liÊn oÀn lao ĐỘng tỈnh bÌnh dƢƠng · công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất...

124
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIT NAM LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TNH BÌNH DƢƠNG BÁO CÁO TNG KẾT ĐỀ TÀI XÂY DNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG – THC TRNG VÀ GII PHÁPCQ qun lý: SKhoa Hc & Công NghTỉnh Bình Dƣơng CQ thc hi ện: Liên Đoàn Lao Động Tỉnh Bình Dƣơng Chnhiệm đề tài: Nguyn Văn Nam BÌNH DƢƠNG 2010

Upload: others

Post on 04-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH DƢƠNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

“XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN

TỈNH BÌNH DƢƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

CQ quản lý: Sở Khoa Học & Công Nghệ Tỉnh Bình Dƣơng

CQ thực hiện: Liên Đoàn Lao Động Tỉnh Bình Dƣơng

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Nam

BÌNH DƢƠNG – 2010

2

Chủ nhiệm đề tài:

Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch LĐLĐ Bình Dƣơng

Thành viên tham gia:

1/ Nguyễn Thiện Phƣớc Thƣ ký

2/ Trần Thị Thu Hƣơng Thành viên

3/ Trƣơng Thị Tý Thành viên

4/ Huỳnh Văn Lƣơng Thành viên

5/ Lê Thị Hồng Nhung Thành viên

6/ Dƣơng Văn Sao Thành viên

7/ Lê Thanh Hà Thành viên

8/ Nguyễn Thị Lan Minh Thành viên

Cơ quan chủ trì Đề tài

KT. Chủ tịch

Phó Chủ tịch

Nguyễn Văn Khƣơng

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Văn Nam

Chủ tịch hội đồng

Cơ quan quản lý đề tài

Nguyễn Văn Rua

Giám đốc Sở KHCN Bình Dƣơng

3

4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 6

CHƢƠNG I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHẢI XÂY

DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH

DƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 10

I. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội và lực lƣợng lao động

tỉnh Bình Dƣơng 10

II. Vai trò của đội ngũ công nhân lao động tỉnh Bình Dƣơng

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc 13

III. Vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong quá

trình đổi mới đất nƣớc ở tỉnh Bình Dƣơng 14

IV. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trƣờng, công

nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế tác động tới công

nhân Bình Dƣơng 18

CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH

BÌNH DƢƠNG TRONG 5 NĂM (2003- 2008) VÀ CÔNG TÁC

CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH 22

I. Thực trạng đội ngũ công nhân, lao động tỉnh Bình Dƣơng 22

II. Đánh giá kết quả công tác xây dựng đội ngũ công nhân,

lao động tỉnh Bình Dƣơng 63

CHƢƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN

ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG ĐẾN NĂM

2020 68

I. Định hƣớng xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh

Bình Dƣơng 68

5

II. Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân tỉnh

Bình Dƣơng 73

KIẾN NGHỊ 117

1. Kiến nghị với Đảng và Nhà nƣớc 117

2. Kiến nghị với Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Bình Dƣơng 117

3. Kiến nghị với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 118

4. Kiến nghị với các doanh nghiệp trong tỉnh 119

KẾT LUẬN 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò quan trọng trong cách

mạng giải phóng dân tộc trƣớc đây cũng nhƣ trong công cuộc xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, là lực lƣợng đi đầu trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng

là một bộ phận cấu thành của giai cấp công nhân Việt Nam, cho nên việc

xây dựng đội ngũ công nhân Bình Dƣơng để góp phần xây dựng giai cấp

công nhân Việt Nam lớn mạnh là yêu cầu khách quan trong thời kỳ mới.

Ở nƣớc ta, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (năm 1986) đến

nay, giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều chuyển biến về cơ cấu, số

lƣợng công nhân khu vực nhà nƣớc giảm, khu vực ngoài nhà nƣớc tăng

nhanh, kéo theo sự phân tầng trong đội ngũ công nhân. Khi sắp xếp

chuyển đổi doanh nghiệp nhà nƣớc, một bộ phận công nhân chuyển sang

làm việc trong doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc, số khác phải ra khỏi dây

chuyền sản xuất. Một bộ phận công nhân có cổ phần trong doanh nghiệp,

trở thành chủ sở hữu. Sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng và đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc vừa tác động mạnh mẽ, vừa đặt

ra yêu cầu cao đối với giai cấp công nhân, đòi hỏi giai cấp công nhân cần

tăng cƣờng về số lƣợng và chất lƣợng. Điều đó đặt ra cho hệ thống chính

trị nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh xây dựng giai cấp công nhân Việt

Nam nói chung và đội ngũ công nhân ở các địa phƣơng nói riêng.

Xây dựng giai cấp công nhân là một nhiệm vụ vừa mang tính cấp

bách vừa có tính chiến lƣợc lâu dài của cách mạng Việt Nam. Nghị quyết

Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa X của Đảng (tháng 1 năm 2008) đã nêu:

“Xây dựng giai cấp công nhân nƣớc ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc là nhiệm vụ quan trọng và cấp

bách của Đảng, Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị, của mỗi ngƣời công

nhân và của toàn xã hội”.

Bình Dƣơng là một tỉnh đã và đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế

chuyển mạnh sang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong 5 năm

qua, số doanh nghiệp đã tăng gấp 4 lần, số lƣợng CNLĐ tăng hơn 2,5

7

lần. Hiện nay, toàn tỉnh có 27 khu công nghiệp, trong đó 23 khu công

nghiệp đã đi vào hoạt động (chiếm 80%); có gần 8.000 dự án nƣớc

ngoài, thu hút vốn đầu tƣ trên 10 tỷ đôla và 43.000 tỷ đồng Việt Nam.

Hiện cả tỉnh có trên 8.500 doanh nghiệp, dự án đã đi vào hoạt động, với

hơn 650 ngàn công nhân, trong đó công nhân nữ, công nhân ngoại tỉnh

chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao. Bên cạnh những mặt tích cực đối với sự phát

triển kinh tế - xã hội của Tỉnh thì việc tăng đột biến công nhân, lao động

cũng đang đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm nhƣ: Chất lƣợng đội ngũ công

nhân, đời sống, việc làm, nhà ở, quan hệ lao động, nơi khám chữa bệnh,

các công trình công cộng, thiết chế văn hóa tại các khu dân cƣ, cơ sở học

tập, sinh hoạt văn hóa, nhà trẻ phục vụ cho công nhân nói chung và công

nhân nhập cƣ nói riêng ... đòi hỏi cần có sự quan tâm của Đảng, Nhà

nƣớc, địa phƣơng và sớm có biện pháp giải quyết.

Đặc biệt là trình độ học vấn, chuyên môn tay nghề, kỹ năng nghề

nghiệp của công nhân còn hạn chế. Công nhân bậc cao, tay nghề giỏi còn

chiếm tỉ lệ thấp. Tỷ lệ doanh nghiệp đã thành lập đƣợc công đoàn cơ sở

và tỷ lệ CNLĐ là đoàn viên công đoàn còn thấp so với tổng số lao động

và doanh nghiệp đang hoạt động trong tỉnh. Tình trạng tranh chấp lao

động và đình công không đúng theo trình tự của pháp luật liên tục xẩy

ra. Thêm vào đó, tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng làm suy thoái

đạo đức của một bộ phận công nhân, phân hóa giàu nghèo ngày càng gia

tăng trong chính đội ngũ CNLĐ của tỉnh. Đồng thời các thế lực thù địch

cũng đang âm mƣu chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết CNLĐ nói riêng và các

tầng lớp dân cƣ nói chung.

Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ công

nhân Bình Dƣơng để đề xuất những giải pháp, kiến nghị đối với các cấp

ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ công

nhân tỉnh Bình Dƣơng không ngừng lớn mạnh theo tinh thần Nghị quyết

20/NQ – TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và Chƣơng trình hành

động của Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng để thực hiện Nghị quyết là một vấn

đề cấp thiết hiện nay.

8

2. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu tổng quát của đề tài: Đề xuất các giải pháp quan trọng

trong xây dựng đội ngũ công nhân Bình Dƣơng lớn mạnh, góp phần tăng

cƣờng và củng cố khối đoàn kết các lực lƣợng quần chúng nhằm đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích thực trạng đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng về số

lƣợng và chất lƣợng trong những năm 2003 -2008 và nguyên nhân của

thực trạng đó.

- Xác định yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đội

ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng từ nay tới năm 2020.

- Đề xuất các giải pháp toàn diện xây dựng, phát triển đội ngũ

công nhân tỉnh Bình Dƣơng từ nay đến năm 2020.

3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu thực trạng đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng, đề

tài chọn cách tiếp cận từ thực tiễn phong trào công nhân Bình Dƣơng.

Trên cơ sở đó, đánh giá đúng thực trạng và đề ra giải pháp xây dựng đội

ngũ công nhân Bình Dƣơng

Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

- Phƣơng pháp hồi cứu để thu thập và chọn lọc thông tin có liên

quan, nhất là đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách Nhà nƣớc,

của tỉnh Bình Dƣơng về xây dựng giai cấp công nhân; nghiên cứu các

văn bản pháp luật, những quy định về chế độ chính sách đối với công

nhân, lao động; Kế thừa, sử dụng kết quả của các công trình nghiên cứu

có liên quan đã đƣợc công bố; Khai thác tƣ liệu, số liệu tổng hợp có liên

quan đến nội dung đề tài ở Trung ƣơng và địa phƣơng.

- Kết hợp sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ: Phƣơng pháp điều

tra xã hội học, phƣơng pháp thống kê trong thu thập số liệu; phƣơng

pháp tổng hợp và phân tích số liệu, sự kiện, quan điểm; phƣơng pháp

lịch sử và phƣơng pháp lôgíc trong trình bày kết quả của đề tài, Báo cáo

tổng luận;

9

- Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu; phƣơng pháp chuyên gia

trong hội thảo khoa học, đánh giá thực trạng và nghiên cứu các giải pháp

xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân Bình Dƣơng.

4. Kết cấu đề tài gồm ba chƣơng:

Ngoài phần mở đầu, Kiến nghị và Kết luận, đề tài gồm ba chƣơng:

Chƣơng I: Tính tất yếu khách quan của vấn đề xây dựng, phát triển

đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng

Chƣơng II: Thực trạng của đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng,

giai đoạn 2003- 2008

Chƣơng III: Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân

Bình Dƣơng đến năm 2020.

Trong quá trình nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài đã nhận đƣợc

sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, cơ quan, đơn vị. Chúng tôi chân

thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ có hiệu quả của: Sở Khoa học Công

nghệ tỉnh Bình Dƣơng, Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Dƣơng; Trƣờng Đại

học khoa học xã hội và nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh; Viện Công

nhân và Công đoàn, Ban Chính sách - pháp luật, Ban Tuyên giáo - Tổng

Liên đoàn Lao động Việt Nam; các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở, Liên

đoàn Lao động các huyện, thị trong tỉnh Bình Dƣơng và các đồng chí

công nhân lao động trong Tỉnh tham gia điều tra, khảo sát.

10

CHƢƠNG I.

TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHẢI XÂY DỰNG,

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

I. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội và lực lƣợng lao động

tỉnh Bình Dƣơng

Bình Dƣơng là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong

vùng kinh tế trọng điểm phía nam, diện tích tự nhiên 2.695,54km2

(chiếm 0,83% diện tích cả nƣớc và xếp thứ 42 trong số 63 tỉnh về diện

tích tự nhiên). Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Nam giáp thành phố

Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh,

phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.

Tỉnh Bình Dƣơng đƣợc tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Đến

cuối năm 2008, dân số Bình Dƣơng khoảng 1.328.000 ngƣời, trong đó có

64,5% nhân khẩu thƣờng trú (tạm trú chủ yếu là công nhân ngoại tỉnh

trên 470.000 chiếm 35,5%); có 01 thị xã, 6 huyện với 9 phƣờng, 8 thị

trấn và 72 xã, 574 khu phố, ấp.1 Bình Dƣơng có các trục lộ giao thông

huyết mạch của quốc gia chạy qua nhƣ quốc lộ 13, quốc lộ 14, đƣờng Hồ

Chí Minh, đƣờng Xuyên Á, có ga đƣờng sắt Sóng Thần tỉnh lộ 741, 742,

743…rất thuận tiện cho giao thông vận tải. Trung tâm công nghiệp Bình

Dƣơng chỉ cách Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh; sân bay quốc tế

Tân Sơn Nhất và các cảng biển khoảng từ 20 - 35 km.

Thực hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc, các thành phần kinh tế và

nhân dân Bình Dƣơng cùng chăm lo xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu

tƣ, cải thiện đời sống. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc phát triển theo

hƣớng tích cực, đồng bộ, hiện đại, chỉ tính giai đoạn 2001 - 2005 tỉnh đã

đầu tƣ trên 41.000 tỷ đồng, tăng bình quân 14,8% năm.

1 Nguồn: Báo cáo của UBMT tỉnh tại đại Hội khoá VII, năm 2009, Theo cục

thống kê Bình Dƣơng thì hộ khẩu thƣờng trú đến 31/12/2008 là 1.106.327 ngƣời1,

nữ là 575.290.

11

Tổng sản phẩm sản xuất trong tỉnh tăng bình quân 15%/năm, riêng

năm 2008 chỉ tăng 14,8%. GDP năm 2008 là 26.914.350 triệu đồng, tăng

gần 4 lần so với năm 2001, trong đó công nghiệp chiếm 64,8%, dịch vụ

chiếm 29,5%, nông lâm nghiệp chiếm 5,7% (tỷ trọng này năm 2005 là

63,8%; 28,2% và 8%). Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến cuối năm

2008 là 24,1 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 20042. Thu ngân sách

năm 2008 đạt 11 ngàn tỷ đồng, xuất khẩu năm 2008 đạt 6 tỷ đô la Mỹ,

tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Tỉnh Bình Dƣơng chỉ chiếm 0,83%

diện tích và trên 1% dân số của cả nƣớc nhưng đã tạo ra 1,8% GDP;

3,2% tổng thu ngân sách của cả nước.3

Từ năm 2008, kinh tế thế giới nói chung, kinh tế nƣớc ta nói riêng

có nhiều biến động phức tạp, tác động xấu đến đời sống nhân dân và

hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy

chịu tác động nhƣng kinh tế, xã hội của tỉnh vẫn phát triển ổn định: hầu

hết chỉ tiêu chủ yếu đạt và vƣợt kế hoạch; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển

dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ

trọng nông nghiệp; hai chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch

xuất khẩu tuy không đạt kế hoạch nhƣng giá trị tăng thêm đạt cao đã góp

phần ổn định tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh.

Những đột phá về kinh tế của tỉnh đã bƣớc đầu gắn với phát triển

văn hóa xã hội. Các chƣơng trình thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội nhƣ:

giáo dục, đào tạo, y tế, giải quyết việc làm,... đƣợc triển khai thực hiện

có hiệu quả, công tác chăm lo cho các đối tƣợng chính sách đƣợc quan

tâm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện, đảm bảo

an sinh xã hội, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Bình Dƣơng thấp hơn nhiều so

với bình quân chung của cả nƣớc; hoạt động chăm sóc ngƣời có công với

nƣớc, từ thiện, nhân đạo đạt đƣợc kết quả nổi bật. Các trƣờng học trong

tỉnh đƣợc xây dựng khang trang, lầu hóa, không có trƣờng học tạm bợ,

học sinh không phải học ca ba, các đối tƣợng thuộc diện nghèo đều đƣợc

hƣởng bảo hiểm y tế.

Bình Dƣơng là một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát

triển nhanh và toàn diện nhất trong lĩnh vực công nghiệp. Với trên 1,3

2 Báo cáo số 133, UBND tỉnh Bình Dƣơng, năm 2008 tr 2.

3 Số liệu tổng cục thống kê Bình Dƣơng, niêm giám năm 2008, tr 27.

12

triệu dân sinh sống, trong đó khoảng 757 ngàn ngƣời trong độ tuổi lao

động. Trong đó số ngƣời đang làm việc trong các thành phần kinh tế

chiếm 695 ngàn (địa phƣơng quản lý là 440 ngàn ngƣời), đây là nguồn

lao động dồi dào; số lao động làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà

nƣớc, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội là gần 26 ngàn ngƣời; giáo

dục đào tạo 14.256 ngƣời; y tế và cứu trợ xã hội là 3.456 ngƣời; đặc biệt

có khoảng 20,5 ngàn ngƣời trong độ tuổi, có khả năng lao động nhƣng

chƣa có việc làm hoặc nội trợ, chiếm 29,4%4 (đây có thể do thói quen,

phong tục tập quán, yêu cầu gia đình nên họ không có nhu cầu tìm việc

làm, vì thế khó có thể đánh giá đây là nguồn nhân lực tiềm năng hay thất

nghiệp). Toàn tỉnh có 2.451 tổ hợp tác với 60.689 thành viên, số lƣợng

này có giảm so với năm 2007 (với 33% số tổ và 4% thành viên). Nhƣng

tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, hoặc đƣợc đào tạo ngắn hạn tại doanh

nghiệp, chủ yếu là lao động phổ thông. Tỷ lệ đại học, cao đẳng chỉ chiếm

xấp xỉ 10%.

Tuy nhiên, Bình Dƣơng cũng là nơi chịu sức ép lớn về nguồn nhân

lực, nhất là công nhân, lao động tại chỗ có trình độ cao còn thiếu trầm

trọng (65% là lao động trong độ tuổi không có tay nghề, hoặc khi vào

doanh nghiệp họ mới đƣợc đào tạo ngắn hạn). Vì vậy, nâng cao chất

lƣợng giáo dục, đào tạo là yêu cầu, nhiệm vụ hàng đầu cho sự phát triển

kinh tế- xã hội bền vững của tỉnh. Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo

của Bình Dƣơng đƣợc xác định dựa vào 2 căn cứ chủ yếu: Môi trƣờng,

điều kiện và nguồn lực của tỉnh trong những năm tới và các định hƣớng

của ngành giáo dục. Tỉnh Bình Dƣơng đã đƣợc công nhận đạt chuẩn

quốc gia về giáo dục trung học cơ sở năm 2004. Số trƣờng, số lớp đều tăng

đáp ứng với nhu cầu học tập của nhân dân và con em lao động nhập cƣ. Tỷ lệ

trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ 100%, tỷ lệ bỏ học ở các lớp học, cấp học

giảm còn dƣới 1%. Số học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng hàng năm

tăng cao, đến nay đã đạt từ 16 - 18% tổng số em dự thi.

Các trƣờng đại học, cao đẳng và dạy nghề trong tỉnh phát triển

nhanh về quy mô và số lƣợng. Tính đến cuối năm 2008 Bình Dƣơng có 5

trƣờng trung học chuyên nghiệp (4 của nhà nƣớc), với gần 5 ngàn học

sinh theo học, khoảng 1500 em tốt nghiệp mỗi năm; có 4 trƣờng đại học

4 Niên giám thông kê Bình Dƣơng, 2008, tr 23.

13

và cao đẳng (nhà nƣớc 2), mỗi năm đào tạo khoảng 1.000 học sinh theo

học, trên 300 sinh viên tốt nghiệp hàng năm; cùng với gần 41 cơ sở đào

tạo nghề, khoảng 20 ngàn sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Theo Cục

Thống kê tỉnh, số lƣợng học sinh học chuyên môn nghiệp vụ và học nghề

của tỉnh (tất cả các nơi) là 24.186 ngƣời5. Tỉnh Bình Dƣơng đã phê duyệt

quy hoạch mạng lƣới đào tạo nghề đến năm 2010 và đang triển khai thực

hiện có hiệu quả.

Riêng trƣờng Đại học Bình Dƣơng, một trƣờng đào tạo đa ngành,

với chất lƣợng bƣớc đầu đƣợc khẳng định. Đào tạo các kỹ sƣ, cử nhân

thực hành, gắn với hoạt động doanh nghiệp, theo đơn đặt hàng của xã

hội và doanh nghiệp. Quy mô đào tạo dự kiến trong những năm tới: hệ

chính quy đại học 10 ngàn sinh viên, không chính quy 4 ngàn, hệ đào tạo

từ xa 10 ngàn và trên 1.500 hệ trung cấp và công nhân lành nghề.

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhất là công nghiệp nhƣ hiện

nay thì nguồn nhân lực tỉnh Bình Dƣơng cũng nhƣ sự nghiệp giáo dục

đào tạo của tỉnh đứng trƣớc những cơ hội và thách thức không nhỏ, tác

động mạnh mẽ đến đội ngũ công nhân, lao động, đòi hỏi công nhân, lao

động phải nâng cao trình độ các mặt.

II. Vai trò của đội ngũ công nhân lao động tỉnh Bình Dƣơng

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

GCCN Việt Nam ra đời cuối thế kỷ XIX đầu thể kỷ XX trong cuộc

khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp, ở một nƣớc thuộc

địa nửa phong kiến, có truyền thống yêu nƣớc, ý thức tự tôn dân tộc cao.

Ra đời vào lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển

mạnh mẽ, chịu ảnh hƣởng của Cách mạng tháng Mƣời Nga, cách mạng

Trung Quốc, GCCN Việt Nam không bị ảnh hƣởng của chủ nghĩa cơ hội

hữu khuynh trong Quốc tế II và đƣợc tác động tích cực của Quốc tế cộng

sản, sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, có tinh thần quốc tế vô sản.

GCCN Việt Nam đã sớm trở thành lực lƣợng chính trị tự giác và thống

nhất, đƣợc lịch sử dân tộc thừa nhận và giao phó sứ mệnh lãnh đạo cách

mạng. GCCN Việt Nam ra đời trƣớc giai cấp tƣ sản dân tộc. Đại đa số

công nhân xuất thân từ nông dân, bị áp bức bóc lột và có lợi ích thống

5 Số liệu cục thống kê, niên giám thống kê Bình Dƣơng năm 2008, trang 208

14

nhất với lợi ích dân tộc, có quan hệ máu thịt và khả năng đoàn kết với

giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp lao động khác. GCCN

Việt Nam, thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt

Nam, lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, xây dựng nhà nƣớc dân chủ

nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á và tiếp tục lãnh đạo các cuộc kháng

chiến chống thực dân cũ và mới, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc,

đƣa cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội. GCCN Việt Nam luôn là lực lƣợng

tiên phong trong phong trào cách mạng Việt Nam và có vai trò ngày

càng to lớn trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc hiện nay.

Tuy nhiên, GCCN Việt Nam còn những hạn chế nhất định về số

lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu chƣa hợp lý. Do vậy, việc xây dựng GCCN

xứng đáng là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đẩy

mạnh CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ quan

trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị, của

mỗi ngƣời công nhân và của toàn xã hội.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã khẳng định vị trí

quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam trong xã hội, từ đó xác định

vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: là lực lƣợng đi đầu trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giai cấp công nhân có mối quan

hệ chặt chẽ với giai cấp nông dân, gần gũi với tầng lớp trí thức; Liên

minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm

nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giai cấp công nhân là cơ sở

chính trị xã hội của Đảng và Nhà nƣớc; Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ

chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân Việt Nam. Công đoàn là

tổ chức quần chúng chính trị xã hội rộng lớn của công nhân, viên chức,

lao động, là trƣờng học cộng sản của giai cấp công nhân.

III. Vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong quá trình

đổi mới đất nƣớc ở tỉnh Bình Dƣơng

Trong quá trình đổi mới, Đảng luôn khẳng định quyền lãnh đạo

của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam, đồng thời nhấn

mạnh tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc trong xây

dựng giai cấp công nhân.

15

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (tháng 4 năm 2006) đã

bổ sung, phát triển đƣờng lối xây dựng giai cấp công nhân trong điều

kiện đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nƣớc, phát triển kinh tế

thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và tiếp tục công nghiệp hoá, hiện

đại hoá. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “Đối với giai cấp công nhân, phát

triển về số lƣợng, chất lƣợng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh

chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lƣợng đi đầu

trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc. Giải quyết việc

làm, giảm tối đa số công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp. Thực hiện

tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lƣơng, bảo hiểm , bảo hiểm

y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc phục hồi sức khoẻ

đối với công nhân; chính sách ƣu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao.

Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp

ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thƣờng

xuyên chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ quyền lợi chính đáng,

hợp pháp của công nhân và những ngƣời lao động, chú trọng công nhân

làm việc ở các khu công nghiệp và đô thị lớn. Chăm lo đào tạo cán bộ và

kết nạp đảng viên từ những công nhân ƣu tú”6.

Nghị quyết 20- NQ/TW ngày 28-1-2008 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng (Khoá X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ

CNH, HĐH đất nước nêu rõ:

Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lƣợng xã hội to lớn, đang

phát triển, bao gồm những ngƣời lao động chân tay và trí óc, làm công

hƣởng lƣơng trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công

nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp.

Giai cấp công nhân nƣớc ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: là giai cấp

lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt

Nam; giai cấp đại diện cho phƣơng thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên

phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lƣợng đi đầu trong

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc vì mục tiêu dân giàu,

nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lƣợng nòng cốt

6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X, 2006, NXB

CTQG, HN, tr.118.

16

trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí

thức dƣới sự lãnh đạo của Đảng.

Quan điểm chỉ đạo trong xây dựng giai cấp công nhân là:

1- Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo

cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai

cấp đại diện cho phƣơng thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong

trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lƣợng đi đầu trong sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc; lực lƣợng nòng cốt trong

liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một

điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công

nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc.

2- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với

xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai

cấp nông dân và đội ngũ trí thức dƣới sự lãnh đạo của Đảng, của tất cả

các giai cấp, các tầng lớp xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc -

động lực chủ yếu của sự phát triển đất nƣớc, đồng thời tăng cƣờng quan

hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn thế giới.

3- Chiến lƣợc xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết

chặt chẽ với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện

đại hóa đất nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ

giữa tăng trƣởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và

chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa công

nhân, ngƣời sử dụng lao động, Nhà nƣớc và toàn xã hội; không ngừng

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết

kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.

4- Đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân,

không ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến

lƣợc. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn,

chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế,

có lập trƣờng giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận

nòng cốt của giai cấp công nhân.

17

5- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả

hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vƣơn lên của bản thân

mỗi ngƣời công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của ngƣời sử dụng

lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nƣớc có

vai trò quyết định, công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm

lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

phải gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tƣ

tƣởng và tổ chức, xây dựng tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng

sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong giai cấp

công nhân vững mạnh.

Mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân đến năm 2020 là:

Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và

bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nƣớc, yêu chủ

nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc; nhạy bén và

vững vàng trƣớc những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và

những biến đổi của tình hình trong nƣớc; có tinh thần đoàn kết dân tộc,

đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh

đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nói chung, trong các doanh nghiệp đều có tổ chức cơ sở Đảng, Công

đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh

niên.

Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số

lƣợng, nâng cao chất lƣợng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất

nƣớc; ngày càng đƣợc trí thức hoá: có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ

năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công

nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích

ứng nhanh với cơ chế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ

giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ

luật lao động cao.

Những quan điểm trên thể hiện đƣờng lối xây dựng giai cấp công

nhân của Đảng. Vấn đề đặt ra là các cấp bộ Đảng, các tổ chức chính trị -

xã hội đặc biệt là các cấp công đoàn cần biến những đƣờng lối đó thành

hiện thực cuộc sống, xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân ngày

càng lớn mạnh.

18

IV. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trƣờng, công

nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế tác động tới công nhân

Bình Dƣơng

Kinh tế thị trƣờng luôn chứa đựng mầm mống của khủng khoảng

kinh tế. Trong điều kiện toàn cầu hoá, thời gian của mỗi chu kỳ khủng

khoảng dƣờng nhƣ rút ngắn lại và sức huỷ hoại tăng lên. ảnh hƣởng của

khủng hoảng kinh tế làm cho công nhân, lao động mất việc làm, hoặc

phải làm việc quá sức, dễ bị sa thải, cƣỡng bức lao động, thậm chí bị chủ

tƣ bản bóc lột, phân biệt đối xử. Kinh tế nhiều thành phần vận hành theo

cơ chế thị trƣờng tạo ra động lực lợi ích, nhƣng mặt trái của nó lại

khuyến khích chạy theo lợi ích cá nhân, nên có một bộ phận công nhân

và ngƣời lao động quá ham làm kinh tế, coi nhẹ hoạt động đoàn thể xã

hội, hoặc tham gia các hoạt động xã hội một cách chiếu lệ, hình thức. Sự

làm giàu nhanh chóng của một số ngƣời đã làm xuất hiện tƣ tƣởng nhấn

mạnh quá mức những ƣu việt của kinh tế thị trƣờng và ca ngợi thái quá

những thành công của chủ nghĩa tƣ bản về khoa học, kỹ thuật, công

nghệ, phủ định những thành quả của cách mạng và vai trò, sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân. Kinh tế thị trƣờng cũng làm nảy sinh trong

một bộ phận công nhân, lao động tƣ tƣởng sùng bái đồng tiền, chạy theo

lợi ích cá nhân, phai nhạt ý thức và lập trƣờng giai cấp. Tình hình trên

đặt ra những yêu cầu cấp thiết:

Một là, cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ công nhân Bình Dƣơng.

Cơ chế thị trƣờng đòi hỏi phong cách làm việc linh hoạt, lấy hiệu quả

làm việc là thƣớc đo chất lƣợng đội ngũ công nhân. Công nhân phải

thích ứng với nền sản xuất, cơ chế quản lý mới, có kỷ luật lao động, tác

phong công nghiệp, nhận thức đúng về mối quan hệ giữa hiệu quả sản

xuất với thu nhập và ổn định việc làm; giữa quyền lợi, nghĩa vụ của công

nhân.

Hai là, yêu cầu ngƣời công nhân không ngừng học tập mọi mặt để

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kinh tế thị trƣờng vừa

đặt ra yêu cầu phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vừa tạo tiền đề

vật chất và cơ chế để khoa học, công nghệ nhanh chóng đƣợc ứng dụng

vào sản xuất, đem lại lợi nhuận cao cho các hoạt động kinh doanh. Điều

đó đòi hỏi công nhân tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn,

19

nghiệp vụ để thích ứng với sự đổi mới nhanh của kỹ thuật công nghệ, ổn

định đƣợc việc làm và tăng thu nhập.

Ba là, kinh tế thị trƣờng phát triển, các doanh nghiệp ngoài nhà

nƣớc tăng nhanh, mục tiêu thu đƣợc nhiều lợi nhuận của các nhà đầu tƣ

đƣợc coi trọng. Do đó, một trong những hiện tƣợng khá phổ biến là tình

trạng vi phạm pháp luật lao động diễn ra khá phổ biến, thời gian làm

việc cao, tăng ca nhiều, tiền lƣơng thấp không đủ sống; môi trƣờng làm

việc ô nhiễm, độc hại, điều kiện làm việc thiếu an toàn. Đòi hỏi phải xây

dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động có chất lƣợng tốt, đề

cao vai trò tổ chức Công đoàn, có cơ chế chỉ đạo thực hiện nhằm bảo vệ

quyền và lợi ích của công nhân hữu hiệu. Cần có cơ chế điều tiết thu

nhập, đẩy mạnh an sinh xã hội, tạo điều kiện cho công nhân có thu nhập

thấp có cơ hội tiếp cận với phúc lợi xã hội, đƣợc học tập và hƣởng thụ

văn hóa.

Bốn là, đổi mới hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh cho phù

hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đi đôi với việc phát

triển kinh tế thị trƣờng cần tích cực chăm lo đời sống mọi mặt của công

nhân, lao động; xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân, lao động. Để

xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đƣa nền kinh tế nƣớc ta phát triển mạnh

mẽ, cần kết hợp phát triển công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện

đại trong phát triển công nghiệp, không những làm cho đội ngũ công

nhân tăng về số lƣợng mà còn nâng cao trình độ nhận thức chính trị, học

vấn, nghề nghiệp.

Năm là, xây dựng truyền thống tốt đẹp và hình thành những phẩm

chất cách mạng mới của công nhân. Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đòi

hỏi công nhân phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện tác phong

công nghiệp, tích cực học tập nắm bắt và làm chủ khoa học công nghệ

tiên tiến. Đó là thách thức rất lớn đối với công nhân Việt Nam vốn sinh

trƣởng ở nƣớc nông nghiệp và phần lớn công nhân xuất thân từ nông

dân. Những tác động mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội

nhập đến giai cấp công nhân, đòi hỏi phải xây dựng, phát triển đội ngũ

công nhân của tỉnh đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới.

Sáu là, tăng cƣờng khả năng thích ứng với quá trình hội nhập quốc

tế, toàn cầu hóa của đội ngũ công nhân. Hội nhập kinh tế thế giới có

20

những thuận lợi cho phát triển kinh tế nhƣng cũng tạo sức ép cạnh tranh

trong và ngoài nƣớc ngày càng tăng, đồng thời, việc di chuyển lao động

cũng tất yếu diễn ra không chỉ ở trong nƣớc mà còn ở phạm vi quốc tế.

Điều này đòi hỏi phải xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, mới có

khả năng hoà nhập với nền kinh tế thế giới, mới đảm bảo cạnh tranh

thắng lợi.

Bảy là, âm mƣu của các thế lực phản động là lợi dụng dân chủ,

chia rẽ đoàn kết dân tộc, lôi kéo CNLĐ, phá hoại công cuộc đổi mới của

Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định

xây dựng chế độ dân chủ là sự nghiệp cách mạng, là quá trình đấu tranh

không mệt mỏi giữa thực hiện dân chủ với vi phạm quyền làm chủ, giữa

dân chủ thực sự với dân chủ hình thức, giữa dân chủ trong khuôn khổ

pháp luật với dân chủ cực đoan vô chính phủ.

Để tăng cƣờng xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện tình

hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, Nghị quyết Hội nghị lần thứ

năm BCH Trung ƣơng Khóa VIII, đã đề ra nhiều biện pháp đấu tranh về

lý luận và tƣ tƣởng nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh, ý thức hệ của giai cấp công nhân, thế giới quan của

giai cấp công nhân Việt Nam, trong đó có công nhân tỉnh Bình Dƣơng.

Cần làm cho đội ngũ công nhân, lao động Bình Dương có nhận

thức đúng về con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội, tránh tƣ tƣởng nóng vội

muốn có ngay chủ nghĩa xã hội, cảnh giác trƣớc âm mƣu bóp méo,

xuyên tạc lịch sử, kích động gây nghi ngờ trong xã hội. Chống ảnh

hƣởng mặt trái của kinh tế thị trƣờng nhƣ cạnh tranh không lành mạnh,

phân hóa giàu nghèo, băng hoại đạo đức... đấu tranh chống tƣ tƣởng cơ

hội chính trị, và những ảnh hƣởng của hệ tƣ tƣởng tƣ sản, của lối sống

thực dụng. Để chống lại cuộc tiến công quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc

trên mặt trận chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa cần phải làm cho đội ngũ công

nhân tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Các cấp bộ Đảng cần chỉ rõ và khắc phục những thiếu sót, khuyết

điểm gây ảnh hƣởng không tốt đến mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp

công nhân, đến sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội; vạch trần những âm

mƣu thủ đoạn của các thế lực thù địch, những nguy cơ đối với cách

mạng, những khuyết điểm của cán bộ đảng viên về mặt tƣ tƣởng, đạo

21

đức, lối sống, từng bƣớc sửa chữa, khắc phục sai lầm khuyết điểm, nâng

cao uy tín của Đảng trong công nhân.

Để tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công nhân, các tổ

chức cơ sở của Đảng, các cán bộ, đảng viên cần thƣờng xuyên rèn luyện,

giáo dục, bồi dƣỡng nâng cao lập trƣờng quan điểm, ý thức tổ chức kỷ

luật, xây dựng đội ngũ cán bộ và đảng viên thật sự gƣơng mẫu, chí công,

vô tƣ, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, không để cho các thế lực

thù địch bôi nhọ, chia rẽ đoàn kết.

