi đến Petrograd, Lenin bắt tay ngay vào việc. Ở vị thế lãnh đạo phong trào Bolshevik ông cho phổ biến tài liệu đấu tranh “Luận diểm tháng Tư (April Theses) trong đó ông kêu gọi mọi người chống đối và không thỏa hiệp với chính phủ lâm thời. Lenin bị Kerensky buộc tội là tay sai ăn lương của chính quyền Đức nhưng Luận Điểm Tháng Tư của ông vẫn được những người thất vọng vì sự bất lực của chính phủ lâm thời, ủng hộ.

Tháng 7 năm 1917 Lenin và những người Bolsheviks tung ra các khẩu hiệu “Tất cả ruộng đất cho nông dân”, “Hòa bình và bánh mì” và “Chấm dứt chiến tranh”, để tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ lâm thời. Hành động bạo lực vội vã này thất bại vì lúc đó thủ tướng Kerensky còn đủ uy tín và hậu thuẫn để đàn áp cuộc nổi dậy. Lenin phải bỏ chạy sang Phần Lan để lánh nạn, nhưng ông lại trở về khoảng tháng mười cùng năm nhân biến cố Kornilov.

Tướng Kornilov, tổng tư lệnh quân đội thời bấy giờ, muốn lợi dụng tình hình chính trị nhiễu nhương để nắm chính quyền. Thực hiện ý định này, ông tiến quân vào Petrograd. Trước tình thế nguy kịch đó, Kerensky kêu gọi sự ủng hộ của những người Bolsheviks và của các Xô Viết khắp mọi nơi trong nước. Để đối phó, các Xô Viết tăng cường và tập hợp lực lượng Vệ Binh Đỏ do Trotsky thành lập. Đồng thời họ tung ra thủ

62

Page 63: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

đoạn tuyên truyền cách mạng nói rằng Kornilov sẽ tái lập nền quân chủ. Thủ đoạn độc hiểm này đưa đến việc binh lính đào ngũ tập thể và quần chúng chán ghét không ủng hộ. Hậu qủa là các đơn vị quân đội của Kornilov tự tan rã và đầu hàng trước khi cuộc hành quân tiến tới Petrograd.

Tình hình nói trên làm suy yếu và phân rã chính quyền lưỡng đầu chế của cuộc cách mạng tự phát tháng 2. Ngày 26-10-1917, bằng một cuộc đảo chính với khẩu hiệu “Tất cả quyền lực cho các Xô viết” và dưới sự lãnh đạo của Lenin, những người Bolsheviks đà thành công trong việc lật đổ chính phủ lâm thời. Thủ tướng Kerensky phải bỏ chạy ra ngoại quốc.

Ngày 8- 11-1917 Lenin được đề cử vào chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Dân Ủy do Đại Hội Các Xô Viết Nga bầu lên.

Trong cố gắng đem lại hòa bình bằng mọi giá, Lenin thương lượng với Đức và đồng ý nhượng cho Đức một số đất đai không nhỏ của lãnh thổ Nga để đổi lấy một hiệp ước hòa bình. Quyết định này không được lòng dân cho nên những người Bolsheviks bị thua phiếu trong cuộc bầu cử vào quốc hội lập hiến. Họ liền dùng lực lượng Hồng Quân để ngăn cản không cho Quốc Hội họp phiên đầu tiên vào ngày 19-1-1918.

Ít lâu sau, trong Đại Hội Xô Viết lần thứ ba, những người Bolsheviks sắp xếp để được bầu với đa số áp đảo và đứng ra thành lập chính phủ với cánh hữu là lực lượng Xã Hội Cách Mạng. Liên minh này tan vỡ vì người Xã Hội Cách Mạng phản đối Hòa Ước Brest-Litovsk (3-3-1918) ký với Đức và đứng ra vận động lật đổ chính quyền Bolshevik. Để ra khỏi tình thế nguy hiểm này, Lenin áp dụng chính sách “khủng bố đỏ” và kỹ thuật “giết người hàng loạt”.

Nội chiến ở Nga

Cuộc nội chiến ở Nga bắt đầu từ năm 1918 giữa những người Blosheviks (cộng sản) và những lực lượng Bạch Vệ bảo hoàng chống lại cách mạng. Lực lượng Bạch Vệ bị đánh bại vào năm 1920 nhưng những cuộc nổi dậy nhỏ tiếp tục diễn ra trong năm 1921 và những cuộc can thiệp của nước ngoài tác động vào trong nước gần suốt năm 1922. Cuối năm 1922 nội chiến chấm dứt và Liên Hiệp Các Nước Cộng Hòa Xô Viết (Liên Xô) được thành lập.

Sau khi cướp được chính quyền vào tháng 10 năm 1917, những người Bolsheviks gặp sự chống đối quyết liệt của nhiều thành phần xã hội khác gồm có các lực lượng Bạch Vệ bảo hoàng, những người Mensheviks và những người Xã Hội Cách Mạng.

Để đương đầu với các thành phần chống đối này, ngày 28-1-1918 Lenin thiết lập Hồng Quân và giao cho Trotsky phụ trách. Lực lượng vũ trang Bạch Vệ do các tướng lãnh chế độ cũ chỉ huy như tướng Lavr Kornilov, Anton Denikin, Alexey Kaledin. Lực lượng này lúc đó lấy tên là “Quân Đội Thiện Chí”.

63

Page 64: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tháng giêng năm 1918, khi những người Bolsheviks giải tán Quốc Hội Lập Hiến (được bầu lên sau cuộc đảo chính tháng 10 để quyết định về hình thái chính thể thích hợp lúc bấy giờ) thì phong trào đối lập chính trị bùng nổ.

Cuộc chiến bằng súng đạn đầu tiên xảy ra giữa năm 1918 dọc theo sông Volga. Tại đây, tháng 6 năm 1918, các đạo quân “Lê Dương Tiệp Khắc” ủng hộ lực lượng Cách Mạng Xã Hội thiết lập một chính quyền chống Bolsheviks tại tỉnh Samara. Tháng 12 -1918, tỉnh Samara rơi vào tay Hồng Quân thắng trận.

Song song với những cuộc hành quân trên mặt trận chính quyền Bolshevik phát động chiến dịch “Khủng Bố Đỏ” vào mùa hè năm 1918. Kéo dài tới cuối năm 1921, chiến dịch này nhằm loại bỏ những kẻ chống đối nằm trong quần chúng. Các biện pháp kinh tế theo kiểu “Chủ Nghĩa Cộng Sản Chiến Tranh” (War Communism) được mang ra áp dụng chẳng hạn như việc tịch thu lúa gạo của nông dân để nuôi quân đội (Hồng Quân) và dân thành thị.

Cuộc chiến chống Bạch Vệ xảy ra cùng lúc với thời gian chấm dứt Thế Chiến I. Đô Đốc Alexandr Kolchak lúc đó trở thành lãnh tụ chính thức của phong trào Bạch Vệ. Quân Bạch Vệ kiểm soát bốn mặt trận: phía Nam Nga, phía Tây Siberia, phiá Bắc Nga và vùng Baltic. Hồng Quân chiếm giữ vùng trung tâm, quanh thủ đô Moscow.

Lúc lâm chiến, hai bên bất phân thắng bại. Chiến tranh tiếp diễn đến năm 1920 thì lực lượng Bạch Vệ yếu dần và bắt đầu thua trận. Đô Đốc Kolchak từ chức. Ngày 4 tháng 3 năm 1919, lực lượng Bạch Vệ triển khai ba mũi tấn công Moscow và đạt được một vài thắng lợi sơ khởi, nhưng đến tháng 11 thì bị Hồng Quân đẩy lui vào vùng Crimea (vị trí của nước Ukraina bây giờ). Tướng Denikin được thay thế bởi tướng Pyotr Wrangel, vị chỉ huy lỗi lạc nhất của các lực lượng Bạch Vệ.

Muà xuân 1920, lực lượng của tướng Wrangel kiễm soát vùng Ukraina và vùng Nam Caucasus (gồm Georgia, Armenia và Azerbaijan). Mùa Đông 1920 Hồng Quân chiếm lại những vùng đất trên và các lực lượng Bạch Vệ còn lại phải tháo chạy ra nước ngoài bằng đường biển, từ bán đảo Ukraina.

Năm 1920, Hồng Quân cũng phải chiến đấu với một lực lượng xâm lăng đến từ Ba Lan. Hai bên đánh nhau không bên nào thua, được. Tháng 10 năm đó một tình trạng đình chiến được nước ngoài bảo đảm. Hiệp ước Riga ký kết vào tháng 3 năm 1921 chấm dứt chiến tranh Nga-Balan.

Sau hiệp ước Riga, chính quyền Xô Viết dần dần chiếm lại những vùng đất ly khai vùng Trung Á. Tuy nhiên nông dân tại Tambov Oblast và tại một số địa điểm khác nổi dậy chống chính sách tịch thu lúa gạo của “Chủ Nghĩa Cộng Sản Chiến Tranh”. Những cuộc chống đối này chẳng bao lâu cũng bị Hồng Quân bóp chết giống như những đám du kích “basmachi” của người Hồi Giáo tại Trung Á.

Sau khi Liên Xô thành hình vào năm 1922 thì lãnh thổ của thực thể chính trị này nhỏ hơn đế quốc của Sa hoàng rất nhiều: các quốc gia vùng Baltic Estonia, Latvia,

64

Page 65: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Lithuania thu hồi độc lập, một phần của Ukraina và Belorussia Belarus trở thành đất của Ba Lan theo hiệp ước Riga, Bessarabia ngày nay là Moldova trở thành lãnh thổ mới của Romania.

Hồng quân thắng trận vì họ được sự ủng hộ của công nhân và nông dân. Họ lại lập căn cứ tại vùng trung tâm là vùng giàu có, kỹ nghệ phát đạt, lúa gạo dồi dào. Hơn nữa họ còn có một tương lai chính trị thuyết phục vào thời điểm đấu tranh. Các lực lượng Bạch Vệ thua vì không có những điều kiện thuận lợi nói trên, mặc dầu lúc đầu họ mạnh hơn về phương diện vũ trang.

Nội chiến đã làm dân tộc Nga thiệt hại chưa từng thấy. Việc đầu tiên phải tính là việc di cư ra khỏi nước của hai triệu dân thuộc giai cấp trung lưu và thượng lưu nghĩa là sự ra đi của “chất xám”. Thứ đến phải kể 8 triệu người chết, trong đó có 5 triệu dân lành. Nếu kể từ khi Thế Chiến I bùng nổ cho đến ngày nội chiến chấm dứt thì tổng cộng là16 triệu người thiệt mạng mà đa số tuyệt đối không phải là quân sĩ chiến đấu. Đấy là chưa kể nạn đói các năm 1921 và 1922 làm chết 6 triệu sinh linh.

Một số biện pháp cai trị độc đoán và đa sát chưa từng thấy trong thời nội chiến tiếp tục được áp dụng sau chiến tranh và sang tay cho Stalin, sau khi Lenin chết , đã gây những sự đau khổ và những cảnh tượng hãi hùng không bút nào tả xiết.

Khủng bố đỏ và dân chủ vô sản

Khủng bố đỏ là một chiến dịch của chính quyền cộng sản Nga nhằm đối phó với những người chống đối họ. Chiến dịch này được chính thức công bố bắt đầu từ ngày 2 tháng 9 năm 1918 và kéo dài tới tháng 10 cùng năm. Trên thực tế nó đã kéo dài suốt 4 năm nội chiến (1918-1922). Cơ quan mật vụ Cheka và các cơ sở tình báo quân đội được giao phó trách nhiệm hoàn thành chiến dịch này.

Mục đích của khủng bố đỏ là tiễu trừ các phần tử phản cách mạng. Chính Lenin đã trù liệu biện pháp này ngay từ khi chưa nắm chính quyền, theo sự chỉ dạy của Karl Marx và rút kinh nghiệm từ cuộc cách mạng dân chủ Pháp năm 1789.

Khi được khai trương, chiến dịch này nhằm trả thù cho vụ ám sát thủ lĩnh Cheka Petrograd là Moisei Uritsky và cho vụ mưu sát Lenin bởi Fania Kaplan ngày 30-8-1918. Hôm ấy Lenin bị bắn 3 phát, 2 phát trúng người, 1 viên đạn ghim trong ngực không lấy ra được. Lenin chết sớm vì viên đạn đó năm 1924.

Sau đây là một số thành tích giết người của chiến dịch “khủng bố đỏ”:- năm trăm đại biểu của giai cấp tư sản phản động bị hành quyết ngay sau khi chùm Cheka Petrograd Moisei Uritsky bị ám sát. Tuy nhiên theo báo cáo của Cheka được công bố thì số người bị bắn là 800 và bị tù là 6229. - ở Kharkiv: 3000 vụ sử bắn từ tháng 2 đến tháng 6, 1929 và 2000 vụ khác trong tháng12. - ở Rostow-on-Don: 1000 vụ sử bắn trong tháng 1-1920.

65

Page 66: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

- ở Odessa: 2000 vụ sử bắn từ tháng 5 đến háng 8 năm 1919, tiếp theo là 3000 vụ từ tháng 2- 1920 đến tháng 8-1921.- ở Kyiv: 3000 vụ sử bắn từ tháng 2 đến tháng 8 – 1919.- ở Ekaterinodar: 3000 vụ sử bắn từ tháng 3-1920 đến tháng 2-1921.- ở Armavir: 3000 vụ sử bắn từ tháng 8 đến tháng 10-1920…và cứ như thế danh sách tiếp tục kéo dài theo đà diễn tiến của cuộc nội chiến.

Cuộc thảm sát lớn nhất xảy ra tại vùng Crimea vào cuối năm 1920. Với sự đồng ý của Lenin, Bela Kun đã sử bắn và treo cổ 50.000 sĩ quan da trắng của các lực lượng Bạch Vệ sau khi họ đầu hàng.

Đối với Cheka, hành quyết con tin được coi như hành động bình thường. Một vụ giết người tương tự cũng xảy ra đối với các lính hải quân của cuộc nổi dậy Kronstadt tháng 3 năm 1921. Quân nhân đào ngũ trong thời gian nội chiến cũng có thể bị tử hình. Trong gần 4 triệu người đào ngũ bị bắt thì hàng ngàn người đã bị bắn hoặc buộc đá trôi sông. Số còn lại được phân phối đi các trại trừng giới (gulag). Thời gian 1919-1920, số người đình công ở các tỉnh Putilov, Tula, Orel, Tver, Ivanovo, Astrakhan và vùng Ural cũng bị chung một số phận.

Đối với gia đình Sa Hoàng Nicholas II thì lúc đầu những người Bolsheviks chỉ định đưa ra xử trước tòa án. Nhưng đến tháng 8 năm 1918, khi lực lượng Bạch Vệ tiến gần đến Yekaterinburg, nơi gia đình Sa Hoàng bị quản thúc, thì người chịu trách nhiệm giam giữ Jacob Sverdloy yêu cầu xô viết địa phương hành quyết. Sự yêu cầu này được chấp thuận nên Sa Hoàng Nicholas II cùng vợ con và cả những người hầu cận đều bị giết.

Khủng bố Đỏ gây ấn tượng sợ hãi đối với dân chúng, không phải chỉ vì số người bị giết lên đến hàng triệu mà còn vì cung cách giết người độc ác và man rợ chưa từng thấy. Bên cạnh việc xử tử bằng súng đạn, Cheka còn biểu diễn trước mắt quần chúng một số phương thức hành quyết vô cùng rùng rợn như sau:

Cheka Odessa buộc các sĩ quan Bạch Vệ vào những tấm ván rồi từ từ đẩy họ vào lò lửa hay dìm họ xuống những bể nước sôi.

Cheka Kharko chuyên môn lột da đầu và da tay tội nhân trước khi hành quyết.Cheka Voronezh lột trần chuồng tù nhân rồi lăn họ trên những thảm đinh sắc

nhọn để cho họ tự tắm nằng máu của mình.Cheka Ekaterinoslav đóng đinh tay chân tù nhân vào những phiến đá rồi bỏ mặc

cho họ chết vì đau đớn.Cheka Kremenchug xiên tay chân những vị tu hành bằng giây kẽm rồi chôn sống.Cheka Oral lột quần áo tù nhân, rội nước lên người rồi bắt đứng ngoài trời đông

buốt lạnh để họ biến thành tượng nước đá. Cheka Kiev trói chặt tù nhân rồi cho chuột đói đục khoét và gậm nhấm ruột gan.

Tất cả những hình phạt nói trên đều được thi hành giữa thanh thiên bạch nhật trước đám đông để gây khiếp sợ. Nếu trại giam không đù người cho danh sách chúng phải giết thì bọn Cheka sông vào các bệnh viện và lôi ra hành quyết những phạm nhân đang còn điều trị, như trường hợp của Cheka Hislovodsk.

66

Page 67: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Đối với các linh mục hoặc nữ tu bị án tử bọn Cheka đóng đinh câu rút như Chúa Jesus, lột da đầu rồi ném vào các thùng dầu đun sôi hoặc thả xuống các hố nước đá mùa đông. Riêng năm 1918, 3000 người đã chịu số phận này.

Tác giả Robert V. Daniels, trong cuốn sách xuất bản năm 1967 với nhan đề “Red October: The Bolshevik Revolution of 1917”, viết rằng với sự mở cửa các kho tài liệu mật của lịch sử, Liên Xô đã cho biết là mầm mống và luận thuyết khuyến khích tội ác diệt chủng là sáng tạo của Lenin.

Khái niệm “dân chủ vô sản”: Lenin là người Marxist nên những tác phẩm của ông thường giải thích lại những quan điểm của Marx và Engels. Riêng ông chỉ có một cái mới lạ do chính ông phát minh. Đó là khái niệm “dân chủ vô sản” mà ông dùng để biện minh cho việc thực hiện “chuyên chính vô sản” của Marx.

Lenin phối hợp hai thuật ngữ đối nghịch nhau như nước với lửa, chuyên chính và dân chủ, trong một ngụy biện thiếu chiều sâu. Ông định nghĩa “dân chủ vô sản” là dân chủ cho đại đa số nhân dân, dân chủ cho người nghèo, trong khi “dân chủ tư sản” chỉ là dân chủ cho một thiểu số rất nhỏ, dân chủ cho người giàu.

Dùng cách ngụy biện nói trên Lenin biện minh cho “chuyên chính vô sản” như sau: “chuyên chính nhưng lại rất dân chủ, chuyên chính để có dân chủ; chuyên chính đối với thiểu số để có dân chủ đối với đa số, chuyên chính đối với giai cấp bóc lột để có dân chủ đối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động nói chung”.

Khái niệm “dân chủ vô sản” của Lenin đã trở thành lớp áo ngụy trang che đậy bản chất độc tài của một số chế độ phản dân chủ chưa từng thấy. Những gì Marx và Lenin nói về mặt dự kiến đã không được thực tế xác nhận. Một sự phê phán triệt để quan niệm “chuyên chính vô sản” đòi hỏi phải tìm nguyên nhân ngay trong quan niệm của Marx về “nhà nước” và trong sự ngộ nhận của Marx về bản chất của quyền lực chính trị.

Sư tiêu vong của “nhà nước” chỉ là một giả thuyết, một dự đoán của Marx. Trong thực tế ở Liên Xô cũng như tại các nước theo mẫu hình của Lenin, khi giai cấp bóc lột bị tiêu diệt, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được xác lập, thì “nhà nước” không bắt đầu tự tiêu vong mà ngược lại, bắt đầu tự bành trướng. Tại sao? Tại vì ngoài việc quản lý người, “nhà nước vô sản” còn phải quản lý vật và chỉ đạo sản xuất. Do đó ngày càng phải lớn mạnh thêm.

“Chuyên chính vô sản” áp dụng vào thực tế đã trở thành một chế độ phi dân chủ. Tại sao lại có kết qủa ngược như vậy ? Tại vì khi đập tan bộ máy nhà nước cũ, các nguyên tắc phân quyền của chế độ đại nghị cũng bị bãi bỏ. Đảng cộng sản, trong vai trò lãnh đạo, trở nên có quyền hành tuyệt đối, trở thành một thứ “siêu nhà nước” vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân. Đảng chi phối và can thiệp vào mọi lãnh vực của đời sống xã hội. Chế độ xây dựng theo mẫu hình của Lenin trong thực chất là một chế độ đảng trị.

67

Page 68: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Một chế độ pháp trị, về căn bản khác hẳn một chế độ đảng trị, vì kỷ luật của đảng không thể thay thế cho luật pháp của quốc gia. Cho nên không một nhà nước cộng sản nào có thể trở thành một nhà nước pháp trị theo đúng nghĩa.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, ta thấy có khi là một giai cấp, một tập đoàn xã hội, một dòng họ hoặc một cá nhân đã chiếm lấy nhà nước làm của riêng, nhưng nhà nước mang tính giai cấp chỉ là hiện tượng, là sự thoái hóa của nhà nước.

Xét về bản chất, nhà nước chính là nhà nước công cộng; và ngay cả trong những thời kỳ bị rơi vào tay một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay một dòng họ, nhà nước không thể không đảm nhiệm những chức năng công cộng đó.

Marx cũng ngộ nhận về bản chất của quyền lực chính trị. Trong xã hội loài người có hai thứ bất công: bất công về chính trị và bất công về kinh tế. Bất công về chính trị thể hiện trong mối quan hệ thống trị - bị trị. Bất công về kinh tế thể hiện trong mối quan hệ làm chủ - làm thuê. Áp bức về chính trị cũng làm cho con người đau khổ, có khi còn ghê gớm hơn nạn bóc lột. Marx đã chỉ nhìn thấy những bất công về kinh tế mà không nhận thức được những bất công về chính trị.

Chính vì không hiểu rõ bản chất của quyền lực chính trị nên Marx đã ca ngợi các biện pháp của Công Xã Paris và đề ra khái niệm “chuyên chính vô sản”. Sự thiếu sót này đã làm cho luận thuyết của ông trở thành không tưởng chứ không phải khoa học như ông vẫn thường kiêu ngạo tự hào.

Trong những năm tháng đầu trở thành chủ tịch của nước Nga Lenin đã cảm nhận được tính cách không tưởng này khi ban hành chính sách Tân Kinh Tế (NEP) và thành lập Quốc Tế Cộng Sản vào năm 1919 để phát triển phong trào cách mạng vô sản quốc tế làm chỗ dựa chính trị, sau khi cách mạng vô sản Âu Châu thất bại.

*

68

Page 69: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG CHÍN

STALIN VÀ CÁC CUỘC THANH TRỪNG

Chủ nghĩa xã hội trong một nướcTiểu sử Stalin

Giai cấp quan liêu và sự lên ngôi chúa tể của StalinCuộc Đại Thanh Trừng

Phi Kulak hóa, Golodomor và Katyn

Chủ nghĩa Stalin (Stalinism) là một thuật ngữ dùng để chỉ chế độ chính trị tại Liên Xô dưới thời kỳ lãnh đạo của Stalin, từ 1928 đến 1953.

Thuật ngữ này ám chỉ một chế độ chính trị độc tài, chuyên chế, đàn áp dân chúng bằng các phương tiện và phương thức vô luật pháp, vô nhân đạo như: mật vụ, do thám, xử án tùy tiện, thanh toán chính trị, tiêu diệt đối thủ bằng cách trực tiếp sát hại hoặc tù đầy, dùng nhà nước để tuyên truyền và thần tượng hóa lãnh tụ với mục đích kiểm soát toàn dân và duy trì quyền lực cho đảng cộng sản.

Vì thuật ngữ “Stalinism” không bao hàm một ý nghĩa tốt đẹp nên các lãnh tụ cộng sản thế giới không ai muốn tự nhận mình là Stalinist. Người ta gọi Stalinism là Red Facism (Phát Xít Đỏ), như ở Hoa Kỳ sau năm 1945. Trên thực tế, thuật ngữ Stalinism đã được sử dụng từ thập kỷ 1930 và rất phổ biến vào thời kỳ có sự tranh chấp giữa Stalin và Trotsky để giành ngôi lãnh tụ tối cao của Liên Xô.

Stalinism không phải là một ý thức hệ mà chỉ là một cung cách cai trị. Để có chính danh lãnh đạo, Staline tự cho mình là người quản thủ di sản của Lenin, cha đẻ của Liên Xô và kiến trúc sư của Thế Giới Xã Hội Chủ Nghĩa. Đó là niềm tự hào chính trị mà lúc nào và ở đâu ông cũng tìm cách phô trương kể từ khi ông dấu nhẹm di chúc của Lenin khuyến cáo đảng cộng sản Nga loại trừ ông khỏi Bộ Chính Trị vì bản tính đa sát và tàn bạo. Di chúc quan trọng này chỉ được công bố sau khi ông chết.

69

Page 70: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Trong thời gian quản lý di sản của Lenin ông đã phạm nhiều lỗi lầm và tội ác cho nên nhiều người đã coi thuật ngữ “Stalinism” như một sự bôi bẩn vào ý thức hệ của Marx. Trong số những người này có Trotsky, kẻ thù địch chính trị đã bị ông loại ra khỏi đảng, đuổi ra khỏi nước và cho lệnh ám sát vào năm 1940. Sự đóng góp của Stalin cho chủ nghĩa cộng sản được nhiều người biết tới là “Chủ nghĩa xã hội trong một nước”.

Chủ nghĩa xã hôị trong một nước

“Chủ nghĩa xã hội trong một nước” là một lý thuyết do Stalin và Bukharin đề ra với dụng ý phản bác lại lý thuyết “Cách mạng thường trực” của Trotsky. Trotsky nhận xét rằng nước Nga chưa có một căn bản vật chất để tiến lên xã hội chủ nghĩa, vì thế cần phải có sự giúp đỡ của giới vô sản quốc tế. Không có sự giúp đỡ này nước Nga không thể nào tồn tại. Stalin và Bukharin, trái lại, cho rằng: mặc dầu cách mạng vô sản Âu Châu đã thất bại, nước Nga vẫn có thể xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng cách kiểm soát từ thượng đỉnh nền kinh tế quốc gia, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Liên Xô. Với loại lập luận này Stalin và các cộng sự viên của ông đã ly khai hoàn toàn khỏi chủ nghĩa Marx.

Tổ chức mật vụ Cheka do Lenin thành lập vào tháng 12 năm 1917 đã hành quyết khoảng 250.000 người theo các tài liệu mới được giải mật. Thành tích này so với tội ác của Stalin không thấm vào đâu. Stalin đã từng nói: “Một người chết là bi kịch, hàng triệu người chết là con số thống kê”. Năm 1937 khi khởi sự vụ “Đại Thanh Trừng” Stalin đã giao chỉ tiêu giết người cho từng tỉnh, không khác gì giao chỉ tiêu sản xuất gang thép. Trong các khu rừng trồng cây dương ngoài thủ đô Moskva, cách đây không lâu, người ta vẫn còn tìm thấy những mồ chôn tập thể nạn nhân các vụ thảm sát của Stalin.

Nhiều người không hiểu tại sao Stalin và các cộng sự viên gần gũi ông lại thích giết người đến như vậy. Nhiều cách giải thích đã được đưa ra nhưng cách giải thích đúng hơn cả là: vì họ tin tưởng tuyệt đối rằng sự giết người cần thiết để xây dựng cái xã hội “không tưởng” phi giai cấp của Marx.

Tiểu sử Staline

Staline tên thật là Iossif Vissarionovitch Djougachvili, người xứ Georgia, sinh năm 1879 tại Gori và mất năm 1953 tại Moscow (Nga).

Ông là một chủng sinh của trường dòng Chính Thống Giáo, gia nhập đảng cộng sản Bolshevik rất sớm và ra mắt Lenin vào năm 1905. Bị bắt năm 1913 và bị lưu đầy một thời gian ngắn, ông lại trở về Petrograd năm 1917. Tại đây ông trở thành một trong những nhân vật chính yếu của cuộc Cách Mạng Tháng 10 Nga.

Sau 5 năm ở chức Ủy Viên Hội Đồng Sắc Tộc, tháng 4 năm 1922 ông được đề cử làm tổng bí thư đảng Bolskevik. Tính tình hung bạo và thói hay lạm dụng quyền lực của ông đã làm cho Lenin quan ngại. Trước khi chết, Lenin đã để lại một di chúc đề nghị Ban trung Ương Đảng nghiên cứu cách loại Stalin ra khỏi chức vụ tổng bí thư.

70

Page 71: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tháng 5 năm 1924, Ban Trung Ương Đảng biết việc này nhưng không dám phổ biến trong Đại Hội Đảng thứ 13. Chính vì thế mà tai họa đã đổ xuống đầu hàng chục triệu nạn nhân của chế độ.

Từ 1924 đến 1929 Stalin loại trừ tất cả những nhân vật có thể kế vị Lenin. Rồi cũng vào năm 1929 ông chấm dứt chương trình “Kinh Tế Mới” (1). Năm 1930 ông thanh toán giai cấp nông dân Kulaks. Hàng triệu người bị giết và bị đầy đến những trại lao động khổ sai (Gulag). Ông tưởng tượng ra những âm mưu phá hoại chế độ để có cớ thanh trừng các đối thủ bắt đầu từ vụ ám sát Kirov (tháng 12 năm 1934). Bằng một kế hoạch thanh trừng triệt để ông giết hại gần hết cán bộ lãnh đạo của đảng Bolshevik, của Đệ Tam Quốc Tế và của Hồng Quân.

Trong Thế Chiến II, Liên Xô bị Đức Quốc Xã tấn công ngày 22-6-1941. Stalin kêu gọi lòng ái quốc của nhân dân nên đã cứu được quốc gia thoát hiểm. Tại các Hội Nghị Teheran (tháng 11 và 12-1943), Yalta (tháng 2-1945) và Postdam (tháng 7-1945) ông đã tận lực đấu tranh với phe Đồng Minh để giữ cho Liên Xô toàn bộ các vùng đất chiếm được trong chiến tranh. Thế Chiến II đã nâng cao uy tín của Stalin không những trong phạm vi Liên Xô mà còn cả tại những nước cộng hòa dân chủ nhân dân và trong nội bộ các đảng cộng sản trên thế giới.

Năm 1943 Stalin giải tán Quốc Tế Cộng Sản để làm yên lòng Đồng Minh trong nỗ lực chung chống Phát Xít Hitler. Năm 1947 ông thành lập Kominform để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của Quốc Tế Cộng Sản cũ. Sau khi đoạn tuyệt với lãnh tụ Tito của Nam Tư vào năm 1949 ông mở một cuộc thanh trừng đẫm máu tại các nước cộng hòa dân chủ nhân dân.

Năm 1953, trong lúc đang tiến hành tiễu trừ “âm mưu phản loạn của nhóm bác sĩ áo trắng” thì ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5 tháng 3.

Giai cấp quan liêu và sự lên ngôi chúa tể của Stalin

Thắng lợi của cuộc Cách Mạng Vô Sản Tháng 10 ở Nga là do tình hình thế giới và do tương quan lực lượng trong nước tạo nên. Thật ra bản thân các giai cấp trong lòng xã hội bán khai thời Sa Hoàng và nền kinh tế tư bản lạc hậu của xứ này chưa được chuẩn bị để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Ở các nước tư bản tiên tiến thời đó, giai cấp công nhân cũng chưa sẵn sàng để tiến hành cuộc cách mạng này. Vì thế, sau khi thành công, Cách Mạng Tháng 10 Nga đã không nhận được sự trợ giúp đến từ phương Tây. Thay vì hy vọng được ấm no, đất nước đã lâm vào cảnh nội chiến kéo dài và nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng của sự nghèo túng và đói rét. Sau một thời gian căng thẳng vì hy vọng và chờ đợi, sức lực bị hao mòn, tinh thần suy sụp và ảo vọng tan biến. Sự thoái trào của niềm tin trong quần chúng đem lại một cao trào tư tưởng “cơ hội”. Ngọn triều này tạo ra trong chính quyền một tầng lớp quan liêu.

71

Page 72: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Sự giải ngũ của 5 triệu Hồng Quân đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành đẳng cấp nói trên. Các tướng tá, ra khỏi quân đội, trở về nắm những địa vị quan trọng trong các xô viết địa phương, trong sản xuất và tại các trường học. Quần chúng dần dần bị loại khỏi việc tham gia thật sự vào các hoạt động của chính quyền.

Tình hình quốc tế tác động mạnh theo cùng một hướng. Lớp quan liêu Xô Viết ngày càng tự kiêu tự đại song song với những thất bại nặng nề của giai cấp công nhân thế giới. Giữa hai sự việc đó có quan hệ nhân quả và hỗ tương: hiện tượng quan liêu trong phong trào lao động góp phần vào những thất bại; mỗi thất bại lại củng cố thêm chế độ quan liêu.

Sự tháo lui của công nhân Đức năm 1923, sự thất bại của cuộc nổi dậy ở Estonia năm 1924, sự thất bại của cuộc tổng bãi công ở Anh năm 1926, sự thất bại của cuộc cách mạng Trung Quốc năm 1927 và những thất bại nghiêm trọng hơn nối tiếp ở Áo và ở Đức, là những tai ương lịch sử làm suy sụp lòng tin của quần chúng Liên Xô vào cách mạng thế giới và tạo điều kiện cho nhóm quan liêu vươn lên ngày càng cao như một ngọn hải đăng soi đường cứu nguy.

Nhóm quan liêu tung ra lập luận: “Phe đối lập đang chuẩn bị ném chúng ta vào một cuộc chiến đấu cho cách mạng thế giới. Đảo lộn như thế đủ rồi. Chúng ta xứng đáng được nghỉ ngơi đôi chút. Chúng ta sẽ xây dựng xã hội XHCN ở quê hương chúng ta”. Nhờ biết cách đẩy những người lạc hậu nhất chống đối những người tiên tiến nhất, chỉ trong vài năm, nhóm quan liêu đã thắng được bộ phận tiền phong của giai cấp công nhân.

Nhóm quan liêu đã tìm thấy ở Stalin một lãnh tụ có đầu óc thiển cận cần thiết cho sự thoát ly khỏi những nguyên lý cũ liên quan đến sự kiểm soát của quần chúng, cho nên đã đưa Stalin lên vai trò lãnh tụ phe nhóm của họ.

Cuộc Đại Thanh Trừng

Đẳng cấp quan liêu là một tầng lớp không có cơ sở xã hội cho nên họ đã họ đã tạo ra một vị lãnh đạo độc tài tuyệt đối để núp bóng và ngăn cản các đòi hỏi dân chủ. Họ đã vun đắp cho sự sùng bái cá nhân của Stalin để củng cố chỗ dựa và giữ đặc quyền đặc lợi. Nhưng càng được sùng bái Stalin càng lộng quyền và dần dần vượt ra ngoài giới hạn mà bọn quan liêu mong muốn. Cuối cùng chính họ cũng trở thành nạn nhân của vị chúa tể độc tài này.

Cuộc “Đại Thanh Trừng” (2) là một số chiến dịch thanh lọc do Stalin tiến hành giữa hai năm 1937-1938 nhằm hạ sát và tù đầy những phần tử chống đối (hoặc có tiềm năng chống đối), trong đảng, chính phủ, quân đội và trong xã hội trên mọi lãnh vực. Theo ước tính của thống kê Tây Phương thì số người bị hành quyết là 681.692 và số người bị tù đầy trong các trại lao động khổ sai (Gulag) là hai triệu.

Những con số này không phù hợp với những khám phá mới, được công bố cách đây không lâu. Một số tài liệu mật mới được giải mã cho biết: 1 triệu người đã bị giết (trung bình 1000 người mỗi ngày), trong hai năm 1937-1938; 18 triệu người bị lao động

72

Page 73: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

khổ sai trong các trại Gulag; 14.5 triệu người bị bỏ cho chết đói và 9.5 triệu người bị đầy ải tại những vùng đất hoang vu hoặc giá lạnh miền Bắc Cực.

Thời gian của cuộc Đại Thanh Trừng được gọi là Yezhovschina (chế độ Yezhov) theo tên của Nikolai Yezhov, đứng đầu Bộ Trinh Sát NKVD thời bấy giờ. Thật ra vụ thanh trừng đã khởi động từ thời Genrikh Yagoda (người tiền nhiệm của Yezhov) nhưng chỉ đạt tới đỉnh cao của nó vào thời Yezhov từ tháng 9-1936 đến tháng 8-1938.

Mục đích chính của cuộc Đại Thanh Trừng là loại hết những kình địch chính trị còn lại từ thời Lenin như Trotsky và Bukharin, những tướng lãnh của Hồng Quân được đảng và nhân dân mến phục, những trí thức, những khoa học gia, những văn nghệ sĩ tên tuổi không đáng tin cậy và tất cả những thành phần xã hội có khả năng biến thành “đạo quân thứ năm” để lật đổ chế độ. Stalin muốn thay tất cả những thành phần trên bằng một loạt người mới chỉ biết cúi mặt vâng lời mỗi khi ông ra lệnh. Và ông tự cho mình là không bao giờ lầm lẫn.

Stalin cho rằng càng đi đến gần sự thực hiện XHCN càng có thêm nhiều kẻ thù nên ông đã sáng tạo ra khái niệm “kẻ thù của nhân dân” để biện minh cho những vụ giết người và những tội ác “diệt chủng” không cần bằng chứng. Gần như toàn bộ những người bị kết án oan đều vui lòng nhận tội chết để khỏi phải chịu những vụ tra tấn cực kỳ vô nhân đạo.

Năm 1934, Stalin dàn dựng vụ ám sát Sergey Kirov, một đối thủ chính trị tương lai. Sau khi Kirov chết, tất cả những người trong phe đối lập phản đối vụ ám sát lần lượt bị Stalin thanh toán để trừ hậu họa. Cuộc thanh toán tạo nên một không khí “khủng bố” kinh hoàng không chỉ trong giới chính trị đối lập mà còn trong các tầng lớp xã hội khác. Đặc biệt là trong các giới: phú nông (Kulaks), nhân viên chính quyền của chế độ Sa Hoàng và các thành viên của đảng “Cách mạng Xã Hội”.

Giữa các năm 1936-1938, người Tây Phương vô cùng ngạc nhiên khi thấy một số phiên tòa tại Moscow đã đem ra xử những cựu lãnh tụ của đảng Bolshevik. Những người này bị buộc tội là đã hợp tác với phát xít và tư bản để âm mưu ám sát Stalin, phá hoại Liên xô và tái lập chế độ bóc lột.

Vụ thứ nhất xử Grigory Zinovev và Lev Kamenev với tội danh “Bọn phản động Trotskyst” vào tháng 8-1936. Zinovev và Kamenev là những cộng sự viên nổi tiếng của Lenin trong Cách Mạng Tháng 10. Cả hai người đều bị xử bắn.

Vụ thứ hai là vụ án “Làm gián điệp cho ngoại bang” diễn ra vào tháng 6-1937. Trong vụ này, các bị cáo gồm có thống chế Tukhachesky tư lệnh Hồng Quân và 7 đại tướng. Tất cả đều bị án tử hình và đem ra xử bắn.

Vụ thứ ba diễn ra vào tháng 7-1937. Trong số 17 bị cáo có Karl Radek,Yuri Piatakov và Grigory Sokolnikov là thành viên Ban Trung Ương và Bộ Chính Trị. Họ bị buộc tội “Tổ chức những trung tâm Trotskyst phản cách mạng”. Tất cả đều nhận những tội lỗi mà họ không hề phạm phải. Trong số 17 người ra tòa, 13 người bị bắn.

73

Page 74: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Vụ thứ tư, xử vào tháng 3- 1938, có 21 bị cáo. Họ bị buộc tội thuộc nhóm “Phản động Trotskyst” do Nikolai Bukharin lãnh đạo. Bukharin, cộng sự viên thân tín nhất của Stalin, lúc đó đang làm Chủ Tịch Quốc Tế Cộng Sản. Ngoài ra còn có các tên tuổi quen thuộc như: Alexei Rykov, Christian Rakowsky, Nicolai Krestinsky và Genrikh Yagoda vừa mất ghế bộ trưởng Bộ Trinh sát NKVD .

Nhìn vào cuộc Đại Thanh Trừng này ta thấy Stalin đã giết gần hết những nhân vật tên tuổi của cuộc Cách mạng Tháng 10 năm 1917. Trong số 6 ̉ người thuộc Bộ Chính Trị lúc ban đầu, 4 người bị giết. Trotsky phải chạy ra nước ngoài để cuối cùng cũng bị mật vụ của Stalin tên Ramon Mercader ám hại vào năm 1940. Rốt cuộc chỉ còn lại một mình Stalin ngự trị trên lãnh thổ Nga giống như Peter Đại Đề vào mấy thế kỷ về trước. Trong số 1.966 ủy viên do Đại Hội Nghị thứ 17 bầu ra, 1.108 người bị Stalin bắt và sát hại gần hết.

Những gì nói ở trên mới chỉ là một phần nhỏ của cuộc thanh trừng. Muốn có một cái nhìn tổng quát cần phải chú ý thêm đến những giai đoạn đặc biệt sau đây. Giữa hai thập niên 1920-1930, Stalin đã bắt khoảng 2.000 nhà văn, nhà trí thức và nghệ sĩ. Trong số này 1.500 người đã chết trong các trại tập trung. Các phú nông (Kulaks) bị thanh lọc được chia làm hai loại: loại thứ nhất là loại bị bắn bỏ; loại thứ hai là loại bị đưa đi các trại trong “quần đảo ngục tù”. Đối với loại thứ nhất con số bị giết không thể tính từng người. Họ được coi như những con số “thống kê’.

Năm 1950 thế giới cũng chú ý tới “vụ án Leningrad”. Trong thời gian trị vì, Stalin lúc nào cũng nghi ngờ thành phố Leningrad chống lại ông. Ngày 15 tháng 2 năm 1949 Bộ Chính trị chấp thuận một nghị quyết về “các hành động chống đảng” của Nicolai Kuznetsov bí thư Ban trung Ương, Michel J. Rodionov chủ tịch Cộng Hòa Liên Xô và Pyotr Povkov ủy viên Ban Trung Ương. Cả ba bị bắt buộc phải từ chức ngay cùng với Ivan Voznesensky bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Quốc Gia (Gosplan) và phần lớn các thành viên trong tổ chức đảng của thành phố Leningrad.

Tháng 9 năm 1949 tất cả các nhân vật nói trên đều bị bắt và bị truy tố về tội “Âm mưu chống đảng với sự giúp đỡ của tình báo Hoa Kỳ”. Đây là một vụ án được Stalin sắp đặt trước, với sự gợi ý của Beria, để tiêu diệt tiềm năng đối nghịch. Các bị cáo Kuznetsov, Rodionov, Povkov, Vonezsensky, Kapustin, Lazustin bị xét xử trong một phiên xử kín ngày 30 tháng 9 năm 1950 và bị hành quyết ngày kế tiếp, chỉ một giờ sau khi bản án được công bố.

Ngày 13 tháng 1 năm 1953 , báo Pravda công bố việc khám phá âm mưu của một nhóm “khủng bố” do 15 bác sĩ cầm đầu, hơn nửa là gốc Do Thái. Họ bị cáo là đã âm mưu sát hại nhiều sĩ quan Xô Viết theo mệnh lệnh của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.

Vụ này bắt nguồn từ một lá thư của nữ bác sĩ Lydia Timachouk gửi cho Stalin tố cáo các bác sĩ đã áp dụng phép chữa bệnh không hợp pháp. Nhận được bức thư này, Stalin kết luận tức khắc là đang có một số bác sĩ âm mưu chống Liên xô và ra lệnh bắt ngay 15 chuyên gia lỗi lạc về y học. Thủ đoạn tra khảo để lấy lời thú tội của “bọn bác sĩ” là tra tấn bằng đánh đập tàn nhẫn. Stalin đích thân chỉ bảo phương pháp lấy khẩu cung.

74

Page 75: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Vụ “Âm mưu của các bác sĩ” là một sự chuẩn bị cho một giai đoạn đàn áp khốc liệt trong lịch sử của chế độ Stalin thời hậu chiến. Nó là sự khởi đầu của một giai đoạn Đại Khủng Bố thứ hai, mà chỉ có cái chết của Stalin mới làm cho nó bị phá hỏng.

Phi Kulak hóa, Golodomor và Katyn

Năm 1928 Liên Xô đứng trước viễn cảnh một nạn đói ghê gớm. Truy cứu nguyên do, người ta thấy rằng hiểm họa đó xuất hiện từ phía nông thôn. Sở dĩ có tình trạng này vì các chi bộ đảng bị điều khiển bởi các phú nông (Kulak). Họ có trong tay những nông cụ đủ loại, sử dụng một số công nhân đông đảo, cất giấu hàng tấn ngũ cốc và là những địch thủ không thể hòa giải. Muốn nuôi sống thành thị, cấp thiết phải lấy từ tay nhóm Kulak miếng bánh mì hàng ngày và người ta chỉ có thể dùng võ lực mới làm được việc ấy. Giải pháp dùng võ lực được mệnh danh là chính sách”phi Kulak hóa”.

Tháng 11 năm 1929 Stalin chấm dứt nền nông nghiệp trên những diện tích nhỏ hẹp: từng làng trọn vẹn, từng tổng, từng quận nông dân phải đi vào những nông trang tập thể rộng lớn hơn. Nông dân phản đối dữ dội cho nên sự cưỡng ép này đã trở thành một cuộc thảm sát vô nhân đạo chưa từng thấy.

Chính sách “phi Kulak hóa” được thực hiện từ năm 1930 đến 1932. Mục đích chủ yếu của chính sách này là tiêu diệt các phú nông như một giai cấp. Những người Kulak không chịu gia nhập hợp tác xã bị bắn chết hoặc bị trục xuất với cha mẹ, vợ con của họ tới những vùng đất hoang vu ở Siberia và Bắc Cực. Hàng vạn người đã bỏ thây ở những vùng đất này.

Năm 1929, số hộ đi vào nông trường tập thể là 1.7 %. Con số này tăng lên 61.5% vào năm 1932. Nông trường tập thể được tổ chức với một thiết bị chỉ thích hợp với những mảnh đất nhỏ. Lợi dụng cơ hội này bộ máy quan liêu cướp bóc nông thôn. Người ta xã hội hóa không phải chỉ có ngựa, bò cái, cừu lợn mà đến cả gà con. Người ta tịch thu cả những đôi giầy của trẻ nít. Công cuộc tập thể hóa đã nhận chìm toàn bộ nền kinh tế xuống ̣một tình trạng khốn cùng không sao kể xiết.

Tiếp theo thời kỳ “phi Kulak hóa” là thời kỳ “Golodomor”. Từ Golodomor dùng để chỉ nạn đói kinh hoàng đã làm chết sáu triệu người vào các năm 1932-1933. Nạn đói này là hậu qủa của việc Stalin cho lệnh tịch thu nông phẩm của nông dân để bán sang Tây Phương lấy tiền phát triển kỹ nghệ. Kết qủa là vùng trung tâm của Nga chết đói 2 triệu người, Kazhahstan chết đói 1.7 triệu, Ukrain chết đói 1.3 triệu và vùng Bắc Caucasus chết đói 1 triệu.

Gần đây, tổng thống Ukrain Viktor Yuschenko đã đổi tên “Golodomor” thành “Holodomor” cho nghe giống “Holocaust” với hy vọng có thể ảnh hưởng được Nghị Hội Âu Châu trong việc đưa vụ này ra tòa án quốc tế để kiện dưới tội danh “tội ác diệt chủng”. Tiếc thay kết quả vẫn chưa được như ý.

75

Page 76: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Cũng giống như Golodomor, tên khu rừng Katyn (3) đã gợi lên hình ảnh một hành động giết người rùng rợn không thể nào quên trong hồ sơ tội ác của Stalin. Ngày 5 tháng 3 năm 1940, một bản báo cáo và đề nghị của trùm mật vụ Beria được Stalin và Bộ Chính Trị đảng cộng sản Liên Xô chấp thuận và đồng ý cho thi hành. Nạn nhân của vụ giết người hàng loạt này là các sĩ quan quân đội và cảnh sát Ba Lan, các trí thức và tù nhân chiến tranh. Con số chính xác về những người bị giết là 21.768 người.

Trong số 21.768 người này có 8.000 sĩ quan Ba Lan bị bắt và cầm tù khi Hồng Quân Liên Xô xâm chiếm Ba Lan vào năm 1939. Những nạn nhân còn lại thuộc các thành phần xã hội Ba Lan khác như trí thức, địa chủ, doanh nhân, chủ xí nghiệp, luật sư, linh mục, công chức, hiến binh và lưu manh phá hoại. Họ bị hành quyết trong rừng Katyn, một địa danh cách thị xã Smolenks (Nga) khoảng 19 cây số.

Những mồ chôn tập thể các nạn nhân của vụ thảm sát này đã được quân đội Đức Quốc Xã phát hiện trong rừng Katyn vào năm 1943, nhưng vào thời điểm đó chính quyền Liên Xô cực lực chối cãi tội ác này. Mãi cho đến năm 1990, sau khi đích thân thăm viếng Rừng Katyn, tổng thống Nga Yeltsin mới chịu nhìn nhận là chính Bộ Trinh sát NKVD đã nhúng tay vào vụ thảm sát nói trên.

Nhiều lý do đã được đưa ra để giải thích tội ác diệt chủng này. Lý do được nhiều người chấp nhận nhất cho rằng sở dĩ Stalin đã hành động như vậy là vì ông muốn triệt tiêu khả năng phát triển của Ba Lan, chủ yếu về các mặt quân sự và kỹ thuật. Stalin không muốn thấy một nước Ba Lan hùng mạnh và thù địch ở bên sườn của nước Nga, tiếp giáp với Tây Phương.

Trong số những người bị giết chết tại khu rừng Katyn có 1 thủy sư đô đốc, 14 tướng lãnh, 24 đại tá, 79 trung tá, 258 thiếu tá, 654 đại úy quân đội, 17 đại úy hải quân, 3.420 hạ sĩ quan, 7 tuyên úy, 3 địa chủ, 1 hoàng tử, 43 công chức, 85 thường dân và 131 người tị nạn. Về phía các trí thức và kỹ thuật gia có 20 giáo sư đại học, 300 bác sĩ, 100 nhà văn nhà báo, 200 phi công và hàng trăm giáo viên, kỹ sư và luật sư. Vasili M. Bloklin, nhân viên NKVD chịu trách nhiệm bắn giết, đã tự tay hạ sát bằng súng 6.000 người trong khoảng 28 ngày của tháng 4 năm 1940.

Năm 1943, mặc dầu Liên Xô chối tội nhưng ủy ban điều tra quốc tế khi đến Katyn khám nghiệm các tử thi khai quật đã xác định là họ bị giết năm 1940 là năm chính quyền Liên Xô vẫn còn đang cai trị vùng này. Cho đến nay chính phủ dân chủ Ba lan vẫn xem vụ Katyn như một tội ác diệt chủng mà Liên Xô phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa được giải quyết rứt khoát bởi một cơ quan tài phán quốc tế.

76

Page 77: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 9

(1) Chính Sách Kinh Tế Mới . ( NEP:New Economic Policy). NEP là một chính sách kinh tế mới do Lenin áp dụng vào năm 1921 để cho nền kinh tế Liên Xô khỏi bị sụp đổ. Chính sách này phục hồi một vài loại hoạt động nhỏ (như các tiệm bán lẻ) trong khi vẫn kiểm soát các ngân hàng, ngoại thương và các kỹ nghệ lớn. Về phương diện nông nghiệp NEP tạm ngừng không kiểm thu toàn bộ nông phẩm của nông dân mà chỉ đánh thuế, nghĩa là chỉ thu một phần. Phần còn lại nông dân được phép bán trên thị trường tự do. Về phương diện ngoại thương NEP hoan nghênh đầu tư đến từ các nước kỹ nghệ Tây phương.

Lenin nói: “ NEP là một bước lùi chiến lược. Nếu cho đây là một hình thái kinh tế tư bản thì nó là “tư bản nhà nước”( state capitalism), nghĩa là giai đoạn phát triển cuối cùng của tư bản trước khi tiến vào hình thái chủ nghĩa xã hội đích thực”.

Kết qủa của NEP là sản lượng nông nghiệp gia tăng vì nông dân cố gắng sản xuất nhiều hơn để kiếm thêm lợi nhuận trên thị trường tự do. Hiện tượng này gây mất cân đối trong phát triển khi khu vực kỹ nghệ vẫn hoàn toàn nằm trong tay nhà nước. Các xí nghiệp kỹ nghệ phải mua nông phẩm với giá cao cũng lên giá sản phẩm kỹ nghệ. Nông dân thấy thế lại hạn chế số nông phẩm bán ra để nâng cao giá và cứ như thế vật giá leo thang. Nhà nước lại phải can thiệp.

Đến năm 1928, mặc dầu có sự mất cân đối này, nền kinh tế Liên Xô được phục hồi ở mức độ năm 1913 nhưng hố cách biệt giữa những giai cấp này càng ngày càng lớn rộng.

NEP không được những người Bolsheviks ủng hộ vì nó đi ngược với đạo lý cộng sản và hình thành một giai cấp con buôn trung gian gọi là “NEP-MEN” được coi như kẻ thù của giai cấp công nhân.

NEP bị Stalin bãi bỏ năm 1929 để thay thế bằng một chương trình “kỹ nghệ hóa khẩn trương và tập thể hóa toàn bộ nông nghiệp”.

(2) Cuộc Đại Thanh Trừng. Tomas Masaryk, người sáng lập Cộng Hòa Tiệp Khấc, xác định rõ mối liên hệ giữa bạo lực của Sa hoàng và bạo lực của những người Bolsheviks như sau: “Tất cả người Nga, người Bolsheviks cũng như những ngời khác đều là con cái của chủ nghĩa Sa Hoàng. Chính từ chủ nghĩa này mà trong nhiều thế kỷ, họ đã nhận được sự giáo dục và được đào tạo. Họ đã loại bỏ được Sa Hoàng nhưng không loại bỏ được chủ nghĩa Sa Hoàng. Họ không được chuẩn bị cho một cuộc cách mạng hành

77

Page 78: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

chánh tích cực mà chỉ sẵn sàng cho một cuộc cách mạng tiêu cực với một chủ thuyết cuồng tín, một tư tưởng hẹp hòi và thiếu văn hoá. Họ đã phạm nhiều vụ phá hoại quá đáng”. Nhận xét này hoàn toàn chính xác.

Tuy nhiên, cũng phải thấy thêm rằng, từ thế kỷ 19, người Nga dường như đã chấp nhận một sự vận hành ôn hòa hơn. Năm 1861 Sa Hoàng Alexandre II đã bãi bỏ chế độ nông nô. Xã hội Nga dường như bắt đầu tiến vào một trào lưu văn minh mới đưa tới sự giảm thiểu sử dụng bạo lực ở mọi cấp. Tiếc thay tiến trình này bị chiến tranh phá hủy. Ngày 1/8/1914 Thế Chiến I bùng nổ.

Chiến tranh đã sản xuất ra“Cách Mạng Nga”và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm Bolsheviks cướp được chính quyền. Chiến tranh làm cho bạo lực trở thành chính đáng và làm cho giá trị của mạng sống con người trở thành rẻ mạt.

Không một người lãnh đạo Bolshevik nào đã trực tiếp tham gia chiến tranh vì họ bị lưu vong như trường hợp của Lenin hoặc bị lưu đầy như trường hợp của Stalin. Chính vì họ không hiểu biết gì nhiều về sự khủng khiếp của chiến tranh nên sự thiếu kinh nghiệm này đã đóng một vai trò lớn trong sự tàn bạo của họ.

(3) Katyn. Lo ngại chính của Stalin là quân đội Ba Lan. Ngày 14/9/1939 Liên Xô tấn công Ba Lan để giải phóng miền Tây Bielo-Russia và Ukraine. Ngày 19/9/1939 Beria (trùm mật vụ của Stalin) thiết lập trong cơ quan mật vụ MKVD “Nha Quản Trị Các Tù Binh Chiến Tranh”.

Vào đầu tháng 10/1939 số tù nhân lên tới 37.000 người. Sĩ quan tù binh Ba Lan bị giam tại ba trại: Strarobielsk, Kozielsk và Ostaszkow. Cuối tháng 2/1940, 6.192 cảnh sát và 8.376 sĩ quan quân đội Ba Lan bị nhốt thêm vào các trại này. Họ chờ đợi án tù.

Nhưng vào ngày 5/3/1940 Bộ Chính Trị quyết định áp dụng không phải là án tù mà là án tử hình đối với tù nhân của ba trại nói trên cũng như đối với 11.000 người Ba Lan bị giam tại Bielo-Russia và Ukraine.

Từ 3/4/1940 đến 13/5/1940, 4.404 người bị mang ra khỏi trại Kozielsk tới khu rừng Katyn. Ở đấy họ bị bắn một viên đạn vào cổ và bị chôn trong một mồ chôn tập thể. 3.896 gười của trại Strarobielsk bị bắn trong các khu vực NKVD tại Kharkov và chôn trong vòng ngoài của thành phố Pyatishatki. 6.287 người của trại Ostaszkow bị hành quyết và chôn trong khu vực NKVD tại Kalinin.

78

Page 79: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG MƯỜI

CHIẾN TRANH TƯ HỮU : GIAI ĐOẠN BÀNH TRƯỚNGVÀ LƯU ĐẦY DÂN TỘC

Xâm chiếm Ba LanBành trướng sang các quốc gia láng giềng

Lưu đầy diệt chủngMở màn Chiến Tranh Lạnh

Tranh chấp với Nam TưChiến tranh Triều Tiên

Bành trướng và lưu đầy diệt chủng

Ngày 24 tháng 8 năm 1939 cả thế giới sửng sốt khi nghe tin Hiệp Ước Bất Tương Xâm giữa Liên Xô và Đức Quốc Xã được ký kết.

Hiệp ước này thật ra đã được thương lượng từ ngày 14-8-1939 khi ngoại trưởng Đức Ribbentrop đề nghị với Moscow một bản thỏa hiệp chính trị rộng rãi. Đề nghị này được Stalin chấp thuận. Chiều ngày 23-8-1939 Hiệp Ước Bất Tương Xâm được ký kết và ngày hôm sau được phổ biến. Hiệp ước này có một “bản phụ ước bí mật”, ký vào ngày 22-8-1939 nhưng không được công bố. Người ta chỉ biết nội dung của nó vào năm 1989.

Theo các điều khoản của bản “phụ ước bí mật” thì Lithuania bị đặt trong khu vực ảnh hưởng của Đức Quốc Xã. Các xứ Estonia, Latvia, Finland, Belarus thuộc vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Về Ba Lan thì có sự thỏa thuận rằng sau khi Đức chiếm Ba Lan, phần còn lại thuộc các lãnh thổ Belarus, Ukraina, Lublin và Varsaw phải được Liên Xô thanh toán.

Tám ngày sau khi Hiệp Ước Bất Tương Xâm được ký kết, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngày 9-9-1939 kháng chiến Ba Lan tan rã. Ngày17-9-1939 Hồng Quân Liên Xô tiến vào Ba Lan dưới danh nghĩa bảo vệ kiều dân ở Ukraina và Belarus. Cuộc tiến quân không gặp sức kháng cự nào cả. Hồng Quân bắt 230.000 tù binh trong đó có 15.000 sĩ quan. Ranh giới của sự phân chia Ba Lan, lúc đầu định là con sông Vistula gần Varsaw sau lại chuyển sang phía Tây gần con sông Bug. Để đáp lại sư nhượng bộ này Đức đồng ý cho Lithuania lọt vào vùng ảnh hưởng của Liên Xô.

79

Page 80: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Việc phân chia Ba Lan với Đức mang lại cho Liên Xô một vùng đất rộng hơn 180.000 cây số vuông với 12 triệu dân. Ngày 1và 2 tháng 11 năm 1939 sau một cuộc trưng cầu dân ý giả dối , các lãnh thổ Ukraina và Belarus bị sát nhập vào nước Cộng Hòa Xô Viết. Chính sách càn quét các vùng mới chiếm, được tiến hành sâu rộng. Con số mà các sử gia Ba Lan ghi nhận là khoảng một triệu người đã bị lưu đầy. Họ bị trục xuất sang Siberia, Arkhangelsk, Kazakhstan và các vùng xa xôi khác của Liên xô, với tư cách ngụy trang là “nông dân tình nguyện đi canh tác”.

Trong số 230.000 tù binh bị bắt, có 25.700 người, gồm sĩ quan và một số thường dân, bị Stalin xử bắn. Một phần những mồ chôn tập thể đã bị quân đội phát xít Đức khám phá trong khu rừng Katyn. Nhiều hầm chôn chung chứa đựng tới 4.000 thi hài của sĩ quan Ba Lan. Năm 1992 nhân một cuộc viếng thăm Varsaw, tổng thống Yeltsin đã nhìn nhận là việc này phải do NKVD (bộ trinh sát Nga) chịu trách nhiệm.

Sau khi sát nhập xong các vùng đất Ba Lan, Stalin triệu tập thủ tướng chính phủ các nước Estonia, Lettonia, Lithuania tới Moscow và bưộc họ ký kết “hiệp ước hỗ tương” cho phép Liên Xô sử dụng các căn cứ quân sự.

Có trong tay các hiệp ước này, Liên Xô gửi 25.000 quân tới đóng ở Estonia, 30.000 quân tới đóng ở Lettonia và 20.000 quân tới đóng ở Lithuania. Việc chiếm đóng này chấm dứt nền độc lập của ba nước cộng hòa vùng Baltic.

Tháng 6-1940, Đức thắng trận ở Pháp. Lợi dụng cơ hội tốt này, Liên Xô buộc các quốc gia nói trên phải bảo đảm sự thi hành các “hiệp ước hỗ tương” rồi mang hàng trăm ngàn binh sĩ sang chiếm đóng. Kế tiếp là chương trình “Xô Viết Hóa” các nước cộng hòa đó. Cơ cấu nhà nước cũ bị giải tán để nhường chỗ cho các chính phủ và quốc hội mới được bầu lên trong những cuộc bầu cử giả tạo. Các quốc hội mới yêu cầu được gia nhập Liên Bang Xô Viết. Một giai đoạn bắt bớ, hành quyết và lưu đầy vô nhân đạo bắt đầu.

Cuộc lưu đầy các phần tử chống đối của các quốc gia vùng Baltic, Moldavia, Bielo-Russia và Ukraine được thực hiện trong đêm 14-6-1941, theo lệnh của Stalin. Tất cả có 85.716 người, trong đó 25.711 người thuộc vùng Baltic. Họ được di chuyển đến Altai, Novossibirk và Kazakhstan trên những toa xe chở súc vật.

Mốt cuộc lưu đầy khác được lên kế hoạch cho đêm 28-6-1941 nhưng không thi hành được vì cuộc tấn công của Đức vào lãnh thổ Liên Xô ngày 22-6-1941. Cuộc hành quân “Barbarossa” đã làm đình hoãn kế hoạch lưu đầy này trong nhiều năm.

Sau khi chiếm các quốc gia Baltic, Liên Xô gửi tối hậu thư cho Romania đòi trả lại vùng Bessrabia và vùng Bắc Bukovina. Bessarabia trước thuộc đế quốc Sa Hoàng nhưng Bukoviana thì chẳng thuộc nước nào. Bị Đức bỏ rơi, Romania phải tuân thuận. Bukovina và một phần của Bessarabia bị Liên Xô sát nhập vào Ukraine. Phần còn lại của Bessarabia trở thành Cộng Hòa Xô Viết Moldavia ngày 2-8-1940.

80

Page 81: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Ngay trong ngày thành lập nước Moldavia Stalin ký chỉ thị lưu đầy 31.699 phần tử chống Liên Xô và 12.191 thành phần chống đối khác thuộc những vùng đất sát nhập vào Ukraine. Như vậy là trong vòng một năm 28 triệu dân đã được sát nhập vào Liên Bang Xô Viết.

Mấy tuần lễ sau khi Đức tấn công Liên Xô, cộng đồng Đức ở Liên Xô cũng bị lưu đầy tập thể. Cộng đồng này có khoảng 1.427.000 người, theo kiểm tra dân số năm 1939. Người Đức tập trung nhiều nhất tại “Nước Cộng Hoà Tự Trị Miền Sông Volga”được Liên Xô cho phép thành lập năm 1924 (370.000 người). Số còn lại sống tản mác khắp lãnh thổ Nga tại các vùng Saratov, Stalingrad, Voronej, Moscow, Leningrad v..v. Tại Ukraine cho tới phía Bắc Caucasus họ tập trung tại Krasnodar, Ordjonikidze, Stavoprol (390.000 người). Phần còn lại ở Crimea và Georgia. Ngây 28/3/1941 Liên Xô ra sắc lệnh lưu đầy tất cả dân số của Cộng Hòa Tự Trị Volga và của các vùng Saratov, Stalingrad về phía Kazakhstan và Siberia như một biện pháp phòng ngừa .

Biện pháp lưu đầy tăng theo sự thăng trầm của chiến cuộc. Ngày 19-8-1941 thành phố Leningrad có 96.000 người gốc Đức và Phần Lan trong danh sách. Ngày 30-8-1941 một danh sách khác với 132.000 người được ban hành nhưng chính quyền chỉ di chuyển được 11.000 người vì tình hình chiến cuộc. Trong những tuần lễ sau đó những cuộc bắt bớ và lưu đầy giống như vậy đã xảy ra tại Moscow (9.640 người), Toula (2.700 người) Gorky (3.162 người), Rostov (38.288 người), Krasnodar (38.536 người), Ordjonikidze (77.570 người). Tháng 10-1941, 100.000 người Đức sống ở Georgia, Armenia, Azerbaidjan và miền Bắc Caucasus cũng chịu chung một số phận.

Như vậy là trong vòng không đầy một năm 82% người Đức sống tại Liên Xô đã bị lưu đầy, phần lớn về Kazakhstan và Siberia. Số người này bị sử dụng như những “nông dân tình nguyện đi canh tác”, nghĩa là trong các điều kiện cư trú, làm việc và tiếp tế rất khắc khổ và mong manh.

Việc lưu đầy người Đức được tiếp nối bằng một làn sóng lưư đầy mới từ tháng 11-1943 đến tháng 6-1944. Lần này tai họa giáng xuống đầu sáu dân tộc : Tchetchenes, Ingouches, Tatars vùng Crimea , Karatchais, Balkars và Kalmouks. Họ bị lưu đầy sang Siberia, Kazakhstan, Ouzbekistan và Kirghizie về tội “hợp tác ồ ạt với kẻ chiếm đóng Đức”. Đám người này lên tới con số 900.000.

Nhiều sắc dân quốc tịch khác cũng được xem như đáng nghi ngờ. Đó là những người Hy Lạp, Bulgaria, Armenia ở Crimea, Turks ở Meskhetes, Kurdes và Khemchines ở vùng Caucasus. Họ bị di chuyển sang Kazakhstan và Kirghizie.

Những con số sau đây nói lên sự tàn sát ghê gớm trong những cuộc lưu đầy: người Kalmouks chết 21.460 mạng, người Tatars chết16.000 mạng, những dân tộc bị đầy đến vùng Caucasus chết 146.892 mạng và những người bị đầy đến vùng Crimea chết 44.857 mạng trong vòng 4 năm. Chưa bao giờ những điều kiện sinh tồn của số người bị lưu đầy lại khủng khiếp như trong các năm 1941-1944: nạn đói, bệnh dịch, sự chen chúc, sự khai thác vô nhân đạo, các tiêu chuẩn làm việc mỗi ngày một tăng lên, tâm trạng lo sợ bị tố cáo có thể đưa đến tử vong.

81

Page 82: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Trong 2 năm dưới quyền lực Xô Viết, phần nửa phía Đông Ba Lan đã có khoảng một triệu người (10% dân số) bị giết, ngục tù, lưu đầy và lao động cưỡng bách. Hơn 30.000 bị xử bắn và 90.000 đã chết trong các trại giam hay trong thời gian phải di chuyển bằng xe lửa đến vùng đất mới.

Lợi dụng đà thua trận của phát xít Đức, đêm 4- 1-1944 chiến xa của Hồng Quân Liên Xô tự động băng qua biên giới Ba Lan. Đạo quân kháng chiến Armia Krajowa (AK) của Ba Lan tưởng rằng Hồng Quân tới giúp họ đánh Đức, nhưng ngày 27-5-1944 Hồng Quân buộc nhiều đơn vị AK phải hạ khí giới. Những đơn vị còn lại tìm cách thoát qua trận tuyến Đức để trở về phần đất phía Tây.

Sau khi hạ khí giới, hơn 6.000 dân quân và tất cả sĩ quan AK bị hồng Quân bắt nhốt trong các trại giam của Bộ Trinh Sát NKVD. Trong tình trạng này họ được chọn lựa ở lại trại giam hay gia nhập đạo quân Ba Lan của Zygmunt Berlin do Liên Xô thành lập. Tiếp theo Liên Xô cho ra đời Sư Đoàn 64 để tảo thanh và trấn đóng Ba Lan. Sư đoàn này tiến sâu vào các vùng đất bị sát nhập vào Đức năm 1939, bắt tất cả những người Ba Lan nào ký tên vào danh sách “quốc gia thứ ba”, rồi đầy họ sang Siberia.

Những cuộc hành quân bình định không ngừng trấn áp và săn bắt những thành viên của Chính Phủ Bí Mật và của Hội Đồng Đoàn Kết Quốc Gia Ba Lan. Hai cơ quan này phản đối Hòa Ước Yalta và đòi thương thuyết trực tiếp với Liên Xô về vấn đề lãnh thổ. Chỉ huy trưởng NKVD, tướng Serov, mời họ đến thương thuyết. Khi họ tới địa điểm hội họp tại Pruszkow gần Varsaw thì bị NKVD bắt và đem về nhốt tại nhà tù Lubyanka tại Moscow.

Khi các đảng phái Ba Lan được Anh- Mỹ cho phép thành lập một chính phủ liên hiệp trong đó đảng cộng sản Ba Lan nắm đa số thì Liên Xô công bố một bản án nhẹ đối với những người bị bắt nói trên. Tuy nhiên ba người trong số đó không bao giờ được trở lại Ba Lan và Leopold Okulucki, vị tổng chỉ huy quân đội AK, thì chết trong tù vào tháng 12 năm 1946.

Kế hoạch Xô Viết hóa Ba Lan gồm: việc đảng cộng sản thu hút các đảng xã hội, việc thành lập một chế độ độc đảng, việc tập trung hoàn toàn quản lý kinh tế vào trung ương, việc tiến hành một chương trình kỹ nghệ hóa cấp tốc theo các kế hoạch ngũ niên kiểu Stalin, việc tập thể hóa nông nghiệp và việc đẩy mạnh hành động chống đối Giáo Hội. Phương tiện để đạt các mục tiêu nói trên là sự khủng bố tập thể. Công thức này được áp dụng cho tất cả các chế độ theo mẫu hình Stalinít.

Mở màn Chiến Tranh Lạnh

Tháng 2 năm 1945, F. Roosevelt (Tổng Thống Mỹ), W. Churchill (Thủ Tướng Anh) và J. Stalin (Chủ Tịch Liên Xô) họp tại Yalta , một tỉnh nhỏ trên lãnh thổ Xô Viết, để thương lượng và hoạch định sự phân chia Âu Châu, sau Thế Chiến II.

82

Page 83: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tại hội nghị này Anh-Mỹ không ở trên thế mạnh vì hai cường quốc này chỉ giải phóng đơn thuần có nước Pháp khỏi tay phát xít Đức, trong khi Liên Xô đã đuổi binh sĩ Quốc Xã ra khỏi Ba Lan, Hungary, Yugoslavia, Czechoslovakia, Romania và một phần đất của thủ đô Berlin (Đức).

Hòa ước Yalta được ký kết với sự thỏa thuận là lãnh thổ Đức sẽ chia làm hai phần, phía Đông sẽ thuộc Liên Xô, phía Tây sẽ thuộc Anh-Mỹ. Trên lãnh thổ Âu Châu thì 100 miles cách biên giới Ba Lan về phía Đông sẽ thuộc Liên Xô, nghĩa là bao gồm toàn bộ các quốc gia Đông Âu. Hòa Ước Yalta cũng trù liệu rằng các quốc gia Đông Âu sẽ trở thành các quốc gia dân chủ “thân thiện” với Liên Xô và ảnh hưởng của Liên Xô có thể vượt trội hơn ảnh hưởng của Anh-Mỹ tại Romania và Bulgaria nhưng chỉ được phép ngang bằng với ảnh hưởng của Anh-Mỹ tại Yugoslavia và Hungary.

Ba năm sau, Liên Xô đã không tôn trọng Hoà ước Yalta và đã thiết lập những chế độ cộng sản theo mẫu hình Stalinít trên toàn cõi Đông Âu. Để biện minh cho hành động này Liên Xô nói rằng, làm như thế, họ thiết lập những nền “Dân Chủ Nhân Dân” thân thiện với Moscow. Trên thực tế, tất cả Đông Âu trừ Yugoslavia đã rơi vào vòng kiềm tỏa của Stalin.

Đối với các quốc gia Đông Âu, Stalin áp dụng chiến thuật “tằm ăn rỗi”. Trong hai năm đầu 1945-1946, Liên Xô ủng hộ các chính phủ liên hiệp. Trong các chính phủ này người cộng sản chỉ giữ Bộ Nội Vụ để nắm lực lượng cảnh sát và bộ máy mật thám. Sang năm 1947, Liên Xô tái phối trí các chính phủ liên hiệp thành có lợi cho cộng sản. Chính sách cai trị cũng bắt đầu thay đổi : kiểm duyệt báo chí, khủng bố các lãnh tụ không cộng sản, giải tán bằng cảnh sát những buổi họp chính trị gây khó khăn cho các đại biểu cộng sản, thay đổi Quốc Hội mới qua những cuộc bầu cử gian lận…

Chiến thuật “xích hóa” tiệm tiến nói trên không gặp trở ngại nào cả vì các đảng cộng sản Tiệp Khắc, Hungary và Bulgaria đã là những đảng chính trị mạnh ngay từ trước Thế Chiến II. Chỉ có hai nước Yugoslavia và Bulgaria là có vẻ không mấy ủng hộ. Tuy nhiên, nhân dân hai nước này cũng không thấy sự”thân thiện” với Liên Xô là khó chịu vì họ tin rằng “tư bản” sắp hết thời.

Trong hai ba năm đầu sau Thế Chiến II, quan hệ giữa Liên Xô và Tây Phương

tương đối dễ chịu. Cả hai bên đều đóng góp tích cực vào sự hình thành Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên sang năm thứ năm thì quan hệ trở nên xấu và hai bên bắt đầu tái võ trang. Thế giới đứng trước ngưỡng cửa Chiến Tranh Lạnh.

Tây Phương coi sự Xô Viết Hóa các nước Đông Âu là một hành động xâm lăng và tổng thống Mỹ Truman đề ra chiến lược “be bờ cộng sản”. Kế hoạch Marshall, Hiệp Ước Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), chiến tranh Triều Tiên là sự thực hiện chiến lược “be bờ” đó. Để đương đầu với Mỹ Liên Xô thành lập Cơ Quan Thông Tin Thế Giới (Cominform), Ủy Ban Yểm Trự Kinh Tế Hỗ Tương (Comecon) và Hiệp Ước Quân Sự Varsaw. Cả hai khối đều cứng rắn thái độ và lập trường.

83

Page 84: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tranh Chấp với Nam Tư

Năm 1947, Đông Âu trở thành khối quốc gia theo mẫu hình Stalinít. Tuy bề ngoài có vẻ đoàn kết và vững chắc nhưng trong nội bộ đã bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt. Khởi sự là Nam Tư (Yugoslavia) sau đến Albania.