Nhƣ vậy, cả về mặt lý luận và thực tiễn, tình hình xây dựng giai

cấp công nhân Việt Nam và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh

Bình Dƣơng đặt ra yêu cầu cấp bách là cần phải xây dựng đội ngũ công

nhân Bình Dƣơng phát triển mạnh mẽ, vững chắc.

22

CHƢƠNG II.

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN

TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG 5 NĂM (2003- 2008)

VÀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH

I. Thực trạng đội ngũ công nhân, lao động tỉnh Bình Dƣơng

1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương

Trong 5 năm 2003 – 2008, các thành phần kinh tế trên địa bàn

Bình Dƣơng phát triển nhanh, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh (vốn trong nƣớc), doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI)

đặc biệt là ngành may,giày,đồ gỗ, điện tử... Một số doanh nghiệp nhà

nƣớc nhƣ các công ty cao su, xây dựng, giao thông trên địa bàn tỉnh

đƣợc phát triển và mở rộng (với quy mô lớn) đã làm cho đội ngũ công

nhân tăng đáng kể. Hiện tại Bình Dƣơng đƣợc đánh giá là một trong 10

tỉnh, thành phố có số lƣợng công nhân đông nhất và tốc độ tăng nhanh

nhất cả nƣớc, chỉ xếp sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.7

7. Năm 2007, có 12 tỉnh, thành phố có trên 100 ngàn công nhân (bao gồm cả

công nhân nhập cƣ) trong doanh nghiệp là:

– Khu vực phía Bắc Việt Nam: Hà Nội (gồm cả Hà Tây) (1.032 ngàn), Hải

Phòng (264 ngàn), Quảng Ninh (170 ngàn), Hải Dƣơng (120 ngàn), Thanh

Hóa (105 ngàn), Nam Định (104 ngàn).

– Khu vực miền Trung Việt Nam: Đà Nẵng (144 ngàn), Bình Định (102

ngàn).

– Khu vực phía Nam Việt Nam: thành phố Hồ Chí Minh (1.665 ngàn), Bình

Dƣơng (610 ngàn), Đồng Nai (469 ngàn), Long An (105 ngàn).

(Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2008. NXB. Thống kê

2009, Tr.135, 136)

23

Bảng 1. Dân số, lực lƣợng lao động và công nhân trong các doanh

nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng năm 2007

Đơn vị tính 2002 2007

Tốc độ

2002-

2007

Dân số ngƣời 1.075.457

Lực lƣợng lao động ngƣời 675.300

Số doanh nghiệp doanh

nghiệp

1.704 4.383 257%

LĐ trong các doanh

nghiệp

ngƣời 256.986 610.209 237%

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2008)

Căn cứ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dƣơng năm 2008 thì dân số

và lực lƣợng lao động năm 2007 của Bình Dƣơng chƣa bao gồm lao

động nhập cƣ. Nhƣng con số 610.209 công nhân (bảng 1) trong các

doanh nghiệp đã bao gồm cả công nhân nhập cƣ.

Theo số liệu thống kê, cuối năm 2002 trên địa bàn tỉnh Bình

Dƣơng có 2.422 doanh nghiệp các loại, với 256 ngàn công nhân, đến

tháng 6/2006 tăng lên 5.024 doanh nghiệp, với 440 ngàn công nhân, tăng

hơn so với năm 2002 gần 200 ngàn công nhân. Đến cuối năm 2008, tại

Bình Dƣơng có 584.341 công nhân, lao động đang làm việc tại 8.580

doanh nghiệp, thuộc các thành phần kinh tế, do địa phƣơng quản lý. Nếu

tính cả 14 doanh nghiệp Trung ƣơng đóng trên địa bàn với khoảng 25

ngàn công nhân, lao động thì tổng số trên 610 ngàn công nhân (bảng

thống kê 1). Đến tháng 6/2009 toàn tỉnh có trên 657 ngàn công nhân, lao

động, trong đó nữ chiếm 65%; công nhân ngoại tỉnh (nhập cƣ) ƣớc tính

70% .8

Theo số liệu báo cáo của Liên đoàn Lao động Bình Dƣơng, công

nhân nhập cƣ chiếm hơn 70% tổng số công nhân trong các doanh nghiệp

8Nguồn: www.btv.org.vn (TheoTTXVN). Theo báo cáo của MTTQ tỉnh

năm 2009 thì có 510 ngàn công nhân, chƣa kể khoảng 21 ngàn Công nhân thuộc 14

DNNN Trung ƣơng đóng trên địa bàn.

24

trên địa bàn tỉnh. Nhƣ vậy, có thể ƣớc tính, số công nhân là ngƣời địa

phƣơng trong các doanh nghiệp đầu năm 2008 của Bình Dƣơng là

khoảng 184.000 ngƣời; số công nhân nhập cƣ vào khoảng 426.000

ngƣời.

Với xu thế đó tỷ trọng lao động trong nông nghiệp tỉnh Bình

Dƣơng giảm dần và lực lƣợng lao động trong công nghiệp và dịch vụ

tăng nhanh.

Số lƣợng công nhân giảm ở khu vực kinh tế tập thể và tăng chậm ở

khối doanh nghiệp nhà nƣớc. Tổng số công nhân khu vực này có xu

hƣớng giảm về tỷ lệ và số lƣợng so với tổng số công nhân toàn tỉnh. Số

lƣợng công nhân ở khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc (doanh nghiệp tƣ

nhân, công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

...) có tốc độ tăng nhanh hơn. Tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp

thuộc huyện: Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát và thị xã Thủ Dầu

Một 9.

Công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

chiếm hơn 50% lực lƣợng công nhân toàn tỉnh và có xu hƣớng tăng

nhanh (năm 2006: chiếm 57,89%; năm 2007: chiếm 58,9; hơn một nửa

trong số đó thuộc các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

(năm 2006: là 52,95%; năm 2007: là 54,66%).

Theo dự tính, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn

tỉnh hiện nay là 35.000 – 40.000 ngƣời/năm. Nhƣ vậy, tính đến cuối năm

2009 số lƣợng công nhân trên địa bàn tỉnh vào khoảng gần 700 ngàn

ngƣời.

9. Đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 27 khu công nghiệp, trong đó 23 khu đã đi

vào hoạt động, tập trung chủ yếu ở các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên,

thị xã Thủ Dầu Một. Các khu công nghiệp thu hút trên 8.000 dự án đầu tƣ trong và

ngoài nƣớc với trên 43.000 tỷ đồng và trên 10 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tƣ.

25

Bảng 2. Cơ cấu công nhân trong các loại hình doanh nghiệp ở tỉnh Bình

Dƣơng 2006 – 2007

Đơn vị: ngƣời

Năm

Loại hình

doanh nghiệp

2006 2007

Số lƣợng Tỷ lệ

% Số lƣợng

Tỷ lệ %

Tổng số công nhân 526.576 100 610.209 100

Doanh nghiệp Nhà nƣớc

Trực thuộc Trung ƣơng 20.938 3,98 21.588 3,54

Trực thuộc Địa phƣơng 17.796 3,38 18.109 2,97

Tổng cộng 38.734 7,36 39.697 6,51

Doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc

Tập thể 4.021 0,76 3.616 0,59

Tƣ nhân 146.311 27,79 161.633 26,5

Công ty cổ phần có vốn Nhà

nƣớc 2.716 0,52 3.693 0,61

Cty cổ phần không có vốn

NN 29.974 5,69 41.855 6,86

Tổng cộng 183.022 34,76 210.919 34,57

Doanh nghiệp FDI

100% vốn nƣớc ngoài 278.841 52,95 333.523 54,66

Liên doanh với nƣớc ngoài 25.979 4,93 26.070 4,27

Tổng cộng 304.820 57,89 359.593 58,93

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2008)

2. Thực trạng trình độ chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ công

nhân Bình Dương

Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dƣơng đã có hƣớng đầu tƣ

mạnh cho hệ thống giáo dục, đào tạo. Đến cuối năm 2008, trên địa bàn

tỉnh có 4 trƣờng đại học và phân hiệu đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh;

41 cơ sở đào tạo nghề đã đáp ứng một phần nhu cầu học tập, nâng cao

26

tay nghề của ngƣời dân địa phƣơng. Hàng năm lực lƣợng lao động tốt

nghiệp đại học cao đẳng và trƣờng nghề rất lớn, bổ sung đáng kể vào đội

ngũ công nhân của tỉnh, góp phần tăng tỷ trọng công nhân đƣợc đào tạo

có trình độ chuyên môn, tay nghề.

Tuy nhiên, hệ thống trƣờng dạy nghề hiện vẫn còn chƣa đáp ứng

yêu cầu, lại cách xa các khu tập trung đông công nhân; mặt khác, đặc

điểm ngành nghề sản xuất của các doanh nghiệp, phần lớn công nhân

phải làm việc theo ca hoặc làm thêm giờ nên thời gian sắp xếp cho việc

học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề của công nhân còn bị hạn

chế nhiều.

Theo thống kê của Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội tỉnh Bình

Dƣơng, trình độ công nhân trong tỉnh hiện có cơ cấu nhƣ sau: Đại học:

5%; Trung cấp và công nhân kỹ thuật: 13%; lao động đƣợc doanh nghiệp

đào tạo nghề: gần 70%; số còn lại là lao động theo thời vụ, không qua

đào tạo nghề. Nhƣ vây, tổng số lao động qua đào tạo nghề trƣớc khi vào

làm việc ở doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 18%. Số công nhân lao động còn lại,

hơn 70% doanh nghiệp phải tự đào tạo.để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh

doanh.

Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ đào tạo để công nhân nắm bắt đƣợc

công việc cụ thể theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, nếu có sự chuyển

đổi công việc khác, công nhân phải đƣợc đào tạo lại từ đầu. Đây là sự

lãng phí rất lớn trong công tác đào tạo nghề và cũng là một trở ngại của

công nhân trong việc đƣợc hƣởng các chế độ chính sách dành cho ngƣời

đã qua đào tạo nghề.

Theo báo cáo của Công đoàn các khu công nghiệp Bình Dƣơng,

với lực lƣợng lao động tại các khu công nghiệp trong toàn tỉnh tỷ lệ chƣa

qua đào tạo chiếm 64,5%, đồng thời số đã đƣợc đào tạo nghề 32,5%,

nhƣng số lao động chƣa có bằng cấp, chứng chỉ nghề... còn cao. Tỷ lệ

còn lại là trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp. Điều đó cho thấy chất

lƣợng lao động công nghiệp của tỉnh còn thấp. Tuy nhiên, thực tế các

trƣờng và cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và trang thiết bị hiện có khó có thể

tăng tỷ lệ công nhân đào tạo theo yêu cầu đƣợc. Hơn nữa, số lao động

gia nhập đội ngũ công nhân tại Bình Dƣơng cũng gia tăng. Lực lƣợng lao

động này bao gồm: Lao động tại địa phƣơng và lao động nhập cƣ phần

27

lớn chƣa qua đào tạo. Nếu ƣớc tính số lao động cần có để đáp ứng cho

nhu cầu phát triển công nghiệp – dịch vụ và thay thế lao động chuyển đi

nơi khác bình quân là 35.000 - 40.000 ngƣời với 60% đƣợc đào tạo (theo

chỉ tiêu đề ra) thì số đƣợc đào tạo tối thiểu phải đạt trên 20 ngàn

ngƣời/năm.

Kết quả điều tra cho thấy, có sự phân hóa đáng kể về trình độ học

vấn trong đội ngũ công nhân, lao động. Cụ thể là, trong số những công

nhân đƣợc hỏi, chỉ có 44,6% công nhân lao động đã tốt nghiệp PTTH,

17% tốt nghiệp THCS, 29% tốt nghiệp tiểu học và 4,4% chƣa tốt nghiệp

THCS.

Tỷ lệ công nhân đƣợc đào tạo nghề tại doanh nghiệp chiếm 53,2%;

công nhân có trình độ trung học chuyên nghiệp là 10,9%; công nhân kỹ

thuật là 7,4%; công nhân chƣa qua đào tạo nghề là 8,5% và công nhân có

trình độ cao đẳng, đại học là 6,3%. Nếu phân theo giới tính thì trình độ

chuyên môn, tay nghề không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ công nhân

đƣợc đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cũng nhƣ số công nhân chƣa đƣợc

đào tạo nghề. Tuy nhiên, tỷ lệ công nhân kỹ thuật ở nam giới cao hơn

hẳn so với nữ giới (12,9% ở nam so với 2,8% ở nữ).

Thực trạng trên cho thấy, số lƣợng công nhân có trình độ tay nghề

cao còn ít, chƣa đáp ứng nhu cầu lao động cho sự phát triển công nghiệp

của tỉnh, đặc biệt công nhân có chuyên môn kỹ thuật cao cho các khu

công nghiệp, khu công nghệ cao và các cụm sản xuất công nghiệp của

tỉnh.

Theo cơ cấu trình độ trên thì lực lƣợng lao động công nghiệp chƣa

đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện tại. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành

trong tỉnh cần phải cùng với các doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề

cho công nhân.

28

Bảng 3. Trình độ chuyên môn, tay nghề

của công nhân trong các doanh nghiệp Bình Dƣơng

Trình độ chuyên môn, tay

nghề

Tổng

số

DN nhà

nƣớc

Cty

TNHH

DN

CP FDI

Không trả lời 13,7% 5,3% 12% 11,3% 15,3

%

Chƣa qua đào tạo nghề 8,5% 7% 1,7% 10,9

%

Đào tạo nghề tại DN 53,2% 89,5% 57,8% 35,5% 53,7

%

TH chuyên nghiệp 10,9% 12,4% 18,5% 9,1%

Công nhân kỹ thuật 7,4% 5,2% 4,7% 15,3% 6,9%

Cao đẳng, đại học 6,3% 6,1% 17,7% 4,3%

Tổng số 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Bình Dương năm 2009)

Xét theo loại hình doanh nghiệp, số công nhân lao động đƣợc đào

tạo nghề tại doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm tỷ lệ cao nhất 89,5%; công ty

TNHH là 57,8%; doanh nghiệp FDI là 53,7% và công ty cổ phần là

35,5%. Trong công ty cổ phần, công nhân có trình độ cao đẳng, đại học

là 17,7% cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác; (Cty TNHH là

6,1%; doanh nghiệp FDI là 4,3%).

Thực tế cho thấy, việc đầu tƣ kinh phí nâng cao trình độ chuyên

môn, tay nghề cho CNLĐ chủ yếu tại các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Ở các

doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, chỉ một số ít cán bộ có thể học tập vƣơn

lên, còn lại đa số CNLĐ trực tiếp sản xuất không có điều kiện về thời

gian, kinh phí để học thêm. Thực trạng này nếu không có giải pháp thiết

thực, nhiều năm tới, đội ngũ CNLĐ trực tiếp sản xuất ở các doanh

nghiệp ngoài nhà nƣớc sẽ bị tụt hậu xa về trình độ, nhận thức và nghề

nghiệp so với yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc.

29

Bảng 4. Trình độ chuyên môn, tay nghề của CN phân theo độ tuổi

Trình độ

chuyên môn, tay

nghề

Tổng

số

Dƣới

20

Từ

20 -29

Từ

30 -39

Từ

40-50

Trên

50

Không trả lời 13,7% 12,5% 11% 14,9% 25,5% 29,2%

Chƣa qua đào tạo

nghề 8,5% 18,8% 8,4% 9,3% 5,1% 8,3%

Đạo tạo nghề tại

DN 53,2% 56,2% 56,5% 47% 55,1% 33,3%

TH chuyên

nghiệp 10,9% 12,5% 11,9% 11% 5,1% 4,2%

Công nhân kỹ

thuật 7,4% 6,7% 9,3% 2,6% 20,8%

Cao đẳng, đại

học 6,3% 5,5% 8,4% 6,4% 4,2%

Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Bình Dương năm 2009)

Xét theo độ tuổi, công nhân lao động ở độ tuổi càng cao, trình độ

chuyên môn, tay nghề càng cao. Ví dụ: Công nhân kỹ thuật ở độ tuổi

trên 50 là 20,8%; từ 30 – 39 tuổi là 9,3%; độ tuổi từ 20 – 29 là 6,7%.

Tuy nhiên, công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở nhóm tuổi từ 30 -

39 cao hơn các độ tuổi khác (chiếm 8,4%); từ 40 – 49 tuổi là 6,4% và

trên 50 tuổi là 4,2%; ngƣợc lại số chƣa qua đào tạo nghề hoặc có trình độ

đào tạo thấp tập trung độ tuổi dƣới 20, chiếm 18,8%; ở độ tuổi từ 20 –

29 chiếm 8,4%; thấp nhất là nhóm tuổi từ 40 – 50 chiếm 5,1%.

Bộ phận công nhân lao động trẻ chƣa đƣợc qua đào tạo nghề tại

các trƣờng lớp, cơ sở đào tạo nghề, phần lớn là những lao động nông

thôn và học sinh mới tốt nghiệp phổ thông đƣợc các doanh nghiệp tuyển

dụng vào làm các công việc mang tính giản đơn, thời vụ… Vì vậy, để

xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân trong những năm tới, cần tăng

cƣờng đầu tƣ cho công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao trình

30

độ học vấn, trình độ chuyên môn, tay nghề cho công nhân lao động, giáo

dục hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông trƣớc khi vào làm việc tại các

doanh nghiệp, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

3. Thực trạng về việc làm và điều kiện lao động của công nhân

Bình Dương

Về việc làm: Theo kết quả khảo sát, tình hình việc làm tại các

doanh nghiệp ở Bình Dƣơng những năm qua cơ bản ổn định, công nhân

lao động có việc làm, có thời gian làm thêm để tăng thu nhập. Mặc dù do

ảnh hƣởng kinh tế thời điểm cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nhƣng các

doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, chia sẻ, tìm kiếm nguồn hàng để

duy trì sản xuất. Ngoài một bộ phận công nhân lao động ngoại tỉnh về

nghỉ tết và chuyển sang làm việc ở các khu công nghiệp phía Bắc và các

địa phƣơng khác, số còn lại tuy thu nhập có giảm so với trƣớc nhƣng vẫn

có việc làm thƣờng xuyên.

Bảng 5. Tình hình việc làm của công nhân lao động phân theo

trình độ chuyên môn, tay nghề

Việc làm Không

trả lời

Chƣa

qua

đào

tạo

nghề

Đào

tạo

nghề

tại DN

TH

chuyê

n

nghiệp

Công

nhân

kỹ

thuật

Cao

đẳng,

đại

học

Không trả lời 7,3% 2,4% 1,5% 0,9% 1,4% 4,8%

Ổn định 88,3% 85,9% 92,6% 90,8% 90,4% 92%

Không ổn định 4,4% 11,8% 5,1% 6,4% 8,2% 3,2%

Thƣờng xuyên thiếu VL 0,8% 1,8%

Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Bình Dương năm 2009)

Kết quả điều tra cho thấy có trên 88% công nhân trả lời có việc

làm ổn định. Công nhân chƣa qua đào tạo nghề có tỷ lệ việc làm kém ổn

định hơn so với công nhân ở các trình độ khác. Điều này cũng dễ hiểu

bởi vì công nhân lao động có trình độ thấp mới vào làm việc thƣờng có

31

hợp đồng ngắn hạn, họ không có nhiều lựa chọn chỗ làm việc ở các

doanh nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định.

Cũng theo kết quả điều tra, tình trạng thay đổi chỗ làm việc của

đội ngũ công nhân lao động Tỉnh Bình Dƣơng, trong số ngƣời trả lời thì:

có 68,5% công nhân lao động chƣa thay đổi chỗ làm việc lần nào. Cá

biệt có ngƣời đã thay đổi từ 1 đến 8 nơi làm việc trong 5 năm qua, nhƣng

chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể: có 14,1% số công nhân thay đổi chỗ làm việc 1

lần; có 13,1% công nhân thay đổi 2 lần; 3,1% công nhân thay đổi 3 lần;

từ 4 lần trở lên là 1%. Xét theo giới tính thì công nhân nam ít thay đổi,

chuyển chỗ làm việc hơn công nhân nữ.

Bảng 6: Tỷ lệ công nhân thay đổi chỗ làm việc trong 5 năm qua

phân theo loại hình doanh nghiệp

Thay đổi chỗ

làm Tổng số

DN nhà

nƣớc

Cty

TNHH DN CP FDI

Chƣa thay đổi 68,5% 100% 74% 79% 62,9%

1 lần 14,1% 15,9% 6,5% 15,4%

2 lần 13,1% 8,1% 12,9% 15,9%

3 lần 3,1% 0,8% 1,6% 4,5%

4 lần 0,5% 0,4% 0,7%

Trên 4 lần 0,5% 0,8% 0,6%

Tổng số 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Bình Dương năm 2009)

Phân theo loại hình doanh nghiệp, 100% công nhân lao động trong

doanh nghiệp nhà nƣớc; 79% công nhân công ty cổ phần, 74% công ty

TNHH và 62,9% công nhân trong doanh nghiệp FDI không thay đổi chỗ

làm việc lần nào. Điều đó cho thấy tính ổn định lao động tại các doanh

nghiệp tƣơng đối cao, nhất là tại doanh nghiệp nhà nƣớc và cổ phần hoá.

Chỉ có một số ít công nhân, lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc

32

ngoài và công ty TNHH thay đổi chỗ làm việc nhiều lần, thậm chí trên 4

lần trong 5 năm qua.

Công nhân có trình độ cao thƣờng có xu hƣớng ít thay đổi chỗ làm

việc hơn so với công nhân có trình độ lao động thấp. Tuy nhiên, do mức

lƣơng thấp công nhân có trình độ lao động phổ thông di chuyển nhiều

hơn, nhất là khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp thiếu

nhân lực, đang ráo riết tìm kiếm lao động loại này. Đáng lƣu ý là, hiện

nay xuất hiện một số công nhân trẻ, có trình độ có xu hƣớng “không

thích” làm việc gắn bó lâu dài tại một nơi, thực tế họ là những ngƣời mới

ra trƣờng chấp nhận đi làm lƣơng thấp để học hỏi kinh nghiệm và tìm

kiếm nơi làm mới hấp dẫn hơn. Qua đây cũng khuyến cáo các cơ sở đào

đạo cần rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, nhất là thực hành công việc cho

học viên giúp họ có thể làm việc tốt lúc ra trƣờng, doanh nghiệp không

phải đào tạo lại.

Công nhân lao động ở độ tuổi cao có xu hƣớng ổn định nơi làm

việc và ít thay đổi hơn so với công nhân trẻ, điều này hoàn toàn đúng

theo thực tế, vì việc thay đổi chỗ làm việc còn liên quan đến các chế độ,

chính sách và năm thâm niên cống hiến cho doanh nghiệp cũng nhƣ hoàn

cảnh gia đình. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có chính sách ƣu đãi để

“giữ chân” những công nhân lao động tay nghề bậc thợ cao.

Tình trạng thay đổi chỗ làm việc thƣờng diễn ra vào dịp nghỉ Tết

Nguyên đán, vì nhiều lý do (thuận tiện hơn, tiền lƣơng hấp dẫn, hoàn

cảnh gia đình, bạn bè lôi kéo...) mà công nhân đi đến quyết định thay đổi

nơi làm việc. Hậu quả là khi công nhân sang chỗ làm mới, tiền lƣơng có

thể cao hơn so với doanh nghiệp cũ (thậm chí chỉ cao hơn

50.000đ/ngƣời/tháng) nhƣng các chế độ hỗ trợ khác liên quan lại không

có, nên thu nhập bị giảm sút. Chƣa kể khi sang doanh nghiệp mới, công

nhân cần có thời gian thích nghi với công việc nên dẫn đến có khi thu

nhập giảm, năng suất lao động không cao, không đạt đƣợc chỉ tiêu sản

phẩm đƣợc giao.

Về điều kiện làm việc: Trong 5 năm qua, điều kiện làm việc của

công nhân lao động tại nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

của tỉnh Bình Dƣơng về cơ bản từng bƣớc đƣợc cải thiện hơn trƣớc. Khi

đƣợc hỏi về điều kiện làm việc ở một số đơn vị, số công nhân đánh giá

33

đạt mức độ tốt là 40,3%; mức độ khá là 31,4%; mức độ trung bình 2,5%

và chỉ có 1% đánh giá điều kiện làm việc kém. Trong đó công nhân

trong doanh nghiệp nhà nƣớc đánh giá điều kiện làm việc ở mức độ khá,

chiếm tỷ lệ 78,9%; công ty TNHH chiếm 62,9%; doanh nghiệp cổ phần

là 47,6% và doanh nghiệp FDI 28,2%. Trong khi đó, công nhân lao động

trong doanh nghiệp FDI đánh giá điều kiện làm việc kém là 1,7%.

Tuy nhiên theo đánh giá chung của cả tỉnh thì điều kiện làm việc,

điều kiện sống của công nhân nhìn chung chƣa bảo đảm, những hạn chế

về an toàn lao động, an toàn giao thông, an toàn - vệ sinh thực phẩm, tệ

nạn xã hội... đang hàng ngày, hàng giờ tác động trực tiếp, diễn ra khá

phổ biến đến cuộc sống của công nhân, lao động. Một trong những vấn

đề nổi cộm, bức xúc đối với công nhân trong tỉnh hiện nay là phải làm

việc trong điều kiện lao động không đƣợc đảm bảo an toàn, nhất là ở khu

vực doanh nghiệp tƣ nhân và một số ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ

gây tai nạn lao động cao nhƣ xây dựng, giao thông; và bệnh nghề nghiệp

nhƣ dệt may, chế biến thuỷ hải sản. Tình trạng công nhân phải lao động

thủ công, nặng nhọc, làm việc với máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, trong

môi trƣờng không bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động vẫn rất phổ biến ở

nhiều doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong ngành xây dựng, công nhân phải làm việc thủ công,

ngoài trời, môi trƣờng lao động có nhiều yếu tố độc hại, nặng nhọc, nguy

hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rủi ro, tai nạn lao động, nhất là tai nạn

lao động chết ngƣời luôn chiếm tỷ lệ cao. Trong doanh nghiệp nhỏ và

vừa chƣa bảo đảm tốt các biện pháp về an toàn- vệ sinh lao động do mặt

bằng sản xuất chật hẹp, sử dụng máy móc thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu;

khó khăn trong đầu tƣ cải thiện điều kiện làm việc…

34

Bảng 7: Đánh giá của công nhân về môi trƣờng làm việc,

an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Tổng số DN nhà

nƣớc

Cty

TNHH DN CP FDI

Không trả lời 2,4% 21,1% 0,4% 2,4% 2,7%

Tốt 46,9% 68,4% 62,4% 62,1% 36,4%

Khá 28,3% 5,3% 26,4% 27,4% 30%

Trung bình 20,2% 5,3% 10,9% 8,1% 27,2%

Kém 2,2% 3,7%

Tổng số 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Bình Dương năm 2009)

Trong điều kiện làm việc nhƣ vậy, có 79,1% công nhân đƣợc

doanh nghiệp cấp phát trang bị bảo hộ lao động đầy đủ; 15,2% công

nhân trả lời không đƣợc cấp đầy đủ hoặc không đƣợc trang cấp. Hiện

nay, tại các cơ sở sản xuất mang tính chất dây chuyền, đồng bộ, doanh

nghiệp rất chú trọng việc cấp phát phƣơng tiện bảo hộ lao động cho

ngƣời lao động, trong đó ở doanh nghiệp nhà nƣớc là 94,7%, trong

doanh nghiệp FDI tỷ lệ này chỉ có 72,5%; doanh nghiệp cổ phần hóa là

87,9% và công ty TNHH 89,1%.

Tuy nhiên, theo điều tra, chỉ có 82,5% công nhân thƣờng xuyên sử

dụng trang bị bảo hộ lao động cá nhân khi làm việc; 7,9% thỉnh thoảng

mới sử dụng khi cảm thấy cần thiết và 0,4% thì không sử dụng. Thực tế

này cho thấy, ý thức của ngƣời lao động trong việc bảo vệ sức khoẻ của

chính mình còn chƣa cao, đòi hỏi công đoàn cơ sở và lãnh đạo doanh

nghiệp phải hết sức chú trọng tập huấn, giáo dục ngƣời lao động sử dụng

trang bị bảo hộ lao động và các biện pháp thực hiện an toàn, vệ sinh

trong lao động.

35

4. Thực trạng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ở tỉnh

Bình Dương

Mục tiêu nhiều doanh nghiệp hiện nay đang hƣớng đến là cải thiện

quan hệ lao động trong doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất

lƣợng sản phẩm và đời sống vật chất của công nhân lao động. Muốn làm

đƣợc điều này trƣớc hết doanh nghiệp phải tạo đƣợc môi trƣờng làm việc

ổn định và an toàn, thông qua việc thể hiện hợp đồng lao động và những

thỏa thuận trong thỏa ƣớc lao động tập thể.

Về hợp đồng lao động

Kết quả điều tra cho thấy, công nhân lao động đƣợc doanh nghiệp

ký HĐLĐ từ 1 – 3 năm (chiếm tỷ lệ 51,1%); tiếp đến hợp đồng không

xác định thời hạn là 41,4%; loại thời vụ dƣới 1 năm là 4,5%, hợp đồng

bằng miệng là 1,5% và không trả lời 1,5%. Theo giới tính, tỷ lệ đƣợc ký

hợp đồng từ 1 – 3 năm của nam giới cao hơn nữ giới (54,1% và 48,6%),

ngƣợc lại hợp đồng không xác định thời hạn nam giới chỉ có 37,3% và

nữ giới là 45,2%.

Xét theo loại hình doanh nghiệp, tỷ lệ công nhân đƣợc ký hợp

đồng không xác định thời hạn chủ yếu là doanh nghiệp nhà nƣớc và

doanh nghiệp cổ phần hóa. Cụ thể, trong doanh nghiệp cổ phần tỷ lệ

công nhân đƣợc ký HĐLĐ không xác định thời hạn là 60,5%; doanh

nghiệp nhà nƣớc là 47,4%. Điều đáng chú ý là vẫn còn loại hợp đồng

miệng ở doanh nghiệp tƣ nhân (1,9%) và doanh nghiệp FDI (1,5%).

Nhiều công nhân bị doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng lao động

không xác định thời hạn, thay bằng ký hợp đồng lao động có thời hạn,

hoặc thời vụ với cả những công nhân làm những công việc ổn định lâu

dài, đã làm việc nhiều năm và cao tuổi. Theo khảo sát số công nhân đƣợc

ký hợp đồng từ 1 - 3 năm ở độ tuổi trên 50 chiếm 62,5%; hợp đồng thời

vụ, ngắn hạn là 8,3%. Đây là một trong những vi phạm phổ biến của

nhiều doanh nghiệp về ký kết hợp đồng lao động ở Bình Dƣơng, một số

doanh nghiệp FDI có chủ trƣơng chỉ ký hợp đồng có thời hạn (!)

Nhiều lao động trong ngành xây dựng không đƣợc ký hợp đồng

lao động. Doanh nghiệp thƣờng thuê lao động làm việc theo công trình,

36

trả lƣơng ngày hoặc tuần, không đƣợc hƣởng quyền lợi theo quy định

của pháp luật lao động nhƣ BHXH,BHYT.v.v...

Về xây dựng và ký thỏa ước lao động tập thể

Xây dựng và ký thỏa ƣớc lao động tập thể sẽ là cơ sở giải quyết

mọi vấn đề về quan hệ lao động thông qua đối thoại, đàm phán, thƣơng

lƣợng… để ngƣời lao động (thông qua công đoàn cơ sở) và chủ doanh

nghiệp thỏa thuận và đi đến thống nhất về việc làm, tiền lƣơng, tiền

thƣởng, điều kiện lao động, các chế độ chính sách có lợi hơn đối với

ngƣời lao động theo quy định của pháp luật. Thoả ƣớc lao động tập thể

tạo cơ chế giải quyết kịp thời mọi vấn đề khó khăn, bức xúc, những đòi

hỏi chính đáng về lợi ích phát sinh, tránh mâu thuẫn, tranh chấp lao động

xảy ra và để có đƣợc quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong

doanh nghiệp.

Trên thực tế, ở những doanh nghiệp đã có công đoàn cơ sở thì tỷ lệ

ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể tƣơng đối cao. Qua khảo sát công nhân,

lao động về nội dung này cho thấy: Có 63,9% doanh nghiệp đã ký

TƢLĐTT, trong đó doanh nghiệp nhà nƣớc đạt tỷ lệ 84,2% cao hơn các

doanh nghiệp loại khác, thấp nhất là doanh nghiệp FDI chỉ đạt 52,3%. Số

doanh nghiệp chƣa có thỏa ƣớc lao động tập thể là 12,5%; số công nhân

không biết có thỏa ƣớc hay không là 9,7% và số ngƣời không trả lời là

13,9% (hai tỷ lệ này tại doanh nghiệp FDI chiếm 29,1%). Cũng nội dung

này cán bộ doanh nghiệp cho rằng: Có 73,8% doanh nghiệp đã ký

TƢLĐTT; 23,8% chƣa ký. Còn ý kiến cán bộ công đoàn: có 74,7%

doanh nghiệp đã ký; 12,4% chƣa ký và đang tiến hành đàm pháp thƣơng

lƣợng để ký kết là 9,4%.

Xây dựng - thƣơng lƣợng - ký kết - tổ chức triển khai thực hiện tốt

TƢLĐTT không ngừng góp phần thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa,

ổn định, làm thay đổi cơ chế quản lý lao động tại doanh nghiệp, mà còn

có tác dụng khuyến khích, phát huy dân chủ của công nhân và các bên

đƣợc tôn trọng, do đó quyền lợi của tập thể công nhân cũng nhƣ lợi ích

của doanh nghiệp đƣợc bảo đảm, hạn chế đƣợc tranh chấp lao động, đình

công đáng tiếc xẩy ra. Việc đẩy mạnh thƣơng lƣợng tập thể và xây dựng

thỏa ƣớc lao động tập thể là biện pháp cần thiết nhất để giải quyết các

37

vấn đề về lao động và thể chế hóa quan hệ hợp tác giữa ngƣời sử dụng

lao động và ngƣời lao động tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy: hầu hết việc ký kết thoả ƣớc

chỉ mang tính hình thức, đối phó, chiếu lệ. Các nội dung chỉ là sự sao

chép các văn bản luật, không đƣợc thƣơng lƣợng, thoả thuận cao hơn

luật, có lợi hơn cho tập thể công nhân lao động. Thậm chí có doanh

nghiệp dựa vào TƢLĐTT để khống chế xây dựng thang bảng lƣơng, chế

độ nâng bậc lƣơng, định mức lao động và các thỏa thuận nặng về nghĩa

vụ đối với ngƣời lao động hoặc nằm ngoài quan hệ lao động.

Trên thực tế các doanh nghiệp đã trợ cấp thêm nhiều khoản để bảo

đảm cuộc sống tối thiểu và cân bằng thu nhập cho công nhân tƣơng

đƣơng với mặt bằng các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong vùng.

Nhƣng những điều khoản này không đƣợc thỏa thuận và ghi vào thỏa

ƣớc lao động tập thể, khi cần, hoặc lúc sản xuất gặp khó khăn chủ doanh

nghiệp vẫn có thể cắt bỏ, chủ doanh nghiệp coi đây là tiền của mình và

nhƣ là một hình thức ban ơn lấy lòng ngƣời lao động, tự quyền tăng

giảm khi muốn. Đây là điểm đáng chú ý trong quá trình xây dựng,

thƣơng lƣợng, ký kết thoả ƣớc lao động tập thể công đoàn cơ sở cần chú

ý quan tâm, từng bƣớc đƣa vào thỏa ƣớc để khẳng định quyền lợi hàng

ngày cho công nhân.