Nam Tư tự giải phóng khỏi tay Hitler do sự chiến đấu anh dũng của chính quân đội mình dưới sự lãnh đạo của Josip Broz Tito chứ không phải nhờ sức mạnh của Hồng quân. Mặc dầu vậy, Tito lúc nào cũng có thái độ thân thiện với Stalin. Hơn nữa, Tito lại còn nhanh chóng biến đổi Nam Tư thành một nước cộng sản theo mẫu hình Liên Xô. Vì thái độ thân thiện này Stalin cho đặt bộ tham mưu của Cominform tại Belgrade, thủ đô của Nam Tư, vào mùa Thu năm 1947.

Sau năm 1947, Tito từ chối không chịu thành lập chung với Liên Xô một hệ thống ngân hàng. Thái độ này làm Stalin không vui. Thêm vào đó, việc Nam Tư lúc nào cũng giữ một nền ngoại giao độc lập đã làm Liên Xô khó chịu. Tito lại còn đề nghị với Stalin thiết lập một liên hiệp chính trị mang tên “Liên Hiệp Balkan” gồm Hungary, Romania, Bulgaria, Albania và Yugoslavia. Đề nghị này không những bị bác bỏ mà còn nâng sự tức giận cuả Stalin lên cực điểm. Stalin quyết định dạy cho Tito một bài học để làm gương cho toàn khối Đông Âu.

Năm 1948 Stalin rút các cố vấn Nga khỏi Belgrade, trục xuất Nam Tư ra ngoài Cominform và di chuyển văn phòng của tổ chức này đi nơi khác. Sau đó là một sự phong tỏa kinh tế để bóp chết Nam Tư. Nhưng Nam Tư không chết và Tito cũng không đổ vì Tây Phương đã giang tay cứu giúp để khoét sâu thêm vết nứt rạn đã có sẵn và làm suy yếu Moscow. Tây Phương rất hài lòng khi thấy Tito chủ trương áp dụng một nền kinh tế nửa thị trường-nửa kế hoạch.

Không làm gì đượcTito, Stalin trút sự tức giận lên toàn bộ các nước cộng sản Đông Âu còn lại, bằng một cuộc “thanh trừng chống Tito”. Nạn nhân đầu tiên là lãnh tụ cộng sản Tiệp Khắc R. Slanky, bị treo cổ với 11 người khác vào năm 1952. May thay, Stalin chết vào năm 1953 nên cuộc thanh trừng sớm chấm dứt.

Chiến Tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên là một cuộc chiến cục bộ bằng súng đạn xảy ra trong khung cảnh Chiến Tranh Lạnh toàn cầu vào những năm tháng cuối cùng của triều đại Stalin.

Chiến tranh xảy ra vì Liên Xô và Trung Quốc muốn nới rộng vùng ảnh hưởng của mình bằng cách giúp lãnh tụ Kim Nhật Thành của BắcTriều Tiên tấn công Nam Triều Tiên bằng quân sự. Nam Triều Tiên được Mỹ và 15 quốc gia dân chủ khác ủng hộ và bảo vệ. Trong cuộc chiến này, võ khí nguyên tử không được sử dụng, nhưng đã được đề cập đến khi Trung Cộng xuất quân giúp đỡ Bắc Triều Tiên.

84

Page 85: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Thế Chiến II chấm dứt. Một trong những hậu qủa để lại là việc chia đôi nước Triều Tiên, một thuộc địa cũ của Nhật Bản. Phần đất phía Bắc vĩ tuyến 38 do Liên Xô tiếp quản, phía Nam do Hoa Kỳ phụ trách. Mỗi miền có một chính phủ thành lập theo ý thức hệ của mỗi bên. Cai trị Bắc Triều Tiên là một chính quyền cộng sản, đứng đầu là Kim Nhật Thành. Cai trị Nam Triều Tiên là một chính phủ dân chủ do Lý Thừa Vãn điều khiển.

Quân đội Bắc Triều Tiên thiện chiến hơn và đông hơn vì được hưởng một số sĩ quan và binh sĩ gốc Triều Tiên do Trung Cộng trao lại. Từ ngày đất nước chia đôi quân đội hai bên vẫn có những vụ sung đột lẻ tẻ tại vùng vĩ tuyến 38. Năm 1949 Kim Nhật Thành đề nghị với Stalin thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng võ lực. Stalin không đồng ý, viện cớ rằng Bắc Triều Tiên chưa được chuẩn bị chu đáo và Hoa Kỳ có thể can thiệp.

Năm 1950, sau khi huấn luyện quân đội kỹ càng hơn, Kim Nhật Thành lại đề nghị với Stalin lần thứ hai. Lần này Stalin ưng thuận. Ngày Chủ Nhật 25/6/1950 quân lực Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 bằng một cuộc xung kích pháo binh cực mạnh kiến quân Nam Triều Tiên phải rút lui. Ba ngày sau quân Bắc Triều Tiên chiếm thủ đô Hán thành (Seoul) nhưng chính phủ Lỳ Thừa Vãn không chịu đầu hàng. Nông dân cũng không nổi dậy ủng hộ kẻ xâm lăng như Kim Nhật Thành mong muốn. Chiến tranh bắt đầu kéo dài và quân Bắc Triều Tiên không được chuẩn bị để đối phó với những cuộc không tập của Hoa Kỳ. Hơn nữa càng tiến sâu xuống miền Nam vấn đề tiếp vận càng trở nên khó khăn hơn.

Trước cảnh tượng xâm lăng của Bắc Triều Tiên, tổng thống Truman của Hoa Kỳ ra lệnh cho tướng Mac Arthur, lúc đó đóng tại Nhật Bản, chặn đứng cuộc tiến quân của Kim Nhật Thành bằng hỏa lực của hải quân và không quân. Ngày 5/7/1950 Sư Đoàn Bộ Binh 24 của Hoa Kỳ đổ bộ lên Nam Triều Tiên và đụng độ với quân Bắc Triều Tiên tại Osan. Liên Hiệp Quốc cũng bắt đầu gửi quân yểm trợ. Tất cả những đám quân này bị quân Bắc Triều Tiên dồn vào khu vực Pusan và bị bao vây ở đó.

Không quân Hoa Kỳ phản công, cắt đứt mọi đường tiếp liệu của quân Bắc Triều Tiên. Chiến xa và binh sĩ Hoa Kỳ cùng với binh sĩ Liên Hiệp Quốc đến mỗi ngày một đông. Tinh thần binh sĩ Bắc Triều Tiên xuống thấp, đường tiếp liệu gặp khó khăn và quân số còn lại không được bao nhiêu. Cuộc vây hãm Pusan không thể kéo dài thêm nữa.

Tháng 9 năm 1950 tướng Mac Arthur mở một mặt trận thứ hai ở phía Bắc Hán Thành, tại tỉnh Inchon. Quân lực Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đổ bộ lên Inchon, không gặp một sự đối kháng nào đáng kể. Họ nhanh chóng chiếm lại Hán Thành. Quân Bắc Triều Tiên phải rút khỏi Pusan và bỏ chạy về Bắc.

Thừa thắng xông lên, quân của Mac Arthur đuổi theo. Họ vượt sang lãnh thổ của Kim Nhật Thành và tiến về phía sông Áp Lục gần biên giới Trung Quốc. Bắc Kinh sợ binh sĩ Mỹ đánh sang phần đất của mình nên nhờ các nhà ngoại giao trung lập nhắn với Mỹ rằng họ sẽ can thiệp vào cuộc chiến. Mỹ không tin và tiếp tục hành quân về phiá sông Áp Lục.

85

Page 86: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tháng 11 năm 1950 quân Trung Quốc tiến sang Bắc Triều Tiên dọc theo sông Chongchon và tấn công quân lực Hoa Kỳ bằng chiến thuật “biển người”. Đệ Bát Lộ Quân Hoa Kỳ rút lui. Sư Đoàn 7 Bộ Binh Hoa Kỳ thiệt hại nặng. Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ phải mở một đường máu mới phá được vòng vây để tất cả quân sĩ Koa Kỳ rút về căn cứ Pusan.

Ngày 4/11/1951 đại quân Trung Cộng và Bắc Triều Tiên chiếm Hán Thành lần thứ hai. Tướng Mac Arthur tính đến chuyện sử dụng bom nguyên tử. Chiếm Hán Thành lần này cũng như lần trước binh sĩ Trung Cộng và Bắc Triều Tiên gặp khó khăn tiếp liệu về thực phẩm và vũ khí đạn dược. Ban đêm họ phải thồ sang từ sông Áp Lục bằng xe đạp để tránh bị không quân Hoa Kỳ oanh tạc.

Cuộc chiến dậm chân tại chỗ. Tướng Mac Arthur đề nghị thả bom nguyên tử xuống Trung Cộng để ra khỏi ngõ bí. Ông bị tổng thống Truman cất chức và thay thế bằng tướng Mathew Ridway. Cuộc chiến lại tiếp tục nhưng ở mức độ vừa phải. Quân Mỹ vượt vĩ tuyến 38 một lần nữa nhưng không tiến xa hơn. Trong khi đó một cuộc thương lượng để đình chiến bắt đầu.

Ngày 29/11/1952 tổng thống tân cử Eisenhower sang Nam Hàn để quan sát tình hình và tìm cách chấm dứt chiến tranh. Liên Hiệp Quốc chấp thuận đề nghị của Ấn Độ về một cuộc ngừng bắn. Hội nghị đình chiến được tổ chức tại Bàn Môn Điếm ngày 27/7/1953. Không một thỏa ước nào được kỳ kết và hai bên Triều Tiên lại rút về ranh giới phân chia cũ là vĩ tuyến 38.

Chiến tranh Triều Tiên làm chết hai triệu người, 80% hạ tầng cơ sở của cả hai miền bị tàn phá. Đó là lỗi của Stalin đã chấp thuận cho Kim Nhật Thành làm một việc thiếu suy nghĩ vì tham vọng bành trướng.

Việc tổng thống Truman cách chức tướng Mac Arthur được thế giới ghi nhận và hoan nghênh như một hành động đầy tinh thần trách nhiệm. Việc cách chức này đã biến Chiến Tranh Triều Tiên thành mẫu hình “Chiến Tranh Hạn Chế”, được sử dụng trong suốt thời kỳ “ChiếnTranh Lạnh” để tránh hiểm họa nguyên tử cho nhân loại. /.

*

86

Page 87: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

CÁC TRIỀU ĐẠI KHRUSHCHEV VÀ BREZHNEV

Tiểu sử KhrushchevTờ trình bí mật

Thách thức của Ba LanCách mạng Hungary

Khủng hoảng hỏa tiễn ở CubaTiểu sử BrezhnevMùa xuân Praha

Đông Âu sau Hiệp Ước Helsinki Chiến tranh Afghanistan

Ba Lan và Công Đoàn Đoàn Kết

Tiểu sử Khrushchev

Nikita Khrushchev sinh năm 1894 tại Kalinovka, một tỉnh nhỏ với số dân 1200, nay là Kursk Oblast (Nga). Có thể nói đây là vùng nghèo nhất nước Nga. Cha ông là thợ mỏ. Thuở thiếu thời Khrushchev phải chăn cừu và chỉ được cắp sách đến trường có 4 năm. Khi đến tuổi thành niên ông định sang Hoa Kỳ nhưng không thực hiện được ước mơ này.

Khi Thế Chiến I bùng nổ ông gia nhập đảng Bolshevik lúc đang làm nghề thợ mỏ Cách mạng tháng 10 đã tạo cơ hội cho ông được đi học thêm chút ít. Công ơn này làm ông tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng mà cách mạng hứa hẹn. Ông phấn đấu hết mình để leo dần các bậc thang quyền lực trong đảng.

Năm 1939, ở tuổi 45, ông đã là một thành viên của Bộ Chính Trị. Sau khi Stalin chết (1953) ông được bầu làm tổng bí thư đảng, rồi dần dần leo lên vị trí lãnh đạo tối cao. Ở chức vụ này ông vẫn giữ chính sách “loại bỏ đối thủ” của Stalin, nhưng không bằng cách thủ tiêu mà băng phương thức cho đi làm đại sứ tại Mông Cổ.

Năm 1956, tại Đại Hội Thứ 20 của đảng Cộng Sản Liên Xô, Khrushchev đã làm các đại biểu kinh ngạc khi ông đọc “Tờ trình bí mật”. Trong 6 tiếng đồng hồ liên tục ông đã tố cáo tội ác và tệ sùng bái Stalin. Việc này gây kinh ngạc cho nhân dân và thế giới thời bấy giờ vì không khí khủng bố của giai đoạn Stalin vẫn còn tác động.

87

Page 88: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Khrushchev tuyệt đối tin tưởng rằng sự tiêu vong của chế độ tư bản chỉ còn là vấn đề thời gian. Ông cố gắng phát triển kinh tế của đất nước và giảm bớt chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ để chú trọng nhiều hơn vào việc gia tăng sản xuất hàng hóa tiêu thụ hầu nâng cao mức sống của người dân.

Về mặt chính trị ông chủ trương “cởi mở” chứ không bóp nghẹt và khủng bố như thời Stalin. Về ngoại giao, ông tìm hết cách khoe khoang, với chủ ý hù dọa, những tiến bộ khoa học của Liên Xô, đặc biệt là vệ tinh “Sputnik”. Chiến dịch hù họa này đã có đôi chút hiệu qủa đối với mốt số nước Phi Châu và Á Châu.

Mặc dầu có công hạ bệ Stalin nhưng Khrushchev không được lòng dân trong nước, nhất là trong đảng. Lý do là vì ông không đủ khả năng phát triển nền kinh tế èo uột của đất nước và gảm uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế. Cố gắng mở rộng và nâng cao mức sản xuất nông nghiệp của những vùng đất rộng tại Kazakhstan và Siberia thất bại. Các đối thủ chính trị chỉ chờ cơ hội trục xuất ông khỏi hệ thống quyền lực. Cơ hội này đả đến sau cuộc “Khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba”. Dân Nga cho rằng ông đã làm Liên Xô mất mặt.

Năm 1964 Khrushchev bi loại khỏi chính quyền một cách âm thầm. Ông mất năm 1971 và là người lãnh đạo duy nhất không được chôn cất tại Kremlin. Thế giới nhớ đến ông như một lãnh tụ đầu trọc có cử chỉ lố bịch: trong một lần diễn thuyết tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ông đã tụt giầy cầm ở tay và khoa lên trước cử tọa.

Tờ trình bí mật

Đầu năm 1956 một sự kiện chính trị quan trọng đã xảy ra ở Liên Xô và phong trào công nhân thế giới. Đó là “Tờ Trình Bí Mật” (1) của Khrushchev đọc trong dịp Đại Hội thứ 20 của Đảng Cộng Sản Liên Xô. Tờ trình này “bí mật” vì được đọc trong phòng kín. Ngoài các đại biểu Liên Xô không ai được có mặt. Tuy nhiên tờ trình này cũng được phát riêng cho mỗi trưởng đoàn của các phái bộ anh em. Trường Chinh của Việt Nam và Chu Đức của Trung Hoa đều được biết.

Tờ trình là một bản cáo trạng buộc tội Stalin. Bản cáo trạng này không chỉ vạch ra những lỗi lầm chính trị mà còn tố giác Stalin như một lãnh đạo có bàn tay đẫm máu đã giết hại hàng chục triệu người.

Một trong những lỗi lầm lớn của Stalin là đã coi thường họa phát xít Đức làm cho Liên Xô hao tổn nhiều xương máu. Ngoài ra trước khi chiến tranh bùng nổ Stalin đã thủ tiêu gần hết số tướng lãnh tài ba có nhiều kinh nghiệm chiến trừờng. Vì thế quân đội Hitler đã tiến sâu nào nội địa Liên Xô một cách nhanh chóng và phá hủy tan hoang toàn vùng biên giới, gây thiệt hại về sinh mạng không thể nào lường được. Đã vậy, sau khi chiến tranh chấm dứt, Stalin lại còn truất chức những sĩ quan có công tạo ra chiến thắng và tranh giữ công trạng về mình.

88

Page 89: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Một lỗi lầm khác là vấn đề nông nghiệp. Nông nghiệp ở Liên Xô tiến chậm là vì thiếu nghiên cứu và thực ghiệm. Stalin chỉ tìm hiểu nông thôn và nông nghiệp qua những phim ảnh tô vẽ sai lầm và dối trá.

Vấn đề sung đột với Nam Tư xảy ra một cách hoàn toàn không cần thiết. Stalin nói: “Tôi chỉ cần giơ ngón tay út là Tito không còn nữa”. Nhưng Tito vẫn còn và cũng không ai dám đụng đến Nam Tư.

Trái với truyền thuyết coi Stalin như một lãnh tụ hiền từ và nhân ái, cuộc điều tra cho biết ông là một kẻ sát nhân không gớm tay. Không những ông đã giết những người đối lập như Trotsky (2) Bukharin, Zinoviev… mà ông còn giết cả những bạn đồng hành của mình. Trong số 139 nhân viên của Ủy Ban Trung Ương do Đại Hội 17 bầu ra, 98 người đã là nạn nhân của ông và trong số 1956 đại diện chính thức và cố vấn, 1108 đã bị bắt và khép vào tội “phản cách mạng”. Khrushchev cũng không quên nhắc tới vụ ám sát Kirov (3), các vụ án giả tạo như vụ án Leningrad và vụ vu cáo “Các bác sĩ âm mưu đầu độc Stalin”.

Khrushchev nhìn nhận dưới thời Stalin sự sùng bái cá nhân đã đạt tới mức độ khốc hại. Nó đã tạo ra sự khiếp sợ làm tê liệt hệ thống hành chánh. Tê liệt vì đám quan liêu xu nịnh chỉ gốm toàn những kẻ chuyên môn gieo rắc lạc quan hão huyền và lừa phỉnh. Stalin ưa chuộng và bảo vệ tầng lớp dễ sai khiến và nhắm mắt vâng lời này.

Đám quan liêu đã dầy công vun đắp cho sự sùng bái cá nhân Stalin nhưng càng được sùng bái Stalin càng lộng quyền và dần dần vượt ra khỏi giới hạn họ mong muốn. Một chính sách cai trị độc đoán như thế làm trở ngại cho sự phát triển của Liên Xô. Tới một lúc nào đó, đối với đám quan liêu, sự hạ bệ Stalin là một điều cần thiết. Với “Tờ Trình Bí Mật” Khrushchev đã đại diện nhóm quan liêu mở ra “phong trào hạ bệ Stalin”.

Thách thức của Ba Lan

Sau khi lên nắm chính quyền Khrushchev chủ trương chính sách “hòa hoãn” cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Tháng 5/1955 ông sang Nam Tư ký một thông cáo chung với Tito trong đó ông nhìn nhận “quyền” được có đường lối riêng để thực hiện chủ nghĩa xã hội. Hai tháng sau ông tiếp đón Tito ở Moscow để khẳng định “quyền” nói trên trong một thông cáo chung khác và tái lập liên lạc ngoại giao giữa hai nước và hai đảng.

Phong trào hạ bệ Stalin và sự làm hòa với Tito đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Âu. Người dân của các nước này thấy đây là cơ hội tốt nhất để nói lên những nguyện vọng của họ.

Tháng 6/1956, một tuần sau khi Tito sang thăm Khrushchev ở Moscow, một cuộc biểu tình lớn đã được tổ chức tại Poznan, một thành phố phía Tây nước Ba Lan. Những người biểu tình đòi hỏi hạ giá thực phẩm và cải thiện kinh tế. Biểu tình bị lực lượng an ninh địa phương đàn áp và biến thành nổi loạn. Số người chết khá nhiều.

89

Page 90: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Gương đấu tranh ở Poznan lan sang nhiều tỉnh khác với những đòi hỏi táo bạo hơn, liên quan đến cải cách chính trị. Lúc đó lãnh tụ cộng đảng Ba Lan Boleslaw Bierut chết trong khi công tác tại Moscow. Edward Ochab lên thay. Ông này tỏ ra thông cảm với những đòi hỏi cải cách. Vì thế, dưới áp lực của Kremlin, Ochab phải từ chức để nhường chỗ cho Wladyslaw Gomulka.

Tháng 10/1956, Khrushchev và một số thành viên Bộ Chính Trị Xô Viết bay sang Varsaw để xem xét tình hình thì được Gomulka bảo đảm là Ba Lan sẽ tiếp tục là một nước cộng sản liên minh với Liên xô. Sau đó, một số “cải cách nhẹ” được thực hiện: giảm bớt áp lực đối với Nhà Thờ Công Giáo, bãi bỏ chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và giải nhiệm viên tướng Xô Viết khỏi chức vụ tổng trưởng quốc phòng của Ba Lan.

Cách Mạng Hungary

Tại Hungary, tháng 7/1956, chủ tịch đảng cộng sản Matyas Racosi, đệ tử sùng tín của Stalin, bị thay thế. Không khí cách mạng sôi sục từ 1953. Khi biến cố Poznan bùng nổ tại Ba Lan, sinh viên và dân chúng coi đó là một triệu chứng đầu hàng của Liên Xô trước phản ứng của địa phương. Cuối tháng 10/1956 , biểu tình được tổ chức tại nhiều nơi để đòi hỏi sự trở lại chính quyền của Imre Nagy, một lãnh tụ cộng sản ôn hòa. Tượng Stalin ở Budapest bị đập phá.

Trước tình hình đó một phái đoàn của Bộ Chính Trị Liên Xô bay tới thủ đô Hungary để chứng kiến việc trao quyền thủ tướng chính phủ cho Imre Nagy và chức chủ tịch đảng cho Janos Kadar. Nhưng sự dàn xếp này không ổn và cuộc đấu tranh của sinh viên và dân chúng Hungary tiếp tục.

Một vài đảng chính trị không cộng sản cũ tái xuất hiện, và lãnh tụ của họ được Nagy chấp nhận vào thành phần của chính phủ. Nagy lại còn khởi sự thương thuyết để Hungary rút ra khỏi Liên Minh Quân Sự Varsaw và tuyên bố sự trung lập của đất nước.

Kremlin phản ứng bằng một cuộc đàn áp khốc liệt. Quân đội Liên Xô vượt biên giới sang chiếm đóng Budapest. Janos Kadar được lệnh của Moscow phải tái lập trật tự và tình trạng nguyên vẹn của chính quyền cộng sản. Imre Nagy trốn vào sứ quán Nam Tư, nhưng rồi cũng bị bắt và xử tử năm 1958.

Cuộc đàn áp cách mạng Hungary cho thế giới thấy vết nứt rạn trong khối cộng sản càng ngày càng lan rộng. Đầu thập niên 1960 ảnh hưởng của phong trào hạ bệ Stalin không dừng ở Đông Âu mà còn lan sang Trung Quốc. Mao Trạch Đông không đồng ý với chuyện hạ bệ này nên hai bên Moscow và Bắc Kinh đã đi đến chỗ đổ vỡ. Liên Xô rút hết cố vấn và cắt mọi viện trợ cho Trung Cộng.

Albania cũng ngả theo Bắc Kinh khi Moscow bắt đầu thực hiện những biện pháp ngoại giao đàn áp. Romania thì tìm cách tách ra khỏi Comecon, giảm thiểu cam kết với Liên Minh Quân Sự Varsaw và giữ thái độ độc lập trong cuộc xung đột Nga-Hoa.

90

Page 91: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba

Khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba gây nên bởi việc Khrushchev cho lệnh thiết lập một số dàn phóng hỏa tiễn nguyên tử tầm trung hướng về phía Hoa Kỳ với sự đồng ý của Fidel Castro. Cuộc khủng hoảng này kéo dài đúng 13 ngày kể từ 16/19/1962. Thế giới nín thở vì chỉ còn thiếu chút nữa là Chiến Tranh Lạnh trở thành chiến tranh nguyên tử.

Câu chuyện khởi sự từ việc Hoa Kỳ thiết lập một số dàn phóng hỏa tiễn Jupiter IRBM (Intermediate Range Ballistic Missile) tại Thổ Nhĩ Kỳ, đe dọa sườn phía Tây của Liên Xô. Khrushchev phản ứng bằng việc mang hỏa tiễn MRBM (Medium Range Ballistic Missile) sang Cuba, chỉ cách Washington DC 1200 dậm và chỉ cần 20 phút để bay tới mục tiêu.

Cuối tháng 7/1962, 60 tầu chiến Liên Xô nhổ neo trực chỉ Cuba với dàn phóng và hỏa tiễn nguyên tử mang theo. Kế hoạch này nằm trong chương trình Lực Lượng Hỏa Tiễn Chiến Thuật (Strategic Rocket Forces) của Moscow và được biết là để ngăn chặn sự xâm lăng của Hoa Kỳ đối với Cuba (như vụ Vịnh Con Heo năm 1961) và để quân bình khả năng tấn công bằng võ khí nguyên tử giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.

Sau khi không ảnh xác định vị trí của các dàn phóng hỏa tiễn nguyên tử trên đất Cuba vào ngày 8/9/1962, tổng thống Hoa kỳ Kennedy ra lệnh cho hải quân phong tỏa hải phận Cuba để cắt đường tiếp liệu của Liên Xô. Một lực lượng xung kích thiện chiến cũng trực sẵn ở Florida chờ lệnh. Những biện pháp này được công bố cho dân chúng Mỹ và toàn thế giới biết. Washington nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các đồng minh Âu Châu.

Ngày 25/10/1962 tại Liên Hiệp Quốc khi đại sứ Hoa Kỳ Adlai Stevenson trưng những tấm hình chụp được trên đất Cuba thì đại sứ Liên Xô Valerian hết đường chối cãi. Vì thế, ngày 26/10/1962 Khrushchev đề nghị hai điều kiện để rút hỏa tiễn khỏi Cuba.

Điều kiện thứ nhất là Hoa Kỳ phải cam kết không được xâm chiếm Cuba hoặc tiếp tay cho một quốc gia nào khác xâm chiếm Cuba. Điều kiện thứ hai là Hoa Kỳ phải rút hết hỏa tiễn Jupiter ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey).

Tổng thống Kennedy công khai chấp nhận điều kiện thứ nhất và phái em là Robert Kennedy đến sứ quán Liên Xô cho biết ngầm sự ưng thuận điều kiện thứ hai. Mười lăm hỏa tiễn Jupiter được tức tốc chuyển ra khỏi lãnh thổ Turkey.

Ngày 28/10/1962 Khrushchev công bố cho thế giới biết là các hỏa tiễn nguyên tử của Liên Xô đã được rút khỏi Cuba. Cuộc khủng hoảng chấm dứt.

Vì trò bịp bợm này Khrushchev đã bị lên án nặng nề ở Liên Xô. Đó cũng là một trong những lý do để hai năm sau ông âm thầm mất chức. Tại Hoa Kỳ người ta biết đó chỉ là một trò bịp bợm vì điệp viên hai mang Nga Oley Penkowsky tiết lộ cho CIA biết là những hỏa tiễn mang đến Cuba ở trong tình trạng chưa hoàn chỉnh để có thể sử dụng.

91

Page 92: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tiểu sử Brezhnev

Lenid Ilich Brezhnev (1906-1982) sinh trưởng tại Kamenskoye Ukraine. Sau Cách Mạng Tháng 10/1917 ông được đào tạo trong ngành quản lý đất và sản xuất kim khí. Thời gian tiếp theo ông được huấn luyện để trở thành kỹ sư sắt thép của vùng Tây Ukraine. Ông gia nhập Đảng CS Liên Xô năm 1931. Năm 1935-1936 Brezhnev làm nghĩa vụ quân sự trong binh chủng thiết giáp rồi được phái đến làm việc tại Dnipropetrosk. Năm 1939 ông trở thành bí thư đảng của vùng này.

Trong Thế Chiến II ông làm ủy viên chính trị của Hồng Quân và được thăng hàm tướng lãnh vào năm 1943. Bảy năm sau (1950) ông trở thành bí thư thứ nhất của đảng CS Moldavia. Năm 1956 ông được vào Bộ Chính Trị và Ủy Ban Trung Ương đảng CS Liên Xô. Từ đó trở đi, ông leo lên các bậc thang danh vọng của thượng tầng quyền lực.

Năm 1966 ông nắm chức vụ Tổng Bí Thư đảng CS Liên Xô, rồi một thời gian sau chia xẻ quyền lãnh đạo thượng tầng với thủ tướng Alexey Kosygin và chủ tịch Xô Viết Tối Cao Nicolay V. Podgorny. Trong thời gian làm việc chung ông chỉ chú trọng vào hai lãnh vực ngoại giao và quân sự còn để những lãnh vực khác cho Kosygin và Podgorny phụ trách.

Khi lãnh tụ Alexander Dubcek đấu tranh để mang lại cho Tiệp Khắc một không khí tự do hơn thì ông triển khai một quan niệm được Tây Phương gọi là “Brezhnev Doctrine”. Chủ thuyết này cho phép Liên Xô can thiệp bằng quân sự mỗi khi quyền lợi của toàn khối cộng sản, hay quyền lợi của một đoàn viên trong khối bị đe dọa. Nó cũng biện minh cho việc Liên Xô mang quân vào Tiệp Khắc năm 1968.

Trong suốt thập niên 1970 Brezhnev áp dụng một chính sách ngoại giao hòa hoãn với Tây Phương nhưng không ngừng phát triển kỹ nghệ quốc phòng và chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ. Chính vì thế mà Liên Xô không đủ tài nguyên để khuếch trương lãnh vực sản xuất hàng hóa tiêu thụ và nâng cao mức sống của người dân.

Năm 1976 Brezhnev được thăng chức thống chế của Hồng Quân Liên Xô, một vinh dự mà chỉ Stalin mới có. Sau khi Podgorny bị loại khỏi Xô Viết Tối Cao ông trở thành nhân vật “số một” trên nấc thang quyền lực.

Dưới sự lãnh đạo của ông, năm 1979 Liên Xô xâm lược Afghanistan với chiêu bài tăng cường sức mạnh cho chính phủ cộng sản của xứ này. Tại Ba Lan, Liên Xô cũng giúp chính phủ Jaruzelski đàn áp Công Đoàn Đoàn Kết. Việc thanh lọc trong nước vẫn giữ ở mức độ cương quyết mặc dù không tàn bạo.

Brezhnev nắm giữ chính quyền cho đến ngày ông chết (1982). Di sản ông để lại là một Liên Xô tuy mạnh về quân sự nhưng yếu về kinh tế và túng thiếu về vật chất cho toàn khối dân tộc. Tình trạng dân chúng bị quẫn bách về vật chất đã là nguyên do chính yếu làm sụp đổ chế độ sau này.

92

Page 93: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Mùa xuân Praha

Năm 1968 vai trò lãnh đạo độc tôn của Liên Xô bị Tiệp Khắc thách thức. Nền kinh tế của Liên Xô tiếp tục xuống dốc từ 1963, đã buộc tập đoàn lãnh đạo phải nhượng bộ những đòi hỏi của nhân dân. Một chương trình cải cách kinh tế được thực hiện vào năm 1967 nhưng vẫn không làm dịu cường độ đấu tranh. Đòi hỏi cải cách lan rộng sang lãnh vực chính trị, dân chủ và tự do ngôn luận.

Phong trào đòi tự do buộc đảng CS tiệp Khắc phải thay thế lãnh tụ bảo thủ Antonin Novotny bằng Alexander Dubcek, một lãnh tụ phóng khoáng hơn. Dubcek hứa hẹn xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa với “bộ mặt nhân đạo”. Nhiều thay đổi được thực hiện trong và ngoài đảng vào mùa xuân năm 1968, gọi là “Mùa Xuân Praha”. “Chương trình hành động tháng Tư” chỉ trích sự tập quyền quá đáng của đảng và đề nghị tự do báo chí, tự do hội họp, tự do di chuyển. Những đề nghị này trở thành sự thật vào tháng Sáu cùng năm.

Sự khai triển của “Mùa Xuân Praha” làm cho Kremlin, Ba Lan và Đức lo sợ. Các thành viên của Hiệp Ước Varsaw phản đối. Cuối tháng Sáu, Bộ Chính Trị Liên Xô sang Tiệp Khắc để khuyên bảo và cảnh cáo nhưng bị khước bác. Tức thì, Liên Xô và các đồng minh XHCN ra tay. Hơn 700.000 quân của Hiệp Ước Varsaw tràn qua biên giới Tiệp Khắc đêm 20/8/1968 để thực thi chủ thuyết Brezhnev.

Một cuộc đàn áp đẫm máu đã xảy ra. Đảng CS và nhân dân Tiệp Khắc hiểu rằng chủ quyền của các quốc gia liên minh với Liên Xô chỉ là một loại chủ quyền hạn chế. Để hiểu được điều này, họ đã phải trả gíá đắt bằng sinh mạng con người.

Đông Âu sau hiệp ước Helsinki

Sau “Mùa Xuân Praha” tình hình chính trị trong khối CS Đông Âu tương đối ổn định. Tuy nhiên sự xuống dốc của nền kinh tế toàn khối vẫn tiếp tục. Các phong trào chống đối lại âm thầm gia tăng hoạt động..

Năm 1975, lợi dụng không khí hòa dịu lúc bấy giờ, 35 nước trong đó có Liên Xô, cộng thêm Hoa Kỳ và Canada, ký Hiệp Ước Helsinki (thủ đô Phần Lan). Nội dung hiệp ước này quy định một số vấn đề liên quan đến hợp tác kinh tế và kỹ thuật, an ninh và tài gảm binh bị. Chương cuối cùng của hiệp ước trù liệu một số thỏa thuận về chủ quyền quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.

Nhân việc ký hiệp ước này một số trí thức Nga thành lập “Ủy Ban Theo Dõi Helsinki” để nghi nhận và công bố những vi phạm của chính quyền. Trong số trí thức này có khoa học gia Andrei Sakharov. Hậu qủa là họ bị bắt giam rồi bị lưu đầy, nhưng họ đã để lại hình mẫu đấu tranh cách mạng dân chủ cho những người khác tiếp tục noi theo.

93

Page 94: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Gương đấu tranh của trí thức Liên Xô lan rộng tới những quốc gia khác tại Đông Âu. Trí thức Ba Lan thành lập “Ủy Ban Bảo Vệ Công Nhân” (KOR) vào năm 1976 để yểm trợ pháp lý và vật chất cho gia đình những công nhân đấu tranh bị cầm tù. Năm sau KOR chuyển thành “Ủy Ban Bảo Vệ Xã Hội” (KOR-KSS). Ít lâu sau nữa KOR-KSS biến thành “Phong Trào Bảo Vệ Dân Quyền Và Nhân Quyền” để cuối cùng trở thành “Phong Trào Liên Hiệp Nghiệp Đoàn Công Nhân Tự Do”. Họ đấu tranh bằng cách phổ biến và lưu chuyển những tờ báo bí mật samizdat. Những tờ báo này đã lên tới con số 2000 bản vào đầu thập niên 1980.

Tại Tiệp Khắc, một nhóm trí thức đấu tranh công bố một tài liệu gọi là “Hiến Chương 77” kêu gọi toàn dân lên tiếng bênh vực nhân quyền ghi trong hiến pháp và trong Hiệp Ước Helsinki. Nhà viết kịch Vaclaw Havel, đại diện cho những người ký tên vào bản hiến chương, kiêm nhiệm thêm chức vụ phát ngôn viên.

Ở Hungary phong trào đấu tranh không lộ diện mà chỉ âm thầm làm việc bằng cách phát hành và lưu chuyển samizdat. Tại Đông Đức, nhà thờ Evangelical Church che chở và giúp đỡ những người đấu tranh núp dưới danh nghĩa “hòa bình”.

Cuộc đấu tranh bằng samizdat đã mang lại thắng lợi cho cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu vì những lý do chính yếu sau đây: thứ nhất, nó chuyển tải thông tin và phá bỏ sự sợ hãi làm đông lạnh hoạt động chính trị; thứ hai, nó vô hiệu hóa độc quyền thông tin của nhà nước cộng sản; thứ ba, nó tư hữu hóa trở lại nền kinh tế hoạch định và tạo dựng những cơ sở kinh tế ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Lý do thứ ba này dẫn đến sự thành lập các “xã hội dân sự” để chia sẻ quyền lực của nhà nước.

Ngày nay, sự tiến bộ trong lãnh vực truyền thông có thể thay thế samizdat nhưng những mục tiêu đấu tranh như phá bỏ sự sợ hãi, vô hiệu hóa độc quyền thông tin và thành lập các xã hội dân sự, vẫn giữ nguyên giá trị.

Chiến tranh Afghanistan

Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan là một cuộc chiến kéo dài chín năm. Liên Xô mang quân vào Afghanistan theo lời yêu cầu của nước Cộng Hòa Dân Chủ Afghanistan để giúp chống lại lực lượng Islamist Mujahideen. Ấn Độ cũng ủng hộ nước cộng hòa này. Về phần Mujahideen, lực lượng này được Mỹ, Saudi Arabia, Pakistan và một số quốc gia Muslim khác hậu thuẫn.

Cuộc chiến xảy ra đồng thời với sự xích mích chính trị giữa Ấn Độ và Pakistan trong môi trường Chiến Tranh Lạnh. Quân đoàn 40 của Liên Xô xâm nhập Afghanistan ngày 24/12/1979 theo lệnh của lãnh tụ tối cao Leonid Brezhnev và cuộc rút quân khỏi Afghanistan khởi sự ngày 15/5/1988 chỉ được hoàn tất vào ngày 15/2/1989.

Quốc vương Afghanistan Shah Mohammed Zahir Shah bị lật đổ năm 1973 bởi người anh họ là Mohammed Daoud Khan. Ông này thành lập nước “Cộng Hòa Daoud Afghanistan”. Tháng 4/1978 quân đội Afghanistan ủng hộ Đảng Dân Chủ Nhân Dân PDPA làm đảo chính và giết Daoud cùng với gia đình. Nur Mohammed Taraki , tổng bí

94

Page 95: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

thư đảng PDPA trở thành chủ tịch Hội Đồng Cách Mạng kiêm thủ tướng chính phủ và là người lãnh đạo cộng sản đầu tiên của xứ này.

Chính phủ Taraki bất lực và không được lòng dân chúng. Tháng 9/1979̣ phó thủ tướng Hafizulla Amin làm đảo chính cung đình giết chết Taraki và lên thay thế. Amin là một lãnh tụ tàn ác có khuynh hướng quốc gia. Liên Xô coi ông như một mối đe dọa cho chính quyền cộng sản xứ này và cho miền Trung Á, vùng ảnh hưởng của Kremlin. Tháng 12/1979 Amin bị quân đội Liên Xô giết chết cùng với 200 vệ sĩ.

Sau vụ ám sát này 100.000 quân Liên Xô tràn vào Afghanistan, buộc Babrack Karmal, lúc đó đang làm đại sứ ở Tiệp Khắc, trở về nước lãnh đạo chính quyền mới. Karmal không tạo được sự ổn định, nội loạn và cướp bóc gia tăng. Ông bị Mohammed Najibulla thay thế. Ông này cai trị đến năm 1992 thì chế độ cộng sản ở Afghanistan chấm dứt. Liên Xô sụp đổ trước đó một năm.

Liên Xô bị sa lầy và kiệt quệ ở Afghanistan vì lính Liên Xô không được huấn

luyện để chiến đấu tại vùng rừng núi. Kremlin tính đến việc rút lui từ năm 1980 nhưng chỉ ra khỏi Afghanistan vào tháng 2 năm 1989 với tổn thất là 15.000 binh sĩ thiệt mạng.

Ba Lan và Công Đoàn Đoàn Kết

Với truyền thống chống xâm lược, Ba lan đã đánh đuổi các đế quốc Nga, Phổ và Áo từ thế kỷ 18. Truyền thống này vẫn được giữ vững dưới ách cai trị của đế quốc Liên Xô.

Năm 1968 sinh viên và giáo sư chống đàn áp văn hóa . Những người biểu tình bị bắt tống giam. Năm 1970 biểu tình lại nổ ra tại các hải cảng Gdansk và Szczecin để chống đối việc thực phẩm lên giá nhân mùa lễ Giáng Sinh. Vụ này làm Gomulka bị thay thế bởi Edward Gierek. Gierek giải quyết vấn đề giá cả được một thời gian thì đến năm 1976 giá cả lại gia tăng, biểu tình lại nổ ra và bị đàn áp quyết liệt.

Lần này, sinh viên và công nhân hiệp lực đấu tranh và bí mật thành lập “Ủy Ban Bảo Vệ Công Nhân” (KOR). Đấu tranh rút vào bóng tối nhưng vẫn được tiến hành không ngừng nghỉ. Năm 1978 một nhóm nhỏ công nhân của các xưởng đóng tàu ở bờ biển phía Bắc thành lập “Ủy Ban Các Nghiệp Đoàn Tự Do Vùng Biển Baltic”. Lãnh tụ là một thợ điện tên Lech Walesa.

Tháng10/1978, Hồng Y Karoll Wojtula của tỉnh Krakow (Ba Lan) được phong Giáo Hoàng lấy tước hiệu là John Paul II. Trong chuyến về thăm quê hương tân Giáo Hoàng được cả triệu dân chúng nồng nhiệt đón tiếp. Nhân dịp này ngài đã truyền cho họ hy vọng và sức mạnh đấu tranh.

Năm 1980 nền kinh tế Ba Lan tiếp tục lụn bại và giá cả lại lên cao. Biểu tình nổ ra khắp nước, đặc biệt là tại vùng biển Baltic. Giữa tháng 8/1980, 16.000 công nhân của xưởng đóng tàu Lenin tại Gdansk đình công. Lech Walesa lãnh đạo cuộc đình công, đồng thời “Ủy Ban Đình Công Liên Xưởng” (MKS) phối hợp chiến thuật đấu tranh của hơn 200 xí nghiệp.

95

Page 96: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Khi Bộ Chính Trị đảng CS Ba Lan đến thương lượng, MKS đưa ra 21 điều kiện trong đó điều kiện thứ nhất đòi hỏi chấp nhận việc thành lập một công đoàn tự do độc lập đối với Đảng và chủ xí nghiệp. Sau hai tuần lễ điều đình, tất cả 21 điều kiện được chấp nhận và Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarity) ra đời.

Trong vòng 16 tháng, 12 triệu trên 16 triệu công nhân cả nước gia nhập Công Đoàn Đoàn Kết. Về phía “Đảng Công Nhân Ba Lan “ (đảng cộng sản) gần 2 triệu người ra khỏi đảng trong đó khoảng 1 triệu người gia nhập Solidarity. Trước tình hình này Kremlin cảnh cáo và đe dọa can thiệp bằng quân sự.

Tháng 10/1981, chủ tịch đảng CS Ba Lan Stanislaw Kania bị thay thế bởi tướng Wojciek Jaruzelski, đương kim thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc phòng. Dưới áp lực quyết liệt của Kremlin, ngày 13/12/1981 tướng Jaruzelski ban bố tình trạng thiết quân luật, bắt giam ban lãnh đạo Solidarity và cấm tổ chức này hoạt động.

Chủ thuyết Brezhnev được áp dụng, không bằng một sự can thiệp quân sự trực tiếp mà qua tay của ban lãnh đạo đảng cộng sản địa phương. Tiền lệ xảy ra cho Hungary và Tiệp Khắc đã không xảy ra ở Ba Lan, vì từ lâu xứ này đã có truyền thống chống đế quốc một cách kiên cường và đặc biệt là chống đế quốc Nga.

Brezhnev chết năm 1982. Sau khi “Chủ Thuyết Brezhnev” bị Gorbachev dẹp bỏ vào năm 1985, Solidatity đã đưa cuộc đấu tranh dân chủ của Ba Lan đến thắng lợi cuối cùng, mở đầu cho cuộc “Đại Cách Mạng Dân Chủ Đông Âu” năm 1989.

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 11

(1) Tờ trình bí mật của Khrushchev (24/2/1956) là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của chủ nghĩa cộng sản. Mặc dầu đây chỉ là một bước lùi chiến thuật nhưng đồng thời nó cũng là một sự thừa nận chính thức rằng các chế độ được thiết lập năm 1917 đã trải qua một sự chệch hướng có tính tội phạm. Mục đích của Khrushchev là trút tất cả tội ác lên đầu Stalin để tẩy xóa bản chất và hình ảnh tàn ác của chế độ. Một động cơ khác khiến Khrushchev làm việc đó là tấn công những phần tử thân tín của Stalin lúc đó vẫn còn tin tưởng vào phương pháp cai trị của chủ cũ, gây chướng ngại cho việc thâu tóm quyền hành của Khrushchev. Quan trọng không kém là để chạy tội cho chính bản thân mình vì trong thời gian lãnh đạo Ukraine Khrushchev đã hợp tác và giúp đỡ Stalin trong việc giết hại nhiều thường dân vô tội.

“Tờ trình bí mật” tượng trưng cho sự gẫy đổ cơ bản trong hướng tiến của chủ nghĩa Cộng Sản trong thế kỷ 20. Ngay trong những năm đầu của chính quyền Bolshevik tại Nga (1917-1918) cũng đã xảy ra một sự tranh chấp giữa hai hướng tiến dân chủ và độc tài. Trên cơ bản thì vụ tranh chấp xoay quanh phương pháp cai trị của Lenin: bạo

96

Page 97: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

lực, tội ác và khủng bố. Đây là một khía cạnh đen tối của Chủ nghĩa Cộng Sản mà người ta đã phải chờ rất lâu để nó được xác nhận. Tờ trình bí mật là bản xác nhận chính thức đầu tiên của những người cộng sản.

(2) Trotsky (Lev Davidovich Bronstein, 1879-1940) là một chính trị gia Nga thành viên của Đảng Xã Hội Dân Chủ, phe Mensheviks. Trong Cách Mạng 1905 ông là chủ tịch của Xô Viết St Petersburg. Bị bắt, ông vượt ngục trốn sang Vienna (Áo) vào năm 1907. Ông trở lại Nga năm 1917, chuyển sang phe Bolsheviks và trở thành một trong những tác giả chính của Cách Mạng tháng 10.

Sau đó ông được giao phó nhiệm vụ tổ chức Hồng Quân và tham gia nội chiến. Năm 1925 ông chống lại chính sách độc tài và phản đối chương trình “Chủ nghĩa xã hội trong một nước”của Stalin. Ông bị trục xuất khỏi Đảng Cộng Sản Nga năm 1917 và khỏi lãnh thổ Liên Xô năm 1929. Ông lưu vong sang Pháp (1933-193)5, sang Na Uy rồi sang Mexique năm 1936.

Năm 1938 ông thành lập Đệ Tứ Quốc Tế nhưng không được bao lâu (1940 )thì ông bị ám sát do sự sắp xếp cuả Stalin.

(3) Vụ ám sát Kirov (1935) Ai đã âm mưu ám sát Kirov, một nhân vật cao cấp của Bộ Chính trị ? Kẻ thủ phạm không phải là ai xa lạ mà chính là Stalin. Chính Stalin đã tổ chức vụ ám sát này để mượn cớ loại trừ các phần tử đối lập khác. Thủ đoạn này làm người ta nhớ đến vụ Hitler đốt cháy Quốc Hội Đức rồi đổ tội cho cộng sản. Còn Stalin thì nhân danh cộng sản diệt trừ cộng sản.

*

97

Page 98: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG MƯỜI HAI

CHIẾN TRANH TƯ HỮU : SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ

Tiểu sử GorbachevPerestroika

GlasnostDân chủ hóa

Chính sách đối ngoại mớiTiến trình Helsinki

Sự sụp đổ của chế độ

Mikhail Serviyevich Gorbachev sinh ngày 2/3/1931 tại Stravopol Krai trong một gia đình nông dân. Thời niên thiếu, ông được đi học cho đến khi tốt nghiệp đại học luật khoa vào năm 1955.

Ông gia nhập đảng cộng sản Liên Xô từ khi còn ở trường đại học và là một thành viên năng động. Năm 1970 ông được đề cử làm Bí Thư Thứ Nhất Đảng Bộ Stravopol Kraikom. Năm 1974 ông lên chức Bí Thư Thứ Nhất của Xô Viết Tối Cao và năm 1979 ông được gia nhập Bộ Chính Trị Đảng CS Liên Xô.

Sau khi ba vị chủ tịch Leonid Brezhnev, Yuri Andropov và Constantin Chernenko qua đời liên tiếp trong ba năm, Gorbachev được bầu làm Tổng Bí Thư. Lúc đó ông mới 54 tuổi và là người lãnh đạo trẻ nhất sinh sau Cách Mạng Tháng Mười.

Ở vị trí lãnh đạo ông có nhiều cơ hội ra nước ngoài gặp thủ lãnh các nước dân chủ Tây Phương. Những mối quan hệ này đã có ảnh hưởng sâu đậm đối với đường lối lãnh đạo của ông sau này.

Trong nỗ lực thay đổi đường lối ngoại giao để chấm dứt tình trạng căng thẳng giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản, ông đã có những cuộc tiếp xúc chính trị tích cực với Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan về tài giảm binh bị và chạy đua vũ trang. Ông đã đi bước trước để tạo niềm tin và kết quả là tránh cho nhân loại mối lo thảm họa nguyên tử đã ám ảnh từ hơn bốn thập niên.

Đối nội ông đã đưa ra những sáng kiến cải cách để dân chủ hóa Liên Xô nhưng những sáng kiến này đã làm Liên Xô sụp đổ. Biến cố lịch sử này chấm dứt Chiến Tranh

98

Page 99: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Lạnh, một cuộc chiến tranh phân hóa nhân tâm và đe dọa hạnh phúc của con người ở cả hai bên chiến tuyến. Ông được giải Nobel Hòa Bình năm 1990.

Gorbachev và những cải cách nội bộ

Khi Gorbachev lên cầm quyền, ông chủ trương thay đổi Liên Xô bằng bốn biện pháp cải cách căn bản: tái cấu trúc (perestroika), mở cửa (glasnost), dân chủ hóa (democratization) và tư duy mới (new thinking) trong lãnh vực đối ngoại.

Lý do chính yếu của những cải cách này là để vực dậy một nền kinh tế suy sụp hậu quả của: chính sách bóc lột lao động bằng ý thức hệ, dân số gia tăng, giá xuất cảng dầu thô xuống dốc, chạy đua vũ trang tốn kém và chiến lược bành trướng qua viện trợ qúa sức cho các nước anh em.

Chính nghĩa của chế độ ngày càng phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế và sự phục hồi của sở hữu tư nhân. Gorbachev đã cảm nhận được điều này khi ông nói trong một bài diễn văn rằng: “Một căn nhà chỉ có thể gọn ghẽ khi nào người ta cảm thấy mình là sở hữu chủ căn nhà đó”.

Perestroika

Đầu năm 1986 Gorbachev xúc tiến chương trình tái cấu trúc (perestroika) bằng cách dành ưu tiên cho cải cách kinh tế. Những chỉ tiêu của các kế hoạch kinh tế thông thường được giảm thiểu để chuyển sang sản xuất chiến lược. Đạo luật mới về xí nghiệp quốc doanh buộc các xí nghiệp này phải tự túc về mọi mặt và cho họ quyền khai phá sản. Công nhân được bầu ban lãnh đạo và các quản lý.

Đạo luật hợp tác xã mới cho phép thành lập các hợp tác xã tư nhân cỡ nhỏ hoạt động ngoài kế hoạch của nhà nước. Khu vực kinh tế phi quốc doanh được nới rộng thêm khi Đảng cho phép các hợp tác xã nông nghiệp tư nhân hoạt động.

Glasnost

Glasnost có nghĩa là “cởi mở” và cũng có nghĩa là “quảng cáo”. Theo nghĩa “cởi mở” người dân được quyền kiểm điểm và phê phán xã hội về những vấn đề của dĩ vãng và hiện tại. Đối với giai cấp lãnh đạo, Glasnost cho phép lựa ra những vấn đề cần phải sửa chữa, cổ võ qúy trọng trí thức và chống lại những nguồn thông tin có hại. Glasnost cũng được dùng để phát hiện những quyền lợi cốt yếu của người dân và vạch trần những lạm dụng của giới quan liêu. Nói chung, Glasnost có mục đích làm cho nhân dân tin tưởng và ủng hộ chế độ.

Nhiệm vụ chính của Glasnost là nới rộng quyền hạn của báo chí, cho phép báo chí phân tích và thông tin sâu rộng hơn nữa tất cả những điều mà nhân dân cần biết. Những gì trước kia coi là cấm kỵ thì giờ đây được phép mang ra ánh sáng, chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến thất nghiệp, nghiện hút, đĩ điếm, băng đảng, cướp bóc, đồng tính luyến ái, hành khất vô gia cư.v..v. Chế độ kiểm duyệt được nới lỏng và bị bãi bỏ hoàn

99

Page 100: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

toàn khi Đạo Luật Tự Do Báo Chí được ban hành vào tháng 6/1990. Truyền đơn chính trị cũng như hình ảnh và báo chí (kể cả ấn phẩm khiêu dâm) được tự do phổ biến. Những buổi phát thanh của các đài BBC, VOA, Radio Liberty không còn bị nhiễu phá.

Tự do thông tin và báo chí mở ra một thời kỳ hạ bệ Stalin lần thứ hai, còn mạnh hơn dưới thời kỳ Khrushchev. Lần này, mọi tội ác diệt chủng của Stalin đều được hài ra với đầy đủ chi tiết kèm theo những con số để chứng minh. Chính Gorbachev cũng lên án những vụ lưu đầy dưới thời Stalin và hứa rằng: “sự vi phạm nhân quyền và những tiêu chuẩn nhân đạo, ở mức độ nhà nước, sẽ không bao giờ xảy ra cho đất nước này nữa”.

Dân chủ hóa

Kèm theo Glasnost là lời kêu gọi dân chủ hóa đất nước. Sự kêu gọi này nhắc nhở giới lãnh đạo là Liên Xô chưa có dân chủ và những cải cách theo chiều hướng này rất cần thiết để chấn hưng kinh tế. Với những bước đầu rụt rè phong trào dân chủ hóa trở thành quyết liệt bắt đầu từ năm 1988.

Gorbachev mạnh dạn lên tiếng kêu gọi cải cách sâu rộng toàn bộ chế độ chính trị của Liên Xô, khởi sự bằng việc tu chỉnh hiến pháp. Phương thức ứng cử liên danh được áp dụng và quốc hội mới trở thành định chế làm việc toàn thời gian.

Trong cuộc bầu cử vào Quốc Hội Đại Biểu Nhân Dân tháng 3/1989̣, 3/4 đại biểu mới không thuộc Đảng CS Liên Xô. Gorbachev khuyến khích việc thành lập các nhóm chính trị và các hiệp hội độc lập, coi đó là một hình thức cần thiết để tiến tới một nền dân chủ đa nguyên. Năm 1989, khoảng 60.000 tổ chức thuộc loại này xuất hiện.

Tại các quốc gia vùng Baltic các “Mặt Trận Dân Tộc” (national fronts) thành hình rồi lan dần sang các nước cộng hòa khác. Dưới chiêu bài perestroika, mục tiêu đấu tranh của họ nhanh chóng chuyển sang những đòi hỏi về độc lập và tự trị.

Gorbachev coi chính trị đa nguyên như một biện pháp dân chủ cần thiết để giảm thiểu quyền hạn của nhóm “nomenklatura”(1). Việc bãi bỏ Điều 6 trong Hiến Pháp Liên Xô cũ (điều dành cho Đảng CS liên Xô độc quyền lãnh đạo đất nước) đã mở vũ đài chính trị quốc nội cho một sự cạnh tranh hào hứng.

Quan trọng nhất là: việc Gorbachev tách rời Đảng CS Liên Xô ra khỏi nhà nước, việc ấn định tổng thống chế theo kiểu Mỹ, chính sách cởi mở đối với Nhà Thờ Chính Thống Giáo và biện pháp khoan hồng đối với các tù nhân chính trị. Khoa học gia Anđrei Shakarov được trả lại tự do. Ông được bầu vào Xô Viết Tối Cao và trở thành lãnh tụ của một đảng dân chủ cho đến khi ông chết vào tháng 12/1989 .

Tiến trình dân chủ hóa quá nhanh và hấp tấp đã tạo nên nhiều xáo trộn trong sinh hoạt chính trị và làm cho hướng tiến của trào lưu dân chủ không thể kiểm soát được nữa. Một tình trạng sa lầy xuất hiện làm cho mọi việc trở nên tiến thoái lưỡng nan.

Chính sách đối ngoại mới

100

Page 101: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Cải cách chính trị và kinh tế trong nước đòi hỏi một sự điều chỉnh chính sách đối ngoại. Sở dĩ như vậy là vì nếu muốn phát triển kinh tế một cách hiệu quả hơn và chú trọng nhiều hơn về các sản phẩm tiêu thụ thì Liên Xô phải nới rộng phạm vi thương mại, mời gọi kỹ thuật cao từ ngoại quốc, giảm chi phí quân sự và cắt viện trợ cho những nước anh em đang phát triển. Tất cả những nhu cầu mới đó đòi hỏi phải tạo ra một không khí hợp tác quốc tế thân thiện hơn và đặc biệt là phải có quan hệ tốt với Hoa Kỳ.

Yevgeniy Primikov, cố vấn cho Gorbachev, viết một bài báo đăng trên tờ Pravda rằng: “Chủ thuyết quân sự của chúng ta hiện nay phải thay đổi. Vấn đề an ninh chỉ cần “vừa đủ” chứ không cần “vượt trội”. Những quan hệ song phương không cần thiết bằng quan hệ toàn cầu vì thế giới đang tiến vào thực trạng “hỗ tương phụ thuộc ở khắp nơi và về mọi phương diện”.

Quan điểm này cũng được ngoại trưởng Eduard Shevardnadze (2) chia xẻ. Ông nói: “mục tiêu đấu tranh của hai bên đối nghịch không còn là hơn thua về mặt ý thức hệ, mà là phải bảo vệ và gia tăng những nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống còn của nhân loại”. Trong những cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại mới, các phân tích gia Liên Xô nhất trí là phải giảm bớt sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế và bãi bỏ tất cả những trở ngại cho sư thực hiện nỗ lực này.

Đối với Thế Giới Thứ Ba ,đồng minh của Liên Xô, nhiều ý kiến cho rằng “chủ nghĩa xã hội”chưa chắc đã là con đường tốt đẹp nhất họ phải đi theo mà chính xác hơn phải là chủ nghĩa tư bản phát triển, ít nhất cũng trong một đoản kỳ cần thiết. Kinh nghiệm viện trợ cho thấy các nước đó chưa sẵn sàng để đón nhận chủ nghĩa xã hội và Liên Xô cũng không đủ lực để viện trợ lâu dài cho các quốc gia đó. “Chính sách viện trợ mới” cho đồng minh chỉ có thể tiến hành khi nào “hai bên cùng có lợi” mà thôi.

Liên Xô đi đến một sự đồng thuận chung, chi phí quốc phòng để tài trợ cuộc chay đua vũ trang với Tây Phương là nguyên nhân chính đã làm cho kinh tế chậm phát triển và ảnh hưởng nguy hại đến sự tăng trưởng mức sống của toàn dân.

Kết luận nói trên đã thúc đẩy Gorbachev đi đến quyết định tài giảm binh bị và vũ trang quân sự. Tháng 12/1988 ông tuyên bố trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là Moscow sẽ đơn phương giải ngũ nửa triệu quân số, phế thải 10.000 chiến xa và cắt 14.2% ngân sách quốc phòng. Tháng 6/1989 thủ tướng Nikolai Ryzhkov thông báo cắt giảm 50% chi tiêu quân sự kể từ năm 1995.

Trên thực tế Liên Xô đã rút quân khỏi Afghanistan, áp lực Việt Nam rút quân khỏi Cambodia, giúp đỡ Cuba mang quân ra khỏi Angola, và cắt viện trợ kinh tế-quân sự cho Nicaragua, Ethiopia, Bắc Triều Tiên và một số nước khác thuộc Thế Giới Thứ Ba.

Bãi bỏ chủ thuyết Brezhnev

Năm 1987 Gorbachev đến thăm một số nước Đông Âu để trình bày những cải tổ ở Liên Xô và hối thúc họ cũng tiến hành những cải tổ tương tự tại địa phương. Một năm

101

Page 102: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

sau, những cải tổ mà Gorbachev đề nghị được thực hiện tại Ba Lan, Hungary, Bulgaria và Tiệp Khắc. Thúc đẩy các nước này tiến xa hơn nữa, Kremlin khuyến khích Romania và Bulgaria gia nhập Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Hungary, Ba Lan, Romania, Tiệp Khắc gia nhập Thỏa Hiệp Tổng Quát Về Giá Cả Và Mậu Dịch (GATT).

Bước cụ thể nhất để khuyến khích các nước Đông Âu hội nhập thế giới tư bản là việc bãi bỏ “Chủ Thuyết Brezhnev” mà Liên Xô đã sử dụng để đàn áp Tiệp Khắc mười chín năm về trước. Năm 1987 tại thủ đô Tiệp Khắc, Gorbachev xác nhận và khẳng định trước nhân dân Tiệp là: “ không một ai có quyền tự cho mình một vị trí đặc biệt trong thế giới xã hội chủ nghĩa”.

Với câu nói này chủ thuyết Brezhnev thực sự chấm dứt. Câu nói này phối hợp với hậu qủa của tiến trình Kelsinki đã mở ra một cơ hội thuận lợi cho cuộc Cách Mạng Dân Chủ thành công năm 1989 và kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.

Tiến trình Helsinki

Tiến trình Helsinki là tiến trình theo đó các “tổ chức phi chính phủ” (Non Governmental Organization: NGO) hoạt động cho nhân quyền đã đấu tranh giải thể các chế độ cộng sản Đông Âu và làm sụp đổ luôn cả Liên Bang Xô Viết. Tiến trình đó diễn biến như sau.

Vào thời kỳ cao điểm của Chiến Tranh Lạnh, mệt mỏi vì thi đua vũ trang và lo âu về thảm họa nguyên tử có thể hủy diệt toàn thể nhân loại, đại diện của 35 quốc gia đã ngồi lại với nhau tại Helsinki (thủ đô Phần Lan) vào tháng 7 năm 1973 để nói chuyện hòa bình trong khuôn khổ một hội nghị quốc tế lấy tên là “Hội Nghị về An Ninh và Hợp Tác Âu Châu”. Hoa Kỳ và Canada cũng được mời tham dự vì là những quốc gia có ảnh hưởng toàn cầu. Sau hơn 2 năm thảo luận gay go hội nghị đã thành công và một hiệp ước quốc tế với chữ ký của đại diện 35 quốc gia đã ra đời vào ngày 1/8/1975.

Hiệp ước Helsinki bao gồm những điều khoản liên quan đến một số vấn đề trong đó có vấn đề tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do khác của con người. Tuy hiệp ước không có hiệu lực cưỡng chế nhưng đã trù liệu một số phiên họp theo dõi (follow-up meeting) nhằm mục đích thẩm định tính cách nghiêm túc của việc thi hành hiệp ước.

Chương cuối cùng của hiệp ước là một văn bản quốc tế quan trọng khẳng định sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do khác như tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng. Chính chương cuối cùng này đã thúc đẩy sự ra đời của các NGO nhân quyền tại Liên Xô và tại các quốc gia Đông Âu và đã giúp họ thành công trong việc giải thể các chế độ cộng sản tại phần đất này của thế giới.

Ý kiến thành lập một “NGO nhân quyền” để theo dõi việc thi hành Hiệp Ước Helsinki xuất phát đầu tiên từ Moscow. Người chủ xướng việc này là Yuri Orlov, một nhà vật lý học dân chủ. Năm 1975 ông này đã thành lập phân bộ USSR của Amnesty International. Bất chấp sự đàn áp khốc liệt của chính quyền Xô Viết hồi đó, Orlov đã can đảm đứng ra thành lập Moscow’s Helsinki Watch Group.

102

Page 103: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Sau khi thành lập ông kêu gọi tất cả các quốc gia ký kết Hiệp Ước Helsinki cũng hành động tương tự và cùng đứng chung thành một tổ chức lấy tên là International Committee for Support. Tại Hoa Kỳ lời kêu gọi của Orlov đã được đáp ứng bởi US Helsinki Watch và International Helsinki Federation. Hai NGO này đã là hậu phương vững chắc đưa đến thắng lợi cuối cùng.

Theo gương Orlov một nhóm trí thức dân chủ tại Ba Lan cũng hoạt động theo cùng một chiều hướng. Ngày 5/12/1975, 59 nhà trí thức , văn nghệ sĩ và khoa học gia gửi cho quốc hội Ba Lan một bản tuyên ngôn đòi hỏi tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Bản tuyên ngôn này thúc đẩy sự ra đời của “Ủy Ban Bảo Vệ Công Nhân” KOR vào ngày 9/5/1976. Hoạt động của KOR dẫn đến sự thành lập Polish Helsinki Committee. Công Đoàn Đoàn Kết sau này, chính là hậu thân của tổ chức KOR.

Tại Tiệp Khắc Hiến Chương 77, một NGO nhân quyền nổi tiếng, cũng ra đời ngày 6/1/1977. Vào ngày này những nhà cách mạng dân chủ của Hiến Chương gửi cho chính quyền cộng sản Prague một bản kháng nghị với 240 chữ ký tố cáo các vụ vi phạm. Chính quyền Prague ra tay đàn áp nặng nề. Các lãnh tụ của Hiến Chương như Vaclav Havel (3), Jiri Diensbier, Vaclav Benda bị tống giam. Từ trong tù các lãnh tụ này viết một lá thư “chui” gửi tới phiên họp theo dõi thứ hai tổ chức tại Madrid (Tây Ban Nha) vào tháng 9/1983 tố cáo những vi phạm nhân quyền ở Tiệp Khắc.

Những tố cáo đó gây chấn động tại phiên họp. Chấn động này, dội ngược vào trong nước, đã mang lại cho Hiến Chương một sự ủng hộ nồng nhiệt của nhân dân. Tháng 11/1988 Hiến Chương cho ra đời “Ủy Ban Helsinki Tiệp Khắc” và 12 tháng sau thành lập Diễn Đàn Công Dân (Civic Forum). Chính diễn đàn này đã đưa cuộc “Cạch Mạng Nhung” đến thành công.

Trong thời gian tiến trình Helsinki đang tiếp diễn, các NGO nhân quyền Đông Âu đã gây được một tiếng vang dữ dội tại Hoa Kỳ. Tiếng vang này thúc đẩy Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập “US Helsinki Commission”. Ủy ban này là gạch nối giữa các NGO nhân quyền Đông Âu và chính quyền Mỹ. Đề án thành lập là của nữ dân biểu Milicent Fenwick (New Jersey).

Đề án của Milicent Fenwick tuy không được sự tán đồng của hành pháp Nixon-Kissinger nhưng vẫn đi đến thành công nhờ sự vận động của những NGO uy tín như National Conference of Soviet Jewry, Joint Baltic American Committee và sự ủng hộ nhiệt tình của các cộng đồng lưu vong Ba Lan, Tiệp Khắc và Hung Gia Lợi. Cũng phải kể cả sự tiếp tay của Freedom House, một NGO nhân quyền Hoa Kỳ nổi tiếng có trụ sở tại New York .

NGO có tầm quan trọng hàng đầu trong TiếnTrình Helsinki là US Helsinki Watch thành lập năm 1979 bởi Robert Bernstein và điều khiển bởi Jeri Laber. Vì có uy tín lớn nên NGO này được công nhận là người phát ngôn chính thức của tất cả những vấn đề liên quan đến Tiến Trình Helsinki. Liên tiếp qua tất cả những giai đoạn đấu tranh cam go

103

Page 104: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

vất vả, US Helsinki Watch đã yểm trợ cả tinh thần lẫn vật chất cho các ủy ban Helsinki địa phương để họ vững tâm tiến bước tới thắng lợi cuối cùng.

Chuẩn bị cho phiên họp theo dõi thứ hai dự trù tổ chức vào tháng 9 năm 1983 tại Madrid (thủ đô Tây Ban Nha) US Helsinki Watch đã động viên tất cả mọi tổ chức, mọi cá nhân hoạt động nhân quyền trên thế giới về họp mặt tại địa điểm đấu tranh này. Từ năm 1980 Madrid đã trở thành “kinh thành đối kháng” (city of dissidence) theo cách diễn tả của tờ báo Pháp Le Monde. Người ta thấy hội họp tại đây đại diện của các cơ quan truyền thông đủ loại và cả vợ con của các tù nhân lương tâm bị các chế độ độc tài giam hãm. Madrid đột nhiên trở thành sân khấu của một màn đấu tranh nhân quyền vĩ đại chưa từng thấy.

Nước Mỹ đã nêu lên 65 trường hợp vi phạm nhân quyền của Liên Xô trong các buổi thảo luận tiền hội nghị và 250 trường hợp vi phạm khác trong các phiên họp chính thức. Đấy là chưa kể những tố cáo do đại diện các NGO nhân quyền Liên Xô và Đông Âu tấn công tới tấp trong lòng hội nghị. Khí thế đấu tranh sôi động gây công phẫn lớn và đẩy mạnh phong trào cách mạng.

Chưa đầy 10 tháng sau phiên họp theo dõi thứ ba tổ chức tại Vienna (Áo) vào tháng 1/1989, cách mạng đã nổ ra và chấm dứt 40 năm cai trị sắt máu của nạn độc tài cộng sản.

Sự sụp đổ của chế độ

Các phong trào dân tộc .Trong khi những sáng kiến đổi mới của Gorbachev đang tập trung vào các mục tiêu dân chủ hóa Liên Xô và các nước Đông Âu thì tình hình kinh tế nội bộ của Liên Xô suy sụp thê thảm. Cuối thập kỷ 1980, các thực phẩm căn bản như lúa, đường, phải trở về chế độ “tem-phiếu” như hồi trước, thâm thủng ngân sách từ số “không” tăng lên 109 tỷ Rúp, khối vàng dự trữ từ 2000 tấn tụt xuống 200 tấn và nợ nước ngoài từ số “không” tăng lên 120 tỷ đô la Mỹ.

Sự “mở cửa”cho tự do ngôn luận và tự do báo chí làm thức tỉnh “tinh thần dân tộc” của các nước cộng hòa trong hệ thống, xưa nay bị đàn áp. Sự thức tỉnh đó nhanh chóng lớn mạnh tại các nước vùng Baltic (Lithuania, Latvia, Estonia) rồi đến Georgia, Ukraine, Armenia và Azerbaijan.

Tháng 12/1986, bạo loạn Jeltoqsan nổ ra ở Alma-Ata Kazakhstan. Nửa năm sau, tháng 5/1987, 600 đảng viên đảng dân tộc Pamyat (Nga) biểu tình ở Moscow đòi độc lập. Nhóm người này có liên hệ với Boris Yeltsin.

Xung đột bạo lực cũng xảy ra tại Nagorno-Karabakh , vùng đất của dân tộc thiểu số Armenian trong lãnh thổ Cộng Hòa Azerbaijan. Nhóm dân tộc này tranh đấu đòi về với đất mẹ Armenia. Gorbahev phải đến tận nơi dàn xếp bằng một giải pháp tạm thời nhưng không ổn. Cuối năm 1988 bạo loạn lại xảy ra, lần này trên chính lãnh thổ Armenia.

104

Page 105: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tháng 3-4 /1989, một cuộc bầu cử vào Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân được tổ chức trên toàn quốc. Các ứng cử viên địa phương, chủ trương độc lập dân tộc, thắng lớn. Đảng viên đảng CS Liên Xô thảm bại. Tại các nước cộng hòa vùng Baltic, tiếng địa phương bắt đầu được coi là ngôn ngữ chính, thay thế tiếng Nga.

Ngày 9/4/1989 quân đội Nga đàn áp “biểu tình dân tộc” ở Tbilisi (Georgia). Tại Uzbekistan, đụng độ bạo lực xảy ra giữa hai nhóm người Thổ gốc Uzbeks và gốc Meskhetian vào tháng 6 cùng năm.

Các phong trào đòi độc lập dân tộc được cụ thể hóa bằng việc các nước Estonia tuyên bố độc lập vào tháng 11/1988, Lithuania tháng 5/1989 ̣ và Latvia tháng 7/1989. Sau cùng , toàn bộ khối Đông Âu ly khai khỏi Liên Xô và thay đổi thể chế vào cuối năm 1989.

Khủng hoảng nội bộ. Năm 1990, các cuộc đấu tranh của phong trào dân tộc vẫn tiếp tục. Quân đội phải đến Azerbaijan dẹp loạn. Dân Moldavia biểu tình đòi tái thống nhất với xứ Romania hậu cộng sản. Biểu tình ở Lithuania vẫn chưa chấm dứt. Armenia không nhìn nhận luật pháp của Liên Xô nữa.

Trong năm 1990, Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân sửa đổi hiến pháp Liên Xô và bãi bỏ điều 16, là điều dành cho đảng CS Liên Xô độc quyền cai trị. Ngày 15/3/1990 Gorbachev được Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân bầu làm tổng thống Liên Xô, đứng đầu hệ thống hành chánh với 15 nhân viên phụ tá. Đảng bị tách rời khỏi chính phủ nhưng Gorbachev vẫn giữ chức vụ tổng thư ký của đảng.

Theo hiến pháp mới người Nga đòi hỏi một nước Nga không còn ràng buộc với Liên Xô. Boris Yeltsin (4) được bầu làm chù tịch Xô Viết Tối Cao của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Nga vào tháng 5/1990. Một tháng sau, nước cộng hòa này không chấp nhận luật pháp của Liên Xô cũ nữa.

Trước tình hình này Gorbachev vận động quốc hội cho phép cai trị bằng nghị định cùng một số quyền hành đặc biệt khác. Bộ trưởng ngoại giao Shevardnadze không đồng ý, xin từ chức để phản đối nguy cơ có thể trở về chế độ độc tài. Tháng 10/1990 người Nga thành lập đảng dân tộc DemoRossia. Cả Nga và Ukraine đều công khai tuyên bố khước từ luật pháp Liên Xô cũ, nhưng Xô Viết Tối Cao Liên Xô không cho phép. Để ra khỏi ngõ bí Gorbachev công bố bản thảo một hình thức hợp tác mới mang tên “Liên Hiệp Cộng Hòa Xô Viết Độc Lập”, dự tính áp dụng trong năm 1991.

Dự thảo nói trên được các nước Trung Á ủng hộ vì họ cần thị trường cũng như viện trợ kinh tế của Liên Xô. Trong khi đó Boris Yeltsin chủ trương giải tán ngay Liên Xô và chuyển đổi không chậm trễ sang kinh tế thị trường.

Sự khác biệt về quan điểm này được giải quyết bằng một cuộc trưng cầy dân ý tổ chức vào tháng 3/1991. Các nước Estonia, Latvia, Lithuania, Armenia, Georgia và Moldovia không tham dự. Tháng 4/1991 Gorbachev và tổng thống của 9 nước cộng hòa khác cứ tiến hành công việc. Họ họp nhau tại Novo-Ogarevo để bàn thảo chung quyết và

105

Page 106: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

ký kết hiệp ước thành lập tổ chức chính trị mới. Trong khi đó, ngày 12/6/1991 Boris Yeltsin được bầu làm tổng thống của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Nga.

Cuộc đảo chính tháng 8/1991 ̣

Nhóm bảo thủ diều hâu trong đảng CS Liên Xô và trong quân đội phản đối hiệp ước phân tán Liên Xô. Đêm hôm trước ngày ký kết hiệp ước này họ quyết định hành động. Họ thành lập “Ủy Ban Cứu Nguy Tổ Quốc” và tiến hành một cuộc đảo chính truất phế Gorbachev và ngăn cản không cho hiệp ước được ký kết. Lúc đó (19-20-21/8/1991) đang nghỉ mát tại một biệt thự vùng Crimea, Gorbachev bị bọn đảo chính quản chế.

Cuộc đảo chính thất bại vì không được nhân dân ủng hộ. Gorbachev, được Yeltsin gỉải thoát, trở về Moscow nhưng khi ông trở lại thì mọi việc đã hoàn toàn thay đổi vì lòng dân đã ngả theo Yeltsin hết cả rồi. Việc còn lại mà ông phải làm là giải quyết những vấn đề liên quan đến vụ đảo chính. Gorbachev giải nhiệm một số cộng sự viên và bắt giam một số khác về tội đại phản nghịch. Trong số bị bắt giam có “bọn tám tên” lãnh đạo cuộc đảo chính gồm: Kryuchko, Yazov, Palov, Yanayev… Pugo bị bắn chết còn Akhromeyev thì tự sát. Đa số những người này đều là đồng minh và là những nhân vật được Gorbachev nâng đỡ.

Sau cuộc đảo chính

Một tháng sau cuộc đảo chính thất bại (21-22/9/1991) các nước Estonia, Latvia, Lithuania, Belarus, Moldovia, Armenia, Georgia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgystan Uzbekistan, Tajikistan và Turkmenistan tuyên bố độc lập. Boris Yeltsin ra lệnh cho đảng CS Liên Xô ngưng mọi hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hòa Nga và đóng cửa trụ sở của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô tại Staraya Ploschad. Cờ của nước Nga được kéo lên bên cạnh cờ của Liên Xô tại điện Kremlin.

Ngày 24/9/1991 Gorbachev từ chức tổng bí thư đảng CS LiênXô và giải tán Ủy Ban Trưng Ương đảng. Ngày 25/9/1991 Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân cũng giải tán theo. Tám nước cộng hòa còn lại (ngoại trừ Azerbaijan, Georgia, Moldovia, Ukraine, Lithuania, Latvia, Estonia) ký kết một hiệp ước ngày 18/10/1991 để thực hiện kế hoạch của Gorbachev, nhưng việc ký kết này đã trở thành lạc lõng.

Ngày 1/12/1991 Ukraine tuyên bố độc lập sau một cuộc trưng cầu dân ý. Ngày 8/12/1991 Tổng thống ba nước Nga, Ukraine và Belarus gặp nhau tại rừng Belovezh (Belarus) để thành lập “Khối ThịnhVượng Chung Của Các Quốc Gia Độc Lập” và tuyên cáo chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô trong Hòa Ước Belavezla.

Trước sự việc đã rồi, Gorbachev phải đồng ý với Yeltsin giải tán Liên Xô ngày17/12/1991. Ngày 25/12/1991 Gorbachev từ chức tổng thống và Liên Xô chính thức tan rã ngày hôm sau. Ngày 27/12/1991, Yeltsin bắt đầu làm việc tại văn phòng của Gorbachev tại điện Kremlin.

*

106

Page 107: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

* *

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 12

(1)Nomenklatura. Nghĩa đen là một danh sách. Nghĩa bóng là nhóm những cá nhân hoặc tổ chức của chế độ Liên Xô và các chế độ cộng sản khác, được hưởng những đặc quyền đặc lợi. Họ họp thành nhóm người ưu tú của chế độ.

(2) Eduard Shevardnadze sinh năm 1928 tại Mamati Georgia. Ông gia nhập đảng cộng sản Liên Xô năm 1948 và làm việc tại bộ nội vụ xứ Georgia. Năm 1978 ông được cử vào Bộ Chính Trị Đảng. Năm 1985 ông làm ngoại trưởng Liên Xô. Năm 1990 ông từ chức ngoại trưởng vì bất đồng chính kiến với Gorbachev.

Ông đã đóng góp vào sự thất bại của cuộc đảo chính 8/1991, trở lại chức vụ ngoại trưởng trong một thời gian ngắn rồi hồi hương. Năm 1992 Georgia trở thành một nền cộng hòa độc lập, ông trở thành Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước, nhưng cũng không giúp đất nước thoát khỏi nội chiến.

(3) Vaclav Havel sinh năm 1936 tại Prague Tiệp Khắc. Lúc trẻ ông là một kịch tác gia. Ông bị tù 4 năm (1979-1983)vì là thành viên lãnh đạo của phong trào Hiến Chương 77. Đến năm 1989 ng lại vào tù lần nữa nhưng cuộc cách mạng dân chủ nổ ra và ông được bầu làm Tổng Thống Tiệp Khắc (Czechoslovakia) vào tháng 12/1989 ̣. Năm 1992 ông từ chức tổng thống để phản đối sự phân chia xứ sở nhưng ngay sau đó ông lại được bầu vào chức vụ Tổng Thống của Cộng Hòa Tiệp (Czech Republic) .

(4) Boris Yeltsin sinh năm 1931 tại Yekaterinburg Ukraine, tốt nghiệp kỹ sư xây cất đại học bách khoa Urals. Ông gia nhập đảng cộng sản Liên Xô năm 1961 và được Gorbachev đưa vào Ban Chấp Hành Trung Ương năm 1985. Liền sau đó ông trở thành chủ tịch đảng vùng Moscow.

Khi chuẩn bị vào Bộ Chính Trị ông bị hạ chức vì chống đối nhóm bảo thủ của đảng. Năm 1989 ông là thành viên của Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Liên Xô và năm 1990 được bầu làm Chủ Tịch Liên Bang Nga. Ông có công làm thất bại cuộc đảo chính 1991 chống Gorbachev. Ngày 27/12/1991 ông bất đầu ngồi vào ghế của Gorbachev tại điện Kremlin.

*

107

Page 108: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG MƯỜI BA

CÁCH MẠNG ĐÔNG ÂU 1989

Những thuận lợi cho Cách Mạng Đông ÂuBa Lan và thắng lợi của Công Đoàn Đoàn Kết

Hungary phá bỏ bức màn sắtĐông Đức và số phận Bức Tường Bá Linh

Bulgaria và cuộc cách mạng tiệm tiếnTiệp Khắc và Cuộc Cách Mạng Nhung

Romania và sự trả thù đẫm máu

Những thuận lợi cho Cách Mạng Đông Âu

Việc bãi bỏ Chủ Thuyết Brezhnev giải tỏa cho các nước Đông Âu nỗi sợ hãi bị trả đũa bằng quân sự đến từ Kremlin như đã hai lần xảy ra trong dĩ vãng. Đây là thuận lợi thứ nhất cho sự thay đổi chính trị triệt để tại vùng này.

Thuân lợi thứ hai là sự yếu thế của phe diều hâu bảo thủ, vì họ không còn trông chờ được ở sự bênh vực và giúp đỡ của Moscow. Thuân lợi thứ ba là các lãnh tụ cộng sản phần đông đã già nên không còn đủ nhuệ khí để tiếp tục đấu tranh với phe cải cách.

Vậy mà không khí đấu tranh cho cải cách, sau một thời gian dài ngủ yên vì hậu quả của đàn áp, cũng chỉ thức tỉnh từ từ và chỉ tái phát rầm rộ sau khi Công Đoàn Đoàn kết tại Ba Lan thành công vào tháng 8/1989.

Ba Lan và thắng lợi của Công Đoàn Đoàn Kết

Sau khi Công Đoàn Đoàn Kết rút lui vào bóng tối vì bị đàn áp năm 1981, người dân Ba Lan trở nên thờ ơ với chính trị. Họ chẳng ủng hộ chính quyền của Jaruzelski (1) và cũng không còn hăng hái hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh âm thầm của Công Đoàn Đoàn Kết nữa. Ngay cả khi tình trạng thiết quân luật được bãi bỏ năm 1983 thái độ thờ ơ này vẫn tiếp tục. Không một ai còn thiết tha với chính trị và tin tưởng vào tương lai của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế Ba Lan tiếp tục xuống dốc. Nợ nước ngoài lên tới 40 tỷ đô la Mỹ vào năm 1988. Giá cả lại lên cao và công nhân đòi tăng lương để giải quyết thiếu hụt ngân

108

Page 109: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

sách gia đình. Hai cuộc đình công nổ ra, một vào mùa xuân, một vào mùa thu năm 1989. Cuộc đình công mùa xuân chỉ đòi hỏi điều chỉnh lương bổng nhưng cuộc đình công mùa thu đòi hỏi cả thay đổi chính trị.

Ngày 31/8/1989 tổng trưởng nội vụ Czewlaw Kisczack tới gặp Lech Walesa (2) và đề nghị thảo luận về quy chế pháp lý của Công Đoàn Đoàn Kết nếu Walesa thuyết phục được công nhân trở lại làm việc. Walesa nhận lời, đình công chấm dứt và hai bên bắt đầu thương lượng. Cuộc thương lượng kéo dài mãi đến 5/4/1989 mới đi đến kết quả sau một số nhương bộ lớn từ phía chính quyền. Dưới áp lực đe dọa từ chức của tướng Jaruzelski đảng cộng sản Ba Lan đồng ý một nền chính trị đa nguyên, một đảng chính trị đối lập và hợp pháp hóa Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK).

Trong cuộc bầu cử quốc hội tiếp theo, CĐĐK được phép có 35 ghế trong Hạ Viện còn Thượng Viện thì được hoàn toàn tự do lựa chọn ứng cử viên trong và ngoài đảng. Kết quả bầu cử cho thấy là CĐĐK thắng to vì ngoài 35 ghế Hạ Viện còn dành được 99/100 số nghế tại Thượng Viện.

Tướng Jaruzelski được bầu làm chủ tịch Quốc Hội và luật sư Tadeusz Mazoviecki được CĐĐK chọn làm thủ tướng chính phủ. Trong chính phủ hỗn hợp này đảng CS Ba Lan chỉ giữ hai bộ quốc phòng và nội vụ còn những bộ khác do người của CĐĐK kiểm soát. Lần đầu tiên trong lịch sử của khối cộng sản thế giới, một chính phủ không cộng sản được bầu lên để điều hành công việc của đất nước. Đảng cộng sản Ba Lan trở thành đảng đối lập.

Ngay sau khi nhậm chức thủ tướng, luật sư Mazoviecki công du Moscow và được đón tiếp nồng nhiệt. “Chủ thuyết Brezhnev” thực sự chấm dứt và được thay thế bằng “Chủ thuyết Sinatra” (ảm chỉ bài hát “My Way” của ca sĩ Mỹ Frank Sinatra được cả thế giới ưa chuộng) nghĩa là “ đường ai, nấy đi”.

Hungary phá bỏ bức màn sắt

Năm 1956 lãnh tụ Imre Nagy (3) của Hungary bị Liên Xô bắt và treo cổ, rồi chôn trong một ngôi mộ không mang tên tuổi và dấu tích tại một nghĩa trang vùng ngoại ô Budapest. Trước tấm gương thắng lợi của CĐĐK Ba Lan năm 1988, người dân Hungary đấu tranh cho một lễ “tái mai táng” người lãnh tụ anh hùng mà họ từng hãnh diện. Lễ này được chính quyền chấp nhận.

Ngày 16/6/1989 trước khi lễ tái mai táng được cử hành tại quảng trường Heroe’s Square (Budapest), một lễ cầu hồn trang trọng với 200.000 người tham dự cũng được tổ chức tại cùng địa điểm. Ba tuần sau, Tòa Án Tối Cao Hungary công bố tuyên cáo “Phục Hồi Danh Dự” cho Imre Nagy, cùng ngày với tin lãnh tụ đảng CS Hungary Janos Kadar từ trần. Cuộc đấu tranh dân chủ của nhân dân Hungary bắt đầu.

Tháng 2/1989 qua những cuộc thảo luận bàn tròn, đảng cộng sản Hungary đi đến chỗ chấp thuận thay đổi hiến pháp, chế độ đa đảng và tự do bầu cử vào năm 1990. Tháng

109

Page 110: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

10/1989 quốc hội biểu quyết thay đổi hiến pháp và đổi tên nước thành “Cộng Hòa Hungary” thay vì “Cộng Hòa Nhân Dân Hungary” như trước.

Nước Cộng Hòa Hungary là một quốc gia độc lập, dân chủ pháp trị, dung hòa các tiêu chuẩn dân chủ tư sản và dân chủ xã hội. Cũng trong tháng này Đảng Cộng Sản Hungary giải tán và thành lập đảng mới lấy tên là Đảng Xã Hội Hungary.

Điểm son của cách mạng Hungary là việc phá bỏ “Bức Màn Sắt”. Tháng 5/1989 Hungary làm lễ phá bỏ những hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới Áo quốc. Việc làm bất ngờ này đưa đến hậu qủa là hàng ngàn khách du lịch Đông Đức vượt biên giới Hungary sang Áo rồi sang Tây Đức. Chính phủ Đông Đức phản đối, nhưng những người chưa đi được không chịu quay về Đông Đức mà tới tập trung tại sứ quán Tây Đức tại thủ đô Budapest.

Những người di tản Đông Đức sang mỗi ngày một nhiều. Con số lên tới hàng trăm ngàn nên sứ quán Tây Đức không còn khả năng chứa chấp. Để giải quyết khó khăn này ngày 19/9/1989 chính quyền Hungary cho lệnh phá bỏ tất cả hàng rào kẽm gai tại biên giới Áo để cho những người muốn di cư sang thế giới tự do được toại nguyện.

Chính phủ Đông Đức phản ứng bằng cách hạ lệnh đóng cửa biên giới Hungary để ngăn chặn làn sóng tự nguyện lưu vong. Tuy nhiên những biện pháp này cũng không giải quyết được vấn đề vì những thanh niên di tản tiếp tục chạy sang các sứ quán Tây Đức tại Ba Lan và Tiệp Khắc. Số người đi theo các làn sóng di tản lên tới gần 200.000. Cuối cùng, vào tháng 10/1989, họ đã được để cho tự do đi tới những nơi họ ưa thích.

Đông Đức và số phận Bức Tường Bá Linh

Đông Đức là nước duy nhất không bị ảnh hưởng của trào lưu cải cách tại Liên Xô do Gorbachev đề xướng. Sở dĩ như vậy vì người dân Đông Đức có mức sống cao nhất trong toàn khối và một nền kinh tế phát triển tương đối tốt. Tuy nhiên nhờ được xem những chương trình truyền hình phát tuyến từ Tây Đức dân Đông Đức biết rất rõ về những gì đang xảy ra tại Đông Âu và trên toàn thế giới.

Năm 1987 thanh niên Đông Đức yêu nhạc Rock đụng độ với cảnh sát gần bức tường Bá Linh liên tiếp ba đêm liền. Họ hát các bài “Gorbachev ! Gorbachev !“ và “Bức tường phải biến đi”.

Tháng 10 năm đó, tình hình chính trị tại Đông Đức trở nên căng thẳng vì làn sóng di cư hàng loạt từ Đông sang Tây. Việc Gorbachev sang thăm ngày 7/10/1989 làm người ta nghĩ đến việc ập bỏ bức tường Bá Linh. Hiện tượng di cư là hậu qủa của sự đàn áp quá sức chịu đựng của dân chúng. Tin tức về chính sách Glasnost ở Liên Xô lại dấy lên một phong trào di cư mới.

Sự đón tiếp nồng nhiệt của chính phủ Tây Đức càng khuyến khích những người muốn đi tìm tự do gồm phần đông là thanh niên và trí thức. Ngày 1/10/1989 chính quyền Đông Đức, một mặt cho những người trực sẵn ở Ba Lan và Tiệp Khắc được phép đi tiếp

110

Page 111: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

nhưng mặt khác lại ngưng cấp chiếu khán du lịch sang Ba Lan và Tiệp Khắc. Biện pháp này gây ra những cuộc biểu tình lớn tại Đông Bá Linh, Dresden, Leipzig và nhiều thành phố khác.

Đúng vào thời gian này Gorbachev sang Đông Bá Linh dự lễ quốc khánh thứ 40 của Đông Đức. Đi đền đâu ông cũng được hoan hô nhiệt liệt bằng những khẩu hiệu đầy ngưỡng mộ “Gorby ! Gorby !”. Mỗi lần như thế, Gorbachev nhắn nhủ với đám đông : “Cuộc sống sẽ trừng phạt những người nào trì hoãn” (Life itself punishes those who delay). Sau khi Gorbachev về nước, biểu tình được tổ chức rầm rộ khắp nơi và đòi hỏi tự do xuất cảnh. Lãnh tụ CS Honecker (4) hợp pháp hóa “Tân Diễn Đàn” (New Forum), một tổ chức của các phe đối lập mới thành hình.

Ngày 9/10/1989, 70.000 dân tụ tập tại nhà thờ Saint Nicholas (Leipzig) để cầu nguyện cho hòa bình rồi biểu tình tuần hành. Ngày 16/10/1989 cũng tại đây, con số biểu tình lên đến 100.000 người. Honecker muốn dùng bạo lực giải tán nhưng cảnh sát địa phương không đồng ý. Cảnh sát được sự hậu thuẫn của Egon Krenz, một thành viên Bộ Chính Trị phụ trách an ninh nội chính. Ngày 18/10/1989 Honecker từ chức và được Krenz thay thế.

Chế độ Krenz tỏ ra cởi mở hơn trong vấn đề xuất cảnh và trả tự do cho tất cả tù chính trị. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ và biểu tình lại tiếp tục, càng ngày càng lớn : 300.000 người ở Leipzig và nửa triệu ở Đông Bá linh.

Trước tình hình này, chính phủ từ chức, Bộ Chính Trị cũng từ chức, chỉ còn lại một bộ phận nhỏ xử lý thường vụ. Phong trào di cư như một ngọn triều lại ầm ầm nổi dậy. Krenz thuyết phục nhân dân ở lại và hứa hẹn đổi mới nhưng cũng không cản được sức mạnh của phong trào. Biện pháp cuối cùng phải làm là chấm dứt mọi hạn chế xuất cảnh và phá bỏ bức tường ô nhục Bá Linh.

Ngày đó là ngày 9/11/1989, đồng thời cũng là ngày sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức. Một tháng sau, Egon Brenz từ chức chủ tịch Đảng Cộng Sản và được thay thế bởi Gregor Gysi (41 tuổi). Lãnh tụ mới Gysi đích thân chủ tọa lễ biến cải đảng cộng sản thành đảng xã hội. Quốc hội mới trù liệu bầu cử tự do vào mùa xuân 1990, nhưng ngay từ lúc đó nhân dân hai nước đã tự động hòa hợp và thống nhất trên thực tế. Cộng Hòa Nhân Dân Đông Đức không còn tồn tại trên bản đồ thế giới.

Bulgaria và cuộc cách mạng tiệm tiến

Bulgaria là một nước có ngôn ngữ và chữ viết gần giống nước Nga. Lãnh tụ cộng sản Todor Zhivkov, cai trị từ năm 1954, lúc nào cũng tuyệt đối trung thành với Kremlin. Vào thời kỳ của Gorbachev bên Liên Xô (1989) Zhivkov đã 78 tuổi và là lãnh tụ cộng sản cao niên nhất của toàn khối Đông Âu.

Lúc đó, chính quyền Zhivkov phải đối phó với hai vấn đề chính trị khó giải quyết. Thứ nhất là phải quyết định xem nên đồng hóa hay trục xuất nhóm dân tộc thiểu số người

111

Page 112: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Thổ (Turkish population) ra khỏi đất nước. Thứ hai là phải giải quyết phong trào đối lập do nhóm bảo vệ môi trường Eco-Glasnost lãnh đạo.

Những sự đổi mới ở các nước Đông Âu đã giúp cho nhóm đối lập Bulgaria có nhiều can đảm hơn để biến đấu tranh môi trường thành đấu tranh chính trị. Ngày 3/11/1989 Eco-Glasnost tổ chức một cuộc biểu tình đông khoảng 9000 người ủng hộ dân chủ ở thủ đô Sofia. Ngày 10/11/1989 sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Zhivkov đột nhiên từ chức và được thay thế bởi bộ trưởng ngoại giao Peter Mladenov, mới 53 tuổi. Dưới quyền lãnh đạo của Mladenov, vài tháng sau cải cách bắt đầu.

Chín nhóm đối lập, trong đó có Eco-Glasnost, phối hợp vào tháng 12/1989 để thành lập tổ chức “Liên Hiệp Các Lực Lượng Dân Chủ” (Union of Democratic Forces). Đảng CS Bulgary thay đổi lãnh đạo, nhưng sau một cuộc biểu tình lớn đòi dân chủ, Mladenov đề nghị chấm dứt sự lãnh đạo của đảng CS và bầu cử tự do để quyết định chế độ chính trị tương lai.

Biểu tình tiếp tục nổ ra ở Sofia để hối thúc nhanh chóng đổi thay. Trong những ngày cuối của năm 1989 người ta đã chứng kiến một đợt hội nghị bàn tròn theo kiểu Ba Lan để lựa chọn định chế chính trị mới cho đất nước.

Tiệp khắc và cuộc Cách Mạng Nhung

Tại Tiệp Khắc lãnh tụ CS Gustav Husak cũng phải nhượng bộ bằng một vài cuộc cải cách nhỏ. Người kế nhiệm ông, Janos Jakes, tiếp tục đường lối đó. Chương trình Glasnost của xứ này cho phép in và phổ biến những tác phẩm của Frank Kafka trước kia bị cấm, chấm dứt gây nhiễu đài Âu Châu Tự Do và chấm dứt quản chế Alexandr Dubcek, người hùng của “Mùa Xuân Praha” năm 1968.

Trong không khí cởi mở này, tháng 8/1988, 100.000 người xuống đường diễn hành tại thủ đô để kỷ niệm 20 năm “Mùa Xuân Praha” bị đàn áp. Tiếp theo, do sự khuyến khích của Hồng Y Frantisek Tomasek, Hiến Chương 77 ra đời đòi hỏi các quyền tự do tôn giáo và quyền con người với nửa triệu chữ ký. Bắt đầu từ thời điểm này không khí “sợ hãi” không còn nữa.

Tháng 1/1989 hàng ngàn người xuống đường biểu tình tưởng nhớ hai sinh viên tự thiêu 20 năm trước để phản đối Liên Xô đàn áp “Mùa Xuân Praha”. Cảnh sát can thiệp mạnh mẽ nhưng cuộc biểu tình vẫn kéo dài 5 ngày. Vaclav Havel, một nhà soạn kịch phát ngôn viên của Hiến Chương 77, bị bắt trong cuộc biểu tình này. Quốc tế lên tiếng phản đối, nên bốn tháng sau chính quyền CS phải trả tự do cho ông. Không khí đấu tranh trở nên sôi sục.

Càng sôi sục hơn khi nhân dân Tiệp nhận được tin về những biến cố di tản xảy ra tại Đông Đức. Thanh niên và sinh viên nóng lòng làm được một việc gỉ cho đất nước. Ngày 17/11/1989, bất chấp sự đe dọa của chính quyền, 100.000 người đòi cải cách, xuống đường diễn hành đến quảng trường Wenceslas tại trung tâm thủ đô Prague. Cảnh sát đàn áp mạnh nhưng cơn sốt biểu tình càng lúc càng lan rộng. Trong khi đó, Vaclav

112

Page 113: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Havel cùng các nhóm đối lập khác thành lập Diễn Đàn Dân Sự (Civic Forum) để phối hợp đấu tranh đòi hỏi hai lãnh tụ Cộng sản Gustav Husak và Milos Jakes phải từ chức.

Biểu tình sôi động làm chính quyền phân rã. Thủ tướng Ladislav Amadec hội kiến với Vaclav Havel và một số thành viên khác của Civic Forum. Ngày 24/11/1989, 300.000 người quần tụ tại quảng trường Wenceslas để hoan hô Havel và Dubcek. Bộ chính trị đảng CS Tiệp Khắc nhượng bộ và chịu cải tổ nhưng phong trào biểu tình vẫn không lắng dịu.

Một cuộc tổng đình công làm tê liệt mọi sinh hoạt của xã hội trong thời hạn một tuần, đã buộc chính phủ cộng sản phải chuẩn thuận bầu cử tự do và tự do di chuyển. Cục diện chính trị thay đổi chớp nhoáng.

Ngày 12/12/1989, Mariam Calfa, một lãnh tụ CS trẻ và cởi mở, trở thành thủ tướng chính phủ gồm đại đa số những người không cộng sản. Ngày 28/12/1989 Alexandr Dubcek (5) được bầu vào chức vụ phát ngôn viên Quốc Hội. Và ngày 29/12/1989 trước sự hoan hô mừng rỡ của toàn khối dân tộc, Vaclav Havel thay thế Husak trong chức vụ tổng thống của Tiệp Khắc. Cuộc cách mạng dân chủ xảy ra và thắng lợi êm ả trong 10 ngày được gọi là “Cuộc Cách Mạng Nhung’.

Romania và sự trả thù đẫm máu

Tuy cùng mang mầu sắc cộng sản nhưng chế độ Ceaucescu ở Romania không giống các nước Đông Âu khác. Ở xứ này chính quyền đàn áp khốc liệt hơn và người lãnh đạo cai trị độc tài hơn.

Từ ngày Nicolas Ceaucescu (6) lên nắm chính quyền vào năm 1965, ông theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập. Ông không gia nhập Comecon, không cho Liên Minh Quân Sự Varsaw tập trận trên lãnh thổ Romania và giữ thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp Nga-Hoa khởi phát từ đầu thập niên 1960. Vào thời gian Gorbachev lên nắm chính quyền tại Liên Xô ông cũng không để cho Romania bị lôi cuốn bởi phong trào cải cách của Kremlin.

Thái độ độc lập của Ceaucescu được các nước dân chủ Tây Phương ngưỡng mộ mặc dầu biết rằng ở trong nước Ceaucescu là một Stalin nhỏ. Đảng CS Romania chỉ ngồi đó làm vì, nghĩa là không có quyền hành gì cả. Quyền hành nằm trong tay Ceaucescu và người vợ Elena. Bà này là phụ tá của ông chồng, phó thủ tướng chính phủ và thành viên của Bộ Chính Trị. Hai vợ chồng cai trị độc đoán với sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát an ninh Securitate.

Ceaucescu không chấp nhận trong nước có đối lập. Chính vì vậy mà cách mạng nổ ra tàn nhẫn và quyết liệt. Ngày 15/12/1989 chính quyền bắt mục sư Tin Lành Laszlo Tokes vì ông này lên tiếng bênh vực cho hai triệu người Hungary sống ở Romania. Việc này khiến hàng trăm người sô sát với lực lượng Securitate tại tỉnh Timisoara, nơi mục sư Tokes cư ngụ. Ngày 17/12/1989 biểu tình phản đối lại nổ ra dữ dội hơn với 10.000 người tham dự. Lần này họ đả đảo cách cai trị của Ceaucescu. Securitate nổ súng bắn chết

113

Page 114: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

hàng trăm người. Biểu tình biến thành bạo loạn lan tràn từ Timisoara sang Bucharest và nhiều thành phố khác.

Ngày 21/12/1989, Ceaucescu lên truyền hình mắng nhiếc những người biểu tình là tay sai phát xít và ban bố tình trạng thiết quân luật. Lệnh thiết quân luật không được tổng trưởng quốc phòng và các sĩ quan quân đội chấp hành. Nhiều đơn vị quân đội ngả theo đám biểu tình và đánh trả lại Securitate. Ceaucescu và Elena bỏ trốn bằng trực thăng nhưng bị bắt lại và giải về Bucharest.

Ngày Giáng Sinh năm đó, hai vợ chồng Ceaucescu bị đưa ra tòa án đặc biệt xử với tội danh diệt chủng. Họ bị lên án tử hình và bản án được thi hành ngay tức khắc. Sáng hôm sau đài truyền hình quốc gia Romania trình chiếu cho dân chúng và thế giới xem diễn tiến của phiên xử và xác chết của hai vợ chồng nhà độc tài sau khi xử bắn.

Một chính phủ lâm thời gồm những nhân vật cộng sản phóng khoáng và những người chống Ceaucescu được thành lập lấy tên là “Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc” (National Salvation Front: NSF) với Ion Iliescu làm xử lý thường vụ chủ tịch. Iliescu là một thành viên trong Ủy Ban Trung Ương đảng CS Romania. NSF tiến hành ngay thủ tục bầu cử vào đầu tháng giêng 1990 để thiết lập chế độ chính trị mới. Biến cố này được Kremlin nhìn nhận và cho đó là ước vọng chính đáng của nhân dân Romania.

*

Năm 1989 được lịch sử nhân loại ghi nhớ như thời điểm của một cuộc cách mạng dân chủ vĩ đại chưa từng thấy. Cuộc cách mạng đã xảy ra một cách tương đối êm thắm và nhanh chóng đến bất ngờ khiến cả loài người sửng sốt reo mừng trong hạnh phúc. Có thể giải thích biến cố lịch sử này bằng nhiều cách nhưng nguyên do dễ thấy và quan trọng nhất phải kể là ảnh hưởng của các chính sách Glasnost và Perestroika áp dụng tại Liên Xô.

Lần lượt sáu chế độ “độc trị” mang mẫu hình Stalinít đã theo nhau sụp đổ. Một năm sau đến lượt Liên Xô cũng chịu chung một số phận. Hơn 150 năm trước Karl Marx tiên đoán là chủ nghĩa tư bản sẽ rơi vào “sọt rác của lịch sử”. Giờ đây cái “sọt rác lịch sử” theo như lời ông nói, thay vì chứa đựng chủ nghĩa tư bản, đã được dùng để hốt cái “thiên đường cộng sản” mà ông đã vẽ ra để đánh lừa nhân loại.

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 13

(1) Jaruzelski Wojciech, sinh năm 1923 tại Lublin, là tướng lãnh quân đội Ba Lan. Ông trở thành thủ tướng sau khi Pinkowski từ chức (1981). Ông làm thủ tướng Ba Lan từ 1981 đến 1985, chủ tịch nước từ 1985 đến 1989 và tổng thống từ 1989 đến 1990.

114

Page 115: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Cuối năm 1989 ông phải đối mặt với sự phản kháng của Công Đoàn Đoàn Kết ((Solidarity) vì tình trạng suy thoái của nền kinh tế đất nước. Ông ra lệnh thiết quân luật và lệnh này chủ được huy bỏ năm 1982. Năm 1990 ông bị Lech Walesa, lãnh tụ Solidariry thay thế trong chức vụ tổng thống.

(2) Lech Walesa sinh năm 1943 tại Popowo Ba Lan. Ông xuất thân là một người thợ tại xưởng đóng tàu Gdansk. Ông lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarity) trong những cuộc thương thuyết với chính quyền cộng sản.

Ông bị bắt trong thời kỳ thiết quân luật năm 1981, được tha năm 1982 và được trao tặng giải thưởng Nobel năm 1983. Những cuộc thương thuyết bàn tròn do ông lãnh đạo giành thắng lợi nên ông được bầu làm tổng thống năm 1990.

(3) Imre Nagy (1895-1958), chính khách và thủ tướng Hungary (1953-1955) sinh tại Kaposvar. Ông tham gia chính phủ Belakun nhưng sau đó chạy sang Liên Xô. Về nước với Hồng Quân năm 1944, ông trở thành bộ trưởng nông nghiệp, rồi thủ tướng.

Trong cuộc cách mạng 1956 chống Liên Xô ông đứng về phe tự do hô hào thế giới ủng hộ, nhưng ông bị bắt và bị Kadar thay thế. Sau đó ông bị xử tử ở Budapest.

(4) Honecker Erich (1912-1994) sinh tại Neunkirchen Đức. Ông hoạt động cộng sản rất sớm, chống Hitler và bị tù 10 năm. Sau đó ông được Liên Xô giải phóng và trở thành lãnh tụ của Đoàn Thanh Niên Tự Do Đức.

Năm 1958 ông được vào Bộ Chính Trị, leo lên chức chủ tịch Đảng năm 1971 rồi chủ tịch nước từ năm 1976 đến năm 1989. Sau cách mạng dân chủ năm 1989 nước Đức thống nhất, ông được phép di cư sang Chili rồi mất ở đó.

(5) Alexandr Dubcek (1921-1992. Chính khách Tiệp Khắc , gia nhập Đảng Cộng Sản năm 1939, chiến đấu chống quân Quốc Xã Đức 1944-1945 và lên chức Tổng Bí Thư Đảng năm 1968. Ông là tác giả của nhiều cải cách táo bạo khiến Moscow nổi giận, mang quân sang xâm chiếm năm 1968 và thay thế ông bằng Gustave Husak.

Sau vụ này ông trở thành chủ tịch Quốc Hội nhưng bị giải nhiệm năm 1970 ̣. Năm 1989 cách mạng dân chủ Tiệp Khắc lại phục hồi cho ông chức vụ Chủ Tịch Quốc Hội mà ông đã giữ 20 năm trước.

(6) Nicolas Ceaucescu (1918-1989). Chính khách Roumanie sinh tại Scornicesti. Ông theo cộng sản từ năm 15 tuổi và trở thành tổng thư ký Đảng vào năm 1969. Dưới sự lãnh đạo của ông Roumanie dần dần độc lập với Liên Xô và kết thân với Trung Quốc . Ông coi trọng sự thần thánh hóa cá nhân và trở thành tổng thống năm 1974.

Chính sách nông nghiệp của ông không được dân ủng hộ. Khi cách mạng dân chủ nổ ra năm 1989 ông và vợ ông, Elena, bị tòa án quân sự đặc biệt xử tử và đem bắn ngay tại chỗ.

115

Page 116: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG MƯỜI BỐN

NGUYÊN DO SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ

Những giải thích khác nhau

Mẫu hình “độc trị” trong kinh tế của Liên XôChính sách Tân Kinh Tế và phản ứng của Stalin

Hậu qủa của chính sách toàn trị trong kinh tếCách giải thích thuyết phục

Những giải thích khác nhau

Ngày 25/12/1991 lúc 7 giờ 30, Đế Quốc Liên Xô đã thực sự rút lui vào lịch sử. Sự tan rã của đế quốc này được coi như một hiện tượng hy hữu vì nó không phải là hậu qủa của chiến tranh với các nước đối nghịch và cũng không phải là hậu qủa của một cuộc nổi dậy ở trong nước.

Không biết bao nhiêu phân tích đã được tiến hành trên toàn thế giới để cố gắng đưa ra một sự giải thích khả tín, nhưng rất ít luận điểm đã thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của con người.

Nhà văn Nga Alexandr Solzhenitsyn, tác giả cuốn “Quần Đảo Ngục Tù” đã tiên đoán biến cố lịch sử đó như sau: “Chúng ta không đủ lực để duy trì một đế quốc. Hãy trút bỏ gánh nặng đó trên vai chúng ta. Nó đang đè nát thể xác chúng ta, làm hao mòn nghị lực chúng ta và sô đẩy chúng ta đến đổ vỡ…” Nhiều người Nga cũng chia sẻ nhận xét này mặc dù nó chỉ nói lên một hiện tượng chứ không phải là một lời giải thích.

Sử gia Alexander Dallin coi biến cố đó như sự trùng hợp của sáu tiến trình có ảnh hưởng tác hại. Tiến trình thứ nhất là sự nới lỏng kiểm soát từ sau khi Stalin chết. Thứ hai là sự lan rộng và tính cách trầm trọng của tệ nạn tham nhũng. Thứ ba là sự sói mòn của lý tưởng cộng sản. Thứ tư là sự phát triển của nhận thức quần chúng, đặc biệt là của tầng lớp trung lưu trí thức. Thứ năm là sự thẩm thấu vào xã hội Liên Xô của những quan điểm dân chủ và nhân quyền song song với sự phổ biến những hình ảnh về các sản phẩm tiêu dùng của các nước tư bản. Thứ sáu là sự suy thoái của nền kinh tế Liên Xô cùng với khoảng cách lạc hậu quá lớn về kỹ thuật so với Tây Phương.

Nhiều người khác thì trông thấy ở Perestroika và Glasnost của Gorbachev như là những nguyên nhân của một cuộc cách mạng cung đình, như là những sợi giây kết hợp

116

Page 117: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

ảnh hưởng của sự mất ổn định, thiếu chính thống và tình trạng tan rã, từ lâu đã làm ruỗng nát và đưa chế độ đến chỗ tiêu vong.

Thật ra những sự phân tích nói trên mới chỉ là những nhận xét về mặt nổi liên quan đến một số yếu tố dễ thấy nhưng vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân chính yếu, chưa tìm được cái lý do căn bản khiến sự nghiệp vĩ đại của đế quốc Liên Xô bị đổ vỡ. Vậy nguyên nhân nào đưa đến sự thất bại của giấc mơ nhuộm đỏ toàn nhân loại của Lenin?

Mẫu hình “độc trị” (totalitarianism) trong kinh tế của Liên Xô

Sự sụp đổ của Liên Xô giúp con người nhận biết về mình: sinh mạng, sự sống và tài sản của mỗi người là bất khả phân. Cho nên khi sở hữu bị chiếm đoạt thì cá tính và quyền sống cũng bị xâm hại.

Mục tiêu cuối cùng của chế độ “độc trị” cộng sản là tập trung vào trong tay nhà cầm quyền (không do dân bầu và trị vì vô thời hạn) những quyền lực vô giới hạn. Sự tập trung này nhằm trực tiếp và gián tiếp kiểm soát mọi quyền lợi kinh tế của đất nước. Tư hữu dùng để hạn chế quyền lực của nhà nước thản nhiên bị loại bỏ hoặc cải biến thành một phương tiện để làm lợi cho những kẻ cầm quyền.

Trong các chế độ “độc trị” Liên Xô là mẫu hình hoàn chỉnh nhất, mẫu hình trong đó tư hữu gần như hoàn toàn bị loại bỏ. Khi cướp được chính quyền Nga năm 1917, lập tức những người Bolshevik đã ra luật bãi bỏ quyền tư hữu ruộng đất. Các địa chủ (Kulaks) bị treo cổ hàng trăm người, ruộng đất và thóc lúa của họ bị tịch thu.

Chính sách cướp của giết người này gặp phản ứng mạnh và đã đưa đến cuộc nội chiến giữa Hồng Quân và nông dân. Số người thiệt mạng lên tới hàng trăm ngàn. Cuộc tàn sát, do chính Lenin chỉ đạo, đã được tiến hành không khoan nhượng.

Từ cuối năm 1917 đến năm 1920 mọi hình thức tư hữu đã bị quốc hữu hóa , trừ một vài mảnh đất công và một số ít của cải riêng tư. Thương mại, cả bán buôn và bán lẻ đều tuyệt đối rơi vào tay nhà nước. Tài sản tư nhân dưới hình thức địa ốc ở các tỉnh, thành phố bị truất hữu. Lenin ra lệnh nghiền nát tất cả chứng từ chưởng khế liên quan đến nhà đất, nhà máy, xí nghiệp tư nhân.

Năm 1918 những cơ sở công nghiệp tư nhân lớn trở thành xí nghiệp nhà nước và hai năm sau những xí nghiệp hạng trung và cả những cơ sở thủ công nghiệp cũng chịu chung một số phận. Tất cả được đặt dưới quyền của Hội Đồng Kinh Tế Tối Cao, cơ quan chịu trách nhiệm về kế hoạch kinh tế quốc gia.

Năm 1920 tất cả các ngân hàng tư nhân đều trở thành ngân hàng “nhân dân”. Nhà nước làm mất giá đồng tiền bằng cách in giấy bạc tùy tiện. Đến năm 1923 thì đồng tiền mất hết giá trị. Những khoản tiết kiệm trong túi nhân dân hoặc trong tủ sắt ngân hàng trở thành những mớ giấy lộn.

117

Page 118: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tất cả những biện pháp quốc hữu hóa nói trên đưa đến hậu quả là nền kinh tế Liên Xô suy sụp. Năm 1920 mức sản xuất công nghiệp giảm 82% so với năm 1913. Mức sản xuất lúa gạo tụt mất 40%, đưa dân tộc đến gần nạn đói. Chợ đen xuất hiện khắp nơi mặc dầu có sự trấn áp dữ dội của cảnh sát. Trên thực tế nếu không có sự phá rào của chợ đen thì cuộc sống của người dân còn cực khổ hơn nhiều.

Tình trạng cực khổ này cứ thế tiếp tục dưới con mắt vô cảm của giới lãnh đạo cộng sản. Có nhiều lý do để giải thích thái độ này. Thứ nhất, họ tin rằng rồi ra nền kinh tế hoạch định sẽ tốt đẹp hơn nền kinh tế thị trường. Thứ hai, họ nghĩ rằng nếu còn lại tiền trong túi, dù ít thôi, người dân sẽ có thể thoát ra ngoài vòng kiềm tỏa của đảng và tổ chức chống đối. Thứ ba, họ thấy rằng nếu giữ vững mọi quyền lợi kinh tế trong tay thì sau này, khi mọi chuyện đã ổn định, họ sẽ có thể phân chuyển các quyền lợi đó đến những nơi nào phục vụ nhiều nhất và lâu bền nhất quyền hành của họ.

Thực ra sức chịu đựng của người dân không phải là không có hạn. Năm 1921 tại nông thôn nông dân nổi loạn phối hợp với những vụ bất tuân thượng lệnh của lính hải quân và những cuộc đình công của thợ thuyền Petrograd. Mức sản xuất vật phẩm tiêu dùng tụt xuống lằn ranh tối thiểu. Ngân sách gia đình quá eo hẹp của những người Bolsheviks bắt đầu đe dọa sự sống của chính họ.

Chính sách Tân Kinh Tế và phản ứng của Stalin

Để thoát khỏi khó khăn, Lenin ban hành “Chính Sách Tân Kinh Tế” (NEP) vào năm 1921. Chính sách này chủ yếu nhằm vào lãnh vực nông nghiệp. Người nông dân bây giờ được phép giữ sản phẩm của mình và chỉ phải nộp cho nhà nước một khoản thuế nhất định. Sau khi nộp thuế họ được tự do bán sản phẩm của họ trên thị trường mở. Với biện pháp dễ thở này nông dân lại vui vẻ tăng gia sản xuất và kết quả là đến năm 1928 số lượng nông phẩm sản xuất lại đạt tới mức của năm 1914. Chỉ tiếc rằng chính sách được ban ra qúa muộn nên nạn đói lớn nhất lịch sử đã xuất hiện và làm chết hơn 5 triệu sinh mạng.

Chính Sách Tân Kinh Tế mặt khác cũng nới lỏng thương mại và thủ công nghiệp. Gìờ đây, chính phủ chỉ còn giữ độc quyền bán buôn và xuất cảng trong các lãnh vực công nghiệp nặng, ngân hàng và chuyên chở. Lãnh vực sản xuất những vật phẩm tiêu thụ cũng được hưởng nhiều nhân nhượng. Xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ được đem cho thuê và người thuê có quyền mướn nhân công. Tiền tệ cũng được lưu hành trở lại và đồng Rúp Mới được bảo đảm bằng vàng.

Năm 1928 những người Bolsheviks vẫn nắm giữ quyền hành và lúc này Stalin đã trở thành chúa tể của nước Nga. Sau khi đã triệt hạ được tất cả các đối thủ chính trị của mình Stalin mở một cuộc tấn công mới vào địa bàn kinh tế.

Điểm cốt yếu của cuộc tấn công mới này là hợp tác hóa toàn bộ nông thôn. Stalin sợ rằng chính quyền trung ương chưa nắm vững được nông thôn, nơi mà 80% dân số tập trung sinh sống. Quyết định hợp tác hóa, có từ thời Lenin, nhằm thu về dưới quyền quản trị của nhà nước toàn bộ đất đai có thể trồng trọt được. Với quyết định này, nông dân cả

118

Page 119: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

nước trở thành tá điền và chính quyền trở thành chủ nhân ông của tất cả các mùa màng thâu hoạch được. Mỗi gia đình nông dân trong hợp tác chỉ được giữ một mảnh vườn nhỏ cạnh nơi cư trú để trồng rau nuôi gà là những thứ mà, nếu không ăn hết, họ được phép bán ra thị trường theo giá ấn định bởi nhà nước.

Những thành phần nông dân nào tỏ ra không đáng tin cậy hoặc công khai chống lại tiến trình hợp tác hóa đều bị lùa vào các trại tập trung lao động khổ sai, ở đó hàng triệu người đã bỏ mạng vì không có ngày về. Hành động giết người hàng loạt này đã làm cho thế giới kinh hoàng và coi như một trọng tội đối với nhân loại văn minh.

Song song với tiến trình hợp tác hóa nông thôn, Stalin cũng quốc hữu hóa tất cả những cơ sở làm ăn của tư nhân (cửa tiệm bán lẻ, lò rèn, nơi sản xuất thủ công nghiệp…) trên toàn lãnh thổ và đưa tất cả các sở hữu chủ những phương tiện sản xuất nhỏ này vào các trại cải huấn.

Sau khi những chương trình cộng sản hóa chấm dứt thống kê cho biết nhà nước Liên Xô nắm gọn trong tay 99.3 % lợi tức quốc gia. Stalin đã dùng khối tài nguyên khổng lồ này để phát triển kỹ nghệ quân sự và dành 25% sản lượng của đất nước để trực tiếp hoặc gián tiếp yểm trợ quân lực và những đội ngũ võ trang bảo vệ đảng.

Với sự triệt tiêu quyền tư hữu, Stalin (1) đã biến toàn bộ công dân của nước mình và cả công dân của các nước chư hầu Đông Âu thành những người làm công ngoan ngoãn cho đảng cộng sản Bolshevik. Phải ngoan ngoãn là vì bất cứ một tư tưởng hay hành vi phản động nào, dù rất nhỏ, cũng có thể đưa tới cảnh mất công ăn việc làm, hủy hoại phương tiện sinh sống của gia đình hoặc tù đầy không có ngày về.

Chính sách độc quyền tài nguyên đất nước và độc quyền phân phối lao động như vậy đã cho ra mẫu hình “độc trị” với nhãn hiệu “Stalin”. Chính sách này đã giứp Liên Xô đánh thắng quân xâm lược quốc xã Đức và cho phép Liên Xô hăm dọa chiến tranh những đồng minh cũ của mình sau Thế Chiến II. Nhưng đồng tiền nào cũng có hai mặt.

Hậu qủa của chính sách “độc trị” trong kinh tế

Mặt trái của vấn đề này là Liên Xô đã phải trả một giá rất đắt, cái gíá của thảm họa “tự tiêu vong”. Với hai đòn “khủng bố” và “sung công triệt để”, chính quyền Bolshevik đã vô hiệu hóa mọi hiện tượng, mọi mầm mống chống đối trong nước và buộc người dân phải hoàn toàn quy phục. Nhưng chính sự quy phục này đã làm cho sinh khí quốc gia bị phân rã. Con người trở thành vô cảm không những đối với sinh hoạt chính trị trong nước mà còn đối cả với cuộc sống của chính mình. Trước mắt không ai nhìn thấy con đường tiến thủ. Ngoài đảng và một bộ phận đảng viên được hưởng đặc quyền đặc lợi tất cả những người khác đều không tìm thấy lối thoát.

Sau một thời gian hưng thịnh ngắn ngủi nền kinh tế Liên Xô bắt đầu xuống dốc. Nhiều phối hợp giữa sáng kiến tư nhân và công hữu nhà nước đã được mang ra thử nghiệm trong lãnh vực nông nghiệp, nhưng kết quả chỉ là con số không vì có sự phá hoại ngầm của nạn quan liêu địa phương sợ mất quyền lợi của mình.

119

Page 120: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Kế hoạch trung ương cũng không đủ khả năng theo kịp đà tiến bộ kỹ thuật của nhân loại, nhất là trong lãnh vực điện toán, và đặc biệt là trong mọi hình thái thông tin tân tiến. Tình trạng lạc hậu này ảnh hưởng lớn đến khả năng hiện đại hóa vũ khí chiến tranh. Đầu thập niên 1980 Liên Xô hoàn toàn tuyệt vọng trong nỗ lực chạy đua về phương diện này với Tây phương.

Đối với chính quyền, với đảng và với cả dân tộc, tình trạng lạc hậu này không thể chấp nhận và tha thứ vì trong nhận thức mọi người, tư tưởng về một sự vượt trội của tiềm năng quân sự quốc gia là điều kiện tối cần thiết cho sự sống còn và phát triển. Chính vì lý do này mà thành phần bảo thủ nhất trong đảng, gồm cả một số tướng lãnh, đã đồng ý về nhu cầu cải tổ kinh tế. Nhưng cải tổ kinh tế không thực hiện được nếu không có cải tổ chính trị, dù chỉ là một phần nhỏ. Do đó họ lúng túng, không tìm ra lối thoát.

Tiếp theo, vào năm 1991 thế giới đã chứng kiến Liên Xô sụp đổ giữa thời bình chỉ trong vòng vài tuần lễ. Thiên hạ vô cùng sửng sốt. Người ta tự hỏi điều gì đã xảy ra và đua nhau đi tìm cách giải thích. Trong số những luận điểm liên quan đến vấn đề này, luận điểm sau đây mang tính thuyết phục nhiều hơn cả.

Cách giải thích thuyết phục

Lý do chính yếu khiến Liên Xô tiêu vong là vì nền kinh tế bị đình đốn và suy sụp vô phương cứu chữa. Các kinh tế gia cho rằng đó là hậu quả không thể chối cãi của sự thiếu vắng quyền tư hữu, yếu tố tuyệt đối cần thiết vì là động cơ của phát triển.

Tư hữu ảnh hưởng đến thành tích kinh tế theo hai đường hướng. Đường hướng thứ nhất là người dân mất đi sự sốt sắng để sản xuất nhiều hơn một khi các nhu cầu căn bản của họ được nhà nước bảo đảm. Hơn nữa, làm tốt hơn hoặc nhiều hơn có khi lại mang vạ vào thân chứ chẳng có ích lợi gì vì bộ máy quan liêu lúc nào cũng giữ độc quyền chỉ đạo và trù dập mọi sáng kiến cá nhân. Rõ ràng khi tập trung toàn bộ phương tiện sản xuất trong tay, nhà nước đã đi ngược lại đạo lý (ethic) sản xuất vì làm như thế là ức chế mọi khả năng đóng góp và sáng tạo của người dân. Với đầu óc hẹp hòi và thủ cựu, nhóm lãnh đạo Bolshevik đã làm cho nền kinh tế Liên Xô hoàn toàn mất sức sống chứ chưa nói gì đến phát triển.

Đường hướng thứ hai khiến nền kinh tế Liên Xô mỗi ngày một suy yếu là vì một khi quyền tư hữu bị huy bỏ thì nhân cách con người cũng dần dần bị mai một. Nhân cách, theo phân tích khoa học, là động cơ thứ hai của phát triển. Ngay từ thế kỷ18, David Hume đã tiên đoán hiện tượng này khi ông viết: “Nếu tư hữu bị san bằng thì con người sẽ ganh đua bằng những khả năng khác trong các lãnh vực nghệ thuật và sản xuất để xác định hơn kém. Và nếu nhà nước cũng kiểm soát và ngăn cấm cả sự ganh đua này thì xã hội sẽ lâm vào cảnh bần cùng không lối thoát”.

Tại Liên Xô khi uy quyền của hệ thống quan liêu Bolshevik bị sứt mẻ vào thập niên 1990 và cuộc đảo chính của những phần tử cộng sản cực đoan thất bại, nhóm lãnh

120

Page 121: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

đạo mới của nước Nga liền tư hữu hóa ngay nền kinh tế. Biện pháp này cũng được ưu tiên áp dụng tại các quốc gia Đông Âu khi họ chuyển sang chế độ dân chủ.

Cuộc chuyển đổi này không phải không gặp khó khăn khi quần chúng đã quen sống ỷ lại trong một chế độ cái gì cũng do nhà nước cung cấp (mặc dầu rất thiếu thốn). Nhưng rồi những khó khăn cũng nhanh chóng được khắc phục và chỉ vài năm sau, đến giữa thập kỷ 1990, 3/4 sản lượng của nền kinh tế nước Nga đã do khu vực tư nhân sản xuất.

Sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản chứng minh cho nhân loại thấy rằng tư hữu không phải là nguyên nhân chính yếu của mọi khổ đau trong xã hội loài người như Karl Marx và một số nhà tư tưởng khác đồng quan điểm đã chủ trương khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ trong thế kỷ 17. Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, mặc dầu công thức “độc trị” theo mẫu hình Stalinít vẫn còn tồn tại ở một vài nơi nhưng những chế độ này đã bị cô lập và đang dần dần ngả theo xu thế của thời đại. Xu thế đó là Dân Chủ và Tư Hữu.

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 14

(1) Stalin. Dường như mỗi chế độ độc tài đều biết khám phá ra những con người thích hợp để làm cho nó hoạt động. Trường hợp của Stalin là một thí dụ điển hình. Trong phạm vi chiến lược Stalin xứng đáng là người nối nghiệp Lenin trên cả hai bình diện quốc nội và quốc tế. Dưới nhãn quan lịch sử ông được đánh giá như một chính trị gia lớn của thế kỷ 20 vì ông đã có thể nâng một nước Liên Xô nhỏ bé và lạc hậu của năm 1922 thành một cường quốc và áp đặt chủ nghĩa cộng sản như một biện pháp thay thế cho chủ nghĩa tư bản.

Nhưng Stalin cũng là một trong những tội nhân quan trọng nhất của thế kỷ 20. Trotsky gọi ông là một người mắc bệnh hoang tưởng. Thực tế cũng chứng minh ông là một kẻ cuồng tín nổi danh về những hành động “khủng bố”.

Ông đã đi tới cùng cuộc vận động của Lenin nhờ áp dụng những phương tiện cực đoan của Mechayev. Ông đã thản nhiên đi vào con đường tội ác để thành công bằng cách sử dụng khủng bố như phương tiện chính quyền.

Thành công cho cá nhân ông, đúng! Nhưng sự thành công này đồng thời lại là thảm họa khổng lồ cho hàng trăm triệu con người.

Thắng lợi của ông là thắng lợi của quốc gia chống lại tự do của nhân dân, một thắng lợi hoàn toàn dựa trên tính vô nhân đạo. Như vậy rõ ràng là tất cả những gì do bạo lực tạo ra đều vô nghĩa, vô ích, không có ảnh hưởng và không có tương lai.

121

Page 122: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG MƯỜI LĂM

MAO TRẠCH ĐÔNGVÀ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

Cách mạng Tân HợiĐảng cộng sản Trung Quốc

Mao trạch ĐôngHợp tác Quốc-Cộng lần thứ nhất

Liên hiệp Quốc Cộng tan vỡXô viết Quảng Châu

Cuộc Vạn Lý Trường ChinhBiến cố Tây An và cuộc hợp tác lần thứ hai

Giai đoạn kết tính đến 1949

Cách mạng Tân Hợi

Đầu thế kỷ 20, liệt cường và Nhật Bản coi nước Tầu như một thuộc địa. Trung Quốc trở thành cái “vựa phu lao động” để Anh-Pháp đưa qua Âu Châu làm những công việc nặng nhọc. Năm 1916, tám ngàn phu Tàu đến Pháp. Năm 1917 Hoa Kỳ mượn của Pháp mười ngàn phu Trung Quốc.

Vào thời đó khoảng 400 sinh viên Tàu cũng đựợc Pháp tuyển dụng làm thông ngôn. Thành phần này được chứng kiến sự tiến bộ và nền dân chủ tại Âu Châu. Khi về nước họ trở thành những động lực cách mạng: một phần theo Quốc Dân Đảng, phần thứ hai trở thành những lãnh tụ cộng sản sau này.

Cách mạng Trung Hoa đầu thế kỷ 20 phân hóa trầm trọng giữa hai đường lối đấu tranh. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương “cải cách” còn Tôn Dật Tiên thiên về cách mạng bạo lực qua một cuộc vận động đấu tranh ở hải ngoại gần 20 năm.

Trong thời gian sống ở Honolulu (Hawaii), Tôn Dật Tiên vận động Hoa Kiều thành lập Trung Hưng Hội vào tháng 11/1894. Tổ chức cách mạng này gồm hầu hết những người thuộc giới tư sản và là tổ chức cách mạng sớm nhất Trung Quốc. Ít lâu sau Hưng Trung Hội đổi thành Đồng Minh Hội. Bộ phận Đồng Minh Hội ở Saigon (Việt Nam) ủng hộ bằng cách in trái phiếu đóng góp. Có người lấy tiền trong ngân hàng Đông Dương và bán cả tài sản để tiếp tay cho cách mạng.

Tính đến ngày trước khi cách mạng bùng nổ, Đồng Minh Hội đã phát triển được 879 chi hội trên khắp thế giới. Cách mạng Dân Quốc trải qua 9 lần thất bại. Cuộc thất

122

Page 123: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

bại nhiểu người biết đến nhất xảy ra vào ngày 24/4/1911 với 72 liệt sĩ hy sinh được chôn cất tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương (1). Sáu tháng sau, tin tức về cuộc khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi vang dội khắp hoàn cầu. Cách mạng Tân Hợi thành công ngày 10/10/1911.

Trong vòng một tháng, Thượng Hải và mười ba tỉnh khắp nơi nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập. Tôn Dật Tiên thành lập nền cộng hòa dân quốc và được bầu làm tổng thống ngày 5/5/1921 sau khi dẹp xong họa quân phiệt sứ quân. Trung Hoa Cách Mạng Đảng đổi thành Trung Quốc Quốc Dân Đảng.

Thế Chiến I kết thúc,Trung Hoa không được tham dự Hòa Ước Versailles (1919). Anh, Pháp, Mỹ không trả lại Sơn Đông (tô giới của Đức) cho Trung Hoa. Cả nước Tàu căm tức và tủi nhục. Phong trào Ngũ Tứ (2) (5/4/1919) bùng lên khắp mọi nơi, làm nẩy mầm cách mạng cận đại.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Năm 1920 Liên Xô thành lập “Ban Viễn Đông” của Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) tại Siberia để quản lý Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và đảng cộng sản của các nước trong vùng.

Sau khi Ban Viễn Đông được thành lập, Grigory Voitinsky phó trưởng ban, đến Bắc Kinh liên hệ với Lý Đại Chiêu (3) và được ông này giới thiệu đi gặp Trần Độc Tú tại Thượng Hải. Trong cuộc hội kiến, Voitinsky hứa hẹn với Trần Độc Tú là sẽ giúp đỡ 100%. ĐCSTQ ra đời vào tháng 8/1920.

Tại hội nghị đầu tiên người ta thấy sự hiện diện của 13 người, trong đó có các tên tuổi như Voitinsky, Trần Độc Tú (4), Lý Hán Tuấn, Trầm Huyền Lư, Du Tú Tùng, Thi Tôn Thống, Đồng Tất Vũ và một số người khác. Tháng 6/1921 Trương Thái Lôi với sự trợ giúp của Nikolski và Maring đến Irkutsk ở Siberia để trình Ban Viễn Đông kế hoạch thàng lập ĐCSTQ như một chi bộ của QTCS. Ngày 23/7/1921 ĐCSTQ được chính thức công nhận với Trần Độc Tú làm tổng bí thư đầu tiên.

Thời gian này, Mao Trạch Đông được giáo sư Trần Độc Tú giao trách nhiệm trông coi tiệm sách của Đảng ở Trường Sa (Hồ Nam). Dựa vào uy tín của giáo sư Tú, ông tham gia hoạt động của đảng để tạo cho tên tuổi của mình một tiếng vang. Năm 1921 khi ĐCSTQ họp đại hội lần thứ hai tại Thượng Hải, Mao xuất hiện như một đại diện của cơ sở Trường Sa.

Tiểu sử Mao Trạch Đông

Mao Trạch Đông sinh năm 1893 tại Hồ Nam và chết năm 1976 tại Bắc Kinh. Ông là một người Mác Xít nổi tiếng gia nhập ĐCSTQ từ năm 1921. Điểm độc đáo trong tư tưởng chính trị Mác Xít của ông là phải đặt hy vọng nhiều hơn vào nông dân thay vì công nhân khi tiến hành cách mạng vô sản bạo lực.

123

Page 124: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Cuộc nổi dậy của nông dân Hồ Nam do ông lãnh đạo năm 1927 thất bại nên ông bị loại khỏi Bộ Chính Trị đảng vào thời gian đó. Năm 1931, tại Giang Tây, ông thành lập một nền Cộng Hòa Xô Viết nhỏ nhưng tồn tại không được bao lâu thì phải rút lui trước sự tấn công của lực lượng QDĐ và tháo chạy lên phía Bắc (Diên An) trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh (1934-1935).

Tại Diên An , ông lấy lại vị trí cũ trong Bộ Chính Trị ĐCSTQ và từ thời gian này nổi bật lên như là vị lãnh tụ uy tín nhất của phong trào cộng sản Trung Hoa. Sống trong những hang đá của vùng rừng núi Diên An ông đã cho ra đời một số tác phẩm chính trị và quân sự như “Những vấn đề chiến thuật và chiến tranh cách mạng tại Trung Quốc” (1936), “Về mâu thuẫn và thực tế” (1937), “Những vấn đề chiến thuật trong chiến tranh chống Nhật Bản” (1938) và “Nền Dân Chủ Mới” (1940).

Trong thời gian kháng Nhật, ông hợp tác với Tưởng Giới Thạch chiến đấu chống ngoại xâm nhưng sau Thế Chiến II lực lượng quân sự của ông đã đánh thắng lực lượng Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch phải bỏ chạy ra đảo Đài Loan.

Việc đầu tư bằng tiền và ý thức hệ cho sự nghiệp cướp chính quyền của ĐCSTQ ở Hoa Lục mà Lenin hy vọng thắng lợi vào đầu thập niên 1920 chỉ thành sự thật vào cuối thập niên 1940. Ngày 1/10/1949 Trung Quốc trở thành Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với Mao Trạch Đông làm chủ tịch.

Mao Trạch Đông là một lãnh tụ quân sự có tài nhưng khi phải đối đầu với những vấn đề chính trị và kinh tế ông đã tỏ ra thiếu thực tế. Trong thời gian ông cầm sinh mệnh nước Trung Hoa, hai lần ông đã phạm lỗi lầm nghiêm trọng làm cho uy tín của ông bị sút giảm dưới con mắt của đảng và nhân dân.

Lân đầu tiên vào năm 1958 ông đã đưa ra chính sách kinh tế “Bước nhảy vọt vĩ đại”, một kế hoạch ngũ niên độc đoán và hoang tưởng làm chết đói hàng chục triệu người và đưa nền kinh tế Trung Quốc tới tình trạng liệt bại.

Lần thứ hai xảy ra vào năm 1966. Sau khi bị mất uy tín vì chính sách kinh tế “Nhảy vọt” ông bày ra “Cuộc Cách Mạng Văn Hóa” để dùng lực lượng quần chúng thanh toán những đối thủ chính trị trong giới cầm quyền cũng như trong mọi tầng lớp xã hội. Sự thất bại lần thứ hai này cũng gây ra một tổn thất về nhân mạng tương đương với số người bị chết đói lần trước.

Những tổn thất nặng nề như vậy là hậu qủa của đầu óc độc tài cực đoan, thói quen dùng bạo lực và nhãn quan thiếu thực tế đã trở thành bản chất của con người ông sau khi khi đạt tới đỉnh cao tuyệt đối của quyền lực. Mặc dầu phạm nhiều tội ác như vậy, cũng như Lenin và Stalin, ông đã chết yên ổn trên giường bệnh ngày 9/9/1976 và người ta chỉ dám đề cập đến những lầm lỗi của ông sau khi ông từ giã cõi đời.

Mao Trạch Đông sinh trưởng trong một gia đình phú nông khá gỉả, có chút học thức và sống với bốn đời vợ. Người vợ đầu tiên, Wo Yixi, ăn ở với Mao được ba năm (1907-1910) thì ông lấy người vợ thứ hai Dương Khải Tuệ (Yang Kai Hui) vào năm

124

Page 125: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

1921. Sống với Khai Tuệ được 6 năm (1921-1927), bị lôi cuốn vào cuộc Vạn Lý Trường Chinh, ông phải bỏ lại vợ con.

Khải Tuệ sinh năm 1901 tại Trường Sa (Hồ Nam). Bà có với Mao 3 người con trai : Mao Ngạn Anh, Mao NgạnThanh và Mao Ngạn Long. Vì không chịu chỉ nơi ẩn trốn của Mao nên Khải Tuệ cùng với người con trai 8 tuổi bị Quốc Dân Đảng giết chết (1930).

Khải Tuệ chết, Mao lại lấy người vợ thứ ba tên Hạ Tử Trân (He Zizhen) vào năm 1928. Bà này sinh năm 1910 và ăn ở với ông tới năm 1939. Người vợ chót của ông là Giang Thanh (Jiang Qing) sinh năm 1914, ăn ở với ông từ 1939 cho tới khi ông chết vào năm 1976. Mao Trạch Đông có hai người con gái: Lý Mẫn con của Hạ Tử Trân và Lý Nạp con của Giang Thanh.

Hợp tác Quốc-Cộng lần thứ nhất

Sau Cách Mạng Tháng Mười Nga, Tôn dật Tiên hướng về Liên Xô và ái mộ Lenin. Lợi dụng tình cảm này, Lenin phái Adolphe Joffe sang Tầu thương thảo với chính phủ Quảng Châu nhưng Tôn Dật Tiên nói thẳng với Joffe là Trung Hoa chưa thể thực hiện được chủ nghĩa cộng sản. Joffe tôn trọng ý muốn của Tôn Dật Tiên nhưng xin phép cho ĐCSTQ được hoạt động trong mục tiêu giành độc lập dân tộc.

Năm 1924, Stalin lên cầm quyền ở Nga. Ông cho Michael Borodin, một điệp viên kỳ cựu, sang Tầu để tổ chức lại ĐCSTQ theo mẫu hình của Đảng Cộng Sản Nga. Borodin thuyết phục được Quốc Dân Đảng cho phép đảng viên đảng cộng sản gia nhập hàng ngũ của họ. Stalin rất vừa ý và tăng gia viện trợ tối đa cho chính phủ Quảng Châu. Cũng trong năm này, đại tá Tưởng Giới Thạch, nhân vật thân tín của Tôn dật Tiên , được gửi qua Moscow để tu nghiệp và quan sát. Lúc trở về ông thành lập trường võ bị Hoàng Phố, một trung tâm huấn luyện quân sự nổi tiếng củaTrung Quốc.

Trong thời gian Quốc-Cộng hợp tác lần này, ĐCSTQ đã giành được một số vị trí quan trọng trong tổ chức Quốc Dân Đảng (QDĐ). Đàm Bỉnh Sơn làm bộ trưởng Bộ Tổ Chức Cán Bộ Trung Ương; Phùng Cúc Pha làm bộ trưởng Bộ Công Nhân; Lâm Tố Hàm làm bộ trưởng Bộ nông dân; Bành Vi làm thứ trưởng Bộ Nông Dân; Mao trạch Đông làm bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền. Chu Ân Lai và Trương Thân Phù làm chủ nhiệm và phó chủ nhiệm khoa chính trị học viện quân sự Hoàng Phố. Bằng cách luồn lách vào tổ chức QDĐ, số đảng viên ĐCSTQ tăng nhanh từ 1000 người năm 1925 lên đến 30.000 người năm 1928.

Liên hiệp Quốc-Cộng tan vỡ

Ngày 12/4/1927 Quốc Dân Đảng Trung Hoa do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo mở cuộc đại thanh trừng triệt hạ ĐCSTQ ở Thượng Hải, Quảng Châu và nhiều thành phố khác. Nguyên nhân vụ thanh trừng đẫm máu này là do Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai chuẩn bị cướp chính quyền trong khi giả vờ hợp tác với chính phủ Hạn Khẩu của Uông Tinh Vệ.

125

Page 126: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Cuộc tiễu trừ của QDĐ nổ ra một cách kủng khiếp. Quân QDĐ do hai tướng Trương Phát Khuê và Lý Tế Thâm chỉ huy, dẹp tan những cuộc nổi loạn: 4000 đảng viên Cộng sản bị giết, 6000 đảng viên bị bắt, tướng Kirischeff trưởng phái bộ quân sự Liên Xô ở trường võ bị Hoàng Phố bị thiệt mạng cùng với 100 cố vấn Nga. Borodin và những cố vấn còn sống bỏ trốn về Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc để tổ chức Hồng Quân Trung Quốc do Chu Đức huấn luyện.

Cuộc tàn sát ở Thượng Hải: Ngày 21/3/1927 đảng bộ ĐCSTQ ở Thượng Hải ra lệnh tổng đình công. Hơn 5000 thợ thuyền cầm khí giới đi biểu tình và thành lập chính phủ công nhân. Ngày 26/3/1927 Tưởng Giới Thạch bí mật thỏa hiệp với hai tô giới Anh, Pháp cho phép trùm “mafia” Đỗ Nguyệt Thắng (5) (Du Yue Cheng) chỉ huy đạo quân giang hồ vô lại đàn áp chết hàng ngàn đảng viên cán bộ cộng sản.

Đỗ Nguyệt Thắng được Tưởng cung cấp 5000 khẩu súng và 500 xe vận tải để chở đàn em vào hai tô giới Anh, Pháp hành quân, trước khi Tưởng ra tay. Sáng 12/4/1927 quân Tưởng bất ngờ chiếm các trụ sở nghiệp đoàn và tước khí giới công nhân vũ trang. Thêm hàng ngàn người nữa bị giết. Các tổ đảng trong nghiệp đoàn bị tiêu diệt trọn.

Xô Viết Quảng Châu

Sau vụ đàn áp ở Thượng Hải ĐCSTQ tiếp tục kháng cự. Tháng 9/1927 cán bộ cộng sản sách động nông dân nổi dậy cướp lúa ở Trường Sa (Hồ Nam). Cuộc nổi dậy bị đàn áp nặng nề. Các cố vấn Nga từ Nam Kinh trốn về Quảng Châu ra lệnh cho Trương Đại Lợi, chủ tịch Ủy Ban Cách Mạng địa phương, xúi dục thợ thuyền chiếm trại lính và công sở nhưng không thành công vì nhân dân không ủng hộ.

Theo gương Công Xã Paris, tỉnh ủy Quảng Đông thi hành quyết định của trung ương ĐCSTQ ra lệnh khởi nghĩa ngày 11/7/1927, gọi là Xô Viết Quảng Châu. Cuộc bạo động do Diệp Kiếm Anh lãnh đạo kéo dài ba ngày, cuối cùng thất bại phải rút về nông thôn. Báo chí Quảng Châu ra ngày 17/12/1927 cho biết thây người chất đống trên đường phố do cuộc đàn áp của các binh đoàn Ly Tế Thâm và Trương Phát Khuê thuộc lực lượng QDĐ. Tổn thất phía cộng sản được biết là 10.000 người chết vì chiến đấu, 2500 người bị xử bắn. Khoảng 30 thanh nhiên Việt Nam theo học trường võ bị Hoàng phố cũng tham gia Xô Viết Quảng Châu.

Cuộc Vạn Lý Trường Chinh

Sau Xô Viết Quảng Châu, chiến dịch tiễu trừ cộng sản của Tưởng Giới Thạch trở nên quyết liệt và toàn diện. Mao Trạch Đông và Chu Đức, rút về nông thôn, tổ chức một số trung tâm kháng cự. Lãnh đạo cộng sản, đào thoát khỏi Thượng Hải, kéo nhau về các trung tâm này để hợp lực với Mao nhưng không được bao lâu thì tất cả phải tháo chạy trước sức tấn công mãnh liệt của lực lượng QDĐ.

Đây là bước đầu của cuộc Vạn Lý Trường Chinh gian nan nguy hiểm kéo dài hai năm 1934-1935. Tất cả các lực lượng Cộng sản từ miền Nam phải rút lên Tây Bắc.

126

Page 127: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Cuộc rút quân được chú ý đến nhiều nhất là của Quân Đoàn Đỏ Số I do chính Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai lãnh đạo. Họ đã phải vượt qua 12.500 cây số núi rừng hiểm trở trong vòng 370 ngày, từ Giang Tây đến Diên An (Sơn Tây) để né tránh sự truy lùng của lực lượng QDĐ.

Tàn quân của Quân Đoàn 4 cũng tới được Giang Tây ít tháng sau nhưng riêng Quân Đoàn 2 thì phải đợi mãi tới tháng 10/1936 mới tới nơi. Sư tái hợp của ba quân đoàn này chấm dứt cuộc Vạn lý Trường Chinh. Quân số của các lực lượng Cộng sản từ 300.000 đếm lại chỉ còn 40.000 binh sĩ. Cuộc Vạn Lý Trường Trinh tuy gian lao vất vả nhưng đã mang lại cho Mao Trạch Đông và ĐCSTQ một uy tín lẫy lừng đối với giai cấp nông dân Trung Quốc.

Biến cố Tây An và cuộc hợp tác Quốc Cộng lần thứ hai

Tháng 12/1936 Trương Học Lương (6) và Dương Hổ Thành, hai tướng Quốc Dân Đảng, bắt cóc Tưởng Giới Thạch để ép Thạch hợp tác với cộng sản trong nỗ lực cùng quyết tâm đánh Nhật. Sự kiện này gọi là “Biến Cố Tây An”. Việc xảy ra như sau.

Trước khi xảy ra biến cố ban lãnh đạo ĐCSTQ muốn ám sát Tưởng Giới Thạch để trả thù. Lúc ấy, quân của ĐCSTQ đóng tại Thiểm Bắc lâm cảnh khốn cùng và quá ít ỏi nên có thể bị tiêu diệt dễ dàng chỉ trong một trận đánh. Mặt khác, Liên Xô cũng không chủ trương giết Tưởng Giới Thạch vì muốn cầm chân quân Nhật, không để Nhật có thể tiến đánh từ phía Nam.

Stalin viết thư ra lệnh cho ĐCSTQ không được giết Thạch và phải hợp tác với QDĐ lần thứ hai để bảo toàn và phát triển lực lượng. ĐCSTQ tuân lệnh và thay đổi kế hoạch, lấy hợp tác đánh Nhật làm danh nghĩa và lợi dụng thời gian quân QDĐ phải chú tâm về nhiệm vụ kháng chiến để phát triển lực lượng riêng.

Kế hoạch này được tiến hành bằng cách xúi bẩy Trương Học Lương và Dương Hổ Thành bắt cóc Tưởng Giới Thạch, buộc Thạch phải thương thuyết với Chu Ân Lai để cùng nhau diệt Nhật. Kế hoạch đi đến thành công nhờ sự cộng tác của các điệp viên cộng sản được bố trí chung quanh hai tướng QDĐ.

ĐCSTQ đã nhờ Tống Khánh Linh (7) vận động để điệp viên Lưu Đỉnh trở thảnh người thân tín của Trương Học Lương và đồng thời cho phép nữ đảng viên xinh đẹp Tạ Bảo Chân trở thành vợ của Dương Hổ Thành. Chính những điệp viên cộng sản này đã lên kế sách bắt cóc Tưởng Giới Thạch và họ đã đạt được mục tiêu.

Để chung sức đương đầu với cuộc xâm lăng của Nhật hai bên quốc-cộng Trung Hoa lại phối hợp lực lượng lần thứ hai từ 1937 đến 1945. Trong khoảng 8 năm hợp tác này con số thành viên của ĐCSTQ đã từ 40.000 người tăng lên 1.200.000, và con số binh sĩ từ 40.000 người tăng lên gần một triệu chưa kể hơn một triệu dân quân yểm trợ.