Việc các doanh nghiệp chƣa ký kết TƢLĐTT là do ngƣời sử dụng

lao động và CĐCS chƣa thấy hết chức năng và quyền hạn, trách nhiệm

của mình trong thƣơng lƣợng và ký kết TƢLĐTT. Năng lực, kỹ năng

đàm phán thƣơng lƣợng tiến tới ký kết đƣợc một thỏa ƣớc chất lƣợng

cao, có lợi cho công nhân của cán bộ CĐCS còn hạn chế. Cả hai bên

chƣa thực sự thấy đƣợc sự cần thiết và tác dụng của thỏa ƣớc, nên trên

thực tế, ở nhiều nơi, cả hai bên đều chƣa chủ động đề xuất vấn đề này.

Chính vì chƣa có thỏa ƣớc, hay thỏa ƣớc có nội dung chƣa tốt, đã tác

động trực tiếp, là rào cản lớn ảnh hƣởng đến việc bảo vệ quyền lợi công

nhân, cũng nhƣ trong thƣơng lƣợng và giải quyết tranh chấp lao động tại

mỗi doanh nghiệp.

Trên thực tế, do cƣờng độ, thời gian làm việc cao, thu nhập vẫn

thấp, cùng với biến động của giá cả sinh hoạt, đã tạo không ít bức xúc

cho công nhân, lao động. Công đoàn các cấp, các ban, ngành chức năng

38

chƣa phối hợp với doanh nghiệp giải quyết kịp thời những đòi hỏi chính

đáng, những bức xúc phát sinh trong quá trình lao động sản xuất, nhất là

hiện tƣợng các doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật về trả tiền công, tiền

lƣơng, thời gian làm việc và nghỉ ngơi của công nhân. Vì thế, trong năm

2008 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 204 vụ đình công, tranh chấp lao động

tập thể với 122.059 lƣợt công nhân tham gia, tăng 54 vụ và 30 ngàn lƣợt

công nhân so với năm 2007. Đây là một trong những nội dung trọng tâm

trong thời gian tới mà Chính quyền và Công đoàn tỉnh Bình Dƣơng cần

phải thật sự quan tâm, có giải pháp khắc phục nhằm ổn định quan hệ lao

động, góp phần ổn định trật tự xã hội và đời sống đội ngũ công nhân và

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Thực trạng việc thực hiện chính sách xã hội đối với đội ngũ

công nhân, lao động Bình Dương.

Thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo

hiểm thân thể, bảo hiểm thất nghiệp...là doanh nghiệp đã thực hiện tốt

vấn đề xã hội đối với tập thể công nhân, lao động, đảm bảo cho họ an

toàn về sức khoẻ, tính mạng và quyền lợi về vật chất lúc làm việc đến

tuổi nghỉ hƣu. Các doanh nghiệp ở Bình Dƣơng đã phối hợp tích cực với

các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác này. Theo thống kê các

doanh nghiệp có 89,2% số công nhân đủ điều kiện đã đóng bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế. Qua điều tra (các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở)

thì tỷ lệ này đạt cao hơn với 93,9% công nhân đƣợc tham gia bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế và 26,3% bảo hiểm thân thể.

Ở các loại hình doanh nghiệp, tỷ lệ công nhân đóng bảo hiểm xã

hội và bảo hiểm y tế cũng không đồng đều: Doanh nghiệp nhà nƣớc và

doanh nghiệp cổ phần hóa đạt trên 95%; doanh nghiệp FDI, công ty

TNHH đạt trên 90%; các công ty tƣ nhân, hợp tác xã, các doanh nghiệp

mang nặng tính thời vụ nhƣ chế biến thuỷ sản, mía đƣờng chỉ đạt trên

70%, thậm chí có đơn vị chỉ đạt khoảng 40%.

Nếu tính riêng việc đóng bảo hiểm thân thể cho công nhân còn ở

mức độ thấp, mặc dù đƣợc khuyến cáo và tạo điều kiện của các cơ quan

quản lý nhà nƣớc nhƣng các doanh nghiệp không mặn mà với khoản

đóng góp này. Họ cho rằng không nên tốn một khoản tiền không đáng

có, “năm thì mƣời hoạ” mới có vụ việc xẩy ra. Vì thế nên tỷ lệ đóng bảo

39

hiểm thân thể cho công nhân chủ yếu tập trung ở một số công ty giao

thông, xây dựng nơi có nguy cơ tại nạn cao xẩy ra. Trên thực tế công

nhân đi làm việc xa nơi ở, hàng ngày phải đối mặt với nhiều hiểm hoạ tại

nạn giao thông, bão lụt nhƣng đã không đƣợc các doanh nghiệp quan

tâm. Ở nhiều doanh nghiệp khi đƣợc hỏi công nhân không hề biết bảo

hiểm thân thể, bảo hiểm tai nạn là gì.

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ công nhân đƣợc tham gia bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế là cao hơn so với thực tế, vì các doanh nghiệp đƣợc

điều tra cho thấy nơi đã thành lập công đoàn việc chấp hành chế độ

chính sách tƣơng đối tốt hơn các doanh nghiệp chƣa thành lập công

đoàn. Thậm chí một số doanh nghiệp yêu cầu công nhân trả lời theo chỉ

đạo của doanh nghiệp, hoặc khi chọn mẫu đã chọn các doanh nghiệp làm

ăn thuận lợi nên việc thực hiện các chính sách cho công nhân đầy đủ

hơn, xét trên tổng thể cũng là tƣơng đối. Một số doanh nghiệp nợ tồn

đọng tiền BHXH kéo dài thiệt hại đến quyền lợi của CNLĐ.

Ngoài ra đa số các đơn vị đã chấp hành tốt chính sách tiền lƣơng,

chấp hành triệt để quy định tiền lƣơng tối thiểu. Một số doanh nghiệp đã

xây dựng thang bảng lƣơng, đảm bảo chế độ nâng lƣơng định kỳ, chế độ

khuyến kích thu nhập cải thiện đời sống cho công nhân. (sẽ trình bày ở

phần sau)

Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho công nhân

Hiện nay, toàn tỉnh Bình Dƣơng có 4 trƣờng đại học, 8 trƣờng cao

đẳng, 7 trƣờng trung cấp trong đó có 1 trƣờng trung cấp nghề, 4 trƣờng

trung học chuyên nghiệp, 38 cơ sở và trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Ngoài ra tỉnh còn có 41 cơ sở dạy nghề, trong đó có 5 trƣờng Cao

đẳng nghề, 6 trƣờng trung cấp nghề, 1 trƣờng đào tạo kỹ thuật, 9 trung

tâm, cơ sở dạy nghề, 5 trung tâm giới thiệu việc làm thuộc sở hữu nhà

nƣớc và tƣ nhân.

Các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ởThị xã Thủ Dầu Một có 18

cơ sở, Thuận An 12 cơ sở, Dĩ An 7 cơ sở, còn lại mỗi huyện chỉ có một

cơ sở.

Trong năm năm 2003 - 2008, mạng lƣới cơ sở dạy nghề của tỉnh

đã phát triển theo quy hoạch, từng bƣớc khắc phục tình trạng mất cân đối

40

về phân bố giữa các vùng, các ngành; số lƣợng học sinh đƣợc đào tạo đã

tăng lên. Chỉ tính riêng trƣờng trung cấp nghề của tỉnh năm 2008 đã có

4.286 học sinh học nghề, 2.760 học sinh đã đƣợc cấp bằng tốt nghiệp.

Tuy nhiên, việc đào tạo nghề vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu của cả

doanh nghiệp và ngƣời lao động. Thiếu lao động có trình độ cao cho các

khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phục vụ cho xuất

khẩu lao động và chuyên gia.

Ngoài loại hình đào tạo truyền thống tại các trƣờng dạy nghề trong

hệ thống, tỉnh Bình Dƣơng đã tiếp tục phát triển các mô hình dạy nghề

năng động, linh hoạt, gắn đào tạo với sử dụng theo nhu cầu của thị

trƣờng lao động để đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh

tế – xã hội của tỉnh nhƣ dạy nghề tại doanh nghiệp, dạy nghề cho lao

động nông thôn, dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, dạy nghề cho

bộ đội xuất ngũ.

Hiện nay, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu

tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp tƣ nhân có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đều

chủ động tổ chức dạy nghề, bổ túc nghề, bồi dƣỡng kỹ năng nghề,

chuyển giao công nghệ cho ngƣời lao động theo yêu cầu của doanh

nghiệp. Lực lƣợng lao động qua đào tạo nhanh chóng tham gia, bổ sung

vào đội ngũ công nhân kỹ thuật, đóng góp quan trọng vào công cuộc

công nghiệp hoá, hiện đại hóa của tỉnh.

Nhìn chung, công nhân qua đào tạo nghề từng bƣớc đáp ứng yêu

cầu của thị trƣờng lao động, đã đảm nhận đƣợc một số vị trí quan trọng

trong các ngành sản xuất, kể cả các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, công

nghệ tiên tiến, phức tạp.

Tuy nhiên, về kỹ năng nghề, ý thức kỷ luật, tác phong công

nghiệp, sức khỏe và ngoại ngữ của ngƣời lao động còn hạn chế. Điểm

tồn tại nhất hiện nay trong công tác đào tạo nghề cho công nhân lao động

Bình Dƣơng là đào tạo nghề chƣa đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm.

Theo kết quả khảo sát của Đoàn ủy ban các Vấn đề xã hội làm của Quốc

hội 02/2009 về thực hiện pháp luật lao động và mất việc làm tại Bình

Dƣơng, những ngƣời mất việc đầu tiên rơi vào nhóm lao động phổ

thông, không có tay nghề, làm trong các doanh nghiệp dệt - may, da -

giày, gia công hàng xuất khẩu. Những nơi để xảy ra đình công nhiều,

41

đình công không đúng trình tự pháp luật cũng rơi vào nơi có lao động

phổ thông cao, thu nhập thấp, tăng ca nhiều. Trong khi lao động trong

tỉnh mất việc làm trong thời điểm kinh tế suy thoái, nhƣng lao động nƣớc

ngoài đến làm việc tại các khu công nghiệp Bình Dƣơng lại có chiều

hƣớng tăng. Tại KCN Bình Dƣơng, tính đến 12/ 2008, lao động nƣớc

ngoài (đến từ các nƣớc và vùng lãnh thổ nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc,

Đài Loan, trong đó có cả lao động phổ thông) làm việc tại đây là 3.357

ngƣời (tăng 11,14% so với 2007), gây nên sự thiếu cân đối về lao động.

Vì thế đòi hỏi việc giáo dục, đào tạo nghề cho công nhân cần có sự đổi

mới, giảm dần tỷ lệ công nhân chƣa qua đào tạo.

Từ đó rút ra một số tồn tại cần đƣợc khắc phục trong công tác đào

tạo nghề của tỉnh Bình Dƣơng là: Việc triển khai xây dựng các trƣờng

chất lƣợng cao, đạt trình độ tiên tiến của tỉnh còn chậm, chƣa đáp ứng

yêu cầu cung cấp đội ngũ công nhân chất lƣợng cao cho những ngành

sản xuất chủ lực. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chƣa sát với nhu cầu thị

trƣờng lao động. Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy nghề, đào tạo

công nhân còn nhiều hạn chế. Chất lƣợng dạy nghề chƣa đáp ứng nhu

cầu thực tế phát triển công nghiệp của tỉnh; chƣa chú trọng đúng mức tới

chất lƣợng đội ngũ giáo viên, giáo án, giáo trình và các trang thiết bị đào

tạo. Kinh phí đầu tƣ cho cơ sở vật chất đào tạo nghề, cho công nhân

chƣa thỏa đáng; chƣa huy động tốt khả năng tham gia, phối hợp của

doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, đào tạo lại cho công nhân. Thiếu

những cơ chế, chính sách đủ mạnh để phát triển hoạt động đào tạo lại

công nhân trong doanh nghiệp. Ngƣời lao động qua đào tạo nghề, kỹ

năng thực hành và khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ của

doanh nghiệp còn hạn chế. Mối quan hệ giữa các trƣờng đào tạo nghề và

doanh nghiệp còn lỏng lẻo (cả về trách nhiệm và quyền lợi), nên trên

thực tế các trƣờng vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” của mình

chứ chƣa thực sự đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp. Điều nền tảng

cốt lõi là tỷ lệ lao động đến tuổi trƣởng thành tốt nghiệp trung học phổ

thông cơ sở, phổ thông trung học (đối tƣợng đủ điều kiện để vào trƣờng

nghề và trung cấp, cao đẳng, đại học) còn thấp. Với chủ trƣơng tăng dần

lao động qua đào tạo nghề, xây dựng đội ngũ công nhân có chất lƣợng

cao, tăng tỷ lệ lao động tại chỗ của địa phƣơng, thì cần phải đầu tƣ cho

giáo dục phổ thông bằng ngân sách nhà nƣớc, nhanh chóng xây dựng đội

42

ngũ giáo viên phổ thông đạt chuẩn và phổ cập, để khắc phục tình trạng

trên

6. Thực trạng tiền lương và thu nhập của đội ngũ công nhân, lao

động tỉnh Bình Dương

Trong quá trình thực hiện chính sách tiền lƣơng, các doanh nghiệp

coi việc trả lƣơng đúng cho ngƣời lao động là thực hiện đầu tƣ cho phát

triển, góp phần ổn định đời sống vật chất của công nhân lao động. Nhờ

có sự kiểm tra, giám sát tích cực của các cơ quan chức năng, các doanh

nghiệp đã chú trọng và quan tâm hơn đến vấn đề này, thông qua việc xây

dựng định mức lao động, đơn giá tiền lƣơng và tiền lƣơng bình quân

thực tế thực hiện thông qua số lƣợng công nhân tại doanh nghiệp. Các

doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã từng bƣớc quan

tâm hơn tới vấn đề xây dựng và đăng ký thang bảng lƣơng; xây dựng

quy chế trả lƣơng, trả thƣởng. Trên cơ sở khung pháp lý, Nhà nƣớc đã

tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc chi trả lƣơng cho

ngƣời lao động dựa vào thành quả sản xuất kinh doanh, chi phí đầu vào

của sản phẩm, nhờ đó tiền lƣơng đƣợc thỏa thuận phù hợp giữa chủ

doanh nghiệp và công nhân.

Theo thống kê, tiền lƣơng bình quân hàng tháng của ngƣời lao

động ở các khu vực tại tỉnh Bình Dƣơng năm 2008 là: Hành chính sự

nghiệp là 1,5 triệu đồng; doanh nghiệp nhà nƣớc là 1,8 triệu đồng; doanh

nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 1,9 triệu đồng; doanh nghiệp tƣ nhân

là 1,4 triệu đồng. Nhìn chung thu nhập của công nhân, viên chức, lao

động tại Bình Dƣơng còn thấp, nhất là lao động phổ thông tại các doanh

nghiệp có mức thu nhập chỉ xấp xỉ 1 triệu đồng. Muốn đủ trang trải chi

phí cho sinh hoạt cá nhân và gia đình thì công nhân phải tranh thủ làm

thêm giờ, làm kinh tế phụ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.

Tuy nhiên số doanh nghiệp đăng ký xây dựng thang, bảng lƣơng

chƣa nhiều. Theo thống kê của Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

tỉnh tính đến nay, toàn tỉnh mới có 524/6.945 doanh nghiệp có xây dựng

và đăng ký thang, bảng lƣơng với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động.

Nhiều doanh nghiệp chƣa đăng ký thang, bảng lƣơng, chƣa có quy chế

trả lƣơng, trả thƣởng hoặc có đăng ký nhƣng thực hiện không đúng, tỷ lệ

43

này chiếm khoảng trên 60%. Nhiều đơn vị, xây dựng thang lƣơng nhiều

bậc, nhƣng mỗi bậc cách nhau chỉ 10 – 15 ngàn đồng.

Theo số liệu điều tra khảo sát, lƣơng cơ bản bình quân hàng tháng

của mỗi công nhân (không kể các khoản phụ cấp, trợ cấp), thực tế nhƣ

sau: Có 4,3% công nhân có mức thu nhập dƣới 700 ngàn đồng; 10,6% có

mức thu nhập từ 700 – 1 triệu đồng; 46,55% có mức thu nhập từ 1 – 1,5

triệu đồng; 9,4% có từ 1,5 – 2 triệu đồng; 7,4% có từ 2 – 2,5 triệu đồng;

chỉ có 3,6% công nhân có mức thu nhập trên 3 triệu đồng. Với mức thu

nhập này so với mức giá cả hiện nay thì đời sống của công nhân, nhất là

công nhân lao động nhập cƣ là thực sự khó khăn. Trong khi 6,2% lao

động nam có mức lƣơng trên 3 triệu đồng/tháng, thì chỉ có 1,5% là công

nhân nữ có mức lƣơng này; điều đáng nói là trên 50% công nhân nữ có

mức lƣơng từ 1-1,5 triệu đồng/tháng.

Nếu tính mức lƣơng cơ bản của mỗi công nhân, lao động theo loại

hình doanh nghiệp, mức thu nhập dƣới 700 ngàn đồng, ở công ty TNHH

chiếm 16,5% công nhân. Mức thu nhập từ 1 - 1,5 triệu đồng ở doanh

nghiệp FDI chiếm 58,7%; ở công ty TNHH chiếm 39,5%; ở doanh

nghiệp nhà nƣớc là 10,5% và ở doanh nghiệp cổ phần là 8,1%. Mức thu

nhập từ 2 – 2,5 triệu đồng, ở doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 31,6%; ở

doanh nghiệp cổ phần chiếm 15,3%; ở công ty TNHH chiếm 9,3% và ở

doanh nghiệp FDI là 3,7%.

Ngoài mức lƣơng cơ bản, theo báo cáo của LĐLĐ tỉnh Bình

Dƣơng, các doanh nghiệp tuỳ theo hiệu quả sản xuất kinh doanh đã trợ

cấp hỗ trợ tăng thêm thu nhập cho công nhân bình quân từ 200 – 300

ngàn đồng một tháng. Trong đó tiền đi lại từ 100 - 200 ngàn đồng; tiền

thuê phòng trọ (cho công nhân thuê nhà) từ 50 - 100 ngàn đồng; tiền ăn

giữa ca từ 4 - 10 ngàn đồng/ca; tiền thƣởng chuyên cần, tăng năng suất

từ 50 - 100 ngàn đồng. Cuối năm thƣởng bình quân mỗi công nhân 1

tháng lƣơng cơ bản theo hợp đồng (cho những công nhân đã làm việc đủ

12 tháng). ..

Theo kết quả điều tra, 74,4% công nhân đƣợc hỏi trả lời doanh

nghiệp có hỗ trợ bữa ăn giữa ca (4 - 10 ngàn đồng tuỳ từng doanh

nghiệp); 68,3% trả lời đƣợc hỗ trợ tiền chuyên cần; 33,5% trả lời đƣợc

trợ cấp đi lại; 32,9% đƣợc hỗ trợ tiền phụ cấp nhà trọ; 8,1% trả lời đƣợc

44

hỗ trợ tiền ăn sáng (3 - 5 ngàn đồng) và 18,6% trả lời đƣợc hỗ trợ các

khoản khác. Phổ biến các doanh nghiệp thƣờng hỗ trợ tiền ăn giữa ca,

tiền chuyên cần cho công nhân, còn các khoản khác không đáng kể và

tuỳ theo từng doanh nghiệp.

Tỷ lệ này giữa các loại hình doanh nghiệp cũng không giống nhau.

Đối với tiền ăn ca: các doanh nghiệp đầu tƣ trong nƣớc chiếm tỷ lệ cao

hơn, gần 100%; công ty TNHH 89,5%; doanh nghiệp cổ phần 74,2% và

doanh nghiệp FDI 67,1%. Đối với tiền chuyên cần: có 71,7% công ty

TNHH hỗ trợ; doanh nghiệp FDI 80,7%; doanh nghiệp nhà nƣớc đạt

21,1% và doanh nghiệp cổ phần chỉ có 8,9%. Đối với tiền đi lại (tại thời

điểm điều tra, giá xăng lên, kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp cũng hỗ

trợ một phần tiền đi lại): 47,4% công nhân trong doanh nghiệp nhà nƣớc

đƣợc hƣởng; công ty TNHH là 41,5%; doanh nghiệp FDI 34,4% và

doanh nghiệp cổ phần 10,5%. Đối với tiền hỗ trợ nhà trọ, trong tổng số

công nhân, lao động đƣợc khảo sát phải thuê nhà trọ, số công nhân trả

lời đƣợc hỗ trợ có tỷ lệ nhƣ sau: công ty TNHH 44,6%; doanh nghiệp

FDI 34,1% và doanh nghiệp cổ phần có 8,1%.

Một số doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dƣơng làm việc mang tính

chất công nghiệp nhƣng những năm vừa qua do ảnh hƣởng của suy thoái

kinh tế toàn cầu, sản phẩm làm ra tiêu thu chậm và không liên tục nên

doanh nghiệp đã cho công nhân làm việc 2 buổi mỗi ngày, nghỉ trƣa từ 1

– 1,5 giờ, nên công nhân không đƣợc hƣởng tiền ăn ca. Hầu hết các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là doanh nghiệp có vốn FDI đã

dùng tiền “thƣởng chuyên cần” để làm công cụ quản lý lao động mà

không vi phạm pháp luật, do đó nhiều công nhân có lý do chính đáng xin

nghỉ việc từ một ngày trở lên cũng bị cắt mất tiền chuyên cần. Ở các

doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp cổ phần hóa, các khoản thu nhập

cơ bản đã đƣợc tính vào lƣơng, nên các khoản phụ cấp, trợ cấp khác nhƣ

tiền chuyên cần, trợ cấp nhà ở, đi lại đạt tỷ lệ thấp, thậm chí không có.

Bù lại công nhân có mức lƣơng cơ bản cao hơn, nên mức đóng bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế cũng cao hơn.

Bên cạnh đó, những công nhân, lao động làm việc tích cực, năng

suất cao cũng đƣợc doanh nghiệp thƣởng. Khi đƣợc hỏi về nội dung này

có 73,7% công nhân trả lời “đƣợc thƣởng”; 18,4% trả lời “không đƣợc

45

thƣởng” và 7,9% không trả lời. Các doanh nghiệp thƣởng theo trình độ

chuyên môn, tay nghề và hiệu quả lao động, chủ yếu là thƣởng bằng tiền,

theo phân loại A, B, C hàng tháng, quý. Nếu phân tỷ lệ trả lời theo loại

hình doanh nghiệp: 91,1% công nhân tại công ty TNHH trả lời “có đƣợc

thƣởng”; 76,6% tại doanh nghiệp cổ phần; 65,1% công nhân tại doanh

nghiệp FDI và 47,4% tại doanh nghiệp nhà nƣớc.

Tổng thu nhập của công nhân, lao động tại các doanh nghiệp Bình

Dƣơng thực tế là lớn hơn khoảng 20% mức lƣơng cơ bản. Điều này cho

thấy cơ chế tiền lƣơng trong cơ chế thị trƣờng đã đƣợc địa phƣơng quán

triệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận dụng linh hoạt và sáng tạo,

vừa để tăng thu nhập đảm bảo mức sống (tối thiểu) để tái sản xuất, vừa

khuyến khích bằng vật chất tinh thần lao động sáng tạo của công nhân.

Đồng thời đây cũng là chính sách thu hút nguồn lực công nhân tạo ra

mức so sánh thu nhập giữa các doanh nghiệp trong tỉnh. Song về lâu dài

cần hƣớng tới khuyến khích doanh nghiệp và có cơ chế tăng dần mức

lƣơng cơ bản của ngƣời công nhân lên cao hơn, để họ đƣợc đóng bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cao hơn nhƣ công nhân các doanh nghiệp nhà

nƣớc. Làm tốt điều này không những có lợi hơn cho ngƣời lao động lúc

đủ tuổi nghỉ hƣu mà còn tận thu một khoản tiền tƣơng đối lớn (khoảng

4%) từ quỹ tiền lƣơng của công nhân tại các doanh nghiệp.

7. Thực trạng về nhà ở và phương tiện sinh hoạt của đội ngũ công

nhân, lao động tỉnh Bình Dương

Hiện nay theo tổng hợp chƣa đầy đủ tổng số công nhân, lao động

đang làm việc tại các Khu công nghiệp và các nhà máy trên địa bàn Bình

Dƣơng có khoảng 625.000 ngƣời, nhƣng chỉ có trên 200 doanh nghiệp

xây dựng nhà ở đáp ứng nhu cầu của khoảng 40 ngàn cán bộ, công nhân,

lao động; còn hơn 300 ngàn công nhân có nhu cầu về nhà ở10

. Toàn tỉnh

có khoảng 14.000 phòng trọ do ngƣời dân địa phƣơng tự xây dựng, có

nhiều phòng trọ chỉ 8-12m2 dùng cho 3 - 4 công nhân ở. Theo quy hoạch,

đến năm 2020 Bình Dƣơng có đến 27 KCN và 10 cụm công nghiệp, với

diện tích lên đến 25.000 ha, gấp hơn 2 lần diện tích đất công nghiệp hiện

10

Văn kiện Đại hội công đoàn tỉnh Bình Dƣơng khoá VIII, 2008, tr 12.

46

nay, thu hút thêm khoảng 392.000 công nhân. Vì thế nhu cầu về chỗ ở

cho công nhân nhập cƣ là rất lớn.

Theo báo cáo khảo sát tại 37 doanh nghiệp, hiện có 43.202 lao

động, trong đó lao động nhập cƣ là 32.278 ngƣời, chiếm 74,7%. Trong

số lao động nhập cƣ, có 58,2% đi thuê nhà trọ. Mặc dù các doanh nghiệp

có hỗ trợ một phần tiền thuê nhà trọ, nhƣng đời sống của công nhân nhà

trọ thực sự khó khăn (số liệu khảo sát của LĐLĐ tỉnh bình Dƣơng

2/2009)

Kết quả điều tra cho thấy, có 58,2% công nhân lao động đƣợc hỏi

phải đi thuê nhà; 19% ở nhà của bố mẹ; 18,5% nhà riêng (chủ yếu là lao

động địa phƣơng và công nhân viên, cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp

có thu nhập cao); chỉ có 3,2% công nhân lao động đƣợc ở nhà tập thể của

doanh nghiệp xây. Những lao động phải đi thuê nhà hay ở nhờ nhà ngƣời

thân thƣờng là lao động ngoại tỉnh, có thời gian làm việc chƣa lâu trong

các doanh nghiệp và phần lớn số này còn độc thân. Về nơi ở, phòng ở

của công nhân trên địa bàn Bình Dƣơng, theo điều, tra khảo sát chủ yếu

là những khu dân cƣ chật chội, không đảm bảo về điều kiện vệ sinh và

an ninh, đã có trƣờng hợp công nhân bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

Qua tiếp xúc với ngƣời lao động tại các ký túc xá dành cho công

nhân cho thấy, họ không mặn mà với nơi ở của mình. Vì điều kiện sinh

hoạt gặp rất nhiều khó khăn nhƣ: điện, nƣớc thất thƣờng; nấu ăn phải

đúng nơi quy định, hoặc không đƣợc đun nấu; không đƣợc tiếp khách tại

phòng; phòng ở đông ngƣời, nghỉ ngơi và đi lại không thoải mái; giờ

giấc sinh hoạt khắt khe... Những ràng buộc nhƣ vậy đã khiến không ít

công nhân bỏ ra ngoài thuê phòng trọ. Để tránh tình cảnh này, hiện nay

có một số doanh nghiệp xây nhà trọ cho công nhân ở với giá vừa phải

nhƣng không bắt buộc công nhân vào ở, mà nếu công nhân có nguyện

vọng ở bên ngoài thì công ty sẵn sàng hỗ trợ tiền thuê nhà cho công

nhân, tính đến nay toàn tỉnh có khoảng trên 700 doanh nghiệp hỗ trợ tiền

thuê nhà trọ. Nhƣng đây vẫn là giải pháp tình thế, không mang tính lâu

dài, rất cần sự thay đổi về ý thức, tinh thần hợp tác của công nhân để các

chủ trƣơng, chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhất là về

nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp và chính quyền địa phƣơng có

hiệu quả.

47

Về phƣơng tiện sinh hoạt, vật dụng trong gia đình, kết quả điều tra

cho thấy các trang thiết bị phục vụ cho làm việc, sinh hoạt hàng ngày của

công nhân đã đƣợc cải thiện đáng kể: Đối với số công nhân ở nhà riêng

có 75,7% có xe máy; 73,5% có bếp ga; 60,6% có điện thoại; 65,8% có ti

vi màu; 25,9% có tủ lạnh; 12,5% có máy vi tính; 4,2% có điều hoà nhiệt

độ; 4,5% có bình nóng lạnh. Đối với công nhân lao động ở nhà trọ đã có

gia đình, 62,8% có xe máy, 66% có bếp ga, 72 % có điện thoại di động,

6,7% có máy giặt. Thực tế này cho thấy về cơ bản các gia đình công

nhân đã có những phƣơng tiện sinh hoạt tối thiểu để đảm bảo cuộc sống.

Một số đồ dùng cao cấp nhƣ bình nóng lạnh, điều hoà nhiệt độ, máy vi

tính thì tỷ lệ các gia đình có rất thấp.

Nhƣ vậy, cùng với thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đời

sống vật chất của công nhân lao động đang đƣợc đƣợc cải thiện, song

vẫn còn nhiều khó khăn. Do thu nhập của nhiều lao động còn thấp, chƣa

tƣơng xứng với công sức họ đã bỏ ra, điều kiện sống của nhiều gia đình

công nhân còn chật vật, vấn đề nhà ở còn nan giải. Đây là thực trạng

khách quan, phản ánh khá trung thực tình hình đời sống vật chất của

công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ở Bình Dƣơng. Các cơ quan

chức năng cần nghiên cứu xem xét để có giải pháp, chính sách cụ thể

nhằm nâng cao đời sống vật chất cho đội ngũ công nhân, lao động tỉnh

nhà thời gian tới.

8. Thực trạng đời sống văn hoá tinh thần của đội ngũ công nhân ,

lao động tỉnh Bình Dương

Các hoạt động phục vụ đời sống tinh thần cho công nhân, lao

động các doanh nghiệp

Thời gian qua, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà

nƣớc đã phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị sự nghiệp, truyền

thông đại chúng tổ chức một số hoạt động nâng cao đời sống tinh thần,

giúp công nhân lao động có thêm động lực trong lao động sản xuất nhƣ:

khám chữa bệnh, phát thuốc, dịch vụ gọi điện thoại miễn phí cho công

nhân xa nhà; tƣ vấn pháp luật, hôn nhân gia đình, thăm và tặng quà tết

cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn, công tác chỉ đạo phong trào “Xây

dựng đời sống văn hóa cơ sở trong CNVC-LĐ” đƣợc các cấp công đoàn

và các ban, ngành quan tâm.

48

Song song với các hoạt động hỗ trợ về đời sống vật chất nói trên,

hoạt động giao lƣu văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân

lao động Bình Dƣơng cũng đã đƣợc doanh nghiệp thực hiện thƣờng

xuyên và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện từng doanh nghiệp. Hàng

năm, LĐLĐ tỉnh phối hợp cùng với các sở, ngành khác tổ chức các hoạt

động giao lƣu thể thao, văn hóa văn nghệ giữa các doanh nghiệp. Các

hoạt động này thực sự làm tăng tình đoàn kết và giao lƣu giữa công nhân

lao động với nhau, làm cho họ ngày càng tin tƣởng vào sự lãnh đạo của

Đảng, Nhà nƣớc.

Công nhân đƣợc thƣởng thức các hoạt động văn hóa văn nghệ do

công đoàn tổ chức nhƣ giao lƣu, kết nghĩa... vui chơi kéo co, nhảy bao

bố, đập nồi, đi xe đạp chậm, giao đấu bóng chuyền, bóng bàn, quần vợt,

bóng đá mi ni... trong những ngày nghỉ lễ. Tất cả những hoạt động đó đã

tạo nên những giây phút thƣ giãn thoải mái, giảm căng thẳng cho ngƣời

lao động sau những giờ làm việc vất vả. Một số doanh nghiệp trang bị cả

dàn karaoke ngay tại nhà ăn để công nhân giải trí trong giờ giải lao, tổ

chức sân chơi bóng chuyền, bóng rổ thu hút đông đảo công nhân tham

gia tập luyện sau giờ lao động.

Tuy nhiên, xét từng loại hình doanh nghiệp và địa bàn cụ thể thì đa

số công nhân, lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, áp lực công việc đối với

ngƣời lao động luôn tăng cao và căng thẳng, không có điều kiện cho

ngƣời lao động đƣợc học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ,

tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể

thao, sinh hoạt cộng đồng...

Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân, lao động

hiện nay vẫn còn thiếu thốn, điều kiện sống và môi trƣờng làm việc còn

gặp nhiều khó khăn, ăn ở chật chội, đa số phải đi thuê nhà trọ tạm bợ,

nhiều nơi không có ti vi, sách, báo và không có các khu học tập, vui

chơi, thể thao, giải trí… . Tại các khu nhà trọ do nhân dân địa phƣơng

xây dựng chƣa có những thiết chế văn hóa tối thiểu và cơ chế để phục vụ

công nhân (nhà hát, rạp chiếu bóng, sân chơi…). Công nhân, lao động

Bình Dƣơng trong thời gian nhàn rỗi có nhu cầu giải trí về văn hoá, văn

nghệ, thể dục thể thao, nhƣng không đƣợc đáp ứng hoặc không thực hiện

49

đƣợc do không có thời gian, không có địa điểm, không ai tổ chức, nếu tự

mình tham gia và tổ chức thì không có tiền, ngoài ra chính công nhân

cũng không có thói quen và ý thức tích cực tự giác tham gia các hoạt

động này. Đó là những nguyên nhân ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa

tinh thần và tác động đến tâm tƣ, tình cảm của công nhân, của doanh

nghiệp và sự ổn định xã hội.

Thực tế nhiều doanh nghiệp không quan tâm tổ chức hoạt động

văn hoá, văn nghệ góp phần chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân,

lao động, không đầu tƣ cơ sở vật chất công đoàn cơ sở không có kinh

phí, công nhân lao động bận rộn với công việc, họ không có thời gian và

thói quen tham gia tích cực, nếu doanh nghiệp nào không đƣợc chủ

doanh nghiệp tạo điều kiện thì các hoạt động văn hoá tinh thần rất khó

thực hiện.

Khi hỏi về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của công nhân lao động

sau giờ làm việc tại doanh nghiệp, có 19,9% chơi thể thao, có 48,2%

xem ti vi, đọc báo, 38,4% đi chơi, gặp gỡ bạn bè... Nhƣng lƣợng thời

gian mà họ tham gia trong một ngày là quá ít. Các hoạt động văn hóa -

văn nghệ, thể dục - thể thao cũng thƣờng xuyên diễn ra tại địa bàn cƣ trú

nhƣng công nhân rất ít tham gia. Trên thực tế đa số công nhân có tham

gia các sinh hoạt văn hóa tinh thần tại nơi ở, nhà trọ. Chủ yếu tập trung

vào các hoạt động nhƣ xem ti vi, đọc sách báo, nghe nhạc, và nhắn tin

cho bạn bè qua điện thoại. Cũng cần nói thêm rằng, mặc dù thu nhập

thấp nhƣng tỷ lệ công nhân có điện thoại di động trên thực tế rất cao trên

75%. Theo thống kê chƣa đầy đủ, mỗi công nhân đều sử dụng ít nhất là

50 ngàn đồng tiền điện thoại hàng tháng, trung bình khoảng 100 ngàn,

ngƣời nhiều lên đến trên 200 ngàn đồng, chiếm xấp xỉ 10% thu nhập.

Nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công

nhân, lao động đã đƣợc các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh quan tâm.

Tuy nhiên, những hoạt động này chƣa có tính đồng bộ. Điều đáng lo ngại

là, hiện nay, một bộ phận công nhân, lao động trên địa bàn tỉnh đang tự

triệt tiêu nhu cầu hƣởng thụ văn hoá, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị

của đất nƣớc và các thông tin thƣờng nhật của đời sống xã hội. Một bộ

phận công nhân sống đua đòi, buông thả nên dễ bị sa ngã, lôi cuốn vào

các tệ nạn xã hội. Thực trạng đó đang đặt ra nhiều vấn đề vừa có tính cấp

50

bách vừa có tính lâu dài cho các cấp lãnh đạo của tỉnh Bình Dƣơng cần

sớm xử lý.

Những thiết chế phục vụ các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục

thể thao cho CNLĐ tỉnh Bình Dương

Trong xu hƣớng thị trƣờng hoá, các thiết chế phục vụ đời sống tinh

thần cho công nhân lao động không còn là phúc lợi công cộng nhƣ các

nhà nghỉ, nhà điều dƣỡng, nhà văn hóa công nhân, sân chơi cho công

nhân lao động, mà các cơ sở vật chất ấy đã đƣợc giao khoán cho các

doanh nghiệp kinh doanh hoặc đơn vị sự nghiệp có thu quản lý. Công

nhân muốn tham gia phải có tiền, thậm chí vào công viên cũng phải mất

lệ phí và tiền gửi xe rất cao. Nhƣ công viên khu du lịch Đại Nam giá vé

lên đến 70 ngàn đồng. Các công trình hạ tầng mới không đƣợc xây dựng

tƣơng ứng với việc phát triển kinh tế và lực lƣợng công nhân trên địa bàn

tỉnh. Trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khi hình thành không

dành quỹ đất để những xây dựng các công trình văn hoá đơn giản, rẻ tiền

phục vụ công nhân nhƣ sân bóng, rạp hát ngoài trời, chợ công nhân.

Công đoàn khu công nghiệp cũng chƣa phối hợp với các doanh nghiệp

thực chiện những ngày hội văn hoá, dạ hội, chiếu phim để phục vụ công

nhân lúc tan ca, tan tầm.

Hiện nay, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh

chỉ quan tâm đến lợi ích trƣớc mắt là lợi nhuận, không quan tâm đến các

công trình văn hóa phục vụ công nhân, thậm chí có đơn vị cho thuê cả

hội trƣờng sinh hoạt tập thể làm kho hàng. Thực tế cũng có một vài

doanh nghiệp có báo, tạp chí đọc vào giờ nghỉ trƣa, có bàn bóng bàn, sân

cầu lông, phòng hát karaoke nhƣng chủ yếu là để phục vụ chuyên gia,

đội ngũ cán bộ quản lý, không gắn bó với hoạt động thƣờng xuyên của

công nhân lao động.

Một thực tế là, các doanh nghiệp hiện nay đều phải thuê mặt bằng

sản xuất, nên những phƣơng tiện để hoạt động đòi hỏi phải có diện tích

rộng nên khó đáp ứng đƣợc với số lƣợng công nhân lao động lớn nhƣ

vậy. Hơn nữa thời gian đăng ký kinh doanh của nhà đầu tƣ ở Việt Nam

có thời hạn nên nhiều nhà đầu tƣ cho rằng việc bỏ kinh phí để xây dựng

những trung tâm văn hóa lớn, kiên cố cho công nhân là không cần thiết.

51

Vì thế vấn đề này cần có sự quan tâm phối hợp của chính quyền địa

phƣơng, có cơ chế của nhà nƣớc và nguồn nhân lực vật lực từ ngân sách.

Đối với địa phƣơng, nơi công nhân cƣ trú, nhìn chung các thiết chế

văn hóa bền vững phục vụ cho nhân dân và công nhân lao động đang

thiếu (nhƣ nơi sinh hoạt tập thể, sân chơi thể thao, rạp hát, rạp chiếu

bóng, công viên...) không đáp ứng đƣợc nhu cầu văn hoá, văn nghệ của

công nhân, lao động sẽ gặp khó khăn. Hệ thống dịch vụ đời sống (chợ,

bệnh viện, trƣờng học) chƣa quy mô và đồng bộ, giá cả lại đắt đỏ, không

phù hợp với đời sống công nhân nghèo. Sự thiếu thốn về mọi mặt cơ sở

vật chất, các thiết chế văn hóa đi kèm là cơ chế phục vụ cho đối tƣợng có

thu nhập thấp và thói quen tham gia sinh hoạt, hƣởng thụ văn hóa cần

đƣợc các cấp chính quyền, công đoàn và mỗi doanh nghiệp quan tâm để

đời sống văn hoá tinh thần của công nhân Bình Dƣơng ngày càng đƣợc

cải thiện.

9. Thực trạng về ý thức chính trị của đội ngũ công nhân, lao động

tỉnh Bình Dương hiện nay

Nghiên cứu cho thấy, phần lớn công nhân lao động trong các

doanh nghiệp tỉnh Bình Dƣơng nhận thức đƣợc họ là lực lƣợng chủ yếu

sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Với câu hỏi: “Lực lượng nào là

nòng cốt trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước?”, kết

quả có 60,2% công nhân, lao động đƣợc hỏi trả lời: Đó là giai cấp công

nhân; 16,4% trả lời là đội ngũ trí thức; 5% trả lời là lực lƣợng nông dân

và 3,6% là các lực lƣợng khác. Điều đó cho thấy đội ngũ công nhân lao

động Bình Dƣơng đa số đã thấy đƣợc vai trò vị trí của giai cấp mình đối

với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng và đất nƣớc.

Nhận thức của công nhân về nội dung trên khi phân theo độ tuổi

cho thấy: Công nhân có độ tuổi cao, có trình độ học vấn cao thì có nhận

thức chính trị đúng đắn hơn. Trên 70% công nhân có tuổi trên 40 cho

rằng công nhân là lực lƣợng nòng cốt phát triển kinh tế xã hội địa

phƣơng; 54% công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao đẳng, đại

học đồng ý với ý kiến này.

Nhận thức của đội ngũ công nhân, lao động tỉnh Bình Dương về

các tổ chức trong hệ thống chính trị

52

Sự nhận thức về các tổ chức trong hệ thống chính trị của đội ngũ

công nhân lao động chính là hiểu biết về Đảng Cộng sản Việt Nam, về

Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam và về tổ chức chính trị – xã hội.

Trƣớc hết cần thấy đƣợc tình cảm, thái độ, tƣ tƣởng, quan điểm của đội

ngũ công nhân lao động đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị hiện

nay.

Mặc dù việc làm - đời sống còn khó khăn, song công nhân Bình

Dƣơng đã quan tâm hiểu biết về quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà

nƣớc cũng nhƣ của địa phƣơng thông qua các chƣơng trình thời sự, sách

báo và các cuộc vận động tuyên truyền, nhất là chƣơng trình phát thanh,

truyền hình. Khi hỏi về sở thích của công nhân khi xem hoặc nghe

chƣơng trình thời sự chính trị hàng ngày của đài phát thanh truyền hình,

cho kết quả: 79,8% có trả lời “có xem”; 10,3% trả lời “không có thời

gian để xem”; 6,2% trả lời “không quan tâm”; và 3,7% không trả lời. Xét

theo giới tính, có 80,5% công nhân nam quan tâm và có xem chƣơng

trình thời sự hàng ngày; 79,5% công nhân nữ có xem.

Xét theo loại hình doanh nghiệp đã khảo sát có 93,5% công nhân

doanh nghiệp cổ phần khẳng định có quan tâm tới các vấn đề chƣơng

trình thời sự, kinh tế, chính trị - xã hội ở địa phƣơng; 89,5% doanh

nghiệp nhà nƣớc, 77,9% doanh nghiệp FDI và 76,7% công ty TNHH.

Trong khi đó số công nhân trả lời không quan tâm đến chƣơng trình thời

sự là: 11,9% công nhân trong doanh nghiệp FDI; 10,5% công nhân ở

công ty TNHH; 5,3% công nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nƣớc

và 3,2% công nhân làm việc trong doanh nghiệp cổ phần.

Cũng theo kết quả cuộc điều tra, công nhân có trình độ cao quan

tâm nhiều hơn đến các vấn đề chính trị - xã hội so với hơn công nhân có

trình độ thấp: có tới 90,5% công nhân có trình độ cao đẳng, đại học có

xem và nghe chƣơng trình thời sự địa phƣơng và đất nƣớc; trong khi chỉ

75,9% số công nhân chƣa qua đào tạo quan tâm đến vấn đề này.

Nhận thức về vai trò công đoàn: Khi đánh giá về vai trò của công

đoàn cơ sở đối với công nhân: Có 85,2% số công nhân đƣợc hỏi trả lời

“Công đoàn có vai trò quan trọng”; 4,6%trả lời “không quan trọng”;

3,6% không biết và 6,6% không trả lời. Tỷ lệ công nhân nữ cho rằng vai

53

trò công đoàn cơ sở quan trọng cao hơn công nhân nam (87,8% nữ giới,

82,3% nam giới).

Trong các đối tƣợng khảo sát có 50,9% công nhân là đoàn viên

thƣờng xuyên tham gia sinh hoạt công đoàn; 25,6% thỉnh thoảng tham

gia; 13,5% không tham gia. Khi tìm hiểu số doanh nghiệp chƣa có công

đoàn cơ sở, thì có 38,1% công nhân lao động trả lời “rất cần thiết” thành

lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp; 18,2% thấy “cần thiết” và 2% trả

lời “không cần thiết”.

Nhận thức của đội ngũ công nhân, lao động tỉnh Bình Dương về

quan hệ lao động trong doanh nghiệp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh tồn tại nhiều thành phần kinh tế, có cả

những thành phần kinh tế TBCN, nên vẫn có một bộ phận công nhân, lao

động làm thuê trong các doanh nghiệp này. Điều này đòi hỏi việc nghiên

cứu ý thức chính trị của đội ngũ công nhân lao động trong giai đoạn hiện

nay cần đƣợc xem xét cả về quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động với

ngƣời sử dụng lao động.

Theo kết quả khảo sát, cán bộ công đoàn cơ sở đánh giá về quan

hệ lao động giữa chủ doanh nghiệp và công nhân nhƣ sau: 61,8% là tốt,

27,6% khá và chƣa tốt là 10%. Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp,

90% cán bộ công đoàn đánh giá quan hệ lao động trong doanh nghiệp cổ

phần hóa là tốt; trong doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc là 69,2%; doanh

nghiệp FDI là 43,4%. Cũng với nội dung này 53,8% cán bộ doanh

nghiệp đƣợc hỏi đánh giá là tốt; 42,5% đánh giá khá và 3,8% chƣa tốt.

Công nhân, lao động đánh giá về mối quan hệ lao động trong

doanh nghiệp nhƣ sau: tốt 48,9%; bình thƣờng là 48,5%; không tốt là

1,2% và không trả lời là 1,3%. Xét theo độ tuổi, thì công nhân dƣới 20

tuổi đánh giá quan hệ này là “bình thƣờng” chiếm tới 75%, rõ ràng ở lứa

tuổi này có nhiều trăn trở hơn; nhƣng ngƣợc lại ở độ tuổi trên 50 lại đánh

giá quan hệ trong doanh nghiệp tốt 75%; tỷ lệ đánh giá “không tốt” ở các

loại hình và các độ tuổi đều thấp. (độ tuổi từ 20 - 39 chỉ khoảng 1,4%).

Nhƣ vậy, đánh giá về quan hệ lao động của cán bộ công đoàn có phần

lạc quan hơn đánh giá của công nhân lao động.

54

Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc 84,2%

công nhân lao động đánh giá tốt; ở công ty TNHH có 64,3% đánh giá

tốt; ở doanh nghiệp cổ phần là 55,6% và ở doanh nghiệp FDI là 39,8%;

đánh giá không tốt chỉ có trong công ty TNHH và doanh nghiệp FDI

(0,4%, 1,8%). Những doanh nghiệp có quan hệ lao động tốt thì khi làm

việc công nhân cảm thấy thoải mái, gắn bó với nơi làm việc thì họ sẽ làm

việc hết sức mình, có trách nhiệm hơn với sản phẩm họ làm ra và từ đó

doanh nghiệp nâng cao đƣợc năng suất và chất lƣợng sản phẩm

Nhận thức của đội ngũ công nhân, lao động tỉnh Bình Dương về

quyền lợi và nghĩa vụ chính trị của bản thân

Nếu nhận thức và ý thức về chính trị, pháp luật của công nhân tốt

thì họ hiểu đƣợc quyền và nghĩa vụ chính trị cơ bản của mình, chấp hành

nghiêm pháp luật của Nhà nƣớc, nội quy, quy định của doanh nghiệp,

biết lựa chọn phƣơng thức để bảo vệ quyền lợi cho mình hiệu quả.

Ngƣợc lại, nó sẽ có tác động xấu trong việc thực hiện về quyền và nghĩa

vụ của ngƣời công nhân.

Có 49,4% công nhân đƣợc hỏi trả lời đã đƣợc biết (học hoặc đọc

nội dung) Luật Công đoàn; 66,9% đƣợc biết Bộ luật Lao động; 18,3%

công nhân đƣợc biết Luật Doanh nghiệp. Mặc dù chƣa có điều kiện đánh

giá chính xác về phạm vi, nội dung và hiệu quả của việc giới thiệu, phổ

biến văn bản pháp luật đến công nhân (chủ yếu là một số nội dung có

liên quan), song kết quả trên cho thấy vẫn còn tình trạng một nửa số

công nhân chƣa đƣợc học Luật Công đoàn; 30,7% công nhân chƣa đƣợc

tìm hiểu về Bộ luật Lao động.

Xét theo loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhà nƣớc có tỷ

lệ công nhân đƣợc biết Luật Công đoàn là 84,2%; Bộ luật Lao động là

84,2%; Luật Doanh nghiệp là 42,1%. Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài có tỷ lệ công nhân đƣợc biết Luật Công đoàn thấp

nhất 39,8%; Bộ Luật Lao động là 64,8%; Luật Doanh nghiệp chỉ có

14,8%.

Xét theo giới tính tỷ lệ nam giới đƣợc tiếp cận nhiều hơn nữ giới:

Luật Công đoàn (51,9% nam giới, 47,5% nữ giới); Bộ luật Lao động

(66,9% nam giới, 64,5% nữ giới); Luật doanh nghiệp (23,3% nam giới,

55

14,4% nữ giới). Thực trạng trên cho thấy, công tác tuyên truyền, phổ

biến pháp luật cho công nhân chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Trong việc học tập nâng cao nhận thức các vấn đề chính trị - xã

hội, sức khoẻ, trình độ chuyên môn... trong quá trình làm việc tại doanh

nghiệp, kết quả cho thấy: 7,6% công nhân đƣợc học văn hoá; 31,9%

đƣợc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề; 15,8% đƣợc nghe

nói chuyện thời sự, học tập nghị quyết; 42,1% đƣợc phổ biến chế độ,

chính sách, pháp luật; 44,3% đƣợc phổ biến nhiệm vụ của công nhân và

đơn vị; 22% đƣợc học kiến thức về phòng chống tệ nạn xã hội (ma tuý,

HIV); 3,7% đƣợc học tin học; 7,9% đƣợc học vi tính, 5,7% học ngoại

ngữ.

Bảng 8: Tỷ lệ công nhân đƣợc tham gia học tập khi làm việc tại các

doanh nghiệp

(Nguồn: Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Bình Dương năm 2009)

Nhƣ vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao hiểu

biết cho công nhân về những vấn đề thiết yếu liên quan tới quyền - nghĩa

Loại hình DN

Nội dung học

DN nhà

nƣớc

Cty

TNHH DN CP FDI

Học văn hoá 5,3% 6,6% 25,4% 4,4%

Nâng cao trình độ CM, tay nghề 94,7% 55% 54,8% 27,2%

Nghe thời sự, học nghị quyết 36,8% 17,4% 54% 6,5%

Phổ biến chế độ, chính sách, PL 63,2% 54,7% 58,9% 32,6%

Phổ biến nhiệm vụ của CN và đơn vị 52,6% 55% 66,1% 34,9%

Kiến thức về phòng chống TNXH 31,6% 27,1% 45,2% 14,6%

Tin học 0% 2,7% 12,9% 2,3%

Vi tính 0% 7% 18,5% 6,4%

Ngoại ngữ 0% 5% 4% 6,5%

56

vụ của ngƣời lao động cũng chƣa đạt kết quả cao. ở các doanh nghiệp có

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tỷ lệ công nhân đƣợc tiếp cận tất cả các nội dung

còn thấp, hầu nhƣ họ không đƣợc nghe thời sự, chính trị, học tập các

Nghị quyết của Đảng, đoàn thể.

Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, thì cũng còn không ít những hạn

chế về ý thức chính trị của đội ngũ công nhân, lao động.

Những hạn chế, yếu kém về ý thức chính trị của đội ngũ công

nhân lao động tỉnh Bình Dƣơng

Một bộ phận công nhân chƣa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò

lịch sử của giai cấp mình trong tiến trình đổi mới phát triển kinh tế, xã

hội ở địa phƣơng. Chẳng hạn khi đƣợc hỏi: Lực lƣợng nào là nòng cốt

trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, đất nƣớc, có 16,4% công

nhân lao động trả lời là “đội ngũ trí thức”; 5% trả lời là “lực lƣợng nông

dân” và 3,6% trả lời là “lực lƣợng khác”.

Do quá trình rèn luyện, học tập, hiểu biết lý luận chính trị chƣa

đầy đủ nên công nhân chƣa ý thức đƣợc giai cấp công nhân là lực lƣợng

nòng cốt, đi đầu trong xây dựng, phát triển nền kinh tế địa phƣơng, trong

hội nhập kinh tế quốc tế. Thậm chí, không ít công nhân có suy nghĩ rằng,

hiện nay giai cấp công nhân không còn giữ vai trò tiên phong, vai trò

lãnh đạo cách mạng mà chỉ là tầng lớp thứ yếu trong xã hội, chỉ là ngƣời

làm thuê cho giới chủ, đi làm vì mục đích lớn nhất là để kiếm tiền.

Một bộ phận không nhỏ công nhân chƣa hiểu rõ về nghĩa vụ,

quyền lợi chính trị của mình trong đời sống chính trị ở địa phƣơng và cơ

sở. Vì thế họ thiếu niềm tin vào công cuộc đổi mới của đất nƣớc của chế

độ, từ đó thiếu ý thức, trách nhiệm đối với việc đóng góp xây dựng đất

nƣớc, quê hƣơng, cụ thể là đối với nhà máy, doanh nghiệp.

Đặc biệt nhiều công nhân không thấy hết vị trí, vai trò của các tổ

chức chính trị - xã hội trong đó là vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của

Nhà nƣớc và hoạt động của các đoàn thể chính trị. Công nhân lao động

chƣa hiểu biết về vai trò công đoàn trong việc bảo vệ lợi ích, trong việc

tham gia xây dựng chế độ, chính sách đối với công nhân; họ chƣa tin

tƣởng vào hoạt động của công đoàn cơ sở, cho rằng công đoàn hoạt động

thiếu hiệu quả, phụ thuộc vào chuyên môn. Cụ thể, theo điều tra có

57

25,6% đoàn viên công nhân thỉnh thoảng tham gia sinh hoạt công đoàn;

13,5% không tham gia. Thậm chí số công nhân không tham gia sinh hoạt

công đoàn còn khẳng định: sinh hoạt chẳng mang lại lợi ích gì và không

cần thiết phải có CĐCS.

Bên cạnh đó, không ít công nhân đƣợc đào tạo cơ bản nhƣng lại rất

ngại học tập các môn lý luận chính trị, học để đối phó, hiểu sai lệch nội

dung, hoặc phát ngôn phi chính trị, dẫn đến có hành động thái quá không

kiềm chế đƣợc khi có va chạm với đồng nghiệp, bạn bè, hoặc ứng xử

thiếu văn hoá khi có mâu thuẫn trong quan hệ lao động với ngƣời quản

lý doanh nghiệp.

Những hạn chế trên trƣớc hết là do trình độ học vấn của công nhân

còn thấp, phần lớn chƣa đƣợc đào tạo qua các trƣờng lớp cơ bản; một số

cơ sở đào tạo ngoài quốc doanh còn cắt xén, xem nhẹ chƣơng trình giáo

dục đạo đức, chính trị cho công nhân. Công tác tuyên truyền phổ biến

giáo dục chính trị pháp luật còn nhiều bất cập. Chƣa phát huy tốt vai trò

các tổ chức chính trị xã hội nhất là công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp

trong việc tổ chức cho công nhân tham gia các hoạt động tuyên truyền,

giáo dục chính trị, tƣ tƣởng. Ngoài ra, nhƣ đã phân tích ở trên, do hoàn

cảnh, điều kiện của công nhân công nghiệp thu nhập thấp, thời gian làm

việc nhiều, nặng nhọc … họ không có cơ hội để tham gia các hoạt động

văn hóa tinh thần, đọc sách báo, xem ti vi, tiếp cận với các chƣơng trình

thời sự chính trị – xã hội của địa phƣơng và đất nƣớc, cùng với thói quen

và chịu khó học hỏi, cầu thị tiến bộ của một bộ chƣa cao nên đã hạn chế

rất lớn trong việc nâng cao nhận thức chính trị.

10. Thực trạng về công tác xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức Công

đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp ở tỉnh

Bình Dương

Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp

Xác định rõ vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở, thời gian

qua, Tỉnh uỷ đã rất quan tâm đến công tác xây dựng Đảng ở khối doanh

nghiệp tỉnh. Từ khi đƣợc thành lập, Đảng uỷ khối doanh nghiệp đã có

nhiều biện pháp để xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh

nghiệp. Tính đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 846 tổ chức cơ sở đảng

58

trong các doanh nghiệp, với 3.891 đảng viên, trong đó có 39 cơ sở đảng

trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với 621 đảng viên.

Chỉ tính riêng trong 2 năm 2008 - 2009, các đảng bộ trong tỉnh đã

xây dựng đƣợc 17 chi bộ đảng ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với

tổng số 208 đảng viên, trong đó có 1 chi bộ Đảng ở doanh nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài với 8 đảng viên. Phần lớn các tổ chức đảng trong các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc hình thành trên cơ sở tập hợp các

đảng viên là bộ đội xuất ngũ, cán bộ nghỉ hƣu, cán bộ trƣớc đây làm

trong các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nƣớc đã nghỉ chế độ hoặc

chuyển sang hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp loại này.

Nhìn chung, các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp của

Nhà nƣớc hoặc các doanh nghiệp Nhà nƣớc chuyển đổi thành công ty cổ

phần hoặc liên doanh, liên kết, phần lớn đảng viên hoạt động ổn định, cơ

sở đảng hoạt động tốt. Đối với cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh mới thành lập, bƣớc đầu một số cơ sở hoạt động tƣơng đối

tốt, một số cấp uỷ đã xây dựng đƣợc quy chế làm việc và mối quan hệ

với chủ doanh nghiệp, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phát huy

vai trò gƣơng mẫu của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp

phần ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, số lƣợng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong các loại

hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc còn chiếm tỷ lệ

thấp; hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên còn gặp nhiều khó

khăn, lúng túng, chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu. Điều kiện cho sinh hoạt

đảng cũng gặp không ít khó khăn do thời gian làm việc tại các doanh

nghiệp theo ca kíp nên việc tập hợp sinh hoạt đảng viên còn nhiều hạn

chế, hầu hết phải thực hiện ngoài giờ.

Công tác xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh trong các doanh nghiệp

Tỉnh đoàn đã tổ chức các Hội nhƣ hội thanh niên trong công nhân,

hội thanh niên trong doanh nghiệp, tổ công nhân tự quản trong khu nhà

trọ. Toàn tỉnh (đầu năm 2008) đã có 59 chi hội, câu lạc bộ thanh niên

công nhân trong các doanh nghiệp, với 3.260 hội viên; 346 chi hội thanh

niên công nhân nhà trọ với 15 ngàn hội viên. Hoạt động của đoàn thanh

59

niên, hội liên hiệp thanh niên tỉnh đã có tác động tích cực đến đội ngũ

công nhân Bình Dƣơng – nơi có tỷ lệ công nhân trẻ chiếm tỷ lệ lớn.

Điểm nổi bật trong công tác giáo dục của tổ chức Đoàn trong

doanh nghiệp thời gian qua là đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị

“Tuổi trẻ Việt Nam tiến bƣớc dƣới cờ Đảng”; cuộc vận động “Tiếp lửa

truyền thống mãi mãi tuổi hai mƣơi”; “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến

đấu, lao động và học tập theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại” đã đƣợc triển khai

sáng tạo, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, thu hút đông đảo

đoàn viên, thanh niên tham gia.

Công tác nắm tình hình tƣ tƣởng và dƣ luận xã hội trong thanh

niên đƣợc quan tâm duy trì thƣờng xuyên, đóng góp tích cực vào sự quản

lý, điều hành và định hƣớng tƣ tƣởng của lãnh đạo các cấp. Nổi bật là sự

tham gia vận động thanh niên công nhân không đình công trái pháp luật,

chống lại kẻ xấu kích động phá hoại của Đoàn thanh niên ở các huyện có

nhiều khu công nghiệp đã góp phần đáng kể cùng với các ngành chức

năng giữ vững ổn định tình hình kinh tế, chính trị trong tỉnh.

Các cấp bộ Đoàn đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều

nội dung, giải pháp, mô hình nhằm củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt

động cơ sở nhƣ: Mô hình kết nghĩa giữa chi đoàn khối cơ quan, khối lực

lƣợng vũ trang với chi đoàn, Hội ở các doanh nghiệp. Hoạt động kết

nghĩa đem lại sự đa dạng, phong phú trong sinh hoạt Đoàn, tạo điều kiện

cho khối thanh niên công nhân tiếp cận với thông tin khoa học kỹ thuật;

giao ban chi đoàn khu, ấp, khu nhà trọ đƣợc triển khai hàng tháng đã

nắm bắt kịp thời các hoạt động, các vấn đề nảy sinh, từ đó có những định

hƣớng trong hoạt động của chi đoàn… tạo ra những nét mới trong hoạt

động đoàn của địa phƣơng.

Với việc định hƣớng các chủ đề trọng tâm nhƣ củng cố, phát triển

tổ chức cơ sở Hội, đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên công

nhân”, Tỉnh uỷ xây dựng đề án “Tăng cƣờng công tác đoàn kết tập hợp

thanh niên công nhân nhà trọ giai đoạn 2006 -2010” công tác đoàn kết

tập hợp thanh niên của tỉnh ngày càng đƣợc mở rộng. Thông qua nhiều

chƣơng trình, dự án nhƣ “Tăng cƣờng khả năng tiếp cận các nguồn lực

cộng đồng cho thanh niên công nhân”; “Bạn gái và các vấn đề xã hội”,

thành lập quỹ “Thanh niên xa quê có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” với

60

gần 200 triệu đồng và nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, chiếu phim

đƣợc tổ chức đã phục vụ cho hàng trăm ngàn lƣợt thanh niên công nhân

hàng năm, qua đó thanh niên công nhân trong các khu nhà trọ, khu công

nghiệp tập trung đã đƣợc quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất và

tinh thần. Các cấp bộ đoàn đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hoá,

thể thao tại các khu công nghiệp, khu nhà trọ của công nhân, tổ chức

“Ngày hội thanh niên công nhân”; hội thi “Nét đẹp nữ thanh niên công

nhân xa quê”, chăm lo cho thanh niên công nhân vào các dịp lễ, tết; triển

khai dự án ”Bạn gái và các vấn đề xã hội”; chƣơng trình tƣ vấn, chăm

sóc sức khoẻ thanh niên khu vực nhà trọ, bảng tin thanh niên công

nhân… đƣợc Đoàn thanh niên thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho

thanh niên công nhân trong việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ xã hội.

Các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao đƣợc tổ chức

thƣờng xuyên với nhiều hình thức phong phú đa dạng ngày càng thu hút

đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, không chỉ đơn thuần là các

hoạt động vui chơi, giải trí mà còn là mối dây liên kết gắn bó mật thiết

với sự phát triển của phong trào hành động cách mạng trong thanh niên, góp

phần định hƣớng về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, lối sống và nâng cao thể lực

cho thanh niên công nhân.

Tuy nhiên, công tác phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức đoàn

trong các doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc

còn hạn chế, chƣa có nhiều hình thức tập hợp thu hút thanh niên công

nhân tham gia sinh hoạt Đoàn.

Công tác xây dựng tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp

Từ năm 2003 đến năm 2008, Bình Dƣơng đã thành lập mới 956

công đoàn cơ sở, kết nạp 232 ngàn đoàn viên. Chỉ tính riêng năm 2008,

cả tỉnh đã phát triển thêm 178 tổ chức Công đoàn cơ sở (CĐCS) với hơn

56 ngàn đoàn viên, nâng tổng số lên 1.929 CĐCS, trong đó có trên 1.200

CĐCS thuộc doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, chiếm hơn 68% số doanh

nghiệp có điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn. Tổng số đoàn viên

công đoàn tính đến đầu năm 2009 là 325 ngàn, trong đó đoàn viên thuộc

các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đạt trên 67% số công nhân lao động

trong các đơn vị có công đoàn cơ sở.

61

Các cấp công đoàn đã tập trung đầu tƣ thu hút nhiều công nhân gia

nhập công đoàn, đồng thời chú trọng nâng cao chất lƣợng hoạt động của

CĐCS. Hàng năm tỷ lệ công đoàn cơ sở đạt chất lƣợng vững mạnh đạt

trên 70%, trong đó khối doanh nghiệp nhà nƣớc và cổ phần hoá trên

90%; khối doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đạt khoảng 54% trong tổng số

các CĐCS tham gia phân loại.

Cả tỉnh có 8.643 cán bộ công đoàn từ uỷ viên BCH công đoàn cơ

sở trở lên, trong đó có 122 chuyên trách, 45 ngƣời thuộc đơn vị trực

thuộc LĐLĐ và 8.476 cán bộ không chuyên trách. Phối hợp cùng Đoàn

Thanh niên tỉnh xây dựng 346 chi hội với 15 ngàn hội viên là thanh niên

công nhân nhà trọ.... 11

.

Trong nhiệm kỳ Đại hội VII Công đoàn tỉnh Bình Dƣơng đã tổ

chức đƣợc hàng trăm lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho gần 20 ngàn lƣợt cán

bộ công đoàn từ tổ trƣởng trở lên, trong đó số uỷ viên Ban Chấp hành cơ

sở trở lên đạt gần 70%. Đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách của tỉnh

đƣợc quy hoạch đào tạo cơ bản, đến này đã có trên 80% số cán bộ công

đoàn cấp trên cơ sở đạt trình độ chứng chỉ đại học phần lý luận và

nghiệp vụ công đoàn; 77% có trình độ chuyên môn là trình độ đại học và

tƣơng đƣơng. Ngoài ra Liên đoàn Lao động tỉnh đã chú trọng bồi dƣỡng

trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ nhằm đáp ứng tình hình và nhiệm

vụ đặt ra.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đánh giá cán bộ đƣợc tiến

hành xuyên và có tác dụng tốt. Các chế độ khen thƣởng, kỷ luật đƣợc

chấp hành tốt theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ và quy định của Nhà nƣớc, của

Tổng Liên đoàn, nhờ đó đã khuyến khích động viên kịp thời cán bộ công

đoàn tận tâm với công việc đƣợc giao. Công tác kiểm tra của công đoàn

11

Nguồn: www.btv.org.vn (TheoTTXVN). Theo báo cáo của LĐLĐ tỉnh

Bình Dƣơng đến tháng 4/2009 cả tỉnh có 446599 CNVCLĐ, nữ chiếm 48,8%; trong

đó HC các cấp 10.438 ngƣời, giáo dục 12.196 ngƣời, phƣờng xã 4.412 ngƣời; khu

vự c doanh nghiệp nhà nƣớc (100% vốn, cổ phần >51%, TNHH 1 thành viên, Mẹ

con ) là 13,293 ngƣời; Ngoài quốc doanh là 406.260 ngƣời, trong đó doanh nghiệp

có vốn FDI là 304.328. Tổng số đoàn viên công đoàn 322959 (1967 cs), t rong đó

HCSN 25.508 (635 cs), khu vực DNNN là 11.249 đv (20 cs). Ngoài quốc doanh là

286.202 đv (1.312 cs), trong đó FDI là 217.098 đv (754 cs).

62

các cấp đƣợc duy trì đều đặn, nhất là kiểm tra việc chấp hành điều lệ

công đoàn giúp cho Ban thƣờng vụ công đoàn các cấp chỉ đạo thực hiện

tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình quản lý.

Tuy nhiên, tỷ lệ vận động thành lập và thu hút công nhân tham gia

sinh hoạt công đoàn còn thấp. CĐCS thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà

nƣớc hoạt động chƣa hiệu quả và đạt tỷ lệ tiêu chuẩn vững mạnh chƣa

cao. Kinh phí hoạt động của công đoàn cơ sở còn gặp nhiều khó khăn,

phụ thuộc lớn vào điều kiện của doanh nghiệp, không có điều kiện để tổ

chức các phong trào. Tính hấp dẫn, tính hiệu quả của các công tác vận

động tuyên truyền, các hoạt động cụ thể chƣa thiết thực, đạt hiệu quả

chƣa cao.

Về hoạt động công đoàn: theo điều tra, 63% công nhân đánh giá

“CĐCS hoạt động tốt, hiệu quả”; 14,9% công nhân đánh giá “CĐCS hoạt

động chƣa tốt, chƣa hiệu quả”; 6,1% công nhân đánh giá “CĐCS hoạt

động còn nặng về hình thức”, 10% công nhân đánh giá “CĐCS hoạt

động còn bị áp đặt, phụ thuộc vào giới chủ”. Trong đó trong doanh

nghiệp nhà nƣớc có 78,9% công nhân đánh giá “CĐCS hoạt động tốt,

hiệu quả”; doanh nghiệp cổ phần là 75,8%; doanh nghiệp FDI là chỉ

54,2%. Tỷ lệ công nhân đánh giá CĐCS hoạt động chƣa tốt (14,9%); còn

bị áp đặt, phụ thuộc vào giới chủ (10%); nặng về hình thức (6,1%).

So sánh giữa các loại hình doanh nghiệp cho thấy có sự chênh lệch

nhiều về tỷ lệ đoàn viên công đoàn tham gia sinh hoạt công đoàn: 84,2%

trong doanh nghiệp nhà nƣớc thƣờng xuyên tham gia sinh hoạt công

đoàn; 66,7% ở công ty TNHH; 66,9% ở doanh nghiệp cổ phần và chỉ có

36,9% ở doanh nghiệp FDI. Trong doanh nghiệp FDI tỷ lệ công nhân

thỉnh thoảng mới sinh hoạt công đoàn là 31,9%; có tới 16,3% công nhân

không tham gia sinh hoạt công đoàn. Số không tham gia này cũng có

nhiều nguyên nhân nhƣ: Công đoàn cơ sở không tổ chức, hoặc chất

lƣợng sinh hoạt công đoàn chƣa cao.

Đánh giá công nhân về những hoạt động cụ thể của công đoàn cơ

sở tại doanh nghiệp trong năm qua nhƣ sau: Có 14,8% số công nhân trả

lời CĐCS chƣa thăm hỏi động viên lúc ốm đau, hiếu hỷ; 35,8% số công

nhân cho rằng CĐCS chƣa tham gia bảo vệ quyền lợi công nhân lao

động khi bị xâm hại; 41,4% công nhân cho rằng CĐCS chƣa tuyên

63

truyền các chính sách, pháp luật liên quan đến công nhân lao động;

45,7% cho rằng CĐCS chƣa tham gia giải quyết tranh chấp lao động;

54,3% cho rằng CĐCS chƣa tham gia xây dựng phát triển doanh nghiệp.

Những con số nói trên cho thấy cần quan tâm hơn nữa đế tính hiệu quả

của hoạt động công đoàn.