Nhiều người cho rằng nếu không có cuộc xâm lăng của Nhật Bản thì chưa chắc ĐCSTQ đã có thể phát triển nhanh như vậy. Để gỉải thích họ đưa ra luận điểm rằng phe

127

Page 128: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

cộng sản đã lợi dụng tối đa thời gian QDĐ bị vướng mắc về công cuộc kháng chiền chống Nhật để củng cố và phát triển lực lượng của mình.

Giai đoạn kết tính đến 1949

Sau khi Thế Chiến II chấm dứt, nội chiến lại tiếp tục giữa hai phe quốc-cộng. Trong khoảng thời gian này QDĐ được Mỹ viện trợ còn phe cộng sản thì được Liên Xô nâng đỡ. Phe QDĐ lúc đầu đạt được một vài thắng lợi nhưng cuối cùng đã bị phe cộng sản đánh bại và phải bỏ chạy ra đảo Đài Loan.

Cuộc cách mạng vô sản Trung Hoa thành công. Mao Trạch Đông xuất hiện như vị lãnh đạo tối cao bên cạnh các tên tuổi như Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Dương Thượng Côn, Đặng Tiểu Bình, Đổng Tất Vũ và một số lãnh tụ khác nữa.

Ngày 1/10/1949 tại quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh, Mao Trạch Đông long trọng tuyên bố với thế giới sự ra đời của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Một giai đoạn chiến tranh diệt chủng khác bắt đầu.

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 15

(1) Hoàng Hoa Cương là một nghĩa trang, nơi chôn cất 72 liệt sĩ Quốc Dân Đảng Trung Quốc hy sinh trong cuộc khởi nghĩa 27-4-191 tại Quảng Châu. Liệt sĩ Phạm Hồng Thái của Việt Nam, chết trong vụ ám sát hụt toàn quyền Merlin, cũng được an táng nơi đây với tấm bia “Việt Nam Liệt Sĩ Chi Mộ”.

(2) Phong Trào Ngũ Tứ. Tại Hội Nghị Versailles (Pháp) sau Thế Chiến I đại biểu Trung Quốc yêu cầu các nước giao hoàn cho Trung Quốc tất cả quyền lợi của Đức ở Sơn Đông và thủ tiêu 21 điều khoản cũa Nhật Bản.

Các nước Anh, Pháp, Ý đều ủng hộ Nhật Bản và không trả lại Sơn Đông. Đại biểu Trung Quốc bỏ Hội Nghị ra về. Nhân dân Trung Quốc phản đối. Ngày 4/5/1919 hơn 3.000 sinh viên ở Bắc Kinh biểu tình đòi tuyệt giao kinh tế với Nhật. Tiếp theo là các cuộc bải khóa, bãi thị, bãi công để hưởng ứng.

Vụ Sơn Đông được Anh, Pháp và đồng minh giải quyết như sau: giao sự nghiệp của Đức kiến thiết tại Thanh Đảo cho Trung Quốc, còn sự nghiệp của Nhật (chẳng hạn như đường xe lửa) thì Trung Quốc phải mua lại. Quân đội đóng ở Sơn Đông phải triệt hồi hoàn toàn.

(3) Lý Đại Chiêu (1889-1927) là người quê ở Nhạc Đình (Hà Bắc), từng du học ở Nhật vào năm 1913. Ông là giáo sư chính trị học kiêm chủ nhiệm thư viện đại học Bắc

128

Page 129: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Kình. Ông cũng là một trong những lãnh tụ của Phong Trào Ngũ Tứ và là thầy học của Mao Trạch Đông. Năm 1924 nhân vụ hợp tác quốc-công lần thứ nhất ông gia nhập hàng ngũ Quốc Dân Đảng Trung Hoa nhưng vấn vận động cho cách mạng vô sản.

Trong vụ thanh Cộng năm 1927, đảng viên QDĐ lục soát khắp nơi, kể cả sứ quán Liên Xô, để tìm tài liệu tuyên truyền cho cộng sản. Ông bị bắt và bị sứ quân Trương Tác Lâm giết chết để lấy cuốn sách “Lý đại Chiêu Tuyển Tập”.

(4) Trần Độc Tú (1879-1942) đỗ cử nhân Triều Thanh, sang Pháp du học 4 năm 1907-1910, tham gia Cách mạnh Tân Hợi. Ông trở thành Mác Xít trong thời gian ở Pháp và là người Mác Xít đầu tiên của ĐCSTQ.

Ông và Lý Đại Chiêu là những người truyền bá chủ nghĩa Marx trong Phong Trào Ngũ Tứ. Là Tổng Bí Thư đầu tiên của ĐCSTQ ông không tán thành việc hợp tác Quốc-Cộng theo lệnh của Moscow. Mặc dầu vậy, ông vẫn bị trục xuất khỏi đảng sau cuộc thanh Cộng của Tưởng Giới Thạch năm 1927 .

Ông thành lập một nhóm Trốt-Kít nhỏ sau thời gian bị trục xuất nhưng không gây được nhiều ảnh hưởng. Năm 1932 ông bị Tưởng Giới Thạch bỏ tù 15 năm, được tha năm 1940 và chết năm 1942.

(5) Đỗ Nguyệt Thắng (Tu Yueh Sheng) là người cầm đầu một tổ chức xã hội đen gọi là Lục Hội ở Thượng Hải trong thời gian 1920-1930. Ông sinh năm 1888 trong một gia đình nghèo khổ, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ông gia nhập Lục Hội vào năm 16 tuổi và nổi tiếng là một kẻ đâm thuê chém mướn không gớm tay.

Về sau, trở thành chủ một sòng bài lớn nhất nước, ông làm ăn với giới tài phiệt Thượng Hải và kết thân với Tưởng Giới Thạch. Ông giúp Tưởng rất đắc lực. Khi Mao Trạch Đông chiếm Thượng Hải năm 1949, ông sang định cư ở Hương Cảng vả mất tại tại đây vào năm 1951.

(6) Trương Học Lương sinh năm 1898 là con của sứ quân Mãn Châu Trương Tác Lâm. Sau khi bố bị Nhật ám hại, ông lên thay thế và có thái độ cứng rắn với quân phiệt Nhật. Chính vì lý do này mà Nhật tiến chiếm Mãn Châu và ông phải rút về Tây An, Thiểm Tây.

Tháng 12/1936 Tưởng Giới Thạch bay lên Tây An để thuyết phục ông cùng hợp tác tiêu diệt Nhật Bản. Ông không đồng ý, bắt giam Tưởng. Sau nhờ có sự can thiệp khéo léo của vợ là Tống Mỹ Linh mà Tưởng được thả. Ông theo Tưởng về Nam Kinh để tỏ thiện chí nhưng khi đến nơi thì ông bị Tưởng bắt và lên án tử hình. Bản án này sau được giảm xuống thành “quản thúc tại gia”. Khi rút sang Đài Loan, Tưởng cũng bắt ông mang theo và chỉ trả lại tự do cho ông 20 năm sau.

(7) Tống Khánh Linh sinh năm 1892 là vợ của Tôn Dật Tiên, em của Tống Ái Linh và chị của Tống Mỹ Linh (vợ của Tưởng Giới Thạch). Sau khi chồng chết bà có những quan hệ thân mật với những người cộng sản Trung Quốc.

Riêng Tống Mỹ Linh thì khi Tưởng Giới Thạch bị Trương Học Lương bắt giam tại Tây An, bà đã can đảm bay lên Tây An, dấn thân vào hang cọp cứu chồng. Hành động này được người đời ngưỡng mộ.

129

Page 130: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

MAO TRẠCH ĐÔNG VÀCHÍNH SÁCH CAI TRỊ BẰNG BẠO LỰC

Bước nhảy vọt vĩ đạiCuộc cách mạng văn hóa

Chính sách cải cách điền địa Sự kiện Thiên An Môn 1989

Hiện đại hóa chủ nghĩa chuyên chế

Bước nhảy vọt vĩ đại

Tháng 1/1958, Mao Trạch Đông hạ lệnh tiến hành kế hạch ngũ niên thứ hai, đặt tên là “Bước nhảy vọt”. Kế hoạch này là hình mẫu phát triển kinh tế theo công thức của Liên Xô trong giai đoạn chuyển sang kỹ nghệ nặng.

Trong kế hoạch “Bước nhảy vọt”, các hợp tác xã nông nghiệp bị hủy bỏ để tập trung thành những “nông xã nhân dân” khổng lồ với kích thước cả ngàn người. Đất đai, trâu bò, nông cụ, nơi ăn chốn ở của nông dân…cái gì cũng dùng chung. Kế hoạch này khởi sự áp dụng tại Hà Nam và Liễu Ninh, rồi nhanh chóng phát triển ra cả nước.

Ngoài việc trồng cấy lúa gạo lực lượng nông dân còn được sử dụng vào việc xây dựng những đập nước khổng lồ, các công trình thủy lợi khác và vào việc phát triển hệ thống giao thông. Điểm đặc biệt cần phải nói thêm là nông xã nào cũng phải có một lò luyện thép. Nguyên liệu cung cấp cho các lò này không phải là quặng thép lấy lên từ mỏ mà là bất cứ một thứ gì bằng sắt thép mà con người đang sử dụng như dao kéo, thìa muổng, cuốc xẻng, vật dụng khác trong nhà và đôi khi cả đường sắt hỏa xa.

Người ta áp dụng những phương pháp, phản khoa học và không được thử nghiệm qua thực tế, trong trồng cấy và trong sản xuất kim khí. Thêm vào đó các chỉ tiêu sản xuất ép buộc cũng tăng lên một cách không hợp lý vì không căn cứ vào khả năng sức lực của con người. Kết qủa là mức sản xuất ngũ cốc giảm 15% trong năm 1959, giảm thêm 10% nữa trong năm 1960 và hoàn toàn không được phục hồi trong năm 1961. Sắt thép làm ra thuộc loại xấu không dùng được.

Nhân dân che dấu sự thất bại này bằng những báo cáo giả dối để tránh bị chế độ trừng phạt. Con người không còn gì để tự nuôi sống. Một nạn đói khủng khiếp xảy ra khắp nơi trên lãnh thổ và làm chết hàng chục triệu người trong khoảng thời gian 1959-1962. Đói đến nỗi tại nhiều nơi người ta đã ăn thịt trẻ em bằng cách đổi con cho nhau để tránh khỏi phải chứng kiến cảnh tượng phải ăn thịt chính con mình

130

Page 131: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Vì sợ khủng bố nên cả nước phải giữ im lặng trước thảm trạng hãi hùng đó, trừ một người duy nhất là thống chế Bành Đức Hoài (1). Trong một bức thư gửi cho Mao Trạch Đông ông đã chỉ trích “Bước nhảy vọt” và nói cho Mao biết sự thật. Ông bị thanh trừng ngay sau đó, bị làm nhục trong “Cách Mạng Văn Hóa” và chết trong ngục tù năm 1974.

Bành Đức Hoài tự nguyện hy sinh để cho những đồng chí khác khỏi mang vạ. Hành động can đảm này đã làm cho uy tín của Mao sụt giảm trong hàng ngũ lãnh đạo. Mao phải từ chức chủ tịch nước năm 1962 để chỉ còn giữ lại chức chủ tịch đảng. Lưu Thiếu Kỳ trở thành chủ tịch nước thay Mao, còn trong đảng thì Đặng Tiểu Bình ngồi vào ghế tổng bí thư. “Bước nhảy vọt” cũng ngưng áp dụng kể từ thời gian này. Ba năm sau, với rất nhiều nỗ lực và với sự tiếp tay của quốc tế nạn đói mới thật sự chấm dứt.

Thế giới cho rằng sự thất bại của “Bước Nhảy Vọt” là hậu quả của việc Liên Xô rút về nước các cố vấn kỹ thuật, nhân khi hai nước tranh chấp ngôi vị lãnh đạo khối cộng sản quốc tế. Thời gian đó, cả thế giới biết rằng Mao không chấp nhận “chủ nghĩa xét lại” của Krushchev và cho rằng sau khi Stalin chết, ngôi vị lãnh đạo nói trên đương nhiên phải thuộc về mình, nghĩa là về Trung Hoa cộng sản.

Cuộc cách mạng văn hóa

Sau khi Mao từ chức chủ tịch nước, Chu Ân Lai trở thành thủ tướng. Cùng với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình ông nhanh chóng hàn gắn những vết thương do “Bước nhảy vọt” gây ra. Cả ba đều được lòng dân chúng. Tuy nhiên họ không được lòng Mao và những kẻ theo Mao.

Năm 1963 để cướp lại quyền hành, Mao tung ra cái gọi là “Phong Trào Giáo Dục Xã Hội Chủ Nghĩa” (Socialist Education Movement) và dùng lực lượng sinh viên trẻ làm hậu thuẫn. Tiếp theo là “Phong Trào Bốn Thanh Lọc’. Phong trào này chủ trương thanh lọc trên bốn địa bàn: chính trị, kinh tế, tư tưởng và tổ chức. Qua hai phong trào này Mao công khai chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và phe cải cách.

Mao kéo về phe mình Lâm Bưu (2) (bộ trưởng quốc phòng), Giang Thanh (3) (vợ thứ tư của Mao) và Vương Hồng Văn (đệ tử của Giang Thanh). Để được hưởng ân sủng, Lâm Bưu nhắm mắt đề cao Mao như một vị thánh sống không bao giờ lầm lẫn.

Ngày 29/5/1966 đơn vị Hồng Vệ Binh đầu tiên, một lực lượng quần chúng ủng hộ Mao, được thành lập tại đại học Tsing Hua ở Thượng Hải. Đơn vị này viết thư cho Mao xin phép mở chiến dịch thanh trừng. Mao viết báo trả lời “đồng ý” và chỉ thị thanh trừng các bộ tham mưu trước. Cuộc “Cách MạngVăn Hóa” bắt đầu với danh nghĩa là chấn chỉnh những nét văn hóa không hợp thời và thanh lọc những phần tử bị hủ hóa đang trở lại con đường tư bản.

Ngày 8/8/1966 Ủy Ban trung Ương ĐCSTQ chính thức ban hành quyết định về “Cuộc Đại Cách MạngVăn Hóa Vô Sản” và chỉ thị phát triển phong trào này đến các tầng

131

Page 132: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

lớp công nhân, nông dân, binh sĩ, trí thức và đảng viên. Các đơn vị Hồng Vệ Binh được thành lập khắp nơi. Cũng trong tháng này Hồng Vệ Binh kéo nhau về tu họp tại quảng trường Thiên An Môn để hoan nghênh chủ tịch Mao và thống chế Lâm Bưu.

Lực lượng Hồng Vệ Binh lúc này lên đến 11 triệu người. Được sự khen ngợi và khuyến khích của Mao càng ngày họ càng hung dữ và có khuynh hướng đi dần đến việc sử dụng bạo lực để hành hạ thể xác các nạn nhân bị họ tố khổ và hạ nhục.

Ngày 3/1/1967 , với sự hỗ trợ của Hồng Vệ Binh Thượng Hải, Lâm Bưu và Giang Thanh công khai phê phán nặng nề Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Tại các địa phương một tình trạng tương tự cũng xảy ra. Trên mặt nhật báo Nhân Dân, được Mao hết sức cổ võ và khen ngợi, nên các nhóm Hồng Vệ Binh vũ trang bắt đầu đấu đá nhau để chứng tỏ xem ai tích cực hơn.

Vào ngày 4/6/1967 trong khi Lưu Thiếu Kỳ đang bị một đám Hồng Vệ Binh hỏi tội tại Trung Nam Hải (Bắc Kinh) thì tại Vũ Hán một đám Hồng Vệ Binh khác lại tố Giang Thanh là có hành động phản cách mạng. Nhân vụ này Giang Thanh lạm quyền, tự cho phép ra lệnh cho HồngVệ Binh thay thế Quân Đội Giải Phóng mỗi khi cần thiết.

Được phép này, Hồng Vệ Binh chiếm các kho vũ khí địa phương. Tranh chấp leo thang. Hàng triệu cuốn “Mao Tuyển” ca tụng Mao Trạch Đông được phổ biến. Không khí bạo loạn sôi sục và không ngừng phát triển. Trước tình thế đó, nội bộ đảng nhất trí là Hồng Vệ Binh đã đi qúa giới hạn được phép và trật tự cần được vãn hồi.

Cho đến ngày trật tự được vãn hồi vào tháng 10/1967 thì Lưu Thiếu Kỳ đã bị đuổi ra khỏi đảng, cho đi tù và chết trong ngục cấm năm 1969. Đặng Tiểu Bình bị đưa đi cải tạo và lao động khổ sai tại một nhà máy sản xuất động cơ. Mấy năm sau nhờ sự can thiệp của Chu Ân Lai họ Đặng mới được trở lại chính quyền. Một số rất đông những người khác kém may mắn đã bị thanh toán mà không ai biết tới…

Tháng 12/1968, sau khi thanh toán xong những địch thủ chính trị đáng gờm nhất và lấy lại quyền hành, Mao phát động “Phong trào trở lại nông thôn”. Thủ thuật này nhằm ổn định chính trị bằng cách đưa hết bọn Hồng Vê binh ra ngoài thành phố cho họ làm quen với công việc đồng áng. Phong trào kéo dài mãi tới 10 năm sau mới chấm dứt. Các trường đại học và toàn bộ hệ thống giáo dục của đất nước bị ngưng trệ một thời gian khá dài.

Ngày 1/4/1969 thống chế Lâm Bưu trở thành nhân vật số 2 của chế độ và là người kế vị chính thức của chủ tịch Mao Trạch Đông. Ngày 23/8/1970 Đại Hội lần thứ 9 của ĐCSTQ bàn thảo về việc tái lập chức vụ chủ tịch nhà nước sau cái chết của Lưu Thiếu Kỳ. Sự kiện này khiến Mao nghi ngờ Lâm Bưu làm phản bằng cách tìm cơ hội hất Mao ra khỏi hệ thống quyền lực. Cũng trong thời gian này nhiều tin về việc mưu sát Mao mà thủ phạm là Lâm Bưu được tung ra.

Kể từ sau ngày 11/9/1971 người ta không thấy Lâm Bưu xuất hiện nữa. Một số thân tín của Lâm Bưu bỏ trốn sang Hồng Kông. Một số khác gồm khoảng 12 tướng lãnh bị bắt. Ngày 13/9/1971 có tin Lâm Bưu và gia đình lấy máy bay sang Liên Xô nhưng

132

Page 133: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

máy bay bị nổ trên không phận Mông Cổ làm tất cả hành khách thiệt mạng. Mãi tới ngày 30/9/1971 tin về cái chết của Lâm Bưu mới được ĐCSTQ chính thức phổ biến đồng thời với lời buộc tội Lâm Bưu là tên phản đảng, phản Mao Chủ Tịch và phản cuộc “Cách mạng văn hóa” của dân tộc.

Ngày 8/1/1976 Chu Ân Lai chết. Một lễ tưởng niệm đã được tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn ngày 5/4/1976 với cả triệu người tham dự. Họ lên tiếng phản đối “bè lũ bốn tên” của Giang Thanh, người cầm đầu “Cách mạng văn hóa” làm chết nửa triệu nhân mạng. Lòng dân ủng hộ đường lối lãnh đạo của thủ tướng họ Chu.

Ngày 9/9/1976 MaoTrạch Đông từ trần. Di chúc của Mao chỉ định Hoa quốc Phong làm chủ tịch ĐCSTQ. Được ít lâu, thuận theo đề nghị và sự khuyến khích của thống chế Diệp Kiếm Anh và của Đặng Tiểu Bình (4) Hoa Quốc Phong hạ lệnh bắt “bè lũ bốn tên” gồm Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diệu Văn Nguyên. Đến lúc này cuộc “Cách mạng văn hóa” cũng chưa thực sự chấm dứt.

Do áp lực của một số lãnh đạo trong đảng, Hoa Quốc Phong cũng đồng ý mời Đặng Tiểu Bình trở lại và giao cho chức vụ phó thủ tướng vào tháng 7/1977. Một tháng sau, Đại Hội Đảng lần thứ 11 công bố thành phần của Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị như sau: Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm và Uông Đông Hưng. Đặng Tiểu Bình dần dần củng cố quyền lực của mình.

Năm 1980 ĐCSTQ quyết định cử Hồ Diệu Bang (5) làm tổng bí thư. Tháng 9/1980 Hoa Quốc phong từ chức và được thay thế bởi Triệu Tử Dương (6) một nhân vật thân tín của Đặng Tiểu Bình. Riêng Đặng thì dành thêm chức vụ chủ tịch Quân Ủy Trung Ương và trở thành nhân vật số 1 của chế độ trong thời kỳ mới. Đặng bác bỏ huyền thoại “bất khả lầm lẫn” đã được dùng để tôn vinh Mao và lái Trung Quốc sang con đường “hội nhập”.

Trong thời kỳ 10 năm của “Cách mạng văn hóa”, nhân quyền của hàng trăm triệu người đã bị tước bỏ. Giữa các năm 1966-1969 khoảng 500.000 người đã bị giết chết. Hơn 700.000 người đã bị ra tòa trong vụ xử “bè lũ bốn tên” trong đó 34.000 người đã bị xử tử. Những con số chính xác cõ lẽ sẽ không bao giờ được công bố vì cho tới nay ĐCSTQ vẫn tìm hết cách dấu diếm.

Chính sách cải cách điền địa

Mao Trạch Đông là người Mác-Xít Á Châu đầu tiên đã nhìn thấy cách mạng vô sản, nếu muốn thành công, nhất thiết phải dựa vào sức mạnh của nông dân. Cho nên khi đến Diên An và đặt căn cứ tại Giang Tây, Mao thực hiện ngay vấn đề chia lại ruộng đất cho người cầy.

Đất đai của các sứ quân, tịch thu sau khi những thủ lãnh quân sự địa phương bị thanh toán, được đem phân phát lại cho nông dân. Lúc đầu chính sách tịch thu này cũng được thi hành đối với các phú nông, nhưng vì còn phải cần tới sự ủng hộ của họ để chống Nhật , nên phải đình hoãn một thời gian.

133

Page 134: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Nhưng đình hoãn không có nghĩa là hủy bỏ. Khi cuộc nội chiến bùng nổ trở lại và nhất là sau năm 1949, công cuộc cải cách điền địa lại tiếp tục tiến hành với một mức độ tàn phá quyết liệt hơn nhiều. Làm như thế, trước hết là để tiêu hủy cơ cấu xã hội cũ và sau nữa là để tranh thủ tối đa sự ủng hộ của nông dân vô sản.

Hồi đó Hồng Quân tiến đến đâu thì họ lập ngay những hiệp hội nông dân để ấn định địa tô và thuế đất mới. Họ tiêu diệt bất cứ ai chống đối hoặc nổi loạn. Địa chủ bị hạ nhục và đem ra xét xử trước những tòa án nhân dân khát máu. Hàng trăm ngàn người bị xử tử tại chỗ. Tính sổ tổng quát, có ít nhất hai triệu người bị thiệt mạng chỉ trong vòng vài tháng.

Từ 1949 đến 1952, hơn 50% đất canh tác của Trung Quốc được đem phân phối lại. Nông dân được cung cấp những thửa ruông nhỏ để tự lực khai thác cùng với gia đình. Phụ nữ cũng phải lao động như nam giới, và đây là một luật lệnh mới trái hẳn với cổ tục của tổ tiên người Trung Hoa.

Trong những năm tháng đầu của thập niên 1950, chính quyền cộng sản bắt đầu tiến hành công cuộc hợp tác hóa nông thôn. Chính sách này nhằm tăng gia sản xuất để có thể cung ứng số lượng thực phẩm dư thừa cho khu vực kỹ nghệ cũng đang bị đặt trong tình trạng công nghiệp hóa dồn dập.

Thoạt đầu người ta chỉ tổ chức những nhóm “Nông Dân Tương Trợ” cùng ăn, cùng ở, cùng làm để dần dần đi tới sự thành lập các hợp tác xã sản xuất nông phẩm rộng lớn hơn. Đến năm 1956 thì mô hình hợp tác xã được áp dụng và phổ biến khắp nơi. Quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước. Với mô hình hợp tác xã, sản lượng nông phẩm của Trung Quốc không đủ thặng dư mong muốn để cung cấp cho khu vực kỹ nghệ. Chính vì thế mà năm 1958, Mao phải ban hành “Bước nhảy vọt” làm chết mấy chục triệu người.

Năm 1978 một chính sách mới được mang ra áp dụng, có tên là “hệ thống gia đình trách nhiệm”. Theo chính sách này diện tích canh tác được điều chỉnh cho hợp với khả năng của từng gia đình nông dân và cho phép họ giữ lại phần canh tác thặng dư sau khi đã nộp mức khoán cho nhà nước. Nông dân được ký giao kèo thuê mướn 15 năm cho lần thứ nhất và 30 năm cho những lần kế tiếp. Quyền sử dụng đất đai trở thành một tiện nghi có thể mua bán hoặc sang nhượng trên toàn lãnh thổ.

Hố ngăn cách quyền sở hữu với quyền sử dụng đất đai đã thu hẹp được đôi phần. Dân thất nghiệp ở thành thị lại kéo nhau về nông thôn để canh tác sinh sống. Họ tìm cách đa dạng hóa tối đa cách làm ăn khiến cho việc sản xuất nông phẩm ở Trung Quốc sớm trở lại bình thường. Cuộc thí nghiệm bằng “Bước nhảy vọt” của Mao đã làm chết 40 triệu dân một cách hoàn toàn vô ích.

Sự kiện Thiên An Môn 1989

134

Page 135: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh Trung Quốc là nơi diễn ra những cuộc tu họp chính trị và biểu dương sức mạnh của quần chúng kể từ khi cuộc cách mạnh vô sản Trung Quốc thành công ngày 1/10/1949.

Đối với người nước ngoài thì Thiên An Môn gợi lên hình ảnh của một cuộc đàn áp đẫm máu vào ngày 4/6/1989. Cuộc đàn áp được trình chiếu trên các đài truyền hình của thế giới nên đã gây một ấn tượng và một xúc động mạnh trong trí óc và tư tưởng của phần lớn nhân loại được chứng kiến.

Nạn nhân của cuộc đàn áp đó là các sinh viên trẻ. Họ đến quảng trường Thiên An Môn rất đông để dự lễ tưởng niệm Hồ Diệu Bang, vị thủ tướng quá cố đã đóng góp rất nhiều cho tiến trình dân chủ hóa đất nước. Sự hiện diện của họ hôm đó còn là để khuyến khích vị thủ tướng kế tiếp, Triệu Tử Dương, can đảm tiến theo con đường đã vạch sẵn.

Người ta được biết rằng cả hai vị thủ tướng này đều không được nhóm bảo thủ già trong ĐCSTQ chia xẻ quan điểm và ủng hộ. Và người ta cũng còn nhớ là hồi 1978-1979 chính Đặng Tiểu Bình, sau khi thoát khỏi nanh vuốt của Mao Trạch Đông, cũng đã được nhân dân ủng hộ bằng một cuộc biểu dương tương tự ở quảng trường.

Nhưng không hiểu sao chính Đặng Tiểu Bình lại ra tay đàn áp đẫm máu những người sinh viên trẻ yêu chuộng tự do bằng chiến xa và quân đội. Những yêu cầu mà sinh viên đệ đạt lên chính phủ không có gì là quá đáng. Họ chỉ đề nghị chính phủ chú trọng nhiều hơn đến những lời than vãn của một số nạn nhân của các biện pháp khuếch trương kinh tế và công nhận cho báo chí được tự do hơn trong việc tố cáo tham nhũng và các tệ nạn khác trong xã hội.

Những yêu cầu của họ thật là chính đáng và dễ hiểu, nhưng cái khó hiểu là thái độ “hàng hai” của Đặng Tiểu Bình khi ra lệnh đàn áp. Dư luận bảo thủ của Trung Quốc đưa ra nhiều lý do để biện minh.

Thứ nhất là dư âm của cuộc “Cách mạng văn hóa” vẫn còn, nên nhóm lãnh tụ già không muốn có một sự tái diễn nguy hiểm.

Thứ hai là cuộc biểu tình của sinh viên đã được tổ chức đúng ngày tổng thống Nga Gorbachev sang thăm, nên đã làm mất uy tín của chính phủ.

Thứ ba là đại diện của một số công đoàn tự do, theo mẫu hình của công đoàn đoàn kết Ba Lan, đã hoà nhập vào đám sinh viên ngồi ở quảng trường.

Thứ tư là khi các đơn vị quân đội tiến vào Bắc Kinh hơn một triệu công nhân đã ngăn cản bằng bạo lực, gây nhiều thiệt hại và thương tích cho binh sĩ.

Thứ năm là sinh viên đã nêu gương xấu cho một số đô thị khác bắt chước.Thứ sáu là sinh viên đã trình diễn trước truyền hình quốc tế một bức tượng “Nữ

Thần Dân Chủ” giống “Nữ Thần Tự Do” của Hoa Kỳ.Thứ bảy là cảnh sát đã bất lực trước sức mạnh của sinh viên nên quân đội phải

can thiệp.

135

Page 136: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Cuộc tàn sát sinh viên khốc liệt đến độ không một ai trong giới lãnh đạo Trung Quốc có can đảm nhận lãnh trách nhiệm. Trước mắt nhân loại,Trung Quốc xuất hiện như một dân tộc hoàn toàn thiếu văn minh.

Hậu qủa chính trị là thủ tướng Triệu Tử Dương mất chức vì đã có thái độ thân thiện với sinh viên. Nhóm lãnh đạo bảo thủ còn muốn đẩy xa hơn chủ trương của họ, nghĩa là đòi hỏi phải ngưng ngay tiến trình tự do hóa kinh tế. Tuy nhiên đòi hỏi này xét ra phải trả giá quá cao nên Đặng Tiểu Bình không dám thực hiện. Tiến trình đàn áp tiếp tục sau khi tình trạng hỗn độn đẫm máu ở Thiên An Môn chấm dứt.

Hiện đại hóa chủ nghĩa chuyên chế

Sau cuộc trấn áp ở Thiên An Môn năm 1989, ĐCSTQ đã bị phá sản về mặt đạo đức. Trong nước, gần như không còn ai tin vào những khẩu hiệu mà Đảng vẫn hô hào về xã hội chủ nghĩa. Quân đội cũng mất mặt: kinh nghiệm Thiên An Môn cho thấy “quân đội nhân dân” có thể nổ súng vào chính nhân dân. Ngoài nước, mô hình chính trị Trung Quốc bị cả loài người ghê tởm.

Mặc dầu bị tai tiếng như thế, nhưng 20 năm sau ĐCSTQ đã tạo được sự “ủng hộ mới” của quần chúng qua thành tích đem lại một sự phát triển kinh tế đáng kinh ngạc và qua những cố gắng làm hồi sinh chủ nghĩa “Đại Hán”. Những việc này tạo ấn tượng chế độ đang tìm cách “tự do hóa”.

Đây là một sự ngộ nhận nguy hiểm. Ưu tiên hàng đầu của ĐCSTQ vẫn như cũ. Đó là sự năm giữ quyền lực tuyết đối. Tăng trưởng kinh tế không bao giờ dẫn đến dân chủ khi mà chế độ độc tài độc đảng vẫn tồn tại. Thật ra ĐCSTQ đang cố gắng hiện đại hóa “chủ nghĩa chuyên chế” của mình để thích nghi với thời đại.

Trong khi kinh tế tăng trưởng Đảng giữ lại phần lớn tài sản kiếm được nhờ sự tiếp tay của các lãnh tụ kinh doanh, sẵn sàng ủng hộ chế độ chuyên chế để đổi lại sự giàu có. Thay vì xuất hiện như giai cấp trung lưu với khả năng thách thức chính quyền, nhóm lãnh tụ kinh doanh này ủng hộ lề lối cai trị bằng biện pháp mạnh để dẹp yên những “sự bất ổn” trong dân chúng.

Nhằm duy trì sự phục tùng của nhân dân, ĐCSTQ vẫn sử dụng công cụ quen thuộc có từ thời Mao Trạch Đông là công tác tư tưởng. Nhưng hiện nay công tác này đã được điều chỉnh để thích nghi với thời đại. Nếu vào thời Mao công tác tư tưởng nhằm thay đổi xã hội và bản chất con người thì giờ đây công tác này chỉ còn tập trung vào những vấn đề chính trị mang tính sống còn cho sự cầm quyền của Đảng.

Công tác tư tưởng mới này đưa ra hai phương pháp để đối phó với những sự bất bình của xã hội. Thứ nhất, làm cho dân chúng tin rằng cấp lãnh đạo trung ương bao giờ cũng trong sạch và mọi tệ nạn tham nhũng là do sự thiếu hiểu biết của các quan chức địa phương. Thứ hai, làm cho dân chúng sao lãng và quên đi những bất mãn của mình, chẳng hạn như thổi phồng khẩu hiệu “Đạt Lai Lạt Ma chia rẽ tổ quốc” để đánh lạc hướng việc “dân oan” bị cướp đất cướp nhà, đòi hỏi bồi thường.

136

Page 137: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Đáng quan ngại hơn cả là việc ĐCSTQ đang xuất cảng sự thành công của sách lược nói trên ra nước ngoài và yểm trợ tài chính cho những nơi mà mô hình Trung Quốc về “chủ nghĩa tư bản chuyên chế” đang được sao chép lại. Các chế độ từ Syria đến Việt Nam đang tán tụng thành công này. Ngân Hàng Thế Giới cho biết Bắc Kinh hiện là chủ nợ lớn nhất của các nước châu Phi.

Mô hình “chủ nghĩa tư bản chuyên chế” là một thách thức đối với các gíá trị dân chủ. Tuy nhiên nó chưa là một đe dọa trực tiếp và tức thời vì sức hấp dẫn của nó tùy thuộc phần lớn vào khả năng và cơ hội phát triển của nền kinh tế cũng như vào mức độ nhận thức về quyền hiến định của người dân Trung Quốc.

Cả hai điều kiện đó đang là quan tâm chính yếu và đồng thời cũng là mối ưu tư thường trực của nhóm lãnh đạo Trung Nam Hải. Muốn ra khỏi ngõ bí này để có thể hội nhập toàn diện vào thế giới văn minh và khẳng định thế cường quốc của mình, Trung Quốc không còn con đường nào khác hơn là con đường dân chủ chân chính.

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 16

(1) Bành Đức Hoài (1898-1974) sinh tại Hồ Nam, gia nhập ĐCSTQ năm 1928. Ông là chỉ huy trưởng Đệ Nhất Lộ Quân trong nội chiến (1946-1949), tổng chỉ huy Quân Đội Nhân Dân trong chiến tranh Triều Tiên (1959-1953), thống chế Hồng Quân Trung Quốc, phó thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng.

Vì chỉ trích “Bước Nhảy Vọt” của Mao Trạch Đông nên ông bị giam, bị làm nhục trong Cách Mạng Văn Hóa và chết trong tù năm 1974.

(2) Lâm Bưu (1907-1971) sinh tại Hồ Bắc. Năm 1929 ông gia nhập ĐCSTQ, tham gia nội chiến 1946-1949 và trở thành sĩ quan cấp tướng của Hồng Quân. Năm 1955 ông được phong Thống Chế. Năm 1959 ông thay thế Bành Đức Hoài trong chức vụ bộ trưởng quốc phòng. Năm 1969 ông được Mao chính thức chỉ định làm người kế vị.

Ông hợp tác với Giang Thanh trong Cách Mạng Văn Hóa. Năm 1971, sau khi âm mưu lật đổ Mao bị bại lộ, cả gia đình ông bỏ chạy ra nước ngoải, nhưng khi phi cơ đang bay trên không phận Ngoại Mông trên đường đi Liên Xô thì bị nổ tan và cả nhà thiệt mạng ( ̣tháng 9/1971).

(3) Giang Thanh ( 1913-1991) còn có tên là Lý Tiến Hài, Lý Vạn Hạc, Lam Tần. Bà sinh năm 1913 tại huyên Chư Thành tỉnh Sơn Đông. Bà có nhiều đời chồng trước khi lấy Mao: người chồng (không hôn phốí) thứ nhất là Hoàng Kính bộ trưởng cơ khí của Mao, người chồng thứ hai là kịch sĩ Đường Nạp.

137

Page 138: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Năm 1937 bà đến Diên An cư trú và năm 1938 bà trở thành người vợ thứ tư của Mao, sinh hạ cho Mao được một gái đặt tên là Lý Nạp. Sau khi Mao chết, bọn “Tứ Nhân Bang”gồm: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diệu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn, bị bắt, bị kết án tử hình, hoãn thi hành hai năm rồi giảm xuống chung thân khổ sai. Riêng Giang Thanh tự sát năm 1991.

(4) Triệu Tử Dương gia nhập ĐCSTQ khi Thế Chiến II bùng nổ. Trong khoảng thời gian 1975-1977 ông làm bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên. Nhờ có công cải cách cởi mở nên ông được Đặng Tiểu Bình để ý và cho vào Bộ Chính Trị thay Hoa quốc Phong làm thủ tướng năm 1980.

Năm 1987 ông là Tổng Bí Thư Đảng. Vì có cảm tình với sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989 nên ông bị Giang Trạch Dân thay thế. Sau đó bị quản thúc tại gia cho đến khi chết.

(5) Hồ Diệu Bang sinh tại Hồ Nam. Trong nội chiến 1946-1949 ông làm chính ủy cho Đệ Nhị Quân Đoàn Dã Chiến của Đặng Tiểu Bình. Thời gian sau, 1957-1964 ông lãnh đạo Đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Giữa hai thập niên 1969-1970 ông bị đem ra đấu tố trong Cách Mạng Văn Hóa. Năm 1977 ông trở thành ủy viên trung ương Đảng rồi làm tổng bí thư Đảng bắt đầu từ 1980. Tháng 4/1989, cái chết của ông đã châm ngòi cho cuộc biểu tình đẫm máu vào ngày 4/6/1989 tại quảng trường Thiên An Môn.

(6) Đặng Tiểu Bình (1904-1997) sinh quán tại Quảng An (Tứ Xuyên). Năm 1920 ông du học tại Pháp. Năm 1924 ông gia nhập ĐCSTQ.

Năm 1935 vì quân đội gỉải phóng của Sộng sản từ 85.000 người tụt xuống còn có 35.000 người nên có sự thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo đảng: Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức và một khuôn mặt mới, Đặng Tiểu Bình bí thư thứ nhất UBTƯ Đảng.

Năm 1937, trong thời gian hợp tác quốc-cộng, Đệ Bát Lộ Quân có Chu Đức làm chỉ huy trưởng, Nhâm Bật Thời làm chính ủy và Đặng Tiểu Bình làm phó chính ủy.

Năm 1952 Đặng Tiểu Bình làm phó thủ tướng. Năm 1957 vì chống việc đàn áp phong trào “Trăm Hoa Đua Nở”, ông bị khai trừ trong Cách Mạng Văn Hóa 1966-1967. Năm 1973 ông được phục hồi danh dự nhưng đến năm 1976 ông lại bị khai trừ.

Đến năm 1978, nổi lên là lãnh tụ số 1, ông làm cải cách “mở cửa”, hợp tác kinh tế với thế giới tư bản, mang lại phát triển và thịnh vượng khả quan cho Trung Quốc. Ông chết năm 1997, hướng thọ 92 tuổi.

138

Page 139: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG MƯỜI BẢY

CHIẾN TRANH TƯ HỮU : TRUNG QUỐC NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA

Trung Quốc và chủ nghĩa MarxTriển vọng chính trị tương lai

Lộ trình Hồ Cẩm ĐàoNhững gía trị chung của nhân loại

Phát triển trong hòa bình

Trung Quốc và chủ nghĩa Marx

Năm 1883, sau khi Marx chết, Engels tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân thế giới và thành lập Quốc Tế II năm 1889. Kể từ thời gian này, liên tục trong sáu năm cho đến khi ông qua đời (5/8/1895) Engels đã chỉ đạo Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức tiến hành đấu tranh hợp pháp và đã giành được nhiều thành công trong bầu cử. Sự thành công này đã thay đổi tận gốc tư tưởng đấu tranh của ông so với những gì ông đã viết cùng với Marx trong Bản Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản năm 1848.

Trong quyển 3 tác phẩm Tư Bản Luận xuất bản tháng 6/1894, cả Marx và Engels đã lật đổ kết luận của quyển 1 Tư Bản Luận và khẳng định là không cần làm nổ tan cái vỏ ngoài của chủ nghĩa tư bản nữa.

Ngày 6/3/1895 trong “Lời nói đầu” cho cuốn “Đấu tranh giai cấp tại Pháp” của Marx, Engels đã viết: “Lịch sử cho thấy rõ chúng ta đã từng sai lầm, quan điểm mà chúng ta giữ lúc đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn: nó không chỉ xóa bỏ mê muội sai lầm của chúng ta mà còn thay đổi hoàn toàn điều kiện tiến hành đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 ngày nay đã cũ kỹ về mọi mặt… Thời đại do thiểu số người giác ngộ dẫn dắt quần chúnhg không tự giác thực hiện cách mạng đã qua rồi…”.

Không đến 5 tháng sau khi viết những dòng trên ngels từ trần (5/8/1895). Đoạn vết đó là di ngôn cuối cùng Engels để lại cho phong trào xã hội chủ nghĩa các nước Âu Châu, là sự sửa đổi quan trọng đối với sách lược cũ được trình bày trong “Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản” năm 1848.

Những người cộng sản Âu Châu đã biết có sự thay đổi này. Lenin và Stalin cũng biết nhưng họ dấu, không nói sự thật với dân Nga. Khi cách mạng vô sản thành công năm 1949, Mao Trạch Đông cũng biết nhưng giữ kín. Thế là, thêm một ngọn “cờ hồng” được phất lên và tại họa bắt đầu đổ xuống đầu nhân dân Trung Quốc

“Nhảy vọt lớn” và “Cách mạng văn hóa”, hai sáng tạo của chủ nghĩa cách mạng bạo lực Mao Trạch Đông đã làm chết 57,55 triệu người và gây tổn thất kinh tế lên tới 400

139

Page 140: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

tỷ Nhân Dân Tệ. Năm 1977 theo báo cáo của Lý Tiên Niệm, trong 30 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa Mao trạch đông đã phá hoại hơn hai lần số vốn qúy báu để đầu tư.

Năm 1949, sau khi Tưởng Giới Thạch bỏ chạy ra đảo Đài Loan, nhân dân Trung Quốc hy vọng Mao Trạch Đông thực hiện lời hứa dân chủ thời Diên An, là làm cho Diên An trở thành Washington của Trung Quốc. Nhưng khi vào được Trung Nam Hải thì Mao trở mặt tuyên bố ông là Marx cộng với Tần Thủy Hoàng. Thật ra ông tàn bạo hơn Tần Thủy Hoàn rất nhiều vì ba năm “Nhảy vọt lớn”, với 37,5 triệu người chết đói, đã trở thành bạo chính lớn nhất cổ kim trong và ngoài nước.

Nhìn lại lịch sử phát triển của lý luận về chủ nghĩa Marx ta thấy không phải Bernstein (1850-1932) đã “xét lại”, ông chỉ tuân theo di ngôn của Engels. Chính Lenin mới làm trái tư tưởng của Marx về chủ ngĩa xã hội.

Xét luận một cách tinh tường và chặt chẽ ta thấy chủ nghĩa Lenin, thật ra, là sự thừa kế và phát triển của chủ nghĩa Blanqui. Louis Auguste Blanqui (1805-1881) là người lãnh đạo một tổ chức xã hội bí mật tại Pháp trong thế kỷ 19, là người chủ trương cách mạng bạo lực trong Quốc Tế I và là lãnh tụ quân sự của Công Xã Paris.

Blanqui tin rằng bất kể mức phát triển sản xuất ở trình độ nào, chỉ cần dựa vào bạo lực là có thể sáng tạo ra một thế giới mới không có bóc lột và ép bức. Cho nên nếu nói về “xét lại” thì chính Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông mới là những người “xét lại” lớn nhất. Họ đã mang phương pháp đấu tranh năm 1848 mà Engels đã vứt bỏ để trương lên ngọn cờ cộng sản, “xét lại” chủ nghiã Marx từ mặt tả.

Trong những năm tháng cuối cùng của đời ông, Engels đã nhìn nhận sai lầm năm 1848, đã đưa phương thức sản xuất tư bản vào chủ nghĩa xã hội một cách hòa bình và đã dẫn dắt Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức đến thắng lợi vẻ vang bằng con đường chính thống của chủ nghĩa Marx. Lenin và Stalin không làm được việc này nên chủ nghĩa Lenin đã sụp đổ và hệ thống toàn trị Liên Xô cũng vỡ tan tành.

Trung Quốc còn tồn tại với một số đàn em cuồng tín, nhưng cũng đang lâm vào ngõ bí. Lối thoát chỉ có thể là đi theo con đường Engels đã vạch sẵn, nghĩa là thành tâm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa dân chủ như nhiều người trong nước đã trông thấy.

Triển vọng chính trị tương lai

Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh và khẳng định rằng chỗ dựa chính yếu của Trung Quốc là thế giới tư bản. Từ ba mươi năm nay sự phát triển lẫy lừng của Trung Quốc là hậu qủa của nhận định sáng suốt này. Tuy nhiên chính sách “mở cửa” cũng như những cải cách của ĐCSTQ có ảnh hưởng làm yếu viễn tượng về sự tiếp tục độc quyền chính trị của chế độ.

Thật vậy, khi khu vực tư nhân bành trướng thì Đảng không kiểm soát được nơi ăn chốn ở của nhân dân và công ăn việc làm của họ. Khi Internet lan rộng thì Đảng khó

140

Page 141: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

lòng kiểm soát được thông tin. Khi lợi tức của nhân dân dồi dào thì Đảng không theo dõi được họ làm gì trong lúc nhàn dỗi.

Do đó Đảng có nhu cầu tự thích nghi với mội trường kinh tế và xã hội mới. Câu hỏi là sự thích nghi này sẽ làm mạnh lên hay yếu đi quyền lực của Đảng. Nhiều nhà quan sát kỳ vọng rằng sự phát triển kinh tế sẽ dẫn tới dân chủ. Nhưng thực tế chứng minh rằng đó không phải là một diễn tiến tự nhiên. Diễn tiến đó phải được bàn tay của những người làm chính trị thúc đẩy. ĐCSTQ cũng biết như thế nên họ đã hành động để ngăn chặn những lực lượng mang tính tổ chức thực hiện sự thúc đẩy này.

Chiến lược của ĐCSTQ gồm hai mũi giáp công. Một mặt, họ liên hiêp với các chuyên gia kinh tế và kỹ thuật để đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa kinh tế. Mặt khác, họ tìm cách ngăn chặn nhóm tinh hoa này đứng chung hàng ngũ với những kẻ đối lập.

Chiến lược này là hậu qủa của việc ĐCSTQ tái định nghĩa quan hệ với xã hội Trung Quốc, một sự tái định nghĩa bằng khẩu hiệu “Ba Đại Diện” của Giang Trạch Dân. Đảng lúc này không còn muốn làm những người tiên phong của giai cấp vô sản nữa mà muốn đại diện cho các lực lượng sản xuất tiên tiến, cho một nền văn hóa tiên tiến và cho quyền lợi của đại đa số nhân dân Trung Quốc. Chính sự tái định hướng này đang tạo ra tiềm năng thực sự cho một thay đổi chính trị.

Chiến lược này có khả năng tạo ra một nguy cơ không nhỏ. Một mặt các tổ chức mới có thể tự khai triển bản sắc của chúng và từ khước quyền lãnh đạo của Đảng. Nó cũng có thể đẩy Đảng tới sự tuyệt thông với các thành phần cơ bản và chính thống của Đảng. Chính vì vậy mà nó đã tạo nên sự chia rẽ và hiềm khích nội bộ. Phe chống nói rằng nó sẽ đe dọa sự sống còn của Đảng. Phe ủng hộ, trái lại, cho rằng nó sẽ mở hàng ngũ Đảng cho các quyền lợi kinh tế đa dạng của Trung Quốc đương đại và sẽ tăng cường quyền lực cũng như tính chính thống của Đảng.

Với nền kinh tế mới, các tổ chức quần chúng của Đảng đang phân rã trầm trọng. Một nửa các tổ chức Đảng ở nông thôn không còn hoạt động vì hiếm có người chịu gia nhập. Bên cạnh đó, trong khu vực kinh tế tư nhân không ngừng phát triển, sự hiện diện của Đảng càng ngày càng trở nên thưa thớt.

Tình trạng của Trung Quốc từ năm 1989 đến nay là tuy không phải đối mặt với một thách đố chính trị trực tiếp nào nhưng vẫn phải xoay sở để sống còn với những phí tổn cực lớn. Xoay sở để giữ uy tín bên trong và tiếng tăm ở bên ngoài. Nhìn chung tình hình có vẻ ổn định nhưng thật ra phản kháng ngày càng lan rộng khắp nơi.

Hầu hết phản kháng đều bắt nguồn từ các vấn đề căn bản như: tiền lương không trả, hợp đồng bị cắt ngang, đánh thuế phi pháp, tịch thu tài sản tùy tiện… Những vấn nạn này thường chỉ được giải quyết một phần rất nhỏ và những kẻ cầm đầu thì vẫn phải đi tù hàng loạt.

Sự vắng mặt của các cuộc phản kháng có quy mô lớn như Bức Tường Dân Chủ trong các năm 1978-1979, sự kiện Thiên An môn năm 1989̣, không thể được coi như dân

141

Page 142: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

chúng đã mãn nguyện. Đó chỉ là “phản ứng có lý trí” của đám đông trước một chế độ có “máu lạnh” trong quyết tâm trấn áp. Mặt khác nó cũng có nghĩa là chưa có một lực lượng xã hôi tự quản nào đủ tầm cỡ để thương thảo hoặc đấu tranh với chế độ.

Sự thay đổi chính trị và xã hội tại Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào ? Đó là câu hỏi cần được giải đáp một cách có cơ sở và thuyết phục. Hai viễn cảnh đã được nêu ra : viễn cảnh chuyển thể êm ấm và viễn cảnh sụp đổ tan tành. Tuy nhiên những tác gỉả của các viễn cảnh này đều đã bỏ sót các khía cạnh quan trọng của toàn cảnh.

Họ đã không để ý đến vấn đề tác nhân trung gian nghĩa là vấn đề ai sẽ lãnh đạo cuộc chuyển thể, và tác nhân đó sẽ cho cuộc chuyển thể một hình thù như thế nào?

Theo kinh nghiệm thì trong bối cảnh “toàn trị’, dân chủ hóa là hậu qủa của sự tăng trưởng kinh tế hơn là của hành động từ phiá các lãnh tụ chính trị bên trong chế độ hay từ các lực lượng dân chủ bên ngoài. Bên trong, các doanh gia tư nhân và giới tinh hoa kỹ thuật ít quan tâm đến vấn đề dân chủ hóa. Những người bất đồng chính kiến thì bị đảng bỏ tù hay trục xuất ra nước ngoài. Giữa họ lại có xung khắc cá nhân gây trở ngại cho một sự hợp tác hiệu qủa. Xét theo tình huống ấy thì khó xác định được một trung gian nào có khả năng làm tác nhân cho công cuộc chuyển đổi sang dân chủ.

Những người tiên đoán sự sụp đổ thì không để ý tới những “tài nguyên chính trị” mà Đảng hiện có như: các định chế độc tài hiện hữu, sự vắng mặt của đối lập, nguồn tài chính dồi dào của Đảng, sự lo sợ mất ổn định trong dân chúng, sự tuyên truyền của Đảng rằng văn hóa Trung Quốc không phù hợp với chế độ dân chủ củaTây Phương… Đây là một thực tế không thể phủ nhận nhưng cũng phải thấy rõ là sách lược “liên hiệp với các quyền lợi mới trong khi đề kháng sức ép của khát vọng dân chủ” chỉ có khả năng hữu hiệu giới hạn.

Nói như vậy là vì những thay đổi về xã hội và chính trị đang diễn ra, có khuynh hướng làm tiêu hao hơn là làm vững mạnh địa vị cai trị của Đảng. Sự phản kháng của quần chúng đòi dân chủ, càng bị trấn áp thì càng có khuynh hướng leo thang và tạo ảnh hưởng tích lũy. Tới khi xuất hiện một kẽ hở, nó sẽ vượt tầm kiểm soát. Bằng chứng rõ nét nhất là những gì đã xảy ra khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Viễn cảnh về một nền dân chủ tại Trung Quốc, do đó, liên quan trực tiếp tới chính số phận của ĐCSTQ. Nếu Trung Quốc muốn có một sự dân chủ hóa cùng với sự liên tục của chế độ như Đài Loan hoặc Mexico đã làm thì ĐCSTQ phải chịu trả giá cho một cuộc chuyển tiếp đúng lúc. Đây không những là kịch bản có khả năng xảy ra nhất mà còn là kịch bản tốt nhất.

Lộ trình Hồ Cẩm Đào

142

Page 143: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

“Tự do hóa tư tưởng” là làn sóng thứ ba được Hồ Cẩm Đào phát động vào thời gian Đại Hội lần thứ 17 của ĐCSTQ (tháng 10 năm 2007). Làn sóng thứ nhất ám chỉ cuộc vận động năm 1980 mang tên “Thực hành là điều kiện duy nhất của sự thật” nhằm dẹp bỏ chủ thuyết Mao-Ít cho rằng điều gì chủ tịch Mao nói cũng đúng. Làn sóng thứ hai được đưa ra trong dịp Đặng Tiểu Bình đi khảo sát miền Nam năm 1972, là thời gian Trung Quôc áp dụng kinh tế thị trường.

Đại Hội lần thứ 17 đã đưa ra một lộ trình cho tương lai Trung Quốc. Theo báo cáo của Hồ Cẩm Đào thì đất nước đang đi vào một thời kỳ phát triển mới. Mục tiêu của thời kỳ này là xây dựng một “xã hội hài hòa” và phương tiện để đạt tới mục tiêu đó là chủ nghĩa “Dân Chủ Xã Hội” Social Democracy.

Những thành tựu mau chóng về phát triển kinh tế trong ba thập kỷ qua đã làm xã hội Trung Quốc chuyển biến và gây ra những vấn nạn như: sự doãng rộng hố cách biệt giàu nghèo giữa các giai tầng xã hội và các vùng lãnh thổ, sự suy thoái của môi trường, tệ nạn tham nhũng nghiêm trọng trong Đảng và chính phủ.

Những người chủ trương “khai phóng” cho rằng nguyên nhân của những vấn nạn đó là sự thiếu vắng cải cách chính trị. Họ tin rằng những nỗ lực dân chủ hóa, tư nhân hóa và toàn cầu hóa sẽ giải quyết những vấn nạn của TrungQuốc.

Trong nhóm những người chủ trương cấp tiến có Tân Tử Lăng (nguyên đại tá chuyên nghiên cứu về Mao Trạch Đông), Tạ Thao (cựu phó hiệu trưởng Đại Học Nhân dân Trung Quốc), Lý Nhuệ (đảng viên lão thành, cựu Phó Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng) là những người có tên tuổi và nhiều ảnh hưởng.

Trong “Lời kết thúc”của tác phẩm “Mao Trạch Đông, ngàn năm công tội”, Tân Tử Lăng viết “trong cải cách hình thái ý thức, phải lấy quan điểm phát triển khoa học, lấy chủ nghĩa xã hội dân chủ của Marx, Engels lúc cuối đời, lấy lý luận của Đặng Tiểu Bình, lấy tư tưởng quan trọng “ba đại diện” của Giang Trạch Dân làm cơ sở. Phải hấp thu kinh nghiệm trị quốc của đảng dân chủ xã hội trong chấp chính dân chủ, chấp chính liêm khiết và thu hẹp ba chênh lệch lớn (chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa công nhân và nông dân, giữa lao động trí óc và lao động chân tay). Phải xây dựng hình thái ý thức hài hòa với trào lưu dân chủ thế giới, hình thành một bộ lý luận chấp chính hoàn chỉnh thích nghi với tình hình đất nước. Hệ thống lý luận này phải được ghi vào điều lệ Đảng và hiến pháp.”

Những kiến nghị của Tân Tử Lăng thuộc vào loại “đại chiến lược” của sự phát triển Đảng và Nhà nước nên đã được Hồ Cẩm Đào và nhóm lãnh đạo Trung Nam Hải đưa vào “Lộ trình cho tương lai Trung Quốc”. Hồ Cẩm Đào biện luận, Trung Quốc chỉ có một lựa chọn duy nhất là tiến lên phía trước. Đương nhiên, Trung Quốc cần phải có hướng đi đúng đắn và hướng đi đúng đắn đó phải được dẫn đạo bởi phát triển kinh tế “khả trì”(sustainable), dân chủ ̉và công bằng xã hội.

Theo Hồ Cẩm Đào, phát triển kinh tế phải được đặt lên hàng ưu tiên cao nhất. Không có phát triển kinh tế, Trung Quốc sẽ không thể khắc phục được tất cả những khó

143

Page 144: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

khăn đang phải đối phó hiện nay. Phát triển cần phải khả trì và để đạt được đặc tính này Trung Quốc phải tiếp thu khoa học quan, nghĩa là phải nhắm tới sự cân bằng của phát triển kinh tế với phát triển xã hội, đồng thời chú trọng đặc biệt đến môi trường.

Quan trọng hơn cả, phát triển phải hướng về nhân dân. Nói khác, chế độ phải mang tính xã hội chủ nghĩa “nhân đạo”. Luận điểm này có từ thời Hồ Diệu Bang nhưng đã bị phe bảo thủ đả phá. Ngày nay, dưới triều đại Hồ Câm Đào nó đã được công nhận vì giới lãnh đạo đảng thấy rằng chỉ khi nào sự phát triển hướng về nhân dân thì mục tiêu “Xã hội hài hòa” mới có khả năng thực hiện.

Đối với câu hỏi “bằng cách nào sự phát triển của Trung Quốc có thể dẫn đến công bằng xã hội ?” Hồ Cẩm Đào đã trả lời là phải áp dụng chủ nghĩa “Dân Chủ Xã Hội”. Trong báo cáo trước Đại Hội, họ Hồ cho biết “Dân Chủ Xã Hội” có nội hàm là một dải rộng của sự mở mang về chính trị, từ sự thực hành dân chủ ở nông thôn, sự tham gia chính trị của thảo dân, cho đến sự àp dụng dân chủ trong nội bộ Đảng.

Trung Quốc ngày càng quan tâm khảo sát sự thực hành dân chủ xã hội ở Âu Châu. Trường Đảng Trung Ương, nơi những cán bộ hay quan chức cao cấp trong chính phủ được đào luyện, đã trở thành trung tâm cổ xúy cho chủ nghĩa dân chủ xã hội. Tuy nhiên với mặc cảm tự tôn Đại Hán, giới lãnh đạo Đảng vẫn không chấp nhận hệ thống đa đảng ở Âu Châu và vẫn tiếp tục thám hiểm xem có cách nào để một đảng chính trị có thể đại diện cho những quyền lợi kinh tế và xã hội khác nhau hay không.

Những giá trị chung của nhân loại

Sự dị ứng của Trung Quốc đối với hình mẫu dân chủ Tây Phương có nhiều lý do và một trong những lý do đó là mặc cảm tự tôn Đại Hán, từ lâu đã ăn sâu vào đầu óc người Tàu.

Đối với phần lớn các dân tộc của thế giới, nền dân chủ phóng khoáng cho đến nay vẫn được coi như hình thức chính quyền tối hậu. Bằng chứng là trong 20 năm qua, từ ngày mà chế độ cộng sản ở Liên Xô sụp đổ, chưa thấy xuất hiện một hình thức chính quyền nào tốt hơn. Con số nhà nước dân chủ trên thế giới đã phát triển từ 80 lên 140 và thực tế này có thể chứng minh và rất dễ kiểm tra.

Sự khác biệt về văn hóa không ngăn cản sự xích lại gần nhau trong việc công nhận những giá trị phổ quát liên quan đến dân chủ. Nhật Bản, Đài Loan, Nam Dương có nguồn gốc văn hóa hoàn toàn khác nhau nhưng đã chấp nhận những giá trị đó. Chấp nhận không phải vì Mỹ đã làm như thế mà vì chúng đã hoạt động có hiệu qủa.

Hiệu qủa này được hiểu theo nghĩa là chúng đã tạo ra một bộ máy chính quyền có khả năng chịu trách nhiệm. Nói khác, nó cho phép xã hội loại bỏ người cầm quyền nếu có gì trục trặc. Đó là một lợi thế to lớn của các xã hội dân chủ mà các xã hội chuyên quyền như Trung Quốc không thể nào có được.

144

Page 145: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Co ba yếu tố then chốt cho sự hiện đại hóa chính trị. Thứ nhất, hiện đại hóa nhà nước thành một thiết chế bền vững, hiệu qủa và không phụ thuộc vào cá nhân con người. Thiết chế này phải có khả năng thực thi luật pháp ngay cả trong những xã hội phức tạp. Thứ hai, chế độ phải mang tính pháp trị, nghĩa là quyền lực của nhà nước chí xuất phát từ luật pháp. Nói khác, đảng cầm quyền không thể muốn làm gì thì làm. Thư ba, lập một hệ thống ràng buộc trách nhiệm của chính quyền.

Chế độ pháp trị ̣ và hệ thống ràng buộc trách nhiệm của chính quyền không phải là những giá trị phương Tây. Những xã hội không phải phương Tây đã tiếp nhận những giá trị này từ kinh nghiệm họ đã trải qua. Những giá trị này bổ trợ cho nhau và cần thiết cho nhau. Không có những giá trị này thì không thể có “hiện đại hoá” theo đúng nghĩa.

Một chế độ chính trị chuyên chế và một sự thịnh vượng kinh tế nhất định vẫn có thể xuất hiện trong một thời gian nào đó. Đó là điều mà Trung Quốc đang làm. Nhưng sự thịnh vượng này sẽ không lâu dàì. Thiếu ba yếu tố hiện đại hóa,Trung Quốc sẽ không bao giờ đạt tới cấp độ phát triển tiếp theo.

Người dân sẽ không bao giờ cảm thấy an toàn cho bản thân trong sinh hoạt và trong cuộc sống. Tệ nạn tham nhũng và sự thiếu vắng một chính quyền do dân bầu ra sẽ ngăn cản mọi cố gắng của họ, chưa kể là còn có thể dẫn tới bạo loạn.

Bầu cử là phương thức để ràng buộc trách nhiệm của chính quyền. Nếu không có bầu cử thì phải có một phương cách khác để giáo dục đạo đức cho các nhà cai trị. Cho đến nay thì chưa có một phương thức nào khác hơn là bầu cử.

Người ta đã đưa ra quan điểm “cai trị tốt” và “cai trị yếu kém” để thay thế, nhưng nếu thiếu sự ràng buộc trách nhiệm thì không thể nào có những chính phủ “tốt” được. Tất cả những thứ khác chỉ là ảo tưởng nguy hiểm.

Phát triển trong hòa bình

Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong khoảng 30 năm gần đây đã làm cho thế giới vừa ngạc nhiên vừa lo ngại. Kể từ năm 1978 là năm Đặng Tiểu Bình cho lệnh “mở cửa”, tổng sản lượng quốc gia (GDP) của nước Tàu đã tăng trưởng trung bình hàng năm là 9.4%, một tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng số ngoại thương của Trung Quốc từ 20 tỷ Mỹ Kim năm 1978 đã vọt lên 850 tỷ Mỹ Kim năm 2005.

Trung Quốc có một kho dự trữ nhân công hơn 1.300 triệu người đang sinh sống trong một thế giới sôi động vì tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tiềm năng đó đã được khơi động và sử dụng hợp lý nên nó đã trở thành một hiện tượng phát triển chưa từng thấy.

Tuy nhiên, nói như vậy cũng mới chỉ là trình bày về mặt phải của đồng tiền. Mặt trái của đồng tiền thực ra không được đẹp cho lắm. Tới mức phát triển ngày nay, nền kinh tế Trung Quốc cũng mới chỉ bằng 1/11 của nền kinh tế Hoa Kỳ và 1/3 nền kinh tế Nhật Bản. Lợi tức hàng năm theo đầu người vẫn chỉ ở hàng thứ 100 của thế giới và viễn tượng thoát khỏi cảnh nghèo nàn tuyệt đối vẫn còn là một ước mơ chưa thành sự thật. Đó

145

Page 146: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

là chưa kể đến tình trạng khan hiếm tài nguyên cần thiết như năng lượng, nguyên liệu để giữ cho nhịp độ phát triển không bị đình đốn hay tụt hậu.

Con số 1.300 triệu dân là một áp lực đe dọa thường xuyên những người có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý đất nước. Bất cứ một khó khăn nhỏ nào trong lãnh vực kinh tế cũng như trong địa hạt xã hội mà không được giải quyết thỏa đáng cũng có thể trở thành đại họa.

Năm 1978, sau khi nghiên cứu và nhận định, ĐCSTQ đã quyết định dành ưu tiên cao nhất cho công cuộc phát triển kinh tế. Mọi khả năng và nỗ lực của đất nước được tập trung vào việc thực hiện mục tiêu tối hậu này. Mẫu hình phát triển mang đặc tính Trung Hoa được mệnh danh là “Phát triển trong Hòa bình’.

Đặng Tiểu Bình chỉ ra rằng chỗ dựa của nền kinh tế Trung Quốc là thế giới tư bản và lẽ sống còn của ĐCSTQ cũng như của người dân Trung Hoa là vấn đề phát triển. Với quyết tâm thực hiện sách lược này Bắc Kinh mở rộng giao thương với tất cả các nước trên thế giới và rứt khoát chia tay với mẫu hình kinh tế hoạch định.

Bắc Kinh tính rằng phải mất 40 năm nữa Trung Quốc mới có thể tự coi mình là một quốc gia phát triển ở cỡ trung bình. Từ nay đến đó, Trung Quốc còn phải đối đầu với ba khó khăn sinh tử: khan hiếm nguyên liệu, ô nhiễm môi trường và thiếu phối hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Để giải quyết những khó khăn này Bắc Kinh đang tiến hành ba sách lược còn được goi là ba ”vượt thoát”.

Thứ nhất là vượt thoát mẫu hình kỹ nghệ hóa cổ điển để đi theo mẫu hình mới. Mẫu hình kỹ nghệ hóa cổ điển dựa trên sự tranh chấp để chiếm đoạt nguyên liệu bằng những cuộc chiến tranh đẫm máu. Ngày nay, nếu lại đi theo sách lược này thì những người lãnh đạo Bắc Kinh thấy rằng họ sẽ gây tai họa không những cho các nước láng giềng mà còn cho cả chính quốc gia họ nữa. Do đó họ quyết định kỹ nghệ hóa bằng cách: áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, nâng cao hiệu năng sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, giữ sạch môi trường và phối trí hợp lý nhân lực.

Thứ hai là vượt thoát tham vọng lỗi thời muốn trở thành siêu cường quốc để làm bá chủ thiên hạ. Trung Hoa sẽ không hành xử như nước Đức, đấu thế kỷ 20 để đi đến Thế Chiến I, cũng sẽ không noi theo Đức Quốc Xã và Nhật Bản để gây ra Thế Chiến II và cũng không chạy đua vũ trang như Liên Xô với Hoa Kỳ trong Chiến Tranh Lạnh để tranh ngôi bá chủ toàn cầu. Trung Hoa sẽ vượt lên trên mọi sự khác biệt về ý hệ để phát triển trong hòa bình và trong sự hợp tác chân thành với mọi quốc gia trên thế giới.

Thứ ba là vượt thoát lối cai trị lỗi thời của dĩ vãng để thay thế bằng lối cai trị mới hài hòa và nhân đạo. Vai trò cuả nhà nước sẽ dần dần thu hẹp bằng cách khuyến khích phương thức tự quản để thay thế phương thức quản lý hành chánh trong mọi sinh hoạt quốc gia. Các định chế dân chủ và chế độ pháp trị cũng sẽ được lần hồi thiết lập để kiến tạo một xã hội xây dựng trên những giá trị tâm linh, nhân bản tiên tiến.

146

Page 147: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Những người lãnh đạo cộng sản Trung Quốc dự tính vào năm 2050 nước Tàu sẽ trở thành một quốc gia dân chủ xã hội phồn vinh và hạnh phúc. Như vậy, ít nhất là 40 năm nữa Tây Phương không phải lo đến “Họa da vàng”. Sau kỳ hạn này, Trung Hoa tiếp tục vẫn là một quốc gia dân chủ, dù là dân chủ xã hội, thì cũng sẽ không bao giờ gây chiến như nhận định của một số quốc gia phát triển Tây phương. Trong những điều kiện đó, hòa bình thế giới chắc chắn sẽ phải là một nền hòa bình trường cửu.

*

147

Page 148: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG MƯỜI TÁM

VIỆT NAM VÀ HAI CUỘC ĐÔ HỘ CHỒNG CHÉO

Cuộc đô hộ của thực dân Pháp Những đảng phái và phong trào quốc gia yêu nước Nhận định về hiệu quả đấu tranh của người quốc gia

Nhìn vào lịch sử từ hậu bán thế kỷ 19 đến nay, Việt Nam đã bị cai trị bởi hai nền đô hộ chồng chéo.

Nền đô hộ thứ nhất của thực dân Pháp kéo dài từ Hòa Ước Patenôtre 1884 đến Hiệp Định Genève 1954. Thời gian đô hộ là 70 năm chẵn. Nền đô hộ thứ hai của Đế Quốc Cộng Sản Liên Xô và Trung Hoa tiếp nối nhau, kéo dài từ khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945 cho đến nay vẫn chưa chấm dứt.

Giữa hai cuộc đô hộ này có một giai đoạn chồng chéo khoảng chín năm, trong đó thực dân Pháp và đế quốc Liên Xô xâu xé nhau bằng bạo lực để tranh giành đất đai, gây chết chóc thảm khốc cho dân tộc Việt như chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử.

Cuộc đô hộ của thực dân Pháp

Khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam nhiều người cho nguyên nhân trực tiếp là sự bảo thủ hẹp hòi của vua quan nhà Nguyễn không khoan thứ vứi đạo Thiên Chúa. Thực ra cuộc đô hộ này là hậu quả của sự phát triển kỹ nghệ phươngTây nói chung và của nước Pháp nó riêng.

Đối với tư bản Pháp, Việt Nam thời đó là kho nguyên liệu dồi dào, nhân công rẻ mạt và là nơi tiêu thụ lý tưởng cho hàng hóa sản xuất ra. Vào hậu bán thế kỷ18, một số thuộc địa Pháp tại Châu Á và Châu Mỹ đã lọt vào tay Anh nên Pháp quyết tâm đi tìm thuộc địa mới

Quan hệ không chính thức giữa Pháp và Việt Nam đã có từ thời Nguyễn Ánh đánh nhau với nhà Tây Sơn. Năm 1784, giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) đem hoàng tử Cảnh sang Pháp yết kiến vua Louis 16 xin cấp viện. Nhà vua đồng ý nhưng đòi hỏi Việt Nam phải nhượng đứt cho Pháp cữa Hội An và đảo Côn Lôn, cùng cho Pháp độc quyền buôn bán. Tuy giao ước này không thực hiện được nhưng chính quyền Pháp bắt đầu biết và để ý đến Việt Nam từ thời đó.

148

Page 149: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Ý đồ tìm thuộc địa mới của Pháp bị đình trệ khoảng 20 năm bới cuộc cách mạng 1789 và tình trạng chiến tranh trong nước. Sang thế kỷ19, hoàng đế pháp Napoléon III quyết tâm thực hiện âm mưu thôn tính Việt Nam.

Tại Việt Nam, sau khi vua Gia Long mất, việc truyền đạo bị các triều đình tiếp nối làm khó dễ nên Pháp mượn cớ “cấm đạo” mang quân sang đánh. Ngày 31/8/1958 liên quân Pháp-Tây Ban Nha gồm 40 chiến thuyền dưới sự chì huy của Rigault de Genouilly tấn công cảng Đà Nẵng.

Genouilly định lấy xong Đà Nẵng sẽ đánh Huế nhưng không thành vì quân Việt Nam kháng cự mạnh. Y phải bỏ Đà Nẵng , kéo quân vào Nam đánh thành Gia Định. Quân Pháp và Tây Ban Nha đổ bộ lên Saigon nhưng không chiếm được Gia Định vì nguyên soái Nguyễn Tri Phương giữ vững đổn Kỳ Hòa.

Năm 1861, Pháp lại cử đô đốc Charner mang quân sang đánh Gia Định lần thứ hai. Lần này quân Pháp phá được đồn Kỳ Hòa, sau đó chiếm BIên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long. Triều đình Huế bắt buộc phải nghị hòa. Theo thỏa ước 1862 Pháp trả lại Vĩnh Long còn phía Việt Nam phải nhường đứt cho Pháp ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, phải bồi thường bốn triệu quan, phải cho giáo sĩ tự do truyền đạo và dân gian tự do theo đạo.

Năm 1867, đô đốc De La Grandière chiếm Vĩnh Long lần thứ hai và chiếm nốt An Giang, Hà Tiên. Toàn bộ Nam Kỳ rơi vào tay người Pháp. Năm 1873, Pháp bắt đầu nhòm ngó Bắc Kỳ. Đại úy hải quân Francis Garnier đem quân ra Bắc dò đường và hạ thành Hà Nội. Quan trấn thủ Nguyễn Tri Phương tuẫn tiết. Hạ xong thành Hà nội, Francis Garnier đưa quân đánh chiếm Ninh Bình, Nam Định và Hải Dương. Garnier bị quân Cờ Đen giết chết trong một trân phục kích. Quân Cờ Đen là dư đảng của Hồng Tú Toàn bên Tàu, bị thất bại năm 1864, nên sang Việt Nam lạnh nạn.

Sau vụ này, triều đình Huế và Pháp ký Hòa Ước 1874 , nhường đứt sáu tỉnh Nam Kỳ cho Pháp và cho giáo sĩ tự do truyền đạo.

Năm 1881, Pháp cử đại tá hải quân Henri Rivière từ Saigon ra Bắc với quyết tâm đánh thành Hà Nội lần thứ hai. Đánh xong, y tiến chiếm Nam Định nhưng khi trở về Hà Nội cũng bị quân Cờ Đen giết chết gần Hà Đông. Pháp lại cử thiếu tướng lục quân Bouet làm tổng chỉ huy và cho một đội chiến thuyền sang tiếp ứng. Quân Việt Nam lần lượt bị thua tại Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định.

Trong khi Bouet đánh Bắc Kỳ thì đô đốc Courbet đánh Thuận An, Trung Kỳ. Triều đình Huế phải ký Hòa Ước ngày 23/7/1883. Hòa Ước tuy đã ký nhưng chiến sự vẫn diễn ra quân Pháp, quân Việt Nam và quân Tàu cho đến khi triều đình Mãn Thanh ký với Pháp Hiệp Ước Thiên Tân 1884, theo đó Tàu rút khỏi Bắc Kỳ và công nhận tờ giao ước Pháp-Việt Nam. Một hòa ước mới được ký kết.

Đại diện của Pháp là Patenôtre đến Huế sửa lại hòa ước đã ký năm 1883. Theo Hòa Ước Patenôtre 6/6/1884 các tỉnh Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa từ nay

149

Page 150: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

thuộc Trung Kỳ. Bắc Kỳ từ Đèo Ngang trở ra có các công sứ Pháp kiểm soát công việc của các quan Việt Nam. Trung Kỳ từ Khánh Hòa đến đèo Ngang thuộc quyền cai trị của triều đình Huế. Khâm sứ Pháp ở Huế được tự do ra vào yết kiến nhà vua. Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, bao gồm cả tỉnh Bình Thuận. Cuộc đô hộ của Pháp bắt đầu từ thời gian này.

Những đảng phái và phong trào quốc gia yêu nước

Nhà Nguyễn truyền ngôi đến hết đời vua Tự Đức thì mất quyền tự chủ. Năm 1885, khi vua Hàm Nghi bất hợp tác với Pháp, rời kinh đô Huế và bỏ trốn đến một vùng hẻo lánh thuộc tỉnh Quảng Bình thì phong trào Cần Vương (phò vua) nổi lên.

Đinh Công Tráng lập chiến khu Ba Đình, (Quảng Trị), Phan Đình Phùng lập chiến khu Ngàn Truồi, (Hà Tĩnh), Nguyễn Thiện Thuật lập chiến khu (Bãi Sậy) Hưng Yên, Hoàng Hoa Thám lập chiến khu Yên Thế (Bắc Giang).

Quan Trong nhất là phong trào Cần Vương của Phan Đình Phùng, tự đúc súng đạn đánh lại Pháp trong nhiều năm. Sau khi Phan Đình Phùng mất (1896), phong trào này coi như chấm dứt. Tuy nhiên cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức.

Trong những năm đầu dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, các Nho sĩ Việt Nam vẫn đinh ninh văn hóa Tây Phương kém xa văn hóa Trung Quốc. Vì vậy các cụ không cho con cháu học theo Pháp văn. Mãi về sau, nhờ các bản dịch sang chữ Hán các tác phẩm của Voltaire, Jean Jacques Rousseau, Montesquieu… xuất bản tại Thượng Hải, các cụ mới ý thức được vấn đề và phát động đấu tranh đòi nhà nước thực dân mở thêm trường dạy văn hóa Tây Phương.

Phong trào Duy Tân phải được kể là phong trào yêu nước đầu tiên. Người thủ xướng phong trào này là cụ Phan Chu Trinh (1). Cụ bị thực dân Pháp bắt bò tù, đầy ra Côn Đảo nhưng sau lại đưa sang Paris nhờ sự can thiệp của Hội Nhân Quyền. Từ Paris cụ truyền bá tư tưởng dân chủ vào trong nước. Đây là điểm khởi phát của cuộc cách mạng Dân Chủ trường kỳ của dân tộc. Cụ về nước và mất năm 1926.

Phong trào Đông Du

Vào khoảng đầu thế kỷ 20, cách mạng dân chủ tại Trung Quốc và tin Nhật Bản chiến thắng Nga đã mang lại cho giới Nho sĩ Việt Nam hoài bão Á Châu tự giải phóng dưới sự lãnh đạo của Nhật. Mang nặng hoài bão này là các cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền, những người đã dấy lên phong trào Đông Du và gửi thanh niên sang du học bên Nhật.

Phong trào phát triển mạnh, gây chấn động trong những năm 1907-1908. Thực dân Pháp nhận ra chủ đích của phong trào nên ký với Nhật một hiệp ước đuổi sinh viên Việt Nam ra khỏi nước. Các sinh viên bị đuổi chạy sang Xiêm cùng với cụ Phan Bội Châu để tiếp tục đấu tranh với tư tưởng mới: dân tộc và dân chủ.

150

Page 151: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Trái với phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục chủ trương giáo hóa dân chúng ngay trong nước để bước vào giai đọan canh tân. Người sáng lập là nhà Nho Lương Văn Can, hợp với những thanh niên tân học Phạm Duy Tố, Trần Đình Đức… Họ tổ chức dạy học, diễn thuyết, tuyên truyền cải cách xã hội, trước tác các tài liệu giáo khoa dựa vào tư tưởng mới từ Trung Quốc tràn sang.

Phong trào đã phát triển trên một quy mô rộng lớn và được dư luận ủng hộ sôi nổi công khai. Trước thắng lợi khả quan này, thực dân Pháp phản ứng bằng cách đóng cửa trường Đông Kinh Nghĩa Thục vào tháng 12/1907. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục có công lớn trong việc phổ biến chữ quốc ngữ. Các vị lãnh đạo là những ông tổ của văn học hiện đại Việt nam.

Duy Tân Hội

Cụ Phan Bội Châu đậu thủ khoa kỳ thi hương năm 1900, nhưng quyết định không ra làm quan mà tổ chức “Duy Tân Hội” để chống Pháp. Cụ chủ trương tôn hòang thân Cường Để làm làm lãnh tụ và nhận viện trợ tài chính từ các cơ sở thương mại yêu nước. Về mặt lý thuyết cách mạng, cụ chịu ảnh hưởng “Tam Dân Chủ Nghĩa” của nhà cách mạng Trung Quốc Tôn Dật Tiên.

Cuối năm 1907 nhóm của cụ Phan tổ chức vụ “Hà Thành Đầu Độc” sĩ quan Pháp ở Hà Nội nhưng không thành công. Sự kiện này khiến Pháp yêu cầu Nhật trục xuất cụ và các thanh niên du học ra khỏi nước Nhật. Bị trục xuất, cụ và nhóm thanh niên theo cụ chạy sang Xiêm (Thái Lan) mở nông trại ở Ban Thầm, huấn luyện cán bộ và nuôi chí phục quốc. Ít lâu sau, cụ và các đồng chí chạy sang Hoa Lục.

Cách mạng Tân Hợi thành công năm 1911. Tháng 5/1912 cụ triệu tập Hội Nghị Ba Kỳ ở Quảng Đông, giải tán Duy Tân Hội, và thành lập “Việt Nam Quang Phục Hội” với tôn chỉ đáng đuổi thực dân Pháp và xây dựng “Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam”. Tư tưởng dân chủ và dân trí của cụ Phan Bội Châu vang dội về nước và được hưởng ứng nồng nhiệt.

Được sự ủng hộ của dân chúng, Việt Nam Phục Quốc Hội (VNPQH) lập xưởng chế bom tại làng Hạch Đàm (Hà Đông) và chuẫn bị bạo động. Năm 1913, VNPQH ném bom tại Thái Bình giết tuần phủ Nguyễn Huy Hàm. Tháng 7/1915 VNPQH khởi nghĩa tại Phú Thọ. Hơn 200 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của Tổng Chế, vào lúc 2 giờ sáng, đồng lọat nổ súng tấn công những vị trí trọng yếu nhất của thị xã Phú Thọ. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã làm rung chuyển hệ thống cai trị của Pháp tại Đông Dương.

Tháng 3/1915, VNPQH đánh đồn Tà Lùng (Cao Bằng) ; tháng 9/1915 phá nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị); tháng 8/1916 đánh đồn Bát Sát (Lào Cai); tháng 3/1917 đánh đồn Đồng Văn (Hà Giang); tháng 2/1918, đánh đồn Mường Khương (Lào Cai).

151

Page 152: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Gương anh dũng nói trên đã thúc đẩy một cuộc nổi dậy khác của lực lượng “Nam Binh Phục Quốc” do Trịnh Cấn và Lương Ngọc Quyến chỉ huy. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất đầu thế kỷ 20. Ngày 30/8/1917 nghĩa quân làm chủ Thái Nguyên trong một tuần lễ và thành lập chính quyền cách mạng với quốc hiệu “Đại Hùng”. Tên giám binh Pháp Noel bi giết chết và nghĩa quân rút lui ngày 5/9/1917. Bản Tuyên Ngôn Thái Nguyên Độc Lập vang vọng trong lòng dân tộc.

*

Tại Trung Quốc năm 1913, tổng đốc Quảng Châu Long Tế Quang ăn hối lộ của thực dân Pháp bắt giam cụ Phan Bội Châu. Năm 1914, Long Tế Quang bị hạ bệ và Quốc Dân Đảng Trung Hoa cứu cụ ra khỏi ngục. Ra tù cụ thành lập Tâm Tâm Xã (TTX) làm hạt nhân vận động cách mạng, trong đó có Nguyễn Hải Thần, Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu. Ít lâu sau, khoảng 1920-1923, thêm một số thanh niên từ trong nước xuất ngoại qua ngả Xiêm La tìm đến TTX như Lê Hồng Phong, Lê Tấn Anh, Vương Thúc Oánh ( con rể cụ Phan ). Năm 1923, ở Hàng Châu, cụ Phan chuyển hóa VNPQH thành Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) nhưng vẫn giữ nguyên TTX ở Quảng Châu.

Hành động đầu tiên của TTX là “Tiếng bom Sa Điện” nổ vang ngày 19/6/1924 do các anh hùng Phạm Hồng Thái và Lê Tấn Anh thực hiện. Vào ngày đó, hai chiến sĩ quyết tử này, cải trang đột nhập khách sạn Victoria ở Sa Điện (Quảng Châu Loan) , tung lựu đạn ám sát hụt vợ chồng toàn quyền Đông Dương Merlin (2) làm chấn động dư luận. Lúc tháo chạy, hai ông bị cảnh sát Pháp đuổi theo bắn như mưa. Phạm Hồng Thái phải nhảy xuống sông Châu Giang tự tử còn Lê Tấn Anh trốn thoát. Chính quyền Tôn Đật Tiên đã cho dời mộ của liệt sĩ Phạm Hồng Thái về an táng tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương cạnh mộ của 72 liệt sĩ Trung Hoa Quốc Dân Đảng hy sinh trong cách mạng Tân Hợi.

Tiếng bom Sa Điện đã làm TTX trở thành hào quang của cách mạng dân tộc nhưng trên thực tế thì sinh hoạt của tổ chức lúc nào cũng thiếu thốn đủ thứ vì không nhận được sư trợ cấp đầy đủ và đều đặn. Những thanh niên trẻ như Hồ Tùng Mậu, Lê Tấn Anh, Lê Hồng Phong…nhìn vào giới trẻ Trung Quốc như Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, mới ở Pháp về, hoạt động trong môi trường sung túc của Đệ Tam Quốc Tế, đã thấy tư tướng bị chao đảo bởi chủ nghĩa Marx-Lenin. Họ đã trở thành miếng mồi ngon cho Hồ Chí Minh vài năm sau.

Giữa lúc VNQDĐ đang hoạt động có kết quả thì cụ Phan Bội Châu bị Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) và Lâm Đức Thụ (mật thám cho Pháp) lập mưu bán cho thực dân lấy mười vạn đồng. VNQDĐ (hải ngoại) ngưng hoạt động.

Việt Nam Quốc Dân Đảng (quốc nội)

VNQDĐ phát xuất từ lòng căn hờn cao độ trong tâm tư giới tiểu trí thức giác ngộ nhân dịp sinh viên bải khóa. Sinh viên bắt đầu bãi khóa năm 1925 khi cụ Phan Bội Châu bị bắt. Sau một thời gian lắng dịu để tránh đàn áp khốc liệt của thực dân, phong trào lại trỗi dậy vào dịp tang lễ cụ Phan Chu Trinh (1926). Người thủ xướng và lãnh đạo phong trào là Nguyễn Thái Học, một cựu sinh viên trường sư phạm. Đảng của ông theo gương cách mạng Trung Quốc và cũng đựa trên Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên. Năm

152

Page 153: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

1927 ông và các đồng chí thành lập Nam Đồng Thư Xã để có cơ sở kinh tài. Năm 1929 đảng có tới 1000 đảng viên, trong số này hơn 100 người là binh lính của chính quyền thực dân tình nguyện theo cách mạng.

Năm 1930, VNQDĐ phát động tổng khởi nghĩa vào ngày 10/2,. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Nguyễn Thái học và 12 đồng chí của ông bị bắt và đưa lên máy chém. Ngày mười ba chiếc đầu cách mạng rơi tại Yên Bái sau khi hô to Việt Nam Muôn Năm. Cô Giang, đồng chí và ý trung nhân của đảng trưởng Nguyễn Thái Học cũng tự kết liễu đời mình bằng súng lục.

Các đảng phái cách mạng quốc gia sau ngày tang Yên Bái

Nguyễn Thái Học chết nhưng VNQDĐ không hoàn toàn tan vỡ. Một số đảng viên trốn thoát sang Trung Quốc và tiếp tục hoạt động. Năm 1941, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (VNCMĐMH) được thành lập tại Liễu Châu Trung Quốc với các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Trương Bội Công, Nghiêm Kế Tổ, Trương Trung Phụng, Nông Kinh Dầu. Sau này, khi Nhật đầu hàng Đông Minh trong Thế Chiến II, họ lại về nước chiến đấu chống Việt Minh cộng sản để tiếp tục con đường cách mạng dân tộc dân chủ.

Trong nước, khoảng thời gian từ 1931 đến 1945 lợi dụng sự suy yếu của chính quyền thực dân sau khi Pháp đầu hàng Đức tại Âu Châu (tháng 6/1939) một số đảng phái quốc gia thi nhau thành lập. Bên cạnh đó nhiều nhóm chính trị cũng xuất hiện dưới hình thức tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, và công khai hoạt động.

Các Đảng có tầm vóc thành lập vào thời kỳ này gồm Đại Việt Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh, Đại Việt Duy Dân Cách Mạng Đảng của Lý Đông A, Đại Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Tam, Đại Việt Quốc Xã của Nguyễn Xuân Tiếu, Việt Nam Phục Quốc Hội của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để , Đảng Việt Nam Quốc Gia của Hồ Văn Ngà..v..v.

Tất cả những đảng và đoàn thể tôn giáo cách mạng nói trên đều có mặt trong nước khi Việt Minh đảo chính nội các Trần Trọng Kim và chiếm trọn chính quyền trên cà nước. Họ gắt gao tố cáo bản chất cộng sản của Việt Minh và tiếp tục đấu tranh cho độc lập dân chủ của đất nước.

Việt Minh phải tự cải biến thành Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác Xít và nhường cho họ năm ghế trong Chính Phủ Liên Hiệp để lảm kế hoãn binh trước khi ra tay tiêu diệt họ bằng quân sự. Các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam lại phải chạy sang Trung Quốc để khỏi bị giết như Trương Tử Anh, Lý Đông A, Hồ Văn Ngà và giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Hận thù giữa quốc gia và cộng sản kể từ thời điểm này trở thành không đội Trời chung.

Năm 1947, khi vua Bảo Đại thoát được sang Hương Cảng (Trung Quốc) thì các ông Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam và một số lãnh tụ quốc gia khác tiếp xúc với cựu hoàng để thành lập Mặt Trận Quốc Gia gồm Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội,

153

Page 154: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Việt Nam Quốc Dân Đảng, Dân Chủ Xã Hội Đảng và Việt Nam Quốc gia Thanh Niên Đoàn. Mặt Trận Quốc Gia cùng với cựu hoàng đấu tranh bằng thương thuyết với Pháp để lấy lại độc lập cho đất nước. Kết quả sau hai năm thương thuyết, Hiệp Ước Elysées được ký kết ngày 8/3/1949 công nhận Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Một quốc gia dân chủ ra đời và nền độc lập được cụ thể hóa bằng việc thiết lập quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Rồi Hiệp Định Genève chia đôi đất nước. Thể chế dân chủ của miền Nam, qua hai nền cộng hòa, đã đứng vững cho đến ngày 30/4/1975 thì bị các thế lực quốc tế khai tử.

Nhận định về sự đấu tranh của người quốc gia

Điểm lại những trang sử đấu tranh chống thực dân, chắc chắn không ai có thể cầm giữ được nỗi súc động trước sự hy sinh cao cả và lòng yêu nước vô biên của dân tộc Việt Nam. Vậy mà lòng yêu nước đó đã bị những ngời cộng sản cam tâm lợi dụng để phục vụ cho ý đồ và tham vọng của đế quốc Liên Xô khi công cuộc đấu tranh của cả nước trong sự nhiệp gỡ bỏ nạn thực dân vẫn chưa hoàn tất.

Hậu quả là liên tục từ thế kỷ 19 cho đến nay, dân tộc Việt Nam phải khom lưng làm nô lệ cho hai nền đô hộ chồng chéo. Nền đô hộ của thực dân Pháp chưa chấm dứt thì nền đô hộ của đế quốc Liên Xô đã ào ào ập tới do chính bàn tay của một bộ phận dân tộc dẫn đường và làm nội tuyến.

Sự chồng chéo của hai nền đô hộ đã kéo dài chín năm, gây ra không biết bao thảm cảnh tang thương chết chóc và hận thù giữa lòng dân tộc. Khổ nạn đó còn kéo dài đến ngày nay, vì sau khi Liên Xô sụp đổ, thì nền đô hộ của đế quốc này đang được tiếp nối bằng hình thức đô hộ giấu mặt của Hán tộc Bắc phương.

Cho nên dân tộc vẫn phải trường kỳ đấu tranh. Vẫn còn phải trưởng thành trong đấu tranh bằng cách rút ra những kinh nghiện đau thương từ dĩ vãng, đồng thời tiếp thu và áp dụng những kỹ thuật đấu tranh cũ và mới của nhân loại.

*

154

Page 155: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHÚ THÍCH CHƯƠNG 18

(1) Phan Chu Trinh (1872-1926) sinh tại Quảng Nam, đậu cử nhân Hán học, làm thừa biện Bộ Lễ năm 1903. Ông tự học tiếng Pháp để đọc các tác phẩm De L´Esprit Des Lois của Montesquieu và Contrat Social của J.J Rousseau. Sau khi tiếp thu tư tưởng mới, ông quyết định từ quan, phát động phong trào Duy Tân và mở nhiều trường học lớn để nâng cao dân trí.

Khi biến cố “kháng thuế” xảy ra tại Quảng Nam ngày 9/3/1908 chính quyền thực dân khẳng định biến cố đó do ảnh hưởng của Phan Chu Trinh. Khâm sứ Morel ra lệnh bắt ông ngày 31/3/1908 và đưa ông vào Huế, giam ở Tòa Khâm, rồi chuyển vào nhà lao Hộ Thành( thành nội). Pháp giao cho Cơ Mật Viện xử ông, nhưng cơ quan này chỉ xử nhẹ. Pháp không chịu, xử lại và đầy ông ra Côn Đảo. Năm 1910 ông được ân xá, rồi xin đi Pháp.

Năm1924, Đảng Xã Hội Pháp lên cầm quyền, ông xin về nước hoạt động. Việc chưa thành thì ông mất ngày 14/3/1926 tại Saigon lúc mới 54 tuổi. Lễ truy điệu nhà cách mạng Phan Chu Trinh được tổ chức từ Bắc vào Nam. Hàng vạn người bỏ công ăn việc làm, học hành, buôn bán để tham dự lễ.

(2) Toàn quyền Merlin. Toàn quyền Martial Henri Merlin nhậm chức tháng 8/1923 đến tháng7/1925 thì bị triệu hồi về Pháp vì không giải quyết được sự thâm thủng ngân sách Đông Dương. Hai vợ chồng Merlin chết hụt trong vu Phạm Hồng Thái ném bom tại khách sạn Victoria, nhưng vợ chồng viên lãnh sự Pháp và vợ chồng chủ ngân hàng Đông Dương thì chết tại chỗ.

*

155

Page 156: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG MƯỜI CHÍN

CHIẾN TRANH TƯ HỮU : VIỆT NAM VÀ CUỘC ĐÔ HỘ CỦA ĐẾ QUỐC LIÊN XÔ

Đế Quốc Liên Xô Chiến thuật tạo phản của Lenin

Quốc Tế Cộng Sản

Thực dân Pháp lo ngại cộng sản ngay từ khi cách mạng vô sản Nga thành công năm 1917. Lên nắm chính quyền sau khi Lenin chết, Stalin tuyên bố như sau: “Cách mạng tháng 10 đã bắc một cái cầu nối liền Phương Tây xã hội chủ nghĩa và Phương Đông bị bóc lột, tỏa ra một mặt trận cách mạng mới chống chủ nghĩa thực dân, mặt trận ấy bao gồm giai cấp tư sản Phương Tây, thông qua cuộc cách mạng Nga mà lan rộng tới các dân tộc Phương Đông bị áp bức.”

Lời tuyên bố trên đã khơi dậy trong đầu óc thực dân Pháp viễn tượng một “đế quốc mới” rắp tâm chiếm đoạt các thuộc địa của họ. Và không phải chờ đợi lâu, mưu đồ chiếm đoạt này đã được Lenin đưa vào thực tế tháng ba năm 1919.

Vào thời điểm đó, đại biểu của 21 đảng cách mạng thế giới đã họp hội nghị tại Moscow, dưới sự chủ tọa của Lenin, để đi đến quyết định thành lập Quốc Tế Cộng Sản (QTCS, Comintern), phương tiện bành trướng mạnh nhất trong lịch sử đế quốc của nhân loại.

Người Nga có truyền thống đế quốc từ lâu đời. Tham vọng thống trị thế giới dưới thời Sa Hoàng Ivan Đệ Tam (1853) và dưới thời Lenin không phải chỉ gần giống nhau mà in hệt nhau.

Cái gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engels kết hợp với chủ nghĩa Lenin đã phục vụ rất đắc lực cho tham vọng đế quốc dấu mặt của Liên Bang Xô Viết.

Khi Lenin thiết kế “chiến thuật tạo phản” (hay kỹ thuật khởi loạn) không phải chỉ để lật đổ chế độ Sa Hoàng mà còn để chiến thắng kẻ thù và nới rộng thế lực trên toàn thế giới. Mục tiêu chế ngự thế giới của các Sa Hoàng xưa kia cũng là mục tiêu của Liên Bang Xô Viết thời hiện đại.

Đế quốc Liên Xô

Trong 75 năm sinh hoạt, Liên Bang Xô Viết đã thực hành sáu chủ trương đế quốc khác nhau.

Chủ trương đầu tiên là sự áp dụng chủ nghĩa đế quốc cổ điển : chiếm những nước khác bằng sức mạnh và sát nhập vào lãnh thổ của mình. Thí dụ rõ rệt nhất là việc chinh

156

Page 157: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

phục các quốc gia Lettonie, Estonie và Lithuanie thuộc vùng biển Baltique vào năm 1940.

Trong trường hợp này, Stalin ngang nhiên theo gương các Sa Hoàng, cho rằng lãnh thổ Nga từ lâu vẫn bao gồm lãnh thổ của các quốc gia này. Việc giam giữ và lưu đầy những phần tử chống đối Liên Xô của các nước nói trên đã cấu thành một tội ác chống nhân loại mà bằng chứng qua các tài liệu “tối mật” được mã dịch đang còn được lưu giữ.

Hình thức đế quốc thứ hai của Liên xô là tạo một chính phủ bù nhìn để buộc họ phải phục vụ mình. Đó là trường hợp của các chính phủ nhân dân Albani, Bảo Ga Lợi, Lỗ Mã Ni, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ngoại Mông, Bắc Hàn và Việt Nam.

Qua các chính phủ bù nhìn, Kremlin kiểm soát và áp đặt đường lối chính trị lên các nước này, rồi sau đó thảo ra các chương trình dài hạn để khai thác kinh tế và Nga hóa nền văn hóa của họ. Nếu xảy ra một sự “bất tuân thượng lệnh” thì Hồng Quân Liên Xô sẽ can thiệp hay trừng phạt.

Đối với các quốc gia chậm tiến như trường hợp của Việt Nam, Liên Xô đưa ra một nền tảng lý luận nhằm biện minh cho quyền kiểm soát của mình, dựa vào tác phẩm “Chủ nghĩa Mác-Xít và vấn đề quốc gia thuộc địa” của Stalin. Tác phẩm này đưa ra hai “luận điểm thực dân” cần lưu ý.

Trong luận điểm thứ nhất, Stalin nói rằng: đối với các dân tộc chậm tiến, bên cạnh “quyền tự quyết” còn có “quyền của giới lao động” để củng cố thế lực của mình. Nếu xảy ra tranh chấp giữa hai quyền đó, thì quyền tối thượng phải là quyền của giới lao động. Loại lý luận này không ngoài mục đích củng cố tinh thần lệ thuộc của nước chư hầu vào đế quốc Liên Xô.

Luận điểm thực dân thứ hai xuất hiện trong sự khuyến cáo các nước chư hầu, cùng với Liên Xô, thành lập “Hiệp Hội Tự Do Giữa Các Nước Cộng Hòa Độc Lập”. Trong hiệp hội này chỉ có hai loại quốc gia. Một quốc gia xã hội duy nhất là Liên Bang Xô Viết và số quốc gia còn lại là những quốc gia dân chủ nhân dân. Vì những quốc gia này chưa có mẫu hình và tiêu chuẩn Xô Viết nên theo chủ nghĩa xã hội khoa học họ phải được Liên Xô hướng dẫn cho tới ngày họ đạt mức độ trưởng thành. Rõ ràng đây là một phương thức xảo quyệt để che dấu âm mưu đế quốc.

Hình thức đế quốc thứ ba của Liên Xô là vẫn cho phép một quốc gia được độc lập với điều kiện là phải cư xử đàng hoàng. Đó là trường hợp của Phần Lan (Finland). Cho đến nay chưa ai có thể đưa ra một giải thích vững chắc về trường hợp của Phần Lan, mặc dầu năm trong qũy đạo của Liên Xô, vẫn được phép duy trì thể chế riêng của mình.

Giả thuyết sát thực tế nhất là Liên Xô không dám làm thế giới bất bình với một cuộc xâm lăng công khai bằng quân sự. Ngoài ra, Phần Lan lúc nào cũng là chư hầu kinh tế ngoan ngoãn của Liên Xô nên Stalin nghĩ rằng một ngày kia Phần Lan sẽ bị lôi kéo vào thế giới cộng sản bằng hành động của chính mình.

157

Page 158: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Chính sách đế quốc thứ tư của Liên Xô đòi hỏi tất cả các quốc gia thuộc khối cộng sản phải kết hợp lại thành một mặt trận thống nhất chống lại thế giới không cộng sản. Chính sách này, khi Stalin còn sống đã gặp sự phản đối của Tito (Nam Tư). Sau này Khruchtchev cũng không giải quyết được vấn đề mặc dầu đã có nhiều cố gắng.

Trong chính sách thứ năm, Liên Xô bành trướng đế quốc của mình bằng các “tiền đồn ý thức hệ”, nghĩa là bằng các đảng cộng sản trong các quốc gia không cộng sản. Theo tờ Kommunist xuất bản tại Moscow vào tháng 10/1957 thì trên thế giới có 62 đảng thuộc loại này.

Tất cả những đảng nói trên phục vụ Liên bang Xô Viết theo mệnh lệnh của Quốc Tế Cộng Sản. Đảng viên những đảng đó không lệ thuộc về tinh thần cũng như về tình cảm vào tổ quốc của họ. Họ lệ thuộc vào cái mà họ tình nguyện phục vụ nghĩa là vào tham vọng bành trướng của Liên Xô.

Chiến thuật thứ sáu của Liên Xô để phục vụ mục tiêu bành trướng cũng thiên về ý thức hệ hơn là đất đai. Nó chú trọng vào việc thành lập những “Mặt trận” hay những tổ chức cộng sản trá hình. Các tổ chức này được dùng làm phát ngôn viên cho đường lối cộng sản và thu dụng những thành phần bất mãn có tư tưởng phản lại tổ quốc của mình.

Những tổ chức cộng sản trá hình thường tìm kiếm đảng viên tại Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh, những nơi mà Moscow coi là rất quan trọng. Lý do là vì tại những vùng đó cả quần chúng cũng như giới trí thức đều không có kinh nghiệm chính trị.

Ủy Ban Hòa Bình Thế Giới và Liên hiệp Nghiệp Đoàn Thế Giới là hai tổ chức nghiệp đoàn cộng sản trá hình rất thành công. Bên cạnh đó có thể kể Liên Hiệp Thanh Niên Dân Chủ Thế Giới, Tổng Đoàn Sinh Viên Quốc Tế, Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ Thế Giới, Liên Hiệp Phụ Nữ Dân Chủ Quốc Tế và Tổ Chức Ký Giả Quốc Tế. Tất cả các tổ chức này có nhiệm vụ bành trướng ý thức hệ của đế quốc Xô Viết.

Marx và Engels không phải là những người chủ trương đế quốc. Chính Lenin và Stalin đã kết hợp mộng xâm chiếm thế giới từ xưa của nước Nga với học thuyết của Marx và thiết kế những chiến thuật cùng mưu lược nổi loạn dùng làm nội dung của kinh bổn giáo lý để xây dựng một đế quốc chuyên chính.

Nhưng đế quốc Liên Xô ngày nay đã tan rã. Cái bộ phận tàn dư của nó gồm Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba vẫn chưa chịu nhìn nhận thực tế này. Người đàn anh Trung Quốc dẫn đầu vẫn có tư tưởng hâm nóng và nới rộng cái “chủ nghĩa địa phương XôViết” (Provincialisme Soviétique) có từ thời Khrutchev để bao phủ toàn thể địa cầu. Trên thực tế tư tưởng này đang bị làn sóng hội nhập và hiện tượng dân chủ hóa toàn cầu vô hiệu hóa và xóa bỏ.

Chiến thuật tạo phản của Lenin

158

Page 159: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Chiến thuật tạo phản của Lenin còn được gọi là “khoa học khởi loạn”. Sự khởi loạn xuất xứ từ nước Nga dưới thời kỳ các Sa Hoàng. Đó là phương thức thông dụng để thay đổi chế độ phong kiến.

Phương thức này đã được Lenin nghiên cứu kỹ càng và xây dựng cẩn thận để sử dụng trong Cách Mạng tháng Mười và trong tham vọng thực hiện đế quốc Liên Xô.

Trong suốt cuộc đời đấu tranh của mình, Lenin đã tinh luyện phương thức khởi loạn mà những người Bolsheviks là những người đầu tiên đã sử dụng và đã đạt thắng lợi. Phương thức này cũng đã được những người cộng sản ở những quốc gia khác áp dụng thành công trong những vụ cướp chính quyền liên tiếp xảy ra trong suốt chiều dài Chiến Tranh Lạnh của thế kỷ 20.

Khoa học khởi loạn được những người cộng sản coi như phần chính thức của khoa học chiến tranh giai cấp mà sau đây là những điểm chính.

Một phong trào như phong trào khởi loạn rõ ràng là không thể giao phó cho các “tay hành động” (activiste) tài tử. Đấy phải là nhiệm vụ của những người chấp nhận hy sinh cuộc đời của họ. Đó là tiêu chuẩn đầu tiên.

Tiêu chuẩn thứ hai là cuộc khởi loạn chỉ cần một nhóm nhỏ nòng cốt do sự hợp tác chặt chẽ của những người giác ngộ có ý chí kiên cường, dày kinh nghiệm và có thể tin cậy được. Một tổ chức đông đảo sẽ không thể nào giữ bí mật được trong khi nó thiết yếu cần phải giữ bí mật để có thể đấu tranh trường kỳ và liên tục.

Tiêu chuẩn thứ ba là ngay trong nội bộ phong trào phải có kỷ luật sắt. Sự tự do phê phán chủ thuyết cơ bản là điều cấm kỵ vì nó sẽ biến đổi dần dần đảng cách mạng thành đảng dân chủ cải lương.

Đội tiền phong cách mạng phải có dưới tay càng nhiều tổ chức quần chúng càng tốt. Tuy nhiên không nên để cho những “người tầm thường” của đám đông tự do quyết định lấy đường lối phải theo. Cho nên người của đảng phải hiện diện ở khắp nơi để thi hành mệnh lệnh của trung ương.

Nhân dân không thể giải thích áp bức và bất công một cách thích đáng. Nhà cách mạng phải len lỏi trong quần chúng để giải thích cho mọi người và cho mỗi người về quan điểm chính trị và lịch sử của cuộc đấu tranh đang tiến hành.

Quần chúng không thể biết lúc nào và theo cách thức nào có thể hợp tác với kẻ thù vì lý do chiến thuật. Chính nhà cách mạng chuyên nghiệp mới là người quyết định lúc nào và phương cách nào tốt nhất để tiến hành hợp tác. Trong mọi sự hợp tác không bao giờ được hạ giá Đảng xuống ngang hàng với những thành phần của phiá kẻ thù.

Bên cạnh những điều tâm niệm trên còn có một số “kỹ thuật chính trị” khác phải nhận biết và thuộc nằm lòng :

159

Page 160: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Những mục tiêu của cuộc khởi loạn phải được xác định và vạch rõ. Tất cả các hoạt động hợp pháp hay bất hợp pháp phải nhằm phá nát chế độ cũ và củng cố lực lượng cách mạng.

Để làm được việc này nhà cách mạng chuyên nghiệp phải học tập nhìn xã hội một cách đặc biệt, nghĩa là luôn luôn tìm kiếm những nhược điểm của nó, những nhược điểm mà xã hội ấy có thể bị tấn công.

Trong đấu tranh có ba nhóm cần được lưu tâm : quân đội với tính cách là công cụ kiên cố nhất của chế độ cũ phải được gài cơ sở nòng cốt để làm tan rã tinh thần; trong những nghiệp đoàn công nhân cũng phải gài cơ sở bằng bất cứ giá nào ; trí thức phải được trung lập hóa.

Công nhân, với tư cách quần chúng, sẽ đảm đương những vụ đình công, những vụ xung đột đường phố với cảnh sát và quân đội và đưa ra những yêu sách cụ thể, căn cứ vào đó cán bộ cách mạng có thể lập các chương trình quấy rối và tuyên truyền. Các nghiệp đoàn phải được biến cải thành trường giảng dạy “Chủ Nghĩa mới”.

Trí thức, tốt hơn, phải được biến thành một thứ trung tâm cung cấp cơ sở lý thuyết để chuyển các phong trào bộc phát thành phong trào cách mạng.

Chìa khóa cho một tổ chức cách mạng hữu hiệu nằm trong tờ báo của tổ chức. Chỉ có qua trung gian của tờ báo này, đội tiền phong mới có thể tập trung các yếu tố bất bình chính trị và phản kháng, nhờ đó làm phong phú phong trào cách mạng. Đó là chưa kể những điều lợi khác như phát triển hàng ngũ cán bộ, cảm tình viên và tạo ảnh hưởng của tổ chức trên các vùng dân cư khác nhau.

Đảng hay phong trào phải đủ rộng rãi để bao gồm tất cả quốc gia, đủ quyết tâm để theo đuổi công tác một cách không gì lay chuyển nổi, ngay cả trong những trường hợp không tiên đoán trước, đủ mềm dẻo để tránh bị lôi cuốn vào một cuộc xung đột bất ngờ với kẻ thù trong lúc bất lợi.

Tuy nhiên lúc nào cũng phải khai thác nhược điểm của kẻ thù và tấn công họ trong lúc bất ngờ nhất. Phải biết thuyết phục quân chúng và đồng hóa Đảng với quyền lợi riêng của họ.

Sau Cách mạng tháng Mười, khi muốn xúi giục các quốc gia Đông Phương làm cách mạng vô sản, Lenin đã chuyển tới họ những mưu lược khởi loạn này và chỉ dẫn cho họ sử dụng các “mặt trận thống nhất” và các tổ chức cộng sản ẩn danh.

Bằng cách đó ông đã biến tất cả những quốc gia và những nhóm cộng sản trên thế giới thành những chư hầu của một đế quốc bao la do ông làm chủ. Tiếc rằng đế quốc đó không kéo dài được bao lâu và mộng lớn của ông cũng chưa bao giờ hoàn tất.

160

Page 161: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Quốc Tế Cộng Sản (Comintern)

Đệ Tam Quốc Tế (QTCS), còn gọi là Quốc Tế Cộng Sản (Communist International viết tắt là Comintern) được thành lập tại Moscow vào tháng 3/1919 do sáng kiến của Lenin và những người Bolsheviks trong không khí sôi sục cách mạng vô sản tại Trung Âu.

Việc thực hiện một “Liên hiệp Quốc Tế các Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa” là mục tiêu bất di bất dịch của Đệ Tam Quốc Tế trong suốt thời gian tồn tại của nó.

Đại Hội lần thứ nhất của QTCS

Đại Hội lần thứ nhất của QTCS họp tại Moscow năm 1919. Phát biểu trong phiên họp đầu tiên, Lenin hy vọng sự xuất hiện một nền Cộng Hòa Xô Viết Quốc Tế sẽ không còn bao lâu nữa.

Liên Xô lúc đó đang phải đối phó với các khuynh hướng thù nghịch phương Tây và đang hy vọng vào sự thành công của cách mạng vô sản Đức nên gần như đã bỏ quên Á Châu trong đại hội này.

Đại Hội lần thứ hai của QTCS

Đại hội lần thứ hai họp tại Petrograd năm 1920. Viễn tượng của cách mạng vô sản Âu Châu vẫn còn xa. Các dân tộc sống trên đất Nga rục rịch đòi tự trị. Lenin nhận định phải đưa ra biểu quyết 21 điều kiện gia nhập và phải dùng các phong trào dân tộc đòi giải phóng ở phương Đông để làm suy yếu các nước thù nghịch ở phương Tây.

Để phòng ngừa ảnh hưởng của các phần tử chao đảo trong các đảng dân chủ xã hội, đại hội đã nghiêm khắc biểu quyết 21 điều kiện nói trên.

Bất cứ đảng nào muốn là thành viên của Comintern cũng phải loại trừ những phần tử cải cách và trung lập ra khỏi những trách vụ quan trọng của đảng mình và đồng thời phối hợp những hành động hợp pháp và bất hợp pháp trong sinh hoạt bao gồm cả những công tác tuyên truyền trong quân đội.

Tất cả phải coi thời gian trước mặt là một thời kỳ đấu tranh quyết liệt, đỉnh cao của của một cuộc “nội chiến” trong mỗi nước. Tất cả phải tuân theo một “kỷ luật sắt”, đặt mình dưới sự lãnh đạo tập trung của trung ương đảng mình và sự lãnh đạo tối cao của Ban Thường Vụ Comintern, có nhiệm vụ điều hành công việc giữa hai đại hội.

Comintern chính thức tuyên bố rứt khoát đoạn tuyệt với lề lối và truyền thống của Quốc Tế II là một quốc tế của người da trắng. Về phần mình, Comintern tự cho có nhiệm vụ phải giải phóng công nhân thuộc đủ các mầu da.

Trong đại hội lần này có ba xu hướng va chạm nhau. Xu hướng thứ nhất của Serrati quan niệm Âu Châu phải là thành tố chính của cách mạng thế giới. Xu hướng thứ

161

Page 162: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

hai là quan niệm của M.N Roy, đại biểu Ấn Độ, khẳng định số phận của cách mạng Âu Châu tùy thuộc hoàn toàn vào cách mạng Á Châu. Xu hướng thứ ba là của Lenin đứng giữa hai xu hướng nói trên.

Lenin xướng xuất chuyện phong trào cộng sản ở nhiều nước có thể bỏ qua giai đoạn phát triển xã hội chủ nghĩa với sự trợ giúp của liên Xô. Và như thế là Lenin chấp nhận một sự mềm dẻo về giai cấp câú thành đảng cộng sản ở các quốc gia bị trị miễn sao việc làm đó có lợi cho Moscow.

Ta thấy ngay từ năm 1919 Liên Xô đã có dã tâm khai thác phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa để phuc vụ cho đế quốc đỏ. Tiếp theo Đại hội lần thứ hai, QTCS triệu tập tại Baku, thủ đô Ajerbaijan, một đại hội của giới lao động Đông Phương vào tháng 9/1920.

Sang đến đại hội này tình hình thế gới vẫn bất lợi cho phong trào cộng sản. Chưa có gì cho thấy là cách mạng vô sản có khả năng thực hiện được ở Âu Châu. Do đó vấn đề thuộc địa và cách mạng ở phương Đông vẫn còn được chú ý và thảo luận sôi nổi.

Trong bài diễn văn khai mạc, Zinoviev, chủ tịch QTCS, nhấn mạnh đến tiềm năng của phương Đông và kêu gọi các đại biểu tham gia mạnh mẽ cuộc thánh chiến chống Anh quốc.

Diễn văn của Zinoviev bị các đại biểu Ấn Độ (M.N Roy), Hồi Giáo (Galiev, Ryskulov, Muzzakar) và Thổ (Narbutabetov) công kích mãnh liệt đến độ các bài tham luận của họ bị cắt xén và rút ngắn. Ta cần hiểu tại sao ?

Những người Hồi Giáo đến từ Trung Á là một vùng đất thuộc địa của Nga dưới thời các Sa Hoàng. Năm 1917 họ đến với chủ thuyết cộng sản vì Lenin không ngớt tuyên bố là Liên Xô sẽ hậu thuẫn và trợ giúp cho các dân tộc bị trị giành độc lập. Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, họ khám phá ra sự khác biệt giữa khẩu hiệu và hành động của những người Bolsheviks.

Tình trạng này thể hiện rõ nhất ở Thổ (Turkestan), nơi có nhiều công chức và thực dân người Nga. Và đây chính là nơi mà người Hồi bừng tỉnh sớm nhất. Sự bừng tỉnh này đã thôi thúc họ thành lập một đảng cộng sản riêng ngoài vòng chi phối của liên Xô vào năm 1919.

Bằng chứng này cho thấy ý niệm giai cấp của Marx và Lenin không phá vỡ được ý niệm quốc gia dân tộc. Chính sách của Liên Xô rõ ràng là một chính sách thuộc địa nối tiếp truyền thống và di sản của Nga Hoàng.

Ngay từ năm 1920, lãnh tụ Hồi Galiev đã đưa ra ý kiến thành lập một Quốc Tế của những người bị trị ngoài vòng chi phối của QTCS. Và ngày nay người ta cũng được biết thêm rằng, 15 năm sau đại hội Baku, các đại biểu Hồi như Ryskulov, Narbutabekov đã bị Stalin giết chết. Sultan Galiev bị trục xuất ra khỏi đảng cộng sản vào năm 1923. Toàn bộ các tác phẩm của ông bị Liên Xô thủ tiêu mặc dầu trong Cách Mạng tháng Mười Nga ông là ủy viên phụ tá Lenin về các vấn đề dân tộc.

162

Page 163: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Rõ ràng là đảng cộng sản Liên Xô trong suốt thời gian hiện hữu của nó, lúc nào cũng chủ trương bành trướng đế quốc và tiến hành chính sách “tân thuộc địa” che đậy dưới những chiêu bài “cách mạng thế giới” và “tình nghĩa quốc tế vô sản”…

Những thủ thuật bành trướng lộ liễu hơn như đem quân xâm chiếm và ký hiệp ước hữu nghị, hợp tác, cũng đã được sử dụng để chiếm lại các thuộc địa cũ và thuộc địa mới như A phú Hản, Việt Nam và Ngoại Mông.

Lòng yêu nước của các dân tộc bị trị dưới thời thực dân Anh Pháp đã bị đế quốc Liên Xô lợi dụng qua đám tay sai bản xứ theo kế hoạch thâm hiểm của Lenin.

Từ năm 1919 của thế kỷ qua, với công cụ bành trướng là QTCS Moscow đã dùng xương máu của các dân tộc bị trị xây dựng “Tân đế quốc”. Quyền lợi của Liên Xô trong từng giai đoạn phải là nền tảng cho chính sách của các đảng cộng sản địa phương. Kẻ thù của Liên Xô trong từng giai đoạn phải là kẻ thù của các đảng cộng sản địa phương. Quyền lợi của Liên Xô sẽ chỉ định cho các đảng cộng sản bản xứ ai là kẻ thù phải chống đối, ai là giai cấp phải liên minh, ai là đồng minh giai đoạn.

Đối với trường hợp của Việt Nam, Đông Dương Cộng Sản Đảng do Hồ Chí Minh tạo dựng theo chỉ thị của “Tân Đế Quốc” qua QTCS cũng không đi ra ngoài thực tế nêu trên. Do đó lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1920 đến nay phải được đặt trong toàn bộ chủ trương nham hiểm của Liên Xô để có được một nhận định chính xác.

Đại Hội lần thứ ba của QTCS

Đại hội lần thứ ba họp tại Moscow năm 1921. Kinh tế Nga đang ở vào tình trạng kiệt quệ và điều mong mỏi lớn nhất của các lãnh tụ Bolsheviks là được các nước Tây phương để cho Nga yên thân. Vì thế, đại hội này đã dành cho vấn đề thuộc địa và cách mạng ở phương Đông một vị thế phụ thuộc nhỏ nhoi.

Diễn văn khai mạc của chủ tịch Zinoviev, sau khi phân tích dài dòng về tình hình ở phương Tây, đã không đả động gì nhiều đến phương Đông. Xu hướng “Tây phương” bao trùm đại hội. Đại biểu Ấn Độ M.N Roy chỉ được dành cho 5 phút để phát biểu và ông đã dành trọn thời gian đó để công kích kịch liệt tính cách “thời cơ chủ nghĩa” của đại hội.

Đại hội có trù liệu thành lập một ủy ban để thảo luận về vấn đề phương Đông vào ngày 11/6/1921 nhưng không một đại biểu Tây phương nào đến tham dự.

Ta thấy hiện ra rất rõ từ đại hội lần này cái dã tâm của Liên Xô. Với dã tâm này, một mặt Liên Xô khai thác mâu thuẫn giữa các nước tư bản để phá vỡ liên minh giữa họ với nhau; mặt khác, Liên Xô sử dụng các phong trào dân tộc giải phóng và các đảng cộng sản bản xứ để mặc cả trong các cuộc vận dụng quốc tế.

163

Page 164: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tùy hoàn cảnh trong từng giai đoạn, các đảng cộng sản bản xứ sẽ được Liên Xô chỉ thị cho biết phải chống ai, phải liên minh với giai cấp nào. Luôn luôn giữ mình ở vị thế tay sai, chấp nhận làm công cụ bành trướng, chính là số phận dành cho các đảng cộng sản chư hầu của đế quốc Liên Xô trong đó có Đảng cộng sản Việt Nam.

Đại Hội lần thứ tư của QTCS

Đại hội lần thứ tư họp tai Moscow vào năm 1922. Trước khi đại hội nhóm họp, một biến cố cẩn ghi nhận đã xảy ra ở Thổ Nhĩ kỳ.

Mùa xuân 1920, cách mạng dân tộc làm chủ tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ và một chính phủ dân tộc được thành lập tại Ankara dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng Mustapha Kemal.

Lúc đầu, để tránh bị cộng sản Nga đem quân can thiệp, Kemal chấp nhận một bề ngoài Mác Xít nhằm tranh thủ viện trợ của Liên Xô và ông đã thành công. Nhưng rồi, rất sớm (tháng 1/1921), sau khi đã củng cố nền cộng hòa, Kemal xử tử 17 lãnh tụ cộng sản Thổ.

Tiếp theo, Kemal không ngưng đàn áp phong trào cộng sản trong nước và từ từ xích lại gần Anh, Pháp. Trong suốt thời gian những người cộng sản Thổ bị đàn áp, Moscow không can thiệp hay bênh vực vì sợ Kemal lại ngả nhiều hơn về phía bên kia.

Không những thế, tại đại hội QTCS lần thứ tư Radek, đại biểu Liên Xô còn lên mặt dạy dỗ phong trào cộng sản Thổ là phải ủng hộ “phong trào dân tộc giải phóng”. Lý do chỉ vì vào lúc đó mâu thuẫn Anh-Nga trở nên gay gắt. Trong bối cảnh ấy, các lãnh tụ Bolsheviks lại thấy cần phải nương tựa vào các phong trào gỉải phóng thuộc địa để quấy phá Anh quốc. Và từ Liên Xô đã thấy hé lộ các sáng kiến về chiến thuật “mặt trận đoàn kết” cùng hình ảnh về một “ Mặt Trận Bình Dân”.

Trong Đại Hội 4, đại biểu Nam Dương Tan Malaka cũng chủ trương phải ủng hộ các phong trào dân tộc gỉải phóng. Chủ trương này được Radek chia xẻ nhưng trong con mắt của Radek phương Đông chỉ là một nỗ lực phụ của phong trào cách mạng thế giới. Sở dĩ có sự nhượng bộ này vì lúc đó Kremlin đang tạm gác khẩu hiệu “giai cấp đấu tranh” và thay thế bằng khẩu hiệu “phong trào dân tộc giải phóng”.

Tóm lại trong đại hội lần thứ tư, tất cả các đại biểu cộng sản Á Châu đều tin tưởng mãnh liệt vào tiềm năng cách mạng của phương Đông. Đại hội này là đại hội cuối cùng có Lenin tham dự. Lúc gần chết, Lenin vẫn thấy ở phương Đông cái tiềm năng mà Liên Xô phải lợi dụng.

Đại Hội lần thứ năm của QTCS

Đại hội lần thứ năm họp tại Moscow năm 1924. Khi nhân loại bước sang thập kỷ 1920 và viễn ảnh của một cuộc cách mạng vô sản ở Âu Châu trở nên xa vời, Liên Xô mong mỏi được sống yên thân bên cạnh các nước tư bản.

164

Page 165: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Quan điểm “chủ nghĩa xã hội trong một nước” được Stalin và các lãnh tụ Bolsheviks chấp nhận. Liên Xô một mặt hô hào phải thực hiện cách mạng vô sản ở các nước tư bản Âu Châu, mặt khác vẫn chủ trương phải duy trì những liên hệ kinh tế với các nước đó. Việc thực hiện hai mục tiêu này được giao cho hai tổ chức: Quốc Tế Cộng Sản và Ủy Ban Nhân Dân Đặc Trách Đối Ngoại.

Sang thập niên 1920 , Liên Xô không chỉ mong đừng bị quấy phá mà còn mong được “quan hệ tốt” với các nước tư bản Tây phương để tranh thủ trợ giúp kỹ thuật và ngoại tệ cần thiết cho việc kỹ nghệ hóa Liên Xô. Thủ thuật và mánh lới kín đáo nhằm lấy lòng tư bản được trao cho Ủy Ban Nhân Dân Đặc Trách Đối Ngoại phụ trách.

QTCS vẫn giả bộ hô hoán thực hiện “cách mạng thế giới”, vẫn ăn nói theo cung cách Mác Xít, vẫn là đầu mối qua đó Liên Xô sai khiến các đảng cộng sản bản xứ. Sau 1924 nội bộ của các đảng cộng sản bản xứ hoàn toàn do Moscow định đoạt. Ai chống lại sẽ bị thanh trừng.

Tại đại hội QTCS lần thứ 5, Mannuilsky đại biểu Liên Xô đọc báo cáo về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người ta được nghe Mannuilsky móc nối tư tưởng của Stalin với tư tưởng của Lenin. Tư tưởng của Stalin bắt đầu được nâng lên hàng kinh điển.

Vấn đề được thảo luận sôi nổi nhất là sự hợp tác giữa đảng cộng sản và giai cấp tư sản, ví dụ như giữa Đảng CS Trung Quốc với Quốc Dân Đảng Trung Hoa.

Đại biểu M.N Roy của Ấn Độ chủ trương là sự hợp tác phải có giới hạn và điều kiện. Cuối cùng đại hội nhất trí là các đảng cộng sản phải giành quyền lãnh đạo các phong trào dân tộc giải phóng. Nghị quyết của đại hội 5 quy định sự hợp tác với giới tư sản như là đường lối căn bản đúng đắn cho toàn thể phương Đông.

Đến lúc này, Liên Xô vẫn tiếp tục lợi dụng các phong trào dân tộc giải phóng để phục vụ quyền lợi của đế quốc đỏ. Sự lợi dụng này còn tiếp tục kéo dài cho đến khi Liên Xô tan vỡ.

Đại Hội lần thứ sáu của QTCS

Giữa hai đại hội 5 vả 6 của QTCS một số biến cố chính trị quan trọng đã xảy ra. Tháng 5/1927 Tưởng Giới Thạch càn quét đảng cộng sản ở Thượng Hải (Trung Quốc). Phong trào cộng sản ở Cận Đông theo Hồi Giáo, Syria và Bắc Phi, suy thoái. Hàng loạt các đợt thanh trừng do Stalin phát động xảy ra ở Liên Xô.

Các đại biểu đến tham dự hội nghị với tâm trạng hoang mang. Ngoài đảng cộng sản Liên Xô không một đảng cộng sản nào khác được dịp thảo luận bản dự thảo về chương trình hành động của QTCS trình bày tại đại hội.

Trong báo cáo của ông, Bukharin trút trách nhiệm về cuộc thảm bại của đảng cộng sản Trung Quốc lên đầu các lãnh tụ Trung Hoa, buôc tội họ là đã không cưỡng lại được tinh thần phiêu lưu manh động và đã đi qúa xa trong sự liên minh với giới tư sản.

165

Page 166: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Một số đại biểu các nước Á Châu phê bình đại hội đã lơ là không chú ý đúng mức đến phương Đông. Đặc biệt, Tan Malaka (Nam Dương), chỉ trích trương trình QTCS biểu quyết tại Đại Hội lần thứ 6 là đã không rút tỉa được những bài học từ cuộc cách mạng Trung Hoa.

Tuy nhiên, như thường lệ ý kiến của đại biểu Liên Xô bao giờ cũng là quan điểm chỉ đạo. Trong đại hội lần này, người ta ghi nhận là Liên Xô được coi như yếu tố ắt có và đủ để giúp các nước bị trị vượt qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đề cương của đại hội thể hiện trọn vẹn sự thuần phục của các đảng bản xứ đối với mẫu quốc Liên Xô.

Một điểm nổi bật khác làm người ta để ý là trong ngôn từ QTCS đã mô tả các nước thuộc địa như “nông thôn của thế giới” và các nước kỹ nghệ như “thành thị của thế giới”, với hàm ý rằng nông thôn phải chịu sự chỉ huy của thành thị. Hai đại biểu của Ấn Độ (Tagore) và Nam Phi (Buting) đã lên tiếng phản đối sự phân chia mang tính trịch thượng này. Ngoài hai vị đó ra, những người khác giữ im lặng.

Từ Đại Hội lần thứ 6 đã bắt đầu thấy xuất hiện hình thái “chiến tranh tay sai” khi QTCS đẩy các phong trào dân tộc gỉải phóng, các đảng cộng sản bản xứ vào cuộc chiến giữa hai hệ thống cộng sản và tư bản.

Đại hội lần thứ bảy của QTCS

Đại Hội lần thứ 7 của QTCS họp năm 1935 tại Moscow. Thật ra đại hội được triệu tập từ giữa nam 1934 nhưng mãi tới tháng 7/1935 mới nhóm họp. Ngay từ giữa năm 1934, QTCS đã nhận thấy rằng đường lối “đấu tranh giai cấp” là một cản trở lớn cho việc thành lập một “mặt trận đoàn kết” các nước dân chủ chống lại phát xít Đức. Trong đại hội lần thứ 7 “đấu tranh giai cấp” được thay thế bằng “đấu tranh giữa các nước”, đấu tranh trong đó các nước dân chủ đoàn kết trong một trận tuyến chung.

Thật ra trước khi đại hội nhóm họp Liên Xô đã chỉ thị cho các đảng trong QTCS phải theo đuổi chính sách “Mặt Trận Bình Dân”, nghĩa là ủng hộ sự hìn thành một chính phủ liên hiệp trong đó đảng cộng sản sát cánh với những thành phần tư sản. Đại Hội lần thú 7 nhóm họp chỉ là để thông qua đường lối đó.

Dưới triều đại Stalin, nét đặc biệt trong hoạt động của QTCS là không có sự bàn cãi hoặc thảo luận. Tất cả mọi đề cương, chính sách đều được nhất trí thông qua. Không ai có quyền thắc mắc tại sao mới hôm qua thành phần “dân chủ xã hội” (QT- II) bị coi là kẻ thù chính mà hôm nay lại được coi là đồng minh; tại sao hôm qua tư bản được tiên đoán là sẽ dẫy chết mà hôm nay lại phải ủng hộ “mặt trận bình dân”.

Trong báo cáo đọc trước đại hội, đại biểu Đức Pieck cố gắng giải thích những tại sao nói trên nhưng chỉ có thể giải thích một cách gượng gạo để chống đỡ. Tiếp theo Pieck, một loạt đại biểu đăng đàn đọc những bài tham luận theo đúng đường lối mới.

166

Page 167: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Các đại biểu Liên Xô và Ý, Dimitrov, Mannuilsky, Ercoli Togliatti, cũng đọc báo cáo nhằm hỗ trợ Pieck.

Tuy có thay đổi nhưng điểm chung vẫn là phải triệt để bảo vệ Liên Xô. Các đảng cộng sản tay sai phải tuyệt đối hoàn thành niệm vụ chủ yếu này, nếu không sẽ bị coi là phản cách mạng.

Ngay từ thập niên 111920, trong thực chất QTCS chỉ là món hàng trao đổi trong các cuộc sắp xếp ngoại giao của Liên Xô. Nhưng ít ra trong những năm đó nó còn được trang điểm bằng hai lớp phấn son “cách mạng thế giới” và “nghĩa vụ quốc tế vô sản”.

Những thứ phấn son này càng ngày càng trở nên vướng víu cho những cuộc ngoại giao của Kremlin. Cho nên nó đã bị nhận chìm. Thật ra “cách mạng thế giới”đã không còn là mục tiêu chính của QTCS. Đến đại hội lần thứ 7 thì sự “nhận chìm” này trở nên rứt điểm khi mà hiểm họa Phát Xít đe dọa toàn thế giới.

Trên thực tế, từ rất sớm Stalin đã có thái độ khinh rẻ QTCS. Stalin thường gọi tổ chức này là ‘cửa tiệm với một lũ ăn mày” và “đến 90 năm nữa cũng không thực hiện nổi một cuộc cách mạng”. Nuôi dưỡng một tổ chức ăn hại là hoàn toàn vô lý nhất là khi nó đã trở thành không cần thiết. Và Stalin đã giải tán nó không thương tiếc.

Trước khi nhảy vào cuộc chiến lúc Thế Chiến II sắp chấm dứt, Hoa Kỳ muốn biết trước quan điểm của Liên Xô về vùng ảnh hưởng, về bộ mặt của thế giới và về ranh giới giữa các nước sau khi chiến tranh chấm dứt. Và không phải chỉ muốn biết. Hoa Kỳ còn muốn Liên Xô phải có những hành động cụ thể để chứng minh tính đúng đắn trong sự hợp tác của mình. Giải tán QTCS là một trong những hành động cu thể đó.

Vai trò làm công cụ cho đế quốc Liên Xô của QTCS bị Stalin chấm dứt vào ngày 9/5/1943.

167

Page 168: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG HAI MƯƠI

CHIẾN TRANH TƯ HỮU : HỒ CHÍ MINHMẶT THẬT VÀ HUYỀN THOẠI

Tiểu sử Hồ Chí Minh Huyền thoại Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh và Quốc Tế Cộng Sản

Tiểu sử Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình bần nho. Trong cuộc đời hoạt động chính trị, ông có nhiều bí danh và ngày sinh cũng không biết chắc là ngày nào. Có tài liệu ghi là ngày 19/5/1890.

Thân phụ ông là phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, làm quan cho chính phủ Nam Triều bị cách chức vi say rượu đánh chết người. Thiếu phương tiện sinh sống, năm 1911, khi 21 tuổi, ông vận động xin làm phụ bếp dưới chiếc tàu thủy Latouche- Tréville của Pháp và nhờ đó được đi nhiều nơi trên thế giới.

Đến Pháp, ông xin vào học Trường Hành Chánh Bảo Hộ nhưng không được chấp nhận. Năm 1912 ông sang Mỹ (New York) làm phụ bếp ở khách sạn Park House. Năm 1913 ông tới Luân Đôn (Anh) làm phụ bếp ở khách sạn Carlton cho đến năm 1917.

Năm 1917 ông trở lại Paris (Pháp) và được các nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh (bạn học cũ của thân phụ ông) cho ở cùng nhà, làm nghề thợ ảnh để sinh sống. Hai cụ Phan thường nhờ ông mang những bài viết đấu tranh ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc đến các tòa báo và các nhà tranh đấu khác.

Nhờ môi trường hoạt động này, Nguyễn Tất Thành quen biết các nhà xã hội Léon Blum, Marcel Cachin, Paul Vaillant Couturier, Marius Moutet… Do sự giới thiệu của những người này Thành xin tham gia và được chấp nhận vào Đảng Xã Hội Pháp. Cuối năm 1920 ông dự Hội Nghị Tours. Lúc đó Đảng xã hội Pháp chia làm hai phe. Ông theo phe ủng hộ Quốc Tế 3 của Liên Xô và trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng Sản Pháp.

Nhờ có mặt tại hội nghị Tours, ông quen biết Mannuilsky, đại biểu đảng cộng sản Nga. Cuối năm 1923 vị đại biểu này vận động cho ông sang Nga và ở đó ông được huấn luyện để trở thành cán bộ chuyên nghiệp của Quốc Tế Cộng Sản.

168

Page 169: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Năm 1924 ông được QTCS phái sang Trung Hoa với nhiệm vụ thành lập các chi bộ cộng sản tại Việt Nam và tại một số quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á . Năm 1930 ông bị bắt ở Hương Cảng vì hoạt động cộng sản, bị giam rồi được thả. Sau đó ông bị gọi về Moscow để được tái huấn luyện ba năm tại trường đại học Lenin.

Năm 1938 ông lại được QTCS phái sang hoạt động ở Hoa Nam (Trung Quốc). Thời gian này ông đã thành công trong việc xâm nhập, thao túng và chiếm danh Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Hồ Học Lãm.

Ngày 19/5/1941 ông thành lập Mặt Trân Việt Minh tại hang Pắc Bó tỉnh Cao Bằng (Việt Nam). Năm 1942 ông đổi tên là Hồ Chí Minh. Năm 1945 ông tổ chức thành công vụ đảo chính tại Hà Nội và cướp chính quyền tại những tỉnh khác rồi lập nên chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Năm 1946 thực dân Pháp trở lại Đông Dương, ông tổ chức kháng Pháp dưới chiêu bài dân tộc với sự hỗ trợ của QTCS và thắng Pháp trong trận Điện Biên Phủ với sự trợ giúp của Trung Quốc cộng sản. Việt Nam bị chia đôi và ông chiếm được nửa nước phía Bắc tính từ vĩ tuyến 17 trở ra.

Năm 1959 ông đưa cán binh xâm nhập miền Nam, rồi lập “Mặt Trân Dân Tộc Giải Phòng Miền Nam” năm 1960. Lúc sắp từ trần, ông chỉ đạo cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân (1968) vào miền Nam, làm chết hơn 50.000 cán binh cộng sản mà không đạt kết qủa nào. Một năm sau ông mất đúng vào ngày 2/9/1969 là ngày quốc khánh của chế độ cộng sản miền Bắc.

Huyền thoại Hồ Chí Minh

Huyền thoại là lời nói có tác dụng mê hoặc. Ở thời kỳ nguyên thủy con người chưa biết suy luận bằng lý trí nên chỉ biết dùng tưởng tượng để cấu tạo những cái nhìn về thiên nhiên, vũ trụ và nhân sinh. Trong các xã hội dưới thời kỳ này, cũng chưa có tranh chấp giữa người và người nên huyền thoại thường chỉ là sự giải thích những hiện tượng thiên nhiên nhằm hòa hợp con người với Trời Đất, vạn vật.

Đến khi xã hội loài người phân hóa thành giai cấp thì huyền thoại chủ yếu nhằm biện chính và bảo vệ lớp người cai trị trong cuộc cạnh tranh với lớp người bị trị. Do đó có thể nói rằng tầng lớp thống trị, nhất là các chế độ độc tài, thực dân và đế quốc, thiết yếu phải tạo ra huyền thoại như một nhu cầu gắn liền với bản chất của họ.

Tầng lớp bị trị không có nhu cầu đó. Đối với họ lời nói phải đi đôi với việc làm. Tuy không tạo ra huyền thoại nhưng họ lại thường bị tiêm nhiễm bởi huyền thoại vì huyền thoại của lớp người thống trị thường được trình bày như là những tư tưởng phổ biến, siêu giai cấp, phi chính trị và vô hại.

Tác dụng của huyền thoại, xuất phát từ giai cấp thống trị, là tạo niềm tin, một thái độ quy hàng của lý trí. Khi đã tin thì người ta coi đó là chân lý, là đương nhiên không

169

Page 170: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

cần thắc mắc hoặc suy luận lôi thôi. Niềm tin đưa đến sự sùng bái và coi những thái độ không tôn trọng là xúc phạm.

Tuy nhiên khi một người đã khám phá ra một lời nói chỉ là huyền thoại thì người đó không còn tin huyền thoại đó nữa. Trạng thái này gọi là “giác ngộ”. Không bao giờ con người thoát khỏi được hết huyền thoại nhưng mỗi một giác ngộ phải được kể như một nỗ lực để mở rộng phạm vi chân lý.

Hồ Chí Minh đã qua đời hơn 40 năm và hệ thống cộng sản thế giới đã tan vỡ gần 20 năm, (khi quyển sách này được viết) nhưng hình ảnh của Hồ vẫn còn ẩn hiện giữa thực tế và huyền thoại.

Những người dễ dãi về nhận định coi ông như là nhà ái quốc của Việt Nam trong khi những người khác lại xem ông như là một kẻ đại phản quốc. Đối với tầm nhìn thứ hai này, Hồ Chí Minh đã đưa đất nước và đồng bào vào những cảnh khổ cực và đau đớn tột cùng để phục vụ cho QTCS và khoác lên đầu lên cổ dân tộc nền đô hộ dã man của cộng sản, cho đến nay vẫn chưa gỡ bỏ được.

Cho nên nhận dạng “con người thực và hành động” của Hồ Chí Minh không những cần thiết để góp phần điều chỉnh một giai đoạn lịch sử bị xuyên tạc mà còn để cứu Việt Nam ra khỏi tai ách chính trị hiện nay.

Chủ nghĩa Marx là một huyền thoại không cần minh chứng nữa vì Liên Xô đã sụp đổ. Ở Âu Châu các vị thần cộng sản Karl Marx, Leinin và Stalin đã bị hạ bệ khi cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu nổ ra năm 1989. Ở Á Châu, trái lại, những bóng ma của Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh vẫn còn ẩn hiện. Bằng chứng là các biến cố chi phối nền chính trị của Việt Nam khởi đầu từ thập niên 1940 đến nay vẫn còn tiếp tục. Cho nên đối với dân tộc Việt, giải tỏa huyền thoại Hồ Chi Minh phải là ưu tiên hàng đầu cần thực hiện.

Ở bên Nga, khi Lenin chết vào năm 1924, Stalin đã làm đám tang hết sức trọng thể với các thủ tục ướp xác xây lăng tại Quảng Trường Đỏ và tôn sùng Lenin như một vị thánh. Stalin làm thế với dụng ý bắt dân Nga tôn sùng mình như một á thánh. Ngoài ra Stalin còn viết sách để tự tô vẽ cho mình hình ảnh một lãnh tụ tài ba còn hơn cả Lenin nữa.

Ở Việt Nam khi Hồ Chí Minh chết nào năm 1969 các đàn em trong đảng cộng sản cũng bắt chước ướp xác, xây lăng, đúc tượng mang vào đền chùa cúng vái mặc dầu họ không tin vào thần thánh . Các đệ tử có đôi chút học thức như Phạm Văn Đồng , Trường Chinh thì viết sách vinh danh, tán tụng. Phạm Văn Đồng viết cuốn “Chủ Tịch Hồ Chí Minh”, còn Trường Chinh thì viết cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh đạo tôn kính của dân tộc Việt Nam”. Việc làm này là do ông Hồ gợi ý.

Riêng Hồ Chí Minh cũng viết hai cuốn sách để tự tâng bốc mình dưới bút hiệu Trần Dân Tiên và T.Lan. Trong cuốn sách”Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) không chỉ tự tâng bốc mà còn nói xấu các

170

Page 171: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

nhà cách mạng yêu nước tiền bốí như các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám. Đọc sách, người ta biết Hồ thích được gọi là “cha già của dân tộc” hơn là bằng từ “bác” như người dân vẫn thường dùng. Trong ngôn ngữ Việt Nam từ “bác” chỉ dùng để xưng hô với người đáng bậc “anh” hoặc những người có địa vị khiêm tốn trong xã hội như: bác làm vườn, bác thợ mộc…

Năm 1976 Đảng và Nhà Nước cộng sản đã công khai xác nhận Trần Dân Tiên là bút hiệu của Hồ Chí Minh. Sau khi được viết xong vào cuối năm 1947, cuốn sách được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh và đã được khẩn cấp phổ biến khắp thế giới. Lúc đó chiến tranh đang ở vào giai đoạn khốc liệt với ưu thế nghiêng về phía Pháp. Người Mỹ đã thấy rõ Hồ Chí Minh là công cụ bành trướng của Liên Xô nên cung cấp thêm viện trợ quân sự cho thực dân để thực hành “chiến lược ngăn chặn”.

Điểm tựa duy nhất có thể giúp Hồ thoát khỏi nguy cơ là triệt để sử dụng và khai thác chiêu bài”dân tộc”, cho nên không thể không viết cuốn sách nói trên. Nhờ có nó mà toàn dân mới lao mình vào lửa đạn để bảo vệ Hồ và phục vụ tham vọng của QTCS trong khi cứ nghĩ mình đang chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.

Với cuốn sách nói trên và kỹ thuật tuyên truyền lợi hại hoạt động trong một môi trường mà dân trí chưa cao, CSVN đã dễ dàng biến Hồ Chí Minh thành một vị thánh sống với cặp mắt có hai con ngươi, với cuộc sống hy sinh trọn vẹn mọi sinh thú bản thân để dồn hết tâm lực cho đất nước.

Đối với người trong nước thì như vậy. Đối với người nước ngoài thì ảnh hưởng sâu đậm của kỹ thuật tuyên truyền xảo trá cũng không khác mấy. Có thể lấy một vài thí dụ, chẳng hạn như mấy trường hợp sau đây.

W.J. Duiker trong tác phẩm “Ho Chi Minh a life” đã viết: “ Ông Hồ đã chiếm được một chỗ ngồi trong đền thờ những anh hùng cách mạng từng đấu tranh mạnh mẽ để những người cùng khổ trên thế giới có được tiếng nói đích thực của họ”.

Nhà báo David Halberstam trong cuốn sách mỏng “Ho” cũng ca tụng: “Hô Chí Minh là anh hùng số một, anh hùng duy nhất của Việt Nam…là hiện thân của cuộc cách mạng của dân tộc ông, đối với dân tộc ông và đối với cả thế giới…là nhà ái quốc vĩ đại nhất Việt Nam ở thế kỷ 20”.

Còn đối với ký giả Hélène Tourmaire thì “Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Marx, thiên tài cách mạng của Lenin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong dáng dấp rất tự nhiên”.

Vào lúc này huyền thoại về “cuộc sống hy sinh trọn vẹn..cho đất nước” của Hồ Chí Minh đã bị gỡ bỏ. Chỉ riêng về đời tư của ông Hồ người ta đã khám phá ra vô số những tài liệu đối nghịch cùng cực với những điều tốt đẹp đã thêu dệt. Ấy là chưa kể những tội ác giết người không thua kém gì thành tích của Mao, Stalin hoặc Lenin.

171

Page 172: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Sau đây là một số trường hợp, được ghi nhận rõ ràng, liên quan đến các lạc thú yêu đương trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh.

Thời gian theo cụ Phan Chu Trinh ở Paris (1917-1923) Hồ tán một cô gái Pháp tên Bourdon, viết những lá thư tình dài dằng dặc mà sau này tác giả Gaspard Thu Trang in lại trong cuốn “Ho Chi Minh à Paris”.

Hồ lúc nào cũng cần có đàn bà. Trong tác phẩm “Men I met” tác giả Ấn Độ M.N Roy, người một thời đã gặp gỡ Hồ ở Nga , viết như sau: “Vì ở Nga không có những quán cà phê kiểu Paris mà ông ta thường lui tới nên để bù lại cuộc sống kham khổ buồn chán của Mạc Tư Khoa trong những năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã tìm thú vui nơi đàn bà. Đó là những nàng tư sản sa đọa hay các thanh nữ cộng sản phóng đãng bị thu hút mãnh liệt bởi những khóa sinh người Châu Á”.

Sử gia Daniel Heméry cho biết trong cuốn “Ho Chi Minh, de l’Indochine au Viet Nam” rằng Hồ có một người bạn gái Pháp tên Marie Brière, vừa là người tình, vừa là đồng chí, trong thời gian ông là đảng viên Đảng Xã Hội Pháp. Heméry cũng tiết lộ thêm là trong thời gian Hồ Tùng Mậu bị bắt, vợ ông là Lê Thị Tâm mang tên giả là Lý Ưng Thuận đã ăn ở cùng nhà với Hồ ChíMinh.

Năm 2001, sử gia Trung Cộng Hoàng Tranh viết một bài báo dài kể chi tiết về việc Hồ Chí Minh lập hôn thú (năm 1926) với một nữ hộ sinh Trung Hoa tên Tăng Tuyết Minh mới 21 tuổi. Tiệc cưới được tổ chức tại nhà hàng Thái Bình Quảng Châu, nơi mà trước đó Chu Ân Lai đã tổ chức tiệc cưới của vợ chồng ông. Ở với nhau được một năm thì Hồ bỏ vợ và không bao giờ gặp lại mặc dầu người vợ này đã giữ niềm chung thủy với Hồ cho đến lúc chết vào tuổi 91.

Sử gia Cao Thế Dung, trong tác phẩm “Hồ Chí Minh và Đảng CSVN : Lịch sử và huyền thoại” ghi nhận là sau khi tham dự Đại Hội QTCS lần thứ 7, Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong làm lễ cưới ở Moscow. Năm 1938, Lê Hồng Phong bị bắt. Năm 1939 Minh Khai sang Côn Minh (Trung Quốc) gặp Hồ Chí Minh. Năm 1940 Minh Khai sinh hạ một bé gái đặt tên là Lê Hồng Minh, giao cho Dương Bạch Mai nuôi tới năm 1954 thì cho sang Liên Xô du học. (Những chi tiết này, sử gia Cao Thế Dung căn cứ trên Báo Ngày Nay số ra ngày 15/6/2003: Phỏng vấn Vũ Ngự Chiêu.)

Năm 1941 ở hang Pắc Bó, cô Nông thị Trưng (còn có tên là Thị Ngát), chồng theo Việt Minh bị Pháp bắt nhốt trong nhà tù Sơn La cùng với Lê Đức Thọ, được tuyển làm nữ liên lạc và cần vụ riêng cho Hồ Chủ Tịch. Theo các Đảng viên lão thành ở Hà Quảng và Cao Bằng cô Trưng phục vụ ‘Bác” cho đến khi đã “lớn bụng” phải về quê ở Nà Rì (Bắc Cạn) dưỡng thai rồi sinh được một đứa con trai lấy họ mẹ, vào năm 1942. Tổng bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh ngày nay, trong chỗ riêng tư, xác nhận mẹ ông là bà Ngát. (Nông thị Trưng, Một lần theo Bác. NXBVH.HN trang 70).

Sử gia Trần Trọng Kim ghi lại trong tác phẩm “Một cơn gió bụi” rằng vào khoảng tháng 9/1944 khi Hồ Chí Minh cùng 22 đảng viên về nước để khởi sự hành động thì trong

172

Page 173: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

số 22 người này có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người về sau có đứa con gái với Hồ Chí Minh.

Thêm một chuyện nữa là chuyện cô Xuân. Cô Xuân thuộc sắc tộc Nùng, người huyện Hòa An (Cao Bằng). Đầu năm 1955 cô được tuyển, đưa về Hà Nội phục vụ Bác Hồ, và được sắp xếp cho sống cùng với người em gái ở nhà số 66 phố hàng Bông Thợ Nhuộm (Hà Nội). Liên hệ giữa cô Xuân và Hồ Chí Minh được giữ bí mật không cho ai biết, trừ Trần Quốc Hoàn (lúc đó là Bộ trưởng công an) có nhiệm vụ đưa đón cô Xuân ra vào Phủ Chủ Tịch.