II. Đánh giá kết quả công tác xây dựng đội ngũ công nhân, lao

động tỉnh Bình Dƣơng

Đội ngũ công nhân Bình Dương tăng nhanh về số lượng và chất

lượng

Cùng với quá trình xây dựng, phát triển kinh tế của tỉnh, các doanh

nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp tăng nhanh, dẫn đến số lƣợng công

nhân tăng nhanh. Đội ngũ công nhân, lao động Bình Dƣơng tăng nhanh

về số lƣợng. Trình độ tay nghề, nhận thức chính trị, đạo đức lối sống, tác

phong công nghiệp đã đƣợc nâng lên đáng kể. Đặc biệt sự phát triển

nhanh và đúng hƣớng của các khu công nghiệp tập trung đã tạo việc làm,

thu nhập đáng kể cho hàng trăm ngàn lao động địa phƣơng. Phát triển

kinh tế nhiều thành phần trong tỉnh kéo theo sự đa dạng về đội ngũ, trình

độ chất lƣợng của công nhân. Đó là dấu hiệu tích cực của nền kinh tế thị

trƣờng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, tỷ trọng công

nghiệp và dịch vụ tăng, vừa có sự bổ sung lẫn nhau và có sự cạnh tranh

giữa các thành phần kinh tế.

Bình Dƣơng có đông công nhân ngoại tỉnh thuộc các tỉnh đồng

bằng Nam Bộ, miền Trung và một số tỉnh phía Bắc. Công nhân nữ chiếm

tỷ lệ cao, tập trung nhiều trong những ngành dệt, may, giầy dép, chế biến

nông sản... Một số lĩnh vực công nghệ cao nhƣ điện tử viễn thông, cơ khí

chính xác, ngân hàng đã thu hút đƣợc đội ngũ lao động có trình độ tay

nghề cao, đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học, cao đẳng trong và ngoài

nƣớc. Tuy nhiên, số công nhân là lao động phổ thông chiếm tỷ lệ tƣơng

đối lớn.

Trong vòng 6 năm số doanh nghiệp đã tăng gần 4 lần, số công

nhân tăng gấp 2,5 lần. Phần lớn công nhân xuất thân từ nông dân, chủ

yếu là lao động trẻ, khoẻ, năng động, cần cù chịu khó, sáng tạo đƣợc

sinh ra và lớn lên trong điều kiện đất nƣớc hoà bình độc lập, đƣợc tiếp

64

thu truyền thống của quê hƣơng, đất nƣớc, họ luôn tự hào vì đã đứng

trong hàng ngũ giai cấp công nhân Việt Nam.

Đặc biệt thông qua tuyên truyền, giáo dục đã tập hợp, vận động

công nhân tham gia sinh hoạt Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất

là công đoàn, tạo sân chơi cho công nhân ngoài giờ làm việc, hạn chế

các tệ nạn xã hội, nâng cao nhận thức mọi mặt. Trong 5 năm 2003 -

2008, Bình Dƣơng đã có 2.345 đoàn viên công đoàn đƣợc kết nạp Đảng.

Riêng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 23 chi bộ đảng với 248

đảng viên; 59 chi hội, câu lạc bộ thanh niên công nhân trong các doanh

nghiệp, với 3.260 hội viên và 346 chi hội thanh niên công nhân nhà trọ

với 15 ngàn hội viên.

Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân được nâng lên một

bước

So với năm 2007 thu nhập bình quân của công nhân đã tăng từ 1,3

triệu đồng lên 1,5 triệu đồng tháng. Trong đó lƣơng cơ bản đã đạt 1,2

triệu đồng, các doanh nghiệp đã quan tâm hỗ trợ về tiền ăn, nâng chế độ

mỗi bữa ăn thêm 2 – 4 ngàn đồng. Tăng tiền chuyên cần từ 80 lên 120

ngàn đồng, một số doanh nghiệp còn hỗ trợ thêm tiền xăng xe đi lại, tiền

nhà ở, trợ cấp tiền nuôi con nhỏ cho công nhân nữ nhập cƣ.

Trong quá trình lao động sản xuất nhiều doanh nghiệp nhất là

doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp FDI đã tạo môi trƣờng làm việc

và không gian sinh hoạt văn hoá cho công nhân. Hầu hết các doanh

nghiệp đã có nhà ăn tập thể và thƣờng sử dụng để làm nơi sinh hoạt

chung cho công nhân; có phòng vệ sinh, nơi thay quần áo. Phối hợp với

công đoàn tổ chức cho công nhân lao động đi tham quan du lịch ngắn

ngày, giao lƣu văn nghệ, thể dục thể thao do địa phƣơng hoặc khu công

nghiệp tổ chức.

Tuy nhiên, do giá cả thị trƣờng không ổn định và tăng cao nên dù

thu nhập của công nhân tăng nhƣng đồng lƣơng thực tế không đủ trang

trải cho cuộc sống hàng ngày. Công nhân nhập cƣ còn phải trả tiền nhà

trọ, điện nƣớc với giá đắt đỏ, chấp nhận sống trong môi trƣờng, diện tích

chật hẹp không có các tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt văn hóa tinh thần

tại chỗ. Bên cạnh đó vẫn còn tỷ lệ không nhỏ công nhân có thu nhập thấp

65

dƣới 700 ngàn đồng một tháng. Vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế (cuối

năm 2008 đầu năm 2009), việc làm tại các doanh nghiệp giảm sút, tỷ lệ

công nhân tại Bình Dƣơng tuy không mất việc làm nhiều, nhƣng công

việc cầm chừng, không có thời gian làm thêm nên thu nhập cũng giảm

đáng kể.

Nhận thức chính trị, pháp luật của công nhân được nâng cao:

Để phục vụ đời sống tinh thần cho công nhân, từ tháng 7/2007 đến

nay, Hội LHTNVN tỉnh và Báo Bình Dƣơng đã phối hợp in ấn và phát

hành hơn 400.000 ngàn tờ báo miễn phí cho công nhân, kịp thời cung

cấp thông tin, tuyên truyền chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật

của Nhà nƣớc đến với công nhân, lao động trên địa bàn. Đến tháng

6/2009, tỉnh đã chỉ đạo tăng lƣợng phát hành báo chí tỉnh ngày thứ 7 lên

10 ngàn tờ mỗi tuần. Công việc này do Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt

Nam tỉnh phối hợp với Báo Bình Dƣơng thực hiện, dƣới sự hỗ trợ của

ngân sách tỉnh.

Tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc

thực hiện pháp luật lao động, nhƣ ký kết hợp đồng lao động, thỏa ƣớc

lao động tập thể, vệ sinh lao động, an toàn bảo hộ lao động... Đồng thời

đề xuất và có biện pháp xử lý phù hợp, thông qua đó giáo dục nâng cao

nhận thức cho công nhân và chủ doanh nghiệp. Nhờ đó mà những năm

qua cả tỉnh đã có trên 70% công nhân đƣợc ký kết hợp đồng lao động,

trên 25% doanh nghiệp có nội quy lao động; 35% doanh nghiệp có công

đoàn xây dựng đƣợc thỏa ƣớc lao động tập thể. Cả tỉnh đã thành lập

đƣợc trên 300 tổ hòa giải cơ sở. Hoạt động của các cơ sở tƣ vấn pháp

luật đã phát huy tác dụng, phát hàng chục ngàn tờ rơi đến các khu công

nghiệp đƣa nội dung quan trọng pháp luật lao động đến với công nhân.

Các doanh nghiệp lớn, các khu công nghiệp tập trung đều có chƣơng

trình tuyên truyền pháp luật trong công nhân. Do đó, nhận thức về chính

trị pháp luật đã đƣợc nâng lên rõ rệt, hiện tƣợng vô kỷ luật, đi muộn về

sớm, gây gổ mất đoàn kết trong công nhân đã giảm hẳn.

66

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động có

chuyển biến tốt

Các cấp Công đoàn tỉnh Bình Dƣơng đã bám sát mục tiêu, nhiệm

vụ đƣợc Đại hội Công đoàn tỉnh đề ra với nhiều chƣơng trình hoạt động

đƣợc cụ thể hóa và ngày càng phong phú, đa dạng nhằm chăm lo, bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động. Công đoàn

đã đi đầu tổ chức các phong trào thi đua, là cầu nối ngƣời lao động với

ngƣời sử dụng lao động, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công

đoàn vững mạnh, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội,

thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH...

Phong trào thi đua trở thành biện pháp tổng hợp để CNVC-LĐ tỉnh

Bình Dƣơng tích cực học tập nghiên cứu, tập trung giải quyết khó khăn

trong sản xuất, kinh doanh, trong đời sống, hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ...

Từ 2003 – 2008 cả tỉnh đã có 1.800 công trình sản phẩm, hơn 3

ngàn sáng kiến kỹ thuật của hơn 4 ngàn công nhân, viên chức, lao động

đƣợc tổ chức Công đoàn khuyến khích thực hiện đem lại lợi ích kinh tế -

xã hội mỗi năm hàng trăm tỷ đồng và góp phần đƣa Bình Dƣơng từ một

tỉnh thuần nông trở thành tỉnh công nghiệp trong hơn 10 năm qua.

Thành quả lớn nhất của tổ chức Công đoàn và phong trào CNVC

tỉnh Bình Dƣơng là phong trào thi đua yêu nƣớc, đã đem lại hiệu quả cao

nhƣ: Các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, bác sĩ, y tá điều trị phục vụ tốt

ngƣời bệnh đã khích lệ công nhân viên chức, lao động trong hai ngành

giáo dục và y tế nâng cao chất lƣợng giảng dạy, học tập trong các trƣờng

học; chăm sóc tốt ngƣời bệnh trong các bệnh viện.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công nhân, viên

chức

Cuộc vận động CNVC xây dựng ngƣời cán bộ, CNVC "trung

thành, sáng tạo, tận tụy, gƣơng mẫu" năm năm qua ở Bình Dƣơng đã trở

thành mục tiêu phấn đấu, rèn luyện ở từng tập thể, cá nhân mỗi cán bộ

CNVC. Nội dung của cuộc vận động đã đáp ứng đƣợc yêu cầu khẳng

định vai trò của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đổi mới. Cuộc vận

động đƣợc các cấp ủy, chính quyền hoan nghênh và có nhiều biện pháp

67

chỉ đạo, khích lệ tổ chức Công đoàn hoạt động gắn với Cuộc vận động

"Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh" đạt hiệu quả.

Qua các phong trào thi đua, các tổ chức Công đoàn có thêm điều kiện

tham gia xây dựng Đảng, bồi dƣỡng, giới thiệu đoàn viên ƣu tú cho

Đảng.

Chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp được nâng cao một bước

Nhờ làm tốt chính sách giáo dục đào tạo, nên trên 30 ngàn lao

động có việc làm hàng năm, đã có 38% qua đào tạo (riêng năm 2008 là

46.200 ngƣời, số qua đào tạo chiếm 50,5%). Tỉnh đã coi trọng đào tạo

nghề cho bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn, trong quá trình chuyển

dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong tƣơng lai, 2

trƣờng đại học quốc gia đƣợc đầu tƣ xây dựng trên địa bàn Bình Dƣơng,

sẽ góp phần tích cực cho công tác đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực tại

chỗ đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

68

CHƢƠNG III.

CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG ĐẾN NĂM 2020

I. Định hƣớng xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh

Bình Dƣơng

Trong thời gian tới, hoạt động đầu tƣ phát triển kinh tế tại Bình

Dƣơng đƣợc đặt trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế

giới. Để có một môi trƣờng đầu tƣ thực sự hấp dẫn, có sức cạnh tranh

trên thị trƣờng, cần nâng cao hơn nữa chất lƣợng nguồn nhân lực, khắc

phục những yếu kém về cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống chính trị vững

mạnh, bảo đảm hệ thống chính sách đối với ngƣời lao động và đầu tƣ

minh bạch, nhất quán.

Với những lợi thế nhất định của địa phƣơng nhƣ: sự ổn định chính

trị, vị trí địa lý, các nguồn lực, chính sách đầu tƣ cởi mở, nguồn vốn đầu

tƣ vào Bình Dƣơng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, tạo nhiều

việc làm cho công nhân lao động. Tỉnh đang khuyến khích đầu tƣ có

chọn lọc vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, ít tác

động đến môi trƣờng sinh thái; phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án

công nghiệp quan trọng, nhƣ xây dựng nhà máy điện, bệnh viện, trƣờng

đại học, phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, giáo dục, đào tạo, y

tế, thể dục, thể thao, phát triển ngành nghề truyền thống, khuyến khích

các dự án sử dụng nhiều lao động tại chỗ.

Hệ thống pháp luật và chính sách về đầu tƣ cũng sẽ đƣợc tiếp tục

hoàn chỉnh, quan tâm đến việc cải thiện năng lực, hiệu lực thi hành. Pháp

luật lao động đƣợc tuyên truyền và phổ biến rộng rãi, việc minh bạch

hóa các thông tin về việc làm, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, giúp cho ngƣời lao động có nhiều cơ hội lựa chọn, tìm kiếm việc

làm phù hợp. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật lao động

ngày càng đƣợc cải tiến và tăng cƣờng. Trình độ nhận thức về pháp luật

và chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia QHLĐ (kể cả cán bộ

công đoàn) đƣợc nâng cao. Hoạt động công đoàn sẽ đổi mới theo hƣớng

quan tâm hơn nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích ngƣời lao động trong

69

khu vực ngoài quốc doanh, phối hợp tích cực với các bên trong QHLĐ

để hƣớng tới tập trung xây dựng QHLĐ hài hòa, lành mạnh hơn.

Hiện tƣợng di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp và khu vực

tiếp tục diễn ra, lao động dã qua đào tạo, có tay nghề cao càng khan hiếm

và đƣợc coi trọng. Nền kinh tế thị trƣờng đã thể hiện rõ nét về tác động

của quy luật cung cầu, trong đó có thị trƣờng lao động. Vấn đề tiền

lƣơng, thu nhập là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng giữa

cung - cầu lao động. Hiện tƣợng di chuyển lao động từ nơi có thu nhập

thấp đến nơi có thu nhập cao, môi trƣờng làm việc tốt, sẽ diễn ra sôi

động hơn.

Giá cả hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam, tiền lƣơng của ngƣời lao

động sẽ hòa đồng với khu vực. Vì thế các doanh nghiệp phải tính toán và

chủ động điều chỉnh mức lƣơng, thu nhập theo hƣớng tăng lên cho công

nhân, lao động. Lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ phải đƣợc điều chỉnh

cho phù hợp.

Tuy nhiên, trƣớc mắt mâu thuẫn trong QHLĐ tiếp tục tăng mà

chƣa thể giải quyết ngay đƣợc và ngày càng có chiều hƣớng phức tạp,

tranh cấp lao động và đình công sẽ đa dạng hơn, nhƣng chủ yếu là đòi

hỏi về quyền và lợi ích. Tình hình giá cả sinh hoạt leo thang, làm cho

tiền lƣơng thực tế giảm sút, đồng tiền mất giá nghiêm trọng; việc điều

chỉnh lƣơng tối thiểu của nhà nƣớc không đáp ứng kịp. Nhu cầu đời sống

vật chất tinh thần của ngƣời lao động đòi hỏi ngày càng cao. Do đó tình

trạng CNLĐ phải tìm việc làm mới để có thu nhập cao hơn đáp ứng với

yêu cầu thiết yếu của cuộc sống sẽ diễn ra khá phổ biến.

1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ công nhân

tỉnh Bình Dương

Chƣơng trình hành động của Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng thực hiện

Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung

ƣơng Đảng (khoá X) về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc, đã nêu rõ mục

tiêu: “Xây dựng đội ngũ công nhân lao động lớn mạnh về mọi mặt, nâng

cao bản lĩnh, nhận thức chính trị, pháp luật và lòng yêu nƣớc; giáo dục

giác ngộ tác phong công nghiệp và thực hiện lối sống văn hóa lành

70

mạnh, nhất là trong đội ngũ công nhân trẻ; từng bƣớc nâng cao trình độ

học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu phát

triển của Tỉnh. Tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, chú trọng đào tạo

nghề cho công nhân từ nông dân và nữ công nhân”.

Những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đƣợc đƣa ra là: “Tăng cƣờng

chất lƣợng đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân lao

động”. Cụ thể là:

- Nắm chắc nhu cầu lao động, chủ động quy hoạch đào tạo, bồi

dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

công nghiệp hoá, hiện đại hóa của Bình Dƣơng trong thời kỳ mới. Chú

trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia kinh tế, công nhân có tay nghề chuyên

môn, kỹ thuật cao; đào tạo và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy

nghề.

- Tập trung đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ học vấn,

chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, đặc biệt là công nhân

trẻ, công nhân từ nông dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về số lƣợng,

đảm bảo về chất lƣợng, để đội ngũ công nhân có trình độ học vấn,

chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao, có khả năng tiếp thu

nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, chất

lƣợng và hiệu quả công tác. Thực hiện tốt chủ trƣơng xã hội hóa trong

công tác đào tạo. Kết hợp chặt chẽ các doanh nghiệp sử dụng lao động

với các tổ chức Nhà nƣớc trong công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao

động; khuyến khích công nhân tự học tập, tự đào tạo, nâng cao trình độ

mọi mặt.

- Mở rộng quy mô, phát triển mạng lƣới và loại hình đào tạo nghề

cho công nhân lao động, gắn với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phƣơng thức đào tạo nhằm tạo nguồn

nhân lực có chất lƣợng cao phục vụ phát triển công nghiệp. Phấn đấu đến

hết năm 2010, tỷ lệ công nhân trực tiếp sản xuất đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng

kỹ năng nghề nghiệp đạt 60%.

- Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Hội Liên Hiệp Phụ nữ

tỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị -

xã hội khác trong việc xây dựng đội ngũ công nhân Bình Dƣơng “có sức

71

khoẻ, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống

văn hoá, có lòng nhân hậu”.

Văn kiện Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Bình Dƣơng lần thứ

VIII nhiệm kỳ 2008 - 2013 đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu là: “Chủ

động tham mƣu với Đảng, phối hợp với Nhà nƣớc xây dựng đội ngũ

công nhân Bình Dƣơng lớn mạnh, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tổ chức phong trào thi đua yêu nƣớc rộng

khắp thiết thực và hiệu quả trong công nhân, viên chức, lao động; chăm

lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên

chức, lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn

trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công

đoàn; đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động; xây dựng tổ chức

Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc trọng sạch

vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế

xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của Tỉnh”. Với

tinh thần: “Đổi mới, sáng tạo, vì quyền, lợi ích của ngƣời lao động, vì sự

phát triển của đất nƣớc.”

Công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đƣợc tỉnh quan tâm.

Bình Dƣơng phấn đấu đến năm 2010 với mục tiêu “Mở rộng quy mô,

phát triển mạng lưới và loại hình đào tạo nghề, thu hút thanh niên gắn

với việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, Đa dạng hóa các

loại hình đào tạo và phương thức đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực có

tay nghề phục vụ phát triển công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 nâng

tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo đạt 60%”.

Bảng 10: Dự kiến nhu cầu lao động và lao động qua đào tạo

của tỉnh Bình Dƣơng đến 2010

Chỉ tiêu Tổng nhu

cầu LĐ

Trong đó (Đơn vị: Người)

Nông - Lâm -

Thủy sản

Công nghiệp

- Xây dựng

Thƣơng mại

- Dịch vụ

Nhu cầu lao động 777.465 124.698 486.081 166.686

Qua đào tạo 466.479 32.459 325.674 108.346

Qua đào tạo nghề 273.448 18.705 230.524 61.757

72

2. Yêu cầu về sự phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Bình Dƣơng cơ bản trở thành

tỉnh công nghiệp và là đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng, trong những

năm tới, Bình Dƣơng tiếp tục phát triển nhanh về công nghiệp. Tỉnh đã

quy hoạch đến năm 2010 sẽ phát triển 31 khu công nghiệp với diện tích

gần 10 ngàn ha và 23 cụm công nghiệp với diện tích gần 3 ngàn ha.

Dự báo nhu cầu của thị trƣờng lao động, mỗi năm tỉnh Bình

Dƣơng cần khoảng 35 - 40 ngàn lao động mới để đáp ứng nhu cầu sản

xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, yêu cầu về trình độ đối với công

nhân của các doanh nghiệp cũng ngày một cao hơn. Mặt khác, tỉnh cũng

tiếp tục chủ trƣơng phát triển kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ -

nông nghiệp. Vì vậy, số lƣợng công nhân trong tỉnh sẽ tiếp tục tăng

trong 10 năm tới và phân bố đều khắp toàn tỉnh. Trình độ tay nghề của

công nhân lao động cũng phải nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu lao

động xã hội.

Trong khi lực lƣợng lao động tại chỗ không đủ để đáp ứng thì hiện

tƣợng lao động nhập cƣ sẽ còn tiếp tục đƣợc bổ sung từ các địa phƣơng

khác đến. Bên cạnh đó, tác phong công nghiệp của công nhân cũng đƣợc

nâng dần để đáp ứng êu cầu chung. Lực lƣợng lao động sẽ tiếp tục tăng

nhanh ở khối doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và khối doanh nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài.

Dự báo đến năm 2020, lực lƣợng công nhân trên địa bàn Tỉnh

khoảng 1 triệu ngƣời. Đây là lực lƣợng quan trọng, đóng góp to lớn cho

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh, nhƣng cũng đặt ra

nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Nhu cầu đáp ứng nguồn nhân lực

có tay nghề chất lƣợng cao cho phát triển công nghiệp là rất lớn trong

điều kiện cạnh tranh gay gắt; mặt khác nhiều nhu cầu về mặt xã hội cần

đƣợc đáp ứng nhƣ: trƣờng học, bệnh viện, vui chơi, giải trí; nhà ở và các

cơ sở phục vụ cho công nhân các khu, cụm công nghiệp…

73

II. Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân tỉnh

Bình Dƣơng

1. Giải pháp nâng cao nhận thức chính trị và hiểu biết pháp luật

cho đội ngũ công nhân, lao động tỉnh Bình Dương

Để nâng cao trình độ nhận thức chính trị cho công nhân, Bình

Dƣơng cần xây dựng cơ chế phối kết hợp hoạt động trong công tác tuyên

truyền giáo dục của cả hệ thống chính trị, nhất là các tổ chức cơ sở

Đảng, công đoàn, Đoàn thanh niên trong doanh nghiệp. Các tổ chức

chính trị - xã hội, đặc biệt công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp cần

quan tâm nhiều hơn và có các biện pháp, hình thức linh hoạt để tuyên

truyền phổ biến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nƣớc, làm cho công nhân lao động hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ

của mình đối với doanh nghiệp và với xã hội, đối với việc đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hóa của tỉnh. Trên cơ sở đó vận động công

nhân lao động thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, bảo

vệ quyền lợi chính đáng của công nhân lao động.

Cần thực hiện tốt các chính sách của Nhà nƣớc đối với ngƣời lao

động, kịp thời xây dựng và không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh

thần cho đội ngũ công nhân lao động. Khi đời sống văn hóa tinh thần của

công nhân đƣợc nâng cao thì ảnh hƣởng trực tiếp và tích cực đến sự hình

thành, phát triển ý thức chính trị của họ. Bởi vì, các phƣơng tiện, hình

thức sinh hoạt văn hoá, tinh thần nhƣ đọc sách, báo, xem ti-vi, biểu diễn

văn hoá, nghệ thuật, phim ảnh...không chỉ là phƣơng thức giải trí mà còn

là phƣơng thức chuyển tải thông tin, kiến thức, quan điểm, chính sách

của Đảng và Nhà nƣớc, giúp cho việc nâng cao ý thức chính trị của đội

ngũ công nhân lao động tỉnh Bình Dƣơng. UBND tỉnh cùng với các

doanh nghiệp cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để công

nhân lao động có đƣợc tƣơng đối đầy đủ sách, báo, tài liệu, tranh ảnh có

tính chất phổ thông và các phƣơng tiện nghe, nhìn khác; đồng thời, đầu

tƣ xây dựng các thiết chế văn hóa và các khu vui chơi, giải trí tại doanh

nghiệp hoặc ở nơi trung tâm, giao điểm của các khu, cụm công nghiệp,

nhƣ thƣ viện, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp hát, sân vận động, bể bơi,

nhà thi đấu, luyện tập.

74

Các tổ chức cơ sở đảng, tổ chức chính trị - xã hội, nhất là tổ chức

Công đoàn cần thƣờng xuyên chăm lo việc giáo dục chính trị, tƣ tƣởng

cho đội ngũ công nhân lao động. Trƣớc hết, cần tuyên truyền, giáo dục

cho họ về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời kỳ

mới. Đồng thời, tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục cho họ những nội

dung cơ bản của pháp luật lao động, nhất là những chính sách, pháp luật

liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền lợi của công nhân lao động. Bên

cạnh đó, cần khơi dậy ở họ tinh thần yêu nƣớc, ý thức tự hào dân tộc,

tinh thần tự chủ, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh.

Xuất phát từ đặc điểm làm việc của công nhân mà có biện pháp

tuyên truyền phù hợp. Đặc biệt, cần đi sâu đi sát công nhân, nhất là bám

sát địa bàn cƣ trú của ngƣời lao động để tuyên truyền, với phƣơng châm

“gặp từng ngƣời, bám từng cụm nơi công nhân ở” để vận động thuyết

phục. Tài liệu tuyên truyền, hình thức tuyên cũng cần đổi mới cho phù

hợp với điều kiện làm việc, ăn ở của công nhân. Cũng cần chọn thời gian

thích hợp để tuyên truyền, tránh hành chính hoá và quá coi trọng hình

thức.

Xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị, chính trị xã hội trong

doanh nghiệp, cần tiếp tục đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động,

linh hoạt phối hợp hoạt động trong mọi mặt công tác, nhất là công tác

tuyên truyền giáo dục ngƣời lao động phải phù hợp với từng đối tƣợng

và từng loại hình doanh nghiệp.

Để làm tốt công tác này cần tập trung vào những nội dung chủ yếu

sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện chƣơng trình số 51-CTr/TU của

Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ “Về xây dựng phát triển tổ chức Đảng trong

doanh nghiệp ngoài quốc doanh”; trƣớc hết là đi sâu nắm tình hình tƣ

tƣởng công nhân thông qua các cuộc khảo sát về nhận thức chính trị,

nhận thức về Đảng trong công nhân, nhất là thanh niên công nhân để có

biện pháp tuyên truyền giáo dục về Đảng cho phù hợp với từng đối

tƣợng. Tiến hành khảo sát các doanh nghiệp đủ điều kiện, tiến hành vận

động thành lập tổ chức cơ sở Đảng.

- Cần phải có sự phân cấp quản lý và tạo sự thống nhất cao về

nhận thức và hành động trong các cấp uỷ, cán bộ, đảng viên, làm chuyển

75

biến mạnh mẽ nhận thức về ý nghĩa then chốt và tầm quan trọng phải

tăng cƣờng công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và phát triển đảng

viên trong các doanh nghiệp.

- Thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác xây dựng tổ chức

Đảng và phát triển đảng viên trong doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng

công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Xây dựng

chỉ tiêu, kế hoạch và đề ra giải pháp phù hợp trong quá trình tổ chức

thực hiện; thƣờng xuyên làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh

nghiệm, nhân rộng những điển hình tiên tiến và có hình thức khen

thƣởng đối với những doanh nghiệp làm tốt công tác xây dựng Đảng và

tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Đảng ở doanh nghiệp hoạt động.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền của Đoàn Thanh niên Cộng

sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp.

Xác định công tác tuyên truyền giáo dục là một trong những nhiệm

vụ rất quan trọng, là yếu tố đầu tiên để tập hợp thu hút công nhân lao

động vào hoạt động nhằm nâng cao ý thức giác ngộ cho họ nên trong

giai đoạn cách mạng mới, công tác giáo dục của Đoàn phải tập trung cho

nhiệm vụ quan trọng này để góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lòng

yêu nƣớc, biết đặt lợi ích của mình trong lợi ích quốc gia dân tộc; có lý

tƣởng cách mạng và bản lính chính trị vững vàng, có văn hóa và lối sống

nghĩa tình, có sức khoẻ thể chất và tinh thần lành mạnh; nhiệt huyết,

sáng tạo và tinh thần tình nguyện.

- Trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, cần xây dựng nội

dung học tập lý luận chính trị phù hợp với các đối tƣợng thanh niên,

quán triệt đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, đấu tranh chống

lại các quan điểm sai trái.

- Các cơ sở Đoàn trong doanh nghiệp cần đổi mới hoạt động, tăng

cƣờng cung cấp thông tin, hƣớng dẫn đoàn viên cách tiếp nhận thông tin

và trao đổi những vấn đề bức xúc do cuộc sống đặt ra; tổ chức các diễn

đàn thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên tranh luận bày tỏ quan điểm

từ đó nâng cao nhận thức chính trị cho đoàn viên, thanh niên.

- Giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng và của dân tộc, của địa

phƣơng và doanh nghiệp, nhằm củng cố niềm tin vào chế độ mới cho

76

đoàn viên thanh niên. Quan tâm giáo dục cho đoàn viên thanh niên công

nhân tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, gắn bó với doanh nghiệp của mình,

đồng thời giáo dục ý thức tự lực, tự cƣờng, lòng tự tôn dân tộc, khát

vọng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu.

- Giáo dục đạo đức, lối sống, coi trọng việc giáo dục cho thanh

niên công nhân lòng yêu lao động, biết hƣởng thụ chính đáng từ sức lao

động và cống hiến của mình, chống thói lƣời biếng, lối sống thực dụng,

chỉ đòi hƣởng thụ mà không có cống hiến.

- Nâng cao hơn nữa số lƣợng, chất lƣợng và nội dung hoạt động

văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động của nhóm tuyên

truyền ca khúc cách mạng; tiếp tục tổ chức thực hiện cuộc vận động

“Thanh niên sống đẹp-sống có ích” và tích cực tham gia thực hiện cuộc

vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Tổ chức rộng

rãi các hoạt động tôn vinh, các cuộc gặp mặt, trao đổi của các điển hình

tập thể, cá nhân tiến tiến, biết vƣợt qua mọi khó khăn để vƣơn lên trong

cuộc sống, thanh niên sống có lý tƣởng, hết mình vì lý tƣởng.

- Giáo dục pháp luật và ý thức công dân cho thanh niên công nhân,

góp phần hình thành lối sống “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp

luật”, giúp cho thanh niên thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ công dân,

đồng thời vận động thanh niên công nhân gƣơng mẫu chấp hành luật

pháp.

- Tăng thời lƣợng, số lƣợng và thời gian phát sóng và giờ phát

sóng phù hợp với đối tƣợng ngƣời lao động, các chƣơng trình phát thanh,

chƣơng trình truyền hình thanh niên, các bản tin thanh niên công nhân,

cẩm nang dành cho đoàn viên thanh niên, phát huy vai trò các thiết chế

do tổ chức Đoàn quản lý trong giáo dục thanh niên.

- Tích cực tham gia thực hiện mục tiêu “Nâng cao trình độ học

vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực khoa học- công nghệ cho thanh

niên công nhân”. Phối hợp tổ chức, hƣớng dẫn và cổ vũ cho đoàn viên,

thanh niên tích cực tham gia hội thi “Sáng tạo khoa học kỹ thuật trẻ”,

tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào sản xuất, công

tác. Thành lập quỹ, giải thƣởng ở các doanh nghiệp và cấp tỉnh, định kỳ

tổ chức bình chọn khen thƣởng đoàn viên, thanh niên có thành tích thi

đua lao động sáng tạo để thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia.

77

- Phát triển phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng thông qua

các cuộc liên hoan văn nghệ, hội trại, hội thi nhóm tuyên truyền ca khúc

cách mạng…tạo sân chơi và môi trƣờng sinh hoạt văn hóa cho đoàn viên

thanh niên doanh nghiệp đề thu hút họ vào những hoạt động bổ ích.

- Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên

về Đảng. Tổ chức các phong trào hành động cách mạng, tạo môi trƣờng

thuận lợi cho thanh niên rèn luyện, phấn đấu trở thành đoàn viên và đảng

viên Đảng cộng sản Việt Nam. Thực hiện cuộc vận động “Phấn đấu trở

thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam” góp phần nâng cao tỷ lệ đảng

viên là công nhân trẻ trong tổ chức Đảng. Phối hợp chặt chẽ với Đảng uỷ

khối doanh nghiệp trong việc phát triển đảng viên và lập chi bộ đảng

trong hội doanh nghiệp trẻ tỉnh.

Tăng cường mở rộng, củng cố và tập hợp thanh niên thông qua tổ

chức Hội LHTN, hội doanh nghiệp trẻ và mô hình tập hợp lực lượng trí

thức với phương châm: Đoàn mạnh, Hội rộng.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ đoàn, Hội thanh niên các cấp về vị

trí, vai trò của thanh niên xa quê, phải xem thanh niên công nhân, thanh

niên xa quê là một bộ phận cấu thành quan trọng của lực lƣợng thanh

niên tỉnh. Đa dạng hóa các nội dung, hình thức hoạt động nhằm thu hút

đông đảo thanh niên công nhân tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ

chức. Phát triển các hình thức tập hợp thanh niên công nhân thông qua tổ

chức Đoàn, Hội trong các loại hình doanh nghiệp hoặc ở các khu nhà trọ,

thực hiện phƣơng châm “Ở đâu có thanh niên, ở đó có tổ chức Đoàn,

Hội”. Triển khai thực hiện đề án “Đoàn kết tập hợp thanh niên khu nhà

trọ đến năm 2010”. Thành lập Ban thanh niên công nhân ở cấp tỉnh, cấp

huyện, phân công cán bộ phụ trách nhằm chuyên lo cho công tác thanh

niên công nhân, quan tâm công tác hƣớng dẫn xây dựng tổ chức cơ sở

Đoàn, Hội và công tác đoàn viên, hội viên. tiếp tục củng cố bộ máy,

nâng cao chất lƣợng cán bộ Đoàn, Hôi, xây dựng lực lƣợng nòng cốt làm

công tác thanh niên công nhân ở khu nhà trọ.

Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho thanh

niên công nhân nhƣ: chiếu phim, biểu diễn văn nghệ trong các khu công

nghiệp; tƣ vấn sức khoẻ sinh sản, tƣ vấn pháp luật trong các khu nhà trọ,

cung cấp Bản tin thanh niên công nhân cho các chi hội; hình thành Quỹ

78

hỗ trợ thanh niên công nhân xa quê có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng

bảng tin thanh niên công nhân tai doanh nghiệp; trang thanh niên trên

Báo Bình Dƣơng và hộp thƣ thanh niên công nhân tại các khu, cụm công

nghiệp. Phối hợp tổ chức cuộc đi bộ đồng hành vì thanh niên xa quê có

hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để gây quỹ hỗ trợ cho thanh niên công nhân

xa quê. Tiếp tục tổ chức tuần lễ “Thanh niên công nhân”; tổ chức gặp

gỡ, tuyên dƣơng chi hội trƣởng thanh niên và chủ nhiệm Câu lạc bộ nữ

công nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động. Tổ chức khám sức

khoẻ, phát thuốc miễn phí, tƣ vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên

công nhân khi bị mất việc làm hoặc thiếu việc làm. Thông qua các hoạt

động đó để tập hợp thu hút thanh niên công nhân tham gia hoạt động Hội

và Đoàn.