Năm 1956 cô Xuân sinh con trai, được Hồ Chí Minh đặt tên là Nguyễn Tất Trung, nhưng Hồ không cho cô Xuân vào sống trong Phủ Chủ Tịch như vợ chính thức. Đầu năm 1957, người ta thấy một cái xác chết phụ nữ ở dốc Cổ Ngư, đưa vào bệnh viện Việt Đức nhận diện là xác cô Xuân. Xác nay được chôn cất vội vã theo lệnh của Trần Quốc Hoàn. Mấy năm sau người em gái cô Xuân cũng bị giết chết để bịt miệng. Chuyện cô Xuân được các ông Nguyễn Minh Cần và Vũ Thư Hiên ghi lại với nhiều tình tiết.

Với những sự thật phũ phàng như vừa kể, huyền thoại xây dựng Hồ Chí Minh như một vị Thánh, có cuộc đời khổ hạnh lúc nào cũng chỉ nghĩ đến quốc gia dân tộc, cần phải được đánh đổ. Đối diện với huyền thoại như thế này, mọi người, trong cũng như ngoài nước cần “giác ngộ”. Giác ngộ để trả lại sự thật cho lịch sử và nới rộng phạm vi chân lý.

Hồ Chí minh và Quốc Tế Cộng Sản

Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1919 liệt cường mở Hội Nghị Hòa Bình tại Versailles (Pháp) sau khi Thế Chiến I chấm dứt. Tổng thống Mỹ Wilson công bố trước hội nghị các nguyên tắc về chủ trương “quyền dân tộc tự quyết” trong “kế hoạch 14 điểm” của ông. Nguyễn Tất Thành, đại diện nhóm “Nguyễn Ái Quốc” của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, gửi tới hội nghị bản kiến nghị “Tám điểm yêu cầu” nhưng không được hội nghị để ý tới.

Một năm sau trong Đại Hội kỳ 2 của QTCS Lenin đưa ra “Cương Lĩnh về vấn đề Dân Tộc và Thuộc Địa”. Đây là lời khiêu chiến trực tiếp với Hòa Ước Versailles và đồng thời cũng là khởi điểm cho âm mưu lợi dụng cuộc vân động của Đông Phương cho các mục tiêu đế quốc của Liên Xô.

Sau Đại Hội 2 của QTCS, Nguyễn Tất Thành tuy đã là đảng viên của đảng xã hội Pháp vẫn chưa biết gì về ý đồ nham hiểm của Lenin. Khi thấy bản cương lĩnh nói trên, Thành mừng rỡ như người sắp chết đuối vớ được cọc và quyết định đi theo QTCS.

Từ đó Thành tìm đến các lãnh tụ đảng xã hội Pháp như Marcel Cachin, Monmousseau…để học hỏi và nhờ hướng dẫn. Cuối cùng trong Đại Hội của Đảng Xã Hội Pháp khai mạc tại Tours ngày 25/12/1920 ông đã bỏ phiếu tán thành gia nhập QTCS.

Sau khi trở thành đảng viên ĐCS Pháp Nghuyễn Tất Thành có nhiều cơ hội học tập và huấn luyện. Ông là khách thường xuyên của Trường Huấn Luyện Cán Bộ của

173

Page 174: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Pháp cộng tại Quận 3 Paris. Ở đây, Georges Pioch, một ký giả cộng sản Pháp nổi tiếng, đả hướng dẫn ông trở thành một người có khả năng diễn thuyết vững vàng. Ông cũng tham gia Câu Lạc Bộ Ngoại Thành (Club du Faubourg) của cộng sản Pháp để mở rộng kiến thức và kinh nghiệm chính trị.

Được Pháp cộng giúp đỡ, ông đã cùng những người đến từ các thuộc địa Pháp ở Bắc Phi, Madagascar tổ chức hội “Liên Hiệp Thuộc Địa” và phát hành tờ báo lấy tên “Người Cùng Khổ”(Le Paria) mà ông là người chỉ đạo.

Hồi đó Manuilsky là phái viên mật của QTCS bên cạnh ĐCS Pháp mới thành lập. Ông ta được chỉ định vào nhiệm vụ này vì trước Thế Chiến I có học tại đại học Sorbonne và biết nói tiêng Pháp. Thêm vào đó, ông là thành phần tuyệt đối trung thành với Lenin.

Năm 1922 Manuilsky tham dự Đại Hội 2 của ĐCS Pháp với tư cách đại biểu của QTCS và ở đó ông để ý tới Nguyễn Tất Thành. Những bài diễn văn của Thành về vấn đề thuộc địa đã thực sự lôi cuốn Manuilsky nên ông đề nghị Thành sang thăm Liên Xô. Ngày 30/6/1923 do lời mời và sự sắp xếp của Manuilsky, Ủy Viên Ban Điều Hành QTCS (CEIC) Thành đến Petrograd (Nga) để tham dự Đại Hội 5 của Comintern.

Việc Manuilsky chọn Nguyễn Tất Thành, một người da vàng, làm cán bộ cho QTCS có hai lý do. Lý do thứ nhất, Thành là người Phương Đông nạn nhân của thực dân da trắng, nên rất dễ tiếp thu và trung thành với nguyên lý cách mạng vô sản để trở thành tay sai đắc lực của đế quốc Liên Xô. Lý do thứ hai là để giải quyết một nhu cầu liên quan đến công việc điều hành QTCS của Manuilsky.

Cần nhắc lại rằng, Lenin đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các vấn đề dân tộc và thuộc địa tại Đại Hội 2 của Comintern năm 1922 và các vấn đề đó đã được tranh luận sôi nổi trong các đại hội tiếp theo. Mỗi khi tranh luận nổ ra, Lenin gặp nhiều khó khăn với M.N.Roy (đại biểu Ấn) vì ông này đặt vấn đề nghi ngờ luận điểm của Lenin.

Sau khi Lenin lâm bệnh nặng, việc bênh vực lập trường của ban lãnh đạo QTCS được trao lại cho Zinoviev và Manuilsky. Về phần Zinoviev, ông không có một kinh nghiệm nào và cũng chẳng quan tâm đến Phương Đông. Vì thế mà Manuilsky được chỉ định thay thế. Là người xứ Ukraine chẳng bao gờ tiếp xúc với Phương Đông, Manuilsky gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi phải tranh luận với M.N. Roy để lấy phần thắng về mình.

Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành xuất hiện như một vị cứu tinh đối với Manuilsky. Thứ nhất, Thành có thể cung cấp cho ông những hiểu biết cần thiết để đương đầu với Roy, và thứ hai là Thành có thể thúc đẩy các đảng tay chân hoạt động cụ thể hơn. Ông ta biết rõ điều đó vì đã thấy Thành phát biểu rất vững chắc về những vấn đề thuộc địa ngày ông gặp Thành lần đầu tiên ở Paris.

Bỗng chốc Thành nổi tiếng lẫy lừng trong giới Kominternchick (tên gọi danh dự dành cho một ủy viên đáng kinh trọng của Komintern). Đó là bước nhảy vọt của ông trong sự nghiệp làm cán bộ chuyên nghiệp cho QTCS. Ông được bầu vào chủ tịch đoàn của của tổ chức này và ít lâu sau được nhận cả vào CEIC.

174

Page 175: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Định mệnh của Thành gắn chặt với định mệnh của Manuilsky một cách lạ thường. Thành núp dưới bóng của Manuilsky mà thăng tiến nhanh chóng, nhưng quan trọng hơn cả là nhờ thế mà ông thông suốt mọi tư tưởng và ý muốn của Stalin, điều kiện cơ bản để ông có thể sống còn thời đó.

Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh) được thế giới ca ngợi như một nhà cách mạng yêu nước vĩ đại, song cách ca ngợi này có lẽ cần được phân tích một cách chặt chẽ và chính xác hơn. Đến nay thì ai cũng hiểu rằng đối với Hồ Chí Minh nền độc lập của Việt Nam tự nó không phải là mục đích mà chỉ là một thành tích cần đạt được để phục vụ cho ý đồ đế quốc của Liên Xô. Như vậy Hồ Chí Minh chỉ có thể là một cán bộ cộng sản quốc tế giỏi chứ không thể là một nhà cách mạng ái quốc của Việt Nam.

*

175

Page 176: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG HAI MƯƠI MỐT

CHIẾN TRANH TƯ HỮU : CHUYẾN CÔNG TÁC ĐẦU TIÊN CỦA HỒ CHÍ MINH TẠI TRUNG QUỐC

Những ngày đầu tại Liên XôChuyến đi Trung Quốc lần thứ nhất

Công tác huấn luyện Đảng Cộng Sản Đông Dương

Xô Viết Nghệ Tĩnh Thời gian mất tích

Những ngày đầu tại Liên Xô

Manuilsky sắp xếp cho Hồ Chí Minh sang Nga bằng thông hành giả mang tên Chen Wang (Trần Vượng). Ông Hồ rời Paris vào khoảng mùa Thu năm 1923. Tham dự Hội Nghị Quốc Tế Nông Dân, ông được mời phát biểu về tình trạng khốn cùng của người dân An Nam, được bầu vào chủ tịch đoàn và là một trong ba người Á Châu tham dự Hội Nghị. Hội Quốc Tế Nông Dân (Krestintern) do Smirnov (người Nga) làm chũ tịch, với chủ tịch đoàn 11 người, trong đó có Hồ Chí Minh.

Tháng 12 năm 1923 ông Hồ được vào học tại “Trường Đại Học Những Người Lao Động Phương Đông”(còn gọi là Trường Stalin). Trường này huấn luyện các khóa sinh Phương Đông thành cán bộ cộng sản chuyên nghiệp. Khóa Hồ Chí Minh học có 1025 người và có hai trình độ: 3 năm và 7 tháng. Ông Hồ học chương trình 7 tháng. Khóa học ngắn hạn này nhắm vào việc thực hành những phương pháp tuyên truyền, tổ chức gây rối, bạo động và đình công. Học viên cũng được huấn luyện quân sự.

Sau đó ông Hồ trở thành cán bộ của QTCS chuyên trách công tác “vận động dân tộc ở các nước thuộc địa Đông Dương”. Với tư cách này ông được mời tham dự Đại Hội Kỳ 5 của QTCS vào tháng 7 năm 1924. Tại đại hội này ông khéo lấy lòng Manuilsky nên rất được mến chuộng.

QTCS kết nạp Hồ Chi Minh với dụng ý đưa ông về Đông Nam Á truyền bá lý tưởng Cộng Sản và thành lập các đảng chư hầu địa phương. Ông Hồ được bổ nhiệm là một thành viên của Cục Viễn Đông QTCS, thành lập tháng 6/1920 dưới sự chỉ đạo của Safarov, chuyên gia Nga về Đông Phương học.

Ngày 29/9/1924 ông nhận quyết định của Ban Chấp Hành QTCS đi Quảng Châu (Trung Quốc) để lập quan hệ giữa Đông Dương và QTCS. Ông tháp tùng phái bộ Borodin với tư cách thông ngôn. Phái bộ này rời Moscow tháng 10/1924. Đến cảng Vladivostok Hồ Chí Minh lên tàu Nga về Quảng Đông ngày 11/11/1924 với hai tên giả là Lý Thụy và Vương Sơn Nhi.

176

Page 177: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Chuyến đi Trung Quốc lần thứ nhất

Đến Quảng Châu ông Hồ được Cục Viễn Đông QTCS trao cho ông danh sách một số người Việt, đảng viên VNQDĐ do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo. Sau đó ông được giới thiệu với Lâm Đức Thụ rồi qua Thụ ông làm quen với nhóm Tâm Tâm Xã. Trong nhóm này có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Quang Đạt, Lâm Đức Thụ, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh, Lương Quốc Long và Trương Văn Lềnh.

Những người nay được Hồ Chí Minh tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản, hướng dẫn làm cách mạng vô sản, tổ chức đảng và lãnh đạo quần chúng công nông. Ngoài những việc trên, ông Hồ còn có nhiệm vụ cung cấp tin tức đều đặn cho Moscow về phong trào nông dân Trung Quốc. Để thi hành chức vụ tình báo này Manuilsky cử ông làm ủy viên Viễn Đông Bộ của QTCS, phụ trách Cục Phương Nam, chỉ đạo phong trào cách mạng Đông Nam Á Châu. Viễn Đông Bộ QTCS đặt trụ sở ở Thượng Hải.

Ba tháng sau khi đến Quảng Châu Hồ Chí Minh nhờ Borodin cho biết địa chỉ của cụ Phan ở Hàng Châu, mời cụ về tham dự lễ giỗ đầu liệt sĩ Phạm Hồng Thái rồi từ đó hai người quen nhau.

Ông Hồ sang đoạt Tâm Tâm Xã và VNQDĐ của cụ Phan Bội Châu một cách nhanh chóng nhẹ nhàng vì được QTCS và ĐCSTQ yểm trợ tài chính. Các đảng phái quốc gia lúc đó, đều lâm vào cảnh túng thiếu, nên đã nhìn tổ chức cộng sản như một môi trường có nhiều phương tiện hơn để hoạt động.

Sau khi đã thâu tóm trong tay TTX và VNQDĐ vấn đề còn lại là phải loại cụ Phan ra khỏi tổ chức. Ông Hồ và Lâm Đức Thụ (mật thám chìm của thực dân) bèn lên phương án bán cụ cho Pháp lấy tiền thành lập Đảng. Họ nói, lý do để làm việc này là vì cụ đã Phan đã gần Đất xa Trời.

Loại xong cụ Phan, ông Hồ tổ chức “Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội” với tổng bộ gồm Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ. Tổ chức này chưa phải là đảng nhưng cốt lõi là cộng sản, tuyệt đối tuân theo cương lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế.

Công tác huấn luyện

Để sử dụng và phát triển Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (THCMĐCH) Hồ Chí Minh mở các lớp huấn luyện và ra tờ báo Thanh Niên với mục đích nhuộm đỏ đầu óc non trẻ của các khóa sinh. Cơ sở huấn luyện mang tên “Ban Huấn Luyện Chính Trị Đặc Biệt”. Các giảng viên gồm có Hồ Chí Minh, Hồ Tùng Mậu, Lưu Thiếu Kỳ và Bành Bái. Kỳ và Bái là đảng viên ĐCSTQ được biệt phái đến giúp sức. Chương trình huấn luyện chia thành hai phần: lý luận và thực dụng.

Phần lý luận dạy lịch sử tiến hóa của nhân loại, chủ yếu là học về giai đoạn phát triển từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa đế quốc ; lịch sử các cuộc vận động giải phóng của các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ ; lịch sử Việt Nam bị xâm lược ; các chủ

177

Page 178: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

nghĩa như chủ nghĩa Gandhi, chủ nghĩa Tam Dân, chủ nghĩa Mác-Lê và Cách Mạng Tháng Mười Nga. Các khóa sinh phải học tập và phê phán.

Phần thực dụng có lịch sử và phương pháp của các tổ chức quốc tế trong đó có Đệ Nhất, Đệ Nhị và Đệ Tam Quốc Tế, Liên hiệp Phụ Nữ Quốc Tế, Liên Hiệp Thanh Niên Quốc Tế, Hiệp Hội Nông Dân Quốc Tế, Hội Quốc Tế Đỏ…; công tác phát động và tổ chức quần chúng như phát động công nhân, nông dân, thanh niên học sinh ; tổ chức các đoàn thể công nhân trong đó có phần diễn tập công tác phát triển, học tập tuyên truyền và cách xử lý các đại hội quần chúng như thế nào. Mỗi tuần các tiểu tổ phải báo cáo học tập, làm bích báo, phải phê bình và tự phê.

Tập sách “Đường Kách Mệnh” của ông Hồ là một trong những tài liệu huấn luyện. Ông dạy học viên về kỹ thuật đấu tranh cách mạng nghĩa là về cách thức làm truyền đơn, điều khiến đại hội quần chúng, biểu tình, xúi dục bãi công, bãi thị…

Các học viên sau khi học lý thuyết phải diễn tập. Trong buổi diễn tập, một học viên làm người tuyên truyền, những người khác làm “thính chúng” (người nghe). Thính chúng phải nêu thắc mắc và người tuyên truyền phải giải đáp. Sau đó mọi người ngồi lại rút tỉa kinh nghiệm và cho ý kiến bổ túc.

Ông Hồ cũng dạy: khi tiếp cận với quần chúng người cán bộ phải giữ thái độ nhất trí để lấy lòng. Tuyên truyền bao giờ cũng phải đi đến kết luận là Việt Nam đang bị thực dân Pháp đàn áp và bóc lột. Phải biết khích động tư tưởng rồi dần dần đưa đối tượng vào tổ chức. Công tác phải giữ hoàn toàn bí mật. Phải lấy “chủ nghĩa dân tộc” làm cái áo che ngoài, chờ khi đối tượng đã vào tròng mới nói đến chủ nghĩa cộng sản.

Trong tác phẩm huấn luyện “Đường Kách Mệnh” Hồ Chí Minh nói về chủ nghĩa Mác Lê và nhấn mạnh đến ba điểm căn bản. Thứ nhất, nhiệm vụ cách mạng không phải vì một thiểu số người nào mà vì quảng đại giai cấp công nhân và nông dân nên phải tổ chức quần chúng. Thứ hai, cách mạng tất yếu phải chịu sự chỉ huy của chủ nghĩa Mác Lê. Thứ ba, cuộc vận động cách mạng trong mỗi quốc gia phải được kết hợp chặt chẽ với vô sản quốc tế, công nhân và nông dân phải phân biệt rõ Đệ Tam với Đệ Tứ Quốc Tế.

Thời gian huấn luyện là sáu tháng. Sau khi mãn khóa, học viên phải tuyên thệ gia nhập “Đồng Chí Hội” trước mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái với câu thề : “nguyện hiến thân cho tổ quốc dù phải hy sinh tính mạng cũng không từ”.

Tiếp theo họ được giao phó công tác, trở về Việt Nam hoặc sang Xiêm La hoạt động. Cứ như thế, TNCMĐCH phát triển rất nhanh. Tháng 5 năm 1929, tại Đại Hội Đại Biểu tổ chức ở Hương Cảng, con số tham dự lên tới cả ngàn người. Các cán bộ huấn luyện tại Quảng Châu đều nắm các chức vụ trọng yếu trong tổ chức.

Hồ Chi Minh lựa chọn trong số học viên những người có khả năng nhất đưa qua Liên Xô để thụ huấn tiếp tại Trường Stalin và để trở thành cán bộ cộng sản quốc tế chuyên ngiệp. Trong số này có Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Phú, Nguyễn Thế Rục, Nguyễn Thế Vinh…

178

Page 179: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Ông Hồ cũng tuyên truyền được một số đảng viên của Tân Việt như Trần Mộng Bạch, Lê Thiết Hùng, Lê Quang Đạt, Trương Văn Lềnh. Những khóa sinh tốt nghiệp nào không theo cộng sản, khi về nước hoạt động đều bị Lâm Đức Thụ báo cho mật thám Pháp bắt và tiêu diệt. Chính sách này do Hồ Chí Minh đề xướng và chỉ đạo để triệt hạ các lực lượng cách mạng dân tộc quốc gia.

Mật thám Pháp ước lượng số đảng viên của THCMĐCH là 300 vào năm 1928. Năm 1929 tâng vọt lên 1700. Mùa Thu 1927 nhóm lãnh đạo TNCMĐCH gồm Hồ Chí Minh, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn đang chuẩn bị cho ra đời đảng cộng sản Việt Nam thì vụ thanh Cộng của Tưởng Giới Thạch xảy ra ở Trung Quốc. Ông Hồ chạy thoát nhưng phải bỏ người vợ Trung Hoa tên Tăng Tuyết Minh và các đồng chí ở lại Quảng Châu.

Sau cuộc thanh cộng ở Thượng Hải ĐCSTQ tan tác. QTCS triệu tập Đại Hội 6 ngày 9/7/1928. Nguyễn Văn Tạo, đảng viên ĐCS Pháp lên tiếng tại đại hội, yêu cầu thành lập đảng cộng sản Đông Dương. QTCS ra quyết định cho ĐCS Pháp xúc tiến các cuộc vận động cách mạng ở thuộc địa.

Đảng Cộng Sản Đông Dương

Được lệnh của QTCS, Nguyễn Văn Tạo thông tin cho Hồ Chí Minh phải thành lập đảng cộng sản để xuống đường tranh đấu và trực tiếp cướp chính quyền. Trước kia ông Hồ chỉ đước phép tạo một “hạt nhân cộng sản” trong số các phần tử dân tộc thì nay phải lập một đảng thuần túy cộng sản theo tiêu chuẩn của QTCS.

Khi biết tin này, năm 1929, các nhóm TNCMĐCH thi nhau biến nhóm mình thành cộng sản. Nhóm nào cũng muốn tổ chức mình là đảng cộng sản duy nhất ở trong nước để hưởng trọn ngân sách yểm trợ của QTCS. Điều này chứng tỏ họ đã mất tin tưởng vào tiềm năng của quốc dân Việt, định hướng trí tuệ về phía Moscow và đi một bước dài vào con đường tay sai cho đế quốc đỏ Liên Xô.

Kỳ bộ TNCMĐCH Bắc Kỳ tổ chức chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội gồm Ngô Gia tự, Trần Văn cung, Dương Hạc Đình, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Trịnh đình Cửu và Nguyễn Tuân (tức Kim Tôn). Nhóm này đi đến quyết định lập đảng ngày 28/3/1919 sau khi Đại Hội lần thứ nhất của TNCMĐCH họp tại Hương Cảng tan vỡ vì nhóm tổng bộ gồm Hồ Tùng Mậu, Lâm đức Thụ, Lê Văn Sơn không đồng ý và đòi khai trừ. Ngày 17/6/1929 Đông Dương Cộng Sản Đảng (ĐDCSĐ) chính thức ra đời, xuất bản nội san Búa Liềm và Công Hội Đỏ.

Ở Nam Kỳ, những người lãnh đạo THCMĐCH quyết định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng. Thấy vậy Hồ Tùng Mậu cũng giải tán tổng bộ TNCMĐCH ở Quảng Châu (Trung Quốc) để lập An Nam Cộng Sản Đảng, thống nhất với An Nam Cộng Sản Đảng Nam Kỳ.

An Nam Cộng Sản Đảng Nam kỳ ANCSĐ ra đời và mùa Thu năm 1929 với Châu Văn Liêm làm bí thư tiên khởi. Tổ chức này do từ 40 chi bộ và 619 đảng viên của

179

Page 180: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

TNCMĐCH chuyển qua. Thành phần lãnh đạo không thuộc giai cấp công nông mà hầu hết là những người có học thức như Châu Văn Liêm, Ung Văn Khiêm, Huỳnh Quảng, Đỗ Qùy.

Ở Trung Kỳ, tháng 1/1930, Tân Vìệt Cách Mạng Đảng, một tổ chức không liên hệ gì với TNCMĐCH cũng cải biến thành Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn. Như vậy, Bắc,Trung, Nam có ba đảng cộng sản cạnh tranh và nói xấu lẫn nhau, đảng nào cũng muốn được QTCS công nhận, để giành viện trợ.

ĐCSĐD tố cáo THCMĐCH là có tinh thần tiểu tư sản. Đảng nọ gọi đảng kia là bọn thời cơ. Ta thấy rõ, ngay từ đầu, đảng cộng sản Việt Nam đã được lập ra để phục vụ quyền lợi của QTCS. Tinh thần dân tộc đã bị tiêu diệt để thay thế bằng tinh thần Bolshevik.

Trước sự phân rã này, ngày 27/10/1929, QTCS gửi thư cho các tổ chức cộng sản Việt Nam yêu cầu thống nhất thành một đảng duy nhất. Bức thư khuyến nghị việc thống nhất phải được giám sát bởi một đại diện của QTCS và chỉ có hiệu lực sau khi được đại diện đó phê chuẩn.

Nhận được chỉ thị trên các đảng cộng sản Việt Nam thi hành không bàn cãi và một hội nghị thống nhất đã được tổ chức tại Hương Cảng tháng 12/1929. Hồ Chí Minh đến tham dự hội nghị với tư cách đại diện QTCS để giám sát và phê chuẩn việc thống nhất. Đảng Cộng Sản Việt Nam thống nhất ra đời vào ngày 3/2/1930. Tám tháng sau QTCS lại chỉ thị phải đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD).

Vào dịp hội nghị thống nhất Đảng, Hồ Chí Minh xin Đông Phương Bộ trợ cấp cho ông hàng tháng một ngân khoản là 300 tiền Trung Quốc và cho ĐCSĐD một khoản tiền trợ cấp hàng năm, tương đương với 50.000 Nhân Dân Tệ Trung Quốc là ngân khoản mà trước kia ông được QTCS yểm trợ để điều hành TNCMĐCH. Trong hoạt động Hồ Chí Minh nhận lệnh từ hai đại diện của QTCS : Hilaire Noulens (người Nga) và Jacques Doriot (người Pháp). Cả hai đều làm việc ở Viễn Đông Bộ QTCS tại Thượng Hải.

Xô Viết Nghệ Tĩnh

Sau hội nghị thống nhất tại Hương Cảng, tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) vang dội với đầy huyền thoại đến hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại hai tỉnh này ĐCSĐD phát triển nhanh nhất và mạnh nhất. Tữ những năm 1928-1929 Nghệ Tĩnh đã là cơ sở Đảng lớn nhất do Lê Huy Lập tổ chức.

Lê Huy Lập , tức giáo Lập hay Hoàng Luân, là bí thư đầu tiên của kỳ bộ Trung Kỳ. Hàng chục thanh niên Nghệ Tĩnh đã được đưa qua Quảng Châu (Trung Quốc) huấn luyện rồi về nước hoạt động. Ngoài Trần Phú còn có Lê Hồng Phong, Bùi Văn Bốn, Nguyễn Văn Diện là những người gốc Hà Tĩnh. Họ đều là những thành phần quá khích và chưa có kinh nghiệm đấu tranh.

180

Page 181: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Vào thời gian này quyền lãnh đạo ĐCSĐD nằm trong tay Trần Phú, Hilaire Noulens và Jacques Đoriot. Đoriot là đại diện ĐCS Pháp trong QTCS. Dựa theo kinh nghiệm của các công Xã Quảng Châu và Vũ Hán bên Trung Quốc, Doriot cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải khởi nghĩa. Nghệ Tĩnh nhận lệnh cầm cờ tiên phong mặc dầu cả hai tỉnh này và Thanh Hóa đang bị nạn đói hoành hành.

Đêm 29/4/1930 phong trào Xô Viết bắt đầu. Cơ đỏ búa liềm Liên Xô bay phấp phới khắp vùng. Vào giờ nổi dậy, thôn xã đánh trống thúc đẩy dân hành động. Ai chống lại bị đàn áp hoặc bị giết ngay. Sáng sớm ngày 1/5/1930, 1.500 ngưởi kéo về Bến Thủy biểu tình. Lính khố xanh nổ súng bắn chết 5 người, 15 người bị thương, 93 người bị bắt.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 1/5/1930, 400 công nhân vác gậy tre, dao quắm, súng lục biểu tình trưởc nhà máy cưa và nhà máy điện Bến Thủy, đòi bớt giờ làm việc, giảm sưu thuế, chống khủng bố, bồi thường cho các nạn nhân Yên Bái… Buổi chiều, dân hai làng Hạnh Lâm và Yên Lão (huyện Thanh chương) kéo đến hãng Viên Kỳ cắm cờ đỏ búa liềm. Cuộc bạo động cứ thế lan rộng.

Khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ Lefol đến Nghệ An trực tiếp điều động cuộc đàn áp. Nam triều cử các thượng thư Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Khoa Kỳ và Tôn Thất Đàn ra Nghệ Tĩnh giúp sức. Lefol được còn tên thực dân Pháp Dubonhomme phụ tá trong chiến dịch tàn sát đẫm máu này. Hàng chục người bị chúng bắn chết, hàng trăm người bị thương và bị bắt, nhưng biểu tình vẫn tiếp tục.

Ngày 12/6/1930 hàng ngàn nông dân xuất phát từ làng Yên Xuyên tiến về tỉnh lỵ với ý định cướp chi nhánh ngân hàng Đông Dương. Lính khố xanh được điều tới chặn đường. Toàn quyền Robin cho lệnh ném bom. Con đướng từ Yên Xuyên đến Vinh chồng chất xác người chết và những người bị thương quằn quại rên xiết.

Ngày 12/9/1930, khoảng 6.000 nông dân tràn vào Vinh. Người ta nghe thấy tiếng chân trần dần dật bước trên đất. Giám binh Le Petit hạ lệnh nổ súng. Người chết và bị thương thay nhau nằm xuống, nhưng đoàn người vẫn thản niên tiến bước. Mẫu hình đấu tranh này tiếp tục kéo dài sang năm 1931.

Theo báo cáo của Toàn Quyền Robin tổng số thiệt hại về phía nhân dân từ 1/5/1930 đến 1/6/1931 là 1252 người chết tại chỗ và một số tương đương bị thương. Thực dân Pháp dùng máy bay thả bom tàn sát dân làng Cổ Am và phóng lửa đốt trọn hai làng Lộc Châu và Lộc Hải.

* * * Xô Viết Nghệ Tĩnh là một phong trào nổi dậy chống thực dân Pháp trên cả nước

chứ không chỉ hạn chế ở hai vùng Nghệ Tĩnh. Từ tháng 2/1930 đến tháng 4/1931 trên toàn lãnh thổ đã có 1286 cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Chỉ trong hai tháng 9 và 10 năm 1930 đã cỏ 29 cuộc đấu tranh ở miền Bắc, 316 cuộc đấu tranh ở miền Trung và 17 cuộc đấu tranh ở miền Nam.

181

Page 182: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Phong trào được phát động với khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ”. Bạo động là phương tiện chủ yếu. Nông dân bị tuyên truyền và khích động nổi dậy trừng trị kẻ thù của giai cấp bằng cách tàn sát và tàn sát bất phân già trẻ, lớn bé. Sự giết chóc trong hỗn loạn tạo nên một cảnh tượng kinh hoàng đối với quần chúng khắp nước. Bên cạnh thảm cảnh người Việt giết người Việt là những hình ảnh thực dân giết người Việt cực kỳ dã man.

Xô Viết Nghệ Tĩnh thất bại là vì nổ ra quá sớm. Theo định nghĩa căn cứ trên kinh nghiệm của Cách Mạng Tháng 10 Nga thì: “Xô Viết là phong trào quần chúng tự động tổ chức đòi quyền lợi kinh tế, xã hội, chính trị cho các ngành nghề khác nhau khi đã có tình hình tiền cách mạng, nghĩa là khi cách mạng đã công khai hoạt động. Tình hình này vào lúc đó chưa có, vì thế mà dân chúng chết oan. Jacques Doriot đã xúi dại, còn Hồ Chí Minh thì biết nhưng không ngăn cản vì sợ làm mất lòng QTCS.

Cuối năm 1931 ĐCSĐD được coi như vỡ hẳn. Do báo cáo của mật thám Pháp Đặng Đình Thọ, Ngô Gia Tự, hoạt động cho xứ ủy Nam Kỳ, bị bắt ngày 31/5/1930. Trần Phú, hoạt động ở Saigon, bị bắt ngày 19/4/1931 và qua đời tại bệnh viện Chơ Quán ngày 6/9/1931. Lê Hồng Sơn chạy thoát qua Lào, rồi qua Thượng Hải nhưng lại bị bắt ở tô giới Pháp, dẫn độ về Huế để chịu án tử hình.

Năm 1931, Hồ Tùng Mậu bị bắt tại Hương Cảng, mấy năm sau mới được thả. Nguyễn Phong Sắc, hoạt động ở Trung Kỳ bị bắt và xử tử. Xứ Ủy Nam Kỳ Võ Văn Tần bị tử hình vắng mặt, bị bắt năm 26/6/1931 và xử tử năm 1941. Nguyễn Văn Cừ, bí thư đặc ủy khu Hòn Gai, Uông Bí, chưa hoạt động gì đã bị bắt và đầy ra Côn Đảo với án khổ sai. Tại hải ngoại Nguyễn Thị Minh Khai, phụ tá cho Hồ Chí Minh ở Viễn Đông Bộ, cũng bị bắt và bị giam cho tới 1934 mới được trả tự do. Hơn một tháng sau Hồ Chí Minh cũng bị mật thám Pháp hợp tác với cảnh sát Anh bắt tại Hương Cảng (6/6/1931).

Do bị tan rã và tê liệt khắp Trung Nam Bắc nên từ đầu năm 1931 đến giữa năm 1936 ĐCSĐD không phát động được một cuộc đấu tranh nào đáng kể.

Thời gian mất tích

Tin Hồ Chí Minh chết vào ngày 26/6/1932 được nhà chức trách Hương Cảng xác nhận. Tờ báo Pháp L´Humanité và báo chí Liên Xô cũng đăng. Một lễ tưởng niệm được tổ chức tại Moscow, có đại diện QTCS đọc điếu văn và du sinh cộng sản Việt Nam tham dự. Cảnh sát Pháp xem như hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc đã kết thúc.

Đến nay thì ai cũng biết là Hồ Chí Minh chết giả và mất tích kể từ khi ông ra khỏi nhà tù ở Hương Cảng vào năm 1933 cho đến lúc ông tái xuất hiện tại Hoa Nam Trung Quốc vào năm 1938. Ông đã ở đâu và làm gì trong khoảng thời gian này ?

Tác giả Jean Lacouture, trong tác phẩm “Hô Chi Minh”, cho rằng vào thời gian đó ông Hồ chăm chỉ học hành tại Moscow, nhưng không bao giờ mất liên lạc với ĐCSĐD. Bernard Fall , trong cuốn “Last Reflections on a war” thì viết rằng vào năm 1936 ông Hồ có thể bị thất sủng.

182

Page 183: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Trong số các tác giả Việt Nam quan tâm đến vấn đề này, người ta để ý đến cuốn “Vietnamese Communism 1924-1945” của Huỳnh Kim Khánh. Tác giả đưa ra một lối giải thích có thể ghi lại như sau.

Theo Khánh, Đảng Cộng Sản Pháp chia làm hai phe. Phe thứ nhất, nhắm mắt và tuyệt đối theo lệnh của Moscow. Phe thứ hai chủ trương tự do giải thích chủ nghĩa Marx-Lenin và chỉ thi hành một cách chọn lọc những chỉ thị của Kremlin. Ông Hồ được tác giả xếp vào phe thứ hai này.

Năm 1928, sau Đại Hội lần thứ 6, QTCS áp dụng kỷ luật sắt để buộc các đảng cộng sản chư hầu phải tuyệt đối phục tùng. Hậu quả của đường lối này là một sự giảm sút rõ nét ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc đối với các hoạt động của ĐCSĐD. Trong suốt những năm 1930, ông Hồ không nắm chức vụ nào tại QTCS và cuốn “Đường Kách Mệnh” của ông đã bị các đồng chí trẻ đánh giá là bay mùi hôi thối “dân tộc”.

Khánh kết luận Hồ Chí Minh là một người yêu nước, từ chối đặt quyền lợi của Liên Xô lên trên quyền lợi của Việt Nam. Luận điểm này không có giá trị vì đã bị thực tế phủ nhận.

Trước hết phải nhận định là Hồ Chí Minh đã bị “Cương Lĩnh Về Các Vấn Đề Thuộc Địa” cuả Lenin mê hoặc trước khi gia nhập QTCS. Khi vào QTCS rồi thì lòng trung kiên của ông đối với tổ chức đã được vinh danh bằng tước hiệu Kominternchick.

Qua những kỳ đai hội QTCS mà ông tham dự chưa bao giờ ông dám có những quan điểm cá nhân rứt khoát đi ngược lại với quan điểm của Lenin như M.N.Roy của Ấn Độ hay Tan Tanaka của Nam Dương. Roy và Tanaka đều bị QTCS lên án trong khi ông Hồ vẫn có thể vận động để triệu tập hội nghị thống nhất ĐCSĐD và chủ trì hội nghị đó với danh nghĩa đại diện của QTCS.

Ông không bị QTCS khiển trách về vụ Xô Viết Nghệ Tĩnh vì thời gian đó ông không có mặt tại Việt Nam. Hilaire Noulens có gửi cho ông một bức thư xác nhận việc này. Khi ông ra tù tháng 9/1933 Komintern phái một chiếc tàu thủy đến Thượng Hải đón về Moscow, và khi đến nơi được lãnh đạo QTCS Manuilski tiếp đãi nồng hậu.

Về Moscow ông được bổ dụng lại vào Komintern. Năm 1935 ông nhân danh QTCS đến Đại Hội 7 thăm phái đoàn của ĐCSĐD do Lê Hồng Phong lãnh đạo. Nhân dịp này ông còn được ủy nhiệm phụ trách hai nhóm sinh viên Việt Nam tại Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề Dân Tộc và Thuộc Địa” (INKP). Lúc này ông đang theo học tại Trường Đại Học Lenin. Khóa học này là một đặc ân mà QTCS dành cho ông. Tóm lại lúc nào ông cũng ở vị trí cấp trên của ĐCSĐD và chưa bao giờ bị thất sủng.

Còn việc Hồ Chí Minh chết giả thì như sau. Năm 1932 Stalin ký với Pháp một thỏa hiệp bất tương xâm và một thỏa ước tương trợ. Lý do là vì Hitler lên nắm quyền ở Đức. Cái chết giả tạo của Nguyễn Ái Quốc lúc đó rất cần thiết để giải tỏa nghi ngờ của

183

Page 184: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Pháp về thiện chí của Liên Xô. Sách lược này về sau còn được Stalin dùng thêm hai lần nữa khi giải tán ĐCS Ba Lan (1938) và giải tán QTCS (1943).

Điểm đáng lưu ý nhất trong cuộc đời của Hồ Chí Minh là ông đã sống sót qua các đợt thanh trừng nhân viên QTCS gốc ngoại quốc vào những năm 1930 của Stalin. Ông Hồ sống sót là nhờ ẩn núp dưới bóng của Manuilsky trong khi hoạt động. Nhờ thế ông đã thông suốt những tư tưởng và ý muốn của Stalin, điều kiện cơ bản để sống còn vào giai đoạn khó khăn nguy hiểm đó.

Đến năm 1938 khi Kremlin tin chắc rằng chiến tranh thế giới không thể nào tránh khỏi thì Komintern ra lệnh cho các đảng cộng sản chư hầu phải sẵn sàng hành động để hỗ trợ và bảo vệ Liên Xô chống lại mọi kẻ thù trong đó có Nhật. Đông Dương trở thành một địa điểm chiến lược quan trọng. Komintern sẽ cung cấp phương tiện chiến đấu và viện trợ kinh tế tài chính cho các đảng cộng sản “anh em”. Đó là điều mà Manuilsky đã bảo đảm với ông Hồ trước khi sắp xếp cho ông qua Hoa Nam vào mùa Thu năm 1938.

*

184

Page 185: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG HAI MƯƠI HAI

HỒ CHÍ MINH VÀ CHUYẾN CÔNG TÁC THỨ HAI SANG TRUNG QUỐC

Sang đoạt Việt Nam Độc Lập Đồng Minh HộiLợi dụng Trương Bội Công

Căn cứ Pắc BóViệt Minh cướp chính quyền

Chiến dịch Hoa Quân Nhập ViệtHiệp Định Sơ Bộ 6/3/1946 và tiêu diệt đối lập

Sau Đại Hội 7 năm 1935 , QTCS thay đổi chiến lược chấp nhận cho các đảng chư hầu liên minh với các đảng phái quốc gia thành những mặt trận rộng lớn chống đế quốc. Lúc đó áp lực của Quốc Xã Đức và Chủ Nghĩa Quốc Gia Cực Đoan Nhật bắt đằu đè nặng lên đế quốc Liên Xô.

Sự thay đổi chiến lược này cần đến Hồ Chí Minh nên tháng 9/1938 ông được QTCS cho lệnh về Hoa Nam hoạt động. Lúc này trên lãnh thổ Trung Hoa, Áo Môn, Thượng Hải, Quảng Châu đã lọt vào tay quân đội Nhật. Chỉ còn lại Vân Nam, Quảng Tây và Côn Minh thuộc quyền kiểm soát của Quốc Dân Đảng Trung Hoa.

ĐCSĐD tuy tan tác sau vụ Xô Viết Nghệ Tĩnh nhưng vẫn giữ được Ban Hải Ngoại gồm có Hoàng Văn Hoan, Vũ Anh, Phùng Chí Kiên. Ban này tuy lập ra nhưng tê liệt vì không có viện trợ. Giữa lúc đó thì Phùng Chí Kiên liên lạc được với Hồ Chí Minh và Ban Hải Ngoại sống lại bằng viện trợ của QTCS.

Tới biên giới Trung Quốc, Hồ Chí Minh tìm đến căn cứ ĐCSTQ ở Diên An. Ông ở lại đây làm việc cho Diệp Kiếm Anh cho đến hết năm 1939. Sau đó ông đến Quế Lâm làm việc cho Đệ Bát Lộ Quân của Tưởng Giới Thạch.

Lúc này Ban Hải Ngoại ĐCSĐD đã được tăng cường thêm Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng. Ngoài ra còn có Lê Quảng Ba, Lê Thiết Hùng, Cao Hồng Lĩnh và trên 20 người khác. Ông Hồ ra lệnh cho những người này di xuống Quế Lâm chờ đợi.

Sang đoạt Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội

185

Page 186: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Trong thời gian ở Quế Lâm, thi hành lệnh của QTCS, ông Hồ thành lập một mặt trận kết hợp mọi lực lượng yêu nước lấy tên là “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” (VNĐLĐMH) gọi tắt là Việt Minh.

Thật ra cái tên này là của một tổ chức đã có sẵn do ông Hồ Học Lãm dựng lên để giúp đỡ những nhà cách mạng lưu vong thời đó. Hồ Học Lãm là một đoàn viên cũ trong tổ chức của cụ Phan Bội Châu, bạn học cùng khóa với tướng Lý Tế Thâm, và cũng là sĩ quan cao cấp của quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa.

Năm 1936, vì muốn giúp các nhà cách mạng Việt Nam tại Nam Kinh được hoạt động một cách hợp pháp, ông Hồ Học Lãm khuyên họ nên thành lập một tổ chức có đăng bộ hẳn hoi để được sự gíúp đỡ của QDĐTQ.

Để chuẩn bị cho việc sang đoạt VNĐLĐMH ông Hồ sắp xếp cho Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp vào Đại Học Quân Chính ở Diên An và tổ chức các lớp học lịch sử đảng cộng sản Liên Xô tại Quế Lâm.

Ông Lãm cũng muốn giới thiệu nhóm của Hoàng Văn Hoan với Trương Bội Công để được giúp đỡ. Trương Bội Công, giống như Hồ Học Lãm, là một nhà cách mạng Việt Nam sau trở thành đại tá quân đội QDĐTQ và là người rất có thế lực.

Khi được báo cáo về chuyện này Hồ Chí Minh không đồng ý và chủ trương phải đưa Hồ Học Lãm lên Quế Lâm để làm cơ sở hoạt động. Ông Lãm được sắp xếp lên Quế Lâm chữa bệnh. Tại đây ông không còn điều kiện để liên lạc với Trương Bội Công và hoàn toàn bị cô lập giữa những người cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh đánh giá Trương Bội Công là người sắc sảo nguy hiểm nên không muốn có ông này trong tổ chức.

Hồ Chí Minh sang đoạt VNĐLĐMH nhưng mời Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để dựa vào đó mà hoạt động. Khi đệ trình tướng Lý Tế Thâm lý lịch tóm tắt của Việt Minh do Hồ Học Lãm làm chủ nhiệm, ông Hồ thay tên Lâm Bá Kiệt (tức Phạm Văn Đồng) vào chỗ phó chủ nhiệm, trước kia thuộc Nguyễn Hải Thần. Cụ Nguyễn Hải Thần không ngớt bị ông Hồ nói xấu kể từ khi cụ phản đối việc ông Hồ xâm nhập Tâm Tâm Xã và VNQDĐ của cụ Phan Bội Châu hơn mười năm về trước.

Lợi dụng Trương Bội Công

Sau khi VNĐLĐMH bị sang đoạt, một sự kiện chính trị đã xẩy ra khiến Hồ Chí Minh lại phải bắt tay với Trương Bội Công để lợi dụng.

Năm 1940, quân Pháp tại Cao Bằng đàn áp dữ dội các lực lượng chống Pháp của người Việt. Tướng Trương Phát Khuê, tổng đốc Quảng Tây, chi viện cho đại tá Trương Bội Công, một cựu lãnh tụ QDĐVN, để tổ chức tiếp nhận các thanh niên Việt trốn sang Trung Quốc qua ngả Cao Bằng với dụng ý kết nạp những người này thành một lực lượng kháng Nhật tại miền Nam.

186

Page 187: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Được sự chi viện này, Trương Bội Công điều động “Đội Công Tác Biên Khu Trung-Việt” từ Liễu Châu về Tĩnh Tây, sát biên thùy Bắc Việt. Các thanh niên cách mạng Việt Nam trốn sang Trung Quốc phần đông gia nhập Đội Công Tác này.

Biết chuyện, Hồ Chí Minh cho Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh và Cao Hồng Lĩnh tức tốc đi Tĩnh Tây để tranh thủ những người mới sang và phân hóa lực lượng Trương Bội Công. Nhóm Nam Ninh gồm ông Hồ, Phạm Văn Đồng, Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Hoan cũng kéo xuống Tĩnh Tây tháng 12/1940. Các ủy viên trung ương ĐCSĐD như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt cũng từ Bắc Việt sang Tĩnh Tây.

Tĩnh Tây trở thành trung tâm hoạt động của Việt Minh và các đảng phái cách mạng quốc gia do Trương Bội Công chủ đạo. Nhân dịp này, ông Hồ liền hợp tác với Trương Bội Công bằng cách khôi phục lại “Việt Nam Dân Tộc Giải Phóng Ủy Viên Hội” (VNDTGPUVHĐ), một tổ chức cũ của T.B.Công, với tên giả là Hoàng Quốc Tuấn trong chức vụ chủ tịch.

Thuộc quyền “Đội Công Tác Biên Khu Trung Việt” có một trại huấn luyện cán bộ Việt Nam. Ông Hồ biến trại huấn luyện này thành của ĐCSĐD do Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp phụ trách.

Đầu năm 1941 nhóm ĐCSĐD ở Tĩnh Tây được chia làm hai tiểu tổ : Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan ở lại Tĩnh Tây; Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Lê Quảng Ba về Cao Bằng để tổ chức cơ sở hạ tầng. Tháng 2/1941, sau khi căn cứ Pắc Bó được thiết lập Hồ Chí minh mới rời Tĩnh Tây về Pắc Bó. Nhóm ở lại Tĩnh Tây tiếp tục lợi dụng mối quan hệ của Trương Bội Công với Trung Quốc. Được ít lâu thì nhóm này bị Nguyễn Hải Thần phát giác là cộng sản nên cũng phải bỏ Tĩnh Tây về Cao Bằng.

Căn cứ Pắc Bó

Hang Pắc Bó thuộc thị xã Cao Bằng gần biên giới Trung-Việt. Tại đây trong phiên họp của Đại Hội 8 Ủy Ban Trung Ương ĐCSĐD (10-19/5/1941), Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (VNĐLĐM) chính thức ra đời với tên gọi tắt là “Mặt Trận Việt Minh”. Hồ Chí Minh chủ trì đại hội với tư cách là đại diện của QTCS.

Khu vực hoạt động của Việt Minh ở Bắc Việt trải dài tại vùng biên giới dọc theo các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn. Phương cách hoạt động rập theo khuôn mẫu của cộng sản Trung Quốc.

Trong công tác phát triển, trước hết Việt Minh dùng lời ngon tiếng ngọt để dụ dỗ các thanh niên nam nữ và dân chúng, sau đó dùng áp lực bức bách họ gia nhập tổ chức. Ai không theo thì gán cho tội “Việt gian”, đem giết và lấy hết tài sản.

Thanh niên nam nữ theo Việt Minh phải thụ huấn quân sự. Huấn luyện viên là binh sĩ Trung Quốc đào ngũ hoặc những cán bộ đã thụ huấn ở Trung Quốc. Vũ khí của họ gồm có chừng 60 súng dài và súng ngắn. Một đội thường là từng 30 đến 50 người. Phần đông các bộ đội được thu nạp từ đào binh Trung Quốc hoặc các thổ phỉ dọc theo

187

Page 188: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

biên thùy Trung-Việt. Chỉ huy của họ là Hoàng Quốc Hồn, Lê Quảng Ba, Trần Sơn Hồng…

Nguồn kinh tế của họ là do các phân hội địa phương thu góp cung cấp. Trung ương Việt Minh ra lệnh mỗi hộ dân phải nộp 50 đồng VN và 50 ký gạo hàng tháng, đó là chưa kể các tài sản tịch thu được của “Việt gian”.

Trong thời gian đầu khi nguồn trợ cấp vũ khí đạn dược còn khó khăn, Việt Minh thường sang các vùng Cát Ma, Bình Mạnh tại miền biên giới Quảng Tây Trung Quốc để mua lại vũ khí đạn dược của đào binh Tàu.

ĐCSĐD và ĐCSTQ đã kết hợp thành một khối kể từ 8/12/1941 sau khi chiến tranh Thái Bình Dương bộc phát. Những đề cương công tác nhất thiết phải căn cứ theo các chỉ thị sau đây của QTCS.

- Thời kỳ từ mùa Thu 1942 đến 1944 là thời kỳ phát động của Cách Mạng Vô Sản Thế Giới.

- Các đảng cộng sản chư hầu địa phương phải khẩn cấp tăng cường nhân lực để chuẩn bị hưởng ứng Cách Mạng Thế Giới.

- Nếu chiến sự ở Việt Nam bùng nổ, lập tức phải gây bạo loạn tại các địa phương , chiếm Thuận Hóa làm căn cứ địa, ám sát các vua An Nam và Cao Miên và các cộng tác viên của QDĐTQ tại Trùng Khánh.

- Chú ý đến việc “Hoa quân nhập Việt”. Không để cho bất cứ một quốc gia nào can dự vào công việc của Việt Nam.

Như vậy rõ ràng là Hồ Chí Minh và ĐCSĐD với chiếc áo ngụy trang “giải phóng dân tộc” đã chỉ hành động theo lệnh và cho lợi ích của đế quốc đỏ Liên Xô.

Sau khi lập được cơ sở cho Mặt Trận Việt Minh ở trong nước, Hồ Chí Minh trở lại Trung Quốc vào tháng 8/1942 với ý định tiếp xúc với lãnh đạo VNQDĐ để đề nghị hợp tác đánh Nhật. Khi đến biên giới ông bị công an Trung Quốc bắt giữ vì tình nghi gián điệp. Khi điều tra biết là cán bộ QTCS ông bị đưa về giam tại Liễu Châu.

Tháng 10/1942 tổng đốc Quảng Tây là tướng Trương Phát Khuê triệu tập tại Liễu Châu một hội nghị các “tổ chức quốc gia” lưu vong để thành lập một liên minh chống Pháp và Nhật. Kết quả là sự ra đời của “Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội” (VNCMĐMH).

Tổ chức này, với tên rút gọn là “Việt Cách”, được đặt dưới sự lãnh đạo của một Ủy Ban Điều Hành gồm một số đảng viên kỳ cựu của VNQDĐ như Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, và được QDĐTQ tài trợ hàng tháng để thực hiện các hoạt động tình báo chống Nhật.

Do hiềm khích nội bộ, Việt Cách hoạt động kém hữu hiệu. Vì lý do này và cũng do sự vận động của Chu Ân Lai, tướng Trương Phát Khuê quyết định thả Hồ Chí Minh ngày 16/9/1943 và giao cho ông nhiệm vụ thực hiện mạng lưới tình báo với tư cách một thành viên dự khuyết của Ủy Ban Điều Hành VNCMĐMH.

188

Page 189: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Để thực hiện nhiệm vụ tình báo này, ông Hồ thường lui tới Phòng Thông Tin Chiến Tranh (OWI) của Mỹ để tham khảo sách báo và bắt liên lạc với Sở Hành Động Chiến Lược (Office of Startegic Services: OSS). Khi Nhật đảo chính ở Đông Dương ngày 9/3/1945 toàn bộ hệ thống tình báo của Pháp phải chạy sang Trung Quốc. Còn lại là hệ thống tình báo duy nhất của Việt Minh.

Tháng 3/1945, trung úy Charles Fenn của OSS cung cấp máy móc và dụng cụ truyền tin cho căn cứ Việt Minh ở Pắc Bó. Khoảng giữa tháng 4/1945 ông Hồ gặp đại úy Archimede AL Patti của OSS được cử sang điều khiển hoạt động tình báo của Mỹ ở Đông Dương.

Tháng 7/1945 trung tá Mỹ Allison Thomas cầm đầu “Toán Con Nai” (Deer Team) nhảy dù xuống Tân Trào, huấn luyện bốn tuần cho 200 cán bộ chỉ huy quân sự của Việt Minh. “Toán Con Mèo” của Holland xuống sau. Ông Hồ gộp luôn huấn luyện viên Mỹ với du kích Việt Nam và đặt tên là “Bộ Đội Việt - Mỹ” để lấy tiếng tuyên truyền.

Thời gian ở Tân Trào ông Hồ bị sốt rét và kiết lỵ nặng đến độ hôn mê. Y tá Mỹ Paul Hoagland của “Toán Con Nai” cứu sống ông bằng thuốc “ký ninh” nhưng Việt Minh vô ơn nói rằng ông khỏi là do thuốc lá của người Tầy. Cả Fenn, Patti và Thomas đều có cảm tình với Hồ Chí Minh.

Tháng 3/1944 tướng Trương Phát Khuê triệu tập Đại Hội VNCMĐMH tại Liễu Châu lần thứ hai. Lần này hội nghị có Phạm Văn Đồng và Lê Hồng Sơn tham dự. Ông Hồ được chính thức bầu vào Ủy Ban Điều Hành của Việt Cách. Cuối tháng 8/1944 ông về nước với hai chục cán bộ tốt nghiệp tại trường đào tạo Liễu Châu.

Việt Minh cướp chính quyền

Năm 1945 là thời gian kết thúc Thế Chiến II. Để đề phòng cuộc tổng phản công của Đồng Minh tại Á Châu, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương ngày 9/3/1945. Sau cuộc đảo chính thắng lợi này Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam và tiếp tục để hoàng đế Bảo Đại tại vị.

Ngày 17/4/1945 nội các Trần Trọng Kim (1) được thành lập. Đây là chính phủ dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Tuy chỉ tại chức có 4 tháng nhưng thủ tướng họ Trần và nội các của ông đã làm được một số công việc trọng đại cho đất nước.

Thứ nhất, thủ tướng Kim đã đề nghị hoàng đế Bảo Đại công khai tuyên bố huy bỏ tất cả những hiệp ước bất bình đẳng ký kết với Pháp. Thư hai, thay thế tất cả quan chức Pháp bằng quan chức Việt Nam. Thứ ba, bắt buộc dùng tiếng Việt trong mọi sinh hoạt quốc gia. Thứ tư, động viên thanh niên tham gia sinh hoạt chính trị ở trong nước.

Thành tích quan trọng hơn cả của chính phủ Trần Trọng Kim là việc thâu hồi độc lập cho tổ quốc: ngày 20/7/1945 toàn quyền Nhật Tsuchihashi đồng ý trả lại ba thành

189

Page 190: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, và ngày 8/8/1945 trao trả Nam Bộ cho chính quyền trung ương. Lịch sử đã ghi công thủ tướng Trần Trọng Kim trong việc thu hồi trọn vẹn lãnh thổ của tổ quốc từ tay phát xít Nhật mà không tốn một giọt máu. Nhưng ngay sau khi được thu hồi, nền độc lập này đã bị Việt Minh phá hỏng và hậu qủa là đất nước đã bị điêu linh trong chiến tranh, giết chóc, hận thù và tụt hậu đến hơn nửa thế kỷ.

Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 15/8/1945. QTCS cho Việt Minh biết tin này và kết qủa của Hội Nghị Postdam nên Việt Minh họp Đại Hội Toàn Quốc tại Tân Trào (Tuyên Quang)̣ để thảo luận kế hoạch cướp chính quyền. Một Ủy Ban Khởi Nghĩa Toàn Quốc được thành lập và đặt dưới quyền điều động của Trường Chinh. Hồ chí Minh vẫn đứng vòng ngoài, thay mặt QTCS chỉ đạo mọi việc.

Thật ra từ đầu tháng 6/1945 Việt Minh đã lập vùng “giải phóng” ở miền núi Bắc Việt rồi từ đó bành trướng sang các vùng lân cận chung quanh. Trong các tháng 7 và 8/1945 vùng giải phóng lan dần đến các tỉnh gần Hà Nội như Vĩnh Yên, Phú Thọ, Bắc Ninh. Nhiều nơi đã lập Ủy Ban Giải Phóng và hành động quấy phá như biểu tình, xúi giục lính đào ngũ, đập đổ cột điện, bắt giữ viên chức chính phủ.

Ngày 17/8/1945 Tổng Hội Công Chức Hà Nội, theo lệnh của chính phủ Trần Trọng Kim, tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ nhà vua. Trong cuộc biểu tình vài cán bộ cộng sản võ trang súng lục chiếm diễn đàn và biến cuộc biểu tình thành một cuộc tuần hành trên đường phố ủng hộ Việt minh. Quân đội Nhật không phản ứng. Được thể, sáng hôm sau Việt Minh loan tin cướp chính quyền vào ngày 19/8/1945.

Ngày 19/8/1945 cờ đỏ sao vàng của ĐCSĐD phấp phới khắp mọi nơi. Ngày 25/8/1945 hoàng đế Bảo Đại ra chiếu thoái vị. Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố trước thế giới Việt Nam là một nước độc lập với quốc hiệu là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” (VNDCCH).

Chiến dịch “Hoa Quân Nhập Việt”

Vài ngày sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân chủ Trần Trọng Kim, quân đội Tưởng Giới Thạch vào Việt Nam để tước khí giới quân đội Nhật và thiết lập một chính phủ thân Quốc Dân Đảng Trung Hoa.

Trước viễn tượng nguy hiểm đó, Hồ Chí Minh thành lập một chính phủ lâm thời ngày 24/8/1945 do ông làm chủ tịch. Năm người trong chính phủ này không phải là đảng viên cộng sản. Hoàng đế Bảo Đại, sau khi thoái vị, nhận làm Cố Vấn Tối Cao cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Cuối tháng 8/1945 tướng Lư Hán, tư lệnh quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và tướng Tiêu Văn, cố vấn chính trị, chuyển quân vào Việt Nam. Tổng số quân đội chiếm đóng là 180.000 người. Trên đường tới Hà Nội họ tước khí giới quân đội Nhật và giao quyền kiểm soát những nơi này cho các đảng phái quốc gia. Về phiá các đảng này thì VNQDĐ (Vũ Hồng Khanh) và Đại Việt (Nguyễn Tường Tam) theo Lư Hán, VNCMĐMH (Nguyễn Hải Thần) theo Tiêu Văn.

190

Page 191: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Khoảng giữa tháng 9/1945 VNCMĐMH, VNQDĐ và Đại Việt đều đã lập được những trụ sở riêng tại Hà Nội và tuyên truyền tố cáo Việt Minh là cộng sản dưới quyền chỉ đạo của Liên Xô. Việt Minh phản công buộc tội các lãnh tụ Việt Cách và Việt Quốc là phản động.

Trong khi đó Việt Minh tổ chức “Tuần Lễ Vàng” để lấy tiền “Cứu Quốc”. Số tiền và vàng quyên được là 20 triệu đồng và 370 kilô vàng. Việt Minh dùng vàng và tiền này để đút lót các tướng Tàu và mua vũ khí.

Nhận được một số vàng lớn Lư Hán và Tiêu Văn đứng ra dàn xếp việc thành lập “Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến” trước kỳ họp Quốc Hội ngày 2/3/1946. Về khí giới Việt Minh mua được 3000 súng trường, 50 súng tự động, 600 súng liên thanh, 100 súng cối Mỹ, cộng với kho vũ khí Pháp và Nhật để lại gồm 31.000 súng trường, 700 súng tự động 36 súng hạng nặng và 18 xe tăng.

Tháng 10/1945 tướng Hà Ứng Khâm, tham mưu trưởng quân đội QDĐ Trung Hoa đến Hà Nội để thúc giục Lư Hán và Tiêu Văn ngăn chặn Việt Minh củng cố quyền hành nhưng không thành công. Lư Hán và Tiêu Văn, vì ăn hối lộ nên hủy bỏ ý định lật đổ chính quyền cộng sản. Thay vào đó họ áp lực các lãnh tụ quốc gia liên kết với Việt Minh.

Việt Minh lập kế giải tán ĐCSĐD và thay thế bằng “Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác Xít ở Đông Dương” để tạo không khí hợp tác nhưng các đảng phái quốc gia vẫn tiếp tục công kích. Lư Hán và Tiêu Văn lại phải áp lực tối đa. Ngày 25/12/1945 hai bên thỏa thuận thành lập “Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời” vào ngày 1/1/1946 và hoãn bầu cử Quốc Hội tới ngày 6/1/1946.

Trong khi phe Quốc Gia đang tranh luận gay go với Việt Minh về thành phần tân chính phủ, quốc kỳ, quốc ca và thống nhất quân đội thì tướng Tiêu Văn bị triệu hồi về nước. Phe Quốc Gia bị mất chỗ dựa nên phải chấp nhận thỏa hiệp.

Ngày 2/3/1946 Quốc Hội họp phiên khai mạc và cũng là ngày Chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến ra đời. Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Nguyễn Hải Thần lảm phó chủ tịch, cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn tối cao. Mười ba bộ được chia đều cho ba phe: Việt Minh, VNCMĐMH, VNQDĐ và Đại Việt. Ngoài ra còn có Kháng Chiến Ủy Viên Hội do Võ Nguyên Giáp (VM) làm chủ tịch và Vũ Hồng Khanh (VNQDĐ) làm phó chủ tịch.

Hiệp định Sơ Bộ 6/3/1946 và tiêu diệt đối lập

Trước khi Chính Phủ Lâm Thời của VNDCCH ra đời, Hiệp Ước Postdam (tháng 7/1945) trù liệu cho quân đội Anh đổ bộ lên Saigon và quốc quân Trung Hoa tiến vào Hà Nội để tước vũ khí quân đội Nhật và tìm cách ngăn chặn không cho cộng sản phát triển.

Trong lúc Hồ Chí Minh đang bối rối vì bị Pháp và Trung Hoa tấn công hai mặt thì một thỏa hiệp giữa Pháp và chính phủ Tưởng Giới Thạch mang lại cho ông một lối thoát

191

Page 192: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

bất ngờ. Theo thỏa hiệp này Tưởng Giới Thạch ưng thuận rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam nhường chỗ cho quân đội Pháp.

Sau khi quân Lư Hán rút khỏi miền Bắc , ngày 6/3/1946 Việt Minh ký Hiệp Định Sơ Bộ (HĐSB) với đại diện của Pháp ở Hà Nội là Sainteny. Về chính trị HĐSB công nhận Việt Nam là một quốc gia có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp. Về quân sự chính phủ Việt Nam sẵn sàng đón tiếp một cách thân thiện quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa.

Nhân dân Việt Nam ở Bắc vĩ tuyến 16 vô cùng bất mãn với HĐSB. Các đảng phái quốc gia phản đối kịch liệt. Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Tường Tam không chịu ký phó thự. Hồ Chí Minh phải mời Vũ Hồng Khanh, lúc đó là phó chủ tịch Quân Ủy Hội, cùng ký vào bản hiệp định. Ký xong, Hồ Chí Minh thề với đồng bào là ông ta không bán nước.

Ngày 6/3/1946 các chiến hạm Pháp tiến vào cảng Hải Phòng. Pháo binh Trung Hoa khai hỏa. Hải pháo trên tầu Pháp bắn trả. Sau khi có sự dàn xếp của các nhà chức trách Pháp-Hoa ở Hà Nội, lực lượng Pháp bắt đầu lên bờ và ngày 18/3/1946 các đơn vị quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Leclerc tiến vào Hà Nội.

Hai bên Pháp và Việt Minh trù liệu gặp nhau trên bàn hội nghị để thảo luận những vấn đề lớn lao ghi trong HĐSB. Đà Lạt được chọn làm nơi họp hội nghị đầu tiên vào ngày 17/4/1946. Phái đoàn Pháp do Max André cầm đầu, thành viên là một số quan cai trị thực dân cũ. Phái đoàn Việt Nam do ngoại trưởng Nguyễn Tường Tam lãnh đạo. Các thành viên gồm Võ Nguyên Giáp và một số tên tuổi không cộng sản như giáo sư Hoàng Xuân Hãn, luật sư Vũ Văn Hiền, luật sư Nguyễn Mạnh Tường.

Hội nghị Đà Lạt gặp nhiều khó khăn và khó khăn lớn nhất là vấn đề Nam Bộ. Cuộc thảo luận đi đến chỗ bế tắc. Một hội nghị khác lại được tổ chức tại Fontainebleau Pháp vào ngày 6/7/1946. Lần này phái đoàn Việt Nam do phó chủ tịch Quốc Hội Phạm Văn Đồng hướng dẫn. Ông Hồ cũng lên đường sang Paris để bắt mạch thời cuộc.

Ngày 13/9/1946 Hội Nghị Fontainebleau tan vỡ. Ngày 14/9/1946 ông Hồ vận động ký với Bộ trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Marius Moutet một bản Tạm Ước (Modus Vivendi) gồm 14 điều khoản theo đó Việt Minh để cho Pháp tái tục hoạt động kinh tế, tài chính, giao thông, văn hóa trên toàn quốc Việt Nam ; hai bên sẽ nghiên cứu về tương lai ngoại giao của Việt Nam và vấn đề Nam kỳ; cam kết chấm dứt những vụ gây hấn, mở đường cho những vụ thương thuyết vào năm sau.

Lợi dụng thời gian quân Tàu về nước và tình trạng tạm thời hòa hoãn với Pháp Hồ Chí Minh và những người cộng sản tập trung thanh trừng và tiêu diệt các phe phái đối lập. Trước hết là cô lập Cựu Hoàng Bảo Đại. Vào giữa tháng 3/1946 Hồ Chí Minh yêu cầu Cựu Hoàng cầm đầu một phái đoàn chính phủ sang thăm viếng xã giao Tưởng Giới Thạch tại thủ đô Trùng Khánh. Khi Bảo Đại chuẩn bị về nước thì Hồ Chí Minh gửi một bức thư ngăn cản khéo không cho về. Cựu hoàng may mắn được một luật sư Trung Hoa mời về nhà ở và đến tháng ̣9/1946 thì ông sang trú ngụ tại Hương Cảng.

192

Page 193: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Trong thời gian Cựu Hoàng ở Trung Hoa, mâu thuẫn Quốc Gia-Cộng Sản ngày càng trầm trọng. Các lãnh tụ VNQDĐ, VNCMĐMH và Đại Việt tiếp tục chống đối HĐSB. Bắt cóc, thủ tiêu lẫn nhau liên tục xảy ra. Sự tàn sát đối lập của Việt Minh trở nên quyết liệt và được tung ra dưới hình thái chiến dịch.

Chiến dịch diệt trừ đối lập do Võ Nguyên Giáp chỉ huy và bắt đầu ngay sau khi Hồ Chí Minh lên đường sang Paris ngày 31/5/1946. “Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam” (Liên Việt) xuất hiện nhằm lôi cuốn sự ủng hộ của mọi thành phần dân chúng.

Các trụ sở của VNQDĐ và VNCMĐMH bị triệt hạ. Các chiến khu của hai đảng này ở trên 20 tỉnh miền Bắc và miền Trung bị tiêu diệt. Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh phải bỏ chạy sang Tàu. Các lãnh tụ khác như Trương Tử Anh (Đại Việt Quốc Dân Đảng), Lý Đông A (Đại Việt Duy Dân), Khái Hưng (VNQDĐ) mất tích.

Tại miền Nam chiến dịch diệt trừ đối lập cũng được thi hành đồng thời với miền Bắc. Những thủ lãnh Đệ Tứ Quốc Tế như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Lương Đức Hiệp, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch đều bị thủ tiêu.

Nhiều lãnh tụ khác như Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn Giáo và hai vợ chồng bác sĩ Hồ Văn Ký cũng bị giết. Bùi Quang Chiêu, 72 tuổi, bị bắt với bốn người con mang đi mất tích. Các chức sắc Cao Đài, Hoà Hảo như Huỳnh Phú Sổ (giáo chủ Hòa Hảo) bị giết cùng với 20.000 người. Phối Thượng Sư Trần Quang Vinh, tư lệnh quân đội Cao Đài, cũng bị bắt nhưng trốn thoát.

Ngày 28/10/1946 Quốc Hội nhóm họp để bỏ phiếu chấp thuận Hiến Pháp đầu tiên. Trong số 441 đại biểu chỉ còn 291 người có mặt. Một chính phủ mới cũng được hình thành trong đó không có ai đối lập. Chiến tranh giữa thực dân Pháp và Việt Minh, lực lượng ủy nhiệm của đế quốc đỏ Liên Xô, bùng nổ ngày 19/12/1946.

193

Page 194: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 22

(1) Trần Trọng Kim sinh năm 1883 tại Hà Tĩnh. Năm 1905 ông sang Pháp làm việc cho một hãng tư. Ba năm sau ông theo học tại Trường Sư Phạm Melun. Hồi hương vào tháng 9/1911 ông làm nghề dạy học và leo dần các nấc thang công chức. Năm 1942 ông giữ chức thanh tra tiểu học miền Bắc.

Ông là một học giả qua các biên khảo về Nho Giáo, Phật Giáo và Lịch Sử Việt Nam. Sau khi Nhật ép Đông Dương gia nhập “Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á” (1940-1941) ông được học gỉả Nhật tiếp xúc. Vì có sự tiếp xúc này, ông bị mật thám của thực dân Pháp nghi ngờ và có sổ đen tại Sở Liêm Phóng.

Ngày 28/10/1943 Nhật đưa ông đến Sở Hiến Binh Hà Nội để bảo vệ an ninh. Ngày 1/1/1944 ông và ông Dương Bá Trạc được Nhật cho qua Chiêu Nam Đảo (Singapore). Sau một năm sống ở Đảo này và sau khi ông Dương Bá Trạc chết vì ung thư phổi, tháng 12/1944 Nhật đưa ông về Bangkok Thái Lan. Ngày 30/3/1945 Nhật đưa ông về Saigon.

Ngày 2/4/1945 ông rời Saigon ra Huế gặp vua Bảo Đại. Ngày 16/4/1945 ông chấp thuận đề nghị của vua Bảo Đại đứng ra lập chính phủ.

Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ hoạt động được có 4 tháng thì bị cộng sản cướp chính quyền. Tuy nhiên đây là chính phủ dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Thành qủa đáng kể nhất của chính phủ này là thắng lợi trong việc thương thuyết thống nhất lãnh thổ.

Ngày 8/8/1945 Toàn Quyền Nhật Tsuchihachi đồng ý giao trả toàn bộ lãnh thổ Việt Nam do Pháp chiếm giữ cho chính phủ Trần Trọng Kim và Lễ Thống Nhất được cử hành tại Saigon dưới quyền chủ tọa của Hội Nghị Nam Bộ. Mười một ngày sau, Việt Minh đã phá hỏng nền độc lập và thống nhất này để thay vào đó bằng một cuộc chiến 30 năm “nồi da xáo thịt” như mọi người đã biết.

Nếu nói về cách mạng ở Việt Nam thì cuộc cách mạng đích thực phải kể là cuộc Cách Mạng Dân Chủ ngày 8/8/1945 của chính phủ Trần Trọng Kim, còn cuộc đảo chính ngày 19/8/1945 của Việt Minh chỉ là một cuộc phá hoại của Quốc Tế Cộng Sản, lợi dụng cơn sốt độc lập đang lên của dân tộc.

194

Page 195: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG HAI MƯƠI BA

CUỘC CHIẾN CHÍN NĂM VÀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Cuộc chiến chín nămViện trợ của Bắc Kinh

Điện Biên Phủ và huyền thoại Võ Nguyên GiápHiệp Định GenèveCải cách ruộng đất

Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu

Cuộc chiến chín năm

Theo Hiệp Định Sơ Bộ, quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng ngày 6/3/1946. Sau khi vào được Hà Nội, thực dân Pháp từ từ đưa thêm nhiều đòi hỏi. Ngày 18/12/1946 Pháp chuyển cho Việt Minh (VM) hai tối hậu thư. Thứ nhất, Pháp đòi VM (Việt Minh) hủy bỏ chướng ngại vật ở Hà Nội. Thứ hai, Pháp cho biết nếu VM không duy trì được an ninh thì Pháp sẽ phụ trách an ninh kể từ ngày 20/12/1946.

Trước tình hình nguy hiểm này, Hồ Chí Minh họp Trung Ương Đảng trong hai ngày 18-19/12/1946 tại Vạn Phúc (Hà Đông) và quyết định phát động cuộc chiến chống Pháp trên toàn quốc. Quyết định này nhằm tạo lý do chính đáng cho ông Hồ và ĐCSĐD thoát thân khỏi Hà Nội trong danh dự. Phát súng đầu tiên của cuộc chiến chín năm nổ ra từ phía VM sau buổi họp nói trên (19/12/1946).

Viện trợ của Bắc Kinh

Trong ba năm đầu khi chưa được Trung Cộng quân viện,VM chỉ đánh cầm chừng với mục đích tiêu hao tiềm lực địch bằng chiến thuật du kích. Tuy nhiên chiều hướng chiến tranh đã thay đổi có lợi cho VM kể từ sau khi Mao Trạch Đông kiểm soát toàn cõi Trung Hoa vào cuối năm 1949.

Tháng 1/1950 khi cả Mao Trạch Đông lẫn Hồ Chí Minh sang Moscow gặp Stalin thì ông Hồ đã được Stalin tiếp và cho biết việc viện trợ cho Việt Nam là trách nhiệm của Trung Quốc. Từ đó mọi yêu cầu viện trợ của ông Hồ đều được Mao thỏa mãn tối đa.

Mao cung cấp ngay cho VM 150.000 vũ khí lấy được của Nhật và 10.000 súng carbin M-I lấy được của Mỹ. Năm 1951 Bắc Kinh lại ký thêm với Hồ Chí Minh tại Nam Ninh (Quảng Tây) một thỏa ước khác về viện trợ quân sự. Nam Ninh trở thành căn cứ tiếp nhận quân viện lớn nhất của VM. Mỗi tháng VM nhận từ 3000 đến 5000 tấn viện trợ kể cả súng đại bác và xe vận tải.

195

Page 196: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Võ Nguyên Giáp nhìn nhận: “Cho tới hết năm 1950 ta đã tiếp nhận được của Trung Quốc 1020 tấn vũ khí đạn dược, 180 tấn quân trang quân dụng, 2634 tấn gạo, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 800 tấn hàng quân giới, 30 ô tô, 120 tấn dầu săng và phụ tùng ô tô”.

Về huấn luyện, trường đào tạo sĩ quan Vân Nam và trường huấn luyện binh sĩ Quảng Tây đã nhanh chóng biến các đoàn quân du kích tay không lúc đi, thành những binh đoàn chính quy vũ trang nghiêm chỉnh lúc về.

Bắc Kinh còn gửi sang Việt Nam cả một đoàn cố vấn quan trọng do đại tướng Vi Quốc Thanh, đại sứ Lã Qúy Ba và đại tướng Trần Canh cầm đầu. Nhờ có sự viện trợ thâm hậu và sự cố vấn chu đáo này nên từ 1950 đến 1954 các chiến thắng Cao Bằng (1950), Nghĩa Lộ (1952), Sầm Nứa (1953) và Điện Biên Phủ (1954) đã gây được nhiều tiếng vang trên thế giới.

Điện Biên Phủ và huyền thoại Võ Nguyên Giáp

Hiện nay đang có sự tranh cãi về công lao của các chiến thắng nói trên giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nếu căn cứ vào sử liệu của Trung Quốc thì công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của VM sở dĩ đạt được thắng lợi là nhờ công lao của Trung Quốc, không những về viện trợ vũ khí mà còn về chiến lược và chiến thuật.

Trong khi đó thì các tài liệu từ phía VM lại muốn dành công lao cho Võ Nguyên Giáp (1) và quân đội cộng sản Việt Nam. Chúng ta thử đưa ra một vài thí dụ để gíúp độc gỉả có một nhận định chính xác về huyền thoại Võ Nguyên Giáp đã được mấy ông nhà báo Tây và Mỹ một thời thêu dệt.

Trong cuộc vận động chiến đầu tiên tấn công Cao Bằng, VM đánh theo kế hoạch của Trần Canh. Trần Canh dùng chiến thuật “Đánh điểm diệt viện”, tấn công Đông Khê để nhử quân Pháp lên cứu, rồi mới đánh Cao Bằng. Trong trận đánh mở màn này Gíáp chỉ đứng ngoài quan sát và học hỏi.

Chiến thắng Cao Bằng làm Võ Nguyên Giáp phấn khởi. Ông lên kế hoạch cho bước tiếp theo là tấn công quân Pháp ở đồng bằng sông Hồng và uy hiếp Hà Nội. Vi Quốc Thanh không đồng ý. Trái lại, Thanh chủ trương giải phóng vùng Tây Bắc và Thượng Lào. Lã Qúy Ba soạn thảo kế hoạch cho Vi Quốc Thanh và xin Bắc Kinh chấp thuận. Kế hoạch của Thanh được đưa lên ưu tiên 1. Kế hoạch của Giáp xuống số 2. Hồ chí Minh chọn kế hoạch của Vi Quốc Thanh.

Khi tướng Navarre đổ quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Vi Quốc Thanh thảo kế hoạch tấn công căn cứ này và gửi đề nghị về Bắc Kinh xin ý kiến. Quân ủy trung ương ĐCSTQ chấp nhận đề nghị của Thanh và gửi tờ trình lên Bộ Chính Trị ĐCSTQ.

Tờ trình ấn định thời gian tác chiến là 45 ngày, có thể bắt đầu vào tháng 2/1954. Đây là một cuộc tấn công lớn sử dụng ba đại đoàn bộ binh, công binh, lực lượng phòng

196

Page 197: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

không. Quân số tổng quát sẽ là 42.000. Kế hoạch này được Bộ Chính Trị ĐCSTQ chấp thuận ngày 6/12/1953. Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Tư Lệnh chiến dịch và Vi Quốc Thanh làm cố vấn. Giáp lên Khuôi Tát (Cao Bằng) xin ý kiến Hồ Chí Minh và được ông Hồ đồng ý.

Kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ được Vi Quốc Thanh ghi lại chi tiết như vậy trong khi Võ Nguyên Giáp chỉ ghi lại một cách sơ lược trong hồi ức: “quyết định tấn công Điện Biên Phủ là quyết định của Tổng Quân Ủy VM trình lên Bộ Chính Trị Đảng, được Bác (Hồ Chí Minh) chấp thuận” và trao cho ông toàn quyền quyết định.

Tháng 1/1954 đoàn cố vấn quyết định mở một cuộc tấn công chớp nhoáng vào cứ điểm Điện Biên Phủ trước khi quân Pháp hoàn tất củng cố vị trí phòng thủ. Giáp tung biển người vào cuộc tấn công nhưng bị tổn thất nặng vì Pháp tăng viện mau chóng và pháo nặng của VM chưa vào vị trí bao vây.

Rút kinh nghiệm, Bắc Kinh điện cho Vi Quốc Thanh ngày 24 và ngày 27/1/1954, ra lệnh diệt địch từng phần một. Đoàn cố vấn tuân theo chỉ thị và thay đổi cách “đánh nhanh” bằng cách “đánh vững chắc”. Trong hồi ức của ông, Giáp nói nhiều về cách thay đổi chiến thuật này và nhận sáng kiến đó là của mình.

Sau thất bại của đợt tấn công chớp nhoáng, ngày phát động chiến dịch trước định là 25/1/1954 sau hoãn lại tới 13/3/1954. Chiến dịch được chuẩn bị lại. Bốn trung đoàn phòng không với cao xạ 27 ly được tăng cường, cộng thêm hai sư đoàn pháo binh, hai sư đoàn công binh và nhiều súng đại bác của quân đội Trung Quốc.

Các sĩ quan công binh của Trung Quốc, dày dạn kinh nghiệm trong chiến tranh Triều Tiên, cũng được gửi sang Việt Nam để chỉ dẫn cho binh sĩ VM cách đào hào tránh bom và tránh đạn. Đạn dược được tiếp viện thêm cho đầy đủ.

Trận Điên Biên Phủ kéo dài 55 ngày, chấm dứt lúc 17 giờ 31 phút ngày 7/5/1954. Tướng De Castries và toàn thể bộ tham mưu của quân đội thực dân Pháp đầu hàng. Theo tài liệu của Trung Quốc thì thắng lợi Điện Biên Phủ là nhờ công lao hoặch định chiến lược, chiến thuật của các cố vấn Trung Cộng.

Trung Quốc có lý do để nhận một phần công lao nhưng không phải công lao lớn nhất. Yếu tố quyết định thắng lợi tại Điện Biên Phủ là lòng yêu nước của người Việt lúc đó chỉ biết chiến đấu và chấp nhận hy sinh vì dân tộc và tổ quốc. Còn đối với Võ Nguyên Giáp và ĐCSĐD thì hào quang Điện Biên Phủ thật ra là một sự tiếm danh để xây dựng huyền thoại. Lịch sử cần được điều chỉnh lại cho đúng với sự thật.

Hiệp Định Genève 20/7/1954

Hiêp Định Genève kết thúc chiến tranh giữa thực dân Pháp và cộng sản quốc tế ở Đông Dương. Hậu quả là chia cắt Việt Nam làm đôi với hai chính thể đối lập ở hai miền Nam Bắc. Hiệp định đã cứu nguy thực dân Pháp sau thảm bại Điện Biên Phủ nhưng không giải quyết được gì cho tình hình chính trị rối ren tại địa phương.

197

Page 198: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Năm 1954 sau thất bại Điện Biên Phủ, lãnh đạo Pháp mong có được một thoả hiệp đình chiến với cộng sản Bắc Việt trong khi vẫn duy trì quốc gia Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp. Để đạt mục đích này thủ tướng Pháp Mendès France (gốc Do Thái) đem “hiểm họa quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương với sự tham gia của Hoa Kỳ” ra hù dọa.

Mendès France ấn định thời hạn một tháng như một tối hậu thư để đạt thỏa hiệp tại hội Nghị Genève. Sự hù dọa của ông đưa ra đúng lúc và đáp ứng mong muốn của các bên tham dự nên đã đem lại kết qủa nhanh chóng.

Tại hội nghị này, ý đồ của Trung Quốc là không muốn thấy một nước Việt Nam độc lập và thống nhất, để có thể tiếp tục giữ miền Bắc trong vòng kiểm soát của mình. Hơn nữa Trung Quốc muốn có một vùng đệm an toàn ở phía Nam, đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng của Việt Minh qua Lào và Campuchia.

Đối với Liên Xô, sau cái chết của Stalin, Moscow muốn có hòa bình ở Đông Nam Á để khỏi phải bận tâm nhiều đến một nước xa xôi như Việt Nam. Lúc đó chiến tranh Triều Tiên mới chấm dứt, Liên Xô không coi thường lời đe dọa của Hoa kỳ.

Những điều thỏa thuận tại Hội Nghị Genève được Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc thu xếp với nhau trong những buổi họp riêng không có sự tham dự của Việt Minh. Phạm Văn Đồng, trưởng đoàn của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) chỉ được Chu Ân Lai báo tin và khuyến cáo chấp nhận mặc dầu Đồng sang Genève trong tư thế một kẻ chiến thắng.

Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cũng phải giữ im lặng tương tự vì ngày 3/7/1954 khi gặp Chu Ân Lai ở Liễu Châu các ông đã được họ Chu cho biết là phải chấp nhận điều kiện hòa đàm nếu không muốn Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến và trong trường hợp đó thì Liên Xô và Trung Quốc sẽ không thể hỗ trợ cho VNDCCH được nữa.

Để giúp Pháp nhanh chóng thành công trong bàn hội nghị, ngày 29/6/1954 tại Washington Tổng Thống Eisenhower của Mỹ và Thủ Tướng Churchill của Anh cùng ký một Bản Thông Cáo Chung ấn định bảy điều kiện căn bản cho việc giải quyết vấn đề Đông Dương tại Hội Nghi Genève.

Điều một: Bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào và Campuchia bằng sự rút quân của VNDCCH ra khỏi hai nước này.

Điều hai: Bảo tồn ít nhất là phần nửa của phía Nam Việt Nam; lằn ranh phân chia không được dưới phía Nam Đồng Hới (vĩ tuyến 17).

Điều ba: Không được áp đặt lên Lào, Campuchia và phần đất được bảo tồn của Việt Nam những hạn chế về tự do, duy trì một chế độ không cộng sản, có lực lượng bảo vệ an ninh quốc nội, được nhập cảng vũ khí và được có cố vấn ngoại quốc giúp đỡ.

Điều bốn: Không được có một điều khoản chính trị nào có thể đưa đến việc các vùng đất bảo tồn bị mất vào tay cộng sản.

Điều năm: Không loại bỏ việc thống nhất nước Việt Nam bằng phương cách hòa bình.

198

Page 199: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Điều sáu: Cho phép tất cả những người muốn dời chỗ ở từ một vùng này qua vùng khác ở Việt Nam được di chuyển trong những điều kiện an ninh và nhân đạo.

Điều bảy: Dự liệu một hệ thống kiểm soát quốc tế hữu hiệu.

Trên thực tế, bản Thông Cáo Chung quan trọng này đã được dùng làm căn bản cho việc hoạch thảo và ấn định nội dung các điều kiện của Hội Nghị Genève 1954.

Hiệp định Genève không đựợc Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết. Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam tuyên bố không chấp thuận và dành trọn quyền hành động để bảo vệ tự do, độc lập và thống nhất lãnh thổ của tổ quốc.

Về phía Hoa Kỳ, thứ trưởng ngoại giao Walter Bedell Smith cho biết Hoa Kỳ không đe dọa sửa đổi những bản thỏa hiệp đã đạt được nhưng coi mọi vi phạm thỏa hiệp là một sự đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế.

Trong chín năm chiến tranh chống Pháp, Đảng Cộng Sản Đông Dương không bao giờ lộ mặt và công khai điều động cuộc chiến. Như vậy thắng lợi của cuộc chiến rõ ràng là thắng lợi của nhân dân Việt Nam, đã hy sinh và đấu tranh vì nền độc lập của dân tộc chứ không vì chủ nghĩa cộng sản. Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa như những người cộng sản vẫn rêu rao.

Cải cách ruộng đất

Cải cách ruộng đất (CCRĐ) là một chính sách trọng yếu của chủ nghĩa Cộng Sản nhằm phá hủy tàn tích của chế độ phong kiến và những hình thức bóc lột của thời tiền tư bản. Sau “Cách Mạng Tháng Mười” Nga, Lenin thiết kế một mẫu hình CCRĐ để áp dụng trên đất nước ông và phổ biến sang các nước Đông Âu và Á Châu.

Đi kèm với chiến dịch CCRĐ là phong trào “chỉnh huấn” và phong trào “chỉnh đốn tổ chức” nhằm thanh lọc bộ máy Đảng, chính quyền và quân đội để củng cố tư tưởng chuyên chính vô sản trong lòng Đảng thuộc mọi ngành dân sự và quân sự.

Luật CCRĐ số 197/HL được Hồ Chí Minh chính thức ban hành ngày19/12/1953. Phương tiện quan trọng để thi hành luật CCRĐ là “Tòa Án Nhân Dân” được thiết lập từ năm 1950. Bộ hình luật 1950 được bổ túc bằng sắc lệnh SL-151//SL ngày 12/4/1953 để thành lập “Tòa Án Nhân Dân Đặc Biệt” với thẩm quyền trừng phạt nặng nề mọi hành vi phá hoại công cuộc CCRĐ: tội nhân có thể bị tử hình và án đó được thi hành tại chỗ.

Trường Chinh, tổng bí thư đảng, là trưởng Ban Chỉ Đạo CCRĐ tại thí điểm Thái Nguyên; Lê Văn Lương, ủy viên thường vụ Trung Ương Đảng, là trưởng Ban Chỉ Đạo CCRĐ tại thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; Hồ Viết Thắng, ủy viên Trung Ương Đảng, lãnh trách niệm điều hành Chiến Dịch.

Những phiên xử của “Toà Án Nhân Dân Đặc Biệt” là những phiên “tố khổ” bị cáo, do những nhân chứng tự nhận mình là nạn nhân. Bản án nhẹ nhất là tịch thu tài sản và quản thúc. Không có trường hợp tha bổng. Án tử hình được thi hành ngay tại chỗ

199

Page 200: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

bằng cách đem bắn, chôn sống hoặc bỏ vào bao trôi sông. Phiên tòa là những cơ hội trả thù nên rất nhiều người bị chết oan.

Sắc Lệnh số 239/B.TLP ngày 2/3/1953 quy định 5 thành phần nông dân để các cấp chức quyền địa phương căn cứ vào đó mà quy tội.

Thứ nhất: địa chủ là những người có nhiều ruộng đất nhưng không trực tiếp canh tác mà chỉ thâu địa tô. Can phạm nếu được xác nhận là địa chủ sẽ bị xử tử hình.

Thứ hai: phú nông là những người, không có nhiều ruộng đất bằng địa chủ, có tham gia canh tác nhưng vẫn mướn tá điền hoặc cho thuê đất lấy địa tô.

Thứ ba: trung nông là những người chỉ có vừa đủ ruộng đất và tự canh tác lấy để nuôi sống gia đình.

Thứ tư: bần nông là những nông dân có ít ruộng đất phải đi làm thuê thêm, hoặc phải thuê đất và trâu cày của địa chủ.

Thứ năm: cố nông là những nông dân vô sản chỉ có thể sinh sống bằng cách đi làm thuê cho địa chủ.

Trong chiến dịch CCRĐ nhiều trung nông bị đôn lên thành phú nông, phú nông bị đôn lên thành địa chủ để đem ra xử tội, nhằm đạt tỷ lệ 5% đòi hỏi bởi các cố vấn Trung Quốc. Nạn nhân gồm cả những cán bộ có công với Đảng.

Chính quyền không ra mặt trực tiếp điều khiển chiến dịch CCRĐ mà “phóng tay phát động quần chúng”. Vận động quần chúng là thúc đẩy bần cố nông dứt khoát tiêu diệt địa chủ. Để làm công tác này, cán bộ cộng sản trước hết thực hiện “ tam cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với các gia đình bần cố nông. Sau đó là “thăm nghèo hỏi khổ” để dẫn đến việc “bắt rễ xâu chuỗi”, tức là liên kết bần cố nông với nhau để giúp họ chuẩn bị “đấu tố” địa chủ và phú nông trước Tòa Án Nhân Dân Đặc Biệt.

Chiến dịch CCRĐ được thực hiện bởi các “đoàn cải cách” (cấp tỉnh huyện), và các “đội chủ công” (cấp làng xã), nhận lệnh trực tiếp từ Ủy Ban Trung Ương và có toàn quyền hành động. Chỉ khi gặp khó khăn thì các cố vấn Trung Quốc mới ra quyết định tối hậu. Các đội cải cách đi đến đâu là gieo nỗi kinh hoàng đến đó.

Vì tàn sát qúa nhiều người vô tội kể cả những đảng viên và những người có công với kháng chiến, nên chiến dịch CCRĐ làm quần chúng phẫn uất và bị phản đối kịch liệt. Ngày 2/11/1956 một vụ nổi loạn và đàn áp đẫm máu đã xảy ra tại Nghệ An. Cảnh tượng đàn áp còn khủng khiếp hơn vụ Xô Viết Nghệ Tĩnh thời Pháp thuộc năm 1930. Hà Nội đưa quân đội vào dẹp loạn (Xin xem tiếp ở đoạn sau: Cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu, 1956).

Trước sự phẫn uất và phản đối kịch liệt của quần chúng Hồ Chí Minh khóc lóc và lên tiếng xin lỗi. Chiến dịch sửa sai được tiến hành với một số biện pháp kỷ luật áp dụng đối với Trường Chinh, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Hồ Viết Thắng.

Tổng số nạn nhân của chiến dịch CCRĐ chưa hề được công bố nhưng theo Gérard Tongas viết trong tác phẩm “J’ai vécu dans l’enfer communist du Nord Vietnam” (trang 222) thì tổng số nạn nhân là vào khoảng một trăm ngàn người. Gérard Tongas là một giáo sư Pháp ở lại Hà Nội cho tới năm 1959.

200

Page 201: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Sau khi xin lỗi và sửa sai, Đảng và Nhà nước Cộng Sản Việt Nam vẫn khẳng định rằng CCRĐ không những là đúng và cần thiết mà, hơn thế nữa, còn là một thắng lợi to lớn.

Mỗi gia đình nông dân được cấp phát 4000 thước vuông để canh tác sau khi phân chia. Vài tháng sau, toàn thể ruộng đất của nông dân lại bị tập thể hóa. Những người được chia một mảnh đất nhỏ phải bán nông sản cho nhà nước. Bằng cách này nhà nước cộng sản đã biến toàn thể nông dân thành một đám nông nô, suốt đời cực nhọc và không có tương lai, để làm giàu cho Đảng và giai cấp thống trị.

Song song với chiến dịch CCRĐ, Đảng tổ chức phong trào “Chỉnh Huấn” nhắm vào thành phần trí thức trong các cơ quan chính quyền và đoàn thể nhân dân. Chỉnh huấn trong nội bộ Đảng thì gọi là “chỉnh đảng”, trong quân đội thì gọi là “chỉnh quân”. Phong trào này rập theo chiến dịch “chỉnh phong” (chỉnh đốn tác phong) ở Trung Quốc.

Các lớp “chỉnh huấn” được diễn ra trong không khí nghiêm khắc để diệt trừ khả năng suy tư và phê phán của học viên, được coi như một căn bệnh tâm thần. Cuối cùng là một bản thú tội công khai. Trí thức bị tẩy não khiến họ phải tự hạ mình xuống thân phận kẻ bị trị.

“Chỉnh đốn tổ chức” là hành động thực tế nhằm củng cố hệ thống Đảng và Nhà Nước qua việc thanh trừng nội bộ, loại bỏ hay giáng cấp những cán bộ thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản trong các cơ quan dân sự và quân sự.

Trong thời kỳ CCRĐ, Đảng lo ngại nhất là những thành phần có liên hệ gia đình với các địa chủ. Để loại những thành phần có tiềm năng phá hoại này, song song với việc trừng trị các thành phần thù địch tại nông thôn, cần phải thanh lọc hàng ngũ trí thức tiểu tư sản thành thị qua công tác “chỉnh đốn tổ chức”.

Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu

Hồ Chí Minh chuẩn bị kế hoạch ngừng đấu tố vào tháng 3/1956 nhưng chỉ chính thức ra lệnh đình chỉ mọi vụ hành quyết địa chủ vào tháng 10/1956. Đảng cũng thả 12.000 đảng viên sống sót trong tù, trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa kịp thi hành.

Các đảng viên tha về, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và mới lan rộng khắp nơi. Uy tín của Đảng sụp đổ, cán bộ hoang mang lo sợ.

Ở nông thôn các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau. Các bần cố nông trót nghe lời Đảng xúi giục đấu tố, sợ bị rạch mồm cắt lưỡi nên bỏ trốn ra thành phố. Không khí căm thù lan rộng và giữa lúc đó thì nổ ra vụ nổi dậy Quỳnh Lưu, thuộc tỉnh Nghệ An

201

Page 202: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Toàn thể nhân dân tỉnh nghệ An, gồm đủ thành phần giai cấp, mở đại hội để tố cáo chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội mời luôn cả cán bộ cộng sản cấp tỉnh và cấp huyện tham dự. Sau nhiều giờ thảo luận đại hội đưa ra bản kiến nghị yêu cầu: trả tự do cho những người còn bị giam giữ, trả lại xác những người và những linh mục bị giết, trả lại đất và tài sản của Giáo Hội và của dân, cho dân được di cư vào Nam.

Chiều ngày 9/11/1956 hàng ngàn người kéo nhau ra đường số 1, chặn Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến, đưa Bản Kiến Nghị và mấy vạn lá đơn xin di cư vào Nam. Ngày 10/11/1956, 10.000 nông dân mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường. Ngay lúc đó CSVN điều động hai đại đội chủ lực và một đại đội công an võ trang về gỉải tán. Bạo động xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang Trời.

Quần chúng tay không chiến đấu và cuối cùng bao vây đồn bộ đội. Giữa đêm hôm đó CSVN lại đưa thêm hai trung đoàn về bao vây hai xã Cẩm Trường và Diễn Châu. Sáng sớm ngày 11/11/1956 các bà mẹ khua trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Lập tức 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài hai trung đoàn chính quy của cộng sản.

Đêm 11/11/1956 một số nghĩa quân lén về Quỳnh Lưu yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Hơn 3.000 thanh niên các vùng Do Xuyên, Ba Làng, Nông Cống cũng kéo đến tăng cường lực lượng cho phe nổi dậy.

Sáng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại khoảng 10 ngàn đồng bào tỉnh Nghệ An tiến về phía ty Công An. Công an tỉnh bỏ trốn từ lâu. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc ty công an xé cờ đỏ sao vàng, đập vỡ ảnh Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cộng sản quốc tế.

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư Đoàn 304 từ Thanh Hóa về bao vây nghĩa quân. Buổi chiều cùng ngày hàng chục ngàn người lại đổ về tiếp cứu. Đến đêm, thêm 20.000 nông dân từ Thanh Hóa kéo vào tiếp viện mang theo đầy đủ lương thực để tính kế trường kỳ đấu tranh.

Ngày 14/11/1956 Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư Đoàn 312 vào trận địa. Hồ Chí Minh ra lệnh tiêu diệt cuộc nổi dậy. Trước bạo lực của súng đạn, nghĩa quân tay không anh dũng tử chiến. Cuộc tàn sát xảy ra hết sức dã man và ghê rợn. Cuối cùng nghĩa quân phải rút vào rừng sâu và trận chiến kết thúc.

Trong vụ này CSVN đã giết và đầy ải khoảng 6 ngàn nông dân, nhưng tiếng trống bi hùng đòi tự do của đồng bào Quỳnh Lưu vẫn còn vang vọng đến ngày nay.

202

Page 203: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 23

(1) Võ Nguyên Giáp sinh năm1911. Quê quán ở làng An Xã, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là người có học lực cao nhất trong số những nhân vật lãnh đạo cộng sản.

Ông đỗ cử nhân luật và là giáo sư trung học. Năm 1940 ông cùng với Phạm Văn Đồng sang Tàu để gặp Hồ Chí Minh và được kết nạp vào đảng. Tháng 12/1944 ông được Hồ Chí Minh giao trách nhiệm lập đội “Tuyên Truyền Giải Phóng Quân”, đơn vị đầu tiên của Quân Đội Nhân Dân sau này.

Năm 1948 Hồ Chí Minh phong ông làm Đại Tướng. Hai năm trước (1946) ông kết hôn với Đặng Thị Bích Hà (con gái Giáo sư Đặng Thái Mai). Tháng 6/1950 ông được phong Tổng Tư Lệnh, Tổng Chính Ủy, Bí Thư Quân Ủy Trung Ương và giữ các chức vụ này liên tục 30 năm. Trong nội bộ Đảng ông là thành viên của Bộ Chính Trị.

Trong cuộc chiến 9 năm Võ Nguyên Giáp xây dựng huyền thoại cho chính mình và cho đảng cộng sản Việt Nam bằng cách xuyên tạc những thắng lợi trong Chiến Dịch Biên Giới năm 1950 và trong trận Điên Biên Phủ năm 1984. Thực ra vào thời gian đó Giáp mới chỉ có kinh nghiệm chỉ huy trong các trận đánh du kích nhỏ. Những chiến công và thắng lợi nói trên là do kinh nghiệm chỉ huy của các tướng Tàu sang giúp sức. Tướng Tàu Trần Canh đã mang lại chiến thắng Cao Bằng (1950) và tướng Tàu Vi Quốc Thanh đã mang laị chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

Trong cuộc xâm chiếm miền Nam năm 1968 Giáp đã bị thảm bại trong trận Tổng khởi Nghĩa-Tổng Công Kích Tết Mậu Thân bởi quân lực VNCH và Hoa Kỳ. Cuộc thảm bại này được Hà Nội dấu kỹ, không bao giờ đề cập tới. Còn Chiến Dịch Hồ Chí Minh (1975) thật ra chỉ là một cuộc hành quân tiếp quản, sau khi binh lực Hoa Kỳ đã rút khỏi miền Nam và quân lực VNCH đã ngưng chiến đấu.

Võ Nguyên Giáp có hai đời vợ. Năm 1934 ông kết duyên với Nguyễn thị Minh Thái (chị em với Ngyuễn Thi Minh Khai) sinh hạ được một người con gái. Minh Thái là đảng viên Đảng CSVN bị thực dân bắt và chết trong nhà tù Hỏa Lò. Năm 1946 Giáp tái hôn với Đặng Thị Bích Hà, sinh hạ được hai trai hai gái.

*

203

Page 204: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG HAI MƯƠI BỐN

CHIẾN TRANH TƯ HỮU: GIAI ĐOẠN KẾT THÚC CUỘC CHIẾN 30 NĂM

Quãng đời cuối cùng của Hồ Chí MinhMặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

Tổng công kích Tết Mậu ThânHiệp Định Paris 1973

Bài học của Bắc Kinh và chiến tranh Campuchia

Quảng đời cuối cùng của Hồ Chí Minh

Cuộc đời của Hồ Chí Minh từ 1960 cho đến ngày ông từ trần có thể xét qua ba giai đoạn: (1960-1964) – (1965-!967) – (1968-1969).

Giai đoạn 1960-1964. Trong giai đoạn này Hồ Chí Minh ba lần đi Moscow. Tháng 8/1960 , trong cuộc hội kiến với Khruschev ở Yalta, ông tỏ ý không chấp nhận đường lối chống Trung Quốc của Nga. Tháng 11/1960 ông sang Moscow lần thứ hai để họp đại hội các lãnh đạo cộng sản và vuốt ve Khruschev thêm lần nữa. Sự vuốt ve này liên quan đến việc Đảng Lao Động Việt Nam chủ trương thành lập Mặt “Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” (MTGPMN) tháng 12/1960.

Vào tháng 10/1961, ông Hồ lại sang Nga lần thứ ba và là lần cuối để cố hàn gắn sự đổ vỡ giữa Liên Xô và Trung Quốc và để lấy lòng cả đôi bên về việc đánh chiếm miền Nam Việt Nam, mặc dầu trong lúc này giới hạn “chiến lược chống nổi dậy” của Mỹ ở Việt Nam vẫn chưa rõ rệt.

Sang năm 1962 thì “giới hạn” nói trên rõ rệt hơn. Mỹ cho biết không có ý định mang quân vượt qua vĩ tuyến 17. Cả ông Hồ lẫn Trung Quốc đều rất lạc quan. Ông Hồ muốn làm trọn bổn phận chư hầu đối với Liên Xô, còn Trung Quốc thì muốn nới rộng ảnh hưởng chính trị của mình.

Đến năm 1963 thì niềm lạc quan nói trên chấm dứt. Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Việt Nam và của Tổng Thống Kennedy ở Mỹ đã tạo nên một tình hình không thể lường trước. Chính quyền miền Nam rơi vào tay các lãnh tụ quân sự hiếu chiến trong khi ở Mỹ, tổng thống mới L.B. Johnson xác quyết tiếp tục chiết tranh và nếu cần sẽ gia tăng ủng hộ Saigon.

Trên bình diện quốc tế, sự nứt rạn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã trở thành rõ rệt khi cuộc thương thuyết giữa Đặng Tiểu Bình và Suslov tan vỡ vào tháng 7/1963. Viễn

204

Page 205: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

cảnh một cuộc chiến với Hoa Kỳ lan tỏa trên toàn cõi Việt Nam rất có thể trở thành sự thật.

Những ưu tư nói trên chi phối Hội Nghị lần thứ 9 của Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam do ông Hồ chủ trì vào cuối năm 1963. Hội nghị này ra nghị quyết tăng cường các lực lượng vũ trang cộng sản tại miền Nam và giao cho Bắc Việt vai trò lớn hơn trong việc tranh chấp.

Giai đoạn 1965-1967. Trong ba năm này chiến tranh leo thang dữ dội tại miền Nam. Đầu năm 1965 Hà Nội tung các đơn vị chính quy Bắc Việt vào chiến trường Cao Nguyên Trung Phần, đưa đến việc Mỹ trả đũa bằng leo thang không tập trên toàn lãnh thổ miền Bắc.

Chiến trận càng leo thang, cộng sản miền Bắc càng lệ thuộc vào Liên xô. Tháng 3/1965, một thỏa ước quân sự ký kết giữa VNDCCH với Liên Xô đưa đến việc Liên Xô trực tiếp tham chiến ở Việt Nam và bắn hạ một số máy bay Mỹ bằng hỏa tiễn địa-không.

Tháng 4/1965 Lê Duẩn sang Moscow cầu viện thêm, trong khi đó ngày 16/7/1965 Trung Quốc thông báo cho VNDCCH biết rằng thời gian chưa thích hợp để các phi công Trung Quốc sang chiến đấu ở Việt Nam. Bắc Kinh tuy không viện trợ nhưng vẫn ủng hộ bằng lời nói.

Vào giai đoạn này, Liên Xô coi Việt Nam như một khu vực then chốt trong cuộc tranh chấp toàn cầu với Mỹ. Dựa vào ý muốn của Kremlin ông Hồ tin rằng có thể giải quyết những ưu tư của mình về chiến thắng ở miền Nam. Chính vì vậy mà ngày 2/8/1966, khi Tổng Thống Mỹ Johnson gửi cho Hồ Chí Minh một lá thư đề nghị thương thuyết, ông Hồ đã bác bỏ đề nghị này.

Trong quyết tâm xâm chiếm miền Nam, chiến lược của ông Hồ là tiến hành song song các cuộc đấu tranh chính trị và quân sự. Căn bản của sách lược này là giáng nhiều đòn thật nặng để gây thiệt hại trầm trọng cho các đơn vị quân đội VNCH đồng thời gây thương vong tối đa cho quân đội Hoa Kỳ nhằm tạo ra một tình thế bắt buộc Hoa Kỳ phải thương thuyết và rút quân theo các điều kiện của Hà Nội. Cao điểm của sách lược này là cuộc tổng công kích- tổng khởi nghĩa (TCK-TKN) Tết Mậu Thân 1968.

Giai đoạn 1968-1969. Năm 1967 là thời kỳ khó khăn nhất cho phong trào cộng sản quốc tế. Ở Việt Nam chiến tranh trở nên khốc liệt, với viễn cảnh là không bên nào có thể đạt thắng lợi trong thời gian ngắn.

Tháng 6 và 7/1967, trong hàng ngũ lãnh đạo của cộng sản miền Bắc đã xẩy ra một vụ tranh cãi về sách lược và chiến thuật áp dụng cho cuộc TCK-TKN Tết Mậu Thân. Hồ Chí Minh, vì lý do sức khoẻ, kkông tham dự nhưng đã được báo cáo về vụ tranh cãi này.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách Mạng Tháng Mười Nga, ông Hồ được thưởng huân chương Lenin nhưng xin hoãn việc trao tặng cho tới ngày Mỹ bị đánh bật khỏi miền

205

Page 206: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Nam Việt Nam. Ý của ông là muốn Liên Xô viện trợ nhiều hơn cho việc đeo đuổi chiến tranh và không bằng lòng với các đề nghị kết thúc chiến tranh qua thương thuyết.

TCK-TKN Tết Mậu Thân (1968) thất bại làm ông Hồ đau nặng. Tháng 3/1968 ông lại phải sang Trung Quốc chữa bệnh. Ngày 3/4/1968 Lê Duẩn tự mình viết thư trả lời Tổng Thống Mỹ Johnson đồng ý về việc nghị hòa. Chu Ân Lai cho ông Hồ biết việc này làm ông hoàn toàn sửng sốt.

Trong khi hòa đàm Paris được tiến hành thì một cuộc tổng công kích lần thứ hai khởi sự vào tháng 5/1968 nhưng lần này cũng thất bại. Hồ Chí Minh phát bệnh nặng vào tháng 2/1969. Chu Ân Lai gửi một toán y sĩ đặc biệt sang săn sóc. Ông Hồ khoẻ lại và ngày 13/6/1969 ông tiếp một phái đoàn của “Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” ra Hà Nội chụp hình lưu niệm. Chính phủ lâm thời này được thành lập ngày 6/6/1969 tại một mật khu của cộng sản trong Nam.

Ngày 15/7/1969 Sainteny chuyển cho Hồ Chí Minh một lá thư của Tổng Thống Mỹ Nixon. Ông Hồ phúc đáp lá thư này ngày 25/8/1969. Sau đó ông lâm vào tình trạng hôn mê. Ông từ trần sáng ngày 2/9/1969 nhưng 24 tiếng đồng hồ sau tin này mới được công bố. Ông qua đời khi chưa hoàn tất được trách nhiệm thừa hành do đế quốc Liên Xô giao phó là cộng sản hóa toàn cõi Vệt Nam.

Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

Ngày 19/12/1960 khoảng 60 người hội họp tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh để thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Thành phần nòng cốt của MTGPMN là ba đảng viên của Đảng Lao Động: Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Hiếu và Trần Bửu Kiếm. Nguyễn Văn Hiếu làm tổng thư ký Ủy Ban Lâm Thời và phụ trách liên lạc với miền Bắc. Bản chất cộng sản của Mặt Trận được ngụy trang dưới các khẩu hiệu “trung lập” và “hòa bình” để che mắt dư luận trong và ngoài nước.

Một tháng sau (tháng 1/1961) Đảng Lao Động thành lập Quân Đội Giải Phóng Miền Nam (QĐGPMN) gồm ba thành phần: quân đội chủ lực của miền Bắc, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. QĐGPMN dùng đường mòn Hồ Chí Minh, phía Đông của nước Lào, để chuyển vận quân lính, vũ khí và đồ tiếp tế vào miền Nam. Bắt đầu từ 1962 miền Bắc đã có thể dùng xe vận tải ở nhiều đoạn trên đường mòn. Đến năm 1965 thì đã có những đoàn xe dài từ 50 đến 70 dậm di chuyển vào ban đêm.

Để đối phó với sự chuẩn bị chiến tranh nói trên của Bắc Việt cộng sản, Hoa Kỳ gíúp miền Nam thiết lập sách lược phòng ngự. Chuyên gia chống du kích người Anh Sir Robert Thompson được mời sang làm cố vấn cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Giữa năm 1961 kinh tế gia Eugene Staley được phái sang xây dựng hệ thống “ấp chiến lược”với mục đích tách rời dân chúng ở nông thôn ra khỏi sự kiểm soát của cộng sản.

206

Page 207: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Song song với sự chuẩn bị nói trên, tướng Maxwell Taylor, cố vấn quân sự của Tổng Thống Kennedy, đề nghị chặn đường xâm nhập của cộng sản qua biên giới Lào bằng một lực lượng quân sự Mỹ tương đương với ba sư đoàn tác chiến.

Giữa lúc này tại Genève (Thụy Sĩ), diễn ra Hội Nghị về Lào nhằm chấm dứt tình trạng sung đột giữa ba phe: phe tả (Pathet Lào), phe hữu (tướng Phoumi Nosavan), và phe trung lập (hoàng thân Souvanna Phouma).

Với sự tham dự của đại diện 14 nước, hội nghị bắt đầu từ 12/5/1961 đến 23/7/1962 và kết thúc bằng một Bản Thông Cáo Chung về nền trung lập của Lào. Kết qủa là ngăn chặn được sự can thiệp của Hoa Kỳ vào tình hình chính trị và quân sự tại xứ này. Sau khi hội nghị bế mạc, Trung Quốc liền lôi cuốn phe trung lập của Souvanna Phouma nghiêng về phe tả của Pathet Lào và đưa phe này vào chính phủ liên hiệp.

Bắc việt được hưởng lợi trực tiếp trong vụ vận động chính trị nói trên. Hà Nội có thể tiếp tục sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh để đưa quân đội và vũ khí xâm nhập miền Nam. Chiến tranh bắt đầu leo thang và trận Ấp Bắc tháng 1/1963 là chiến thắng đầu tiên của cộng sản miền Bắc.

Cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963 với cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, cùng với vụ ám sát Tổng Thống Kennedy bên Mỹ ba tuần lễ sau, đã làm cho miền Nam suy yếu. Đầu năm 1964, dân số và đất đaị tại nhiều nơi vùng nông thôn, rơi vào vòng kiểm soát của MTGPMN. Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Mac Namara đánh giá tình hình là “đáng lo ngại”.

Tổng Thống Johnson, người kế nhiệm Kennedy, phản ứng bằng một chiến lược mới, chuẩn bị cho giai đoạn tham chiến trực tiếp của Hoa kỳ. Tháng 2/1964, Johnson chấp thuận kế hoạch bí mật OPLAN 34 do Ban Tham Mưu Quốc Phòng đề nghị nhằm thuyết phục Bắc Việt cộng sản từ bỏ ý định xâm chiếm miền Nam.

Trong 4 tháng đầu, OPLAN 34 dùng máy bay U-2 thả truyền đơn và máy thu thanh xuống miền Bắc với mục đích kêu gọi ngưng xâm nhập và đồng thời tiến hành một vài vụ phá hoại ở mức độ nhỏ. Bốn tháng sau, đối tượng phá hoại được nới rộng tới các mục tiêu thiết yếu của đời sống kinh tế và kỹ nghệ của miền Bắc.

Trong thời gian kế hoạch OPLAN 34 đang tiến hành thì biến cố Maddox xảy ra. Ngày 2/8/1964, tàu phóng ngư lôi của Hà Nội tấn công khu trục hạm Maddox của Hoa Kỳ ở ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Ngày 5/8/1964 Hoa Kỳ phản kích, cho máy bay ném bom phá hủy kho dự trữ dầu của Bắc Việt ở Vinh và pháo kích một số tàu tuần ở bờ biển. Hai máy bay Mỹ bị bắn rơi.

Năm ngày sau khi vụ Maddox xảy ra, quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị Quyết Vịnh Bắc Việt, chính thức cho phép quân đội Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Kế hoạch OPLAN 34 được điều chỉnh lại và gồm ba loại hành động. Hành động thứ nhất là trả đũa: ném bom Bắc Việt mỗi khi quân lực Hoa Kỳ hay VNCH bị tấn công. Hành động thứ hai là kiểm soát biên giới: tấn công sự xâm nhập của Bắc Việt trên đường mòn

207

Page 208: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

HCM, kể cả truy lùng vào lãnh thổ Lào và Campuchia. Hành động thứ ba là leo thang áp lực quân sự: phá hoại những mục tiêu quân sự và kỹ nghệ để buộc Hà Nội ngồi vào bản hội nghị.

Tổng Thống Johnson cũng đồng thời tiến hành những cuộc thăm dò ngoại giao. Ngày 17/6/1964 Hoa Kỳ nhờ J. Plain Seaborn, trưởng phái bộ Canada trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, chuyển một thông điệp của T.T Johnson đến Phạm Văn Đồng yêu cầu thương thuyết để chấm dứt xâm nhập quân sự vào miền Nam. Hà Nội lúc này đang chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh nên bác bỏ đề nghị của Johnson và đòi hỏi phải thừa nhận một chính quyền trung lập như được hoạch định bởi MTGPMN.

Sau nghị quyết Vịnh Bắc Việt, Johnson lại nhờ Seaborn gặp Phạm Văn Đồng một lần nữa nhưng cũng thất bại. Johnson cũng nhờ cả lãnh tụ Liên Xô Khruschev làm trung gian hòa giải. Khruschev sắp sửa đi đến thành công thì bị Brezhnev lật đổ. Trong khi đó Bắc Kinh nhất quyết chống mọi hình thức thương thuyết để kết thúc chiến tranh.

Tháng 1/1965 Bắc Việt lại tấn công quy mô ở Bình Giả gây thiệt hại nặng cho quân lực VNCH. George Bundy, phụ tá an ninh của T.T Johnson, đề nghị thay đổi phương sách hành động.

Tháng 2/1965, trong lúc Bundy đang ở Saigon để quan sát tình hình và Kosygin của Liên Xô đang ở Hà Nội để thuyết phục Bắc Việt chấp nhận giải pháp điều đình thì quân cộng sản lại tấn công phi trường Pleiku, phá hủy 10 máy bay, làm chết 8 quân nhân Mỹ và 100 người khác. Kết qủa là Johnson quyết định leo thang chiến tranh và Kosygin phải gửi phi đạn địa-không cho Hà Nội.

Ngay sau khi phi trường Pleiku bị pháo kích, máy bay của Chiến Dịch “Phi Tiêu Lửa” (Flaming Dart) cất cánh từ Đệ Thất Ham Đội oanh tạc cơ sở của cộng sản ở Đồng Hới. Tiếp theo là Chiến Dịch “Sấm Rền” (Rolling Thunder) bắt đầu từ 2/3/1965 với 100 phi cơ của Hoa Kỳ và VNCH đánh phá các kho đạn Bắc Việt, các đài radar và doanh trại, các cầu đường, kho dự trữ nguyên liệu và các mục tiêu kỹ nghệ, điện lực. Chiến dịch này kéo dài hơn ba năm và chỉ chấm dứt vào ngày 31/10/1968.

T.T Johnson cũng đưa cả bộ binh vào tham chiến tại Việt Nam. Ngày 8/3/1965 hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng. Đến cuối năm 1965 quân số Mỹ ở Việt Nam tăng lên 175.000 người và tiếp tục lên tới 536.000 người vào năm 1968.

Ngày 29/9/1967 Johnson đọc diễn văn tại San Antonio hứa ngưng oanh tạc Bắc Việt nếu Hà Nội đồng ý thương thuyết và không đưa thêm quân và vũ khí vào miền Nam. Hà Nội bác bỏ đề nghị có điều kiện này.

Cuối tháng 11/1967 T.T Johnson loan tin bộ trưởng Mac Namara từ giã chính quyền. Sau Tết Mậu Thân, ngày 31/3/1968 Johnson lại lên đài truyền hình loan báo quyết định ngưng tấn công Bắc Việt đồng thời với quyết định không tái tranh cử. Ba ngày sau, VNDCCH cho biết sẵn sàng nói chuyện với Hoa Kỳ. Hai bên đồng ý gặp nhau tại Paris.

208

Page 209: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Tổng công kích - tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân

Cuối thập niên 1960 Quân đội Giải Phóng miền Nam (QĐGPMN) không thể đương đầu với hỏa lực di động của không quân Mỹ và đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt nếu cứ kéo dài tình trạng cầm cự bằng chiến tranh tiêu hao. Bộ Chính Trị Đảng ở Hà Nội thấy cần phải chấm dứt chiến tranh bằng một trận đánh quyết liệt.

Tháng 6/1967 đảng CSVN quyết định mở cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Ngày 4/7/1967 Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc báo cáo tình hình và đệ trình chiến lược quân sự. Chiến lược này được Bắc Kinh đồng ý.

Qua các tài liệu được giải mã từ phía Trung Quốc, người ta thấy rằng từ năm 1950 trở đi, Bắc Kinh luôn luôn trực tiếp chỉ đạo và tham gia các chiến dịch lớn của CSVN (như Điện Biên Phủ và Tết Mậu Thân) vì Mao Trạch Đông muốn bành trướng khối Cộng Sản nói chung và Trung Quốc nói riêng, tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô, dùng Việt Nam như một thí điểm quân sự trong ý đồ thôn tính Đài Loan.

“Lấy nông thôn bao vây thành thị” và “vũ trang tổng tấn công” là chiến lược của Mao mà Võ Nguyên Giáp và những người CSVN thuộc nằm lòng. Chính vì thế mà họ đã đặt tên chiến dịch Tết Mậu Thân là chiến dịch “Tổng Công Kích/ Tổng Khởi Nghĩa” (TCK/TKN).

Chiến dịch TCK-TKN được tướng Cộng sản Nguyễn Chí Thanh đề xuất từ tháng 1/1967 để thay thế chiến tranh tiêu hao của tướng Võ Nguyên Giáp. Khi tướng Thanh chết bất ngờ (tháng 7/1967), tướng Giáp lãnh trách nhiệm tiến hành.

Chiến dịch TCK-TKN bắt đầu từ đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968 và chia làm ba đợt: đợt thứ nhất từ 30/1/1968 đến 25/2/1968; đợt thứ nhì từ 5/5/1968 đến 15/6/1968; đợt thứ ba từ 17/8/1968 đến 30/9/1968. Đợt đầu là đợt quan trọng nhất.

Cuối năm 1967, Võ Nguyên Giáp tập trung lực lượng tấn công Khe Sanh để quân Mỹ và quân VNCH nới lỏng việc phòng thủ các đô thị miền Nam. Lợi dụng thời gian dân chúng chuẩn bị ăn Tết Mậu Thân và tình trạng giao thông tấp nập Giáp cho chuyển vũ khí vào các đô thị.

Giữa đêm giao thừa 30/1/1968, quân đội cộng sản nổ súng trên toàn lãnh thổ miền Nam. Saigon và Huế là hai địa điểm cộng quân cố gắng chiếm đóng đầu tiên để làm cơ sở cho cuộc “tổng nổi dậy” của dân chúng. Tuy nhiên cuộc tấn công vào Saigon và các nơi khác (trừ Huế và Chợ Lớn) đều bị đẩy lui chỉ sau vài ngày tác chiến.

Cuộc tấn công vào Saigon thất bại mau chóng nhất. Tất cả các mục tiêu đều không đạt được trừ việc đốt phá một phần kho đạn Long Bình. Cộng quân không lọt được vào Dinh Độc Lập. Toán tấn công sứ quán Mỹ bí tiêu diệt ngay khi tiến vào sân trước. Trường đua Phú Thọ tại Chợ Lớn bị chiếm nhưng đến ngày 7/3/1968 cộng quân cũng phải bỏ chạy.

209

Page 210: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Mặt trận Huế diễn ra ác liệt. Chỉ trong vòng vài ngày đầu, Cộng quân đã chiếm trọn thành phố. Quân Mỹ và quân VNCH phải chiến đấu để giành lại từng căn nhà, từng góc phố. Mãi tới ngày 25/2/1968 cộng quân mới chịu rút lui. Cố đô bị phá hủy gần một nửa với 140.000 dân không có nơi trú ngụ. Số nạn nhân bị giết lên tớì 5.700 người. Các mồ chôn tập thể cộng sản để lại chứa đựng 2.810 xác chết.

Sau chiến dịch TCK/TKN lực lượng của MTGPMN bị tiêu diệt gần hết. Tính đến cuối tháng 3/1968 tổng số binh sĩ tử trận của phe cộng sản là 58.000 người, cùa VNCH là 4.954 người và của Hoa Kỳ là 3.895 người. Tổng số thường dân miền Nam bị chết là 14.300 người.

Từ sau chiến dịch Tết Mậu Thân cho đến ngày chiến tranh chấm dứt, bộ đội cộng sản miền Bắc là thành phần chủ lực trong các trận đánh tiếp theo. TCK/TKN là một thất bại lớn của phe cộng sản. Hành động quân sự bị đẩy lui còn “Tổng khởi nghĩa” thì không ai hưởng ứng. Cuộc tắm máu mà CSVN gây ra trong ba tuần lễ chiếm đóng thành phố Huế đã gây ấn tượng kinh hoàng và để lại hận thù trong lòng dân tộc.

Trong những năm tháng kế tiếp Hà Nội tiếp tục đưa quân vào miền Nam và mở nhiều trận tấn công khác để tạo ảnh hưởng đến phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ nhưng đã phải chịu tổn thất nặng nề vì khả năng thiện chiến và tinh thần chiến đấu anh dũng của quân lực VNCH, lúc đó là thành phần chủ lực trong mọi cuộc hành quân chống cộng.

Trong cuộc đại tấn công mùa xuân năm 1968, Võ Nguyên Giáp đã đưa vào Nam 200.000 lính, 500 xe tăng và xe bọc sắt để tấn công ba địa điểm: Quảng Trị, Kontum và An Lộc. Cả ba mặt trận diễn ra ác liệt suốt ba tháng. Cuối cùng Giáp phải rút quân sau khi khoảng 100.000 binh sĩ bị thiệt mạng và một nửa chiến xa bị hủy diệt. Chiến tích của quân lực VNCH tại Quảng Trị và An Lộc lưu danh thiên cổ. Riêng chiến thắng An Lộc được ca ngợi như chiến thắng Verdun hào hùng của Pháp mấy chục năm vế trước.

Song song với những chiến tích lẫy lừng của quân đội, công cuộc “Bình Định và Phát Triển Nông Thôn” tại VNCH cũng đang trên đà thành công tốt đẹp. Vào những năm đầu của thập kỷ 1970, theo cuộc thăm dò của Bản Lượng Giá Ấp (Hamlet Evaluation Survey, HES) thì trong 1.333 xã ấp cuối cùng do chiến dịch Accelerated Pacification Campaign (APC) đảm trách, 1.035 xã ấp đã có an ninh và 80% dân số miền Nam đã được sống trong vùng chính phủ kiểm soát.

Tháng 3/1973 tướng cộng sản Trần Văn Trà được gọi về Hà Nội báo cáo tình hình miền Nam cũng xác nhận tình trạng nói trên và ghi lại trong hồi ức: “chúng ta thiếu nhân lực, thực phẩm và đạn dược nên việc đối phó với kẻ thù hết sức khó khăn… Có nhiều trường hợp chúng ta phải rút lui để địch lấy lại sự kiểm soát nhân dân.”

Chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh đang đi vào giai đoạn thành công thì Hoa Kỳ thay đổi chiến lược toàn cầu. Những cuộc vận động ngoại giao và chính trị dồn dập báo hiệu sự thay đổi nguy hại này: ngày 9/7/1971 Kissinger có mặt ở Bắc Kinh và được Chu Ân Lai tiếp kiến; ngày 25/10/1971 tại Đại Hội Đồng thứ 26 của LHQ, Hoa Kỳ

210

Page 211: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

bỏ rơi Đài Loan để bắt tay với Trung Cộng; ngày 21/2/1972 Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon thăm viếng Trung Quốc trong 7 ngày; ngày 28/2/1972 Thông Cáo Chung Thượng Hải ra đời và Nixon tuyên bố đây là “một tuần lễ sẽ làm thay đổi thế giới”.

Sự thay đổi thế giới khởi sự bằng việc rút quân Hoa Kỳ khỏi Việt Nam. Bill Sullivan, phụ tá của Henri Kissinger tại Hòa Đàm Paris tuyên bố: “người Trung Hoa đã khai thông với chúng ta. Làm cho người Trung Hoa tách rời khỏi Liên Xô và nghiêng về phía chúng ta quan trọng hơn nhiều việc chiến thắng tại Việt Nam”.

Trong nội bộ của Hoa Kỳ làn sóng chống chiến tranh ngày càng lan rộng. Cả một thế hệ “xuống đường” vào năm 1968, gồm toàn những thành phần trẻ mới vào đời, chịu ảnh hưởng “thuyết hiện sinh” của Jean Paul Sartre và Hemingway. Họ sợ hãi. Một loại sợ hãi đặc biệt chỉ tìm thấy trong các xã hội giàu có. Đó là thứ sợ hãi trách nhiệm vì ham hưởng thụ và không chịu ràng buộc vào bất cứ vấn đề gì.

Về phía miền Nam Việt Nam, quân lực VNCH đã phải tủi hờn rã ngũ để nhìn Việt Cộng chiếm trọn quê hương. Họ đã là thành phần phải trả giá đắt nhất cho một sự phản bội. Họ không thua vì hèn kém hoặc nhút nhát mà thua vì lộ đồ bại trận đã được đồng minh Hoa Kỳ thu xếp từ lâu.

Hiệp Định Paris 1973 và những ngày tháng chấm dứt chiến tranh

Richard Nixon bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống ở Mỹ ngày 20/1/1969. Năm ngày sau VNCH đồng ý tham dự hòa đàm Paris.

Nixon cử Henry Cabot Lodge làm trưởng đoàn thương thuyết của Hoa Kỳ thay thế Averell Harriman. Trưởng đoàn của VNCH là đại sứ Phạm ĐăngLâm. Trưởng đoàn của VNDCCH là Xuân Thủy và trưởng đoàn của MTGPMN là Trần Bửu Kiếm. Ít lâu sau Kiếm được Nguyễn Thị Bình thay thế.

Thời gian thương thuyết khởi sự từ 25/1/1969 nhưng Hiệp Định Paris chỉ được ký kết vào ngày 27/1/1973. Tuy thời gian thương thuyết kéo dài tới bốn năm nhưng những cuộc “mật đàm” thực sự đưa tới kết qủa (giữa Kissinger và Lê Đức Thọ) chỉ bắt đầu từ tháng 4/1970. Trong những cuộc mật đàm này, Hoa Kỳ đã có những nhượng bộ quan trọng làm lợi cho Bắc Việt khiến họ đã có thể chinh phục nhanh chóng VNCH vào năm 1975. Trong số những nhượng bộ quan trong đó cần ghi nhận hai điều.

Thứ nhất, Hiệp Định Paris có điều khoản trù liệu rõ rệt rằng trong hạn 60 ngày Hoa Kỳ và các đồng minh phải rút về nước tất cả mọi thành phần quân đội và vật liệu chiến tranh, nhưng lại không có điều khoản nào quy định việc VNDCCH phải rút quân về Bắc.

Thứ hai, điều 2 của hiệp định chỉ nói đến việc Hoa Kỳ phải ngưng mọi hoạt động quân sự trên lãnh thổ VNDCCH, phải chấm dứt việc thả mìn trên các bến cảng và các thủy lộ của VNDCCH, nhưng không nói đến việc ngăn cấm các hoạt động quân sự của Bắc Việt trên lãnh thổ miền Nam.

211

Page 212: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Vì có những nhượng bộ nguy hiểm nói trên nên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của VNCH cương quyết chống lại bản dự thảo hiệp định của Kissinger. Sau khi Nixon tái đắc cử cuối năm 1972, Kissinger phải gặp lại Lê Đức Thọ để bàn về việc sửa đổi một vài điểm trong bản dự thảo nhưng không thành công. Ngày 13/12/1972 Hà Nội đơn phương quyết định ngưng mọi phiên họp.

Ngày 18/12/1972 Nixon cho ném bom dữ dội Bắc Việt kể cả Hà Nội và Hải Phòng. Mười ngày sau Hà Nội đồng ý trở lại bàn hội nghị.

Tháng 1/1973 Nixon liên lạc với Nguyễn Văn Thiệu thêm bốn lần nữa để yêu cầu chấp thuận bản hiệp định với một vài sửa đổi nhỏ và cam đoan rằng: “ Hoa kỳ sè phản ứng bằng tất cả sức mạnh cần thiết nếu có sự vi phạm của Bắc Việt…cá nhân tôi sẻ giữ vững lời cam kết ủng hộ nền tự do và tiến bộ của VNCH và kiên quyết tiếp tục viện trợ đầy đủ về kinh tế và quân sự cho Nam Việt Nam”.

Kèm theo cam đoan nói trên là tối hậu thư buộc Nguyễn Văn Thiệu phải ưng thuận bản hiệp định trước 12 giờ ngày 21/1/1972. Nếu không thì “khả năng viện trợ của Hoa Kỳ cho VNCH được Quốc Hội chấp thuận sẽ giảm sút nghiêm trọng”. Trước sự đe dọa này Nguyễn Văn Thiệu phải ưng thuận.

Sau khi Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27/1/1973 và quân đội Mỹ rút lui an toàn về nước, tất cả những lời cam kết của Nixon đều bị Quốc Hội Hoa Kỳ ngăn chặn hay hạn chế. Tháng 6/1973 tu chính Fulbright- Aiken được thông qua. Tu chính này cấm tài trợ trực tiếp hay gián tiếp các hoạt động chiến đấu của quân lực Hoa Kỳ ở Bắc Việt, Nam Việt, Lào và Campuchia.

Đối với việc viện trợ cho quân lực VNCH, tài khóa 1974-1975 giảm xuống còn 700 triệu Kỹ Kim so với 1.47 tỷ trong tài khóa 1073-1974. Việc cắt bỏ này là nguyên nhân chính khiến miền Nam sụp đổ.

Khi Nixon phải từ chức ngày 9/8/1973 vì vụ Watergate (1) thì Hà Nội thấy thời cơ đã đến để thanh toán miền Nam. Trần Văn Trà ra Bắc thuyết phục Bộ Chính Trị cho lệnh tổng tấn công sớm hơn dự liệu. Hà Nội đồng ý nhưng chỉ dám mở một một vài cuộc tấn công thăm dò.

Trận thăm dò đầu tiên tiến hành ngày 13/12/1974 tại Phước Long, một thị xã nhỏ ở phía Bắc Saigon gần biên giới Campuchia. Sau ba tuần lễ chiến đấu với một lực lượng tấn công áp đảo Phước Long thất thủ. Hoa Kỳ không phản ứng. Trước dấu hiệu khích lệ này Hà Nội giao cho Văn Tiến Dũng điều động kế hoạch tiến chiếm miền Nam.

Ngày 11/3/1975, ba sư đoàn chủ lực của Bắc Việt tấn công Ban Mê Thuột. Sau một tuần lễ chiến đấu lực lượng phòng thủ phải rút khỏi thị xã. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bỏ Cao Nguyên, tập trung quân về bảo vệ Saigon và miền duyên hải. Hậu qủa là một cuộc rút lui hỗn loạn.

212

Page 213: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Ngay sau trận Ban Mê Thuột, Văn Tiến Dũng mở các cuộc tấn công vào Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng. Chỉ trong vòng 10 ngày cả ba nơi này và một số tỉnh khác thuộc Quân Khu I bị quân cộng sản chiếm giữ. Lãnh thổ miền Nam, vào cuối tháng 3/1973, chỉ còn một nửa, từ Nha Trang trở xuống.

Giai đoạn thăm dò chấm dứt. Văn Tiến Dũng được lệnh phải “giải phóng” gấp rút toàn thể miền Nam. Tướng Dũng rời bộ chỉ huy từ Ban Mê Thuột về Lộc Ninh để gần Saigon hơn. Ngày 21/3/1975 Tổng Thống Thiệu từ chức nhường chức cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Hoa Kỳ bắt đầu di tản người Mỹ và người Việt. Quân cộng sản bố trí và lên kế hoạch tấn công Saigon.

Nha Trang thất thủ ngày 5/4/1975. Những ngày tiếp theo Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân lần lượt bi ̣cộng quân kiểm soát. Riêng tại mặt trân Xuân Lộc ngày 9/4/1975 cộng quân bị thiệt hại nặng nề. Trận Xuân Lộc tuy là chiến tích vẻ vang của tướng VNCH Lê minh Đảo nhưng chỉ là ngọn lửa loé lên trước khi ngọn đèn vụt tắt.

Sau khi Xuân Lộc bị rút bỏ, quân cộng sản bao vây Saigon và chuẩn bị tấn công bằng một chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh. Chiến dịch này khởi sự ngày 26/4/1975 với một lực lượng tham chiến là 15 sư đoàn áp sát Saigon. Lúc đó VNCH chỉ còn 5 sư đoàn để nghênh chiến. Cuộc giao phong không cân xứng chấm dứt lúc 10 giờ 45 ngày 30/4/1975 khi chiếc chiến xa thuộc Lữ Đoàn Thiết Giáp 203 của Bắc Việt húc đổ cổng sắt Dinh Độc Lập và chính quyền Dương Văn Minh ra đầu hàng.

Bài học của Bắc Kinh và chiến tranh Campuchia.

Quan hệ Việt Nam–Trung Quốc càng ngày càng tồi tệ trong thời gian 1975-1979. Tháng 8/1975 CSVN cử Lê Thanh Nghị, Chủ Tịch Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước, sang Bắc Kinh xin viện trợ tái thiết hậu chiến, bị Chu Ân Lai từ chối. Trong khi đó Bắc Kinh vẫn yểm trợ cho Ieng Sary và Khiêu Sampan của Campuchia một tỷ đô la.

Năm tuần sau Lê Duẩn và Lê Thanh Nghị lại sang Bắc Kinh lần nữa để gặp Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình xin viện trợ, cũng vẫn bị từ chối. Đặng Tiểu Bình nói thẳng với Lê Duẩn là rất khó chịu về việc báo chí Việt Nam cứ nói đến mối đe dọa từ phương Bắc.

Từ Bắc Kinh Lê Duẩn lên đường đi Moscow và được Kosygin hứa viện trợ ba tỷ đô la cho kế hoạch ngũ niên của Việt Nam. Lê Duẩn ký thông cáo chung ủng hộ Liên xô. Tháng 10/1976 Mao Trạch Đông từ trần. Hà Nội lại gửi thư cầu viện. Bốn tháng sau Bắc Kinh vẫn gửi thư từ chối.

Tháng 11/1978 CSVN và Liên Xô ký “Hiệp Ước Hữu Nghị Và Hợp Tác” xác nhận các mối quan hệ về kinh tế và quân sự giữa hai nước. Cuối tháng 12/1978 theo lệnh của Liên Xô, quân đội CSVN vượt biên giới tấn công Campuchia làm “nghĩa vụ quốc tế” và chiếm thủ đô Nam Vang ngày 7/11/1979.

213

Page 214: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Trước hành động bành trướng này Đặng Tiểu Bình hạ lệnh dạy cho CSVN một bài học (2) và đưa quân đội sang làm cỏ các tỉnh vùng biên giới phía Bắc trong 16 ngày, từ 17/2/1979 đến 4/3/1979 ̣. Sáng 17/2/1979 Bắc Kinh sử dụng 32 sư đoàn, 550 xe thiết giáp, 480 cỗ pháo hạng nặng, 1260 súng cối, tấn công dọc theo biên giới từ Quảng Ninh đến Lai Châu, dài hơn nghìn cây số.

Quân CSVN tại sáu tỉnh biên giới phía Bắc quyết liệt đánh trả. Cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt. Quân Trung Quốc tàn phá làng mạc, dật sập nhà cửa, tiêu hủy ruộng vườn và không để bất cứ một thứ gì tồn tại trên lộ trình trừng phạt. Bắc Kinh chỉ đánh dò đường và dọn đường cho dự định bành trướng tương lai chứ không có ý định chiếm giữ.

Lý do thứ hai để Bắc Kinh trừng phạt CSVN là chính sách ngược đãi người Hoa của Hà Nội. Vì chính sách này mà 250.000 người Hoa phải về Trung Quốc và hàng trăm ngàn người phải di tản sang các nước khác bằng đường biển. Trừng phạt xong, Bắc Kinh khởi sự rút quân về nước ngày 5/3/1979 và đến ngày 18/3/1979 thì chấm dứt.

Chiến tranh Campuchia. Việc CSVN tấn công Campuchia là lý do chính khiến Bắc Kinh trừng phạt. Hà Nội hành quân vào Campuchia năm 1978 để giải cứu dân tộc Khmer khỏi cuộc “cạch mạng đỏ” của tập đoàn Lol Pot, đưa chính phủ Ieng Sary lên cầm quyền rồi ở lại “bảo vệ” Campuchia cho đến năm 1989 mới rút quân về.

Cuộc chiến tranh với Khmer Đỏ bắt đầu từ ngày 3/5/1975 là lúc mà Pol Pot cho quân đổ bộ đánh đảo Phú Quốc. Trước đó Pol Pot đã xâm chiếm đảo Thổ Chu và vi phạm vùng bên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh.

Năm 1978 Hà Nội đề nghị chấm dứt chiến tranh và thảo luận một hiệp ước về biên giới giữa hai nước nhưng Pol Pot bác bỏ. Ngày 22/12/1978 Pol Pot huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, thiết giáp tấn công Tây Ninh nhằm chiếm đóng thị xã và mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

Quân Pol Pot bị quân CSVN đánh tan ở vùng biên giới. Sau đó, đạo quân này tấn công Nam Vang đồng thời phối hợp với “Mặt Trận Đoàn Kết Cứu Nước Campuchia” phát động cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền Pol Pot. Ngày 17/11/1979 thủ đô Nam Vang hoàn toàn rơi vào tay CSVN. Nước Cộng Hòa Nhân Dân Campuchia và Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Campuchia tuyên bố thành lập.

Năm 1979 trước khi Pol Pot sang tị nạn tại Thái Lan, chính phũ Campuchia mới được thành lập. Quân đội CSVN ở lại Campuchia 10 năm mới chịu rút về (1989). Người dân Campuchia không bị Khmer Đỏ giết hại nữa nhưng của cải của thủ đô Nam Vang thì bị cướp sạch hoàn toàn.

214

Page 215: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHÚ THÍCHCHƯƠNG 24

(1) Vụ Watergate là một vụ tai tiếng chính trị làm tổng thống Nixon phải từ chức để tránh bị xử tội và truất quyền. Watergate là tên một khách sạn đồng thời là nơi dùng làm văn phòng trung ương của Đảng Dân Chủ Mỹ, tọa lạc trong vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 1972 , một nhóm người lạ mặt đã bi phát hiện và bị bắt trong văn phòng của Đảng Dân Chủ. Cuộc điều tra cho thấy những người này có liên hệ với Tòa Bạch Ốc và Ủy Ban Tái Bầu Cử Tổng Thống (Committee to Re-Elect the President).

Cuộc điều tra cũng xác định là một số nhân vật thân cận với Tổng Thống Nixon có dính líu vào vụ này và chính cá nhân tổng thống cũng có những việc làm bất hợp pháp. Theo luật, tất cả đều có thể bị tù và bị truất quyền.

Trước tình hình nghiêm trọng như vậy, Tổng Thống Nixon từ chức ngày 9/8/1974 để tránh khỏi bị ra tòa. Ông được phó tổng thống Ford thay thế.

Trong lịch sử Hoa Kỳ, đây là lần thứ hai xảy ra một vụ tai tiếng như vậy. Vụ thứ nhất xảy ra cho Tổng Thống Johnson Andrew vào năm 1865, nhưng sau khi tòa xử Tổng Thống Johnson được tuyên bố vô tội. Ông Johnson là người kế vị Tổng Thống Lincoln sau khi ông này bị ám sát (1865).

(2) Bài Học của Bắc Kinh. Lúc 3g30 sáng ngày 17/2/1979 pháo binh Trung Quốc tấn công ào ạt các vị trí quân sự thuộc tỉnh Cao Bằng, mở đầu cho một cuộc công kích trên một trận tuyến dài hơn 1000 cây số dọc theo biên giới Hoa-Việt từ Lai Châu đến Mong Cái.

Hai mươi chín năm sau tình nghĩa “môi hở răng lạnh”Trung Quốc và Việt Nam trở thành hai nước thù địch. Các đơn vị quân đội cộng sản Việt Nam mà trước kia Trung Quốc bỏ công ra huấn luyện và trang bị nay trở thành các mục tiêu mà quân lực Trung Quốc cần tiêu diệt.

Tướng Vi Quốc Thanh, người giúp Việt Nam thắng trận Điện Biên Phủ, năm 1979 đã 72 tuổi và đang giữ chức chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Hồng Quân, là người quyết tâm nhất muốn dạy cho cộng sản Việt Nam một bài học về tội trở mặt và vô ơn.

Phía Trung Quốc, chỉ huy tổng quát là tướng Hứa Thế Hữu, phụ tá là tướng Dương Đắc Chí. Phía Việt Nam phòng thủ biên giới Việt-Hoa là trách nhiệm của các quân khu 1,2,3. Tư lệnh Quân Khu 1 (Cao Bằng-Lạng Sơn) là tướng Đàm Quang Trung. Tư lệnh Quân Khu 2 (Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang là tướng Vũ Lập. Tư lệnh Quân Khu 3 ( Quảng Ninh và Châu Thổ Sông Hồng) là tướng Nguyễn Quyết. Bộ Tổng Tham Mưu ở Hà Nội giám sát và điều hợp mặt trận.

Trong những ngày đầu của cuộc chiến, tướng Hứa Thế Hữu áp dụng “chiến thuật biển người” để tấn công. Quân Trung Quốc được những người Hoa, bị Hà Nội trục xuất, dẫn đường. Lạng Sơn là mục tiêu chủ yếu cần chiếm giữ trước tiên.

Lực lượng tấn công của Trung Quốc gặp sức kháng cự mãnh liệt của quân cộng sản Việt Nam. Chiến lược “biển người” của Hứa Thế Hữu làm hao tổn quân sĩ trở thành lỗi thời. Vì vậy mấy ngày sau quyền chỉ huy cuộc hành quân được giao lại cho tướng Dương Đắc Chí.

215

Page 216: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Trong đợt tấn công đầu tiên, quân trung Quốc chiếm được Đồng Đăng ngày 22/2/1979. Sau chiến thắng này họ nghỉ tới ngày 26/2/1979 để nhận tiếp liệu đạn dược. Mờ sáng 27/2/1979 họ mở cuộc tấn công mới. Chỉ trong một ngày các thị xã ven biên, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang lần lượt thất thủ.

Kể từ 27/2/1979 quân Trung Quốc vây hãm Lạng Sơn và tấn công tiêu diệt. Hà Nội điều động Quân Đoàn 2 từ Campuchia về giải vây nhưng không kịp. Khuya 4/3/1979 ̣quân Trung Cộng hoàn toàn làm chủ thị xã Lạng Sơn. Hôm sau Trung Quốc tuyên bố đã đạt mục đích “dạy cho Việt Nam một bài học”, đơn phương ngưng bắn và rút quân.

Sự rút quân của Bắc Kinh là do áp lực của Hoa Kỳ, Liên Xô và của Liên Hiệp Quốc. Moscow báo động cho Bắc Kinh biết là “phải ngừng tay trước khi qúa chậm”. Trung Quốc hoàn tất cuộc rút quân khỏi Việt Nam ngày 16/3/1979.

Thiệt hại về phía Trung Quốc là 20.000 binh sĩ tử thương. Tổn thất về phía Việt Nam là 50.000 binh sĩ thiệt mạng. Toàn vùng biên giới 1.000 cây số phía Bắc Việt Nam bị quân Trung Quốc phá thành bình địa.

*

216

Page 217: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG HAI MƯƠI LĂM

CHIẾN TRANH TƯ HỮU : SỰ DU NHẬP CHỦ NGHĨA MARX-LENIN VÀO VIỆT NAM

Hồ Chí Minh và sự du nhập chủ nghĩaMarx-Lenin vào Việt Nam

Cộng Sản Việt Nam và vấn đề công tộiTrả lại sự thật cho lịch sử

Hồ Chí Minh và sự du nhập chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam

Khi Hồ Chí Minh, theo lời dụ dỗ của Manuilski, chịu làm điệp viên ăn lương của QTCS để hoạt động tại một số nước của vùng Đông Nam Á thì chủ nghĩa Marx-Lenin cũng theo chân họ Hồ vào đất nước Việt Nam.

Cái phần của chủ nghĩa Marx mà Hồ Chí Minh du nhập vào Việt Nam là chủ nghĩa Marx cổ điển, chủ nghĩa Marx từ thời “Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản” (THCĐCS) năm 1848, mà cả Marx lẫn Engels đều đã phế bỏ.

Marx viết TNCĐCS năm 1847, khẳng định sự tan vỡ của chủ nghĩa tư bản là chắc chắn và có thể chứng minh bằng khoa học. Người ta chờ đợi 20 năm để được thấy sự chứng minh này trong cuốn Tư Bản Luận đẩu tiên nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu. Thay vào đó là một ly thuyết kinh tế về trị giá và những tiên đoán không có cơ sở.

Darwin được Marx yêu cầu đề tặng cuốn sách đã từ chối. Những cuốn Tư Bản Luận thứ hai và thứ ba, xuất bản sau khi Marx mất, hầu như không có mấy ai đọc trừ một vài nhà nghiên cứu.

Chính Marx cũng nhìn nhận sự phá sản của chủ thuyết cách mạng vô sản của mình. Năm 1872 sau khi Quốc Tế I tan vỡ, ông gửi thông điệp cho phân bộ Hoà Lan nói rằng: “tại những nước như Mỹ và Anh, người lao động có thể đạt tới mục tiêu của mình bằng những phương tiện ôn hòa”. Vài năm trước khi chết, Marx cũng nói: “Điều chắc chắn, tôi không phải là người Marxist”.

Thất bại của cuộc Cách Mạng 1848 tại Âu Châu và của Công Xã Paris năm 1871 đà làm mất lòng tin của giai cấp công nhân vào thắng lợi tất yếu của giai cấp vô sản. Phong trào công nhân tại Đức, Anh và Pháp chuyển qua tranh đấu ôn hòa bằng nghị trường và nghiệp đoàn.

Năm 1866 khủng hoảng kinh tế bùng nổ trên thế giới. Sau cơn khủng hoảng này chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh: công ty cổ phần và ngân hàng quy mô lớn ra đời. Marx

217

Page 218: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

coi trọng những phát minh này và công nhận rằng hình thức sản xuất mới không tạo mâu thuẫn xã hội, và bước “quá độ hòa bình” sang chế độ mới có thể thực hiện được.

“Bước quá độ hòa bình sang chế độ mới có thể thực hiện được”là kết luận của cuốn thứ ba Tư Bản Luận. Nó lật đổ kết luận của cuốn thứ nhất. Sự thay đổi này không được Lenin đề cập tới trong chủ thuyết của mình, còn Hồ Chí Minh trong cương vị một “nhân vật thừa hành” cũng chẳng đọc hết các cuốn Tư Bản Luận đồ sộ đó làm gì.

Năm 1895, trong “Lời nói đầu” viết cho tác phẩm “Đấu tranh giai cấp tại Pháp” của Marx, Engels đã sửa chữa lần cuối cùng toàn bộ hệ thống tư tưởng của Marx như sau: “Lịch sử cho thấy rõ chúng ta đã từng sai lầm, quan điểm mà chúng ta giữ lúc đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn: nó không chỉ xóa bỏ mê muội sai lầm của chúng ta mà còn thay đổi điều kiện tiến hành đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 ngày nay đã cũ kỹ về mọi mặt, điểm này đáng được nghiên cứu tỷ mỷ hơn…thời đại do thiểu số người giác ngộ dẫn dắt quần chúng không tự giác thực hiện cách mạng đã qua rồi”.