Trong thời gian tới, tổ chức đoàn trong tỉnh phải tập trung xây

dựng cơ cơ sở đoàn trong doanh nghiệp, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán

bộ đoàn có lòng nhiệt tình với phong trào, đi sâu, đi sát đoàn viên, hội

viên trong doanh nghiệp và ở địa bàn công nhân cƣ trú để vận động, tổ

chức giáo dục cho thanh niên công nhân.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục

cho công nhân, lao động tỉnh Bình Dương:

Một là, nâng cao nhận thức của công nhân lao động và cán bộ làm

công tác tuyên truyền giáo dục cho công nhân, lao động

Đội ngũ công nhân lao động là đối tƣợng đồng thời cũng chính là

lực lƣợng tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục. Trong mối quan hệ

biện chứng ấy, việc công nhân, lao động có nhận thức đúng, đầy đủ về

công tác tuyên truyền, giáo dục là điều kiện quan trọng hàng đầu để nâng

cao hiệu quả của công tác này. Ngƣợc lại, nếu công nhân, lao động nhận

thức không đầy đủ, không hăng hái, nhiệt tình tham gia thì quá trình thực

hiện công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ rất khó khăn, chất lƣợng, hiệu

quả không cao.

Các cấp, các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh cần có nhận thức đúng

đắn về vai trò lịch sử và khả năng to lớn của giai cấp công nhân, nhận

thức đúng tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục và có

những biện pháp, bƣớc đi phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên

truyền, giáo dục cho đội ngũ công nhân trong tỉnh đạt đƣợc mục đích đề

79

ra. Để nâng cao nhận thức về công tác tuyên truyền, giáo dục cho công

nhân, lao động, các cấp uỷ Đảng, các cấp công đoàn tỉnh Bình Dƣơng

cần nâng cao nhận thức về công công tác tuyên truyền, giáo dục, kết hợp

nhiều hình thức nhƣ tập huấn, sinh hoạt công đoàn… tổ chức giáo dục,

quán triệt cho công nhân lao động nhận thức rõ trách nhiệm tham gia vào

công tác tuyên truyền, giáo dục. Kết hợp công tác tuyên truyền giáo dục

với các mặt công tác khác của công đoàn, nhất là công tác tổ chức, thực

hiện các chính sách, pháp luật…

Hai là, tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và hoạt động

của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đối với công tác tuyên

truyền, giáo dục công nhân, lao động

Các cấp uỷ Đảng và đảng viên chủ động tuyên truyền, giáo dục,

đồng thời lãnh đạo huy động mọi tổ chức, mọi lực lƣợng tham gia công

tác tuyên truyền, giáo dục công nhân, lao động. Bồi dƣỡng nâng cao

năng lực tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục cho cấp uỷ các cấp,

bảo đảm cho hoạt động của cấp uỷ Đảng về công tác tuyên truyền, giáo

dục công nhân, lao động; phân công cấp uỷ viên (có thể là bí thƣ hoặc

phó bí thƣ) phụ trách công tác tuyên truyền, giáo dục, lãnh đạo chặt chẽ,

làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân, lao động.

Đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục theo

hƣớng: tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục vừa đảm bảo toàn diện,

vừa có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đặc điểm của từng loại doanh

nghiệp, đặc biệt là công tác tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, lao

động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp tƣ

nhân.

Ba là, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác tuyên

truyền, giáo dục công nhân, lao động. Công đoàn cơ sở cần chủ động

phối hợp với chính quyền, đoàn thể, ngƣời sử dụng lao động bồi dƣỡng

đội ngũ công nhân lao động về lòng yêu nƣớc, truyền thống cách mạng,

đề cao ý thức trách nhiệm chính trị, tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ,

dám làm, tinh thần làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến, ứng dụng có

hiệu quả vào sản xuất, sự gƣơng mẫu về phẩm chất đạo đức, lối sống

trung thực, cần kiệm xây dựng đất nƣớc. Đẩy mạnh phong trào thi đua

yêu nƣớc trong công nhân, viên chức, lao động, các phong trào thi đua

80

lao động giỏi, lao động sáng tạo, xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ

sinh lao động… Cần tiếp tục duy trì và nhân rộng với những nội dung,

biện pháp mới, phù hợp, thiết thực. Các cấp công đoàn cần vận động

công nhân, lao động tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tổ

chức Công đoàn trong sạch, vững mạnh, thực hiện có hiệu quả cuộc vận

động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hành

tiết kiệm, tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và các tệ

nạn xã hội.

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền vừa giỏi về

chuyên môn nghiệp vụ, vừa có nhiệt huyết là yếu tố quan trọng hàng

đầu. Việc phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn và xây dựng

tổ chức cơ sở Đảng là hai giải pháp cực kỳ quan trọng, có quan hệ mật

thiết với nhau, mang ý nghĩa quyết định sự thành bại trong công tác

tuyên truyền, giáo dục công nhân Bình Dƣơng. Vì đảng viên vừa là hạt

nhân để hình thành nên các tổ chức Công đoàn, vừa phải là ngƣời chịu

trách nhiệm cùng với tổ chức đảng từng bƣớc đƣa công nhân vào các

sinh hoạt mang tính chất chính trị. Điều này rất khó thực hiện trong khu

vực kinh tế tƣ nhân, nhƣng nếu quyết tâm chắc chắn Bình Dƣơng sẽ làm

đƣợc.

Bốn là, tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng pháp tiến hành công tác

tuyên truyền, giáo dục theo hƣớng bám sát sự phát triển của tình hình

nhiệm vụ, sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, nhiệm vụ của tỉnh, nhiệm vụ

của các tổ chức Công đoàn, các doanh nghiệp để đề ra nội dung, biện

pháp phù hợp trong từng thời điểm, mang lại hiệu quả.

Về nội dung công tác tuyên truyền, giáo dục cần hƣớng nội dung

trọng tâm vào tạo động lực thúc đẩy công nhân, lao động phấn đấu thực

hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, và xây dựng ngƣời công

nhân, lao động tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức, trí tuệ, tác phong

công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hóa đất nƣớc và của tỉnh.

Về phƣơng pháp, đối với công tác tuyên truyền, giáo dục, cùng với

việc phát huy những hình thức, phƣơng pháp giáo dục truyền thống, có

hiệu quả, cần tích cực vận dụng phƣơng pháp, hình thức tuyên truyền,

giáo dục hiện đại theo hƣớng từng bƣớc hiện đại hóa các phƣơng tiện

81

thông tin; vận dụng phƣơng pháp truyền đạt tích cực, kết hợp với

phƣơng pháp truyền thống, loại bỏ những hình thức, phƣơng pháp tuyên

truyền đã lạc hậu, hiệu quả thấp. Đối với công tác văn hoá, văn nghệ, cần

xây dựng môi trƣờng văn hoá, tăng cƣờng tổ chức các hoạt động văn

hoá, văn nghệ quần chúng trong công nhân, lao động. Tăng cƣờng tổ

chức những hoạt động tuyên truyền, giáo dục bằng các hình thức khác

nhƣ tổ chức các cuộc thi, toạ đàm, hội thảo những vấn đề cần quan tâm

về văn hóa xã hội giữa ngƣời sử dụng lao động, cán bộ công đoàn và

công nhân lao động.

Tiếp tục giáo dục truyền thống, nâng cao hiểu biết cho thanh niên

công nhân về những giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục bản lĩnh chính

trị, lòng tự hào dân tộc, đạo đức cách mạng, lối sống cho thanh niên

công nhân. Đấu tranh loại trừ các hủ tục lạc hậu, các loại văn hóa phẩm

độc hại, hạn chế khuynh hƣớng sùng ngoại trong hƣởng thụ văn hóa của

thanh niên công nhân. Coi trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả phong

trào thi đua quyết thắng, giáo dục thanh niên công nhân cần kết hợp

“xây” và “chống”, trong đó “xây” là chính, nhằm tăng sức đề kháng cho

thanh niên công nhân trƣớc các âm mƣu, thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo

của các thế lực thù địch.

Năm là, nêu cao ý thức tự nghiên cứu, tự học tập của công nhân,

lao động. Trên cơ sở hƣớng dẫn, định hƣớng nghiên cứu học tập của các

tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, mỗi công nhân, lao động Bình

Dƣơng phải nỗ lực phấn đấu một cách toàn diện, thƣờng xuyên trau dồi

bản chất cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, tích cực rèn luyện

đạo đức, lối sống, tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật

Nhà nƣớc, kỷ luật lao động, các quy định làm việc của nhà máy, xí

nghiệp, cơ quan, đơn vị một cách tự giác, nghiêm minh, mỗi công nhân

phải xây dựng cho mình kế hoạch phấn đấu rèn luyện toàn diện cả phẩm

chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng thích ứng nhanh với thị

trƣờng lao động Việt Nam, đủ năng lực làm chủ khoa học kỹ thuật và

công nghệ mới, tự mình trí thức hóa mình. Xây dựng cho mình kế hoạch

phấn đấu “làm theo” tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, đề ra những nội

dung cụ thể của cá nhân thực hiện để nâng cao đạo đức cách mạng, có

biện pháp khắc phục những yếu kém trong nhận thức và hành động, nhất

là những thói quen không phù hợp với yêu cầu của tập thể. Mỗi công

82

nhân cần phát huy bản chất, truyền thống của giai cấp công nhân thể

hiện rõ tính “tiên tiến” và “triệt để” cách mạng, chủ động giải quyết hài

hoà mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa tập thể và cá

nhân.

2. Giải pháp đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng

cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ công nhân, lao động tỉnh

Bình Dương

Giải pháp đảm bảo việc làm cho công nhân lao động

Việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, giải

quyết việc làm cho công nhân Bình Dƣơng giai đoạn hiện nay cần tập

trung vào các nội dung trọng tâm sau:

Một là, tập trung xây dựng, hoàn thiện các chủ trƣơng, chính sách,

pháp luật để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế

nhiều thành phần, giải phóng mọi tiềm năng của cá nhân, tập thể và toàn

xã hội để đầu tƣ phát triển kinh tế – xã hội, tạo nhiều cơ hội về việc làm

cho ngƣời lao động. Về việc làm, tỉnh cần quan tâm chính sách tạo điều

kiện và môi trƣờng thu hút các nguồn lực trong nhân dân, tranh thủ các

nguồn lực bên ngoài cho đầu tƣ phát triển các loại hình doanh nghiệp để

thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc. Đặc biệt cần chú trọng

xây dựng, hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển các vùng kinh

tế trọng điểm, khu vực kinh tế tƣ nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, và

hƣớng vào phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.

Hai là, để tạo điều kiện cho ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm

mới, vấn đề cần quan tâm hàng đầu hiện nay là trình độ học vấn, trình độ

nghề nghiệp và khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của công nhân. Do

vậy, tỉnh cần tập trung xây dựng chiến lƣợc giáo dục, đào tạo đáp ứng

những yêu cầu mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, để giải

quyết việc làm cho ngƣời lao động. Trƣớc mắt, cần tham gia xây dựng,

hoàn thiện cơ chế, chính sách đào tạo, đào tạo lại, đáp ứng các yêu cầu

cấp bách về nguồn lao động có chất lƣợng cao, có chính sách khuyến

khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào giới thiệu và cung cấp thông

tin về việc làm. Cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hoàn

thiện phát triển thị trƣờng lao động, làm cho mọi ngƣời có sức lao động

83

đều có cơ hội học nghề và tìm việc làm thích hợp, có thu nhập thỏa đáng,

tƣơng xứng với sức lao động bỏ ra, cần quan tâm phát triển các loại hình

dịch vụ và các hoạt động giới thiệu việc làm, nhƣ hội chợ việc làm, sàn

giao dịch việc làm, xây dựng các websites về việc làm.

Ba là, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ

giải quyết việc làm. Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích phát triển

tài chính hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm ở cơ sở.

Bốn là, Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trƣờng lao động, tạo khung

pháp lý phù hợp, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa ngƣời sử dụng lao động

và ngƣời lao động.

Hoàn thiện pháp luật lao động theo hƣớng tiếp tục giải phóng sức

lao động, phát huy tối đa tiềm năng con ngƣời, nhất là nguồn nhân lực,

công nhân kỹ thuật lành nghề, chuyên gia giỏi trên cơ sở tự do hóa trong

lao động, tăng tính linh hoạt, cơ động và thích ứng của lao động trong thị

trƣờng lao động.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh chiến lƣợc, quy hoạch tổng

thể, kế hoạch, chƣơng trình phát triển kinh tế– xã hội, phát triển các

ngành kinh tế– kỹ thuật, các vùng kinh tế trọng điểm gắn với phát triển,

phân bố và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục cải cách hành chính, trƣớc hết là tăng cƣờng phân cấp,

nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong quản lý Nhà

nƣớc về lao động, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch; đơn giản các

thủ tục hành chính trong cấp phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài và các

dịch vụ cung ứng xuất khẩu lao động, tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao

động lành mạnh trong doanh nghiệp, cho sự chuyển dịch lao động.

Năm là, hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trƣờng lao động.

Quy hoạch và phát triển các cơ sở giới thiệu việc làm để ngƣời lao động

dễ tiếp cận; sử dụng công nghệ thông tin hiện đại (Internet, website) để

thực hiện giao dịch lành mạnh, chuyên nghiệp và hiệu quả, phục vụ miễn

phí, chống hiện tƣợng gian lận, tiêu cực, lừa đảo đối với ngƣời lao động.

Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trƣờng lao động (thông

tin, quảng cáo, trang tìm việc làm trên các báo đài, TV, hội chợ việc

84

làm) tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa ngƣời lao động và

ngƣời sử dụng lao động.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trƣờng lao động của

tỉnh và nối mạng quốc gia, trƣớc hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các

thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, cho xuất khẩu lao động. Xây

dựng trạm quan sát thông tin thị trƣờng lao động trên địa bàn và khu vực

để thu thập và phổ biến thông tin thị trƣờng lao động đầy đủ, kịp thời

cho ngƣời lao động.

Thiết lập hệ thống kết nối giữa định hƣớng nghề nghiệp cho thanh

niên với hệ thống đào tạo, dạy nghề, với hệ thống thông tin thị trƣờng

lao động, tƣ vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động và với doanh

nghiệp để nối cung – đào tạo, dạy nghề – cầu lao động.

Tỉnh cần tập trung xây dựng, hoàn thiện các chính sách xã hội,

quan tâm đúng mức, giải quyết thỏa đáng các lợi ích của công nhân. Đẩy

mạnh phát triển kinh tế – xã hội, nhằm giải quyết một cách cơ bản vấn

đề việc làm, nâng cao đời sống, quyền dân chủ của công nhân, thực hiện

tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã

hội, bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc. Thực hiện nghiêm các

quy định về sử dụng lao động nữ và các chính sách đối với lao động nữ.

Phòng chống có hiệu quả các bệnh nghề nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu bổ

sung, hoàn chỉnh chính sách tiền lƣơng và tiền công lao động, thực hiện

tốt nguyên tắc phân phối theo lao động, có chính sách khuyến khích

công nhân giỏi nghề, chính sách phân phối hợp lý, làm cho tiền lƣơng,

tiền công thực sự là đòn bẩy kích thích lao động sáng tạo. Áp dụng rộng

rãi cơ chế khoán trong các doanh nghiệp nhà nƣớc, bán cổ phần cho

công nhân ở những doanh nghiệp có đủ điều kiện. Sớm triển khai thực

hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp, bổ sung các chính sách trợ cấp xã

hội đối với công nhân mất việc làm. Bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực

hiện nghiêm chính sách bảo hiểm xã hội, đặc biệt là việc chi trả thuận

tiện, kịp thời và đúng chế độ.

Chăm lo giải quyết vấn đề nhà ở, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt về

điện, nƣớc, phƣơng tiện đi lại, học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể

dục, thể thao... cho công nhân. Có cơ chế đảm bảo quyền của công nhân

và quyền của công đoàn trong từng loại hình doanh nghiệp. Bảo vệ lợi

85

ích và nhân cách của công nhân theo luật pháp, theo hợp đồng lao động

và thỏa ƣớc lao động tập thể. Đẩy mạnh phong trào công nhân xây dựng

nếp sống văn hóa, nhất là xây dựng văn hoá doanh nghiệp, có kỷ luật, kỷ

cƣơng, lành mạnh, tiết kiệm. Thực hiện tốt sinh đẻ có kế hoạch, phát

triển các hoạt động văn hóa quần chúng, thể dục, thể thao, giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn các trào lƣu văn hóa phản

động, đồi trụy. Cán bộ, đảng viên, công nhân gƣơng mẫu thực hiện pháp

luật, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, tích cực đấu tranh

chống quan liêu, tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác.

Giải pháp cải thiện điều kiện lao động cho công nhân

Xây dựng văn hóa an toàn trong lao động tại nơi làm việc. Phải

đảm bảo trên thực tế ở mức cao quyền làm việc trong điều kiện an toàn -

vệ sinh và môi trƣờng thuận lợi của ngƣời lao động phù hợp với sự phát

triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thị trƣờng lao động. Trong đó

tập trung vào xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm

về an toàn - vệ sinh lao động quốc gia, dần tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế;

Từng bƣớc mở rộng áp dụng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong

tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Nâng cao trách nhiệm của cả ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao

động trong thực hiện chính sách an toàn - vệ sinh lao động; xây dựng

văn hóa an toàn tại nơi làm việc.

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là một dạng của rủi ro xã

hội. Vì vậy, cần nghiên cứu để xây dựng chính sách bảo hiểm tai nạn lao

động và bệnh nghề nghiệp cho công nhân.

Tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về an toàn - vệ sinh và

môi trƣờng lao động. Nhất là tăng cƣờng - thanh tra kiểm tra an toàn và

vệ sinh lao động, đổi mới hoạt động thanh tra, coi trọng thanh tra theo

vùng, nâng cao chất lƣợng kiểm định về thiết bị an toàn - vệ sinh lao

động...

Để hoàn thiện chính sách, luật pháp về an toàn - vệ sinh lao động

tại nơi làm việc trong nền kinh tế hiện đại, xu hƣớng chung của Thế giới

là phải hƣớng tới xây dựng một nền văn hóa an toàn trong lao động tại

nơi làm việc.

86

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã đƣa ra khái niệm: “Văn hóa an

toàn tại nơi làm việc là văn hóa trong đó quyền có một môi trƣờng làm

việc an toàn và vệ sinh của ngƣời lao động đƣợc tất cả các cấp tôn trọng.

Chính phủ, ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động đều tham gia tích

cực vào việc đảm bảo môi trƣờng làm việc an toàn và vệ sinh thông qua

hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ đƣợc xác định. Trong đó,

nguyên tắc phòng ngừa đƣợc đặt vào vị trí ƣu tiên hàng đầu”.

Văn hóa an toàn trong doanh nghiệp bao gồm thái độ, suy nghĩ,

cách thức hành vi của mỗi cá nhân, đơn vị và nhóm ngƣời hƣớng tới đảm

bảo an toàn tại nơi làm việc, trở thành những giá trị nhân bản và không

ngừng đƣợc hoàn thiện những giá trị và các quy tắc hành vi đảm bảo an

toàn của con ngƣời, kết tinh lại thành giá trị văn hóa của con ngƣời. Hay

có thể hiểu văn hóa an toàn là một bộ phận của văn hóa, là toàn bộ các

giá trị và tiêu chuẩn hành vi của con ngƣời về an toàn trong lao động.

Đảm bảo an toàn trong lao động trở thành trách nhiệm và ý thức tự giác,

thƣờng nhật của mọi ngƣời, trở thành văn hóa ứng xử trong lao động ở

doanh nghiệp. Lúc này, mọi hành vi ứng xử của con ngƣời tại nơi làm

việc nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn không mang tính tự phát, không chỉ

bị “cƣỡng chế”, điều chỉnh bằng các tiêu chuẩn và quy chế an toàn có

tính chất bắt buộc (luật pháp) mà quan trọng hơn là sự tự điều chỉnh một

cách tự động (tự giác). Và nhƣ vậy, môi trƣờng làm việc của ngƣời lao

động trong doanh nghiệp, nhất là tại nơi làm việc khi đó đạt mức độ an

toàn tuyệt đối và lý tƣởng nhất. Về thực chất đó là sự bảo hiểm trong

việc phòng ngừa, loại trừ và khắc phục các tai nạn rủi ro có thể xảy ra

trong lao động. Văn hóa an toàn tại nơi làm việc đặc biệt có ý nghĩa khi

ngƣời công nhân làm việc ở những nơi có nguy cơ cao về mất an toàn

trong lao động do tính chất lao động và đặc điểm của sản phẩm, kỹ thuật

và công nghệ áp dụng…

Cần phải tập trung vào các hướng cơ bản sau:

Hình thành các giá trị và chuẩn mực hành vi an toàn mới ở cả 3

cấp: cá nhân ngƣời lao động; cộng đồng (tổ chức doanh nghiệp) và toàn

xã hội. Đây là nhiệm vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách trƣớc mắt trên

cơ sở thực hiện một chiến lƣợc an toàn – vệ sinh lao động;

87

Đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức và năng lực hành vi ứng

xử an toàn thấm sâu vào mọi ngƣời dân và lao động trong doanh nghiệp

để dần dần trở thành nếp sống văn hóa về an toàn;

Xây dựng các thiết chế văn hóa an toàn tại nơi làm việc, nhất là

thể chế hóa thành luật pháp, ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chế

về an toàn – vệ sinh lao động trong điều kiện mới; phát triển hệ thống

bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; cơ chế tự kiểm tra giám sát an toàn tại nơi

làm việc…

Để đạt tới một nền văn hóa an toàn, trƣớc hết tại nơi làm việc

trong doanh nghiệp, đặc biệt trong các ngành, khu vực, lĩnh vực có nguy

cơ cao về mất an toàn, là một quá trình, do đó cần thiết phải hình thành

chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa an toàn, với các nội dung,

hoạt động và bƣớc đi thích hợp. Tuy nhiên, trong nhận thức cần phải

thấy rằng nâng cao văn hóa an toàn là một sự đổi mới căn bản về quản lý

lĩnh vực an toàn – vệ sinh lao động trong một xã hội hiện đại và phù hợp

với xu hƣớng chung của thế giới.

Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp là một trong những nội dung

của văn hóa doanh nghiệp, là động lực khuyến khích ngƣời lao động

cống hiến sức lực, trí tuệ cho tập thể, xã hội. Những năm gần đây nhà

nƣớc đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp nhà

nƣớc, tạo cơ sở pháp lý cho ngƣời sử dụng lao động, thủ trƣởng cơ quan

và ngƣời lao động có điều kiện thực hiện đầy đủ hơn quyền và nghĩa vụ

của mình. Phát huy quyền dân chủ của công nhân, lao động là nhằm

nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc và quản lý doanh nghiệp,

góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức ‎chấp hành nghiêm

chỉnh các nội quy, quy chế của cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở đảm

bảo thực hiện đúng đắn quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của công

nhân, lao động.

Nâng cao đời sống vật chất cho đội ngũ công nhân lao động. Hiện

các doanh nghiệp trả lƣơng và phụ cấp theo quy định của Nhà nƣớc tại

Nghị định số 166/2007/NĐ-CP, Nghị định số 167/2007/NĐ-CP, Nghị

định số 168/2007/NĐ-CP. Mức tiền lƣơng và thu nhập thực hƣởng rất

khó đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho công nhân lao động, đặc biệt lao

động nơi khác đến tỉnh làm việc. Tiền lƣơng và thu nhập của công nhân

88

lao động cần đƣợc cải thiện phù hợp với thực tế đời sống sinh hoạt của

địa phƣơng. Vì vậy, cần đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lƣơng, áp dụng

thống nhất một mặt bằng mức lƣơng tối thiểu trong các doanh nghiệp,

quy định rõ việc tăng lƣơng hàng năm và mức chênh lệch giữa các bậc

lƣơng, nguyên tắc xây dựng thang bảng lƣơng để công nhân lao động và

chủ sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền lƣơng hợp lý phù hợp với

thực tế và cơ chế thị trƣờng. Qua đó làm cơ sở chi trả lƣơng, thƣởng

nhằm đảm bảo, ổn định thu nhập của công nhân lao động. Tăng cƣờng

công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của công nhân lao

động, xử lý nghiêm các doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi hợp pháp của

công nhân lao động. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách BHXH,

BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân lao động.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở cho

công nhân (hỗ trợ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng; miễn tiền thuê đất;

ƣu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp) đảm bảo thu hồi đƣợc

vốn và có lãi, tạo điều kiện cho công nhân lao động thuê với giá cả hợp

lý. Tỉnh cần xác định cụ thể việc thực hiện xây dựng nhà ở, đáp ứng

phần vốn nhà nƣớc đầu tƣ với tỷ lệ tƣơng ứng và chủ đạo trong việc giải

quyết chỗ ở cho công nhân lao động từ nay đến năm 2020 theo dự kiến.

Ban hành thống nhất cơ chế chính sách, hỗ trợ ƣu đãi đầu tƣ đối với

doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân lao động của họ. Các Công

ty đầu tƣ cơ sở hạ tầng phải có quy định điều kiện và ràng buộc trách

nhiệm xã hội đối với việc quy hoạch và triển khai xây dựng hạ tầng, đảm

bảo việc phát triển địa phƣơng phải đồng bộ với việc quy hoạch, phát

triển nhà ở và các hạ tầng thiết yếu cho công nhân lao động. Xây dựng

các chế tài cụ thể quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng,

doanh nghiệp, Công ty đầu tƣ hạ tầng và ngƣời lao động trong việc xây

dựng, quản lý, sử dụng nhà ở cho công nhân lao động. Ban hành hệ

thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho công nhân lao động có thu nhập

thấp, điển hình hóa các thiết kế nhà ở nhằm thống nhất và đảm bảo phù

hợp với nhu cầu giải trí và khả năng đáp ứng giải trí của công nhân lao

động. Thành lập quỹ nhà ở cho công nhân lao động làm việc tại tỉnh

nhằm hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động khó khăn, thu nhập

thấp. Quỹ này đƣợc hình thành dựa trên đóng góp từ ngân sách địa

89

phƣơng, vận dụng đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan

trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Gắn phát triển kinh tế - xã hội địa phương với quá trình xây dựng

kết cấu hạ tầng xã hội (nhà ở, y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao...) cùng

phát triển thống nhất, đồng bộ. Trƣớc tiên phải giải quyết ngay từ khâu

lập quy hoạch và quản lý quy hoạch chi tiết nơi có KCN, có tính toán

khoa học trong việc tổ chức quy hoạch không gian chức năng tổng thể

giữa các khu công trình phục vụ công cộng, khu nhà ở của công nhân lao

động. Quy hoạch nhà xƣởng phục vụ sản xuất kinh doanh, cần phải tính

đến việc xây dựng khu nhà ở cho công nhân lao động, các trung tâm văn

hóa thể thao, công viên, chợ, siêu thị, bệnh viện, trƣờng học, nhà trẻ mẫu

giáo, các dịch vụ khác...theo quy chuẩn xây dựng, khu trung tâm công

cộng thỏa mãn các tiêu chuẩn thiết kế theo chức năng và nhu cầu thực tế

cùng khả năng mở rộng sau này, có hiệu quả về cảnh quan đô thị, cấu

thành một khu dân cƣ đô thị mới với đầy đủ chức năng và yêu cầu của

một đô thị cơ bản. Giải quyết tốt vấn đề trên là cải thiện đƣợc đời sống

vật chất và tinh thần công nhân lao động, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng,

an ninh trật tự và quản lý đƣợc không gian kiến trúc cảnh quan theo quy

hoạch.

Về sinh hoạt cộng đồng cho công nhân lao động chƣa đƣợc doanh

nghiệp và các đoàn thể quan tâm, để tạo mối quan hệ giữa ngƣời lao

động với ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động với nhau, ngƣời lao

động với ngƣời dân địa phƣơng... đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, các ngành,

các cấp, chính quyền và đoàn thể địa phƣơng quan tâm đến công nhân

lao động, tạo điều kiện và cơ hội cho họ đƣợc sinh hoạt cộng đồng, đƣợc

tham gia các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội nhƣ sau:

Nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ công nhân, lao động.

Tỉnh nhanh chóng rà soát lại quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp,

khu chế xuất. Bổ sung và cơ cấu lại một cách hợp lý và đồng bộ giữa

phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật với cơ sở hạ tầng về mặt xã hội. Trong

các khu công nghiệp, khu chế xuất phải có một tỷ lệ cân đối, thích hợp

giữa xây dựng nhà máy, công xƣởng với xây dựng bệnh viện, trƣờng

học, công viên, chợ, khu vui chơi giải trí và cảnh quan thiên nhiên hài

hoà với môi trƣờng sống của con ngƣời. Cần coi mục tiêu tăng trƣởng

90

kinh tế và nâng cao chất lƣợng cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu về văn hóa

tinh thần là những mục tiêu đồng bộ không thể tách rời. Khi quy hoạch

và xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất mới, phải xem việc xây

dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần là kế hoạch có

tính pháp lệnh, đồng thời là điều kiện tiên quyết trong quy hoạch phát

triển các khu công nghiệp.

Ban hành quy chế kiểm tra và giám sát thật nghiêm ngặt chế độ lao

động 8 giờ/ngày. Bảo đảm về mặt pháp lý để ngƣời công nhân có đủ một

lƣợng thời gian cần thiết cho nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí và đáp

ứng các lĩnh vực sinh hoạt cá nhân khác. Kiên quyết ngăn chặn và chấm

dứt tình trạng tăng ca, tăng cƣờng độ và kéo dài thời gian lao động một

cách tuỳ tiện, không tuân thủ các nguyên tắc về quản lý lao động đã

đƣợc ban hành nhƣ hiện nay. Tạo điều kiện để công nhân lao động tham

gia các hình thức sinh hoạt văn hoá, tinh thần chính là giải pháp tái tạo

sức lao động hiệu quả và thiết thực. Giải pháp này sẽ góp phần tạo

nguồn nuôi dƣỡng năng lực sáng tạo và hiệu quả của hoạt động sản xuất

kinh doanh xét cả về trƣớc mắt và lâu dài.

Cần xác định nội dung và định hƣớng tổ chức các hoạt động văn

hoá, văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, tạo sân chơi lành mạnh cho công

nhân lao động. Tăng cƣờng đối thoại, lắng nghe ý kiến, tâm tƣ, nguyện

vọng của ngƣời lao động, những ý kiến đề xuất của tổ chức Công đoàn,

của chủ doanh nghiệp để có hƣớng giải quyết có hiệu quả những vấn đề

bức xúc. Bảo đảm mức hƣởng thụ tối thiểu về đời sống vật chất và tinh

thần phải là định chế pháp lý đối với tất cả các doanh nghiệp: vận động

công nhân lao động xây dựng đời sống văn hóa mới trên địa bàn dân cƣ,

xây dựng gia đình văn hoá, lối sống văn hoá; tổ chức các câu lạc bộ về

sức khoẻ, hội thi thợ giỏi, tìm hiểu về giới, đời sống hôn nhân; tổ chức

tốt các loại dịch vụ hỗ trợ công nhân nhƣ thông tin về pháp luật, thời sự

chính trị xã hội, các loại hình nghỉ dƣỡng kết hợp với vui chơi giải trí; tổ

chức định kỳ các buổi toạ đàm, giao lƣu sinh hoạt giữa các doanh

nghiệp.

Trong điều kiện hiện nay, để tổ chức thực hiện tốt đời sống vật

chất và tinh thần, nên kết hợp giữa động viên khuyến khích với quá trình

xây dựng những quy định có tính pháp lý. Nếu không kiểm tra, giám sát

91

thì việc cải thiện đời sống tinh thần của ngƣời lao động khó đi vào chiều

sâu, tính khả thi và hiệu quả chắc chắn không cao. Tập trung giải quyết

đồng bộ việc xây dựng đời sống vật chất và tinh thần với cải thiện điều

kiện ăn ở và sinh hoạt của công nhân lao động. Kiên quyết đấu tranh trấn

áp mọi loại tội phạm trong các khu ăn nghỉ của công nhân, phấn đấu trả

lại cho ngƣời lao động một môi trƣờng xã hội yên bình. Tạo điều kiện để

họ đƣợc nghỉ ngơi, sinh hoạt, vui chơi, giải trí lành mạnh. Môi trƣờng và

điều kiện ăn ở tốt chính là nền tảng để xây dựng các định chế văn hóa và

đời sống tinh thần tốt. Tạo điều kiện, cơ chế cho công nhân nhập cƣ mua

đất, mua nhà, đăng ký hộ khẩu thƣờng trú để họ định cƣ ổn định, lâu dài

để họ có nhiều cống hiến, đóng góp cho địa phƣơng nơi công tác.

Tiến hành khẩn trƣơng thành lập tổ chức Công đoàn trong doanh

nghiệp chƣa có Công đoàn, nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân lao

động, đời sống vật chất và tinh thần đƣợc cải thiện và từng bƣớc đƣợc

nâng cao, các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao đƣợc duy

trì, nếp sống văn hóa trong các khu tập thể đƣợc cải thiện. Quan tâm xây

dựng tổ chức Công đoàn là giải pháp thiết thực góp phần đƣa đời sống

vật chất và tinh thần vào nề nếp, từng bƣớc cải thiện và nâng cao, làm

phong phú và sinh động thêm đời sống văn hoá, tinh thần cho ngƣời lao

động.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng

mạnh là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng cuộc sống và mọi

mặt sinh hoạt của công nhân lao động. Đảng ta là Đảng của giai cấp

công nhân. Đảng phải có trách nhiệm tổ chức chăm lo về mọi mặt đời

sống vật chất tinh thần cho công nhân lao động. Do đó, để nâng cao mọi

mặt đời sống của công nhân lao động, cần tập trung xây dựng, kiện toàn

và tổ chức thật tốt hệ thống tổ chức cơ sở đảng tại mỗi doanh nghiệp. Tổ

chức đảng là ngƣời đề xuất và lãnh đạo mọi mặt đời sống sinh hoạt ở cơ

sở. Lâu nay đời sống vật chất tinh thần của công nhân lao động yếu kém

có một nguyên nhân đó là hệ thống tổ chức cơ sở đảng tại các doanh

nghiệp không có, hoặc nếu có thì yếu kém.

Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh phong trào hoạt động thể thao

nhƣ bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, văn nghệ, nhất là doanh

nghiệp nên mạnh dạn tạo điều kiện cho các loại hình hoạt động văn hóa

92

quần chúng, văn hóa bình dân vào doanh nghiệp biểu diễn, để phục vụ

công nhân, kết hợp với các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ chuyên

nghiệp để công nhân có điều kiện hƣởng thụ văn hóa và từng bƣớc nâng

cao đời sống văn hóa tinh thần. Nên chăng các ngành chức năng cần xây

dựng các câu lạc bộ lao động vừa và nhỏ ở các khu hoặc liên khu để

ngày lễ, ngày nghỉ, tết, công nhân có điều kiện tham gia giải trí miễn phí

(tập nhẩy, đọc sách, nghe nhạc, xem phim…)

Đời sống vật chất và tinh thần là một lĩnh vực rộng lớn và phong

phú. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giai cấp công nhân nói

chung, công nhân lao động tỉnh Bình Dƣơng nói riêng trƣớc hết là trách

nhiệm của toàn xã hội, nhƣng Đảng là ngƣời chịu trách nhiệm quyết

định. Vì thế, hơn bao giờ hết, chúng ta đang rất cần những cơ chế chính

sách đủ mạnh và hợp lý. Chính sách ấy có khả năng quy tụ và tập hợp

mọi nguồn lực, động viên đƣợc sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, tạo

nên các phong trào quần chúng sâu rộng. Đó chính là nguồn lực, nguồn

sinh khí góp phần tạo ra bƣớc chuyển mới trong lĩnh vực nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần của công nhân lao động hiện nay.

3. Giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa , ổn định tại doanh

nghiệp

Trƣớc mắt quan hệ lao động (QHLĐ) tại các doanh nghiệp ở Bình

Dƣơng còn có những mâu thuẫn và biến động phức tạp nhất định. Công

đoàn cần phối hợp với doanh nghiệp và các cơ quan chức năng về quản

lý lao động để có giải pháp cấp bách để khẩn trƣơng ổn định QHLĐ,

đồng thời tích cực tham gia, kiểm tra, giám sát xây dựng, hoàn thiện

pháp luật lao động, luật hóa các quy định về QHLĐ để hƣớng tới cùng

doanh nghiệp và ngƣời lao động xây dựng mối quan hệ này ngày càng

tốt hơn, góp phần đƣa sản xuất kinh doanh phát triển, lợi ích của các bên

đƣợc phù hợp, hài hòa.

Giải quyết tốt quan hệ lợi ích góp phần ổn định quan hệ lao động

trong doanh nghiệp

Đây có thể coi là quan điểm trong xây dựng QHLĐ hài hòa trong

doanh nghiệp. Để giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích (chủ yếu là lợi ích

kinh tế) cần phải nhận thức đầy đủ “các bên cùng có lợi”. Mục đích hoạt

93

động của doanh nghiệp là lợi nhuận; mục đích của ngƣời lao động là lợi

ích, tiền công, tiền lƣơng và các chế độ chính sách theo quy định của

pháp luật lao động. Trong QHLĐ tại doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao

động và ngƣời lao động (có cả công đoàn) đều nhận thức đúng đắn về sự

cần thiết có nhau trong quan hệ để tồn tại. Các quan hệ lợi ích ấy, lợi ích

của doanh nghiệp và ngƣời lao động và lợi ích xã hội cùng phát triển

trong sự phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện pháp luật chƣa

hoàn chỉnh, mọi nội dung trong QHLĐ đều đƣợc điều chỉnh bằng luật

pháp. Sự thƣơng lƣợng thỏa thuận giữa các bên (có sự tham gia của công

đoàn) trong QHLĐ, bằng hoặc cao hơn quy định của pháp luật, có lợi

hơn cho ngƣời lao động là giải pháp tối ƣu để đảm bảo quan hệ lao động

hài hoà và ổn định tại doanh nghiệp.

Nội dung quan hệ lao động xét đến cùng, tất cả đều biểu hiện trong

quan hệ lợi ích kinh tế, đó là nội dung rất nhạy cảm, dễ phát sinh những

mâu thuẫn và tranh chấp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

tại doanh nghiệp. Vì thế, tại doanh nghiệp cần phải hoàn thiện cơ chế hai

bên, về pháp luật thì đã cơ bản đầy đủ, rõ ràng, nhƣng trong quá trình

thực hiện cần phải kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn, đồng thời phát huy

vai trò của CĐCS.

Ở tầm vĩ mô cần phải khẩn trƣơng hoàn thiện cơ chế 3 bên, đảm

bảo bằng lợi ích bằng cơ chế 3 bên: Phía doanh nghiệp (Phòng thƣơng

mại công nghiệp Việt Nam và Liên minh hợp tác xã); ngƣời lao động (tổ

chức Công đoàn Việt Nam) và Nhà nƣớc. Bởi vậy, mỗi bên trong cơ chế

3 bên đều cần đƣợc tăng cƣờng, củng cố, phát huy vai trò của mình để

các quan hệ lợi ích luôn đƣợc đảm bảo hài hòa. Các chủ thể trong QHLĐ

cần căn cứ theo quy định của pháp luật và thực tế hoạt động của doanh

nghiệp để xác định đúng đắn vị trí, vai trò, nghĩa vụ của mình, tích cực

hợp tác, đối thoại vì lợi ích chung của các bên. QHLĐ chỉ thật sự lành

mạnh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khi các quan hệ lợi ích đƣợc

đảm bảo.

Trong điều kiện hiện nay, đời sống vật chất của CNLĐ còn thấp,

do vậy lợi ích kinh tế của mỗi ngƣời là động lực trực tiếp và tác động

mạnh mẽ nhất đến QHLĐ trong doanh nghiệp. Quan tâm đúng mức, giải

quyết thỏa đáng vấn đề lợi ích kinh tế cho CNLĐ trong doanh nghiệp

94

chắc chắn sẽ phát huy đƣợc tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng

tạo, gắn bó của họ đối với doanh nghiệp, cần quan tâm kết hợp với lợi

ích tinh thần, lợi ích trƣớc mắt và lâu dài, gắn quyền lợi và nghĩa vụ của

CNLĐ. Trƣớc mắt Công đoàn cần quan tâm phối hợp hoàn thiện một số

chính sách cơ bản đối với CNLĐ nhƣ: Chính sách tiền lƣơng, tiền công,

nâng cao thu nhập bảo đảm mức sống và chi phí sinh hoạt tối thiểu khác;

chính sách đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao giá trị sức lao động,

trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động; chính sách

về nhà ở, nhất là các khu công nghiệp tập trung. Trong chính sách nhà ở

cần có cơ chế phối hợp khuyến khích giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp

chính quyền và nhân dân địa phƣơng cùng tham gia.

Nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể quan hệ lao động tại

doanh nghiệp

Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho ngƣời lao động và

ngƣời sử dụng lao động, cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, chú trọng tham gia xây dựng hệ thống pháp luật hoàn

chỉnh, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta hiện

nay, phù hợp với chủ trƣơng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Thực hiện. “Xây dựng hệ thống tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ

nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con ngƣời”12

. Những đạo luật có

liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của CNLĐ nhƣ pháp luật lao

động, cần đƣợc hệ thống hóa, sửa đổi bổ sung thƣờng xuyên và kịp thời,

sát với thực tiễn.

Các luật ban hành cần phải bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, quy định

cụ thể để giảm bớt tình trạng phải chờ hƣớng dẫn mới thi hành đƣợc.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật để công

nhân và chủ doanh nghiệp hiểu mà tự giác chấp hành. Phải đảm bảo lợi

ích cho các bên khi tham gia QHLĐ.

Thứ hai, đẩy mạnh phối hợp bồi dƣỡng, giáo dục pháp luật nhằm

hình thành và mở rộng tri thức, hiểu biết pháp luật cho CNLĐ và chủ

doanh nghiệp, tạo tình cảm và lòng tin của họ đối với pháp luật; hình

thành động cơ và thói quen sống và làm việc theo pháp luật. “Tập trung

12

Đảng cộng sản VN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc

gia, H, 2006, tr 12

95

phổ biến về pháp luật lao động và Luật Công đoàn13

, làm rõ quyền và

nghĩa vụ của ngƣời lao động khi tham gia QHLĐ. Đối với ngƣời lao

động, cần phải đƣợc phân loại đối tƣợng theo khu vực kinh tế. Ngoài

quốc doanh, có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh

nghiệp cổ phần hóa, doanh nghiệp tƣ nhân để lựa chọn nội dung và hình

thức phù hợp”. Các văn bản pháp luật, văn bản hƣớng dẫn cần biên tập

“song ngữ” để tiện lợi trong tra cứu, sử dụng với từng đối tƣợng đầu tƣ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung

vào một số vấn đề nhƣ: Tăng cƣờng tuyên truyền pháp luật lao động

(chính sách về lao động, tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động), Luật công đoàn, giáo dục ý

thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp cho ngƣời lao động. Có

quy định về trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động trong việc tạo điều

kiện cho ngƣời lao động đƣợc tiếp cận thƣờng xuyên, kịp thời với pháp

luật và chính sách mới.

Đổi mới nội dung, cải tiến phƣơng pháp tuyên truyền giáo dục,

làm phong phú, sinh động các hình thức phổ biến pháp luật. Vận dụng

linh hoạt các hình thức tuyên truyền. Tăng cƣờng phối hợp với các cơ

quan chức năng, với ngƣời sử dụng lao động, coi trọng nâng cao năng lực

đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Phát triển

đa dạng các hình thức và nâng cao chất lƣợng công tác tƣ vấn pháp luật,

trợ giúp pháp lý của công đoàn cho ngƣời lao động. Kết hợp giáo dục

pháp luật, với giáo dục đạo đức, văn hóa, nâng cao trình độ cho CNLĐ.

Thứ ba, tăng cƣờng phối hợp tiến hành công tác kiểm tra, giám sát

việc thi hành pháp luật lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp. Khi

kiểm tra, đánh giá không chỉ thuần túy kiểm tra việc chấp hành pháp luật

của chủ doanh nghiệp mà cần kiểm tra việc phối hợp của doanh nghiệp

với các cơ quan chức năng trong tuyên truyền pháp luật lao động và tình

trạng chấp hành nội quy, quy định pháp luật của CNLĐ.

Xử lý nghiêm minh tất cả những hành vi vi phạm pháp luật. “Thực

hiện đồng bộ các chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc nhằm phát huy

13

Tổng Liên đoàn lao động Việt nam, Kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền phổ biên

giáo dục pháp luật của TLĐ giai đoạn 2003 – 2008, tr 2.

96

dân chủ (dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và chế độ tự quản của cộng

đồng dân cƣ) và giữ vững kỷ cƣơng trong xã hội”14

. Thông qua công tác

đấu tranh chống vi phạm pháp luật, bảo đảm công bằng xã hội, ý thức

pháp luật của CNLĐ và chủ doanh nghiệp sẽ đƣợc củng cố và không

ngừng nâng cao.

Thứ tư, nâng cao chất lƣợng hoạt động CĐCS. Công đoàn cơ sở

cần phối hợp với doanh nghiệp tuyên truyền, giáo dục cho CNLĐ hiểu

biết về quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật lao động;

nhắc nhở, phê bình những trƣờng hợp lơ là không chấp hành nội quy,

quy định của đơn vị và pháp luật lao động; yêu cầu doanh nghiệp thực

hiện tốt các quy định của pháp luật. Tham gia kiểm tra, giám sát việc

chấp hành pháp luật của ngƣời sử dụng lao động và cả ngƣời lao động,

xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, kịp thời giải quyết

những vƣớng mắc từ cơ sở; đồng thời phát hiện những nội dung bất cập,

không khả thi của pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện, để đề

xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Đối với các doanh nghiệp chƣa có tổ chức Công đoàn, công đoàn

cấp trên cần khẩn trƣơng vận động thành lập CĐCS, lựa chọn những

công nhân tích cực, có hiểu biết về pháp luật, có khả năng thuyết phục

và có uy tín với quần chúng vào ban chấp hành công đoàn lâm thời; tổ

chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác công đoàn, trong đó

chú trọng đến kỹ năng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho CNLĐ.

3.3. Cải thiện tiền lương, thu nhập của công nhân, lao động trong

doanh nghiệp

Làm tốt những nội dung này chính là thực hiện chủ trƣơng của

Đảng đối với giai cấp công nhân Việt Nam: “Thực hiện tốt chính sách và

pháp luật về lao động, tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo

hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khỏe đối với

công nhân; chính sách ƣu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao. Xây dựng

tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ

sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế”15

.

14

Đảng cộng sản VN, Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, H,

2006, tr 117. 15

Đảng cộng sản VN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, H, 2006,

tr 118.

97

Muốn thực hiện tốt chính sách tiền lƣơng trong doanh nghiệp, cần

nắm những quy định của pháp luật về tiền lƣơng. Một số hƣớng dẫn về

cơ chế thỏa thuận về tiền lƣơng đối với các doanh nghiệp đƣợc quy định

tại Bộ luật Lao động và các văn bản dƣới luật.

Tuy nhiên, để có lợi nhuận cao, mà tiền lƣơng, thu nhập của

CNLĐ vẫn đƣợc đảm bảo để tái tạo sức lao động thì các doanh nghiệp

cần phối hợp sử dụng nhiều biện pháp, nhƣ: Tiết kiệm nhân công bằng

thay đổi cung cách quản lý, tận dụng chi phí vật chất nguyên nhiên vật

liệu, thi đua tăng năng suất lao động.... nhằm hạn chế thấp nhất vi phạm

chính sách tiền lƣơng.

Chính quyền địa phƣơng và công đoàn cần tham gia xây dựng quy

định tiền lƣơng tối thiểu đƣợc thiết kế trên cơ sở: Năng suất lao động,

điều kiện lao động đặc thù, khả năng thu hút lao động, hệ số sử dụng

thời gian lao động trong ngành và các yêu cầu khác. Xây dựng cơ chế

điều chỉnh tiền lƣơng tối thiểu theo mức sống tối thiểu và chỉ số giá cả

linh hoạt để bảo đảm thu nhập, mức sống của ngƣời lao động. Trong đó,

đặc biệt quan tâm đến thời gian và tần suất điều chỉnh, tiêu chuẩn điều

chỉnh (giá sinh hoạt, khả năng trả lƣơng của các doanh nghiệp, nhƣ năng

suất lao động, mức lƣơng trung bình, cạnh tranh quốc tế, đầu tƣ ).

Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động tổng kết các mô hình, cách thức

xây dựng thang, bảng lƣơng các loại hình doanh nghiệp trong cơ chế thị

trƣờng. Tổ chức hƣớng dẫn cho cán bộ công đoàn, cán bộ lao động, tiền

lƣơng của các doanh nghiệp về phƣơng pháp xây dựng thang lƣơng,

bảng lƣơng có tính khoa học và thực tiễn cao. Ban hành văn bản hƣớng

dẫn cụ thể hơn về xây dựng và áp dụng quy chế tiền thƣởng trong các

doanh nghiệp căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn

thành công việc của ngƣời lao động (theo nhƣ quy định của Bộ luật Lao

động bổ sung, sửa đổi).

Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp có vai trò trong cơ chế hai

bên về tiền lƣơng, đã đƣợc luật hóa trong Bộ luật Lao động và các văn

bản dƣới luật, biểu hiện dƣới các hình thức chủ yếu nhƣ sau: Giúp đỡ

CNLĐ ký kết hợp đồng về mức lƣơng thỏa thuận giữa với ngƣời sử dụng

lao động. Ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể có ghi rõ cơ chế trả lƣơng,

98

các mức lƣơng thỏa thuận giữa đại diện của ngƣời lao động và ngƣời sử

dụng lao động. Tôn trọng quyền của ngƣời sử dụng lao động trong

thƣơng lƣợng, thỏa thuận với ngƣời lao động về mức lƣơng ghi trong

hợp đồng lao động và TƢLĐTT.

Thực hiện tốt cơ chế thỏa thuận hai bên về tiền lƣơng tại doanh

nghiệp là ngăn ngừa tranh chấp lao động hiệu quả, khắc phục tình trạng

thƣơng lƣợng, hòa giải tập thể chỉ đƣợc tiến hành sau khi tranh chấp lao

động và đình công xẩy ra. Tích cực tổ chức đối thoại, cung cấp thông tin

hai chiều giữa ngƣời sử dụng lao động với CNLĐ và công đoàn trong

vấn đề tiền lƣơng.

Các quy định của thang bảng lƣơng phải phải khuyến khích ngƣời

lao động tăng thêm thu nhập và gắn bó với doanh nghiệp, kết hợp với

các hình thức nâng lƣơng và trả lƣơng đảm bảo quyền lợi lâu dài cho

ngƣời lao động; không chỉ nâng lƣơng theo năng suất, khoán sản phẩm,

mà cần quan tâm đến kinh nghiệm và tay nghề, phụ cấp thâm niên của

họ.

Phát huy vai trò công đoàn cơ sở trong xây dựng quan hệ lao động

Trƣớc hết công đoàn cơ sở cần tham gia xây dựng, ký kết và giám

sát thực hiện thỏa ƣớc lao động tập thể. Nội dung này đòi hỏi cán bộ

công đoàn phải chủ động đề xuất với ngƣời sử dụng lao động xây dựng

và ký kết TƢLĐTT. Chủ tịch CĐCS phải dành thời gian tìm hiểu kỹ về

pháp luật lao động, quy định về xây dựng và ký kết TƢLĐTT, quan tâm

đến vai trò, nhiệm vụ của mình trong nội dung này. Đồng thời tích cực

tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn hoặc cán bộ chuyên

môn công đoàn cấp trên để xây dựng kỹ năng và phƣơng pháp thƣơng

lƣợng đúng đắn. Tiếp tục dự kiến nhân sự cho quá trình soạn thảo,

thƣơng lƣợng và ký kết, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về những

quy định bắt buộc của pháp luật về TƢLĐTT, giúp ngƣời sử dụng lao

động tham khảo TƢLĐTT tiến bộ của các doanh nghiệp trong vùng.

Nắm và tìm hiểu những vƣớng mắc và hạn chế của các hợp đồng lao

động CNLĐ đã ký với doanh nghiệp mình trƣớc đó để khắc phục thiếu

sót, vì TƢLĐTT mang tính đại diện cao hơn.

Khi tiến hành thƣơng lƣợng chỉ nên tập trung vào một số nội dung

có lợi hơn quy định hiện hành. Đặc biệt là sự thỏa thuận về lợi ích mà

99

CNLĐ có thể không đƣợc hƣởng và doanh nghiệp có thể không phải

chấp hành, nhƣ tiền ăn giữa ca, tiền tàu xe, tiền chuyên cần, tiền nuôi

con nhỏ, tiền nhà ở, thƣởng tết, lƣơng tháng thứ 13, thƣởng cho tăng

năng suất. Các khoản hỗ trợ đột xuất nhƣ: Chi cho phong trào, thăm hỏi

ốm đau, hiếu hỷ, tham quan du lịch, hỗ trợ hoạt động công đoàn… cần

phải trao đổi thỏa thuận cụ thể. Cụ thể hóa một số quyền lợi mà pháp

luật nêu khái quát, nhƣ thời hạn nâng lƣơng, bậc lƣơng, thang bậc và

khoảng cách một lần nâng; quyền lợi đƣợc học tập đào tạo, nâng cao tay

nghề; tỷ lệ giá trị thƣởng cho việc phát huy sáng kiến, tăng năng suất lao

động. Thỏa ƣớc cần quy định giờ làm thêm tối thiểu, tối đa trong một ca,

điều này giúp doanh nghiệp chủ động sắp xếp kế hoạch, bố trí sản xuất

phù hợp, công nhân vừa có việc làm thêm để tăng thu nhập, vừa hạn chế

việc tăng giờ tăng ca quá mức ảnh hƣởng đến sức khỏe CNLĐ (các quy

định của pháp luật đƣơng nhiên phải chấp hành).

Sau khi soạn thảo thỏa ƣớc CĐCS cần lấy ý kiến rộng rãi của

CNLĐ, có thể tóm tắt một số nội dung trọng tâm của thỏa ƣớc để tiện lợi

đóng góp trong điều kiện làm việc tại doanh nghiệp. Đây là dịp tốt để

cán bộ công đoàn tuyên truyền cho CNLĐ hiểu thêm về pháp luật lao

động, giúp họ biết đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong QHLĐ.

Thông qua việc lấy ý kiến đóng góp cho thỏa ƣớc, CĐCS cần tranh thủ

thu thập ý kiến, nắm tâm tƣ nguyện vọng, cả những bức xúc của CNLĐ.

Trong quá trình lấy ý kiến đóng góp vào thỏa ƣớc, nếu có những vấn đề

vƣớng mắc của tập thể CNLĐ thì CĐCS có thể tổ chức đối thoại với cán

bộ doanh nghiệp và công đoàn để giải quyết.

Khi thỏa ƣớc đã đƣợc sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh, có trên 50%

số lao động trong tập thể CNLĐ tán thành (các ý kiến của ngƣời lao

động phải đƣợc tổng hợp và lập thành biên bản), thì hai bên tiến hành ký

kết thỏa ƣớc lao động tập thể. Trong công tác chuẩn bị cho việc ký kết

CĐCS cần tổ chức lễ ký ngắn gọn, để không tốn thời gian của doanh

nghiệp, nhƣng phải trang trọng, tạo không khí cởi mở, có sự tham gia

của CNLĐ và đoàn viên, cùng sự chứng kiến của công đoàn cấp trên và

cơ quan quản lý lao động. Nếu có thể đƣợc nên bố trí kết hợp với việc

hội họp của doanh nghiệp, để đông đảo CNLĐ tham dự.

100

Khi thỏa ƣớc đã có hiệu lực CĐCS cần phối hợp với với doanh

nghiệp tuyên truyền, phổ biến cho toàn đơn vị triển khai thực hiện, chú

trọng đến các điều kiện để cho thỏa ƣớc đƣợc thi hành có hiệu quả.

CĐCS cần cử cán bộ theo dõi, giám sát từng nội dung, có đề xuất và

phản ảnh những khó khăn, sai phạm (việc làm chƣa đúng) trong quá

trình thực hiện của các bên trong QHLĐ. Động viên nhắc nhở CNLĐ

tích cực trong lao động sản xuất, chấp hành tốt nội quy lao động, làm

việc có ý thức và chất lƣợng hiệu quả cao, mang lại sự hài lòng cho cán

bộ quản lý doanh nghiệp. Khi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp

khó khăn, có thể ảnh hƣởng đến thu nhập, việc làm (chậm lƣơng, giảm

các khoản phụ cấp, ít việc làm) CĐCS cần có sự động viên kịp thời,

khuyến khích CNLĐ có tinh thần thông cảm, chia sẻ với doanh nghiệp

cùng nhau khắc phục vƣợt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

Công đoàn cần tham gia giải quyết tranh chấp lao động, khi Công

đoàn tham gia giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền,

cần hƣớng dẫn các bên phải tuân thủ theo các bƣớc: Thông qua Hội đồng

hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động hòa giải; nếu không

thành, đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, xử lý.

Trong quyền hạn của mình, Chủ tịch cấp huyện có thể huy động các cơ

quan tham mƣu nhƣ Lao động, Tƣ pháp, Thanh tra, Công an. Nếu xét

thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lao động thì phải xử lý kịp thời.

Trƣờng hợp hai bên vẫn không đồng ý với việc giải quyết này thì tập thể

lao động có thể khởi kiện ra Tòa án hoặc tiến hành đình công. Xu thế

hiện nay ở một số nƣớc đình công về quyền đƣợc giảm tối thiểu, họ đề

cao vai trò luật pháp trong giải quyết tranh chấp lao động.

Nếu tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, tức là tranh chấp về

việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với

quy định của pháp luật lao động, TƢLĐTT, nội quy lao động đƣợc đăng

ký với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận

hợp pháp khác ở doanh nghiệp. Trong tình hình giá cả sinh hoạt biến

động tăng nhanh nhƣ hiện nay thì công đoàn đại diện CNLĐ có thể

thƣơng lƣợng với doanh nghiệp điều chỉnh một số lợi ích thiết thực.

Những khoản này pháp luật không bắt buộc, nên cần thỏa thuận, nhƣng

phải phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, khả năng thƣơng lƣợng

của cán bộ công đoàn (ngƣời đại diện) và thiện chí của ngƣời sử dụng

101

lao động. Công đoàn cần hƣớng dẫn các bên phải tuân thủ theo các bƣớc:

Từ hoà giải đến tổ chức đình công. Việc Công đoàn tham gia giải quyết

tranh chấp lao động tập thể là rất cần thiết để từ đó phân định cơ chế giải

quyết rõ ràng đối với mỗi loại tranh chấp, phù hợp với tính chất của

tranh chấp lao động nhằm hạn chế các cuộc đình công tự phát, bất hợp

pháp.

Công đoàn tham gia giải quyết đình công: Trƣớc hết công đoàn

cấp trên và CĐCS trong doanh nghiệp cần phải giải thích cho công nhân

hiểu rõ về văn bản pháp luật mới sửa đổi bổ sung về đình công, phải

đình công theo trình tự pháp luật quy định, nếu CNLĐ đình công trái

pháp luật gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thƣờng. Muốn thế

thì công đoàn phải thƣơng lƣợng để tại nơi làm việc CNLĐ có một mức

lƣơng chấp nhận đƣợc, môi trƣờng làm việc ổn định, quan hệ bạn bè,

đồng nghiệp đoàn kết và thân thiện, không khí làm việc thoải mái hơn,

để ngƣời lao động gắn bó với doanh nghiệp. Đồng thời luôn nắm rõ, tập

hợp những nhu cầu, bức xúc của công nhân tại doanh nghiệp để kịp thời

phản ánh và đề xuất với doanh nghiệp giải quyết.

Khi có tranh chấp lao động, đình công tự phát xẩy ra, CĐCS cần

tích cực, chủ động tham gia phối hợp với các cơ quan có liên quan, tiến

hành thƣơng lƣợng, hòa giải, giải quyết kịp thời, nhanh chóng ổn định

QHLĐ và hoạt động sản xuất kinh doanh; tránh gây tác động phản ứng

dây chuyền; thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời với công đoàn

cấp trên và Tổng Liên Đoàn. Nếu doanh nghiệp vi phạm đề nghị xử lý

kiên quyết; nếu ngƣời lao động sai thì giải thích cặn kẽ, nghiêm khắc xử

lý những hành vi lợi dụng đình công gây rối làm mất trật tự công cộng.

Khi giải quyết đình công CĐCS không những cần bảo vệ kịp thời

lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động mà còn phải tôn trọng

quyền lợi của doanh nghiệp đã đƣợc pháp luật quy định, phát hiện và

triệt tiêu những nguy cơ tiếp diễn. Tuyên truyền, giáo dục để ngƣời lao

động không manh động, lôi kéo, đập phá tài sản doanh nghiệp và có các

hành vi trái pháp luật khác. Cần nắm rõ, cụ thể nguyên nhân dẫn đến

đình công, phân loại đối tƣợng để kịp thời khoanh vùng những phần tử

quá khích có hành động lôi kéo, kích động và đe dọa công nhân không

102

tham gia đình công nhằm răn đe, nếu tiếp tục tái phạm có tính chất

nghiêm trọng thì đề nghị khởi tố.

4. Giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho công nhân , lao

động tỉnh Bình Dương

Quy hoạch mạng lưới:

Cần nâng cao cả quy mô và chất lƣợng đào tạo của các cơ sở đào

tạo trên địa bàn tỉnh. Sớm hình thành một số cơ sở đào tạo đạt trình độ

tiên tiến của khu vực và thế giới. Có thể nhập chƣơng trình của các nƣớc

ở một số lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật để đào tạo; đồng thời có cơ chế

hợp tác liên kết giữa một số trƣờng của tỉnh và các nƣớc để đào tạo nhân

lực kỹ thuật cao cho công nghiệp tỉnh. Hình thành khu đào tạo trình độ

cao, gắn đào tạo với chuyển giao công nghệ và thực nghiệm sản xuất tại

một số địa bàn.

Rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lƣới các cơ sở dạy nghề trên địa

bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp công

nghiệp. Trong đó cần thành lập cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp công

nghiệp sử dụng nhiều lao động, cơ sở dạy nghề cho cụm, khu công

nghiệp. Nâng cấp cơ sở dạy nghề hiện có hoặc xây dựng mới để hình

thành một số trƣờng dạy nghề trình độ cao với quy mô lớn, trong đó có ít

nhất một trƣờng tƣơng đƣơng với trình độ khối các nƣớc ASEAN. Tập

trung đầu tƣ xây dựng một số trung tâm dạy nghề cấp quận, huyện ở các

vùng chuyển đổi đất canh tác phát triển doanh nghiệp, phát triển khu

công nghiệp để dạy nghề gắn với việc tạo việc làm cho lao động tại chỗ,

phù hợp với quy hoạch chung phát triển các cơ sở dạy nghề.

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề là một trong những nhân

tố quyết định sự phát triển của đào tạo nghề trên cả hai phƣơng diện quy

mô và chất lƣợng. Theo mục tiêu phát triển hệ thống các trƣờng dạy

nghề, các trung tâm đào tạo kỹ thuật của tỉnh đòi hỏi phải tăng cƣờng đội

ngũ giáo viên đào tạo nghề.

Về chất lƣợng, từng bƣớc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề,

phấn đấu đến năm 2015, có 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn theo quy

103

định của Luật Giáo dục, một bộ phận giảng dạy trình độ tiên tiến để trở

thành lực lƣợng nòng cốt cho các trƣờng trong việc đổi mới nội dung,

phƣơng pháp dạy nghề.

Có kế hoạch, chƣơng trình thƣờng xuyên thực hiện bồi dƣỡng, đào

tạo nâng cao, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo yêu cầu chức danh ở các

cấp bậc, ngành đào tạo. Sử dụng phƣơng pháp sƣ phạm tƣơng tác trong

việc bồi dƣỡng giáo viên, tăng cƣờng năng lực tự nghiên cứu, tự đào tạo

của giáo viên. Trên cơ sở đó thực hiện có hiệu quả việc đổi mới nội

dung, phƣơng pháp đào tạo nguồn nhân lực.

Có chính sách thu hút học sinh giỏi vào trƣờng dạy nghề, trƣờng

đại học, cao đẳng, trƣờng trung học chuyên nghiệp. Tạo điều kiện biên

chế để các trƣờng loại này có thể giữ học sinh giỏi ở lại trƣờng, bổ sung

cho đội ngũ giáo viên.

Bồi dƣỡng nâng cao trình độ và phƣơng pháp giảng dạy của đội

ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn; hàng năm, cơ sở dạy nghề tổ chức

cho giáo viên dạy nghề đi thực tế tại doanh nghiệp, khu công nghiệp để

tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất hiện đại, kể cả thực

tập, khảo sát ở nƣớc ngoài với một số giáo viên hạt nhân.

Đổi mới nội dung chương trình đào tạo

Đổi mới, hiện đại hóa chƣơng trình, nội dung đào tạo theo hƣớng

mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng

lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất để

tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động gắn đào tạo với yêu cầu của

sản xuất, tạo thuận lợi cho ngƣời học. Từng bƣớc xây dựng nội dung

chƣơng trình đào tạo nghề theo mô đun để đảm bảo liên thông giữa các

trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo

dục quốc dân. Xây dựng các chƣơng trình đào tạo cho các nghề phổ

biến, đào tạo nghề trình độ cao đẳng; dạy nghề ngắn hạn; đào tạo cho lao

động nông thôn. Nội dung, chƣơng trình đào tạo nghề trình độ cao đƣợc

xây dựng theo hƣớng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên

thế giới. Đổi mới phƣơng pháp dạy nghề, ứng dụng kỹ thuật công nghệ

tiên tiến vào giảng dạy; phát huy tính chủ động của học sinh, tăng thời

104

gian thực hành, thực tập và tự rèn luyện của học sinh; kết hợp dạy nghề

với thực hành tại doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đào tạo nghề

Các hoạt động quản lý đào tạo hƣớng vào hoàn chỉnh hệ thống văn

bản quy định về đào tạo, dạy nghề của tỉnh; tăng cƣờng chức năng thanh

tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách và quy định về đào tạo, dạy

nghề của tỉnh; xây dựng và từng bƣớc áp dụng các tiêu chí đánh giá,

kiểm định chất lƣợng đào tạo nghề. Hình thành hệ thống kiểm định chất

lƣợng đào tạo trên phạm vi toàn tỉnh theo hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và

Đào tạo; tăng cƣờng công tác dự báo và xây dựng kế hoạch định hƣớng

phát triển đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật, đƣa đào tạo lao động

chuyên môn kỹ thuật và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

của từng ngành và từng quận, huyện, có chính sách điều tiết quy mô và

cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, khắc

phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và địa

bàn.

Tỉnh cần thành lập trung tâm dự báo nhu cầu lao động. Trung tâm

này đƣợc kết nối với trung tâm dự báo nhân lực quốc gia của Bộ lao

động – thƣơng binh và xã hội để hình thành mạng lƣới dự báo nhân lực

trong cả nƣớc phục vụ cho các cơ sở đào tạo. Xây dựng hệ thống thông

tin quản lý đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật, giúp cho việc đánh

giá tình hình và ra quyết định nhanh chóng, đúng đắn.

Xã hội hoá, đa dạng hóa nguồn lực cho đào tạo lao động kỹ thuật.

Tăng cƣờng huy động nhiều nguồn tài chính để đầu tƣ cho giáo dục và

đào tạo nhƣ: thu từ ngƣời học, tăng hợp lý số lƣợng các trƣờng dân lập,

phát triển các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, ứng dụng các kết quả

nghiên cứu vào sản xuất của cải vật chất và tạo ra thu nhập cho nhà

trƣờng.

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo nghề

Từng bƣớc hiện đại hóa cơ sở vật chất của trƣờng học, đảm bảo

diện tích đất đai và sân chơi, bãi tập; tất cả các trƣờng đều có thƣ viện và

trang bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chƣơng trình; thay

thế, bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị cho các trƣờng dạy nghề; phát

105

triển nhanh và quản lý tốt các ký túc xá của học sinh, sinh viên. Chuẩn

hóa diện tích xây dựng, diện tích phòng học, nhà xƣởng, ký túc xá và

xuất đầu tƣ cho một chỗ học.

Xây dựng một số thƣ viện, phòng học thí nghiệm và xƣởng sản

xuất thử để nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến. Bổ sung

thƣờng xuyên sách và báo chí chuyên ngành để các trƣờng có điều kiện

tiếp cận những thành tựu mới của khoa học công nghệ. Đầu tƣ cho các

thƣ viện nhằm tăng cƣờng tài liệu tham khảo, sách báo trong và ngoài

nƣớc và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ thƣ viện.

Đổi mới, bổ sung cơ chế, cơ sở về dạy nghề:

Huy động nguồn lực từ Nhà nƣớc, doanh nghiệp, ngƣời lao động,

hợp tác quốc tế và các nguồn hợp pháp khác để phát triển dạy nghề cho

doanh nghiệp, trong đó ngân sách Nhà nƣớc (trung ƣơng, địa phƣơng),

tập trung đầu tƣ đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp các trƣờng dạy

nghề trọng điểm trình độ cao theo quy hoạch và đầu tƣ phát triển thông

tin về dạy nghề – việc làm cho doanh nghiệp.

Các cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp đƣợc hƣởng các ƣu đãi về

đất, thuế, tín dụng nhƣ đối với các cơ sở dạy nghề khác theo quy định

hiện hành. Các cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp, tham gia dạy nghề

ngoài nhu cầu của doanh nghiệp đƣợc ngân sách hỗ trợ theo mức chi cho

dạy nghề dài hạn, ngắn hạn; đối với dạy nghề trình độ cao đẳng đƣợc

ngân sách hỗ trợ theo mức chi đào tạo bậc cao đẳng; chuyên gia, kỹ sƣ

lâu năm trong doanh nghiệp khi tham gia dạy nghề đƣợc hƣởng chính

sách nhƣ giáo viên dạy nghề.

Doanh nghiệp nhận lao động đã qua đào tạo nghề hoặc hợp đồng

với cơ sở đào tạo phải đóng góp kinh phí dạy nghề; mức đóng góp theo

thỏa thuận nhƣng không vƣợt quá quy định hiện hành về chi phí cho một

chỉ tiêu đào tạo của Nhà nƣớc.

Xây dựng trung tâm thông tin dạy nghề – việc làm trong khu công

nghiệp lớn và phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng lao động trong

doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả tuyển dụng và sử dụng lao động; thí

điểm và từng bƣớc nhân rộng việc đăng ký, tuyển sinh học nghề, tuyển

dụng lao động qua mạng.

106

Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp

Đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện có

hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nƣớc, nhà trƣờng và

doanh nghiệp; đặc biệt là sự phối hợp giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải đƣợc tham gia vào quá trình đào tạo nghề nhƣ xây

dựng danh mục, tiêu chuẩn nghề nghiệp; xây dựng chƣơng trình đào tạo,

tham gia giảng dạy (nhất là hƣớng dẫn thực hành nghề); tham gia vào

quá trình đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho ngƣời lao động. Đồng

thời doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu đối

với từng nghề cho cơ sở đào tạo. Cơ sở đào tạo cũng phải có trách nhiệm

cung cấp thông tin về năng lực đào tạo của mình; thông tin về kế hoạch

đào tạo cho doanh nghiệp (nhất là thông tin về thực hành nghề tại doanh

nghiệp) để doanh nghiệp bố trí cho phù hợp.

Trong đào tạo, tái đào tạo đội ngũ lao động phải chú trọng đồng bộ

các lĩnh vực: chuyên môn, tay nghề, kiến thức luật pháp, trình độ quản

lý, khả năng ngoại ngữ, tính kỷ luật và tác phong làm việc khoa học.