Engels qua đời ngày 5/8/1895. Đây là di ngôn cuối cùng của ông, là sự thay đổi quan trọng đối với sách lược cũa Tuyên Ngôn Cộng Sản năm 1848. Sự thay đổi quan trọng này cả Hồ Chí Minh lẫn Đảng CSVN đều không biết tới.

* * *

Năm 1919 sau khi cướp được chính quyền ở Nga, Lenin cho ra đời Đệ Tam Quốc Tế, còn gọi là Quốc Tế Cộng Sản (QTCS). Tổ chức này là phương tiện để Lenin giữ lại những chư hầu của đế quốc Sa Hoàng cũ và cướp đoạt thuộc địa của những cường quốc thực dân Anh, Pháp trên thế giới.

Hồ Chí Minh được QTCS tuyển dụng để hoạt động tại vùng Đông Á, chủ yếu là tại ba nước Đông Dương. Ông Hồ được trang bị chủ nghĩa không tưởng lỗi thời của Marx làm luận thuyết tuyên truyền và khoa học khởi loạn khủng bố của Lenin làm kỹ thuật đấu tranh.

Lenin sinh trưởng ở Nga, một nước từ ngàn xưa chỉ có những chế độ cực kỳ tàn bạo. Bạo lực là văn hóa nền tảng của nước này và Lenin thấm nhuần văn hóa ấy. Chính Lenin cũng xuất thân từ một môi trường khủng bố: người anh cả bị treo cổ vì hoạt động chống Sa Hoàng còn ông thì bị đầy đi Siberia cũng vì hoạt động chính trị. Những yếu tố văn hóa và môi trường nói trên đã biến ông thành một người thành thạo về kỹ thuật khủng bố trong đấu tranh chính trị sau này. Hồ Chí Minh cũng như tất cả những cán bộ khác của QTCS đều tốt nghiệp từ lò luyện khủng bố của Lenin.

Trong cuộc đời hoạt động chính trị lúc chưa nắm được chính quyền, Lenin chịu ảnh hưởng của hai người: Louis Auguste Blanqui (1805-1881) và Sergey Genadievich Nechayev (1847-1882).

218

Page 219: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Louis Auguste Blanqui là người lãnh đạo của một tổ chức bí mật tại Pháp, thuộc phe cách mạng bạo lực trong Quốc Tế I , và chỉ huy quân sự của Công Xã Paris. Nội dung của chủ nghĩa Blanqui là phải tin chắc rằng: “bất kể sự phát triển sức sản xuất ở vào trình độ nào, chỉ cần đựa vào bạo lực là có thể sáng tạo ra một thế giời mới không có bóc lột, không có áp bức”. Lenin đã tiếp thụ giáo huấn bạo lực của Blanqui từ rất sớm.

Sergey Genadievich Nechayev là một người Nga theo chủ nghĩa “vô chính phủ”, cầm đầu một nhóm nhỏ khoảng vài trăm sinh viên tại St Petersburg. Ông bị giam trong tù cho đến khi chết lúc mới 35 tuổi, vì giết một người bạn.

Lúc sinh thời, Nechayev, dưới danh nghĩa làm cách mạng, chỉ biết nói dối, lừa đảo và khủng bố. Ông viết cuốn “Giáo Lý Cách Mạng”, để phổ biến chính sách khủng bố, bắt đầu bằng một đoạn văn nổi tiếng như sau: “Nhà cách mạng là một người có sẵn án tử hình. Người đó không được quan tâm đến tư lợi, thương mại, không được có tình cảm yếu ớt, dễ xúc động hay quyến luyến, không được có tài sản và tên tuổi. Mọi thứ liên quan đến cá nhân người này phải hoàn toàn tan biến vào tư tưởng và đam mê tuyệt đối dành cho cách mạng”.

Kinh bổn bạo lực của Nechayev là sách gối đầu giường của Lenin. Ngoài đoạn mở đầu mang tính cực đoan cao độ nói trên còn có thể viện dẫn thêm một vài đoạn khác rất “cộng sản” như sau.

“ Đối với hắn ta (người làm cách mạng) chỉ có một thú vui duy nhất, một sự an ủi, một phần thưởng, một sự thỏa mãn…là thắng lợi của cách mạng. Ngày cũng như đêm hắn phải tập trung suy nghĩ vào mục tiêu duy nhất là phá bỏ tất cả không thương tiếc”.

“ Nhà cách mạng không được có tình bạn nào khác ngoài tình bạn dành cho những người đã chứng tỏ bằng hành động, giống như chính mình, là triệt để dấn thân cho cách mạng”.

“ Nhà cách mạng sống trong xã hội với nhà nước đương trị, với những giai cấp đặc quyền của nó, với mẫu hình văn minh của nó, chỉ là để thúc đẩy và tiến hành nhanh chóng sự tiêu vong của nó”.

“Hình thức cách mạng có lợi nhất cho dân tộc là phải phá bỏ cái nhà nước đương trị đến tận gốc rễ và phải triệt tiêu mọi truyền thống, định chế và giai cấp tại nước Nga. Chúng ta phải đoàn kết với những băng đảng lưu manh và trộm cướp vì họ là những nhà cách mạng thực thụ của xứ này”.

Chủ nghĩa Lenin đã được gợi ý và sao chép lại rất nhiều từ bản kinh bổn trộm cướp và khủng bố nói trên. Cho nên có thể nói chủ nghĩa Lenin là chủ nghĩa Blanqui+Nechayev. Lenin đã dùng chủ nghĩa Marx lỗi thời để lừa bịp dân chúng bằng sự hứa hẹn hão huyền, phối hợp với chủ nghĩa bạo lực-khởi loạn của Blanqui-Nechayev để giết người hàng loạt và cướp đoạt chính quyền. Đó là nội dung và bản chất đích thực của chủ nghĩa Marx-Lenin.

219

Page 220: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Qua Hồ Chí Minh chủ nghĩa Marx-Lenin đã được du nhập vào Việt nam. Áp dụng chủ nghĩa này, Việt Minh thắng lợi trong vụ cướp chính quyền năm 1945 tại Việt Nam cũng như những người Bolsheviks đã thắng lợi trong vụ cướp chính quyền năm 1917 tại nước Nga.

Cả hai vụ cướp chính quyền nói trên được những người cộng sản phong lên là cách mạng, nhưng bản chất lừa gạt và khủng bố của loại cách mạng này ngày nay đã bị nhân loại phát giác và chối bỏ. Chính vì vậy mà đế quốc Liên Xô đã sụp đổ và hiện tượng sụp đổ này không thể chỉ dành riêng cho số phận cuả Liên Xô.

Cộng sản Việt Nam và vấn đề công tội

Cho đến nay (2010) những người cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục dùng luận điểm có công đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để biện minh cho vị thế cầm quyền. Tuy nhiên diễn biến lịch sử trong những thập kỷ vừa qua đã phơi bầy tội trạng của họ một cách rõ rệt không thể chối cãi.

Có hai ý nghĩa trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nếu vì độc lập dân tộc thì nó là một cuộc chiến tranh chống thực dân, còn nếu vì muốn xây dựng chế độ cộng sản thì nó là một cuộc chiến tranh chống tự do.

Theo ý nghĩa thứ hai này, chiến tranh Việt Nam phải được hiểu và nhìn nhận là một cuộc nội chiến giữa những người cộng sản và những người chống cộng. Chống cộng để bảo vệ tự do, bảo vệ biên cương của nhân quyền và dân chủ.

Vì là nhân viên thừa hành của QTCS, nên giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản quốc tế, ông Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường thứ hai. Con đường thứ hai này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng nghiệm như là một thảm họa của nhân loại. Đem thảm họa về cho dân tộc, Hồ Chí Minh và những người trong đảng của ông đã có tội rất lớn đối với tổ quốc.

Nếu Hồ Chí Minh không phải là cấp thừa hành của QTCS thì Việt nam đã tránh được những cảnh cốt nhục tương tàn đầy máu và nước mắt, gây nên hận thù truyền kiếp giữa lòng dân tộc. Trong thời kỳ có quyền sinh sát trong tay, ông Hồ đã bỏ qua hai cơ hội khả dĩ tránh cho dân tộc những thảm cảnh chiến tranh hoàn toàn vô ích.

Cơ hội thứ nhất xảy ra vào giai đoạn kết thúc Thế Chiến II. Đúng lúc Nhật Bản sắp đầu hàng thì tại Hội Nghị Yalta (tháng 2/1945), tổng thống Hoa Kỳ F.D Roosevelt đưa ra chính sách ủy trị (trusteeship) đối với các nước Đông Dương. Phong trào giải thực như vậy là do ý muốn và sáng kiến của Hoa Kỳ chứ không phải bắt nguồn từ cuộc kháng chiến chống Pháp theo lệnh của Liên Xô như Việt Minh vẫn nhận vơ.

Những người Mỹ (OSS) đã từng giúp Việt Minh vào thời gian này có lần đã đề nghị bỏ cờ đỏ sao vàng nhưng bị Hồ Chí Minh từ khước. Sự kiện này xác nhận bản chất tay sai Đệ Tam Quốc Tế của Việt Minh nên Hoa Kỳ đã quay lưng lại với họ Hồ. Nếu Hồ

220

Page 221: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Chí Minh chịu bỏ cờ đỏ sao vàng thì một Ủy Ban Ủy Trị Liên Hiệp Quốc đã tạm thời quản lý đất nước để giúp Việt Nam thành một quốc gia dân chủ và Pháp đã không thể nào quay lại Đông Dương. Chiến tranh tất yếu đã không thể xảy ra.

Cơ hội lần thứ hai xẩy ra năm 1956. Đang lúc Đảng Lao Động miền Bắc chuẩn bị kế hoạch tấn công miền Nam thì Đại Hội 20 Đảng Cộng Sản Liên Xô họp vào tháng 2/1956. Trong ngày bế mạc đại hội này Nikita Khruschev đọc bài diễn văn hạ bệ Stalin và đưa ra chính sách “sống chung hòa bình”.

Theo chủ trương nói trên, đầu năm 1957 chính phủ Liên Xô đề nghị hai miền Nam, Bắc Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc. Hồ Chí Minh quyết liệt phản đối. Nếu Hà Nội chấp thuận, lúc đó, thì hai miền đất nước đã có cơ hội thi đua phát triển trong hòa bình để đi đến thống nhất và trong trường hợp này thì chẳng bao giờ Trung Cộng có thể đánh biên giới Bắc Việt, chiếm đoạt Hoàng Sa, đòi ải Nam Quan và bắt nhường 10.000 cây số vuông vùng Vịnh cho người anh cả Bắc Kinh.

Sau khi chiếm trọn miền Nam những người cộng sản đã đổi tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Một thể chế cộng hoà là một thể chế có quốc hội, có hành pháp và tư pháp độc lập, được bầu lên theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Vậy những người cộng sản Việt Nam không thể lý luận càn rỡ rằng họ có quyền ngồi lại mãi mãi trên vị thế lãnh đạo vì họ đã “có công” đánh Pháp và đánh Mỹ.

Sau Thế Chiến II, tướng De Gaulle, người có công giải phóng nước cộng hòa Pháp khỏi tay Đức Quốc Xã, đã không thể ngồi thêm một ngày trên ghế chính quyền khi hòa bình trở lại. Nhiều nhất, những người cộng sản Việt Nam chỉ có thể viện dẫn công này (nếu có) để xin phiếu của cử tri. Tự cho phép đứng trên quốc hội và nhà nước là một thái độ phong kiến hỗn xược, một hành động lạm quyền, phản quốc, phản dân tộc.

Từ ngày “đổi mới” đến nay tuy tình hình kinh tế có đôi chút lạc quan nhưng nói chung dân tộc vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo tuyệt đối. Người dân nông thôn ở nhiều nơi vẫn chưa kiếm nổi hơn một đô la Mỹ/ngày. Triển vọng trước mắt để ra khỏi cơn ác mộng này không có gì là bảo đảm khi chính sách “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa” (KTTT-ĐHXHCN) vẫn còn đang áp dụng.

KTTT-ĐHXHCN là trận địa cuối cùng những người CSVN đang cố sức giữ vững để kéo dài vị thế cầm quyền. Chiến lược của họ là nắm chặt con bài “xí nghiệp quốc doanh (XNQD) và giao cho loại xí nghiệp này vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Đặc tính của XNQD là làm ăn liên tục thua lỗ. Tuy nhiên nó vẫn được nhà nước CS hà hơi tiếp sức để tồn tại. Lý do là vì nó cung cấp tiền bạc cho đảng cộng sản và cho giai cấp đặc quyền đặc lợi.

Nhà nước CS dùng tiền thuế do nông dân và xí nghiệp tư nhân đóng góp để nuôi XNQD. Khi nhà nước không nuôi nổi thì liền đẩy cho ngân hàng. Ngân hàng cho vay nhưng nợ không bao giờ được hoàn trả vì là nợ của nhà nước. Khi nợ ứ đọng thành một khoản tiền khổng lồ thì khủng hoảng kinh tế đe dọa. Thế là nhà nước lại đẩy XNQD

221

Page 222: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

sang thị trường chứng khoán. Những người chơi cổ phiếu ham phát tài, tiếp máu cho XNQD, mất trắng tay vi luật pháp không bảo vệ họ.

Đến khi bắt buộc phải giảm bớt con số XNQD “ăn hại” thì chế độ lại áp dụng thủ thuật “tư hữu hóa quyền quý”. Thủ thuật này làm ngơ cho quan chức nhà nước cấu kết với thương nhân để vơ vét tài sản của quốc gia và của nhân dân. Cấu kết có nghĩa là quan chức muốn đánh giá XNQD thế nào cũng được, muốn đem tài sản quốc doanh cho ai thì cho, muốn đẩy bao nhiêu công nhân ra đường thì đẩy.

Muốn chấm dứt tình trạng này, công nhân phải được tự do thành lập công đoàn độc lập, báo chí phải được tự do hoạt động để kịp thời phơi bầy và cắt đứt những “bàn tay đen” tham nhũng vơ vét tài sản của nhân dân. Còn tiếp tục dung túng và nuôi dưỡng tình trạng này thì rõ ràng là một cái tội đối với quốc gia.

Trả lại sự thật cho lịch sử

CSVN thường hay kể công với nhân dân bằng một số luận điểm quen thuộc để đánh lạc hướng nhận định của dư luận. Những luận điểm này đã được báo Quân Đội Nhân Dân số ra ngày 20/9/2009 lập lại. Sau đây là những phản biện cần thiết để trả lại sự thật cho lịch sử.

Luận điểm 1 : Chỉ có ĐCSVN mới là những người có trách nhiệm với lịch sử dân tộc. Thắng lợi đầu tiên của dân tộc VN sau 80 năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp là Cách Mạng Tháng Tám 1945 do nhân dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng,

Phản biện 1 : Không thể nói chỉ có ĐCSVN mới là những người có trách nhiệm với lịch sử dân tộc. Đọc lại lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp của người Việt ta thấy, sau các phong trào Cần Vương và Văn Thân, Phong Trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu đã tạo nên một làn sóng trí thức ào ạt xuất dương để tìm đường cứu nước.

Họ đã tụ họp tại Quảng Châu (Trung Quốc) và Thái Lan để tiến hành cuộc cách mạng dân tộc mà toản dân mong mỏi. Tại Quảng Châu cụ Phan đã thành lập Tâm Tâm Xã và Việt Nam Quang Phục Hội để tiến hành đánh Pháp tại nhiều nơi trong nước. Tấm gương anh dũng của liệt sĩ Phạm Hồng Thái với tiếng bom Sa Diện đã kích thích lòng yêu nước của toàn thể dân tộc.

Gương hy sinh của anh hùng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Yên Bái đã báo động ngày tàn của thực dân Pháp và dấy lên “cơn sốt” yêu nước của toàn dân mà sau này Việt Minh lợi dụng để phục vụ ý đồ bành trướng của Quốc Tế Cộng Sản.

Cuộc đảo chính cướp chính quyền theo kiểu Bolshevik xảy ra vào tháng tám năm 1945 không phải là một cuộc cách mạng và cũng không phải là một thắng lợi của dân tộc. Không phải là cách mạng vì cách mạng là thay cũ đổi mới với một chiều hướng tốt đẹp hơn. Không phải là thắng lợi vì Việt Minh đã phá hỏng nền độc lập do chính phủ Trần Trọng Kim mới thu hồi từ tay đế quốc Nhật Bản bại trận để, sau đó, nhận chìm dân tộc vào cảnh nồi da xáo thịt kéo dài nhiều thập kỷ.

222

Page 223: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Chính phủ Trần Trọng Kim là chính phủ dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Tuy chỉ tại vị được bốn tháng nhưng thủ tướng họ Trần đã thu hồi được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ từ tay quân phiệt Nhật ngày 8/8/1945, vài ngày trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Do đó không thể nói sự trao trả này là có hậu ý gian dối. Đối với các thế hệ về sau, sự kiện này cần được ghi nhớ để trả lại sự thật cho lịch sử.

Cuộc đảo chính của Việt Minh thật ra chỉ là sự xuất hiện của một tai họa mới: họa Cộng Sản. Họa này đã đe dọa Việt Nam từ thập kỷ 1930 nhưng đến giữa thập kỷ 1940 nó mới có cơ hội phát triển ác tính dưới lớp áo ngụy trang cách mạng dân tộc. Vì là chi bộ của QTCS nên ĐCSVN đã tiến hành sách lược bành trướng do QTCS thiết kế và chỉ đạo chứ không phải do tài lãnh đạo của Đảng.

Luận điểm 2 : Lịch sử xác nhận rằng các cuộc nổi dậy của phong trào yêu nước phong kiến bằng con đường khởi nghĩa vũ trang đến phong trào dân chủ bất bạo động nhằm dành độc lập dân tộc đều đã thất bại.

Phản biện 2 : Các phong trào đó thất bại là vì sự phản bội của Hồ Chí Minh. Ông Hồ đã nhắm mắt thi hành sách lược của Đệ Tam Quốc Tế mà không màng gì tới quyền lợi của dân tộc.

Năm 1924, sau khi được kết nạp làm cán bộ thừa hành của QTCS, Hồ Chí Minh được phái sang Hoa Nam công tác với nhiệm vụ thành lập một số đảng cộng sản địa phương, chủ yếu là đảng cộng sản Đông Dương.

Từ Quảng Châu (Trung Quốc) ông đã tìm cách xâm nhập Tâm Tâm Xã và Việt Nam Quang Phục hội của Cụ Phan Bội Châu để sang đoạt tổ chức này. Hành động phản bội đầu tiên là tuyên truyền chủ thuyết cộng sản để đầu độc tư tưởng các nhà yêu nước trẻ tuổi và tách họ ra khỏi tổ chức của cụ Phan. Hành động phản bội thứ hai là âm mưu với tên mật thám Lâm Đức Thụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp để loại bỏ một đối thủ chính trị và lấy tiền hoạt động cho tổ chức cộng sản đang trên đà thành lập. Hành động phản bội thứ ba là, qua đường giây Lâm Đức Thụ, báo cho Pháp bắt những nhà cách mạng dân tộc về nước sau khi huấn luyện.

Bằng ba phương cách trên, Hồ Chí Minh đã triệt hạ tổ chức yêu nước chân chính của cụ Phan Bội Châu và lập nên hạt nhân cộng sản tay sai cho Đệ Tam Quốc Tế dưới cái tên là Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội.

Năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái của anh hùng Nguyễn Thái Học thất bại một phần cũng là do truyền đơn cộng sản tiết lộ ngày khởi nghĩa. Mật thám Pháp bắt được những truyền đơn này và biết trước ngày khởi nghĩa nên tai họa đã xảy ra.

Năm 1938, khi được QTCS phái sang Hoa Nam công tác lần thứ hai, với nhiệm vụ chuẩn bị về nước cướp chính quyền, Hồ Chí Minh đã sang đoạt tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh) của cụ Hồ Học Lãm và lợi dụng tư thế chính trị của cụ

223

Page 224: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Trương Bội Công để huấn luyện binh sĩ, cán bộ. Với xảo thuật tuyên truyền cộng sản, ông Hồ đã làm suy yếu các lực lượng cách mạng dân tộc chân chính này.

Hành động phản dân tộc và phản cách mạng nặng nhất của Hồ Chí minh là việc ký kết Hiệp Định Sơ Bộ 6/3/1946 cho phép thực dân Pháp trở lại Việt Nam để đổi lấy một lời hứa hẹn độc lập vu vơ. Hồ Chí Minh thi hành thủ đoạn này để có thời gian triệt hạ mọi lực lượng thù nghịch trong nước gồm có Việt Cách, Việt Quốc, Đại Việt, Đệ Tứ Quốc Tế, giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và nhân vật chế độ cũ.

Thủ đoạn này cũng được thi hành để tạo chính danh lãmh đạo và sự công nhận quốc tế đối với chính quyền cộng sản. Hậu qủa là “cuộc chiến chín năm” đã xẩy ra giữa hai loại thực dân cũ (Pháp) và mới (chi bộ Việt Nam của QTCS) và hai nền đô hộ chồng chéo đã giáng xuống đầu dân tộc. Một thành tích phản bội tổ quốc như vậy không thể được coi như một thắng lợi vẻ vang bất cứ nhìn dưới góc độ nào.

Luận điểm 3: Chính đảng cộng sản đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam và hai đế quốc Pháp và Mỹ. Nguyên nhân của thắng lợi đó là do nhân dân Việt Nam có một đảng Mác Xít chân chính lãnh đạo

Phản biện 3: Hai cuộc đụng đầu lịch sử này không bắt buộc phải xảy ra nếu không có Hồ Chí Minh và Chi Bộ Việt Nam của QTCS tức ĐCSVN .

Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng nếu Hồ Chí Minh và những người CSVN không làm cuộc đảo chính ngày 19/8 /1945 thì nền độc lập do chính phủ Trần Trọng Kim thâu lại từ tay Nhật ngày 8/8/1945 đã không bị phá hỏng và quân đội viễn chinh Pháp đã không thể trở lại Đông Dương do quyết định sơ khởi của Hội Nghị Postdam. Trong những điều kiện thuận lợi đó, chắc chắn dân tộc Việt Nam đã được hưởng độc lập, hòa bình và dân chủ như các thuộc địa khác của Anh, Pháp trong vùng.

Sự hiện diện của Hồ Chí Minh và Chi Bộ Việt Nam của QTCS đã khiến Đồng Minh thay đổi ý kiến và sắp xếp cho Pháp trở lại Đông Dương trong sách lược ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản.

Sau ba năm đầu của “cuộc chiến chín năm” CSVN đã đuối sức. Nếu không có sự viện trợ của Mao Trạch Đông vào năm 1950 sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã là con số không to lớn. Sở dĩ Mao phải viện trợ cho Hồ vì đó là lệnh của Stalin về nghĩa vụ quốc tế, một thủ thuật bành trướng của đế quốcLiên Xô.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là do chiến lược của Bắc Kinh và tài điều động quân sĩ của tướng Trung Cộng Vi Quốc Thanh chứ không phải công lao của Võ Nguyên Giáp. Tên tuổi Giáp được đưa ra để tránh sự “nhạy cảm” có thể khiến Mỹ nhảy vào cuộc chiến như đã xảy ta trong chiến tranh Trều Tiên. Chính vì vậy mà khi Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp quyết định ngưng chiến và chia đôi đất nước Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã không được tham dự và có tiếng nói trong việc chia cắt này.

224

Page 225: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Với chín năm chiến tranh bằng máu của người Việt QTCS chỉ nhận cho Hà Nội kiểm soát đến vĩ tuyến 17. Lào và Campuchia nằm ngoài vòng kiểm soát của chế độ cộng sản Bắc Việt. Làm như thế để không cho CSVN trở thành một lực lượng quá mạnh có thể kiểm soát toàn cõi Đông Dương. Kể từ khi xảy ra sự thật phũ phàng này , lúc nào đảng CSVN cũng cố gắng che đậy thân phận chư hầu bằng mỹ từ “chiến thắng.

Còn vụ đụng đầu lịch sử với Mỹ thì sự thật ra sao? Chuyện này cần được theo dõi trên hai bình diện: quốc nội và quốc tế.

Trên bình diện quốc nội, cuộc TCK-TKN Tết Mậu Thân (1968) đã nói lên tất cả. Võ Nguyên Giáp đã “nướng” 55.000 quân trong chiến dịch hồ đồ này. Quân lực miền Nam đã đánh tan tác đoàn quân xâm lăng và đã làm thui chột ý chí bành trướng của Hà Nội. Hình ảnh hào hùng của các trận Quảng Trị và An Lộc là những giấc mơ hãi hùng của những kẻ đi chiếm đất, đến từ miền Bắc.

Trên bình diện quốc tế, Mỹ bỏ miền Nam Việt Nam vì thay đổi chiến lược toàn cầu. Quyết định thay đổi xẩy ra từ sau khi Thông Cáo Chung Thượng Hải được ký kết năm 1972. Kế hoạch khai tử nền cộng hòa miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ là miếng mồi nhử tẩm thuốc độc làm cho Liên Xô xuất huyết.

Thật vậy, lợi dụng việc Koa Kỳ bỏ ngỏ Đông Nam Á và Trung Đông, Liên Xô đã mở rộng ảnh hưởng tới tận Phi Châu và Trung Mỹ. Sau ba nước Đông Dương, đến lượt Mozambique lọt vào tay cộng sản cũng vào năm 1975, Angola năm 1976̉, Ethiopia năm 1977, Nam Yemen năm 1978, Nicaragua và Afghanistan năm 1979. CSVN tiếp tay Liên Xô lập chính phủ ở Lào và xâm chiếm Camphchia năm 1978.

“Sau Việt Nam” tổng thống Mỹ R. Reagan lại phát động “Chiến Tranh Tinh Cầu” tức Chiến Lược SDI (Strategic Defence Initiative). Cuộc chay đua vũ trang này cộng với thủ thuật làm xuất huyết nói trên đã khiến Liên Xô kiệt sức.

Không cần nói đến tổn phí chạy đua vũ trang, chỉ riêng hậu qủa của chủ nghĩa bá quyền cũng đã làm cho Liên Xô tắc thở. Để bảo vệ ảnh hưởng ở những phần đất mới chiếm, mỗi năm Liên Xô phải viện trợ 13 tỷ đô la Mỹ cho Việt Nam, Cuba, Nicaragua, Mozambique, Angola và Ethiopia. Tính đổ đồng mỗi ngày người dân Nga phải nhịn ăn uống để chi viện 35 triệu đô la cho các nước vừa kể.

Mức sống của người dân Liên Xô sút giảm đáng sợ. Năm 1989 ở các khu thợ mỏ Kuzbass, Donbass và Uorkuta đã xẩy ra nhiều cuộc đình công bạo động. Gorbachev phải chấp nhận sự tan rã của khối cộng sản Đông Âu, ban bố quyền hạn rộng rãi cho các nước cộng hòa trong liên bang, giải thể khối quân sự Varsaw và Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế (Comecon). Ngày 19/8/1991 một cuộc đảo chính của phe bảo thủ nổ ra nhưng thất bại. Liền sau đó Liên Xô sụp đổ. Chiến tranh Việt Nam như vậy đã không xé nát nước Mỹ mà, trái lại, quyết định bỏ Việt Nam đã giúp nước Mỹ đạt được mục tiêu tối hậu là làm tan rã hệ thống cộng sản quốc tế.

225

Page 226: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

“Họa Cộng Sản” xuất hiện lở Việt Nam là vì nhân dân Việt Nam đã bị một Chủ nghĩa Marx không tưởng, phong kiến, lỗi thời xâm nhập và bị một đảng cộng sản bạo lực theo mẫu hình Stalinít cai trị.

Luận điểm 4 : Đảng CSVN ngay từ chánh cương vắn tắt đã tuyên bố dẫn dắt dân tộc đến với Chủ Nghĩa Cộng Sản. dân tộc Việt Nam sẽ làm “tư sản dân quyền cách mạng” và “thổ địa cách mạng” để đi đến xà hội cộng sản”.

Phản biện 4 : Vào giữa thế kỷ 19, thời gian sau khi “Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản” ra đời, các thuật ngữ “cộng sản” và “xã hội chủ nghĩa” thường được hiểu như đồng nghĩa. Đến nay thì những thuật ngữ đó đã có những nội dung hoàn toàn khác biệt, để không nói là đối chọi.

Chủ nghĩa cộng sản chỉ là một cái “bóng ma” như Marx và Engels đưa ra lúc ban đầu trong Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản năm 1848. Lúc đó ở độ tuổi 30, hai ông đã nhận xét vội vã hình ảnh nền tư bản sơ khai Manchester của nước Anh và đi đến những kết luận huyễn hoặc, không chính xác.

Nhưng rồi thời gian qua đi, chủ nghĩa tư bản phát triển rộng lớn và đa dạng hơn, tự điều chỉnh hợp lý hơn, cho nên nhận định và kết luận của hai ông cũng đã được sửa đổi cho hợp với thực tế để khỏi mang tiếng là không tưởng.

Sau Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản Marx đã bỏ công nghiên cứu và viết tác phẩm đồ sộ Tư Bản Luận gồm 6 cuốn. Hiện tượng tư bản chuyển biến nhanh đến đến độ giữa hai cuốn Tư Bản Luận I và III Marx đã thấy cần phải sửa chữa những kết luận thành hình trong cuốn I. Từ đó ông từ chối không dám tự nhận mình là Mác Xít nữa.

Engels, lúc về già, cũng có nhận định giống Marx. Sự xuất hiện của công ty cổ phần trong nền kinh tế tư bản đã thay đổi nhãn quan chính trị của hai ông. Sáng kiến này đã làm cho hai ông thấy rằng tư hữu không còn là nguyên nhân của bóc lột và của các sự sấu xa trong xã hội như các ông đã lầm tưởng trong thời trẻ.

Marx và Engels đưa ra kết luận mới là “chủ nghĩa xã hội” có thể thực hiện bằng cải cách ngay trong lòng xã hội tư bản chứ không cần phải đập bỏ bằng bạo lực như các ông ̣đã khẳng định lúc ban đầu. Nội dung của các thuật ngữ “cộng sản” và “xã hội chủ nghĩa” trở thành khác nhau từ lúc đó.

Lenin đã dùng phiên bản lỗi thời của chủ nghĩa Marx, phối hợp với chủ nghĩa bạo lực của Blanqui và Mechayev để làm thành chủ nghĩa Marx-Lenin. Phần chủ nghĩa Marx lỗi thời dùng làm lợi khí tuyên truyền, còn phần chủ nghĩa bạo lực của Mechayev dùng làm kỹ thuật nổi loạn cướp chính quyền. Khi chủ thuyết Marx-Lenin rơi vào tay Stalin thì nó trở thành “chủ thuyết cộng sản” mặc dầu giai đoạn quá độ, như Marx thuyết giảng, chưa bao giờ hoàn tất.

Stalin dùng “chủ thuyết cộng sản” để lập nên một chế độ toàn trị dựa trên bạo lực tuyệt đối, coi rẻ sinh mạng, đời sống và các quyền tự nhiên của con người. Chế độ này tự

226

Page 227: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

cho quyền ngồi trên hiến pháp, biến cả nước thành nô lệ để bóc lột dã man, ngoại trừ một số nhỏ là giai cấp đảng nắm quyền sinh sát và hưởng đặc quyền đặc lợi.

Dẫn dắt dân tộc làm “dân quyền cách mạng” là dùng bạo lực ép buộc nhân dân phải sống trong một xã hội mà nhà nước làm chủ mọi phương tiện sản xuất và giữ độc quyền về mọi phương diện: độc quyền chính trị, độc quyền thương mại, độc quyền tư tưởng, độc quyền văn hóa, độc quyền giải thích pháp luật và xâm phạm đời sống riêng tư của con dân. Kể từ khi cướp được chính quyền năm 1945, đảng CSVN đã cai trị và ép buộc nhân dân phải sống như thế đấy. Như vậy là có tội hay có công đối với dân tộc như họ vẫn khoe khoang ?

Sau cùng, “thổ địa cải cách” là gì ? Đây là một mệnh lệnh đến từ Trung Quốc và dựa trên chính sách của Liên Xô. Theo nguyên nghĩa tiếng Việt nó là cải cách ruộng đất. Nhưng khi mang ra thi hành thì nó là một chiến dịch giết người để tiêu diệt mọi thành phần mà chế độ coi là thù địch.

Cải cách ruộng ̣đất, trước hết là xúi dân nông dân nghèo giết địa chủ, giết phú nông và sau đó là giết tất cả những ai là thuộc các thành phần trí thức và kỳ hào. Chiến dịch tàn sát dã man này được phát động từ sau thập niên 1950 đẻ tỏ lòng trung thành với Stalin và Mao Trạch Đông.

Nó đã giết chết 500.000 người để cho toàn dân biết thế nào là cộng sản. Những miếng đất nhỏ phân phát cho nông dân chỉ ít lâu sau lại bị nhà nước hợp tác hóa, thế là nông dân trở thành những kẻ giết mướn không công cho chế độ. Con đường đi đến xã hội cộng sản tốt đẹp như thế thì làm sao người dân quên được.

Luận điểm 5 : Rõ ràng điều mà họ muốn là dân tộc Việt Nam từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chũ nghĩa xã hội.

Phản biện 5 : Cộng sản Vìệt Nam thường dùng mánh lới đánh đồng ngôn ngữ để gian lận, chẳng hạn như: yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa hoặc con đường xã hội chù nghĩa là con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã chọn. Mánh lới này nằm trong ý đồ lấp liếm những tội ác và những phản bội của họ đối với dân tộc.

Trước tiên, cần phải minh định là con đường xã hội chủ nghĩa theo mẫu hình Stalinít mà Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã dùng để cai trị, chưa bao giờ là con đường mà nhân dân Việt Nam đã chọn. Con đường mà nhân dân ta chọn là con đường dân chủ và độc lập dân tộc, hoàn toàn khác biệt với con đường xã hội chủ nghĩa đầy ác tính và hoang tưởng mà ông Hồ và ĐCSVN đã chọn.

Đi theo con đường hoang tưởng đó, Liên Xô đã phá sản và sụp đổ. Trung Quốc cũng đã chia tay với nó và đang chuẩn bị bước sang giai đoạn phát triển mới với chủ nghĩa “dân chủ xã hội”. Tiếc thay, tất cả những tấm gương ấ vẫn chưa làm cho những người cộng sản Việt Nam mở mắt.

227

Page 228: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Trong khi giai cấp Đảng tiếp tục hưởng thụ những đặc quyền đặc lợi phát sinh do ác tính của chủ nghĩa cộng sản thì, từ lâu, nhân dân đã sơ xác vì phải sống trong một chế độ toàn trị hà hiếp và bóc lột dã man như chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử loài người. Thử hỏi có lý do gì để nhân dân muốn giữ lại một chế độ tàn bạo như vậy.

Ngày nay người Việt Nam đã thấm đòn chủ nghĩa xã hội phong kiến và bạo lực rồi, nên họ không muốn gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc với loại chủ nghĩa thiếu văn minh và đầy ác tính này nữa. Giai cấp đảng có hò hét đến mấy khẩu hiệu “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa” thì đó cũng chỉ là những tiếng kêu trong sa mạc.

Để dùng một câu kết luận chính xác, có thể viết lại nhận xét của chính tác giả những luận điểm sai lạc đã viện dẫn ở trên như sau: “Sự tàn bạo và xảo trá chưa bao giờ là hệ giá trị của văn minh nhân loại. Không khó để mỗi người Việt Nam nhận rõ chân tướng và mưu đồ của cộng sản”.

*

228

Page 229: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHƯƠNG KẾT

NHỮNG TRẢI NGHIỆM CẦN RÚT TỈA

Một dấu mốc lịch sửChủ nghĩa tư bản Manchester

Chủ nghĩa dân chủ xã hội Trung Quốc và chủ nghĩa dân chủ xã hội

Việt Nam và Trật Tự Trung Hoa Tầm nhìn thế kỷ

Một dấu mốc lịch sử

Thập niên cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai cần được nhân loại ghi nhận như một dấu mốc lịch sử quan trọng. Dấu mốc này nhắc nhở thời điểm “chủ nghĩa xã hội không tưởng” của Marx đã hoàn toàn thất bại trong lịch sử văn minh của loài người. Hy vọng rằng những đau thương trong dĩ vãng, mà cha ông đã cam chịu, sẽ trang bị cho các thế hệ tiếp theo đủ kinh nghiệm để không còn bị thương tổn vì sai lầm khi lựa chọn hướng đi.

Xu thế tiến hóa của loài người không phải là chủ nghĩa tư bản, cũng không phải chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại, do tiếp thu một số ưu điểm của chủ nghĩa xã hội, đã tự điều chỉnh để đi tới nền kinh tế hỗn hợp về chế độ sở hữu. Chủ nghĩa xã hội, rút tỉa những bài học cần thiết từ chủ nghĩa tư bản, cũng đã chuyển chế độ công hữu sang nền kinh tế hỗn hợp.

Mô hình kinh tế hỗn hợp này là một mô hình chủ nghĩa tư bản “mới”, mệnh danh là “Chủ nghĩa dân chủ xã hội”. Theo niên báo Thế Giới 1982, nền kinh tế của 19 nước công nghiệp phát triển đều là kinh tế hỗn hợp.

Kinh tế hỗn hợp, lấy thị trường làm trung tâm, không phải do con người chủ quan tạo ra mà là sản phẩm lịch sử, là ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế hỗn hợp, cơ sở kinh tế của “chế độ dân chủ xã hội”, được thế giớ chấp nhận và đang đưa loài người vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của phát triển trong hòa bình và thịnh vượng.

Việc cấp bách phải làm ngay lúc này là khôi phục lại bộ mặt vốn có của lịch sử, phải nói rõ với tất cả mọi người, nhất là các thế hệ trẻ, nguồn gốc sai lầm của “chủ nghĩa xã hội không tưởng” mà nhân loại đã là nạn nhân trong thế kỷ qua.

Chủ nghĩa tư bản Manchester và những chuyển biến tiếp theo.

Chủ nghĩa tư bản xuất hiện từ đầu thế kỹ thứ 17 tại Âu Châu. Hồi đó, sự phát minh ra máy dệt rèm hoa ở Đức đã gây ra một làn sóng bạo động của công nhân lan rộng

229

Page 230: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

khắp Tây Âu. Hội đồng thành phố nơi máy dệt rèm hoa xuất hiện đã giết chết nhà phát minh vì công nhân bị máy cạnh tranh mất việc phải đi ăn mày qúa nhiều.

Năm 1629, một chủ xí nghiệp ở Leiden (Hòa Lan) sử dụng loại máy nói trên cũng dẫn đến bạo động của công nhân ngành dệt khiến quốc hội Hòa Lan phải ban bố pháp lệnh cấm sử dụng. Năm 1685 ở Hambourg (Đức) cũng xảy ra những xáo trộn tương tự.

Mười lăm năm đầu của thế kỷ 19, ở Anh, tại khu thủ công nghiệp Nottingham vẫn còn nổ ra những phong trào phá hoại máy móc quy mô lớn. Chính phủ phải dùng vũ lực mới trấn áp được làn sóng phá hoại cuồng nhiệt này. Thái độ thù địch của công nhân Âu Châu đối với máy móc kéo dài tới hậu bán thế kỷ 19 vẫn chưa chấm dứt.

Năm 1844, sau khi khảo sát khu công nghiệp dệt Manchester (Anh), Engels lúc đó mới 24 tuổi, cũng phản đối việc đưa máy móc vào sản xuất. Khảo sát của Engels ghi nhận trong thời kỳ cách mạng công nghiệp ở Anh, sự phổ biến rộng rãi máy dệt chạy bằng hơi nước đã đẩy 80 vạn thợ dệt ra đầu đường xó chợ.

Marx chịu ảnh hưởng sâu xa của cuốn sách “Tình trạng của giai cấp lao động tại Anh” (1845) của Engels, đã viết tập Tư Bản Luận trong thời gian sống lưu vong tại London từ 1845 cho đến ngày ông qua đời (1883). Pho sách này dựa trên sự quan sát và nhận định mà ông đã có được khi sống gần bên khu vực công nghiệp Manchester đang chập chững đi vào con đường phát triển theo mô hình tư bản.

Trong các tác phẩm viết vào lúc tuổi trẻ, cả Marx và Engels đều đứng về phía người lao động để ngăn chặn hiện tượng máy móc chèn ép công nhân, coi đó là một việc làm hợp đạo lý con người. Nhưng theo đà phát triển của lực lượng sản xuất dưới ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp, tới lúc tuổi già, hai ông đều tuyên bố là không tính chuyện áp đặt cho loài người một quy luật cuối cùng nào. (Engels nói chuyện với phóng viên báo Le Figaro ngày 11/5/1893).

Hai ông tự nhận là những người theo thuyết “phát triển không ngừng” và quan điểm duy vật của các ông là: “nhân tố mang tính quyết định trong qúa trình lịch sử (nói cho cùng) là sản xuất và tái sản xuất trong đời sống hiện thực”.

Khái niệm “lực lượng sản xuất” tiên tiến.

Cuối thế kỷ thứ 18, lợi tức của quốc dân Anh là 120 triệu Sterling. Năm 1870 con số này lên tới 1200 triệu (tăng gấp 10 lần) sau khi áp dụng máy quay sợi. Chính lực “lượng sản xuất tiên tiến” đã dần dần giải phóng công nhân khỏi lao động cơ bắp nặng nề và tạo cơ sở vật chất cho một hình thái xã hội cao hơn.

Lực lượng sản xuất và “lực lượng sản xuất tiên tiến” là hai khái niệm khác nhau. Lực lượng sản xuất duy trì dây chuyền sản xuất vận hành cân bằng theo tiêu chuẩn chất lượng và số lượng quy định; lực lượng sản xuất tiên tiến phá vỡ sự cân bằng cũ, tạo ra tiêu chuẩn chất lượng và số lượng mới, nâng sản xuất lên một nấc cao hơn.

230

Page 231: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất, nhưng không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Người đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến là nhà tư bản. Đó là điều đã được lịch sử phát triển lực lượng sản xuất chứng minh.

Đó cũng là điều mà Marx và Engels không nhìn thấy lúc còn trẻ tuổi trong bối cảnh sinh hoạt kỹ nghệ của vùng Manchester. Vì không nhận biết được hiện tượng này nên hai ông đã cho nhà tư bản là lực lượng cản trở sản xuất phát triển và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là xiềng xích cản trở sức sản xuất.

Muốn thành qủa nghiên cứu khoa học chuyển hóa thành lực lượng sản xuất là một việc đầy rẫy khó khăn. Người nhiệt tình nhất, tích cực nhất, chấp nhận rủi ro nhiều nhất để làm công việc chuyển hóa đó là nhà tư bản được thôi thúc bởi lợi nhuận siêu ngạch.

Một loại sản phẩm mới được mang ra thị trường sẽ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho xí nghiệp, nhưng rất nhanh các xí nghiệp trong ngành ào ạt làm theo lại đánh bằng mức lợi nhuận . Rồi lại có xí nghiệp khác đưa ra sản phẩm mới, và cứ như thế lực lượng sản xuất xã hội không ngừng được nâng cao trong cạnh tranh.

Trong hơn 150 năm qua, khoa học kỹ thuật ngày càng đổi mới, lực lượng sản xuất xã hội đã tiến những bước thật dài, sản phẩm mới nhiều không kể xiết, của cải xã hội tăng lên vô hạn, đó là nhờ nhà tư bản hay giai cấp tư sản đã lập công đầu.

Xã hội phân chia thành người giàu, kẻ nghèo là do sản xuất không phát triển mạnh, của cải xã hội thiếu thốn. Con đường xóa đói giảm nghèo hữu hiệu nhất là phải phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, và cần ghi nhận thêm là lực lượng này chỉ có thể phát triển đầy đủ bên trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Thực tế nói trên chứng minh sai lầm căn bản của “chủ nghĩa xã hội không tưởng” chứa đựng trong “Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản” (năm 1848) của Marx và Engels. Sai lầm đó đã ghép Chủ Nghĩa Tư Bản vào tội tử hình, đòi tiêu diệt chế độ tư hữu, tiêu diệt giai cấp tư sản và tệ hại hơn cả là chủ trương sử dụng bạo lực.

Giai cấp tư sản, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, là một giai cấp không tiêu diệt đựợc. Không tiêu diệt được vì họ là động cơ của sự phát triển. Đó là bài học mà sự thất bại của phong trào Cộng Sản Quốc Tế để lại cho con cháu về sau.

Công ty cổ phần: một cuộc cách mạng ôn hòa.

Năm 1866, khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ. Sau khi khủng hoảng qua đi, chủ nghĩa tư bản đã tự điều chỉnh bằng một sự sáng tạo mang tính lịch sử: sự ra đời của công ty cổ phần và của ngân hàng đầu tư quy mô lớn. Với sự sáng tạo này, vốn của xí nhiệp không còn dựa vào tiền tiết kiệm và dự trữ của một số nhà tư bản mà dựa vào tiền tiết kiệm và dự trữ của toàn xã hội.

231

Page 232: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Công ty cổ phần đào tạo giám đốc và xưởng trưởng, tổ chức và chỉ huy sản xuất, tách quyền sở hữu ra khỏi quyền quản lý xí nghiệp. Việc tách rời này là một cuộc cách mạng tạo khả năng “quá độ hoà bình” sang một chế độ mới.

Công ty cổ phần ra đời khiến Marx chẳng những tìm được hình thức coi tư liệu sản xuất là tài sản chung của những người sản xuất mà còn tìm đươc điểm qúa độ trong đó “tư bản chuyển hóa thành sở hữu của người sản xuất”, nghĩa là có thể trở lại với chế độ sở hữu cá nhân. Với công ty cổ phần, người ta đã thấy xuất hiện nhân tố xã hội chủ nghĩa từ sự phát triển của kinh tế tư bản.

Hai mươi năm, sau khi Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời, Marx đã nhận thấy bước “quá độ hòa bình” này. Trong cuốn III Tư Bản Luận, ông đã sữa chữa kết luận của cuốn I Tư Bản Luận, nghĩa là không cần làm nổ tung cái “vỏ ngoài” của chủ nghĩa tư bản nữa. Vào thời gian này, trong nhận định của Marx, chủ nghĩa tư bản Manchester đã hoàn toàn bị xóa bỏ.

Ngày 6/3/1895, không đầy 5 tháng trước khi qua đời, trong lời nói đầu viết cho cuốn “Đấu Tranh Giai Cấp ở Pháp” của Marx, Engels cũng sửa lại toàn bộ chủ nghĩa Marx và nhắn lại với thế hệ sau rằng: “Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt”.

Chủ nghĩa dân chủ xã hội

Năm 1848 Marx và Engels công bố “Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản”. Tuyên ngôn này làm chấn động tầng lớp thống trị các nước Âu Châu nhưng không được quần chúng chấp nhận.

Sau thất bại của Cách Mạng Châu Âu, năm 1852 hai ông giải tán Cộng Sản Liên Đoàn, một đốm lửa của chủ nghĩa cộng sản thời bấy giờ. Đó là giai đoạn đầu của phong trào công nhân ở Đức.

Giải tán xong Cộng Sản Liên Đoàn, Marx và Engels chuyển sang ủng hộ phong trào xã hội chủ nghĩa ôn hòa của Lassall. Dưới sự chỉ đạo của hai ông, tháng 8/1869, Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức ra đời. Đây là giai đoạn 2 của phong trào công nhân Đức. Trong giai đoạn này, các chính đảng công nhân “mới” đều được thành lập dưới danh hiệu “Đảng Dân Chủ Xã Hội” chứ không còn gọi là đảng cộng sản nữa.

Như vậy là trong các tác phẩm của Marx và Engels có hai con đường xã hội chủ nghĩa: chủ nghĩa xã hội bạo lực và chủ nghiã dân chủ xã hội. Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản và cuốn I Tư Bản Luận là căn cứ lý luận của chủ nghĩa xã hội bạo lực; cuốn III Tư Bản Luận và lời nói đầu cuốn “Đấu Tranh Giai Cấp ở Pháp” là cơ sở lý luận của chủ nghĩa dân chủ xã hội.

Chủ nghĩa xã hội bạo lực. Thế Chiến I đã đưa phong trào “xã hội chủ nghĩa” đến chia rẽ. Thắng lợi của Cách Mạng Tháng Mười, trong điều kiện đặc thù của nước Nga, đã tăng cường mạnh mẽ vị trí của cách mạng bạo lực.

232

Page 233: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Ngày 18/1/1918 Lenin đổi phe đa số trong Đảng Dân Chủ Xã Hội Nga thành Đảng Cộng Sản và đồng thời thành lập Quốc Tế Cộng Sản để làm phương tiện bành trướng. Lenin công kích quan điểm “quá độ hòa bình” là con đường xét lại và cho rằng con đường “cách mạng bạo lực” mới là một phát triển sáng tạo.

Xét cho cùng, chủ nghĩa Lenin chỉ là sự kế thừa của chủ nghĩa Blanqui. Engels, vào những năm cuối đời, đã chán chủ nghĩa Blanqui khi ông nói: “Vì Blanqui tưởng tượng mọi cuộc cách mạng đều là những diễn biến đột ngột do một số nhà cách mạng thực hiện, nên điều đó đã nảy sinh ra hiện tượng chuyên chính sau khi khởi nghĩa thành công. Đương nhiên đây không là phải nền chuyên chính của toàn bộ giai cấp cách mạng tức giai cấp vô sản mà là chuyên chính của một số ít người, và số ít người này lại phục tùng chuyên chính của một số người nhỏ hơn nữa, hoặc vài người (Mác-Ănghen toàn tập, quyển18 trang 580-581).

Người kế tục Lenin là Stalin đã dùng chủ nghĩa Blanqui đặt cơ sở cho một nhà nước xã hội chủ nghĩa bạo lực. Thể chế cực quyền này đã bóp nghẹt sức sống xã hội, bóp nghẹt sức sống của đảng cầm quyền và dẫn đến sự suy thoái toàn diện về mặt kinh tế, chính trị và khoa học kỹ thuật. Nguyên nhân cơ bản khiến Liên Xô sụp đổ là sự lũng đoạn tài sản, quyền lực và chân lý.

Chủ nghĩa dân chủ xã hội: Sau khi phong trào chủ nghĩa xã hội bạo lực tiêu tan, phong trào “chủ nghĩa dân chủ xã hội” bước ra vũ đài lịch sử với bộ mặt mới, thành tựu mới, thực tiễn mới và lý luận mới. Con đường này không phải là tương lai viển vông hão huyền mà là xã hội thị dân hiện thực sống động.

Ngày 30/6/1951, đại hội lần thứ nhất các đảng xã hội trên thế giới họp tại Krankfurt (Đức), đã chính thức tuyên bố thành lập “Quốc Tế Xã Hội” (QTXH). Bản cương lĩnh, gọi là “Tuyên Ngôn Frankfurt”, lần đầu tiên dùng hình thức “chủ nghĩa dân chủ xã hội” để giải thích hệ thống tư tưởng.

Tuyên Ngôn Frankfurt viết: “Nhiều nước Phương Tây đã đặt cơ sở cho xã hội “xã hội chủ nghĩa”. Trong các nước này, khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản đang mất đi, xã hội mang sức sống mới. Giá trị của các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa đang được chứng minh trong hành động”. QTXH là giai đoạn mới trong lịch sử của tổ chức quốc tế thành lập tại London (Anh) năm 1864 với sự tham gia của Marx.

Cuối thế kỷ 20, các chính đảng “dân chủ xã hội”(DCXH) đã cầm quyền qua tranh cử phần lớn tại các quốc gia Âu Châu. Trong 15 nước Liên Âu (EU) có 13 nước (Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Hòa lan, Ý, Đan Mạch, Bỉ, Hy Lạp, Lục Xâm Bảo) do các đảng DCXH hoặc công đảng cầm quyền.

Ngày 16/4/2003, nguyên thủ các nước Âu Châu gặp nhau ở Athen (Hy Lạp) đã thành lập liên minh mới. Trong liên minh mới, ngoài các nước EU cũ, có thêm 10 thành viên là Czech, Estonia, Latvia, Lithuania, Hungary, Manta, Poland, Slovakia, Slovenia và

233

Page 234: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Cyprus. Sức hấp dẫn của EU bắt nguồn từ việc nhân dân các nước thành viên cũ thừa nhận chủ nghĩa dân chủ xã hội.

Chủ nghĩa DCXH còn gọi là “Con Đường Thứ Ba” (The Third Way). Đại diện cho con đường này là thủ tướng Công Đảng Anh Tony Blair và Tổng Thống Mỹ Clinton. Ngày 2/6/2000, T.T Clinton đã tham gia Hội Nghị Cao Cấp của Con Đường Thứ Ba tại Berlin (Đức).

Hiện tại ở Mỹ, nhóm DSA (Democratic Socialists of America) gồm 61 nghị sĩ. Những người dân chủ xã hội Mỹ chủ trương chính phủ hướng dẫn kinh tế thị trường, quốc nhữu hóa ở mức độ thích hợp, bảo hiểm y tế cho toàn dân, xây dựng trường học, giảm hoặc miễn thuế cho người nghèo, nâng cao phúc lợi, lương tối thiểu và quan tâm nhiều hơn đến những người khuyết tật.

Dưới con mắt của thế giới hiện nay, nền dân chủ xã hội của Thụy Điển là mô hình thành công nhất. Thành lập năm 1889, Đảng DCXH Thụy Điển tham gia chính phủ liên hiệp năm 1917 và đến năm 1920 thì một mình lên cầm quyền. Từ 1931 đến 1976 Đảng liên tục ở vị trí lãnh đạo vì được nhân dân tín nhiệm. Sau một thời gian ngắn rơi vào thế đối lập, Đảng trở lại cầm quyền cho đến ngày nay, xây dựng Thụy Điển từ một nước nông nghiệp nghèo nàn thành một nước giàu có, công bằng nhất, liêm khiết nhất và ổn định nhất thế giới.

Những người xã hội chủ nghĩa dân chủ Âu Châu cho nhân loại thấy con đường mà họ triển khai. Con đường đó, dựa trên bốn kinh nghiệm qúy báu của nhân loại (nền chính trị dân chủ nghị viện, nền kinh tế theo chế độ sở hữu hỗn hợp, cơ chế thị trường xã hội và định chế phúc lợi toàn dân (1), đã thực hiện thành công sự hòa nhập giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo dựng nên các xã hội hài hòa của chủ nghĩa DCXH ở Tây Âu và Bắc Âu.

Chủ nghĩa DCXH phát sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản. Quan hệ giữa chủ nghĩa DCXH và chủ nghĩa tư bản là quan hệ kế thừa và phát triển chứ không phải lật đổ và tiêu diệt. Đây là con đường hòa bình, đầy lý tính, không áp đặt, không tuyên truyền quảng cáo, chỉ có sức hấp dẫn nêu gương.

Con đường này không làm hại lợi ích của bất cứ giai cấp nào, tầng lớp nào, không đe dọa an ninh của bất cứ quốc gia, khu vực nào, nên đang được thế giới quan tâm. Lịch sử đang phát triển như vậy. Chủ nghĩa DCXH đang trở thành con đường loài người cùng chấp nhận và đang đưa loài người vào một thời kỳ hoà bình và phát triển.

Trung Quốc và chủ nghĩa dân chủ xã hội.

Trước khi cướp được chính quyền ở Hoa Lục, tháng 1/1940 Mao Trạch Đông đã cho công bố tác phẩm “Bàn về Chủ Nghĩa Dân Chủ Mới”, một hình ảnh thu hẹp của chủ nghĩa dân chủ xã hội ngày nay. Tiếc thay sau khi lên nắm chính quyền, ông đã từ bỏ lý luận “dân chủ mới” này và lao vào giấc mơ không tưởng xây dựng xã hội đại đồng.

234

Page 235: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Lý luận xã hội chủ nghĩa không tưởng trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản mà ông lựa chọn, kết hợp với truyền thống phong kiến Trung Quốc đã tạo nên mô hình chủ nghĩa xã hội bao lực. Vì được hình thành vội vã nên chủ nghĩa xã hội Mao Trạch Đông đã phát triển ác tính và hoàn toàn tan rã.

Sau đại họa “Bước Nhảy Vọt” và “Cách Mạng Văn Hóa”, thế hệ lãnh đạo tiếp nối đã biết phải xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào và đã có những điều chỉnh mang lại thành tựu lớn lao được một bộ phận không nhỏ của nhân dân và thế giới công nhận.

Cải cách “mở cửa” đã bắt đầu từ lãnh vực kinh tế. Trước sự thách thức của ý hệ tả khuynh, đối sách “không tranh luận” đã được áp dụng và đã gặt hái kết quả mỹ mãn. Thành công này thúc đẩy giải quyết nhanh chóng và triệt để vấn đề ý thức hệ. Phải bãi bỏ những cặn bã của chủ nghĩa xã hội bạo lực, không tưởng và phong kiến từ trong chủ nghĩa Marx.

Trên thực tế, thế hệ lãnh đạo đương thời đã từ bỏ các giáo điều “tả khuynh” từ Marx, Engels đến Mao Trạch Đông, những lý luận đã đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, làm cho đất nước nghèo nàn, rối loạn, chuyên chế và vẫn còn tiếp tục cản trở công cuộc cải cách “mở cửa” đang tiến hành.

Tháng 3/2004, kỳ họp thứ 2 Quốc Hội Khóa 10 đã đưa tư tưởng quan trọng “Ba Đại Diện” và điều khoản “bảo hộ chế độ tư hữu” vào hiến pháp. Đây là cải cách chính trị quan trọng nhất kể từ thời “mở cửa”.

Việc công nhận “chế độ tư hữu” như cơ sở căn bản của chính thể dân chủ, đánh dấu từ đây Trung Quốc sẽ đi lên con đường chủ nghĩa DCXH. Trong những thập niên qua, Đảng cũng như nhân dân Trung Quốc đã nhìn thấy việc đoàn kết với giai cấp tư sản là một nhu cầu không thể thiếu.

Toàn đảng, toàn dân đã thấy rằng từ khi đoàn kết với giai cấp tư sản để cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc đã gặt hái được những lợi ích vật chất lớn lao hơn nhiều so với thời gian chủ trương tiêu diệt giai cấp tư sản.

Giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đã thúc đẩy và duy trì phát triển. Liên Xô sụp đổ vì không có lực lượng sản xuất tiên tiến này. Đảng CSTQ chuyển sang chủ nghĩa DCXH là thuận theo di huấn của Marx-Engels lúc cuối đời, kế thừa truyền thống “cách mạng dân chủ mới”, triệt để thoát khỏi mô hình Liên Xô, để tiến cùng thời đại. Chuyển biến chính trị này đang ảnh hưởng lớn lao đến số nước cộng sản còn sót lại, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam và trật tự Trung Hoa

Trong suốt thời kỳ Cách Mạng Công Nghiệp của Tây phương, Trung Quốc chỉ còn biết sống trên hào quang tàn tạ của một nền văn minh đã một thời sáng chói. Ngày nay, sau hơn 150 năm lụn bại, người Trung Hoa đang quyết tâm phấn đấu để lấy lại vị thế đại cường. Sự phát triển lẫy lừng của nền kinh tế quốc gia trong 30 năm qua đã cho phép

235

Page 236: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

họ xây dựng một “trật tự Trung Hoa” (Pax Sinica) với tiềm năng khuynh đảo trong vùng Trời Đông Á.

Để xây dựng trật tự Trung Hoa, những người lãnh đạo Hoa Lục tỏ ra thực tiễn hơn các tiền bối thời trước. Ngày nay, họ chỉ đòi hỏi những cái gì có thể đòi hỏi được, với tối thiểu phí tổn. Họ đã kiên nhẫn chờ đợi sự trở về của Hong Kong, Macao, không tranh chấp với Ấn Độ, Nhật Bản và Đại Hàn về vấn đề biên giới hoặc hải đảo và tỉnh táo hơn với vấn đề Đài Loan.

Tuy nhiên, đối với các vùng xa hơn và ít khả năng tự vệ thì họ vẫn tỏ ra tham lam và quyết liệt. Với chính sách bành trướng dấu mặt, họ đang tìm một lối thoát xuống phía Nam để thực hiện kế hoạch “tàm thực” (tầm ăn dâu) trên bộ và “vết dầu loang” trên biển. Họ chiếm Hoàng Sa và một số đảo khác trong quân đảo Trường Sa của Việt Nam rồi giao chiến với Phi Luật Tân cũng trong quần đảo này. Trung Quốc giải quyết các vấn đề tranh chấp vùng với thái độ của một đại cường khu vực.

Việt Nam được Bắc Kinh chọn làm cửa ngõ để tiến xuống phía Nam. Bài ca xảo quyệt “vừa là đồng chí vừa là anh em” từ lâu im tiếng lại được đem ra trình diễn để mê hoặc Hà Nội. Thật ra Hà Nội cũng chẳng lạ gì tâm địa của người anh em phương Bắc nhưng vẫn phải giả bộ tâm đắc để được Bắc Kinh che chở.

Đối với Hà Nội, hậu qủa đầu tiên của sự thần phục Trung Quốc là áp lực nhượng đất và dâng biển. Nhưng thế chưa phải là hết. Bắc Kinh tiến hành xâm thực Việt Nam bằng cả sức mạnh quân sự lẫn sức mạnh “mềm”. Họ dùng “sức mạnh cứng” ở biển Đông và “sức mạnh mềm” trong lãnh thổ và xã hội Việt Nam.

Các chương trình khai thác bauxite ở cao nguyên, thuê 300.000 hecta đất rừng đầu nguồn ở 10 tỉnh phía Bắc, đem hàng chục ngàn lao động vào Việt Nam tiếng là để thi công các công trình xây dựng và khai thác, thật ra chỉ là những âm mưu Hán hóa để về lâu dài sẽ biến Việt Nam thành một châu quận của Trung Quốc.

Cuộc xâm thực nói trên không dừng lại ở hạ tầng kiến trúc xã hội mà còn đi xâu vào cả thượng tầng chính trị Việt Nam, biến chính quyền VN thành một tập đoàn quan chức của Bắc Kinh.

ĐCSTQ đã đề ra một ý nhiệm rõ ràng về “biên giới của lợi ích quốc gia” đăng trên nhật báo Giải Phóng Quân. Tờ báo viết: “ Nơi nào mà lợi ích quốc gia của chúng ta mở đến thì đó là nhiệm vụ của lực lượng võ trang của chúng ta. Với nhiệm vụ lịch sử mới mẻ của chúng ta, các lực lượng võ trang không chỉ bảo vệ biên giới lãnh thổ mà phải cả biên giới lợi ích quốc gia. Chúng ta cần bảo vệ không chỉ lợi ích an ninh quốc gia mà còn cả lợi ích liên quan đến phát triển trong tương lai của quốc gia”.

Đây không phải là một đe dọa mà là một ý đồ bành trướng. Theo định nghĩa nói trên thì lợi ích quốc gia của Trung Quốc hiện nay đã lan tỏa đến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, đến hải phận có tiềm năng dầu khí của Việt Nam ở biển Đông, đến vùng mỏ bauxite ở cao nguyên Việt Nam và đến những khu rừng đầu nguồn của 10 tỉnh phía

236

Page 237: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Bắc kéo dài xuống tận Bình Dương là một tỉnh trong Nam. Giải phóng Quân Trung Quốc đã sẵn sàng trong tư thế can thiệp nếu tranh chấp xẩy ra. ĐCSVN và quân đội nhân dân VN chắc cũng đã quan tâm đến nguy cơ “tàm thực” này của người anh em phương Bắc.

Ngay trong những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, Trung Quốc đã chuẩn bị cho họ một mẫu hình chế độ chính trị mang đặc tính Trung Quốc đề thay thế cho chế độ hiện hành. Đó là mẫu hình “Dân Chủ Xã Hội”, một mẫu hình được sự ủng hộ rộng rãi của đông đảo quần chúng và của một số không nhỏ trí thức trong nội bộ Đảng lãnh đạo.

Vấn đề còn lại chỉ là sự ráp nối một số nguyên tắc căn bản của chế độ đại nghị vào cơ chế kinh tế thị trường đã có sẵn. Khó khăn này thế hệ lãnh đạo đương thời đang tìm cách vượt qua, như họ đã vượt qua giai đoạn khó khăn thứ nhất, thời kỳ chia tay với kinh tế hoạch định.

ĐCSVN không có những nhà tư tưởng mới nên thường hay bắt chước để tồn tại. Trong dĩ vãng, chỉ vì bắt chước những cái không nên học nên những người lãnh đạo cộng sản đã mang đại họa cho dân tộc. Giờ đây, cơ hội lại mở ra một lần nữa. Nếu thói quen không bỏ được thì cần phải cảnh giác nhiều hơn.

Những gì xảy ra cho đất nước từ sau ngày nối lại bang giao với Trung Quốc ĐCSVN không thể không nhìn thấy. Từ đó đến nay Bắc Kinh đã ra mặt bắt nạt Việt Nam bằng cả sức mạnh mềm và sức mạnh cứng. Mềm như “Mười sáu chữ vàng hữu nghị”, cứng như đánh chiếm Trường Sa và Hoàng Sa.

Về phần mình, Việt Nam chẳng có sức mạnh cứng đủ tầm cỡ để đương đầu với kho vũ khí hiện đại của Trung Quốc, mà cũng chẳng có sức mạnh mềm nào để thuyết phục. Sức mạnh mềm duy nhất Việt Nam có trong tay là lòng yêu nước và niềm tin của người dân sẽ được sống trong một xã hội tự do dân chủ.

Việt Nam có thể chuyển sức mạnh mềm này thành sức mạnh cứng để bảo vệ đất nước nếu biết bắt chước có chọn lọc và cũng đừng để sự bắt chước xẩy ra qúa chậm. Nếu không cơ hội sẽ tuột khỏi tầm tay như đã nhiều lần xảy ra trong dĩ vãng.

*

Tầm nhìn thế kỷ

Hai thập kỷ sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, nhiều người cho rằng dường như Chủ Nghĩa Tự Do (Liberalism) đang bị thách đố bởi sự hồi sinh của hiện tượng “chuyên chính”. Có thể nói như vậy vì hiện nay nền dân chủ tự do Tây Phương đang phải đối đầu quyết liệt với một số chế độ chuyên chính nguy hiểm như Nga và Trung Quốc (cộng sản).

237

Page 238: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Luận điểm nói trên đưa ra viễn tượng một tình trạng xung khắc giữa các quốc gia kéo dài suốt lộ đồ của con đường Tư Bản và triệt tiêu mọi hy vọng về sự chuyển hóa của trào lưu quốc tế thành một nền hòa bình và tự do vĩnh cửu.

Luận điểm này xem ra mơ hồ và thiếu căn bản thực tế. Nhìn vào Trung Quốc ngày nay ta thấy hai điểm cần lưu ý.

Thứ nhất: Tiến trình tự do hóa chỉ mới bắt đầu và chưa lan tỏa đến quảng đại quần chúng. Trung Quốc vẫn còn nghèo và dân số qúa đông. Giai cấp trung lưu đã xuất hiện nhưng chưa thấm vào đâu. Đây là bước khó khăn thứ nhất làm chậm tiến trình tự do hóa nước này.

Thứ hai: Đành rằng Tư Bản tạo ra những điều kiện cần thiết cho Dân Chủ thành hình nhưng vẫn cần có một “ngòi nổ” (chẳng hạn như cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương năm 1945 hay việc bãi bỏ chủ thuyết Brezhnev ở Đông Âu năm 1989) để cho tiến trình “tự do hóa” bắt đầu. Mà dù đã bắt đầu thì tiến trình đó vẫn có những lúc tiến, lúc lùi, như kinh nghiệm của các nền dân chủ Tây Phương cho thấy. Và đây là điểm thứ hai cần lưu ý.

Luận điểm về sự “hồi sinh của chuyên chính” khó thuyết phục vì những tỳ vết trầm trọng trong bản chất của các chế độ đó. Hai đặc tính căn bản của mọi chế độ chuyên chính là “bất lực” và “hỗn loạn” với những biểu hiện cụ thể là tham nhũng và thiếu công bằng.

Tham nhũng là hiện tượng rất quen thuộc phát sinh từ sự lạm dụng quyền lực không thể kiểm soát. Nó là một vấn đề thuộc bản chất. Vì không thể kiểm soát được nên tham nhũng tự do hoành hành.

Hiện tượng thứ hai là sự “thiếu công bằng” (inequality) xảy ra từ thời xa xưa nhưng vẫn tồn tại đến ngày nay. Hiện tượng này biểu hiện ở những hành động ăn cướp và trấn lột của nhà nước đối với những tầng lớp hiền lành nhất như công nhân và dân quê. Nó chỉ thật sự chấm dứt khi xã hội trở thành dân chủ đa nguyên trong đó các đảng chính trị cầm chân lẫn nhau như trong các chế độ dân chủ Tây Phương.

Cũng phải kể thêm cả thói quen bưng bít thông tin để che dấu bất lực và trốn tránh trách nhiệm của nhà nước, ngõ hầu bảo đảm sự trường tồn của vị thế cầm quyền. Tại Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, sức mạnh dân chủ hóa sẽ đến từ các thành phần nông dân bị chiếm hữu đất đai, dân tộc nghèo khổ bị trấn lột chuyển vùng và công nhân ở trong tình trạng không được trả lương lậu, thù lao.

Những người bênh vực luận điểm “chuyên chính hồi sinh” cho rằng thế kỷ 21 sẽ có nhiều tương đồng với thế kỷ 19, sẽ nảy sinh ra những phe nhóm đại cường thù nghịch nhau và một sự chia rẽ trầm trọng giữa các chế độ dân chủ và độc tài. Một thế giới như vậy không thể thoát khỏi chiến tranh và giấc mơ dân chủ toàn cầu đang bị đẩy lui.

238

Page 239: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

Những người đó quên rằng ngày nay không còn ai nghĩ chiến tranh là phương thức được ưa chuộng để giải quyết sự thù nghịch và thực hiện ý đồ bành trướng. Sức mạnh của vũ khí nguyên tử không còn được quan niệm để giết người mà chỉ để quân bình lực lượng và tạo thế răn đe.

Ý nghĩa của hai từ “bá quyền”cũng không còn nội dung như xưa nữa. Bá quyền ngày nay là một loại bá quyển lỏng lẻo, có đi có lại, chứ không hoàn toàn bất cân xứng (asymetric) như trong mấy thế kỷ trước.

Hơn thế nữa, nền kinh tế toàn cầu thực sự đã xóa nhòa mọi biên giới quốc gia. Thương mại, đầu tư và sản xuất từ lâu đã phát triển ra ngoài lãnh thổ và mang lại một sự thịnh vượng chung. Cho nên cái giá phải trả cho chiến tranh không thể lường trước được.

Sự lật đổ một “trật tự thế giới” trong thời gian trước không phức tạp như ngày nay. Cho nên không phải là chỉ cần sức mạnh. Giờ đây, thay đổi nguyên trạng của thế giới là một việc làm khó khăn gấp bội vì phải cân nhắc rất nhiều vấn đề.

Thứ nhất, phải kể đến Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không đơn độc. Trái lại, Hoa Kỳ vẫn đứng đầu một liên minh các quốc gia dân chủ Âu Châu và Đông Á với một tiềm năng về mọi mặt lớn hơn Trung Quốc và Nga hoặc bất cứ một liên minh nào khác rất nhiều.

Thứ hai, ngay trong lúc này, nguyên trạng của thế giới không loại bỏ Trung Quốc và Nga ra ngoài hệ thống của nó. Trái lại, hai nước này vẫn được trân trọng mời hội nhập và tham gia vào các định chế toàn cầu trong tinh thần thân thiện và hợp tác.

Thứ ba, tầng lớp ưu tú của các quốc gia tư bản mới (trong đó có Nga và Trung Quốc) gia nhập cộng đồng tự do của thế giới mỗi ngày một nhiều hơn. Hiện tượng di chuyển “chất xám” về những vùng đất tự do cần đặc biệt lưu tâm.

Sau hết, trong kỷ nguyên mới này nhân loại cũng đang phải đối đầu với nhiều vấn đề khác, đòi hỏi sự hợp tác và chung sức của tất cả mọi người, chẳng hạn như làm trong lành khí hậu, làm dịu sức nóng của trái đất, chống ô nhiễm, giải quyết sự thiếu hụt năng lượng. Giải quyết các khó khăn này là trách nhiệm của mọi dân tộc. Nhận thức này cần biết để làm tan biến tư tưởng chiến tranh, một tư tưởng lạc hậu đã chủ trì trong suốt thế kỷ vừa qua.

Chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia ngày nay đòi hỏi phải chú trọng vào việc hợp tác toàn cầu và xây dựng định chế quốc tế, dựa trên căn bản thỏa hiệp để giải quyết các khó khăn và tranh chấp. Phải gạt sang bên những khác biệt về ý hệ chính trị để chỉ chú trọng vào quyền lợi thực tế của mỗi con người trên trái đất.

Dù hiện tượng “chuyên chính hồi sinh” có thật, thì đó cũng chỉ là một trạm nghỉ chân trên con đường độc đạo đưa nhân loại đến nền văn minh hiện đại mà bản chất của nền văn minh mới này là Tự Do và Dân Chủ.

239

Page 240: Việt Nam trong Chiến Tranh Tư Hữu - Nguyễn Cao Quyền

CHÚ THÍCHCHƯƠNG KẾT

(1) Định Chế Phúc Lợi Toàn Dân. Chế độ “Phúc Lợi Xã Hội” (Welfare State) là một chế độ trong đó nhà nước cung cấp những nhu cầu căn bản về cơm ăn, nhà ở, y tế và giáo dục cho dân chúng thuộc thành phần có lợi tức thấp, để bảo đảm cho họ có một mức sống không qúa thiếu thốn, và như vậy đến trọn đời.

Đây là một sự dung hòa giữa chủ nghĩa tư bản và chũ nghĩa xã hội “không cộng sản”. Sự dung hòa này nhằm thăng tiến và bảo đảm “phẩm chất đời sống” con người.

Chế độ “Phúc Lợi Xã Hội” ra đời và phát triển từ năm 1945. Kể từ thời gian này mức an ninh và phẩm chất của đời sống con người tiếp tục lên cao tại các nước Bắc và Tây Âu. Hai quốc gia phúc lợi tiên tiến là Thụy Điển và Phần Lan. Hai nước này đã có thể hóa giải những chấn động kinh tế đến từ nước ngoài trong thập kỷ 1990 nhờ đã áp dụng định chế này.

Chế độ phúc lợi của các quốc gia Âu Châu luôn luôn thay đổi để thích ứng với thời thế. Năm 2006 Liên Âu (EU) thiết lập “Qũy Điều Chỉnh Toàn Cầu” (EGAF) với mục tiêu chuyển nhượng tư bản và hỗ trợ tài chính cho những vùng nghèo và ít kỹ nghệ hóa, đồng thời ngăn ngừa việc tập trung tư bản và tài nguyên vào những vùng giàu có. Ngày nay EU được coi như “khuôn mẫu xã hội” Âu Châu.

Trong một hội nghị mới đây tại Bồ Đào Nha các thành viên đã đưa ra “Sách Lược Lisbon”. Sách lược này chủ trương hội nhập mọi người vào hệ thống phúc lợi “Welfare State” và xem “an ninh xã hội” như một đầu tư vào phát triển kinh tế chứ không phải là một gánh nặng đặt lên nền kinh tế. Đây là một bước tiến quan trọng trong vấn đề “xã hội hóa” cần quan tâm theo dõi.

***

240