Trong đào tạo nghề nghiệp cũng phải nhất quán theo nguyên tắc

của cơ chế thị trƣờng nhiều thành phần với nhiều hình thức đa dạng,

phong phú, có chọn lọc, có cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời tạo điều

kiện cho ngƣời học có thể chọn thầy, chọn lớp, chọn nghề phù hợp dễ

học, ngƣợc lại, thầy và nhà trƣờng cũng có thể chọn ngƣời học để truyền

nghề.

Để cung ứng lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp công

nghiệp, các khu chế xuất, một trong những nguồn cung quan trọng ở

Bình Dƣơng là các trung tâm dạy nghề. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng đào

tạo ở các trung tâm dạy nghề là rất cần thiết.

Chủ động xác định số lƣợng nghề đào tạo, quy mô đào tạo, trên cơ

sở năng lực của cơ sở và nhu cầu của doanh nghiệp; chủ động xây dựng

chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đổi mới

phƣơng pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, ngƣời học nghề làm trung

tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hƣớng đào tạo. Có sự tham

gia của doanh nghiệp: trong Hội đồng nhà trƣờng; trong việc xây dựng

chƣơng trình, biên soạn giáo trình; trong quá trình giảng dạy; kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập, phản hồi chất lƣợng ngƣời đƣợc đào tạo. Dạy

107

kiến thức nghề (lý thuyết) cho ngƣời lao động đã có kỹ năng nghề đƣợc

đào tạo tại doanh nghiệp hoặc tích luỹ đƣợc trong quá trình lao động, để

đƣợc cấp phát văn bằng, chứng chỉ nghề. Hình thành bộ phận quan hệ

doanh nghiệp trong các cơ sở dạy nghề để nắm bắt nhu cầu của doanh

nghiệp và hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; đẩy mạnh

việc ký hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp. Cơ sở dạy nghề phải chủ

động điều tra để có đƣợc thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp (nghề,

trình độ, kỹ năng...) để tổ chức đào tạo phù hợp. Thực hiện tƣ vấn nghề

nghiệp cho ngƣời học.

Doanh nghiệp phải có chiến lƣợc, kế hoạch phát triển nhân lực

phù hợp với chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phát triển cơ sở

dạy nghề tại doanh nghiệp; đẩy mạnh dạy nghề tại chỗ và bồi dƣỡng,

nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động. Doanh nghiệp có trách nhiệm

cung cấp thông tin cho cơ sở dạy nghề về nhu cầu lao động (quy mô, cơ

cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, kỹ năng nghề...) Tạo điều kiện cho

học sinh các trƣờng nghề thực tập tại doanh nghiệp; giáo viên dạy nghề

đƣợc đi thực tế tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia xây dựng tiêu

chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chƣơng trình và tham gia giảng dạy, đánh

giá kết quả học tập của ngƣời học nghề, tham gia đánh giá kỹ năng nghề

cho ngƣời lao động qua đào tạo. Cung cấp sản phẩm mới của doanh

nghiệp cho cơ sở dạy nghề làm thiết bị đào tạo. Tổ chức đào tạo nghề tại

doanh nghiệp với nhiều hình thức khác nhau cho những lao động tuyển

mới chƣa qua đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng nghề, cấp chứng chỉ

nghề cho ngƣời lao động. Tạo điều kiện cho ngƣời lao động đƣợc học

tập nâng cao trình độ.

5. Giải pháp phát huy vai trò của công đoàn cơ sở trong xây dựng

đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đội ngũ công nhân

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phƣơng thức hoạt động của tổ chức

Công đoàn các cấp. Nghiên cứu việc quy định cơ cấu đại diện công đoàn

vào thƣờng vụ cấp uỷ ở những nơi có nhiều khu công nghiệp, đông công

nhân.

108

Các cấp công đoàn cần hƣớng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở

làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy công nhân, viên chức, lao động làm

đối tƣợng vận động, lấy chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính

đáng của công nhân, viên chức, ngƣời lao động, xây dựng quan hệ lao

động hài hoà, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội làm mục tiêu hoạt động.

Công đoàn cần tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo

dục nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tự lực, tự

cƣờng, tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên định con đƣờng xã hội chủ

nghĩa cho công nhân; tập hợp trí tuệ của công nhân để tham gia xây

dựng, bổ sung, sửa đổi và thực hiện chính sách pháp luật.

Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn cơ sở, nhất là chủ tịch

công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài, về trình độ chính trị, hiểu biết chính sách, pháp luật lao động và kỹ năng

công tác.

Tham gia sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn cho phù hợp, tƣơng

thích với các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Doanh

nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan; xác định rõ vị trí, chức

năng, quyền và cơ chế đảm bảo để công đoàn thực hiện tốt chức năng

trong thời kỳ mới. Thống nhất việc thu kinh phí công đoàn tại doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện theo quy định của Luật

Công đoàn và của Chính phủ; sử dụng cho việc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng

cao trình độ chính trị, chuyên môn, sinh hoạt văn hoá, thi đua, khen

thƣởng, phúc lợi xã hội và các hoạt động khác của công nhân tại chính

doanh nghiệp đó, kể cả việc trả lƣơng hoặc phụ cấp lƣơng cho cán bộ

công đoàn tại doanh nghiệp.

Đổi mới nội dung, phƣơng thức và nâng cao chất lƣợng đào tạo

cán bộ công đoàn. Tăng cƣờng và mở rộng quan hệ đoàn kết, hợp tác

quốc tế với giai cấp công nhân và công đoàn các nƣớc trên thế giới.

Không ngừng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của công

đoàn cơ sở, để công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc của công nhân

tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có sức hấp dẫn đối với

ngƣời lao động và tạo đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của ngƣời sử dụng lao

động.

109

Sớm bổ sung cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở và

chế độ phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn cơ sở.

Công đoàn cơ sở cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo

dục của công nhân :

- Tuyên truyền, phổ biến đến đoàn viên, công nhân, lao động về

đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, chú trọng các

chính sách có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của ngƣời lao động nhƣ

chính sách lao động, tiền lƣơng, tiền công, bảo hộ lao động, bảo vệ môi

trƣờng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách giải quyết việc làm,

dân số và kế hoạch hóa gia định...

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật đến đoàn viên, công nhân, lao

động, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến luật Lao động,

luật Công đoàn, luật Doanh nghiệp để công nhân, lao động hiểu biết

pháp luật và tự giác thực hiện pháp luật, tự bảo vệ mình trƣớc pháp luật.

- Tuyên truyền về tính chất, vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ

của tổ chức Công đoàn, về mục tiêu hoạt động công đoàn vì lợi ích của

ngƣời lao động và của giai cấp công nhân, về nghĩa vụ, quyền lợi của

đoàn viên công đoàn.

- Giáo dục nâng cao tay nghề cho công nhân, lao động, đề cao tinh

thần trách nhiệm trong quá trình sản xuất, xây dựng nếp sống văn hóa

trong lao động, trong cuộc sống, trong gia đình, trong tình bạn, tình yêu

và trong cả cộng đồng, xã hội.

Cần chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí

Minh, truyền thống đạo đức của giai cấp công nhân, ý thức độc lập tự

chủ, năng động sáng tạo, giáo dục nhân cách và danh dự, giáo dục nghĩa

vụ, trách nhiệm và lợi ích ngƣời lao động, giáo dục thái độ đúng đắn về

quan hệ lợi ích Nhà nƣớc, lợi ích ngƣời sử dụng lao động và lợi ích

ngƣời lao động để xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến

bộ góp phần phát triển doanh nghiệp, phát triển đất nƣớc và bảo đảm

quyền lợi cho ngƣời lao động.

Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành kỷ luật lao

động, ủng hộ những chủ trƣơng, biện pháp đúng đắn của ngƣời sử dụng

lao động, đồng thời có thái độ xây dựng, đấu tranh với những vi phạm

110

pháp luật của ngƣời sử dụng lao động, giáo dục ý thức đoàn kết, thân ái

giai cấp trong nội bộ doanh nghiệp và trong cộng đồng.

Các hình thức biện pháp chủ yếu của Công đoàn cơ sở cần tiến

hành nhằm thực hiện tốt các hoạt động trên là:

- Tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin

hiện có ở cơ sở nhƣ tờ tin, bảng tin... với những nội dung ngắn gọn, dễ

hiểu, dễ nhớ và dễ làm.

- Tổ chức toạ đàm, trao đổi trong tổ, phân xƣởng đến doanh

nghiệp. Tổ chức đối thoại, giải thích, giải đáp giữa ngƣời sử dụng lao

động với cán bộ công đoàn và đoàn viên, công nhân, lao động.

- Tổ chức giới thiệu sách, báo, tạp chí, bản tin và các ấn phẩm văn hóa

khi có điều kiện.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan

đến quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, các giải pháp công nghệ – kỹ

thuật, các sự kiện lịch sử... nhân dịp các ngày lễ lớn.

- Tổ chức biểu dƣơng những gƣơng ngƣời tốt, việc tốt và động viên khen

thƣởng kịp thời.

Tích cực bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao

động. Công đoàn cơ sở các doanh nghiệp trong nƣớc, doanh nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài chú trọng quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và đăng ký

thang bảng lƣơng; qui chế trả lƣơng, thƣởng cho công nhân, viên chức, lao

động.

- Hƣớng dẫn công nhân, lao động giao kết hợp đồng lao động với ngƣời

sử dụng lao động.

- Chủ động cùng với ngƣời sử dụng lao động xây dựng thỏa ƣớc

lao động tập thể theo đúng qui định của pháp luật.

- Tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ công nhân, lao động trong những lúc

khó khăn, hoạn nạn, gia đình có việc hiếu, hỷ... đồng thời nắm vững tâm

tƣ, nguyện vọng của đoàn viên, ngƣời lao động để có cơ sở tham gia, đề

xuất với chủ doanh nghiệp có những giải pháp hỗ trợ ngƣời lao động.

111

- Phát hiện và tham gia với ngƣời sử dụng lao động giải quyết kịp

thời các tranh chấp lao động giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao

động.

- Cùng với chủ doanh nghiệp chăm lo cải thiện điều kiện làm việc,

bảo hộ lao động, quan tâm tới công tác học tập nâng cao trình độ cho

công nhân, lao động. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao,

tham quan du lịch .... Tạo sự phấn khởi, vui tƣơi và hăng hái lao động

sản xuất trong công nhân, viên chức, lao động.

Các hình thức, biện pháp chủ yếu Công đoàn cần tiến hành nhằm

thực hiện tốt các mặt hoạt động trên là:

- Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đại diện cho tập thể ngƣời lao

động trong doanh nghiệp thƣơng lƣợng với chủ doanh nghiệp để dự thảo

hoặc tham gia dự thảo thỏa ƣớc lao động tập thể, phối hợp với chủ doanh

nghiệp tổ chức các hình thức lấy ý kiến đóng góp của ngƣời lao động

vào dự thảo thỏa ƣớc lao động tập thể; tổ chức giám sát việc thực hiện

thỏa ƣớc lao động tập thể với chủ doanh nghiệp sau khi ký kết.

- Tham gia bàn bạc và góp ý với ngƣời sử dụng lao động trong công tác

tổ chức tiền lƣơng, định mức lao động, nội qui lao động và qui chế khen

thƣởng, kiến nghị với chủ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo đảm an

toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trƣờng.

- Ban chấp hành Công đoàn cơ sở cần tổ chức theo dõi, phát hiện

kịp thời các trƣờng hợp ngƣời sử dụng lao động vi phạm các Điều qui

định trong Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

- Phối hợp thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở và tham gia hoạt

động hoà giải tại doanh nghiệp có hiệu quả, giải quyết kịp thời các tranh

chấp lao động phát sinh.

- Kiến nghị với cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý những vi phạm

pháp luật của ngƣời sử dụng lao động.

- Tìm hiểu, phát hiện, khai thác, nắm tâm tƣ, nguyện vọng và

những bức xúc của đoàn viên, công nhân, lao động để có kế hoạch giúp

đỡ và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ kịp thời.

Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân lao động

112

- Vận động, tổ chức và hƣớng dẫn đoàn viên công đoàn và công

nhân, lao động thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nƣớc.

- Vận động đoàn viên, công đoàn và công nhân, lao động giúp đỡ

nhau trong sản xuất, tƣơng trợ nhau trong công việc hàng ngày. Khơi

dậy các tiềm năng và lòng nhiệt tình, hăng say trong công nhân, lao

động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Áp dụng

công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ

của doanh nghiệp và của ngƣời lao động.

- Vận động đoàn viên, công nhân, lao động giúp đỡ nhau giải quyết

những vƣớng mắc trong cuộc sống, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau học tập

nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ để có đủ kiến

thức đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

- Vận động đoàn viên, công nhân, lao động giữ vững kỷ luật lao

động, thực hiện nội qui, qui chế doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất

lƣợng sản phẩm, thực hành tiết kiệm và chống các tệ nạn xã hội.

- Vận động đoàn viên, công nhân, lao động chấp hành nghiêm

chỉnh các qui định của pháp luật (đặc biệt là Bộ luật Lao động, luật

Doanh nghiệp, luật Công đoàn...) các chính sách an sinh xã hội.

Các hình thức, biện pháp chủ yếu công đoàn tiến hành nhằm thực

hiện tốt các mặt hoạt động trên là:

- Tổ chức phát động phong trào thi đua với nội dung thiết thực phù

hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp, tổ chức sơ kết, tổng kết,

khen thƣởng kịp thời những ngƣời có thành tích trong thi đua. Phát động

công nhân, lao động đấu tranh chống buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả,

chống tham nhũng, bảo vệ lợi ích Nhà nƣớc, của tập thể lao động và

doanh nghiệp.

- Mỗi đợt phát động thi đua, yêu cầu ngƣời sử dụng lao động trích

tỷ lệ giá trị làm lợi cho công đoàn. Công đoàn sử dụng quỹ đó vào việc

động viên, khen thƣởng đoàn viên công đoàn và công nhân, lao động

tham gia.

- Tổ chức sinh hoạt tổ công đoàn, các cuộc sinh hoạt chuyên đề

gọn nhẹ, thƣờng xuyên, thiết thực.

113

- Phân công đoàn viên đảm nhận một vài hoạt động công đoàn cụ

thể phù hợp với khả năng của đoàn viên.

- Cùng với chủ doanh nghiệp tổ chức Hội nghị công nhân lao động

hàng năm để phổ biến công khai nội dung thỏa ƣớc lao động tập thể;

Công bố danh sách Hội đồng hoà giải cơ sở và nội dung hoạt động của

Hội đồng; Công khai nội qui lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật

chất và các qui định khác của doanh nghiệp; Công khai định mức lao

động, đơn giá tiền lƣơng, tiền làm thêm giờ, chế độ dƣỡng sức phục hồi

sức khoẻ, tiền thƣởng, chế độ nâng bậc lƣơng theo định kỳ hàng năm đối

với công nhân lao động. Trong hội nghị này chủ doanh nghiệp (hoặc

ngƣời sử dụng lao động) phải giải trình những kiến nghị, thắc mắc của

công nhân lao động liên quan đến quan hệ lao động hoặc các quan hệ

khác giữa ngƣời lao động và giới chủ.

- Tổ chức phong trào thi đua “giỏi việc nƣớc, đảm việc nhà” trong

nữ công nhân viên chức lao động. Vận động nữ công nhân viên chức lao

động tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua chung do

công đoàn phát động.

Tích cực bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, phát triển đoàn viên công đoàn

Tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng những cán bộ năng động, có uy

tín, có khả năng tập hợp quần chúng, có khả năng lãnh đạo và điều hành

tổ chức Công đoàn. Cán bộ công đoàn cơ sở phải là những cán bộ, công

nhân, viên chức lao động có thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp ít

nhất từ 3 đến 5 năm, hiểu biết về nghề nghiệp, am hiểu hoạt động, sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có trình độ văn hoá, chuyên môn,

nghiệp vụ, có tinh thần tập thể, tận tuỵ có tình cảm chân thành, thƣơng

yêu công nhân, lao động.

- Đào tạo cán bộ công đoàn bằng nhiều hình thức cụ thể nhƣ: bồi

dƣỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ công đoàn. Vận

động để cán bộ công đoàn tự học tập, nghiên cứu, trao đổi học hỏi kinh

nghiệm. Các cấp công đoàn cần thƣờng xuyên, xây dựng chƣơng trình,

kế hoạch đào tạo ngắn hạn; đào tạo tại chức, đƣa đi đào tạo dài hạn...

114

- Định kỳ tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động của tổ công đoàn,

công đoàn bộ phận, Công đoàn cơ sở, duy trì thƣờng xuyên công tác đào

tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn bằng các hình thức linh hoạt, hiệu quả.

- Xây dƣng chƣơng trình, kế hoạch phát triển đoàn viên, nội dung

sinh hoạt tổ công đoàn, công đoàn bộ phận và Ban chấp hành Công đoàn

cơ sở cho từng quý và thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện

theo chƣơng trình kế hoạch.

- Phân công các uỷ viên Ban chấp hành công đoàn phụ trách các

mảng công tác của Công đoàn, định kỳ báo cáo kết quả trƣớc Ban chấp

hành và hội nghị đoàn viên.

Nội dung, hình thức, biện pháp hoạt động đối với Công đoàn cơ sở

trong doanh nghiệp phải là những nội dung thiết thực, phù hợp với điều

kiện của cán bộ và đoàn viên công đoàn. Nếu Công đoàn cơ sở thực hiện

tốt thì chắc chắn Công đoàn sẽ hấp dẫn với đoàn viên, sẽ thu hút đƣợc

đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia vào hoạt động công

đoàn.

Kết hợp thực hiện các biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững

mạnh

Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh cần chú ý đến những biện

pháp cơ bản sau:

- Tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn có năng lực, có

trình độ lý luận, nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp thuyết phục ngƣời sử

dụng lao động, tập hợp đông đảo quần chúng tham gia tổ chức Công

đoàn.

- Bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ công đoàn thƣờng xuyên, liên tục phù

hợp với điều kiện cụ thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ. Bố

trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán

bộ công đoàn các cấp đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

- Củng cố, kiện toàn tổ chức từ tổ trở lên sau mỗi nhiệm kỳ. Coi

trọng việc hƣớng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ tổ công đoàn, công đoàn bộ phận

hoạt động. Thực hiện tốt chức năng chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của công nhân, viên chức, lao động. Phân công công việc cụ thể

115

cho đoàn viên, phân công rõ ngƣời, rõ việc cho cán bộ công đoàn. Xây

dựng thành qui chế để tổ chức thực hiện theo qui chế.

- Thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ tổ công đoàn, công

đoàn bộ phận hoạt động. Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hoạt

động, chỉ ra cho các tổ công đoàn, công đoàn bộ phận những mặt tốt cần

phát huy, mặt yếu cần khắc phục.

- Yêu cầu công đoàn cơ sở phải hoạt động có kế hoạch, có chƣơng

trình. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ tránh đƣợc những chồng chéo trong

công việc, không bị bỏ sót các nhiệm vụ chính, làm cho hiệu quả công

tác đạt chất lƣợng cao.

Phối hợp sử dụng các phương pháp hoạt động công đoàn

Thuyết phục là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng

cao uy tín và sức mạnh của tổ chức Công đoàn trong các lĩnh vực. Công

đoàn cơ sở vững mạnh trƣớc hết ngƣời cán bộ, thủ lĩnh của tổ chức Công

đoàn phải là ngƣời có uy tín, mẫu mực làm gƣơng để công nhân, viên

chức, lao động noi theo. Có khả năng thuyết phục và tập hợp đông đảo

quần chúng tự giác tham gia vào tổ chức Công đoàn.

Bằng nhiều hình thức làm cho công nhân, viên chức, lao động hiểu

rõ mục đích của việc làm, qua đó tự giác công nhận, lĩnh hội những tri

thức, kinh nghiệm để tích cực tham gia hoạt động công đoàn, giúp họ

hiểu về tổ chức Công đoàn. Thuyết phục để ngƣời lao động nhận thức

đầy đủ quyền và nghĩa vụ khi vào công đoàn. Tham gia hoạt động công

đoàn sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho cá nhân và tập thể ngƣời

lao động theo Hiến pháp và Pháp luật, trên cơ sở đó tự giác tham gia

hoạt động công đoàn.

Để thu phục đƣợc đoàn viên, cuốn hút đông đảo cán bộ, công nhân,

viên chức, lao động tích cực tham gia hoạt động công đoàn, đòi hỏi cán bộ

công đoàn phải gần gũi, liên hệ mật thiết với công nhân, viên chức, lao động

để nắm tâm tƣ, nguyện vọng, những bức xúc, kiến nghị của ngƣời lao động,

để có biện pháp phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết kịp thời các vấn

đề nói trên.

Mặt khác thông qua việc tiếp cận trực tiếp với công nhân lao động,

bám sát sản xuất kinh doanh, nắm bắt tình hình tạo điều kiện giúp cán bộ

116

công đoàn hiểu sâu sắc cơ chế, chính sách, pháp luật và các nội qui, qui

chế của đơn vị, phát hiện những bất cập trong quá trình tổ chức triển

khai thực hiện để dự báo, đề xuất, kiến nghị những giải pháp hoàn thiện

kịp thời.

Để thực hiện tốt phƣơng pháp thuyết phục đòi hỏi cán bộ công

đoàn, ngƣời thuyết phục phải có phẩm chất, đạo đức, có tác phong quần

chúng và lối sống chân thực, thẳng thắn, có năng lực, nghệ thuật thuyết

phục và phải tổ chức hoạt động có chƣơng trình, kế hoạch cụ thể đáp

ứng đƣợc những yêu cầu, bức xúc của công nhân, viên chức, lao động.

Cán bộ công đoàn cơ sở có đủ năng lực, trình độ để truyền tải

những thông điệp có tính thời sự mang hơi thở, nhịp sống của ngƣời lao

động. Dự báo trƣớc những bất đồng, những tâm tƣ, nguyện vọng đang

diễn ra trong doanh nghiệp thuyết phục đƣợc ngƣời sử dụng lao động

thực hiện. Xây dựng mối quan hệ hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh

nghiệp mang lại lợi ích chung cho các bên, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hoạt động của công đoàn cơ sở theo hướng sâu sát công nhân

Tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở phải phù hợp với mỗi

loại hình doanh nghiệp không phải nhất loạt nhƣ nhau.

Công đoàn, chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý phải chủ

động phối hợp và tạo mọi điều kiện để công đoàn hoạt động có hiệu quả.

Công đoàn ngành địa phƣơng và công đoàn cơ sở xây dựng quy chế phối

hợp với chính quyền cùng cấp. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho công

đoàn thành lập, phát triển đoàn viên, tuyên truyền giáo dục nâng cao

nhận thức chính trị cho đoàn viên.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có khả năng tuyên truyền,

vận động tổ chức trong sản xuất và kinh doanh, vừa có bản lĩnh đại diện,

bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của ngƣời lao động. Chú trọng bồi

dƣỡng những ngƣời trƣởng thành từ phong trào công nhân và hoạt động

công đoàn cơ sở.

117

KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị với Đảng và Nhà nƣớc

- Đề nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức

hữu quan giải quyết những vấn đề bức xúc nhƣ: bảo đảm việc làm, bảo

đảm tiền lƣơng, thu nhập tƣơng xứng với đóng góp của công nhân lao

động, vấn đề bảo hiểm xã hội, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, vấn đề xây dựng,

phát triển các thiết chế văn hóa ở các khu công nghiệp, khu chế xuất để

công nhân lao động có nơi vui chơi, giải trí, nơi gửi con.

- Đảng sớm phân cấp về công tác cán bộ cho tổ chức Công đoàn

đƣợc chủ động trong việc xác định số lƣợng biên chế của cơ quan công

đoàn các cấp, trong việc tuyển dụng và quản lý cán bộ công đoàn chuyên

trách. Khắc phục tình trạng quy định số lƣợng biên chế không dựa trên

quy mô tổ chức và yêu cầu nhiệm vụ; quản lý cả những đối tƣợng cán bộ

công đoàn mà cấp uỷ không có điều kiện đánh giá.

- Cần có chế tài, hình thức xử phạt đủ sức răn đe đối với các doanh

nghiệp không chấp hành tốt Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn, nhất

là trong việc xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng; vi phạm chế độ bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và những qui định của pháp luật hiện hành.

2. Kiến nghị với Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Bình Dƣơng

- Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng cần tăng cƣờng công tác cán bộ, nhất

là cán bộ làm công tác xây dựng Đảng và Đoàn cho doanh nghiệp. Đồng

thời có chính sách đào tạo bồi dƣỡng, đề bạt những cán bộ có thành tích

xuất sắc trong việc thực hiện công tác phát triển đảng viên, đoàn viên,

xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, Đoàn trong doanh nghiệp.

- Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục về chủ nghĩa

Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ công nhân trong tỉnh.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh sớm xây dựng khu nhà ở xã hội, nhà cho

ngƣời lao động thuê, qui định tiêu chuẩn nhà trọ; qui định giá điện, nƣớc

áp dụng đối với ngƣời lao động ở các khu nhà trọ; Có chính sách hỗ trợ

118

những cơ sở đã xây dựng cửa hàng Công đoàn góp phần chăm lo đời

sống ngƣời lao động.

- Chỉ đạo các ban ngành chức năng, phối hợp cùng công đoàn các

cấp định kỳ kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện chế độ chính

sách, pháp luật lao động đối với công nhân, viên chức, lao động.

- Nghiên cứu, phối hợp đề xuất tăng thêm biên chế cho Liên đoàn

Lao động tỉnh, huyện, thị xã, công đoàn ngành nghề để có đủ cán bộ xây

dựng tổ chức Công đoàn cơ sở và thực hiện tốt chức năng của tổ chức

Công đoàn trong tình hình mới.

3. Kiến nghị với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Tổng Liên đoàn chỉ đạo Báo Lao động, Ngƣời lao động, Tạp chí

Lao động và Công đoàn và các bản tin công đoàn ngành, địa phƣơng

cung cấp, hỗ trợ báo, Tạp chí và tủ sách cho doanh nghiệp. Tổng Liên

đoàn phối hợp với các Bộ liên quan, xây dựng chƣơng trình phối hợp,

chỉ đạo và hƣớng dẫn LĐLĐ tỉnh, thành phố tổ chức, triển khai các

chƣơng trình văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ công nhân lao

động tại cơ sở.

- Tổng Liên đoàn cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi

dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn các cấp, các mô

hình về đời sống văn hóa tinh thần, tổ chức tham quan, học tập mô hình

điển hình, giới thiệu các kinh nghiệm tốt, cách làm hay để các địa

phƣơng học tập, rút kinh nghiệm.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm nghiên cứu về mô hình

tổ chức, sơ kết, tổng kết đánh giá thực tiễn hoạt động công đoàn các khu

công nghiệp, khu chế xuất để chỉ đạo hoạt động cho phù hợp.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị với Chính phủ, Bộ

Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, cơ quan chức năng có hƣớng dẫn cụ

thể về việc xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng đối với từng loại ngành

nghề sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, doanh

nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và nghiên cứu bổ sung danh mục các

bệnh nghề nghiệp mới xuất hiện.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ động sắp xếp, điều

chuyển cán bộ công đoàn. Cán bộ công đoàn chuyên trách cần có nghiệp

119

vụ công tác công đoàn thì mới có thể đại diện cho ngƣời lao động, nói

tiếng nói của ngƣời lao động.

4. Kiến nghị với các doanh nghiệp trong tỉnh

- Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm, rèn luyện tác phong công

nghiệp cho công nhân lao động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện cho công nhân, công đoàn tổ chức các hoạt động

văn hóa văn nghệ, hội thi, hội diễn, hội thao quần chúng thƣờng xuyên,

hoặc định kỳ 3 tháng một lần, gắn kết các hoạt động với tuyên truyền

truyền thống của doanh nghiệp, các hoạt động giao lƣu văn hóa với các

đơn vị bạn.

- Các doanh nghiệp nên xây dựng phòng truyền thống để công

nhân đƣợc học và tìm hiểu lịch sử, truyền thống doanh nghiệp mình, qua

đó thêm gắn bó với doanh nghiệp, ổn định nơi làm việc và có điều kiện

nâng cao trình độ nghề nghiệp.

120

KẾT LUẬN

Năm năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ các khu công

nghiệp và các doanh nghiệp, số lƣợng công nhân tỉnh Bình Dƣơng tăng

nhanh và đã có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh. Tuy nhiên, trình độ học vấn, chuyên môn tay nghề, kỹ năng

nghề nghiệp của đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng còn thấp, phần lớn

công nhân chƣa đƣợc đào tạo cơ bản và hệ thống; nhận thức chính trị,

giác ngộ giai cấp, hiểu biết về chính sách, pháp luật còn hạn chế; thu

nhập, đời sống công nhân còn nhiều khó khăn; đại bộ phận công nhân

nhập cƣ chƣa có nhà ở; tỷ lệ CNLĐ là đoàn viên công đoàn còn thấp so

với tổng số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động của tỉnh.

Mặt trái của kinh tế thị trƣờng tác động làm phân hóa đội ngũ CNLĐ của

tỉnh trên nhiều mặt cả về thu nhập, nhận thức, mức độ hƣởng thụ và sáng

tạo. Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục âm mƣu chia rẽ, phá hoại

sự đoàn kết CNLĐ nói riêng và các tầng lớp dân cƣ nói chung. Thực tiễn

đó đòi hỏi phải sớm có những giải pháp cụ thể, toàn diện và thiết thực

nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng không

ngừng lớn mạnh.

Để xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng đáp ứng yêu cầu

của tình hình mới, trong thập niên tới các cấp chính quyền, đoàn thể tỉnh

Bình Dƣơng cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhƣ: tập trung đào

tạo nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp của công nhân; Giải quyết việc

làm gắn với phát triển thị trƣờng lao động, tích cực cải thiện điều kiện

lao động, nâng cao đời sống cho công nhân; Đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của giai cấp công

nhân, nâng cao ý thức pháp luật của công nhân, rèn luyện tác phong

công nghiệp cho công nhân; Thực hiện có hiệu quả chế độ, chính sách

đối với công nhân; Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ trong

doanh nghiệp; Xây dựng, kiện toàn các tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn,

Đoàn thanh niên trong doanh nghiệp để phát huy vai trò của đội ngũ

công nhân.

121

Xây dựng giai cấp công nhân là vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa

có tính chiến lƣợc. Nghị quyết số 20 - NQ/TW của Hội nghị Trung ƣơng

Đảng lần thứ 6 khóa X đã nêu: “Xây dựng giai cấp công nhân nƣớc ta

lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc

là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nƣớc, của cả hệ

thống chính trị, của mỗi ngƣời công nhân và của toàn xã hội”. Vì vậy,

xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng không chỉ có

ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cƣờng đoàn kết, phát huy tiềm năng

của lực lƣợng lao động công nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh mà

còn góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh trong

thời kỳ mới, thiết thực đƣa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Cho

nên, xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân Bình Dƣơng, là một trong

những nhiệm vụ quan trọng đối với cả các tổ chức chính trị, chính trị- xã

hội của tỉnh, trong đó, vai trò của các cấp công đoàn trong tỉnh có ý

nghĩa quyết định. Hơn lúc nào hết, Liên đoàn Lao động tỉnh và công

đoàn các cấp trong tỉnh cần thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình,

góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân của tỉnh ngày càng

vững mạnh, xứng đáng là lực lƣợng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hóa tỉnh nhà trong thập niên tới.

122

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C. Mác - Ph. Ăngghen: tuyển tập. NXB. Sự thật, Hà Nội 1980.

2. C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập. NXB. Chính trị quốc gia, H.

1995.

3. V.I. Lênin: Tuyển tập. NXB Sự thật, Hà Nội 1970.

4. Lê Nin: Toàn tập - Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát xcơva 1977.

5. V.I. Lênin: Toàn tập. NXB.Tiến bộ, Mátxcơva 1978.

6. Hồ Chí Minh: Toàn tập. NXB. Chính trị quốc gia, H. 2000, tập 7,

9, 10, 12.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập. NXB. Chính

trị quốc gia, Hà Nội 2001, tập 10, 12.

8. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban

chấp hành trung ương khóa VII. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà

Nội 1994.

9. Lê Duẩn: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (tác phẩm

chọn lọc). NXB. Sự thật, Hà Nội 1976. Tập 1.

10. Phạm Xuân Nam (chủ biên): Đổi mới chính sách xã hội, luận cứ

và giải pháp. NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.

11. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học. NXB. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2002.

12. GS. Văn Tạo: Sử học và hiện thực - Tập 3: Đổi mới tƣ duy về

công nhân và GCCN, kinh tế trí thức và công nhân trí thức.

13. Đỗ Đức Ngọ: Những bài giáo dục chính trị cơ bản trong công

nhân. NXB. Lao động, Hà Nội 1995, trang 10.

14. Bùi Đình Bôn: GCCN Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn.

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.

15. Kỷ yếu Hội thảo của Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ

Chí Minh về Xây dựng GCCN Việt Nam, 2007.

123

16. Viện Công nhân và Công đoàn, Xu hƣớng biến động của GCCN

Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Lao động, Hà

Nội 2001.

17. Viện Công nhân và Công đoàn (2007), Công đoàn với việc xây

dựng quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam hiện nay.

18. TS. Lê Thanh Hà (2007) - Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

xây dựng GCCN trong thời kỳ đổi mới (1986 -2006), Nhà xuất

bản Lao động, Hà Nội.

19. Viện Công nhân và Công đoàn (2007), Tác động tới việc làm,

đời sống của ngƣời lao động khi Việt Nam gia nhập tổ chức

thƣơng mại thế giới (WTO) và các giải pháp hoạt động của công

đoàn, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

20. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2007), Tăng cƣờng sự lãnh

đạo của Đảng đối với GCCN và công đoàn Việt Nam thời kỳ

CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động,

Hà Nội.

21. Viện Công nhân và Công đoàn (2005), Công đoàn với phong

trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động thời kỳ đẩy

mạnh CNH,HĐH đất nƣớc, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

22. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2003), Lịch sử phong trào

Công nhân và Công đoàn Việt Nam giai đoạn 1976 - 2000, tập

1,2,3, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

23. Viện Công nhân và Công đoàn (2008), Đình công ở Việt Nam,

thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp của công đoàn.

24. Viện Công nhân và Công đoàn (2007), Báo cáo kết quả khảo sát,

điều tra “Thực trạng GCCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

25. Ban Pháp Luật Tổng Liên đoàn (2005), Báo cáo kết quả điều tra

khảo sát “ Tình hình đình công trong giai đoạn hiện nay”.

124

26. Viện Công nhân và Công đoàn (2004), Một số vấn đề cơ bản về

xây dựng và phát huy vai trò của GCCN trong thời kỳ

CNH,HĐH, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

27. Liễu Khả Bạch, Vƣơng Mê, Diêm Xuân Chi, Vị trí và vai trò của

GCCN đƣơng đại, Nhà xuất bản Công nhân Trung Quốc xuất bản

tháng 1/2007.

28. Viện công nhân- công đoàn ( 2002) Giải pháp xây dựng GCCN

Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản lao

động, Hà nội

29. Trƣờng đại học công đoàn ( 2003) GCCN và tổ chức Công đoàn

Việt Nam trong kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa,

Nhà xuất bản lao động, Hà Nội

30. PGS. TS. Dƣơng Xuân Ngọc GCCN Việt Nam trong sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Nhà xuất bản chính trị

quốc gia

31. PTS. Bùi Đình Bôn, GCCN Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nhà xuất bản lao động Hà Nội 1996

32. PGS. PTS Dỗ Quang Hƣng, Bác Hồ với GCCN và công đoàn

Việt Nam, NXB. Lao động 1999.